Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Quân đội Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quân đội Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

>> “New Delhi từ chối trục chống Trung Quốc”



"New Delhi sẽ kiên trì chính sách cùng tiếp xúc với Trung Quốc và Mỹ, chứ không đối đầu với bất cứ nước nào".

Không muốn phải lựa chọn giữa Trung-Mỹ

Ngày 1/12, tờ “Telegraph” đăng bài “New Delhi từ chối trục chống Trung Quốc” cho biết, New Delhi từ chối đạt được Hiệp ước an ninh ba bên với Mỹ và Australia. Hiệp ước này rất giống với một liên minh chống Trung Quốc.

Gần đây, khi trả lời phỏng vấn trên tờ “Bình luận Tài chính Australia”, Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd cho biết, việc ký kết hiệp ước an ninh với Mỹ, Ấn Độ là việc đáng nghiên cứu. Tờ báo dẫn lời Kevin Rudd cho rằng: “Phản ứng của chính phủ Ấn Độ luôn khá tích cực”.


http://nghiadx.blogspot.com
Dư luận đồn thổi về phát biểu của Ngoại trưởng Australia Kevin Rudd liên quan đến ý tưởng thiết lập Hiệp ước an ninh ba bên Australia-Mỹ-Ấn


Nhưng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ phủ nhận đã biết được Hiệp ước đã phác thảo này. Ông nói: “Chúng tôi biết rằng, có tờ báo đưa tin Ngoại trưởng Australia nói rằng có thể cùng Mỹ, Ấn Độ đạt được Hiệp ước An ninh và Kinh tế ba bên. Chúng tôi không biết đề nghị này”.

Tháng trước, Barack Obama tuyên bố có kế hoạch thiết lập căn cứ quân sự tại miền bắc Australia, đồng thời cho biết, Mỹ là nước lớn ở châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc quan sát động thái này một cách hết sức cảnh giác. Các nhà bình luận Bắc Kinh nói bóng gió là Mỹ-Australia đang tập hợp nhiều đồng minh ASEAN để đối đầu với Trung Quốc.

Quan chức an ninh Ấn Độ hiểu được những động thái này, hy vọng tránh gây phẫn nộ cho Bắc Kinh trong thời điểm chuẩn bị tổ chức đối thoại quốc phòng thường niên ngày 9/12 tại New Delhi và Bắc Kinh.


http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Ấn - Mỹ tập trận chung


Trong tuần qua, Thư ký Ngoại giao Ấn Độ L. Maathai nhấn mạnh, New Delhi sẽ kiên trì chính sách cùng tiếp xúc với Trung Quốc và Mỹ, chứ không đối đầu với bất cứ nước nào.

Ngày 2/12, tờ “Thời báo Ấn Độ” có bài viết “Ấn Độ chú ý tới động thái ngăn chặn Trung Quốc của Australia-Mỹ” cho biết, Ấn Độ vừa kiên quyết phủ nhận khả năng ký Hiệp ước An ninh ba bên Mỹ-Ấn-Australia, vẫn kiên quyết thực hiện lập trường trung lập, tức là nghiêm túc tăng cường hợp tác quốc phòng với nước khác trên nền tảng song phương.

Quan chức cấp cao Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, họ cảm thấy rất “ngạc nhiên” với quan điểm của Kevin Rudd về việc thuyết phục Ấn Độ gia nhập Hiệp ước ba bên Mỹ-Australia-Ấn, đồng thời cho biết, Ấn Độ hoàn toàn không cấp bách “nhảy vào bất kỳ khung an ninh đa phương nào” của khu vực này, “chúng tôi khẳng định mong muốn tiếp tục mở rộng hợp tác quốc phòng với Australia, nhưng là trên cơ sở song phương. Hiện nay hoàn toàn không có sự chuẩn bị cho một tổ chức an ninh”.

Ấn Độ vẫn cảnh giác với Trung Quốc, nhưng New Delhi hy vọng đóng “vai trò trung lập” trong trạng thái đối đầu địa-chính trị Trung-Mỹ hiện nay ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chứ không muốn bị kéo vào “cuộc đấu đá lớn mới” này.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ cũng rất coi trọng quan hệ với Trung Quốc, hai nước từng tổ chức tập trận chung


Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Anthony nói rõ rằng, mặc dù Ấn-Mỹ đã thiết lập quan hệ quốc phòng toàn diện, nhưng Ấn Độ hoàn toàn không xây dựng kế hoạch to lớn hơn như trục chiến lược ba bên hoặc bốn bên nhằm vào Trung Quốc với Washington, Tokyo và Canberra.

Hãng Reuters cho biết, Australia cũng đã phủ nhận họ đang thúc đẩy một Hiệp ước an ninh chung giữa Australia-Ấn-Mỹ. Hiệp ước này rất có thể làm trầm trọng hơn mối lo ngại của Trung Quốc đối với việc các nước láng giềng đang tìm cách tiến hành bao vây họ.

Tin cho biết, người phát ngôn của Ngoại trưởng Australia cho rằng, lời nói của Kevin Rudd đã bị dư luận hiểu nhầm. Kevin Rudd không nói ủng hộ ý tưởng Hiệp ước an ninh ba bên Australia-Mỹ-Ấn, mà lời nói của ông nằm trong một bối cảnh riêng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tranh chấp biên giới vẫn là một vấn đề gai góc giữa hai nước Ấn-Trung


Người phát ngôn này nói, khi trả lời câu hỏi liên quan đến việc phía Australia có thể nhanh chóng bỏ lệnh cấm vận xuất khẩu uranium cho Ấn Độ, Kevin Rudd nói rằng, Ấn Độ có phản ứng gì về chính sách uranium. Điều này không có liên quan đến vấn đề khác.

Các cơ quan tham mưu của ba nước Australia-Ấn-Mỹ đều đang thúc đẩy ý tưởng đối thoại an ninh ba bên, nhưng ý tưởng này vẫn chưa được chính phủ nước nào tiếp nhận.

Bốn trụ cột có thể ngăn chặn “cuộc chiến rồng-voi”

Candy Radhakant – Giáo sư Học viện Chính sách Công Lý Quang Diệu – Đại học Quốc lập Singapore cho biết, giữa Ấn Độ và Trung Quốc hầu như không có nhiều khả năng xảy ra chiến tranh.

Trong một hoạt động học thuật mà Viện Phân tích Nghiên cứu Vấn đề Quốc phòng Ấn Độ tham gia tổ chức, Radhakant đã có bài phát biểu với tiêu đề là “Ấn Độ và Trung Quốc – Hai người khổng lồ châu Á có thể hợp tác không?”.

Ông nói: “Thứ nhất, hai bên đều sở hữu vũ khí hạt nhân, vì vậy cần giữ thận trọng cao. Thứ hai, hai bên đều có sức mạnh trên không, điều này rất khó xảy ra cuộc chiến tranh thông thường kéo dài nào mà hai bên có thể đánh nhanh thắng nhanh. Thứ ba, tuy Trung Quốc ưu thế độ cao ở cao nguyên Tây Tạng, nhưng khả năng Trung Quốc đưa lực lượng lớn đến Ấn Độ đã bị hạn chế bởi điều kiện địa lý”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo DF-31A của Trung Quốc


Radhakant cho biết thêm, từ khi cựu Thủ tướng Rajiv Gandhi có chuyến thăm nổi tiếng tới Trung Quốc năm 1988, hai nước luôn nỗ lực xây dựng một hệ thống ngoại giao, chính trị, quân sự và kinh tế để bảo vệ ổn định, đồng thời đặt nền tảng cho giải quyết vấn đề biên giới và thực hiện bình thường hóa quan hệ hai nước.

Hệ thống này có 4 bộ phận hoặc trụ cột: đàm phán biên giới, hội nghị cấp cao, biện pháp xây dựng lòng tin và thương mại song phương.

Về đàm phán biên giới, ông cho biết, tầng lớp lãnh đạo hai nước đều không có đủ nguồn lực chính trị có thể làm cho một thỏa thuận cuối cùng được thuận lợi thông qua hệ thống chính trị này, vì vậy phương án giải quyết phải để lại cho tương lai.

Về trụ cột thứ hai, Radhakant cho rằng, từ năm 1988 đến nay, số lượng hội nghị cấp cao của hai nước đã vượt tống số 40 năm trước.

Ông nhắc lại rằng, trụ cột thứ ba đảm bảo ổn định là biện pháp xây dựng lòng tin. Sự lựa chọn biện pháp xây dựng lòng tin giữa Ấn-Trung rất phong phú, nhưng hai bên còn cần xem xét vấn đề xây dựng lòng tin về vũ khí hạt nhân và hải quân.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ tiếp tục đẩy mạnh phát triển tên lửa dòng Agni. Họ đang có kế hoạch phóng thử tên lửa Agni-5 có thể đưa toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc vào phạm vi tầm phóng


Về trụ cột thứ tư, tức là thương mại song phương, Radhakant nói, hai nước đều cho rằng thương mại là cùng có lợi, cùng tạo thuận lợi cho nhau, đồng thời có được hiệu quả từ quan hệ ổn định. Xét thấy thương mại sẽ phát triển mạnh, hai bên cần trông đợi nó sẽ thúc đẩy thái độ thiết thực của hai nước.

Về quan hệ gần gũi giữa Trung Quốc với Pakistan, Radhakant nói, cùng với quan hệ Trung-Ấn xấu đi vào thập niên 1950, quan hệ Trung Quốc-Pakistan từng bước trở nên mật thiết.

Ngoài việc Pakistan có vị trí địa lý mang ý nghĩa chiến lược, họ còn là một đối tác quan trọng của Trung Quốc trong thế giới Hồi giáo. Nhưng, họ tin rằng, so với việc Pakistan giành lấy viện trợ song phương và đa phương từ các khu vực khác, sự viện trợ kinh tế của Trung Quốc cho Pakistan hoàn toàn không nhiều.

Khi kết thúc bài phát biểu, vị chuyên gia cho rằng, Ấn Độ và Trung Quốc có thể xem xét thiết lập một thể chế hợp tác dài hạn được “chế độ hóa” rộng lớn. Lợi ích của 3 tỷ người và sự ổn định của trật tự châu Á và quốc tế có thể đều phụ thuộc vào nó.

Trung-Ấn cần phòng ngừa người dân “ghét nhau”

Ngày 1/12, tờ “Bưu điện Washington” Mỹ có bài viết với tiêu đề “Sự không tin cậy của người dân thách thức sự trỗi dậy hòa bình của Ấn Độ và Trung Quốc”.

Hai nước Ấn-Trung “ghét nhau” là “thâm căn cố đế”. Các chuyên gia cho rằng, với việc hai nước trở thành cường quốc thế giới và triển khai cạnh tranh, sự ngờ vực của người Ấn Độ đối với người Trung Quốc và sự ác cảm của người Trung Quốc đối với người Ấn Độ hầu như chỉ có gia tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ triển khai máy bay chiến đấu Su-30MKI ở biên giới Ấn-Trung


Cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết, năm 2011 chỉ có 25% người Ấn Độ có ấn tượng tốt đẹp với Trung Quốc, ngày càng thấp so với 34% năm 2010 và 57% năm 2005. Richard Victor của Trung tâm này cho biết: “Rõ ràng có một nhận thức chung như này: Sự trỗi dậy về quân sự và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc ngày càng tăng cường không phù hợp với lợi ích của Ấn Độ”.

Ngượi lại, người Trung Quốc cũng không có thiện cảm với Ấn Độ. Cuộc điều tra của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết: Năm 2011 chỉ có 27% người Trung Quốc có ấn tượng tốt đối với Ấn Độ, ít hơn 32% năm 2010. Điều này có nghĩa là Ấn Độ trỗi dậy khiến cho rất nhiều người Trung Quốc không vui, họ cho rằng, người hàng xóm không giống mình về các phương diện chủng tộc, kinh tế, quân sự và văn hóa.

Sau khi Mỹ-Ấn tăng cường quan hệ và ký thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự năm 2008, quan hệ Trung-Ấn bắt đầu xấu đi. Chính phủ Trung Quốc cảm thấy bị đe dọa, và trở nên thân thiết hơn với đối thủ hàng đầu của Ấn Độ là Pakistan.


http://nghiadx.blogspot.com
Báo Nga cho biết, Trung Quốc bán máy bay cảnh báo sớm ZDK-03 cho Pakistan


Về cơ bản, một số tờ báo đầy ý thù địch đưa tin đã thúc đẩy sự ngờ vực lẫn nhau, đã phản ánh quan điểm ngày càng cứng rắn của phái cầm quyền hai nước, đã củng cố quan điểm tương tự của người dân, đồng thời đã tạo ra lý do cho tăng thêm chi phí quân sự khổng lồ.

Mohan Guruswamy, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu Lựa chọn Chính sách Ấn Độ cho biết, báo giới Ấn Độ thường cổ xúy cho ngoại giao vũ lực, thiếu hiểu biết và nông cạn, điều này làm cho chính phủ Ấn Độ càng khó lặng lẽ giải quyết tranh chấp với Trung Quốc phía sau hậu trường.

Ông nói: “Đến nay, rất khó áp dụng lập trường sáng suốt trong vấn đề Trung Quốc mà không bị dán mác lấy lòng Trung Quốc”.

Thẩm Húc Huy cho biết, khi hai nước thực sự xảy ra tranh chấp, lòng dân có thể đóng vai trò quan trọng hơn trên khía cạnh làm trầm trọng thêm bất đồng.

Người Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ “đều không như Trung Quốc về các phương diện văn hóa và xã hội”. Điều này có nghĩa là, đối với chính phủ Trung Quốc, nếu bị cho là thất bại bởi Ấn Độ, thì sẽ cực kỳ mất mặt.

Vì vậy, điều này cũng có nghĩa là, khả năng Bắc Kinh nhượng bộ New Delhi sẽ nhỏ hơn nhiều so với khả năng nhượng bộ đối với Washington hoặc Tokyo.

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011

>> Bí mật mạng lưới đường hầm cất giấu vũ khí hạt nhân của Trung Quốc



Trung Quốc đã gọi đó là “Vạn Lý Trường Thành ngầm” - một mạng lưới rộng lớn các đường hầm được thiết kế để cất giấu kho vũ khí hạt nhân và tên lửa ngày càng tinh vi của nước này.


http://nghiadx.blogspot.com
Giáo sư Phillip Karber từ Đại học Georgetown dẫn đầu cuộc nghiên cứu về kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.


Trong 3 năm qua, chủ đề trên đã trở thành đề tài nghiên cứu của một nhóm các sinh viên nhiệt huyết của Đại học Georgetown tại Washington DC, Mỹ.
Được hướng dẫn bởi giáo sư của họ và cũng là một cựu quan chức Lầu Năm Góc, họ đã dịch hàng trăm tài liệu, rà soát kỹ thông qua các hình ảnh vệ tinh, thu thập các tài liệu quân sự mật của Trung Quốc và nghiên cứu nhiều tài liệu trực tuyến.

Và kết quả cho nỗ lực của họ là việc phát hiện hàng nghìn km đường hầm do Quân đoàn Pháo số 2 - một nhánh bí mật của quân đội Trung Quốc chịu trách nhiệm bảo vệ và triển khai các tên lửa chiến lược và đầu đạn hạt nhân - đào.

Nghiên cứu chưa được công bố, nhưng nó đã gây ra một cuộc điều trần tại quốc hội và được bàn luận sôi nổi trong giới quan chức hàng đầu tại Lầu Năm Góc, trong đó có Phó tham mưu trưởng Không quân Mỹ Philip Breedlove.

Hầu hết sự chú ý đổ dồn vào kết luận của bản nghiên cứu dài 363 trang: kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể lớn hơn nhiều lần so với những gì các chuyên gia kiểm soát vũ khí từng ước tính trước đây.

Sau khi trận động đất mạnh 7,8 độ richter tấn công tỉnh Tứ Xuyên hồi năm 2008, các nguồn tin cho biết hàng nghìn kỹ thuật viên phóng xạ đã đổ tới khu vực và các bức ảnh chụp những đỉnh đồi bị sập đã dẫn tới nghi ngờ về sự tồn tại của một mạng lưới đường hầm rộng lớn - mà Trung Quốc sau đó đã thừa nhận tồn tại.

Trong những đường hầm này, các sinh viên đã cố gắng phác thảo bức tranh về quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc.

Một nhà chiến lược giấu tên của Bộ quốc phòng Mỹ nói: “Nó không phải là một quả bom tấn, nhưng nhưng suy nghĩ và ước tính này đang được kiểm tra để đối chiếu với những gì mà mọi người biết dựa trên các thông tin mật”.

Các nhà chỉ trích đã nghi ngờ việc sử dụng công cụ tìm kiếm internet của cuộc nghiên cứu, trong đó có một chương trình truyền hình hư cấu về các binh sĩ pháo binh của Trung Quốc và làm dấy lên những lo ngại rằng nó có thể khuyến khích các quốc gia duy trì kho vũ khí hạt nhân như là một biện pháp răn đe.

Giáo sư của các sinh viên, ông Phillip A. Karber, từng là một chiến lược gia thời Chiến tranh Lạnh. 3 năm trước, ông Karber làm việc uỷ ban cho Cơ quan giảm thiểu đe dọa quốc phòng (DTRA) nhằm chống lại vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Sau trận động đất năm 2008, ông Karber đã tập hợp một nhóm sinh viên tại Đại học Georgetown để bắt đầu xem xét kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc - sử dụng các tạp chí quân sự, tin tức, ảnh và các diễn đàn.

Các sinh viên đã dành nhiều thời gian để rà soát các trang tài liệu, chuyển sang tiếng Trung và cuối cùng là dịch. Sau 3 năm nỗ lực, họ đã tạo ra kho dữ liệu về hệ thống đường hầm bí mật của Trung Quốc.

Trong số những phát hiện của họ, các sinh viên đã có thể thiết lập một chỉ dẫn sơ bộ về vị trí của các đường hầm và các loại tên lửa bên trong. Họ cũng tìm hiểu xem các tên lửa được vận chuyển như thế nào, trong đó có sự tồn tại khả nghi của một “tàu vận chuyển tên lửa” và các toa tàu được sử dụng để vận chuyển vũ khí.

Kho vũ khí lớn hơn?

Vào tháng 12/2009, khi các sinh viên bắt đầu cuộc nghiên cứu, quân đội Trung Quốc đã lần đầu tiên thừa nhận rằng Quân đào pháo số 2 đã và đang xây dựng một mạng lưới các đường hầm. Theo một bản tin trên đài truyền hình quốc gia CCTV, Trung Quốc đã đào được hơn 4.800km đường hầm, trong đó có cơ sở nằm sâu dưới lòng đất có thể chịu được nhiều vụ tấn công hạt nhân.

Thông tin trên đã gây sốc cho ông Karber và các sinh viên. Điều đó đã khẳng định hướng nghiên cứu của họ, nhưng cũng nêu bật việc các đường hầm này không được chú ý bên ngoài Đông Á.

Sự thiếu quan tâm, đặt biệt trên báo chí Mỹ, đã chứng tỏ vị thế độc nhất của Trung Quốc trong thế giới của vũ khí hạt nhân.

Trong nhiều thập niên, sự tập trung chủ yếu dồn vào 2 cường quốc có các kho vũ khí hạt nhân lớn nhất cho tới nay - Mỹ, với khoảng 5.000 đầu đạn hạt nhân, và Nga, với khoảng 8.000.

Nhưng trong số 5 quốc gia vũ khí hạt nhân được Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân công nhận, Trung Quốc là bí mật nhất. Trong khi Mỹ và Nga bị giới hạn bởi các hiệp ước song phương vốn yêu cầu thanh sát tại chỗ, tiết lộ các lực lượng và lệnh cấm các tên lửa, còn Trung Quốc thì không.

Trong nhiều năm, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được tin là tương đối nhỏ, từ 80-400 đầu đạn hạt nhân. Chính phủ Trung Quốc khẳng định nước này chỉ duy trì một kho vũ khí hạt nhân nhỏ để “răn đe ở mức tối thiểu”.

Tuy nhiên, dựa vào các đường hầm mà Quân đoàn Pháo số 2 đang đào và việc triển khai thêm các tên lửa, ông Karber cho rằng trên thực tế Trung Quốc có thể có tới 3.000 đầu đạn hạt nhân.

Các nhà phân tích hoà nghi

Đó là một kết luận đã gây ra những phản ứng gay gắt từ cộng đồng kiểm soát vũ khí.

Gregory Kulacki, một nhà phân tích hạt nhân Trung Quốc tại Hiệp hội các nhà khoa học, đã công khai chỉ trích báo cáo của ông Karber trong một bài thuyết trình gần đây tại Washington. Trong mọt cuộc phỏng vấn sau đó, ông Kulacki gọi con số 3.000 là “lố bịch” và cho rằng phương pháp nghiên cứu - đặc biệt là việc sử dụng các bài viết từ các blogger Trung Quốc - là “kém hiểu biết và lười biếng”.

Phản ứng từ các nhà nghiên cứu khác thì ôn hoà hơn.

“Cuộc nghiên cứu của họ có giá trị, nhưng nó cũng cho thấy mối nguy hiểm của Internet”, Hans M. Kristensen, từ Hiệp hội các nhà hoa học Mỹ, nói.

Trong năm nay, một báo cáo thường niên của Bộ quốc phòng Mỹ về quân đội Trung Quốc đã lần đầu tiên nhấn mạnh với công việc của Quân đoàn Pháo binh số 2 về các đường hầm mới, một phần kết quả của báo cáo của ông Karber. Trước trước chuyến thăm tới Trung Quốc hồi đầu năm nay, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Robert Gates cũng đã được thông báo về cuộc nghiên cứu.

Đối với ông Karber, việc gây ra các cuộc tranh luận như vậy có nghĩa là ông và các sinh viên của ông đã thành công.

“Tôi không biết thực sự Trung Quốc có bao nhiêu vũ khí hạt nhân, nhưng cũng không ai trong giới kiểm soát vũ khí biết điều này. Đó là vấn đề với Trung Quốc - không ai biết sự thật, ngoại trừ họ”.


Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011

>> Chiến lược hải quân của Trung Quốc



Hải quân Trung Quốc đang thực thi những chiến lược và nhiệm vụ cụ thể để vươn mạnh ra đại dương.

Tờ “Bình luận quân sự độc lập” Nga đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Alexander Shihundorf và Nicholas Jiebin của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản - Viện Viễn Đông – Viện Khoa học Nga cho rằng, do sức mạnh Hải quân Trung Quốc được tăng cường, phòng tuyến trên biển của TQ tiếp tục mở rộng và củng cố, tiền tuyến phòng thủ trên biển cũng bắt đầu mở rộng ra đại dương.

Ba hạm đội trên biển

Các chuyên gia Nga cho rằng, Hải quân là một trong ba quân chủng lớn độc lập của Quân đội Trung Quốc, có trụ sở Bộ Tư lệnh Hải quân nằm tại Bắc Kinh. Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế London-Anh thống kê cho hay, đến năm 2010, Hải quân Trung Quốc có tổng số 215.000 quân, lực lượng dự bị có tính tổ chức là 40.000 quân.

Các binh chủng chủ yếu bao gồm lực lượng tàu nổi, lực lượng tàu ngầm, lực lượng không quân, lực lượng phòng thủ bờ biển và lực lượng thuỷ quân lục chiến, ngoài ra còn có lực lượng phòng không, lực lượng đặc nhiệm, cơ quan hậu cần.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục 054A của Hạm đội Nam Hải - Trung Quốc


Về thể chế tổ chức, Hải quân Trung Quốc do 3 hạm đội cấu thành, gồm: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Hạm đội là quân đoàn chiến dịch, chiến lược chính của Hải quân Trung Quốc, Thủy cảnh khu là binh đoàn chiến thuật, chi đội tàu chiến (tương đương trung đoàn) và đại đội tàu chiến (tương đương tiểu đoàn) là lực lượng chiến thuật.

Hạm đội Hải quân Trung Quốc có các khu vực hoạt động là các vùng biển tương ứng hay vùng biển xa chiến lược, mỗi hạm đội thực hiện nhiệm vụ trong một khu vực phòng thủ nhất định, trong thời bình thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, khi chiến tranh xảy ra làm nhiệm vụ tác chiến.

Theo các chuyên gia Nga, Hạm đội Bắc Hải có tiền duyên khu vực hoạt động từ đường bờ biển biên giới Trung-Triều (sông Áp Lục) đến thành phố cảng Liên Vân, giáp giới với Quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Tế Nam, kéo ra phía đông, bao gồm biển Bột Hải và Hoàng Hải. Hạm đội Bắc Hải có 9 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh ở Thanh Đảo và các căn cứ ở Lữ Thuận và Uy Hải.

Hạm đội Đông Hải có khu vực hoạt động từ thành phố cảng Liên Vân đến huyện Đông Sơn, điểm cực nam của tỉnh Phúc Kiến, giáp giới với Quân khu Nam Kinh, kéo sang phía đông, bao gồm biển Hoa Đông. Hạm đội Đông Hải có 7 khu vực phòng thủ bờ biển, có Bộ Tư lệnh tại Ninh Ba và các căn cứ ở Thượng Hải, Hàng Châu, Ôn Châu, Phúc Châu, Hạ Môn.


http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội Đông Hải tập trận

Còn khu vực hoạt động của Hạm đội Nam Hải được tính từ huyện Đông Sơn – Phúc Kiến đến biên giới Trung-Việt, bao gồm các tỉnh, thành phố duyên hải Trung Quốc, Đặc khu Hành chính Hồng Kông, biển Đông, eo biển Đài Loan, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Philippinese và kéo ra ngoài biển.

Chiến lược chủ yếu

Chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu giai đoạn một của Kế hoạch hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc là tạo điều kiện giữ vững tăng cường sức chiến đấu một cách ổn định, xây dựng được cụm chiến đấu tàu chiến có mô hình tác chiến tốt, hoạt động có hiệu quả trong phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, gồm đảo Ryukyu, quần đảo Philippinese, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông.

Mục tiêu giai đoạn hai của Kế hoạch này là, đến năm 2016, tăng cường mạnh mẽ sức chiến đấu cho Hải quân Trung Quốc, có thể tiến hành hoạt động hiệu quả ở phạm vi chuỗi đảo thứ hai, hoạt động tự do ở quần đảo Kuril, đảo Okinawa, quần đảo Mariana, quần đảo Caroline, New Guinea, biển Nhật Bản, biển Philippinese và quần đảo Indonesia.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Thẩm Dương 051C số hiệu 115 của Hạm đội Bắc Hải


Về lý luận, Hải quân Trung Quốc coi chuỗi đảo thứ nhất, chuỗi đảo thứ hai là khu vực địa lý cơ bản của phòng tuyến trên biển Trung Quốc. Trên cơ sở phân tích chi tiết các chiến dịch quân sự của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là chiến tranh Iraq và Nam Tư, các nhà lý luận quân sự Trung Quốc đã đưa ra các nguyên tắc chỉ đạo chiến lược quân sự quốc gia giai đoạn mới, trong đó một nội dung chủ yếu là chủ động phòng ngự.

Dựa trên chiến lược phòng ngự chủ động trên biển tương ứng, Hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ chủ yếu là chống lại sự xâm lược biển gần từ đại dương, bảo đảm phòng không duyên hải và phòng ngự chống đổ bộ, ngăn chặn đối phương chiếm ưu thế chủ đạo ở khu vực duyên hải Trung Quốc, thiết thực bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển;

tạo điều kiện an ninh để bảo vệ các hoạt động trên biển cũng như các hoạt động khác của Trung Quốc ở lãnh hải, khu kinh tế, thềm lục địa và khu vực biển xa; tạo điều kiện tốt cho các quân chủng khác hoạt động ở hướng duyên hải; bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển quan trọng; bảo đảm an ninh trên biển cho các tàu thuyền và cơ sở dân sự của Trung Quốc.

Lực lượng hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc cần tiến hành ngăn chặn hạt nhân tin cậy, đề phòng xâm lược hạt nhân và chiến tranh quy mô lớn có sử dụng vũ khí thông thường, bao gồm vũ khí chính xác cao có hiệu quả tác chiến tương đương vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

Nguyên tắc chỉ đạo chiến lược phòng ngự chủ động của Hải quân Trung Quốc còn yêu cầu phối hợp hiệu quả và tiến hành các hành động trên biển, quy định các loại hình tác chiến tiến công và phòng ngự, chủ yếu là tổ chức phong toả trên biển và chiếm đoạt đảo, tiến hành nhảy dù và tác chiến đổ bộ, phá hoại tuyến đường giao thông trên biển, tiến hành tấn công các mục tiêu của đối phương trên biển, tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến của đối phương, bảo vệ các căn cứ cảng biển đóng quân, tiến hành tác chiến phòng không và chống đổ bộ, bảo đảm an toàn hàng hải.

Nhiệm vụ chính trị ở nước ngoài

Các chuyên gia Nga cho rằng, cùng với sự phát triển của lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển và việc triển khai tuần tra chiến đấu thông thường của tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược của Trung Quốc, bảo đảm cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược tác chiến ổn định ở khu vực triển khai, hoàn thành thuận lợi phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm - một trong những chức năng chính của Hải quân Trung Quốc.

Với việc tăng cường uy tín và ảnh hưởng trên biển của Trung Quốc và tiếng nói của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cũng như các tổ chức quốc tế khác tăng lên, Hải quân Trung Quốc đã bổ sung thêm nhiệm vụ hỗ trợ Liên Hợp Quốc tiến hành các hoạt động gìn giữ hoà bình, gây sức ép cho các bên xung đột thực hiện hoà bình.


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc


Nhiệm vụ này đã được ghi nhận trong các thoả thuận quốc tế song phương hoặc đa phương. Thông qua phương thức tổ chức tập trận chung trên biển với nước khác, Hải quân Trung Quốc thực hiện chức năng quốc tế này, bao gồm tập trận cứu trợ trên biển, sơ tán các thuyền viên gặp nạn, ứng phó với sự cố kỹ thuật, vận chuyển vật tư nhân đạo và trang bị hạng nặng, giúp tái thiết các công trình và nhà ở khu vực thiên tai. Tiến hành hợp tác tấn công cướp biển hay độc lập tiến hành hộ tống cũng có tác dụng quan trọng.

Với việc sức mạnh tổng thể và vị thế cường quốc thứ hai thế giới của Trung Quốc được nâng lên, Hải quân Trung Quốc còn đảm đương nhiệm vụ phô trương sức mạnh của Trung Quốc với bên ngoài, qua đó bảo đảm cho Trung Quốc hiện diện quân sự ở các đại dương trên thế giới (có ý nghĩa quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Trung Quốc), tập trung thông qua các hoạt động có tính chất phi quân sự để tuyên truyền phương châm chính trị của Trung Quốc, gây ảnh hưởng lên các nước khác.

Đặc điểm có tính chất quân sự rõ ràng chủ yếu là tập trận, huấn luyện và tiến hành các chuyến thăm, trong đó bao hàm nhân tố sử dụng hoặc răn đe sử dụng vũ lực nhằm tác động đến một quốc gia hay nhóm quốc gia nào đó, buộc đối phương phải nhượng bộ. Hơn nữa trong tương lai không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang phát triển tàu sân bay


Theo các chuyên gia Nga, để loại bỏ tính chất can dự của khái niệm “điều động binh lực”, các nhà hoạt động quân sự Trung Quốc thường nhấn mạnh, hành động này không nhằm để bảo đảm sự hiện diện quân sự lâu dài ở nước ngoài, mà nhằm có được khả năng điều động binh lực tới các khu vực đặc biệt.

Báo cáo về sức mạnh quân sự Trung Quốc hàng năm của Mỹ cho rằng, cấp cao Trung Quốc từng nhấn mạnh, khả năng điều động binh lực là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sức mạnh quân sự và sức mạnh tổng hợp quốc gia. Theo đó, cần sử dụng các biện pháp có thể, nhanh chóng nâng cao khả năng tiến hành cơ động nhanh chóng lực lượng và vũ khí của quân đội ở tất cả các hướng lục, hải, không quân.

Những năm gần đây, Trung Quốc và các nước Đông Á, Đông Nam Á khác xảy ra xung đột ngày càng kịch liệt trong tranh chấp chủ quyền biển đảo và khai thác tài nguyên ở thềm lục địa. Các nước này không chỉ được Mỹ ủng hộ, mà còn được Mỹ cam kết bảo vệ quân sự, khiến cho Trung Quốc phải thận trọng hơn khi quy hoạch khu vực phòng thủ của các hạm đội;

căn cứ vào tình hình khách quan như sự thay đổi của tình hình thế giới và khu vực về quân sự, chính trị và kinh tế, sự xuất hiện của vũ khí mới, sự tăng cường sức chiến đấu của vũ khí trang bị hải quân và phương thức sử dụng mới, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh tương ứng một cách thích hợp.

Vịnh Bột Hải, Hoàng Hải và eo biển Đài Loan

Các chuyên gia Nga cho rằng, vịnh Bột Hải có vị trí địa lý, hình dáng đặc biệt, đã trở thành khu vực phòng thủ trên biển rất tốt, không những khiến cho các tàu nổi và tàu ngầm của đối phương khó tiếp cận được, hơn nữa còn là khu vực phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm khá lý tưởng.

Đồng thời, tàu chiến Trung Quốc có thể tự do ra vào biển Hoàng Hải, hỗ trợ cho Hạm đội Bắc Hải có thể kiểm soát hiệu quả Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Hải quân Hàn Quốc và các hoạt động của tàu chiến Mỹ (triển khai ở các căn cứ tại Nhật Bản) ở biển Hoàng Hải.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược 094


Do Mỹ-Nhật triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến, cộng với khả năng tham gia của Hàn Quốc, một nhiệm vụ rất quan trọng khác của Hạm đội Nam Hải là ngăn chặn tàu chiến của các nước này tiến vào khu vực có thể đánh chặn được tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm xa của Trung Quốc.

Các chuyên gia Nga cho biết, vấn đề Đài Loan vẫn là vấn đề mà Trung Quốc rất lo ngại và tiếp tục quan tâm, mặc dù những năm gần đây, bầu không khí căng thẳng hai bờ đã giảm xuống rõ rệt. Mặt khác, chính phủ Tổng thống Obama tuyên bố chuẩn bị bán cho Đài Loan vũ khí trị giá lên tới gần 6 tỷ USD, bao gồm UH-60, hệ thống tên lửa phòng không Patriot-3, tên lửa chống hạm Harpoon.

Để ủng hộ Đài Loan xây dựng hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính, tình báo và trinh sát tự động hoá, Mỹ còn cung cấp cho Đài Loan hệ thống xử lý thông tin đa năng phức tạp nhất về công nghệ. Ngoài ra, Mỹ còn chuyển nhượng không hoàn lại cho Hải quân Đài Loan tàu quét mìn hiện đại.

Điều làm cho Trung Quốc bất an hơn là, Đài Loan còn gia nhập hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực tác chiến của Mỹ-Nhật.

Trung Quốc đã đưa ra một loạt biện pháp ứng phó, ngăn chặn các thế lực bên ngoài can thiệp, chỉ rõ cần toàn lực ngăn chặn Mỹ cuốn vào xung đột eo biển Đài Loan trong bất cứ tình huống nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đã phát triển thành công máy bay chiến đấu J-15 trang bị cho tàu sân bay


Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, để ứng phó với mối đe doạ Mỹ can thiệp vấn đề Eo biển Đài Loan, cần phải tiếp tục ra sức tăng cường sức mạnh hải quân, đặc biệt là mở rộng phạm vi đáp trả, bảo đảm có được khả năng tiêu diệt cụm chiến đấu tàu chiến đối phương khi tiếp cận khu vực tác chiến Tây Thái Bình Dương, đồng thời tích cực xây dựng cụm chiến đấu tàu chiến duyên hải của Trung Quốc.

Trung Quốc sử dụng “lực lượng chống can dự” chủ yếu nhằm ngăn chặn thế lực bên ngoài can thiệp xung đột eo biển Đài Loan, được sử dụng các loại lực lượng, vũ khí để tiến hành các hoạt động phong toả, bảo đảm đoạt được quyền kiểm soát khu vực eo biển Đài Loan, ngăn chặn cụm chiến đấu tàu chiến Mỹ tiến vào khu vực chiến đấu theo giả thiết hoặc thực tế.

Để hoàn thành nhiệm vụ chống can dự, Trung Quốc có kế hoạch sử dụng toàn diện các lực lượng, vũ khí trang bị, sử dụng các thủ đoạn như trên không, mặt biển, dưới biển, phòng không, hệ thống thông tin chỉ huy, tác chiến điện tử và tác chiến thông tin, xây dựng và hoàn thiện sách lược vận dụng linh hoạt các lực lượng và vũ khí trang bị, cuối cùng hình thành hệ thống tác chiến đa tầng độc lập với nhau, bảo đảm cho khu vực hoạt động có hiệu quả của Trung Quốc bao trùm Tây Thái Bình Dương - vùng biển nước sâu trên 1.500 km.

Giáo sư Đại học Quốc phòng Mỹ Bernard Coward cho rằng, trong 10 năm tới, cùng với Không quân, Hải quân Trung Quốc vẫn sẽ là công cụ chủ yếu tác động đến nhà cầm quyền Đài Loan.


http://nghiadx.blogspot.com
Tập trận phóng thẳng tên lửa


Nếu Trung Quốc có thể triển khai thuận lợi tuần tra và phong toả cho dù chỉ có hơn 10 tàu ngầm hạt nhân đa năng, duy trì trong vòng 1 tháng, Đài Bắc chắc chắn sẽ đưa ra quyết định tốt nhất là đàm phán với Bắc Kinh, chứ không triển khai các hoạt động chiến đấu quy mô lớn.

Nhưng các nhà lý luận quân sự TQ hoàn toàn không loại trừ khả năng thu hồi Đài Loan bằng vũ lực, đồng thời tính đến phương án hành động tác chiến liên hợp giữa các quân chủng, bảo đảm toàn diện tiến hành đổ bộ liên hợp hải, không quân ở ven bờ Đài Loan.

Trong các chiến dịch đổ bộ bờ biển, Hải quân sẽ đóng vai trò mang tính quyết định, Lục quân, Không quân và Lực lượng Nhảy dù Bộ binh Trung Quốc cũng sẽ tham gia. Hải quân cần bảo đảm các trang bị đổ bộ trên biển, hộ tống lực lượng đổ bộ đến khu vực đổ bộ, chiếm lấy trận địa trên bờ biển, đồng thời tạo điều kiện có lợi cho Lực lượng đổ bộ của Hải quân,

Lực lượng Nhảy dù Bộ binh của Không quân đổ bộ ở ven bờ Đài Loan, yểm trợ cho lực lượng đổ bộ phòng bị sự tấn công từ trên biển và trên không của đối phương, bảo đảm an ninh trên biển và trên không cho khu vực xuất phát, vùng biển vượt qua và khu vực đổ bộ, chế áp lực lượng phòng ngự chống đổ bộ của đối phương, triển khai các hành động chống tàu ngầm, quét mìn, ủng hộ và bảo đảm cho đổ bộ chiếm đóng bờ biển, đồng thời tích cực cấp cứu và sơ tán thương binh.

Biển Hoa Đông - cửa ngõ trên biển

Các chuyên gia Nga cho rằng, mục tiêu chủ yếu của chiến lược xây dựng hiện đại hoá và phát triển lâu dài của Hải quân Trung Quốc là tăng cường sức chiến đấu cho các lực lượng, nâng cao và hoàn thiện trình độ xây dựng các lực lượng có chất lượng, bảo đảm ngăn chặn Mỹ can thiệp vào tình hình khó dự đoán ở eo biển Đài Loan.

Trong đó, nhiệm vụ quan trọng và thực tế hơn là ngăn chặn quân đội Mỹ điều động lực lượng tới khu vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với lợi ích cốt lõi của Trung Quốc, chủ yếu là biển Hoa Đông, đặc biệt là eo biển Đài Loan và vùng biển xung quanh.


http://nghiadx.blogspot.com
Hộ tống trên đại dương


Chuyên gia Nga cho rằng, biển Hoa Đông luôn được coi là cửa ngõ trên biển của Trung Quốc, hiện biển Hoa Đông cũng được Trung Quốc gọi là khu vực quan trọng nhất, có ý nghĩa chiến lược mang tính nguyên tắc đối với việc bảo đảm an ninh quân sự quốc gia.

Biển Hoa Đông hội tụ nhiều tuyến đường giao thông trên biển quan trọng, có tài nguyên hải sản và nghề cá phong phú, khu vực thềm lục địa còn có trữ lượng dầu khí và kim loại hiếm phong phú.

Tại khu vực này, Trung-Nhật luôn có xung đột gay gắt trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư. Mùa hè năm 2010, tàu chiến của Cục Bảm đảm An ninh Biển Nhật Bản đã dùng vũ lực bắt giữ tàu cá và thuyền viên của Trung Quốc, khiến cho quan hệ hai nước tụt dốc nhanh chóng. Tàu chiến hai nước thường xuyên đối mặt và không nhượng bộ lẫn nhau tại khu vực này.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân lục chiến tập trận đột kích trên biển


Quy mô hiện diện của tàu chiến TQ ở biển Hoa Đông, gần đảo Điếu Ngư lớn hơn một chút so với Nhật Bản, hơn nữa tàu chiến Trung Quốc hầu như thường trú ở đó.

Để xác lập đặc quyền của mình ở khu vực thềm lục địa biển Hoa Đông, gần đây Trung Quốc tích cực khảo sát và nghiên cứu tình hình đáy biển Hoa Đông, phía chính quyền giải thích là hoạt động này nhằm thăm dò dầu khí, nhưng trên thực tế còn có thể là đang xây dựng sơ đồ chi tiết về sự thay đổi độ sâu đáy biển và thềm lục địa đáy biển. Điều này rất quan trọng trong bảo đảm cho hoạt động của tàu ngầm Trung Quốc.

Chuyên gia Nga cho rằng, đầu năm 2010, 10 tàu chiến Hải quân Trung Quốc (gồm tàu khu trục trang bị tên lửa) đã đi vào khu vực đảo cực nam của Nhật Bản về phía tây, máy bay trực thăng tuần tra của Trung Quốc 2 lần bay sát trên không gần tàu khu trục Nhật Bản.

Một khi Trung-Nhật bùng phát xung đột, và lại không thể nhanh chóng hoà giải, Mỹ có thể can thiệp. Trong tình hình đó, sự phát triển của tình hình sẽ rất nguy hiểm, quy mô chiến tranh khu vực có thể sẽ mở rộng. Trên thực tế, đằng sau tranh chấp trong vấn đề chủ quyền đảo Điếu Ngư, đã phát hiện 4 mỏ dầu khí lớn ở khu vực thềm lục địa của hòn đảo này.


http://nghiadx.blogspot.com
Thường xuyên tập trận đổ bộ


Các chuyên gia nhận định, trữ lượng dầu khí của nó có thể sẽ đóng vai trò tương đối quan trọng đối với cung ứng năng lượng cho Trung Quốc hoặc Nhật Bản trong thời gian khá dài. Mặc dù năm 2006, Trung-Nhật từng đạt được thoả thuận gác lại tranh chấp, cùng khai thác các hòn đảo tranh chấp, nhưng xung đột nghiêm trọng giữa hai bên đến nay vẫn chưa chấm dứt.

Biển Đông và eo biển Malacca

Các chuyên gia Nga cho rằng, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguyên liệu của nước ngoài, đặc biệt là năng lượng, thiết bị công nghệ cao và linh kiện có liên quan.

Tuyến đường giao thông trên biển chủ yếu để đưa dầu mỏ nhập khẩu từ vịnh Péc-xích về Trung Quốc, phải chạy qua Eo biển Malacca và biển Đông, đây cũng là tuyến đường quan trọng chiến lược để hàng hoá Trung Quốc đi ra thị trường thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Lan Châu và Côn Lôn Sơn hoạt động trên Ấn Độ Dương


Vì vậy, hai khu vực này có ý nghĩa rất quan trọng đối với Trung Quốc. Nếu phong toả eo biển Malacca có thể phá hoại tự do thương mại của tuyến đường giao thông ở biển Đông, chắc chắn khiến cho kinh tế Trung Quốc rơi vào khó khăn, cuối cùng đe doạ đến sự ổn định của Trung Quốc.

Trung Quốc cho rằng, Mỹ luôn tìm cách ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy hoà bình. Để bảo đảm hệ thống căn cứ cảng trong khu vực hoạt động ngày càng mở rộng của cụm chiến đấu Hải quân Trung Quốc, Trung Quốc không chỉ tích cực tiến hành xây dựng hiện đại hoá các căn cứ hải quân hiện có, mà còn đang xây dựng các căn cứ mới và căn cứ tiền duyên.

Hiện nay, căn cứ lớn nhất của Hải quân Trung Quốc được xây dựng ở vịnh Á Long, khu vực lân cận Tam Á, tỉnh Hải Nam. Ở đây bảo vệ nghiêm ngặt, có thể đồng thời neo đậu một số tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa chiến lược và tàu ngầm hạt nhân đa năng, cũng như các tàu nổi cỡ lớn như tàu sân bay.

Các công trình ngầm của căn cứ đầy đủ, có thể bảo đảm cho tàu ngầm đa năng phóng ra biển qua 3 đường hầm, bảo vệ tuyến đường giao thông trên biển rất quan trọng. Công trình này không chỉ có thể bảo đảm khả năng sinh tồn và tính ổn định trong chiến đấu khá cao của tàu ngầm Trung Quốc, hơn nữa còn có thể bí mật triển khai cụm tấn công tàu ngầm, răn đe đối phương tại khu vực chiến lược quan trọng nhất, đặc biệt là biển Đông.

Các chuyên gia Nga cho rằng, gần đây Trung Quốc còn coi trọng vấn đề xây dựng căn cứ neo đậu của hải quân ở ven bờ Ấn Độ Dương. Để củng cố vị thế của mình ở Ấn Độ Dương, Trung Quốc đã ký thoả thuận với Sri Lanka cung cấp viện trợ kinh tế xây dựng khu cảng biển Hambantota, tích cực viện trợ xây dựng cảng biển container và hạ tầng cơ sở tương ứng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hạm đối không SA-N-6 trang bị cho tàu chiến 051C


Động thái tham gia xây dựng cảng nước sâu Gwadar – Pakistan của Trung Quốc đã thu hút sự chú ý đặc biệt của Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ. Cảng biển này có vị trí chiến lược rất quan trọng, cách biên giới Pakistan và Iran chỉ 70 km, cách eo biển Hormuz 400 km, là nơi tuyến đường biển xuất khẩu dầu mỏ của các nước vùng Vịnh phải đi qua.

Hải quân Trung Quốc nếu đóng quân tại cảng biển này, sẽ bảo đảm an toàn cho tuyến đường biển nhập khẩu dầu mỏ của mình, đồng thời kiểm soát tuyến đường biển cung ứng dầu khí của các nước Đông Nam Á, hơn nữa phần nào còn có thể hạn chế tự do hoạt động của Hải quân Mỹ.


Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

>> Công trình bí hiểm của Trung Quốc tại Tân Cương



Các công trình kiến trúc khổng lồ, không rõ cấu trúc vừa được phát hiện trên hệ thống vệ tinh tại khu vực sa mạc Gobi cằn cỗi, dấy lên các câu hỏi về việc Trung Quốc xây dựng nên công trình này phục vụ cho mục đích quân sự, không gian và chương trình hạt nhân.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong hai bức hình có thể thấy trên Google Earth, có thể thấy các hình chữ nhật có phát sáng dài gần 2km, trong đó là các đường sáng màu giao nhau.


http://nghiadx.blogspot.com
Bức hình khác lại thấy các vòng tròn đồng tâm tỏa ra trên mặt đất, với ba máy bay phản lực đỗ ở trung tâm.


http://nghiadx.blogspot.com


Trong một bức hình chụp từ năm 2007, một lượng lớn các khối màu cam được sắp xếp trong một hình tròn. Tuy nhiên, trong những bức hình gần đây, những khối màu cam này - mỗi bên của một chiếc container chở hàng dường như được đặt cách xa chỗ cũ chừng 5km .

Một bức hình khác lại thấy các một dãy các khối vuông kim loại rải đều có vẻ như là gạch hoặc đất vụn từ việc thăm dò, trong khi bức hình khác lại cho thấy một mạng lưới phức tạp trải dài trên gần 30km.

Tất cả các khu vực này đều nằm trên các biên giới của tỉnh Cam Túc và Tân Cương, có một số khu cách thành phố Tửu Tuyền khoảng 160 km - trung tâm đầu não của chương trình không gian của Trung Quốc và là nơi đặt các bệ phóng.

Các hình chữ nhật chằng chịt có thể thấy trên bản đồ này trên thực tế nằm cách đường cái gần nhất khoảng 112km và không hề có dấu hiệu của các hoạt động xung quanh đó. Tuy nhiên, căn cứ không quân quốc phòng Ding Xin là nơi Trung Quốc thực hiện các chương trình thử nghiệm chiến đấu cơ bí mật thì lại tương đối gần khu vực bí hiểm trên. Khoảng cách này chừng 640km .

Cách đó 640 km nhưng theo một hướng khác là Lop Nur có các hồ nước mặn. Tại đây Trung Quốc đã thử nghiệm 45 quả bom hạt nhân từ giữa năm 1967 đến 1995.

http://nghiadx.blogspot.com

Hình chụp từ Google Earth

Không ai rõ mục đích của các công trình này, nhưng một số chuyên gia cho rằng đó có thể là các khu vực thử nghiệm quang học cho các tên lửa Trung Quốc, với các mô hình giả làm các mạng lưới đường xá của thành phố.
Tim Ripley là chuyên gia quốc phòng của Tuần báo Quốc phòng Jane đã so sánh các công trình này với mạng lưới tương tự tại Khu vực 51 - một cơ sở thử nghiệm quân sự bí mật của Mỹ tại Nevada. "Bức hình có các vòng tròn đồng tâm này rất giống khu vực thử nghiệm tên lửa với mục tiêu và các trang thiết bị được lắp đặt để ghi lại tác động của vũ khí. Mỹ có rất nhiều những thứ tương tự thế này tại Nevada - Khu vực 51".

Những người hoài nghi tin rằng Khu vực 51 là nơi vẫn còn lưu giữ con tàu ngoài vũ trụ tìm thấy tại Roswell, do đó, có ý kiến đưa ra giả thuyết tương tự về các khu vực này tại Trung Quốc.

Trên trang web Baidu, một người bình luận: "Trông nó giống hệt như một Khu vực 51 của riêng chúng ta vậy". Người khác lại hỏi: "Đó có phải là căn cứ ngoài hành tinh?". "Trông nó có vẻ giống như các thiết bị năng lượng mặt trời, với đường dành cho người đi bộ bên cạnh" - một người khác phán đoán.


http://nghiadx.blogspot.com

Trong bức hình này, Google Maps cho thấy một tổ hợp khối vuông, có vẻ như các hố vuông hoặc các khối kim loại với các đống đổ nát xung quanh.

http://nghiadx.blogspot.com

Có vẻ như tâm của các đường tròn này là mục tiêu.


http://nghiadx.blogspot.com

Hàng ngàn đường thẳng giao nhau trong một mạng lưới khổng lồ, dài khoảng 29 km

http://nghiadx.blogspot.com
Bức hình phóng to từ một mạng lưới khổng lồ.


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com




Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

>> Trung Quốc gọi, Đài Loan trả lời như thế nào?



Đài Loan đã bác đề xuất cùng tổ chức sự kiện 100 năm ngày kết thúc chế độ phong kiến Trung Quốc đồng thời bác lời kêu gọi thống nhất của CT Hồ Cẩm Đào.


Hôm nay, tờ Thời báo New York đưa tin, đáp lại lời kêu gọi thống nhất của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhân lễ kỷ niệm 100 năm ngày Cách mạng Tân Hợi, người đứng đầu đảo Đài Loan Mã Anh Cửu đã có những phản ứng chính thức đầu tiên.

Theo đó, trong lễ kỷ niệm 100 năm ngày kết thúc chế độ phong kiến của mình ở Đài Bắc, ông Mã Anh Cửu đã nói, Trung Quốc cần tôn trọng lịch sử và nền độc lập của hòn đảo này.


http://nghiadx.blogspot.com
Theo Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, đạt được nền thống nhất trong hòa bình là lợi ích căn bản của tất cả người dân Trung Quốc và đồng bào Đài Loan


Cả Đài Loan và Trung Quốc đều tiến hành kỷ niệm ngày 10/10 hàng năm là ngày đánh dấu sự chấm dứt 2000 năm phong kiến sau khi nhà Thanh sụp đổ, và cả hai đều muốn nhân sự kiện này mở ra những cơ hội đối thoại mới.

Nhưng giới chức Đài Loan đã bác đề xuất cùng tổ chức sự kiện này với Trung Quốc đại lục bởi lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ nhân cơ hội này sẽ tăng cường tuyên truyền về chính sách “một Trung Quốc”.

Đêm qua, trước thời điểm diễn ra lễ kỷ niệm năm nay, trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đảo đã kêu gọi hai bên hãy gác lại lịch sử, cùng nhau kiến tạo một nền thống nhất hòa bình. Tuy nhiên, từ trước tới giờ, người Đài Loan vẫn luôn cảnh giác với lời kêu gọi này của Trung Quốc bởi lo rằng hòn đảo này sẽ không còn được độc lập nữa.

Tại buổi lễ diễn ra trước tòa nhà văn phòng của mình, ông Mã Anh Cửu đã thẳng thắn bác bỏ lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và rằng Trung Quốc cần tôn trọng Đài Loan.

Bài phát biểu ngắn của ông này được theo sau bằng một cuộc trình diễn sức mạnh quân sự với phi cơ bay lượn trên bầu trời, xe tăng và dàn xe chở tên lửa diễu binh. Những phi công trong trang phục đỏ đã nhảy dù biểu diễn ngay trước quảng trường.

Trung Quốc luôn coi Đài Loan là một hòn đảo đang chờ được thống nhất và có thể tiến hành điều này bằng một cuộc sức mạnh nếu cần. Theo sáng kiến của ông Mã Anh Cửu, hai bên đã có những bước tiến rất lớn xích lại gần nhau trên lĩnh vực kinh tế, nhưng vẫn từ chối các đối thoại chính trị nhằm giải quyết tương lai của hòn đảo này.

Trong bài phát biểu của mình, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã nói, “đạt được một sự thống nhất trong hòa bình là lợi ích căn bản của tất cả người dân Trung Quốc, bao gồm cả đồng bào Đài Loan của chúng ta”.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

>> Tướng Mỹ 'hoan nghênh' TQ cấp vũ khí cho châu Phi



Trong khi quan chức Mỹ và phương Tây lo ngại việc Trung Quốc cung cấp vũ khí cho các nước “bất hảo” tại châu Phi, tướng Carter Ham lại cho rằng nên như vậy.


Thực tế, châu Phi là khu vực có thể cảm nhận rõ nhất sự cắt giảm viện trợ quân sự nước ngoài. Đây cũng là nơi tập trung 7 trong số 10 “nước thất bại” hàng đầu trên thế giới, gồm Somalia, Chad, Sudan, Zimbabwe, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cộng hòa Trung Phi và Guinea. Mỹ coi những nước này là "nơi trú ẩn an toàn" cho các nhóm cực đoan và cướp biển.

Tuy nhiên, khi Mỹ giảm bớt vai trò “cảnh sát toàn cầu” thì mọi người nghĩ rằng Trung Quốc sẽ lấp đầy khoảng trống đó, ít ra là ở châu Phi, Tướng Carter Ham, Tư lệnh của Mỹ ở châu Phi bày tỏ. “Giống như Mỹ và nhiều nước khác, rõ ràng Trung Quốc đang cung cấp trang thiết bị cho quân đội các nước châu Phi", ông này nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Việc Trung Quốc bán vũ khí cho châu Phi có thể giúp Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố.


Quân đội Mỹ “hoan nghênh” Trung Quốc thúc đẩy vai trò là nước cung cấp vũ khí cho châu Phi bởi nó sẽ giúp sức cho các nỗ lực chống khủng bố.

"Như việc Trung Quốc cung cấp tàu hải giám cho lực lượng an ninh của Congo “rất hữu ích". Đây là điều Congo cần nhưng quân đội Mỹ lại không thể đáp ứng được", Tướng Ham chia sẻ.

Những quan ngại trước sự mở rộng ảnh hưởng của ba nhóm cực đoan tại châu Phi, gồm al-Qaeda ở vùng Maghreb Hồi giáo (AQIM), Boko Harem và Al-Shabab, đang gia tăng áp lực lên Mỹ và các đồng minh khu vực trong việc đối phó với hoạt động tuyển quân và thiết lập căn cứ đào tạo trên toàn châu Phi của các tổ chức này.

Tướng Ham cho rằng trong bối cảnh nguồn lực của Mỹ suy giảm thì sự tham gia của Trung Quốc đáng được khuyến khích. "Tôi không coi đó là sự đua tranh quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc."

Nhiều nước châu Phi đang dùng máy bay Trung Quốc và tuần tra vùng duyên hải bằng tàu của Trung Quốc. Không nên xem đây là cuộc chạy đua vũ trang mà nên nhìn nhận là "các nước châu Phi quyết định lựa chọn một cách phù hợp nhất nguồn cung cấp quân nhu, trang thiết bị mà họ cần".

"Là một người Mỹ, tôi thích họ chỉ dùng đồ của Mỹ? Chắc chắn điều đó giúp Mỹ can dự vào khu vực này dễ dàng hơn. Nhưng châu Phi sẽ có quyết định tốt nhất cho mình“.

Trong lúc lực lượng không quân NATO vẫn đang ráo riết truy tìm Gaddafi, các quan chức của Bộ chỉ huy quân đội Mỹ ở châu Phi (AFRICOM) lo ngại kho vũ khí mà chính quyền Gaddafi bỏ lại sẽ rơi vào tay các nhóm khủng bố.

Mối quan tâm lớn nhất là kho vũ khí tên lửa vác vai của chính quyền Gaddafi. Bộ Ngoại giao Mỹ, AFRICOM và các đồng minh khu vực đang hợp tác để ngăn chặn các hệ thống phòng không di động này rơi vào tay bọn khủng bố.

Một mối quan tâm khác là số vũ khí thông thường và vật liệu nổ (có thể được sử dụng để chế tạo bom). Theo ông Ham, "nếu không được kiểm soát, số vũ khí này sẽ rơi vào tay của AQIM, Boko Harem và Al-Shabab." Cuối cùng, các hóa chất cũng cần được lưu ý vì có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí hóa học.

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

>> Trung Quốc đưa hệ thống HQ-16 vào sử dụng



Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) lần đầu thừa nhận hệ thống tên lửa phòng không tầm trung trên bộ mới của nước này đã sẵn sàng hoạt động.


Hệ thống mới có tên gọi là Hongqi-16 (Hồng kỳ - 16) sẽ chuyển giao cho Đại quân khu Thẩm Dương, nhằm nâng cao đáng kể khả năng phòng không của Trung Quốc.

Trang mạng chính thức của PLA đưa tin, trong cuộc tập trận gần đây 2 đạn tên lửa HQ-16 đã được phóng đi và tiêu diệt thành công mục tiêu trên không.

“HQ-16 ngoài khả năng tiêu diệt mục tiêu tầm cao thì còn có thể đánh chặn mục tiêu bay thấp ở khoảng cách 40km. HQ-16 sẽ lấp đầy khoảng trống giữa hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn HQ-7 và tầm xa HQ-9, “ Lan Vân – Biên tập viên Tạp chí Modern Ships nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Xe mang ống phóng tên lửa đối không tầm trung HQ-16.


Trong cuộc tấn công đường không hiện đại, đối phương thường huy động số lượng lớn tên lửa hành trình đối đất tầm xa đánh phủ đầu. “Chúng thường bay dưới 50m so với mặt đất để tránh radar cảnh báo sớm và nỗ lực đánh chặn,” Lan Vân nói. Hệ thống tên lửa tầm trung HQ-12 hiện tại chỉ có thể đánh chặn mục tiêu bay cách mặt đất 300m. Vì vậy, với sự xuất hiện của HQ-16 nó sẽ khắc phục được điểm yếu đó.

Trước đó, Hải quân Trung Quốc đã đưa vào sử dụng biến thể trên biển của HQ-16 lắp trên khu trục hạm Type-054A, nhằm đánh chặn tên lửa đối hạm bay thấp hơn 10m so với mặt nước biển.

HQ-16 được cho là là sản phẩm sao chép hệ thống tên lửa phòng không tầm trung Buk của Nga.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

>> Trung Quốc bố trí hơn 1.000 tên lửa ở duyên hải đông nam



Để đối phó với Mỹ trong khu vực, TQ đã triển khai vô số tên lửa đạn đạo, hệ thống tên lửa tầm xa... ở duyên hải đông nam nước này.


Ngày 14/9, mạng “Heritage Foundation” Mỹ đưa tin, trong báo cáo “Sự phát triển Quân sự và An ninh của Trung Quốc” do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố gần đây đã trình bày chi tiết sự phát triển mới của tình hình an ninh Trung Quốc, bao gồm cả quân đội Trung Quốc (PLA).

Bài báo cho biết, khả năng của PLA không ngừng được tăng cường, đồng thời trình bày chi tiết sự phát triển của các binh chủng.

Theo bài báo, lực lượng Pháo binh số 2 (hay còn gọi là lực lượng tên lửa chiến lược, phụ trách lực lượng tên lửa và lực lượng hạt nhân) của Trung Quốc đang triển khai nhiều loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Phù hiệu đeo tay của Lực lượng Pháo binh 2 PLA


Báo cáo cho biết, Trung Quốc đã triển khai ở duyên hải đông nam từ 1.000 – 1.200 quả tên lửa đạn đạo; đồng thời còn triển khai hệ thống tên lửa tầm xa và tên lửa đạn đạo chống hạm có thể tấn công khu vực Tây Thái Bình Dương, nhằm ngăn chặn Mỹ can dự khu vực này; ngoài ra, còn bố trí tên lửa đạn đạo xuyên lục địa.

Báo Mỹ cho biết, trong thời gian cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates thăm Trung Quốc, không quân Trung Quốc đã cho bay thử máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ mới J-20, loại máy bay, theo Gates, Trung Quốc phải mất ít nhất 10 năm mới có thể nghiên cứu chế tạo thành máy bay chiến đấu mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Đông Phong-11 (DF-11) của Pháo binh 2


Ngoài ra, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho hay, không quân Mỹ luôn tăng cường khả năng trinh sát (do thám) trên không, đồng thời còn đang sản xuất và xuất khẩu hệ thống phòng không tiên tiến.

Lực lượng mặt đất ít được chú ý cũng đang được hiện đại hóa toàn diện. Lục quân đang triển khai xe tăng mới, xe tấn công đổ bộ, pháo và hệ thống đạn tên lửa.

Báo cáo này cho biết, hiện đại hóa như vậy chủ yếu là nhằm vào Đài Loan.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chiến thuật DF-15


Theo báo Mỹ, ngoài hiện đại hóa các binh chủng, PLA còn đang tăng cường vũ khí trang bị trong vũ trụ, đã phóng các loại vệ tinh mới, đồng thời cũng đang phát triển hệ thống vũ khí chống vệ tinh và khả năng tác chiến mạng; trong đó Trung Quốc chủ yếu thu thập tin tức từ hệ thống máy tính của nước ngoài, bao gồm cả Mỹ.

Bộ Quốc phòng cho rằng, động thái này có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, như làm chậm lại thời gian phản ứng của đối phương khi chiến tranh xảy ra.

Vì vậy, sự thay đổi của quân đội Trung Quốc về lý luận, huấn luyện và tuyển dụng đã có bước phát triển mới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21 của quân đội Trung Quốc


Theo bài báo, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ đã lặp lại nhiều lần nội dung về cân bằng quân sự ở Eo biển Đài Loan.

Theo báo cáo, mặc dù quan hệ hai bờ được cải thiện, quân đội Đài Loan vẫn không thể đuổi kịp hiện đại hóa được PLA thúc đẩy một cách vững chắc. Cộng với việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan bị hạn chế (trong báo cáo không đề cập đến điểm này), Đài Loan đang tụt hậu, khó có thể theo kịp các bước phát triển quân sự của Trung Quốc.

Đương nhiên, điều này sẽ có tác động đến Mỹ. Bởi vì PLA đang tìm cách “ngăn cản, trì hoãn hoặc ngăn chặn Mỹ hoặc nhiều nước cùng tiến hành can thiệp vào xung đột Eo biển Đài Loan”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C. Trung Quốc đã được triển khai 1.000 - 1.200 ở duyên hải đông nam nước này để đối phó đối với quân đội Mỹ


Theo báo Mỹ, báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã đề cập rõ đến nội dung Trung Quốc đang phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, lực lượng tên lửa đất đối không có quy mô lớn của Trung Quốc là một lực lượng có quy mô lớn nhất thế giới, đã có khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật nhất định.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Đông Phong-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay


Báo cáo chỉ ra, Trung Quốc còn đang tiến hành nghiên cứu phát triển đánh chặn ngoài bầu khí quyển, đồng thời tháng 1/2010 đã tiến hành các thử nghiệm có liên quan.

Báo Mỹ cho biết, trong báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã đề cập đến phần giao lưu quân sự Trung-Mỹ dưới góc độ của Mỹ. Mỹ cho rằng, “quan hệ quân sự lâu dài và tin cậy lẫn nhau rất quan trọng”, và mong muốn giao lưu sẽ giúp mở rộng hợp tác quân sự song phương, loại bỏ sự hiểu nhầm, tăng cường đồng thuận.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Đông Phong-31A có thể tấn công mọi nơi của nước Mỹ


Nhưng, báo cáo đã không thể đứng dưới góc độ của Trung Quốc để nói về giao lưu quân sự Trung-Mỹ. Tất nhiên, các phần khác của báo cáo đã cố gắng tìm hiểu, nghiên cứu kỹ càng quan điểm của Trung Quốc về phát triển khả năng quân sự.

Cho dù lờ đi quan điểm của Trung Quốc, cũng không tránh được việc Trung Quốc mở rộng sức mạnh của mình ở châu Á, hoặc sự mâu thuẫn giữa Trung-Mỹ trong vấn đề phân định không phận và lãnh hải.


http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí chống vệ tinh SC-19 của Trung Quốc sử dụng công nghệ tên lửa nguyên liệu rắn KT-1


Giải thích bản báo cáo này không phải là một việc dễ dàng, nghiên cứu khả năng quân sự Trung Quốc có ảnh hưởng đối với Mỹ hoặc đồng minh khu vực của họ là một việc rất sáng suốt.

Về việc duy trì khả năng tác chiến. Có lẽ, sai lầm lớn nhất của thời đại Robert Gates đó là cho rằng Mỹ có thể không cân nhắc đến khả năng tác chiến cường độ cao của mình.

Nhìn vào hai cuộc chiến tranh của Mỹ sắp kết thúc, ta có thể hiểu được điều này. Và chính nó đã tạo ra cơ hội tuyệt vời cho quân đội Trung Quốc thu hẹp khoảng cách.


http://nghiadx.blogspot.com
Hàn Quốc mô tả tên lửa tiêu diệt vệ tinh của Trung Quốc và Mỹ


Khả năng của PLA tăng lên sẽ làm cho các quyết định của thời đại Gates bị hoài nghi, đặc biệt là quyết định tăng lớn chi phí phát triển F-35 (cho dù khả năng tương đối thiếu), đồng thời dừng dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu F-22.

Báo Mỹ cho biết, về việc duy trì đầu tư nghiên cứu phát triển, Mỹ không thể cam chịu thụt lùi khi Trung Quốc thúc đẩy hiện đại hóa vững chắc. Hoạt động nghiên cứu phát triển hiện nay sẽ quyết định Mỹ trang bị gì cho các binh chủng trong 10 năm tới.


http://nghiadx.blogspot.com
Các loại thiết bị thông tin và gây nhiễu điện tử tiên tiến của PLA


Do PLA tập trung phát triển các khả năng trong không gian, phòng thủ không gian, tác chiến mạng và hải, lục, không quân truyền thống, Mỹ cần duy trì nền tảng công nghiệp quốc phòng bằng cách tăng mua và đầu tư lớn cho nghiên cứu phát triển.

Về việc duy trì các quan hệ đồng minh và bạn bè: Lợi ích kinh tế và an ninh lâu dài của Mỹ bảo đảm rằng không có nước nào có thể chủ đạo Đông Á. Theo đó, một nội dung then chốt trong chính sách Mỹ chính là xây dựng quan hệ đồng minh và bạn bè trong khu vực.

Các nước châu Á không tin tưởng lẫn nhau đã thúc đẩy Mỹ thực hiện chính sách này. Washington phải có các biện pháp, chẳng hạn bán vũ khí cho các đối tác quan trọng như Nhật Bản, Philippinese và Đài Loan, nhằm duy trì quan hệ hữu nghị với các nước trong khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách công nghệ so với Mỹ. Đây là mô hình máy bay không người lái của Trung Quốc


Nội dung của báo cáo này đã phản ánh ý đồ của chính phủ Barack Obama sẵn sàng thách thức sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bởi vì, họ đưa ra nhiều ví dụ cho thấy hiện đại hóa quân đội Trung Quốc không có dấu hiệu giảm đi.

Trên thực tế, quân đội Trung Quốc “đã thu nhỏ khoảng cách về rất nhiều công nghệ quan trọng, một số còn đạt hoặc vượt trình độ quốc tế”.

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

>> Tên lửa TQ có thể "chạm đến" mọi nơi trên nước Mỹ



Tên lửa Đông Phong-31A (DF-31A) có tầm phóng 11.200 km đã được trang bị cho lữ đoàn mới thứ 2 của Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc, có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa Mỹ.


Ngày 12/9, mạng tạp chí “Tin tức Quốc phòng” Mỹ đăng bài viết “Trung Quốc tăng thêm một lữ đoàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa”. Bài báo cho biết, theo một báo cáo do Viện nghiên cứu chương trình 2049 ở Washington mới công bố, Trung Quốc đã tăng thêm 1 lữ đoàn cơ động đường bộ, tên lửa Đông Phong-31A trang bị cho lữ đoàn này có thể tấn công bất cứ nơi nào trên lục địa nước Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Trung Quốc có thể vươn tới toàn bộ nước Mỹ.


Mark Stokes, tác giả bản báo cáo cho biết, lữ đoàn này được đặt tại Thiệu Dương, Hồ Nam là lữ đoàn thứ hai của Lực lượng Pháo binh 2 được trang bị tên lửa DF-31A. Tầm phóng của tên lửa này là 11.200 km. Lữ đoàn đầu tiên được trang bị tên lửa DF-31A đóng quân tại Diệt Thủy, Cam Túc, năm 2001 đã có khả năng tác chiến ban đầu.

Năm 2006, một lữ đoàn của Pháo binh 2 đóng tại Nam Dương, Hà Nam bắt đầu được trang bị tên lửa Đông Phong-31. Tầm phóng của tên lửa Đông Phong-31 là 7.200 km, có thể tấn công tất cả các khu vực của châu Á, Nga và khu vực Thái Bình Dương bao gồm Alaska và Guam. Trung Quốc hiện có tổng cộng khoảng 30 quả tên lửa Đông Phong-31 và tên lửa Đông Phong-31A.


http://nghiadx.blogspot.com
DF-31A được cải tiến trên nền tảng DF-31, tính cơ động rất cao, có tầm phóng 11.200 km, có thể mang một đầu đạn hạt nhân 1 triệu tấn hoặc 3 – 5 đầu đạn hạt nhân 90.000 tấn, bán kính sai lệch là 200 – 500 m, thời gian sẵn sàng chiến đấu 10 – 15 phút.


Trước khi đưa ra báo cáo này một tuần, ngày 5/9, tại hội nghị phòng thủ tên lửa đạn đạo tổ chức ở Copenhagen, Đại diện Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách chính sách không gian và quốc phòng Frank Ross cho biết: “Việc phòng thủ tên lửa của chúng tôi hoàn toàn không có ý định đe dọa lực lượng chiến lược của Trung Quốc”.

Mỹ đang cố gắng tạo ra sự cân bằng, một mặt bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc tránh phải chịu mối đe dọa ngày càng lớn bởi tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, mặt khác lại phải tránh sự lo ngại của Trung Quốc đối với việc Mỹ thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo ở khu vực này.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-31 của quân đội Trung Quốc có thể tấn công các khu vực của châu Á.


Frank Ross nói: “Tuy nhiên, điều quan trọng là Trung Quốc cần hiểu rằng: Mỹ sẽ làm việc để đảm bảo sự ổn định của khu vực. Chúng tôi cam kết cùng Trung Quốc xây dựng quan hệ hợp tác tích cực, đồng thời phòng thủ mối đe dọa của tên lửa đạn đạo mang tính khu vực, cho dù mối đe dọa đến từ nơi đâu”.

Một nhà quan sát Mỹ có quan điểm tương đồng cho rằng: Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Lầu Năm Góc hoàn toàn không nhằm vào Trung Quốc, nhưng hệ thống phòng thủ (đánh chặn tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên hoặc Iran) rõ ràng cũng có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay.


Trung Quốc đang triển khai tên lửa đạn đạo chống hạm mới Đông Phong-21D. Được biết, nó có thể bắn chìm hoặc làm tê liệt một tàu sân bay Mỹ.

Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế. Nhưng Trung Quốc đang tập trung nghiên cứu công nghệ sử dụng nhiều đầu đạn (MIRV).


http://nghiadx.blogspot.com
Hiện nay, mỗi quả tên lửa Đông Phong-31A chỉ có thể mang theo 1 đầu đạn hạt nhân, vì vậy tính hiệu quả của tên lửa bị hạn chế.


Nhà phân tích của Công ty Phân tích Độc quyền Anh là Gary Lee cho rằng, đối với Mỹ, Trung Quốc nghiên cứu phát triển MIRV sẽ trở thành “người thay đổi trò chơi thực sự”.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang