Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: T-90C tank

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn T-90C tank. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn T-90C tank. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

>> 'Nga mua vũ khí nước ngoài vì tham nhũng' ?



Dù hệ thống vũ khí của Nga được các nước trên thế giới đánh giá rất cao, tuy nhiên Bộ Quốc phòng nước này vẫn lên kế hoạch mua vũ khí ở nước ngoài.


Những năm gần đây, Bộ Quốc phòng Nga đã chi những khoản tiền lớn để nhập khẩu mua sắm vũ khí. Trong khi đó, số tiền này có thể đầu tư phát triển cho công nghiệp quân sự hiện đại trong nước, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho các doanh nghiệp quốc phòng, tạo động lực cho việc đầu tư phát triển các hệ thống vũ khí tối tân hơn,

Đồng thời, chiến lược này có thể đẩy nền công nghiệp quốc phòng của Nga thụt lùi, Quân đội Nga phụ thuộc vào nguồn cung từ đối thủ là NATO. Nếu xảy ra chiến tranh, điều này quả là vô cùng nguy hiểm.

Những hợp đồng hớ

Hiện Hải quân Nga muốn đặt hàng hệ thống pháo hạm cho các tàu khu trục nhỏ trong nước, mua sắm hệ thống động cơ diesel, máy phát điện diesel, hệ thống thông gió và điều hòa không khí cho tàu ngầm...

Tuy nhiên, các hệ thống vũ khí mà quân đội cho là hiện đại đó đều là các mẫu lỗi thời và kém chất lượng. Đơn cử hợp đồng mua pháo hạm OTO Melara 127mm khi nhận được hàng hóa ra đây là mẫu của những năm 1968.



Chút nữa thì Bộ Quốc phòng Nga mua "hớ" tàu đổ bộ trực thăng Mistral.
Ảnh: Topwar


Hợp đồng mua máy bay không người lái của Israel cũng là mang về một thiết kế lỗi thời. Gần đây nhất, Bộ Quốc phòng Nga suýt “dính quả lừa” trong hợp đồng mua tàu đổ bộ trực thăng Mistral của Pháp.

Khi bước vào đàm phán chính thức công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport mới “té ngửa” nhận ra, công nghệ để đóng tàu Mistral cho Nga đã quá lỗi thời và tàu sẽ không được trang bị các hệ thống vũ khí và điện tử hiện đại.

Đầu năm 2011, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã ký một thỏa thuận mua một dây chuyền sản xuất xe bọc thép Iveco của Italy tại nhà máy KAMAZ. Theo kế hoạch, sẽ có khoảng 1.700 xe được sản xuất cho Bộ Nội Vụ và Bộ Quốc phòng Nga. Chiếc xe sẽ được bọc thép chế tạo theo công nghệ luyện kim Đức.

Bộ Nội Vụ Nga cũng đã lên kế hoạch mua 1.000 xe bọc thép Panhard của Pháp, một phần trong hợp đồng này sẽ sản xuất tại Nga. Thậm chí, đã có những đề xuất loại bỏ dòng súng AK huyền thoại khỏi trang bị cho quân đội Nga, thay vào đó là một loạt súng trường tấn công khác từ nước ngoài.



Xe tăng T-90 được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao.

Trong khi Nga tìm mua vũ khí từ nước ngoài thì nước khác, hình là Trung Quốc tìm mọi cách để “moi công nghệ” của Nga.

Nhiều hệ thống vũ khí của Nga được giới quân sự thế giới đánh giá rất cao, được xếp vào loại hàng đầu thế giới. Điển hình như máy bay chiến đấu như Su-27, Su-30 đang là những sản phẩm đắt hàng trên thị trường thế giới. Hay như tiêm kích thế hệ 4,5 Su-35 đang là niềm mơ ước của nhiều quốc gia.

Hệ thống phòng không tầm xa như S-300, S-400 được xem là những hệ thống phòng không tốt nhất thế giới. Rất nhiều quốc gia “thèm khát” nó. Có nguồn tin cho rằng, Mỹ đã bí mật mua về một khẩu đội S-300 để mổ xe, "moi" bí quyết công nghệ để cải tiến PAC-2 thành PAC-3.

Mỗi lần hệ thống S-300 được bán đi là một lần thị trường vũ khí lại xôn xao. Thậm chí, hợp đồng S-300 của Nga với các nước Trung Đông bị biến thành quân cờ mặc cả với các nước lớn.

Những loại xe bọc thép của Nga được đánh giá rất cao, như xe tăng T-90, các loại xe bọc thép như Tiger đang có doanh số bán hàng ra thế giới ngày một gia tăng.



Hệ thống phòng không S-300 của Nga.


Ngay cả các nước NATO cũng công nhận một số công nghệ của Nga thuộc hàng đầu thế giới như công nghệ sản xuất máy bay trực thăng. Trực thăng Mi-17 của Nga được NATO chứng nhận là an toàn và hiệu quả tại độ cao lớn. Lầu Năm Góc đã làm phật ý Thượng viện Mỹ bằng quyết định “xưa nay hiếm” đó là mua trực thăng vận tải quân sự Mi-17 của Nga để hoạt động tại Afghanistan.

Lý giải nào cho vấn đề này?

Alexander Samsonov, một nhà phân tích quân sự của Nga đã bày tỏ ý kiến thẳng thắng của mình về vấn đề này trong một bài viết đăng tải trên trang Topwar rằng: “Sự tham nhũng, lũng đoạn của các quan chức quốc phòng là lý do để Bộ Quốc phòng Nga săn lùng những công nghệ đã lạc hậu từ nước ngoài”.

Lý do nữa được Alexander Samsonov nhận định đó là sự phá hoại của các “kẻ thù trong nội bộ”, những người luôn tìm mọi cách để loại bỏ sự liên kết và làm suy yếu nền công nghiệp quốc phòng Nga, tạo ra sự phụ thuộc của quân đội Nga vào hàng hóa nước ngoài, ngăn cản sự hồi sinh của công nghiệp quốc phòng Nga, đặc biệt là công nghệ cao và công nghệ không gian. Qua đó ngăn chặn sự hồi sinh, tìm lại vinh quang quyền lực của Nga trên toàn thế giới.

Ông Samsonov kết luận lại vấn đề rằng: Cần có một cái nhìn khách quan và đầy đủ nhất từ cấp độ chính phủ. Hơn ai hết, Quân đội Nga cần phải hiểu được giá trị của các hệ thống vũ khí trong nước đối với đảm bảo an ninh quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ.

Bên cạnh đó, ông Samsonov cũng đưa ra kiến nghị đó là các thương nhân không được tham gia vào công tác quản lý nhà nước ở mọi cấp độ. Bởi đối với họ lợi ích kinh tế là trên hết.

[BDV news]


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

>> Nga trở thành thủ lĩnh trên thị trường vũ khí Peru



Theo gói đơn hàng cung cấp vũ khí cho lực lượng vũ trang Peru giai đoạn 2010-2013, Nga chiếm vị trí thứ nhất với giá trị cung cấp vũ khí trị giá 253 triệu USD. Theo chỉ số này, Nga vượt xa đáng kể so với Pháp (140 triệu USD, thứ hai) và Mỹ (88 triệu USD, vị trí thứ ba).

Theo đánh giá của Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế Nga (TsAMTO), giá trị nhập khẩu vũ khí Peru giai đoạn 2010-2013 là 588 triệu USD.

Trong 8 năm trước (2002-2009), có 9 quốc gia đã cung cấp vũ khí cho Peru là Belarus, Đức, Ấn Độ, Italy, Trung Quốc, Ba Lan, Nga, Mỹ và Ukraine.




Từ năm 2010-2013, các nước Anh, Israel, Italy, Canada, Trung Quốc, Hà Lan, Nga, Mỹ, Ukraine, Pháp và Hàn Quốc có các đơn hàng cung cấp vũ khí với Peru.

Trong 4 năm trở lại đây (2007-2010), giá trí khối lượng các hợp đồng nhập khẩu vũ khí của Peru là 647 triệu USD, trong đó năm 2007 – 10 triệu USD, 2008 – 217,5 triệu USD, 2009 – 153 triệu USD, năm 2010 – 267 triệu USD.

Trong khi đó, giá trị nhập khẩu vũ khí thực tế trong giai đoạn này là 448 triệu USD, trong đó năm 2007 - 27 triệu USD, năm 2008 – 56 triệu USD, năm 2009 - 80,5 triệu USD, năm 2010 – 284 triệu USD.

Trong những năm gần đây, Peru tăng đáng kể ngân sách quốc phòng. Từ 840 triệu USD năm 2002, Peru đã tăng ngân sách quốc phòng lên 1,4 tỷ USD vào năm 2009 (chưa có thống kê năm 2010).

Peru là một trong những quốc gia mua nhiều vũ khí nhất của Liên Xô trong khu vực Mỹ Latinh. Hợp tác kỹ thuật quân sự Liên Xô – Peru được bắt đầu vào năm 1973 khi những thỏa thuận vũ khí đầu tiên được ký kết.

Chuyên gia Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Pauline Temerin đánh giá, cùng với Venezuela, thị trường vũ khí Peru vẫn hấp dẫn nhất đối với xuất khẩu vũ khí Nga bất chấp những khó khăn tạm thời.

Theo bà, Peru hiện đã thông qua chương trình hiện đại hóa Lực lượng Vũ trang trị giá 650 triệu USD.

“Thị trường Peru cũng trở nên tiềm năng nhất trước hết đối với trang thiết bị trực thăng Nga”, bà Temerin đánh giá. Bà cũng cho rằng Nga có cả những cơ hội tốt dành cho Nga trong việc cung cấp trang thiết bị bọc thép hạng nặng cho Peru trong đó có xe tăng T-90.

Tháng 7 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Peru đã ký hợp đồng với công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport cung cấp 6 trực tăng Mi-17Sh và 2 trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35P. Giá trị thỏa thuận bao gồm cả hỗ trợ kỹ thuật trị giá 107,9 triệu USD. Trong khuôn khổ thỏa thuận, đầu tháng 4 năm nay, 2 trực thăng vận tải chiến đấu Mi-35P đầu tiên của Nga đã được chuyển tới căn cứ không quân của Peru.

Trong tương lai, Không quân Peru cũng sẽ quay trở lại chương trình sửa chữa máy bay Su-25. Tháng 9/2010, Không quân Peru đã hoãn vô thời hạn vụ đấu thầu quốc tế cung cấp phụ tùng dành cho những cường kích cơ Su-25 đang trang bị.

Liên quan đến việc hủy bỏ kết quả đấu thầu mua xe tăng chiến đấu chủ lực dành cho lực lượng vũ trang Peru mà công ty NORINCO của Trung Quốc với tăng MBT-2000 đã giành chiến thắng, Nga lại có cơ hội để tranh giành hợp đồng này. Những đối thủ cạnh tranh chính trong vụ đấu thầu là Ukraine, Hà Lan, Đức, Serbia và có thể là cả Ba Lan.
[BDV news]


Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

>> Xuất hiện tăng Armada thay thế T-95



Năm 2015, Nga sẽ nhận vào trang bị tăng chủ lực mới có tên quy ước Armada, Trung tướng Yuri Kovalenko cho biết.

Trung tướng Yuri Kovalenko là cựu Phó chủ nhiệm thứ nhất Tổng cục Ô tô-tăng thiết giáp, Bộ Quốc phòng Nga cho biết.

Theo đó, Armada sẽ là phương tiện chiến đấu chủ lực của Lục quân Nga, trong tương lai gần.




T-90, xe tăng chủ lực trong Lục quân Nga thời điểm hiện tại.


“Từ năm 2015, trong Quân đội Nga sẽ xuất hiện tăng chủ lực mới, với các tính năng kỹ - chiến thuật hoàn toàn mới, máy nạp đạn tự động mới, các loại đạn mới, kíp xe ngồi tách biệt, đạn được đưa ra ngoài”, Trung tướng Kovalenko nói tại hội nghị bàn tròn về tăng chủ lực Т-90.

Ngoài ra, trong máy nạp đạn tự động của Armada sẽ chứa 32 quả đạn pháo có chức năng khác nhau, xe tăng mới sẽ có thể bắn trong khi khành tiến.

Ngoài ra, Armada sẽ ứng dụng các kết quả nghiên cứu của các dự án khác, trong đó có dự án Đại bàng đen, loại tăng từng dự kiến được lắp máy nạp đạn tự động chứa 32 quả đạn ở phía sau tháp.


Thiết kế của "Đại bàng đen".


Tháng 10/2010, tờ Sao đỏ của quân đội Nga đưa tin: Nga đang phát triển “bệ mang hạng nặng chuẩn hóa” có tên Armata (dự án họ xe thiết giáp mới cho Lục quân Nga có tên như vậy) để thay thế dự án phức tạp về kỹ thuật và bất lợi về kinh tế là Objekt 195 (được dự kiến chế tạo ra T-95). Phỏng đoán Armata sẽ đơn giản và rẻ tiền hơn Т-95, nhưng lại kế thừa được nhiều công nghệ của T-95.

Objekt 195 được phát triển để thay thế tăng chủ lực Т-90 của Nga. Theo thiết kế, T-95 có kíp xe được bố trí trong khoang biệt lập, các hệ thống quan sát và điều khiển hỏa lực mới, hệ thống thông tin - chỉ huy, hệ thống phòng vệ tích cực và các động cơ mới.

Bộ Quốc phòng Nga đã ngừng tài trợ cho dự án phát triển Т-95 vào năm 2010 với lý do xe tăng này quá phức tạp và đắt tiền.

Đầu tháng 4/2011, hãng Uralvagonzavod vào tháng 9/2011 sẽ trưng bày biến thể mới của tăng T-90A Vladimir là T-90AM tại triển lãm vũ khí ở Nizhny Tagil.

T-90AM được trang bị máy nạp đạn tự động, các khí tài quan sát, hệ thống bảo vệ và pháo mới. T-90AM sẽ dần thay thế các xe T-90 các đời trước.


[BDV news]


Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

>> APS và sự hồi sinh của xe tăng



Sự ra đời của xe tăng đã làm thay đổi cục diện của rất nhiều cuộc chiến trên thế giới, hỏa lực mạnh, bọc giáp tốt, khả năng càn lướt trên mọi địa hình, xe tăng trở thành một "vua" chiến trường trong thời gian dài.

APS - Active Protection Systems: Hệ thống bảo vệ chủ động.
Một thời gian dài, phát triển cùng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các xe tăng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn, tinh vi hơn, có thể xem như là biểu tượng sức mạnh của lục quân.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là các công nghệ phát triển các vũ khí chống tăng, khiến xe tăng ngày càng mất đi lợi thế trên chiến trường.

Xe tăng mất ngôi "vua"?
Sự phát triển nhanh chóng của các tên lửa chống tăng, sử dụng các đầu đạn chống tăng liều nổ cao, đạn động năng sử dụng thanh xuyên, đầu đạn liều đúp khiến việc tăng mãi độ dày của giáp xe tăng trở nên vô nghĩa.

Với các loại đạn liều đúp, sự có mặt của giáp cảm ứng nổ (còn gọi là giáp phản ứng nổ) cũng không làm giảm khả năng bị tiêu diệt của xe tăng.

Các loại tên lửa chống tăng có điều khiển mới của Nga như AT-11 Sniper , Kornet-E, KONKURS-M, Javelin của Mỹ, với khả năng xuyên giáp từ 700-1.200mm, hoàn toàn có thể tiêu diệt bất cứ loại xe tăng nào hiện có, ngay cả chiếc xe tăng đó được trang bị giáp cảm ứng nổ.

Cùng với đó là sự ra đời của các loại trực thăng chuyên đảm trách nhiệm vụ chống tăng trên chiến trường như Mil Mi-28, Ka-50/52 của Nga, AH-64D Apache của Mỹ khiến xe tăng càng mất đi lợi thế của mình.

Xe tăng có tầm quan sát rất hạn chế, đặc biệt là quan sát trên không. Dù được trang bị súng máy phòng không 12,7mm, nhưng khả năng tác chiến đối không là rất thấp.

Sự phát triển nhanh chóng của các máy bay trinh sát không người lái, khiến việc phát hiện, chỉ thị mục tiêu cho các trực thăng chống tăng lại trở nên dễ dàng hơn. Điều này khiến xe tăng trở thành “mồi ngon” cho các sát thủ từ trên không.



Lực lượng tăng thiết giáp hùng hậu của lục quân Iraq.


... và số phận bi thảm khi đối đầu với các vũ khí chống tăng của Mỹ.
Trong chiến tranh Iraq năm 2003, số lượng xe tăng đông đảo hơn 1.000 chiếc T-72 của Iraq đã bị trực thăng AH-64D Apache "đập" cho tơi tả.

Bên cạnh đó là sự phát triển nhanh chóng của các loại vũ khí chống tăng cá nhân điển hình là RPG của Nga, việc tiêu diệt xe tăng cũng không mấy khó khăn, đặc biệt là trong môi trường tác chiến đô thị.

Trong chiến tranh Chesnya, lực lượng tăng thiết giáp của Nga đã chịu nhiều tổn thất trong cuộc đụng độ với lực lượng phiến quân trong các đô thị.

Thậm chí, các nhà quân sự đã nghĩ đến “ngày tàn” của lực lượng tăng thiết giáp trong chiến tranh hiện đại. Điển hình như Mỹ, trong thời gian qua họ không đầu tư nhiều cho việc phát triển một thế hệ xe tăng mới, một số vai trò của xe tăng được chuyển sang đầu tư cho không quân, xe tăng của Mỹ không áp dụng chức năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng pháo như các xe tăng của Nga.

Tuy nhiên, cho dù vai trò của xe tăng trong chiến tranh hiện đại đã suy giảm phần nào, điều này chỉ thực sự đúng với quân đội có lực lượng không quân hùng hậu như Mỹ. Những nước không có lực lượng không quân hùng hậu, lực lượng tăng thiết giáp vẫn giữ một vai trò rất quan trọng

Sự hồi sinh của xe tăng
Nga là quốc gia có truyền thống phát triển và sử dụng xe tăng lâu đời, không có không quân hùng hậu như Mỹ, nên xe tăng vẫn rất quan trọng đối với Nga. Đó là lý do khiến Nga là nước cho ra đời nhiều thế hệ xe tăng nhất, giữ vị trí sản xuất xe tăng hàng đầu thế giới.

Để đảm bảo vị thế này, Nga buộc phải đi đầu phong trong phát triển khả năng tự vệ cho xe tăng.

Hiện Nga phát triển thành công hệ thống cảnh báo và đối kháng quang-điện tử TShU-1-7 Shtora-1, hay còn gọi là hệ thống tiêu diệt mềm, được thiết kế để phá hoại sự chỉ thị mục tiêu bằng laser và dẫn đường cho tên lửa chống tăng dẫn bằng laser bán chủ động.




Hệ thống TShU-1-7 Shtora-1 lắp trên xe tăng T-90.

Thế nhưng, đặc biệt hơn cả là hệ thống phòng vệ chủ động Arena gồm: radar phát hiện, theo dõi, kiểm soát các mối đe dọa từ tên lửa chống tăng; máy tính kiểm soát và kích nổ hệ thống phóng các viên kim loại nhỏ về phía tên lửa để vô hiệu hóa nó.

Cho dù, vụ nổ có thể không phá hủy được tên lửa, song năng lượng sinh ra từ vụ nổ cũng làm giảm đáng kể động năng của tên lửa.

Hệ thống APS ngày càng được hoàn thiện độ chính xác, thông qua việc xác định mục tiêu của các cảm biến, tập trung năng lượng của vụ nổ trong phạm vi hẹp hơn, hiệu quả tiêu diệt tên lửa chống tăng cao hơn.

Thời gian phản ứng ngày càng nhanh hơn thông qua tăng tốc độ của bộ vi xử lý. Hệ thống Arena có thời gian phản ứng chỉ 0,07 giây, thời gian ngắt quãng chỉ từ 0,2-0,4 giây.

Hệ thống được lập trình để hoạt động hoàn toàn tự động, giúp tổ lái yên tâm tập trung vào nhiệm vụ chiến đấu chính.

Cùng với các phương pháp phòng vệ truyền thống như giáp cảm ứng nổ ERA, giáp tấm composite, giáp Burlington (Chobham), việc tiêu diệt xe tăng trở nên vô cùng khó khăn.


Phần cảm biến của hệ thống Arena.

Xe tăng T-80 lắp đặt hệ thống Arena.
Sự ra đời của hệ thống phòng vệ chủ động APS thực sự là một cuộc cách mạng hồi sinh cho xe tăng, không những là lắn chắn bảo vệ, mà còn nâng cao năng lực tác chiến cho xe tăng.

Tiếp nối thành công của Nga, gần đây Israel đã thử nghiệm thành công hệ thống phòng vệ chủ động Rafale Trophy ASPRO-A, với những tính năng vượt trội.

Mỹ, từ lâu nay không mấy chú ý đến đầu tư cho xe tăng nữa. Tuy nhiên, sau khi chứng kiến sự thành công của hệ thống phòng vệ chủ động APS,cũng đang xúc tiến phát triển một hệ thống tương tự để trang bị cho xe tăng của mình.

Sau một thời gian có phần chững lại, sự ra đời của hệ thống phòng vệ chủ động APS, đã hồi sinh hình ảnh dũng mãnh, bất khả chiến bại của xe tăng trên chiến trường. Và lúc này, một cuộc đua khác lại bắt đầu, cuộc đua xuyên thủng hệ thống phòng vệ chủ động APS.

(bdv news)

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

>> Chùm ảnh: T-90C, siêu tăng hiện đại nhất của Lục quân Nga



“Siêu tăng” hiện đại T-90C của Nga có khả năng “bơi”, “bay” và hỏa lực mạnh



“Xe tăng bay” T-90C của Nga có tổng trọng lượng 46,5 tấn, nhẹ hơn nhiều so với các dòng xe tăng cùng loại của nước ngoài và trên thực tế thì cũng khó có thể có chiếc xe tăng nào có thể so sánh với nó về tốc độ bắn.


Không những vậy, xe tăng T-90C của Nga còn có khả năng đặc biệt mà hiếm có loại xe tăng nào trên thế giới hiện nay có thể làm được Nga. Đó là khả năng tiêu diệt bất cứ xe bọc thép nào của đối phương trong phạm vi 5 km.


Theo nhận định của nhà thiết kế, chế tạo xe tăng Vladimir Nevolin, T-90C không hề thua kém bất cứ mẫu xe tăng thế hệ thứ 3 nào của nước ngoài.


Nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hoàn toàn tự động nên có thể quan sát, phát hiện mục tiêu cả ngày lẫn đêm mà không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tốt hay xấu. Kính ngắm của xe tăng được tích hợp với camera cảm ứng nhiệt tiên tiến làm tăng khả năng quan sát.


Bên cạnh đó, tăng T-90C còn được trang bị lớp thép bảo vệ phản lực rất chắc chắn, có khả năng chống được đạn xuyên thép, đồng thời tổ hợp chế áp “Blind” trang bị trên xe sẽ giúp cho T-90C có thể tránh được tên lửa chống tăng có điều khiển của đối phương.


Khả năng vượt trội này của T-90C đã được thực nghiệm tại các sa mạc của Ấn Độ khi nhiệt độ ngoài trời là 50 độ C và nó có thể hoạt động trong phạm vi hàng nghìn km ở các khu rừng nhiệt đới ở Malaysia.


Hiện tại, xe tăng T-90C của Nga đang được coi là một trong những loại xe tăng hiện đại và nguy hiểm nhất thế giới. Ngoài Nga, T-90C còn được biên chế trong lực lượng vũ trang của Ấn Độ, Algeria và Ả Rập Xê út.

(vitinfo news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang