Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Panavia Tornado

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Panavia Tornado. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Panavia Tornado. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2011

>> Chiến thuật chế áp phòng không hiện đại (kỳ 2)



[BDV news] Khoa học kỹ thuật phát triển vượt bậc là tiền đề không thể thiếu để các nhiệm vụ chế áp phòng không ngày càng chính xác và hiệu quả hơn. Trong tương lai, người ta không phải mạo hiểm mạng sống phi công cho những nhiệm vụ nguy hiểm này.

Tính chính xác là ưu tiên hàng đầu
Một trong những điểm yếu của thiết kế tên lửa AGM-88 ở chỗ: một khi ra đa đối phương tắt tín hiệu và tên lửa không phát hiện được ra đa và trở nên không thể kiểm soát, biến thành thành nguy cơ lớn cho bất kỳ mục tiêu nào dưới mặt đất không phân biệt địch, ta hay dân thường.

Trong chiến dịch không kích của quân đồng minh vào Nam Tư năm 1999, một tên lửa AGM-88 HARM đã mất mục tiêu và đánh trúng vào một ngôi nhà tại Sofia, Bulgaria cách đó 80 km.

Sau sự kiện đó, nhà sản xuất loại tên lửa này đã phát triển một mô đun mới có tên HDAM (HARM Destruction of Enemy Air Defence Attack Module - Mô đun phá hoại tấn công phòng không của đối phương dành cho tên lửa chống bức xạ tốc độ cao).






Thông số kỹ thuật tên lửa AGM-88 HARM và cấu tạo chi tiết của hệ thống dẫn đường HDAM.


“Trái tim” của mô đun này chính là hệ thống định vị GPS tích hợp tiên tiến, giúp tên lửa không phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn phát sóng của ra đa để định vị mục tiêu. Nó giúp AGM-88 đối phó được với chiến thuật bật/tắt ra đa thường thấy và không gây nguy hại cho những vùng xung quanh.

Kể từ khi phát triển, AGM-88 HARM được nâng cấp qua rất nhiều phiên bản như AGM-88 bản A,B nâng cấp đầu dò nhạy hơn, AGM-88C được thêm chức năng chống nhiễu và mới nhất là phiên bản AGM-88E AARGM, được trang bị cả đầu dò bị động và chủ động, hoạt động trên dải sóng milimét. Loại tên lửa diệt radar mới nhất này dự kiến được trang bị trong không quân Mỹ từ tháng 11/2010.

Tên lửa ALARM
Ngoài AGM-88 HARM, trong chiến dịch “Bão táp sa mạc” tại Iraq, NATO còn sử dụng một loại tên lửa diệt ra đa khác là ALARM.

Trên chiến trường, ALARM thường được trang bị cho các máy bay Panavia Tornado. Tuy nhiên, Tornado chỉ mang ALARM khi thực hiện nhiệm vụ hỗn hợp, chứ không chuyên biệt như máy bay EA-18G Growler của Mỹ.


Máy bay chiến đấu Panavia Tornado trang bị tên lửa diệt radar ALARM.


Hỗ trợ cùng các loại vũ khí trên là những thiết bị trinh sát hiện đại như bộ thu sóng AN/ALQ-218 trang bị trên máy bay EA-18G Growler có khả năng nhận biết, thu thập và phân tích các loại sóng radar ở các bước sóng khác nhau, từ đó đưa ra phương án gây nhiễu thích hợp.

Với khả năng phân tích và gây nhiễu rất nhiều băng tần, sự kết hợp của bộ thu sóng AN/ALQ-218, bộ gây nhiễu sóng ra đa AN/ALQ-99, thiết bị phá sóng liên lạc Raytheon ALQ-227(V)1, cùng hệ thống thông tin liên lạc INCANS cho phép phi công có thể thoải mái liên lạc trong tình trạng môi trường xung quanh bị nhiễu nặng, khiến phi cơ này trở thành bá chủ trong nhiệm vụ chế áp điện tử, nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong chiến tranh công nghệ cao ngày nay.


Trang bị tiêu chuẩn của máy bay chế áp điện tử EA-18G Growler với các thiết bị thu phát, gây nhiễu sóng radar, thiết bị liên lạc hiện đại cùng tên lửa không đối không AIM-120C và tên lửa diệt radar AGM-88.


Thiết bị bay tác chiến không người lái

Hiện tại, nhiệm vụ S/DEAD thuộc về máy bay có người lái. Tuy nhiên, vì tính chất đặc biệt nguy hiểm, các loại máy bay chế áp phòng không là mục tiêu số một của các phòng không và không quân đối phương. Vì vậy, ý tưởng sử dụng phương tiện bay tác chiến không người lái UAV/UCAV ngày càng được để mắt tới.

Chiến thuật này đã được thử nghiệm trong các cuộc chiến quy mô nhỏ, đối phó với những hệ thống phòng không yếu cả về chất lượng và số lượng như chiến dịch “Hòa bình cho Galile” của Israel chống lại Lebanon năm 1982 và lực lượng hỗn hợp Mỹ sử dụng trong chiến dịch “Bão táp sa mạc”.

Loại UAV sử dụng trong chiến dịch “Hòa bình cho Galile” có tên Harpy, do Israel sản xuất; có cấu tạo cánh tam giác (delta), có khả năng bay liên tục hai giờ và tầm hoạt động 500 km. Được trang bị đầu dò sóng ra đa bị động, có thể lần theo đài phát ra đa đối phương và lao thẳng vào phá hủy chúng với lượng thuốc nổ 32 kg mang theo trong thân.

Hiện, Harpy trở lên khá lỗi thời và đã được Israel xuất khẩu rộng rãi sang Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc.



Máy bay không người lái (UAV) Harpy trang bị trong quân đội Hàn Quốc do Israel sản xuất, có tầm hoạt động 500 km và thời gian bay hai giờ liên tục.

Tương tự, quân đội Mỹ cũng sử dụng UCAV (UAV mang vũ khí) MQ-9 Reaper để chống lại các mục tiêu tại Afghanistan, trong đó có sử dụng hạn chế trong các nhiệm vụ S/DEAD.



UCAV MQ-9 Reaper và kho vũ khí của nó (bốn tên lửa Hellfire và hai bom thông minh).
UAVs cũng được sử dụng rộng rãi để thu thập các thông tin tình báo phục vụ cho các nhiệm vụ S/DEAD. Những thông tin tình báo điện tử (ELINT-Electronic Intelligent) bao gồm tính năng, số lượng của ra đa cũng như thói quen hoạt động của trắc thủ.

Trong tương lai, UAV sẽ được chuyên biệt hóa để thực hiện cả các nhiệm vụ ELINT và S/DEAD. Để phục vụ mục tiêu này, cả châu Âu và Mỹ đã đầu tư hàng tỷ USD vào những chương trình phát triển UAV/UCAV hiện đại. Trong đó, có gói thầu 1,1 tỷ USD của không quân Đức nhằm mua 5 UCAV Eurohawk. Thiết bị này có thể tuần tiễu quanh mục tiêu trong suốt 35 giờ liên tục và trang bị các loại tên lửa đối đất như Hellfire, Brimstone để tiêu diệt chúng.


UAV loại Eurohawk của Đức. Trong tương lai, nó sẽ đảm nhận cả nhiệm vụ trinh sát và tác chiến đường không.

Trong cuộc tranh giành ảnh hưởng của các cường quốc trên thế giới, những cuộc tập kích đường không luôn mang lại thành công lớn, vì thế những chiến thuật chế áp phòng không luôn được tập luyện, cải tiến ở các cường quốc giàu kinh nghiệm và tìm mọi cách học tập ở những cường quốc mới, ít kinh nghiệm hơn, nhưng không kém tham vọng giành ngôi bá chủ.



Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

>> Phòng không Libya 'tịt ngòi'?



Trong đợt không kích đầu của liên quân NATO vào lãnh thổ Libya, lực lượng phòng không được xếp hàng mạnh trong khu vực hoàn toàn im hơi lặng tiếng.

Mặc dù được đánh giá là quốc gia có hệ thống không phong hàng đầu trong khu vực, chỉ đứng sau Ai Cập. Đặc biệt, trong biên chế phòng không Libya có hệ thống tên lửa đối không tầm siêu xa S-200 được mệnh danh là sát thủ của máy bay AWACS và AEW&C.

Tuy nhiên, điều kỳ lạ là 8 tiểu đoàn SA-5 của Libya hoàn toàn im hơi lặng tiếng trong chiến dịch không kích đầu tiên của NATO. Bên cạnh đó là số lượng rất lớn các khẩu đội tên lửa đối không SA-2/3 cũng không thấy khai hỏa.

Phía Liên quân tuyên bố, họ đã hoàn toàn vô hiệu hóa được hệ thống phòng không Libya bằng 112 quả tên lửa hành trình tấn công chính xác Tomahawk, cùng 40 quả bom dẫn đường được ném xuống từ chiếc siêu máy bay ném bom B-2. Và rất nhiều tên lửa không đối đất khác được các máy bay chiến đấu của Pháp, Anh phóng xuống các mục tiêu mặt đất của Libya.

Rất nhiều câu hỏi được đặt ra xung quanh sự im hơi lặng tiếng của hệ thống phòng không Libya. Liệu lực lượng này đã bị vô hiệu hóa đúng như tuyên bố của Liên quân, hay đây là một bước lùi chiến lược.

Sự im lặng của phòng không Libya được giới quân sự thế giới nhận định
Trong cơ cấu tác chiến áp đặt vùng cấm bay của không quân NATO, các máy bay cường kích Tornado được giao nhiệm vụ áp chế hệ thống phòng không không quân đối phương (SEAD). Đây là loại máy bay cường kích được thiết kế cho vai trò tấn công mặt đất tại độ cao thấp, trang bị các tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm.



Tornado là mối đe dọa lớn với hệ thống phòng không Libya.

Để tác chiến đối không, các radar cảnh giới sục sạo mục tiêu phải mở để phát hiện mục tiêu. Nhưng mỗi khi có trạm radar phát sóng, lập tức sẽ bị các máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không phát hiện. Tornado sẽ nhận được chỉ thị mục tiêu và xuất hiện, các tên lửa chống bức xạ AGM-88 Harm có cơ chế tự dẫn đến nguồn phát bức xạ, xác suất tiêu diệt mục tiêu gần như 100%.

Các hệ thống radar cảnh giới Libya đa phần là các trạm radar cố định và bán di động, khả năng cơ động để tránh bị định vị là rất thấp. Nếu phát sóng chắc chắn sẽ bị Tornado tiêu diệt ngay.

Không quân NATO sở hữu một lực lượng tác chiến điện tử rất hùng hậu, các hệ thống radar và tên lửa của Libya có nguồn gốc từ Nga lại có độ kháng nhiễu khá thấp, rất dễ bị tổn thương trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Trong chiến tranh Iraq, lực lượng phòng không gần như bị tê liệt dưới sức mạnh tác chiến điện tử của NATO.

Kinh nghiệm chiến đấu trong môi trường tác chiến điện tử mạnh của phòng không Libya không cao. Do đó, họ buộc phải im lặng để bảo toàn lực lượng qua đợt không kích đầu tiên, qua đó tích lũy kinh nghiệm cho những lần tác chiến sau.

Khả năng sống còn của phòng không Libya
Về mặt địa lý, Libya có địa hình phần lớn là sa mạc, khá bằng phẳng và trống trải. Đây là điều kiện rất tốt để không quân phát huy năng lực tấn công do tầm quan sát rất rộng.

Tuy nhiên, điều đó đặt ra những thách thức rất lớn cho lực lượng mặt đất, khả năng nguy trang che giấu mục tiêu là rất khó khăn. Tính chất địa lý của đất chủ yếu là đất cát đặc trưng cho kiểu địa hình sa mạc, khả năng sử dụng công sự để che chắn mục tiêu cũng rất hạn chế.

Trong chiến dịch tấn công Iraq 2003, lực lượng phòng không của nước này dễ dàng bị vô hiệu hóa bởi lực lượng không quân của Liên quân. Địa hình tại Iraq có nhiều điểm tương đồng với địa hình tại Libya.

Hiện tại chưa có bất kỳ báo cáo chính thức nào về thiệt hại của đôi bên. Các phóng viên quốc tế chỉ được phép tiếp cận các khu vực có dân thường thiệt mạng và được sự cho phép của quân chính phủ tại Tripoli cũng như các khu vực do quân đội kiểm soát.

Phía Mỹ cho biết, họ cần ít nhất từ 6-12 tiếng đồng hồ để đánh giá thiệt hại của lực lượng phòng không Libya qua phân tích hình ảnh từ vệ tinh và các máy bay do thám thu được. Các chuyên gia quân sự Mỹ vẫn thận trọng tuyên bố, còn quá sớm để đánh giá khả năng thiệt hại của phòng không Libya.

(vtc news)

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

>> Máy bay chiến đấu Panavia Tornado





Panavia Tornado là loại máy bay tấn công đa năng, kết quả của sự hợp tác nghiên cứu phát triển giữa ba nước Đức, Italy và Anh.

Đức và Italy đang cần thay thế F-104 Starfighter bằng máy bay Panavia Tornado ,còn Anh lại muốn sở hữu Panavia Tornado như một loại máy bay tấn công hiệu quả và hiện đại.





Có nhiều phiên bản Panavia Tornado khác nhau đã được nghiên cứu và sản xuất như Tornado Panavia tấn công, trinh sát, khống chế đường không…


Máy bay được thiết kế cho các cuộc tấn công ở cự ly cực ngắn so với mục tiêu nhờ vào tích hợp dạng 'cánh cụp cánh xoè’ cho phép máy bay vẫn giữ được tốc độ cao ở trần bay thấp.

Panavia Tornado GR4 được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu như tấn công các mục tiêu mặt đất, trên không và trên biển. Máy bay sử dụng 2 động cơ phản lực Turbo-Union RB199-34R Mk 103 Panavia Tornado GR4 được phát triển dựa trên các phiên bản Tornado trước đó như Tornado F.2 và Tornado F.3. Dưới đây là một số hình ảnh về máy bay Panavia Tornado GR4.


Từ năm 1999, Không quân Hoàng Gia Anh đã nhận được các biến thể nâng cấp từ Panavia Tornado GB.1 lên Panavia Tornado GB.4 và các phiên bản F-2, F-3.


Panavia Tornado GR4 có trang bị giá treo tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder hoặc tên lửa Taurus, tên lửa phòng vệ AIM-132 ASRAAM.


Máy bay có thể mang theo nhiều loại vũ khí không đối đất gồm Wasp ASM, tên lửa chống tàu Kormoran, BAe Sea Eagle, AGM-65 Maverick ASM, tên lửa chống bức xạ BAe ALARM, rocket LAU-51A và LR-25.


Ngoài ra còn có thể mang bom hạt nhân B61 và WE.177.


Các loại bom được trang bị gồm, bom napal, bom nổ chậm, bom chùm BL755, các loại bom dẫn đường laser Paveway, và các loại bom dẫn đường HOPE/HOSBO.


Tính năng kỹ thuật của Panavia Tornado GR4:

Phi đội: 2 người; Sải cánh: 13.91 m; Chiều dài: 16.72 m; Chiều cao: 5.95 m Trọng lượng rỗng: 13.890 kg; Trọng lượng cất cánh tối đa: 28.000 kg Tốc độ tối đa: 2.417 km/h; Trần bay: 15.240 m Phạm vị hoạt động: 3.890 km với bốn thùng dầu phụ Vũ khí mang theo bao gồm: 2 pháo 27 mm Mauser BK-27 Trọng lượng vũ khí lên tới 9.000 kg bao gồm bom và tên lửa các loại.
(defence news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang