Những người hay đùa và hài hước tại nhiều nước giờ đây đang háo hức chuẩn bị các “chiêu” để đánh lừa bạn bè và người thân vào ngày Cá tháng Tư (1/4). Nhưng không ai biết chính xác truyền thống này có từ khi nào, tại sao và ở đâu.
Những trò nói dối vui vẻ có vẻ như trùng với thời điểm mùa xuân đến từ thời La Mã cổ đại và người Xen-tơ, vốn có truyền thống mừng ngày hội gây bất hòa. Những ghi chép đầu tiên về ngày Cá tháng Tư xuất hiện tại châu Âu trong thời Trung Cổ (khoảng năm 1.100-400 sau Công nguyên). Có vài dấu vết về ngày Cá tháng Tư trong thần thoại La Mã, đặc biệt là câu chuyện về Nữ thần Ceres mùa màng và con gái bà, nàng Proserpina. Theo thần thoại La Mã, thần cai quản địa ngục Pluto đã bắt cóc nàng Proserpina và đưa nàng tới sống cùng ông ở địa ngục. Cô gái đã gọi mẹ nhưng nữ thần Ceres chỉ nghe thấy âm vang giọng nói của con gái và đi tìm kiếm cô trong tuyệt vọng. Những cuộc tìm kiếm vô vọng đó, hay các cuộc rượt đuổi ngỗng trời, đã trở thành chuyện cười phổ biến tại châu Âu trong các thế kỷ trước. Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc ngày Cá tháng Tư xuất phát từ việc chuyển đổi lịch Julian cũ sang lịch Gregorian - hệ thống lịch do Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1582) đưa ra vào cuối thế kỷ 16 và cũng là hệ thống lịch mà thế giới ngày nay vẫn dùng. Theo lịch Julian, năm mới được tổ chức trong khoảng thời gian từ 25/3 đến 1/4 nhưng theo lịch Gregorian, năm mới đến vào ngày 1/1. Những người không được thông báo về sự thay đổi này, hoặc kiên quyết giữ truyền thống cũ, thường bị chế giễu. Từ đó nảy sinh những câu chuyện cười nhằm vào họ vào thời điểm năm mới theo lịch cũ. Tại Pháp, những người hay đùa thường dính cá vào những người theo truyền thống cũ, nên mới có tên gọi là “Poisson d\'Avril” hay Cá tháng Tư. Nhưng giả thuyết này cũng không lý giải được tại sao ngày hội nói dối lại lan sang nhiều nước khác ở châu Âu vốn không sử dụng lịch Gregorian cho tới tận sau này. Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư có tên gọi là April “Gowks” - tên khác của một loài chim cúc cu. Nguồn gốc của tấm biển “Đá tôi” cũng có thể xuất phát lễ kỷ niệm ngày April “Gowks” của người Scotland. Những năm gần đây, các đài phát thanh, chương trình truyền hình và các trang web trên khắp thế giới thường nói đùa bạn đọc và người nghe vào ngày Cá tháng Tư. Một trong những lời nói dối nổi tiếng nhất là năm 1957 khi đài BBC của Anh phát bộ phim tài liệu về mùa thu hoạch mì ống thường niên tại Thụy Sỹ. Phim quay cảnh một gia đình đang lượm những sợi mì từ “các cây mì spaghetti”. Món mì Italia rất được ưa chuộng tại Anh thời điểm đó và nhiều người Anh đã "ngây thơ" tin vào trò lừa của BBC tới nỗi họ muốn tìm hiểu xem làm thế nào để có thể tự trồng được các cây spaghetti! Vào ngày Cá tháng Tư năm 2007, công cụ tìm kiếm trên internet Google đã thông báo cung cấp dịch vụ mới Gmail Paper, nơi người sử dụng dịch vụ thư miễn phí có thể lưu giữ email vào kho lưu trữ giấy mà Google sẽ in ra và rồi gửi cho họ miễn phí. Năm 2008, Google đã mời mọi người tham gia dự án thám hiểm sao Hoả. Vì thế, khi lướt web hoặc xem tivi hôm nay, bạn hãy cảnh giác về những gì nhìn thấy và đọc được, nếu không bạn có thể bị mắc lừa trong ngày Cá tháng Tư. Nguồn gốc của ngày Cá tháng Tư (1/4) Cá tháng Tư là ngày đầu tiên của tháng 4, ngày mà mọi người trên thế giới có thể nói khoác với nhau cho vui mà không sợ bị người kia giận dữ. Trong ngày này, mọi người đi nói khoác với nhau càng nhiều càng tốt và ở một số nơi thì việc nói khoác này sẽ kết thúc vào buổi trưa. Nếu sau buổi trưa còn ai tiếp tục nói khoác thì vận đen sẽ ập tới với người đó. Cho tới bây giờ nguồn gốc chính xác của ngày Cá tháng Tư vẫn chưa được lộ rõ. Tại sao lại là ngày đầu tháng 4 và tại sao lại nói khoác với nhau? Một giả thuyết cho rằng đó là ngày đánh dấu mùa xuân tới (ở phương Tây) trong khi giả thuyết khác cho rằng đây là ngày kết thúc Đại Hồng Thủy và kết thúc chuỗi ngày lênh đênh trên biển của Noah, người đã được Chúa chỉ bảo để đóng thuyền. Giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất bắt nguồn từ cuối thế kỷ XVI khi mà lịch Julian (lấy tên từ Julius Caesar) được thay thế bởi lịch Gregorian. Trong lịch Julian cũ, năm mới bắt đầu từ 25 tháng 3 và ngày lễ kỷ niệm năm mới thường được tổ chức sau đó 1 tuần (tức là rơi vào khoảng 1/4) vì tuần có ngày 25/3 lại vướng vào Holy Week. Do vậy sau khi đã đổi lịch sang lịch mới và kỷ niệm năm mới vào ngày 1/1, một vài người vẫn muốn ăn Tết lần thứ hai bằng cách lừa mọi người nhớ lại rằng 1/4 mới là ngày lễ kỷ niệm năm mới. Trong ngày đó, người đi lừa thường mời người bị lừa tới các bữa tiệc mừng năm mới không tồn tại trên thực tế. Ngày nay, ở Anh người ta gọi những người bị lừa trong dịp 1/4 là “April Fool”, ở Scotland thì được gọi là “gowk” cũng có nghĩa là fool – kẻ ngốc. Người Pháp thì gọi những người bị lừa là Poissons D’Avirl có nghĩa là “những con cá tháng Tư” và có lẽ do ảnh hưởng của người Pháp nên ở Việt Nam chúng ta cũng gọi ngày này là ngày Cá tháng Tư. Tản mạn: NÓI DỐI Mỗi ngày đều có ý nghĩa lịch sử và ngày ấy để lại dấu ấn nào đó trong lòng người. Ngày Cá tháng Tư mặc dầu không có lịch sử rõ ràng nhưng ít nhiều gì con người cũng nghe đến ngày này và thi thoảng vẫn "nhắc nhau" ngày này bằng cách nói dối chuyện gì đó cho vui chứ không làm hại đến người khác. Mỗi nền văn hoá có lịch sử kỷ niệm ngày Nói Dối khác nhau nhưng thường vào ngày đầu tiên của mùa Xuân. Người ta cho rằng, quê hương của cá tháng tư là ở nước Pháp. Ngày cá tháng tư được "khai sinh" từ thế kỷ 16. Theo cách giải thích này, vào thời kỳ đó, năm mới ở Pháp được tổ chức từ ngày 25/3 đến 1/4. Đến năm 1562, công lịch mới được giáo hoàng Gregory đưa ra với ngày đầu tiên của năm mới là 1/1 và 2 năm sau công lịch này được hoàng đế Henry IX thông qua. Tuy nhiên, có một số người không biết lịch mới mà vẫn tiếp tục tổ chức đón mừng tất niên vào ngày 1/4. Những người này bị bạn bè trêu đùa bằng cách gửi những món quà nghịch ngợm, nói dối họ và thuyết phục họ tin vào những chuyện đó. Những người bị lừa trở thành "April fool" (Kẻ ngốc tháng 4 - Cá tháng tư). Ở Việt Nam, khoảng hơn 10 năm trở lại đây, ngày cá tháng tư đã được chấp nhận và nhanh chóng trở thành cơ hội để mọi người cùng chia sẻ các bất ngờ thú vị. Nói dối là hành vi cố tình cung cấp thông tin sai sự thật về vấn đề nào đó để người nói dối đạt được mục đích mà họ mong muốn - thường là không chính đáng. Người nói dối luôn tạo môi trường giống như thật, tạo mọi cử chỉ, hành động để đối tượng tin vào những gì họ đang nói. Còn với người bị nói dối thì họ thường để lộ những cảm xúc tiêu cực, không ít người nhận thấy mình bị đem ra làm trò đùa. Trong trường hợp họ bị nói dối mà không phát hiện ra thực tế phũ phàng, thì họ rất quan tâm đến hậu quả của sự nói dối sẽ xảy ra ra sao. Vậy là khi người thông tin mong muốn người khác hiểu lệch lạc về một vấn đề, sự kiện, hoặc mong muốn đạt được điều gì đó (thường là quyền lợi vật chất, vị trí công tác, biện minh cho việc làm xấu cho của mình, cạnh tranh không lành mạnh trong kinh doanh...) nhờ thông tin sai sự thật, bịa chuyện thì nói dối xuất hiện. Người nói dối nhiều lần, không quan tâm hoặc bất chấp hậu quả xấu có thể xảy ra cho nhiều người khác thì thường được gọi là trí trá. Xã hội, cộng đồng thường tỏ ý khinh ghét, xa lánh những người nói dối kiểu này. Không ngờ, với phương Tây, người ta kỷ niệm cái ngày này và trêu nhau một chút cho vui còn với người Việt thì ngược lại. Chuyện đùa vui ở Tây Phương lại trở thành căn bệnh trầm kha của một số người Việt. Người Tây Phương họ thường rất thẳng thắn, đâu ra đó và họ không hề sợ mất lòng khi nói thẳng, nói thật. Người Việt thì bị cái vỏ bọc bên ngoài che chắn quá lớn để rồi khi ai nào đó nói thẳng, nói thật, góp ý với mình thì mình xừng cồ lên với sự góp ý đó. Từ cái chuyện không dám nói thẳng nói thật đâm sinh ra cái tật xấu nữa là nói xấu nhau. Người ta vẫn thường đùa với nhau: Thật thà thẳng thắn thường thua thiệt, Lọc lừa lươn lẹo lại lên lương. Đùa nhưng mà đúng đấy ! Thử hỏi trong xã hội hiện nay những người sống thẳng, sống thật xem hậu quả sẽ như thế nào ? Còn với những người lọc lừa lươn lẹo ấy thì ngày lại ngày cứ thăng quan tiến chức ! Với lối sống ích kỷ và giả tạo để rồi người ta không còn ngần ngại hứa lèo, hứa lần, hứa hồi và nói dối trở thành thói quen trong cuộc sống. Lớn nói dối theo lớn, nhỏ nói dối theo nhỏ. Không biết có quá đáng chăng bây giờ đi tìm người nói thật khó quá ! Vì lẽ nói thật, nói thẳng thường hay bị ganh ghét, đố kỵ. "Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng" ! Vì sợ mất lòng nên nhiều người đã sợ làm mất lòng người khác nên đành né đi bằng cách nói dối để làm hài lòng đối phương. Mà cũng khổ, biết nói dối là điều xấu, là điều không ai thích nhưng dần dần chuyện nói dối xảy ra quá nhiều trong xã hội nên nói dối đâm ra là "chuyện thường ngày ở huyện". Cách đây không lâu, có việc xuống Cần Thơ. Dân "Hai Lúa" lâu lâu mới có dịp ngồi trên xe "tốc hành", "Hai Lúa" vào bến xe Miền Tây, hỏi và mua được chiếc vé đi Cần Thơ của hãng xe KL. Nhân viên bán vé bảo 16 giờ 00 xe xuất bến nhưng chờ mãi đến 17 g 15 xe chưa xuất bến. Thế là đành mất 80.000 cho vé xe KL để chuyển qua xe ML vì có khách đi xe ML bỏ chỗ ! Lần sau có cho thêm tiền chẳng bao giờ tôi đi xe KL nữa. Đi xe khách bị trễ thì còn thông cảm được, đàng này đi máy bay mà cứ bị trễ hoài. Báo chí vẫn nói lên tiếng nói của người dân về hãng X trễ hẹn. Mới đây thôi, chuyến bay từ Vinh vào Sài Gòn bị trễ mà đến phút chót hành khách mới được thông báo, hơn 20 đứa trẻ lây lất trong sân bay để chờ chuyến bay "đến hẹn lại trễ" của hãng hàng không X. Trễ hẹn hoài nên đâm ra chuyện hứa lèo, chuyện nói dối của hãng hàng không ấy cũng chẳng còn lạ gì với hành khách. Nói chi xa, đơn giản nhất là việc thi công đường sá, đoạn đường từ Bình Khánh về Cần Giờ đã chậm với dự định thời gian không đến mức tưởng tượng nữa. Hết hẹn ngày này đến hẹn ngày khác, hết hẹn năm này đến hẹn năm khác. Mới nghe thông tin là nhà thầu phải thuê 7 công ty để đẩy nhanh tiến độ thi công đến cuối năm 2009 hoàn tất công trình. Nghe thì nghe vậy chứ khi nào nó hoàn thành mới biết được chứ cũng đã biết bao nhiêu năm nay người dân nghe con đường Rừng Sác ấy hoàn thành năm 2006, rồi đợi đến 2007. Nay đến 2009 mà cỏ ở bên mặt đường thi công cao hơn cả đầu người. Cỏ cao hơn cả đầu người thì thử hỏi đến bao giờ mới hoàn thành được vậy mà người ta lại hứa đến cuối 2009. Hãy đợi đấy ! Những đoạn đường đang vướng mắc lô-cốt được mấy con đường hoàn thành đúng tiến độ ... Còn biết bao nhiêu và biết bao nhiêu chuyện nói dối xảy ra trong cuộc đời, trong xã hội. Lúc đầu, người ta con tin tưởng vào lời hứa nhưng dần dần người ta có một cái kinh nghiệm là chẳng bao giờ lời hứa ấy được thực hiện. Tất cả những lời hứa ấy đều chờ đợi một câu: Hãy đợi đấy ! Người dân đợi hoài, đợi mãi riết rồi cũng thành thói quen. Kêu chi cho mệt, gào chi cho khổ ! Thôi thì cứ nhắm mắt chờ. Ngày nào nó xong thì biết nó xong chứ chờ đợi chi vào "lời nói dối như cuội" ấy ! Nhiều và nhiều việc khác chắc không cần nói ra thì ai ai cũng biết cả. "Thượng bất chính - hạ tất loạn" là hậu qủa bình thường của những người có trách nhiệm mà hứa lèo, hứa cụi. Người cầm quyền, người có trách nhiệm mà nói dối thì ở dưới làm sao không nói dối được. Thẳng thắn - thật thà thường vẫn thường thua thiệt so với người nói dối, người lươn lẹo. Thật thà - dối trá vẫn là hai mặt của đồng tiền, hai mặt của vấn đề mãi mãi tồn tại trong xã hội. Thật thà - dối trá vẫn luôn là lựa chọn dành cho con người. Chớ gì thấy được hậu quả của lối sống dối trá, của những người nói dối đã gây biết bao nhiêu thiệt hại cho anh chị em đồng loại để ngày mỗi ngày con người sống thật với nhau hơn, sống chân thành với nhau hơn.
[vietbao.vn]
|
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thụy Sỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thụy Sỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011
>> Ngày Cá tháng Tư
Nhãn:
(1/4),
April “Gowks”,
April Fools day,
bbc,
Cá tháng Tư,
Hoàng đế Henry IX,
Julius Caesar,
La Mã,
Lịch Julian,
NÓI DỐI,
phương Tây,
Poissons D’Avirl,
Scotland,
Thụy Sỹ,
viet nam
Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011
>> Nhật, Libya rối loạn đem lại nhiều lợi ích cho Nga
[BDV news]Nguồn cung dầu lớn là Libya bị ngừng trệ và Nhật thiếu năng lượng do đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân khiến các bên liên quan càng cần dầu, khí đốt của Nga.
Châu Âu thiếu dầu Libya là nước sản xuất dầu lớn thứ 18 thế giới với thị trường chủ yếu là châu Âu như Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ và Đức. Do đó, khi tình hình Libya bất ổn, nguồn cung dầu từ Libya cũng bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng. Dầu từ Libya chủ yếu chảy sang châu Âu. Nhiều nước xuất khẩu dầu khác như Arabia Saudi…trấn an châu Âu, rằng họ sẽ tăng sản lượng để bù đắp vào khoản thiếu hụt này. Tuy nhiên, thực tế thì dầu thô của Libya có chất lượng cao, phần lớn lượng dầu có trong 1,5 triệu thùng/ngày xuất ra bên ngoài là dầu nhẹ và ngọt (có lượng lưu huỳnh thấp, dễ lọc và sản xuất thành xăng và diêzen nhiên liệu). Chỉ có 25% dầu của thế giới có cùng chất lượng như vậy. Do đó, thâm hụt từ Libya có nghĩa là thâm hụt 9% của loại dầu này. Dầu thô của Arab Saudi là loại dầu nặng và chua, nên dù có sản xuất ra cũng không thể là một thay thế hoàn hảo cho dầu của Libya. Nói cách khác, Libya bất ổn, nguồn cung bị ngưng trệ, châu Âu rơi vào cảnh thiếu năng lượng. Bằng chứng dễ thấy nhất là cuối tháng trước, Italy phải đề nghị công ty năng lượng của Nga là Gazprom tăng lượng khí đốt từ mức 30 triệu m3 một ngày lên 48 triệu m3 một ngày sau khi công ty năng lượng của Italy là ENI phải đóng một đường ống chính vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Libya về Italy. Hàng loạt nhà máy hạt nhân phải đóng cửa. Tình hình ở Nhật còn tồi tệ hơn khi nước này phải đóng cửa hàng loạt nhà máy điện hạt nhân, nơi cung cấp khoảng 30% nguồn năng lượng cho toàn đất nước mặt trời mọc. Cộng với nhu cầu có thêm năng lượng sản xuất, tái thiết…Nhật càng cần năng lượng từ bên ngoài và xung quanh họ, chỉ có Nga mới có thể đáp ứng yêu cầu này. Xét trên quy mô toàn cầu, từ khi xảy ra khủng hoảng hạt nhân ở Nhật, hàng loạt quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ... khẳng định sẽ xem xét lại chiến lược năng lượng nguyên tử. Thậm chí, Đức còn đóng luôn 7 lò phản ứng hạt nhân cũ nhất của họ. Một nhà phân tích của ngân hàng Deutsche của Đức cho rằng, chỉ cần 10% số nhà máy điện hạt nhân trên toàn thế giới đóng cửa vì lý do an toàn, loài người cần thêm 7 tỷ m3 khí thiên nhiên một ngày. Nhiều nhà phân tích khẳng định, khủng hoảng hạt nhân ở Nhật làm xói mòn niềm tin của loài người vào năng lượng nguyên tử nhưng điều này lại là tín hiện tốt cho khí đốt như là nguồn năng lượng thay thế hợp lý. Khí đốt có khả năng lên ngôi. Thời cơ vàng của Nga Chỉ cần điểm qua vài nét như trên, dễ thấy là năng lượng hạt nhân sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, nếu không muốn nói là sẽ thụt lùi. Tuy nhiên, đây lại là thời cơ của các loại năng lượng khác, nhất là khí đốt. Tranh thủ thời cơ này, Giám đốc điều hành Gazprom Alexei Miller khẳng định: "Chúng tôi có thể bơm thêm 50-70 triệu m3 sang châu Âu” dù quyết định cuối cùng phụ thuộc vào các nhà tiêu dùng. Trong khi đó, Phó thủ tướng Nga Igor Sechin cho biết là Gazprom dự định tăng nguồn cung khí đốt hóa lỏng sang Nhật thêm 100.000 tấn trong hai tháng 4 và 5; bên cạnh kế hoạch “chuyển” cho Nhật 6.000 megawatt điện trong tương lai gần. Còn tính về lâu dài, Nga định tăng gấp đôi lượng dầu xuất khẩu sang Nhật trong năm nay lên mức 18 triệu tấn và tăng lượng sản phẩm dầu khí 28,5% lên mức 4,5 triệu tấn nhằm giúp Nhật vượt qua khó khăn. Nhật là nước tiêu thụ năng lượng lớn thứ 4 thế giới và chủ yếu họ phải nhập khẩu. Mỗi năm, họ tiêu thụ hết khoảng 80 tỷ m3 khí thiên nhiên, chiếm 15% tổng nhu cầu nhiên liệu của họ. Nhật cũng là nước nhập khí đốt hóa lỏng lớn nhất thế giới. Phó giám đốc điều hành của Gazprom là Alexander Medvedev tuyên bố, việc Nga, Nhật cùng hợp tác trong khai thác hai mỏ Kovykta và Chayanda sẽ giúp Nhật giải quyết các khó khăn năng lượng mang tính chiến lược. Phó Thủ tướng Igor Sechin thông báo, Nhật cũng lên kế hoạch hợp tác với hãng sản xuất dầu lớn nhất của Nga là Rosneft nhằm xây một cơ sở chế biến dầu tại Viễn Đông. “Chúng tôi cũng đề nghị Nhật hợp tác với Nga trong các dự án lọc dầu. Tôi có thể nói là hai bên sắp đạt được hiệp định. Chúng tôi cũng thống nhất tăng nguồn cung năng lượng trong ngắn hạn cho Nhật”, ông Sechin chia sẻ. Ông Putin "biến" Nga thành Arabia Saudi về khí đốt tự nhiên, đủ sức tự mình ổn định thị trường thế giới. Tổng giám đốc điều hành công ty khí đốt và dầu ENI của Italy Paolo Scaroni nhận định, khủng hoảng ở Nhật và bất ổn tại Libya sẽ củng cố vị thế của Nga tại thị trường năng lượng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Một quan chức của Gazprom từ chối bình luận về tác động của các sự kiện ở Nhật, Libya với họ nhưng ông cũng thừa nhận là đây là tin tốt cho các nhà sản xuất năng lượng, trong đó có Gazprom. Trong khi đó, Giám đốc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford Jonathan Stern tỏ ý nghi ngại rằng, chưa chắc châu Âu tăng cường nhập khí đốt của Nga bởi Nga hay “bắt chẹt” họ; điển hình là trong vụ tranh cãi với Ukraine năm 2009, Nga ngừng chuyển khí đốt sang châu Âu qua ngả Ukraine. Tuy nhiên, tình hình hiện tại không cho châu Âu và Nhật nhiều sự lựa chọn. Ai cũng cần có năng lượng để hoạt động. Do đó, không sớm thì muộn, ai cũng phải đi mua dầu, khí đốt; chỉ có điều là làm sao thương thảo để mua được với giá rẻ nhất mà thôi. Tuy nhiên, Nga cũng biết rõ lợi thế của mình nên tiến trình ký kết hợp đồng sẽ không đơn giản. Thậm chí, họ sẽ tiếp tục dùng năng lượng như một công cụ để gây sức ép với các đối tác. Và như Thủ tướng Vladimir Putin vừa hồ hởi tuyên bố, sang năm tới, Nga sẽ đạt mức GDP thời trước khủng hoảng và đóng góp không nhỏ vào sự hồi sinh này chắc chắn là giá dầu. |
Nhãn:
Arabia Saudi,
Châu Âu,
chiến trường Viễn Đông,
Đức,
Italy,
Japan,
Libya,
Nga,
Nhật Bản,
pháp,
Tây Ban Nha,
Thủ tướng Nga Vladimir Putin,
Thụy Sỹ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)