Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

>> Hải quân Trung Quốc sẽ có lực lượng UAV riêng

Trong khi Mỹ đang tìm cách phát triển cả hai phiên bản UAV trang bị cho tàu sân bay thì Hải quân Trung Quốc cũng không hề thua kém.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F/A-XX Mỹ.

Tạp chí “Flight International” Anh cho biết, Mỹ đã chính thức khởi động chương trình máy bay chiến đấu F/A-XX.

Có phương tiện truyền thông nước ngoài phỏng đoán, Hải quân Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay tấn công không người lái phiên bản hải quân.

Quân Mỹ có ý định sử dụng F/A-XX và X-47B tiến hành áp chế đối với lực lượng máy bay không người lái phiên bản hải quân Trung Quốc.

Vừa qua, Hải quân Mỹ đã phát thư trưng cầu ý kiến về máy bay chiến đấu F/A-XX tới rất nhiều doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, yêu cầu các nhà thầu xem xét tổng hợp giá thành và tính năng, đồng thời thử áp dụng công nghệ có tính sáng tạo, phát triển một loại máy bay chiến đấu hoàn toàn mới.

Bức thư này cho biết: Yêu cầu cơ bản của hải quân là loại máy bay chiến đấu mới này trang bị cho tàu sân bay động cơ hạt nhân lớp Ford và lớp Nimitz, còn thiết kế ở các khía cạnh khác có thể “phát huy thoải mái”.

Mặc dù Hải quân Mỹ không giới hạn máy bay chiến đấu F/A-XX là áp dụng thiết kế có người lái hay máy bay không người lái, nhưng được biết, thiết kế theo hướng không có người lái được Lầu Năm Góc chú trọng hơn, bởi vì thân máy bay tương đối nhỏ, thích hợp trang bị cho tàu sân bay.

Được biết, Hải quân Mỹ một mặt đem lại không gian phát huy đầy đủ cho các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng, mặt khác cũng đã đưa ra yêu cầu rất cao đối với tính năng của F/A-XX.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình máy bay F/A-XX của hãng Boeing Mỹ.

Donald Gaddis, quan chức điều hành dự án hàng không chiến thuật, Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không, Hải quân Mỹ cho biết, yêu cầu của Hải quân đối với F/A-XX bao gồm: có hành trình tương đối xa và khả năng cơ động xuất sắc; có thể tiến hành chi viện chiến trường mạnh cho máy bay chiến đấu F-22 và F-35; có thể bảo vệ cho máy bay không người lái; có khả năng tấn công chính xác đối với các mục tiêu trên bộ và trên biển.

Về tổng thể, Hải quân Mỹ yêu cầu loại máy bay chiến đấu đa năng kiểu mới phiên bản hải quân này có thể thay thế máy bay chiến đấu F/A-18E/F Super Hornet và máy bay chiến đấu điện tử EA-18G Growler do hãng Boeing sản xuất. Vì vậy, trong các trường hợp không công khai, quân Mỹ gọi loại máy bay tương lai này là “Growl Hornet”.

Các ông trùm công nghiệp quốc phòng Mỹ đều có ý định tham gia dự án F/A-XX. Nhà máy Phantom Works của Boeing đã đưa ra phương án thiết kế cơ bản cho kiểu máy bay chiến đấu này. Nó được trang bị 2 động cơ, áp dụng thiết kế cánh không đuôi và cánh có thể thay đổi phía sau.

Diện tích cánh máy bay tương đối lớn, có khả năng hành trình dưới tốc độ âm thanh, có thể bay liên tục 50 giờ, bán kính chiến đấu hơn 1.600 km, có tính năng tàng hình tốt hơn F-35 và F-22.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay F/A-XX sẽ thay thế cho Super Hornet.

Nhà máy Skunk của hãng Lockheed Martin cũng đã triển khai công tác nghiên cứu phát triển công nghệ có liên quan.

Cấp cao của công ty này tiết lộ, máy bay chiến đấu F/A-XX do nhà máy Skunk thiết kế là một kiểu máy bay không người lái siêu âm. Nó được trang bị bộ cảm biến tổng hợp tiên tiến và có khả năng tàng hình tốt.

Máy bay tấn công không người lái phiên bản hải quân X-47B của Quân đội Mỹ đã được thử nghiệm, tại sao phải tiếp tục phát triển một kiểu máy bay không người lái phiên bản hải quân?

Tạp chí “Flight International” Anh cho rằng, quân Mỹ đã đưa ra yêu cầu đặc biệt đối với máy bay chiến đấu F/A-XX: có thể hỗ trợ hỏa lực và tấn công chính xác trong “môi trường chống can dự/đối kháng khu vực”.

Tờ báo viết, cái gọi là “môi trường chống can dự/đối kháng khu vực” là chỉ khu vực xung quanh Trung Quốc mà Quân đội Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng. Do đó, có thể thấy, đối tượng trực tiếp nhằm vào của máy bay chiến đấu F/A-XX kiểu mới của quân Mỹ là Quân đội Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay F/A-XX mô phỏng.

X-47B là máy bay tấn công không người lái phiên bản hải quân và không đa năng. Để ứng phó với “lực lượng hải, không quân Trung Quốc ngày càng lớn mạnh”, quân Mỹ cần máy bay phiên bản hải quân đa năng, từ đó phó thách cho F/A-XX tính năng ưu việt hơn.

Tiến hành trinh sát, theo dõi đối với khu vực rộng lớn, thậm chí có thể thực hiện tiếp dầu trên không đối với máy bay chiến đấu khác. Vì vậy, F/A-XX là tài năng đa diện chưa từng xuất hiện trong lực lượng tác chiến của Không quân Mỹ.

“Báo cáo vắn tắt Trung Quốc” (China Brief) của Quỹ Jamestown Mỹ phỏng đoán, Hải quân Trung Quốc cũng đang phát triển máy bay không người lái phiên bản hải quân mang theo vũ khí, có khả năng tấn công.

Báo cáo suy đoán, một số loại máy bay không người lái của Trung Quốc đã có tải trọng và hành trình tương đối khả quan.

Hải quân Trung Quốc có thể xây dựng trước một lực lượng máy bay không người lái phiên bản hải quân có khả năng tác chiến, trước khi hình thành lực lượng máy bay phiên bản hải quân có người lái.

Hay nói cách khác, tàu sân bay Varyag và các tàu sân bay tiếp theo của Hải quân Trung Quốc có thể được phát triển trực tiếp thành “tàu sân bay trang bị máy bay không người lái”.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu không người lái Trung Quốc phóng tên lửa.

Quân đội Trung Quốc không hề lo ngại máy bay phiên bản hải quân có người lái sẽ vô ích. Bởi vì, “tàu sân bay trang bị máy bay không người lái” có thể mang theo hỗn hợp cả máy bay không người lái và máy bay chiến đấu có người lái.

Báo cáo phỏng đoán, ở vùng biển duyên hải của Trung Quốc, quân Mỹ cần đề phòng tên lửa ven bờ và máy bay chiến đấu của Quân đội Trung Quốc.

Nhưng, ở vùng biển cách xa đất liền Trung Quốc, xung đột có thể xảy ra giữa Trung-Mỹ trong tương lai sẽ là một cuộc quyết đấu với vũ khí cốt lõi là máy bay trang bị cho tàu sân bay.

Xét thấy Hải quân Trung Quốc có thể phát triển “tàu sân bay trang bị máy bay không người lái”, quân Mỹ sẽ đẩy nhanh các bước xây dựng lực lượng máy bay không người lái phiên bản hải quân. F/A-XX sẽ cùng với X-47B tăng cường sức mạnh cho lực lượng máy bay không người lái trang bị cho tàu sân bay của Quân đội Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái X-47B của Mỹ.

>> Siêu tên lửa chống tăng CKEM của Mỹ

Tên lửa KEM và CKEM do Mỹ phát triển chính là để đáp ứng yêu cầu xuyên phá mạnh, tốc độ cao và tốc độ bắn nhanh.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa MGM-166A phóng đi từ bệ phóng trên xe HMMWV

Trên chiến trường hiện đại, các xe tăng chủ lực không những trang bị một lớp giáp dày với nhiều tầng bảo vệ khác nhau mà chúng còn có tốc độ rất cao, khả năng cơ động tốt, thậm chí trang bị cả những hệ thống phòng vệ có khả năng bắn hạ đạn chống tăng.

Chính vì thế, những tên lửa chống tăng cá nhân có thể không đạt yêu cầu tiêu diệt những loại xe tăng này ngay trong phát bắn đầu tiên do tốc độ chậm, tầm bắn hạn chế và thời gian phát hiện, ngắm bắn còn nhiều.

Chính vì thế, các cường quốc như Nga, Mỹ đều muốn phát triển tên lửa chống tăng hạng nặng bắn từ các xe chiến đấu diệt tăng chuyên nghiệp.

Cuối những năm 1980, cùng với việc Nga phát triển hệ thống tên lửa 9M123 Khrizantema (được NATO định danh là AT-15 Spinger), Mỹ cũng bắt đầu tiến hành chương trình nghiên cứu tên lửa chống tăng hạng nặng AAWS-H (Advanced Anti-Tank Weapon System - Heavy) với dự án LOSAT (Line-of-sight Anti-Tank) nhằm chế tạo một loại tên lửa chống tăng có điều khiển bay với vận tốc trên siêu âm và tiêu diệt đối phương bằng động năng tên lửa.

Thứ vũ khí này còn được gọi là KEM (Kinetic Energy Missile - Tên lửa động năng).

Được phát triển tại Texas Instrument và LTV, LOSAT bắt đầu được thử nghiệm vào tháng 6/1990, tuy nhiên, đến năm 1992, chương trình lại bị đẩy lùi tiến độ và hạ cấp xuống mục đích trình diễn kỹ thuật.

Năm 1996 Bộ Quốc phòng Mỹ từng có ý định hủy chương trình này, tuy nhiên, tháng 11/1997, dưới tác động của Lục quân Mỹ, chương trình đã được khởi động trở lại. Tới năm 2002, hệ thống tên lửa MGM-166A đã ra đời.

Ở biến thể mới nhất, LOSAT được gắn trên xe chiến đấu đa năng hạng nhẹ HMMWV và cả hệ thống được đặt tên là M1114 (hoặc M1113 hay M1044A1).

Hệ thống này được trang bị bốn tên lửa KEM trong trạng thái sẵn sàng bắn từ trên nóc xe và 8 đạn tên lửa dự phòng đặt trong một xe kéo theo phía sau.

Xạ thủ tên lửa được trang bị một hệ thống ngắm kết hợp giữa thiết bị ngắm hồng ngoại FLIR và TV để có thể tìm và khóa bắn mục tiêu.

Trong điều kiện chiến đấu, hệ thống kiểm soát bắn của MGM-166A có khả năng khóa bắn hai mục tiêu cùng lúc.

Tên lửa KEM có chiều dài 2,85 m và đường kính 16,2 cm và hoạt động bằng nhiên liệu rắn.

Sau khi bắn, tên lửa có khả năng tăng tốc cực nhanh lên tới vận tốc 1.500 m/giây (Mach 4,4) vượt trội so với tên lửa Khrizantema của Nga, chỉ có vận tốc 400 m/giây Mach 1,2. Với tốc độ này, tên lửa có thể chạm mục tiêu ở tầm bắn cực đại (4 km) trong thời gian chưa đến 5 giây.

Dữ liệu mục tiêu sẽ được nạp vào tên lửa trước khi bắn và có thể được cập nhật trong suốt quá trình bay qua hệ thống điều khiển bắn.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một biến thể cũ của MGM-166 phóng từ bệ phóng trên thân xe chiến đấu bộ binh Bradley

Điểm đặc biệt của KEM so với các tên lửa chống tăng khác là nó không được trang bị đầu đạn nổ. Nó tiêu diệt mục tiêu bằng chính động năng của mình (tương tự như loại đạn chống tăng thanh xuyên APFSDS) với khối lượng tên lửa lên đến 80 kg.

Khác với các hệ thống khác, toàn bộ quy trình bắn của MGM-166A gồm nhận mục tiêu, khóa bắn và bắn chỉ diễn ra trong vòng từ 2-3 giây, hầu như không cho phép đối phương có cơ hội phản ứng.

Vận tốc cực cao với việc không dùng đầu nổ giúp KEM đánh dễ dàng đánh bại các hệ thống phòng thủ chủ động hay các loại giáp phản ứng nổ.
Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một hệ thống tên lửa MGM-166A có bốn tên lửa sẵn sàng phóng, chỉ thị mục tiêu qua hệ thống ngắm FLIR/TV và có thể bắt bám cực nhanh hai mục tiêu cùng lúc.

Tháng 8/2002, Lockheed Martin đã nhận hợp đồng đầu tiên sản xuất 108 tên lửa MGM-166A.

Những tên lửa này đã được sử dụng cho đơn vị LOSAT đầu tiên của lục quân Mỹ vào năm 2003 với 12 xe phóng.

Tháng 3/2004, chương trình thử nghiệm hệ thống LOSAT đã thành công và đi vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.

Tuy nhiên, do chương trình phát triển loại tên lửa CKEM hiện đại hơn đang diễn ra, chương trình sản xuất hàng loạt MGM-166A đã bị dừng lại sau khi sản xuất lượt đầu với 435 tên lửa thành phẩ

Chương trình CKEM được Lockheed Martin bắt đầu phát triển từ tháng 4/2010.

Đến tháng 10/2003, chương trình này đã tiến sang giai đoạn trình diễn kỹ thuật và trong tháng 11 sau đó, Lockheed Martin đã thử nghiệm thành công tên lửa lần đầu tiên.

Biến thể tên lửa CKEM được đem ra thử nghiệm chỉ có chiều dài 1,5 mét, khối lượng 45 kg (bằng một nửa của KEM).

Tuy thế, CKEM lại có thể đạt đến vận tốc 2.200 m/giây (Mach 6,5) và đạt tầm bắn từ 400 - 8.000 mét.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các mốc thời gian phát triển tên lửa CKEM cho thấy hiện nay Mỹ đã sẵn sàng trang bị tên lửa này cho quân đội.

Năm 2006, pha trình diễn kỹ thuật của dự án đã kết thúc và cho đến nay, Lockheed Martin đã thử nghiệm thành công tên lửa CKEM trên 20 lần, tiến tới sẵn sàng trang bị loại tên lửa này cho quân đội Mỹ trong tương lai gần.

>> Hai mẫu BMP-1 phù hợp với Việt Nam

Các công ty quốc phòng của châu Âu đã lần lượt giới thiệu 2 mẫu xe chiến đấu bộ binh BMP-1 hiện đại hóa với sức mạnh mới, hiệu quả và có chi phí thấp.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe chiến đấu bộ binh hiện đại MGC-1
>> Biến thể nâng cấp BMP-1M

Triển lãm vũ khí quốc tế IDEB 2012 đang diễn ra ở thành phố Bratislava, Cộng hòa Slovakia.

Trong thời gian 4 ngày từ 2-5/5, tại đây, các công ty quốc phòng châu Âu đã mang đến 2 mẫu xe chiến đấu bộ binh BMP-1 hiện đại hóa với nhiều điểm đáng chú ý.

Được phát triển dựa trên khung gầm xe BMP-1, MGC-1 là sản phẩm ưu việt được 3 công ty quốc phòng của Séc là Excakibur, VOP Trencin và EVPU tác phát triển .

Xe chiến đấu bộ binh MGC-1 được trang bị công nghệ bảo vệ chủ động và thụ động trước các loại mìn và vũ khí khác. Khách hàng có thể lựa chọn hệ thống bảo vệ nào phù hợp các yêu cầu nhiệm vụ cụ thể để chống lại những mối đe dọa trên chiến trường.

http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu xe chiến đấu bộ binh MGC-1 với sự bao bọc của giáp "lồng gà".

Các loại phương tiện chiến đấu hiện nay phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ phương thức tác chiến đối xứng và phi đối xứng. Thực tế chiến trường hiên nay cho thấy, các xe chiến đấu bộ binh rất dễ bị tổn thương bởi các súng chống tăng phản lực như RPG-7 hoặc bom, mìn tự chế (IED).

Nắm được yêu cầu này, MGC-1 được thiết kế với nhiều phần tử và hệ thống mới để tăng cường bảo vệ cho xe và kíp xe.

Tháp pháo 73 mm 2A28 Grom đã được thay thế bằng một tháp pháo điều khiển từ xa TURRA 30 hoàn toàn mới. Xe được lắp giáp phản ứng nổ thế hệ mới.

Tháp pháo TURRA 30 được trang bị 1 súng máy 30 mm, một súng máy đồng trục 7,62 mm cùng với 2 tên lửa chống tăng Konkur và 8 ống phóng lựu đạn khói. Trong đó, với 2 tên lửa chống tăng Konkur có tầm bắn xa 2.500, MGC-1 có thể tiêu diệt 2 xe tăng chỉ với 2 phát bắn.
Hệ thống kiểm soát hỏa lực của xe mới cũng có nhiều đặc điểm hiện đại hóa.

Theo đó, pháo thủ có thể dễ dàng điều khiển tháp pháo và súng máy ở nhiều chế độ như quan sát, bắn, thiết lập các thông số hoạt động và chế độ dự đoán.

Bảng điều khiển hoạt động được kết nối trực tiếp tới hệ thống phát hiện bắn, hệ thống cảnh báo laser và hệ thống phóng lựu đạn khói tự bảo vệ.
http://nghiadx.blogspot.com
Góc nhìn khác của xe MGC-1.

Trong năm 2011, công ty Excakibur của CH Séc từng giới thiệu một mẫu hiện đại hóa xe chiến đấu bộ binh BMP-1 cùng tên gọi là MGC-1, nhưng có tháp pháo hoàn toàn khác với tháp pháo TURRA 30.

Phần thân xe hầu như không có sự khác biệt với mẫu MGC-1 mới được giới thiệu tại triển lãm IDEB 2012.

Trong đó, thân xe được bảo vệ bởi các tấm composite có khả năng chống được đạn xuyên giáp cỡ 14,5 mm.

Ngoài ra giáp lồng xung quanh xe cũng có khả năng cản phá 60% đạn RPG bắn tới, gầm xe cũng được gia cố bằng các lớp giáp xen kẽ nhau nhằm tăng khả năng chống lại các loại mìn sát thương, ghế lái xe được gia cố thêm các lớp chống mảnh văng, giúp xe có thể chống các loại mìn chống tăng chứa tới 8kg thuốc nổ.

Tháp pháo TRT với pháo bắn cực nhanh 25 mm

Cũng tại triển lãm này, SITNO, một công ty của Slovakia đã hợp tác với công ty BAE Systems Land Systems South Africa đã mang đến một mẫu xe BMP-1 với tháp pháo từ xa chiến thuật (Tactical Remote Turret - TRT) để vũ trang cho các lực lượng quân đội trong khu vực.

Quan điểm của Sitno Teams và BAE Systems là thiết kế tháp pháo có trọng lượng nhẹ, đáp ứng yêu cầu sức mạnh hỏa lực trong vai trò phòng vệ và tấn công các phương tiện chiến thuật cơ động cao.

Hơn nữa, sức mạnh hỏa lực và trọng lượng nhẹ sẽ phù hợp hơn khi thực hiện nhiệm vụ một phương tiện lưỡng cư trong nhiệm vụ đổ bộ từ mặt nước lên mặt đất.

Thiết kế của tháp pháo TRT mới thuộc gia đình tháp pháo điều khiển từ xa, được vận hành bởi một pháo thủ để tự bảo vệ cho xe và hỗ trợ hỏa lực mặt đất cho các phương tiện chiến đấu bọc thép hạng nhẹ, các phương tiện chống mìn và các phương tiện chiến đấu bộ binh.

http://nghiadx.blogspot.com
Về cơ bản, mẫu hiện đại hóa BMP-1 được Sitno Teams và BAE Systems giới thiệu tại triển lãm IDEB 2012 tập trung vào thay thế bằng tháp pháo điều khiển từ xa mới, hỏa lực kém hơn không nhiều so với vũ khí trên tháp pháo TURRA 30 của xe MGC-1.

Tuy nhiên, nhà chế tạo TRT có chiến lược riêng, tập chung vào khả năng ứng dụng rộng cho nhiều loại phương tiện bọc thép bởi khả năng hỗ trợ cấu hình vũ khí đa dạng.

Theo nhà sản xuất, kiến trúc tháp pháo đảm bảo hỗ trợ tất cả các cấu hình vũ khí chuyên dụng và có thể lựa chọn theo yêu cầu của khách hàng.

Vì vậy, ngoài súng máy bắn nhanh và súng máy đồng trục, có thể lắp thêm tên lửa chống tăng cho tháp pháo.

http://nghiadx.blogspot.com
TRT được trang bị một súng máy tự động bắn nhanh 25 mm M242 Bushmaster và một súng máy đồng trục 7,62 mm. Cơ cấu điều khiển hệ thống tháp pháo kiểu kết hợp cơ - điện và hệ thống ngắm bắn/quan sát 360 độ, thời gian phản ứng và tấn công cực nhanh.

Có thể nói, với những gói hiện đại hóa xe chiến đấu bọc thép BMP-1 được các công ty trên giới thiệu, đã làm "sống lại" sức mạnh của những chiến xa bọc thép lỗi thời, có kịp thích ứng với chiến tranh hiện đại, tạo ra hiệu quả lớn với chi phí thấp.

Quân đội Nhân dân Việt Nam đang vận hành với số lượng lớn các xe bọc thép BMP-1 do Liên Xô viện trợ. Việc nâng cấp để tăng cường thêm sức mạnh sẽ hiệu quả hơn so với việc mua các trang thiết bị mới đắt tiền.

>> Tìm hiểu máy bay do thám U-2

Thường thì khi một tên gián điệp biết hành tung bại lộ hắn sẽ tìm cách "cao chạy xa bay" và sẽ chẳng bao giờ quay lại nơi đó nếu không được phép. Nhưng máy bay do thám U-2, một loại gián điệp người ta có thể nhìn thấy nhưng không thể nào bắt được.




http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay do thám U-2
Máy bay do thám

Sử dụng máy bay để trinh thám và chụp ảnh gián điệp bắt đầu được sử dụng rộng rãi từ thế chiến thứ hai. Có điều, lúc ấy chưa có máy bay gián điệp chuyên dùng nên tất cả phi công đều sợ đảm nhận nhiệm vụ này.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, thế giới bước sang một cuộc chiến mới, "Chiến tranh lạnh" thực chất nó là cuộc chạy đua vũ trang giữa hai cường quốc quân sự Liên Xô - Mỹ. Người ta tìm mọi cách, mọi hình thức để uy hiếp lẫn nhau, nghiên cứu và chế tạo các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt.

>> Chiêm ngưỡng các máy bay do thám Trung Quốc của Mỹ

Khi nghe tin Liên Xô đã chế tạo thành công bom nguyên tử, nước Mỹ sống trong tâm trạng sợ hãi, người ta sợ "ưu thế” vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1953, Liên Xô cho nổ "quả bom khinh khí" đầu tiên càng làm cho tâm lý sợ hãi nhanh chóng tăng lên.

Tổng thống Aixenhao cũng rất đau đầu về việc này. Năm 1954, trước mắt ông chợt loé ra một tia sáng - Bộ Không quân đã trình lên ông dự án chế tạo máy bay trinh sát tầng cao, nhưng đồng thời họ cũng cho rằng loại máy bay này “vĩnh viễn không thể chế tạo được".

Dưới sự bảo vệ của hệ thống an ninh nghiêm mật, một chiếc máy bay với những đường nét sắc sảo và gọn ghẽ, cuối cùng đã được chế tạo. Chiếc máy bay thần kỳ này, chính là chiếc U-2 nổi tiếng thế giới sau này.

“Thiên sứ" bắt đầu cuộc đời gián điệp vào ngày 4/7/1956, lần đầu tiên nó bay vào vùng trời Liên Xô. Sau đó, cứ thế liên tục làm chuyện đó vì Liên Xô khi đó chưa chế tạo được thứ vũ khí nào bắn rơi được máy bay gián điệp "tít trên chín tầng mây", đành "nhìn lên trời than thở" mặc cho "Thiên sứ tự do bay ngao du trên bầu trời của mình suốt 4 năm và thu thập được vô cùng nhiều những tin tức tình báo quý giá.

Ban đầu để tránh lỡ không may xảy ra sóng gió ngoại giao, Mỹ thuê một số phi công đã được thẩm tra và huấn luyện chu đáo để lái U2, thực hiện nhiệm vụ gián điệp. Nhưng về sau Quốc hội lại e ngại mức độ trung thực của những người này, sợ rằng họ tiết lộ những điều cơ mật của nước Mỹ, nên lại giao cho phi công Mỹ đảm nhiệm nhiệm vụ trinh sát.

Sự mất tích bí ẩn

Sáng sớm tinh mơ ngày 1 tháng 5 năm 1960, phi công gián điệp Mỹ Francis Gary Powers nhận mật lệnh do thám trên lãnh thổ Liên Xô. Để che giấu hành trình của chuyến bay, người ta tạo cho nó một lệnh bay rất bình thường như thường lệ, xuất phát từ sân bay Peshawa của Pakixtan bay sang một sân bay nào đó trên lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

>> Iran, máy bay do thám và cuộc chiến tình báo

Nhưng thực ra Francis Gary Powers đã nắm được lịch bay thực sự và kế hoạch bay từ trước. Ngay cả bộ phận tự động bay của chiếc U-2 cũng đã được cài đặt lịch trình bay ngay trước khi Powers cất cánh vài phút. Bay trinh sát tầm cao nội địa Liên Xô.

Việc bay do thám gián điệp như thế này Powers đã thực hiện vài lần. Những lần trước Powers đã từng bay đến những khu vực chỉ cách Mátxcơva vài dặm Anh, nhưng lần này Powers sẽ phải vào sâu hơn nữa, tới vùng trời eo biển Baren để chụp ảnh. Cấp trên yêu cầu Powers phải thực hiện nhiệm vụ bay đến ba mục tiêu quan trọng.

Thứ nhất là Tairatham ở vùng sa mạc, ở đó có căn cứ tên lửa khổng lồ của Liên Xô, thứ hai là trạm phóng tên lửa Sphiêđrôpscơ, thứ ba là căn cứ không quân, hải quân Liên Xô Áckhanghem và Muốcmanscơ. Địa điểm chỉ định bay về là sân bay Pê tô, Na Uy.

Nhưng Powers đâu có ngờ đây là chuyến bay gián điệp cuối cùng của cuộc đời hắn.

Vừa kịp thông báo về trung tâm đang bị tên lửa đối phương tấn công thì một tiếng nổ dữ dội làm Powers tối tăm mặt mũi, chiếc U-2 cắm thẳng đầu xuống đất quay như chong chóng. Power chẳng còn nghĩ gì đến mệnh lệnh phải nhấn nút hủy máy bay trước khi nhảy dù, lúc này hắn chỉ còn nghĩ đến việc duy nhất là cứu lấy mạng sống của hắn.

Quyết công phá U-2

Thực ra, ngay từ tháng 7/1956, khi lần đầu tiên Mỹ cho U-2 bay vào lãnh thổ Liên Xô trinh sát, quân đội Liên Xô đã phát hiện ra vị khách không mời mà đến này. Nhưng do không có hoả lực đạt tới tầng cao như vậy, họ đành chỉ "nhìn trời than thở".

Sau đó, để hạ được một chiếc U-2, hạ gục uy thế của đối phương, quân đội Liên Xô đã bỏ ra không biết bao công sức.

Trước khi xảy ra vụ Power không lâu, Mỹ đã ba lần cho máy bay U-2 bay tới trạm phóng tên lửa Sphêđrốpscơ. Lần thứ nhất vì thời tiết xấu không thể nào chụp ảnh được, bay đến nửa đường đành quay về, lần thứ hai cũng vì "không nhìn thấy gì" mà toi công, lần thứ ba vào ngày 9/4, U-2 đã chụp được những tấm ảnh quan trọng về trung tâm tên lửa Tairatham, khi quay về bị quân đội Liên Xô phát hiện.

Cho nên ngày 1/5 khi Power hành động, quân đội Liên Xô đã sẵn sàng đón đánh, họ bố trí chu đáo mạng lưới hỏa lực, chỉ còn chờ U-2 dẫn xác đến.

>> Hồ sơ các vụ Mỹ do thám Trung Quốc

Vũ khí chính của lưới hoả lực quân đội Liên Xô là tên lửa đất đối không "SAM-2". Nhưng, tầm bắn xa nhất của "SAM-2" vẫn không đạt tới độ cao của máy bay U-2 Mỹ. Cho nên, dù đã đem nó trang bị cho bộ đội phòng không khi U-2 bay vào Liên Xô, thì cũng ích gì.

Trong thời gian dài ấy, người ta vẫn thắc mắc không hiểu nổi: Máy bay của Power bị rơi là do trục trặc kỹ thuật hay là người Liên Xô đã có được loại tên lửa có thể bắn hạ U-2? Điều bí ẩn này mãi tới năm 1960 mới được phơi bày sau khi một điệp viên cao cấp Liên Xô là Patolesky phản bội.

Lúc đó người Mỹ mới biết bộ phận hiển thị độ cao trên chiếc máy bay của Power đã bị điệp viên của Liên Xô gắn thiết bị đặc biệt gây ra sự sai lệch về chỉ số trên chiếc đồng hồ đo độ cao nên bản thân Power khi đó thì vẫn đinh ninh cho rằng anh ta bị bắn hạ khi đang bay ở độ cao trên 20.000m.

>> Ấn Độ tự tin chế tạo lá chắn tên lửa

Ấn Độ sẽ xây dựng và phát triển mạnh mẽ hệ thống phòng thủ tên lửa nhằm bảo vệ đất nước trước các mối đe dọa của tên lửa đạn đạo.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không Prithvi của Ấn Độ

Sau khi thành công trong các thử nghiệm gần đây, các quan chức Ấn Độ tin rằng hệ thống chống tên lửa của nước này đã sẵn sàng để có thể đưa vào sản xuất hàng loạt.

>> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ

Hiện tại, Ấn Độ vẫn đang sử dụng hệ thống tên lửa đánh chặn hai tầng. Tầng thứ nhất là các tên lửa phòng không Prithvi (PAD) và được sử dụng để đánh chặn trên độ cao từ 50 đến 80 km.

Tầng thứ hai gồm có các tên lửa phòng không AAD, được sử dụng cho độ cao thấp hơn (30 km). Hai hệ thống tên lửa kết hợp với một hệ thống radar Green Pine của Israel cung cấp có thể tiêu diệt những tên lửa đạn đạo có tầm xa tới 5.000 km.

Điều này sẽ giúp Ấn Độ nâng cao khả năng tự vệ trước các tên lửa của Pakistan và Trung Quốc.

Bên cạnh đó, hiện nay, Ấn Độ vẫn đang phát triển một hệ thống tên lửa đánh chặn thứ ba (PDV). Đó là một tên lửa siêu thanh có thể hạ các tên lửa ở độ cao trên 150 km.

Ấn Độ là quốc gia thứ năm thực hiện tham vọng phát triển công nghệ phòng thủ tên lửa.

Hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ đã được phát triển trong hơn một thập kỷ. Mười năm trước, Ấn Độ đã nhập khẩu hai hệ thống radar chống tên lửa đan đạo Green Pine của Israel.

Hệ thống vũ khí này đã được đưa vào sử dụng phục vụ hệ thống phòng thủ tên lửa của Ấn Độ từ sáu năm trước đây sau khi thử nghiệm thành công
http://nghiadx.blogspot.com
Radar Green Pine của Israel

Radar Green Pine ban đầu được thiết kế chế tạo làm “mắt thần” cho hệ thống chống tên lửa chống đạn đạo Arrow của Israel. Arrow được xây dựng trên cơ sở hợp tác với Mỹ, nhằm bảo vệ Israel trước những mối nguy hiểm của các tên lửa đạn đạo đến từ Iran và Syria.

Ấn Độ cũng đã phát triển hệ thống radar Swordfish, trong đó có khả năng tương tự như hệ thống Green Pine và đã hoạt động trong hai năm. Swordfish là một phần của một hệ thống tích hợp dữ liệu từ vệ tinh và các nguồn khác để phát hiện và theo dõi các tên lửa.

>> Tên lửa xuyên lục địa Agni-5 chưa thể đe dọa Trung Quốc?

Trên thực tế, các tên lửa đánh chặn và hệ thống điều khiển đều được thiết kế và chế tạo ở Ấn Độ, tuy nhiên vẫn có thể mua các công nghệ của Israel để tăng tốc độ phát triển của hệ thống phòng thủ.

Ấn Độ muốn mua toàn bộ hệ thống Arrow của Israel, nhưng Mỹ từ chối cho phép Israel thực hiện hợp đồng này vì có liên quan đến rất nhiều công nghệ của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn AAD của Ấn Độ

Mặc dù, hệ thống phòng thủ tên lửa (ABM) của Ấn Độ chỉ mới hoạt động trong vòng hai năm, tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tin rằng nó đã sẵn sàng để đưa vào sản xuất hàng loạt và họ đang đề nghị quốc hội chi tiền để bắt đầu xây dựng hệ thống bảo vệ New Delhi.

Trong tình hình hiện nay, với tiềm lực quân sự mạnh mẽ, Trung Quốc và Pakistan có thể đánh bại các hệ thống phòng thủ mỏng manh của Ấn Độ bất cứ lúc nào, bằng cách bắn nhiều tên lửa cùng một lúc hơn so với mức độ xử lý có thể của hệ thống phòng thủ tên lửa Ấn Độ.

>> Ấn Độ có thể cho Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa

Các tên lửa cũng có thể trang bị đầu đạn hạt nhân và sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm nếu như để chúng chúng lọt qua “tường lửa”.

Ấn Độ có thể mua công nghệ của Israel để đối phó. Tuy nhiên giá thành đắt đỏ cũng như các trở ngại về mặt công nghệ sẽ khiến việc nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khả năng Ấn Độ phải tự sản xuất các hệ thống phòng thủ tên lửa là cần thiết vào lúc này.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

>> Phương Tây sẽ "đứng ngoài" biển Đông

Học giả Pháp bàn luận về vai trò của sức mạnh hải quân ở Biển Đông.


Giáo sư lịch sử quan hệ quốc tế Đại học Paris I Robert Frank và Phó giáo sư Đại học tổng hợp Lille III Jean de Préneuf trả lời các câu hỏi của tờ Le Monde.

>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 2)

Le Monde: Hiện tại, ở châu Á đang phát sinh các nguồn căng thẳng ngày càng mới giữa các cường quốc biển. Tình hình có thể căng thẳng lên không?

Jean de Préneuf: Quan hệ của Trung Quốc với các nước lân bang đang gây ra sự lo ngại nhất định: Bắc Kinh đang tiến hành hiện đại hóa quy mô lớn hạm đội của mình để củng có vị thế đứng đầu trong khu vực. Còn các nước láng giềng của họ thì không muốn khoanh tay đứng nhìn, dù điều đó có liên hệ đến hạm đội tàu ngầm hay hạm đội mặt nước. Tất cả những chuyện này giống như cuộc chạy đua vũ trang trên biển ở châu Âu trước năm 1914. Không được quên rằng, những nhục nhã trên biển mà Trung Quốc đã phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh đầu tiên với Nhật Bản năm 1894-1895 đến nay họ vẫn chưa quên.

Trong cuộc chạy đua thế giới tranh giành tài nguyên thiên nhiên, miếng bánh đại dương hôm nay phải được giành cho cả các quốc gia đang phát triển chủ chốt. Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc – tất cả họ đều đang xây dựng cho mình hạm đội hiện đại và đông đúc. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, người ta từng nghĩ rằng, các cuộc xung đột lớn trên biển đã đi vào quá khứ, tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn điều gì giống như vậy. 20 năm nay, hải quân Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường đến Cận Đông.

Robert Frank: Ngày nay chúng ta đang thấy có sự gia tăng số lượng các đấu thủ, điều gợi nhớ đến cuộc chạy đua vũ trang giữa Đức và Anh vào cuối thế kỷ XIX. Hiện tại, giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang tồn tại sự bất đối xứng nhất định. Ấn Độ vẫn chưa thể tự giải thoát khỏi những ký ức thất bại trước Trung Quốc vào năm 1962. Vấn đề Biển Đông hoàn toàn có thể là một trường hợp điển hình. Bắc Kinh chắc chắn toan tính tiến xa hết mức chừng nào có thể mà không gây ra chiến tranh. Mặc dù, dĩ nhiên là điều đó tiềm ẩn đầy những sự cố nguy hiểm. Trong trường hợp leo thang căng thẳng, phương Tây đơn giản là không thể khoanh tay đứng nhìn. Các nước lớn dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận với nhau về một giải pháp.

Nguy hiểm xuất phát từ cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước nhỏ, các nước trung bình, cũng như giữa các nước nhỏ, trung bình và lớn. Những tình huống khó tiên liệu - đó là sự tính toán sai mà Tổng thống Argentina Galtieri mắc phải đối với Thatcher năm 1982, Saddam Hussein đối với George Bush năm 1990 và Gruzia đối với nước Nga của Putin năm 2008. Ngoài ra, ngày nay đang nảy sinh những vấn đề mới liên quan đến sự xuất hiện trên biển của các đấu thủ phi nhà nước như các tổ chức phi chính phủ. Chúng ta nhìn thấy điều đó ở trường hợp đấu tranh chống ngành săn bắt cá voi và những sự cố mới đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sức mạnh hải quân vẫn là lập luận tốt để răn đe chiến tranh và bảo vệ lợi ích quốc gia

- Các cuộc hải chiến truyền thống bây giờ ít có khả năng xảy ra?

Jean de Préneuf: Kể từ thời điểm kết thúc hai cuộc thế chiến, không còn xảy ra một trận chiến trên biển quy mô lớn nào nữa. Tuy nhiên, chiến tranh lạnh đã dẫn tới sự xuất hiện đối đầu toàn cầu trên biển, vốn là sự tiếp diễn của logic các trận chiến ở Đại Tây Dương và các chiến dịch đổ bộ lớn.

Vì thế, năm 1945 không hề đặt dấu chấm hết cho các cuộc chiến tranh có sử dụng hải quân. Danh sách có được khá dài: Triều Tiên từ năm 1950-1953, kênh đào Suez năm 1956, Việt Nam từ năm 1965-1973, Falklands (Malvinas) năm 1982, Kosovo năm 1999 và cho đến tận Libya năm 2011. Thậm chí trong các cuộc xung đột cơ bản khai diễn trên không và mặt đất thì luôn có chỗ cho hạm đội: điều đó đã xảy ra trong các cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan năm 1965 và 1971, trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1990-1991, ở Afghanistan từ năm 2001, ở Li-băng năm 2006.

Điều đó cũng liên quan cả đến các tình huống khủng hoảng. Ví dụ, trong chiến dịch Praying Mantis ngày 14/4/1988 toàn bộ một hạm đội Iran đã bị tiêu diệt để đáp lại việc Tehran phong tỏa vịnh Persique. Nó đã cho thấy rằng, biển vấn là không gian xung đột với sự tham gia của các nước thứ ba kể cả khi nó họ không phải là các bên tham chiến trực tiếp. Ngoài ra, toàn bộ cuộc chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980-1988 nhắc nhở chúng ta rằng, các cường quốc hạng hai có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho các hạm đội lớn bằng các phương tiện phi đối xứng, trong số đó trước hết là thủy lôi.

Robert Frank: Ở Cận đông, vấn đề eo biển Hormuz liên quan không chỉ đến triển vọng một trận hải chiến lớn bởi để làm việc đó lực lượng của các hạm đội cần phải gần tương đương nhau. Tuy nhiên, quyền kiểm soát đối với huyết mạch sống còn này cũng đang được giải quyết cả trên biển bởi vì Iran đã rút ra các bài học của những năm 1980 và đã hiện đại hóa không chỉ hạm đội của họ mà cả vũ khí chống hạm triển khai trên bộ.

Ở Tây Phi, hạm đội đóng vai trò trung tâm trong đấu tranh chống cướp biển, tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta lại không thể nói đến các trận hải chiến quy mô lớn. Liên quan đến Thái Bình Dương và Đông Á, mặc dù Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự, cần tính đến việc họ còn có những lá bài khác để khẳng định vị thế đứng đầu trong khu vực. Nếu như nói về triển vọng gia tăng căng thẳng, nguy cơ chủ yếu xuất phát từ quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng nhỏ. Trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, không thể loại trừ kịch bản đó.

Jean de Préneuf: Việc triển khai tàu chiến hiện nay xung quanh vịnh Persique khiến người ta nhớ lại các cuộc điều động binh lực của Mỹ năm 1988, tháng 1/1980 trong cuộc khủng hoảng con tin hay năm 1971 trong cuộc chiến Ấn Độ-Pakistan. Từ góc độ chính thị, có thể nói đến “ngoại giao 80.000 tấn” mà tàu sân bay Mỹ đại diện. Pháp cũng đã hành động tương tự trong chiến dịch Prométhée năm 1988 trong cuộc chiến Iran-Iraq. Việc phái một cụm tàu sân bay là yếu tố quyết định để bảo đảm an ninh cho vận chuyển dầu mỏ, lẫn để gây áp lực với Tehran trong đàm phán về các vấn đề người tị nạn và chương trình hạt nhân.

Robert Frank: Lịch sử đã biết đến những trường hợp, khi mà hạm đội của một nước đang phát triển đã chiến thắng một cường quốc hải quân: năm 1905, hạm đội Nhật Bản (gồm chủ yếu là các tàu chiến Anh) đã đánh tan lực lượng hải quân của đế quốc Nga trong trận hải chiến Đối Mã (Tsushima). Tình hình hiện nay khác với thế kỷ XIX ở chỗ các đấu thủ mới có vũ khí hạt nhân: trong cuộc đối kháng giữa họ, sự kiềm chế có thể có tác dụng. Ví dụ, trước năm 1914, cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc châu Âu mang tính kiềm chế và không hoàn toàn hướng đến chiến tranh. Tuy nhiên, các đế quốc ốm yếu Nga và Áo-Hung đã có thể chấp nhận rủi ro chiến tranh bởi vì họ định bằng cách đó giải quyết các vấn đề nội bộ. Các cường quốc mới trong kỷ nguyên không hạt nhân không thể cho phép mình sự xa xỉ đó.

Ngày nay, hạm đội có thể là công cụ kiềm chế hiệu quả và đồng thời không phải là nguyên nhân làm tình hình thêm căng thẳng. Ngoài ra, ngày nay, ở mức độ lớn hơn nhiều so với hôm qua, nó là công cụ kiến tạo hòa bình và phương tiện ngăn ngừa xung đột. Toàn cầu hóa dẫn đến sự gia tăng tầm quan trọng của hạm đội. Vai trò của nó là bảo đảm an ninh trên các tuyến giao thông và bằng sự hiện diện của mình ngăn chặn những điều khó chịu có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, đây còn là công cụ phô trương sức mạnh, có thể làm chức năng kiểm chế. Khi một tàu sân bay xuất hiện gần bờ biển, người ta buộc phải tính toán đến điều đó.

- Vấn đề chủ quền ngày nay đang đặt ra với sự gay gắt mới: tất cả những điều này liệu có dẫn tới một cuộc đấu tranh điên rồ để giành giật đại dương và phân chia các vùng biển không?

Jean de Préneuf: Vấn đề chủ quyền liên quan trước hết đến các tài nguyên biển. Cần nhớ rằng, năm 1904, vấn đề hóc búa nhất trong đàm phán giữa Pháp và Anh là Newfoundland và cụ thể là quyền đánh bắt cá. Ngày nay, sự gia tăng căng thẳng ở quần đào Falklands (Malvinas), nơi mới đây phát hiện ra tài nguyên dầu lửa, đang diễn ra đúng theo sơ đồ từng xảy ra giai đoạn từ 1976-1982.

Trước đó, mỗi bên đều đã tìm cách giành ưu thế trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mình đã được xác định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Ngày nay, tầm nhìn toàn cầu bắt đầu thắng thế. Việc phân chia lãnh thổ trên không gian biển ngày càng dịch chuyển theo hướng quy mô đại dương.

Tình hình ở Đông Nam Á và Biển Đông tất yếu liên quan đến việc phân chia tài nguyên biển. Ngoài ra, băng hà tan chảy ở Bắc Cực cũng đang dẫn đến sự gia tăng căng thẳng khu vực. Đó là chuyện làm sao giành lấy quyền kiểm soát tuyến đường biển mà trong tương lai có thể trở thành một trong những tuyến giao thương then chốt và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.

- Một số nước chắc chắn dựa vào máy bay và tên lửa chứ không phải hạm đội. Cần có các phương tiện nào để duy trì sức mạnh quân sự?
Jean de Préneuf: Cán cân giữa hải quân và không quân luôn luân phiên thay đổi tùy thuộc vào mốt và những khunh hướng ưa thích kỹ thuật nào đó, hơn nữa nhiều khi là hy sinh yếu tố hiệu quả. Những dao động này là sự phản ánh sự cạnh tranh giữa các quân chủng trong việc bảo đảm an ninh ở cự ly xa và với chi phí nhỏ nhất. Chẳng hạn, vào cuối thế kỷ XIX, ở Anh người ta tin rằng, hạm đội là câu trả lời cho mọi vấn đề.

Trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, Anh lại ưu tiên không quân, lực lượng mà người ta cho là sẽ ngăn ngừa sự tái xuất hiện mối đe dọa trên lục địa và bảo đảm trật tự trong đế quốc.

Ngày nay, người ta thường cho rằng, hạm đội hải quân toàn cầu là rất tốn kém. Tuy nhiên, điều chủ yếu là tìm ra điểm giữa tối ưu giữa hai thái cực. Vấn đề là ở chỗ, đóng vai trò lớn ở đây không chỉ là khả năng phô diễn sức mạnh của mình ở tầm xa, mà còn thực hiện chính sách hiện diện vốn giúp giải quyết mềm các cuộc xung đột.

Cần lưu ý rằng, ngày nay, khả năng quân sự của Bắc Kinh được cân đối rất tốt, trong khi trước đó hạm đội của họ về mặt cơ cấu là bộ phận yếu nhất quân đội, bởi vì nguồn gốc các mối đe dọa trước hết là ở trên bộ. Điều đó cũng đúng với cả Ấn Độ. Về khả năng chiến lược, cả hai nước đều chọn xây dựng quân đội đa dạng hóa mà trong cơ cấu của nó có cả các tàu ngầm.

Robert Frank: Ở châu Âu, hạm đội tương ứng với địa vị thứ bậc của các cường quốc. Chẳng hạn, nước Đức là cường quốc hạng trung, mặc dù trong EU, họ vẫn mạnh hơn Pháp và Anh. Trong khi đó, khác với Đức, cả hai quốc gia Pháp và Anh lại là cường quốc “thế giới” và các hạm đội của họ hậu thuẫn cho trậ tự đó. Tuy nhiên, các hạm đội ở châu Âu đang đi đến giới hạn của mình. Hiện tại, các xu hướng chính là thiết lập các hiệp định đối tác và chia xẻ chủ quyền.

Jean de Préneuf: Vấn đề tiền bạc cũng có liên quan đến tương lai. Một số chỉ muốn hạn chế ở mức sở hữu vũ khí hạt nhân. Số khác lại đề xuất dựa tất vào không quân dựa trên ưu thế công nghệ của mình. Những giải pháp như thế sẽ cho phép bảo vệ chủ quyền ở tầm xa và với chi phí ít hơn. Tuy nhiên, các nước đang phát triển mạnh nhất và các quốc gia phương Tây lớn nhất không ủng hộ tính toán đó. Họ đang cố cân bằng các kho quân bị của mình cùng lúc từ hai quan điểm: tìm ra sự cân bằng giữa các lực lượng vũ trụ, không quân, lục quân và hải quân, cũng như cố xây dựng hạm đội cân đối gồm tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và máy bay.

- Vấn đề này được giải quyết ra sao ở Pháp?

Jean de Préneuf: Vào cái ngày Pháp từ bỏ các kế hoạch đại dương toàn cầu của mình, cũng là khi Pháp ký nhận là nước này đồng ý với vai trò cường quốc hạng hai, không có khả năng bảo vệ lợi ích của mình trên thế giới khi cần. Vì lý do đó, thậm chí sau những thất bại năm 1871 và 1945, Pháp cũng đã không cắt giảm quá 30% chi phí cho hạm đội. Hơn nữa, sự cắt giảm đó luôn chỉ là hiện tượng tạm thời, kéo dài không quá 5-6 năm.

Không nên quên rằng, sự phổ biến vũ khí trang bị hiện đại là một hiện tượng có từ lâu mà việc xem nhẹ nó đã nhiều lần buộc các nước phương Tây trả giá đắt, hơn nữa tất cả đã bắt đầu từ thế kỷ XIX. Năm 1885, trong chiến tranh Pháp-Thanh, các tàu Pháp được đóng trong hoàn cảnh tiết kiệm dành cho các chiến dịch xa xôi ở các thuộc địa đã thua kém về uy lực và tốc độ so với các tàu tuần dương của nhà Thanh do Đức đóng mà theo kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp đó lại là mục tiêu mà các tàu Pháp phải truy kích!

Nguồn: L'Occident serait concerné en cas d'escalade militaire en mer de Chine du Sud / Nathalie Guibert // Le Monde, 26.4.12; Inosmi, MP, 30.04.12.

>> Siêu vũ khí của quân đội Mỹ

Vũ khí laser thể rắn trên tàu chiến có đủ khả năng đối phó với tên lửa hành trình chống hạm, máy bay không người lái và máy bay tấn công nhanh.


http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser của Hải quân Mỹ.


Ngày 2/5, tờ “Nhật báo phố Wall” Mỹ có bài viết cho rằng, đối mặt với vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa của đối thủ, Mỹ đang tìm cách tiến hành phòng thủ bằng công nghệ cao.

Chuyên gia hải quân Mỹ cho rằng, trong 6 năm tới, Hải quân Mỹ có thể sử dụng thiết bị laser trạng thái rắn trên tàu chiến, công suất đủ để ứng phó với tên lửa hành trình chống hạm của các nước như Iran.

Cũng trong 6 năm tới, không quân và lục quân cũng có thể ứng dụng thiết bị laser hóa học cấp megawatt nền, bảo vệ các căn cứ quan trọng ở vịnh Péc-xích và Tây Thái Bình Dương.

Bài báo cho rằng, trong 20 năm qua, từ chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất đến chiến dịch không kích Libya gần đây, quân Mỹ hầu như chưa từng đối mặt với khó khăn về lực lượng tiếp tế và triển khai.

Đối thủ cạnh tranh và kẻ thù tiềm tàng của Mỹ - từ Trung Quốc đến Hezbollah – đã chú ý đến tình tình này, đang nỗ lực tìm kiếm vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa, thông qua xây dựng rất nhiều “khu tìm diệt” ở xung quanh sân bay, bến cảng và trạm tiếp tế, đe dọa quân Mỹ.

Mối đe dọa này khó ứng phó hơn nhiều so với bom cài ven đường ở Afghanistan và Iraq. Mặc dù Lầu Năm Góc hiểu rõ mối đe dọa này, nhưng phương pháp ứng phó lỗi thời và tốn kém.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser trên máy bay.

Khi đối mặt với cắt giảm ngân sách, Lầu Năm Góc vẫn đang tiếp tục nhấn mạnh dùng vũ khí đánh chặn có giá trị hàng triệu USD để đánh chặn tên lửa giá rẻ của đối phương, khiến cho quân Mỹ rơi vào vị thế bất lợi trong cạnh tranh chi phí, trong khi đối thủ lại lạc quan về tình hình và tiếp tục tiến lên.

Bài báo cho rằng, quân Mỹ có biện pháp có thể bảo vệ hiệu quả hơn bản thân mình và tránh bị tập kích, tăng gánh nặng chi phí tấn công cho kẻ thù.

Trong đó có một giải pháp là bất ngờ tấn công thiết bị phóng tên lửa của đối thủ (máy phóng) trên mặt đất, tiêu diệt chúng trước khi vũ khí phát huy hiệu lực. Nhưng, việc tấn công “áp chế” này cần tìm được và phá hủy thiết bị phóng tên lửa, lực lượng pháo và súng cối cơ động cao, đây là một thách thức rất lớn.

Một biện pháp bổ sung tốt hơn là sử dụng công nghệ cao, giảm mạnh chi phí tấn công – đó là thiết bị laser công suất cao. Nguyên mẫu vũ khí laser công suất cao trước đây hoặc là hiệu lực không đầy đủ, hoặc quá cồng kềnh, hoặc đều có hai khuyết điểm này.

Một loại thiết bị laser hóa học trang bị cho chiếc Boeing 747 (được cải tạo thành quân dụng) gần đây bị hủy bỏ, đây là một ví dụ mới nhất mà vũ khí laser không đạt được mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser chiến thuật.

Có lẽ giống như tàu ngầm và ngư lôi không phát huy được vai trò trong mấy chục năm cuối thế kỷ 19, nhưng nhanh chóng trở thành vũ khí mạnh mẽ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, vũ khí laser cuối cùng cũng sẽ bước vào thời kỳ hoàng kim của nó.

Bài viết chỉ ra rằng, gần đây công nghệ vũ khí laser trạng thái rắn đạt được tiến bộ to lớn (nghĩa là vũ khí laser có thể bằng thể rắn hoặc sợi chứ không phải thể lỏng hoặc khí, sản xuất ra chùm tia chết người), có chi phí phóng đơn vị rất thấp, đã đạt mức công suất rất cao, đã tạo sự đối lập rất rõ rệt với vũ khí đánh chặn tên lửa truyền thống với đơn giá có thể hơn 10 triệu USD.

Chuyên gia hải quân Mỹ cho rằng, trong 6 năm tới sử dụng công nghệ đã được phát triển và đang thử nghiệm, họ có thể sử dụng thiết bị laser thể rắn trên tàu chiến, công suất đủ để ứng phó với tên lửa hành trình chống hạm, máy bay không người lái và tốp máy bay tấn công nhanh của các nước như Iran.

Những thiết bị laser này có thể giảm đạn dược phòng thủ đắt đỏ và cồng kềnh trên tàu chiến, dành ra không gian cho vũ khí khác. Giống với thiết bị laser thể rắn, thiết bị laser hóa học kiểu mới có thể có công suất lớn hơn mấy thế hệ trước, có thể ứng phó với rất nhiều mối đe dọa trên không và tên lửa, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser tấn công vệ tinh.

Cũng trong 6 năm tới, sử dụng công nghệ phát triển cho thiết bị laser trang bị trên máy bay, không quân và lục quân có thể ứng dụng thiết bị laser hóa học cấp megawatt nền, giúp bảo vệ các căn cứ quan trọng ở vịnh Péc-xích và Tây Thái Bình Dương.

Bài báo cho rằng, đương nhiên, vũ khí laser cũng có những hạn chế của nó. Thời tiết khắc nghiệt sẽ làm giảm hiệu quả của nó (rất nhiều vũ khí khác cũng như vậy), hơn nữa tìm diệt những mục tiêu khó khăn như đầu đạn tên lửa đạn đạo sẽ cần công suất thiết bị laser nhiều megawatt.

Tuy nhiên, kết hợp tấn công áp chế và phòng thủ truyền thống, thiết bị laser công suất cao có thể cải thiện đáng kể việc phòng thủ của quân đội, giảm giá thành, đồng thời cũng làm cho kế hoạch của kẻ thù trở nên phức tạp hơn.

Các nước khác, đặc biệt là Nga và Trung Quốc, đã nhìn thấy tiềm năng hoàn toàn mới của những vũ khí này, đồng thời đang tích cực đầu tư cho nó. Trong khi đó, Lầu Năm Góc có kế hoạch cắt giảm vốn nghiên cứu lĩnh vực này, mặc dù hiện nay đầu tư trong lĩnh vực này hàng năm nhiều hơn 500 triệu USD, nhưng đầu tư cho phòng thủ tên lửa và trên không truyền thống khác vượt xa 10 tỷ USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser.

Do muốn tăng chi phí cho đối thủ cạnh tranh, đồng thời giảm chi phí của bản thân Mỹ, sự mất cân bằng này sẽ làm cho quân Mỹ càng lo ngại hơn. Bộ Quốc phòng cho biết đang nỗ lực duy trì ưu thế công nghệ, chiến lược mới của họ chủ trương “duy trì xu thế sáng tạo quan trọng có thể đem lại lợi ích lâu dài quan trọng là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu”.

Điều đáng tiếc là, động lực thúc đẩy của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta hoặc Quốc hội Mỹ không đủ, thiết bị laser công suất cao hầu như không có nhiều khả năng sớm từ phòng thực nghiệm đi vào sản xuất.

Nếu như vậy, quân Mỹ sẽ giống như Afghanistan và Iraq, chỉ có thể tiếp tục đáp trả mối đe dọa, chứ không thể hành động trước khi mối đe dọa xuất hiện.

>> Cảnh sát biển Việt Nam trang bị hiện đại

Trong những năm qua, để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn trên vùng biển và thềm lục địa, Cảnh sát biển đã được chú trọng đầu tư mua mới nhiều tàu tuần tra và máy bay.

Cảnh sát biển là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, có chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật của Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia trên các vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.

Đồng thời, Cảnh sát biển Việt Nam có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện ngăn chặn, đấu tranh các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Cảnh sát biễn cũng tham gia hoạt động tợp tác quốc tế để giữ gìn an ninh, trật tự, hòa bình và ổn định trên các vùng biển. Thu thập, tiếp nhận thông tin, xử lý kịp thời và thông báo cho cơ quan chức năng có liên quan theo quy định của pháp luật; tham gia tìm kiếm cứu nạn, khắc phục sự cố trên biển và thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường.

Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho nhân dân hoạt động trên biển, phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của người dân và phương tiện hoạt động hợp pháp trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam.

Hiện nay, cảnh sát biển được trang bị các loại tàu hiện đại như: Tàu K206, tàu DN–2000, tàu TT-200, tàu kéo cứu nạn 3500 CV, tàu tuần tiễu cao tốc 120 và 400, máy bay CaSa 212-400, thiết bị tuần thám MS 600, radar các loại cùng các thiết bị trinh sát, phòng chống tội phạm ma túy và các trang, thiết bị nghiệp vụ khác.

Dưới đây là một số số hình ảnh về các loại tàu hiện đại mà Cảnh sát biển Việt Nam được trang bị:



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu cảnh sát biển đa năng DN 2000 là dạng tàu có thiết kế tiên tiến, hiện đại đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Quốc tế. Tàu có chức năng và nhiệm vụ là tuần tra bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam. 

Tìm kiếm cứu nạn trên vùng biển Việt Nam và quốc tế khi có yêu cầu, cứu kéo các tàu bị nạn có lượng dãn nước đến 2200 tấn. Chuyển quân, chi viện hậu cần cho các lực lượng hoạt động trên biển, đảo, thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giao.

Tàu hoạt động trong các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam với tầm hoạt động không hạn chế, tàu hoạt động được trong điều kiện gió cấp 12, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, tầm hoạt động là 5000 hải lý.

Tàu tuần tiêu cao tốc TT-200 là dạng tàu cao tốc vỏ thép do Viện kỹ thuật Hải quân hiết kế. Tàu hoạt động được trong điều kiện sóng cấp 7 và 8, có thể chịu được cấp 9, tầm hoạt động là 1800 hải lý.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu kéo cứu nạn 3500 CV được trang bị một tổ hợp máy bơm cứu hộ được lắp đặt trong khoang máy chính.

Thông qua một cửa thông biển riêng, tổ hợp cung cấp nươc cứu hoả, bọt Foam chống cháy ra 2 súng phun đặt trên nóc ca bin Đường kính họng phun D= 90 mm, tầm phun xa nhất ở góc nghiêng 45 độ với lưu lượng 350 m3 /giờ súng phun có thể đạt tầm xa đến 75 m

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tiễu cao tốc TT 120 có chức năng tuần tra bảo vệ chủ quyền và an ninh trật tự vùng biển Việt Nam, kiểm soát và ngăn chặn các loại tàu thuyền vi phạm các qui định của Nhà nước về Hải quan, đánh bắt hải sản, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường trong hải phận Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần tiễu cao tốc TT 400 là tàu cao tốc vỏ thép, đây là dạng tàu có tính năng kỹ thuật cao, trang thiết bị hiện đại. Khả năng tự động hoá, tích hợp các thiết bị trên tàu đồng bộ và chịu được sóng đến cấp 10.

http://nghiadx.blogspot.com
Casa 212-400 là máy bay cất hạ cánh ngắn hiện đại được thiết kế cho nhiệm vụ vận tải, tuần tra trinh sát biển. Máy bay trang bị 2 động cơ cánh quạt TPE331-12JR-701C 935 mã lực cho phép đạt tốc độ 370km/h, tầm bay gần 2.000kg. Casa 212 có khả năng mang 500kg vũ khí trên hai giá treo cánh

>> G.K.Zhukov : tư lệnh của các chiến dịch lớn

Nhân dịp kỷ niệm 67 năm chiến thắng CN Phát xít, Đất Việt xin giới thiệu bài viết về nguyên soái G.K.Zhukov, thiên tài quân sự có đóng góp quan trọng trong Thế chiến II.


Tuổi ấu thơ nghèo khó và chí tự học

Sinh ngày 1/2/1896 trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Strenkovka, tỉnh Kluga. 12 tuổi làm thợ học việc ở một cửa hàng đồ da. 19 tuổi, năm 1915 nhập ngũ, phục vụ trong một đơn vị kỵ binh Sa hoàng, tham gia đại chiến I (1914-1918). Sau Cách mạng tháng Mười Nga 1917, gia nhập Hồng quân và trở thành một sĩ quan kỵ binh ưu tú. 27 tuổi giữ chức trung đoàn trưởng và năm 42 tuổi là Phó Tư lệnh Quân khu Belorusia.

Những dòng ngắn ngủi trên chỉ mong phác họa đôi chút về chân dung vị Nguyên soái lừng danh của Đại chiến II, Georgi Konstantinovich Zhukov. Thực ra trước thềm 1939, ông đã trải qua hơn 40 năm đầy gian khổ. Hồi ức "Nhớ lại và suy nghĩ" của ông phát hành năm 1969, 5 năm trước khi qua đời, cho ta biết rõ hơn quá trình hình thành một bản lĩnh, một nhân cách hiếm có.


http://nghiadx.blogspot.com
Chân dung Nguyên soái Zhukov.

“Bảy tuổi đã cùng người lớn đi cắt cỏ, cố quá sức nên làm tay phồng lên... xấu hổ không dám nói với ai cả, cố hết sức chịu đựng và đến mùa gặt lúa mì... hấp tấp đưa liềm vào ngón tay út bên trái... đã bao nhiêu năm qua, vết sẹo ở đấy vẫn còn nhắc tới...”.

Ông được đi học mấy năm ở trường làng, năm 12 tuổi lên Moscow làm ở cửa hàng đồ da, từ 7h sáng đến 7h tối, có một tiếng buổi trưa để nghỉ ăn cơm. Vất vả như vậy nhưng ông vẫn kiên trì học thêm buổi tối về tiếng Nga, toán, địa lý, đọc sách khoa học phổ thông....

Tháng 6/1915, nước Nga tổn thất nhiều trên các mặt trận, đến đợt tổng động viên, ông lên đường. Một sự kiện quan trọng diễn ra trong đời binh nghiệp: Ngày 27/2/1917, ông gia nhập hàng ngũ Cách mạng.

Tháng 8/1918, ông phục vụ trong đoàn kỵ binh 4, sư đoàn kỵ binh Moscow của Hồng quân. Mùa xuân năm 1923 ông nhận nhiệm vụ chỉ huy trong đoàn, đây là cương vị đã rèn luyện để ông có nhiều kinh nghiệm về huấn luyện, điều hành sau này.

Ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ sư đoàn trưởng, quân đoàn trưởng trong những năm sau và đến năm 1938 làm Phó Tư lệnh quân khu Belarusia.

Ngày 2/6/1939, ông bay sang Mông Cổ để cùng các đơn vị quân đội nước này đánh bại quân Nhật ở Khankhin Gôn, chiến dịch kéo dài đến 30/8/1939, ngay trước khi quân Đức đánh vào Ba Lan mở đầu Đại chiến II.

Đầu tháng 5/1940, ông nhận quân hàm Đại tướng, giữ chức Tư lệnh quân khu đặc biệt Kiev, khi được I.V.Stalin hỏi về kinh nghiệm ở Khankhin Gôn, ông nói: “... Cuộc chiến đấu ở Khankhin Gôn là một trường học kinh nghiệm chiến đấu lớn”.

Tư lệnh của các chiến dịch lớn

Đầu năm 1941, ông là Tổng tham mưu trưởng quân đội, ở cương vị này, ông thể hiện tầm nhìn chiến lược của một thiên tài quân sự.

Đêm 21, rạng 22/6/1941, Đức tấn công toàn tuyến biên giới Liên Xô, 13.000 giờ ngày 22/6 ông được cử tới Tây nam làm đại diện Tổng hành dinh, 40 phút sau ông ngồi trên máy bay và sực nhớ ra “chưa ăn gì từ hôm qua”. Từ đó là những ngày đêm liên tục chỉ huy các chiến dịch lớn và đều chiến thắng.

Sau này, khi được hỏi chiến dịch nào ghi nhớ nhất, ông trả lời không do dự: Chiến dịch Moscow (30/9/1941-20/4/1942) một chiến dịch Liên Xô ở vào thế rất bất lợi, đã kiên cường phòng ngự, mưu trí phản công.

Quân Đức lúc đầu có lợi thế rất lớn: chiếm toàn bộ các nước Cộng hòa của Liên Xô: Litva, Latvia, Extonia và phần lớn Belorusia, Ukraine.

Tháng 9/1941, Đức sử dụng cụm tập đoàn quân trung tâm gồm 3 tập đoàn quân dã chiến và 3 tập đoàn quân tăng với 1.800.000 quân, 1.700 xe tăng, 14.000 pháo và cối, 1.390 máy bay mở cuộc tấn công quy mô với mật danh “Giông tố”, theo hai hướng nam, Bắc hòng tiến vào thủ đô Moscow.

Giai đoạn phòng ngự (30/9/1941-5/12/1941), Quân đội Liên Xô đã đánh trả quyết liệt khiến quân Đức tổn thất nặng nề, nhưng chúng vẫn chọc thủng được tuyến phòng ngự để tiến về sông Moscow, còn ở phía Nam thì bị chặn lại.

Cuối tháng 11, đầu tháng 12 ý định đột phá vào thủ đô Moscow của Đức thất bại, Hồng quân đã nắm quyền chủ động, có thêm sự tăng quân, vũ khí. Nhiều trận đánh có phương diện quân liên tục diễn ra, đẩy quân Đức lùi về phía Tây 100-300 km. Toàn cục Đức thiệt hại 500.000 người, 1.300 xe tăng, 2.500 pháo, trên 15.000 xe và khí tài khác.

Người ta nhớ rằng, trong những lúc gian khó nhất của chiến dịch bảo vệ thủ đô này, ông luôn ở vị trí trung tâm điều hành các phương diện quân, bên cạnh I.V.Stalin. Ông đến tận đơn vị cơ sở, nắm chắc vấn đề, khi báo cáo có bản lĩnh, thẳng thắn, không ngại va chạm với Tổng tư lệnh.

Các dự báo chiến lược, chiến dịch của ông đều đúng. Ngày 1/11/1941, giữa trăm ngàn gia khó, khi về đại bản doanh, Stalin hỏi tình hình có thể bảo vệ cho Lễ duyệt binh 7/11/1941 được không, ông khẳng định: Được!

Lễ duyệt binh có một không hai đã diễn ra đúng ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười và từ quảng trường Đỏ, nhiều đơn vị đã đi thẳng ra chiến trường sát Moscow.

Ông viết: “Nếu có ai hỏi tôi điều gì nhớ nhất trong cuộc chiến tranh vừa qua, tôi luôn luôn trả lời, đó là cuộc chiến đấu ở Moscow. Trong điều kiện khắc nghiệt, hết sức phức tạp và khó khăn, quân đội ta đã được tôi luyện, can trường và sau khi có được một số phương tiện vật chất tối thiểu, đã chuyển từ một lực lượng đang rút lui phòng ngự, thành một lực lượng tiến công rất mạnh”.

Ngày 26/8/1942, ông được cử làm Phó Tổng tư lệnh tối cao và đến chiến dịch Stalingrad chỉ đạo.

Ngày 18/1/1943, ông được phong Nguyên soái Liên Xô, là người đầu tiên được phong Nguyên soái trong chiến tranh.

Từ lúc tham gia phòng ngự ở Leningrad ngày 9/9/1941, qua nhiều chiến dịch lớn, ông lại có mặt ở trận nổi tiếng: vòng cung Kursk, rồi tiêu diệt địch giải phóng Ukraine, Belorusia.

Ngày 29/7/1944, ông nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô lần 2.

Tháng 10/1944, chỉ huy phương diện quân Belorusia 1, đơn vị nòng cốt tiến vào sào huyệt của Đức quốc xã ở Berlin.

Ngày 20/4/1945 trận công phá lịch sử Berlin bắt đầu. 15h ngày 30/4/1945, ông là người được ủy nhiệm của I.V.Stalin chủ trì Lễ duyệt binh mừng chiến thắng ở Moscow.

http://nghiadx.blogspot.com
Tượng đài Nguyên soái Zhukov ở Nga.

Bình tĩnh, sáng suốt lúc cuối đời

Năm 1957, trên cương vị Ủy viên Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Quốc phòng, đang thăm nhiều nước, khi về nhà, bị cách chức, ông bình tĩnh nhận quyết định nghỉ hưu. Một thời gian dài, ông ngủ và khi tỉnh dậy, vào rừng, đi câu bên suối nhỏ.

Năm 1969, sau nhiều năm nghiền ngẫm, thai nghén, được sự giúp đỡ của cơ quan lưu trữ và nhiều đồng đội, ông hoàn thành tác phẩm “Nhớ lại và suy nghĩ”, được xuất bản rộng rãi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Trong lời tựa cuốn sách, ông viết “Tôi đã miệt mài với cuốn “Nhớ lại và suy nghĩ” này không phải chỉ trong một năm. Từ những tài liệu của cuộc sống rộng lớn, từ rất nhiều các sự kiện và những cuộc tiếp xúc, tôi muốn lựa chọn ra cái gì là thực chất và quan trọng nhất có thể nói lên thật xứng đáng sự vĩ đại của những sự nghiệp và thành tựu của nhân dân ta”.

Ông mất năm 1974, hưởng thọ 79 tuổi.

Nguyên soái G.K.Zhukov (1896-1974) là danh tướng kiệt xuất, Phó Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Liên Xô trong đại chiến II (I.V.Xtalin là Tổng tư lệnh) 4 lần Anh hùng Liên Xô..., người trực tiếp chỉ huy nhiều mặt trận Leningrad (1941), Moscow (1941-1942), Stalingrad (1942-1943), Vòng cung Kursk (1943), Berlin (1945)..., qua bao thăng trầm vẫn sống mãi trong lòng nhân dân Nga và bạn bè trên thế giới.

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

>> Tại sao Mỹ muốn máy bay ném bom mới? (kỳ 1)

Từ nhiều năm nay, Mỹ đã nỗ lực phát triển máy bay ném bom tầm xa mới. Với năng lực chống tiếp cận ngày càng cao của Trung Quốc, Mỹ thực sự cần phương tiện này.


Nhiều năm qua, Không quân Mỹ đã nỗ lực phát triển một loại máy bay ném bom tầm xa mới để trẻ hóa đội hình đang có sự phục vụ của B-52, B-1 và B-2 từ những năm 1960, 1980 và 1990.

Cùng với đó, sự trỗi dậy của sức mạnh quân sự Trung Quốc thúc bách lực lượng này đạt được khả năng tấn công các mục tiêu được phòng vệ nghiêm ngặt trong lãnh thổ Trung Quốc từ các căn cứ Mỹ ở Thái Bình Dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Tướng David Deptula

Tuy nhiên, thiết kế cơ bản của ý tưởng “Máy bay ném bom thế hệ mới” ngày càng trở nên phức tạp và đắt đỏ, với mức giá lên đến hàng tỷ USD cho mỗi thiết kế. Vì vậy, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates đã hủy dự án này vào năm 2009.

Tuy nhiên, Không quân Mỹ vẫn ấp ủ “hồi sinh” dự án này. “Máy bay ném bom tấn công tầm xa mới” có thể sẽ bớt phức tạp hơn, do đó, rẻ hơn so với “Máy bay ném bom thế hệ mới”, chỉ 550 triệu USD và bắt đầu sản xuất từ năm 2020.

Quốc hội Mỹ đã tán thành đầu tư 300 triệu USD ban đầu từ cuối năm 2011. Nhưng "án chém" vẫn lơ lửng với lời đe dọa từ Lầu Năm Góc, theo đó, dự án sẽ bị hủy nếu tổng chi phí vượt quá 55 tỷ USD.

Lockheed Martin, Boeing và Northrop Grumman sẽ cạnh tranh để giành bản hợp đồng này, và chi tiết vẫn nằm trong vòng bảo mật.

Liên quan đến vấn đề này, The Diplomat đã có cuộc phỏng vấn Trung tướng David Deptula người tán thành kế hoạch máy bay ném bom chiến lược mới.

Dưới đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

- Tại sao lại là bây giờ? Tại sao, trong thời kỳ cắt giảm chi tiêu quốc phòng, Lầu Năm Góc lại cho phép phát triển, chế tạo một loại máy bay ném bom mới? Điều gì thay đổi khiến chương trình máy bay ném bom trở thành ưu tiên hàng đầu như vậy?

- Nói một cách đại thể, không có gì thay đổi. Nhu cầu có một loại máy bay ném bom mới không phải là mới. Bản báo cáo Quốc phòng bốn năm một lần (QDR) năm 2001 đã nhấn mạnh các thách thức đối với sức mạnh Mỹ, gồm: khả năng xảy ra một cuộc tấn công bất ngờ có thể ngăn chặn các lực lượng Mỹ không triển khai được tại các điểm chiến sự trong thời gian cho phép; sự khan hiếm các cơ sở của Mỹ trong phạm vi gần với các điểm chiến sự tại châu Á; sự nổi lên của các “thế lực” chống tiếp cận có thể chặn Mỹ không tiếp cận được với các trụ sở, các căn cứ không quân và hải quân ở nước ngoài. Thêm vào đó, một số đối thủ tiềm tàng ẩn chứa năng lực chiến lược lớn, có thể giấu các hệ thống chống tiếp cận di động.

Để đối phó với điều này, QDR 2001 cho rằng chúng ta nên phát triển và rèn luyện “các khả năng tiến hành giám sát liên tục, tấn công chính xác và triển khai quân ở mọi trình độ trong các khu vực hạn chế”, liệu điều này ám chỉ điều gì khác ngoài một loại máy bay ném bom tàng hình mới?

QDR 2006 nhắc lại những thách thức trên đối với dự án tăng cường sức mạnh và đặc biệt kêu gọi Mỹ “phát triển khả năng tấn công tầm xa sắc xảo, neo đậu trên đất liền đến năm 2018, đồng thời hiện đại hóa lực lượng máy bay ném bom hiện tại”.

QDR 2010 kêu gọi mở rộng năng lực tấn công tầm xa của Mỹ, gồm những lựa chọn cho “giám sát tầm xa và máy bay tấn công như một phần của kế hoạch hiện đại hóa lực lượng ném bom một cách toàn diện, theo từng giai đoạn”.

Bản Hướng dẫn Chiến lược Quốc phòng tháng 1/2012 rất phù hợp với logic của Bộ Quốc phòng Mỹ 12 năm trước, qua hai đời Tổng thống và ba Bộ trưởng Quốc phòng, đã thấy được sự cần thiết phải phát triển một loại máy bay ném bom mới.

Bản hướng dẫn một lần nữa nhấn mạnh các thách thức hiện tại, các mối đe dọa chống tiếp cận và khoảng cách bởi các thế lực chống Mỹ, chắc chắn, môi trường chiến lược không trở nên ôn hòa hơn kể từ năm 2001.

Bản hướng dẫn lặp lại lời kêu gọi về việc phát triển một loại máy bay ném bom tàng hình nhằm vượt qua các thách thức trên.

Tầm quan trọng về chính trị và kinh tế của khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục gia tăng. Hiển nhiên, diện tích tại châu Á rất rộng lớn, các căn cứ được đảm bảo của Mỹ tại đây khá ít và kẻ địch tiềm tàng lại có trong tay các hệ thống chống tiếp cận hiện đại.

Vì vậy, để có một vị thế quân sự hiệu quả trong khu vực, chúng ta cần tái cân bằng danh mục vốn đầu tư quân sự như bản hướng dẫn đã chỉ ra, nhắm vào các hệ thống đáp trả cao, tầm xa như máy bay ném bom tàng hình.

Có người cho rằng, khủng hoảng tài chính hiện thời và việc cắt giảm chi tiêu quốc phòng khiến dự án này trở nên “quá sức”. Cách thức làm ăn cũ, chậm chạp xây dựng một số lượng “khủng” các lực lượng trên mặt đất, không còn hiệu quả trong môi trường ngân quỹ bị gò bó, vì họ không thể hỗ trợ các khái niệm hành động mới của Lầu Năm Góc như học thuyết không-hải chiến và khái niệm tiếp cận hoạt động chung.

Nếu chúng ta chỉ đơn giản giảm những gì chúng ta có trong khi vẫn duy trì sự cân bằng tương đối giữa các dịch vụ quốc phòng thì khả năng vạch ra kế hoạch cho một nguồn sức mạnh mới sẽ khó mà hình thành.

Chúng ta không thể duy trì được sức mạnh ở châu Á nếu sử dụng các phương thức cũ, vì vậy, chúng ta cần thực hiện bằng các cách thức mới, như một loại máy bay ném bom tàng hình chẳng hạn.

- Văn phòng Quản lý và Ngân sách Mỹ (OMB) mới đây khẳng định rằng các máy bay ném bom hiện tại vẫn đủ khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian dài. Liệu điều này đã thay đổi? Hay có phải Bộ Quốc phòng đã phải thuyết phục OMB rằng máy bay hiện tại không còn phù hợp?

Phát ngôn của OMB thực sự là một cái gì đó dị thường: OMB không có năng lực quân sự và không nên nhận định về vấn đề này.

Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng và Lực lượng Không quân kiên định đề đạt từ năm 2006 đến 2009 rằng lực lượng này cần một loại máy bay ném bom mới, tiếp đến từ tháng 4/2009 đến nay, họ cũng đề đạt nguyện vọng này.

Bộ Quốc phòng (DoD) lấy lý do rằng B-1 và B-52 đã “già” và không có chức năng tàng hình, còn B-2 mặc dù có tàng hình lại mới chỉ có một số lượng nhỏ. Chỉ một tháng sau đề xuất ngân sách tháng 4/2009, Bộ trưởng Gates cho biết, ông đang cân nhắc tạo ra máy bay ném bom thế hệ tiếp theo không người lái và tất nhiên ông đã không đề cập đến một loại máy bay ném bom thế hệ mới nếu ông nghĩ rằng những chiếc máy bay ném bom hiện tại vẫn thích hợp để hoạt động trong một thời gian dài tới.

Năm 2010, cả “Thứ trưởng” Không quân Michael Donley và Tham mưu trưởng Không quân Norton Schwartz đều khẳng định rằng, một loại máy bay ném bom tàng hình mới là cần thiết, và Bộ trưởng Gates cho rằng Không quân cần “một loại máy bay ném bom hạt nhân tầm xa mới”, có thể có người lái hoặc không.

Ông cũng cho rằng chúng ta cần bắt đầu dự án này ngay hôm nay để “đảm bảo một loại máy bay ném bom mới có thể sẵn sàng trước khi các phi đội “già nua” đến thời kỳ ngừng hoạt động”.

Rõ ràng, ông Gates đã dừng chương trình từ tháng 4/2009 không phỉa vì không cần một loại máy bay ném bom mới mà vì ông tìn rằng cần xem xét lại về loại máy bay và Không quân Mỹ cần là gì.

Đây là căn nguyên của cái gọi là phương pháp “các hệ thống của gia đình” (FoS), theo đó máy bay ném bom sẽ là “đòn bảy” (thực hiện nhiệm vụ tình báo, giám sát và trinh sát) và hỗ trợ để tăng cường tính hiệu quả hoạt động trong khi giảm thiểu tối đa các yêu cầu chức năng ban đầu, do đó giảm chi phí và các nguy cơ kỹ thuật liên quan đến việc tiếp cận mục tiêu (Khả năng tác chiến ban đầu).

Phương pháp FoS cũng kết hợp chặt chẽ với các phương tiện tấn công tầm xa khác, như máy bay không người lái tấn công ISR tầm xa, có khả năng tự nạp nhiên liệu và vũ khí tầm xa của Lực lượng Không quân (LRSOW), cho phép Mỹ có khả năng tấn công sâu rộng trong bối cảnh “chiến tranh” do thám bền bì trên khắp toàn cầu đang nổi lên hiện nay.

>> Quân đội Mỹ đã đụng độ đặc nhiệm Liên Xô trên chiến trường Việt Nam ?

Với nhiều người Mỹ, vai trò của các cố vấn Liên Xô trong chiến tranh Việt Nam mãi là điều bí ẩn. Bởi họ không tin khả năng của người Việt Nam lẫn sự giúp đỡ tận tình của Liên Xô đối với Việt Nam.



Sự cần thiết của viện trợ và cố vấn Liên Xô

Không lâu sau khi phát-xít Đức đầu hàng ở châu Âu, Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa, đã được công bố thành lập. Sự thành lập quốc gia công nông đầu tiên ở châu Á, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, về cơ bản đã thay đổi tình hình địa chính trị trong khu vực. Trong khi đó, người Pháp không có ý định rời bỏ khu vực cựu thuộc địa. Không lâu sau một cuộc chiến tranh mới và đẫm máu đã nổ ra.

Quân đội Anh do Tướng Gracie chỉ huy đã tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp quay lại thuộc địa cũ, thay vì hứa sẽ trợ giúp giải giáp quân Nhật. Các nước đồng minh công khai vi phạm các quy định của Hiến chương Đại Tây Dương, trong đó nói rằng, tất cả các nước đã chiến đấu chống lại chủ nghĩa phát-xít sẽ nhận được sự tự do mà họ mong đợi.

Tuy nhiên, vào thời gian này Việt Nam đã cho thấy một sự gia tăng đáng kinh ngạc của tinh thần yêu nước, và thực dân Pháp đã gặp phải sự kháng cự mãnh liệt. Sau thất bại tại Điện Biên Phủ chính phủ Pháp đã buộc phải đồng ý ký Hiệp định Geneva.



http://nghiadx.blogspot.com
Hội nghị Geneva 1954. Ảnh: Internet

Theo sáng kiến của Liên Xô, cuối tháng 4/1954 tại Geneva đã diễn ra lễ ký văn kiện công nhận độc lập của Việt Nam, Lào và Campuchia, và khôi phục hòa bình tại khu vực. Kết quả, Việt Nam tạm ngăn cách bởi ranh giới vĩ tuyến 17.

Nếu như Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo có uy tín thực sự, có sự ủng hộ của đại đa số nhân dân Việt Nam, và được các nước XHCN hỗ trợ, thì Ngô Đình Diệm đơn giản chỉ là con rối tầm thường của phương Tây. Không lâu sau đó Diệm cũng bị mất đi sự ủng hộ vốn rất ít ỏi trong dân chúng và phải đối phó với cuộc chiến tranh du kích quy mô lớn trên toàn lãnh thổ miền Nam.

Những diễn biến nêu trên cho thấy kế hoạch bầu cử dân chủ như đã định tại Hội nghị Geneva sẽ bất lợi đối với phương Tây, bởi chiến thắng của Hồ Chí Minh là không thể đảo ngược. Ngay sau đó Mỹ can thiệp vào tình hình, tuy nhiên một cuộc chinh phục thần tốc đất nước này như ý đồ của Wasington đã không diễn ra.

Lãnh thổ miền Nam của Việt Nam gần như hoàn toàn được bao phủ bởi rừng rậm, tạo điều kiện cho lực lượng du kích dễ dàng ẩn náu. Những hành động quân sự quen thuộc và hiệu quả ở châu Âu, đã không áp dụng được ở đây, trong khi chính quyền miền Bắc cung cấp hỗ trợ đáng kể cho du kích địa phương.

Sau sự cố “Vịnh Bắc Bộ” Không quân Mỹ ném bom miền phá hoại Bắc Việt Nam. Những “Bóng ma màu đen” (Phantom) dội từng đợt bom xuống Hà Nội, phá hủy các mục tiêu quân sự và gây tác động tâm lý lớn đối với dân chúng. Lúc này hệ thống phòng không ở miền Bắc gần như không có, và người Mỹ nhanh chóng cảm thấy đắc ý khi không bị trừng phạt vì những tội ác.

Trong bối cảnh như vậy sự giúp đỡ từ phía Liên Xô cần phải tiến hành ngay không chậm trễ.

Người Mỹ đinh ninh giao chiến với Quân đội Liên Xô

Ngoài vũ khí, Liên Xô còn gửi đến Việt Nam cả những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực quân sự cũng nhưng dân sự. Điều này làm người Mỹ lo ngại thực sự.

Để minh họa cho sự lo ngại đó, các nhà làm phim Mỹ đã thực hiện bộ phim "Rambo". Trong đó, các đạo diễn Mỹ đã "đưa ra ánh sáng" những trận chiến khốc liệt giữa các "anh hùng" của họ và "những tên côn đồ khét tiếng" của lực lượng đặc biệt Nga. (*)

Trên thực tế, các chuyên gia và cán bộ Liên Xô có mặt ở miền Bắc Việt Nam chủ yếu tham gia đào tạo sĩ quan Việt Nam và dạy cách sử dụng vũ khí trang thiết bị quân sự của Liên Xô.

Trái ngược với mong đợi của người Mỹ, mà theo dự báo của họ, công việc đào tạo của chuyên gia Liên Xô đạt được kết quả phải mất ít nhất một năm. Người Việt Nam chỉ mất 2-3 tháng đã có thể làm chủ trang thiết bị quân sự do Liên Xô viện trợ và sử dụng các vũ khí mới đó chống lại người Mỹ.

Điều này dẫn đến sự nghi ngờ lớn trong quân đội Mỹ, họ cho rằng chuyên gia Liên Xô tham trực tiếp vào cuộc chiến, và rằng những phi công đối phương đang đối đầu với họ trên bầu trời không phải là những người Việt Nam mà là những phi công Xô-viết.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhóm chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam năm 1966. Ảnh: Internet

http://nghiadx.blogspot.com
Chuyên gia Liên Xô và các học viên Việt Nam. Ảnh: Internet

http://nghiadx.blogspot.com
Các chuyên gia Liên Xô xem xét mảnh vỡ máy bay B-52 bị bắn rơi ngày 23/12/1972 trên bầu trời Hà Nội. Ảnh: Internet

Không thể phủ nhận rằng người Mỹ có lý do để không tin tưởng vào sự đảm bảo của Liên Xô rằng, các chuyên gia quân sự chỉ làm nhiệm vụ cố vấn. Thực tế là phần lớn dân số của miền Bắc Việt Nam vừa mới được xóa mù chữ. Những khó khăn kinh tế thời hậu chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất hạ thấp thể lực của đa số dân chúng. Ngay cả sức lực tối thiểu của sự chịu đựng và sức mạnh ở nam giới bình thường cũng yếu. Theo đánh giá, thanh niên chỉ có thể cầm cự được trong vòng 10 phút chiến đấu với kẻ thù. Về kỹ năng trong việc thử nghiệm trên máy móc hiện đại là hoàn toàn không có.

Tuy nhiên, cần nhớ rằng, có hơn 10.000 người Việt Nam được gửi sang Liên Xô đào tạo quân sự và kỹ thuật-công nghệ quân sự hiện đại. Theo các đánh giá khác nhau, viện trợ hữu nghị cho Việt Nam tiêu tốn của ngân sách Liên Xô từ 0,5-2 triệu USD/ngày.

Đứng trước nhiều khó khăn này, trong năm đầu tiên của cuộc đối đầu bằng không quân miền Bắc Việt Nam (1964-1965) đã tiêu diệt một phần lớn số máy bay quân sự của Mỹ. Máy bay MiG đã giành được khả năng cơ động cao hơn trước những “bóng ma” huyền thoại của Không quân Mỹ, họ đã tấn công chớp nhoáng gây thiệt hại vào đội hình bay của quân đội Mỹ và trốn tránh thành công sau vụ tấn công.

Hệ thống phòng không là thách thức thật sự với Không quân Mỹ vì chúng được đặt dưới vỏ bọc của rừng rậm nhiệt đới, do đó, phần lớn máy bay ném bom Mỹ đã bị bắn rơi. Ngoài ra, công tác tình báo đã hoạt động thành công, thông báo kịp thời và trước thời hạn về những phi vụ xuất kích của máy bay đối phương.

Người Mỹ đánh giá, toàn bộ hệ thống phòng không của miền Bắc Việt Nam khi đó không cho phép bất kỳ máy bay tiêm kích nào qua mặt, đã được Liên Xô xây dựng, thông qua các cố vấn Liên Xô.

Đúng là đối với những cố vấn Liên Xô, những tháng đầu tiên ở Việt Nam là vô cùng căng thẳng. Điều kiện khí hậu khác nhau, xuất hiện các căn bệnh lạ, côn trùng gây phiền nhiễu không phải là vấn đề chính trong thực hiện nhiệm vụ của họ. Việc đào tạo các đồng chí Việt Nam không hiểu tiếng Nga diễn ra bằng cách “cầm tay chỉ việc”, bời vì không phải lúc nào cũng có sự giúp đỡ của thông dịch viên, một lực lượng thiếu hụt nghiêm trọng vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, các chuyên gia Liên Xô không trực tiếp tham gia chiến đấu, vì họ có số lượng rất ít, và có "giá trị lớn" và không được phép đem ra đánh đổi trong bất kỳ trận chiến nào. Theo hồi ký của các cựu Liên Xô, họ thậm chí không có vũ khí cá nhân của mình.

Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Mỹ nghiêm cấm việc bắn tàu và phương tiện vận tải của Liên Xô, bởi hành động như vậy có thể kích động một cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba. Số vũ khí phòng không kể trên đến được với Hà Nội cũng là một kỳ tích, bởi trên suốt quá trình vận chuyển đã phải trải qua các vụ đánh bom ác liệt của Không quân Mỹ và cả sự dòm ngó của Trung Quốc.

Xua tan những nghi ngờ

Có ý kiến cho rằng, Liên Xô đã viện trợ cho Hà Nội những vũ khí đã lỗi thời. Điều này hoàn toàn là bịa đặt. Theo ý kiến của ông Nikolay Koliesnik, cựu trưởng đoàn chuyên gia Liên Xô tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội các cựu chiến binh Nga trong chiến tranh Việt Nam, những máy bay tiêm kích hiện đại nhất MiG-21 và cả hệ thống tên lửa đất đối không Dvina - những vũ khí, mà theo xác nhận của chính người Mỹ, ở thời điểm đó là đáng sợ nhất hành tinh.

Ông Kolesnik cũng đặc biệt nhấn mạnh trình độ chuyên môn cao của các chuyên gia Liên Xô được gửi sang Việt Nam, đồng thời cũng đánh giá cao tính kiên trì của người Việt trong việc học tập làm chủ vũ khí cũng như nắm vững khoa học quản lý nhanh nhất có thể.

Trong chiến tranh chống Mỹ Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam nhiều xe tăng các loại từ T-34 đến T-54. 2.000 xe tăng, 700 máy bay cơ động, 7.000 súng cối, cùng hơn 100 trực thăng và đã được Liên Xô chuyển giao cho Hà Nội, như là một nguồn viện trợ không hoàn lại và hữu nghị với Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép BTP-60PB được Liên Xô viện trợ.

http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành Su-100 quân đội Việt Nam nhận viện trợ từ Liên Xô

http://nghiadx.blogspot.com
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử quân đội Việt Nam lần đầu tiên đã được Liên Xô viện trợ tổ hợp phòng không tự hành Su-23-4-Shilka mới nhất và hiện đại nhất thế giới vào thời điểm đó.

Chính quyền Mỹ biết rõ có sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô cho miền Bắc Việt Nam, nhưng tất cả các chuyên gia, gồm cả chuyên gia quân sự, đều bắt buộc phải mặc trang phục dân sự, tất cả giấy tờ tùy thân của họ đều bị giữ lại ở Đại sứ quán Liên Xô tại Hà Nội, và cả đích đến cuối cùng của “chuyến công tác” của mình, họ cũng chỉ được biết vào phút chót. Yêu cầu về tính bí mật được người ta giữ kín cho đến khi chuyên gia Liên Xô rút khỏi Việt Nam, số liệu chính xác và tên tuổi của những người tham gia đã không được tiết lộ cho đến thời gian gần đây.

Ngày nay, Liên bang Nga như là người thừa kế trực tiếp của Liên Xô, đang tích cực xây dựng và củng cố mối quan hệ với Việt Nam. Bối cảnh chính trị đã thay đổi khác nhiều so với trước kia, tuy nhiên người dân Việt Nam vẫn giữ tình cảm biết ơn các cố vấn Liên Xô, còn những nhân vật của cuộc chiến bí mật đó luôn tự hào về sự tham gia của họ.

(*) Tất cả sự sợ hãi trước những người lính đặc nhiệm Liên Xô được tập trung thể hiện trong bộ phim "Rambo", như một cách để thuyết phục các chính trị gia Mỹ về cái gọi là "sự dính líu của Liên Xô ở Việt Nam". Thế nhưng, nếu tính ra, số quân nhân Liên Xô đến Hà Nội chỉ bằng khoảng 6/1.000 so với quân số Mỹ (chưa kể thêm 4.000 nhân viên gắn mác dân sự ở Nam Việt Nam). Rõ ràng sự sợ hãi được đề cập trong bộ phim "Rambo" chỉ là sự phóng đại.

Chưa có sự xác nhận chính thức nào của các bên về việc có hay không sự hoạt động của các toán lính biệt kích đặc nhiệm Liên Xô chống lại Quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam. Trong khi trên một số mạng của Nga cũng có đề cập đến một số hoạt động của lực lượng biệt Liên Xô ở đây, tuy nhiên lượng thông tin rất ít ỏi. Đó là chiến dịch đánh cắp 1 trực thăng Mỹ Cobra tại Khe Sanh năm 1962 và một số hoạt động ở khu vực Tây Ninh.

Nếu tin vào những câu chuyện huyễn hoặc về những người Bolshevik với súng máy, ẩn nấp trong rừng rậm và tấn công lực lượng dân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, ngày càng được phổ biến ở Hoa Kỳ, thì có thể kết luận rằng chỉ có 10.000 hay 11.000 binh sĩ Liên Xô chiến thắng trước đội quân nửa triệu người của Mỹ?

>> Xe bọc thép 'tàng hình đầu tiên' : 2T Stalker

Trong khi các nước tiên tiến Anh - Mỹ loay hoay nghiên cứu xe tàng hình, năm 2000 công ty Minotor Belarus đã trình làng xe bọc thép trinh sát tàng hình 2T Stalker.

Trong khi các loại máy bay, tàu chiến bước đầu đạt được bước đột phá trong công nghệ tàng hình, trên mặt đất xe tăng – thiết giáp đang chập chững tìm hướng đi phù hợp nhằm che mắt đối phương, nhất là trong bối cảnh, hệ thống phòng vệ xe tăng phát triển một, vũ khí chống tăng phát triển mười.

Một số quốc gia đã đưa ra một số giải pháp tàng hình xe như Anh (>> chi tiết), Mỹ (>> chi tiết) nhưng mới chỉ dừng ở mức độ nghiên cứu nhất định, nguyên mẫu thử nghiệm, chứng minh độ khả thi vẫn chưa được thực hiện.

Ở Đông Âu, từ năm 2000, Công ty Minotor Belarus phối hợp các cơ quan nghiên cứu vũ khí Nga đã giới thiệu mẫu thử nghiệm xe bọc thép trinh sát 2T Stalker.

Loại xe này chủ yếu dùng trong hoạt động thọc sâu vào hậu phương địch giám sát cả ngày và đêm, chuyển các dữ liệu tình báo kịp thời cho các cơ quan cấp trên, các đơn vị cấp dưới và đơn vị bạn.




http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép trinh sát tàng hình 2T Stalker.


Đặc biệt để lẩn trốn

2T Stalker thiết kế với phần giáp trước chống đạn pháo 30mm. Các bộ phận còn lại bọc giáp chống đạn 14,5mm. Lớp giáp này vẫn còn quá mỏng manh đối với vũ khí chống tăng, trong khi Stalker phải thực hiện nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm xâm nhập vào vùng địch. Vì vậy, chiếc xe được ứng dụng kỹ thuật tàng hình tiên tiến giúp nó giảm đáng kể tín hiệu quang học, radar, hồng ngoại và âm tần so với các loại xe thiết giáp khác cùng cấp.

Xe được phủ một lớp sơn đặc dụng hấp thụ bức xạ sóng điện từ làm giảm khả năng xe bị bị radar phát hiện. Trong quá trình thử nghiệm, 2T Stalker chứng minh sự ưu việt, cùng một hệ thống radar phát hiện xe tăng T-72 từ cự ly 6km thì phải đặt gần 1km 2T Stalker mới chịu lộ diện.

Ngoài ra, để giảm tiếng ồn, xe thiết kế với cơ cấu treo khí lỏng chủ động và các bộ phận giảm sóc do máy tính điều khiển.

So với T-72, tín hiệu tạp âm của Stalker chỉ bằng 1/6. Khi xe chạy với tốc độ 60-70km/h, ở cự ly 300-400m mới có thể nghe được tiếng chạy, đó là mức âm thanh ít nhất trong các loại xe bánh xích.

Về việc “ẩn giấu” tín hiệu nhiệt, hệ thống thải khí của xe được thiết kế hợp lý, chỉ có thể cảm nhận được khí nóng phả từ xe ra trong phạm vi hẹp.

http://nghiadx.blogspot.com
Xe bọc thép tàng hình 2T Stalker tiên tiến, hiện đại nhưng yểu mệnh.

Hỏa lực hiện đại

2T Stalker trang bị pháo 30mm, súng phóng lựu tự động AGS-17 cỡ 40mm (166 viên) và súng máy đồng trục cỡ 7,62mm.

Pháo tự động 2A42 30mm có khả năng tiêu diệt xe bọc thép hạng nhẹ, trực thăng đối phương.

Đặc biệt, trên tháp pháo còn được trang bị thêm các giá phóng hai tên lửa chống tăng có điều khiển AT-6 và 2 tên lửa đối không SA-18. Khi hành quân, giá phóng tên lửa gấp gọn vào trong tháp pháo.

Sức mạnh hỏa lực của 2T Stalker được coi là khá mạnh, nhưng điểm đặc biệt lại nằm ở hệ thống phát hiện mục tiêu tiên tiến. Chiếc xe được trang bị thiết bị quét và đối kháng vô tuyến điện, sensor âm thanh, thiêt bị trinh sát quang – điện tầm xa thụ động.


Pháo 30mm, tên lửa đối không SA-18 (trái) và tên lửa chống tăng AT-6 (phải).

Trong đó, thiết bị quét và đối kháng vô tuyến điện có thể giám sát, ghi lại các thông tin vô tuyến của địch phát ra và tiến hành gây nhiễu nguồn phát.

Còn các sensor âm thanh được bố trí để phát hiện âm thanh con người, tiếng ồn động cơ. Đối với vũ khí hạng nặng, kíp xe căn cứ vào âm thanh phát ra qua đó phán đoán phương vị và cự ly.


Hệ thống trinh sát quang – điện tầm xa thụ động lắp trên cần xe kiểu ống lồng, độ nâng hạ tối đa 6m, tiện cho xe ẩn nấp để quan sát.

2T Stalker còn được trang bị hệ thống định vị giúp cho kíp xe xác định chính xác vị trí của mình và mục tiêu, độ chính xác trong vòng 15m.

Với vai trò xe trinh sát, 2T Stalker còn có hệ thống tình báo điện tử có thể thu nhận và xử lý một số lượng lớn thông tin tình báo rồi chuyển những số liệu đó qua chuỗi số liệu dung lượng cao, bí mật truyền đến các bộ chỉ huy tác chiến.

Tuy hiện đại, nhưng số phận của 2T Stalker hẩm hiu khi nó không được bất kỳ một quốc gia nào quan tâm, thậm chí kể cả Quân đội Belarus không mặn mà đối với xe thiết giáp này.

Thông số kỹ thuật

Kíp lái: 5 người (lái xe, pháo thủ, trưởng xe và 2 lính trinh sát)
Nặng: 27,4 tấn
Kích thước (dài x rộng x cao): 7,77m x 3,38m x 2,5m
Vũ khí:
- Pháo tự động 2A42 30mm (500 viên)
- 2 tên lửa chống tăng AT-6 (6 quả dự trữ)
- 2 tên lửa đối không SA-18
- 1 súng máy đồng trục 7,62mm (2.000 viên)
- 1 súng phóng lựu 30mm (166 viên)
- Mìn chống tăng (12 quả)
Động cơ diesel 740 mã lực (tốc độ 95km/h, tầm hoạt động 1.000km).

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang