Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

>> Xung đột trên biển: Không quân Trung Quốc chiếm ưu thế trước Nhật Bản?

Trong khi cán cân sức mạnh hải quân nghiêng về phía Nhật Bản, cuộc chạm trán trên không cơ hội chia đều cho cả đôi bên, thậm chí có phần nghiêng về Trung Quốc.

>> Hồ sơ vũ khí hạt nhân Trung Quốc (Kỳ 1)


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-2 phía trên chắc chắn tốt hơn J-10 phía dưới nhưng điều đó không hoàn toàn mang lại lợi thế cho Nhật Bản trước Trung Quốc.

ăng thẳng Trung-Nhật liên quan đến tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã có phần giảm nhiệt so với trước. Tuy nhiên, cán cân sức mạnh quân sự luôn được tính đến trong các nấc thang tranh chấp giữa đôi bên.

Khác với hải quân, ưu thế chất lượng nghiêng hẳn về phía Nhật Bản, chất lượng không quân Trung - Nhật tương đương nhau. Cả hai bên đều có trong biên chế những chiếc tiêm kích hiện đại nhất thế giới hiện nay.

Không quân Nhật Bản, chất lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu

Tương tự như hải quân, Không quân Nhật Bản (Không quân Nhật Bản còn được gọi là Lực lượng phòng vệ đường không Nhật Bản JASDF), luôn lấy chất lượng là ưu tiên hàng đầu. Những chiếc máy bay của JASDF được trang bị những thiết bị điện tử tiên tiến nhất thế giới.

F-2

Trong biên chế của JASDF, có tới 94 tiêm kích Mitsubishi F-2, đây là biến thể của F-16 hợp tác sản xuất giữa Mitsubishi Heavy Industries (MHI) và Lockheed Martin với tỷ lệ 60/40.

So với F-16, F-2 lớn hơn, sử dụng nhiều vật liệu composite hơn để giảm trọng lượng và độ bộc lộ radar.

F-2 phía trên chắc chắn tốt hơn J-10 phía dưới nhưng điều đó không hoàn toàn mang lại lợi thế cho Nhật Bản trước Trung Quốc.
Ngoài ra, F-2 sử dụng phần lớn thiết bị điện tử của Nhật Bản, đặc biệt F-2 được trang bị radar quét mạng pha điện tử chủ động, radar AESA J/APG-1 biến nó trở thành tiêm kích được trang bị radar AESA sớm nhất khu vực châu Á.

Gần đây, khoảng 60 chiếc F-2 của JASDF đã được nâng cấp với một radar AESA mạnh hơn loại J/APG-2, tầm phát hiện mục tiêu có diện tích phản hồi radar RCS 1m2 ở cự ly tới 189km so với 130km của biến thể cũ. Khả năng không chiến với radar với tăng lên đến 40% so với chưa được nâng cấp. F-2 nâng cấp còn có khả năng trang bị tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM hay còn gọi là AMM-4B theo Nhật Bản.

F-2 thường bị chê là quá đắt trong khi khả năng của nó không cao hơn so với F-16 Block 40, đơn giá của F-2 lên đến 110 triệu USD/chiếc. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, sở dĩ đơn giá của F-2 cao là do số lượng sản xuất ít, nếu số lượng sản xuất nhiều hơn đơn giá sẽ giảm xuống. Lợi thế của F-2 là nó được trang bị radar AESA từ rất sớm trong khi loại radar tương tự từ Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển.

Ngoài F-2, JASDF còn sở hữu 213 chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không trong mọi thời tiết F-15J. Đây là biến thế của tiêm kích F-15 của Mỹ sản xuất theo giấy phép tại Mitsubishi Heavy Industries.

F-15J

Ban đầu, phía Mỹ từ chối cấp phép cho Nhật Bản để sản xuất F-15. 14 chiếc đầu tiên bao gồm 2 chiếc F-15J và 12 chiếc biến thể 2 chổ ngồi dùng cho đào tạo phi công F-15DJ được sản xuất tại Mỹ. Về sau phía Mỹ đã đồng ý cấp phép cho Nhật Bản để sản xuất F-15J tại nước này và đây cũng là quốc gia duy nhất được Mỹ cấp phép sản xuất máy bay. Nhật Bản cũng là quốc gia sử dụng nhiều F-15 nhất ngoài Không quân Mỹ.

Về cơ bản F-15J hoàn toàn giống với F-15 của Không quân Mỹ, điểm khác biệt là F-15J sử dụng hệ thống cảnh báo radar J/ALQ-8 và hệ thống chiến tranh điện tử J/ALQ-4 do Nhật Bản sản xuất. Những năm 2000 F-15J đã trải qua quá trình hiện đại hóa lớn, cập nhật các công nghệ điện tử hàng không mới nhất, đặc biệt trang bị radar AN/APG-63 V1, radar mới có khả năng theo dõi đồng thời 14 mục tiêu, tấn công 6 mục tiêu cùng lúc, bổ sung hệ thống liên kết dữ liệu datalink-16.

Ngoài ra JASDF còn có 117 chiếc máy bay phản lực F-4 Phantom-II. Tuy số máy bay này đã lạc hậu nhưng không vì thế mà khả năng không chiến của nó bị giảm đi. Đặc biệt, trong biên chế JASDF, khả năng chiến đấu của F-4 luôn được duy trì ở mức độ cao nhất.

JASDF đã có kế hoạch thay thế phi đội F-4 bằng chương trình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo FX.

Bên cạnh đó, Nhật Bản quyết định mua 42 chiếc tiêm kích tàng hình F-35. Với sự có mặt của tiêm kích thế hệ 5 này, JASDF có thể là lực lượng không quân đầu tiên của châu Á sở hữu phi đội tiêm kích tàng hình trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu.

Hiện thương vụ F-35 với Mỹ của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, liên quan đến vấn đề tài chính. Tuy nhiên, Nhật Bản đã có sự chuẩn bị riêng, cùng lúc đặt mua F-35, Nhật Bản tự lực phát triển thử nghiệm tiêm kích tàng hình ATD-X. Dự kiến, tiêm kích tàng hình này sẽ có chuyến bay đầu tiên vào năm 2014.

Một thế mạnh khác của Không quân Nhật Bản là họ có phi đội chỉ huy và cảnh báo sớm trên không rất hùng hậu, gồm 4 chiếc AEW&C Boeing E-767 và 13 chiếc AWACS E-2C Hawkeye. Lực lượng này cung cấp khả năng cảnh báo sớm và chỉ huy trên không toàn diện. Máy bay vận tải các loại khoảng 157 chiếc.

Không quân Trung Quốc số lượng vẫn là ưu tiên hàng đầu

Không quân Trung Quốc (PLAAF) là lực lượng lớn nhất châu Á và đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Nga.

Mua tiêm kích từ Nga, sau đó tự sản xuất trong nước, PLAAF sở hữu rất nhiều máy bay chiến đấu hiện đại được sản xuất trong những năm 2000.

PLAAF có khoảng 200 chiếc tiêm kích “con cưng” J-10. Đây là loại tiêm kích do Trung Quốc tự sản xuất dựa trên bản vẽ thiết kế tiêm kích Lavi và sự giúp đỡ âm thầm của Israel. 


Khả năng chiến đấu của J-10 là điều rất khó để kiểm chứng, bởi PLAAF là lực lượng duy nhất sử dụng loại tiêm kích này.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-15J phía trên và Su-30MKK phía dưới, máy bay nào hơn?

Bên cạnh, PLAAF còn có Su-27SK/UBK với khoảng 76 chiếc, được sản xuất tại Nga, biên chế từ những năm 1990 khi bên nối lại quan hệ. Từ vốn liếng này, Trung Quốc đã sao chép và sản xuất J-11, J-11B/BS, tới này có khoảng 140 chiếc.

Đặc biệt, PLAAF sở hữu trong biên chế 76 chiếc Su-30MKK, được xem là những chiếc tiêm kích thế hệ 4+ hiện đại nhất thế giới. Loại tiêm kích đánh chặn hạng nặng này được đánh giá ngang ngửa, thậm chí, vượt trội ở một số lĩnh vực so với F-15E của Mỹ.

Một biến thể khác, Su-30MK2 của PLAAF có khoảng 24 chiếc, được biên chế cho không quân hải quân nước này. Đây là những chiếc tiêm kích được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển hàng đầu thế giới hiện nay. Đây chính là điểm khác biệt so với JASDF.

Ngoài những loại trên, Trung Quốc sở hữu một lực lượng chiến đấu cơ khá hùng hậu khác, gồm cường kích JH-7 khoảng 70 chiếc, những loại máy bay cũ hơn gồm có: J-8 khoảng 360 chiếc, J-7 (biến thể của Mig-21) khoảng 350 chiếc, máy bay ném bom chiến lược H-6 khoảng 120 chiếc, Q-5 khoảng 370 chiếc.

Lực lượng chỉ huy và cảnh báo sớm đường không của PLAAF có sự phục vụ của khoảng 5 chiếc KJ-2000. Đây là loại máy bay AWACS do Trung Quốc sản xuất trên cơ sở bộ khung máy bay vận tải IL-76 của Nga.

Máy bay vận tải các loại khoảng 195 chiếc, PLAAF đang nỗ lực để thu hẹp khoảng cách so với Mỹ, Nga bằng chương trình phát triển tiêm kích tàng hình J-20, hiện tại đã có 3 nguyên mẫu của J-20 đang được phát triển dự kiến đi vào phục vụ trong năm 2018.

Bên cạnh đó còn rất nhiều chương trình phát triển tiêm kích khác như : Tiêm kích trên hạm J-15, tiêm kích tàng hình J-31, tiêm kích cất hạ cánh ngắn J-18, rồi tiêm kích bom hạng nặng J-16. Đó là chưa kể đến tiêm kích tàng hình J-20 nổi như cồn trên mặt báo thời gian qua. Dù còn trong giai đoạn phát triển nhưng sự xuất hiện của J-20 cũng tạo lợi thế nhất định về mặt tâm lý cho Không uân Trung Quốc.

Lợi thế nghiêng về Trung Quốc?

Bỏ qua vấn đề số lượng bởi một cuộc chạm trán trên không mang tính quy ước giữa hàng trăm máy bay Trung - Nhật là điều rất khó xảy ra.

Nếu có sẽ chỉ là cuộc chạm trán ngắn giữa các phi đội tiêm kích giữa hai bên và trong kịch bản như vậy, cơ hội có phần nghiêng về phía Trung Quốc.

Trước hết, những chiếc F-15J, F-2 của Nhật Bản đã có tuổi đời phục vụ gần 20 năm trong khi những chiếc tiêm kích J-10, J-11B/BS, Su-30MKK/MK2 mới được sản xuất và đưa vào sử dụng chưa đầy 10 năm.

Ngoài ra, JASDF không có loại tiêm kích được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Dù F-15J là một tiêm kích đa nhiệm, nhưng lịch sử tham chiến cho thấy nó phát huy hiệu quả cao hơn trong nhiệm vụ tấn công mặt đất.

Trong khi đó, Trung Quốc có sự phục vụ của phi đội tiêm kích đánh biển chuyên nghiệp Su-30MK2. Một cuộc chạm trán không quân Trung-Nhật chỉ có thể diễn ra trên biển xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư và trong tình huống này lợi thế nghiêng về phía Trung Quốc.

Một bất lợi khác của Nhật Bản là khoảng cách về địa lý. Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư chỉ cách Trung Quốc 120 hải lý và cách Nhật Bản tới 220 hải lý tính từ phía Tây đảo Okinawa.

>> Viễn cảnh mới cho Không quân Việt Nam

Theo các chuyên gia phương Tây, JAS Gripen, Su-30MK2, Su-34 và L-159 ALCA là những máy bay được đánh giá là những ứng viên cho viễn cảnh tương lai của Không quân Nhân dân Việt Nam.


>> Tầm tác chiến của VN đã bao trùm Biển Đông !


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 đang là chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Không quân Việt Nam.


Tạp chí hàng không Air Forces Monthly mới đây vừa có một bài viết về sự phát triển và nhiệm vụ bảo vệ bầu trời của Không quân Nhân dân Việt Nam.


Dưới đây xin trích dẫn lại một phần nội dung của bài viết về Học thuyết hoạt động và Viễn cảnh tương lai của Không quân Việt Nam do các chuyên gia nước ngoài đánh giá.

Học thuyết hành động

Không quân Nhân dân Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ không phận và các vùng biển lân cận. Trong tình hình chính trị trong khu vực và trên thế giới đang diễn ra phức tạp, những thách thức mà lực lượng này phải đối mặt là đáng kể. Tuy nhiên, sự hạn chế về các nguồn lực tài chính dẫn đến những chi tiêu, mua sắm chiến đấu cơ mới phải được phân phối một cách cẩn thận.

Để đảm bảo được chiến thuật, cách đánh và tính bí mật, những dữ liệu về số lượng và vị trí các phi đội máy bay không bao giờ được công bố, sơn ký hiệu số hiệu của máy bay được thực hiện theo qui định của lực lượng và không mang ký hiệu riêng nào về đơn vị được biên chế. Do vậy, việc sắp xếp, bố trí máy bay sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với những kẻ thù tiềm năng trong việc dự đoán sức mạnh thật sự về Không quân Nhân dân Việt Nam.

Mối đe dọa lớn nhất của Việt Nam được xác định từ hướng biển, vì vậy, cả không quân và hải quân đều đang được tích cực mua sắm, trang bị những vũ khí hiện đại.

Kết quả là, Không quân Việt Nam được trang bị những vũ khí để có thể tối ưu, vô hiệu hóa các mối đe dọa từ biển.

Các máy bay ném bom Su-22 đang được sử dụng với số lượng lớn, nhưng được vũ trang vũ khí chủ yếu là loại tên lửa Kh-25 đã có 30 tuổi đời và không thể tạo ra khả năng ngăn ngừa các mối đe dọa một cách hiệu quả.

Việc cần thiết phải có những vũ khí bắn trúng mục tiêu từ khoảng cách xa từ bờ biển dẫn tới việc trang bị những chiến đấu cơ đa năng Su-27 và S-30 hiện đại hơn nhiều lần.

>> So sánh Su-27/30 của Việt Nam và Trung Quốc

Các chiến đấu cơ Su-27 và Su-30 được trang bị hai loại tên lửa chủ lực để đánh biển là Kh-29 và Kh-31, được xem là vũ khí hiệu quả để tấn công các mục tiêu trên biển từ khoảng cách xa và cân bằng những mối đe dọa từ biển.

Để có thể tăng cường khả năng tuần tra, giám sát từ xa. Trong năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam đã đặt mua 3 máy bay tuần thám biển CASA C212-400 từ châu Âu.

Cảnh sát biển là một bộ phận tuần tra biên giới, hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật trên vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.

Không quân Nhân dân Việt Nam đang kiểm soát mạng lưới phòng không tích hợp, trong đó bao gồm một vài thê đội được kết nối đường truyền tới hệ thống trao đổi dữ liệu, gồm nhiều radar, trong đó có những dàn radar P-18 được đặt trên khung gầm xe tải Ural.

Các phần tử của hệ thống đều có khả năng cơ động, cho phép mở rộng tầm quan sát trên toàn quốc và có thể phát hiện bất cứ mục tiêu nào xâm phạm.


Trong thời bình, hầu hết các hệ thống radar đều được bố trí ở trong hoặc vùng phụ cận của các căn cứ không quân, căn cứ quân sự và kho chứa. Các hệ thống radar được kết nối tới các tổ hợp tên lửa phòng không, trong đó, tổng số có khoảng 3.200 tên lửa phòng không vác vai Igla-S cùng với hệ thống phòng không tầm xa S-300 PMU-1.

Ngoài ra, lực lượng phòng không Việt Nam còn có hàng trăm khẩu đội pháo phòng không cỡ 23 mm, 37 mm và 57 mm.

Những ứng viên cho tương lai


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chuyên gia phương Tây cho rằng Su-34 sẽ là một lựa chọn phù hợp để thay thế cho các phi đội Su-22 đang lão hóa của Việt Nam.

Theo Air Forces Monthly, tùy thuộc vào kinh phí mua sắm máy bay mới mà Không quân Nhân dân Việt Nam có kế hoạch đầy tham vọng để nâng cấp, bao gồm cả việc triển khai 4 trung đoàn máy bay chiến đấu Sukhoi để tăng cường khả năng tác chiến chống lại các mục tiêu mặt đất, mặt nước.

Với kế hoạch này, Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ tăng số lượng máy bay chiến đấu Su-27/30 trang bị lên vài chục chiếc, trở thành xương sống trong lực lượng tấn công và phòng thủ của lực lượng, nhưng cũng có thể, nếu tất cả diễn ra theo đúng kế hoạch, Việt Nam có thể có thêm một sản phẩm khác của dòng máy bay Sukhoi là loại tiêm kích bom Su-34.

Hiện chưa có thông tin về việc đặt hàng Su-34, nhưng Việt Nam có mong muốn thay thế các phi đội Su-22 lão hóa bằng một loại máy bay tiên tiến như vậy, sẽ tốt hơn khi có một biến thể máy bay tấn công hải quân Su-34 được dành cho xuất khẩu.

MiG-21 là loại máy bay chiến đấu đông nhất, sẽ tiếp tục hoạt động trong Không quân Việt Nam, trong một khoảng thời gian 5-10 năm nữa, sau đó nó sẽ được thay thế với một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, có thể là JAS Gripen 39 của Thụy Điển, loại đang phục vụ trong Lực lượng Không quân Thái Lan.

Ban đầu Việt Nam có kế hoạch thay thế loại máy bay huấn luyện/chiến đấu hạng nhẹ L-39 bằng loại máy bay mới, đó sẽ là loại Yak-130 của người Nga, và lên kế hoạch mua 12 chiếc Yak-130 trong khoảng thời gian năm 2015 - 2025. Tuy nhiên, các nhân viên đào tạo và huấn luyện bay của Việt Nam đã không hài lòng Yak-130 sau khi thử nghiệm loại này ở Nga trong năm 2011. Do đó, Nga sẽ không có cơ hội cạnh tranh để thực hiện được kế hoạch cung cấp máy bay huấn luyện Yak-130 cho Việt Nam. Trong lĩnh vực này, biến thể nâng cấp của máy bay huấn luyện L-39 là L-159 ALCA có vẻ thích hợp hơn và có khả năng chiến thắng cao hơn.

Cũng theo nguồn tin, Việt Nam đang xem xét mua ít nhất 2 máy bay cảnh báo sớm trên không AWACS. Trong đó, theo các chuyên gia, CASA EC-295 là lựa chọn hợp lý nhất.

Hải quân Trung Quốc sắp đuổi kịp Hải quân Mỹ?

Trên tờ Wall Street Journal, tác giả Mark Helprin cảnh báo rằng trong khi sức mạnh của Hải quân Trung Quốc trên các vùng biển phía Tây Thái Bình Dương ngày càng gia tăng thì qui mô của Hải quân Mỹ lại đang tiếp tục co lại.


>>Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"
>> Trung Quốc khoe "lá chắn thép" trên biển


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến lớp sovremeny. Ảnh wired.com

Trong cuộc tranh luận truyền hình về chính sách ngoại giao vừa qua, Tổng thống đang mãn nhiệm Barack Obama đã tỏ ra rất tự tin khi “chỉ bảo” đối thủ Mitt Romney: “Thống đốc Romney có thể vẫn chưa dành đủ thời gian xem xét cách thức hoạt động của quân đội chúng ta. Ví dụ như ông đề cập đến Hải quân và nói rằng chúng ta có ít tàu chiến hơn so với thời kỳ năm 1916. Vâng, thưa Thống đốc, chúng ta cũng có ít ngựa và lưỡi lê hơn bởi lẽ bản chất của quân đội chúng ta đã thay đổi. Chúng ta đã có những thứ như tàu sân bay là nơi máy bay có thể đậu. Chúng ta cũng có những con tàu hoạt động dưới mặt nước và đó là tàu ngầm hạt nhân. Và do đó vấn đề ở đây không phải là cuộc chơi của các tàu chiến mà trong đó chúng ta ngồi đếm xem mình có bao nhiêu tàu. Vấn đề là năng lực của chúng ta”.

Cái gì có thể thay thế tàu chiến?

Đúng là ngựa của quân đội đã bị thay thế bởi xe tăng và máy bay trực thăng, lưỡi lê đã phải rút lui để nhường chỗ cho các vũ khí tự động chính xác. Vậy trong lực lượng hải quân, cái gì đã thay thế tàu chiến?
Vị Tổng tư lệnh quân đội Mỹ (Tổng thống Obama) đã trình bày với thái độ kẻ cả rằng những con tàu chiến của nước Mỹ ngày nay có thể dễ dàng tiêu diệt những con tàu của năm 1916.

Chỉ có điều, Hải quân của Mỹ không đối mặt với những tàu chiến của năm 1916 mà sẽ phải đương đầu với “những thứ như tàu sân bay, nơi máy bay có thể đậu”, “những tàu chiến hoạt động dưới mặt nước”, tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu cất cánh từ mặt đất và cả chiến tranh điện tử nữa.

Tư tưởng cho rằng trong chiến tranh không cần quan tâm đến số lượng và qui mô là tư tưởng rất nguy hiểm cũng giống như niềm tin chỉ cần số lượng và qui mô lớn là đủ.

Nhà thầu quốc phòng Norman Augustine nổi tiếng vì nhận xét rằng các máy bay chiến đấu đang ngày càng trở nên phức tạp đắt đỏ và sớm muộn gì, Mỹ sẽ chỉ có thể chế tạo ra một chiếc duy nhất. Bất kể đó là một chiếc máy bay hay một con tàu, bất kể hiện đại đến đâu, máy bay và tàu chiến cũng không thể “phân thân” để hoạt động nhiều nơi cùng một lúc. Và nếu hai con tàu có giá tương đương 100 con tàu khác, thì khi bị hỏng hoặc bị mất, nó cũng sẽ tương đương với 100 con tàu khác bị hỏng hoặc bị mất.

Hải quân Mỹ không còn độc tôn như trước đây

Xét về tương quan lực lượng, Hải quân Mỹ hiện đang yếu hơn rất nhiều so với thời điểm cách đây không lâu trong lĩnh vực chiến tranh chống tàu ngầm, chống mìn, yếu hơn về khả năng đưa tàu quay trở lại chiến trường và không có đủ số lượng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn phòng ngừa hoặc tham chiến.

Một ví dụ là trong vấn đề Biển Đông, chính sách ngoại giao của Ngoại trưởng Hillary Clinton gần như là bất lực bởi lẽ chính sách đó chỉ hoàn toàn dựa trên những tuyên bố mà không có sự hậu thuẫn đầy đủ của sức mạnh hải quân, ngay cả vào lúc này khi mà Hải quân Trung Quốc mới chỉ bằng chưa đến một nửa so với hải quân nước này trong vòng một thập kỷ tới. Các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, cũng giống như hành động chiếm đoạt các vùng biển Caribe cho tới bờ biển Venezuela của Mỹ, có vẻ giống hành động thôn tính của Hitler. Nhưng đến nay Mỹ không còn các căn cứ quân sự ở khu vực này, con đường cung cấp của Mỹ bị suy yếu do Thái Bình Dương quá rộng lớn, những chiếc máy bay chiến đấu tầm xa của Mỹ sẽ bị tiêu hao năng lượng rất nhiều và ngay cả khi sử dụng hết công suất tàu sân bay, thì quân đội Mỹ sẽ tổn hao năng lực gấp đôi quân đội Trung Quốc.

Không phải đến tận bây giờ Trung Quốc mới tỏ ra hung hăng như vậy trên Biển Đông, nhưng đến nay nước này đã có một kể hoạch và đang ngày càng quyết liệt thực hiện kế hoạch đó. Còn kế hoạch của Mỹ là co rút và như mọi người thường nói “tiền nào của nấy”.

Trung Quốc đang hiện đại hóa các lực lượng quân đội một cách có chủ ý, có hiệu quả và thành công đồng thời chấp nhận chất lượng không quá cao.

Một số ví dụ có thể nêu ra là 20 năm trước đây Trung Quốc chỉ có 1 tàu ngầm tên lửa đạn đạo và Mỹ có 34 chiếc. Đến nay Trung Quốc có 3 chiếc (và sắp có thêm 2 chiếc nữa) còn Mỹ đang sở hữu 14 chiếc. Tương tự, Trung Quốc hiện có 71 chiếc tàu ngầm, còn Mỹ thì tụt từ 121 chiếc cách đây 20 năm xuống còn 71 chiếc. Khi các con số về vũ khí khí tài của Mỹ ngày càng suy giảm với tốc độ cao hơn, thì Trung Quốc lại đang thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng.

Tương quan lực lượng về tàu chiến trên mặt nước lại càng rõ nét hơn nữa. Trong khi Trung Quốc tăng số tàu từ 56 lên 78 chiếc, thì Mỹ lại giảm từ 207 xuống còn 114 chiếc. Ngoài ra, Trung Quốc đang rất thành công trong việc tập trung vào đúng cái họ cần – tên lửa đạn đạo dẫn đường, ngư lôi siêu tốc, tên lửa “lướt sóng” (giúp tránh bị ra đa phát hiện), đội tàu chiến được trang bị tên lửa, kỹ thuật tung hỏa mù bịt mắt đối phương – để đánh vào những nhược điểm của Mỹ, trong khi các vũ khí khí tài của Mỹ nhằm đối phó lại Trung Quốc lại chưa đủ hoặc chưa có.

Không chỉ có một đối thủ duy nhất

Trung Quốc cũng không phải là kẻ thù trên biển duy nhất của Mỹ. Chỉ cần có máy bay chiến đấu, tên lửa đất đối đất và các hệ thống ra đa, các nước ven biển không cần đển hải quân để khẳng định chủ quyền đối với hàng triệu cây số vuông trên biển.

Ngay cả cướp biển Somali cũng chỉ cần dùng loại ca nô có động cơ gắn ngoài mạn, xuồng nhỏ, súng chống tăng và tiểu liên Kalashnikov cũng đã đủ trở thành một thách thức lớn đối với các cường quốc hải quân trên thế giới.

Vậy quốc gia giàu có nhất và cường quốc hải quân hàng đầu thế giới là Mỹ phải cần đến bao nhiêu tàu chiến hiện đại?

Câu trả lời là không dưới 300 chiếc như hiện nay hay 200 chiếc như mục tiêu mà Mỹ đang hướng đến. Câu trả lời cũng không phải là 330 hay 350 chiếc mà phải là 600 chiếc, như thời điểm những năm 1980. Thời điểm đó Mỹ đang đối đầu với Liên Xô nhưng bây giờ là Trung Quốc, cường quốc hàng hải được trang bị tốt hơn và đang phát triển với tốc độ nhanh hơn.

Bất kỳ lúc nào Trung Quốc tự tin về các hệ thống vũ khí hải quân của mình, nước này sẽ triển khai sản xuất hàng loạt và bỏ rơi Mỹ ở phía sau giống như Mỹ đã từng “vượt mặt” phe Trục (Đức, Italy và Nhật) trong Chiến tranh thế giới II.

Hải quân Trung Quốc sẽ có đủ năng lực thống lĩnh các đại dương và dong tàu tới tận ngoài bờ biển nước Mỹ, đưa họ vào thế thắng còn đẩy Mỹ vào thế yếu. Điều đó chỉ có thể được ngăn chặn, nếu Mỹ tập trung đầu tư cho hải quân về số lượng và đầu tư ngay từ bây giờ, không trì hoãn.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

>> Mục đích của việc Trung Quốc mua tàu đệm khí Zubr của Ukraina

Bài báo cho rằng, tàu đệm khí Zubr sẽ trở thành mãnh thú xé toạc trận địa trên bờ biển và đảo đá của đối thủ.

>> Bí ẩn vụ tai nạn tàu đổ bộ Zubr


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu đệm khí Zubr là tàu đệm khí lớn nhất hiện nay trên thế giới

Tờ “Tin tức Trung Quốc” vừa có bài viết cho rằng, một chùm ảnh về tàu đệm khí “Zubr châu Âu” (Bò ừng châu Âu) mà Ukraina chế tạo cho Trung Quốc đã xuất hiện trên mạng, thu hút sự quan tâm của dư luận.

Mạng công nghệ hải quân Anh cho rằng, Hải quân Trung Quốc sẽ bắt đầu trang bị Zubr trong năm nay. Trang mạng đài truyền hình ETTV Đài Loan cho rằng, loại tàu đệm khí cỡ lớn này sẽ trở thành công cụ có lợi hại của chiến lược tranh đoạt lãnh thổ trên biển Đông.

Có tin cho biết, chiếc tàu đệm khí Zubr đầu tiên mà Trung Quốc đặt mua của Ukraina đã chế tạo xong, sau khi kết thúc chạy thử trên biển sẽ bàn giao cho Hải quân Trung Quốc. Năm 2009, Quân đội Trung Quốc đã đạt được hợp đồng với Công ty Xuất khẩu Trang bị đặc chủng Ukraina đặt mua 4 tàu đệm khí Zubr.

Theo hợp đồng, nhà máy đóng tàu Ukraina phụ trách chế tạo 2 tàu đệm khí trước, còn 2 tàu đệm khí sau sẽ do Trung Quốc tự chế tạo. Các chuyên gia cho rằng, sau khi Hải quân Trung Quốc tiếp nhận Zubr, có thể tăng thêm một “cánh quân” cho lực lượng vận chuyển vượt biển tốc độ nhanh.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Các tư liệu hồ sơ cho biết, tàu đệm khí Zubr dài 57,3 m, rộng 25,6 m, cao 21,9 m, lượng giãn nước đầy 555 tấn, là tàu chiến đổ bộ kiểu đệm khí có trọng tải lớn nhất trên thế giới. Tàu này có thể mang theo 3 xe tăng chiến đấu hoặc 8 xe chiến đấu bộ binh, hoặc 1 lực lượng 360 người, lao vào khu vực đổ bộ với tốc độ cao từ 55-60 hải lý/giờ.

Khác với các tàu đổ bộ đệm khí không lắp vũ khí và khả năng bảo vệ tương đối kém, tàu đệm khí Zubr trang bị pháo tên lửa đa nòng (MLRS), tên lửa phòng không kiểu mang vác (portable) và pháo tầm gần 30 mm bắn tốc độ nhanh, có khả năng tự vệ và chi viện hỏa lực nhất định; tấm bọc thép nhẹ trên tàu có thể bảo vệ hiệu quả cho các thuyền viên không bị thương vong bởi các mạnh đạn pháo.

Có thể suy đoán, một khi đưa vào sử dụng, tàu đệm khí Zubr sẽ trở thành mãnh thú, phục vụ đắc lực cho chiến thuật đoạt đảo đá trên các vùng biển quanh khu vực.

Trang mạng đài truyền hình ETTV còn cho rằng, tàu đệm khí Zubr vượt qua eo biển Đài Loan chưa cần đến 4 tiếng đồng hồ...

Hải quân Trung Quốc đã trang bị tàu đổ bộ đệm khí tương tự LCAC của Mỹ, nhưng loại trang bị này thường được dùng làm hệ thống con đồng bộ của tàu tấn công đổ bộ hoặc tàu vận tải đổ bộ cỡ lớn, chủ yếu dùng để vận chuyển nhân viên, xe và trang bị từ tàu đổ bộ cỡ lớn tới bãi cát ở bờ biển hay đảo đá, khả năng tác chiến độc lập rất hạn chế.

Trong khi đó tàu đệm khí Zubr không cần nhờ các tàu khác vận chuyển, đồng thời còn có ưu thế về tải trọng lớn, tốc độ chạy nhanh, có khả năng tác chiến độc lập.

Khả năng thích ứng chiến trường của Zubr cũng tương đối gây chú ý. Mạng công nghệ hải quân Anh cho rằng, trong khoang lực lượng đổ bộ và khoang ở của nhân viên trên tàu đệm khí Zubr không chỉ lắp thiết bị thông gió, thiết bị điều hòa và sưởi ấm, mà còn thiết kế có lớp sơn cách âm và kết cấu giảm rung/giảm xóc.

Trang mạng Hội liên hợp các nhà khoa học Mỹ thì nhấn mạnh, loại tàu đệm khí này không chỉ có thể chạy tốc độ cao trên biển, mà còn có thể chạy thoải mái ở bãi biển/bãi cát và đầm lầy, thậm chí có thể trực tiếp vượt vật cản cao 2 m.

Có phân tích cho rằng, vài chiếc tàu đệm khí Zubr có thể thành lập một hạm đội vận chuyển lực lượng tốc độ nhanh, chuyên ứng phó với tác chiến đổ bộ bất ngờ hoặc chiến tranh đoạt đảo.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

>> Cục Cảnh sát biển Việt Nam nhận tàu cảnh sát biển 8001

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc hạ thủy tàu CSB 8001 và coi đây là bước tiến đánh dấu khả năng đóng tàu trọng tải lớn của các nhà máy đóng tàu quân đội.

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam


Sáng 23/10, Cục Cảnh sát biển Việt Nam và đại diện nhà máy Z189-Tổng cục Công nghiệp quốc phòng và hãng đóng tàu DAMEN (Hà Lan) tổ chức lễ ấn nút hạ thủy và bàn giao tàu DN 2000 (dựa trên nguyên mẫu OPV - 9014) mang số hiệu CSB 8001.

Tham dự lễ bàn giao và ấn nút hạ thủy tàu có Thượng tướng Nguyễn Thành Cung, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Việt Nam, Đại tá Nguyễn Quang Đạm và các bên có liên quan.

Phát biểu tại buổi lễ, Thượng tướng Nguyễn Thành Cung nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc hạ thủy tàu CSB 8001 và coi đây là bước tiến đánh dấu khả năng đóng tàu trọng tải lớn của các nhà máy đóng tàu quân đội.

Đồng chí cũng khẳng định, Cảnh sát biển Việt Nam sẽ không ngừng hoàn thiện về con người, lực lượng và trang bị để nhanh chóng tiến tương xứng với lực lượng cảnh sát biển các quốc gia trong khu vực.

Thượng tướng Nguyễn Thành cung yêu cầu thủy thủ đoàn tàu CBS 8001 nhận rõ trọng trách của mình khi được tiếp quản tàu cảnh sát biển trọng tại lớn và hiện đại nhất Việt Nam hiện nay.

Đồng thời. các nhà máy đóng tàu quân đội đẩy nhanh việc tiếp nhận công nghệ đóng tàu hiện đại từ đối tác nước ngoài, đảm bảo năng lực đóng các tàu quân sự hiện đại trong tương lai gần.

Trước yêu cầu thực thi pháp luật trên biển; cứu hộ, cứu nạn; chống buôn lậu và hỗ trợ ngư dân khi hoạt động ở biển xa, ngày 29-10-2009, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 3978/QĐBQP phê duyệt dự án đóng mới tàu Cảnh sát biển đa năng (Thiết kế DN 2000) và giao cho nhà máy Z189 chịu trách nhiệm đóng tàu.

Theo quyết định nêu trên, ngày 17-12-2010, lễ đặt ky tàu DN 2000 đã được thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế (tiêu chuẩn Anh) và bản quyền của hãng đóng tàu DAMEN.

Quá trình đóng tàu được áp dụng theo phương thức đóng tổng đoạn (mô-đun) giúp giảm thời gian đóng mới và thuận tiện cho công tác sửa chữa, nâng cấp trong tương lai. Sau 20 tháng, nhà máy Z189 đã hoàn tất việc đóng mới tàu DN 2000 đáp ứng mọi tiêu chuẩn kỹ thuật theo đúng yêu cầu với sự giám sát của chuyên gia nước ngoài.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu CSB 8001 chuẩn bị hạ thủy.

Được thiết kế để hoạt động ổn định ở điều kiện sóng gió cấp 9, có thể kéo các tàu khác có độ choán nước hàng ngàn tấn trên biển, DN 2000 là tàu Cảnh sát biển cỡ lớn đầu tiên được đóng mới hoàn toàn tại Việt Nam (lượng choán nước tối đa đạt 2.100 tấn).

Tàu dài 90m, rộng 14m và độ cao mạn tàu là 7m. Khi hoạt động trên biển, DN 2000 có thể đạt tốc độ hải trình tối đa tới 21 hải lý/giờ và tầm hoạt động đạt 5.000 hải lý, khi chạy ở vận tốc 15 hải lý/giờ.

Tầm kiểm soát và hoạt động của tàu còn được nâng cao nhờ việc mang theo một máy bay trực thăng hải quân Ka-28 (Nga) và các trang bị đi kèm.

Trả lời phóng viên Báo QĐND Online, Đại úy Nguyễn Đức Tuyên, Thuyền trưởng tàu CBS 8001, cho biết, anh và kíp thủy thủ đoàn đã sẵn sàng cho việc tiếp thu và làm chủ tàu CSB 8001.

Sau khi hạ thủy, kíp thủy thủ đoàn CSB 8001 sẽ tiếp tục công tác huấn luyện làm chủ tàu với các chuyên gia Hà Lan để sẵn sàng cho tàu hoạt động chính thức trong thời gian ngắn.

Dự kiến, tàu CBS 8001 sẽ tiếp tục giai đoạn chạy thử và hiệu chỉnh tới hết tháng 12-2012 và hoạt động chính thức từ quý 1 năm 2013.

Hình ảnh về tàu CBS 8001 :

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com



Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

>> Đại chiến Trung - Nhật : "Quý hồ tinh, bất quý hồ đa"

Chuyên gia Nga dự báo kết quả xung đột quân sự Trung-Nhật có thể xảy ra.

>> Tiềm lực quân đội Nhật Bản


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư

Các chiến lược gia đánh giá cơ hội của Trung Quốc và Nhật Bản trong một cuộc xung đột quân sự quy mô lớn.

Tình hình xung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Nhật bản và Trung Quốc đang tranh chấp nhau đang ngày một thêm căng thẳng. Hiện thời, các bên vẫn tránh những tuyên bố gay gắt hiếu chiến.

Các chiến lược gia quân sự đánh giá về tiềm lực quân sự của hai bên và dự báo ra sao về một cuộc xung đột quân sự giữa hai đại cường châu Á này?

Sức mạnh của các bên

Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích Chiến lược và công nghệ (Nga), Tổng biên tập tạp chí Moscow Defence Brief, ông Vasily Kashin, hiện thời Trung Quốc chưa có ưu thế áp đảo về số lượng, còn về chất lượng, hạm đội Trung Quốc thua xa Hải quân Nhật Bản.

“Trung Quốc bắt đầu đóng các hạm tàu kha khá đâu đó từ năm 2007. Tất cả những gì đóng được trước đó chẳng có tác dụng gì. Họ có những tàu ngầm khá nguy hiểm đối với Nhật. Nhưng hạm đội Nhật đã được xây dựng với trọng tâm là tác chiến chống ngầm, hơn nữa là nhằm chống hạm đội Liên Xô. Tôi từng nghe thấy các chuyên gia Mỹ về chiến tranh hải quân đánh giá rằng, về mặt chiến tranh chống tàu ngầm – kinh nghiệm, trang thiết bị, phương thức thủ đoạn – hạm đội Nhật thậm chí còn trên tài Hải quân Mỹ. Cường độ huấn luyện chiến đấu trên biển cho binh sĩ tàu ngầm Trung Quốc cũng rất không ổn”, ông Kashin cho biết.

“Tình thế hiện nay của Trung Quốc cũng giống như tình cảnh của Liên Xô hồi cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Họ đang bắt đầu xây dựng một hạm đội viễn dương lớn, nhưng một là, trong quá trình đó, họ đang phải vượt qua vô số những khó khăn kỹ thuật nhỏ, hai là, họ phải thực hiện cú nhảy vọt về huấn luyện chiến đấu, chiến thuật và tổ chức. Hạm đội Liên Xô đương thời đã bắt đầu từ vị thế một hạm đội ven bờ, không có khả năng độc lập hành động ở xa bờ biển của mình, và trong suốt nhiều thập kỷ mới vươn lên thành hạm đội đại dương, còn Trung Quốc hiện nay mới chỉ ở đầu con đường này. Ngay trong những năm 1980, hạm đội Trung Quốc vẫn còn được xây dựng theo khái niệm phòng thủ gần: đó là hạm đội ven bờ với số lượng tàu chiến lớn tối thiểu, chủ yếu cấu thành từ các tàu xuồng nhỏ và một số lượng lớn pháo bờ biển. Sự phát triển hiện nay của hải quân Trung Quốc chỉ mới bắt đầu vào giữa thập niên 1990, còn những kết quả chất lượng thì điều đó mới bắt đầu mang lại chỉ vài năm trước. Sau lưng họ đơn thuần là không hề có kinh nghiệm hay trường phái cho phép họ cảm thấy tự tin”, ông Kashin nhận xét.

Phó Chủ tịch thứ nhất Học viện Các vấn đề địa-chính trị (Nga), Đại tá hải quân Konstantin Sivkov đánh giá cao hơn về khả năng của hạm đội và không quân Trung Quốc: “Về số lượng, các lực lượng quân sự Trung Quốc có ưu thế gấp hàng chục lần Nhật Bản. Quân đội Trung Quốc thời bình có quân số 2,5 triệu người, còn Nhật chỉ có khoảng 250 ngàn người. Nhưng cuộc chiến tranh giành quần đảo này (Senkaku) sẽ chủ yếu được tiến hành bằng các lực lượng của hạm đội và không quân.

Để tiến hành các nhiệm vụ tác chiến giành quần đảo này, Trung Quốc có thể huy động đến 400-500 máy bay chiến đấu, không dưới 20 tàu ngầm điện-diesel, có lẽ có đến 3 tàu ngầm nguyên tử có thể được huy động do quần đảo Senkaku ở xa biên giới Trung Quốc, một số lượng lớn tàu tên lửa nhỏ và tàu khu trục tên lửa. Nhật Bản có thể huy động chống Trung Quốc đến 150 máy bay tiêm kích chiến thuật, khoảng 10 tàu ngầm điện-diesel không hơn, khoảng 5-10 tàu khu trục và hộ vệ. Biên chế chiến đấu của hạm đội Nhật sẽ được điều động bảo vệ quần đảo này sẽ thua kém khoảng 3 lần so với lực lượng của Trung Quốc”, ông Sivkov nói.

“Lực lượng không quân chủ lực của Trung Quốc là các loại máy bay lạc hậu. Nhật Bản sẽ có ưu thế áp đảo về chất lượng. Trung Quốc không có máy bay chỉ huy/báo động sớm, Nhật Bản lại có các máy bay đó để bảo đảm khả năng kiểm soát không gian và chỉ huy không chiến, điều đó mang lại ưu thế lớn cho không quân tiêm kích Nhật Bản. Nhìn chung, có thể nói rằng, trong môi trường không gian, khả năng của Nhật và Trung Quốc sẽ là gần tương đương mặc dù Trung Quốc có ưu thế về số lượng.

Liên quan đến các lực lượng hải quân, các tàu ngầm Trung Quốc xét về tính năng chiến-kỹ thuật và công nghệ sản xuất gần tương đương trình độ thời đầu thập kỷ 1970, chúng khá ồn. Người Nhật có các tàu ngầm tiên tiến hơn và ít ồn hơn, chúng sẽ có khả năng tác chiến hiệu quả chống tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng biên chế lực lượng tàu nổi Trung Quốc hiển nhiên sẽ vượt trội so với Nhật Bản, mặc dù họ ngang nhau về số lượng vũ khí tên lửa và tầm hoạt động”, Đại tá Sivkov đánh giá.

Dự báo thắng bại

Ông Kashin nhận định: “Chắc chắn, một cuộc xung đột quân sự tranh giành quần đảo sẽ kết thúc bằng một thất bại nhục nhã đối với họ (Trung Quốc). Nếu như xảy ra sự đụng độ của hai lực lượng ngang nhau, thì Trung Quốc sẽ hứng chịu tổn thất nặng nề và khó lòng gây ra tổn thất tương đương cho Nhật Bản. Ở thời điểm hiện tại, Nhật Bản có ưu thế nổi trội về trang bị kỹ thuật và ưu thế lớn về huấn luyện binh sĩ. Tất cả các hệ thống mới của Trung Quốc đều chưa được kiểm nghiệm, trình độ huấn luyện, chuẩn bị của các thủy thủ đoàn đặt ra những câu hỏi lớn. Hơn nữa, vũ khí của Trung Quốc thua kém tất cả những gì Nhật Bản đang có, họ cũng sẽ không thể phát huy hết tiềm năng của chúng. Chắc chắn, sẽ việc sẽ kết thúc bằng thất bại nhục nhã đối với họ, và đói với họ, điều đó sẽ rất đau đớn”.

“Hạm đội Nhật Bản là lực lượng rất đáng gờm. Nên mặc dù Trung Quốc đang có những thành tựu lớn, nhưng đến tiến đến cùng một trình độ như thế, trước hết về chiến thuật và đào tạo binh sĩ, họ sẽ phải mất nhiều năm nữa”.

>> Senkaku - Mồi lửa thổi bùng cuộc chiến Trung - Nhật

Đại tá Konstantin Sivkov không tán thành với dự báo đó. Theo ông, tổn thất của Trung Quốc quả thực sẽ lớn, nhưng đơn độc Nhật Bản sẽ không ngăn được Trung Quốc.

“Một khi xảy ra xung đột, Trung Quốc phần nhiều sẽ áp dụng chiến lược tấn công, trong khi Nhật Bản định hướng vào phòng ngự, và một khi xảy ra đụng độ trực tiếp, Trung Quốc có nhiều cơ hội giành chiến thắng hơn.

Trung Quốc với ưu thế lớn về lực lượng tàu tên lửa nhỏ và tàu khu trục tên lửa sẽ có thể làm được nhiệm vụ đánh bại các cụm tàu Nhật Bản và thực hành đổ bộ. Tính tới ưu thế lớn về số lượng của Trung Quốc về không quân và lực lượng dự bị lớn, không quân Trung Quốc về tổng thể vượt trội hàng chục lần so với không quân Nhật, và Nhật Bản tất nhiên sẽ không thể kham nổi”, ông Sivkov dự báo.

Ông Sivkov cũng cho rằng, “Công tác huấn luyện binh sĩ của Trung Quốc không thua kém Nhật, thậm chí về mặt nào đó còn hơn. Khác với Nhật Bản, Trung Quốc đang tiến hành các cuộc tập trận rất ráo riết, thường xuyên, và liên tục chi nhiều kinh phí cho việc này. Bởi vậy, với trình độ huấn luyện như nhau, Trung Quốc sẽ làm được nhiệm vụ tiêu diệt lực lượng không quân Nhật trên lãnh thổ nước này, cho dù là cái giá phải trả là những tổn thất lớn, nhưng sẽ làm được nhiệm vụ giành ưu thế trên không tại khu vực tiến hành đổ bộ lên quần đảo này (Senkaku)”.

Lực lượng thứ ba

Mặc dù quân số Lực lượng phòng vệ của Nhật ít hơn gần 10 lần so với quân đội Trung Quốc, Nhật còn có một ưu thế khác đó là đồng minh Mỹ mà theo hiệp ước, Mỹ phải can thiệp vào cuộc xung đột một khi Nhật Bản bị xâm lược. Và các chuyên gia đều thống nhất với nhau trong các dự báo của mình về kết cục đối đấu giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Mỹ.

Theo ông Sivkov, yếu tố Mỹ bản thân nó loại trừ hoàn toàn khả năng của Trung Quốc mở chiến dịch quân sự tại khu vực quần đảo Senkaku. “Trong một cuộc đụng độ trực diện giữa hạm đội Trung Quốc và hạm đội Nhật-Mỹ, dù cho không quân Trung Quốc có số lượng đông đảo, thì không quân trên hạm của hạm đội Mỹ cùng với lực lượng không quân chiến thuật triển khai ở đảo Okinawa về mặt số lượng biên chế chiến đấu sẽ có khả năng giải quyết nhiệm vụ ngăn chặn cuộc tấn công và gây ra những tổn thất không thể chấp nhận được cho lực lượng máy bay tấn công của Trung Quốc. Đương nhiên, các sân bay Trung Quốc sẽ bị tên lửa hành trình Tomahawk tấn công, một phần lớn không quân Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt, hạ tầng sẽ bị phá hủy và trong vòng 1-2 tuần có sự tham gia của Mỹ, không quân Trung Quốc cơ bản bị hủy diệt. Hạm đội Trung Quốc, hiển nhiên, sẽ bị đánh tan vì các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Los Angeles của Mỹ sẽ tham gia và chúng sẽ xử lý dễ dàng các lực lượng Trung Quốc.

Vũ khí hạm tàu của Trung Quốc khá mạnh, nhưng khả năng chống tàu ngầm của họ lại yếu, bởi vậy, các tàu Trung Quốc sẽ dễ dàng bị tên lửa hành trình tiêu diệt ở cự ly nằm ngoài tầm bắn của tên lửa Trung Quốc. Bởi vậy, nếu như cảm xúc kích động tiếp tục leo thang và sự việc đi đến xung đột quân sự thì tất cả sẽ chỉ dừng ở những đụng độ nhỏ trên biển và trên không, sau đó Mỹ đe dọa nhảy vào và Trung Quốc chắc chắn sẽ phải ngừng chiến dịch quân sự, nhưng thay vào đó họ sẽ áp dụng đòn trả đũa kinh tế mạnh mẽ”.

“Không có sự hậu thuẫn của Mỹ, các lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ không thể giữ được quần đảo này một khi lãnh đạo Trung Quốc quyết định đánh chiếm quần đảo bằng mọi giá. Đồng thời, không quân Trung Quốc sẽ chịu tổn thất lớn, đến 150 máy bay. Không quân phòng vệ Nhật Bản sẽ tổn thất vài chục máy bay. Nhưng nếu như Mỹ toàn lực nhảy vào cuộc xung đột như dự định, thì các lực lượng Trung Quốc sẽ bị đánh bại”, Đại tá Sivkov bổ sung.

Ông Vasily Kashin nhận định: “Mỹ không đứng về bên nào về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, nhưng nếu xảy ra điều gì đó được diễn giải như cuộc tấn công chống Nhật Bản, thì họ sẽ nhảy vào can thiệp. Mỹ duy trì trong khu vực một lực lượng bao gồm tàu sân bay George Washington, lực lượng Thủy quân lục chiến ở Okinawa, không quân, quân đội ở Hàn Quốc. Nghĩa là ở ngay sát quần đảo tranh chấp, Mỹ có các lực lượng khá lớn, trong đó có một cụm tàu sân bay tiến công, mà trong trường hợp có nguy cơ xung đột, có khả năng trong vài giờ là có mặt khu vực chiến sự và tham chiến. Tương quan lực lượng bất lợi đối với Trung Quốc đến mức không thể nói đến chuyện Trung Quốc muốn tiến hành một cuộc xâm lược. Trung Quốc sẽ còn phải đi một chặng đường dài để có khả năng thực sự đe dọa Nhật Bản”.

Quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư từng do người Trung Quốc phát hiện, cuối thế kỷ XIX đã bị cắt cho Nhật Bản sau chiến tranh Trung-Nhật lần thứ nhất. Nhưng sau khi thất trận trong Thế chiến II, Tokyo đã mất quyền đối với tất cả các lãnh thổ chiếm được, quần đảo chuyển sang do Mỹ quản lý. Trong thập kỷ 1970, Mỹ trả lại Nhật đảo Okinawa cùng với quần đảo Senkaku. Hiện tại, chính phủ Nhật chính thức chỉ sở hữu một hòn đảo của quần đảo, các đảo còn lại họ thuê lại của các chủ sở hữu tư nhân và cho đến gần đây vẫn không chịu mua lại các đảo này.

Nghiên cứu viên cao cấp Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Tiến sĩ Khoa học chính trị, Giáo sư Đại học tổng hợp Takusyoku (Tokyo), ông Vasily Molodyakov cho rằng, chính phủ Nhật quyết định mua lại các hòn đảo không phải vì lý do ái quốc mà do mục đích trục lợi thuần túy. “Tất cả đều hiểu rằng, câu chuyện không liên quan đến các vách đá nhô lên từ mặt biển không có dân cư trên đó. Con người không sống ở đó, nên tất nhiên, vấn đề chủ yếu đó là thềm lục địa liền kề”, ông Molodyakov nói.

Nghiên cứu viên cao cấp Trung tâm Nghiên cứu Nhật Bản, Viện Viễn Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, ông Viktor Pavlyatenko cho rằng, từ giác độ kinh tế, đến nay vẫn chưa có ai đánh giá tầm quan trọng của quần đảo Senkaku. “Tất cả những dự đoán được xây dựng trên những khả năng tiềm tàng của khu vực này. Thềm lục địa liền kề, kể cả ở phía Trung Quốc, có thể có dầu và khí đốt. Từ đó, người ta phỏng đoán là nó có giá trị nhất định nào đó”, chuyên gia này giải thích.


>> Tàu tên lửa đầu tiên của Hải quân Việt Nam

Ít ai biết rằng, trong kháng chiến chống Mỹ, Hải quân Nhân dân Việt Nam được tiếp nhận một vài tàu trang bị tên lửa có điều khiển – những tàu tên lửa đầu tiên của hải quân.

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P4)


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tên lửa project 183R Komar của Hải quân Nhân dân Việt Nam trên vịnh Hạ Long. Nguồn: Sách ảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955-1985).

Theo Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam, tháng 12/1972, Việt Nam được tiếp nhận 4 tàu chiến cỡ nhỏ project 183R lớp Komar từ Liên Xô. Toàn bộ tàu được biên chế vào Tiểu đoàn 136, Trung đoàn 172 (sau này là Lữ đoàn 172).

“Nhỏ mà có võ”

Tàu tên lửa project 183R lớp Komar do Liên Xô thiết kế từ đầu những năm 1950 dành cho nhiệm vụ duy nhất tấn công tiêu diệt chiến hạm bằng tên lửa hành trình chống tàu. Đây là tàu tên lửa đầu tiên trên thế giới.

Tàu lớp Komar có lượng giãn nước 66,5 tấn, dài 25,4m, thủy thủ đoàn 17 người, trang bị động cơ diesel cho phép đạt tốc độ tối đa 44 hải lý/h.

Komar là con tàu dễ chế tạo, với phần vỏ tàu làm bằng gỗ, khung tàu và kết cấu thượng bằng hợp kim nhôm. Tàu trang bị hệ thống điện tử đơn giản: radar điều khiển hỏa lực MR-331, hệ thống phân biệt bạn – thù, thiết bị thông tin liên lạc.

Hỏa lực chính của tàu Komar gồm 2 đạn tên lửa hành trình đối hạm P-15 Termit (NATO định danh SS-N-2A Styx) trong bệ phóng KT-67 và một tháp pháo 2 nòng cỡ 25mm (1.000 viên đạn).

>> Tên lửa chống hạm của Nga qua các thời kỳ (kỳ 1)

Trong đó, P-15 Termit là một trong những công nghệ vũ khí tiên tiến nhất những năm 1950-1960.

Tên lửa có thân hình trụ, mũi hình tròn, giữa thân có 2 cánh tam giác lớn và 3 cánh lái ở đuôi.

Các thiết bị điện tử trong tên lửa dựa trên thiết kế tín hiệu đơn giản với cảm biến radar hình nón.

Tên lửa lắp động cơ nhiên liệu lỏng với thành phần phóng axit đặc biệt. Nhiên liệu lỏng này có vấn đề với nhiệt độ môi trường, nó không thể phóng khi nhiệt độ vượt ra khỏi giới hạn -15 độ C tới 38 độ C và axit sẽ ăn mòn thân tên lửa nếu để quá lâu. Tên lửa đạt tầm bắn tối đa 40km, tốc độ hành trình cận âm (biến thể sau này tăng tầm tới 80km).

Trước khi phóng, đài radar MR-331 sẽ quét, khóa mục tiêu trước. Theo quy định của Liên Xô, khi phóng tên lửa, tàu Komar phải chạy tốc độ trên 15 hải lý/h và chỉ bắn được trong điều kiện sóng cấp 4.

Ở pha giữa, tên lửa hành trình bay tự động (cách mặt biển 100-300m), pha cuối, cách mục tiêu 11km, cảm biến radar kích hoạt từ tìm mục tiêu tấn công. Với đầu đạn hình phễu nặng gần 500kg, P-15 Termit có khả năng đánh chìm tàu chiến cỡ lớn.

Với hỏa lực như vậy, trong tác chiến, tàu Komar có thể độc lập hoặc đi theo đội hình cùng tấn công mục tiêu lớn với sự yểm trợ không quân, không ở lại trên biển hơn một ngày hoặc lâu hơn tránh thời tiết xấu.

Người Mỹ sợ hãi

Trở lại với câu chuyện tại Việt Nam, ngay trong năm 1972, tình báo Mỹ nhanh chóng đánh hơi việc Liên Xô trang bị loại tàu tên lửa nguy hiểm này cho Hải quân Nhân dân Việt Nam. Quân Mỹ có lý do để lo ngại sự an toàn chiến hạm của mình hoạt động trên vịnh Bắc Bộ trinh sát miền Bắc Việt Nam.

Năm 1967, tàu tên lửa Project 183R Komar của Hải quân Ai Cập đánh chìm tàu chiến Eilat của Hải quân Israel. Sự kiện này gây ra cú sốc trên thế giới khi một tàu chiến dài gần 100m, lượng giãn nước gần 2.000 tấn bị đánh chìm bởi tàu nhỏ hơn nhiều lần.

Chưa hết, năm 1971, trong cuộc chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, 2 tàu tên lửa cỡ nhỏ của Ấn Độ đã phóng 4 quả P-15 Termit đánh chìm một tàu quét mìn và một tàu khu trục lượng giãn nước 3.290 tấn của Hải quân Pakistan.

Với những cuộc “thử nghiệm thành công trên chiến trường”, minh chứng rõ ràng nhất cho sự lo sợ “trở thành nạn nhân tiếp theo” của người Mỹ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Kỹ thuật viên hải quân lắp tên lửa chống hạm P-15 Termit lên bệ phóng tàu Komar. Nguồn: Sách ảnh Hải quân Nhân dân Việt Nam (1955-1985)

Theo tài liệu Hải quân Mỹ, trong năm 1972, khi đang hoạt động ngoài khơi vịnh Bắc Bộ, hệ thống tác chiến điện tử AN/WLR-1 trên tuần dương hạm USS Sterett (CG-31) phát hiện tín hiệu radar MR-331 trong chế độ khóa mục tiêu liên tục. Sau khi hệ thống radar xác định rõ, các sĩ quan điều khiển USS Sterett cho rằng đó là một tàu Komar của Việt Nam và tên lửa P-15 Termit đang tiến đến.

Ngay lập tức, USS Sterett phóng 2 tên lửa đối không tầm trung RIM-2 Terreir đánh chặn. Ít giây sau, mục tiêu biến mất trên màn hình radar. Lịch sử hoạt động của USS Sterett ghi nhận, tàu này đánh chặn thành công tên lửa P-15.

Tuy nhiên tới năm 1999, Hải quân Mỹ mở cuộc điều tra và xác định không hề có bất kỳ tên lửa P-15 nào được phóng đi vào ngày hôm đó. Đây là sự nhầm lẫn của hệ thống điện tử. Điều đó cho thấy, tên lửa P-15 và chiến hạm lớp Komar thực sự là nỗi ám ảnh của người Mỹ.

Tính tới tháng 4/1975, Hải quân Nhân dân Việt Nam duy trì hoạt động 3 tàu tên lửa Komar. Trong giai đoạn sau, Komar tích cực tham gia bảo vệ biển đảo Tổ quốc trong tình hình mới.

Những năm 1980, Việt Nam lần lượt cho nghỉ hưu tàu Komar và thay thế bằng tàu tên lửa hiện đại hơn Project 205U Osa II.

>> Huyền thoại họ tên lửa SCUD (Kỳ 1)

Trước khi nổi tiếng thế giới, Scud phải trải qua thời gian dài hoàn thiện. Đã có nhiều mẫu nghiên cứu của họ tên lửa này ít biết đến trong thời gian hơn 30 năm phát triển.

>> Tên lửa đạn đạo tầm gần Scud-B của Việt Nam


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo đầu tiên do Liên Xô sản xuất, R-1 (Mỹ định danh là SS-1A)

Trong lịch sử phát triển tên lửa đạn đạo thế giới, Scud là cái tên không thể bỏ qua. Đây là là loại tên lửa đạn đạo được dùng trong chiến tranh nhiều hơn bất kỳ loại tên lửa nào khác. Đồng thời, Scud cũng là “bệ phóng” chương trình tên lửa của nhiều quốc gia trên thế giới.

Lưu ý, Scud thực ra là cái tên do NATO đặt định danh tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-11 và R-17 do Liên Xô sản xuất. Dù vậy, cái tên Scud dường như được dùng rộng rãi hơn nhiều so với cái tên “khai sinh” của loại tên lửa này.

Thế hệ đầu 'im hơi lặng tiếng'

Trong tài liệu phương Tây, Scud là thiết kế bắt nguồn từ tên lửa đạn đạo của người Đức, V-2. Ý kiến này không hẳn sai, vì chương trình tên lửa Liên Xô và Mỹ đều bắt nguồn từ V-2.

Nguồn gốc từ V-2

Sau khi đánh bại phát xít Đức, trong năm 1945, Liên Xô gửi một đội chuyên gia tới thu thập công nghệ tiên tiến của Đức, gồm tên lửa V-2. Khi đó, đây là một loại vũ khí có độ chính xác kém nhưng chính khả năng vươn xa cùng với sức công phá mạnh đã “hút hồn” cả Mỹ và Liên Xô.

Tại Đức, các chuyên gia Liên Xô chỉ thu nhặt được một số chuyên viên kỹ thuật trong chương trình tên lửa V-2. Hầu hết những người cốt cán, như “cha đẻ” V-2 Von Braun được Mỹ "rước" đi từ trước.

Các nhân viên người Đức được vào làm việc tại Viện nghiên cứu tên lửa NII-88 (OKB-1) dưới sự lãnh đạo của Đại tá Sergei Korolev - người sau này đã đặt nền móng quan trọng cho công cuộc chinh phục không gian vũ trụ của Liên Xô.

Với những tài liệu được phục hồi cùng bộ phận rời tên lửa V-2, nhóm nghiên cứu Xô – Đức đã tái tạo các mẫu tên lửa V-2, đặt tên mới R-1 (tầm bắn 270km, lắp đầu đạn nặng 785kg).

Trong 11 lần bắn thử nghiệm năm 1947-1948, tên lửa R-1 đánh trúng mục tiêu 5 lần, tỉ lệ này được cho có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, R-1 không bao giờ được đón nhận từ tướng lĩnh Quân đội Liên Xô do gặp vấn đề nhiên liệu động cơ (khó sản xuất, khó bảo quản) và độ chính xác kém (đây cũng là vấn đề đeo bám nhiều thế hệ Scud cho tới khi ngừng sản xuất).

Điều này đã thúc đẩy các nhà khoa học Liên Xô phát triển thế hệ tên lửa đạn đạo dùng nhiên liệu mới có độ tin cậy tốt hơn.

Một Scud ít tiếng tăm

Tháng 12/1951, Phòng thiết kế OKB-1 Korolev khởi động chương trình phát triển tên lửa đạn đạo chiến thuật mới sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng (phòng thiết kế OKB-2 Isayev sản xuất).

Ngày 18/4/1953, tên lửa đạn đạo tầm ngắn R-11 (Mỹ định danh là SS-1B, NATO gọi là Scud A) được phóng thành công lần đầu tại trường bắn Kasputin Yar.

R-11 có chiều dài 10,7m, đường kính thân 0,88m, khối lượng phóng 4,4 tấn. R-11 trang bị động cơ nhiên liệu lỏng S2.253 (thành phần nhiên liệu gồm axit nitric AK-20F chọn làm chất oxy hóa, nhiên liệu là dầu hỏa T-1, thành phần phóng là TG-02 Tonka – chất này tự bốc cháy khi tiếp xúc với axit nitric). R-11 có tầm bắn tối đa 180km, tải trọng 950kg.

R-11 thiết kế 4 cánh lái Graphite ở loa phụt động cơ điều chỉnh hướng bay. Do hạn chế công nghệ thời kỳ này, R-11 vẫn dùng hệ dẫn đường quán tính lạc hậu, thiếu chính xác, bán kính lệch mục tiêu (CEP) tới 3.000m. Đạn tên lửa R-11 đặt trên khung bệ xe mang phóng 8U227 thiết kế trên khung gầm cơ sở xe bánh xích AT-T.

Nhìn chung, R-11 vẫn bị coi là thiếu tin cậy, hết vấn đề nhiên liệu phóng lại tới độ chính xác tồi tệ. Đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng gần 1 tấn của tên lửa chưa “bù đắp” được độ kém chính xác.

Tháng 8/1954, OKB-1 tiếp tục triển khai phát triển biến thể mang đầu đạn hạt nhân R-11M. Với đầu đạn hạt nhân, chỉ số CEP lớn có thể được bù đắp phần nào.

Sở dĩ, từ thiết kế R-1 và R-11, Liên Xô không sử dụng đầu đạn hạt nhân vì chúng quá to và nặng với phương tiện mang phóng.

Từ giữa những năm 1950, vũ khí hạt nhân ở mức hoàn thiện cao hơn, nhẹ hơn, nhỏ hơn nhưng sức công phá mạnh hơn. Vì vậy, việc mang nó vũ khí hạt nhân trên phương tiện mang phóng khả thi hơn.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo R-11M trên xe phóng bánh xích 8U28.

Công việc thiết kế nhanh chóng hoàn thành và sản xuất các mẫu thử tại nhà máy No. 385 Zlatmst.

Từ tháng 12/1955 tới đầu 1958, Liên Xô tiến hành 27 cuộc thử R-11M chia làm 3 giai đoạn, trong đó có một lần thử với đầu đạn hạt nhân.

R-11M đạt tầm bắn tối đa 270km với đầu đạn thuốc nổ thông thường hoặc 150km với đầu đạn hạt nhân 50 kiloton. Đạn tên lửa R-11M đặt trên xe phóng 8U218 thiết kế trên khung gầm cơ sở xe pháo tự hành ISU-152.

Ngày 1/4/1958, R-11M chính thức được chấp nhận đưa vào phục vụ trong Quân đội Liên Xô. Trước đó, tháng 11/1957, R-11M vinh dự xuất hiện trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường đỏ.

Thời kỳ đầu, R-11/11M chủ yếu biên chế trong Lữ đoàn nằm dưới sự điều hành của Bộ Tổng Tham mưu và không bao giờ được xuất khẩu.

Có thể nói, trong gần 30 năm phát triển, thế hệ R-11/11M chỉ là cái bóng, không đóng vai trò gì. Mọi vinh quang của dòng tên lửa này dồn cho thế hệ sau này là R-17.

Tuy nhiên, với Quân đội Liên Xô, R-11/11M đã đem nền tảng vũ khí trên biển, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

Nền tảng tên lửa phóng từ tàu ngầm

Tham vọng chế tạo tên lửa đạn đạo đặt trên tàu ngầm của Liên Xô bắt đầu từ năm 1947 với dự định phát triển biến thể V-2 phóng từ tàu ngầm nhưng dự án không bao giờ được thực hiện.

Tháng 1/1954, OKB-1 Korolev tái khởi động project Volna phát triển loại tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Thay vì nghiên cứu nền tảng mới, OKB-1 lựa chọn R-11M để cải tiến vì kích cỡ của nó phù hợp với không gian chật hẹp trên tàu ngầm.

Một vấn đề khó khăn thực hiện project Volna, đó là phương thức phóng tên lửa từ tàu ngầm. Lý tưởng nhất, R-11M được phóng khi tàu ngầm dưới còn ở dưới mặt nước, như vậy nó đảm bảo tàu không lộ diện trước thiết bị trinh sát trên mặt biển.

Nhưng điều này đặt ra thách thức lớn về công nghệ. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định hết được sự tương tác giữa tên lửa với môi trường nước sẽ như thế nào? Liệu tên lửa có bị áp lực nước nghiền nát? Động cơ tên lửa có thể đánh lửa dưới nước, nước có tràn vào trong động cơ?….


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hình họa mô phỏng phóng tên lửa đạn đạo R-11FM phóng từ tàu ngầm project 611AV lớp Zulu V.

Cuối cùng, các nhà khoa học Liên Xô chọn giải phóng an toàn hơn, tên lửa đạn đạo được phóng khi tàu nổi. Cục thiết kế TsKB-34 phụ trách phát triển hệ thống phóng SM-49 để bắn tên lửa đạn đạo R-11FM (biến thể R-11M).

Về nền tảng bệ phóng, TsKB-16 lựa chọn cải tiến tàu ngầm tấn công điện – diesel project 611 lớp Zulu mang hệ thống SM-49. Ngày 16/9/1955, trên biển Trắng, tàu ngầm project 611 bắn thử thành công tên lửa đạn đạo chiến thuật R-11FM. Tiếp đó, 8 cuộc phóng khác lần lượt được thực hiện.

Dù các cuộc phóng thành công đầy hứa hẹn nhưng nhìn chung R-11FM mắc nhiều khiếm khuyết. Ví dụ, nhiên liệu động cơ thuộc là loại lỏng, chỉ được bảo quản trong vòng 3 tháng. Đồng thời, nhiên liệu lỏng không đáng tin cậy, dễ cháy nổ.

Bên cạnh đó, biến thể đất liền R-11M vốn dĩ có độ chính xác rất kém, R-11FM lại càng tồi tệ, bán kính lệch mục tiêu CEP tăng hơn gấp đôi, tới 7.000m. Cuối cùng, việc triển khai phóng R-11FM mất rất nhiều thời gian.

Hải quân Liên Xô hoàn toàn không muốn chấp nhận một loại vũ khí thiếu tin cậy, kém chính xác trong biên chế. Nhưng, lãnh đạo Hội đồng Bộ trưởng và Bộ Quốc phòng quyết tâm ủng hộ Project Volna. Cuối cùng, Hải quân phải chấp nhận đưa vào R-11FM trang bị.

Có tất cả 7 tàu ngầm project 611AV Zulu V được trang bị tên lửa R-11FM biên chế vào Hạm đội biển Bắc và Thái Bình Dương. Trong thời gian triển khai, có 77 tên lửa đạn đạo R-11FM được phóng trên biển, tỉ lệ thành công đạt 86%.

Dù không được đánh giá cao nhưng, R-11FM đã đặt nền móng cho quá trình phát triển tên lửa đạn đạo trên tàu ngầm sau này của Hải quân Liên Xô và Nga ngày nay.

Tên gọi các loại vũ khí của Liên Xô luôn làm đau đầu người đọc, ngoài định danh do nhà sản xuất đặt, nó còn có tên định danh của Mỹ và NATO. Điều đó, làm cho các loại vũ khí của Liên Xô có quá nhiều tên gọi, tên lửa đạn đạo này là một trong những loại vũ khí như thế.

Đối với R-11, người Nga định danh cho nó là R-11 Zemlya, Mỹ gọi riêng với tên SS-1B (SS-1A dành để chỉ R-1 và R-2) còn NATO gọi là Scud-A. Tương tự, thế hệ sau R-17 là cách người Nga gọi, Mỹ gọi riêng là SS-1C và NATO gọi là Scud-B.

Dù có cái tên chính thức, nhưng có lẽ ngoài Nga thì nhiều quốc gia trên thế giới hầu hết quen gọi loại tên lửa này là Scud – một cách đơn giản nhất.

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

>> Hải quân Nga: 3 lần bắn thử Redut đều thất bại

Thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu tối tân nhất của Nga thất bại thảm hại.

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P4)


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm Soobrazitelny lớp Projekt 20380

Bộ Quốc phòng Nga đã lùi vô thời hạn việc thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu Redut vốn dự kiến trang bị cho các tàu chiến thế hệ mới của Nga. Một nguồn tin trong Bộ Tư lệnh Hải quân Nga cho biết, cả 3 lần bắn thử Redut đều thất bại.

“Trong năm nay, đã bắn 3 lần - 2 lần từ mặt nước từ corvette Soobrazitelny của Hạm đội Baltic và 1 lần từ bệ phóng mặt đất. Lần nào cũng thất bại. Ví dụ, tháng 8, việc phóng diễn ra ổn thỏa, nhưng đầu tự dẫn đã không thể bắt mục tiêu nên tên lửa đã tự hủy”, nguồn tin ở Bộ Tư lệnh Hải quân Nga nói.

Căn cứ kết quả thử nghiệm, Viện Nghiên cứu Trung ương Bộ Quốc phòng Nga (FGU Viện TsNII 1, St. Petersburg) đã đưa ra kết luận: hệ thống chưa hoàn thiện, cần khắc phục nhiều nhược điểm, chưa nên đưa vào trang bị. Các chuyên gia hải quân Nga đặc biệt bực mình với tên lửa 9М96М và radr Furke-2. Một chuyên gia tham gia bắn thử nói rằng, có mấy vấn đề khó khăn chính.

“Redut không có radar chiếu xạ mục tiêu. Việc chiếu xạ do chính radar Furke đảm nhiệm, còn khi bay gần mục tiêu thì đầu tự dẫn radar/hồng ngoại được bật lên. Nhưng radar thì lại yếu, không thể dẫn tên lửa, nên các trục trặc diễn ra trước cả khi bật đầu tự dẫn. Ngay cả đầu tự dẫn cũng không hoạt động được ở mọi góc độ và cự ly”, vị chuyên gia nói.

Hệ thống tên lửa phòng không Redut và radar do Tập đoàn Phòng khôn Almaz-Antei sản xuất. Tên lửa 9М96М được trang bị không chỉ cho hệ thống Redut mà cả hệ thống tên lửa phòng không mặt đất S-400 Triumf, còn radar Furke đã được trang bị cho các hệ thống phòng không khác là Pantsir.

Các chuyên gia trong công nghiệp quốc phòng Nga thì không nhất trí với các kết luận của Bộ Quốc phòng Nga. Một quan chức công nghiệp quốc phòng cao cấp nói rằng, mọi thiếu sót, khiếm khuyết hiện tại đều đã được phát hiện và khắc phục.

Nguồn tin cho rằng, nhiệm vụ kỹ thuật khắt khe là bố trí hệ thống trên một tàu nhỏ có lượng giãn nước gần 2.500 tấn, các khoang tàu cũng nhỏ, nên nhà thiết kế không thể bố trí được nhiều khối của hệ thống tên lửa phòng không và radar, các bộ phận còn lại phải thu gọn nhiều. Những điều đó không thể không ảnh hưởng đến hiệu quả của hệ thống. Song nay nhà thiết kế đã tìm ra được giải pháp kỹ thuật.

Almaz-Antei đã sẵn sàng chuyển giao hệ thống đã hoàn thiện trên tàu Soobrazitelny, nhưng lại xảy ra khúc mắc khác. Ngày 2/9/2012, corvette này ghé thăm một cảng Thụy Điển thì xảy cháy trên boong. Nay tàu đang đậu tại âu tàu để sửa chữa. Sau khi sửa chữa xong tàu, Almaz-Antei sẵn sàng bắt đầu lắp ráp hệ thống Redut và radar.

Một nguồn tin khác trong công nghiệp quốc phòng Nga cũng từng theo dõi quá trình thử nghiệm thì tỏ ý khó hiểu đối với giới quân sự Nga.

“Trong các lần thử trên biển, không đặt ra nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu. Nhiệm vụ chính là khác: tương thích hoạt động của hệ thống tên lửa phòng không và radar với hệ thống thông tin chỉ huy chiến đáu (BIUS) của tàu. Hai là, người ta đã yêu cầu kiểm tra trên biển bản thân thao tác phóng tên lửa từ ống phóng. Hai nhiệm vụ trên biển đã hoàn thành, còn trên bộ, hệ thống cũng đã tiêu diệt được các bia. Tại sao, giới quân sự Nga nói đến những trục trặc, sai sót thì chúng tôi không hiểu”, nguồn tin nói.

Ông Mikhail Barabanov, chuyên gia hải quân, Tổng biên tập tạp chí Moscow Defense Brief, thì tỏ ra thắc mắc: một tàu chiến lớp corvette thì cần một hệ thống nặng nề như Redut làm gì.

“Có cái gì đó rất lạ đang diễn ra với các corvette. Cũng tàu Soobrazitelny đó còn mang một trực thăng chống ngầm hạng nặng với thiết kế rotor đồng trục cao Ка-27 mà hăng-ga chứa nó chiếm gần nửa con tàu. Với một trực thăng như thế và hệ thống Redut, lại có vũ khí chống ngầm và tên lửa yếu, nhưng lượng giãn nước lại lớn (như của frigate châu Âu), con tàu có được thành ra dở voi dở chuột", ông Barabanov nói.

>> Hồ sơ vũ khí hạt nhân Trung Quốc (Kỳ 1)

Trung Quốc là quốc gia sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Vậy nước này đã dùng phương cách gì để đạt được thành tựu đó?

>> Lộ diện vũ khí hạt nhân chiến lược của Trung Quốc



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cha đẻ bom nguyên tử Trung Quốc Tiền Tam Cường.
“Không thể bằng lòng khi không có vũ khí hạt nhân”

Dù là người đi sau, nhưng với phương châm bằng mọi cách, dốc toàn bộ trí và lực để đạt được mục đích của mình, vậy chúng ta biết gì về “hành trình” đến với vũ khí nguyên tử của Trung Quốc?

Ngay từ những năm đầu thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị nước này đã ý thức rằng, Trung Quốc cần phải có một lực lượng vũ trang mạnh với vũ khí hiện đại, bao gồm vũ khí hạt nhân.

Mao Trạch Đông từng tuyên bố: “Trong thế giới ngày nay chúng tôi không thể bằng lòng khi không có nó (vũ khí hạt nhân)…, thế giới phương Tây tỏ thái độ coi thường Trung Quốc bởi vì chúng tôi không có bom nguyên tử, chỉ có lựu đạn”.

Để thực hiện tham vọng sở hữu vũ khí hạt nhân, đầu năm 1950, Trung Quốc thành lập Viện Hàn lâm Khoa học và Tiền Tam Cường trở thành Phó Giám đốc đầu tiên của Viện này. Ông này được coi là cha đẻ của bom nguyên tử Trung Quốc.

Vậy, Tiền Tam Cường là ai? mùa hè năm 1937, Tiền Tam Cường được Bắc Kinh đưa đi nghiên cứu sinh ở Viện radium, ĐH Paris. Sự nghiệp nghiên cứu khoa học của ông được nhà khoa học Frederic Joliot-Curie dẫn dắt.

Năm 1940, Tiền Tam Cường đã bảo vệ thành công luận án của mình và tiếp tục làm việc ở Pháp. Từ những thành tích xuất sắc của mình, năm 1947, nhà khoa học này đã được trao giải thưởng của Viện Hàn Lâm Khoa học Pháp. Năm sau ông trở về Trung Quốc.

Ngoài Tiền Tam Cường, dự án phát triển hạt nhân của Trung Quốc cũng có sự tham gia của hàng trăm nhân tài hoa kiều. Trong số họ phải kể đến hai nhà vật lý Ganpan Wang và Zhao Zhongyang từ ĐH Illionois, sau nhiều năm sinh sống ở nước ngoài đã có mặt tại Trung Quốc trong thời kỳ đầu của dự án phát triển hạt nhân. Chính họ đã mang rất nhiều bí mật hạt nhân và những kinh nghiệm đúc rút từ thực tế ở nước ngoài về cho quê hương.

Mùa xuân năm 1953, đoàn đại biểu của Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc có chuyến “công du” đến Liên Xô để mở rộng kiến thức về công nghệ hạt nhân.

Chuẩn bị đón đoàn khách Trung Quốc, Chủ tịch Viện hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện sĩ Alexamder Nesmeyanov đã khuyên các cơ quan có thẩm quyền phải cận trọng khi làm việc với phái đoàn Trung Quốc và Tiền Tam Cường, chỉ giới thiệu một số công trình khoa học có tính chất chung chung mà không giới thiệu vấn đề định hướng.

Tháng 10/1954, lần đầu tiên Mao Trạch Đông đề nghị Moscow giúp Bắc Kinh chế tạo vũ khí hạt nhân nhân dịp Nikita Khushchev viếng thăm Bắc Kinh. Khi đó, Khushchev đã không đưa ra bất kỳ lời hứa đảm bảo nào, hơn nữa Nikita Khushchev còn khuyên Mao Trạch Đông nên từ bỏ dự án hạt nhân vì Trung Quốc chưa có nền tảng khoa học kỹ thuật, công nghiệp và tiềm lực kinh tế cần thiết.

Cũng trong thời gian ấy, niềm tin của các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị Trung Quốc về sự cần thiết sở hữu vũ khí hạt nhân ngày càng lên cao, nhất là trong bối cảnh nước này tham gia cuộc chiến ở Triều Tiên (1950-1953) và xung đột Trung - Mỹ leo thang ở eo biển Đài Loan (năm 1958).

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thức mối đe dọa từ phía Mỹ khi họ có thể sử dụng bom nguyên tử, chính vì thế, tại cuộc họp mở rộng của ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 15/1/1955, Mao Trạch Đông đã đưa ra chỉ thị: Trung Quốc phải phát triển bom nguyên tử với sự giúp đỡ của Liên Xô hoặc là không có sự tham gia của Liên Xô.

Khrushchev nhượng bộ

Nhằm tăng cường nguồn tài nguyên uranium thô (sẽ nhận được theo cam kết từ phía Trung Quốc trong trao đổi để giúp đỡ về việc thăm dò uranium) ngày 20/1/1955, Liên Xô nhất trí ký thỏa thuận với Trung Quốc về kế hoạch cùng nhau nghiên cứu địa chất ở Tân Cương và phát triển mỏ uranium.

Việc tìm kiếm mỏ uranium, ngoài sự tham gia của các chuyên gia Liên Xô và Trung Quốc còn có một số nhà khoa học đến từ Đông Âu. Địa điểm đầu tiên tìm thấy nguồn trữ lượng uranium là ở khu vực Tây - Bắc Trung Quốc (Tân Cương) và nơi đây cũng đã bắt đầu triển khai công tác khai thác mỏ từ năm 1957.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông (trái) và Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Khruschev.

Tiếp theo, ngày 7/4/1956, hai bên đã ký một thỏa thuận. Theo đó, Liên Xô sẽ cung cấp viện trợ để xây dựng các công trình dân sinh và quân sự, gồm tuyến đường sắt từ Aktoga đến Lanzhuo (Lan Châu) để chuyên chở các trang thiết bị của Trung tâm thử nghiệm vũ khí nguyên tử đầu tiên ở Lop Nor.
Mùa đông 1956, Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định “phát triển năng lượng hạt nhân”. Trong dự án này có hai lĩnh vực cơ bản, chế tạo tên lửa chiến lược và vũ khí nguyên tử. Từ năm 1956-1967, tất cả các tinh hoa của nền khoa họcTrung Quốc và hơn 600 nhà khoa học Liên Xô đã làm việc theo kế hoạch phát triển khoa học đầy tham vọng này.

Kế hoạch này gồm phát triển ứng dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hòa bình, nghiên cứu công nghệ phản lực, chế tạo công nghệ bán dẫn và phát triển máy tính …Để thực hiện những kế hoạch này, Bắc Kinh yêu cầu Liên Xô và các nước “hỗ trợ một cách toàn diện và nhanh chóng”.

Ngoài ra, thời gian đó, Liên Xô đã cam kết xây dựng hàng trăm nhà máy công nghiệp Quốc phòng ở Trung Quốc. Tuy nhiên, điều mà Bắc Kinh muốn Liên Xô giúp đỡ đầu tiên đó là việc phát triển trong lĩnh vực hạt nhân và quốc phòng. Tình hình bất ổn ở Ba Lan và Hungary xảy ra năm 1956 cũng khiến cho Khrushchev rất cần sự hỗ trợ từ phía Trung Quốc về mặt chính trị, do đó đã quyết định mở rộng hợp tác với Trung Quốc. Trước đó Khrushchev vừa trải qua cuộc “sàng lọc” nội bộ với Molotov và những người thân cận, chính vì thế Khrushchev muốn Mao có mặt trong Đại hội Đảng Cộng Sản tại Moscow năm 1957. Khrushchev muốn thành công trong quan hệ với Trung quốc để tăng cường vị thế của mình ở Liên Xô, và nhà lãnh đạo Trung Quốc đã rất khôn khéo sử dụng tình thế này. Mao tuyên bố sẽ đến Liên Xô chỉ sau khi ký kết thỏa thuận kỹ thuật - quân sự, bao gồm cả việc chuyển giao nguyên liệu và mô hình để Trung quốc sản xuất vũ khí nguyên tử. Vì thế, ngày 15/10/1957, Trung - Xô đã đặt bút ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vũ khí hạt nhân cho Trung Quốc. Moscow chỉ từ chối chuyển giao các tài liệu liên quan đến xây dựng tầu ngầm hạt nhân.

Theo phương tiện truyền thông Trung Quốc, khi đó Liên Xô cũng đã cung cấp hai mẫu tên lửa tầm ngắn đất đối đất cho phía Trung Quốc. Đây là cách mà người Trung Quốc đạt được mục đích tiếp cận với công nghệ chế tạo vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Cũng từ đó, bắt đầu từ năm 1958, Trung Quốc sẽ là nơi đến của các nhà khoa học hạt nhân Liên Xô. Trong giai đoạn 1950-1960, đã có khoảng 10.000 các chuyên gia ngành công nghiệp hạt nhân Liên Xô đến làm việc tại Trung Quốc, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô, đã lựa chọn, xây dựng bãi thử nghiệm hạt nhân Lop Nor.

Vào tháng 9/1958, các nhà khoa học Liên Xô đã giúp đỡ để khởi động lò phản ứng thí nghiệm hạt nhân nước nặng đầu tiên của Trung Quốc và xây dựng máy gia tốc thực nghiệm. Đồng thời Liên Xô đã tiếp nhận và đào tạo 11.000 chuyên gia và 1.000 nhà bác học cho Trung Quốc.

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

>> Việt Nam sẽ nhận "hàng khủng" quốc phòng từ Malaysia

Trang tin quốc phòng Malaysia Flying Herald cho biết, Matrade - Cục Phát triển Ngoại thương Malaysia - hy vọng sẽ bán được các trang thiết bị quốc phòng trị giá 761 triệu Rm (khoảng 230,5 triệu USD) ở Việt Nam và Campuchia.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Malaysia có chuyên môn và kinh nghiệm trong các dịch vụ MRO (maintenance, repair, and Overhaul - Bảo trì, sửa chữa và đại tu) cho Mig-29N/NUB và Su-30. Việt Nam và Campuchia là hai nước đang khai thác máy bay chiến đấu Nga.

Malaysia đã cử một Phái đoàn Chuyên gia Tiếp thị (SMM) công tác tại Phnom Penh và Hà Nội trong thời gian 6 ngày từ 10 - 15/9/2012.

MATRADE cho biết doanh số bán hàng tiềm năng ở Campuchia là 629,5 triệu Rm trong khi ở Việt Nam là 141,5 triệu Rm (khoảng 42,85 triệu USD).

Tại Việt Nam, đoàn đã gặp gỡ với các bộ phận đối ngoại chịu trách nhiệm về công nghiệp quốc phòng Việt Nam, và thăm hai công ty liên kết của chính phủ Việt Nam là hai trong năm cơ quan được phép kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ an ninh -quốc phòng cho chính phủ Việt Nam.

Một cuộc hội thảo về mua bán công nghệ và thiết bị quốc phòng của Malaysia cũng đã được tổ chức ở cả hai thành phố (Phnom Penh và Hà Nội).

Matrade nói rằng, dù gặp phải một số khó khăn trong việc kinh doanh ở hai nước nhưng đã hoàn thành thành công nghiệm vụ trong việc doanh số bán hàng tiềm năng của họ, bao gồm máy bay không người lái, xuồng cao tốc, phương tiện cứu hộ chuyên dụng, thiết bị huấn luyện mô phỏng và phần mềm, hệ thống thông tin và chỉ huy cũng như dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa quân sự.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Loại xuồng cao tốc mà Malaysia đang chào bán cho Campuchia

Matrade đang sắp xếp lịch để mời các quan chức hai nước này tới thăm các cơ sở sản xuất của họ ở Malaysia.

Malaysia có chuyên môn và kinh nghiệm trong các dịch vụ MRO (maintenance, repair, and Overhaul - Bảo trì, sửa chữa và đại tu) cho Mig-29N/NUB và Su-30. Việt Nam và Campuchia là hai nước đang khai thác máy bay chiến đấu Nga.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
UAV Malaysia đang được chào bán cho Indonesia và Philippines

Malaysia là một nước có nền công nghiệp phát triển vào loại khá mạnh trong khu vực. Quân đội Malaysia có biên chế hiện nay khoảng 110.000 người. Lực lượng dự bị khoảng 41.000 người. Ngân sách quốc phòng của Malaysia năm 2000 là 1,69 tỷ USD, chiếm 2,03 % GDP.

Đầu những năm 1990, Malaysia đã có chương trình phát triển và hiện đại hóa quân đội. Tuy nhiên do ngân sách hạn hẹp vì cuộc khủng hoảng tài chính đã làm chậm lại chương trình hiện đại hóa quân đội. Sự phục hồi về kinh tế thời gian gần đây làm cho ngân sách quốc phòng được tăng thêm và việc mua sắm vũ khí được tiếp tục.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Scorpene hiện đại của Malaysia

Trong tháng 10 năm 2000, Bộ trưởng Quốc phòng đã công bố xem xét lại chính sách quốc phòng an ninh của đất nước, để hiện đại hóa quân đội. Việc xem xét lại sẽ tập trung vào những mối đe dọa an ninh mới, những thứ có thể tạo nên sự xung đột, như nạn bắt cóc người Malaysia, người nước ngoài ở các đảo nghỉ mát.

>> Con 'át' của Malaysia trên biển Đông

Việc mua sắm cho quân đội bao gồm: các máy bay Su-30 MKM cho không quân, các máy bay trực thăng Augusta Westland A109 cho lục quân, các xe tăng PT-91... Việc mua sắm gần đây nhất là 8 chiếc Aermacchi MB-339CM. Hải quân được trang bị thêm 2 tầu ngầm Scorpene, 6 tầu tuần tiễu thế hệ mới...

Khi giá dầu thô trên thế giới tăng nhẹ, quân đội đã là những lực lượng tiên phong sử dụng dầu sinh học. Năm 2007, tất cả các phương tiện sử dụng dầu của Lực lượng Vũ trang Malaysia đều sử dụng dầu sinh học.

>> Chiến tranh với Trung Quốc - Ấn Độ đóng vai trò chủ chốt ?

Tư lệnh Không quân Ấn Độ nhấn mạnh vai trò mới của Không quân nước này nếu có đối đầu quân sự với Trung Quốc.

>> Độc chiêu khống chế Trung Quốc của Ấn Độ


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Su-30MKI của Không quân Ấn Độ.

Tờ “Central News Agency” (CNA) dẫn lời Tư lệnh Không quân Ấn Độ N.A.K. Browne ngày 6/10 cho biết, nếu không quân nước này đóng vai trò mang tính tấn công trong chiến tranh biên giới Ấn-Trung năm 1962 thì kết quả đã khác nhiều.

Chiến tranh biên giới Ấn-Trung năm 1962 là trận "thua" duy nhất của Ấn Độ sau độc lập năm 1947, nay (2012) đã tròn 50 năm. Không quân Ấn Độ khi đó chỉ đóng vai trò tiếp tế cho lực lượng mặt đất, không đóng vai trò tấn công quân địch. Rất nhiều nhà nghiên cứu lịch sử phê phán sai lầm chính sách của nhà cầm quyền, dẫn đến thua trận.

N.A.K. Browne, Tư lệnh Không quân Ấn Độ ngày 6/10 đã trả lời phỏng vấn tờ “Mail Today”. Phóng viên đặt câu hỏi rằng, nếu Không quân Ấn Độ được phép tấn công đối với Quân đội lục địa Trung Quốc khi đó, kết quả chiến tranh phải chăng sẽ khác?

Browne cho rằng: “Nếu Không quân tham chiến, kết quả sẽ khác”.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đã mua 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.

Ông đặc biệt nhấn mạnh, cuốn hồi ký “Himalayan Blunder” (Sách lược sai lầm Himalayas) của John Dalvi, chỉ huy Lữ đoàn 7 Lục quân Ấn Độ bị Quân đội Trung Quốc bắt làm tù binh khi đó, đã viết rất rõ về vấn đề này. Ông nói: “Lần sau sẽ không có hạn chế này. Cho dù khu vực nào, đối đầu với ai, Không quân Ấn Độ đều sẽ đóng vai trò chủ đạo”.

Browne còn nói, trong chiến tranh Kargil (Kargil War) năm 1999, nếu Không quân Ấn Độ không tham gia tấn công lực lượng Pakistan, chiến tranh kéo dài nhiều nhất 3 tháng. Ông còn cho biết, Không quân Ấn Độ đang từng bước hoàn thành nhiều mục tiêu hiện đại hóa, có thể hứa hẹn tăng cường khả năng chiến đấu ở biên giới phía tây, phía bắc và phía đông.

>> Không quân Trung Quốc - Pakistan gộp lại cũng khó địch nổi Ấn Độ

Theo bài báo, Không quân Ấn Độ đã triển khai 2 phi đội máy bay chiến đấu Su-30MKI (Sukhoi-30MKI) ở biên giới phía đông, 2 phi đội khác sẽ nhanh chóng gia nhập. Hơn nữa, Ấn Độ mua 126 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp, trong đó sẽ triển khai một phần ở phía đông. Ngoài ra, Không quân Ấn Độ còn quyết định triển khai 6 máy bay vận tải C-130J Super Hercules ở tỉnh phía đông, ngoài phụ trách biên phòng đông bắc, phạm vi nhiệm vụ còn bao trùm cả quần đảo Andaman.

Trước đó, Tổng Tư lệnh Lục quân Ấn Độ Bikram Singh từng nói rằng, chiến tranh biên giới Ấn-Trung sẽ không tái diễn.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải chiến thuật C-130J Super Hercules của Ấn Độ

>> 2 át chủ bài của Không quân Philippines

Trong tương lai gần, Không quân Philippines sẽ trang bị hai máy bay chiến đấu hiện đại tăng cường đáng kể sức mạnh trên không sau nhiều năm bị “bỏ rơi”.

>> Chán 'đồ cũ' của Mỹ, Philippines tậu Su-30K mới từ Nga?



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích đa năng kiêm huấn luyện chiến đấu TA-50 mang hai tên lửa đối không AIM-9 ở đầu mút cánh và hai tên lửa không đối đất AGM-65 trên hai giá treo ở cánh.

Hôm 22/9, Quốc hội Philippines duyệt chi ngân sách năm 2013 cho chương trình hiện đại hóa toàn diện Lực lượng Vũ trang Philippines (AFP). Theo đó, Quân đội Philippines được cấp kinh phí mua hàng loạt vũ khí tối tân tập trung chủ yếu hiện đại hóa Hải quân – Không quân.

Cụ thể, Hải quân Philippines mua hai khinh hạm lớp Maestrale từ Italy và hiện đại hóa tàu chiến Hamilton. Không quân Philippines được sắm hàng chục máy bay cánh bằng và trực thăng vũ trang, vận tải, tìm kiếm cứu nạn.

Quan trọng hơn cả, Philippines sẽ lại có máy bay chiến đấu trong biên chế sau 7 năm bị “bỏ rơi” – không có chiến đấu cơ. Theo danh sách được công bố, trong vài năm tới, Không quân Philippines sẽ trang bị 12 máy bay TA-50 (Hàn Quốc) và 6 máy bay EMB-314 Super Tucano (Brazil).

“Đại bàng vàng” TA-50

Máy bay huấn luyện chiến đấu - tiêm kích đa năng TA-50 Golden Eagle (Đại bàng vàng) do Hàn Quốc chế tạo nhằm mục đích phục vụ một phần yêu cầu đào tạo phi công cho Không quân Hàn Quốc và hướng ra thị trường thế giới.

Dự án phát triển TA-50 bắt đầu từ năm 1992 với sự hợp tác giữa Chính phủ hàn Quốc (chi 70% kinh phí), Korea Aerospace Industries - KAI (17%) và Tập đoàn Lockheed Martin (13%).

TA-50 thiết kếtheo tiêu chuẩn hiện đại phù hợp huấn luyện phi công lái máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như F-15 và F-16 trong Không quân Hàn Quốc. Buồng lái được số hóa với màn hình tinh thể lỏng hiển thị thông tin kỹ thuật, giúp phi công dễ theo dõi tình trạng máy bay – đặc điểm thường thấy trên máy bay hiện đại ngày nay.
TA-50 lắp một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy F404 cho phép đạt tốc độ Mach 1,4-1,5, tầm bay gần 2.000km, trần bay hơn 16.000m. TA-50 là một trong số ít máy bay huấn luyện đạt vận tốc siêu thanh.

>> Philippines luôn thổi phồng sức mạnh quân sự

Ngoài vai trò huấn luyện chiến đấu, TA-50 còn được xem như một tiêm kích đa năng với khả năng mang vũ khí đối không, đối đất chính xác cao.

TA-50 thiết kế 7 giá treo mang vũ khí trên thân và cánh để mang: tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9, tên lửa đối không tầm trung AIM-120, tên lửa không đối đất AGM-65, bom có điều khiển bằng laser, rocket có điều khiển 70mm.

Với tính đa năng trong thiết kế, đáp ứng việc huấn luyện cũng như chiến đấu. Vàhơn hết, TA-50 có giá tương đối rẻ, 21 triệu USD/chiếc. Đây là những nhân tố chính làm “xiêu lòng” các nhà lãnh đạo Philippines quyết định chọn sản phẩm Hàn Quốc.

Máy bay chiến đấu cánh quạt hiện đại

Loại máy bay thứ 2 mà Không quân Philippines trang bị trong tương lai gần làEMB-314 Super Tucano. Có thể nói, EMB-314 là thiết kế chiến đấu cơ “độc” trên thế giới. Điểm độc ở đây không phải về kiểu dáng mà nó dùng động cơ cánh quạt.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Buồng lái hiện đại, tiện nghi của máy bay chiến đấu cánh quạt EMB-314 Super Tucano.

Máy bay chiến đấu dùng động cơ cánh quạt mất đi chỗ đứng kể từ khi máy bay phản lực xuất hiện cuối những năm 1950. Từ đó, trên thế giới hầu như không còn bất kỳ quốc gia nào phát triển máy bay cánh quạt cho vai trò chiến đấu.

Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, một vài quốc gia lại quay trở lại phát triển máy bay chiến đấu cánh quạt. Một trong số đó, hãng Embraer Brazil với thiết kế EMB-314 Super Tucano cho vai trò cường kích hạng nhẹ, hỗ trợ tấn công tầm gần, trinh sát, tuần tra.

Dù là máy bay cánh quạt, nhưng EMB-314 mang “hương vị hiện đại” vì ứng dụng nhiều công nghệ điện tử hàng không của máy bay chiến đấu phản lực thế hệ thứ 4.

Điều đó thể hiện rõ nhất trong buồng lái EMB-314 lắp hai màn hình màu tinh thể lỏng, màn hình HUD, máy tính quản lý chiến đấu, hệ thống điều khiển HOTAS. Máy bay được hỗ trợ hệ thống định vị quán tính INS và định vị toàn cầu GPS.

Vòm kính buồng lái máy bay thiết kế kiểu vỏ sò, kính chắn gió chống chịu sức gió lên tới 560km/h. Buồng lái trang bị hệ thống ghế phóng thoát hiểm khẩn cấp cho phi công.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việc Philippines lựa chọn EMB-314 có lẽ vì một phần giá rẻ, 9-10 triệu USD/chiếc nhưng vẫn đảm bảo khả năng chiến đấu cao.

Điểm nhấn thứ 2, tính đa năng trong nhiệm vụ chiến đấu không thua kém máy bay chiến đấu phản lực. EMB-314 thiết kế hai súng máy cỡ 12,7mm ở trên cánh và 5 giá treo mang 1.500kg vũ khí gồm:

Tên lửa đối không tầm ngắn AIM-9L (tầm bắn 35km), Python 3/4 (tầm bắn 15km); tên lửa không đối đất AGM-65 (tầm bắn 22km); bom dẫn đường bằng laser, rocket.

EMB-314 trang bị một động cơ tuốc bin cánh quạt PT6A-68A cho phép máy bay đạt tốc độ tối đa 593km/h, tầm bay tới 4.800km, trần bay hơn 10.000m. Trên lý thuyết, máy bay hoạt động liên tục trên không 6 tiếng rưỡi, phù hợp với nhiệm vụ tuần tra tầm xa.

Máy bay trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực đa chế độ AN/APG-67(V)4 có tầm phát hiện mục tiêu 150km, theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang