Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: việt nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn việt nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn việt nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

>> 16 tàu chiến Indonesia trang bị tên lửa Yakhont



Cuối tháng 1.2011, hãng Antara (Indonesia) dẫn nguồn Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia đưa tin nước này dự định thử nghiệm tên lửa chống hạm Yakhont trong tháng 2.2011.



Vụ bắn thử nhằm vào một (một số) tàu thanh loại sẽ diễn ra trong tháng 2.
Như vậy, thông tin trước đó nói rằng, Indonesia, cùng với Việt Nam và Syria là những khách hàng đầu tiên mua tên lửa Yakhont/Oniks của Nga, đã được khẳng định.

Do tình hình địa-chính trị căng thẳng trong khu vực, Indonesia đã dự định thử nghiệm toàn diện kho vũ khí hải quân, kể cả các tên lửa chống hạm có “tầm quan trọng chiến lược” Yakhont có tầm bắn và tốc độ lớn hơn mọi loại vũ khí khác mà hạm đội Indonesia hiện có.

Theo báo chí Indonesia, 6 tàu frigate của Hải quân Indonesia được trang bị mỗi tàu 8 tên lửa Yakhont, 10 tàu corvette được trang bị mỗi tàu 4 tên lửa Yakhont. Việc lắp đặt tên lửa dường như hoàn toàn do xưởng đóng tàu PT PAL ở Surabaya thực hiện. Giá mỗi quả Yakhont ước khoảng 1,2 triệu USD.

Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia cũng cho biết, nước này đã quay lại nghiên cứu khả năng mua 2 tàu ngầm. Hai ứng viên có khả năng nhất là các tàu ngầm của Nga và Hàn Quốc.






Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

>> Việt Nam chưa chủ trương tham gia các cuộc tập trận quốc tế



Việt Nam sẵn sàng tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc khi điều kiện cho phép, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết.





Trong thời điểm hiện nay Việt Nam không tham gia các cuộc tập trận hay các cuộc diễn tập quân sự. Tuy nhiên, Việt Nam sẵn sàng tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc khi điều kiện cho phép, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết.

- Cuộc tập trận "Hổ mang vàng" hiện đang diễn ra tại Thái Lan. Vừa qua đã xuất hiện những thông tin khác nhau liên quan tới sự tham dự của Việt Nam vào cuộc tập trận. Thông tin của báo chí nước ngoài về việc Việt Nam cử 3 sĩ quan tham gia lập kế hoạch tác chiến có chính xác hay không, thưa Trung tướng?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam đã tham dự các cuộc tập trận "Hổ mang vàng" với tư cách quan sát viên từ năm 2003. Từ đó đến nay, tùy thuộc vào điều kiện của mình cũng như tùy thuộc vào tính chất hay nội dung của cuộc tập trận, có năm Việt Nam tham dự, có năm không. Mục đích tham dự của Việt Nam là để xem các nước thực hiện tập trận như thế nào.

Năm nay, Việt Nam không cử người tham gia cuộc tập trận kể cả ở mức độ quan sát viên. Thông tin về Việt Nam cử người tham gia lập kế hoạch tác chiến là sai lệch, không rõ nguồn tin xuất phát từ đâu. Thông tin sai lệch này có thể làm cho dư luận hiểu sai chủ trương của Việt Nam. Trong thời điểm hiện nay Việt Nam không tham gia các cuộc tập trận hay các cuộc diễn tập quân sự.

- Như vậy, chủ trương của Việt Nam là không tham gia các cuộc tập trận nhưng có thể cử quan sát viên. Mới đây, phát biểu tại Malaysia, Đô đốc Patrick Walsh, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã ngỏ ý mời Việt Nam tham dự cuộc tập trận CARAT giữa Mỹ và một số nước trong khu vực. Trung tướng nghĩ như thế nào về lời mời này?

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Cho đến nay chúng ta chưa nhận được lời mời chính thức và đầy đủ, cũng chưa có đủ điều kiện nghiên cứu kỹ nội dung của cuộc diễn tập này là gì. Nhưng tôi nhấn mạnh lại là cho đến thời điểm này, Việt Nam không tham gia các cuộc diễn tập quân sự. Trong thời gian tới, nếu có thì Việt Nam cũng bước đầu chỉ tham gia vào các cuộc diễn tập chung mang tính chất nhân đạo như rà phá bom mìn, cứu trợ thảm họa, quân y…

- Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố sẽ tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc khi điều kiện cho phép. Xin Trung tướng cho biết QĐND Việt Nam đã chuẩn bị cho việc này như thế nào? Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam đánh giá hoạt động của Lực lượng gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ Liên hợp quốc, trên cơ sở luật pháp quốc tế, có sự kêu gọi và đồng thuận của các nước, là điểm tích cực để đem lại hòa bình và ổn định cho thế giới.

Việt Nam đã tuyên bố sẽ sẵn sàng tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc khi điều kiện cho phép, đóng góp trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế. Điều này sẽ đề cao vị thế, vai trò, trách nhiệm của Việt Nam đối với hòa bình, ổn định của thế giới, cũng là cơ hội để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm, tìm hiểu tình hình, nghiên cứu các vấn đề của thế giới để phục vụ lợi ích của đất nước.

Việt Nam hiện đang trong quá trình chuẩn bị gồm nhiều nội dung. Trước hết, chúng ta phải nghiên cứu đầy đủ về cơ chế, cách thức hoạt động của lực lượng này. Thứ hai, Việt Nam phải chuẩn bị về con người. Bộ đội tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình phải biết ngoại ngữ, phải biết kỹ thuật đặc thù, phải hiểu biết về luật pháp quốc tế v.v.. Thứ ba là vấn đề pháp lý, vì việc đưa quân ra nước ngoài cần phải có sự đồng ý của Nhà nước. Thứ tư là chúng ta phải chuẩn bị về cơ sở vật chất vì đất nước còn nghèo.

Quá trình chuẩn bị này đã bắt đầu được thực hiện một cách tích cực từ cách đây 4, 5 năm. Tôi tin rằng, trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ có những bước đi ban đầu trong việc tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Việt Nam sẽ lựa chọn lĩnh vực để tham gia như quân y, rà phá bom mìn, tẩy độc… Việt Nam cũng tham gia với mức độ phù hợp, có thể là cử sĩ quan tham mưu, các nhóm chuyên ngành. Chủ trương của Việt Nam không đưa Lực lượng gìn giữ hòa bình vào bất kỳ nơi nào đang xảy ra xung đột. Việt Nam cũng sẽ không cử lực lượng chiến đấu tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình.

Xung đột Thái Lan - Campuchia là thách thức chung của ASEAN

"Xung đột giữa Thái Lan và Campuchia là điều đáng tiếc cho tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN, cũng như là một điều đáng tiếc cho các cam kết của ASEAN. Rõ ràng, cả hai nước đã vi phạm Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC). Giải quyết vấn đề này là thách thức chung của ASEAN nhưng mà tập trung trách nhiệm vào nước Chủ tịch luân phiên, cũng như trách nhiệm của Thái Lan và Campuchia đối với hòa bình và ổn định của ASEAN.

Vấn đề này trước hết phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, đối thoại, tôn trọng lẫn nhau. Thứ hai là phải công khai, minh bạch trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc và ASEAN. Thứ ba là phải tuân thủ luật pháp quốc tế mà cụ thể là Hiến chương Liên hợp quốc và các điều ước quốc tế. Thái Lan cũng như Campuchia, với trách nhiệm đối với đất nước mình cũng như đối với ASEAN, nên thực hiện những điều này.

Qua vấn đề giữa Campuchia và Thái Lan, chúng ta cũng có thể thấy, những vấn đề song phương bên cạnh việc cần giải quyết tay đôi thì rất cần những ý kiến thiện chí, đúng mực, đúng luật pháp, tôn trọng nước chủ nhà của cộng đồng quốc tế để làm dịu tình hình. Có như vậy, các nước tranh chấp mới có cơ sở để nhìn lại hành vi của mình, tính toán bước đi để đảm bảo lợi ích của dân tộc và quốc tế, ví dụ như chủ quyền lãnh thổ thì không thể từ bỏ, nhưng đồng thời phải tính đến lợi ích chung của khu vực".


Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh

(tổng hợp)

Thứ Ba, 8 tháng 2, 2011

>> Việt Nam kêu gọi Campuchia, Thái Lan kiềm chế



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao - bà Nguyễn Phương Nga: Việt Nam lo ngại sâu sắc về xung đột tại khu vực đền Preah Vihear


Trước những diễn biến mới căng thẳng tại khu vực biên giới với Thái Lan, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 7/2 tuyên bố nước này sẽ đề nghị LHQ cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới "một vùng đệm" tại khu vực biên giới gần khu đền tranh chấp Preah Vihear nhằm ngăn chặn các cuộc đụng độ mới giữa quân đội hai nước.




Thường dân Thái Lan tránh đạn lạc dưới ống cống được gia cố.
Tuyên bố của người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia Campuchia được đưa ra sau khi liên tiếp trong những ngày qua, binh lính hai nước đã 5 lần đấu súng ở khu vực biên giới tranh chấp này. Phía Campuchia cho biết các vụ giao tranh từ ngày 4 đến ngày 7/2 đã làm hàng chục người của cả hai bên bị thương vong, trong đó có cả dân thường. Khoảng 10.000 dân làng của cả Campuchia và Thái Lan gần khu vực xảy ra đấu pháo đã phải đi sơ tán. Khu đền Preah Vihear cũng bị hư hại nghiêm trọng.

Còn bên phía Thái Lan, Phó Thủ tướng Suthep Thaugsuban ngày 7/2 nêu rõ Thái Lan muốn đối thoại hòa bình với Campuchia. Chính phủ Thái Lan hy vọng hai bên có thể giải quyết các căng thẳng hiện nay mà không cần tới sự can thiệp của bên thứ ba.

Căng thẳng biên giới giữa Campuchia và Thái Lan nay không chỉ giới hạn ở khu vực Preah Vihear mà đã lan sang khu vực biên giới thuộc tỉnh Oddar Meanchey. Tư lệnh lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia (RCAF) đóng tại cửa khẩu O’ Smach thuộc tỉnh Oddar Meanchey, cho biết quân đội Thái Lan đã tăng thêm quân tới khu vực biên giới này trong hai ngày 5-6/2 và số quân Thái Lan hiện nay lên tới 700 người.

Hôm nay (7/2), trả lời câu hỏi của phóng viên về phản ứng của Việt Nam trước xung đột xảy ra trong những ngày vừa qua tại khu vực đền Preah Vihear trên biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước ta, bà Nguyễn Phương Nga nêu rõ: “Cùng là thành viên của ASEAN, Việt Nam lo ngại sâu sắc về xung đột tại khu vực đền Preah Vihear trên biên giới giữa Campuchia và Thái Lan.

Việt Nam kêu gọi hai bên kiềm chế tránh để sự việc diễn biến phức tạp, giải quyết vấn đề thông qua thương lượng hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, hiến chương Liên hợp quốc và trên tinh thần hữu nghị, đoàn kết ASEAN, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, và hợp tác ở khu vực và trên thế giới”.
(vtc news)

Thứ Tư, 2 tháng 2, 2011

>> Đồng 2 USD có thực sự quý và hiếm?





Từ trước đến nay, nhiều người sẵn sàng trả mức giá cao hơn nhiều so với giá trị thực tế của tờ 2 USD để sở hữu đồng tiền nổi danh là “thần hộ mệnh” này. Tuy nhiên, bên cạnh những giai thoại tiếng tăm cũng có không ít “sự thật phũ phàng” về tờ tiền mà người sở hữu nó không biết.

Hiếm mà... không hiếm  Dù là một đồng tiền có mệnh giá thấp nhưng đồng 2 USD vẫn là một trong những đồng tiền hiếm gặp nhất ở Mỹ. Chúng hầu như không còn xuất hiện trong lưu thông hàng ngày. Nhiều máy bán hàng tự động cũng không được thiết kế cho loại tiền này. Do đó, người dân Mỹ và cả nhiều nước khác giờ đây coi 2 USD là đồng tiền hiếm vì cho rằng, hiện nay nó không còn được in ấn và đưa vào lưu thông nữa. Theo thống kê, có 590.720.000 tờ 2 USD năm 1976 được in. Tính đến tháng 2/1999, tổng số tờ 2 USD lưu hành khắp thế giới có tổng giá trị 1,17 tỷ USD. Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng của mình đổi cho một số lượng đồng 2 USD nhất định. Và khi hệ thống ngân hàng của Cục Dự trữ Liên bang nhận thấy lượng cung về tờ 2 USD quá ít thì các ngân hàng sẽ đề xuất yêu cầu Cục in ấn in thêm. Tuy nhiên, nhận định này không hoàn toàn chính xác. Bộ Tài chính Mỹ mới đây còn khẳng định, chưa bao giờ đình chỉ việc lưu thông tờ giấy bạc có mệnh giá 2 USD. Và cho đến thời điểm này, tờ 2 USD vẫn là một trong những mệnh giá tiền tệ được Chính phủ Mỹ cho phép lưu thông. Theo tỷ phú Buffet, 2 USD là một đồng tiền “đủ hiếm để sưu tầm, nhưng không đủ hiếm để thực sự có giá trị quá vượt trội so với giá trị thực tế của nó”. Giới quan sát cho rằng, có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến nhận định 2 USD là đồng tiền hiếm, chủ yếu là do mức sản xuất đồng tiền này tại Mỹ khá thấp so với các đồng tiền khác, chỉ chiếm khoảng 1% trong khi đồng 5 USD và 1 USD chiếm gần 50% tổng lượng bạc giấy do ngân hàng quốc gia Mỹ phát hành.




Đồng 2 USD vẫn được phát hành như các đồng tiền khác.

Đồng 2 USD được in lần đầu vào năm 1862, với tư cách là giấy bạc của Chính phủ Mỹ (loại tiền giấy đầu tiên của Mỹ, do Bộ Tài chính phát hành).
 Sau đó, khi giấy bạc của Chính phủ Mỹ không còn được lưu hành thì tờ tiền này được in với tư cách là giấy bạc của Cục dự trữ liên bang.
 Số lượng tờ 2 USD mới được in ấn giảm mạnh hồi những năm 1950, khi các tờ tiền ở những mệnh giá khác nhau được chuyển sang in ở kích cỡ nhỏ hơn.

Đến năm 1976, tờ 2 USD được thiết kế và in lại giống như ngày nay. Khi tờ tiền với mẫu mã mới được phát hành, người dân hết sức ngạc nhiên và xem đó là đồ sưu tập hơn là một phương tiện lưu thông như dự định của Bộ Tài chính. Nguyên nhân chính là các cửa hàng không có nhu cầu sử dụng tờ 2 USD trong công việc hàng ngày của mình.

Vì nhu cầu hạn chế này, số lượng tờ 2 USD được in ấn giảm dần. Ngày nay, tờ 2 USD cũng không thường xuyên được in lại theo số series mới như các đồng tiền khác. Đồng tiền này được in theo nhu cầu. Vì vậy, rất nhiều người lầm tưởng tờ 2 USD không còn được lưu hành. Theo Bộ Tài chính Mỹ, họ nhận được rất nhiều thư từ của người dân hỏi rằng tại sao đồng 2 USD không còn được lưu thông nữa. Bộ Tài chính phải liên tục khẳng định rằng, tờ 2 USD vẫn là một tờ tiền được chính thức lưu hành trong hệ thống tiền tệ của Mỹ.

 Tuy nhiên, được “chính thức lưu hành” chỉ có nghĩa là tờ tiền đó chưa bị chính thức thu hồi để tiêu hủy mà thôi, chứ không có nghĩa là được thực sự sử dụng trong trao đổi, mua bán hàng ngày của người dân.

May mắn ‘sánh vai’ cùng xui xẻo

Chính mức in ấn đồng tiền này quá thấp dẫn đến việc người dân ngày càng ít biết đến nó và do đó tạo ra rất nhiều “truyền thuyết” về đồng tiền này ở mọi nơi.

Theo quan niệm của người phương Đông, số 8 biểu tượng cho sự tài lộc, số 2 cũng biểu tượng cho may mắn và hạnh phúc. Số 2 là cặp số chẵn biểu hiện cho đôi nên luôn mang lại may mắn, có người phù trợ bên cạnh. Đó là lý do vì sao người phương Đông cũng thích sưu tầm tờ tiền mệnh giá 2 USD như vậy.

Trong suy nghĩ của nhiều người Mỹ, đồng tiền 2 USD mang lại nhiều ý nghĩa hơn là một đồng tiền. Tờ 2 USD có sự khác biệt so với các đồng USD ở chỗ, mặt sau của nó có hình 42 vị Tổng thống các đời của nước Mỹ.


Sự tụ họp đông đủ ấy là biểu tượng của sức mạnh và quyền lực. Ai sở hữu tờ 2 USD sẽ “thuận buồm xuôi gió”, mọi việc đều thành công.



Nhiều người cảm thấy điềm lành đến với mình khi họ nhận được tờ 2 USD.

Tuy nhiên, bên cạnh những giai thoại về sự may mắn cũng có không ít quan niệm không hay về tờ 2 USD. Đồng tiền này trước đây được các con bạc xem là đồng tiền xui xẻo. Nguồn gốc của ý nghĩ này là: trong bài bạc, con bài thấp nhất trong cỗ bài là con 2 hay là Deuce. Chính quan niệm không may mắn này, nhiều con bạc thậm chí xé hay cắt đi một góc của tờ 2 USD để tránh mọi bất hạnh có thể đến với mình. Một số bồi bàn còn thường xuyên hôn lên, hay giả vờ hôn lên đồng 2 USD để tránh xui xẻo mỗi khi nhận được nó. Không chỉ các con bạc, những “thầy bói” của loại ma thuật dân gian trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi cũng thấy sự xui xẻo trong tờ tiền này.

 Vì thế, họ quan niệm rằng, để thoát khỏi điềm xấu thì phải xé một góc của tờ tiền và giấu nó vào trong túi. Dù không thực sự hiếm và cũng chưa ai kiểm chứng rõ ràng về sự may mắn hay xui xẻo của tờ 2 USD, đồng tiền này vẫn được ưa chuộng và được coi là món quà giá trị. Ngân hàng Việt Nam cũng hiếm đồng 2 USD Bà Trần Bích Quân, Giám đốc truyền thông, Ngân hàng An Bình, cho biết, theo thông lệ thì các ngân hàng rất ít khi nhập tiền lẻ USD về để phục vụ nhu cầu lì xì Tết của khách. Còn với ngân hàng An Bình thì từ trước đến nay chưa hề có dịch vụ đổi tiền lẻ USD cho khách vào dịp cận Tết, mà chỉ có đổi tiền lẻ VND. “Theo tôi được biết thì lâu lắm rồi ngân hàng không có tờ 2 USD lưu hành. Tiền USD mệnh giá nhỏ nhất tại ngân hàng hầu như chỉ là 10 USD”, bà Quân nói. Bà Quân cũng cho hay, nguồn cung tiền lẻ USD ngày thường cũng luôn trong tình trạng khan hiếm, nói gì đến ngày Tết.

Thông thường khách tới mua USD thường thích các tờ mệnh giá lớn như 50 USD, 100 USD. Một trong những nguồn USD lớn của ngân hàng là từ các doanh nghiệp xuất khẩu, mà nguồn USD từ các doanh nghiệp này hầu như không có tiền lẻ. Hầu hết các ngân hàng đều khẳng định không có dịch vụ đổi tiền 2 USD cho khách lì xì Tết, vì đồng tiền này khá khan hiếm. Chị Nguyễn Thị Bích Vân làm nhân viên giao dịch cho Ngân hàng Đại Á cũng thừa nhận rất ít khi gặp tờ 2 USD.
 Còn một nhân viên giao dịch của Ngân hàng Techcombank trên đường Hoàng Văn Thái cho biết, ngày thường, ngân hàng chỉ đổi tiền USD cho khách khi họ là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, còn nếu khách hàng cá nhân thì chỉ khi họ đi du lịch nước ngoài (đã có vé máy bay) hay đi chữa bệnh ở nước ngoài (khi có giấy chứng nhận từ bệnh viện). Còn khách hàng cá nhân đổi USD với mục đích lì xì Tết thì không được chấp nhận, dù họ cần tiền mệnh giá bé hay lớn.
 Theo giải thích của tiến sĩ Lê Trọng Nhi, chuyên gia tài chính ngân hàng, từng làm việc nhiều năm ở Mỹ, ngay cả dân Mỹ hiện cũng xem đồng 2 USD là đồng tiền hiếm và không ít người thường sưu tập hay giữ làm kỷ niệm, càng khiến đồng tiền này ít được lưu thông hơn. Ở Việt Nam hiện nay cũng vậy, nếu ai may mắn được sở hữu đồng 2 USD thì họ cũng có xu hướng cất giữ, khiến tờ 2 USD ngày càng hiếm.
(bao dat viet)



Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

>> Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh: Việt Nam không chạy đua vũ trang





Thời gian gần đây, vấn đề bảo vệ chủ quyền Tổ quốc, diễn biến an ninh khu vực từ cuộc hội nhập sâu rộng của đất nước vào đời sống quốc tế… đã trở thành những chủ đề thảo luận sôi nổi của đông đảo giới trẻ Việt Nam.

Lý giải điều này như thế nào? Từ hàng ngàn năm nay, sự tồn tại của dân tộc ta đã là kết quả của một quá trình kháng cự đi đôi với tiếp biến không ngừng trước những sức ép từ bên ngoài, thường là từ những thế lực hơn gấp nhiều lần về sức mạnh vật chất. Thế kỷ XXI – thế kỷ tăng tốc của toàn cầu hóa chưa bao giờ chúng ta có nhiều thuận lợi như thế dể chứng minh mình là một dân tộc không chỉ biết chiến đấu mà còn biết kiến thiết hòa bình và thịnh vượng, bình đẳng cùng các quốc gia khác. Nhưng càng trân trọng giá trị của hòa bình bao nhiêu, người Việt càng nhạy cảm với những biến động khó lường của môi trường quốc tế ngày nay bấy nhiêu, đặc biệt là trước tham vọng can dự nhiều hệ lụy của các siêu cường hiện hữu hay đang hình thành. Sự quan tâm lo lắng, thái độ bồng bột của một bộ phận xã hội, thể hiện rõ nhất ở tầng lớp thanh niên, phải được hiểu như là sự trỗi dậy của ý thức công dân mạnh mẽ mà có lúc, có người tưởng đã phai nhạt, hay nói rộng hơn đó chính là sự tuôn chảy liên tục, khi mạnh mẽ khi trầm sâu, của dòng máu yêu nước trong huyết quản mỗi con người Việt Nam.  Báo Thanh Niên đã cuộc trao đổi với trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, xoay quanh bối cảnh đầy những sự kiện ngoại giao – quốc phòng của năm vừa qua và ý nghĩa lâu dài của nó với sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam trong tương lai.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Thanh niên 

 Công tác đối ngoại quốc phòng của Việt Nam được đánh giá từ trong và ngoài nước là đã có một năm 2010 đầy thành công. Điều này có ý nghĩa như thế nào trong triển khai chiến lược quốc phòng nói chung của Việt Nam, thưa Thứ trưởng?
Công tác đối ngoại quốc phòng đã được đặt ra ngay từ những năm đầu đổi mới, đến nay đã gần 20 năm, trong đó chúng ta đã phát triển từng bước vững chắc, hiệu quả nhằm phục vụ nhiệm vụ quốc phòng quân sự của đất nước. Tuy nhiên năm 2010 có ý nghĩa rất đặc biệt khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực có nhiều biến động. Với sự phát triển chung của đất nước, vị thế, vai trò của quân đội cũng được nâng cao và công tác đối ngoại quốc phòng đã đạt được những thành tựu nổi bật. Có thể nói 2010 là năm hội tụ kết quả của gần 20 năm phát triển đối ngoại quốc phòng từ khi bắt đầu đổi mới.

 Cụ thể, chúng ta đã tái bản Sách trắng Quốc phòng với nội dung đáp ứng được sự phát triển của tình hình cũng như yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới. Sách trắng Quốc phòng lần này có 2 điểm nổi bật: Thứ nhất, có độ công khai, minh bạch cao, thể hiện sự tự tin và minh bạch của đất nước về quốc phòng; Thứ hai, chúng ta đã trình bày rõ ràng chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, trên tình hình độc lập tự chủ, bảo vệ Tổ quốc dựa trên sức mình là chính, sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước để xây dựng khu vực hòa bình ổn định, đóng góp cho sự phát triển chung của thế giới.

 Với chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, chúng ta đã tăng cường quan hệ hợp tác song phương, nhất là các nước bạn bè cũ, các nước láng giềng; chủ động tham gia các diễn đàn đa phương như ARF, ADMM, Shangri-la…Trên các diễn đàn này, chúng ta chủ động trình bày chính sách quốc phòng của đất nước, thể hiện mong muốn hòa bình và giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình; mong muốn khu vực ổn định và phát triển; công khai, minh bạch, chủ động đề xuất các biện pháp giải quyết những khác biệt như tranh chấp lãnh thổ, các thách thức an ninh phi truyền thống…

 Những thành tựu trong đối ngoại quốc phòng của chúng ta đã tăng cường xu hướng hòa bình, ổn định, hợp tác trong khu vực, hạn chế và từng bước đẩy lùi nguy cơ chiến tranh và xung đột vũ trang. Đây là kết quả rất quan trọng nhằm đạt được mục tiêu của chiến lược quốc phòng là bảo vệ hòa bình và ổn định trong khu vực. Bên cạnh đó, nhờ tăng cường hợp tác mà sức mạnh quốc phòng Việt Nam được tăng cường, không chỉ thể hiện qua việc tăng cường sức mạnh quân sự mà là sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân. Đối ngoại quốc phòng đã góp phần nâng cao vị thế của quân đội và của đất nước, qua đó tăng cường thế trận quốc phòng bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam. Thành tựu quan trọng nhất là đối ngoại quốc phòng đã góp phần bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước thông qua kết hợp giữa quốc phòng và ngoại giao, thực hiện chiến lược tối ưu để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc mà không cần đến chiến tranh. Năm qua, vấn đề biển Đông được đề cập trong nhiều diễn đàn quốc tế.

Theo Thứ trưởng, chúng ta nhận thức như thế nào về việc bảo vệ được chủ quyền nhưng vẫn giữ được hòa hiếu trong giải quyết vấn đề này?




Tàu hải quân Việt Nam. Ảnh minh họa

Trong tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, chúng ta cần có thái độ rõ ràng, minh bạch, đồng thời bình tĩnh xác định rõ hai mục đích sống còn phải bảo vệ bằng được. Trước hết là chủ quyền lãnh thổ và các lợi ích chính đáng của Việt Nam trên biển Đông – đó là tài sản vô giá do tổ tiên ta để lại hàng nghìn năm nay, làm sao để một nghìn năm sau con cháu không trách chúng ta tại thời điểm này đã không giữ được trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Thứ hai là hòa bình, đó cũng là thứ không gì có thể đánh đổi được, Do đó, không thể nói bảo vệ chủ quyền lãnh thổ mà bất chấp tất cả, coi nhẹ hòa bình; hoặc vì hòa bình mà đánh mất chủ quyền lãnh thổ. Nhưng trước hết muốn có hòa bình thì phải giữ được chủ quyền lãnh thổ và độc lập tự chủ của đất nước – như lời Bác Hồ đã nói: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!”.

Vấn đề đặt ra là chúng ta giữ hòa bình bằng cách nào, nhất là khi xử lý các vấn đề tranh chấp trên biển Đông? Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của cha ông ta, kế sách bảo vệ Tổ quốc thứ nhất là đánh thắng, thứ hai là không đánh mà thắng. Chính sách quốc phòng của chúng ta hiện nay đang nhằm vào cái không đánh mà thắng. Trước hết cần kiên trì chủ trương xử lý các vấn đề trên biển Đông bằng các biện pháp quốc tế. Tăng cường đoàn kết hữu nghị với các nước láng giềng, đặc biệt là các nước đang có tranh chấp. Không thể bàn về lợi ích một cách bình đẳng, cùng có lợi nếu không có quan hệ hòa hiếu, hiểu biết lẫn nhau.

Để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước hết chúng ta phải công khai, minh bạch chủ quyền, lợi ích chính đáng của Việt Nam và khẳng định quyết tâm bảo vệ những lợi ích đó. Bên cạnh dó cần tích cực xây dựng tiềm lực quốc phòng mạnh và thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc. Chúng ta không chủ trương sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực với các nước khác, nhưng chúng ta cũng không thể đàm phán với hai tay không mà phải khẳng định có đủ khả năng và đủ quyết tâm bảo vệ Tổ quốc khi bị xâm lược. Khi đó mới có thể ngồi vào bàn đàm phán một cách bình đẳng và tự tin.

 Thời gian qua, việc Việt Nam nâng cấp, trang bị vũ khí liệu có khả năng tạo ra dư luận về cuộc chạy đua vũ trang mới đang tiềm ẩn trong khu vực không, thưa Thứ trưởng?

 Việc hiện đại hóa quân đội nhằm đáp ứng các nhu cầu phòng thủ theo lộ trình phù hợp với nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam, thể hiện tinh thần hòa bình, tự vệ trong chính sách quốc phòng của nước ta. Thời gian qua, Việt Nam đã mua sắm một số vũ khí hiện đại như máy bay chiến đấu có tính năng ưu việt hệ thống tên lửa phòng không mạnh, các tàu tuần tiễu tàu ngầm hiện đại… nhưng Việt Nam không chạy đua vũ trang, chúng ta bảo vệ Tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp của đất nước. Chúng ta đã công khai, minh bạch chính sách quốc phòng hòa bình, tự vệ, trong đó khẳng định việc mua sắm vũ khí trang bị là một vấn đề hết sức bình thường, trên cơ sở khả năng kinh tế phát triển đến đâu, chúng ta mua sắm trang bị đến đó.
Tuy nhiên, đối với khu vực, chạy đua vũ trang thực sự là một nguy cơ cần đề phòng và ngăn chặn. Trong những năm gần đây, ngân sách quốc phòng của các nước trong khu vực đều tăng, có những nước tăng nhanh hơn bình thường, Việc mua sắm vũ khí, trang thiết bị quân sự phản ánh chiến lược quốc phòng quân sự của các nước. Khi chúng ta trang bị các loại vũ khí, thiết bị quân sự có tính chất phòng thủ, tự vệ là chính, phù hợp với tiềm lực kinh tế của mình thì không thể gọi là chạy đua vũ trang. Ngược lại, khi một nước mua sắm vũ khí, trang bị quân sự một cách bất thường, có tính năng tấn công tầm xa, vươn ra ngoài phạm vi địa lý thuộc chủ quyền lãnh thổ của mình, chắc chắn sẽ gây lo ngại từ các nước khác và có thể dẫn đến chạy đua vũ trang. Ở đây cũng cần nhấn mạnh là chỉ có một số ít các nước trên thế giới có khả năng và tham vọng để thực hiện những việc như vậy.

Việc các cường quốc cùng quan tâm và muốn can dự vào Châu Á – Thái Bình Dương, Đông Á, Đông Nam Á sẽ đặt các nước trong khu vực, đặc biệt là những nước nhỏ, trước những vấn đề gì trong việc giữ vững chủ quyền của mình?
Việc các nước lớn cùng quan tâm và muốn can dự vào khu vực, trước hết chứng tỏ được vị thế và giá trị địa chiến lược, địa chính trị, địa kinh tế, môi trường ổn định và tiềm năng phát triển lớn của khu vực, và cùng với nó vị thế, vai trò của từng nước trong khu vực cũng được nâng lên. Bên cạnh đó, các nước trong khu vực sẽ tranh thủ đươc sự hổ trợ về tiềm lực đầu tư, kinh nghiệm, tri thức từ các nước lớn trong điều kiện các bên cùng có lợi để một mặt đối phó với các thách thức truyền thống và phi truyền thống.

Việc các cường quốc cùng quan tâm và muốn can dự vào Châu Á – Thái Bình Dương tạo thuận lợi cho các nước đang phát triển trong khu vực bảo vệ độc lập và chủ quyền. Trước hết, sự tham gia của các cường quốc thể hiện xu thế chính của khu vực và thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác, trong điều kiện như vậy, các nước nhỏ có nhiều khả năng giữ vững độc lập và chủ quyền hơn. Mặt khác, với sự tham gia của nhiều cường quốc nhưng không nước nào chiếm ưu thế áp đảo nên vai trò, vị thế của các nước nhỏ tăng lên, tính bình đẳng trong quan hệ quốc tế được nâng cao, có tác dụng tích cực trong bảo vệ độc lập và chủ quyền. Việc các nước nhỏ tập hợp trong ASEAN có thế giữ vai trò chủ đạo trong các thể chế khu vực như ADMM+, ARF, EAS… là những ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, xu thế này cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nước nhỏ, đang phát triển. Nếu các nước này không vững vàng thì dễ bị lôi về một phía; dễ mất độc lập, tự chủ. Mặt khác, sự can dự của các cường quốc đòi hỏi các nước nhỏ phải tỉnh táo trong quan hệ với các đối tác nhất là các cường quốc trên những vấn đề mà các bên có quyền lợi mâu thuẫn nhau.
Như vậy, việc các cường quốc can dự vào khu vực tạo ra cả cơ hội và thách thức để phát triển, bảo vệ chủ quyền của các nước nhỏ trong khu vực. Để nắm bắt các cơ hội và vượt qua thách thức, các nước nhỏ phải giữ vững nguyên tắc độc lập tự chủ trong quan hệ quốc tế, hơn thế nữa cần tăng cường hợp tác với nhau và với các cường quốc để bảo vệ các lợi ích chung theo nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Đối với Việt Nam, điều quan trọng nhất để có thể tận dụng các thuận lợi này là kiên định đường lối độc lập tự chủ trong quan hệ đối với từng nước, đồng thời tham gia giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN trong mọi mô hình hợp tác khu vực. Trong đó độc lập tự chủ là quan trọng nhất, Việt Nam không ngả về bên nào, không cùng với nước nào chống nước kia, không tham gia vào những “trò chơi quyền lực” của các nước lớn.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

 12/2009: Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng, khẳng định chính sách quốc phòng của Việt Nam là không đe dọa hoặc sử dụng sức mạng quân sự trước trong quan hệ quốc tế nhưng sẵn sàng và kiên quyết giáng trả mọi hành động xâm lược. 5/2010: Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+) lần thứ nhất với 8 nước đối tác, đối thoại gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Liên Bang Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, New Zealand được tổ chức tại Hà Nội. Vấn đề giữ vững hòa bình, ổn định tại biển Đông theo tuyên bố ứng xử trên biển Đông (COC), không dùng vũ lực, đàm phán hòa bình để giải quyết trên cơ sở Công ước về Luật biển quốc tế năm 1982 được các nước ủng hộ. 6/2010: Tại Hội nghị An ninh châu Á không chính thức lần thứ 8 tại Singapore (Đối thoại Shangri–la 8) với sự tham dự của lãnh đạo và học giả của 27 quốc gia và tổ chức thế giới, Đại tướng – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh khẳng định chủ trương và nỗ lực thúc đẩy ngoại giao quốc phòng, góp phần vào nhận thức chung vì một khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và phát triển trên một nền an ninh hợp tác vững chắc. 8/2010: Lần đầu tiên đối thoại quốc phòng Việt – Mỹ. Hai bên đã thảo luận các vấn đề song phương về quốc phòng, truyền thống tăng cường hợp tác trong khắc phục hậu quả chiến tranh, cứu hộ cứu nạn, ứng phó với thiên tai trên biển và đất liền… Một điểm mới trong hợp tác song phương là Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc tìm kiếm quân nhân Việt Nam mất tích trong chiến tranh… 11/2010: Đối thoại chiến lược – an ninh Việt – Trung. Quân đội hai nước thống nhất tiếp tục đẩy mạnh giao lưu, trao đổi, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học quân sự, đào tạo, hợp tác hải quân, biên phòng, thiết lập đường dây nóng giữa hai bộ quốc phòng. 12/2010: Hội nghị Nhóm Công tác quan chức quốc phòng cao cấp các nước ASEAN mở rộng (ADSOM + WG) triển khai các sáng kiến hợp tác quốc phòng trong khuôn khổ ADMM+.
(vietnamdefece news)

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

>> J-20 ám ảnh Đông Nam Á



Trung Quốc có nhiều chiến lược cũng như sự chuẩn bị về trang bị để vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ hai

Dù có nhiều lời chê nhưng J-20 vẫn tạo ra sự e ngại trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, nơi có những vấn đề chưa được giải quyết với Trung Quốc.

Với nhiều quốc gia, phát triển một vũ khí mới là chuyện hết sức bình thường. Đó là nhu cầu chính đáng cho quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, phát triển công nghiệp quân sự và hướng tới xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, do thể hiện nhiều tham vọng trong thời gian qua, việc Trung Quốc phát triển và giới thiệu J-20 được hiểu ngay là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới các quốc gia cạnh tranh tiềm tàng và cả các nước láng giềng.

Tuy Trung Quốc luôn tuyên bố chương trình hiện đại hóa quân đội của họ không nhằm vào bất kỳ ai, song đối chiếu với những việc họ làm và phát ngôn thường thấy điều ngược lại. Thể hiện qua tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" chiếm đến 80% diện tích biển Đông, thái độ hung hăng trong cách xử lý các xung đột ngoại giao, kinh tế...

Không dừng lại ở đó, Trung Quốc có nhiều chiến lược cũng như sự chuẩn bị về trang bị để vươn ra "ngoài chuỗi đảo thứ hai".


Trung Quốc có nhiều chiến lược cũng như sự chuẩn bị về trang bị để vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ hai
Việc sản xuất thành công mẫu thử nghiệm tiêm kích tàng hình thế hệ 5, có thể mở rộng phạm vi tác chiến, nghĩa là nới rộng giới hạn can thiệp quân sự, cho phép nước này tiếp tục duy trì áp lực chính trị, quân sự lên các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải. Đồng thời, gián tiếp tạo ra áp lực đến quyền lợi Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.

Với đà phát triển hiện nay của Trung Quốc, siêu cường Mỹ cũng cần phải nghĩ đến Bắc Kinh trước khi quyết định các chiến lược của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Sự xuất hiện của J-20 làm cho tình hình an ninh khu vực châu Á càng trở nên phức tạp hơn.


Trong chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc, ASEAN có một vai trò cực kỳ quan trọng, ASEAN án ngữ trước mặt Trung Quốc.
Sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc, đặt ra những thách thức rất lớn với mỗi nước ASEAN. Rõ ràng, các nước trong kh vực cần phải chuẩn bị tìm sự cân bằng với tiêm kích thế hệ 5 này của Trung Quốc. Một cuộc chạy đua mua sắm tiêm kích thế hệ 5 có thể được khởi động trong tương lai nếu như dự án J-20 tiếp tục có những tiến triển rõ rệt.

Mỹ hiểu rất rõ vị trí địa lý của ASEAN đối với chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc do đó họ luôn tìm mọi cách để gây ảnh hưởng đến khu vực này.

Sẽ là rất khó khăn để làm hài lòng hai cường quốc này. Từ trước đến nay, các nước trong khu vực vốn đã rất vất vả để "đi dây" trong mối quan hệ với hai nước lớn này. Sự xuất hiện của mẫu nghiên cứu chế tạo J-20 khiến các nước ASEAN phải tìm thế cân bằng động mới.

Với những quốc gia có mối quan hệ thân mật với Washington từ lâu như Singapore, Thái Lan, chắc chắn sẽ đề nghị Mỹ bán tiêm kích F-35.

Các nước có truyền thống mua vũ khí của Nga, chắc chắn cũng yêu cầu Nga bán tiêm kích thế hệ 5 cho mình. Đối với Nga, thực lực hiện tại không cho phép họ có nhiều tham vọng tranh giành ảnh hưởng trên thế giới. Họ xuất hiện tại khu vực châu Á, hiện tại, chỉ để bán vũ khí.

Thế nhưng, bất kỳ cuộc gia nào trong khu vực này tìm kiếm sức mạnh mới, đều đánh động đến ý thức phòng vệ của các nước láng giềng. Do đó, thị trường vũ khí khu vực Đông Nam Á chắc chắn sẽ trở nên sôi động hơn.

Sự xuất hiện của J-20 đã mang lại một hình ảnh mới cho quân đội Trung Quốc. Song điều đó cũng đặt ra những khả năng sau:

+ Không muốn mất vị thế và ảnh hưởng, Mỹ có lý do để hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương. Điều đó càng khiến Trung Quốc tìm mọi cách để đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra xa khu vực này, sẽ làm cho tình hình trong khu vực trở nên phức tạp hơn.

+ Mỹ sẽ tránh xa các bờ biển Trung Quốc, nhường cho Trung Quốc nữa phần còn lại của Thái Bình Dương. Đó thực sự là một thảm họa với các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là ASEAN, khi đó biển Đông sẽ là "cái ao nhà" của Trung Quốc.

Đông Nam Á đang đứng trước nguy cơ mất đi hình ảnh về một khu vực ổn định và phát triển thịnh vượng, nếu các vấn đề an ninh trong khu vực không được giải quyết một cách thỏa đáng.

(vtc news)

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

>> Vì sao Trung Quốc xây đường sắt cao tốc qua Việt Nam?




Để nâng cao khả năng giao thương giữa các tỉnh miền phía Nam, ngày 21/1 Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc từ khu tự trị Choang, Quảng Tây tới Singapore, trong đó có đoạn đi qua Việt Nam.

Sự hình thành của “Con đường tơ lụa sắt”

Tại Hội nghị các bộ trưởng Giao thông - Vận tải ASEAN lần thứ 6 ở Brunei hồi tháng 10/2000, các nước trong khu vực và Trung Quốc đã thông qua tuyến đường đi qua bảy nước. Theo đó, tại Việt Nam sẽ có hai đoạn nằm trong dự án hệ thống đường sắt cao tốc.

Một là tuyến nối TP.HCM với Lộc Ninh sang Campuchia, có chiều dài khoảng 130km, đang được nghiên cứu xây dựng theo khổ đường sắt 1m, có 12 ga, với điểm đầu là ga Dĩ An ở Bình Dương và điểm cuối là ga biên giới Hoa Lư. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 3.918 tỷ đồng. Tuyến đường sắt thứ hai là Vũng Áng - Mụ Gia, Hà Tĩnh với Lào. Tuyến này có chiều dài khoảng 119km, khổ đường 1m, với 12 ga, 7 hầm và 24 cầu, tổng mức đầu tư khoảng 4.523 tỷ đồng.

Hệ thống đường sắt cao tốc nêu trên có tổng chi phí trên 3 tỷ USD sẽ băng ngang qua lãnh thổ Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên, sẽ được khởi công từ giữa năm 2011, tuyến đường này sẽ nối thủ phủ Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây với thành phố Bình Hương của tỉnh Giang Tây, ở gần biên giới Trung - Việt.

Kế hoạch lớn của ASEAN là hy vọng hệ thống đường sắt cao tốc sẽ tạo ra một tuyến đường nhiều hướng vươn tới Trung Quốc. Trong bối cảnh những nền kinh tế châu Á mong muốn hợp tác thương mại với các nước trong khu vực nhiều hơn là với phương Tây để phát triển kinh tế trong tương lai, thì đây là một kế hoạch lớn có thể biến khu vực ASEAN thành một trung tâm kinh tế có khả năng vận chuyển dễ dàng.

Mục đính chính của “Con đường tơ lụa sắt”

Tờ China Daily dẫn nguồn tin từ Ủy ban Cải cách Phát triển, cho biết tuyến đường sắt cao tốc trên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Nam Ninh trong 5 năm tới, sẽ làm tăng lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Với mục đích chính là nâng cao khả năng giao thương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, Bắc Kinh cũng đặt nhiều hy vọng vào việc củng cố vị thế ở khu vực này. Trang mạng FastCompany nhận định Bắc Kinh thông báo tin xây dựng tuyến đường sắt cao tốc vào thời điểm Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là đối với Việt Nam.

Báo này cũng cho rằng trong bối cảnh Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa kết thúc, rõ ràng là Trung Quốc muốn duy trì vị trí thống lĩnh của mình trong khu vực, cho dù không phải là thành viên chính thức của hiệp hội này.
(vtc news)

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

>> Thực hư quanh chuyện dỡ cột mốc cũ ở biên giới Việt - Trung



Bài viết liên quan đến việc Trung Quốc đào cột mốc biên giới Việt - Trung theo Công ước Pháp - Thanh (1887) đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.

Một bài bài viết đăng trên mạng Hoàn Cầu (Trung Quốc) với nội dung và hình ảnh liên quan đến việc thu hồi các cột mốc biên giới cũ có từ sau Công ước Pháp - Thanh đã dược dịch ra tiếng Việt, đăng tải trên internet. Tuy nhiên, bài viết phản ánh thông tin không chính xác về biên giới, lãnh thổ, không giúp độc giả có cái nhìn rõ ràng và khách quan nhất về tình hình cắm mốc biên giới hiện nay.

Thậm chí, một số phần tử chống đối lợi dụng thông tin chưa đầy đủ, thiếu chính xác trên và sự thiếu thông tin của người dân để tung tin đồn thất thiệt. Một số bài viết và ý kiến cho rằng Trung Quốc đã có hành vi xâm phạm trắng trợn chủ quyền biên giới Việt Nam, còn phía Việt Nam không có động thái phản ứng nào, thậm chí còn giúp phía vận chuyển cột mốc về bảo tàng của Trung Quốc.

Vậy thực hư của vấn đề này ra sao?


Chuyển cột mốc lên vị trí cắm. Ảnh: ngoaivuhagiang.gov.vn.



Một cột mốc Pháp - Thanh. Ảnh: internet


Lịch sử cột mốc theo Công ước Pháp - Thanh

Công ước Pháp - Thanh 1887 hay còn có tên là Công ước Constans 1887 được thực hiện giữa Pháp và nhà Thanh nhằm thi hành Điều khoản 3 của Hòa ước Thiên Tân 1885 mà hai bên đã ký năm 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Đây cũng là một tiền đề lịch sử để cả Việt Nam và Trung Quốc lấy làm mốc trong công tác phân định biên giới sau này.

Theo Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ký kết ngày 30/12/2009), hai nước sẽ tiến hành thay thế nhiều cột mốc cũ bố trí theo Công ước Pháp - Thanh 1887.

"Hệ thống mốc giới này chưa thực sự khoa học và có nhiều điểm hạn chế như: các mốc được đánh số theo từng đoạn nhỏ liên tục, không theo một hướng thống nhất, đoạn thì đánh từ Đông sang Tây, đoạn thì đánh từ Tây sang Đông, mẫu thiết kế và kích thước mốc không thống nhất trên toàn tuyến, nội dung chữ khắc trên mốc giữa các đoạn không giống nhau, khoảng cách giữa các mốc giới trên toàn tuyến phân chia không đều nhau…

Mặt khác trải qua hơn 100 năm tồn tại với những biến động của thời gian, thời tiết, biến cố lịch sử, một số mốc giới đã bị hư hỏng, mất mát, thậm chí bị xê dịch không còn phù hợp với tình hình thực tế".

Nguyên nhân thay thế do có cột mốc đã bị hư hại theo thời gian, có cột mốc bố trí không khoa học...

Ngày 20/9/2010, Bộ chỉ huy Biên phòng, Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Ban ngoại vụ - Kiều vụ huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) cùng lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới và chính quyền địa phương hai nước tiến hành dỡ bỏ đập Pạc Chì nằm trên suối biên giới Bá Kết, khu vực mốc Quốc giới 111, thuộc thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Theo Biên bản Hội đàm ký ngày 27/4/2010 giữa Đoàn đại biểu Uỷ ban liên hợp biên giới hai nước Việt Nam - Trung Quốc và Biên bản Hội đàm ký ngày 26/6/2010 giữa Sở ngoại vụ và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Lào Cai với Ban Ngoại vụ - Kiều vụ huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc):

Đập Pạc Chì (tổng chiều dài 29,8m, mặt rộng 2,5m, chiều cao 1,5 m và mái nghiêng ra đến chân đập 3m) sau khi phân giới đã quy thuộc về Việt Nam 9,8 m chiều dài đập. Trước đó, trên toàn tuyến biên giới Lào Cai cũng đã tiến hành triển khai dỡ bỏ mốc cũ có từ Công ước Pháp - Thanh 1887 (Việt Nam dỡ bỏ móc mốc chẵn, Trung Quốc dỡ bỏ mốc lẻ).

Như vậy, cả Việt Nam và Trung Quốc đều nắm giữ 1/2 số lượng cột mốc cũ và không có chuyện Trung Quốc “âm thầm” gỡ bỏ cột mốc mà không thông báo cho Việt Nam như một số trang mạng đưa.

Việt Nam, Trung Quốc đều có triển lãm cột mốc

Đồng thời với việc thu hồi, cả 2 nước đều tiến hành triển lãm các cột mốc cũ, khác với những thông tin không chính xác lan truyền trên internet theo đó, chỉ Trung Quốc mới tổ chức triển lãm các cột mốc.

Tại Việt Nam, triển lãm lần đầu tiên tổ chức ngày 7/4/2009 có tên "Việt - Trung biên giới hòa bình, hữu nghị", giới thiệu gần 300 tư liệu, hiện vật về công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước.

Triển lãm do Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Bảo tàng Biên phòng, Cục Chính trị (Bộ Tư lệnh Biên phòng) và Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) phối hợp, diễn ra tại 45 Tràng Tiền (Hà Nội).

Triển lãm thứ hai diễn ra từ ngày 6/10/2009, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Bảo tàng cách mạng Việt Nam với tên gọi “Công tác Biên giới lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.



Ảnh trưng bày tại triển lãm "Việt - Trung biên giới hòa bình, hữu nghị" ngày 7/4/2009. Ảnh: Vnexpress.



Cột mốc tại triển lãm “Công tác Biên giới lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ngày 6/10/2009. Ảnh: Bienphong.com.vn


Có thể nhận thấy, Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam đã tổ chức những hoạt động hết sức công khai, minh bạch về tình hình biên giới, lãnh thổ và quá trình cắm mốc phân định chủ quyền. Việc thu hồi cột mốc cũ (cắm từ Công ước Pháp - Thanh) để làm hiện vật bảo tàng là hoàn toàn bình thường, và cả hai nước đều đã làm.

Biên giới Việt - Trung hiện tại được phân định bởi 1.970 cột mốc đã ghi rõ trong Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và không có gì thay đổi.
Theo Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được ký kết ngày 30/12/2009 thì:

- Hai bên đã cắm 1.970 cột mốc, bao gồm 1.627 cột mốc đơn, 232 cột mốc đôi và 111 cột mốc ba. Trong các cột mốc giới đơn chính, cột mốc mang số mốc lẻ do phía Trung Quốc cắn, cột mốc mang số mốc chắc do phía Việt Nam cắm.

- Trong các cột mốc giới đôi và cột mốc giới ba, các cột mốc nằm trong lãnh thổ Việt Nam do phía Việt Nam cắm, các cột mốc nằm trong lãnh thổ Trung Quốc do phía Trung Quốc cắm.

"Hệ thống mốc giới này chưa thực sự khoa học và có nhiều điểm hạn chế như: các mốc được đánh số theo từng đoạn nhỏ liên tục, không theo một hướng thống nhất, đoạn thì đánh từ Đông sang Tây, đoạn thì đánh từ Tây sang Đông, mẫu thiết kế và kích thước mốc không thống nhất trên toàn tuyến, nội dung chữ khắc trên mốc giữa các đoạn không giống nhau, khoảng cách giữa các mốc giới trên toàn tuyến phân chia không đều nhau…

Mặt khác trải qua hơn 100 năm tồn tại với những biến động của thời gian, thời tiết, biến cố lịch sử, một số mốc giới đã bị hư hỏng, mất mát, thậm chí bị xê dịch không còn phù hợp với tình hình thực tế".
(vtc news)

Thứ Bảy, 22 tháng 1, 2011

>> Việt Nam có thể mua tiêm kích thế hệ 5 năm 2018



Tiêm kích thế hệ 5 T-50 PAK FA của Nga bay thử

Việt Nam là ứng cử viên sáng giá nhất mua tiêm kích thế hệ 5 T-50/FGFA khi máy bay này được xuất khẩu.

Biến thể xuất khẩu của tiêm kích thế hệ 5 Т-50/FGFA sẽ được chào bán ra thị trường thế giới không sớm hơn năm 2018-2020, Phó Giám đốc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST (Nga) Konstantin Makienko nhận định.

Máy bay tiêm kích thế hệ 5 Т-50 của Nga đã thực hiện chuyến bay thử thứ hai ngày 12.2.2010. T-50 cất cánh lần đầu ngày 29.1.2010. Т-50 sẽ thực hiện một loạt chuyến bay thử nữa ở Komsomolsk trên sông Amur, sau đó sẽ chuyển đến sân bay Zhukovsky ở Viện Viện Nghiên cứu bay mang tên Gromov (LII), ngoại ô Moskva để tiến hành các thử nghiệm chính.

Ngày 21.12.2010, trong chuyến thăm Ấn Độ của TT Nga Dmitri Medvedev, Nga và Ấn Độ đã ký hợp đồng trị giá 295 triệu USD cho việc thiết kế phác thảo biến thể tiêm kích dành cho Ấn Độ.

Giá sẽ là bao nhiêu?

“Điều đó có nghĩa là bất kỳ dự báo nào về triển vọng xuất khẩu máy bay sang các nước thứ ba, ngoài Nga và Ấn Độ, theo đúng nghĩa sẽ không chính xác do không thể nói trước thế giới sẽ ra sao lúc đó. Nhưng ngay hôm nay đã hoàn toàn có thể mô tả những yếu tố then chốt quy định tiềm năng xuất khẩu của Т-50/FGFA, - ông Makienko nói.

Các yếu tố quan trọng nhất trong số đó, theo ông Makienko, sẽ là giá cả máy bay Nga-Ấn, tiến độ chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc và sự phát triển của các hệ thống máy bay không người lái. Cũng trong số các yếu tố này, còn có các yếu tố cơ bản đối với thị trường vũ khí nói chung như mức độ xung đột tiềm ẩn và tình trạng nền kinh tế thế giới.

Giá của máy bay tiêm kích sẽ được xác định dựa trên cơ sở yếu tố các nước tương đối không lớn sẵn sàng trả tiền bao nhiêu cho nó.

Hiện nay, phỏng đoán rằng, tính theo thời giá năm 2010, đơn giá của Т-50 sẽ là 80-100 triệu USD. Trong trường hợp đó, máy bay này sẽ vừa túi tiền tất cả các khách hàng mua Su-30 của Nga hiện nay, ưu thế hơn tiêm kích F-35 của Mỹ về tiêu chí giá cả và vẫn có khả năng cạnh tranh tốt đối với máy bay giả thiết của Trung Quốc.


T-50 trong nhà máy

Khối lượng xuất khẩu

Khối lượng xuất khẩu Т-50 cũng sẽ phụ thuộc vào tiến độ chế tạo tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc. Máy bay Trung Quốc đối với T-50 có thể sẽ trở thành đối thủ thậm chí nguy hiểm hơn so với F-35 của Mỹ. Vũ khí Nga đang được bán chủ yếu sang các nước có đường lối đối ngoại và quốc phòng độc lập, những nước thường thích mua vũ khí trang bị không phải của Mỹ, ông Makienko nêu ý kiến.

Trong khi Trung Quốc chẳng có sản phẩm máy bay chiến đấu chào bán nào thật sự ra hồn, trên thị trường các nước đó, Nga có vị thế hoặc hầu như độc quyền hoặc đã phải cạnh tranh với châu Âu. “Điều dễ hiểu là sự xuất hiện của hệ thống máy bay thế hệ 5 của Trung Quốc sẽ dẫn tới sự cạnh tranh thẳng thừng và trực tiếp giữa Т-50 và máy bay tương lai của Trung Quốc”, - ông Makienko nói.

Cuối cùng, khối lượng thị trường sẽ được xác định bởi các xu thế công nghệ mới mà sự phát triển của chúng có thể làm giảm vai trò của máy bay chiến đấu có người lái, vị chuyên gia nhận định. Hiện nay, nguy cơ chủ yếu thuộc loại đó là sự tiến bộ trong lĩnh vực chế tạo các hệ thống UAV tiến công.

“Vẫn còn hy vọng là đến năm 2020, yếu tố này vẫn chưa kịp gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tiêm kích có người lái”, - ông Makienko nhận xét.

Những khách hàng nhiều khả năng mua Т-50 nhất trước hết là các nước đang sở hữu các tiêm kích hạng nặng Su-27, Su-30 của Nga, ngoại trừ Trung Quốc.

“Một tin xấu là khi thay thế Su-30, các thương vụ mua sắm Т-50 chắc chắn được thực hiện không phải với tỷ lệ 1 đổi 1 mà may lắm là 1 đổi 1,5”, - ông Makienko nói.

Thị trường tiêu thụ

Theo ông Makienko, các thị trường triển vọng nhất của T-50 là các nước Đông Nam Á, những quốc gia này vì lý do chính trị sẽ không xem xét khả năng mua máy bay Trung Quốc. Đó trước hết là Việt Nam, cũng như Malaysia và Indonesia. Ông Makienko cho rằng, với độ tin chắc cao Algeria cũng sẽ chung thủy với vũ khí Nga.


T-50 đang bay thử nghiệm

“Với một khách hàng truyền thống mua vũ khí Liên Xô như Libya, có một sự bất định liên quan đến định hướng chính trị tương lai không rõ ràng của nước này một khi nhà lãnh đạo không còn trẻ nữa của họ ra đi vì lý do tự nhiên”, - ông Makienko nói.

Ông Muammar al-Gaddafi đã lãnh đạo Libya từ năm 1969.

Ông Makienko dự báo, do nguy cơ cao thay đổi chế độ và chấm dứt dự án cách mạng Bolivar của TT Venezuela hiện nay Hugo Chavez, cũng khó dự báo các đơn đặt hàng của Venezuela sau năm 2020. Một khi chính phủ cánh tả tiếp tục tồn tại ở nước này, Nga sẽ đụng độ với công nghiệp hàng không Trung Quốc, vốn đã giành thắng lợi ở đây trong phân khúc máy bay huấn luyện.

“Cuối cùng, có thể hy vọng rằng, thị trường tự nhiên của máy bay Nga sẽ là cả một số nước cộng hòa hậu Liên Xô, trước hết là Kazakhstan và Belorussia”, - ông Makienko nhận định.

Ông lấy làm tiếc là các thị trường tiềm năng của Nga như Iran và Sirya chắc chắn sẽ lọt vào tầm kiểm soát của Trung Quốc.

“Dẫu sao thì ban lãnh đạo chính trị nước Nga, sau khi đã hủy các hợp đồng bán các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander-E sang Sirya và hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-2 sang Iran, đang tích cực tạo điều kiện cho chính kịch bản đó”, - ông Makienko nhấn mạnh.

Mặt khác, ông cho rằng, sau 10-20 năm nữa, các thị trường hiện cho là khó có khả năng sẽ có thể mở ra đối với Nga. Từng có lần Thái Lan suýt nữa mua máy bay Su-30.

“Sau 20-30 năm, có thể tiềm năng kinh tế khổng lồ đang ngủ vùi hiện nay của Myanmar sẽ mở rộng”, - vị chuyên gia lưu ý.

Đối với Argentina, việc mua Т-50 là sự đáp trả đối xứng đối với kế hoạch của Brazil mua 36, và trong tương lai là 120 tiêm kích Rafale của Pháp.

“Hiện nay, có một điều rõ ràng là liên minh Nga-Ấn sẽ nhất định là một trong 3 đấu thủ trên thị trường tiêm kích thế hệ 5 thế giới. Mà điều đó có nghĩa là Nga đã bảo đảm giữ được cho mình vị thế cường quốc công nghiệp hàng không thế giới trong suốt nửa đầu thế kỷ XXI”, - ông Makienko nói.

(vtc news)

Thứ Sáu, 21 tháng 1, 2011

>> Mỹ ngỏ ý mời Việt Nam tham gia tập trận CARAT


Việt Nam muốn tham gia cuộc diễn tập CARAT của Mỹ hay không là tùy thuộc vào nhu cầu của mình, đô đốc Patrick M. Walsh cho biết.

Binh sĩ nhiều quốc gia Đông Nam Á đã tham gia các cuộc tập trận CARAT.

Ông Walsh đang trong chuyến thăm Đông Nam Á. Trước khi đến Malaysia, ông Walsh đã thăm Singapore và Indonesia.

CARAT là cuộc diễn tập thường niên được Mỹ tổ chức, với sự tham gia của các quốc gia Malaysia, Philippines, Indonesia, Thái Lan, Singapore, Brunei, Campuchia và Bangladesh. Đây là hoạt động quân sự nằm trong chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Để bảo vệ ưu thế và khả năng cơ động của quân đội Mỹ trong khu vực, lãnh đạo quân sự nước này kêu gọi và ủng hộ các nước trong khu vực ASEAN tham gia các cuộc tập trận.

(Theo Xinhua news)

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

>> Việt Nam nhân tố quan trọng ở Châu Á



Việt Nam đã dùng nhiều nỗ lực của mình không chỉ để đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ và các nước châu Á, mà còn để bảo vệ lãnh thổ quyền lợi của mình trước Trung Quốc ?



Với Hoa Kỳ

Chỉ cần nhìn lại những bước đi ngoại giao năm 2010 có thể thấy Việt Nam đã đi xa hơn trong những chiến lược ngăn chặn Trung Quốc, hoặc ít nhất cũng là một phản ứng đối với Bắc Kinh về các tranh chấp lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các bằng chứng rõ nhất trong năm 2010 cho thấy quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam nồng ấm hơn bao giờ hết. Bằng hai lần thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tham dự diễn đàn khu vực ASEAN và hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Trong thời gian đó bà đã có những tuyên bố tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ hai nước. Nhưng bà cũng "không quên" nói về việc Việt Nam ngăn chặn Facaebook và các quyền tự do dân chủ...

Trong khi đó Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, Robert Gates cũng đã có chuyến thăm Việt Nam vào tháng Mười và có những hoạt động gây kinh ngạc trong quan hệ hai nước kể từ thời chiến tranh. Quân đội hai nước đã hoạt động hoàng loạt các hoạt động chung cùng với tàu sân bay USS John McCain. Những động thái này tiếp sau động thái chuyến thăm hữu nghị của tàu USS Lassen do Lê Bá Hùng làm thuyền trưởng, người đã chạy khỏi Việt Nam lúc lên năm.

Mặc dù sự nẩy nở quan hệ với Hoa Kỳ đã gây nên những sự chú ý, nhưng Việt Nam cũng theo đuổi một chính sách lâu dài với các quốc gia khác trong khu vực để cảnh giác với Trung Quốc.

Với Nga

Trước khi Liên Xô sụp đổ, hàng nghìn sinh viên Việt Nam đã được đào tạo tại Liên Xô và để hôm nay họ là những nhà khoa học, chính sách ... những người nắm các vị trí quan trọng trong chính phủ Việt Nam. Nhưng rất ít những người may mắn được ở lại làm công nhân và hiện nay vẫn còn nhiều người lao động bất hợp pháp tại Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraine. Có người còn cho rằng những vấn đề hiện nay của Việt Nam như Vinashin hay EVN là xuất phát từ những người được đào tạo tại Liên Xô. "Mặc dù hệ thống xã hội chủ nghĩa đã thay đồi ... Tôi cảm thấy như vậy, nhưng tình cảm không thay đổi", ông Nguyễn Thanh Giang một du học sinh Liên Xô.

Nga và Việt Nam đã lặp lại nhiều điệp khúc và được coi là khá trễ. Ví dụ như chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga và tham dự hội nghị ASEAN năm ngoái và đã ký kết thỏa thuận xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Việt Nam trị giá 5 tỷ USD.

Với Nga, thỏa thuận là sự khẳng định sức mạnh công nghệ và lời chào đối với khu vực sau khi Việt Nam ký với Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo, một động thái mà nhiều người coi nó gắn với các tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

Gavin Greenwood một nhà phân tích cùng nhóm tư vấn an ninh là Allan và Associates tại HongKong cho biết: "Sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của Việt Nam trước Đại hội Đảng, đặc biệt là cho các hệ thống vũ khí ... có vẻ như hướng vào việc chống lại sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc trong khu vực..."

Cũng có thể thấy, mặc dù quan hệ Việt - Nga đang khá ấm áp, nhưng sẽ không vang vọng mãi . Thương mại hai bên không phải là con số tự hào, Nga không đưa ra nhiều viện trợ cho Việt Nam, và phương Tây, Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là sự lựa chọn ưa thích .

Trong khi đó không ngớt những tin đồn rằng Nga đã thuê lại được căn cứ Cam Ranh. Mặc dù truyền thông trong nước cho rằng nó được mở cửa cho hải quân các nước.

Ấn Độ

Ấn Độ và Việt Nam đã trở thành bạn bè khi Ấn Độ phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam. Theo phân tích của Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc,"Có một không gian lịch sử kể từ thời Hồ Chí Minh và Nehru, mối quan hệ hoài cổ khi lãnh đạo Ấn Độ là những người quan trọng trong phong trào không liên kết."

Thayer và học giả Ấn Độ Ramesh Thakur đã có bài luận năm 1991, ngay trước khi Liên Xô sụp đổ về Việt - Xô, Liên Xô - Đông Dương, và quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. Cần lưu ý rằng sau đó Việt Nam - Ấn Độ không chỉ là đối tác, quan hệ cân bằng với Trung Quốc mà hai nước còn là liên minh chặt chẽ với Moscow . Quả đúng như vậy, cả Ấn Độ và Việt Nam là một trong năm nước mua nhiều vũ khí của Nga nhất, với Ấn Độ mua và sản xuất vũ khí của Nga và nâng cấp máy bay MiG và tàu chiến giúp Việt Nam.

Từ những hành động giết hại hàng trăm dân thường Ấn Độ trongn năm ngoái của các phiến quân Maoist, dân quân du kích Việt Nam đã trở thành một hình mẫu cho Ấn Độ, từ đó quân đội Việt Nam và Ấn Độ đã đồng ý cùng nhau có các cuộc diễn tập chung. Trong tháng Mười tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Anthony và tướng Phùng Quang Thanh đã ký kết một thỏa thuận mở rộng quan hệ quốc phòng, cùng kế hoạch Ấn Độ để giúp quân đội Việt Nam trong lĩnh vực CNTT và trong lĩnh vực Anh ngữ.

Nhật Bản

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã trở nên phức tạp hơn một chút . Nhật chiếm Đông Dương từ tay Pháp năm 1940, trong thời gian đó quân đội Nhật đã gây ra vụ chết đói khoảng 2 triệu người Việt Nam. Tuy nhiên như với nhiều kẻ thù cũ của Việt Nam, thời gian và chiến thắng đã chữa lành vết thương cũ.

Nhật Bản đại diện cho quốc gia tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, các khoản ODA dành cho Việt Nam nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, hầu hết các nguồn vốn đó được sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng như đường hầm, cầu, đường, cống và kênh rạch và một kế hoạch tàu điện ngầm. Trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã nhắc lại cam kết viện trợ cho Việt Nam 79 tỷ yen cho 5 dự án quy mô lớn.

Cùng đó Nhật Bản cũng đã cam kết để cung cấp và chuyển giao công nghệ tàu hỏa siêu tốc cho Việt Nam, với trị giá nhiều tỷ USD, dự án điền rồ này của ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị Quốc Hội chỉ trích gay gắt.

Gần đây, Nhật Bản cũng đã công bố sẽ xây tiếp hai nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam và cùng nhau khai thác đất hiếm ở miền Bắc Việt Nam, Nhật Bản hy vọng sẽ giảm bớt vòng vây của Trung Quốc về một mặt hàng thiết yếu cho việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao.

Nam Triều Tiên

Kích thước và lợi ích kinh doanh của Hàn Quốc thấy rõ nhất trong hai thành phố lớn nhất của Việt Nam, trong đó có đầy đủ nhà hàng Hàn Quốc, quán bar, siêu thị và quán cà phê chơi game cao cấp...

Quan trọng hơn, Thủ tướng Dũng đã một thời gian dài hâm mộ chaebol (từ dùng để chỉ các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc) và đã phỏng theo để hình thành các tập đoàn nhà nước như Vinashin ... tuy nhiên các tập đoàn không đáp ứng được sự kỳ vọng do các tập đoàn này đầu tư vào nhiều ngành nghệ cực kỳ không thích hợp với họ.

Việt Nam cũng trở thành một nước quan trọng trong "xuất khẩu cô dâu" sang Hàn Quốc, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, lượng kiều hối thường được đưa lại các gia đình nghèo Việt Nam.

Cũng như những nước còn lại của Đông Nam Á, Hallyu (là quá trình chuyền bá các sản phẩm văn hóa của Hàn Quốc) cũng đang phổ biến tại Việt Nam, như chuyến lưu diễn của ca sỹ Rain đã thu hút một đám đông chưa từng có, các phim lãng mạn Hàn Quốc thu hút một lượng lớn khán giả Việt Nam trên các kênh truyền hình.

Theo ông Thayer ," từ năm 1992, Việt Nam đã hoan nghênh và khuyến khích các nhà đầu từ Hàn Quốc, Hàn Quốc cũng đã được chỉ định một đối tác chiến lược cùng với Nhật Bản-Hyundai tạo cốt lõi của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam tại vịnh Vân Phong và có thể được dự kiến sẽ đóng một vai trò lớn hơn tại Việt Nam trong tương lai."

Thayer cho biết thêm, "Hàn Quốc xem Việt Nam như là một đồng minh trong việc cân bằng mối quan hệ với tất cả sức mạnh-Trung Quốc."

Với hàng xóm ẩn dật Bắc Triều Tiên của Nam Hàn ? theo các nhà phân tích thì có một số lợi ích chung giữa Bình Nhưỡng và Hà Nội.

Việt Nam nổi lên như một quốc gia cộng sản với nền kinh tế bùng nổ, điều đó cũng đã làm cho Bình Nhưỡng quan tâm đến Việt Nam, họ quan tâm đến mô hình cải cách của Việt Nam. Ngoài ra Triều Tiên cũng đã gửi các sinh viên đến các trường đại học Việt Nam để học tập.

Những gì ẩn sau những hoạt động ngoại giao của Việt Nam ? Với một hàng xóm mạnh mẽ và ngày càng quyết đoán ở phía Bắc Việt Nam, những hành động của Việt Nam không thể tránh mục đích nhắm vào Trung Quốc để hỗ trợ các tranhc hấp lãnh thổ. Nhưng bất chấp những quan ngại gần đây về cách quản lý kinh tế của chính phủ, vốn đầu tư của nước ngoài vẫn tiếp tục tăng lên và nổi lên như một quốc gia là một trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc.

Ngay cả với một con mắt thận trọng với Trung Quốc, có vẻ như Việt Nam cũng có đủ một vai trò khác, một vai trò quốc tế lớn hơn mà nhiều nước quan sát vẫn thèm muốn.

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

>> Hải quân, không quân Việt Nam sẽ 'tiến thẳng lên hiện đại hóa'


Đại tướng Phùng Quang Thanh khẳng định, binh chủng hải quân, không quân, thông tin liên lạc… sẽ được đầu tư để tiến thẳng lên hiện đại, đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc.

- Thưa Bộ trưởng, có ý kiến cho rằng, để quân đội đáp ứng yêu cầu bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới, thay vì xây dựng quân đội theo hướng “từng bước tiến lên chính qui, hiện đại” thì một số binh chủng trong quân đội cần phải “tiến thẳng lên hiện đại”. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào về vấn đề này?

- Cương lĩnh của Đại hội đã xác định cả một thời kỳ dài, có thể đến giữa thế kỷ, chúng ta sẽ xây dựng quân đội cách mạng chính qui, tinh nhuệ và hiện đại. Còn trong chiến lược kinh tế xã hội thì xác định sẽ xây dựng quân đội từng bước chính qui, hiện đại.

Nhưng trước mắt phải xây dựng lực lượng hải quân, phòng không không quân, trinh sát điện tử, tác chiến điện tử, trinh sát kỹ thuật , thông tin liên lạc… đi thẳng lên hiện đại để đáp ứng yêu cầu. Đó là thể hiện ý chí, nguyện vọng của toàn đảng, toàn dân , toàn quân.

- Để đáp ứng yêu cầu tiến thẳng lên hiện đại, ngoài yếu tố trang thiết bị, vũ khí, khí tài, vấn đề con người được quan tâm thế nào thưa Bộ trưởng?

- Muốn xây dựng quân đội chính qui, hiện đại đòi hỏi phải xây dựng, đào tạo con người phù hợp, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Theo đó, con người phải có tư duy đổi mới, tác phong công nghiệp, tính kỷ luật nghiêm…


Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh.

Nếu chỉ có trang bị hiện đại mà con người chưa hiện đại, trình độ không đáp ứng yêu cầu, không làm chủ, khai thác tối đa trang thiết bị hiện đại thì không đáp ứng yêu cầu.

Việc xây dựng một số binh chủng, lực lượng trong quân đội tiến thẳng lên chính qui, hiện đại được xác định thế nào trong kế hoạch của Bộ Quốc Phòng thưa Bộ trưởng?

Trong nghị quyết của Đảng bộ Quân đội đã xác định rõ, phải xây dựng lực lượng hải quân, phòng không không quân, trinh sát điện tử…đi thẳng lên hiện đại. Kèm theo đó là có kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn để đầu tư về mặt trang bị, con người, đào tạo… và có lộ trình phù hợp với khả năng tài chính của đất nước.

- Trả lời báo chí, một quan chức Bộ Quốc phòng cho biết, ngân sách quốc phòng của ta hiện chiếm khoảng 1,8% GDP. Theo Bộ trưởng, số tiền chi cho ngân sách quốc phòng như vậy có đáp ứng yêu cầu phát triển của quân đội trong tình hình mới?

- Theo tôi như vậy đã là một sự cố gắng lớn của Đảng, Nhà nước. Nếu vượt quá khả năng đó sẽ rất khó cho ngân sách. Chúng ta còn phải lo rất nhiều thứ như an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giáo dục đào tạo… nên như vậy đã là sự cố gắng.

- Bộ trưởng có bình luận gì về thông tin báo nước ngoài cho rằng, ngân sách quốc phòng của ta năm qua khoảng 2 tỷ USD?

- Cái đó thì rõ rồi, ngân sách năm nay là 52.000 tỷ đồng, khoảng hơn 2 tỷ USD.

- Xin cảm ơn Bộ trưởng!


Thiếu tướng Phí Quốc Tuấn, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô:

Chính sách quốc phòng an ninh trong báo cáo văn kiện đã thể hiện đầy đủ. Tuy nhiên, trong quan điểm xây dựng quân đội và công an tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nên bổ sung ý một số lực lượng sớm hiện đại.

Với thành tựu phát triển công nghệ hiện nay, nếu chúng ta không xác định một số lực lượng phải nhanh chóng tiến lên hiện đại thì chưa đảm bảo yêu cầu.

Hiện có những quốc gia có vũ khí mà công nghệ có thể tấn công từ đường chân trời, từ rất xa. Vì thế, nếu một số lực lượng như không, hải quân, thông tin liên lạc…không được sớm hiện đại sẽ khó khi thực hiện nhiệm vụ.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang