Ngày 16 tháng 4 năm 2012, Hải quân Mỹ đã thông báo rằng siêu hạm DDG-1002 đã được đặt tên theo tên của Tổng thống thứ 36 của Mỹ Lyndon B. Johnson. USS Lyndon B. Johnson (DDG-1002) là một tàu khu trục tàng hình hiện đại của Hải quân Hoa Kỳ, được thiết kế như một chién hạm đa năng, tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ tấn công mặt đất. Cùng với USS Zumwalt (DDG-100) và USS Michael A. Monsoor (DDG-1001), dự án chế tạo khu trục hạm DDG-1002 nằm trong chương trình Tàu chiến nổi Tương lai của Hải quân Hoa Kỳ. Trước đây được gọi là DD-21. Dự án này hiện nay được đặt tên là DD(X) để phản ánh chính xác hơn mục đích của chương trình, đó là nhằm sản xuất một họ các tàu nổi có kỹ thuật tiên tiến, thay vì chỉ là một lớp tàu duy nhất. Tàu khu trục thông thường (DD) chủ yếu thực hiện vai trò chống tàu ngầm trong khi tàu khu trục tên lửa điều khiển (DDG) là những hạm tàu nổi đa nhiệm (chống tàu ngầm, phòng không và chống tàu nổi đối phương). Hơn những thiết giáp hạm huyền thoại của Hải quân Hoa Kỳ, DDG-1002 có khả năng mang các loại vũ khí tiên tiến, và sở hữu hệ thống động lực tích hợp hoàn toàn bằng điện. Theo dự kiến, Mỹ sẽ đóng 32 tàu thuộc lớp tàu này tuy nhiên sự sắt giảm ngân sách quốc phòng, nên chỉ có 3 chiếc được đóng. Hải quân dự kiến mỗi tàu có trị giá gần 3,8 tỷ đôla. Nếu tính cả chi phí nghiên cứu và phát triển, thì con số này có thể lên tới 7 tỷ đôla mỗi chiếc. Bối cảnh và ngân sách Năm 2001, Quốc hội quyết đinh cắt giảm ngân sách các chương trình DD-21 (Tàu khu trục thế kỷ 21) xuống một nửa như là một phần của chương trình SC21. Sau đó chương trình được đổi tên là DD (X). Khu trục hạm tàng hình DDG-1000 Ban đầu, Hải quân dự kiến sẽ xây dựng 32 khu trục hạm thuộc lớp này. Sau đó giảm xuống còn 24 chiếc, rồi 7 chiếc, do các chi phí cho công nghệ mới và thử nghiệm quá lớn. Ngày 23 tháng 11 năm 2005, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định xây dựng đồng thời 2 tàu khu trục DDG-1000 (USS Elmo Zumwalt) và DDG-1001 (USS Michael A. Monsoor): 1 tại nhà máy Ingalls của Northrop ở Pascagoula, Mississippi và 1 tại Bath Iron của General Dynamics ở Bath, Maine. Tuy nhiên lúc đó, ngân sách để xây dựng 2 con tàu này chưa được Quốc hội thông qua. Vào cuối tháng 12 năm 2005, Hạ viện và Thượng viện đã đồng ý tiếp tục tài trợ cho chương trình. Tuy nhiên, Hạ viện Mỹ chỉ phân bổ một số tiển đủ để bắt đầu xây dựng trên một tàu khu trục của Hải quân theo kiểu “thử nghiệm công nghệ”. Ngày 31 tháng 7 năm 2008, các quan chức Hải quân Mỹ đã đề xuất lên Quốc hội xây dựng các tàu khu trục lớp Arleigh Burke, và dường như không còn “đoái hoài” đến DDG-1000. Chỉ có hai tàu khu trục loại này được phê duyệt là sẽ xây dựng. Giải thích cho điều này, Hải quân cho biết rằng các mối đe dọa trên thế giới đã thay đổi vì thế yêu cầu đặt ra là phải xây dựng thêm ít nhất 8 khu trục hạm Burkes, chứ không phải là DDG-1000. DDG-1000 được đóng tại nhà máy Ingalls của Northrop Nhiều nghị sĩ Quốc hội Mỹ đã bày tỏ hoài nghi về khả năng chống lại các mối đe dọa trên thế giới của Hải quân, sau khi chi tiêu chi 10 tỷ trong khoảng thời gian 13 năm vào chương trình tàu nổi được gọi là DD-21, sau đó là DD (X) và cuối cùng là DDG-1000. Tuy nhiên, chi phí này không bao gồm chi phí cho hai tàu DDG-1000 và DDG-1001. Tư lệnh Hải quân Mỹ Gary Roughead đã khẳng định sự cần thiết phải xây dựng các tàu khu trục DDG-1000 như một hệ thống phòng thủ tên lửa để chống lại các mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo hay các tên lửa chống tàu của các nhóm vũ trang như Hezbollah. Ngày 19 tháng 8 năm 2008, thư ký Hải quân Mỹ Donald Winter báo cáo rằng chiếc khu trục hạm tàng hình tương lai thứ 3 mang số hiệu DDG-1002 sẽ được xây dựng tại công xưởng Bath Iron của General Dynamics. Vào ngày 6 tháng 4 năm 2009, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thông qua ngân sách quốc phòng năm 2010 trong đó có việc xây dựng tối đa 3 tàu DDG-1000. General Dynamics là công ty đã nhận được hợp đồng đóng chiếc tàu thứ 3 theo quyết định của Lầu Năm Góc. Dự kiến, tàu khu trục DDG-1000 đầu tiên sẽ có chi phí 3,5 tỷ đôla, chiếc thứ hai khoảng 2,5 tỷ đôla, và chiếc thứ 3 thậm chí còn ít hơn. Xây dựng Cuối năm 2005, chương trình bước vào giai đoạn thiết kế chi tiết và giai đoạn tích hợp, trong đó Raytheon là công ty có nhiệm vụ tích hợp hệ thống. Cả Northrop Grumman và General Dynamics đều đảm nhiệm phần thiết kế cơ khí và hệ thống điện tử cho con tàu. BAE Systems của Anh nhận được hợp đồng thiết kế hệ thống vũ khí tiên tiến và hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng MK57. Khu trục hạm DDG-1001 được đóng tại công xưởng Bath Iron của General Dynamics Hầu như tất cả các nhà thầu quốc phòng lớn (bao gồm Lockheed Martin, Northrop Grumman Sperry Marine, L-3 Communications) và một số nhà thầu nhỏ khác của Mỹ đều tham gia ở một mức độ nhất định trong dự án được xem là lớn nhất của Hải quân Mỹ. Trước đó, việc phát triển và thử nghiệm 11 mô hình Phát triển Kỹ thuật (EDM) bao gồm hệ thống vũ khí nâng cao, hệ thống phòng – chữa cháy tự động, Radar băng tần kép (X – L), hồng ngoại, tích hợp hệ thống điện tử, tích hợp hệ thống chiến đấu dưới nước, hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng, hệ thống máy tính, cấu trúc Tumblehome… đã diễn ra. Ngày 14 tháng 2 năm 2008, Iron Bath đã nhận được hợp đồng xây dựng chiếc USS Zumwalt đầu tiên DDG-1000, và Northrop Grumman đóng chiếc thứ hai USS Michael Monsoor (DDG 1001), với chi phí 1,4 tỷ đôla mỗi chiếc. Mốc thời gian xây dựng các tàu khu trục Zumwalt từ tháng 7 năm 2008: Tháng 10 năm 2008: bắt đầu xây dựng DDG-1000 tại Iron Bath. Tháng 9 năm 2009: bắt đầu xây dựng DDG-1001 tại Ingalls. Tháng 4 năm 2012: bắt đầu xây dựng DDG-1002 tại Iron Bath. Tháng 4 năm 2013: bàn giao DDG-1000 cho Hải quân. Tháng 5 năm 2014: bàn giao DDG-1001. Tên và số hiệu Trong tháng 4 năm 2006, Hải quân công bố kế hoạch đặt tên cho con tàu đầu tiên của lớp Zumwalt theo tên của Cựu Tư lệnh Hải quân Mỹ Zumwalt với số hiệu DDG-1000. DDG-1002 chính thức được mang tên USS Lyndon B. Johnson từ ngày 16 tháng 4 năm 2012 Chiếc thứ hai mang số hiệu DDG-1001 sẽ được đặt tên theo tên của cố sĩ quan hải quân Michael A. Monsoor, người đã nhận được Huân chương Danh dự trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu (GWOT) mà Hải quân công bố vào ngày 29 tháng 10 năm 2008. Mới đây, ngày 16 tháng 4 năm 2012, Hải quân đã thông báo rằng chiếc khu trục hạm tàng hình thứ 3 mang số hiệu DDG-1002 sẽ được đặt theo tên cựu sĩ quan hải quân – Tổng thống đời thứ 36 của Hoa Kỳ Lyndon B. Johnson. Thiết kế Mặc dù có kích thước lớn hơn 40% so với một chiếc khu trục hạm lớp Arleigh Burke nhưng độ bộc lộ radar của DDG-1002 chỉ như một chiếc thuyền đánh cá và độ ồn chỉ tương đương với những chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles. Cấu trúc thân kiểu tumblehome hạn chế đến mức thấp nhất sự phản xạ sóng radar và vật liệu composite giúp cho con tàu khả năng chịu lực và tàng hình tốt hơn. Thiết kế thân tàu kiểu Tumblehome Siêu khu trục hạm DDG-1002 có thiết kế mạnh mẽ, và rất ấn tượng. Nhìn bên ngoài, siêu hạm trông giống như một “tuyệt tác nghệ thuật” trên đại dương. Cả con tàu là một khối thống nhất đầy chắc chắn và hầu như các trang thiết bị trên tàu chẳng hạn như hệ thống tên lửa, súng, pháo kể cả radar, hệ thống kiểm soát hỏa lực, kiểm soát bay đều được “ẩn” ở bên trong. Thiết kế thân tàu kiểu Tumblehome Thân tàu USS Lyndon B. Johnson được thiết kế theo kiểu thân tumblehome. Kiểu thân này được đề xuất lần đầu tiên trong thiết kế tàu chiến hiện đại bởi nhà máy đóng tàu Forges et Chantiers de la Mediterranee của Pháp ở La Seyne, Toulon. Các kiến trúc sư Hải quân Pháp tin rằng thiết kế tumblehome, mà ở đó thân tàu bị vát dần lên trên và tất nhiên cả phía dưới, mũi tàu thấp và xuôi về phía sau sẽ giúp cho tàu tăng cường khả năng đi biển qua những kênh hẹp đồng thời tăng khả năng tàng hình và tránh cho tàu bị lắc lư mạnh khi gặp phải nhưng con sóng lớn đánh vào mũi tàu. Hệ thống vũ khí tiên tiến (AGS) DDG-1002 được trang bị hệ thống pháo phạm cải tiến AGS 155 mm có tính năng ưu việt. Hệ thống này bao gồm pháo cỡ nòng 155 mm trang bị đạn pháo tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile) nặng 11 kg có độ chính xác đến 50 mét. Pháo hạm có tầm bắn 83 hải lý (154 km) và cơ số đạn lên tới 750 viên. Hệ thống nạp đạn tự động được làm mát bằng nước, cho phép nâng tốc độ bắn lên tới 10 phát/phút. Hỏa lực kết hợp từ một cặp pháo hạm trên tàu khu trục USS Lyndon B. Johnson tương đương hỏa lực tổng cộng của 18 khẩu súng trường thông thường M198. Hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS - Vertical Launch System) Khu trục hạm USS Lyndon B. Johnson được trang bị một loại tổ hợp có thể phóng nhiều loại đầu đạn khác nhau mang tên thiết bị ống phóng thẳng đứng (VLS - Vertical launcher system). VLS được trang bị cho các tàu hải quân, được đặt phía trong thân tàu, không chỉ cho phép phóng nhiều loại tên lửa khác nhau trên cùng một bệ phóng, mà còn bảo quản tốt hơn tên lửa trong môi trường biển, do vũ khí được cất giữ trong các khoang chứa kín. Các tính năng của VLS cũng giúp tiết diện phản xạ của chiếm hạm giảm đáng kể và “tàng hình” tốt hơn trước các thiết bị quan sát bằng radar cũng như các thiết bị quang ảnh của của đối phương. Khác với các VLS trên khu trục hạm hiện đại của Nga dùng phương thức phóng nguội, các VLS trên các khu trục hạm DDG-1000 sử dụng phương thức khởi động phóng nóng. Theo đó, tên lửa khởi động động cơ trực tiếp trong ống phóng, rồi được bắn ra khỏi bệ phóng. Phương thức này yêu cầu VLS phải có kết cấu chắc chắn và chịu được nhiệt độ cao. Ưu điểm của phương thức này là VLS có kết cấu nhỏ, nhẹ và dễ chế tạo. Tàu khu trục DDG-1002 còn được trang bị một máy bay trực thăng chứa trong khoang, cất hạ cánh trên sàn bay ở phần thân sau của tàu. Khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo Trước và sau khí chiếc khu trục hạm đầu tiên DDG-1000 được chế tạo, nhiều người đã bày tỏ sự hoài nghi về khả năng đánh chặn tên lửa của siêu chiến hạm tàng hình hiện đại này. Trong tháng 1 năm 2005, John Young, người phụ trách chương trình nghiên cứu phát triển, và thu mua của Hải quân Hoa Kỳ cho biết rằng DD (X) cần phải có hệ thống phòng không tiên tiến cùng với radar mới và khả năng sử dựng đồng thời các loại tên lửa hiện đại SM-1, SM-2, và SM-6. Ngày 31 tháng 7 năm 2008, Phó Đô đốc Barry McCullough và Allison Stiller tuyên bố rằng DDG-1000 không thể thực hiện phòng không khu vực, cụ thể, là nó không thể sử dụng tốt các tên lửa Standard Missile-2 (SM-2), SM-3 hoặc SM-6 và không có khả năng chống tên lửa đạn đạo. Dan Smith, giám đốc bộ phận Hệ thống phòng thủ tích hợp của Raytheon đã phản đối tuyên bố trên và cho rằng các hệ thống radar và hệ thống vũ khí về cơ bản giống như các tàu chiến khác có khả năng mang và phóng tên lửa SM-2. “Tôi không hiểu tại sao tại sao Hải quân lại khẳng định rằng Zumwalt không có khả năng tích hợp SM-2" - Dan Smith nói. Ngày 22 tháng 2 năm 2009, James Ace Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, nói rằng công nghệ của DDG-1000 là cần thiết cho tương lai để tăng cường khả năng đánh chặn các tên lửa đạn đạo". Trong năm 2010, Ủy banNghiên cứu Quốc hội Mỹ báo cáo rằng các khu trục hạm DDG-1000 có thể sẽ không được sử dụng trong hệ thống phòng thủ bờ biển BMD vì nó không sử dụng hệ thống Aegis tiêu chuẩn đã được phát triển cho BMD. Khả năng mang tên lửa Ban đầu, DD21 được thiết kế có lượng giãn nước 16.000 tấn với khoảng 117 đến 128 ô phóng tên lửa thẳng đứng. Tuy nhiên, cuối cùng, DDG-1000 được thiết kế nhỏ hơn so với các DD21, chỉ có 80 ô phóng (cell). Tàu được trang bị 20 module phóng tên lửa MK-57, một module phóng đa năng, với thiết kế dạng module điện tử tích hợp cung cấp khả năng phóng nhiều loại tên lửa khác nhau mà không cần đòi hỏi sửa đổi về phần mềm điều khiển phóng. Ngoài ra, các tàu khu trục lớp Zumwalt có khả năng mang nhiều tên lửa Tomahawk, tên lửa đối không RIM-162 hơn các khu trục hạm hiện có như Ticonderoga hay Arleigh Burke. Radar băng tần kép Do thiết kế thân tàu kiểu Tumblehome nên hầu hết các bộ phận của tàu không được bộc lộ ra bên ngoài kể cả hệ thống radar. Khác với các khu trục hạm và các tàu chiến thông thường, ở DDG-1002 ta không thấy những cột anten radar hoành tráng nhưng cũng hết sức rườm rà. Ở DDG-1002, toàn bộ hệ thống điện tử của tàu khu trục DDG-1002 được thiết kế với công nghệ hệ thống điện tử tích hợp IPS (Integrated Power System), với khả năng tự động hóa rất cao. AMDR là một radar tầm xa đa năng có khả năng phát hiện, theo dõi và phân biệt các mục tiêu bay như tên lửa đạn đạo. Do có khả năng làm việc đồng thời trong cả hai 2 băng tần X và S cho nên AMDR có hiệu suất làm việc cao hơn, xác suất mất mục tiêu thấp hơn, phạm vi hoạt động lớn hơn, độ chính xác vì thế mà cũng cao hơn các radar băng tần đơn SPY-3 hà SPY-4. Đối với hệ thống phòng không, việc nâng cao độ nhạy máy thu và tăng cường khả năng chống nhiễu của radar là vô cùng cần thiết. Nó đảm bảo cho toàn hệ thống có thể phát hiện chính xác mục tiêu, thực hiện bám sát và tiêu diệt mục tiêu trong môi trường nhiễu tự nhiên và nhiễu nhân tạo. Radar băng tần kép AMDR trang bị trên khu trục hạm DDG-1002 đáp ứng tốt các yêu cầu trên. AMDR có các bộ xử lý tín hiệu riêng biệt cho từng băng tần làm việc cùng với hệ thống chống nhiễu hiện đại, màn hiện sóng cảm ứng tiên tiến và đăc biệt là khả năng tự động hóa ở mức độ rất cao. AMDR được xem là sự nhảy vọt trong công nghệ chế tạo hệ thống radar cho các khu trục hạm hiện đại. Hệ thống radar băng tần kép AMDR được tích hợp radar băng tần X - tìm kiếm các xác định các mục tiêu tầm xa từ giới hạn đường chân trời, cung cấp thông tin về mục tiêu, chiếu xạ mục tiêu và radar băng tần S - theo dõi, phân loại tên lửa đạn đạo và tên lửa thông thường thông qua việc đánh giá quỹ đạo bay. Ngoài ra, AMDR còn được tích hợp hệ thống giám sát các mục tiêu bay thấp và cực thấp, xác định các mối đe dọa từ đất liền, trên biển và hệ thống phối hợp giũa hai hai băng tần X - S. Sonar Tàu khu trục DDG-1002 được trang bị sonar băng tần kép được điều khiển bởi một hệ thống máy tính tự động hóa cao. Hệ thống sonar này được đánh giá là vượt trội so với sonar kéo theo trên tàu DDG-51. Tự động hóa và Mạng máy tính Tự động hóa sẽ giúp giảm số lượng thành viên thủy thủ đoàn do đó sẽ làm giảm bớt chi phí cho con tàu. Đạn dược, thực phẩm, và các đồ dùng khác, tất cả đều được đặt trong các thùng chứa có thể lấy ra từ kho bởi một hệ thống xử lý vận chuyển hàng hóa tự động. Khu trục hạm DDG-1002 được trang bị các máy tính bảng đơn PPC7D hiện đại chạy trên nền LynuxWorks 'LynxOS RTOS. Thông số kỹ thuật của siêu hạm tàng hình USS Lyndon B. Johnson (DDG-1002): Lượng giãn nước: 14.564 tấn Dài: 180 m. Rộng: 24,6 m. Lượng giãn nước trung bình: 4 m. Động cơ đẩy: 2 động cơ tuốc bin khí Rolls-Royce Marine Trent-30 công suất 105.000 mã lực. Tốc độ: 30 hải lý. Thủy thủ đoàn: 140 người. Radar: Radar đa năng băng tần kép AMDR Vũ khí: 20 × MK 57 VLS: 80 cell. Tên lửa đối không RIM-162: 4 cell Tên lửa chiến thuật Tomahawk: 1 cell Tên lửa chống tàu ngầm (ASROC): 1 cell 2 × 155 mm AGS 2 × Mk 110 57 mm CIGS Máy bay: 1máy bay trực thăng SH-60 LAMPS hoặc 1 máy bay trực thăng MH-60R, 3 UAV Fire Scout MQ-8. Dự án tàu khu trục tương lai DDG-1002 thể hiện một lối thiết kế và quan điểm tác chiến hải quân hoàn toàn mới của Hải quân Mỹ. Siêu khu trục hạm DDG-1002 cùng với USS Zumwalt (DDG-100) và USS Michael A. Monsoor (DDG-1001) được thiết kế để đối phó với các mối đe dọa hiện tại và cả tương lai. Siêu hạm tàng hình DDG-1002 được dự định sẽ thay thế cho tàu khu trục lớp Arleigh Burke hiện có và hình thành nhóm tác chiến tương lai của Hải quân Mỹ. Mặc dù chi phí đắt đỏ, lại mới được nghiên cứu chế tạo nhưng DDG-1002 quả thực là một “siêu phẩm”, một siêu chiến hạm của Hải quân Hoa Kỳ. |
Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012
>> Tìm hiểu chiến hạm tàng hình USS Johnson của Hải quân Mỹ
>> Khắc tinh của máy bay tàng hình
Chiếu xạ mục tiêu và nhận tín hiệu phản hồi để bám, bắt các vật thể bay là nguyên tắc làm việc chính của các loại radar chủ động. Chiếu xạ mục tiêu và nhận tín hiệu phản hồi để bám, bắt các vật thể bay là nguyên tắc làm việc chính của các loại radar chủ động. Ngay cả trong thời đại tàng hình, với một chút thay đổi, nguyên tắc này vẫn được phát huy hiệu quả. >> Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E Để "biến mất" khỏi sự theo dõi của các lực lượng radar trinh sát, chiến thuật đầu tiên mà các nhà kỹ thuật quân sự sử dụng là giảm tiết diện phản xạ radar bằng các thiết kế góc cạnh. Khi chùm tia điện từ của radar chiếu vào mục tiêu, gặp các bề mặt góc cạnh sẽ bị tán xạ và khiến radar nhận được tín hiệu phản hồi yếu ớt. Chế độ làm việc mới Thường để vô hiệu hóa chiến thuật này, người ta phát lên mục tiêu nhiều năng lượng hơn bằng anten radar lớn hơn và máy phát mạnh hơn hoặc phải có máy thu nhạy hơn để phát hiện năng lượng này. Tuy nhiên không phải lúc nào 2 cách này cũng khả thi. Vì có thể làm tăng giá thành radar, tăng kích thước radar khiến hệ thống giảm độ linh hoạt, hoặc là gặp rắc rối với việc xử lý tạp âm. Giraffe sử dụng sóng phát đa búp kéo dài thời gian theo dõi mục tiêu. Nguồn: d.i.d Thay cho các giải pháp kinh điển đó, các nhà thiết kế cho thử nghiệm các chế độ hoạt động mới của radar như dùng tốc độ quét điện tử để ghi lại tín hiệu nghi ngờ bằng các trị số nằm dưới ngưỡng cài đặt cho mục tiêu thực, sau đó kiểm tra lại chúng. Giải pháp này đã được áp dụng cho radar ba chiều Giraffe. Để tránh mất thời gian bắt bám các mục tiêu giả, các nhà khoa học đã sử dụng khái niệm "bám trước khi phát hiện" và sử dụng các thuật toán để phát hiện các mục tiêu tàng hình. Theo đó, radar sẽ tiến hành xử lý tất cả các tín hiệu mà nó thu nhận được và xây dựng thành các đường bám thử. Dựa vào hành trình của các mục tiêu mà ta xác định được đâu là mục tiêu thật, đâu là mục tiêu giả. Cũng vẫn những hệ thống radar đó, nhưng thay vì sử dụng các tần số cao, người ta để radar hoạt động ở dải tần UHF và VHF (tần số thấp, sóng dài). Những nghiên cứu mới đây đều chứng minh rằng, sóng dài đặc biệt có hiệu quả trong việc phát hiện các mục tiêu tàng hình, nhất là khi bước sóng bằng 2 lần kích thước mục tiêu. Radar băng VHF Nitel 55G6 do Nga sản xuất là minh chứng cho điều này. Hoạt động ở băng tần VHF, radar có thể bám các mục tiêu có tiết diện phản xạ radar thấp, như tên lửa hành trình và máy bay tàng hình, với độ chính xác cao. Để đạt được hiệu quả cao nhất, người ta thường sử dụng radar đa tần: ở tần số thấp để quan sát cự li xa, ở tần số cao để xác định chính xác các tham số mục tiêu trong không gian, sau đó kết hợp với các biện pháp khác để đưa ra kết luận chính xác về mục tiêu. Biến mạng di động thành radar Để đối phó với thủ đoạn này, sử dụng radar 2 trạm, với trạm thu và trạm phát đặt tại những vị trí khác nhau, là một biện pháp hiệu quả. Trạm thu thường đặt ở trận địa cách xa máy phát, khi đó khả năng thu được sóng phản xạ năng lượng sẽ lớn hơn nhiều, đồng nghĩa với việc thu được nhiều dấu hiệu của mục tiêu hơn. Sử dụng radar hai trạm đang là xu thế tại nhiều nước trên thế giới. Ngoài hiệu quả trong việc thu bắt tín hiệu mục tiêu tàng hình, người ta có thể lợi dụng sóng của các đài phát thanh, truyền hình, thậm chí là mạng điện thoại và các nguồn bức xạ điện từ (kể cả nhiễu của đối phương) làm trạm phát, giúp giảm đáng kể tiền đầu tư vào radar. Đối với mạng điện thoại di động, trạm gốc điện thoại di động sẽ biến thành máy phát. Tín hiệu thu từ "máy phát" này sẽ được diễn giải trên máy thu có kích cỡ rất nhỏ. Không chỉ phát hiện ra vị trí mục tiêu tàng hình nhờ tính toán khác biệt về pha, với bản chất đa hướng của mình, hệ thống còn có thể phân biệt được máy bay và tên lửa tàng hình. Biến mạng điện thoại di động thành các mạng radar là một hướng đi nhiều triển vọng bởi khi đó hệ thống radar lúc này sẽ có độ dự phòng lớn (phạm vi khai triển rộng) trong khi khó bị gây nhiễu và khả năng bị phá huỷ lại cực kì thấp (phải phá hủy toàn bộ hệ thống điện thoại di động hoặc khóa tất cả máy thu). Hiện nay trên thế giới đã phát triển một loại radar cao tần hai căn cứ, cự ly phát hiện lên đến vài chục km, tín hiệu điện tử có thể phát hiện được tên lửa hành trình tàng hình, máy bay ném bom tàng hình, máy bay lên thẳng và máy bay không người lái tàng hình. Nitel 55G6 do Nga sản xuất. Nguồn: Ausairpower Đưa radar lên trời Một biện pháp hiệu quả khác phát hiện các phương tiện tàng hình là đưa trạm radar lên không. Bởi các biện pháp tàng hình cho máy bay hoặc tên lửa hành trình thường chú trọng đối phó với hệ thống radar mặt đất mà ít quan tâm đến những trạm radar trên trời - trên vệ tinh hoặc trên vũ trụ. Đây là lý do khiến các nhà khoa học quân sự nghĩ đến việc nâng cấp hệ thống radar theo dõi trên mặt đất thành hệ thống chống tàng hình đặt trên vũ trụ hay trên các khí cầu tầng không cao. Đối với những máy bay lên thẳng tàng hình, người ta dùng radar laser để phát hiện. Loại radar này được cấu thành từ kính nhìn xa kiểu phát xạ, máy laser, máy đo dò, máy xử lý dữ liệu và máy hiện hình. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc của radar thông thường, chiếu laser đến mục tiêu, rồi thu nhận tín hiệu phản xạ và phân tích. Radar laser đặc biệt nhạy cảm với nồng độ khí hidrocacbon trong luồng khí thoát ra từ máy bay lên thẳng bởi nồng độ này cao gấp 100 lần nồng độ khí quyển. Đây là căn cứ để hệ thống radar phát hiện máy bay tàng hình lên thẳng khi đang hoạt động ở chế độ bay bám hay chế độ bay treo. |
Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012
>> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ?
Sự hưng phấn của Ấn Độ sau vụ phóng tên lửa thành công bất ngờ bị báo Trung Quốc “dội gáo nước lạnh”. Theo giới truyền thông Ấn Độ, với tầm bắn hơn 5.000km, tên lửa liên lục địa Agni-5 có thể bắn tới hầu hết các khu vực của Trung Quốc, kể cả khu vực bờ biển miền Đông nước này. “Loại tên lửa này sẽ vô hiệu hoá mối đe dọa từ Trung Quốc. Vụ thử nghiệm là nỗ lực để tạo ra sự cân bằng với Trung Quốc hơn là cố gắng vượt qua họ”, Uday Bhaskar, cựu chỉ huy hải quân Ấn Độ và hiện là nhà phân tích thuộc Quỹ hàng hải quốc gia ở New Delhi nhấn mạnh. Tờ Global Times của Trung Quốc nhận định, công nghệ tên lửa của Ấn Độ quả thực đang phát triển rất nhanh. Quốc gia này phóng thành công tên lửa Agni-4 với tầm bắn 3.500km và nay là Agni-5 có khả năng nhắm mục tiêu cách xa 5.000km. Tuy nhiên, tờ báo Trung Quốc cho rằng, Ấn Độ đang ảo tưởng về sức mạnh tên lửa của mình. Tên lửa của New Delhi chỉ có tầm bắn 5.000km trong khi khả năng của các tên lửa “mang quốc tịch” Nga, Trung Quốc, Mỹ và Pháp vượt 8.000km. Theo Global Times, sức mạnh quân sự mà Ấn Độ phát triển trong thời gian qua dường như không tương xứng với tiềm lực quốc gia. New Delhi vẫn còn nghèo và cơ sở hạ tầng cũng còn lạc hậu song chính quyền cũng như người dân nước này lại cương quyết phát triển tiềm lực hạt nhân. Trong khi đó, phương Tây cũng chọn cách phớt lờ mọi hiệp ước liên quan đến kiểm soát hạt nhân và tên lửa để ủng hộ Ấn Độ. Không chỉ vậy, phương Tây còn làm thinh trước thực tế là chi tiêu quân sự của New Delhi đã tăng tới 17% trong năm 2012 và quốc gia này một lần nữa trở thành nhà nhập khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. “Ấn Độ không nên đánh giá quá cao sức mạnh của mình. Ngay cả khi quốc gia này sở hữu tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu chiến lược tại Trung Quốc thì điều đó cũng không có nghĩa là New Delhi có thể ngạo mạn giành mọi lợi thế trong các tranh chấp với Bắc Kinh. Ấn Độ nên nhớ rõ rằng, tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc lớn hơn rất nhiều. Trong tương lai gần, New Delhi sẽ không còn chút cơ hội để sánh kịp với Bắc Kinh trong cuộc đua vũ khí”, Global Times cảnh báo. Tờ báo cũng nhấn mạnh, Ấn Độ không nên quá sùng bái giá trị của các đồng minh phương Tây cũng như lợi ích mà quốc gia này có được khi tham gia vào “cuộc chơi kìm chế Trung Quốc” của phương Tây. Nếu New Delhi đánh đồng các vụ thử tên lửa chiến lược tầm xa với khả năng răn đe Bắc Kinh thì sẽ làm gia tăng sự thù địch và đó thực sự là một “sai lầm chết người”. Trung Quốc và Ấn Độ nên phát triển mối quan hệ thân thiết nhất có thể. Dù mục tiêu này khó có thể đạt được nhưng hai nước ít nhất cũng cần biết chịu đựng lẫn nhau và học cách cùng chung sống hòa bình. Vị thế quốc gia mới nổi cho thấy hai nước càng nên tăng cường hợp tác trên chính trường quốc tế. Cả New Delhi và Bắc Kinh đều không nên tìm kiếm sự cân bằng quyền lực thông qua uy lực của tên lửa. Nền địa chính trị châu Á sẽ ngày càng phụ thuộc vào bản chất của mối quan hệ Trung - Ấn. Sự hòa bình và thịnh vượng trong khu vực có vai trò tối quan trọng đối với cả hai nước. Ấn Độ và Trung Quốc cùng phải có trách nhiệm duy trì nền hòa bình và ổn định này, đồng thời cảnh giác với những mưu đồ can thiệp từ bên ngoài. Ấn Độ đưa tin tên lửa đạn đạo Angi-5 phóng thử thành công Global Times nhấn mạnh, Bắc Kinh hiểu được khao khát bắt kịp với Trung Quốc của Ấn Độ. Tuy nhiên, Trung Quốc, với tư cách là mục tiêu chiến lược của Ấn Độ, sẵn sàng coi New Delhi là một “đối thủ hòa bình”. Vì những lý do lịch sử, Trung Quốc và Ấn Độ đang cảnh giác lẫn nhau. Tuy nhiên, khách quan mà nói, Bắc Kinh không dành nhiều mối quan tâm để đối phó với New Delhi, trái ngược với thái độ thù địch mà Ấn Độ dành cho Trung Quốc. Vì vậy, Trung Quốc hy vọng Ấn Độ giữ bình tĩnh để cả hai sẽ cùng hưởng lợi. Trong khi đó, trái ngược với những lời lẽ “răn đe” của Trung Quốc, Tổng thư ký NATO khẳng định, tổ chức này không coi Ấn Độ là một hiểm họa tên lửa, bất chấp chương trình phát triển tên lửa tối tân của nước này. Tương tự, Washington hôm nay cũng kêu gọi các quốc gia hạt nhân kìm chế và ngừng chỉ trích Ấn Độ về vụ phóng tên lửa có tầm bắn trọn lãnh thổ Trung Quốc hay châu Âu này. Khi được hỏi liệu tên lửa Agni-5 mà Ấn Độ vừa phóng có thể tấn công vào sâu lãnh thổ Trung Quốc không, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Mark Toner cho biết, Mỹ quan tâm về vụ phóng, nhưng không đề cập cụ thể về vấn đề này với Ấn Độ. “Tôi chỉ muốn nói, chúng tôi kêu gọi các quốc gia hạt nhân kìm chế bởi Ấn Độ cũng tham gia hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân”, ông Mark Toner nhấn mạnh. |
Nhãn:
Tên lửa Angi 5,
Tên lửa Ấn Độ
>> Tìm hiểu họ tên lửa Hellfire II
Tính đến tháng 4/2012, Mỹ đã bỏ ra số tiền hơn một tỷ USD cho các biến thể mới của loại tên lửa không đối đất nổi tiếng Hellfire của mình.
Hiện nay, Hellfire (lửa địa ngục) là loại tên lửa không đối đất chủ lực hiện trang bị cho quân đội Mỹ cũng như đồng minh.
Biến thể tiêu chuẩn của loại tên lửa này sử dụng loại đầu tự dẫn laser bán chủ động với tầm bắn tới 9.000 mét. Hiện nay, tên lửa Hellfire đang được trang bị cho hầu hết các đoàn trực thăng tấn công của Mỹ như AH-64, AH-1, OH-58D, MH-60S/R, S-70 và thậm chí là trực thăng Eurocopter Tiger của Pháp và Australia. Không có khả năng phóng từ các máy bay tấn công siêu âm như loại tên lửa MBDA Brimstone của Anh, tuy nhiên tên lửa Hellfire II lại rất đa dụng với nhiều biến thể và khả năng phóng từ các UAV tấn công như MQ-1 Predator cùng các bệ phóng cá nhân đặt trên giá ba chân. Cấu tạo bên trong tên lửa Hellfire II biến thể K Cho đến thời điểm này, tên lửa Hellfire II đang được sản xuất với rất nhiều biến thể. Biến thể cơ bản nhất là AGM-114K sử dụng đầu đạn nổ lõm chuyên dùng để diệt các mục tiêu bọc giáp nặng như xe tăng và công sự kiên cố. Bản nâng cấp của AGM-114K là AGM-114K-A được trang bị thêm một vòng kim loại cứng có khả năng vỡ tung thành nhiều mảnh văng nhỏ khi nổ, giúp tăng tính sát thương của tên lửa khi tấn công các mục tiêu không bọc giáp tại các địa hình trống trải. Đầu nổ của biến thể AGM-114K-A được trang bị thêm một vòng kim loại cứng đã khía sẵn hình thoi để tạo ra những mảnh văng chết người khi nổ. Biến thể thứ hai AGM-114M được thiết kế chủ yếu sử dụng trong hải quân. Đầu đạn của biến thể này đơn thuần là loại nổ phá mảnh, vốn rất hiệu quả trong việc tấn công các loại thuyền nhẹ hay xe cộ đơn thuần. Biến thể thứ ba AGM-114N sử dụng đầu đạn nhiệt áp (tương tự loại đầu đạn của pháo phản lực TOS-1 hay súng phóng lựu RPO của Nga). Với loai đầu đạn này, nó có thể dễ dàng đốt cháy các mục tiêu trong hang động, công sự nhà cửa hay tạo ra một vụ nổ với bán kính sát thương cực kỳ lớn. Hellfire-II có thể gắn trên giá ba chân để sử dụng như một loại tên lửa chống tăng cá nhân hay tên lửa đối hạm hạng nhẹ. Biến thể mới hiện đại nhất của Hellfire II là AGM-114R “đa năng” đang được sản xuất. AGM-114R được trang bị bộ phận dẫn đường cải tiến giúp tên lửa có xác suất đánh trúng mục tiêu cao hơn nhiều so với bản AGM-114K-A. Đặc biệt nhất, biến thể này được trang bị một đầu đạn đa năng có thể sử dụng để chống lại cả ba loại mục tiêu chính là xe tăng, các công sự kiên cố và mục tiêu ít bọc giáp. Dự kiến, trong tương lại AGM-114R sẽ là biến thể được sử dụng nhiều nhất của tên lửa Hellfire. Theo giám đốc chương trình sản xuất tên lửa Hellfire, trung tá Mike Brown, điểm đặc biệt nhất của tên lửa này là phi công có thể chọn chế độ nổ cho đầu đạn tùy thuộc vào mục tiêu ngay trong khi thực hiện nhiệm vụ chứ không cần phải đặt trước tại căn cứ. Yếu tố này là đặc biệt hữu dụng trong điều kiện chiến trường khi kẻ địch có thể thay đổi chiến thuật rất nhanh, vào bất cứ lúc nào. Biến thể trang bị đầu đạn đa năng AGM-114R có khả năng đối phó với nhiều loại mục tiêu trên chiến trường. Ngoài ra, Hellfire II còn có hai biến thể khác không liên quan đến loại đầu đạn sử dụng là AGM-114L và AGM-114P. Biến thể L được tăng cường thêm một đầu dò radar ở băng sóng milimét giúp tên lửa có khả năng “bắn và quên”. Đầu dò này sẽ nhận thông tin trực tiếp từ radar trang bị trên trực thăng AH-64D hay AH-1 để tìm kiếm mục tiêu. Biến thể P được chế tạo chủ yếu để trang bị cho các UAV bay ở độ cao lớn với khả năng chống chịu tốt hơn với điều kiện môi trường khắc nghiệt, ví dụ như nhiệt độ tại điểm phóng có thể chênh lệch tới 50 độ C so với nhiệt độ tại mục tiêu. Hệ thống đo đạc ba chiều của tên lửa AGM-114P giúp nó có khả năng bắt bám mục tiêu với góc 360 độ, giúp nó có khả năng sử dụng trên những UAV không có khả năng bay treo như trực thăng. Lắp ráp tên lửa AGM-114P cho UAV tấn công Hiện nay, cộng thêm với 8,75 triệu USD hợp đồng mua thêm bộ phận phụ cho tên lửa Hellfire II bản R, Mỹ đã bỏ ra hơn một tỷ USD cho chương trình phát triển này. |
>> Unha-3 nổ tung vì lãnh đạo Triều Tiên duy ý chí?
Hôm 13/4, sau khi rời bệ phóng 1-2 phút, tên lửa đẩy Unha-3 của Triều Tiên đã nổ tung thành 20 mảnh rơi trên biển. Cùng ngày, chính quyền Triều Tiên đã lên tiếng xác nhận cuộc phóng thất bại và cho biết các chuyên gia đang tìm hiểu nguyên nhân sai sót. Nhiều khả năng, những nguyên nhân này sẽ không bao giờ được tiết lộ. Do đó, đây sẽ là đề tài hấp dẫn cho những chuyên gia. Ngay lập tức, một số chuyên gia Hàn Quốc đã đưa ra lập luận của mình tìm hiểu vì sao Unha-3 nổ tung. Tách tầng không thành công? Tầng nhiên liệu đầu tiên của Unha-3 đã xé toang thành 20 mảnh rơi trên vùng biển phía Tây Taean, cách xa điểm dự định tách tầng (gần phía Tây bán đảo Byeonsan (Hàn Quốc). Thông thường, 56% vụ phóng lỗi gặp vấn đề ở tầng phóng thứ nhất. Các vụ nổ thường phát sinh từ việc rò rỉ nhiên liệu động cơ đẩy hoặc máy bơm tuabin gặp trục trặc hơn là việc tách tầng không thành công. Giáo sư Yoon Woong-sup, ĐH Yonsei, cho biết: “Nếu vấn đề xảy ra trong quá trình tách tầng thì khả năng thấp là tầng động cơ đẩy thứ nhất khó nổ tung bởi lượng nhiêu liệu đã được đốt cháy hết.” Theo ông này, Nhưng ông Cho Kwang Rae – lãnh đạo dự án phóng vệ tinh thuộc Viện Nghiên cứu Hàng không Bũ trụ Hàn Quốc khẳng định có vấn đề trong việc tách tầng. “Không thể loại trừ lỗi xảy ra trong quá trình tách tầng động cơ thứ nhất,” ông nói. Một số chuyên gia khác cho rằng, trong vụ phóng Unha-2 năm 2009, tên lửa đã vào quỹ đạo vì thiếu lực đẩy cần thiết. Có thể, trong cuộc phóng 2012, Triều Tiên rút kinh nghiệm cố gắng sửa chữa sai lầm bằng việc tăng thêm nhiên liệu nhưng lại gây ra vấn đề khác. Mô phỏng tên lửa Unha-3 tách tầng động cơ thứ nhất thành công, tầng thứ hai kích hoạt. Nằm càng gần xích đạo thì càng dễ trong việc đưa các trọng tải lên quỹ đạo bởi lực đẩy cộng hưởng thêm vận tốc quay trái đất. Thế nhưng, Triều Tiên nằm ở tọa độ 39,4 vĩ độ bắc, bệ phóng Tongchang-ri nằm ở xa xích đạo, cách khoảng 4.300km (so với khoảng 3.100km đối với sân bay vũ trụ NASA tại Florida - Mỹ), điều đó khiến vệ tinh khó khăn trong việc vươn tới độ nghiêng quỹ đạo so với các quốc gia khác. Ngoài ra, tầm phóng của tên lửa Triều Tiên “hạn hẹp” do phải tránh đường bay có thể bay qua lãnh hải các quốc gia khác, hoặc có thể gây ra nguy hiểm cho người dân các nước đó nếu tên lửa nổ. Một cách giải thích khác nhưng thiếu thuyết phục, có thể do tên lửa đi không đúng đường bay nên bộ phận tự hủy được kích hoạt. Thất bại vì duy ý chí? Một số lý giải khác cho thất bại này cho rằng Triều Tiên đã quá vội vàng thực hiện cuộc phóng để kịp cho lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Kim Il Sung. Không rõ tại sao những người lãnh đạo cuộc phóng lại quyết định phóng vệ tinh khi màn sương sớm vẫn bao quanh bệ phóng vào sáng ngày 13/4, sớm hơn một ngày so với dự đoán các chuyên gia. “Triều Tiên đã không có sự chuẩn bị đầy đủ ở bệ phóng Tongchang-ri (Trung tâm Sonhae), chúng tôi có cảm giác họ đã quá vội vàng. Họ có thể đã cẩu thả trong khâu kiểm tra cuối cùng, bởi thời gian không còn nhiều trước ngày sinh nhật Kim Il Sung”, quan chức chính phủ Hàn Quốc nói. Phải chăng Triều Tiên đã vội vàng, cẩu thả trong những bước kiểm tra cuối cùng? Bước tiến hay bước lùi? Dù lý do là gì, tên lửa tách tầng không thành công hay đã có rò rỉ động cơ…, lần phóng này đã thất bại. Và cũng như cuộc phóng vệ tinh năm 2006, 2009 mọi nguyên nhân đều được giấu kín. Tuy vậy, lần phóng 2012 đã có một sự khác biệt nhất định, bởi đây là lần đầu tiên Triều Tiên công khai thừa nhận thất bại. Hai lần phóng trước, Triều Tiên đều tuyên bố thành công dù cả thế giới nhìn nhận kết quả trái ngược. Tháng 4/2009, tên lửa đẩy Unha-2 đã không thể đưa vệ tinh Kwangmyongsong-2 lên quỹ đạo, nhưng tầng động cơ thứ hai và thứ ba đã tách thành công. Với Unha-3 thì ngược lại, lỗi đã xảy ra ở ngay tầng thứ nhất và nổ tung trên không. Người ta có thể dễ dàng cho rằng đây là bước lùi lớn của Triều Tiên. Thế nhưng, một số chuyên gia Quân đội Hàn Quốc tỏ ra cảnh giác. “Rất nhiều quốc gia có nền công nghệ tiên tiến, tên lửa đã nổ tung ngay trên bệ phóng. Vì vậy, điều đó không có nghĩa công nghệ Triều Tiên bước lùi,” ông này cho biết. “Sự thật thì công nghệ tên lửa tầm xa của Triều Tiên tụt hậu khá xa so với các nước phương Tây, nhưng dẫu sao họ đã có những bước tiến đáng kể từ năm 1988,” một chuyên gia tên lửa Hàn Quốc nói. Tên lửa đẩy Unha-3 có chiều cao 32,01m, đường kính thân 2,41m, tổng trọng lượng 85 tấn, trọng tải 100kg. Tên lửa kết cấu với 3 tầng động cơ: tầng thứ nhất có thời gian đốt nhiên liên 120 giây, tầng thứ 2 110 giây và tầng cuối cùng 40 giây. |
>> Trung Quốc, Mỹ sẽ phát sinh xung đột nghiêm trọng?
Các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ngày càng xem mối quan hệ Trung-Mỹ như “một trò chơi có tổng bằng không”. Ông Kenneth Lieberthal, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Trung Quốc của Trung tâm John L. Thornton tại Brookings, cựu thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia dưới thời Tổng thống Bill Clinton cho biết, khi thảo luận về mối quan hệ với Mỹ một cách trực tiếp hay gián tiếp, thì các quan chức Trung Quốc về cơ bản đều thông qua một “tư duy số không”. Khó có giải pháp trong quan hệ Trung-Mỹ? Một chuyên gia phân tích những ảnh hưởng của Trung Quốc cho biết, các lãnh đạo cấp cao Trung Quốc ngày càng xem mối quan hệ Trung-Mỹ như “một trò chơi có tổng bằng không”. Tức là, nếu kinh tế và chính trị Mỹ tiếp tục trượt dốc thì Trung Quốc lại càng ở thế thượng phong trong một thời gian dài. Mới đây, Viện Brookings tại Washington và Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế Đại học Bắc Kinh đưa ra một báo cáo mang tên “Đối phó với sự nghi ngờ chiến lược lẫn nhau giữa Mỹ và Trung Quốc”. Theo báo cáo này, nhà phân tích chiến lược, chuyên gia cố vấn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Vương Tập Ân cho rằng, Trung Quốc coi Mỹ là một quốc gia đang trong quá trình suy giảm trầm trọng. Nhưng đồng thời nhấn mạnh, Washington đã cố gắng để trở lại, thậm chí đang cố làm suy yếu sự trỗi dậy về quân sự và kinh tế Trung Quốc, với mục đích cuối cùng là ngăn cẳn Trung Quốc đã trở thành quốc gia mạnh nhất trên thế giới. Tuy nhiên, cả hai chuyên gia Kenneth Lieberthal và Vương Tập Ân đều nhận định rằng, mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngày càng này sinh những mối nghi ngời lẫn nhau. Nếu không có những bước tiến tích cực trong thời gian tới, quan hệ hai nước có thể sẽ biến thành một cuộc đối đầu quân sự trong tương lai. Ông Vương đã đưa ra một giải pháp trong mối quan hệ này tới các nhà lãnh đạo Trung Quốc là, Mỹ không còn là một cường quốc đáng sợ và đáng tin cậy như trước nữa. Ngược lại, với việc phát triển mạnh trong lĩnh vực quân sự và kinh tế,Trung Quốc ngày càng tự tin hơn trong vai trò là một nước lớn. Trung, Mỹ sẽ phát sinh xung đột? Đặc biệt là kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh ở Iraq, khoảng cách giữa hai nước đã bị thu hẹp đáng kể.Năm 2003, GDP của Mỹ gấp 8 lần Trung Quốc, nhưng đến nay chỉ còn có 3 lần. Ông Vương nhấn mạnh, thời kỳ của Trung Quốc đã đến, giờ đây, Mỹ đã thuộc về “một mặt trái của lịch sử”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang ngày càng tin rằng về lâu dài, Trung Quốc sẽ giành chiến thắng trong cuộc chạy đua với Mỹ. Ở một mức độ nhất định, chuyên gia Lieberthal của Mỹ cũng xác nhận điều này. Cách đây không lâu, tại một hộ thảo đươc tổ chức tại Đại học Thanh Hoa, Trung Quốc, ông Lieberthal cho biết, hai bên ngày càng nhìn nhận theo một khung hướng đó là, quan hệ hai nước có thể trở thành một cuộc đối đầu quân sự sau 15 năm nữa. Điều này có nghĩa rằng hai nước sẽ tăng đáng kể chi tiêu quân sự để tiến hành ngăn chặn lẫn nhau. “Trường hợp xấu nhất là hai bên có thể gây ra xung đột vũ trang thực sự, song cuộc đối đầu đó sẽ không mang lại nhiều kết quả. Đây chỉ là hệ quả của việc hai bên không tiếp tục kiềm chế và muốn loại bỏ lẫn nhau”. Ông Lieberthal nhấn mạnh. |
>> Khu trục hạm DDG-116 được tăng sức mạnh bằng tên lửa Mk41
BAE Systems đã nhận được 1 hợp đồng trị giá 22,9 triệu đôla để hiện đại hóa hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng cho tàu khu trục DDG-116 của hải quân Mỹ. MarketWatch (The Wall Street Journal) hôm 16 tháng 4 cho hay, công ty BAE Systems của Anh đã nhận được 1 hợp đồng trị giá 22,9 triệu đôla để hiện đại hóa hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng cho tàu khu trục DDG-116 Arleigh Byrke của Hải quân Mỹ và xây dựng thêm các tổ hợp tên lửa phòng thủ AEGIS Ashore (AEGIS trên bờ). "Chúng tôi rất vui khi được tiếp tục hỗ trợ Hải quân Hoa Kỳ cung cấp hệ thống phóng theo phương thẳng đứng Mk41 cho lớp tàu khu trục DDG-51. Việc cung cấp đầy đủ hệ thống Mk41 sẽ giúp Hải quân Mỹ thực hiện tốt các nhiệm vụ mở rộng," - Ông Mark Signorelli, phó chủ tịch kiêm giám đốc kinh doanh hệ thống vũ khí của BAE Systems nói. Tháng 6 năm 2011, BAE Systems hoàn thành hợp đồng cung cấp các thành phần cơ khí của thiết bị phóng. Đây là một phần trong hợp đồng cung cấp hệ thống phòng thủ bờ biển AEGIS Ashore, thành tố cấu thành nên hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu. AEGIS Ashore được phát triển dựa trên hệ thống Aegis trên tàu chiến và được trang bị hệ thống phóng thẳng đứng Mk41với tên lửa đánh chặn SM-3. Hợp đồng này sẽ được thực hiện bởi một số bộ phận của BAE và các nhà thầu phụ ở Aiken (South Carolina), Farmingdale (New York), Fort Totten (North Dakota), Louisville (Kentucky), Minneapolis (Minnesota), Aberdeen (South Dakota) và York (Pensilvanya). Phần lớn công việc sẽ được thực hiện trong năm 2013-2015. BAE Systems và Lockheed Martin sẽ làm việc với nhau để sản xuất hệ thống phóng tên lửa Mk41 cho các tàu chiến mặt nước hiện có và tương lai. Trước khi đặt bút kỹ vào hợp động cung cấp các hrrj thống Mk41 cho Hải quân mỹ, BAE đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong sản xuất, thiết kế và bảo trì các hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng cho Hải quân các nước trên toàn thế giới. Khu trục hạm DDG-116 của Hải quân Mỹ DDG-116 sẽ là con tàu thứ 66 của dự án Arleigh Burke. Đầu tiên Hải quân Mỹ có kế hoạch hạn chế số lượng tàu khu trục lớp này là 62 chiếc. Năm 2008 đã thông qua quyết định tăng chương trình đóng mới tầu khu trục thuộc dự án Arleigh Burke lên 75 chiếc. Tàu khu trục mới nhất lớp Arleigh Burke số hiệu DDG- 111 Spruens đã được biên chế vào Hải quân Mỹ ngày 1/10/2011. |
Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012
>> Trung Quốc chỉ có 50 đầu đạn hạt nhân có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ
“Trung Quốc hiện có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ, nhưng sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025”. Ngày 12/4, trang mạng “Quỹ Jamestown” Mỹ có bài viết cho rằng, hiện đại hóa lực lượng hạt nhân của Trung Quốc hoàn toàn không chạy theo ưu thế về số lượng, mà là chủ yếu thông qua khả năng sống sót và độ tin cậy của vũ khí hạt nhân để tăng cường khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời cũng sẽ tăng số lượng vũ khí hạt nhân một cách thích hợp. Bài viết cho rằng, Trung Quốc tăng cường khả năng trả đũa hạt nhân hoàn toàn không có gì là ngạc nhiên. Từ lâu, lực lượng hạt nhân của Trung quốc tương đối yếu, khả năng chống lại các mối đe dọa cũng không mạnh, trong khi đó mãi đến những năm gần đây Trung Quốc mới bắt đầu theo đuổi hiện đại hóa lực lượng hạt nhân. Năm 2006, Trung Quốc công bố Sách trắng quốc phòng cho biết, chiến lược hạt nhân của Trung Quốc là “xây dựng một lực lượng hạt nhân tinh nhuệ, hiệu quả đáp ứng nhu cầu an ninh quốc gia”. Nhưng, chính quyền Trung Quốc hoàn toàn không tiến hành công bố về số lượng vũ khí hạt nhân cần thiết để thực hiện mục tiêu này. Một số chuyên gia Mỹ dự đoán, Trung Quốc hiện có vài trăm đầu đạt hạt nhân, nhưng kết luận của họ chỉ là đã xem xét số lượng vũ khí hạt nhân có thể cần cho răn đe hạt nhân tương lai của Trung Quốc, hoàn toàn không có chứng cứ tin cậy. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A của Lực lượng tên lửa chiến lược Trung Quốc. Quan điểm của các nhà chiến lược Trung Quốc sẽ giúp chúng ta có nhận thức rõ hơn về vấn đề này. Họ mạnh mẽ khuyến nghị Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa lực lượng hạt nhân, đồng thời mở rộng quy mô vũ khí hạt nhân. Nhưng, họ đồng thời không tán thành chế tạo hàng nghìn đầu đạn hạt nhân, chạy theo quan điểm thực hiện cân bằng hạt nhân Mỹ-Nga. Nội bộ Trung Quốc cho rằng, cần xây dựng khả năng tấn công hạt nhân như sau, đó là: đối mặt với khả năng do thám, tình báo, tấn công chính xác và phòng thủ tên lửa mạnh của đối phương, cần có đầy đủ sức mạnh để tiến hành tấn công hạt nhân lần hai đáng tin cậy. Các nhà chiến lược Trung Quốc cho rằng, xây dựng lực lượng hạt nhân có quy mô quá lớn sẽ làm giảm ưu thế của lực lượng hạt nhân, cũng sẽ làm trầm trọng thêm sự bất ổn chiến lược. Chẳng hạn, chuyên gia vấn đề hạt nhân nổi tiếng của Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, Thiếu tướng Diêu Vân Trúc cho rằng, Trung Quốc cần kiên trì chính sách phát triển vũ khí hạt nhân trước đây, tức là hiệu quả răn đe hoàn toàn không tỷ lệ thuận với số lượng vũ khí hạt nhân, lực lượng hạt nhân quy mô nhỏ có khả năng sống sót và độ tin cậy tương đối cao cũng có thể tạo được khả năng răn đe hạt nhân có hiệu quả. Rất nhiều nhà quan sát cho rằng, trong 10-15 năm tới, Trung Quốc sẽ triển khai nhiều vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn. Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ đã đồng ý với quan điểm này trong “Đánh giá mối đe dọa thế giới thường niên” đệ trình Quốc hội. Năm 2011, Cục trưởng Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ cho rằng: “Trung Quốc hiện chỉ có chưa đến 50 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có thể tấn công tới lãnh thổ Mỹ, nhưng con số này đến năm 2025 có thể sẽ tăng gấp đôi”, Bài viết cho rằng, có 3 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết sách liên quan đến phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Trước hết, nhìn một cách tổng thể, cảm nhận của Trung Quốc về môi trường an ninh bên ngoài và mối quan hệ của họ với các nước lớn là một phương diện quan trọng. Thứ hai, nhìn vào góc độ tác chiến, sự răn đe hạt nhân tiềm tàng và răn đe thông thường của lực lượng hạt nhân phóng giếng, phóng cơ động trên đường bộ và phóng từ tàu ngầm cũng là một nhân tố quan trọng. Cuối cùng, Trung Quốc sẽ còn cân nhắc sự phát triển của hệ thống phòng thủ tên lửa trong tương lai, bởi vì nó có thể sẽ gây tổn hại cho khả năng đáp trả hạt nhân răn đe đối phương của Trung Quốc. Các học giả Trung Quốc cho rằng, phòng thủ tên lửa là nhân tố quan trọng nhất quyết định nhu cầu của Trung Quốc trong tương lai. Chẳng hạn, Diêu Vân Trúc từng cho rằng, Mỹ triển khai phòng thủ tên lửa là “nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển lực lượng hạt nhân của Trung Quốc”. Ngoài ra, bà cho rằng, cần nỗ lực duy trì khả năng răn đe hạt nhân tin cậy trong tình hình đối mặt với hệ thống phòng thủ tên lửa. Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng hạt nhân của họ, đến khi họ cho rằng quy mô lực lượng hạt nhân đủ để ứng phó với mọi tình huống. Tên lửa đạn đạo JL-2 phóng từ tàu ngầm, Hải quân Trung Quốc. |
>> Chi phí quốc phòng của Nga lớn thứ 3 thế giới
Chi phí quốc phòng của Nga đạt 72 tỷ USD, vượt qua Anh với 62,7 tỷ USD và Pháp là 62,5 tỷ USD, trở thành quốc gia đứng thứ 3 thế giới. Theo báo cáo mới đây của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), năm 2011, chi phí quốc phòng toàn cầu đạt 1.700 tỷ USD, trong đó chi tiêu quốc phòng của Nga đạt 72 tỷ USD, vượt qua Anh với 62,7 tỷ USD và Pháp là 62,5 tỷ USD, trở thành quốc gia đứng thứ 3 thế giới về chi phí quốc phòng sau Mỹ và Trung Quốc. Tên lửa chống tàu siêu thanh SM80E của Nga Theo báo cáo của SIPRI, Nga lại có kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng. Theo dự đoán, đến năm 2014, chi phí quốc phòng của nước này sẽ tăng khoảng 53%. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích nghi ngờ rằng, sau khi nền công nghiệp Liên Xô sụp đổ vào đầu những năm 1990, liệu Nga hiện nay có thể thúc đẩy một kế hoạch đầy tham vọng như vậy? Trong khi hầu hết các quốc gia phương Tây bao gồm cả Mỹ bắt đầu từ năm 2011 đều có kế hoạch giảm chi tiêu quốc phòng, Nga và Trung Quốc lại có kế hoạch tăng đáng kể chi phí quân sự cho việc mua vũ khí. Năm 2011, chi phí quân sự của Nga và Trung Quốc đều tăng lần lượt 9% và 6%. Tuy nhiên, Mỹ vẫn là quốc gia có chi tiêu quốc phòng lớn nhất thế giới với 711 tỷ USD trong năm 2011, Trung Quốc xếp thứ 2 với khoảng 143 tỷ USD. Siêu chiến đấu cơ T-50 cũng đang được Nga đầu tư phát triển (ảnh: Su 35) Việc tăng cường chi phí quốc phòng của Trung Quốc đã mang lại mối quan tâm lớn cho các nước láng giềng và Mỹ.Chiến lược chuyển trọng tâm sang khu vực châu Á của Mỹ mới đây cũng là để đối phó với mối quan tâm này. Trong báo cáo của SIPRI có đoạn viết: “Quan hệ thương mại của Trung Quốc những năm gần đây phải chịu những thiệt hại to lớn bởi vấn đề tranh chấp lãnh hải với các nước lánh giềng. Do đó, các chi phí để hiện đại hóa quân sự đối với Trung Quốc là điều cần thiết và đang được ưu tiên”. Báo cáo này còn chỉ ra, vẫn còn quá sớm để khẳng định rằng, một cuộc chạy đua vũ trang trên toàn cầu đang hiện diện. Tuy nhiên, những con số thông kê đang chỉ ra một xu hướng tăng cường quân sự và mua sắm vũ khí đang dần hiển thị rõ rệt”. Trước mối quan tâm đến sự phát triển quân sự của Trung Quốc, Ấn Độ và một số các quốc gia khác dường như cũng đang nằm trong số những quốc gia mới nổi trong vấn đề chi tiêu quốc phòng. Từ năm 2002, chi phí quân sự của Ấn Độ đã tăng lên 66%. Bằng cách này hay cách khác, Ấn Độ luôn coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Tuy nhiên, đến năm 2011, chi phí quân sự của Ấn Độ đã giảm hơn so với trước. |
>> Hải quân Mỹ: 300 tàu chiến là đủ ?
Mỹ chỉ cần 300 tàu chiến là đáp ứng được nhu cầu phòng thủ toàn cầu, họ sẽ đồn trú nhiều hơn ở các khu vực lợi ích chiến lược. Tàu ngầm hạt nhân tấn công Virginia của Hải quân Mỹ. Mạng Defense News ngày 16/4 đưa tin, Tư lệnh Hải quân Mỹ Ray Mabus cho biết, Hải quân Mỹ sử dụng 300 tàu chiến là có thể đủ đáp ứng nhu cầu phòng thủ toàn cầu của họ, bao gồm ngày càng đặt trọng điểm vào khu vực Thái Bình Dương. Kế hoạch 313 tàu chiến là kết quả phân tích cơ cấu lực lượng quân sự của “Xét duyệt quốc phòng 4 năm”. Còn 300 tàu chiến có nguồn gốc từ chiến lược quốc phòng mới được công bố vào tháng 1, trong đó nhấn mạnh tác chiến ở khu vực Trung Đông và Thái Bình Dương. Ray Mabus cho biết: “Chúng ta cần có một hạm đội có các loại tàu chiến thích hợp để thực hiện các nhiệm vụ được giao, đồng thời đổi cách sử dụng và giành lấy năng lượng của chúng ta”. Ray Mabus cho rằng, do trước kia cắt giảm quy mô hạm đội và giá thành chế tạo tàu mới, từng cho rằng không thể tăng từ 282 tàu chiến hiện nay lên 300 tàu vào năm 2019. Chẳng hạn, từ sự kiện tấn công khủng bố 11/9 đến nay, số lượng tàu chiến đã giảm xuống 316 chiếc. Mabus cho biết, đã có những nỗ lực để cho mục tiêu 300 tàu chiến trở nên hiện thực hơn. Chẳng hạn, thông qua đấu thầu mang tính cạnh tranh đã giảm giá thành tàu chiến đấu duyên hải và tàu khu trục. Mặc dù số lượng tàu ngầm so với kế hoạch trước đây đã giảm 13 chiếc, Hải quân vẫn sử dụng công nghệ để duy trì tàu chiến áp sát hơn các khu vực lợi ích có liên quan, để chúng dùng nhiều thời gian hơn cho tác chiến. Ray Mabus cho biết, trong quá trình này, Hải quân sẽ dùng ít thời gian hơn huấn luyện cho tàu chiến vượt đại dương, mà dùng nhiều thời gian hơn cho đóng quân. Tàu khu trục tên lửa Arleigh Burke, Hải quân Mỹ. Tàu tấn công đổ bộ Kearsarge lớp Wasp của Mỹ. Tàu chiến đấu ven bờ Freedom, Hải quân Mỹ. Tàu sân bay hạt nhân Reagan CVN 76, Hải quân Mỹ. Tàu sân bay Mỹ. |
Nhãn:
Hải quân Mỹ,
Phân tích quân sự
Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012
>> Nga - Trung lập hạm đội hỗn hợp
Nga - Trung đang tích cực chuẩn bị cho cuộc tập trận chung chống cướp biển, khủng bố trong một bối cảnh quốc tế đặc biệt. Tàu săn ngầm cỡ lớn Đô đốc Tributs của Hạm đội Thái Bình Dương - Hải quân Nga. Sáng ngày 15/4, Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Nga đã tổ chức lễ xuất quân long trọng tại vịnh Sitelieluoke (đọc âm Hán) ở Vladivostok. 4 chiếc tàu chiến tham gia buổi lễ sau đó đã trực tiếp nhổ neo rời khỏi nơi đóng quân. Chúng sẽ tham gia cuộc diễn tập trên biển liên hợp Nga-Trung sắp tới. Cuộc diễn tập quy mô lớn nhất của hải quân hai nước Trang mạng của Bộ Quốc phòng Nga ngày 13/4 cho biết: “Từ ngày 22-29/4/2012, Nga và Trung Quốc sẽ tổ chức cuộc diễn tập liên hợp hải quân “Hợp tác trên biển-2012” tại biển Hoàng Hải. Đây sẽ là một cuộc sát hạch quan trọng nhất và lần đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương Nga trong năm. Hạm đội Thái Bình Dương sẽ tận dụng cơ hội này thể hiện sức mạnh trên biển và điểm đặc biệt của mình với đối tác nước ngoài”. Phó Tư lệnh Hải quân Nga Sukhanov gần đây nhấn mạnh, cuộc diễn tập lần này sẽ là cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển quy mô lớn nhất trong những năm gần đây của hải quân hai nước. Bộ Quốc phòng Nga cho biết: “Trước đó, Hạm đội Thái Bình Dương đã tham gia cuộc diễn tập quân sự liên hợp song phương “Sứ mệnh hòa bình-2005” vào năm 2005 được tổ chức trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO). Quy mô cuộc diễn tập lần này sẽ lớn hơn lần trước. Tàu chiến tham gia diễn tập bao gồm 3 tàu chống hạm cỡ lớn là “Đô đốc Tributs”, “Nguyên soái Shaposhnikov”, “Đô đốc Vinogradov” và tàu kéo Pechenegs kiểu МБ-37, СБ 522. Tham gia diễn tập còn có 4 máy bay trực thăng phiên bản hải quân Ka-27 và binh sĩ thủy quân lục chiến (lính thủy đánh bộ). Chỉ huy các tàu chiến tham diễn lần này của Hải quân Nga là tàu săn ngầm cỡ lớn – tàu chỉ huy Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương. Tàu săn ngầm cỡ lớn "Nguyên soái Shaposhnikov" Nga. Một sĩ quan của Bộ Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Nga cho biết: “Ngoài tàu Đô đốc Tributs là trực tiếp đến địa điểm diễn tập sau khi tham gia xong cuộc diễn tập chống cướp biển ở vịnh Aden, tất cả các tàu chiến tham diễn của Hạm đội Thái Bình Dương đều xuất phát từ vịnh Sitelieluoke, sáng sớm ngày 22/4 sẽ đến cảng biển của Trung Quốc. Cũng trong ngày 22/4, tàu chiến hải quân Nga sẽ tham gia hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm Hải quân Trung Quốc. Ngày 24/4, hai bên chính thức bắt đầu diễn tập quân sự liên hợp. Số lượng tàu chiến tham diễn của Nga và Trung Quốc sẽ hơn 20 chiếc”. Cùng chạy xuyên qua eo biển Nhật Bản Căn cứ vào “Lệnh tham gia diễn tập quân sự liên hợp hải quân Trung-Nga 2012 của Hạm đội Thái Bình Dương, Hải quân Nga” do Tư lệnh Hải quân Nga Vysotsky ký cách đây không lâu, trong thời gian diễn tập, Hạm đội Bắc Hải của Hải quân Trung Quốc sẽ cử tàu khu trục tên lửa cùng với tàu chiến Nga hợp thành biên đội hỗn hợp, cùng chạy xuyên qua eo biển Nhật Bản đi vào biển Hoàng Hải, tổ chức diễn tập quân sự liên hợp trên vùng biển gần Thanh Đảo. Sau khi hoàn thành toàn bộ chương trình diễn tập, Hải quân Nga và Trung Quốc sẽ còn tổ chức lễ duyệt binh trên biển liên hợp tại biển Hoàng Hải. Quan chức Bộ Quốc phòng Nga từng tiết lộ, cuộc diễn tập quân sự lần này sẽ do 2 bộ phận hợp thành, đó là công tác chuẩn bị cơ bản của Bộ chỉ huy và hạm đội; hai bên cùng diễn tập tại biển Hoàng Hải. Tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo - Hạm đội Bắc Hải - Hải quân Trung Quốc. Các nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, “Hai nước Nga, Trung Quốc tổ chức cuộc diễn tập quân sự trên biển lần này, chủ yếu là tăng cường diễn tập liên hợp của hải quân các khoa mục như chống cướp biển, chống khủng bố. Trong diễn tập, Nga và Trung Quốc sẽ thực hiện tiếp tế trên biển, cùng buộc phải đi qua vùng biển nguy hiểm, cùng đánh bại các cuộc tấn công của vũ khí hải-không quân xuất hiện trên biển, liên hợp triển khai các hành động tìm kiếm và cứu nạn trên biển”. Quan chức Nga nhấn mạnh: “Hải quân hai nước Nga, Trung Quốc đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú từ hộ tống chống cướp biển ở vịnh Aden. Quân đội hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác chặt chẽ trong các nhiệm vụ như bảo vệ việc đi lại an toàn của tàu thuyền và giải cứu những tàu thuyền gặp khó khăn”. Quan chức này tiết lộ, Bộ Tư lệnh hải quân hai nước Trung Quốc và Nga hiện đang thảo luận các vấn đề như tổ chức công tác quản lý và phối hợp, hành động quân sự liên hợp trên biển và công tác bảo đảm cho các hành động đặc biệt. Hải quân Nga hoạt động tích cực bất thường Đối với Hải quân Nga, diễn tập quân sự trên biển liên hợp Nga-Trung là một phần trong rất nhiều các cuộc diễn tập quân sự song phương và đa phương mà họ sẽ tham gia trong năm nay. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga cho biết, tàu chiến Nga năm nay sẽ thăm hơn 40 cảng biển của nước ngoài, tham gia nhiều cuộc diễn tập hải quân quốc tế, các nước hợp tác gồm Mỹ, Anh, Pháp. Các cuộc diễn tập có sự tham gia của Hải quân Nga bao gồm các cuộc diễn tập liên hợp như diễn tập quốc tế “Frukus 2012”, diễn tập hải quân “Baltops 2012” tổ chức ở biển Balic, diễn tập “Ionex 2012” tổ chức ở biển Ionian, “Monarch 2012”, “Pomor 2012” “Northern Eagle 2012” và “Rimpac 2012”. Tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc Vinogradov của Hải quân Nga. Thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận Các nhà phân tích cho rằng, từ năm 2005 đến nay, quân đội hai nước Trung Quốc và Nga đã tổ chức nhiều lần diễn tập quân sự liên hợp trong khuôn khổ SCO, đã phát huy vai trò tích cực đối với việc nâng cao khả năng cùng ứng phó với các thách thức và mối đe dọa mới, bảo vệ hòa bình, ổn định của thế giới và khu vực. Tháng 8/2011, khi thăm Nga, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Trung Quốc, Thượng tướng Trần Bỉnh Đức đã đạt được đồng thuận với các nhà lãnh đạo Quân đội Nga: Hải quân hai nước xác định tổ chức một cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển từ tháng 4-5/2012. Đối với cuộc diễn tập lần này, Trung Quốc nhấn mạnh, cuộc diễn tập lần này nhằm tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện hai nước Trung-Nga, nâng cao khả năng cùng ứng phó với các thách thức và mối đe dọa mới, bảo vệ hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thế giới. Máy bay trực thăng chống tàu ngầm Ka-27 của Nga. Cục trưởng Cục Thông tin, Bộ Quốc phòng Nga Gennachenko cho biết, các cuộc diễn tập liên hợp của Nga-Trung và Tổ chức Hợp tác Thượng Hải là hợp tác hữu nghị giữa quân đội các nước có quan hệ đối tác chiến lược, không nhằm vào nước thứ ba. Mặc dù vậy, trong thời điểm Mỹ chuyển trọng điểm chiến lược quay trở lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Nga liên tục gia tăng mức độ coi trọng ý nghĩa chiến lược của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cuộc diễn tập quân sự trên biển liên hợp Nga-Trung lần này đã gây ra sự chú ý đặc biệt của dư luận. Tàu săn ngầm cỡ lớn, tàu chỉ huy Varyag, Hạm đội Thái Bình Dương Nga. |
>> Đối đầu Tehran - phương Tây đã bớt căng thẳng
Các chuyên gia Iran và P5 + 1 (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) thống nhất sẽ họp tiếp, chi tiết hơn vào ngày 23/5. Việc này làm giảm căng thẳng, đối đầu Tehran - phương Tây. Sau nhiều tháng căng thẳng, thậm chí đối đầu, những người lạc quan cho rằng, kết quả mang tính xây dựng của cuộc đàm phán hôm 14/4 giữa Iran với nhóm P5+1 sẽ là cơ sở ban đầu cho việc thiết lập một tiến trình đối thoại nghiêm túc và bền vững hơn. Cụ thể, hai bên đều hy vọng các chuyên gia sẽ sớm gặp nhau để thống nhất về một khuôn khổ chi tiết cho cuộc đàm phán tiếp theo, dự kiến sẽ tổ chức vào ngày 23/5 tại Thủ đô Baghdad của Iraq. Theo giới chức ngoại giao nhóm P5+1, tại vòng đàm phán tới, hai bên sẽ bàn về nguyên tắc của một phương án hợp tác từng bước trên cơ sở có đi có lại. Trả lời phỏng vấn báo giới, Cao ủy phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), bà Catherine Ashton, cho biết các cuộc thảo luận tiếp theo sẽ tập trung vào việc xây dựng lòng tin, theo đó Iran cam kết không bao giờ theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc một số biện pháp trừng phạt quốc tế sẽ được dỡ bỏ. Trong khi đó, Ngoại trưởng Iran Ali Akbar Salehi, trong bài viết đăng trên tờ Bưu điện Washington bày tỏ hy vọng trong lần đàm phán tiếp theo các bên sẽ đối thoại trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng cam kết vì các mục tiêu lâu dài và quan trọng nhất là phải tái lập lòng tin. Theo tờ Bưu điện Washington, các quan chức Mỹ được khích lệ bởi kết quả cuộc đàm phán lần này. Họ cho rằng, tiến bộ đạt được tuy không lớn, song nó mở ra hy vọng tạm thời hạ nhiệt được một cuộc khủng hoảng đang có nguy cơ dẫn tới một cuộc đối đầu quân sự mới ở Trung Đông. Một quan chức cao cấp của Mỹ mô tả không khí đàm phán lần này là “đáng khích lệ” để hai bên có thể tiến hành vòng đàm phán tiếp theo với hy vọng sẽ đạt được những tiến triển nhanh chóng và cụ thể hơn. Chuyên gia Trung tâm nghiên cứu quốc tế thuộc Trường ĐH Woodrow Wilson, Michael Adler cho rằng chỉ riêng việc thuyết phục được Iran đi theo tiến trình đối thoại là một thắng lợi và là nỗ lực của tất cả các bên. Nhà phân tích về Trung Đông của Tổ chức Tư vấn Âu-Á là Cliff Kupchan thì cho rằng, nếu các cuộc đàm phán vẫn được tiếp tục, “thị trường dầu mỏ sẽ được giải vây”. Giá dầu hiện bị đẩy lên cao do lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung từ nước sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới này. Ông Kupchan nói: “Tuy nhiên, các nhà đầu tư biết rằng: ‘bữa tiệc' này có thể sẽ nhanh chóng kết thúc”. Samuel Ciszuk thuộc Tổ chức tư vấn Kinh tế Năng lượng KBC thì nói: “Việc các cuộc đàm phán không đổ vỡ mà sẽ được nối lại vào ngày 23/5 tới là một tín hiệu tích cực... Nó cho chúng ta thêm một tháng để thị trường dầu mỏ tập trung hơn vào những nguyên tắc cơ bản, chứ không phải các nguy cơ chính trị”. Căng thằm Iran - phương Tây hạ nhiệt. Ảnh: The Atlantic. Nhà phân tích Peter Crail thì cẩn trọng hơn. Ông nhận định: “Hiện còn quá sớm để khẳng định chúng ta đạt được đột phát hay chưa. Việc các bên đạt được thỏa thuận rằng sẽ họp lại để bàn sâu hơn về những vấn đề mang tính kỹ thuật, nhạy cảm là bước tiến mà chúng tôi mong đợi. Dù vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm”. Tương tự, nhà nghiên cứu kỳ cựu Bruno Tertrais cũng chưa coi việc các bên thống nhất họp lại vào ngày 23/5 là bước đột phá. Ông chia sẻ: “Chưa thể gọi là đột phá. Nếu có thì có thể là cuộc gặp tới. Giờ thì các bên mới thống nhất được về các bước đi tiếp theo. Chừng nào những cam kết của Iran chưa được kiểm chứng, từng đó mới chỉ là đối thoại”. Iran hiện không có nhiều lựa chọn, ngoại trừ việc giảm sức ép từ cộng đồng quốc tế. Do đó, Iran buộc phải cam kết với những gì mà Liên minh châu Âu và Nhà trắng gọi là “những bước đi vững chắc”. Theo đó, trong cuộc họp tới, các bên rất có thể phải bàn cách giảm lượng uranium được làm giàu lên mức 20% của Iran. (Tehran khẳng định lượng uranium này chỉ dùng vì các mục đích hòa bình; trong khi phương Tây sợ rằng nếu làm giàu hơn nữa, Iran sẽ sản xuất vũ khí nguyên tử. Đồng thời, nhiều chuyên gia phương Tây cho rằng, Iran có thể ngụy trang các máy ly tâm rồi làm giàu uranium lên mức 90% nếu họ quyết định tạo bom nguyên tử). Ngoài việc giảm lượng uranium làm giàu ở lên mức 20%, phương Tây có thể ép Iran cho thanh sát viên Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) tới các cơ sở hạt nhân; nhằm làm giảm sự lo ngại của cộng đồng quốc tế. Để làm điều đó, Iran phải tuân thủ cái gọi là “nghị định thư bổ sung” của Hiệp ước cấm phổ biến hạt nhân (NPT) mà Iran từng ký rồi rút ra khỏi vào năm 2006. Một cách khác nhằm giảm sức ép từ cộng đồng quốc tế là Iran trao đổi uranium được làm giàu của họ với nhiên liệu hạt nhân khác mà nhiều nước sẵn sàng cung cấp. Tuy nhiên, Iran sẽ không nhân nhượng bất kỳ điều gì nếu Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc và các nước phương Tây không giảm dần cấm vận mà họ liên tục tăng cường trong vài năm gần đây. Do đó, nhìn qua thì những hy vọng trên đơn giản về lý thuyết nhưng lại rất khó triển khai trên thực tế. Trước hết, phương Tây phải ngừng áp đặt thêm lệnh trừng phạt, trước khi dừng các lệnh trừng phạt đang được áp dụng, trước khi tháo bỏ hẳn…Ngược lại, Iran sẽ phải có hành động mang tính thiện chí với P5+1. Nếu có thể, Iran gặp song phương với Mỹ thì sẽ là điều tích cực nhất nhưng đây cũng là điều khó nhất bởi từ lâu, hai bên có thái độ thù địch với nhau. Đó là chưa kể có khả năng Iran muốn câu giờ vì những mục đích khác. Mỹ, Iran nhiều lần đối đầu quân sự.Ảnh minh họa: EPA. Trong khi đó, chuyên gia về an ninh quốc tế Jim Walsh của Học viện Công nghệ Massachusetts nhận định: “Kết quả cuộc họp vừa rồi ở Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm giảm - chứ không phải loại bỏ - khả năng Israel tấn công quân sự Iran. Vấn đề là liệu cuộc họp vào tháng tới có đạt được tiến bộ đáng kể hay không”. Nhiều nhà phân tích và một số nhà ngoại giao cho rằng cả hai bên đều phải nhượng bộ để có cơ hội đạt được một giải pháp lâu dài. Theo đó, Iran sẽ được phép tiếp tục làm giàu uranium ở cấp độ thấp, đổi lại, nước này phải chấp nhận có thêm các cuộc thanh sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc. Phát biểu trước thềm hội nghị tại Istanbul, một nhà ngoại giao cấp cao nói rằng tranh cãi về hạt nhân là vấn đề hoàn toàn có thể giải quyết được nhưng trước hết cần cải thiện tình trạng thiếu lòng tin sâu sắc giữa các bên. Chuyên gia về quan hệ Mỹ-Iran làm việc tại Washington là Trita Parsi cho rằng, cả hai phía đều thỏa hiệp một cách hiệu quả nhằm duy trì một cuộc đối thoại. Tuy nhiên, ông nói: “Thách thức thực sự sẽ nằm ở vòng đàm phán tiếp theo, khi những nguyên tắc cam kết phải biến thành các bước đi cụ thể. Khi đó, chúng ta sẽ thấy liệu hai bên có sẵn sàng trả giá bằng những quyết định chính trị trong nước để thỏa hiệp hay không”. Theo ông, cái giá của Iran là quyết định giảm quy mô phát triển chương trình hạt nhân, còn đối với phương Tây là việc nới lỏng các lệnh trừng phạt. Cứng rắn hơn, Israel nhắc lại rằng họ không còn kiên nhẫn đối với tiến trình đàm phán này. Thủ Tướng Benjamin Netanyahu phàn nàn về việc Iran vẫn nhận được “quà” trong khi nước này tiếp tục phát triển khả năng hạt nhân. Trên thực tế, các cuộc đàm phán như vừa rồi ở Thổ Nhĩ Kỳ không gây ấn tượng với Israel, nước vẫn nói rằng Iran không thực sự cần đến điện hạt nhân, Iran không đáng được tin tưởng và đang đe dọa sự sống còn của nhà nước Do Thái. Ông Netanyahu nói rằng các nhà đàm phán của P5 + 1 lại rơi vào chiến thuật “câu giờ” của Iran. Ông nói: “Iran lại có thêm 5 tuần để tiếp tục làm giàu uranium mà không bị kiềm chế hay ngăn chặn. Quốc gia này - nơi trú ngụ của những kẻ theo chủ nghĩa khủng bố nguy hiểm nhất thế giới - lẽ ra không được có cơ hội phát triển bom hạt nhân”. Một nhà ngoại giao châu Âu ở Vienna cũng tỏ ra hoài nghi sâu sắc khi nói: “Dù bầu không khí của cuộc họp vừa qua rất khả quan, song tôi không quá lạc quan. Trong khi các cuộc đàm phán đang diễn ra, các máy li tâm của Iran vẫn hoạt động và làm giàu uranium. Họ sẽ có thêm thời gian để che đậy và phân tán chương trình quân sự của họ”. Trong bối cảnh các cuộc đàm phán vẫn đang diễn ra, các nước nhập khẩu dầu mỏ của Iran và người dân sống tại Trung Đông đều cảm thấy dễ thở hơn. Tuy nhiên, nếu vòng đàm phán tiếp theo đổ vỡ, nhiều nguy cơ sẽ nảy sinh. Nhà nghiên cứu Ray Takeyh của Viện Quan hệ Đối ngoại ở Washington nhận định, nếu vòng đàm phán tiếp theo thất bại, “tiếng trống chiến tranh” thậm chí sẽ vang lên rộn rã hơn. |
Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012
>> Người Kurd : Chiêu bài mới để Mỹ gây sức ép lên Iraq
Quan hệ giữa người Kurd và chính quyền ở Bagdad đang trải qua khủng hoảng nghiêm trọng nhất từ thời Saddam Husein. Thủ lĩnh Kurdistan ở Iraq Masud Barzani kết tội thủ tướng Nuri al–Maliki định phục hồi chế độ độc tài và cảnh báo: điều này sẽ dẫn đất nước đến thảm hoạ. Theo Masud Barzani, thủ tướng Iraq Nuri al–Maliki định độc chiếm chính quyền và chuẩn bị cơ sở để quay lại chế độ độc tài. Lãnh tụ người Kurd bày tỏ sự phẫn nộ trước việc người đứng đầu chính phủ thực tế đã trực tiếp nắm tất cả các cơ cấu tổ chức vũ lực – Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng và các ngành đặc biệt (tình báo, phản gián, an ninh). Trong tình hình đó, ngài Barzani có kế hoạch triệu tập khẩn cấp hội nghị toàn quốc với sự tham gia của thủ lĩnh tất cả ba cộng đồng chủ yếu – người Shiitee (đại diện là thủ tướng Nuri al–Maliki), người Sunnit và người Kurd. Bản đồ phân bố người Kurd ở Iraq. Đường mầu đỏ: Biên giới chính thức cho Kurdistan ở Iraq Đường mầu hồng: Biên giới người Kurd đòi. 1. Màu đỏ là khu vực sinh sống của người Kurd. 2. Màu vàng là khu vực sinh sống của người Arab Sunnit 3. Màu xanh lá mạ là khu vực sinh sống của người Arab Shiitee Nếu tình hình không thay đổi, ngài Barzani hứa sẽ tiến hành trưng cầu dân ý tại khu vực người Kurd sinh sống ở Iraq – đó là việc tách các vùng giàu dầu mỏ ở phía Bắc. Sự căng lên của vấn đề người Kurd ở Iraq có thể làm bùng nổ tình hình ở các nước láng giềng – Thổ Nhĩ Kỳ, Syria và Iran. Ông Masud Barzani đã đưa ra lời đe doạ ngay sau khi trở về từ Mỹ, nơi ông đã hội đàm với Barak Obama. Dù người đứng đầu Nhà Trắng một lần nữa nhắc lại sự ủng hộ sự thống nhất của Iraq, nhưng khó tin được là lãnh tụ người Kurd, người có truyền thống dựa vào sự ủng hộ của Mỹ lại không thông báo cho Tổng thống Mỹ về kế hoạch của mình. Họp bàn khả năng tách khỏi Iraq? Trở lại với kế hoạch của ông Barzani, mục đích cuộc gặp – “thông qua các biện pháp triệt để có thể cho phép đất nước vượt qua khủng hoảng chính trị gay gắt nhất”. Nếu ngài al–Maliki coi thường đại hội, ông Masud Barzani sẽ từ chối thừa nhận ông là thủ tướng hợp pháp. Bước tiếp theo sẽ là trưng cầu dân ý tại Kurdistan ở Iraq. “Đây không phải là doạ dẫm, nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ đồng ý chế độ độc tài quay trở lại, bất kể chúng tôi phải trả giá thế nào đi nữa”– ngài Barzani cảnh báo. Ông không nói thẳng đến việc có thể tách khỏi Iraq, song các chuyên gia tin chắc rằng nếu người Kurd tiến hành trưng cầu dân ý, trong chương trình nghị sự chắc chắn là vấn đề này. Khu vực người Kurd ở Iraq thực tế tồn tại như một quốc gia độc lập. Các trụ sở chính thức thậm chí cấm treo cờ Iraq. Đòi hỏi tăng thêm quyền tự trị không có nghĩa gì, hiện nó đã là cao nhất. Bước tiếp theo có thể chỉ là sự tách ra một cách hình thức. Đây sẽ là đòn chí mạng đánh vào Bagdad cả trên phương diện chính trị lẫn kinh tế. Các khu vực người Kurd khai thác tới 60% dầu mỏ của Iraq. Ngoài ra, một số tỉnh (ví dụ, vùng ngoại vi thành phố Kirkuk giàu dầu mỏ) được coi là vùng tranh chấp – ở đó có cả người Kurd, cả người Arab, cả người Turkoman sinh sống. Nếu người Kurd tách ra, tại đây có thể bùng nổ xung đột sắc tộc. Sẽ không đơn giản đối với Nuri al–Maliki nếu ông định giải quyết vấn đề li khai của người Kurd bằng biện pháp quân sự. Người Kurd có các đơn vị vũ trang của mình, họ đã thử lửa từ thời Saddam Husein. Họ đủ sức chống trả quân đội Iraq đang bị phân hoá bởi những hiềm khích giữa những người Shiitee và Sunnit. Vai trò của Mỹ Mỹ từ lâu được coi là trở ngại chủ yếu trên đường giành độc lập của người Kurd. Sự chia rẽ Iraq, nơi trước đây không lâu đã có các đơn vị quân đội Mỹ không có lợi cho Washington. Ngoài ra, việc tách Kurdistan ở Iraq có thể gây ra khủng hoảng nghiêm trọng ở Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh NATO của Wahsington: đã 30 năm nay Ankara chiến đấu với những người Kurd li khai. Nhưng gần đây Mỹ đã thấy không ít nguyên nhân phải điều chỉnh quan điểm của mình. Ông Nuri al–Maliki càng ngày càng hành xử không phải như đồng minh, mà như một thủ lĩnh độc đoán khó dự báo không muốn để ý đến Washington. Điều này thể hiện cả trong việc thủ tướng Iraq giữ quan hệ chặt chẽ với những người Shiitee cùng tín ngưỡng ở Teheran, cả trong lập trường đặc biệt mà ông này có trong vấn đề Syria. Và ngay ở chính Iraq, theo nhiều chuyên gia, ngài al–Maliki thực hiện một chính sách nguy hiểm – ông thực tế khiêu khích xung đột giữa những người Shiite và Sunnit cực đoan, công khai coi thường các đảng thế tục và tự do, loại họ ra khỏi đời sống chính trị. Theo một giả thuyết, Mỹ muốn sử dụng vấn đề người Kurd như một đòn bảy gây áp lực lên thủ tướng Iraq, buộc ông phải nhượng bộ trong vấn đề Iran và Syria. Phương án cực đoan – Kurdistan độc lập ở Iraq không có trong kế hoạch của Mỹ, nhưng chỉ đến lúc Mỹ còn chặn được “những nỗ lực li khai” của ngài Barzani và các chiến hữu của ông. Theo giả thuyết khác, Mỹ gửi tín hiệu không chỉ cho Bagdad, mà cho cả Ankara. Chuyên gia – nhà đông phương học Aleksandr Voronkov nói với Kommersant: “Người Mỹ không hài lòng lắm với lập trường của thủ tướng Taiip Erdogan đối với Iran. Washington không tin chắc là trong trường hợp đánh vào các mục tiêu hạt nhân của Iran, họ có thể nhận được sự ủng hộ của Ankara. Còn một lý do nữa cho sự không hài lòng – xung đột của Erdogan với Israel, đồng minh chủ yếu của Mỹ ở khu vực. Chơi con bài Kurd, người Mỹ muốn Thổ Nhĩ Kỳ hiểu rằng họ đang mạo hiểm như thế nào khi thực hiện một chính sách quá độc lập”. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)