Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Chính phủ Nga

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính phủ Nga. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Chính phủ Nga. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

>> Nga, Mỹ chạy đua phát triển trực thăng tốc độ cao



Tại “HeliRasha-2011”, Phó chủ tịch Sikorsky, Frank de Pasquale cho biết, hãng đang phát triển máy bay trực thăng tốc độ cao S-97 "Raider".


Theo ông Frank de Pasquale, phát triển mới sẽ được dựa trên công nghệ của trực thăng X2, một sản phẩm của Sikorsky.

Tháng 9/2010, trực thăng X2 đã phá kỷ lục với tốc độ 400 km/h, con số này đáng kể nếu so với tốc độ trực thăng truyền thống là 150-200 km/h. Hai tuần trước, X2 đã giúp công ty đã nhận được giải thưởng “Cúp Kolier”.

Frank de Pasquale cho biết: "Chúng tôi phát triển S-97 với chi phí của riêng mình và đầu tư 200 triệu USD để xây dựng 2 nguyên mẫu. Trong chương trình khung này. Cuối năm 2011, công ty sẽ lên kế hoạch chế tạo và bảo vệ thiết kế sơ bộ".

Chuyến bay đầu tiên của nguyên mẫu dự kiến diễn ra vào năm 2014, được coi là sẽ mở ra tương lai cho quân đội Mỹ.


Mẫu thử nghiệm sẽ được trang bị động cơ T700 do General Electric sản xuất.


Trong khi đó, tại Nga, việc phát triển các máy bay trực thăng tốc độ cao đang trong giai đoạn đầu. Công ty “Kamov” và “Miles” phát triển dưới hai nền tảng trái chiều.

Giám đốc điều hành của công ty cổ phần “Máy bay trực thăng của Nga”, ông Dmitry Petrov cho biết: “Năm 2011, chúng tôi tích cực phát triển máy bay trực thăng tốc độ cao. Cả hai công ty Kamov và Miles đều được tài trợ.

Ông Petrov cho biết thêm: “Theo kế hoạch của chúng tôi, nguyên mẫu sẽ được lựa chọn vào cuối năm 2012, sau đó dự án sẽ tiếp tục nhận đượctài trợ để phát triển".
[BDV news]


>> 'NATO đẩy Nga quay lại thời Chiến tranh Lạnh'



Thế giới sẽ chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang mới nếu Mỹ quyết định theo đuổi kế hoạch lá chắn tên lửa ở châu Âu.


Đây là lời khẳng định của Tổng Tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga, Tướng Nikolai Makarov trong cuộc gặp gỡ với các nhà quân sự nước ngoài vào ngày 20/5 vừa qua.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Nga - Mỹ không lấy gì làm mặn nồng sau khi nỗ lực của cả hai bên trong việc giải quyết vấn đề xây dựng lá chắn tên lửa ở châu Âu không có tiến triển.



Câu trả lời cho những nỗ lực của Nga và NATO vẫn đang bỏ ngỏ.

Tướng Nikolai Makarov kêu gọi Washington nên thay đổi kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ và NATO tại châu Âu để không đe dọa đến lực lượng hạt nhân của Nga. “Nếu Mỹ cứ khăng khăng thực hiện kế hoạch của mình thì Nga buộc phải dùng các biện pháp đối phó và tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang mới”, ông Makarov nói.

Theo ông Makarov, vào năm 2015, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ sẽ càng có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo của Nga và đến 2020, thế cân bằng hạt nhân bị phá vỡ. Đương nhiên, Nga sẽ tìm cách chống lại hệ thống đó. Vì vậy, các quốc gia châu Âu sẽ phải tăng chi tiêu cho quốc phòng.

Tướng Makarov cũng khẳng định, khoảng 5-6 năm nữa, một cuộc chạy đua vũ trang tồi tệ sẽ bắt đầu và cuộc đua này có thể sẽ không có điểm dừng, không xác định kẻ thắng người thua.

Cảnh báo của ông Makarov có nội dung tương tự như những lời cảnh báo được Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố nhiều lần. Theo ông Medvedev, thế giới có thể quay lại thời Chiến tranh Lạnh nếu NATO không “mềm mỏng” trong việc hợp tác với Nga về vấn đề lá chắn tên lửa.

Nga coi kế hoạch lá chắn phòng thủ tên tên lửa của NATO do Mỹ khởi xướng là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của nước này.

Mùa thu năm 2010, Nga đã chấp thuận xem xét đề xuất của NATO về việc hợp tác xây dựng lá chắn tên lửa chung, nhưng yêu cầu trong việc quản lý hệ thống này hai bên phải có quyền như nhau, nghĩa là có thể sử dụng chung.

Trước yêu cầu của Nga, NATO đã ngay lập tức bác bỏ và hiện nay thoả hiệp về vấn đề này vẫn còn bỏ ngỏ.
[BDV news]


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

>> Trung Quốc rao bán HQ-16



Trung Quốc đã bắt đầu chào bán hệ thống tên lửa phòng không phóng thẳng đứng HQ-16 triển khai trên mặt đất và hạm tàu được chế tạo dựa trên hệ thống Buk-M2 của Nga.

HQ-16

Hệ thống tên lửa của Trung Quốc có tên xuất khẩu là LY-80. Hiện chưa rõ tính năng kỹ thuật của hệ thống này.




HQ-16 được sản xuất theo giấy phép hoặc chế tạo bằng công nghệ đánh cắp của hệ thống Buk-M2 của Nga. Buk-M2 là biến thể mới nhất của hệ thống nổi tiếng Kub/Kvadrat (SA-6) từng thể hiện hiệu quả chiến đấu cao trong cuộc chiến Arab-Israel năm 1973.

Buk sử dụng khung gầm xích, lắp 4 tên lửa. Khác với hệ thống của Nga, LY-80 sử dụng khung gầm ô tô 3 trục chở 6 contenơ kiêm ống phóng chứa tên lửa phóng thẳng đứng.

Tên lửa phòng không có điều khiển của Buk-M2E có trọng lượng 328 kg, có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở cự ly đến 50 km.

Đài radar của hệ thống có thể phát hiện mục tiêu ở cự ly đến 150 km. Không loại trừ khả năng hệ thống của Trung Quốc cũng có tính năng như vậy.

Trước đó blog China-Defense đưa tin, HQ-16 là thiết kế chung của Nga và Trung Quốc và được chế tạo dựa trên hệ thống Buk-M1.


HQ-16 phóng thẳng đứng

Trung Quốc cũng đã phát triển trang bị cho tàu chiến của HQ-16 có tên HHQ-16 với tên lửa được lắp trong các bệ phóng thẳng đứng. HHQ-16 có 32 hầm phóng tên lửa và được điều khiển bởi 4 radar MR090.

Hệ thống tên lửa phòng không hạm tàu phóng thẳng đứng đầu tiên do Mỹ chế tạo. Mong muốn chế tạo bệ phóng tên lửa phòng không hạm tàu phóng thẳng đứng đã thúc đẩy Trung Quốc phát triển các thiết kế tàu nổi mới để thay thế các tàu chiến kiểu Nga.

Loại tàu đầu tiên có thiết kế đó là Type 054 có lượng giãn nước 4.300 tấn. Tàu này được thiết kế theo khái niệm của phương Tây chứ không phải của Nga.

Trung Quốc đã đóng tổng cộng 12 frigate lớp này, sau đó đã đóng hơn 10 tàu cải tiến lớp Type 054А. Mỗi frigate này được trang bị bệ phóng thẳng đứng chứa 32 tên lửa.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang phát triển hệ thống tên lửa phòng không HQ-17 (chế tạo dựa trên Buk-М1B) có tầm bắn tăng lên đến 90 km. HQ-17 được xem là sự phát triển của HQ-16.
[VietnamDefence news]


Thứ Ba, 3 tháng 5, 2011

>> Putin chuẩn bị thăm Việt Nam



Thủ tướng Nga Vladimir Putin sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 7 để thúc đẩy quan hệ song phương.



Chuyến thăm của ông Putin được thông báo sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexei Borodavkin tới Hà Nội hôm 25/4 và gặp gỡ Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Borodavkin còn tham dự cuộc họp tham vấn chính trị cấp thứ trưởng giữa hai bộ ngoại giao Nga, Việt vừa được tổ chức tại Hà Nội nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.

Cuộc họp này đề cập tới việc thúc đẩy dự án xây nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam với kỹ thuật của Nga.





Putin chuẩn bị thăm Việt Nam.


Chưa rõ mục tiêu cụ thể của chuyến thăm sắp tới của ông Vladimir Putin nhưng hai nước gần đây tăng cường quan hệ hợp tác truyền thống, nhất là trong lĩnh vực an ninh.

Theo BBC, Nga đang cung cấp nhiều vũ khí-khí tài cho Việt Nam, mới nhất là chiến hạm lớp Gepard 3.9 Đinh Tiên Hoàng mà Việt Nam vừa đón nhận tại cảng Cam Ranh hồi đầu tháng 3.

Chiến hạm này, cùng một chiếc khác cũng sắp được chuyển giao, sẽ được sử dụng trong các hoạt động tìm kiếm, theo dõi và chống lại các mục tiêu trên không, ngầm và nổi; tiến hành các chiến dịch hộ tống và tuần tiễu nhằm bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế trên biển.

Trước chuyến thăm của ông Putin khoảng hai tháng, một đội tàu chiến gồm chiến hạm chống tàu ngầm lớn mang tên Đô đốc Vinogradov, tàu chở dầu Pechenga và tàu cứu nạn SB-522 sẽ thăm cảng Đà Nẵng của Việt Nam từ ngày 7/5.

Còn hồi đầu tuần, công ty Zvezdochka của Nga hội đàm với phía Việt Nam về việc xây dựng lại nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh. Theo đó, Nga sẽ đặt trung tâm sửa chữa tàu tại Cam Ranh.

Trong cuộc hội đàm này, các bên đã thảo luận về các vấn đề như cung cấp phụ tùng, các dịch vụ sửa chữa và nâng cấp hiện đại hóa lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam cùng với việc trong tương lai, Zvezdochka sẽ xây dựng lại nhà máy đóng tàu tại Cam Ranh.

Trong cuộc gặp, Tổng giám đốc Zvezdochka Vladimir Nikitin và phía Việt Nam ký kết bản dự thảo về việc chuyển giao các loại phụ tùng thay thế cho tàu chiến của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Đáng chú ý là sự kiện này đã đánh dấu sự có mặt của Zvezdochka trong danh sách những nhà cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Việt Nam.

Zvezdochka là công ty chuyên về đóng mới và sửa chữa tàu biển có trụ sở tại vùng Arkhangelsk, Liên bang Nga.

Trong lịch sử, công ty này cũng tham gia cả vào các chương trình sửa chữa, nâng cấp tàu ngầm nguyên tử của Liên bang Xô Viết cũng như Liên bang Nga sau này.

Cam Ranh từng là căn cứ lớn nhất của hải quân Nga ở nước ngoài, với hai cầu cảng lớn cho tàu và tàu ngầm, cùng khoảng 30 nhà xưởng có đủ máy móc, cùng một đường băng mà nhiều loại phi cơ đều có thể sử dụng.

Nga thuê địa điểm này từ 1979 nhưng rút đi hồi tháng 5/2002.


[BDV news]


Thứ Ba, 12 tháng 4, 2011

>> Khả năng của 'người khổng lồ' An-124



[BDV news] Chính thức hoạt động vào năm 1986, An-124 là máy bay vận tải khổng lồ hoạt động hiệu quả nhất từ trước đến nay.
An-124, được sản xuất bởi hãng máy bay Antonov của Liên Xô, là loại máy bay vận tải lớn nhất được sản xuất loạt cho đến khi có sự ra đời của chiếc Airbus A-380. Hiện tại An-124 được Antonov Airline của Ukraine và Volga-Dnepr Airlines của Nga khai thác, sử dụng.



An-124 có khả năng mang tải trọng hàng hóa khổng lồ.

Có những mặt hàng chỉ có An-124 mới chở được, trong ảnh một chiếc máy bơm khổng lồ hiệu Putzmeister nặng 86 tấn được chở đến Nhật Bản để tham gia khắc phục sự cố nhà máy điện Fukushima.

Với tải trọng lên đến 122 tấn, An-124 có thể chở được những hàng hóa mà tưởng chừng không thể chở được bằng máy bay. Trong ảnh một chiếc đầu máy xe lửa đang được đưa lên khoang của An-124.

Khả năng chuyển chở của An-124 rất đa dạng, trong ảnh một chiếc tàu ngầm cứu hộ đang được đưa lên khoang.

An-124 là máy bay chuyên chở các loại hàng quá khổ quá tải, trong ảnh một chiếc trực thăng Chinook đang được đưa xuống từ khoang của An-124.

An-124 có chiều dài 68,96 mét, sải cánh 73,3 mét, cao 20,78 mét.Khối lượng rỗng của máy bay tới 175 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa tới 450 tấn.

An-124 là loại máy bay vận tải chủ lực trong các hoạt động cứu trợ của Liên Hợp Quốc. Trong ảnh một Trung tâm y tế lưu động đang được đưa đến Haiti sau thảm họa động đất năm 2010.

Một chiếc An-124 đang vận chuyển thân máy bay Airbus đến các cơ sở lắp ráp của Airbus.

Được trang bị 4 động cơ Ivchenko D-18T công suất 229,5kN mỗi chiếc. An-124 có khả năng bay một mạch 4.600km với tối đa tải trọng hàng hóa.

Sau một thời gian dán đoạn, chính phủ Nga đã quyết định nối lại sản xuất loại máy bay vận tải khổng lồ này. Nâng cấp lên biến thể mới An-124-150 với tải trọng hàng hóa tối đa lên đến 150 tấn.



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang