Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: >> Việt Nam nhân tố quan trọng ở Châu Á

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 20 tháng 1, 2011

>> Việt Nam nhân tố quan trọng ở Châu Á



Việt Nam đã dùng nhiều nỗ lực của mình không chỉ để đẩy mạnh quan hệ với Hoa Kỳ và các nước châu Á, mà còn để bảo vệ lãnh thổ quyền lợi của mình trước Trung Quốc ?



Với Hoa Kỳ

Chỉ cần nhìn lại những bước đi ngoại giao năm 2010 có thể thấy Việt Nam đã đi xa hơn trong những chiến lược ngăn chặn Trung Quốc, hoặc ít nhất cũng là một phản ứng đối với Bắc Kinh về các tranh chấp lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Các bằng chứng rõ nhất trong năm 2010 cho thấy quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam nồng ấm hơn bao giờ hết. Bằng hai lần thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tham dự diễn đàn khu vực ASEAN và hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Trong thời gian đó bà đã có những tuyên bố tái khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ hai nước. Nhưng bà cũng "không quên" nói về việc Việt Nam ngăn chặn Facaebook và các quyền tự do dân chủ...

Trong khi đó Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ, Robert Gates cũng đã có chuyến thăm Việt Nam vào tháng Mười và có những hoạt động gây kinh ngạc trong quan hệ hai nước kể từ thời chiến tranh. Quân đội hai nước đã hoạt động hoàng loạt các hoạt động chung cùng với tàu sân bay USS John McCain. Những động thái này tiếp sau động thái chuyến thăm hữu nghị của tàu USS Lassen do Lê Bá Hùng làm thuyền trưởng, người đã chạy khỏi Việt Nam lúc lên năm.

Mặc dù sự nẩy nở quan hệ với Hoa Kỳ đã gây nên những sự chú ý, nhưng Việt Nam cũng theo đuổi một chính sách lâu dài với các quốc gia khác trong khu vực để cảnh giác với Trung Quốc.

Với Nga

Trước khi Liên Xô sụp đổ, hàng nghìn sinh viên Việt Nam đã được đào tạo tại Liên Xô và để hôm nay họ là những nhà khoa học, chính sách ... những người nắm các vị trí quan trọng trong chính phủ Việt Nam. Nhưng rất ít những người may mắn được ở lại làm công nhân và hiện nay vẫn còn nhiều người lao động bất hợp pháp tại Nga và các nước thuộc Liên Xô cũ như Ukraine. Có người còn cho rằng những vấn đề hiện nay của Việt Nam như Vinashin hay EVN là xuất phát từ những người được đào tạo tại Liên Xô. "Mặc dù hệ thống xã hội chủ nghĩa đã thay đồi ... Tôi cảm thấy như vậy, nhưng tình cảm không thay đổi", ông Nguyễn Thanh Giang một du học sinh Liên Xô.

Nga và Việt Nam đã lặp lại nhiều điệp khúc và được coi là khá trễ. Ví dụ như chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Nga và tham dự hội nghị ASEAN năm ngoái và đã ký kết thỏa thuận xây dựng lò phản ứng hạt nhân đầu tiên của Việt Nam trị giá 5 tỷ USD.

Với Nga, thỏa thuận là sự khẳng định sức mạnh công nghệ và lời chào đối với khu vực sau khi Việt Nam ký với Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo, một động thái mà nhiều người coi nó gắn với các tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa ở Biển Đông.

Gavin Greenwood một nhà phân tích cùng nhóm tư vấn an ninh là Allan và Associates tại HongKong cho biết: "Sự gia tăng chi tiêu quốc phòng của Việt Nam trước Đại hội Đảng, đặc biệt là cho các hệ thống vũ khí ... có vẻ như hướng vào việc chống lại sự gia tăng sức mạnh quốc phòng của Trung Quốc trong khu vực..."

Cũng có thể thấy, mặc dù quan hệ Việt - Nga đang khá ấm áp, nhưng sẽ không vang vọng mãi . Thương mại hai bên không phải là con số tự hào, Nga không đưa ra nhiều viện trợ cho Việt Nam, và phương Tây, Châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn là sự lựa chọn ưa thích .

Trong khi đó không ngớt những tin đồn rằng Nga đã thuê lại được căn cứ Cam Ranh. Mặc dù truyền thông trong nước cho rằng nó được mở cửa cho hải quân các nước.

Ấn Độ

Ấn Độ và Việt Nam đã trở thành bạn bè khi Ấn Độ phản đối Mỹ xâm lược Việt Nam. Theo phân tích của Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Úc,"Có một không gian lịch sử kể từ thời Hồ Chí Minh và Nehru, mối quan hệ hoài cổ khi lãnh đạo Ấn Độ là những người quan trọng trong phong trào không liên kết."

Thayer và học giả Ấn Độ Ramesh Thakur đã có bài luận năm 1991, ngay trước khi Liên Xô sụp đổ về Việt - Xô, Liên Xô - Đông Dương, và quan hệ Ấn Độ - Việt Nam. Cần lưu ý rằng sau đó Việt Nam - Ấn Độ không chỉ là đối tác, quan hệ cân bằng với Trung Quốc mà hai nước còn là liên minh chặt chẽ với Moscow . Quả đúng như vậy, cả Ấn Độ và Việt Nam là một trong năm nước mua nhiều vũ khí của Nga nhất, với Ấn Độ mua và sản xuất vũ khí của Nga và nâng cấp máy bay MiG và tàu chiến giúp Việt Nam.

Từ những hành động giết hại hàng trăm dân thường Ấn Độ trongn năm ngoái của các phiến quân Maoist, dân quân du kích Việt Nam đã trở thành một hình mẫu cho Ấn Độ, từ đó quân đội Việt Nam và Ấn Độ đã đồng ý cùng nhau có các cuộc diễn tập chung. Trong tháng Mười tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Anthony và tướng Phùng Quang Thanh đã ký kết một thỏa thuận mở rộng quan hệ quốc phòng, cùng kế hoạch Ấn Độ để giúp quân đội Việt Nam trong lĩnh vực CNTT và trong lĩnh vực Anh ngữ.

Nhật Bản

Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã trở nên phức tạp hơn một chút . Nhật chiếm Đông Dương từ tay Pháp năm 1940, trong thời gian đó quân đội Nhật đã gây ra vụ chết đói khoảng 2 triệu người Việt Nam. Tuy nhiên như với nhiều kẻ thù cũ của Việt Nam, thời gian và chiến thắng đã chữa lành vết thương cũ.

Nhật Bản đại diện cho quốc gia tài trợ lớn nhất cho Việt Nam, các khoản ODA dành cho Việt Nam nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, hầu hết các nguồn vốn đó được sử dụng cho các dự án cơ sở hạ tầng như đường hầm, cầu, đường, cống và kênh rạch và một kế hoạch tàu điện ngầm. Trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái, Thủ tướng Nhật Bản Naoto Kan đã nhắc lại cam kết viện trợ cho Việt Nam 79 tỷ yen cho 5 dự án quy mô lớn.

Cùng đó Nhật Bản cũng đã cam kết để cung cấp và chuyển giao công nghệ tàu hỏa siêu tốc cho Việt Nam, với trị giá nhiều tỷ USD, dự án điền rồ này của ông Nguyễn Tấn Dũng đã bị Quốc Hội chỉ trích gay gắt.

Gần đây, Nhật Bản cũng đã công bố sẽ xây tiếp hai nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam và cùng nhau khai thác đất hiếm ở miền Bắc Việt Nam, Nhật Bản hy vọng sẽ giảm bớt vòng vây của Trung Quốc về một mặt hàng thiết yếu cho việc phát triển ngành công nghiệp công nghệ cao.

Nam Triều Tiên

Kích thước và lợi ích kinh doanh của Hàn Quốc thấy rõ nhất trong hai thành phố lớn nhất của Việt Nam, trong đó có đầy đủ nhà hàng Hàn Quốc, quán bar, siêu thị và quán cà phê chơi game cao cấp...

Quan trọng hơn, Thủ tướng Dũng đã một thời gian dài hâm mộ chaebol (từ dùng để chỉ các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc) và đã phỏng theo để hình thành các tập đoàn nhà nước như Vinashin ... tuy nhiên các tập đoàn không đáp ứng được sự kỳ vọng do các tập đoàn này đầu tư vào nhiều ngành nghệ cực kỳ không thích hợp với họ.

Việt Nam cũng trở thành một nước quan trọng trong "xuất khẩu cô dâu" sang Hàn Quốc, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, lượng kiều hối thường được đưa lại các gia đình nghèo Việt Nam.

Cũng như những nước còn lại của Đông Nam Á, Hallyu (là quá trình chuyền bá các sản phẩm văn hóa của Hàn Quốc) cũng đang phổ biến tại Việt Nam, như chuyến lưu diễn của ca sỹ Rain đã thu hút một đám đông chưa từng có, các phim lãng mạn Hàn Quốc thu hút một lượng lớn khán giả Việt Nam trên các kênh truyền hình.

Theo ông Thayer ," từ năm 1992, Việt Nam đã hoan nghênh và khuyến khích các nhà đầu từ Hàn Quốc, Hàn Quốc cũng đã được chỉ định một đối tác chiến lược cùng với Nhật Bản-Hyundai tạo cốt lõi của ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam tại vịnh Vân Phong và có thể được dự kiến sẽ đóng một vai trò lớn hơn tại Việt Nam trong tương lai."

Thayer cho biết thêm, "Hàn Quốc xem Việt Nam như là một đồng minh trong việc cân bằng mối quan hệ với tất cả sức mạnh-Trung Quốc."

Với hàng xóm ẩn dật Bắc Triều Tiên của Nam Hàn ? theo các nhà phân tích thì có một số lợi ích chung giữa Bình Nhưỡng và Hà Nội.

Việt Nam nổi lên như một quốc gia cộng sản với nền kinh tế bùng nổ, điều đó cũng đã làm cho Bình Nhưỡng quan tâm đến Việt Nam, họ quan tâm đến mô hình cải cách của Việt Nam. Ngoài ra Triều Tiên cũng đã gửi các sinh viên đến các trường đại học Việt Nam để học tập.

Những gì ẩn sau những hoạt động ngoại giao của Việt Nam ? Với một hàng xóm mạnh mẽ và ngày càng quyết đoán ở phía Bắc Việt Nam, những hành động của Việt Nam không thể tránh mục đích nhắm vào Trung Quốc để hỗ trợ các tranhc hấp lãnh thổ. Nhưng bất chấp những quan ngại gần đây về cách quản lý kinh tế của chính phủ, vốn đầu tư của nước ngoài vẫn tiếp tục tăng lên và nổi lên như một quốc gia là một trung tâm sản xuất thay thế Trung Quốc.

Ngay cả với một con mắt thận trọng với Trung Quốc, có vẻ như Việt Nam cũng có đủ một vai trò khác, một vai trò quốc tế lớn hơn mà nhiều nước quan sát vẫn thèm muốn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang