Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011

>> Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 2)



Tiếp nối truyền thống và bề dày lịch sử phát triển, OKB Sukhoi tiếp tục thiết kế và chế tạo nhiều mẫu máy bay quân sự và dân sự hiện đại mới.

>> Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 1)

Dưới đây là một số loại máy bay do Sukhoi thiết kế:


http://nghiadx.blogspot.com

Dựa trên mẫu chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27, OKB Sukhoi phát triển nhiều thiết kế cải tiến mới và được xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Nổi bật hơn cả là chiến đấu cơ đa chức năng Su-30 (trong ảnh), đây là loại máy bay có khả năng thực hiện cả ba nhiệm vụ chính (đối không, đối đất, đối hải) với các loại vũ khí tiến tiến, chính xác cao.

Các biến thể của Su-30 được nhiều nước đặt hàng: Su-30MKK (Trung Quốc), Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30MK2V (Việt Nam), Su-30MKM (Malaysia), Su-30MKV (Venezuela), Su-30MKA (Algeria). Mỗi biến thể được nhà sản xuất cải tiến theo yêu cầu của khách hàng.


http://nghiadx.blogspot.com

Một thiết kế khác cải tiến từ Su-27 là chiến đấu cơ Su-33 hoạt động trên tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga. Chỉ có khoảng 24 chiếc Su-33 được sản xuất, phục vụ trong Không quân Nga. Trung Quốc từng có ý định nhập khẩu Su-33 nhưng không thành công.

Khối lượng vũ khí mang trên Su-33 giảm xuống 6,5 tấn (gồm tên lửa đối không, bom và rocket) nhằm đáp ứng yêu cầu cất cánh trên tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com

"Thú mỏ vịt" Su-34 được thiết kế cải tiến từ Su-27, dự định là sẽ thay thế máy bay cường kích Su-24 trong vai trò tấn công mặt đất.

Su-34 sử dụng cấu trúc thân, cánh, đuôi tương tự Su-27 nhưng có thêm cánh mũi và đặc biệt là hình dáng mũi kỳ quặc giống "mỏ vịt". Su-34 có tải trọng vũ khí 8 tấn mang: tên lửa đối không, đối đất, bom và rocket.




Chiến đấu cơ đa năng Su-35 - thiết kế cải tiến xuất sắc từ Su-27. Su-35 được xếp vào máy bay chiến đấu thế hệ 4++. Nó được cải tiến kiểu dáng khí động học nhằm nâng cao khả năng cơ động, trang bị động cơ khỏe hơn, tầm bay xa hơn và thiết bị điện tử cực kỳ hiện đại. Tiềm năng xuất khẩu trong tương lai của Su-35 là rất lớn.



Đi cùng xu hướng phát triển chung của thế giới, OKB Sukhoi cũng tham gia thiết kế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Trong ảnh là máy bay thử nghiệm Su-47 Berkut với thiết kế cánh độc đáo đi ngược lại với truyền thống.

Kiểu cánh này có lực cản sóng thấp, giảm mô men uốn, giúp máy bay ít chòng cành hơn so với máy bay cánh truyền thống. Tuy nhiên, kiểu cánh này cũng gây ra tình trạng xoắn (phân bố lực không đều) đủ mạnh để làm gãy cánh máy bay đủ mạnh để làm gãy cánh máy bay vì vậy yêu cầu nó phải được chế tạo bằng vật liệu composite để đảm bảo độ bền, chắc.

Tuy chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm nhưng Su-47 Berkut cũng giúp cho OKB Sukhoi nhiều kinh nghiệm phát triển chiến đấu cơ thế hệ thứ năm sau này.


Và điều đó thành hiện thực vào ngày 29/1/2010, chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi PAK FA T-50 cất cánh lần đầu thành công. Dù vẫn còn nằm trong giai đoạn thử nghiệm ban đầu nhưng T-50 hứa hẹn sẽ đưa OKB Sukhoi lên tầm cao mới như những "vị tiền bối" Su-7, Su-17 và Su-27 đã làm.


.

Trong ảnh là 2 chiếc Sukhoi PAK FA T-50 bay biểu diễn trong triển lãm hàng không quốc tế MAKS 2011 tổ chức tại Zhukovsky (ngoại vi Mosow, Nga)


Trong lĩnh vực dân sự, Sukhoi khá thành công với thiết kế máy bay thể thao. Điển hình là các loại Su-26, Su-29 và Su-31, chúng đã tham gia và đạt được nhiều huy chương ở các cuộc thi trên thế giới.




Máy bay chở khách hạng nhẹ Su-80, điểm kỳ lạ là chiếc máy bay này không sử dụng động cơ của Nga mà dùng động cơ tuốc bin cánh quạt CT7-9B do hãng General Electric (Mỹ) chế tạo. Su-80 có khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, chở được 30 hành khách.

Biến thế phục vụ cho mục đích quân sự của Su-80 có giá treo mang bom, rocket, súng máy. Hiện nó nhận được sự quan tâm từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia và Jordan.




Máy bay chở khách tầm trung Superjet 100 - mang đầy sự kỳ vọng từ Sukhoi sẽ đem lại thành công lớn trong lĩnh vực hàng không dân dụng. Sukhoi đã nhận một số hợp đồng từ các hãng hàng không Thái Lan, Indonesia, Campuchia, Mexico, Italia.

Tùy từng phiên bản thì Superjet 100 chở được 80-100 người, tầm bay 3.000-4.500km, tốc độ hành trình 870km/h, trần bay 12.500m.


>> Tổng thống Obama đã phê chuẩn bán vũ khí cho Đài Loan?



Theo báo Mỹ, Obama đã phê chuẩn bán vũ khí trị giá 4,2 tỷ USD cho Đài Loan, điều này có thể làm cho quan hệ Trung-Mỹ xấu đi.


Ngày 15/9, “Thời báo Washington” Mỹ đã dẫn lời các quan chức Quốc hội và Chính phủ Mỹ giấu tên cho biết, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định bán vũ khí có trị giá 4,2 tỷ USD cho Đài Loan, bao gồm việc nâng cấp các thiết bị của máy bay chiến đấu F-16A/B, và đến ngày 16/9 Quốc hội Mỹ sẽ nhận được một bản báo cáo vắn tắt.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-16A/B MLU của Không quân Đài Loan


Thông tin này nhanh chóng được báo giới cho là “quan hệ Trung-Mỹ sẽ tiếp tục xấu đi”. Đối với vấn đề này, ngày 16/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định, phía Trung Quốc kiên quyết phản đối Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.

“Giai đoạn ngừng chiến giữa hai siêu sức mạnh đã kết thúc, quay trở lại năm 2010” - Reuters ngày 16/9 đã bình luận như vậy về thông tin Washington bán vũ khí cho Đài Loan.

Năm 2010, do các vấn đề như Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan trị giá 6,4 tỷ USD và Obama gặp Dalai Lama, quan hệ Trung-Mỹ đã rơi xuống vực thẳm, các chuyến thăm cấp cao gồm cả trao đổi quân sự đã gián đoạn, năm 2011 mới bắt đầu dịu lại.


Do sức ép từ Trung Quốc, Đài Loan chưa thể nhận được máy bay chiến đấu F-16C/D do Mỹ chế tạo


Có không ít tờ báo cho rằng, lần này Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan “đã giữ thể diện cho Trung Quốc”. Ngày 16/9, BBC cho biết, lần trước Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan có quy mô lớn là vào năm 2001, khi đó Đài Loan đã nhận được tên lửa Patriot, máy bay trực thăng Black Hawk và máy bay chiến đấu F-16, nhưng không bao gồm tàu ngầm và máy bay chiến đấu mới.

Sau đó, tuy hàng năm Mỹ đều bán vũ khí cho Đài Loan và huấn luyện quân sự cho binh sĩ Đài Loan, nhưng phần lớn đều là những linh kiện thay thế, không có vũ khí tiên tiến.




F-16 là máy bay chiến đấu phản lực, hạng nhẹ, đa nhiệm vụ, do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển và hiện hoạt động tại 24 quốc gia,

>> Biển Đông chưa phải là nơi thích hợp nhất cho tàu sân bay TQ



Báo Hàn Quốc cho rằng, Biển Đông hoàn toàn không phải là nơi sử dụng tốt nhất cho tàu sân bay TQ trong giai đoạn hiện nay.


Trang mạng quân sự - quốc phòng Hàn Quốc ngày 12/9 đã đăng bài viết phân tích về quan điểm Trung Quốc có thể sẽ xây dựng "hạm đội thứ tư" ở khu vực biển Đông với trung tâm là tàu sân bay.

Bài viết cho rằng, tính khả thi của cách làm này không lớn, bởi mặc dù trong một khoảng thời gian khá dài, biển Đông đã trở thành một trong những khu vực bất ổn nhất, nhưng so với các khu vực điểm nóng khác, nhu cầu thực tế đối với tàu sân bay hoàn toàn không cấp bách, xây dựng hạm đội mới ở đó sẽ đi ngược lại nhu cầu trang bị và thực tế của Trung Quốc.



http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc cần một khoảng thời gian dài để sử dụng thành thạo tàu sân bay cũng như hình thành hạm đội tàu sân bay


Cách làm tương đối khả thi là, trong giai đoạn phát triển ban đầu của tàu sân bay, sẽ xây dựng hạm đội đặc biệt trực thuộc cơ quan chỉ huy quân sự cao nhất, căn cứ vào nhu cầu thực tế, triển khai linh hoạt ở các vùng biển.

Bài báo cho biết, cùng với việc Trung Quốc hoàn thành chạy thử tàu sân bay đầu tiên Thi Lang (Varyag), những tranh cãi về việc Trung Quốc sử dụng tàu sân bay này trong tương lai như thế nào tiếp tục nóng lên.

Gần đây, có quan điểm cho rằng Trung Quốc sẽ thành lập hạm đội thứ tư với trung tâm là tàu sân bay đặt tại Tam Á – Hải Nam, điều này đã gây chú ý đặc biệt. Rõ ràng là, quan điểm này dựa trên cơ sở xung đột giữa Trung Quốc và các nước xung quanh biển Đông ngày càng tăng lên, cộng với việc tàu sân bay chắn chắn sẽ đóng vai trò mang tính quyết định đối với việc giải quyết vấn đề biển Đông.

Nhưng vấn đề ở chỗ, nhu cầu tàu sân bay của khu vực biển Đông vẫn chưa đạt đến mức độ phải xây dựng một hạm đội độc lập. Còn đối với Trung Quốc, quốc gia có “lãnh thổ biển” rộng lớn, xây dựng một hạm đội cơ động độc lập lấy tàu sân bay làm chính, có thể triển khai linh hoạt ở các vùng biển rõ ràng là cách làm tốt hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
Không có hòn đảo nào ở biển Đông giúp cho hạm đội tàu sân bay có thể neo đậu lâu dài


Báo Hàn Quốc cho rằng, mặc dù mâu thuẫn ở khu vực biển Đông xem ra nổi lên, nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải là nơi sử dụng tốt nhất cho tàu sân bay Trung Quốc trong ngắn hạn.

Thực vậy, nếu Trung Quốc trang bị tàu sân bay hạng nặng thực sự sẽ có vai trò then chốt đối với sự thay đổi của tình hình biển Đông, nhưng do chịu sự chi phối bởi điều kiện địa lý thực tế ở biển Đông, đó là một vùng biển rộng, hầu như không hòn đảo nào có thể cung cấp nơi neo đậu lâu dài cho một lực lượng tương đối lớn hoặc một hạm đội quy mô lớn.

Vì vậy, cho dù Trung Quốc trang bị tàu sân bay, nó cũng không thể tiến hành hoạt động tuần tra bình thường như tàu khu trục.
Nói chung, việc chi tiêu đắt đỏ cho tàu sân bay, đối với bất kỳ một nước nào hiện nay, đều là một gánh nặng to lớn.



Trong thời gian dài sắp tới, tàu chiến chủ lực của hải quân Trung Quốc vẫn là tàu nổi như tàu khu trục, còn tàu sân bay chỉ đóng vai trò hỗ trợ


Đồng thời, trong một tương lai khá dài, việc sử dụng thành thạo tàu sân bay này sẽ phải trải qua một thời gian tương đối dài. Vì vậy, việc đem triển khai tàu sân bay và biên đội máy bay của nó (khi chưa được huấn luyện thành thục) ở biển Đông, vùng biển có môi trường xung quanh và điều kiện thủy văn rất phức tạp, tuyệt đối không phải là một sự lựa chọn sáng suốt.

Dù sao, đối với quốc gia đang trỗi dậy về tàu sân bay như Trung Quốc, trong giai đoạn đầu phát triển, bất kỳ sự thất bại khá nghiêm trọng nào đều có thể ảnh hưởng đến toàn bộ kế hoạch phát triển.

Tuy không thể phủ nhận trong tình hình các điều kiện ngày càng chín muồi, Trung Quốc sẽ triển khai tàu sân bay ở khu vực biển Đông, nhưng giai đoạn hiện nay biển Đông hoàn toàn không phải là nơi sử dụng tốt nhất cho tàu sân bay Trung Quốc.

Bài báo cho rằng, về lâu dài, đối với Trung Quốc, tự xây dựng hạm đội thứ tư lấy tàu sân bay làm trung tâm sẽ là con đường tất yếu hình thành sức chiến đấu cho tàu sân bay.

Mặc dù hiện nay tính khả thi xây dựng hạm đội thứ tư lấy tàu sân bay làm trung tâm là không lớn, nhưng biên đội tàu sân bay này (độc lập với biên chế của hải quân hiện nay) được coi là cách tốt nhất tìm cách hình thành sức chiến đấu cho tàu sân bay của Trung Quốc trong thời gian tương đối dài.

Nguyên nhân ở chỗ, theo báo Mỹ, số lượng tàu chiến của hải quân Trung Quốc đã vượt qua Mỹ, nhưng tàu chiến chủ lực của Trung Quốc có công nghệ tổng thể không đầy đủ và phương thức sử dụng lạc hậu, làm cho 3 hạm đội hiện có của Trung Quốc trên thực tế đều có nhu cầu sử dụng tàu sân bay, nhưng lại đều không có khả năng sử dụng tàu sân bay.



TQ phải đối mặt rất lớn về vấn đề đào tạo thuyền trưởng và phi công cho tàu sân bay


Mặt khác, so với chế tạo tàu sân bay và máy bay trang bị cho tàu sân bay, vấn đề quan trọng hơn là, Trung Quốc phải đối mặt rất lớn đối với vấn đề đào tạo, huấn luyện các lực lượng đại diện như chỉ huy tàu sân bay và phi công máy bay trang bị cho tàu sân bay.

Vì vậy, với khả năng huấn luyện khá yếu, Trung Quốc rất khó lần lượt đào tạo cho 3 hạm đội này được một lực lượng then chốt cho tàu sân bay có tố chất ngang bằng.

Cách làm tương đối khả thi là, sau khi đào tạo được nguồn nhân lực có tố chất cao hạn chế, sẽ tập trung đưa vào sử dụng, sau khi thời cơ chín muồi, tiếp tục đem nó phân chia cho các hạm đội chủ yếu, tiến hành đào tạo thế hệ thứ hai và thứ ba. Điều này đã trở thành nguyên nhân chính xây dựng hạm đội độc lập với trung tâm là tàu sân bay trong giai đoạn hiện nay.



Khi tiến ra đại dương, hải quân Trung Quốc (gồm tàu sân bay) sẽ đối mặt với các đối thủ khác như hạm đội tàu sân bay của Mỹ


Theo báo Hàn Quốc, về vai trò của tàu sân bay trong tương lai, điều cần nhấn mạnh là, trong khoảng thời gian tương đối dài sắp tới, mặc dù Trung Quốc sở hữu tàu sân bay hạng nặng với số lượng nhất định, thì tàu chiến chủ lực của hải quân Trung Quốc vẫn sẽ là tàu nổi như tàu khu trục, và tàu sân bay Trung Quốc sẽ chỉ đảm đương vai trò hỗ trợ. Bên cạnh việc làm quen với sử dụng tàu sân bay, tư duy tác chiến của hải quân Trung Quốc cũng cần trải qua một quá trình thích ứng dài với tàu sân bay.

Mặc dù lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài đã cần có tàu chiến như tàu sân bay để bảo vệ, nhưng để có được hạm đội tàu sân bay hoàn chỉnh thì Trung Quốc chưa có các tàu chiến đồng bộ khác (ở đây không nói đến tính năng kỹ thuật của trang bị cụ thể phải chăng đạt được yêu cầu, mà là trình độ công nghệ phải chăng có thể ứng phó với sự tấn công toàn diện của đối thủ tiềm tàng).

Vì vậy, trong khoảng thời gian dài tương lai, cho dù tàu sân bay có đem lại cho Trung Quốc khả năng tác chiến viễn dương ngày càng mạnh, nhưng phạm vi hoạt động của nó sẽ giới hạn ở phạm vi vùng biển duyên hải.

Như vậy, phương án tương đối khả thi là xây dựng hạm đội đặc biệt trực thuộc lãnh đạo cấp cao nhất, tiến hành huấn luyện bình thường, khi cần thiết có thể tiến hành chi viện cơ động đến các khu vực có liên quan.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

>> Trung Quốc bố trí hơn 1.000 tên lửa ở duyên hải đông nam



Để đối phó với Mỹ trong khu vực, TQ đã triển khai vô số tên lửa đạn đạo, hệ thống tên lửa tầm xa... ở duyên hải đông nam nước này.


Ngày 14/9, mạng “Heritage Foundation” Mỹ đưa tin, trong báo cáo “Sự phát triển Quân sự và An ninh của Trung Quốc” do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố gần đây đã trình bày chi tiết sự phát triển mới của tình hình an ninh Trung Quốc, bao gồm cả quân đội Trung Quốc (PLA).

Bài báo cho biết, khả năng của PLA không ngừng được tăng cường, đồng thời trình bày chi tiết sự phát triển của các binh chủng.

Theo bài báo, lực lượng Pháo binh số 2 (hay còn gọi là lực lượng tên lửa chiến lược, phụ trách lực lượng tên lửa và lực lượng hạt nhân) của Trung Quốc đang triển khai nhiều loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Phù hiệu đeo tay của Lực lượng Pháo binh 2 PLA


Báo cáo cho biết, Trung Quốc đã triển khai ở duyên hải đông nam từ 1.000 – 1.200 quả tên lửa đạn đạo; đồng thời còn triển khai hệ thống tên lửa tầm xa và tên lửa đạn đạo chống hạm có thể tấn công khu vực Tây Thái Bình Dương, nhằm ngăn chặn Mỹ can dự khu vực này; ngoài ra, còn bố trí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Báo Mỹ cho biết, trong thời gian cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Trung Quốc, không quân Trung Quốc đã cho bay thử máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới J-20, loại máy bay, theo Gates, Trung Quốc phải mất ít nhất 10 năm mới có thể nghiên cứu chế tạo thành máy bay chiến đấu mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Đông Phong-11 (DF-11) của Pháo binh 2


Ngoài ra, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, không quân Mỹ luôn tăng cường khả năng trinh sát (do thám) trên không, đồng thời còn đang sản xuất và xuất khẩu hệ thống phòng không tiên tiến.

Lực lượng mặt đất ít được chú ý cũng đang được hiện đại hóa toàn diện. Lục quân đang triển khai xe tăng mới, xe tấn công đổ bộ, pháo và hệ thống đạn tên lửa.

Báo cáo này cho biết, hiện đại hóa như vậy chủ yếu là nhằm vào Đài Loan.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chiến thuật DF-15


Theo báo Mỹ, ngoài hiện đại hóa các binh chủng, PLA còn đang tăng cường vũ khí trang bị trong vũ trụ, đã phóng các loại vệ tinh mới, đồng thời cũng đang phát triển hệ thống vũ khí chống vệ tinh và khả năng tác chiến mạng; trong đó Trung Quốc chủ yếu thu thập tin tức từ hệ thống máy tính của nước ngoài, bao gồm cả Mỹ.

Bộ Quốc phòng cho rằng, động thái này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, như làm chậm lại thời gian phản ứng của đối phương khi chiến tranh xảy ra.

Vì vậy, sự thay đổi của quân đội Trung Quốc về lý luận, huấn luyện và tuyển dụng đã có bước phát triển mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 của quân đội Trung Quốc


Theo bài báo, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đã lặp lại nhiều lần nội dung về cân bằng quân sự ở Eo biển Đài Loan.

Theo báo cáo, mặc dù quan hệ hai bờ được cải thiện, quân đội Đài Loan vẫn không thể đuổi kịp hiện đại hóa được PLA thúc đẩy một cách vững chắc. Cộng với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan bị hạn chế (trong báo cáo không đề cập đến điểm này), Đài Loan đang tụt hậu, khó có thể theo kịp các bước phát triển quân sự của Trung Quốc.

Đương nhiên, điều này sẽ có tác động đến Mỹ. Bởi vì PLA đang tìm cách “ngăn cản, trì hoãn hoặc ngăn chặn Mỹ hoặc nhiều nước cùng tiến hành can thiệp vào xung đột Eo biển Đài Loan”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C. Trung Quốc đã được triển khai 1.000 - 1.200 ở duyên hải đông nam nước này để đối phó đối với quân đội Mỹ


Theo báo Mỹ, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã đề cập rõ đến nội dung Trung Quốc đang phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, lực lượng tên lửa đất đối không có quy mô lớn của Trung Quốc là một lực lượng có quy mô lớn nhất thế giới, đã có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật nhất định.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Đông Phong-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay


Báo cáo chỉ ra, Trung Quốc còn đang tiến hành nghiên cứu phát triển đánh chặn ngoài bầu khí quyển, đồng thời tháng 1/2010 đã tiến hành các thử nghiệm có liên quan.

Báo Mỹ cho biết, trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã đề cập đến phần giao lưu quân sự Trung-Mỹ dưới góc độ của Mỹ. Mỹ cho rằng, “quan hệ quân sự lâu dài và tin cậy lẫn nhau rất quan trọng”, và mong muốn giao lưu sẽ giúp mở rộng hợp tác quân sự song phương, loại bỏ sự hiểu nhầm, tăng cường đồng thuận.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Đông Phong-31A có thể tấn công mọi nơi của nước Mỹ


Nhưng, báo cáo đã không thể đứng dưới góc độ của Trung Quốc để nói về giao lưu quân sự Trung-Mỹ. Tất nhiên, các phần khác của báo cáo đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng quan điểm của Trung Quốc về phát triển khả năng quân sự.

Cho dù lờ đi quan điểm của Trung Quốc, cũng không tránh được việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh của mình ở châu Á, hoặc sự mâu thuẫn giữa Trung-Mỹ trong vấn đề phân định không phận và lãnh hải.


http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí chống vệ tinh SC-19 của Trung Quốc sử dụng công nghệ tên lửa nguyên liệu rắn KT-1


Giải thích bản báo cáo này không phải là một việc dễ dàng, nghiên cứu khả năng quân sự Trung Quốc có ảnh hưởng đối với Mỹ hoặc đồng minh khu vực của họ là một việc rất sáng suốt.

Về việc duy trì khả năng tác chiến. Có lẽ, sai lầm lớn nhất của thời đại Robert Gates đó là cho rằng Mỹ có thể không cân nhắc đến khả năng tác chiến cường độ cao của mình.

Nhìn vào hai cuộc chiến tranh của Mỹ sắp kết thúc, ta có thể hiểu được điều này. Và chính nó đã tạo ra cơ hội tuyệt vời cho quân đội Trung Quốc thu hẹp khoảng cách.


http://nghiadx.blogspot.com
Hàn Quốc mô tả tên lửa tiêu diệt vệ tinh của Trung Quốc và Mỹ


Khả năng của PLA tăng lên sẽ làm cho các quyết định của thời đại Gates bị hoài nghi, đặc biệt là quyết định tăng lớn chi phí phát triển F-35 (cho dù khả năng tương đối thiếu), đồng thời dừng dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-22.

Báo Mỹ cho biết, về việc duy trì đầu tư nghiên cứu phát triển, Mỹ không thể cam chịu thụt lùi khi Trung Quốc thúc đẩy hiện đại hóa vững chắc. Hoạt động nghiên cứu phát triển hiện nay sẽ quyết định Mỹ trang bị gì cho các binh chủng trong 10 năm tới.


http://nghiadx.blogspot.com
Các loại thiết bị thông tin và gây nhiễu điện tử tiên tiến của PLA


Do PLA tập trung phát triển các khả năng trong không gian, phòng thủ không gian, tác chiến mạng và hải, lục, không quân truyền thống, Mỹ cần duy trì nền tảng công nghiệp quốc phòng bằng cách tăng mua và đầu tư lớn cho nghiên cứu phát triển.

Về việc duy trì các quan hệ đồng minh và bạn bè: Lợi ích kinh tế và an ninh lâu dài của Mỹ bảo đảm rằng không có nước nào có thể chủ đạo Đông Á. Theo đó, một nội dung then chốt trong chính sách Mỹ chính là xây dựng quan hệ đồng minh và bạn bè trong khu vực.

Các nước châu Á không tin tưởng lẫn nhau đã thúc đẩy Mỹ thực hiện chính sách này. Washington phải có các biện pháp, chẳng hạn bán vũ khí cho các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Philippinese và Đài Loan, nhằm duy trì quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách công nghệ so với Mỹ. Đây là mô hình máy bay không người lái của Trung Quốc


Nội dung của báo cáo này đã phản ánh ý đồ của chính phủ Barack Obama sẵn sàng thách thức sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bởi vì, họ đưa ra nhiều ví dụ cho thấy hiện đại hóa quân đội Trung Quốc không có dấu hiệu giảm đi.

Trên thực tế, quân đội Trung Quốc “đã thu nhỏ khoảng cách về rất nhiều công nghệ quan trọng, một số còn đạt hoặc vượt trình độ quốc tế”.

>> Tìm hiểu khu trục hạm Kolkata của Ấn Độ



Với nỗ lực xây dựng và phát triển một lực lượng Hải quân hùng mạnh, Ấn Độ đã chi mạnh tay cho hải quân.



Thiết kế vượt trội, hệ thống điện tử tiên tiến, hệ thống vũ khí uy lực, tàu khu trục lớp Kolkata là một chuẩn mực mới của Hải quân Ấn Độ.

Với nỗ lực xây dựng và phát triển một lực lượng Hải quân hùng mạnh, Ấn Độ đã chi mạnh tay cho hải quân nước này. Trong đó có kế hoạch đóng mới các tàu khu trục nhằm xây dựng nhóm tác chiến tàu sân bay INS Vikramaditya trong tương lai.


http://nghiadx.blogspot.com
Project-15A có thiết kế rất hiện đại, tiêu biểu cho xu hướng tàng hình đang thịnh hành trên thế giới. Tàu khu trục lớp Kolkata có chiều dài là 163 mét, rộng 17,4 mét, tải trọng tiêu chuẩn 600 tấn.


Trong số các tàu khu trục đang được đóng mới cho Hải quân Ấn Độ cả trong nước và cả nước ngoài, tàu khu trục lớp Kolkata được đánh giá là tiêu biểu nhất. Không chỉ là đại diện cho sức mạnh tác chiến mà còn là biểu tượng cho sự lớn mạnh không ngừng của công nghiệp đóng tàu chiến Ấn Độ.

Tàu khu trục lớp Kolkata được phát triển và đóng mới tại Mazagon, một trong những nhà máy đóng tàu lâu đời nhất Ấn Độ.

Hiện tại, có 3 tàu khu trục lớp Kolkata đang được đóng mới tại nhà máy đóng tàu này. Chiếc đầu tiên dự kiến sẽ đưa vào trang bị trong năm 2012.

Thiết kế

Tàu khu trục lớp Kolkata hay còn gọi là Project 15A, thuộc loại tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển. Kolkata có thiết kế khí động học theo xu hướng tàng hình đang thịnh hành trên thế giới. Tàu có thân hình mượt mà và bắt mắt.

Project-15A được phát triển trên cơ sở của tàu khu trục lớp Delhi, tuy nhiên toàn bộ công nghệ được áp dụng cho tàu khu trục lớp Kolkata đều ở một đẳng cấp cao hơn nhiều so với thế hệ trước đó.

Toàn bộ các hệ thống vũ khí chính của tàu đều được thiết kế nằm bên trong thân tàu để tăng khả năng tàng hình trước radar của đối phương. Hai ống xả của động cơ được bố trí cách xa nhau để làm giảm độ bộc lộ hồng ngoại.


http://nghiadx.blogspot.com
3 tàu khu trục lớp Kolkata đang được đóng tại nhà máy đóng tàu Mazagon.


Tàu có kiểu bố trí tháp ăng ten tương tự như tàu khu trục phòng không Type-45 của Anh, nhưng cột ăng ten thấp hơn. Đỉnh của tháp ăng ten trang bị một radar quét mạng pha điện tử hoạt động theo từng giai đoạn.

Hệ thống điện tử

Tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị các hệ thống điện tử hàng hải thuộc loại hiện đại nhất thế giới hiện nay. Trong đó đáng chú ý nhất là hệ thống radar quét mạng pha điện tử EL/M-2248 MF-STAR.

Đây là loại radar được đánh giá tốt nhất thế giới hiện nay, cung cấp các hình ảnh chất lượng cao và hỗ trợ giao diện vũ khí theo từng điều kiện thời tiết và môi trường khó khăn nhất trong lĩnh vực hải quân hiện tại và tương lai.

Kết hợp các công nghệ tiên tiến và hệ thống cấu trúc mạnh mẽ, radar EL/M-2248 sử dụng nhiều chùm tia và xung Doppler kỹ thuật số khác nhau, cũng như các kỹ thuật đối phó điện tử (ECCM) mạnh mẽ. Nhanh chóng phát hiện các mục tiêu trong môi trường lộn xộn, phức tạp và môi trường gây nhiễu nặng.

Radar EL/M-2248 có khả năng hoạt động với nhiều chức năng cùng lúc, cung cấp các hình ảnh giám sát mục tiêu chất lượng cao, hỗ trợ vũ khí tấn công trong khi vẫn duy trì khả năng bảo vệ nhóm chiến đấu trước nhiều mối đe dọa khác nhau.

Radar hoạt động ở băng tần S, phát hiện các mục tiêu bay cao ở cự ly 250km và các mục tiêu bay thấp như tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm ở cự ly 25km.

Radar này do IAI của Israel phát triển riêng cho Ấn Độ, hoàn toàn tương thích với chương trình phát triển tên lửa đánh chặn ADD.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị radar giám sát và kiểm soát mục tiêu và cảnh báo mối đe dọa từ tên lửa EL/M-2238.

Radar giám sát các mục tiêu phía sau BEL RAWL-02 do Thales của Pháp chế tạo, hệ thống sonar BEL Nagin. Hệ thống chiến tranh điện tử Deseaver MK II do Elbit Systems sản xuất. Hệ thống dữ liệu chiến đấu đa mục tiêu EMCCA Mk4.

Vũ khí

Tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị hệ thống vũ khí mạnh với khả năng tấn công và phòng thủ toàn diện. Về khả năng chống hạm, tàu khu trục lớp Kolkata được trang bị 4 hệ thống phóng thẳng đứng với 16 tên lửa chống hạm PJ-10 BrahMos.

Đây là loại tên lửa chống hạm có tốc độ nhanh nhất thế giới hiện nay với tầm bắn lên đến 300km. BrahMos thực sự là một mối đe dọa chết người cho bất kỳ tàu chiến nào.

Về khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa, tàu khu trục lớp Kolkata sử dụng 3 loại tên lửa siêu âm khác nhau cho nhiệm vụ chống máy bay, đánh chặn tên lửa đạn đạo và tên lửa chống hạm.

8 ống phóng thắng đứng cho tên lửa đánh chặn tầm xa AAD, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo với tầm bắn đến 200km. 48 tên lửa đánh chặn tầm trung Barak-8 với tầm bắn 70km, tên lửa có khả năng hoạt động độc lập rất cao và gần như không phải phụ thuộc vào hệ thống nhắm mục tiêu hay dẫn đường của bệ phóng. 32 tên lửa đánh chặn tầm ngắn Barak-1 với tầm bắn 12km.

Bất kỳ tên lửa chống hạm nào trước khi uy hiếp tàu khu trục lớp Kolkata phải vượt qua 3 hệ thống đánh chặn nói trên.

Ngoài ra, phải kể tới pháo chính loại A-190E cỡ 100mm, hai hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000, ống phóng ngư lôi kép 533mm.

Ban đầu tàu khu trục lớp Kolkata dự định trang bị 4 hệ thống pháo bắn nhanh AK-630 của Nga cho nhiệm vụ đánh chặn tên lửa. Tuy nhiên, sau khi nhận thấy khả năng đánh chặn thành công của pháo không cao lại ảnh hưởng nhiều đến khả năng tàng hình. Các nhà thiết kế đả chuyển sang sử dụng tên lửa đánh chặn thay cho pháo bắn nhanh.

Ngoài ra, đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa đủ chỗ cho 2 trực thăng chuyên làm nhiệm vụ chống ngầm.

Hệ thống động lực

Tàu khu trục lớp Kolkata sử dụng hệ thống đẩy kết hợp tuabin-tuabin khí COGAG, với hai động cơ tuabin khí M36E, với công suất mỗi động cơ là 64.000 mã lực. Kết hợp với 4 động cơ tuabin khí DT59. Hệ thống truyền động 2 hộp số RG-54, hai máy phát điện diesel công suất 9900 mã lực.

Hệ thống động lực này có ưu điểm là không cần sử dụng các động cơ tuabin khí có công suất quá lớn, giúp tiết kiệm không gian và giảm mức tiêu thụ nhiên liệu so với các tàu sử dụng hệ thống đẩy kết hợp Diesel-tuabin khí.

Hệ thống đẩy này cung cấp tốc độ tối đa trên 30 hải lý/giờ, tương đương tương với 56km/giờ. Tầm hoạt động của tàu khu trục này vẫn chưa được công bố nhưng theo các chuyên gia quân sự phán đoán tàu có hành trình dự trữ khoảng 5.000-6.000 dặm.

>> Tuần dương hạm Varyag tập trận bắn đạn thật ở Kamchatka



Trong quá trình tập trận, các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng đã sử dụng các hệ thống tên lửa hải đối không Fort and Kinzhal.


Tuần dương Hạm Varyag – chiến hạm dẫn đầu của Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga vừa tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn diễn ra ngoài khơi bờ biển Kamchatka.


http://nghiadx.blogspot.com
Tuần dương hạm Varyag

Lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương dưới sự dẫn đầu của chiến hạm Varyga đã bắn tên lửa tiêu diệt các mục tiêu giả định trong cuộc diễn tập.

Trong khi đó, được sự hỗ trợ của từ chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương, một đơn vị đổ bộ đã được lệnh tiến quân lên cảng Avacha để đánh chiến các mục tiêu địch.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Trong quá trình tập trận, các chiến hạm của Hạm đội Thái Bình Dương cũng đã sử dụng các hệ thống tên lửa hải đối không Fort and Kinzhal để bắn máy bay địch.

Trong khi đó tuần dương hạm Varyag đã bắn các tên lửa hải đối không S-300 Fort/SA-N-6 Grumble.

Varyag cũng là chiến hạm đầu tiên hoàn thành việc bắn và tiêu diệt các mục tiêu trên không của địch.

Hoả lực từ các tàu săn ngầm Admiral Tributs và Admiral Vinogradov cũng đã phát huy hiểu quả khi ngăn chặn và tiêu diệt được các tàu ngầm giả định của đối phương.

Theo Ria Novosti, cuộc tập trận quân sự quy mô lớn này có sự tham gia của hơn 50 tàu chiến và tàu hỗ trợ các loại, nhiều máy bay phản lực, trực thăng chiến đấu cũng như hơn 10000 quân nhân đã được huy động.


>> Nga bày tỏ lo ngại về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu



Mỹ và NATO đang đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, khiến Nga lo ngại.


Ngày 17/9, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc Mỹ và NATO đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu.

Tuyên bố cho biết, cho dù tính chất đe dọa từ tên lửa mà Mỹ và NATO phải đối mặt có thay đổi thế nào, họ đang đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu “theo kế hoạch”, cụ thể là quyết định lần lượt triển khai thiết bị phòng thủ tên lửa ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Lan.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng thủ tên lửa của quân đội Mỹ


Bộ Ngoại giao Nga nói, sự tiến triển của một loạt sự kiện gần đây cho thấy, Nga cấp bách cần Mỹ và NATO cam kết chắc chắn là các thiết bị đánh chặn phòng thủ tên lửa triển khai ở châu Âu của họ sẽ không nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga, hai bên cần phải đưa ra “quyết định có hiệu lực và cụ thể” về nguyên tắc khung hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu và việc triển khai hệ thống này trong khuôn khổ Hội đồng Nga-NATO.

Tháng 11/2010, tại Hội nghị thượng đỉnh Lisbon, NATO quyết định xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, kế hoạch phòng thủ tên lửa của Mỹ ở châu Âu trở thành một bộ phận của nó.

NATO và Mỹ còn mời Nga tham gia hợp tác, cùng xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, nhưng hai bên đến nay vẫn chưa có tiến bộ nào trong đàm phán hợp tác phòng thủ tên lửa.

Đồng thời, Mỹ và NATO đang gấp rút triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn SM-3 của quân đội Mỹ


Ngày 2/9, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ký kết thỏa thuận triển khai hệ thống cảnh báo sớm ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngày 13/9, Mỹ và Romania đã ký thỏa thuận triển khai tên lửa đánh chặn SM-3 ở Romania.

Ngày 15/9, thỏa thuận triển khai tên lửa đánh chặn SM-3 tại Ba Lan được ký kết giữa Mỹ và Ba Lan trước đây chính thức có hiệu lực.

Đối với việc Mỹ và NATO đẩy nhanh triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu, gần đây Bộ Ngoại giao Nga nhiều lần đưa ra tuyên bố bày tỏ sự lo ngại, yêu cầu đối phương đưa ra sự bảo đảm có tính ràng buộc về mặt pháp lý, cam kết hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu sẽ không nhằm vào lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo tầm trung


>> Ấn Độ tăng cường tên lửa và tàu ngầm để đối phó Trung Quốc



Tờ Stars and Stripes Mỹ mới đây cho biết, Lầu Năm Góc có kế hoạch phối hợp cùng Hàn Quốc điều động UAV RQ-4 Global Hawk tới khu DMZ Triều Tiên.


Trung Quốc nâng cao khả năng tên lửa và chế tạo tàu sân bay, tăng cường để mắt tới Ấn Độ Dương khiến Ấn Độ lo lắng tìm cách đối phó.

Gần đây, báo chí Ấn Độ nói nhiều đến “mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc”, và coi đó là lý do để tăng cường quân bị.

Báo chí Ấn Độ cho rằng, để ứng phó với tên lửa đạn đạo tầm trung của Trung Quốc, Ấn Độ sẽ đẩy nhanh xây dựng mạng lưới phòng thủ tên lửa, dự kiến sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa trước năm 2014.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công do hải quân Ấn Độ thuê của Nga vừa chạy thử trên biển, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trước khi kết thúc năm 2011. Ấn Độ có ý đồ không ngừng tăng cường xây dựng lực lượng tàu ngầm, ứng phó với hoạt động của tàu sân bay Trung Quốc ở Ấn Độ Dương trong tương lai.
Mối đe dọa từ tên lửa và tàu sân bay Trung Quốc

Tờ “Commercial banner” Ấn Độ mới đây dẫn lời báo cáo mới của Lầu Năm Góc về sức mạnh quân sự của TQ cho biết, đến nay quân đội Trung Quốc đã dùng tên lửa hạt nhân tốt nhất, mới nhất nhằm vào Ấn Độ.

Đó là tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21, sử dụng nhiên liệu rắn, có đầu đạn hạt nhân 250.000 tấn, có thể san bằng phần lớn các khu vực của Thủ đô New Delhi.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 của quân đội Trung Quốc


Trước đó, Trung Quốc luôn dùng tên lửa cũ nhất sử dụng nhiên liệu lỏng là Đông Phong-3 để đối phó Ấn Độ.

Đồng thời, nhà khoa học tên lửa hàng đầu của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ Chander cho biết, mức độ chính xác phức tạp của hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quyết định ở tầm phóng của tên lửa đối phương.

Tầm phòng càng xa, tốc độ bay càng nhanh, độ khó để dò tìm và bắn rơi nó càng lớn. Trung Quốc sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, có tầm phóng tới hàng nghìn km, có khả năng phá vỡ hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo hiện nay của Ấn Độ. Vì vậy, Ấn Độ cần nghiên cứu phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến hơn.


http://nghiadx.blogspot.com

Đến năm 2017 Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai các hành động quân sự trên cơ sở tàu sân bay, đe dọa khả năng kiểm soát Ấn Độ Dương của Ấn Độ

Ngoài ra, mạng New Delhi TV cho biết, hải quân Ấn Độ đã phát hiện một tàu gián điệp Trung Quốc giả danh tàu cá kéo lưới ở gần quần đảo Andaman, trên tàu có đến 22 phòng thí nghiệm. Khi phát hiện ra con tàu, nó đã hoạt động ở vùng biển này khoảng 22 ngày.

Một bản báo cáo của Đài Truyền hình New Delhi gửi lên chính phủ Ấn Độ cho rằng, chiếc tàu Trung Quốc đang vẽ bản đồ Ấn Độ Dương và thu thập các dữ liệu biển sâu quan trọng. Cơ quan an ninh Ấn Độ dự đoán, tàu cá kéo lưới rất có khả năng đang theo dõi vụ thử tên lửa của Ấn Độ và thu thập dữ liệu về tên lửa.

Hải quân Ấn Độ còn dự đoán, đến năm 2017 Trung Quốc có khả năng triển khai các chiến dịch quân sự dựa trên cơ sở tàu sân bay, thu thập dữ liệu ở Ấn Độ Dương chính là đi theo hướng này. Một khi hạm đội chiến đấu tàu sân bay làm tốt công tác chuẩn bị cho việc triển khai các hành động quân sự, thì khu vực Ấn Độ Dương có khả năng trở thành một trong những khu vực chủ yếu được Trung Quốc quan tâm.

Hải quân Ấn Độ cho rằng, hải quân Trung Quốc hoạt động ở khu vực Ấn Độ Dương hoàn toàn gây bất lợi cho Ấn Độ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kiểm soát Ấn Độ Dương của Ấn Độ.

Ấn Độ tăng cường phòng thủ tên lửa và lực lượng tàu ngầm

Trong 3 năm tới, Ấn Độ dự định triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa để bảo vệ các thành phố như New Delhi tránh được sự tấn công của tên lửa hạt nhân.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn của Ấn Độ. Tên lửa PAD có tầm với đánh chặn tới 50 - 80 km


Hệ thống phức tạp này được mệnh danh là hệ thống lá chắn chống tên lửa đạn đạo, nó luôn được xây dựng từ năm 1999 đến nay, được hợp thành bởi tên lửa PAD, tên lửa AAD và thiết bị dẫn đường. Trong đó, độ cao đánh chặn của tên lửa PAD được xác định là 50-80 km, độ cao đánh chặn của tên lửa AAD là 30 km trở xuống. Để nâng cao tỷ lệ đánh chặn thành công, 2 loại tên lửa này có thể “tiếp sức đánh chặn” cùng một mục tiêu.

Để đánh chặn tên lửa có tầm phóng xa hơn, Ấn Độ còn có kế hoạch triển khai tên lửa đánh chặn siêu tốc, chức năng của nó gần tương tự như “hệ thống phòng thủ trên cao khu vực tác chiến” của Lục quân Mỹ, chủ yếu đối phó với tên lửa đạn đạo tầm xa có tầm phóng khoảng 5.000 km, điều này đòi hỏi tên lửa đánh chặn phải có khả năng bay hơn 5 lần tốc độ siêu âm, và phạm vi do thám của radar cảnh báo sớm cũng cần mở rộng ra ngoài 1.500 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đánh chặn AAD của Ấn Độ, độ cao đánh chặn tối đa 30 km


Ngoài ra, tờ “Business Standard” dẫn lời chuyên gia quốc phòng Ấn Độ Ajai Shukla cho rằng, trong cuộc chiến tranh trên biển tương lai với Trung Quốc hoặc Pakistan, Ấn Độ muốn giành được “quyền kiểm soát trên biển” thì phải phong tỏa tàu chiến của đối phương trong cảng biển của họ, chặn đứng vận tải trên biển của quân đội đối phương và ngăn chặn tàu thương mại tiếp tế cho những nước này.

Hiện nay, mặc dù hải quân Ấn Độ có đến 140 tàu chiến trên mặt nước (tàu nổi), nhưng thiếu lực lượng trên không và trong không gian. Vì vậy, trọng điểm của hải quân Ấn Độ là xây dựng khả năng ngăn chặn trên biển, tức là thông qua triển khai tàu ngầm và thủy lôi để ngăn chặn đối thủ giành lấy “quyền kiểm soát biển”.


Đ
http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ có kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga


Nhưng sức chiến đấu của lực lượng tàu ngầm rất kém, chỉ có 14 tàu ngầm diesel và chỉ có 7 – 8 chiếc có thể thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên biển bất cứ lúc nào. Còn Trung Quốc có ít nhất 53 tàu ngầm thông thường và 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân, Pakistan cũng đang xây dựng hạm đội tàu ngầm gồm 11 chiếc, trong đó 9 chiếc không phụ thuộc vào hệ thống đẩy khí.

Shukla cho biết, với khát vọng “khả năng vươn ra đại dương”, hải quân Ấn Độ chắc chắn phải giành lấy “quyền kiểm soát trên biển” và khả năng ngăn chặn tiếp theo ở những vùng biển nào đó như cứ điểm quan trọng chiến lược từ biển Đông tới Ấn Độ Dương. Điều này Ấn Độ ít nhất cần triển khai 24 tàu ngầm thông thường ở vùng biển ven bờ, và ít nhất có 5 hoặc 7 tàu ngầm tấn công hạt nhân có thể thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn trên biển tầm xa lâu dài.

http://nghiadx.blogspot.com
Năm 2010, tàu ngầm hạt nhân nội địa đầu tiên lớp INS Arihant của Ấn Độ hạ thủy, năm 2012 sẽ bắt đầu đi vào hoạt động. Đồng thời, Ấn Độ cũng đã bắt đầu chế tạo chiếc INS Arihant thứ hai.


Trong thời gian tới, hải quân Ấn Độ có kế hoạch mua tàu ngầm hạt nhân lớp Akula của Nga, tàu ngầm hạt nhân nội địa lớp INS Arihant và 6 tàu ngầm động cơ thông thường theo kế hoạch 75I.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

>> Vũ khí vô địch của Việt Nam



"Việc một quốc gia láng giềng như Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa vũ khí thì chúng ta phải quan tâm, nghiên cứu và theo dõi sát sao"


Trung tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn trước thềm cuộc đối thoại quốc phòng Việt Nam - Mỹ tại Washington cũng như sau các cuộc đối thoại về chiến lược an ninh - quốc phòng tương tự với hai cường quốc khác là Trung Quốc và Ấn Độ
Đối thoại củng cố lòng tin

* Phóng viên: Xin thứ trưởng cho biết nội dung cuộc đối thoại quốc phòng Việt Nam - Mỹ sẽ diễn ra ngày 19-9 tại Washington?

- Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Hai bên sẽ tập trung trao đổi chính sách quốc phòng của hai nước, đánh giá tình hình quốc tế, khu vực và bàn về hợp tác Việt Nam - Mỹ trên lĩnh vực quốc phòng. Hai bên cũng trao đổi hợp tác về khắc phục hậu quả chiến tranh, bao gồm rà phá bom mìn và tẩy độc, tìm kiếm quân nhân Mỹ và Việt Nam mất tích trong chiến tranh, đồng thời bàn đến hợp tác về cứu hộ, cứu nạn trên biển và trên đất liền. An ninh biển cũng là một chủ đề sẽ bàn tại cuộc đối thoại lần này.

* Cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ ngày 14-9 tại Hà Nội nhìn nhận thế nào về thách thức an ninh chung cũng như hợp tác để đối phó?

- Nhận thức chung lớn nhất giữa hai nước là cần duy trì môi trường hòa bình ổn định trong khu vực để phát triển kinh tế, đồng thời phải giải quyết mọi vấn đề vì hòa bình và bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam và Ấn Độ có chung quan điểm: Muốn như vậy phải xây dựng một đất nước độc lập, tự chủ và phải mạnh.

Đó là gốc rễ cơ bản cho việc giữ gìn hòa bình, xử lý được xung đột và vượt qua các thách thức. Thứ đến là phải đẩy mạnh hơn nữa hội nhập quốc tế với tất cả các nước và tìm cách giải quyết bất đồng với những nước đang tồn tại những khác biệt hay xung đột về lợi ích.
* Thưa thứ trưởng, cuộc đối thoại quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc trước đó (ngày 29-8) tại Bắc Kinh có mang lại nhận thức chung mới nào trong xử lý quan hệ hai nước, nhất là đối với các vấn đề trên biển Đông?

- Giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhận thức chung quan trọng, thể hiện qua các tuyên bố của các lãnh đạo cấp cao hai nước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ và 4 tốt, giải quyết bất đồng, xung đột bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Đối thoại của các nhà quân sự trên cơ sở nhận thức chung đó phải phân tích sự kiện đang diễn ra xem có phù hợp với nhận thức chung không. Trên cơ sở đó đưa ra những điểm tương đồng và những khác biệt và cách thức xử lý những khác biệt đó.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hải quân Việt Nam tuần tra trên biển bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Ảnh: TRỌNG THIẾT


Đối thoại quốc phòng không phải là cơ chế giải quyết các vấn đề như phân chia trên biển Đông như thế nào, mà chủ yếu bàn cách ứng xử trên biển trong lĩnh vực quốc phòng.

Trước hết là không sử dụng vũ lực và không đe dọa sử dụng vũ lực. Cam kết này phải cụ thể bằng các quy định như cách thức hoạt động của hải quân hai nước, cư xử với ngư dân... Hai bên thống nhất tăng cường giao lưu hải quân, tổ chức tuần tra, diễn tập chung, cứu hộ cứu nạn trên biển. Đó là các biện pháp nhằm giảm thiểu, đi đến triệt tiêu khả năng xung đột.
Không để xảy ra xung đột

* Vậy với nhận thức chung và đối thoại thẳng thắn, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ ổn định, lành mạnh hơn trong tương lai?

- Tôi tin rằng vấn đề biển Đông và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ phát triển tốt hơn, trước hết là vì lợi ích của hai nước. Rõ ràng, Trung Quốc có lợi ích khi quan hệ hòa hiếu với Việt Nam và các nước láng giềng. Ngược lại, nếu mối quan hệ đó xấu đi sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của Trung Quốc dù họ là nước lớn.

Nhận thức chung là cơ sở để hai nước giải quyết được những bất đồng, kể cả các vấn đề tích cực cũng như các khác biệt và xung đột. Về quốc phòng, chúng tôi khẳng định là phải làm mọi cách để không xảy ra xung đột, dù có vấn đề gì xảy ra cũng phải được xử lý bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của hai bên.
* Hai bên có bàn và đưa ra cơ chế phòng ngừa xung đột nhằm biến những cam kết không để tái diễn những vụ việc như thời gian vừa qua giữa Việt Nam và Trung Quốc thành hiện thực?

- Cơ chế phòng ngừa xung đột đã có và được nhắc lại nhiều lần. Đó chính là nhận thức chung. Nguyên tắc lớn đã có, hai nước phải kiên trì triển khai thực hiện. Cũng cần kiên trì xây dựng lòng tin giữa hai nước trên cơ sở lợi ích chung. Quan hệ hợp tác, hữu nghị mang lại lợi ích cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Công khai, minh bạch chính sách cũng như cách hành xử cũng là một cơ chế phòng ngừa xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là quá trình lâu dài, khó khăn. Kiên quyết không để mất một tấc đất, tấc biển nhưng bài toán không kém khó khăn là làm thế nào để giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định, không để xảy ra xung đột. Chúng ta thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo song quyết không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tăng cường đối thoại quốc phòng

* Trung Quốc gần đây tăng cường hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là thử nghiệm tàu sân bay, máy bay tàng hình J-20. Xin thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?

- Với một cường quốc biển và đang phát triển như Trung Quốc thì việc tăng cường vũ khí hiện đại là nhu cầu tất yếu và đương nhiên. Song việc một quốc gia láng giềng như Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa vũ khí thì chúng ta phải quan tâm, nghiên cứu và theo dõi sát sao. Việt Nam hoan nghênh Trung Quốc sử dụng những vũ khí trang bị hiện đại để bảo vệ đất nước họ và bảo vệ an ninh hàng hải, chống cướp biển… nhằm xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.

Ngược lại, chúng ta sẽ không hoan nghênh nếu việc sử dụng các loại vũ khí đó có biểu hiện bất thường như được đưa ra khu vực tranh chấp, tăng ngân sách quốc phòng, tổ chức tập trận bất thường… Trong đối thoại, Việt Nam có đưa ra thảo luận và phía Trung Quốc khẳng định rằng việc hiện đại hóa vũ khí chỉ để tự vệ.
* Thưa thứ trưởng, có thông điệp gì mới khi Việt Nam liên tiếp có các cuộc đối thoại về chiến lược an ninh - quốc phòng với các cường quốc?

- Đại hội XI của Đảng xác định đường lối hội nhập quốc tế sâu rộng, tích cực và chủ động, trong đó có tăng cường đối ngoại quốc phòng. Trong tình hình hiện nay, quan hệ đối ngoại quốc phòng cần đẩy mạnh nhằm tạo ra sự tin cậy lẫn nhau với các nước có cùng mối quan tâm về lợi ích, trao đổi về các vấn đề chiến lược, trong đó có chiến lược quốc phòng.

Trong đối thoại quốc phòng, đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng quốc phòng là mức cao nhất, có tác dụng xây dựng lòng tin để thế giới và đối tác hiểu chính sách quốc phòng của Việt Nam, thấy rõ một nước Việt Nam hòa hiếu nhưng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và độc lập tự chủ của Tổ quốc mình.

Cần làm cho các nước thấy rằng quan hệ với Việt Nam là mối quan hệ có lợi, với mục đích duy nhất là củng cố hòa bình và cùng phát triển. Đối thoại quốc phòng cũng giúp ta hiểu chính sách quốc phòng của các nước, có được mối quan hệ để bảo đảm không phương hại đến lợi ích đất nước ta trong lĩnh vực quốc phòng.

Mua tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền

* Thứ trưởng sẽ giải thích ra sao nếu có ý kiến về việc chúng ta vừa đưa vào hoạt động các tàu hải quân hiện đại Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ hay công bố sẽ mua tàu ngầm, máy bay hiện đại để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ?

- Với gần 90 triệu dân, có vị trí địa - chính trị quan trọng như đất nước ta thì việc hiện đại hóa quân đội là đương nhiên và cần thiết. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh từng tuyên bố rõ là Việt Nam mua tàu ngầm chỉ để bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của đất nước.

Hiếm có nước nào trên thế giới có chính sách quốc phòng như vậy, tàu ngầm chỉ hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Đây chỉ là quá trình hiện đại hóa quân đội để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: TRƯỜNG SƠN


Việc chúng ta công khai thông báo việc mua tàu ngầm, tàu chiến đã tạo niềm tin rất tốt rằng Việt Nam là đất nước hòa hiếu, không đe dọa, gây chiến tranh.
Vũ khí vô địch của chúng ta là chiến lược quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân. Chúng ta cũng cần có sự ủng hộ của cộng đồng thế giới vì đó là sức mạnh thời đại.

>> Chùm ảnh các loại máy bay của Sukhoi (kỳ 1)



Hơn 70 năm hoạt động, những nhà thiết kế tài ba của OKB Sukhoi phát triển 100 loại máy bay và biến thể, với 60 kiểu đưa vào sản xuất, 10.000 chiếc xuất xưởng.


Đã có khoảng 2.000 chiếc máy bay các loại xuất khẩu tới hơn 30 quốc gia trên thế giới.

Dưới đây là một số loại máy bay do OKB Sukhoi thiết kế được đưa vào hoạt động:

http://nghiadx.blogspot.com

Thiết kế đầu tay mang tên của Pavel Sukhoi - máy bay ném bom hạng nhẹ Su-2. Loại máy bay này trang bị 6 súng máy cỡ 7,62mm và mang 400kg (bom hoặc rocket). Gần 1.000 chiếc Su-2 được chế tạo và phục vụ tích cực trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Liên Xô.



http://nghiadx.blogspot.com
Sau "ánh hào quang" Su-2, OKB Sukhoi mất thời gian hơn 10 năm mới có lại được thành công - máy bay cường kích siêu âm Su-7 ra đời cuối những năm 1950.


Tuy thiết kế cho nhiệm vụ tấn công mặt đất nhưng Su-7 có tải trọng vũ khí thấp (khoảng 2.000kg), bán kính chiến đấu ngắn. Dẫu sao, Su-7 vẫn là thiết kế "tạm gọi" là thành công của OKB Sukhoi sau thời gian dài gián đoạn Gần 2.000 chiếc Su-7 được chế tạo xuất khẩu tới 10 quốc gia trên thế giới.

Trong quá trình hoạt động, Su-7 của Không quân Ấn Độ đã tham gia vào chiến tranh Ấn Độ - Pakistan 1971. Kết thúc cuộc chiến, 14 chiếc Su-7 đã bị bắn hạ chủ yếu do hỏa lực phòng không.

Su-7 phát triển một loạt biến thể, đặc biệt trong số đó có biến thể Su-7BM có khả năng mang vũ khí hạt nhân chiến thuật (quả bom cỡ 5kiloton).


http://nghiadx.blogspot.com

Được phát triển gần như cùng thời gian với Su-7 là tiêm kích đánh chặn siêu âm hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết Su-9.


Su-9 có ngoại hình rất giống với MiG-21 và chúng cùng được đưa ra giới thiệu năm 1959. Nhưng Su-9 không có được thành công như mẫu tiêm kích đánh chặn huyền thoại MiG-21. Su-9 nhanh chóng bị loại bỏ khỏi thành phần trang bị Quân chủng phòng không Xô Viết năm 1970. Trong khi "người bạn" MiG-21 vẫn phục vụ tích cực ở nhiều quốc gia cho tới tận ngày nay.

Su-9 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-7F cho phép đạt tốc độ gấp 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu gần 600km, trần bay hơn 16.000m. Su-9 mang 2 quả tên lửa đối không tầm ngắn K-5 (cự ly 2-6km).


http://nghiadx.blogspot.com

Không bao lâu sau khi Su-9 đưa vào hoạt động, OKB Sukhoi tiếp tục giới thiệu thiết kế cải tiến từ Su-9 mang tên Su-11. Cơ bản ngoại hình vẫn tương tự Su-9 nhưng phần mũi của Su-11 kéo dài ra để chứa radar mạnh hơn.


Ngoài ra, thay vì sử dụng K-5, Su-11 được trang bị tên lửa không đối không tầm trung R-98 (tầm bắn 23km, hai biến thể R-98MT dùng đầu dò hồng ngoại hoặc R-98MR dùng đầu dò radar bán chủ động).

Tuy nhiên, Su-11 chỉ được sản xuất với số lượng rất hạn chế (hơn 100 chiếc) và nhanh chóng ngừng hoạt động và đầu những năm 1980.


http://nghiadx.blogspot.com

Thừa nhận tiêm kích đánh chặn Su-9 và Su-11 khó có khả năng đánh chặn tốt máy bay ném bom B-52 của Mỹ. OKB Sukhoi xúc tiến nhanh việc phát triển mẫu tiêm kích đánh chặn mới.


Và năm 1967, OKB Sukhoi chính thức trình làng tiêm kích Su-15, loại máy bay này vẫn sử dụng kiểu cánh tam giác nhưng cửa hút khí được mở ra hai bên thân chừa lại không gian lớn ở mũi máy bay lắp radar mạnh hơn.

Su-15 lắp hai động cơ tuốc bin phản lực Turmansky R-13-300 cho phép đạt tốc độ tối đa 2.230km/h ở trần bay cao, bán kính chiến đấu gần 700km. Su-15 mang được 2 tên lửa đối không tầm trung R-98 hoặc 2-4 tên lửa đối không tầm ngắn R-60.

Ít nhiều Su-15 đã lấy lại được "uy tín" của OKB Sukhoi trong dòng tiêm kích đánh chặn. Hơn 1.000 chiếc được sản xuất phục vụ trong Không quân Xô Viết, tới tận năm 1996 mới ngừng hoạt động (trong ảnh là chiếc Su-15 của Ukraine thời điểm 1995).


http://nghiadx.blogspot.com

Kế thừa cường kích Su-7, năm 1970 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu âm Su-17. Điểm đặc biệt trong thiết kế của Su-17 là sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe" - bước đột phá trong thiết kế cánh máy bay ở giai đoạn những năm 1960-1970.


Su-17 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực AL-21F cho phép đạt tốc độ tối đa 1.860km/h ở trần bay cao hoặc 1.400km/h ở trần bay thấp, bán kính chiến đấu ngắn 600km.

Su-17 mang khối lượng vũ khí lên tới 4 tấn trên 10 giá treo ở thân và cánh. Các loại vũ khí gồm: tên lửa đối không R-60 tự phòng vệ, tên lửa không đối đất Kh-23/25/29/58, bom có điều khiển, bom không điều khiển, bom chùm và rocket.

Gần 3.000 chiếc Su-17 được sản xuất, phục vụ rộng rãi nhiều nước trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com

Tiếp tục sử dụng công nghệ "cánh cụp cánh xòe", năm 1974 OKB Sukhoi giới thiệu cường kích siêu phẩm Su-24.


Su-24 trang bị hai động cơ, cửa hút khí mở ra hai bên thân, khối lượng vũ khí mang trên máy bay lên tới 8 tấn gồm: tên lửa đối không R-60 hoặc R-73, tên lửa không đối đất có điều khiển Kh-23/25/29/59, tên lửa chống radar Kh-31P, bom có điếu khiển, rocket.

Khoảng 1.400 chiếc Su-24 được sản xuất nhưng xuất khẩu tới một vài nước ở Trung Đông và Châu Phi. Ngày nay, chúng vẫn còn hoạt động trong các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ).


http://nghiadx.blogspot.com

Năm 1981, OKB Sukhoi giới thiệu cường kích Su-25 được thiết kế cho các nhiệm vụ hỗ trợ hỏa lực tầm ngắn.


Su-25 trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Tumansky R-195 cho phép đạt tốc độ cận âm 950km/h, bán kính chiến đấu 375km, trần bay 10.000m. Su-25 mang khối lượng vũ khí 4,4 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com

Dường như sự thành công trong giai đoạn phát triển máy bay của Sukhoi có duyên với con số "7", tiếp nối sau Su-7 và Su-17 là chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không Su-27.


Su-27 chính thức đi vào phục vụ năm 1984, là đối thủ trực tiếp với các chiến đấu cơ tiên tiến của Mỹ như F-15, F-16 và F/A-18. Su-27 có tốc độ cao, tầm bay xa, khối lượng vũ khí lớn (8 tấn), cực kỳ cơ động, nhanh nhẹn và linh hoạt.

Ngoài vai trò chiếm ưu thế trên không, Su-27 có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công mặt đất (biến thể đầu chỉ mang vũ khí không điều khiển nhưng biến thể cải tiến sau trang bị vũ khí dẫn đường chính xác cao).

Thời "hậu Xô Viết", Su-27 là nguồn lợi chính của nước Nga nói chung và OKB Sukhoi nói riêng.

>> Tàu khu trục DDG-1000 chính thức được đặt hàng



Dự án tàu khu trục tương lai DDG-1000 chính thức được chấp nhận đặt hàng chiếc thứ 2 và thứ 3 cho Hải quân Mỹ.

Cuối cùng sau nhiều thời gian tranh cãi về giá trị của dự án tàu khu trục tương lai DDG-1000 Zumwalt, Hải quân Mỹ đã chính thức đặt hàng xây dựng tàu khu trục DDG-1000 thứ 2 và thứ 3 vào ngày 15/9.

Các công việc để xây dựng tàu khu trục DDG-1001 Monsoor Michael và DDG-1002 chưa được đặt tên bắt đầu tiến hành tại nhà máy đóng tàu của Hãng General Dynamics.

Hợp đồng trị giá 1,8 tỷ USD, có thể lên đến 2 tỷ USD cho các tùy chọn trang bị, hợp đồng mới không bao gồm các công việc đang được thực hiện bởi các nhà thầu lớn như Raytheon phụ trách xây dựng các hệ thống chiến đấu và thiết bị điện tử.


http://nghiadx.blogspot.com
Dự án DDG-1000 đã được chấp nhận sau nhiều thời gian tranh cải.


Nhà thầu Huntington-Ingalls Industries phụ trách công việc xây dựng cấu trúc thượng tầng bằng vật liệu composite. Hợp đồng mới khuyến khích các nhà thầu đưa ra mức giá cố định cho các trang thiết bị trên tàu.

Thông cáo báo chí của Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ cho biết: “Phương pháp định giá bằng cổ phiếu có nguy cơ phát sinh chi phí so với mục tiêu đề ra của chính phủ và các đối tác công nghiệp. Chính phủ và các đối tác công nghiệp đã thỏa thuận thiết lập một mức trần cho các chi phí liên quan".

Theo đó, nếu chi phí vượt quá mức trần đã được thỏa thuận, các đối tác công nghiệp sẽ chịu những chi phí phát sinh vượt mức trần nói trên.

Trong một báo cáo công bố ngày 26/7/2011, Hải quân Mỹ và General Dynamics đã đạt được các thỏa thuận sơ bộ liên quan, cả 2 bên cho biết công tác đàm phán diễn ra rất khó khăn. Các bên liên quan hy vọng sẽ đạt được hợp đồng đóng mới tàu DDG-1000 vào năm 2010, tuy nhiên một loạt các yếu tố phức tạp đã làm gián đoạn quá trình đàm phán của 2 bên.

Đứng đầu trong các trở ngại là Nunn–McCurdy (Chương trình cắt giảm chi phí phát sinh trong các chương trình mua sắm vũ khí của Mỹ). Theo quyết định của Hải quân Mỹ, chỉ 3 chiếc DDG-1000 sẽ được đóng thay vì 7 chiếc như dự kiến.

Trong năm 2009, Northrop Grumman đã đạt được một thỏa thuận với General Dynamics thay đổi việc đóng mới tàu DDG-1000 đổi lấy việc đóng mới thêm tàu khu trục DDG-51 lớp Arleigh Burke. Tháng 7/2010, Northrop Grumman công bố ý định rút khỏi dự án khi có thêm sự tham gia của Huntington-Ingalls Industries.

Mặc khác, Quốc hội cũng không đồng ý việc mua sắm tàu khu trục DDG-1000 trong dự luật chi tiêu quốc phòng năm 2011. Điều đó đã cản trở việc đặt hàng tàu khu trục DDG-1000 trong năm 2010.

Hiện tại, cả Hải quân và General Dynamics đều tỏ ra hài lòng với hợp đồng mới này. Sean Stackley, trợ lý thư ký của Hải quân Mỹ cho biết: “Hợp đồng thể hiện sự cam kết của hải quân để cân bằng chi phí, hợp tác chặt chẽ với các cơ sở công nghiệp để cải thiện khả năng chi trả cho các chương trình đóng tàu. Đây là một ví dụ tuyệt vời về việc đưa ra chi phí hợp lý mà vẫn đáp ứng được các mục tiêu đề ra cho năng lực tác chiến của tàu”

Ông Jeff Geiger, phụ trách phụ trách nhà máy đóng tàu ở Maine cho biết: “Hợp đồng này cho phép chúng tôi duy trì một cơ sở mạnh mẽ của công việc đóng tàu chất lượng cao tại Maine, tiếp tục thể hiện sự đóng góp của chúng tôi trong việc duy trì hạm đội mạnh mẽ của Hải quân Mỹ”

Tàu khu trục tương lai DDG-1000 Zumwalt đầu tiên đã được hoàn thành 50% công việc, dự kiến sẽ được giao hàng cho Hải quân Mỹ vào năm 2014. Các công việc để xây dựng DDG-1001 và DDG-1002 đang được tiến hành và dự kiến giao hàng vào năm 2015 và 2018.

Dự án tàu khu trục tương lai DDG-1000 thể hiện một lối thiết kế và quan điểm tác chiến hải quân hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ. Tàu khu trục DDG-1000 được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa hiện tại và cả tương lai.

Tàu khu trục DDG-1000 được dự định sẽ thay thế cho tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện có và hình thành nhóm tác chiến tương lai của Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, đã có những tranh cải gay gắt về giá trị sử dụng của con tàu này. Một số ý kiến cho rằng nó quá đắt và không thể chống lại mối đe dọa từ tên lửa chống hạm.

>> Mỹ - Đức cùng phát triển Rim 116 Block 2



Công ty Raytheon (Mỹ) và RAMSYS (Đức) sẽ cùng hợp tác phát triển trong chương trình nâng cấp tên lửa Rim 116 Rolling Airframe (thân quay) Block 2.


Rim 116 Block 2 được nâng cao khả năng chuyển động, động cơ rocket mới và hệ thống lái tự động được cải tiến cho phép tên lửa vượt qua mối nguy hiểm.

“Rim 116 Block 2 sẽ cung cấp khả năng phòng vệ tốt hơn cho các chiến hạm,” ông Rick Nelson – Phó giám đốc chương trình phát triển hệ thống vũ khí hải quân của Raytheon nói.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hải đối không Rim 116.


Rim 116 là tên lửa hải đối không dùng để đối phó với các loại tên lửa hành trình chống hạm, trực thăng, máy bay chiến đấu và tàu cỡ nhỏ trên biển. Rim 116 có tốc độ hành trình siêu âm Mach 2, khả năng phản ứng nhanh.

Chương trình Rim 116 Block 2 bắt đầu thử nghiệm bắn có điều khiển vào cuối năm nay và được mong đợi là sẽ đi vào sản xuất cuối năm 2012.

Trong hơn 35 năm, Raytheon và RAMSYS đã hợp tác cùng phát triển tên lửa đối không Rim 116 Rolling Airframe. Việc phát triển, sản xuất và kinh phí được chia cho hai bên.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang