Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

>> Hoàn thiện tàu pháo hiện đại HQ 273 thứ 2


Công ty đóng tàu Hồng Hà (Tổng cục công nghiệp Quốc phòng) vừa tổ chức chạy thử, bắn đạn thật, kiểm tra mọi thông số kỹ thuật tàu HQ 273.

>> Tàu pháo Việt Nam bắn thử đạn thật
>> Giải mã thiết kế tàu chiến Việt Nam




http://nghiadx.blogspot.com
Tàu pháo HQ 273 sau khi bắn đạn thật về cập bến

Rút kinh nghiệm nhiều mặt trong việc chế tạo những tàu pháo trước đây mà Công ty Hồng Hà đã nghiệm thu, tàu HQ 273 đã hoàn thành kế hoạch trước thời hạn 5 tháng.

Công ty và các đơn vị trực thuộc khác có điều kiện kiểm tra nhiều lần, rút được nhiều kinh nghiệm quý.

http://nghiadx.blogspot.com
Niềm vui của chiến sĩ trẻ hải quân khi được tiếp cận với tàu hiện đại HQ 273


Tàu HQ 273 ra đời một lần nữa khẳng định năng lực làm chủ kỹ thuật cũng như vun đắp sự bền vững thương hiệu của một đơn vị đóng tàu có bề dày truyền thống, đáp ứng nhu cầu, chiến lược bảo vệ và phát triển biển, đảo của Tổ quốc.


>> S-400 có tên lửa tầm 400 km vào năm 2012


Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf sẽ được trang bị một loại tên lửa có tầm bắn 400 km.



http://nghiadx.blogspot.com
S-400 Triumf (raspletin.ru)


Tên lửa tầm bắn 400 km dành cho hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf sẽ được chế tạo ngay trong năm 2012, Tư lệnh Không quân Nga, Thượng tướng Aleksandr Zelin cho biết.

Ngoài ta, ông Zelin cũng cho biết, lô S-400 tiếp theo trong năm nay sẽ được triển khai ở các vùng ven biển và ven biên giới của Nga. Các hệ thống trước đó được trang bị cho các đơn vị đóng tại tỉnh Moskva.

Trước đó, Tư lệnh Hạm đội Baltic, Phó Đô đốc Viktor Chirkov cho biết, Bộ Quốc phòng Nga dự định triển khai S-400 ở tỉnh Kaliningrad vào tháng 4 năm nay.

Hiện nay, quân đội Nga có trong trang bị 2 trung đoàn S-400 và sẽ tiếp nhận trung đoàn th2s ba và thứ tư trong năm 2012.

Đầu tháng 2.2012, Giám đốc Rosoboronoexport Anatoly Isaikin tuyên bố, Nga không dự định xuất khẩu S-400 trước năm 2015. Các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể OKDB như Belarus và Kazakhstan sẽ chỉ nhận được S-400 sau khi quân đội Nga đã được trang bị đầy đủ.

Bộ Quốc phòng Nga cũng vừa ký với Nhà máy chế tạo máy Avangard ở Moskva hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không có điều khiển dành cho S-400.

Hợp đồng có thời hạn 3 năm, do Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và Tổng giám đốc Avangard Gennady Kozhin ký kết trong khuôn khổ đơn đặt hàng nhà nước năm 2012.

Theo hợp đồng Avangard sẽ nhận được tiền trả trước 100% cho các tên lửa nên họ có thể thanh toán cho các chi phí của các nhà thầu phụ.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, Avangard sẽ là nhà cung cấp duy nhất tên lửa cho S-400.

Những loại tên lửa nào sẽ được Avangard cung cấp không được nói rõ. Hiện nay, S-400 đang sử dụng các loại tên lửa 48N6Е, 48N6Е2 và 48N6Е3 của các hệ thống S-300PM-1 và S-300PM-2, cũng như tên lửa cải tiến 48N6DM.

Nga cũng đang nghiên cứu chế tạo tên lửa 9М96Е và 9М96Е2, cũng như tên lửa tầm xa 40N6Е cho S-400.

Giữa tháng 2.2012, tướng Zelin cho biết, vào cuối năm 2012, Không quân Nga sẽ nhận vào trang bị loại tên lửa tầm xa mới dành cho S-400 hiện đang được thử nghiệm nhà nước có tầm bắn hơn 250 km.

Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga A. Serdyukov, đến nay, Nga đã nhận vào trang bị 3 trung đoàn S-400.

http://nghiadx.blogspot.com
Đến năm 2020, Nga sẽ có 56 tiểu đoàn S-400 Triumf (raspletin.ru)


Tính đến đầu năm 2012, Nga có trong trang bị 2 trung đoàn S-400, mỗi trung đoàn có 2 tiểu đoàn, triển khai ở Elektrostal và Dmitrov. Trung đoàn thứ ba được thành lập tại tỉnh Kaliningrad với tiểu đoàn S-400 đầu tiên được nhận vào trang bị Hạm đội Baltic vào tháng 2.2012. Ông Serdyukov không nói rõ, việc thành lập trung đoàn S-400 hoàn thành khi nào.

Giữa tháng 3.2012, có tin, Không quân và Phòng không Nga trong năm 2012 sẽ nhận được 3 tiểu đoàn S-400. Theo Tham mưu trưởng Không quân Nga, Thiếu tướng Viktor Bondarev, 1 tiểu đoàn dự định triển khai ở Nakhodka, 1 tiểu đoàn ở ngoại ô Moskva và 1 tiểu đoàn trang bị cho Bộ tư lệnh Không quân và Phòng không số 1.

S-400 được mua sắm theo chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020 tổng trị giá gần 23.000 tỷ rúp. Theo đó, đến năm 2020, quân đội Nga sẽ thành lập tổng cộng 28 trung đoàn S-400, mỗi trung đoàn có 2 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn biên chế 8 bệ phóng.

Để bảo đảm cung cấp S-400, Nga sẽ xây dựng 3 nhà máy chuyên dụng.

S-400 Triumf (ban đầu có tên S-300PM3; ký hiệu trong quân đội Nga là 40R6, còn Mỹ/NATO gọi là SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung-xa thế hệ mới.

Dùng để tiêu diệt tất cả các loại phương tiện tiến công đường không-vũ trụ hiện có và tương lai như máy bay trinh sát, máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến dịch-chiến thuật, tên lửa đường đạn tầm trung, mục tiêu siêu vượt âm, máy bay gây nhiễu, máy bay chỉ huy/báo động sớm...

Mỗi hệ thống S-400 có thể bắn đồng thời đến 36 mục tiêu và dẫn 72 đến các mục tiêu. S-400 được nhận vào trang bị ngày 28.4.2007.

>> Lực lượng hạt nhân Trung Quốc phát triển chậm


Trung Quốc hiện là nước duy nhất trong số các cường quốc hạt nhân tăng cường đầu đạn hạt nhân, nhưng lực lượng hạt nhân của họ phát triển còn chậm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5 có tầm phóng 12.000 km của Trung Quốc.


Tân Hoa Xã cho hay, các chuyên gia Mỹ đánh giá, tiến trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc chậm hơn nhiều so với dự kiến, “không códấu hiệu nào cho thấy, Trung Quốc đang dốc sức mở rộng mức độ chạy đua với Mỹ, Nga về lực lượng hạt nhân”.

Trước đây một thời gian, những lời đồn về việc Chính phủ Mỹ có kế hoạch cắt giảm quy mô lớn vũ khí hạt nhân đã gây ra phản ứng gay gắt từ các nhân vật phe bảo thủ trong nước, họ chỉ trích Obama “hành sự lỗ mãng”,

có người thậm chí nói, cắt giảm quân sự quy mô lớn mù quáng sẽ làm cho số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ thấp hơn Trung Quốc. Đối với vấn đề này, một số chuyên gia vấn đề hạt nhân quốc tế đã tiến hành phản bác từ góc độ chuyên nghiệp.

Thượng tuần tháng 3, tờ “Công báo nhà khoa học năng lượng nguyên tử” (BAS) lại công bố bản báo cáo đánh giá thường niên “Lực lượng hạt nhân Trung Quốc năm 2011”,

đã tiến hành tóm tắt thông thường về tiến trình hiện đại hóa đối với lực lượng hạt nhân Trung Quốc – bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm.

Báo cáo này cùng với báo cáo “Đánh giá các mối đe dọa thường niên” do Cục Tình báo Quốc phòng (DIA) của Lầu Năm Góc đồng thời xác nhận như vậy, được cho là đã phản ánh hiện trạng lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo DF-31


Các chuyên gia hạt nhân cho rằng, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc thực sự đang được hiện đại hóa, điều này có sự thống nhất với các nước hạt nhân khác, hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. Điều thực sự đáng chú ý là, tiến trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc chậm hơn nhiều so với dự đoán trước đây, “không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy, Trung Quốc đang dốc sức cho mở rộng mức độ chạy đua với Mỹ, Nga về lực lượng hạt nhân”.

Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tốc độ tăng chậm

Bản báo cáo này do Hans Kristensen của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ và Robert Norris, nhà nghiên cứu cao cấp của Công ty Nghiên cứu phát triển Khoa học quốc gia hợp tác xây dựng, lời mở đầu đã viết:

“Đến nay, trong số 5 nước lớn hạt nhân, Trung Quốc là nước duy nhất vẫn tiếp tục tăng số lượng đầu đạn hạt nhân”, đồng thời dẫn báo cáo của Cục Tình báo Quốc phòng cho rằng: “Đến năm 2025, số lượng đầu đạn hạt nhân có thể đe dọa Mỹ của Trung Quốc có thể tăng hơn gấp đôi ban đầu”. Chỉ riêng đoạn này, nội dung chính của báo cáo này hầu như có chút “giật gân”, nhưng tình hình thực tế là, lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt là sự phát triển của tên lửa đạn đạo tầm xa, đã chậm hơn nhiều so với dự kiến trước đây.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A


Ngay từ năm 2001, Cục Tình báo Trung ương Mỹ tuyên bố, đến năm 2015, số lượng đầu đạn hạt nhân dùng cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) “bố trí nhằm vào Mỹ” của Trung Quốc sẽ tăng lên đến 75 – 100 quả, trong đó bao gồm 55 – 80 quả tên lửa DF-31A có tầm phóng tới 12.000 km.

Còn theo phân tích của các cơ quan tình báo Mỹ, lúc đó, Trung Quốc chỉ có 20 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5A mang theo đầu đạn hạt nhân có thể tấn công lãnh thổ Mỹ. Theo báo chí nước ngoài, tên lửa DF-31A bắt đầu được triển khai vào năm 2007, các nhà phân tích tin rằng, trong vài năm nữa, Trung Quốc sẽ triển khai quy mô lớn loại tên lửa kiểu mới này. Nhưng 5 năm qua, BAS cho rằng,
 tên lửa DF-31A được Trung Quốc triển khai đến nay còn chưa đến 30 quả, tên lửa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ (bao gồm tên lửa DF-5A kiểu cũ) phải đến giữa thập niên 20 của thế kỷ này mới tăng lên đến 100 quả, điều này chậm hơn 10 năm so với thời gian dự kiến trước đây của Cục Tình báo Trung ương.

Lực lượng hạt nhân trên biển vẫn không thể chiến đấu thực tế

Còn về lực lượng hạt nhân trên biển của Trung Quốc, DIA chỉ ra, sự phát triển của tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trung Quốc (SLBM) cũng chậm hơn so với dự đoán trước đây.

Báo cáo cho biết, Trung Quốc đang nỗ lực nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa lớp Tấn (Type 094), đã có 2 tàu ngầm hạt nhân loại này được bàn giao sử dụng, có thể còn có 2 chiếc ở trong giai đoạn chế tạo.

JL-2 được coi là phiên bản hải quân của DF-31, các nhà quan sát rất tập trung chú ý đến các động thái của nó.

DIA cho biết, mặc dù Hải quân Trung Quốc đã sở hữu tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, nhưng gặp phải “khó khăn chồng chất” trên phương diện nghiên cứu phát triển JL-2 và hệ thống đồng bộ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phóng ngầm JL-2


“Báo cáo sức mạnh quân sự của Trung Quốc” được Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Quốc hội năm 2006 từng dự đoán, JL-2 sẽ có khả năng tác chiến ban đầu từ năm 2007-2010, nhưng “Báo cáo” năm 2011 lại chuyển giọng cho rằng, tên lửa này khi nào chính thức đi vào hoạt động vẫn còn chưa xác định.

Năm 2011, trên mạng Internet từng phổ biến thông tin về việc Trung Quốc đã tiến hành phóng thử JL-2, nhưng chưa được xác nhận từ chính quyền Trung Quốc.

Hiện nay, DIA phán đoán: JL-2 có thể có khả năng tác chiến ban đầu vào năm 2014, chậm nhiều so với dự đoán trước đây 6 năm.

BAS kết luận: Sau khi chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 (nước ngoài gọi là lớp Hạ) được bàn giao sử dụng 30 năm, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn đầu tiên hạ thủy 10 năm, Trung Quốc vẫn chưa có một lực lượng hạt nhân trên biển có khả năng chiến đấu thực tế.

Trong blog cá nhân, Hans Christensen đánh giá, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Trung Quốc không muốn có lực lượng hạt nhân trên biển, hoàn toàn là do trong nghiên cứu phát triển vũ khí chiến lược cao cấp tàu lớp Tấn như JL-2 có độ khó thực sự quá lớn.

Tên lửa đạn đạo phóng ngầm Bulava của Nga cũng gặp phải những vấn đề tương tự, các phân tích trước đây phổ biến đánh giá tình hình quá lạc quan.

Quy mô tên lửa hành trình cơ bản không thay đổi

Ngược lại, báo cáo của BAS chỉ có một đoạn về nội dung liên quan đến tên lửa hành trình của Trung Quốc. Báo cáo viết, Trung Quốc trang bị một loạt tên lửa hành trình, bao gồm tên lửa hành trình tấn công đối đất Đông Hải-10 (DH-10 hay CJ-10, tức Trường Kiếm-10) có tầm phóng 1.500 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa CJ-10, hay còn gọi là DH-10


Năm 2009, cơ quan tình báo Hải quân Mỹ từng coi DH-10 là “vũ khí thông thường hoặc hạt nhân”, ám chỉ nó có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, nhưng gần đây Lầu Năm Góc gọi nó là loại “vũ khí tấn công chính xác thông thường”.

Theo số liệu từ “Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc” năm 2011, Trung Quốc sở hữu 200-500 quả tên lửa DH-10, con số này tương đương với báo cáo năm 2010, ở mức độ nhất định cho thấy, Trung Quốc có lẽ hoàn toàn chưa tăng cường triển khai quy mô lớn tên lửa hành trình tầm xa như lo ngại của phương Tây.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012

>> Chiến dịch vùng Vịnh và cái giá phải trả của Hải quân Mỹ


Mỹ đã đưa đến vùng Vịnh các trực thăng và tàu quét lôi trang bị tàu tuần tra không người lái Seafox giữa lúc căng thẳng với Iran ngày càng leo thang.

Động thái này sẽ giúp Hải quân Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp chống thủy lôi, sẵn sàng mở rộng các tuyến đường trên khắp eo biển Hormuz, nơi có các tuyến đường thủy quan trọng của Iran.

"Chúng tôi đang đưa bốn tàu quét lôi tới khu vực đó”, Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh hải quân Mỹ nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện trong một buổi điều trần ngân sách Hải quân. "Chúng tôi muốn cải thiện khả năng dò tìm thủy lôi"

Phát biểu với các phóng viên sau phiên điều trần, Greenert từ chối cho biết khi nào tàu và trực thăng sẽ tới khu vực vùng Vịnh. "Đó là một chiến dịch", ông nói.


http://nghiadx.blogspot.com


Nhưng ông lưu ý rằng các tàu quét lôi sẽ làm cho cuộc hành quân từ căn cứ ở San Diego tới Bahrain trở nên chậm hơn.

Hải quân sẽ đưa các tàu quét lôi này đến vùng Vịnh bằng các tàu khu trục hạng nặng với tốc độ lớn nhất chỉ vào khoảng 14 hải lý.

Tàu khu trục hạng nặng khá chậm, đồng nghĩa với khả năng sẽ mất một tuần trước khi tàu có thể tới được Bahrain.

Ông Greenert tỏ ra lưỡng lự khi được hỏi động thái trên có phải nhằm chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch đặc biệt hay không.

"Tôi sẽ không xem nó như là một sự tăng cường lực lượng quân sự," ông nói. "Bạn nên gọi nó là một chiến dịch quân sự."

Ban đầu, Đô đóc Greenert cho biết, thủy thủ của tàu sẽ không được luân chuyển như các tàu khác trong khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
USS Pioneer


Bốn tàu quét lôi đã được đưa vào Hạm đội thứ năm tại Bahrain theo sự sắp xếp trước chiến dịch quân sự. Các tàu còn lại sẽ được sử dụng quanh năm, trong khi các thuỷ thủ sẽ được luân chuyển trong khoảng thời gian 6 tháng từ căn cứ Hải quân ở San Diego.

Các nguồn tin Hải quân cho biết, bốn tàu rời căn cứ ở San Diego và có thể đến Bahrain trong vài tuần tới là Sentry, Devastator, Pioneer và Warrior.

Tại vùng vịnh Ả Rập, chúng sẽ phối hợp thực hiện nhiệm vụ cùng với bốn tàu hiện đang có mặt ở đó là Scout, Gladiator, Ardent và Dextrous. Còn lại ở San Diego sẽ chỉ có hai tàu, Champion và Chief.

http://nghiadx.blogspot.com
USS Scout


Các tàu quét lôi có trọng tải 1.379 tấn, thủy thủ đoàn 84 người, sử dụng hệ thống SLQ-48 để xác định và phá hủy trận địa thuỷ lôi của đối phương.

Tuy nhiên, hệ thống đã lỗi thời trong những năm gần đây. Hải quân đã xây dựng kế hoạch để sử dụng chiến hạm tuần duyên mới (LCS - Littoral Combat Ship).

Tuy nhiên, các hệ thống mới vẫn còn đang phát triển, nên Hải quân đã cố gắng giữ lại SLQ-48S hoạt động trong khả năng có thể.

Do sự giảm sút hiệu quả chiến đấu, cơ quan chỉ huy giám sát khu vực vùng Vịnh Ả Rập đã phải đưa ra một yêu cầu cấp thiết để tăng cường khả năng của các hệ thống chống thủy lôi.

Sự lựa chọn là tàu tuần tra không người lái SeaFox của hãng Atlas Elektronik và Ultra Electronics, hiện cũng đang được sử dụng trên tất cả các tàu quét lôi của Hải quân Hoàng gia Anh .

Hải quân Anh cũng đang duy trì các tàu thả thủy lôi ở một số khu vực thuộc vùng Vịnh, nơi chúng thường xuyên tiến hành hoạt động với các tàu Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng MH-53E Sea Dragon


Hải quân Mỹ sẽ mua 3 tàu Seafox để trang bị cho các tàu quét lôi, và nâng cấp 6 Seafox để sử dụng cùng với các máy bay trực thăng “Rồng biển” MH-53E Sea Dragon.

Theo dự kiến, chúng sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm tới.

Hải quân đã không cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến việc bổ sung các máy bay trực thăng đến Bahrain, kể cả hai phi đội trực thăng quét lôi HM-14 và HM-15 tại căn cứ Hải quân lớn nhất thế giới Norfolk.

Hải quân Mỹ đã xem xét kế hoạch tiếp tục hỗ trợ hệ thống chống thủy lôi hoạt động xung quanh eo biển Bahrain trong phạm vi 400 dặm.

Hải quân đã tân trang lại tàu Ponce - một tàu đổ bộ đã ngừng hoạt động để sử dụng nó như một phương tiện đặc biệt hỗ trợ cho các hệ thống chống thủy lôi.

Kế hoạch của chiến dịch quân sự này đã được đưa ra từ giữa năm 2010. Cựu tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Gary Roughead cho biết từ đầu năm 2011 việc triển khai quân sự tại vùng Vịnh Ả-rập chỉ duy trì trong vòng hai năm, nhưng hiện tại cho thấy Hải quân Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

"Chúng tôi có thể duy trì nó đến hết năm nay và các năm tiếp theo," ông nói với các phóng viên. "Nhưng có một cái giá phải trả cho điều đó", ông cảnh báo.

"Điều gì sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai quân sự tại vùng Vịnh? Chính là chi phí bảo trì và huấn luyện nếu bạn muốn duy trì nó. Đó là một cuộc tranh luận không có hồi kết ".

>> Trung Quốc : Tiêm kích J-11B không đáng tin?


Nếu các động cơ AL-31F có lực đẩy là 12,5 tấn thì Su-35 được trang bị một động cơ vượt trội với lực đẩy lên đến 14,5 tấn.

Tờ "Washington Post" dường như đã tìm ra những lý do thực sự đằng sau thoả thuận mua bán Trung-Nga máy bay chiến đấu Su-35.


http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích J-11B của Trung Quốc


Gần đây, giới truyền thông đang rất quan tâm đến việc Trung Quốc sẵn sàng chi 4 tỷ USD để mua 48 chiếc Su-35 của Nga. Tuy nhiên, với sự lớn mạnh về quân sự trong những năm qua, người ta đang đặt câu hỏi rằng, tại sao Trung Quốc lại phải bỏ nhiều tiến như thế để mua máy bay Su-35 của Nga?

Trên thực tế, Su-35 được trang bị động cơ được sản xuất bởi Công ty sản xuất động cơ máy bay Saturn, với lực đẩy được nâng cấp lên 16% so với các loại máy bay trước đó của Nga. Toàn bộ hệ thống động cơ đều được kiểm soát bởi hệ thống máy tính SDU-D.

Nếu các động cơ AL-31F có lực đẩy là 12,5 tấn thì Su-35 được trang bị một động cơ vượt trội với lực đẩy lên đến 14,5 tấn.

Tờ "Washington Post" dẫn lời một nguồn tin từ Công ty Saturn cho biết, từ tháng 12/2010 các công nhân của Công ty đã bắt đầu làm tăng ca để sản xuất động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu của Trung Quốc.

Bởi sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu nhưng cho đến bây giời Trung Quốc vẫn chưa thể sản xuất được một động cơ máy bay chiến đấu đáng tin cậy.

Ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích Kỹ thuật và Chiến lược của Nga cho biết, Trung Quốc phải cần ít nhất 10 năm nữa mới có thể hoàn thiện được những chi tiết quan trọng của động cơ phản lực.

http://nghiadx.blogspot.com


Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất 3 loại máy bay chiến đấu thế hệ mới là J-11B, J-10 và FC-1 “Kiêu Long”. Tất cả động cơ trên các máy bay này đều do Nga sản xuất.

Khi Trung Quốc thử nghiệm động cơ do mình sản xuất trên máy bay J-11B thì sau 30 giờ bay máy bay đã gặp trục trặc, trong khi đó động cơ của Nga sản xuất thì có thể bay được hơn 400 giờ.

Hiện nay, thế giới đang rất quan tâm đến máy bay thế hệ thứ năm J-20 đang gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc. Trong dự án nghiên cứu, chế tạo loại máy bay này, Trung Quốc có thể đã nỗ lực tự sản xuất động cơ với lực đẩy cao cho loại máy bay này, nhưng hiện nay vẫn chưa thể thành công.

Theo một nguôn tin tiết lộ, rất có thể động cơ mà J-20 đang sử dụng là do được thuê của Nga. Rất có thể đây là lý do chính khiến Bắc Kinh đang thúc đẩy việc mua máy bay chiến đấy Su-35 của Nga.

>> Hạm đội tàu ngầm hạt nhân Nga trong sự kết hợp “8 + 8"


Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Nga, cho đến nay có tất cả 60 tàu ngầm, và sẽ được tăng cường thêm ba tàu ngầm hạt nhân mới trong năm nay.

Đây là tuyên bố mới nhất của Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Vladimir Vysotsky trong một cuộc phỏng vấn của RIA Novosti.

Theo ông, 3 tàu ngầm chiến lược sẽ được bàn giao trong năm nay là Yuri Dolgoruky, Alexander Nevsky lớp Borey (Project 955) và Severodvinsk - tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm đầu tiên của lớp Yasen (Project 885).

"Nhẽ ra việc đó phải được thực hiện trong năm 2011, nhưng do việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava cho Borey và tên lửa hành trình tầm xa mới cho Yasen mất quá nhiều thời gian cho nên việc bàn giao đã không thể diễn ra đúng kế hoạch" - Đô đốc nói.

Đồng thời, ông nhắc lại rằng vào đầu năm 2012, Hải quân Nga ra quyết định thay thế chương trình tàu ngầm lớp Lada (Project 677) bằng kế hoạch hiện đại hóa các tàu ngầm hiện có.

Theo đó, tàu ngầm diesel - điện lớp Lada dù đã hoàn thành thiết kế từ cuối năm 1990 nhưng sẽ không có chiếc nào được đưa vào phục vụ, bất chấp việc một số tàu cùng loại đang được thử nghiệm trong Hạm đội Baltic.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Akula


Ông Vysotsky cũng cho biết, tàu ngầm phi hạt nhân đầu tiên của Nga được trang bị với động cơ đẩy khí độc lập đầu tiên có thể sẽ bắt đầu thử nghiệm vào năm 2014.

Hiện nay, tất cả các tàu ngầm của Nga đều sử dụng năng lượng hạt nhân hoặc năng lượng diesel-điện.

Tương lai của hạm đội tàu ngầm hạt nhân trong sự kết hợp "8+8"

Việc tiếp nhận tàu ngầm chiến lược thế hệ thứ tư Yury Dolgoruky (lớp Borey, Project 955) trang bị tên lửa đạn đạo Bulava được coi như là sự khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới của lực lượng tàu ngầm Nga.

"Lễ bàn giao chính thức sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm nay tại nhà máy Sevmash ở Severodvinsk," - RIA Novosti dẫn lời chỉ huy hạm đội.

Theo kế hoạch, sẽ có tổng cộng 8 tàu ngầm lớp này được xây dựng (theo một số nguồn thông tin khác là 10 tàu).

Theo Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc Project 955 Borey (Gió phương Bắc) Yuri Dolgoruky đã được đưa vào biên chế của Hạm đội tại Vilyuchinsk thuộc bán đảo Kamchatka.

Cơ sở hạ tầng cho các đội tàu ngầm mới đã được chuẩn bị và kiểm tra bởi Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov vào đầu năm 2011.

Cho đến nay, nhà máy Sevmash đã hoàn thành việc xây dựng các tàu ngầm Borey được phát triển bởi Cục thiết kế kỹ thuật hải quân trung ương Rubin ở các mức độ khác nhau. Yuri Dolgoruky, Alexander Nevsky sẽ được bàn giao trong năm nay, còn George Monomakh vào năm 201.

"Trên thực tế, nhà máy đóng tàu Sevmash mới chỉ đang tiến hành giai đoạn đóng mới phần đầu tiên của chiếc tàu ngầm" - Tổng cục trưởng Tổng Cục thiết kế kỹ thuật hải quân trung ương Rubin và nhà máy Sevmash Andrew Dyachkov cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Dolphin


Vào cuối năm nay, lễ kéo cờ Andrew trên tàu ngầm đa nhiệm Severodvinsk (lớp Yasen, Project 885) sẽ chính thức được tiến hành tại Sevmash.

Sự khác biệt chủ yếu giữa các tàu thuộc Project mới chính là sự đa năng, đa nhiệm. Chúng không chỉ có khả năng tấn công tất cả các tàu chiến của đối phương, mà còn có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra ven biển.

Các tên lửa hành trình tiên tiến là Caliber và Onyx sẽ được đưa vào sử dụng trên các tàu ngầm mới này.

"Năm nay chúng tôi đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm đầu tiên với tên lửa chống hạm Caliber. Trên thực tế, đối tượng các cuộc thử nghiệm không phải là tàu ngầm mà các hệ thống tên lửa (" Caliber và Onyx)," – Dyachkov nói.

Theo ông, việc thử nghiệm sẽ kéo dài đến cuối năm nay. "Tàu ngầm sẽ ra biển gần như cả năm để tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa, thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí," – Dyachkov cho biết.

Đến năm 2020, sẽ có 8 tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen, Project 885 được xây dựng.

Theo Trung tâm mua bán vũ khí, cả thế giới có khoảng 450 lớp tàu ngầm khác nhau, 60 trong đó là của Nga.

"Trong số 60 tàu ngầm có khoảng 10 tàu ngầm năng lượng hạt nhân chiến lược, hơn 30 tàu ngầm hạt nhân đa năng, diesel và tàu ngầm cho các mục đích đặc biệt," - một đại diện cao cấp của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga cho biết.

Theo ông, các tàu ngầm hiện đang phục vụ trong hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương là Project 667 BDRM và Project 667 BDR (định danh NATO là Delta IV và Delta-III) sẽ được chuyển giao cho lực lượng hạt nhân chiến lược.

"Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới Project 941 Akula (NATO gọi là Typhoon) sẽ vẫn được giữ lại trong biên chế," - Đô đốc nói.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Borey


Ông nhắc lại rằng mới đây tàu ngầm Dmitry Donskoy (thuộc lớp Project 941 Akula) đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo Buluva.

Trước đó, công ty đóng tàu Sevmash đã đề xuất sử dụng tàu ngầm Dmitry Donskoy thuộc dự án Typhoon làm công cụ để thử nghiệm vũ khí của các tàu ngầm khác.

Chỉ riêng việc để 3 tàu ngầm của dự án Typhoon không chìm hay phát nổ cũng ngốn khoảng 300 triệu rúp/năm.

Phần lớn tiền sẽ được chi cho Dmitry Donskoy, vì nó là chiếc duy nhất trong dự án Typhoon còn di chuyển được.

Kết quả là, tàu Dmitry Donskoy được thay đổi hệ thống phóng để thử nghiệm tên lửa Bulava, còn lại chiếc Arkhangelsk (Chúa tể của các thiên thần) và Severstal (Thép phương Bắc) sẽ được đưa đi thanh lý.

Các tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm Project 949A (Antaeus, NATO gọi là Oscar-2), 971 (Shchuka-B, NATO gọi là Akula), và các tàu ngầm diesel-điện Project 877 (Paltus, NATO gọi là Kilo hoặc Varshavyanka) cũng đã được giới thiệu với Hải quân Nga.

Tương lai của tàu ngầm với động cơ đẩy khí độc lập

Hiện tại, Hải quân Nga chỉ mới có 1 tàu ngầm lớp Lada duy nhất mang tên Saint Petersburg thuộc biên chế Hạm đội biển Ban Tích đang trong quá trình chạy thử.

Theo lời ông A. Djachkov, trong khi chờ phiên bản nâng cấp xuất hiện, quá trình chạy thử của tàu ngầm Saint Petersburg sẽ tạm thời hoãn lại.

“Rubin đang hoàn tất các thông số kỹ thuật của biến thể nâng cấp dựa trên thông tin thu được trong giai đoạn tàu ngầm Saint Petersburg chạy thử.

Đồ án kỹ thuật của tàu ngầm lớp Lada nâng cấp sẽ hoàn thiện vào năm 2013”, ông A. Djachkov cho biết. Tuy nhiên, kết quả của các cuộc thử nghiệm chưa làm Hải quân hài lòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Lada


Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Vladimir Vysotsky đã thẳng thừng từ chối thông qua các tàu ngầm thuộc dự án này, và nhấn mạnh rằng chúng sẽ được nâng cấp thành một dự án mới với động cơ đẩy khí độc lập.

Các cuộc thử nghiệm đầu tiên của tàu ngầm phi hạt nhân với hệ thống động cơ đẩy khí độc lập cho Hải quân Nga có thể được tiến hành vào năm 2014, Vysotsky cho biết.

Dyachkov khẳng định rằng Rubin đã thành công trong việc tạo ra một hệ thống như vậy. "Chúng tôi đã hoàn tất các bài thử nghiệm. Chúng tôi đã kiểm nghiệm và xác nhận các tính năng kỹ thuật khi sản xuất trực tiếp hydro trên tàu. Đề án này cho phép lưu trữ hydro trên tàu, giống như các tàu của Đức" – Dyachkov cho biết.

Khi này, các tàu ngầm sẽ sử dụng nhiên liệu diesel tiêu chuẩn mà không cần các dịch vụ phức tạp trên bờ.

Tàu ngầm hạt nhân và các nhiệm vụ “đặc biệt”

Số lượng và mục đích sử dụng các tàu ngầm là những bí mật quân sự. Cách đây 3 năm, Hải quân Nga vừa tiếp nhận một tàu ngầm diesel mới B-90 Sarov Project 20120.

Có giả thuyết cho rằng, bức màn bí mật xung quanh tàu ngầm diesel B-90 Sarov có thể liên quan đến các kế hoạch sử dụng tàu như là bệ thử nghiệm vạn năng để thử nghiệm các phản ứng hạt nhân mới.

Ngoài ra, Tàu ngầm hạt nhân Belgorod thuộc lớp Antei (project 949A) sẽ được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn RIA Novosti, Đô đốc Vladimir Vysotsky - Tư lệnh Hải quân Nga tiết lộ, “tàu ngầm nguyên tử Belgorod sẽ được hoàn thiện với tư cách như là một dự án đặc biệt, bởi nó sẽ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt”.

Belgorod được kỳ vọng sẽ thay thế vai trò đặc biệt của tàu ngầm nguyên tử Kursk nổi tiếng đã mất. Kursk là chiếc sau cùng trong thuộc project 949A Antei của Nga, được khởi đóng năm 1992, nhưng trong những năm 1990 công việc bị đình trệ.

Sau sự kiện tàu Kursk gặp nạn tháng 8/2000, công việc đóng tàu ngầm nguyên tử Belgorod lại được khôi phục.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kursk


Chọn lựa khó khăn của Hạm đội Baltic

Trong số bốn hạm đội của Nga, hiện chỉ có hạm đội Biển Bắc và hạm đội Thái Bình Dương được biên chế các tàu ngầm hạt nhận và sẽ tiếp tục được bổ sung thêm cá tàu ngầm mới.

Tất cả các tàu ngầm hạt nhân mới sẽ được đưa vào biên chế trong 2 hạm đội này. Hạm đội Thái Bình Dương sẽ nhận được tàu ngầm lớp Borey đầu tiên.

Hiện nay trong biên chế của Hạm đội các tàu ngầm chiến lược thuộc Project 667 BDR đã trở nên lỗi thời. Tàu ngầm Delfin (Project 667 BDRM), hiện đại hơn, đang phục vụ trong Hạm đội Biển Bắc.

Hạm đội Biển Đen, theo tuyên bố của Đô đốc Alexander Fedotenkova, vào năm 2017 sẽ nhận được 6 tàu ngầm Project 636 (Dự án cải tiến 877), đã được khỏi đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg.

Các tàu ngầm này sẽ là nền tảng của lữ đoàn tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đen. Hiện trong biên chế của hạm đội này chủ yếu là các tàu Alrosa (Project 877).

Hạm đội Baltic đang gặp những khó khăn nhất định với các cuộc thử nghiệm của tàu ngầm St Petersburg. Hiện tại Hạm đội đang có 2 sự lựa chọn - hoặc là tiếp nhận các tàu ngầm Project 636, hoặc là chờ đợi một vài năm tới khi mà các tàu ngầm Project 677 Lada hoàn thành với hệ thống động cơ đẩy khí độc lập.

Một số tàu ngầm hạt nhân chiến lược chủ yếu của Nga

Trong số 8 tàu ngầm được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân chiến lược hàng đầu thế giới, Nga có tới 3 đại diện.

Akula 941 (NATO gọi là Typhoon)

Tốc độ (trên mặt nước) 12 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 25 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 500 m

Chế độ bơi tự động 180 ngày đêm

Ê kíp 160 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 28.500 tấn

Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 49.800 tấn

Chiều dài 172,8 m

Chiều rộng 23,3 m

Mướn nước trung bình 11,2 m

2 lò phản ứng hạt nhân ОК-650ВВ (OK-650VV) công suất 190 MW

2 tua-bin công suất 45.000 – 50.000 mã lực

Chân vịt 7 cánh quạt đường kính 5,55 m

2 động cơ Diesel АСДГ (ASDG) công suất 800 kW

Vũ khí

6 ngư lôi 533 mm

22 ngư lôi 53-65К (53-65K) , СЭТ-65 (SET-65), САЭТ-60М (SAET-60M), УСЭТ-80 (USET-80) hoặc tên lửa gắn thủy lôi Водопад (Vodopad)

20 tên lửa đạn đạo Р-39 (R-39)

8 tên lửa Igla

Borey 955

Tốc độ (trên mặt nước) 15 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 29 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 480 m

Chế độ bơi tự động 90 ngày đêm

Ê kíp 107 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 14.720 tấn

Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 24.000 tấn

Chiều dài 160 m

Chiều rộng 13,5 m

Mướn nước trung bình 10 m

1 lò phản ứng hạt nhân ОК-650В (OK-650V) công suất 190 MW

Vũ khí:

6 ngư lôi TA 533 mm

16 tổ hợp tên lửa đối hạm Д-30 (D-30), tên lửa đạn đạo Р-30 Булава (R-30 Bulava)

Dolphin 667BDRM (NATO gọi là Delta-IV)

Tốc độ (trên mặt nước) 14 hải lý

Tốc độ (dưới nước) 24 hải lý

Độ sâu hoạt động 400 m

Lặn sâu tối đa 650 m

Chế độ bơi tự động 90 ngày đêm

Ê kíp 140 người

Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 11.740 tấn Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 18.200 tấn

Chiều dài 167,4 m

Chiều rộng 11,7 m

Mướn nước trung bình 8,8 m



2 lò phản ứng hạt nhân ВМ-4СГ (VM-4SG) công suất 180 MW

2 tua-bin công suất 60.000 mã lực

2 tua-bin phát điện ТГ-300 (TG-300) công suất 3 MW

2 động cơ Diesel công suất 460 kW

Động cơ diesel dự trữ công suất 325 mã lực

Vũ khí

4 ngư lôi 533 mm

16 tên lửa đạn đạo Р-29РМ.

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012

>> Tàu ngầm Anh làm Mỹ "choáng"


Các quan chức Nhà trắng đã thực sự "choáng" trước khả năng khủng khiếp mà tàu ngầm Anh thể hiện trong một cuộc chiến mô phỏng.

Hải quân Mỹ đã thực sự cảm thấy "choáng váng" khi chứng kiến hiệu suất hoạt động của tàu ngầm HMS Astute S119 của Hải quân Anh trong suốt quá trình thử nghiệm trên biển Đại Tây Dương trong thời gian gần đây, sỹ quan chỉ huy của con tàu, ông Ian Breckenridge cho biết.

Ông Breckenridge 45 tuổi, người đã dẫn dắt tàu ngầm HMS Astute qua thời gian hơn 4 tháng thử nghiệm ở bờ biển ngoài khơi phía Đông nước Mỹ cho biết, tàu ngầm này đã chứng minh được "khả năng khủng khiếp" của nó.

"Chúng tôi đã được chứng kiến khả năng của con tàu, nó tốt hơn so với bất kỳ tàu ngầm nào khác mà tôi từng được biết", ông Breckenridge, người mà trước đó từng phục vụ trên hai tàu ngầm khác của Hải quân Anh là HMS Superb và HMS Tireless nói.

Trong suốt thời gian thử nghiệm trên biển, tàu ngầm HMS Astute đã tham gia một cuộc chiến mô phỏng với tàu ngầm USS New Mexico, thuộc tàu ngầm tấn công tối tân lớp Virginia của Hải quân Mỹ.

Tàu ngầm Astute đã di chuyển quãng đường biển dài 16.400 dặm và thực hiện các bài lặn ở vùng nước sâu, tham gia bắn các tên lửa Tomahawk và ngư lôi Spearfish.

Trước màn thể hiện này, Astute từng gặp một loạt trục trặc như bị mắc cạn ngay trong lần ra khơi thử nghiệm đầu tiên ở gần đảo Skye, phía Tây Scotland , khi trở về căn cứ nó đã bị hư hỏng do một tàu kéo va phải. Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ của tàu ngầm cũng gặp phải một sự cố trong tháng 2/2011.


http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tàu ngầm nguyên tử HMS Astute S119 của Hải quân Anh.


"Astute vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và nó là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của lớp tàu Astute, con tàu luôn gây cho chúng tôi nhiều vấn đề, nhưng chúng tôi đang bắt đầu lạc quan hơn về những vấn đề đó, tôi hứa là như vậy", Chỉ huy Breckenridge nói.

"Chúng tôi đã bắn 4 tên lửa Tomahak, nhắm vào mục tiêu là một khu vực nhỏ thuộc căn cứ không quân Eglin của Mỹ để kiểm tra độ chính xác, và đã bắn 6 quả ngư lôi Spearfish, đây là một loạt bắn đầu tiên của một tàu ngầm Anh trong 15 năm qua", viên chỉ huy tàu ngầm nói.

"Sonar trên tàu ngầm của chúng tôi là một "tuyệt tác" và tôi chưa bao giờ trải qua một cảm giác tuyệt vời như khi "khóa" được mục tiêu của chúng tôi là tàu ngầm USS New Mexico. Người Mỹ đã hoàn toàn "sửng sốt", họ choáng váng với những gì đang xảy ra", ông Breckenridge kể lại.

Tàu ngầm lớp Astute thứ hai, tàu HMS Ambush đã được hạ thủy trong năm 2011 và đang được chuẩn bị thử nghiệm trên biển vào cuối năm 2012. Hải quân Anh lên kế hoạch sẽ nhận tới 7 tàu ngầm lớp Astute.

HMS Astute cùng với HMS Ambush là hai tàu ngầm nguyên tử hạt nhân thế hệ mới nhất của Hải quân Anh. Họ còn gọi các tàu ngầm lớp này là "siêu tàu ngầm" bởi mức giá chi phí đóng tàu cao "ngất ngưởng" 1 tỷ USD/một tàu, cũng như mức độ công nghệ tiên tiến và khả năng tấn công hủy diệt khủng khiếp của nó.

Tàu HMS Astute được tuyên bố là tàu ngầm đầu tiên trên thế giới có khả năng tàng hình. Tàu mang được 38 ngư lôi hạng nặng 533 mm Spearfish với 6 ống phóng, các tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk Block IV, và tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon.

Tàu được trang bị sonar tầm phát hiện "siêu xa" tới 3.000 dặm (khoảng 4.800 km). Có lẽ chính khả năng tàng hình và sonar cực nhạy của nó đã làm cho tàu ngầm tối tân USS New Mexico của Hải quân Mỹ bị "khóa".

>> Lịch sử không quân VN trên báo nước ngoài


Không quân Nhân dân Việt Nam là một bộ phận của Quân chủng PKKQ, trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời tổ quốc Việt Nam.

Tạp chí Airforce Monthly đã có bài viết về sự hình thành và phát triển của Không quân Nhân dân Việt Nam, chủ yếu tập trung vào trang bị chiến đấu cơ qua các thời kỳ.

Ra đời và phát triển

Hình thành

Ngày 3/3/1955, Bộ Quốc phòng ký quyết định số 15/QDA thành lập Ban nghiên cứu sân bay do đồng chí Đặng Tính phụ trách, nằm dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng.

Để chuẩn bị đội ngũ xây dựng lực lượng, Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng bắt đầu lựa chọn, gửi học sinh ra nước ngoài đào tạo chuẩn bị sự thành lập của Không quân Nhân dân Việt Nam.

Tháng 3/1956, đợt đầu gồm 110 người đi ra nước ngoài. Trong đó, một nhóm gồm 50 người do đồng chí Phạm Dưng phụ trách cử đi học lái tiêm kích MiG-17.

Nhóm còn lại (60 người) chia làm hai: một nhóm do đồng chí Phạm Đình Cương phụ trách đi học lái máy bay vận tải Ilyushhin Il-14 và Li-2 ở Liên Xô; nhóm còn lại do đồng chí Đào Đình Luyện chỉ huy học lái máy bay ném bom hạng nhẹ Tu-2 ở Học viện Không quân số 2 (Trường Xuân, Trung Quốc).

Sau này, đồng chí Phạm Dưng được giao nhiệm vụ phụ trách nhóm huấn luyện máy bay Li-2 và trực thăng Mi-4, đoàn tiêm kích MiG-17 giao lại cho đồng chí Đào Đình Luyện.



http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích MiG-17 là chiến đấu cơ đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam.


Ngoài chương trình đào tạo phi công, đội ngũ kỹ thuật, bảo dưỡng, dẫn đường bắt đầu tham gia khóa huấn luyện do nước bạn tổ chức.

Ngày 21/3/1958, Bộ Quốc phòng ký quyết định số 047/ND thành lập Bộ tư lệnh Không quân. Ngày 24/1/1959 thành lập Cục Không quân dựa trên Ban nghiên cứu sân bay và cục hàng không dân dụng do đồng chí Đặng Tính làm cục trưởng.

Ngày 1/5/1959, Trung đoàn Không quân vận tải đầu tiên 919 chính thức thành lập tại sân bay Gia Lâm. Trang bị chủ yếu của đoàn bay lúc đó gồm: vận tải cơ Li-2, Il-14, An-2.

Ngày 22/10/1963, Cục Không quân sát nhập Bộ tư lệnh Phòng không thành Quân chủng Phòng không – Không quân. Lực lượng khi đó của không quân gồm: trung đoàn vận tải 919 và đoàn bay huấn luyện 910.

Đơn vị máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân là trung đoàn tiêm kích 921 (Sao Đỏ) được thành lập ngày 30/5/1963. Đơn vị được trang bị 33 máy bay tiêm kích MiG-17 và 3 máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-15UTI. Lúc này, đội ngũ và phi công đơn vị vẫn đang huấn luyện ở Mông Tự, Trung Quốc.

Thời kỳ mở rộng

Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, ngày 6/8/1964, phi công và máy bay của 921 di chuyển về nước chuẩn bị cho cuộc chiến tranh gay go ác liệt phía trước.

Giai đoạn đầu, Không quân Việt Nam chủ yếu sử dụng tiêm kích MiG-17 đánh chặn lạc hậu hơn nhiều so với máy bay Mỹ. Phải tới cuối năm 1965 Liên Xô bắt đầu viện trợ tiêm kích mạnh hơn MiG-21F-13 cho Việt Nam. Những năm tiếp theo, Việt Nam còn nhận thêm các biến thể MiG-21PF/PFM/MF.

Cùng với việc trang bị thêm máy bay, các đơn vị chiến đấu được mở rộng. Ngày 4/8/1965, Trung đoàn không quân tiêm kích 923 (đoàn Yên Thế) thành lập được trang bị máy bay MiG-17.

Ngày 24/3/1967, Quân chủng Phòng không – Không quân quyết định thành lập sư đoàn 371 với đội hình ba trung đoàn: tiêm kích 921/923 và vận tải 919.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích đánh chặn MiG-21PFM trong những năm tháng kháng chiến chống Đế quốc Mỹ.


Năm 1966, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam một số tiêm kích J-6 nhưng mãi tới năm 1969, số máy bay này mới về tới Việt Nam. Với số J-6 này, Việt Nam thành lập trung đoàn tiêm kích 925.

Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972), Không quân Nhân dân Việt Nam dù chỉ được trang bị hai loại tiêm kích chủ lực MiG-17, MiG-21 những đã giành hàng trăm chiến thắng trong trận đánh không đối không với Không quân, Hải quân Mỹ trang bị nhiều chủng loại máy bay hiện đại.

Đặc biệt, Không quân Nhân dân Việt Nam lập nên kỳ tích được cả thế giới ngưỡng mộ, thán phục khi ba lần hạ “đo ván” siêu pháo đài bay B52 – niềm tự hào Không quân Mỹ thời điểm đó.

Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu được không ít khí tài, trang bị của quân VNCH trong tình trạng tốt, có thể sử dụng được ngay.

Riêng số máy bay thu giữ được lên tới hàng trăm chiếc gồm: tiêm kích F-5, cường kích A-37, vận tải cơ C-130/C-119/C-47, trực thăng UH-1/CH-47, trinh sát cơ...

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích hạng nhẹ F-5E của sư đoàn 372.


Với các “chiến lợi phẩm” này, trong năm 1975 Bộ tư lệnh Quân chủng quyết định thành lập trung đoàn máy bay chiến đấu 935, 937 và trung đoàn trực thăng 917, 918 sử dụng máy bay thu giữ của VNCH. Cũng trong năm này, hai sư đoàn không quân mới 372/370 cùng lúc được thành lập.

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng, hai sư đoàn 372/370 trang bị kiểu máy bay thu được của VNCH đã tham gia hỗ trợ tích cực hỏa lực mặt đất, tiêu diệt hàng nghìn tên Khơ Me đỏ cùng phương tiện cơ giới.

Hiện đại hóa và tiến thẳng lên hiện đại

Cuối những năm 1980, do thiếu phụ tùng linh kiện thay thế, các chiến đấu cơ, vận tải cơ, trực thăng thu được từ VNCH lần lượt ngừng hoạt động. Ngoài ra, Không quân Nhân dân Việt Nam đứng trước một thực tế, vũ khí trang bị do Liên Xô viện trợ (tiêm kích MiG-21, cường kích Su-22) đã lỗi thời, lạc hậu.

Trước tình hình đó, dù ngân sách quốc phòng hạn hẹp nhưng Việt Nam cố gắng nỗ lực từng bước thực hiện hiện đại hóa một phần vũ khí trang bị cho không quân, tăng cường sức chiến đấu bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Giai đoạn năm 1994-1995, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 12 chiến đấu cơ Sukhoi Su-27. Trong đó, gồm 7 chiếc biến thể chiến đấu Su-27SK và 5 biến thể huấn luyện chiến đấu Su-27UBK. Tuy nhiên, phía Nga trong chuyến bay vận chuyển 2 Su-27UBK bị tai nạn, nên họ đã đền lại 2 chiếc chiến đấu cơ Su-27PU (biến thể đời đầu Su-30).

Tiếp đến, năm 2004, Việt Nam ký hợp đồng mua 4 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V từ Nga. Đây là loại chiến đấu cơ hiện đại, có khả năng thực hiệm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không, trên mặt đất, trên biển. Vào thời điểm đó, Su-30MK2V là loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam.


Năm 2009, Việt Nam thỏa thuận với Nga mua 8 Su-30MK2V. Đầu năm 2010, Việt Nam ký tiếp hợp đồng mua 12 Su-30MK2V. Dự kiến, quá trình chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2011-2012.

Bên cạnh việc mua sắm chiến đấu cơ thế hệ mới, trong điều kiện ngân sách chưa đủ khả năng để thay thế một cách nhanh chóng, toàn bộ máy bay thế hệ cũ. Việt Nam đã hợp tác với Ấn Độ hiện đại hóa tiêm kích đánh chặn MiG-21bis lên tiêu chuẩn Bison – gói nâng cấp cuối cùng đối với dòng tiêm kích huyền thoại này.

Đối với cường kích cánh cụp – cánh xòe Su-22. Những năm 1980, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số biến thể Su-22M, đưa vào biên chế trung đoàn 923 (đóng tại sân bay Sao Vàng, Thanh Hóa).

Đầu những năm 1990, Việt Nam mua thêm các biến thể Su-22M3/UM3/M4 từ một số nước ở khu vực Đông Âu. Đặc biệt, Su-22M4 là biến thể được nâng cấp mạnh, trang bị nhiều khí tài điện tử thế hệ mới. Nó có khả năng mang tên lửa – bom có điều khiển.

Huấn luyện phi công

Trở thành người phi công Không quân Nhân dân Việt Nam là ước mơ của hàng triệu thanh niên Việt Nam. Nhưng con đường đi không hề dễ, mỗi năm có khoảng 3.000 thí sinh đăng ký dự tuyển phi công lái máy bay quân sự. Tất cả phải trải qua vòng kiểm tra ngặt nghèo gồm:

- Vòng 1: khám về ngoại hình, chiều cao, cân nặng...

- Vòng 2: kiểm tra 12 bộ dây thần kinh, các loại chuyên khoa nội, ngoại, chụp, chiếu, soi…thí sinh phải ngồi ghế quay kiểm tra chức năng tiền đình. Tiếp đó, thí sinh ngồi buồng khí áp trong môi trường thiếu oxy giống như trên độ cao 300-500m.

Thông thường, chỉ khoảng 1/20 số thí sinh đăng ký vượt qua được yêu cầu trên để dự thi vào trường sĩ quan không quân. Sau đó, chỉ còn 1/3 vượt qua vòng thi chính thức thành học viên trường sĩ quan.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện chiến đấu L-39. Ảnh: Bùi Tuấn Khiêm


Đây mới chỉ là bước đi đầu tiên con đường đầy thử thách, trong trường học viên học 2 năm đầu lý thuyết, chính trị, rèn luyện thể lực đặc biệt. 3 năm còn lại, học viên bắt đầu tập bay từ đơn giản tới phức tạp.

Ban đầu, học viên bay huấn luyện cơ bản tại trung đoàn 920 (đoàn Cam Ranh), trang bị 18 máy bay cánh quạt Yak-52 và 10 chiếc Aerostar S A lak-52 (theo một số nguồn tin thì Việt Nam được Romania tặng năm 2009).

Nếu hoàn thành tốt khóa học này, học viên sẽ chuyển sang bay huấn luyện nâng cao tại trung đoàn 910 trang bị các máy bay phản lực Aero L-39. Vượt qua hai giai đoạn huấn luyện này, học viên sẽ tốt nghiệp và chuyển tới đơn vị chiến đấu, vận tải phù hợp. Tại đó, phi công trẻ phải trải qua huấn luyện để bay trên các máy bay khác.

>> Giải mã ngân sách quốc phòng Trung Quốc


Mới đây, Trung Quốc đã công bố ngân sách quốc phòng năm 2012 là 106,4 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2011. Dư luận tỏ ra quan ngại khi lần đầu tiên, ngân sách quốc phòng Trung Quốc vượt ngưỡng 100 tỷ USD.

Trung Quốc sử dụng khoản ngân sách khổng lồ này như thế nào, chuyên gia Richard A.Bitzinger đến từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam - Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore đã có bài viết đánh giá vấn đề này.


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Richard A.Bitzinger.
Kỳ 1: Gia tăng sức mạnh cứng

Bằng việc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng hàng năm ở mức 2 con số, đồng thời dành phần lớn cho hoạt động nghiên cứu - phát triển (R&D) và mua sắm trang thiết bị, rõ ràng Trung Quốc đang tìm cách có

được sức mạnh cứng (quân sự) tương xứng với sức mạnh mềm về văn hóa, ngoại giao và kinh tế. Lần đầu tiên, ngân sách quốc phòng Trung Quốc vượt ngưỡng 100 tỷ USD. Đó là chưa kể những khoản chi tiêu khác có thể có, “ngốn” hàng tỷ USD mỗi năm. Trên thế giới, ngoài Mỹ và Trung Quốc, không một quốc gia nào có ngân sách quốc phòng đạt đến ngưỡng 3 con số theo đơn vị tính bằng tỷ USD.

Tăng trung bình 13%/năm

Năm 2007, Trung Quốc vượt qua Nhật để trở thành nước chi cho ngân sách quốc phòng nhất tại châu Á. Năm 2008, Trung Quốc lại tiếp tục “vượt mặt” Anh. Theo số liệu mới công bố của Viện Nghiên cứu Hòa bình thế giới (IPRI) có trụ sở tại Stockholm (Thụy Điển), ngân sách quốc phòng năm 2012 của Trung Quốc gấp 2 lần tổng ngân sách quốc phòng của 3 nước: Vương quốc Anh, Pháp và Nga. Trong khi đó, con số này gấp hơn 3 lần tổng ngân sách quốc phòng của tất cả các nước Đông Nam Á, và gấp gần 3 lần so với Ấn Độ - một đối thủ đang nổi lên của Trung Quốc tại châu Á.

Trung Quốc cũng là nước lớn duy nhất trên thế giới vẫn tăng chi tiêu dành cho quốc phòng ở mức 2 con số gần như là hàng năm (có tính đến mức lạm phát) kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Trong 15 năm qua, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng trung bình 13%/năm. Như vậy, tính từ năm 1997 đến nay, chi tiêu quốc phòng của nước này đã tăng… 500%.

Vấn đề đặt ra là, số tiền đó đi đâu? Rõ ràng, trong suốt 15 năm qua, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã được chi rất thoáng. Tuy nhiên, những khoản ngân sách tăng thêm rồi sẽ đổ vào đâu? Đó là điều mà nhiều người quan tâm. Giới chức Trung Quốc nhấn mạnh rằng, số tiền vượt trội trong ngân sách được dùng để giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng cuộc sống của quân nhân, chẳng hạn như nâng lương, phụ cấp, xây mới doanh trại…

“Bánh” ngân sách được chia thế nào?

Tuy nhiên, lý giải này cũng chưa thỏa đáng. Hơn một thế kỉ qua, Sách trắng Quốc phòng Trung Quốc luôn khẳng định rằng: khoảng 1/3 ngân sách được chi cho binh lính, 1/3 cho các hoạt động quân sự, và 1/3 còn lại được dung vào hoạt động R&D, mua sắm vũ khí trang thiết bị. Tỷ lệ phân bổ ngân sách này được giữ vững từ những năm 1990. Điều này đồng nghĩa với việc, bất kì một sự gia tăng nào về ngân sách quốc phòng cũng sẽ phải tuân thủ theo tỷ lệ chia như trên.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20 bay thử nghiệm.


Có thể dễ dàng nhận thấy Trung Quốc tập trung ưu tiên vào hoạt động R&D và mua bán trang thiết bị quân sự. Ví dụ như năm 2007, Trung Quốc đã dành khoảng 25,6 tỷ nhân dân tệ (tương đương với gần 3 tỷ USD theo tỷ giá lúc bấy giờ). Trong khi đó, hầu hết các nước phương Tây chỉ dành khoảng 20% tổng ngân sách quốc phòng cho trang thiết bị quân sự. Nếu tỉ lệ 1/3 được giữ nguyên, thì số tiền mà PLA chi cho hoạt động R&D và mua sắm vũ khí trong năm 2012 vào khoảng 35 tỷ USD.

Ngân sách mà Trung Quốc dành để đầu tư vào trang thiết bị quân sự đã tăng hơn 10 lần trong 15 năm qua. Mức tăng này là 6 lần trong thời kỳ lạm phát. Mức tăng này đã cho phép quân đội Trung Quốc hiện đại hóa các trang thiết bị quân sự và vũ khí hiện có (như máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 J-10, máy bay Su-27, các loại tàu chiến, tàu khu trục, một vài loại tàu ngầm và tàu ngầm hạt nhân).

Dấy lên mối lo ngại

Có thể ngân sách dành cho các hoạt động R&D trong năm 2012 sẽ tăng đột biến. Giả sử Trung Quốc cũng dành khoảng 5% tổng ngân sách quốc phòng cho hoạt động này, tương tự như hầu hết các nước lớn ở Tây Âu, thì số tiền đã lên đến khoảng 6 tỷ USD, hoặc thậm chí là hơn. Số tiền này sẽ được dùng để phát triển các hệ thống vũ khí mới và nghiên cứu các công nghệ mới.

Thực tế cho thấy, hiện Trung Quốc đang được hưởng lợi từ chính sách đầu tư mạnh và đúng hướng vào công tác nghiên cứu và phát triển các loại vũ khí và công nghệ mới. Đó là các dự án chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ 5 J-20, tên lửa đạn đạo chống hạm, tàu hai thân lớp Houbei…

Ngoài nỗ lực củng cố sức mạnh quốc phòng để khẳng định vị thế cường quốc, hiển nhiên là Trung Quốc cũng có ý định tranh thủ điều này để thúc đẩy những lợi ích quốc gia. Đó là những vấn đề ở Biển Đông; bảo vệ những tuyến đường biển có vị trí chiến lược cung cấp năng lượng và trao đổi mậu dịch; gia tăng áp lực đối với Đài Loan để hòn đảo này không dám tuyên bố độc lập và cuối cùng là chấp nhận thống nhất với Trung Quốc Đại lục; ngăn chặn sự hiện diện về quân sự ngày càng gia tăng của Mỹ tại khu vực châu Á- Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc liên tục tăng chi tiêu quốc phòng với số tiền lớn trong hơn 15 năm qua là nguyên nhân làm dấy lên mối lo ngại rằng nước này sẽ sử dụng sức mạnh quân sự để đạt được cái mà họ gọi là “những mục tiêu quốc gia”.

Việc một cường quốc đang trỗi dậy như Trung Quốc phát triển các khả năng nhằm bảo vệ những lợi ích ngày càng được mở rộng là điều dễ thấy. Nói cách khác, một môi trường an ninh ôn hòa có thể giúp Trung Quốc đạt được mục tiêu phát triển hòa bình. Tuy nhiên, việc gia tăng nhanh chóng những khả năng quân sự có thể làm phức tạp thêm môi trường an ninh của Trung Quốc. (theo the-diplomat.com)

Thứ Hai, 19 tháng 3, 2012

>> Không quân Trung Quốc - Pakistan gộp lại cũng khó địch nổi Ấn Độ


Trong cuộc đối đầu với Ấn Độ có thể xảy ra, Không quân Trung Quốc có nhiều hạn chế về thế hệ máy bay, khoảng cách địa lý và yếu tố địa hình...

Ngày 7/3, tờ “Bình luận Quốc phòng Ấn Độ” có bài viết cho rằng, mặc dù số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc đã tăng lên khoảng 1687 chiếc, nhưng những máy bay chiến đấu này phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba, hơn nữa những máy bay chiến đấu này cơ bản không có kinh nghiệm chiến đấu thực tế, trừ việc tham gia cuộc diễn tập chung giữa Trung Quốc-Thổ Nhĩ Kỳ.

Điều quan trọng hơn là, về phương diện tác chiến đối với Ấn Độ, do biên giới Trung-Ấn cách các căn cứ bên trong nội địa tương đối xa, cộng với lượng tải đạn hiệu quả của máy bay chiến đấu rất có hạn khi hoạt động tại các sân bay ở Tây Tạng, khu vực có độ cao lớn so với mặt nước biển, cho nên khả năng tấn công thực tế của chúng có hạn.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-7 của Trung Quốc.


Bài viết cho rằng, trong thời gian chưa đến 20 năm, sức mạnh của Không quân Trung Quốc đã có sự phát triển nhanh chóng, vượt xa so với trình độ thập niên 1980.

Hơn nữa, khác với dự đoán của phương Tây, Trung Quốc sử dụng khéo léo các ảnh hưởng từ kinh tế và ngoại giao của họ, cải cách Không quân Trung Quốc thành một lực lượng không quân hiện đại.

Trung Quốc không chỉ chú trọng đến máy bay chiến đấu, mà còn nghiên cứu phát triển, chế tạo và nỗ lực sao chép thiết kế của nhiều loại vũ khí và tên lửa phóng từ máy bay, thiết kế của máy bay vận tải, máy bay trực thăng và máy bay không người lái/máy bay chiến đấu không người lái… mua từ Nga và các nước khác.

Trung Quốc có nguồn vốn đầy đủ, có thể giành được bất cứ vũ khí nào mà họ muốn có từ Nga. Tuy nhiên, những nỗ lực của Trung Quốc nhằm chế tạo động cơ phản lực AL-31F (cho máy bay chiến đấu Su-30) tại nước mình vẫn chưa thành công.

Song, phần lớn các nhà quan sát Trung Quốc đều tin rằng, công việc này có thể sẽ giành được thành công trong vài năm nữa. Khi đó, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những nước tiên tiến có thể chế tạo động cơ phản lực hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải Y-8 của Trung Quốc.


Theo bài báo, ngoài ra, Trung Quốc đã cải tạo thành công máy bay vận tải An-12 (Y-8) thành một loại máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AEW&C), đã lắp thêm động cơ mạnh hơn, cánh quạt mới và thiết bị điện tử hàng không hiện đại. Trung Quốc cũng đã tự sản xuất một loại máy bay trực thăng vũ trang – WZ-10.

Ngoài ra, Trung Quốc sở hữu khoảng 100 máy bay ném bom H-6, máy bay này đã cải tạo trên nền tảng máy bay ném bom Tu-6 kiểu cũ thập niên 1950, được lắp động cơ D-30KP mạnh hơn do Nga chế tạo. Hiện nay, H-6 được dùng để tiến hành tiếp dầu trên không, trinh sát điện tử và phóng tên lửa hành trình chống hạm trong tình hình có mối đe dọa.

Trung Quốc cũng đã bay thử máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20, đồng thời tin là có thể trang bị máy bay chiến đấu này trong vòng 10 năm tới.

Sức chiến đấu của Không quân Trung Quốc bị hạn chế do độ cao so với mặt biển và khoảng cách

Báo cáo “Cân bằng sức mạnh quân sự 2011” mới nhất của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Anh (IISS) cho biết, số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Trung Quốc từ 1653 chiếc năm 2010 tăng lên khoảng 1687 chiếc.

Hiện nay, công nghiệp hàng không Trung Quốc có khả năng mỗi năm sản xuất 40-50 máy bay chiến đấu hiện đại. Hơn nữa, Trung Quốc cũng đã giảm nhiều sự phụ thuộc vào sự hỗ trợ công nghệ của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom H-6H của Trung Quốc.


Nhưng, Không quân Trung Quốc hầu như không có kinh nghiệm tác chiến, hơn nữa ngoài việc cử vài chiếc máy bay tham gia cuộc diễn tập không quân với Thổ Nhĩ Kỳ năm 2011, Không quân Trung Quốc chưa từng tổ chức tập trận với không quân các nước khác.

Nếu coi chủng loại và kiểu cỡ (liên quan đến vũ khí, đặc biệt là tên lửa hành trình, máy bay không người lái, máy bay chiến đấu không người lái) và hệ thống trong không gian (như hệ thống định vị toàn cầu/hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GLONASS, vệ tinh do thám) là một biểu tượng, thì tình hình cho thấy, Không quân Trung Quốc tuyệt đối không thua kém không quân các nước khác trên phương diện yếu lĩnh thông hiểu cách sử dụng lực lượng không quân hiện đại.

Tuy nhiên, 1687 máy bay chiến đấu này phần lớn là máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai và thứ ba. Ngoài khoảng 144 máy bay J-10, 243 máy bay Su-27/30 và 72 máy bay JH-7A, còn lại đều là máy bay chiến đấu J-7, J-8 thế hệ cũ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu JH-7A của Trung Quốc.

Ngoài ra, liên đội hàng không của Hải quân Trung Quốc sở hữu khoảng 311 máy bay chiến đấu, trong đó bao gồm 24 máy bay chiến đấu Su-30 Flanker và 84 máy bay ném bom chiến đấu JH-7, còn lại là máy bay phiên bản thay đổi của J-7 và J-8.

Có khoảng 15 máy bay chiến đấu J-15 (phiên bản Trung Quốc của máy bay chiến đấu Su-33) sẽ được triển khai cho tàu sân bay Varyag của Hải quân Trung Quốc.

Mặc dù Không quân và Hải quân Trung Quốc có số lượng máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba tương đối lớn, thậm chí máy bay chiến đấu tiên tiến có số lượng nhiều hơn một chút, nhưng những máy bay chiến đấu này có được dùng để thực hiện nhiệm vụ truyền thống hay không vẫn còn chưa biết.

Xét thấy quan điểm “không đánh mà khuất phục được người khác” của “Binh pháp Tôn Tử” có sức ảnh hưởng rất lớn, vị thế chủ đạo của Lục quân Trung Quốc và kinh nghiệm tác chiến tương đối có hạn của Không quân Trung Quốc, việc dựa dẫm của tầng lớp lãnh đạo Trung Quốc vào lực lượng tên lửa của nước này có thể sẽ cao hơn mức bình thường.

Những vũ khí có số lượng rất nhiều này có thể sẽ được dùng cho giai đoạn bắt đầu của cuộc xung đột biên giới, qua đó truyền đi quyết định chính trị của Trung Quốc và duy trì tiêu hao mức độ thấp.

http://nghiadx.blogspot.com
J-10 Trung Quốc.


Do yếu tố địa hình, cách các sân bay ở Tứ Xuyên và Vân Nam rất xa (khoảng cách từ nam Tây Tạng đến Thành Đô – Tứ Xuyên và Côn Minh – Vân Nam là 1.600 – 1.800 km), hơn nữa do tác động của độ cao so với mặt nước biển của các sân bay ở Tây Tạng, cho nên các hoạt động tác chiến của máy bay chiến đấu cất cánh từ sân bay Tây Tạng bị hạn chế. Điều này có thể sẽ buộc Trung Quốc phụ thuộc vào tên lửa thông thường.

Ngoài ra, khi máy bay Trung Quốc ngắm chuẩn các mục tiêu trong biên giới của Ấn Độ, việc thông qua không phận của Myanmar và Bangladesh cũng có vấn đề.

Nhìn vào khoảng cách thẳng tắp, thành phố Mandalay của Myanmar cách Calcutta 805 km, cách Tawang 821 km, cách Chennai 1.913 km. Hơn nữa, căn cứ ở đảo Great Coco của Myanmar chỉ có một đường băng dài 1.300 m, ở đây cách cảng Blair của Ấn Độ chỉ 284 km.

Khả năng vận tải và tiếp nhiên liệu của Không quân Trung Quốc có hạn

Bài viết cho rằng, điều này phải chăng có nghĩa là Không quân Ấn Độ không thể chống lại được đối thủ được xem là mạnh này, bảo vệ không phận của Ấn Độ? Câu trả lời là phủ định. Như đã nói ở trên, do biên giới Trung-Ấn cách các căn cứ trong nội địa tương đối xa, cộng thêm lượng tải đạn của máy bay chiến đấu bị hạn chế nghiêm trọng ở các sân bay ở Tây Tạng - khu vực có độ cao so với mặt nước biển lớn, vì vậy khả năng tấn công thực tế có hạn.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc.

Không quân Trung Quốc có vài chiếc máy bay vận tải IL-76 và 10 chiếc máy bay tiếp dầu Tu-160 được tân trang. Nhưng, hiệu suất, tình hình huấn luyện và khả năng sử dụng của những máy bay này vẫn không được chắc chắn lắm.

Nếu Hải quân Trung Quốc và Ấn Độ xảy ra xung đột, Không quân Ấn Độ có thể sẽ nhận lệnh tham chiến. Xét tới hành trình của máy bay, Không quân Ấn Độ sẽ buộc phải điều động biên đội máy bay chiến đấu Su-30 có sự hỗ trợ của máy bay tiếp dầu trên không (FRA).

Theo bài báo, biên đội máy bay tiếp dầu của Không quân Trung Quốc có quy mô không đủ, huấn luyện cũng thiếu, không thể bù đắp cho những hạn chế khi hoạt động ở các sân bay có độ cao so với mặt nước biển lớn. Ngoài ra, các sân bay ở Tây Tạng rất dễ trở thành mục tiêu của Không quân Ấn Độ, vì vậy rất dễ bị tấn công.

Hiện nay, Không quân Ấn Độ có lượng máy bay chiến đấu khổng lồ và lượng nhỏ tên lửa thông thường lớp Prithvi. Biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKI ở miền đông Ấn Độ đang từng bước cải tiến, cộng với máy bay Mirage 2000 và MiG-20, Ấn Độ có thể chống lại sự tấn công của bất cứ lực lượng nào của Không quân Trung Quốc đóng tại Ladakh và miền nam Tây Tạng.

Một khi biên đội máy bay chiến đấu Su-30MKI có đầy đủ sức mạnh, cộng với 126 máy bay chiến đấu đa dụng hạng trung và 40 máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas được Không quân Ấn Độ nhập khẩu trong tương lai, tình hình của Ấn Độ chắc chắn sẽ được cải thiện. Đến năm 2020, Không quân Ấn Độ sẽ còn có triển vọng có được máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm do Ấn-Nga hợp tác nghiên cứu chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20


Bài báo viết, trước đây, Ấn Độ không hy vọng lắm vào việc triển khai lực lượng không quân mang tính tấn công. Ví dụ, trong thời gian chiến tranh Trung-Ấn năm 1962, do sợ chiến sự leo thang, Ấn Độ không sử dụng lực lượng tác chiến của Không quân, cuối cùng đã bị thất bại.

Sau 37 năm, trong cuộc xung đột Kargil năm 1999, việc sử dụng Không quân Ấn Độ lạc hậu, hơn nữa do lo ngại chiến sự leo thang, hành động của Ấn Độ đã bị hạn chế. Vì vậy, lãnh đạo quân đội và chính trị Ấn Độ cần thiết phải chuẩn bị tốt cho việc thể hiện quyết tâm của Ấn Độ. Không có điều này, bất cứ vũ khí trang bị đắt giá nào đều vô ích.

Bài báo cho rằng, nếu Không quân Pakistan và Không quân Trung Quốc hợp tác phát động tấn công, chiến tuyến phân bổ các nguồn lực của Không quân Ấn Độ chắc chắn sẽ kéo dài. Nhưng, cho dù trong tình hình đó, Không quân Trung Quốc-Pakistan muốn giành được chiến thắng cũng không dễ dàng.

Khả năng Trung Quốc-Pakistan triển khai tấn công đồng bộ và phối hợp là rất nhỏ, nhưng Ấn Độ chắc chắn chuẩn bị tốt cho tình huống này.

Xuất phát từ các nguyên nhân, hiện nay Trung Quốc và Ấn Độ đều không thể triển khai một cuộc chiến tranh thông thường quy mô lớn.

Thứ nhất, mặc dù đối mặt với tình hình ngày càng tự tin của Pakistan, Ấn Độ cũng luôn tránh sử dụng vũ lực.

Thứ hai, đối với Trung Quốc, do gần đây Mỹ tái khẳng định lợi ích của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cho nên tầm quan trọng chiến lược của Đài Loan và tranh chấp biển Đông phải lớn hơn nhiều.

Thứ ba, Trung Quốc không còn là quốc gia bị cô lập như thời kỳ đầu Chiến tranh Lạnh. Hiện nay, Trung Quốc là một nước lớn kinh tế quan trọng, có lợi ích thương mại ở các khu vực trên thế giới, chắc chắn phải duy trì hình tượng một nước lớn có trách nhiệm.

Thứ tư, việc nhập khẩu năng lượng và xuất khẩu của Trung Quốc phụ thuộc vào tuyến đường vận tải trên biển (đặc biệt là tuyến đường ở eo biển Malacca), đã làm hạn chế sự lựa chọn chiến lược của bản thân Trung Quốc.

Tuy nhiên, hiện nay hoàn toàn không thể loại trừ khả năng xảy ra xung đột nhỏ cục bộ ở biên giới Trung-Ấn do sự hiểu ngầm về tình hình như “Tuyến kiểm soát thực tế”.

Vì vậy, Ấn Độ cần lập tức đưa ra phản ứng quân sự/ngoại giao thận trọng, hạn chế thời gian và quy mô của cuộc xung đột nhỏ này. Đồng thời, Không quân Ấn Độ còn phải toàn lực tăng cường khả năng tự thân, đáp trả có hiệu quả và nhanh chóng đối với các đợt tấn công của Không quân Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đất đối đất chiến thuật Prithvi của Ấn Độ.


Tương lai có thể nổ ra xung đột mang tính khu vực

Bài báo cho rằng, tháng 8/2009, Tham mưu trưởng Hải quân Ấn Độ, Thượng tướng Sureesh Mehta nói rằng, Ấn Độ không tiến hành “đối kháng sức mạnh” với Trung Quốc, đề nghị Ấn Độ áp dụng phương án giải quyết có hàm lượng công nghệ hơn để ứng phó với các mối đe dọa, không nên chống lại nước đang trỗi dậy Trung Quốc.

Tháng 7/2011, Tham mưu trưởng Không quân Ấn Độ, Trung tướng PV Naik cho rằng, quy mô của Không quân Trung Quốc gấp 3 lần Không quân Ấn Độ.

Những quan điểm này có sự khác biệt rất lớn so với quan điểm của các quan chức quân sự Ấn Độ trong thời gian 1960-1691. Đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc đều đã khác trước rất nhiều. Tuy Trung Quốc có thái độ cứng rắn, nhưng sử dụng vũ lực thực tế lại là một chuyện khác. Hơn nữa, cho dù hành động phòng thủ, sẵn sàng chiến đấu của Ấn Độ có chậm chạp thì cũng không còn bị động nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu Mirage 2000-5 do Pháp sản xuất. Ấn Độ sở hữu loại máy bay này.


Bài báo viết, hiện nay, Không quân Ấn Độ đang chế tạo radar có thể mang theo hạng nhẹ, cải thiện hạ tầng cơ sở sân bay, trang bị máy bay chiến đấu mới/máy bay không người lái/máy bay chiến đấu không người lái, hơn nữa hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không mang theo trên máy bay và máy bay tiếp dầu trên không đã tăng cường rất lớn sức mạnh trên không.

Điều không may là, tất cả những vũ khí trang bị này đều mua từ nước ngoài. Công nghiệp quốc phòng chiến lược của Trung Quốc đã giành được tiến bộ kinh ngạc, nhanh chóng bước vào hàng ngũ những nước sản xuất và xuất khẩu vũ khí chính. Tuy kinh tế Ấn Độ cũng đang tăng lên, nhưng khoảng cách sức mạnh với Trung Quốc vẫn luôn nới rộng.

Cuối cùng, mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ là láng giềng, điều may mắn là, Quân đội hai nước hiện vừa không xảy ra xung đột, vừa không triển khai cạnh tranh. Yếu tố địa lý vẫn sẽ phát huy vai trò quan trọng, hơn nữa có thể sẽ tạo ra xung đột trong tương lai, nhưng có thể chỉ là mang tính khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ Tejas (LCA) do Ấn Độ tự sản xuất, do Cục Phát triển Hàng không Ấn Độ (Aeronautical Development Agency) phụ trách nghiên cứu phát triển. Tejas bay thử có tốc độ Ma1. 1, bay ở độ cao 11.000 m.

>> "Huyệt chí tử" của quân đội Mỹ?


Trung Quốc chỉ cần hơn 20 tên lửa chống vệ tinh là có thể tấn công vệ tinh của Mỹ, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng về vũ khí chống vệ tinh.
Tân Hoa xã đưa tin, tờ “The Washington Examiner” Mỹ ngày 8/3 có bài viết cho rằng, đồng thời với việc Chính phủ Obama coi nhẹ phát triển không gian, Trung Quốc lại đang nhanh chóng phát triển khả năng vũ trụ của mình. Tại sao Trung Quốc lại gấp rút phát triển không gian – “cao điểm cuối cùng” như vậy?

Bởi vì, họ thực sự hiểu rằng, Mỹ là một quốc gia trên thế giới phụ thuộc lớn nhất vào các thiết bị không gian như vệ tinh, phát triển công nghệ không gian sẽ có thể tạo ra mối đe dọa cho Mỹ.

Trong khi đó, đây là điều mà Tổng thống Obama, đa số nghị sĩ Quốc hội và đa số báo chí chính thống của Mỹ không ý thức được.

Vì vậy, một khi có chính phủ nước nào đó đã chiếm đóng “cao điểm cuối cùng” mà Mỹ rút đi, đồng thời quyết định tiến hành tấn công đối với các thiết bị chiến lược không gian của Mỹ, thì Mỹ có thể nhanh chóng mất đi phần lớn, thậm chí toàn bộ khả năng thông tin.

Các hoạt động như truyền đạt mệnh lệnh quân sự, do thám đối phương hoặc giao dịch tài chính cũng có thể bị tê liệt. Đây không phải là những cảnh trong tiểu thuyết viễn tưởng khoa học, mà là việc hoàn toàn có khả năng xảy ra.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng về vũ khí laser bắn trúng vệ tinh không gian.


Trong buổi điều trần của Ủy ban Quân sự Hạ viện, Cục trưởng Cục Tình báo Bộ Quốc phòng Ronald L. Burgess cố gắng gây sự chú ý của mọi người đối với vấn đề này.

Nhưng, điều đáng tiếc là chỉ có phóng viên lâu năm quan tâm đến vấn đề an ninh quốc gia là Bill Gertz đưa tin sâu về vấn đề này; đa số báo giới tập trung chú ý vào đưa tin về buổi lễ trao giải Oscar.

Bài viết cho rằng, Burgess đã giới thiệu chi tiết về chương trình không gian của Trung Quốc, chương trình chống vệ tinh và tình hình phát triển khả năng tác chiến mạng.

Ông cho biết: “Một số chương trình không gian của Trung Quốc bề ngoài nhìn thì là chương trình dân dụng, nhưng thực tế là để tăng cường khả năng chống vệ tinh cho Trung Quốc; đồng thời cũng có thể tăng cường khả năng quân sự thông thường của Trung Quốc”.

Burgess chỉ ra, ngoài chương trình không gian mang theo con người và hoạt động thăm dò không gian, Trung Quốc cũng đã phát triển rất nhiều vệ tinh dùng cho tiến hành các hoạt động như thông tin, dẫn đường, thăm dò tài nguyên, dự báo khí tượng và tình báo, trinh sát.

Bài viết cho rằng, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công tên lửa chống vệ tinh trực tiếp lên cao, đồng thời còn phát triển vũ khí gây nhiễu điện tử và vũ khí năng lượng chùm tia; những nghiên cứu phát triển này rõ ràng là tiến hành đối với các thiết bị không gian.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc phóng vệ tinh đo vẽ bản đồ tài nguyên.


Ngoài ra, chương trình không gian mang theo con người và chương trình thám hiểm Mặt Trăng của Trung Quốc đã nâng cao rất lớn khả năng bám theo và nhận biết vệ tinh cho Trung Quốc, hơn nữa, công nghệ thăm dò và theo dõi những mảnh vỡ không gian do Trung Quốc phát triển cũng có thể thúc đẩy sự phát triển khả năng bám theo và nhận biết vệ tinh.

Theo bài viết, Trung Quốc chỉ cần có hơn 20 tên lửa chống vệ tinh là có thể thông qua tấn công vệ tinh của Mỹ để gây thiệt hại nghiêm trọng cho các hoạt động quân sự của Mỹ. Vì vậy, Tổng thống Obama và Nhà Trắng đã coi trọng đối với vấn đề này.

Tuy nhiên, chính sách không gian của Obama làm cho tác giả cảm thấy không hiểu được; bởi vì Chính phủ Mỹ hoàn toàn không gây sức ép với Trung Quốc, do đó giúp cho Trung Quốc có thể phát triển thuận lợi công nghệ không gian mà không gặp phải thách thức.

Cuối cùng, bài viết đã bày tỏ sự lo ngại rất lớn đối với sự phát triển không gian của Trung Quốc. Tuy Burgess nhận thức được điểm này và dồn hết sức mình để nhắc nhở tầng lớp cấp cao của Chính phủ Mỹ cảnh giác sự phát triển trong lĩnh vực không gian của Trung Quốc.

Nhưng, điều không may là, không có quan chức nào quan tâm đến vấn đề này; còn các nhà lãnh đạo Trung Quốc lại rất coi trọng đối với vấn đề này.

Khi đa số quốc gia đang bận rộn với sự phát triển hiện tại, Trung Quốc lại tiếp tục làm quy hoạch lâu dài. Các nhà lãnh đạo của họ đã dần dần ý thức được rằng, an ninh quốc gia, an ninh kinh tế và khả năng kiểm soát không gian của họ có liên quan chặt chẽ với nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí chùm tia năng lượng tương lai.

Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2012

>> Quốc phòng Indonesia mạnh nhất khu vực ?


Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng đầy tham vọng.


http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tăng Leopard 2A6


Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội và phát triển nền công nghiệp quốc phòng đầy tham vọng và theo các nhà phân tích quân sự, nó có thể thay đổi sự cân bằng chiến lược khu vực.

Sau nhiều năm thiếu vốn, Bộ Quốc phòng Indonesia đã bắt đầu mua sắm trang thiết bị quân sự và liên doanh với các công ty nước ngoài để sản xuất vũ khí, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng, tướng Hartind Asrin cho biết.

"Bây giờ chúng tôi có tiền để mua thêm vũ khí" Asrin nói. “Năng lực quân sự của chúng tôi đủ sức để có thể thực hiện được các mục tiêu này, và chúng tôi đã bỏ xa các nước khác trong khu vực."

Trong hơn 30 năm cai trị của Tổng thống Suharto (1967 đến 1998), quân đội Indonesia đã từng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền. Sau khi Suharto từ chức vào năm 1998, Indonesia đã tiến hành cải cách quân sự, nhưng những nỗ lực để hiện đại hóa lại bị ràng buộc bởi nguồn ngân sách quân sự hạn hẹp do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997-1998.

Hiện tại tăng trưởng kinh tế của Indonesia hơn 6% mỗi năm. Trong giai đoạn 2011-2014, Chính phủ có kế hoạch chi 156 nghìn tỷ rupiah (17 tỉ đôla) cho việc mua các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự như máy bay chiến đấu, tàu ngầm và xe tăng. Năm nay, Bộ quốc phòng sẽ được cấp 74 tỷ rupiah cho việc này.

"Chiến lược lớn của chúng tôi đi kèm với việc mua các thiết bị quân sự để chuyển giao công nghệ và hợp tác sản xuất," Asrin nói.

Trong những năm gần đây, Indonesia đã ký kết nhiều hợp đồng mua vũ khí với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, Đức, Hàn…để phục vụ sự nghiệp hiện đại hóa Quân đội nước này.

http://nghiadx.blogspot.com
Siêu tăng Leopard 2A6


Mua 100 tăng chủ lực Leopard 2A6

Đầu năm nay, Indonesia đã xem xét khả năng mua xe tăng chủ lực Leopard 2A6 từ biên chế của quân đội Hà Lan, Jane’s Defence Weekly dẫn lời đại diện Cục Mua sắm, Bộ Quốc phòng Indonesia cho hay.

Hợp đồng có thể này dự định mua đến 100 xe tăng chủ lực mà quân đội Hà Lan loại bỏ vào tháng 5.2011 theo kế hoạch cắt giảm trang bị được chính phủ Hà Lan thông qua tháng 4.2011.

Trước đó, Indonesia đã xem xét mua lại tăng Leopard 2 của quân đội Đức hoặc mua xe tăng mới của hãng Krauss-Maffei Wegmann. Indonesia coi mua tăng chủ lực là một trong những ưu tiên chính hiện đại hóa quân đội nước này.

Mua thêm 6 máy bay Su-30MK2 của Nga

Đầu tháng 01 năm 2012, hãng Rosoboronexport Nga và Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký một hợp đồng trị giá 470 triệu đôla về việc mua 6 máy bay chiến đấu Su-30MK2.

Đây được cho là hợp đồng lớn nhất trong lịch sử hợp tác quân sự-kỹ thuật giữa Nga và Indonesia. Hiện không quân Indonesia có 10 máy bay chiến đấu Su, gồm 5 chiếc Su-27SKM và 5 chiếc Su-30MK2.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích Su-30MK2


Trước đó, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Indonesia Sjafrie Sjamsuddin cho biết rằng thương vụ mua vũ khí này nhằm mục đích tăng cường số lượng máy bay Sukhoi đang hoạt động của Indonesia lên thành một phi đội.

Ký với Mỹ hợp đồng cung cấp 24 tiêm kích F-16

Bộ Quốc phòng Indonesia đã yêu cầu Mỹ phục hồi, nâng cấp và chuyển giao cho Không quân Indonesia 24 máy bay F-16 C/D Block 25 và 28 động cơ F100-PW-200 hoặc động cơ F100-PW-200E.

Việc nâng cấp sẽ bao gồm những thành phần và hệ thống quan trọng của máy bay như: Máy phóng tên lửa LAU-129A/A, radar thu nhận cảnh báo ALR-69, máy vô tuyến ARC-164/186, nâng cấp hệ thống điều khiển bắn, các modun máy tính xử lý, hệ thống quản lý chiến trường điện tử ALQ-213, hệ thống đối phó điện tử ALE-47...

Đây được xem là thương vụ chuyển giao công nghệ quân sự lớn nhất trong lịch sử quan hệ Mỹ-Indonesia.

Mua 16 máy bay huấn luyện Golden Eagle

Tháng 5 năm 2011, Bộ Quốc phòng Indonesia đã ký hợp đồng mua 16 máy bay huấn luyện T-50 Golden Eagle với công ty Korea Aerosapce Industries (KAI) của Hàn Quốc. Tổng trị giá của hợp đồng nêu trên đạt 400 triệu đôla. Dự kiến, việc chuyển giao các máy bay T-50 mới cho phía Indonesia sẽ hoàn thành vào năm 2013.

Trong biên chế không quân Indonesia, T-50 sẽ thay thế cho các đơn vị máy bay huấn luyện BAE Hawk Mk.53 cũ. Ngoài ra, không quân quốc gia Đông Nam Á này còn dự kiến sử dụng T-50 với vai trò chiến đấu cơ hạng nhẹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay huấn luyện Golden Eagle


Hợp đồng mua 3 tàu ngầm diesel của Hàn Quốc trị giá 1,1 tỉ đôla

Công ty đóng tàu Hàn Quốc Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering (DSME) đã nhận hợp đồng đóng mới 3 tàu ngầm diesel-điện mới cho Indonesia từ Bộ Quốc phòng nước này.

Theo hãng thông tấn Yonhap, tổng giá trị của hợp đồng nói trên đạt 1,3 tỉ won (1,1 tỉ đôla) và việc chuyển giao các tàu ngầm mới cho phía Indonesia sẽ được thực hiện từ giữa năm 2018.

Bộ trưởng Công nghiệp Indonesia Mohammad Hidayat cho biết rằng trong tương lai chính phủ sẽ chi 30% ngân sách cho việc mua sắm vũ khí từ các nhà sản xuất trong nước.

"Công nghiệp quốc phòng có thể thu hút hơn 1.000.000 nhân lực," ông nói. "Tôi hy vọng rằng ngành công nghiệp quân sự có thể trở nên mạnh mẽ trong vòng ba năm tới."

"Tôi không nghĩ rằng đây là một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực", nhà phân tích quân sự Salim Said nhận định.

"Trong nhiều năm, quân đội Indonesia dường như đã bị thế giới “lãng quên”, bởi vì chúng tôi không có tiền, và bay giờ chúng tôi đang cố gắng để bắt kịp với xu thế trong khu vực và trên thế giới", ông nói.

“Indonesia cần nguồn thiết bị quân sự từ nhiều nước khác nhau, vì thế mà chúng tôi không muốn “trông cậy” vào một quốc gia nào như đã từng trải qua kinh nghiệm "cay đắng" của lệnh cấm vận của Hoa Kỳ về mua bán vũ khí.", Salim cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
http://nghiadx.blogspot.com
Indonesia đã đưa ra một kế hoạch hiện đại hóa quân đội đầy tham vọng


Năm 1999, cuộc xung đột do các toán dân quân thân Jakarta với sự hỗ trợ của quân đội Indonesia làm 1.400 người chết, và phá hủy gần 80% hạ tầng cơ sở của Đông Timor đã khiến cho những kế hoạch hiện đại hóa quân đội của nước này tan vỡ.

Mỹ và nhiều nước châu Âu đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao, kinh tế, quân sự và áp đặt lệnh cấm vận đối với nước này. Lệnh cấm vận đã làm hạn chế khả năng mua sắm các trang thiết bị quân sự và thiết bị ở thị trường bên ngoài của Indonesia.

Năm 2005, khi Chính phủ Indonesia và lãnh đạo nhóm nổi dậy “Acher tự do” ký thảo hiệp hoà bình, Mỹ đã bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho nước này.

Nhờ vậy, quân đội Indonesia có những bước tiến mạnh mẽ và vững chắc. Nhiều bản hợp đồng quân sự với nước ngoài đã được thực hiện. Indonesia đã tăng cường sức mạnh cho Quân đội nước này thông qua các bản hợp đồng cung cấp các chiến đấu cơ, máy bay trực thăng hạng nặng, chiến hạm, xe tăng… từ các cường quốc trên thế giới.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Indonesia, tướng Hartind Asrin nói rằng Indonesia với tiềm lực quân sự hùng hậu và dân số 240 triệu người sẽ không bao giờ đe dọa các quốc gia khác.

"Chúng tôi là một nước lớn, nhưng chúng tôi sẽ là bạn với tất cả," ông nói. "Láng giềng của chúng tôi sẽ cảm thấy rất hạnh phúc nếu Indonesia mạnh lên vì Indonesia luôn được xem là người lãnh đạo của khu vực Đông Nam Á."
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang