Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: biển đông

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn biển đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biển đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

>> Trung Quốc không dám bước qua lằn ranh đỏ ?

Trong tình hình hiện nay, chúng ta chưa thấy có dấu hiệu gì và cũng không có hy vọng nào về vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết tận gốc. Nếu bộ quy tắc ứng xử (COC) giữa ASEAN với Trung Quốc đạt được trong năm nay thì cũng chỉ hy vọng tạo ra một nguyên trạng nào đó.

>> Biển Đông: Chiến tranh sẽ không còn xa ?
>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?



http://nghiadx.blogspot.com
Tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”? (Ảnh: Người dân Philippines biểu tình phản đối Trung Quốc)


Nhưng có thể Trung Quốc không bao giờ chấp nhận COC bởi họ không muốn duy trì một nguyên trạng như vậy.
Trung Quốc đang tìm mọi cách để nhằm thỏa mãn tham vọng chiếm trọn Biển Đông của mình. Nhưng, liệu có tồn tại những “vạch đỏ” nguy hiểm mà Trung Quốc chưa thể, chưa muốn vượt qua?

Tại sao Trung Quốc chưa hành động tiếp theo để hợp lý hóa khu tranh chấp đã chiếm được?

Hành động tranh chấp trực tiếp trên bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines đã kết thúc từ lâu. Có thể nói, Trung Quốc đã hoàn toàn làm chủ khi Philippines đã rút hết lực lượng của mình ra khỏi khu vực tranh chấp này trong khi 30 tàu cá Trung Quốc được sự bảo vệ của 2 tàu Hải giám, ung dung đánh bắt hải sản dù có lệnh cấm của chính họ ban ra và Philippines chấp nhận.

Với kết quả này, không những giới quân sự “diều hâu” mà các học giả Trung Quốc cũng hiếu chiến, hân hoan chẳng kém. Tất cả, theo họ đại loại là “Trung Quốc cần sớm phái tàu chiến ra bãi cạn Scarborough đồng thời xây dựng công trình quân sự và đóng quân tại khu vực này thì đó mới là “chiếm đóng thực tế”.

Sau đó, giới chức Trung Quốc sẽ ban hành văn bản pháp luật để tạo ra cái gọi là “khu an toàn” có bán kính 500 đến 600 hải lý lấy tâm từ Scarborough làm “căn cứ” xử phạt tàu thuyền bất cứ nước nào “vi phạm”…

Xét về tình thế cuộc tranh chấp thì Philippines không còn gì để nói, nhưng tại sao Bắc Kinh không dấn thêm bước nữa để hợp lý hóa chính thức thành lãnh thổ của mình như những đề nghị của thế lực “diều hâu”?

Rõ ràng là, nếu ai đó cho rằng Trung Quốc trong sự kiện Scarborough chỉ là thử sự đoàn kết trong khối ASEAN, thử độ tin cậy của hiệp ước Mỹ - Philippines thì chưa chính xác.

Trung Quốc không cần thử cũng quá rõ nội tình đoàn kết của ASEAN ra sao; Trung Quốc đã quá biết giới hạn trong Hiệp ước phòng thủ chung của Mỹ và Philippin ở đâu và Mỹ sẽ hành động ở mức độ nào …

Trước hết với ASEAN. Trung Quốc đã thành công khi dùng chính trị và kinh tế để chia rẽ ASEAN. Nguyên tắc “không can thiệp” khiến ASEAN trở nên trung lập, có lợi cho Trung Quốc trong vụ Scarborough. Nhưng nếu Trung Quốc dùng hành động quân sự tấn công Philippines đánh chiếm bãi cạn Scarborough hoặc có hành động xâm lược như phái “diều hâu” chủ trương ở trên thì chính Trung Quốc phá vỡ nguyên tắc “không can thiệp”, lập tức ASEAN là một phía chống lại Trung Quốc.

Việc các nước trong khối ASEAN ngả theo Mỹ, với Trung Quốc không đáng sợ bằng việc họ liên minh kinh tế, quân sự với nhau.

Đây là vạch đỏ nguy hiểm mà Bắc Kinh có đủ khôn ngoan không vượt qua khi chưa cần thiết.

Với Philippines, Trung Quốc thừa biết, hành động đến giới hạn nào thì Mỹ sẽ can thiệp. Mỹ chỉ can thiệp khi lợi ích cốt lõi của Mỹ bị xâm hại, tức tự do hàng hải bị ngăn chặn. Mỹ sẽ không can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, đó không phải là lợi ích cốt lõi của nước Mỹ. Trung Quốc chưa làm gì chứng tỏ họ sẽ đóng các tuyến đường biển qua lại của các tàu Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, hoặc nước nào khác thì đương nhiên Mỹ không dại gì nhúng tay vào.

Dù “kịch bản” Scarborough, Trung Quốc đã thu được những kết quả mong muốn, nhưng hậu quả cũng đem lại cho Trung Quốc ngoài ý muốn không ngờ. Philippines bỗng cứng rắn, mạnh mẽ hẳn lên.

Họ tăng cường sức mạnh quân sự, ngoài Mỹ ra lại được sự giúp đỡ của Nhật Bản, Hàn Quốc và Ôxtrâylia khiến Philippines không còn là một mình, họ tự tin “chơi tới cùng” với Trung Quốc, đặt Trung Quốc vào thế bị động “tiến thoái lưỡng nan”.

Việc Mỹ đang nhăm nhe viện trợ cho Philippines hệ thống radar cảnh giới và máy bay chiến đấu hiện đại không ngoài mục đích là cảnh báo Trung Quốc chớ bước qua vạch đỏ nguy hiểm.

Nếu Trung Quốc dấn thêm bước nữa như chủ trương của thế lực “diều hâu”, lập tức Philippines sẽ được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại từ Mỹ, Nhật Bản… và họ sẽ không để yên cho Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm bãi cạn Scarborough.

Trong bối cảnh khu vực hiện nay, Trung Quốc có đủ khôn ngoan để không “đem xe đổi tốt”, làm khó cho mình khi bước qua vạch đỏ nguy hiểm đó.

Đó là lý do tại sao đến giờ Trung Quốc vẫn chưa biến vụ Scarborough “thành việc đã rồi” mà luôn tồn tại sự căng thẳng, nếu như không nói là đang leo thang vì Philippines không chịu khuất phục. Họ vừa tìm sự hỗ trợ sức mạnh từ bên ngoài, vừa kiên quyết đưa vụ tranh chấp ra quốc tế phán xét…Đây là điều mà Trung Quốc không muốn và bế tắc trong giải quyết.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi Trung Quốc, ngoài việc phải kiểm soát được tình hình, tránh “lau súng bị cướp cò” hoặc dồn ép Philippines đến đường cùng còn phải bằng mọi cách như đe dọa quân sự, trừng phạt kinh tế…nhằm ngăn chặn, làm tê liệt sự phản kháng của Philippines, ít nhất làm cho Philippines không sử dụng biện pháp quân sự để có lợi thế khi đàm phán.

Đoạn cuối cho “kịch bản” Scarborough

Trên khu vực tranh chấp, hiện nay Philippines chỉ để lại 1 tàu canh chừng Trung Quốc (có thực hiện chủ trương như thế lực hiếu chiến đề xuất không), trong khi Trung Quốc vẫn còn 2 tàu Hải giám canh chừng cho khoảng 30 tàu cá của họ khai thác.

Trung Quốc không bao giờ rút lui bởi bất kỳ lý do nào từ Philippines vì Trung Quốc là nước lớn trong khi Philippines chỉ là “con muỗi”. Trung Quốc chỉ rút hết lực lượng khi mùa bão đến gần vì sợ Trời chứ không phải Philippines.

Đây là vụ tranh chấp song phương và trong thời gian này, bằng con đường ngoại giao Trung Quốc và Philippines sẽ giải quyết bằng hòa bình.

Gác tranh chấp cùng khai thác là chủ trương có thể được cả đôi bên chấp nhận?


(Nguồn :: Báo Phụ Nữ)

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

>> Tàu ngầm hạt nhân Mỹ vẫn hoạt động ở Biển Đông

Hôm 1/6 vừa qua, Mỹ đưa vào trang bị cho Hải quân chiếc tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia mới nhất. Chiếc tàu mang tên USS Mississipi (SSN-782).

>> Tàu ngầm Virginia Mỹ bí mật ra vào Biển Đông
>> Hạm đội tàu ngầm hạt nhân Nga trong sự kết hợp “8 + 8"



http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc USS North Carolina được Mỹ điều tới Philippines hồi tháng 5 vừa qua

Hồi giữa tháng 5 vừa qua, Mỹ từng điều một tàu ngầm thuộc lớp này là chiếc USS North Carolina (SSN-777) tới Philippines. Chiếc tàu đẫ cập cảng Subic, nằm cách bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham) 234 km về phía Tây. Tàu ngầm Mỹ xuất hiện đúng thời điểm nhạy cảm khi Trung Quốc và Philippines đang có những tranh cãi nảy lửa xung quanh chủ quyền đối với bãi đá ngầm trên.

Tàu ngầm USS Mississipi có lượng choán nước 7.800 tấn và có giá thành 2 tỷ USD. USS Mississipi dài 114,9 m và rộng 10,36 m.

Tốc độ tối đa của tàu đạt trên 27 hải lý, tương đương 50 km/h và có khả năng lặn sâu 240 m.

Chiếc USS Mississipi vừa thực hiện các nhiệm vụ truyền thống, vừa thực hiện các nhiệm vụ phi truyền thống. Với các nhiệm vụ truyền thống, USS Mississipi thực hiện các chiến dịch diệt hạm và diệt ngầm bằng tên lửa Tomahawk Land Attack (với 12 ống phóng thẳng đứng) và ngư lôi MK-48 (4 quả loại 533 mm). Tàu ngầm cũng có khả năng thực hiện các nhiệm vụ thả thủy lôi.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc USS Mississipi tại lễ bàn giao cho Hải quân Mỹ hôm 1/6

Ngoài các nhiệm vụ trên, chiếc tàu ngầm lớp Virginia cuối cùng này còn có khả năng thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt mà các “vị tiền bối” của nó không thể đảm nhận. Khả năng có một không hai của tàu là có thể thực hiện các hoạt động trinh sát bí mật tại các vùng biển của đối phương.

Tàu ngầm USS Mississipi có độ ồn cực thấp và khả năng chống mìn được tăng cường. Tàu được trang bị hệ thống tác chiến điện tử tối tân, hệ thống xử lý dữ liệu và điều khiển tiên tiến. Các phương tiện quan sát và tình báo hỗ trợ cho các hoạt động thông thường và bất đối xứng được đánh giá tương đối hoàn hảo.

USS Mississipi có thể hoạt động tại các vùng biển nông để yểm trợ lực lượng đặc nhiệm bằng cách vận chuyển và triển khai các phương tiện, thậm chí là đổ bộ người nhái.

http://nghiadx.blogspot.com
USS Mississipi có khả năng hoạt động đặc biệt hiệu quả tại các vùng biển nông để thực hiện các nhiệm vụ bí mật

Tàu có khả năng hoạt động bí mật tại các vùng biển “đục” và bám trụ ở các khu vực ven bờ “không thân thiện” cùng thiết kế đặc biệt cho phép tàu sử dụng các thiết bị lặn không người lái. Những đặc tính kỹ chiến thuật này giúp tàu có thể thực hiện hiệu quả các chiến dịch đặc biệt, nhất là trong các cuộc xung đột không quá gay gắt cũng như các nhiệm vụ bí mật có độ nhạy cảm cao.

Các lò phản ứng cung cấp năng lượng cho tàu có thể hoạt động liên tục trong 33 năm mà không cần nạp nhiên liệu. Với công suất 40.000 mã lực, các lò phản ứng cung cấp đủ năng lượng cho động cơ và điện năng cho toàn bộ 132 thủy thủ đoàn.

USS Mississipi là chiếc thứ 9 trong số 10 chiếc tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia Block II. Mỹ đang có kế hoạch chế tạo thêm 8 chiếc tàu ngầm lớp Virginia Block II với một số thay đổi thiết kế và ứng dụng các công nghệ mới.

Các tàu ngầm của Hải quân Mỹ hiện thuộc 3 lớp khác nhau. Phần lớn là các tàu ngầm loại 6.900 tấn lớp Los Angeles. Có tất cả 62 chiếc loại này, trong đó 41 chiếc vẫn còn trong biên chế.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Los Angeles của Mỹ

Vũ khí chủ yếu là 4 ngư lôi 533 mm, 26 tên lửa Tomahawk BGM-109 hoặc ngư lôi Mk 48. Trong số 41 chiếc hiện có, 31 chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles có các ống phóng thẳng đứng Mk 45 và 12 tên lửa Tomahawk. Nếu tính theo thời giá hiện nay, mỗi chiếc tàu ngầm lớp Los Angeles có giá thành khoảng 1,5 triệu USD.

Theo kế hoạch, Hải quân Mỹ sẽ sản xuất 29 chiếc tàu ngầm lớp Seawolf 9.000 tấn để thay thế các tàu ngầm lớp Los Angeles. Tuy nhiên, do giá thành quá đắt nên đến nay Mỹ mới sản xuất được 3 chiếc loại này.

Seawolf là lớp tàu ngầm được chế tạo trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Mỗi chiếc có khả năng mang theo 50 quả ngư lôi, tên lửa Harpoon hoặc tên lửa diệt hạm. Các tàu ngầm lớp này có tốc độ nhanh hơn (32 hải lý/h, tương đương 60 km/h) và hoạt động rất êm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Seawolf của Mỹ

Sau đó, tàu ngầm lớp Virginia được thiết kế sản xuất để thay thế lớp tàu ngầm Seawolf. Tàu ngầm lớp Virginia có kích thước tương đương Los Angeles nhưng lại được trang bị các công nghệ tương đương Seawolf.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Nga đã bắt đầu đến Việt Nam để chào hàng một phiên bản nâng cấp của loại tàu ngầm lớp Kilo - Amur, loại tàu ngầm này rất thích hợp cho việc tuần tra và chiến đấu trong vùng Biển Đông Việt Nam

>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam
>> Liệu Việt Nam có nên xây dựng Hạm đội Trường Sa
>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ
>> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga


Theo phân tích, nếu Việt Nam có thể mua một đội tàu ngầm Amur, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ thật sự trở thành một lực lượng quyền lực trong khu vực.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Amur950/Amur - 1650

Tàu ngầm lớp Amur cũng có thể được trang bị loại tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công mục tiêu mặt đất, do đó nó hoàn toàn có thể bảo vệ tất cả các mục tiêu trên bờ biển và các đảo trên vùng biển Đông Việt Nam. Hải quân Việt Nam có thể có một lực lượng mạnh mẽ dưới nước trong vùng biển Đông

Theo thời báo Thượng Hải cho biết Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Công nghệ quân sự Liên bang Nga cho rằng cục thiết kế Ruby bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho tàu ngầm diesel-điện Amur của Nga. Là phiên bản của tàu ngầm nội địa với một số lượng tàu ngầm Lada trong Hải quân Nga, sự hình thành của một lực lượng chiến đấu mới dưới nước.

Phó tổng giám đốc của Công ty xuất khẩu quốc phòng Rosoboronexport ông Victor Komar cho biết rằng, Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở một số nước Đông Nam Á, Nga coi đây là tiềm năng lớn nhất cho thị trường xuất khẩu vũ khí.

http://nghiadx.blogspot.com
 Với Amur - 1650 sẽ giúp Việt Nam bảo vệ hoàn hảo nhất chủ quyền biển đảo tổ quốc

Victor Komar cho rằng các ‘đối tác ở Đông Nam Á, quan trọng nhất là Việt Nam, Việt Nam được Nga coi là một trong những khách hàng quan trọng nhất về quốc phòng. Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tàu ngầm do Cục Thiết kế ‘Ruby’ phát triển, tàu ngầm được đóng ở nhà máy St Petersburg, dự kiến sẽ bắt đầu chuyển giao hoạt động năm 2014.

Có những chiếc tàu ngầm Amur này, Việt Nam sẽ triển khai tại Biển Đông, một lực lượng vô cùng đáng sợ dưới mặt nước.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể không chỉ đơn thuần cần sáu tàu ngầm Kilo. Ông Komar cho rằng: ‘Hải quân Việt Nam họ cần một sức mạnh chiến đấu của tàu ngầm cao hơn cả loại Kilo và phải được cấp thiết thiết lập trong sáu hoặc bảy năm nữa, họ không thể chỉ dựa vào các tàu ngầm Kilo. Theo phân tích, nếu Việt Nam có thể mua một đội tàu ngầm Amur, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ thật sự trở thành một lực lượng quyền lực trong khu vực ‘.

http://nghiadx.blogspot.com
Công ty Xuất khẩu quốc phòng Nga đang tích cực liên hệ làm việc với Việt Nam. Để kết thúc thỏa thuận này, công ty cho biết rằng Nga sẽ đóng các tàu ngầm Amur, trong khi các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam có thể tham gia dự án sản xuất tàu ngầm. Nga không chỉ trao thiết kế mà còn hợp tác chung trong quá trình sản xuất và cung cấp và đào tạo cho Việt Nam một số công nghệ xây dựng tàu ngầm tiên tiến.
Công ty Xuất khẩu quốc phòng Nga đang tích cực liên hệ làm việc với Việt Nam. Để kết thúc thỏa thuận này, công ty cho biết rằng Nga sẽ đóng các tàu ngầm Amur, trong khi các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam có thể tham gia dự án sản xuất tàu ngầm.

Nga không chỉ trao thiết kế mà còn hợp tác chung trong quá trình sản xuất và cung cấp và đào tạo cho Việt Nam một số công nghệ xây dựng tàu ngầm tiên tiến.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2012

>> Tàu hộ tống lớp 056 của Trung Quốc vô đối ở Biển Đông

Chiến tranh thế giới thứ 3
Trung Quốc vừa hạ thủy tàu hộ tống lớp 056 có khả năng tấn công và chống hạm. Với tàu chiến mới này, theo các chuyên gia Trung Quốc dường như không còn đối thủ ở Biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Với tàu chiến lớp 056 Trung Quốc sẽ không có đối thủ ở Biển Đông

 Tuần trước, Thượng tướng Quách Bá Hùng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã hủy chuyến thăm Nhật Bản được dự kiến từ trước.

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng
>> Tàu chiến Trung Quốc rợp biển Đông

Quyết định này được thực hiện do gia tăng tranh chấp lãnh thổ ở quần đảo Điếu Ngư. Bên cạnh đó, ở Biển Đông căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines cũng tăng lên.

Tình hình thậm chí còn đáng báo động hơn trong các tranh chấp giữa Trung và Nhật Bản.

Các hãng hàng không Trung Quốc hủy bỏ chuyến bay qua Philippines, các hãng lữ hành cũng hủy bỏ tour du lịch đến nước này. Sự leo thang tranh chấp lãnh thổ Bắc Kinh không chỉ thể hiện qua phản ứng ngoại giao, mà còn thấy rõ qua việc các nước hữu quan tăng cường xây dựng tiềm năng quốc phòng.

Thông tin đầu tiên về tàu chiến lớp 056 xuất hiện từ tháng 11 năm 2010. Chẳng bao lâu sau mô hình này được đưa vào sản xuất.

Theo truyền thông nước ngoài, sau tàu hộ tống đầu tiên của lớp 056 Trung Quốc sẽ chế tạo thêm mấy chiếc tiếp theo tại các xưởng đóng tàu Thượng Hải và Quảng Châu.

http://nghiadx.blogspot.com

Một chiếc tàu Type 056 có chiều dài 89m, lượng giãn nước từ 1.300 đến 1.800 tấn, thủy thủ đoàn 60 người, tốc độ tối đa 25 hải lý/h và tầm hoạt động 3.200km (với tốc độ 18 hải lý/h).

Vũ khí được trang bị trên tàu bao gồm pháo 76mm; bốn quả tên lửa chống hạm YJ-2, YJ-3 hoặc YJ-83 (C-802/C-803) ở giữa tàu; hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn FL-1000N được bố trí ở đuôi tàu và những quả ngư lôi chống tàu ngầm. Tàu Type 056 được trang bị hệ thống định vị thủy âm và sân bay trực thăng có khả tiếp nhận máy bay trực thăng Z-9 Haytun.

Theo Global Times, tàu mới được trang bị pháo 76mm và hệ thống chống tên lửa. Phân tích những hình ảnh đầu tiên chụp tàu hộ tống, các chuyên gia chú ý đến vị trí dành cho máy bay không người lái. Rất có thể là tàu hộ tống sẽ được trang bị máy bay trực thăng không người lái của Áo.

Hải quân Trung Quốc gần đây đã thử nghiệm máy bay này trong cuộc tập trận Biển Đông Trung Quốc. Trong năm 2010, Bắc Kinh đã mua lô máy bay không người lái 18 chiếc với mục đích hoạt động trên biển.

Theo Phó chủ tịch Học viện các vấn đề địa chính trị Konstantin Sivkov, phụ kiện tàu hộ tống khá tiêu chuẩn so với tàu tuần tra của Lực lượng cảnh sát biển của nhiều nước trên thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Phải chăng Trung Quốc sẽ làm tới cùng trong cuộc tranh chấp đầy căng thẳng trong các đảo và quần đảo của 1 vùng biển có diện tích 4 triệu km2 nhưng hết sức quan trọng này.

‘Tất cả các tàu này đều được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ ‘tàng hình’, cho phép tàu ít bị rađa phát hiện. Tuy nhiên trong bối cảnh của ngành công nghiệp đóng tàu toàn cầu không thể nói rằng Trung Quốc đã thực hiện một bước nhảy vọt. Còn đối với Trung Quốc đây chắc chắn là một bước tiến. Điều này cho thấy ngành đóng tàu Trung Quốc đã đạt được đẳng cấp thế giới.

Và xét về tiềm năng công nghiệp và con người, Trung Quốc có khả năng sản xuất loại tàu hiện đại này với số lượng khá lớn.

’Theo các chuyên gia, Trung Quốc đã tìm thấy giải pháp xứng đáng cho chương trình tái vũ trang mà các đối thủ tranh chấp lãnh thổ của Trung quốc đang tích cực thực hiện mặc cho sự can thiệp của Mỹ và đồng minh. Phải chăng Trung Quốc sẽ làm tới cùng trong cuộc tranh chấp đầy căng thẳng trong các đảo và quần đảo của 1 vùng biển có diện tích 4 triệu km2 nhưng hết sức quan trọng này.

Thứ Năm, 24 tháng 5, 2012

>> Bắc Kinh đuối lý khi đòi chủ quyền ở Biển Đông

Theo một công trình nghiên cứu vừa được Mỹ công bố, chính giới nghiên cứu Trung Quốc thấy rằng lập luận của Bắc Kinh về chủ quyền tại Biển Đông không thể đứng vững.


http://nghiadx.blogspot.com
Bắc Kinh đang dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp nhiều quốc gia ở biển Đông

Chính quyền Trung Quốc luôn luôn khẳng định rằng họ có chủ quyền “không thể chối cãi” trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Thế nhưng, Bắc Kinh luôn luôn bác bỏ các đề nghị đưa tranh chấp ra trước tòa án quốc tế hoặc mở đàm phán đa phương về vấn đề này.

>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?

Trong một công trình nghiên cứu vừa được một trung tâm nghiên cứu Mỹ công bố, sở dĩ chính quyền Trung Quốc có lập trường như trên, đó là vì chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã thấy rằng lập luận của Bắc Kinh không thể đứng vững dưới lăng kính của luật pháp quốc tế.

Ngày 03/05/2012 vừa qua, Trung tâm nghiên cứu về một nền An ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security CNAS), trụ sở tại Hoa Kỳ, đã công bố đồng thời ba bài nghiên cứu của họ về các điểm nóng tại hai vùng biển Hoa Đông và Nam Hải (tức Biển Đông).

Đáng chú ý nhất là bài của nữ chuyên gia Tôn Vân (Sun Yun) mang tựa đề: Nghiên cứu Nam Hải: Quan điểm Trung Quốc (Studying the South China Sea: The Chinese Perspective), nêu bật kết quả nghiên cứu của bốn định chế nghiên cứu hàng đầu của Trung Quốc hiện nay về Biển Đông.

Trong bài viết dài 10 trang, bà Tôn Vân đã nêu bật kết luận của một chuyên gia phân tích của chính phủ Trung Quốc, sau khi điểm lại các kết quả nghiên cứu của các định chế được giao phó trách nhiệm đề xuất ý kiến với Nhà nước về chính sách thích hợp cho Biển Đông, nhằm đối phó với Hoa Kỳ và với các quốc gia khác trong khu vực.

Kết luận đó rất rõ ràng: Nếu tôn trọng đầy đủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), Bắc Kinh sẽ phải từ bỏ tấm bản đồ chín đường gián đoạn cũng như “chủ quyền lịch sử" của họ tại vùng biển đang có tranh chấp.

Mặt khác, nếu được tiến hành, các cuộc đàm phán đa phương về tranh chấp chủ quyền trên các hòn đảo, bãi đá hay rạn san hô ở Biển Đông “hầu như sẽ dẫn tới kết quả là Trung Quốc sẽ bị mất đi ít ra là một phần” các vùng biển và lãnh thổ mà họ đòi hỏi chủ quyền.

Có điều, theo bà Tôn Vân, những lời thừa nhận kể trên của giới nghiên cứu đã được giữ kín hoàn toàn, không hề tiết lộ ra cho công chúng biết.

Đối với bà Tôn Vân, trong cộng đồng nghiên cứu chính sách tại Trung Quốc, có một sự công nhận khá rộng rãi là chính sách Biển Đông căn cứ vào tấm bản đồ ‘hình lưỡi bò’ sẽ tạo ra nhiều vấn đề, tương tự như chủ trương thương thuyết song phương về những tranh chấp mà bản chất là đa phương, hay là việc áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS.

Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân nhận định: “Bắc Kinh không thể cho phép xảy ra tình trạng tựa như là lãnh thổ của mình rơi vào tay ngoại bang. Do đó, giữa cử tọa ngoại quốc và dư luận trong nước, họ đã quyết định bám víu vào những đòi hỏi chủ quyền và những lời khẳng định hiện nay, kể cả khi phải trả giá cao về mặt ngoại giao”.

Vì thế, các chuyên gia Trung Quốc đã đồng loạt đổ lỗi cho Hoa Kỳ về việc khuấy động cho tình hình Biển Đông căng thẳng. Theo họ, Mỹ đã lợi dụng vấn đề này để khai thác phá hoại tình hữu nghị giữa Trung Quốc và các láng giềng, tăng cường liên minh với Philippines và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh và duy trì vị thế siêu cường của Mỹ trong khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Các nhà phân tích Trung Quốc đều không tin là các nước nhỏ trong khu vực dám thách thức Trung Quốc trên Biển Đông nếu không có sự can thiệp của Mỹ?

Bản nghiên cứu của bà Tôn Vân ghi rõ: ‘Các nhà phân tích Trung Quốc đều không tin là các nước nhỏ trong khu vực dám thách thức Trung Quốc trên Biển Đông nếu không có sự can thiệp của Mỹ’.

Tác giả đã trích lời ông Viên Bằng (Yuan Peng), Giám đốc của Viện Nghiên cứu Hoa Kỳ của Học viện Quan hệ Quốc tế đương đại Trung Quốc cho rằng, chính sự can dự và hậu thuẫn của Mỹ đã nhào nặn phán đoán về chiến lược cũng như quyết định của các nước trong khu vực, thúc đẩy họ ngày càng quyết đoán hơn đối với Trung Quốc.

Xin nói thêm là bà Tôn Vân hiện là một chuyên gia thỉnh giảng tại Trung Tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á, thuộc Viện Brookings ở Mỹ. Bà nguyên là chuyên gia phân tích của Tổ chức phi chính phủ nổi tiếng International Crisis Group, làm việc tại Bắc Kinh trong đề án Đông Bắc Á của tổ chức này.

Thứ Tư, 23 tháng 5, 2012

>> Mỹ điều thêm tàu chiến tới biển Đông

Thực hiện đúng lời hứa của mình, sau khi cử siêu tầu ngầm tấn công tới biển Đông, mới đây hải quân Mỹ tiếp tục khẳng định các tàu chiến siêu hạng của họ sẽ lại tới biển Đông để tham gia tập trận.




http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang tích cực điều động hạm đội Nam Hải tập trận trên biển Đông, mặc cho tình hình căng thẳng ở khu vực này đang có chiều hướng gia tăng

Trung Quốc đưa hạm đội Nam Hải phủ kín biển Đông

Trong khi tình hình căng thẳng trên biển Đông chưa có dấu hiệu lắng dịu thì bất ngờ thì đại diện Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã chính thức lên tiếng xác nhận, lực lượng chiến hạm Trung Quốc đang triển khai diễn tập ở Tây Thái Bình Dương.

>> Bốn 'tử huyệt' của tàu sân bay Trung Quốc

Mặc dù, không thông báo địa điểm, thời gian, tính chất cụ thể, nhưng phía Trung Quốc khẳng định đây là hoạt động theo kế hoạch năm, không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.

Bản thân Trung Quốc cũng khẳng định việc 5 chiến hạm mang theo 48 quả tên lửa của hải quân Trung Quốc đồng loạt kéo về hướng vùng biển Philippines trong lúc căng thẳng giữa các bên đang leo thang chỉ là một phần trong kế hoạch tập trận và không nhằm vào Philippines.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã xác nhận hoạt động diễn tập đã kết thúc và các chiến hạm đã quay trở về theo kế hoạch. “Hạm đội Nam Hải vẫn thường xuyên tổ chức tập trận trên biển, chúng tôi làm như vậy là để nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia, chứ không nhằm vào quốc gia nào hay vì mục đích nào khác”, đại diện Cục Tin tức thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết.

Mặc dù, vẫn “lớn tiếng” khẳng định việc tổ chức tập trận bất ngờ trên biển Đông là hoạt động thường niên, nhưng rõ ràng lần tập trận này của hạm đội Nam Hải không hề nhỏ. Cụ thể hạm đội Nam Hải đã huy động hầu hết những loại phương tiện, khí tài hiện đại nhất của mình.

Nội dung buổi tập trận không được tiết lộ, nhưng theo nhiều nguồn tin thì cuộc tập trận có sự hiện diện của tầu đổ bộ 071 Côn Luân Sơn – ngôi sao của hạm đội Nam Hải, tầu chiến, tầu hộ vệ tên lửa, tầu ngầm, trực thăng trinh sát, trực thăng chống ngầm... Các bài tập trận chủ yếu là đổ bộ chiếm đảo, hải chiến, không-hải chiến.

Trên thực tế Trung Quốc đang cố gắng hình thành thế gọng kìm để ép chặt Philippines trên biển Đông, song song với việc triển khai hạm đội Nam Hải trên biển, Trung Quốc cũng không ngừng đăng đàn tố cáo Philippines xâm phạm lãnh hải của họ.

Trung Quốc hy vọng kế sách “vừa ăn cướp, vừa la làng” của mình sẽ phát huy tác dụng trang việc giải quyết tranh chấp trên biển Đông. Thế nhưng có một điều thật dễ hiểu là không quốc gia nào về mặt ngoại giao luôn rao giảng đề cao hòa bình, coi trọng đàm phán đối thoại giải quyết tranh chấp lại thừa nhận quân đội nước mình kéo chiến hạm, tên lửa tiến sát lãnh hải nước khác, đúng là Trung Quốc đang “tự tay vả vào miệng mình”.

Theo nhận định của nhiều chuyên gia quân sự trong khu vực Đông Nam Á thì Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì làm căng (thực chất là đối đầu trên biển Đông), bởi nếu không có sự can thiệp tích cực từ những cường quốc khác thì càng kéo dài tình trạng hiện nay, càng có lợi cho Trung Quốc.

Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines, Edwin Lacierda cho biết: Bắc Kinh đang “nỗ lực” làm tình hình xấu đi, nếu sự việc vẫn tiếp diễn như vậy, rõ ràng họ đang nắm lợi thế, một ngày chúng ta bị mất quyền kiểm soát lãnh hải đất nước là một ngày nguồn tài nguyên của Philippines bị người khác cướp mất...

Mỹ sẽ không đứng ngoài cuộc

Đó gần như là lời khẳng định chắc chắn của Washington trước việc Trung Quốc đang ngày một bành trướng thế lực của mình đè nén các quốc gia nhỏ hơn trên biển Đông.

Với đòn cảnh cáo đến từ tầu ngầm hạt nhân tấn công USS North Carolina đã áp sát khu vực tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc.

Tiếp sau sự kiện này, Lầu Năm góc khẳng định họ sẽ cử thêm nhiều tầu chiến hiện đại khác xuất hiện tại vùng biển “nóng” này.

Thực hiện theo đúng tuyên bố của mình, mới đây hải quân Mỹ đã quyết định điều động ba chiến hạm USS Vandegrift FFG-48, USS Germantown LSD-42 và USCG Waesche sẽ cùng 831 quân nhân tới quốc đảo Đông Nam Á, Indonesia.

http://nghiadx.blogspot.com
Trước sự bành trướng của Trung Quốc, Mỹ đã quyết định can thiệp sâu hơn vào tình hình biển Đông

Mặc dù, không trực tiếp xuất hiện trên biển Đông, nhưng rõ ràng việc tầu chiến hiện đại của Mỹ xuất hiện tại khu vực giáp ranh với biển Đông cũng khiến Trung Quốc phải “dè chừng”.

Quyết định này của Washington được đưa ra ngay sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố họ đang “bí mật” triển khai một cuộc tập trận “tổng lực” trên biển Đông.

Với động thái này rõ ràng khẳng định một điều rằng Mỹ sẽ không bỏ rơi Asean trong việc đòi lại quyền lợi của mình trên biển Đông đã bị Trung Quốc “ăn cướp” trắng trợn.

“Chúng tôi tới đây để thực hiện một cuộc tập trận chung với hải quân Indonesia theo bản cam kết thường niên, sẽ không hề có một quốc gia nào bị hướng mũi nhọn trong sự việc này...đại diện Hạm đội 7 cho biết.

Có thể nói việc các tàu chiến của Mỹ thời gian qua xuất hiện Philippines, sắp hiện diện tại Indonesia và sẽ có mặt ở Singapore trong năm sau. Động thái này nằm trong chiến lược quân sự mới của Mỹ, với trọng tâm chuyển dịch dần sang khu vực châu Á - Thái Bình dương và Trung Quốc sẽ không còn “tự tung, tự tác” như hiện nay...

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

>> Tàu ngầm Virginia Mỹ bí mật ra vào Biển Đông

Chuyên gia “sát thủ dưới nước” - tàu ngầm hạt nhân Virginia nổi trội về tính tàng hình, khả năng nhìn đêm, dò hồng ngoại, nhận biết chiến trường…

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công North Carolina SSN777 lớp Virginia của Hải quân Mỹ, thả neo tại vịnh Subic của Philippines.

Ngày 15/5, Quân đội Philippines tiết lộ, tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ mang tên “North Carolina” gần đây đã neo đậu tại vịnh Subic ở phía bắc Philippines để bổ sung vật tư, dự kiến ngày hôm nay (19/5) sẽ rời đi.(xem ảnh)

Người phát ngôn Hải quân Philippines nhấn mạnh, chiếc tàu ngầm hạt nhân này của quân Mỹ thả neo tại vịnh Subic không có liên quan gì tới tranh chấp bãi cạn Scarborough giữa Trung Quốc và Philippines.

>> Hải quân Trung Quốc có thực sự đáng lo ngại?
>> Trung Quốc tung thế cờ hiểm ở Biển Đông

Tuy nhiên, tàu ngầm hạt nhân Mỹ nổi lên khỏi mặt nước vào thời điểm và địa điểm nhạy cảm này đã gây không ít sự phỏng đoán cho dư luận, vì vậy tàu ngầm hạt nhân Virginia đã được quan tâm rộng rãi.

Tàu ngầm Virginia – một loại vũ khí tác chiến đa chức năng

Theo tư liệu của trang mạng “Công nghệ Hải quân” Anh, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia của Mỹ dài 114,91 m, rộng 10,36 m, mớn nước 10,1 m, tốc độ lặn 28 hải lý/giờ, lượng choán nước khi lặn là 7.800 tấn, lặn có thể đạt độ sâu tới 243 m, có thể trang bị ngư lôi hạng nặng, tên lửa chống hạm và tên lửa hành trình, toàn bộ con tàu do gần 130 binh sĩ hải quân điều khiển.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân North Carolina SSN777.

Báo giới Mỹ nói rằng tàu ngầm lớp Virginia không cần bổ sung nhiên liệu trong thời gian hoạt động hoàn toàn không phải là thổi phồng, bởi vì lò phản ứng của tàu ngầm này chỉ một lần nạp nhiên liệu là có thể sử dụng tới 33 năm, không chỉ có thể kéo dài thời gian hoạt động, mà còn có thể giảm mạnh giá thành.

Theo kế hoạch, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, sẽ từng bước thay thế tàu ngầm hạt nhân lớp Los Angeles đã phục vụ trong nhiều năm.

Mũi tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia có thiết kế ống phóng ngư lôi đường kính 533 mm, dùng để phóng 28 quả ngư lôi MK-48 và tên lửa chống hạm Harpoon.

Một điểm nhấn khác trong thiết kế của loại tàu ngầm này là đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng tấn công đối đất, mũi tàu này trang bị thêm 12 ống phóng thẳng đứng tên lửa hành trình Tomahawk, điều này không những đã giúp cho tên lửa Tomahawk tránh chiếm mất không gian của khoang ngư lôi, đồng thời còn giảm thời gian chuẩn bị phóng.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, trên tàu còn có thể mang theo “hệ thống vận tải Seal tiên tiến” (một loại tàu ngầm cỡ nhỏ/mi ni), trong thân tàu còn có phần khoang có nhiệm vụ đặc biệt độc lập, có thể giúp cho 9 lính đột kích Seal từ trong tàu ngầm hạt nhân trực tiếp vào tàu ngầm cỡ nhỏ, từ khoảng cách khá xa, tiến hành thâm nhập từ dưới biển vào bờ biển của đối phương. Do đó có thể thấy, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia là một loại tàu ngầm đa chức năng kiêm nhiệm vụ tác chiến biển xa và biển gần.

Hoàn Cầu báo: “Cá mập hạt nhân” ở cửa nhà người khác

Trong Quân đội Mỹ từng có người đề nghị, trên nền tảng của tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia tốp thứ tư, lắp thêm khoang để chứa tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm Trident D5, để nó trở thành tàu ngầm hạt nhân chiến lược thế hệ tiếp theo.

Nhưng sau khi chính quyền Mỹ tiến hành nghiên cứu đề nghị này, do nguyên nhân về thiết kế cơ bản của tàu ngầm và chi phí thiết kế tên lửa, phương án này thiếu tính khả thi.

Điều này có nghĩa là, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia đã mất đi cơ hội gia nhập lực lượng răn đe hạt nhân chiến lược, sau này chỉ có thể chuyên làm “sát thủ dưới nước”.

http://nghiadx.blogspot.com
Chuyên gia "sát thủ dưới nước" - tàu ngầm lớp Virginia.

Tính năng tác chiến tổng thể của tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia mặc dù kém hơn một chút so với tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Sea Wolf, nhưng nó được trang bị hệ thống bơm đẩy độc đáo, hiệu quả hoạt động êm rất lớn, tính tàng hình nổi trội.

Ngoài ra, tàu ngầm lớp Virginia cũng đã bỏ đi kính tiềm vọng truyền thống, thiết bị quang học cỡ lớn được trang bị cho nó có khả năng nhìn đêm và dò hồng ngoại, khả năng nhận biết chiến trường rất mạnh.

Những ưu thế này đã quyết định tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia có khả năng “kiêm nhiệm” nhiệm vụ của tàu ngầm thông thường, góp sức vào tác chiến biển gần.

http://nghiadx.blogspot.com

Có phân tích cho rằng, tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia được trang bị tên lửa hành trình tấn công đối đất tiên tiến, không khác gì con “cá mập hạt nhân” bí mật ra vào cửa nhà của nước khác, sẽ trở thành một trong những lực lượng răn đe tuyến một có tính bí mật nhất, khả năng sát thương nhất của Hải quân Mỹ.

Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2012

>> Phương Tây sẽ "đứng ngoài" biển Đông

Học giả Pháp bàn luận về vai trò của sức mạnh hải quân ở Biển Đông.


Giáo sư lịch sử quan hệ quốc tế Đại học Paris I Robert Frank và Phó giáo sư Đại học tổng hợp Lille III Jean de Préneuf trả lời các câu hỏi của tờ Le Monde.

>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 2)

Le Monde: Hiện tại, ở châu Á đang phát sinh các nguồn căng thẳng ngày càng mới giữa các cường quốc biển. Tình hình có thể căng thẳng lên không?

Jean de Préneuf: Quan hệ của Trung Quốc với các nước lân bang đang gây ra sự lo ngại nhất định: Bắc Kinh đang tiến hành hiện đại hóa quy mô lớn hạm đội của mình để củng có vị thế đứng đầu trong khu vực. Còn các nước láng giềng của họ thì không muốn khoanh tay đứng nhìn, dù điều đó có liên hệ đến hạm đội tàu ngầm hay hạm đội mặt nước. Tất cả những chuyện này giống như cuộc chạy đua vũ trang trên biển ở châu Âu trước năm 1914. Không được quên rằng, những nhục nhã trên biển mà Trung Quốc đã phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh đầu tiên với Nhật Bản năm 1894-1895 đến nay họ vẫn chưa quên.

Trong cuộc chạy đua thế giới tranh giành tài nguyên thiên nhiên, miếng bánh đại dương hôm nay phải được giành cho cả các quốc gia đang phát triển chủ chốt. Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Hàn Quốc – tất cả họ đều đang xây dựng cho mình hạm đội hiện đại và đông đúc. Sau khi kết thúc chiến tranh lạnh, người ta từng nghĩ rằng, các cuộc xung đột lớn trên biển đã đi vào quá khứ, tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn điều gì giống như vậy. 20 năm nay, hải quân Ấn Độ và Trung Quốc tranh giành quyền kiểm soát các tuyến đường đến Cận Đông.

Robert Frank: Ngày nay chúng ta đang thấy có sự gia tăng số lượng các đấu thủ, điều gợi nhớ đến cuộc chạy đua vũ trang giữa Đức và Anh vào cuối thế kỷ XIX. Hiện tại, giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang tồn tại sự bất đối xứng nhất định. Ấn Độ vẫn chưa thể tự giải thoát khỏi những ký ức thất bại trước Trung Quốc vào năm 1962. Vấn đề Biển Đông hoàn toàn có thể là một trường hợp điển hình. Bắc Kinh chắc chắn toan tính tiến xa hết mức chừng nào có thể mà không gây ra chiến tranh. Mặc dù, dĩ nhiên là điều đó tiềm ẩn đầy những sự cố nguy hiểm. Trong trường hợp leo thang căng thẳng, phương Tây đơn giản là không thể khoanh tay đứng nhìn. Các nước lớn dễ dàng hơn trong việc thỏa thuận với nhau về một giải pháp.

Nguy hiểm xuất phát từ cuộc chạy đua vũ trang giữa các nước nhỏ, các nước trung bình, cũng như giữa các nước nhỏ, trung bình và lớn. Những tình huống khó tiên liệu - đó là sự tính toán sai mà Tổng thống Argentina Galtieri mắc phải đối với Thatcher năm 1982, Saddam Hussein đối với George Bush năm 1990 và Gruzia đối với nước Nga của Putin năm 2008. Ngoài ra, ngày nay đang nảy sinh những vấn đề mới liên quan đến sự xuất hiện trên biển của các đấu thủ phi nhà nước như các tổ chức phi chính phủ. Chúng ta nhìn thấy điều đó ở trường hợp đấu tranh chống ngành săn bắt cá voi và những sự cố mới đây giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Israel.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Sức mạnh hải quân vẫn là lập luận tốt để răn đe chiến tranh và bảo vệ lợi ích quốc gia

- Các cuộc hải chiến truyền thống bây giờ ít có khả năng xảy ra?

Jean de Préneuf: Kể từ thời điểm kết thúc hai cuộc thế chiến, không còn xảy ra một trận chiến trên biển quy mô lớn nào nữa. Tuy nhiên, chiến tranh lạnh đã dẫn tới sự xuất hiện đối đầu toàn cầu trên biển, vốn là sự tiếp diễn của logic các trận chiến ở Đại Tây Dương và các chiến dịch đổ bộ lớn.

Vì thế, năm 1945 không hề đặt dấu chấm hết cho các cuộc chiến tranh có sử dụng hải quân. Danh sách có được khá dài: Triều Tiên từ năm 1950-1953, kênh đào Suez năm 1956, Việt Nam từ năm 1965-1973, Falklands (Malvinas) năm 1982, Kosovo năm 1999 và cho đến tận Libya năm 2011. Thậm chí trong các cuộc xung đột cơ bản khai diễn trên không và mặt đất thì luôn có chỗ cho hạm đội: điều đó đã xảy ra trong các cuộc xung đột Ấn Độ-Pakistan năm 1965 và 1971, trong cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1990-1991, ở Afghanistan từ năm 2001, ở Li-băng năm 2006.

Điều đó cũng liên quan cả đến các tình huống khủng hoảng. Ví dụ, trong chiến dịch Praying Mantis ngày 14/4/1988 toàn bộ một hạm đội Iran đã bị tiêu diệt để đáp lại việc Tehran phong tỏa vịnh Persique. Nó đã cho thấy rằng, biển vấn là không gian xung đột với sự tham gia của các nước thứ ba kể cả khi nó họ không phải là các bên tham chiến trực tiếp. Ngoài ra, toàn bộ cuộc chiến tranh Iran-Iraq từ năm 1980-1988 nhắc nhở chúng ta rằng, các cường quốc hạng hai có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho các hạm đội lớn bằng các phương tiện phi đối xứng, trong số đó trước hết là thủy lôi.

Robert Frank: Ở Cận đông, vấn đề eo biển Hormuz liên quan không chỉ đến triển vọng một trận hải chiến lớn bởi để làm việc đó lực lượng của các hạm đội cần phải gần tương đương nhau. Tuy nhiên, quyền kiểm soát đối với huyết mạch sống còn này cũng đang được giải quyết cả trên biển bởi vì Iran đã rút ra các bài học của những năm 1980 và đã hiện đại hóa không chỉ hạm đội của họ mà cả vũ khí chống hạm triển khai trên bộ.

Ở Tây Phi, hạm đội đóng vai trò trung tâm trong đấu tranh chống cướp biển, tuy nhiên trong trường hợp này, chúng ta lại không thể nói đến các trận hải chiến quy mô lớn. Liên quan đến Thái Bình Dương và Đông Á, mặc dù Trung Quốc đã tăng cường sức mạnh quân sự, cần tính đến việc họ còn có những lá bài khác để khẳng định vị thế đứng đầu trong khu vực. Nếu như nói về triển vọng gia tăng căng thẳng, nguy cơ chủ yếu xuất phát từ quan hệ của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng nhỏ. Trong vấn đề quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa, không thể loại trừ kịch bản đó.

Jean de Préneuf: Việc triển khai tàu chiến hiện nay xung quanh vịnh Persique khiến người ta nhớ lại các cuộc điều động binh lực của Mỹ năm 1988, tháng 1/1980 trong cuộc khủng hoảng con tin hay năm 1971 trong cuộc chiến Ấn Độ-Pakistan. Từ góc độ chính thị, có thể nói đến “ngoại giao 80.000 tấn” mà tàu sân bay Mỹ đại diện. Pháp cũng đã hành động tương tự trong chiến dịch Prométhée năm 1988 trong cuộc chiến Iran-Iraq. Việc phái một cụm tàu sân bay là yếu tố quyết định để bảo đảm an ninh cho vận chuyển dầu mỏ, lẫn để gây áp lực với Tehran trong đàm phán về các vấn đề người tị nạn và chương trình hạt nhân.

Robert Frank: Lịch sử đã biết đến những trường hợp, khi mà hạm đội của một nước đang phát triển đã chiến thắng một cường quốc hải quân: năm 1905, hạm đội Nhật Bản (gồm chủ yếu là các tàu chiến Anh) đã đánh tan lực lượng hải quân của đế quốc Nga trong trận hải chiến Đối Mã (Tsushima). Tình hình hiện nay khác với thế kỷ XIX ở chỗ các đấu thủ mới có vũ khí hạt nhân: trong cuộc đối kháng giữa họ, sự kiềm chế có thể có tác dụng. Ví dụ, trước năm 1914, cuộc chạy đua vũ trang giữa các cường quốc châu Âu mang tính kiềm chế và không hoàn toàn hướng đến chiến tranh. Tuy nhiên, các đế quốc ốm yếu Nga và Áo-Hung đã có thể chấp nhận rủi ro chiến tranh bởi vì họ định bằng cách đó giải quyết các vấn đề nội bộ. Các cường quốc mới trong kỷ nguyên không hạt nhân không thể cho phép mình sự xa xỉ đó.

Ngày nay, hạm đội có thể là công cụ kiềm chế hiệu quả và đồng thời không phải là nguyên nhân làm tình hình thêm căng thẳng. Ngoài ra, ngày nay, ở mức độ lớn hơn nhiều so với hôm qua, nó là công cụ kiến tạo hòa bình và phương tiện ngăn ngừa xung đột. Toàn cầu hóa dẫn đến sự gia tăng tầm quan trọng của hạm đội. Vai trò của nó là bảo đảm an ninh trên các tuyến giao thông và bằng sự hiện diện của mình ngăn chặn những điều khó chịu có thể xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, đây còn là công cụ phô trương sức mạnh, có thể làm chức năng kiểm chế. Khi một tàu sân bay xuất hiện gần bờ biển, người ta buộc phải tính toán đến điều đó.

- Vấn đề chủ quền ngày nay đang đặt ra với sự gay gắt mới: tất cả những điều này liệu có dẫn tới một cuộc đấu tranh điên rồ để giành giật đại dương và phân chia các vùng biển không?

Jean de Préneuf: Vấn đề chủ quyền liên quan trước hết đến các tài nguyên biển. Cần nhớ rằng, năm 1904, vấn đề hóc búa nhất trong đàm phán giữa Pháp và Anh là Newfoundland và cụ thể là quyền đánh bắt cá. Ngày nay, sự gia tăng căng thẳng ở quần đào Falklands (Malvinas), nơi mới đây phát hiện ra tài nguyên dầu lửa, đang diễn ra đúng theo sơ đồ từng xảy ra giai đoạn từ 1976-1982.

Trước đó, mỗi bên đều đã tìm cách giành ưu thế trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mình đã được xác định theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982. Ngày nay, tầm nhìn toàn cầu bắt đầu thắng thế. Việc phân chia lãnh thổ trên không gian biển ngày càng dịch chuyển theo hướng quy mô đại dương.

Tình hình ở Đông Nam Á và Biển Đông tất yếu liên quan đến việc phân chia tài nguyên biển. Ngoài ra, băng hà tan chảy ở Bắc Cực cũng đang dẫn đến sự gia tăng căng thẳng khu vực. Đó là chuyện làm sao giành lấy quyền kiểm soát tuyến đường biển mà trong tương lai có thể trở thành một trong những tuyến giao thương then chốt và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong khu vực.

- Một số nước chắc chắn dựa vào máy bay và tên lửa chứ không phải hạm đội. Cần có các phương tiện nào để duy trì sức mạnh quân sự?
Jean de Préneuf: Cán cân giữa hải quân và không quân luôn luân phiên thay đổi tùy thuộc vào mốt và những khunh hướng ưa thích kỹ thuật nào đó, hơn nữa nhiều khi là hy sinh yếu tố hiệu quả. Những dao động này là sự phản ánh sự cạnh tranh giữa các quân chủng trong việc bảo đảm an ninh ở cự ly xa và với chi phí nhỏ nhất. Chẳng hạn, vào cuối thế kỷ XIX, ở Anh người ta tin rằng, hạm đội là câu trả lời cho mọi vấn đề.

Trong giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến, Anh lại ưu tiên không quân, lực lượng mà người ta cho là sẽ ngăn ngừa sự tái xuất hiện mối đe dọa trên lục địa và bảo đảm trật tự trong đế quốc.

Ngày nay, người ta thường cho rằng, hạm đội hải quân toàn cầu là rất tốn kém. Tuy nhiên, điều chủ yếu là tìm ra điểm giữa tối ưu giữa hai thái cực. Vấn đề là ở chỗ, đóng vai trò lớn ở đây không chỉ là khả năng phô diễn sức mạnh của mình ở tầm xa, mà còn thực hiện chính sách hiện diện vốn giúp giải quyết mềm các cuộc xung đột.

Cần lưu ý rằng, ngày nay, khả năng quân sự của Bắc Kinh được cân đối rất tốt, trong khi trước đó hạm đội của họ về mặt cơ cấu là bộ phận yếu nhất quân đội, bởi vì nguồn gốc các mối đe dọa trước hết là ở trên bộ. Điều đó cũng đúng với cả Ấn Độ. Về khả năng chiến lược, cả hai nước đều chọn xây dựng quân đội đa dạng hóa mà trong cơ cấu của nó có cả các tàu ngầm.

Robert Frank: Ở châu Âu, hạm đội tương ứng với địa vị thứ bậc của các cường quốc. Chẳng hạn, nước Đức là cường quốc hạng trung, mặc dù trong EU, họ vẫn mạnh hơn Pháp và Anh. Trong khi đó, khác với Đức, cả hai quốc gia Pháp và Anh lại là cường quốc “thế giới” và các hạm đội của họ hậu thuẫn cho trậ tự đó. Tuy nhiên, các hạm đội ở châu Âu đang đi đến giới hạn của mình. Hiện tại, các xu hướng chính là thiết lập các hiệp định đối tác và chia xẻ chủ quyền.

Jean de Préneuf: Vấn đề tiền bạc cũng có liên quan đến tương lai. Một số chỉ muốn hạn chế ở mức sở hữu vũ khí hạt nhân. Số khác lại đề xuất dựa tất vào không quân dựa trên ưu thế công nghệ của mình. Những giải pháp như thế sẽ cho phép bảo vệ chủ quyền ở tầm xa và với chi phí ít hơn. Tuy nhiên, các nước đang phát triển mạnh nhất và các quốc gia phương Tây lớn nhất không ủng hộ tính toán đó. Họ đang cố cân bằng các kho quân bị của mình cùng lúc từ hai quan điểm: tìm ra sự cân bằng giữa các lực lượng vũ trụ, không quân, lục quân và hải quân, cũng như cố xây dựng hạm đội cân đối gồm tàu chiến mặt nước, tàu ngầm và máy bay.

- Vấn đề này được giải quyết ra sao ở Pháp?

Jean de Préneuf: Vào cái ngày Pháp từ bỏ các kế hoạch đại dương toàn cầu của mình, cũng là khi Pháp ký nhận là nước này đồng ý với vai trò cường quốc hạng hai, không có khả năng bảo vệ lợi ích của mình trên thế giới khi cần. Vì lý do đó, thậm chí sau những thất bại năm 1871 và 1945, Pháp cũng đã không cắt giảm quá 30% chi phí cho hạm đội. Hơn nữa, sự cắt giảm đó luôn chỉ là hiện tượng tạm thời, kéo dài không quá 5-6 năm.

Không nên quên rằng, sự phổ biến vũ khí trang bị hiện đại là một hiện tượng có từ lâu mà việc xem nhẹ nó đã nhiều lần buộc các nước phương Tây trả giá đắt, hơn nữa tất cả đã bắt đầu từ thế kỷ XIX. Năm 1885, trong chiến tranh Pháp-Thanh, các tàu Pháp được đóng trong hoàn cảnh tiết kiệm dành cho các chiến dịch xa xôi ở các thuộc địa đã thua kém về uy lực và tốc độ so với các tàu tuần dương của nhà Thanh do Đức đóng mà theo kế hoạch của bộ chỉ huy Pháp đó lại là mục tiêu mà các tàu Pháp phải truy kích!

Nguồn: L'Occident serait concerné en cas d'escalade militaire en mer de Chine du Sud / Nathalie Guibert // Le Monde, 26.4.12; Inosmi, MP, 30.04.12.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

>> Chiến thuật giữ Biển Đông của Việt Nam


Thời gian qua, việc Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng đã làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà phân tích.


Robert Karniol, một cây bút có uy tín về các đề tài quân sự Á châu, vừa có bài nhìn nhận 'Việt Nam đang chuẩn bị để bảo vệ tốt hơn đòi hỏi chủ quyền của mình trên Biển Đông'.

Nhà phân tích hiện ở Singapore cho rằng Việt Nam đang học kinh nghiệm của chính nước láng giềng Trung Quốc trong chiến lược quân sự đối với Đài Loan.

Theo nhận định của giới quan sát, cán cân quân sự qua eo biển nay đang nghiêng dần về phía Trung Quốc, và qua đó Bắc Kinh thúc đẩy các quyền lợi an ninh rộng lớn hơn là chỉ để đối phó với Đài Loan.




http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Việt Nam đang tăng cường khả năng phòng thủ
Nói thẳng ra, thì tham vọng chiến lược của Trung Quốc là có đủ năng lực quân sự để đương đầu với bất cứ thách thức nào từ phía Hoa Kỳ.

Để làm việc này, bên cạnh quá trình hiện đại hóa quân đội và tăng cường khả năng hạt nhân, Trung Quốc phát triển một chiến thuật riêng để đối trọng với Hoa Kỳ. Chiến thuật này có tên là 'sát thủ giản' và đã được nhiều nhà phân tích phương Tây chú ý tìm hiểu.

'Sát thủ giản' có thể diễn giải một cách đơn giản là thay vì tăng cường chạy đua vũ trang, Bắc Kinh tìm cách giảm thiểu công dụng và hiệu quả của vũ khí Mỹ, thí dụ qua việc phát triển các thiết bị chống vệ tinh.

Trong hải quân, Trung Quốc ứng dụng 'sát thủ giản' bằng phương thức chống tiếp cận mà giới quân sự gọi là anti-access/area denial (A2/AD). Đó là thiết lập các vùng trên biển đặc biệt nhằm mục tiêu chống lại các cuộc tấn công của đối thủ. Với cách thức này, Trung Quốc có thể đối phó ngay trong trường hợp hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ được huy động tham gia xung đột nhằm bảo vệ Đài Loan. Giải phóng quân Trung Quốc đang nghiên cứu chế tạo hỏa tiễn đạn đạo chống tàu chiến DF-21D với tầm che phủ trên 1.500 km. Có loại tên lửa này trong tay, Trung Quốc có thể kìm chân bất cứ hoạt động hải quân nào của Hoa Kỳ hay một quốc gia nào khác trong khu vực.

'Dĩ độc trị độc'

Bên cạnh hỏa tiễn tầm xa, Trung Quốc cũng đang tập trung phát triển hệ thống phòng không nhằm phát hiện và tiêu diệt các loại chiến đấu cơ của địch. Tiếp đó là đội ngũ tàu ngầm đang ngày càng được đầu tư để đối phó với các đe dọa trên mặt biển.

Giới chuyên gia được dẫn lời nhận định các nỗ lực nói trên đang giúp Trung Quốc tạo dựng các 'khu vực chống tiếp cận' càng ngày càng rộng, khiến quân đội Hoa Kỳ hoạt động càng lúc càng khó khăn.

"Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội."
 Phân tích gia Robert Karniol


Theo ông Robert Karniol, Việt Nam đã phát hiện và ứng dụng chiến thuật của Trung Quốc. "Giống như Trung Quốc, Việt Nam đối diện nan đề phải tìm cách đối phó một đối thủ tiềm tàng có sức mạnh quân sự vượt trội."

Nhà phân tích này cho rằng việc Hà Nội mua các chiến đấu cơ đa năng Su-30MK và chiến hạm lớp Gepard của Nga chính là để tăng khả năng chống tiếp cận (A2/AD) với chủ trương không chạy theo số lượng mà chú ý tính năng.

Loại chiến đấu cơ Su-30MK đời mới mà Việt Nam mua có gắn hỏa tiễn chống tàu chiến Kh-59MK với tầm bắn 115 km, trong khi chiến hạm Gepard có kèm tên lửa chống tàu chiến Kh-35E với tầm xa 130 km và có thể tấn công tàu trọng tải lớn tới 5.000 tấn.

Hà Nội cũng đã ký hợp đồng mua sáu tàu ngầm hạng Kilo, được trang bị thêm hỏa tiễn 3M-54 Klub chống tàu trên mặt biển với tầm bắn 300 km.

Song song, Việt Nam cũng mua thêm một số hệ thống phòng thủ bờ biển của Israel, với tầm che phủ khoảng 150 km. Về phòng không thì có ba đài radar vi sóng hết sức tối tân Vera của Cộng hòa Czech. Được biết, Washington thoạt tiên chặn việc mua bán radar này, nhưng sau lại chấp thuận. Tất cả các sáng kiến trên, theo ông Karniol, là để bảo đảm Việt Nam không bị yếm thế trong trường hợp Trung Quốc muốn tìm cách độc chiếm Biển Đông.

Theo đúng chiến thuật A2/AD của Bắc Kinh, Hà Nội có thể cản trở các hành động phiêu lưu của Bắc Kinh một cách tinh vi hơn.

Phân tích gia quân sự từ Singapore cũng nhấn mạnh: chính các nhà hoạch định chính sách quân đội Việt Nam, với kinh nghiệm qua nhiều thập niên tác chiến, đã tự đưa ra được chiến thuật này.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

>> Biển Đông có thể giải quyết thành công như Vịnh Bắc Bộ



Trung tướng Ngô Xuân Lịch, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, cho biết Việt Nam và Trung Quốc đều mong muốn nâng quan hệ quốc phòng song phương lên tầm cao mới.

Nhân dịp kết thúc chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 14/9 của đoàn cán bộ Chính trị quân sự cấp cao Quân đội Nhân dân Việt Nam, Trung tướng Ngô Xuân Lịch cho biết chuyến thăm lần này nằm trong kế hoạch hoạt động đối ngoại quốc phòng năm 2011 mà Thường vụ Quân ủy Trung ương phê duyệt, đáp lại chuyến thăm Việt Nam năm 2010 của Thượng tướng Lý Kế Nại, Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, thực hiện Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục chính trị hai nước được ký kết năm 2007.

Theo Trung tướng Ngô Xuân Lịch chuyến thăm này nhằm đánh giá kết quả hợp tác quốc phòng-quân sự giữa hai nước trong thời gian qua, trong đó tập trung vào các lĩnh vực hợp tác giữa Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam với Tổng bộ Chính trị Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.

Trung tướng cho biết hai bên đã thảo luận về biện pháp mở rộng và đưa hợp tác quốc phòng-quân sự giữa hai nước ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả thực chất, góp phần xây dựng quốc phòng và quân đội ở mỗi nước, củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt.


http://nghiadx.blogspot.com

Trung tướng Ngô Xuân Lịch và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: QĐND


Trung tướng Ngô Xuân Lịch đánh giá chuyến thăm đã thành công tốt đẹp. Trong các cuộc hội đàm, các lãnh đạo Trung Quốc đều nhất trí với quan điểm của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân Việt Nam cần coi trọng và tăng cường hơn nữa quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác Việt-Trung.

Cả hai bên đều vui mừng nhận thấy trong quan hệ chung giữa hai nước, quan hệ hợp tác về quốc phòng và quân sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây góp phần xây dựng sự tin cậy về chính trị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên.

Việt Nam và Trung Quốc đều coi hợp tác quốc phòng và quân sự là một trong những trụ cột trong quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt Nam-Trung Quốc. Quân đội hai nước đã thể hiện vai trò gương mẫu trong thực hiện thỏa thuận cấp cao giữa hai nước và có nhiều hình thức hợp tác thiết thực, ngày càng đi vào chiều sâu.

Hai bên đều mong muốn mở rộng các lĩnh vực hợp tác về công tác đảng, công tác chính trị, thông tin, truyền thông, văn học, nghệ thuật… trong đó coi trọng giáo dục truyền thống đoàn kết, hữu nghị, hợp tác Việt-Trung cho cán bộ, chiến sỹ và nhân dân mỗi nước.

Về vấn đề tranh chấp trên biển Đông

Trung tướng Ngô Xuân Lịch cũng nói rõ xung quanh vấn đề tranh chấp biển Đông, hai bên có những nhận thức khác nhau, những vụ việc xảy ra vừa qua gây khó khăn tạm thời cho quan hệ hai nước, nhưng hai bên đã đạt được nhận thức chung quan trọng là không thể để vấn đề này cản trở phát triển quan hệ song phương tốt đẹp.

Vấn đề biên giới lãnh thổ nói chung là vấn đề phức tạp do lịch sử để lại, nhưng nếu hai bên có quyết tâm và thiện chí, kiên trì đàm phán, dựa trên luật pháp quốc tế, trên tình đồng chí thì hoàn toàn có thể giải quyết được.

Trung tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định hai bên đều tin tưởng tranh chấp trên biển Đông cũng có thể giải quyết thành công như biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ. Trước mắt, các bên đều cần giữ thái độ bình tĩnh, kiềm chế, không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực để làm căng thẳng tình hình. Những vấn đề liên quan đến hai bên, hai bên đàm phán giải quyết, những vấn đề liên quan đến nhiều bên thì các bên cùng bàn bạc giải quyết.

Trung tướng cho biết trong chuyến thăm, Việt Nam một lần nữa làm rõ quan điểm nhất quán về lập trường và thái độ của Đảng và Nhà nước Việt Nam về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, kiên trì giải quyết vấn đề tranh chấp biển Đông bằng biện pháp hòa bình, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC), tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và lợi ích của tất cả các bên liên quan, tuyệt đối không để xảy ra xung đột.

Trung tướng Ngô Xuân Lịch khẳng định phía Trung Quốc rất coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội Việt Nam, khẳng định hai quân đội có trách nhiệm thực hiện vai trò gương mẫu và nòng cốt để vun đắp tình đoàn kết hữu nghị hợp tác “vừa là đồng chí, vừa là anh em,” đưa quan hệ hợp tác đối tác chiến lược Việt Nam-Trung Quốc lên tầm cao mới.

Đối với vấn đề mở rộng hợp tác quốc phòng hai nước, Trung tướng Ngô Xuân Lịch cho biết quân đội hai nước cần tiếp tục tăng cường trao đổi chiến lược và giao lưu cấp cao, mở rộng giao lưu các cấp các ngành.

Đồng thời, hai nước cần tiếp tục hoàn thiện các cơ chế hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng-an ninh, như thiết lập đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng, trao đổi thông tin về các vấn đề chiến lược, trao đổi học thuật giữa các cơ quan nghiên cứu chính sách, diễn tập, cứu hộ cứu nạn, tuần tra chung; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các quân khu, hải quân, biên phòng, Bộ Chỉ huy quân sự và các địa phương giáp biên giới giữa hai nước, giao lưu sĩ quan trẻ…

Những hoạt động này cần được chuẩn bị tốt, triển khai chu đáo, coi trọng hiệu quả thực chất, góp phần đưa quan hệ giữa hai quân đội ngày càng đi vào chiều sâu.

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

>> Vũ khí vô địch của Việt Nam



"Việc một quốc gia láng giềng như Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa vũ khí thì chúng ta phải quan tâm, nghiên cứu và theo dõi sát sao"


Trung tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh trả lời phỏng vấn trước thềm cuộc đối thoại quốc phòng Việt Nam - Mỹ tại Washington cũng như sau các cuộc đối thoại về chiến lược an ninh - quốc phòng tương tự với hai cường quốc khác là Trung Quốc và Ấn Độ
Đối thoại củng cố lòng tin

* Phóng viên: Xin thứ trưởng cho biết nội dung cuộc đối thoại quốc phòng Việt Nam - Mỹ sẽ diễn ra ngày 19-9 tại Washington?

- Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh: Hai bên sẽ tập trung trao đổi chính sách quốc phòng của hai nước, đánh giá tình hình quốc tế, khu vực và bàn về hợp tác Việt Nam - Mỹ trên lĩnh vực quốc phòng. Hai bên cũng trao đổi hợp tác về khắc phục hậu quả chiến tranh, bao gồm rà phá bom mìn và tẩy độc, tìm kiếm quân nhân Mỹ và Việt Nam mất tích trong chiến tranh, đồng thời bàn đến hợp tác về cứu hộ, cứu nạn trên biển và trên đất liền. An ninh biển cũng là một chủ đề sẽ bàn tại cuộc đối thoại lần này.

* Cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng Việt Nam - Ấn Độ ngày 14-9 tại Hà Nội nhìn nhận thế nào về thách thức an ninh chung cũng như hợp tác để đối phó?

- Nhận thức chung lớn nhất giữa hai nước là cần duy trì môi trường hòa bình ổn định trong khu vực để phát triển kinh tế, đồng thời phải giải quyết mọi vấn đề vì hòa bình và bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam và Ấn Độ có chung quan điểm: Muốn như vậy phải xây dựng một đất nước độc lập, tự chủ và phải mạnh.

Đó là gốc rễ cơ bản cho việc giữ gìn hòa bình, xử lý được xung đột và vượt qua các thách thức. Thứ đến là phải đẩy mạnh hơn nữa hội nhập quốc tế với tất cả các nước và tìm cách giải quyết bất đồng với những nước đang tồn tại những khác biệt hay xung đột về lợi ích.
* Thưa thứ trưởng, cuộc đối thoại quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc trước đó (ngày 29-8) tại Bắc Kinh có mang lại nhận thức chung mới nào trong xử lý quan hệ hai nước, nhất là đối với các vấn đề trên biển Đông?

- Giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhận thức chung quan trọng, thể hiện qua các tuyên bố của các lãnh đạo cấp cao hai nước về quan hệ đối tác chiến lược toàn diện theo phương châm 16 chữ và 4 tốt, giải quyết bất đồng, xung đột bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Đối thoại của các nhà quân sự trên cơ sở nhận thức chung đó phải phân tích sự kiện đang diễn ra xem có phù hợp với nhận thức chung không. Trên cơ sở đó đưa ra những điểm tương đồng và những khác biệt và cách thức xử lý những khác biệt đó.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hải quân Việt Nam tuần tra trên biển bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Ảnh: TRỌNG THIẾT


Đối thoại quốc phòng không phải là cơ chế giải quyết các vấn đề như phân chia trên biển Đông như thế nào, mà chủ yếu bàn cách ứng xử trên biển trong lĩnh vực quốc phòng.

Trước hết là không sử dụng vũ lực và không đe dọa sử dụng vũ lực. Cam kết này phải cụ thể bằng các quy định như cách thức hoạt động của hải quân hai nước, cư xử với ngư dân... Hai bên thống nhất tăng cường giao lưu hải quân, tổ chức tuần tra, diễn tập chung, cứu hộ cứu nạn trên biển. Đó là các biện pháp nhằm giảm thiểu, đi đến triệt tiêu khả năng xung đột.
Không để xảy ra xung đột

* Vậy với nhận thức chung và đối thoại thẳng thắn, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ ổn định, lành mạnh hơn trong tương lai?

- Tôi tin rằng vấn đề biển Đông và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc sẽ phát triển tốt hơn, trước hết là vì lợi ích của hai nước. Rõ ràng, Trung Quốc có lợi ích khi quan hệ hòa hiếu với Việt Nam và các nước láng giềng. Ngược lại, nếu mối quan hệ đó xấu đi sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của Trung Quốc dù họ là nước lớn.

Nhận thức chung là cơ sở để hai nước giải quyết được những bất đồng, kể cả các vấn đề tích cực cũng như các khác biệt và xung đột. Về quốc phòng, chúng tôi khẳng định là phải làm mọi cách để không xảy ra xung đột, dù có vấn đề gì xảy ra cũng phải được xử lý bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của hai bên.
* Hai bên có bàn và đưa ra cơ chế phòng ngừa xung đột nhằm biến những cam kết không để tái diễn những vụ việc như thời gian vừa qua giữa Việt Nam và Trung Quốc thành hiện thực?

- Cơ chế phòng ngừa xung đột đã có và được nhắc lại nhiều lần. Đó chính là nhận thức chung. Nguyên tắc lớn đã có, hai nước phải kiên trì triển khai thực hiện. Cũng cần kiên trì xây dựng lòng tin giữa hai nước trên cơ sở lợi ích chung. Quan hệ hợp tác, hữu nghị mang lại lợi ích cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Công khai, minh bạch chính sách cũng như cách hành xử cũng là một cơ chế phòng ngừa xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là quá trình lâu dài, khó khăn. Kiên quyết không để mất một tấc đất, tấc biển nhưng bài toán không kém khó khăn là làm thế nào để giữ vững được môi trường hòa bình, ổn định, không để xảy ra xung đột. Chúng ta thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo song quyết không bao giờ nhượng bộ về chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

Tăng cường đối thoại quốc phòng

* Trung Quốc gần đây tăng cường hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là thử nghiệm tàu sân bay, máy bay tàng hình J-20. Xin thứ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này?

- Với một cường quốc biển và đang phát triển như Trung Quốc thì việc tăng cường vũ khí hiện đại là nhu cầu tất yếu và đương nhiên. Song việc một quốc gia láng giềng như Trung Quốc tăng cường hiện đại hóa vũ khí thì chúng ta phải quan tâm, nghiên cứu và theo dõi sát sao. Việt Nam hoan nghênh Trung Quốc sử dụng những vũ khí trang bị hiện đại để bảo vệ đất nước họ và bảo vệ an ninh hàng hải, chống cướp biển… nhằm xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.

Ngược lại, chúng ta sẽ không hoan nghênh nếu việc sử dụng các loại vũ khí đó có biểu hiện bất thường như được đưa ra khu vực tranh chấp, tăng ngân sách quốc phòng, tổ chức tập trận bất thường… Trong đối thoại, Việt Nam có đưa ra thảo luận và phía Trung Quốc khẳng định rằng việc hiện đại hóa vũ khí chỉ để tự vệ.
* Thưa thứ trưởng, có thông điệp gì mới khi Việt Nam liên tiếp có các cuộc đối thoại về chiến lược an ninh - quốc phòng với các cường quốc?

- Đại hội XI của Đảng xác định đường lối hội nhập quốc tế sâu rộng, tích cực và chủ động, trong đó có tăng cường đối ngoại quốc phòng. Trong tình hình hiện nay, quan hệ đối ngoại quốc phòng cần đẩy mạnh nhằm tạo ra sự tin cậy lẫn nhau với các nước có cùng mối quan tâm về lợi ích, trao đổi về các vấn đề chiến lược, trong đó có chiến lược quốc phòng.

Trong đối thoại quốc phòng, đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng quốc phòng là mức cao nhất, có tác dụng xây dựng lòng tin để thế giới và đối tác hiểu chính sách quốc phòng của Việt Nam, thấy rõ một nước Việt Nam hòa hiếu nhưng quyết tâm bảo vệ chủ quyền và độc lập tự chủ của Tổ quốc mình.

Cần làm cho các nước thấy rằng quan hệ với Việt Nam là mối quan hệ có lợi, với mục đích duy nhất là củng cố hòa bình và cùng phát triển. Đối thoại quốc phòng cũng giúp ta hiểu chính sách quốc phòng của các nước, có được mối quan hệ để bảo đảm không phương hại đến lợi ích đất nước ta trong lĩnh vực quốc phòng.

Mua tàu ngầm để bảo vệ chủ quyền

* Thứ trưởng sẽ giải thích ra sao nếu có ý kiến về việc chúng ta vừa đưa vào hoạt động các tàu hải quân hiện đại Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ hay công bố sẽ mua tàu ngầm, máy bay hiện đại để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ?

- Với gần 90 triệu dân, có vị trí địa - chính trị quan trọng như đất nước ta thì việc hiện đại hóa quân đội là đương nhiên và cần thiết. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh từng tuyên bố rõ là Việt Nam mua tàu ngầm chỉ để bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền của đất nước.

Hiếm có nước nào trên thế giới có chính sách quốc phòng như vậy, tàu ngầm chỉ hoạt động trong vùng biển thuộc chủ quyền của mình. Đây chỉ là quá trình hiện đại hóa quân đội để phù hợp với sự phát triển chung của đất nước.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung tướng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: TRƯỜNG SƠN


Việc chúng ta công khai thông báo việc mua tàu ngầm, tàu chiến đã tạo niềm tin rất tốt rằng Việt Nam là đất nước hòa hiếu, không đe dọa, gây chiến tranh.
Vũ khí vô địch của chúng ta là chiến lược quốc phòng toàn dân, chiến tranh nhân dân. Chúng ta cũng cần có sự ủng hộ của cộng đồng thế giới vì đó là sức mạnh thời đại.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

>> Tướng Việt Nam phân tích ý đồ thực sự của TQ tại Biển Đông



Có hay không việc Mỹ đưa tàu chiến tàng hình tới biển Đông “chọi” TQ, tướng VN nói về ý đồ thực sự của TQ ở biển Đông,…những thông tin tiếp tục được các báo đề cập tới trong ngày hôm nay.

Tướng Trung Quốc bác tin tàu sân bay sẽ hoạt động năm 2012

Theo thông tin được đăng tải trên Dân trí: Thiếu tướng Hải quân Trung Quốc Zhang Zhao zhong hôm qua đã bác tin cho rằng tàu sân bay đầu tiên của nước này sẽ chính thức hoạt động năm 2012, không lâu sau khi báo chí Trung Quốc tuyên bố địa bàn hoạt động của con tàu sẽ là Biển Đông vào năm 2012.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Trung Quốc tại cảng Đại Liên sau chuyến đi thử đầu tiên.

Phát biểu trong buổi ký tặng cuốn sách mới của mình, Tướng Zhang nhận định rằng rất khó để đưa tàu sân bay đầu tiên của nước này vào hoạt động sớm.

“Cần phải có thời gian”, ông nói và lấy dẫn chứng là Pháp phải mất 7 năm mới đưa được tàu sân bay đầu tiên của mình vào hoạt động.

Trước đó, hôm 16/8, tức là gần như ngay sau khi đưa tàu sân bay đầu tiên trở lại cảng sau 5 ngày thử nghiệm đầu tiên trên Hoàng Hải, trang mạng People's Daily Online của Trung Quốc đã dẫn nguồn tin quân sự cấp cao ở Bắc Kinh tuyên bố chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được triển khai trong vùng biển Nam Hải (tên được Trung Quốc dùng để gọi Biển Đông).

Cũng theo People's Daily Online, tàu sân bay này sẽ góp phần tăng cường năng lực chiến đấu và răn đe của hải quân Trung Quốc. Một dấu hiệu cho thấy tầm mức quan trọng của chiếc tàu sân bay là nó được đặt dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Ủy ban Quân ủy Trung ương Trung Quốc, định chế lãnh đạo cao nhất của quân đội hiện do chính ông Hồ Cẩm Đào làm Chủ tịch.

Tuy nhiên, ông Zhang đã bác bỏ việc quân đội Trung Quốc có các kế hoạch như vậy và gọi đây chỉ là tin đồn.

Mỹ triển khai tàu chiến tàng hình tới biển Đông 'chọi' TQ?

Ngày hôm nay, trên hầu hết các trang báo như Đất Việt, Dân trí, VTC News… đều đăng tải thông tin: Mỹ âm thầm triển khai tàu chiến tàng hình thế hệ mới tới biển Đông, một tuần sau khi Trung Quốc “khai trương” hàng không mẫu hạm.



http://nghiadx.blogspot.com
Theo Sunday Times, tàu của Mỹ được triển khai để kiểm soát các tuyến hàng hải giữa Sinngapore và Hong Kong là USS Independence.


Loại tàu này có thể tác chiến tại vùng nước nông và “hiện đại hơn bất cứ tàu Trung Quốc nào được biết đến”. Các chiến hạm tàng hình của Mỹ có thể “diệt tàu ngầm, phá mìn, trinh sát, do thám và đổ bộ”.

Theo báo Anh, kế hoạch này được Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates “âm thầm nêu ra” tháng trước (khi còn tại nhiệm) trong bối cảnh Trung Quốc khẳng định một cách cứng rắn chủ quyền của họ ở vùng biển tranh chấp.

Tuy hai bên Trung Quốc và Mỹ tiếp tục gặp gỡ ở cấp cao nhất để xây dựng niềm tin, giới quân sự hai bên không ngừng cảnh giác đề phòng lẫn nhau.

“TQ vạch chiến lược để khống chế biển Đông, chứ không phải dầu khí”

Đó là lời nhận định của Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Khoa học, Bộ Công An về hoạt động nghiên cứu biển Đông tại Việt Nam, được đăng tải trên Tuổi trẻ.

Theo thiếu tướng Lê Văn Cương: “Ý đồ của Trung Quốc ở biển Đông là gì? Ngay cả học giả Mỹ và châu Âu cũng có sự nhầm lẫn lớn về TQ. Có tới 80-90 % công trình nghiên cứu về biển Đông đều nói rằng TQ muốn chiếm biển Đông là vì dầu khí.

Đó là hoàn toàn sai lầm về tầm mức chiến lược. Quan điểm của tôi, xuất phát từ vị trí địa chính trị, địa chiến lược của biển Đông, TQ vạch chiến lược để khống chế biển Đông, chứ không phải vì dầu khí.
Nên nhớ dầu khí ở biển Đông trữ lượng không phải lớn, làm sao mà so được với vịnh Péc- xích và Trung Đông. Hơn nữa, khai thác cực kỳ khó khăn, lôi lên 1 thùng dầu đắt gấp 2 ở Trung Đông, Bắc Phi. Trong khi đó, bồn dầu ở sông Châu Giang, bán đảo Lôi Châu, biển Hoa Bắc, Hoa Đông, Hoàng Hải đều nhiều dầu, TQ vẫn còn để dự trữ, chứ chưa khai thác.

Đúng là TQ cần dầu, nhưng mục tiêu khống chế biển Đông mới là cao nhất. Khống chế được biển Đông là khống chế được Nhật Bản, Hàn Quốc và tác động trực tiếp tới quan hệ chiến lược giữa Mỹ- Nhật Bản- Hàn Quốc, gọng kìm đè nặng trên đầu TQ.

Đầu tiên, có những lý do lịch sử. Trong suốt thời kỳ cổ xưa, một số quốc gia châu Á chịu ảnh hưởng của Nho giáo, sẽ phải cống nạp cho các vương triều của Trung Quốc bao gồm Việt Nam, Triều Tiên và Nhật Bản bây giờ.

Những nước Đông Nam Á khác không chịu ảnh hưởng (gồm Philippines, Indonesia, Campuchia và Thái Lan ngày nay) cũng có ghi nhận phải cống phẩm cho Trung Quốc theo yêu cầu từ các vị vua của họ. Ngoài ra còn có những ràng buộc gần cận hơn khi một số quốc gia Đông Nam Á dưới sự đe doạ "xuất khẩu cách mạng" của Trung Quốc vào những năm 1950-1960, rồi sự kiện năm 1979.

Nhưng có lẽ nhân tố lớn nhất đang phá huỷ lòng tin lẫn nhau và làm xói mòn nỗ lực xây dựng các quan hệ đối tác là tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ. Trung Quốc có tranh chấp lãnh hải hoặc các đảo ở Biển Đông hay Hoa Đông với Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Nhật Bản.

Với nhiều quốc gia Đông và Đông Nam Á, tăng trưởng kinh tế, quân sự và ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc ở châu Á nhắc nhở họ về một chế độ triều cống trong lịch sử, về sự tồn tại của các chư hầu quanh Trung Quốc xưa từng thừa nhận ưu thế của Trung Quốc trong khu vực. Lo ngại về sự trở lại của một chế độ triều cống kiểu mới có lẽ vẫn là một rào cản tâm lý với một số quốc gia để khiến họ có thể tin tưởng vào chính sách láng giềng tốt của Bắc Kinh.

Quan hệ không tốt giữa Trung Quốc và láng giềng một phần còn là bởi những điều kiện nội tại của Trung Quốc, về quan niệm giá trị dân chủ giữa các nước trong khu vực. Dù Trung Quốc cam kết về một sự trỗi dậy hoà bình, dù từ lâu đã từ bỏ "xuất khẩu cách mạng", nhưng họ lại chưa làm rõ mục tiêu chiến lược của việc hiện đại hoá quân sự. Với nhiều nước láng giềng, một siêu cường như vậy mà thiếu tuyên bố rõ ràng là đáng lo ngại.

Lẽ tự nhiên với kích cỡ và dân số Trung Quốc cũng như ảnh hưởng văn hoá sâu rộng, sức mạnh kinh tế và quân sự thì những quốc gia châu Á tương đối nhỏ và yếu hơn sẽ hoài nghi và lo ngại về những gì "con rồng lớn" sẽ nắm giữ.

TQ cần làm gì để thực hiện “chính sách láng giềng tốt”?

Cũng theo Vietnamnet, để giải quyết việc này, ngoài những cam kết bằng lời nói, Trung Quốc phải có những nỗ lực thực tế để thể hiện hiện rằng, họ sẽ đóng góp vào lợi ích và ổn định khu vực khi cần thiết. Ví dụ, trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính hiện tại, Trung Quốc nên giữ vai trò dẫn dắt để cùng xây dựng một hệ thống tài chính khu vực mạnh mẽ nhằm ổn định thị trường tài chính khu vực.

Trung Quốc nên tôn trọng các cam kết gia tăng hoà bình bằng những biện pháp cụ thể để góp phần đảm bảo an ninh và hoà bình khu vực. Cũng như ở Trung Quốc, quan điểm dân tộc chủ nghĩa đang gia tăng khắp châu Á, thúc giục các chính phủ đưa ra các bước đi chính sách mạo hiểm và thách thức Trung Quốc. Không cần phải nói rằng, căng thẳng chính trị hiện tại của châu Á, chạy đua vũ trang, tranh chấp lâu dài không phải là chọn lựa lý tưởng cho khu vực. Vì mối quan hệ phức tạp giữa các quốc gia, Trung Quốc và những nước láng giềng cần dành thêm nhiều thời gian và nỗ lực để xây dựng các quan hệ đối tác đích thực.

Trung Quốc nên hành động như một người chơi có trách nhiệm luôn tuân thủ những nguyên tắc chung; họ nên có một chiến lược châu Á rõ ràng, thực thi và thực tế. Theo chính sách này, Bắc Kinh nên hoạt động như một cường quốc kinh tế ổn định, nó đòi hỏi Trung Quốc sáng tạo hơn trong các lĩnh vực tài chính quốc tế, và can đảm hơn trong sáng kiến cải tổ các hệ thống tài chính hiện hành.

Trung Quốc cũng nên góp phần đảm bảo an ninh khu vực với khả năng quân sự đang gia tăng của mình. Bắc Kinh nên rõ ràng hơn so với láng giềng trong việc sử dụng quân sự để duy trì ổn định khu vực thông qua chống hải tặc, khủng bố và tội phạm quốc tế khác ở Thái Bình Dương. Thay vì phô diễn sức mạnh quân sự trong tranh chấp lãnh thổ, Trung Quốc nên khuyến khích sự hội nhập chính trị, kinh tế và văn hoá ở Đông cũng như Đông Nam Á.

Sau tất cả, Trung Quốc nên định hình lại chiến lược châu Á của mình với mục tiêu hoạt động như một lực lượng ổn định, trong khi vẫn duy trì chiến lược để giữ sự cân bằng với ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này.

Trung Quốc phải thể hiện thiện chí và sự chân thành của mình bằng lời nói và hành động. Chỉ bằng cách này, thì sự trỗi dậy hoà bình của họ mới không đáng báo động và Trung Quốc mới được các láng giềng châu Á coi là một người bạn.

Chiến lược châu Á của Trung Quốc nên đi xa hơn việc chỉ là tìm kiếm những lợi ích kinh tế chung và bao gồm trách nhiệm góp phần duy trì ổn định tài chính, hàng hải và chính trị.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

>> "Trò chơi đố chữ" trên Biển Đông



Tuyên bố Hành xử ở Biển Đông, các bên đang chơi "trò đố chữ", các nước trong khu vực gia tăng sức mạnh quân sự bảo vệ chủ quyền...


Philippines tăng cường sức mạnh quân sự bảo vệ chủ quyền trên biển Đông

Theo thông tin từ các báo, ngày hôm qua (23/8), Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tuyên bố sẽ tăng cường sức mạnh quân sự nhằm bảo vệ chủ quyền của Manila trên biển Đông.

Ông Aquino tuyên bố tàu chiến lớp Hamilton, Gregorio del Pilar biểu trưng cho khả năng của Philippines mục tiêu canh phòng, bảo vệ và nếu cần thiết sẽ chiến đấu vì lợi ích quốc gia.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Aquino luôn cứng rắn với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông


Philippines gần đây liên tiếp lên tiếng về việc Trung Quốc trở nên cứng rắn hơn trong những tuyên bố chủ quyền trên biển. Trung Quốc từng có nhiều hành động gây hấn với ngư dân Philippines và Việt Nam ở biển Đông.

Khi căng thẳng leo thang, Philippines kêu gọi đồng minh lâu năm Mỹ giúp đỡ tăng cường quân sự bởi ông Aquino cho hay, Philippines không thể tự kiềm chế Trung Quốc. Mỹ hứa giúp Philippines nâng cấp quân đội nhưng không tiết lộ cụ thể lộ trình hỗ trợ quân sự.

Trong khi đó, giới truyền thông Trung Quốc trong tháng này cảnh báo Philppines có thể phải “trả giá đắt” nếu tiếp tục tăng cường quân sự trên biển Đông. Tuy nhiên, quân hệ song phương giữa hai bên vẫn tiếp tục được đẩy mạnh.

Đáng chú ý, Tổng thống Philippines đưa ra tuyên bố trên chỉ ít ngày trước chuyến thăm Trung Quốc, nước có nhiều hành động gây hấn nhằm độc chiếm biển Đông trong thời gian gần đây. Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Aquino sẽ diễn ra từ ngày 30/8-3/9. Dự kiến, vấn đề biển Đông sẽ là trọng tâm chương trình nghị sự của chuyến thăm này.

Petronas Malaysia đẩy mạnh khai thác khí đốt tại Biển Đông

Tập đoàn năng lượng quốc doanh Petronas của Malaysia ngày 23/8 cho biết sẽ tham gia một dự án trị giá 15 tỉ ringgit (5 tỉ USD) để khai thác các mỏ khí đốt nằm ở khu vực ngoài khơi phía Đông của nước này. Thông tin được đăng tải trên Petrotimes.

Trong một tuyên bố, Petronas nêu rõ với sự tham gia của các đối tác khác, dự án “Bể Bắc Malay” sẽ khai thác khí đốt từ 9 mỏ nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của Malaysia. Tập đoàn này cũng sẽ lắp đặt một đường ống dẫn dài 200 km nhằm vận chuyển khí đốt từ các mỏ trên tới Kerteh, thuộc bang Terengganu. Trong tuyên bố trên, Petronas không công bố tên các đối tác cùng tham gia dự án này.

Nhiều động thái tăng cường vũ trang trong khu vực

Theo thông tin đăng tải trên Thanh niên: Giữa lúc có nhiều quan ngại về sự phát triển quân sự của Trung Quốc, một số nước và vùng lãnh thổ đồng loạt tuyên bố tăng cường vũ trang.

Từ tàu chiến…

Ngày 23.8, Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố sẽ tăng cường phòng vệ khu vực mà Manila tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Phát biểu này được đưa ra trong buổi lễ đón tàu chiến lớn nhất từ trước đến nay của nước này tại vịnh Manila, theo AFP.

Ông Aquino nói tàu BRP Gregorio del Pilar sẽ được dùng để bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của Manila cũng như các hoạt động dầu khí của nước này ở biển Đông. Trước đó, Philippines cáo buộc hải quân Trung Quốc đe dọa ngư dân ở biển Đông, quấy nhiễu tàu thăm dò dầu khí cũng như cắm cột mốc ở một số đảo mà Manila tuyên bố chủ quyền, theo AFP. Ngoài ra, tờ Sunday Times ngày 22.8 dẫn lời một số quan chức giấu tên loan tin Mỹ cũng đang có kế hoạch triển khai các siêu tốc hạm tàng hình lớp Independence đến những khu vực tranh chấp trên biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Các lãnh đạo Philippines lên tàu Grogorio del Pilar ngày 23.8 - Ảnh: AFP


Bên cạnh đó, Ấn Độ, vốn đang lo ngại Trung Quốc phát triển hải quân xuống vùng Ấn Độ Dương, vừa tăng cường thêm tàu chiến cho Hạm đội phía đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tàng hình INS Satpura.


Theo báo The New Indian Express, hải quân Ấn Độ ngày 20.8 đưa vào biên chế tàu chiến tàng hình INS Satpura. Tàu này được trang bị nhiều hệ thống vũ khí, gồm có tên lửa đối không Barak, tên lửa hành trình Klub do Nga sản xuất, vũ khí chống tàu ngầm và 2 trực thăng.

...đến tên lửa, máy bay

Nhằm đối phó sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc, trong thời gian qua, Đài Loan cũng liên tục thông báo phát triển vũ khí mới. Ngày 22.8, nghị sĩ Lâm Hữu Phương cho hay đảo này dành ngân sách hơn 1 triệu USD nhằm phát triển một loại tên lửa tầm xa có thể đánh trả các căn cứ quân sự dọc bờ biển đông nam của đại lục. “Như vậy Đài Loan không cần phải đưa máy bay chiến đấu đến gần mục tiêu ở đại lục và tránh được nhiều thiệt hại”, AFP dẫn lời ông Lâm đánh giá. Trước đó, nghị sĩ này cũng cho hay Đài Loan đang nghiên cứu phát triển phiên bản mới của tên lửa siêu thanh Hùng Phong III, được cho là có khả năng tiêu diệt tàu sân bay.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu thanh Hùng Phong III


Nhật Bản cũng không ngồi yên trước những diễn biến phức tạp trong khu vực. Mới đây, Kyodo News đăng tấm ảnh chụp cảnh lắp ráp máy bay chiến đấu F-35 trong một nhà máy của hãng Lockheed Martin tại Fort Worth (Texas, Mỹ).


http://nghiadx.blogspot.com
Nhật xúc tiến mua máy bay chiến đấu F35


Hãng tin này dẫn lời một nhân vật cấp cao của Lockheed Martin cho biết giá bán một chiếc F-35 dành cho Nhật Bản vào khoảng 65 triệu USD. Một số nguồn tin khác cho biết Tokyo có thể nhận hàng vào năm 2016.

Trò đố chữ ở Biển Đông

“Trung Quốc tiếp tục trì hoãn những nỗ lực đa phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ. Các chính khách không tiếc lời ca ngợi và coi đó là bước đột phá ngoại giao, giới phân tích thì nhanh chóng khẳng định sự lạc quan. Nhưng trên thực tế, thoả thuận ký kết tháng trước giữa Trung Quốc và ASEAN xung quanh mối quan hệ Biển Đông lại chẳng thay đổi điều gì”.

Nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore Barry Wain, từng là biên tập của nhật báo Phố Wall châu Á bình luận về vấn đề biển Đông, Vietnamnet trích dịch.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngoại trưởng Mỹ và người đồng cấp Trung Quốc. Ảnh: Wall Street Journal


Gặp gỡ tại Bali, hai bên đã nhất trí về tám hướng dẫn thực thi Tuyên bố Hành xử của các bên ở Biển Đông thông qua năm 2002. Trong bản tuyên bố, họ cam kết giải quyết những bất đồng một cách hòa bình, nỗ lực tự kiềm chế, và không làm gì để "phức tạp hóa hay leo thang tranh chấp".

Thỏa thuận Bali có thể chỉ vì ASEAN đã từ bỏ khẳng định rằng, hướng dẫn phải được bàn thảo giữa 10 nước thành viên ở tư cách một nhóm trước khi thảo luận với Trung Quốc. Điều này về cơ bản là sự nhượng bộ vô nghĩa. Các thành viên ASEAN dù thế nào cũng tự thảo luận với nhau, thực tế là họ có bổn phận như vậy, và Trung Quốc biết điều đó. Toàn bộ thỏa thuận như một trò đố chữ làm xói mòn bất cứ tuyên bố nào cho rằng, nó là dấu hiệu của tiến triển thực sự.

ASEAN và Trung Quốc giờ đây đã trở lại gần nơi họ bắt đầu khi ký kết tuyên bố, mà bản thân tuyên bố ấy không mang lại sự thỏa mãn cho một bộ quy tắc hành xử thực sự. Bắc Kinh và các nước Đông Nam Á đã lãng phí 9 năm với một kết quả không có thực tế. Họ đã lao vào một trò chơi tuyên truyền chính trị - ngoại giao hơn là nỗ lực nghiêm túc để quản lý các khả năng xung đột tại Biển Đông.

Bước đi tạm thời

Ông Barry Wain tiếp tục phân tích, việc thúc đẩy tuyên bố chỉ là bước tạm thời đánh dấu sự tin tưởng chính trị ở mức cao hơn giữa họ và góp phần vào hòa bình, ổn định ở Biển Đông - nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và bốn nước Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc tự đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất, hầu như bao trùm toàn bộ vùng biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc tự đưa ra tuyên bố chủ quyền lớn nhất, hầu như bao trùm toàn bộ vùng biển.


Trong khi đó, Đông Nam Á lại đang tận hưởng những lợi ích từ việc Trung Quốc gia tăng thương mại và đầu tư thông qua một thỏa thuận tự do thương mại ký kết năm 2002.

Tuyên bố đã minh chứng là không có hiệu quả. Mặc dù không một bên tuyên bố chủ quyền nào vi phạm các điều khoản xâm chiếm đảo đá hoặc đảo san hô không có người ở, nhưng một số bên lại áp dụng những cách thức khác để củng cố tuyên bố chủ quyền của mình, và gây hấn nhất chính là Trung Quốc - với bản đồ 9 đoạn khẳng định chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông. Sau ít năm tương đối yên bình, căng thẳng trong khu vực lại gia tăng nguy hiểm trở lại.

Trong khi đó, sứ mệnh của Nhóm làm việc chung ASEAN - Trung Quốc trong việc thực thi tuyên bố lại bị đình trệ xung quanh phản ứng của Bắc Kinh về việc ASEAN thảo luận riêng rẽ trước khi gặp gỡ với Trung Quốc. Trung Quốc khăng khăng rằng, tranh chấp Biển Đông cần được giải quyết song phương giữa các bên tuyên bố chủ quyền, chứ không theo con đường đa phương. Và quan chức ASEAN thì không hề nghi ngờ về việc Trung Quốc sử dụng vấn đề này để biện minh cho việc không thực thi tuyên bố.

Vào tháng 7, khi Diễn đàn Khu vực ASEAN tới gần, tất cả các bên quyết định "chiến thuật xác định lại quan điểm và làm dịu căng thẳng khi thời gian tới gần". Và ít nhất Trung Quốc đã phải thừa nhận, dù rất khôn khéo. Họ cho phép "hồ sơ tóm tắt" cuộc gặp giữa các quan chức Trung Quốc và ASEAN bao gồm cả ghi chú rằng, ASEAN có ý định tiếp tục tham vấn giữa các thành viên.

Tránh can thiệp từ Mỹ

Theo ông Barry Wain, khi những hướng dẫn thực hiện tuyên bố hầu như không có tác dụng trong việc kiềm chế cách hành xử ngày một gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông thì sự kiềm chế đích thực với Trung Quốc là việc hiện diện của Hải quân Mỹ và cần phải có một mối quan hệ Mỹ - Trung ổn định.


http://nghiadx.blogspot.com
Sự kiềm chế đích thực với Trung Quốc là việc hiện diện của Hải quân Mỹ


Mỹ đã can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ ít nhất một lần. Năm ngoái, tại Diễn đàn khu vực ở Hà Nội, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố, Mỹ có "lợi ích quốc gia" trong tự do hàng hải ở Biển Đông. Nói về thỏa thuận năm 2002, bà nói: "Chúng tôi khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận về một bộ quy tắc ứng xử".

Bắc Kinh hầu như chắc chắn nhất trí các hướng dẫn vì họ muốn trấn an ASEAN sau khi các tàu Trung Quốc dính dáng tới một số sự cố ở Biển Đông, khiến cả Việt Nam và Philippines lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Có lẽ Trung Quốc không muốn các thành viên ASEAN khuyến khích người Mỹ can thiệp lần nữa.

Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì nói rằng, nước này sẽ bắt đầu một bộ quy tắc hành xử "ở thời gian thích hợp", nhưng quan chức Đông Nam Á vẫn hoài nghi điều đó. Họ đơn giản không tin là Bắc Kinh đã thay đổi. Thực tế là, họ cho rằng Trung Quốc lại tìm ra cái cơ khác để hoãn thực thi tuyên bố này.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang