Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm Kilo

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Kilo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Kilo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Việt Nam nhận tàu ngầm đầu tiên vào năm 2014




Tàu ngầm điện-diesel Projekt 636 Varshavyanka (Kilo) đầu tiên do Nga đóng sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam vào năm 2014.

Đại diện hãng Rosoboroexport,Oleg Azizov tiết lộ thông tin trên.

Theo ông, tất cả các tàu ngầm sẽ được chuyển giao cho khách hàng ở cấu hình chuẩn với hệ thống tên lửa Club. Hải quân Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm Varshavyanka.

Hợp đồng đóng cho Việt Nam 6 tàu ngầm Projekt 636 được ký vào cuối năm 2009, có trị giá 1,8 tỷ USD. Hãng thực hiện hợp đồng là Admiralteisikye Verfi ở St. Petersburg.



Trước đó có tin, hãng đóng tàu Nga sẽ có thể bàn giao cho Việt Nam mỗi năm một tàu. Như vậy, việc chuyển giao các tàu ngầm Projekt 636 cho Việt Nam sẽ hoàn thành vào năm 2019.

Hiện Việt Nam chưa có hạm đội tàu ngầm và các tàu ngầm lớp Projeket 636 Kilo sẽ là những tàu ngầm đầu tiên của Việt Nam.

Tháng 3/2010, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết, Hải quân Nga sẽ giúp Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm. Không loại trừ, Nga sẽ cấp tín dụng để Việt Nam xây dựng căn cứ tàu ngầm, mua các loại tàu và xây dựng không quân hải quân.

Các tàu ngầm Projekt 636 có lượng giãn nước 3.950 tấn, có thể chạy với tốc độ đến 20 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm. Tàu được trang bị 6 ống phóng lôi 533 mm, có thể dùng để làm cả nhiệm vụ rải thủy lôi và phóng tên lửa hành trình.

[BDV news]


Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

>> Philippines sắp mua tàu ngầm





Hải quân Philippines dự định trong 9 năm tới mua 1 tàu ngầm để bảo đảm an ninh quốc gia, Jane's Navy International cho hay.

Quyết định này phù hợp xu hướng xây dựng quân đội trong khu vực - trong 2 năm gần đây, các nước láng giềng của Philippines như Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam đều đã bắt tay vào xây dựng và củng cố hạm đội tàu ngầm.

Đại diện hải quân Phillipines tiết lộ với Jane's, hiện nay họ đang tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định các yêu cầu của nước này đối với tàu ngầm và đánh giá luận cứ cho các kế hoạch này. Trên cơ sở các nghiên cứu này, hải quân Phillipines dự kiến sẽ chuẩn bị đề xuất với Bộ Quốc phòng trong năm tới.

Đại diện hải quân Phillipines cho biết, hiện còn quá sớm để nói đó sẽ là một tàu ngầm mới hay là tàu ngầm đã qua sử dụng. Những khó khăn kinh tế của Philippines nhiều khi đã thúc đẩy họ mua các loại vũ khí trang bị đã qua sử dụng. Chẳng hạn, chiếc tàu cũ của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ USCGC Hamilton sẽ được chuyển giao trong năm nay để làm kỳ hạm mới của hải quân Phillipines.

Hải quân Phillipines cần có 1 tàu ngầm để mở rộng khả năng tuần tra các vùng biển mà dự đoán là có trữ lượng dầu khí lớn. Các vùng biển này lại có sự tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực và tất cả các nước này đều hoặc là mới mua sắm hoặc chuẩn bị mua sắm tàu ngầm.

Việc mua sắm tàu ngầm là bộ phận của “Kế hoạch hải quân năm 2020” (Sail Plan 2020) xác định chiến lược cân bằng có tính tới những khó khăn tài chính của đất nước của hải quân Philippines. Theo các tài liệu của hải quân Philippines, kế hoạch xác định các nhu cầu của họ về khả năng phản ứng nhanh hơn với các mối đe dọa, xây dựng “các mục tiêu hải quân tin cậy” và xây dựng “các khả năng hải quân hiện đại” vào cuối thập kỷ.

Việc chuyển giao Hamilton cũng là một phần của kế hoạch hiện đại hóa cũng như việc mua sắm các tàu đốc đổ bộ vốn đang ở giai đoạn đàm phán giữa hải quân Philippines và hãng đóng tàu Indonesia PT Pal. Trong số các nhu cầu của hải quân Philippines có bao gồm 1 máy bay tuần tra của không quân bờ biển, 2 tàu tuần tra ven bờ và ít nhất 2 trực thăng đa dụng.

Kinh phí cho các vụ mua sắm này được dự trù trong “Chương trình nâng cao khả năng của Philippines” (Philippines' Capability Upgrade Program). Chương trình gồm 3 giai đoạn, trùng với các nhiệm kỳ tổng thống: 2005-2010, 2011-2016 và 2017-2022. Giai đoạn 2 hiện nay trù tính chi 1 tỷ USD cho mua sắm quốc phòng.

Các đại diện Bộ Quốc phòng Philippines cũng cho biết, quy mô kinh phí có thể tăng lên nhờ lấy từ các khoản chi phi quân sự.

Chi phí quân sự của các nước Đông Nam Á khác trong những năm gần đây bị hạn chế (ngoại trừ Singapore), mặc dù điều đó cũng không ảnh hưởng đến các kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm của khu vực. Malaysia đã mua 2 tàu ngầm Scorpene và đưa vào trang bị năm 2009; tháng 6.2009, Singapore đã nối lại việc mua sắm 1 trong 2 tàu ngầm lớp Västergötland (A 17); Việt Nam năm 2009 đã ký với Nga hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Projekt 877EKM (?); Indonesia, nước đang sở hữu 2 tàu ngầm lớp Type 209 đã công bố ý định mua thêm 2 tàu ngầm của Hàn Quốc hoặc Nga.

Kế hoạch của hải quân Thái Lan mua đến 6 tàu ngầm diesel cũ lớp Type 206A của Hải quân Đức đã được Bộ Quốc phòng này thông qua năm 2011. Tuy nhiên, họ không kịp nhận kinh phí cho chương trình này trước khi giải tán quốc hội và bầu cử ấn định vào ngày 3.7. Hiện nay, dự kiến hải quân Thái Lan sẽ chuẩn bị kế hoạch mua sắm quốc phòng mới để đệ trình chính phủ mới trong năm nay hoặc đầu năm sau.

[Vietnamdefence news]


Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

>> Hải quân Indonesia sẽ bổ sung thêm 30 tàu ngầm



Lực lượng Hải quân Indonesia có nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ vùng biển rộng lớn, đảm bảo lợi ích quốc gia trên biển của đất nước.


Hải quân Indonesia hiện có quân số khoảng hơn 70.000 người, 136 tàu (bao gồm cả tàu ngầm), 2 hạm đội chính, 10 cảng, 1 quân đoàn thủy quân lục chiến, lực lượng không quân hải quân và lực lượng vận tải hàng hải.

Một điểm đáng chú ý là Hải quân Indonesia có 2 lực lượng đặc nhiệm: lực lượng đặc nhiệm Komando Pasukan Katak với các thành viên được tuyển chọn tử các thủy thủ; lực lượng đặc nhiệm Detasemen Jala Mangkara được tuyển chọn từ đơn vị người nhái biệt kích và tiểu đoàn trinh sát đổ bộ của Thủy quân lục chiến.

Đa số các tàu của Hải quân Indonesia đều có nguồn gốc từ Anh hoặc Hà Lan. Tuy nhiên, từ năm 2003, Indonesia đã tự sản xuất được nhiều tàu tuần tra, tàu cao tốc loại nhỏ để trang bị cho lực lượng hải quân của mình.

Đối với Không quân hải quân, lực lượng này của Indonesia hiện đang sở hữu 9 máy bay huấn luyện Socata TB mua của Pháp, 41 máy bay vận tải, 20 máy bay trực thăng các loại.

Hải quân Indonesia là một trong số ít lực lượng hải quân tại Đông Nam Á có sở hữu tàu ngầm. Trong biên chế, lực lượng này có 4 chiếc tàu ngầm trong đó có 2 tàu lớp Cakra mua của Đức năm 1981.

Tàu ngầm lớp Cakra được phát triển từ mẫu tàu 209/1400, lượng choán nước 1.810 tấn, chiều dài 64,4m, chiều rộng 6,5m, sử dụng động cơ diesel-điện. Tốc độ tối đa của tàu là 42km/g và tầm hoạt động tối đa là 20.000km, độ lặn sâu khoảng 500m. Tàu được trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm với 14 quả ngư lôi, tàu có thể trang bị thêm các tên lửa chống hạm UGM-84. Dự kiến, Indonesia sẽ bổ sung vào trang bị thêm 2 chiếc Cakra.

Theo tuyên bố của Phó Tổng Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia thì quốc gia này sẽ tiếp tục bổ sung vào biên chế hơn 30 tàu ngầm nữa để bảo vệ quyền lợi trên biển của mình. Hiện tại, Indonesia đang quan tâm đến lớp tàu Kilo và lớp Lada của Nga.




















Trong biên chế, Hải quân Indonesia có 6 tàu khu trục thuộc lớp Van Speijk (Indonesia gọi là lớp Ahmad Yani) mua của Hà Lan từ những năm 1980 và hiện đang đóng mới 1 chiếc thuộc lớp Sigma, dự kiến đưa vào trang bị năm 2014. Các tàu lớp Van Speijk được Indonesia đặt theo tên các vị anh hùng.

Tàu lớp Van Speijk có lượng choán nước tiêu chuẩn là 2.200 tấn, dài 113,4m, rộng 12,5m, tốc độ tối đa đạt 28,5 hải lý/giờ với tầm hoạt động tối đa là 4.500 hải lý. Tàu được trang bị pháo 113mm QF 4,5 inch MkV, 2 hệ thống tên lửa phòng không Seacat, 1 hệ thống vũ khí chống ngầm Limbo ASW, 1 máy bay trực thăng Westland Wasp, 1 pháo 76mm Oto Melara, tên lửa chống hạm P-800 Onik… Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống radar, hệ thống thủy âm tương đối hiện đại.

Về tàu hộ tống, Indonesia có 3 chiếc thuộc lớp Fatahillah và 4 chiếc thuộc lớp Diponegoro mua của Hà Lan. Ngoài ra còn có 16 chiếc tàu thuộc lớp Parachim (Indonesia gọi là lớp Kapitan Patimura) được mang số hiệu từ 371 đến 386 và đều được đặt theo tên của các anh hùng.

Parachim là loại tàu hộ tống chống ngầm có lượng choán nước tiêu chuẩn 800 tấn, dài 72,5m, rộng 9,4m, sử dụng động cơ diesel với tốc độ tối đa là 24,7 hải lý/giờ, tầm hoạt động tối đa 2.100 hải lý. Tàu được trang bị 1 pháo 2 nòng 57mm AK-725, 1 pháo 2 nòng 30mm AK-230, 2 hệ thống phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000, 2 hệ thống tên lửa phòng không SA-N-5, 4 ống phóng ngư lôi 400mm và một số hệ thống radar, thủy âm.

Trong biên chế, Hải quân Indonesia có 31 tàu tuần tiễu, bao gồm 4 tàu lớp Mandau mua của Hàn Quốc năm 1980, 4 tàu lớp Andau, 2 tàu lớp Pandrong, 4 tàu lớp Todak, 13 tàu lớp Boa, 4 tàu lớp Kakap đều do Indonesia tự sản xuất.

Ngoài ra, Hải quân Indonesia còn sở hữu số lượng lớn các tàu quét mìn, tàu đổ bộ, tàu huấn luyện… Trong tương lai, quốc gia này sẽ tiếp tục bổ sung một số lượng lớn tàu (bao gồm cả tàu ngầm) cho lực lượng Hải quân. Có thể nói, đây là lực lượng hải quân có số lượng tàu thuyền nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á.


[Bee news]



Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011

>> Bộ đôi 'kình ngư' trên biển Đông



Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.

Hải quân các nước ASEAN:

Trong nỗ lực hiện đại hóa phương tiện khí tài của Hải quân Nhân dân Việt Nam, khinh hạm Gepard 3.9 và tàu ngầm điện – diesel lớp Kilo được coi là xương sống của lực lượng tuần tra vào thời điểm hiện tại và tương lai gần. Bài viết ở kỳ sau sẽ giúp độc giả tìm hiểu sức mạnh của “bộ đôi” này.

Khinh hạm đa năng Gepard 3.9

Có kích thước khiêm tốn so với nhiều tàu chiến hiện đại trong khu vực, Gepard 3.9 được xếp vào lớp các khinh hạm. Thế nhưng chiến hạm này có khả năng tàng hình, tốc độ cao, hỏa lực tấn công và phòng thủ mạnh.

Được thiết kế tại Viện Thiết kế Zelenodolsk (tức Viện TsKB-340) và chế tạo tại Nhà máy đóng tàu Gorky, CH Tatarstan, Liên bang Nga, Gepard 3.9 có thể đảm đương các nhiệm vụ tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực và săn tìm các mục tiêu như tàu nổi, tàu ngầm, máy bay…

Trong đó, nổi bật nhất là hệ thống tên lửa chống hạm Uran-E với sức mạnh hủy diệt nằm ở tên lửa 3M24E (Kh-35E) mang đầu đạn nặng 145kg. Sử dụng hệ dẫn quán tính cho giai đoạn bay giữa và radar chủ động ở giai đoạn cuối, “cú đấm” của Uran-E có độ chính xác cao và sức mạnh đáng kể đối với các mục tiêu tàu nổi trong cự ly 130km (70 hải lý).


Chiến hạm Gepard 3.9
Chiến hạm Gepard 3.9, "con báo" trên biển khơi.

Để phòng thủ, Gepard 3.9 sử dụng 2 “lá chắn” tầm ngắn và tầm gần, đó là tổ hợp phòng không Palma (gồm tên lửa Sosna-R và pháo tự động 6 nòng AO-18KD/6K30GSh) và pháo cao tốc AK-630. Với 8 tên lửa Sosna-R có tốc độ siêu vượt âm (Mach 5), dẫn bằng laser, Palma sẽ hạ gục các mối nguy hiểm đến từ trên không xuất hiện trong cự ly 8km như tên lửa diệt hạm, máy bay, bom có điều khiển...

Nếu các tên lửa Sosna-R chưa triệt hạ hết mục tiêu, các pháo cao tốc sẽ phun ra từ họng súng “lưỡi lửa” dài cả mét với tốc độ bắn chóng mặt 10.000 phát/phút (AO-18KD/6K30GSh) hoặc 6.000 phát/phút (AK-630) để triệt hạ mục tiêu.

Ngoài ra, hệ thống vũ khí của Gepard 3.9 còn có pháo hạm đa năng AK-176M (cỡ nòng 76,2mm) có thể tấn công các mục tiêu mặt nước, mặt đất và trên không tầm thấp; hệ thống rải lôi phía đuôi tàu và đặc biệt là trực thăng chống ngầm Kamov trực chiến ở bãi đáp phía sau tàu.

Nét đặc sắc trong thiết kế của Gepard 3.9 là ứng dụng công nghệ tàng hình, do đó giảm độ bộc lộ radar khiến tàu khó bị phát hiện. Thêm vào đó, là khinh hạm có tốc độ di chuyển nhanh (28 hải lý/giờ). Khi tuần tiễu trên biển, Gepard 3.9 giống như con báo đi săn, nhẹ nhàng tiếp cận mục tiêu và ra đòn hạ gục “con mồi”.

“Sát thủ vô hình” Kilo

Nếu như Gepard 3.9 đại diện cho lực lượng tuần tra mặt nước thì tàu ngầm lớp Kilo là bạn đồng hành, thực hiện các nhiệm vụ dưới mặt biển.

Biệt danh “sát thủ vô hình” của tàu ngầm lớp Kilo đến từ độ ồn thấp khi hoạt động. Điều này có được do nhà sản xuất bọc vỏ tàu bằng các tấm lợp anechoic, có khả năng dội lại và làm biến dạng tín hiệu của các sonar chuyên dò âm thanh tàu ngầm. Do đó, làm giảm tối đa khoảng cách bị phát hiện, ngay cả với các sonar thụ động.

Được Cục thiết kế hải quân Rubin, St Peterburg thiết kế, tàu ngầm Kilo đầu tiên bắt đầu phục vụ từ những năm 1980, trong vai trò trinh sát, tuần tiễu, tác chiến chống các tàu mặt nước và tàu ngầm đối phương.

Tàu ngầm này được thiết kế thành 6 khoang kín nước được ngăn cách với nhau bằng các vách ngăn nằm ngang trong một thân tàu hai lớp. Thiết kế này cho phép tăng khả năng sống sót của tàu lên rất nhiều, nó vẫn có khả năng hoạt động bình thường khi bị bắn thủng một vài khoang.



Người Mỹ gọi Kilo là "hố đen" trên biển khơi, nhưng tàu ngầm tiến công này được biết nhiều hơn với tên gọi "sát thủ vô hình".


Sức mạnh của tàu ngầm Kilo nằm ở 6 ống phóng lôi cỡ 533 mm bố trí phía trước mũi tàu. Tàu có thể mang tổng cộng 18 ngư lôi, gồm: 6 quả trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngư lôi được điều khiển bằng máy tính, có xác suất bắn trúng đích rất cao. Với hệ thống kiểm soát bắn hiện đại, chỉ mất 2 phút là tàu ngầm Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và sau 5 phút thì có thể phóng lượt ngư lôi thứ hai. Ngoài ra, ống phóng lôi có thể được dùng để rải lôi với cơ số lên tới 24 quả.

Vũ khí đáng sợ hơn cả của Kilo là tên lửa Club-S, có thể dễ dàng tiêu diệt các tàu chiến khác ở khoảng cách lên tới 220 km bằng đầu nổ 450 kg.

Có nhiệm vụ chính là đối phó với các mục tiêu nổi và ngầm trên biển nhưng tàu ngầm Kilo vẫn được trang bị hệ thống vũ khí phòng không mạnh, đó là tên lửa Strela-3 hoặc Igla. Đây là các tên lửa phòng không sử dụng đầu tự dẫn hồng ngoại có tầm bắn xa, 6 km với Strela-3 và 5km với Igla.

Để “nhìn thấy” các mục tiêu của đối phương, tàu ngầm Kilo được trang bị sonar MGK-400EM phát hiện các sóng âm phản xạ lại từ các tàu nổi và tàu ngầm với khoảng cách rất xa cùng với các thiết bị đối kháng điện tử, cảnh báo radar và định vị… Một khả năng đặc biệt nữa của Kilo là có thể hoạt động liên tục 45 ngày dưới biển nhờ 120 bộ ắc quy.

Đến nay, Kilo đã được Nga xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Algeria, Iran, Ba Lan, Romania… Tuy nhiên, các tàu ngầm này thường đóng theo projekt 877EKM kiểu cũ. Ở thời điểm hiện tại, các đối tác mới của Nga được chuyển giao tàu ngầm Kilo đóng theo thiết kế của projekt 636 với nhiều ưu điểm nổi trội như thân rộng hơn, động cơ công suất lớn hơn, tốc độ vòng quay chân vịt cao hơn, khả năng tàng hình tốt hơn…

Tính năng kỹ chiến thuật của Gepard 3.9:

Chiều dài: 102,2m, chiều rộng: 13,1m, lượng giãn nước: 2.100 tấn, mớn nước: 3,8m;
Tốc độ tối đa: 28 hải lý/h; Hành trình tối đa 5.000 hải lý (với tốc độ 10 hải lý/h); Thời gian độc lập: 20 ngày đêm;

Tính năng kỹ chiến thuật của Kilo:

Chiều dài: 73,8m, chiều rộng: 9,9m, lượng giãn nước: 2.350 tấn; Lặn sâu tối đa: 300m;
Tốc độ chạy nổi tối đa 25 hải lý/h; Tốc độ chạy ngầm tối đa: 12 hải lý/h;
Hành trình chạy nổi tối đa: 12.000km với tốc độ 7 hải lý/giờ với ống thông hơi;
Hành trình chạy ngầm tối đa 640km với tốc độ 3 hải lý/h;
[BDV news]


>> Hải quân Trung Quốc với tham vọng vươn xa



Từ Somalia (châu Phi) đến vịnh Ba Tư hay eo biển Malacca, Bắc Kinh đang cố gắng tăng cường sự hiện diện của sức mạnh hải quân trên khắp thế giới.

Đây là bước đột phá khỏi truyền thống duy trì hạm đội chỉ để tuần tra duyên hải Trung Hoa.

Các tướng lĩnh Trung Quốc một mực khẳng định Hải quân Trung Quốc là lực lượng thuần túy để tự vệ, thế nhưng gần đây, lực lượng này đã được giao thêm nhiệm vụ phục cho các lợi ích hàng hải và kinh tế của Trung Quốc trên khắp thế giới.

“Với sự thay đổi chiến lược hải quân, chúng tôi đang chuyển từ phòng thủ bờ biển sang phòng thủ từ ngoài khơi xa”, phó tư lệnh Hạm đội Đông hải Trương Hoa Sâm trả lời phỏng vấn của Tân Hoa Xã.

Theo các chuyên gia, Hải quân Trung Quốc mỗi năm nhận được hơn 1/3 tổng ngân sách dành cho quân sự nước này. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của Bắc Kinh muốn nắm quyền kiểm soát các tuyến hàng hải mang nhiều giá trị về sản xuất và tài nguyên.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn sự gia tăng sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, Đất Việt xin giới thiệu một số hình ảnh về lực lượng này, tổng hợp từ trang Foreign Policy:



Chiến hạm Châu Sơn hướng về vịnh Aden (Somalia) ngày 21/2/2011. Hạm đội hộ tống số 8 của hải quân Trung Quốc với hai hộ tống hạm tên lửa là Mã Yên Sơn và Ôn Châu có nhiệm vụ chống cướp biển Somalia, sẽ được tàu tiếp vận Vạn Đảo Hồ hỗ trợ.



Thủy thủ trên hộ tống hạm tên lửa Mã Yên Sơn tại cảng Manila (Philippines) tháng 4/2010. Các chuyên gia cho rằng những chiến dịch như thế này sẽ giúp cải thiện khả năng tác chiến từ xa của Trung Quốc.



Hàng không mẫu hạm Varyag được Trung Quốc mua lại từ Ukraine. Được đặt tên là Thi Lang và trang bị radar mảng pha và tên lửa hạm đối không. Giới quân sự Trung Điều đánh giá sự trang bị này giúp Thi Lang có khả năng tác chiến độc lập cao hơn các hàng không mẫu hạm Mỹ, vốn phụ thuộc chặt chẽ vào các hộ tống hạm mang tên lửa Aegis.




Hải quân đánh bộ Trung Quốc trong đợt tập trận chung với hải quân Nga ở Thanh Đảo năm 2005.




Tàu ngầm Trung Quốc phóng tên lửa trong cuộc tập trận năm 2005, Cuộc tập trận tại Thanh Đảo điều động 7.000 binh sĩ cùng nhiều tàu ngầm, tàu chiến và khu trục hạm.




Tháng 3/2010, tàu chiến Trung Quốc có mặt tại cảng Abu Dhabi (UAE), đánh dấu việc lần đầu tiên Hải quân Trung Quốc cập cảng một nước Trung Đông.




Tàu ngầm Trung Quốc tham gia biểu dương lực lượng tại Thanh Đảo năm 2009, chỉ vài tuần sau một vụ va chạm với hải quân Mỹ. Trung Quốc đã cho xây một căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam. Từ đây tàu ngầm Trung Quốc có thể lặn sâu trong vòng 20 phút để có mặt tại biển Đông. Hải quân Mỹ luôn theo dõi chặt chẽ hoạt động của căn cứ bằng cách cử tàu ngầm tuần tra gần đảo Hải Nam. Dù không chính thức tuyên bố Hải quân Trung Quốc là đối thủ, nhưng hầu hết các tàu ngầm hạt nhân mạnh nhất của Mỹ đã có mặt tại Thái Bình Dương.




Tàu chiến Trung Quốc đi qua cảng Hong Kong.



Đặc nhiệm biển Trung Quốc diễn tập chống khủng bố trên khu trục hạm Hải Khẩu, tháng 12/2008.



Tàu ngầm lớp Kilo của Trung Quốc ở căn cứ Thanh Đảo. Trung Quốc đã mua nhiều tàu ngầm của Nga.



Tàu ngầm Trung Quốc tại Hong Kong, tháng 4/2004.


[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Thực lực tàu ngầm của các nước châu Á -TBD



Trang tin China.com ngày 15/4 cho biết, các nước và khu vực ở châu Á đã tạo ra “làn sóng” mua sắm tàu ngầm trang bị cho quân đội.

Tổng quan về xu hướng mua sắm tàu ngầm


Theo dự tính của các chuyên gia quân sự tại khu vực châu Á, trong khoảng 10 năm tới, các nước khu vực này sẽ đầu tư trên 50 tỷ USD để mua hơn 90 tàu ngầm. Sự đầu tư này có thể dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang không thể tránh được.

Báo cso nhận xét, một đặc trưng giống nhau cơ bản nhất của hầu hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương là đều có biển bao quanh hoặc một phần lãnh thổ tiếp giáp biển. Vì vậy, những quốc gia này cần phải có một lực lượng hải quân lớn mạnh và khả năng chiến đấu cao trên biển nhằm bảo vệ lãnh hải của quốc gia đó.

Chính vì vậy, tàu ngầm được coi là một trong những vũ khí bảo vệ hiệu quả nhất và rất thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ này.



Tàu ngầm tấn công lớp Kilo của Nga đang được sử dụng trong hải quân của rất nhiều nước trên thế giới.


Tất nhiên, khi hải quân của một nước có tàu ngầm đối đầu với hải quân không được trang bị tàu ngầm, ưu thế tác chiến và khả năng dành quyền kiểm soát chiến trường thuộc về nước sở hữu vũ khí lặn được dưới nước.

Sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, ở châu Á, một số nước có nền kinh tế khá ổn định bắt đầu xây dựng các hạm đội tàu ngầm cho riêng nước mình.

Nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột Ấn Độ (Institute of Peace and Conflict Studies) chỉ ra, trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, tàu ngầm đã trở thành lực lượng hàng đầu của Hải quân hiện đại. Các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương có khao khát giống nhau là có thể sở hữư những chiếc tàu ngầm có khả năng chiến đấu cao. Tuy nhiên, lúc đó các khoản chi phí để chi trả cho việc mua sắm tàu ngầm, xây dựng và duy trì các hạm đội đã khiến một số nước phải đứng ngoài và mơ ước.

Hiện nay, cùng với sự ra đời của tàu ngầm động cơ diesel hiện đại hóa và giá cả hợp lý, các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng tích lũy được ngân sách để đầu tư mua tàu ngầm nhằm tăng cường sức mạnh hải quân. Trong số đó, phải kể tới Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước tích cực trang bị và cạnh tranh mua sắm tàu ngầm, đặc biệt là tàu ngầm hạt nhân.

Bên cạnh đó còn có các nước có nền kinh tế phát triển và các nước đang phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên, Malaysia, Singapore, Pakistan, Thái Lan, Indonesia, và Australia... Xu hướng chung của các nước này là phát triển và mua các loại tàu ngầm động cơ diesel trong 10 năm tới.

Dưới đây là thông tin về lực lượng tàu ngầm của một số quốc gia trong khu vực:

Trung Quốc
Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Trung Quốc có hạm đội tàu ngầm lớn mạnh, có hơn 60 chiếc tàu ngầm đang phục vụ trong Lực lượng Hải quân Trung Quốc.

Hải quân Trung Quốc đã có kế hoạch nâng cấp hiện đại hóa các trang thiết bị hiện có của Hải quân, từng bước loại bỏ những các động cơ tàu ngầm đã có tuổi thọ hơn 30 năm, và sẽ thay thế vào đó là tàu ngầm hiện đại hơn như tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Ngoài ra, Trung Quốc còn có kế hoạck mua tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula, và chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094

Ấn Độ:

 Hải quân Ấn Độ có 4chiếc tàu ngầm mua từ nhà máy đóng tàu Horvath Deutsche của Đức (HDW), 10 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và 4 chiếc tàu ngầm lớp Foxtrot.


Hải quân Ấn Độ đang tăng cường phát triển lực lượng tàu ngầm.


Ngoài ra, Ấn Độ đang lên kế hoạch chuẩn bị nâng cấp các trang thiết bị cho Lực lượng Hải quân Ấn Độ bằng việc đã đặt mua 6 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene và bổ sung thêm 6 chiếc tàu ngầm tiên tiến được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).

Indonesia: 

Indonesia là quốc gia có các quần đảo lớn nhất thế giới, có diện tích biển rộng lớn, nhưng lại chỉ có 2 chiếc tàu ngầm Type 209 đã được nâng cấp.

Dự kiến, Bộ quốc phòng Indonesia đã lên kế hoạch trước năm 2024 sẽ mua ít nhất 12 chiếc tàu ngầm, trong đó bao gồm tàu ngầm lớp Chang Bogo do Hàn Quốc sản xuất, tàu ngầm lớp Amur, tàu ngầm lớp Kilo của Nga, tàu ngầm Type 214 của Đức.

Malaysia: 

Hải quân Malaysia hiện tại có 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene do công ty DCN của Đức và Nhà máy đóng tàu Navantia của Tây Ban Nha phối hợp sản xuất.

Hải quân Malaysia đang có kế hoạch để mua nhiều tàu ngầm loại nhỏ Andrsta để thực hiện các nhiệm vụ ở khu vực ven biển.

Singapore:

 Hiện tại Hải quân Singapore (RSN) đang sở hữu 4 chiếc tàu ngầm lớp Sjoormen đã được cải tiến để thích ứng với điều kiện khí hậu của Singapore, số tàu ngầm này đều được mua từ Hải quân Hoàng gia Thụy Điển.

Loại tàu ngầm này sau khi được thiết kế lại và tối ưu hóa, thì thích ứng với môi trường chiến đấu dưới nước nông hơn, và còn thích hợp với các vùng biển quanh Singapore.

Bên cạnh đó, Singapore còn có dự tính mua hai chiếc tàu ngầm A-17 lớp Vastergotland của Thụy Điển, để thay thế tàu ngầm lớp Challenger.

Thái Lan: 

Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã nỗ lực để xây dựng hạm đội tàu ngầm của riêng nước mình, và có kế hoạch mua tàu ngầm lớp Amur, hoặc mua tàu ngầm lớp Song của Trung Quốc.

Nhật Bản: 

Lực lượng Bảo vệ bờ biển của Nhật Bản hiện có 18 chiếc tàu ngầm lớp Harushio và tàu ngầm lớp Oyashio.


Nhật Bản cũng có kế hoạch tăng cường phát triển Lực lượng phòng vệ bờ biển.


Tuy nhiên Phía Nhật cũng có kế hoạch thúc đẩy việc sử dụng tàu ngầm lớp Soryu có trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập (AIP).

Hàn Quốc: 

 Hải quân Hàn Quốc có 9 chiếc tàu ngầm Type 209 thuộc lớp Chang Bogo, và 2 chiếc tàu ngầm lớp Sun Yuan Yi. Đến năm 2018, Hàn Quốc có kế hoạch sử dụng tàu ngầm tiên tiến Type 214 do Đức sản xuất.

Pakistan:

 Hải quân Pakistan hiện có 3 chiếc tàu ngầm lớp Agosta 90B, 4 chiếc tàu ngầm lớp Daphne và 2 chiếc tàu ngầm Type 70 lớp Agosta. Tuy nhiên, tàu ngầm lớp Daphne sẽ sớm bị loại thải, Pakistan đã có kế hoạch mua mới 3 chiếc tàu ngầm SSK Type-214.

Australia: 

Chính phủ Australia cũng đang có kế hoạch nâng cấp hạm đội của hải quân., và dự kiến sẽ trang bị tàu ngầm thế hệ mới để thay thế tàu ngầm lớp Collins đang trong biên chế của hải quân nước này.

Dự tính tàu ngầm lớp Collins sẽ ngừng hoạt động vào năm 2026. Giai đoạn thiết kế ban đầu của tàu ngầm thế hệ mới của Australia có sẽ bắt đầu từ năm 2014 đến năm 2015.

Đây là một trong những đầu tư lớn nhất trong lịch sử của Chính phủ Australia cho lĩnh vực quân sự này, tổng chí phí có thể lên tới 25 tỷ USD và sẽ mất 17 năm để hoàn thành.

Dựa vào các số liệu trên, dự đoán thị trường tàu ngầm Châu Á trong 10 năm tới sẽ đầu tư hơn 50 tỷ USD để mua hơn 90 chiếc tàu ngầm. Việc mua bán không chỉ giới hạn ở các tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel truyền thống, mà nhiều nước cũng có ý định mua tàu ngầm động cơ hạt nhân được trang bị động cơ đẩy không khí độc lập và có thể duy trì khả năng chiến đấu cao hơn.


[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang