Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

>> Tìm hiểu 'Thần biển' P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ


Theo kế hoạch, đến năm 2018, Hải quân Mỹ sẽ có 117 máy bay chống ngầm mới P-8A (mệnh danh là vị thần biển Poseidon) để thay thế cho P-3 Orion.


Topwar 18/3/2012 đưa tin, mới đây, Hải quân Mỹ đã tiếp nhận serie những chiếc máy bay chống ngầm mới P-8A Poseidon đầu tiên tại căn cứ Không quân của Hải quân Mỹ ở Seattle. Thân và cánh của Poseidon được phát triển dựa trên thân của máy bay dân dụng Boeing-737 và Boeing-737-900 ER tuy nhiên đã có một chút thay đổi.

Các tên lửa chống ngầm được đặt ở các giá treo phía dưới cánh máy bay. P-8A Poseidon sử dụng 2 động cơ phản lực CFM56-7B27A với lực đẩy 120 kN.

Động cơ phản lực CFM56 là loại động cơ phản lực phổ biến nhất thế giới, được sử dụng trong nhiều loại máy bay của Boeing. Bên cạnh những ưu điểm về hiệu quả và tiếng ồn thấp, CFM56 có độ tin cậy cao và xác xuất động cơ gặp trục trặc trong chuyến bay là 0,003% trong 1000 giờ bay.


http://nghiadx.blogspot.com
 Máy bay chống ngầm mới P-8A Poseidon.

Chiều dài của P-8A Poseidon là 39 m, cao 12 m, sải cánh 35 m, trọng lượng rỗng 62 tấn, tải trọng bay tối đa 85 tấn, P-8A Poseidon có thể đạt tốc độ bay tối đa là 900 km/h. Tốc độ bay tuần tra ở độ cao 60 m là 330 km/h. Đáng chú ý là các phương tiện điện tử được trang bị trên máy bay. P-8A Poseidon được trang bị hệ thống radar AN/APS-137D (V) 5 và hệ thống trinh sát điện tử AN/APY-10. Hệ thống radar AN/APS-137D (V) 5 có thể lập bản đồ tổng hợp trong đó cho phép chỉ thị các mục tiêu cố định trên mặt đất, ngoài ra hệ thống radar này cũng cho phép phát hiện các tàu ngầm. Ở chế độ phát hiện tàu ngầm, hệ thống radar này sử dụng chức năng quét với tần số phân giải cao.

Giống như phiên bản trước đó P-3 Orion, P-8A Poseidon cũng được trang bị một từ kế để xác định các rối loạn từ trường trái đất gây ra bởi các bộ phận kim loại của vỏ tàu ngầm. P-8A Poseidon có thể mang theo trên khoang của nó 120 phao âm (dùng để phát hiện tàu ngầm), nhiều hơn 50% so với P-3 Orion. Trong khoang chứa vũ khí của P-8A gồm có bom, ngư lôi Mark 54, tên lửa chống ngầm tầm xa SLAM-ER.

Các giá treo tên lửa dưới cánh được trang bị tên lửa chống ngầm Harpoon. P-8A Poseidon cũng được trang bị hệ thống tác chiến điện tử EWSP trong đó gồm hệ thống kiểm soát РЭБ AN/ALQ-213(V), hệ thống gây nhiễu hồng ngoại DIRCM, hệ thống cảnh báo radar và tổ hợp gây nhiễu thụ động.

Đến năm 2018, Hải quân Mỹ có kế hoạch mua 117 máy bay P-8A Poseidon để thay thế cho phiên bản P-3 Orion. Những chiếc máy bay P-8A Poseidon trong serie đầu tiên sau khi thực hiện các chuyến bay ở khu vực bờ biển phía Tây của nước Mỹ sau đó sẽ được đưa về văn cứ Không quân Jacksonville/ Florida, ở đây có Trung tâm huấn luyện bay của Hải quân Mỹ. Các phi đội máy bay Poseidon có thể sẵn sàng hoạt động trước năm 2013.

Dưới đây là một số hình ảnh về máy bay P-8A Poseidon:

http://nghiadx.blogspot.com

P-8A Poisedon mới đây đã vượt qua kỳ thử thử nghiệm khả năng tương tác
với nhiều loại vũ khí hải quân khác.

http://nghiadx.blogspot.com

P-8A Poseidon được phát triển trên cơ sở máy bay chở khách Boeing 737.

http://nghiadx.blogspot.com

Tuy nhiên, P-8A khác biệt với dòng máy bay Boeing 737 ở kết cấu cánh
thiết bị cung cấp điện và một số trang bị điện tử trên máy bay.



http://nghiadx.blogspot.com

Trong điều kiện tác chiến, mỗi máy bay P-8A thường mang theo mình 120
phao thủy âm.

http://nghiadx.blogspot.com

Trong lần tác chiến săn ngầm đầu tiên của mình, máy bay P-8A đã thả 6
phao thủy âm, khi bay ở độ cao thấp trên biển Đại Tây Dương.

http://nghiadx.blogspot.com

Trong quá trình thử nghiệm, P-8A cũng kiểm tra khả năng tìm kiếm mục tiêu
thông qua việc thu thập tín hiệu giao thoa của từng cụm 3 phao thủy âm.

http://nghiadx.blogspot.com

Tháng 8/2010, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thông qua dự án cho phép hãng Boeing
bắt đầu quá trình sản xuất với quy mô hạn chế dòng máy bay tuần tiễu P-8A.

http://nghiadx.blogspot.com

Dự kiến, tới năm 2013, dòng máy bay săn ngầm mới này sẽ được tiếp nhận
vào biên chế trong Hải quân Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

Theo kế hoạch, tới 2018, Hải quân Mỹ sẽ mua khoảng 117 máy bay P-8A để
thay thế cho 225 máy bay tuần tiễu P-3C Orion đang sử dụng.

http://nghiadx.blogspot.com

P-8A Poisedon được Quân đội Mỹ coi như vị thần của biển Poseidon trong
thần thoại Hy Lạp.

Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2012

>> Mỹ chuyển hướng vào nghiên cứu quân đội Trung Quốc


Do Trung Quốc đã trỗi dậy mạnh mẽ, tạo ra nhiều thách thức cho Mỹ, các cơ quan tư vấn Mỹ đã chuyển hướng vào nghiên cứu về quân đội Trung Quốc.

Là khâu then chốt không thể thiếu trong quy trình hoạch định chính sách, Mỹ rất coi trọng vai trò của các cơ quan tham mưu, tư vấn (Think Tank) trong xây dựng quân đội, vạch kế hoạch chiến tranh.

Đằng sau mỗi lần đổi mới quân sự, chuyển đổi quan trọng và lên kế hoạch chiến tranh của Lầu Năm Góc đều có bóng dáng của cơ quan tham mưu.

Tổ chức các Think Tank được Mỹ coi là "kiến trúc sư trưởng" của chính sách quốc phòng và các hoạt động quân sự.

Quân-dân kết hợp, rất nhiều Think Tank tham mưu cho Quân đội Mỹ

Think Tank – thường chỉ “cơ quan nghiên cứu chính sách độc lập, phi lợi nhuận”. Ở Mỹ, Think Tank được cho là một “ngành dịch vụ” phát triển nhanh nhất, thịnh vượng nhất.

Theo thống kê, cả nước Mỹ có tổng cộng 1.815 Think Tank lớn nhỏ. Trong đó, những cơ quan có thể ảnh hưởng đến chính sách quân sự của Mỹ chủ yếu là các Think Tank của Quân đội và Think Tank chiến lược tổng hợp tư nhân nổi tiếng.


http://nghiadx.blogspot.com
 Mỹ tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong hình là cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Hiện nay, trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, Quân đội Mỹ đã xây dựng được lực lượng Think Tank lớn lần lượt thuộc Cơ quan chỉ huy tối cao, các quân chủng, Bộ Tư lệnh liên hợp và các học viện, nhà trường.

Think Tank của Cơ quan chỉ huy tối cao chủ yếu là Ủy ban cố vấn trực thuộc Bộ Quốc phòng và Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ.

Chẳng hạn Ủy ban Khoa học công nghệ Quốc phòng Mỹ là cơ quan tiến hành nghiên cứu và công nhận khoa học công nghệ quốc phòng của Bộ Quốc phòng, được coi là Think Tank quân đội có ảnh hưởng lớn nhất của Lầu Năm Góc, khuyến nghị chính sách của họ có thể gửi trực tiếp lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hoạch định chính sách những vấn đề quốc phòng quan trọng như nghiên cứu phát triển khoa học quốc phòng, xây dựng vũ khí trang bị và mua sắm hàng hóa quân sự thường phải tham khảo những khuyến nghị của họ.

Các cơ quan nghiên cứu của các quân chủng và Bộ Tư lệnh liên hợp chủ yếu có Trung tâm Nghiên cứu Lục quân, Cục Nghiên cứu Hải quân, Viện Nghiên cứu Không quân và Trung tâm Tác chiến.

Để theo dõi sự thay đổi của tình hình chiến lược châu Á-Thái Bình Dương, Quân đội Mỹ còn lập riêng ra Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương (Mỹ) trong Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, chuyên tiến hành nghiên cứu các vấn đề chiến lược châu Á-Thái Bình Dương.

Tận dụng ưu thế nguồn nhân lực của các học viện, nhà trường, các học viện, nhà trường quân sự của Quân đội Mỹ đặc biệt là các học viện, nhà trường trung, cao cấp thường đều lập ra các viện và trung tâm nghiên cứu, tiến hành nghiên cứu lý luận các lĩnh vực có liên quan.

Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia của Đại học Quốc phòng, Trung tâm Lãnh đạo Chiến lược của Học viện Quân sự Lục quân và Trung tâm Nghiên cứu Chiến tranh trên biển của Học viện Quân sự Hải quân đã trở thành Think Tank nổi tiếng tiến hành nghiên cứu chiến lược và tác chiến của Quân đội Mỹ.

Để bảo đảm “tính độc lập” của các Think Tank, Think Tank quân sự tuy thuộc biên chế của Quân đội, nhưng nhân viên nghiên cứu của họ lại chủ yếu là các quan chức cấp cao Chính phủ từ nhiệm, các tướng lĩnh cấp cao nghỉ hưu và nhân viên văn phòng.

Như vậy, một mặt là do họ có kinh nghiệm thực tiễn phong phú, có thể nắm chắc phương hướng nghiên cứu chính sách; mặt khác là do họ đã rời khỏi cương vị công tác cấp cao, có thể chịu được các sức ép, thường sẽ kiên trì chân lý đối với những vấn đề cần tư vấn.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến tranh Việt Nam từng là chương trình nghiên cứu của Công ty RAND - Mỹ.


Đối với hoạch định chính sách của Quân đội, Think Tank tư nhân cũng có vai trò hết sức quan trọng. Để đáp ứng nhu cầu tư vấn hoạch định chính sách quân sự, Lầu Năm Góc tích cực tận dụng những Think Tank tư nhân có khả năng nghiên cứu tổng hợp tương đối mạnh, vai trò ảnh hưởng lớn để bày mưu tính kế cho họ.

Căn cứ vào kết quả nghiên cứu Chương trình “Think Tank và xã hội công dân” của Đại học Pennsylvania năm 2010, 10 Think Tank đứng đầu thế giới trong đó có Viện Brookings, Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Mỹ, Công ty RAND (RAND Corporation) đều coi Lầu Năm Góc là đối tượng phục vụ cố định, đồng thời thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định với họ.

Công ty RAND là một trong những Think Tank chiến lược tổng hợp của Mỹ có quan hệ mật thiết nhất với phía quân đội. Định vị cơ bản của Think Tank này là “túi khôn” tri thức lý luận, trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học được quân đội tài trợ.

Cho dù là các chính sách quan trọng như chiến lược hạt nhân, tổ chức lại Bộ Quốc phòng và chuyển đổi quân sự, hay Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Việt Nam và cuộc chiến chống khủng bố hiện nay, đều từng là chương trình nghiên cứu được các học giả RAND vạch ra từ lâu.

Quân đội Mỹ cho rằng, Think Tank phi quân sự do không có quan hệ lệ thuộc với Lầu Năm Góc, không bị ảnh hưởng của ý chí của cấp trên, vì vậy khuyến nghị chính sách của họ thường tương đối khách quan.

Năm 2010, Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách Mỹ (CSBA) đã công bố báo cáo nghiên cứu “Tác chiến hợp nhất không-hải quân”. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ lúc đó là Đô đốc Mike Mullen cho biết, báo cáo này là “kiểu mẫu phá vỡ rào cản của các cơ quan từ trên xuống dưới liên quân chủng, liên bộ ngành Liên bang, liên quốc gia”.

Không còn nghi ngờ gì nữa, đối với các Think Tank quân sự “mông quyết định đầu”, rất khó đề xuất được những khuyến nghị lý luận làm đột phá rào cản giữa các quân chủng.

Dựa vào mô hình hoạt động thương mại tác động tới hoạch định chính sách quân sự

Think Tank không phải là tổ chức học thuật “đóng hộp” đơn thuần, mục đích của họ là thông qua mô hình hoạt động nhất định, làm cho kết quả nghiên cứu của họ đi vào tầng lớp hoạch định chính sách, tác động đến kết quả chính sách.

Kinh phí hoạt động của các Think Tank quân sự chủ yếu có nguồn gốc từ kinh phí quốc phòng, tư vấn, tham khảo chính sách chủ yếu dựa vào quan hệ phụ thuộc, hoạt động theo phương thức trao quyền chương trình, tài trợ chương trình.

Think Tank tư nhân thường không được “ăn cơm nhà nước”, nguồn vốn hoạt động của họ chủ yếu dựa vào thu nhập của chương trình, một phần đến từ sự quyên góp của các tổ chức xã hội và cá nhân như các doanh nghiệp, các quỹ.

Chịu sự ảnh hưởng này, Think Tank tư nhân và phía quân đội chủ yếu tuân thủ quy tắc hoạt động thương mại, căn cứ vào quan hệ hợp đồng tiến hành tư vấn, tham khảo chính sách.

Lấy Công ty RAND làm ví dụ. Là một “túi khôn” đứng đầu của giới quân sự Mỹ, Công ty RAND thường trước hết ký hợp đồng dịch vụ chương trình với Lầu Năm Góc.

Sau đó, trong phạm vi quy định của hợp đồng, hoặc căn cứ vào đề nghị chương trình cụ thể của Công ty RAND, hoặc căn cứ vào yêu cầu chương trình của Lầu Năm Góc, hai bên thỏa thuận hình thành “Sách hướng dẫn chương trình”, làm rõ các nội dung cụ thể như vấn đề nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, số liệu nghiên cứu, tiến độ, ngân sách nghiên cứu.

Một khi nguồn vốn của chương trình được cấp theo quy định, Công ty RAND sẽ dựa vào thời gian biểu để đưa ra kết quả nghiên cứu.

http://nghiadx.blogspot.com
 Vấn đề hạt nhân Iran luôn gây đau đầu cho Nhà Trắng. Trong hình là tàu tên lửa của Iran phóng tên lửa phòng không trong cuộc tập trận Velayat 90.


Ngoài chương trình theo quy định của hợp đồng và chương trình do quân đội chỉ định, Công ty RAND cũng tự hoàn thành một số chương trình, giới thiệu và mời chào quân đội.

Trước thềm Chiến tranh Triều Tiên, Công ty RAND từng tiến hành nghiên cứu dự đoán “Trung Quốc có xuất binh hay không”, kết luận là Trung Quốc sẽ đưa quân đến Triều Tiên. Đối với kết quả nghiên cứu chỉ 1 câu nói, Công ty RAND muốn bán cho quân đội với giá 2 triệu USD.

Lầu Năm Góc cho rằng, việc chào giá quá cao, không thèm quan tâm. Sau khi Quân đội Mỹ đánh đến bờ sông Áp Lục, Quân đội Trung Quốc quả thật đã tham gia vào Chiến tranh Triều Tiên. Dự đoán của Công ty RAND đã trở thành hiện thực, Bộ Quốc phòng Mỹ dù hối hận cũng không còn kịp.

Đối với các Think Tank tư nhân, việc có khả năng xây dựng được quan hệ hợp tác với quân đội hay không, ngoài cần phải có báo cáo chất lượng cao, còn phải hiểu rõ phương thức hoạt động của báo chí, làm cho quân đội và xã hội hiểu được mình.

Thông qua các phương thức như xuất bản những ấn phẩm và bài viết, công bố báo cáo nghiên cứu, tổ chức họp báo hoặc hội thảo, một số Think Tank tư nhân không ngừng chứng tỏ sức mạnh nghiên cứu khoa học của mình, tăng cường ảnh hưởng của các khuyến nghị chính sách.

Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS) là Think Tank được thành lập vào tháng 2/2007. Khác với 200 chuyên gia của Viện Brookings, quy mô của trung tâm này rất nhỏ, chỉ có 30 nhân viên, mỗi năm ngân sách không đến 6 triệu USD.

Nhưng, trung tâm này hiểu rõ phương thức hoạt động của báo giới, trong thời gian chưa đến 2 năm, đã đưa ra một loạt bài viết về Chiến tranh ở Iraq và sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu của quân Mỹ. Năm 2008, trung tâm này đã tập trung được nhiều cựu Ngoại trưởng Mỹ như Henry Kissinger, Albright, tổ chức hội nghị bàn tròn về vấn đề hạt nhân Iran, chỉ một lần đã mở rộng được ảnh hưởng.

Năm 2009, sau khi Obama lên cầm quyền, nhiều nhà nghiên cứu cấp cao của trung tâm được gọi vào Lầu Năm Góc, đảm nhiệm các chức vụ quan trọng như Thứ trưởng Quốc phòng, Trợ lý Thứ trưởng Quốc phòng…

Điều cần chỉ ra là, hoạt động thương mại có thể giành được chương trình, đem về USD cho Think Tank, nhưng cũng làm cho các Think Tank coi nhẹ “tính đạo đức” trong nghiên cứu các đề tài.

Thông qua nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến Chiến tranh Việt Nam của Công ty RAND, mọi người phát hiện đứng trên lập trường đạo đức để nhìn những kết quả nghiên cứu của họ, không phù hợp với nguyên tắc cốt lõi của Công ty RAND.

Rất nhiều Think Tank có lẽ có thể chịu được sức ép của các cơ quan quyền lực, nhưng không thể trốn tránh sự mê hoặc, cám dỗ của đồng tiền.

Đứng trước nhu cầu của khách hàng, nâng cao hiệu quả phục vụ

Think Tank là một nhà máy sản xuất tư tưởng, khuyến nghị chính sách của họ nếu không thể giúp tầng lớp hoạch định chính sách Quân đội giải quyết vấn đề thì nó chỉ là một đống giấy lộn không có giá trị gì.

Để xây dựng được lực lượng cố vấn gắn bó, đáng tin, sử dụng được của Lầu Năm Góc, Think Tank chỉ có xây dựng thể chế nghiên cứu hướng tới khách hàng, đi sâu vào thực tiễn hoạch định chính sách, bắt đúng mạch đập sự phát triển của vấn đề, mới có thể nâng cao tính mục đích phục vụ cho Quân đội.

Về vấn đề này, kinh nghiệm của Công ty RAND là: “Hai nhà nghiên cứu không bằng một nhà nghiên cứu cộng với hiệu quả cao của một thư ký”. Chỉ có như vậy mới biết được Quân đội “nghĩ gì”, “lo lắng gì”.


http://nghiadx.blogspot.com
 Mỹ đã rút quân khỏi Iraq. Trong hình là lực lượng chống khủng bố Iraq trang bị súng carbine do Mỹ chế tạo.


Giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh Iraq, sau khi biết được thông tin Nhà Trắng gấp rút thúc đẩy xây dựng Iraq, tuyên bố chiến tranh thắng lợi, các nhà nghiên cứu của Công ty RAND và Đại sứ Mỹ tại Afghanistan là Dobbins đã cùng công bố báo cáo nghiên cứu “Vai trò của Mỹ trong xây dựng đất nước Iraq:

từ Đức đến Iraq”, đã tiến hành phân tích, dự báo về các loại khó khăn mà lực lượng liên quân có thể gặp phải, nhắc nhở chính phủ chiếm đóng quân sự nếu muốn thành công, thì lực lượng quân đội cần thiết phải nhiều hơn so với mong muốn của Nhà Trắng hoặc lực lượng có thể cung cấp.

Hành động tăng cường lực lượng giai đoạn sau của cuộc chiến tranh Iraq không phải không có liên quan đến khuyến nghị này.

Để giải quyết các vấn đề chính sách phức tạp, Think Tank Mỹ còn khuyến khích các học giả xã hội, nhà khoa học, các kỹ sư tiến hành hợp tác nghiên cứu. Mỗi nhóm chương trình của Trung tâm Hợp tác và An ninh Quốc tế - Đại học Stanford đều được sắp xếp, bố trí liên ngành, tầng lớp quản lý cũng tiến hành chế độ đồng chủ nhiệm.

Năm 2007, nhà khoa học hạt nhân Haig và nhà vật lý Anwar đã cùng đưa ra báo cáo nghiên cứu “Tiềm lực hạt nhân và tên lửa của Iran: mối đe dọa chung theo sự đánh giá của các chuyên gia công nghệ Mỹ-Nga”.

Theo tiết lộ của quan chức Ủy ban An ninh Quốc gia Mỹ, Tổng thống Barack Obama sở dĩ quyết định từ bỏ hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu là do báo cáo này đã đóng vai trò nhất định.

Nghiên cứu về quốc phòng và quân đội Trung Quốc đang gia tăng

Trong lịch sử, Quân đội Mỹ và Quân đội Trung Quốc đã hai lần giao chiến, một lần là cuộc chiến tranh chống Mỹ hỗ trợ cho Triều Tiên, một lần là chiến tranh chống Mỹ hỗ trợ cho Việt Nam. Trong 2 lần giao chiến, quân Mỹ đều đã thất bại.

Bước vào thế kỷ 21, cùng với sự trỗi dậy không ngừng của Trung Quốc, khả năng bảo vệ hòa bình của Quân đội Trung Quốc không ngừng tăng lên, những nhà hoạch định chính sách Mỹ thực hiện chính sách bá quyền đã cảm thấy lo ngại, các Think Tank phục vụ cho họ đương nhiên tập trung vào nghiên cứu quốc phòng và quân đội của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
 Tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D gây lo ngại cho Mỹ.

Các kết quả nghiên cứu về quốc phòng và quân đội Trung Quốc của các Think Tank Mỹ tập trung thể hiện ở trong “Báo cáo Phát triển Tình hình Quân sự và An ninh Trung Quốc” được Bộ trưởng Quốc phòng đệ trình lên Quốc hội hàng năm, nội dung thường đề cập đến nhiều nội dung như chiến lược quân sự của Trung Quốc, phát triển hiện đại hóa của Quân đội Trung Quốc, an ninh eo biển Đài Loan, giao lưu quân sự Trung-Mỹ. Báo cáo này đến nay đã có 11 bản.

Những Think Tank tư nhân coi trọng nghiên cứu vấn đề quốc phòng và quân đội Trung Quốc chủ yếu có Công ty RAND, Chương trình Thế kỷ mới Mỹ (PNAC), Trung tâm Tiến bộ Mỹ (CAP), Trung tâm An ninh mới Mỹ (CNAS).

Bước vào thế kỷ 21, những Think Tank này trước sau đã đưa ra một loạt báo cáo gây tranh cãi như “Eo biển khủng bố”, “Đại chiến lược Trung Quốc”, “Tiềm năng quân sự của công nghệ thương mại Trung Quốc”, “Ý tưởng tác chiến của Không quân Trung Quốc thế kỷ 21”, “Chiến lược chống thâm nhập của Trung Quốc và ảnh hưởng đối với Mỹ”, “Tác chiến với Trung Quốc như thế nào”.

Quân đội Mỹ cho rằng, Trung Quốc là quốc gia đang trỗi dậy, có tiềm năng cạnh tranh với Mỹ. Để đề phòng Trung Quốc, tầng lớp hoạch định chính sách Mỹ có lẽ cần các Think Tank tiến hành đánh giá khách quan đối với việc xây dựng quốc phòng và quân đội của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
 Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển.

Tháng 8/2009, các Think Tank thuộc phe bảo thủ Mỹ như “Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Mỹ” và “Hiệp hội Chương trình 2049” đã hợp tác đưa ra báo cáo nghiên cứu “chiến lược quốc phòng” Đài Loan mang tên “Ngăn chặn, phòng thủ, đẩy lùi và hợp tác”, Công ty RAND cũng đã công bố báo cáo nghiên cứu “Thế cân bằng” liên quan đến tình hình quân sự eo biển Đài Loan trên tạp chí “Wired”.

Trong tình hình eo biển Đài Loan ngày càng hòa dịu, Think Tank Mỹ lại tập trung tuyên truyền về khoảng cách quân sự hai bờ, cố ý tạo ra căng thẳng.

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

>> "Huyệt chí tử" của quân đội Mỹ?


Trung Quốc chỉ cần hơn 20 tên lửa chống vệ tinh là có thể tấn công vệ tinh của Mỹ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng về vũ khí chống vệ tinh.
Tân Hoa xã đưa tin, tờ “The Washington Examiner” Mỹ ngày 8/3 có bài viết cho rằng, đồng thời với việc Chính phủ Obama coi nhẹ phát triển không gian, Trung Quốc lại đang nhanh chóng phát triển khả năng vũ trụ của mình. Tại sao Trung Quốc lại gấp rút phát triển không gian – “cao điểm cuối cùng” như vậy?

Bởi vì, họ thực sự hiểu rằng, Mỹ là một quốc gia trên thế giới phụ thuộc lớn nhất vào các thiết bị không gian như vệ tinh, phát triển công nghệ không gian sẽ có thể tạo ra mối đe dọa cho Mỹ.

Trong khi đó, đây là điều mà Tổng thống Obama, đa số nghị sĩ Quốc hội và đa số báo chí chính thống của Mỹ không ý thức được.

Vì vậy, một khi có chính phủ nước nào đó đã chiếm đóng “cao điểm cuối cùng” mà Mỹ rút đi, đồng thời quyết định tiến hành tấn công đối với các thiết bị chiến lược không gian của Mỹ, thì Mỹ có thể nhanh chóng mất đi phần lớn, thậm chí toàn bộ khả năng thông tin.

Các hoạt động như truyền đạt mệnh lệnh quân sự, do thám đối phương hoặc giao dịch tài chính cũng có thể bị tê liệt. Đây không phải là những cảnh trong tiểu thuyết viễn tưởng khoa học, mà là việc hoàn toàn có khả năng xảy ra.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng về vũ khí laser bắn trúng vệ tinh không gian.


Trong buổi điều trần của Ủy ban Quân sự Hạ viện, Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ronald L. Burgess cố gắng gây sự chú ý của mọi người đối với vấn đề này.

Nhưng, điều đáng tiếc là chỉ có phóng viên lâu năm quan tâm đến vấn đề an ninh quốc gia là Bill Gertz đưa tin sâu về vấn đề này; đa số báo giới tập trung chú ý vào đưa tin về buổi lễ trao giải Oscar.

Bài viết cho rằng, Burgess đã giới thiệu chi tiết về chương trình không gian của Trung Quốc, chương trình chống vệ tinh và tình hình phát triển khả năng tác chiến mạng.

Ông cho biết: “Một số chương trình không gian của Trung Quốc bề ngoài nhìn thì là chương trình dân dụng, nhưng thực tế là để tăng cường khả năng chống vệ tinh cho Trung Quốc; đồng thời cũng có thể tăng cường khả năng quân sự thông thường của Trung Quốc”.

Burgess chỉ ra, ngoài chương trình không gian mang theo con người và hoạt động thăm dò không gian, Trung Quốc cũng đã phát triển rất nhiều vệ tinh dùng cho tiến hành các hoạt động như thông tin, dẫn đường, thăm dò tài nguyên, dự báo khí tượng và tình báo, trinh sát.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa chống vệ tinh trực tiếp lên cao, đồng thời còn phát triển vũ khí gây nhiễu điện tử và vũ khí năng lượng chùm tia; những nghiên cứu phát triển này rõ ràng là tiến hành đối với các thiết bị không gian.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc phóng vệ tinh đo vẽ bản đồ tài nguyên.


Ngoài ra, chương trình không gian mang theo con người và chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc đã nâng cao rất lớn khả năng bám theo và nhận biết vệ tinh cho Trung Quốc, hơn nữa, công nghệ thăm dò và theo dõi những mảnh vỡ không gian do Trung Quốc phát triển cũng có thể thúc đẩy sự phát triển khả năng bám theo và nhận biết vệ tinh.

Theo bài viết, Trung Quốc chỉ cần có hơn 20 tên lửa chống vệ tinh là có thể thông qua tấn công vệ tinh của Mỹ để gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ. Vì vậy, Tổng thống Obama và Nhà Trắng đã coi trọng đối với vấn đề này.

Tuy nhiên, chính sách không gian của Obama làm cho tác giả cảm thấy không hiểu được; bởi vì Chính phủ Mỹ hoàn toàn không gây sức ép với Trung Quốc, do đó giúp cho Trung Quốc có thể phát triển thuận lợi công nghệ không gian mà không gặp phải thách thức.

Cuối cùng, bài viết đã bày tỏ sự lo ngại rất lớn đối với sự phát triển không gian của Trung Quốc. Tuy Burgess nhận thức được điểm này và dồn hết sức mình để nhắc nhở tầng lớp cấp cao của Chính phủ Mỹ cảnh giác sự phát triển trong lĩnh vực không gian của Trung Quốc.

Nhưng, điều không may là, không có quan chức nào quan tâm đến vấn đề này; còn các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại rất coi trọng đối với vấn đề này.

Khi đa số quốc gia đang bận rộn với sự phát triển hiện tại, Trung Quốc lại tiếp tục làm quy hoạch lâu dài. Các nhà lãnh đạo của họ đã dần dần ý thức được rằng, an ninh quốc gia, an ninh kinh tế và khả năng kiểm soát không gian của họ có liên quan chặt chẽ với nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí chùm tia năng lượng tương lai.

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

>> Các cường quốc quân sự tăng cường phát triển vũ khí laser


Hiện nay, các cường quốc quân sự trên thế giới đang có xu thế nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị laser cho máy bay, tàu chiến và chiến xa rất mạnh.


Vũ khí laser trang bị cho máy bay

Chiếc máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Không quân Mỹ là “Boeing 747-400F”, thuộc căn cứ không quân Edwards của Không quân Mỹ.

Chiếc máy bay này đã được trang bị vũ khí laser hóa học COLL có công suất mạnh, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Quân đội Mỹ


Hiện nay, nhiệm vụ tác chiến tưởng định của quân đội Mỹ bao gồm: đánh chặn tên lửa đất đối không, tên lửa không đối không và máy bay cánh cố định, máy bay trực thăng;

bắn rơi các mục tiêu như tên lửa hành trình bay ở tầm cao và tầm thấp, máy bay không người lái, khinh khí cầu; theo dõi vệ tinh của đối phương hoạt động trên quỹ đạo, dùng chiếu xạ laser để nó tạm thời mất đi chức năng.

Chương trình laser cho máy bay của Không quân Mỹ đã trải qua hơn 10 năm phát triển, đã giành được một loạt thành tựu to lớn.

Đặc biệt là thử nghiệm đánh chặn sát thương trên không thành công ngày 10/1/2010, làm cho cuộc thử nghiệm phát hiện,

đeo bám và giao chiến của vũ khí laser trang bị cho máy bay có một bước tiến quan trọng, trong tương lai có thể đảm đương nhiệm vụ phòng thủ cuối cùng của tên lửa đạn đạo chiến thuật của quân Mỹ.

Vũ khí laser trang bị cho tàu chiến

Hệ thống “vũ khí laser phòng ngự khu vực trang bị cho tàu chiến” là một hệ thống laser chiến thuật giá rẻ có khả năng phòng thủ cự ly gần, đang được Công ty Raytheon Mỹ nghiên cứu chế tạo.

Hệ thống LADS được cải tiến trên cơ sở hệ thống phòng thủ gần Phalanx hiện có,

chủ yếu đã tận dụng nền tảng của hệ thống cũ và radar kiểm soát hỏa lực, pháo pháo rãnh xoay phóng nhanh 6 nòng 20 mm được thay thế bởi thiết bị laser trạng thái rắn.

http://nghiadx.blogspot.com
Pháo laser trang bị cho tàu chiến của Quân đội Mỹ


Hệ thống LADS chủ yếu dùng cho tác chiến phòng thủ cuối cùng của tàu chiến nổi cỡ lớn và trung bình như tàu khu trục tên lửa Aegis, có thể đối phó với nhiều loại mục tiêu trên biển, trên không, bao gồm tên lửa không đối hạm, tên lửa hạm đối hạm, tên lửa ngầm đối hạm, đạn lửa (đạn hỏa tiễn), đạn pháo, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, thủy lôi di động và tàu cỡ nhỏ.

Ngay từ năm 2007, Công ty Raytheon đã tuyên bố, trong thử nghiệm, hệ thống LADS sử dụng một thiết bị laser sợi IP 20 kW, đã bắn rơi thành công một máy bay không người lái giả ở cự ly 1050 m.

Vì vậy, hệ thống vũ khí laser trang bị cho tàu chiến đã thể hiện được tính năng và ưu thế tốt, việc đưa vào sử dụng thực tế sẽ không còn quá lâu.

Vũ khí laser trang bị cho chiến xa

Vũ khí laser chiến thuật Low-Sentinel của Lục quân Mỹ, do Công ty Lockheed Martin nghiên cứu phát triển, có thể dùng container vận chuyển, được kéo bởi xe tải quân sự chiến thuật, thực hiện cơ động nhanh trên chiến trường, đánh chặn có hiệu quả các mục tiêu trên mặt đất và trên không ở tầm thấp, có tính cơ động chiến thuật mạnh.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser trang bị cho chiến xa

Hệ thống này đã sử dụng thiết bị laser hóa học DF, có công suất cao hơn, đường kính chùm tia sáng lớn hơn,

mật độ năng lượng phân bố đều, ô nhiễm ít, tính năng tổng thể khá tốt, không những có thể phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm gần,

đạn pháo tầm gần, tầm trung và tầm xa, đạn hỏa tiễn, hơn nữa có thể đánh chặn sự tấn công của máy bay trực thăng,

máy bay không người lái, khinh khí cầu và tên lửa hành trình, bảo vệ cho các cơ sở quân sự, khu dân cư hoặc khu công nghiệp, khu vực bảo vệ có thể lên tới 8.000 m2. Công ty Công nghiệp Máy bay Israel cũng đã nghiên cứu phát triển một hệ thống vũ khí laser chiến thuật trạng thái rắn tương tự hệ thống Low-Sentinel.

Được biết, tính năng của thiết bị laser chiến thuật dùng cho chiến xa này ưu việt toàn diện so với Low-Sentinel,

có thể phá hỏng hệ thống kiểm soát hỏa lực quang điện của tên lửa chống tăng, đồng thời có thể bám theo, ngắm chuẩn và tiêu diệt đầu đạn của tên lửa sau khi được phóng đi.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

>> Cơn ác mộng 'vũ khí không sát thương' đã bắt đầu


Một thông tin rò rỉ từ Lầu Năm Góc cho hay, loại vũ khí không để lại dấu vết trực tiếp mà gây hậu quả về tâm lí, thể chất về sau đã được phát triển.

Trong một bức thư gửi đến biên tập viên của New York Times năm 1908, nhà khoa học Nikola Telsa đã viết: "Khi nói về chiến tranh trong tương lai, tôi nghĩ rằng sẽ không còn việc tấn công trực tiếp lên cơ thể mà là một sự tấn công trực tiếp bằng sóng điện với một cơ chế phá hủy mới."

Tuần trước, một thông tin rò rỉ trên trang web PublicIntelligence.org về bộ phận Nghiên cứu vũ khí không giết người của Quân đội Mỹ đã khẳng định lời tiên đoán của Telsa.

Trong khi súng gây tê bằng điện vẫn còn thịnh hành thì một loại súng mới tích hợp 600 viên đạn cao su cùng với hơi cay đã cho thấy sức mạnh khi kết hợp 2 loại công cụ trấn áp đám đông nổi tiếng. Loại vũ khí kể trên đã được sử dụng rộng rãi trong việc trấn áp người biểu tình trong phong trào Chiếm phố Wall cuối năm ngoái.



http://nghiadx.blogspot.com
ADS (Active Denial System) Hệ thống khống chế hành động, một trong số các vũ khí không gây sát thương của Mỹ (Ảnh: military.wikia.com)


Tuy nhiên, loại vũ khí không giết người tối tân nhất hiện nay không còn tác động vào cơ thể nữa mà có cơ chế tấn công hoàn toàn mới. Một thiết bị có tên là Hệ thống khống chế hành động - Active Denial System (ADS) được miêu tả là có thể hoạt động tầm xa với một chùm sóng vô hình, bước sóng khoảng vài mm.

Các chuyên gia cho rằng tác hại đầu tiên của nó là có thể gây mù lòa cho nạn nhân bị tấn công; trong khi những người khác còn tin rằng các nạn nhân còn có thể bị ung thư sau khi bị tấn công bằng sóng này.

Ngoài ra, khi di chuyển trong không khí, ADS còn có khả năng được điều chỉnh hướng từ trung tâm điều khiển nơi phát đi những chùm sóng.

Bên cạnh đó, Hệ thống tấn công âm thanh - Acoustic Hailing Devices (AHD) lại có khả năng gây ra các tổn thương về thính giác cho các nạn nhân trên mặt đất. Đối với các thợ lặn dưới nước thì có một thiết bị mang tên eLOUD© có thể gây ra cảm giác buồn nôn và tê liệt thính giác từ khoảng cách 457m.

Còn nếu những người sử dụng muốn nạn nhân bị tấn công cả về thị và thính giác - đồng nghĩa với việc mù và điếc cùng lúc, thì một thiết bị có tên Phân tán âm thanh và ánh sáng - Distributed Sound and Light Array (DSLA) sẽ làm nhiệm vụ này. Loại vũ khí này sẽ sử dụng những chùm tia hỗn hợp cùng với âm thanh tạo nên sức mạnh của mình.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống DSLA trên xe tác chiến (Ảnh: website Bộ Quốc phòng Mỹ)


Nói một cách đơn giản, những thiết bị này có khả năng làm đối tượng bị tấn công tê liệt và ngừng hoạt động trong các môi trường khác nhau.

Một số người Mỹ tin rằng các phương tiện này đã được sử dụng trong việc trấn áp người biểu tình; tuy nhiên cũng chưa ai dám khẳng định điều này.

Vào tháng 9/2006, Thư ký Không quân Mỹ Michael Wynne đã khẳng định, Mỹ sẽ là quốc gia đầu tiên phát triển hệ thống vũ khí không gây sát thương trên toàn thế giới. Ông cho biết: "Nếu chúng ta chưa có cơ hội sử dụng nó cho người Mỹ thì nên sử dụng trong thời chiến. Bởi vì nếu tấn công ai đó bằng các loại vũ khí này mà không có mục đích cụ thể thì sẽ bị các phương tin truyền thông lên án."

Trên thực tế, năm 2004 tại New York, trong cuộc biểu tình phản đối Hội nghị Quốc gia và Đảng Cộng hòa, các cảnh sát đã sử dụng một thiết bị phát điện ảnh hưởng đến thần kinh, chúng còn được gọi là từ âm thanh đến hộp sọ - voice to skull.

Khi nói về việc sử dụng sóng điện từ trong các loại vũ khí chiến tranh tương lai, nhà khoa học Telsa đã nói rằng nó là 'một giấc mơ' và giờ đây nó đã thành sự thật.

Tuy nhiên, sẽ hợp lý hơn nếu gọi đây là một cơn ác mộng.

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

>> Boeing sẽ nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ


Tập đoàn Boeing nhận được một bản hợp đồng từ bộ quốc phòng Mỹ về việc phát triển và nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến GMD.

Hãng sản xuất máy bay hàng đầu thế giới Boeing nhận được một bản hợp đồng từ bộ quốc phòng Mỹ về việc tiếp tục phát triển và nâng cấp các hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến GMD cho các căn cứ quân sự của Mỹ.

Theo Defense Aerospace, hợp đồng có tổng giá trị lên tới 3.48 tỷ USD, và dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 12 năm 2018.


http://nghiadx.blogspot.com
 Mô phỏng hoạt động của Hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ


Theo thỏa thuận, Boeing sẽ tham gia vào việc hiện đại hóa và phát triển các hệ thống GMD cùng với sự hợp tác của tập đoàn Northrop Grumman, và trực tiếp nhận các phần việc phát triển nâng cấp cho các bệ phóng và các hệ thống cảnh báo sớm và rada chỉ dẫn tới mục tiêu.

Tờ Defense Aerospace cũng cho biết bước đầu công việc hiện đại hóa sẽ được triển khai đối với 20 tên lửa đánh chặn EKV và đưa vào thử nghiệm tại các căn cứ quân sự ở Huntsville Alabama, Fort Greely, Alaska, Vandenberg ở California, Schriever, Peterson, Cheyenne, Colorado Springs, Colorado, Tucson, Arizona, và các căn cứ bí mật của Chính phủ.

http://nghiadx.blogspot.com
Dàn phóng tên lửa của Mỹ

Dự kiến, việc cải tiến các tên lửa đánh chặn EKV (một phần của chương trình GMD) sẽ được hoàn thành và đưa vào thử nghiệm trong năm 2012.

Đầu đạn EKV có khả năng phá hủy được các tên lửa đạn đạo khi đang trong giai đoạn hành trình trên không, đối với cải tiến mới này sẽ cho phép tính toán được quỹ đạo của EKV, trong đó sau khi tách rời khỏi phần động cơ đầu đạn có thể điều chỉnh hướng va chạm tới mục tiêu.

Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

>> Những âm mưu 'hạt nhân' suýt vận vào Việt Nam



Các tài liệu giải mật của Nhà Trắng cho thấy không ít lần Mỹ đã từng có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam nhằm thay đổi cục diện chiến tranh.


Trong thời gian tại nhiệm của Geogre Bush, chính quyền của ông đã nhiều lần cân nhắc tới “lựa chọn hạt nhân” nhằm chống lại cũng như răn đe những cở sở hạt nhân của Iran, nhưng đã gặp phải sự phản đối của dư luận, báo chí cũng như nhiều chỉ huy quân đội cấp cao của Mỹ.

Tuy nhiên, những "mưu đồ hạt nhân" này không phải không có tiền lệ. Ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các quan chức Mỹ đã thử tìm cách để có thể sử dụng được vũ khí hạt nhân, nhằm đe doạ chính quyền Liên Xô cũng như là một vũ khí chiến lược trong giải quyết xung đột với tên gọi “nền ngoại giao hạt nhân”.

Theo lịch sử Nhà Trắng và đặc biệt là những tài liệu giải mật về giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Richard M. Nixon, giới chức cấp cao của Mỹ đã nhiều lần có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm thay đổi cục diện và kết thúc chiến tranh sớm chiến tranh ở Việt Nam, tuy nhiên tất cả đều bất thành.

Năm 1953

Giới quân sự Mỹ, trong đó đứng đầu là đô đốc Arthur Radford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đưa ra ý kiến dùng 3 quả bom hạt nhân chiến thuật ném xuống các vị trí của bộ đội Việt Nam đang bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ trong Chiến dịch Vulture nhằm giải cứu Pháp. Phó Tổng thống Mỹ lúc đó, Richard Nixon rất ủng hộ kế hoạch này.


http://nghiadx.blogspot.com
Những người lính Pháp ở Điện Biên Phủ đã không kịp nhận sự trợ giúp "nguyên tử" từ phía đồng minh Mỹ, dẫn đến thất bại cay đắng năm 1954.


Tuy nhiên, do vấp phải sự phản đối từ chính phủ Anh mà Mỹ hủy kế hoạch. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ John Fuster Dulles còn muốn tặng riêng Pháp 2 quả bom hạt nhân để có thể tự tay giải quyết vấn đề tại Điện Biên Phủ.

Tuy nhiên, lúc này tình thế ở Việt Nam đã ngã ngũ với chiến thắng của quân và dân Việt Nam.

Năm 1959

Chỉ huy Không Quân Mỹ, tướng Thomas D White đã lựa chọn một vài mục tiêu khả dĩ ở miền Bắc Việt Nam để tiến hành ném bom hạt nhân.

Theo một tài liệu giải mật, tướng White muốn “làm tê liệt Quân đội Việt nam và các tuyến đường tiếp tế bằng cách tấn công vào một số mục tiêu, bằng cả vũ khí thông thường và hạt nhân”.

Theo đề xuất, Tướng White muốn các lãnh đạo bật đèn xanh để gửi một phi đội máy bay ném bom phản lực chiến lược B-47 Stratojet tới căn cứ Không quân Clark ở Philippines, làm bàn đạp san phẳng khu vực trú ẩn của bộ đội Việt Nam như rừng rậm nhiệt đới, các tuyến đường vận lương, khu vực đá vôi và đồi núi... Nhưng 7 tháng sau, đề xuất này đã bị các quan chức quân sự khác phản đối và đi vào dĩ vãng.

Năm 1964


http://nghiadx.blogspot.com

Hai đối thủ: Lyndon Jonhson (ảnh trái) và Barry Goldwater (ảnh phải) trong cuộc tranh cử Tổng thống năm 1964.


Trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng, thượng nghĩ sĩ Barry Goldwater của Đảng Cộng hòa, đã chủ trương tích cực đưa ra ý kiến về sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam.

Tuy nhiên, quan điểm này bị chỉ trích mạnh mẽ và cũng là nguyên nhân thua cuộc trong cuộc chạy đua đó. Tổng thống trúng cử lúc đó, ông Lyndon B. Johnson đã nổi tiếng với chiến dịch vận động có tên “Daisy Ad”, một video với mục tiêu chống đối lại dự định hạt nhân của đối thủ Goldwater, mang ý nghĩa “Nếu bầu cho Goldwater là bầu cho một cuộc chiến hạt nhân”.

Bản thân Thượng nghị sĩ Goldwater, ngay sau đó cũng tráo trở trong tuyên bố của mình. Ban đầu, ông thể hiện rõ mong muốn sử dụng vũ khí hạt nhân ở miền Bắc Việt Nam nhằm “xóa đi lớp ngụy trang của kẻ thù” và “cắt đứt mọi liên lạc về đường bộ, đường sắt, cầu cảng mang tiếp tế từ những người cộng sản Trung Quốc”.

Tuy nhiên, trong cơn bão chỉ trích sau đó, ông lại phủ nhận “chưa bao giờ muốn sử dụng vũ khí hạt nhân nếu vũ khí thông thường có thể làm được việc đó” và “chỉ lặp lại gợi ý từ những quan chức quân sự cao cấp”.

Giai đoạn 1967-1972

Ngay trước cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, lực lượng cách mạng Việt Nam đã tấn công Mỹ tại nhiều điểm chiến lược. Đặc biệt, tại chiến trường Khe Sanh, bộ đội Việt Nam đã bao vây liên tục khoảng 6.000 lính thủy đánh bộ Mỹ, tạo nên áp lực lớn cho giới chức cầm quyền của Mỹ.

Theo tài liệu mật công bố, vào cuối tháng 1/1968, Tướng Westmoreland đã cảnh báo “tình hình ở Khe Sanh ngày càng trở nên tồi tệ, có thể phải dùng đến vũ khí hạt nhân hoặc hóa học”.

Ông nhận xét, việc sử dụng chiến thuật vũ khí hạt nhân ở Khe Sanh sẽ hợp lý và khôn ngoan vì đây là khu vực không người ở, số lượng thương vong thấp.

Trong khi đó, cũng giống như việc ném bom Nhật Bản hay răn đe Triều Tiên bằng bom hạt nhân, đã góp phần chấm dứt chiến tranh, thì việc sử dụng bom hạt nhân sức công phá yếu ở Việt Nam, cũng sẽ có tác dụng tương tự.

Tuy nhiên, do bị rò rỉ thông tin về kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân mà nó bị bác bỏ. Thủ tướng Anh bấy giờ, Harold Wilson đã phát biểu: “Quả thật là điên rồ nếu lại sử dụng bom hạt nhân. Nó không chỉ đem lại hậu quả không hay ho cho chính vị thế của Mỹ mà còn có thể khởi đầu cho việc leo thang chiến tranh trên toàn thế giới”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tình hình căng thẳng của lính Mỹ tại Khe Sanh là căn cứ để Tướng Westmoreland đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân công suất thấp.



Tổng thống Mỹ, Johnson cũng đã phản ứng kịch liệt với vấn đề này nhằm xoa dịu dư luận trong nước đang cực kỳ bức xúc: “Trong suốt 7 năm qua, tôi chưa hề nhận được yêu cầu nào về triển khai vũ khí hạt nhân, do đó tôi muốn chấm dứt ngay lập tức những tranh cãi về nó”.

Rốt cuộc, tướng Westmoreland được giao nhiệm vụ giải cứu bằng vũ khí thông thường đối với mặt trận Khe Sanh. Những pháo đài bay B-52 của Mỹ đã dội hơn 100.000 tấn bom xuống vùng giao tranh chỉ 8 km2 giữa hai bên, biến cuộc tấn công trở thành đợt dội bom dày đặc nhất trong lịch sử thế giới.

Tuy nhiên, giai đoạn Việt Nam bị đe dọa nhiều nhất chính là từ thời điểm Richard Nixon đắc cử Tổng thống Mỹ vào đầu năm 1969. Với sự nôn nóng cũng như mục tiêu hàng đầu khi đắc cử là sớm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, vị tổng thống này nhiều lần đề xuất cũng như bật đèn xanh về vấn đề nhạy cảm: sử dụng vũ khí hạt nhân.

Các nhà hoạch định chính sách hiểu rằng, mức độ phá hoại của vũ khí hạt nhân không cân xứng với mong muốn của họ với xung đột tại chiến trường Việt Nam, sự dè chừng đối với mối nguy hiểm nếu làm bùng phát xung đột đột cục bộ trở thành chiến tranh toàn cầu, đặc biệt với Liên Xô. Sự cân nhắc giữa ý kiến của Quốc hội, đồng minh và cộng đồng thế giới, sự đánh giá khả năng phòng bị trước sự trả thù của đối tượng bị tấn công hạt nhân.

Tuy nhiên, bỏ qua những tối kỵ này, Nixon cùng cố vấn cấp cao Kissinger, tướng Wheeler và Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird hoạch định Chiến dịch Duck Hook quy mô và hoành tráng nhất (theo dự kiến) nhằm tạo ra một bước ngoặt nhanh chóng trên chiến trường, với các cuộc tấn công quy mô làm choáng váng chính phủ cách mạng Việt Nam, tạo thuận lợi trong đàm phán Paris cũng như kết thúc chiến tranh.

Điểm nhấn trong kế hoạch là phương án tấn công chủ chốt cuối cùng trong chuỗi 5 phương án với tên gọi “chiến tranh leo thang”, thông qua sử dụng vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học.

Theo đó, Đường mòn Hồ Chí Minh sẽ là mục tiêu tối thượng của bom hạt nhân, vì đây là con đường chuyển quân và tiếp tế chủ chốt từ Bắc vào Nam.

Ngoài ra, các tuyến đường sắt mà Việt Nam nhận tiếp tế từ Liên Xô và Trung Quốc cũng thuộc phạm vi tấn công của vũ khí hạt nhân. Các điểm chủ chốt về quân đội và kinh tế quanh Hà Nội, cảng Hải Phòng cũng là mục tiêu lực chọn được nêu trong chiến dịch.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Nixon và Cố vấn an ninh Kissinger trong Căn Phòng Bầu Dục bàn luận về kế hoạch với chiến tranh Việt Nam.



Tuy nhiên, vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của dư luận với các phong trào phản đối chiến tranh của cả trong và ngoài nước, cộng với lo ngại về ảnh hưởng ngược chiều của chiến dịch và đặc biệt là sự phản đối của hai trụ cột là Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird và Ngoại trưởng William P. Rogers, Tổng thống Nixon buộc từ bỏ ý định với chiến dịch Duck Hook.

Tuy nhiên, Tổng thống Nixon vẫn nung nấu kế hoạch muốn ném bom hạt nhân xuống miền bắc Việt Nam.

Trong cuộc nói chuyện được ghi âm lại và công bố vào năm 2002, ngày 25/04/1972 thảo luận về chiến dịch Linebacker của quân đội Mỹ với quân đội miền Bắc Việt Nam, Nixon đã lại đề cập mong muốn sử dụng bom hạt nhân” như một đòn nặng nề, không chỉ phá hủy sức mạnh mà còn là một đòn tâm lý nặng nề lên chính quyền Hà Nội và cộng đồng các nước XHCN. Tuy nhiên, đề xuất này bị Henry Kissinger và các cố vấn ngăn lại.

Năm 1975

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Schlesinger đề nghị Tổng thống Ford sử dụng bom hạt nhân để ngăn chặn bước tiến của Quân đội Việt Nam ở chiến trường miền Nam, nhưng tổng thống Ford từ chối.

Schlesinger là người nổi tiếng với chủ trương về học thuyết vũ khí hạt nhân mới, ủng hộ ý kiến về “phá hủy mang tính đảm bảo” (MAD) như là biện pháp răn đe cuối cùng đối với chiến tranh với khối Liên Xô.

Theo ông, thay vì chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là không có chiến tranh, hoặc sự phá hủy toàn cầu, Mỹ có thể chọn lấy một vài mục tiêu như cơ sở quân sự để làm điểm tấn công hạt nhân, phá hủy hệ thống cơ sở vật chất của các nước XHCN.

Dù vậy, chủ trương của Schlesinger bị khước từ nhưng có những ảnh hưởng nhất định tới những thỏa thuận giữa Mỹ và các nước XHCN, đặc biệt là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT II).

Như vậy, các lí do chính đã khiến Mỹ từ bỏ mọi dự tính, kế hoạch về sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh, bao gồm:

Chính quyền Mỹ và các quan chức cấp cao nhận ra việc Mỹ đang tiêu tốn quá nhiều sức lực vào cuộc chiến tranh Việt Nam trong khi đồng thời phải giữ gìn sức mạnh tại các khu vực khác như Triều Tiên. Họ không muốn sa lầy và tiêu tốn thêm những khoản chi phí khổng lồ cho chiến trường này.

Thứ hai, việc sử dụng vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp có thể tác động tới các nước láng giềng, khiến cuộc chiến tranh có thể mở rộng và động chạm tới Trung Quốc hay các quốc gia ở Tây Thái Bình Dương khác, đặc biệt là Đài Loan, Philippines, Hàn Quốc, nơi Mỹ đặt các cơ sở quân sự. Nó cũng sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến với chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.


Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

>> Cuộc chiến Afghanistan: 10 năm nhìn lại (kỳ 1)



Sau 10 năm chiếm đóng Afghanistan, tiêu tốn hàng trăm tỷ USD, thiệt mạng gần 1.800 binh lính, “bế tắc” là cụm từ miêu tả thực trạng Afghanistan hiện nay.


Kỳ 1: "Afghanistan hóa" chiến tranh

Ngày 7/9/2011 là tròn 10 năm ngày Mỹ phát động cuộc chiến tại Afghanistan. Osama bin Laden, nhân vật được coi là chủ mưu các cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 đã bị tiêu diệt, Mỹ vẫn chưa thể tuyên bố “nhiệm vụ đã hoàn thành” tại Afghanistan.

Mới đây, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố rút khỏi Afghanistan 33.000 quân - vốn là lực lượng đã được triển khai trong đợt tăng quân hồi năm 2009. Mỹ và NATO đang trong tiến trình chuyển giao trách nhiệm gìn giữ an ninh lại cho các lực lượng Afghanistan trước năm 2014. Theo các con số thống kê, trong 10 năm qua, Mỹ đã chi tới hơn 400 tỷ USD cho cuộc chiến, gần 1.800 binh sĩ Mỹ tử trận.

Thế nhưng Mỹ và liên quân quốc tế vẫn không thể triệt tận gốc lực lượng nổi dậy Taliban. Chính quyền của tổng thống Karzai, lực lượng Mỹ và liên quân dường như chỉ nắm được quyền kiểm soát một số thành phố lớn, phần còn lại của đất nước vẫn nằm trong tay các chỉ huy quân sự ở địa phương hoặc quân nổi dậy Taliban. Và, dường như Mỹ đang tính đến một kế sách “xưa như trái đất” là "Afghanistan hóa" chiến tranh.



http://nghiadx.blogspot.com
Một trực thăng Chinook bị bắn hạ hồi tháng 8 vừa qua khiến 22 đặc nhiệm Mỹ thiệt mạng.


Dân Afghanistan bất mãn…

Ban đầu, người dân Afganistan đã tỏ ra phấn khởi trước sự sụp đổ nhanh chóng của chính quyền Taliban, bởi họ quá chán ngán với chế độ hà khắc này, nền kinh tế kiệt quệ, nghèo khổ và đất nước bị cô lập. Sau 10 năm, Afghanistan đã có một số thay đổi đáng kể trong phát triển kinh tế, giáo dục, chăm sóc y tế tại những thành phố lớn.

Thế nhưng cuộc sống của người dân không mấy được cải thiện, bạo lực vẫn tràn lan, hàng chục ngàn dân thường thiệt mạng trong các cuộc giao tranh.

Thêm vào đó, tệ nạn tham nhũng trầm trọng, hàng trăm tỷ USD viện trợ của phương Tây (riêng Mỹ đã chi 444 tỷ USD) chi tiêu không hợp lý đã làm xói mòn lòng tin của người dân Afghanistan vào nhà nước hiện nay.

Cho dù ở Thủ đô Kabul đã xuất hiện những tòa nhà cao tầng hiện đại, song đại đa số người dân Afghanistan lại coi 140.000 binh sĩ của NATO, dưới sự chỉ huy của Mỹ, là quân xâm lược, là lực lượng chiếm đóng đã không thực hiện được những lời hứa mang lại hòa bình và phồn vinh cho đất nước này.

Theo nhận định của Tổ chức Nghiên cứu Khủng hoảng Quốc tế, công bố hồi 7/2011, sau một thập niên viện trợ ồ ạt cho Afghanistan, cộng đồng quốc tế đã thất bại trong việc xây dựng Afghanistan thành một nước ổn định về chính trị và có thể đứng vững được về kinh tế.

Người Mỹ mệt mỏi

Sau sự kiện 11/9, người dân Mỹ ủng hộ mạnh mẽ hành động quân sự tại Afghanistan. Nhưng cuộc chiến hao tiền tốn của kéo dài tới 10 năm, cộng thêm cuộc chiến tranh Iraq, cướp đi sinh mạng của gần 4.500 người Mỹ, đã khiến cho người dân Mỹ trở nên mệt mỏi. Những cuộc thăm dò mới đây cho thấy hầu hết người dân Mỹ tỏ ra bi quan nhất về các mục tiêu của Mỹ tại Afghanistan và ủng hộ một cuộc rút quân nhanh chóng hơn.

Ông Brian Becker, Điều phối viên liên bang của liên minh Answer, cho biết nhóm này sẽ tổ chức các cuộc biểu tình ở thủ đô Washington và các thành phố khác của Mỹ để đánh dấu kỷ niệm 10 năm chiến tranh. Thông điệp mà họ muốn đưa ra là: chiến tranh Afghanistan không thể kéo dài được nữa.

“Cuộc chiến đó không chỉ là những hy sinh bằng máu của các quân nhân Afghanistan và Mỹ, nó còn làm kiệt quệ nền kinh tế Mỹ vào một thời điểm chúng ta phải áp dụng các biện pháp cắt giảm ngân sách nghiêm trọng và các chương trình xã hội thiết yếu đang phải đóng cửa”, ông Becker nói.

Sau chuyến thị sát Afghanistan tháng 8/2009, nghị sỹ Jim McGovern bày tỏ “rất bi quan” trước thực trạng Afghanistan và thậm chí không biết nên diễn tả nó như thế nào.

Dường như đó cũng là một trong những lý do khiến cho Quốc hội Mỹ ngày càng hoài nghi khả năng thành công cho vấn đề Afghanistan.

Theo Los Angeles Times, Quốc hội Mỹ có kế hoạch cắt giảm ngân sách tài trợ cho chương trình đào tạo quân đội - cảnh sát Afghanistan từ gần 13 tỉ USD/năm xuống còn dưới 6 tỉ USD/năm vào năm 2014.

Taliban trở lại

Theo phân tích của nhiều chuyên gia quốc tế, Mỹ và liên quân đã quá chủ quan sau khi giành được thắng lợi một cách dễ dàng trên chiến trường Afghanistan trong giai đoạn hậu năm 2001.

Thế nhưng, kể từ năm 2005, tàn quân Taliban bắt đầu trỗi dậy mạnh mẽ, biến Afganistan thành một cuộc xung đột đẫm máu mới. Từ năm 2007, số lượng binh sỹ Mỹ thiệt hại ngày càng tăng.

Chỉ tính riêng trong năm 2010, đã có 711 lính Mỹ thiệt mạng. Theo Liên hợp quốc, trong 8 tháng đầu năm 2011, các vụ bạo động đã tăng 40% so với cùng thời kỳ năm 2010.

Một vấn đề nữa là chương trình trợ giúp Chính phủ Afghanistan xây dựng lực lượng an ninh - quân đội riêng trong 10 năm qua của Mỹ và NATO dường như vẫn là con số không. Afghanistan hiện có 134.000 cảnh sát và 82.000 lính địa phương nhưng họ được trang bị nghèo nàn và không được huấn luyện tốt.

Đại uý Moqim, người trực tiếp tham gia chương trình này, phát biểu: "Chúng tôi vẫn ở con số không. Họ không biết chấp hành mệnh lệnh, vô kỷ luật và chẳng bao giờ có thể trở thành cảnh sát thực thụ!".

Việc đàm phán với một số phần tử Taliban "ôn hòa" như kêu gọi mới đây của Washington dường như bất khả thi trong tình hình hiện tại, bởi quân nổi dậy đang ở thế mạnh. Bằng chứng rõ ràng nhất là vụ ám sát người chịu trách nhiệm đàm phán với quân Taliban - Burhanuddin Rabbani. (>> chi tiết)

Thêm vào đó, giữa chính quyền Hamid Karzai và các đồng minh phương Tây cũng xuất hiện những rạn nứt khi ông Karzai phàn nàn nhiều dân thường thiệt mạng trong các chiến dịch quân sự của NATO, còn phương Tây chỉ trích sự tham nhũng và sự bất lực của chính quyền sở tại.

Chính vì thế, nhiều người cho rằng việc chuyển giao để Afghanistan tự đảm trách an ninh quốc gia sau 2014 chẳng khác nào “một sự đánh cược đầy rủi ro”.

>> Bài học từ hợp đồng vũ khí Mỹ - Đài Loan



Các đồng minh Mỹ ở Châu Á rồi sẽ nhận ra rằng, dù có hướng đến cái ô an ninh của Mỹ thì cũng không thể không để ý đến sự cân bằng Bắc Kinh - Washington.

Những rắc rối xung quanh hợp đồng nâng cấp vũ khí trị giá gần 6 tỷ USD của Mỹ giành cho Đài Loan dường như vẫn chưa có hồi kết. Giới phân tích nhận thấy, qua đây sẽ có nhiều bài học được rút ra trong mối quan hệ Mỹ - Trung Quốc - Đài Loan và các đồng minh khác của Mỹ trong khu vực.

Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt và yêu cầu Mỹ xem xét lại bản hợp đồng nhạy cảm trên, nếu không sẽ hạ cấp quan hệ quân sự. Việc bán vũ khí cho Đài Loan luôn mang nhiều ý nghĩa chính trị hơn là một hợp đồng thương mại. Nhưng tình hình hiện tại báo hiệu còn nhiều dấu hiệu phức tạp hơn nữa.


http://nghiadx.blogspot.com
Dù có thân Mỹ thế nào thì Đài Loan vẫn phải hướng về Trung Quốc để phát triển kinh tế


Trong bối cảnh suy giảm ảnh hưởng của Mỹ ở Châu Á, Trung Quốc đang từng bước khẳng định vị thế của mình trong khu vốn được cho là sân nhà bị lãng quên mà nước này không thể đảm nhiệm trong suốt nhiều thập kỷ qua. Những vấn đề nhạy cảm liên quan đến hợp đồng vũ khí với Đài Loan thậm chí còn ảnh hưởng đến nhiều nước Châu Á khác.

Rất nhiều nền kinh tế cần Trung Quốc để phục vụ việc phát triển, và vẫn tự hỏi quan hệ chặt chẽ hơn với Bắc Kinh là có lợi hay không có lợi. Khi lên nắm quyền, người đứng đầu Đài Loan Mã Anh Cửu đã có bước cải thiện quan hệ hai bờ rõ rệt bằng việc tham gia Hiệp định khung về hợp tác kinh tế (ECFA).

Đây thực sự là một chiếc ô đảm bảo cho các công ty Đài Loan làm ăn ở Trung Quốc. Nếu so với người tiền nhiệm Trần Thủy Biển, người luôn nêu cao quan điểm đòi tách Đài Loan ra khỏi Trung Quốc, thì rõ ràng Mã Anh Cửu khôn ngoan hơn rất nhiều trong quan hệ với Bắc Kinh.

Nếu giới chức Bắc Kinh có bất cứ động thái nào phá ngang ECFA, người bị ảnh hưởng đầu tiên ở Đài Loan chính là ông Mã Anh Cửu, bởi ông là người mà Bắc Kinh muốn sẽ tiếp tục ngồi chiếc ghế cao nhất điều hành hòn đảo này. Mặc dù hiện nay, đối thủ của ông ở Đảng Dân chủ Cấp tiến có nhiều biểu hiện thân thiện nhưng vẫn chưa hoàn toàn chiếm được lòng tin của Trung Quốc.

Để phủ đầu người đứng đầu tương lai của Đài Loan, Bắc Kinh đã phát đi một thông điệp rõ ràng rằng, nếu Đài Loan không tôn trọng quan điểm đồng thuận “Một Trung Quốc”, thì mọi giao dịch thương mại sẽ bị ảnh hưởng.

Năm 1996, để phản đối ứng cử viên Lý Đăng Huy, Trung Quốc đã cho khởi động một loạt tên lửa dọc eo biển Đài Loan ngay trước kỳ bầu cử, nhưng hành động này lại mang đến kết quả ngược, và ông này đã thắng cử với một tỷ lệ ủng hộ còn cao hơn trước.

Cùng thời điểm này, Mỹ đã triển khai rất nhiều tàu hải quân tiến sâu vào eo biển Đài Loan để phô trương sức mạnh và tăng cường cam kết. Đây chính là một khía cạnh cần phải xem xét trong bối cảnh hợp đồng vũ khí lần này: sự cân bằng giữa Bắc Kinh và Washington.

Trong những năm qua, nhiều nước trong khu vực đã tăng cường thắt chặt an ninh với Mỹ, không chỉ riêng với các đồng minh truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipine mà còn cả Ấn Độ. Điều này xuất phát từ những lo ngại do sự quyết đoán của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp hải đảo, và việc Trung Quốc tăng cường bảo vệ Bình Nhưỡng.

Nhưng ngay cả khi nhiều nước Châu Á đã nhận được sự bảo đảm an ninh của Mỹ thì vẫn còn nhiều quan ngại về khả năng duy trì sức mạnh của Mỹ ở khu vực. Dù Chính quyền Obama được cho là đã có nhiều bước đi đúng đắn, nhưng nền kinh tế tiếp tục suy yếu và món nợ công khổng lồ vẫn còn là mối lo.

Đối với nhiều người Mỹ, việc quân đội nước này hiện diện ở Châu Á thực sự là một cuộc chơi xa xỉ và cần phải cắt giảm. Khi mà cuộc bầu cử Tổng thống đang đến gần thì dư luận nước này lại dấy lên câu hỏi tại sao Mỹ chi tiêu quá nhiều tiền cho sự hiện diện của mình ở Châu Á và sẽ hiện diện ở đây đến bao giờ.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ có thể đảm bảo an ninh cho các đồng minh Châu Á tới bao giờ khi mà gánh nặng ngân sách đang ngày một phình to? - ảnh minh họa


Vì thế, không chỉ Đài Loan, mà các đồng minh khác của Mỹ ở Châu Á phải đặt câu hỏi Mỹ sẽ phản ứng để bảo vệ mình như thế nào. Các đồng minh này rồi sẽ nhận được một bài học về giá trị của sự độc lập trong quan hệ với Mỹ nhằm đối phó với Trung Quốc.

Đáng chú ý, hợp đồng vũ khí Mỹ - Đài lần này đã nhẹ nhàng đi rất nhiều khi Mỹ quyết định chỉ nâng cấp thay vì bán vũ khí mới cho Đài Loan. Hơn nữa, ngay cả khi việc nâng cấp này hoàn thiện, thì theo các chuyên gia, Trung Quốc vẫn sẽ duy trì lợi thế quân sự hơn hẳn so với Đài Loan. Với thực tế này, chính quyền Obama không thể nhắm mắt làm ngơ mà không lo bị sói mòn quan hệ với Đài Loan.

Về phần mình, Bắc Kinh hiện cũng giới hạn phản ứng ở mức độ ngoại giao, thay vì những phát biểu đao to búa lớn hoặc đe dọa hành động trả đũa. Bắc Kinh cũng đủ tỉnh tảo để hiểu rằng, bối cảnh hiện nay, phản ứng như vậy là vừa đủ.

Hướng đến cái ô an ninh của Mỹ trong khi vẫn tăng cường trao đổi thương mại với Trung Quốc đang là bước đi phổ biến của các đồng minh Mỹ ở khu vực. Đó là thực tế hiện nay, không chỉ với Đài Loan, mà tất cả các đồng minh khác của Mỹ đều nhận thấy rằng, để thay đổi nó đột ngột là rất khó.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> Đối thoại chính sách quốc phòng Việt-Mỹ



Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Robert Scher đã ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng hai nước.



http://nghiadx.blogspot.com
Trung tướng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh và Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Scher ký Bản ghi nhớ. (Ảnh: Đỗ Thúy/TTXVN)


Ngày 19/9, Đối thoại chính sách quốc phòng Việt Nam-Mỹ lần thứ hai đã diễn ra tại thủ đô Washington với sự đồng chủ trì của Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, và ông Robert Scher, Phó Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ.

Với tinh thần thẳng thắn và tôn trọng lẫn nhau, tại cuộc đối thoại này, hai bên bày tỏ hài lòng về những kết quả hợp tác quốc phòng song phương trong thời gian qua.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Robert Scher nhất trí rằng cần tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam-Mỹ một cách thiết thực, vì lợi ích của mỗi nước đồng thời để góp phần duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.

Đoàn đại biểu Việt Nam đã thông báo với phía Mỹ kết quả Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XI đầu năm 2011. Trong khi đó, phía Mỹ thông báo về sự hiện diện của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Trong dịp này, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Robert Scher đã ký Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng hai nước về thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương.

Hai bên thống nhất việc hướng tới phát triển quan hệ quốc phòng trước tiên tập trung vào năm lĩnh vực là thiết lập các cơ chế đối thoại thường xuyên cấp cao giữa Bộ Quốc phòng Mỹ và Bộ Quốc phòng Việt Nam; An ninh biển; Tìm kiếm cứu nạn; Nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc; Hỗ trợ nhân đạo và Cứu trợ thảm họa.

Bản ghi nhớ nói trên có tính chất định hướng cho sự phát triển quan hệ quốc phòng Việt Nam-Mỹ. Chính sách đối ngoại và chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ của Việt Nam, theo tinh thần "chủ động hội nhập quốc tế" mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, và sự công khai, minh bạch, rõ ràng trong chính sách quốc phòng của Việt Nam cũng được thể hiện rõ trong văn kiện này.

Trong dịp này, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh và đoàn Việt Nam cũng có các cuộc gặp gỡ với một số nghị sĩ, lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng của Mỹ.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

>> Nga bày tỏ lo ngại về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu



Mỹ và NATO đang đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, khiến Nga lo ngại.


Ngày 17/9, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc Mỹ và NATO đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu.

Tuyên bố cho biết, cho dù tính chất đe dọa từ tên lửa mà Mỹ và NATO phải đối mặt có thay đổi thế nào, họ đang đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu “theo kế hoạch”, cụ thể là quyết định lần lượt triển khai thiết bị phòng thủ tên lửa ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng thủ tên lửa của quân đội Mỹ


Bộ Ngoại giao Nga nói, sự tiến triển của một loạt sự kiện gần đây cho thấy, Nga cấp bách cần Mỹ và NATO cam kết chắc chắn là các thiết bị đánh chặn phòng thủ tên lửa triển khai ở châu Âu của họ sẽ không nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga, hai bên cần phải đưa ra “quyết định có hiệu lực và cụ thể” về nguyên tắc khung hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu và việc triển khai hệ thống này trong khuôn khổ Hội đồng Nga-NATO.

Tháng 11/2010, tại Hội nghị thượng đỉnh Lisbon, NATO quyết định xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu trở thành một bộ phận của nó.

NATO và Mỹ còn mời Nga tham gia hợp tác, cùng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, nhưng hai bên đến nay vẫn chưa có tiến bộ nào trong đàm phán hợp tác phòng thủ tên lửa.

Đồng thời, Mỹ và NATO đang gấp rút triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn SM-3 của quân đội Mỹ


Ngày 2/9, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ký kết thỏa thuận triển khai hệ thống cảnh báo sớm ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 13/9, Mỹ và Romania đã ký thỏa thuận triển khai tên lửa đánh chặn SM-3 ở Romania.

Ngày 15/9, thỏa thuận triển khai tên lửa đánh chặn SM-3 tại Ba Lan được ký kết giữa Mỹ và Ba Lan trước đây chính thức có hiệu lực.

Đối với việc Mỹ và NATO đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, gần đây Bộ Ngoại giao Nga nhiều lần đưa ra tuyên bố bày tỏ sự lo ngại, yêu cầu đối phương đưa ra sự bảo đảm có tính ràng buộc về mặt pháp lý, cam kết hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu sẽ không nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung


Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

>> Chiến tranh mạng được đưa vào hiệp ước



Mỹ và Australia dự định đưa thêm lĩnh vực chiến tranh mạng vào hiệp ước quốc phòng chung giữa hai nước để phản ánh “chiến trường trong tương lai”.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Leon Panetta cho biết các Bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng 2 nước sẽ ban hành một tuyên bố chung về chủ đề này trong cuộc gặp mặt liên minh tại San Francisco.

Các quan chức Lầu Năm Góc cho hay đây là lần đầu tiên chiến tranh mạng được chính thức đưa vào một hiệp ước quốc phòng song phương của Mỹ, mặc dù các đồng minh của NATO đã chú ý tới các mối đe dọa về mạng internet từ lâu.

“Đây là điều mà tôi đã nói đi nói lại nhiều lần, rằng mạng chính là chiến trường trong tương lai”, ông Panetta nói trước chuyến đi tới San Francisco tham dự hội nghị. Người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng gợi ý Mỹ và các đồng minh cần xem xét các hoạt động tấn công trong lĩnh vực số hóa, một chủ đề mà các quan chức Mỹ đã từ chối đề cập chi tiết.

“Chúng ta cần làm nhiều hơn nữa không chỉ để bảo vệ khỏi các cuộc tấn công mạng mà còn phải phản kích những cuộc tấn công đó. Cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ đó là hợp tác với các đồng minh”, ông cho biết thêm.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến tranh mạng được Mỹ và Australia cùng quan tâm.


Ông Panetta cho hay các buổi tọa đàm với quan chức Australia cũng sẽ đề cập đến việc hợp tác về vũ trụ và các dự án phòng hộ tên lửa.

Hợp tác quốc phòng giữa Mỹ và Australia ngày càng được coi trọng và tăng cường trước lo ngại của Washington về việc Trung Quốc đang mở rộng sức mạnh quân sự tại Thái Bình Dương. Các cơ quan tình báo Mỹ cũng tiết lộ một loạt xâm phạm số hóa nhằm vào Mỹ đều bắt nguồn từ Trung Quốc.

Dù sự hiện diện của quân đội Mỹ tại châu Á trong những năm qua đều tập trung vào bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates năm 2010 đã hứa sẽ đưa thêm nhiều lực lượng tới Đông Nam Á, bao gồm cả khả năng chia sẻ các cảng biển và căn cứ quân sự với Australia.

Quân đội 2 nước đang tìm kiếm “cơ hội tiếp cận với các kế hoạch luyện tập, tập trận và thử nghiệm bắn đạn thật cũng như tăng cường các thiết bị của Mỹ ở Australia”, một quan chức cấp cao Mỹ giấu tên cho biết.

“Chúng tôi không định thiết lập các căn cứ quân sự. Chúng tôi tìm kiếm khả năng tham gia huấn luyện, tiếp cận và hợp tác. Điều đó có nghĩa là nâng cao vị trí của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương”, vị quan chức này nói.
Mỹ và Australia đang tiến tới một quyết định cuối cùng về việc mở rộng sự hiện diện của quân đội Mỹ với tuyên bố chính thức có thể được đưa ra vào cuối năm 2011.

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

>> Black Hawks “lớn như thổi” sau ngày 11/9



Kể từ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 cùng với các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan của Mỹ, Sikorsky Aircraft, hãng sản xuất máy bay trực thăng Black Hawk, không ngừng lớn mạnh.

Sikorsky Aircraft được coi là “kho hàng”, nguồn cung mà quân sự Mỹ phụ thuộc nhiều để phục vụ cho các mục tiêu và vận chuyển binh lính ở Iraq và Afghanistan.

Black Hawks – công cụ chính của quân đội Mỹ

Doanh số của hãng Sikorsky Aircraft có trụ sở ở Stratford, tiểu bang Connecticut (Mỹ) tăng gấp đôi, lên đến 6,7 tỉ đô la kể từ năm 2005. Trước đây, tổng thống Mỹ George Washington từng đặt tên cho Connecticut là bang cung ứng trong thời gian chiến tranh cách mạng vì đây là nguồn cung thực phẩm và pháo cho các binh sĩ.


http://nghiadx.blogspot.com
Black Hawk S-70A có thể trở hơn 4.000kg.


Máy bay trực thăng Black Hawk tham chiến lần đầu tiên ở Grenada (vùng biển Caribbean) năm 1983 và liên tục tham chiến trong các trận chiến khác. Ngoài ra, Black Hawk còn được biết đến qua sách và bộ phim mang tên “Black Hawk Down”, nói về trận đánh năm 1993 ở Somalia nơi 2 chiếc trực thăng bị bắn rơi, 18 binh lính chết.

Bắt đầu từ năm 2001, máy bay Black Hawk có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như vận chuyển binh lính và săn tìm kẻ địch. Black Hawk trở thành một trong những công cụ chính của quân đội, có thể hiện diện ở các sa mạc rộng lớn hay tại vùng núi gồ ghề. Black Hawk có mặt trong trận chiến Hoa Kỳ xâm chiếm Afghanistan vào tháng 10/2001 và Iraq 17 tháng sau đó.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay Black Hawk có khả năng thực hiện các nhiệm vụ như vận chuyển binh lính và săn tìm kẻ địch.


Nói cách khác, Black Hawk là chiếc trực thăng có vai trò kép trong một trận chiến thông thường, theo lời của Richard Aboulafia, nhà phân tích hàng không vũ trụ của Teal Group tại Arlington, VA (Mỹ). Đó là vận chuyển binh lính đến và đi khỏi trận đánh để tham chiến hay chăm sóc y tế, đồng thời tìm và tấn công lực lượng đối phương.

Với khoảng 400 phiên bản Black Hawk, máy bay trực thăng trở thành một trong những quân trang được sử dụng nhiều nhất trong quân đội Mỹ, Tim Healy, giám đốc phát triển kinh doanh của không quân Hoa Kỳ tại Sikorsky cho biết. Tim Healy nói: “Đây thực sự là trang thiết bị có nhu cầu cao trong một thời gian rất dài.”

Sikorsky Aircraft “vực” kinh tế Mỹ suy thoái

Số máy bay trực thăng do Sikorsky sản xuất nhiều hơn số máy bay này được sử dụng trong thăm dò dầu, chữa cháy, tìm kiếm và cứu hộ và trong các lĩnh vực khác.


http://nghiadx.blogspot.com
Black Hawk trở thành một trong những công cụ chính của quân đội, có thể hiện diện ở các sa mạc rộng lớn hay tại vùng núi gồ ghề.


Rick Whittington, nhà phân tích của công ty môi giới Sturdivant cho biết lợi nhuận của công ty Sikorsky nổi bật so với các doanh nghiệp hàng không khác thuộc công ty mẹ United Technologies Corp.

Lợi nhuận biên (profit margin) của Sikorsky năm 2010 là 10,7%, tăng đều mỗi năm, từ 8% năm 2004. Trong thời gian tồi tệ nhất của suy thoái kinh tế năm 2009, Sikorsky là doanh nghiệp duy nhất của United Technologies Corp có lợi nhuận cao hơn năm 2008 do nhu cầu quân sự tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Với khoảng 400 phiên bản Black Hawk, máy bay trực thăng trở thành một trong những quân trang được sử dụng nhiều nhất trong quân đội Mỹ.


Với khoảng 9.200 công nhân ở Stratford và ở 3 thị trấn giáp ranh, Sikorsky có số nhân công lớn nhất ở phía tây nam Connecticut. Paul Timpanelli, chủ tịch và giám đốc điều hành của Hội đồng doanh nghiệp khu vực Bridgeport cho biết công ty đã giúp kinh tế khu vực thoát khỏi sự suy yếu. Giai đoạn 2008 – 2010, Sikorsky đã thuê 1.500 – 2.000 công nhân. Hiện tại, khoảng 9.500 công nhân làm việc cho Sikorsky ở Connecticut.

Black Hawk "khỏe" trong môi trường khắc nghiệt

Yêu cầu đặt hàng Black Hawk thay đổi theo sự thay đổi của công nghệ như động cơ được thiết kế lại, hệ thống điều khiển kĩ thuật số trong buồng lái được nâng cấp để cung cấp thông tin về các mối nguy hiểm.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Black Hawk có thể được trang bị một loạt các tên lửa, súng máy và pháo 20 mm.


Bộ phận cảm biến hồng ngoại có thể xác định vị trí binh sĩ bị thương vào ban đêm và trong thời tiết xấu cùng với những nâng cấp đáng kể về hệ thống vũ khí khiến loại máy bay trực thăng này hoạt động hiệu quả hơn trong các trận đấu, đồng thời giảm thời gian vận chuyển người bị thương đến bệnh viện, Tim Healy, giám đốc phát triển kinh doanh của không quân Hoa Kỳ tại Sikorsky cho biết.

Ed Birtwell, người phụ trách quản lý động cơ máy bay của General Electric (Mỹ ) cho biết hàng trăm kỹ sư của công ty đã và đang tham gia thiết kế lại động cơ Black Hawk, vì động cơ này hút cát lúc cất và hạ cánh. Khi đó, cát bị cuốn vào động cơ nóng và chuyển hóa thành thủy tinh làm giảm sức mạnh và hiệu quả hoạt động của động cơ.

Do đó, người ta đưa vào sử dụng một máy nén thép có thể chịu những tác động có tính ăn mòn của cát và máy tách phân tử để loại bỏ cát. Kết quả là động cơ có thể hoạt động khỏe hơn trong thời gian dài và trong môi trường khắc nghiệt.


Bộ Quốc phòng Mỹ dự định giảm 20% chi tiêu trước năm 2015

Kể từ sự kiện 11/9, ngân sách quốc phòng hàng năm của Mỹ đã tăng gấp đôi, lên đến 700 tỉ đô. Lợi nhuận hàng năm của quốc phòng Mỹ theo đó đã tăng gấp 4, đạt khoảng 25 tỉ đô la so với năm trước.

Tuy nhiên, chi tiêu của Lầu Năm Góc sẽ giảm đi vì Tổng thống Obama sẽ cắt giảm sự hiện diện của Mỹ tại Afghanistan và Iraq. Tháng trước, Quốc hội Hoa Kỳ đã nhất trí cắt giảm chi tiêu quân sự thêm 350 tỉ đô la trong vòng 10 năm tới. Theo đó, ngân sách quốc phòng sẽ tự động phải cắt giảm thêm 500 tỉ đô la trong thời gian 10 năm nếu các nhà lập pháp không đạt được thỏa thuận cắt giảm thâm hụt trước tháng 11 này.

Ở tiểu bang Connecticut, bộ quốc phòng Mỹ đã chi khoảng 77 tỉ đô la từ 2000-2009, theo thông tin từ văn phòng các vấn đề về quân sự (OMA, Mỹ). Tàu ngầm, máy bay và động cơ phản lực là các lĩnh vực hàng đầu mà Bộ quốc phòng Mỹ chi tiền. Theo OMA, năm 2011, chi tiêu quốc phòng cho Connecticut sẽ giảm khoảng 4% so với năm 2010, tương đương khoảng 13 tỉ đô la.

Trước năm 2015, Bộ quốc phòng Mỹ dự định giảm 20% chi tiêu trên toàn đất nước, riêng ở Connecticut, bộ sẽ cắt giảm 10% (khoảng 12,29 tỉ đô la).

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

>> Đồng minh 'hờ hững' của Mỹ



Quan hệ đồng minh Mỹ - Pháp vốn bị sứt mẻ sâu sắc sau cuộc chiến Iraq đã chứng kiến những chuyển biến mới mẻ sau cuộc chiến Libya.

Trong cuộc chiến Libya, Mỹ dù vẫn giữ vai trò chủ đạo trong “sứ mệnh” lật đổ chế độ của Gaddafi song đã “buông rèm nhiếp chính”.

Các quan chức quân sự Mỹ thậm chí còn tỏ vẻ miễn cưỡng khi phải tham gia các chiến dịch không kích mở màn nhằm phá hủy hệ thống phòng không của Đại tá Gaddafi để tạo điều kiện cho các hoạt động không kích tiếp theo của NATO.

http://nghiadx.blogspot.com


Lầu Năm góc - cơ quan “diều hâu” của Mỹ luôn tỏ vẻ “coi thường” quân đội của các nước châu Âu thì lần này giữ vị trí khiêm tốn và có thái độ kiềm chế.

Về công khai, Ngũ Giác đài không thể hiện vai trò “đầu tàu” mà tạm lui về phía sau. Trong khi đó, Pháp thể hiện bộ mặt hoàn toàn khác trong vai trò tích cực và mạnh mẽ trong chiến dịch này. Giới quân sự Mỹ dường như bị sự “hăng hái” của Tổng thống Pháp Sarkozy cùng các cố vấn của Nhà trắng “cuốn theo”.

Từ tháng 3/2011, NATO, Pháp thay Mỹ đảm nhận hầu hết hoạt động tiếp nhiên liệu trên không cũng như các hoạt động do thám. Không quân Pháp cũng phối hợp với không quân Anh tiến hành đợt không kích đầu tiên.

Quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ đánh giá hành động của Pháp là hình mẫu cho các đồng minh khác và nhấn mạnh điều này thể hiện sự “nhạy cảm” của các thành viên NATO về vai trò của từng nước trong cuộc chiến.

Tuy vậy, với tư cách là một trong những nước chủ chốt của châu Âu, những động thái vượt ra ngoài tiền lệ can dự truyền thống của Pháp liệu đã làm thay đổi cách nhìn của Lầu Năm góc về nước này?

Trên thực tế, giới quân sự Mỹ có vẻ chưa sẵn sàng để thay đổi cách nhìn về đồng minh này. Thái độ “vừa yêu vừa ghét” còn hiện hữu.

Theo chuyên gia về châu Âu của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington, A. Conley, Lầu Năm góc “hài lòng” với sự đóng góp của Pháp trong chiến dịch này nhưng còn “thất vọng” về hoạt động hậu cần ở giai đoạn đầu của cuộc chiến khi Mỹ không muốn giữ vai trò chủ đạo mà không nước nào đứng ra đảm trách.

Đến nay mức độ đóng góp của Pháp cho cuộc chiến tại Libya chỉ đứng sau Mỹ và Anh. Theo thống kê, trong 5 tháng của cuộc chiến, Pháp đã tiến hành 4.500 vụ xuất kích, chiếm 1/3 tổng số vụ xuất kích của NATO, trong khi đó của Mỹ là 5.300 vụ. Pháp đã cử tàu sân bay Charles gần như trong suốt cuộc chiến tại Libya.

Về chi phí quân sự, vào tháng 6/2011, Pháp ước tính chi phí 2 triệu USD/ngày (hiện tổng số có thể lên tới 300 triệu USD) nhưng đến nay Bộ Quốc phòng Pháp tuyên bố tiếp tục chi cho chiến dịch quân sự này và không giới hạn về tổng chi phí.

Tuy vậy, dù động thái của Pháp lần này được đánh giá cao song phát biểu của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trước đây vẫn đáng phải lưu tâm khi ông Robert Gate tỏ ra thất vọng về vai trò mờ nhạt của NATO tại Afghanistan, những khó khăn về hậu cần tại Libya và cảnh báo về quan hệ đồng minh “không tương xứng”, có thể sẽ càng trở nên “ảm đạm” hơn nếu NATO không đóng góp thêm vũ khí, tài chính và nhân lực.

Đáp lại, Tổng thống Pháp Sarkozy cho rằng phát biểu của ông Robert Gate phần nào thể hiện sự cay đắng do phải thôi chức Bộ trưởng Quốc phòng. Trong khi đó, một cựu quan chức của Lầu Năm góc lại lập luận rằng ý kiến của ông Robert Gate đã đề cập đến vấn đề liên minh theo nghĩa rộng chứ không chỉ trong vấn đề Libya, không đơn thuần muốn Pháp chia sẻ trách nhiệm cho dù Pháp tỏ ra “hăng hái” mà muốn tránh cho nước Mỹ lại bị “sa lầy” vào một cuộc chiến trên bộ khác.

Điều này cho thấy còn cần nhiều thời gian để thay đổi hình ảnh cũng như sự “hài lòng” của Lầu Năm góc về Pháp cho dù nước này không chỉ vừa thể hiện vai trò tích cực trong cuộc chiến Libya mà trước đó là chiến dịch tại Afghanistan - chiến dịch mà sự đóng góp của Pháp cũng đã được đánh giá cao với 4.000 quân được triển khai tập trung tại phía Tây Afghanistan, trong đó 74 người đã thiệt mạng trong 8 năm qua.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang