Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013

>> "Tên lửa Topol-M - Nỗi khiếp sợ đến từ xứ sở Bạch Dương"

Ngay từ khi ra đời, Topol-M đã khiến giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức "mất ăn mất ngủ" vì những tính năng vô cùng siêu việt của nó.

>> Khám phá siêu tên lửa thế hệ 5 của Nga

Được thiết kế bởi Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow từ những năm 1990, ngay sau khi liên bang Xô Viết tan rã, Topol đã được đươc vào sản xuất và trang bị cho lực lượng tên lửa chiến lược, thuộc quân đội liên bang Nga.

Với tên gốc RT-2UTTKh và tên mật là Topol-M, nó được NATO định danh là SS-27 “Sickle B”. SS-27 là hậu duệ của các tên lửa đạn đạo Xô Viết trước đó như RS-24 và RT-21 với các phiên bản khác nhau là: RS-12M1, RS-12M2 và RT-2PM2.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Topol-M đi qua thành phố Minsk (Belarus). Ảnh: Ria Novosti.

RT-2UTTKh là tên gọi trong tiếng Anh của Topol-M. Trong tiếng Nga nó là РТ-2УТТХ - Тополь-М. Trong tiếng Nga, “PT” là viết tắt của “ракета твердотопливная” nghĩa là tên lửa đẩy nhiên liệu rắn. Còn УТТХ là viết tắt của “улучшенные тактико-технические характеристики” nghĩa là thế hệ cải tiến mới. Topol trong tiếng Nga nghĩa là cây bạch dương trắng. Tuy nhiên NATO thường gọi Topol-M là “Sát thủ bạch dương” để nói về độ nguy hiểm cũng như khả năng vượt trội của Topol-M.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Topol-M rời bệ phóng. Ảnh: RIA Novosti

Tính năng kỹ thuật và chiến thuật:

Topol-M là loại tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sử dụng bệ phóng thẳng đứng, bao gồm 3 giai đoạn phóng, sử dụng nhiên liệu rắn. Nó có thể được phóng từ các xe chở tên lửa, đây chính là điều làm nên tính cơ động của Topol-M. Trọng lượng khi phóng là 47.2 tấn, bao gồm cả tải trọng 1.2 tấn.

Topol-M có khả năng mang cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân, với đầu đạn thông thường là đầu nổ 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 800 kiloton. Bên cạnh đó, hiện nay Topol-M được mang cả đầu đạn kép MIRV, có khả tăng tấn công đa mục tiêu. Theo công trình sư Yuri Solomonov, Topol-M có khả năng mang 4 cho tới 6 đầu đạn hạt nhân và kèm theo đó là mồi nhử tên lửa đánh chặn. Tầm bắn của Topol-M là từ 2.500km cho đến 10.500km, sử dụng hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS hoặc hệ thống dẫn đường quán tính.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh xe chở tên lửa Topol-M

Với khả năng đánh trúng mục tiêu khá cao, độ sai lệch chỉ là 200m, Topol-M khi ra đời đã khiến cho giới chức quân sự cấp cao Hoa Kỳ lo lắng đến mức “mất ăn mất ngủ” vì những tính năng phải gọi là siêu việt của nó, như khả năng lẩn tránh radar và các mồi nhử tên lửa đánh chặn. Vì thế, vào những năm cuối thế kỷ trước, Hoa Kỳ đã xúc tiến các hệ thống phòng thủ tên lửa tại các nước Đông Âu và các đồng minh thân cận tại Châu Á như Nhật Bản và Hàn Quốc và cho đến nay người Mỹ vẫn lo sợ “Sát thủ bạch dương” này của người Nga.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe chở Topol-M trong một đợt diễu binh ở thủ đô Moscow

Topol-M có khả năng phóng từ các hầm chứa, mà theo báo cáo tình báo của NATO thì các bệ phóng này có khả năng chịu được cả đòn tấn công hạt nhân. Topol-M còn có thể phóng từ các xe lưu động từ bất cứ vị trí nào trên lãnh thổ nước Nga, nó có thể lẩn trốn các vệ tinh quân sự của Hoa Kỳ.

Có nhiều đồn đoán xung quanh Topol-M ngay từ khi ra đời và một trong số đó là những câu chuyện về các điệp viên Hoa Kỳ xâm nhập vào các cơ quan quân sự Nga để lấy được các tài liệu về Topol-M.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đuôi kích nổ và tầng nhiên liệu đầu tiên của Topol-M

Giai đầu tiên của Topol-M được phát triển bởi Trung tâm liên bang Soyuz và sử dụng công nghệ động cơ kép. Điều này giúp cho các tên lửa có khả năng tăng tốc nhanh hơn so với các loại ICBM khác. Vận tốc của Topol-M lúc tăng tốc tối đa là 7.320m/s với một quỹ đạo cao và khoảng cách đến mục tiêu trước khi phát nổ là 10.000m. Việc thiết kế với nhiêu liệu rắn giúp việc bảo trì tên lửa hiệu quả hơn và thời gian chuẩn bị mỗi lần phóng được giảm xuống đáng kể.

Topol-M được giới chuyên môn cho rằng có khả năng hạ gục mọi bức tường phòng thủ của Hoa Kỳ. Nó có khả năng làm nên tính bất ngờ và có khả năng lẩn tránh radar của mọi hệ thống phòng thủ Hoa Kỳ. Topol-M được bảo vệ để tránh khỏi sự tấn công của các loại phóng xạ, EMP (bom xung điện từ). Một trong những điều đáng chú ý là thời gian khởi động của buồng đốt, với thời gian chỉ bằng 1/3 so với các loại tên lửa ICBM của Hoa Kỳ như MinuteMan (phóng từ mặt đất) hay Trident.

RT-2UTTKh Topol - M

Phân loại: Tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM

Nguồn gốc: Liên bang Nga

Hoạt động: 1997 – nay

Các bên sử dụng: Lực lượng tên lửa chiến lược – Quân đội liên bang Nga

Thiết kế bởi: Viện kỹ thuật nhiệt học Moscow – Công trình sư Yuri Solomonov

Sản xuất bởi: Tập đaàn vũ khí tên lửa chiến lược Votkinsk

Đặc tính kỹ thuật

Trọng lượng: 47.2 tấn

Chiều dài: 22.7 mét

Đường kình (dày nhất): 1.9 mét

Đầu đạn:

+Đơn: Đơn 800 kiloton

+Kép: MIRV 4 – 7 đầu đạn

Động cơ: 3 tầng sử dụng nhiên liệu rắn

Tầm bắn: 11000km

Tốc độ (tối đa): 7320m/s

Hệ thống dẫn đường:

+Dẫn đường vệ tinh GLONASS

+Dẫn đường quán tính

Độ sai lệch: 200m

Hệ thống phóng: Hầm chứa hoặc xe chở chuyên dụng

>> Xu hướng mới của Hải quân Thế giới : Tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay nhỏ

Các tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay có sàn đáp trực thăng là giải pháp cho các lực lượng hải quân muốn nhanh chóng đạt được năng lực tác chiến vừa đủ mạnh.

>> Tàu tấn công đổ bộ Type 081 của Trung Quốc "gia nhập" sân chơi Biển Đông


Nhiều quốc gia với tiềm lực quân sự khác nhau đang đầu tư cho tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay bởi những ưu điểm của loại vũ khí này.
Philippines "gây bão"

Thị trường vũ khí khu vực Đông Nam Á vừa trải qua một "cơn áp thấp" khi có tin Philippines có kế hoạch mua tàu sân bay Príncipe de Asturias, vốn đã bị rút hẳn khỏi hạm đội Tây Ban Nha hồi tháng 2.2013, và đang trong quá trình phân định dỡ bỏ hoặc rao bán cho các nước có nhu cầu mua tàu sân bay “second hand”.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Príncipe de Asturias

Về sức mạnh hỏa lực, nếu không tính đến sức mạnh của không-hải quân, Príncipe de Asturias bị đánh giá là khá yếu với chỉ 4 tháp pháo Meroka 20mm. Và đó cũng sẽ là những gì hải quân Philippines có được nếu sở hữu tàu sân bay này, bởi không-hải quân Philippines gần như là con số không tròn trĩnh.

Thế nhưng, cần xem xét một cách nghiêm túc rằng, ngoài các máy bay cánh cố định có khả năng cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng (như Harrier, F-35B, Yak-141…) thì tàu sân bay còn có thể khai thác sức mạnh của các máy bay trực thăng. Và phương tiện này thì Philippines cũng đang có ý định “đầu tư mạnh” cũng bằng những động thái úp mở tương tự. Chưa rõ, các trực thăng mà Philippines muốn trang bị cho hải quân sẽ là loại săn tàu ngầm, tuần tiễu, cứu nạn hay chỉ đơn thuần là loại vận tải?

Theo tiến sĩ Gareth Evans - một chính khách Úc, thế kỷ 21 sẽ đánh dấu sự chuyển biến về tính chất hải quân hiện đại. Các thách thức an ninh phi truyền thống đòi hỏi các hoạt động quân sự thường trực thay vì chiến tranh. Trong đó, một xu hướng ngày càng rõ ràng là sự liên quan của hải quân trong hoạt động bảo vệ biên giới, phát hiện hoạt động cướp biển hoặc các hoạt động chống khủng bố tầm xa…

Nhu cầu này đòi hỏi “gói giải pháp tổng lực” gồm các chiến lược thông vận trên biển, cung cấp vũ khí, hậu cần hay khả năng đổ bộ, trên không, trên biển từ một tàu lớn. "Tàu mẹ" này còn phải có khả năng hoạt động trong nhiều giai đoạn ổn định trên biển và trải qua nhiều dạng nhiệm vụ. Đặc điểm này còn phù hợp với xu hướng tinh gọn hải quân, thậm chí cả với những nước có ngân sách dồi dào.

Mô hình New Zealand - Úc

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
HMNZS Canterbury

Các nước trên thế giới đã lần lượt tìm kiếm và đưa ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu trên. Hải quân New Zealand có quân số không lớn, chỉ khoảng 2.100 người, tổ chức trong một hạm đội duy nhất, đóng ở Căn cứ hải quân Auckland (thành phố Auckland, New Zealand). Lực lượng ít, số lượng vũ khí, phương tiện chiến đấu trong biên chế không nhiều nhưng bù lại, các tàu chiến của hải quân nước này rất hiện đại mà tiêu biểu là chiến hạm HMNZS Canterbury.

Trong khi các tàu chiến của hải quân nhiều nước phát triển theo hướng “chuyên môn hóa” thì HMNZS Canterbury được thiết kế để đảm đương nhiều nhiệm vụ như đổ bộ, hậu cần, chi viện… Điều đáng nói, sức mạnh của HMNZS Canterbury không phải là các vũ khí gắn trên tàu, mà nằm ở những vũ khí tàu có thể mang theo.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Dokdo của Hàn Quốc

Bên cạnh đó, hải quân New Zealand cũng trang bị tàu tuần tiễu HMNZS Otago. Đây là lớp tàu có lượng choán nước 1.900 tấn, dài 85m, tầm hoạt động 6.000 hải lý. Và giống như HMNZS Canterbury, sức mạnh của HMNZS Otago nằm ở lực lượng không quân hải quân, chủ yếu là các trực thăng săn ngầm SH-2G.

Là quốc gia láng giềng với New Zealand, Úc cũng có chiến lược phát triển lực lượng hải quân tương tự. Hiện Australia đang biên chế tàu đổ bộ mang trực thăng HMAS Canberra do Hãng Navantia (Tây Ban Nha) đóng và được hạ thủy hồi giữa tháng 2-2011. Đây có thể coi là tàu sân bay cỡ nhỏ với những vũ khí trang bị được gọi là “siêu phẩm” của nước này.

Ngoài ra, cũng theo hợp đồng đã ký với hãng này, hải quân Australia dự kiến sẽ nhận thêm một tàu đổ bộ HMAS Adelaide vào năm 2015. Tàu được thiết kế với chiều rộng 32m, chiều cao 7,18m và có lượng choán nước đạt 27.900 tấn. Adelaide có thể di chuyển với vận tốc lên tới 20,8 hải lý/giờ với tầm hoạt động khoảng 13.000km. Loại chiến hạm này có thể được trang bị 4 pháo cỡ nòng 25mm, hệ thống điều khiển chiến đấu Saab 9LV và hệ thống radar Giraffe AMB. Ngoài ra, HMAS Adelaide có thể chở được 24 trực thăng đa nhiệm MH-60R Seahawk hay “sát thủ diệt ngầm” NH90.
Cường quốc hải quân cũng không chối từ

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
HMAS Canberra

Quay trở lại với nhận định của tiến sĩ Gareth Evans, ngay cả các quốc gia có tiềm lực quân sự mạnh cũng để mắt tới lực lượng tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay. Các trường hợp của Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc là những ví dụ tiêu biểu.
Là quốc gia có truyền thống phát triển lực lượng hải quân lâu đời và cũng đang sở hữu tàu sân bay (thực chất là tàu tuần dương hạng nặng mang máy bay chiến đấu), Nga đang đầu tư một cách nghiêm túc cho lực lượng tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay cỡ nhỏ, cụ thể hóa bằng thương vụ mua 4 tàu Mistral của Pháp.

Mistral kết hợp các tính năng của tàu sân bay trực thăng, tàu chỉ huy, kiểm soát và bệnh viện nổi. Những nhà máy đóng tàu của Nga chưa thể tự hoàn thành một con tàu hiện đại như vậy một cách nhanh chóng trong thời điểm hiện tại. Đó là lý do Nga quyết định chi tiền mua tàu của Pháp.

Có tranh chấp với Nga nhưng tiềm lực quân sự của Nhật Bản bị hạn chế bởi Hiến pháp hòa bình. Theo đó, Nhật Bản không chủ trương đóng tàu sân bay cỡ lớn, bởi đây bị tính là vũ khí tấn công. Hải quân Nhật Bản hiện duy trì hoạt động của các tàu sân bay cỡ nhỏ (có sàn đáp trực thăng). Tiêu biểu là tàu chở trực thăng lớp Hyuga.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu lớp Hyuga

Điều đáng nói, cả Nhật cũng đang trong quá trình thương lượng mua các chiến đấu cơ F-35B của Mỹ. Đây là các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm, có khả năng cất cánh đường băng ngắn, hạ cánh thẳng đứng. Một khi các chiến đấu cơ này được biên chế, các tàu sân bay của Nhật Bản đều dễ dàng cởi bỏ danh nghĩa “cỡ nhỏ”. Bởi F-35B sẽ kéo năng lực tác chiến của cả biên đội tàu, vốn là tàu sân bay chở trực thăng trở thành các tàu sân bay tiến công chiến đấu thực thụ.

Giống trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc cũng đang chờ thời cơ để đưa tàu đổ bộ kiêm tàu sân bay trực thăng của mình trở thành tàu sân bay tiến công. Trong biên chế của Hải quân Hàn Quốc, tàu hiện đại và mạnh nhất là tàu đổ bộ Dokdo. Đây là chiến hạm lớn nhất của Hải quân Hàn Quốc và là kết quả đầu tiên của dự án LPX do Hải quân Hàn Quốc triển khai. Tàu đổ bộ tốc độ cao “Dokdo” được xây dựng dựa trên khái niệm “tấn công từ chân trời”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mistral của Pháp

Với tham vọng trở thành một cường quốc hải quân, Trung Quốc không quên đầu tư cho lực lượng tàu đổ bộ mặc dù đã có kế hoạch biên chế tàu sân bay cỡ lớn. Nòng cốt chính của lực lượng này trong Hải quân Trung Quốc là tàu đổ bộ lớp Type-071 Ngọc Chiêu.

Được trang bị hỏa lực mạnh nhưng sự nguy hiểm của lớp tàu này nằm ở lực lượng tàu đổ bộ đệm khí. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã nhập mua tàu độ bộ đệm khí lớp Zubr từ Ukraine, biến sự nguy hiểm của tàu từ tiềm tàng trở thành thực tế. Zurb có lượng giãn nước lên hơn 550 tấn, có khả năng chở theo 3 xe tăng chiến đấu chủ lực, hoặc 10 xe thiết giáp, 140 lính.

Zubr được trang bị hỏa lực tận răng với hai dàn phóng tên lửa tự động MS-227 cỡ 140mm, hai khẩu pháo cận chiến tự động AK-630 cỡ 30mm, hệ thống phòng không Igla-1M và khả năng rải thủy lôi (từ 20 - 80 quả).

>> Đọ sức Lan Châu 170 của Hải quân Trung Quốc và Su-30KM2 của Việt Nam trên biển Đông

Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh trên bầu trời biển Đông. Hãy xem Trung Quốc dùng quân bài nào với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối phó lại.

>> Khu trục hạm Type 052C của Hải quân Trung Quốc




Trong những năm vừa qua, Việt Nam liên tục đưa vào trang bị các loại máy bay hiện đại Su-30MK2, Su-30MK2V để nâng cao sức mạnh bảo vệ chủ quyền đất nước. Trung Quốc thì liên tục quấy phá, gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, xâm phạm vùng biển đảo Việt Nam. Hãy xem Trung Quốc dùng gì để đối phó với lực lượng Không quân Việt Nam và chúng ta dùng cách nào để đối chọi lại.
Lan Châu 170 - 'Át chủ bài' của phòng không Trung Quốc trên biển Đông

Để bảo vệ đội hình tàu chiến của Hạm đội Nam Hải khỏi những đòn đánh trên không của các tiêm cường kích Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi tiến hành xâm chiếm Biển Đông, phía Trung Quốc đã đưa vào trang bị cho hạm đội Nam Hải tàu Lan Châu 170 thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Lan Châu (170) thuộc lớp Type 052C Lữ Dương II tham gia tâp trận ở khu vực Biển Đông và Tây Thái Bình Dương.

Lan Châu 170 có lượng giãn nước 7.000 tấn, dài 155m, trang bị hệ thống pháo – tên lửa tầm xa, sức công phá mạnh, có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền. Vũ khí chính tạo nên sức mạnh phòng không "khủng" của Lan Châu 170 là hệ thống tên lửa tầm cao HHQ-9 (48 quả trong bệ phóng thẳng đứng) đạt tầm bắn 200km độ cao tối đa 30km. Theo công bố, đạn tên lửa HHQ-9 cũng có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo ở tầm xa 30km.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống vũ khí trên tàu Lan Châu 170



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các ống phóng chứa tên lửa phòng không trên tàu

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Theo công bố hệ thống có thể tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu trên nhiều hướng khác nhau

Lớp tàu Type 052C Lữ Dương II, được coi là "chiến hạm Aegis của Trung Quốc" với năng lực phòng không tầm xa, tầm cao. Sở dĩ con tàu được gọi là “chiến hạm Aegis” một phần vì kiểu thiết kế hệ thống anten radar mạng pha đa chức năng được lắp ở tháp điều khiển. Tất cả các tàu chiến Aegis của Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đều có nét thiết kế này. Tất nhiên, Type 052C chỉ có đặc điểm giống về hình thức, còn xét “bản chất” thì con tàu không được trang bị hệ thống chiến đấu nào tương đương với Aegis của Mỹ.
Dù vậy, Type 052C vẫn được đánh giá là một trong những chiến hạm tiên tiến trên thế giới với hệ thống hỏa lực mạnh có khả năng tiêu diệt mọi mục tiêu trên không, trên biển, trên đất liền.

Mục đích thiết kế ban đầu của Type 052C là dành cho nhiệm vụ phòng không tầm xa để hộ tống tàu sân bay, tàu chiến trong hạm đội.
Đạn tên lửa HHQ-9 được đặt trong hệ thống ống phóng thẳng đứng (6 cụm, 48 ống) nằm ở boong tàu phía trước. Tên lửa sẽ bắn theo nguyên tắc “phóng lạnh”, tức là quả đạn sẽ được đẩy ra khỏi ống phóng rồi động cơ mới kích hoạt ở độ cao thấp. Phương pháp phóng đạn này giúp giảm thiểu thiệt hại cho cấu trúc thân tàu khi động cơ rocket khởi động.

Với hệ thống HHQ-9, Type 052C Lữ Dương II được xem là chiến hạm đầu tiên của Hải quân Trung Quốc có khả năng phòng không tầm cao, tầm xa. Trước đó, hầu hết các chiến hạm của Trung Quốc đều chỉ có năng lực phòng không tầm thấp, tầm trung.

Trong tác chiến chống tàu mặt nước, Type 052C được trang bị hệ thống tên lửa hành trình chống tàu YJ-62 (8 ống phóng đặt ở giữa thân tàu). YJ-62 đạt tầm bắn xa tới 280km, trong pha cuối tiếp cận mục tiêu, quả đạn chỉ bay cách mặt biển 7-10m gây khó khăn cho vũ khí đánh chặn của đối phương.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Lan Châu 170 khai hỏa hệ thống phòng không

Theo một số nguồn tin không chính thức, YJ-62 được cho là có khả năng tấn công mục tiêu trên đất liền ở tầm bắn tương tự.
Ngoài 2 hệ thống vũ khí chính trên, Type 052C còn trang bị pháo hạm 100mm dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không (máy bay, tên lửa) và mặt biển, tốc độ bắn 90 viên/phút.

Type 052C cũng trang bị 2 hệ thống pháo phòng không tầm gần Type 730 có tốc độ bắn 4.600-5.800 viên/phút, tầm bắn 3.000m. Đây được xem là “lá chắn” cuối cùng chống mục tiêu tên lửa (hoặc máy bay) của đối phương nếu HHQ-9 thất bại trong đánh chặn.
Cuối cùng, hỏa lực săn tàu ngầm của Type 052C trang bị 6 máy phóng ngư lôi và một trực thăng săn ngầm Ka-27 hoặc Z-9C đậu ở đuôi tàu.

Trong tương lai, Hạm đội Nam Hải còn được tiếp nhận tàu khu trục tên lửa Type 052D tiên tiến hơn. Hiện Trung Quốc vẫn trong quá trình hoàn thiện con tàu đầu tiên.

Như vậy có thể thấy rằng phía Trung Quốc cũng đã chuẩn bị những vũ khí đối trọng với Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam khi chiến sự nổ ra ở Biển Đông.

Vỏ quýt dày thì móng tay phải nhọn

Giả sử các thông số kỹ thuật của Type 052C phía Trung Quốc công bố đều là thật thì phía Việt Nam cũng không phải quá lo lắng. Thực tế chiến tranh đã chứng minh cách sử dụng vũ khí mới là yếu tố quyết định nhất.

Việt Nam có thể sử dụng lực lượng Không quân bố trí dọc bờ biển, bí mật bất ngờ lao ra đánh phủ đầu lực lượng tàu chiến của địch, đặc biệt là tiêu diệt lực lượng tàu phòng không tầm xa.

Không quân Việt Nam cũng có thể tiến hành bay với quỹ đạo sát mặt biển, khi đó hệ thống radar phát hiện mục tiêu trên tàu sẽ rất khó phát hiện do bị nhiễu bởi tín hiệu phản xạ từ mặt biển. Khi đến cự ly tác chiến hiệu quả sẽ tiến hành phóng các tên lửa chống hạm tiêu diệt các tàu này.

Yếu tố bí mật bất ngờ đã giúp Không quân Việt Nam giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Mỹ trong trận Điện Biên Phủ trên không. Mà so với Trung Quốc, lực lượng Không quân Mỹ hiện đại và có trình độ tác chiến cao hơn nhiều.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2 của Không quân Việt Nam xuất kích tuần tra trên biển

Bên cạnh đó, Không quân Việt Nam cũng cần được trang bị những loại vũ khí chống hạm tầm xa như Yakhont/BrahMos tầm bắn 300 km, Kh-35UE tầm bắn 260 km, Moskit P-270 3M80 tầm bắn 250 km…

Khi có những vũ khí này, các loại máy bay như Su-30MK2 có thể đứng ngoài vùng hỏa lực phòng không đối phương rồi tung đòn tiêu diệt, làm tê liệt hệ thống phòng không của hạm đội tàu địch, sau đó sẽ lần lượt tiêu diệt các tàu còn lại.

Như vậy, chúng ta thấy, phía Trung Quốc đã tính đến phương án đối phó với các loại máy bay Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam. Và chúng ta chắc chắn cũng đã đề ra cách thức để chống lại việc xâm chiếm trên biển Đông.

Vũ khí là yếu tố quan trọng nhưng con người và cách thức sử dụng vũ khí mới là điều quyết định đến kết quả cuộc chiến. Thực tiễn các cuộc chiến tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam đã minh chứng hùng hồn cho chân lý ấy.


(Tổng hợp nguồn Quân Sự Soha, BVO, GDQP)

>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P2)

Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5 và có thể tiêu diệt gọn gàng Su-30MKK của Trung Quốc.

>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P1)

Gần đây, giới quân sự thế giới cho rằng đang có một cuộc chiến âm thầm bên trong các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là các quốc gia có đường biên giới biển chung với Trung Quốc. Nhưng ở Việt Nam, những con người nhỏ bé và yêu hòa binh họ không hề “chạy đua” vũ trang mà chỉ dùng nó làm biện pháp răn đe "người anh em" xấu tính của mình mà thôi.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300 vào vị trí sẵn sàng tác chiến.

Hiện nay, S-300 được sử dụng khá nhiều tại các nước đồng minh của Liên bang Xô Viết cũ, bên cạnh đó là những đồng minh chiến lược của Nga trong thế kỷ XXI như Việt Nam, Ấn Độ, Algeria và còn có cả… Trung Quốc.

Nga bán khá nhiều vũ khí cho Trung Quốc chỉ vì cuối thế kỷ XX, tình hình của Nga rơi và khủng hoảng nghiêm trọng nên họ bắt buộc phải bán cho Trung Quốc để bù các khoản thâm hụt tài chính. Trên thực tế, người Nga chẳng ưa gì Trung Quốc, nhất là khi họ đã gây ra cuộc chiến biên giới với Liên bang Xô Viết năm 1969.

Trung Quốc mua khá nhiều các phiên bản S-300PMU-1 và S-300PMU-2, sau đó còn mua luôn cả giấy phép sản xuất tổ hợp phòng không này và đổi tên lại thành Hongqi-10 (Hồng Kỳ– HQ-10). Họ liên tục khoe khoang rằng HQ-10 và biến thể HQ-18 vượt trội hơn S-300 của Lực lượng phòng không Liên bang Nga. Thế nhưng, thực chất là tất cả hệ thống radar và thiết bị cảnh báo sớm đều được Trung Quốc sao chép copy lại từ S-300 mà thôi. Ngoài ra, còn một điểm thiếu hụt rất lớn cho Hồng Kỳ của Trung Quốc là hệ thống radar Tomb Stone mới, mà chỉ có Việt Nam, Ấn Độ và một vài quốc gia khác có mà thôi.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe quân dụng chở hệ thống radar 64N6 BIG BIRD.

Gần đây, Việt Nam cũng đã mua về 2 tiểu đoàn S-300PMU-1 với 12 phương tiện phóng và các xe chở đầu đạn, xe hậu cần. Thương vụ này tốn khoảng 300 triệu USD. Có rất nhiều tranh cãi về tổ hợp được bán cho Việt Nam bởi một số thành phần điện tử mới rất tinh vi và hiện đại, vượt trội hơn S-300PMU-1 của Trung Quốc rất nhiều. Các quan chức Bộ quốc phòng Trung Quốc vô cùng thèm muốn hệ thống này nhưng câu trả lời của công ty Almaz vẫn là “Không”.

Trong năm 2011, Việt Nam đã đề nghị mua thêm tổ hợp S-400. Hiện nay, S-400 được gọi là “bất khả chiến bại”, với khả năng phát hiện các mối đe dọa từ 400 km và có thể tiêu diệt bất kỳ mục tiêu nào ở độ cao 40 và 50 km. Điều này đồng nghĩa với việc các máy bay do thám như U2 và “Black bird” nếu được sử dụng thì cũng trở thành miếng mồi cho S-400. Thương vụ S-400 của Việt Nam và Nga diễn ra khá suôn sẻ, nếu không có thay đổi gì nhiều 2 bên sẽ tiến hành hợp đồng này vào 2014. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng muốn có thêm S-300PMU-2 với những loại tên lửa mới, có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo tốt hơn nhiều S-300PMU-1.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Radar 64N6E BIG BIRD giăng bẫy những kẻ xâm phạm không phận Việt Nam.

Được đánh giá là hệ thống phòng không mạnh nhất hiện nay nhưng S-300 chưa một lần xuất trận. Trái ngược hoàn toàn với người đồng cấp Patriot của Hoa Kỳ. Thế nhưng, theo nhận định từ các chiến lược gia quân sự thì S-300 là kẻ “bất khả chiến bại” trong tất cả các hệ thống SAM (Surface to Air Missile) đa năng hiện nay.

Vào tháng 4-2005, NATO đã tổ chức tập trận SEAD nhằm đánh giá đúng khả năng của các loại tiêm kích và máy bay cảnh báo sớm của họ, cũng như khả năng đánh chặn của các hệ thống SAM đến từ Hoa Kỳ và Châu Âu. Điều đáng ngạc nhiên là Slovakia đã mang theo hệ thống S-300 của mình được thừa hưởng từ Tiệp Khắc dù nó khá cũ và được sản xuất từ những năm 1980. Thế nhưng, trong tất cả các phi vụ tập trận tại Đức và Pháp thì tất cả các loại tiêm kích từ F-3 “Tornado” đến Dassault Rafale hay Euro Typhoon đều bị nó tóm gọn và không thể trốn tránh được hệ thống này.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một tổ hợp gồm xe chở ống phóng và xe chở radar 64N6 BIG BIRD cơ bản

Trước đó, Iran cũng đã mua về khá nhiều tổ hợp S-300PMU-1 với hơn 300 tên lửa từ Belarus. Về sau, Iran mua thêm 1 số tổ hợp khác từ S-300PMU-2. Các nhà lãnh đạo Iran luôn lo sợ về cuộc không kích nhằm vào Tehran và những tổ hợp S-300 đã khiến cho Israel, cũng như Hoa Kỳ mất ăn mất ngủ về những tính năng siêu vượt của nó.

Như đã nói, hệ thống radar mới của S-300 là Tomb Stone có thể bắt gọn bất kì chiếc tiêm kích tàng hình nào với công nghệ radar quét pha bị động. Gần đây nhất là rộ tin đồn Nga bán S-300PMU-1/2 cho cả Sirya khiến cho các quan chức quân sự NATO lại thêm một lần nữa mất ăn mất ngủ. Hoa Kỳ đang cáo buộc Syria sử dụng vũ khí hóa học để đàn áp các cuộc biểu tình và phe chống đôi tại Syria nhưng nếu Syria nắm được S-300PMU1/2 thì một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Syria của Liên quân Liên hợp quốc sẽ là một cuộc tấn công tự sát trước S-300 hiện đại.

Hệ thống dẫn đường trên S-300 có tên 30N6 FLAP LID sử dụng trên bộ, trên các phương tiện phóng hải quân là 3R41 Volna (TOP DOME), sử dụng hệ thống dẫn đường điều khiển với các radar dẫn đường bán chủ động trong giai đoạn cuối. Các phiên bản mới nhất sử dụng 30N6 FLAP LID B hay TOMB STONE dẫn đường cho các tên lửa qua hệ thống điều khiển mặt đất chỉ huy dẫn đường và hệ thống tìm kiếm mục tiêu hỗ trợ (SAAG).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe hậu cần lo công tác lắp đặt ống phóng và tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar FLAP LID cũ trước đây.

SAAG là một hệ thống dẫn đường gần giống như thiết bị TVM của Patriot thế nhưng nó lại thể hiện sự vượt trội hơn rất nhiều so với Patriot. Các phiên bản 30N6 FLAP LID A được bán cho Trung Quốc là loại có thể dẫn đường cùng lúc 4 tên lửa và tấn công 4 mục tiêu. Thế nhưng, phía S-300 Việt Nam mua lại được trang bị 30N6 FLAP LID B, có thể dẫn đường cùng lúc cho 12 tên lửa và tấn công 12 mục tiêu. Lại một điểm trừ cho hệ thống của Trung Quốc.

Hiện nay, tất cả các tên lửa S-300 của Việt Nam đều có tốc độ Mach 8.5 và có thể tiêu diệt gọn gàng Su-30MKK của Trung Quốc. Trong khi Su30MKK bay với vận tốc Mach 2.0 thì các tên lửa đã áp sát và hạ gục 1 cách nhanh chóng. Các tên lửa của S-300PMU-1 của Việt Nam mua về thuộc vào các loại 5V55KD, 5V55RM, 9M96E1/2 và 48N6E2, tất cả đều có vận tốc bay kinh hoàng là 1.700m/s, thậm chí 48N6E2 đạt tốc độ 2000m/s. Với vận tốc như thế này thì khó có một mục tiêu nào có thể bỏ chạy được như "chim két" SR-71 Black Bird của Mỹ trước kia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đầu não và là trung tâm xử lý của S-300.

Đầu đạn phiên bản 48N6E2 nặng đến 100kg, các đầu đạn khác có trọng lượng từ 133kg đến 143kg, tùy thuộc vào mục đích đánh chặn máy bay hoặc đánh chặn tên lửa đạn đạo. Tất cả cá loại tên lửa đều được trang bị kíp nổ tiếp cận và kíp nổ tiếp xúc, tức là nó có thể nổ ngay khi và chạm với mục tiêu hoặc nổ khi cách mục tiêu một khoảng cách rất nhỏ chỉ chừng vài cm. Điều này giúp giảm thiểu tối đa khả năng bắn trượt mục tiêu và có thể khiến mục tiêu bị đổi hướng (với tên lửa đạn đạo) hoặc khiến mục tiêu bị hư hại khá nhiều hệ thống máy móc (với máy bay tiêm kích).

Các tên lửa khi nạp vào ống phóng sẽ được giữ ở trạng thái ổn định và phương thẳng đứng. Sau đó các tên lửa được hệ thống đẩy của ống phỏng đẩy ra bên ngoài, các động cơ sử dụng nhiêu liệu rắn của tên lửa lúc này lập tức được kích hoạt và vận tốc tăng tốc của nó có thể đạt tới 100G nghĩa là 1km/s2, một vận tốc kinh hoàng với bất kì mục tiêu nào bị nó tóm.

Một điểm mạnh của hệ thống phóng là không cần ngắm trước khi khai hỏa, các tên lửa được điều khiển hướng bằn cánh đuôi và bộ phun khí chỉnh hướng, tương tự như công việc đi bộ ngoài không gian của các phi hành gia sử dụng một bộ phun khí nén áp suất cao để đẩy mình đi. Trong giai đoạn bay cuối, hệ thống dẫn đường và radar sẽ cung cấp các thông số kĩ thuật và thông số của mục tiêu và dẫn đường 1 cách chính xác để nó tấn công hạ gục mục tiêu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
TIN SHIELD, sự bổ sung hoàn hảo cho BIG BIRD.

Radar cũng là một thiết bị khá tối tân hiện đại của S-300, nó có những tính năng ưu việt hơn nhiều so với hệ thống dẫn đường và radar TVM của phía Hoa Kỳ và NATO. Ở các phiên bản gốc, nó sử dụng một tổ hợp radar thu và phát sóng doppler liên tục loại 76N6 CLAM SHELL để thám sát mục tiêu và sao đó truyền các thông tin đến radar thám sát trên không và tiếp chiến mạng sử dụng số qua băng tần I/J30N6 FLAP LID A.

Cả 2 thiết bị này đều nằm trên các xe tải và được kết nối trực tiếp với nhau, thời gian để triển khai là 2 phút. Bên cạnh đó, các phiên bản mới bítcòn có một trung tâm điều khiển và chỉ huy hai hệ thống radar thám sát và radar dẫn đường, và cuối cùng là được kết nối đến xe phóng chở các bệ phóng.

Hiện nay, các phiên bản mới nhất đều sử dụng loại radar băng tầm E/F 64N6 BIG BIRD, bổ sung rất nhiều thiếu sót từ các phiên bản cũ cho hệ thống S-300. Đây là một hệ thống có thể phát hiện ra các tên lửa đạn đạo ở cách xa 1.000km và bay tới tốc độ 10.000km/h, nghĩa là một thiết bị radar BIG BIRD đặt tại miền Bắc của Việt Nam có thể phát hiện ra được 1 tên lửa đạn đạo được phóng đi từ quân khu Chengdu của Trung Quốc và ngay khi nó bay qua không phận của Việt Nam, các tên lửa đánh chặn tên lửa đạn đạo loại 9M96E1/2 sẽ bay đi và tấn công tiêu diệt ngay lập tức. Bên cạnh đó, nó cũng có thể phát hiện các tên lửa hành trình ở khoảng cách 300 km. Hệ thống BIG BIRD sử dụng chùm tia điện tử lái và thực hiện việc quét mỗi pha là 24 giây và mỗi vòng bán kính của nó là 12 giây.

Hiện nay còn có thêm một lựa chọn khác thay thế cho radar FLAP LID là 36D6 TIN SHIELD , có thể giúp thám sát được các mục tiêu sớm hơn nhiều so với loại FLAP LID. Theo các chuyên gia từ Almaz – Antey thì TIN SHIELD sẽ là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho BIG BIRD làm nên 1 hệ thống phòng thủ là nỗi kinh hoàng trước bất kỳ kẻ thù nào.

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

>> Bàn về sức mạnh của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU-1 Việt Nam (P1)

S-300PMU-1 của Việt Nam có thể khiến phi đội gồm 150 máy bay của Không quân Trung Quốc phải 'rụng cánh' bên ngoài lãnh hải Việt Nam trước khi đặt chân vào lãnh thổ trên đất liền của nước ta.

>> 'Rồng lửa' giữ trời Việt Nam
>> Việt Nam có thể mua S-400 của Nga

Trong những năm gần đây, Việt Nam liên tục phải đối đầu với “người hàng xóm” xấu tính Trung Quốc và đỉnh điểm là tuyên bố “Đường lưỡi bò” của Chính phủ nước này. Thêm vào đó, máy bay tiêm kích hiện đại như Sukhoi Su-30MKK của Không quân Nhân dân Trung Hoa (PLAAF) liên tục có những động thái khiêu khích. Để đáp lại, Việt Nam tích cực mua sắm các trang thiết bị quốc phòng mới và đặc biệt là tổ hợp phòng không S-300PMU-1 do Liên bang Nga nghiên cứu và sản xuất.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU-1 khai hỏa tên lửa đánh chặn tầm xa 9M96E2.

S-300 là series các loại tên lửa đánh chặn và tên lửa đất đối không tầm xa và cực xa của Nga. Dự án S-300 được Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Almaz nghiên cứu và sản xuất từ những năm 1978. Đứa con đầu tiên của hệ thống này là S-300P được sản xuất từ năm 1978. Sau đó, hệ thống S-300 được phát triển mạnh mẽ để chống máy bay và cả tên lửa hành trình cho Lực lượng phòng không Liên bang Xô Viết.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
S-300PMU-1trong trạng thái sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt mục tiêu.

Hiện nay với những biến thể mới nhất, S-300 còn có các phiên bản đánh chặn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
So với hệ thống radar 64N6E, SPY-1 Aegis chỉ là... "đồ trẻ con".

Năm 1979, lần đầu tiên S-300 được đưa vào sử dụng trong các sư đoàn phòng không của Liên bang Xô Viết nhằm phòng thủ các vị trí xung quanh Moskva, Leningrad (nay là Sankt-Petersburg) và khu vực bán đảo Kamchatka để đề phòng trước những chiếc tiêm kích của người Mỹ. Bên cạnh đó, hệ thống S-300 đầu tiên còn phòng thủ được trước cả tên lửa hành trình Tomahawk của Hoa Kỳ. S-300 được tập đoàn Almaz thuộc chính phủ Xô Viết nghiên cứu và sản xuất ra hàng loạt các phiên bản khác nhau. Hiện nay, tập đoàn này có tên là Almaz-Antey sau thương vụ sáp nhập 2 tập đoàn quốc phòng danh giá của Liên bang Nga.

S-300 là một trong những tổ hợp đầu tiên có khả năng phát hiện và tiêu diệt được máy bay sử dụng công nghệ Stealth (tàng hình). S-300 được xem như là hệ thống phòng thủ hoàn thiện nhất, tối tân và hiện đại nhất trên thế giới. Ngoài ra, phía Hoa Kỳ còn có 1 đối thủ khác của S-300 là hệ thống MIM-104 “Patriot”. Tuy nhiên, Pariot lại không được đánh giá cao như S-300 bởi các thông số kỹ thuật và hiệu quả thua kém rất nhiều so với người đồng cấp đến từ Nga.

Theo các thông tin mới nhất thì hiện nay Hệ thống Radar tích hợp Tomb Stone có khả năng theo dõi đến 300 mục tiêu và theo dõi chặt chẽ 100 mục tiêu nguy hiểm nhất đối với nó. Hiện nay, hệ thống S-300PMU-1 mà Việt Nam đang sở hữu là loại tối tân hiện đại nhất của Nga. Theo giới chuyên môn, PMU-1 của Việt Nam chẳng khác nào anh em với phiên bản chỉ được dùng cho Lực lượng phòng không Liên bang Nga, với những tính năng đến mức mà người Trung Quốc còn phài thèm thuồng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống dẫn đường và radar 64N6E “Big Bird” của S-300PMU-1.

Su-300PMU-1 của Việt Nam có khả năng đánh dấu và theo dõi cùng lúc đến 350 mục tiêu và theo dõi chặt chẽ sát sao đến 150 mục tiêu có khả năng tấn công nguy hiểm nhất. Như vậy thì dù một phi đội cấp độ chiến dịch của PLAAF tấn công với khoảng 150 máy bay thì tất cả sẽ đều rụng cánh bên ngoài lãnh hải của Việt Nam trước khi đặt được chân vào đến lãnh thổ nước ta. Chủ tịch của Sukhoi từng phải công nhận rằng:

“Nếu Việt Nam có đủ tiền để mua sắm những gì mà Nga ưu ái trang bị, Việt Nam sẽ trở thành một cường quốc quân sự ở biển Đông mà đến người Trung Quốc cũng sẽ phải nể sợ, bởi tinh hoa nghệ thuật chiến tranh của họ kết hợp với những vũ khí hiện đại nhất thế giới đến từ Nga”.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
64N6E "Big Bird" làm việc trên thực địa. Nó có thể tóm đến 300 mục tiêu và theo sát 100 mục tiêu cùng lúc.

Thời gian triển khai hệ thống của S-300 là 5 phút, với hệ thống Su-300PMU-1 thì thấp hơn 1 chút. Nó được tối ưu hóa để sử dụng trong Quân đội Việt Nam với những thay đổi trong hệ thống tác chiến trên biển tầm xa. Ngoài ra, các ống phóng tên lửa của S-300 có độ bền rất cao, thời gian sử dụng là 500 quả tên lửa cho một lần bảo dưỡng, gấp đôi so với Pariot.

Hiện nay, hệ thống radar quét pha bị động mới hoạt động với nguyên tắc cực kì thông minh của Ukraine là Kolchuga mà Việt Nam mới nhập khẩu, kết hợp với hệ thống radar Tomb Stone, nó sẽ bắt gọn cả máy bay tiêm kích tàng hình. Theo như nhận định của Tư lệnh Không lực Hoa Kỳ (USAF) trong một cuộc họp đã chỉ ra rằng:

“Gần đây Kolchuga nổi lên như một thế lực săn các máy bay tiêm kích tàng hình. Trong khi đó Tomb Stone lại được Almaz cho ra đời. Nếu quốc gia nào sở hữu 2 loại radar này thì đừng nói là F-35 “Lightning II” ngay đến cả F-22 “Raptor” cũng chẳng thể thoát được”

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống Tomb Stone 30N6, "mắt thần" của S-300PMU1.

Nhìn chung, Việt Nam được khá nhiều ưu ái khi mua S-300PMU1 mà có cả hệ thống Tomb Stone, trong khi các phiên bản bán cho người hàng xóm Trung Quốc thì không có.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các loại đầu đạn mà S-300 PMU-1 có thể sử dụng.

S-300 PMU1 (tiếng Nga: C-300ПМУ-1, và được NATO định danh là SA-20 “Gargoyle”) được giới thiệu lần đầu vào năm 1992, sử dụng các tên lửa 48N6, đây là loại tên lửa lớn hơn cả loại tên lửa sử dụng trong phiên bản đầu tiên S-300P và phiên bản S-300V (SA-12). S-300PMU-1 đóng vai trò là chốt chặn trên biển trước các mối đe dọa đến từ ngoài khơi.

Ngoài ra, nó được nâng cấp khá nhiều từ tốc độ triển khai hệ thống, tốc độ tên lửa, tầm hoạt động, hệ thống dẫn đường mới nhất TVM và một điểm mới nhất và cũng là điểm cộng sáng giá cho nó là Khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo cấp chiến thuật và cấp chiến dịch (ABM).

Nhìn chung, với những khả năng mới hiện đại như vậy thì khó có một kẻ đich nào tấn công được phạm vi nó bảo vệ, bởi nó có thể theo sát bất kỳ mối đe dọa nào trên không. Trọng lượng đầu đạn là 143kg, sử dụng nhiên liệu rắn, do đó, rất dễ dàng trong công tác bảo trì hệ thống và cả tên lửa.

Sau đó, vào năm 1999, một phiên bản nâng cấp khác của S-300PMU-1 lại được cho ra mắt và có thể sử dụng được nhiều loại tên lửa trong cùng một ống phóng. Đây là một trong những nâng cấp khá hay từ Almaz vì trên thực tế nếu có thể sử dụng được nhiều đầu đạn cùng một ống phóng thì sẽ phát huy tác dụng tốt hơn trong tính cơ động và thời gian tác chiến.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đầu đạn chuẩn 48N6E2 của S-300PMU-1.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa 9M96E1 và 9M96E2 mới của S-300PMU-1.

Loại ống phóng này sử dụng được tất cả là 5 loại đầu đạn mới và đủ kích cỡ: 5V55R, 48N6E (loại đầu đạn chuẩn), 48N6E2 và 2 loại mới được bổ sung là 9M96E1, 9M96E2 sử dụng trong các nhiệm vụ tác chiến chống tên lửa đạn đạo cỡ lớn.

Tuy nhiên, trong cả 4 ống phóng thì luôn được nạp sẵn 2 loại chính là 48N6E và 48N6E2, ngoài ra còn có thêm một xe hậu cần di chuyển theo và một xe chở đầu đạn khác đi theo để có thể thay đôi tên lửa liên tục và nhanh chóng. Phạm vi tác chiến của 9M96E1 là từ 1 đến 40km và loại thứ 2 9M96E2 thuộc loại tầm xa lên đến 120km.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
So sánh phạm vi tấn công của các loại tên lửa mà S-300PMU-1 sử dụng.

S-300PMU-1 sử dụng hệ thống chỉ huy và điều khiển 83M6E, tuy nhiên hệ thống này tương thích ngược với 2 hệ thống khác là Baikal-1E và Senezh-M1E CSS cũ. Đây là một điểm mới, vì hầu hết các phiên bản mới thường không hỗ trợ để tương thích ngược với các phiên bản cũ tuy nhiên nó lại giải quyết được triệt để điểm này ...


(Tổng hợp)

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

>> So găng Không quân Việt Nam và Không quân Trung Quốc trên Trường Sa

Sự căng thẳng trên biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc đã kéo dài hằng chục năm nay. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Thử tìm hiểu xem bên nào sẽ chiếm ưu thế trong cuộc đọ sức này.

>> Biển Đông – 'Tử địa' của các cường quốc hải quân


Gần đây phía Trung Quốc liên tục có những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế. Trong trường hợp xảy ra tình huống xung đột trên quần đảo Trường Sa, không quân cả hai phía sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng. Việc chi viện, chế áp mạnh mẽ và tức thời của lực lượng không quân có thể đảo ngược cục diện chiến sự.

Nhận thức được điều này, cả hai nước Việt Nam và Trung Quốc đều ra sức tăng cường lực lượng Không quân Hải quân. Tuy nhiên, quan điểm và tư duy về chiến thuật của mỗi nước là khác nhau.

Việt Nam thua về số lượng nhưng ưu thế hơn về tác chiến biển

Cùng chủng loại, giống nhau cơ bản về tính năng nhưng Su-27/30 của Việt Nam chỉ tập trung sức mạnh vào một số nhiệm vụ chứ không đa dạng như nguyên bản.

Theo các đánh giá các chuyên gia quốc tế, trong biên chế Không quân Việt Nam có khoảng 12 chiếc Su-27SK và 4 chiếc Su-27UBK, Trung Quốc có khoảng 78 chiếc Su-27SK nhập khẩu trực tiếp từ Nga và không có chiếc Su-27UBK nào.

Đối với biến thể Su-30, Trung Quốc có trong biên chế khoảng 76 chiếc Su-30MKK, một biến thể Su-30MK phát triển riêng, ngoài ra, không quân hải quân nước này còn sở hữu 24 chiếc Su-30MK2.

Tính đến năm 2012, Không quân Việt Nam sẽ có khoảng 32 chiếc Su-30MK2, biến thể được thiết kế cho nhiệm vụ đánh biển. Xét ở tiêu chí số lượng, Không quân Trung Quốc đang có sự áp đảo, tuy nhiên, ông Andrei Chang nhận định lợi thế không hoàn toàn thuộc về Trung Quốc.
Các hợp đồng mua sắm tiêm kích dòng Su-27/30 giữa Trung Quốc và Việt Nam với Nga có khá nhiều điểm khác nhau, đầu tiên là phương thức thanh toán, sau đó là một số khác biệt trong thiết kế.

Trong khi Trung Quốc gần như phải thanh toán 100% cho các hợp đồng mua máy bay bằng USD, các hợp đồng với Việt Nam lại hoàn toàn ngược lại. Theo đó, hợp đồng mua 4 chiếc Su-30MK2 đầu tiên của Việt Nam trị giá 110 triệu USD, trong đó 70% giá trị hợp đồng được thanh toán bằng hình thức trao đổi hàng hóa, Việt Nam chỉ phải trả 30% giá trị bằng ngoại tệ.

Tuy nhiên, đó chưa phải là điều quan trọng nhất, 4 chiếc Su-30MK2V được chuyển giao cho phía Việt Nam là một biến thể tương tự Su-30MKK của Trung Quốc nhưng các máy bay này lại được thiết kế cho nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, phần mềm tấn công của 4 máy bay này không được cài đặt mang tên lửa chống hạm.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Việt Nam tuần tra Trường Sa


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Trung Quốc

Có thể thấy, Việt Nam đã hy sinh khả năng đa nhiệm của Su-27SK mà chỉ tập trung vào nhiệm vụ không đối không nhằm tạo nên lợi thế trước lực lượng không quân hùng hậu của đối phương.

Do chỉ tập trung vào nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không, hoặc không đối hải chứ không hoàn toàn đa dạng như nguyên bản, các máy bay Su-27, Su-30MK2 của Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế hơn.

Ngoài ra, trong biên chế Không quân Việt Nam có hai chiếc Su-27PU được nhận trực tiếp từ Không quân Nga (bồi thường cho 2 chiếc Su-27SK bị rơi trên đường vận chuyển đến Việt Nam). Hai chiếc này chắc chắn có nhiều khác biệt so với các biến thể xuất khẩu.
Đến năm 2008, Việt Nam tiếp tục đặt hàng thêm 6 chiếc Su-30MK2V vào năm 2008, năm 2009 tiếp tục đặt hàng thêm 8 chiếc và đợt đặt hàng lớn nhất gần đây là 12 vào năm 2010. Tất cả các hợp đồng nói trên dự kiến chuyển giao đầy đủ cho Việt Nam trong năm 2012.

Các máy bay Su-30MK2 của Việt Nam và Trung Quốc đều có khả năng mang tên lửa chống tàu Kh-31A, tên lửa hành trình không đối đất Kh-29TE tầm bắn 30km. Về vũ khí không đối không, cả hai bên đều được trang bị tên lửa không đối không tầm ngắn R-73, tên lửa không đối không tầm trung R-27. Trong khi Trung Quốc phải nhập khẩu tên lửa R-27T/R từ Ukraine thì Việt Nam lại được nhập khẩu các tên lửa này trực tiếp từ Nga. Loại tên lửa không đối không tầm trung hiện đại R-77 không được Nga bán cho cả hai bên.
Như vậy ta có thể tạm kết luận, lợi thế về số lượng đang nằm trong tay Trung Quốc nhưng lợi thế về sự đa dạng trong lựa chọn vũ khí hiện đại lại thuộc về Việt Nam.

Chỉ tập trung sức mạnh vào nhiệm vụ không đối không hoặc không đối hải có vẻ lỗi thời với xu hướng đa nhiệm của thế giới nhưng xét trên đường lối quân sự và những đối thủ tiềm tàng của Việt Nam thì đây là một lối đi hết sức đúng đắn, cho phép một số lượng máy bay khiêm tốn có thể bẽ gãy các đợt tấn công bằng đường không hay đường biển của đối phương.

Lợi thế về địa lý thuộc về Việt Nam

Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công Su- 22 của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu Su- 30MK2V và Su- 27SK với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Máy bay Su-30MK2 của Việt Nam có thể mang đầy đủ vũ khí và tác chiến liên tục ở Trường Sa 45 phút.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với bờ biển dài và khoảng cách tới Trường Sa chỉ 400-600 km là lợi thế rất lớn cho không quân Việt Nam

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sân bay trên đảo Trường Sa (Việt Nam)

Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa tuy nhiên hiện nay các loại máy bay tiêm kích Su-27SK, SU-30MK2, SU-30MK2V có thể cất hạ cánh được tại đường băng này. Mà điều này cũng không cần thiết bởi nếu để máy bay trên Trường Sa sẽ dễ bị phía Trung Quốc tìm cách vô hiệu hóa sân bay này.

Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 – 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 – 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu J- 10 và J- 8D và cả Su- 30MKK và Su- 27SK của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

Theo tạp chí “Sức mạnh không gian Trung quốc”, tính về tổng số, PLA (Quân đội Trung Quốc) chỉ vận hành 14 máy bay tiếp dầu H-6U, mỗi chiếc chỉ mang được khoảng 17.000 kg nhiên liệu nạp (trong khi đó, chỉ riêng lực lượng Không quân Mỹ đã sở hữu hơn 500 máy bay tiếp dầu, mỗi chiếc mang được khoảng 100.000 kg nhiên liệu).

Vì thế, trong khi về lý thuyết, PLA có thể tự hào với hơn 1.500 máy bay chiến đấu, nhưng trên thực tế, chỉ có thể tiếp nhiên liệu cho 50-60 chiếc ở cùng thời điểm, giả định toàn bộ máy bay tiếp dầu H-6 hoạt động hoàn hảo.

Tạp chí đặt giả thiết trong trường hợp xảy ra cuộc chiến trên không về Đài Loan, cách xa phần lớn những căn cứ của Trung Quốc hàng trăm km, chỉ có 50 máy bay chiến đấu có thể dành thời gian chiến đấu hơn vài phút trên chiến trường. Chưa kể tác chiến ở Trường Sa còn phức tạp và khó khăn hơn nhiều ở Đài Loan.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sân bay Trung Quốc xây dựng trái phép tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam)

Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Phú Lâm (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng sẽ bị phía Việt Nam chế áp. Ngoài ra, còn một yếu tố cần lưu ý, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam và các căn cứ xuất kích của Không quân Trung Quốc ra Trường Sa đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu Su- 30MK2V của Không quân Việt Nam.

Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay Su- 27SK và J- 10A của Trung Quốc, trước và sau khi tham chiến, trên đường bay đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu MiG- 21 của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21 của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc nhất là khi những máy bay này trờ về đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu.

Yếu tố chính nghĩa và con người thuộc về Việt Nam

Nổ ra chiến sự ở Trường Sa nói chung và biển Đông nới riêng là điều không ai muốn. Về phía Việt Nam chúng ta đã có đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý về chủ quyền đối với Haong Sa, Trường Sa đã được công bố.

Về phía quốc tế, chắc chắn không để Trung Quốc muốn làm gì thì làm ở biển Đông, bởi đây là con đường huyết mạch của thế giới. Việc đảm bảo an ninh hàng hải là lợi ích của nhiều quốc gia trong đó có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…

Hình ảnh Trung Quốc vốn đã gây ra nhiều sự e ngại cho thế giới về “hình ảnh một đất nước hòa bình” như tuyên bố của Trung Quốc. Trong lịch sử, Trung Quốc xung đột vũ trang với Nga, Ấn Độ, Việt Nam, gần đây là tranh chấp với Nhật Bản và một loạt các nước ASEAN về vấn đề biển đảo. Do đó, dư luận thế giới sẽ lên án Trung Quốc ủng hộ Việt Nam.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Việt Nam huấn luyện bay đêm trên biển

Tuy nhiên, lịch sử quân sự Việt Nam đã cho thấy yếu tố con người là quyết định. Ngoài việc huấn luyện về nhận thức chính trị cho nhiệm vụ của lực lượng Không quân còn cần thiết nâng cao trình độ tác chiến trên biển của Không quân Việt Nam.

Chúng ta đã có kinh nghiệm khi đối đầu với không quân Mỹ, có lực lượng đông và hiện đại hơn ta nhiều lần. Những năm vừa qua, Không quân Việt Nam liên tục huấn luyện tác chiến cả ngày và đêm trên biển. Thời gian không chờ đợi Không quân Việt Nam. Một khi có sự hiện diện tàu sân bay của đối phương trên biển Đông thì lợi thế về địa lý của ta không còn nhiều. Nhưng bù lại chúng ta đã và phải có một lực lượng Không quân thiện chiến trên biển sẵn sàng bảo vệ toàn vẹn chủ quyền biển đảo đất nước.

>> Điểm mặt vũ khí của Hải quân Châu Phi

Hải quân các nước châu Phi đang có những bước chuyển mình đáng nể để bảo vệ lợi ích quốc gia trên biển.

>> Những hộ vệ hạm "sừng sỏ" ở Đông Nam Á



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàng hình hạm FREMM của Hải quân Ma-rốc.

Hải quân của hai trong số ba nước châu Phi đang có sự phát triển rất đáng chú ý. Lo sợ trước sức mạnh ngày càng tăng của người hàng xóm Algeria, Hải quân Ma-rốc không chỉ hiện đại hóa mà còn được tăng cường sức mạnh thông qua việc mua lại các chiến hạm lớn. Điển hình là việc đưa vào trang bị tàu khu trục nhỏ Mohamed VI thuộc dự án FREMM của Pháp với hỏa lực mạnh mẽ, điều mà trước đây Hải quân Ma-rốc chưa có được (mặc dù thực tế là các tàu khu trục nhỏ này sẽ không được lắp đặt các tên lửa hành trình).

Cùng với việc mua chiến hạm tàng hình FREMM, trong năm 2011-2012, Hải quân Ma-rốc cũng đã nhận được 3 tàu hộ tống Sigma của Hà Lan. Ngoài ra, Hải quân Ma-rốc còn tiến hành nâng cấp hầu hết các tàu tuần tra của mình, trong đó có 5 chiếc Bir Anzaran do Pháp xây dựng. Vấn đề mua lại tàu ngầm cũng sẽ được xem xét. Hiện Ma-rốc đang bày tỏ sự quan tâm đến các tàu ngậm thuộc dự án 209/1200 của Đức và S1000 của Nga-Ý.

Hải quân Algeria không có kế hoạch hiện đại hóa bởi vì thực tế là trong hơn ba năm qua, nước này đã nhận được 2 tàu ngầm Kilo mới (2 chiếc khác có lẽ sẽ được đặt hàng trong thời gian tới), cùng với 2 tàu ngầm Kilo gần đây được nâng cấp ở Nga, Algeria đã có một lực lượng tàu ngầm khá hùng mạnh ngang bằng hoặc thậm chí còn hơn so với các nước Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan và Đức. Hải quân Algeria đã đặt mua ba tàu kéo cứu hộ trên biển UT 515 từ nhà máy đóng tàu của Na Uy. Ngoài ra, Algeria trong năm 2011 và 2012, đã đặt mua ít nhất 2 tàu khu trục tên lửa dự án MEKO của Đức, sau đó là 2 chiếc khác của Trung Quốc, cũng như một tàu đổ bộ mang trực thăng có khả năng phòng không của Italia.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình tàu ngầm S1000 của Nga-Ý.

Trong khi hai nước nói trên đã và đang đầu tư mạnh mẽ cho hải quân thì biến cố “Mùa xuân Ả Rập” không cho phép Tunisia, Libya và Ai Cập cải thiện vị trí của Hải quân nước nhà trong khu vực.

Hải quân Tunisia hiện nay không có nhiều cơ hội phát triển, và chỉ có lực lượng Cảnh sát biển quốc gia là nhận được hai chiếc tàu tuần tra 140 tấn, 35 mét đầu tiên trong lô 6 chiếc đặt hàng tại Ý.

Từ sau cuộc nội chiến và sự can thiệp của phương Tây trong mùa xuân hè 2011, các chiến hạm và các cơ sở Hải quân Libya đã bị phá hủy một số lượng lớn nếu như không muốn nói là gần như bị phá hủy hoàn toàn. Đặc biệt, Hải quân nước này đã bị mất đi một tàu khu trục và 7 tàu tên lửa trong cuộc chiến vào năm 2011.

Hải quân Ai Cập đã buộc phải từ bỏ mua 6 tàu tên lửa đã qua sử dụng từ Na Uy cùng các cơ sở nổi, sau sự sụp đổ của chế độ Mubarak. Tuy nhiên, trong năm 2013 và năm 2014, nước này sẽ nhận được 4 tàu tên lửa dự án Ambassador IV đặt mua của Hoa Kỳ trong năm 2008 và 2010. Ngoài ra, bất chấp sự phản đối từ phía Israel, việc đàm phán hợp đồng đặt mua hai tàu ngầm dự án 209 của Đức, theo nguồn tin đáng tin cậy, vẫn được tiến hành.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tên lửa Ambassador IV.

Các nước châu Phi bên bờ Đại Tây Dương và phía nam hoang mạc Sahara cũng đã và đang tăng cường sức mạnh Hải quân để bảo vệ dầu khí quốc gia và/hoặc nguồn lợi thủy sản, thường là với sự giúp đỡ (không quá hào phóng) của Trung Quốc, với nguồn cung tuần tra ven biển và đại dương giá rẻ để thay thế cho các tàu được mua từ Liên Xô trong những năm 70-80 của thế kỷ trước. Ghana, Nigeria, Congo, Angola và Namibia đã nhận được sự “viện trợ” từ phía Trung Quốc.

Hải quân các nước Senegal, Guinea, Benin, Gabon, Cameroon thì nhận các chiến hạm từ các nước phương Tây truyền thống. Tây Ban Nha cũng đã bàn giao một số tàu tuần tra lớp Koneyera cho Mauritania, Senegal và Mozambique. Trong khi đó Pháp bàn giao hai tàu tuần tra cho Cameroon (Greb), Kenya (La Rez) và hai tàu đổ bộ cho Senegal (Saber), Djibouti (Dag). Mauritania đã nhận được một tàu tuần tra 60 mét Avkar được xây dựng bởi Trung Quốc và con tàu này đã được đưa vào hoạt động trong tháng 12 năm 2012.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo của Hải quân Algeria.

Đặc biệt đáng chú ý Equatorial Guinea là đất nước trong 5 năm qua đã mua ít nhất 6 tàu chiến mới, bao gồm các tàu hộ tống (từ Bulgaria), hai tàu khu trục nhỏ (từ Israel), 2 tàu tuần tra và tàu đổ bộ (từ Ukraina).

Hải quân Nigeria nhiều khả năng sẽ đặt mua thêm 2 tàu hộ tống dự án P18N của Trung Quốc (chiếc đầu tiên đã đặt mua trong tháng 10 năm 2012), và hai chiếc khác đã đặt hàng từ Ấn Độ trong năm ngoái. Nước này cũng đã nhận được tàu khu trục nhỏ Hamilton từng phục vụ trong lực lượng Cảnh sát biển Hoa Kỳ cũng như một số tàu tuần tra nhỏ từ Pháp, Israel, Malaysia, Singapore và thậm chí từ các xưởng đóng tàu trong nước.

Hải quân Namibia trong năm 2012, đã tiếp nhận tàu chiến lớn nhất của mình mang tên Elephant, được xây dựng bởi Trung Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Khinh hạm MEKO A200.

Sau khi hiện đại hóa đáng kể hải quân của mình trong giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2008 bằng cách mua của Đức ba tàu ngầm dự án 209/1400 và bốn tàu khu trục nhỏ dự án MEKO A200, Hải quân Nam Phi hiện tại cần phải thay thế các tàu tuần tra nhỏ Biro. Tuy nhiên, do thiếu hụt ngân sách, nước này buộc phải mở rộng hoạt động trong vài năm của ba tàu mang tên lửa cuối cùng lớp Rezhef và hiện đại hóa chúng ở một mức độ nào đó.

(Nguồn : Soha)

>> "Mắt thần" CW-100 của Việt Nam canh Biển Đông

Việt Nam được trang bị hệ thống radar giám sát bờ biển Thales CW-100 tối tân có khả năng phát hiện mục tiêu vượt ra ngoài giới hạn đường chân trời.

>> Radar Rau muống Việt Nam (RV-01/Vostock-E)
>> Tìm hiểu tổ hợp radar VERA-E



Theo bức ảnh xuất hiện trong bài viết trên báo Quân đội Nhân dân thì, Hải quân Nhân dân Việt Nam đã được trang bị hệ thống radar giám sát Coast Watcher 100 do Tập đoàn Thales Pháp chế tạo.

Điểm đặc biệt của hệ thống radar này là có khả năng “xóa bỏ giới hạn đường chân trời”. Vậy giới hạn đường chân trời ở đây ảnh hưởng thế nào tới hoạt động của hệ thống radar?

Giới hạn đường chân trời là gì?


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Minh họa giới hạn đường chân trời của radar. Giới hạn này làm cho việc giám sát bờ biển trở nên khó khăn hơn.
Các radar giám sát thường hoạt động theo nguyên lý truyền sóng bức xạ điện từ, nhưng sóng này lại có xu hướng đi theo đường thẳng. Trong khi đó, trái đất lại có dạng hình cầu, điểm giao nhau giữa đường thẳng của sóng radar và hình cầu của trái đất được gọi là “giới hạn đường chân trời”.

Điều đó đồng nghĩa với việc các trạm radar cảnh giới bố trí từ mặt đất sẽ không thể phát hiện được các mục tiêu di chuyển ngoài giới hạn đường chân trời này, nhất là các mục tiêu di chuyển trên mặt biển nơi mà giới hạn đường chân trời được phát huy tối đa.

Giới hạn đường chân trời là điểm yếu “chí tử” của các radar giám sát và cảnh giới và điểm yếu này luôn được đối phương khai thác triệt để.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar giám sát biển thế hệ cũ khó phát hiện mục tiêu ngoài giới hạn đường chân trời. Ảnh minh họa

Giới hạn đường chân trời sẽ phụ thuộc vào độ cao bố trí ăng ten phát sóng của radar, thông thường nếu một ăng ten đặt ở độ cao 10m thì giới hạn đường chân trời tiêu chuẩn là 13km, độ cao của ăng ten phát sóng càng cao thì giới hạn đường chân trời càng dài hơn.

Các radar giám sát bờ biển theo công nghệ cũ rất khó khăn để phát hiện các tàu thuyền di chuyển ngoài giới hạn đường chân trời. Để khắc phục hạn chế này, người ta buộc phải đưa các hệ thống radar lên các đỉnh núi cao để tăng phạm vi phát hiện sớm mục tiêu, nhưng việc này cũng không thể xóa đi giới hạn đường chân trời mà các radar này gặp phải.

Nhằm khắc phục điểm yếu “chết người” này của các hệ thống radar cảnh giới giám sát bờ biển, các nhà khoa học trên thế giới đã phát triển một công nghệ radar mới với khả năng truyền sóng radar đi theo chiều cong của trái đất.

Loại radar này cho phép phát hiện được các mục tiêu di chuyển trên mặt biển vượt radar ngoài giới hạn đường chân trời. Và Coast Watcher 100 mà Việt Nam có trong trang bị là một trong những hệ thống radar làm được điều đó.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với radar Coast Watcher 100 thì giới hạn đường chân trời đã bị loại bỏ do sóng truyền từ ăng ten có khả năng truyền đi theo chiều cong của trái đất

“Mắt thần” bảo vệ biển Việt Nam

Hệ thống radar Coast Watcher 100 (CW-100) được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát bờ biển, phát hiện sớm từ xa các tàu thuyền lạ xâm nhập vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế. Hệ thống do Tập đoàn Thales (Pháp) sản xuất và được đánh giá là một trong hệ thống radar giám biển hiện đại hàng đầu thế giới.

Để vượt “giới hạn đường chân trời”, Coast Watcher 100 sử dụng sóng truyền bề mặt dựa vào sóng đất với bước sóng khoảng 10m. Công nghệ này cho phép sóng radar truyền đi theo đường cong của trái đất, đồng nghĩa với giới hạn đường chân trời trong trường hợp này bị loại bỏ.

Hệ thống anten của Coast Watcher 100 thiết kế hoàn toàn từ sợi carbon nên có độ bền rất cao. Nó có thể cung cấp khả năng giám sát bờ biển 24 giờ/ngày liên tục trong 365 ngày mà không cần bảo trì.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống radar giám sát biển Coast Watcher 100 của Trung đoàn radar 451 (Vùng 4 Hải quân). Nguồn: báo Quân đội Nhân dân

Radar Coast Watcher 100 hoạt động ở băng tần X, tần số 300MHz, phạm vi phát hiện mục tiêu tới 170km ở góc phương vị 90 độ.

Cụ thể, nó có thể phát hiện các mục tiêu như: tàu thuyền nhỏ tàng hình có diện tích phản hồi sóng radar (RCS) 1m2 ở cự ly 45km; phát hiện máy bay tuần tra hàng hải có diện tích phản hồi radar 25m2 bay ở độ cao 170m ở cự ly 90km; tàu cá có RCS 50m2 chiều cao 3m trên mực nước biển từ cự ly 145km; tàu chiến có RCS 10.000m2, chiều cao 10m trên mực nước biển từ cự ly 170km.

Việc ký hợp đồng mua hệ thống radar giám sát biển Coast Watcher 100 cho thấy Việt Nam nhạy bén trong việc mua sắm hệ thống giám sát biển tối tân để phục vụ công tác bảo vệ biển đảo tổ quốc.

Ngoài ra, việc trang bị Coast Watcher cho thấy chúng ta đang từng bước mở rộng nguồn cung cấp trang thiết bị quân sự sang các nước phương Tây bên cạnh đối tác Nga truyền thống.

Mới đây, trong buổi tiếp Phó Chủ tịch phụ trách phát triển quốc tế Tập đoàn Thales bà Pascale Sourisse, Đô đốc Hải quân Nhân dân Việt Nam Nguyễn Văn Hiến đã đề nghị phía Thales (Pháp) tiếp tục cử chuyên gia hỗ trợ Bộ Quốc phòng Việt Nam làm chủ công nghệ đối với các chương trình, dự án hợp tác trong thời gian sớm nhất.

(Tổng hợp Báo Kiến Thức + Zing news)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang