Những điệp vụ trong bóng tối Mossad - một trong những tổ chức tình báo bí mật nhất thế giới có thể được xem là cơ quan gián điệp vấy máu nhiều nhất lịch sử tình báo thế giới. Chẳng gì mà Mossad không làm, từ bắt cóc, cứa cổ, tiêm thuốc độc đến bắn vỡ sọ nạn nhân…
Trong số ra ngày 2/8/2011, tờ Der Spiegel (Đức) cho biết, Cơ quan Tình báo Israel Mossad là thủ phạm tổ chức hàng loạt vụ giết các nhà khoa học gia hạt nhân Iran gần đây, trong đó có vụ bắn toác cổ nhà khoa học hạt nhân Darioush Rezaei ngay tại thủ đô Tehran ngày 23/6/2011.
"Đồ chơi" của điệp viên Mossad Bàn tay vấy máu Vụ hạ sát TS vật lý hạt nhân Darioush Rezaei 35 tuổi (bởi hai kẻ lạ mặt phóng môtô nã 5 phát súng vào chiếc xe nạn nhân khi Rezaei đang chở vợ và con gái) là vụ mới nhất liên quan đến Mossad. Rezaei là nhà vật lý hạt nhân thứ ba của Iran bị khử thời gian gần đây, trong chiến dịch bắt đầu từ năm 2010. Darioush Rezaei - một trong những nạn nhân mới nhất của Mossad Ngày 12/1/2010, nhà vật lý hạt nhân Masoud Ali Mohammadi, người được giới chuyên gia năng lượng hạt nhân thế giới đánh giá là một trong những nhà khoa học hạt nhân số một Iran, bị giết bởi quả bom điều khiển từ xa cài trong chiếc môtô đậu cạnh xe hơi của ông. Gần một năm sau, ngày 29/11/2010, GS vật lý hạt nhân Majid Shahriari bị nổ tan xác khi chiếc xe hơi của ông bị cài bom; trong khi đồng nghiệp Fereidoun Abbasi (Giáo sư Đại học Shahid Beheshti) cũng bị ám sát suýt chết (sau vụ trên, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad bổ nhiệm Abbasi làm Phó chủ tịch Cơ quan Nguyên tử Iran). Trước đó, năm 2007, TS Ardeshir Hosseinpour (làm việc tại Nhà máy hạt nhân Isfahan) cũng bị chết một cách bí hiểm bởi “nhiễm phóng xạ”. Năm 2007 cũng là năm mà Trung tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Iran Ali-Reza Asgari “biến mất” một cách kỳ lạ. Ngày 7/2/2007, sau khi đến Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) từ Damascus (Syria) trong chuyến công du, Ali-Reza Asgari đột nhiên mất tích suốt từ đó đến nay (tháng 8/2011), để lại vô số tin đồn đoán về tông tích mình, rằng ông bị Mossad hay CIA bắt cóc để khai thác thông tin về chương trình hạt nhân quân sự Iran; hay ông đào thoát bởi bất đồng với Tổng thống Ahmadinejad… Khalid Meshal, hiện là thủ lĩnh quốc tế của Hamas,người suýt chết trong một vụ ám sát của Mossad Cư dân giàu có tại khu biệt lập Afeka ở bắc Tel-Aviv chẳng lạ gì Rafael Eitan - gã trung niên béo lùn thích để ngực trần và bị điếc đặc tai phải. Người ta vẫn thường thấy Eitan đi đâu đó, trở về với mớ sắt vụn rồi lụi hụi hàn lại thành những hình thù khác nhau như một thú tiêu khiển. Ít người biết rằng, trong gần 1/4 thế kỷ, Eitan là Phó giám đốc Mossad đặc trách các chiến dịch đặc biệt. Trong suốt thời gian làm điệp viên, Eitan đã lăn lộn khắp các thành phố châu Âu, trong những điệp vụ tìm diệt. Eitan giết nhiều người đến mức không thể nhớ chính xác bao nhiêu, có khi bằng khẩu Beretta gắn ống hãm thanh, có khi bằng sợi dây điện siết cổ hoặc có lúc bằng một cú vặn cổ nạn nhân cực mạnh, nhanh và gọn như xoắn cổ vịt! Khi Menachem Begin đắc cử Thủ tướng năm 1977, Eitan được chỉ định làm cố vấn riêng về chống khủng bố. Việc đầu tiên Eitan thực hiện ở cương vị này là tổ chức chiến dịch thanh trừng nhóm khủng bố giết 11 vận động viên Israel tại Thế vận hội Munich năm 1972. Những gì đạo diễn Mỹ Steven Spielberg miêu tả trong bộ phim về đề tài này (Munich, sản xuất năm 2005) chẳng thấm vào đâu so với thực tế. Nạn nhân đầu tiên bị khử khi đang đứng trong hành lang căn hộ tại Rome (bị bắn 11 phát với mỗi viên được xem như trả thù cho một vận động viên Israel). Nạn nhân thứ hai bị giết khi trả lời điện thoại từ căn hộ ở Paris (cái đầu bị vỡ toác như quả dưa bởi khối thuốc nổ cài trong ống nghe và được kích hoạt bằng thiết bị điều khiển từ xa). Kẻ khủng bố thứ ba bị giết bằng bom trong căn hộ tại Nicosia (Cyprus)… Rafael Eitan (1929-2004) - một trong những huyền thoại của lịch sử Mossad Để tạo thêm mùi vị kinh hoàng cho các thành viên còn lại của nhóm khủng bố "Tháng Chín Đen", Mossad cho đăng một loạt cáo phó trên nhiều tờ báo Arab địa phương và gửi hoa đến viếng gia đình họ, trước khi họ lần lượt bị giết! Riêng thủ lĩnh nhóm khủng bố (trực tiếp thực hiện vụ giết vận động viên Israel) Ali Hassan Salameh - mệnh danh “Hoàng tử đỏ”, thì chính Eitan đã đích thân ra tay. Sau nhiều lần theo dõi và mất dấu đối tượng, Eitan cuối cùng phát hiện Salameh tại Beirut. Thuộc Beirut như lòng bàn tay, Eitan cải trang thành thương nhân Hy Lạp và theo dõi đường đi nước bước Salameh. Trở về Tel Aviv, Eitan phái ba điệp viên Mossad vào Li-băng. Một kẻ thuê xe; một người cài bom vào khung xe; và kẻ còn lại đỗ xe tại con lộ mà “Hoàng tử đỏ” đi ngang mỗi sáng. Dùng thiết bị điều khiển từ xa, nhóm điệp viên Mossad đã giết banh xác “Hoàng tử đỏ”! (vụ thanh trừng nhóm Tháng Chín Đen từng gây chấn động thế giới và Eitan thậm chí được tiểu thuyết gia truyện gián điệp John Le Carré lấy làm hình mẫu cho một nhân vật trong quyển The Little Drummer Girl). Giết kẻ thù đã đành, Mossad cũng giết luôn kẻ không thể mua chuộc được. Vụ TS Gerald Bull (Canada) là điển hình. Khoa học gia Bull từng là một trong những chuyên gia vũ khí đạn đạo số một thế giới. Israel nhiều lần tiếp cận và mua chuộc đương sự nhưng bất thành. Trong khi đó, Bull muốn bán kỹ thuật cho Iraq. Cốt lõi kỹ thuật Bull là mẫu pháo siêu hạng (được đặt tên Supergun) có nòng dài 148m được chế từ 32 tấn thép Anh. Cuối năm 1989, Supergun đã khai hỏa thử tại Mosul (Iraq) và Baghdad đặt Bull chế 3 khẩu Supergun với giá 20 triệu USD. Dự án chế tạo Supergun có mật danh Babylon. Công ty Space Research Corporation (SRC) của Bull có trụ sở tại Brussels chịu trách nhiệm mua thiết bị từ các nước châu Âu láng giềng. Ngày 17/2/1990, một điệp viên nằm vùng Mossad ở Brussels vớ được tài liệu về Dự án Babylon. Tại Mossad, hồ sơ Bull ngày càng dày, từ lúc đương sự được trao bằng tiến sĩ năm 22 tuổi đến lúc (năm 1976) chế được khẩu “bích kích pháo” 45 mm có thể bắn được mục tiêu cách xa 40km, ở thời điểm mà khẩu đại bác tốt nhất của NATO chỉ bắn được 27km… Trưa ngày 20/3/1990, Thủ tướng Israel Yitzhak Shamir đã thống nhất với Giám đốc Mossad Nahum Admoni, rằng Bull phải chết! Hai ngày sau, hai điệp viên Mossad có mặt tại Brussels, nơi một điệp viên Mossad khác rành rẽ mọi động tĩnh của Bull đang đón chờ. 18 giờ 45 phút ngày 22/3/1990, ba điệp viên Mossad đánh chiếc xe thuê đến khu phố Bull sống; mỗi người lận một khẩu súng trong bụng. 20 phút sau, khi mở cửa, ông già Bull 61 tuổi bị ghim 5 phát vào đầu và cổ bằng loạt đạn 7,65 mm. Bull lảo đảo đổ gục chết ngay ở bậc cửa. Khi nhóm sát thủ trở về an toàn, Ban tâm lý chiến Mossad tung ra dư luận Bull bị Baghdad giết bởi tội bội tín… Những điệp vụ ám sát rợn tóc gáy Năm 2003, (cựu) Thủ tướng Ariel Sharon bắt đầu bật đèn xanh cho chiến dịch “bắt rắn chặt đầu”, với chiến dịch quân sự lẫn tình báo nhằm tiêu diệt các đối tượng thủ lĩnh Hamas cũng như những nhóm Hồi giáo quá khích khác. Thật ra chiến dịch này không mới. Nhiệm vụ thường trực của Mossad vẫn luôn là tiêu diệt thủ lĩnh các nhóm Hồi giáo vốn máu me cực đoan. Vụ giết Fathi Shkaki là một ví dụ. Ngày 24/10/1995, hai thanh niên ở độ tuổi 20 với mật danh Gil và Ran rời Tel Aviv trên hai chuyến bay riêng. Ran đến Athens còn Gil hạ cánh xuống Rome. Tại sân bay, họ đều nhận thông hành Anh. Sau đó, hai người khởi hành đến Malta và cùng đăng ký tại khách sạn Diplomat nhìn ra cảng Valletta thơ mộng đầy nắng. Chiều hôm đó, một chiếc xe gắn máy được giao cho Ran. Chẳng ai trong nhân viên khách sạn nhớ Ran và Gil có nói chuyện với nhau. Hầu hết thời gian trú tại khách sạn họ đều ở rịt trong phòng riêng. Có lần một nhân viên phục vụ ca cẩm về cái samsonite nặng chình chịch, Gil nhăn mặt cười, nói đùa rằng nó chứa vàng thỏi. Trước đó một ngày, nhóm điệp viên Mossad cũng đến Malta bằng phà, liên lạc với Gil qua thiết bị vô tuyến cực mạnh giấu trong chiếc samsonite. Ổ khóa samsonite được thiết kế mở ngược theo chiều kim đồng hồ để không kích hoạt ngòi nổ bên trong. Vô phúc kẻ nào lấy trộm samsonite và mở theo kiểu thông thường (theo chiều đồng hồ), chắc chắn nạn nhân sẽ bị chết banh xác. Anten trong samsonite là sợi cáp quang 400m được cuốn gọn, tạo thành cái đĩa đường kính 15cm. Suốt đêm, Gil nhận chỉ thị từ con phà với cái samsonite này. Cuối cùng, đối tượng xuất hiện: Fathi Shkaki đến Malta với một cận vệ Libya. Cạo râu nhẵn nhụi, Shkaki khai với hải quan Malta mình tên Ibrahim Dawish. Sau khi đăng ký khách sạn Diplomat, Shkaki ngồi nhâm nhi tại quầy cà phê nhìn ra biển và gọi vài cú điện. Sáng hôm sau, Shkaki đi mua vài chiếc sơmi hứa tặng cậu con trai rồi tản bộ ra bãi biển. Ông không biết rằng, sau lưng có hai gã đi theo từ hồi nào trên chiếc xe gắn máy. Bất ngờ, một gã nã 6 phát vào đầu Shkaki. Tay thủ lĩnh Islamic Jihad chết tức thì. Tại Iran, giới giáo sĩ tuyên bố quốc tang cho Shkaki; và tại Tel Aviv, khi hỏi về cái chết Shkaki, Thủ tướng Yitzhak Rabin nói: “Tôi chẳng có gì để buồn”. Vài ngày sau, 4/11/1995, Yitzhak Rabin cũng bị ám sát… Đi đêm gặp ma Không phải lúc nào sát thủ Mossad cũng có thể tàng hình như bóng ma và thực hiện thành công điệp vụ ám sát. Ngày 31/7/1997, ngày mà hai kẻ khủng bố liều chết Hamas giết 15 người và làm bị thương 157 nạn nhân tại một ngôi chợ Jerusalem, Giám đốc Mossad Danny Yatom được vời khẩn cấp đến văn phòng Thủ tướng Benyamin Netanyahu. Được yêu cầu lập tức lập danh sách tất cả thủ lĩnh Hamas và tông tích của họ, Yatom tung điệp viên đến khắp các nước Arab và tất nhiên không thể không kể Gaza lẫn Bờ Tây. Netanyahu liên tục chất vấn Yatom về chiến dịch do thám Hamas. Đến tháng 9/1997, Netanyahu đã gần như mất kiên nhẫn và gọi Yatom bất kể giờ giấc nào, kể cả ban đêm. Ngày 9/9, Hamas lại khủng bố, làm bị thương hai cận vệ Israel của tùy viên văn hóa ở Đại sứ quán Israel mới khánh thành tại Amman (thủ đô Jordan). Ba ngày sau, trong bữa cơm trưa tại nhà Netanyahu, Yatom mới cung cấp một cái tên: Khalid Meshal (có tài liệu viết là Khaled Mashaal). Và kế hoạch giết Meshal lập tức được tiến hành. Không như nhiều vụ ám sát trước, lần này Mossad không dùng súng mà cũng chẳng phải sợi dây câu cá để xiết cổ đương sự. Vũ khí được chọn là bình xịt hóa chất gây tổn hại thần kinh trung ương. Ngày 24/9/1997, các điệp viên Mossad lần lượt đến Amman từ Athens, Rome và Paris. Hai sát thủ trực tiếp thực hiện điệp vụ đều mang thông hành Canada với tên Barry Beads và Sean Kendall. Họ đăng ký tại khách sạn Intercontinental và nhóm còn lại trú trong Đại sứ quán Israel cách đó không xa. 9 giờ sáng hôm sau, Beads có mặt ở tiền sảnh và đăng ký thuê chiếc Toyota xanh ngọc; ít phút sau, Kendall thuê chiếc Huyndai xanh lá cây. 10 giờ, Meshal được tài xế chở đi; ở băng ghế sau, có ba đứa con nhỏ của ông. Beads lẳng lặng đánh vôlăng theo sau và những tay điệp viên Mossad khác cũng có mặt rải rác trên đường. Khi đến quận Garden, tay tài xế báo Meshal biết họ bị bám đuôi. Meshal dùng điện thoại xe hơi gọi cảnh sát Jordan. Barry Beads và Sean Kendall cũng nhận thấy bị lộ và vượt lên mất hút. Ít phút sau, cảnh sát Jordan gọi Meshal, cho biết hai xe trên chỉ là du khách Canada. Không lâu trước 10 giờ 30 phút, khi tài xế của Meshal đánh xe vào đường Wasfi Al-Tal, đã có một đám đông đứng trước trụ sở Hamas. Barry Beads và Sean Kendall có mặt trong số đó. Chẳng ai nghi ngờ họ bởi du khách nước ngoài vẫn thường tò mò đến trụ sở xem các thủ lĩnh Hamas. Sau khi Meshal hôn con và ra khỏi xe, Beads tiến thẳng đến trong khi Kendall kè sát vai đối tượng. “Ông là Meshal?” - Beads hỏi, cùng lúc Kendall lôi ra chiếc bình và xịt vào tai trái nạn nhân. Thủ lĩnh Hamas hoảng hốt tháo chạy và chùi liên tục vào vành tai. Kendall tính xịt lần nữa nhưng đám đông bắt đầu chú ý khiến Beads phải kêu la tẩu thoát. Lúc đó, Meshal bắt đầu nôn mửa và choáng váng. Đám đông gọi xe cứu thương. Và trong lúc hỗn loạn tháo chạy, nhóm điệp viên Mossad đã chuồn mất, không “vớt” kịp Kendall và Beads. Tại đồn cảnh sát, đích thân Samith Batihi - chỉ huy phản gián Jordan - tiếp Beads và Kendall. Trước đó, chỉ huy cứ điểm Mossad đã gọi điện cho Batihi! Trước khi Giám đốc Mossad Yatom đến văn phòng Thủ tướng, Netanyahu đã nhận cú điện từ Vua Hussein của Jordan trên đường dây nóng. Vua Hussein cáu đến mức ông nói mình có cảm giác giống như một thằng bạn thân dám hành xử tồi đến mức hiếp cả con gái bạn mình; rằng Netanyahu đừng có chối biến bởi hai tên điệp viên Mossad đã khai tuốt tuồn tuột trước ống kính video; và rằng cuộn băng đó đang trên đường đến Washington để Ngoại trưởng Mỹ Madeleine Albright thực mục sở thị. Khi Netanyahu đề nghị đến Amman để “làm cho rõ vấn đề” nhằm “tránh gây hiểu lầm đáng tiếc”, Vua Hussein bác ngay, nói rằng “quý vị không cần phải tốn thời gian như thế”. Như bị trời sập xuống đầu, Netanyahu còn được yêu cầu thả giáo sĩ Ahmed Yassin (thủ lĩnh tinh thần và là người đồng sáng lập Hamas; bị Israel giết vào tháng 3/2004), đồng thời phải đưa thuốc giải cho Meshal để đổi lấy mạng Beads và Kendall. Một giờ sau, thuốc giải được chuyển đến Amman trên một chuyên cơ của quân đội Israel. Meshal bình phục vài ngày sau và thậm chí đủ sức tổ chức buổi họp báo chế nhạo Mossad. Hôm sau, Madeleine Albright gọi hai cú điện ngắn cho Netanyahu với ngôn ngữ xát muối không kém Vua Hussein. Trong vòng một tuần sau sự kiện, Israel thả Ahmed Yassin. Tháng 2/1998, sếp Mossad Yatom từ chức. Netanyahu thậm chí không gửi thư cảm ơn vì những “đóng góp và cống hiến đất nước” cho Yatom (như thủ tục hành chính thông lệ). Gần 10 năm sau vụ việc, Israel vẫn còn “hận” vụ Meshal. Năm 2006, Bộ trưởng Tư pháp Israel Haim Ramon tiếp tục yêu cầu cộng đồng quốc tế can thiệp để Syria trục xuất Meshal (sau vụ ám sát Meshal năm 1997, quan hệ giữa Jordan và Hamas căng thẳng, Meshal bị trục xuất đến Qatar rồi sau đó đương sự đến Damascus lưu trú từ năm 2001 và ở đó suốt đến nay, với tư cách là “thủ lĩnh quốc tế” của Hamas). |
Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2012
>> Hồ sơ mật : Bóng ma Mossad (Kỳ 1)
Nhãn:
Cỗ máy tình báo,
Hồ sơ mật,
MOSSAD,
Tình báo Israel
>> Tìm hiểu ngành công nghiệp vũ khí Singapore
Singapore đang tìm kiếm một vị trí trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu bằng cách khai thác các kỹ thuật quân sự tiên tiến với nguồn vốn đầu tư lớn,
Singapore, quốc gia được biết đến với hình ảnh một đất nước trong của ngành công nghiệp xuất khẩu điện tử, đang tìm kiếm một vị trí trong ngành công nghiệp vũ khí toàn cầu bằng cách khai thác các kỹ thuật quân sự tiên tiến với một nguồn vốn đầu tư lớn.
Xe thiết giáp công binh do Singapore sản xuất Từ xe bọc thép được sử dụng bởi quân đội Anh tại Afghanistan tới đạn dược và vũ khí, Singapore đang cố gắng để mở rộng thị trường nước ngoài đối với các vũ khí “cây nhà lá vườn” và các hệ thống quốc phòng. Việc xuất khẩu vũ khí của Singapore được chú ý trong thời gian gần đây khi Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã cấm sáu công ty sản xuất vũ khí vì bị cáo buộc tham gia trong một vụ việc hối lộ năm 2009 - trong số đó có một công ty của Singapore. ST Kinetics, một thành viên lớn của tập đoàn công nghiệp ST Engineering, nhanh chóng bác bỏ những lời cáo buộc nhưng cũng đề cập đến tham vọng phát triển của các công ty Singapore trong thị trường vũ khí thế giới. Xe bọc thép Broncos của Singapore Tờ Straits Times của Singapore cho biết, ST Kinetics đã tham gia đấu thầu cho hợp đồng cung cấp bích kích pháo cho Ấn Độ trước khi sự việc này bị cáo buộc hối lộ. Tập đoàn ST Engineering với doanh thu 5,99 tỷ đôla SG (tương đương 4,72 tỷ USD) trong năm 2011, là công ty Đông Nam Á duy nhất nằm trong tốp 100 các tập đoàn sản xuất quốc phòng thế giới, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, phát hành tháng trước. Là Tập đoàn thuộc sở hữu của nhà nước, ST Engineering thống trị ngành công nghiệp quốc phòng tại Singapore và là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về đạn 40 ly cũng như các vũ khí cầm tay như súng phóng lựu tự động. Hãng này đã tham gia trưng bày tại Triển lãm Hàng không Singapore giữa tháng trước . Các sản phẩm trưng bày là một chiếc Bronco phiên bản mới, xe tải bọc thép đã được quân đội Anh sử dụng tại Afghanistan. 115 chiếc Broncos của Quân đội Anh - lần đầu tiên được triển khai tại Afghanistan trong năm 2010 và được đặt tên là Warthogs - là niềm tự hào của ST Engineering. Đây là lần đầu tiên quân đội phương Tây trang bị các xe bọc thép do một công ty châu Á sản xuất. Hiện tại Anh có khoảng 9.500 quân tại Afghanistan, số lượng quân đội nước ngoài lớn thứ hai tại đây sau Mỹ, hoạt động trong những địa hình khó khăn nhất của tỉnh Helmand. Jon Grevatt, một chuyên gia của công ty cố vấn quốc phòng toàn cầu IHS Jane cho biết rằng "quân đội Anh đã thay đổi rất nhiều cho phù hợp với yêu cầu của mình tại Afghanistan ". Singapore đang đẩy mạnh nền công nghiệp quốc phòng Ngoài Anh, ST Engineering xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị quân sự sang các nước khác, nhưng từ chối tiết lộ chi tiết. Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Singapore đã bán các sản phẩm quốc phòng cho Indonesia, Chad,Nigeria, Philippines, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và Brazil từ năm 2000. Chỉ riêng năm 2010, nước này đã thu về 2,2 tỉ SGD (hơn 36.000 tỉ đồng) từ hoạt động xuất khẩu vũ khí. Mặc dù có một danh sách khách hàng đa dạng nhưng ST Engineering vẫn phụ thuộc nhiều vào lực lượng quân đội Singapore (SAF), Grevatt cho biết thêm. Singapore có ngân sách quốc phòng lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á, nhờ vào ngân sách được tạo ra bởi sự tăng trưởng kinh tế. Singapore đã chi 12,28 tỷ SGD (tương đương 9,68 tỷ USD) cho quốc phòng vào năm 2012, chiếm 24,4% trong tổng ngân sách phân bổ của chính phủ. Bị bao quanh bởi các nước láng giềng lớn, cho đến nay, Singapore đã theo đuổi một chiến lược quốc phòng mạnh mẽ kể từ khi tách ra khỏi Malaysia vào năm 1965, và ban đầu đã nhận được sự giúp đỡ của Israel. Tất cả thanh niên Singapore đủ 18 tuổi sẽ phải thực hiện hai năm nghĩa vụ quân sự, dự kiến bổ sung trên 20.000 nhân cho lực lượng vũ trang chính quy. “ST là một tập đoàn cung cấp hầu hết các sản phẩm quốc phòng phục vụ nhu cầu của SAF. Lĩnh vực quốc phòng đóng góp khoảng 60% doanh thu của ST Engineering, với các danh mục đầu tư tiềm năng và đa dạng.” Grevatt cho biết thêm. Ngoài kinh doanh quốc phòng, công ty có hoạt động trong kinh doanh bất động sản, hàng không vũ trụ, công nghiệp hàng hải, với hơn 100 công ty con ở 23 quốc gia trên toàn thế giới. Lĩnh vực hàng không vũ trụ của ST cung cấp các dịch vụ bảo trì, sửa chữa và đại tu máy bay trên thế giới. "Các nhà sản xuất quốc phòng ngày nay được đa dạng hóa và đưa các “ngón tay” của mình giành lấy những “miếng bánh béo bở” để tồn tại," Grevatt nói thêm. |
Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2012
>> Tên lửa hành trình mới của Không quân Nga
Một tên lửa hành trình mới đã được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ khí chiến lược tầm xa của Không quân Nga.
Một tên lửa hành trình mới đã được đưa vào biên chế trong lực lượng vũ khí chiến lược tầm xa của Không quân Nga, Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov cho biết vào thứ ba (20/3).
Tuy nhiên ông không cung cấp bất kỳ thông tin cụ thể nào về loại tên lửa này, chỉ nói rằng đó là một loại tên lửa tầm xa. Tư lệnh không quân Nga, Tướng Alexander Zelin trước đó cho biết tên lửa hành trình mới được phát triển bởi công ty quốc phòng Raketnoye Taktitcheskoye Vooruzhenie (Tactical Missile) và các thông số kỹ thuật của nó sẽ được bảo mật. Ông cũng cho biết thêm các tên lửa mới sẽ được trang bị cho các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm. Tên lửa Kh-55 Douglas Barrie, một nhà phân tích chiến tranh hàng không của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại London, cho biết các loại tên lửa mới có khả năng là Kh-555 hoặc Kh-101/102. Kh-555 là một loại tên lửa mới biến thể của Kh-55 - tên lửa hành trình đầu đạn hạt nhân, đã được sử dụng từ năm 1984 trên các máy bay ném bom Tu-95 và Tu-160. Kh-101 là tên lửa hành trình mang đầu đạn hạt nhân được phát triển bởi phòng thiết kế Raduga, cùng với một biến thể của nó là Kh-102. Trang web Globalsecurity.org đưa tin Kh-101 đã được phóng thử vào tháng 10 năm 1998. Một số nguồn tin khác lại cho hay Kh-101 là một phiên bản mới của Kh-555. Serdyukov cũng cho biết phi đội Tu-160 Blackjack và Tu-95MS Bear của Nga sẽ được hiện đại hóa. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Vladimir Drik trước đó thông báo lực lượng vũ khí chiến lược tầm xa của Không quân sẽ nhận được hơn 10 chiếc máy bay ném bom Tu-160M Blackjack kiểu mới vào năm 2020. Các máy bay ném bom kiểu mới sẽ được điều chỉnh để có thể mang tên lửa hành trình và các loại bom tiên tiến khác. Zelin cho biết, trong tháng 1, Không quân đã triển khai kế hoạch nâng cao khả năng chiến đấu của các tên lửa không-đối-không. Điều này sẽ giúp tăng cường đáng kể hiệu quả hoạt động của của các phi đội chiến đấu. Trước tiên, tên lửa sẽ được trang bị cho các máy bay đánh chặn MiG-31BM Foxhound và sau đó sẽ được sử dụng cho các máy bay chiến đấu khác. Tướng Zelin đã không cho biết thông tin về các tên lửa được trang bị nhưng các chuyên gia tin rằng nó có thể là K-37M, hay còn được gọi là RVV-BD, hoặc AA-X-13 Arrow the định danh NATO. |
>> Hải quân Việt Nam và súng TAR-21
Sự xuất hiện của súng trường tấn công Tavor TAR-21 do Israel chế tạo trong biên chế của một số đơn vị đặc biệt QĐND Việt Nam đã làm nhiều người không khỏi "bất ngờ".
Trong đoạn clip "Quân chủng Hải quân ra quân huấn luyện năm 2012" đăng trên báo Quân đội Nhân dân Online, ngoài sự xuất hiện của một số vũ khí, khí tài đã biên chế từ trước như chiến hạm lớp Gepard 3.9, xe tăng lội nước PT-76, xe thiết giáp chở quân BTR-60PB..., điều làm người xem chú ý nhất đó chính là sự xuất hiện đầy bất ngờ của loại súng trường tấn công 5,56 mm Tavor TAR-21 do Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng IMI của Israel chế tạo.
Hình ảnh Hải quân đánh bộ với trang phục và vũ khí hiện đại đang gây sốt trên mạng. Trang quân sự Militarypratinet của Nga đã nhanh chóng đưa ra nhận xét, loại súng trường tấn công Tavor TAR-21 mà một số đơn vị Hải quân đánh bộ Việt Nam đang sử dụng là CTAR-21, biến thể rút gọn từ bản TAR-21 tiêu chuẩn với trọng lượng nhẹ hơn, chiều dài nòng súng ngắn hơn, và được chế tạo chủ yếu dành cho Lực lượng lính biệt kích, ở Việt Nam là một số đơn vị tinh nhuệ như Hải quân đánh bộ. Có thể nói, sự xuất hiện của TAR-21 trong một số đơn vị đặc biệt của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ngay lập tức chở thành chủ đề bàn tán "xôn xao" trên các diễn đàn, bởi TAR-21 là một loại súng trường quá hiện đại, nhưng lại là một tiêu chuẩn của súng trường tấn công NATO, điều này làm không ít người ngờ tới. TAR-21 đã được IMI sản xuất với khá nhiều các biến thể cho các nhiệm vụ khác nhau, như GTAR-21, CTAR-21, STAR-21, TC-21 và MTAR-21. Ảnh TAR-21 bản tiêu chuẩn. Tại sao lại là súng của Israel? Nếu nhìn vào trang bị vũ khí, khí tài của quân đội Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy rằng, một số vũ khí tấn công hiệu quả của phương Tây đang được quân đội trang bị với số lượng nhỏ, ở các đơn vị quan trọng. Israel là một trong những nước có nền công nghiệp - quốc phòng phát triển, họ được đánh giá "ngang hàng" với Mỹ. Thậm chí ở một số lĩnh vực như chế tạo UAV còn được cho là "trên cơ" siêu cường có nền khoa học - kỹ thuật quân sự phát triển nhất thế giới. Israel đang nổi lên là bạn hàng cung cấp vũ khí nhiều nhất cho Việt Nam, điển hình như loại súng tiểu liên Uzi đã được một số đơn vị đặc công Hà Nội sử dụng một số loại điện đài thông tin quân sự nhảy tần của Bộ Tư Lệnh Thông Tin, chương trình nâng cấp xe tăng T-54/55... cũng do Israel đấu thầu. Mới đây Reuters đã đưa tin, Bộ Quốc phòng Việt Nam đang mở gói thầu cung cấp hệ thống radar phòng thủ trị giá hàng trăm triệu USD, trong đó Israel là một trong những ứng cử viên "nặng ký" nhất. Israel có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp trang thiết bị quân sự cho Việt Nam. Trong năm 2005, Tập đoàn Elta Electronics Industries đã tiến hành lắp đặt một số thiết bị điện tử quân sự chuyên dụng trên khung gầm xe trinh sát bọc thép Ram-2000. Trong giai đoạn 2004-2005, 2 bên đã tiến hành đàm phán về việc Việt Nam có thể sản xuất thùng chứa đạn pháo cho Israel Các lợi thế của TAR-21 TAR-21 được các chuyên gia quân sự nước ngoài đánh giá khá cao bởi và được cho là một trong những loại súng trường tấn công tiên tiến trên thế giới, điểm nổi bật của TAR-21 là độ chính xác, gọn nhẹ, công nghệ chế tạo và vật liệu tổng hợp tiên tiến. Thiết kế của TAR-21 không những đáp ứng cả những yêu cầu tác chiến trên địa hình đồi núi mà còn cả trong đô thị, nơi mà các cuộc chiến hiện đại ngày nay đang diễn ra phổ biến hơn. Biến thể CTAR-21 xuất hiện trong Lực lượng Hải quân đánh bộ Việt Nam có chiều dài ngắn hơn bản tiêu chuẩn, vì vậy, súng đánh giá là khá phù hợp trong tác chiến, nhất là cách thức tấn công của các đơn vị lính đặc biệt cũng như địa hình rừng cây, đồi núi ở Việt Nam. Nếu so sánh với khẩu súng AK-47 truyền thống đang được quân đội Việt Nam sử dụng thì TAR-21 có ưu điểm về trọng lượng nhẹ hơn, khả năng tấn công chính xác hơn với sự hỗ trợ của kính ngắm điểm đỏ (red dot), kính ngắm quang học hoặc thiết bị hỗ trợ ngắm bắn EOTech. Theo hình ảnh quan sát thì Lực lượng Hải quân đánh bộ đang sử dụng biến thể CTAR-21, chuyên dành cho các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích. Súng nặng 3,18 kg. Chiều dài tổng 640 mm, chiều dài nòng súng 380 mm. Các chuyên gia quân sự đánh giá rằng, TAR-21 hiện đại hơn M-16 của Mỹ rất nhiều, xạ thủ có thể lấy đường ngắm chính xác dù cách xa mục tiêu hàng trăm mét mà không yêu cầu cao thao tác phức tạp. Ưu điểm này này tạo lợi thế cho người sử dụng TAR-21 rất nhiều trong điều kiện chiến tranh chớp nhoáng. Chiều dài của TAR-21 ngắn như súng carbin, tuy nhiên thiết kế bullup giúp đảm bảo độ dài của nòng súng, vì vậy hỏa lực của súng không hề suy giảm so với súng trường truyền thống. Một loại vũ khí ngắn, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hỏa lực mạnh rất phù hợp với cách thức tác chiến bí mật và đánh gần của những đơn vị đặc nhiệm. Quân đội Nhân dân Việt Nam trước đây và cả hiện tại vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công AK-47 huyền thoại, việc đưa vào sử dụng loại súng tiêu chuẩn NATO như TAR-21 cũng có một vài ưu điểm dễ nhận. Quân đội có thể phổ biến kiến thức, huấn luyện quân nhân cách sử dụng của một đại diện súng trường tấn công kiểu bullup, còn khá xa lạ với quân nhân trong quân đội Việt Nam. Ngoài ra, thiết kế bullup của TAR-21 đang được các NATO đang sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Trong trường hợp chiến tranh xảy ra, việc người lính biết cách để có thể sử dụng thành thạo được cả vũ khí của đối phương là một điều cực kỳ quan trọng. Lịch sử đã chứng minh, trong cuộc chiến chống Mỹ, quân đội Việt Nam đã sử dụng với số lượng khá lớn loại súng AR-15 thu được của Mỹ, VNCH để đánh lại địch. Hải quân đánh bộ được quân đội "ưu tiên" trang bị những vũ khí, khí tài hiện đại nhất. Ảnh QĐND. Ngoài ra, một điều đang được nhiều người kỳ vọng nhất, đó là khả năng Việt Nam có thể mua được dây truyền sản xuất của loại súng trường mới, điều này không phải là quá xa xôi bởi Thái Lan và Ukraina đã đưa TAR-21 vào phục vụ trong một số đơn vị quân đội của họ từ tháng 12/2009, đồng thời mua cả giấy phép sản xuất theo ký hiệu Fort-221/222/223, theo Militaryparitet. Việc mua một số lượng TAR-21 và có khả năng sau đó là dây truyền sản xuất sẽ giúp tận dụng được công nghệ chế tạo súng trường tiên tiến, và tự lực sản xuất. Hơn nữa, công nghệ chế tạo hiện đại ở TAR-21 còn mở ra khả năng có thể nâng cấp, cải tiến cho súng trường AK-47 bằng cách gắn thêm các loại khí tài hiện đại như kính ngắm "red dot". Những thách thức TAR-21 được đánh giá là một loại súng trường tấn công hiện đại, tuy nhiên cho đến nay, TAR-21 chưa thực sự tham gia vào hoạt động quân sự đáng kể nên việc đánh giá loại súng này phải chờ thời gian kiểm chứng. Có nhiều ý kiến cho rằng, viêc chọn TAR-21 để trang bị cho một số đơn vị Hải quân đánh bộ (chưa rõ số lượng) của Việt Nam sẽ gây khó khăn trong việc đồng bộ hóa vũ khí khí tài, bởi Việt Nam vẫn đang sử dụng phổ biến loại súng trường tấn công 7,62 mm AK-47. TAR-21 hiện đại nhưng lại có giá "ngất ngưởng. Do đó, một số ý kiến cho rằng, không cần thiết để lựa chọn TAR-21, mà thay vào đó, hoàn toàn có thể là súng trường tấn công uy lực mạnh như series súng trường AK-100 của Nga với giá rẻ hơn. Súng trường tiểu chuẩn NATO sử dụng loại đạn cỡ lớn 5,56 mm, vì vậy mà so về uy lực không thể so sánh với loại đạn cỡ 7,62x39 mm của dòng súng AK. Hơn nữa, giả sử khi tác chiến mà súng hết đạn sẽ gây không ít khó khăn, nhất là khi hiệp đồng tác chiến, sự xuất hiện "lẫn lộn" của 2 loại đạn cỡ khác nhau sẽ gây ra không ít khó khăn cho người lính. Quân đội Việt Nam đã có nhà máy sản xuất đạn AK, nên việc mua TAR-21 sẽ phải kèm theo một số lượng đạn đủ đảm bảo nếu chiến tranh xảy ra, hoặc một cách khác là mua dây truyền sản xuất đạn 5,56 mm của Israel, việc này sẽ tốn không ít tiền của, bởi vũ khí của NATO bao giờ cũng đắt hơn vũ khí của Liên Xô/Nga. Tuy nhiên, nhìn vào trang bị hiện đại của Lực lượng Hải quân đánh bộ, một trong những đơn vị chủ chốt trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, được trang bị hiện đại để kịp thích ứng với chiến tranh hiện đại là điều cần thiết. Các nhà nghiên cứu chiến lược của Đảng và Quân đội hẳn đã tìm hiểu và xem xét kỹ lưỡng về việc trang bị vũ khí mới cho Hải quân nói riêng và quân đội nói chung. |
>> Chiến tranh mạng, mối đe dọa của thế kỷ 21
Vụ tấn công của virus Stuxnet tới chương trình hạt nhân của Iran gióng lên hồi chuông cảnh báo về mối đe dọa của chiến tranh mạng trong kỷ nguyên công nghệ số.
Thế giới đang thay đổi. Những phương thức chiến đấu "thông thường" với xe tăng và bộ binh xung trận trong Chiến tranh thế giới 2 cho đến những vũ khí, phương tiện bay không người lái vũ trang từ xa…
Tuy nhiên, trên chiến trường số hóa ngày nay, nơi cơ sở hạ tầng mạng đóng vai trò quan trọng không kém gì vũ khí truyền thống, một chiếc máy tính bình thường nhất cũng có thể trở thành thứ vũ khí vô cùng nguy hiểm và lợi hại. Nguy cơ từ tấn công, khủng bố qua mạng, hay “chiến tranh mạng” là một khái niệm vô hình, gồm mọi yếu tố: từ việc một thiếu niên với kiến thức mạng tự học để đột nhập vào một cơ sở dữ liệu cấm hoặc truy cập hạn chế, cho tới tình huống phức tạp hơn, một loại virus, sâu máy tính tấn công, tê liệt cơ sở hạ tầng quốc gia trên quy mô lớn. Chính vì thế, giới quân sự trên toàn thế giới buộc phải có những chiến lược mới nhằm đối phó kịp thời với mối nguy hiểm ngày càng gia tăng. Một số nước tiên phong trong việc kết hợp bảo mật trực tuyến vào các chiến lược quốc phòng. Các chính phủ bắt đầu nhận ra nguy cơ và khả năng phá hoại từ tấn công mạng, từ đó thiết lập các dự án, quỹ hỗ trợ nhằm củng cố an ninh và bảo mật thông tin. Tại Đức, chính phủ đang tiến hành dự án trị giá 7,1 tỷ Euro với tên gọi Herkules, nhằm nâng cấp hệ thống an ninh công nghệ thông tin quân sự của quốc gia. Đây là một trong những chương trình có sự liên kết của chính phủ và tư nhân lớn nhất châu Âu. Trong báo cáo An ninh và Chiến lược Quốc phòng (SDSR) mới công bố, chính phủ Anh nhấn mạnh "tội phạm mạng" như là một nguy cơ số một, biểu thị mối đe dọa an ninh cao nhất có thể, bên cạnh với chủ nghĩa khủng bố quốc tế, đại dịch toàn cầu và cuộc khủng hoảng quân sự quốc tế. Trong báo cáo này, tấn công qua mạng được xếp trên những cuộc tấn công với vũ khí sát thương hàng loạt, phóng vệ tinh thất bại hay bất ổn dân sự trong nước. Chính vì thế, chính phủ Anh đã dành 650 triệu bảng (tương đương 1,05 tỷ USD) cho kế hoạch 4 năm nhằm tăng cường an ninh quốc gia và chống lại các cuộc tấn công mạng. Trong một cuộc phỏng vấn phát trên BBC, Malcolm Rifkind, chủ tịch Ủy ban an ninh và tình báo Anh đã thể hiện sự ưu tiên đối phó với vấn đề này. “Chúng ta đang nói về những kẻ khủng bố sử dụng phương pháp tấn công qua mạng như làm gián đoạn lưới điện quốc gia, ngăn cản việc phân phối điện vì hoạt động này được điều hành qua máy tính. Trong lần ghé thăm Mỹ gần nhất, một người đồng nghiệp Mỹ đã thể hiện nỗi sợ với tấn công mạng với lãnh thổ quốc gia, sẽ giống như trận Trân Châu Cảng tiếp theo", ông này nói. Mỹ cũng xếp tấn công qua mạng là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng. Tháng 5/2010, chính phủ Mỹ thành lập Bộ chỉ huy mạng nhằm "chỉ đạo hoạt động và bảo vệ mạng lưới thông tin của Bộ Quốc phòng... thực hiện đầy đủ hoạt động quân sự trong không gian mạng để cho phép hoạt động trong mọi lĩnh vực và đảm bảo Mỹ cùng đồng minh tự do hành động trong không gian mạng, triệt tiêu đe dọa từ các bên đối địch". Sâu Stuxnet mở màn cho kỷ nguyên tấn công mạng cấp quốc gia 2010 là năm cột mốc khi mối nguy hiểm từ tấn công mạng được phổ biến rộng trên phương tiện truyền thông và gây ra sự chú ý đáng kể của hầu khắp chính phủ. Đáng chú ý nhất là vụ tấn công của sâu Stuxnet vào các máy ly tâm và hệ thống máy tính trong cơ sở làm giàu Uranium của Iran, khiến nước này bị chậm tiến độ đáng kể hoạt động nghiên cứu hạt nhân tại nhà máy ở Natanz vào tháng 7/2010. Vụ tấn công Stuxnet là bằng chứng rõ rệt về khả năng phá hoại cơ sở hạ tầng vật lý theo những cách chưa từng có. Nhiều tổ chức và chuyên gia máy tính, bao gồm cả Kaspersky và Symantec tuyên bố: Việc phát triển của một chương trình phá hoại phức tạp và tinh vi như Stuxnet đòi hỏi huy động tài nguyên ở mức quốc gia, chứ không thể là tổ chức, cá nhân đơn lẻ, thông thường. Chương trình hạt nhân của Iran bị gián đoạn dài do bị virus Stuxnet tấn công vào hệ thống máy tính và máy ly tâm. Nhiều nghi ngờ hướng tới Israel, với lí do, nước này muốn trì hoãn chương trình phát triển hạt nhân của Iran, mối đe dọa quân sự hàng đầu của nước này. Mỹ cũng được cho có dính dáng trong việc hợp tác tạo ra Stuxnet. Phát biểu trên tờ The Economist, Scott Borg, nhân viên của CCU, cơ quan chuyên đánh giá, phân tích hệ quả về mặt kinh tế và chiến lược của tấn công mạng, cho biết: “Cuộc tấn công mạng vào Iran có nhiều yếu tố nhạy cảm hơn các cuộc tấn công thông thường. Nó có thể đánh sập cơ sở hạ tầng mà không hay bị để ý và gần như không thể ngăn chặn. Stuxnet là một loại vũ khí chiến lược, mở ra một kỷ nguyên chiến tranh mạng với sự tài trợ của ngân khố quốc gia. Tấn công mạng: Nền công nghiệp phát triển Stuxnet là minh chứng lớn nhất về một cuộc tấn công mạng, nhưng nó không phải là vấn đề quá mới mẻ. Tháng 12/2009, theo nhiều báo cáo tình báo, những kẻ nổi dậy Hồi giáo ở Iraq đã sử dụng một phần mềm đơn giản để truy cập vào hệ thống diều khiển máy bay không người lái Predator mà CIA đang sử dụng trên toàn thế giới. Dù việc truy cập của những kẻ nổi dậy không đạt được sự kiểm soát chiếc UAV trị giá 20 triệu USD với hệ thống vũ khí tối tân, nhưng các tin tặc có thể xem những video quay trực tiếp từ hệ thống camera của Predator, thu được những thông tin tình báo quan trọng. Không chiếm được quyền kiểm soát những UAV Predator, nhưng quân nổi loạn đã thu được nhiều thông tin tình báo quan trọng qua hệ thống camera. Vụ tấn công làm dấy lên câu hỏi về khả năng bảo mật của hệ thống phòng thủ của Quân đội Mỹ trước một vụ tấn công đơn giản. Họ hoài nghi, liệu một ngày những chiếc Predator bị kiểm soát hoàn toàn, sau đó thực hiện những vụ tấn công vào binh sĩ hay thường dân nước ngoài. Chính vì thế, lực lượng quân sự ở các nước không thể đánh giá thấp khả năng và sự ứng phó của những bên đối địch dù chỉ với số ngân quỹ eo hẹp. Một khía cạnh của tội phạm mạng vừa được phát hiện gần đây là sự gia tăng của các lập trình viên-lính đánh thuê. Họ là những người không theo đuổi mục tiêu quân sự hay ý thức hệ nào, đơn giản là tạo ra những botnet cực kỳ nguy hiểm cho những khách hàng trả tiền. Tiêu biểu trong số này là một nhóm botnet thuê với tên gọi “Đội quân mạng Iran”, đã đứng ra chịu trách nhiệm vụ tấn công mạng xã hội Twitter năm 2009. Mối đe dọa từ tấn công mạng tưởng như vụn vặt, nhỏ bé trước những vụ tấn công khủng bố hay nổi dậy, nhưng các chính phủ cần hiểu và nắm bắt được xu hướng phát triển của loại hình tấn công này trong thời gian sắp tới. Chúng sẽ ngày càng nguy hiểm cùng với công nghệ đi kèm. Ngay cả với những nước đã dè chừng và chuẩn bị nhiều cho vấn đề này, những cái đầu chỉ huy trong quân đội cũng cần thay đổi trong việc coi trọng cả những đe dọa vật lý và đe dọa ảo. Cựu chiến lược gia của Bộ quốc phòng Anh và NATO, ông Ashley Truluck kết luận về thách thức đối với an ninh thế giới: “Những lãnh đạo cấp cao trong quân đội đã thành công với xe tăng, súng ống và máy bay. Giờ đây, họ cũng cần sự dịch chuyển từ văn hóa chiến đấu tự động sang không gian mạng”. |
Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012
>> Hoàn thiện tàu pháo hiện đại HQ 273 thứ 2
Công ty đóng tàu Hồng Hà (Tổng cục công nghiệp Quốc phòng) vừa tổ chức chạy thử, bắn đạn thật, kiểm tra mọi thông số kỹ thuật tàu HQ 273. >> Tàu pháo Việt Nam bắn thử đạn thật >> Giải mã thiết kế tàu chiến Việt Nam Tàu pháo HQ 273 sau khi bắn đạn thật về cập bến Công ty và các đơn vị trực thuộc khác có điều kiện kiểm tra nhiều lần, rút được nhiều kinh nghiệm quý. Niềm vui của chiến sĩ trẻ hải quân khi được tiếp cận với tàu hiện đại HQ 273 Tàu HQ 273 ra đời một lần nữa khẳng định năng lực làm chủ kỹ thuật cũng như vun đắp sự bền vững thương hiệu của một đơn vị đóng tàu có bề dày truyền thống, đáp ứng nhu cầu, chiến lược bảo vệ và phát triển biển, đảo của Tổ quốc. |
>> S-400 có tên lửa tầm 400 km vào năm 2012
Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf sẽ được trang bị một loại tên lửa có tầm bắn 400 km.
S-400 Triumf (raspletin.ru) Tên lửa tầm bắn 400 km dành cho hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf sẽ được chế tạo ngay trong năm 2012, Tư lệnh Không quân Nga, Thượng tướng Aleksandr Zelin cho biết. Ngoài ta, ông Zelin cũng cho biết, lô S-400 tiếp theo trong năm nay sẽ được triển khai ở các vùng ven biển và ven biên giới của Nga. Các hệ thống trước đó được trang bị cho các đơn vị đóng tại tỉnh Moskva. Trước đó, Tư lệnh Hạm đội Baltic, Phó Đô đốc Viktor Chirkov cho biết, Bộ Quốc phòng Nga dự định triển khai S-400 ở tỉnh Kaliningrad vào tháng 4 năm nay. Hiện nay, quân đội Nga có trong trang bị 2 trung đoàn S-400 và sẽ tiếp nhận trung đoàn th2s ba và thứ tư trong năm 2012. Đầu tháng 2.2012, Giám đốc Rosoboronoexport Anatoly Isaikin tuyên bố, Nga không dự định xuất khẩu S-400 trước năm 2015. Các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước An ninh tập thể OKDB như Belarus và Kazakhstan sẽ chỉ nhận được S-400 sau khi quân đội Nga đã được trang bị đầy đủ. Bộ Quốc phòng Nga cũng vừa ký với Nhà máy chế tạo máy Avangard ở Moskva hợp đồng cung cấp tên lửa phòng không có điều khiển dành cho S-400. Hợp đồng có thời hạn 3 năm, do Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và Tổng giám đốc Avangard Gennady Kozhin ký kết trong khuôn khổ đơn đặt hàng nhà nước năm 2012. Theo hợp đồng Avangard sẽ nhận được tiền trả trước 100% cho các tên lửa nên họ có thể thanh toán cho các chi phí của các nhà thầu phụ. Theo Bộ Quốc phòng Nga, Avangard sẽ là nhà cung cấp duy nhất tên lửa cho S-400. Những loại tên lửa nào sẽ được Avangard cung cấp không được nói rõ. Hiện nay, S-400 đang sử dụng các loại tên lửa 48N6Е, 48N6Е2 và 48N6Е3 của các hệ thống S-300PM-1 và S-300PM-2, cũng như tên lửa cải tiến 48N6DM. Nga cũng đang nghiên cứu chế tạo tên lửa 9М96Е và 9М96Е2, cũng như tên lửa tầm xa 40N6Е cho S-400. Giữa tháng 2.2012, tướng Zelin cho biết, vào cuối năm 2012, Không quân Nga sẽ nhận vào trang bị loại tên lửa tầm xa mới dành cho S-400 hiện đang được thử nghiệm nhà nước có tầm bắn hơn 250 km. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga A. Serdyukov, đến nay, Nga đã nhận vào trang bị 3 trung đoàn S-400. Đến năm 2020, Nga sẽ có 56 tiểu đoàn S-400 Triumf (raspletin.ru) Tính đến đầu năm 2012, Nga có trong trang bị 2 trung đoàn S-400, mỗi trung đoàn có 2 tiểu đoàn, triển khai ở Elektrostal và Dmitrov. Trung đoàn thứ ba được thành lập tại tỉnh Kaliningrad với tiểu đoàn S-400 đầu tiên được nhận vào trang bị Hạm đội Baltic vào tháng 2.2012. Ông Serdyukov không nói rõ, việc thành lập trung đoàn S-400 hoàn thành khi nào. Giữa tháng 3.2012, có tin, Không quân và Phòng không Nga trong năm 2012 sẽ nhận được 3 tiểu đoàn S-400. Theo Tham mưu trưởng Không quân Nga, Thiếu tướng Viktor Bondarev, 1 tiểu đoàn dự định triển khai ở Nakhodka, 1 tiểu đoàn ở ngoại ô Moskva và 1 tiểu đoàn trang bị cho Bộ tư lệnh Không quân và Phòng không số 1. S-400 được mua sắm theo chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020 tổng trị giá gần 23.000 tỷ rúp. Theo đó, đến năm 2020, quân đội Nga sẽ thành lập tổng cộng 28 trung đoàn S-400, mỗi trung đoàn có 2 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn biên chế 8 bệ phóng. Để bảo đảm cung cấp S-400, Nga sẽ xây dựng 3 nhà máy chuyên dụng. S-400 Triumf (ban đầu có tên S-300PM3; ký hiệu trong quân đội Nga là 40R6, còn Mỹ/NATO gọi là SA-21 Growler) là hệ thống tên lửa phòng không tầm trung-xa thế hệ mới. Dùng để tiêu diệt tất cả các loại phương tiện tiến công đường không-vũ trụ hiện có và tương lai như máy bay trinh sát, máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa đường đạn chiến thuật, chiến dịch-chiến thuật, tên lửa đường đạn tầm trung, mục tiêu siêu vượt âm, máy bay gây nhiễu, máy bay chỉ huy/báo động sớm... Mỗi hệ thống S-400 có thể bắn đồng thời đến 36 mục tiêu và dẫn 72 đến các mục tiêu. S-400 được nhận vào trang bị ngày 28.4.2007. |
>> Lực lượng hạt nhân Trung Quốc phát triển chậm
Trung Quốc hiện là nước duy nhất trong số các cường quốc hạt nhân tăng cường đầu đạn hạt nhân, nhưng lực lượng hạt nhân của họ phát triển còn chậm.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5 có tầm phóng 12.000 km của Trung Quốc. Tân Hoa Xã cho hay, các chuyên gia Mỹ đánh giá, tiến trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc chậm hơn nhiều so với dự kiến, “không códấu hiệu nào cho thấy, Trung Quốc đang dốc sức mở rộng mức độ chạy đua với Mỹ, Nga về lực lượng hạt nhân”. Trước đây một thời gian, những lời đồn về việc Chính phủ Mỹ có kế hoạch cắt giảm quy mô lớn vũ khí hạt nhân đã gây ra phản ứng gay gắt từ các nhân vật phe bảo thủ trong nước, họ chỉ trích Obama “hành sự lỗ mãng”, có người thậm chí nói, cắt giảm quân sự quy mô lớn mù quáng sẽ làm cho số lượng đầu đạn hạt nhân của Mỹ thấp hơn Trung Quốc. Đối với vấn đề này, một số chuyên gia vấn đề hạt nhân quốc tế đã tiến hành phản bác từ góc độ chuyên nghiệp. Thượng tuần tháng 3, tờ “Công báo nhà khoa học năng lượng nguyên tử” (BAS) lại công bố bản báo cáo đánh giá thường niên “Lực lượng hạt nhân Trung Quốc năm 2011”, đã tiến hành tóm tắt thông thường về tiến trình hiện đại hóa đối với lực lượng hạt nhân Trung Quốc – bao gồm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Báo cáo này cùng với báo cáo “Đánh giá các mối đe dọa thường niên” do Cục Tình báo Quốc phòng (DIA) của Lầu Năm Góc đồng thời xác nhận như vậy, được cho là đã phản ánh hiện trạng lực lượng hạt nhân của Trung Quốc. Tên lửa đạn đạo DF-31 Các chuyên gia hạt nhân cho rằng, lực lượng hạt nhân của Trung Quốc thực sự đang được hiện đại hóa, điều này có sự thống nhất với các nước hạt nhân khác, hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. Điều thực sự đáng chú ý là, tiến trình hiện đại hóa hạt nhân của Trung Quốc chậm hơn nhiều so với dự đoán trước đây, “không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy, Trung Quốc đang dốc sức cho mở rộng mức độ chạy đua với Mỹ, Nga về lực lượng hạt nhân”. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có tốc độ tăng chậm Bản báo cáo này do Hans Kristensen của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ và Robert Norris, nhà nghiên cứu cao cấp của Công ty Nghiên cứu phát triển Khoa học quốc gia hợp tác xây dựng, lời mở đầu đã viết: “Đến nay, trong số 5 nước lớn hạt nhân, Trung Quốc là nước duy nhất vẫn tiếp tục tăng số lượng đầu đạn hạt nhân”, đồng thời dẫn báo cáo của Cục Tình báo Quốc phòng cho rằng: “Đến năm 2025, số lượng đầu đạn hạt nhân có thể đe dọa Mỹ của Trung Quốc có thể tăng hơn gấp đôi ban đầu”. Chỉ riêng đoạn này, nội dung chính của báo cáo này hầu như có chút “giật gân”, nhưng tình hình thực tế là, lực lượng hạt nhân chiến lược của Trung Quốc, đặc biệt là sự phát triển của tên lửa đạn đạo tầm xa, đã chậm hơn nhiều so với dự kiến trước đây. Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-31A Ngay từ năm 2001, Cục Tình báo Trung ương Mỹ tuyên bố, đến năm 2015, số lượng đầu đạn hạt nhân dùng cho tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) “bố trí nhằm vào Mỹ” của Trung Quốc sẽ tăng lên đến 75 – 100 quả, trong đó bao gồm 55 – 80 quả tên lửa DF-31A có tầm phóng tới 12.000 km. Còn theo phân tích của các cơ quan tình báo Mỹ, lúc đó, Trung Quốc chỉ có 20 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5A mang theo đầu đạn hạt nhân có thể tấn công lãnh thổ Mỹ. Theo báo chí nước ngoài, tên lửa DF-31A bắt đầu được triển khai vào năm 2007, các nhà phân tích tin rằng, trong vài năm nữa, Trung Quốc sẽ triển khai quy mô lớn loại tên lửa kiểu mới này. Nhưng 5 năm qua, BAS cho rằng, tên lửa DF-31A được Trung Quốc triển khai đến nay còn chưa đến 30 quả, tên lửa có thể vươn tới lãnh thổ Mỹ (bao gồm tên lửa DF-5A kiểu cũ) phải đến giữa thập niên 20 của thế kỷ này mới tăng lên đến 100 quả, điều này chậm hơn 10 năm so với thời gian dự kiến trước đây của Cục Tình báo Trung ương. Lực lượng hạt nhân trên biển vẫn không thể chiến đấu thực tế Còn về lực lượng hạt nhân trên biển của Trung Quốc, DIA chỉ ra, sự phát triển của tên lửa đạn đạo phóng ngầm Trung Quốc (SLBM) cũng chậm hơn so với dự đoán trước đây. Báo cáo cho biết, Trung Quốc đang nỗ lực nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo phóng ngầm JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân tên lửa lớp Tấn (Type 094), đã có 2 tàu ngầm hạt nhân loại này được bàn giao sử dụng, có thể còn có 2 chiếc ở trong giai đoạn chế tạo. JL-2 được coi là phiên bản hải quân của DF-31, các nhà quan sát rất tập trung chú ý đến các động thái của nó. DIA cho biết, mặc dù Hải quân Trung Quốc đã sở hữu tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn, nhưng gặp phải “khó khăn chồng chất” trên phương diện nghiên cứu phát triển JL-2 và hệ thống đồng bộ. Tên lửa phóng ngầm JL-2 “Báo cáo sức mạnh quân sự của Trung Quốc” được Bộ Quốc phòng Mỹ trình lên Quốc hội năm 2006 từng dự đoán, JL-2 sẽ có khả năng tác chiến ban đầu từ năm 2007-2010, nhưng “Báo cáo” năm 2011 lại chuyển giọng cho rằng, tên lửa này khi nào chính thức đi vào hoạt động vẫn còn chưa xác định. Năm 2011, trên mạng Internet từng phổ biến thông tin về việc Trung Quốc đã tiến hành phóng thử JL-2, nhưng chưa được xác nhận từ chính quyền Trung Quốc. Hiện nay, DIA phán đoán: JL-2 có thể có khả năng tác chiến ban đầu vào năm 2014, chậm nhiều so với dự đoán trước đây 6 năm. BAS kết luận: Sau khi chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 092 (nước ngoài gọi là lớp Hạ) được bàn giao sử dụng 30 năm, chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn đầu tiên hạ thủy 10 năm, Trung Quốc vẫn chưa có một lực lượng hạt nhân trên biển có khả năng chiến đấu thực tế. Trong blog cá nhân, Hans Christensen đánh giá, điều này hoàn toàn không có nghĩa là Trung Quốc không muốn có lực lượng hạt nhân trên biển, hoàn toàn là do trong nghiên cứu phát triển vũ khí chiến lược cao cấp tàu lớp Tấn như JL-2 có độ khó thực sự quá lớn. Tên lửa đạn đạo phóng ngầm Bulava của Nga cũng gặp phải những vấn đề tương tự, các phân tích trước đây phổ biến đánh giá tình hình quá lạc quan. Quy mô tên lửa hành trình cơ bản không thay đổi Ngược lại, báo cáo của BAS chỉ có một đoạn về nội dung liên quan đến tên lửa hành trình của Trung Quốc. Báo cáo viết, Trung Quốc trang bị một loạt tên lửa hành trình, bao gồm tên lửa hành trình tấn công đối đất Đông Hải-10 (DH-10 hay CJ-10, tức Trường Kiếm-10) có tầm phóng 1.500 km. Tên lửa CJ-10, hay còn gọi là DH-10 Năm 2009, cơ quan tình báo Hải quân Mỹ từng coi DH-10 là “vũ khí thông thường hoặc hạt nhân”, ám chỉ nó có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, nhưng gần đây Lầu Năm Góc gọi nó là loại “vũ khí tấn công chính xác thông thường”. Theo số liệu từ “Báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc” năm 2011, Trung Quốc sở hữu 200-500 quả tên lửa DH-10, con số này tương đương với báo cáo năm 2010, ở mức độ nhất định cho thấy, Trung Quốc có lẽ hoàn toàn chưa tăng cường triển khai quy mô lớn tên lửa hành trình tầm xa như lo ngại của phương Tây. |
Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012
>> Chiến dịch vùng Vịnh và cái giá phải trả của Hải quân Mỹ
Mỹ đã đưa đến vùng Vịnh các trực thăng và tàu quét lôi trang bị tàu tuần tra không người lái Seafox giữa lúc căng thẳng với Iran ngày càng leo thang.
Động thái này sẽ giúp Hải quân Hoa Kỳ tăng cường các biện pháp chống thủy lôi, sẵn sàng mở rộng các tuyến đường trên khắp eo biển Hormuz, nơi có các tuyến đường thủy quan trọng của Iran.
"Chúng tôi đang đưa bốn tàu quét lôi tới khu vực đó”, Đô đốc Jonathan Greenert, Tư lệnh hải quân Mỹ nói với Ủy ban Quân vụ Thượng viện trong một buổi điều trần ngân sách Hải quân. "Chúng tôi muốn cải thiện khả năng dò tìm thủy lôi" Phát biểu với các phóng viên sau phiên điều trần, Greenert từ chối cho biết khi nào tàu và trực thăng sẽ tới khu vực vùng Vịnh. "Đó là một chiến dịch", ông nói. Nhưng ông lưu ý rằng các tàu quét lôi sẽ làm cho cuộc hành quân từ căn cứ ở San Diego tới Bahrain trở nên chậm hơn. Hải quân sẽ đưa các tàu quét lôi này đến vùng Vịnh bằng các tàu khu trục hạng nặng với tốc độ lớn nhất chỉ vào khoảng 14 hải lý. Tàu khu trục hạng nặng khá chậm, đồng nghĩa với khả năng sẽ mất một tuần trước khi tàu có thể tới được Bahrain. Ông Greenert tỏ ra lưỡng lự khi được hỏi động thái trên có phải nhằm chuẩn bị lực lượng cho chiến dịch đặc biệt hay không. "Tôi sẽ không xem nó như là một sự tăng cường lực lượng quân sự," ông nói. "Bạn nên gọi nó là một chiến dịch quân sự." Ban đầu, Đô đóc Greenert cho biết, thủy thủ của tàu sẽ không được luân chuyển như các tàu khác trong khu vực. USS Pioneer Bốn tàu quét lôi đã được đưa vào Hạm đội thứ năm tại Bahrain theo sự sắp xếp trước chiến dịch quân sự. Các tàu còn lại sẽ được sử dụng quanh năm, trong khi các thuỷ thủ sẽ được luân chuyển trong khoảng thời gian 6 tháng từ căn cứ Hải quân ở San Diego. Các nguồn tin Hải quân cho biết, bốn tàu rời căn cứ ở San Diego và có thể đến Bahrain trong vài tuần tới là Sentry, Devastator, Pioneer và Warrior. Tại vùng vịnh Ả Rập, chúng sẽ phối hợp thực hiện nhiệm vụ cùng với bốn tàu hiện đang có mặt ở đó là Scout, Gladiator, Ardent và Dextrous. Còn lại ở San Diego sẽ chỉ có hai tàu, Champion và Chief. USS Scout Các tàu quét lôi có trọng tải 1.379 tấn, thủy thủ đoàn 84 người, sử dụng hệ thống SLQ-48 để xác định và phá hủy trận địa thuỷ lôi của đối phương. Tuy nhiên, hệ thống đã lỗi thời trong những năm gần đây. Hải quân đã xây dựng kế hoạch để sử dụng chiến hạm tuần duyên mới (LCS - Littoral Combat Ship). Tuy nhiên, các hệ thống mới vẫn còn đang phát triển, nên Hải quân đã cố gắng giữ lại SLQ-48S hoạt động trong khả năng có thể. Do sự giảm sút hiệu quả chiến đấu, cơ quan chỉ huy giám sát khu vực vùng Vịnh Ả Rập đã phải đưa ra một yêu cầu cấp thiết để tăng cường khả năng của các hệ thống chống thủy lôi. Sự lựa chọn là tàu tuần tra không người lái SeaFox của hãng Atlas Elektronik và Ultra Electronics, hiện cũng đang được sử dụng trên tất cả các tàu quét lôi của Hải quân Hoàng gia Anh . Hải quân Anh cũng đang duy trì các tàu thả thủy lôi ở một số khu vực thuộc vùng Vịnh, nơi chúng thường xuyên tiến hành hoạt động với các tàu Mỹ. Trực thăng MH-53E Sea Dragon Hải quân Mỹ sẽ mua 3 tàu Seafox để trang bị cho các tàu quét lôi, và nâng cấp 6 Seafox để sử dụng cùng với các máy bay trực thăng “Rồng biển” MH-53E Sea Dragon. Theo dự kiến, chúng sẽ đi vào hoạt động vào đầu năm tới. Hải quân đã không cung cấp các thông tin chi tiết liên quan đến việc bổ sung các máy bay trực thăng đến Bahrain, kể cả hai phi đội trực thăng quét lôi HM-14 và HM-15 tại căn cứ Hải quân lớn nhất thế giới Norfolk. Hải quân Mỹ đã xem xét kế hoạch tiếp tục hỗ trợ hệ thống chống thủy lôi hoạt động xung quanh eo biển Bahrain trong phạm vi 400 dặm. Hải quân đã tân trang lại tàu Ponce - một tàu đổ bộ đã ngừng hoạt động để sử dụng nó như một phương tiện đặc biệt hỗ trợ cho các hệ thống chống thủy lôi. Kế hoạch của chiến dịch quân sự này đã được đưa ra từ giữa năm 2010. Cựu tư lệnh Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Gary Roughead cho biết từ đầu năm 2011 việc triển khai quân sự tại vùng Vịnh Ả-rập chỉ duy trì trong vòng hai năm, nhưng hiện tại cho thấy Hải quân Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. "Chúng tôi có thể duy trì nó đến hết năm nay và các năm tiếp theo," ông nói với các phóng viên. "Nhưng có một cái giá phải trả cho điều đó", ông cảnh báo. "Điều gì sẽ ảnh hưởng đến việc triển khai quân sự tại vùng Vịnh? Chính là chi phí bảo trì và huấn luyện nếu bạn muốn duy trì nó. Đó là một cuộc tranh luận không có hồi kết ". |
>> Trung Quốc : Tiêm kích J-11B không đáng tin?
Nếu các động cơ AL-31F có lực đẩy là 12,5 tấn thì Su-35 được trang bị một động cơ vượt trội với lực đẩy lên đến 14,5 tấn.
Tờ "Washington Post" dường như đã tìm ra những lý do thực sự đằng sau thoả thuận mua bán Trung-Nga máy bay chiến đấu Su-35.
Tiêm kích J-11B của Trung Quốc Gần đây, giới truyền thông đang rất quan tâm đến việc Trung Quốc sẵn sàng chi 4 tỷ USD để mua 48 chiếc Su-35 của Nga. Tuy nhiên, với sự lớn mạnh về quân sự trong những năm qua, người ta đang đặt câu hỏi rằng, tại sao Trung Quốc lại phải bỏ nhiều tiến như thế để mua máy bay Su-35 của Nga? Trên thực tế, Su-35 được trang bị động cơ được sản xuất bởi Công ty sản xuất động cơ máy bay Saturn, với lực đẩy được nâng cấp lên 16% so với các loại máy bay trước đó của Nga. Toàn bộ hệ thống động cơ đều được kiểm soát bởi hệ thống máy tính SDU-D. Nếu các động cơ AL-31F có lực đẩy là 12,5 tấn thì Su-35 được trang bị một động cơ vượt trội với lực đẩy lên đến 14,5 tấn. Tờ "Washington Post" dẫn lời một nguồn tin từ Công ty Saturn cho biết, từ tháng 12/2010 các công nhân của Công ty đã bắt đầu làm tăng ca để sản xuất động cơ phản lực cho máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Bởi sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu nhưng cho đến bây giời Trung Quốc vẫn chưa thể sản xuất được một động cơ máy bay chiến đấu đáng tin cậy. Ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm phân tích Kỹ thuật và Chiến lược của Nga cho biết, Trung Quốc phải cần ít nhất 10 năm nữa mới có thể hoàn thiện được những chi tiết quan trọng của động cơ phản lực. Hiện nay, Trung Quốc đang sản xuất 3 loại máy bay chiến đấu thế hệ mới là J-11B, J-10 và FC-1 “Kiêu Long”. Tất cả động cơ trên các máy bay này đều do Nga sản xuất. Khi Trung Quốc thử nghiệm động cơ do mình sản xuất trên máy bay J-11B thì sau 30 giờ bay máy bay đã gặp trục trặc, trong khi đó động cơ của Nga sản xuất thì có thể bay được hơn 400 giờ. Hiện nay, thế giới đang rất quan tâm đến máy bay thế hệ thứ năm J-20 đang gây nhiều tranh cãi của Trung Quốc. Trong dự án nghiên cứu, chế tạo loại máy bay này, Trung Quốc có thể đã nỗ lực tự sản xuất động cơ với lực đẩy cao cho loại máy bay này, nhưng hiện nay vẫn chưa thể thành công. Theo một nguôn tin tiết lộ, rất có thể động cơ mà J-20 đang sử dụng là do được thuê của Nga. Rất có thể đây là lý do chính khiến Bắc Kinh đang thúc đẩy việc mua máy bay chiến đấy Su-35 của Nga. |
>> Hạm đội tàu ngầm hạt nhân Nga trong sự kết hợp “8 + 8"
Lực lượng tàu ngầm của Hải quân Nga, cho đến nay có tất cả 60 tàu ngầm, và sẽ được tăng cường thêm ba tàu ngầm hạt nhân mới trong năm nay.
Đây là tuyên bố mới nhất của Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Vladimir Vysotsky trong một cuộc phỏng vấn của RIA Novosti.
Theo ông, 3 tàu ngầm chiến lược sẽ được bàn giao trong năm nay là Yuri Dolgoruky, Alexander Nevsky lớp Borey (Project 955) và Severodvinsk - tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm đầu tiên của lớp Yasen (Project 885). "Nhẽ ra việc đó phải được thực hiện trong năm 2011, nhưng do việc thử nghiệm tên lửa đạn đạo Bulava cho Borey và tên lửa hành trình tầm xa mới cho Yasen mất quá nhiều thời gian cho nên việc bàn giao đã không thể diễn ra đúng kế hoạch" - Đô đốc nói. Đồng thời, ông nhắc lại rằng vào đầu năm 2012, Hải quân Nga ra quyết định thay thế chương trình tàu ngầm lớp Lada (Project 677) bằng kế hoạch hiện đại hóa các tàu ngầm hiện có. Theo đó, tàu ngầm diesel - điện lớp Lada dù đã hoàn thành thiết kế từ cuối năm 1990 nhưng sẽ không có chiếc nào được đưa vào phục vụ, bất chấp việc một số tàu cùng loại đang được thử nghiệm trong Hạm đội Baltic. Tàu ngầm Akula Ông Vysotsky cũng cho biết, tàu ngầm phi hạt nhân đầu tiên của Nga được trang bị với động cơ đẩy khí độc lập đầu tiên có thể sẽ bắt đầu thử nghiệm vào năm 2014. Hiện nay, tất cả các tàu ngầm của Nga đều sử dụng năng lượng hạt nhân hoặc năng lượng diesel-điện. Tương lai của hạm đội tàu ngầm hạt nhân trong sự kết hợp "8+8" Việc tiếp nhận tàu ngầm chiến lược thế hệ thứ tư Yury Dolgoruky (lớp Borey, Project 955) trang bị tên lửa đạn đạo Bulava được coi như là sự khởi đầu cho một giai đoạn phát triển mới của lực lượng tàu ngầm Nga. "Lễ bàn giao chính thức sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm nay tại nhà máy Sevmash ở Severodvinsk," - RIA Novosti dẫn lời chỉ huy hạm đội. Theo kế hoạch, sẽ có tổng cộng 8 tàu ngầm lớp này được xây dựng (theo một số nguồn thông tin khác là 10 tàu). Theo Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương, tàu ngầm hạt nhân đầu tiên thuộc Project 955 Borey (Gió phương Bắc) Yuri Dolgoruky đã được đưa vào biên chế của Hạm đội tại Vilyuchinsk thuộc bán đảo Kamchatka. Cơ sở hạ tầng cho các đội tàu ngầm mới đã được chuẩn bị và kiểm tra bởi Bộ trưởng Quốc phòng Anatoly Serdyukov vào đầu năm 2011. Cho đến nay, nhà máy Sevmash đã hoàn thành việc xây dựng các tàu ngầm Borey được phát triển bởi Cục thiết kế kỹ thuật hải quân trung ương Rubin ở các mức độ khác nhau. Yuri Dolgoruky, Alexander Nevsky sẽ được bàn giao trong năm nay, còn George Monomakh vào năm 201. "Trên thực tế, nhà máy đóng tàu Sevmash mới chỉ đang tiến hành giai đoạn đóng mới phần đầu tiên của chiếc tàu ngầm" - Tổng cục trưởng Tổng Cục thiết kế kỹ thuật hải quân trung ương Rubin và nhà máy Sevmash Andrew Dyachkov cho biết. Tàu ngầm Dolphin Vào cuối năm nay, lễ kéo cờ Andrew trên tàu ngầm đa nhiệm Severodvinsk (lớp Yasen, Project 885) sẽ chính thức được tiến hành tại Sevmash. Sự khác biệt chủ yếu giữa các tàu thuộc Project mới chính là sự đa năng, đa nhiệm. Chúng không chỉ có khả năng tấn công tất cả các tàu chiến của đối phương, mà còn có thể thực hiện nhiệm vụ tuần tra ven biển. Các tên lửa hành trình tiên tiến là Caliber và Onyx sẽ được đưa vào sử dụng trên các tàu ngầm mới này. "Năm nay chúng tôi đã hoàn thành các cuộc thử nghiệm đầu tiên với tên lửa chống hạm Caliber. Trên thực tế, đối tượng các cuộc thử nghiệm không phải là tàu ngầm mà các hệ thống tên lửa (" Caliber và Onyx)," – Dyachkov nói. Theo ông, việc thử nghiệm sẽ kéo dài đến cuối năm nay. "Tàu ngầm sẽ ra biển gần như cả năm để tiến hành các cuộc thử nghiệm tên lửa, thiết bị điện tử và hệ thống vũ khí," – Dyachkov cho biết. Đến năm 2020, sẽ có 8 tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen, Project 885 được xây dựng. Theo Trung tâm mua bán vũ khí, cả thế giới có khoảng 450 lớp tàu ngầm khác nhau, 60 trong đó là của Nga. "Trong số 60 tàu ngầm có khoảng 10 tàu ngầm năng lượng hạt nhân chiến lược, hơn 30 tàu ngầm hạt nhân đa năng, diesel và tàu ngầm cho các mục đích đặc biệt," - một đại diện cao cấp của Bộ Tổng tham mưu Hải quân Nga cho biết. Theo ông, các tàu ngầm hiện đang phục vụ trong hạm đội Biển Bắc và Hạm đội Thái Bình Dương là Project 667 BDRM và Project 667 BDR (định danh NATO là Delta IV và Delta-III) sẽ được chuyển giao cho lực lượng hạt nhân chiến lược. "Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớn nhất thế giới Project 941 Akula (NATO gọi là Typhoon) sẽ vẫn được giữ lại trong biên chế," - Đô đốc nói. Tàu ngầm lớp Borey Ông nhắc lại rằng mới đây tàu ngầm Dmitry Donskoy (thuộc lớp Project 941 Akula) đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo Buluva. Trước đó, công ty đóng tàu Sevmash đã đề xuất sử dụng tàu ngầm Dmitry Donskoy thuộc dự án Typhoon làm công cụ để thử nghiệm vũ khí của các tàu ngầm khác. Chỉ riêng việc để 3 tàu ngầm của dự án Typhoon không chìm hay phát nổ cũng ngốn khoảng 300 triệu rúp/năm. Phần lớn tiền sẽ được chi cho Dmitry Donskoy, vì nó là chiếc duy nhất trong dự án Typhoon còn di chuyển được. Kết quả là, tàu Dmitry Donskoy được thay đổi hệ thống phóng để thử nghiệm tên lửa Bulava, còn lại chiếc Arkhangelsk (Chúa tể của các thiên thần) và Severstal (Thép phương Bắc) sẽ được đưa đi thanh lý. Các tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm Project 949A (Antaeus, NATO gọi là Oscar-2), 971 (Shchuka-B, NATO gọi là Akula), và các tàu ngầm diesel-điện Project 877 (Paltus, NATO gọi là Kilo hoặc Varshavyanka) cũng đã được giới thiệu với Hải quân Nga. Tương lai của tàu ngầm với động cơ đẩy khí độc lập Hiện tại, Hải quân Nga chỉ mới có 1 tàu ngầm lớp Lada duy nhất mang tên Saint Petersburg thuộc biên chế Hạm đội biển Ban Tích đang trong quá trình chạy thử. Theo lời ông A. Djachkov, trong khi chờ phiên bản nâng cấp xuất hiện, quá trình chạy thử của tàu ngầm Saint Petersburg sẽ tạm thời hoãn lại. “Rubin đang hoàn tất các thông số kỹ thuật của biến thể nâng cấp dựa trên thông tin thu được trong giai đoạn tàu ngầm Saint Petersburg chạy thử. Đồ án kỹ thuật của tàu ngầm lớp Lada nâng cấp sẽ hoàn thiện vào năm 2013”, ông A. Djachkov cho biết. Tuy nhiên, kết quả của các cuộc thử nghiệm chưa làm Hải quân hài lòng. Tàu ngầm lớp Lada Tư lệnh Hải quân, Đô đốc Vladimir Vysotsky đã thẳng thừng từ chối thông qua các tàu ngầm thuộc dự án này, và nhấn mạnh rằng chúng sẽ được nâng cấp thành một dự án mới với động cơ đẩy khí độc lập. Các cuộc thử nghiệm đầu tiên của tàu ngầm phi hạt nhân với hệ thống động cơ đẩy khí độc lập cho Hải quân Nga có thể được tiến hành vào năm 2014, Vysotsky cho biết. Dyachkov khẳng định rằng Rubin đã thành công trong việc tạo ra một hệ thống như vậy. "Chúng tôi đã hoàn tất các bài thử nghiệm. Chúng tôi đã kiểm nghiệm và xác nhận các tính năng kỹ thuật khi sản xuất trực tiếp hydro trên tàu. Đề án này cho phép lưu trữ hydro trên tàu, giống như các tàu của Đức" – Dyachkov cho biết. Khi này, các tàu ngầm sẽ sử dụng nhiên liệu diesel tiêu chuẩn mà không cần các dịch vụ phức tạp trên bờ. Tàu ngầm hạt nhân và các nhiệm vụ “đặc biệt” Số lượng và mục đích sử dụng các tàu ngầm là những bí mật quân sự. Cách đây 3 năm, Hải quân Nga vừa tiếp nhận một tàu ngầm diesel mới B-90 Sarov Project 20120. Có giả thuyết cho rằng, bức màn bí mật xung quanh tàu ngầm diesel B-90 Sarov có thể liên quan đến các kế hoạch sử dụng tàu như là bệ thử nghiệm vạn năng để thử nghiệm các phản ứng hạt nhân mới. Ngoài ra, Tàu ngầm hạt nhân Belgorod thuộc lớp Antei (project 949A) sẽ được sử dụng để thực hiện những nhiệm vụ đặc biệt. Trong cuộc trả lời phỏng vấn RIA Novosti, Đô đốc Vladimir Vysotsky - Tư lệnh Hải quân Nga tiết lộ, “tàu ngầm nguyên tử Belgorod sẽ được hoàn thiện với tư cách như là một dự án đặc biệt, bởi nó sẽ thực hiện nhiệm vụ đặc biệt”. Belgorod được kỳ vọng sẽ thay thế vai trò đặc biệt của tàu ngầm nguyên tử Kursk nổi tiếng đã mất. Kursk là chiếc sau cùng trong thuộc project 949A Antei của Nga, được khởi đóng năm 1992, nhưng trong những năm 1990 công việc bị đình trệ. Sau sự kiện tàu Kursk gặp nạn tháng 8/2000, công việc đóng tàu ngầm nguyên tử Belgorod lại được khôi phục. Tàu ngầm Kursk Chọn lựa khó khăn của Hạm đội Baltic Trong số bốn hạm đội của Nga, hiện chỉ có hạm đội Biển Bắc và hạm đội Thái Bình Dương được biên chế các tàu ngầm hạt nhận và sẽ tiếp tục được bổ sung thêm cá tàu ngầm mới. Tất cả các tàu ngầm hạt nhân mới sẽ được đưa vào biên chế trong 2 hạm đội này. Hạm đội Thái Bình Dương sẽ nhận được tàu ngầm lớp Borey đầu tiên. Hiện nay trong biên chế của Hạm đội các tàu ngầm chiến lược thuộc Project 667 BDR đã trở nên lỗi thời. Tàu ngầm Delfin (Project 667 BDRM), hiện đại hơn, đang phục vụ trong Hạm đội Biển Bắc. Hạm đội Biển Đen, theo tuyên bố của Đô đốc Alexander Fedotenkova, vào năm 2017 sẽ nhận được 6 tàu ngầm Project 636 (Dự án cải tiến 877), đã được khỏi đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg. Các tàu ngầm này sẽ là nền tảng của lữ đoàn tàu ngầm thuộc Hạm đội Biển Đen. Hiện trong biên chế của hạm đội này chủ yếu là các tàu Alrosa (Project 877). Hạm đội Baltic đang gặp những khó khăn nhất định với các cuộc thử nghiệm của tàu ngầm St Petersburg. Hiện tại Hạm đội đang có 2 sự lựa chọn - hoặc là tiếp nhận các tàu ngầm Project 636, hoặc là chờ đợi một vài năm tới khi mà các tàu ngầm Project 677 Lada hoàn thành với hệ thống động cơ đẩy khí độc lập. Một số tàu ngầm hạt nhân chiến lược chủ yếu của Nga Trong số 8 tàu ngầm được đánh giá là tàu ngầm hạt nhân chiến lược hàng đầu thế giới, Nga có tới 3 đại diện. Akula 941 (NATO gọi là Typhoon) Tốc độ (trên mặt nước) 12 hải lý Tốc độ (dưới nước) 25 hải lý Độ sâu hoạt động 400 m Lặn sâu tối đa 500 m Chế độ bơi tự động 180 ngày đêm Ê kíp 160 người Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 28.500 tấn Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 49.800 tấn Chiều dài 172,8 m Chiều rộng 23,3 m Mướn nước trung bình 11,2 m 2 lò phản ứng hạt nhân ОК-650ВВ (OK-650VV) công suất 190 MW 2 tua-bin công suất 45.000 – 50.000 mã lực Chân vịt 7 cánh quạt đường kính 5,55 m 2 động cơ Diesel АСДГ (ASDG) công suất 800 kW Vũ khí 6 ngư lôi 533 mm 22 ngư lôi 53-65К (53-65K) , СЭТ-65 (SET-65), САЭТ-60М (SAET-60M), УСЭТ-80 (USET-80) hoặc tên lửa gắn thủy lôi Водопад (Vodopad) 20 tên lửa đạn đạo Р-39 (R-39) 8 tên lửa Igla Borey 955 Tốc độ (trên mặt nước) 15 hải lý Tốc độ (dưới nước) 29 hải lý Độ sâu hoạt động 400 m Lặn sâu tối đa 480 m Chế độ bơi tự động 90 ngày đêm Ê kíp 107 người Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 14.720 tấn Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 24.000 tấn Chiều dài 160 m Chiều rộng 13,5 m Mướn nước trung bình 10 m 1 lò phản ứng hạt nhân ОК-650В (OK-650V) công suất 190 MW Vũ khí: 6 ngư lôi TA 533 mm 16 tổ hợp tên lửa đối hạm Д-30 (D-30), tên lửa đạn đạo Р-30 Булава (R-30 Bulava) Dolphin 667BDRM (NATO gọi là Delta-IV) Tốc độ (trên mặt nước) 14 hải lý Tốc độ (dưới nước) 24 hải lý Độ sâu hoạt động 400 m Lặn sâu tối đa 650 m Chế độ bơi tự động 90 ngày đêm Ê kíp 140 người Lượng dãn nước nổi (trên mặt nước) 11.740 tấn Lượng dãn nước ngầm (dưới mặt nước) 18.200 tấn Chiều dài 167,4 m Chiều rộng 11,7 m Mướn nước trung bình 8,8 m 2 lò phản ứng hạt nhân ВМ-4СГ (VM-4SG) công suất 180 MW 2 tua-bin công suất 60.000 mã lực 2 tua-bin phát điện ТГ-300 (TG-300) công suất 3 MW 2 động cơ Diesel công suất 460 kW Động cơ diesel dự trữ công suất 325 mã lực Vũ khí 4 ngư lôi 533 mm 16 tên lửa đạn đạo Р-29РМ. |
Thứ Ba, 20 tháng 3, 2012
>> Tàu ngầm Anh làm Mỹ "choáng"
Các quan chức Nhà trắng đã thực sự "choáng" trước khả năng khủng khiếp mà tàu ngầm Anh thể hiện trong một cuộc chiến mô phỏng.
Hải quân Mỹ đã thực sự cảm thấy "choáng váng" khi chứng kiến hiệu suất hoạt động của tàu ngầm HMS Astute S119 của Hải quân Anh trong suốt quá trình thử nghiệm trên biển Đại Tây Dương trong thời gian gần đây, sỹ quan chỉ huy của con tàu, ông Ian Breckenridge cho biết.
Ông Breckenridge 45 tuổi, người đã dẫn dắt tàu ngầm HMS Astute qua thời gian hơn 4 tháng thử nghiệm ở bờ biển ngoài khơi phía Đông nước Mỹ cho biết, tàu ngầm này đã chứng minh được "khả năng khủng khiếp" của nó. "Chúng tôi đã được chứng kiến khả năng của con tàu, nó tốt hơn so với bất kỳ tàu ngầm nào khác mà tôi từng được biết", ông Breckenridge, người mà trước đó từng phục vụ trên hai tàu ngầm khác của Hải quân Anh là HMS Superb và HMS Tireless nói. Trong suốt thời gian thử nghiệm trên biển, tàu ngầm HMS Astute đã tham gia một cuộc chiến mô phỏng với tàu ngầm USS New Mexico, thuộc tàu ngầm tấn công tối tân lớp Virginia của Hải quân Mỹ. Tàu ngầm Astute đã di chuyển quãng đường biển dài 16.400 dặm và thực hiện các bài lặn ở vùng nước sâu, tham gia bắn các tên lửa Tomahawk và ngư lôi Spearfish. Trước màn thể hiện này, Astute từng gặp một loạt trục trặc như bị mắc cạn ngay trong lần ra khơi thử nghiệm đầu tiên ở gần đảo Skye, phía Tây Scotland , khi trở về căn cứ nó đã bị hư hỏng do một tàu kéo va phải. Ngoài ra, hệ thống hỗ trợ của tàu ngầm cũng gặp phải một sự cố trong tháng 2/2011. Siêu tàu ngầm nguyên tử HMS Astute S119 của Hải quân Anh. "Astute vẫn trong giai đoạn thử nghiệm và nó là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của lớp tàu Astute, con tàu luôn gây cho chúng tôi nhiều vấn đề, nhưng chúng tôi đang bắt đầu lạc quan hơn về những vấn đề đó, tôi hứa là như vậy", Chỉ huy Breckenridge nói. "Chúng tôi đã bắn 4 tên lửa Tomahak, nhắm vào mục tiêu là một khu vực nhỏ thuộc căn cứ không quân Eglin của Mỹ để kiểm tra độ chính xác, và đã bắn 6 quả ngư lôi Spearfish, đây là một loạt bắn đầu tiên của một tàu ngầm Anh trong 15 năm qua", viên chỉ huy tàu ngầm nói. "Sonar trên tàu ngầm của chúng tôi là một "tuyệt tác" và tôi chưa bao giờ trải qua một cảm giác tuyệt vời như khi "khóa" được mục tiêu của chúng tôi là tàu ngầm USS New Mexico. Người Mỹ đã hoàn toàn "sửng sốt", họ choáng váng với những gì đang xảy ra", ông Breckenridge kể lại. Tàu ngầm lớp Astute thứ hai, tàu HMS Ambush đã được hạ thủy trong năm 2011 và đang được chuẩn bị thử nghiệm trên biển vào cuối năm 2012. Hải quân Anh lên kế hoạch sẽ nhận tới 7 tàu ngầm lớp Astute. HMS Astute cùng với HMS Ambush là hai tàu ngầm nguyên tử hạt nhân thế hệ mới nhất của Hải quân Anh. Họ còn gọi các tàu ngầm lớp này là "siêu tàu ngầm" bởi mức giá chi phí đóng tàu cao "ngất ngưởng" 1 tỷ USD/một tàu, cũng như mức độ công nghệ tiên tiến và khả năng tấn công hủy diệt khủng khiếp của nó. Tàu HMS Astute được tuyên bố là tàu ngầm đầu tiên trên thế giới có khả năng tàng hình. Tàu mang được 38 ngư lôi hạng nặng 533 mm Spearfish với 6 ống phóng, các tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk Block IV, và tên lửa chống hạm UGM-84 Harpoon. Tàu được trang bị sonar tầm phát hiện "siêu xa" tới 3.000 dặm (khoảng 4.800 km). Có lẽ chính khả năng tàng hình và sonar cực nhạy của nó đã làm cho tàu ngầm tối tân USS New Mexico của Hải quân Mỹ bị "khóa". |
>> Lịch sử không quân VN trên báo nước ngoài
Không quân Nhân dân Việt Nam là một bộ phận của Quân chủng PKKQ, trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ bảo vệ vùng trời tổ quốc Việt Nam.
Tạp chí Airforce Monthly đã có bài viết về sự hình thành và phát triển của Không quân Nhân dân Việt Nam, chủ yếu tập trung vào trang bị chiến đấu cơ qua các thời kỳ.
Ra đời và phát triển Hình thành Ngày 3/3/1955, Bộ Quốc phòng ký quyết định số 15/QDA thành lập Ban nghiên cứu sân bay do đồng chí Đặng Tính phụ trách, nằm dưới sự quản lý của Bộ Quốc phòng. Để chuẩn bị đội ngũ xây dựng lực lượng, Đảng, Nhà nước, Bộ Quốc phòng bắt đầu lựa chọn, gửi học sinh ra nước ngoài đào tạo chuẩn bị sự thành lập của Không quân Nhân dân Việt Nam. Tháng 3/1956, đợt đầu gồm 110 người đi ra nước ngoài. Trong đó, một nhóm gồm 50 người do đồng chí Phạm Dưng phụ trách cử đi học lái tiêm kích MiG-17. Nhóm còn lại (60 người) chia làm hai: một nhóm do đồng chí Phạm Đình Cương phụ trách đi học lái máy bay vận tải Ilyushhin Il-14 và Li-2 ở Liên Xô; nhóm còn lại do đồng chí Đào Đình Luyện chỉ huy học lái máy bay ném bom hạng nhẹ Tu-2 ở Học viện Không quân số 2 (Trường Xuân, Trung Quốc). Sau này, đồng chí Phạm Dưng được giao nhiệm vụ phụ trách nhóm huấn luyện máy bay Li-2 và trực thăng Mi-4, đoàn tiêm kích MiG-17 giao lại cho đồng chí Đào Đình Luyện. Tiêm kích MiG-17 là chiến đấu cơ đầu tiên của Không quân Nhân dân Việt Nam. Ngoài chương trình đào tạo phi công, đội ngũ kỹ thuật, bảo dưỡng, dẫn đường bắt đầu tham gia khóa huấn luyện do nước bạn tổ chức. Ngày 21/3/1958, Bộ Quốc phòng ký quyết định số 047/ND thành lập Bộ tư lệnh Không quân. Ngày 24/1/1959 thành lập Cục Không quân dựa trên Ban nghiên cứu sân bay và cục hàng không dân dụng do đồng chí Đặng Tính làm cục trưởng. Ngày 1/5/1959, Trung đoàn Không quân vận tải đầu tiên 919 chính thức thành lập tại sân bay Gia Lâm. Trang bị chủ yếu của đoàn bay lúc đó gồm: vận tải cơ Li-2, Il-14, An-2. Ngày 22/10/1963, Cục Không quân sát nhập Bộ tư lệnh Phòng không thành Quân chủng Phòng không – Không quân. Lực lượng khi đó của không quân gồm: trung đoàn vận tải 919 và đoàn bay huấn luyện 910. Đơn vị máy bay chiến đấu đầu tiên của không quân là trung đoàn tiêm kích 921 (Sao Đỏ) được thành lập ngày 30/5/1963. Đơn vị được trang bị 33 máy bay tiêm kích MiG-17 và 3 máy bay huấn luyện chiến đấu MiG-15UTI. Lúc này, đội ngũ và phi công đơn vị vẫn đang huấn luyện ở Mông Tự, Trung Quốc. Thời kỳ mở rộng Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ, ngày 6/8/1964, phi công và máy bay của 921 di chuyển về nước chuẩn bị cho cuộc chiến tranh gay go ác liệt phía trước. Giai đoạn đầu, Không quân Việt Nam chủ yếu sử dụng tiêm kích MiG-17 đánh chặn lạc hậu hơn nhiều so với máy bay Mỹ. Phải tới cuối năm 1965 Liên Xô bắt đầu viện trợ tiêm kích mạnh hơn MiG-21F-13 cho Việt Nam. Những năm tiếp theo, Việt Nam còn nhận thêm các biến thể MiG-21PF/PFM/MF. Cùng với việc trang bị thêm máy bay, các đơn vị chiến đấu được mở rộng. Ngày 4/8/1965, Trung đoàn không quân tiêm kích 923 (đoàn Yên Thế) thành lập được trang bị máy bay MiG-17. Ngày 24/3/1967, Quân chủng Phòng không – Không quân quyết định thành lập sư đoàn 371 với đội hình ba trung đoàn: tiêm kích 921/923 và vận tải 919. Tiêm kích đánh chặn MiG-21PFM trong những năm tháng kháng chiến chống Đế quốc Mỹ. Năm 1966, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam một số tiêm kích J-6 nhưng mãi tới năm 1969, số máy bay này mới về tới Việt Nam. Với số J-6 này, Việt Nam thành lập trung đoàn tiêm kích 925. Trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của Đế quốc Mỹ (1964 – 1972), Không quân Nhân dân Việt Nam dù chỉ được trang bị hai loại tiêm kích chủ lực MiG-17, MiG-21 những đã giành hàng trăm chiến thắng trong trận đánh không đối không với Không quân, Hải quân Mỹ trang bị nhiều chủng loại máy bay hiện đại. Đặc biệt, Không quân Nhân dân Việt Nam lập nên kỳ tích được cả thế giới ngưỡng mộ, thán phục khi ba lần hạ “đo ván” siêu pháo đài bay B52 – niềm tự hào Không quân Mỹ thời điểm đó. Sau ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975), Quân đội Nhân dân Việt Nam đã thu được không ít khí tài, trang bị của quân VNCH trong tình trạng tốt, có thể sử dụng được ngay. Riêng số máy bay thu giữ được lên tới hàng trăm chiếc gồm: tiêm kích F-5, cường kích A-37, vận tải cơ C-130/C-119/C-47, trực thăng UH-1/CH-47, trinh sát cơ... Tiêm kích hạng nhẹ F-5E của sư đoàn 372. Với các “chiến lợi phẩm” này, trong năm 1975 Bộ tư lệnh Quân chủng quyết định thành lập trung đoàn máy bay chiến đấu 935, 937 và trung đoàn trực thăng 917, 918 sử dụng máy bay thu giữ của VNCH. Cũng trong năm này, hai sư đoàn không quân mới 372/370 cùng lúc được thành lập. Trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng, hai sư đoàn 372/370 trang bị kiểu máy bay thu được của VNCH đã tham gia hỗ trợ tích cực hỏa lực mặt đất, tiêu diệt hàng nghìn tên Khơ Me đỏ cùng phương tiện cơ giới. Hiện đại hóa và tiến thẳng lên hiện đại Cuối những năm 1980, do thiếu phụ tùng linh kiện thay thế, các chiến đấu cơ, vận tải cơ, trực thăng thu được từ VNCH lần lượt ngừng hoạt động. Ngoài ra, Không quân Nhân dân Việt Nam đứng trước một thực tế, vũ khí trang bị do Liên Xô viện trợ (tiêm kích MiG-21, cường kích Su-22) đã lỗi thời, lạc hậu. Trước tình hình đó, dù ngân sách quốc phòng hạn hẹp nhưng Việt Nam cố gắng nỗ lực từng bước thực hiện hiện đại hóa một phần vũ khí trang bị cho không quân, tăng cường sức chiến đấu bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Giai đoạn năm 1994-1995, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 12 chiến đấu cơ Sukhoi Su-27. Trong đó, gồm 7 chiếc biến thể chiến đấu Su-27SK và 5 biến thể huấn luyện chiến đấu Su-27UBK. Tuy nhiên, phía Nga trong chuyến bay vận chuyển 2 Su-27UBK bị tai nạn, nên họ đã đền lại 2 chiếc chiến đấu cơ Su-27PU (biến thể đời đầu Su-30). Tiếp đến, năm 2004, Việt Nam ký hợp đồng mua 4 chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V từ Nga. Đây là loại chiến đấu cơ hiện đại, có khả năng thực hiệm nhiệm vụ tấn công tiêu diệt mục tiêu trên không, trên mặt đất, trên biển. Vào thời điểm đó, Su-30MK2V là loại máy bay hiện đại nhất của Không quân Nhân dân Việt Nam. Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK2V của Không quân Nhân dân Việt Nam. Năm 2009, Việt Nam thỏa thuận với Nga mua 8 Su-30MK2V. Đầu năm 2010, Việt Nam ký tiếp hợp đồng mua 12 Su-30MK2V. Dự kiến, quá trình chuyển giao hoàn tất trong giai đoạn 2011-2012. Bên cạnh việc mua sắm chiến đấu cơ thế hệ mới, trong điều kiện ngân sách chưa đủ khả năng để thay thế một cách nhanh chóng, toàn bộ máy bay thế hệ cũ. Việt Nam đã hợp tác với Ấn Độ hiện đại hóa tiêm kích đánh chặn MiG-21bis lên tiêu chuẩn Bison – gói nâng cấp cuối cùng đối với dòng tiêm kích huyền thoại này. Đối với cường kích cánh cụp – cánh xòe Su-22. Những năm 1980, Việt Nam được Liên Xô viện trợ một số biến thể Su-22M, đưa vào biên chế trung đoàn 923 (đóng tại sân bay Sao Vàng, Thanh Hóa). Đầu những năm 1990, Việt Nam mua thêm các biến thể Su-22M3/UM3/M4 từ một số nước ở khu vực Đông Âu. Đặc biệt, Su-22M4 là biến thể được nâng cấp mạnh, trang bị nhiều khí tài điện tử thế hệ mới. Nó có khả năng mang tên lửa – bom có điều khiển. Huấn luyện phi công Trở thành người phi công Không quân Nhân dân Việt Nam là ước mơ của hàng triệu thanh niên Việt Nam. Nhưng con đường đi không hề dễ, mỗi năm có khoảng 3.000 thí sinh đăng ký dự tuyển phi công lái máy bay quân sự. Tất cả phải trải qua vòng kiểm tra ngặt nghèo gồm: - Vòng 1: khám về ngoại hình, chiều cao, cân nặng... - Vòng 2: kiểm tra 12 bộ dây thần kinh, các loại chuyên khoa nội, ngoại, chụp, chiếu, soi…thí sinh phải ngồi ghế quay kiểm tra chức năng tiền đình. Tiếp đó, thí sinh ngồi buồng khí áp trong môi trường thiếu oxy giống như trên độ cao 300-500m. Thông thường, chỉ khoảng 1/20 số thí sinh đăng ký vượt qua được yêu cầu trên để dự thi vào trường sĩ quan không quân. Sau đó, chỉ còn 1/3 vượt qua vòng thi chính thức thành học viên trường sĩ quan. Máy bay huấn luyện chiến đấu L-39. Ảnh: Bùi Tuấn Khiêm Đây mới chỉ là bước đi đầu tiên con đường đầy thử thách, trong trường học viên học 2 năm đầu lý thuyết, chính trị, rèn luyện thể lực đặc biệt. 3 năm còn lại, học viên bắt đầu tập bay từ đơn giản tới phức tạp. Ban đầu, học viên bay huấn luyện cơ bản tại trung đoàn 920 (đoàn Cam Ranh), trang bị 18 máy bay cánh quạt Yak-52 và 10 chiếc Aerostar S A lak-52 (theo một số nguồn tin thì Việt Nam được Romania tặng năm 2009). Nếu hoàn thành tốt khóa học này, học viên sẽ chuyển sang bay huấn luyện nâng cao tại trung đoàn 910 trang bị các máy bay phản lực Aero L-39. Vượt qua hai giai đoạn huấn luyện này, học viên sẽ tốt nghiệp và chuyển tới đơn vị chiến đấu, vận tải phù hợp. Tại đó, phi công trẻ phải trải qua huấn luyện để bay trên các máy bay khác. |
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)