Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

>> Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông

Việt Nam sở hữu Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km.

>> Hệ thống tên lửa Bastion-P
>> Bộ ba ‘lá chắn biển’ của Hải quân Việt Nam


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion Việt Nam đang sở hữu.
'
Đoàn 681 Hải quân, Quân chủng Hải quân được trang bị Tổ hợp tên lửa bờ Bastion và Tổ hợp ra đa bờ Monolit-B. Bastion-P là một trong những hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển cơ động hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Cùng với các loại vũ khí hiện đại khác như các phi đội máy bay SU-27/30 tác chiến không và biển; tàu ngầm kilo phục kích dưới mặt nước; các loại tàu hộ vệ tên lửa cao tốc trang bị mạnh như Molniya 'tia chớp' và hộ vệ hạm tàng hình Gepard 3.9 tác chiến trên mặt nước; các hệ thống tên lửa có thể cất giấu trong các containner như Club-K hay Kh-35 đảm bảo yếu tố bí mật bất ngờ, nhất là tổ hợp tên lửa Bastion-P có sức mạnh hủy diệt ghê gớm... Có thể giúp Việt Nam xây dựng chiến lược 'chống tiếp cận' hết sức hữu hiệu trước các nguy cơ đến từ hướng biển, đồng thời tạo sức mạnh răn đe với bất kỳ kẻ thù nào dám manh động xâm phạm chủ quyền biển đảo của nước ta.

Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion được bắt đầu thiết kế và phát triển trong thời kỳ Xô Viết vào những năm 80. Nhưng chỉ vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 mới được đưa vào trong biên chế và xuất khẩu ra nước ngoài. Một số tổ hợp đã được Việt Nam và Syria đặt mua. Khách hàng tiềm năng tiếp theo là Velezuela.

Đầu năm 2011, Hạm đội Biển Đen, Lữ đoàn pháo binh - tên lửa số 11 (tên gọi Anapa) nhận được tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển cơ động thứ 3 "Bastion". Hai tổ hợp trước đã được biên chế vào lữ đoàn vào năm 2010. Lữ đoàn 11 được trang bị trong biên chế trước đây là: Pháo tự hành phòng thủ bờ biển SU-130mm A-222 và tổ hợp tên lửa chống tàu "Redoubt".

Đây là tổ hợp vũ khí rất mạnh, một trong những tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển tốt nhất, có khả năng cơ động cao, sử dụng tên lửa chống tàu có tốc độ siêu âm 3M55 "Yakhont" ("Onyx").



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa Bastion.

Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển cơ động Bastion có khả năng tiêu diệt tất cả các tàu chiến, tàu vận tải, tàu xuống các loại, tấn công các mục tiêu đơn lẻ hoặc tấn công các cụm tầu thuyền chiến đấu, đồng thời có thể tấn công các cụm binh lực đổ bộ đường biển, đường không, các cụm binh lực trang bị nặng cho các hoạt động đột phá. Tổ hợp có thể hoạt động trong điều kiện hỏa lực đối phương rất mạnh, khả năng gây nhiễu điện từ và chế áp điện tử của đối phương cao nhất. Tổ hợp tên lửa Bastion có khả năng tấn công mục tiêu xa đến 300 km và bảo vệ một tuyến bờ biển chống tác chiến đổ bộ của đối phương lên đến 600 km.

Biên chế của tổ hợp: Tên lửa chống tàu K-130 "Yakhont" trong các thùng phóng dạng container; Xe phóng đạn (SPM K340P) trên thân xe Kamaz- 43101, với biên chế kíp xe là 5 chiến sĩ, hoặc trên xe MZKT-7930 kíp xe 3 người; Xe điều khiển tên lửa MBU K380P trên thân xe MZKT-65 273 với kíp xe điều khiển là 4 người; Thiết bị quản lý thông tin kỹ thuật đầu đạn tên lửa với thiết bị điều khiển bay trên tên lửa đất đối biển; Hệ thống điều khiển hỏa lực tự động ASBU; Tổ hợp trang bị hậu cần kỹ thuật; Xe vận tải và nạp đạn TLV K342P được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P; Xe hỗ trợ trực sẵn sàng chiến đấu; Hệ thống huấn luyện; Hệ thống máy bay trực thăng chỉ thị mục tiêu.

Bên cạnh cấu hình Tổ hợp nêu trên, còn thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như: Hệ thống ra-đa ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B, hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm ra-đa Oko băng sóng đề-xi-mét gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).

Biên chế tiêu chuẩn của tổ hợp Bastion: 4 ống phóng tên lửa thẳng đúng trên hai xe vận tải-bệ phóng đạn "Yakhont", kíp lái 3; 1-2 xe điều khiển hỏa lực (kíp lái 5 người); 1 xe hỗ trợ trực sẵn sàng chiến đấu; 4 xe vận tải nạp đạn; Bổ sung cho tổ hợp Bastion có thể có rada tìm kiếm và và phát hiện mục tiêu tầu trên mặt biển, chỉ thị mục tiêu Monolit B trên xe, tầu cơ động và trên máy bay trực thăng chiến đấu.

Thời gian triển khai sẵn sàng chiến đấu 5 phút. Sau đó Tổ hợp có thể tấn công liên tục 8 tên lửa. Cơ số đạn của tổ hợp: max 24 tên lửa "Yakhont" cho 2 bệ phóng. Thời gian phóng liên tiếp là 2,5s cho một tên lửa. Sau khi triển khai sẵn sàng chiến đấu, Tổ hợp sẽ trực chiến đấu trong vòng 24 tiếng không cần sự hỗ trợ của tranh bị dự phòng. Thêm xe hỗ trợ trực sẵn sàng chiến đấu là 30 ngày. Thời gian khai thác sử dụng tổ hợp 10 năm.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tác chiến của hệ thống tên lửa chống tầu Bastion-P.

Tên lửa chống tàu "Yakhont" ("Onyx") được thiết kế và chế tạo theo sơ đồ khí động học với những cách hình thang vuông gấp lại được và mở ra khi phóng, để ổn hướng và điều hướng, đồng thời các van điều hướng luồng phụt, tại phần đáy đạn và hệ thống tạo luồng hút tại chóp mũi đạn, giúp đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến. Tên lửa có hệ thống dẫn đường tổ hợp (hệ thống đạo hàng quán tính và hệ thống tự dẫn radar ở giai đoạn cuối của quỹ đạo bay của tên lửa. Tên lửa dùng động cơ phản lực công xuất lớn, bay với tốc độ siêu âm (động cơ phản lực dòng khí thẳng với ống phóng tăng tốc sử dụng thuốc phóng dạng rắn. Động cơ có bộ phận nạp khí đồng trục ở đầu tên lửa và ống chụp đầu tên lửa hình nón.

Thông số kỹ thuật tên lửa "Yakhont" ("Onyx"): Chiều dài: 8,0 m; Đường kính: 0,70 m; Sải cánh: 1,7 m; Khối lượng: 3000 kg; Ống phóng container kín chiều dài: 8,9 m; Đường kính: 0,72 m; Khối lượng với ống phóng container TNS: 3.900 kg; Khối lượng đầu đạn: 200 kg; Tốc độ trên cao: 750 m/s (2,6 М); Tốc độ trên mặt nước tầm thấp: 680 m/s (2 М); Tầm bay của tên lửa: Khi tên lửa bay với tầm cao thay đổi theo quỹ đạo bay: (Giai đoạn đường bay cuối- 40 km)- 300 km; Khi tên lửa bay thấp với tầm bay cao là: 15 m - 120 km; Tầm bay cao của tên lửa 10-14.000 m; Động cơ phản lực: SPVRD; Lực đẩy: (кН) 4000; Khối lượng dầu T-6, 200 kg; Ống tăng tốc phản lực: Thuốc phóng dạng rắn; Khối lượng động cơ phản lực, 500 kg.

Hệ thống điều khiển:

Trong giai đoạn bay hành trình - Đạo hàng quán tính; Trong giai đoạn cuối của quỹ đạo - dẫn đường bằng radar đơn xung, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết; Tầm phát hiện mục tiêu của radar: 50 - 70 km; Góc tìm kiếm và phát hiện mục tiêu ± 45°; Thời gian sẵn sàng hoạt động của radar khi bật: 2 phút; Khối lượng của radar - 85 kg; Điều kiện hoạt động của radar tự dẫn - biển động cấp 7.

Những đặc điểm kỹ chiến thuật của tên lửa "Yakhont" ("Onyx"): Tấn công mục tiêu ngoài đường chân trời; Chế độ tự động hóa hoàn toàn (bắn - quên); Có nhiều quỹ đạo bay khác nhau (thấp; cao và thấp); tốc độ bay siêu âm trên tất cả các tầm bay khác nhau; Khó nhận biết bằng radar trên boong tầu do sử dụng công nghệ tàng hình (stealth); Có thể sử dụng trên mọi phương tiện mang: tầu nổi, tầu ngầm và các phương tiện phóng trên mặt đất.

Tên lửa chống tàu "Yakhont" ("Onyx") lúc đầu được chế tạo như một tên lửa đa dụng, được lắp trên máy bay, tàu chiến nổi, tàu ngầm, đồng thời trên các bệ phóng trên mặt đất: Tổ hợp tên lửa bảo vệ bờ biển Bastion; Tàu ngầm dự án 885 "Ash";
Tàu phóng tên lửa cỡ nhỏ dự án 1234.7 "Rolling"; Các tàu tuần biển dự án 22350 "Đô đốc Gorskov", kế hoạch đóng 20 chiếc tàu loại này (10 tàu trong 10 năm).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ hoạt động của tên lửa chống tàu Yakhont.

Nguyên tắc hoạt động của tên lửa "Yakhont"

Sau khi tên lửa được phóng khỏi ống phóng, động cơ tăng tốc sử dụng nhiên liệu rắn khởi động, ống khởi động được đặt trong buồng đốt của động cơ tên lửa, trong vòng vài giây, ống tăng tốc sẽ tăng tốc tên lửa lên đến 2M. Sau khi cháy hết, ống tăng tốc được đẩy ra ngoài bằng luồng khí và bắt đầu hoạt động của động cơ hành trình chính. Động cơ đẩy tên lửa bay với tốc độ 2,5M theo quỹ đạo đường đạn đã được nạp trong máy tính trên tên lửa.

Radar tự dẫn trên đầu đạn có thể khóa mục tiêu như tầu tuần dương trên khoảng cách đến 75 km. Sau khi phát hiện và khóa mục tiêu. Máy tính sẽ hạ độ cao của tên lửa xuống còn 5-10 m so với mặt nước biển, làm giảm đến tối thiểu khả năng đánh chặn của hệ thống phòng không trên tầu đối phương trong trường hợp địch phát hiện ra.

Chế độ hạ độ cao bay của tên lửa thấp hơn độ cao phát hiện của radar làm gián đoạn khả năng bám tên lửa của các loại vũ khí phòng không, tốc độ siêu âm và độ cao thấp trong giai đoạn bám và tự dẫn tấn công mục tiêu làm cho đối phương không thể chặn đánh được tên lửa.

Lần thứ hai radar được bật lên để bắt mục tiêu trong giai đoạn cuối, dẫn đường và đưa tên lửa vào mục tiêu. Thời gian ngắn và tầm xa của radar cho phép sử dụng các radar đơn xung có độ chính xác không cao. Lần bật radar thứ nhất ở độ cao cho phép xác định mục tiêu, lựa chọn mục tiêu của từng tên lửa theo cụm tàu và loại trừ các mục tiêu giả. Đây là tính năng rất hiệu quả của Yakhont. Tương tự như máy bay cảm tử của Nhật trong thế chiến thứ 2, vụ tấn công của tên lửa Yakhont với số lượng lớn đảm bảo khả năng tiêu diệt các tàu xuồng rất cao. Và do tốc độ cao > 2M. Khả năng tiêu diệt tên lửa ở tầm gần là không thể.

Một trong những đặc trưng của Yakhont là chương trình phần mềm nhân tạo chạy trên máy tính đầu đạn. Nó cho hiệu quả chiến đấu rất cao khi bắn loạt tên lửa. Trong trường hợp bị tấn công ồ ạt với số lượng lớn các tàu, chương trình trên đầu đạn tự chọn và đánh giá độ quan trọng của mục tiêu, lựa chọn tọa độ và phương thức tấn công. Đồng thời, chương trình cũng lựa chọn khả năng chống lại tác chiến điện tử và lựa chọn phương án tránh góc bắn của hỏa lực phòng không đối phương để tấn công tầu.

Khi tiêu diệt mục tiêu trong đội hình, các tên lửa còn lại chuyển hướng sang các mục tiêu khác, loại trừ khả năng 2 tên lửa cùng tiêu diệt một mục tiêu. Tính năng chiến thuật này được đảm bảo bằng máy tính trên tên lửa có hình ảnh của các loại tàu và các thông số khác, cho phép xác định loại cụm tàu và tàu (vận tải, tuần dương, tầu tuần tiễu, tầu sân bay, và tàu xuồng của lực lượng đổ bộ biển, từ đó tấn công mục tiêu quan trọng nhất).

Trong điều kiện phát triển sức mạnh và khả năng sẵn sàng chiến đấu của Hải quân, các tổ hợp tên lửa này cho phép bảo vệ vững chắc vùng biển, bờ biển của quốc gia. Đồng thời, cũng phải sử dụng tác tổ hợp tên lửa có tầm bắn gần, dưới 120 km Bal-E, tên lửa chống tầu Club-M có tầm bắn đến 150 km. Đồng thời phát triển các loại pháo tự hành bờ biển, tạo thành hệ thống phòng thủ lớp vững chắc vùng bờ biển.

(Theo báo Thanh Niên)

Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

>> Nhìn lại chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

Đúng vào ngày này 34 năm trước (17.2.1979), Trung Quốc bất ngờ tung hơn 60 vạn quân nổ súng xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía bắc, nhưng đã phải rút quân sau hơn một tháng gặp sự kháng cự mãnh liệt của quân và dân ta, chịu nhiều tổn thất nặng nề.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến





Tuy vậy cuộc chiến tranh xâm lược này cũng mở màn cho cuộc xung đột vũ trang tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc (TQ) kéo dài suốt 10 năm sau đó. Theo thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược - Bộ Công an, với độ lùi về thời gian, việc nhìn nhận lại cuộc chiến tranh này là hoàn toàn cần thiết.

Kể từ sau khi VN và TQ bình thường hóa quan hệ (1991), hai bên dường như đều không muốn nhắc lại cuộc chiến này. Từ hơn 30 năm qua, cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc gần như không được nhắc tới. Theo ông tại sao cuộc chiến lại bị rơi vào lãng quên như vậy?

Để trả lời câu hỏi này có lẽ cần cả một hội thảo khoa học. Tôi chỉ xin lưu ý như sau, vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.

Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.

Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bộ đội Việt Nam đánh trả quân Trung Quốc xâm lược tại Lạng Sơn năm 1979

Với độ lùi về thời gian, theo ông chúng ta có thể rút ra những điều gì từ cuộc chiến tranh này? Những điều đó có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện tại ?

Theo tôi, khoảng thời gian 34 năm đã là khá đủ cho chúng ta nhận thức lại những vấn đề xung quanh cuộc chiến 1979. Thế nhưng đến giờ phút này tôi có cảm giác không phải lúc nào chúng ta cũng có được sự nhận thức thống nhất, nhất quán từ trên xuống dưới.
Vấn đề thứ nhất, phải xác định rõ về mặt khoa học, cuộc chiến 1979 là cuộc chiến tranh chống xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Đây là vấn đề phải nhận thức rõ từ cấp cao nhất. Sự nhận thức ấy cũng phải được thống nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Đây là chuyện không được phép mơ hồ.

Không chỉ nhận thức mà Nhà nước có trách nhiệm đưa câu chuyện này vào sách giáo khoa. Thực tế cho thấy phần lớn học sinh tiểu học, trung học và thậm chí đa số trong 1,4 triệu sinh viên hầu như không biết gì về cuộc chiến tranh này. Nếu để tình trạng này kéo dài, trách nhiệm thuộc về Nhà nước. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh được sự phê phán của thế hệ sau này. Hàng vạn người con ưu tú của chúng ta đã bỏ mình để bảo vệ từng tấc đất biên giới phía bắc của Tổ quốc, tại sao không có một dòng nào nhắc đến họ? Bây giờ đã quá muộn. Nhưng không thể để muộn hơn được. Theo quan điểm của tôi, Nhà nước phải yêu cầu đưa phần này vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Chúng ta không thể mơ hồ được, không thể lờ đi vấn đề lịch sử này được.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bệnh viện huyện Trùng Khánh, Cao Bằng bị quân Trung Quốc tàn phá tháng 2.1979 - Ảnh: Tư liệu

Tôi đã nhiều lần trao đổi với các học giả nước ngoài và họ đã thắc mắc khá nhiều chuyện tại sao sự kiện chiến tranh chống quân TQ xâm lược năm 1979 lại không được nhắc đến trong các giáo trình lịch sử của VN. Tôi đã phải chống chế với lý do rằng người VN muốn quên đi quá khứ và hướng đến tương lai. Nhiều học giả Hàn Quốc, Nhật Bản đã phản bác tôi vì “Lịch sử là lịch sử. Quá khứ là quá khứ. Tương lai là tương lai”. Họ nói rằng: “Chúng tôi biết người VN rất nhân hậu, muốn hòa hiếu với các dân tộc khác. Nhưng điều này không thể thay thế cho trang sử chống ngoại xâm này được”.

Thứ hai, trong thế giới hiện đại toàn cầu hóa, các quốc gia đều phụ thuộc lẫn nhau. Không có quốc gia nào hoàn toàn độc lập tuyệt đối. Ngay cả Mỹ nhiều lúc cũng phải nhân nhượng các quốc gia khác. Chúng ta không có quan niệm về độc lập chủ quyền tuyệt đối trong thời đại toàn cầu hóa. Nhưng trong bối cảnh này, phải nhận thức rõ cái gì là trường tồn? Theo tôi có 3 thứ là chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia. Ở đây chúng ta phân biệt chủ nghĩa dân tộc vị kỷ, chủ nghĩa dân tộc nước lớn với lòng yêu nước chân chính, ý thức tự tôn tự hào dân tộc. Hai cái đó khác nhau. Người VN có truyền thống yêu nước, có tinh thần chống ngoại xâm bất khuất, đó là điều cần được phát huy trong 92 triệu người VN trong và ngoài nước.

Chủ quyền quốc gia, ý thức dân tộc và lợi ích quốc gia là những cái “dĩ bất biến”, những cái còn lại là “ứng vạn biến”. Những chuyện “16 chữ”, “bốn tốt” trong quan hệ với TQ là “ứng vạn biến”. Bài học từ cuộc chiến chống xâm lược năm 1979 cho thấy nếu không nhận thức được điều này thì rất nguy hiểm.

Thứ ba, trong bối cảnh quốc tế hiện nay, tiêu chí để phân biệt người yêu nước hiện nay là anh có bảo vệ lợi ích quốc gia hay không. Trên thế giới này không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn. Năm nay chúng ta chuẩn bị tổng kết Nghị quyết T.Ư 8 (7.2003) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Tôi thấy có một quan điểm bây giờ vẫn đúng, đó là: "Những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh". Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tù binh Trung Quốc bị bắt tại Cao Bằng

Nhìn lại từ câu chuyện của 34 năm trước đến những căng thẳng hiện tại trong vấn đề biển Đông, theo ông có thể hy vọng gì ở tương lai trong quan hệ giữa VN và TQ ?

Tạo ra lòng tin, sự hữu nghị chân thật giữa hai nước là con đường tất yếu nhưng đòi hỏi thời gian lâu dài và từ cả hai phía. Đây không phải là điều có thể hy vọng có được trong vài ba năm tới đây. Lịch sử mách bảo chúng ta muốn giữ được hòa bình, ổn định, giữ được độc lập tự chủ thì điều quan trọng nhất là giữ được lòng dân. Trên dưới một lòng, có được sự đoàn kết dân tộc thì chắc chắn không có kẻ xâm lược nào dám dại dột động đến chúng ta cả. Lịch sử VN đã cho thấy những lần mất nước đều bắt đầu từ việc chính quyền mất dân. Năm 179 trước CN An Dương Vương để mất nước là do mất dân. Một ông vua đứng đầu quốc gia mà tin vào kẻ thù thì chuyện mất nước là không thể tránh khỏi. Năm 1406, nhà Hồ mất nước cũng vì đã mất dân. Đến mức độ nhà Minh truy bắt cha con Hồ Quý Ly thì chính những người trong nước đã chỉ điểm cho quân Minh. Năm 1788 Lê Chiêu Thống sang cầu viện Mãn Thanh đưa 20 vạn quân sang giày xéo quê cha đất tổ cũng là ông vua đã mất dân. Đó là bài học muôn đời để bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Kết quả cuộc chiến theo nguồn Wiki

Kết quả cuộc chiến

Tuy Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng trong cuộc chiến nhưng cả hai bên đều phải chịu thiệt hại nặng nề về người và của.[51] Cuộc chiến để lại đặc biệt nhiều tác hại lớn cho phía Việt Nam. Ngoài các thương vong về con người, tổn thất cụ thể về cơ sở vật chất hạ tầng ở 6 tỉnh biên giới bị phá hủy do trận chiến, Việt Nam còn phải gánh chịu nhiều khó khăn, thiệt hại do thái độ và chính sách thù địch, vây hãm mà Trung Quốc và đồng minh của Trung Quốc gây ra trên các mặt trận quân sự, kinh tế, ngoại giao,...

Thương vong và thiệt hại

Theo tướng Ngũ Tu Quyền (伍修权), phó tổng tư lệnh Quân giải phóng Trung Quốc, số quân Việt Nam bị chết và bị thương là 50.000, trong khi con số tương ứng của Trung Quốc là 20.000.[72] Theo nhà sử học Gilles Férier thì có khoảng 25.000 lính Trung Quốc thiệt mạng và gần 500 xe bọc thép hoặc pháo bị phá hủy, con số này phía Việt Nam cũng là gần tương tự nhưng thấp hơn một chút.[73][74] Russell D. Howard cho rằng quân Trung Quốc thương vong 60.000 người, trong đó số chết là 26.000,[75] một số nguồn khác cũng đồng ý với con số thương vong ít nhất khoảng 50.000 của phía Trung Quốc.[28][76] Nguồn của King Chen nói rằng riêng tại các bệnh viện lớn ở Quảng Tây đã có ít nhất 30.000 thương binh Trung Quốc.[72] Tháng 4 năm 1979, Báo Quân đội Nhân dân của Việt Nam ước lượng tổng thương vong của quân Trung Quốc là 62.500 người.[77] Phía Việt Nam có hàng nghìn dân thường chết và bị thương, theo tạp chí Time thì có khoảng dưới 10.000 lính Việt Nam thiệt mạng (con số này phía Trung Quốc là trên 20.000).[51] Phía Trung Quốc bắt được khoảng 1.600 tù binh trong tổng số hơn 50.000 quân Việt Nam tham chiến tại mặt trận Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn.[78]
Theo tuyên bố của Việt Nam, kết quả chiến đấu của họ như sau:
Mặt trận Lạng Sơn: diệt 19.000 lính TQ, phá hủy 76 xe tăng, thiết giáp và 52 xe quân sự, 95 khẩu pháo-cối và giàn phóng hoả tiễn, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 trung đoàn, 4 tiểu đoàn (có hơi khác biệt so với kí sự Sư đoàn Sao Vàng).
Mặt trận Cao Bằng: diệt 18.000 lính TQ, phá hủy 134 xe tăng, thiết giáp và 23 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 7 tiểu đoàn.

Mặt trận Hoàng Liên Sơn (Lào Cai): diệt 11.500 lính TQ, phá hủy 66 xe tăng, thiết giáp và 189 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 4 tiểu đoàn.

Mặt trận Quảng Ninh, Lai Châu và Hà Tuyên: diệt 14.000 lính TQ, phá hủy 4 xe tăng, thiết giáp, 6 xe quân sự, tiêu diệt và đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn.

Cuộc chiến cũng đã gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế cho Việt Nam: các thị xã Lạng Sơn, Cao Bằng, thị trấn Cam Đường bị hủy diệt hoàn toàn, 320/320 xã, 735/904 trường học, 428/430 bệnh viện, bệnh xá, 41/41 nông trường, 38/42 lâm trường, 81 xí nghiệp, hầm mỏ và 80.000 ha hoa màu bị tàn phá, 400.000 gia súc bị giết và bị cướp.[73] Khoảng một nửa trong số 3,5 triệu dân bị mất nhà cửa, tài sản và phương tiện sinh sống. Để nhận được tăng cường viện trợ từ phía Liên Xô, từ 27 tháng 3 năm 1979, Việt Nam quyết định cho tàu quân sự Liên Xô đóng ở cảng Cam Ranh.[56] Về phía Bắc Kinh, cuộc chiến ngắn ngày đã tiêu tốn của nước này khoảng 1,3 tỷ USD và làm ảnh hưởng lớn tới quá trình cải tổ kinh tế.[79]

Về lâu dài, nó mở đầu cho hơn 10 năm căng thẳng trong quan hệ và xung đột vũ trang dọc biên giới giữa hai quốc gia, buộc Việt Nam phải thường xuyên duy trì một lực lượng quân sự khổng lồ dọc biên giới, gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Sinh hoạt và sản xuất của người dân vùng biên giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhiều cột mốc biên giới cũng bị quân Trung Quốc phá hủy, gây khó khăn cho việc hoạch định biên giới sau này.

Đánh giá

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chiến thắng.

Phía Trung Quốc: Đặng Tiểu Bình khẳng định mặc dù có nhiều thất bại về quân sự nhưng Trung Quốc "đã đạt được chiến thắng về chính trị và chiến thắng chung cuộc". Ông còn khẳng định quân Trung Quốc "đã có thể tiến thẳng tới Hà Nội nếu muốn". Quan điểm ít phổ biến hơn là của Trần Vân (Phó Thủ tướng, một trong 5 nhân vật quan trọng nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng với Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và Chu Đức) rằng việc chiếm được Hà Nội không phục vụ được mục đích gì, cuộc chiến sẽ có chi phí nặng nề quá sức chịu đựng nếu kéo dài thêm 6 tháng nữa, và vì lý do tài chính không nên lặp lại một cuộc chiến không phân thắng bại như vậy.[72]

Theo đánh giá của tác giả King C. Chen,[72] quân Trung Quốc có lẽ đã đạt được 50-55% các mục tiêu có giới hạn của mình.[80] Bên cạnh thành công trong việc bám theo được khá sát các kế hoạch tiến quân và rút quân,[80] quân Trung Quốc đã không đạt được kết quả như các mục tiêu đã công bố: họ đã không tiêu diệt được sư đoàn nào của Việt Nam; không chấm dứt được xung đột có vũ trang tại vùng biên giới; không buộc được Việt Nam rút quân khỏi Campuchia;[81] không gây được ảnh hưởng lên chính phủ Việt Nam trong vấn đề Hoa kiều.[82] Điểm yếu của quân Trung Quốc là vũ khí và phương tiện lạc hậu. Ngoài ra, họ đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Việt Nam.[83] Sự thiếu kinh nghiệm chiến đấu và tinh thần kém cũng nằm trong các điểm yếu của quân Trung Quốc.[81]

Về quân sự, tác giả Edward C. O'Dowd[84] đánh giá rằng quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một quân đoàn khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2800 của trung đoàn này. Những tổn thất nhân mạng như vậy lặp lại trên toàn mặt trận và đem lại ít hiệu quả. Quân Trung Quốc đã không sử dụng được số quân đông một cách hiệu quả bằng các chiến thuật thích hợp và do đó không thể đạt được tốc độ hành binh như mong muốn của chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" (速战速决 tốc chiến tốc quyết). Đây là hậu quả của sự lạc hậu về chiến thuật tác chiến của quân đội Trung Quốc vốn gần như không được cải thiện kể từ sau chiến thuật biển người ở chiến tranh Triều Tiên những năm 1950. Thất bại về mặt chiến thuật đã buộc Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đẩy mạnh quá trình hiện đại hóa quân đội nước này.[56]

Trên phương diện quan hệ quốc tế, cuộc chiến Việt-Trung cho thấy rằng Trung Quốc, với sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ, sẵn sàng can thiệp quân sự vào Việt Nam - một quốc gia cộng sản từng là đồng minh trong nhiều năm, kết quả chiến tranh cũng cho thấy Việt Nam đủ sức chống lại sự can thiệp quân sự đó mà không phải điều động quân chủ lực từ biên giới Tây Nam và miền Nam Việt Nam. Những sự kiện từ cuộc chiến cho thấy mối quan hệ ngoại giao phức tạp Liên Xô - Trung Quốc - Việt Nam với kết quả là Trung Quốc không thể tung toàn bộ lực lượng vào cuộc chiến nhằm "dạy cho Việt Nam một bài học" vì chịu sức ép từ phía Liên Xô, đồng thời Liên Xô cũng không sẵn sàng tung quân đội vào tham chiến bảo vệ đồng minh mà chỉ tập trung viện trợ kinh tế, quân sự. Điều này đã khiến cho rất nhiều người Việt Nam sau đó nghi ngờ về đồng minh Liên Xô cũng như đối với Liên Xô thật sự là một sự thất bại về uy tín.[85] Kết quả cuộc chiến cũng cho thấy Trung Quốc bất lực trong việc hỗ trợ đồng minh Khmer Đỏ trong cuộc chiến với Việt Nam và thất bại trong việc điều chỉnh quan hệ ngoại giao để tăng cường ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á.[28][76]

Nhiều quan điểm khác cho rằng Trung Quốc đã thất bại về quân sự nhưng lại đạt được một số thành công về chiến lược, trong đó có việc chứng tỏ cho các nước Đông Nam Á rằng họ sẵn sàng dùng vũ lực nếu vị thế và uy lực của mình bị thách thức.[31]

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc

Tàu ngầm Project 636 (lớp Kilo) của Việt Nam có sự khác biệt đáng kể so với tàu ngầm Project 877 EKM của Trung Quốc, đặc biệt các thiết bị điện tử và hệ thống đám bảo sự sống cho thủy thủ đoàn rất hiện đại.

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?
>> Con đường tầu ngầm Kilo về Việt Nam




Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hai tàu ngầm Kilo đầu tiên sẽ được Nga bàn giao cho Việt Nam trong năm nay.
'
Trao đổi với hãng RIA Novosti ngày 16/2, ông Andrey Baranov, Phó tổng giám đốc phụ trách kinh tế đối ngoại và hợp tác kỹ thuật quân sự với nước ngoài của Viện thiết kế và đóng tàu Rubin, Nga cho biết, hai tàu ngầm Kilo đầu tiên, được đóng cho Hải quân Việt Nam, sẽ được gửi tới khách hàng trong năm 2013.

Ông Baranov lưu ý rằng, tàu ngầm Project 636 được cung cấp cho một khách hàng nước ngoài, có sự khác biệt đáng kể so với tàu ngầm Project 877 EKM mà Nga đã rất thành công trong việc xuất khẩu ra nước ngoài từ những năm 1980. Biến thể cũ của Project 877 EKM đã được Trung Quốc mua và biên chế trong hải quân nước này.

"Cấu trúc của tàu cũng như các đặc điểm kỹ thuật vẫn được giữ kín, nhưng "hạt nhân" là các thiết bị điện tử và hệ thống đảm bảo sự sống cho thủy thủ đoàn, nói chung là rất hiện đại", ông Baranov nói.

Trước đó cũng có nhiều phân tích cho rằng tàu ngầm Kilo của Việt Nam có những điểm khác biệt và hiện đại hơn so với tàu ngầm Kilo của Trung Quốc. Đa số tàu ngầm Kilo của Trung Quốc được mua từ những năm 90 của thế kỷ trước.

Tạp chí Bình luận Quân sự Hán Hòa số tháng 4/2011 dẫn nguồn tin là một chuyên gia quân sự Nga cho biết so với tàu ngầm Kilo 636 MK mà hải quân Trung Quốc sử dụng, tàu ngầm Kilo 636 MV mà Nga bán cho Việt Nam có nhiều điểm khác biệt, trong đó lớn nhất là về vũ khí trang bị, thậm chí tiên tiến hơn 10 năm.

Trước tiên, tàu ngầm Kilo của Việt Nam được lắp đặt tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E loại mới nhất, có tầm bắn 290 km. Loại tên lửa này chỉ được Nga bán cho Việt Nam và hai nước khác là Ấn Độ và Algeria.

Thứ hai, tàu ngầm Kilo Việt Nam còn được trang bị radar dẫn đường phức hợp đa tác dụng GE2-01 loại mới nhất. Loại radar này không được xuất khẩu cho Trung Quốc, có ưu điểm lớn nhất là giảm tối đa tạp âm trong môi trường nước và giúp đa dạng hóa biện pháp dẫn đường.

Thứ 3, về hệ thống sonar: tàu ngầm Kilo 636 MK của Trung Quốc chỉ được trang bị hệ thống sonar MGK 400E loại cơ bản. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MV lại được lắp đặt hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến. Hai hệ thống sonar này có cùng cự ly thám trắc, nhưng hệ thống sonar MGK 400E loại cải tiến được trang bị bộ xử lý tín hiệu tốc độ cao nhiều công năng và có mức độ số hóa cao hơn.

Thứ 4, kính tiềm vọng: tuy tàu ngầm Kilo 636 MK và tàu ngầm Kilo 636 MV đều được trang bị hệ thống thám trắc quang học, nhưng kính tiềm vọng sử dụng cho nhiệm vụ tấn công của tàu ngầm Kilo 636 MV được lắp đạt thêm thiết bị đo cự ly bằng tia lade và hệ thống quan trắc TV, IR. Trong khi đó, tàu ngầm Kilo 636 MK chủ yếu sử dụng quang học ngắm bắn và không có thiết bị đo cự ly bằng tia lade. Điều đó có nghĩa năng lực tác chiến ban đêm và độ chính xác của đòn đánh của tàu ngầm Kilo 636 MV sẽ cao hơn tàu ngầm Kilo 636 MK.

Điểm khác biệt cuối cùng là hệ thống điều hòa mà tàu ngầm Kilo 636 MV sử dụng thích hợp hơn với khí hậu, địa hình nhiệt đới.

>> Kim Jong-un gửi thư cho … toàn thế giới

Trong lá thư gửi đến “người dân thế giới”, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã lý giải lý do vì sao nước này quyết tâm theo đuổi chương trình hạt nhân rằng: “Vũ khí hạt nhân không giết người. Chỉ có những kẻ đi giết những người (khác) không có vũ khí hạt nhân”.

>> Khám phá kho tên lửa của Triều Tiên



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.comKim Jong-un

Trong những ngày qua, hàng triệu người dùng mạng Internet toàn cầu đã chia sẻ với nhau một bức thư được cho là của vị Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un gửi tới người dân khắp thế giới sau khi nước này thông báo đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 3. Lá thư này cũng đã được nhiều hãng thông tấn, báo chí lớn trên thế giới đăng lại nhưng không kèm bình luận gì và cũng chưa có một ai có thể xác minh có đúng là nó được gửi đi từ vị lãnh đạo tối cao của đất nước Triều Tiên hay không.
Dưới đây là toàn văn bức thư:

Kính gửi người dân trên khắp thế giới,

Từ nhiều thập kỷ qua, Triều Tiên đã bị đe dọa bởi những kẻ thù có vũ khí hạt nhân trong tay. Khi mà sự an toàn của chúng tôi liên tục bị đe dọa bởi những kẻ xâm lược, chúng tôi đã tự hỏi: Làm sao để có thể tự bảo vệ mình? Trong những lời bất tử của cha tôi, nhà lãnh đạo vinh quang Kim Jong-Israel đã nói: “Điều duy nhất có thể ngăn chặn những kẻ xấu có vũ khí hạt nhân là những người tốt cũng phải có vũ khí hạt nhân”.

Tôi có thể ngủ ngon trong đêm khi biết chắc rằng những silo hạt nhân đã được bơm đầy và nút bấm kích hoạt đang nằm trên bàn trong phòng ngủ của tôi. Và bây giờ tôi hiểu điều mà cha tôi đã biết từ trong bản năng của mình: thế giới sẽ không thể thực sự được an toàn cho đến khi mọi quốc gia đều có vũ khí hạt nhân.

Có lẽ bởi vì vũ khí hạt nhân rất cần thiết cho nền quốc phòng của chúng tôi nên chính phủ Mỹ cùng với những “con chó cảnh” của họ tại Liên Hợp Quốc đang âm mưu tước đoạt chúng khỏi tay Triều Tiên. Nhưng giống như cha tôi đã nói: “Khi chúng đến vì vũ khí hạt nhân của chúng tôi….”

Đó là lý do vì sao ngày hôm nay tôi đã thành lập Hiệp hội hạt nhân báo thù để bảo vệ chủ quyền của tất cả những dân tộc khác trên hành tinh này để nhấn chìm cả thế giới trong biển lửa địa ngục. Nếu hôm nay bạn gia nhập với chúng tôi, bạn sẽ được miễn những chi phí ban đầu và tôi muốn gửi đến các bạn một câu nói rằng: Vũ khí hạt nhân không giết người. Chỉ có con người đi giết những người không có vũ khí hạt nhân.

Kim Jong-un

Thứ Ba, 5 tháng 2, 2013

>> Tìm hiểu vũ khí chính xác cao độc nhất vô nhị của Nga

Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga vừa kỷ niệm tròn 10 năm ngày thành lập vào năm 2012. Trong suốt hơn 10 năm qua, Tập đoàn này không những tồn tại được, giữ gìn và tổng kết các kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực chế tạo tên lửa mà còn phát triển rất nhanh. Bí quyết thành công của Tập đoàn là theo đuổi một cách nhất quán chính sách: hiện đại hóa công nghệ tất cả các khâu sản xuất và tích cực đổi mới các hoạt động của mình.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Tên lửa Uran (Kh-35) : Cơn ác mộng của tàu chiến


Các sản phẩm của Tập đoàn rất được thị trường cả trong nước và ngoài nước ưa chuộng và điều đó đảm bảo cho Tập đoàn luôn tăng trưởng ổn định doanh thu từ việc bán các sản phẩm của mình.

Nếu như vào năm 2004 tổng lợi nhuận của Tập đoàn chỉ mới ở múc 6,76 tỷ rúp (gần 250 triệu đôla, trong đó có 70 % từ xuất khẩu) thì đến năm 2011 con số trên là 39 tỷ rúp (hơn 1,3 tỷ đôla, gấp 6 lần). Năm 2012 chưa có số liệu thống kê, nhưng nếu so sánh 6 tháng đầu năm 2012 với cùng thời kỳ trên trong năm 2011 thì lãi ròng của Tập đoàn đã tăng hơn nửa tỷ rúp.

Hiện Tập đoàn này có 25 xí nghiệp ở 19 thành phố của Nga và tiềm lực công nghệ, thiết kế ngày càng được tăng cường.

Sản xuất những gì mà khách hàng cần

Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật sản xuất theo đơn đặt hàng nhà nước Nga và các khách hàng nước ngoài rất nhiều loại vũ khí hàng không có điều khiển các lớp không đối không, không đối đất và các lớp tên lửa trang bị cho các tàu chiến lớp tàu chống tàu (hải đối hải), tên lửa bờ chống tàu và nhiều loại vũ khí trang bị khác cho tàu chiến.

Đến thời điểm hiện tại, tập đoàn đang trong giai đoạn kết thúc thử nghiệm và chuẩn bị sản xuất hàng loạt 15 loại vũ khí chính xác cao trang bị cho không quân (có cả cho không quân chiến trường) và hải quân.

Một loạt các loại vũ khí đã được thử nghiệm thành công như: KH-31PD, RVV- MD (tên lửa không đối không tầm ngắn) và RVV-SD (tên lửa không đối không tầm trung). Vào thời điểm hiện tại, Tập đoàn đã bắt đầu sản xuất RVV- BD (tên lửa không đối không tầm xa) và KH-31AD. Các mẫu tên lửa dành cho xuất khẩu tương đương với các mẫu cùng loại tốt nhất trên thế giới và có một loạt các tham số kỹ thuật còn vượt các mẫu đó .


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa thế hệ mới của quân đội Nga KH-31PD

Ví dụ: tên lửa có điều khiển RVV- BD (tên lửa không đối không tầm xa) là loại vũ khí mà hiện chưa có nước nào có mẫu tương tự (kể cả Mỹ). Nó có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào trên không ở cự ly đến 200 km (cự ly tiêu diệt của tên lửa R-33E hiện đang có trong trang bị của Không quân Nga là 120 km).

Tên lửa có thể cơ động với gia tốc quá tải đến 8g (ở R-33E chỉ là 4 g) ở dải độ cao từ 15 m đến 25 km. Không những thế, công suất đầu tác chiến tăng đến 30 % (so với R-33E).

Tập đoàn này cũng phát triển thành công hướng sản xuất các loại vũ khí tên lửa hàng không chính xác cao họ KH031 sử dụng động cơ phản lực luồng phụt thẳng. Trong các thiết kế mới nhất như KH-31PD (chống rada) và KH-31 AD (chống hạm), Tập đoàn đã áp dụng các thành tựu mới nhất trong lĩnh vực chế tạo vũ khí chính xác cao.

Cự ly tối đa của KH-31PD tăng lên tới 180-250 km. Điều đó có nghĩa là nó có thể phóng ở cự ly mà tất cả các phương tiện phòng không hiện có và sẽ có trong tương lai của đối phương không thể với tới. Xin dẫn ra một so sánh: tên lửa phòng không và chống tên lửa nổi tiếng của Mỹ là “Patriot” có cự lý bắn tối đa là 80 km.

Các đòn tấn công từ một khoảng cách phóng an toàn như vậy của KH-31PD có thể tiêu diệt được bất kỳ trạm rada mặt đất nào và như vậy sẽ làm mù hoàn toàn hệ thống phòng không của đối phương. Có thể khẳng định, đến thời điểm hiện tại, loại tên lửa có điều khiển chống ra đa này là một trong những loại tên lửa tốt nhất trên thế giới và rất có thể là tốt nhất.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa thế hệ mới của quân đội Nga KH-31PDTên lửa có điều khiển thế hệ mới KH-35UE của Nga

Để tiêu diệt cả một phân hạm đội, chỉ cần một đòn tấn công bằng tên lửa

Sắp tới, Nga sẽ thay thế các tên lửa chống tàu thế hệ cũ KH-33E bằng các tên lửa có điều khiển thế hệ mới KH-35UE với các tính năng kỹ- chiến thuật tốt hơn nhiều. Hệ thống dẫn đường tổng hợp sử dụng cả giải pháp dẫn đường quán tính, dẫn đường vệ tinh và các đầu tự dẫn chủ đông- thụ động đảm bảo cho KH-35UE độ chính xác và khả năng chống nhiễu cao. Việc sử dụng KH-35 UE sẽ làm tăng đáng kể khả năng tác chiến của các tổ hợp trên tàu kiểu Uran và các tổ hợp tên lửa bờ kiểu Bal.

Tổ hợp tên lửa bờ chống tàu Bal, như đã biết, trong thành phần của nó có trạm điều khiển và liên lạc tự hành, tổ hợp phóng tự hành và các phương tiện kỹ thuật khác được bố trí trên 11 xe chuyên dụng.

Các tên lửa hiện đang trang bị cho các tổ hợp này có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 120 km trong bất kỳ thời gian nào trong ngày đêm và trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào. Thời gian chuẩn bị để đưa tổ hợp vào tác chiến không quá 10 phút.

Dự trữ hành trình -850 km. Tổng số tên lửa-64 quả và có thể bắn dàn một lúc 32 quả. Các tên lửa có điều khiển của Tập đoàn với phương thức bắn dàn như vậy có thể tiêu diệt cả một phân hạm đội đổ bộ hoặc một cụm các tàu của đối phương trước khi các tàu này kịp nhìn thấy bờ biển nước Nga.

KH-35UE không thua kém bất kỳ một phiên bản tên lửa chống tàu có điều khiển mới nhất nào của Mỹ lớp Harpoon AGM-84J, block2 và có các tính năng kỹ- chiến thuật trội hơn so với các tên lửa nổi tiếng trên thế giới khác như Exocet block II và block III của Pháp, tên lửa Gabriel SAS Mk4LR của Israel, RBS15F (M) của Thụy Điển và AGM-119A Penguin Mk3 của Nauy và v.v.

Hiện Tập đoàn đang tiếp tục nghiên cứu phát triển lớp các tên lửa có cánh KH-55 trang bị cho máy bay nhằm mở ra những khả năng tác chiến mới về nguyên tắc cho Không quân tầm xa (Không quân chiến lược Nga), đảm bảo chức năng kiềm chế chiến lược phi hạt nhân cho lực lượng này.

Một loại vũ khí chính xác cao khác đang được tập đoàn quan tâm phát triển là các bom hàng không có điều khiển. Trong rất nhiều trường hợp việc sử dụng bom hàng không có điều khiển có hiệu quả không kém gì sử dụng các tên lửa có cánh.

Hiện nay các bom hàng không được trang bị các hệ thống dẫn đường công nghệ cao khác nhau như – vô tuyến truyền hình- so sánh, lazer- ổn định kiểu con quay và dẫn đường vệ tinh. Sự phát triển tiếp theo của bom hàng không chủ yếu theo hướng tăng độ chính xác và cự ly sử dụng loại bom này.

Ai cũng biết là lớp máy bay không người lái đang phát triển mạnh và nhiệm vụ cấp thiết là chế tạo các bom hàng không có kích thước nhỏ – dưới 100 kg (cho các máy bay đó).

Song song với việc phát triển các phương tiện tiêu diệt đường không, tập đoàn cũng phát triển rất thành công các loại vũ khí dùng cho tàu chiến trên biển. Tập đoàn đang thiết kế một hệ thống vũ khí rất độc đáo phát triển từ mẫu của các tên lửa ngầm tốc độ cao Shkval; -E có thể đạt vận tốc hành trình 100 m/s trong nước. Vũ khí phòng thủ trên biển gồm có tổ hợp kích thước nhỏ chống ngầm Paket-E/NK có thể tiêu diệt không chỉ các tàu ngầm mà còn cả ngư lôi ở cự ly gần.

Mục đích chiến lược của sự phát triển của Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật là phát triển cân bằng, năng động và bền vững trên cơ sở duy trì và củng cố vị thế cạnh tranh trên thị trường vũ khí, tạo lập được vị trí hàng đầu trong việc đưa ra các sản phẩm có tính đột phá ra thị trường vũ khí và tạo ra nhu cầu của thị trường đối với loại sản phẩm đó.

>> Tương quan hải quân Trung - Nhật

Hải quân Trung Quốc đông hơn về số lượng tàu, máy bay; trong khi hải quân Nhật "chất lượng", có nhiều vũ khí hiện đại.


>> Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"
>> Tiềm lực quân đội Nhật Bản


So sánh giữa Hải quân Trung - Nhật

Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

>> Sát thủ săn ngầm P-3C Orion của Đài Loan

Đài Loan sẽ tiếp nhận máy bay săn ngầm tiến tiến P-3C Orion đầu tiên nhằm tăng cường sức mạnh đối phó hạm đội tàu ngầm đông đảo của Trung Quốc.

>> Tìm hiểu 'Thần biển' P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ
>> Mỹ dùng “Thợ săn” P-3C để trấn tàu ngầm hạt nhân TQ ở Biển Đông


Want Daily dẫn lời quan chức Hải quân Đài Loan cho hay, nước này sẽ nhận chuyển giao đợt đầu trong 12 máy bay săn tàu ngầm P-3C Orion mua của Mỹ vào cuối năm nay.

“P-3C Orion sẽ được chuyển giao cho Đài Loan bắt đầu từ năm nay, chiếc cuối cùng trong hợp đồng sẽ tới vào cuối năm 2015”, quan chức Hải quân Đài Loan nói.

P-3C là biến thể tốt nhất của dòng máy bay săn ngầm P-3 Orian, với khả năng tìm kiếm, phát hiện tàu ngầm tiên tiến.

Năm 2007, chính phủ Mỹ đã chấp thuận bán máy bay P-3C cùng động cơ cánh quạt T-56 và các trang thiết bị phụ tùng khác với tổng trị giá 1,96 tỷ USD.

Đại diện hải quân cũng xác nhận rằng, Đài Loan cũng đã nhận chuyển giao các tên lửa hành trình chống tàu phóng từ tàu ngầm UGM-84L Harpoon từ Mỹ và trang bị cho 2 tàu ngầm tấn công lớp Hải Long của nước này.

Theo quan chức hải quân, với những vũ khí mới sẽ giúp tăng cường năng lực phòng thủ bảo vệ Đài Loan.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống ngầm P-3C Orion sẽ tăng cường khả năng đối phó tàu ngầm Trung Quốc cho Đài Loan.

Đôi nét về P-3C Orion

Máy bay tuần tra hải quân P-3 do Tập đoàn Lockheed (Mỹ) nghiên cứu phát triển từ đầu những năm 1960. Tính tới năm 2012, có tất cả 734 chiếc P-3 được chế tạo và đang hoạt động tích cực ở nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả Hải quân Mỹ.

Máy bay P-3 được thiết kế dựa trên khung thân cơ sở máy bay chở khách thương mại Lockheed L-188 Electra dùng cho nhiệm vụ tuần tra biển, trinh sát, tác chiến chống tàu mặt nước và tác chiến chống ngầm.

P-3 được sản xuất với rất nhiều biến thể, cho tới ngày nay chủ yếu các máy bay đều được nâng cấp lên chuẩn P-3C. Máy bay có chiều dài 35,6m, cao 11,8m, sải cánh 30,4m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4kg.

P-3C lắp 4 động cơ tuốc bin cánh quạt Allison T56-A-14 (công suất 4.600 mã lực/chiếc) cho phép đạt tốc độ tối đa 750km/h, bán kính chiến đấu 2.490km, trần bay 10.400m, hoạt động liên tục trên không 16 tiếng.

Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hàng không tiên tiến đã qua nâng cấp nhiều lần trong 50 năm hoạt động. Ngoài những hệ thống điện tử này, “bộ máy” giúp P-3C săn lùng tàu ngầm gồm: hệ thống phao âm thu tín hiệu AN/ARR-78(V), phao âm AN/ARR-72, 2 thiết bị ghi âm chỉ số phao âm và phân tích tần số âm thanh AQA-7, thiết bị ghi tín hiệu hệ thống định vị thủy âm AQH-4.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra P-3C mang 10 quả bom.

P-3C thiết kế với một đuôi dài “kỳ dị” (như chiếc đuôi xuất hiện trên Y-8FQ) chứa hệ thống phát hiện từ tính lạ ASQ-81. Do đây là thiết bị có độ nhạy tín hiệu từ tính rất cao nên người ta buộc phải bố trí ở phần đuôi máy bay trong lớp vỏ sợi thủy tinh, nằm xa các khí tài điện tử trên máy bay. Đây cũng là cách bố trí thường thấy trên máy bay tuần tra săn ngầm.

ASQ-81 có thể phát hiện tín hiệu từ tính bất thường từ một chiếc tàu ngầm trong từ trường của trái đất. Phạm vi hạn chế của thiết bị này đòi hỏi máy bay phải bay ở độ cao thấp để xác định vị trí tàu ngầm. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều tàu ngầm trên thế giới được trang bị hệ thống tên lửa đối không, nếu máy bay bay thấp có thể dễ trở thành “kẻ bị săn”.

Về hệ thống vũ khí săn tàu ngầm, P-3C Orion thiết kế với khoang chứa trong thân và 10 giá treo trên cánh mang được 9,1 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối hạm tầm ngắn AGM-84, bom thông thường, bom hạt nhân, ngư lôi chống ngầm. Với số lượng vũ khí khổng lồ này, nó hoàn toàn có thể đánh chìm không chỉ một tàu ngầm mà nhiều chiếc, hơn nữa nó có khả năng đánh chìm chiến hạm mặt nước.

>> Bố trí vũ khí trên khu trục Type 052C - Trung Quốc

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2013

>> Hợp tác quân sự Mỹ - Đài Loan

Những đơn hàng vũ khí mới nhất mà Mỹ dự định bán cho Đài Loan khẳng định quan hệ khắng khít giữa hai bên suốt hơn 30 năm qua.

>>Kho tên lửa của Đài Loan có gì ?


Ngày 17.1, cổng thông tin điện tử chính phủ Trung Quốc China.org.cn đăng bài viết mang tựa: Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan sẽ tổn hại quan hệ Mỹ - Trung. Bài viết được đăng đúng 1 ngày sau khi báo The Washington Times đưa tin Washington và Đài Bắc sắp đạt thỏa thuận một hợp đồng vũ khí khủng với nhiều “đồ chơi” tối tân.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan dự kiến sẽ sớm sở hữu hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot PAC-3 - Ảnh: Army.mil

Đơn hàng khủng

Tờ báo dẫn lời thượng nghị sĩ Mỹ James M.Inhofe, Chủ tịch Ủy ban về Đài Loan tại thượng viện Mỹ, xác nhận thông tin này. Theo đó, chuyến thăm của phái đoàn quốc hội Mỹ, do ông Inhofe dẫn đầu, đến thăm Đài Loan hồi đầu tháng, hai bên đã đạt nhiều tiến bộ về thỏa thuận trên. Cụ thể hơn, Washington đang lên kế hoạch bán 30 trực thăng tấn công AH-64E Apache cho Đài Bắc trong năm nay. Trong đó, 6 chiếc đầu tiên dự kiến được giao vào tháng 10 và số còn lại sẽ đến Đài Loan vào tháng 7.2014. Cũng trong năm 2014, Mỹ sẽ bán tiếp 60 trực thăng chiến đấu đa nhiệm UH-60M Black Hawk cho Đài Loan. Đến năm 2015, Washington chuyển tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 tối tân cho Đài Bắc.

Như vậy, sau vài năm trì hoãn vì các lý do khác nhau, giờ đây Đài Bắc đã tiến gần đến mục tiêu sở hữu tên lửa đánh chặn PAC-3 như mong muốn. Khi đạt mục tiêu này, thực lực phòng không của Đài Loan sẽ tăng lên đáng kể trong bối cảnh Trung Quốc liên tục phát triển các loại tên lửa tấn công hiện đại.

Vì thế, điều này có thể khiến Bắc Kinh phản ứng dữ dội như những lần trước. Hồi tháng 9.2011, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc - Hồng Lỗi từng tuyên bố Bắc Kinh cương quyết phản đối việc Mỹ nâng cấp máy bay chiến đấu cho Đài Loan. Tuyên bố được đưa ra sau khi truyền thông Mỹ đưa tin nước này thông qua đơn hàng nâng cấp 145 chiến đấu cơ F-16 A/B. Nhờ đó, dù không được mua mới loại F-16 C/D như đề xuất, Đài Bắc sẽ vẫn sở hữu lực lượng máy bay chiến đấu hiện đại không kém.

Tuy nhiên, bất chấp những phản đối từ Trung Quốc, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama sau đó vẫn xúc tiến nhiều hợp đồng cung cấp vũ khí cho Đài Loan. Thậm chí, theo trang China.org.cn, tổng giá trị của các đơn hàng vũ khí mà nước này dành cho Đài Loan dưới thời ông Obama từ năm 2009 - 2017 dự báo sẽ tăng cao. Con số có thể tương đương 1/3 tổng giá trị vũ khí mà Đài Bắc mua của Washington kể từ khi Mỹ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ vào năm 1979.

Đối tác lâu năm

Thực tế, mối quan hệ mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan khá thân thiết suốt hơn 20 năm qua. Cuối tháng 12.2012, quốc hội Mỹ nhận báo cáo đánh giá về quan hệ này từ năm 1990 với nhiều thống kê chi tiết về số khí tài mà Washington đã bán cho Đài Bắc.

- Từ năm 1990 - 1995: 13 máy bay vận tải C-130H, 250 ngư lôi MK-46, 314 tên lửa phòng không SM-1, 110 xe tăng M60A3, 150 chiến đấu cơ F-16 A/B, 12 trực thăng chống tàu ngầm SH-2F, 38 tên lửa đối hạm Harpoon, 4 máy bay cảnh báo sớm E-2T, 6 hệ thống pháo hạm MK-75, 6 hệ thống pháo cận chiến Phalanx.

- Từ năm 1996 - 2000: 30 trực thăng huấn luyện TH-67, 1.825 tên lửa Stinger, 55 hệ thống phóng tên lửa Stinger, 74 xe phóng tên lửa Avenger, 196 xe quân sự HMMWV, 241 ngư lôi MK-46, 183 tên lửa đối hạm Harpoon, 1.786 tên lửa chống xe bọc thép TOW 2A cùng 114 hệ thống phóng, 21 trực thăng tấn công AH-1W Super Cobra, 13 trực thăng tấn công đa nhiệm OH-58D Kiowa, 3 tàu hộ tống lớp Knox, 1 hệ thống pháo cận chiến MK-15, 9 trực thăng chiến đấu CH-47SD Chinook, 240 tên lửa không đối đất AGM-114KS Hellfire, 2 máy bay cảnh báo sớm E-2T Hawkeye, 162 tên lửa đối không Hawk, 146 pháo tự hành M109A5, 200 tên lửa không đối không AIM-120C dùng cho máy bay F-16.

- Từ năm 2001 - 2005: 40 tên lửa không đối đất AGM-65G Maverick dùng cho F-16, 360 tên lửa chống tăng Javelin và 40 hệ thống phóng, 54 xe tấn công đổ bộ AAV7A1, 192 tên lửa không đối không AIM-9M, 449 tên lửa AGM-114M3 chuyên tấn công các khí tài bọc thép, 290 tên lửa chống tăng TOW 2B, 4 tàu khu trục lớp Kidd, 2 hệ thống radar cảnh báo sớm tầm xa.

- Từ năm 2006 - 2011: 218 tên lửa không đối không AMRAAM và 235 tên lửa không đối đất Maverick trang bị cho chiến đấu cơ F-16, 72 tên lửa đối hạm Harpoon Block II, 144 tên lửa phòng không trang bị cho tàu khu trục lớp Kidd, 12 máy bay tuần tra và cảnh báo sớm P-3C, 32 tên lửa đối hạm Harpoon phóng từ tàu ngầm, 182 tên lửa chống tăng Javelin, nâng cấp 4 máy bay E-2T, 2 tàu quét mình lớp Osprey, nâng cấp 145 máy bay chiến đấu F-16 A/B.

Với những diễn biến mới nhất, Mỹ chắc chắn tiếp tục cung cấp thêm vũ khí cho Đài Loan trong thời gian tới. Vì thế, theo giới quan sát, đây sẽ là vấn đề tiếp tục gây bất đồng sâu sắc giữa Mỹ với Trung Quốc.

Những đơn hàng đang xem xét (Nguồn 
Army.mil )

Theo tài liệu từ quốc hội Mỹ, Washington đang xem xét một số đơn hàng vũ khí, thiết bị quân sự có thể bán cho Đài Bắc trong tương lai như sau:

- Máy bay vận tải cỡ trung C-27J.

- Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35.

- Xe bọc thép Stryker.

- Trực thăng quét mìn CH-53X.

- Máy bay huấn luyện T-6C để thay thế dòng T-34C.

- Máy bay tiếp liệu trên không KC-135 Stratotanker.

- Hệ thống pháo cận chiến Phalanx.

- Máy bay trực thăng HH-60G Pave Hawk.

- Nâng cấp tàu hộ tống lớp Lafayette.

- Hệ thống điều khiển không lưu.

- Tàu hộ tống lớp Perry.

- Tàu đổ bộ lớp Newport.

- Hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên mặt đất.

- Máy bay không người lái Sky Warrior.

>> Hồ sơ xuất khẩu vũ khí của Israel (Kỳ 1)

Israel là một nhà nước trẻ (thành lập năm 1948), một nước nhỏ (chỉ có 20.770 km2) và dân số ít (khoảng 7 triệu người) nhưng lại là nước có quân đội mạnh nhất Trung Đông và là một trong những lực lượng quân sự được trang bị và huấn luyện tốt nhất thế giới.

Đồng thời cũng là quân đội tiến hành (hoặc buộc phải tiến hành) nhiều cuộc chiến tranh nhất kể từ khi lập quốc tới nay và luôn bảo vệ vững chắc quốc gia này (các cuộc chiến tranh lớn năm 1948- chỉ một ngày sau khi nước này tuyên bố thành lập; năm 1956; năm 1967; năm 1973 và nhiều cuộc xung đột vũ trang cấp độ khác nhau với nhiều nước thuộc thế giới Arập).

>>Israel xây dựng lưới lửa dày đặc
>>Nếu Israel tấn công Iran: Khó đến mức nào?


Nền công nghiệp quốc phòng Israel là một trong những nhân tố quyết định các chiến thắng của Quân đội Israel trước các đối phương có quân số đông hơn nhiều lần.

Không những thế, các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Israel còn là một trong những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, chỉ sau Mỹ và Nga (nhưng có một số số liệu so sánh khác đáng quan tâm hơn là vào năm 2012 dân số Mỹ vào khoảng 300 triệu người, kim ngạch xuất khẩu vũ khí là 66,3 tỷ đô la, các con số trên ở Nga là 140 triệu người và 14 tỷ đôla trong khi đó Israel chỉ có khoảng 7 triệu người nhưng thu nhập từ bán vũ khí, phương tiện kỹ thuật quân sự và cả công nghệ lên tới 7 tỷ đôla- một con số rất ấn tượng).

Trong phạm vi bài viết này xin đề cập đến một số đặc điểm, mặt hàng sản phẩm quân sự và các khách hàng chủ yếu mua các sản phẩm quân sự của Israel.

Israel hiện chiếm một trong các vị trí hàng đầu trên thị trường vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự và công nghệ quân sự thế giới (gọi chung là các sản phẩm quân sự). Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm quân sự tăng nhanh hàng năm.

Từ mức 2,58 tỷ năm 2001 lên 4,01 tỷ năm 2002, 3 tỷ năm 2003, 5,6 tỷ năm 2007, 7,4 tỷ năm 2010 và năm 2012 ước tính trên 7 tỷ đôla (chưa có số liệu thống kê chính thức của Israel). Về xếp hạng, nếu năm 2006 quốc gia này đứng ở vị trí thứ 6 sau Mỹ, Nga, Pháp, Anh và Đức thì đến năm 2008 Israel đã vượt qua Pháp, Anh, Đức và đứng ở vị trí thứ 3 chỉ sau Mỹ và Nga.

Khác hẳn phương Tây

Cơ cấu xuất khẩu vũ khí của Israel khác hẳn với các nước phương Tây- nếu các nước này dành phần lớn vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự do mình sản xuất để trang bị cho Lực lượng vũ trang của mình thì Israel lại dành phần lớn cho xuất khẩu.

Trước đây Lực lượng vũ trang Israel cũng từng là khách hàng chủ yếu của các xí nghiệp thuộc tổ hợp công nghiệp quốc phòng nước này- chiếm tỷ lệ từ 80 đến 90% số sản phẩm tiêu thụ nhưng thời gian gần đây ngân sách quốc phòng đã bị cắt giảm mạnh nên Bộ quốc phòng Israel phải chuyển hướng bằng cách hạn chế các đơn đặt hàng nhà nước với các nhà sản xuất trong nước và ngày càng dựa nhiều hơn vào sự giúp đỡ quân sự của Mỹ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu của Không quân Israel

Hiện nay, có khoảng 70 đến 80 % các sản phẩm quân sự do các xí nghiệp quốc phòng Israel sản xuất là dành để xuất khẩu. Tổ hợp công nghiệp quốc phòng quốc gia chủ yếu cung cấp cho quân đội các mẫu vũ khí mà các nước khác không có.

Ngoài ra, một phần lợi nhuận từ xuất khẩu vũ khí lại được tái đầu tư vào tổ hợp công nghiệp quốc phòng, và một phần khác bù đắp cho khoản thiếu hụt ngân sách đầu tư cho quốc phòng. Chính vì vậy mà sự cắt giảm xuất khẩu vũ khí sẽ có tác động tiêu cực đối với không chỉ riêng lực lượng vũ trang mà còn cả đối với toàn bộ hệ thống đảm bảo an ninh của nhà nước Israel nói chung.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống Iron Dome của Israel.

Một đặc điểm khác nữa nếu so sánh với các nhà sản xuất vũ khí khác (Mỹ, Nga..) thì Israel bị nhiều hạn chế khi muốn tăng khối lượng xuất khẩu. Sự phụ thuộc vào Mỹ về kỹ thuật quân sự và quân sự- chính trị đã dẫn tới việc công nghiệp quốc phòng Israel bị hạn chế đưa ra thị trường vũ khí thế giới một số loại sản phẩm quân sự như máy bay chiến đấu, các tổ hợp phòng không, máy bay lên thẳng, tàu nổi, phương tiện kỹ thuật tăng thiết giáp.

Xuất phát từ thực tế trên và cũng do nguồn ngân sách hạn chế nên các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Israel tập trung nguồn lực vào việc chế tạo các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự công nghệ cao và tiến hành các công tác nghiên cứu khoa học, thiết kế thử nghiệm các loại vũ khí, trang bị kỹ thuật mới.

Các sản phẩm quân sự có khả năng cạnh tranh cao

Đến thời điểm hiện tai, Israel có một số sản phẩm quân sự sau đây có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường vũ khí thế giới:

Các thiết bị quang học và vô tuyến điện tử trang bị cho máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng;

Các hệ thống liên lạc, trinh sát và điều khiển;

Các trạm rada;

Vũ khí tên lửa các loại, bao gồm các lớp tên lửa có điều khiển “không đối không”, “không đối đất”, các tên lửa có điều khiển phòng không và chống tăng;

Một số loại máy bay không người lái;

Vệ tính và các phương tiện kỹ thuật vũ trụ;

Các thiết bị huấn luyện dùng cho huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu và máy bay lên thẳng;

Pháo và súng bộ binh;

Một số loại đạn, trong đó có cả các phương tiện tiêu diệt sử dụng trên máy bay;

Vỏ thép bảo vệ cho các xe tác chiến bọc thép;

Các phương tiện bảo vệ cá nhân cho binh sỹ và trang bị;

Các chương trình hiện đại hóa vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự kể cả của Phương Tây và của Nga (Liên Xô).

Hoạt động của Israel trên thị trường vũ khí

Có khả năng tiếp cận công nghệ Mỹ và điều đó giúp nâng cao trình độ công nghệ- công nghiệp của Israel, đồng thời đơn giản hóa việc xâm nhập thị trường vũ khí Mỹ và hiện đại hóa các phương tiện kỹ thuật quân sự đang có trong trang bị không chỉ của chính lực lượng vũ trang Israel mà còn của một loạt các nước thứ 3.

Có khả năng đưa ra nhiều các hệ thống và các chi tiết riêng rẽ để tích hợp vào các mẫu đã có của các nước trong khuôn khổ các chương hiện đại hóa vũ khí, trang bị kỹ thuật hoặc các chương trình sản xuất các mẫu mới mà Israel tham gia.

Sẵn sàng chuyển giao cho bên mua vũ khí một số công nghệ riêng biệt, nếu điều đó không gặp sự phản đối của Mỹ. Điều đó nâng cao tính hấp dẫn của các sản phẩm quân sự Israel trên thị trường những nước muốn tự phát triển công nghiệp quốc phòng của mình như Ấn độ, Brazil, Nam Triều tiên. Các nước này bằng hình thức như vậy có thể tiếp cận, dù còn hạn chế, với những thiết kế mới nhất.

Kết hợp linh hoạt các hình thức hợp tác kỹ thuật quân sự khác nhau như: cung cấp các sản phẩm đã hoàn thiện, cung cấp các dịch vụ hiện đại hóa các vũ khí đang có trong trang bị, hợp tác công nghiệp- quốc phòng, đầu tư vào các dự án của các công ty nước khách hàng.

Một trong những đặc điểm quan trọng nữa trong các hợp đồng xuất khẩu là Israel tìm kiếm lợi nhuận từ khả năng của tổ hợp công nghiệp quốc phòng của mình bằng cách thỏa mãn nhu cầu cung cấp phụ tùng, vật tư thay thế và hiện đại hóa các vũ khí cũ do Liên Xô sản xuất.

>> Trung Quốc sẽ có tàu ngầm thế hệ 4 từ Nga ?

Trung Quốc để mắt đến tàu ngầm thế hệ 4 Amur-1650 của Nga.

>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga
>>Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga


Trung Quốc đang quan tâm đến tàu ngầm thông thường thế hệ 4 tối tân nhất của Nga Projekt 1650 Amur. Hãng Rosoboronoexport đã ký hợp đồng khung với phía Trung Quốc để cùng thiết kế và đóng 4 tàu ngầm như vậy cho hải quân Trung Quốc.

Dự kiến, hợp đồng cứng trị giá 2 tỷ USD sẽ được ký không sớm hơn năm 2015, có nghĩa là Trung Quốc có thể vượt trước Ấn Độ và Venezuela, hai nước trước đó cũng quan tâm đến Amur-1650.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com


Việc Rosoboronoexport đang thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc đóng tàu ngầm Projekt Amur-1650 do một nguồn tin gần gũi với hãng xuất khẩu vũ khí Nga này tiết lộ. Theo nguồn tin này, cuối tháng 8/2012, hai bên đã ký hợp đồng khung về việc hợp tác thiết kế và đóng 4 tàu ngầm Amur-1650 theo cơ chế 2/2 (2 chiếc sẽ đóng tại Nga, 2 chiếc ở Trung Quốc).

“Việc xuất khẩu công nghệ không phải là việc duy nhất với cuộc thầu dự kiến của Ấn Độ (mua 6 tàu ngầm thông thường). Dự đoán, linh kiện do Trung Quốc sản xuất sẽ chiếm không quá 30% trong sản phẩm cuối cùng. Việc ký hợp đồng dự kiến không sớm hơn năm 2015 года”, nguồn tin nói.

Một nguồn thạo tin khác cho biết thêm rằng, hợp đồng tàu ngầm là cực kỳ quan trọng đối với Nga và đứng đầu trong danh sách các dự án với Trung Quốc mà Tổng thống Nga xác định. Một hợp đồng bổ sung về việc tiến hành giai đoạn 1 có thể được ký trước cuối năm nay. Hiện thời, nhà sản xuất ở phía Nga tham gia dự án chưa được xác định.

Tại Rosoboronoexport người ta không bình luận về hợp đồng tàu ngầm với Trung Quốc. Tuy nhiên, vào giữa tháng 11/2012, Phó Giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSVTS) Konstantin Biryulin đã nói rằng, Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga, trong năm 2011-2012, hai bên đã trao đổi các đoàn và làm quen với cơ sở sản xuất và năng lực của các hãng đóng tàu, sửa chữa tàu của Nga và Trung Quốc.

Tàu ngầm điện-diesel lớp Projekt 677 Lada do Viện thiết kế TsKB Rubin ở St. Petersburg thiết kế. Vào cuối thập niên 1990, Nga đã khởi đóng 2 tàu tại hãng Admiralteiskye verfi (và thêm 2 tàu nữa vào năm 2005-2006).

Tàu ngầm có chiều dài 66,8 m, đường kính thân chính 7,1 m, lượng giãn nước khi nổi 1.765 tấn (2.650 tấn khi lặn), độ sâu lặn tối đa 300 m, tốc độ chạy ngầm 21 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập 45 ngày đêm, thời gian lặn đến 25 ngày đêm (với hệ thống động lực không cần không khí AIP). Tàu được trang bị tên lửa hành trình Club-S, ngư lôi và thủy lôi (cơ số 18 đơn vị vũ khí), thủy thủ đoàn 35 người.

Tàu đầu tiên của lớp Lada là St. Petersburg được Hải quân Nga đưa vào sử dụng thử vào tháng 5/2010 và đang được khai thác cường độ cao. Mùa xuân 2012, dự án này suýt bị đóng cửa khi cựu Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Vysotsky nói rằng, Hải quân Nga không cần tàu ngầm Lada ở dạng hiện tại. Sau đó, ông Vysotsky giải thích là ông nói đến hệ thống động lực của tàu St. Petersburg không đáp ứng các thông số nêu ra.

Nhưng tháng 5/2012, theo quyết định của tân Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov, Admiralteiskye verfi tiếp tục đóng 2 tàu ngầm sản xuất loạt là Kronshtadt và Sevastopol nhưng theo thiết kế kỹ thuật cải tiến. Ngoài ra, Nga đang chế tạo mẫu động cơ AI). Theo đánh giá của ông Vysotsky, tàu ngầm Nga đầu tiên với động cơ AIP sẽ được chế tạo vào năm 2014.

Các tàu ngầm Amur-1650 dành cho Trung Quốc sẽ được trang bị động cơ AIP do nước ngoài sản xuất, một nguồn tin nắm được quá trình đàm phán cho hay.
“Theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài (Trung Quốc”, động cơ sẽ là của họ được chế tạo dựa trên động cơ AIP dạng Stirling”, nguồn tin nói nhưng không tiết lộ nước sản xuất động cơ.

[Theo nguồn VietnamDefence thì có lẽ là Thụy Điển, quốc gia nắm công nghệ AIP Stirling và đang hợp tác kỹ thuật quân sự với Trung Quốc ở lĩnh vực này]

Động cơ Stirling có độ độc hại của sản phẩm cháy thấp và độ ồn nhỏ. Nhờ các ưu điểm này, các nhà đóng tàu Thụy Điển đã sử dụng động cơ này trên tàu ngầm lớp Gotland (do hãng đóng tàu Thụy Điển Kockums thiết kế năm 1985-1990, có thể lặn liên tục đến 20 ngày đêm).

Hiện nay, toàn bộ các tàu ngầm của Hải quân Thụy Điển đều được trang bị động cơ Stirling. Các động cơ này cũng được lắp cho các tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.

Các nguồn tin trấn an rằng, Trung Quốc sẽ không thể sao chép tàu ngầm Nga vì các hạn chế trong hợp đồng sẽ không cho phép việc đó. Nga và Trung Quốc cũng đang chuẩn bị ký kết hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Việc này đã được Phó Thủ tướng Nga Dmitri Rogozin công khai thông báo ngày 6/12/2012. “Phía Trung Quốc đang phát tín hiệu nói rằng, họ hoàn toàn chấp nhận tín hiệu của chúng tôi về việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của các nhà sản xuất Nga. Hiệp định này sẽ được chuẩn bị và sẽ được ký kết trong thời gian sắp tới”, ông Rogozin nói.

Như vậy, Trung Quốc có thể vượt trước Ấn Độ, nước cho đến nay vẫn được coi là ứng viên chính mua Amur-1650, để trở thành khách hàng đầu tiên mua Amur-1650. Cuối năm ngoái, được biết Ấn Độ có kế hoạch mở thầu mua và đóng theo giấy phép 6 tàu ngầm thông thường trị giá 10,7 tỷ USD. Rosoboronoexport chào bá Amur-1650 cho phía Ấn Độ, thậm chí đã giới thiệu cả bản vẽ. Một trong những điều kiện của cuộc đấu thầu là tàu ngầm phải có động cơ AIP. Đến nay, cuộc đấu thầu này chưa được chính thức mở. Trước đó, Venezuela cũng quan tâm tới Amur-1650.

Tình hình trầm trong thêm khi gần đây Ấn Độ và Trung Quốc đã ở bên bờ xung đột vì yêu sách của Trung Quốc đối với các mỏ dầu khí của Việt Nam ở Biển Đông, đang do Công ty nhà nước Oil and Natural Gas Corp (ONGC) của Ấn Độ thăm dò. Để bảo vệ lợi ích của mình, Delhi đe dọa phái tàu chiến đến khu vực tranh chấp. Chính quyền Trung Quốc đang định từ ngày 1/1/2013 cưỡng chế khám xét các tàu nước ngoài tại khu vực này зоне.

Theo Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ Nga (TsAST) Konstantin Makienko, nền tảng của hạm đội tàu ngầm Trung Quốc hiện được cấu thành bởi các tàu ngầm Nga lớp Projekt 877 và 636.

“Thời kỳ Liên Xô, hải quân Trung Quốc đã nhận vào trang bị 12 tàu ngầm này (Trung Quốc có tổng cộng 50 tàu ngầm). Ngoài ra, Trung Quốc còn có các tàu ngầm nội địa mà bề ngoài gần giống với tàu ngầm Projekt 636 của Nga. Nhưng xem ra, chúng khá ồn và không thật thỏa mãn giới quân sự Trung Quốc mà chỉ dấu tốt nhất cho điều đó là hợp đồng mua tàu ngầm Amur”, ông Makienko nói. Theo ông Makienko, hợp đồng bán Amur-1650 cho Trung Quốc, tính cả chuyển giao công nghệ có thể mang lại cho Nga đến 2 tỷ USD.
Trong khi đó, hạm đội tàu ngầm Ấn Độ lại khá khiêm tốn và chỉ gồm 10 tàu ngầm Nga lớp Projekt 636М Kilo, 4 tàu ngầm Đức do HDW đóng và 1 tàu ngầm hạt nhân Akula-2 (Projekt 971) thuê của Nga với chi phí 1 tỷ USD.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

>> Khu trục hạm đắt nhất hành tinh thuộc về nước nào ?

Với đơn giá lên đến 1,48 tỷ USD, Atago là loại tàu khu trục đắt nhất hành tinh trong biên chế lực lượng phòng vệ mặt biển Nhật Bản (JMSDF).

>> Truyền thống hải quân Nhật
>> Nhật Bản chuẩn bị đóng tàu sân bay 24.000 tấn
>> Kế hoạch đáp trả của Nhật bản khi bị TQ tấn công chiếm đảo


Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng 4 tàu khu trục Aegis lớp Kongo, Hải quân Nhật Bản có vẻ vẫn chưa hài lòng với các tính năng của loại tàu này. Nhật Bản quyết định phát triển nâng cấp tàu khu trục Aegis lớp Kongo lên một chuẩn mực mới.

Tàu khu trục Atago là kết quả của chương trình nâng cấp này. Atago có chiều dài tới 170m, rộng 21m, mớn nước 6,2m. Tàu có tải trọng đầy tải tới 10.000 tấn, như vậy theo tiêu chuẩn NATO, Atago thuộc loại tuần dương hạm mang tên lửa điều khiển. Dù vậy, JMSDF vẫn gọi nó là khu trục hạm.

Chương trình tàu khu trục Aegis Atago được khởi xướng vào năm 2004 và đưa vào sử dụng năm 2007, 2 chiếc đã được hoàn thành mang số hiệu JDS Atago (DDG-177) và JDS Ashigara (DDG-178). Tàu được trang bị rất nhiều công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới, tuy nhiên điều đó cũng khiến tàu trở thành chiếc tàu khu trục đắt nhất hành tinh hiện nay.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục tên lửa tối tân JDS Ashigara (DDG-178).

Tạo thêm sự thoải mái cho thủy thủ đoàn

Về cơ bản, tàu khu trục Aegis lớp Atago giống với tàu khu trục lớp Kongo, tàu được kéo dài phần boong phía sau dài hơn so với trước.

Tàu được bổ sung một nhà chứa trực thăng phía sau cho trực thăng chống ngầm SH-60K, trong khi đó tàu khu trục lớp Kongo chỉ có sàn đá.

Do có kích thước lớn hơn nên nội thất bên trong tàu được thiết kế rộng rãi hơn, tạo thoải mái cho thủy thủ đoàn 300 người trong các hoạt động tác chiến và nghỉ ngơi.

Cột ăng ten của tàu khu trục Atago được thiết kế riêng ở Nhật Bản, ống khói cải tiến có khả năng ngụy trang tốt hơn.

Hệ thống Aegis tinh vi hơn

Không những kế thừa các đặc tính ưu việt về hệ thống điện tử, hỏa lực cực mạnh như trên khu trục hạm lớp Kongo. Tàu khu trục lớp Atago còn được bổ sung các hệ thống điện tử tinh vi nhất biến nó thành loại tàu chiến đẳng cấp nhất trên biển Thái Bình Dương cùng với những tàu Aegis của Hải quân Mỹ.

Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis 7 Phase 1, đây là biến thể nâng cấp lần thứ 7 của hệ thống chiến đấu tối tân Aegis. Chương trình Aegis 7 được thực hiện vào năm 1998 và chia làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1 được thực hiện từ năm 1998, giai đoạn 2 được thực hiện từ năm 2002).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trên tháp chỉ huy được lắp đặt 4 anten mạng pha cố định của radar AN/SPY-1.

Aegis 7 gồm nhiều tính năng mới, như trang bị radar mạng pha AN/SPY-1D(V) nâng cấp, tính năng quan trọng của nó là có khả năng nhận dạng và phân biệt mục tiêu trong môi trường lộn xộn tại các khu vực ven bờ (tức là các mục tiêu nằm giữa các khu vực vừa có mặt đất, mặt nước, núi đồi…). Đây là điều mà radar trên tàu khu trục Kongo không làm được.

Gói nâng cấp này còn tích hợp năng lực phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, trang bị máy tính tiên tiến với khả năng tính toán siêu tốc, hệ thống điện tử tích hợp AIEWS. Hệ thống hỗ trợ chiến thuật tiên tiến, hoàn thiện khả năng tích hợp tác chiến mặt nước, hoàn thiện khả năng tác chiến chống ngầm biển sâu.

Điểm nổi bật của hệ thống Aegis 7 là cải thiện độ chính xác trong việc bám, bắt mục tiêu, radar AN/SPY-1D(V) nâng cấp có khả năng bắt mục tiêu ở độ cao thấp hơn so với radar trước đó đã được lắp đặt trên tàu khu trục lớp Kongo.

Với khả năng bắt mục tiêu ở độ cao rất thấp cho phép hệ thống Aegis 7 trên tàu khu trục Atago có thể phát hiện và vô hiệu hóa các mục tiêu là tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình chống hạm thường bay ở độ cao thấp ngay khi nó vừa xuất phát từ các căn cứ ven bờ.

Như vậy, tàu khu trục Atago vừa có khả năng phòng thủ chống tên lửa đạn đạo liên lục địa vừa có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, tác chiến chống tàu chiến mặt nước, chiến tranh chống ngầm thậm chí là có thể tấn công mặt đất nếu cần. Có thể nói, Atago là loại tàu chiến đa năng nhất trong biên chế JMSDF và cả khu vực châu Á.

Hệ thống vũ khí mạnh mẽ

Hỏa lực của tàu khu trục Atago nhỉnh hơn một chút về số lượng so với lớp Kongo. Tàu được thiết kế với hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk-41 với 96 ống (so với 90 ống trên tàu Kongo).

Trong tác chiến phòng không, tàu trang bị tên lửa đối không tầm xa SM-2MR tầm bắn từ 74-170km, tầm cao 24km.

Khi thực hiện nhiệm vụ chống tên lửa đạn đạo, tàu sẽ sử dụng tên lửa đánh chặn siêu hạng SM-3 block 1A. Loại tên lửa này có thể vô hiệu hóa các mục tiêu là tên lửa đạn đạo liên lục địa ở phạm vi tới 500km và ở độ cao tới 160km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống ống phóng thẳng đứng Mk-41 trên tàu chiến lớp Atago.

Đối với tác chiến chống ngầm, tàu trang bị hệ thống tên lửa chống ngầm RUM-139 VL ASROC (tầm bắn 22km) và 2 máy phóng ngư lôi cỡ 324mm (bắn ngư lôi Type 68 hoặc Mk46 có tầm bắn 11km). Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho 1 trực thăng chống ngầm SH-60K.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị 2 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Phalanx Mark 15 sử dụng pháo cao tốc 20mm để đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp hay tiêu diệt tên lửa chống tàu.

Về hỏa lực chống mục tiêu mặt nước, lớp Atago trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu cận âm SSM-1B có tầm bắn khoảng 200km. Đây là điểm khác so với lớp tàu Kongo khi nó trang bị tên lửa có tầm bắn xa hơn, do Nhật tự sản xuất trong nước.

Về mặt thiết kế, tàu khu trục lớp Atago có khả năng trang bị tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm xa BGM-109 Tomahawk. Tuy nhiên do quy định trong Hiến pháp nên khả năng này không được trang bị nhưng vẫn có thể thay đổi nếu cần.

Hệ thống động lực lớp Atago giống tàu khu trục lớp Kongo với 4 động cơ tuabin khí Ishikawajima Harima và General Electric LM2500-30 công suất 100.000 mã lực cho phép đạt tốc độ tối đa 56km/h.

Trang bị hỏa lực cực mạnh, hệ thống điện tử siêu tối tân, điều đó lý giải tại sao tàu khu trục lớp Atago là loại tàu chiến đắt nhất hành tinh với đơn giá lên đến 1,48 tỷ USD.

>> Kho tên lửa của Đài Loan có gì ?

Hiện Đài Loan đang sở hữu nhiều loại tên lửa: Hùng Phong 2E, Hùng Phong 3, RIM-7 Sparow, Ray Ting 2000... Sắp tới là hệ thống phòng không Patriot PAC-III.

>> Chiến tranh Trung Quốc - Đài Loan : Đâu dễ xảy ra
>> Tên lửa “Hùng phong-3” của Đài Loan có diệt được tàu sân bay?




Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nếu thông tin trên là chính xác, thì tên lửa mới này sẽ bổ sung thêm vào kho tên lửa hiện đại của Đài Loan, tạo nên sức mạnh lớn cho lực lượng tên lửa nước này. Hiện Đài Loan đang sở hữu nhiều loại tên lửa hiện đại: Hùng Phong 2E, Hùng Phong 3, RIM-7 Sparow, Ray Ting 2000, và trong tương lai gần là hệ thống phòng không Patriot PAC-III... (Tên lửa Ray Ting 2000)

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong-2E có chiều dài 6,25 m, đường kính 0,50 m, trọng lượng khoảng 1.600 kg, và mang đầu đạn 200 kg (có nguồn nói 400-450 kg).
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa có tầm bắn trên 600km đã được triển khai khu vực phía Bắc đảo Đài Loan, hiện nước này đã hoàn tất việc triển khai các hệ thống chỉ huy, điều khiển, kiểm soát và điều phối mục tiêu cho 3 trung đội được trang bị Hùng Phong – 2E.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan phát triển Hùng Phong-2E để làm phương tiện răn đe Trung Quốc. Một khi xảy ra xung đột vũ trang, bằng các tên lửa này, Đài Loan có thể tấn công các sân bay và căn cứ quân sự ở Đông Nam Trung Quốc, cũng như hàng loạt thành phố lớn, kể cả Thượng Hải và Hong Kong.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan cho biết, Hùng Phong-2E chỉ là tên lửa chống hạm và bác bỏ khả năng tên lửa này có chức năng tấn công mặt đất, tuy nhiên phía Trung Quốc cho rằng, Hùng Phong-2E có khả năng tấn công các mục tiêu chính trị và quân sự ở khắp Đông Nam Trung Quốc và vì thế, đe dọa nghiêm trọng sự ổn định quan hệ 2 bờ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong 3: Biến thể của Hùng phong-3 đã được cho công bố rộng rãi vào năm 2007 trong buổi lễ diễu binh tại Đài Bắc nhân ngày đảo Đài Loan tuyên bố độc lập. Hiện nay, tên lửa loại này đang được biên chế cho các tàu chiến của Hải quân Đài Loan.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hùng Phong - 3 phiên bản mới có tầm bắn tới 400 km, đạt tốc độ Mach 3 (gấp 3 lần tốc độ âm thanh), và có độ chính xác rất cao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình Hùng Phong - 3, được mệnh danh là “sát thủ Liêu Ninh”, có 3 phiên bản sử dụng trên mặt đất, trên tàu ngầm và tàu mặt nước với tầm bắn lần lượt là 500km, 300km và 130km. Với phiên bản mới này, sức mạnh của các tàu chiến Đài Loan được tăng lên một cách mạnh mẽ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan sẽ trang bị Hùng phong-3 trên các bệ phóng di động, để tránh bị phát hiện trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công ném bom. Hoặc trang bị cho 8 chiến hạm lớp Chenggong và 7 chiếc ca nô tuần tiễu. Mỗi chiếc tàu này sẽ biên chế 4 tên lửa Hùng phong-3. Ông Chiang Wu-ying – Phó Giám đốc dự án nghiên cứu tên lửa cho biết: “Tốc độ của Hùng Phong III là quá nhanh và quá khó để có thể chống cự lại với nó”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa RIM-7 Sparow: RIM-7 Sparrow là loại tên lửa không-đối-không tầm trung dẫn hướng bằng radar bán chủ động được sử dụng bởi Không quân và Hải quân Hoa Kỳ cùng lực lượng của nhiều nước đồng minh khác. Tên lửa Sparrow và các biến thể của nó là công trình phát triển tên lửa không-đối-không truy kích ngoài tầm nhìn (BVR: beyond visual range) chủ yếu của phương Tây từ thập niên 1950 cho đến những năm 1990. Hiện nó vẫn được tiếp tục sử dụng trong quân đội nhiều nước.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tuy nhiên Đài Loan cho biết, quân đội nước này đã chuyển vào kho dự trữ hàng trăm tên lửa không đối không và đất đối không AIM/RIM-7 Sparrow sau nhiều trục trặc trong quá trình thử nghiệp hồi đầu năm 2011.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong quá trình thử nghiệm hồi tháng 3/2011, 2 trong số 4 tên lửa được phóng đi không tiêu diệt được mục tiêu giả định. Trước đó, vào tháng 1/2011, 3 tên lửa cũng bị trục trặc kỹ thuật, 1 chiếc RIM-7 chỉ phóng lên không được 200 m thì đâm đàu xuống biển, còn 2 chiếc khác trượt mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đài Loan mua tên lửa Sparrow của Mỹ từ nửa đầu thập niên 1990. Tổng cộng, không quân Đài Loan đã được trang bị khoảng 1.100 tên lửa Sparrow, phần lớn đã được cải tiến. Đây là loại tên lửa tầm trung, phóng được trong mọi điều kiện thời tiết.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Ray Ting 2000: Được biết, Ray Ting 2000 được phát triển bởi các nhà khoa học quân sự thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Chung-shan. Nó có thể khởi động 40 tên lửa trong vòng 1 phút ở phạm vi 45 km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ray Ting 2000 có thể gắn trên xe tải và chỉ mất 8 phút để triển khai hoạt động.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hiện Đài Loan có kế hoạch sản xuất 50 hệ thống tên lửa loại này với chi phí 14,5 tỷ Đài tệ (483 triệu USD).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các tên lửa mới có khả năng vô hiệu hóa quân đổ bộ của đối phương từ trước khi tiến được đến bờ. Tên lửa được gắn trên xe tải nhằm tăng tính cơ động. "Sau khi được trang bị các vũ khí mới, khả năng chống lại quân đổ bộ của quân đội Đài Loan sẽ tăng lên nhiều lần", tờ Liberty Times dẫn lời một quan chức quân sự Đài Loan nói.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Patriot PAC-III: Theo cam kết mới nhất được Mỹ đưa ra ngày 8/1, trong năm 2015 nước này sẽ bán cho Đài Loan hệ thống tên lửa phòng không Patriot PAC-III. Nếu cam kết này được thực hiện thì kho tên lửa của Đài Loan được tăng thêm sức mạnh khủng khiếp.
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Patriot PAC-III được nâng cấp từ Patriot PAC-II được trang bị hệ thống dẫn đường mới GEM-T (Guidannce enhanced missile) Tên lửa ERINT sử dụng nhiên liệu rắn một tầng tấn công trực tiếp cơ động cao. Phạm vi tấn công các tên lửa đạn đạo gần 1.000 km. Kích thước nhỏ gọn đáng kể so với các "tiền nhiệm", ERINT có thể được bố trí tới 16 quả cho mỗi bệ phóng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Patriot PAC-III dài 5,2 m, có đường kính 0,4m và sải cánh 0,85m. Đầu nổ của nó mang 90 kg thuốc nổ mạnh sẽ tạo ra một vùng sát thương lớn giúp tiêu diệt mục tiêu dễ dàng. Tên lửa Patriot được trang bị hệ thống dẫn đường TVM, có thể cập nhật liên tục dữ liệu của mục tiêu cho trung tâm chỉ huy mặt đất.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Patriot PAC-III có thể tấn công được các mục tiêu có diện tích phản xạ radar cực nhỏ như tên lửa hành trình. Màn hình radar dẫn đường cho tên lửa Patriot. Nó được dẫn đường bằng radar tìm, phát hiện, theo dõi mục tiêu và điều khiển tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar này được đặt trên xe cơ động, có thể phát hiện mục tiêu bay ở khoảng cách lên đến 100 km trong điều kiện nhiễu mạnh và theo dõi trực tiếp 100 mục tiêu cùng lúc. Tên lửa cũng được đặt trên xe phóng cơ động. Mỗi xe phóng mang 16 tên lửa Patriot PAC-3. Các xe phóng luôn giữ liên lạc với xe chỉ huy loại AN/MSQ-104 khoảng cách giữa các xe có thể lên đến 10 km, giúp Patriot có thể phòng thủ trên diện tích rất rộng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tuy nhiên, nhược điểm của hệ thống này là một khi trạm chỉ huy bị phá hủy, thì toàn bộ hệ thống sẽ bị tê liệt hoàn toàn, mất hết khả năng tác chiến.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mặc dù Đài Loan cho biết việc mua sắm và sản xuất tên lửa của mình chỉ mang tính chất phòng thủ, nhưng với kho vũ khí của mình hiện có khiến cho Trung Quốc tỏ ra lo lắng thực sự.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang