Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

>> Bộ đôi trực thăng vũ trang ‘khủng’ ở Đông Nam Á



“Cá sấu” Mil Mi-35 và “Thổ dân” AH-64D Apache được đánh giá là bộ đôi trực thăng "khủng" ở Đông Nam Á hiện nay.


“Cá sấu” Mil Mi-35

Mi-35 là tên gọi phiên bản xuất khẩu trực thăng vũ trang nổi tiếng Mi-24P do Liên Xô (Nga) thiết kế chế tạo. Loại trực thăng này đi vào phục vụ từ cuối những năm 1970, đây là một trong những trực thăng vũ trang đáng sợ trên thế giới.

Thiết kế trực thăng Mi-35 vẫn theo lối truyền thống, cánh quạt chính 5 lá và cánh đuôi 3 lá. Buồng lái được bọc giáp với kíp điều khiển 2 người (phi công và sĩ quan điều khiển vũ khí – WSO). Ngoài ra, cabin chính còn có thể chứa 8 lính bộ binh. Đậy là điểm độc đáo của Mi-35 trong khi hầu hết các trực thăng vũ trang trên thế giới đều không có tính năng này.

Vai trò của trực thăng Mi-35 là tiêu diệt các xe tăng – thiết giáp thậm chí cả trực thăng bay thấp, yểm hộ đơn vị bộ binh tấn công mục tiêu. Toàn bộ vũ khí được treo trên hai cánh nhỏ trên thân máy bay (tên lửa và rocket không điều khiển).


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng vũ trang Mil Mi-35 của Không quân Indonesia.

Mi-35 thiết kế một pháo 2 nòng GSh-30K cỡ 30mm, tốc độ bắn 2.000-2.600 viên/phút, dự trữ đạn 750 viên.

Các giá treo mang tên lửa chống tăng với sức công phá mạnh, trực thăng Mi-35 có thể trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển Shturm (AT-6). Shturm là loại tên lửa tầm ngắn sử dụng công nghệ dẫn đường vô tuyến bán chủ động, mang đầu đạn nặng 5,4kg có khả năng xuyên giáp dày 650mm, tầm bắn tối đa 5km.

Hoặc Mi-35 mang hệ thống tên lửa chống tăng tầm xa Ataka (AT-9). Tên lửa Ataka lắp đầu đạn thuốc nổ liều đúp nặng 7,4kg có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng trang bị giáp phản ứng nổ (ERA). Mặc dù có tầm bắn lên tới 8km nhưng phạm vị tiêu diệt mục tiêu hiệu quả nhất của Ataka trong khoảng 3-6km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tăng AT-9 trên giá treo.

Hệ thống điện tử trên trực thăng gồm: thiết bị điện tử hiện đại PNK-24, hệ thống ngắm GÓE-342 TV/FLIR, đo xa laze, thiết bị thông tin liên lạc và hệ thống đối phó trả dũa (radar cảnh báo sớm, gây nhiễu hồng ngoại, pháo sáng).

Trực thăng lắp hai động cơ tuốc bin trục Isotov TV3-117VMA cho phép đạt tốc độ bay tối đa 324km/h, trần bay 4.500m, tầm bay 480km.

Trong khu vực Đông Nam Á hiện nay có Không quân thuộc Lục quân Indonesia và Không quân Myanmar được trang bị trực thăng vũ trang Mil Mi-35.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng vũ trang Mil Mi-24A của Không quân Nhân dân Việt Nam

Không quân Nhân dân Việt Nam cũng biên chế một số trực thăng Mi-24A. Nhưng đây là biến thể đời đầu, hỏa lực gồm 1 súng máy 12,7mm ở đầu mũi máy bay, mang được rocket và tên lửa chống tăng (AT-2/3). Quân đội ta đã phát huy hiệu quả sức mạnh Mi-24A trong chiến dịch biên giới Tây Nam.

“Thổ dân” AH-64D Apache

AH-64 là trực thăng vũ trang do Tập đoàn McDonnell Douglas phát triển (hiện nay là Boeing). AH-64 đi vào phục vụ trong Quân đội Mỹ năm 1984, nó được xuất khẩu rộng rãi sang một số quốc gia đồng minh Mỹ.

Thiết kế AH-64 theo truyền thống với cánh quạt chính (4 lá) và cánh quạt đuôi (4 lá). Kíp lái được bố trí theo kiểu: một ngồi trước (phi công) và một ngồi sau (phi công phụ kiêm sĩ quan điều khiển vũ khí). Giữa ghế ngồi phi công ngồi trước và sau có vách ngăn. Khoang lái và cánh quạt đều có khả năng chống chịu đạn cỡ 23mm. Thùng chứa nhiên liệu trực thăng đều tự hàn trong trường hợp bị đạn bắn trúng.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng AH-64D của Không quân Singapore


Biến thể AH-64D được tích hợp một số thiết bị điện tử mới, điển hình là radar kiểm soát hỏa lực sóng mm AN/APG-78 Long Bow. Loại radar này có thể tìm kiếm, xác định vị trí, phân loại, và ưu tiên mục tiêu di chuyển hoặc bất động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm.

Radar APG-78 thiết kế dẫn bắn cho tên lửa chống tăng AGM-114L Hellfire. Nó có thể quét tìm khu vực diện tích lớn tìm kiếm mục tiêu cho phi hành đoàn. Đồng thời, radar cung cấp tính năng nhận thức tình huống để cải thiện khả năng sống sót trực thăng trên chiến trường.

Phi hành đoàn còn nhận được sự hỗ trợ từ thiết bị chỉ thị mục tiêu AN/ASQ-70 và cảm biến nhìn đêm cho phi công AN/AAQ-11. Để tăng cường khả năng sống sót trên chiến trường, trực thăng trang bị thiết bị tác chiến điện tử như: radar cảnh báo sớm AN/APR-39A(V), radar băng tần giao thoa AN/APR-48A, thiết bị đối phó hồng ngoại AN/ALQ-144, laser cảnh báo sớm AN/AVR-2, radar gây nhiễu AN/ALQ-136(V), pháo sáng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa AGM-114 trên giá treo AH-64.


Hỏa lực của “thổ dân” AH-64D gồm một pháo tự động M230 cỡ 30mm gắn trên thân, tốc độ bắn 625 viên/phút (số lượng đạn dự trữ 1.200 viên).

Sức mạnh diệt tăng của AH-64D tập trung ở tên lửa không đối đất AGM-11D “lửa địa ngục” lắp đầu dò sóng mm cho phép hoạt động theo chế độ “bắn và quên”. Tên lửa có tầm bắn từ 8-12km, mang đầu đạn thuốc nổ liều đúp nặng 9kg.

AH-64D cũng có thể bắn hạ trực thăng tầm thấp bằng tên lửa không đối không AIM-9 “rắn đuôi chuông” hoặc Stinger.

Trực thăng vũ trang AH-64D lắp hai động cơ tuốc bin trục General Electric T700-GE-701 cho phát đạt tốc độ tối đa 279km/h, tầm hoạt động khoảng 1.900km, trần bay 6.400m.

Ở Đông Nam Á, chỉ có duy nhất Singapore được trang bị loại trực thăng mạnh này. Toàn bộ 20 chiếc AH-64D được biên chế trong phi đội số 120 của Không quân Singapore.

>> Những hộ vệ hạm "sừng sỏ" ở Đông Nam Á



Trong thành phần trang bị Hải quân các nước Đông Nam Á, bên cạnh các khinh hạm hiện đại không thể không kể đến sức mạnh các tàu hộ vệ.

>> Chiến hạm Việt Nam: Tarantul I


Mặc dù, về lượng giãn nước thì tàu hộ vệ nhỏ hơn so với khinh hạm (cỡ trên 2.000 tấn) nhưng về hỏa lực thì không hề thua kém. Nó hoàn toàn có thể tiêu diệt được các tàu lớn hơn nó nhiều lần nếu cần.

Sau đây là một số tàu hộ vệ mạnh ở Đông Nam Á:

Tàu hộ vệ Victory, Singapore

Tàu hộ vệ lớp Victory chế tạo dựa theo thiết kế MGB 62 của nhà máy đóng tàu Lurssen (Đức). Vào những năm 1980, Singapore ký hợp đồng với Lurssen đóng 6 tàu Victory cho Hải quân Singapore.

Theo đó, 1 chiếc được đóng và hạ thủy tại Đức, 5 chiếc còn lại do Singapore tự đóng dưới dạng chuyển giao công nghệ. Trong giai đoạn 1990-1991, tất cả 6 tàu hoàn tất và đi hoạt động trong liên đội 188 Hải quân Singapore (RSN).

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ lớp Victory của Hải quân Singapore bắn pháo 76mm.


Hộ vệ Victory có lượng giãn nước 595 tấn, kích thước 62x8,5x2,6m. Tàu lắp 4 động cơ diesel MayBach MTU 16V 538 TB93 sản sinh ra công suất 16.900 mã lực cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 37 hải lý/h, tầm hoạt động khoảng 7.400km.

Hệ thống điện tử trên tàu gồm: radar tìm kiếm Sea Graffe 150HC, radar định vị Kelvin Hughes 1007, thiết bị kiểm soát hỏa lực, hệ thống định vị thủy âm cùng hệ thống đối phó trả đũa khác.

Vũ khí của lớp Victory có thể đảm nhiệm cả ba vai trò: chống hạm, chống ngầm và phòng không.

Về hỏa lực chống hạm, hộ vệ Victory trang bị tổ hợp tên lửa hành trình đối hạm RGM-84 Harpoon. Loại tên lửa này có chiều dài 4,64m, đường kính thân 0,34m, trọng lượng phóng 682kg. Harpoon có thể được phóng từ hệ thống ống phóng Mk 112 RUR 5, Mk 10 Terrier hoặc Mk 131.

Tên lửa Harpoon lắp hai động cơ: một động cơ rocket đẩy khi rời bệ phóng và một động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho hành trình bay. Tên lửa được cung cấp hệ thống dẫn đường quán tính (INS) cho pha giữa và radar chủ động cơ pha cuối. RGM-84 Harpoon lắp đầu đạn nặng 222kg và có tầm bắn tối đa 130km.

Trong nhiệm vụ chống ngầm, Victory trang bị 2 cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm (mỗi cụm 3 ống phóng). Loại ngư lôi được sử dụng là Euro Torp A244/S Mod 1 có tầm bắn 6km, xuyên sâu xuống mặt nước 600m.

Theo thiết kế ban đầu thì Victory không trang bị tên lửa phòng không, nhưng năm 1996 Singapore tiến hành cải tiến tên lửa đối không tầm ngắn Barak lên Vicotry. Tên lửa Barak do Israel chế tạo được dùng để tiêu diệt máy bay, UAV, tên lửa chống hạm.

Tám quả tên lửa Barak sẽ được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng, tên lửa có tầm bắn 10-12km, độ cao tiêu diệt mục tiêu 500-5,5km, mang đầu đạn nổ phân mảnh 22kg.

Ngoài ra, hộ vệ Victory còn lắp pháo hạm cỡ 76mm và 4 súng máy phòng không cỡ 12,7mm.

Tàu hộ vệ Sigma, Indonesia

Sigma là sản phẩm độc đáo của nhà máy đóng tàu Hà Lan Damen. Thân tàu Sigma thiết kế theo kiểu mô đun, có nghĩa là người ta có thể thêm vào các phân đoạn thân hoặc bỏ bớt tùy theo yêu cầu khách hàng sử dụng tàu.

Từ năm 2005, Hải quân Indonesia đã đặt mua 4 tàu hộ vệ Sigma 9113 của Damen. Toàn bộ số tàu này đều được chuyển giao trong giai đoạn 2007-2008.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ lớp Sigma 9113 của Hải quân Indonesia.


Hộ vệ hạm Sigma 9113 có lượng giãn nước 1.692 tấn, kích thước 90,01x13,02x3,6m.

Tàu lắp 2 động cơ diesel SEMT Pielstick 20PA6B STC cho phép đạt tốc độ tối đa 28 hải lý/h, tầm hoạt động 4.000 dặm. Ngoài ra, tàu có thể có 4 máy phát điện Caterpillar 3406C TA (công suất mỗi máy 350kw), 1 máy phát điện dùng cho trường hợp khẩn cấp Caterpillar 3304B (công suất 105kW).

Về hệ thống điện tử, Sigma 9113 trang bị hệ thống chiến đấu tiên tiến TACTICOS với 4 bảng điều khiển đa năng Mk3 2H, radar giám sát MW08 3D theo dõi đồng thời 20 mục tiêu trên không hoặc 8 mục tiêu trên biển, radar theo dõi LIROD Mk 2, radar định vị, hệ thống tin liên lạc và thiết bị đối phó trả đũa điện tử.

Hệ thống vũ khí Sigma 9113 cho phép thực hiện tác chiến chống hạm, phòng không và chống ngầm.

Trên tàu lắp tổ hợp 4 tên lửa hành trình đối hạm Exocet MM40 Block II (mang đầu đạn 165kg, tầm bắn khoảng 70km). Ban đầu, tạp chí quân sự Jane thông tin rằng do gặp khúc mắc trong vấn đề xuất khẩu tên lửa Exocet nên có thể Indonesia chuyển sang sử dụng tên lửa C-802 của Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Sigma được chuyển giao trên tàu vẫn được trang bị Exocet MM40. Ngoài ra, ở mũi tàu còn có tháp pháo hạm 76mm thích hợp cho việc chống mục tiêu cỡ nhỏ tầm gần.

Sức mạnh phòng không của Sigma 9113 tập trung ở hai cụm tên lửa đối không tầm ngắn Mistral TETRAL (mỗi cụm 4 ống phóng). Tên lửa có tầm bắn 5,3km, mang đầu đạn 2,95kg, sử dụng công nghệ dẫn đường hồng ngoại. Ngoài ra, Sigma 9113 còn nhận được sự hỗ trợ của 2 pháo phòng không 20mm.

Hỏa lực diệt ngầm của Sigma gồm 2 cụm máy phóng ngư lôi cỡ 324mm trang bị loại ngư lôi hạng nhẹ 3A 244S Mode II/MU-90. Ở boong tàu hộ vệ được thiết kế một boong hạ cánh cho trực thăng.



http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ săn ngầm lớp Parchim của Indonesia. Số tàu này trước biên chế trong Hải quân Cộng Hòa Dân Chủ Đức. Sau khi Tây Đức và Đông Đức sát nhập, nước Đức thống nhất không có nhu cầu duy trì loại tàu này nên đã bán cho Indonesia với giá rẻ.


Bên cạnh lớp tàu hộ vệ hiện đại Sigma 9113, Hải quân Indonesia hiện cũng duy trì hai thiết kế tàu hộ vệ khác gồm:
- 3 tàu hộ vệ Fatahillah có lượng giãn nước 1.450 tấn, chiều dài 84m. Tàu trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm Exocet, pháo hạm 120mm, pháo phòng không 40mm kết hợp tên lửa vác vai đối không và cối chống ngầm Limbo.
- 16 tàu hộ vệ săn ngầm lớp Parchim có lượng giãn nước 950 tấn, kích thước 72,5x9,4x4,6m. Vũ khí diệt ngầm chủ lực của Parchim là 2 cụm giàn phóng rocket chống ngầm RBU-6000 và 4 máy phóng ngư lôi cỡ 400mm. Hỏa lực đối không là 2 tên lửa vác vai SA-N-5, 1 pháo nòng đôi Ak-725 67mm và 1 pháo bắn nhanh Ak-230.

Tàu hộ vệ Laksamana, Malaysia

Laksamana là loại tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ do nhà máy đóng tàu Fincantieri Ilalia thiết kế chế tạo.

Laksmana thực chất là các tàu hộ vệ lớp Assad do Iraq đặt Fincantieri đóng trang bị cho Hải quân Iraq. Tuy nhiên, các tàu này sau khi hoàn thiện đã không bao giờ được chuyển giao khi Iraq liên quan tới các vấn đề Kuwait.

Tháng 10/1995, Bộ quốc phòng Malaysia ký hợp đồng với Fincantieri mua lại 2 tàu Assad và đổi tên chúng thành lớp Laksamana. Năm 1997, Malaysia mua nốt 2 tàu còn lại.Tất cả các tàu này trước khi chuyển giao để cải tiến và sửa chữa phù hợp với yêu cầu từ phía Malaysia.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ Laksamana của Hải quân Malaysia.


Laksamana có lượng giãn nước 675 tấn, kích thước 62,3x9,3x2,8m, lắp 4 động cơ disel cho phép đạt tốc độ tối đa 36 hải lý/h, tầm hoạt động 4.300km.

Hộ vệ Laksamana trang bị tổ hợp tên lửa chống hạm tầm xa MBDA Otomat Mark 2/Teseo (6 ống phóng). Tên lửa lắp đầu đạn thuốc nổ 210kg, tốc độ bay Mach 0,9, tầm bắn 120km.

Tàu sở hữu hỏa lực phòng không tầm trung với hệ thống tên lửa MBDA Albatros sử dụng tên lửa Aspide có tầm bắn 15km, mang đầu đạn nặng 33kg.

Laksamana trang bị 2 cụm máy phóng ngư lôi Alenia ILAS-3 bắn ngư lôi hạng nhẹ A244/S (tầm bắn 7km).

Tàu hộ vệ còn có pháo bắn nhanh cỡ 76mm thích hợp cho việ chống mục tiêu cỡ nhỏ và pháo phòng không 40mm.

Hệ thống điện tử trang bị trên tàu gồm: radar tìm kiếm trên biển và trên không RAN 12L/X, radar định vị Kelvin Hughes 1007, hệ thống định vị toàn cầu, thiết bị tác chiến điện tử (gồm radar đánh chặn INS-3 và radar gây nhiễu TQN-2), hệ thống định vị thủy âm gắn trên thân tàu ASO 94-41.

Cả 4 tàu hộ Laksamana ngày này đều đang phục vụ trong liên đội tàu số 24 của Hải quân Hoàng gia Malaysia.

Tàu hộ vệ Ratanakosin, Thái Lan

Hộ vệ hạm lớp Ratanakosin do công ty đóng tàu Tacoma (Mỹ) chế tạo, đi vào phục vụ trong Hải quân Thái Lan từ năm 1986.

Lớp tàu này có lượng giãn nước 960 tấn, chiều dài tổng thể 77m. Tàu trang bị động cơ diesel đạt tầm hoạt động 5.600km, tốc độ tối đa 26 hải lý/h.


http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ lớp Ratanakosin của Hải quân Hoàng gia Thái Lan.


Vũ khí trang bị trên tàu có: tổ hợp tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon (8 quả), hệ thống tên lửa phòng không Albatros (tương tự loại sử dụng trên tàu Laksamana), pháo hạm 76mm.

Ngoài tàu hộ vệ Ratanakosin trang bị tên lửa, Thái Lan cũng đang sở hữu hai lớp tàu hộ vệ chỉ trang bị pháo gồm lớp Khamronsin (lượng giãn nước 630 tấn, lắp pháo hạm 76mm, một pháo nòng đôi 30mm) và lớp Tapi (lượng giãn nước 1.172 tấn, lắp pháo hạm 76mm, pháo 40mm và 20mm, 6 ngư lôi cỡ 324mm).

Tàu hộ vệ Tarantul/Molniya, Việt Nam

Hiện nay, trong Hải quân Việt Nam đang biên chế một số tàu hộ vệ tên lửa cỡ nhỏ lớp Tarantul (project 1241) do Liên Xô thiết kế vào những năm 1970.

Tarantul (project 1241) có lượng giãn nước 469 tấn, kích thước 56,1x10,2x2,65m. Tàu lắp 2 động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 13 hải lý/h, tầm hoạt động 2.400 dặm. Số lượng thủy thủ đoàn khoảng 44 người.


http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ tên lửa lớp Tarantul phóng tên lửa đối hạm SS-N-2C (ảnh tàu Hải quân Nga)


Trang bị vũ khí của Tarantul gồm: một pháo hạm Ak-176 cỡ 76mm dùng để đối phó mục tiêu cỡ nhỏ (tầm bắn 15km), 2 pháo phòng không bắn nhanh Ak-630 cỡ 30mm 6 nòng, tên lửa đối không tầm ngắn SA-N-8.

Hỏa lực diệt hạm của Tarantul là 4 tên lửa hành trình đối hạm SS-N-2C. Loại tên lửa này dài 6,50m, đường kính thân, 0,78m, sải cánh 2,5m, trọng lượng phóng 2,5 tấn.

SS-N-2C được dẫn đường bằng radar chủ động trong pha cuối hành trình bay. Tầm bắn của tên lửa khoảng 80km, mang đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 513kg.

Ngoài ra, Hải quân Việt Nam còn đang sở hữu 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Molniya (Project 1241.8).

Hộ vệ Molniya có lượng giãn nước 550 tấn, kích thước 56,1x10,2x2,65m. Tàu lắp động cơ tuốc bin khí cho phép đạt vận tốc 38 hải lý/h.

Cơ bản, hệ thống vũ khí Molniya tương tự Tarantul, nó được lắp một pháo hạm Ak-176 cỡ 76mm, 2 pháo bắn nhanh Ak-630, hệ thống tên lửa phòng không IGLA-1M (12 quả).



http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ tên lửa lớp Molniya với 16 tên lửa SS-N-25 đặt ở hai bên tàu (ảnh tàu Hải quân Nga).


Điểm khác biệt lớn nhất là nằm ở tên lửa diệt hạm, Molniya (project 1241.8) trang bị tổ hợp Uran-E với loại tên lửa SS-N-25 hiện đại hơn so với SS-N-2C.

Tên lửa SS-N-25 dài 4,4m, đường kính thân 0,42m, trọng lượng phóng 630kg. Trong hành trình bay, tên lửa được cung cấp hệ thống định vị quán tính (INS) ở pha giữa và radar chủ động ở pha cuối.

SS-N-25 thiết kế với 2 động cơ (động cơ đẩy nhiên liệu rắn khi rời bệ phóng và động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy cho hành trình bay), tốc độ tên lửa Mach 0,8. Tầm bắn của tên lửa lên tới 130km mang đầu đạn thuốc nổ xuyên giáp nặng 145kg.

>> Ý nghĩa của tàu sân bay Thi Lang đối với người Trung Quốc?



Sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật và quân sự đã làm cho Trung Quốc có nhiều bước tiến về sức mạnh quân sự, Trung Quốc chính thức bước vào thời đại tàu sân bay.


http://nghiadx.blogspot.com


Dưới đây là bài viết được đăng tải trên trang Zaobao của Singapore dẫn nguồn tờ Văn Hối, Hồng Kông, Trung Quốc:

Tờ “Văn Hối” viện dẫn, vào độ tuổi 86 năm 1975, nhà sử học Anh Arnold Toynbee vẫn viết bài gửi tờ "New York Times" đưa ra một dự đoán táo bạo: "Thế kỷ 19 là thế kỷ của người Anh, thế kỷ 20 là thế kỷ của người Mỹ, thế kỷ 21 là thế kỷ của người Trung Quốc". Đến nay, lịch sử đã chứng minh, Trung Quốc dường như đã xác nhận dự đoán của Toynbee, bước trên con đường rực rỡ trong thế kỷ 21.

Ngày 10/8, Trung Quốc cuối cùng đã bắt đầu chạy thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang, bắt đầu bước trên con đường chiến lược tàu sân bay, nó có ý nghĩa rất quan trọng.


Xây dựng sức mạnh trên biển

Từ trước đến nay, Trung Quốc có ưu thế sức mạnh trên đất liền hơn là sức mạnh trên biển. Lịch sử cho thấy, sự kiện được ca ngợi nhất về sức mạnh trên biển của Trung Quốc chính là Trịnh Hòa vượt đại dương.

Sau hơn 60 năm thành lập nước, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, sức mạnh quân sự không ngừng được tăng cường, làm xuất hiện “Thuyết mối đe dọa từ Trung Quốc” ở các nước trên thế giới.

Nhưng dù cho sức mạnh quân sự nhảy vọt như thế nào, Trung Quốc vẫn thấy chưa thỏa mãn do chưa có tàu sân bay. Đặc biệt, trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, chỉ có Trung Quốc là chưa có tàu sân bay. Vì vậy, cho dù thế nào Trung Quốc cũng cần đẩy mạnh chế tạo tàu sân bay.

Chính vì lẽ đó, vào thập kỷ 90 của thế kỷ trước, Trung Quốc đã mua tàu sân bay cũ Kuznetsov của Ukraine để cải tạo. Qua nỗ lực nhiều năm, cuối cùng tàu Thi Lang đã chạy ra biển khơi, hoàn thành chạy thử lần đầu tiên và đã quay trở về cảng Đại Liên.

Đây là lời tuyên bố với thế giới rằng Trung Quốc đã bắt đầu có khả năng tàu sân bay và có ý đồ chiến lược, trong tương lai Trung Quốc sẽ không phải là nước lớn không có tàu sân bay nữa.

Đến nay tàu sân bay Thi Lang đã được chạy thử, cho thấy Trung Quốc tuy còn chưa có có sức mạnh cường quyền trên biển, nhưng ít ra đã mở ra cánh cửa xây dựng sức mạnh trên biển.

Làm phấn chấn lòng dân

Sau khi kinh tế mạnh lên, Trung Quốc ngày càng tự tin và có cảm giác ưu việt, lòng tự tôn mạnh hơn. Không thể phủ nhận, Trung Quốc thực sự đã là một cường quốc thế giới và là một trong số ít các nước châu Á có thể so sánh với các cường quốc Âu-Mỹ.

Trung Quốc có sự pha trộn giữa ý nguyện rất cao của người dân Trung Quốc (Trung Quốc phải có tàu sân bay mới có thể xưng là nước lớn trên thế giới) và tham vọng bắt kịp trào lưu thế giới. Chính phủ Trung Quốc lấy lòng dân làm nền tảng, lấy mưu đồ và ý chí mạnh mẽ làm khởi đầu, lẽ nào lại lạc hậu về nghiên cứu phát triển tàu sân bay so với người khác?

Vì vậy, nghiên cứu phát triển tàu sân bay, một mặt là do nhu cầu quốc phòng, mặt khác là thỏa mãn ham muốn của người dân Trung Quốc. Hiện nay, tàu sân bay đầu tiên đã hoàn thành chạy thử,

có tác dụng cổ vũ rất lớn đối với lòng dân, trong tương lai việc nghiên cứu phát triển tàu sân bay của Trung Quốc chắc chắn sẽ được dốc sức toàn lực, để chấn hưng sức mạnh quốc gia, thỏa mãn lòng dân, trở thành cường quốc.

Thể hiện sức mạnh khoa học công nghệ

http://nghiadx.blogspot.com
Cảng Đại Liên, đại bản doanh tạm thời của tàu sân bay Thi Lang


Sự nhảy vọt về khoa học công nghệ đã làm cho Trung Quốc có vị thế quan trọng trên thế giới. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ và quân sự là sản phẩm của sự phát triển mấy chục năm qua của Trung Quốc.

Có thể nói, Trung Quốc đã sử dụng sức mạnh quốc gia để phát triển khoa học kỹ thuật và quân sự, đặc biệt là trong phát triển công nghệ quân sự, Trung Quốc đã tuyển dụng một nhóm các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước, liên tục nghiên cứu phát triển và thử nghiệm, có tham vọng không để lạc hậu quá nhiều, quá lâu so với các cường quốc phương Tây trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật và quân sự.

Trong một thời gian dài, trong sự phát triển tương tác song song giữa khoa học kỹ thuật và quân sự, Trung Quốc đã có được thành tựu và sức mạnh rực rỡ.

Có rất nhiều ví dụ như: phóng thử vệ tinh, các nhà du hành bay vào vũ trụ, vũ khí tiên tiến có tính năng cao, ngành công nghiệp khoa học điện toán đám mây v.v… đều có thể chứng minh là Trung Quốc đã trở thành cường quốc khoa học kỹ thuật và quân sự.

Tuy có những lĩnh vực vẫn còn có khoảng cách với các cường quốc khoa học công nghệ phương Tây, nhưng phương Tây chắc chắn không thể coi thường ý đồ và tiềm năng nghiên cứu phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Hiện nay, tàu sân bay đã chạy thử, đại diện cho sức mạnh khoa học kỹ thuật và quân sự của Trung Quốc, đây là điều không thể xem nhẹ. Bề ngoài, các nước phương Tây bày tỏ lạc quan, nhưng đằng sau lại lo ngại.

Lần này Trung Quốc chạy thử tàu sân bay đã thể hiện sức mạnh song song của quân sự và khoa học kỹ thuật. Trong tương lai, cạnh tranh trong lĩnh vực này sẽ không giảm xuống.

Tham gia các vấn đề quốc tế

http://nghiadx.blogspot.com


Mỹ luôn kêu gọi "Trung Quốc có thể làm một nước lớn có trách nhiệm", thực ra chính là muốn Trung Quốc làm một nước lớn có thể cùng tham gia các vấn đề quốc tế.

Còn Trung Quốc rất mong muốn có thể cùng Mỹ quản lý các vấn đề quốc tế, bởi vì với thực lực kinh tế hiện nay của Trung Quốc và với tư cách là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc đương nhiên muốn đóng vai trò quan trọng hơn trên trường quốc tế, muốn luôn có tiếng nói trong toàn bộ hệ thống thế giới.

Từ trước đến nay, Trung Quốc chưa bao giờ từ bỏ cơ hội và không gian để tham gia tích cực các vấn đề quốc tế. Mục đích là nhằm thể hiện sức mạnh, thực hiện ý đồ, mở rộng chiến tuyến của Trung Quốc trên bản đồ chiến lược quốc tế, mở ra trang sử mới cho Trung Quốc.

Lịch sử cho thấy, cùng với việc chạy thử tàu sân bay, Trung Quốc đang thể hiện vị thế quan trọng then chốt của họ ở châu Á, đồng thời từ đó mở rộng sang phương Tây. Còn các vấn đề quốc tế sẽ không chỉ do Mỹ tham gia và quyết định, Trung Quốc sẽ đóng vai trò nước lớn có trách nhiệm mạnh mẽ hơn. Một ý đồ khác trong triển khai tàu sân bay là đã biểu lộ ý đồ tham gia các vấn đề quốc tế của Trung Quốc.

Toynbee đưa ra kết luận, Trung Quốc cho rằng: "Chỉ có văn hóa Nho giáo và Phật pháp Đại thừa trong văn hóa Trung Quốc mới đem lại an ninh, thịnh vượng và hạnh phúc cho thế giới, mới có thể giúp cho loài người trong thế kỷ 21 giải quyết được vấn đề".

Ngoài ý đồ phát triển tàu sân bay, tầng lớp cấp cao Trung Quốc phải chăng cần suy nghĩ về lời khuyên của Toynbee, để việc Trung Quốc phát triển tàu sân bay có thể giải quyết vấn đề cho loài người, chứ không phải làm tăng nguy cơ cạnh tranh và xung đột quốc tế phức tạp hơn.

>> Tên lửa ALARM - "Thần chết" đối với các loại radar hiện đại



Tên lửa đường không ALARM (Air-Launched Antiradar Missile) được trang bị đầu tự dẫn radar thụ động dùng để tiêu diệt các phương tiện radar điều khiển hệ thống phòng không của đối phương, trong đó có cả trạm radar của các tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung và tầm xa.

Tên lửa chống radar ALARM do công ty Matra BAe Dynamics và Texas Instruments theo yêu cầu N 1228 của Không quân Anh dùng để thay các dòng tên lửa AS.37 Martel và AGM-45 Shrike đã quá cũ hiện trong biên chế.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa ALARM được coi là "sát thủ" của các loại radar hiện đại



Các hoạt động nghiên cứu được tiến hành từ năm 1977 đến năm 1980. Hợp đồng chế tạo được ký vào tháng 6/1983, lần phóng đầu tiên được tổ chức vào cuối năm 1988.

Tên lửa ALARM trải qua các giai đoạn thử nghiệm tại thao trường China Lake (Mỹ) trong khoảng thời gian từ năm 1988 đến năm 1990 và được đưa vào biên chế năm 1991.

ALARM được tích hợp trong hệ thống vũ khí của máy bay tiêm kích – ném bom Tornado, máy bay tiêm kích Harrier, máy bay cường kích Hawk và trực thăng đa nhiệm Lynx.

http://nghiadx.blogspot.com

Thiết bị phóng tên lửa ALARM


Tên lửa ALARM được chế tạo theo sơ đồ khí động học thông thường với 4 cánh nhỏ ở phần trước thân. Thân tên lửa được chia thành một vài khoang, gồm đầu tự dẫn radar thụ động, khối điều khiển (khối đưa ra nhiệm vụ bay), hệ thống điều khiển quán tính, đầu nổ phi tiếp xúc, đầu đạn, động cơ tên lửa nhiên liệu rắn, khoang lái và dù.

Đầu tự dẫn radar thụ động dải rộng do công ty Marconi Defence Systems sản xuất, có anten dải rộng 4 hướng hình xoắn cố định. Theo thông tin từ nhà sản xuất, đầu tự dẫn có độ tin cậy và độ bền cao trước nhiều biện pháp chế áp do đối phương sử dụng. Vỏ bọc anten được chế tạo từ vật liệu tổng hợp mới, có tính ưu việt hơn so với vỏ bọc anten làm từ gốm.


http://nghiadx.blogspot.com

ALARM được trưng bày trong triển lãm vũ khí


Ưu điểm rõ nét nhất của tên lửa ALARM là khả năng sử dụng trong chế độ bay theo chương trình lập sẵn. Khi động cơ ngừng hoạt động, tên lửa dần hạ thấp độ cao bằng cách sử dụng vòm dù và bắt đầu sục sạo radar - mục tiêu.

Đầu tự dẫn của tên lửa có độ nhạy cao và bảo đảm dẫn hướng theo phát xạ vô tuyến, phù hợp với các vùng búp sóng bên của giản đồ hướng anten radar.

Trạm radar hiện đại có tia chính hẹp và cường độ búp sóng bên của giản đồ hướng thấp. Điều này cho phép xoay anten theo mặt phẳng nằm ngang.

Ở giai đoạn cuối, quỹ đạo của tên lửa АLARM thực tế là quỹ đạo thẳng đứng, cho phép sử dụng để dẫn hướng tên lửa đến trường phát xạ búp sóng thẳng đứng của giản đồ hướng anten radar – mục tiêu và giảm các sai số dẫn hướng vì sự phản xạ lại các tín hiệu từ địa hình. Nếu mục tiêu ngừng phát xạ thì tên lửa vẫn giữ hướng với sự hỗ trợ của hệ thống điều khiển quán tính trên khoang.

Hệ thống điều khiển tên lửa quán tính được chế tạo trên cơ sở module đo đạc, bảo đảm đo các tham số cơ động góc và tuyến tính theo 3 trục. Trước khi phóng tên lửa, hệ thống điều khiển quán tính liên tục nhận thông tin từ hệ thống dẫn đường của máy bay mang tên lửa.

Trong thành phần khối điều khiển gồm bộ xử lý kỹ thuật số Zilog Z800 có nhiệm vụ bảo đảm xử lý các tín hiệu từ đầu tự dẫn radar thụ động… giải quyết các nhiệm vụ hiển thị mục tiêu và thiết lập mệnh lệnh chỉ huy.

Bộ xử lý bảo đảm tái lập trình hóa các nhiệm vụ tác chiến. Phần mềm được viết bằng mã CORAL.

http://nghiadx.blogspot.com

ALARM được tích hợp vào hệ thống vũ khí của máy bay tiêm kích


Khối điều khiển bảo đảm hiển thị mục tiêu bằng cách so sánh với tính liên tục xung của radar từ cơ sở dữ liệu và phụ thuộc vào loại mục tiêu để đưa ra độ cao nổ của đầu đạn trên mặt đất.

Thuật toán chức năng này chuyên dùng để phá hủy radar phát hiện các mục tiêu bay thấp, mà cột anten của nó được nâng lên cao với sự hỗ trợ của tháp chuyên dụng. Thông thường, theo lập trình đầu đạn sẽ nổ ở tầm khu vực mạng anten hoặc cabin điều khiển radar.

http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay tiêm kích Tornado GR.1 chuẩn bị phóng tên lửa ALARM


Đầu đạn tác chiến của ALARM là đầu đạn nổ mảnh do công ty MBB chế tạo, được trang bị các thành phần tiêu diệt hạng năng làm từ vonfram, chuyên dùng để tiêu diệt mạng anten, khối điện tử và kíp radar.

Động cơ hành trình 2 chế độ nhiên liệu rắn do công ty Bayern-Chemie chế tạo, được bố trí ở khoang giữa của tên lửa. ALARM có 3 chế độ làm việc, phụ thuộc vào loại thiết bị mang mà có thể lập trình trước khi bay hoặc được đưa ra trực tiếp trong quá trình bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa ALARM có 3 chế độ làm việc


Không quân Anh lần đầu tiên sử dụng tên lửa ALARM vào năm 1991 trong thời gian chiến tranh ở Vịnh Ba Tư, khi đó các tên lửa này vẫn chưa được đưa vào biên chế, bởi việc thử nghiệm ở giai đoạn đầu chiến sự đã không thành công.

Tại khu vực vịnh Ba Tư, Không quân Hoàng gia Anh có 9 chiếc máy bay tiêm kích – ném bom Tornado GR.1 được trang bị tên lửa ALARM.

Các máy bay này cất cánh từ Tabuk đến Arab Saudi. Trong cuộc chiến NATO chống Nam Tư năm 1999 đã sử dụng 6 tên lửa ALARM. Tuy nhiên, thông tin về hiệu quả của loại tên lửa này khi đó không được công bố.

>> Sức mạnh tổ hợp Mark 15 Vulcan Phalanx CIWS trên hạm của Mỹ



Tổ hợp pháo phòng không Mark 15 Vulcan Phalanx CIWS được phát triển bởi chi nhánh Pomona thuộc công ty General Dynamics của Mỹ từ cuối những năm 1960 thế kỷ trước.

Tổ hợp lần đầu tiên thử nghiệm vào năm 1973, bắt đầu sản xuất hàng loạt năm 1978, đến năm 1980 được đưa vào trang bị.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu


Mark 15 Vulcan Phalanx CIWS là hệ thống vũ khí tự động, cho phép tự động sục sạo, phát hiện mục tiêu ở các dải bắn cho trước, đánh giá mức độ nguy hiểm của mục tiêu, lựa chọn các mục tiêu nguy hiểm nhất, đánh chặn, bám và xác định các tham số cơ động của mục tiêu, tiến hành khai hỏa, tự động hiệu chỉnh bắn trong chu trình khép kín, ngăn chặn hỏa lực và đánh chặn mục tiêu mới.



Tự động sục sạo và phát hiện mục tiêu


Tổ hợp gồm 2 tiểu hệ thống đa năng, được chế tạo theo kết cấu module (bệ pháo và tiểu hệ thống radar điều khiển hỏa lực). 5 module (pháo М61А1 với hộp đạn kèm theo, giá xoay với cơ cấu dẫn hướng và chân giá, bệ súng, anten radar với cơ cấu trợ dẫn, giá để hộp máy tính điện tử cá nhân) được lắp đặt trong một khối gọn cao 4,7m chiếm diện tích 5,5m2 trên trên boong tàu.

Trong thành phần tổ hợp còn có tiểu hệ thống điều khiển từ xa với bảng điều khiển và thiết bị hiển thị, được lắp đặt ở vị trí trắc thủ.




Có thể ngẩng với một góc 85 độ


Pháo 6 nòng 20mm М61А1 của công ty General Electric được chế tạo theo sơ đồ đa nòng với khối nòng có thể xoay liên tục khi bắn. Pháo và module anten được lắp đặt trên giá xoay được làm từ nhôm lá có khả năng dẫn động và dẫn hướng trên 2 mặt phẳng.

Radar xung hiệu ứng dople làm việc trong dải tần sóng vô tuyến 2cm. Máy thu phát của radar được kết nối với 2 anten ở các vị trí khác nhau.



Khả năng bắn đến tầm cao 1.470m


Anten cao được sử dụng khi radar làm việc trong chế độ phát hiện mục tiêu trong khu vực cho trước, còn anten thấp sử dụng khi radar làm việc trong chế độ theo dõi và hiệu chỉnh bắn.

Sau khi mục tiêu nguy hiểm nhất bị phát hiện với sự hỗ trợ của máy tính điện tử cá nhân, mục tiêu này bị chặn bắt bằng kênh phát hiện và truyền kênh theo dõi đến anten, cho phép xác định chính xác tọa độ góc và vận tốc cơ động.



Hiện nay tổ hợp này được trang bị cho tàu chiến hiện đại của nhiều
nước trên thế giới


Trên cơ sở các dữ liệu này, máy tính điện tử cá nhân của tiểu hệ thống điều khiển hỏa lực tính toán điểm ngắm bắn và truyền mệnh lệnh chỉ huy đến cơ cấu dẫn hướng pháo. Khi mục tiêu tiếp cận phạm vi tiêu diệt giới hạn tiến hành tự động khai hỏa.

Trong những năm 1990, tổ hợp Mark 15 Vulcan Phalanx CIWS đã được lắp đặt trên hơn 404 tàu hải quân của các quốc gia trên thế giới như Mỹ, Anh, Canada, Hy Lạp, Nhật Bản, Đài Loan...

Các đặc tính cơ bản:

Loại vũ khí: pháo tự động 6 nòng
Kích thước: 20x12mm
Nguyên tắc làm việc của hệ thống tự động: dẫn động từ bên ngoài
Tốc độ bắn: 3.000 phát/ phút
Góc ngẩng tối đa: 85 độ
Vận tốc dẫn hướng trên mặt phẳng đứng: 92 độ/s
Vận tốc dẫn hướng trên mặt phẳng ngang: 126 độ/s
Thời gian phản ứng: 2-3s
Cự ly bắn hiệu quả: 1,47km
Khả năng đạt đến tầm cao: 1.470m
Loại đạn: OFZ, Z-T, BPS-T
Trọng lượng đạn: 0,102kg
Trọng lượng bệ phóng: 5,42 tấn


Xem tổ hợp Mark 15 Vulcan Phalanx CIWS tiêu diệt mục tiêu:





>> Bộ ba khu trục hạm tên lửa chủ lực của Hải quân Nhật Bản



Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản được đánh là một trong những lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và lớn thứ hai ở châu Á. Quân số thường trực của quân phòng vệ khoảng 46.000 người với 110 tàu các loại. Nổi bật trong các loại tàu của lực lượng này là bộ ba khu trục hạm sau:

Khu trục hạm Asagiri

Khu trục hạm Asagiri được phát triển trên cơ sở khu trục hạm Hatsuyuki, được trang bị 4 động cơ tuabine khí Spey SM1A công suất 54.000 mã lực. Vũ khí gồm 2 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, 1 ống phóng Mk29 với 8 tên lửa đối hạm ASROC, 1 ống phóng Mk112 với 8 tên lửa đối hạm ASROC, 1 bệ pháo 76mm OTO Melara,

2 tổ hợp pháo phòng không 20mm 6 nòng Mk15 Vulcan Phalanx, 4 súng máy 12,7mm, 2 thiết bị phóng ngư lôi 3 ống 324mm Type 68 với ngư lôi chống ngầm Mk46 Mod5, trực thăng chống ngầm HSS-2B Sea King hoặc SH-60J Sea Hawk.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Asagiri


Trong thành phần thiết bị vô tuyến điện gồm trạm radar phát hiện các mục tiêu trên không OPS-14C или OPS-24, trạm radar phát hiện các mục tiêu mặt nước OPS-28C,

trạm radar điều khiển hỏa lực Type 2-22, trạm trinh sát kx thuật vô tuyến và tác chiến điện tử NOLR-6C, OLR-9C và OLT-3, trạm thủy âm OQS-4A, trạm thủy âm với anten kéo SQR-18A, hệ thống chế áp thủy âm AN/SLQ-25 Nixie.

Khu trục hạm chủ lực Asagiri đã được đưa vào trang bị tháng 3/1988. Đến năm 1991, có tất cả 8 khu trục hạm loại này được sản xuất.


Khu trục hạm Murasame

Khu trục hạm Murasame dùng để bảo vệ các đội tàu mặt nước, đổ bộ, các vùng hải phận và giải quyết các nhiệm vụ chống ngầm. Thân tàu được thiết kế với việc sử dụng các thành phần công nghệ tàng hình, có thể hấp thụ sóng vô tuyến.

Tàu được trang bị 2 động cơ tuabine khí LM-2500 với công suất 43.000 mã lực và 2 động cơ tuabine khí Spey SM1C công suất 41600 mã lực.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Murasame


Vũ khí gồm 2 bệ phóng tên lửa đối hạm SSM-1B, 1 bệ phóng thẳng đứng Mk48 với 64 tên lửa phòng không có điều khiển Sea Sparrow, bệ pháo 76mm OTO Melara, 2 tổ hợp pháo phòng không 6 nòng 20mm Mk15 Vulcan Phalanx, 2 thiết bị ngư lôi 3 ống phóng 324mm Type 68 với tên lửa đối hạm Type 89, trực thăng chống ngầm SH-60J.

Trong thành phần thiết bị vô tuyến điện có trạm radar phát hiện mục tiêu trên không OPS-24, radar phát hiện mục tiêu mặt nước OPS-28D, 2 radar điều khiển hỏa lực.

1 trạm radar trinh sát kỹ thuật vô tuyến OPN-7B và OPN-11B, 1 radar dẫn đường URN-25, 1 máy thu của hệ thống dẫn đường vệ tinh, 1 trạm thủy âm OQS-5, 1 trạm thủy âm với anten kéo OQR-1, hệ thống tự động điều khiển tác chiến OYQ-6(7), tổ hợp tác chiến điện tử NOLQ-2, hệ thống chế áp thủy âm AN/SLQ-25 iếc.Nixie. Tàu này được đưa vào biên chế tháng 3/196 và dự kiến sẽ đóng tất cả 6 chiếc.

Khu trục hạm Kongo

Khu trục hạm Kongo dùng để phòng không và chống ngầm, bảo vệ các đội tàu nổi, đổ bộ và chống lại các tàu nổi của đối phương. Các thành phần của nó tương tự các thành phần của tàu khu trục Arleigh Burke của Mỹ. Kongo được trang bị 4 động cơ tuabine khí LM-2500 với công suất lớn.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Kongo


Vũ khí gồm 2 bệ phóng tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon, 2 bệ phóng thẳng đứng Mk41 với cơ số đạn 90 tên lửa phòng không có điều khiển Standard SM2MR và tên lửa chống ngầm ASROC, 1 pháo 12,7mm OTO Melara, 2 tổ hợp pháo phòng không 20mm 6 nòng Mk15 Vulcan Phalanx.

4 súng máy 12,7mm, 2 thiết bị phóng ngư lôi 3 ống phóng 324mm Mk32 Mod14 với ngư lôi chống ngầm Mk46 Mod5, trực thăng chống ngầm SH-60J Sea Hawk.

Thiết bị vô tuyến điện gồm trạm radar phát hiện mục tiêu trên không SPY-1D, trạm radar phát hiện mục tiêu mặt nước OPS-28C, 3 trạm radar điều khiển hỏa lực SPG-62 và 1 Mk2/21, 1 trạm radar dẫn đường URN-25, các trạm radar trinh sát kỹ thuật vô tuyến và tác chiến điện tử NOLR-6C, OLR-9C, OLT-3… Tàu được đưa vào biên chế năm 1993 và đến năm 1998 đã đóng tất cả 4 chiếc loại này.


Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

>> Tên lửa vượt gấp 13 lần vận tốc âm thanh



Tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga đang triển khai nghiên cứu và phát triển một loại tên lửa siêu thanh mới có khả năng vượt gấp 12-13 lần vận tốc âm thanh.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết bị bay thử nghiệm siêu âm Cold của Liên Xô.


Theo tiết lộ của Thiết kế trưởng tập đoàn Vũ khí tên lửa chiến lược Boris Obnosov, nhiệm vụ tiếp theo của họ trong thời gian tới sẽ là đẩy mạnh phát triển nghiên cứu và chế tạo tên lửa siêu âm.

Dự kiến, trong năm nay, tập đoàn này sẽ bắt đầu triển khai các công đoạn đầu tiên trong nghiên cứu và phát triển tên lửa siêu âm tại xưởng chế tạo vũ khí của họ tại Dubna.

Trước kia, Liên Xô cũng đã từng đưa ra dự án chế tạo tên lửa siêu âm mang động cơ phản lực-khí thuận dòng. Để phục vụ cho dự án này, vào năm 1970 Liên Xô đã nghiên cứu và chế tạo thành công một thiết bị bay thử nghiệm mang tên Cold dựa trên tổ hợp tên lửa phòng không S-200.


http://nghiadx.blogspot.com

Mô hình thiết bị bay siêu âm Cold-2 của Nga.

http://nghiadx.blogspot.com


Trong quá trình thử nghiệm bay, thiết bị bay siêu âm này đã đạt tới tốc độ 5,2 M (tương đương gần 6.000 km/h). Hiện nay, Nga lại tiếp tục thúc đẩy và phát triển dự án này với một cái tên mới là Cold-2.

Dự án Cold-2 dự kiến sẽ được triển khai nghiên cứu tại Viện chế tạo hàng không Trung ương mang tên Baranov. Sản phẩm đầu tiên của dự án này sẽ là thiết bị bay siêu âm có tên gọi Ygla.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu âm là X-51A Waverider của Mỹ.

Ngoài Viện nghiên cứu Baranov, hiện nay công ty liên doanh Nga-Ấn BraMos cũng đang nghiên cứu, phát triển một loại tên lửa siêu thanh thế hệ mới có khả năng đạt tới tốc độ 6 M. Tên lửa siêu thanh mới này sẽ được phát triển dựa trên tên lửa siêu thanh BraMos hiện đang biên chế cho Không quân Nga và Không quân Ấn Độ.

Ngoài Nga, hiện nay Mỹ cũng đang chú trọng đẩy mạnh dự án nghiên cứu tên lửa và thiết bị bay siêu âm, trong đó, Mỹ đang tiến hành thử nghiệm hai mẫu tên lửa siêu âm là X-51A Waverider của Boeing và FHVT-2 của Lockheed Martin.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

FHVT-2 của Mỹ.


>> Tổ hợp tên lửa phòng không Tracked Rapier của Anh



Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành bánh xích Tracked Rapier (TRLV - Tracked Rapier Launch Vehicle) ban đầu được chế tạo bởi công ty Matra BAe Dynamics theo đơn đặt hàng của quân đội Iran.


Nhưng năm 1979, Chính phủ mới của Iran đã hủy bỏ đơn đặt hàng này. Chính vì vậy, dựa trên các kết quả đánh giá thử nghiệm Bộ Tư lệnh Quân đội Anh đã thông qua quyết định mua 50 tổ hợp Tracked Rapier. Việc chuyển giao lô hàng đầu tiên được thực hiện năm 1983.

Xe cơ sở của Tracked Rapier là xe vận tải cải tiến bánh xích M548 do Mỹ sản xuất. Xe được trang bị cabin bọc thép đủ cho 3 người ngồi. Ở phía đuôi xe bố trí khối ống phóng gồm 8 tên lửa phòng không có điều khiển Rapier (mỗi bên 4 tên lửa).

Ngoài ra, xe còn được bố trí trạm radar phát hiện và theo dõi mục tiêu với cự ly hoạt động 11,5km, thiết bị tính toán, thiết bị nhận biết “địch - ta”. Ngay phía trước thân xe bố trí 2 khối gồm 6 súng phóng lựu đạn khói, phía sau bố trí 2 khối, mỗi khối gồm 4 lựu đạn khói. Điều này cho phép khi cần có thể tạo các màn khói ngụy trang dày đặc bảo vệ xe.


http://nghiadx.blogspot.com

Tracked Rapier là một trong những tổ hợp tên lửa phòng không tự
hành hiện đại nhất một thời của Anh


Tên lửa phòng không có điều khiển Rapier được đồng nhất tuyệt đối với các tên lửa được sử dụng trong tổ hợp tên lửa phòng không kéo, có khả năng tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu ở cự ly từ 0,5 – 7km, độ cao từ 227m – 6.858m.

Anten của hệ thống chỉ huy dẫn hướng được lắp đặt trên giá, có thể nâng lên cabin. Điều này cho phép tiến hành bắn vòng tròn (mẫu thử nghiệm đầu tiên dải bắn bị hạn chế). Tất cả các thiết bị của hệ thống tên lửa phòng không tự hành đều được bọc thép.

Xe được trang bị động cơ 6 xi lanh 6V53 do công ty Detroit Diezel sản xuất. Khi quay 2.800 vòng/ phút, động cơ có thể tăng công suất 154kW, điều này cho phép xe có thể cơ động trên đường gồ gề với tốc độ 48km/h.


http://nghiadx.blogspot.com

Tracked Rapier có khả năng cơ động nhanh và dễ dàng vượt qua các
chướng ngại vật dưới nước


Tổ hợp Tracked Rapier có thể lội nước và vượt qua các chướng ngại vật dưới nước. Dưới địa hình lội nước, xe có thể tăng tốc đến 5,6km/h.
Cabin của tổ hợp được trang bị thiết bị quan sát đặt trên nóc, các phương tiện liên lạc, nhưng không có hệ thống bảo vệ trước các vụ tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tuy nhiên, kíp chiến đấu có thể thực hiện các nhiệm vụ tác chiến khi mặc các tổ hợp bảo vệ hóa học cá nhân. Cabin bọc thép có thể bảo vệ kíp chiến đấu trước các mảnh đạn văng và đầu đạn.

Theo cách bố trí, lái xe ngồi bên trái, chỉ huy ngồi giữa và trắc thủ ngồi bên phải. Khi cần, lái xe và chỉ huy có thể sử dụng thiết bị quan sát đêm và thiết bị cứu hỏa.


http://nghiadx.blogspot.com

... và được trang bị các hệ thống hiện đại và có độ bền cao


Trong thành phần của tổ hợp Tracked Rapier còn có thể gồm trạm radar Blindfire với chức năng theo dõi các mục tiêu trên không và dẫn hướng tên lửa. Radar này được lắp đặt trên cơ sở xe bọc thép chở quân M113.

Trên thùng xe có 4 tên lửa phòng không có điều khiển đặt trong khí tài chuyên dụng. Mệnh lệnh chỉ huy và liên lạc được truyền đến thiết bị phóng theo cáp chuẩn.

Radar có thể sử dụng trong điều kiện quan sát kém, thậm chí trong đêm tối. Thời gian triển khai vào vị trí chiến đấu chỉ mất 30 phút.

Trong quá trình chiến đấu, xe yểm trợ M548 được trang bị 20 tên lửa phòng không có điều khiển sẽ hộ tống tổ hợp Tracked Rapier. Xe yểm trợ kỹ thuật FAST (Forward Area Support Team) bảo đảm cung cấp các thiết bị và phụ tùng.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa phòng không tự hành Tracked Rapier khai hỏa


Cho đến nay, tổ hợp đã nhiều lần được cải tiến nhằm mục đích bảo đảm khả năng tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm.

Phiên bản Tracked Rapier được trang bị thiết bị quan sát nhiệt dùng để phát hiện và theo dõi mục tiêu có tên gọi là SP Mk.1B. Việc cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không SP Mk.1B cho các lực lượng vũ trang Anh được tiến hành từ năm 1993.

Tổ hợp Tracked Rapier của phiên bản SP Mk.1B được trang bị hệ thống phát hiện cải tiến TOTE (Tracked Optical Thermally Enhanced), có thể được sử dụng trong bất kỳ thời gian nào, ban ngày cũng như ban đêm. Hệ thống phát hiện cải tiến TOTE gồm thiết bị quan sát nhiệt với cự ly hoạt động đến 10km, thiết bị điện tử bổ trợ và hệ thống làm mát.

Xem tổ hợp Tracked Rapier tiêu diệt máy bay ở 2 chế độ (tự động và điều khiển bằng tay):





>> Hải quân Mỹ nâng cấp pháo hạm theo hướng nào?



Pháo hạm là thành tố quan trọng trong hệ thống các phương tiện hỏa lực trang bị trên tàu chiến, có khả năng công, thủ toàn diện trong nhiều tình huống tác chiến khác nhau.



http://nghiadx.blogspot.com

Pháo hạm là vũ khí không thể thiếu trên tàu chiến.

Đặc tính nổi bật của pháo hạm chính là khả năng tác chiến nhanh, tốc độ bắn, chính xác cao khi sử dụng đạn có điều khiển, thời gian bắn có thể kéo dài liên tục trong nhiều giờ, có thể tiêu diệt nhiều loại mục tiêu (trên không, trên bộ và trên biể) trong mọi điều kiện thời gian, thời tiết và phản ứng nhanh trước các nguy cơ đe dọa.

Đồng thời, pháo hạm cũng được coi như là loại vũ khí toàn diện nhất trang bị cho các tàu chiến hải quân hiện nay. Nó trực tiếp quyết định đến độ bền tác chiến và hiệu quả của các chiến dịch, các trận giao chiến mà các tàu chiến hải quân tiến hành.

Trong bối cảnh tình hình hiện nay, đặc tính của các cuộc chiến tranh đã có sự thay đổi khá nhiều, thay vì tiến hành các hoạt động tác chiến trên đại dương, các bên tham gia giao chiến đã chuyển dần sang hình thức tác chiến gần bờ, đặc biệt là trong các cuộc xung đột vũ trang cục bộ.

Sự thay đổi đặc tính tác chiến này đã khiến cho vai trò của hệ thống pháo hạm trên tàu chiến ngày càng trở nên quan trọng. Nó đã trở thành một trong những phương tiện tấn công chủ lực để tiêu diệt các mục tiêu cố định và di động trên bộ của đối phương, là thành tố quan trọng không thể thiếu để bảo đảm khả năng phòng thủ cho tàu trước các đợt tấn công bằng đường không của đối phương đang ngày càng gia tăng.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, Hải quân Mỹ cho rằng, chế tạo các loại pháo hạm, các loại đạn pháo đi kèm mạnh hơn, hiệu quả hơn là một trong những hướng chính trong quá trình nâng cấp và hoàn thiện hệ thống pháo hạm trang bị trên tàu chiến hải quân Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com

Pháo hạm mới cỡ lớn của Mỹ phải có tầm bắn xa 180 km.


Các chuyên gia phân tích của Hải quân Mỹ đưa ra nhận định rằng, trong giai đoạn trước năm 2030, các loại pháo hạm cỡ lớn và tầm trung sẽ luôn đi đầu trong giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Hỗ trợ cho lực lượng đổ bộ trên biển, tiêu diệt các mục tiêu cố định và di động trên mặt đất trong quá trình đẩy mạnh hoạt động của lực lượng do thám ở các khu vực gần biển.

- Tiêu diệt tàu chiến, tàu tuần tiễu, tàu vận tải và các mục tiêu nổi khác của đối phương, đặc biệt là trong điều kiện đối phương tăng cường hoạt động của các phương tiện tác chiến điện tử.

Để giải quyết có hiệu quả hàng loạt các nhiệm vụ nêu trên, Hải quân Mỹ đã đặt ra những yêu cầu rất khắt khe đối với các hệ thống pháo hạm mới. Để đủ sức tiêu diệt các mục tiêu gần bờ, pháo hạm cỡ lớn phải có tầm bắn xa là 180 km, pháo hạm cỡ trung phải có tầm bắn xa từ 115-140 km.


http://nghiadx.blogspot.com

Pháo hạm rất quan trọng trong tác chiến gần bờ.


Bên cạnh đó, pháo hạm phải có hỏa lực mạnh, tiêu diệt mục tiêu trên bộ, trên biển trong thời gian ngắn, có độ chính xác bắn cao (sai số tiêu diệt mục tiêu là 2 m đối với pháo hạm cỡ trung khi sử dụng đạn nổ phá mảnh hoặc xuyên phá; sai số tiêu diệt mục tiêu là 20-50 m đối với pháo hạm cỡ lớn và tầm trung khi sử dụng đạn chính xác cao tầm xa mang đầu đạn chùm).

Ngoài ra, pháo hạm thế hệ mới phải có khả năng phản ứng nhanh, chuyển mục tiêu tấn công nhanh, nạp đạn tự động, độ tin cậy cao, trọng lượng nhẹ, giá thành thấp và đơn giản trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa cũng như sử dụng.

Như vậy, trong thời gian tới, theo yêu cầu của Hải quân Mỹ, bên cạnh việc nâng cấp các hệ thống pháo hạm hiện có, các chuyên gia chế tạo vũ khí của Mỹ cũng phải tập trung nghiên cứu ra các hệ thống pháo hạm mới có hỏa lực mạnh, ứng dụng công nghệ tiên tiến, có tầm bắn xa và độ chính xác cao.


>> Xung đột Trung - Mỹ khi nào xảy ra ?



Những nỗ lực cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ gần đây được hoan nghênh. Tuy nhiên, những xung đột lợi ích cơ bản giữa hai nước vẫn luôn tiềm tàng khả năng xảy ra xung đột, tranh chấp trong tương lai.

Những thăng trầm trong quan hệ Trung – Mỹ

Trong cuộc phỏng vấn gần đây với tờ New York Times, Đô đốc Mike Mullen, người vừa thăm chính thức Trung Quốc hồi tháng 7 thừa nhận quan hệ Trung – Mỹ hầu như chìm trong các mối “hiểu lầm và nghi kỵ lẫn nhau”.

Đồng thời, Mullen cũng lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh về việc thường xuyên trút những cơn bất mãn lên quan hệ quốc phòng song phương như cách trả đũa mỗi khi quan hệ gặp trắc trở.

“Khi họ bất mãn với những gì chúng tôi làm. Họ cắt đứt quan hệ quân sự. Chuyện này không thể tiếp diễn nữa”, ông Mullen nhấn mạnh.

http://nghiadx.blogspot.com
Đô đốc Mike Mullen (thứ 2 từ phải sang) gặp giới chức Trung Quốc trong chuyến thăm nước này hồi tháng 7.

Nhìn lại trong quá khứ, việc cắt giảm, đình chỉ các chuyến thăm, trao đổi và hợp tác quân sự với Mỹ là việc thường được Trung Quốc áp dụng mỗi khi quan hệ song phương gặp vấn đề.
Không khó để kể ra một số ví dụ liên quan đến vấn đề này. Đơn cử như sau vụ máy bay Mỹ đánh bom nhầm Đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade năm 1999; vụ va chạm giữa máy bay gián điệp EP-3E Aries II của Hải quân Mỹ với máy bay quân sự Trung Quốc ngoài khơi bờ biển nước này năm 2000; đặc biệt, để phản đối các thương vụ mua bán vũ khí giữa Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc không ngần ngại đình chỉ các chuyến thăm quốc phòng cấp cao giữa hai nước, không cho các tàu Hải quân Mỹ cập cảng Trung Quốc, hủy bỏ các hội nghị về hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai và tỏ ra bất hợp tác trong nỗ lực không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt; đồng thời hủy bỏ hàng chục chương trình hợp tác quân sự Trung – Mỹ khác.

Tuy nhiên, không riêng gì Trung Quốc, phía Mỹ cũng nhiều lần hủy bỏ các dịp trao đổi song phương. Điển hình là việc chính quyền George H. W. Bush quyết định đình chỉ hợp tác quân sự và chuyền giao công nghệ quốc phòng; cũng như đóng băng vô thời hạn tất cả các chuyến thăm cấp cao với các lãnh đạo quân đội Trung Quốc nhằm phản đối nước này trong vụ Thiên An Môn năm 1989.

Và phải đến tháng 10/1993, khi Trợ lý Ngoại trưởng quốc phòng Mỹ đảm nhiệm các vấn đề an ninh quốc tế Chas W. Freeman Jr đến thăm Trung Quốc, quan hệ quốc phòng song phương Trung - Mỹ mới được nối lại.

Song, một thập kỷ sau đó, quan hệ Trung - Mỹ lại bị phủ bức màn đen tối khi Quốc hội Mỹ thể hiện sự giận dữ trước các hoạt động gián điệp của Trung Quốc tại Mỹ bằng cách áp đặt và hạn chế khắt khe lên quan hệ hợp tác giữa Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) - Lầu Năm Góc.

Theo đó, luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2000 của Mỹ chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng không được phép thông qua bất cứ liên hệ về mặt quân sự nào với Trung Quốc.

Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài không liên quan đến các trao đổi quân sự (như việc Mỹ thường xuyên cáo buộc Trung Quốc đàn áp tự do nhân quyền, các chính sách của nước này với Tây Tạng và Đài Loan cũng như các thương vụ mua bán tên lửa đạn đạo và công nghệ hạt nhân của Bắc Kinh với các nước nhỏ khác) cũng góp phần khiến Mỹ bất mãn và phản ứng bằng cách đình chỉ các quan hệ quốc phòng song phương với Trung Quốc.

Trung – Mỹ nỗ lực cải thiện quan hệ dù liên tiếp vấp phải mâu thuẫn lợi ích

Bất chấp những thăng trầm trong quan hệ xuyên suốt nhiều thập kỷ qua, hiện nay Trung – Mỹ đang bắt đầu giai đoạn nỗ lực cải thiện quan hệ trong đó đặc biệt chú trọng lĩnh vực quốc phòng.

Đô đốc Mullen từng nhận định, việc cải thiện quan hệ quân sự giữa quân đội Mỹ và PLA đòi hỏi hai bên phát triển “niềm tin chiến lược lẫn nhau” thông qua các cuộc đối thoại nhằm xóa bỏ hiểu lầm.

“Một vài hiểu lầm giữa quân đội hai bên có thể được xóa bỏ bằng cách đối thoại và thái độ cùng hướng tới những mục đích chung", Đô đốc Mullen nhấn mạnh.

Lợi ích chung giữa Mỹ và Trung Quốc mà Mullen muốn ám chỉ là việc bảo vệ các tuyến hải vận khỏi nạn cướp biển, cùng nhau ngăn chặn nạn phổ biến vũ khí hủy hiệt hàng loạt, ngăn chặn sự gia tăng các hoạt động buôn bán thuốc phiện cũng như thúc đẩy ổn định khu vực ở hai miền Triều Tiên và Pakistan.

Nỗ lực cải thiện quan hệ Trung - Mỹ gần đây được thể hiện rõ bằng sự kiện Đô đốc Mullen thăm Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua sau chuyến thăm đến Mỹ trước đó Tổng tham mưu trưởng Đới Bỉnh Quốc, người đứng đầu PLA vào hồi tháng 5. Trong chuyến công du này, Đô đốc Mullen khẳng định những chuyến thăm cấp cao như thế này sẽ là công cụ trọng yếu nhằm khắc phục sự mất lòng tin giữa hai bên.

http://nghiadx.blogspot.com
Tướng Trung Quốc Trần Bính Đức (bên trái) nói chuyện với Đô đốc Mỹ Mike Mullen tại Washington ngày 17/5.


Tuy nhiên, thực tế là những cuộc gặp cấp cao của giới quân sự Trung – Mỹ không có gì là mới mẻ bởi trong hai thập kỷ qua, nhiều quan chức quốc phòng cấp cao của hai nước cũng từng có những chuyến thăm viếng lẫn nhau.

Chẳng hạn, Bắc Kinh từng thăm căn cứ quân sự của Hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng và San Diego. Trong khi đó, Hải quân Mỹ đáp trả bằng việc thăm cảng Hong Kong của Trung Quốc thường niên.

Ngoài ra, nhiều học viện quốc phòng cũng như các ĐH an ninh, quốc phòng hai nước thường xuyên tổ chức các hoạt động trao đổi học thuật với nhau.

Chưa dừng lại, quan chức quân sự hai nước cũng liên tục thăm các cơ sở quân sự của nhau, đồng thời tổ chức các cuộc hội thảo bàn về lý luận quân sự và các vấn đề quân sự liên quan. Tuy nhiên, bất chấp mọi hoạt động đó, sự đối đầu và nghi kỵ lẫn nhau vẫn tiếp diễn.

Ví dụ điển hình cho nhận định trên là sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến Trung Quốc năm 1998, giới chức hai nước đi đến thống nhất về việc tổ chức các cuộc diễn tập quân sự chung.

Năm 2000, Trung Quốc cử quan sát viên quân sự tham dự cuộc tập trận RIMPAC do Mỹ dẫn đầu. Ngược lại, phía Mỹ cũng cử Tướng Henry Shelton, lúc đó đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ tham dự cuộc tập trận của Trung Quốc tại Quân khu Nam Kinh.

Ngoài ra, Trung Quốc và Mỹ lần đầu tiên lên kế hoạch cho một cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu nạn quy mô với sự tham gia của các tàu chiến vào tháng 9/2006 ngoài khơi bờ biển Trung Quốc và San Diego, Mỹ.

Tuy nhiên, sau đó, phía Trung Quốc tuyên bố đình chỉ tất cả các đợt diễn tập quân sự và cắt đứt liên hệ quân sự với Mỹ ngay khi chính quyền George W. Bush thông qua gói vũ khí kỷ lục bán cho Đài Loan tháng 10/2008.

Trước đó, trong mọi trường hợp, các cuộc diễn tập quân sự Trung - Mỹ luôn có quy mô nhỏ hơn so với các cuộc diễn tập tương tự của Trung Quốc với Nga và một số nước Trung Á.

Một điểm nữa đó là giới chức Trung Quốc luôn lo lắng việc nâng cao sự minh bạch trong chính sách quốc phòng có thể tạo điều kiện cho cơ quan tình báo quân sự Mỹ nhìn thấu những điểm yếu quốc phòng của họ.

Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc quyết tâm duy trì và kiểm soát chặt tất cả các cuộc đối thoại Trung – Mỹ, giám sát nghiêm ngặt các quan hệ quân sự với nước ngoài của PLA và không bao giờ tỏ ra mặn mà trong việc tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp giữa PLA với giới chức Mỹ.

Do vậy, dẫu trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, Đô đốc Mullen nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải thiện quan hệ quân sự Trung - Mỹ thì hai bên vẫn nhận thức rõ trong suốt nhiều thập kỷ qua và cho đến tận bây giờ, lợi ích cơ bản của họ là hoàn toàn khác biệt.

Các cuộc đối thoại Trung – Mỹ có thể làm giảm căng thẳng trong những thời điểm "hiểu lầm" nhưng cũng phơi bày một cách rõ ràng hơn bao giờ hết sự khác nhau cơ bản về mặt lợi ích của Trung Quốc và Mỹ.

Rốt cuộc thì, vấn đề của Trung Quốc và Mỹ là hai nước này hiện đang là đối thủ tranh giành ảnh hưởng ở khu vực châu Á và có khả năng là địch thủ cạnh tranh quyền bá chủ khu vực.

Sự bất đồng cơ bản nói chung giữa hai nước còn thể hiện ở khái niệm mở rộng chủ quyền quốc gia của Bắc Kinh đang đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích địa chiến lược của Mỹ. Điều này dẫn đến quan hệ quốc phòng Trung – Mỹ không có khả năng cải thiện chừng nào hai nước vẫn tiếp tục đối đầu trong các vấn đề an ninh cơ bản. Kết quả là, các cam kết ngoại giao dễ dàng bị phá vỡ và đối đầu Trung – Mỹ sẽ vẫn tiếp diễn.

Ngoài ra, việc Trung Quốc chủ trương tăng cường sức mạnh toàn diện cho PLA bằng việc công bố ngân sách quốc phòng “khủng” trong vài năm trở lại đây; cùng với chủ trương và tham vọng mở rộng hoạt động quân sự trên phạm vi toàn cầu của nước này rõ ràng đang làm tăng nguy cơ một cuộc xung đột quân sự Trung – Mỹ trong tương lai.


>> Biển Đông - điểm nóng của thế giới tương lai?



Tạp chí Chính sách Ngoại giao (Foreign Policy) vừa qua đã đăng bài phân tích với nhan đề "Biển Đông - xung đột của tương lai" của học giả Robert D. Kaplan, chuyên gia cao cấp thuộc Trung tâm An ninh Mỹ Mới, đồng thời là thành viên của Ủy ban Chính sách Quốc phòng thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com

Biển Đông là xung đột trong tương lai.


Mở đầu bài phân tích, R. D. Kaplan cho rằng, trong thế kỷ 20, thế giới thường xuyên chứng kiến các cuộc tranh chấp diễn ra trên đất liền, đặc biệt là ở Châu Âu. Tuy nhiên sang thế kỷ 21, trọng tâm dân số và kinh tế đã dần có sự dịch chuyển sang Đông Á, nơi mà các trung tâm lớn của khu vực phần lớn được ngăn cách bởi các vùng lãnh hải. Đặc điểm địa hình này của Đông Á là điều có thể dự báo trước về 1 kỷ nguyên của hải quân – được hiểu theo nghĩa rộng là bao gồm các thế trận trên biển và trên không đang có những diễn biến ngày càng căng thẳng.

Kaplan cho rằng, nguyên nhân lý giải cho tình trạng căng thẳng trên là vì Trung Quốc, đất nước có vùng biên giới đất liền được xem là an toàn nhất kể từ triều nhà Thanh vào cuối thế kỷ 18 đến nay, đang không ngừng mở rộng các hoạt động hải quân của mình. Thông qua quyền lực biển đó, Trung Quốc dường như muốn xóa bỏ hai thế kỷ xâm lấn của các thế lực bên ngoài đối với lãnh thổ của mình – khiến các nước láng giềng phải phản ứng.

Đông Á, hay chính xác hơn là Tây Thái Bình Dương, khu vực đang nhanh chóng trở thành trung tâm mới của các hoạt động hải quân, cho thấy trước một động cơ thực sự khác biệt. Cuộc đấu tranh giành ưu thế ở Tây Thái Bình Dương không nhất thiết cần tới vũ trang mà gần như sẽ diễn ra một cách thầm lặng trên những vùng biển trống, chấp nhận sức mạnh kinh tế và quân sự tăng chậm nhưng chắc mà các nhà nước có được trong suốt quá trình lịch sử.

Kaplan nhận định, không giống như đất liền, vùng biển tạo ra các đường biên giới rõ ràng, giúp giảm khả năng xung đột. Vùng biển rộng lớn cũng là rào cản đối với các cuộc chiến, khi mà những con tàu chiến nhanh nhất cũng chỉ đạt 35 hải lý. Chính những vùng biển xung quanh Đông Á – một trung tâm sản xuất cũng như mua bán khí tài quân sự mới nổi của thế giới – sẽ giúp cho thế kỷ 21 có nhiều cơ hội tránh được các đại chiến so với thế kỷ 20.

Tất nhiên, vùng biển mênh mông không ngăn được nhiều cuộc đại chiến diễn ra ở Đông Á vào thế kỷ 20. Chẳng hạn như chiến tranh Nga – Nhật, cuộc nội chiến kéo dài nửa thế kỷ ở Trung Quốc, các cuộc xâm chiếm của Nhật Hoàng, thế chiến thứ hai ở Thái Bình Dương, chiến tranh Triều Tiên, hay các cuộc chiến ở Lào, Campuchia và Việt Nam. Nhưng thời kỳ đấu tranh để giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước đã lùi lại phía sau. Cái mà quân đội Đông Á đang hướng tới là lực lượng hải quân và không quân công nghệ cao theo hướng hướng ngoại, hơn là hướng nội công nghệ thấp.

Vì sao Biển Đông là “ngòi nổ” tranh chấp?

Kaplan đưa ra nhận định, Biển Đông nối liền Đông Nam Á với Tây Thái Bình Dương, có chức năng như tuyến đường biển trọng yếu của toàn cầu. Đây là trung tâm của vùng biển Á Âu, ngăn cách bởi các Eo biển Malacca, Sunda, Lombok, và Makassar. Hơn một nửa lượng hàng hóa được chuyên chở bằng đường biển đi qua vùng biển này, và cũng chiếm tới 1/3 giao thông đường thủy của thế giới. Lượng dầu mỏ được chuyên chở từ Ấn Độ Dương qua Eo biển Malacca, đến Đông Á qua Biển Đông, được cho là nhiều gấp 6 lần lượng dầu được vận chuyển qua kênh đào Suez và 17 lần lượng dầu chuyển qua Kênh đào Panama. Trong khi đó, 2/3 nguồn cung cấp năng lượng của Hàn Quốc, gần 60% của Nhật Bản và Đài Loan, và khoảng 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông. Thêm nữa, Biển Đông còn chứa nguồn tài nguyên dồi dào, trong đó có nguồn dầu dự trữ lên tới 7 tỷ thùng và 900 nghìn tỷ m3 khí gas tự nhiên.

Nhiều cuộc tranh chấp đã diễn ra ở Biển Đông không chỉ bởi vị thế và trữ lượng tài nguyên mà còn vì chủ quyền lãnh hải, trong đó có những tranh chấp liên quan đến Quần đảo Trường Sa. Trong đó, Bắc Kinh đòi chủ quyền “đường lưỡi bò” trải dài từ Đảo Hải Nam của Trung Quốc xuống gần Singapore và Malaysia. Điều này khiến cho 9 nước giáp Biển Đông gần như đã đứng về một phía để phản đối Trung Quốc.

Thực tế, Biển Đông đang trở thành một căn cứ quân sự, nơi mà mỗi nước xây dựng và hiện đại hóa lực lượng hải quân của mình. Thậm chí, khi mà sự tranh chấp chủ quyền hai hòn đảo những thập niên gần đây hầu như không còn. Trung Quốc chiếm đóng bằng quân sự 8 đảo nhỏ trên biển Đông, Việt Nam 25 đảo, Philippin 8 đảo, Malaysia 5 đảo và Đài Loan 1 đảo.

Căn nguyên Trung Quốc muốn lấn chiếm

Ông Kaplan so sánh vị trí của Trung Quốc ở Biển Đông giống với vị trí của Mỹ ở vùng Biển Caribe hồi thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Khi đó, dù Mỹ nhận ra sự hiện diện và khẳng định chủ quyền của các thế lực Châu Âu ở Caribe, nhưng nước này vẫn tìm cách để thống trị vùng biển này. Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Tây Ban Nha vào năm 1898 và việc xây dựng kênh đào Panama từ năm 1904 - 1914 đã cho phép Mỹ kiểm soát hiệu quả Tây Bán cầu và qua đó gây ảnh hưởng tới cán cân lực lượng ở Đông Bán cầu. Ngày nay, Trung Quốc tự thấy mình đang ở vị thế tương tự trên Biển Đông, nơi Trung Quốc cũng muốn có sự hiện diện của hải quân để bảo vệ đường vận chuyển nhiên liệu từ Trung Đông.

Nhưng dường như nguyên nhân sâu xa khiến Trung Quốc tiến sâu vào vùng Biển Đông và xa hơn nữa là Thái Bình Dương có lẽ là vì Trung Quốc đã từng bị các cường quốc phương Tây gồm Anh, Pháp, Nhật và Nga xâm chiếm lãnh thổ và chia rẽ đất nước sau một thiên niên kỷ từng ở vị trí siêu cường và một nền văn minh của thế giới.
Sự hối hả bành trướng của Trung Quốc là một lời tuyên bố rằng họ không bao giờ muốn để cho người nước ngoài lợi dụng mình một lần nữa. Kaplan nhận định mặc dù không tuyên bố, nhưng Trung Quốc sẽ theo phương châm “Kẻ mạnh làm những gì họ đủ sức làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải hứng chịu”.

Các nước bảo vệ tự do

Không chỉ Trung Quốc vội vàng xây dựng lực lượng quân sự của mình, các nước Đông Nam Á cũng đang làm vậy. Ngân sách quốc phòng của các nước này đã tăng khoảng 1/3 trong thập kỷ qua, thậm chí khi các nước Châu Âu còn đang giảm chi tiêu quân sự. Nếu tính từ năm 2000, nhập khẩu vũ khí của Indonesia, Singapore, và Malaysia đã lần lượt tăng 84%, 146 %, và 722 %. Ngoài ra, Malaysia cũng mới mở căn cứ tàu ngầm ở đảo Borneo, thuộc Đông Nam A, trong khi Việt Nam gần đây mua 6 tàu ngầm lớp Kilo và chiến hạm của Nga.

Ông Kaplan còn cho rằng, sự hiện diện của Mỹ vẫn giúp đảm bảo hiện trạng “không dễ dàng” ở Biển Đông và hạn chế sự hung hăng của Trung Quốc, cùng với đó là đóng vai trò giám sát ngoại giao và hải quân Trung Quốc. Sự cân bằng quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ giúp Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Singapore, Indonesia và Malaysia “thoải mái hơn”, nhưng cũng có thể khiến hai siêu cường này xung đột với nhau.

Kaplan cũng trích nghiên cứu của ông Hugh White, giáo sư nghiên cứu về chiến lược tại Đại học Quốc gia Australia, nói rằng sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc và sự thống trị của Mỹ ở Châu Á lại có thể là nguồn gốc gây bất ổn khi hai siêu cường này có xung đột về lợi ích.

Theo Kaplan, chính Mỹ chứ không phải Trung Quốc mới là vấn đề trong tương lai. Bởi lẽ thực chất, Mỹ tìm cách hạn chế quyền lực của nước này. Ông khuyến cáo Mỹ nên hướng vai trò của họ ở Châu Á tới sự cân bằng, thay vì thống trị; và bởi lẽ quyền lực cứng sẽ vẫn là chìa khóa cho các mối quan hệ quốc tế, do đó Mỹ cần xem xét việc áp dụng nó đối với Trung Quốc. Mỹ không cần tăng cường sức mạnh hải quân ở Tây Thái Bình Dương, nhưng cũng không thể giảm đáng kể sự hiện diện của lực lượng này ở đây.


>> Hồ sơ các vụ Mỹ do thám Trung Quốc



Máy bay do thám U-2 được xếp vào hàng “lão làng” trong số các phương tiện do thám trên không vẫn được quân đội Mỹ sử dụng để do thám Trung Quốc.


Quân đội Mỹ mới đây tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng máy bay do thám U-2 huyền thoại để tiến hành do thám trên không trên lãnh thổ Trung Quốc. Loại máy bay này "sẽ tiếp tục phục vụ cho lợi ích của nền dân chủ Mỹ, ít nhất là cho đến năm 2015," bất chấp việc có ý kiến cho rằng cần "đưa nó vào sổ lưu niệm."

Được biết đến kể từ phi vụ do thám trên bầu trời Liên Xô lần đầu tiên vào năm 1956, máy bay do thám U-2 được xếp vào hàng “lão làng” trong số các phương tiện do thám trên không với tuổi thọ lên đến hàng chục năm.

Nhưng tại sao loại máy bay gián điệp tương đối cũ kỹ, nhiều lần bị bắn hạ như vậy lại được chọn? Và tại sao người Mỹ chấp nhận thực hiện có hành động có mức độ rủi ro cao như vậy, trong khi họ có các vệ tinh gián điệp mới nhất có khả năng cung cấp hình ảnh chất lượng cao?

http://nghiadx.blogspot.com

Cuối tháng 7/2011, Trung Quốc cảnh báo Mỹ là các chuyến bay của máy bay Mỹ gần bờ biển Trung Quốc phá hoại lòng tin giữa 2 quốc gia.

Những câu hỏi này đã được chuyên gia của Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga, Aleksander Mordovin, giải đáp trong một cuộc trả lời phỏng vấn trang Pravda. Cuộc trò chuyện với vị chuyên gia này đã kéo dài hơn dự kiện với rất nhiều thông tin lịch sử thú vị.

Việc do thám của các máy bay Mỹ và Anh từ lâu đã luôn làm nhà trức trách Trung Quốc phải đau đầu. Việc tiến hành trinh sát trên không trên không phận Trung Quốc là một phần của thỏa thuận ký kết giữa Truman và Attlee để "chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản".

"Chủ nghĩa cộng sản mang màu sắc Trung Quốc" được xây dựng bởi Mao Trạch Đông và đội ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc gây nên sự quan ngại lớn đối với họ.

Sự chú ý càng được tăng lên sau khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chương trình hạt nhân của riêng mình. Và sự tiến bộ của nó đã khiến cho sự lo ngại của Mỹ mỗi năm một nhiều hơn.


http://nghiadx.blogspot.com

Chương trình hạt nhân của Trung Quốc khiến phương Tây phải tò mò.


Các chuyến bay do thám trên lãnh thổ Trung Quốc được bắt đầu vào tháng 1/1951 sau thất bại của quân đội Tưởng Giới Thạch, đồng minh của Mỹ. Trong mọi trường hợp, người Mỹ luôn sẵn sàng bật đèn xanh cho những phi vụ bay do thám, quay phim các căn cứ quân sự của Trung Quốc do đồng minh thân cận Anh thực hiện mỗi tháng 4-5 lần.

Về phần mình, London ngay từ đầu chấp nhận bỏ ra những khoản kinh phí trong trường hợp máy bay của họ hoặc của đồng minh bị đối phương tiêu diệt, với mong muốn chia sẻ gành nặng với Mỹ, khi mà Washington đang bận đối phó với tình hình căng thẳng không lối thoát trong mối quan hệ với Liên Xô.

U-2 và những "người tiền nhiệm"

Nhưng trước khi có U-2, người Mỹ chưa thể giải quyết được những thách thức mà họ phải đối mặt. Việc thu thập thông tin tình báo chủ yếu được thực hiện bởi những chiếc máy bay trinh sát-chống ngầm P2V Neptune của không quân Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng chúng rất dễ bị bắn hạ không chỉ bởi máy bay tiêm kích mà còn cả với hệ thống phòng không của đối phương. Người Mỹ chỉ thừa nhận bị mất 4 trong số những chiếc máy bay này bởi hệ thống phòng không của Liên Xô và Trung Quốc.

Tuy nhiên, có bằng chứng mạnh mẽ rằng người Mỹ đã cố tình hạ thấp sự tổn thất những chiếc "Neptune" ít nhất 2 lần. Ba trong số đó bị bắn rơi ở vùng Viễn Đông vào những năm 1951-1955, sau đó chúng chủ yếu được sử dụng trong những hoạt động chống Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc P2V Neptune bị bắn rơi ở Liên Xô.


Trong giai đoạn 1953-1964 người Mỹ đã bị mất 7 chiếc "Neptune". Ít nhất 2 trong số đó bị bắn hạ bởi lưới lửa phòng không.

Với mục tiêu thiết lập được bản đồ về các địa điểm chiến lược quan trọng ở các nước như Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ và Anh đã đạt được thỏa thuận đưa vào sử dụng loại trinh sát phản lực RB-45C mang lại hiệu quả cao hơn.

Các chuyến bay chủ yếu được thực hiện vào ban đêm. Và để tránh bị đèn pha soi thấy loại máy bay này được sơn màu đen. Không một chiếc nào bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không Liên Xô vào thời điểm đó vẫn còn nhiều hạn chế.

Người ta cũng tính đến trường hợp RB-45C có thể bị rơi trên lãnh thổ của Trung Quốc hay Liên Xô, khi đó Mỹ sẽ tuyên bố rằng không có dấu hiệu nào cho thấy có sự liên quan của họ, còn người Anh sẽ nói rằng họ chưa bao giờ có những chiếc máy bay như vậy.

Những chiếc máy bay gián điệp này đã được sử dụng chống lại Trung Quốc cho đến giữa năm 1953, sau đó, do sự xuất hiện của những hệ thống phòng không tiên tiến hơn, chúng được thay thế bằng những chiếc RB-47 hiện đại hơn.


http://nghiadx.blogspot.com

RB-45C, một trong những "người tiền nhiệm" của U-2


Một thời gian sau người Mỹ quyết định thực hiện nhiệm vụ trinh sát bằng những chiếc RB-57A/D, sau khi bị mất 2 chiếc RB-47 (một chiếc do MiG-17 tiêu diệt, một chiếc khác bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không SA-2).

Tuy nhiên, khi Liên Xô đã nhiều lần thể hiện khả năng đối phó hiệu quả với các thách thức này, Mỹ đã mang đến cho cả Moscow và Bắc Kinh một bất ngờ mới - máy bay do thám tầm cao U-2. Thực tế thành phần các phi đội tham gia vào những điệp vụ trên không này không nằm trong thành phần lực lượng Không quân Mỹ, mà là nhân viên CIA.

Trong gần 4 năm (kể từ mùa hè 1956) những cỗ máy này đã thực hiện các chuyến bay nằm ngoài tầm với của hệ thống phòng không Liên Xô, và có thể bay qua lãnh thổ Liên Xô và Trung Quốc một cách dễ dàng.

Cho đến ngày 1/5/1960, Liên Xô "tặng" cho Mỹ một điều bất ngờ, chiếc U-2B Francis Gary Powers bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không S-75.
Sau khi sự kiện này, U-2 đã không dám bay qua lãnh thổ Liên Xô nữa, nhưng vẫn tiếp tục tiến hành trinh sát các địa điểm mà Mỹ cho rằng có lợi ích địa chính trị tối quan trọng, bao gồm cả Trung Quốc.

Người Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ không có cách nào ngăn chặn chúng. Bởi vì lúc đó quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow đã xấu đi rõ rệt. Đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa phòng không S-75, sát thủ của máy bay do thám U-2.


Do đó, sự kiện chiếc U-2 đầu tiên bị bắn hạ trên bầu trời Trung Quốc vào tháng 9/1962 bằng tên lửa S-75, người Mỹ thực sự ngỡ ngàng. Tuy nhiên, họ vẫn quyết định tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám Trung Quốc.

Trước hết, Mỹ đã quan tâm đến các cơ sở hạt nhân Trung Quốc nằm sâu ở bên trong đất liền, dẫu rằng thực hiện việc này sẽ khiến họ bị tổn thất nhiều U-2. Người Mỹ tất nhiên luôn muốn chọn những phương án an toàn nhất cho họ. Do đó, họ cũng quyết định chọn các phi công Đài Loan để thực hiện các nhiệm vụ này.

Theo số liệu của Trung Quốc, quân đội nước này đã bắn rơi 9 chiếc U-2, trong khi người Mỹ chỉ thừa nhận mất 5 chiếc.

Hạ bệ "người kế nhiệm"

Khó khăn chính cho nhiệm vụ trinh sát được cho là do có sự xuất hiện của hệ thống tên lửa phòng không S-75. Để loại bỏ chúng, Mỹ đã thực hiện cùng lúc 2 phương án: Tạo ra các máy bay trinh sát tốc độ cao có khả năng tránh được các loại tên lửa đất - đối - không và không - đối - không một cách hiệu quả, và tạo ra các phương tiện bay không người lái.

Sự thật là vào tháng 1/1966 Không quân Hoa Kỳ đã được trang bị loại máy bay gián điệp mới nhất SR-71, có thể đạt tốc độ lên tới 3.500 km/h. Đặc biệt, chúng đã được sử dụng một cách tích cực cho các chuyến bay do thám Trung Quốc.
SR-71, với chi phí khổng lồ đáp ứng đầy đủ sự mong đợi của người Mỹ. Năm 1967 nó chụp ảnh thành công vụ thử nghiệm bom hạt nhân của Trung Quốc. Sự thành công của chiếc máy bay mới vào năm 1968 đã dẫn đến tạm ngừng hoạt động của U-2. Tuy nhiên, giờ đây đã có những thay đổi đáng kể.


http://nghiadx.blogspot.com

Dù "nghỉ hưu" nhưng SR-71 vẫn giữ danh hiệu máy bay nhanh nhất thế giới.


Những thành công trong việc sử dụng UAV đã không được như mong đợi của giới chức quân sự Mỹ. Từ năm 1969 đến năm 1971, Mỹ đã cố gắng để sử dụng cho máy bay trinh sát không người lái D-21. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đã không thu được kết quả nào đáng kể bởi vì những trục trặc trong việc truyền tải các thông tin thu thập được.

Cũng trong khoảng thời gian cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, trên bầu trời Trung Quốc xuất hiện loại máy bay trinh sát tầm xa UAV Compass Arrow (Firefly mẫu 154) được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ trinh sát từ xa Trung tâm thử nghiệm hạt nhân tại Lop Nor của Trung Quốc.

Thế nhưng, vào tháng 7/1971, Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc chống lại "mối đe dọa Liên Xô". Gần 20 năm sau người Mỹ lại cố gắng để không làm căng thẳng quan hệ với Trung Quốc bằng những chuyến bay như vậy. Tất nhiên, họ không dừng chúng hoàn toàn, nhưng đã hành động rất thận trọng, cố gắng không vi phạm vùng trời của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, các mối đe dọa Liên Xô đã không còn nữa, trong khi đó các lo ngại đến từ Trung Quốc đang ngày càng gia tăng đối với nước Mỹ, do vậy người ta đã quyết định nối lại các chuyến bay trước đó.

Sau sự việc chiếc máy bay do thám EP-3E phải hạ cánh bắt buộc ngày 1/4/2001 người Mỹ đã tránh thực hiện những chuyến bay như vậy trên vùng trời Trung Quốc.

Điều thú vị nhất đó là sự việc này lại làm cho chính người Mỹ phải “điên đầu” bởi vì phía Trung Quốc đã cố tình trì hoãn việc trao trả chiếc máy bay do thám này cũng như phi hành đoàn. Theo các chuyên gia Mỹ, người Trung Quốc đã cố tình lợi dụng thời gian này để sao chép các chi tiết của chiếc EP-3E.


http://nghiadx.blogspot.com

Vụ trinh sát cơ EP-3E bị bắt hạ cánh trên đảo Hải Nam là vụ do thám gây ầm ĩ nhất trong quan hệ Trung - Mỹ. Trong ảnh, phần mũi của EP-3E đã bị tháo tung, cho thấy Trung Quốc đã "mổ xẻ" máy bay này nhân cơ hội "tóm" được nó.



Chuyến bay đầu tiên sau sự kiện này được thực hiện bởi máy bay do thám RC-135 từ căn cứ Kadena ở Okinawa, trong đó tiêm kích đánh chặn Trung Quốc đã thất bại.

Chiếc RC-135V/W có khả năng thực hiện trinh sát tất cả các hệ thống phòng không của đối phương (bao gồm cả máy bay tiêm kích-đánh chặn và tên lửa phòng không) và mạng lưới thông tin hàng không cũng như các phương tiện trinh sát điện tử.

Một biến thể khác là RC-135S "Cobra Ball" được thiết kế đặc biệt để tiến hành do thám các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, để giám sát Trung Quốc mà chỉ sử dụng loại máy bay này là không đủ, và người Mỹ đã trở về với U-2. Rõ ràng, một trong những lý do để "tái sinh" chúng trên bầu trời Trung Quốc là hàng loạt các chuyến bay gần đây của nó, cho phép theo dõi các bí mật của Bắc Kinh tại các khu vực thử nghiệm nằm sâu trong lãnh thổ.

Tại sao U-2 vẫn được sử dụng?

Trả lời câu hỏi này, ông Aleksander Mordovin cho biết: "Quân đội Mỹ tất nhiên có lý do để duy trì sự phục vụ của chúng (máy bay do thám U-2). Dựa trên các đặc điểm vốn có, U-2 không thua kém bất kỳ loại máy bay do thám hiện đại nào, ngoại trừ SR-71". Tuy nhiên, xuất hiện sau U-2 gần một thập kỷ nhưng SR-71 đã bị ngưng hoạt động từ 13 năm trước.

"Người Mỹ rõ ràng biết rõ hơn ai hết về vấn đề này. Chi phí cho hoạt động của SR-71 là cực kỳ tốn kém, trong khi U-2 lại vượt trội hơn hẳn nếu so sánh giữa "giá cả và chất lượng", ông Mordovin nói.

Giờ đây không chỉ Nga mà Trung Quốc cũng đã có được khá đầy đủ các phương tiện để đối phó hiệu quả với các loại máy bay như SR-71. Vì vậy, việc duy trì những loại máy bay tốn kém như vậy trở nên không cần thiết.

Đề cập tới lý do tại sao Mỹ mạo hiểm chạm trán với Trung Quốc như vậy, trong khi họ có trong tay hàng tá vệ tinh gián điệp tiện dụng? Chuyên gia Aleksander Mordovin cho rằng, rõ ràng, trong lãnh thổ Trung Quốc có vị trí mà Mỹ quan tâm, nơi đó rất khó để quan sát từ không gian, và điều này đòi hỏi phải được chụp từ máy bay. Trong khi, như chúng ta đã biết, các vệ tinh luôn di chuyển theo một quỹ đạo và vào một thời điểm xác định và lại ở vị trí quá xa.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang