Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Iran

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Iran. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Iran. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

>> Lực lượng tác chiến điện tử Iran


Iran tuyên bố bắt sống RQ-170 Sentinel bằng tác chiến điện tử vậy năng lực tác chiến điện tử của quốc gia này đến đâu?


Tự phát triển các hệ thống tác chiến điện tử 


Trước ngày 8/12/2011, thế giới dường như chỉ quan tâm tới chương trình phát triển hạt nhân và các tên lửa đạn đạo của Iran. Thế nhưng sau vụ "ép hạ cánh" RQ-170 Sentinel, dư luận thêm một lý do nữa để nhìn quốc gia Hồi giáo này với con mắt tò mò. Đáng chú ý hơn cả, Iran tuyên bố, họ đã bắt chiếc Sentinel hạ cánh bằng tác chiến điện tử, điều mà thế giới còn nghi ngờ khả năng của nước này. Nếu đúng như vậy, những thiết bị nào trong biên chế lực lượng vũ trang Iran đã lập nên thành tích trên?



http://nghiadx.blogspot.com
Tư lệnh Lực lượng Không gian Vũ trụ Iran Amir-Ali Hajizadeh đang được các kỹ sư giới thiệu về hệ thống tác chiến điện tử do họ thiết kế. Ảnh:FARS
Theo thông tin mới nhất, Iran tự phát triển 3 hệ thống tác chiến điện tử khác nhau, bao gồm một hệ thống tác chiến điện tử EW, một hệ thống mô phỏng tín hiệu radar RST và một hệ thống gây nhiễu tín hiệu vệ tinh. Tất cả các thiết bị này đều được phát triển bởi các kỹ sư Iran.

Farzad Ismaili, người chỉ huy căn cứ quân sự Khatam-ol-Anbiya cho biết, tác chiến điện tử là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất đối với hệ thống phòng không của Iran.

http://nghiadx.blogspot.com
Một nguồn tin quân sự gần đây cho biết, Nga đã chuyển giao cho Iran một hệ thống tác chiến điện tử di động 1L222 Avtobaza. Đây là một hệ thống gây nhiễu tự động trên nhiều loại tín hiệu phát xạ khác nhau.


1L222 Avtobaza có tầm hoạt động tối đa là 150km, độ cao tối đa là 30km, hệ thống có khả năng dò tìm tín hiệu trong dãi tần từ 8-17.5Mhz. Hệ thống có khả năng quản lý trên 60 mục tiêu.

Tuy nhiên, việc hệ thống 1L222 Avtobaza có thể “ép” Sentinel hạ cánh vẫn đặt ra dấu hỏi lớn. Bởi từ góc độ tác chiến và kháng nhiễu điện tử, Mỹ vẫn nghiễm nhiên được coi là quốc gia số một thế giới.

Hệ thống này có khả năng gây nhiễu tín hiệu vệ tinh, mô phỏng tín hiệu của các loại sóng radar từ trạm điều khiển mặt đất, gây nhiễu loạn hệ thống điều khiển và dẫn đường của đối phương.

Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng chống lại các hệ thống tác chiến điện tử của đối phương, đảm bảo cho các khí tài của lực lượng vũ trang Iran hoạt động tốt trong môi trường tác chiến điện tử mạnh.

Hệ thống này cũng được triển khai trên một số tàu chiến của Hải quân Iran nhằm nâng cao sức mạnh chiến đấu và phòng thủ. Thông số kỹ thuật của các hệ thống này hầu như không được công bố, điều đó khiến năng lực của hệ thống này trở thanh một ẩn số lớn.

Nếu nhìn vào số trang bị khí tài cho nhiệm vụ tác chiến điện tử mà Iran đang sở hữu, việc “ép” RQ-170 hạ cánh bằng tác chiến điện tử xem chừng là điều không tưởng và chưa từng có tiền lệ trên thế giới.

Trong chiến tranh Iraq 2003, Quân đội của chế độ Sadam Hussien sử dụng khá nhiều thiết bị gây nhiễu GPS làm chệch hướng nhiều tên lửa của Mỹ.

Tuy nhiên, đối với một UAV cao cấp như RQ-170 Sentinel việc gây nhiễu là một công việc khó khăn đừng nói đến việc chiếm quyền điều khiển. Bởi theo công bố của nhà sản xuất Lockheed Martin, RQ-170 được thiết kế để hoạt động ở hai chế độ khác nhau, hoặc được điều khiển bằng tay từ trạm mặt đất, hoặc chế độ tự động. Ngoài ra, việc dò tìm tần số điều khiển của hệ thống UAV không hề đơn giản, các trường truyền tín hiệu an toàn của Mỹ luôn được mã hóa để tăng cường bảo mật.

http://nghiadx.blogspot.com
Những hệ thống tác chiến điện tử này có thể "ép" Sentinel hạ cánh? Ảnh: FARS
Điều này dẫn đến hai nhận định.

Thứ nhất, chiếc Sentinel đã gặp trục trặc kỹ thuật và hạ cánh trong lãnh thổ Iran, nghĩa là Iran đã hoàn toàn "ăn may".

Nhưng cũng cần nhớ rằng, Iran được Mỹ "vinh danh" là một trong số các quốc gia thực hiện tấn công mạng nhắm vào Mỹ nhiều nhất. Điều này có thể là cơ sở quan trọng cho việc thu thập các thông tin tình báo liên quan đến các hệ thống UAV của Mỹ cũng như cách xâm nhập hệ thống này. Do đó, nhận định thứ hai là Iran đã có khả năng can thiệp vào hệ thống điều khiển tự động của Sentinel và buộc nó phải "hạ cánh".

Mấu chốt của vấn đề ở khoảng thời gian thu hồi và trưng bày UAV. Nếu Iran điều khiển RQ-170 hạ cánh nguyên vẹn, họ sẽ biết nó ở khu vực nào và nhanh chóng "lôi" nó về nhưng phải mấy ngày sau các tuyên bố qua lại, Iran mới đưa chiếc Sentinel này lên truyền hình. Tại sao lại lâu đến vậy? Là do yếu tố tuyên truyền hay UAV này hạ cánh với những hư tổn nhất định, cần phải sửa chữa trước khi được trưng ra?

Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là: Iran đã phát hiện sự xâm nhập của UAV tàng hình được cho là hiện đại và bí ẩn nhất của Quân đội Mỹ.

Nhận định của các chuyên gia Mỹ:

John E. Pike, giám đốc tạp chí GlobalSecurity nói với CNN rằng những hình ảnh mà ông nhìn thấy từ đoạn video do Iran công bố không phải là cách mà ông mong chờ để xem xét một vụ tai nạn.

Bill Sweetman, một chuyên gia hàng không quân sự nhận định, ông tin rằng chiếc UAV trong đoạn video là có thật. Tuy nhiên, ông loại trừ khả năng chiếc RQ-170 bị bắn hạ hay bị đột nhập vào hệ thống bởi lực lượng vũ trang Iran. Ông cho rằng, lỗi hệ thống chính là nguyên nhân dẫn đến chiếc Sentinel bị rơi.

Chiếc máy bay còn khá nguyên vẹn do nó đã cố hạ cánh theo lập trình từ trước, chiếc RQ-170 đã hạ cánh theo kiểu “chiếc lá rơi” kết quả là phần bụng máy bay sẽ bị thiệt hại nhiều nhất, các phần còn lại không bị ảnh hưởng nhiều. Lý lẽ này được củng cố bởi truyền hình Iran đã che chắn phần bụng UAV bằng những khẩu hiệu chống Mỹ.

Ngày 13/12, chủ tịch Ủy ban Hạ nghị sĩ Mỹ Mike Rogers tuyên bố, máy bay do thám của Mỹ không bị bắt bởi lực lượng vũ trang Iran, ông nói “Tôi hài lòng trong trường hợp này không có thế lực bên ngoài đã ép máy bay Mỹ rơi xuống. Tôi sẽ nói một cách không do dự rằng, máy bay rơi hoàn toàn là do lỗi kỹ thuật”

Tuy nhiên, ông cảnh báo rằng, dù Iran không thể ép Sentinel hạ cánh nhưng Mỹ cần phải cảnh giác về các cuộc tấn công trong không gian điều khiển học tương lai, cả trong tác chiến điện tử lẫn chiến tranh mạng. “Bất cứ lúc nào các quốc gia có ý đồ xấu đối với Mỹ mà sở hữu các công nghệ tiên tiến của chúng tôi, đó là một ngày tồi tệ đối với Mỹ”.

Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

>> Những công nghệ quân sự nổi bật 2011 (kỳ 2)



Bài toán tự động hóa trong kỹ thuật quân sự đòi hỏi các nhà khoa học không những phải làm cho vũ khí ngày càng thông minh, mà còn đảm bảo nhân bản hơn.

Kỳ 2: Cuộc đua trong không gian Điều khiển học

Thấy được hiệu quả của máy bay không người lái (UAV) khi thực hiện nhiệm vụ trinh sát, nhiều quốc gia đã rầm rộ phát triển phương tiện này trong năm 2011.

UAV "rợp trời"

Gần đây nhất, Trung Quốc bắt đầu những chuyến bay thử nghiệm UAV tầm xa HQ-4 với thiết kế độc đáo, kết hợp kiểu cánh truyền thống và cánh đuôi ngược dài. Trước đó, Israel hoàn thành chương trình thử nghiệm UAV trinh sát tầm xa Eitan có kích thước “khổng lồ” (dài 15m, sải cánh 26m). Eitan có thể hoạt động liên tục trên không 36 giờ, ở độ cao 13.000km. Theo nhà sản xuất, các hệ thống phòng không, thậm chí là S-300, không thể phát hiện được hoạt động của UAV này.

Ở Ấn Độ, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (DRDO) dự định thiết kế UAV dùng năng lượng mặt trời có thể hoạt động liên tục 1 tháng trên không. Loại UAV này lắp thiết bị điện tử tiên tiến phục vụ do thám tầm xa, thu thập dữ liệu và truyền thông tin trong thời gian thực qua nhiều kênh.


http://nghiadx.blogspot.com
Tương lai UAV - máy bay ném bom tàng hình không người lái X-47B.

Tại triển lãm hàng không MAKS 2011, Tập đoàn Vega (Nga) giới thiệu UAV Lutch có trọng lượng 800kg, tốc độ đạt 270km/h, bay liên tục trên không 18h. Lutch không chỉ có nhiệm vụ do thám mà còn mang được vũ khí để thực hiện tấn công mục tiêu trong trường hợp cần thiết.

Tuy nhiên, UAV tiêu biểu nhất của năm 2011 phải kể đến máy bay ném bom tàng hình không người lái X-47B. UAV này có kiểu dáng tương tự máy bay ném bom chiến lược B-2 nhưng kích thước nhỏ hơn. Nó được trang bị động cơ phản lực cho phép hoạt động liên tục trên không 6 giờ liên tục, tầm bay gần 4.000km. X-47B thiết kế với khoang trong thân chứa khí tài trinh sát, tên lửa, bom có điều khiển. Đây là loại UAV vũ trang duy nhất hiện nay trên thế giới có khả năng cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Đạo đức không xác định bằng thuật toán

Sự phát triển mạnh mẽ của UAV đang tạo ra kỷ nguyên mới trong kỹ thuật quân sự. Sử dụng UAV trong trinh sát và chiến đấu tạo được lợi thế nhất định đối với nhưng nước sở hữu nó. Nhưng nó đặt ra một vấn đề về tính nhân đạo. UAV với khả năng tự động hóa cao có thể tự động lựa xác định, phân biệt, chọn mục tiêu, thực hiện truyền thông thời gian thực với trung tâm xử lý… như những gì thể hiện trong chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden ở Pakistan.

Thế nhưng, đến giờ UAV vẫn chỉ là “robot bay” trong khi phương tiện này lại được trao nhiệm vụ của những người lính. Thật khủng khiếp khi sự nhầm lẫn mục tiêu có thể gây ra cái chết của hàng trăm dân thường - điều thường xảy ra ở Afghanistan, Pakistan, Iraq…

Nhiều cuộc tranh cãi nổ ra xung quanh vấn đề này, các nhà khoa học quân sự tiếp tục đưa ra các lập luận chứng minh giá trị sử dụng UAV. Ronald Arkin - Giáo sư về robot ở Viện Công nghệ Georgia (Mỹ) tin rằng có thể lập trình robot theo Công ước Geneva để các UAV từ chối nhiệm vụ trái với quy tắc của xung đột quốc tế.

Tuy nhiên, các nhà phân tích chính trị băn khoăn về cái gọi là quy tắc và đạo đức bị các phần mềm kiểm soát. Không ai có thể xác định được những giá trị đạo đức mà các lập trình viên đã đưa vào bộ nhớ của các robot hay UAV. Cho dù các nhà lập trình có cố gắng để trang bị thêm các quy tắc giao chiến trong bộ nhớ của các robot hay UAV, nó vẫn là những "chiến binh máu lạnh" ngoài chiến trường. Bất kỳ thứ gì trong tầm ngắm đều dễ dàng biến thành mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Iran khoe xác UAV RQ-170 bị bắn rơi.

Trong khi X-47B là mẫu thử nghiệm được chủ động quảng bá, thì RQ-170, một UAV hiện đại khác của Mỹ lại xuất hiện trong tình huống bất đắc dĩ khi Iran tuyên bố đã “ép hạ cánh” trinh thám cơ tàng hình không người lái này vào đầu tháng 12/2011. RQ-170 là phương tiện trinh thám “tối mật”.

Không rõ thời gian đưa vào phục vụ và hầu như chẳng có hình ảnh nào bị rò rỉ cho tới năm 2009 khi nó vô tình xuất hiện trước ống kính phóng viên trên đường băng căn cứ Không quân Mỹ ở Kandahar (Afghanistan). Vậy mà Iran tuyên bố đã dùng tác chiến điện tử để chiếm quyền kiểm soát của RQ-170 bằng khí tài điện tử cũ kỹ của Nga là Hệ thống trinh sát điện tử mặt đất 1L222 Avtobaza. Điều này đã gây sốc với nhiều chuyên gia Mỹ. Không chỉ vậy, Iran còn tuyên bố sẽ “giải thiêng” công nghệ mật trong RQ-170.

Đối phó với hacker

Năm 2011 cũng đánh dấu những nét mới của hình thái chiến tranh mạng. Nhiều trang mạng của Bộ Quốc phòng các nước, các tập đoàn công nghiệp quân sự trên thế giới bị đánh cắp thông tin.

Giữa năm 2011, đại diện Tập đoàn Lockheed Martin tuyên bố mạng máy tính công ty bị hacker tấn công trên quy mô lớn. Không lâu sau, công ty Mitsubishi Heavy Industry – nhà thầu quốc phòng lớn nhất Nhật Bản bị nhóm tin tặc tổ chức tấn công kiểm soát 80 máy tính. Ở Hàn Quốc, hàng chục trang web của chính phủ, văn phòng Tổng thống, Bộ Ngoại giao, Cơ quan Tình báo bị tấn công khiến trang mạng tê liệt.

Nghiêm trọng hơn, gần đây tạp chí Wired công bố thông tin về hệ thông điều khiển máy bay không người lái của Mỹ khi được thực hiện nhiệm vụ tại Afghanistan đã bị nhiễm một loại virus. Nó xâm nhập vào buồng điều khiển của các loại UAV Predator và Reaper – nơi ghi lại lệnh của phi công khi học thực hiện nhiệm vụ từ xa.

Tuy Không quân Mỹ ngay lập tức trấn an rằng vụ việc hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát. Nhưng điều này cũng làm dấy lên lo ngại về việc đối phương nắm quyền điều khiển UAV để sử dụng cho âm mưu xấu. Trong khi đó, Mỹ cũng dính “nghi án” tấn công hệ thống mạng máy tính của quân đội Lybia, cắt đứt liên lạc giữa trạm radar cảnh giới và đơn vị tên lửa phòng không có thể đe dọa máy bay NATO.

Trước tình hình phức tạp, các nước đẩy mạnh việc thành lập đơn vị tác chiến mạng. Nga đang thử nghiệm hệ thống phòng thủ mạng đảm bảo khả năng chống lại tất cả những cuộc tấn công của hacker. NATO cũng lên kế hoạch lập đơn vị phản ứng nhanh mang tên Cyber Red Team. Thậm chí, Mỹ còn tuyên bố dùng đòn phóng tên lửa chính xác đến bất cứ nơi đâu trên trái đất để trừng phạt hacker.

Trong những năm qua, trang mạng (cơ quan chính phủ, báo chí, trang tin…) cũng là mục tiêu tấn công của Hacker nước ngoài. Trước tình hình phức tạp, tại buổi tọa đàm về bảo đảm an toàn cổng thông tin điện tử diễn ra ngày 6/7/2011, Thiếu tướng Nguyễn Viết Thế - Cục trưởng Cục Tin học nghiệp vụ (Bộ Công an) cho biết nước ta sớm thành lập Bộ tư lệnh phòng vệ điện tử và an ninh mạng.

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011

>> Iran, máy bay do thám và cuộc chiến tình báo



Tờ Foreign Policy (Mỹ) cho rằng việc mất một chiếc máy bay do thám vào tay Iran không đáng phải làm rùm beng lên như thế. Cũng như chiếc U-2 từng mất ở Liên Xô cách đây 60 năm, tờ báo này bình luận để có được các thông tin tình báo thuộc loại ưu tiên hàng đầu về Iran, Mỹ không tiếc gì chiếc RQ-170 Sentinel, thậm chí cả những chiếc máy bay đời tối tân hơn thế.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc may bay do thám của Mỹ RQ-170 Sentinel rơi vào tay Iran

Đôi khi, tất cả những gì thuộc về các cuộc chiến tình báo lại thu hút sự quan tâm của rất nhiều người.
Vào ngày 1/5/1960, một máy bay do thám của Mỹ là U-2 đã bị tên lửa đất đối không SA-2 của Liên Xô hạ gục tại vùng Sverdlovsk. Sứ mệnh của chiếc U-2 (với mật danh là Chiến dịch Gland Slam) là ghi lại hình ảnh các khu vực tên lửa đạn đạo của Liên Xô để lấp khoảng trống thông tin về tên lửa vốn đang gây tranh cãi nảy lửa tại Washington lúc đó.

Mặc dù Grand Slam là máy bay có năng lực thâm nhập sâu thế hệ thứ 24 của Mỹ có mặt trên đất Liên Xô trong suốt 4 năm, và các nhà phân tích của cơ quan tình báo Mỹ là CIA đã được cảnh báo về những cải tiến trong hệ thống rađa phòng không và tên lửa của Liên Xô, cú liều đó của Mỹ cũng đáng đồng tiền bát gạo.

Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là Christian Herter đã biện hộ với Tổng thống Dwight Eisenhower để thu hồi lại các máy bay U-2 như sau: "Các mục tiêu tình báo có giá trị còn hơn cả nguy cơ bị tóm".

Phải chăng lịch sử đang lặp lại? Mới đây, đài truyền hình Iran đã phát cảnh hai người đàn ông trong trang phục quân sự đang sờ vào chiếc máy bay cánh cụp mà hãng này cho rằng đó là chiếc máy bay không người lái RQ-170 Sentinel.

Một quan chức Mỹ giấu tên đã nói với "tin tưởng cao độ" rằng chiếc máy bay do thám trong clip đó chính là chiếc Sentinel đã mất tích khi thâm nhập vào lãnh thổ Iran. (Chỉ vài ngày trước đó, một quan chức cấp cao đã tuyên bố: 'Người Iran chỉ có một đống sắt vụn và họ đang cố tìm hiểu những gì mà họ có').

Một số quan chức khác đều đã biết rằng chiếc máy bay do thám đó là dưới sự kiểm soát của CIA trong một sứ mệnh thu thập thông tin tình báo trên đất Iran.

Một điều dễ hiểu là một sự việc xảy ra, cùng với dòng tiêu đề bao gồm các từ khóa như "Iran", "máy bay do thám", và "hạt nhân" lại thu hút sự quan tâm lớn đến thế. Tuy nhiên, với tất cả dung lượng trên máy tính cũng như mực in trên báo giấy nhằm thảo luận về việc hạ chiếc Sentinel, điều này chẳng có gì đáng ngạc nhiên cũng như nói lên điều gì đặc biệt.

Cũng đúng như những gì xảy ra năm 1960, cái giá của việc do thám Iran còn lớn hơn nhiều so với việc chương trình này đang bị bại lộ, hoặc chỉ là việc mất một chiếc máy bay không người lái. Và nó cũng là những gì mà người Mỹ đã phải nghĩ đến từ khoản chi 55 tỉ USD vào năm ngoái cho chương trình tình báo quốc gia. Để hiểu tại sao việc hạ chiếc máy bay này lại là một sự việc "thường thôi", cần phải hiểu rõ quy trình hàng ngày của Cộng đồng Tình báo Mỹ (IC).


http://nghiadx.blogspot.com
RQ-170 Sentinel

Đây là cách thức hoạt động của bộ máy. Các nhà hoạch định chính sách cấp cao đưa ra hướng dẫn nhiệm vụ cho IC thông qua Khuôn khổ các Ưu tiên Thông tin Tình báo (NIPF) - "một cơ chế độc lập để thiết lập các ưu tiên tình báo quốc gia", theo chỉ đạo của Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI). NIPF phối hợp với ODNI, và cho ra kết quả trong một ma trận các ưu tiên thông tin tình báo của các nhà hoạch định chính sách dựa trên các chủ đề tập hợp từ các cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia và các cuộc thảo luận với quan chức nội các.
NIPF được cập nhật 6 tháng một lần và do tổng thống ký phê duyệt. Ma trận này bao gồm khoảng hơn 30 vấn đề lo ngại để thu thập thông tin, xếp theo dải hàng ngang, chạy từ mức A (quan trọng nhất) sang mức C (ít quan trọng nhất) với khoảng 180 quốc gia và các nhóm phi quốc gia liệt kê theo hàng dọc. Cuối cùng, ma trận này được ký hiệu bằng màu dựa trên mức độ ưu tiên hiện thời. Sau khi xếp hạng, ma trận này được chuyển ngữ sang chỉ dẫn đặc biệt từ DNI sang các nhà quản lý cấp cao của IC để định rõ vị trí thu thập thông tin và các nguồn lực phân tích.

Mặc dù NIPF được xếp vào hạng "hạn chế phổ biến", nhưng có lẽ là không còn mục tiêu thông tin tình báo nào có ưu tiên cao hơn chương trình hạt nhân của Iran, các khu vực tên lửa đạn đạo, và hệ thống phòng không.

Dựa trên những gì mà Sentinel thực thi trong sứ mệnh của CIA, chắc chắn là có các bản ghi nhớ của tổng thống về việc thông báo cho phép hợp thức hóa việc bí mật thu thập thông tin tình báo về Iran. Hơn nữa, nhất định là các ủy ban tình báo của Thượng và Hạ viện đều được báo cáo thường xuyên và rõ ràng về việc CIA sử dụng Sentinel để do thám Iran.

Kể từ khi Iran trở thành ưu tiên thu thập thông tin tình báo quan trọng bậc nhất, điều đó chỉ khiến Mỹ thấy cần phải đưa vào sử dụng các tiềm lực tân tiến nhất của mình, cũng như là lúc họ sử dụng máy bay do thám U-2 nửa thế kỷ trước. Các phương tiện thông tin đưa tin về việc Mỹ đã sử dụng rất nhiều loại máy bay do thám với các nhiệm vụ khác nhau tại Iran từ tháng 4/2004. Iran từng tưởng nhiều máy bay đó là các vật thể không xác định ngoài trái đất.

Năm sau đó, Iran đã phản đối các máy bay do thám của Mỹ thông qua kênh ngoại giao là Thụy Sĩ, và qua thư từ cho Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc, yêu cầu "chấm dứt các hoạt động phi pháp đó". Bản thân máy bay do thám RQ-170 Sentinel đã chụp lại những bức hình sau đó được công bố vào năm 2007. Theo hãng tin AP, RQ-170 Sentinel đã bay trên khắp không phận Afghanistan qua Iran "trong nhiều năm". (Iran cũng cử máy bay do thám tới Mỹ để theo dõi các cơ sở quân sự, như đã chứng minh trong video về tàu USS Ronald Reagan).

Chiếc RQ-170 Sentinel chỉ là một trong số rất nhiều máy bay do thám tại Iran đã rơi vào tay của người Iran, và việc này phía Mỹ cũng đã lường trước. Một cựu quan chức Mỹ bình luận: "Việc liệu có mất một chiếc máy bay do thám không thành vấn đề, mà vấn đề là khi nào".

Có thể thấy RQ-170 Sentinel có bốn ưu tiên thu thập thông tin như sau: 1) Địa điểm và các hoạt động của các khu vực hạt nhân đã biết hoặc đang tình nghi; 2) Địa điểm và hoạt động của các cơ sở sản xuất tên lửa đạn đạo và các thử nghiệm tầm xa; 3) Địa điểm và các trại huấn luyện các nhóm tình nghi; 4) Địa điểm và đặc điểm công nghệ của hệ thống phòng không kết hợp của Iran.

Về việc chiếc RQ-170 Sentinel rơi vào tay Iran, Mỹ lo ngại nhất là khả năng Iran sẽ chuyển lại chiếc máy bay này cho các nước khác. Hãng thông tấn Mehr đưa tin rằng "các quan chức Nga và Trung Quốc đã ngỏ ý muốn kiểm tra chiếc máy bay do thám của Mỹ". Viễn cảnh này có vẻ gần giống như vụ việc trước đó. Năm 1998, có tin cho rằng các quan chức Trung Quốc đã có chuyến thăm tới Khost (Afghanistan) để mua tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp còn nguyên si của Mỹ là Tomahawk. Tên lửa này đã không phát nổ trong một cuộc tấn công vào hang ổ của trùm khủng bố Osama bin Laden.

Khi chiếc U-2 yểu mệnh bị hạ trên đất Liên Xô, chiếc A-12 OXCART tối tân hơn đã ra đời để thay thế, do đó, U-2 không phải là thiệt hại quá lớn. Tương tự vậy, mất chiếc Sentinel chỉ là một bước lùi tạm thời. Như tạp chí Aviation Week đưa tin, hệ thống cảm biến của Sentinel đã bị cho là lỗi thời. Một hệ thống cảm biến mạnh hơn sẽ được trang bị cho các phiên bản tân tiến hơn của RQ-170 Sentinel. Khi nào mà những chiếc máy bay do thám tân tiến đó không may rơi trên đất Iran hoặc các đối thủ khác, mọi người hẳn sẽ ngạc nhiên và cũng không cần thiết phải cảnh báo rùm beng như thế.

(Vietnamnet)

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011

>> Iran đòi Nga S-300 đổi lấy RQ-170



Iran đang mặc cả gay gắt với Nga và Trung Quốc liên quan đến UAV tàng hình Mỹ Sentinel RQ-170.

Theo Debkafile, các nguồn tin ở Moskva cho biết, Tehran mặc cả gay gắt với Nga và Trung Quốc khi chuyên gia hai nước muốn tiếp cận chiếc RQ-170 Sentinel vừa bị "ép hạ cánh" trên bầu trời Iran.

Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Ali Jaafari đòi Nga đổi những công nghệ quân sự tiên tiến nhất lấy chiếc RQ-170, trong đó có công nghệ hạt nhân và tên lửa, đặc biệt là công nghệ động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, các máy ly tâm mới, cũng như hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 mà Moskva đã từ chối cung cấp.

S-300 là vũ khí phòng không hiện đại, có thể bắn hạ hiệu quả các máy bay tàng hình và tên lửa hành trình nên có thể gây tổn thất nặng nề cho Mỹ và Israel một khi 2 nước này dám tấn công các mục tiêu hạt nhân của Iran.

Ngày 7/12, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã phái vị ngoại trưởng Avigdor Lieberman đến Moskva để cố thuyết phục Moskva không cung cấp cho Iran các hệ thống S-300.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Iran rất muốn có hệ thống phòng không S-300.

Các nguồn tin ở Washington cho biết, trước khi cử ông Lieberman đến Moskva, ông Netanyahu đã đàm phán với với Nhà Trắng ở cấp cao nhất.

Trong bối cảnh có biểu tình lớn ở Moskva phản đối kết quả bầu cử quốc hội Nga, Thủ tướng Putin đã tiếp ông Lieberman trong một cuộc gặp ngắn.

Thủ tướng Nga từ chối thảo luận vấn đề này với phái viên Israel. Trả lời câu hỏi của các phóng viên, ông Lieberman nói rằng, “việc đàm phán không có kết quả”. Các nỗ lực của Mỹ giải quyết vấn đề này cũng đã bị bác bỏ.

Các nguồn tin của Debkafile cho hay, người Nga có lẽ đã đóng vai trò quan trọng trong việc "tóm cổ" chiếc UAV của Mỹ bằng cách cung cấp cho Iran các hệ thống tác chiến điện tử.

Có lẽ, Moskva đang tham gia tích cực nhất vào việc nâng cao khả năng tác chiến điều khiển học của Iran. Nếu như giả thiết này là đúng thì hệ thống chỉ huy của Iran có “trình độ trí năng cực cao” và là một “sự đột phá công nghệ” trong lĩnh vực tác chiến điện tử.

Các cơ quan tình báo phương Tây chưa biết, việc đàm phán với các đoàn Nga và Trung Quốc của Iran đang ở giai đoạn nào, họ đàm phán đồng thời với 2 nhóm chuyên gia này hay đàm phán riêng rẽ với từng nhóm để giành lấy nhiều công nghệ hơn cho mình.

Ngày 10/12, Phó Tư lệnh Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, Tướng Hossein Salami đã tuyên bố Iran sẽ không trao trả chiếc RQ-170 cho Mỹ.

Viên tướng này khoe, việc xem xét chiếc UAV cho thấy rằng, “khoảng cách về công nghệ giữa chúng tôi với Mỹ chế độ Sionist của Israel cùng các nước phát triển khác chẳng phải là quá lớn”.


>> 'Rất khó để giải mã công nghệ UAV của Mỹ'



Một quan chức giấu tên của Mỹ đã nói với CBS News rằng, nhiều khả năng máy bay không người lái (UAV) mà Iran chiếu trên truyền hình là của Mỹ.

Và UAV bị Iran đem ra trưng bày là có thể là một trong những phương tiện bay tinh vi nhất của Quân đội Mỹ, vị quan chức này tiết lộ thêm.

Lầu năm góc từ chối đưa ra bình luận nhưng một số quan chức Mỹ giấu tên cho biết đang phân tích đoạn video để xác nhận đó có phải là chiếc RQ-170 thật hay không.

CBS News cho biết thêm, chiếc UAV mà Iran công bố gần như còn nguyên vẹn, các bánh xe đã được che khuất bởi các biểu ngữ tuyên truyền được treo dưới cánh. Nội dung của tấm biểu ngữ bên trái là "Mỹ không thể xâm hại đối với chúng tôi" và tấm bên phải ghi nội dung "Chúng tôi đã đè bẹp được Mỹ".


http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh mà Iran công bố là UAV RQ-170 của Mỹ.


Chiếc UAV được Iran trưng bày cho thấy không có dấu hiệu hư hại lớn có nghĩa là phương tiện này đã tiếp đất ở điều kiện tốt.

Iran cho biết trên truyền hình rằng các kỹ sư quân sự nước này sẽ phá hệ thống bảo mật và "giải mã" phần mềm lẫn phần cứng của UAV này. (>> chi tiết)

CBS News cũng cho biết, Mỹ đã lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ bí mật để giành lại xác UAV của họ (>> xem thêm). Tuy nhiên sau đó kế hoạch đã bị hủy bỏ do nhiệm vụ không khả thi. Nếu điều này là sự thật thì rõ ràng UAV mà Iran công bố chính là RQ-170 hiện đại, một cái giá đáng để Mỹ lên kế hoạch thực hiện một cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Iran.

Trong khi việc lấy lại được xác UAV này từ tay của Iran là rất khó khăn, Mỹ thêm phần lo ngại khả năng Iran có thể thu thập được các thông tin chi tiết về cơ chế và các cảm biến máy bay, và một điều tồi tệ hơn là họ sẽ chia sẻ với Nga và Trung Quốc (>> chi tiết).

P.W. Singer, nhà nghiên cứu về tự động hóa quốc phòng tại Viện Brookings nói: “Các chuyến bay từ Moscow và Bắc Kinh đến Tehran có thể khá đông đúc trong mấy ngày qua”. Ông Singer nói rằng công nghệ cần tìm kiếm nhất trên chiếc máy bay có lẽ là hàng loạt các máy cảm biến, bao gồm các radar tiên tiến hơn tất cả những gì cả Nga và Trung Quốc đang sử dụng.

Tuy nhiên, chuyên gia vũ khí Joseph Cirincione dẫn ra những khó khăn mà Iran sẽ gặp phải. "Bạn có thể biết được kích thước, biết được thành phần hóa học, nhưng nó rất khó để có thể thực hiện được hiệu quả của các bộ phận mà các chuyên gia kỹ sư Iran đang cố gắng tìm kiếm", ông Cirincione cho biết.

Còn Dennis M. Gormley, một chuyên gia về tên lửa và máy bay không người lái tại trường ĐH Pittsburgh nói bản thân việc tháo lắp chiếc máy bay sẽ rất khó khăn, thậm chí đối với cả lực lượng quân đội tiên tiến. “Trừ phi có người đưa ra bản vẽ thiết kế kỹ thuật của chiếc UAV, công việc sẽ không dễ dàng. Trong bất kỳ mảng thiết bị hàng không nào, người ta phải phải tái tạo chính xác các dung sai.”

Phá sản âm mưu do thám bằng RQ-170?

Có một sự thật mà Mỹ thông báo, đó là, họ bị mất tín hiệu điều khiển liên lạc với một UAV khi nó bay qua vùng phía Tây Afghanistan. Về vấn đề này, các nguồn tin giấu tên của Mỹ lại cho biết chiếc UAV RQ-170 đang thực hiện nhiệm vụ do thám để thu thập thông tin tình báo ở sâu trong lãnh thổ Iran.

Theo các chuyên gia hoạt động của UAV này là một phần của chương trình do thám thường xuyên bằng những máy bay không người lái hiện đại bậc nhất, khó bị phát hiện nhất.

Trên thực tế, RQ-170 một trong những UAV hiện đại đã tham gia chiến dịch tiêu diệt Bin Laden, và rất có thể nó được dùng để giám sát chương trình hạt nhân của Iran và Triều Tiên. Các chuyên gia độc lập nói rằng, ngoài các video camera, gần như chắc chắn chiếc máy bay không người lái đó còn được trang bị các thiết bị nghe trộm viễn thông và các máy cảm biến có khả năng phát hiện ra một lượng nhỏ đồng vị phóng xạ và những hóa chất khác mà có thể do nghiên cứu hạt nhân thoát ra. Bởi yếu tố nhạy cảm này, thông tin về RQ-170 rất hạn chế, hình ảnh về nó chỉ bị lộ 1 lần ở sân bay ở Kandahar, Afghanistan, vào năm 2009.

Nếu thực sự Iran bắt được chiếc RQ-170 và các kỹ sư nước này, hoặc cộng sự của họ ở Nga và Trung Quốc, khui được các công nghệ mật trong đó, các chương trình do thám quân sự hiện tại của Mỹ sẽ bị phá sản và Lầu Năm Góc buộc phải chi nhiều khoản tiền để thiết kế các kế hoạch mới.

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

>> Iran sẽ tấn công Thổ Nhĩ Kỳ?



Tư lệnh hàng không vũ trụ Iran Amir-Ali Hadjizadeh cho hay Iran đã sẵn sàng tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Tờ Mehr News Agency dẫn lời Tư lệnh hàng không vũ trụ thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran Amir-Ali Hadjizadeh rằng Iran đã sẵn sàng tấn công hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ trong trường hợp Mỹ hoặc Israel tấn công quân sự vào nước này.

"Nếu có một mối đe dọa, ban đầu chúng tôi sẽ tấn công vào hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ, và sau đó sẽ tấn công các khu vực khác." – Hadzhizadeh tuyên bố.

Hadzhizadeh cũng nói thêm rằng Hoa Kỳ và Israel cần phải xem xét lại học thuyết quốc phòng của mình khi chống lại Tehran, và bây giờ Tehran sẽ "phản ứng với các mối đe dọa."

Chúng ta biết rằng, trong tháng 9 năm 2011, Ankara và Washington đã ký kết một thỏa thuận về việc đặt các đài radar của Mỹ ở Thổ Nhĩ Kỳ như là một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO ở châu Âu (EUROPRO). Theo đó, các đài radar này sẽ được lắp đặt tại một căn cứ quân sự gần thị trấn Kurechik (Kurecik) phía đông nam tỉnh Malaga, Thổ Nhĩ Kỳ.

Phản ứng trước động thái này, Iran, nước láng giềng của Thổ Nhĩ Kỳ, đã cảnh báo Ankara là quyết định này sẽ làm gia tăng tình trạng căng thẳng trong khu vực.

Thông báo của Thổ Nhĩ Kỳ về việc đồng ý cho Hoa Kỳ lắp đặt các đài radar ở nước này được đưa ra một ngày sau khi Romania ký một thỏa thuận cho phép Mỹ đặt tên lửa ngăn chặn trên mặt đất SM-3 như một phần của hệ thống phòng thủ tên lửa.

Các tên lửa Shahab-2, Fateh-110, Zelzal, Zubin và bavar-737 của Iran:

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Đã có 28 nước thành viên của NATO ủng hộ kế hoạch hệ thống chống tên lửa để bảo vệ châu Âu chống lại tên lửa đạn đạo của Iran trong một hội nghị thượng đỉnh của tổ chức này tại Bồ Đào Nha hồi năm ngoái.

Về phần mình, Iran cũng đã phát triển các hệ thống tên lửa tầm xa. Với những hệ thống tên lửa này Iran có thể xác định mục tiêu trên không và tiêu diệt các tên lửa có cánh, máy bay chiến đấu của đối phương và máy bay chiến lược tầm xa.
Đặc biệt, mới đây, có nguồn tin cho biết rằng, Iran đã chế tạo thành công tên lửa Bavar 373 có thể thay thế hoàn toàn cho S-300. Nếu đúng như vậy thì đây sẽ là một thách thức lớn cho lực lượng Không quân của Mỹ, Israel và Liên quân trong việc tính đến các cuộc không kích vào nước này.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ báo Ai Cập Al-Akbar Tổng thống Iran hàm ý muốn thách thức Israel và Hoa Kỳ rằng: "Iran có tiềm năng quân sự to lớn trong khu vực và trên thế giới. Iran sẽ đáp trả bất kỳ hành động xâm lược nào, trong đó có Mỹ. Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ hành động quân sự chống lại mình."
Tình hình xung quanh Iran leo thang sau khi Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) thông qua bản báo cáo về chương trình hạt nhân của quốc gia Hồi giáo này vào ngày 8 tháng 11.

Trong bản báo cáo, IAEA tuyên bố rằng Iran kể từ năm 2003 Iran đã phát triển vũ khí hạt nhân, và hiện tại các hoạt động tương tự vẫn đang diễn ra. Đồng thời IAEA cũng đã thông qua một nghị quyết về Iran .

Nghị quyết kêu gọi Tehran tuân thủ đầy đủ và không trì hoãn các nghĩa vụ của nước này theo các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an LHQ và nhấn mạnh rằng Iran cần tăng cường hợp tác với IAEA. Sau khi nghị quyết được thông qua, Hoa Kỳ, Pháp và cả Anh đã kêu gọi gia tăng biện pháp trừng phạt chống lại quốc gia Trung Đông này.

Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

>> Các kịch bản xung đột Iran-Israel (kỳ 3)


Trước việc Iran có thể sở hữu vũ khí hạt nhân và có lập trường đối đầu với Nhà nước Do Thái, các nhà phân tích đang xem xét đánh giá các kịch bản xung đột giữa 2 nước.

>> Các kịch bản xung đột Iran-Israel (kỳ 2)

Mối quan hệ giữa Israel và thế giới Hồi giáo Trung Đông chưa bao giờ là tốt sau 5 cuộc chiến lớn giữa Israel và các nước Arab cùng rất nhiều cuộc xung đột nhỏ khác.

Bằng sức mạnh quân sự đáng nể, sự hậu thuẫn của Mỹ và phương Tây kết hợp với chiến lược ngoại giao khôn khéo, Israel đã ký được những thỏa ước hòa bình tạm thời với những người láng giềng như Ai Cập, Lebanon, Syria, Jordan qua đó chung sống hòa bình với các đồng minh Arab của Mỹ như Arab Saudi, Qatar, UAE...

Tuy nhiên, với tiềm lực quân sự ngày càng phát triển mạnh mẽ của Iran, thế cân bằng này đang dần bị lung lay, dự báo trước một đợt bất ổn mới cho khu vực.

Với câu trích dẫn từ giáo chủ Khomeini cho rằng: “Thể chế đang chiếm đóng Jerusalem phải bị loại bỏ”, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã đặt Israel trên đống lửa khi nước này càng ngày càng phát triển mạnh về quân sự cùng với khả năng sở hữu tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân.

Về phần Israel, với câu khẩu hiệu nổi tiếng: “Nếu người Hồi giáo Arab từ bỏ vũ khí, sẽ không còn bạo lực - Nếu người Israel từ bỏ vũ khí, sẽ không còn Israel”, chắc chắn nước này sẽ không chịu ngồi yên nhìn Iran từ từ “kề dao vào cổ” mình.


http://nghiadx.blogspot.com
Cuộc chiến tranh giữa Israel và Lebanon năm 2006 cho thấy hòa bình giữa Israel và các nước Arab trong khu vực còn quá mong manh


Năm 2007, diễn biến chính trị khu vực diễn ra tương tự những sự kiện gần đây. Sau khi Syria từ chối hợp tác toàn diện với thanh sát viên IAEA, tổ chức này đã đưa ra một bản báo cáo không chính thức cho rằng Syria đang thực hiện các hoạt động trái phép về năng lượng nguyên tử. (Tháng 4/2011, IAEA đã chính thức xác nhận vị trí này là một cơ sở hạt nhân).

Ngay sau đó, phi đội 69 “Hammer” của Israel với các máy bay F-15I, F-16I đã tấn công phá sập hoàn toàn cơ sở này dưới sự hỗ trợ chỉ điểm mục tiêu của đặc nhiệm không quân Shaldaq và đặc nhiệm lục quân Sayeret Matkal.

Về phía Syria, họ đã không kịp thực hiện bất cứ hành động nào đáp trả vụ tấn công này và kết quả cơ sở này đã bị phá hủy hoàn toàn.

Theo Bloomberg, khoảng 10 nhân viên hạt nhân của Triều Tiên cũng đã bị thiệt mạng trong cuộc không kích.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiến dịch Orchard của Israel nhằm phá hủy một cơ sở hạt nhân của Syria đã thành công trọn vẹn.


Đối với Iran, một đất nước có vị trí địa lý khá xa Israel và có một lực lượng quân đội đông đảo, việc tấn công bằng hải quân hay bộ binh tổng lực là điều bất khả thi. Vì thế, sử dụng đặc nhiệm, không kích và bắn tên lửa là tất cả các khả năng mà Israel có thể tính đến.

Không kích Iran

Đối với một đất nước có tiềm lực quân sự mạnh và quá rộng lớn như Iran (diện tích đến 1,6 triệu km2, gấp gần 80 lần Israel), việc tấn công tổng lực, không kích phá hủy hoàn toàn các cơ sở quân sự của Iran chắc chắn là điều không tưởng. Chính vì thế, nếu lựa chọn phương án không kích, Israel chỉ có thể chọn những mục tiêu giá trị nhất: các cơ sở hạt nhân có khả năng làm giàu uran và chế tạo đầu đạn nguyên tử.

Tuy nhiên, việc không kích Iran lại không hề đơn giản như điều Israel đã từng làm với Syria.

Thứ nhất, về địa hình, Syria giáp biên giới phía Bắc với Israel, việc bay qua đường biên giới, chế áp phòng không Syria và tấn công mục tiêu cần thiết ở khoảng cách chỉ vài trăm km là điều đơn giản. Tuy nhiên, đối với Iran, Israel sẽ phải “mượn” không phận của rất nhiều nước, thậm chí bắt buộc phải tiếp dầu trên không tại không phận những nước Arab này, vốn sẵn có quan hệ “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” đối với nhà nước Do Thái.

Thêm nữa, khoảng cách từ Israel tới các cơ sở quân sự Iran là quá lớn đối với các máy bay mang bom: Từ Hadera (Haifa, Israel) tới nhà máy làm giàu uranium tại Natanz, đường bay thẳng dài tới 1.400 km, thậm chí tới căn cứ Esfahal , khoảng cách này lên tới 1.538 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Các con đường có thể tấn công Iran của Israel đều có cự ly từ 1.500 km - 2.400 km và vi phạm không phận nhiều nước Arab



Trên thực tế, Israel khó có thể bay thẳng tới Iran do các lý do ngoại giao. Để tấn công Iran, Israel chỉ có thể tấn công với ba đường:

Thứ nhất, từ Haifa, bay men theo bờ biển của Lebanon, sau đó bay bám theo biên giới Syria, mượn không phận Thổ Nhĩ Kỳ và tấn công các căn cứ phía Bắc của Iran như thủ đô Tehran, cơ sở làm giàu uranium bí mật tại Qom ở khoảng cách trên 2.000 km. Tuy nhiên, những diễn biến mới gần đây trong quan hệ giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ có thể khiến kịch bản này bất khả thi.


http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ các căn cứ không quân và bố trí máy bay của Israel


Con đường thứ hai, máy bay từ cảng Tel Aviv, bay qua không phận Palestin, Jordan, một phần Iraq, Israel có thể dễ dàng tấn công cơ sở hạt nhân Arak và nhà máy làm giàu urani Natanz.

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng nhất vì Iran đã làm giàu urani lên tới mức 20% ở nhà máy này, một bước tiến rất quan trọng để sau đó làm giàu urani tới 90% phục vụ vũ khí hạt nhân (urani trong nhiên liệu lò phản ứng nước nhẹ chỉ cần làm giàu đến mức 3-4% còn để làm nhiên liệu lò phản ứng hạt nhân nước nặng thì không cần thiết phải làm giàu). Đây cũng là con đường ngắn nhất vì hầu hết các chặng là bay thẳng với khoảng cách đến Natanz dưới 1.500 km.

Tuy vậy, để bay qua được con đường này, Israel cũng phải giải quyết nhiều vấn đề. Thỏa ước hòa bình mong manh của Israel với Jordan, Arab Saudi sẽ khó có thể tồn tại được nếu máy bay chiến đấu Israel bay qua không phận của các nước này, nhất là trong bối cảnh Mỹ, đồng minh có tiếng nói của Arab Saudi tuyên bố không giúp đỡ Israel nếu nhà nước Do Thái đơn phương thực hiện cuộc tấn công.

Con đường thứ ba cho phép máy bay Israel bay xuống biển Đỏ, sau đó lần lượt bay qua không phận Arab Saudi, Iraq và cuối cùng là tấn công nhà máy điện hạt nhân Busher nằm trên bờ vịnh Persian. Khó khăn của Israel khi sử dụng con đường này cũng tương tự như sử dụng con đường thứ hai.


http://nghiadx.blogspot.com
Bom GBU-28 có thể khoan sâu tới 6 m bê tông trước khi phát nổ


Với khoảng cách xa như vậy, chắc chắn Israel sẽ sử dụng các máy bay F-15I (biến thể dành riêng cho Israel) của máy bay tấn công F-15E Strike Eagle có tầm bay xa nhất trong số các máy bay chiến đấu của nước này.

Tuy nhiên, nếu F-15I mang đầy đủ vũ khí (bom khoan hầm, tên lửa không đối không Python) thực hiện chuyến bay dài 1.500 km sẽ phải thực hiện tiếp dầu trên không, nhiều khả năng ở bầu trời Iraq, khi nước này còn nằm trong sự chiếm đóng của Mỹ.

Ngoài ra, để hộ tống F-15I phải cần tới các tiêm kích F-16 tuy không quá hiện đại nhưng rất đông đảo của Israel.

Để tấn công những cơ sở hạt nhân nằm sâu dưới lòng đất của Iran (ví dụ nhà máy làm giàu uranium tại Natanz nằm sâu 8 m dưới đất và bọc trong lớp bê tông cốt thép dày 2,5 m), Israel bắt buộc phải sử dụng những loại bom khoan hầm hạng nặng như loại bom nặng gần hai tấn GBU-28 sử dụng đầu khoan BLU-113 có khả năng khoan sâu 6 m bê tông hoặc 30 m đất.

Thế nhưng, dù Israel có khả năng đàm phán để bay qua không phận các nước Arab, mang được bom khoan hầm đến Iran, vượt qua lực lượng không quân và tên lửa nước này thì việc ném được bom vào các cơ sở hạt nhân Iran vẫn còn rất nhiều khó khăn.


http://nghiadx.blogspot.com
Bản đồ bố trí các hệ thống radar cảnh báo của Iran


Iran có rất nhiều hệ thống radar cảnh báo đặt dọc bờ biển vịnh Persian, biên giới với Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có loại radar Ghadir nội địa có khả năng phát hiện mục tiêu xa tới 1.000 km.

Thậm chí, năm 2010, thiếu tướng Amir-Hamid Arjangi, chỉ huy căn cứ không quân Khatamolanbia còn khẳng định nước này đang sản xuất loại radar mới có tầm phát hiện mục tiêu xa tới 3.000 km, nghĩa là có thể phát hiện được các máy bay Israel khi chúng vừa cất cánh.


http://nghiadx.blogspot.com
Tầm bảo vệ của các loại tên lửa SA-5, Hawk và Hồng Kỳ - 2 của Iran



http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ bố trí hệ thống phòng không tại cơ sở hạt nhân Esfahan




http://nghiadx.blogspot.com
Tại nhà máy điện hạt nhân Busher



http://nghiadx.blogspot.com
Tại cơ sở làm giàu uranium Natanz



http://nghiadx.blogspot.com
Tại lò phản ứng hạt nhân nước nặng Arak


Về vũ khí, Iran sở hữu loại tên lửa phòng không tầm xa SA-5 Gammon có tầm bắn tới 250 km. Dù cho Mỹ và Israel đã quá quen với loại tên lửa này và dễ dàng chế áp (như cách phương Tây đã làm khi tấn công Libya và Iraq) nhưng với năng lực quốc phòng và khả năng cải tiến vũ khí của Iran thì đây cũng là loại tên lửa rất đáng gờm.

Một mũi nhọn phòng không khác của Iran chính là loại tên lửa tầm xa có ngoại hình giống với S-300 mà nước này đã công bố đã tự sản xuất được. Nếu như loại tên lửa này là thật thì mối nguy đối với các máy bay của Israel còn tăng lên gấp bội.

Thêm nữa, với các dàn tên lửa phòng không tầm ngắn Tor-M1, có khả năng phát hiện các mục tiêu với tiết diện phản xạ radar tới 0,1 m2, Iran còn có thể bắn hạ các tên lửa diệt radar hay bom lượn của Israel trước khi chúng kịp chạm đất.

Cũng không thể không kể đến các hệ thống pháo phòng không - tên lửa tầm ngắn dày đặc của Iran xung quanh các cơ sở hạt nhân. Tại những địa điểm này, trận địa phòng không dày đặc, nhiều tầng được xây dựng với nhiều loại vũ khí như pháo phòng không 100 mm Iran tự sản xuất theo pháo KS-19 của Nga có tầm bắn tới 21 km; hệ thống phòng không Skyguard với pháo 35 mm bắn bằng radar tầm bắn 4 km, pháo 23 mm - 2,5 km và súng máy 12,7 mm sẽ trám nốt chỗ trống còn lại. Cùng với các loại tên lửa tầm nhiệt khác như RBS-70, ngay cả việc máy bay hay tên lửa hành trình bay cực thấp cũng khó có thể lọt qua.

Đặc biệt, Iran còn phát triển thêm hệ thống pháo phòng không 23 mm Meshbar gồm 8 nòng pháo, có thể đạt tốc độ bắn tới 4.000 phát/phút, điều khiển bằng hệ thống ngắm quang điện tử và radar, hoàn toàn có thể đóng vai trò như hệ thống C-RAM (Counter Rocket, Artillery, Mortar - Vũ khí đánh chặn đạn rocket, pháo và cối) của Mỹ.

Chính vì những lý do trên, một nguồn tin của Israel đã dự đoán muốn phá hủy được các cơ sở hạt nhân của Iran, ít nhất Israel phải trả giá bằng 1/3 lực lượng không quân của mình.

Với một dân tộc coi trọng sinh mạng binh lính như Israel, chắc chắn đây không phải là một giải pháp được ưa thích.


http://nghiadx.blogspot.com
Pháo 23 mm 8 nòng Meshbar có tốc độ bắn tới 4.000 phát/phút có thể được sử dụng như một vũ khí chống lại các loại bom và tên lửa hành trình



Sử dụng lực lượng đặc nhiệm

Trên thực tế, Iran cũng không phải là một nước ổn định về chính trị. Nhà nước Hồi giáo Shiite của Iran chưa bao giờ làm hài lòng những bộ tộc Hồi giáo Sunni sống ở phía Bắc.

Chính vì thế, năm 2009 đã xảy ra một vụ đánh bom đẫm máu do nhóm vũ trang Hồi giáo Sunny Jundallah gây ra làm 31 người thiệt mạng, trong đó có 2 vị tướng trong Quân đội Iran.

Vì nguyên nhân này, việc cử những lực lượng đặc nhiệm nhỏ, tinh nhuệ đột nhập vào Iran có vẻ đơn giản hơn với Israel. Trên thực tế, đã có khá nhiều vụ đặt bom hay bắn súng giết chết các nhà khoa học hạt nhân Iran bị tình nghi có bàn tay của Israel dính líu. (>> xem thêm)

Hiện cũng có hai cách để các lực lượng đặc nhiệm Israel có thể dùng để đánh phá tiềm lực quân sự của Iran.

Thứ nhất, họ có thể kích động các bộ tộc Hồi giáo Sunni nổi dậy chống lại nhà nước Iran, qua đó giúp sức về nhân lực và vũ khí cho các nhóm này giành lợi thế trước chính quyền tương tự những điều đã diễn ra ở Libya từ tháng 4 -10/2011.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, bộ phận dân cư theo Hồi giáo Sunni quá ít so với cả dân số Iran và quân đội Iran cũng chuyên nghiệp hơn đội quân của ông Gaddafi rất nhiều.


http://nghiadx.blogspot.com
Một máy bay Mỹ bị bắn cháy trong chiến dịch Eagle Claw


Thứ hai, chắc chắn lực lượng an ninh của Iran đã tính đến khả năng này và đã tăng cường an ninh cho các cơ sở hạt nhân và quân sự đến mức tối đa. Với khoảng cách xa, không có yếu tố bất ngờ, rất khó cho lực lượng Israel có thể tấn công.

Hơn thế nữa, lực lượng an ninh Iran cũng không phải không có kinh nghiệm trong việc chống biệt kích đối phương đột nhập, phá hoại.

Ngày 25/4, trong chiến dịch Eagle Claw, Mỹ đã sử dụng 9 chiếc trực thăng RH-53D và 6 chiếc máy bay vận tải C-130 Hercules nhằm giải cứu 52 con tin là công dân Mỹ đang bị giam giữ trong Đại sứ quán Mỹ tại Tehran. Tuy nhiên, chiến dịch này của Mỹ đã kết thúc với kết quả thảm hại khi họ không giải cứu được các con tin và để mất 6 trực thăng, một máy bay C-130, 8 binh sĩ thiệt mạng, 4 người khác bị thương.


http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng đặc nhiệm Iran cũng là đối thủ khó nhằn đối với biệt kích Israel


Hơn thế nữa, Iran có trong tay khá nhiều cơ sở hạt nhân trải dài trên một diện tích rộng (Cơ sở hạt nhân Arak nằm cách nhà máy điện Busher tới gần 2.000 km) trong khi đặc nhiệm Israel chỉ có trong tay một lực lượng hạn chế, việc phá hoại tất cả những cơ sở này trong thời gian ngắn là không thể thực hiện được.

Chính vì vậy, nếu được sử dụng trong cuộc chiến chống Iran, Israel chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ thông tin, chỉ điểm mục tiêu cho không quân oanh kích hơn là đóng vai trò chủ đạo đột nhập, phá hoại.

Tấn công bằng tên lửa

Đây có thể coi là phương án tấn công đơn giản nhất và ít thiệt hại nhất nếu Israel chọn tấn công phủ đầu. Để vươn tới các cơ sở hạt nhân nằm sâu trong nội địa Iran, Israel có trong tay khoảng 30 tên lửa đạn đạo Jericho-III tầm bắn 6.500 km hoặc các tên lửa hành trình Popeye Turbo phóng từ tàu ngầm Dolphin.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Jericho-III của Israel có thể dễ dàng vươn tới các cơ sở hạt nhân của Iran


Tuy vậy, trên thực tế nếu sử dụng đầu đạn thuốc nổ thông thường, số tên lửa trên khó có thể đánh gục ngay tiềm lực hạt nhân của Iran do hầu hết các cơ sở hạt nhân nước này đều nằm sâu trong các boongke bê tông kiên cố.

Thậm chí, Israel có thể chịu thiệt hại nặng nề khi Iran trả đũa bằng các loại tên lửa có tầm bắn trên 2.000 km của nước này như Shahab-3, Sajjin. Với diện tích và dân số hạn chế, nếu để điều này xảy ra, Israel sẽ có thể bị thiệt hại đến mức không thể khôi phục được.

Nếu sử dụng đầu đạn hạt nhân (thông tin không chính thống dự đoán Israel có trong tay khoảng 200 đầu đạn hạt nhân), Israel chưa thể xóa sổ ngay toàn bộ lực lượng vũ trang Iran, hơn thế, lúc đó Israel sẽ mất đi hoàn toàn sự ủng hộ của cộng đồng thế giới, ngay cả với các đồng minh khi đơn phương tấn công một quốc gia khác bằng vũ khí hạt nhân.

Cùng lúc đó, Israel sẽ hứng chịu sự trả thù khốc liệt hoàn toàn có thể dự báo trước của thế giới Hồi giáo, và đây là kết cục nhà nước Do Thái chắc chắn không mong muốn.

http://nghiadx.blogspot.com
Iran cũng có thể đáp trả bằng tên lửa Shahab-3, dù sẽ khó khăn hơn vì phải vượt qua các hệ thống Arrow của Israel


Tựu chung, Israel gần như không thể tấn công phủ đầu đánh gục tiềm lực hạt nhân của Iran mà không có Mỹ và phương Tây giúp sức trong điều kiện hiện nay. Với khoảng cách địa lý xa và tiềm lực quân sự không hề yếu, Iran quá dễ xoay sở khi đứng vào vai trò phòng thủ và Israel quá khó khăn trong vai trò tấn công.

Chính vì thế, lựa chọn tốt nhất của Israel bây giờ một mặt là dùng lực lượng tình báo hiệu quả cao, ngấm ngầm phá hoại, làm suy yếu khả năng hạt nhân của Iran (ám sát, thả virus tương tự như vụ virus Stuxnet phá hoại các máy tính điều khiển trong cơ sở hạt nhân), một mặt vận động được Mỹ và đồng minh phương Tây tiến hành hợp sức cùng tấn công hoặc chí ít tiếp tục đặt gánh nặng trừng phạt lên Tehran.

Tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi Mỹ còn phải đối mặt với nhiều mối quan tâm hơn tại các chiến trường Iraq, Afghanistan, lợi ích ở châu Á - Thái Bình Dương, còn Tây Âu còn vật lộn với khủng hoảng kinh tế, nếu muốn chắc thắng, chắc chắn Israel sẽ tiếp tục phải “nhẫn nhịn” thêm một thời gian nữa.


>> "Chỉ 4 tên lửa hành trình của Iran có thể tiêu diệt Israel"



Mỹ đang có nhiều động thái chiến lược mới, Mỹ và Israel đều đang mạnh mẽ đe dọa Iran, nhưng ngắn hạn chiến tranh chưa xảy ra.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Fateh 110 của Iran (ảnh minh họa)

Iran sẽ không từ bỏ phát triển công nghệ hạt nhân

Ngày 8/11, tại Viên, thủ đô của Áo, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đã đưa ra báo cáo nghiên cứu về vấn đề hạt nhân Iran. Báo cáo cho biết, những dấu hiệu “đáng tin cậy” chứng minh, ít nhất là trước năm 2010, Iran có kế hoạch phát triển thiết bị nổ hạt nhân và đã tiến hành thử nghiệm, mà các hoạt động liên quan đến “nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân” hiện rất có thể vẫn đang tiến hành.

Trước đó, Mỹ và Israel đã dồn dập tuyên bố, không ngại sử dụng vũ lực, kiên quyết ngăn chặn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân.


http://nghiadx.blogspot.com
Vấn đề hạt nhân Iran đang được cộng đồng quốc tế đặc biệt quan tâm


Đối mặt với mối đe dọa vũ lực, Iran hoàn toàn không tỏ ra lo sợ. Ahmadinejad nói: “Iran có sức mạnh quân sự mà các nước Trung Đông khác không có, hiện nay có thể đối đầu lại với Israel và phương Tây”.

Ngày 7/11, Ngoại trưởng Nga Lavrov cảnh báo, tấn công Iran là sai lầm vô cùng nghiêm trọng, sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Thủ tướng Nga Vladimir Putin cũng vừa cho biết, Mỹ dùng vũ lực tấn công Iran, Nga sẽ trả đũa.

Tại sao Iran lại cứng rắn như vậy? Chiến tranh Iran liệu có nổ ra? Việc triển khai chiến lược và sức mạnh quân sự của các nước trong tình hình hết sức căng thẳng ra sao? Iran đã trở thành nơi tranh giành phức tạp nhất sau chiến trường Libya.

Ngày 11/11, giáo sư Đại học Quốc phòng Trung Quốc Lý Đại Quang cho biết, Mỹ có “giành được Trung Đông hay không” phần lớn quyết định ở Mỹ “làm thế nào với Iran”.

Máy bay chiến đấu của Mỹ đã sớm được triển khai ở vịnh Péc-xích

Hiện nay, một số “nước đương sự” của vấn đề hạt nhân Iran luôn bận rộn nâng cấp, cải tạo vũ khí hạt nhân hiện có và nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân mới, thúc đẩy đổi mới, cải tiến vũ khí hạt nhân, đẩy nhanh nâng cao khả năng tấn công tầm xa thông thường.

Lý Đại Quang cho rằng: “Nga đặc biệt nhấn mạnh, cần có lực lượng hạt nhân hiện đại, cần duy trì cân bằng với Mỹ về công nghệ vũ khí hạt nhân. Anh, Pháp cũng nỗ lực cải tạo hiện đại hóa đối với vũ khí hạt nhân hiện có. Để giảm sự phụ thuộc vào Mỹ, Anh có kế hoạch độc lập nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân thế hệ mới. Pháp cũng đang bí mật tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, tăng cường tính linh hoạt và hiệu quả răn đe hạt nhân”.

Đồng thời, Mỹ đang tăng cường khả năng tác chiến trên biển của họ.

Tháng 5/2010, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân, Tư lệnh Lực lượng Hải quân lục chiến và Tư lệnh Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ cùng công bố “Ý tưởng tác chiến hải quân 2010” và nhấn mạnh, lực lượng vũ trang trên biển của Mỹ trước tiên cần xây dựng tư tưởng chỉ đạo “lấy biển làm không gian cơ động”, áp dụng phương thức kết hợp giữa “Lực lượng trên biển được tổ chức theo nhiệm vụ và phân bố trên toàn cầu” với “Lực lượng tác chiến tập trung mang tính khu vực”, thực hiện các hành động trên biển trong tương lai.

Lý Đại Quang nói: “Khả năng cơ động là một trong những nhân tố cơ bản quyết định khả năng tác chiến của hải quân, không chỉ yêu cầu có thể tiến hành cơ động cự ly xa nhanh chóng và hiệu quả, mà còn yêu cầu có thể thông qua cơ động giành lấy ưu thế đối đầu trong môi trường biển. Mỹ muốn phát huy đầy đủ ưu thế cơ động, trở thành lực lượng trên biển không phụ thuộc vào cảng biển và sân bay tại các khu vực”.

Lý Đại Quang cho rằng, việc Mỹ triển khai lực lượng trên biển sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát và răn đe đối với châu Á-Thái Bình Dương. Việc nâng cấp lực lượng hạt nhân và tăng cường lực lượng tác chiến trên biển của các nước sẽ hình thành trạng thái căng thẳng ở khu vực vịnh Péc-xích.

Ông cho biết, Mỹ có rất nhiều căn cứ quân sự ở khu vực vịnh Péc-xích, việc bố trí máy bay chiến đấu được phân bố rải rác ở nhiều nước và khu vực như Iraq, Kuwait, Oman và Diego Garcia. Một khi tên lửa của Mỹ bắn trúng các cơ sở quan trọng của Iran, an ninh và chính quyền của Iran sẽ phải hứng chịu sự tấn công nghiêm trọng.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ có rất nhiều đồng minh thân cận cùng với các căn cứ quân sự ở Trung Đông


Lý Đại Quang nói: “Lực lượng trên biển của Mỹ sẽ tiếp tục duy trì hiện diện tiền duyên tại khu vực có lợi ích rất quan trọng của họ, bao gồm khu vực Tây Thái Bình Dương, khu vực Địa Trung Hải…, đồng thời căn cứ vào nhu cầu, tiến hành xây dựng các căn cứ hạm đội toàn cầu ở các khu vực như vịnh Péc-xích, Đông Nam Á, vịnh Caribe, vịnh Guinea và sừng châu Phi. Thực hiện mục tiêu “bảo vệ lợi ích then chốt của Mỹ, bảo vệ đồng minh, răn đe và ngăn chặn các đối thủ tiềm tàng””.

Tấn công Iran sẽ gây ra chiến tranh giữa Hồi giáo và phương Tây

Trước đây có phương tiện truyền thông phương Tây bình luận, cách làm tốt nhất để ngăn chặn Iran thực hiện thành công mục tiêu hạt nhân của nước này chính là trừng phạt các công ty Trung Quốc ủng hộ Tehran.

Đối với vấn đề này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã trả lời báo chí rằng, không thể hiểu được logic của lời bình luận này.

“Mỹ càng nhấn mạnh trừng phạt, càng lộ rõ họ đã đến bước không biết đi tiếp như thế nào trong vấn đề hạt nhân Iran. Ahmadinejad thậm chí nhiều lần tuyên bố “xóa sổ” Israel khỏi bản đồ thế giới. Hỡn nữa, trong thương mại với nước ngoài, Iran dùng ngoại tệ mạnh khác để thay thế cho đồng USD”.

Thực ra, nhiều nước đã không thực hiện lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran.

Ngay từ tháng 10/2007, Putin đã bất chấp sự phản đối của Mỹ, khăng khăng đến thăm Iran, cùng Ahmadinejad đã ký một thỏa thuận bán cho Iran hơn 50 động cơ máy bay RD-33, đồng thời tuyên bố Iran chưa sẵn sàng sản xuất vũ khí hạt nhân.

Tuyên bố chung còn tái khẳng định “không thể lẫn lộn giữa chủ nghĩa khủng bố với một dân tộc, nền văn hóa hay tôn giáo nào đó”.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 10/11/2011, Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei cảnh báo, nếu Mỹ tấn công quân sự Iran, họ sẽ vấp phải sự đáp trả mạnh mẽ


Theo Lý Đại Quang, cũng trong năm 2007, quân đội Mỹ đã bắt đầu một loạt chương trình triển khai quân sự ở khu vực Trung Đông, trong đó bao gồm điều đến vùng Vịnh cụm chiến đấu tàu sân bay thứ hai và nhiều hơn hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot, mục đích chủ yếu là để răn đe Iran.

Lý Đại Quang cho rằng: “Khi đó, lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei phản ứng, nếu Mỹ tấn công Iran hoặc trừng phạt Iran vì vấn đề hạt nhân, vận chuyển dầu mỏ ở khu vực vùng Vịnh sẽ bị cắt đứt. Mỹ không thể gánh nổi tổn thất này”.

Và bây giờ, báo giới lại bắt đầu dự đoán, một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba đang đến gần.

Lý Đại Quang cho rằng: “Trong thế giới ngày nay, còn rất ít người nhắc đến ngôn từ của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đó là Chiến tranh thế giới thứ ba”. Sở dĩ Mỹ còn chưa hạ quyết tâm tấn công Iran, là do họ còn lo ngại về hậu quả của cuộc chiến, đặc biệt là khó chịu nổi những tổn thất kinh tế do nó gây ra. “Đi nước cờ nguy hiểm” tấn công quân sự sẽ tạo nên cục diện cả hai bên đều thiệt hại.

Lý Đại Quang cho biết: “Nếu Iran bố trí nhiều thủy lôi và tàu chiến ở eo biển Hormuz - nút cổ chai Vịnh Péc-xích, tiến hành phá hoại các tàu chở dầu, lúc này có thể làm cho giá dầu thô quốc tế sẽ tăng mạnh. Ngoài ra, điều Mỹ lo lắng nhất còn là, tấn công thực sự sẽ không chỉ gây ra một cuộc xung đột khu vực đơn giản, mà là cuộc chiến giữa thế giới Hồi giáo với các nước phương Tây”.

Lý Đại Quang nói: “Iran có thể sử dụng ảnh hưởng của họ đối với tất cả các tín đồ Hồi giáo dòng Shiite, khuyến khích các chiến binh Shiite phát động làn sóng chống Mỹ, đồng thời lợi dụng các chiến binh Hezbollah ở Lebanon phát động tấn công đối với Israel. Như vậy, Iraq, Israel, Lebanon và các nước khác sẽ đều bị cuốn vào xung đột. Chiến tranh Iran sẽ có thể phát triển thành cuộc chiến tranh kéo dài giữa thế giới Hồi giáo và các nước phương Tây, hậu quả có thể là thảm họa”.

Trong những năm gần đây, các nước phương Tây do Mỹ dẫn đầu luôn chỉ trích chương trình hạt nhân của Iran là đang phát triển vũ khí hạt nhân.

Tháng 9/2005, IAEA cáo buộc Iran vi phạm “Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân” (NPT), EU đứng đầu là Đức, Pháp và Anh cũng cáo buộc Iran vi phạm nghĩa vụ thực hiện hiệp ước bảo đảm an ninh đã ký với EU.

Ngày 10/1/2006, Iran tuyên bố họ dỡ bỏ niêm phong của IAEA tại nhà máy làm giàu uranium Natanz, vấn đề hạt nhân Iran lại bùng phát một đợt khủng hoảng mới.

Ngày 27/3/2007, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua Nghị quyết 1747, tăng cường mức độ trừng phạt đối với Iran, làm cho sức ép quốc tế đối với Iran tiếp tục tăng lớn, thu nhỏ thêm không gian cho sự tồn tại của chương trình hạt nhân của họ.

Ngày 25/10 cùng năm, chính phủ Mỹ tuyên bố tiến hành trừng phạt đối với hơn 20 tổ chức chính phủ (gồm cả Bộ Quốc phòng), ngân hàng và cá nhân của Iran, trong đó Bộ Quốc phòng và Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran là mục tiêu trừng phạt chủ yếu.

Lý Đại Quang cho biết, Mỹ đã tiến hành rất nhiều công việc thuyết phục các nước tiến hành trừng phạt đối với hoạt động làm giàu uranium của Iran, như thuyết phục các nước có liên quan phối hợp và tham gia hoạt động trừng phạt, tiến hành đánh giá chính xác hậu quả của nội dung và thời gian trừng phạt, đặc biệt là ảnh hưởng của giá dầu đối với kinh tế thế giới.

Lý Đại Quang nói: “Nhưng đối với Iran, duy trì khả năng và quyền lợi làm giàu uranium là giới hạn của họ, sẽ không dễ từ bỏ. Vì vậy, Iran tuyên bố sẽ không từ bỏ quyền lợi sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình, đồng thời sẽ toàn lực đáp trả cuộc xâm lược từ bên ngoài.

Còn đối với Mỹ, họ cũng không hy vọng, Iran sẽ trở thành quốc gia hạt nhân như Ấn Độ và Pakistan (thử nghiệm nổ hạt nhân năm 1998). Bởi vì, thực tế sở hữu vũ khí hạt nhân của Ấn Độ, Pakistan làm cho vị thế chiến lược của hai nước này tăng lên, giúp họ nắm được nhiều con bài mặc cả hơn trên vũ đài quốc tế”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình do Iran tự sản xuất


Sau khi Ahmadinejad được bầu làm Tổng thống Iran, đã có một loạt các lập trường và biện pháp ngoại giao cứng rắn, đã làm gia tăng đối đầu với Mỹ-Âu trong vấn đề hạt nhân, đặc biệt là khởi động lại chương trình nghiên cứu hạt nhân đã đóng cửa có thể được xem như một thách thức trực tiếp với Washington.

Lý Đại Quang cho rằng, sự cứng rắn của Iran là do, về chiến lược, họ muốn trở thành một nước nắm chắc hoàn toàn công nghệ hạt nhân và sở hữu hệ thống công nghiệp hạt nhân hoàn chỉnh, đồng thời liên hệ điều này với niềm tự hào quốc gia và tiêu chí cường quốc khu vực.

Theo Lý Đại Quang: “Có thể nói, với Iran, lợi ích cốt lõi của họ là bảo vệ chế độ Hồi giáo, mà công nghệ hạt nhân liên quan đến an ninh quốc gia, vị thế nước lớn trong khu vực và lòng dân trong nước của Iran, mong muốn Iran từ bỏ phát triển công nghệ hạt nhân gần như là điều không thể.

Iran cũng không có đường lui trong vấn đề hạt nhân, chỉ có thể đưa ra nhượng bộ mang tính sách lược về quy mô và độ minh bạch hạt nhân”.

Mặc dù Israel được cho là có khả năng tấn công hạt nhân với hơn 100 đầu đạn hạt nhân, có thể tiến hành tấn công trên không và tạo ra thương vong cho Iran, nhưng nếu Israel dùng hành động quân sự để phá hủy chương trình hạt nhân của Iran có tỷ lệ thành công không cao.

Giáo sư Ân Canh, nhà nghiên cứu Phòng Tây Á-châu Phi, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, lãnh đạo Iran cũng cho biết, chỉ cần 4 tên lửa hành trình của Iran là có thể tiêu diệt Israel, hơn nữa có thể tiêu diệt 1 triệu người Israel. Lời nói này không phải là hoàn toàn khoác lác. Iran có sức mạnh kinh tế, trang bị công nghệ quân sự đứng đầu Trung Đông, khả năng đáp trả các cuộc tấn công của họ là không thể coi thường.

Lực lượng quân sự của cả Iran và Israel đều rất mạnh

Đánh hay không đánh là vấn đề khó của các nước “đương sự”, cũng là vấn đề được dư luận thế giới quan tâm.

Được biết, lực lượng vũ trang hiện nay của Iran chủ yếu bao gồm Quân đội chính quy và Lực lượng Vệ binh Cách mạng. Quân đội chính quy gồm 3 quân chủng lục, hải, không quân; Lực lượng Vệ binh Cách mạng gồm lực lượng trên bộ, lực lượng trên biển, lực lượng tác chiến trên bộ (lục chiến) và lực lượng trên không.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái Heron II của Israel


Lưu Minh Vọng – nhà nghiên cứu Khoa Lịch sử, Đại học Bắc Kinh kiêm Phó Hội trưởng Hiệp hội nghiên cứu quân sự cho biết, một nước có 2 lực lượng vũ trang là rất hiếm trên thế giới. Trong năm 2011, tàu ngầm, tàu nổi và máy bay của Iran bành trướng ra biển Arabia, mở rộng chiều sâu phòng ngự, tàu nổi thậm chí đi xuyên qua biển Đỏ (Hồng Hải) đến Địa Trung Hải. Nhìn vào thái độ hiện nay, Iran không sợ chiến tranh xảy ra.

Nhưng, lực lượng quân sự của Israel cũng không thể coi thường. Lý Đại Quang cho hay, ngày 21/2/2010, một loại máy bay không người loại mới (UAV) đã được biên chế cho Không quân Israel, sải cánh 26 m, tương đương với máy bay hành khách, thân máy bay dài 15 m, bay ở độ cao có thể đạt 12.000 m, thời gian chạy liên tục có thể vượt 20 tiếng, hành trình có thể từ Israel đến khu vực vùng Vịnh, bao gồm cả Iran.

Mỹ đã chuẩn bị tốt việc “điều binh khiển tướng”?

Ngày 31/10, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tiết lộ, hiện nay Mỹ đã triển khai tổng cộng khoảng 40.000 binh sĩ ở khu vực vùng Vịnh, trong đó có khoảng 23.000 quân ở Kuwait.

Ngày 2/11, báo giới Mỹ dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết, chính phủ Obama đang xem xét, sau khi rút quân khỏi Iraq, sẽ đưa ít nhất 4.000 quân đến đóng tại Kuwait để ứng phó với những biến đổi tình hình an ninh có thể xảy ra ở Iraq và đề phòng mối đe doạ quân sự của Iran.

Ngày 6/11, Bộ trưởng Quốc phòng Kuwait Sheikh Jaber cho biết, vào trước khi kết thúc năm 2011, sau khi rút quân toàn bộ khỏi Iraq, quân Mỹ sẽ không chuyển một phần lực lượng sang đóng ở Kuwait, nhưng Kuwait sẽ không cho phép lãnh thổ của mình được dùng làm căn cứ để tấn công bất cứ nước nào trong khu vực.

Hiện nay hoàn toàn không có kế hoạch Mỹ tăng quân ở Kuwait, bởi vì trong thoả thuận của hai nước đã quy định số quân Mỹ đóng tại Kuwait, Kuwait chỉ là trạm trung chuyển để quân Mỹ rút khỏi Iraq.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-15 của Mỹ


Lý Đại Quang cho rằng, đối với vấn đề hạt nhân Iran, Mỹ chỉ có ba sự lựa chọn: đàm phán, trừng phạt, chiến tranh. Việc tăng cường trừng phạt đối với Iran hoặc việc triển khai hiện nay là một phương án thoả hiệp trong quá trình tranh cãi giữa 2 quan điểm khác nhau, đó là giải quyết bằng ngoại giao và dùng vũ lực, đồng thời cũng có thể là một sự quá độ trong tình thế cấp bách trước khi Mỹ tiến hành tấn công quân sự Iran.

Lý Đại Quang đánh giá: “Ngăn chặn Irann là một trọng điểm lớn trong chính sách Trung Đông của Mỹ, tiến hành tấn công quân sự để chấm dứt chương trình hạt nhân của Iran vẫn là một sự lựa chọn quan trọng trong tương lai của Mỹ. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong ngắn hạn, mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran vẫn chưa đến mức mất kiểm soát, khả năng Mỹ phát động một cuộc tấn công quân sự đối với Iran là rất nhỏ”.

Biến số của chiến tranh Iran phải nhìn vào Nga?

Iran sẽ trở thành một Iraq thứ hai? Chuyên gia Lưu Minh Vọng cho rằng, biến số nằm ở Nga và các nước liên minh quân sự chống Mỹ khác, bởi vì Iran là thị trường vũ khí quan trọng và đồng minh khu vực của Nga.

Lưu Minh Vọng cho rằng: “Nga đứng thứ hai trong các cường quốc quân sự thế giới về khả năng vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân, chỉ đứng sau Mỹ. Hơn nữa, Không quân Nga là quân chủng phát triển trọng điểm trong lực lượng vũ trang nước này, điều này được thể hiện trong kế hoạch vũ khí và tỷ lệ phân phối ngân sách quốc phòng tương lai của các nước khác”. Nếu chiến tranh xảy ra, ném bom không quân sẽ là sự lựa chọn hàng đầu.

Vũ khí trang bị trên không được coi là trang bị quan trọng bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, được rất nhiều nước coi trọng. Đặc biệt là máy bay chiến đấu thế hệ mới, máy bay không người lái và khinh khí cầu khổng lồ được phát triển rất nhanh.

Lý Đại Quang cho biết, máy bay không người lái đã bắt đầu tiến hoá từ “kiểu tấn công đối đất, do thám” đa năng sang “kiểu chiến đấu” chuyên dụng, thậm chí có người dự đoán máy bay không người lái kiểu tấn công sẽ thay thế toàn diện máy bay chiến đấu có người lái, trở thành “nhân vật chính” trên chiến trường trong thế kỷ 21.

Lý Đại Quang cho rằng: “Nga đã tiến hành nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom chiến lược tàng hình thế hệ mới, dự kiến sẽ biên chế cho Không quân Nga vào năm 2025 – 2030. Tính năng công nghệ cất cánh và tác chiến của loại máy bay ném bom này sẽ vượt xa máy bay ném bom tầm xa của Nga hiện nay, và là loại máy bay thay thế sau khi được trang bị cho không quân”.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ-Nga cạnh tranh trên thị trường vũ khí Trung Đông. Trong hình là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK-FA do Nga-Ấn hợp tác sản xuất


Đầu năm 2010, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 PAK-FA bay thử lần đầu tiên thành công. Thời gian bay liên tục lần này khoảng 47 phút, báo chí Nga coi đó là một sự “thể hiện cực tốt”.

Lý Đại Quang cho rằng: “Máy bay chiến đấu T-50 PAK-FA do Nga và Ấn Độ hợp tác thiết kế và phát triển, nhằm đối phó với máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor và máy bay chiến đấu F-35 Lightning của Mỹ.

Loại máy bay mới này có thể bay đường dài liên tục với tốc độ siêu âm, đồng thời tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Máy bay chiến đấu T-50 PAK-FA là một phần của kế hoạch hiện đại hoá vũ khí quốc phòng Nga, từ thập niên 90 của thế kỷ 20 đến nay nằm trong quá trình nghiên cứu phát triển”.

Đồng thời, Iran đã sớm tiến hành nâng cấp trang bị quân sự, các loại vũ khí dẫn đường chính xác thông thường liên tục được thử nghiệm. Ngày 3/2/2010, Iran thử thành công tên lửa đẩy vệ tinh tự chế tạo “Người tìm kiếm 3”, đồng thời còn công bố 3 vệ tinh tự chế tạo và 1 động cơ tên lửa đẩy.

Mỹ tuyên chiến với Iran là để chào hàng vũ khí?

Lưu Minh Vọng cho rằng, nghiên cứu chế tạo vũ khí hạt nhân chỉ là ngòi nổ gây ra “tuyên chiến”, sau khi Iraq bị chiếm đóng, nguồn dầu mỏ của Iran là nguyên nhân hàng động căn bản nhất. Ngoài ra, cũng không loại trừ có quốc gia muốn mượn tuyên chiến để để chuyển mâu thuẫn từ trong nước do kinh tế suy thoái, và thoả mãn lợi ích của các tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ, đây là nguyên nhân rất quan trọng.

Lý Quang Á cho rằng, kim ngạch bán vũ khí của Mỹ 3 năm liên tục vượt 30 tỷ USD, riêng năm tài khoá 2010 đạt 31,6 tỷ USD. Năm tài khoá 2010, chính phủ Israel mua vũ khí trang bị của Mỹ trị giá 4 tỷ USD, trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Mỹ. Mỹ nóng lòng chào hàng F-35 và châu Á đã trở thành thị trường lớn nhất của F-35.

Trải qua 8 năm đánh giá và đàm phán mang màu sắc chính trị, các quan chức chính phủ Israel chính thức tuyên bố mua máy bay chiến đấu F-35.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-35 của quân đội Mỹ


Ngày 7/10/2010, Israel và Mỹ chính thức ký thoả thuận, mua 20 chiếc máy bay chiến đấu F-35 trị giá 2,75 tỷ USD. Lô máy bay này sẽ bàn giao vào các năm 2015 – 2017.

Theo Lý Đại Quang: “Gần đây, Israel không muốn mua F-35, nhưng Mỹ nhận đơn đặt hàng mua vũ khí 60 tỷ USD của Saudi Arabia, trong đó có máy bay F-15 phiên bản mới nhất, lúc này Israel đứng ngồi không yên. Thế là, đặt hàng với Mỹ mua F-35”. Chính phủ Mỹ kiên trì bán vũ khí với kim ngạch khổng lồ cho các nước Arabia, ngoài việc tạo ra “Thuyết mối đe doạ từ Iran”, còn gây ra cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước Arabia ở vùng Vịnh như Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arabia thống nhất, Qatar và Kuwait.

Lý Đại Quang đánh giá: “Trung Đông luôn là khu vực được các nhà sản xuất vũ khí thế giới quan tâm, là nơi tập trung nhất vũ khí tiên tiến, là một thị trường bán vũ khí lớn khác cạnh tranh khốc liệt giữa Mỹ và Nga. Mỹ chủ yếu bán vũ khí cho các nước Israel, Saudi Arabia, các Tiểu vương quốc Arabia thống nhất và Qatar, còn Iran, Syria là khách hàng vũ khí chủ yếu của Nga”.


Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

>> Tiềm lực quân sự của Iran


Khám phá tiềm lực quân sự của nước cộng hòa hồi giáo Iran qua ảnh :

Thống kê quân sự:

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa đạn đạo Fajr-3 MIRV hiện đại nhất của Iran hiện nay. Đây là loại hỏa tiễn đẩy bằng nhiên liệu lỏng, có khả năng tấn công đa mục tiêu do nước này phát triển và trình làng năm 2006. Iran không tiết lộ tầm bắn của Fajr-3 và chỉ cho biết, nó có thể tàng hình trước radar. Ảnh: Wikipedia.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đất đối hạm Kowsar tầm trung do Iran chế tạo. Giới chức Iran khẳng định, nó có thể qua mặt hệ thống gây nhiễu điện tử của đối phương để đi đến mục tiêu chính xác. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa phòng không vác vai Misagh 2 do Iran tự thiết kế, có tầm bắn 5km, trần bay tác chiến 5 km và mang đầu đạn nặng 1,42 kg. Thiết bị phóng của nó có trọng lượng 12,74 kg. Bộ Quốc phòng Iran bắt đầu cho chế tạo hàng loạt loại tên lửa cơ động nhưng lợi hại này từ tháng 2/2006. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình đất đối hạm SSN4 Ra'ad có tầm bắn 350 km. Tehran tuyên bố hỏa tiễn mang đầu đạn 500 kg này có thể tấn công bất cứ loại chiến hạm hạng nặng nào tại vùng Vịnh, biển Oman và phía bắc Ấn Độ Dương. Ngoài ra nó có khả năng bay tầm thấp để tránh radar. Ảnh: IRIB.
http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa tự hành đất đối không TOR-M1 do Nga chế tạo có khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Nga đã bán cho Iran 29 đơn vị vũ khí loại này, một động thái khiến Mỹ kịch liệt phản đối. TOR-M1 được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự và dân sự, chống lại tên lửa hành trình, bom thông minh, máy bay chiến đấu và máy bay do thám không người lái của đối phương. Ảnh: Rian.
http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay chiến đấu Saegheh (bên phải) do Iran tự thiết kế, thử nghiệm và cải tiến, trình làng ngày 6/9/2006. Loại máy bay cường kích này được cho là có tính năng tương đương hoặc mạnh hơn cả F-18 nổi danh của Mỹ. Saegheh có buồng lái nhỏ hẹp chỉ dành cho một phi công, nhưng có khả năng vừa bắn tên lửa không đối đất vừa ném bom. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay tiêm kích Mig-29 nhập về từ Nga đã được Iran nâng cấp và trang bị thêm vũ khí hiện đại. Ảnh: Shiachat.
http://nghiadx.blogspot.com

Trực thăng chiến đấu Cobra của Iran đang phóng tên lửa trong một cuộc tập trận. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Hai trong số 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo của hải quân Iran tại vùng Vịnh. Đây là loại tàu ngầm chạy bằng năng lượng điện diesel do Nga chế tạo, chuyên chống tàu chiến và tàu ngầm đối phương ở vùng nước nông. Đây cũng là một trong những thế hệ tàu ngầm ít gây tiếng ồn nhất trên thế giới. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm mini Ghadeer do Iran tự thiết kế và chế tạo. Cho đến nay, thông số kỹ thuật cũng như trang bị vũ khí của loại tàu ngầm cơ động này vẫn còn là một điều bí ẩn. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Các chiến hạm và trực thăng chiến đấu của hải quân Iran trong một cuộc tập trận quy mô trên vùng Vịnh. Ảnh: FARS.
http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến hiện đại chạy bằng đệm không khí (hovercraft) của hải quân Iran trong một cuộc diễn tập quân sự. Ảnh: Xinhua.

http://nghiadx.blogspot.com

Chiến hạm lớp Thondor có thiết kế mang tính tiêu chuẩn đối với các tàu mang tên lửa trên toàn thế giới. Hiện Iran có 10 chiếc tàu loại này phục vụ trong hải quân, trên đó được trang bị 4 quả tên lửa C-802, hai súng phòng không 33 li và hai súng phòng không 23 li. Ảnh: Abovetopsecret.

http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng Safir-74 của Iran được nâng cấp từ phiên bản T-72 do Nga chế tạo. Quân đội Iran đã trang bị thêm cho "cỗ máy chiến tranh" này một tấm áo giáp làm bằng những tấm kim loại hình chữ nhật, có khả năng chống lại đạn xuyên phá uranium. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Bên trong một nhà máy chế tạo xe tăng của Iran. Đây cũng là nơi Iran tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa những chiếc xe tăng nhập từ nước ngoài, nhằm đạt được khả năng tác chiến vượt trội so với đối phương. Ảnh: FARS.

http://nghiadx.blogspot.com

Các binh sĩ Iran trong một cuộc duyệt binh tại thủ đô Tehran. Ảnh: AP.

http://nghiadx.blogspot.com

Hình ảnh đặc trưng của bộ binh Iran: Được vận chuyển tới chiến trường bằng trực thăng CH-47 Chinook, sau đó chia lẻ hai người mang theo tên lửa vác vai đi một chiếc xe máy địa hình để cơ động tác chiến. Ảnh: AFP.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang