Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Mỹ

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Mỹ. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

>> Mỹ dùng “Thợ săn” P-3C để trấn tàu ngầm hạt nhân TQ ở Biển Đông

Nếu Mỹ nhận lời Philippines triển khai máy bay tuần tra săn ngầm P-3C ở biển Đông, sẽ tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng cho tàu ngầm hạt nhân TQ.

>> Trung Quốc bắn đạn thật nắn gân Nhật Bản
>> Báo Hoàn Cầu : Trung Quốc đang bị bao vây



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C do Mỹ chế tạo, đã triển khai ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan - phía đông và đông bắc Trung Quốc. Trong hình là máy bay P-3C của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

“Lính tạm thời” P-3C

“Thợ săn” P-3C là một loại máy bay săn ngầm (chống tàu ngầm) trên biển tầm xa, có 4 động cơ và cất cánh từ đất liền, do Công ty Lockheed Martin, Mỹ thiết kế sản xuất, chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến săn ngầm trên biển tầm xa và tác chiến chống hạm.

Máy bay săn ngầm P-3C trang bị 4 động cơ cánh quạt, dài 35,6 m, sải cánh 30,4 m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4 tấn, tốc độ 610 km/giờ, hành trình có thể đạt 8.944 km, bán kính hoạt động tối đa là 3.835 km.
Máy bay này tổng cộng đã phát triển 3 phiên bản, lần lượt là P-3A/B/C, mỗi phiên bản đều có nhiều kiểu loại, nhưng hiện nay chỉ có P-3C là đang hoạt động. P-3C của Hải quân Mỹ ngoài việc thực hiện nhiệm vụ trinh sát và chống tàu ngầm độc lập, còn có thể yểm hộ cho cụm chiến đấu tàu sân bay trên toàn cầu, trong mọi điều kiện thời tiết.

Nguồn tin mới nhất từ Quân đội Mỹ cho biết, quân Mỹ đã bắt đầu nâng cấp lô 5 máy bay P-3C đầu tiên thành P-3C4, loại máy bay đã được cải tạo khả năng mạng này đã được bàn giao cho Hải quân Mỹ.

Mặc dù Hải quân Mỹ đã phát triển được máy bay P-8A Poseidon tiên tiến hơn, đồng thời có kế hoạch thay thế toàn diện P-3C vào năm 2013, nhưng mục đích chủ yếu của P-3C phiên bản cải tiến chỉ là lấp chỗ trống tác chiến trước khi đưa P-8A vào hoạt động.

Theo thông tin từ Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không Hải quân, có 50 chiếc trong số 157 máy bay P-3C của Hải quân Mỹ được cải tạo.

Nội dung cải tiến gồm: liên kết dữ liệu Link 16, thông tin vệ tinh băng thông rộng được mã hóa của vệ tinh thông tin hàng hải quốc tế, và hiển thị hình ảnh chiến thuật tích hợp dựa trên Windows.

"Thợ săn" P-3C của Hải quân Mỹ, mối đe dọa của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.
Liên kết dữ liệu Link 16 chủ yếu dùng cho chia sẻ dữ liệu với lực lượng NATO, thông tin vệ tinh thì cung cấp truyền dữ liệu giao thức internet và cuối cùng thực hiện video trực tuyến.

Đầu năm nay, Bộ Tư lệnh Hệ thống Hàng không Hải quân đã bàn giao 74 máy bay P-3C được cải tạo kỹ thuật hệ thống âm thanh, đã tăng cường khả năng tiếp nhận phao sonar cho máy bay.

Ở giữa và dưới thân trước của máy bay này có 1 khoang đạn 3,91 m x 2,03 m x 0,088 m, dưới cánh máy bay có 10 giá treo, có thể mang theo ngư lôi, bom nổ dưới nước, bom, thủy lôi, ổ phóng tên lửa, tên lửa chống hạm, tên lửa không đối không; đồng thời có thể mang theo các loại phao sonar, phao nước và pháo sáng. Vũ khí chính dùng để tác chiến của P-3C có ngư lôi MK-46, tên lửa chống hạm AGM-84 Harpoon, tên lửa đối đất AGM-65 Maverick.

Mỗi máy bay P-3C đều biên chế 11 nhân viên phi hành đoàn. Trong đó, 2 chuyên gia tình báo sonar có thể tiến hành phân tích dữ liệu của phao sonar bất cứ lúc nào, làm rõ loại hình cụ thể của các mục tiêu dưới nước.

Do tàu ngầm khác nhau của các nước trên thế giới phát ra âm thanh khác nhau, máy bay P-3C dò tàu ngầm bằng nhiều phương pháp như thả hệ thống dò sonar xuống vùng biển khả nghi để tìm kiếm âm thanh khả nghi.

Chuyên gia tình báo có thể so sánh những âm thanh đó với những “âm thanh” các loại tàu ngầm ở trong kho dữ liệu máy tính, nhanh chóng có thể phán đoán mục tiêu dưới nước là loại tàu ngầm nào, của nước nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ.

Không chỉ như vậy, loại máy bay này còn có thể sử dụng radar hoặc hệ thống sonar khác xác định vị trí cụ thể của tàu ngầm đối phương. Để dò tàu ngầm đối phương trên phạm vi lớn, mỗi máy bay P-3C không chỉ có thể sử dụng hệ thống phao sonar mang theo, mà còn có thể trang bị nhiều thiết bị thăm dò từ tính và hồng ngoại để nhận rõ và chính xác hơn vị trí của tàu ngầm dưới nước.

Tàu ngầm Trung Quốc khó có thể giấu mình

Hiện nay, P-3C đã hoạt động ở Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đương nhiên, các căn cứ của quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương cũng triển khai rất nhiều máy bay P-3C các loại.

Nhưng, ở khu vực biển Đông, còn chưa có nước nào trang bị loại máy bay săn ngầm này, nếu Philippines mời được máy bay săn ngầm của quân Mỹ đến đây, nó sẽ là lực lượng máy bay P-3C lần đầu tiên triển khai ở biển Đông.

Philippines không chỉ muốn mời máy bay P-3C của quân Mỹ, hơn nữa, theo người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ, Mỹ “đang sơ bộ lập kế hoạch hỗ trợ Philippines xây dựng một trung tâm giám sát bờ biển quốc gia”.

Trung tâm giám sát này có thể cung cấp tình hình tổng thể về vùng biển lãnh thổ của Philippines, có thể hỗ trợ Philippines tấn công buôn lậu và ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt. Hiện nay, Mỹ và Quân đội Philippines đang tiến hành thảo luận một loạt sự lựa chọn.

Các nhà phân tích cho rằng, Philippines có đường bờ biển dài, chỉ dựa vào radar mặt đất rất khó bao quát toàn bộ vùng biển xung quanh, vì vậy “Trung tâm giám sát bờ biển quốc gia” theo kế hoạch của Philippines rất có thể sẽ còn tiếp tục tìm kiếm sự hỗ trợ của Mỹ như máy bay giám sát và tình báo vệ tinh.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của Quân đội Hàn Quốc, do Mỹ chế tạo.

Theo các nguồn tin, gần đây, Tổng thống Philippines Aquino tuyên bố, Philippines hoan nghênh quân Mỹ triển khai máy bay không người lái Global Hawk và các máy bay trinh sát khác ở Philippines và khu vực xung quanh.

Philippines không những tăng cường khả năng giám sát của mình, mà còn duy trì đề phòng rất cao đối với hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này.

Thực lực của Hải quân Philippines rất có hạn, cũng không thể đối phó với hoạt động của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông. Nhưng, máy bay P-3C đến biển Đông sẽ làm thay đổi tình hình bất lợi này của Philippines. Đối với quân Mỹ, tác dụng càng nổi bật hơn.

Những năm gần đây, máy bay tuần tra săn ngầm P-3C từng nhiều lần tiến hành theo dõi tàu thuyền trên biển của Trung Quốc, cung cấp thông tin tình báo để bảo vệ lợi ích trên biển cho Mỹ, Nhật Bản.

Nhưng, máy bay này muốn tuần tra thường xuyên ở biển Đông thì phải xuất phát từ các căn cứ ở Guam và Okinawa, mặc dù cũng có thể tiến hành do thám trong thời gian nhất định đối với khu vực biển Đông, nhưng không thể duy trì 24/24 giờ, đặc biệt là việc ứng phó với các tình huống khẩn cấp, rõ ràng là lực bất tòng tâm.

Nếu máy bay P-3C của quân Mỹ nhận lời mời của Philippines chính thức đến đóng ở các căn cứ ở Philippines, nó sẽ tác động nghiêm trọng đối với hoạt động tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc ở khu vực biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Philippines mời Mỹ triển khai máy bay do thám không người lái Global Hawk ở biển Đông.

Mặc dù khả năng chạy yên lặng của tàu ngầm Trung Quốc trong những năm gần đây tiến bộ rất nhanh, cộng với địa hình lòng biển ở biển Đông rất phức tạp, thủy triều và nhiệt độ nước thay đổi thất thường, đều đã gây khó khăn cho hoạt động do thám của P-3C.

Nhưng, một khi máy bay P-3C hoạt động lâu dài ở biển Đông, nắm chắc đầy đủ địa hình dưới nước và đặc điểm thủy văn của vùng biển này, cộng với việc nâng cấp máy bay này, sẽ có thể từng bước nắm chắc được thông tin các hoạt động của lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc, từ đó tạo ra mối đe dọa sống còn cho tàu ngầm Trung Quốc.

Điều nghiêm trọng hơn là, tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất của Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện nhiệm vụ “trực ban” sẵn sàng chiến đấu ở biển Đông, Mỹ đưa máy bay tuần tra săn ngầm P-3C đến chắc chắn sẽ làm cho ý đồ phong tỏa tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc vươn ra biển xa của Mỹ được thực hiện.

Trung Quốc tiếp tục đổ lỗi cho Philippines trong vấn đề bãi cạn Scarborough vừa qua, cho rằng nước này đã “lôi kéo thế lực bên ngoài vào can thiệp tình hình biển Đông”.

Ngày 3/7 hãng AFP dẫn lời người phát ngôn Tổng thống Philippines Ricky Carandang cho biết, Philippines có thể có kế hoạch mời Mỹ điều vài máy bay săn ngầm P-3C Orion đến biển Đông nhằm tăng cường hoạt động giám sát của Philippines đối với vùng biển này.

Theo bài báo, yêu cầu này là sẽ tăng cường khả năng theo dõi, kiểm soát cho Philippines, nhưng hành động này có thể gia tăng quan hệ căng thẳng giữa Philippines với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Sát thủ săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ, dự kiến sẽ thay thế cho máy bay P-3C.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2012

>> Hải quân Mỹ có tàu đổ bộ mới

Hải quân Mỹ vừa quyết định thay thế các tàu đổ bộ đệm khí (LCAC) hiện có. Hợp đồng thiết kế chế tạo và cung cấp loại tàu mới đã được ký kết với công ty Textron.

>> Tàu đổ bộ trực thăng Angthong của Thái Lan
>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng



http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thiết kế tàu đổ bộ mới loại SSC của Hải quân Mỹ


Theo hãng tin AFP, hợp đồng này trị giá 213 triệu USD với số lượng duy nhất một chiếc. Tuy nhiên, số lượng có thể sẽ tăng lên thành 10 chiếc với tổng giá trị 570 triệu USD.

Theo hợp đồng, chiếc tàu mới đầu tiên thuộc loại SSC (Ship-to-Shore Connector – tạm dịch là Tàu đổ bộ kết nối tàu và bờ) sẽ được chuyển giao cho Hải quân Mỹ vào năm 2017. SSC sẽ thay thế tất cả các tàu đổ bộ LCAC hiện có trong biên chế trong Hải quân Mỹ với tổng số lượng 91 chiếc, bắt đầu từ năm 1982.

Theo trang Defense Aerospace, SSC là loại tàu đổ bộ cao tốc với trọng tải lên tới 74 tấn và đạt tốc độ tối đa 35 hải lý/giờ. Tàu chủ yếu được sử dụng cho lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ.

Theo kế hoạch, các tàu đổ bộ cao tốc SSC sẽ có thời hạn phục vụ khoảng 30 năm. Hiện chưa có thêm bất kỳ chi tiết nào về loại tàu mới này được tiết lộ chính thức.

Ngay từ hồi tháng 8/2010, Hải quân Mỹ đã lên kế hoạch đặt hàng 72 chiếc SSC với tổng giá trị hợp đồng 4 tỷ USD. Tuy nhiên, việc ký hợp đồng thiết kế, thử nghiệm và cung cấp loại tàu này đã bị trì hoãn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu đổ bộ LCAC hiện có trong biên chế Hải quân Mỹ

Các tàu đổ bộ đệm khí LCAC của Hải quân Mỹ hiện nay dài 26,4 m và rộng 14,3 m. Tàu có tốc độ tối đa 40 hải lý/giờ và có trọng tải 75 tấn. Mỗi tàu có khả năng vận chuyển cùng lúc 24 binh sĩ vùng một tăng chiến đấu chủ lực. LCAC được trang bị 2 súng máy 12,7 mm cùng các giá đỡ tổng hợp để lắp súng máy 6 nòng hoặc súng phóng lựu 40 mm.

Tàu đổ bộ đệm khí LCAC đóng vai trò lớn trong tác chiến của Hải quân Mỹ. Các tàu lớn không có khả năng cập sát bờ để đổ quân. Trong khi người và phương tiện tự "bơi" vào bờ theo kiểu sử dụng các xe lội nước hay tàu loại nhỏ sẽ không hiệu quả và mất tính bất ngờ. Các tàu LCAC với trọng tải lớn, tốc độ nhanh sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Với nguyên lý hoạt động sử dụng đệm khí để nâng tàu lên khỏi bề mặt địa hình khi di chuyển, tàu đệm khí có khả năng hoạt động ở nhiều loại địa hình khác nhau, kể cả đầm lầy và khu vực nước nông. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ từng sử dụng các tàu đệm khí trong các chiến dịch càn quét.

Mới đây, Trung Quốc cũng mua 4 tàu đệm khí Zubr của Ucraina trị giá 315 triệu USD. Theo nhiều chuyên gia, các tàu này sẽ được tăng cường cho Biển Đông. Loại tàu này thậm chí còn lớn hơn nhiều so với tàu đổ bộ LCAC của Mỹ. Zubr có trọng lượng 550 tấn, dài 57,3 m, rộng 25,6 m. Tàu có thủy thủ đoàn 27 người và có tốc độ tối đa tới 60 hải lý/giờ.

Đặc biệt, Zubr có khả năng chuyên chở cùng lúc 500 quân hoặc 3 xe tăng và 10 xe thiết giáp. Tàu được trang bị 4 hệ thống tên lửa phòng không Igla-1M, 2 pháo tự động AK-630 30 mm, 2 bệ phóng rocket MS-227 140 mm.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ)

>> MQ-4C Triton thay thế MQ-4 Global Hawk

Sự ra đời của biến thể MQ-4C Triton dành cho Hải quân Mỹ sẽ làm thay đổi phương thức tác chiến trên biển Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới.

>> Mỹ phát triển UAV tiến công trên hạm
>> “Chim Lửa” lên tàu khu trục


Sau nhiều năm làm việc, mới đây, Northrop Grumman đã ra mắt một biến thể máy bay không người lái MQ-4C Triton dành cho Hải quân Mỹ với nhiều điểm đáng lưu ý.

MQ-4C Triton đã sẵn sàng cho các chuyến bay thử nghiệm trong thời gian tới với một số điểm khác biệt so với nguyên mẫu MQ-4 Global Hawk.

Tính năng cao cấp

UAV MQ-4C Triton được trang bị module cảm biến chủ động đa chức năng (Multi-Function Active Sensor - MFAS) có khả năng quét 360 độ đối với các khu vực phía dưới, cho phép phát hiện mọi thứ trên mặt biển trong phạm vi phát hiện của nó.

Ngoài MFAS, MQ-4C cũng được trang bị radar phòng thủ giúp nó cảm nhận và tránh vật thể, một thành phần rất quan trọng bảo đảm một UAV hoạt động trong không gian cùng với các máy bay có người lái.

Ngoài ra, MQ-4C Triton được tích hợp hệ thống nhận dạng mục tiêu tự động, giúp nó phân loại được các loại tàu chiến khác nhau. Đây là đặc điểm quan trọng giúp MQ-4C Trition trở thành trụ cột về khả năng do thám trên biển của họ từ 2015, theo Hải quân Mỹ. Với khả năng tuyệt vời này, việc giám sát và theo dõi các tàu nổi trên biển sẽ trở nên dễ dàng hơn.


http://nghiadx.blogspot.com
UAV do thám tiên tiến MQ-4C Triton được Northrop Grumman ra mắt hôm 16/6. MQ-4C cũng có thể bay liên tục trong thời gian dài hơn 24 giờ, ở độ cao khoảng 18,3 km. Khả năng hạ độ cao xuống thấp theo chiều thẳng đứng cũng giúp nó nhanh chóng chụp được những hình ảnh về tàu chiến đối phương.

Ngoài việc được sử dụng cho các nhiệm vụ trinh sát, MQ-4C cũng có thể được dùng để chống cướp biển, buôn lậu, vi phạm đánh bắt thủy hải sản và tội phạm có tổ chức.

MQ-4C Triton về cơ bản vẫn sử dụng thiết kế của Global Hawk, chỉ có các cải tiến như tăng cường sức chịu đựng của khung thân, chống đóng băng khi hoạt động ở các vùng khí hậu lạnh, cải tiến hệ thống bảo vệ chống sét... Máy bay có chiều dài 15,24m, sải cánh hơn 39,6 m) - không khác nhiều so với nguyê mẫu Global Hawk.

Dù Triton dựa trên thiết kế cải tiến của MQ-4 Global Hawk, nhưng công ty Northrop và Hải quân Mỹ có nhiều lý do để nhấn mạnh sự khác biệt giữa chúng.

Nền tảng Global Hawk của Không quân Mỹ đã gặp phải một số lời chỉ trích về độ uy tín trong vài năm qua. Đầu tiên là máy bay Global Hawk Block 30 được cho là để thay thế cho loại máy bay gián điệp có người lái U-2, nhưng sau đó đã bị loại bỏ do chi phí leo thang.

Lầu Năm Góc muốn hủy chương trình này và tiếp tục duy trì hoạt động của các máy bay U-2. Sau đó là một vụ tai nạn xảy ra hồi đầu tháng 6/2012 khi một chiếc Global Hawk bị rơi ở Maryland.

Nguyên nhân tai nạn sau đó vẫn chưa thể xác định được, nhưng công ty Northrop đã thực hiện một nỗ lực đặc biệt để nhấn mạnh số phận của dòng máy bay này, đó chính là khả năng tiết kiệm chi phí khi vận hành, hiệu quả hoạt động, giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ và khả năng giám sát vượt trội của phiên bản mới MQ-4C Triton.

http://nghiadx.blogspot.com
MQ-4C Triton nổi bật ở khả năng giám sát phát hiện và phân loại mục tiêu từ trên cao với hệ thống cảm biến đa năng 360 độ tinh vi. Với sự ra đời của loại UAV này, Hải quân Mỹ đang hy vọng đây sẽ là thứ vũ khí làm thay đổi khả đáng kể khả năng tác chiến trên biển Thái Bình Dương trong những thập kỷ tới. Theo Aviation Week, chiếc MQ-4C được nhà sản xuất cung cấp cho Hải quân Mỹ để bắt đầu các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên ở căn cứ không quân Edwards, California và sau đó là tại Patuxent River, vùng Maryland.

Sẵn sàng trên Thái Bình Dương

Các máy bay không người lái mới được thiết kế dựa trên loại Global Hawk của Northrop sẽ sớm tuần tra trên đại dương cùng với các máy bay do thám Hải quân như P-3 Orion để tăng cường đáng kể sức mạnh cho các Quân đội Mỹ.

Theo nhiều nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, tới cuối năm 2013 Hải quân Mỹ sẽ bắt đầu xây dựng căn cứ đồn trú cho máy bay MQ-4C Triton tại căn cứ không quân Andersen ở đảo Guam và dự kiến sẽ di chuyển các UAV này tới đây để thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho hải quân sau năm 2016. Điều này sẽ tăng đáng kể khả năng giám sát và ứng phó với Quân đội Trung Quốc, vốn đang đẩy mạnh các hoạt động trên biển.

Rõ ràng, việc xây dựng căn cứ cho các UAV do thám tiên tiến này của Hải quân Mỹ trên đảo Guam là động thái cho thấy sự dịch chuyển quân sự chiến lược của Quân đội Mỹ về Thái Bình Dương.

(Nguồn :: BDV )

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

>> Tranh chấp đảo với Nhật, Trung Quốc quyết tâm dùng vũ lực ?

“Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ dùng vũ lực giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư, đồng thời có quyết tâm và khả năng bảo vệ tốt chủ quyền đảo Điếu Ngư”.- Doãn Trác - Thiếu tướng Trung Quốc tuyên bố.

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 2)
>> Trung Quốc bắn đạn thật nắn gân Nhật Bản


http://nghiadx.blogspot.com
Nhật Bản tăng cường khẳng định chủ quyền đối với đảo Senkaku.


Mạng sina Trung Quốc dẫn nguồn tin từ tờ “Quốc tế trực tuyến” cho biết, ngày 7/7, trong thời điểm nhạy cảm của quan hệ Trung-Nhật, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda tuyên bố, Chính phủ Nhật Bản sẽ tiến hành nghiên cứu tổng hợp về việc mua đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư) và thực hiện “quốc hữu hóa” đảo Senkaku.

Báo Trung Quốc kéo dư luận quay trở về lịch sử với những tuyên truyền khó chấp nhận cho rằng, đây cũng là thời điểm mở đầu cho cuộc xâm lược toàn diện đối với Trung Quốc của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai – tròn 75 năm biến cố cầu Lư Câu.

Đối với tuyên bố của Chính phủ Nhật Bản, Trung Quốc cũng đáp trả lại bằng một lập trường cứng rắn, cho rằng “tuyệt đối không cho phép bất cứ người nào mua bán lãnh thổ của Trung Quốc”. Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Nhật Bản “mua đảo” hoàn toàn không phải “hài kịch”, mà là một cuộc “chiếm đoạt hòn đảo được sắp đặt dày công”, “quân đội (Trung Quốc) tuyệt đối không cho phép hành vi mua đảo Điếu Ngư được thực hiện”.

Đảo Senkaku (quần đảo) nằm ở phía tây nam Nhật Bản, phía đông Phúc Kiến, Trung Quốc và đông bắc Đài Loan, có tổng diện tích khoảng 6,5 km2. Ngoài đảo Senkaku có diện tích lớn nhất, còn có đảo Kuba (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Vĩ), đảo Taishō (Trung Quốc gọi là Xích Vĩ), đảo Minami (Nam Tiểu), đảo Kita (Bắc Tiểu) và một số mỏm đá.

Đại tá Lương Phương, giáo sư Ban Nghiên cứu Chiến lược, Đại học Quốc phòng Trung Quốc đã "phán" rằng: "các “mốc thời gian” thể hiện người Trung Quốc là người phát hiện sớm nhất và quản lý đảo Senkaku, nên hòn đảo này “thuộc về Trung Quốc”!?


http://nghiadx.blogspot.com
Các nghị sĩ Nhật Bản khẳng định chủ quyền đảo Senkaku.

Bắt đầu từ tháng 4/2012, Thị trưởng Tokyo Shihara Jintaro đã đề xướng mua lại đảo Senkaku từ tay tư nhân người Nhật Bản. Đến nay, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức lên tiếng, chủ đạo việc mua lại hòn đảo này nhằm bảo vệ chủ quyền, nhưng Thị trưởng Tokyo thì muốn do Tokyo mua lại.

Đại tá Lương Phương cho rằng, sở dĩ Nhật Bản có động thái mới này là do có một số lý do sau: Trước hết, hiện nay Trung Quốc đang ở thời kỳ cơ hội chiến lược, năm nay lại chuẩn bị tiến hành Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, nên sẽ không có hành động lớn.

Thứ hai, trọng điểm chiến lược của Mỹ chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương tạo sự hỗ trợ rất lớn cho Nhật Bản.

Năm 2010, sau khi Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra sự cố va chạm tàu, Mỹ đã không can thiệp tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku giữa Trung-Nhật, nhưng hiện nay sẽ căn cứ vào “Hiệp ước Bảo đảm An ninh Nhật-Mỹ” để tiến hành phòng thủ đảo Senkaku, điều này thúc đẩy Nhật Bản tăng cường kiểm soát đảo Senkaku.

Thứ ba, hiện nay thế lực cánh hữu Nhật Bản đứng đầu là Shihara Jintaro muốn thành lập đảng mới, muốn tạo thế, nên đưa ra chủ trương mua đảo Senkaku.

Báo chí, dư luận Trung Quốc tập trung mũi dùi tuyên truyền cho rằng: "việc mua đảo của Nhật Bản là “hoang đường”, “đi ngược lại đồng thuận của lãnh đạo hai nước trước đây”, “tiếp tục thu hẹp không gian chính sách trong vấn đề đảo Điếu Ngư của hai nước, tình hình phức tạp thêm trầm trọng”… Rõ ràng, ở đây, hành vi cá nhân “mua đảo” đã được nâng lên thành “hành vi quốc gia”.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc diễn tập quân sự trên biển.

Vị đại tá Trung Quốc nhấn mạnh, một khi Nhật Bản quốc hữu hóa đảo Senkaku, họ sẽ có rất nhiều hành động lớn, có thể đưa quân đến đồn trú tại đây, tạo ra thách thức rất lớn cho Trung Quốc. Bởi vì, đóng quân là hành động tuyên bố chủ quyền hiệu quả nhất, do đó chính phủ vào cuộc là một việc rất lớn.

Vị đại tá này răn đe rằng, phải có thái độ nghiêm khắc, kiên quyết không để cho hành vi “mua đảo” thực hiện được. Một loạt hậu quả sau này như quan hệ Trung-Nhật xấu đi, thậm chí đối đầu quân sự, Nhật Bản đều phải gánh chịu tất cả mọi hậu quả.

Báo Trung Quốc bình luận, chính quyền Nhật Bản hiện đang hữu khuynh hóa, cộng thêm kinh tế đình trệ lâu dài, cần chuyển sự bất mãn của người dân bằng nhân tố bên ngoài. Trong khi đó, Nga lại kiểm soát thực tế đối với quần đảo Nam Kuril (Nhật Bản gọi là Bốn hòn đảo Phương Bắc), đảo Senkaku trở nên “dễ dàng nhúng tay”.

Thiếu tướng Doãn Trác, Ủy ban Chuyên gia Thông tin Hải quân Trung Quốc suy đoán, Nhật Bản cảm thấy rất không cân bằng với sự phát triển kinh tế tốc độ cao của Trung Quốc, muốn “dùng đảo Senkaku để chuyển hóa mâu thuẫn trong nước”.

Hiện nay, GDP của Trung Quốc đã vượt Nhật Bản vươn lên vị trí thứ hai thế giới, trong khi “Nhật Bản luôn cho mình là anh cả ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”, do đó Nhật Bản có trạng thái tâm lý “mất cân bằng”, hành vi mua đảo rất dễ được người dân tiếp nhận.

Tướng Trung Quốc tuyên truyền rằng: Nhật Bản kiểm soát thực tế đảo Senkaku là “không tồn tại”, bởi vì “tàu ngư chính và hải giám Trung Quốc chưa bao giờ ngừng tuần tra thường xuyên đối với phạm vi lãnh hải của đảo Điếu Ngư, Trung Quốc luôn xua đuổi tàu thuyền Nhật Bản can thiệp tuần tra, mời họ nhanh chóng rời khỏi lãnh hải Trung Quốc”.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu chiến kiểu mới Trung Quốc.

Ông này thậm chí răn đe: “Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố từ bỏ dùng vũ lực giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư, đồng thời có quyết tâm và khả năng bảo vệ tốt chủ quyền đảo Điếu Ngư”.

Doãn Trác tuyên bố: “Hiện nay, về quân sự, chúng tôi sẽ không từ bỏ, bởi vì Nhật Bản chưa đề xuất dùng tàu chiến của Lực lượng Phòng vệ giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư. Nhưng nếu Nhật Bản dám thực hiện các hành động quân sự ở đảo Điếu Ngư, là một nước có chủ quyền, Trung Quốc chắc chắn sẽ áp dụng các biện pháp phòng vệ về quân sự.

Hiện nay, hai bên chưa đến bước này. Thông qua chiến lược mang tính phòng ngự của chúng tôi, về quân sự chúng tôi sẽ không đi bước đầu tiên, nhưng khi thực hiện bước thứ hai, chúng tôi có quyết tâm kiên định, cũng hoàn toàn có khả năng bảo vệ chủ quyền đảo Điếu Ngư”.

Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc còn cho rằng, trên thực tế, Trung Quốc và Nhật Bản đều hiểu rằng, vấn đề đảo Senkaku từ lâu không giải quyết được là do “đảo Senkaku đã trở thành công cụ để Mỹ sử dụng ly gián quan hệ Trung-Nhật”.

Doãn Trác kết luận, vấn đề đảo Senkaku trở nên gay gắt đều không có lợi cho hai bên, sẽ làm xấu đi quan hệ song phương, người dân hai bên sẽ trở nên đối đầu với nhau, cuối cùng thì Mỹ trở thành “ngư ông đắc lợi”.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

>> “Chim Lửa” lên tàu khu trục

Mới đây, Hải quân Mỹ đã bắt đầu trang bị các UAV trên tàu khu trục để nâng cao khả năng giám sát trên biển.

>> UAV Mỹ trong chiến tranh Việt Nam
>> Mỹ phát triển UAV tiến công trên hạm



http://nghiadx.blogspot.com
UAV Fire Scout


Bốn chiếc máy bay không người lái “Chim Lửa” Fire Scout cùng với các máy bay trực thăng thuộc phi đội trực thăng chống ngầm hạng nhẹ (HSL) 42 mới được triển khai trên tàu khu trục USS Klakring (FFG-42) để hỗ trợ các hoạt động ngoài khơi vùng Sừng châu Phi.

Với một con số kỷ lục của các UAV MQ-8B Fire Scout trên tàu khu trục tên lửa dẫn đường, mục tiêu của Hải quân là kéo dài thời gian bay lên đến 12 giờ một ngày và làm tăng đáng kể thời gian cung cấp thông tin tình báo, giám sát và trinh sát để hỗ trợ các binh sĩ.

"Với việc triển khai các UAV, chúng tôi đã có khả năng giám sát và trinh sát hàng hải tốt hơn. Hơn nữa nhiều kinh nghiệm được tích lũy trong mỗi lần thử nghiệm và sẽ được cải tiến cho các hoạt động trong tương lai," Đại úy Patrick Smith, quản lý chương trình Fire Scout tại sông Pax cho biết.

Các trực thăng thuộc phi đội HSL 42 và MQ-8B cũng đã được trang bị trên các tàu sân bay USS McInerney từ năm 2008. Tàu FFG-42 được trang bị với 4 chiếc UAV Fire Scout đầu tiên trong chương trình triển khai Fire Scout trên các tàu khu trục.

Năm ngoái, phi đội HSL 42 được triển khai với hai chiếc UAV Fire Scout và một máy bay trực thăng H-60 trên tàu khu trục USS Halyburton (FFG-40). Trong quá trình triển khai này, các máy bay đã hoạt động trên 1.000 giờ bay. Trong đó các UAV Fire Scout đã thực hiện 438 giờ bay và vượt qua các giới hạn về độ cao và độ bền.


http://nghiadx.blogspot.com
UAV Fire Scout

"Đây là chương trình triển khai HSL-42, những thứ đã trở nên rất quen thuộc với hệ thống thứ ba của chúng tôi", Smith nói. "Bây giờ chúng tôi có thể điều khiển hai chiếc Fire Scout đồng thời trong quá trình hoạt động, cho phép chỉ huy của con tàu có thể quan sát liên tục vào một mục tiêu."

“Khi trang bị các máy bay không người lái hoạt động kép trên tàu, chúng tôi sẽ có khả năng cung cấp một khả năng giám sát hàng hải lớn hơn bao giờ hết," Smith cho biết thêm.

Hiện tại, Mỹ cũng đã triển khai các trực thăng không người lái MQ-8B Fire Scout tại Afghanistan. Ba chiếc MQ-8B đã bay hơn 2.500 giờ, cung cấp đầy đủ các video và hình ảnh cho quân đội. Trước đó, Hải quân tạm thời dừng các chuyến bay sau một rủi ro trong tháng tư, nhưng đã hoạt động trở lại vào cuối tháng.

Trong năm 2007, trong thời gian thử nghiệm tại Arizona, UAV Fire Scout đã trở thành UAV đầu tiên trên thế giới sử dụng vũ khí của mình để tấn công các mục tiêu giả. Hiện UAV có thể được lựa chọn để tiến hành các hoạt động tác chiến trên biển và mặt đất.

http://nghiadx.blogspot.com

UAV MQ-8 có tầm hoạt động rộng và có khả năng vận chuyển các vật tư cần thiết cho các lực lượng đặc biệt. Scout Fire trang bị cảm biến ASTAMIDS, có khả năng phát hiện các chướng ngại vật trên đường bay, các bãi mìn, cũng như các mục tiêu ẩn.

Trực thăng không người lái có thể kết nối với các hệ thống chiến thuật kiểu TRS và VICTORY-T, hệ thống thông tin Warfighter.

MQ-8 có chiều dài 7 mét, cao 3 m, sải cánh 8,4 mét, nặng 270 kg. Nó có thể đạt tới độ cao 6.000 m và tốc độ bay hơn 200 km/giờ.

UAV sử dụng động cơ 250-C20 W mạnh mẽ của công ty Rolls Royce, công suất 313 kW. Vũ khí bao gồm 2 tên lửa dẫn hướng bằng laser Hellfire, hoặc 4 tên lửa Hydra, hoặc 2 tên lửa không-đối-đất Viper Strike được điều khiển bằng GPS.


(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2012

>> Mỹ đang thách thức Trung Quốc ở Thái Bình Dương

Mỹ xây dựng các căn cứ quân sự vĩnh viễn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ gây ra thách thức toàn diện cho Trung Quốc.

>>Trung Quốc đang bị kẹp chặt từ hai cánh
>> Mỹ, Nhật Bản, Philippines bao vây Trung Quốc



http://nghiadx.blogspot.com
Đến năm 2020, Mỹ sẽ triển khai 60% tàu chiến ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có 6 tàu sân bay chạy bằng năng lượng nguyên tử.

Tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc ngày 27/6/2012 có bài viết cho rằng, cùng với chiến lược quân sự Mỹ điều chỉnh tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhiều lực lượng quân sự hơn của Mỹ sẽ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những căn cứ quân sự đã từng đồn trú và những căn cứ tiềm năng đều thu hút sự quan tâm của Mỹ.

Mỹ cố gắng tìm cách thuê được sân bay quân sự U-Tapao của Thái Lan là một ví dụ, điều này liên quan đến việc Mỹ có ý đồ ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, tăng cường hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á.

Không từ bỏ thuê sân bay quân sự Thái Lan

Ngày 26/6, Nội các Thái Lan tổ chức hội nghị thảo luận vấn đề Cục Hàng không vũ trụ Quốc gia Mỹ xin thuê sân bay quân sự U-Tapao dùng để “nghiên cứu tầng mây và khí tượng”, nhưng hội nghị nội các chưa đưa ra quyết định, chỉ cho biết phải giao việc này cho Quốc hội thảo luận và xóa bỏ mối lo ngại của các giới đối với kế hoạch này.

Được biết, căn cứ vào quy định của Hiến pháp Thái Lan, Nội các có quyền quyết định, không cần thông qua phê chuẩn của Quốc hội, vì vậy sẽ không tiến hành bỏ phiếu biểu quyết tại Quốc hội.


http://nghiadx.blogspot.com

Sân bay U-Tapao nằm ở Rayong, miền trung Thái Lan, kề sát vịnh Thái Lan, cách Thủ đô Băng Cốc của Thái Lan chưa đến 200 km, là căn cứ chính của máy bay ném bom B-52 quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam thập niên 1960. Trong hình là máy bay ném bom B-52 của quân Mỹ.

Đối với vấn đề này, người điều phối Nhóm chính trị Xanh Thái Lan Suliyasai (âm) cho biết, hành động này của Chính phủ là nhằm giảm bớt sức ép từ việc công khai chi tiết kế hoạch, tránh bị ràng buộc pháp lý sau này, khi thời cơ chín muồi, Chính phủ Thái Lan nhất định sẽ phê chuẩn hợp tác với Mỹ.

Mỹ cũng thay đổi thái độ cứng rắn trước đây, cho biết sẵn sàng nhẫn nại chờ đợi kế hoạch này trải qua trình tự pháp lý của Thái Lan. Đại sứ Mỹ tại Thái Lan Christie cho biết, việc thuê sân bay được thông qua vào cuối tháng 6 cũng không muộn, cho dù năm tới bàn tiếp, Mỹ cũng không từ bỏ, đủ thấy Mỹ cố gắng thuê được sân bay quân sự của Thái Lan.

Một sĩ quan Thái Lan cho biết, ngoài Cục Hàng không vũ trụ Quốc gia Mỹ, Hải quân Mỹ cũng đề nghị với Chính phủ Thái Lan, yêu cầu thuê sân bay U-Tapao, xây dựng căn cứ “ứng phó với những cơn lốc, sóng thần mang tính thảm họa và những thiên tai khác”.

Tờ “Matichon” (Ý kiến công chúng) Thái Lan bình luận, Mỹ từng lấy căn cứ U-Tapao làm căn cứ để ném bom nước láng giềng (Việt Nam -PV), đến nay vẫn là trung tâm của cuộc diễn tập quân sự thường niên “Cobra Gold” (Hổ mang vàng) giữa Mỹ và Thái Lan, thuê sân bay có thể không chỉ nhằm giảm thiên tai.

Theo tờ “Bưu điện Washington”, năm 2014, Hải quân Mỹ có kế hoạch triển khai tàu tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon mới nhất và máy bay không người lái theo dõi trên cao ở Thái Bình Dương, Mỹ đang tìm kiếm đối tác châu Á sẵn sàng tiếp nhận những máy bay này.

Dư luận sôi nổi suy đoán, Mỹ tìm cách thuê sân bay quân sự U-Tapao là có liên quan tới ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc, tăng cường hợp tác quân sự với các nước Đông Nam Á. Cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit cho biết, Mỹ đang thúc đẩy chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, kế hoạch sử dụng sân bay Thái Lan của Mỹ có thể gây lo ngại cho các nước láng giềng liên quan của Thái Lan.

http://nghiadx.blogspot.com
Sát thủ săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ.

Tờ “The Nation” (Dân tộc) Thái Lan cho rằng, “rất nhiều nước lo ngại rủi ro an ninh tiềm tàng”, “bởi vì phạm vi hoạt động của chương trình có thể mở rộng đến hầu hết các khu vực của châu Á, thậm chí mở rộng đến một phần khu vực của Nga, những thông tin thu được có thể thông qua vệ tinh truyền đến căn cứ quân sự hoặc tàu chiến của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.

Muốn rút khỏi hệ thống mạng quân sự lớn bằng số tiền nhỏ

Cùng với việc chiến lược quân sự của Mỹ điều chỉnh sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhiều lực lượng quân sự hơn của Mỹ sẽ triển khai ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những căn cứ quân sự từng đồn trú và các căn cứ tiềm năng đều thu hút sự quan tâm của quân Mỹ, quan chức cấp cao Mỹ tập trung đến thăm Đông Nam Á, liên tiếp thăm các nước như Thái Lan, Việt Nam, Philippines.

Ở Việt Nam, Mỹ cho biết rất hứng thú với vịnh Cam Ranh. Ngoài ra, Bộ Quốc phòng Mỹ còn tìm kiếm nơi đóng quân lớn hơn ở Philippines, bao gồm căn cứ hải quân ở vịnh Subic và căn cứ không quân Clark. Singapore đồng ý về nguyên tắc cho Mỹ triển khai 4 tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore, chiếc đầu tiên sẽ bắt đầu triển khai vào quý 2 năm 2013.

Ngoài khu vực Đông Nam Á, quân Mỹ cũng tìm cách triển khai căn cứ mới ở các khu vực như Australia, Nhật Bản. Mặc dù hai nước Mỹ-Nhật đạt được thỏa thuận giảm số quân Mỹ ở Okinawa, nhưng quân Mỹ vẫn có kế hoạch tăng hàng nghìn binh sĩ hải quân ở căn cứ Okinawa, lên đến mức cao nhất sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến đấu duyên hải Mỹ sẽ bắt đầu được triển khai ở Singapore vào quý 2 năm 2013.

Nhà nghiên cứu nhiều năm về khu vực Đông Bắc Á, Bruce Klingner cho biết, quân Mỹ tái tăng cường sức mạnh ở Okinawa hoàn toàn không ngạc nhiên, Okinawa vẫn là một mắt xích quan trọng của quân Mỹ ở Thái Bình Dương.

Ngoài Nhật Bản, một bàn đạp quan trọng khác của quân Mỹ ở Thái Bình Dương là Australia. Ngoài việc quân Mỹ sẽ triển khai ở Australia 2.500 binh sĩ vào năm 2016-2017, Australia đang thảo luận phát triển quần đảo Cocos thành căn cứ quân Mỹ có thể phục vụ cho máy bay trinh sát không người lái, đồng thời xem xét nâng cấp căn cứ hải quân Stirling ở thành phố Perth, miền tây Australia, tạo thuận lợi cho hoạt động của tàu chiến Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bo Zhiyue, nhà nghiên cứu cấp cao Viện Nghiên cứu Đông Á, Đại học Quốc lập Singapore cho rằng, Mỹ muốn chuyển trọng điểm quân sự tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, triển khai lực lượng quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đối với Mỹ, nếu có thể dùng số tiền ít để triển khai được lực lượng quân sự trên toàn cầu, thì sao lại không làm?

Ông cho rằng, Mỹ khôi phục rất nhiều căn cứ quân sự ở các nước láng giềng Trung Quốc không chỉ là để khôi phục và tăng cường sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà có dụng ý lớn hơn ở chỗ: xây dựng đồng minh quân sự với các nước Đông Nam Á ở xung quanh Trung Quốc.

Gây thách thức cho Trung Quốc

Có phân tích cho rằng, mặc dù Mỹ cắt giảm lớn chi tiêu quân sự, nhưng họ chuyển chiến lược tới châu Á và tăng cường thâm nhập các căn cứ quân sự của khu vực này là một hành động cần thiết bảo vệ an ninh châu Á, cân bằng có hiệu quả với Trung Quốc, giúp cho các nước đồng minh tin vào cam kết của Mỹ đối với an ninh châu Á-Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân ba nước Mỹ-Nhật-Hàn lần đầu tiên tổ chức diễn tập quân sự liên hợp trên biển Hoa Đông.

Brian, nhà nghiên cứu Viện Nghiên cứu Quan hệ quốc tế Rajaratnam, Đại học Nanyang, Singapore cho rằng, hành động này của Mỹ sẽ khuyến khích quân Mỹ tiếp tục hiện diện ở khu vực này. Mỹ và đồng minh có lẽ đều ý thức được, quân Mỹ xây dựng căn cứ quân sự vĩnh viễn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ làm cho sự hiện diện của Mỹ tại khu vực gây ra thách thức toàn diện cho Trung Quốc.

Về thái độ của các nước Đông Nam Á trước việc Mỹ mở rộng căn cứ quân sự, Bo Zhiyue cho rằng, từ thập niên 1990 trở đi, quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN luôn lấy hợp tác kinh tế thương mại cùng có lợi làm trục chính.

Cùng với sức mạnh kinh tế của Trung Quốc đã có sự phát triển rất lớn, sức mạnh quân sự của Trung Quốc cũng được phát triển tương ứng, gây ra lo ngại cho các nước láng giềng. Đặc biệt Mỹ công khai can thiệp vào vấn đề biển Đông, làm cho quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Đông Á với trục chính là kinh tế thương mại cùng có lợi bị lung lay, chuyển sang lấy vấn đề an ninh, hòa bình của khu vực này làm trục chính, gây ra các loại tranh chấp và mâu thuẫn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Vì vậy, các nước như Philippines rất tích cực với việc Mỹ mở rộng căn cứ quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương .

Báo Trung Quốc dẫn lời Brian cho rằng, Thái Lan là đồng minh lâu dài của Mỹ tại khu vực, quan hệ song phương Mỹ và một số nước ở ĐNA cũng đang được cải thiện. Nhưng vào thập niên 1970, Mỹ điều rất nhiều quân đội đóng ở Thái Lan và Việt Nam, hai nước này không có nhiều khả năng muốn quân Mỹ sẽ đóng quân lâu dài ngoài việc thăm cảng biển, đào tạo quân đội và tổ chức diễn tập quân sự liên hợp định kỳ.

http://nghiadx.blogspot.com
 Mỹ-Hàn tổ chức diễn tập quân sự liên hợp quy mô lớn ngày 24/6 tại khu vực cách Khu phi quân sự hai miền Triều Tiên khoảng 15 km. Trong hình là xe tăng K1A1 của Lục quân Hàn Quốc khai hỏa yểm trợ cho lực lượng mặt đất.


( Nguồn :: Báo Giáo Dục )

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

>> Báo Hoàn Cầu : Trung Quốc đang bị bao vây

Một khi xảy ra chiến tranh Trung-Mỹ trên biển Đông, ưu thế chiến thuật lúc ban đầu thuộc về Trung Quốc, do Mỹ cần thời gian điều động lực lượng.

>> "Một TQ đáng sợ" trên báo Hoàn Cầu
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)



http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội 7 - Hải quân Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.


Ngày 24/6, Thời báo Hoàn Cầu "dẫn" nội dung mà báo này nói có nguồn gốc từ trang mạng Quỹ Văn hóa chiến lược Nga cho rằng, trong thời gian Mỹ xâm lược Đông Nam Á trước đây, cảng Cam Ranh luôn tấp nập tàu chiến của quân Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền với giọng điệu quy chụp nói: "Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, tàu chiến của Liên Xô đã thắng tiến đến đây. Hiện nay, quân Mỹ lại muốn quay trở lại, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã gợi ý rõ ràng là, Mỹ muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh, ý đồ cuối cùng là ngăn chặn Trung Quốc".

Theo Thời báo Hoàn Cầu, vịnh Cam Ranh của Việt Nam sở dĩ được quan tâm, không chỉ do đây là cảng nước sâu, thích hợp cho tàu chiến cỡ lớn neo đậu, mà còn do nó nằm trên biển Đông, nơi có nguồn tài nguyên dầu khí phong phú, ưu thế địa lý thuận lợi, có ý nghĩa địa-chiến lược quan trọng đối với toàn bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Biển Đông là tuyến đường hàng hải quan trọng nối liền Đông Bắc Á và Ấn Độ Dương, là trọng điểm quan tâm của các nước ASEAN, Trung Quốc và các nước lớn trên thế giới.

Đến nay, tranh chấp chủ quyền các hòn đảo trên biển Đông ngày càng kịch liệt. Trong khi đó, Mỹ coi quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương là phương hướng ngoại giao chính của Chính phủ Obama, Mỹ không thể không coi trọng khu vực này, gần đây Lầu Năm Góc đã bắt đầu thực hiện kế hoạch quân sự của chính sách quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Hawaii, Hải quân Mỹ.

Panetta tuyên bố, Hải quân Mỹ sẽ điều chỉnh lớn việc triển khai lực lượng, trong tương lai sẽ triển khai 60% lực lượng, trong đó có 6 tàu sân bay ở Thái Bình Dương. Mặc dù chính quyền Mỹ luôn phủ nhận, nhưng mục tiêu cuối cùng của những động thái này rõ ràng là ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Báo Hoàn Cầu dẫn lời báo Nga cho rằng, Trung Quốc đang cố gắng kiểm soát biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông (những vùng biển cũng quan trọng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia), đưa nó vào phạm vi kiểm soát tối đa của Quân đội Trung Quốc, vì vậy họ đã đề ra chiến lược “chống can dự”, hết sức cố gắng giảm đến tối thiểu các hoạt động quân sự của lực lượng bên ngoài ở những vùng biển này.

Hiện nay, mặc dù Hải quân Trung Quốc còn kém xa Mỹ về số lượng và tính năng trang bị kỹ thuật, nhưng một khi biển Đông nổ ra xung đột, quân Mỹ cần thời gian điều động binh lực, điều động lực lượng có khả năng chiến đấu với số lượng cần thiết, mới có thể mạnh mẽ can thiệp, vì vậy Trung Quốc hoàn toàn có thể giành được ưu thế chiến thuật lúc mới bắt đầu.

Để có thể ngăn chặn Trung Quốc, Mỹ ra sức củng cố quan hệ với các đồng minh truyền thống khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Philippines, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, đồng thời tích mở quan hệ với các nước khác, phát triển quan hệ đối tác mới. Quân Mỹ bắt đầu đóng quân ở Australia, cam kết cung cấp máy bay chiến đấu F-16 cho Philippines, có kế hoạch triển khai tàu chiến ở Singapore, tổ chức diễn tập liên hợp với Thái Lan, Philippines, tranh giành Myanmar với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ chuẩn bị triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore. Trong hình là tàu chiến đấu duyên hải USS Forth Worth (LCS-3) của Hải quân Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu tự viết: Các nước Đông Nam Á mặc dù là láng giềng của Trung Quốc, nhưng lại coi Trung Quốc là đối thủ để ngăn chặn. Mỹ hết sức tận dụng tình hình này, tăng cường tiếp xúc quân sự với các nước ASEAN, đồng thời đã giành được thành quả rõ rệt. Trong tình hình đó, các căn cứ quân sự tương tự như vịnh Cam Ranh rất quan trọng đối với quân Mỹ.

Thời báo Hoàn Cầu cho rằng: "Mỹ “thành công tận dụng tâm lý lo sợ Trung Quốc” của Việt Nam (!?-PV), đã đặt nền tảng cho tàu chiến quân Mỹ quay trở lại vịnh Cam Ranh. Mặc dù hiện nay tàu chiến quân Mỹ vẫn chưa đến cảng Cam Ranh, người dân Việt Nam cũng hoàn toàn không hoan nghênh đại quân Mỹ, nhưng thời gian mở cửa vịnh Cam Ranh cho quân Mỹ đã không còn xa (!?-PV)".

Đương nhiên, điều Mỹ quan tâm nhất là tính minh bạch và có thể dự đoán được của quan hệ quân sự giữa các nước lớn ở châu Á-Thái Bình Dương. Cho dù là Mỹ hay Trung Quốc, cho dù như thế nào đều sẽ không lấy xung đột quân sự làm cái giá để giành lấy quyền chủ đạo khu vực. Các nước khác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng không muốn nổ ra chiến tranh.

Thời báo Hoàn Cầu viết: chuyên gia và nhà chính trị Nga cũng tranh cãi mạnh mẽ vấn đề Quân đội Nga có nên quay trở lại Việt Nam hay không (Nga rút khỏi vịnh Cam Ranh năm 2001). Có người cho rằng, là nước đang tìm kiếm vai trò toàn cầu, Nga phải mở rộng ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương, theo đó cần quay trở lại vịnh Cam Ranh; cũng có người cho rằng, là quốc gia Thái Bình Dương, Nga cần trước tiên phát triển kinh tế duyên hải miền Đông, bảo đảm sự ổn định khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục tên lửa Arleigh Burke của Hải quân Mỹ.

Hoàn Cầu báo viết: mặc dù quân Nga quay trở lại vịnh Cam Ranh thì cũng chưa chắc đã giành được thành quả quan trọng, huống hồ ở đây còn là “nơi đau lòng” của người Nga. Năm 1989, một chiếc máy bay An-12 của Quân đội Liên Xô đã rơi vỡ ở đây, khiến cho 32 người thiệt mạng. Năm 1995 có 3 chiếc máy bay Su-27 của Quân đội Nga cũng bị rơi ở vịnh Cam Ranh.

"Ngoài ra, nếu Nga muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh, e rằng cũng khó chịu được khoản tiền thuê khổng lồ, tiêu chuẩn sẽ cao hơn nhiều so với 300 triệu USD/năm vào thập niên 1990". - Thời báo Hoàn Cầu loan truyền thông tin.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục)

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc: 'Mỹ không có cơ hội chiến thắng'

Những ngày gần đây, nhiều tờ báo Ấn Độ và Mỹ đề đặt câu hỏi cho chiến lược bao vây Trung Quốc mà Mỹ đang thực hiện ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 2)
>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?



http://nghiadx.blogspot.com
Số lượng tàu chiến hàng năm của Trung Quốc ở vào mức 11,8%.


Về vấn đề này, báo chí Trung Quốc bình luận: Ấn Độ tỏ ra thận trọng với khả năng hi sinh quan hệ Ấn – Trung để gia nhập vào vòng vây kiềm tỏa Trung Quốc của Mỹ.

Truyền thông Trung Quốc dẫn nguồn từ Tạp chí Foreign Policy cho biết, nếu có xung đột xảy ra, Mỹ không có cơ hội thực hiện một cuộc chiến tranh đường biển giữa các nhóm tàu xung kích với Trung Quốc.

Trung Quốc tự tin "tiếp đón" Mỹ ở Tây Thái Bình Dương

Theo bài báo trên, trong hội nghị Shangri – La vừa rồi, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng nước này sẽ thực hiện chiến lược bảo đảm cân bằng lực lượng tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Từ phát biểu của ông Leon Panetta, có thể thấy rằng trong tương lai người Mỹ sẽ gia tăng và mở rộng sự xuất hiện quân sự của họ trong khu vực.

Ông Panetta còn tuyên bố đến năm 2020 Mỹ sẽ điều 60% lực lượng hải quân của mình đến châu Á Thái Bình Dương (*). Ông còn trình bày khái niệm về học thuyết tác chiến không - biển mới, đồng thời, phủ nhận việc gia tăng quân sự ở châu Á là nhằm để khống chế Trung Quốc.

Ông Panetta cho rằng việc gia tăng hiện diện quân sự cũng như thực hiện học thuyết không - hải chiến là cần thiết, tuy nhiên, việc này có thể sẽ gây ra một vài phản ứng ảnh hưởng đến cán cân quân sự hiện nay tại khu vực.

Trong khi đó, báo cáo tình báo của Hải quân Mỹ dự báo, trong 10 năm tới, Hải quân Trung Quốc sẽ phát triển theo hướng thực chất, đặc biệt, khi lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc có những bước nhảy vọt về số lượng.

Tất nhiên, nếu chỉ xem xét số lượng tàu chiến thì không thể nhìn nhận được thấu đáo vấn đề. Quan trọng nhất là những tàu này sẽ được dùng cho mục đích và nhiệm vụ gì, cũng như chúng sẽ tác chiến trong các điều kiện chiến trường ra sao.

Báo chí Trung Quốc nhận định: nếu xảy ra xung đột ở Hoàng Hải và biển Đông giữa Mỹ với Trung Quốc, lực lượng chiến đấu của Trung Quốc sẽ có thể có ưu thế hơn so với Hải quân Mỹ. Ví dụ, Trung Quốc có thể phân tán các máy bay chiến đấu của mình ở hơn 100 căn cứ rải rác khắp lãnh thổ, từ đó tiến hành các đòn tấn công vào các mục tiêu trên biển của đối phương.

Theo báo cáo của Hải quân Mỹ, số lượng tiêm kích của Không quân Hải quân Trung Quốc vào năm 2009 là 145 chiếc, đến năm 2020 là 348 chiếc. Tại khu vực Tây Thái Bình Dương, Mỹ chỉ có một số ít căn cứ không quân. Hơn nữa nếu xảy ra chiến tranh, các căn cứ này hoàn toàn nằm trong tầm uy hiếp của các loại tên lửa đường đạn Trung Quốc. Theo hiệp ước cắt giảm tên lửa hạt nhân tầm trung, nếu xét về số lượng loại tên lửa này, Trung Quốc đã chiếm ưu thế so với Mỹ.

Nếu chỉ so sánh tàu chiến chủ lực với nhau, người ta đã quên đi các loại tên lửa chống tàu được bắn từ mặt đất của Trung Quốc, chúng được phóng từ các bệ phóng cơ động. Báo cáo của Hải quân Mỹ cũng không tính đến các tàu tuần tra tên lửa hạng nhẹ gần bờ của Trung Quốc, các nhóm tàu này đều có khả năng mang tên lửa chống hạm.
Học thuyết không - hải chiến nhấn mạnh việc hiệp đồng tác chiến giữa hai quân chủng không quân và hải quân. Việc hiệp đồng này có thể thấy rõ gần đây nhất là tại chiến tranh Libya hồi 2011. Khi đó hệ thống phòng không của Chính phủ Libya hầu như bị tên lửa hành trình của hải quân Mỹ tiêu diệt.

Tác chiến không biển cũng gặp nhiều thách thức, đặc biệt là sự đe dọa từ các lực lượng trên bộ, các giếng phóng tên lửa cố định hoặc các bệ phóng cơ động, chúng có những ưu thế vô cùng to lớn.

Việc hiệp đồng tác chiến này vẫn còn những kẽ hở, nếu muốn đạt được thắng lợi, tác chiến không - biển không chỉ dựa vào việc tránh khỏi các đòn đánh của lực lượng lên lửa đối phương, mà còn phải đảm bảo việc tiêu diệt các trung tâm chỉ huy, mạng lưới thông tin liên lạc, hệ thống cảnh báo tầm xa cũng như các căn cứ nằm sâu trong tung thâm đối phương, có như vậy mới có thể ngăn chặn được các đòn phản công từ lực lượng tên lửa đối hạm ven bờ. Tạo được sức hủy diệt mạnh mẽ đối với nền kinh tế của như ổn định xã hội của đối phương. Tuy nhiên, người ta quan ngại rằng, với phương thức tác chiến như thế, có thể dẫn đến việc mở rộng tính chất và phạm vi chiến tranh.

Ngoài ra, nếu đối đầu với Trung Quốc ở khu vực này, Mỹ sẽ tổn thất rất nhiều về chi phí chiến tranh. Một tàu chiến của Mỹ sẽ tiêu tốn số tiền tương đương với việc sản xuất hàng trăm thậm chí là hàng ngàn tên lửa chống hạm.

Khó khăn trong việc lôi kéo Ấn Độ?

Ông Panetta cho rằng, các ưu thế địa lý có thể là một trong những ưu điểm lâu dài của Mỹ. Trong trường hợp xảy ra xung đột, một vòng cung từ Nhật Bản vượt qua Đài Loan và kéo dài đến Philippines sẽ là sợi dây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc, cũng như có lợi cho Mỹ và đồng minh trong việc giám sát các cơ sở quân sự và lực lượng tên lửa của phía Trung Quốc. Điều này vốn được Trung Quốc xem là một thách thức lớn từ xưa đến nay.

Thứ hai, Mỹ và đồng minh có rất nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các phương án hiệp đồng tác chiến. Trong khu vực, Mỹ có những đồng minh lâu đời, cùng nhau thực hiện các cuộc diễn tập hàng năm, họ xây dựng được một hệ thống hợp tác, chỉ huy, điều phối rất nhuần nhuyễn. Đây cũng là một điều quan trọng đối với việc thực thi tác chiến không biển.

Ưu thế lớn nhất của Mỹ tại châu Á Thái Bình Dương là hệ thống đồng minh đông đảo, các quốc gia kí kết hiệp ước bảo hộ an ninh, các quốc gia đối tác của Washington sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách của Mỹ có nhiều lựa chọn. Người Mỹ có càng đông đồng minh, Trung Quốc lại càng khó khăn hơn.

Trong bối cảnh sự nổi lên của Trung Quốc ngày càng rõ, chính sách ngoại giao của Mỹ là tìm kiếm càng nhiều đồng minh ở châu Á Thái Bình Dương, từ đó sẽ tạo ra sức uy hiếp lớn hơn, những nguy cơ mà các quốc gia thành viên phải đối mặt sẽ được giảm thiểu. Việc tăng cường cam kết với Austraulia, Philippines và Singapore trong thời gian gần đây không nằm ngoài mục đích trên.

Tuy nhiên, theo truyền thông Trung Quốc, các tham vọng của Mỹ đang gặp những trục trặc đáng kể.

Báo chí Ấn Độ những ngày qua cho rằng, Mỹ xem Ấn Độ là quốc gia đối tác chiến lược có tiềm lực đáng kể nhất trong chính sách châu Á mới của họ, tuy nhiên, một vài nhận định của giới phân tích Ấn Độ cho rằng, hiện tại sẽ không có một quốc gia châu Á nào kể cả Ấn Độ chấp nhận công khai đối mặt với Trung Quốc mà ngả về phía Mỹ.

Ấn Độ và Trung Quốc đang có những tranh cãi gay gắt về vấn đề biên giới. Thế nhưng dù Washington có thể cung cấp vũ khí cho Ấn Độ với những hợp đồng máy bay vận tải hạng nặng hay pháo mặt đất thì trong trường hợp xảy ra xung đột tại vùng Nam Tây Tạng, khả năng Mỹ can thiệp là vô cùng thấp, Ấn Độ chỉ có thể dựa vào chính họ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Do đó,người Ấn Độ cho rằng, họ có thể hợp tác trên nhiều lĩnh vực với Mỹ, nhưng không thể mang quan hệ với Trung Quốc ra để trao đổi.

Các quốc gia Đông Nam Á đang là đồng minh với Mỹ cũng không hề xem nhẹ yếu tố Trung Quốc vì hiện tại, Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.

Vì vậy, ông Panetta trong bài diễn văn của mình, cho rằng liên minh các quốc gia đồng minh ở châu Á Thái Bình Dương sẽ là một bài toán rất hóc búa với Trung Quốc và đây sẽ là chìa khóa để Mỹ giải quyết trong các cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Vấn đề là Mỹ sẽ thực hiện điều này như thế nào và thành công đến đâu?

(*) Theo tin từ bộ quốc phòng Mỹ, trong số 186 tàu chiến của nước này (bao gồm các hàng không mẫu hạm, tuần dương hạm, khu trục hạm tên lửa, tàu chở trực thăng, tàu ngầm tấn công) thì có đế 101 chiếc (54%) hiện đang hoạt động ở khu vực Thái Bình Dương. Trong kế hoạch đóng tàu mới nhất của mình, người Mỹ dự kiến đến năm 2020 số tàu tác chiến chủ lực của họ ở vào khoảng 181 chiếc, trong đó có 109 chiếc chiếm 60% sẽ hoạt động tại Thái Bình Dương, tăng 8 chiếc so với hiện tại.

Dự báo của Hải quân Mỹ cũng cho biết, đến năm 2020 số tàu chiến chủ lực của Trung Quốc sẽ tăng từ con số 86 chiếc vào năm 2009 lên đến 106 chiếc.

Trong đó, có khoảng 72 chiếc là tàu ngầm tấn công, khi đó, Mỹ sẽ có khoảng 29 tàu ngầm tấn công hoạt động ở khu vực này.

Từ giai đoạn năm 2020 đến năm 2040, số lượng tàu chiến của Mỹ không thay đổi nhiều. Với Trung Quốc, sự gia tăng số lượng tàu chiến hàng năm của nước này ở vào mức 11,8%.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc - Đã hết thời "giấu mình, chờ đợi"

Trong những năm đầu của sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự, các nguyên tắc chỉ đạo của chính phủ Trung Quốc là câu châm ngôn của Đặng Tiểu Bình: ‘Giấu mình, chờ thời’.

>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 1)
>> Hải quân Trung Quốc: Tham vọng và thực lực (kỳ 2)



http://nghiadx.blogspot.com
Cơ bắp quân sự của Trung Quốc trở nên quá mạnh và không còn che giấu tham vọng nữa.

Bây giờ, hơn ba thập kỷ sau khi lãnh đạo tối cao Đặng Tiểu Bình đưa ra các cải cách của ông, chính sách đó dường như đã lỗi thời khi cơ bắp quân sự của Trung Quốc trở nên quá mạnh và không còn che giấu tham vọng nữa.

Đối đầu các quốc gia Đông Nam Á qua các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông giàu năng lượng là một biểu hiện chính của sự thay đổi này, đặc biệt là bế tắc với Philippines ở bãi cạn Scarborough.

‘Đây không phải là những gì chúng ta đã thấy cách đây 20 năm,’ ông Ross Babbage, một nhà phân tích quốc phòng và người sáng lập của Kokoda Foundation có trụ sở ở Canberra, một tổ chức nghiên cứu an ninh độc lập, nói.

‘Trung Quốc là một diễn viên có thể đóng nhiều vai đang tự hỏi nếu ta như thế này, ta sẽ như thế nào trong thời gian 20 năm’.

Khi Trung Quốc tiếp tục hiện đại hóa hải quân của họ với tốc độ chóng mặt, một cảm giác khó chịu về những tham vọng lâu dài của Bắc Kinh đã biễu lộ đường lối của Đặng Tiểu Bình khiến các nước trong khu vực rất lo lắng.

Lo sợ ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, Hoa Kỳ bắt buộc phải tổ chức lại cơ bắp ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương, mặc dù Washington đã quá mệt mỏi với các cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan và chính sách cắt giảm ngân sách quốc phòng của Lầu Năm Góc.

Và các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả những nước có tiền sử quan hệ thù địch với Hoa Kỳ, đang nắm lấy cái gọi là ‘Trục chiến lược của Washington ở châu Á’.


http://nghiadx.blogspot.com
‘Trung Quốc là một diễn viên có thể đóng nhiều vai đang tự hỏi nếu ta như thế này, ta sẽ như thế nào trong thời gian 20 năm’.

‘Trong những năm gần đây, vì các căng thẳng và tranh chấp ở Biển Đông, các quốc gia ở Đông Nam Á dường như chào đón và hỗ trợ chiến lược tái cân bằng trong khu vực của Mỹ’, Li Mingjiang, 1 giáo sư và là chuyên gia chính sách an ninh tại Đại học kỹ thuật Nanyang của Singapore cho biết.

‘Rất có thể, xu hướng này sẽ tiếp tục trong những năm tới’, ông nói tiếp.

Tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta đã đưa ra chi tiết tăng cường sức mạnh của chính quyền Obama với kế hoạch ‘đi dây’ ở khu vực châu Á -Thái Bình Dương.

Trong một phần của trục chiến lược công bố vào tháng Giêng, Hoa Kỳ sẽ triển khai 60% các tàu chiến sang khu vực châu Á -Thái Bình Dương, tăng từ 50% hiện nay.

Nó sẽ bao gồm sáu tàu sân bay và phần lớn các tàu tuần dương, tàu khu trục của hải quân Mỹ, tàu chiến duyên hải và tàu ngầm.

Tái cân bằng

http://nghiadx.blogspot.com
Sóng Biển Đông lại sắp nổi?

‘Không có sai lầm, trong một cách ổn định, cố ý và bền vững, quân đội Hoa Kỳ sẽ tái cân bằng và mang lại một sự phát triển khả năng quốc phòng cho khu vực quan trọng này’, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta nói tại Đối thoại Shangri-La, một hội nghị an ninh hàng năm tại Singapore.

Đối với một số nước láng giềng của Trung Quốc nhỏ hơn như Philippines, đã khẩn cấp để xây dựng quan hệ an ninh ấm hơn với Washington.

Hai tháng bế tắc giữa Philippines và Trung Quốc ở bãi cạn Scarborough cho thấy không có dấu hiệu để giảm căng thẳng, với cả hai bên triển khai các tàu bán quân sự và tàu đánh cá khắp chuỗi đảo, rạn san hô và các đảo nhỏ khoảng 220 km (130 dặm) từ Philippines.

Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp Tổng thống Barack Obama hôm thứ Sáu tại Nhà Trắng để thảo luận mở rộng quan hệ quân sự và kinh tế.

Ông Obama sau đó nói với các phóng viên rằng, các quy tắc quốc tế là cần thiết để giải quyết tranh chấp hàng hải tại Biển Đông.

Trong khi bế tắc vẫn tiếp tục, báo cáo tuần trước của phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc và các trang web quân sự cho biết 1 loại tàu chiến tàng hình ven biển mới, Type 056, đã được hạ thủy tại nhà máy đóng tàu Hudong ở Thượng Hải với 3 chiếc khác đang được xây dựng.

Các nhà phân tích hải quân cho biết tàu có tải trọng 1.700 tấn, trang bị một khẩu súng 76mm, tên lửa và ngư lôi chống tàu ngầm, sẽ là lý tưởng cho tuần tra vùng Biển Đông.

Những tàu chiến mới này sẽ dễ dàng hạ gục các tàu chiến của các bên tranh chấp, họ cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
Type 056 (Mẫu 056) là ví dụ mới nhất của một sự tích tụ quân sự tăng tốc cho phép Trung Quốc thống trị các vùng biển xa bờ

Type 056 (Mẫu 056) là ví dụ mới nhất của một sự tích tụ quân sự tăng tốc cho phép Trung Quốc thống trị các vùng biển xa bờ.

Trong khi các tàu chiến được thiết kế cho cuộc xung đột cấp khu vực, các chuyên gia nói rằng một trong các mục tiêu chính của việc triển khai rộng hơn của Bắc Kinh là tên lửa tầm xa tiên tiến, tàu ngầm tàng hình, máy bay tấn công và vũ khí không gian xuất hiện để chống lại quân đội Mỹ trong khu vực.

‘Trung Quốc đang đầu tư vào một lực lượng có khả năng làm suy yếu sự hiện diện của Mỹ ở Tây và Trung Thái Bình Dương’, ông Babbage, một cựu quan chức quốc phòng cấp cao của Úc cho biết.

‘Đó là một thách thức cơ bản của Mỹ ở châu Á.’

Panetta và các quan chức Mỹ thường xuyên bác bỏ ý kiến cho rằng ‘trục chiến lược của Washington ở châu Á’ là nhằm vào Trung Quốc nhưng các nhà bình luận quân sự tại Bắc Kinh nhất quyết không có nghi ngờ.

Trong một báo cáo tuần trước của quân đội Mỹ, Hiệp hội chiến lược xúc tiến Văn hóa Trung Quốc, một nhóm phân tích an ninh phi chính phủ, nói rằng Bắc Kinh nên phản ứng lại chính sách ‘trở lại châu Á’ của quân đội Mỹ để can thiệp vào tranh chấp Biển Đông.

‘Quân đội Mỹ đã phát triển kế hoạch khác nhau để chống lại quân đội Trung Quốc’, Tướng La Viện đã viết, nhưng không đưa ra chi tiết. La Viện, một cố vấn chính phủ, là một trong một số quan chức cấp cao Trung Quốc và là nhà bình luận đã kêu gọi một nỗ lực quyết đoán từ Bắc Kinh để bảo vệ lợi ích hàng hải của Trung Quốc.

Điều này cho thấy Trung Quốc sẽ trở nên quyết đoán hơn trong vùng Biển Đông, nhưng nó không sử dụng vũ lực, theo ông Li của Đại học Nanyang.

‘Bắc Kinh hiểu rất rõ rằng bất kỳ cuộc đối đầu quân sự sẽ có tác động tiêu cực sâu sắc về vị trí chiến lược của Trung Quốc trong quan hệ khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực’, ông Li nói.

http://nghiadx.blogspot.com
Hoa Kỳ có kế hoạch tăng sự hiện diện quân sự và quốc phòng với các đối tác trong một cung từ Tây Thái Bình Dương, qua khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, một lo lắng sai lầm hoặc một tính toán sai lầm có thể gây ra một cuộc đối đầu. Trong chuyến đi Châu Á tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta cũng đã đến thăm Ấn Độ và Việt Nam trong một nỗ lực để tăng cường quan hệ an ninh với hai cường quốc khu vực không có truyền thống đồng minh của Mỹ nhưng ngày càng sợ hãi về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Tại Cảng Cam Ranh, cơ sở then chốt của Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, Panetta cho biết việc sử dụng các bến cảng như thế này sẽ là quan trọng đối với Lầu Năm Góc khi Hải quân Mỹ luân phiên tàu chiến đến châu Á nhiều hơn.

Sau đó, tại New Delhi, Panetta cho biết quan hệ giữa hai nước đã được cải thiện nhanh chóng và mở rộng hợp tác quốc phòng là cần thiết để thúc đẩy an ninh khu vực và toàn cầu. Ông nói rằng Hoa Kỳ có kế hoạch tăng sự hiện diện quân sự và quốc phòng với các đối tác trong một cung từ Tây Thái Bình Dương, qua khu vực Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và Ấn Độ Dương.

‘Hợp tác quốc phòng với Ấn Độ là một trụ cột trong chiến lược này’, ông nói.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang làm cả thế giới lo ngại

Trục Mỹ ở Châu Á sẽ tiếp tục là mối quan tâm của Bắc Kinh, chiến lược quốc phòng mới của Mỹ giành được sự tán thành mạnh mẽ từ các đồng minh chủ chốt, thậm chí cả những nước dựa vào phát triển thương mại với Trung Quốc.

Trong một chuyến thăm đến Bắc Kinh, Bộ trưởng Quốc phòng Úc (Australia) Stephen Smith cho biết sự hiện diện của Mỹ ở châu Á là một lực lượng ổn định, hòa bình và thịnh vượng kể từ khi kết thúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

‘Thực tế rằng không phải chỉ có Hoa Kỳ sẽ tiếp tục tham gia, nước Úc sẽ tự phát triển sức mạnh riêng’, ông nói trong một bài phát biểu tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế Trung Quốc.

Canberra sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm quan hệ quân sự với Hoa Kỳ, bao gồm cả việc triển khai lên đến 2.500 binh sĩ Mỹ đến Darwin.

Nếu bế tắc ở bãi Scarborough là một xu hướng dẫn đến các bất đồng lãnh thổ trong tương lai, Bắc Kinh có thể mong đợi các quốc gia khác trong khu vực cảm thấy như vậy.

‘Tranh chấp Biển Đông có thể sẽ vẫn là một vấn đề an ninh khu vực được chú ý nhất và Trung Quốc sẽ tiếp tục quấy rầy các nước trong khu vực’, ông Li nói.

( Raju Gopalakrishnan,Nick Macfie, REUTERS, Vibayblogpost )

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

>> Trung Quốc bất lực nhìn Mỹ bao vây?

Cách đây vài năm, chính người Trung Quốc từng nhắc đến một phiên bản NATO mà Mỹ đang xây dựng tại châu Á.
 Với những tuyên bố và động thái của Mỹ thời gian qua, nhiều nhà phân tích cho rằng điều này đang dần được hiện thực hóa và người Mỹ đã hình thành thế bao vây Trung Quốc.


>>DDG 1000 USS Zumwalt - Tàu chiến 7 tỉ đô la của Hải quân Mỹ
>> "Siêu tàu sân bay" Ford của Mỹ là để dành cho Trung Quốc



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh tại Hà Nội ngày 4/6

Trung Quốc bất lực!

Ngày 11/8/2010, trong một bài viết với tựa đề “Mỹ đang xây dựng NATO châu Á bao vây Trung Quốc” đăng trên trang mạng China.org.cn, tác giả Dai Xu từng nhận định người Mỹ đang xây dựng một NATO châu Á cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và các nước ASEAN. Dai Xu là một Đại tá Không quân và là một nhà chiến lược quân sự của Trung Quốc.

Rõ ràng, người Trung Quốc đã nhìn thấy trước viễn cảnh này, song có lẽ không “đủ lực” để ngăn cản người Mỹ.

Hai nhân vật quân sự hàng đầu của Mỹ là Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Martin Dempsey vừa thực hiện một “tour” tới các nước ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các chuyến thăm này được đánh giá là sự khởi động chính thức chiến lược chuyển hướng sang châu Á của Mỹ.

Sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La tại Singapore, điểm đến đầu tiên của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta là Việt Nam. Ngay sau đó, ông đã tới Ấn Độ. Theo các nhà phân tích, đây là hai quốc gia đối tác quân sự mới tại châu Á và quan trọng nhất của Mỹ trong giai đoạn hậu Chiến tranh Lạnh.

Cùng thời gian này, ông Dempsey đã tới Philippines và Thái Lan, hai đồng minh quân sự truyền thống của Mỹ. Nhân chuyến thăm của ông Dempsey, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tuyên bố sẽ có thêm nhiều tàu chiến Mỹ cập cảng Philippines. Báo chí Philippines cũng tiết lộ Mỹ có thể sử dụng lại các căn cứ hải quân và không quân cũ tại Subic, Zambales và Clark Field (Pampanga).


http://nghiadx.blogspot.com
Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey tại Philippines ngày 4/6

Sau chuyến thăm châu Á-Thái Bình Dương 9 ngày của ông Panetta, trang web của Bộ Quốc phòng Mỹ đã nhấn mạnh tới hai vấn đề. Một là chính sách châu Á-Thái Bình Dương. Hai là kế hoạch tăng cường hoạt động quân sự của Mỹ tại khu vực.

Trong khi ông Panetta có mặt ở các nước ven bờ phía Tây Biển Đông, thì ông Dempsey lại có mặt tại khu vực bờ phía Đông. Tại Philippines, ông Dempsey đã thăm tổng hành dinh của lực lượng đặc nhiệm Philippines tại Mindanao. Tại đây, Mỹ đang có 600 lính cùng phía Philippines tham gia các chiến dịch chống nổi dậy.

Sau đó, trong chuyến thăm Thái Lan, Tướng Dempsey đã thuyết phục được Bangkok đồng ý cho quân đội Mỹ sử dụng lại căn cứ hải quân U-Tapao. Căn cứ này nằm cách Bangkok 145 km về phía Tây Nam và hiện chỉ sử dụng cho các hoạt động nhân đạo. Các cuộc tập trận Hổ mang Vàng đa quốc gia do Mỹ đứng đầu cũng thường xuyên sử dụng căn cứ này với các nội dung diễn tập cứu trợ nhân đạo.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vận tải C-130 của Mỹ tại căn cứ U-Tapao của Thái Lan

Liên quan tới quan hệ quân sự với Singapore, ông Dempsey tuyên bố sẽ sớm triển khai chiến hạm tới quốc gia Đông Nam Á này. Trên thực tế, ai cũng biết Singapore nằm án ngữ eo biển chiến lược Malaca nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông. Đây là tuyến đường vận chuyển dầu mỏ tối quan trọng từ vịnh Ba Tư tới các nước Đông Á, trong đó có Trung Quốc.

Áp đảo bằng vũ khí tối tân

Tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tuyên bố sẽ tăng lực lượng hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương từ mức 50% hiện nay lên 60% vào năm 2020. Mỹ sẽ củng cố liên minh quân sự với các nước châu Á, nhất là những nước Đông Nam Á có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc tại Biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ sẽ chuyển 60% lực lượng hải quân tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Ông Panetta nhấn mạnh việc tăng cường hợp tác quân sự với 6 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương mà Mỹ đã có các hiệp định quốc phòng là Australia, Nhật Bản, New Zealand, Philippines, Hàn Quốc và Thái Lan. Bên cạnh đó, người đứng đầu Lầu Năm Góc cũng đề cập tới việc mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác hiện có với các nước như Singapore, Indonesia, Malaysia và Ấn Độ, thậm chí là Myanmar.

Mới đây, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ cho biết hải quân Mỹ sẽ triển khai các tàu chiến và máy bay tối tân tới khu vực này. Phát biểu với báo giới tại tổng hành dinh của hạm đội ở Hawaii, Đô đốc Cecil Haney cho biết phát biểu mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta tại Singapore về chủ trương đến năm 2020 bố trí 60% lực lượng hải quân Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là bao hàm cả số lượng và chất lượng.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm LCS-10 của Mỹ đủ khả năng án ngữ eo Malaca

Đô đốc Haney cho biết chiến hạm Littoral Combat Ship (LCS-10) đầu tiên với khả năng hoạt động tại các vùng nước nông hiệu quả hơn mọi loại tàu hiện có, sẽ bắt đầu được triển tại Singapore. Ngoài ra, một số phi đội máy bay EA-18G, loại chiến đấu cơ siêu thanh và có khả năng gây nhiễu hệ thống phòng không của đối phương. Ngoài ra, một số tàu ngầm tối tân lớp Virginia cũng sẽ được điều động tới khu vực.

Được biết, Hải quân Mỹ hiện có khoảng 285 tàu chiến các loại, triển khai 50% ở Đại Tây Dương và 50% ở Châu Á - Thái Bình Dương. Trong tổng số 11 tàu sân bay, Mỹ lên kế hoạch triển khai 6 chiếc tại Châu Á - Thái Bình Dương.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công USS North Carolina lớp Virginia của Mỹ tới vịnh Subic của Philippines hồi tháng 5 vừa qua

Giới phân tích cho rằng thông qua thiết lập quan hệ đối tác quân sự với 10 nước thành viên ASEAN, Mỹ đang xây dựng cơ sở cho một phiên bản NATO tại châu Á. Liên minh này sẽ được sử dụng để bao vây, kiềm chế và cuối cùng là đối đầu với Trung Quốc.

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

>> Tên lửa thế hệ mới của Mỹ có đe dọa được Trung Quốc

Trước tin Mỹ sắp đưa siêu tầu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động từ năm 2015 để tạo ưu thế áp đảo so với các cường quốc, Trung Quốc đã tự tin tuyên bố họ không e ngại trước loại vũ khí “khủng” này...

>> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?
>> Siêu tên lửa chống tăng CKEM của Mỹ
>> Siêu tên lửa đánh chặn không đầu đạn



http://nghiadx.blogspot.com


Một giới chức cấp cao tiết lộ, Hải quân Mỹ cố gắng khám phá những bí mật về DF-21D và đưa ra những kế hoạch điều chỉnh hạm đội Thái Bình Dương nằm ngoài tầm bắn 1.500km của DF-21D. Tuy nhiên, điều này đôi khi lại mang đến sự bất lợi khi Mỹ muốn áp sát biên giới Trung Quốc hay có mặt tại những vùng đặc quyền của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com


Và một điều được cho là cần kíp nhất lúc này chính là việc bằng mọi giá phải tìm ra cách để bảo vệ siêu tầu sân bay thế hệ mới USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động mà không phải lo ngại tên lửa diệt hạm của của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Vào tháng đầu năm 2010, công ty Lockheed Martin đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chương trình LRASM, một chương trình phát triển vũ khí tuyệt mật của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

Theo đó một dòng tên lửa đối hạm mới sẽ được phát triển mang tên LRASM bao gồm 2 phiên bản: LRASM-A là tên lửa hành trình tầm thấp tàng hình. Mẫu tên lửa này được thiết kế sử dụng cho máy bay.

http://nghiadx.blogspot.com

Và LRASM-B được thiết kế là tên lửa hành trình tầm cao, sử dụng 1 động cơ phản lực, có tốc độ siêu âm. Với thiết kế có tác dụng phát triển ưu tiên khả năng đẩy và phù hợp với sự trợ giúp của các bộ cảm biến cũng như các hệ thống điện tử đạo hàng để đạt được tốc độ cân bằng và khả năng tàng hình nhằm tăng khả năng tấn công hiệu quả.

http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thiết kế tên lửa LRASM-B

http://nghiadx.blogspot.com
Mẫu thiết kế tên lửa LRASM-A

Theo kế hoạch, quá trình phóng thử nghiệm tên lửa LRASM sẽ được tiến hành bắt đầu vào cuối năm 2012 và tới năm 2015, chúng sẽ được chuyển giao cho hải quân Mỹ cùng thời điểm tầu sân bay USS Gerald R. Ford đi vào hoạt động.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô phỏng hình ảnh thử nghiệm tên lửa LRASM tiêu diệt mục tiêu

Theo yêu cầu của hải quân Mỹ, tên lửa đối hạm LRASM thế hệ mới phải khác biệt so với các loại vũ khí hiện có, có khả năng tự dẫn cao, trang bị khả năng tìm kiếm thông minh và phát hiện mục tiêu, ít phụ thuộc vào nguồn dữ liệu từ phía ngoài và tích hợp hệ thống thông tin và dẫn đường vệ tinh (GPS).

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, dòng tên lửa đối hạm nói trên phải phù hợp để sử dụng trong thiết bị phóng thẳng đứng Mk.41 trên các chiến hạm của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

Cùng với đó, tên lửa này cũng được áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao khả năng sống sót trước hệ thống phòng không của đối phương và có xác suất đánh trúng mục tiêu cao, nhanh chóng phá vỡ mạng lưới phòng không của kẻ địch.

Từ những điều trên có thể thấy rõ ràng Mỹ luôn chủ động đi trước Trung Quốc một bước trong việc phát triển những thế hệ vũ khí hiện đại để nắm được lợi thế so sánh khi những mâu thuẫn giữa 2 quốc gia này ngày càng khó lường hơn...
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang