Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: hải quân Pháp

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn hải quân Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn hải quân Pháp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

>> Tại sao Anh, Pháp đi đầu trong chiến dịch ở Libya?



Giữa chiến dịch lớn nhằm vào Libya, nhiều người vẫn không khỏi thắc mắc: Tại sao Anh, Pháp lại dẫn đầu trong cuộc chiến này? Tại sao lực lượng vũ trang của họ lại can thiệp quân sự và tại sao các nhà ngoại giao của họ gây áp lực trong cuộc đàm phán dẫn tới việc ra nghị quyết chống Libya?


Dưới đây là bài bình luận trên tạp chí Time xung quanh những câu hỏi này.

Thủ tướng Anh David Cameron cho biết hành động quân sự chống Moammar Gadhafi là "cần thiết, nó hợp pháp và đúng đắn". Đúng đắn, "bởi vì tôi không tin rằng chúng ta nên thờ ơ trong khi tên độc tài này sát hại dân chúng của chính ông ta". Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thì nói: "Chúng ta can thiệp vì lẽ phải không cho phép dung thứ những tội ác như thế".

Tuy thế, những lý luận của hai nhà lãnh đạo này không thực sự trả lời câu hỏi: Tại sao lại can thiệp vào Libya?



Quân đội Mỹ nã tên lửa xuống Libya. Ảnh: US Navy.

Liệu có phải những biến cố ở Libya có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích quốc gia của Anh và Pháp? Đúng là Libya nằm ở bên kia Địa Trung Hải, đối diện với châu Âu và hai bên có hợp tác thương mại. Tuy nhiên, Libya chỉ có hơn 6,5 triệu dân. Để so sánh, nó cũng chỉ tương đương với hai quốc gia ở Trung Mỹ là El Salvador và Honduras. Trong Chiến tranh Lạnh, các nhà lập pháp Mỹ phải tranh cãi khá lâu trước khi can thiệp quân sự tại Trung Mỹ.

Libya có dầu mỏ và khí đốt, đúng, nhưng nó chỉ chiếm chưa tới 2% trữ lượng dầu mỏ toàn cầu. Thật khó để nói rằng Anh và Pháp tham gia chiến dịch vì lý do thương mại.

Vấn đề nhập cư? Đúng là bất ổn ở khu vực này có nhiều khả năng kéo theo làn sóng nhập cư lên phía bắc (châu Âu). Tuy nhiên, khó có thể tưởng tượng một cuộc khủng hoảng về làn sóng tị nạn sẽ diễn ra ở Bắc Phi nếu Moammar Gadhafi tiếp tục nắm quyền. Địa Trung Hải là biển lớn, nó đâu phải chỉ là một đường biên giới mà người ta chỉ việc bước qua.

Lịch sử ư? Anh, dưới thời cựu thủ tướng Tony Blair dù có không hài lòng với chính phủ Gadhafi, thì nước này cũng không có nhiều lý do để yêu hay ghét Gadhafi. Các điệp viên Libya có bị đổ lỗi khiến phi cơ của hãng PanAm gặp nạn tại Scotland, nữ cảnh sát London có bị bắn từ sứ quán Libya năm 1984, những tội ác đó dù kinh khủng cũng không thể là lý do dẫn tới việc tham chiến.

Muốn lấy lại hình tượng tốt đẹp? Sarkozy lỡ nhịp trong làn sóng nổi dậy ở thế giới Ảrập vì những mối liên hệ của chính quyền của ông với Tunisia. Nhiều người cho rằng Sarkozy lớn tiếng trong chiến dịch này để lập lại uy tín của Pháp trong thế giới Ảrập. Nếu điều đó là đúng, đây quả là một bước đi mạo hiểm vì không có gì đảm bảo can thiệp quân sự vào Libya sẽ thành công hoặc sẽ giúp Pháp lấy lại danh tiếng.

Liệu có phải họ ảo tưởng về chuyện làm việc lớn? Nhiều người tranh cãi rằng Anh và Pháp hành động quân sự vì đơn giản lịch sử cho phép họ làm thế. Họ muốn chứng tỏ hai nước vẫn là cường quốc. Tuy nhiên, điều này không hợp lý vì cả Cameron và Sarkozy đều là những nhà lãnh đạo có lý lẽ. Cả hai nước đều là quốc gia dân chủ, tại đây, các cử tri không ủng hộ chủ nghĩa phiêu lưu về quân sự.

Còn lại hai lý do cuối cùng có thể phần nào giải thích được hành động của Anh và Pháp lúc này. Thứ nhất, có lẽ Anh và Pháp tin rằng không phải lúc nào Mỹ cũng có thể gánh vác mọi chuyện. Thế giới sẽ an toàn hơn nếu các nền dân chủ khác giúp Mỹ thực hiện các sứ mệnh về ngoại giao và quân sự.

Thứ hai, như cựu thủ tướng Tony Blair từng nói, khi đối mặt với khủng hoảng như ở Libya, việc không hành động cũng là một quyết định và đi kèm theo nó là hậu quả. Anh, Pháp, Mỹ và các nước khác có thể không lên tiếng khi Gadhafi ra tay trấn áp những người phản đối chính quyền của ông ta 3 tuần trước. Tuy nhiên, họ cực lực phản đối. Việc không làm gì khi mà Gadhafi có vẻ như sắp chiến thắng trong cuộc nội chiến ở Libya sẽ phơi bày sự yếu kém của những nước từng muốn ông ta ra đi.

Nhìn vào hai lý do đó, quyết định hành động quân sự ở Libya - dù khôn ngoan hay không - ít nhất có thể hiểu được.

(vnexpress.net)

Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

>> Pháp sắp hạ thủy siêu khinh hạm tàng hình mới



Tập đoàn đóng tàu DNCS của Pháp đang tiến hành tích hợp hệ thống và thử nghiệm khinh hạm đa năng FREMM thế hệ mới.

Theo đó, tất cả các hệ thống quan trọng phải được hoàn tất công tác kiểm tra trước khi tiến hành chuyến đi thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào giữa năm 2011.

Hiện tại, 95% công việc lắp đặt hệ thống điện tử gồm: radar hàng hải; radar cảnh báo sớm; hệ thống dữ liệu chiến đấu; hệ thống phân phối năng lượng; và hệ thống thủy lực, hệ thống động lực đã hoàn thành. Hơn 1.000 thành phần thiết bị khác nhau đã được lắp đặt và tích hợp tạo thành một hệ thống tổng thể.



Khinh hạm đa năng FREMM thế hệ mới chuẩn bị hạ thủy.

Các thử nghiệm đầu tiên với máy phát điện diesel, động cơ tuabin khí đã thành công. Các hệ thống truyền động đã chạy thử cho kết quả khả quan. Đây là cột mốc quan trọng cho trạng thái sẳn sàng hoạt động của tàu.

Vincent Martinot-Lagarde, giám đốc chương trình tàu khu trục đa năng FREMM cho biết: “Từ bây giờ, nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi là tập trung chuẩn bị cho chuyến đi biển đầu tiên vào mùa xuân tới”.


Radar mảng pha đa chức năng 3 tham số Herakles.


Thiết kế tuyệt đối “tàng hình”
Cấu hình khí động học của tàu được tối ưu hóa các góc cạnh, nâng cao khả năng tàng hình trước sự theo dõi, quan sát của radar của đối phương.

Pháo chính Otobreda 76 mm của tàu, được thiết kế thấp hơn so với pháo hạm thông thường, hình dáng tháp pháo cũng được thiết kế nhằm giảm khả năng bị radar phát hiện.

Toàn bộ hệ thống tên lửa chống tàu và tên lửa đối không đều được đưa vào bên trong boong tàu, để tránh bị phát hiện bởi radar hoặc các thiết bị theo dõi hồng ngoại.

Khi tác chiến, hai cánh cửa hai bên mạn tàu sẽ mở ra để phóng tên lửa chống hạm, khi bình thường hai cánh cửa sẽ đóng lại để che chắn vũ khí. Thân tàu được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ

Radar và các thiết bị thông tin liên lạc khác cũng được bố trí bên trong các mái che để giảm khả năng bị phát hiện.

Các hệ thống điện tử trên tàu rất hiện đại, radar mảng pha đa chức năng 3 tham số Herakles, phiên bản mới nhất của tập đoàn Thales, cung cấp khả năng giám sát tầm xa, phát hiện và theo dõi mục tiêu cả trên không lẫn trên biển, tầm hoạt động 250km.

Hệ thống còn tích hợp với hệ thống tên lửa đối không MBDA Aster-15/30. Ngoài ra, tàu được trang bị tổ hợp 8 tên lửa chống hạm Exocet MM40 Block 3 tầm bắn 180km. Tổ hợp 32 ống phóng thẳng đứng SYLVER A50 với tên lửa đối không MBDA Aster-30 tầm bắn tối đa tới 100km, tầm cao tối đa là 20km. Thậm chí, hệ thống này có khả năng tham gia phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm trung.


Mô hình khinh hạm FREMM thế hệ mới.
Tàu được trang bị ống phóng ngư lôi kép 324mm, sử dụng ngư lôi MU90, có khả năng đạt tới độ sâu 1.000m với tốc độ tối đa 50 hải lý/giờ

Đuôi tàu có nhà chứa và sàn đáp cho trực thăng chống ngầm NH-90, nhà chứa có khả năng chứa được 2 trực thăng NH-90 cùng một lúc.

Dự kiến, Pháp sẽ trang bị cho hải quân 10 tàu kinh hạm FREMM, dự kiến chiếc đầu tiên đi vào hoạt động trong năm 2012, ngoài ra còn có một số tàu khác được đóng để xuất khẩu cho Moroco

Thông số cơ bản: Dài 142m, rộng 20m, độ mớn nước 5m, tải trọng 6.000 tấn, tầm hoạt động 6.000 hải lý, tốc độ tối đa 27 hải lý/giờ, tốc độ hành trình 15 hải lý/giờ, thủy thủ đoàn 108 người.

(bdv news)

Thứ Năm, 3 tháng 3, 2011

>> Tàu sân bay thứ hai của Pháp



Dự kiến, năm 2015 tàu sân bay thứ 2 phục vụ hải quân Pháp và trở thành hàng không mẫu hạm lớn nhất nước này.

Dự án tàu sân bay thứ hai (Porte-Avions 2, PA2) có kế hoạch chế tạo hàng không mẫu hạm có lượng giãn nước 75.000 tấn, dài 283 m. Số lượng thủy thủ làm việc trên tàu lên tới 1.720 người, trong đó, có khoảng 620 thành viên phi hành đoàn và 100 sĩ quan chỉ huy.

Thiết kế tàu sân bay
Tàu sân bay thuộc PA2 có diện tích boong phóng máy bay khoảng 15.700 m2, diện tích khoang chứa máy bay là 4.700 m2, có khả năng mang 32 máy bay chiến đấu Rafale, ba máy trinh sát E-2C và 5 trực thăng NH-90.

Tàu còn trang bị máy phóng thủy lực C13-2, có thể phóng một máy bay với vận tốc tối đa 150 hải lý mỗi giờ. Và thời gian phóng một phi cơ khoảng 30 giây.





Boong phóng máy bay của HKMH Porte-Avions (PA2)

Hệ thống điều khiển
Tàu sân bay thuộc PA2 sẽ được lắp đặt các thiết bị thông tin liên lạc bên trong và ngoài tàu, gồm các tần số HF, UHF và VHF.

Bên ngoài tàu có thiết bị kết nối dữ liệu chiến thuật L11, L16 và L22. Các thiết bị đó cho phép việc truyền tải các dữ liệu giữa hệ thống chiến đấu của tàu và trinh sát cơ E-2 diễn ra với tốc độ cao.

Đồng thời, các thiết bị kết nối dữ liệu sẽ chịu trách nhiệm phân phối thông tin cho các đơn vị hải quân, máy bay chiến đấu và trực thăng.

Ngoài ra, tàu sân bay thuộc PA2 được lắp đặt hệ thống kiểm soát chiến đấu kết hợp (CMS), radar dò tìm trên không Héracles. Cuối cùng là các thiết bị cảm biến hồng ngoại.

Máy bay
Tàu sân bay thuộc PA2 có khả năng mang được 40 máy bay bao gồm: chiến đấu cơ Rafale, trinh sát cơ E-2 và trực thăng NH-90.

Rafale là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như tấn công mặt đất và trên biển, không chiến, trinh sát.

Rafale mang tối đa 9 tấn vũ khí trên 13 giá treo (phiên bản hải quân) với các loại vũ khí: tên lửa không đối không Mica, Magic, Sidewinder; tên lửa không đối đất Apache, AS30L, ALARM, HARM, Maverick và PGM-100; cuối cùng là tên lửa không đối hải Exocet/AM-39, Pentigum, AGM-84 Harpoon.

Máy bay E-2 C được thiết kế với vai trò chủ yếu là cảnh báo sớm trên không, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

NH-90 là trực thăng đa năng được sử dụng để làm nhiều nhiệm vụ như chống hạm, chống ngầm, vận tải và tìm kiếm cứu nạn. Trong nhiệm vụ chiến đấu, NH-90 mang được ngư lôi chống ngầm, tên lửa chống hạm và tên lửa không đối không.


Máy bay chiến đấu đa năng Rafale của hải quân Pháp.


Máy bay cảnh báo sớm trên không E-2C.


Trực thăng đa năng NH-90.

Hệ thống phòng vệ
Tàu sân bay thuộc PA2 trang bị hệ thống phòng không MBDA Aster 15. Tên lửa Aster 15 được chứa trong 8 ống phóng Sylver xếp theo phương thẳng đứng. Aster 15 có tầm bắn từ 1,7 km tới 30 km, trần bay 13 km. Tên lửa sử dụng radar chủ động dẫn đường giai đoạn cuối hành trình bay.

Tàu còn được vũ trang hệ thống phòng thủ chống ngư lôi và pháo phòng không 20 mm.


Tổ hợp tên lửa phòng không MBDA Aster 15 chứa trong các ống phóng thẳng đứng Sylver

Động lực của tàu
Tàu sân bay thuộc PA2 không sử dụng động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, thay vào đó là động cơ theo truyền thống.

Ban đầu, nhà thiết kế dự định dùng hai động cơ tuốc bin khí MT-30 Roll Royce. Tuy nhiên, tháng 9/2006, hải quân Pháp quyết định chọn loại động cơ mới và hệ thống động lực này sẽ tăng tốc độ của PA2 từ 26 lên 29 hải lý mỗi giờ.

Theo đó, DCN Propulsion và Alstom sẽ liên kết với General Electric phát triển thiết kế mới này, động lực của tàu sẽ dựa trên bốn động cơ tuốc bin khí LM2500+G4.

Tầm hoạt động của tàu sân bay thuộc PA2 khoảng 10.000 dặm với tốc độ trung bình 15 hải lý mỗi giờ.

(tổng hợp bdv)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang