Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012

>> Theo báo Nhật : Nga - Trung rút cuộc vẫn đối đầu !

Về góc độ địa-chính trị, Trung-Nga luôn là một mối quan hệ đối lập. Trung Quốc sử dụng SCO thò vào “bụng” Nga và có tham vọng lãnh thổ, tài nguyên.

>> Mục đích cuộc tập trận Nga - Trung
>> Nga: Trung Quốc sẽ tấn công Nga trong vài năm tới


Tờ nguyệt san “Choice” Nhật Bản số tháng 7 có bài viêt nhan đề “Trung-Nga giả vờ tuần trăng mật”.

Theo bài viết, giống như muốn chống lại việc Mỹ từng bước chuyển trung tâm chiến lược tới châu Á, gần đây Trung Quốc và Nga hô hào đưa “quan hệ đối tác hợp tác chiến lược song phương” đi vào chiều sâu. Hai nước tích cực giả vờ tăng cường một mối quan hệ đối tác bình đẳng, nhưng trò diễn này rất dễ bị phát hiện.


http://nghiadx.blogspot.com
Lính tuần tra biên phòng Trung Quốc ở khu vực biên giới Trung-Nga.

Ngày 8/6, tờ “International Herald Tribune” Mỹ đã đăng bài viết của Bobo Lo, chuyên gia quan hệ Trung-Nga. Bobo Lo viết: “Trung Quốc đang phát triển mạnh, còn các bước hiện đại hóa của Nga đình trệ, về chính trị đã xơ cứng. Mối đe dọa lớn nhất của hai bên chính là khoảng cách giữa hai nước ngày càng lớn”.

Xuất phát từ mục đích chống Mỹ quay trở lại châu Á, Trung Quốc thực sự tìm cách khéo léo tận dụng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) – tổ chức duy nhất được nước này đóng vai trò chủ đạo. Nga rõ ràng cũng tính toán đón lấy “gió đông” Trung Quốc để tăng cường khả năng đàm phán với Mỹ và NATO.

Nhưng Tổng thống Nga Putin ôm mộng nước lớn, tuyên bố Nga sẽ tiếp tục trở thành người tham gia vào các vấn đề toàn cầu, thái độ này rất rõ đối với Trung Quốc và SCO.

Tháng 2/2012, hãng RIA Novosti đã có một chương trình về vấn đề ngoại giao của Tổng thống Putin, ông tuyên bố “vai trò của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương ngày càng tăng cường”. Putin công khai cho rằng: “Sức mạnh tổng thể của Trung Quốc ngày càng tăng cường, trong đó có khả năng lan tỏa tới các khu vực. Đứng trước yếu tố Trung Quốc được tăng cường nhanh chóng, chúng ta nên làm thế nào?”.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 25/4/2012, Trung-Nga diễn tập bảo vệ tuyến đường hàng hải ở biển Hoàng Hải.

Trung Quốc rõ ràng đang gây ra “mối đe dọa” cho Nga. SCO trên thực tế bị Trung Quốc kiểm soát, các thành viên bao gồm các nước Trung Á là Kyrgyzstan, Tajikistan, Kazakhstan và Uzbekistan. Lý do Nga cảnh giác với việc Trung Quốc tăng cường quyền phát ngôn rất rõ ràng. Bốn nước Trung Á là thành viên Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG), vì vậy Nga chắc chắn có cảm giác Trung Quốc thò tay vào “bụng” của họ.

Học giả chính trị quốc tế nổi tiếng Ấn Độ, Brahma Chellaney luôn nhấn mạnh, về địa-chính trị học, Trung-Nga là một mối quan hệ đối lập. Về lý do Trung-Nga tại sao không xóa bỏ sự ngờ vực về địa-chính trị học, Chellaney chỉ ra: “Trung-Nga tuyệt đối sẽ không liên minh. Hai bên có sự ngờ vực lẫn nhau, đặc biệt là sự hoài nghi của Nga đối với Trung Quốc rất lớn.

Dân số Nga có mật độ thấp, còn Trung Quốc tương đối cao. Nga có tài nguyên thiên nhiên phong phú, còn Trung Quốc lại có lòng tham không đáy đối với tài nguyên nhiên nhiên. Đất đai Nga quá rộng lớn, còn Trung Quốc đang tranh đoạt lãnh thổ. Bất kể nhìn ở góc độ nào, Trung Quốc và Nga đều thuộc đối thủ cạnh tranh.

Nga rất lo ngại đối với Trung Quốc là do hiện trạng phân bố trái ngược về diện tích lãnh thổ và dân số của nước này. Phần châu Á chiếm 72% diện tích lãnh thổ Nga, phần châu Âu chỉ chiếm 28%, nhưng 75% người Nga sống ở châu Âu, phần châu Á chỉ chiếm 25%.

Chính vì vậy, Nga thông qua kênh chính thức nhập khẩu lao động Trung Quốc khai thác các dự án của Siberia, đồng thời còn có không ít lao động bất hợp pháp từ Trung Quốc tràn vào lãnh thổ Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Binh sĩ tàu tuần dương Varyag Hạm đội Thái Bình Dương Nga tham quan tàu khu trục tên lửa Thẩm Dương, Hải quân Trung Quốc.

Nga lo ngại rằng, sau 50 năm, khu vực Viễn Đông mặc dù về chính trị vẫn do Nga kiểm soát, nhưng về kinh tế có thể đã bị Trung Quốc kiểm soát thực tế”.

Do kinh tế liên tục tăng trưởng, Trung Quốc vẫn không ngừng tìm kiếm tài nguyên ở các nước láng giềng, trên biển, Trung Đông, châu Phi và châu Nam Mỹ. Người Trung Quốc không thể không tràn vào nước láng giềng theo kiểu thủy triều lên, tìm kiếm các tài nguyên như dầu mỏ, khí đốt, gỗ, kim cương và vàng.

Sự xâm lấn bí mật về con người và vốn này bắt đầu từ thập niên 1990, khiến cho khu vực Viễn Đông dần dần nằm trong sự kiểm soát thực tế của Trung Quốc - điều này thống nhất với phân tích của Chellaney.

Nếu Nga bắt tay khai thác khu vực Viễn Đông thị chắc chắn phải nhập khẩu lao động của Trung Quốc. Nga dựa vào giá dầu tăng lên, thương mại với Trung Quốc ngày càng tăng, nhưng một bên cung cấp nguyên liệu, một bên xuất khẩu sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hai bên từng bước hình thành một mối quan hệ tương tự với mô hình giữa nước phát triển và nước đang phát triển trước đây.

Về kinh tế, Trung Quốc tăng cường chi phối thực tế đối với khu vực Viễn Đông, họ liệu có tính toán thôn tính khu vực phía bắc sông Amour (Trung Quốc gọi là Hắc Long Giang) và phía đông hai tỉnh Cát Lâm và Hắc Long Giang hay không?

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc bỏ ra 20 triệu USD để sở hữu tàu sân bay của Nga.

Putin nhiều lần yêu cầu Trung Quốc có sự hợp tác trong chương trình đường ống khí đốt. Bên ngoài cho rằng, trong hội đàm giữa các nhà lãnh đạo Trung-Nga năm nay, hai nước sẽ đạt được đồng thuận, nhưng do chưa thể thống nhất về vấn đề giá cả, các cuộc đàm phán tiếp tục bị kéo dài. Đối với một nước sản xuất khí đốt lớn thứ hai thế giới, thị trường Trung Quốc chắc chắn rất hấp dẫn.

Nhưng, Trung Quốc không chịu nhượng bộ về giá khí đốt. Trung Quốc biết rất rõ thủ đoạn sử dụng dầu khí làm con bài ngoại giao của Nga, cho nên 6 năm trước họ lần lượt ký hợp đồng mua khí đốt với Trung Đông, Australia và các nước Trung Á.

Ngày 5/6, tờ “Thời báo New York” cho rằng, Trung-Nga tồn tại mối quan hệ lợi hại tương đồng, nhưng rốt cuộc vẫn là quan hệ đối đầu mang tính lịch sử bắt đầu từ thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Moscow cho rằng, kinh tế Trung Quốc đã vượt toàn diện Nga, cân bằng sức mạnh giữa hai bên đã có sự thay đổi kịch tính.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc nhập khẩu rất nhiều máy bay chiến đấu Su-27/30 của Nga, số lượng những máy bay chiến đấu này của Trung Quốc hiện đã vượt Nga.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Sáu, 3 tháng 8, 2012

>> Trung Quốc sẽ mãi chỉ là hổ giấy ?

Trung Quốc muốn khẳng định vị thế của một nước lớn nhưng lại đang thiếu đi những sức mạnh quan trọng để “trưởng thành”, vậy nên khi đã ở “bước đường cùng” thì Bắc Kinh đang cố gắng vượt qua những bất cập này trong thời gian sớm nhất...

>> Tại sao 'siêu phẩm' F-22 'mất điểm'?


Quá nhiều điểm yếu

Theo các chuyên gia quân sự hàng đầu thế giới nhận định về xu hướng phát triển hải quân Trung Quốc đã cho biết: Hiện Bắc Kinh đang làm hết sức mình để trở thành một phần tất yếu của thế giới. Nhưng để làm được điều đó Trung Quốc cần phải vươn xa và con đường tiến ra biển là cách hữu hiệu nhất để phát triển...

Một loạt các sự kiên liên quan đến tranh chấp trên biển Đông, nắn gân Mỹ, chọc ghẹo Nga, Ấn Độ, áp chế Nhật Bản đã cho thấy Trung Quốc đang cố gắng làm nổi bật tầm quan trọng của sức mạnh biển tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Thế nhưng theo nhiều nhà phân tích một nước muốn trở thành cường quốc biển phải hội tụ 8 điều thiết yếu, đó là: nước lớn, dân đông, chiếm vị trí địa lý kiểm soát đường giao thương trên biển, có tối thiểu hai mặt giáp biển, có công nghệ – khoa học, có truyền thống đi biển, có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên thế giới và chính phủ có ý chí chính trị khai thác sức mạnh biển cho lợi ích quốc gia.



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang tăng cường sức mạnh trên biển để sớm thành cường quốc...

Tuy nhiên, hiện Trung Quốc không đủ 3 trong 8 điều thiết yếu để trở thành cường quốc biển. Chính vì thế, Bắc Kinh đang cố gắng vượt qua những bất cập này.

Trước hết, về lịch sử, Trung Quốc không phải là quốc gia đi biển nhưng đang nhanh chóng học hỏi và cử các đội tàu, kể cả tàu chiến, đến các vùng biển quốc tế. Thứ hai, mặc dù các đường hàng hải thương mại thế giới đi qua Trung Quốc nhưng quốc gia này không thể kiểm soát hoàn toàn các tuyến đường này do sự có mặt của các nước ven biển khác.

>> HQ Trung Quốc xưng bá ở Thái Bình Dương đâu có dễ

Điểm thứ ba, cũng là điểm quan trọng nhất khi bờ biển hướng Đông ra Thái Bình Dương “có thể bị chặn” bởi Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines hướng ra phía Nam để đến Ấn Độ Dương qua sát Việt Nam sau đó phải qua eo Singapore -Malacca, Sunda và Lombok. 90% dầu nhập khẩu của Trung Quốc từ Trung Á và Angola đi qua khu vực này.

Dùng chiến lược uy hiếp để đạt mục đích

Để khẳng định sức mạnh trên biển không còn cách nào khác là Trung Quốc phải đi tắt đón đầu trong khoa học quân sự. Việc thử nghiệm kết hợp công nghệ và sáng tạo để phát hiện và tiêu diệt tầu chiến “địch” trên biển bằng các loại tên lửa đạn đạo tầm xa như Đông Phong là một sách lược phù hợp.

Bên cạnh đó chiêu bài tầu sân bay cùng với máy bay tiêm kích tàng hình, các loại vũ khí tầu chiến hiện đại cũng là “cây gậy” Trung Quốc hướng tới nước nhỏ và là “điểm tựa” cho Bắc Kinh “gồng mình” chống các quốc gia có nội lực.

Để hiện thực hóa ý đồ biến Biển Đông và Biển Hoa Đông thành vùng lãnh hải riêng của mình nhằm kiểm soát hoạt động thương mại quốc tế qua khu vực này trong khi tự do khai thác các nguồn khoáng sản, dầu và cá...

Trung Quốc đã đơn phương xâm phạm trái phép lãnh hải của các quốc gia Đông Nam Á trên Biển Đông và đưa tầu đánh cá tới tận diệt nguồn lợi thủy sản tại đây, ngang nhiên thành lập thành phố trên đảo chiếm đóng trái phép.

http://nghiadx.blogspot.com
Ảo vọng bá chủ của Trung Quốc sẽ không đạt được kết quả gì nếu như vấp phải sự phản đối quyết liệt từ cộng đồng thế giới...

Trung Quốc còn công bố chương trình du lịch đến một số đảo không người và đang có tranh chấp ở Biển Đông, mời gọi thăm dò dầu khí trên vùng biển không thuộc lãnh hải của mình... Không những vậy Trung Quốc còn đẩy mạnh tranh chấp với Nhật Bản, Đài Loan cùng nhiều quốc gia khác trong khu vực.

Một mặt Trung Quốc ủng hộ tài chính, quốc phòng và công nghệ cho hai nước có vũ khí hạt nhân trong khu vực (Pakistan và Bắc Triều Tiên) để hoạt động thay Trung Quốc “đánh lạc hướng và can dự” Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Hàn Quốc.

Cùng với đó, Trung Quốc đang ra sức đầu tư vào các nước ven bờ ở Nam Á, Châu Phi nhằm bảo đảm đường hàng hải của mình và tránh để tầu chở dầu của họ đi qua các eo biển hẹp.

Trung Quốc không những đã trao tặng và xây dựng cảng cho Pakistan mà còn xây thêm các cảng tại 3 nước láng giềng của Ấn Độ như tại Sri Lanka, Bangladesh, Myanmar...

Rõ ràng “thâm ý” của Bắc Kinh đã rõ, nhưng từ việc tính toán đến thực tiễn cũng vẫn còn một khoảng cách khá xa để đạt được mục tiêu của mình Trung Quốc vẫn cần phải dựa vào nội lực, truyền thống của mình.

Thế nhưng vốn không mạnh về biển nên nếu cưỡng bức phải tăng gia tốc quá nhanh, thay vì thành công, Trung Quốc sẽ tự chuốc sự thất bại cùng một ảo vọng điên cuồng là điều dễ thấy trong tương lai.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

>> Senkaku - Mồi lửa thổi bùng cuộc chiến Trung - Nhật

“Tình hình tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung-Nhật leo thang nghiêm trọng. Trung Quốc muốn duy trì hiện trạng, còn Nhật Bản muốn sớm giải quyết”.

>> Tranh chấp đảo với Nhật, Trung Quốc quyết tâm dùng vũ lực ?
>> Đồng minh Mĩ – Nhật và quan hệ Trung – Nhật.



http://nghiadx.blogspot.com
Đảo Senkaku của Nhật Bản (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư).
Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản ngày 18/7 có bài viết nhan đề “Tokyo tuần này sẽ đệ trình xin lên đảo với Chính phủ”.

Về kế hoạch mua đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) thuộc thành phố Ishigaki, tỉnh Okinawa, Tokyo quyết định trong tuần này sẽ đề nghị Chính phủ Nhật Bản cho phép lên đảo và có kế hoạch bổ sung thêm thư đồng ý của chủ sở hữu đảo Senkaku, đảo Minami và đảo Kita. Chính phủ Nhật Bản phản ứng thế nào sẽ gây chú ý cho dư luận.

Trước đó, Chính phủ Nhật Bản lấy sự phản đối của chủ sở hữu làm lý do, chưa cho phép bất cứ hành vi nào lên đảo. Vì vậy, Tokyo đã dùng cách xin sự đồng ý của chủ sở hữu trước, rồi xin lên đảo, qua đây ép chính phủ nhượng bộ.

Ngày 7/7, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố muốn quốc hữu hóa đảo Senkaku, nhưng Tokyo vẫn muốn giành trước quyền sở hữu đảo Senkaku, trong đó có một lý do là số tiền quyên góp mua đảo đã vượt qua 1,3 tỷ yên (1 yên bằng khoảng 0,08 nhân dân tệ).

Tờ “Sankei Shimbun” Nhật Bản ngày 18/7 có bài viết nhan đề “Chính phủ Nhật Bản bắt đầu bàn thảo kế hoạch cả gói sử dụng đảo Senkaku”. Ngày 17/7, nhiều quan chức cấp cao Chính phủ Nhật Bản thừa nhận, về vấn đề quốc hữu hóa đảo Senkaku, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định chuẩn bị kế hoạch sử dụng cả gói sau khi mua những hòn đảo này.

Đáp lại việc Trung Quốc phản đối quốc hữu hóa của Nhật Bản và có thể đưa ra các biện pháp đối phó như khoanh vòng nguồn lợi thủy sản, Chính phủ Nhật Bản cho rằng cần thiết phải đưa ra chính sách tăng cường kiểm soát thực tế.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Nhật Bản ngăn chặn tàu Ngư chính của Trung Quốc ở khu vực đảo Senkaku.

Tháng 4/2012, Thị trưởng Tokyo đã đưa ra kế hoạch mua đảo Senkaku. Đầu tháng 7/2012, Chính phủ Nhật Bản đã cho biết phương châm quốc hữu hóa. Quan chức cấp cao Chính phủ Nhật Bản cho biết, sở dĩ sau 3 tháng mới bày tỏ ý định quốc hữu hóa, là do “công tác chuẩn bị cần có thời gian”.

Ngày 16/7, trong một chương trình của Đài truyền hình Fuji (Fuji TV), Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đề cập tới phương châm quốc hữu hóa đảo Senkaku, cho biết: “Sẽ căn cứ vào kế hoạch hiện nay của Tokyo, xem xét vấn đề ứng phó như thế nào trong tương lai”. Điều này ám chỉ sẽ căn cứ vào ý định của Thị trưởng Tokyo Shihara Jintaro, đưa ra một kế hoạch sử dụng đầy đủ đảo Senkaku.

Kế hoạch sử dụng đảo Senkaku của Chính phủ Nhật Bản cụ thể bao gồm: bảo vệ tài nguyên thiên nhiên phong phú; chấn hưng nghề cá; thăm dò năng lượng và tài nguyên; xây dựng các công trình công cộng như cảng để thiết lập nền tảng hoạt động kinh tế-xã hội.

Kế hoạch sử dụng đảo Senkaku cũng là một biện pháp đối phó với Trung Quốc. Sau khi Shihara Jintaro cho biết phương châm mua đảo Senkaku, ngày 25/4, Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc đã công bố phân chia khu chức năng hải dương toàn quốc, trong đó có nội dung tăng cường sử dụng nguồn lợi thủy sản ở xung quanh quẩn đảo Senkaku.

Nguồn tin liên quan từ Bộ Ngoại giao cho biết, trọng điểm công tác đang được luận chứng của bộ này là “trình bày rõ, có hiệu quả chủ trương của Trung Quốc (với cộng đồng quốc tế) hoàn toàn không có tính chính đáng”.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra Nhật Bản trên không khu vực đảo Senkaku.

Trang mạng “Forbes” Mỹ ngày 17/7 có bài viết nhan đề “Tình hình tranh chấp lãnh thổ Nhật-Trung nghiêm trọng, tiếp tục leo thang” của tác giả Stephen Hanna.

Bài viết cho rằng, sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong vấn đề đảo Senkaku đã leo thang đến mức nguy hiểm thực sự. Về khách quan, chúng ta phải nói rằng, Nhật Bản là bên chính gây ra quan hệ căng thẳng. Đối đầu tiếp tục leo thang hoàn toàn không phù hợp với lợi ích của bất cứ bên nào.

Trong quan hệ với Trung Quốc, về vấn đề này, Thủ tướng Yoshihiko Noda dường như bị chi phối bởi nhóm lợi ích sẽ đưa Nhật Bản “rơi vào bẫy”.

Khi Nhật Bản và Trung Quốc khôi phục quan hệ ngoại giao năm 1972, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đồng ý gác lại vấn đề đảo Senkaku, đến khi nào có thời cơ giải quyết “chín muồi”. Năm 1978, khi hai nước đạt được hiệp ước hòa bình mang tính lịch sử, Đặng Tiểu Bình cho rằng, có thể để thế hệ sau tiếp tục giải quyết.

Nhật Bản hầu như muốn giải quyết cấp bách vấn đề này với Trung Quốc, còn Trung Quốc rất có thể muốn duy trì hiện trạng, chỉ cần Nhật Bản bằng lòng thừa nhận Trung Quốc cũng có quyền lợi đối với các hòn đảo có liên quan và vùng biển xung quanh là được. Chỉ có trên cơ sở đó, mới có thể khai thác tài nguyên trên cơ sở nỗ lực chung, triển khai công tác hộ tống.

Trong tình hình hiện nay, những biện pháp tích cực này hầu như đều không thể trở thành hiện thực. Trái lại, điều làm cho người ta ngày càng cảm thấy nguy hiểm là, đối đầu hầu như gần ngay trước mắt.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Ngư chính-204 Trung Quốc.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

>> Hồ sơ các dự án đóng tàu của TQ

Khoảng hơn một thập niên trở lại đây, Trung Quốc đã tăng tốc tốc độ đóng mới tàu chiến. Trung bình mỗi năm quốc gia này hạ thủy từ 3-4 tàu chiến mới.

>> Khu trục Type-54A của Trung Quốc sẽ được xuất ngoại ?



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục phòng không Type-052C (1 chiếc/1,5 năm)

Những tàu khu trục phòng không loại Type-052C được Trung Quốc ưu tiên. Tàu được trang bị hệ thống radar quét mạng pha điện tử đa chức năng, radar AESA với kiểu bố trí các mảng ăng ten tương tự như tàu khu trục Arleight Burke của Hải quân Mỹ.

Về vũ khí, tàu được trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm xa HHQ-9, biến thể hải quân của loại tên lửa đối không HQ-9 với tầm bắn lên đến 150km, cùng với đó là hệ thống tên lửa chống hạm tầm xa YJ-62 có tầm bắn trên 400km.

Tàu khu trục Type-052C là những tàu chiến đầu tiên của Trung Quốc có khả năng phòng không và phòng thủ cấp hạm đội, một khả năng mà rất lâu trước đó hải quân nước này không có được. Đây được xem là lực lượng chiến đấu chính của Hải quân Trung Quốc.

Chương trình tàu khu trục Type-052C được phê duyệt vào năm 2001. Chiếc đầu tiên mang số hiệu 170 Lan Châu được khởi đóng ngay sau đó vào năm 2002.

Con tàu này được hoàn thành với tốc độ khá nhanh, chỉ mất 1 năm sau khi khởi công. Tàu đươc hạ thủy vào năm 2003, hoàn thành các thử nghiệm và bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2004. Hiện nay, tàu khu trục 170 Lan Châu hoạt động trong biên chế hạm đội Nam Hải.

Chiếc thứ hai mang số hiệu 171 Hải Khẩu được xây dựng vào năm 2003, và bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2005.

Đến thời điểm hiện tại, ít nhất 5 trong tổng số kế hoạch 8 chiếc đã được hoàn thành, trong đó 3 chiếc đã đi vào hoạt động, ngoài hai chiếc đầu tiên mang số hiệu 170, 171, một chiếc khác mang số hiệu 150 được cho là đã đi vào hoạt động trong tháng 11/2010.

Dự kiến kế hoạch đóng tàu khu trục lớp Type-052C sẽ được hoàn thành vào năm 2014.

Như vậy từ khi triển khai đóng chiếc đầu tiên đến khi hoàn thành toàn bộ chương trình, tính trung bình cứ một năm rưỡi Trung Quốc lại hạ thủy một tàu khu trục Type-052C mới.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục nhỏ Type-054, (3 chiếc/năm)

Một dự án khác là tàu khu trục nhỏ Type-054, thậm chí được hoàn thành với tốc độ nhanh hơn. Chương trình Type-054 được chấp nhận vào năm 2000. Tàu được thiết kế trên cơ sở ý tưởng từ tàu khu trục nhỏ Type-053H3.

Tuy nhiên, sau khi được hoàn thành hai chiếc mang số hiệu 525 và 526, Trung Quốc nhận thấy, thế hệ tàu này không đạt được các yêu cầu tác chiến hiện đại. Vì vậy, Trung Quốc đã cải tiến Type-054 thành Type-054A với nhiều đặc tính kỹ thuật mới.

Chương trình tàu khu trục nhỏ Type-054A được tiết lộ vào năm 2005 khi đang được đóng mới tại nhà máy đóng tàu Hoàng Phố. Điểm khác biệt của Type-054A so với thế hệ trước đó bổ sung hệ thống tên lửa đối không tầm trung HQ-16 (>> chi tiết) thay cho biến thể HQ-7. Đây là một biến thể sao chép từ tên lửa phòng không đa kênh Shtil được trang bị trên các tàu khu trục hạng Sovremenny mà Nga đã bán cho Trung Quốc trước đó.

Trong thiết kế này, phía Trung Quốc còn thay thế hệ thống pháo bắn nhanh AK-630 của Nga bằng 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Type-730 do Trung Quốc tự nghiên cứu sản xuất, cải thiện hệ thống điện tử. Việc cải tiến gồm thay thế radar Type-363S bằng Type-382, nâng cấp hệ thống liên kết dữ liệu.

Các tàu khu trục nhỏ Type-054A bổ sung khả năng phòng không tầm trung cho các tàu khu trục phòng không tầm xa Type-052C. Chiếc đầu tiên của lớp tàu này mang số hiệu 530 Từ Châu được đưa vào biên chế hạm đội Nam Hải vào năm 2008.

Điểm đáng chú ý, tàu khu trục Type-054A được đóng mới với tốc độ “kinh khủng”, trung bình 3 chiếc/năm, tính đến tháng 3/2012 có 13 chiếc đã được hoàn thành trong đó có 10 chiếc đã đi vào hoạt động.

Các tàu khu trục Type-054A đã đi vào hoạt động gồm có: 530 Từ Châu, 529 Châu Hán, 570 Hoàng Sơn, 568 Châu Huế, 571 Vận Thành, 569 Yulin, 548 Ích Dương, 549 Thường Châu, 538 Yên Đài, 546 Diêm Thành, trong năm 2012 này sẽ có thêm 3 chiếc nữa đi vào hoạt động nâng tổng số tàu khu trục Type-054A lên 13 chiếc.

Tuần dương hạm núp bóng khu trục hạm

http://nghiadx.blogspot.com
Theo một số nguồn tin không chính thức, Trung Quốc đang xúc tiến hai chương trình đóng tàu khu trục khác là Type-052D và Type-056.

Trong đó, Type-052D là một chương trình phát triển tàu khu trục hạng nặng. Tuy nhiên nhiều ý kiến cho rằng, thực chất đây là một chương trình phát triển tàu tuần dương hạm bởi có sự không tương xứng giữa lượng giãn nước và hệ thống vũ khí, hơn nữa trong biên chế hải quân nước này không có chiếc tuần dương hạm nào.

Hệ thống tên lửa chống hạm trên tàu khu trục Type-052D có phạm vi tác chiến lên đến 500km, hệ thống tên lửa phòng không của nó có tầm bắn đến 200km. Ngoài ra, một số nguồn tin không chính thức cho biết, Type-052D được trang bị tên lửa hành trình chống hạm HN-2 có tầm bắn lên đến 1.800km (con số này chưa được kiểm chứng, bởi quốc gia sở hữu kho tên lửa chống hạm hùng mạnh và phong phú nhất là Nga cũng chưa có loại tên lửa nào có tầm bắn như vậy - ĐV).

HN-2 được cho là kết quả của sự sao chép giữa tên lửa hải đối đất SS-N-21 Sampson của Liên Xô và tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ bị rơi ở Pakistan trong chiến tranh Afghanistan.

Bên cạnh các dự án trên, chương trình Type-056 được cho là sự phát triển nâng cấp cho thế hệ tàu khu trục nhỏ trước đó. Hiện có rất ít thông tin về sự phát triển, đặc tính kỹ thuật, hệ thống vũ khí của thế hệ tàu này được công bố.

Theo thông tin từ một số diễn đàn quốc phòng Trung Quốc, Type-056 được dư định sử dụng cho mục đích bảo vệ các khu vực ven biển, tàu được trang bị hệ thống vũ khí ở mức trung bình. Một số khác lại cho rằng nó thích hợp cho nhiệm vụ chống cướp biển.

Sự ra đời của Type-056 phản ánh tham vọng của Trung Quốc trong các chương trình đóng mới tàu chiến.

Nhìn từ góc độ tài chính, một số ý kiến cho rằng, sở dĩ có chương trình đóng mới tàu khu trục Type-056 là vì loại tàu khu trục Type-054A quá đắt. Đơn giá mỗi tàu Type-054A lên đến 238 triệu USD. Vì vậy, để xây dựng đủ số tàu chiến theo yêu cầu sẽ là một gánh nặng quá lớn với ngân sách, trong khi đó năng lực tác chiến của các tàu này cũng không thực sự vượt trội so với một số tàu khu trục nhỏ khác trong khu vực. Hải quân nước này cần một loại tàu khu trục nhỏ mới với chi phí dễ chịu hơn, đảm đương nhiệm vụ ven bờ để cho các tàu khu trục loại lớn rảnh tay làm nhiệm vụ đường dài.

Một số chuyên gia quân sự nhận định rằng, Trung Quốc sẽ xây dựng khoảng 8 tàu khu trục phòng không Type-052C, 24 tàu khu trục hạng nặng Type-052D, hạm đội tàu chiến hiện đại này sẽ đảm đương nhiệm vụ vươn ra biển lớn, tranh giành ảnh hưởng với Mỹ tại những vùng biển xa xôi ở Tây Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương, thậm chí là xa hơn nữa.

Đội tàu khu trục nhỏ Type-054A khoảng 20 chiếc, cùng với số lượng các tàu khu trục nhỏ khác như Type-053, Type-051 sẽ đảm đương nhiệm vụ tại các vùng biển gần Trung Quốc, cùng với tàu sân bay sắp đi vào hoạt động tạo nên sự áp đảo về lực lượng tại khu vực châu Á.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

>> Trung Quốc - Việt Nam: cuộc chiến vì thềm lục địa đang được chuẩn bị

Nếu như Trung Quốc toan báo thù thì họ sẽ vấp phải phản ứng của Mỹ và Nga.

>>Khả năng xảy ra chiến tranh ở biển Đông thấp hơn biên giới Trung-Ấn?



http://nghiadx.blogspot.com
Giàn khoan Hải Dương 981 - Ảnh: Nhân Dân nhật báo


Từ đầu tháng này, EU đã ngừng nhập khẩu dầu mỏ Iran và này chỉ còn Trung Quốc và Ấn Độ là khách hàng lớn nhất dầu mỏ Iran.

Do tình hình ở Trung Á căng thẳng, chính quyền Trung Quốc đang đẩy mạnh nỗ lực tìm các nguồn cung cấp hydrocarbon thay thế.

Trung Quốc đang đưa ra trắng trợn hơn yêu sách đối với vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, nơi các công ty dầu khí Gazprom của Nga và Exxon của Mỹ đang hoạt động.

Cuối tháng 6, Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) thông báo mời các công ty nước ngoài thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa của Việt Nam ở Biển Đông.

Vấn đề là ở chỗ các hãng dầu khí Gazprom của Nga và Exxon của Mỹ đang tiến hành thăm dò địa chất, hơn nữa lại rất thành công ở các lô này. Các công ty này đã được Chính phủ Việt Nam, quốc gia đang kiểm soát các lô này trên thềm lục địa Việt Nam ở Biển Đông, cấp giấy phép thăm dò địa chất.

Chính phủ Việt Nam và Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) Đỗ Văn Hậu đã yêu cầu Trung Quốc phải lập tức hủy bỏ việc mời thầu này vì nó vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Các lô dầu khí mà Trung Quốc mời thầu “nằm sâu trong thềm lục địa của Việt Namа”, vì thế nó “vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền” của Việt Nam, ông Đỗ Văn Hậu nói.

Sau đó, có những tin tức nói rằng, các tàu chiến Trung Quốc và Việt Nam đang tập trung tại khu vực này.

Hồi đầu năm, Mỹ đã thông báo thay đổi các ưu tiên đối ngoại. Nay khu vực châu Á-Thái Bình Dương chứ không phải khu vực Cận Đông trở thành khu vực lợi ích chủ yếu của người Mỹ. Vì thế, chỉ cần Trung Quốc mưu toan chiếm giữ các mỏ dầu mà Exxon đang làm việc và hạm đội Mỹ nhảy vào bảo vệ, điều đó có thể gây ra một cuộc xung đột quân sự lớn.

Một vấn đề quan trọng là Nga sẽ có lập trường thế nào trong cuộc xung đột này. Một mặt, Nga và Trung Quốc là các đối tác trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, mùa xuân năm nay, hai nước đã tổ chức tập trận chung.

Nhưng mặt khác, Trung Quốc đang đưa ra yêu sách phi pháp đối với các mỏ dầu mà Gazprom đang hoạt động.

Đáng chú ý là hiện nay các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đang tham gia cuộc tập trận chung với Mỹ mà Trung Quốc thì không được mời tham dự.

Ngoài ra, mấy năm nay, Việt Nam tăng cường rất mạnh việc mua sắm vũ khí của Nga. Nga đang bán cho Việt Nam các máy bay tiêm kích Su-30MK2, các tàu tên lửa, các frigate lớp Gepard, tàu ngầm, các hệ thống tên lửa bờ biển cực mạnh Bastion trang bị tên lửa hành trình chống hạm Yakhont… Kết quả là Việt Nam đã giành vị trí thứ hai trong số các khách hàng mua vũ khí Nga, chỉ đứng sau Ấn Độ. Trước đó, Trung Quốc từng giữ vị trí này.

Nếu đánh giá danh mục vũ khí Nga được bán cho Việt Nam thì thấy rằng, vũ khí dùng để chống xâm lược từ hướng biển, kể cả bảo vệ các mỏ dầu trên thềm lục địa của Việt Nam chiếm một phần quan trọng.

Tình hình chính trị nội bộ của Trung Quốc có thể là cú hích dẫn đến xung đột quân sự với Việt Nam. Mùa thu tới sẽ diễn ra việc thay đổi ban lãnh đạo Trung Quốc, điều này đã làm cuộc đấu tranh nội bộ đảng cộng sản Trung Quốc căng thẳng đột biến. Cụ thể là ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản Trung Quốc Bạc Hy Lai đã bị bắt.

Một thời gian sau, trên báo chí xuất hiện những thông tin nói rằng, thân nhân của nhà lãnh đạo tương lai của Trung Quốc Tập Cận Bình đang sở hữu cổ phần trong các công ty ước trị giá 376 triệu USD. Ngoài ra, họ còn sở hữu một phần công ty khai thác đất hiếm có giá trị khoảng 1,73 tỷ USD.

Chính quyền Trung Quốc đang muốn hướng dư luận khỏi những thông tin khó chịu này nên một cuộc chiến tranh ngắn thắng lợi sẽ có thể rất hữu ích. Cần lưu ý rằng, lần gần đây nhất Trung Quốc tấn công Việt Nam là vào năm 1979 và đã thất bại thảm hại, điều mà Trung Quốc đến nay vẫn coi là nỗi nhục quốc gia. Và nếu như Trung Quốc toan báo thù thì họ sẽ vấp phải phản ứng của Mỹ và Nga, những quốc gia có các công ty đang hoạt động trên thềm lục địa của Việt Nam.

(Nguồn :: VIETNAMDEFENCE)

>> Khi Việt Nam rút "kiếm khỏi vỏ" ?

Bình tĩnh, sáng suốt, để làm chủ tình hình. Kiên quyết, khôn khéo, không khoan nhượng, dù phải hy sinh nhiều của, nhiều người khi bảo vệ quyền lợi tối thượng: Chủ quyền và toàn vẹn lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc trước bất kỳ kẻ thù nào.

>> Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo của CS Biển Việt Nam



http://nghiadx.blogspot.com
Đội tàu cá theo kiểu liên hoành ngang ngược của Trung Quốc


Hành động gần đây của Trung Quốc trên Biển Đông có thể nói rất ngang ngược và nguy hiểm, thách thức đến an ninh chủ quyền toàn vẹn lãnh hải của các quốc gia ven biển ĐNA nói chung và Việt Nam nói riêng.

Ngang ngược, bởi Trung Quốc bất chấp tất cả luật lệ quốc tế, cậy thế nước lớn đe dọa sử dụng vũ lực…nhằm thực hiện âm mưu bành trướng của mình.

Nguy hiểm, bởi hành động của Trung Quốc là hành động thực dân, xâm phạm đến chủ quyền, lãnh hải – điều thiêng liêng của bất kỳ quốc gia nào, nguyên nhân trực tiếp gây nên xung đột quân sự, chiến tranh tàn khốc, ảnh hưởng đến hòa bình khu vực.

Chúng ta không như Trung Quốc trong vụ tranh chấp Philipines khi cho rằng Philipines “bắt nạt” và cũng không như Philipines hô to lên rằng quân khu này, hạm đội kia sẵn sàng đợi lệnh. Và hiện nay khi biết 30 tàu cá Trung Quốc ra Trường Sa, Philipines cũng hô lên “Hải quân sẵn sàng đợi lệnh”…

Việt Nam không như vậy.

Trước một tình thế hiểm nghèo, ông cha ta đã dạy “Khoan vội rút kiếm ra khỏi vỏ mà trước tiên phải biết kẻ thù là ai, từ đâu tới, chúng muốn gì và bằng cách nào”?

Đó chính là bản lĩnh dày dạn của Việt Nam được tôi luyện qua các cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc ác liệt nhất, trước những đối thủ hùng mạnh nhất như Nguyên Mông rồi Pháp và sau đó là Mỹ…Đó chính là sự bình tĩnh, sáng suốt, khôn khéo của cái đầu lạnh để làm chủ tình hình, làm chủ tình huống, với một trái tim nóng sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc.

Kẻ thù là ai? Chúng từ đâu đến? Không nói, ngay một người dân Việt Nam bình thường cũng đã xác định. Âm mưu chiến lược của kẻ thù có thể biết dễ dàng, nhưng sách lược, thủ đoạn, tính chất, mức độ các giai đoạn thực hiện, biết được là rất khó.

Bởi thế, “biết được chúng muốn gì và bằng cách nào” là coi như ta làm chủ được tình hình. Khi làm chủ được tình hình thì không sợ, không bất ngờ trước bất kỳ tình huống nào xảy ra.

Biển Đông, Trung Quốc đã khuấy động, đưa Việt Nam, Philipines vào một tình thế nguy hiểm, cấp bách khiến dư luận và những người yêu chuộng hòa bình hết sức lo ngại.

Dấn tiếp bước nữa là Trung Quốc coi như đã dồn Việt Nam, Philipines vào chân tường. Xung đột quân sự, chiến tranh sẽ chắc chắn nổ ra. Liệu Trung Quốc có dám mạo hiểm tiến hành một cuộc chiến tranh trên biển với Việt Nam lúc này không?

Quan sát, theo dõi kỹ tình hình, diễn biến gần đây chúng ta thấy có vẻ như sự nguy hiểm đang ở mức hành vi. Hàng hải Biển Đông vẫn an toàn…

Trung Quốc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và hô hào quân sự hóa Tam Sa; “Mời thầu quốc tế 09 lô dầu khí” trong EEZ của Việt Nam…tuy tính chất thì rất nghiêm trọng, nhưng mức độ cũng mới chỉ lời nói.

Nếu như Trung Quốc phản ứng trước hành động của Nhật khi Nhật quốc hữu hóa quần đảo tranh chấp Sekaku rằng, “Cho Nhật bản muốn nói gì thì nói, quần đảo này cũng thuộc Trung Quốc” thì Việt Nam cũng vậy thôi.

Việt Nam phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam và vi phạm UNCLOS. Trung Quốc nói gì thì nói, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam như điều 1 Luật biển Việt Nam và thềm lục địa, EEZ 200 hải lý thuộc Việt Nam như UNCLOS quy định.

Trung Quốc hùng hổ tổ chức 30 tàu cá tiến ra khai thác ở Trường Sa…Rõ ràng, mục đích của họ là không phải đánh cá mà chủ yếu là khẳng định và hợp lý hóa chủ quyền (bành trướng) trong yêu sách đường “lưỡi bò”.

Có một thực tế mà chúng ta nên hiểu và bình tĩnh, tránh quá khích, rằng, chúng ta có thể coi các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa thuộc dạng không có “kinh tế riêng…” nên chỉ có lãnh hải mà không có EEZ.

Như vậy, quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vẫn có khu vực không thuộc EEZ của Việt Nam và lãnh hải của Trường Sa và do vậy, 30 hay 100 tàu đánh cá của họ có quyền đánh bắt tự do mà chúng ta không quan tâm.

Một thực tế nữa là Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, do vậy, đương nhiên, bất cứ hành động nào của Trung Quốc liên quan đến nó là vi phạm chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.

Chúng ta đòi lại bằng biện pháp hòa bình, cho nên không thể ngày một ngày hai là công cuộc hoàn thành, bởi vậy, trước mắt, chúng ta phải chấp nhận thực trạng này.

Tuy nhiên, vấn đề quan trọng, mấu chốt ở đây là Việt Nam, cũng như Philipines phải theo dõi chặt chẽ khu vực đánh cá của 30 tàu này ở đâu?(Báo chí đăng tin đầy nhưng chưa rõ khu vực thuộc EEZ của Việt Nam hay Philipines).

Nếu trong khu EEZ của Việt Nam thì kiên quyết, không khoan nhượng, dùng Cảnh sát biển và các cơ quan chức năng trên biển khác như biên phòng, kiểm ngư nhắc nhở, đuổi ra khỏi khu vực và khi cần thiết phải trấn áp bằng bạo lực như Nga đã từng làm mới đây với tàu cá Trung Quốc.

Nếu ngoài EEZ của ta nhưng trong vùng đảo Chữ Thập thì chúng ta vẫn phản đối và theo dõi chặt chẽ, nhưng phải chấp nhận thực trạng trên, không và chưa cần thiết làm tăng thêm căng thẳng trên Biển Đông trước phản ứng của nước lớn với Luật biển Việt Nam.

Đó là sự lựa chọn khôn ngoan, hiểu mình, hiểu người mà đôi bên cùng chấp nhận được.

Việc Trung Quốc có hung hăng cho tàu cá tràn vào EEZ của Việt Nam, khiêu khích, tạo cớ gây xung đột hay gì đi nữa hay không là cách gây hấn của họ.

Việc Trung Quốc ngang ngược, bất chấp, cho dàn khoan tiến về 09 lô dầu khí trong EEZ của Việt Nam khai thác hay không là cách làm của họ.

Chỉ biết rằng, vì những thứ đó-chủ quyền, toàn vẹn lãnh hải, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc mà dân tộc Việt Nam không tiếc một thứ gì, không sợ bất cứ ai và đã rất nhiều lần dạy cho quân xâm lược những bài học đích đáng.

Tượng người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo đã có ở Trường Sa. Mắt Người hiên ngang nhìn thẳng ra biển khơi, tay cầm sách và một tay hờ lên đốc kiếm nhắc nhở cháu con rằng; “Phải bình tĩnh, sáng suốt, nhìn xa trông rộng để làm chủ tình hình”, nhưng tay Người vẫn chỉ để hờ trên đốc kiếm bởi Việt Nam không phải là kẻ hiếu chiến, ưa dùng dao kiếm mà chỉ “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn”.

Việt Nam quý trọng hòa bình hữu nghị hơn ai hết và chỉ rút kiếm khi phải bảo vệ biên cương Tổ quốc bị xâm lăng.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

>> Tìm hiểu loại tàu Trung Quốc mắc cạn ở biển Đông

Hôm 11/7, Chính phủ Trung Quốc xác nhận một chiếc tàu chiến đã bị mắc cạn ở biển Đông.

>> Tàu 871 của Hạm đội Nam Hải TQ bị chìm ở Hoàng Sa



http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc tàu thuộc lớp Giang Hồ V (cùng loại Đông Hoán), bố trí hai cụm bệ phóng (lắp 3 đạn) tên lửa ở trước và sau ống khói.


Theo tin từ Bộ Quốc phòng Philippines, chiếc tàu chiến của Trung Quốc bị mắc cạn mang số hiệu 560 có tên Đông Hoán, thuộc lớp tàu Giang Hồ V (Type-053H1G).

Đây là một trong những loại tàu chiến cũ kỹ, lạc hậu của Hải quân Trung Quốc.

“Cải lùi” vì vội vàng

Đầu những năm 1990, trước “cơn khát” tàu chiến của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành chương trình đóng mới khẩn cấp 6 tàu lớp Giang Hồ V.

Nhưng vì khẩn cấp nên Giang Hồ V (Type 053H1G) tuy được xem là biến thể cuối cùng của lớp tàu Giang Hồ (Type 053) nhưng thay vì cải tiến thì nó lại “cải lùi” để giảm giá thành và thời gian chế tạo.

Thực vậy, trong vòng 3 năm (1992-1995), Trung Quốc đã chế tạo và đưa vào hoạt động đồng loạt cả 6 tàu Giang Hồ V trong Hạm đội Nam Hải.

Giang Hồ V có lượng giãn nước 1.960 tấn, kích thước 103,22 x 10,8 x 3,05m. Tàu trang bị hai động cơ diesel 12E390VA sản sinh 16.000 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 25,6 hải lý/h, hoạt động liên tục trên biển 15 ngày.

Để giảm thời gian, Giang Hồ V thiết kế dựa trên khung thân Giang Hồ II (Type 053H1) chế tạo từ đầu những năm 1980, có một số sửa đổi cải tiến nhỏ (cabin kín, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống phòng vệ xạ - sinh - hóa NBC, hệ thống chiến đấu tích hợp).

Tất nhiên, nó cũng kế thừa sẵn những yếu điểm của công nghệ tàu chiến những năm 1980, đó là tính tự động hóa kỹ thuật không cao (thủy thủ đoàn đông đảo 200 người), kiểu dáng dễ bộc lộ trước radar đối phương.

Hiện đại với những năm... 1960-1970

Trang bị vũ khí của Giang Hồ V thậm chí còn yếu kém hơn cả "người em" Giang Hồ III khi trang bị tên lửa chống hạm lỗi thời, không phù hợp với chiến tranh hiện đại.

Về hỏa lực, Giang Hồ V trang bị 6 tên lửa hành trình đối hạm tầm ngắn SY-1. Loại tên lửa này được chế tạo dựa theo mẫu P-15 Termit của Nga, có tầm bắn khoảng 80km, lắp đầu đạn nặng 513kg. Đây là loại vũ khí cũ kỹ, đầu đạn tuy lớn nhưng tầm bắn hạn chế.

Ngoài tổ hợp SY-1, Giang Hồ V trang bị hai pháo hạm Type 79 2 nòng cỡ 100mm bố trí ở đầu và đuôi tàu. Loại pháo này được dùng để chống mục tiêu trên biển tầm gần hoặc hỗ trợ tác chiến đổ bộ đường biến. Pháo Type 79 có tầm bắn 22km, tốc độ bắn 18 phát/phút.

Cả hai hệ thống tên lửa SY-1 và pháo hạm Type 79 dùng chung radar điều khiển hỏa lực Type 343. Pháo 100mm còn được hỗ trợ thêm thiết bị ngắm quang – điện trong môi trường gây nhiễu điện tử mạnh.

Hỏa lực phòng không của Giang Hồ V cũng không khá hơn hỏa lực chống hạm khi nó không có hệ thống tên lửa đối không. Giang Hồ V chỉ có 4 tháp pháo phòng không Type 76A 2 nòng cỡ 37mm kết hợp radar điều khiển hỏa lực Type 341.

Pháo Type 76A có tầm bắn 8.500m, tốc độ 180 phát/phút. Type 76A có thể hữu hiệu phần nào khi đối phó với máy bay nhưng với tên lửa hành trình đối hạm cao tốc thì có lẽ là không đủ để cứu nó khỏi bị đánh chìm.

Giang Hồ V còn được thiết kế hệ thống chống ngầm gồm 2 cụm máy phóng rocket săn ngầm Type 87 (6 nòng) bắn đạn cỡ 240mm, tầm bắn xa nhất 1.200m.




http://nghiadx.blogspot.com
SY-1 là loại tên lửa chống hạm kiểu cũ.

Hệ thống điện tử của Giang Hồ V gồm: đài radar trinh sát đường không/đường biển Type 360 có tầm hoạt động 150km phát hiện máy bay và 50km phát hiện tên lửa đối hạm đối phương; đài radar cảnh giới đường không tầm xa Type 517H; 2 đài radar định vị RM-1290 cùng hệ thống sonar gắn dưới thân tàu.

Nhìn chung, vũ khí của Giang Hồ V là cực kỳ lạc hậu trên cả ba mặt. Tên lửa đối hạm SY-1 có tầm bắn ngắn, tốc độ chậm, dễ bị đánh chặn, độ chính xác kém.

Bên cạnh đó, hỏa lực đối không của nó không hữu hiệu đối với mục tiêu là tên lửa đối hạm cao tốc. Không những thế, các tên lửa ngày nay có độ cao bay pha cuối rất thấp, khó đánh chặn.

Vũ khí chống ngầm không của tàu cũng còn phù hợp với tác chiến hiện đại. Không chắc Giang Hồ V có đủ khả năng tiếp cận vào tầm gần (1.200m) để tiêu diệt tàu ngầm hay không? Trong khi đó, đối phương có thể phát hiện ra nó trước từ cả trăm kilomet và phóng tên lửa tiêu diệt. Type 87 có lẽ chỉ còn để “làm cảnh” hoặc sẽ dùng cho yểm trợ hỏa lực đổ bộ đường biển.

Quả thực, Giang Hồ V chỉ thích hợp với một cuộc chiến tranh trên biển những năm 1960-1970 hơn là từ năm 1990 trở đi. Xu thế chung lúc này là kiểu dáng tàu chiến được thiết kế để giảm thiểu tối đa phản xạ sóng radar. Hỏa lực trang bị tên lửa hành trình đối hạm có tầm bắn hàng trăm km, tốc độ bay siêu âm, bố trí tên lửa đối không, pháo phòng không có tốc độ bắn vài nghìn viên/phút.

Ưu tiên hiện đại hóa

Thấy được những yếu kém đó, từ những năm 2000 Hải quân Trung Quốc bắt đầu hiện đại hóa các tàu chiến lớp Giang Hồ V. Hai chiếc đầu tiên, trong đó có tàu Đông Hoán (560) được ưu tiên thực hiện trước.

Sau khi hoàn tất vào năm 2008, Đông Hoán (560) thay thế tổ hợp tên lửa SY-1 bằng tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm YJ-83 (8 đạn). YJ-83 là loại tên lửa thế hệ mới của Trung Quốc được trang bị cho nhiều chiến hạm hiện đại của nước này. Với YJ-83 thì sức mạnh chống hạm của Đông Hoán trở nên mạnh hơn trước.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Đông Hoán (560) sau khi được hiện đại hóa.

YJ-83 lắp động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt tốc độ hành trình siêu âm Mach 1.3-1.5, tầm bắn tối đa khoảng 120-160km. Trong hành trình bay, YJ-83 bay cách mặt nước 10-30m, ở pha cuối hạ xuống 5m. Tên lửa được điều khiển bằng hệ định vị quán tính ở pha giữa, pha cuối dùng đầu tự dẫn radar chủ động.

Tàu Đông Hoán (560) thay thế kiểu tháp pháo Type 79A và thay thế bằng loại PJ33A cùng cỡ nòng nhưng thiết kể để làm giảm tiết diện phản xạ sóng radar. Đài radar cảnh giới đường không tầm xa Type 514 cũng được gỡ bỏ.

Tuy có mạnh hơn trong vai trò chống hạm tàu, nhưng hỏa lực phòng không của Đông Hoán vẫn được giữ nguyên với 4 tháp pháo 37mm. Thế nên, nó vẫn có thể “dễ dàng” bị đối phương diệt gọn.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

>> HQ Trung Quốc xưng bá ở Thái Bình Dương đâu có dễ ?

Các nước láng giềng có thực lực mạnh có thể bắt chước Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân, do đó Trung Quốc sẽ không thể xưng bá…
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 2)



http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc còn rất nhiều tàu chiến cũ còn hoạt động.


Tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn các nguồn tin cho rằng, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật ở biển Hoa Đông thu hút sự quan tâm mạnh mẽ và đồn thổi quá mức của một số nước.

Trong bối cảnh này, nhà nghiên cứu của Tập đoàn Chính sách Delhi, Ấn Độ là Kailash Prasad vừa có bài viết cho rằng, Trung Quốc hiện đang dốc sức phát triển hải quân tầm xa, nhưng so với các cường quốc hàng đầu, Quân đội Trung Quốc vẫn còn phải đi một con đường dài, trong một khoảng thời gian tương lai tương đối dài, Hải quân Trung Quốc đều không có khả năng lắm xưng bá ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Ngày 9/7, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thừa nhận, từ ngày 10-15/7, Hải quân Trung Quốc sẽ tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở khu vực lân cận quần đảo Châu Sơn, vùng biển Hoa Đông. Trước đó, Hải quân Trung Quốc cũng đã thông báo lệnh cấm, công bố tọa độ vùng biển diễn tập.

Các chuyên gia cho rằng, cuộc diễn tập trên biển Hoa Đông lần này sở dĩ thu hút sự chú ý của dư luận là do tranh chấp quyền lợi biển giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ngày càng gay gắt, đặc biệt là tại khu vực quần đảo Senkaku của Nhật Bản, theo đó, Hải quân Trung Quốc tiến hành đáp trả.

Tờ “JoongAng Ilbo” Hàn Quốc ngày 9/7 có bài viết “Nhật Bản muốn quốc hữu hóa đảo Senkaku, Trung Quốc dự định tổ chức diễn tập bắn đạn thật” cho rằng, cuộc diễn tập trên biển lần này của Trung Quốc là sự cảnh báo mạnh mẽ đối với Nhật Bản.

2 ngày trước đó, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda trong một buổi lễ kỷ niệm đã công khai tuyên bố, Chính phủ Nhật Bản sẽ xem xét mua đảo Senkaku. Trung Quốc cho rằng đó một hành vi cá nhân đã nâng lên thành hành vi quốc gia.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc đang vươn ra biển xa.

Tờ “Munhwa Ilbo” Hàn Quốc cùng ngày cũng có bài viết bình luận về thái độ cứng rắn của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong tranh chấp lãnh hải. Bài viết cho rằng, Quân đội Trung Quốc lần này tổ chức diễn tập bắn đạn thật ở biển Hoa Đông rõ ràng là cảnh cáo Nhật Bản, tình hình biển Hoa Đông ngày càng căng thẳng.

Tờ “Chosun Ilbo” bình luận cho rằng, hiện nay, tranh chấp đảo Senkaku giữa Trung Quốc và Nhật Bản có xu thế ngày càng gay gắt, những động thái gần đây của cả Trung Quốc và Nhật Bản đang làm cho quan hệ hai nước đối mặt với “cuộc khủng hoảng lớn nhất sau 40 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao”.

Chính phủ Nhật Bản muốn quốc hữu hóa đảo Senkaku có thể sẽ bị Trung Quốc đáp trả bằng chính sách cứng rắn tương ứng, từ đó gây ra phản ứng dây chuyền.

Tờ “Tin tức Quốc phòng” Mỹ bình luận cho rằng, ngày 7/7, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda vừa tuyên bố xem xét mua đảo Senkaku, Trung Quốc lập tức tiến hành diễn tập bắn đạn thật, mục đích không cần nói ra cũng thấy rõ ràng.

Hãng Kyodo Nhật Bản cho rằng, Trung Quốc tổ chức diễn tập ở biển Hoa Đông nhằm kiềm chế Mỹ và Philippines.

Cuộc diễn tập này mặc dù không rõ ràng về quy mô và nội dung cụ thể, nhưng rất có thể nhằm đáp trả cuộc diễn tập Carat do Mỹ-Philippines tổ chức từ ngày 2-10/7. Trung Quốc muốn thông qua cuộc diễn tập này để kiềm chế Mỹ, Philippines, nắm chắc quyền chủ động trên biển.

Ngày 9/7, tờ “Liên hợp Buổi sáng” Singapore cho rằng, Quân đội Trung Quốc tổ chức diễn tập ở biển Hoa Đông hoàn toàn không phải là hiếm gặp, đối với Trung Quốc, cuộc diễn tập lần này là “rất bình thường”.

So với các cuộc diễn tập trước đây, cuộc diễn tập trên biển Hoa Đông lần này được mở rộng thêm, nhưng khu vực diễn tập cách xa các vùng biển tranh chấp như bãi cạn Scarborough và đảo Senkaku, dư luận không cần phải giải thích quá mức.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu vực diễn tập của Hải quân Trung Quốc trên biển Hoa Đông từ ngày 10-15/7/2012.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc cho rằng, cuộc diễn tập lần này là “thường lệ”, không nhằm vào đối tượng đặc biệt nào. Theo thói quen, do bị chi phối bởi điều kiện thủy văn và khí tượng, các nước châu Á-Thái Bình Dương trong đó có Trung Quốc thường tổ chức diễn tập trên biển từ tháng 5-7.

Ngoài ra, tổ chức diễn tập trên biển hoàn toàn không phải là việc nhỏ, thông thường cần ít nhất nửa năm làm công tác chuẩn bị. Cuộc diễn tập lần này sớm được thông báo khu vực diễn tập vài ngày trước khi bắt đầu nên không thể nói là nhằm vào nước khác.

Hải quân Trung Quốc không đủ hiện đại hóa

Báo Trung Quốc cho rằng, các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc sở dĩ rất quan tâm đến cuộc diễn tập của Quân đội Trung Quốc rốt cuộc là do lo ngại về sự phát triển sức mạnh của Quân đội Trung Quốc. Nhưng, nhà nghiên cứu Tập đoàn Chính sách Delhi, Ấn Độ, ông Kailash Prasad lại cho rằng, Hải quân Trung Quốc còn kém xa trình độ đứng đầu thế giới.

Trong bài viết “Tham vọng đại dương” trên tạp chí “Lợi ích quốc gia” của Mỹ, ông chỉ ra, trước khi trở thành bá chủ trên biển, trên rất nhiều phương diện, Trung Quốc còn phải nỗ lực theo đuổi. Hiện nay, tổng trọng tải tàu chiến của 21 quốc gia đứng đầu về sức mạnh hải quân trên thế giới là 6,75 triệu tấn, Mỹ chiếm 46%.

Mặc dù điều này hoàn toàn không phải là tiêu chuẩn chính xác đánh giá sức mạnh hải quân, nhưng cộng với ưu thế công nghệ của Hải quân Mỹ, đối với “một nước lớn trỗi dậy cảnh giác cao với hiện trạng”, điều này chắc chắn không phải là việc tốt.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Tống, Hải quân Trung Quốc.

Tác giả cho rằng, 30 năm qua, thành quả hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc vẫn chỉ giới hạn ở lượng nhỏ tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân và tàu ngầm tên lửa đạn đạo, tàu sân bay và tên lửa đạn đạo chống hạm.

>> Mỹ dùng “Thợ săn” P-3C để trấn tàu ngầm hạt nhân TQ ở Biển Đông

Bài viết cho rằng, những loại vũ khí này vẫn có khoảng cách so với hải quân hàng đầu thế giới. Còn tàu sân bay - loại trang bị được thế giới chú ý, vẫn ở giai đoạn khởi đầu, người Trung Quốc “vừa mới bắt đầu học tập thao tác thế nào”. Chỉ có tên lửa đạn đạo chống hạm của Quân đội Trung Quốc mới là "đòn sát thủ" duy nhất để Bắc Kinh giành ưu thế trong cuộc cạnh tranh.

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, tầm phóng của những tên lửa “cơ động cao” này có thể đạt 1.000 dặm Anh (1 dặm Anh = 1,6093 m), cho dù bán kính tác chiến của máy bay phiên bản hải quân thế hệ tiếp theo cũng không đạt được khoảng cách này, từ đó giúp Trung Quốc có thể khả năng ngăn chặn đối thủ tiềm tàng xâm nhập hầu hết các vùng biển ở Tây Thái Bình Dương.

Theo bài viết, trong thời gian tới, tham vọng đại dương của Trung Quốc vẫn khó mà thực hiện. Mặc dù các thủy thủ Trung Quốc đã nắm chắc thông thạo phương pháp thao tác tàu mới, nhưng “một tàu sân bay thời kỳ Liên Xô cũ được tân trang, tên lửa đạn đạo chống hạm và vài tàu ngầm hạt nhân không thể tàng hình” cũng không đủ làm cho Quân đội Trung Quốc thực hiện các hành động tác chiến phức tạp ở biển xa.

Môi trường xung quanh có thể nguy hiểm hơn

Tuy nhiên, đối với các nước láng giềng của Trung Quốc, sự đổi mới trang bị của Hải quân Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng. Prasad chỉ ra, số lượng không nhỏ các các tàu ngầm lớp Tống, lớp Minh và tàu ngầm diesel Romeo sao chép Liên Xô cũ, tàu catamaran (nhiều mảnh), tàu vận tải đổ bộ và vũ khí trên bờ tầm ngắn khác sẽ gây tác động ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các nước láng giềng - rốt cuộc lựa chọn quan hệ với Trung Quốc hay tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ và các cường quốc hùng mạnh khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ 071 Tỉnh Cương Sơn, có lượng giãn nước 18.500 tấn, dài 210m, rộng 28m, mang theo 120 binh sĩ, trang bị cho Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

Gần đây, quan hệ Myanmar-Mỹ liên tục được cải thiện, bài viết cho rằng, sau khi mất đi Myanmar - con đường năng lượng dự bị này, Bắc Kinh đã bắt đầu hoài nghi về mối quan hệ “đầu tư lớn, sinh lợi ít” giữa Trung Quốc và Myanmar, đồng thời càng khát vọng có được sự hỗ trợ của các nước láng giềng trên biển đối với những nỗ lực hiện đại hóa hải quân của họ.

Nhưng, nếu Trung Quốc “tiếp tục thực hiện chính sách mạo hiểm tương tự như đối đầu ở bãi cạn Scarborough”, rất ít quốc gia sẽ hoan nghênh tham vọng phát triển hải quân của họ.

Prasad cho rằng, các nước cách Trung Quốc tương đối xa như Ấn Độ, Australia, đến nay, cũng bắt đầu buộc phải đối mặt với Hải quân Trung Quốc ngày càng mạnh, những ngôn từ “hữu nghị” của Bắc Kinh hầu như không thể làm tan biến bất cứ sự nghi ngờ nào.

Hiện nay, Australia bắt đầu chi 40 tỷ USD tiến hành nâng cấp đối với lực lượng tàu ngầm, Ấn Độ đã đưa tàu ngầm hạt nhân Chakra thuê của Nga vào hoạt động, công việc tự chế tạo tàu ngầm hạt nhân Arihanta và tàu sân bay của Ấn Độ cũng đang được thúc đẩy mạnh mẽ.

Lần đầu tiên trong 36 năm qua, Nhật Bản tiến hành mở rộng lực lượng tàu ngầm, còn Hàn Quốc cũng đang dốc sức nâng cấp hải quân và lực lượng tác chiến đổ bộ.

Bài viết cho rằng, nếu nước nào ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương phán đoán nhầm, sẽ phải trả giá đắt, môi trường này rất bất lợi cho Trung Quốc. Thoạt nhìn, hải quân có thực lực càng mạnh hầu như có thể làm cho Bắc Kinh phát huy vai trò ảnh hưởng một cách thoải mái hơn, nhưng thực tế hoàn toàn không phải như vậy.

Nhìn về lâu dài, các nước khác ở khu vực này có thể bắt chước tiến trình hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc, một số nước láng giềng có thực lực tương đối mạnh thậm chí có thể đuổi vượt Trung Quốc, vì vậy trong tương lai Quân đội Trung Quốc hoàn toàn không nhất định có thể giành được ưu thế, “không có nhiều khả năng lắm xưng bá Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương”.

Nếu thực sự xuất hiện tình hình này, ở sân sau thiếu lòng tin và có sự hiện diện của rất nhiều các cường quốc, Bắc Kinh sẽ trở nên bị cô lập và yếu ớt hơn.
http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo kiểu cơ động DF-21C của Lực lượng Pháo binh 2 (Lực lượng Tên lửa Chiến lược), Quân đội Trung Quốc.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

>> Quân khu Hải Nam có soái mới

Truyền thông đang loan truyền về những động thái ráo riết của Trung Quốc về việc thay đổi nhân sự tại Quân khu Hải Nam. Nhiều ý kiến cho rằng việc bổ nhiệm một loạt cán bộ quân sự chủ chốt mới cho quân khu này và Hạm đổi Nam Hải cho thấy Trung Quốc sẽ cứng rắn hơn trong vấn đề Biển Đông.

>> Khu trục Type-54A của Trung Quốc sẽ được xuất ngoại ?
>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?


http://nghiadx.blogspot.com
Tân Chính ủy Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc, tướng Vương Đăng Bình


Mạng Tin tức Trung Quốc ngày 11/7 dẫn nguồn chính quyền tỉnh Hải Nam cho biết tỉnh này vừa công bố quyết định của Quân ủy Trung ương Trung Quốc bổ nhiệm một loạt cán bộ quân sự chủ chốt tại Quân khu Hải Nam, từ Chính ủy Quân khu cho tới các chức vụ Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy và Chủ nhiệm Chính trị Quân khu Hải Nam.

Trước đó, quân đội Trung Quốc đã điều động tướng Vương Đăng Bình từ Hạm đội Bắc Hải về làm Phó Chính ủy Đại Quân khu Quảng Châu, kiêm Chính ủy Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.
Tướng Vương Đăng Bình vốn được đánh giá là nhân vật thuộc phe “diều hâu” trong quân đội Trung Quốc.

Các động thái liên tiếp của Trung Quốc diễn ra đúng thời điểm nhạy cảm khi những căng thẳng trên Biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu. Trong khi đó, đây cũng là chủ đề quan trọng được đưa ra bàn thảo tại tuần lễ hoạt động cấp cao của ASEAN đang diễn ra tại Campuchia.

Trung tướng Từ Phấn Lâm, Tư lệnh Đại Quân khu Quảng Châu tại lễ công bố các quyết định bổ nhiệm trên đã nhấn mạnh tỉnh Hải Nam có vị trí rất quan trọng trong chiến lược an ninh cũng như phát triển toàn cục của Trung Quốc. Cùng với diễn biến và thay đổi của tình hình, vị trí vai trò quan trọng kể trên ngày càng nổi bật.

Liên quan tới việc thành lập đơn vị hành chính cấp thành phố mà Trung Quốc gọi là Tam Sa, "Global Times" cùng ngày đăng bài viết của tác giả Trình Cương cho biết Trung Quốc đang tập trung đẩy nhanh việc xây dựng và kiện toàn hệ thống kết cấu hạ tầng thiết yếu như trụ sở làm việc, bệnh viện, bưu điện, ngân hàng…trên đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam và gọi là đảo Vĩnh Hưng).

Không những thế, Trung Quốc cũng cho khởi công xây một trại tạm giam chuyên để giam giữ ngư dân cùng tàu thuyền các nước bị Trung Quốc bắt giữ.



http://nghiadx.blogspot.com
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép

Các động thái ngông cuồng và bất chấp công luận cũng như luật pháp quốc tế của Trung Quốc diễn ra khi mà ASEAN kêu gọi Bắc Kinh tham gia đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).

Ngay trước thềm Hội nghị ASEAN-Trung Quốc diễn ra ngày 11/7 tại Campuchia, các nước ASEAN đã đạt được đồng thuận về COC.

Nội dung COC hiện chưa được công bố, song giới chức ngoại giao của ASEAN tiết lộ thì tinh thần chung của bộ quy tắc này là giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN-Trung Quốc tại Campuchia ngày 11/7

Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông mà ASEAN đã đồng thuận còn đề cập việc quyết giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp ước Hòa bình và hữu nghị (TAC) do ASEAN tạo lập từ năm 1976 mà Trung Quốc đã ký tham gia. TAC nghiêm cấm việc dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp.

Tuy nhiên, tới giờ Trung Quốc vẫn chưa chịu “gật đầu” để ngồi vào đàm phán chính thức về bộ quy tắc sẽ mang tính pháp lý bắt buộc này.

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

>> Tranh chấp đảo với Nhật, Trung Quốc quyết tâm dùng vũ lực ?

“Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ dùng vũ lực giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư, đồng thời có quyết tâm và khả năng bảo vệ tốt chủ quyền đảo Điếu Ngư”.- Doãn Trác - Thiếu tướng Trung Quốc tuyên bố.

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 2)
>> Trung Quốc bắn đạn thật nắn gân Nhật Bản


http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản tăng cường khẳng định chủ quyền đối với đảo Senkaku.


Mạng sina Trung Quốc dẫn nguồn tin từ tờ “Quốc tế trực tuyến” cho biết, ngày 7/7, trong thời điểm nhạy cảm của quan hệ Trung-Nhật, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiến hành nghiên cứu tổng hợp về việc mua đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) và thực hiện “quốc hữu hóa” đảo Senkaku.

Báo Trung Quốc kéo dư luận quay trở về lịch sử với những tuyên truyền khó chấp nhận cho rằng, đây cũng là thời điểm mở đầu cho cuộc xâm lược toàn diện đối với Trung Quốc của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai – tròn 75 năm biến cố cầu Lư Câu.

Đối với tuyên bố của Chính phủ Nhật Bản, Trung Quốc cũng đáp trả lại bằng một lập trường cứng rắn, cho rằng “tuyệt đối không cho phép bất cứ người nào mua bán lãnh thổ của Trung Quốc”. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản “mua đảo” hoàn toàn không phải “hài kịch”, mà là một cuộc “chiếm đoạt hòn đảo được sắp đặt dày công”, “quân đội (Trung Quốc) tuyệt đối không cho phép hành vi mua đảo Điếu Ngư được thực hiện”.

Đảo Senkaku (quần đảo) nằm ở phía tây nam Nhật Bản, phía đông Phúc Kiến, Trung Quốc và đông bắc Đài Loan, có tổng diện tích khoảng 6,5 km2. Ngoài đảo Senkaku có diện tích lớn nhất, còn có đảo Kuba (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Vĩ), đảo Taishō (Trung Quốc gọi là Xích Vĩ), đảo Minami (Nam Tiểu), đảo Kita (Bắc Tiểu) và một số mỏm đá.

Đại tá Lương Phương, giáo sư Ban Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã "phán" rằng: "các “mốc thời gian” thể hiện người Trung Quốc là người phát hiện sớm nhất và quản lý đảo Senkaku, nên hòn đảo này “thuộc về Trung Quốc”!?


http://nghiadx.blogspot.com
Các nghị sĩ Nhật Bản khẳng định chủ quyền đảo Senkaku.

Bắt đầu từ tháng 4/2012, Thị trưởng Tokyo Shihara Jintaro đã đề xướng mua lại đảo Senkaku từ tay tư nhân người Nhật Bản. Đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức lên tiếng, chủ đạo việc mua lại hòn đảo này nhằm bảo vệ chủ quyền, nhưng Thị trưởng Tokyo thì muốn do Tokyo mua lại.

Đại tá Lương Phương cho rằng, sở dĩ Nhật Bản có động thái mới này là do có một số lý do sau: Trước hết, hiện nay Trung Quốc đang ở thời kỳ cơ hội chiến lược, năm nay lại chuẩn bị tiến hành Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên sẽ không có hành động lớn.

Thứ hai, trọng điểm chiến lược của Mỹ chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương tạo sự hỗ trợ rất lớn cho Nhật Bản.

Năm 2010, sau khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra sự cố va chạm tàu, Mỹ đã không can thiệp tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku giữa Trung-Nhật, nhưng hiện nay sẽ căn cứ vào “Hiệp ước Bảo đảm An ninh Nhật-Mỹ” để tiến hành phòng thủ đảo Senkaku, điều này thúc đẩy Nhật Bản tăng cường kiểm soát đảo Senkaku.

Thứ ba, hiện nay thế lực cánh hữu Nhật Bản đứng đầu là Shihara Jintaro muốn thành lập đảng mới, muốn tạo thế, nên đưa ra chủ trương mua đảo Senkaku.

Báo chí, dư luận Trung Quốc tập trung mũi dùi tuyên truyền cho rằng: "việc mua đảo của Nhật Bản là “hoang đường”, “đi ngược lại đồng thuận của lãnh đạo hai nước trước đây”, “tiếp tục thu hẹp không gian chính sách trong vấn đề đảo Điếu Ngư của hai nước, tình hình phức tạp thêm trầm trọng”… Rõ ràng, ở đây, hành vi cá nhân “mua đảo” đã được nâng lên thành “hành vi quốc gia”.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc diễn tập quân sự trên biển.

Vị đại tá Trung Quốc nhấn mạnh, một khi Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Senkaku, họ sẽ có rất nhiều hành động lớn, có thể đưa quân đến đồn trú tại đây, tạo ra thách thức rất lớn cho Trung Quốc. Bởi vì, đóng quân là hành động tuyên bố chủ quyền hiệu quả nhất, do đó chính phủ vào cuộc là một việc rất lớn.

Vị đại tá này răn đe rằng, phải có thái độ nghiêm khắc, kiên quyết không để cho hành vi “mua đảo” thực hiện được. Một loạt hậu quả sau này như quan hệ Trung-Nhật xấu đi, thậm chí đối đầu quân sự, Nhật Bản đều phải gánh chịu tất cả mọi hậu quả.

Báo Trung Quốc bình luận, chính quyền Nhật Bản hiện đang hữu khuynh hóa, cộng thêm kinh tế đình trệ lâu dài, cần chuyển sự bất mãn của người dân bằng nhân tố bên ngoài. Trong khi đó, Nga lại kiểm soát thực tế đối với quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là Bốn hòn đảo Phương Bắc), đảo Senkaku trở nên “dễ dàng nhúng tay”.

Thiếu tướng Doãn Trác, Ủy ban Chuyên gia Thông tin Hải quân Trung Quốc suy đoán, Nhật Bản cảm thấy rất không cân bằng với sự phát triển kinh tế tốc độ cao của Trung Quốc, muốn “dùng đảo Senkaku để chuyển hóa mâu thuẫn trong nước”.

Hiện nay, GDP của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai thế giới, trong khi “Nhật Bản luôn cho mình là anh cả ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, do đó Nhật Bản có trạng thái tâm lý “mất cân bằng”, hành vi mua đảo rất dễ được người dân tiếp nhận.

Tướng Trung Quốc tuyên truyền rằng: Nhật Bản kiểm soát thực tế đảo Senkaku là “không tồn tại”, bởi vì “tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc chưa bao giờ ngừng tuần tra thường xuyên đối với phạm vi lãnh hải của đảo Điếu Ngư, Trung Quốc luôn xua đuổi tàu thuyền Nhật Bản can thiệp tuần tra, mời họ nhanh chóng rời khỏi lãnh hải Trung Quốc”.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu chiến kiểu mới Trung Quốc.

Ông này thậm chí răn đe: “Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ dùng vũ lực giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư, đồng thời có quyết tâm và khả năng bảo vệ tốt chủ quyền đảo Điếu Ngư”.

Doãn Trác tuyên bố: “Hiện nay, về quân sự, chúng tôi sẽ không từ bỏ, bởi vì Nhật Bản chưa đề xuất dùng tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư. Nhưng nếu Nhật Bản dám thực hiện các hành động quân sự ở đảo Điếu Ngư, là một nước có chủ quyền, Trung Quốc chắc chắn sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ về quân sự.

Hiện nay, hai bên chưa đến bước này. Thông qua chiến lược mang tính phòng ngự của chúng tôi, về quân sự chúng tôi sẽ không đi bước đầu tiên, nhưng khi thực hiện bước thứ hai, chúng tôi có quyết tâm kiên định, cũng hoàn toàn có khả năng bảo vệ chủ quyền đảo Điếu Ngư”.

Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc còn cho rằng, trên thực tế, Trung Quốc và Nhật Bản đều hiểu rằng, vấn đề đảo Senkaku từ lâu không giải quyết được là do “đảo Senkaku đã trở thành công cụ để Mỹ sử dụng ly gián quan hệ Trung-Nhật”.

Doãn Trác kết luận, vấn đề đảo Senkaku trở nên gay gắt đều không có lợi cho hai bên, sẽ làm xấu đi quan hệ song phương, người dân hai bên sẽ trở nên đối đầu với nhau, cuối cùng thì Mỹ trở thành “ngư ông đắc lợi”.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

>> Trung Quốc bắn đạn thật nắn gân Nhật Bản

Sau khi gây hấn với các quốc gia Đông Nam Á trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên biển Đông, mới đây Trung Quốc lại tiếp tục “nắn gân” Nhật trong vụ việc liên quan tới chủ quyền sở hữu đảo Điếu Ngư/Senkaku trên biển Hoàng Hải...

>> Biển Đông: Ván cờ thế kỉ


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc sẽ tiến hành cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoàng Hải lớn nhất từ trước tới nay để nắn gân Nhật Bản...


Vụ việc tranh chấp khu vực bãi đá cạn Scarborough trên biển Đông với Philippines chưa lắng dịu thì Trung Quốc đã ngông cuồng tuyên bố đấu thầu 9 lô dầu khí trên biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, chưa dừng lại tại đó Trung Quốc còn điều động tầu hải giám tiến sát khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam để... tuần tra.

Những hành động phi lý trên của Trung Quốc cộng với âm mưu thôn tính toàn bộ biển Đông với cái“đường lưỡi bò” mơ hồ từ nhiều năm qua, Bắc Kinh liên tục vấp phải sự phản ứng dữ dội từ dư luận quốc tế...

Nhưng có lẽ quen thói hung hăng nên Trung Quốc vẫn tự cho mình cái gọi là “quyền phán xét người khác”.

Dựa vào thế của một quốc gia hùng mạnh Bắc Kinh đã liên tục điều động quân đội tiến hành tập trận “không mệt mỏi” để gửi tới các quốc gia trong khu vực lời cảnh báo cứng rắn nhất.

Mới đây giới truyền thông Trung Quốc lại đưa tin, hạm đội Đông Hải của nước này sẽ triển khai hoạt động diễn tập bắn đạn thật trên biển Hoa Đông.

Cuộc diễn tập này diễn ra ngay sau khi Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố hôm 7/7 rằng chính quyền Nhật muốn mua lại đảo Senkaku (còn Trung Quốc gọi là đảo Điếu ngư).

Mặc dù một mực khẳng định việc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Đông không phải điều gì mới mẻ.

Nhưng rõ ràng thông tin về cuộc diễn tập thực binh thực đạn lần này do hải quân Trung Quốc trực tiếp phát đi và dường như lập tức nhận được sự quan tâm chú ý đặc biệt của dư luận.

Quy mô tập trận bắn đạn thật lần này của hải quân Trung Quốc được cho là lớn nhất từ trước tới nay nhưng nó diễn ra ở một khoảng cách nhất định so với vùng biển đảo Senkaku đang có tranh chấp với Nhật Bản và biển Hoàng Hải.

Có thể thấy rằng hành động trên của Bắc Kinh càng chứng tỏ Trung Quốc đang dần mất đi vị thế và uy tín của một nước lớn, liên tục những hành động “gây thù chuốc oán” chỉ khiến cho Trung Quốc tự cô lập chính mình với phần còn lại của thế giới.

Trong bối cảnh cần có thêm đồng minh thì Trung Quốc lại tìm cách gây gổ với hầu hết các quốc gia có chung đường biển.

Điều này vô hình chung đã dồn Bắc Kinh vào “góc tường” trong khi Mỹ chưa cần phải ra tay.

Nếu như trước đây Trung Quốc áp dụng chiến lược “ẩn mình” thì giờ đây quốc gia này đang thực hiện quan điểm “lộ mình” quá rõ và tất nhiên điều này sẽ mang lại bất lợi nhiều hơn là lợi ích cho Trung Quốc.

“Kẻ thù của kẻ thù là bạn”, giờ đây Trung Quốc đang biển tất cả kẻ thù của mình thành những nhóm đồng minh liên kết chống lại ý tưởng bá quyền của Bắc Kinh, có lẽ hơn ai hết những người dân Trung Quốc và các học giả hiểu rất rõ điều này.

Đã có học giả thừa nhận rằng Trung Quốc đang chọn một con đường hoàn toàn sai lầm để hòa nhập với thế giới, súng ống đạn dược không nói lên điều gì, người dân Trung Quốc đang bị những đối tượng có ý tưởng thù địch “lừa dối”, mê hoặc...

Bản thân Giáo sư Thịnh Hồng thuộc Đại học Sơn Đông đã nhấn mạnh: “Quan điểm về chủ quyền lãnh thổ của người Trung Quốc là có “lệch lạc.

Chúng ta không nên chỉ nghĩ lợi ích cho mình mà cần phải quan tâm đến lợi ích của toàn thể thế giới bằng cách tuân thủ các quy tắc quốc tế”.

Vậy nên để tự cứu mình, Trung Quốc hãy dừng ngay những hành động thiếu thiện chí và hết sức mù quáng của mình...

(Nguồn :: Internet )

>> Khu trục Type-54A của Trung Quốc sẽ được xuất ngoại ?

Trung Quốc kỳ vọng có thể cho các nước thuộc thế giới thứ ba chiến hạm tiên tiến Type-54A.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ diệt hạm Type-054A.

Đảm bảo được ưu thế về giá cả, đồng thời trang bị hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng phù hợp với tiêu chuẩn của các loại khí tài tiên tiến, Trung Quốc có ý định dùng tàu hộ vệ Type-054A để thâm nhập vào trị trường vũ khí hải quân thế giới.

Tạp chí Kanwa có bài bình luận cho rằng, đây là một trong những thủ đoạn mà Trung Quốc "phô diễn" trình độ kĩ thuật quân sự cũng như gia tăng tầm ảnh hưởng quốc tế của mình.

Xuất khẩu vũ khí chủ lực

Trước đây, hàm lượng công nghệ của Trung Quốc trong các sản phẩm quân sự mà họ bán ra rất thấp. Các loại súng trường cá nhân, pháo phản lực chủ yếu hấp dẫn các quốc gia thế giới thứ ba nhờ vào ưu thế giá rẻ. Tuy nhiên, một vài năm trở lại đây, việc xuất khẩu vũ khí của nước này có một số thay đổi.

Trước tiên, chủng loại vũ khí được mở rộng, gồm xe tăng chủ lực, pháo, các hệ thống phòng không tầm xa, các tàu chiến hạng vừa và nhỏ, tàu ngầm, các máy bay tiêm kích... đều có tên trong danh mục xuất khẩu vũ khí, như tiêm kích JF-17 mà nước này xuất khẩu sang Pakistan, xe tăng chủ lực MBT-2000 hay pháo tự hành PLZ-45... Tạp chí Kanwa cho rằng, sắp tới có thể tàu hộ vệ Type-054A của Trung Quốc sẽ trở thành sản phẩm tiếp theo được xem xét xuất khẩu rộng rãi.

Theo giới thiệu của Trung Quốc, Type-054A có khả năng tàng hình, được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng tiên tiến và hệ thống phòng không tầm gần. Đây là sản phẩm của xu thế nâng cấp lực lượng phòng không mặt nước của Hải quân Trung Quốc. Tàu này được giới thiệu là có khả năng đánh chặn đạn tên lửa chống hạm. Cộng với ưu thế về giá, Type-054A được kỳ vọng có thể cạnh tranh trên thị trường vũ khí quốc tế.

Phương thức đóng tàu đặc biệt của Trung Quốc

Tạp chí Kanwa tiết lộ, biến thể khẩu của Type-054A sẽ không khác nhiều về hình dạng bên ngoài so với bản nội địa đang biên chế trong Hải quân Trung Quốc, lượng giãn nước tối đa 4.200 tấn, tốc độ hành trình 33 km/h và có thể di chuyển liên tục trong phạm vi 4.000 hải lí.

Tuy nhiên, do Type-054A vẫn là chiến hạm xung kích chủ lực của Hải quân Trung Quốc nên chắc hẳn có những thay đổi về thông số kĩ thuật, năng lực tác chiến của hệ thống radar, thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí ở bản xuất khẩu. Ngoài ra, các khách hàng cũng có thể lựa chọn cấu hình vũ khí khí tài chiến đấu của các nước phương Tây. Xét về tổng thể, bản xuất khẩu của Type-054A sẽ theo nguyên tắc bảo đảm bí mật công nghệ mà vẫn phù hợp với yêu cầu của khách hàng.

>> Tàu khu trục hiện đại nhất hải quân Trung Quốc

Theo báo cáo, bản xuất khẩu của Type-054A sẽ do các xưởng đóng tàu ở Thượng Hải, Quảng Châu thuộc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Trung Quốc (CSSC) đóng và do xưởng tàu ở Đại Liên thuộc Tập đoàn Công nghiệp nặng tàu thủy Trung Quốc (CSIC) chịu trách nhiệm xuất khẩu. Việc phân chia này không ảnh hưởng đến tiến độ đóng tàu cho Hải quân Trung Quốc mà vẫn đảm bảo được yêu cầu mua sắm của khách hàng.

Việc đóng tàu chiến của Trung Quốc và các nước phương Tây có nhiều điểm khác nhau. Một xưởng đóng tàu của các nước phương Tây chịu trách nhiệm thiết kế và đóng mới tàu, còn các xưởng của Trung Quốc sẽ được phân công cụ thể để làm nhiệm vụ thiết kết và đóng mới phân biệt.

Đối với thói quen tôn trọng quyền sở hữu như ở các nước phương Tây, việc phân công này là hết sức kỳ lạ, nhưng nó có ưu điểm là có thể tập trung thời gian và nhân công để có thể cho ra sản phẩm một cách nhanh nhất.

Trang bị hệ thống vũ khí khí tài của phương Tây

Theo Defense News, tư duy trong việc thiết kế tàu của Type-054A của Trung Quốc khá mới mẻ khi nó có thể thay thế các hệ thống vũ khí khí phương Tây trên thân tàu. Bắc Kinh đã học tập kinh nghiệm của phương Tây khi đóng tàu hộ vệ cho Thái Lan và vì thế, việc thay đổi hệ thống vũ khí phù hợp theo yêu cầu của khách hàng không phải là một điều gì quá khó khăn với họ.

Ngoài ra, với hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng, Type-054A rất được các khách hàng quan tâm. Hệ thống ống phóng này có thể được dùng để phóng đạn tên lửa phòng không và tên lửa chống ngầm. Mỹ cũng có hệ thống tương tự (MK-41) nhưng việc xuất khẩu của người Mỹ được kiểm soát rất nghiêm ngặt. Đây cũng là một ưu thế cạnh tranh của Type-054A.

Hiện tại đã có không ít quốc gia bày tỏ sự quan tâm tới tàu hộ vệ diệt hạm Type-054A của Trung Quốc. Nước có khả năng mua lớn nhất chính là Pakistan.

Cách đây hai năm, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Pakistan, Thượng tướng Pervaiz Kayani thừa nhận, rất chú ý đến Type-054A và bày tỏ hy vọng Trung Quốc có thể có một số thiết kế mới về hệ thống khí tài chiến đấu cho phù hợp với yêu cầu tác chiến của Hải quân Pakistan. Defense News nhận định, nếu Pakistan mua Type-054A, khả năng tác chiến xa bờ của nước này sẽ được nâng cao.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

>> Tàu 871 của Hạm đội Nam Hải TQ bị chìm ở Hoàng Sa

Các trang mạng Trung Quốc truyền nhau tin đồn, tàu đo đạc trinh sát số hiệu 871 của Hạm đội Nam Hải đã bị đâm chìm ở Hoàng Sa, Đà Nẵng, Việt Nam.

>> Su-27 ra Trường Sa
>> Chủ quyền Hoàng Sa được ghi ngay tại điều 1 Luật Biển


Ngày 7/7, mạng Kdnet dẫn “một nguồn tin vừa cập nhật” cho biết, tàu 871 bị chìm ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Hạm đội Nam Hải đang tổ chức trục vớt con tàu bị chìm. Tạm thời chưa có tin về thương vong. Quân đội Trung Quốc và chính quyền đang giữ im lặng trước các những tin đồn trên.

Các trang mạng lớn của Trung Quốc như Baidu hay QQ đều dẫn nguồn tin từ The Apple Daily (xuất bản ở Hongkong số ra ngày 7/7 về việc này) cho biết, tàu số hiệu 871 vừa hoàn thành đại tu ở Quảng Châu hồi đầu tháng 4/2012. Sau đó, tàu được điều động xuống biển Đông.

Nguồn tin không cho biết nguyên nhân đã làm tàu 871 bị chìm và không tiết lộ về khu vực xảy ra vụ va chạm.

Hồi năm 2005, tàu 871 cũng có một vụ va chạm với một tàu Nhật Bản ở vùng biển mà cả hai nước đều tuyên bố chủ quyền.

Tàu đo đạc trinh sát số hiệu 871 của hải quân Trung Quốc thuộc biên chế của Hạm đội Nam Hải, còn có tên gọi là Lý Tứ Quang, đặt theo tên của một nhà địa chất học Trung Quốc. Ông Lý Tứ Quang chuyên nghiên cứu về cổ sinh vật học, địa tầng học, cấu tạo địa chất, và kỷ băng hà thứ tư, được coi là cha đẻ của ngành địa chất học Trung Quốc.

Tàu 871 có lượng giãn nước 5.000 tấn, là loại tàu đo đạc biển xa bờ Type-636 do Trung Quốc chế tạo, tên gọi trước đây của nó là Hải Dương 18. Tàu được thiết kế bởi Phòng 1 cục 708 của Sở nghiên cứu thiết kết tàu thủy và công trình hải dương Trung Quốc chế tạo. Tàu được đóng ở xưởng đóng tàu Vu Hồ, hạ thủy vào năm 1998.

Tàu được Trung Quốc sử dụng cho các nhiệm vụ đo đạc về độ sâu, địa hình đáy biển, mực triều, khí tượng, thuỷ văn… Tàu được trang bị các thiết bị giảm thiểu độ rung lắc cũng như tiếng ồn, nhiễu thủy văn do Trung Quốc tự chế tạo. Hiện Trung Quốc có khoảng 20 tàuloại này.

Hình ảnh tàu 871:

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

(Nguồn :: BDV)

>> Biển Đông: Ván cờ thế kỉ

Những hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ là hành động "trả đũa" đơn thuần việc Việt Nam thông qua Luật Biển.

>> Trung Quốc đang cố bành trướng



http://nghiadx.blogspot.com
9 lô Trung Quốc mời thầu đều nằm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


Sau cuộc đối đầu mới đây với Philippines xung quanh chủ quyền bãi cạn Scaborough, sự kiện ngày 23/6 Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) mời thầu thăm dò và khai thác 9 lô trên Biển Đông đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam cho thấy Trung Quốc chưa muốn giảm bớt độ nóng ở biển Đông, cho dù cũng có lúc Trung Quốc bày tỏ thiện chí như hoan nghênh việc đàm phán về COC gần đây.

Bá chủ-chư hầu

Nếu nhìn nhận từ góc độ đặc trưng tư tưởng đối ngoại Trung Quốc, có thể thấy hành động gây căng thẳng mới đây với Việt Nam trong tổng thể tranh chấp ở biển Đông là hiện tượng không mới.

Từ thời kỳ phong kiến, việc các triều đại Trung Hoa mở rộng bờ cõi và xác lập trật tự bá chủ-chư hầu đã là đặc trưng nổi bật của tư tưởng Đại Hán. Các triều đình phong kiến Trung Quốc vẫn tự xem mình là "Thiên Triều". Vào những thời kỳ này, biển chỉ được coi là chiến lũy tự nhiên, không cần chinh phục mà chỉ cần chú trọng đến phòng ngự trên bờ và cấm đoán tàu bè qua lại.

Đến nay, tư tưởng của Trung Quốc về biển đã thay đổi và dưới ảnh hưởng của tính toán lợi ích trong bối cảnh mới, Trung Quốc đã chủ động tham dự vào nhiều cuộc tranh chấp về chủ quyền biển, đảo với các nước láng giềng, khu vực, vốn hầu hết là các nước vừa và nhỏ trong hệ thống "cống nạp Thiên Triều" trước đây.

"Mèo trắng, mèo đen"

Sang thế kỷ XX-XXI, từ thời Mao Trạch Đông tới Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã có ít nhất 4 lần điều chỉnh chiến lược đối ngoại lớn. Từ "Nhất biên đảo" thân Liên Xô đến chiến lược "Hai nhiệm vụ" gồm chống đế quốc và chủ nghĩa xét lại; rồi đến "Một nhiệm vụ" là theo phương Tây chống Xô và cuối cùng là chính sách độc lập hơn cho tới ngày nay.

Qua đối tượng mà chính sách hướng tới ở 4 lần đó, có thể thấy rằng Trung Quốc sẵn sàng điều chỉnh chủ trương đối ngoại, miễn sao tối ưu hóa được lợi ích quốc gia. Điều này đã được Đặng Tiểu Bình tổng kết trong thuyết "Mèo trắng, mèo đen" nổi tiếng trong những năm 1970s.

Đặt trong bối cảnh hiện tại, bất chấp việc bị phản đối, Trung Quốc vẫn sẵn sàng gây thêm căng thẳng ở khu vực biển Đông vì sự đòi hỏi của "nhiệm vụ" chiến lược an ninh, phát triển mới.

Ván cờ trăm năm

Từ xa xưa Trung Quốc đã coi mình là "trung tâm của thiên hạ", có toàn quyền hành xử với các nước nhược tiểu khác. Liên hệ với việc Trung Quốc mời thầu khai thác 9 điểm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo UNCLSO 1982, một số nhà quan sát coi đây như hành động "trả đũa" của Trung Quốc khi Quốc hội Việt Nam chính thức thông qua Luật biển.

Với Luật biển này, Việt Nam có thêm cơ sở pháp lý để hưởng đầy đủ các quyền lợi từ các quy định liên quan đến các vùng biển mà một quốc gia ven biển có quyền được hưởng, cũng như những quy định liên quan đến việc sử dụng, khai thác biển và đại dương. Việc này sẽ giúp gia tăng trọng lượng tiếng nói của Việt Nam trong các cuộc tranh chấp, điều mà Trung Quốc hoàn toàn không mong muốn.

Tuy nhiên, nhìn xa hơn, đó không chỉ là hành động "trả đũa" đơn thuần, nó nằm trong mạch chính sách mở rộng chủ quyền của Trung Quốc trong nhiều năm qua, thể hiện rõ nhất ở các hành vi hiện thực hóa "đường lưỡi bò" gần đây.

Nhiều nhà nghiên cứu từng tổng kết, với Trung Quốc, điều cần làm, Trung Quốc sẽ làm cho bằng được, dù có như chơi ván cờ thế kỷ. Với tư tưởng của một nước lớn đặc thù như vậy, Trung Quốc sẽ còn tiếp tục có thêm hành động để biến biển Đông thành "ao nhà".

Hòa bình nhưng phải bình đẳng

Về cách giải quyết các căng thẳng với láng giềng Trung Quốc, nếu thời phong kiến, Việt Nam chọn con đường cốp nạp cốt để "dĩ hòa vi quý" và giữ thể diện cho nước lớn, thì ngày nay khi các quy tắc và thông lệ quốc tế đã trở thành chuẩn mực cho các mối quan hệ quốc tế thì các nước nhỏ cần sử dụng các quy định chung để bảo vệ lợi ích quốc gia, với tư cách là một thành viên bình đẳng.


http://nghiadx.blogspot.com

Đối với sự việc vừa qua, Việt Nam cùng ASEAN đang thúc đẩy một giải pháp lâu dài và toàn diện bằng cách đẩy nhanh tốc độ xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Trong cuộc họp của các quan chức cao cấp ASEAN (SOM) mới diễn ra ở Hà Nội, 10 nước ASEAN đã nhất trí với "các nội dung then chốt" của bản dự thảo COC.

Dự thảo COC được đánh giá là dựa trên tinh thần của bản Tuyên bố về cách ứng xử trên biển Đông (DOC) và Công ước về Luật biển UNCLOS 1982 và các cơ sở khác, sẽ góp phần quan trọng trong việc duy trì hòa bình ổn định, bảo đảm an toàn, an ninh hàng hải và giải quyết các tranh chấp trên biển Đông.

Mặc dù quá trình ASEAN đàm phàn với Trung Quốc về từng điều khoản của COC sẽ là một chặng đường dài và khó khăn, nhưng với COC khả năng biển Đông trở nên ổn định hơn sẽ có thêm cơ sở để thành hiện thực. Trung Quốc mấy năm qua đã cổ xúy cho chiến lược "phát triển hòa bình".

Có lẽ, nền hòa bình nào cũng có sự khó khăn và thử thách nhưng trước hết nền hòa bình đó phải dựa trên các nguyên tắc của công lý và bình đẳng.

Trung Quốc là nước lớn quan trọng, bởi vậy hành động của Bắc Kinh sẽ luôn được cả thế giới theo dõi và quan sát với những kỳ vọng tương xứng.

(Nguồn :: Tuần VNnet)

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2012

>> Trung Quốc đang cố bành trướng

Chỉ trong vài ngày cuối tháng Sáu, đầu tháng Bảy, Trung Quốc liên tiếp có những động thái lên gân, nắn cốt mà không ít nhà phân tích nước ngoài nhận định nhằm hù doạ một số quốc gia trong khu vực.

>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?
>> Trung Quốc hù dọa các nước ven biển Đông



http://nghiadx.blogspot.com
Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép


Nổi bật nhất trong số các hành động phô trương lực lượng của Trung Quốc phải kể tới việc Chính phủ nước này quyết định thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa trực thuộc tỉnh Hải Nam và ý đồ lập cơ quan quân sự tại đây; mời thầu phi pháp đối với 9 lô dầu khí trên Biển Đông; thiết lập một lữ đoàn tên lửa mới ở tỉnh Quảng Đông; điều các tàu hải giám ra Biển Đông.

Từ con bài Tam Sa…

Theo thông báo chính thức ngày 21/6 của Chính phủ Trung Quốc, thành phố Tam Sa sẽ chịu trách nhiệm quản lý cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Trụ sở chính của chính quyền thành phố đặt tại đảo Phú lâm (mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Chỉ sau đó một tuần (ngày 28/6), Đài phát thanh Quốc tế Trung Quốc dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc, ông Cảnh Nhạn Sinh cho biết quân đội nước này sẽ nghiên cứu việc đặt cơ quan quân sự ở thành phố Tam Sa.

Ông Cảnh Nhạn Sinh nói rằng quân đội Trung Quốc đã thiết lập chế độ tuần tra bình thường để “phòng ngừa chiến tranh trên vùng biển Trường Sa. Phát biểu này được hiểu là những đội tuần tra sẽ ở trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Ông Cảnh Nhạn Sinh cũng mạnh miệng rằng Trung Quốc sẽ kiên quyết chống lại “mọi hành động gây hấn quân sự” từ các nước láng giềng.

Giới tướng lĩnh và học giả Trung Quốc cũng nhân đà này hô hào thiết lập cơ quan quân sự tại Tam Sa. Một vị Phó Giáo sư là Bạch Tú Lan cho rằng Tam Sa là thành phố cấp địa khu (trên cấp huyện, dưới cấp tỉnh) nên cần có một sư đoàn thường trực.

Lực lượng gồm ít nhất 3 trung đoàn lục quân kết hợp với không quân và hải quân. Ngoài ra, vị Phó Giáo sư này cũng cho rằng Tam Sa cần có cả công binh để bảo vệ sân bay trên đảo Phú Lâm.

Đảo Phú Lâm (Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng) được đánh giá có thể đóng vai trò căn cứ hậu cần quan trọng cho tranh chấp Hoàng Nham (Scaborough) với Philippines. Trên đảo hiện đã có sân bay hiện đại, cho phép Boeing 737 cất hạ cánh.

Bến cảng tại Phú Lâm cho phép tàu khoảng 5.000 tấn neo đậu. Chính vì vậy, Phú Lâm được coi là nơi lý tưởng để thiết lập trạm trung chuyển hậu cần, tiếp dầu và bổ sung trang thiết bị quân sự.

Một nhân vật khác là Thiếu tướng nghỉ hưu của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc La Viện cũng công khai trên báo chí kêu gọi Trung Quốc tăng cường hiện diện quân sự tại Biển Đông. Theo học giả này, Trung Quốc cần bố trí một đơn vị cấp sư đoàn trực thuộc Tam Sa.

Những toan tính của Trung Quốc liên quan tới Tam Sa ngay lập tức vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của dư luận quốc tế. Báo chí Nhật Bản gọi hành động này của Trung Quốc là không đếm xỉa đến luật Biển quốc tế, trong đó có các quy định liên quan đến vấn đề lãnh hải.

Theo báo Sankei của Nhật Bản, hành động của Trung Quốc càng khiến cho tình hình khu vực thêm căng thẳng, đi ngược lại chủ trương giải quyết một cách hòa bình các vấn đề chủ quyền.

Giáo sư Tiến sĩ Edmund Malesky của trường Đại học University California of San Diego (Mỹ) thì cho rằng vụ Tam Sa không phù hợp với quan hệ Việt-Trung hiện nay.

…đến "tàu sân bay" khủng 981

Không chỉ “làm trò” với việc thành lập thành phố Tam Sa, mới đây Tập đoàn khai thác dầu khí ngoài khơi Trung Quốc (CNOOC) công bố mời thầu 9 lô thăm dò dầu khí ngoài khơi với các công ty nước ngoài.

Tổng diện tích của 9 lô dầu khí mà Trung Quốc công bố mời thầu là 160.000 km2, tất cả đều nằm ở rìa phía Tây của "đường lưỡi bò" mà Trung Quốc đòi chủ quyền và thuộc vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam.

Là một trong ba tập đoàn năng lượng nhà nước lớn nhất của Trung Quốc chuyên khai thác dầu khí ngoài khơi, CNOOC đóng vai trò chính trong tham vọng bá quyền Biển Đông của Trung Quốc.

Đặc biệt, tập đoàn này đã đưa vào hoạt động giàn khoan 981 trên Biển Đông. Với chiều dài hơn 650 m, cao 136 m, trọng tải 30.000 tấn, 981 được Trung Quốc gọi là “tàu sân bay dầu khí”.

Trung Quốc đã chi 935 triệu USD để xây dựng chiếc “tàu sân bay này” và có lẽ mục đích của nó không chỉ nhằm khai thác dầu khí. Bắc Kinh chắc chắn sẽ tiếp tục sử dụng CNOOC vừa để thực thi các tuyên bố chủ quyền, vừa để kiểm soát nguồn năng lượng ở Biển Đông.



"Tàu sân bay dầu khí" 981 được Trung Quốc chốt trên Biển Đông, tại vị trí cách Hong Kong 320 km về phía Đông Nam

Tờ Financial Times nhận định hành động của CNOOC thể hiện sự leo thang trong tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Tiết lộ từ các bức điện ngoại giao của Mỹ và nguồn tin từ giới công nghiệp dầu khí cho biết Bắc Kinh đã thúc giục các tập đoàn dầu khí quốc tế, trong đó có BP và ExxonMobil rút ra khỏi các hợp đồng thăm dò dầu khí với Việt Nam.

Tập đoàn ExxonMobil tuyên bố “chủ quyền là vấn đề mà chỉ có các chính phủ mới có thể giải quyết”. Còn Gazprom của Nga khẳng định các dự án của họ trong vùng hải phận Việt Nam không thuộc khu vực tranh chấp.

Tại cuộc hội thảo quốc tế về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tổ chức ngày 27/6 ở Washington, Mỹ, nhiều học giả quốc tế cũng khẳng định 9 lô dầu khí trên Biển Đông mà CNOOC mời thầu thăm dò - khai thác nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia khẳng định các lô dầu khí này đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Ông Thayer cho rằng đây là một hành động chính trị, nhiều hơn là một hành động có tính thương mại.

Cùng chung quan điểm, Tiến sĩ Bonnie Glasser, chuyên gia về châu Á của CSIS cảnh báo bất cứ công ty dầu khí nước ngoài nào có ý định tham gia thầu với Trung Quốc tại các lô nằm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam đều phải thấy mức độ rủi ro rất cao.

…và phô diễn diễn sức mạnh

Đầu tháng Bảy, nhật báo "United Daily News" của Đài Loan đưa tin Trung Quốc vừa thành lập một lữ đoàn tên lửa mới ở tỉnh Quảng Đông.

Đơn vị này có tên gọi Lữ đoàn Tên lửa Đạn đạo 827. Theo đó, trong số các tên lửa đặt tại căn cứ của lữ đoàn mới này có các tên lửa Đông Phong-21D và Đông Phong-16.

Đông Phong-21D là tên lửa đạn đạo diệt hạm, có tầm bắn từ 2.000-3.000 km, có thể bắn trúng mọi mục tiêu đang di chuyển với độ chính xác rất cao.

Còn Đông Phong-16 là tên lửa đạn đạo mới, có tầm bắn 1.200 km, xa hơn tầm bắn của các tên lửa đặt hướng về Đài Loan.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Đông Phong-21D của Trung Quốc có tầm bắn tối đa 3.000 km

Ngoài việc triển khai tên lửa trên đất liền, Trung Quốc còn có những hành động ngang ngược trên biển. Tân Hoa Xã ngày 3/7 đưa tin một đội gồm 4 tàu hải giám của Trung Quốc đã đến khu bãi đá ở trung tâm Trường Sa để tiến hành hoạt động quan sát gần trong một nhiệm vụ mà Trung Quốc gọi là tuần tra tại Biển Đông.

Đội tàu gồm các tàu hải giám số hiệu 83, 84, 66 và 71 xuất phát từ thành phố duyên hải Tam Á hôm 26/6 dự kiến sẽ di chuyển với hải trình dài 2.400 hải lý. Tàu chỉ huy là con mang số hiệu 83 với lượng choán nước 3.000 tấn. Tàu có trực thăng, các thiết bị vệ tinh cùng nhiều thiết bị hiện đại.

Ngay từ đầu năm ngoái, Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc đã quyết định sẽ đóng mới 36 chiếc tàu hải giảm có trọng tải từ 600 tấn trở lên. Đợt đóng mới lần này sẽ bao gồm 7 chiếc loại 1.500 tấn, 15 chiếc loại 1.100 tấn và 14 chiếc loại 600 tấn. Những chiếc tàu này sẽ được Trung Quốc triển khai tại các vùng biển trọng điểm đang có tranh chấp các nước trong khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Hải giám 66 của Trung Quốc

Tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc số ra ngày 3/7 đăng bài bình luận cáo buộc Philippines đang cố tình gây căng thẳng trên Biển Đông.

Tuy nhiên, với những gì đang nói và làm thì ai cũng hiểu rõ bản chất ngang ngược và coi thường luật pháp cũng như công luận quốc tế của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang