Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Việt Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2012

>> Nhân Dân nhật báo: "Mỹ lôi kéo mối thù cũ -Việt Nam"

Truyền thông Trung Quốc đặc biệt "nhạy" với chuyến thăm “lịch sử” của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta tới Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Chỉ một số ít các tờ báo phản ánh lại các thông tin thông tấn, còn lại các tờ báo mạng đua nhau giật tít "nóng", suy diễn chủ quan, trong đó nổi bật là các tờ Thời báo Hoàn Cầu, Nhân Dân nhật báo, Tân Hoa xã, mạng Sina... Để nắm bắt thông tin một cách toàn diện, đa chiều, hiểu rõ hơn về các hoạt động, chiến dịch tuyên truyền của nước ngoài, đặc biệt là truyền thông TQ



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ có mặt tại Cam Ranh đầu tháng 6/2012

Ngày 4/6, tờ “Nhân Dân nhật báo” Trung Quốc có bài viết cho rằng, kế tiếp chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton năm 2010, chuyến thăm Việt Nam lần này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ là một chuyến thăm quan trọng.

>> Asean trước "thuốc thử" Trung Quốc

Điều đáng chú ý là, ngay sau khi Panetta trình bày về chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ” tại Đối thoại Shangri-La, thì ông lại chọn vịnh Cam Ranh, một căn cứ quân sự cũ của Mỹ làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm 3 ngày tới Việt Nam, điều này thực sự thu hút phỏng đoán của dư luận quốc tế đối với việc Mỹ muốn tăng cường quan hệ quân sự với Việt Nam.



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Nhân Dân nhật báo viết: "Mỹ-Việt đã dồn dập (?-pv) tiến hành giao lưu quân sự trong thời gian qua. Như Bộ trưởng Panetta nói ngày 3/6 rằng: “Sở dĩ tôi chọn thăm Cam Ranh đầu tiên là do, quan hệ Mỹ-Việt đã được cải thiện rất lớn. Đối với tôi, đây là thời khắc rất xúc động”.

Panetta nói: “Trong lĩnh vực quốc phòng, Mỹ-Việt có quan hệ phức tạp, nhưng chúng tôi sẽ không bị trói buộc bởi lịch sử. Mỹ muốn mở rộng quan hệ quốc phòng với Việt Nam”. Được biết, tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd của Hạm đội 7 Mỹ đến vịnh Cam Ranh từ ngày 24/5 và tiến hành bảo dưỡng 14 ngày.

Tàu USNS Richard E. Byrd chuyên vận tải vũ khí, trang bị và lương thực; dài 210 m, rộng 32,3 m, tải trọng 40.298 tấn. Trên tàu có rất nhiều nhân viên không làm nhiệm vụ chiến đấu. Đây là lần thứ ba tàu này đến vịnh Cam Ranh sửa chữa, hai lần trước lần lượt là tháng 2/2010 và tháng 8/2011.

Bài báo cho rằng, ngay từ ngày 24/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông báo với báo giới về chuyến thăm của Panetta, đủ thấy Việt Nam coi trọng chuyến thăm này của Panetta. Panetta thăm Việt Nam cũng phản ánh cụ thể việc giao lưu và tương tác quân sự bình thường giữa Mỹ-Việt gần đây.

Ngày 23/4/2012, 3 tàu chiến của Hạm đội 7 Mỹ gồm tàu USS Blue Ridge, USS Chafee và USNS Safeguard thăm cảng Đà Nẵng, Việt Nam. Ngày 15/7/2011, các tàu chiến gồm USS Chung-Hoon, USS Preble và USNS Safeguard của Hạm đội 7 cũng thăm cảng Đà Nẵng. Ngày 8/8/2010, đoàn cán bộ Việt Nam cũng đã lên tàu sân bay USS George Washington neo đậu gần cảng Đà Nẵng để tham quan.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tiếp xúc với quan chức Bộ Ngoại giao Việt Nam

Bài báo viết, Mỹ duy trì giao lưu quân sự dồn dập với Việt Nam là một phần của chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Không ít phân tích cho rằng, Mỹ đang thông qua củng cố căn cứ quân sự ở Philippines và Singapore, đồng thời kết hợp với dịch vụ sửa chữa trả tiền ở quân cảng Cam Ranh, Việt Nam, xây dựng nên mạng lưới quân sự của họ ở khu vực biển Đông.
“Trên thực tế, các động thái liên tiếp của Việt Nam trong vấn đề biển Đông cũng thu hút sự chú ý của Mỹ, Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh đến tự do hàng hải ở biển Đông ăn khớp với việc Mỹ tuyên bố có lợi ích quốc gia ở khu vực này”.- Nhân Dân nhật báo suy diễn.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Bài báo của Nhân Dân nhật báo thì tự do hàng hải ở biển Đông “chưa hề bị ảnh hưởng”, nhưng một số nước “cố tình lôi kéo nước ngoài khu vực can thiệp biển Đông, tăng thêm thủ đoạn”. Trong khi đó, “Mỹ cũng có ý đồ tận dụng vấn đề biển Đông để can thiệp vào các vấn đề khu vực, tăng cường hiện diện quân sự của họ ở khu vực này”. “Hai nước Mỹ-Việt đang cố gắng gác lại bất đồng, đáp ứng nhu cầu riêng của mỗi nước, phát triển quan hệ”.

Theo hãng AP, sau 1 ngày trình bày chi tiết chiến lược “tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ”, Panetta thăm Việt Nam là nhằm tái khẳng định Mỹ muốn giúp đỡ các đồng minh và đối tác khu vực “phát triển và thực hiện quyền lợi biển ở phần lớn vùng biển mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền (đường lưỡi bò phi lý mà Trung Quốc tự vẽ)” và tìm kiếm khả năng sử dụng vịnh Cam Ranh - “đại diện cho quá khứ đau thương của quân Mỹ”.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh

Chuyến thăm Cam Ranh của Panetta đánh dấu quan hệ quân sự Mỹ-Việt không ngừng cải thiện, cho thấy Mỹ muốn dựa vào quan hệ đối tác để đối phó với vai trò ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, bài báo này cũng tuyên truyền rằng: "Mỹ vẫn còn có “thành kiến, khúc mắc” với Việt Nam, chẳng hạn, khi thăm Việt Nam năm 2010, Hillary Clinton nói là Tổng thống Mỹ Obama có khả năng thăm Việt Nam sau khi đến Indonesia tham dự hội nghị của ASEAN, nhưng dự báo của bà không đúng. Mỹ luôn nói muốn tăng cường quan hệ với Việt Nam, nhưng hàng năm đều phê phán Việt Nam về vấn đề dân chủ, nhân quyền và bảo hộ mậu dịch. Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng đã có các loạt bài viết đề phòng “diễn biến hòa bình”.

Bài báo cho rằng, hợp tác tìm kiếm người Mỹ mất tích trong Chiến tranh Việt Nam trở thành một nhiệm vụ quan trọng khác trong chuyến thăm Việt Nam lần này của Panetta. Tìm kiếm di hài binh sĩ Mỹ và đưa trở về Mỹ là thể hiện bảo đảm nhân quyền, nhưng Mỹ cũng cần có trách nhiệm đối với việc rải chất độc màu da cam-điôxin…

Báo Nhân Dân, TQ: Chuyến thăm xoay quanh Trung Quốc

Ngày 1/6, tờ “Nhân Dân” Trung Quốc có bài viết dẫn lời Carla Freeman, phó Chủ nhiệm Khoa nghiên cứu Trung Quốc, Đại học John Hopkins, Mỹ cho rằng, chuyến thăm châu Á lần này của Bộ trưởng Panetta xoay quanh Trung Quốc.

Còn Alan Romberg, Chủ nhiệm Chương trình Đông Á, Trung tâm Stimson-Think Tank Mỹ cho rằng, Panetta quyết định thăm Việt Nam và Ấn Độ sau khi tham dự Đối thoại Shangri-La đã phản ánh chính sách quốc phòng của Mỹ, đó là thiện chí tìm kiếm “tái cân bằng” ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo Alan Romberg, mặc dù có các quan điểm cho là chuyến thăm lần này của Panetta nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy và vai trò ảnh hưởng của Trung Quốc, nhưng trên thực tế, Mỹ có suy nghĩ rộng hơn, tức là họ có lợi ích kinh tế, an ninh và chính trị quan trọng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Mỹ rất coi trọng hợp tác với Trung Quốc về an ninh. Tổng thống, Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đều nhấn mạnh, sự lựa chọn của Mỹ là hợp tác với Trung Quốc để tăng cường và bảo vệ lợi ích chung.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS George Washington của Hạm đội 7 Mỹ từng thăm Việt Nam.

Theo Alan Romberg, trong chính sách biển Đông, Mỹ đã công khai quan điểm của họ, đó là bảo vệ hòa bình và ổn định, giúp các nước châu Á giải quyết hòa bình tranh chấp. Đối với một số tranh chấp đã xảy ra ở khu vực biển Đông, Mỹ đề xướng xây dựng “quy tắc đi lại”, giải quyết bằng khuôn khổ pháp lý.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” ngày 4/6 có bài viết cho rằng, mặc dù trong chuyến thăm Việt Nam, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ không nhắc đến Trung Quốc, nhưng với bối cảnh biển Đông hiện nay, ông rõ ràng cho biết Mỹ sẽ duy trì lực lượng mạnh ở khu vực này, muốn giúp đỡ đồng minh và đối tác bảo vệ quyền lợi biển của họ.

Ngày 31/5, tờ “Thái Dương báo” Malaysia có bài viết dẫn lời thượng nghị sĩ John McCain và Joseph Lieberman của Mỹ cho rằng, Chính phủ Mỹ không ủng hộ yêu cầu của Trung Quốc đòi thông qua đàm phán “một chọi một” để giải quyết xung đột biển Đông.

Hai thượng nghị sĩ này chủ trương, dựa trên kiến nghị của ASEAN, tiến hành đàm phán đa phương giữa các nước có liên quan.

http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh (nguồn: NTD)

Lieberman cho rằng, Mỹ không muốn đối đầu hoặc ngăn chặn Trung Quốc, nhưng sẽ không đơn giản chấp nhận bất cứ chủ trương nào của Trung Quốc. Ông nói: “Nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Mỹ là bảo vệ tự do hàng hải và an ninh biển”. “Chúng tôi không đồng ý Trung Quốc đưa ra đòi hỏi chủ quyền đối với hầu hết biển Đông”. “Điều này không công bằng đối với những nước chủ trương chủ quyền như Malaysia. Họ có lợi ích rất quan trọng với việc giải quyết những vấn đề này”.

Còn McCain kiên trì cho rằng, đây không phải là sự can thiệp của Mỹ đối với xung đột biển Đông, mà là quan điểm tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực của Mỹ.

Bài báo dẫn lời học giả Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore cho rằng: “Đối với Trung Quốc, ông Lương Quang Liệt không tham dự là điều tương đối bất lợi. Bởi vì tiếng nói của Mỹ nổi bật, các nước trong khu vực có thể được dẫn dắt bởi lập trường của Mỹ. Do đó, Trung Quốc mất đi cơ hội rất tốt để cân bằng quan điểm của Mỹ”.

Mạng Sina: Mỹ lợi dụng cảng Cam Ranh ly gián quan hệ Việt-Trung

Ngày 4/6, mạng sina.com.cn dẫn “Global News Live” Trung Quốc phỏng vấn chuyên gia, Thiếu tướng Doãn Trác và giáo sư Cao Tổ Quý-Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Trung Quốc.

Theo bài báo, ngày 3/6, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta đã thăm quân cảng chính của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam – vịnh Cam Ranh. Panetta là quan chức Mỹ cấp cao nhất quay trở lại vịnh Cam Ranh sau khi kết thúc Chiến tranh Việt Nam.

Panetta đã có bài phát biểu trên tàu tiếp tế USNS Richard E. Byrd-Hạm đội 7 Mỹ neo đậu tại vịnh Cam Ranh, kỷ niệm 58.000 binh sĩ Mỹ tử trận trong Chiến tranh Việt Nam. Đây là tín hiệu quan trọng cải thiện quan hệ Việt-Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Đến năm 2020, Hải quân Mỹ sẽ triển khai 60% tàu chiến ở khu vực Thái Bình Dương, trong đó có 6 tàu sân bay hạt nhân.

 Bài viết cho rằng, trong khi vừa trình bày chi tiết chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương tại Đối thoại Shangri-La ngày 2/6, thì ngày 3/6, tại Việt Nam, Panetta tái khẳng định, Mỹ triển khai 60% tàu chiến ở châu Á-Thái Bình Dương, 40% ở Đại Tây Dương.

Khi đó, ở khu vực Thái Bình Dương, lực lượng quân sự Mỹ sẽ có 6 tàu sân bay, còn số lượng tàu tuần dương, tàu khu trục, tàu chiến đấu duyên hải và tàu ngầm cũng hơn 1 nửa.

Panetta cũng cho biết, số lượng và quy mô diễn tập quân sự của Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương cũng sẽ gia tăng, việc Panetta chọn Cam Ranh làm địa điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm Việt Nam cũng gây sự chú ý đặc biệt của dư luận.

Theo Panetta, xuất phát từ chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, những đối tác như Việt Nam đặc biệt quan trọng, khi hạm đội Mỹ chuyển từ bờ biển phía tây sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, những cảng biển như vịnh Cam Ranh là không thể thiếu.

Còn báo chí Hàn Quốc ngày 2/6 cũng cho biết, Panetta tuyên bố chuyển lực lượng chính của hải quân tới Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ đồng minh, cuộc diễn tập quân sự liên hợp đa quốc gia Vành đai Thái Bình Dương 2012 cũng sắp bắt đầu.

Đây là cuộc diễn tập trên biển quy mô lớn nhất toàn cầu, năm 2010 có hải quân 14 nước tham gia, năm nay tăng vọt lên 22 nước, lực lượng tham gia chưa từng có, bao gồm 42 tàu chiến, 6 tàu ngầm, 200 máy bay quân sự và 25.000 binh sĩ, thời gian diễn tập từ ngày 29/6 đến ngày 3/8/2012.

Đối với việc Panetta thăm vịnh Cam Ranh, chuyên gia bàn giấy-diều hâu Trung Quốc, Thiếu tướng Doãn Trác cho rằng, hiện nay quân Mỹ muốn tìm kiếm một “cảng tác chiến” ở biển Đông, bởi vì một số cảng như ở Philippines đều là cảng tiếp tế, hậu cần.

Mặc dù có 4 tàu chiến đấu duyên hải sắp đến Singapore (năm 2013), nhưng đây không phải là căn cứ tác chiến thực sự, do đây là những tàu chiến có tải trọng nhỏ. Mỹ thực sự muốn có nơi triển khai hạm đội tàu sân bay lâu dài, và cảng Cam Ranh được họ quan tâm nhất. Nhưng, họ rất khó để thực hiện được mong muốn này…

Còn học giả Trung Quốc Cam Tổ Quý thì cho rằng, lần này Mỹ quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương, hoặc tái tăng cường vị thế lãnh đạo, họ có vài động thái mới. Ở phạm vi khu vực, sau 2 năm chuẩn bị, hiện nay Mỹ rõ ràng đã chuyển hướng từ Đông Bắc Á xuống Đông Nam Á.

Quan hệ đồng minh truyền thống với Nhật Bản, Hàn Quốc đã được tăng cường, hiện nay quan trọng hơn là muốn tăng cường quan hệ với các đối tác mới, như hợp tác với Việt Nam và Ấn Độ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến đấu duyên hải USS Indenpendence, Mỹ như "đinh chốt" sẽ án ngữ tại Singapore từ năm 2013.

Theo Cao Tổ Quý: “Mỹ đã lựa chọn cảng Cam Ranh của Việt Nam và cảng Subic của Philippines. Mục tiêu của Mỹ là không xây dựng căn cứ quân sự mang tính chất vĩnh viễn như trước đây, mà muốn hiện diện tình thế mang tính chất luân phiên.

Do ở Philippines và Việt Nam có nhiều quan điểm phản đối rất mạnh. Trong tình hình đó, Mỹ muốn tìm kiếm một cơ chế luân phiên, nhưng vẫn bảo đảm được vai trò ảnh hưởng và chú ý đến chưa đến mức bị một số nước phản pháo gay gắt hơn”.

Cao Tổ Quý suy diễn theo lối nghĩ chủ quan, quy chụp và áp đặt rằng, các nước Nhật Bản, Australia, Nga, Ấn Độ đều tìm cách tăng cường ảnh hưởng ở Đông Nam Á, trong khi đó Philippines và Việt Nam cũng muốn dựa vào sức mạnh của các bên để cân bằng, họ không muốn hoàn toàn dựa vào Mỹ, mà dựa vào các nước lớn khác cùng nâng đỡ vai trò ảnh hưởng của họ ở Đông Nam Á, do đó đã xuất hiện một cục diện đấu đá đan xen.

Ông Doãn Trác phán rằng: “Việt-Mỹ chắc chắn không thể trở thành đồng minh trong giai đoạn hiện nay. Mỹ muốn dùng vịnh Cam Ranh, ly gián quan hệ Việt-Trung. Hiện nay, Việt Nam thiếu ngoại hối, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.... Trong tình hình đó, lợi ích thương mại trong quan hệ với Mỹ thu được từ sửa chữa tàu thuyền, tiếp tế ở vịnh Cam Ranh cũng rất quan trọng. Điều quan trọng hơn là, Mỹ hiện diện ở khu vực này để ly gián quan hệ Trung-Việt” (???).

Theo Doãn Trác, năm 2010, khi tàu sân bay Mỹ thăm vịnh Cam Ranh thì Hà Nội lại kỷ niệm về các nạn nhân chất độc màu da cam. Phải chăng ông Doãn Trác cũng muốn ly gián quan hệ ngoại giao hết sức bình thường Việt-Mỹ?

Doãn Trác nói thêm là: “Mỹ vừa lôi kéo Việt Nam, vừa tiến hành “cách mạng nguyên tử” (?). Còn Việt Nam vừa cho phép Mỹ đến vịnh Cam Ranh, chuẩn bị đối phó Trung Quốc, giữ lợi ích ở biển Đông; vừa đề phòng Mỹ, không để Mỹ tới với quy mô lớn... Trong tình hình đó, Việt-Mỹ không thể phát triển thành quan hệ đồng minh…”.

(Theo Báo Giáo Dục.NET)

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

>> Thông tin Việt Nam mua tàu ngầm Amur là thiếu cơ sở ?

Đang có những đồn đoán cho rằng Việt Nam sẽ mua tàu ngầm Amur của Nga, vậy khả năng thực tế của thương vụ này ở mức nào?




http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Lada và biến thể xuất khẩu Amur vẫn chỉ là một nguyên mẫu, Hải quân Nga còn chưa chấp nhận sử dụng nó nói chi đến bán cho Việt Nam.


Gần đây, xuất hiện thông tin cho rằng, Việt Nam sẽ mua tàu ngầm Amur của Nga, thông tin này được dẫn nguồn từ bài viết đăng trên trang mạng Epochtimes (Đại kỷ nguyên, một trang thông tin bị chính quyền Trung Quốc coi là phản động).

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam
>> Việt Nam có thể mua 18 chiếc Su-30K
>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Epochtimes đăng tải thông tin trên nhưng lại không phỏng vấn chuyên gia hay trích dẫn từ các nguồn tin chính thống và uy tín của Nga hay Việt Nam.

Từ trước tới nay, các tin tức về hợp tác quốc phòng Việt - Nga, thường được lấy nguồn từ quan chức của cơ quan trung gian, công ty quốc phòng của nước sở tại (Nga) hoặc được đăng tải công khai trên các trang mạng của Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao Nga hoặc trang mạng của nhà sản xuất.

Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào? Việc mua tàu ngầm Amur cũng cần được đánh giá một cách tổng thể từ nhiều góc độ như vấn đề đặc tính kỹ thuật, khả năng vận hành, tài chính của Việt Nam.

Đặc tính kỹ thuật của tàu ngầm Amur

Theo giới thiệu từ Nga, tàu ngầm lớp Amur là biến thể xuất khẩu của tàu ngầm lớp Lada thuộc Project 677.

Về bản chất, tàu ngầm lớp Lada thực ra là bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Kilo Project 636, trong đó Amur 1650 là biến thể được hướng tới thị trường xuất khẩu.

Nga đang kỳ vọng tàu ngầm Amur 1650 sẽ tạo ra sự cạnh tranh với Đức và Pháp trong thị phần tàu ngầm điện-diesel trên thế giới.

Tàu ngầm Lada và biến thể xuất khẩu Amur 1650 có lượng giãn nước 1.750 tấn, giảm đáng kể so với 2.300 tấn của tàu ngầm Kilo.

Điểm đặc biệt của tàu ngầm Amur là sử dụng động cơ đẩy không khí độc lập AIP cho phép hoạt động êm hơn và lâu hơn dưới nước.

Tìm hiểu công nghệ AIP

Theo quảng cáo của Nga, Amur được trang bị một hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, hệ thống sonar tinh vi, hệ thống chiến tranh chống ngầm ASW, hệ thống chiến tranh mặt nước AsuW toàn diện.

Đặc biệt, hệ thống sonar Lira được quảng bá là có thể phát hiện tàu ngầm có độ ồn rất thấp từ khoảng cách rất xa. Hệ thống định vị quán tính, hệ thống điều hướng, hệ thống đối phó điện tử toàn diện.

Hệ thống vũ khí của Amur khá mạnh mẽ, tàu ngầm được trang bị hệ thống tên lửa phóng từ tàu ngầm Club-S, tên lửa được phóng từ ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn với tầm bắn 300km, cơ số ngư lôi và tên lửa có thể lên đến 18 quả.

Amur được quảng bá là có khả năng tự động hóa rất cao, thủy thủ đoàn giảm xuống chỉ còn khoảng 37 người.

Hệ thống điện tử hiện đại, độ ồn khi hoạt động cực thấp, hệ thống vũ khí mạnh mẽ, Lada và biến thể xuất khẩu của nó từng được ví von là “vua tàu ngầm điện-diesel”.

Sự có mặt của Amur 1650 trong biên chế là niềm mơ ước của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống điện tử được quảng bá là cực kỳ hiện đại của tàu ngầm Amur.

Dựa trên những đặc tính kỹ thuật sơ bộ này cho thấy Amur 1650 là một "lựa chọn tuyệt vời" để nâng cao năng lực tác chiến cho Hải quân Việt Nam.

Tuy nhiên, từ khi dự án được giới thiệu vào năm 1997 đến nay chỉ có duy nhất một chiếc tàu ngầm lớp Lada mang số hiệu B-585 Saint Petersburg được hoàn thành và chuyển giao cho hạm đội Baltic đánh giá.

Điều đáng nói là các thử nghiệm cho thấy “vua tàu ngầm điện-diesel” không đạt được các yêu cầu cơ bản trong tác chiến hiện đại của Hải quân Nga.

Cụ thể, hệ thống đẩy AIP chỉ đạt một nửa sức mạnh so với quảng cáo, đặc biệt, hệ thống sonar được quảng bá “cực kỳ hiện đại” hoạt động kém hiệu quả.

Ngày 2/5/2012, đô đốc Vladimir Vysotsky, Tư lệnh Hải quân Nga nói: “Hải quân Nga không cần tàu ngầm Lada với cấu hình hiện nay của nó”, hai chiếc đang đóng dở tại nhà máy đóng tàu Admiralty mang số hiệu B-586 và B-587 bị đình chỉ, toàn bộ dự án tàu ngầm Lada bị đóng cửa hoàn toàn, Hải quân Nga chuyển sang phương án nâng cấp tàu ngầm Kilo thay vì chọn tàu ngầm điện-diesel mới.

Việc Hải quân Nga từ chối tiếp nhận tàu ngầm Lada cho thấy bản thân nó là một thiết kế không hoàn hảo như giới thiệu. Kinh nghiệm cho thấy chưa có một hệ thống vũ khí nào sẽ xuất khẩu thành công nếu quân đội nước sở tại không chấp nhận sử dụng nó.

Điều này ảnh hưởng không ít tới khả năng xuất khẩu của Amur vì thường thì tính năng ở biến thể xuất khẩu bao giờ cũng kém hơn so với biến thể nội địa.

Xét khả năng vận hành

Hải quân Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong vận hành hạm đội tàu ngầm, số tàu ngầm Kilo đã đặt mua trước đó đến năm 2014 mới được chuyển giao chiếc đầu tiên, dự kiến số tàu ngầm này sẽ được chuyển giao hết vào năm 2016.

Trong khi hiệu suất hoạt động của tàu ngầm Kilo còn chưa rõ, nhất là tàu ngầm đầu tiên còn chưa được bàn giao thì khả năng đàm phán mua thêm tàu ngầm mới sẽ không cao, có thể khẳng định là 0%.

Hải quân Việt Nam sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để vận hành hạm đội tàu ngầm Kilo một cách trơn tru. Trong khi đó, Amur hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao, đòi hỏi thủy thủ đoàn phải được đào tạo bài bản.

Một thông tin khá quan trọng nhưng rất ít được lưu tâm, xét về tính năng kỹ thuật, Amur nhỉnh hơn so với Kilo ở hệ thống động lực với động cơ đẩy khí độc lập AIP. Điều này cho phép Amur hoạt động dưới nước lâu hơn so với Kilo. Thế nhưng, ít ai biết rằng các động cơ AIP sử dụng pin nhiên liệu hydrogen đòi hỏi quy trình vận hành rất khắt khe.

Theo đó, Hydrogen cần được duy trì ở mức độ tinh khiết ít nhất là 99%. Va để cung cấp nhiên liệu cho tàu ngầm sử dụng động cơ AIP cần có một cơ sở hạ tầng trên bờ cực kỳ hiện đại và tốn kém mới có khả năng chiết xuất và duy trì hydrogen tinh khiết ở mức độ 99%.

Cơ sở hạ tầng hiện nay mà Nga đang xây dựng cho Việt Nam nhiều khả năng không thể đáp ứng vận hành cho tàu ngầm động cơ đẩy không khí độc lập AIP. Năng lực tài chính hiện tại của Việt Nam khó lòng đáp ứng được cho việc xây dựng, vận hành cơ sở hạ tầng hiện đại cho tàu ngầm động cơ AIP.

Bên cạnh đó, việc mua thêm tàu ngầm mới sẽ kéo theo một loạt các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, hệ thống kho tàng bến bãi. Các cơ sở hạ tầng cho tàu ngầm hiện nay đang được phía Nga giúp đỡ xây dựng, dù đã được dự trù tính toán cho phát triển về sau nhưng khi đi vào vận hành thực tế sẽ có nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Hạm đội tàu ngầm đã đặt mua còn chưa đi vào vận hành nói chi đến việc mua thêm tàu ngầm mới, việc mua tàu ngầm Amur hay không vẫn còn là chuyện của nhiều năm nữa.

Xét khả năng tài chính

Trong giai đoạn 2008- 2011 Việt Nam đã thực hiện một loạt các hợp đồng quân sự lớn, trong đó đáng chú ý là hợp đồng mua 20 máy bay tiêm kích Su-30MK2, 8 chiếc được ký kết vào năm 2009 và 12 chiếc vào năm 2012, hợp đồng mua 6 tàu ngầm điện-diesel Kilo Project 636.

http://nghiadx.blogspot.com
Việc mua 6 tàu ngầm Kilo đã là một gánh nặng lớn đối với ngân sách Ảnh minh họa

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang lan tỏa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế trong nước, việc thực hiện các hợp đồng quân sự lớn nói trên là một cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao khả năng quốc phòng trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp.

Những hợp đồng quân sự lớn nói trên là một gánh nặng rất lớn cho ngân sách, phải mất một thời gian khá dài để hoàn thành việc trả nợ cho phía Nga, việc mua thêm tàu ngầm mới trong bối cảnh hiện tại sẽ tạo thêm nhiều gánh nặng không cần thiết cho ngân sách quốc gia.

Xét về giá cả, hiện nay chưa có thông tin chính thức nào về giá bán của Amur, tuy nhiên theo một số nguồn tin không chính thức giá bán của Amur không thấp hơn 500 triệu USD, so với Kilo Project 636 mà Việt Nam đã ký với Nga thì mức giá này cao hơn nhiều.

Về hợp đồng mua bán tàu ngầm Amur giữa Nga và Ấn Độ đến nay chỉ có phát biểuchung chung của đại diện công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport, ông Viktor Komardin tại Triển lãm DefExpo 2012, tổ chức ở New Delhi Ấn Độ ngày 27/3/2012. Tại đây, ông này nói: “Cơ hội dành chiến thắng tại Ấn Độ của Amur là rất tốt”.

Tuy nhiên, ông Viktor Komardin phát biểu trước khi Hải quân Nga tuyên bố từ chối tàu ngầm Lada, việc Hải quân Nga từ chối tàu ngầm Lada có thể khiến cho thương vụ Amur giữa Nga và Ấn Độ đỗ vỡ.

Bên cạnh đó, sau khi Hải quân Nga từ chối tàu ngầm Lada, Cục thiết kế trung ương Rubin đã khởi động một dự án khác mang tên Lada M, Project 677M, dự án được cho là sẽ triển khai vào năm 2013.

Như vậy, tàu ngầm Lada sẽ còn khá nhiều việc phải làm trước khi có thể được chấp nhận sử dụng và xuất khẩu, tất nhiên, với mỗi hệ thống vũ khí nào đều có những trục trặc cần phải khắc phục trước khi được chấp nhận, Lada cũng không phải là một ngoại lệ.

Kết luận: Từ việc đánh giá tính năng kỹ thuật, khả năng vận hành, khả năng tài chính cho thấy việc Việt Nam mua tàu ngầm Amur của Nga trong bối cảnh hiện tại là không có cơ sở.

>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga

Cùng với tàu ngầm KILO, phiên bản nâng cấp của nó AMUR-1650 sẽ biến Việt Nam có “một lực lượng quyền lực trong khu vực”. Việt Nam giảm được áp lực “trên sân nhà” đồng thời buộc đối phương phải co lại phòng thủ nếu như không muốn “thủng lưới” từ Kilo-Amur.

>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?
>> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga


Ngày 31/5/ 2012, Nga đã bắt đầu đến Việt Nam để bán một phiên bản nâng cấp của loại tàu ngầm lớp Kilo – Amur (theo Epochtimes).

Phó tổng giám đốc Công ty xuất khẩu quốc phòng Rosoboronexport, ông Victor Komar cho biết, Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự - kỹ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở một số nước Đông Nam Á mà Nga coi là tiềm năng lớn nhất cho thị trường xuất khẩu vũ khí.



http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu ngầm tấn công DIESEL - Điện mang tên lửa Amur-950/Amur-1650. Có những chiếc tàu ngầm này, Việt Nam sẽ triển khai tại Biển Đông, một lực lượng đáng sợ dưới mặt nước.

Victor Komar cho rằng các "đối tác ở Đông Nam Á, quan trọng nhất là Việt Nam, Việt Nam được Nga coi là một trong những khách hàng quan trọng nhất về quốc phòng. Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tàu ngầm do Cục Thiết kế "Ruby"phát triển, tàu ngầm được đóng ở nhà máy St Petersburg, dự kiến sẽ bắt đầu chuyển giao hoạt động năm 2014.

Tàu ngầm diesel-điện Amur này rất thích hợp cho việc tuần tra và chiến đấu trong vùng Biển Đông. Tàu ngầm được trang bị loại tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công mục tiêu mặt đất, do đó nó hoàn toàn có thể đe dọa tất cả các mục tiêu trên bờ biển và các đảo trên vùng Biển Đông.

Hải quân Việt Nam sẽ có một lực lượng mạnh mẽ dưới nước trong vùng Biển Đông, sẽ bảo vệ chắc chắn Trường Sa trước bất kỳ thách thức nào.

Điểm khác biệt so với các tàu ngầm diesel khác của Amur-1650 là nó được trang bị 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS- Vertical Launch System), sử dụng loại tên lửa Novator Club-S (có tầm bắn 220 km, đầu nổ 450 kg) vốn được trang bị trên Kilo. Nếu như Kilo chỉ phóng từng quả tên lửa qua ống phóng ngư lôi thì Amur-1650 có thể bắn cả loạt 10 quả tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau.

Tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm Amur-1650 thì đã rõ. Vấn đề quan trọng là Việt Nam sử dụng nó như thế nào? Mục tiêu là đâu? Sự nguy hiểm của nó như thế nào khi nó trong tay của Hải quân Việt Nam?

Trước hết, tư tưởng chỉ đạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong phòng ngự là phòng ngự chủ động, phòng ngự với tư tưởng tấn công. Tấn công để phòng thủ, bảo vệ mình.

Một quốc gia có nền khoa học quân sự (KHQS) chưa phát triển, chống lại sự tấn công xâm lược của một quốc gia có nền KHQS vượt trội như Trung Quốc, Mỹ…thì giáng trả vào sào huyệt của đối phương là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nếu như không nói là “bất khả thi”.

Đành rằng, trong nghệ thuật chiến tranh, những gì mà công nghệ không thể thì chiến thuật có thể, Việt Nam đã từng tiến hành thành công không chỉ một lần trong chiến tranh vệ quốc xưa và nay, song đó là sự lựa chọn mạo hiểm, bắt buộc.

Tuy vậy, nhưng điều rõ ràng là tư tưởng, ý đồ tấn công vào sào huyệt của đối phương luôn luôn tồn tại trong đầu của các nhà quân sự Việt Nam khiến đối phương bắt buộc phải quan tâm, lo nghĩ.

Amur-1650 trong tay Việt Nam không phải sử dụng như Kilo là điều chắc chắn. Mục tiêu của Kilo chủ yếu chỉ là tàu ngầm và tàu nổi.

Tàu ngầm Amur-1650 là phương tiện tấn công để giảm áp lực cho phòng thủ. Điều đặc biệt nghiêm trọng là hậu quả mà nó - tên lửa của Amur-1650 gây ra không chỉ là về mặt vật chất quân sự mà là chính trị. Nó sẽ kích hoạt cho nhiều “quả bom” bất ổn, rối ren, mâu thuẫn nội bộ, sắc tộc…tiềm ẩn lâu nay phát nổ.

Và đó mới chính là sự khủng khiếp, giá đắt không thể chịu đựng nổi mà những cái đầu nóng, hiếu chiến phải cân nhắc.

Nghệ thuật quân sự, xem ra cũng như chiến thuật trong bóng đá. Trong bóng đá, khi mới khai cuộc, tưởng rằng sẽ ăn tươi nuốt sống đối phương, nhao lên tấn công. Nếu gặp phải một đối thủ có bản lĩnh, phòng thủ kiên cường và luôn cài tiền đạo cắm, nhanh, mạnh thì chưa biết chừng lưới nhà bị thủng trước. Khi đó cũng chưa biết chừng … vỡ trận.

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

>> "Run sợ", không bao giờ có trong từ điển quân sự Việt Nam

Việt Nam không bị bất ngờ khi địch tấn công Trường Sa, điều đặc biệt chúng ta quan tâm là vì Trường Sa gần với ta mà quá xa với địch cho nên:



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay A-4 Skyhawk của Argentina tấn công tàu chiến của Anh trong cuộc chiến Fafland/Malvinas năm 1982


Thứ nhất, Việt Nam không bao giờ bị bất ngờ khi địch tấn công đánh chiếm Trường Sa (nếu ta luôn cảnh giác).

>> Chiến lược bảo vệ Biển Đông của Việt Nam
>> Cách Việt Nam răn đe và ngăn ngừa chiến tranh

Thứ hai là, cứ cho kế hoạch tác chiến của địch hoàn hảo tới mức có thể, dù chỉ trên giấy, thì chúng vẫn để lộ ra không những là “gót chân Asin” mà là “mảng sườn, mảng ngực Asin”.

Nghĩa là những tử huyệt lớn mà địch thừa biết vẫn không thể che chắn, khắc phục, vì địch không thể khắc phục được vấn đề khoảng cách, địa lý (bất khả kháng). Huống chi thực tế chiến trường nó thiên biến vạn hóa thì sự rủi ro, mạo hiểm không lường hết được.

Thứ ba là dù cho tử huyệt không lộ ra thì nghệ thuật quân sự Việt Nam cũng phải làm cho nó lộ ra, huống chi, nay nó bộc lộ rõ ràng mà Bộ Tham mưu Việt Nam không biết khai thác, khoét sâu thêm, không biết chuẩn bị những “thứ phù hợp” thì đâu phải là con cháu của Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ, Võ Nguyên Giáp, Giáo sư thượng tướng Hoàng Minh Thảo…hay là tác giả của những “bàn thắng” đại loại như Buôn Ma Thuột, vân vân.

Có lẽ đây là lý do để nói rằng tấn công đánh chiếm Trường Sa không phải dễ và đơn giản như nói và hô hào.

Vậy những tử huyệt đó là gì? Một câu hỏi không thể trả lời. Chỉ biết rằng sự chuẩn bị của Việt Nam trên cả 3 phương diện, chiến thuật, vũ khí và bố trí lực lượng để phòng thủ bảo vệ biển đảo thiêng liêng đã và đang sẵn sàng một cách bình tĩnh, tự tin.

Khi diễn tập, phương án tác chiến hợp lý, khả thi; kế hoạch tác chiến chi tiết, bài bản khoa học…chiến dịch trong diễn tập coi như thắng lợi, nhưng trong chiến đấu thật thì mới chỉ đạt 30% mà thôi, 70% còn lại do vũ khí và người lính trên chiến trường quyết định.

Một thực tế không phủ nhận là trong chiến tranh, bên nào vũ khí trang bị vượt trội thì bên đó chiếm ưu thế hoàn toàn, cơ hội chiến thắng rất lớn. Tuy nhiên khi 2 bên không cách biệt lắm thì bên nào ưu thế phải căn cứ vào chất lượng của vũ khí trang bị.

Vũ khí trang bị hiện đại phải đáp ứng 3 tiêu chí: Tin cậy, chính xác và dễ sử dụng. Những tiêu chí này chỉ khi xảy ra tác chiến mới bộc lộ toàn bộ những “thói hư tật xấu” mà mức độ bình thường như thử, diễn tập không bao giờ phát tiết. Chẳng hạn như trong cuộc chiến Malvinas.

Cả hai lực lượng hải quân đều đưa tàu ngầm vào cuộc chiến với hy vọng sẽ sử dụng hiệu quả như một vũ khí tấn công chiến lược. Thế nhưng cả hai bên đều không thể phát huy tác dụng bởi thực tế chiến tranh không như mong đợi.

Thậm chí lực lượng chống tàu ngầm của Anh không thể phân loại chính xác bạn/thù thông qua hệ thống liên lạc hay sonar để tấn công.

Điều gì sẽ xảy ra khi tấn công Trường Sa Việt Nam mà “thói hư tật xấu” của vũ khí trang bị chủ yếu là hàng nội, hàng copy công nghệ lại phát tiết như Anh tấn công Malvinas năm 1982?

Sẽ có nhiều điều, nhưng điều này là chắc chắn: Việt Nam không phải là Argentina. Việt Nam, không phải bây giờ mà từ năm 1982 tàu hộ vệ săn ngầm dạng 159 AE (HQ 09; HQ 13…) đã từng tập luyện săn ngầm với tàu ngầm Liên Xô.

Việt Nam “thắt lưng buộc bụng” không phải để chọn mua sắm những loại vũ khí trang bị kém chất lượng.

Vấn đề cuối cùng: Ai là người trực tiếp thực hiện kế hoạch tác chiến? Đương nhiên là Người lính! (Cán bộ và chiến sỹ).

Những tình huống xảy ra trong tác chiến, oái ăm thay, không bao giờ hoặc ít khi nằm trong kế hoạch tác chiến.

Chẳng hạn, đội hình hành quân của tàu đệm khí đổ bộ có sự bảo vệ của các tàu khu trục phát hiện từ rất nhiều hướng tàu Hải quân Việt Nam lao ra tấn công và không quân Việt Nam cũng tham gia trên một đường bay thấp, gần sát mặt biển…

Vậy, hướng nào là hướng nghi binh?; hướng nào chia cắt?; hướng nào tấn công chính? Chỉ huy các tàu phải xác định nhanh, chính xác để chọn mục tiêu phản công.

Muốn vậy phải có kinh nghiệm, có tố chất (truyền thống) đánh giặc; gan dạ… mới có thể phán đoán được. Nếu không, hoặc muộn quá thì chỉ có một việc cuối cùng là phát tín hiệu SOS.

Ai là người trực tiếp sử dụng vũ khí trang bị? Người lính!.

Trong diễn tập, không có một áp lực nào lên người lính. Họ bình tĩnh, tự tin áp dụng những điều đã học, thao tác chính xác, bài bản…mục tiêu bị tiêu diệt.

Nhưng trong chiến đấu họ phải đối mặt với sự sống chết nên lúc này tinh thần, ý chí quyết định ít nhất là độ chính xác của vũ khí (hoảng hốt, run sợ khiến bắn bừa chẳng hạn) hoặc quyết định sự thành bại như trong tác chiến của không quân vì vai trò cá nhân (phi công) rất lớn.

Tinh thần, ý chí người lính của đội quân đi xâm lược luôn luôn thấp hơn nhiều so với đội quân bị xâm lược. Tinh thần, ý chí và tố chất của người lính Việt, thế giới đã từng chứng kiến và chẳng nghi ngờ.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Nga đã bắt đầu đến Việt Nam để chào hàng một phiên bản nâng cấp của loại tàu ngầm lớp Kilo - Amur, loại tàu ngầm này rất thích hợp cho việc tuần tra và chiến đấu trong vùng Biển Đông Việt Nam

>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam
>> Liệu Việt Nam có nên xây dựng Hạm đội Trường Sa
>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ
>> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga


Theo phân tích, nếu Việt Nam có thể mua một đội tàu ngầm Amur, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ thật sự trở thành một lực lượng quyền lực trong khu vực.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Amur950/Amur - 1650

Tàu ngầm lớp Amur cũng có thể được trang bị loại tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công mục tiêu mặt đất, do đó nó hoàn toàn có thể bảo vệ tất cả các mục tiêu trên bờ biển và các đảo trên vùng biển Đông Việt Nam. Hải quân Việt Nam có thể có một lực lượng mạnh mẽ dưới nước trong vùng biển Đông

Theo thời báo Thượng Hải cho biết Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Công nghệ quân sự Liên bang Nga cho rằng cục thiết kế Ruby bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho tàu ngầm diesel-điện Amur của Nga. Là phiên bản của tàu ngầm nội địa với một số lượng tàu ngầm Lada trong Hải quân Nga, sự hình thành của một lực lượng chiến đấu mới dưới nước.

Phó tổng giám đốc của Công ty xuất khẩu quốc phòng Rosoboronexport ông Victor Komar cho biết rằng, Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở một số nước Đông Nam Á, Nga coi đây là tiềm năng lớn nhất cho thị trường xuất khẩu vũ khí.

http://nghiadx.blogspot.com
 Với Amur - 1650 sẽ giúp Việt Nam bảo vệ hoàn hảo nhất chủ quyền biển đảo tổ quốc

Victor Komar cho rằng các ‘đối tác ở Đông Nam Á, quan trọng nhất là Việt Nam, Việt Nam được Nga coi là một trong những khách hàng quan trọng nhất về quốc phòng. Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tàu ngầm do Cục Thiết kế ‘Ruby’ phát triển, tàu ngầm được đóng ở nhà máy St Petersburg, dự kiến sẽ bắt đầu chuyển giao hoạt động năm 2014.

Có những chiếc tàu ngầm Amur này, Việt Nam sẽ triển khai tại Biển Đông, một lực lượng vô cùng đáng sợ dưới mặt nước.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể không chỉ đơn thuần cần sáu tàu ngầm Kilo. Ông Komar cho rằng: ‘Hải quân Việt Nam họ cần một sức mạnh chiến đấu của tàu ngầm cao hơn cả loại Kilo và phải được cấp thiết thiết lập trong sáu hoặc bảy năm nữa, họ không thể chỉ dựa vào các tàu ngầm Kilo. Theo phân tích, nếu Việt Nam có thể mua một đội tàu ngầm Amur, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ thật sự trở thành một lực lượng quyền lực trong khu vực ‘.

http://nghiadx.blogspot.com
Công ty Xuất khẩu quốc phòng Nga đang tích cực liên hệ làm việc với Việt Nam. Để kết thúc thỏa thuận này, công ty cho biết rằng Nga sẽ đóng các tàu ngầm Amur, trong khi các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam có thể tham gia dự án sản xuất tàu ngầm. Nga không chỉ trao thiết kế mà còn hợp tác chung trong quá trình sản xuất và cung cấp và đào tạo cho Việt Nam một số công nghệ xây dựng tàu ngầm tiên tiến.
Công ty Xuất khẩu quốc phòng Nga đang tích cực liên hệ làm việc với Việt Nam. Để kết thúc thỏa thuận này, công ty cho biết rằng Nga sẽ đóng các tàu ngầm Amur, trong khi các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam có thể tham gia dự án sản xuất tàu ngầm.

Nga không chỉ trao thiết kế mà còn hợp tác chung trong quá trình sản xuất và cung cấp và đào tạo cho Việt Nam một số công nghệ xây dựng tàu ngầm tiên tiến.

Thứ Năm, 31 tháng 5, 2012

>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ

Khu trục hạm tàng hình P28
Nhiều ngày nay trên các trang quân sự của Trung Quốc đã đăng thông tin Việt Nam và Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận về việc Ấn Độ sẽ bán cho Việt Nam 6 khu trục hạm tàng hình hiện đại mang tên P28.

>> Tìm hiểu khu trục hạm F-22P của Hải quân Pakistan


Theo đó tờ Tân Hoa Xã cho biết : Theo các phương tiện thông tin đại chúng của Ấn Độ và Đài Loan thì Việt Nam và Ấn Độ gần đây đang có mối hợp tác quân sự khăng khít chặt chẽ hơn bao giờ hết. Hệ quả của mối quan hệ đó là Việt Nam đã đạt được với Ấn Độ 1 thỏa thuận mua 6 tàu khu trục tàng hình hiện đại P28.



http://nghiadx.blogspot.com


Nếu Việt Nam mua 6 Khu trục hạm tàng hình P28 thì có thể nói đây là hợp đồng mua vũ khí lớn nhất trong lịch sử của quân đội Việt Nam. Nhưng các tờ báo mạng này không cho biết trị giá của hợp đồng, thời gian giao hàng,.... Tờ Tân Hoa Xã cho biết thêm

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh những chiếc chiến hạm tàng hình hiện đại P28 tại xưởng đóng tàu của Ấn Độ

Khu trục hạm tàng hình P28 do Ấn Độ tự sản xuất trang bị vũ khí vô cùng hiện đại, tiêu biểu trong số chúng là tổ hợp tên lửa tên lửa Barak , tổ hợp này có thể đánh chặn tên lửa mục tiêu chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa tên lửa Barak

Tổ hợp tên lửa tên lửa Barak được coi là một trong những tổ hợp tên lửa tiên tiến nhất trên thế giới. Ngoài ra, P28 còn mang theo khoảng 16 tên lửa hành trình nhanh nhất thế giới Brahmos.

Tờ Tân Hoa Xã cho biết nếu Việt Nam sở hữu các loại tổ hợp tên lửa trên, sức mạnh Hải quân Việt Nam sẽ tăng lên đáng kể.

Khu trục hạm P28, Gepard 3.9, Sigma, tàu ngầm Kilos, cùng các tàu chiến lớp 1241. Chúng sẽ trở thành xương sống của Hải quân Việt Nam trong tương lai.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm khủng P28 của Việt Nam trong tương lai

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm khủng P28 sát cánh cùng Gepard 3.9 và Sigma giúp Việt Nam bảo vệ tốt hơn chủ quyền lãnh thổ

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm khủng P28 do Ấn Độ đóng

>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam

Chiến tranh thế giới thứ 3
Ngày 28/5, tờ Tân Hoa Xã có bài viết điểm danh 7 vũ khí sát thủ của quân đội Việt Nam: tàu chiến lớp Sigma, máy bay Su-30MK2, tàu chiến P28, chiến hạm Gepard 3.9, tàu ngầm Kilo 636, tên lửa S-300, tên lửa Bastion P.



>> Chuyên gia Nga đánh giá sức mạnh Hải quân Việt Nam




http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến lớp Sigma của Hà Lan

Gần đây nhiều tờ báo Quân sự nước ngoài đã đưa tin về việc Việt Nam có ý định mua 4 tàu hộ tống tàng hình hết sức hiện đại của Hà Lan. Theo đó, Việt Nam và Hà Lan đã thống nhất về đơn giá của 4 tàu hộ tống tàng hình lớp Sigma, mỗi chiếc tàu loại này được Hà Lan bán cho Việt Nam với giá 1 tỉ USD/1 chiếc( Đây là một cái giá khá "mềm"

Vũ khí sát thủ đầu tiên của Việt Nam chiến hạm Sigma: Không biết Việt Nam chọn loại tàu hộ tống Sigma nào vì có tới 4 loại khác nhau? Ví như tàu nhỏ nhất của chiến hạm lớp Sigma là các tàu tuần tra ven biển có thể dài tới 50m và rộng khoảng 9m còn các tàu lớn hơn có thể dài tới 150m, rộng 50m. Nhưng chúng tôi cho rằng Việt Nam sẽ mua chiến hạm lớp Sigma Frigate loại nhẹ (kiểu 9113) giống của Indonesia với chiều dài gần 91 mét, chiều rộng 13 mét,độ mớn nước 3,60 mét và lượng giãn nước tiêu chuẩn 1.692 tấn. Tàu có vận tốc tối đa 28 hải lý/giờ, nếu chạy với vận tốc 18 hải lý/h tàu có tầm hoạt động tới 4000 hải lý (khoảng 7.500 km), Tò Tân Hoa Xã cho biết.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến lớp Sigma của Hà Lan

 Khả năng tác chiến của tàu hộ tống lớp Sigma cũng khá mạnh, trang bị vũ khí gồm 4 bệ phóng tên lửa chống hạm MM40 Block 2; 2 bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắn có điều khiển Mistral có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại, một khẩu pháo Otto - Mei Lata 76mm; hai đại bác 20mm cùng ống phóng ngư lôi loại nhẹ MU-90 chống tàu ngầm

Sát thủ thứ 2: Su-30MK2, Không quân Việt Nam được trang bị một trong những dòng máy bay Su-27/30 hiện đại nhất trong khu vực ASEAN

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tờ Tân Hoa Xã cho biết: Việt Nam sẽ có khoảng 24 chiếc Su-30 cho đến năm 2013 và sẽ tiếp tục đặt hàng thêm

Nguồn tin cũng gián tiếp chỉ rõ rằng Việt Nam cần bổ sung thêm máy bay Su-30. Hiện nay, Không quân Việt Nam có 120 chiếc máy bay Su-22 và hơn 100 chiếc MiG-21. Vì vậy, với 20 chiếc Su-30MK2 (đã nhận 4 chiếc), 4 chiếc Su-30MKV và 12 chiếc Su-27SK/UBK (có nguồn nói là 36 chiếc) là chưa đủ để đáp ứng cho nhu cầu "tiến thẳng lên hiện đại" của Không quân Việt Nam.

Tờ Tân Hoa Xã cho biết Ấn Độ và Việt Nam đang thỏa thuận để xuất khẩu sang Việt Nam 6 tàu khu trục tàng hình P28 hiện đại

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh những chiếc chiến hạm tàng hình hiện đại P28 tại xưởng đóng tàu của Ấn Độ

Vũ khí sát thủ thứ tư: chiến hạm Gerpard 3.9

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm Gepard 3.9 Việt Nam trước khi về nước

Cận cảnh chiến hạm Gepard của Việt Nam ở cảng Cam Ranh, Việt Nam hiện nay có 2 chiến hạm Gepard là Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ nhưng có thông tin Việt Nam sẽ tiếp tục đặt hàng thêm 2 chiếc nữa

Sát thủ thứ 5: tàu ngầm Kilo 636

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo

Việt Nam đã ký hợp đồng mua của LB Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo 636, Hợp đồng mua tàu ngầm với trị giá lên tới 1,8 tỉ USD sẽ bao gồm việc xây dựng các cơ sở hạ tầng trên bờ và đào tạo các thủy thủ phục vụ trên tàu ngầm. Đây sẽ là hợp đồng mua tàu ngầm lớn thứ hai mà Nga nhận được kể từ thời Xô-viết. Hợp đồng lớn nhất của Nga là hợp đồng bán 8 tàu ngầm cho Trung Quốc. Tàu ngầm lớp Kilo (Loại 636) được xem là một trong những loại tàu ngầm chạy êm nhất thế giới. Loại tàu ngầm này được thiết kế riêng cho các chiến dịch chống tàu và chống tàu ngầm ở những vùng nước tương đối nông.

Vũ khí thứ 6: Tên lửa S-300

http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa lửa phòng không S-300 PMU1 có khả năng vượt địa hình phức tạp, đường xấu, lầy lội, vượt hào rãnh có độ rộng đến 2,5 m, độ chênh cao mặt đường đến 60 cm. Số lượng mục tiêu được bám sát và bắn cùng lúc là 6 mục tiêu. Số lượng tên lửa được điều khiển cùng lúc là 12 tên lửa. Thời gian chuyển từ hành quân sang chiến đấu và ngược lại dưới 5 phút; từ trạng thái trực ban sang chiến đấu 40 giây và nhiều tính năng hiện đại khác. Giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không S-300 PMU1 từ 120-150 triệu USD, giá một quả tên lửa là 1 triệu USD


Sát thủ thứ 7: tên lửa phòng thủ bờ biển K300P Bastion-P

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa Bastion-P

Tổ hợp K300P Bastion-P gồm: 4 xe chở bệ phóng tự hành K340P SPU, mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa, 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD,Tầm bắn hiệu quả tối đa: Hành trình cao thấp hỗn hợp: tới 300km Hành trình toàn thấp: 120km Độ cao: Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 14,000m/10-15m Hành trình toàn thấp: không quá 10-15m Tốc độ tối đa: Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 750m/s / 680m/s Hành trình toàn thấp: 680m/s

Trọng lượng: Đạn tên lửa chờ phóng: 3.000 kg Ống phóng dạng kín đã chứa đạn: 3.900 kg Kích thước ống phóng: Dài: 8.900mm Đường kính: 710mm Đầu đạn: 200kg Giãn cách phóng giữa các tên lửa khi bắn loạt: 2,5 giây Cự ly tự phát hiện mục tiêu bằng ra-đa của đạn tên lửa: 50 km Hạn sử dụng của đạn tên lửa trong ống phóng: 3 năm Giá bán ước tính: Tên lửa Yakhont: 3 triệu USD Toàn bộ hệ thống (với 12 xe mang phóng, 24 tên lửa):125 triệu USD

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

>> Chuyên gia Nga đánh giá sức mạnh Hải quân Việt Nam

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự trong việc hiện đại hóa hải quân đủ sức để chống lại các mối đe dọa nhằm bảo vệ chủ quền lãnh hải.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình chiến hạm hiện đại do Nga sản xuất (ảnh minh hoạ)


Trang Topwar.ru hôm 21 tháng 5 đã đăng tải bài viết của chuyên gia quân sự Nga Sergei Yuferev bình luận về sức mạnh và quá trình hiện đại hóa của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bài viết rất dài, dưới đây là một số nội dung tóm lược:

Trước đây, Việt Nam không phải là một nước có lực lượng hải quân mạnh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền an ninh quốc gia. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã hoàn toàn thống trị các vùng biển miền Bắc Việt Nam và thực hiện đưa quân vào các vùng biển này một cách dễ dàng. Hiện nay, Hải quân Việt Nam có khoảng 33,8 nghìn người, trong đó có 1,7 nghìn cảnh sát biển.

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam
>> Liệu Việt Nam có nên xây dựng Hạm đội Trường Sa
>> Báo Hoàn Cầu : Hải quân Việt Nam đang lớn mạnh nhanh chóng

Lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam được tổ chức thành các vùng hải quân, với các hải đội tàu mặt nước bao gồm các tàu khu trục, tàu tuần tra và tàu hỗ trợ, 2 binh đoàn hải quân đánh bộ, hai lữ đoàn cảnh sát biển.

Trong trang bị của Hải quân Việt Nam vẫn còn các tàu khu trục nhỏ do Liên Xô xây dựng. Các đội tàu của Việt Nam chỉ mới được tổ chức ở qui mô nhỏ với các trang thiết bị đã quá lạc hậu. Tuy nhiên, gần đây, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các biện pháp tích cực để nâng cấp các tàu chiến cũ và trang bị cho Hải quân các tàu chiến hiện đại.

Các điều kiện tiên quyết để xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh

Hiện nay, khu vực Đông Nam Á là một trong những phát triển nhanh nhất và có vị trí địa chính trị quan trọng bậc nhất trên thế giới.

Đây là khu vực có nguồn nhân lực đồi dào với dân số trên 600 triệu người, là nơi có các tuyến đường biển quan trọng đi qua và đặc biệt là có vị trí chiến lược cho các hoạt động quân sự. Ngoài ra, đây cũng là khu vực rất dễ bùng nổ xung đột.

Xung đột ở đây có thể là xung đột nội bộ (bất ổn khu vực, xung đột giáo phái và sắc tộc dai dẳng), xung đột bên ngoài (vi phạm chủ quyền, tội phạm buôn bán ma túy, khủng bố quốc tế), các mối đe dọa toàn cầu, và xung đột giữa các lực lượng đối lập ở một số quốc gia (cả trong và ngoài khu vực).
Yếu tố quyết định đến chính sách trong khu vực đó là tăng cường vai trò của các vùng biển quốc tế. Biển Đông và eo biển Malacca là những nhân tố đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

Đây cũng là những nơi tập trung các mối đe dọa quốc tế và an ninh quốc gia. Đông Nam Á nằm trên tuyến đường biển nối liền các khu vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Ấn Độ, Trung Đông, Australia và nhiều nước thuộc khu vực Thái Bình Dương.

Đông Nam Á không chỉ trở nên có giá trị chiến lược quan trọng với Mỹ, Trung Quốc mà còn là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn khác như Ấn Độ, Nhật Bản,…. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi mà các nước trong khu vực đều có xu hướng "mở rộng về phía biển" và đang ngày càng tập trung vào chính sách hàng hải.

Báo Nga viết, trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước trong khu vực đẩy mạnh chính sách hàng hải. Để đảm bảo an ninh quốc gia và sự thịnh vượng của nền kinh tế đất nước với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam đã chú trọng phát triển khả năng hàng hải đặc biệt là Hải quân. Hiện tại, việc phát triển của Hải quân Việt Nam đang trở thành một yếu tố quan trọng trong "trò chơi lớn" của 3 cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Xây dựng tiềm lực Hải quân là để bảo vệ chủ quyền đất nước
Việt Nam hiểu rằng đất nước không thể tham gia vào một cuộc chạy đua vũ khí hải quân với bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là các nước lớn tại châu Á. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của các cuộc chiến trước đó và để bảo vệ chủ quyền lãnh hải đất nước, Việt Nam phải xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh. Đó là lý do tại sao Hà Nội đã đi theo con đường xây dựng lực lượng hải quân hiện đại và hiệu quả. Đối tác chính trong việc hiện thực hóa các bước đi này là Nga và Ấn Độ - báo Nga nhận xét.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo

Đến nay, Việt Nam luôn kiên định con đường xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu để bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế cung như các khu vực ven biển của đất nước. Việt Nam có kế hoạch tăng cường tiềm lực hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh hải, chứ không phải tìm cách để tạo ra một cuộc xung đột với Trung Quốc, nước được cho là kẻ luôn muốn “thống trị” toàn diện trên biển Đông.

Ngoài việc xây dựng hải quân để bảo vệ chủ quyền đất nước trước các mối đe dọa, Việt Nam cũng không ngừng đẩy mạnh phát triển hải quan đủ sức để chống lại các mối đe dọa bất thường trên biển, trong đó bao gồm tội phạm buôn bán ma túy và buôn lậu. Và cũng để đề phòng trước các cuộc xung đột có thể với các nước trong khu vực, mặc dù khả năng này rất khó xảy ra.

Để đáp ứng các yêu nhiệm vụ đặt ra, Hải quân Việt Nam, từ một nước có các hải đội tàu nhỏ bé và lạc hậu, đến nay đã xây dựng các hải đội, hải đoàn với các tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và tàu tên lửa hiện đại đủ sức răn đe và sẽ tiếp tục hiện đại hóa hơn nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ hạm tên lửa Gepard

Dự án lớn nhất phải kể đến hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm project 636 Varshavyanka, NATO gọi là Kilo, ký kết trong năm 2009 với chi phí 1,8 tỉ đôla. Chiếc tàu đầu tiên được xay dựng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg tháng 8 năm 2010.

Ngoài ra, Nga cũng đang là đối tác chính trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan cho Việt Nam chẳng hạn như cơ sở cho tàu ngầm. Giá trị của dự án này ước tính khoảng 1,5 đến 2,1 tỷ đôla. Các tàu ngầm đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2013 và chiếc cuối cùng vào năm 2018.

>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo

Tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại Varshavyanka đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống chống tên lửa Club-S. Thân tàu được thiết kế với 6 khoang kín có vách ngăn chứa nước nằm ngang trong 2 lớp vỏ tàu.

Tàu ngầm lớp Kilo có lượng choán nước 3,95 nghìn tấn, vận tốc tối đa 20 hải lý/giờ và có khả năng bơi tự động liên tục 45 ngày đêm. Tàu có mức độ ồn rất thấp so với độ ồn tự nhiên của đại dương. Trên thân tàu ngầm được phủ một lớp cao su đặc biệt có khả năng giảm phản xạ sóng âm sonar và khả năng bị phát hiện bởi đối phương.

Các tàu ngầm này là một trong những lựa chọn công nghệ hải quân tốt nhất theo quan điểm “chi phí rẻ, hiệu quả cao”. Nếu cần thiết, hải quân Việt Nam sẽ có thể duy trì sự hiện diện thường xuyên của các tàu ngầm này trên biển rằng trong trường hợp xảy ra xung đột trong một thời gian nhất định.

Yếu tố quan trọng thứ hai trong xây dựng hải quân đó là việc hiện đại hóa tàu khu trục hạng nặng/nhẹ. Năm 2011, Nga đã bàn giao cho Việt Nam hai tàu tuần tra Gepard 3,9 project 11661E, được sản xuất tại nhà máy Gorky ở Zelenodolsk.

Hợp đồng trị giá 350 triệu đôla đã được ký kết vào năm 2006. Sau khi nhận được 2 hộ vệ hạm Gepard, Việt Nam lại tiếp tục ký với Nga hợp đồng cung cấp thêm 2 chiếc nữa thuộc lớp tàu khu trục này. Khác với các tàu Gpard trước đó, theo yêu cầu của phía Việt Nam, các tàu sau này phải được trang bị các loại vũ khí chống tàu ngầm mạnh mẽ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion.

Tàu khu trục nhỏ Gepard 3.9 được phát triển trên nền tảng dự án tàu 11.660 của Nga. Dự án này được thành lập là nhằm để phát triển loại tàu tuần tra mới tìm kiếm cũng như theo dõi và kiểm soát bề mặt, dưới nước và các mục tiêu trên không. Gepard-3.9 có thể săn tìm, theo dõi, tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Khu trục hạm Gepard đóng cho Hải quân tại Việt Nam được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình hiện đại.

Tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm 4 bệ phóng, mỗi bệ có 16 quả tên lửa chống tàu nổi Kh - 35E, một súng 76,2 mm AK-176M đặt ở mũi tùi dùng để chống mục tiêu trên mặt nước, mặt đất và máy bay tầm thấp có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km, 3 tên lửa pháo phòng không cao tốc Palma-SU có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200 m đến 8 km và bay cao 3,5 km. Ngoài ra, tàu còn được trang bị các ống phóng ngư lôi 533 mm.

Hộ vệ hạm tên lửa Gepard có lượng giãn nước 2.100 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý (52 km/h), bơi ở chế độ tự động liên tục trong 20 ngày đêm. Tàu có thể mang theo trực thăng chóng ngầm Ka-28 hoặc Ka-31.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm SIGMA.

Mùa thu năm 2011 Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Hà Lan về việc cung cấp 4 tàu hộ tống /tàu khu trục SIGMA. Các nước như Indonesia và Moroc đã mua nhiều tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan, quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ đóng tàu.

Các khu trục hạm SIGMA có lượng giãn nước từ 1.700 đến 2.400 tấn tùy thuộc vào từng biến thể. Về trang bị vũ khí và đặc điểm kỹ thuật cũng tương tự như Gepard của Nga.

Nói về sức mạnh của Hải quân Việt Nam trong thời kỳ hiện nay không thể không nhắc tới hệ thống tên lửa di động ven biển Bastion-P mà Việt Nam mua lại từ Nga.

Mỗi tổ hợp tên lửa này được trang bị 36 siêu tên lửa chống tàu siêu âm Yakhont , có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km và luôn đặt các tàu của đối phương vào tình trạng báo động. Giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã nhận được hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.

Một dự án lớn khác là hợp đồng cung cấp và cấp giấy phép sản xuất các tàu tên lửa Molniya project 1241RE với tổng chi phí khoảng 1 tỷ đôla. Trong những năm 1990, Việt Nam đã được bàn giao 4 tàu Molniya, trang bị tổ hợp tên lửa Termit.

Năm 1993, Việt Nam đã được cấp giấy phép sản xuất các tàu tên lửa này với tổ hợp tên lửa chống hạm Uran. Chiếc Molnya đầu tiên trang bị hệ thống tên lửa Uran đã được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2007, và chiếc thứ hai vào năm 2008.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam (ảnh SGTT)

Theo hợp đồng đã ký, trong số 12 chiếc Molnya được Việt Nam đặt hàng thì hai chiếc tàu đầu tiên được đóng ở Nga còn10 chiếc còn lại sẽ được cấp phép xây dựng tại Việt Nam.

Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương Almaz chuyển giao.

Nhà máy đóng tàu Vympel sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng Molnya Project 1241.8 theo giấy phép của Nga. Vympel sẽ chế tạo các bộ phận và linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên và bắt đầu cung cấp linh kiện từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam để lắp ráp 6 tàu trong năm nay theo hợp đồng trị giá 30 triệu đôla và sẽ tiếp tục đến năm 2015.

Ngày nay, Hải quân Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển các hải đội tàu từ nhỏ yếu lạc hậu lên các hải đội tàu mạnh mẽ và cực kỳ hiện đại. Đến cuối thập kỷ này, Việt Nam sẽ có một hạm đội hùng hậu đủ sức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là đối với chủ quyền tuyên bố trên Biển Đông.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam

Việt Nam đang từng bước tích cực, chủ động mua dây chuyền chuyển giao công nghệ và tự mua thiết kế để đóng được những tàu quân sự hiện đại


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu HQ-381 của HQNDVN


Chuyên gia quân sự Andrei Bykov, chủ trang chuyên phân tích quân sự chính trị Kính Tiềm Vọng 2 (Periscope 2) của Nga mới đây có một bài viết nói về những chiến lược hợp tác đóng tàu quân sự linh hoạt, mạnh mẽ và những kinh nghiệm, thành tựu của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam trong thời gian gần đây.

Việt Nam đang trở nên là một quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu quân sự tiên tiến hơn bằng việc gia tăng mức độ công nghệ đóng tàu phức tạp đối với cả hai loại tàu chiến và tàu hỗ trợ tới các nhà máy đóng tàu cho Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam.

Khởi đầu bằng một tàu tuần tra có thiết kế tương đối đơn giản như dự án của Tập đoàn Damen (Hà Lan) và dự án của Nga/Ukraina, nhà máy đóng tàu bắt đầu để xây dựng thêm các dự án đóng tàu quân sự khác phức tạp hơn.

Tuy nhiên, với những nỗ lực để đóng một tàu tên lửa cỡ lớn đã cho ra đời dự án BPS-500 được khởi công vào cuối những năm 1990.

Được thiết kế bởi viện thiết kế phương Bắc của Nga, tàu tên lửa BPS-500 có chiều dài 62,2 m, tải trọng 609 tấn, được trang bị với động cơ diesel MTU, làm cho con tàu có thể tăng tốc độ tới 32,5 hải lý/giờ, hệ thống vũ khí bao gồm được trang bị với 8 tên lửa chống tàu Kh-35 Uran.

Ban đầu, dự án này đã được Việt Nam lên kế hoạch để đóng tới 10 tàu, nhưng cuối cùng chỉ có một chiếc, mang số hiệu HQ-381 được đóng hoàn thành.

Có lẽ, do nguyên nhân đóng con tàu thứ hai ở nhà máy đóng tàu Ba Son (TP HCM) gặp nhiều trục trặc trong quá trình đóng và thử nghiệm.

Không nghi ngờ gì nữa, rõ ràng Việt Nam đã rút ra một bài học từ sự thất bại của dự án này, họ (Việt Nam) bắt đầu chuẩn bị một thời gian dài để sản xuất một loại tàu mới, tàu pháo TT400TP có trọng tải 400 tấn.

Về thiết kế bề ngoài, con tàu này gần giống với loại tàu Project Lan của Ukraina, và thực tế, đó chính là thiết kế của tàu lớp Lan được Ukraina bán cho Việt Nam với trung gian là công ty Ukrinmash. Một loạt 3 tàu TT400TP đã được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu 173, thuộc Công ty đóng tàu Hồng Hà ở gần Hải Phòng.

>> Giải mã thiết kế tàu chiến Việt Nam 


Chiếc tàu TT400TP đầu tiên mang tên HQ-272 đã được đóng từ tháng 4/2009, hơn 2 năm sau đó, tháng 8/2011 con tàu được hạ thủy và bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối tháng 9/2011 sau khi đã chạy thử và kiểm tra hệ thống vũ khí thành công.

Tàu HQ-272 đã được Hải quân Việt Nam chính thức giới thiệu vào đầu năm 2012. Trong khi đó, tàu TT400TP thứ hai, mang tên HQ-273 cũng đã bắt đầu thử nghiệm trước thời hạn cách đây 5 tháng (kế hoạch thử nghiệm ban đầu vào tháng 3/2012).

Trước đó, Việt Nam cũng có kế hoạch đóng thêm 3 tàu TT400TP được thiết kế rút gọn cho Cảnh sát biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu TT400TP HQ-273 đã thử nghiệm vượt tiến độ tới 5 tháng.

Tàu pháo TT400TP có chiều dài 54,16 m, rộng 9,16 m, mướn nước 2,7 m và có tải trọng 400 tấn, được trang bị 3 động cơ diesel MTU nên có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 32 hải lý/giờ. Tầm hoạt động của tàu là 2.500 hải lý khi di chuyển ở tốc độ 14 hải lý/giờ, khả năng hoạt động độc lập trên biển trong 30 ngày.

Ở phía trước mũi tàu được trang bị một khẩu pháo 76 mm AK-176, ngoài ra phía đuôi còn được lắp đặt thêm hệ thống pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-630. Hệ thống radar bao gồm radar kiểm soát hỏa lực MR-123-02 Bagira cũng như radar phát hiện mục tiêu trên không và radar định vị.

Tàu tuần tra bờ biển của Damen

Các nhà thiết kế hãng Damen chuyển giao công nghệ tàu chiến, tàu tầu tra cảnh sát biển loại tàu kích thước 90 mét, cho nhà máy đóng tàu Sông Thu Mới ở Đà Đẵng.

Hợp đồng đang trong quá trình thực hiện ban đầu là 2 chiếc, được Damen thiết kế đã bắt đầu được đóng trong tháng 1/2012 tại nhà máy đóng tàu 189 ở Hải Phòng.

Các biến thể khác và loại tàu khác sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Sông Thu Mới ở Đà Đẵng, nhà máy đóng tàu 189 cũng tiến hành đóng thêm số lượng lớn các tàu loại này. Rõ ràng, đây là động thái có chủ đích của Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải và bảo vệ ngư dân.

Tàu tuần tra này chủ yếu sử dụng để bảo vệ các ngư trường đánh bắt cá, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển, công tác hậu cần. Theo dự kiến sẽ được hoàn tất bàn giao trong giữa năm 2012.

Tàu tuần tra ven biển sẽ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ khu câu cá, tìm kiếm và cứu nạn, và hậu cần. Báo cáo về các thử nghiệm của tàu này, được dự kiến ​​sẽ giao hàng vào giữa năm 2012.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế đồ họa của tàu DN-2000 tương lai của Việt Nam.

Tàu tải trọng 2.400 tấn, thuộc dự án 9014 (DN-2000), được phát triển bởi Damen, có chiều dài 90 m, chiều rộng 14 mét và nướn nước 4 m, trang bị 4 động cơ đẩy diesel điện Caterpillar C3516C, đạt tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ.

Các tàu được trang bị một khẩu súng máy và cả pháo, thiết bị chữa cháy và một bãi hạ cánh cho máy bay trực thăng nặng 14 tấn (chẳng hạn như Ka-27/28).

Ngoài thủy thủ đoàn 40 người, trên tàu có thể mang theo 30 nhân viên cứu hộ và khu vực nghỉ dưỡng của phi hành đoàn được dành riêng cho 50 người.

Các nguồn tin của Nga cho biết rằng, Việt Nam đang đóng 6 (tùy chọn thêm 4) tàu tên lửa Project 1241.8 Molnyia tại nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP HCM, sử dụng thiết kế của nhà máy đóng tàu Vympel (Rybinsk), và với sự hỗ trợ kỹ thuật từ CMDB Almaz.

Tuy nhiên, thông tin chi tiết về chương trình đóng tàu này khá ít ỏi. Hải quân Việt Nam đang có hai trong số các tàu thuyền được đóng bởi Rybinsk và 4 tàu tên lửa cao tốc thuộc dự án cũ Project 1241RE.

Tàu hộ tống Sigma và các loại tàu khác

Nhưng khó khăn nhất của chương trình đóng tàu quân sự hứa hẹn là việc đóng 4 tàu hộ tống lớp Sigma, được phát triển bởi Damen.

Theo các báo cáo, Việt Nam đang đàm phán với Damen để đóng cho bốn tàu như vậy (2 tàu đóng ở Hà Lan, và 2 tàu còn lại đóng tại Việt Nam theo phương thức chuyển giao dây chuyền công nghệ).

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan.

Damen từng cung cấp một số dự án tàu phụ trợ cho Việt Nam. Ngày 24/11/2011, Nhà máy đóng tàu Sông Thu đã bàn giao cho Hải quân Việt Nam tàu HMS 6613, được đặt tên là Giáo Sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa.

Tàu HMS 6613 được khởi đóng trong tháng 7/2008. Sau đó, tháng 10/2010, họ tiếp tục đóng thêm con tàu cùng loại thứ hai, với thiết kế cấu trúc thượng tầng đã được sửa đổi, dự kiến sẽ ra nhập vào Hải quân Việt Nam trong năm 2014. Các tàu này sẽ được sử dụng để phục vụ thăm dò đáy biển.

Tàu HMS 6613 có chiều dài của 66,35 m, rộng 13,20 m, mướn nước 4 m và có tải trọng 1.550 tấn, được trang bị với bốn động cơ diesel điện Caterpillar 3412C TA. Phạm vi hoạt động - 5.000 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/giờ, độc lập hoạt động tới 60 ngày đêm, con tàu này được trang bị sonar khảo sát thủy văn Atlas.
Ngoài ra, ba tàu kéo lớn cũng đã được đóng tại nhà máy đóng tàu Sông Thu cho Lực lượng Cảnh sát biển.

Dự kiến, việc bàn giao tàu thứ tư sẽ diễn ra trong năm 2012. Hai tàu kéo dự án DST 4612 là CSB 9001 và CSB 9002 có chiều dài 45,7 m. Tàu thứ ba (CSB 9003) đã được bàn giao trong tháng 7/2011 - đây là loại tàu lớn, tải trọng 1.400 tấn, dài 52 m, và chuyên hoạt động cứu hộ trên biển và ứng phó sự cố tràn dầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu HQ-571 chạy thử nghiệm trên biển.

Cùng hợp tác đóng tàu cảnh sát biển và chiến trong các dự án với Damen, Việt Nam cũng xúc tiến đóng một số lượng lớn các tàu hỗ trợ trong các dự án quốc gia. Bao gồm một số lượng lớn các tàu dịch vụ hậu cần tàu, cũng như một số tàu đổ bộ.

Gần đây, nhà máy 189 đã bàn giao cho Hải quân tàu vận tải quân sự tải trọng 2.050 tấn tàu HQ 571 Trường Sa (dự án K122 - có lẽ đây cũng là dự án với Damen). Nhà máy 189 cũng đã đóng và bàn giao tàu bệnh viện K123.

Ngoài việc đóng các tàu thuyền tại các nhà máy đóng tàu Hải quân, Việt Nam cũng đã có được một số lượng đáng kể các tàu chiến làm nền tảng, gồm hai tàu khu trục nhỏ Project 11661 Gepard 3.9 của Nga, được xây dựng tại nhà máy Zelenodolsk trong năm 2011, và hai tàu tuần tra Project 10412 Svetlyak mang tên HQ 264 và HQ 265 vào tháng 1/2012.

Việt Nam tiếp tục ký kết hợp đồng đóng thêm 2 tàu Gepard 3.9 sửa đổi tăng cường khả năng chống ngầm, trong khi đóng thêm hai tàu Svetlyak tại nhà máy đóng tàu ở Vladivostok. Nhưng quan trọng nhất là việc đặt mua 6 ngầm Project 636 (lớp Kilo), được xây đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty. Việc giao chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2014.

Giới thiệu về đối tác Damen

Damen Shipyards Group – Tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan,

Tập đoàn này hiện sở hữu 17 nhà máy đóng tàu ở Hà Lan và 18 nhà máy hợp tác ở nước ngoài (bao gồm Brazil, Romania, Việt Nam và Cuba).

Doanh thu năm 2011 đạt tổng cộng 1,4 tỷ euro, các nhà máy của công ty đang được phục vụ bởi 6 triệu công nhân/kỹ sư (ở Hà Lan là 2.500).

Các lĩnh vực tham gia : Tiếp thị, thiết kế và xây dựng các tùy chọn trong dự án đóng tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống lớp Sigma, tham gia phụ trách của bộ phận trong công ty đóng tàu hải quân đóng tàu Damen Schelde - một công ty con của Tập đoàn đóng tàu Damen.

Hiện nay, Tập đoàn đóng tàu Damen của Hà Lan đã tham gia hợp tác ở bốn nhà máy tại Việt Nam, bao gồm: Nhà máy đóng tàu Damen Vinashin, nhà máy đóng tàu Sông Cấm, Sông Thu và nhà máy 189.

(Nguồn Báo Đất Việt ) 

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng

Trung Quốc có khả năng sẽ xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp, trong đó tàu đổ bộ đảm đương một phần chức năng của tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ 071 Tỉnh Cương Sơn của Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc.

Xuất phát từ sự tính toán thực tế, mối quan tâm của Hải quân Trung Quốc đối với tàu đổ bộ cỡ lớn sẽ không thấp hơn sự coi trọng đối với việc cải tạo tàu sân bay Varyag. Việc trang bị kịp thời loại tàu chiến này đã đảm bảo cho Trung Quốc có thể triển khai lực lượng quân sự nhanh chóng ở khu vực tranh chấp.

Hoàn Cầu thời báo tự suy đoán và bình luận: Mức độ nóng bỏng của sự kiện đối đầu ở bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines vẫn chưa mất đi, những thông tin về việc Hải quân Việt Nam xây dựng “Hạm đội Trường Sa” (?) cũng đã xuất hiện. Trong một thời gian, những câu chuyện liên quan đến việc Hải quân Trung Quốc xây dựng khả năng điều động lực lượng tầm xa đặc biệt là khả năng đổ bộ đã thu hút sự chú ý của những người yêu thích lĩnh vực quân sự.

Tờ báo này tiếp tục: Đối mặt với những đảo, bãi đá phân tán ở biển Đông rộng lớn (Trung Quốc tuyên bố chủ quyền phi lý, vô có căn cứ - PV), không có tàu đổ bộ đáng tin cậy, sẽ không thể thực hiện được các hành động chiến dịch, chiến thuật có ý nghĩa thực sự.

>> Tàu tấn công đổ bộ Type 081 của Trung Quốc "gia nhập" sân chơi Biển Đông
>> Lý do Trung Quốc xây dựng hạm đội tàu đổ bộ ?
>> Chiến hạm đổ bộ 071 Trung Quốc có sức mạnh đa năng

Tính năng và việc sử dụng trang bị đổ bộ thế hệ mới của Hải quân Trung Quốc cũng là điều quan tâm của các nhà quan sát quân sự quốc tế trong những năm gần đây. Có phương tiện truyền thông nước ngoài cho rằng, trang bị tác chiến biển xa, đại diện là tàu vận tải đổ bộ 071, sẽ trở thành hạt nhân của lực lượng đổ bộ của Quân đội Trung Quốc, nó không chỉ là vũ khí lợi hại bảo vệ quyền lợi biển đối với TQ, mà còn có thể phát huy tác dụng trong việc thực hiện nhiệm vụ an ninh phi truyền thống thời bình.

Tàu chiến mới có sức chiến đấu mạnh, giống như một căn cứ di động trên biển

Đầu năm nay, một số phương tiện truyền thông Trung Quốc cho biết, tàu vận tải đổ bộ 071 thứ tư của Hải quân Trung Quốc đã hạ thủy ở Thượng Hải.

“Mạng Chiến lược Toàn cầu” Mỹ bình luận, điều này cho thấy Trung Quốc sở hữu nguồn nhân lực và doanh nghiệp đóng tàu tốt, có thể tự thiết kế và chế tạo tàu tác chiến đổ bộ tiên tiến.

Theo trang mạng này, tàu vận tải đổ bộ 071 dài 210 m, lượng choán nước khoảng 20.000 tấn, đường băng phía sau thân tàu có thể chứa 4 máy bay trực thăng cất/hạ cánh, khoang rộng bên trong có thể mang theo 4 tàu đệm khí, đồng thời mang theo 800 binh sĩ lính thủy đánh bộ và ít nhất 20 xe tăng và xe bọc thép.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu vận tải đổ bộ 071 Côn Luân Sơn - Hạm đội Nam Hải tiến hành hộ tống tại vịnh Aden.

Bài báo cho rằng, tàu vận tải đổ bộ 071 có chức năng tương tự như tàu đổ bộ lớp San Antonio của Mỹ và tàu lớp Mistral của Pháp.

Hiện nay, chiếc tàu vận tải đổ bộ 071 đầu tiên mang tên Côn Luân Sơn đã được bàn giao cho Hạm đội Nam Hải - Hải quân Trung Quốc vào năm 2006, đã tham gia hoạt động hộ tống ở vùng biển Somalia, chiếc tàu thứ hai mang tên Tỉnh Cương Sơn cũng đã đưa vào biên chế, việc chế tạo và chạy thử trên biển chiếc tàu thứ ba và thứ tư cũng đang được đẩy nhanh triển khai.

Christian Le Miere, “Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế” London cho rằng: “Tàu đổ bộ cỡ lớn phản ánh rõ tham vọng khả năng điều động lực lượng của một quốc gia”, không có tàu đổ bộ thì Trung Quốc cơ bản không thể triển khai hiệu quả các hành động đổ bộ ở biển Đông cho đến Tây Thái Bình Dương.

Đặc biệt là hai năm gần đây, Trung Quốc và Nhật Bản tiến hành tranh cãi gay gắt xung quanh chủ quyền các hòn đảo ở biển Hoa Đông, Việt Nam và Philippines cũng tăng cường tuyên bố chủ quyền đối với các hòn đảo trên biển Đông, việc trang bị kịp thời các tàu vận tải đổ bộ đã giúp cho Trung Quốc có thể triển khai nhanh chóng lực lượng quân sự ở khu vực tranh chấp.

Một số nhà phân tích cho rằng, dưới sự dẫn dắt của chiến lược quốc phòng mới, Lầu Năm Góc tích cực can thiệp vấn đề biển Đông, có kế hoạch triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore, đồng thời chuẩn bị đóng quân ở Philippines, đã gây ra sự lo ngại cho Bắc Kinh. Vì vậy, “tàu vận tải đổ bộ 071 của Trung Quốc hạ thủy là sự đáp trả các động thái trên của Mỹ”.

Nhưng, tàu chiến của Trung Quốc và Mỹ sẽ vẫn chưa xảy ra xung đột trực tiếp ở khu vực này, một mặt, Hải quân Trung Quốc tạm thời còn chưa phải là đối thủ của Mỹ, đồng thời, hai nước lớn này đều không muốn từ bỏ sự lựa chọn ngoại giao.

Việc xây dựng hải quân tầm xa mới bắt đầu

Sau năm 2008, cùng với tình hình eo biển Đài Loan dịu bớt, vấn đề quan tâm của Hải quân Trung Quốc đã có sự điều chỉnh tương đối lớn, bao gồm các nhiệm vụ như giữ gìn hòa bình, cứu trợ nhân đạo, cứu hộ thiên tai cho đến tấn công cướp biển ở vùng biển Somalia, hầu như đều không tách rời với việc điều động lực lượng tầm xa.

http://nghiadx.blogspot.com

Hoàn Cầu báo viết: trong khi các trang bị chủ lực còn có thứ cũ kỹ và số lượng chưa đầy đủ, tại sao Hải quân Trung Quốc lại tập trung nhấn mạnh việc xây dựng khả năng điều động tầm xa? Tạp chí “Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương” của Đài Loan cho rằng, hai điểm dưới đây có lẽ là yếu tố làm cho Hải quân Trung Quốc kiên trì:

Trước hết, tìm kiếm cơ hội học tập và thử nghiệm công nghệ. Nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden đem lại cơ hội cho Hải quân Trung Quốc tới thăm nhiều hơn các nước khác và tiến hành diễn tập chung với các nước, đồng thời còn có thể bảo vệ cụ thể hơn, hiệu quả hơn an toàn cho công dân Trung Quốc ở nước ngoài, trong đó có việc rút người Hoa ở Libya về nước năm 2011.

Các tài liệu công khai cho biết, trong ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc, Hạm đội Nam Hải và Hạm đội Đông Hải có tỷ lệ tàu chiến đi hộ tống cao nhất; còn Hạm đội Bắc Hải chủ yếu cử máy bay trực thăng tham gia hộ tống, mãi đến tháng 2/2012 mới cử tàu chiến thực hiện nhiệm vụ hộ tống ở vịnh Aden tốp thứ 11.

Lúc này, những phỏng đoán của dư luận bên ngoài về việc Hải quân Trung Quốc “không đủ tàu chiến” và “không đủ khả năng” cơ bản đã bị phủ nhận.

Thứ hai, cung cấp cơ sở lý thuyết cho việc “đóng tàu, bảo vệ chủ quyền”. Từ khi tàu vận tải đổ bộ 071 đầu tiên được trang bị cho đến chiếc thứ tư vừa hạ thủy như lời đồn, khoảng cách thời gian ngày càng ngắn, việc sử dụng chiến đấu thực tế của các tàu tiếp theo cũng ngày càng thành thạo.

Tạp chí “Quốc phòng châu Á-Thái Bình Dương” cho rằng, tàu vận tải đổ bộ 071 được thiết kế tàng hình, đường băng dành cho máy bay trực thăng, ván cầu xe giữa tàu và khoang bên trong đều có dáng dấp “phong cách kiểu Mỹ”, cho thấy Hải quân Trung Quốc không chỉ có ý định bắt chước Mỹ về công nghệ đóng tàu và biên chế lực lượng, mà còn cố gắng học được khả năng cứu hộ khẩn cấp từ tiền lệ thành công của quân Mỹ, cố gắng tăng cường đồng bộ khả năng bảo vệ “lãnh thổ biển xanh” trong lĩnh vực an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ.

Đối với Trung Quốc, việc xây dựng “hải quân tầm xa” mới chỉ bắt đầu. Dư luận bên ngoài nhận thấy, hạm đội tàu chiến Trung Quốc đã nhiều năm chạy xuyên qua “chuỗi đảo thứ nhất” đến Tây Thái Bình Dương diễn tập, phần lớn đều là sự phối hợp giữa tàu tác chiến thông thường và tàu hậu cần bình thường, ít có tàu ngầm đi theo, chưa xuất hiện mô hình phối hợp lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp.

Tuy nhiên, tình hình này sẽ không mãi kéo dài. Kết luận này đã được chứng minh cách đây không lâu. Ngày 8/5, Bộ Quốc phòng Nhật Bản thông báo, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản xác nhận, 5 tàu chiến Trung Quốc dẫn đầu là tàu vận tải đổ bộ 071, ngày 6/5 đã ở vùng biển cách Okinawa 650 km về phía tây nam và chạy về hướng nam, trực tiếp chạy ra Thái Bình Dương (? - PV).

Đây cũng là lần đầu tiên tàu vận tải đổ bộ 071 thâm nhập Tây Thái Bình Dương theo hình thức biên đội, hoặc sẽ triển khai hoạt động huấn luyện tác chiến đổ bộ.

Mức độ coi trọng không thua kém tàu sân bay

Trong tiến trình hiện đại hóa, Quân đội Trung Quốc thực hiện đường lối kết hợp “phát triển kiểu nhảy vọt” và “theo đuổi, bắt chước”.

Lấy tác chiến đổ bộ làm ví dụ, một bản báo cáo trình Quốc hội Mỹ của Công ty RAND cho biết, tác chiến đổ bộ tuy không phải là “quan trọng trong quan trọng” của Hải quân Trung Quốc, nhưng xuất phát từ sự tính toán thực tế, mối quan tâm của Trung Quốc đối với tàu đổ bộ cỡ lớn không thể thấp hơn việc coi trọng cải tạo tàu sân bay Varyag, thậm chí không loại trừ khả năng Trung Quốc xây dựng lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp trong tương lai, lấy tàu đổ bộ để đảm nhận một phần chức năng của tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trực thăng Z-9 phiên bản hải quân của Trung Quốc.

Lấy quân Mỹ làm tham chiếu, một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ liên hợp có ít nhất 2 tàu tấn công đổ bộ, 1 tàu vận tải đổ bộ, 1 tàu vận tải, cộng thêm lực lượng tàu nổi, tàu ngầm và cảnh giới trên không.

Nói cách khác, khi dư luận bên ngoài sôi nổi dự đoán Trung Quốc sẽ chế tạo 3-4 tàu sân bay, hoặc có thể theo đó suy ra: nếu một cụm tấn công tàu sân bay bảo vệ một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ, tổng cộng cần 12-16 tàu đổ bộ cỡ lớn.

Nhìn vào mức độ hoàn thiện công nghệ của tàu vận tải đổ bộ 071, đến năm 2020 Trung Quốc có thể hoàn thành mục tiêu này.

Cùng với việc tàu đổ bộ cỡ lớn liên tục đi vào hoạt động, khả năng điều động lực lượng trên biển của Quân đội Trung Quốc được nâng lên rõ rệt, nhưng chỉ có nó vẫn chưa đủ để thực hiện nhiệm vụ tác chiến cường độ cao, Hải quân Trung Quốc sẽ tận dụng cơ hội tích lũy kinh nghiệm chiến đấu thực tế như thế nào?

Theo quan sát, việc tham gia nhiệm vụ an ninh phi truyền thống quốc tế là sự lựa chọn tốt nhất. Trong nhiệm vụ chống cướp biển của lượt tốp thứ 6, tàu Côn Luân Sơn trở thành chủ lực của biên đội hộ tống, trong đó đã tiến hành diễn tập khoa mục đổ bộ ở biển Đông, kề sát vùng biển quần đảo Natuna của Indonesia.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng tàu tấn công đổ bộ của Trung Quốc (theo dân mạng lưu truyền)

Ngoài ra, đầu năm nay, Quỹ Jamestown Mỹ đã đăng bài “Trung Quốc 2012: Bức tranh trong thay đổi”, cho rằng: “Cùng với việc tăng số lượng tàu đổ bộ 071, khả năng vận chuyển trên biển của Quân đội Trung Quốc ngày càng ấn tượng, trong tương lai còn cần có tàu tấn công đổ bộ có khả năng kiểm soát chiến trường”.

Xét tới tác chiến đổ bộ hiện đại cần sử dụng máy bay chiến đấu cất/hạ cánh thẳng đứng và máy bay trực thăng hạng nặng, từ đó vượt qua tuyến trước phòng thủ bờ biển của kẻ thù, bước tiếp theo Hải quân Trung Quốc có thể phát triển tàu tấn công đổ bộ trang bị trực thăng với đường băng thông suốt (LHA), tiếp tục đẩy nhanh “nhịp điệu” tác chiến đổ bộ.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang