Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Mỹ - Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Mỹ - Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

>> Xung đột Trung - Mỹ khi nào xảy ra ?



Những nỗ lực cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ gần đây được hoan nghênh. Tuy nhiên, những xung đột lợi ích cơ bản giữa hai nước vẫn luôn tiềm tàng khả năng xảy ra xung đột, tranh chấp trong tương lai.

Những thăng trầm trong quan hệ Trung – Mỹ

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ New York Times, Đô đốc Mike Mullen, người vừa thăm chính thức Trung Quốc hồi tháng 7 thừa nhận quan hệ Trung – Mỹ hầu như chìm trong các mối “hiểu lầm và nghi kỵ lẫn nhau”.

Đồng thời, Mullen cũng lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về việc thường xuyên trút những cơn bất mãn lên quan hệ quốc phòng song phương như cách trả đũa mỗi khi quan hệ gặp trắc trở.

“Khi họ bất mãn với những gì chúng tôi làm. Họ cắt đứt quan hệ quân sự. Chuyện này không thể tiếp diễn nữa”, ông Mullen nhấn mạnh.

http://nghiadx.blogspot.com
Đô đốc Mike Mullen (thứ 2 từ phải sang) gặp giới chức Trung Quốc trong chuyến thăm nước này hồi tháng 7.

Nhìn lại trong quá khứ, việc cắt giảm, đình chỉ các chuyến thăm, trao đổi và hợp tác quân sự với Mỹ là việc thường được Trung Quốc áp dụng mỗi khi quan hệ song phương gặp vấn đề.
Không khó để kể ra một số ví dụ liên quan đến vấn đề này. Đơn cử như sau vụ máy bay Mỹ đánh bom nhầm Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999; vụ va chạm giữa máy bay gián điệp EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ với máy bay quân sự Trung Quốc ngoài khơi bờ biển nước này năm 2000; đặc biệt, để phản đối các thương vụ mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc không ngần ngại đình chỉ các chuyến thăm quốc phòng cấp cao giữa hai nước, không cho các tàu Hải quân Mỹ cập cảng Trung Quốc, hủy bỏ các hội nghị về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và tỏ ra bất hợp tác trong nỗ lực không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đồng thời hủy bỏ hàng chục chương trình hợp tác quân sự Trung – Mỹ khác.

Tuy nhiên, không riêng gì Trung Quốc, phía Mỹ cũng nhiều lần hủy bỏ các dịp trao đổi song phương. Điển hình là việc chính quyền George H. W. Bush quyết định đình chỉ hợp tác quân sự và chuyền giao công nghệ quốc phòng; cũng như đóng băng vô thời hạn tất cả các chuyến thăm cấp cao với các lãnh đạo quân đội Trung Quốc nhằm phản đối nước này trong vụ Thiên An Môn năm 1989.

Và phải đến tháng 10/1993, khi Trợ lý Ngoại trưởng quốc phòng Mỹ đảm nhiệm các vấn đề an ninh quốc tế Chas W. Freeman Jr đến thăm Trung Quốc, quan hệ quốc phòng song phương Trung - Mỹ mới được nối lại.

Song, một thập kỷ sau đó, quan hệ Trung - Mỹ lại bị phủ bức màn đen tối khi Quốc hội Mỹ thể hiện sự giận dữ trước các hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Mỹ bằng cách áp đặt và hạn chế khắt khe lên quan hệ hợp tác giữa Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Lầu Năm Góc.

Theo đó, luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2000 của Mỹ chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng không được phép thông qua bất cứ liên hệ về mặt quân sự nào với Trung Quốc.

Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài không liên quan đến các trao đổi quân sự (như việc Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc đàn áp tự do nhân quyền, các chính sách của nước này với Tây Tạng và Đài Loan cũng như các thương vụ mua bán tên lửa đạn đạo và công nghệ hạt nhân của Bắc Kinh với các nước nhỏ khác) cũng góp phần khiến Mỹ bất mãn và phản ứng bằng cách đình chỉ các quan hệ quốc phòng song phương với Trung Quốc.

Trung – Mỹ nỗ lực cải thiện quan hệ dù liên tiếp vấp phải mâu thuẫn lợi ích

Bất chấp những thăng trầm trong quan hệ xuyên suốt nhiều thập kỷ qua, hiện nay Trung – Mỹ đang bắt đầu giai đoạn nỗ lực cải thiện quan hệ trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực quốc phòng.

Đô đốc Mullen từng nhận định, việc cải thiện quan hệ quân sự giữa quân đội Mỹ và PLA đòi hỏi hai bên phát triển “niềm tin chiến lược lẫn nhau” thông qua các cuộc đối thoại nhằm xóa bỏ hiểu lầm.

“Một vài hiểu lầm giữa quân đội hai bên có thể được xóa bỏ bằng cách đối thoại và thái độ cùng hướng tới những mục đích chung", Đô đốc Mullen nhấn mạnh.

Lợi ích chung giữa Mỹ và Trung Quốc mà Mullen muốn ám chỉ là việc bảo vệ các tuyến hải vận khỏi nạn cướp biển, cùng nhau ngăn chặn nạn phổ biến vũ khí hủy hiệt hàng loạt, ngăn chặn sự gia tăng các hoạt động buôn bán thuốc phiện cũng như thúc đẩy ổn định khu vực ở hai miền Triều Tiên và Pakistan.

Nỗ lực cải thiện quan hệ Trung - Mỹ gần đây được thể hiện rõ bằng sự kiện Đô đốc Mullen thăm Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua sau chuyến thăm đến Mỹ trước đó Tổng tham mưu trưởng Đới Bỉnh Quốc, người đứng đầu PLA vào hồi tháng 5. Trong chuyến công du này, Đô đốc Mullen khẳng định những chuyến thăm cấp cao như thế này sẽ là công cụ trọng yếu nhằm khắc phục sự mất lòng tin giữa hai bên.

http://nghiadx.blogspot.com
Tướng Trung Quốc Trần Bính Đức (bên trái) nói chuyện với Đô đốc Mỹ Mike Mullen tại Washington ngày 17/5.


Tuy nhiên, thực tế là những cuộc gặp cấp cao của giới quân sự Trung – Mỹ không có gì là mới mẻ bởi trong hai thập kỷ qua, nhiều quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước cũng từng có những chuyến thăm viếng lẫn nhau.

Chẳng hạn, Bắc Kinh từng thăm căn cứ quân sự của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng và San Diego. Trong khi đó, Hải quân Mỹ đáp trả bằng việc thăm cảng Hong Kong của Trung Quốc thường niên.

Ngoài ra, nhiều học viện quốc phòng cũng như các ĐH an ninh, quốc phòng hai nước thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi học thuật với nhau.

Chưa dừng lại, quan chức quân sự hai nước cũng liên tục thăm các cơ sở quân sự của nhau, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo bàn về lý luận quân sự và các vấn đề quân sự liên quan. Tuy nhiên, bất chấp mọi hoạt động đó, sự đối đầu và nghi kỵ lẫn nhau vẫn tiếp diễn.

Ví dụ điển hình cho nhận định trên là sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến Trung Quốc năm 1998, giới chức hai nước đi đến thống nhất về việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung.

Năm 2000, Trung Quốc cử quan sát viên quân sự tham dự cuộc tập trận RIMPAC do Mỹ dẫn đầu. Ngược lại, phía Mỹ cũng cử Tướng Henry Shelton, lúc đó đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tham dự cuộc tập trận của Trung Quốc tại Quân khu Nam Kinh.

Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ lần đầu tiên lên kế hoạch cho một cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn quy mô với sự tham gia của các tàu chiến vào tháng 9/2006 ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và San Diego, Mỹ.

Tuy nhiên, sau đó, phía Trung Quốc tuyên bố đình chỉ tất cả các đợt diễn tập quân sự và cắt đứt liên hệ quân sự với Mỹ ngay khi chính quyền George W. Bush thông qua gói vũ khí kỷ lục bán cho Đài Loan tháng 10/2008.

Trước đó, trong mọi trường hợp, các cuộc diễn tập quân sự Trung - Mỹ luôn có quy mô nhỏ hơn so với các cuộc diễn tập tương tự của Trung Quốc với Nga và một số nước Trung Á.

Một điểm nữa đó là giới chức Trung Quốc luôn lo lắng việc nâng cao sự minh bạch trong chính sách quốc phòng có thể tạo điều kiện cho cơ quan tình báo quân sự Mỹ nhìn thấu những điểm yếu quốc phòng của họ.

Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc quyết tâm duy trì và kiểm soát chặt tất cả các cuộc đối thoại Trung – Mỹ, giám sát nghiêm ngặt các quan hệ quân sự với nước ngoài của PLA và không bao giờ tỏ ra mặn mà trong việc tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa PLA với giới chức Mỹ.

Do vậy, dẫu trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, Đô đốc Mullen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ thì hai bên vẫn nhận thức rõ trong suốt nhiều thập kỷ qua và cho đến tận bây giờ, lợi ích cơ bản của họ là hoàn toàn khác biệt.

Các cuộc đối thoại Trung – Mỹ có thể làm giảm căng thẳng trong những thời điểm "hiểu lầm" nhưng cũng phơi bày một cách rõ ràng hơn bao giờ hết sự khác nhau cơ bản về mặt lợi ích của Trung Quốc và Mỹ.

Rốt cuộc thì, vấn đề của Trung Quốc và Mỹ là hai nước này hiện đang là đối thủ tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á và có khả năng là địch thủ cạnh tranh quyền bá chủ khu vực.

Sự bất đồng cơ bản nói chung giữa hai nước còn thể hiện ở khái niệm mở rộng chủ quyền quốc gia của Bắc Kinh đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích địa chiến lược của Mỹ. Điều này dẫn đến quan hệ quốc phòng Trung – Mỹ không có khả năng cải thiện chừng nào hai nước vẫn tiếp tục đối đầu trong các vấn đề an ninh cơ bản. Kết quả là, các cam kết ngoại giao dễ dàng bị phá vỡ và đối đầu Trung – Mỹ sẽ vẫn tiếp diễn.

Ngoài ra, việc Trung Quốc chủ trương tăng cường sức mạnh toàn diện cho PLA bằng việc công bố ngân sách quốc phòng “khủng” trong vài năm trở lại đây; cùng với chủ trương và tham vọng mở rộng hoạt động quân sự trên phạm vi toàn cầu của nước này rõ ràng đang làm tăng nguy cơ một cuộc xung đột quân sự Trung – Mỹ trong tương lai.


Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

>> Tương quan vũ khí tấn công Mỹ-Trung



Trung Quốc hành động như thể nước này muốn Mỹ đi khỏi khu vực mà họ muốn kiểm soát, giới phân tích nhận định.



http://nghiadx.blogspot.com


Andrew Krepinevich, Giám đốc Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách - một viện nghiên cứu chính sách độc lập nói, Trung Quốc không muốn chiến tranh với Mỹ. "Dường như, điều Trung Quốc muốn là thay đổi sự cân bằng quân sự tại tây Thái Bình Dương để Mỹ không thể trợ giúp quân sự cho các đối tác an ninh lâu dài như Nhật, Hàn và Đài Loan", ông Krepinevich, người có 21 năm trong quân ngũ nhận xét.
Cả hai nước trên và Đài Loan đã cung cấp cho Mỹ những căn cứ, cảng biển quan trọng tại Thái Bình Dương, để Mỹ ngăn không cho Trung Quốc gây sức ép lên 3 khu vực trên và buộc họ phải tuân thủ chính sách ngoại giao của Bắc Kinh vì sợ bị tấn công,
Krepinevich nói. Liên Xô từng cố làm một việc tương tự như vậy ở Tây Âu. Theo Krepinevich, tình huống trên trùm lên vấn đề an ninh quốc gia mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta không thể phớt lờ.

Vậy, làm thế nào? Một số nhà phân tích nói, quân đội Mỹ nên lo lắng về việc Trung Quốc phát triển vũ khí có thể cản đường Mỹ ở trong vùng. Đó là tên lửa tầm xa có thể phá hủy tàu sân bay ở biển hoặc được dùng để nhằm vào các căn cứ trên đảo giống như tên lửa mà Mỹ đang đặt ở Guam.

"Phương pháp chặn tiếp cận là một trong những cách buộc Mỹ phải tấn công từ một nơi xa hơn nhiều", Jan van Tol, một nhà phân tích quân sự tại Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách, đồng thời là một thuyền trưởng hải quân Mỹ đã về hưu nói. "Cần phải đặc biệt chú trọng tới tên lửa đạn đạo chống hạm vì nếu loại vũ khí này được sử dụng một cách hiệu quả, nó sẽ cho phép Trung Quốc sử dụng vũ khí tầm xa chống lại các tàu sân bay của Hải quân".

Tàu sân bay là xương sống sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài, nó cho phép các máy bay tấn công hoạt động gần như là bất kỳ một nơi nào trên thế giới. Việc Trung Quốc phát triển vũ khí sẽ cho phép nước này rào một phần của Thái Bình Dương lại, ngăn không cho Mỹ tiếp cận khu vực này và để Bắc Kinh thoải mái hành động chống lại các đồng minh của Mỹ trong khu vực.

"Có đủ thứ mà Trung Quốc dường như đang cố thâu tóm mà không có lý do rõ ràng nào", van Tol nói.

Trung Quốc chưa bao giờ có ý định đe dọa bất kỳ một quốc gia nào, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Liang Guanglie nói với những người đồng nhiệm châu Á tại cuộc họp "Đối thoại Shangri-La" bàn về vấn đề an ninh tại Singapore mới đây.

"Không phải tất cả mọi người tại những nước láng giềng của Trung Quốc đều tin vào điều này", Arthur Ding, chuyên gia về các vấn đề quân sự Trung Quốc tại đại học Chengchi, Đài Loan, người cũng tham dự Đối thoại Shangri-La nói. Khi Bắc Kinh tiếp tục hiện đại hóa quân đội một cách toàn diện, thì nước này không thể thuyết phục các quốc gia láng giềng về ý định hòa bình của họ, Ding nhận xét.

Một manh mối chỉ ra ý định chiến lược của Trung Quốc sẽ nằm ở nơi Bắc Kinh triển khai tàu sân bay đầu tiên vào cuối năm 2011, Ding cho hay. "Nếu nó ở Biển Đông, ngoài khơi Quảng Đông thì cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc sẽ lại trỗi dậy vì các nước châu Á và Mỹ sẽ coi đó là một thông điệp gây hấn đối với họ".

Tuy nhiên, Tân Hoa xã mới đây đưa tin, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, tàu sân bay đầu tiên của nước này sẽ được dùng vào mục đích huấn luyện và nghiên cứu. Đã từ lâu, Bắc Kinh đe dọa sẽ thâu tóm lại Đài Loan bằng vũ lực nếu khu vực này chính thức tuyên bố độc lập. Một số nhà phân tích nói, việc Trung Quốc xây dựng lực lượng phần lớn là nhằm lấy lại Đài Loan, và rằng, chỉ có sự can thiệp bằng quân sự của Mỹ mới có thể chặn hành động của Trung Quốc.

Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông gây lo lắng song không phải là sự xâm chiếm, Ding nhận xét. "Điều đó khó xảy ra nhưng có khả năng tuyến đường dầu khí của Đài Loan có thể bị Bắc Kinh đe dọa.

Trong khi đó, Mỹ tiếp tục phát triển máy bay tàng hình tầm xa, có khả năng chọc thủng hệ thống phòng không hiện đại, gồm của cả Trung Quốc. Không quân Mỹ có kế hoạch chi 197 triệu USD trong năm nay để thiết kế một loại máy bay ném bom mới, tránh được radar. Máy bay mới này có thể do phi công lái hoặc điều khiển từ xa, cho phép nó bay trong một thời gian dài mà không cần tiếp nhiên liệu. Không quân hy vọng sẽ triển khai sứ mệnh bay đầu tiên vào giữa năm 2012.

Với việc tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu Mỹ có thể bay vòng vòng bên ngoài tầm với hệ thống phòng không của Trung Quốc và xác định điểm tấn công. Trong khi đó, Hải quân Mỹ cũng đang thử nghiệm một loại máy bay tấn công không người lái có thể triển khai từ tàu sân bay. Máy bay này được gọi là UCLASS.

Tàu sân bay có thể làm bệ phóng cho những máy bay ném bom không người lái hoạt động ngoài tầm với của các tên lửa mà Trung Quốc đang phát triển, van Tol cho hay. Các oanh tạc cơ này có thể cất cánh từ vùng biển an toàn và được tiếp nhiên liệu trước khi tấn công.

Dù có nhiều lo ngại, Trung Quốc vẫn khẳng định, nước này không nhằm chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Á. "Mục đích của chúng tôi là phát triển kinh tế để đảm bảo rằng 1,3 tỷ dân sống khá hơn", tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc nói trong chuyến thăm Lầu Năm Góc gần đây. "Chúng tôi không muốn dùng tiền để mua thiết bị hoặc các hệ thống vũ khí tiên tiến nhằm thách thức Mỹ".

Tại Bắc Kinh, chủ cửa hàng Zhang Kexin nói, anh ta ủng hộ Trung Quốc xây dựng lực lượng nhưng chỉ với mục đích quốc phòng. "Kinh tế còn chưa phát triển đầy đủ, quân đội còn yếu, nên Trung Quốc dễ bị làm nhục. Nếu chúng tôi mạnh, tôi tự hào về sức mạnh đó". Tuy nhiên, Zhang, 50 tuổi nói, Trung Quốc không cần có tàu sân bay. "Đó là vũ khí tấn công, không cần thiết. Đã tốn hàng triệu USD chỉ để khởi động, số tiền đó dùng vào y tế và giáo dục ở nông thôn còn tốt hơn".


Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

>> 'Mỹ không nên chọc giận TQ'



Trong bối cảnh chính quyền Tổng thống Obama còn đang bối rối với quyết định nên hay không nên bán chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan thì chuyên gia Ted Galen Carpenter nhận định rằng, Washington không nên "chọc giận"Bắc Kinh.


http://nghiadx.blogspot.com
Chuyên gia Ted cho rằng, Mỹ không cần bán F-16 cho Đài Loan. Ảnh minh họa.


Theo ông Ted Galen Carpenter, nhiều tuần nay, thượng nghị sĩ John Cornyn của đảng Cộng hòa tìm mọi cách để trì hoãn việc bổ nhiệm ông William Burns vào chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ vì để chính quyền Obama phải nhượng bộ trong quyết định bán vũ khí cho vùng lãnh thổ Đài Loan.

Chuyên gia Ted nhận định, dù biết rằng thương vụ bán F-16 cho Đài Loan có thể làm Trung Quốc “nổi đóa” nhưng rất có thể Nhà Trắng vẫn sẽ thông qua thương vụ này bởi giới chức Mỹ cho rằng, vấn đề chính trị và kinh tế trong nước lúc này có vai trò quan trọng hơn nhiều so với các chính sách đối ngoại.

Nhận định này càng được củng cố thêm khi thượng nghị sĩ Cornyn tuyên bố rằng, Mỹ có bổn phận và trách nhiệm sát cánh cùng “một trong những đồng minh tốt của mình”.


Tuy nhiên, phản bác lại quan điểm này, ông Ted cho rằng, mọi quyết định được đưa ra cần dựa trên những tính toán thiệt hại kỹ lưỡng. Chuyên gia này khẳng định, Washington nên nhìn vào thực tế rằng, Bắc Kinh đang ngày càng lớn mạnh và trở thành một đối tác kinh tế cũng như ngoại giao quan trọng đối với Washington. Theo đó, cái giá của việc chọc giận Trung Quốc giờ không phải là nhỏ.

Theo chuyên gia Ted Galen Carpenter, quan điểm của nghị sĩ Cornyn không chính xác ở chỗ, cam kết an ninh của Mỹ đối với Đài Loan theo kiểu minh chứng bằng các thương vụ vũ khí chỉ càng đem lại rủi ro cho vùng lãnh thổ này.

Lý do đơn giản là bởi Trung Quốc luôn cam kết tái thống nhất về mặt chính trị với vùng lãnh thổ Đài Loan. Nỗ lực của Washington nhằm cản trở mục tiêu đó của Bắc Kinh không những gây căng thẳng ngoại giao mà nguy hiểm hơn là kéo theo nguy cơ xung đột quân sự với những hậu quả khôn lường.

Bên cạnh đó, ông Ted quả quyết, Đài Loan không phải đồng minh của Mỹ. Theo ông, vùng lãnh thổ này đơn thuần chỉ là một khách hàng của Washington. “Đài Loan không thể đủ sức mạnh để có thể giúp sức cho an ninh Mỹ. Nói đúng ra Đài Loan chỉ là vùng lãnh thổ được Mỹ bảo hộ. Vì vậy, mối quan hệ quốc phòng không chính thức này sẽ không mang lại nhiều lợi lộc”, chuyên gia Ted nhấn mạnh.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

>> Tướng Mỹ nói về chuyến thăm Trung Quốc



Cuộc thảo thuận của chúng tôi là khá thẳng thắn, tuy không thân mật nhưng ít nhất là chúng tôi đang nói chuyện.


Sau chuyến thăm đến Trung Quốc theo lời mời của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tướng Trần Bỉnh Đức, Đô đốc Mike Mullen chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã có bài phát biểu cảm tưởng sau chuyến thăm của ông.

Bài phát biểu được đăng tải trên trang New York Times, dưới đây là nội dung bài viết:

Mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên mối quan hệ này đang bị che phủ bởi những hiểu lầm và nghi ngờ, đó vẫn là một thách thức lớn nhất.

Có những vấn đề mà chúng tôi không đồng tình với nhau, những vẫn đề này rất nhạy cảm và dễ dẫn đến sự đối đầu lẫn nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều lĩnh vực quan trọng, lợi ích của chúng tôi là trùng với nhau, và chúng tôi cần phải làm việc cùng nhau.

Vì vậy chúng ta cần làm cho mối quan hệ này tốt hơn, bằng cách tìm kiếm những sự tin tưởng chiến lược. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể đạt được điều đó?

Đối thoại là quan trọng

Một số các hiểu lầm giữa quân đội chúng ta và Trung Quốc có thể được xóa bỏ bằng cách tiếp cận với nhau. Không phải là chúng ta tiết lộ các bí mật, tuy nhiên để làm cho các ý định của chúng ta trở nên rõ ràng hơn cần phải cởi mở một chút.



Đô đốc Mullen đang mục sở thị một chiếc Su-27 của Trung Quốc.


Đó là lý do tại sao trong chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức đến Mỹ hồi tháng 5, đó cũng là lý do tại sao tôi có chuyến thăm đến Trung Quốc cách đây 2 tuần.

Chúng ta đã cởi mở hơn trong một số lĩnh vực, ví dụ như tôi đã chỉ cho tướng Đức khả năng của máy bay không người lái Predator một cách khá chi tiết và cho ông ta xem Predator bắn đạn thật.

Tôi hiểu mối quan tâm của những người cho rằng, sự hợp tác bất kỳ sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Tôi không đồng ý như vậy, mối quan hệ quân sự này là rất quan trong cho cả 2.

Phía Trung Quốc cũng đã thực hiện các động thái tương tự, tướng Đức đã hướng dẫn tôi tham quan các tàu ngầm mới nhất của họ, một cái nhìn cận cảnh máy bay chiến đấu Su-27 và quan sát một cuộc tập trận chống khủng bố phức tạp.

Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi là thẳng thắn và rất thẳng thắn, tướng Đức đã không bày tỏ nhiều quan tâm của ông đến việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Tôi cũng đã cho tướng Đức hiểu rõ quan điểm của quân đội Mỹ sẽ không từ chối các trách nhiệm của mình với các nước đồng minh và đối tác.

Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là xây dựng một quân đội mang tính phòng thủ, tôi cho rằng đó không phải là kỹ năng mà họ đang hoàn thiện, sự đầu tư của họ không hỗ trợ cho lập luận này. Không phải là thân mật, nhưng ít ra là chúng tôi đang nói chuyện.

Tập trung vào những điều chúng ta có điểm chung

Chúng tôi, Mỹ - Trung là hai quốc gia biển với đường bờ biển dài và nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào thương mại tự do. Chúng tôi có chung mối đe dọa đối mặt với nạn buôn bán ma túy, cướp biển, khủng bố, vi phạm bản quyền, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Cả hai bên đều muốn hướng đến một sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và Pakistan, cả hai đều công nhận sự cần thiết phải phối hợp với nhau trong viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Đây là những thách thức mà chúng ta có thể làm việc cùng nhau và nhiệm vụ của chúng ta là lập kế hoạch, đào tạo và một ngày nào đó có thể làm việc cùng nhau. Chúng tôi đã cam kết để tiến hành một cuộc tập trận chống cướp biển chung tại vịnh Aden trong năm nay.

Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là xây dựng một quân đội mang tính phòng thủ, tôi cho rằng đó không phải là kỹ năng mà họ đang hoàn thiện, sự đầu tư của họ không hỗ trợ cho lập luận này.

Có một chặng đường dài phía trước

Chúng ta vẫn không thể không để mắt đến các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa). Tôi vẫn không hiểu một cách đầy đủ về sự biện minh cho chi tiêu và phát triển quốc phòng một cách nhanh chóng của Trung Quốc, hoặc mục tiêu dài hạn cho kế hoạch hiện đại hóa quân sự của họ.

Tôi không tin rằng Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp bằng cách ép buộc các quốc gia nhỏ hơn. Thay vào đó, chúng tôi ủng hộ quá trình hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên để giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Chúng ta cần có các cơ chế tốt hơn đối phó với những căng thẳng không thể tránh khỏi.

Trong thực tế đôi khi ngay thẳng và trung thực, chính xác là những gì cần thiết để tạo sự tin tưởng chiến lược, và chúng tôi cần nhiều hơn như thế. Mối quan hệ quân sự giữa chúng tôi chỉ mới tạm qua thời kỳ đóng băng, Chính phủ Trung Quốc luôn sử dụng đó như là một sự thể hiện sự không hài lòng.

Họ không thích những gì chúng ta làm, họ lập tức cắt đứt quan hệ, đó không phải là một mô hình đáng tin cậy. Đó cũng không phải là một phần của chúng ta, tham gia vào các phản ứng.

Đó là lý do cho sự cam kết của Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào để cải thiện quan hệ quân sự là một điều rất quan trọng. Sự tin tưởng cần được bắt đầu từ một cơ sở nào đó, và đó không phải là đối tượng để làm thay đổi luồng gió chính trị.

Tướng Trần Bỉnh Đức và tôi đã xem xét các cuộc thảo luận thường xuyên hơn, các cuộc tập trận chung sẽ nhiều hơn, trao đổi nhân viên nhiều hơn. Cả hai tôi đều tin tưởng rằng, thế hệ sỹ quan trẻ của 2 bên đã sẳn sàng để liên lạc chặt chẽ hơn, khi vai của họ dựa vào nhau sẽ hy vọng sự tin tưởng sâu sắc hơn.

Tôi hiểu mối quan tâm của những người cho rằng, sự hợp tác bất kỳ sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Tôi không đồng ý như vậy, mối quan hệ quân sự này là rất quan trong cho cả 2.

Tôi không gợi ý chúng ta nên nhìn theo cách khác trong các vấn đề nghiêm trọng, hoặc chúng ta từ bỏ chủ nghĩa hoài nghi để hướng tới sự minh bạch, hoặc chúng ta thay đổi và tập trung vào lĩnh vực quân sự của chúng ta. Nhưng chúng ta cần phải tiếp tục giao tiếp cởi mở và làm việc chăm chỉ để cải thiện mối quan hệ.

Chúng ta có thể làm thu nhỏ cơ hội này hoặc làm cho nó tăng lên, chúng ta có thể cho lợi ích của một nhóm nhỏ và làm tăng sự nghi ngờ trong xác định mối quan hệ của chúng ta. Hoặc chúng ta làm việc theo một hướng minh bạch hơn, thực dụng hơn trong các kỳ vọng của nhau, tập trung nhiều hơn vào những thách thức chung của chúng ta.

[BDV news]


>> Mỹ - Trung không ai nhượng bộ ai



Vụ việc Su-27 của Trung Quốc đuổi trinh thám cơ U-2 của Mỹ đẩy lùi những nỗ lực cải thiện quan hệ giữa 2 nước được thực hiện từ đầu năm 2011.


Ngày 27/7/2011, Thời báo toàn cầu (Global Times) đã đưa tin, Trung Quốc cảnh báo Mỹ là các chuyến bay của máy bay Mỹ gần bờ biển Trung Quốc phá hoại lòng tin giữa 2 quốc gia và trở thành trở ngại trên con đường thiết lập quan hệ quân sự giữa 2 nước.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”. Cùng ngày Washington đã trả lời dứt khoát: “Không”. Các chuyến bay do thám sẽ vẫn được tiếp tục. Mỹ còn tuyên bố các cam kết ủng hộ Đài Loan sẽ được thực hiện. Thời báo NewYork (New York Times) đăng dẫn lời ông Mullen khẳng định: Mỹ không khước từ trách nhiệm của mình trước các đồng minh và đối tác.

Những mâu thuẫn này đã xoá tan hi vọng của Nhà Trắng muốn mở rộng quan hệ với Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Cần nhớ lại, mới 2 tuần trước, khi ở Bắc Kinh hội đàm với Tổng tham mưu trưởng PLA, tướng Trần Bỉnh Đức, Đô đốc Mullen gọi quan hệ với các chỉ huy quân sự Trung Quốc là mở ra nhiều hi vọng.



Máy bay trinh thám U-2 của Mỹ.


Như vậy, các đòi hỏi của 2 bên vẫn như cũ, không ai có ý định nhượng bộ và vụ máy bay Su–27 của Trung Quốc đã định chặn máy bay do thám U–2 của Mỹ, theo như Reuters và báo chí Đài Loan, là biểu hiện của sự đối đầu này. Những vụ việc tương tự chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, mối quan hệ giữa Trung – Mỹ còn tồn tại nhiều mâu thuẫn chưa giải quyết được và hai bên chưa đạt được niềm tin cần thiết.

Theo lời quan chức Mỹ, Trung Quốc chuẩn bị đưa ra thách thức với Mỹ ở phần phía Tây Thái Bình dương, nơi hơn nửa thế kỷ Hạm đội 7 của Mỹ thống trị. Chứng minh cho những tham vọng như vậy là việc Bắc Kinh sắp cho hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên, thử nghiệm máy bay tàng hình, thử nghiệm các tàu ngầm hiện đại và chế tạo tên lửa tầm bắn đến 1.000 dặm có khả năng tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.

Theo báo cáo của Laura Saalman, cộng tác viên khoa học của chương trình Quỹ Carnegie vì hoà bình thế giới, theo quan điểm của Mỹ, cần phải có được sự ổn định chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc. Mà mục tiêu này không thể đạt được, nếu không đảm bảo được sự minh bạch các tiềm năng hạt nhân như trong quan hệ giữa Washington và Moscow. Hiện, người Mỹ có rất ít thông tin về các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận cách đặt vấn đề như vậy. Các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc còn kém Mỹ nhiều. Các tướng lĩnh Trung Quốc lo ngại, trong khi Bắc Kinh bị lôi kéo vào các đối thoại nhằm "tăng cường sự minh bạch", thì Mỹ không muốn các tham vọng của mình chịu sự ràng buộc hay hạn chế nào – nhất là trong lĩnh vực vũ khí thông thường tiên tiến dùng để ra “đòn tấn công toàn cầu”.

Vì vậy, “cơ sở học thuyết kiềm chế hạt nhân của Trung Quốc không phải là sự minh bạch, mà là sự bí mật”. Đồng thời giới quân nhân Trung Quốc cho rằng nỗ lực của Hoa Kỳ triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) và hoàn thiện các vũ khí thông thường phá hoại sự ổn định chiến lược mà chính người Mỹ kêu gọi đảm bảo.
[BDV news]


Thứ Ba, 12 tháng 7, 2011

>> Báo Trung Quốc: Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam



Mỹ đã một lần nữa tái khẳng định vai trò của mình ở châu Á-Thái Bình Dương bởi Mỹ là 1 quốc gia ở Thái Bình Dương và dĩ nhiên lợi ích của Mỹ cũng sẽ được gắn liền với khu vực.

Ngày 10/7/2011 Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã tham dự cuộc họp về an ninh hợp tác và ổn định khu vực ở châu Á - Thái Bình Dương tại trường ĐH Nhân dân Trung Quốc .

Tại cuộc thảo luận, Chủ tịch tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen đã nhấn mạnh cam kết, Mỹ sẽ tiếp tục khẳng định vai trò của mình và duy trì sự hiện diện tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Theo Đô đốc Mike Mullen "Bây giờ, hơn bao giờ hết, Mỹ là một quốc gia ở Thái Bình Dương và dĩ nhiên lợi ích về kinh tế và quân sự của Mỹ cũng sẽ được gắn liền với châu Á - Thái Bình Dương”.



Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã tham dự cuộc họp về an ninh hợp tác và ổn định khu vực ở châu Á tại trường ĐH Nhân dân Trung Quốc. Ảnh: AFP


Ông Mullen kêu gọi Trung Quốc nên đóng một vai trò lớn hơn trong việc duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực. Trung Quốc cần nhận thức về mối quan hệ quân sự và kinh tế giữa các bên là quan trọng, sức mạnh quân sự càng lớn thì cần thiết phải có trách nhiệm lớn hơn và minh bạch hơn. Mỹ luôn mong muốn giữa Mỹ và Trung Quốc có một mối quan hệ tích cực và hợp tác toàn diện.

Mỹ không bao giờ cho rằng, sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa bởi đối với Mỹ, mà ngược lại, cả Mỹ và Trung Quốc sẽ được hưởng lợi từ triển vọng phát triển của một Trung Quốc mạnh hơn, cũng như sự phát triển của các quốc gia khác trong khu vực.

Chủ tịch Tham mưu trưởng Liên quân Mike Mullen đến Bắc Kinh vào ngày 9/7/2011 theo lời mời của Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức, nhằm đáp lại lời mời của ông Trần Bỉnh Đức trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 5/2011.

Chuyến thăm lần này của phái đoàn quân sự cấp cao Mỹ đến Trung Quốc là một dấu hiệu cho thấy quan hệ quân sự Trung Quốc - Mỹ đã được cải thiện đáng kể.

Chuyến thăm của ông Trần Bỉnh Đức tới Washington hồi tháng 5/2011 là chuyến thăm của đại diện quân sự cấp cao nhất kể từ khi mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc đã bị rạn nứt vào đầu năm 2010 sau khi Mỹ đồng ý bán 6,4 tỷ USD vũ khí của Mỹ cho Đài Loan.

Sau chuyến thăm trường ĐH Nhân dân, Đô đốc Mullen sẽ tiếp tục cuộc hội đàm với ông Trần Bỉnh Đức, và sẽ gặp gỡ các quan chức cấp cao khác, bao gồm cả Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Ngoài ra, Đô đốc Mullen sẽ tới thăm các cơ sở công nghiệp quốc phòng, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang Trung Quốc như không quân, lục quân, hải quân và pháo binh.

Động chạm nhiều vấn đề "nóng"

Trả lời một câu hỏi của phóng viên bên lề cuộc thảo luận tại ĐH Nhân dân Trung Quốc về việc Mỹ đã bán vũ khí cho Đài Loan, ông Mike Mullen khẳng định rằng, Washington luôn ủng hộ chính sách một nước Trung Quốc, nhưng doanh số bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ cũng được cho phép bởi luật pháp Mỹ. Mỹ sẽ luôn cố gắng để có được sự cân bằng trong mối quan hệ Trung Quốc - Mỹ và Mỹ - Đài Loan.

Đề cập đến một loạt các cuộc tập trận quân sự giữa Mỹ và các nước ASEAN, ông Mike Mullen nói rằng, Mỹ sẽ không từ bỏ khu vực, mục đích của các cuộc tập trận quân sự chỉ là để mở rộng và làm sâu sắc hơn lợi ích và mối quan hệ của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Đặc biệt, đề cập đến những căng thẳng về tranh chấp chủ quyền thời gian gần đây giữa Trung Quốc và một số nước như Philippines và Việt Nam, tờ Thời báo Hoàn Cầu còn cho biết, xin trích đoạn: "Bất chấp những căng thẳng chưa được giải quyết về tranh chấp lãnh thổ, trong chuyến thăm Trung Quốc lần này Đô đốc Mike Mullen vẫn nhấn mạnh, Mỹ vẫn sẽ cam kết hỗ trợ Việt Nam trên Biển Đông trong lĩnh vực khai thác dầu khí và đặc biệt là Philippines".

Nhận định các bài phát biểu trong chuyến thăm lần này Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu về Mỹ tại ĐH Nhân dân Trung Quốc Shi Yinhong cho rằng, dù quan hệ quân sự Mỹ - Trung Quốc được cải thiện, song quan điểm của quan chức cấp cao 2 nước đã không che dấu thực tế rằng Mỹ và Trung Quốc vẫn đang giữ lập trường đối lập trên một số vấn đề nhạy cảm quan trọng.

Ông Shi Yinhong còn rất để ý tới việc ông Mike Mullen lặp đi lặp lại cụm từ "Trung Quốc nên có trách nhiệm với các vấn đề trong khu vực", mang ý Mỹ đổ lỗi cho Trung Quốc làm xấu đi tình hình trong khu vực.

[BDV news]


Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2011

>> Nếu Trung Quốc là 'số 1'?




Trung Quốc có thể vượt Mỹ hay không còn phụ thuộc vào thời gian.

Quan trọng là Trung Quốc sẽ tận dụng sức mạnh và quyền lực đó để gây ảnh hưởng lớn đến ổn định, an ninh khu vực và thế giới như thế nào?

Tạp chí Yale Global Online của Mỹ mới đây đăng bài bình luận với tiêu đề "Khi trở thành cường quốc số 1 về kinh tế, Trung Quốc sẽ đứng trước sự lựa chọn nào?”


Trung Quốc và Mỹ đang chạy đua cạnh tranh ảnh hưởng trên thế giới.


Bài viết trên chỉ ra rằng, Trung Quốc sẽ nhanh chóng vượt qua Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Tuy nhiên, xếp hạng về tổng khối lượng kinh tế không có mối liên hệ với quyền lực và tầm ảnh hưởng. Điều quan trọng hơn là cường quốc này sẽ sử dụng sức mạnh quốc gia của mình như thế nào.

Bài viết là sự soi rọi vào quá trình trỗi dậy của các cường quốc trên thế giới trong lịch sử, qua đó tác giả đưa ra một số nhận định và phép so sánh giúp độc giả hiểu rõ hơn về những quy luật chính trị, đồng thời, hình dung những lựa chọn và thách thức của Bắc Kinh và Washington nếu Trung Quốc soán ngôi cường quốc số 1 thế giới của Mỹ.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Khi các chuyên gia thảo luận về việc Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, họ luôn ngầm cho rằng, sự trỗi dậy nhanh chóng của quốc gia mới nổi này sẽ làm lung lay hệ thống quốc tế, thậm chí còn dẫn tới xung đột.

Thực lực kinh tế có thể chuyển hóa thành sức mạnh quân sự và tầm ảnh hưởng chính trị, nhưng nhìn xét theo khía cạnh lịch sử, con đường này không chỉ dẫn tới một điểm.

Năm 1913, một năm trước khi xảy ra Chiến tranh thế giới thứ nhất ra nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và các vị trí tiếp theo là nước Đức, Anh, Nga, còn có cả Trung Quốc. Điều này không có gì kỳ lạ, Trung Quốc khi đó cũng giống như bây giờ, có dân số khổng lồ, sản xuất sẽ nhiều hơn, nhưng nền chính trị yếu kém, trong nước liên tục xảy ra bất ổn còn bên ngoài cũng bị các chủ nghĩa đế quốc đe dọa.

Đương nhiên, thế giới hiện nay đã thay đổi, nhưng cục diện năm 1913 vẫn còn ý nghĩa. Thứ nhất, quy mô kinh tế không đồng nghĩa với tầm ảnh hưởng chính trị. Khi đó Mỹ là cường quốc kinh tế lớn nhất, nhưng lại không hề có chút ảnh hưởng nào với châu Âu lớn mạnh.

Thứ hai, kinh tế lớn chưa chắc giúp quân sự mạnh. Sức mạnh quân sự khi đó của Mỹ tương đối yếu, trái lại Đức, Nhật Bản lại sở hữu lực lượng Hải, Lục quân với quy mô to lớn.

Thứ ba, nền kinh tế hàng đầu mới xuất hiện không có nghĩa là chắc chắn sẽ có tranh chấp quốc tế.

Đến năm 1913, Mỹ lãnh đạo tây bán cầu, Anh lại chấp nhận hiện thực đó, là sự ảnh hưởng toàn cầu của nước này bị suy yếu.

Cuối cùng, xung đột xảy ra chưa chắc là do các nước mới nổi có khuynh hướng xâm lược. Việc các cường quốc đưa ra lựa chọn gì quan trọng hơn rất nhiều so với việc xếp hạng kinh tế của mình.

Đối với Trung Quốc, sau khi trở thành nền kinh tế số 1 thế giới, Trung Quốc có thể sẽ lựa chọn, Trung Quốc có quyền coi thường lợi ích nước khác, mở rộng thế lực của mình, hoặc Trung Quốc tiếp tục tăng cường xây dựng kinh tế tạo ra một cuộc sống sung túc hơn cho người dân hoặc để Mỹ tiếp tục đảm nhiệm trọng trách lãnh đạo thế giới, hay Trung Quốc có thể hợp tác với các cường quốc khác đối phó với những thách thức hệ thống quốc tế.

Đối với Mỹ, nếu bị Trung Quốc chiếm ngôi vị nền kinh tế số 1 thế giới, Mỹ có thể lựa chọn, Mỹ có thể coi việc tụt hạng là điềm báo cho thấy sự suy thoái và rút lui khỏi vị trí lãnh đạo quốc tế, hoặc cũng có thể lựa chọn việc thiết lập lại các trụ cột sức mạnh quốc gia vốn bị coi nhẹ như tài chính, khoa học giáo dục, hay Mỹ vẫn có thể cho rằng, Trung Quốc chắc chắn trở thành đối thủ của Mỹ, và hoạch định chính sách, từ đó dẫn tới vòng tuần hoàn nguy hiểm.

[BDV news]


Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

>> Đang có chiến tranh mạng giữa Mỹ và Trung Quốc?





Các cuộc tấn công mới đây vào tài khoản Gmail của các quan chức chính phủ Mỹ mà theo Google là có xuất sứ từ Trung Quốc càng làm cho tình hình thêm căng thẳng.


Trước đó, Đại tá Dave Lapan, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc cho biết: “Để đáp trả lại một cuộc tấn công mạng không nhất thiết chúng ta phải dùng một cuộc tấn công mạng khác. Mọi sự lựa chọn đều cần xem xét kỹ lưỡng”.

Tuy nhiên, dù rõ ràng đại tá Lapan nói tới cuộc tấn công vật lý bằng sức mạnh quân sự thực thụ nhưng đặt trong bối cảnh căng thẳng đến từ những vụ tấn công tin học, lời cảnh báo của Lầu Năm Góc gợi tới hình ảnh cuộc chiến trong tương lai sẽ là những người lính với những chiếc bàn phím trong hầm tối thay vì cầm những khẩu M-16 xung phong trên mặt trận.



Google từng hứng chịu nhiều đợt tấn công bắt nguồn từ Trung Quốc.


Giáo sư Dan Kuehl, ĐH Quốc phòng tại Washington cho biết: “Chúng tôi làm việc ở cả 5 lĩnh vực như trên không, đất liền, biển, không gian và không gian mạng. Với sự gia tăng trong sự phụ thuộc của con người vào máy tính, viễn cảnh một cuộc chiến tranh mạng ngày càng trở nên rõ ràng”.

Ông Kuehl nhấn mạnh rằng ông không phát biểu để ủng hộ chính phủ Mỹ hay “PR” cho trường đại học quân sự của ông.

Cuộc nói chuyện khó khăn và những lá thư giả mạo

Tờ The Wall Street Journal dẫn lời một quan chức Quốc phòng Mỹ cho biết: “Nếu bạn tắt một lưới điện của chúng tôi, chúng tôi có thể bắn 1 quả tên lửa vào ống khói nhà bạn”. Lời đe dọa của quan chức này được cho là nhằm vào Trung Quốc.

Về phần mình, Chính phủ Trung Quốc phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào với các cuộc tấn công mạng mà Google thông báo cho chính phủ Mỹ.

Giáo sư Kuehl cho biết: “Đây là giá trị của sự mơ hồ, các bên muốn đối thủ của họ nghĩ rằng họ có thể vượt qua các giới hạn”.

Một cuộc tấn công dạng phishing vừa được khởi động để tấn công hệ thống thư điện tử của Google với mục tiêu nhằm là các quan chức Mỹ, Hàn Quốc cũng như các nhà báo Trung Quốc, các nhà hoạt động vì nhân quyền ở quốc gia này.

Những cuộc tấn công trên tương tự với các email lừa đảo mà hầu hết mọi người đều nhận dược về khoản thừa kế hàng triệu USD của triệu phú. Email yêu cầu người dùng mở thông điệp và họ sẽ nhận được 14 triệu USD. Khi thông điệp được mở, máy tính của nạn nhân đã bị xâm nhập.

Nhận xét về cuộc tấn công vào Gmail, trưởng nhóm nghiên cứu và phân tích tại IT-Harvest, tác giá cuốn sách Surviving Cyberwar cho biết: “Cuộc tấn công phishing vẫn dừng ở mức độ đơn giản. Có những cuộc tấn công khác tinh vi hơn. Khi đó, các email nạn nhân nhận được giống với những email được gửi từ những người quen. Để làm được điều này, tin tặc khai thác thói quen, mối quan hệ của bạn từ mạng xã hội mà bạn tham gia”.

“Những người Trung Quốc đã có những lợi thế ban đầu trong cuộc chiến tranh mạng nhờ thu thập được nhiều dữ liệu kể cả những dữ liệu cá nhân của nhiều quan chức”, ông Stiennon cho biết. Các dữ liệu lấy trộm được sẽ được đem vào ngân hàng dữ liệu để xử lý và phân tích.

Các tài liệu WikiLeaks cho thấy Chính phủ Mỹ đang lo lắng vì Chính phủ Trung Quốc đang thuê các hackers hàng đầu để khởi động chiến dịch chiến tranh qua mạng.

Một báo cáo mật của Chính phủ Mỹ từ tháng 6/2009 cho thấy khả năng rất lớn là Chính phủ Trung Quốc đang đầu tư vào các tài năng có năng khiếu trong các khu vực tư nhân để tăng cường khả năng tấn công và phòng thủ cho các hệ thống mạng thông tin của nước này.

Can thiệp vào tàu chiến và hậu cần

Những cuộc tấn công mạng kể trên không chỉ mới xuất hiện thời gian gần đây.

Từ năm 2002, những kẻ xâm nhập trên mạng, được cho là có nguồn gốc từ Trung Quốc đã phát tán mã độc hại trong hệ điều hành Windows để ăn cắp thông tin đăng nhập nhằm truy cập vào hệ thống của Chính phủ Mỹ cũng như hệ thống các công ty quốc phòng ở nước này.

Tuy nhiên, trên tờ China Youth Daily, các học giả Zheng and Zhao Baoxian của Học viện Khoa học quân sự (Trung Quốc) cho biết: ”Các cơn lốc xoáy vừa quét qua internet trên toàn thế giới gây nên những tác động ồ ạt. Đằng sau cơn lốc này là cái bóng của Mỹ”.

Bài viết cũng khẳng định Trung Quốc đã sẵn sàng cho cuộc chiến tranh trên mạng: “Đối mặt với những dấu hiệu nóng lên của chiến tranh trên internet, mọi quốc gia và quân đội không thể ở thế bị động mà phải chuẩn bị cho cuộc chiến này”.


Quân đội Mỹ là mục tiêu của chiến trang mạng do quá phụ thuộc vào máy tính?


Ông Bruce Schneir, chuyên gia công nghệ, cũng là tác giả của nhiều cuốn sách và được tờ The Economist miêu tả là chuyên gia hàng đầu về bảo mật cho biết: “Làm cách nào để chúng ta biết được địa chỉ chính xác của thủ phạm để tấn công ngược lại? Điều đó là không thể”.

Trả lời tờ Al Jazeera, ông Schneier khẳng định việc xác định quốc tịch của một cuộc tấn công mạng là không khả thi.

Tuy nhiên, ở Trung Quốc, hầu hết các tập đoàn, đội nhóm đều có liên quan và chịu sự chi phối của chính phủ. Điều đó có nghĩa, nhiều khả năng chính phủ Trung Quốc có sự hiểu biết nhất định về điều gì đang diễn ra, ông Stiennon cho biết.

Giáo sư Kuehl ở ĐH Quốc Phòng Mỹ cho rằng: “Trung Quốc đã xem xét rất kỹ đối thủ quân sự lớn nhất của họ là Mỹ và nhận ra điểm yếu của Mỹ là quá phụ thuộc vào các hệ thống máy tính”.

Từ quan điểm đó, giáo sư Kuehl cho rằng chiến lược của Trung Quốc gồm 2 phần, phần đầu các cuộc tấn công sẽ làm suy yếu bộ máy chiến tranh của Mỹ tại chính đất nước này và ngăn chặn Mỹ khởi động lại bộ máy.

Phần thứ hai, các cuộc tấn công mạng vào tàu chiến cũng như hệ thống hậu cần sẽ là những đòn quyết định.

Giáo sư Kuehl cho biết: “Đối với quan điểm của quân đội, các mối đe dọa đến từ thao tác với thông tin. Điêu gì sẽ xảy ra khi các thông tin hiển thị trên máy tính bạn về điều khiển sân bay, các lực lượng được triển khai, các mệnh lệnh đều bị làm sai lệch?”.

Đánh lạc hướng dư luận và kiểm duyệt

Tuy nhiên cũng có chuyên gia rằng, nguy cơ về cuộc chiến tranh mạng giữa Mỹ và Trung Quốc có thể chỉ là cách đánh lạc hướng dư luận của Bộ Quốc phòng Mỹ nhằm tăng ngân sách quốc phòng cũng như tạo cớ cho việc kiểm duyệt nội dung trên internet.



Có thực sự có cuộc tấn công mạng vào Mỹ từ phía Trung Quốc?


Ông Schneier cho biết hàng triệu các cuộc tấn công dạng này xảy ra hàng ngày.Theo ông, cuộc tấn công vừa rồi vào Google còn ở mức đổ giản đơn và xảy ra thường xuyên.

Giám đốc công nghệ của quỹ vận động vì tự do điện tử, ông Chris Palmer cho biết cuộc chiến tranh mạng chỉ là tấm màn che để hạn chế sự tự do ngôn luận trên internet. Theo ông Chris Palmer, chiến dịch an ninh mạng của Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ chỉ phóng đại các mối đe dọa và thu hút tiền từ đó.

Cũng theo ông này, giải pháp trả đũa bằng quân sự không phải là đường lối hiệu quả để bảo vệ Mỹ khỏi các cuộc tấn công mạng. Giải pháp hiệu quả đơn giản hơn là cách ly các dữ liệu nhạy cảm khỏi internet.

Quyền truy cập vào các tài liệu quân sự hoặc các mạng lưới điều khiển cơ sở hạ tầng quan trọng như nguồn nước, cơ sở hạt nhân nên được bảo vệ một cách thủ công, ông Palmer nói.

Trong những năm 1980 và đầu những năm 1990, những nhà máy điện được chạy trong các mạng lưới riêng tuy nhiên hiện nay những hệ thống điều khiển này đã trở nên kém bảo mật hơn khi giao tiếp qua mạng internet.

Nguyên nhân giải thích cho việc này là giá thảnh rẻ hơn, thay vì sử dụng mạng lưới riêng, các công ty chuyển qua sử dụng mạng thông thường.

Còn về phía các công ty quốc phòng, các cuộc tấn công mạng vào các công ty này mang nhiều ý nghĩa kinh tế hơn là cuộc chiến tranh mạng vì các công ty luôn tìm cách đánh cắp thông tin cũng như các dự án bí mật của đối thủ cạnh tranh.

Nhà phân tích bảo mật Richard Stiennon nói: “Tất cả các vấn đề này đều mới, chúng ta không có cơ sở trong luật pháp quốc tế hoặc cơ sở pháp lý để xây dựng chiến lược phản ứng lại các cuộc tấn công dạng này”. Điều này cho thấy sự cần thiết đối với các quy tắc quốc tế cho các cuộc chiến tranh qua mạng.

Tuy nhiều người cho rằng các điều luật quốc tế thường chỉ có giá trị trên giấy nhưng các điều luật này có thể giúp tạo ra 1 khung để hạn chế các cuộc chiến tranh mạng thay vì không có gì như hiện nay.

Chuyên gia Bruce Schneier cho rằng cuộc họp về chiến tranh mạng của Liên Hợp Quốc là một điều nên làm về lúc này.


[BDV news]


Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

>> Shangri-La khi Trung Quốc chơi rắn



Khai mạc ngày 3/6, Đối thoại Shangri-La 2011 được giới quan sát đánh giá là "không thể diễn ra vào thời điểm nào hay hơn".

Tâm điểm Biển Đông

Chưa đầy một tuần trước Shangri-La, Trung Quốc cho 3 tàu hải giám xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Trước đó 5 ngày, Trung Quốc cho tàu quân sự vào vùng biển của Philippines, đồng minh thân cận của Mỹ ở khu vực. Chơi rắn với láng giềng, người phát ngôn Trung Quốc tuyên bố đó là "hành động bình thường", "hợp lý", thậm chí vu cáo nước khác tạo cớ, làm căng thẳng tình hình.

Giới phân tích cho rằng, thực chất những hành động đó là phép thử của Trung Quốc với từng quốc gia có tranh chấp chủ quyền, với ASEAN với tư cách
một khối thống nhất, với Mỹ với tư cách siêu cường luôn khẳng định sự hiện diện ở khu vực.

Với đặc tính: đối thoại thẳng thắn, tranh luận sắc bén, không ít người dự đoán, Shangri-La năm nay với Trung Quốc khó có thể là thiên đường hạ giới như tên gọi của nó (Shangri-La vốn là tên địa điểm hư cấu trong Lost Horizon của nhà văn Anh James Hilton). Một khi hành xử "vỗ mặt", "bề trên" với láng giềng khu vực, Trung Quốc khó có thể mong đợi gì khác.

Căng thẳng dâng cao được dự đoán sẽ đưa Biển Đông trở thành tâm điểm của nghị trình Shangri-La 2011. Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Phùng Quang Thanh cho hay, ông sẽ chủ động nêu sự kiện 3 tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, cắt cáp dầu khí của Việt Nam, "để khu vực và thế giới hiểu đúng".

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin cũng nói rằng ông "sẽ đưa việc Trung Quốc gần đây liên tục xâm nhập trái phép vào vùng đảo mà Philippines tuyên bố chủ quyền ra trước Shangri-La".



Các quan chức tham dự Đối thoại Sangri-La 2011.

Trong nghị trình dự kiến Shangri-La sẽ dành riêng một phiên toàn thể thảo luận về việc ứng phó với các thách thức an ninh biển mới, và một phiên họp hẹp
về tranh chấp lãnh thổ.

Đó là chưa kể việc vấn đề Biển Đông có mối liên hệ chặt chẽ với cuộc phân chia quyền lực mới ở châu Á (một chủ đề khác trong nghị trình Shangri-La 2011), với siêu cường Mỹ có quá nhiều mối bận tâm và gánh nặng ngân sách trong khủng hoảng và một cường quốc đang lên Trung Quốc đang muốn tăng cường ảnh hưởng ở khu vực.

Và cũng không quên việc các quốc gia thành viên sẽ dành trọn một phiên để nghe Trung Quốc nói và nói với Trung Quốc về đóng góp an ninh quốc tế của Trung Quốc. Và việc Trung Quốc biến Biển Đông thực sự là "vùng biển dữ", như tên nhà hàng hải người Anh đặt cho vùng Biển Đông - với các hoạt động phát triển kinh tế, của Việt Nam và các nước, khó tránh bị đặt trên bàn cân.

Đặc biệt, trong bối cảnh Trung Quốc mạnh tay chi cho quốc phòng, trang bị vũ khí, khả năng về một cuộc chạy đua vũ trang và nguy cơ về xung đột nóng là điều các nước tính tới và muốn chặn.

Với cơ chế đối thoại, Shangri-La không chỉ đưa ra các tuyên bố chính sách mà cả các sáng kiến chính sách, không chỉ là những đối thoại mang tính tham vấn mà gồm các kế hoạch để cải thiện sự hợp tác.

Shangri-La mang lại không gian cho đối thoại, dù như giới phân tích nhận định, có thể sẽ không tránh được sự nổi nóng. Bởi mục tiêu của Shangri-La là tạo nên cơ chế để thảo luận minh bạch hơn về các chủ đề an ninh và quốc phòng nhạy cảm nhất.

Không phải ngẫu nhiên sau những cú "chơi rắn" của Trung Quốc ở Biển Đông, đối với Việt Nam và Philippines, ngày 3/6, khi Đối thoại Shangri-La khai mạc tại Singapore, tờ Nhân dân nhật báo của nước này chạy bài viết với tiêu đề, "Shangri-La nên tập trung vào hợp tác".

Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Nam và Đông Nam Á, thuộc Viện Quan hệ quốc tế đương đại của Trung Quốc, Zhang Xuegang, tác giả bài báo cho rằng, sự khác biệt, thậm chí va chạm về quan điểm là điều bình thường trong các đối thoại Shangri-La trước đây và điều này có thể hiểu được.

Tuy nhiên, Zhang Xuegang cho rằng: "không nên được sử dụng Đối thoại Shangri-La như là diễn đàn để vài nước nào đó cố tình phê phán, chỉ trích quốc gia khác hay là công cụ để gây áp lực chính trị mang tính đơn phương".

Có lí do để vị học giả Trung Quốc lại sợ bị chỉ trích, nhất là khi nhìn vào hồ sơ Biển Đông. Còn nhớ, năm 2010, Trung Quốc đã từng rát mặt tại các hội nghị an ninh khu vực khi chủ đề Biển Đông liên tục được nhắc tới mà Trung Quốc được chỉ đích danh là thủ phạm gây bất ổn.

Ngay tại Shangri-La 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates trực tiếp đề cập đến tranh chấp Biển Đông và khuyến nghị cách tiếp cận đa phương để giải quyết tranh chấp. "Các bên phải làm việc để giải quyết sự khác biệt thông qua hòa bình, những nỗ lực đa phương phù hợp với thông lệ luật pháp quốc tế".

Theo ông Gates, điều cần hướng tới là kết quả và giải pháp không phải là "zero sum game", khi lợi ích của một nước chống lại lợi ích của các quốc gia khác.

"Cây gậy và củ cà rốt" của Trung Quốc

Hành xử khiêu khích, gây hấn, nay lãnh đạo quân sự Trung Quốc tận dụng diễn đàn Đối thoại để trấn an và giải thích, để cam kết trên lời nói. Cây gậy và củ cà rốt được Trung Quốc đưa ra.

Thế nhưng, như nhà nghiên cứu Dương Danh Dy từng nhấn mạnh, chơi với Trung Quốc, nói về hợp tác là đúng nhưng càng phải nói về những khác biệt.



Thủ tướng Malaysia: ASEAN không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Có đủ không gian cho các nước lớn.

Tập trung bàn về việc hợp tác như khuyến nghị của Zhang Xuegang nhưng nói như GS John Chipman, Shangri-La, "không bao giờ tìm cách đối đầu, nhưng cũng không bao giờ lảng tránh việc tranh luận". Và việc bàn chuyện hợp tác sẽ không có ý nghĩa một khi Trung Quốc vẫn hành xử thiếu hợp tác, thiếu trách nhiệm, khăng khăng tự định luật chơi riêng, bất chấp luật pháp và dư luận quốc tế.

Và chừng nào, Trung Quốc vẫn tiếp tục đeo bám chiến lược hiện thực hoá đường lưỡi bò vốn đang bị cộng đồng quốc tế chỉ trích dữ dội, nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông thì chừng đó, Biển Đông vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ xung đột, gây bất ổn cho cả khu vực.

Dư luận đang chờ xem liệu Trung Quốc sẽ nói sao với thế giới? Liệu ASEAN sẽ có một tiếng nói chung? Liệu Mỹ, Nhật Bản và các nước khác có lên tiếng đủ mạnh mẽ, để kìm cương "người láng giềng to xác xấu bụng", giữ Biển Đông trong tầm kiểm soát, tránh được xung đột nóng.
[Vitinfo news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang