Mỗi quốc gia đều có những bí mật riêng, đặc biệt là khi nó có liên quan đến chiến tranh. Liên Xô trước đây và nước Nga cũng không phải là một ngoại lệ. Dưới đây là “7 kỳ quan bị lãng quên của Liên Xô”. 1. Balaklava - căn cứ tàu ngầm dưới lòng đất, Ukraine Căn cứ tàu ngầm ở thành phố nhỏ Balaklava, bán đảo Crimea, Ukraine là một trong những cơ sở quân sự lớn nhất bị lãng quên sau khi Liên Xô tan rã. Căn cứ này đã được xây dựng giữa những năm 1957 và 1961. Nó được thiết kế để trở thành một bến cảng an toàn - nơi quân đội có thể sửa chữa và nâng cấp tàu ngầm. Nằm trong những tảng đá trong vịnh của Balaklava, những chiếc tàu ngầm có thể vào căn cứ từ 2 đường. Mất khoảng 4 năm để phát triển cơ sở hạ tầng ở dưới ngọn đồi. Ở dưới mặt đất là một không gian có thể chứa hơn 7 tàu ngầm. Căn cứ này chứa đựng nhiều hơn chỉ là những chiếc tàu ngầm. Cạnh những đường hầm là các nhà kho đồ sộ được thiết kế để cất giữ vũ khí nguyên tử, tên lửa, ngư lôi, pháo, và những loại đạn dược khác. Căn cứ này vẫn hoạt động ở Balaklava cho đến năm 1993 và vẫn trong vòng bí mật tới thời điểm đó – ngay cả sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết. Giữa năm 1991 và 1993 thì quá trình ngưng sử dụng diễn ra, trong thời gian này các đầu đạn, ngư lôi, pháo, và tàu ngầm được đưa khỏi căn cứ. Từ khi chiếc tàu ngầm cuối cùng rời khỏi thì căn cứ vào năm 1995 thì căn cứ này được mở cửa để tham quan, cho người ta lần đầu tiên có một cái nhìn lướt qua về những hệ thống kênh đào, nhà kho, và quá trình hoạt động đã từng tồn tại ở trong ngọn đồi. ngày nay, những gì còn lại của các nhà máy trở thành viện bảo tàn – một sự nhắc nhở cho chúng ta rằng những chính phủ trên thế giới đã làm tốt như thế nào trong việc giữ gìn những bí mật rất lớn. 2. Hầm tên lửa Kekava, Latvia Nằm cách không xa thủ đô Latvia, những “tàn dư của tổ hợp căn cứ tên lửa Dvina vẫn còn đó. Được xây dựng từ năm 1964, tổ hợp này bao gồm 4 hầm phóng tên lửa có chiều sâu khoảng 35m cùng cả một hệ thống hầm ngầm sâu dưới mặt đất. Phần lớn những phòng ngầm nằm sâu dưới đất giờ đây đã được bịt lại. Khách du lịch được khuyến cáo không nên tới đây do vẫn tồn tại mối nguy hiểm từ những nhiên liệu tên lửa độc hại. 3. Hệ thống máy xúc khổng lồ, Nga Trước năm 1993, mỏ phốt pho Lopatin là một trong những cơ sở chiến lược, nơi khai thác chủ yếu loại khoáng sản cần thiết nhất ngành sản xuất nông nghiệp của Liên Xô với những chiếc máy xúc khổng lồ. Với sự xuất hiện của mô hình kinh tế thị trường, khu mỏ bị bỏ hoang cùng với những chiếc máy xúc khủng lồ đã trở thành địa điểm hành hương của khách du lịch. Tại mỏ phốt pho nằm cách không xa Voskresensk, khách du lịch sẽ bắt gặp rất nhiều những vật thú vị - những mẫu máy xúc khổng lồ và những hóa thạch thời tiền sử. Sau đó một thời gian, những kiệt tác khổng lồ trên cũng bị gỡ bỏ hết làm sắt vụn từ năm 2006. Dù vậy, khu mỏ với phong cảnh tự nhiên tuyệt đẹp vẫn là địa điểm du lịch phổ biến. 3. Hệ thống radar Duga, Ukraine Công trình khổng lồ gồm chủ yếu là sắt thép này được xây dựng từ năm 1985 nhằm phát hiện những vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa đã bị bỏ hoang chỉ sau chưa đầy một năm hoạt động. Do những chiếc anten khổng lồ có độ cao tới 150m trên đòi hỏi rất nhiều năng lượng điện, nên chúng được lắp đặt ngay sát vị trí nhà máy điện nguyên tử Chernobyl. Chính vì vậy, chúng đã kết thúc công việc của mình ngay sau sự cố tại nhà máy điện nguyên tử này. Hiện tại, khu vực trên đang là một địa điểm thu hút những khách du lịch mạo hiểm, nhưng cũng chỉ có vài người dám trèo lên những cột anten cao tới 150m này. 4. Thành phố khai thác dầu trên biển, Ajerbaidjan Ngay từ những năm 40 của thế kỷ XX, trước đòi hỏi về nhu cầu dầu mỏ cho công nghiệp, Liên Xô đã cho xây dựng một cơ sở khai thác dầu quy mô trên biển Caspian (nằm cách bán đảo Apseron 42km về phía Đông). Vào thời kỳ hoàn kim, ở vùng biển mở cách Baku 110km, ký túc xá cao 10 tầng, trạm phát điện, bệnh viện, nhà văn hóa, nhà máy sản xuất bánh mỳ và thậm chí cả một phân xưởng sản xuất nước chanh cũng đã được xây dựng. Tuy nhiên, những mỏ dầu mới phát hiện tại Siberia đã khiến cho việc khai thác dầu tại đây trở nên tốn kém hơn nhiều, khiến cả thành phố dần trở nên hoang phế. Hiện nay, đây là nơi sinh sống của khoảng 2.000 người. 6. Máy gia tốc hạt khổng lồ, Nga Vào cuối những năm 80 thế kỷ trước, Liên Xô quyết định kiến thiết một máy gia tốc hạt khổng lồ phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học. Máy được đặt trong một hệ thống đường hầm khép kín hình tròn dài 21km, nằm ở độ sâu 60m dưới mặt đất. Công trình này chưa được đưa vào sử dụng thì biến động chính trị xảy ra. Khu đường hầm này giờ đây chỉ là nơi dạo chơi của những khách du lịch ham mê khám phá. 7. Trạm nghiên cứu tầng điện ly, Ukraine Không lâu trước khi Liên Xô tan rã, một trạm nghiên cứu tầng điện ly nằm ngay gần thành phố Kharkov, tại Ukraine đã được xây dựng. Trạm nghiên cứu đặc biệt trên đã được hoàn tất với vai trò hoạt động tương tự như các công trình của dự án HAARP quy mô của người Mỹ tại Alaska. Trạm này bao gồm cả một vài cánh đồng lắp đặt anten rộng lớn, trong đó có một anten parabol khổng lồ đường kính lên tới 25m, có thể phát ra công suất 25 megawatt. Tuy nhiên, khi được giao lại cho nhà nước Ukraine non trẻ cũng như thiết bị khoa học quá đắt đỏ, vai trò của trạm này không còn được chính phủ Ukraine quan tâm, khiến nó gần như không còn hoạt động kể từ đó đến nay. Và tất nhiên nó đã trở thành địa điểm thu hút khách du lịch. [Vitinfo news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Liên Xô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Liên Xô. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 6 tháng 7, 2011
>> Bảy kỳ quan bị lãng quên của Liên Xô
Nhãn:
“Quái vật biển Caspian”,
Bán đảo Crimea,
Căn cứ tàu ngầm Balaklava,
Hải quân Liên Xô,
Hầm tên lửa Kekava,
Hệ thống radar Duga,
Quân đội Liên Xô
Thứ Năm, 30 tháng 6, 2011
>> 'Gió giật', siêu vũ khí dưới nước của Liên Xô (kỳ 1)
Những khái niệm của chiến thuật tàu ngầm đã có những thay đổi khá lâu, bằng một vũ khí bí mật. Vào cuối những năm 1970, lực lượng tàu ngầm Hải quân Xô viết được trang bị loại vũ khí, mà nếu so sánh nghệ thuật tác chiến của nó với các loại ngư lôi thông thường với kỹ thuật tác chiến thông thường khấp khiễng như so sánh cung tên thời Robin Hood với súng trường tự động lắp ống kính quang học loại Reminton. Nhưng điều được nhớ lại về vũ khí bí mật (ngư lôi - tên lửa) được báo chí gây lên một vụ scandan khá ồn ào xung quanh vụ gián điệp công nghệ quân sự. Công dân Mỹ Edmund Pop gia nhập Hải quân Mỹ năm 1969. Sau 25 năm phục vụ, ông này nghỉ hưu với quân hàm đại úy. Sau đó ông trở thành cố vấn bộ phận khoa học của trường An ninh thuộc bộ Hải Quân Mỹ. Năm 2000, ông bị bắt tại thành phố Niznovgrog (Nga) vì cố gắng lấy cắp bản thiết kế công nghệ sản xuất siêu tên lửa - ngư lôi "Gió giật/Shkval". Cùng năm E.Pop bị xét xử tại Moscow và bị kết án 20 năm tù. Sau này Tổng thống Putin đã ký lệnh ân xá cho Pop. Tuy nhiên, đến thời điểm này, ngư lôi Shkval VA-111 không phải là loại vũ khí siêu bí mật, Trung Quốc có tới 40 đầu đạn được mua từ Kazakhstan (thực tế là mua lại của Ucraina), Iran cũng công bố thử nghiệm thành ngư lôi loại này. Và loại tên lửa ngư lôi này đã được trưng bầy nhiều lần tại các triển lãm quân sự Abu Dhabi và Nga sẵn sàng bán loại vũ khí siêu bí mật một thời. "Cuối cùng, tên lửa đã xuống dưới nước" Shkval không phải là vũ khí loại mới. Ngư lôi siêu khoang được bắt đầu nghiên cứu phát triển vào những năm 1960. Thời gian này, mọi sự quan tâm đều được đặt vào tên lửa, dường như tên lửa sẽ bảo vệ vững chắc Liên Xô. Mọi loại vũ khí đều giảm bớt, nhưng tên lửa thì phát triển vô cùng mạnh mẽ. Tên lửa được phát triển mạnh mẽ ở khắp mọi không gian chiến trường, các đơn vị tên lửa được xây dựng trên sa mạc, trong rừng taiga, trên những vùng đất băng giá, trên không trung và vũ trụ. Nhưng tên lửa chưa có ở dưới nước và Liên Xô quyết định phải có tên lửa dưới biển. Nghị quyết số 111-463 ngày 13/10/1960 của Hội đồng bộ trưởng Liên Xô đặt nhiệm vụ cho các nhà khoa học phải chế tạo tên lửa dưới nước. Tên lửa có tính năng đa dụng, là ngư lôi để tiêu diệt các tàu ngầm và tàu nổi, hoặc là phương tiện mang đầu đạn hạt nhân đến bờ biển của đối phương. Các loại vũ khí hạt nhân thời điểm có sức công phá khủng khiếp và tên lửa ngầm chính là phương tiện rất khó để phát hiện, đối phó. Học thuyết "Chiến tranh giữa các vì sao" và các phương tiện phòng không chống tên lửa của Tổng thống Mỹ Ronal Regan không có giá trị với loại tên lửa này. Thiết kế tên lửa ngư lôi được phê chuẩn vào năm 1963. Loại tên lửa ngư lôi này có một tốc độ không thể tưởng tượng nổi 100m/giây và tất cả các ngư lôi khác chậm hơn nó đến 3 lần. Tháng 5/1966 mô hình tên lửa - ngư lôi đã được đưa lên tàu ngầm Diezel S-65 và tiến hành phóng thử nghiệm tại khu vực Pheodosia (gần bán đảo Crym-Ukraina). Mẫu thử nghiệm tên lửa - ngư lôi có mã hiệu M-4. Do mẫu M-4 tồn tại 1 số nhược điểm nên chương trình bị dừng lại đến năm 1972. Nhưng ngay sau đó mô hình M-5 đã khắc phục được hầu hết các nhược điểm của M-4 và có nhiều tính năng vượt trội. Ngày 29/11/1977 quyết định của Hội Đồng Bộ trưởng Liên Xô đưa tổ hợp chống ngầm " Gió giật/Shkval" với Ngư lôi M-5 vào trang bị cho Hải Quân Liên xô, tổ hợp nhận được mã hiệu VA-111. Giải pháp "túi bọt khí" Bản thiết kế ra tên lửa - ngư lôi " Gió giật/Shkval" không chỉ là vấn đề tìm ra lý thuyết có một không hai về giải pháp chuyển động trong túi khí bao quanh. Mà còn là việc tạo ra động cơ tên lửa hiệu suất cao sử dụng năng lượng an toàn. Thành quả được tạo ra bởi nhóm viện sĩ nghiêm cứu chuyên sâu dưới sự lãnh đạo của các viện sĩ Hàn lâm khoa học Liên Xô Nicholas Silin, Vladimir Eugene Shahidzhanov và Ivashkov. Trọng lượng hỗn hợp của tên lửa - ngư lôi khiến nó chuyển động không hề dễ dàng trong nước với tốc độ từ trước tới nay trên thế giới chưa từng có 200 hải lý/giờ. Hơn thế nữa tên lửa - ngư lôi phải thắng tải thủy năng phát sinh trên thân vỏ như các lực xoáy, ma sát nước... . Giám đốc thiết kế ED Rakov đã nghiên cứu các yếu tố, phương pháp trên đề án thiết kế kết hợp với tính toán các yếu tố thực tế. Cuối cùng thì kết quả nghiêm cứu dựa trên các cơ sở khoa học và thực nghiệm cho phép tạo ra 1 loại tên lửa - ngư lôi chuyển động trong nước được bao bởi túi bọt khí khổng lồ, trượt theo tên lửa như lớp da cá. Chương trình phát triển tổ hợp chống ngầm "Gió giật/Shkval" nhận được sự hậu thuẫn của những người uy tín trong Hải quân LX và Viện hàn lâm Khoa học như Đô đốc - Tư lệnh Hải quân Liên Xô S.G Gorshkov, viện sĩ A.P Alexandrov, viện sĩ V.N Trapeznikov và phó đô đốc B.D Kostygov. Phiên bản đầu tiên được thử nghiệm trên bãi thử nghiệm hồ Issyk-Kul, năm sau, mẫu tên lửa – ngư lôi Shkval được thử nghiệm trên tàu ngầm diezen ở Pheodosia. Những tàu ngầm đầu tiên được trang bị loại ngư lôi này là 945 Barrakuda, 671RTM Shouka, 885Yashen. [BDV news] |
Nhãn:
Gió giật/Shkval,
Hải quân Liên Xô,
Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô,
Ngư lôi 945 Barrakuda,
Siêu vũ khí,
Tàu ngầm Diezel S-65,
Tổng thống Mỹ Ronal Regan
Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011
>> Mỹ 'câu giờ' ở Trung Á để kiềm chế Trung Quốc
Tuy buộc phải tuyên bố bắt đầu rút quân ra khỏi Afganistan từ tháng 7.2011, thực tế Mỹ và NATO còn nhiều dự định để duy trì ảnh hưởng tại Trung Á. Sau khi Liên Xô tan vỡ, Mỹ đã nhanh chóng nhảy vào Trung Á. Tuy buộc phải tuyên bố bắt đầu rút quân ra khỏi Afganistan từ tháng 7.2011, thực tế Mỹ và NATO còn nhiều dự định để duy trì ảnh hưởng tại khu vực này, kiềm chế các đối thủ chính trên thế giới và khu vực. Bài viết này phân tích một số nét của chính sách đó: Ông Jimes Appaturie, đại diện đặc biệt của Tổng thư ký NATO về các nước Nam Kavkaz và Trung Á, ngày 22/6/2011 đến thăm Dushanbe, thủ đô Tajikistan, trong 2 ngày. Chuyển thăm của ông trùng về thời gian với vòng tham khảo ý kiến thứ ba về dự thảo hiệp định mới về hợp tác trong các vấn đề biên giới giữa Tajikistan và Nga đang diễn ra ở thủ đô nước này. Rất ít khi có sự trùng lặp các cuộc hội đàm và thăm viếng về các vấn đề quân sự. Tuy nhiên, bộ Ngoại giao Tajikistan quả quyết với “Báo Độc lập” (Nga) rằng chuyến thăm của Jimes Appaturie là theo kế hoạch và “tình cờ trùng với việc bắt đầu vòng tham khảo ý kiến Nga– Tajikistan lần thứ ba về biên giới”. Theo nguồn tin của “Báo Độc lập”, “Moscow và Dushanbe đã chuẩn bị ký hiệp định quy định khuôn khổ hợp tác song phương về các vấn đề biên giới, và không loại trừ là trong những ngày tới hiệp định sẽ được ký kết”. Các cố vấn Nga, vẫn như trước đây, sẽ giúp phụ đạo và huấn luyện đội ngũ sĩ quan cấp thấp tuyển từ các quân nhân Tajikistan. Nguồn tin này cho “Báo Độc lập” biết “vấn đề đưa lính biên phòng Nga canh giữ biên giới Tajikistan – Afghanistan không được bàn đến, vì hiện Tajikistan vẫn đảm nhiệm được việc này”. Đồng thời nguồn tin này không loại trừ “vấn đề biên giới sẽ được bàn đến trong cuộc gặp của đại diện NATO với ban lãnh đạo nước cộng hoà”. Điều này liên quan đến tình hình quân sự – chính trị ở Afghanistan, trong đó có các tỉnh phía Bắc có biên giới với Tajikistan vẫn rất căng thẳng. Đây là chuyến thăm đầu tiên của ông Jimes Appaturie đến Tajikistan trên cương vị đại diện đặc biệt của Tổng thư ký NATO về các nước Nam Kavkaz và Trung Á từ khi ông giữ chức này tháng 12 năm ngoái. Trước đây, vào tháng 5/2011, ông đã đến thăm Kyrgyzstan và Kazakhstan và nhận được sự đảm bảo của các nước này ủng hộ các lực lượng của liên minh Bắc Đại Tây dương (NATO) ở Afganistan. Theo các chuyên gia Nga, Mỹ bản chất của việc "rút quân khỏi Afghanistan" là đưa quân tiến sâu vào khu vực Trung Á, phía bắc Afghanistan. Đổi lại, quan chức Mỹ đã hứa với Astana hỗ trợ tiến hành cải cách quân đội, còn đối với Bishkek giúp củng cố đường biên giới và tiềm năng của các đơn vị biên phòng của nước này, cũng như hỗ trợ sửa chữa lớn các kho tên lửa và pháo binh của bộ Quốc phòng Kyrgyzstan. Tajikistan mong muốn nhận được những ưu ái không kém hơn của NATO. Trước đây liên minh đã giúp Tajikistan bố trí trang bị lại cho đường biên giới với Afghanistan, củng cố các đồn biên phòng, xây dựng cầu dài 1km qua sông Pyanj, cũng như huấn luyện quân nhân ở đây phá các bãi mìn, ngăn cản vận chuyển trái phép chất ma tuý. Tất cả những việc này không phải vì những động cơ vị tha – mà bởi vì NATO chuyển hàng phi quân sự qua lãnh thổ Tajikistan sang Afghanistan. Còn từ năm 2001 Không quân Pháp đã đóng quân (5 máy bay Mirage) ở sân bay Dushanbe. Các chuyên gia cho rằng, mong đợi hợp tác với NATO của Tajikistan không được như mong muốn – chính quyền ở Dushanbe muốn được nhiều hơn. Đó là: Khối Bắc Đại Tây dương triển khai ở đây căn cứ quân sự giống như căn cứ của họ ở nước Kyrgyzstan láng giềng, điều này có thể giúp ngân sách của chính quyền Tajikistan. Nhất là sân bay quân sự Aini đang "vô chủ" có thể dành cho các đơn vị của NATO trong khuôn khổ các chiến dịch ở Afghanistan. Tổng thống Mỹ Barak Obama, tuy đã hứa rút quân Mỹ ra khỏi Afghanistan trước năm 2014 xem ra lại càng sa lầy ở đây. Theo tin đài “Tiếng nói Hoa Kỳ”, đến 22/6/2011 ông Obama sẽ công bố việc rút quân Mỹ và trình bày kế hoạch chuyển giao lãnh thổ nước này cho giới quân sự Afghanistan trước năm 2014. Trong khi đó, ông Aleksandr Knhyazev, cộng tác viên cao cấp của Viện Đông phương học thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, tin rằng Mỹ và NATO sẽ không thực hiện kế hoạch rút quân ra khỏi Afganistan, mà là chuyển quân đến các tỉnh phía Bắc của nước này và tiến vào các nước Trung Á. Ông Knhyazev nói với “Báo Độc lập”: “Theo tôi được biết, Kabul và Washington đang đàm phán về việc thiết lập các căn cứ quân sự thường xuyên của Mỹ trên lãnh thổ Afghanistan. Theo ông, Mỹ (và phần nào đó NATO) chỉ định rút khỏi miền Nam, nhưng giữ lại một số căn cứ quan trọng: Shindand trên hướng sang Iran, Kabul nhằm duy trì ảnh hưởng đối với chính quyền, Kandahar do có tầm quan trọng chiến lược. Còn các lực lượng trên bộ chủ yếu sẽ được chuyển đến phía Bắc Afghanistan và các nước Trung Á, trước hết– đến Tajikistan và Kyrgyzstan. Chuyên gia này nhận định, người ta tiến hành mọi việc để thực hiện kế hoạch này: không chỉ là xây dựng căn cứ rất lớn có cơ sở hạ tầng rất mạnh ở phía Bắc Afghanistan, mà cả chuẩn bị “cơ sở chính trị” đối với dư luận xã hội tại chỗ. “Có thể nói về tổng thể, người Mỹ đang tăng cường sự hiện diện trong toàn khu vực. Có nhiều dấu hiệu, kể cả các dấu hiệu về sinh hoạt, chứng tỏ người Mỹ đến đây lâu dài. Mỹ muốn duy trì sự đứng chân ở khu vực Trung Á để kiềm chế Nga, Iran và đặc biệt là Trung Quốc. Ngay ở Tajikistan cũng không hiếm các trường hợp các đơn vị Mỹ đầy đủ trang bị vượt qua đưòng biên giới. Aleksandr Knhyazev nói với “Báo Độc lập”: “Ở thành phố Batken của Kyrgyzstan đã sẵn sàng mọi thứ để triển khai căn cứ quân sự mới của Mỹ. Tôi đã tận mắt trông thấy mọi thứ và có thể xác nhận: Hoa Kỳ đang củng cố thế đứng chân ở Trung Á”. Như vậy, có thể dự đoán rằng Washington sẽ nỗ lực triển khai các công trình, căn cứ quân sự mới ở các nước trong khu vực. Sau khi chiếm lĩnh các vị trí then chốt ở Trung Á, Mỹ sẽ thực thi nhiệm vụ nữa họ sẽ có thể cùng một lúc kiềm chế một cách có hiệu quả ba quốc gia lớn: Trung Quốc, Nga và Iran. Mục tiêu chủ yếu của Mỹ ở đây xem ra trước hết là Trung Quốc. Điểm tựa thích hợp hơn cả là vùng Murgavski của Tajikistan có biên giới với Trung Quốc. Aleksandr Knhyazev cho rằng “đây là địa điểm tốt nhất để đặt căn cứ trinh sát điện tử để phủ sóng một vùng lãnh thổ khá lớn”. [BDV news] |
Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011
>> Trung Quốc làm 'dịu' tình hình biển Đông?
Trung Quốc sẽ lần đầu tiên thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang vào1/7, một tờ báo Hong Kong đưa tin ngày hôm qua. Thông tin được công bố trong bối cảnh các nước láng giềng đang lo lắng trước những căng thẳng trên biển Đông. Tờ Thương mại Hong Kong hằng ngày cho biết, các hoạt động thử nghiệm sẽ diễn ra vào dịp lễ kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên kế hoạch vẫn có thể thay đổi bởi các yếu tố thời tiết. Trong một báo cáo hồi đầu tháng 6, ông Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc xác nhận tàu sân bay đang được trang bị, sửa chữa, tuy nhiên ông từ chối tiết lộ thời gian hoàn thiện. Tờ báo này cũng tiết lộ tàu sân bay Thi Lang sẽ chính thức hoạt động vào ngày 1/10/2011 – ngày Quốc khánh Trung Quốc – sau khi công nhân hoàn thành việc lắp đặt hệ thống vũ khí, máy móc. Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Thi Lang - neo đậu tại cảng Đại Liên Giới quân sự Trung Quốc hy vọng, "tàu sân bay sẽ biểu thị sức mạnh của hải quân Trung Quốc, răn đe các nước đang nhắm đến biển Đông, làm dịu những căng thẳng”, nguồn tin cho hay. Nếu thực sự giới quân sự Trung Quốc nghĩ như vậy thì nhà bình luận người Mỹ Arthur Herman đã rất chính xác khi đưa ra nhận định: "Trung Quốc đang làm giảm hình ảnh một siêu cường đang nổi và có xu hướng trở thành kẻ bắt nạt vượt tầm kiểm soát". Trung Quốc đã giành rất nhiều thời gian, công sức để cải tạo lại Varyang – một tàu sân bay cũ của Liên Xô được mua lại từ Ukraine năm 1998 – thành một chiếc tàu sân bay mới. Khi mới mua về, con tàu chỉ là lớp vỏ rỉ sét, không có động cơ, không có vũ khí, các thiết bị quan trọng. Thử nghiệm là một hoạt động hết sức cần thiết trước khi đưa con tàu vào hoạt động chính thức. Chương trình nâng cấp này đã được biết đến rộng rãi trong vài năm qua. Gần đây những hình ảnh công nhân dọn dẹp, làm việc trên con tàu hiện đang neo đậu tại phía Bắc cảng Đại Liên cũng được phát tán rộng rãi. Trước đây, giới quan chức đã phát biểu tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ không đặt ra mối đe dọa cho các quốc gia khác mà chỉ nằm trong chiến lược phòng thủ của Bắc Kinh. [BDV news] |
>> Mỹ kết án tử hình với 'Bóng ma trên biển'
Hải quân Mỹ đã quyết định cắt làm sắt vụn chiến hạm độc đáo Sea Shadow (Bóng ma trên biển), được đóng trong thập niên 1980 theo công nghệ tàng hình. Sea Shadow là tàu chiến tàng hình đầu tiên trên thế giới. Công nghệ tàng hình đòi hỏi tạo ra cho vật thể hình dáng hình học sao cho tán xạ tối đa sóng radar. Ngoài ra, còn có các vật liệu đặc biệt để bảo vệ tàu tàng hình trước radar. So với các tàu thông thường, tầm phát hiện tàu tàng hình chỉ bằng 1/3 nên tạo ra ưu thế chiến lược trong tác chiến. Hai mạn của tàu Sea Shadow được thiết kế nghiêng tạo một góc 45 độ và tựa trên các phao ngầm dưới nước, đáy tàu được nâng lên trên mặt nước. Tàu được trang bị thiết bị bảo vệ tăng cường, tạo ra quanh tàu một đám mây bụi nước, làm cho nó khó bị radar và các sensor nhiệt phát hiện. Tất cả các mối hàn trên thân cũng được phủ bằng hợp chất đặc biệt. Sea Shadow đã được thử nghiệm ban đêm để tránh các vệ tinh do thám của Liên Xô. Nhưng Hải quân Mỹ đã không thể giữ kín hoàn toàn bí mật của mình. Năm 1995, một trong các kỹ sư tham gia chế tạo Sea Shadow đã bị bắt và kết án vì bán bí mật quân sự. Sea Shadow xuất cảng. Sau mấy năm thử nghiệm, Lầu Năm góc kết luận, dù chỉ chạy ở tốc độ thấp, tàu này cũng dễ bị radar phát hiện, các bức màn nước cũng chẳng giúp ích gì. Vì thế với chi phí đóng và khai thác 195 triệu USD, Sea Shadow bước vào ngõ cụt trong phát triển công nghệ hải quân. Sea Shadow nổi danh khi được sử dụng trong thập niên 1990 để quay bộ phim “Ngày mai không lụi tàn” (Tomorrow never dies) trong loạt phim về điệp viên 007 James Bond, phát hành năm 1997. Theo cốt chuyện, một tàu tàng hình thuộc về trùm truyền thông Elliot Carver và khi ở trong hải phận Trung Quốc đã được sử dụng để khiêu khích một cuộc xung đột quân sự giữa Trung Quốc và Anh. Sau bộ phim này, con tàu thử nghiệm Sea Shadow chẳng dùng được vào việc gì nữa. Hải quân Mỹ đã hy vọng một tư nhân nào đó mua lại con tàu, song cuối cùng họ chẳng tìm được khách hàng nào mặc dù tuyên bố tiêu hủy con tàu đã thu hút nhiều sự quan tâm. Mô hình của tàu quái dị Sea Shadow. Dù có sẵn tiền thì chẳng phải tư nhân nào cũng có thể mua Sea Shadow. Người ta không thể để nó trong sân một ngôi nhà bình thường vì nó dài gần 48m, rộng hơn 30m và nó cũng không được bảo quản cẩn thận cho lắm. Một đại diện của nhà sản xuất Lockheed Martin cho biết, trong 4-5 năm gần đây, con tàu không hề được bảo quản, sửa chữa vì thế việc tu sửa nó phải do khách mua tàu tự lo. Năm 2009, người ta đã thảo luận vấn đề chuyển giao tàu Sea Shadow cho bảo tàng, song không bảo tàng hải quân nào tỏ ý muốn nhận lấy vật trưng bày độc đáo này. Dẫu sao hiện thời chưa phải là mất tất cả vì đại diện Hải quân Mỹ Chris Johnson nói rằng, cho đến phút cuối vẫn có thể tìm ra người mua. [BDV news] |
Nhãn:
Bí mật quân sự,
Công nghệ tàng hình,
Công ty Lockheed Martin,
Hải quân Liên Xô,
Hải quân Mỹ,
Lầu Năm Góc,
tàng hình,
Tàu Sea Shadow,
Tomorrow never dies
Thứ Tư, 8 tháng 6, 2011
>> M-70, giải pháp phi đối xứng đối phó tàu sân bay Mỹ
Không đủ lực phát triển các hàng không mẫu hạm, giới quân sự Liên Xô tính đến chuyện sử dụng các thủy phi cơ ném bom nhằm tạo thế cân bằng. Ngày 15/8/1956, phòng thiết kế OKB Myasischev nhận quyết định của Hội đồng bộ trưởng yêu cầu thiết kế một loại thủy phi cơ mới vừa thực hiện nhiệm vụ trinh sát, vừa ném bom tầm xa. Bối cảnh ra đời của yêu cầu đó là Hải quân Mỹ được trang bị khá nhiều hàng không mẫu hạm, năng lực tác chiến cũng vì thế mà mạnh lên rất nhiều. Trái ngược lại, Liên Xô đang chật vật với các dự án tàu sân bay của mình. Vì vậy, thủy phi cơ được lựa chọn như là một giải pháp tình thế để vươn tầm tác chiến xa bờ. Đây cũng là cách để nhanh chóng cân bằng lực lượng với đội ngũ tác chiến không quân - hải quân hùng hậu của Mỹ. Khả năng hạ cánh trên biển để tiếp nhiên liệu và vũ khí từ các tàu chiến sẽ cho phép các thủy phi cơ nhanh chóng trở lại chiến trường mà không cần phải quay về các căn cứ trên đất liền như các máy bay khác. Thủy phi cơ trinh sát ném bom M-70. Phòng thiết kế OKB đã cho ra đời bản thiết kế thủy phi cơ M-70, bản vẽ của M-70 là một mẫu máy bay cánh tam giác. M-70 có một cánh đuôi đứng và cánh ổn định nằm ngang ngay trên cánh đuôi đứng. M-70 sử dụng 4 động cơ phản lực, 2 cái ở hai bên cánh đuôi đứng và 2 ở hai bên cánh chính. M-70 có trọng lượng cất cánh khoảng 200 tấn, tốc độ thiết kế khoảng từ 950-1700km/giờ, phạm vi hoạt động khoảng 6500-7500km, trần bay khoảng 18-22km. M-70 có thể mang theo các thiết bị trinh sát ở sát cánh chính và thân máy bay cũng như bom ở trong khoang. Nếu so với thủy phi cơ A-55/57, bản thiết kế của M-70 được cho là thực tế và gần với các cấu hình tiêu chuẩn hơn. Tuy nhiên M-70 vẫn phải chịu chung số phận như A-55/57, dự án đã “chết yểu” trên giấy tờ. Bản vẽ của M-70 không được các quan chức quân đội thông qua. [BDV news] |
Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011
>> 'Siêu tàu sân bay' mang tên Lenin
Hải quân Liên Xô đã gần chạm tay vào chiếc siêu tàu sân bay ngang ngửa với tàu sân bay lớp Nimizt của Hải quân Mỹ.
Là lực lượng hải quân hàng đầu thế giới về năng lực tác chiến, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, chiếc Đô đốc Kuznetsov vẫn là chiếc tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga. Mơ ước sở hữu tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân ngang ngửa với các tàu sân bay của Mỹ vẫn chỉ là mơ ước. Dự án đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đã chết yểu ngay trên xưởng đóng tàu, khi nó chưa kịp hoàn thành và chưa một lần được chạy thử. Cội nguồn tham vọng Năm 1988, Hải quân Liên Xô như được cởi tấm lòng khi Hội đồng nhà nước Liên Xô quyết định khởi đóng một tàu sân bay mới chạy bằng năng lượng hạt nhân, tương đương với tàu sân bay lớp Nimizt của Mỹ. Tàu sân mới được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu Nikolayev ở Ukraine Bản vẽ thiết kế của "Siêu tàu sân bay" Ulyanovsk. Đồ án 1143,7 Ulyanovsk (đặt theo tên lãnh tụ cách mạng vô sản thế giới Lenin - V.I Ulyanovsk) mang theo bao kỳ vọng của Hải quân Liên Xô. Thực chất là bản sửa đổi lại của Đồ án 1153 Orel trước đó đã bị hủy bỏ do chi phí tốn kém. Đây là một thiết kế lai giữa tàu sân bay lớp Nimizt và lớp Kuznetsov, boong tàu được thiết kế với 4 đường băng cho máy bay cất và hạ cánh. Trong đó, hai đường băng được thiết kế tương tự như cho các máy bay cất cánh bằng máy phóng hơi nước có trên tàu sân bay lớp Nimizt. Hai đường băng còn lại làm theo kiểu "nhảy cầu" như trên chiếc Đô đốc Kuznetsov. Siêu tàu sân bay này có 4 đường băng dành cho 2 kiểu cất cánh.Thông số cơ bản: Dài 324,6 mét, rộng 75,5 mét, mớn nước 11 mét, tải trọng tiêu chuẩn 65.000 tấn, 79.000 tấn đầy tải. Thủy thủ đoàn 2.300 người. Thiết kế mới này đã khắc phục được sự thiếu sót và hạn chế của tàu sân bay lớp Kuznetsov. Nó có khả năng triển khai hoạt động các máy bay cánh cố định tải trọng lớn như các máy bay vận tải quân sự, hay máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không. Dự kiến, siêu tàu sân bay Ulyanovsk có khả năng mang theo 70 máy các loại, trong đó có 27 chiếc tiêm kích trên hạm Su-33 hoặc MiG-29, 10 chiếc cường kích Su-25, 4 chiếc máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Yak-44 tương đương với E-2 Hawkeyes của Hải quân Mỹ. Ngoài ra, Ulyanovsk có thể chứa 15-20 chiếc trực thăng chống ngầm Ka-27 với nhà chứa máy bay có tới 3 thang máy, 1 ở bên mạn trái, 2 ở bên mạn phải. Theo thiết kế, Ulyanovsk được trang bị hệ thống vũ khí cực mạnh, đúng trường phái Liên Xô với: + 12 tên lửa chống hạm tầm xa P-700 Granit (NATO định danh là SS-N-19 Shipwreck); + 24 ống phóng thẳng đứng cho tên lửa đối không đa kênh Shtil, + 8 hệ thống phòng thủ tầm cực gần Kashtan, + 8 pháo bắn siêu nhanh AK-630. Đồ án 1143,7 Ulyanovsk được trang bị 4 lò phản ứng hạt nhân KN-3 công suất 300MW, lò phản ứng này hiện đang được sử dụng trên chiếc tuần dương hạm nguyên tử lớp Kirov. Hệ thống động lực của tàu gồm: 4 động cơ tuabin hơi nước 4 trục công suất 200.000 mã lực. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động chỉ giới hạn bởi nhu yếu phẩm cho thủy thủ đoàn. Giấc mơ dang dở Năm 1991, Liên bang Xô Viết sụp đổ, theo đó, đồ án 1143,7 Ulyanovsk cũng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ngay thời điểm Ukraine tuyên bố độc lập, tàu sân bay Ulyanovsk thuộc quyền sở hữu của Ukraine. Một cuộc tranh cãi kịch liệt đã diễn ra giữa Nga và Ukraine về quyền sở hữu con tàu này. Ngày 4/2/1992, Hội đồng Bộ trưởng Ukraine ra quyết định “khai tử" siêu tàu sân bay này, bất chấp những nỗ lực khẩn cấp của Nga để cứu vãn dự án. Một trong những bức ảnh hiếm hoi về siêu tàu sân bay Ulyanovsk trước khi bị dỡ bỏ. Siêu tàu sân bay chưa kịp hoàn thành đã bị tháo dỡ và bán sắt vụn, con tàu đã hoàn toàn biến mất vào năm 1994. Theo một báo cáo được trích dẫn bởi Tạp chí quân sựJane’s, tại thời điểm bị dỡ bỏ, siêu tàu sân bay đã hoàn thành được 70% khối lượng công việc. Trong khi đó, theo nguồn tin từ Hải quân Nga, con tàu mới hoàn thành được 45%, phía Ukraine tuyên bố con tàu mới hoàn thành 20% khối lượng công việc. Năm 1994, người ta đã tìm thấy một số lượng lớn thép tấm từ con tàu được bán ra thị trường thế giới. "Chết" cùng siêu tàu sân bay Ulyanovsk, dự án phát triển máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Yak-44 cũng chịu chung số phận. Giấc mơ dang dở của Đồ án 1143,7 Ulyanovsk chỉ là một phần trong hệ lụy kéo theo từ sự sụp đổ của Liên Xô, đẩy lực lượng hải quân hùng mạnh thứ 2 thế giới chỉ còn là cái bóng của chính mình. Người Nga sẽ còn phải chờ rất lâu nữa mới có thể chứng kiến một siêu tàu sân bay khác xuất hiện trong biên chế của hải quân mình.
[BDV news]
|
Nhãn:
7 Ulyanovsk,
Đồ án 1143,
Đô đốc Kuznetsov,
Hải quân Liên Xô,
Hải quân Mỹ,
Hải quân Nga,
Lenin,
nato,
Nimizt,
Quân đội Ukraine,
Siêu tàu sân bay
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2011
>> Cam Ranh – đệ nhất quân cảng
[Bee news] Trong lịch sử chiến tranh Việt Nam, vịnh Cam Ranh luôn giữ vai trò là một quân cảng quan trọng bậc nhất. Hội tụ đầy đủ những ưu thế mang tầm chiến lược về địa lý, hàng hải cũng như vị thế lịch sử quan trọng, Cam Ranh ngày nay luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt không chỉ của giới quân sự mà cả các nhà đầu tư quốc tế.
Gần đây, khi Việt Nam chuẩn bị xây dựng trung tâm cảng dịch vụ tại vịnh Cam Ranh nhằm tăng cường tác dụng của khu vực này trong việc đảm bảo an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế xã hội, người ta lại càng thấy quý giá hơn những gì Cam Ranh đã, đang và sẽ mang lại cho đất nước… Ai làm chủ được Cam Ranh, người ấy sẽ làm chủ được biển Đông Vịnh Cam Ranh nằm trên tọa độ 11 độ kinh Đông, 12,10 độ vĩ Bắc, thuộc tỉnh Khánh Hòa, có vị trí địa - chính trị chiến lược quan trọng trên các tuyến hàng hải quốc tế Singapore, Hồng Kông, Thượng Hải, Yokohama. Được hình thành từ hai nhánh núi bao bọc, vịnh Cam Ranh có chiều rộng trung bình 12-13km, độ sâu từ 18-32m, có diện tích hơn 60km2 và cách đường hàng hải quốc tế khoảng 1 giờ tàu biển. Điều kiện thủy văn, địa chất rất thuận lợi, thủy triều trong vịnh khá đều đặn, tương đối đúng giờ. Đáy vịnh bằng phẳng, chủ yếu là cát phù sa khá chắc. Ngoài cửa vịnh có các đảo và cù lao chắn gió nên vịnh lặng sóng, thuận tiện cho thuyền neo đậu, tàu có trọng tải 100.000 tấn ra vào dễ dàng. Toàn cảnh vịnh Cam Ranh nhìn từ trên cao Nhiều nhà chiến lược phương Tây đã đánh giá Cam Ranh là một “pháo đài tự nhiên lý tưởng”, “một đồn phòng vệ của Thái Bình Dương”. Cửa vào cảng vịnh Cam Ranh hẹp bé, khó tiến công, dễ phòng thủ, địa thế hiểm yếu, không chế được hoàn toàn khu vực Biển Đông và là khu phòng thủ trọng yếu chiến lược trấn giữ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Tạp chí Hải quân Mỹ Proceedings số tháng 10/1991 có viết: “Đối với hải quân Mỹ, Nga hay Trung Quốc, ai làm chủ được Cam Ranh, sẽ làm chủ được “trò chơi mèo vờn chuột” ở vùng biển Đông Nam Á và biển Đông”. Từ xa xưa, các nhà quân sự đã nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của vịnh Cam Ranh. Tại đây hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận lợi để xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sự lớn trong khu vực. Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, sau khi hạm đội Viễn Đông bị Nhật Bản đánh tan, các tàu của hạm đội Bantich của Nga hoàng Nicolas đệ II do Đô đốc Zinovy Rozhestvensky chỉ huy vượt qua hành trình trên 16.628 hải lý đến Viễn Đông đã ghé vào vịnh Cam Ranh ngày 12/4/1905 để sửa chữa, tiếp nhiên liệu, lương thực, nước ngọt và than suốt một tháng trước khi tham gia trận đánh tại eo biển Tsushima nằm giữa Triều Tiên và Nhật Bản. Sau chiến tranh Nga - Nhật lo sợ trước âm mưu tranh giành thuộc địa của Nhật Bản ở Viễn Đông và Thái Bình Dương, năm 1911, Chính phủ Pháp đã cử Đại úy hải quân Filiommeus chỉ huy xây dựng một quân cảng ở Cam Ranh thành một căn cứ hải quân lớn trong kế hoạch “phòng thủ chung” ở Đông Dương và xây dựng nhiều căn cứ quân sự khác trên đảo Cam Ranh hòng đối phó với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng ngày 15/9/1940, Nhật gửi tối hậu thư đòi kiểm soát các căn cứ hải quân, trong đó có cảng và vịnh Cam Ranh. Năm 1942, Nhật chiếm cảng Cam Ranh, đồng thời xây dựng thêm sân bay làm bàn đạp chính để đánh chiếm Malaysia và các thuộc địa của Anh, Mỹ ở Thái Bình Dương. Trong chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh là một căn cứ quan trọng nhất của quân đội Mỹ và Chính quyền Sài Gòn. Năm 1965, Mỹ quyết định xây dựng Cam Ranh thành căn cứ quân sự liên hợp hải - lục- không quân và khu hậu cần lớn nhất Đông Nam Á để làm căn cứ tiếp liệu, khí tài quân sự và binh sĩ cho chiến tranh Việt Nam, đồng thời khống chế hành lang phía Tây Thái Bình Dương. Tại đây, Mỹ đã xây dựng căn cứ không quân gồm một sân bay với hai đường băng có chiều dài hơn 3.000m dùng cho máy bay hiện đại kể cả B52, một sân bay dùng cho trực thăng và hệ thống đường sá với tổng chiều dài 260km. Tháng 3/1967, chính quyền Thiệu - Kỳ đã ký hiệp định bán đứng vùng bán đảo và vịnh Cam Ranh cho Mỹ 99 năm, bao gồm một vùng rộng lớn với diện tích 260km2 và Mỹ đã biến Cam Ranh thành căn cứ hải quân lớn nhất Đông Nam Á. Vịnh Cam Ranh trở thành trung tâm chỉ huy cho các hoạt động tuần tra trên không của hải quân Mỹ để giám sát chiến dịch “Market Time”, nhằm ngăn chặn Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam. Quân cảng Cam Ranh thời chiến tranh Việt Nam Căn cứ Cam Ranh trở thành địa điểm chính sửa chữa tàu biển và cung cấp đạn dược, hậu cần cho hải quân, bao gồm cả cho tàu khu trục và tàu đổ bộ của hạm đội 7, Mỹ. Năm 1968, quân số của quân đội Mỹ và các lực lượng chư hầu ở Cam Ranh lên tới 30.000 quân (20.000 quân Mỹ và 10.000 quân của các nước chư hầu). Ở khu vực này còn xây dựng hệ thống kho tàng hậu cần và hệ thống tên lửa phòng không. Đặc biệt tại đây, quân đội Mỹ lần đầu tiên sử dụng cá heo được huấn luyện để bảo vệ cảng Cam Ranh. Cam Ranh thời bình – căn cứ địa bảo vệ và xây dựng đất nước Từ năm 1979, theo hiệp định ký kết giữa Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Xô, cảng Cam Ranh được dùng làm căn cứ hậu cần, tên gọi đầy đủ là Điểm cung cấp vật liệu - kỹ thuật số 922 (PMTO) của hạm đội Thái Bình Dương với diện tích khoảng 100km2 trong thời hạn 25 năm, phục vụ một đơn vị thường trực chiến đấu mang tên Liên đội tàu chiến số 17 của Hạm đội Thái Bình Dương. Hải quân Liên Xô đã xây dựng thêm tại Cam Ranh 5 cầu tàu, 2 bãi chứa tàu lên cạn để bảo trì và sửa chữa; xây dựng thêm cơ sở tàu ngầm, kho chứa dầu, nhà máy điện, doanh trại; nâng cấp, kéo dài đường băng của sân bay, và một trung tâm trinh sát điện tử hiện đại. Đơn vị đầu tiên của hải quân Liên Xô gồm 54 người đến triển khai trên bán đảo Cam Ranh vào tháng 4/1980. Ba năm sau, cả một hải đoàn cơ động của Hạm đội Thái Bình Dương đã được bố trí ở đây trong đó có các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa hành trình chống hạm Project 670, 675, 675M; tàu ngầm nguyên tử chống tàu ngầm chiến lược Project 659, 671; tàu ngầm điện - diezei tiến công thông thường Project 641; Lữ đoàn tàu chiến đấu mặt nước số 119 (trang bị tuần dương mang tên lửa Project 1134, tàu khu trục tên lửa 956 và tàu hộ vệ tên lửa Project 1234). Thời gian cao điểm năm 1986, quân số cao nhất lên tới 6.000 quân nhân và kỹ sư, công nhân Liên Xô/Nga làm việc tại đây. Liên Xô đã xây dựng ở đây khoảng 30 công trình bảo đảm. Như vậy, Cam Ranh trở thành căn cứ hậu cần lớn nhất của Hải quân Liên Xô ở nước ngoài, làm đối trọng với căn cứ quân ở hải ngoại lớn nhất của Mỹ tại Subic, Philippines. Vào năm 2001, chính phủ hai nước Việt Nam và Liên bang Nga đã nhất trí chấm dứt sớm thỏa thuận ký năm 1979 trước 2 năm và ngày 4/5/2002, Đại tá chỉ huy trưởng Eryomin là người cuối cùng rời Cam Ranh, chấm dứt giai đoạn hiện diện của các lực lượng quân sự nước ngoài tại cảng Cam Ranh. Sau khi Nga quyết định rút khỏi Cam Ranh, Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam đã ra tuyên bố: Quan điểm của Việt Nam về việc sử dụng cảng Cam Ranh trong tương lai là sẽ không hợp tác bất cứ nước nào để sử dụng Cam Ranh vào mục đích quân sự. Việt Nam sẽ khai thác có hiệu quả nhất những tiềm năng và lợi thế của Cam Ranh phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Để khẳng định lại quan điểm nhất quán của Việt Nam, ngày 30/10/2010, tại cuộc họp báo kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 17 và các hội nghị cấp cao liên quan, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo: Việt Nam đã quyết định sẽ tự mình xây dựng cảng Cam Ranh bằng nguồn lực của chính mình. Cảng này sẽ trở thành càng dịch vụ tổng hợp, đảm bảo phục vụ Lực lượng Hải quân của Quân đội Nhân dân Việt Nam và “Việt Nam sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho tàu hải quân của tất cả các quốc gia, kể cả tàu ngầm, khi họ yêu cầu. Việt Nam sẽ cung cấp các dịch vụ như nhiều các quốc gia khác đã làm và theo cơ chế thị trường. Việt Nam đang xem xét ký hợp đồng thuê doanh nghiệp có khả năng, trình độ kỹ thuật cao, có kinh nghiệm, chuyên ngành của Nga để tư vấn giúp Việt Nam xây dựng trung tâm cảng dịch vụ này”. Tuyên bố xây dựng một trung tâm dịch vụ hậu cần kỹ thuật tại Cam Ranh có một ý nghĩa rất to lớn đối với quốc phòng – an ninh và phát triển kinh tế xã hội, du lịch của Cam Ranh, đồng thời thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế. Quyết định này thể hiện quan điểm độc lập tự chủ, tính nhất quán của Việt Nam về tương lai của cảng Cam Ranh, về đường lối đối ngoại quốc phòng của Việt Nam phù hợp với quan điểm “ba không” trong quốc phòng, trong đó có không cho bất cứ nước nào vào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, và là biểu hiện sinh động đường lối phát triển kinh tế gắn liền với quốc phòng an ninh của Đảng ta. Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã tuyên bố: “Đây là căn cứ làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật cho tất cả các nước trên thế giới, với tinh thần bình đẳng… Đồng thời nó không phải là một căn cứ quân sự nước ngoài, hay là cho nước ngoài thuê để làm căn cứ hậu cần kỹ thuật”. Bằng việc cho tàu của tất cả các nước tiếp cận với Cam Ranh, Việt Nam một mặt đã khẳng định chủ quyền của mình, mặt khác đã nối dài cách tiếp cận đa phương hóa trong việc sử dụng Cam Ranh và bảo đảm quyền tự do hàng hải trên biển Đông. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam và Châu Á tại Học viện Quốc phòng Australia đã đánh giá cao Quyết định của Việt Nam khi cho rằng, hiện nay nhiều nước quan tâm đến địa điểm và quyền tiếp cận hơn là thiết lập căn cứ. Việc mở cửa vịnh Cam Ranh cho lực lượng Hải quân nước ngoài là một ngón đòn “bậc thầy” trong chính sách đối ngoại “đa phương” của Việt Nam. Khi Trung tâm Cảng dịch vụ hậu cần kỹ thuật đi vào hoạt động. Các tàu nước ngoài sẽ được đảm bảo các dịch vụ như tiếp nhiên liệu và các nhu cầu yếu phẩm khác, bảo dưỡng, sửa chữa, thủy thủ đoàn nghỉ ngơi. Nguồn tài chính từ những dịch vụ này sẽ giúp chúng ta bù lại những chi phí cho hoạt động cả dân sự và quân sự. Một mặt là cơ hội để chúng ta nghiên cứu, học hỏi và tiếp cận những công nghệ đóng tàu hiện đại của thế giới, mặt khác chúng ta bớt lãng phí về năng lực. Chúng ta có quyền hy vọng Cam Ranh có thể trở thành một trong những cảng dịch vụ tốt nhất trong khu vực trong những năm tới. |
Nhãn:
Cam Ranh,
Chiến dịch “Market Time”,
Chiến tranh Việt Nam,
CHXHCN Việt Nam,
Đệ nhất quân cảng,
Hải quân Liên Xô,
Hải quân Mỹ,
Hạm đội Bantich,
Nam Đồ Sơn
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)