Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hệ thống tên lửa

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hệ thống tên lửa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

>> Bí mật tên lửa tầm xa của Triều Tiên

Vụ xét xử gián điệp tên lửa Triều Tiên ở Ukraine cho thấy CHDCND Triều Tiên khát khao chiếm hữu công nghệ tên lửa vượt đại châu để có thể uy hiếp nước Mỹ.

>> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ?
>> 10 sự thật về ICBM Agni-V


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa vượt đại châu uy lực nhất thế giới R-36M do Viện thiết kế Yuzhnoye phát triển. Ảnh: Asia Security Watch


Hôm 8/6, báo chí đưa tin hai công dân CHDCND Triều Tiên Ryu Song-chul và Lee Tae-kil đã bị tòa án Ukraine kết án 8 năm tù mỗi người. Hai người này bị kết án sau khi bị bắt vì mưu toan lấy cắp công nghệ tên lửa bí mật của Ukraine.

Theo các nguồn tin, Ryu Song-chul và Lee Tae-kil đã bị bắt vì tội gián điệp vào tháng 7, sau khi họ định đánh cắp công nghệ bí mật từ Viện thiết kế Yuzhnoye ở Dnipropetrovsk, Ukraine. Bản án đã được một tòa án Ukraine đưa ra cuối tháng trước.

Viện Yuzhnoye chuyên về phát triển tên lửa và vệ tinh, và từng đảm trách việc sản xuất tên lửa xuyên lục địa tầm băn 11.000 km mang nhiều đầu đạn R-36M thời Liên Xô.

Sau khi tiến hành vụ bắt giữ, Cơ quan an ninh Ukraine SBU cho biết, hai người bị bắt đang làm việc tại một văn phòng đại diện thương mại của Triều Tiên ở Minsk, Belarus, nhưng có quan hệ với một nhà nghiên cứu tại Viện Yuzhnoye.

Một công tố viên cao cấp thuộc Tổng công tố Ukraine khẳng định: “Họ đến Dnipropetrovsk từ Minsk (Belarus) có dự mưu, Ryu Song-chul và Lee Tae-kil định tuyển mộ một nhân viên của Viện thiết kế Yuzhnoe. Họ quan tâm đến các thông tin mật liên quan đến thiết bị kỹ thuật tên lửa-vũ trụ, cụ thể là các hệ thống nhiên liệu của các khí cụ bay”.

Nhà nghiên cứu tại Viện Yuzhnoye đã báo cho SBU về mối quan hệ này và giúp SBU thực hiện kế hoạch cài bẫy. Cuối cùng, hai người Triều Tiên đã bị bắt giữ khi khi họ đang chụp ảnh các tài liệu mật tại một gara ở Dnipropetrovsk. Đó là các luận văn tiến sĩ và phó tiến sĩ mang dấu mật, nghiên cứu về các công nghệ tiến bộ mới của các hệ thống tên lửa, khí cụ bay vũ trụ, động cơ nhiên liệu lỏng, các hệ thống cấp nhiên liệu tên lửa.

Phía Ukraine xác nhận, công nghệ mà hai người Triều Tiên tìm kiếm tập trung vào các tên lửa đẩy, đặc biệt là các hệ thống động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng, có thể giúp tăng mạnh tầm bắn của tên lửa. Các chuyên gia Ukraine cho biết, nếu Bình Nhưỡng lấy được công nghệ, nó sẽ giúp họ chế tạo các tên lửa có thể bắn tới lục địa nước Mỹ.

Vụ án xét xử gián điệp Triều Tiên vừa là tin mừng, vừa là nỗi lo đối với nước Mỹ. Một mặt, nó tái khẳng định điểm yếu cốt tử của chương trình tên lửa Triều Tiên. Cho đến nay, sau nhiều nỗ lực, CHDCND Triều Tiên vẫn không làm sao làm chủ được công nghệ tên lửa đường đạn vượt đại châu. Các vụ phóng thử tên lửa tầm xa và “phóng vệ tinh” của họ liên tiếp thất bại.

Mặt khác, vụ án này cũng gióng lên hồi chuông báo động đối với Mỹ là CHDCND Triều Tiên đang khát khao và quyết tâm sở hữu tên lửa đường đạn vượt đại châu để làm phương tiện răn đe Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đường đạn tại cuộc duyệt binh ngày 15/4/2012. Ảnh: Army Times

Xét đến yếu tố thông tin bị tiết lộ sẽ gây tổn thất không nhỏ cho an ninh quốc gia Ukraine và Triều Tiên sẽ có thể tăng cường đáng kể khả năng chiến lược của họ, tòa án Ukraine kết án mỗi gián điệp 8 năm tù.

Ryu Song-chul và Lee Tae-kil đang bị giam tại nhà tù của SBU. Giữa Ukraine và CHDCND Triều Tiên không có hiệp định tương trợ tư pháp quy định việc chuyển giao phạm nhân bị kết án. Ryu Song-chul và Lee Tae-kil khẳng định họ vô tội và dự định kháng cáo lên tòa án cấp cao hơn.

Bắc Triều Tiên đã tiến hành hai vụ thử hạt nhân vào năm 2006, 2009, và phóng một số tên lửa tầm xa. Mới đây, họ thất bại trong vụ phóng tên lửa ngày 13/4. Bắc Triều Tiên khẳng định vụ phóng tên lửa của họ là nhằm đưa lên quỹ đạo một vệ tinh, nhưng cộng đồng quốc tế đã lên án nó như một thủ đoạn né tránh quy định quốc tế khi thử công nghệ tên lửa đường đạn.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

>> Tên lửa đối trọng với pháo Triều Tiên của Hàn Quốc

Những khoản tiền lớn có thể giúp Hàn Quốc sở hữu trong tay những tên lửa "khủng" giành được ưu thế trước lực lượng pháo binh "hùng hậu" của Triều Tiên.

>> Khám phá kho tên lửa của Triều Tiên


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đường đạn Hyunmoo 2.


Quân đội Hàn Quốc muốn chi hơn 2 tỷ USD cho việc phát triển tên lửa trong vòng 5 năm tới. Điều này thể hiện rõ những nỗ lực của nước này nhằm nhanh chóng vô hiệu hóa sức răn đe của lực lượng tên lửa và pháo binh của Triều Tiên trong cuộc chiến tranh tương lai nào.

>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới

Kế hoạch của Hàn Quốc là đặt mua và triển khai hơn 1.000 tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình mới. Chúng sẽ nhắm vào các bệ phóng tên lửa và vị trí đặt pháo, cũng như các lực lượng và cơ sở mặt đất của Triều Tiên. Mục tiêu của sự phát triển này là làm giảm sự tàn phá đối với lãnh thổ Hàn Quốc trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Từ lâu, Triều Tiên luôn chuẩn bị sẵn sàng trước bất kỳ cuộc chiến tranh trong tương lai nào dựa vào sức mạnh uy hiếp của đạn pháo, rocket, và tên lửa xuống đối với Hàn Quốc với mục tiêu chủ yếu là Seoul. Hiện nay, có nguồn tin cho biết, Triều Tiên có khoảng 600 tên lửa đạn đạo nhằm vào Hàn Quốc.

Theo nguồn tin, hầu hết số tiền 2 tỷ USD sẽ được rót vào việc sản xuất tên lửa, và được thực hiện ngay ở Hàn Quốc.

Hàn Quốc thường giữ bí mật về các tên lửa mới tấn công mới của họ. Từ năm 2009, truyền thông Hàn Quốc mới tiết lộ về một loại tên lửa hành trình mới, có tầm bắn 1.000 km và đã bí mật được đưa vào sản xuất trong năm 2008.

Năm 2011, Seoul công khai về sự tồn tại của nhiều trong số hàng loạt tên lửa mới được phát triển trong nước. Hàn Quốc cũng công bố rộng rãi rằng họ sở hữu một tên lửa hành trình hoặc tên lửa đạn đạo mới.

Tên lửa này, được báo chí Seoul gọi là Hyunmoo 3, nay đã được thay thế bởi biến thể cải tiến có tầm bắn 1.500 km, đang được triển khai dọc theo biên giới với Triều Tiên.

Nỗ lực tự thân vượt qua rào cản của đồng minh

Trong 30 năm qua, Hoa Kỳ đã ngăn cản Hàn Quốc phát triển tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa. Theo giải thích của người Mỹ, điều này nhằm nỗ lực ngăn chặn một cuộc chạy đua vũ trang giữa hai miền. Để làm yên lòng đồng minh, Mỹ đảm bảo với Seoul sẽ tham chiến nếu Hàn Quốc bị miền Bắc tấn công.

Thế nhưng, Seoul không mấy tin tưởng với những lời hứa này, bằng chứng là từ những năm 1980, Hàn Quốc đã phát triển thành công một tên lửa đạn đạo tầm xa 180 km (Hyunmoo 1) và một tên lửa đạn đạo khác tầm xa dưới 300km (Hyunmoo 2). Cả hai loại tên lửa này đều dài khoảng 13 mét và nặng 4-5 tấn.

Ban đầu, do phải tuân theo cam kết chế độ MTCR (Kiểm soát công nghệ tên lửa, không phổ biến các tên lửa có tầm bắn hơn 300 km), Hyunmoo 1 và 2 được thiết kế dựa trên tên lửa phòng không Nike-Hercules của Mỹ có trong biên chế của Quân đội Hàn Quốc.

Tuy nhiên, dư luận nước này kêu gọi phá vỡ giới hạn đó để tên lửa đạn đạo từ phía Nam. có thể dễ dàng bắn phá toàn bộ lãnh thổ miền Bắc. Vì vậy, một số tên lửa đường đạn mới được tiết lộ của Hàn Quốc có thể bắn xa hơn 300 km và chỉ bị giới hạn bởi những hạn chế lập trình trong hệ dẫn của tên lửa. Trong tương lai, những phần mềm này có thể nhanh chóng được họ thay đổi.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Hyunmoo 3C.

Giống tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ, Hyunmoo 3 dài khoảng 6 mét, nặng 1,5 tấn, mang theo một đầu đạn khoảng 500 kg, và được phóng ra từ những vị trí bí mật (có thể xuất phát từ các ngọn đồi đối diện với Triều Tiên), những vị trí kiên cố trong hầm bê tông và cả trong những container.

Với tầm bắn 1.500 km, tên lửa cũng có thể bắn trúng mục tiêu ở cả Trung Quốc và Nga.

Năm 2011, Hàn Quốc đã di chuyển một số tên lửa chiến thuật ATACMS tới các căn cứ tên lửa gần biên giới miền Bắc.

Ngoài họ tên lửa Hyunmoo, Hàn Quốc còn sở hữu hệ thống pháo phản lực ATACMS.

Biến thể ATACMS của Hàn Quốc có tầm bắn 165 km, giúp cho họ có khả năng tiếp cận nhiều mục tiêu ở Triều Tiên hơn, nhưng không đủ tầm vươn tới Bình Nhưỡng, cách khu giới tuyến 220 km về phía bắc.

Có nguồn tin cho biết, một biến thể mới hơn của ATACMS có tầm bắn 300 km nhưng Hàn Quốc không tiết lộ bất thêm bất kỳ thông tin gì về nó.

Một số nguồn tin cho rằng, Hàn Quốc chỉ có 220 hệ thống như vậy. Trong đó, một nửa số đạn sử dụng đầu đạn không điều khiển, có tầm bắn 128 km. Những đầu đạn còn lại có kích thước nhỏ hơn, được dẫn bằng hệ thống định vị GPS, tầm bắn 165 km.

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Bí mật siêu tên lửa tối tân của Quân đội Nga

Mẫu chế thử tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) mới của Nga được thử nghiệm ngày 23/5/2012 tại sân bay vũ trụ Plesetsk là biến thể của R-30 Bulava.

http://nghiadx.blogspot.com
R-30 Bulava (militaryrussia.ru)

Hai tên lửa này có nhiều thông số gần giống nhau. Vì thế, mẫu chế thử ICBM thế hệ 5 vừa phóng thử được xem là biến thể triển khai trên mặt đất của hệ thống ICBM phóng từ tàu ngầm R-30 Bulava.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Sau khi chấm dứt chuỗi thất bại khi phóng thử Bulava từ tàu ngầm, bằng vụ phóng thử này, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT), cơ quan thiết kế các ICBM mới nhất của Nga như RS-12М2 Topol-M, RS-24 Yars và R-30 Bulava, thực tế đã bắt tay vào việc chuẩn hóa các phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân tương lai triển khai trên bộ và trên biển có tính năng cực mạnh để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Tên lửa mới được phóng vào lúc 10 giờ 15 (giờ Moskva) ngày 23/5/2012 tại Plesetsk, tỉnh Arkhangelsk từ xe bệ phóng cơ động bởi kíp phóng hỗn hợp của RVSN và Bộ đội Phòng không-vũ trụ Nga.

Vụ thử được đánh giá là thành công khi đầu đạn tập đã tiêu diệt mục tiêu đã định ở trường thử Kura ở bán đảo Kamchatka sau nửa giờ bay. Các mục tiêu của vụ phóng đã đạt được.

Lần phóng trước của tên lửa này ở Plesetsk vào ngày 28/9/2011 đã thất bại vì tên lửa bị rơi chỉ cách sân bay vũ trụ do trục trặc tầng 1.

Tham dự lần thử mới nhất có Tổng công trình sư MIT Yuri Solomonov, vị phó của ông là Aleksandr Dorofeyev và Tổng giám đốc MIT Sergei Nikulin.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, mục đích chính của lần phóng là nhằm có được thông tin về khả năng làm việc của các hệ thống của ICBM, kiểm tra các giải pháp KHKT và công nghệ được áp dụng. Mấy ngày trước khi phóng, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Mỹ về địa điểm và thời gian phóng - đây là điều kiện bắt buộc của hiệp ước song phương. Tuy nhiên, ở Nga kể cả sau khi phóng, tất cả vẫn bị giữ kín, hôm 23/5, các quan chức Bộ Quốc phòng Nga vẫn quyết liệt từ chối tiết lộ với báo chí về tên lửa mà họ đã phóng.

Cùng với vụ phóng này, MIT đã tiến sát đến việc tiến hành các vụ thử biến thể mặt đất của Bulava. Theo các nguồn tin trong ngành tên lửa, Bulava và tên lửa được thử nghiệm rất giống nhau. Chúng đều có trọng lượng gần 36 tấn, chiều dài 12 m và có cùng số tầng (R-30 có 3 tầng). Tên lửa mới cũng sử dụng nhiên liệu rắn cùng loại với Bulava và phần chiến đấu có khả năng mang đến 10 đầu đạn.

“Tên lửa này được chế tạo có sử dụng và phát triển tối đa các kết quả nghiên cứu và giải pháp kỹ thuật mới hiện có có được khi phát triển các hệ thống tên lửa thế hệ 5, nên rút ngắn được nhiều thời gian và giảm được nhiều chi phí chế tạo”, đại diện Bộ Quốc phòng Nga về Bộ đội tên lửa chiến lược (RVSN) Vadim Koval cho biết hôm 23/5. Điều này khẳng định thông tin nói rằng tên lửa mới được chuẩn hóa với các hệ thống Yars, Topol và Bulava.

Để có tính năng chiến đấu cao hơn các hệ thống ICBM mặt đất hiện có Topol-M và Yars, tên lửa mới sử dụng nhiều công nghệ mới. Một là, sử dụng loại nhiên liệu rắn hoàn toàn mới như của Bulava, cho phép rút ngắn thời gian làm việc của động cơ ở giai đoạn bay tích cực. Nhờ vậy mà tăng được đáng kể cơ hội vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Hai là, tên lửa sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn hơn (đến 10 đầu đạn). Hiện chỉ có ICBM siêu nặng (trọng lượng hơn 200 tấn), nhiên liệu lỏng, triển khai trong giếng phóng RS-20 (SS-18) do Ukraine phát triển là mang được số lượng đầu đạn như vậy (Nga còn một số tên lửa RS-20, nhưng tuổi thọ của chúng sau nhiều lần tăng hạn cũng đã đến giới hạn).

Tuy nhiên, Nga còn phải thiết kế phần chiến đấu mới cho tên lửa này (lần phóng vừa rồi mới chỉ mang phần chiến đấu giả có trọng lượng-kích thước tương đương), cải tiến thích ứng hệ thống điều khiển tên lửa với điều kiện phóng mặt đất (chứ không phải phóng ngầm từ dưới nước), containe vận chuyển-phóng và một số thiết bị khác. Nếu thành công, Nga sẽ có cơ hội có được một hệ thống tên lửa chiến lược có tính năng cực cao mà đến nay chưa có được.

Tuy nhiên, giới phân tích Nga vẫn chưa thống nhất ý kiến về bản chất của tên lửa mới.

Theo tờ Izvestia, tên lửa vừa thử nghiệm có ứng dụng một số thành phần của hệ thống ICBM tối tân RS-24 Yars (chế tạo dựa trên tên lửa Topol-М RS-12М2).

Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa mới trong tương lai có thể thay thế các hệ thống Yars và Topol mặc dù nó có những khác biệt thiết kế không lớn so với chúng. Theo nguồn tin, đây là một tên lửa khác, lớn hơn Yars và thể nhận thấy sự khác biệt bằng mắt thường. Nó có đường kính và trọng lượng khác. Nhưng cũng có những bộ phận và hệ thống lấy từ Yard. Các thông số của tên lửa, kể cả tên gọi, sẽ được bảo mật ít nhất trong 6 tháng nữa.

Belarus đang phát triển một khung gầm bánh lốp mới cho loại ICBM mới. Khung gầm này khác với khung gầm MZKT-79221 mà Yars và Topol-M đang sử dụng, mặc dù cũng được sản xuất tại Nhà máy xe kéo bánh lốp Minsk (MZKT). Những khác biệt về khung gầm không được tiết lộ vì qua số lượng trục hay kích thước bánh xe có thể tính ra trọng lượng tên lửa, mà biết trọng lượng sẽ đoán ra tính năng của nó.

Nguồn tin cho hay, những khác biệt chính là ở bên trong. Tên lửa sử dụng nhiên liệu mới, hiệu quả hơn nhiên liệu hỗn hợp của Yars và Topol. Các nguồn tin ở Trung công nghệ lưỡng dụng liên bang Soyuz, nơi sản xuất nhiên liệu cho tên lửa mới, cho hay, đây không phải là hợp chất hoàn toàn mới mà là nâng cao chất lượng của chúng.

Một đại diện của Trung tâm Soyuz nói rằng, các tham số nhiên liệu được cải thiện nhờ hiện đại hóa công nghệ sản xuất các thành phần nhiên liệu và nâng cao chất lượng của chúng. Hiện không thể tạo được đột phá trên hướng này nên họ chỉ cải tiến những gì đang có. Song nguồn tin này cũng không tiết lộ nhiên liệu mới làm tăng được bao nhiêu công suất động cơ. Hiện nay, đa số tên lửa nhiên liệu rắn sử dụng kim loại (nhôm, manhê…) làm chất cháy, kim loại này cháy trong chất oxy hóa.

Cựu Tham mưu trưởng RVSN, Thượng tướng Viktor Esin giải thích rằng, nhờ nhiên liệu mới giai đoạn bay tích cực của tên lửa sẽ ngắn hơn nên nó sẽ có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO một cách hiệu quả hơn và có thể xem như câu trả lời của Nga đối với việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Đó là vì động cơ làm việc càng ít thì càng khó phát hiện tên lửa. Nhưng ông Esin cũng nói thêm rằng, theo các thông tin được công bố thì tên lửa mới không phải là sản phẩm có tính đột phá mà chỉ là một bước tiến bộ mới.

Tháng 3/2011, ông Solomonov lần đầu tiên tiết lộ về việc bắt đầu phát triển ICBM mới và cho biết thời gian phóng thử lần đầu là trong năm 2011 và hoàn thành thiết kế vào năm 2013.

Tháng 9/2011, một số hãng tin Nga cho biết, tại sân bay vũ trụ Plesetsk đã tiến hành thử nghiệm phần chiến đấu mới của hệ thống tên lửa cơ động mặt đất Yars vốn được trang bị tên lửa nhiên liệu rắn RS-24. Phần chiến đấu mới được cho là sẽ có khả năng cao đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa.

Một nguồn tin cho hay, vụ phóng vừa qua ban đầu dự kiến tiến hành vào tháng 6/2012, nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định đổi sang tháng 5 theo ý kiến của lãnh đạo cấp trên vài ngày sau khi hội nghị quốc tế về vấn đề phòng thủ tên lửa châu Âu được tiến hành ở Moskva. Lần phóng tiếp theo dự kiến tiến hành trước tháng 9/2012.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề kiểm soát vũ khí Yevgeny Myasnikov cho rằng, việc Nga đồng thời phát triển mấy loại ICBM như Bulava, ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng và tên lửa vừa phóng sẽ là cực kỳ tốn kém.

Còn ông Vladimir Dvorkin thì tin rằng, hệ thống mới sẽ không “giết chết” các hệ thống Yars và Topol. Vì Topol và Yars là các tên lửa mới nên phát triển loại tên lửa mới để thay thế chúng là vô nghĩa. Không ai đi thay thế các tên lửa vốn có tuổi thọ rất dài.

Một nguồn tin khác trong công nghiệp quốc phòng Nga thì nói rằng, tên lửa mới có các thông số trọng lượng-kích thước gần như giống hệt Toppol và Yars. Người ta đã dùng một bệ phóng của Yars được cải tiến đôi chút để phóng tên lửa mới. Về nguyên tắc, tên lửa mới sẽ tương thích với các xe bệ phóng cũ, mặc dù các giải pháp về điện tử, các hệ thống điều khiển và các hệ thống khác sẽ thay đổi, và có thể sẽ phải sửa đổi lớn đối với bệ phóng.
Hãng thiết kế tên lửa MIT và Nhà máy Votkinsk chế tạo tên lửa đều từ chối tiết lộ gì về tên lửa mới, dù chỉ là cái tên, nhưng đó không phải là Yars hay Avangard.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga gọi tên lửa đang được MIT phát triển là Avangard. Theo các chuyên gia, tên lửa này là sự phát triển của thiết kế Yars, còn Yars được phát triển trực tiếp từ các hệ thống tên lửa Topol (RS-12М Topol và RS-12М2 Topol-M). Tên lửa Bulava vốn được phát triển trên cơ sở Topol cũng được sản xuất theo công nghệ giống như vậy.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

>> 6 hệ thống tên lửa đang là tiêu điểm của thế giới


Báo The Christian Science Monitor của Mỹ mới đây đã thống kế 6 công nghệ tên lửa đang gây chú ý nhiều nhất trên thế giới hiện nay.



Cùng với sự kiện Ấn Độ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa thành công và Triều Tiên phóng tên lửa thất bị, chủ đề về tên lửa đang chiếm vị trí nổi bật thời gian gần đây.

Sau đây là 6 hệ thống tên lửa tiên tiến nhất đang là chủ đề nóng trong những tuần gần đây: 3 hệ thống tên lửa tấn công và 3 hệ thống tên lửa phòng thủ.

1. Tên lửa Agni-5 của Ấn Độ

Ấn Độ tiến hành thử tên lửa đạn đạo đầu tiên có khả năng tấn công các thành phố lớn của Trung Quốc như: Bắc Kinh và Thượng Hải.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-5 của Ấn Độ

Sau vụ thử lần này, các nhà khoa học Ấn Độ tin rằng, Ấn Độ đã trở thành một trong những cường quốc sở hữu công nghệ tên lửa tiên tiến và hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.

Agni-5 là loại tên lửa được Ấn Độ hoàn toàn tự sản xuất, có tầm bắn lên tới 5.000km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân nặng 1,5 tấn..

Agni-5 được cho là sẽ cản trở Trung Quốc trước tham vọng gia tăng ảnh hưởng của mình trong khu vực.

Mặc dù Ấn Độ đã sở hữu tên lửa hạt nhân, nhưng Agni-5 là loại tên lửa đạn đạo đầu tiên có thể tấn công các mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Trung Quốc.

Không những thế, nó sẽ làm suy giảm những ảnh hưởng về quân sự và chính trị từ quốc gia có dân số lớn nhất thế giới này.

2. Tên lửa Ngân Hà -3 của Triều Tiên

Chưa đầy 1 tuần trước khi Ấn Độ thử tên lửa, Triều Tiên đã tiến hành phóng tên lửa Ngân Hà-3 nhưng thất bại.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Ngân Hà-3 của Triều Tiên


Mặc dù Bình Nhưỡng đã thừa nhận thất bại trước các phương tiện truyền thông nước ngoài. Tuy nhiên các nhà quan sát cho rằng, đó là một vụ tên lửa đạn đạo tầm xa trá hình. Tên lửa này đã rơi xuống vùng biển Hoàng Hải ngay sau khi khởi động.

3. Tên lửa hành trình mới của Hàn Quốc

Sau khi Triều Tiên bắn thử tên lửa, gần như để đáp trả lại điều này, Hàn Quốc tuyên bố sẽ triển khai một loại tên lửa hành trình mới để đối phó với Triều Tiên.

http://nghiadx.blogspot.com
Hàn Quốc triển khai tên lửa hành trình mới nhất để đối phó với Triều Tiên

Đài tiếng nói Mỹ bình luận, loại tên lửa hành trình mới này của Hàn Quốc có tầm bắn khoảng 1.500 km, đây là loại tên lửa được phát triển hoàn toàn bằng công nghệ của Hàn Quốc.

Quân đội Hàn Quốc đã không tiết lộ tên gọi của nó, nhưng các chuyên gia cho rằng loại tên lửa hành trình mới này của Hàn Quốc có tên là “Bazan”.

Quân đội Hàn Quốc đã cho ra mắt một video trong lần bắn thử thành công loại tên lửa này. Điều này hoàn toàn trái ngược với tuyên bố trước đó của Triều Tiên là Hàn Quốc đã thử tên lửa thất bại.

4. Hệ thống tên lửa đánh chặn của Mỹ

Cùng với sự thịnh hành của nhiều loại tên lửa trên thế giới, Mỹ muốn đẩy mạnh triển khai các hệ thống tên lửa đánh chặn tương ứng để bảo vệ mình.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa Patriot (ảnh minh hoạ)

Thời kỳ Tổng thống George W. Bush lên nắm quyền, các quan chức Mỹ và NATO đã ủng hộ mạnh mẽ việc bố trí một hệ thống phòng thủ tên lửa tại châu Âu.

Kế hoạch cũng nhận được sự hỗ trợ của chính quyền Obama hiện tại, cho dù có đôi chút thay đổi. Nhưng nó lại khiến Nga cảm thấy không hài lòng.

Điện Kremlin cho rằng, hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ là nhằm chống lại Nga và kho tên lửa đạn đạo khổng lồ Nga.

Đài RFE đưa tin, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen mới đây đã nhắc lại một lần nữa, hệ thống này sẽ không đe dọa gì đến an ninh nước Nga.

5. Hệ thống phòng thủ tên lửa S-300 của Iran

Hiện này, có lẽ có rất nhiều quốc gia đang xem xét việc làm thế nào để đối phó với tên lửa của Iran khi nước này quyết định phát triển hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại S-300.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa S-300 của Iran do Nga chế tạo

Theo kế hoạch sơ bộ, Iran cần mua thêm hệ thống tên lửa S-300 của Nga. Tuy nhiên, các kế hoạch này bị cản trở bởi Nga muốn thực hiện theo các lệnh trừng phạt mới của các nước phương Tây.

Theo báo cáo chính thức của đài truyền hình Press TV, Iran đã tuyên bố rằng, họ có thể phát triển hệ thống tên lửa S-300 theo phiên bản của riêng mình và công tác này đang thu được những kết quả đang kể.

Theo thông tấn xã Fars bán chính thức của Iran, nước này đã công khai chỉ trích kế hoạch triển khai hệ thống tên lửa tại vùng Vịnh của Mỹ, cho đây là ý đồ thao tùng khu vực Trung Đông dưới vỏ bọc của mối đe dọa từ tên lửa Iran.

6. Hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel

Iron Dome là hệ thống đánh tên lửa chặn tiên tiến nhất mà Israel triển khai tại miền nam và bên ngoài Dải Gaza.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa đánh chặn Iron Dome của Israel

Hệ thống tên lửa Iron Dome cũng là kết quả của một phần giúp đỡ về kinh phí và thiết kế của Mỹ, nó có khả năng theo dõi tên lửa đang bay và có thể phán đoán được các vị trí mà tên lửa của đối phương muốn hướng tới.

Nếu khu vực bị ảnh hưởng là các thành phố thì hệ thống này sẽ tự khởi động các tên lửa để tiến hành đánh chặn.

Mặc dù đắt tiền (mỗi tổ hợp tên lửa này có giá trị 21 triệu USD), nhưng Iron Dome là hệ thống tên lửa đánh chặn rất khả thi. Lầu Năm Góc đã tính toán rằng, khả năng bặn hạ các tên lửa tấn công của nó đạt hiệu quả đến 80%.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

>> Hệ thống tên lửa S-500


Chương trình phát triển tổ hợp NIP НИР "Samodzerzes – Samoderzes – A-A" / "Самодержец" / "Самодержец-А-А" - là chương trình nghiên cứu khoa học nhằm chế tạo các tổ hợp tên lửa phòng không đa nhiệm của trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga. 


Trong quá trình phát triển có sự tham gia của Tập đoàn sản xuất và chế tạo vũ khí phòng không Anmaz – Antei. Thành phần chủ yếu đầu tiên của chương trình phòng thủ vũ trụ là: S-500. Chương trình NIR Samoderzer và NIR Blastelin-TP (НИР "Самодержец", НИР "Властелин-ТП") 


Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa S-500/55R6M "Triumphant-M", tổ hợp 98ZH6M1. С-500 / 55Р6М "Триумфатор-М", 98Ж6М1 Hệ thống S-1000 (С-1000)

Hệ thống tổ hợp tên lửa tầm xa/ tên lửa phòng không và tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo PVO và PRV. Hệ thống được thiết kế và phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu chế tạo tên lửa phòng không và đánh chặn thuộc Tập đoàn Almaz – Antei. Vào năm 2002 Tổ hợp nghiên cứu khoa học và thiết kế chế tạo Almaz trình bầy các văn bản thiết kế chi tiết hệ thống tên lửa phòng không đánh chặn thế hệ thứ 5, giới thiệu chi tiết các thông số kỹ chiến thuật của hệ thống. Thiết kế chế tạo mẫu sơ bộ đầu tiên của S-500 bắt đầu vào năm 2003. Vào năm 2004 bắt đầu thiết kế hệ thống tổ hợp S-500. Vào năm 2005 Tổ hợp nghiên cứu khoa học và thiết kế chế tạo Almaz theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Liên bang Nga năm 2005 đã sản xuất các thiết bị và bộ phận cho hoạt động nghiên cứu khoa học " Vlastelin” và chương trình nghiên cứu khoa học mang tên "Samoderzes” đây cũng chính là hệ thống tên lửa phòng thủ vũ trụ - phòng không thế hệ thứ 5. Thế nào là Vlastelin – TP và Samoderzes.

Thứ nhất – Theo tuyên bố của báo Sao đỏ, chủ nhiệm dự án tuyên bố, dự án có mục tiêu chế tạo hệ thống phòng thủ VKO Vlastelin TP sẽ bao gồm tập hợp các hệ thống tiêu diệt mục tiêu và các hệ thống chỉ huy, trinh sát, kiểm soát - điều khiển. Trên thực tế hệ thống Vlasstelin sẽ bao gồm các vật thể bay trong không gian - phương tiện bay trong vũ trụ. Vlastelin sẽ là hệ thống liên hợp phòng thủ có căn cứ trên mặt đất – trên không – trên vũ trụ và có thể được bố trí trên toàn bộ lãnh thổ nước Nga, bao gồm cả mặt đất, trên không trung và trên vũ trụ.

Chương trình nghiên cứu thiết kế chế tạo thứ hai là những hoạt động nghiên cứu khoa học mang tên Samoderzes, định hướng của chương trình là chế tạo một tổ hợp vũ khí phòng không đa nhiệm, đa đạn và đa tầng, đảm bảo trong cùng một thời điểm thực hiện nhiệm vụ phòng không, phòng thủ tên lửa và phòng thủ vũ trụ. Tuy duy phát triển loại vũ khí đa nhiệm này được hình thành từ những thành tựu khoa học quân sự của Mỹ như tầu không gian X-37B hoặc vũ khí động năng trượt với vận tốc siêu âm. Trên thực tế, đây cũng là vũ khí phòng không thế hệ thứ V.




Demo S-500 Russia


Vào năm 2006 theo quyết định của Ủy ban nghiên cứu khoa học của Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Liên bang Nga trong cuộc họp của Hội đồng Các Bộ trưởng và cuộc hội thảo với các tổng giám đốc tập đoàn sản xuất vũ khí phòng không Almaz-Antei đã xác định cho Trung tâm thiết kế hệ thống công nghệ về đặt mục tiêu chế tạo tổ hợp tên lửa chống tên lửa và phòng không PVO-PRO thế hệ thứ 5. Ngày 27 tháng 2 năm 2007. Hội đồng Công nghiệp Quốc phòng Liên bang Nga với sự có mặt của chính phủ Liên bang đã khẳng định Trung tâm thiết kế hệ thống công nghệ là nhà thiết kế chính hệ thống tên lửa phòng không - đánh chặn tên lửa đạn đạo. Trong đó, tổ hợp tên lửa S-500 là một trong những thành tố cấu tạo lên hệ thống.




http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống được dự kiến sử dụng các phương tiện của S-400 với các trang bị được nâng cấp, sử dụng các tên lửa tầm xa và siêu xa đã được thiết kế

Năm 2008 thực hiện giai đoạn 4 của chương trình nghiên cứu Vlastelin– TP, tiến hành nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm hệ thống điều hành tiên tiến nhất, điều khiển máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không 97L6 . Vào năm 2009. Theo thông báo trên mạng InterNet, Tập đoàn đang phát triển hệ thống tên lửa S-500, đồng thời cũng tiến hành thiết kế chi tiết, các giải pháp kỹ thuật và hồ sơ thiết kế cho tên lửa S-500. Tháng 6 năm 2009, trên các phương tiện thông tin đại chúng về thử nghiệm tên lửa 40N6, tên lửa sẽ được đưa vào hệ thống S-500 với tầm bắn xa nhất hiện nay, đồng thời năm 2009, các thông tin cho rằng đang thử nghiệm tên lửa 40N6 tại các trường bắn quân đội.

http://nghiadx.blogspot.com
Các thùng phóng tên lửa 77P6 trên thân xe BAZ-69096 trong tổ hợp S-500. 10.06.2011


Theo tổng kết năm 2010 . Trung tâm nghiên cứu thiết kế và chế tạo công nghệ của tập đoàn Almaz-Antei đã thiết kế kỹ thuật hệ thống phòng không hoàn chỉnh, phát triển các trang thiết bị thông tin liên lạc dành cho hệ thống, tiến hành thử nghiệm các hệ thống điều khiển (đã được chế tạo), hệ thống điều khiển có tên là 55R6M ( có bằng sáng chế) đồng thời phát triển tính toán thiết kế tên lửa đánh chặn tầm xa 98Z6M1(S-1000), tên lửa này sẽ được đưa vào hệ thống tên lửa đánh chặn S-500, phát triển các modules và chu trình điều khiển các tên lửa siêu tầm, đồng thời cũng phát triển hệ thống tự dẫn tên lửa. Tiến hành đánh giá vùng sát thương phá hại của tên lửa. Phát triển hệ thống S-500 sẽ dự kiến kết thúc vào năm 2012.

Thử nghiệm hệ thống S-500 (PVO-PRV) ПВО/ПРО С-500 được tính toán và nghiên cứu phát triển vào năm 2002, dự kiến được đưa vào thử nghiệm mẫu Ao áp dụng thử vào năm 2010. (Nhưng trong năm 2010, thông tin về thử nghiệm tên lửa không có) Trong năm 2010, Trung tâm nghiên cứu và chế tạo công nghệ PVRO chỉ tiến hành thử nghiệm các mẫu 77T6, 77N6, 77N6N1, chế tạo khung sườn và tính toán lắp đặt thiết bị của tên lửa 98Z6M1, phát triển chương trình điều khiển.

Thử nghiệm tên lửa dự kiến kết thức vào năm 2015. Ngày 27 tháng 1 năm 2011, Tư lệnh trưởng các lực lượng phòng không và phòng thủ vũ trụ O.Ostaplenco thông báo, đã bắt đầu tiến trình sản xuất các mẫu thử nghiệm của hệ thống phòng thủ tên lửa, đồng thời trên bãi thử Sara-Sagan đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm một số các thành phần của hệ thống. trên thao trường Sary-Shagan.

Tiếp nhận biên chế vào lực lượng PVO. Hệ thống S-500 theo các thông số thử nghiệm vào năm 2010 có dự kiến sẽ được thay thế hệ thống tên lửa khác sau khi đã kết thúc quá trình thử nghiệm hệ thống- theo dự kiến sẽ là 2020. 7 tháng 2 năm 2011. từ tập đoàn sản xuất tên lửa, có thông báo xác định kế hoạch sản xuất các thành phần của hệ thống S-500 được bắt đầu vào năm 2014 và đến năm 2020, các lực lượng PVO nước Nga sẽ nhận được 10 hệ thống (tiểu đoàn) S-500. Trong giai đoạn đầu tiên, hệ thống các đơn vị tên lửa S-500 sẽ nằm trong biên chế tác chiến liên kết phối hợp với S-400.

Hệ thống theo lý thuyết kỹ thuật cần được đưa vào biên chế cho lực lượng các lữ đoàn phòng không – phòng thủ vũ trụ trên cả nước, theo các phương tiện thông tin đại chúng, S-500 có thể sử dụng để phòng không, phòng thủ tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Hệ thống S-500 được thiết kế dựa trên cơ sở của S-400 Triumf, nhưng một phần tên lửa sử dụng cho S-500 sẽ là các tên lửa phòng không được cải tiến trong hệ thống phòng thủ tên lửa bảo vệ Mocscow. Từ thực nghiệm của tên lửa phòng không S-500 sẽ chế tạo các hệ thống tên lửa cho lực lượng Hải quân. Để chế tạo hàng loạt hệ thống S-500, tập đoàn Almaz – Anteicos kế hoạch xây dựng 2 nhà máy mới (một để sản xuất tên lửa, một để sản xuất các thiết bị trên mặt đất).

Theo dự kiến, hệ thống phòng thủ trên không S-500 sẽ bao gồm có 3 lớp tên lửa tầm trung, tầm xa và tầm siêu xa, hoặc nếu tính đến các loại vũ khí phòng không có trong biên chế hiện tại và khả năng đồng bộ hóa C4I2, S-500 sẽ có hai lớp tên lửa tầm xa và tầm siêu xa với nhiệm vụ trong tâm là phòng thủ tên lửa.

Tính năng chiến thuật dự kiến của tổ hợp S-500:

1. Tiêu diệt các tên lửa đạn đạo với tầm hoạt động lên đến 3500 km, tốc độ bay là 5 km/s;

2. Tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo đã được nâng cấp, cải tiến (theo dự kiến tiềm năng);

3. Tiêu diệt các mục tiêu động năng trong không gian;

4. Tiêu diệt các mục tiêu – trạm chỉ huy tác chiến trên không và các máy bay thực hiện nhiệm vụ phóng tên lửa hành trình;

5. Tiêu diệt các mục tiêu bay bằng động năng có tốc độ cao (siêu tốc độ- hypersonic);

6. Tiêu diệt các vệ tinh chiến đấu tầm thấp;

Hệ thống điều khiển và thiết bị trinh sát, dẫn đường, chỉ thị mục tiêu:

Trên các tên lửa tầm trung có dự kiến sử dụng các đài radar tự động hóa và các đầu tự dẫn tầm nhiệt.

Trong chường trình phát triển các trang thiết bị NIR Vlastelin – TP "НИР "Властелин-ТП" có đưa vào hệ thống radar đa tầng 97L6, loại radar này tương tự như radar 96L6 có khả năng phát hiện mục tiêu ở mọi tầng cao và được đưa vào hệ thống thiết bị chống tên lửa đạn đạo như một hệ thống radar phát hiện, theo dõi và chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp trang bị hỏa lực.

Hệ thống phòng thủ chống tên lửa sẽ bao gồm radar tầm xa đóng trong container Mars ở trong các trạm radar cố định hoặc cơ động.

Đài radar đa nhiệm sử dụng bước sóng dm là loại đài radar được đóng gói và triển khai trong xe container thông thường Mars "МАРС" / "МАРС-Э" Đây là đài radar thích hợp với nhiều hệ thống khí tài quan sát và điều khiển hỏa lực khác nhau, có thể được sử dụng để tạo thành các ô lá chắn nhiều tầng, nhiều lớp phục vụ:

• Các tổ hợp phòng không và phòng thủ tên lửa khu vực;

• Là bộ khí tái kiểm soát không gian vũ trụ và cảnh báo sớm khả năng tấn công bằng tên lửa.

• Hệ thống phòng không PVO trên chiến trường..

Khả năng phát hiện mục tiêu đạt 0.95:

- toàn bộ tên lửa đạn đạo - 2000 km

- đầu đạn mang của tên lửa đạn đạo với hiệu ứng phản xạ hiệu dụng là 0.1 m2 – 1300km

Số lượng theo dõi và bám mục tiêu trên không và trên vũ trụ ( thời gian quét 1 phút) là từ 5 đến 20 mục tiêu.

Khả năng cùng một lúc theo dõi và dẫn bắn các tên lửa chống tên lửa đạn đạo với thời gian quét là 1 phút là từ 5-10 tên lửa.

Khả năng dung sai quét trong khoảng thời gian mở rộng là 150s là 2 km.

Dung sai xác định điểm rơi của đầu đạn hạt nhân trong khoảng ô vuông là 15 km.

Bước sóng sử dụng , cm 10

Tâm hoạt động của radar theo hướng:

- Lớn nhất 3000 km

- Nhỏ nhất 30 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Những trang thiết bị của hệ thống S-500; Từ trên xuống dưới, xe phóng đạn 77P6, đài radar 96L6-1, đài radar 77T6, 76T6, xe điều hành và kiểm soát tác chiến 55K6MA hoặc 85ZH6-2. Bản vẽ giới thiệu trong triển lãm xe cơ giới và phòng không lục quân tại Bronnitsy. 10.06.2011.


Các trang thiết bị mặt đất của hệ thống S-500 (ЗРС С-500) được lắp đặt trên xe cơ giới: BAZ 69096 (БАЗ-69096):

Khung sườn thân xe - 10 х 10 ( có hai trục bánh lái trước).

Đông cơ diesel 550 mã lực.

Khối lượng thân xe - 21000 kg

Khối lượng tải trọng hữu ích - 33000 kg

Tổng khối lượng toàn xe - 54000 kg

Leo dốc – 30 độ.

Vượt hào - 1.7 m

Xe kéo mooc BAZ-6403.01 БАЗ-6403.01 (mooc):

Khung sườn thân xe - 8 х 8 (có 2 trục bánh lái trước)

Động cơ diesel 500 mã lực.

Khối lượng thân xe - 19750 kg

Khối lượng tải trọng hữu ích thân xe - 21000 kg

Khối lượng rơ mooc kéo - 80000 kg

Tải trọng hữu ích thân xe - 54000 kg

Vượt dốc - 30 độ. / 20 độ

Vượt hào - 1.7 m

BAZ -69092-012 (БАЗ-69092-012):

Кhung sườn thân xe - 6 х 6 ( một trục lái )

Động cơ diesel công suất 470 mã lực.

Khối lượng thân xe - 15800 kg

Khối lượng tải trọng có ích - 14200 kg

Khối lượng đủ tải - 30000 kg

Vượt dốc - 30 độ.

Vượt hào - 1.7 m

Bệ phóng tên lửa:

СПУ Hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng 77P6 (77П6) trên thân xe VAZ – 69096. số lượng ống phóng đạn – 2.

Hệ thống tên lửa S-500 (С-500):
http://nghiadx.blogspot.com


Khả năng phát hiện mục tiêu của các thiết bị thuộc tổ hợp S-500. - 600-750 km

Khả năng tiêu diệt mục tiêu của tuyến phòng không tầm xa - 200 km

Tầm cao tiêu diệt mục tiêu của tuyến phòng không tầm xa – đến 100 km

Tầm cao tiêu diệt mục tiêu của tuyến phòng thủ tầm trung và tầm gần S-500 - 40-50 km

Khả năng tiêu diệt mục tiêu: 10 mục tiêu tên lửa đạn đạo.

Nâng cấp cải tiến và các bước thiết kế vũ khí phòng không S-500:

Chương trình phát triển tổ hợp NIP НИР "Samodzerzes – Samoderzes – A-A" / "Самодержец-А-А" "Самодержец" / "Самодержец-А-А" - là chương trình nghiên cứu khoa học nhằm chế tạo các tổ hợp tên lửa phòng không đa nhiệm của trung tâm nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Liên bang Nga. Trong quá trình phát triển có sự tham gia của Tập đoàn sản xuất và chế tạo vũ khí phòng không Anmaz – Antei. Trong khuôn khổ của chương trình có đề nghị chế tạo một tổ hợp phòng chống tên lửa đạn đạo và phòng không đa tầm của trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ của Tập đoàn chế tạo máy Marinski (Antei) và OKB Trung tâm nghiên cứu chế tạo thử nghiệm tên lửa phòng không Novator trên cơ sở thành công của tổ hợp tên lửa phòng không S-300PMU với các ống phóng tên lửa trên thân xe Kraz -260. ( 1990).

Chương trình phát triển NIR Vlastelin/Vlastelin – TP – chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển hệ thống tên lửa phòng không và tên lửa chống tên lửa đạn đạo (2008 – 2010). Trong chương trình có sự tham gia phát triển của toàn bộ Tập đoàn chế tạo tên lửa Almaz – Antei.

S-500 / 55R6М " Triumphant-M -Триумфатор-М" – hệ thống tên lửa phòng không cơ bản. S-1000 – hệ thống tên lửa nâng cấp của tên lửa S-500, có tầm phóng tên lửa siêu tầm (về tầm bắn – tầm với) phục vụ mục đích tiêu diệt tên lửa đạn đạo và các vệ tinh quân sự (X37B).

Nước phát triển: nước Nga

- 2008. – thực hiện bước thứ 4 của quá trình nghiên cứu hệ thống tên lửa Vlastelin – TP triển khai phát triển hệ thống radar 97L6 ( có khả năng là radar phát hiện mục tiêu) nghiên cứu sản xuất tên lửa 40N6 để tiến hành thử nghiệm cấp quốc gia trên cơ sở của hệ thống S-400/45R6 (С-400 / 40Р6).

- 2009. – triển khai phát triển và hoàn thiện hệ thống văn bản thiết kế cơ sơ của S-500. Thủ nghiệm các trang thiết bị trong hệ thống.

- tháng 7 năm 2009. theo thông báo của các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống tên lửa tầm siêu xa 40N6 sẵn sàng cho thử nghiệm.

- 2010. – thẩm định và phê chuẩn thiết kế kỹ thuật hệ thống tên lửa S-500/56R6M С-500 / 55Р6М.

- 2011. Cuối tháng 1 bắt đầu chuẩn bị đưa S-500 vào biên chế cho các đơn vị phòng không – phòng thủ vũ trụ. Trong sự kiến kế hoạch sẽ triển khai hệ thống phòng thủ quanh Moscow và vành đai các nước châu Âu.

- 2011. 24 tháng 2 – Thứ trưởng bộ quốc phòng Liên bang Nga V-Popokin tuyên bố, trong giai đoạn từ năm 2011 – 2020 có kế hoạch đặt mua 10 tổ hợp S-500. Chương trình thử nghiệm Ao bắt đầu vào năm 2015.

- 2011 . 5 tháng 10 trên báo Izvestria xuất hiện thông tin về việc chậm tiến trình phát triển hệ thống S-500 so với kế hoạch là 2 năm. Chương trình chế tạo tổ hợp dự kiến sẽ kết thúc vào năm 2015, sản xuất hàng loạt bắt đầu vào năm 2017. Chế tạo các mẫu thử khác nhau sẽ kết thúc vào năm 2013, sau đó sẽ đưa vào thủ nghiệm Ao. Như vậy, theo tiến độ mới, vũ khí trang bị sẽ được đưa vào biên chế vào năm 2017.

- 2012. – kết thúc tiến trình nghiên cứu chế tạo thử và các giải pháp kỹ thuật của S-500 С-500 (theo kế hoạch là 2008 hoặc 2009).

- 2013. – hoàn thành chế tạo các mẫu thủ nghiệm của hệ thống và đưa vào áp dụng thủ theo kế hoạch từ tháng 10 năm 2011.

- 2014. – Bắt đầu chương trình sản xuất hàng loạt hệ thống S-500, theo kế hoạch đã được công bố ngày 17 tháng 2 năm 2011 của Chỉ huy trưởng trung tâm nghiên cứu thiết kế và chế tạo hệ thống phòng không – phòng thủ vũ trụ Trung tướng Valeria Ivanov.

- 2015. – có kế hoạch hoàn thiện việc phát triển hệ thống S-500 và biên chế vào lực lượng vũ trang ( theo kế hoạch là 2010 hoặc trước đó một thời gian). Dự kiến từ tháng 10 năm 2010 là kết thúc phát triển hệ thống vào năm 2015.

- 2017. – bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống S-500 theo kế hoạch đã được phê chuẩn từ tháng 10 năm 2011.


(Trịnh Thái Bằng - Nguồn: http://militaryrussia.ru)

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2012

>> Iskander - khắc tinh của hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu


Biện pháp đối phó của Nga đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu tuy hạn chế, nhưng khả thi.

Trong số các biện pháp đáp lại của Nga trước việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ ở châu Âu là thay thế có kế hoạch các hệ thống tên lửa Tochka-U bằng các hệ thống mới Iskander-М trong các lữ đoàn tên lửa của quân đội Nga. Việc trang bị lại các lữ đoàn này sớm muộn cũng được tiến hành với Lữ đoàn tên lửa 152 ở Kaliningrad.


http://nghiadx.blogspot.com
9К720 Iskander (Mỹ và NATO gọi là SS-26 Stone) là một họ các hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật: Iskander, Iskander-E, Iskander-K. Hệ thống do Viện thiết kế chế tạo máy Kolomna (KBM) phát triển. Iskander được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 8.1999 tại triển lãm hàng không MAKS (Vadim Savitsky


http://nghiadx.blogspot.com


Iskander dùng để tiêu diệt bằng các phần chiến đấu thông thường các mục tiêu cỡ nhỏ và mục tiêu diện trong chiều sâu đội hình chiến dịch của đối phương. Iskander có thể sử dụng làm phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân chiến thuật. Bệ phóng tự hành (9P78, 9P78E) dùng để cất giữ, vận chuyển, chuẩn bị và phóng vào mục tiêu 2 tên lửa 9М723К1 (biến thể xuất khẩu chỉ mang 1 tên lửa) (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Trong các lữ đoàn tên lửa của quân đội Nga, Iskander sẽ thay thế các hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân 9K79 Tochka-U (NATO gọi là SS-21 Scarab A, Hiệp định thủ tiêu tên lửa tầm trung gọi là OTR-21) của Liên Xô, do KBM phát triển dưới sự lãnh đạo của Sergei Nepobedimy (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa của hệ thống Tochka/Tochka-U là tên lửa đường đạn 1 tầng, nhiên liệu rắn, có điều khiển trên suốt đường bay, bao gồm phần tên lửa 9М79 (9М79М, 9М79-1) với cánh lái hình chữ thập và các cánh nâng, và phần đầu tên lửa gắn liền (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Xe bệ phóng Iskander có thể sử dụng khung gầm bánh lốp chuyên dụng MZKT-7930 do Nhà máy Xe đầu kéo bánh lốp Minsk MZKT (Belarus) sản xuất. Xe có trọng lượng toàn bộ 42 tấn, tải trọng hữu ích 19 tấn, tốc độ chạy trên đường nhựa/đường đất 70/40 km/h, dự trữ hành trình 1.000 km. Kíp xe 3 người (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa 9M723K1 của hệ thống có 1 tầng với động cơ nhiên liệu rắn. Quỹ đạo bay kiểu giả đường đạn, tên lửa được điều khiển trong suốt đường bay nhờ các cánh lái khí động và cánh lái khí phụt. Tên lửa có ứng dụng các công nghệ làm giảm độ bộc lộ radar. Trên phần lớn đường bay, tên lửa bay ở độ cao gần 50 km (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa cơ động mạnh với quá tải khoảng 20-30 g ở các giai đoạn bay đầu và cuối. Hệ dẫn kết hợp: quán tính ở các giai đoạn bay đầu và giữa và dẫn bằng quang học ở giai đoạn bay cuối nên có độ chính xác trúng đích cao (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Tên lửa Iskander có trọng lượng phóng 3.800 kg, phần chiến đấu 480 kg; chiều dài 7,2 m, đường kính 920 mm (Vadim Savitsky)

http://nghiadx.blogspot.com


Tốc độ của tên lửa là sau giai đoạn bay đầu 2100 m/s. Tầm bắn tối thiểu là 50 km, tầm bắn tối đa 500 km (Iskander-K) và 280 km (Iskander-E) (Vadim Savitsky)

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2012

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 6)


>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)

Kỳ 6: Công thủ toàn diện
Với khả năng tấn công tầm xa chính xác, chống cả mục tiêu mặt nước và mặt đất, tên lửa bờ biển hiện đại đang vượt qua khuôn khổ một hệ thống phòng thủ thuần túy để trở thành vũ khí công thủ toàn diện. 







Trong bối cảnh các nước lớn có những thay đổi về chiến lược hải quân và nguy cơ tiềm ẩn bùng nổ xung đột trên biển tại các khu vực điểm nóng như Vịnh Persique, Đông Nam Á, vai trò của các hệ thống tên lửa đất đối hạm và tên lửa chống hạm nói chung là rất quan trọng trong thế trận phòng thủ quốc gia trên hướng biển.

http://nghiadx.blogspot.com
RBS 15 khai hỏa (staff.edu.pl)


Một số xu hướng phát triển chung dễ thấy của các hệ thống tên lửa bờ biển (tên lửa đối hạm) là vạn năng hóa, tăng tầm bắn, tăng tốc độ và tính tự hoạt của tên lửa.

Theo xu hướng chung đó, các hệ thống tên lửa bờ biển đang trở thành hệ thống vũ khí đa năng, từ một phương tiện tác chiến trên biển trở thành phương tiện tác chiến ở các khu vực ven bờ, bờ biển và thậm chí cả trên đất liền. Hệ thống tên lửa bờ biển không còn chỉ là vũ khí phòng thủ, bảo vệ bờ biển, chống tấn công, đổ bộ từ hướng biển nữa mà còn là phương tiện tiến công mặt đất chính xác tầm xa.

Các hệ thống này được trang bị các loại tên lửa có thể tấn công nhiều loại mục tiêu: không chỉ là các hạm tàu trên biển mà cả các hạm tàu đang nằm tại cảng, cũng như nhiều loại mục tiêu bờ, kể cả các mục tiêu trong đất liền cách xa bờ biển và bị che khuất bởi nếp gấp địa hình. Các tên lửa đó thường được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh.

http://nghiadx.blogspot.com
MM40 Block 3 (postfiles15.naver.net)


Điển hình là các hệ thống cải tiến như Exocet MM40 Block 3, RBS 15 Mk3 hay hệ thống mới như Club-M, Club-K, BrahMos và NSM đều có tính đa năng như vậy.

Hệ thống tên lửa BrahMos mặt đất được Ấn Độ triển khai sử dụng như không chỉ làm vũ khí tác chiến ở ven biển mà cả trên chiến trường đất liền thuần túy.

Một hướng vạn năng hóa thể hiện ở một số hệ thống tên lửa bờ biển Nga là khả năng sử dụng nhiều loại tên lửa có chức năng khác nhau.

Các hệ thống Club-M và Club-K được trang bị cả tên lửa chống hạm và tên lửa tấn công mặt đất.

Hệ thống tên lửa bờ biển tương lai cơ bản của Hải quân Nga là hệ thống vạn năng Bal-U đang được phát triển dự kiến sử dụng chung các dòng tên lửa Oniks/Yakhont và Kalibr/Club. Hiện tại, Nga đã chế tạo được hệ thống phóng vạn năng cho tàu chiến UKSK bắn được cả các tên lửa của hệ Club-N và tên lửa BrahMos.

Liên quan chặt chẽ đến xu hướng trên là xu hướng tăng tầm bắn mạnh mẽ của tên lửa đối hạm. Hầu hết các hệ thống tên lửa đất đối hạm hiện đại đều thuộc loại tầm xa với tầm bắn tới 180-200 km (MM40 Block 3, NSM), 260-300 km (Club-K, Club-M, Bastion, BrahMos), thậm chí trên 1.000 km (DF-21D, RBS 15 Mk4).

Các tên lửa đối hạm đang có tốc độ ngày một cao, đang từ dưới âm và siêu âm tiến lên vượt âm. Hiện tại, các tên lửa đối hạm cả dưới âm và siêu âm vẫn song song tồn tại, trong đó tên lửa dưới âm vẫn chiếm ưu thế về chủng loại. Tuy nhiên, xu hướng siêu âm đang mạnh lên với dự án tên lửa siêu âm LRASM của Mỹ và hàng loạt hệ thống tên lửa siêu âm của Nga (Club-M, Bastion, Moskit-E). Điểm đến cuối cùng của cuộc đua tốc độ là các tên lửa siêu vượt âm (trên 5.000 km/h trở lên).

Mỹ, châu Âu và Nga đều đẩy mạnh phát triển vũ khí siêu vượt âm, riêng Nga và Ấn Độ đã có dự án chung phát triển tên lửa siêu vượt âm BrahMos II với 4 biến thể phóng từ mặt đất, máy bay, tàu nổi và tàu ngầm, có tốc độ kinh hoàng hơn 6.000 km/h. Công nghệ siêu âm và siêu vượt âm cũng tạo điều kiện tăng tầm bắn cho tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com
MM40 Exocet của Hy Lạp (media.photobucket.com)


Để tăng cường khả năng đột phá phòng không, các tên lửa đối hạm hiện đại áp dụng nhiều biện pháp. Trước hết, chúng được thiết kế theo công nghệ tàng hình, sử dụng các sensor thụ động và phần mềm, thuật toán đặc biệt khiến giúp cho tên lửa khó bị phát hiện hơn. Một biện pháp truyền thống để giảm khả năng phát hiện sớm và đánh chặn tên lửa là áp dụng các chế độ bay tiếp cận mục tiêu khác nhau: tốc độ bay dưới âm cao kết hợp độ cao bay tối thiểu (bay bám mặt biển); tốc độ siêu âm kết hợp độ cao bay tối thiểu; bay biên dạng cao-thấp hỗn hợp cả ở tốc độ dưới âm và siêu âm. Ngoài ra, tốc độ siêu âm cao và siêu vượt âm đang được coi là một biện pháp chủ chốt để các tên lửa đối hạm đánh bại hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa hạm tàu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa tấn công mặt đất 3M-14E của Club-M (okb-novator)


Tên lửa đối hạm đang được trí năng hóa ngày càng cao và trở thành các vũ khí bắn-quên, nhờ áp dụng các hệ thống điều khiển, phần mềm thông minh, sử dụng hệ dẫn hỗn hợp quán tính, vệ tinh, so sánh ảnh địa hình, tự dẫn radar, hồng ngoại nhằm nâng cao khả năng phát hiện, phân loại, nhận dạng, lựa chọn mục tiêu, có thể thực hiện các thao tác cơ động tránh đạn, bay theo quỹ đạo dích dắc vòng tránh địa vật hoặc khu vực hỏa lực phòng không hoặc bay bám tùy biến theo mặt biển và bề mặt địa hình, có thể lặp lại tấn công mục tiêu khi bắn trượt.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa bờ biển Club-M (concern-agat)


Nhằm nâng cao khả năng sống còn, các hệ thống tên lửa bờ biển dạng cơ động vẫn chiếm ưu thế, bảo đảm khả năng cơ động linh hoạt, bí mật. Hệ thống có thể triển khai chiến đấu, tấn công bất ngờ và ồ ạt vào các tàu địch, rồi thu hồi, rút khỏi trận địa về nơi trú ẩn hoặc đến trận địa mới sẵn sàng thực hiện cuộc tấn công mạnh mẽ tiếp theo rất nhanh chóng.

Việc ngụy trang chống trinh sát cho hệ thống vũ khí cũng được chú trọng mà điển hình là hệ thống tên lửa đất đối hạm bố trí trong container Club-K.

Tóm lại, hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm hiện đại là loại vũ khí có uy lực rất mạnh, “công thủ toàn diện”, có khả năng giải quyết không chỉ các nhiệm vụ phòng thủ bờ biển mà còn tiêu diệt các mục tiêu trên biển ở cự ly cách bờ hàng trăm, thậm chí hàng ngàn kilômet, đồng thời còn có thể là vũ khí tên lửa tấn công mặt đất chính xác cao.

Với những quốc gia nhỏ, có đường biên giới trên bộ và đường biển dài thì những hệ thống tên lửa vạn năng như vậy là giải pháp phòng thủ, nhất cử lưỡng tiện, rất hiệu quả.

Đó là một trong những nguyên nhân khiến các hệ thống tên lửa bờ biển thế hệ mới đang rất được quan tâm, chú ý trên thị trường thế giới.

>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 1)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 2)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 3)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 4)
>> Răn đe và tranh hùng (kỳ 5)

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

>> Top 5 hệ thống tên lửa phóng loạt “khủng” nhất thế giới



“Vũ khí Nga” đã bình chọn Top-5 “đại bác phun lửa nhiều nòng” hàng đầu thế giới, trong đó có hai hệ thống MLRS của Nga



Việc bình chọn ra Top 5 hệ thống tên lửa phóng loạt MLRS (Multiple Lauch Rocket System) “khủng” nhất thế giới được “Vũ khí Nga” đánh giá thông qua một ma trận gồm các điểm: tầm bắn, tầm hoạt động, tốc độ, diện tích bao trùm của một loạt bắn, thời gian thực hiện một loạt bắn, thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo, trọng lượng sẵn sàng chiến đấu, khả năng cơ động trên chiến trường,…

Sau đây là Top-5 “đại bác phun lửa nhiều nòng” hàng đầu thế giới theo bình chọn của “Vũ khí Nga”

1. MLRS Tornado (Nga)

Hệ thống pháo phản lực phóng loạt “Cuồng phong” Tornado được thiết kế để thay thế cho các hệ thống MLRS hiện đang phục vụ trong Lục quân Nga là Uragan, Smerch và Grad.

Tornado có các biến thể G/U/S, được trang bị hệ thống phóng dùng cho đạn các cỡ lần lượt là 122 mm (Grad), 220 mm (Uragan) và 300 mm (Smerch).


http://nghiadx.blogspot.com


Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 122 mm

Số lượng ống phóng (hay còn gọi là thiết bị dẫn hướng): 40

Tầm bắn: 100 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 840.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 38 giây

Tầm hoạt động: 650 km

Tốc độ: 60 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 180 giây

Kíp chiến đấu: 3 người

2. MLRS 9K51 Grad (Nga)

Tổ hợp Pháo phản lực 9K51 Grad ( BM-21 nâng cấp), được thiết kế để tiêu diệt binh lực địch (cả trong lẫn ngoài công sự, xe tăng, xe bọc thép, các khẩu đội pháo, cối, máy bay và trực thăng trú đậu trên bãi đáp, trạm chỉ huy và các mục tiêu khác.

9K51 Grad sử dụng khung gầm xe tải quân sự Ural-4320 và Ural-375. BM-21 đã tham gia vào các cuộc xung đột quân sự từ năm 1964 và có trong biên chế của nhiều nước là đồng minh thân cận của Liên Xô trong đó có Việt Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 122 mm

Số lượng ống phóng: 40

Tầm bắn: 21 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 40.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 20 giây

Tầm hoạt động: 1.400 km

Tốc độ: 85 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 420 giây

Kíp chiến đấu: 4 người

Trọng lượng: 5,5 tấn

3. MLRS HIMARS (Mỹ)

HIMARS (High Mobility Artillery Rocket System) do Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất là một phiên bản thu nhỏ hệ thống pháo hỏa tiễn MLRS, từng được mệnh danh là "Mưa thép" ở Chiến tranh vùng Vịnh 1991.

HIMARS ra đời để đáp ứng yêu cầu về một hệ thống gọn nhẹ, cơ động hơn, vì nó có thể được chuyên chở bởi máy bay vận tải C-130. Nó có thể chở theo 6 tên lửa GMLRS hoặc 1 ATACMS.

Tất nhiên, HIMARS cũng có thể sử dụng tên lửa của bất kỳ hệ thống pháo phản lực phóng loạt nào của Hoa Kỳ.

Dàn phóng này đã được quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Afghanistan.

http://nghiadx.blogspot.com


Thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 227 mm

Số lượng ống phóng: 6

Tầm bắn: 85 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 67.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 38 giây

Tầm hoạt động: 600 km

Tốc độ: 80 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 420 giây

Kíp chiến đấu: 3 người

Trọng lượng: 5,5 tấn

4. MLRS WS-1B (Trung Quốc)

Hệ thống WS-1B được thiết kế để vô hiệu các mục tiêu trọng yếu, có thể là căn cứ quân sự, khu vực phóng tên lửa, sân bay, khu công nghiệp và các trung tâm hành chính.

MLRS WeiShi-1B được nâng cấp từ hệ thống pháo phóng loạt WS-1. WeiShi-1B được công ty CPMIEC của Trung Quốc chào bán trên thị trường vũ khí thế giới, được nhiều quốc gia quan tâm. Trung Quốc từng chuyển giao công nghệ sản xuất MLRS WS-1A cho Quân đội hoàng gia Thái Lan và MLRS WS-1 B cho Thổ Nhĩ Kỳ với tên gọi T 300 Kasirga trên khung gầm xe tải MAN- CHLB Đức.

http://nghiadx.blogspot.com


Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 320 mm

Số lượng ống phóng: 4

Tầm bắn: 100 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 45.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 15 giây

Tầm hoạt động: 900 km

Tốc độ: 60 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 1200 giây

Kíp chiến đấu: 6 người

Trọng lượng: 5 tấn

5. MLRS Pinaka (Ấn Độ)

Chương trình chế tạo hệ thống tên lửa phóng loạt của Ấn Độ đã được thực hiện từ năm 1981 và các cuộc thử nghiệm mô hình thử nghiệm diễn ra từ năm 1995. Trung đoàn đầu tiên trang bị hệ thống Pinaka đã được thành lập vào năm 2000.

Hệ thống Pinaka được chế tạo dựa trên ô tô chở hàng 8 trục Tatra và có 12 thiết bị dẫn hướng. Loạt bắn tất cả các tên lửa có thể diễn ra trong vòng 44 giây. Tầm xa tối đa tiêu diệt mục tiêu là 40km

Tính đến tháng 9 năm nay, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã kí hợp đồng với các công ty Tata Power và Larsen and Tubro mua 80 hệ thống pháo phản lực phóng loạt này.

http://nghiadx.blogspot.com
Các thông số kỹ thuật

Cỡ đạn: 214 mm

Số lượng ống phóng: 12

Tầm bắn: 40 km

Một loạt bắn bao trùm diện tích: 130.000 mét vuông

Thời gian thực hiện một loạt bắn: 44 giây

Tầm hoạt động: 850 km

Tốc độ: 80 km/h

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 900 giây

Kíp chiến đấu: 4 người

Trọng lượng: 6 tấn

Ngoài Top 5 MLRS kể trên, trong bảng xếp hạng của “Vũ khí Nga” còn có các hệ thống pháo phản lực phóng loạt: Teruel-3 của Tây Ban Nha, LAROM – Israel, LAR-160 – Israel, BM-21A Belgrade – Belarus, Type 90 – Trung Quốc, Lars-2 – Đức, WM-80 – Trung Quốc, WR-40 Langusta – Ba Lan, RM-70 – Séc, T-122 Roketsan – Thổ Nhĩ Kỳ, Type 82 – Trung Quốc, MLRS – Hoa Kỳ, BM 9A52-4 Smerch – Nga, Type 89 – Trung Quốc, Smerch – Nga, BM-21U Grad-M – Ucraina, 9К57 Uragan – Nga, Bataleur – Nam Phi, 9A52-2T Tornado – Nga, A-100 – Nga

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

>> Tìm hiểu hệ thống tên lửa "Gấu xám" của Pháp



Tổ hợp tên lửa phòng không thế hệ mới Crotale-NG do công ty “Thomson-CSF/Matra” của Pháp sản xuất, là hệ thống phòng không tầm gần với nhiệm vụ chính là yểm trợ các đơn vị xe tăng tấn công, bảo vệ các mục tiêu trọng yếu và lãnh thổ trước các đòn tấn công từ trên không của đối phương (máy bay tiêm kích ném bom, trực thăng chiến đấu, tên lửa đạn đạo và chiến thuật…)


http://nghiadx.blogspot.com

Crotale-NG được trình làng trong Triển lãm vũ khí


Crotale-NG bắt đầu được sản xuất hàng loạt vào những năm 1990. Hiện nay, tổ hợp này được đưa vào trang bị cho lực lượng vũ trang của nhiều nước trên thế giới và cho thấy nhiều ưu điểm khá nổi bật.

Tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG có khả năng theo dõi tình hình trên không, đánh giá mức độ nguy cơ, phát hiện mục tiêu ở cự ly lớn, đồng nhất các mục tiêu trên không nhằm phân định rõ mục tiêu nào của địch của ta, theo dõi đồng thời một số mục tiêu để tiến hành khai hỏa trong bất cứ điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp này được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm


Mặc dù, Crotale-NG là hệ thống mới nhất, nhưng nó vẫn kế thừa những ưu điểm của hàng loạt các tổ hợp thuộc dòng Crotale. Tháp xoay điện tử có trọng lượng gần 4.800 kg, gồm trạm radar quan sát trang bị máy hỏi nhận biết quốc gia, trạm radar theo dõi, thiết bị quang học (gồm camera hồng ngoại làm việc 24/24h),thiết bị do xa hồng ngoại, camera quan sát ban ngày, 8 tên lửa sẵn sàng chiến đấu (bố trí trong 2 giàn, mỗi giàn 4 quả). Tổ hợp có thể bố trí trên các loại xe bánh xích hoặc bánh hơi như khung xe tăng АМХ-30В , BTR М113 , KIFV, Bradley…


http://nghiadx.blogspot.com
Ngoài Pháp, hiện nay Phần Lan đang sở hữu 20 tổ hợp Crotale-NG


Crotale-NG được trang bị các hệ thống phức hợp, gồm các thiết bị quang điện tử thụ động, radar với hệ thống chế áp điện tử có khả năng bảo vệ trong điều kiện đối phương sử dụng các phương tiện tác chiến điện tử chủ động, vũ khí giết người hàng loạt và tạo khói.

Các thành phần chính của hệ thống này gồm trạm radar quan sát xung hiệu ứng dople, được trang bị hệ thống nhận biết “địch - ta” có cự ly hoạt động 20.000m, ở dải độ cao từ 0 đến 5.000m;camera nhiệt với trường quan sát lưỡng dụng và hệ thống tăng điện tử, bảo đảm dải quan sát theo góc phương vị 8,1 hoặc 2,7° và theo góc ngẩng 5,4° hoặc 1.8°, cự ly hoạt động đến 19.000m; camera truyền hình ban ngày có trường quan sát theo góc phương vị 2,4° và góc ngẩng 1,8°, cự ly hoạt động đến 1.500m; thiết bị định vị hồng ngoại được lắp đặt dưới camera truyền hình để theo dõi tên lửa...


http://nghiadx.blogspot.com

Có khả năng phát hiện mục tiêu bay siêu tốc


Tất cả các thao tác phát hiện và theo dõi mục tiêu được tự động hóa hoàn toàn để tối thiểu hóa thời gian phản ứng. Từ thời điểm phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa mất khoảng 6s.

Trên cơ sở các dữ liệu nhận từ tất cả các bộ cảm biến sau khi phóng, hệ điều hành của máy tính trên khoang lựa chọn bộ cảm biến thích ứng để theo dõi tên lửa.

Trắc thủ có khả năng lựa chọn các bộ cảm biến khác sau khi dự đoán quyết định của máy tính trên khoang. Trong hệ thống dẫn hướng theo trục quan sát sử dụng trạm radar và các bộ cảm biến quang điện tử.

Hệ thống dẫn hướng có khả năng bảo vệ trước sự tấn công của các phương tiện chế áp vô tuyến điện.


http://nghiadx.blogspot.com

Khai hỏa ở nhiều góc độ khác nhau


Tổ hợp Crotale-NG sử dụng tên lửa siêu tốc VT-1 do công ty “LTV” (Mỹ) phối hợp với công ty “Thomson-CSF” (Pháp) sản xuất cho quân đội Mỹ theo chương trình “Faad”. Tên lửa VT-1 là loại tên lửa phòng không có điều khiển, có khả năng tăng tốc đến Mach 3,5. Cự ly hoạt động hiệu quả của tên lửa 11.000m ở trần bay 6.000m.

Tên lửa được trang bị hệ thống nổ hướng và đầu đạn mảnh. Việc kích nổ đầu đạn được tiến hành với sự hỗ trợ của đầu nổ vô tuyến phi tiếp xúc. Khi nổ, đầu đạn có bán kính sát thương 8m. Thông thường, thời gian đánh chặn từ thời điểm phóng tên lửa đến khi tiêu diệt mục tiêu trên không ở cự ly 8.000m mất khoảng 10,3s.

Hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật – vật chất tổng hợp bảo đảm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và chu kỳ sống còn cho tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG.

Điểm khác biệt của nó so với hệ thống khác là có hệ thống tự thử nghiệm, chương trình bảo dưỡng kỹ thuật,chương trình huấn luện kíp chiến đấu và giảm đến mức tối thiểu các yêu cầu về phụ tùng.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung tâm điều khiển



Khả năng trao đổi các dữ liệu bảo đảm tích hợp tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG vào hệ thống phòng thủ chung. Một trung đội được trang bị 4 tổ hợp tên lửa phòng không Crotale-NG có thể tự điều phối các hoạt động của mình và tự động trao đổi các dữ liệu.

Phụ thuộc vào mức độ đánh giá nguy cơ và khả năng phối hợp giữa các tổ hợp để tấn công các mục tiêu trên không mà lựa chọn vị trí bố trí sao cho phù hợp.

Tổ hợp tên lửa Crotale-NG có thể được lắp đặt trên các loại xe bọc thép hạng nhẹ bánh hơi hoặc bánh xích khác nhau.

Các đặc tính kỹ - chiến thuật của Crotale-NG:

Cự ly bắn: 500-10000m
Độ cao tiêu diệt: đến 6.000m
Số lượng tên lửa trong ống phóng: 8 quả
Thời gian phản ứng: 5s
Vận tốc bay tối đa của tên lửa: 3,5m/s
Thời gian bay ở cự ly 8.000m: 10s
Dài: 2.290mm
Đường kính thấn: 165mm
Trọng lượng tên lửa: 73kg
Loại đầu đạn: mảnh, hoạt động theo hướng
Trọng lượng đầu đạn: 14kg
Hệ thống dẫn hướng tên lửa: theo mệnh lệnh vô tuyến hoặc định vị quang học


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang