Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu sân bay Thi Lang

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Thi Lang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu sân bay Thi Lang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

>> Đối đầu với Mỹ, tàu sân bay Trung Quốc chỉ 'sống' được vài giờ



Những lợi ích, nhược điểm chiến lược của tàu sân bay Trung Quốc, các sứ mệnh tương lai và tác động chiến lược.


http://nghiadx.blogspot.com

Trong cuộc đối đầu cường độ cao với kẻ thù có khả năng về tàu ngầm, không quân và tàu chiến bố trí trên tàu nổi/đất liền, tuổi thọ dự tính của một tàu sân bay Trung Quốc có thể sẽ được tính bằng giờ.


Chương trình đóng tàu sân bay của Trung Quốc tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trong các nhà quan sát Trung Quốc và nước ngoài. Tàu sân bay Varyag của Liên Xô mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998 và cải tạo lại thành tàu sân bay đầu tiên của họ với tên Thi Lang có lẽ là sự khởi đầu khiêm tốn và tập trung cho nhiệm vụ huấn luyện cho một nhóm tàu sân bay chuyên dụng thế hệ 1 của Trung Quốc và sẽ sử dụng các máy bay trên hạm tự phát triển như J-15 Flying Shark.

Trung Quốc có thể sẽ đóng 3-4 tàu sân bay để ít nhất có 1 tàu hoạt động trên biển, trong khi các tàu khác được sử dụng cho huấn luyện hoặc cải tiến, sửa chữa.

Trong bối cảnh đó, một việc có ý nghĩa quan trọng là đưa ra một hình dung chiến lược chân thực và đánh giá những ưu và nhược điểm của việc phát triển và triển khai các tàu sân bay Trung Quốc. Một năng lực tàu sân bay đáng kể chắc chắn sẽ tạo ra những tiền đề đưa khả năng tung sức mạnh lên một cấp độ mới.

Nhận thức rõ những ưu thế và điểm yếu của các tàu sân bay của hải quân Trung Quốc sẽ giúp Mỹ và các cường quốc khu vực khác hoạch định các kế hoạch và chiến lược hiệu quả hơn để đối phó với khả năng tàu sân bay phôi thai của Trung Quốc.

Những lợi ích chiến lược

1) Mở rộng ảnh hưởng ngoại giao trong khu vực.

Một cụm tàu sân bay sẽ mang lại những lợi thế ngoại giao lớn trong việc tạo ra sự hiện diện hải quân dễ thấy của Trung Quốc ở Biển Đông Việt Nam, Đông Nam Á, dọc theo các tuyến đường biển then chốt ở Ấn Độ Dương, và phục vụ các sứ mệnh nhân đạo như phản ứng với trận sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương. Một số cụm tàu sân bay sẽ cần để có sự hiện diện ổn định ở các khu vực này và cho phép thực hiện bảo dưỡng định kỳ.

2) Cải thiện khả năng của Trung Quốc bảo vệ công dân của họ và những lợi ích kinh tế riêng quan trọng tại những khu vực bất ổn giữa Biển Đỏ và Hong Kong.

Tiến lên phía trước, năng lực của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ được hoạch định chuyên để đối phó với các mối đe dọa đối với công dân Trung Quốc và các lợi ích của Trung Quốc ở hải ngoại. Chúng bao gồm các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như hải tặc và khủng bố, cũng như rối loạn nội bộ như đang thấy ở Libya.

Quân đội Mỹ, mặt khác, đang nắm giữ năng lực viễn chinh thực sự toàn cầu và mạnh mẽ, giúp họ tiến hành các cuộc chiến tranh lớn hầu như bất cứ đâu trên thế giới.

3) Các tàu sân bay đem lại một tổ hợp những khả năng thay đổi tùy biến để ứng phó với hàng loạt những tình huống bất ngờ.

Các tàu sân bay và hạ tầng hoạt động bảo đảm thực hiện được các sứ mệnh phức tạo cũng có thể vận dụng để ứng phó với các sứ mệnh an ninh phi truyền thống như cứu trợ nhân đạo sau trận sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương hay trấn áp hải tặc ngoài khơi Somalia. Quân đội Trung Quốc đang cải thiện khả năng đối phó với các mối đe dọa quy mô nhỏ hơn, không đòi hỏi phải dùng sức mạnh tiến vào một khu vực thù địch, song vẫn đòi hỏi sự triển khai lực lượng tầm xa. Khả năng thể hiện sự hiện diện được cải thiện và trợ giúp các chiến dịch nhân đạo và các hoạt động quân sự phi tác chiến có khả năng cho phép có được một năng lực viễn chinh quân sự hạn chế để đem lại những lợi ích ngoại giao lớn cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng, tiềm lực hải quân, không quân và lục quân thực hiện các hoạt động bên ngoài khu vực của Trung Quốc có lẽ vẫn còn phải mất ít nhất 15 năm nữa mới đạt được mức độ phản ứng tùy biến với các mối đe dọa cường độ cao và thấp mà Bộ Quốc phòng Mỹ hiện có.

Những nhược điểm chiến lược

1) Các tàu sân bay vốn dễ bị tấn công và tổn thương.

Trong một cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ, khi được hỏi các tàu sân bay Mỹ sẽ sống sót được bao lâu trong một cuộc chiến tranh lớn chống các lực lượng Soviet, Đô đốc Hyman Rickover đã có câu trả lời trứ danh: “khoảng 2 ngày”.

Trong cuộc đối đầu cường độ cao với kẻ thù có khả năng về tàu ngầm, không quân và tàu chiến bố trí trên tàu nổi/đất liền, tuổi thọ dự tính của một tàu sân bay Trung Quốc có thể sẽ được tính bằng giờ.

Khả năng tác chiến chống ngầm có lẽ là điểm yếu chí mạng nhất mà Trung Quốc cần phải khắc phục để bảo vệ các tàu sân bay tương lai. Nhiều láng giềng của Trung Quốc, trong đó có Việt nam, Indonesia và Malaysia, tất cả đều đã mua hoặc đã ký hợp đồng mua các tàu ngầm diesel tiến công khá hiện đại trong những năm gần đây và hải quân các nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia tất cả đều có khả năng tấn công tàu ngầm rất mạnh.

2) Các tàu sân bay cùng các tàu và hạ tầng yểm trợ cho chúng là rất đắt tiền.

Đó một phần là vì tính dễ bị tấn công của tàu sân bay và một phần vì cần có nhiều hệ thống hỗ trợ khác nhau để bảo đảm cho một tàu sân bay có thể hoạt động với hiệu quả tối đa. Nếu hải quân Trung Quốc có ý định tiến hành các hoạt động tàu sân bay đáng kể ở các vùng biển xa, họ chắc chắn sẽ phải mua sắm các tàu phòng không tiên tiến, tăng cường khả năng tiếp vận trên biển và mua sắm nhiều tàu ngầm hạt nhân tiến công hơn và tích hợp tốt hơn các máy bay chỉ huy/báo động sớm (AWACS) và máy bay tiếp dầu với lực lượng máy bay trên tàu sân bay.

3) Khả năng tác chiến bằng tàu sân bay của Trung Quốc chắc chắn sẽ làm các láng giềng của Trung Quốc lo ngại và có khả năng giúp thúc đẩy các liên kết an ninh chính thức hơn nhằm đối trọng với sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.

Các tàu sân bay vốn là công cụ tung sức mạnh. Các láng giềng của Trung Quốc và các đối thủ chiến lược chắc chắn sẽ tìm cách ngăn chặn cái mà họ coi như tín hiệu của tham vọng có được khả năng hải quân hùng mạnh của Trung Quốc vốn có thể nhanh chóng chuyển từ các sứ mệnh mềm sang các sứ mệnh cứng.

4) Quãng thời gian còn dài cho đến lúc các tàu sân bay Trung Quốc có khả năng hoạt động thực sự giúp các địch thủ khu vực của Trung Quốc có thời gian để xây dựng các biện pháp ứng phó mà thường là rẻ tiền hơn và có thể mua sắm tương đối nhanh.

Hạ tầng đóng tàu lớn và tích cực cũng như nền tảng nhân lực của Trung Quốc chắc chắn sẽ làm giảm chi phí đóng và trang bị cho tàu sân bay so với Mỹ chẳng hạn. Tuy vậy, các tàu sân bay tự đóng trong nước vẫn sẽ đắt đỏ với giá cuối cùng chắc chắn sẽ bằng mấy chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Type 071 vốn rất thích hợp để đối phó với các tình huống bất ngờ mà Trung Quốc nhiều khả năng phải đối mặt nhất trong những năm tới và sẽ ít gây lo sợ trong các nước láng giềng của Trung Quốc hơn là một tàu sân bay thực sự.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

>> Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc giải thích về tàu sân bay



Ngày 12/8, bộ trưởng bộ quốc phòng Nhật Bản đã kêu gọi Trung Quốc giải thích lý do quốc gia này cần có sự phục vụ của các tàu sân bay.



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng bộ quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kita yêu cầu Trung Quốc giải thích về động cơ cho ý muốn sở hữu tàu sân bay.


Trước đó, Mỹ cũng có yêu cầu tương tự khi nhiều quốc gia trong khu vực đã thể hiện mối quan ngại trước sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Đặc biệt là sau sự kiện tàu sân bay đầu tiên của quốc gia này chính thức đi vào thử nghiệm.

“Là một tàu sân bay, vũ khí này có khả năng cơ động cao và có khả năng tấn công rất mạnh. Chúng tôi muốn Trung Quốc giải thích lý do tại sao họ cần có sự phục vụ của tàu sân bay”, ông Toshimi Kitazawa nói trước báo chí.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, sự kiện này đang tạo ra tác động lớn lên cả khu vực”, ông Kitazawa cho biết thêm.

Mới đây, Trung Quốc đã đưa tàu sân bay Varyag ra biển. Mặc dù cố gắng giảm bớt khả năng của tàu sân bay này và nhấn mạnh mục đích “nghiên cứu và huấn luyện”, Trung Quốc vẫn làm dấy lên sự lo ngại trên toàn khu vực.

Trong bản báo cáo quốc phòng thường niên, Nhật Bản đã thể hiện sự quan ngại đối với sự áp đặt ngày càng gia tăng của Trung Quốc cũng như “tầm với” của hải quân Trung Quốc đang được mở rộng nhanh chóng ra Thái Bình Dương.

Nhật Bản kêu gọi sự minh bạch đối với ngân sách mà Trung Quốc dành cho lĩnh vực quốc phòng.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản ứng và chỉ trích bản báo cao quốc phòng thường niên của Nhật Bản là “vô trách nhiệm”, đồng thời khẳng định động cơ hiện đại hóa quân đội của họ chỉ nhằm tăng cường tính phòng thủ.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

>> Chỉ huy tàu sân bay TQ 'thuộc lòng' biển Đông?



Thiếu tướng Li Xiaoyan đang công tác tại hạm đội Nam hải của quân đội Trung Quốc rất có thể sẽ trở thành chỉ huy tàu sân bay đầu tiên của Bắc Kinh, tờ South China Morning Post đưa tin.

Theo tờ báo này, tướng Li nhiều khả năng được lựa chọn cho vị trí chỉ huy này là bởi có kiến thức uyên thâm về tàu chiến và đặc biệt là kinh nghiệm làm việc tại biển Đông. Đây là một lợi thế của ông Li bởi tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc có thể được triển khai tại biển Đông.

Giám đốc Hiệp hội quân sự quốc tế có trụ sở tại Ma Cao Antony Wong Dong cũng nhận định, tướng Li Xiaoyan hoàn toàn phù hợp với chức vụ chỉ huy tàu sân bay hơn bất kỳ ai khác, bởi ông là người có kinh nghiệm làm việc lâu năm trên các tàu chiến. Đặc biệt, nếu làm việc trên tàu sân bay hoạt động ở biển Đông thì đây sẽ là một lợi thế đối với ông.

Ngoài ra, Giám đốc Dong cho rằng, ông Li giúp quảng bá hình ảnh của hải quân Trung Quốc trong thời gian thăm các nước. Điều này cho thấy ông là người có uy tín rất cao.

Theo South China Morning Post, trong chuyến viếng thăm tàu sân bay Minsk của Nga hồi năm 2002, ông Li từng khẳng định, Trung Quốc cần có một chiếc tàu sân bay cho riêng mình.

Trước đó, tờ China Daily cũng cho hay, tướng Li và 7 sĩ quan hải quân khác được gửi tới Học viện Hải quân Quảng Châu năm 2008 tham gia chương trình đào tạo đặc biệt phục vụ cho các hoạt động chỉ huy tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Tướng Li có khả năng trở thành chỉ huy tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.

Thiếu tướng Li Xiaoyan, 50 tuổi, bắt đầu con đường binh nghiệp của mình tại trường đào tạo phi công của không quân Trung Quốc. Ông từng theo học lớp huấn luyện sĩ quan điều hành tàu chiến khóa đầu tiên của Trung Quốc năm 1987.

Năm 1991, trong thời gian tập sự, ông được bổ nhiệm làm đội phó tàu khu trục Nam Ninh, sau đó làm đội phó tàu khu trục Nam Xương. Năm 1995, ông Li được bổ nhiệm làm đội trưởng tàu khu trục Giang Môn. Năm 1999, ông nhận bằng thạc sĩ ở Học viện Hải quân N.G. Kuznetsov ở Nga.

Một năm sau đó, ông được bổ nhiệm làm đội trưởng tàu khu trục Thâm Quyến, thực hiện sứ mệnh ngoại giao đi thăm các cảng của nước ngoài. Đến năm 2004, ông Li được cử làm chỉ huy một đội quân trong hạm đội biển Đông của quân đội Trung Quốc.

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

>> Trung Quốc phong tỏa cảng Đại Liên



Cục an toàn hàng hải tỉnh Liêu Ninh Trung Quốc đã ra thông báo phong tỏa toàn bộ khu vực xung quanh cảng Đại Liên.


Theo đó toàn bộ tàu thuyền sẽ bị cấm đi vào khu vực này từ ngày 4-16 tháng 8/2011.

Trong thông báo phong tỏa khu vực cảng Đại Liên mà cơ quan an toàn hàng hải Liêu Ninh đưa ra, sở dĩ họ phong tỏa khu vực cảng này là để phục vụ cho mục đích quân sự.
http://nghiadx.blogspot.com
Vùng màu đỏ là khu vực bị phong tỏa kể từ ngày hôm nay. Ảnh:Clubchina



Khu vực phong tỏa bắt đầu từ vị trí neo đậu hiện tại của tàu sân bay Thi Lang (Varyag) cho đến gần hết khu vực eo biển Bột Hải. Sự kiện phong tỏa này được thông báo là để cho các thử nghiệm sơ bộ ban đầu của tàu sân bay Thi Lang.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu vực neo đậu của tàu sân bay Varyag. Ảnh: Clubchina



Trên các tuyến đường dẫn đến cảng Đại Liên và các tuyến đường xung quanh, tất cả các phương tiện không có phận sự đều không được phép vào khu vực này. Chính quyền địa phương cho biết, tất cả người dân cũng như phóng viên không được phép quay phim, chụp hình trong khu vực thử nghiệm của Thi Lang.

Các đơn vị kiểm soát quân sự bắt đầu tăng cường làm nhiệm vụ kể từ hôm nay 4/8/2011. Cảnh sát địa phương cũng đã ra thông báo cho tất cả người dân trong khu vực không được leo núi cũng như sử dụng các tòa nhà cao tầng cho mục đích chụp ảnh. Bất cứ trường hợp bất thường nào đều bị bắt giữ và thẩm tra tại cơ quan cảnh sát địa phương.

Sự kiện ra thông báo phong tỏa khu vực cảng Đại Liên một cách bất thường này khiến dư luận không khỏi thắc mắc. Mặc dù, mục đích của cuộc phong tỏa này được cho là để thử nghiệm tàu sân bay, tuy nhiên có thể đây chỉ là một hành động che mắt dư luận trước sự cố của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.

Trước đó, theo một thông tin từ cơ quan tình báo Nhật Bản, một tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã gặp sự cố gần cảng Đại Liên và gây rò rỉ phóng xạ ra khu vực xung quanh. Thông báo phong tỏa khu vực cảng Đại Liên một cách gắt gao của chính quyền địa phương và quân đội Trung Quốc càng làm cho thông tin này có cơ sở hơn. Tag: Hải quân Trung Quốc, Tàu sân bay Thi Lang, Tàu sân bay Trung Quốc, Hải quân các nước trên thế giới

[news]


Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 3)



Trong biên chế hoạt động một nhóm tác chiến tàu sân bay, không thể thiếu vai trò của trinh sát, tác chiến điện tử và công tác hậu cần.

Trinh sát và tác chiến điện tử

Trong bối cảnh bùng nỗ của khoa học công nghệ, tác chiến công nghệ cao đang trở thành một phương hướng chủ đạo của chiến tranh hiện đại. Ưu thế luôn nghiêng về bên nào sở hữu được nhiều công nghệ cao hơn.

Ngày nay, vũ khí công nghệ cao luôn được các cường quốc sử dụng làm đòn đánh đầu tiên trong tác chiến hiện đại, để phát huy tối đa năng lực của vũ khí. Trong đó, bộ phận tác chiến điện tử có một vai trò cực kỳ quan trọng và luôn là lực lượng đi tiên phong.


http://nghiadx.blogspot.com
Cụm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc thiếu vai trò của một máy bay tác chiến điện tử chuyên dụng như E/A-18G của Hải quân Mỹ.

Khi bộ phận tác chiến điện tử "ra đòn" có thể làm “mù” các hệ thống trinh sát điện tử của đối phương, vừa tăng cường năng lực phòng thủ, phát hiện, ngăn chặn sớm sự xuất hiện, cũng như chống trả những đòn phản công điện tử của đối phương. Làm suy yếu và mất tính chính xác của các hệ thống vũ khí có dẫn đường của đối phương.

Trong biên chế nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ luôn có một phi đội chuyên đảm đương nhiệm vụ trinh sát và tác chiến điện tử, bao gồm các máy bay trinh sát P-3C Orion, máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm AEW&C E-2C/D Harkeyes, máy bay tác chiến điện tử E/A-6B và E/A-18G.

http://nghiadx.blogspot.com
Việc không thể triển khai hoạt động máy bay AWACS KJ-2000 là một bất lợi lớn của tàu sân bay Thi Lang và cụm tác chiến của nó.


Cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc sẽ không nằm ngoài ngoại lệ này. Do đó, Trung Quốc cũng đã có những bước chuẩn bị tích cực cho việc xây dựng và hình thành lực lượng trinh sát và tác chiến điện tử.

Điển hình là Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chỉ huy và cảnh báo trên không KJ-2000. Đây là loại máy bay AWACS được phát triển trên cở sở bộ khung của máy bay vận tải IL-76 của Nga.

Ngày 7/6/2006, một chiếc KJ-2000 đã bị rơi trong khi đang thử nghiệm làm toàn bộ phi hành đoàn 40 người thiệt mạng, vụ tại nạn này đã làm gián đoạn nỗ lực xây dựng lực lượng AWACS của Trung Quốc.

Hiện tại, Trung Quốc gặp phải nhiều khó khăn trong việc xây dựng năng lực trinh sát và tác chiến điện tử cho cụm tác chiến tàu sân bay tương lai.

Trung Quốc chưa có máy bay nào được thiết kế cho nhiệm vụ tác chiến điện tử chuyên dụng như E/A-6B hay E/A-18G của Hải quân Mỹ và thiếu máy bay trinh sát điện tử chuyên dụng như P-3C Orion của Mỹ.

Một khó khăn nữa là tàu sân bay đang được cải tạo Thi Lang với đường băng kiểu nhảy cầu không cho phép triển khai hoạt động các máy bay cánh cố định tải trọng lớn.

Do đó, tàu sân bay này không có khả năng triển khai hoạt động các máy bay trinh sát, chỉ huy và cảnh báo trên không như Y-8X hay KJ-2000.

Để bù lại khuyết điểm này, Trung Quốc đã phát triển một trực thăng đảm đương nhiệm vụ chỉ huy và cảnh báo sớm trên không cho tàu sân bay Thi Lang là Z-8AEW, tương tự như trực thăng Ka-31 của Nga.

Tuy nhiên sự hạn chế về trần bay, tầm bay năng lực của radar so với các máy bay AEW&C cánh cố định là điều không phải bàn cãi. Loại trực thăng này phát huy vai trò cảnh báo sớm đường biển và dẫn đường cho tên lửa chống hạm hiệu quả hơn là cảnh báo sớm và chỉ huy tác chiến đường không. Như vậy, trong tương lai gần, cụm tàu sân bay chiến đấu của Trung Quốc sẽ đối mặt với vấn đề vừa thiếu, vừa yếu về năng lực trinh sát và tác chiến điện tử.

Trong bối cảnh tại châu Á xuất hiện ngày càng nhiều hệ thống tên lửa chống hạm hiện đại của Nga và một số nước khác, nếu không có một hệ thống tác chiến điện tử đủ mạnh. Cụm tác chiến tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ gặp nhiều bất lợi nếu có một cuộc đụng độ xảy ra.

Dịch vụ hậu cần

Để đảm đương công tác hậu cần phục vụ nhu yếu phẩm, tiếp tế nhiên liệu, vũ khí đạn được cho cụm tác chiến tàu sân bay này là một vấn đề hoàn toàn không đơn giản. Đặc biệt, trong trường hợp tác chiến xa bờ ở những nơi không có các căn cứ thường trực.

Tuy nhiên có vẻ đây không phải là vấn đề quá lớn, công nghiệp hàng hải Trung Quốc đủ khả năng để phát triển một đội tàu hậu cần hùng hậu cho cụm tác chiến này. Nhưng có một khó khăn khác, hiện nay Trung Quốc gần như không có căn cứ hoặc cơ sở hải quân nào ở nước ngoài.

Nếu nhìn vào những vấn đề hiện tại của tàu sân bay Thi Lang, cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc chỉ có thể "lởn vởn" ở các vùng biển gần Trung Quốc. Chừng nào vấn đề động cơ cho tàu sân bay Thi Lang chưa được giải quyết, con tàu này sẽ khó lòng mà thực hiện được những chuyến công du xa bờ.

Tóm lại với 3 trở ngại lớn đang gặp phải về hệ thống động lực cho tàu sân bay, tiêm kích trên hạm, năng lực trinh sát và tác chiến điện tử, cụm tàu sân bay chiến đấu tương lai của Trung Quốc còn quá nhiều điểm yếu cần phải khắc phục.

Chẳng vậy mà Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen tỏ ý nghi ngờ khả năng triển khai hoạt động một cách hiệu quả của tàu sân bay Thi Lang cùng với cụm tác chiến của nó.

Tuy rằng, cụm chiến đấu tàu sân bay của Trung Quốc chỉ yếu khi đem so sánh với cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Mỹ.



[BDV news]


Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

>> Hồ sơ cụm tàu sân bay chiến đấu Trung Quốc (kỳ 2)



Việc xây dựng năng lực phòng không hạm đội và chống ngầm đã hoàn thành, tuy nhiên việc xây dựng hạt nhân của nhóm tác chiến tàu sân bay đang gặp nhiều vấn đề nan giải.

Xây dựng hạt nhân của nhóm tác chiến

Với nhóm tác chiến tàu sân bay, tàu sân bay chính là hạt nhân của nhóm quan trọng. Tàu sân bay vừa là nơi cất hạ cánh vừa là nhà chứa bảo quản và sửa chửa cho máy bay, cũng là nơi tiếp tế nhiên liệu, đạn dược cho các máy bay. Sau cùng, là khu nghỉ ngơi cho các phi công sau những giờ bay căng thẳng.

Có thể nói, tàu sân bay chính là một căn cứ không quân di động với đầy đủ trang thiết bị và hạ tầng cơ sở kỹ thuật cần thiết. Điều quan trọng hơn cả, không thể gọi một nhóm tác chiến là nhóm tác chiến tàu sân bay nếu thiếu vắng sự xuất hiện của hàng không mẫu hạm.



Hạt nhân của nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc chưa thể thử nghiệm vì những lý do không rõ ràng.


Để hiện thực hóa cho tham vọng sở hữu nhóm tác chiến tàu sân bay, Trung Quốc đã mua lại một tàu sân bay hạng nhẹ bị loại khỏi biên chế của Hải quân Hoàng gia Australia trong những năm 1980 để nghiên cứu.

Đến những năm đầu của thế kỷ 21, Trung Quốc đàm phàn và mua lại tàu sân bay đóng dở dưới thời Liên Xô là chiếc tàu sân bay Varyag, thuộc sở hữu của Ukraine.

Năm 2004, Trung Quốc chính thức kéo tàu sân bay đóng dở này về cảng Đại Liên và hồi sinh. Trước khi được bán cho Trung Quốc tàu sân bay Varyag đã hoàn thành cơ bản phần khung, chỉ thiếu vũ khí, động cơ và hệ thống điện tử.

Công việc cải tạo tàu sân bay này có vẽ như đang diễn ra một cách hết sức thuận lợi, khi Trung Quốc đã phát triển một hệ thống radar mảng pha đa chức năng mới cho tàu sân bay này.

Cùng với đó, Trung Quốc đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống vũ khí cho tàu sân bay Varyag. Tàu sân bay này đã khoác lên mình một tấm áo mới cùng với một cái tên đầy ẩn ý là Thi Lang, tên 1 nhân vật lịch sử giúp vua triều Thanh của Trung Quốc chiếm Đài Loan.

Tuy nhiên, trong quá trình phát triển và hình thành nhóm tác chiến tàu sân bay, Trung Quốc đã gặp phải một bài toán hết sức nan giải. Để đóng động cơ cho tàu sân bay, nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc thiếu những công nghệ cần thiết, nhất là bài toán chế tạo động cơ tuabin khí và tuabin hơi nước, và động cơ diesel đủ mạnh.

Bởi hệ thống động lực có thể đẩy được chiến hạm có lượng giãn nước hàng chục ngàn tấn hoàn toàn khác với hệ thống tương tự ở các tàu cỡ nhỏ. Nếu không có được động cơ đẩy đủ mạnh, tàu sân bay Thi Lang sẽ không đạt được tốc độ cần thiết để có thể hoạt động một cách hiệu quả.

Bất chấp những khó khăn chưa thể giải quyết, Trung Quốc đã chính thức công bố việc đóng tiếp 1 tàu sân bay nội địa. Điều đó cho thấy, tham vọng của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở việc xây dựng 1 nhóm tác chiến tàu sân bay, dù theo tuyên bố của giới lãnh đạo Quân đội Trung Quốc, Thi Lang chỉ để luyện tập.

Phát triển tiêm kích trên hạm

Nếu tàu sân bay là hạt nhân của nhóm tác chiến tàu sân bay, tiêm kích trên hạm sẽ là quân xung kích của nhóm này.

Tiêm kích trên hạm, cùng với nhóm tác chiến tàu sân bay cho phép chiếm ưu thế trên không trong các cuộc giao tranh, tiến hành các cuộc tiến công phủ đầu chớp nhoáng ở những vùng biển xa xôi và vào sâu bên trong đất liền.

Đây là bài học rất thành công của Hải quân Mỹ. Lực lượng này luôn chú trọng phát triển và đưa năng lực tinh vi nhất cho các tiêm kích trên hạm của mình.


Khả năng hoạt động trên hạm của J-15 vẫn là một ẩn số quá lớn.


Sau khi mua lại tàu sân bay Varyag, Trung Quốc đã tiến hành đàm phán với Nga để mua tiêm kích trên hạm Su-33, một trong những tiêm kích trên hạm tốt nhất thế giới hiện nay.

Tuy nhiên, công tác đàm phán mua tiêm kích này gặp nhiều khó khăn, giới giới quân sự Nga đã phản đối sự hợp tác này do những lo lắng Trung Quốc sẽ sao chép Su-33 như trường hợp của Su-27.

Không "bó tay chịu trói", Trung Quốc tìm đến Ukraine và sở hữu T-10, mẫu nghiên cứu của Su-33. Trung Quốc nghiên cứu T-10 và sao chép thành J-15.

Hiện nay, sau khi Nga phát triển thành công tiêm kích trên hạm Mig-29K với những công nghệ tối tân hơn, nước này ngỏ ý bán Su-33 cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ muốn mua số lượng rất hạn chế, chủ yếu là để nghiên cứu công nghệ, trong khi Nga chỉ muốn bán với số lượng lớn, do đó, cuộc đàm phán vẫn chưa có hồi kết.

Tuy nhiên, Trung Quốc tiếp tục gặp phải một bài toán hóc khác, động cơ phản lực cho tiêm kích. Dù, Trung Quốc đã sao chép động cơ phản lực AL-31F của Nga thành mẫu WS-10A và WS-10G, tuy nhiên những động cơ này đều không đạt được độ tin cậy và tạo được lực đẩy cần thiết.

Động cơ cho tiêm kích trên hạm tuy nhỏ nhưng có đòi hỏi tiêu chuẩn khắt khe hơn nhiều so với động cơ cho tàu sân bay, bởi động cơ này phải tạo lực đẩy đủ mạnh để máy bay cất cánh trên đoạn đường băng rất ngắn.

Vấn đề này càng trở nên bức thiết với riêng trường hợp tàu sân bay Trung Quốc, kể cả Thi Lang và tàu sân bay nội địa sắp tới (được cho là sao chép mẫu thiết kế của Siêu tàu sân bay Lênin) cùng sử dụng đường băng kiểu “nhảy cầu” không có sự hỗ trợ của máy phóng.

Như vậy, sự hình thành của nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc đang gặp phải 2 “nút thắt”, đều liên quan đến vấn đề động cơ. Trung Quốc sẽ mở những nút thắt này như thế nào vẫn là câu chuyện dài nhưng họ sẽ không dừng lại cho đến khi đạt được mục tiêu.

[BDV news]


Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

>> TSB nội địa Trung Quốc chính là siêu TSB Lenin?



Trung Quốc đã chính thức công bố đóng mới một tàu sân bay nội địa, chiếc tàu sân bay nội địa này sẽ mang dáng dấp như thế nào đây?

Từ khi Trung Quốc khởi động việc cải tạo lại sân bay Varyag mua từ Ukraine, giới quân sự nước này đã mơ mộng về một tàu sân bay tự đóng trong nước. Rất nhiều lời đồn đoán đã xuất hiện về dáng dấp của tàu sân bay nội địa này.

Gần đây, trên các trang mạng Trung Quốc đang bàn tán về một chi tiết trong cuốn tự truyện của cựu Tư lệnh Hải quân Trung Quốc giai đoạn 1982-1988, Đô đốc Lưu Hoa Thanh. Theo đó, ông này đã tiết lộ bí mật “động trời” liên quan đến tham vọng sở hữu tàu sân bay của Trung Quốc.

Trong cuốn tự truyện của đô đốc Lưu có đoạn “Tôi được biết rằng, năm 1996 ĐH Khoa học Hoa Trung (HuaZhong) đã nhận được bản vẽ của tàu sân bay hạt nhân đóng dỡ của Liên Xô để tham khảo và nghiên cứu”.

"Tàu sân bay hạt nhân đóng dở của Liên Xô" thì không thể có thiết kế nào khác ngoại trừ đồ án 1143,7 Ulyanovsk (còn gọi là 'siêu tàu sân bay' Lenin). Như vậy có thể nói rằng, Trung Quốc đã lên kế hoạch từ rất lâu để hồi sinh tàu sân bay hạt nhân “chết yểu” của Liên Xô. Quyết định mua tàu sân bay Varyag chính là bước đệm cho tham vọng to lớn này.

Khúc ngoặt của giấc mơ tàu sân bay hạt nhân

Kế hoạch đóng tàu sân bay đã được Trung Quốc lên kế hoạch từ những năm 1980, vào đầu những năm 1990, Trung Quốc đã hoàn thành việc đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trung Quốc đã có được những công nghệ cơ bản cho động cơ hạt nhân sử dụng trên các tàu chiến.

Trung Quốc đã mua lại một tàu sân bay hạng nhẹ của Australia để mổ xẻ, nghiên cứu cách đóng tàu sân bay, hợp tác cùng với Pháp để nghiên cứu các công nghệ máy phóng hơi nước.

Các dự án hợp tác với Pháp đang diễn ra tốt đẹp thì vấp phải lệnh cấm vận vũ khí của phương Tây vào năm 1989. Trung Quốc buộc phải tìm đến Nga và Ukraine để tìm kiếm sự hợp tác và hỗ trợ thay thế.



Trung Quốc sẽ giúp Nga hoàn thành bản đồ án còn dang dỡ này?


Có tin đồn cho rằng, trước khi mua lại tàu sân bay Varyag, toàn bộ bản vẽ kỷ thuật chi tiết và tài liệu liên quan đến dự án đóng tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân, Đồ án 1143.7 Ulyanovsk đã rơi vào tay Trung Quốc.

Đây được xem là lời giải thích hợp lý cho việc Ukraine kiên quyết từ chối chuyển giao tàu sân bay đang đóng dỡ Đồ án 1143.7 Ulyanovsk (Lenin) cho phía Nga để hồi sinh dự án.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, tàu sân bay thuộc Đồ án 1143.7 Ulyanovsk đã hoàn thành được 70% công việc, nhưng thiếu tiền đầu tư nên nằm "đắp chiếu" tại một nhà máy đóng tàu ở Ukraine cùng với toàn bộ bản vẽ kỷ thuật chi tiết.

Phía Nga đã nỗ lực để chuyển tàu sân bay này về phía mình và hồi sinh dự án. Tuy nhiên, phía Ukraine đã từ chối và “xẻ thịt” tàu sân bay này để bán sắt vụn.

Liệu Trung Quốc có hồi sinh thành công “siêu tàu sân bay” chết yểu của Liên Xô hay không vẫn là một ẩn số. Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử phát triển của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, phần lớn các hệ thống vũ khí của Trung Quốc có được đều lấy xuất phát điểm từ các hệ thống vũ khí của Nga. Việc hồi sinh tàu sân bay này chẳng hẳn cũng không nằm ngoài quy luật đó.

[BDV news]


Thứ Tư, 13 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc điều UAV trinh sát biển Đông?



Trung Quốc có thể đã sử dụng máy bay không người lái có tên Silver Eagle trong cuộc tập trận của quân đội nước này ở biển Đông.


Theo trang mạng có địa chỉ tp.chinmil.com.cn được Quân đội Trung Quốc tài trợ, mẫu UAV được phóng lên từ bệ phóng di động trên xe tải và thực hiện nhiệm vụ mô phỏng một cuộc tấn công.

Mẫu Silver Eagle giống hệt với mẫu UAV ASN-209 của Quân đội Trung Quốc được trưng bày tại Triển lãm hàng không 2010 diễn ra tại Chu Hải.

Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 mẫu UAV trên là 4 cánh phụ thẳng đứng trên mẫu Silver Eagle với 2 cánh phụ trên thân máy bay và mỗi chiếc còn lại ở 2 cánh chính.



Trong vùng giao tranh, Silver Eagle duy trì tốc độ 134km/h ở độ cao 3.000m. Trong ảnh, Silver Eagle cất cánh từ bệ phóng di động.


Trong chuyến bay kéo dài 3 giờ, Silver Eagle được điều khiển bằng hệ thống điều khiển từ xa dưới mặt đất với chuột và bàn phím, trang mạng trên cho biết.

Trong chuyến bay thử nghiệm, Silver Eagle đảm nhiệm vai trò phá sóng, làm gián đoạn liên lạc của đối phương đồng thời làm một nút chuyển tiếp thông tin giữa các lực lượng của quân đội Trung Quốc.

Khi một chiếc máy bay đối phương xuất hiện, hệ thống điều khiển dưới đất triển khai kế hoạch "chống giám sát" bằng cách hạ độ cao và thay đổi tần số radio nhằm tránh bị phát hiện. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Silver Eagle quay trở lại điểm cất cánh và hạ cánh bằng một chiếc dù.

Tính năng kỹ chiến thuật

Theo catalogue giới thiệu của ASN-209, mẫu UAV ASN-209 có thể hoạt động được cả ban ngày và ban đêm, thực hiện trinh sát, giám sát chiến trường, vị trí mục tiêu và đánh giá thiệt hại của cuộc chiến.

ASN-209 cung cấp thông tin theo thời gian thực với thời lượng hoạt động lên đến 10 giờ trong vòng bán kính 200 km. Tuy vậy, catalogue không đề cập đến việc ASN-209 có thể hoạt động trên đại dương.

Việc Trung Quốc sử dụng Silver Eagle trong cuộc tập trận hải quân đánh dấu vai trò của UAV trong chiến thuật "từ chối truy cập" của Trung Quốc trong các cuộc đụng độ hải quân trên biển.

Hàng chục các mẫu UAV đã được trưng bày tại triển lãm Chu Hải bao gồm cả phiên bản cỡ lớn của mẫu WJ-600 có thể hoạt động ở tầm bán kính lớn.

Trên một bức tranh trên tường trong triển lãm, WJ-600 được thể hiện đang truyền tải thông tin về tàu sân bay Mỹ về cho hệ thống phòng thủ tên lửa bờ biển của Trung Quốc và giúp triển khai một chiếc tàu tên lửa.

Cuối tháng 6/2011, một chiếc tàu tuần tra của Nhật đã phát hiện một chiếc UAV cỡ nhỏ của Trung Quốc có vẻ như đang hoạt động xung quanh một tàu chiến của Trung Quốc.


[BDV news]


Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc đang đóng tàu sân bay nội địa



Nguồn tin ngoại giao và từ Chính phủ Mỹ cho hay Trung Quốc đang bắt đầu đóng chiếc tàu sân bay nội địa.

Thông tin trên được hãng tin Sacramento Bee (Mỹ) dẫn nguồn tin ngoại giao và từ Chính phủ Mỹ.

Động thái này của Trung Quốc nằm trong kế hoạch xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ nhằm mở rộng các nguồn lợi từ hàng hải của nước này.

Khi chiếc tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc hoàn thành, số tàu sân bay trong lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ được nâng lên thành 2 chiếc.



Trung Quốc đang tự đóng một chiếc tàu sân bay khác ngoài chiếc Thi Lang?


Chiếc tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc có thể làm thay đổi sự ổn định của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vốn được duy trì bằng sức mạnh quân sự vượt trội của Mỹ.

Theo nguồn tin của Sacramento Bee, tuyên bố của tướng Trần Bình Đức trước báo giới Hong KOng về việc Trung Quốc đang đóng 1 chiếc tàu bay là về chiếc tàu sân bay nội địa chứ không phải chiếc Thi Lang, vốn được cải tạo lại từ một chiếc tàu sân bay của Liên Xô (cũ).

Một quan chức quân đội Trung Quốc khẳng định chiếc tàu sân bay lớp Varyag không thể được coi là một chiếc tàu sân bay nội địa và Trung Quốc đang đóng một chiếc tàu sân bay ở địa điểm khác.

Một nguồn tin của chính phủ Mỹ cho hay: Washington rất quan tâm đến khả năng của chiếc tàu sân bay thứ 2 kể trên.

Một phần của báo cáo hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ năm 2010, có tiêu đề "Quân sự và sự phát triển an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, đề cập đến khả năng Trung Quốc sẽ có 2 hoặc nhiều hơn các tàu sân bay trong 10 năm tới.

Nguồn tin quân sự liên quan đến bộ phận phát triển trong Hải quân Trung Quốc cho hay tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc đang được thi công tại xưởng đóng tàu trên đảo Trường Hưng (Changxing) ở Thượng Hải.



Tàu sân bay thứ 2 của Trung Quốc có thể nhận tiêm kích trên hạm J-15. Hiện loại máy bay này vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm chưa sẵn sàng hoạt động.


Nguồn tin trên cũng cho biết chiếc tàu sân bay mới của Trung Quốc thuộc tàu sân bay hạng trung bình, gần giống với chiếc tàu sân bay lớp Varyag.

Ngoài ra, chiếc tàu này có khả năng chở mẫu tiêm kích trên hạm nội địa J-15, do được Trung Quốc phát triển.

Tiêm kích trên hạm hạng nặng J-15 đầu tiên được sản xuất tại công ty Thẩm Dương vào năm 2008, và thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 31/8/2009. Giới quân sự Trung Quốc cho biết tiêm kích trên hạm J-15 đã sẳn sàng để thử nghiệm trên biển trong thời gian tới.

Dù mẫu tàu sân bay mới được mô hình hóa sau chiếc Thi Lang, nguồn tin quân sự của Sacramento Bee cũng cho hay chiếc tàu sân bay tự đóng của Trung Quốc có ý nghĩa chính trị rất lớn cho thấy Trung Quốc đã có thể "làm chủ" công nghệ chế tạo tàu sân bay.

An ninh quanh nhà máy đóng tàu trên đảo Trường Hưng đã được thắt chặt kể từ đầu năm, cũng là khoảng thời gian Trung Quốc khởi công tự đóng tàu sân bay.

Theo một chuyên gia quân sự, trong khi Mỹ tốn khoảng 5 năm để hoàn thành một chiếc tàu sân bay thì Trung Quốc sẽ tốn khoảng 7-8 năm để đưa chiếc tàu sân bay tự đóng đi vào hoạt động.

Chuyên gia này cũng cho biết Trung Quốc đang thiết kế mẫu tàu khu trục hạm mới được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa để bảo vệ chiếc tàu sân bay thứ 2 này.

[BDV news]


Thứ Bảy, 2 tháng 7, 2011

>> Tại sao tàu sân bay Trung Quốc lỡ hẹn với đại dương?




Tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc đã lỡ hẹn với chuyến đi đầu tiên của mình, tuy nhiên điều đó cũng đặt ra nhiều ẩn số.

Tàu sân bay Thi Lang tân trang lại từ tàu sân bay Varyag mua của Ukraina được khởi đóng từ thời Liên Xô. Theo phương tiện truyền thông Hong Kong, cuộc thử nghiệm đầu tiên của Thi Lang sẽ tiến hành vào ngày 1/7.

Tuy nhiên, theo thông tin mới nhất chuyến thử nghiệm đầu tiên sẽ phải hoãn lại ít nhất 1 tháng nữa bởi rất nhiều các vấn đề không được công bố.

Thời gian trì hoãn dự định kéo dài đến tháng 8, và không xác định ngày cụ thể cho thử nghiệm đầu tiên.

Một quan chức giấu tên của quân đội Trung Quốc cho biết: “ Điều đó phụ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, bất cứ lúc nào cũng có thể được điều chỉnh, sự cần thiết phải xem xét các yếu tố như thời tiết, tình hình môi trường bên ngoài sẽ ảnh hưởng như thế nào đến chuyến thử nghiệm đầu tiên”.

Như vậy, có vẻ như yếu tố ảnh hưởng tới việc thử nghiệm tàu Thi Lang là do yếu tố "thiên thời".



Tàu sân bay Thi Lang đã sẳn sàng để chạy thử hay chưa vẫn là một ẩn số.


Thi Lang đã thực sự sẵn sàng?

Nếu đánh giá tiến độ hoàn thành của tàu sân bay Thi Lang qua các bức ảnh được đăng tải tràn lan trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Có vẻ như Thi Lang đã được hoàn thành một cách đầy đủ nhất.

Màu sơn mới, một hệ thống radar mảng pha đa chức năng mới, các hệ thống vũ khí cũng đã được lắp đặt xong. Nhà thầu đã thu dọn các thiết bị thi công trên boong tàu, trả lại hình một con tàu sân bay đúng nghĩa.

Một hình ảnh xuất hiện trên trang Milchina cho thấy, một cột khói cao đã bốc lên từ phần ống khói của tàu sân bay. Điều này cho thấy, một động cơ mới đã được lắp đặt bên trong. Mọi thứ có vẻ đã sẳn sàng, việc thử nghiệm chỉ còn là vấn đề thời gian.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia quân sự thế giới lâu nay vẫn dõi theo sự phát triển của tàu sân bay này. Thi Lang mới chỉ khoác lên mình bộ áo mới, bên trong phòng động cơ vẫn là một ẩn số.

Đó cũng chính là vấn đề nan giải nhất đối với tàu sân bay Thi Lang. Khi được mua lại từ Ukraine, tàu sân bay Varyag đã hoàn thành cơ bản, chỉ thiếu mỗi động cơ là hệ thống điện tử. Dường như, Trung Quốc chỉ cần gắn động cơ và hệ thống điện tử, Varyag có thể sẳn sàng để hoạt động ngay.

Với hệ thống điện tử, Trung Quốc có thể đủ khả năng để hoàn thành trong thời gian sớm nhất. Bằng chứng là Trung Quốc đã phát triển một hệ thống radar mảng pha đa chức năng mới cho tàu sân bay Thi Lang. Cấu trúc thượng tầng của tàu sân bay phải sửa đổi để phù hợp với hệ thống radar mới này. Công việc lắp đặt đã được hoàn tất. (>> chi tiết)

Song hệ thống động lực cho một chiếc tàu khổng lồ này lại là một “điểm yếu” cố hữu của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Trung Quốc thiếu công nghệ động cơ đẩy hàng hải, không sản xuất được động cơ tuabin hơi nước hoặc động cơ tuabin khí.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã mua được động cơ tuabin hơi nước vốn được thiết kế dành cho tàu sân bay Varyag từ Ukraine. Nếu vậy, Thi Lang sẽ lặp lại những trục trặc bất tận giống chiếc Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Nga? Người Trung Quốc sẽ khắc phục các khuyết điểm của động cơ tuabin hơi nước của Ukraine như thế nào? Năng lực của tàu sân bay Thi Lang phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề này.

Một chuyên gia giấu tên của quân đội Trung Quốc trao đổi thêm với giới truyền thông Hong Kong rằng: “Thử nghiệm nếu có của Thi Lang chỉ một thử nghiệm mang tính nội bộ. Tàu sân bay vẫn chưa thực sự hoàn thành. Toàn bộ thệ thống vũ khí, thiết bị điện tử, các hệ thống liên quan sẽ mất một thời gian để có thể hoạt động thành một hệ thống tổng thể”. Theo đánh giá của chuyên gia này, tàu sân bay Thi Lang vẫn chưa sẳn sàng cho chuyến thử nghiệm đầu tiên.


Chờ thời cơ khuếch trương hình ảnh

Tuy nhiên cũng cần nhớ lại bài phát biểu của quan chức quân đội Trung Quốc giấu tên, chuyến thử nghiệm của tàu sân bay Thi Lang có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, tùy vào tình hình hiện tại. Do đó, vào thời gian này, tồn tại một giả thuyết khác được các nhà phân tích nhận định là “chờ thời cơ hợp lý hơn”.

Thực tế cho thấy rằng, gần như tất cả các hệ thống vũ khí mới mang tầm chiến lược của Trung Quốc đều xuất hiện trong các sự kiện trọng đại, mang nhiều ý nghĩa chính trị.

Đơn cử, sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 hồi tháng 1/2011 trùng với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đến Trung Quốc.

Trung Quốc luôn thực hiện công tác "quảng bá" cho các hệ thống vũ khí của mình rất tốt, chuyến viếng thăm của Bộ trưởng Gates là một sự kiện thu hút sự chú ý của giới truyền thông thế giới. Cùng với đó một hệ thống vũ khí mới xuất hiện, càng làm cho báo giới tốn không ít giấy mực để bình phẩm. Qua đó khuếch trương hình ảnh sức mạnh quân sự Trung Quốc, cho dù giữa giới thiệu và thực tế còn một khoảng cách khá xa.

J-20 gần như hoàn toàn im lặng sau chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào tháng 1/2011. Do đó, tàu sân bay Thi Lang cũng không phải là một ngoại lệ cho “chiêu” quảng bá hình ảnh của quân đội Trung Quốc.

Có thể tàu sân bay Thi Lang đã sẵn sàng để chạy thử, nhưng nó sẽ chờ đợi một thời điểm “nổi bật” và "hiệu quả" hơn để xuất hiện. Có thể là Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp tới với vai trò là một minh chứng cho thành quả lãnh đạo của đảng này.

Cũng có thể Thi Lang sẽ bất ngờ xuất hiện trong chuyến thăm sắp tới của Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tới Trung Quốc. Sự xuất hiện của Thi Lang vừa mang tính quảng bá thành quả của công nghiệp quốc phòng vừa lặp lại thông điệp của J-20.

Tuy nhiên, nếu Thi Lang có xuất hiện trong các sự kiện trọng đại của Trung Quốc, sự xuất hiện này mang tính chất tinh thần nhiều hơn. Thi Lang vẫn còn quá nhiều vấn đề "cố hữu" cần phải khắc phục trước khi thực sự tiến ra biển lớn.

[BDV news]


Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

>> Trung Quốc làm 'dịu' tình hình biển Đông?





Trung Quốc sẽ lần đầu tiên thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang vào1/7, một tờ báo Hong Kong đưa tin ngày hôm qua.


Thông tin được công bố trong bối cảnh các nước láng giềng đang lo lắng trước những căng thẳng trên biển Đông.

Tờ Thương mại Hong Kong hằng ngày cho biết, các hoạt động thử nghiệm sẽ diễn ra vào dịp lễ kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên kế hoạch vẫn có thể thay đổi bởi các yếu tố thời tiết.

Trong một báo cáo hồi đầu tháng 6, ông Trần Bỉnh Đức, Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc xác nhận tàu sân bay đang được trang bị, sửa chữa, tuy nhiên ông từ chối tiết lộ thời gian hoàn thiện.

Tờ báo này cũng tiết lộ tàu sân bay Thi Lang sẽ chính thức hoạt động vào ngày 1/10/2011 – ngày Quốc khánh Trung Quốc – sau khi công nhân hoàn thành việc lắp đặt hệ thống vũ khí, máy móc.



Tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc - Thi Lang - neo đậu tại cảng Đại Liên


Giới quân sự Trung Quốc hy vọng, "tàu sân bay sẽ biểu thị sức mạnh của hải quân Trung Quốc, răn đe các nước đang nhắm đến biển Đông, làm dịu những căng thẳng”, nguồn tin cho hay.

Nếu thực sự giới quân sự Trung Quốc nghĩ như vậy thì nhà bình luận người Mỹ Arthur Herman đã rất chính xác khi đưa ra nhận định: "Trung Quốc đang làm giảm hình ảnh một siêu cường đang nổi và có xu hướng trở thành kẻ bắt nạt vượt tầm kiểm soát".

Trung Quốc đã giành rất nhiều thời gian, công sức để cải tạo lại Varyang – một tàu sân bay cũ của Liên Xô được mua lại từ Ukraine năm 1998 – thành một chiếc tàu sân bay mới.

Khi mới mua về, con tàu chỉ là lớp vỏ rỉ sét, không có động cơ, không có vũ khí, các thiết bị quan trọng. Thử nghiệm là một hoạt động hết sức cần thiết trước khi đưa con tàu vào hoạt động chính thức.

Chương trình nâng cấp này đã được biết đến rộng rãi trong vài năm qua. Gần đây những hình ảnh công nhân dọn dẹp, làm việc trên con tàu hiện đang neo đậu tại phía Bắc cảng Đại Liên cũng được phát tán rộng rãi.

Trước đây, giới quan chức đã phát biểu tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ không đặt ra mối đe dọa cho các quốc gia khác mà chỉ nằm trong chiến lược phòng thủ của Bắc Kinh.

[BDV news]


Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Ukraine ồ ạt bán công nghệ quân sự cho Trung Quốc



Trong những năm gần đây, Kiev đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự, mà đúng hơn là "bán tống bán tháo" công nghệ quân sự Liên Xô cho Trung Quốc.


Xu hướng này còn được thể hiện cả trong lĩnh vực công nghệ vũ khí trang bị hải quân, máy bay quân sự và chế tạo động cơ.

Đó là vì hai lý do: một là, Trung Quốc nay đã không thể nhận được từ Nga cái mà họ từng dễ dàng nhận được trước đây, trong khi nhu cầu du nhập công nghệ cao vẫn cao như cũ; và hai là, Bắc Kinh có khả năng chi trả, còn Kiev lại cần tiền.

Kiev không phải láng giềng của Trung Quốc nên việc Trung Quốc gia tăng nhanh sức mạnh quân sự chẳng phải là vấn đề đối với họ.

Xin điểm lại một số hợp tác trong lĩnh vực vũ khí trang bị không quân:

Trung Quốc đang hợp tác với hãng Antonov tiến hành hàng loạt chương trình hợp tác: thiết kế máy bay chở khách phản lực tầm khu vực ARJ 21, hiện đại hóa máy bay vận tải Y8. Bắc Kinh quan tâm đến cả các máy bay An-148 và An-158, sửa chữa các máy bay An-12, An-24, An-26, An-30 mà họ hiện có.

Hai năm trước, hãng ANTK Antonov và Trung Quốc đã ký “Biên bản về việc hỗ trợ Trung Quốc phát triển các máy bay vận tải quân sự hạng nặng”. Hiện nay, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Ukraine, Trung Quốc đang xây dựng một hầm khí động lớn để thử nghiệm các máy bay vận tải quân sự hạng nặng. Đây sẽ là phòng thí nghiệm khí động lớn nhất Trung Quốc.

Bắc Kinh dự định với sự giúp đỡ của Ukraine sẽ sản xuất một loại máy bay vận tải quân sự hạng nặng nội địa. Ukraine đang hợp tác với Trung Quốc trong chương trình chế tạo máy bay huấn luyện chiến đấu mới của Trung Quốc L-15. Theo hợp đồng, năm 2011-2012, Kiev sẽ chuyển giao cho Trung Quốc lô đầu tiên động cơ sản xuất loạt AI-222-25F dành cho L-15. Cũng có khả năng sẽ có các đơn đặt hàng mới và hợp tác hai bên sản xuất các động cơ này.



Tàu sân bay Thi Lang đang trong quá trình nâng cấp hoàn thiện.


Hợp tác trong lĩnh vực trang bị hải quân:

Công ty quốc doanh trách xuất khẩu vũ khí Ukraine (Ukrsetexport) đang tích tham gia chương trình đóng tàu sân bay nội địa của Trung Quốc và phát triển trang thiết bị mới cho tàu sân bay Thi Lang (tàu Varyag sửa chữa và nâng cấp).

Mặc dù ban đầu, tàu này được mua từ Ukraine (nó được đóng ở Nilolayev) với lý do giả mạo là làm casino, cuối cùng nó sẽ trở thành tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc với chức năng chính là tàu huấn luyện với khả năng chiến đấu nhất định.

Rõ ràng là Trung Quốc đã có được toàn bộ tài liệu kỹ thuật - thiết kế con tàu này. Vậy là Liên Xô lại là “cha đẻ” của hạm đội tàu sân bay Trung Quốc.

Cái tên Trung Quốc của nó có tính tượng trưng cao - Thi Lang, tên vị đô đốc vào năm 1861 đã thống nhất đảo Đài Loan với Hoa lục. Dĩ nhiên là chính quyền Đài Loan chẳng vui vẻ gì với những thông tin đó.

Thi Lang sẽ được trang bị các động cơ Ukraine. Họ đã chuyển giao công nghệ sản xuất turbine khí DN80 cho phía Trung Quốc. Nhà máy Harbin sẽ là cơ sở chủ yếu ở Trung Quốc sản xuất động cơ cho tàu quân sự.

Tàu sân bay Thi Lang sẽ được trang bị các tiêm kích trên hạm J-15 Cá mập bay được chế tạo dựa trên mẫu chế thử Su-33 của Nga mà Bắc Kinh mua được từ Kiev vào năm 2005.



Tiêm kích trên hạm J-15.


Trên cơ sở tổ hợp mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay NITKA của Ukraine, Trung Quốc đã xây dựng được một tổ hợp huấn luyện phi công tàu sân bay.

Một mô hình tàu sân bay đủ kích thước bằng bê tông với đường băng cất/hạ cánh và tháp chỉ huy đã được xây dựng cách không xa thành phố Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc. Hai trung tâm tương tự nữa đang được xây dựng ở các tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây - chúng bắt đầu được khởi công vào năm 2010.

Kiev sẽ bán cho Trung Quốc 4 (theo các nguồn khác là 2) tàu đổ bộ đệm khí Zubr, 2 chiếc đóng ở Ukraine, 2 chiếc ở Trung Quốc với sự tham gia của các chuyên gia đóng tàu Ukraine. Phía Trung Quốc muốn học cách thiết kế các tàu kiểu như Zubr. Trên các tàu này sẽ lắp đặt vũ khí và hệ thống điều khiển hỏa lực do Trung Quốc sản xuất.

[BDV news]



Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2011

>> Tàu sân bay Trung Quốc sẽ không đi vào hải phận nước khác?



Tàu sân bay được mua từ Ukraine đang được đóng hoàn thiện và hiện đại hóa, nhưng công việc chưa hoàn tất, tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức cho hay. Như vậy, Trung Quốc đã chính thức xác nhận đóng tàu sân bay.


Tàu sân bay Thi Lang (machtres.com)


Tàu được cho là có tên Thi Lang hiện đang nằm tại cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh. Các nguồn tin giấu tên cho hay, tàu sân bay này sẽ được hạ thủy muộn nhất là vào cuối tháng 6.2011.

Theo lời trợ lý tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Tôn Kiến Quốc (Qi Jianguo), tàu sân bay này, theo chiến lược quốc gia, sẽ không đi vào hải phận các quốc gia khác.

Trước đó có tin Trung Quốc dự định sử dụng tàu sân bay hoàn toàn để huấn luyện phi công trên hạm và làm cơ sở để đóng các tàu sân bay nội địa trong tương lai.

Varyag được khởi đóng ở Nikolayev đầu thập niên 1980. Năm 1998, thông qua một công ty Macao, Trung Quốc mua lại con tàu hoàn thành 76% với giá sắt vụn 20 triệu USD với lý do giả là “làm sòng bạc nổi”. Các chuyên gia cho rằng, khi mua tàu, Trung Quốc đã ẵm được toàn bộ tài liệu thiết kế kỹ thuật con tàu. Từ năm 2002, tàu được đưa về xưởng đóng tàu ở Đại Liên.

Đầu tháng 6.2011, có tin, bên trong con tàu đã được khôi phục hoàn toàn, vỏ tàu và mặt boong cũng đã được sửa chữa, hãng đóng tàu Changxingdao Shipyard phụ trách hoàn thiện con tàu, đã lắp đặt khí tài radar, vũ khí và một số hệ thống máy tính.

Phỏng đoán, cuối năm 2011, tàu Thi Lang sẽ bắt đầu chạy thử và vào năm 2012 sẽ được nhận vào biên chế hải quân Trung Quốc.

Trong khuôn khổ chương trình tàu sân bay, yếu tố then chốt của tương lai phát triển hải quân Trung Quốc, tàu sân bay nội địa đầu tiên sẽ được hãng Changxingdao đóng.

Ở giai đoạn 1, dự kiến hoàn thành 2 tàu sân bay động lực thông thường vào năm 2015-2016, thành lập 2 cụm tàu sân bay đầu tiên vào năm 2020. Đồng thời, tiến hành phát triển tiêm kích trên hạm.
Ở giai đoạn 2, sẽ đóng 2 tàu sân bay có lượng giãn nước trung bình 65.000 tấn, sử dụng động lực hạt nhân.

Trong tương lai, hải quân Trung Quốc dự định thành lập 4 cụm tàu sân bay để triển khai ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Nhiệm vụ chính của chúng là giành ưu thế quân sự trên các vùng biển và đại dương gần, cũng như bảo vệ trên không cho các binh đoàn tàu, chi viện cho các chiến dịch đổ bộ.

Tuy vậy, Trung Quốc hiện vẫn chưa có máy bay trên hạm. Họ đang phát triển tiêm kích trên hạm J-15. Tháng 12.2009, Trung Quốc đã thử nghiệm J-15. Đây được cho là mẫu sao chép máy bay Su-33 của Nga dựa trên mẫu chế thử Т-10К mà Trung Quốc mua lại từ Ukraine năm 2005. Còn phía Trung Quốc khẳng định, J-15 là thiết kế cải tiến của J-11B (sao chép Su-27). J-15 đang tiến hành bay thử nghiệm và dự đoán có thể được nhận vào trang bị từ năm 2015.

Trung Quốc cũng đang xây dựng 2 trung tâm mặt đất huấn luyện phi công tàu sân bay ở các tỉnh Liêu Ninh và Thiểm Tây.
[Vietnamdefence news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang