Nga đã ký hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD mua hai tàu chở máy bay và tấn công hạng Mistral do Pháp chế tạo, nhằm bổ sung cho Hải quân Nga. Một tàu chiến hạng Mistral. Ảnh: Ria Novosti. Theo Ria Novosti, thỏa huận mua bán được ký tại St. Petersburg, giữa một bên là Anatoly Isaikin - Giám đốc hãng xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của Nga và bên kia là Patrick Boissier - chủ tịch hãng đóng tàu DCNS của Pháp. Lễ ký kết có sự chứng kiến của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Tàu chiến đầu tiên sẽ được chuyển giao vào năm 2014 và tàu thứ hai vào năm 2015. Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy ca ngợi hợp đồng này như một dấu hiệu của sự hợp tác chiến lược giữa hai quốc gia. "Việc ký kết hợp đồng này cho thấy một sự hợp tác ở cấp độ chiến lược giữa Nga và Pháp, cũng như sự hỗ trợ thường xuyên giữa lãnh đạo hai nước", cung điện Elysee tại Pháp ra thông cáo. Hợp đồng này sẽ tạo ra 1.000 việc làm trong suốt 4 năm. Theo Đô đốc Hải quân Nga Vladimir Vysotsky, các tàu chiến này sẽ được trang bị hệ thống vũ khí của Nga. "Công nghệ xây dựng những tàu này sẽ cho phép vũ khí Nga được tích hợp, trong đó có bộ phận đổ bộ trên cạn và chuyên chở máy bay". Việc sử dụng tàu chiến hạng Mistral cũng tăng cường đáng kể hiệu quả của các chiến dịch nhân đạo, theo đó chúng có thể được sử dụng trong cả thời bình cũng như trong các cuộc chiến, Vysotsky bổ sung. Một tàu chiến hạng Mistral có khả năng mang theo 16 trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 70 xe bọc thép và 450 binh lính. Pháp hiện có hai tàu tấn công hạng Mistral đang được sử dụng và đang xây một con tàu thứ ba. [Vnexpress news] |
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011
>> Nga chi 1,7 tỷ USD mua tàu chiến Pháp
Nhãn:
Đô đốc Hải quân Nga Vladimir Vysotsky,
Hải quân Nga,
Hãng đóng tàu DCNS,
Rosoboronexport,
Tàu chiến Pháp,
Tàu đổ bộ lớp Mistral,
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011
>> Pháp sắp bán được tiêm kích Rafale
Ngày 20.5.11, TT Pháp Nicolas Sarkozy đã gặp Thái tử Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) Mohamed Bin Zayed Al Nahyan. Theo dư luận, trong cuộc gặp này, hai bên đã đạt được thỏa thuận sơ bộ về việc bán 60 tiêm kích Rafale cho UAE. Ngày 20.5.11, TT Pháp Nicolas Sarkozy và Thái tử UAE Mohamed Bin Zayed Al Nahyan Nếu thông tin là chính xác thì hợp đồng có thể được ký kết trong mấy tuần tới, chẳng hạn vào ngày khai mạc Triển lãm hàng không vũ trụ quốc tế Le Bourget lần thứ 49 diễn ra vào ngày 20.6. Có tin hai nước đã thống nhất được về cấu hình trang bị cho số tiêm kích sẽ mua bán. Trên cơ sở đó, hai bên đang đàm phát về giá trị hợp đồng. Có 2 yếu tố giải thích vì sao không quân UAE muốn mua tiêm kích Pháp. Một là việc mua sắm Rafale cho phép UAE giữ được vị thế độc lập với Mỹ. UAE không muốn trở thành “công cụ quân sự đơn thuần” trong tay Mỹ giống như đang xảy ra với Saudi Arabia. Hai là, chiến dịch quân sự ở Libya là bằng chứng sinh động cho thấy, Rafale là máy bay chiến đấu rất hiệu quả. Một yếu tố không kém phần quan trọng khác là Pháp bảo đảm trang bị cho các máy bay này 100% vũ khí, khí tài trinh sát và tác chiến điện tử do Pháp sản xuất phục vụ cho tất cả các loại hình chiến đấu, điều đó sẽ cho phép UAE không phải cầu cạnh sự giúp đỡ của Mỹ. Bên cạnh đó, một số nguồn tin quân sự, trong đó có blog Ấn Độ LiveFist, diễn đàn Key Publishing Aviation và Rafale News đã đăng tải hình ảnh 3 D của biến thể Rafale tàng hình. Máy bay có 2 cánh đứng đuôi nghiêng ra ngoài và các thùng treo có bề mặt tán xạ hiệu dụng nhỏ, trong đó chứa vũ khí, giống như biến thể mới F/A-18 Silent Hornet của tiêm kích Mỹ F/A-18. Hoàn toàn có khả năng tiêm kích tàng hình Rafale sẽ xuất hiện sau năm 2020. [BDV news] |
Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2011
>> Pháp 'tung hoành' ở châu Phi
[BDV news] Trong các cuộc xung đột ngoài lãnh thổ hiện nay, Mỹ đang có một đối thủ “tương tầm”: đồng minh thân cận Pháp đang tích cực tham gia hai chiến dịch nhằm lật đổ chế độ cầm quyền ở châu Phi.
Thứ nhất, dưới sự hỗ trợ Anh và các nước thuộc khối NATO, Pháp là “kẻ đứng mũi chịu sào”có trách nhiệm không kích vào các căn cứ của lực lượng trung thành với đại tá Moammar Gaddafi tại Libya. Thứ hai, quân đội Pháp tích cực tham gia vào các hoạt động tại Cote d’Ivoire theo sự uỷ quyền của Liên Hiệp Quốc. Trực thăng yểm trợ của Pháp tấn công vào các kho vũ khí hạng nặng và thiết bị kỹ thuật bọc thép của Tổng thống thất cử Laurent Gbagbo. Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ sau khi được Liên Hiệp Quốc uỷ quyền, Pháp không kích không chỉ sân bay quốc tế ở Abidjan, mà còn một số khu vực tại thành phố được cho là thành trì của ông Gbagbo. Máy bay của không quân Pháp chuẩn bị không kích Libya. Thực tế, hiện nay Pháp là người đứng đầu phương Tây, tham gia vào cả hai cuộc xung đột. Trước thời điểm này, Pháp muốn đứng ngoài cuộc trong vấn đề nội bộ của Cote d’Ivoire khi mâu thuẫn giữa phe đối lập và chế độ Gbagbo xảy ra. Đồng thời, dù trên danh nghĩa chỉ huy tấn công Libya nhưng thực tế trong giai đoạn đầu chiến dịch tấn công Libya, Mỹ mới chính là chỉ huy chiến dịch. Nhưng vào thứ hai vừa qua, Paris chính thức tiếp quản trách nhiệm chỉ huy chiến dịch quân sự tại cả hai quốc gia châu Phi. Quân đội Pháp tại Cote d’Ivoire đập tan các ưu thế chiến lược quan trọng của chế độ Gbagbo trong cuộc xung đột chống lại lực lượng nổi dậy Ouattara, còn các máy bay của không quân Pháp tại Libya đã gánh gác trọng trách tiến hành các hoạt động tác chiến. Tranh thủ sự ủng hộ của phương Tây, quân đội của Tổng thống đắc cử Alassane Ouattara đã sẵn sàng mở các cuộc tấn công tiếp theo vào quân đội của chế độ cầm quyền. Tình huống tương tự cũng xảy ra tại Cote d’Ivoire. Không quân Pháp đã yểm trợ trên không cho quân đội của ông Alassane Ouattara vào thời điểm quan trọng, khi tất cả sẵn sàng tấn công đòn quyết định vào căn cứ của quân đội chính phủ tại Abidjan. Ý định thực của Pháp được thể hiện rõ trong cuộc điện đàm hôm 4/4/2011 giữa Tổng thống Nicolas Sarkozy và người đứng đầu phe đối lập Cote d’Ivoire, ông Ouattara. |
Nhãn:
Alassane Ouattara,
Anh,
Bộ quốc phòng Mỹ,
Gaddafi,
Gbagbo,
Không quân Pháp,
Libya,
liên quân NATO,
phương Tây,
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy,
USA
Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011
>> Lafontaine "Chó Sói và Cừu non Libya"
[bee news] Truyện kể rằng Sói đang uống nước trên đầu nguồn, chợt thấy một con Cừu non đang uống nước dưới chân suối, liền tiến lại gần giận dữ: "Cừu non sao dám làm bẩn đục dòng nước của tao?" Cừu phân trần rằng nó chỉ uống nước thấp dưới chân Sói, và nước không thể chảy ngược lại đầu nguồn. Sói giận điên lên, bảo rằng "Hơn sáu tháng trước mày đã nói xấu tao". Thưa ông “Lúc đó tôi còn chưa sinh ra”. Cừu non chưa kịp phân trần thì nó đã nằm trong bụng sói.
Sau gần 400 năm, câu truyện ngụ ngôn xưa của Lafontaine được đương kim tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy dàn dựng thành kịch bản có thật. Vào hồi 16h45 GMT (tức 23h45 theo giờ Việt Nam) Pháp đã sử dụng 20 máy bay chiến đấu oanh tạc Libya, khởi đầu chiến dịch "Odyssey Dawn". Lực lương liên quân (gồm Mỹ, Pháp, Anh, Canada và Italy) hiện đang sử dung khoảng 25 tầu chiến và tầu ngầm cùng nhiều máy bay chiến đấu hiện đại nhất áp sát bờ biển để tấn công Libya. Đã có hàng trăm quả tên lửa Tomahawk được phóng đi và đã hủy diệt toàn bộ khả năng tự vệ của Libya. Một cuộc diễn tập hiệp đồng tác chiến đã có tiền "phạt vạ", bởi theo như thông báo, Mỹ và Anh đã phong tỏa hơn 50 tỷ đôla của Libya ở các ngân hàng của họ. Một cuộc trình diễn của các loại siêu máy bay tấn công tàng hình, tất cả các loại tầu ngầm chiến lược, tất cả các loại tên lửa hủy diệt, không khỏi không làm cho Nga và Trung Quốc chột dạ. Sau đợt thao diễn kỹ thuật này chắc chả có nước "nhỏ" nào dám đòi có chủ quyền. Một kiểu thực dân cũ đang được áp đặt trở lại. Chỉ trong ngày đầu tiên không kích đã có hàng trăm người Libya bị chết và bị thương, số người bị chết và bị thương này nhiều hơn nhiều lần số người chết do xung đột phe phái nội bộ Libya. Số lượng người chết sẽ còn tăng hơn nhiều khi cuộc tấn công tiếp tục. Và lẽ dĩ nhiên sẽ chỉ có người Libya là bị chết thảm, bởi đây là một cuộc chiến tranh một phía, một cuộc chiến công nghệ cao mà người dân Libya không thể có khả năng chống cự. Những quả tên lửa được vệ tinh dẫn đường có khả năng san phẳng một thành phố chỉ trong tích tắc. Trong tác phẩm văn học nổi tiếng "Les Trois Mousquetaires" - Ba chàng ngự lâm pháo thủ, Alexandre Dumas, đã mô tả người Pháp không đánh kẻ đã rơi kiếm. Xem ra ông Sakozy không thạo binh kiếm lắm nên đã chọn kẻ không có kiếm để đâm cho chắc thắng. Người Pháp đang chờ đón một chiến thắng vinh quang do một người nhập cư mang lại. Một vinh quang với tên gọi "Odyssey Dawn" - Bản anh hùng ca về Cuộc thập tự chinh lúc bình minh. Tổng thống Pháp Sarkozy ân cần đón tiếp đại tá Gaddafi tại Điện Élysée ngày 10-12-2007. Việc làm của ông Sarkozy cũng không phải là không có tiền lệ. Mỹ đã qua mặt Nga đánh một đồng minh thân cận của họ là Nam Tư. Mỹ cũng đã bất chấp sự phản đối của Liên Hiệp Quốc, đánh Iraq và gây ra cái chết cho hơn 100 nghìn dân thường. Lý do mà người mỹ đưa ra nào là Iraq sản xuất vũ khí hủy diệt, vũ khí nguyên tử, nào là tiếp tay cho mạng lưới khủng bố toàn cầu Al-Qaeda... tất cả các "tội ác nghê tởm của Sadam Hussein" hóa ra đều chỉ là tin vịt, và rồi, do kẻ bị hại tức chính thể của ông Sadam đã không còn nên chẳng có ai đứng ra mà thanh minh với thế giới. Còn nhớ đầu năm 2008, một toàn án liên bang Mỹ đã yêu cầu Libya chi trả hơn 6 tỉ USD bồi thường cho gia đình 7 nạn nhân Mỹ thiệt mạng trong vụ đánh bom một máy bay Pháp cách đây gần 20 năm. Libya cũng đã bị buộc phải bồi thường 2,7 tỷ USD do bị kết tội gài bom chuyến bay Pan Am trên bầu trời Lockerbie năm 1988, gài bom chuyến bay 772 của UTA ở Niger năm 1989. Sự thật ra sao thì khó mà biết được, nhưng một khi Cáo mà đã quy thì Cừu phải có tội, và Cừu thì cứ phải dùng tiền để chuộc tội; đấy là sự công bằng của Sói. Lần này số lượng thường dân bị chết dưới làm đạn của Liên quân là rất lớn, và chẳng tòa án nào dám xử cái tội giết người này, bởi Liên quân đã được Liên Hiệp Quốc cấp "Cota" xuất khẩu tội ác. Pháp đã phát động chiến tranh ngay sau khi kết thúc hội nghị của liên minh quân sự quốc tế tại Paris (Pháp) vào lúc 21 giờ 45 phút ngày 19/3/2011 (giờ Việt Nam). Phản ứng lại các cuộc không kích của Liên Quân, Phát ngôn viên chính phủ Libya tuyên bố: "Thay vì gửi các quan sát viên quốc tế đến giám sát lệnh ngừng bắn thì một liên minh các lực lượng quốc tế đã chọn hành động xâm lược quân sự." Chính phủ Libya cũng tái khẳng định việc tuân thủ lệnh ngừng bắn toàn diện. Tuy nhiên những tuyên bố này trở nên lạc lõng giữa những tiếng gầm rú của máy bay và tên lửa của Liên Quân. So với các tình tiết trong câu truyện của Lafontaine, thì có lẽ ông Sarkozy hơi vội. Lý do mà ông Sarkozy đưa ra để lý giải cho việc vội vàng tấn công một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của Liên Hiệp Quốc như Libya là nghĩa vụ lương tâm phải "bảo vệ sinh mạng người dân Libya, đáp ứng lời kêu gọi khẩn thiết của họ". Xem ra Lafontaine còn phải kính Sarkozy vài vái bởi ông Sarkozy đã đề cập tới lương tâm của Chó Sói trước khi xơi món thịt cừu. Ông Gaddafi tuyên bố phân phát vũ khí để tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân Suy cho cùng cái lỗi của Cừu là ở chỗ nó là món thịt cừu mà ai cũng thích, và như vậy cái "lỗi" của Libya là không thể phủ nhận. Với bờ biển Địa Trung Hải dài hơn 2000km, diện tích gần 2 triệu km2, dân số khoảng 6,5 triệu người; Libya là một vị trí chiến lược quân sự quan trọng trong khu vực. Libya là một quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn, đứng đầu Châu Phi, đứng thứ 9 trên thế giới. Dầu mỏ Libya có chất lượng cao, dễ khai thác (chi phí khai thác chưa đến 1 đôla cho một barrel, 117 lít). Hầu như tất cả dầu mỏ của Libya được vận chuyển qua Châu Âu với chi phí vận chuyên rất rẻ. Như vậy Libya là một mắt xích quan trọng trong bảo đảm chiến lược an ninh năng luợng đối với Châu Âu, và là đối trọng với nguồn cung dầu khí của Nga. Ngoài ra việc khống chế được Libya cũng sẽ khiến cho Nga mất đi những hợp đồng vũ khí nhiều tỷ đôla mỗi năm. Có lẽ xét về phương diện kinh tế, và chiến lược quân sự thì ông Sarkozy đã có những tính toán cao tay, tuy nhiên còn quá sớm để mà phán xét về kết cục của cuộc chiến. Những suy nghĩ vội vàng về một hình thái quan hệ quốc tế mới thay cho những nguyên tắc đã tồn tại hàng nghìn năm về quyền tự quyết và chủ quyền quốc gia của các dân tộc rất có thể khiến cho thế giới lâm vào một cuộc đại chiến thế giới mới. |
Nhãn:
Al-Qaeda,
Châu Phi,
Địa Trung Hải,
Lafontaine,
Lybia,
Nga,
Odyssey Dawn,
tổng thống Lybia Gadhafi,
Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy,
trung quốc,
viet nam
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)