Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: tàu ngầm

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn tàu ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tàu ngầm. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

>> Tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam sẽ sở hữu tên lửa Klub-S

Các tàu ngầm Kilo 636 của Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh Klub-S.

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam mạnh hơn tàu Kilo Trung Quốc
>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam


Theo dữ liệu từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 40 tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54 Klub-S. Số tên lửa này sẽ được trang bị cho tàu ngầm tấn công Kilo Project 636.

Tuy nhiên, SIPRI không đưa ra thời hạn chuyển giao. Nhiều khả năng, tên lửa được giao trong năm 2013 hoặc 2014 khi Việt Nam bắt đầu nhận tàu ngầm Kilo.

Klub là tên hệ thống tên lửa tấn công đa năng do Cục thiết kế Novator (Nga) nghiên cứu phát triển sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tàu chiến mặt nước (kể cả tàu sân bay), tàu ngầm và mục tiêu mặt đất. Trong đó, Klub-S là biến thể của hệ thống được thiết kế để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo Việt Nam đang thử nghiệm tại Nga. Ảnh minh họa

Hệ thống Klub-S có thể sử dụng 5 loại đạn tên lửa tấn công nhiều mục tiêu trên bộ, trên biển. Tuy nhiên, khả năng lớn Việt Nam sẽ chỉ dùng loại đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E.

Kiểu đạn này dùng để tiêu diệt các loại tàu chiến mặt nước (tàu tuần tiễu, tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu hậu cần) hoạt động riêng lẻ cũng như hoạt động theo đội hình tàu trong các điều kiện bị chế áp điện tử.

Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.

Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.

Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh 3M-54E.

Ngoài loại đạn 3M-54E, Klub-S còn có khả năng bắn 4 loại đạn tên lửa khác gồm: đạn chống tàu cận âm 3M-54E (đạt tầm bắn 300km, đầu đạn nặng 400kg); đạn đối đất 3M-14E (tầm bắn 275km, đầu đạn nặng 400kg); đạn chống ngầm 91RE1 (tầm bắn 50km) hoặc 91RE2 (tầm bắn 40km).

Các đạn tên lửa của hệ thống Klub-S được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm trên tàu ngầm tấn công Kilo.

Theo thông tin mới nhất từ đại diện nhà máy Admiralteyski Verfi, phía Nga sẽ bàn giao chiếc tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên cho Việt Nam vào cuối năm 2013. Và chiếc thứ 2 sẽ về vào cuối năm 2014.

Admiralteyski Verfi đang gấp rút thực hiện hợp đồng đóng 6 tàu ngầm Kilo cho Việt Nam theo hợp đồng trị giá 1,8-2 tỷ USD được ký năm 2009. Mới đây, nhà máy này đã khởi đóng chiếc tàu cuối cùng trong đơn đặt hàng. 

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

>> Tàu ngầm Kilo Việt Nam có tên lửa phòng không?

Ít ai biết bằng, tàu ngầm Kilo ngoài khả năng tấn công tiêu diệt mọi mục tiêu trên, dưới mặt biển còn có thể bắn hạ máy bay.


>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông
>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công Kilo có khả năng tiêu diệt mục tiêu trên biển, dưới biển và trên không. Ảnh minh họa

Kilo là loại tàu ngầm chạy động cơ điện - diesel được Cục Thiết kế Trung ương Rubin chế tạo và đưa vào sử dụng từ năm 1982. Đây là một trong những tàu ngầm phi hạt nhân chạy êm nhất thế giới hiện nay.

Tàu được phát triển với hai biến thể chính: Project 877EKM và Project 636. Điểm khác biệt chủ yếu của hai biến thể, Kilo 636 lớn hơn về kích cỡ và trang bị hệ thống điện tử hiện đại hơn cùng vũ khí mạnh mẽ với tên lửa chống tàu siêu thanh Klub.

Mặc dù nhiệm vụ chính của tàu ngầm là thực hiện các hoạt động tấn công dưới nước, nhưng các nhà thiết kế vẫn tính đến khả năng phải đối đầu với các mục tiêu đường không trong trường hợp đang nổi lên. Vì thế, các nhà thiết kế đã trang bị cho Kilo tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp.

>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam

Theo thông tin từ nhà sản xuất, cả hai biến thể tàu ngầm Kilo có thể trang bị tên lửa phòng không tầm thấp 9K34 Strela-3 (NATO định danh cho biến thể hải quân là SA-N-8 Gremlin) và 9K83 Igla (NATO định danh là SA-N-10 Gimlet).

Tên lửa đối không được sử dụng để đối phó với các mục tiêu máy bay cánh cố định, trực thăng, UAV bay thấp trong trường hợp tàu đang nổi lên thì bị phát hiện. Hệ thống này mang tính phòng vệ nhiều hơn là tấn công.

9K34 Strela-3

Tên lửa 9K34 Strela-3 vốn là loại vũ khí phòng không vác vai trên bộ được phát triển từ những năm 1970. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa 9M36 nặng 10,3kg, dài 1,47m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 1,17kg.

Đạn tên lửa 9M36 của 9K34 Strela-3 lắp đầu tự dẫn hồng ngoại, làm việc dựa trên nguyên lý điều chế FM, phương pháp này ít bị ảnh hưởng bởi nhiễu hay mồi bẫy nhiệt (phóng từ máy). Tên lửa có cơ chế làm mát đầu dẫn đường hồng ngoại, tăng khả năng phân biệt nguồn nhiệt mục tiêu hay bẫy hồng ngoại.

Đạn 9M36 đạt tầm bắn tối đa 4,1km, hạ mục tiêu ở độ cao từ 30m tới 2,3km.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đối không tầm thấp 9K38 Igla.
9K38 Igla

Tương tự 9K34 Igla, 9K38 Igla trang bị cho tàu ngầm Kilo cũng là vũ khí phòng không trên bộ từ những năm 1980. Hệ thống này trang bị đạn tên lửa 9M39 nặng 10,8kg, dài 1,5m, lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 1,17kg.

Đạn tên lửa 9M39 lắp đầu tự hồng ngoại 2 phổ có khả năng lọc mục tiêu trong điều khiển đối phương thả nhiễu hồng ngoại (mồi bẫy nhiệt). Đặc biệt, tên lửa có khả năng phân biệt được máy bay địch và máy bay ta. Điều này giúp giảm rủi ro “bắn nhầm” quân mình.

Tên lửa có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm bắn tối đa 5,2km, độ cao bắn hạ 10m tới 3,5km.

Giá phóng của hệ thống tên lửa này được bố trí trên đài điều khiển bên trong một khoang kín nước. Giá phóng sẽ được đưa lên bằng một hệ thống thủy lực để nhắm mục tiêu. Tất nhiên đó là lúc con tàu sẽ phải nổi lên, tên lửa không thể bắn từ dưới mặt nước.

Trên thực tế, khả năng tấn công đối không của tàu ngầm chỉ là thứ yếu. Bởi nếu đối chọi với các máy bay theo kiểu “tay đôi” không phải là lợi thế của tàu ngầm. Nhưng trong trường hợp bất khả kháng thì nó cung cấp cho tàu ngầm một lợi thế nhất định.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công Kilo của Việt Nam liệu có được trang bị tên lửa phòng không tầm thấp?

Tuy nhiên, hệ thống phòng không này chỉ được trang bị cho các tàu ngầm của Nga. Hầu hết tàu Kilo xuất khẩu chưa được trang bị hệ thống này.

Nhiều khả năng, Nga không muốn chia sẻ vũ khí này trên biến thể xuất khẩu. Vì thông thường, vũ khí xuất khẩu luôn luôn “thiếu hụt” một vài công nghệ so với mẫu nguyên gốc. Hoặc một khả năng rất thấp, các khách hàng không yêu cầu vũ khí phòng không.

Hiện, không rõ liệu tàu ngầm Kilo 636 cung cấp cho Hải quân Nhân dân Việt Nam có trang bị hệ thống phòng không. Vấn đề này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.

Dự kiến, trong năm 2013, phía Nga sẽ chuyển giao cho Việt Nam 02 tàu ngầm Kilo 636 đầu tiên. Hiện, nhà máy đóng tàu Nga đã khởi đóng chiếc tàu Kilo cuối cùng trong hợp đồng 6 tàu cung cấp cho Việt Nam.

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

>> Tàu ngầm SMX-26 : Sự bổ sung hoàn hảo cho Kilo 636 Việt Nam

Hiện các cường quốc hải quân thế giới không ngừng sử dụng các công nghệ có tính đột phá để chế tạo các loại tàu ngầm có tính năng hiện đại. Phát triển lực lượng tàu ngầm đủ sức bảo vệ chủ quyền lãnh hải Việt Nam là xu thế tất yếu, vậy phải lựa chọn những loại tàu ngầm nào cho phù hợp với điều kiện kinh phí và đáp ứng yêu cầu tác chiến biển của hải quân Việt Nam?

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể


Tại triển lãm trang bị hải quân quốc tế châu Âu cuối tháng 10 năm nay, công ty DCNS đã giới thiệu mẫu thiết kế tàu ngầm tương lai SMX-26, thu hút sự chú ý của đông đảo các chuyên gia quân sự. Đây là loại tàu ngầm cỡ nhỏ, có chiều dài 40m, chiều rộng và chiều cao đều là 15m, lượng giãn nước 1000 tấn.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm SM-26
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
2 cửa phóng ngư lôi hạng nặng và 8 cửa phóng hạng nhẹ được bố trí phần đầu tàu.

Về vũ khí, SMX-26 được trang bị một pháo Canon 20mm và hệ thống phóng tên lửa phòng không. Hai loại vũ khí này được tích hợp chung trên một trục nâng có điều khiển. Bình thường, trục này nằm trong thân tàu ở phần lưng, khi tác chiến, nhân viên điều khiển trục nhô lên mặt biển tấn công tàu thuyền và máy bay địch. Ngoài ra, nó còn được trang bị 2 quả ngư lôi cỡ lớn và 8 quả ngư lôi chống ngầm cỡ nhỏ được lắp đặt các đầu đạn hạng nặng, loại ngư lôi này còn có thể tấn công từ dưới nước vào các tàu sân bay.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
SMX-26 có 4 hệ thống đẩy chuyển hướng có điều khiển gập – xếp

SMX-26 có 4 thiết bị đẩy chuyển hướng trục kép kiểu co - duỗi có điều khiển. Các thiết bị này tựa như các vây ngực và vây bụng của 1 con cá, giúp cho tàu có tính năng cơ động rất cao và khả năng chuyển hướng cực kỳ linh hoạt, giúp nó dễ dàng tiếp cận đáy biển và cơ động sát mặt nước mà vẫn giữ trạng thái ổn định rất tốt, di chuyển rất êm.

Vỏ tàu kiểu liền mạch làm giảm sức cản của nước và sóng âm làm tàu di chuyển cực êm, độ ồn rất thấp làm mù các hệ thống Sonar địch. Với khả năng tàng hình cao và hỏa lực rất mạnh, SMX-26 được coi là lực lượng tấn công hàng không mẫu hạm chủ lực hoặc lực lượng dự bị trong tác chiến răn đe hạt nhân.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Khi bị máy bay săn ngầm phát hiện, nó không thèm bỏ chạy mà còn nổi lên đẩy hệ thống giá vũ khí lên mặt biển phóng tên lửa hạ thủ máy bay

Đi sâu phân tích các tính năng, tham số của tàu ngầm SMX-26, ngoài những tính năng nổi bật cần có ở mọi loại tàu ngầm là: độ ồn thấp, tốc độ cao, khả năng phát hiện địch từ xa…, ta thấy những tàu ngầm kiểu này là sự bổ sung lí tưởng cho 6 tàu ngầm Kilo Việt Nam đặt mua từ Nga.
Tiêu chí của bài viết này không mặc định là phải mua loại tàu ngầm SMX-26, chúng ta đi sâu phân tích những đặc điểm của nó với mục đích từ một nguyên mẫu cụ thể tìm ra mô hình tàu ngầm phù hợp với đặc điểm tác chiến của nước ta, trở thành lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc lãnh hải và chủ quyền biển đảo Việt Nam.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Khi tàu ngầm lặn, tất cả các càng và hệ thống chuyển hưởng đều thu vào, hệ thống vũ khí cũng được giấu trong thân

Mô hình tàu ngầm kiểu SMX-26 rất phù hợp với tư tưởng tác chiến phòng thủ Việt Nam

Tàu ngầm Kilo của Nga là các tàu ngầm hạng trung với khả năng tác chiến khá mạnh, hoạt động xa bờ. Tuy vậy, Việt Nam có bờ biển dài, chỉ với 6 tàu ngầm Kilo thì không thể bao quát hết vùng biển rộng lớn của ta. Thế nên, sở hữu thêm 2 lữ tàu ngầm cỡ nhỏ (khoảng 14-16 tàu), tác chiến gần bờ là sự bổ sung hoàn hảo, tạo thành hệ thống phòng thủ nhiều lớp trong phạm vi lãnh hải Việt Nam.

Thứ nhất: Tàu ngầm cỡ nhỏ phù hợp với tư tưởng tác chiến của Việt Nam

Từ trước đến nay, chiến lược quốc phòng của Việt Nam luôn được xây dựng theo định hướng lấy “Bảo vệ Tổ quốc” làm tư tưởng chủ đạo nên các trang bị quốc phòng thường thiên về xu hướng phòng thủ. Hơn nữa, do ngân sách quốc phòng hạn hẹp nên quân đội ta thường mua sắm các loại trang bị cỡ nhỏ nhưng có tính năng cơ động và hiệu quả tác chiến cao.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạng trung Kilo 636 do Nga sản xuất có lượng giãn nước gần 4000 tấn

Điều này có thể thấy rõ qua chiến lược phát triển tàu nổi của hải quân Việt Nam. Hiện trong biến chế của hải quân Việt Nam, ngoài 2 tàu hộ vệ đa năng lớp Gepard 3.9 có lượng giãn nước trên 2000 tấn, đa phần các tàu chiến Việt Nam đều thuộc loại chiến hạm nhỏ, cơ động như: Tàu tên lửa lớp Osa lượng giãn nước gần 200 tấn, tàu tuần tiễu kiểu 10412 lớp Svetlyak tải trọng 364 tấn, tàu tên lửa kiểu 1241РЭ (1241RE) lớp Tarantul lượng giãn nước 500 tấn, tàu tên lửa kiểu 1241.8 Molniya cũng thuộc lớp Tarantul 550 tấn, tàu pháo TT400TP trên 400 tấn…

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nó còn có khả năng tiêu diệt các tàu mặt nước hạng nặng, có thể dùng tấn công tàu sân bay

SMX-26 là tàu ngầm cỡ nhỏ, tính năng cơ động cao, khả năng tấn công đa dạng đối ngầm, đối hạm và phòng không rất phù hợp với tư tưởng tác chiến của hải quân Việt Nam.

Thứ 2: Giá thành không cao

Các chuyên gia của DCNS cho biết, SMX-26 không hề sử dụng một công nghệ nào quá đắt đỏ. Các tính năng ưu việt của nó chủ yếu dựa trên thiết kế tối ưu và ý tưởng sáng tạo, ngay cả khả năng tàng hình của nó cũng dựa trên kết cấu vỏ liền thân và công nghệ vật liệu Composit cùng với khả năng giữ thăng bằng trong di chuyển để giảm lực cản của nước và hạn chế sóng âm.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế cửa trượt dọc thân tàu làm cho nó có khả năng mang và thả các tàu đệm hơi dùng cho lực lượng tác chiến đặc biệt

Các giải pháp thiết kế tối ưu đã làm con tàu có tính năng cơ động cao và khả năng tác chiến đa địa hình mà không cần sử dụng các công nghệ bổ trợ, giảm bớt các chi phí phát sinh. Hơn nữa, tàu có kích thước và tải trọng chỉ nhỉnh hơn các loại tàu ngầm mini (tàu ngầm bỏ túi) một chút nên rõ ràng là chi phí đóng tàu không lớn..

Hiện chưa hình thành đơn giá của con tàu nhưng theo tính toán của các chuyên gia công nghệ, vào thời điểm hiện tại, giá của nó không bằng một nửa tàu ngầm Kilo (tàu Kilo có giá khoảng 350 triệu USD/chiếc). Sở hữu khoảng 2 lữ tàu ngầm dạng này cũng chỉ mất ngân sách ngang bằng 6 tàu ngầm Kilo.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Miệng đường ống hút khí kiểu phao tiêu nổi trên mặt biển, nếu không lại gần rất khó có thể quan sát được
Thứ 3: Dễ dàng triển khai dã chiến mà không cần xây dựng căn cứ lớn, phù hợp bảo vệ các cụm đảo có địa hình phức tạp

Do vỏ tàu được thiết kế theo dạng liền thân không ghép mảnh, không phủ ngói cách âm nên SMX-26 chỉ có lượng giãn nước khoảng 1000 tấn (bằng 1/4 trọng lượng lặn của tàu ngầm Kilo là 3900 tấn) với kích thước 40x15x15 (bằng hơn một nửa kích thước Kilo).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nhân viên trên tàu dùng hệ thống radar và cảm biến quét địa hình dưới đáy biển

Với ưu thế tác chiến ở vùng nước nông, có khả năng tác chiến đa địa hình nên SMX-26 không cần phải xây dựng các căn cứ tàu ngầm bề thế ở các cảng nước sâu. Nó có thể hoạt động gần bờ hoặc di chuyển trong các rạn san hô quanh các đảo nổi, đảo chìm nên chỉ cần xây dựng cơ sở sửa chữa giống như các công trình kiến trúc khác trên các đảo với cầu phao cơ động là có thể tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng được. Lợi thế có thể triển khai dã chiến biến nó trở thành lực lượng bảo vệ hải đảo rất quan trọng, nâng phạm vi hoạt động của tàu lên rất cao so với tiêu chí tác chiến gần bờ của nó.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
3 càng nâng, hạ kiểu bánh xe giúp tàu đứng im dưới đáy biển, thả ống hút khí để kiên nhẫn phục kích “con mồi”
Thứ 4: Tàu ngầm kiểu SMX-26 là sự bổ sung tác chiến rất hiệu quả cho tàu ngầm Kilo

Do kích thước lớn hơn nên Kilo không thể hoạt động ở các vùng nước nông và khu vực nguy hiểm như SMX-26, đây sẽ là sự bổ sung hoàn hảo về khu vực tác chiến. SMX-26 còn có khả năng rải các thiết bị cảm biến trong khắp vùng biển nên càng nâng cao khả năng phát hiện tàu địch vốn đã khá ưu việt của Kilo, hơn nữa, nó còn có khả năng bảo vệ Kilo trước sự “nhòm ngó” của các máy bay trinh sát chống ngầm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm dễ dàng hạ thủ các loại máy bay trinh sát chống ngầm bằng hệ thống tên lửa phòng không và pháo Canon 20mm

Từ trước đến nay, các tàu ngầm trên thế giới đều e ngại sự lùng sục của phương tiện chống ngầm này. Tàu ngầm thường không có khả năng phòng không nên khi bị phát hiện nó chỉ có cách vừa lẩn trốn vừa gọi lực lượng hỗ trợ. Với hệ thống pháo và tên lửa phòng không kiểu trục đẩy lên mặt nước của mình, tàu ngầm SMX-26 có thể hạ sát loại máy bay vốn bay chậm và không có khả năng bảo vệ này, là sự bảo vệ đắc lực cho các tàu ngầm Kilo chỉ có khả năng chống ngầm, đối đất và đối hải.

Thứ 5: Rất phù hợp với chiến thuật tác chiến đặc công độc đáo của Việt Nam

Điểm đặc biệt của SMX-26 là nó có khả năng phản ứng nhanh rất hiệu quả, thiết kế cửa mở dạng trượt dọc còn cho phép nó mang theo cả những thiết bị đột nhập chuyên dụng của lực lượng đặc chủng như xuồng đệm hơi, tàu đệm khí cỡ nhỏ. Ngoài ra, nó có thể mang theo 6 người nhái đặc chủng làm nhiệm vụ trinh sát, nắm bắt tình hình, nếu điều kiện thuận lợi người nhái có thể trực tiếp tấn công tàu địch. Tính năng độc đáo này hiếm khi thấy ở các tàu ngầm hiện đại của phương Tây, rất phù hợp với tác chiến kiểu đặc công nước của Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
SMX-26 có thể chuyên chở thêm 6 người nhái đặc nhiệm giống đặc công nước Việt Nam

SMX-26 có thiết kế càng nâng, hạ thân tàu kiểu bánh xe giống các bánh tiếp đất của máy bay. Khi tàu bơi trong nước nó được thu vào dưới bụng, khi thả ra nó giúp tàu có thể hạ xuống và di chuyển dưới đáy biển như một con cua.

SMX-26 còn có hệ thống ống thông khí ngầm dưới nước kiểu phao tiêu giúp tàu không cần nổi lên mà vẫn lấy được lượng dưỡng khí cần thiết. Ngoài ra, nó còn có thể rải các hệ thống cảm biến tích hợp thiết bị nhận biết địch - ta ở khoảng cách rất xa tàu để giám sát cả mặt biển và dưới nước ở phạm vi rất rộng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với 3 cái "chân" đặc biệt, nó có khả năng tìm kiếm các vực sâu hoặc các lạch nhỏ để ẩn nấp.

Các đặc điểm này có thể giúp tàu khả năng di chuyển dưới đáy biển tìm kiếm các lạch nhỏ hoặc vũng sâu để ẩn nấp, tắt máy, tiềm phục dưới biển trong một thời gian dài, mà không bị phát hiện, rất phù hợp trong phương thức tác chiến phục kích, đón lõng tàu địch.


Thứ Sáu, 6 tháng 4, 2012

>> Điểm yếu chí tử của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc


Tàu ngầm hạt nhân 094 Trung Quốc được cho là “tàu ngầm trong vịnh Bột Hải”, hễ ra khỏi bờ biển là dễ bị phát hiện và tiêu diệt.




http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược 094 Trung Quốc được lưu truyền trên mạng.


Tạp chí “Kanwa Defense Review” kỳ mới nhất (tháng 4/2012) đã dành sự quan tâm đến tàu ngầm hạt nhân 094 của Trung Quốc, có nhan đề “Từ thiết kế của tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 để xem xét tên lửa hạt nhân JL-2”.

Bài báo cho biết, khi bàn về đặc điểm thiết kế và vấn đề tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân 094, các học giả, chuyên gia công nghệ Mỹ-Âu cho rằng, mặc dù chưa xem xét tiếng ồn lớn hơn của lò phản ứng, 094 vẫn là tàu ngầm hạt nhân trong vịnh Bột Hải, một khi rời khỏi bờ biển, rất dễ bị hệ thống phát hiện chống tàu ngầm hiện đại của Mỹ và châu Âu thám thính được.

Theo bài báo, khoang tên lửa dạng hình học phẳng cỡ lớn của tàu ngầm hạt nhân 094 có khiếm khuyết rõ ràng, lực cản sinh ra khi chạy trên biển đã gây ra tiếng ồn chuyển động, khả năng tàng hình khi chạy dưới/trên mặt nước cũng kém so với yêu cầu của tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ mới của Mỹ, Nga.

Khi hoạt động ở vùng nước nông, trên mặt biển, đặc điểm từ tính sẽ lớn hơn tàu ngầm hạt nhân chiến lược kiểu mới của Mỹ, Nga (tàu ngầm Mỹ, Nga được dung hòa ở thân tàu), dễ bị thiết bị dò từ tính của máy bay chống tàu ngầm P-3C phát hiện được.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của Mỹ.

Đến nay, khoảng cách và độ chính xác do thám của radar máy bay trực thăng chống tàu ngầm, máy bay chống tàu ngầm của NATO đã được cải thiện rất lớn, tàu ngầm của Âu-Mỹ phần nhiều được thiết kế tàng hình, được quét sơn tàng hình.

Tạp chí Kanwa cho biết, thiết kế của 094 rất giống với thiết kế của 092, tuy thời gian thiết kế của hai loại này cách nhau gần 20 năm, đặc biệt là khoang phóng tên lửa cao vút, rất nhiều lỗ thoát nước.

Kanwa suy đoán, điều này có thể có liên quan đến hình dạng của tên lửa JL, đồng thời cho rằng tên lửa đạn đạo phiên bản hải quân của Trung Quốc vẫn lạc hậu so với Mỹ, Nga trên các phương diện kiểm soát điện tử, thể tích động cơ, kết cấu nhiên liệu.

Căn cứ vào số liệu của Wikipedia, JL-2 có chiều dài gần 13 m, chiều dài của tên lửa phóng ngầm Bulava (tầm phóng gần 10.000 km) là 11,5 m, chiều dài ống phóng tên lửa là 12,1 m.

Kanwa suy đoán, JL-2 được nghiên cứu phát triển trên nền tảng DF-31 (tầm phóng 8.000 km), trong khi đó so với tên lửa chiến lược phiên bản hải quân cùng loại, tên lửa chiến lược phiên bản hải quân có tầm phóng tối đa thấp hơn 15-20%, vì vậy tầm phóng của JL-2 có thể là khoảng 6.400-6.800 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa JL-2 phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc.

Đương nhiên, không loại trừ trong quá trình nghiên cứu phát triển áp dụng công nghệ động cơ của DF-31A, nếu tầm phóng của DF-31A tăng đến 10.000 km, thì tầm phóng của JL-2 cũng có thể tăng tới 8.000-8.500 km, khi đó càng nhiều thành phố của Mỹ sẽ bị đe dọa.

Vì vậy, mặc dù 094/JL-2 được trang bị, lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc cũng không thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Mỹ. Tàu ngầm 094 và tên lửa JL-2 trong vịnh Bột Hải chỉ có thể tấn công các mục tiêu ở Alaska, Hawaii.

Kanwa cho rằng, “tàu ngầm hạt nhân chiến lược trong vịnh Bột Hải” có nghĩa là khả năng sống sót của 094 khá thấp, lực lượng tấn công hạt nhân của Quân đội Mỹ chỉ cần lấy đánh đòn phủ đầu, trực tiếp phát động tấn công hạt nhân đối với vịnh Bột Hải, thì sẽ có thể đánh chìm tàu ngầm 094.

Còn bề ngoài của tàu ngầm hạt nhân chiến lược 096 thế hệ tiếp theo, có thể giảm tiếng ồn do tiếng nước và tàu sinh ra ở dưới nước, trong nước hay không, không chỉ phụ thuộc vào các nhà thiết kế tàu ngầm, mà càng phụ thuộc vào trình độ cải tiến tên lửa chiến lược JL-2 hoặc JL-3.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm 095 Trung Quốc được lưu truyền trên mạng.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng tàu ngầm hạt nhân chiến lược 096 do dân mạng lưu truyền.


Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

>> Chiến lược mới về tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc


Tàu ngầm hạt nhân Type 095 sẽ giảm tiếng ồn tối đa, trang bị hệ thống phóng thẳng tên lửa hành trình DH-10, có thể trang bị vào năm 2015...


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Type 095 của Hải quân Trung Quốc được dân mạng lưu truyền.


Công tác nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân Type 095 và hệ thống phóng thẳng tên lửa hành trình liên quan đã tiến hành được một thời gian tương đối dài.

Hiện nay, Viện 713 đã có khả năng nghiên cứu chế tạo thiết bị phóng thẳng cho tàu chiến mặt nước (tàu nổi), trong đó thiết bị phóng thẳng HQ16 của tàu hộ tống tên lửa 054A cũng do Viện này nghiên cứu chế tạo.

Gần đây, trang mạng quân sự Trung Quốc đã tiết lộ một thông tin bất ngờ. Theo tiết lộ của tài liệu “Công lớn, đức cao: Kỷ niệm tròn 1 năm sự qua đời của Lưu Hoa Thanh”, năm 2005 chương trình tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba của Trung Quốc được xác định, sử dụng công nghệ lò phản ứng hạt nhân thế hệ thứ ba.

Theo quan điểm này, nếu không có gì bất ngờ, tàu ngầm hạt nhân thế hệ thứ ba của Trung Quốc sẽ nhanh chóng vén ra bức màn bí ẩn.

Tờ “Bình luận Quốc phòng Kanwa” Canada (Kanwa Defense Review) có bài viết cho rằng, với việc trang bị tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093, tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ tiếp theo của Hải quân Trung Quốc – tàu Type 095 đã trở thành tiêu điểm quan tâm của dư luận.

Thông qua những động thái nghiên cứu phát triển vũ khí mới của Quân đội Trung Quốc những năm gần đây, đặc biệt là đặc điểm nghiên cứu phát triển tập trung coi trọng tên lửa hành trình và vũ khí tấn công của tàu sân bay, có thể phán đoán được ý tưởng thiết kế cơ bản của tàu ngầm hạt nhân Type 095.

Chuyên gia chiến lược Hải quân Mỹ Bill Gertz cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 của Hải quân Trung Quốc chỉ chế tạo không đến 5 chiếc, sở dĩ làm như vậy là vì, Quân đội Trung Quốc đã tập trung chú ý đến tàu ngầm hạt nhân tấn công mạnh hơn lớp mới.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống hạm tầm xa YJ-62 của Trung Quốc.


Bill Gertz cho biết, có nguồn tin đáng tin cậy cho biết, công tác thiết kế tàu ngầm hạt nhân tấn công 095 kiểu mới nhất kết thúc vào tháng 3/2007, hiện đã có 3 chiếc đưa vào chế tạo.

Trên nền tảng 093, tiếng ồn của 095 sẽ tiếp tục giảm đến mức tiếng ồn của môi trường biển (gần 90 db, hay đề-xi-ben), hơn nữa vũ khí của tàu ngầm sẽ mạnh hơn. Việc biên chế loại tàu ngầm mới này sẽ tạo ra mối đe dọa to lớn cho Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Phương Tây phổ biến suy đoán rằng, tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 095 sẽ áp dụng tất cả các biện pháp giảm ồn mới nhất. Xét thấy công nghệ cùng loại trên cỗ máy tinh vi của Nhà máy công cụ Thẩm Dương-Trung Quốc, ngay trên tàu ngầm lớp Tống đã bắt đầu áp dụng hệ thống đẩy chân vịt 7 chèo, cho nên tàu 095 mới nhất chắc chắn sẽ áp dụng công nghệ bơm đẩy kiểu mới hơn.

Về vũ khí trang bị, tàu 095 càng có bước nhảy vọt, ngoài trang bị tên lửa chống hạm hặng nặng siêu âm YJ-62 và tên lửa chống tàu ngầm CY-3 tiên tiến hơn, sẽ còn có hệ thống phóng thẳng đứng, có thể phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất phóng từ tàu ngầm DH-10 phiên bản cải tiến, tầm phóng của loại tên lửa này có thể đạt 2.000 km, có thể tấn công các mục tiêu tung thâm của đối phương.

Những tranh luận có liên quan đến “tàu ngầm hạt nhân Type 095 có phải phóng thẳng tên lửa hành trình tấn công đối đất hay không” là tiêu chí tối đa phân biệt tàu ngầm hạt nhân tấn công thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc với các tàu ngầm hạt nhân tấn công trước đây.

Dựa trên kinh nghiệm trước đây, đặc điểm phát triển của tàu ngầm hạt nhân tấn công của Liên Xô cũ có thể có ảnh hưởng rất lớn đối với Trung Quốc. Nhìn vào truyền thống nghiên cứu phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công, tăng cường khả năng tấn công tầm xa cho tên lửa hành trình của họ là tất yếu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Akula của Nga, có tiếng ồn khoảng 115-120 db.


Tư duy tàu ngầm lớp Akula và phiên bản cải tiến Akula-U của Liên Xô cũ trên thực tế gợi mở rất lớn cho Trung Quốc, trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất phóng ngầm SS-N-21 có tầm phóng 3.000 km, là điểm nổi bật nhất của toàn bộ tàu ngầm hạt nhân Akula-U.

Do sự lạc hậu trong nghiên cứu chế tạo hệ thống phóng thẳng đứng, Hải quân Liên Xô cũ và Nga buộc phải sử dụng ống phóng ngư lôi để phóng tên lửa hành trình tấn công đối đất phóng ngầm SS-N-21.

Tư duy phát triển của Hải quân Mỹ cũng tương đồng, 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược lớp Ohio thậm chí được cải tiến thành tàu ngầm tấn công phóng tên lửa hành trình. Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Sea Wolf và Los Angeles đều có khả năng phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Điều đáng chú ý là, phương thức phóng tên lửa hành trình trong tương lai đang hướng tới công nghệ phóng thẳng đứng, đây chính là mục đích chính nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ. Phía trước của vỏ tàu ngầm Virginia đã lắp đặt 8 hệ thống phóng thẳng đứng, dùng cho phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Trên nền tảng bối cảnh lịch sử này, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 của Hải quân Trung Quốc chắc chắn không phải ngoại lệ, đó chính là lấy phóng tên lửa hành trình làm nhiệm vụ chính, hơn nữa khi cần thiết sẽ từ phóng ống ngư lôi dần dần quá độ sang phát triển hệ thống phóng thẳng đứng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân Ohio Mỹ trang bị tên lửa hành trình.


Viện 713 của Hải quân Trung Quốc nghiên cứu chế tạo vũ khí đồng bộ cho tàu ngầm 095

Nhìn từ góc độ phóng thẳng tên lửa hành trình tấn công đối đất, tên lửa hành trình DH-10 đã công khai trưng bày, rất nhiều dấu hiệu cho thấy, tên lửa hành trình này sẽ thông dụng trong 3 quân chủng, đây cũng là mô hình cơ bản phát triển tên lửa hành trình chiến lược của Mỹ và Liên Xô cũ.

Tên lửa hành trình DH-10 phiên bản phóng từ trên không đã xuất hiện trên máy bay ném bom chiến lược H-6K, thậm chí có tin cho biết, tên lửa hành trình DH-10 của Hải quân Trung Quốc cũng đã hoàn thành công tác cải tiến, mặc dù tin này còn chưa thể xác nhận, nhưng cuối cùng sẽ cải tiến theo phương diện này, tức giống với tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Akula của Nga.

Đến nay, nhìn vào các bức ảnh công khai của tàu ngầm 093, hoàn toàn không phát hiện được thiết bị phóng thẳng, công nghệ này hiện còn hơi sớm đối với Trung Quốc, vì vậy mặc dù phiên bản cải tiến 093G tương lai phát triển theo hướng này, cũng có thể sử dụng ống phóng ngư lôi 533 mm để phóng tên lửa hành trình DH-10.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình tầm xa DH-10 được dân mạng Trung Quốc lưu truyền.


Đối với tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095, đột phá lớn nhất là ở hệ thống phóng thẳng đứng. Đối với lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc, đây sẽ là tiến bộ vượt thời đại, nhiệm vụ có ý nghĩa phi phàm này do ai đảm đương? Bài viết của Kanwa Defense Review tiết lộ, người đi đầu công nghệ hệ thống phóng thẳng của tàu chiến mặt nước Trung Quốc là Triệu Thế Bình rất có thể trở thành ứng cử viên cuối cùng.

Triệu Thế Bình hiện là thành viên nhóm chuyên gia nghiên cứu dự báo tên lửa chiến lược Hải quân, là thành viên nhóm chuyên gia phóng ngầm tên lửa chiến lược trang bị cho Hải quân.

Từ lâu, Triệu Thế Bình đã tiến hành công tác thiết kế thiết bị phóng và nghiên cứu công nghệ phóng tên lửa từ tàu ngầm, trước sau đã tham gia công tác tân trang một thiết bị phóng tên lửa đạn đạo “tàu ngầm đối đất” (hay: tiềm đối đất) và nghiên cứu chế tạo một loại thiết bị mang theo tên lửa “tàu ngầm đối hạm” (tiềm đối hạm),

hai thế hệ thiết bị phóng tên lửa đạn đạo “tiềm đối đất” của Trung Quốc, từng làm người phụ trách kỹ thuật cải tiến thiết bị phóng tên lửa “tiềm đối đất” XX-X, phó kiến trúc sư trưởng thiết bị phóng tên lửa XX-X và người phụ trách kỹ thuật nhiều chương trình trọng điểm công nghệ phóng tên lửa của tàu chiến, hiện là người phụ trách kỹ thuật hệ thống phóng tên lửa hành trình tàu XX, thiết bị phóng thẳng tên lửa hành trình tàu XX.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phóng thẳng của tàu hộ tống 054A Hải quân Trung Quốc.


Qua những thông tin này cho thấy, công tác nghiên cứu chế tạo tàu ngầm hạt nhân Type 095 và hệ thống phóng thẳng tên lửa hành trình có liên quan đã tiến hành được một thời gian tương đối dài.

Hiện nay, Viện 713 đã có khả năng nghiên cứu chế tạo thiết bị phóng thẳng tàu nổi, trong đó thiết bị phóng thẳng HQ16 của tàu hộ tống tên lửa 054A cũng là do viện này nghiên cứu chế tạo.

Có thừa khả năng đối phó với tàu ngầm mới nhất của Nhật Bản?

Căn cứ vào thống kê của Hải quân Mỹ, Trung Quốc hiện có 3 chiếc tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo, 6 chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công và 53 chiếc tàu ngầm diesel tấn công, tổng cộng có 62 chiếc. Dự kiến đến năm 2020 hoặc 2025, tổng số sẽ tăng tới 75 chiếc.

Cách đây không lâu, cơ quan tình báo Hải quân Mỹ đã đưa ra báo cáo “Hải quân Trung Quốc – Hải quân hiện đại đặc sắc Trung Quốc”, báo cáo cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 mới nhất của Trung Quốc được cải thiện về tiếng ồn, nhưng vẫn lớn so với tàu ngầm hạt nhân tấn công Akula của Liên Xô cũ.

Tàu ngầm 095 có triển vọng trang bị cho Hải quân Trung Quốc vào năm 2015, mặc dù tiếng ồn vẫn rất lớn, nhưng những tàu ngầm kiểu mới này đã tốt hơn nhiều so với tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Hán và lớp Thương trước đây.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm - Hải quân Trung Quốc.


Mọi người đều biết, tàu ngầm tấn công được coi là “người bảo vệ của tàu sân bay”. Trong cụm chiến đấu tàu sân bay của Hải quân Mỹ, tàu ngầm hạt nhân tấn công thường đảm đương nhiệm vụ cảnh giới và phòng ngự rất quan trọng, bởi vì tàu ngầm có khả năng ẩn náu khá mạnh, có thể đầu tiên phát hiện được tàu nổi và tàu ngầm của đối phương, sau đó nhanh chóng báo động cho cụm chiến đấu tàu sân bay.

Do trong tương lai Hải quân Trung Quốc sẽ sở hữu tàu sân bay, lực lượng chiếm ưu thế hiện nay – lực lượng tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc chắc chắn sẽ đảm đương nhiệm vụ to lớn.

Như phương Tây dự đoán, tàu ngầm hạt nhân Type 095 có nhiều hệ thống sona công suất lớn phức tạp so với tàu ngầm thông thường, có thể phát hiện ra địch trước, khai hỏa tấn công trước.

Tên lửa săn ngầm CY-3 (Trường Anh-3) kiểu mới nhất, phóng từ tàu ngầm 095, có tầm phóng xa hơn 85 km so với CY-2, tên lửa CY-3 sẽ tiếp tục áp dụng thân đạn của tên lửa hành trình chống hạm YJ (Ưng Kích) và ngư lôi săn ngầm làm đầu đạn.

Đối mặt với sự tấn công của tên lửa chống hạm tầm xa, cho dù là tàu ngầm thông thường AIP kiểu mới nhất của Hải quân Nhật Bản cũng không có hy vọng sống sót quay trở về, sử dụng động cơ AIP chỉ có tốc độ 3 hải lý/giờ, tên lửa săn ngầm thực sự là một mục tiêu bất động, cho dù khi đó hoạt động hết công suất cũng khó thoát.

Trong tương lai, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 095 sẽ còn đảm đương nhiệm vụ quan trọng bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển ở Ấn Độ Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm thông thường AIP của Nhật Bản.


Nhiệm vụ giảm tiếng ồn vẫn nặng nề

Mặc dù tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 mới biên chế cho Hải quân Trung Quốc về mức độ tiếng ồn đã đạt mức tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles của Hải quân Mỹ, so với tàu ngầm lớp Virginia và Sea Wolf vẫn có khoảng cách, nhưng tàu 093 đã trang bị hệ thống sona phức tạp như tàu Sea Wolf.

Chúng gồm các hệ thống: sona kéo, sona mạn tàu, sona quanh thân tàu, có thể phóng các tên lửa chống hạm phóng ngầm YJ-83, YJ-62 và ngư lôi hạng nặng Y-6, đã áp dụng lò phản ứng hạt nhân kiểu mới, có tốc độ rất cao, đã tạo ra mối đe dọa rất lớn đối với hải quân các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản.

Một nhà nghiên cứu Trung Quốc từng cho biết, tính năng giảm tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân 093 còn chưa đạt được trình độ của tàu ngầm hạt nhân lớp Sea Wolf và tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Hải quân Mỹ, nhưng có thể tương đương tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles sau cải tiến.

Cũng có nhà phân tích dự báo, mức độ tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân lớp 093 Trung Quốc đã giảm đến mức tương đương tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga, rất có thể khoảng 110 db. Còn tín tiệu tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp 094 đã giảm đến khoảng 120 db.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Los Angeles - Hải quân Mỹ, có tiếng ồn 128 db.


Căn cứ vào quan điểm này, tính năng giảm tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo lớp 094 còn chưa đạt tới trình độ tương tự tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của Hải quân Mỹ, nhưng tương xứng với tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles.

Tuy nhiên, do thiếu nhiều thông tin hơn, rất khó đánh giá nguồn gốc của những “số liệu” và tính chất có thể so sánh.

Tạp chí “Bình luận Học viện Chiến tranh Hải quân” (Naval War College Review) Mỹ từng có bài viết cho rằng, có thể tưởng tượng, Trung Quốc đã đạt được thành quả khoa học tương đối quan trọng trên phương diện hệ thống đẩy của tàu ngầm hạt nhân.

Rất nhiều nguồn thông tin của Trung Quốc đều cho biết, Trung Quốc có được thành công trên phương diện phát triển lò phản ứng hạt nhân làm mát khí đốt ở nhiệt độ cao, nhưng thiết bị này thích hợp cho sử dụng trên tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới tiếp theo. Tiến bộ này được bên ngoài mô tả là “đột phá mang tính cách mạng”.

Có chuyên gia nói rõ là: “Lò phản ứng làm mát khí đốt ở nhiệt độ cao là công nghệ tiên tiến nhất thế giới hiện nay, thể tích của nó rất nhỏ, động lực mạnh, đồng thời tiếng ồn rất thấp – đối với tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, đây là một hệ thống đẩy rất lý tưởng. Về điểm này, Mỹ và Nga đều còn chưa có đột phá”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 của Hải quân Trung Quốc.


Một quan điểm được các chiến lược gia phương Tây phổ biến thừa nhận là, quá trình phát triển hệ thống đẩy động cơ hạt nhân của Trung Quốc có khả năng trở thành tiêu chí tốt nhất phản ánh Trung Quốc có tham vọng trở thành một cường quốc quân sự toàn cầu thực sự hay không.

Không cần công khai đổi mới ắc-quy hay bổ sung nhiên liệu, nếu tính năng âm thanh tiên tiến và thao tác thích hợp, cho dù không tính tới khả năng chạy liên tục dưới nước, thì tàu ngầm động cơ hạt nhân vẫn là một loại vũ khí tác chiến lý tưởng, đặc biệt là tiến hành tác chiến liên tục ở các vùng biển rộng lớn.

Đối với Trung Quốc, lực lượng tàu ngầm hạt nhân sẽ trở thành một công cụ điều động lực lượng rất có hiệu quả, nó chắc chắn cũng sẽ được Quân đội Trung Quốc lựa chọn thực hiện nhiệm vụ này.

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

>> Pháp hiện đại hóa tàu ngầm Hàn Quốc



Theo hãng tin UPI, Hàn Quốc đã quyết định lựa chọn nhà thầu Sagem (Pháp) hiện đại hóa hệ thống định vị trên tàu ngầm lớp Chang Bogo KSS-1.

Mỗi tàu KSS-1 sẽ lắp đặt 2 hệ thống định vị quán tính Sigma 40XP. Sigma 40XP gồm: con quay hồi chuyển laser hiệu suất cao và công nghệ lọc kỹ thuật số tiên tiến.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công điện - diesel lớp Chang Bogo.


Công nghệ con quay hồi chuyển laser đã được chứng minh rằng nó là công nghệ thích hợp nhất cho môi trường hoạt động khắc nghiệt.

“Việc hiện đại hóa hệ thống định vị sẽ tăng cường đáng kể khả năng hoạt động của tàu ngầm lớp Chang Bogo giúp đáp ứng nhu cầu cần thiết của Hải quân Hàn Quốc,” đại diện Sagem nói.

Lớp Chang Bogo thực chất là biến thể của tàu ngầm Type 209 do Đức thiết kế nhưng được đóng tại Hàn Quốc dưới dạng chuyển giao công nghệ.

Chang Bogo có lượng giãn nước 1.285 tấn, dài 56m, trang bị 4 động cơ diesel và 1 động cơ điện cho phép đạt tốc độ 22 hải lý/h (dưới mặt biển). Chang Bogo thiết kế với 8 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm.

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

>> 'Áo choàng lỏng' giúp tàu ngầm tàng hình



Trong tương lai, các tàu ngầm sẽ trở nên khó phát hiện hơn bao giờ hết với khả năng bơi trong nước mà không tạo thành vệt nước lằn tầu phía sau nhờ lớp vỏ kiểu mới.


Khi một phương tiện chuyển động trong chất lỏng, nó sẽ làm mất sự ổn định của môi trường theo hai cách.

Thứ nhất, do ma sát, một lượng chất lỏng sẽ bị cuốn theo phương tiện, hấp thụ năng lượng từ phương tiện và làm nó chậm lại.

Thứ hai, một vệt nước xoáy sẽ tạo thành phía sau phương tiện do chất lỏng tràn vào chỗ trống mà phần chất lỏng bị kéo theo phương tiện để lại.

Quá trình này cũng góp phần tạo tiếng động đặc trưng của tàu ngầm mà các thiết bị sonar có thể nhờ đó mà phát hiện ra nó.


http://nghiadx.blogspot.com
Cơ chế tạo vệt nước phía đuôi tàu ngầm.


Tuy nhiên, tàu ngầm có thể thoát khỏi tất cả rắc rối này nếu chất lỏng xung quanh tàu được điều hướng một cách chính xác.

Để làm được điều này, trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học tại ĐH Duke, Durham là Yaroslav Urzhumov và David Smith đã chế tạo ra một lớp vỏ dạng lưới, có khả năng điều hướng chất lỏng xung quanh tàu và làm nó tàng hình.

Lớp vỏ này cực kỳ phức tạp vì nó có cấu tạo khác nhau tùy thuộc vào vị trí thân tàu để có thể đảm bảo tốc độ của dòng nước đi vào bằng chính xác vòng nước đi ra.

Tuy chưa làm được mẫu thử thực tế cho tàu ngầm nhưng Urzhumov và Smith đã chế tạo được một mẫu thử nhỏ của lớp vỏ có khả năng làm biến mất hoàn toàn tín hiệu âm của một quả cầu chuyển động trong nước.

Trong lớp vỏ này được tích hợp cơ chế hỗ trợ dòng nước chảy qua bằng những chiếc bơm tí hon có đường kính chỉ một milimét vốn hay sử dụng trong các thiết bị y tế.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô tả thí nghiệm cho thấy lớp giáp lỏng có thể giúp vật thể tránh được sự truy bắt của sonar.


Lớp vỏ tàng hình thí nghiệm này có khả năng giúp tănng tốc độ dòng nước khi đi vào phần trước của thiết bị và làm chậm tốc độ dòng nước ra phía sau để dòng nước trở về tốc độ ban đầu trước khi ra khỏi vỏ tàu.

Kết quả thu được cho thấy độ ổn định của dòng nước không hề bị tác động và do đó, thiết bị thí nghiệm đã không kéo theo một vệt nước khi chuyển động.

Dù vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy người ta sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trước khi đưa sản phẩm ra áp dụng thực tế.

Theo một nhà nghiên cứu khác là Steven Ceccio tại đại học Michigan, lớp vỏ tàng hình này chỉ có thể ứng dụng được cho những vật nhỏ và di chuyển chậm. Ví dụ, một thiết bị có đường kính 1 cm sẽ chỉ “tàng hình” khi nó chuyển động với vận tốc nhỏ hơn 1cm/giây.

Ông Ceccio cho biết khi vật thể lớn hơn, tốc độ sẽ càng bị hạn chế hơn.

Còn lại, ông Urzhumov khẳng định chế tạo lớp vỏ dành cho thiết bị lớn hơn với hình dạng phức tạp là hoàn toàn có thể. Ông cho biết nếu lớp vỏ không triệt tiêu hẳn được tín hiệu sonar thì nó cũng làm giảm đáng kể độ lớn của tín hiệu, gây nhiễu loạn và nhầm lẫn, cản trở nghiêm trọng hoạt động săn tìm tàu ngầm.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)



Có nền kinh tế phát triển cùng với nền tảng quốc phòng vững chắc, các quốc gia Đông Bắc Á đã tự giải quyết “bài toán” tàu ngầm của mình.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Soryu của Nhật Bản.


Tinh thần độc lập - tự cường mạnh mẽ

Dù xuất phát điểm của mỗi quốc gia có những điểm khác biệt nhưng cả 3 nước Nhật Bản, Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đều rất chú trọng việc phát huy nội lực để nâng cao tiềm lực quốc phòng. Trong đó, Nhật Bản không muốn làm “nước lớn què quặt” nên chủ trương duy trì phát triển lực lượng quân sự tương xứng với địa vị nền kinh tế, có thể có sức ảnh hưởng tới an ninh thế giới.

Hàn Quốc cũng không chịu kém cạnh, quyết tâm xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng mạnh. Xét về khối lượng và trình độ công nghệ, công nghiệp quốc phòng của Hàn Quốc đang ở vị trí số 1 trong khu vực.

Còn Triều Tiên, với chính sách độc lập tự chủ, ưu tiên hàng đầu cho quân sự (military first) cũng đã áp dụng mô hình Liên Xô để xây dựng tổ hợp công nghiệp quốc phòng nhằm chế tạo tất cả vũ khí trang bị cho quân đội.

Cùng với đó, Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên đều là quốc đảo hoặc bán đảo nên hải quân, trong đó có lực lượng tàu ngầm được đặc biệt chú trọng phát triển. Đến nay, bằng nhiều con đường, các nước này đều đã làm chủ công nghệ chế tạo tàu ngầm.

Khả năng này lại cộng với diễn biến an ninh phức tạp khiến Đông Bắc Á trở thành khu vực có mật độ tàu ngầm hoạt động lớn nhất thế giới. Từ hoàn cảnh và kinh nghiệm của Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên, các quốc gia đang phát triển có thể rút ra bài học trong việc xây dựng, phát triển lực lượng tàu ngầm của riêng mình.

Tàu ngầm “tiêu chuẩn Mỹ”

Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản trở thành đồng minh chiến lược của Mỹ trong khu vực. Nhờ mối quan hệ này, Nhật Bản đã sớm có được giấy phép và tài liệu kỹ thuật của nước ngoài (chủ yếu là Mỹ) để phát triển công nghệ trong nước, trong đó có công nghệ quân sự. Vậy nên, khi sự kiềm tỏa của Mỹ lên hoạt động công nghiệp quốc phòng được nới lỏng, các nhà cung cấp nội địa Nhật Bản nhanh chóng phát triển và sản xuất được hầu như tất cả trang thiết bị hiện đại cho lực lượng phòng vệ với tiêu chuẩn rất cao.

Trong đó, các tàu ngầm Nhật Bản được thiết kế với lớp vỏ chắc chắn, được làm từ thép có độ bền cao, cho phép tàu lặn xuống độ sâu 500m. Cùng với đó, các tàu này được trang bị hệ thống đẩy khí độc lập (AIP) rất hiện đại của hãng Kockums (Thụy Điển) giúp tàu ngầm Nhật hoạt động lâu hơn dưới mặt biển với chu kỳ nổi lên để thay khí tính bằng tuần. Một số tàu ngầm Nhật Bản có thiết kế vỏ kép để tăng tính an toàn trong khi nhiều tàu ngầm Mỹ chậm áp dụng công nghệ này.


Tàu ngầm Nhật còn được tự động hóa cao, giúp giảm số thủy thủ đoàn so với các loại cùng kích cỡ do nước khác thiết kế, qua đó kéo dài thời gian hoạt động trên biển. Điển hình là tàu lớp Oyashio, “xương sống” của lực lượng tàu ngầm Nhật Bản (với số lượng khoảng 11 chiếc), có thủy thủ đoàn là 69 người nhưng có thể làm việc dưới biển tới 90 ngày. Trong khi đó, tàu ngầm lớp Kilo của Nga có thủy thủ đoàn ít hơn (52 người) nhưng số ngày hoạt động chỉ bằng một nửa.

Cùng với việc nâng cấp các tàu lớp Oyashio, Nhật Bản cũng đang đóng và bước đầu vận hành tàu ngầm lớp Soryo, tàu ngầm lớn nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 trong biên chế Hải quân Nhật Bản với lượng giãn nước lên tới 2.900 tấn. Điểm nâng cao của tàu lớp Soryo so với Oyashio ở tính tự động hóa hệ thống chiến đấu. Trong khí đó, 2 lớp tàu này có trang bị về vũ khí như nhau, gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm, loại Type-89 và tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.

Nhằm đối phó với các thách thức an ninh hàng hải, Nhật Bản vừa quyết định nâng số tàu ngầm từ 16 lên 22 chiếc.

Hướng tới xuất khẩu tàu ngầm

Hàn Quốc đã có chiến lược đầu tư vào ngành đóng tàu để trở thành cường quốc hải quân. Từ năm 2001, mỗi năm Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 7,13 triệu USD cho nghiên cứu và phát triển công nghệ đóng tàu. Giống Nhật Bản, công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Mỹ qua việc chuyển giao các gói dữ liệu kỹ thuật.

Tuy nhiên, để chế tạo tàu ngầm, Hàn Quốc lại “chơi thân” với Đức, một quốc gia có truyền thống mạnh trong lĩnh vực đóng tàu ngầm. Biểu hiện rõ nét là sự có mặt của các tàu ngầm lớp Type-209/1200 với tên Hàn Quốc là Changbogo, theo tên một đô đốc hải quân vương triều Koryo tồn tại cách đây 1.000 năm.

Tàu lớp Chang Bogo, được thiết kế để bảo vệ các căn cứ hải quân và tiêu diệt các tàu ngầm và tàu mặt nước của đối phương. Tàu có lượng giãn nước 1.200 tấn, có thể lặn sâu 250m, tốc độ 11-21 hải lý/giờ và được trang bị 14 ngư lôi cỡ 533mm cùng với 28 thủy lôi. Ba chiếc đóng sau cùng thuộc lớp này còn được trang bị tên lửa chống hạm Harpoon.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế tàu ngầm Type-214 của hãng HDW mà Hàn Quốc dựa vào chế tạo tàu ngầm lớp Chang Bogo II.


Tàu có thủy thủ đoàn lên tới 40 người, có thể thực hiện các nhiệm vụ độc lập trong thời gian 2 tháng. Dựa trên mẫu thiết kế của Changbogo và sự giúp đỡ kỹ thuật của hãng HDW, hãng Huyndai bắt tay chế tạo tàu ngầm Type-214 (Chang Bogo II), lượng giãn nước 1.700 tấn, tích hợp nhiều cảm biến và hệ thống điều khiển vũ khí tối tân.

Trong “gia đình” tàu ngầm Hàn Quốc, thành viên đang nhận được nhiều sự chú ý hiện nay là tàu lớp Chang Bogo III, có lượng giãn nước lên tới 3.500 tấn. Dự kiến, tàu chiến này sẽ được trang bị các ống phóng thẳng đứng, dành cho tên lửa hành trình hạng nặng nội địa Cheonryon, có tầm bắn 500km.

Không bị cấm xuất khẩu vũ khí như Nhật Bản, Hàn Quốc đang xúc tiến xuất khẩu tàu ngầm ra thị trường thế giới với các đối tác tiềm năng là các khách hàng trong khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Malaysia…

Vũ khí là con người

Trong điều kiện chật vật hơn so với Nhật Bản và Hàn Quốc, Triều Tiên không có được các tàu ngầm hiện đại. Nhưng bù lại, nước này có số lượng tàu ngầm thuộc vào hàng “khủng”, với khoảng 88 chiếc. Từ sự giúp đỡ của các nước trong khối XHCN trước đây, trong hoàn cảnh eo hẹp của mình, Triều Tiên đã xây dựng lực lượng tàu ngầm đông đảo, tuy không hiện đại nhưng đảm đương được các nhiệm vụ chiến đấu.

Trong lực lượng tàu ngầm Triều Tiên, đông nhất là tàu ngầm Yugo (khoảng 40-45 chiếc, chế tạo dựa trên mẫu tàu ngầm lớp Una của Nam Tư). Đây là tàu ngầm chỉ lượng giãn nước khoảng 110 tấn với thủy thủ đoàn chỉ cần tới… 2 người. Điều khác biệt này là do quan điểm tác chiến của Triều Tiên luôn đánh giá cao yếu tố con người.

Không rõ tàu Yugo có trang bị mìn hay ngư lôi hay không, nhưng điều đó không quan trọng bởi vũ khí của tàu là… bộ đội đặc công. Yugo được thiết kế để có thể chở 6-7 binh sĩ. Sau khi tới bờ biển đối phương, lực lượng này sẽ bơi hoặc lặn để thâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương, sau đó thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Sau tàu lớp Yugo về số lượng là tàu lớp Sang O (khoảng 20-25 chiếc). Loại tàu này có lượng giãn nước gần 400 tấn, được thiết kế thành 2 loại với 2 nhiệm vụ, chở đặc công (giống tàu lớp Yugo) và rải mìn. Do đó, vũ khí trang bị cho tàu cũng rất khiêm tốn chỉ từ 2-4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và khoảng 16 quả mìn.

Nói vậy, không phải Triều Tiên không có những tàu ngầm tiến công, đó là những chiếc thuộc lớp Romeo và Wishkey. Tuy nhiên, lực lượng này khá khiêm tốn về cả số lượng và sức mạnh trên biển.

Thứ Tư, 10 tháng 8, 2011

>> Bí mật vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc ở Trung Quốc



70 người đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn tàu ngầm điện diesel hết sức bí ẩn của Trung Quốc vào tháng 5/2003, cách nay hơn 8 năm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm số 361 được kéo về cảng Ngọc Lâm sau khi xảy ra tai nạn, vùng nước bắn lên phía sau tàu vẫn chưa được giải thích. Ảnh: Afcea


Vụ tai nạn tưởng chừng đã chìm vào quên lãng do thông tin về vụ tại nạn thảm khốc này được bảo mật rất chặt chẽ. Thân nhân của những người thiệt mạng củng chỉ biết là người nhà của họ bị hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.

Tuy nhiên gần đây, một sỹ quan Hải quân Trung Quốc đã bất ngờ tiết lộ về cuốn nhật ký hàng hải trên tàu ngầm trước khi xảy ra tai nạn. Điều này đã hé lộ một phần nguyên nhân của vụ tai nạn đầy bí ẩn này.

Chiếc tàu ngầm gặp nạn thuộc lớp Minh (Type-035), là tàu ngầm điện diesel do Trung Quốc chế tạo, được giới thiệu là sự kết hợp hoàn hảo giữa tàu ngầm lớp Romeo của Liên Xô và tàu ngầm loại U của Đức Quốc Xã.

Chiếc tàu ngầm gặp tai nạn mang số hiệu 361 thuộc Hạm đội Nam Hải, đây là chiếc tàu ngầm thứ 13 trong tổng số 20 chiếc đã được đóng. Được đưa vào biên chế của Hạm đội Nam Hải vào năm 1995, được xem là một trong những tàu ngầm tối tân nhất thời đó của hạm đội này.


Bí ẩn chưa có câu trả lời thỏa đáng

Trong khi đang tham gia một cuộc tập trận hải quân gần vịnh Bột Hải. Tàu ngầm số 361 bỗng dưng mất liên lạc với sở chỉ huy vào ngày 16/4/2003. Hầu như không ai biết điều gì đã xảy ra với con tàu này.

Gần 10 ngày sau khi gặp nạn con tàu mới được tìm thấy. Ngày 25/4/2003, trong khi đang đánh cá, các ngư dân Trung Quốc đã phát hiện thấy kính tiềm vọng của tàu ngầm 361 ló lên mặt nước.

http://nghiadx.blogspot.com



Hải quân Trung Quốc lập tức có mặt và phát hiện tàu ngầm 361 đang trong tình trạng chìm lơ lửng, con tàu đã trôi tự do một quảng khá xa từ vị trí gặp nạn.

Tàu ngầm số 361 được kéo về cảng Ngọc Lâm thuộc đảo Hải Nam, điều kỳ lạ là mặc dù xảy tai nạn chết người nhưng bên trong và bên ngoài tàu ngầm số 361 hầu như không có bất kỳ vết trầy xước nào.

1001 giả thuyết về tai nạn

Ngay sau khi tại nạn về tàu ngầm điện diesel 361 được công bố, rất nhiều chuyên gia quân sự trong và ngoài nước đã cố gắng tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra với tàu ngầm này.

Michael McGinty, một chuyên gia về Hải quân Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu quốc phòng Hoàng gia London nhận định: “Vụ tai nạn có thể đã xảy ra khi tàu đang nổi trên mặt nước, nếu tai nạn xảy ra khi tàu ngầm đang lặn xuống, Trung Quốc khó lòng mà trục vớt được con tàu này. Điều này lại mâu thuẩn với công bố chính thức là tàu ngầm gặp nạn khi đang trong tình trạng ngập nước”.

Một giả thuyết khác là khi đang lặn xuống động cơ diesel của tàu đang hoạt động thay vì chuyển sang động cơ điện. Điều này dẫn đến hiện tượng động cơ diesel hút hết không khí bên trong tàu gây ngạt thở cho thủy thủ đoàn.

Nhưng giả thuyết này không mấy thuyết phục. Trong thiết kế tàu ngầm ban đầu của Nga, luôn có một bộ cảm biến để cắt nguồn cung dầu cho động cơ diesel nếu áp suất khí quyển bên trong tàu giảm xuống dưới mức cho phép. Trừ phi bộ cảm biến này không được cài đặt trên tàu ngầm do Trung Quốc sản xuất hoặc nó hoạt động không hiệu quả.

Một giả thuyết khác là nước biển đã rò rỉ vào bên trong tàu và thấm vào khu vực pin năng lượng dẫn đến hiện tượng phát tán khí clo gây ngộ độc cho thủy thủ đoàn. Tuy nhiên, khí clo không giết người ngay lập tức và nó có mùi rất đặc trưng và dễ nhận biết.

Cũng có thể trong quá trình đóng van ngập nước để bắt đầu lặn xuống, nếu nước biển bị hút vào ống thông khí nó sẽ gây ra tình trạng giảm áp lực tạm thời bên trong tàu. Nhưng sự giảm áp lực này rất dễ nhận biết qua các hiện tượng như nhức đầu, ù tai. Với một thủy thủ đoàn họ hoàn toàn có thể nhận ra hiện tượng bất thường này và kích hoạt hệ thống cấp cứu thở khẩn cấp EBS, hoặc ngắt động cơ diesel bằng tay nếu bộ cảm biến tự động không hoạt động. Đây luôn là bài học đầu tiên trong các khóa huấn luyện.

Những câu hỏi không lời giải đáp

Một điều khá lạ lùng và không thể giải thích là tại sao không một ai trong thủy thủ đoàn thoát được ra ngoài, mặc dù bản thân tàu ngầm được thiết kế rất nhiều khoang thoát hiểm trong tình huống khẩn cấp. Trong suốt quá trình gặp nạn, tàu ngầm này không phát đi bất kỳ một tín hiệu cấp cứu nào ra bên ngoài. Vậy các thiết bị điện tử trên tàu đã làm việc ra sao?

Tại sao toàn bộ thủy thủ đoàn đều bất lực trong khi đó bản thân họ được tuyển chọn và đào tạo rất bài bản trước khi được phép vận hành tàu ngầm. Trừ khi một sự cố nào đó quá lớn đã xảy ra và giết chết toàn bộ thủy thủ đoàn ngay lập tức khiến họ không kịp trở tay.

Điều khá lạ lùng nữa, bản thân tàu ngầm này được thiết kế với thủy thủ đoàn tối đa là 55 người với 9 sỹ quan và 46 thủy thủ. Tuy nhiên, trong lúc gặp nạn, trên tàu có tới 70 người, người ta đang tự hỏi, 15 cán bộ bổ sung lên tàu ngầm này để làm gì. Chẳng lẽ các sỹ quan chỉ huy tàu ngầm bỏ qua những quy định cơ bản về an toàn vận hành tàu ngầm? Đối với tàu ngầm, sử dụng quá tải là điều không thể chấp nhận được và cực kỳ nguy hiểm. Có một số ý kiến cho rằng, 15 cán bộ bổ sung trên tàu ngầm là các chuyên gia đang thử nghiệm động cơ đẩy không khí động lập AIP trang bị cho tàu ngầm này thì gặp tai nạn.

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, hàng loạt quan chức cấp cao của Hải quân Trung Quốc đã bị cách chức trong đó có Tư lệnh hải quân Trung Quốc Đô đốc Thạch Vân Sinh (Shi Yunsheng), Chính ủy Dương Hoài Thanh (Yang Huaiqing), Tư lệnh Hạm đội Biển Bắc Đinh Nhất Bình (Ding Yiping), Chính ủy Hạm đội Biển Bắc Trần Tiên Phong (Chen Xianfeng). Cùng với một số quan chức cấp cao tại Hạm đội Nam Hải.

Vụ cách chức quy mô lớn nhất trong lịch sử Hải quân Trung Quốc có thể thấy rằng, đây là một tai nạn xảy ra mang tính chất hệ thống. Từ sự yếu kém trong vận hành và xử lý tình huống của thủy thủ đoàn cho đến sự quản lý lỏng lẽo thiếu tinh thần trách nhiệm của các quan chức chỉ huy của Hải quân Trung Quốc(!?)

Vụ tai nạn thảm khốc, thủy thủ đoàn 70 người không ai thoát được ra ngoài đặt ra những câu hỏi trong công nghệ chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc đặc biệt là các phương tiện và công nghệ hỗ trợ cấp cứu khẩn cấp trong trường hợp xảy ra tai nạn hoặc trúng phải vũ khí của đối phương trong thực chiến.

Đến nay, nguyên nhân chính của vụ tai nạn bí ẩn này vẫn không được công bố, nhưng rõ ràng sỹ quan chỉ huy đã bỏ qua quy định cơ bản về an toàn vận hành tàu ngầm. Cũng có thể vụ tai nạn này chứa đựng những bí mật động trời trong công nghệ chế tạo tàu ngầm của Trung Quốc.

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc phát triển tàu ngầm tấn công động lực hạt nhân



Trung Quốc có thể đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển tàu ngầm tấn công Type-095. Trang mạng Milchina đã tiết lộ sự phát triển của tàu ngầm này.




Type-095 có khả năng mang theo các tàu ngầm tấn công không người lái để tiến hành các cuộc tấn công ở độ sâu tới 1.100 mét. Ảnh minh họa


Trang mạng Milchina cho biết, tàu ngầm hạt nhân tấn công Type-095 đang bước vào giai đoạn phát triển đầu tiên.

Đây là thế hệ tàu ngầm hạt nhân thứ 3 của Trung Quốc và sẽ là một bất ngờ lớn đối với phương Tây.

Trong hạm đội tàu ngầm Trung Quốc, đang thiếu những tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân. Loại tàu ngầm hạt nhân tấn công duy nhất hiện này là Type-093 tồn tại khá nhiều nhược điểm. Độ ồn khi hoạt động tương đối lớn, tàu dễ bị phát hiện bởi các loại sonar hiện đại.

Sự cần thiết phải bổ sung thêm đội tàu ngầm hạt nhân tấn công càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Bở tàu sân bay Thi Lang sắp được hoàn thành, cần có thêm nhiều tàu ngầm để bảo vệ cho tàu sân bay này.

Dự án phát triển tàu ngầm hạt nhân tấn công mới Type-095 được khởi đóng vào năm 2010. Tàu được thiết kế để có thể hoạt động ở độ sâu từ 300-450 mét. Ngoài ra tàu ngầm Type-095 còn có khả năng triển khai tàu ngầm tấn công không người lái. Ứng dụng công nghệ dẫn hướng bằng cáp quang hiện đại, tàu ngầm tấn công không người lái có thể tiến hành các cuộc tấn công từ độ sâu tới 1.100 mét.

Hiện trên thế giới, chỉ có Hải quân Mỹ có thể tiến hành các cuộc tấn công ở độ sâu tương tự. Việc đạt được khả năng tấn công từ 1.100 mét sẽ cho phép Trung Quốc ngăn chặn các cuộc tấn công tiềm tàng từ các tàu ngầm hạt nhân tấn công của Mỹ.

Dự kiến tàu sẽ được đưa vào sử dụng trong năm 2020, và đây sẽ là lực lượng bảo vệ chính dưới nước cho nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc trong tương lai.

Theo thông tin được công bố bởi Thời báo Đài Bắc (Taipei Times), tàu ngầm tấn công Type-095 sẽ được thiết kế theo các công nghệ của phương Tây chứ không dựa vào công nghệ Nga như các thế hệ tàu ngầm trước đây. Độ ồn khi hoạt động sẽ giảm xuống đáng kể, đạt mức của tàu ngầm lớp Akula đời đầu của Nga.

Tuy nhiên, một số nhà phân tích phương Tây nhận định độ ồn của Type-095 chỉ ở mức tương đương hoặc nhỉnh hơn một chút so với tàu ngầm lớp Victor-III của Nga.

Tàu ngầm Type-095 sẽ được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 hoặc 650mm. Tương tự Type-093, ống phóng này có khả năng phóng tên lửa chống hạm tầm xa HY-4, tầm bắn từ 300-500km, được công ty công nghệ cơ điện Sea Eagle phát triển.

Ngoài ra, tàu ngầm Type-095 cũng có thể được triển khai một biến thể phức tạp của tên lửa hành trình HY-4 có tầm bắn khoảng 3.000km. Song khả năng này được cho là nhầm lẫn với một dự án tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới Type-096.

Hiện tại, tàu ngầm này được cho là đang bước vào giai đoạn phát triển đầu tiên, mọi thông tin có được đều ở mức dự đoán và không có gì là chắc chắn và cụ thể. Đó cũng là tình hình chung của tất cả các loại vũ khí được phát triển tại Trung Quốc trong thời gian gần đây.

[BDV news]


Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

>> Sẽ không còn độc quyền về công nghệ quân sự?



Các cường quốc mới nổi bắt đầu sở hữu công nghệ quân sự mũi nhọn đánh dấu cục diện thế giới mới đang hình thành.

Gần đây, sau khi Ấn Độ bắt đầu tuyên bố bắt đầu chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân thứ hai, thì Brazil cũng cho biết, họ cũng bắt đầu tự chế tạo tàu ngầm hạt nhân và cho biết, họ đã có kế hoạch này từ năm 2008: chế tạo 4 tàu ngầm thông thường và 1 tàu ngầm hạt nhân. Như vậy, khi kế hoạch này được hoàn thành, Brazil sẽ kế tiếp Ấn Độ trở thành nước sở hữu công nghệ tàu ngầm hạt nhân thứ 7 trên thế giới.



Mô hình tàu ngầm hạt nhân tương lai của Brazil.


Việc Ấn Độ, Brazil phát triển tàu ngầm hạt nhân không phải là một vấn đề mới mẻ, nhưng tàu ngầm hạt nhân là sản phẩm mũi nhọn của công nghệ quân sự, vì vậy nó được dư luận chú ý.

Phá vỡ độc quyền về công nghệ quân sự mũi nhọn

Đã từ lâu, chỉ có một số ít quốc gia nắm được công nghệ quân sự mũi nhọn, bao gồm máy bay chiến đấu tiên tiến, tên lửa phòng không khu vực (S-300 của Nga, Patriot của Mỹ), tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân…; ngoài ra còn bao gồm lĩnh vực công nghệ đỉnh cao như vũ khí hạt nhân, công nghệ vũ trụ…

30 năm trước, chỉ có các nước phát triển như Mỹ, Nga, Pháp, Anh có khả năng nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba. Còn hiện nay, cũng chỉ có một số nước có thể chế tạo tên lửa phòng không tầm xa như S-300, Patriot. Và rất ít nước sở hữu các công nghệ quân sự mũi nhọn như tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân.



Mô hình tàu ngầm hạt nhân tự sản xuất của Ấn Độ.


Việc hai nước đang phát triển Ấn Độ và Brazil bắt đầu đặt chân vào lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân, trên thực tế đã báo hiệu xu thế phá vỡ sự độc quyền về lĩnh vực công nghệ quân sự mũi nhọn.

Nâng cao toàn diện vị thế của các cường quốc mới nổi

Ấn Độ và Brazil đều là những nước đang phát triển, đều là những nước thứ ba có nền kinh tế phát triển tương đối nhanh trong những năm qua, đều là thành viên của BRIC (từ chỉ nhóm các nước Brazil, Nga (Russia), Ấn Độ (India), Trung Quốc (China) ).



Tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant do Ấn Độ tự sản xuất.


Nhìn về phương Tây, các cường quốc truyền thống luôn có quyền phán quyết cuối cùng đối với các vấn đế của thế giới. Nền tảng của “bá quyền” không chỉ ở lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngoại giao, tài nguyên, mà cuối cùng nó sẽ thể hiện ở ưu thế về sức mạnh quân sự. Mà hạt nhân của ưu thế sức mạnh quân sự chính là độc quyền những công nghệ quân sự mũi nhọn.

Trên thực tế, các cường quốc truyền thống luôn muốn giữ vững vai trò độc quyền trong lĩnh vực này. Cách thức của họ là phong tỏa công nghệ, thậm chí sử dụng phương thức hành vi quốc tế ở mức độ nhất định. Điển hình nhất là sự độc quyền đối với công nghệ vũ khí hạt nhân.



Nga từng cho Ấn Độ thuê tàu ngầm hạt nhân Seal.


Tuy nhiên, Ấn Độ và Brazil đã bắt đầu phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân. Lúc đầu hai nước này hận một số phản đối nhưng sau đó lại được các cường quốc truyền thống ngầm thừa nhận.



Tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ


Những điều đó cho thấy, đã đến lúc không thể tiếp tục duy trì sự độc quyền về công nghệ quân sự, đặc biệt là công nghệ quân sự đỉnh cao, xu thế truyền bá công nghệ là tất yếu. Mặt khác, các cường quốc truyền thống nới lỏng độc quyền lĩnh vực này vừa đúng vào lúc khai phá lĩnh vực công nghệ quân sự mũi nhọn mới, đây là điểm khởi đầu của sự độc quyền mới.

Trên thực tế, Mỹ đang nỗ lực phát triển các công nghệ hàng không vũ trụ, máy bay không người lái, công nghệ tàng hình, và Mỹ muốn độc quyền những công nghệ mới này. Như vậy, cho dù mất đi độc quyền về công nghệ quân sự mũi nhọn truyền thống, Mỹ vẫn có thể duy trì ưu thế đầy đủ về sức mạnh quân sự.

[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2011

>> Vụ tai nạn đầu tiên của tàu ngầm nguyên tử



Trong hơn 50 năm trở lại đây có rất nhiều vụ tại nạn tàu ngầm và tai nạn tàu ngầm Thresher Shark là vụ tai nạn đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm hạt nhân thế giới.

Tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark PH57 của Mỹ được khởi đóng vào ngày 28/5/1958, tàu được hạ thủy ngày 9/7/1960 , đến ngày 3/8/1961 Tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark chính thức được đưa vào phục vụ.

Thresher Shark có chiều dài 84,89m, chiều rộng 9,65m, độ giãn nước khi chạy trên mặt nước là 3.526 tấn, khi lặn dưới nước là 4.310 tấn.

Vào thời điểm đó, các tàu ngầm hạt nhân và tàu ngầm thông thường của Mỹ chỉ hoạt động ở độ sâu khoảng 210m, tuy nhiên đối với tàu ngầm Thresher Shark có thể lặn ở độ sâu 396 m.

Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng tác chiến cũng như tránh sự phát hiện và tấn công của các thiết bị chống ngầm.

Tháng 7/1962, Thresher Shark được đưa đến xưởng đóng tàu Potsmao để tiến hành bảo dưỡng sau một thời gian phục vụ. Sau khi bảo dưỡng nó được tiến hành chạy thử với đoàn thủy thủ 129 người. Trong lần chạy thử này, bên cạnh Thresher Shark còn có tàu cứu hộ tàu ngầm The Lark do thiếu tá hải quân Hecker chỉ huy.

Trên tàu The Lark có các thiết bị cứu hộ chuyên dụng, trong đó có cả thiết bị lặn cứu sinh cỡ lớn dùng để cứu tàu ngầm ở độ sâu 259m. Ngày 10/4/1963, Thresher Shark được tiến hành chạy thử tại vùng biển cách Cape Cod 200 hải lý về phía Đông bang Massachusetts, Mỹ.


Một loạt tàu ngầm nguyên tử như USS Flasher SS-249, USS Gato…của Hải quân Mỹ được kiểm tra và nâng cấp ngay sau sự cố tàu ngầm Thresher Shark. (Ảnh: Tàu ngầm USS Flasher SS-249).


Tốc độ gió khi đó là 3,5 m/giây, mặt biển tương đôi bình lặng. Lúc 6h30, sau khi kết nối thông tin liên lạc bằng hệ thống AN/UQC với tàu cứu hộ The Lark, tàu ngầm Thresher Shark bắt đầu thử nghiệm lặn sâu.

Khi cách độ sâu thử nghiệm 91m, tình trạng liên lạc qua hệ thống AN/UQC giữa 2 tàu vẫn rất tốt. Tuy nhiên khi đang tiếp cận gần độ sâu định thử nghiệm, Thresher Shark bắt đầu xảy ra sự cố nhỏ và các tín hiệu thông tin liên lạc lúc này cũng không còn rõ.

Đến 9h17 cùng ngày, một tín hiệu lạ được truyền lên tàu ngầm cứu hộ, nhưng do âm thanh bị biến dạng nên tàu The Lark không thể phân biệt được. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra lại những âm thanh cuối cùng, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker đã phát hiện ra một tiếng nổ, ông cho rằng đó là âm thanh của tàu tàu ngầm Thresher Shark .

Vị Thuyền trưởng dày kinh nghiệm trong cuộc chiến chống tàu ngầm ở Đại Tây Dương trong Chiến tranh thế giới thứ 2 khẳng định, âm thanh ông nhận thấy giống tiếng nổ dưới nước của vỏ tầu do chịu áp lực lớn.

Sau tiếng nổ, liên lạc bị gián đoạn, tàu The Lark bắt đầu tìm kiếm. Đến 10h58, sau khi sử dụng mọi biện pháp tìm kiếm mà không có kết quả, Thuyền trưởng tàu cứu hộ Hecker mới báo cáo về Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm hạt nhân ở bang Connecticut, Mỹ.

Nhận được thông tin, Bộ tư lệnh ngay lập tức hạ lệnh cho lực lượng tàu tìm kiếm cứu hộ tàu ngầm vào cuộc. Ngày 27/6/1963, khi đang tìm kiếm ở độ sâu 2.560m, các tàu cứu hộ đã thu thập được một số lượng lớn những mảnh vụn. Trong những thứ thu thập được có một đôi giày màu vàng được xem là giày sử dụng trong khoang lò phản ứng của tàu ngầm, trên đôi giày có in mã số SSN5.

Điều này chứng tỏ tất cả những mảnh vụn này chính là những gì còn lại của tàu ngầm Thresher Shark. Như vậy,tàu ngầm nguyên tử Thresher Shark phục vụ chưa đầy 2 năm đã vĩnh viễn nằm dưới biển ở độ sâu 2.560m cùng với 129 thủy thủ. Đây được xem là vụ tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trong lịch sử.

Bị hủy hoại vì chính khả năng lặn sâu?

Sau quá trình điểu tra về nguyên nhân của vụ tai nạn tàu ngầm Thresher Shark. Tháng 6/1963, người đứng đầu Hải quân Mỹ đã công bố kết luận điều tra về sự kiện tàu ngầm Thresher Shark, kết luận cho biết, phòng máy đột nhiên bị một lượng nước lớn chảy vào và đây được xem là nguyên nhân chính dẫn đến vụ đắm tàu ngầm Thresher Shark.

Hải quân Mỹ tin rằng, nguyên nhân có thể là do bộ phận nào đó trong hệ thống dẫn nước của Thresher Shark bị vỡ, hơn nữa lại xảy ra ở khoang máy. Nước biển chảy vào khoang máy dẫn đến mạng thông tin bị tê liệt, đồng thời khiến tàu mất khả năng hoạt động và chìm hẳn.

Sau sự cố trên, Quân đội Mỹ bắt đấu tiến hành một loạt các biện pháp kiểm tra kỹ toàn bộ những tàu ngầm đang phục vụ. Tất cả các bộ phận chịu áp được thiết kế theo mẫu cũ đều được tăng hệ số an toàn, giảm độ sâu và áp lực thử nghiệm, đồng thời hạn chế độ sâu hoạt động của các tàu ngầm.

Điều đó đã hạn chế rõ rệt tính năng của loại tàu ngầm này. Để cố gắng duy trì kỷ lục lặn xuống độ sâu 396m, Quân đội Mỹ quyết định thực hiện chương trình đặc biệt nhằm nâng cấp các tàu ngầm như USS Flasher SS-249, USS Gato.

Tháng 3/1964, Mỹ đã xây dựng một trung tâm kế hoạch an ninh tàu ngầm tại căn cứ tàu ngầm với nhiệm vụ là đội chiếu và kiểm nghiệm toàn bộ các thiết bị và cường độ kết cầu từ sơ đồ thiết kế cho đến hoàn chỉnh của tất cả các tàu ngầm đang phục vụ, đang đóng hay còn trong thiết kế của Mỹ; tiến hành nghiên cứu và sửa đổi biên chế và bố trí thủy thủ trên tàu.

Đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn các bộ phận chính của tàu ngầm như vũ khí hạt nhân, thiết bị động lực hạt nhân… khi phát hiện vấn đề có thể trình ý kiến kên chỉ huy tác chiến Hải quân hay Bộ tư lệnh hạm đội tàu ngầm Quân đội Mỹ.

Vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân Thresher Shark là vụ tai nạn đầu tiên trong lịch sử tàu ngầm thế giới. Trong nửa thế kỷ trở lại đây, có rất nhiều vụ tai nạn tàu ngầm hạt nhân khác đã xảy ra như:

- Năm 1968, tàu ngầm hạt nhân Scorpio của Mỹ đã gặp nạn ở Đại Tây Dương khi đang trên đường đến quẩn đảo Canari, làm 99 thủy thủ và nhân viên thiệt mạng.

- Tháng 4/1989, tàu ngầm hạt nhân Komsomolets cấp M của Nga phát nổ và chìm tại vùng biển Baren ở độ sâu 170m, toàn bộ 42 thủy thủ trên tàu thiệt mạng. Tàu Komsomolets có chiều dài 107m, rộng gần 8m, có trọng tải 4.000 tấn, được trang bị ngư lôi. Tàu thuộc thế hệ tàu ngầm nguyên tử đầu tiên của Nga, được chế tạo từ năm 1962. Theo kế hoạch đã được Bộ Quốc phòng Nga phê duyệt, tàu được kéo đến một nhà máy sửa chữa tàu biển để tiến hành tháo gỡ lò phản ứng hạt nhân. Tàu được kéo đi sửa chữa trong điều kiện bão biển dữ dội, khiến con tàu bị đắm. Ngay sau khi tàu gặp nạn, lực lượng cứu trợ Hạm đội biển Bắc với các tàu ngầm và máy bay đã nhanh chóng triển khai các hoạt động cứu trợ tìm kiếm.

- Tháng 3/1994, tàu ngầm hạt nhân Emerald của Pháp đã bị nổ phòng máy phát điện khi đang tuần hành tại Địa Trung Hải, khiến 10 người thiệt mạng.

- Tháng 8/2000, tàu ngầm hạt nhân Kursk của Nga đã bị chìm khi đang tham gia diễn tập cùng Hạn đội Phương Bắc tại vùng biển Ba-ren, làm 118 thủy thủ thiệt mạng.

- Tháng 3/2001, tàu ngầm hạt nhân Greenville của Mỹ đã va chạm vào một tàu thực tập của học viện thủy sản Nhật Bản khi đang nổi lên mặt nước, làm 9 người trên tàu thực thập sinh của Nhật Bản thiệt mạng.

- Tháng 11/2008, tàu ngầm hạt nhân K-152 của Nga khi đang chạy thử nghiệm tại vùng biển Thái Bình Dương, do thao tác sai đã dẫn đến hệ thống chữa cháy bị rò rỉ, khiến 20 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.

- Ngày 16/2/2011 vừa qua, tàu ngầm hạt nhân HMS Vanguard của Anh và tàu ngầm hạt nhân Le Triomphant của Pháp đã va chạm vào nhau khi dang tuần tra tại Đại Tây Dương. Cả hai tàu đều bị hư hỏng nhưng may mắn không gây thiệt hại về người.

Theo Thiếu tướng Hải quân Stephen Saunders cho biết, có 3 nguyên nhân có thể do lỗi thủ tục khi không theo “thoả ước vùng nước của NATO”, 2 tàu không phát hiện nhau do thiết bị chống dò tìm quá hiện đại, hoặc đơn giản là rủi ro vì dù 2 tàu thấy nhau trong cùng vùng nước vẫn có nguy cơ đâm nhau khi ở cùng độ sâu.


[BDV news]


Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

>> Philippines sắp mua tàu ngầm





Hải quân Philippines dự định trong 9 năm tới mua 1 tàu ngầm để bảo đảm an ninh quốc gia, Jane's Navy International cho hay.

Quyết định này phù hợp xu hướng xây dựng quân đội trong khu vực - trong 2 năm gần đây, các nước láng giềng của Philippines như Indonesia, Malaysia, Singapore và Việt Nam đều đã bắt tay vào xây dựng và củng cố hạm đội tàu ngầm.

Đại diện hải quân Phillipines tiết lộ với Jane's, hiện nay họ đang tiến hành các nghiên cứu nhằm xác định các yêu cầu của nước này đối với tàu ngầm và đánh giá luận cứ cho các kế hoạch này. Trên cơ sở các nghiên cứu này, hải quân Phillipines dự kiến sẽ chuẩn bị đề xuất với Bộ Quốc phòng trong năm tới.

Đại diện hải quân Phillipines cho biết, hiện còn quá sớm để nói đó sẽ là một tàu ngầm mới hay là tàu ngầm đã qua sử dụng. Những khó khăn kinh tế của Philippines nhiều khi đã thúc đẩy họ mua các loại vũ khí trang bị đã qua sử dụng. Chẳng hạn, chiếc tàu cũ của lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ USCGC Hamilton sẽ được chuyển giao trong năm nay để làm kỳ hạm mới của hải quân Phillipines.

Hải quân Phillipines cần có 1 tàu ngầm để mở rộng khả năng tuần tra các vùng biển mà dự đoán là có trữ lượng dầu khí lớn. Các vùng biển này lại có sự tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc và các nước láng giềng trong khu vực và tất cả các nước này đều hoặc là mới mua sắm hoặc chuẩn bị mua sắm tàu ngầm.

Việc mua sắm tàu ngầm là bộ phận của “Kế hoạch hải quân năm 2020” (Sail Plan 2020) xác định chiến lược cân bằng có tính tới những khó khăn tài chính của đất nước của hải quân Philippines. Theo các tài liệu của hải quân Philippines, kế hoạch xác định các nhu cầu của họ về khả năng phản ứng nhanh hơn với các mối đe dọa, xây dựng “các mục tiêu hải quân tin cậy” và xây dựng “các khả năng hải quân hiện đại” vào cuối thập kỷ.

Việc chuyển giao Hamilton cũng là một phần của kế hoạch hiện đại hóa cũng như việc mua sắm các tàu đốc đổ bộ vốn đang ở giai đoạn đàm phán giữa hải quân Philippines và hãng đóng tàu Indonesia PT Pal. Trong số các nhu cầu của hải quân Philippines có bao gồm 1 máy bay tuần tra của không quân bờ biển, 2 tàu tuần tra ven bờ và ít nhất 2 trực thăng đa dụng.

Kinh phí cho các vụ mua sắm này được dự trù trong “Chương trình nâng cao khả năng của Philippines” (Philippines' Capability Upgrade Program). Chương trình gồm 3 giai đoạn, trùng với các nhiệm kỳ tổng thống: 2005-2010, 2011-2016 và 2017-2022. Giai đoạn 2 hiện nay trù tính chi 1 tỷ USD cho mua sắm quốc phòng.

Các đại diện Bộ Quốc phòng Philippines cũng cho biết, quy mô kinh phí có thể tăng lên nhờ lấy từ các khoản chi phi quân sự.

Chi phí quân sự của các nước Đông Nam Á khác trong những năm gần đây bị hạn chế (ngoại trừ Singapore), mặc dù điều đó cũng không ảnh hưởng đến các kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm của khu vực. Malaysia đã mua 2 tàu ngầm Scorpene và đưa vào trang bị năm 2009; tháng 6.2009, Singapore đã nối lại việc mua sắm 1 trong 2 tàu ngầm lớp Västergötland (A 17); Việt Nam năm 2009 đã ký với Nga hợp đồng mua 6 tàu ngầm lớp Projekt 877EKM (?); Indonesia, nước đang sở hữu 2 tàu ngầm lớp Type 209 đã công bố ý định mua thêm 2 tàu ngầm của Hàn Quốc hoặc Nga.

Kế hoạch của hải quân Thái Lan mua đến 6 tàu ngầm diesel cũ lớp Type 206A của Hải quân Đức đã được Bộ Quốc phòng này thông qua năm 2011. Tuy nhiên, họ không kịp nhận kinh phí cho chương trình này trước khi giải tán quốc hội và bầu cử ấn định vào ngày 3.7. Hiện nay, dự kiến hải quân Thái Lan sẽ chuẩn bị kế hoạch mua sắm quốc phòng mới để đệ trình chính phủ mới trong năm nay hoặc đầu năm sau.

[Vietnamdefence news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang