Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

>> Hệ thống tên lửa Bastion-P



Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeyev (GRTS) đã chế tạo thành công tên lửa chiến lược hải quân Lainer có sức công phá vượt trội hơn tên lửa đạn đạo triển vọng bố trí trên tàu ngầm R-30 Bulava gấp 2 lần.Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động K300P Bastion-P được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km.

http://nghiadx.blogspot.com


Sơ đồ, cấu hình của một hệ thống tên lửa phòng thủ ven bờ Bastion-P

Cấu hình cơ bản của một tổ hợp K300P Bastion-P gồm: 4 xe chở bệ phóng tự hành K340P SPU, mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa, 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD,

4 xe chở đạn K342P TZM được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu.

Ngoài cấu hình cơ bản, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình tổ hợp với số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chở đạn tùy theo nhu cầu.

Bên cạnh cấu hình tổ hợp nêu trên, khách hàng có thể đặt mua thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như hệ thống ra-đa ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm ra-đa Oko băng sóng đề-xi-mét gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).


http://nghiadx.blogspot.com

Xe chở dàn phóng tên lửa

Ống phóng TPS dạng kín có chiều dài 8,90m, đường kính 0,71 m, có tổng trọng lượng cả đạn là 3.900 kg.

Đạn tên lửa hành trình siêu âm của hệ thôngK300P Bastion-P dùng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont có tổng chiều dài tính từ chóp mũi là 8,6 m, đường kính thân 0,67 m, với các cánh ổn hướng/điều hướng gấp gọn trong ống phóng và trọng lượng chờ phóng 3.000 kg.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa K310 kích hoạt buồng đốt thuốc phóng rắn để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn hướng/điều hướng, đồng thời các van điều hướng luồng phụt tại phần đáy đạn và hệ thống tạo luồng phụt tại chóp mũi đạn giúp đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa


Khi đạn tên lửa đã nằm đúng hướng phóng, phần chóp mũi che cửa thu khí động cơ phản lực tĩnh của đạn sẽ bị loại bỏ và đạn tiếp tục sử dụng buồng đốt thuốc phóng rắn để hành trình cho tới ngưỡng tốc độ đủ để vận hành động cơ phản lực tĩnh.

Khi tới ngưỡng tốc độ này, phần buồng đốt thuốc phóng rắn bố trí trong lòng buồng đốt phản lực tĩnh và hệ thống van điều hướng luồng phụt phía đáy đạn sẽ bị loại bỏ để nhường chỗ cho buồng đốt phản lực tĩnh T6 dùng nhiên liệu Kerosene vận hành.

http://nghiadx.blogspot.com


Tại thời điểm này, đạn tên lửa có chiều dài 8,1m, sải cánh ổn hướng là 1,25m, sải cánh điều hướng là 0,96 m và trọng lượng đầu nổ 200 kg.

Tên lửa đối hạm Yakhont có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ ra-đa nhỏ do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar, cùng hệ thống dẫn đường quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn ra-đa chủ động/thụ động ở pha cuối.


http://nghiadx.blogspot.com


Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Thông số kỹ thuật cơ bản

Tầm bắn hiệu quả tối đa:
Hành trình cao thấp hỗn hợp: tới 300km
Hành trình toàn thấp: 120km
Độ cao:
Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 14,000m/10-15m
Hành trình toàn thấp: không quá 10-15m
Tốc độ tối đa:
Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 750m/s / 680m/s
Hành trình toàn thấp: 680m/s
Trọng lượng:
Đạn tên lửa chờ phóng: 3.000 kg
Ống phóng dạng kín đã chứa đạn: 3.900 kg
Kích thước ống phóng:
Dài: 8.900mm
Đường kính: 710mm
Đầu đạn: 200kg
Giãn cách phóng giữa các tên lửa khi bắn loạt: 2,5 giây
Cự ly tự phát hiện mục tiêu bằng ra-đa của đạn tên lửa: 50 km
Hạn sử dụng của đạn tên lửa trong ống phóng: 3 năm
Giá bán ước tính:
Tên lửa Yakhont: 3 triệu USD
Toàn bộ hệ thống (với 12 xe mang phóng, 24 tên lửa):125 triệu USD


>> Xu hướng phát triển tên lửa chống hạm hiện đại



Lần đầu tiên, vũ khí tên lửa xuất hiện với tư cách vũ khí tấn công chủ yếu trên các tàu chiến Liên Xô vào cuối những năm 1950 - đầu những năm 1960.



http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Uran E phóng từ tàu chiến.

Ban đầu, tên lửa chống hạm không được các quốc gia khác đánh giá đúng mức. Tình thế đã thay đổi hẳn sau tháng 10/967,khi một tàu tên lửa lớp Komar của Ai Cập được trang bị các tên lửa chống hạm Liên Xô đã tấn công tiêu diệt khu trục Eilat của Hải quân Israel trong cuộc chiến tranh 6 ngày giữa các nước Arab và Israel.

Sự kiện này có thể xem như điểm xuất phát cho trào lưu do các quốc gia hàng hải hàng đầu mở một mặt trận rộng lớn phát triển loại vũ khí chiến thuật hải quân này.

Chính hồi đó, các hệ thống tên lửa chống hạm nổi tiếng nhất thế giới đã được chế tạo: Đó là tên lửa Exocet của Pháp (bắt đầu phát triển vào năm 1968) và Harpoon của Mỹ (bắt đầu phát triển vào năm 1969-1972). Có thể liệt vào thời kỳ này những thiết kế tên lửa chống hạm tương tự đầu tiên của Nga là 3M-24E (loại tương tự trang bị cho máy bay là Kh-35E).

Điều thú vị là xét về ý tưởng kỹ thuật quân sự, cả 3 mẫu tên lửa này hầu như giống nhau. Khi thiết kế các tên lửa này, chiếm ưu thế là cách tiếp cận hợp lý đối với việc xác định các tính năng kỹ - chiến thuật của tên lửa chống hạm được quy định bởi nguyên tắc bảo đảm sự dung hòa hợp lý giữa khả năng chiến đấu của tên lửa và giá cả.

Tên lửa chống hạm loại này dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên biển đông đảo nhất đó là các tàu vận tải, tàu chiến trọng tải nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, các thông số kích thước - trọng lượng và mức độ tự hoạt của các hệ thống tên lửa hạm tàu sử dụng các tên lửa chống hạm này phải cho phép sử dụng chúng trên các tàu nhỏ (dạng xuồng tên lửa cho đến tàu corvette - hộ tống hạm).

Ngoài ra, người ta cũng đã bắt đầu chế tạo các tên lửa chống hạm chuẩn hóa cho các loại phương tiện mang, không chỉ cho tàu chiến mà cho cả các hệ thống trên bờ và trên máy bay.

Các tên lửa này cũng giống nhau về nguyên lý dẫn tới mục tiêu. Chúng đều dùng hệ dẫn quán tính kết hợp với thiết bị đo cao vô tuyến chính xác cao và đầu tự dẫn radar chủ động (sau này còn sử dụng hệ dẫn vệ tinh, nhiều mẫu sử dụng các phương pháp dẫn thụ động).

Các thuật toán làm việc của đầu tự dẫn radar chủ động bảo đảm độ bí mật tối đa cho bức xạ vô tuyến của đầu tự dẫn. Đối phương gặp khó khăn trong việc phát hiện tên lửa chống hạm chủ yếu do tên lửa bay ở tốc độ dưới âm cao (Mach 0,85-0,93) và ở độ cao cực nhỏ (5-3m).

"Trường phái" tên lửa chống hạm Nga

Trong khi, Mỹ, Pháp và nhiều nước khác phát triển và sản xuất các tên lửa chống hạm dưới âm đầu tiên. Từ giữa những năm 1970, Liên Xô đã phát triển thành công các tên lửa có điều khiển có tính năng bay - kỹ thuật cao hơn. Đó là hệ thống tên lửa chống hạm trang bị cho hạm tàu Moskit-E (tên lửa 3М-80Е có tốc độ bay gần 800 m/s), cũng như tên lửa không - đối hạm cao tốc Kh-31A (có tốc độ bay 1.000m/s).

Nhờ có tốc độ cao, thời gian tên lửa nằm trong phạm vi sát thương của các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương giảm đi nên bảo đảm khả năng sống còn cao cho tên lửa.

Các chuyên gia đánh giá các công trình sư của các tên lửa này đã thực hiện được cú đột phá công nghệ thực sự và điều đó có được chủ yếu là nhờ áp dụng hệ thống động cơ hỗn hợp mới vốn bao gồm động cơ phản lực - không khí dòng thẳng và tầng khởi tốc nhiên liệu rắn.

Cho đến nay, chưa có hãng nước ngoài nào làm chủ được công nghệ này của Nga. Pháp hiện nay mới chỉ nghiên cứu để áp dụng nó cho các mẫu tên lửa tương lai. Bên cạnh đó, việc thay thế động cơ tên lửa nhiên liệu rắn bằng động cơ phản lực - không khí dòng thẳng cũng có thể làm tăng gấp đôi tầm bắn của tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Yankhont.



Ngày nay, Nga đang xúc tiến thành công cả 2 hướng phát triển tên lửa chống hạm là các tên lửa dưới âm cỡ nhỏ và các tên lửa siêu âm.

Gần đây, dòng tên lửa chống hạm siêu âm đã được bổ sung một số mẫu của Nga. Đó là các hệ thống tên lửa chống hạm Club với các tên lửa 3M-54E (TE), 3M-14E (TE) của Viện OKB Novator và Yakhont với tên lửa chống hạm 3M-55E của Liên hiệp NPO Mashinstroenia. (>> xem thêm)

Xét về khả năng chiến đấu, các hệ thống này là lớp vũ khí chống hạm chiến dịch - chiến thuật. Cần lưu ý là khi nghiên cứu chế tạo các tên lửa chống hạm mới nhất, Nga đã áp dụng hàng loạt các giải pháp kỹ thuật độc đáo, cho phép coi trường phái thiết kế tên lửa chống hạm Nga vẫn là mạnh nhất thế giới.

Liên quan đến tên lửa chống hạm 3M-24E (Kh-35E), sau khi vượt qua chặng đường bay thử và hoàn thiện bị kéo dài do cuộc khủng hoảng những năm 1990, tên lửa này đã xuất hiện trên nhiều phương tiện mang và cho thấy nó là một vũ khí hiệu quả và vạn năng.

Hiện nay, hệ thống tên lửa hạm tàu Uran-E với tên lửa chống hạm 3M-24E trong khuôn khổ hợp tác kỹ thuật quân sự được cung cấp cho nhiều quốc gia. Các chiến hạm Nga cũng đang được trang bị hệ thống này.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa bờ Bal-E khai hỏa.


Hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Bal-E với tên lửa này sau những kết quả thử nghiệm tuyệt với đã bắt đầu được đưa vào trang bị cho Hải quân Nga. Một trong những hệ thống đầu tiên được đưa đến làm nhiệm vụ bảo vệ bờ biển Caspie. Theo đánh giá của các chuyên gia, Bal-E có triển vọng xuất khẩu tốt và một số nước đã bắt đầu đặt hàng hệ thống này.

Biến thể trang bị cho máy bay là Kh-35E cũng đã được thử nghiệm trên nhiều loại máy bay. Tên lửa này nằm trong thành phấn vũ khí của các tiêm kích trên hạm MiG-29K và MiG-29KUB sẽ được trang bị cho tàu sân bay Vikramaditya (tàu Đô đốc Gorshkov hiện đại hóa) của Ấn Độ.

Hiệu quả của các hệ thống tên lửa chống hạm đã được thể hiện trong nhiều chiến dịch quân sự nửa cuối thế kỷ 20. Những trận đánh nổi bật nhất của tên lửa chống hạm diễn ra trong cuộc xung đột quân sự Anh - Argentina tranh giành quần đảo Falklands (Malvinas) năm 1982, khi Không quân Argentina dùng các tên lửa АМ-39 Exocet đánh đắm tàu khu trục Sheffield và tàu chở container Atlantic Conveyor của Anh.

Trong chiến tranh Iran - Iraq, từ tháng 2/1983 đến tháng 7/1984 đã ghi nhận 112 trường hợp tên lửa chống hạm Iraq bắn trúng các tàu mặt nước. Trong đó, gần 60% trường hợp các tàu bị tấn công bị đắm hoặc hỏng nặng.

Tương lai của tên lửa chống hạm

Trong những thập niên gần đây, tên lửa chống hạm không lập công xuất sắc ở đâu nữa. Nhưng điều đó có nghĩa là chúng không còn là loại vũ khí khủng khiếp. Vậy triển vọng phát của triển tên lửa chống hạm là như thế nào?

Từ khi Liên Xô sụp đổ và kết thúc chiến tranh lạnh, học thuyết hải quân của các quốc gia hàng đầu bị xem xét lại. Đáng chú ý là những khía cạnh mới của chiến lược hải quân Mỹ Sea Power 21.

Theo đó, thay cho “chiến tranh trên biển”. Nói một cách khác, ngày nay các tàu xuồng đối phương ở vùng biển ven bờ, các mục tiêu trên bờ biển và các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương cần tấn công từ biển được xem là những mục tiêu hàng đầu của các chiến dịch trên biển có thể xảy ra.

Hiện nay, Mỹ đã đóng các chiến hạm gọi là tàu chiến vùng nước nông dùng để tiến hành các chiến dịch ở vùng ven bờ.

Những thực tiễn chính trị - quân sự mới không thể không tác động đến sự phát triển vũ khí, trong đó có tên lửa chống hạm. Trước hết, sự phát triển các hệ thống vũ khí chống hạm bắt đầu đi theo hướng mở rộng các chủng loại mục tiêu. Từ một phương tiện tác chiến trên biển, tên lửa chống hạm đang biến thành phương tiện tác chiến ở các khu vực ven bờ và bờ biển.

Những thiết kế tên lửa chống hạm mới nhất của Nga và nước ngoài có khả năng tác chiến tốt không chỉ chống hạm tàu ở ngoài khơi mà cả các hạm tàu đang nằm trong cảng, cũng như nhiều loại mục tiêu bờ, kể cả các mục tiêu ở cách xa bờ biển và bị che khuất bởi bề mặt gấp địa hình. Các tên lửa đó thường được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa không đối hạm AM-39 Exocet từng là "nỗi sợ hãi" đối với các tàu chiến Anh trong cuộc chiến Anh - Argentina 1982.



Họ tên lửa Exocet cũng đang được phát triển theo hướng này, trong đó biến thể cải tiến mới Block III được nâng cấp chuyên để tấn công mục tiêu bờ.

Trong những mẫu mới nhất của Harpoon Block II Plus có sử dụng phần mềm hỗ trợ để bảo đảm quỹ đạo bay và biên dạng bay ở độ cao cực nhỏ, bay bám địa hình. Tên lửa Harpoon 21 (Harpoon Block III) thì được trang bị đầu tự dẫn 3 chế độ và các phương tiện nhận dạng mục tiêu.

Ngày nay, có thể nói đến sự xuất hiện của một lớp tên lửa hải quân mới với điểm khác với các tên lửa chống hạm thông thường là chúng có thể được xem là vũ khí tiêu chuẩn hóa theo mục tiêu.

Một trong những mẫu tên lửa đầu tiên của Nga thuộc lớp này là 3M-14E (TE). Ở cấu hình dùng để tiêu diệt mục tiêu bờ, tên lửa được trang bị phần chiến đấu thiết kế riêng cho mục tiêu này. Đầu tự dẫn của tên lửa có thể phân biệt trên phông địa hình bên dưới không chỉ các mục tiêu có tương phản vô tuyến mà cả các mục tiêu nhỏ, khó phát hiện.

Các thiết kế tên lửa chống hạm Nga không những không thua kém các mẫu tốt nhất của phương Tây và còn vượt trội so với chúng về tính độc đáo và chiều sâu các giải pháp kỹ thuật.

Những chi tiết mới của các chiến lược hải quân hiện đại nâng cao đáng kể vai trò của các hệ thống tên lửa bờ biển cơ động vạn năng, có khả năng tiêu diệt hạm tàu đối phương đang ở các giai đoạn khác nhau của một chiến dịch tiến công, cũng như tấn công các lực lượng đổ bộ và các mục tiêu bờ biển và khu vực lãnh thổ do đối phương chiếm giữ.

Các hệ thống tên lửa bờ biển có các phẩm chất như khả năng cơ động, khả năng ẩn giấu trong các nếp gấp địa hình và có cơ số đạn lớn, có khả năng bảo vệ hiệu quả các vùng lãnh thổ ven bờ mà không tốn phí quá lớn. Hệ thống tên lửa bờ biển Bal-E được thiết kế để đảm nhiệm chính các chức năng đó. Nhóm các công trình sư của Tập đoàn “Vũ khí tên lửa chiến thuật” (KTRV) tham gia phát triển Bal-E đã được tặng thưởng các phần thưởng nhà nước theo sắc lệnh của Tổng thống Nga.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Kh-35UE.


Liên quan đến việc tiếp tục phát triển tên lửa chống hạm Kh-35E (3M-24E) của Nga thì hiện nay, hãng thiết kế là KTRV tuyên bố sẵn sàng sản xuất tên lửa mới là Kh-35UE. Về các tính năng kỹ - chiến thuật cơ bản, tên lửa này vượt trội 2-2,5 lần so với mẫu cơ sở.

Hiển nhiên là biến thể tên lửa chống hạm mới này có sử dụng những thành tựu mới nhất của ngành chế tạo tên lửa Nga và có tính đến các xu hướng phát riển vũ khí đối hạm đặc trưng cho những mẫu vũ khí mới nhất của các công ty hàng đầu thế giới.

Việc phân tích các xu hướng phát triển tên lửa chống hạm thế giới cho thấy rằng, loại vũ khí này không hề mất đi tầm quan trọng của mình. Việc hoàn thiện vũ khí này trong thời gian sắp tới sẽ đi theo hướng mở rộng chủng loại mục tiêu có thể tiêu diệt, cũng như tiêu chuẩn hóa tối đa theo các phương tiện mang.

Liên quan đến việc lựa chọn các chế độ bay tính toán thì hiện nay, đều đang thực hiện thành công như nhau các chế độ bay:

- Tốc độ bay dưới âm cao kết hợp độ cao bay tối thiểu;
- Tốc độ siêu âm kết hợp độ cao bay tối thiểu có thể;
- Bay tới mục tiêu theo biên dạng hỗn hợp sử dụng các tốc độ dưới âm và siêu âm.

Dường như để hoàn thành tốt nhiệm vụ liên quan đến các chiến dịch ở vùng ven bờ, các tên lửa dưới âm có thể có ưu thế nhất định nhờ có độ bộc lộ nhỏ hơn (kích thước), khả năng cơ động cao hơn và cơ số đạn trên phương tiện mang lớn hơn.

Liên quan đến việc phát triển các hệ thống phòng thủ bờ biển, hướng nghiên cứu này vẫn là cấp thiết đối với Nga. Hiện nay, hệ thống tên lửa bờ biển Bal-E mới được đưa vào trang bị kết hợp với các hệ thống tên lửa bờ chiến dịch - chiến thuật Bastion (sử dụng tên lửa 3M-55E) hay Club-М (sử dụng tên lửa 3M-54KE và 3M-14KE) có khả năng giải quyết nhiệm vụ này với điều kiện mua sắm số lượng đủ lớn có xét đến các khu vực bờ biển nguy hiểm tiềm tàng.


>> Tan giấc mộng 'MiG-23 made in China'



Từng định sao chép MiG-23 và F-111 để tạo ra thiết kế riêng mang tên Q-6 nhưng do năng lực công nghiệp quốc phòng Trung Quốc hạn chế, dự án đã thất bại hoàn toàn.



http://nghiadx.blogspot.com


Những năm 1970, loại cường kích duy nhất có mặt trong Không quân Trung Quốc là Q-5 nhưng chúng có bán kích chiến đấu ngắn, hệ thống điện tử lạc hậu.

Yêu cầu bức thiết

Năm 1974, Hải quân Trung Quốc từng dự định triển khai 115 máy bay để thực hiện 401 phi vụ hỗ trợ chiến đấu. Nhưng thực tế không có bất kỳ máy bay nào đảm đương được nhiệm vụ. Không quân Trung Quốc và Không quân Hải quân Trung Quốc không có khả năng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đánh biển.

Nguyên nhân được xác định do Trung Quốc thiếu hệ thống điện tử hiện đại và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cuộc chiến tranh trên không hiện đại. Trung Quốc tự nhận ra rằng các chiến đấu cơ trong kho vũ khí của họ không đủ khả tham gia nhiệm vụ hỗ trợ trận đánh trên biển:

- Các máy bay tiêm kích đánh chặn J-5 (sao chép MiG-17), J-6 (sao chép MiG-19), J-7 (sao chép MiG-21) và J-8 thiếu khả năng cường kích mặt đất, bán kính tác chiến ngắn.
- Máy bay cường kích mặt đất Q-5 có bán kính tác chiến ngắn, tải trọng vũ khí nhỏ.
- Máy bay ném bom H-5 (sao chép Il-28) và H-6 (sao chép Tu-16) có tốc độ thấp, thiếu tính năng tự phòng vệ.

Trước tình hình trên, Trung Quốc quyết định phát triển máy bay mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đánh biển cho Hải quân Trung Quốc.

Sau năm 1974, Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc đệ trình yêu cầu về cường kích cơ mới lên Bộ số 3 (Cơ quan Trung ương Trung Quốc giám sát công nghiệp hàng không).

Sau khi nghiên cứu chi tiết, dựa theo năng lực hiện có của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, Bộ số 3 nhận thấy không thể phát triển song song 2 kiểu máy bay trong cùng thời gian. Thay vào đó, Bộ số 3 quyết định chỉ phát triển một máy bay nhưng có nhiều biến thể đáp ứng yêu cầu cho Hải quân và Không quân Trung Quốc.

Năm 1976, đại diện các nhà máy chế tạo máy bay của Trung Quốc đã tụ họp ở Bắc Kinh để thảo luận về dự án mới. Theo đó, Nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Quyến đưa ra bản thiết kế JH-8 – biến thể J-8II. Nhà máy chế tạo máy bay Nanchang đưa ra thiết kế Q-6 và Nhà máy Tây An đưa ra JH-7.

Cả 2 mẫu thiết kế JH-8 và JH-7 đều không khả thi, cuối cùng Trung Quốc lựa chọn mẫu Q-6 làm ứng cử viên cho chương trình phát triển máy bay cường kích mới trang bị cho Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc.

Vẫn "đi theo" Liên Xô

Nếu như các chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-6, J-7 đều là thiết kế sao chép công nghệ máy bay Liên Xô thì Q-6 không phải là ngoại lệ.

Trước khi chính thức bắt đầu chương trình, Trung Quốc đã thu mua thành công 2 chiếc tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23BN và MiG-23MS từ Ai Cập.

http://nghiadx.blogspot.com

Tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23.(*)

Dựa trên kết quả nghiên cứu MiG-23, Trung Quốc quyết định đi theo hướng phát triên máy bay cường kích với kiểu cánh cụp cánh xòe. Nhà thiết kế chính dự án cường kích Q-5 Lục Hiếu Bành (Lu Xiaopeng) được chỉ định đảm nhận dự án Q-6.

Kế hoạch ban đầu thiết kế Q-6 dựa trên MiG-23BN – biến thể cường kích mặt đất của MiG-23. Nhưng Quân đội Trung Quốc lại yêu cầu mẫu cường kích phải có khả năng không chiến, tự phòng vệ. Nếu như vậy, yêu cầu mẫu máy bay không chiến cần phải có radar (biến thể cường kích không cần radar), Nanchang quyết định thiết kế Q-6 dựa theo MiG-23MS.

Ba nhân tố dẫn tới “cái chết” của Q-6

Một trong những bộ phận quan trọng cho chiến đấu cơ mới là động cơ, các nhà khoa học Trung Quốc trong quá trình nghiên cứu chỉ ra rằng động cơ phản lực không đáp ứng yêu cầu cung cấp lực đẩy cần thiết hoạt động không chiến, vì thế họ quyết định phát triển động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy.

Động cơ mới mang tên WS-6 bắt đầu phát triển năm 1964. Sau 17 năm nghiên cứu, tới tháng 10/1980 thì tham số động cơ cơ bản đã đáp ứng yêu cầu. Mặc dù đã được nhận giấy phép sản xuất năm 1981, nhưng dự án này vẫn tiếp tục nghiên cứu. Lý do được nêu ra là, lực đẩy động cơ WS-6 mới chỉ đạt 71 kN chưa đủ sức mạnh cần cho Q-6 trong không chiến.

Năm 1983, biến thể WS-6G xuất hiện, cung cấp lực đẩy khoảng 138 kN, nhưng do hạn chế ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc thời điểm đó, nên động cơ này không đáng tin cậy về mọi mặt, thậm chí tuổi thọ của động cơ chỉ khoảng 50 giờ. Đây là nhân tố thứ nhất dẫn tới sự chết yểu cuả dự án Q-6.

Về hệ thống điện tử trang bị cho Q-6, việc Trung Quốc lựa chọn MiG-23MS là mẫu thiết kế phát triển Q-6 là muốn tận dụng loại radar RP-22 Sapfir-21. Nhưng loại radar này thiếu tính năng hỗ trợ không chiến ngoài tầm nhìn, điều đó tiếp tục cản trở dự án Q-6.

http://nghiadx.blogspot.com

Hình họa mô tả kiểu dáng Nanchang Q-6.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc có thể đã nhận được xác máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe F-111 mà quân dân miền bắc Việt Nam bắn hạ trong cuộc chiến tranh phá hoại mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam.

Trong quá trình “mổ xẻ”, các nhà thiết kế Nanchang đã phát hiện ra những ưu điểm về loại radar trang bị trên F-111. Vì thế, họ chế tạo loại radar tương tự loại sử dụng trên F-111 gồm radar quét mặt đất AN/APQ-13 (tích hợp dễ dàng chế độ không đối không) và radar bám bề mặt địa hình AN/APQ-10 (dùng trong tiến công độ cao thấp). Chúng sẽ được đặt trong mũi Q-6 tương tự cách đặt ở F-111 (radar AN/APQ-10 đặt dưới radar AN/APQ-13).

Tuy nhiên, ý tưởng đề ra là rất khả thi nhưng năng lực công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử thời điểm đó của Trung Quốc còn hạn chế nhiều. Trung Quốc chưa thể đủ khả năng sản xuất mạch điện tử thể rắn.

Họ tìm kiếm các vật liệu thay thế, cuối cùng Trung Quốc chế tạo được hệ thống radar nhưng khối lượng và kích thước tăng lên. Điều đó ảnh hưởng tới thiết bị điện tử khác: radar cảnh báo sớm, đo xa laze, thiết bị liên lạc và hệ thống hạ cánh.

Vấn đề cuối cùng là vật liệu chế tạo thân máy bay, trình độ Trung Quốc chưa thể sản xuất được vật liệu composite cần thiết cho khung máy bay. Trong giai đoạn phát triển, Trung Quốc sửa đổi thiết kế MiG-23, họ cho rằng cửa hút khí mở ở hai bên máy bay không hiệu quả trong không chiến thay vào đó là dùng cửa hút đặt dưới bụng máy bay (như kiểu F-16 hay J-10) sau này.

Năm 1989, chương trình phát triển Q-6 chính thức hủy bỏ. Giới tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng cường kích cánh cụp cánh xòe Q-6 không thích hợp cho cuộc chiến tranh hiện đại, kiểu cánh như vậy sẽ mở rộng tiết diện phản xạ radar nhiều lần và do đó làm cho nó không thể sống sót trên chiến trường.

Thực tế, Trung Quốc bắt buộc hủy bỏ dự án Q-6 do năng lực công nghiệp quốc phòng không đủ sức để phát triển các động cơ, thiết bị điện tử hiện đại. Nanchang đã sản xuất 3 nguyên mẫu và đều dùng để nghiên cứu thử nghiệm nhưng không có chiếc nào cất cánh.

(*) MiG-23 là tiêm kích cánh cụp cánh xòe do cục thiết kế Mikoyan - Gurevich phát triển. MiG-23 đại diện cho lớp máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 của Liên Xô. Kể từ khi bắt đầu sản xuất vào năm 1970, đã có khoảng 5.000 chiếc MiG-23 ra lò. Ngày nay, chúng phục vụ hạn chế ở một số quốc gia trên thế giới với vai trò tiêm kích, cường kích.

MiG-23 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt vận tốc gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu khoảng 500-600km. MiG-23 mang các tên lửa đối không tầm ngắn, tầm trung trên 6 giá treo.




>> Tàu sân bay Trung Quốc có tác động tới biển Đông ?



Khi đã sở hữu một tàu sân bay, Trung Quốc sẽ làm gì với nó, mục đích thực sự của việc sở hữu tàu sân bay là gì?



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu sân bay Thi Lang với chuyến thử nghiệm đầu tiên bằng tàu kéo.

Các chuyên gia quân sự nước ngoài đã tập trung giải mã câu hỏi, Trung Quốc sẽ làm gì với tàu sân bay này. Mục đích thực sự của việc sở hữu tàu sân bay là gì, chiến lược của Trung Quốc sẽ thay đổi như thế nào sau sự kiện này.

Biểu tượng cho sự lớn mạnh

Sự xuất hiện của tàu sân bay Thi Lang cũng tương tự như các sự kiện chứng minh cho sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc. Giống như sự kiện khánh thành đập Tam Điệp, đập thủy điện lớn nhất thế giới, chiếc cầu vượt biển dài nhất thế giới nối Thanh Đảo và Haiwan. Đường sắt cao tốc dài nhất thế giới.

Tàu sân bay Thi Lang là biểu tượng vô cùng mạnh mẽ cho sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc nói chung và hải quân nói riêng. Sự hoàn thiện khả năng chiến đấu đã có trước đó như các hệ thống vũ khí chiến lược như tên lửa đạn đạo liên lục địa, tên lửa chống hạm tầm siêu xa, hệ thống vệ tinh và tác chiến không gian mạng.

Khả năng thực sự của tàu sân bay là gì?

Theo thông báo của Trung Quốc, tàu sân bay Thi Lang là một bản thiết kế lỗi thời, và sẽ được sử dụng cho mục đích đào tạo và nghiên cứu khoa học. Điều này có lẽ là khá chính xác.

Nhà phân tích hải quân Andrew Erickson và Gabriel Collins mô tả rằng, tàu sân bay Varyag đã được thông báo khá rộng rãi là sẽ được đổi tên thành Thi Lang, được sử dụng như một tàu sân bay cho mục đích đào tạo, thật khó để tưởng tượng nó được sự dụng như một vũ khí chiến tranh. Trong khi đó, tiêm kích được dự định sử dụng trên tàu sân bay này là J-15 đang trong giai đoạn phát triển.


http://nghiadx.blogspot.com

Mục đích sử dụng của tàu sân bay này có thể làm thay đổi toàn bộ tình hình an ninh châu Á.


Dean Cheng một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Heritage Foundation của Mỹ ước tính rằng. Cột mốc cho tiêm kích J-15 hoàn thành công tác phát triển cần một khoảng thời gian ít nhất là 18 tháng nữa.

Công tác đào tạo phi công thực tế trên tàu sân bay sẽ là một công việc cực kỳ khó khăn và tốn kém. Ông Cheng cảnh báo rằng “Họ sẽ phải hứng chịu những thất bại và mất mát cả phi công lẫn máy bay”.

Cần 3 tàu sân bay để chấm dứt sự thống trị của Mỹ, Ấn?

Điều này thực sự là không rõ ràng, đang có tin đồn là Trung Quốc đang xây dựng 2 tàu sân bay nội địa tại nhà máy đóng tàu Thượng Hải và Giang Nam. Mục tiêu của chương trình này đang nhắm đến năm 2015.

Điều này giả định rằng, Trung Quốc có thể khắc phục các vấn đề khó khăn trong đóng tàu thông qua kinh nghiệm tân trang tàu sân bay Varyag. Thiết kế của tàu sân bay mới sẽ tiết lộ nhiều vấn đề, kích thước, khả năng hoạt động, hệ thống đẩy thông thường hay năng lượng hạt nhân, sử dụng đường băng kiểu nhảy cầu hay sử dụng máy phóng.

Tuy nhiên các kỹ sư Trung Quốc gần như không có kinh nghiệm trong việc phát triển máy phóng, cũng như các công nghệ liên quan.

Ông Cheng tính toán rằng, Trung Quốc đã cải tạo Thi Lang trong một thời gian dài, vì vậy họ đã suy nghĩ về phương thức sử dụng tàu sân bay trong một thời gian dài. “Trung Quốc có thể xây dựng 2 tàu sân bay sau đó dừng lại, vì không có trong lịch sử việc xây dựng lớn lực lượng hải quân, ngoại trừ các tàu tuần tra và tàu tấn công".

Tuy nhiên, Stacy Pedrozo, một thành viên của Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ cho rằng “Trung Quốc có ý định sử dụng tàu sân bay để chấm dứt sự thống trị của Mỹ tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương trong khoảng thời gian từ năm 2020-2040. Để đạt được điều này bạn cần ít nhất là 3 tàu sân bay trên biển”

Tác động đối với Biển Đông

Việc sở hữu tàu sân bay sẽ là suy yếu lập luận của Trung Quốc, rằng chiến lược xây dựng quân đội của họ hoàn toàn mang tính chất phòng thủ. một tàu sân bay không thể và không bao giờ được dùng cho mục đích phòng thủ.

Điều này làm các nước trong khu vực đặc biệt là ASEAN trở nên cảnh giác hơn, rất nhiều hệ thống tên lửa chống hạm tối tân và tàu ngầm mới xuất hiện tại đây, đó sẽ là vấn đề cho hạm đội tàu sân bay của Trung Quốc.

Biển Đông là một vùng nước khá sâu, đây là điều kiện lý tưởng cho hoạt động của tàu ngầm. Nếu Trung Quốc không đạt được sự tiến bộ về khả năng chống ngầm trong thời gian tới, tàu sân bay Thi Lang sẽ không nhận được sự tha thứ trong xung đột vũ trang.

Giáo sư Carlyle Thayer tại Học viện quốc phòng Australia cho rằng: “Trung Quốc chưa bao giờ thông tin một cách rõ ràng về những gì mà tàu sân bay sẽ làm, điều này làm tăng các vấn đề nhạy cảm trong tranh chấp chủ quyền tại biển Đông, điều mà Trung Quốc đang hướng tới cùng với một tàu sân bay là gì”.

Giáo sư William Murray tại ĐH Chiến tranh Hải quân Mỹ cho biết “Trung Quốc sẽ mất một thời gian dài khó khăn để thuyết phục các nước láng giềng về vai trò của tàu sân bay”.

Tàu sân bay của Trung Quốc có vẽ lỗi thời cũng như các hệ thống vũ khí khác, do đó Trung Quốc có thể chứng minh khả năng của mình bằng các vũ khí phi đối xứng đã được phát triển cho đến nay. Học thuyết quân sự của Trung Quốc có thể sẽ thay đổi khá nhiều sau khi tàu sân bay Thi Lang được đưa vào vận hành.


Thứ Tư, 17 tháng 8, 2011

>> Nga ngừng sản xuất hệ thống S-300



Nga đã ngừng sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-300, đồng chủ tịch của Hội đồng tư vấn về hàng không vũ trụ quốc phòng, Igor Ashurbeyli thông báo với RIA Novosti .



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp S-300.


Ông Ashurbeyli nhấn mạnh, “Các tổ hợp S-300PM cuối cùng được sản xuất cho quân đội Nga là vào khoảng năm 1994. Kể từ đó, Nga chỉ sản xuất những tổ hợp S-300 dành cho xuất khẩu, nhưng đơn hàng xuất khẩu mới đối với S-300 hiện tại đã ngưng”.

S-300 bắt đầu được sản xuất từ năm 1978. Tùy thuộc vào biến thể, tổ hợp này có khả năng đánh chặn các đối tượng bay ở khoảng cách 47-150 km, tốc độ của tên lửa có thể đạt 1.300-2.800 m/giây, có khả năng phát hiện nhiều mục tiêu trên không ở phạm vi 120-300 km.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp S-300 của Không quân Hy Lạp


Hệ thống Radar của tổ hợp S-300 có khả năng theo dõi tới 300 mục tiêu cùng một lúc. Ngoài Nga, S-300 đang được biên chế trong lực lượng vũ trang của 18 quốc gia trên thế giới, bao gồm Armenia, Azerbaijan, Belarus và Trung Quốc…

Bộ Quốc phòng Nga dự định nâng cấp tổ hợp S-300 lên tổ hợp tên lửa S-400. Hiện nay, Nga đã có hai trung đoàn S-400 và trong chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020 dự kiến ​​mua 56 tiểu đoàn S-400.

Từ năm 2015 lực lượng vũ trang Nga sẽ nhận tổ hợp tên lửa mới S-500, cùng với S-400 sẽ xát nhập vào một hệ thống phòng thủ hàng không vũ trụ thống nhất và sẽ đảm bảo khả năng phòng không và phòng thủ tên lửa.

Ngoài ra, tổ hợp tên lửa phòng không siêu hiện đại S-500 cũng sẽ đảm đương nhiệm vụ bảo đảm phòng không và phòng thủ riêng. Để củng cố thêm khả năng tác chiến cho lực lượng phòng không vũ trụ, Nga cũng sẽ trang bị cả các hệ thống tên lửa phòng không Morpheus và Knight.


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Tổ hợp tên lửa Knight & Mopheus dự kiến thay thế cho S-300.


Mặc dù ngừng sản xuất tổ hợp tên lửa S-300, song dẫu sao Nga vẫn có thể cung cấp một số lượng nhất định tổ hợp tên lửa loại này cho các nhà đặt hàng dễ tính từ nguồn dự trữ của Bộ Quốc phòng.

Vấn đề đặt ra đối với Tập đoàn Almaz-Antey khi ngừng sản xuất tổ hợp tên lửa S-300 là phải duy trì các cơ sở sản xuất của mình bằng các hợp đồng sản xuất tổ hợp tên lửa S-400 mới. Tuy nhiên, đến nay, các hợp đồng này vẫn chưa có, trong khi chủ trương của Bộ Quốc phòng Nga là trong tương lai gần sẽ thay thế tổ hợp S-300 bằng các tổ hợp tên lửa mới, trong đó có S-400 Triumf và Knight.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumf phát triển từ S-300PMU.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa phòng không S-500 sẽ được biên chế năm 2015.

>> Triển lãm MAKS-2011



Ngày 16/8/2011, triển lãm hàng không lớn nhất trong năm MAKS-2011 đã chính thức bắt đầu.

Trước đó, các máy bay nước ngoài đã lần lượt tới Zhukovsky, địa điểm diễn ra triển lãm để phục vụ cho công tác chuẩn bị.

Các đội bay biểu diễn cũng đang nỗ lực luyện tập không ngừng. Sau đây là một số hình ảnh chuẩn bị cho triển lãm:


http://nghiadx.blogspot.com

Màn nhào lộn điêu luyện của máy bay tiêm kích Mig-35.



Máy bay Mig-35 là phiên bản máy bay tiêm kích siêu hiện đại, được trang bị radar Zhuk-AE và động cơ có miệng phụt chỉnh hướng 3D.



Máy bay trong hình là chiếc Mig-35 đầu tiên được sản xuất, có số hiệu 156.





Nó xuất hiện lần đầu tại triển lãm hàng không Ấn Độ năm 2007.



Máy bay tiêm kích đa năng Su-35S. Đây là loại máy bay hiện đại nhất phát triển từ máy bay Su-27 hiện nay.



Máy bay Airbus A-380 hạ cánh xuống phi trường Zhukovski.



Đây là lần thứ hai loại máy bay chở khách khổng lồ này bay tới Nga.



Là loại máy bay chở khách lớn nhất hiện nay, Airbus A-380 có khả năng chở theo 555 hành khách.



Hành trình tối đa của A-380 lên tới 15.400 km.



Hiện giá trung bình một chiếc Airbus A-380 là 375,3 triệu USD.



Máy bay Su-27 của phi đội bay biểu diễn Ruskiy Vityaz



Chúng đang tập luyện cùng những chiếc Mig-29 của phi đội Strizhi.




"Ngôi sao" của triển lãm MAKS-2011.



Máy bay thế hệ thứ năm mới nhất của Nga Sukhoi T-50 PAK-FA đang được kéo ra đường băng.



Mẫu thử thứ hai của chiếc Sukhoi T-50 PAK-FA mang số hiệu 051. Phần đuôi của chiếc máy bay này được thiết kế chứa dù ổn định để phục vụ các bài thử thất tốc của máy bay.



Hai chiếc Sukhoi T-50 PAK-FA số hiệu 051 (dưới) và 052 (trên) cất cánh cùng nhau.



Thủy phi cơ cứu hỏa Beriev Be-200 Altairs đang tập luyện phun màn nước theo hình quốc kỳ Nga.



Máy bay chở khách hiện đại Superjet-100 của Sukhoi.
Chiếc máy bay này có thể chở được 95 hành khách và nhắm vào phân khúc máy bay chở khách giá rẻ.



Hiện nay trên thế giới đã có 15 hãng hàng không của 11 nước đặt mua tổng cộng gần 300 chiếc Superjet-100. Giá trung bình một chiếc Superjet-100 khoảng 35 triệu USD.



Máy bay chở khách Tupolev Tu-204SM.



Phiên bản hiện đại hóa của máy bay Tu-204 với khả năng chở 210 hành khách.



Máy bay vận tải của Airbus chở máy bay đến tham gia triển lãm hàng không MAKS-2011. Trong triển lãm này, Airbus dự tính họ sẽ ký hợp đồng bán được khoảng 400 máy bay các loại.

>> PAK-FA T-50, điểm sáng tại MAKS-2011



Nguyên mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới lần đầu tiên xuất hiện công khai tại triển lãm Moscow Air từ ngày hôm qua 16/8 đến 21/8.



http://nghiadx.blogspot.com

Hai máy bay T-50 bay lượn tại MAKS-2011


Sukhoi T-50 sẽ là viên ngọc sáng trên không của Không quân Nga. Dự án chế tạo máy bay này được phát triển dựa trên 2 dòng máy bay chiến đấu nổi tiếng là Mikoyan MiG-29 và Sukhoi Su-27. MiG-29 và Su-27 là lực lượng máy bay chiến đấu nòng cốt của Liên Xô kể từ giữa những năm 1980, nhưng hiện nay các máy bay này được xem là đã lỗi thời so với các máy bay hiện đại khác như F-22 của Mỹ.

T-50 mới chính là máy bay chiến đấu đầu tiên của Nga thiết kế kể từ khi Liên Xô tan rã. Khi máy bay chiến đấu này được đưa vào phục vụ, có thể là sau khi năm 2015, nó sẽ là máy bay tàng hình đầu tiên của Lực lượng Không quân Nga, và với công nghệ tàng hình làm giảm sự bộc lộ của máy bay làm cho nó gần như không thể bị phát hiện bởi radar.

Giống như máy bay tàng hình Raptor F-22 của Mỹ, T-50 sẽ có thể hành trình ở tốc độ siêu âm, và có khả năng thao diễn cao nhờ động cơ lực đẩy vector có thể điều chỉnh hướng phụt và hệ thống kiểm soát bay siêu hiện đại.

Dù có vẻ bề ngoài tương tự như máy bay chiến đấu tàng hình F-22 của Mỹ, nhưng các nhà phân tích cho rằng máy bay này không phải là một bản sao mà cho thấy ngành công nghiệp quốc phòng Nga vẫn có khả năng thiết kế tuyệt vời.

"Đây không phải là F-22ski ", Douglas Barrie, nhà phân tích vũ khí không quân thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại London nói.

T-50 thực hiện chuyến bay đầu tiên của mình tại sân bay nhà máy Komsomolsk-on-Amur ở Siberia vào tháng 1/2010, và từ sau đó 2 nguyên mẫu đã được trải qua thử nghiệm chuyến bay tại trung tâm thử nghiệm bay Zhukovsky gần thủ đô Moscow.

T-50 đang được chào hàng ở một số nước là khách hàng mua máy bay quen thuộc của Nga, nhưng không phải là Nga tự phát triển và chế tạo toàn bộ mà đã phải dựa vào nguồn vốn bên ngoài để có được công nghệ và chi phí phát triển bằng việc phát triển chung với Ấn Độ.

Ước tính Ấn Độ sẽ trả 35% số tiền cho chi phí phát triển (khoảng 6 tỷ USD). Ông Shivamurti, người đứng đầu của tập đoàn Hindustan Aeronautics, đối tác sản xuất của Ấn Độ trong dự án này cho biết đầu năm 2011.

Việc nhận được máy bay vào phi đội trực chiến phía trước sẽ là một thách thức thực tế, các nhà phân tích nói.

"Vấn đề thực sự, Nga đã có ngân sách để phát triển và sẽ đầu tư cho dự án", ông Craig Hoyle, phóng viên Hàng không cho tạp chí Quốc phòng Flight International nói. Câu hỏi lớn là Nga có khả năng mua được bao nhiêu trong những siêu máy bay chiến đấu này. Không quân Nga cho biết họ muốn mua khoảng 50-60 chiếc ban đầu.

Nga muốn mua tất cả lên đến 200 chiếc máy bay này, nhưng chi phí sẽ là một vấn đề quan trọng. Ngay cả Mỹ cũng chỉ có thể đủ khả năng mua khoảng 180 chiếc F-22, mà cuối cùng chi phí khoảng 140 triệu USD, bao gồm cả chi phí phát triển.

Giá của một chiếc T-50 là bao nhiêu thì chưa biết. Nhưng rõ ràng ông Mikhail Pogosyan, cựu giám đốc của công ty mẹ Sukhoi đã nói máy bay này sẽ rẻ hơn F-22 của Mỹ nhưng đắt hơn so với máy bay chiến đấu thế hệ trước.


>> Trung Quốc giới thiệu trực thăng chống ngầm ở Thái Lan



Trung Quốc đã tổ chức một buổi giới thiệu khá hoành tráng với Hải quân Thái Lan về trực thăng Z-9C.



http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc trực thăng Z-9C đang thả ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ ET-52.


Một đoàn đại biểu của Tổng công ty xuất nhập khẩu công nghệ quốc gia Trung Quốc CATIC đã tiến hành hội đàm với các chỉ huy của Hải quân Thái Lan và giới thiệu khá chi tiết về trực thăng chống ngầm Z-9C do CATIC sản xuất.

Theo đại diện của Hải quân Thái Lan cho biết, đoàn đại biểu của CATIC đã cung cấp một cách khá chi tiết về trực thăng Z-9 và một biến thể nâng cấp với chức năng chống ngầm cho hải quân là Z-9EC.

Nhiều khả năng các trực thăng chống ngầm này sẽ đi kèm cùng với tàu khu trục F-22, biến thể xuất khẩu nâng cấp của tàu khu trục Type-053H2G mà Hải quân Hoàng gia Thái Lan đã ký hợp đồng mua trước đó.

Trực thăng Z-9 được sản xuất bởi Tập đoàn công nghiệp hàng không Cáp Nhĩ Tân, dựa trên loại trực thăng AS-365 theo giấy phép của Tập đoàn Eurocopter.

Đôi nét về trực thăng chống ngầm Z-9C

Trực thăng Z-9C có cấu hình khí động học tương tự biến thể hải quân của trực thăng AS-365 Panther của Pháp. Công tác phát triển được bắt đầu vào những năm 1980, biến thể đầu tiên của máy bay trực thăng này là Z-9B không có khả năng chống ngầm, nó được sử dụng như một máy bay huấn luyện.

Biến thể nâng cấp Z-9C được trang bị bổ sung thêm radar tìm kiếm mục tiêu bề mặt và quan trọng hơn cả là biến thể này bắt đầu được trang bị thiết bị điện tử cho nhiệm vụ phát hiện và tác chiến chống ngầm ASW.

Z-9C được trang bị một radar tìm kiếm bề mặt KLC-1, băng tần X, radar này được phát triển bởi Viện nghiên cứu điện tử Nam Kinh. Tầm phát hiện mục tiêu cở một tàu đánh cá nhỏ khoảng 92km, phát hiện các mục tiêu cở tàu khu trục trung bình khoảng 118km.

Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài, radar KLC-1 bộc lộ nhiều hạn chế trong môi trường tác chiến điện tử mạnh. Radar này không đủ công suất để có thể vượt qua các nhiễu chặn, thiếu sự linh hoạt trong chế độ nén xung khi đối phó với nhiễu trả lời.

Trực thăng được trang bị hệ thống chống ngầm ASW Type-605, được cho là sao chép lại từ hệ thống tác chiến chống ngầm AN/AQS-13 của Hải quân Mỹ.

Hệ thống này bao gồm một phao sonar thụ động được thả xuống dưới nước để phát hiện và định vị tàu ngầm, một máy thu tín hiệu radio cho phép trực thăng nhận tín hiệu của phao sonar ở cự ly 10km khi đang bay với tốc độ 120km/h.

Để tác chiến chống ngầm, trực thăng Z-9C có khả năng mang theo 1-2 ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ ET-52. Đây là bản sao từ loại ngư lôi chống ngầm hạng nhẹ A244 của Italia. Ngư lôi này sử dụng đầu dò âm thanh chủ động hoặc bị động với tầm bắn tối đa là 9,5km.

Biến thể mới nhất là Z-9D có khả năng mang theo các tên lửa chống tàu hạng nhẹ TL-10, tên lửa này sử dụng radar dẫn đường chủ động và có tầm bắn tối đa là 15km, đầu đạn nặng 30kg, tốc độ khoảng Mach-0.85.

Ngoài chức năng chính là tác chiến chống ngầm, trực thăng Z-9C còn được sử dụng cho mục đích tìm kiếm cứu nạn. Z-9C được trang bị hệ thống tời gắn ngoài với khả năng mang tải trọng tối đa là 250kg, cùng với một hệ thống tìm kiếm mục tiêu hồng ngoại.

Trực thăng Z-9C được trang bị 2 động cơ Arriel-IC1, công suất 550kW, tốc độ tối đa khoảng 315km/h, tốc độ hành trình 285km/h, tầm hoạt động 1000km, trần bay 6000m. Phi hành đoàn 2 người, có khả năng mang theo 10 binh lính, tải trong hàng hóa tối đa khoảng 2038kg.


>> Sri Lanka chi 300 triệu USD mua vũ khí Nga



Nga ký kết hợp đồng đầu tiên với Sri Lanka về việc cung cấp vũ khí thuộc khoản tín dụng nhà nước trị giá 300 triệu USD.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay quân sự Mi-171 của Nga


“Rosoboronexport” sẽ chuyển giao 14 trực thăng Mi-171 với các phiên bản khác nhau cho Sri Lanka. Người thực hiện hợp đồng này là Nhà máy hàng không Ulan-Ude.

Theo thông báo của phương tiện truyền thông Nga, “một hợp đồng cung cấp máy bay trực thăng sẽ được thực hiện bởi các tín dụng nhà nước Nga đã được phân bổ năm 2010, về việc Sri Lanka mua vũ khí của Nga”.

Dòng máy bay trực thăng Mi-171 được sản xuất bởi UUAZ với 4 mẫu, thứ nhất là trực thăng đa năng Mi-171, thứ hai Mi-171 phiên bản VIP, trực thăng vận tải hàng không Mi-171A và trực thăng vận tải quân sự Mi-171SH.

Thỏa thuận cho Sri Lanka vay 300 triệu USD trong thời gian 10 năm để mua thiết bị quân sự của Nga đã được ký kết vào ngày 8/2/2010 tại Moscow giữa Thứ trưởng Bộ Tài chính Nga, Dmitry Pankin và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Sri Lanka, Udayanga Weeratunga, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức 6 ngày của Tổng thống Sri Lanka, Mahinda Rajapaksa đến Moscow.

Một khoản ở mức độ như thế đối với Sri Lanka là rất quan trọng đối với đất nước này, nếu chúng ta nhìn qua các chi phí mua thiết bị quân sự của Sri Lanka trong những năm gần đây.

Trong giai đoạn 2001-2008 giá trị nhập khẩu của quốc phòng của Sri Lanka chỉ có 302 triệu USD. Ở thời điểm này, Sri Lanka đang thực hiện hợp nhập khẩu quốc phòng với số tiền chỉ là 73 triệu USD, mặc dù khối lượng thấp như vậy nhưng so sánh với giá trị suất khẩu rất thấp của nền kinh tế thì lại hoàn toàn khác.

Đây cũng là thời gian của các quyết định của Nga, có tính đến những thay đổi đã xảy ra trong đời sống chính trị của Sri Lanka trong năm 2009.

Sau thất bại của nhóm “những con hổ giải phóng Tamil”, chính phủ đã thông qua một quyết định từ bỏ một số kế hoạch trước đây về chương trình mua vũ khí đắt tiền, nhưng sau một thời gian cân nhắc các nhà lãnh đạo đã đi đến kết luận, cần tăng cường và hiện đại hóa lực lượng vũ trang hơn nữa để ngăn chặn sự hồi sinh của phong trào ly khai. Rất có thể sẽ tập trung vào việc mua nhiều vũ khí hiện đại.

Vào mùa hè năm 2009, Chính phủ Sri Lanka công bố ý định tăng cường quân số các lực lượng vũ trang lên 50% hoặc 100 nghìn người, để loại trừ khả năng sự hồi sinh của phong trào ly khai Tamil.

Hiện nay, quân đội Sri Lanka có 200.000 người, trong tương lai gần số lượng sẽ tăng đến 300.000 người.

Theo đánh giá một số chuyên gia quân sự, tổ chức “những con hổ giải phóng Tamil” vẫn có thể tạo ra các nhóm khủng bố mới gây bất ổn tình hình trong nước.

Thỏa thuận song phương liên chính phủ về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa Nga và Sri Lanka đã được ký kết trong tháng 2/2004.

Trước đó, Nga đã thực hiện một số thỏa thuận với Sri Lanka về việc cung cấp vũ khí. Đặc biệt, trong năm 1998, “Rostvertol” đã giao trực thăng Mi-24 và Mi-24P cho Sri Lanka (tổng hai loại là 5 chiếc). Năm 1994, Nhà máy hàng không Ulan-Ude đã cung cấp cho Sri Lanka sáu máy bay trực thăng Mi-171.

Ngoài ra, Nga cũng thông báo cáo về việc xuất khẩu 30 xe bọc thép chiến đấu loại BBM trong năm 1998, nhưng theo đại diện của Nhà máy chế tạo cơ khí Arzamas vào năm 1998, công ty đã chuyển 33 xe bọc thép cho Sri Lanka, trong đó có loại BTR-80 BTR-80A và BREM, đến năm 2000 đặt hàng thêm 10 AMZ BTR 80A. Còn Nhà máy trực thăng Kazan trong cuối những năm 1990 đã chuyển giao cho Sri Lanka ba máy bay trực thăng Mi-17.

Vào năm 2009, Sri Lanka và Nga đã ký hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp bốn máy bay trực thăng Mi -17, nhưng sau đó do khủng hoảng tài chính, hợp đồng trên đã không thể thực hiện. Không những thế, Sri Lanka cũng đã trì hoãn chương trình mua năm máy bay chiến đấu MiG-29 của Nga từ đầu năm 2009.


>> Choáng với quy mô của lực lượng đặc biệt Mỹ (kỳ 2)



Phát hiện, ngăn chặn những mối đe dọa với an ninh nước Mỹ từ trong trứng nước là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của SOCOM.

>> Choáng với quy mô của lực lượng đặc biệt Mỹ (kỳ 1)


http://nghiadx.blogspot.com


Những nơi không có ánh sáng về đêm đang là khu vực trọng điểm trong chiến lược mới của SOCOM (Ảnh:NASA)


Dự án mang mật danh Lawrence

Sự kiện 11/9 không chỉ là một cú sốc đối với nước Mỹ mà còn là bước ngoặc quan trong dẫn đến những thay đổi lớn trong phương châm tác chiến của SOCOM.

Trong Hội nghị các hoạt động đặc biệt hàng năm của Hiệp hội công nghiệp quốc phòng Mỹ. Đô đốc Eric Olson, giám đốc chỉ huy các hoạt động đặc biệt Mỹ nói: “Tôi luôn suy nghĩ thế giới đã thay đổi như thế nào, điều gì đang xảy ra ở những nơi không có ánh đèn về đêm”.

Sự thay đổi này là cơ sở để xây dựng dự án mang mật danh Lawrence hay “Hoạt động đặc biệt ở những nơi không có ánh sáng về đêm”. Dự án Lawrence được đặt tên theo một sỹ quan người Anh mang tên Thomas Edward Lawrence (còn gọi là "Lawrence of Arabia", đã trở thành đề tài cho một bộ phim nổi tiếng của Hollywood) ,người đã có công hợp tác với các chiến binh người Arab xây dựng cuộc chiến tranh du kích tại Trung Đông hồi chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Dự án tập trung vào việc đào tạo sự thành thạo về văn hóa, ngôn ngữ địa phương, cung cấp các hiểu biết sâu rộng hơn về lịch sử địa phương phục vụ cho các hoạt động đặc biệt tại đây.

Theo nhận định của SOCOM, những nơi không có ánh đèn về đêm thường là những nơi ít được kiểm soát bởi các chính phủ, những khu vực biên giới lỏng lẻo các sân bay ít an toàn hơn so với những khu vực phát triển. Đô đốc Eric Olson nói

“Ở những nơi đó, họ có cơ hội đào tạo, di chuyển, buôn lậu thực hiện một loạt các hoạt động mà cuối cùng có thể đe dọa chúng ta” Các hoạt động được tiến hành dưới hình thức hợp tác đào tạo với các quốc gia sở tại qua đó SOCOM đã tiến hành những hoạt động ngăn chặn các hoạt động khủng bố ngay từ trong trứng nước.

Đô đốc Eric Olson cho biết các chương trình hoạt động của SOCOM tập trung vào 51 quốc gia, 85% các hoạt động của SOCOM tập trung vào các khu vực Trung Đông, Trung Á, khu vực được gọi là CENTCOM bao gồm các quốc gia Afghanistan, Bahrain, Ai Cập, Iran, Iraq, Jordan, Kazakhstan, Kuwait, Kyrgyzstan, Lebanon, Oman, Pakistan, Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Tajikistan, Turkmenistan, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Uzbekistan và Yemen.

Cùng với một lực lượng được bố trí rải rác từ Nam Mỹ đến Đông Nam Á, tất nhiên các hoạt động đặc biệt tại các quốc gia không nằm trong CENTCOM không được tiết lộ. Đại tá Tim Nye phát ngôn viên của SOCOM cho biết: “Không phải tất cả các nước muốn đều biết đến sự tồn tại của lực lượng đặc biệt Mỹ trên đất nước họ”.

Tuy nhiên ở một số khu vực như Iraq, Pakistan, Yemen và Afghanistan, lực lượng đặc nhiệm SEAL và Delta được phép tiến hành các hoạt động một cách công khai. Trong khi đó lực lượng Green Berets và Rangers tiến hành phối hợp các hoạt động chống Al Qaeda và các nhóm hồi giáo vũ trang khác với lực lượng an ninh của Phillippine.

Những trang bị chưa bao giờ được công bố

Có thể không ngoa khi nói rằng, SOCOM chính là nơi hội tụ những gì tinh túy nhất của công nghiệp quốc phòng Mỹ. SOCOM sở hữu những vũ khí và phương tiện chiến tranh chưa bao giờ được công bố bởi bất kỳ phương tiện thông tin đại chúng nào.


http://nghiadx.blogspot.com

Phần còn lại của một chiếc trực thăng bí ẩn, trong tay của SOCOM có rất nhiều vũ khí trang bị chưa bao giờ được công bố.

Cả thế giới không khỏi ngạc nhiên và bất ngờ về xác của một chiếc trực thăng chưa bao giờ được nhìn thấy bị bắn rơi trong chiến dịch tiêu diệt bin Laden.

Trong kho vũ khí của SOCOM có hàng loạt chiếc trực thăng tàng hình được thiết kế chỉ dành riêng cho các hoạt động đặc biệt, máy bay cánh cố định đặc biệt cho các hoạt động di chuyển xuyên quốc gia.

Máy bay không người lái vũ trang, súng máy cá nhân công nghệ cao, những tàu cao tốc đặc biệt, xe Humvees chống bom mìn đặc biệt, cũng như các thiết bị thông tin liên lạc và chiến thuật, khí tài quan sát mà chỉ có SOCOM mới có.

Các lực lượng đặc nhiệm của SOCOM có khả năng di chuyển cực kỳ đặc biệt đến bất cứ nơi nào trên thế giới và rất khó phát hiện. Họ có những phương tiện di chuyển đặc biệt trên mặt đất, trên biển, và nhiều địa hình khác nhau.

Các hoạt động của SOCOM phần lớn được tiến hành khi màn đêm buông xuống, các hoạt động ám sát, bắt cóc, tấn công các tổ chức khủng bố là những cuộc xung đột trong bóng tối mà hầu như không ai biết đến. Những chiến công và hy sinh của các thành viên SOCOM cũng âm thầm và lặng lẽ như chính hoạt động của họ.

Đô đốc Eric Olson tự tin tuyên bố: “Tôi tin tưởng rằng, lực lượng SOCOM vừa là các đối tác để hài hòa văn hóa giữa các quốc gia, họ là những thợ săn đầu người nguy hiểm nhất thế giới, nhanh nhẹn, sáng tạo, giải quyết bất kỳ vấn đề nào về các phiến quân mà bất kỳ quốc gia nào cung cấp, cố vấn hiệu quả cho các hoạt động giữa các quốc gia”/.

Những gì mà thế giới từng biết đến về các hoạt động của lực lượng đặc biệt Mỹ trên khắp thế giới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vẫn còn đó rất nhiều những bí mật về các hoạt động cũng như những vũ khí trang bị của SOCOM vẫn mãi nằm trong bóng tối của sự bí mật.


>> Bài học từ ‘Black Hawk Down’



Nạn đói lại tái diễn ở đất nước khốn khổ Somalia. Liệu những gì từng diễn ra năm 1993 có quay lại với nước Mỹ.



http://nghiadx.blogspot.com

Hình ảnh binh sĩ Mỹ bị kéo lê trên đường phố Somalia là nỗi ám ảnh kinh hoàng với công chúng Mỹ


Bài viết dưới đây cũng lý giải việc phương Tây lo sợ Libya trở thành một Somalia thứ 2.

Kể từ khi nạn đói càn quét qua các vùng đất bị chiến tranh tàn phá hồi tháng 7, đã có hàng chục nghìn người chết đói, càng ngày càng có nhiều người di cư với mong muốn tìm được một nơi cư ngụ tốt hơn, có thêm khả năng sống sót.

Ngày 8/8, chính phủ Mỹ đã tuyên bố viện trợ thêm 105 triệu USD, nâng tổng số tiền ủng hộ của Mỹ cho cuộc khủng
khoảng lương thực lên đến hơn 500 triệu USD.

Hành động này khiến người ta liên tưởng đến “Black Hawk Down”, gợi lại một dấu ấn khủng khiếp trong công chúng Mỹ.

Bên cạnh những nỗ lực giải quyết nạn đói ở Somalia, cộng đồng thế giới chắc chắn không thể quên được những bài học xảy ra trong quá khứ tại quốc gia này, đặc biệt là nước Mỹ.

20 năm trước, chế độ Mohamed Siah Barre sụp đổ, Somalia rơi vào vòng xoáy chiến tranh tranh giành quyền lực giữa các phe phái, nông nghiệp bị tàn phá, nạn đói hoành hành nghiêm trọng.

Trong bối cảnh đó, quân đội Mỹ được điều đến nhằm bảo vệ việc phân phát hàng cứu trợ và nỗ lực giảm bớt nạn đói.

Nhưng chắc chắn không ai đoán được kết cục kinh hoàng: Máy bay trực thăng Black Hawk bị súng phóng lựu bắn rơi trên bầu trời Mogadisu, 103 binh lính chết và bị thương, một người bị bắt sống, thi thể 1 lính thủy đánh bộ bị kéo lê trên đường phố.

Somalia – mảnh đất “quỷ ám”

Tình hình ở Somalia đã trở nên xấu đi kể từ giữa những năm 1980, nhưng vấn đề thực sự bắt đầu vào tháng 1/1991, khi liên minh các bộ tộc đã lật đổ Tổng thống Mohammed Siad Barre.

Khi chính phủ sụp đổ, một cuộc chiến đã nổ ra giữa các phe phái mà dẫn đầu là Mohamed Farrah Aidid lãnh đạo Đại Hội Somali Thống Nhất, Ali Mahdi Mohamed - tổng thống tạm quyền, ông Barre – tổng thống đã bị phế bỏ.

Giao tranh nổ ra khiến dân chúng phải tháo chạy khỏi “tam giác chết chóc” ở Kismayo, Bardera, và Baidoa. Trồng trọt, chăn nuôi đình trệ. Hơn nửa triệu người dân Somalia phải tị nạn ở nước láng giềng Kenya, khoảng 500.000 người khác phải rời nhà cửa. Chỉ trong các trại tị nạn ở ngoại ô, người dân mới có hy vọng sống sót.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc phải can dự mạnh mẽ, gửi đến 50 quan sát viên và 500 binh sĩ Pakistan trong lực lượng gìn giữ hòa bình. Ngoài ra Mỹ được cho phép không vận hàng hóa khẩn cấp từ Mombasa, Kenya vào Somalia.

Giữa năm 1992, Mỹ cũng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới đất nước đang khủng hoảng này. Đó cũng là lúc Chiến dịch phục hồi Hy vọng bắt đầu.

Dưới sự dẫn dắt của Đại sứ Robert Oakley và Trung tướng Robert Johnston, dấu hiệu chấm dứt khủng hoảng đã le lói. Người Mỹ đã thuyết phục các lãnh chúa mở các tuyến đường vận chuyển hàng nhân đạo.

Các chính quyền cấp địa phương được thiết lập nhằm ổn định tình hình. Lực lượng gìn giữ hòa bình của Mỹ cũng đã cam kết sẽ không dùng đến vũ lực ngoại trừ trường hợp tự vệ. Hội nghị hòa giải quốc gia cũng đã được triệu tập tại Addis Ababa, Ethiopia.

Thế nhưng xung đột đã xảy ra ngay trong khi đang đẩy mạnh nỗ lực giải quyết nạn đói. Châm ngòi cho xung đột là việc 43 binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc bị phe ông Aidid sát hại.

Kết thúc cho mâu thuẫn này là sự kiện “Black Hawk Down” với 18 lính thuỷ đánh bộ và hàng trăm người Somalia thiệt mạng. 18 tháng sau đó, lực lượng của Liên Hợp Quốc rút khỏi mảnh đất “quỷ ám” này, Somalia lại chìm vào cơn ác mộng tưởng chừng không bao giờ dứt.

"Vừa đánh vừa đàm" và bài học cay đắng

Không thể phủ nhận những thành công mà Chiến dịch phục hồi Hy vọng đã đem lại. Cho dù những tổn thất của quân đội Mỹ là không nhỏ nhưng trước đó Mỹ đã đóng góp đáng kể vào nỗ lực giảm nạn đói ở Somalia. Chìa khóa của chiến lược chính là nhờ hai biện pháp: triển khai quân sự và thuyết phục các lãnh chúa địa phương.

Với sự hiện diện của quân đội Mỹ, chính quyền ông Aidid ít nhiều phải kiêng dè. Nhiều cuộc gặp gỡ giữa ông Aidid và Đại sứ Oakley đã diễn ra tạo điều kiện cho đoàn chuyên chở thực phẩm đến được các khu vực chịu nạn đói nặng nề. Quân đội Mỹ cũng đã thành lập các Trung tâm Hoạt động Quân dân, tạo điều kiện cho các tổ chức viện trợ nhân đạo phát huy tác dụng.

Aidid và Ali Mahdi quan tâm đến lợi ích phe cánh và cũng đã giành được quyền lực. Nhưng ở Somalia bây giờ, phe al-Shabab được coi như một một Al-Qaeda ở vùng vịnh Eden lại chống phương Tây một cách cực đoan. Tuy nhiên việc áp dụng 2 hướng tiến công: quân sự - đối thoại là có thể nghĩ đến.

Việc al – Shabab rút quân khỏi thủ đô Mogadishu hôm 6/8 là một cơ hội cho Liên đoàn châu Phi và chính phủ Somalia cơ hội khôi phục trật tự, kiểm soát các sân bay, bến cảng, các con đường viện trợ nhân đạo. Những hoạt động đó đều cần nhận được sự hỗ trợ.

Đạo luật chống khủng bố mang tên Ái quốc (Patriot) của Mỹ đã thiết lập hình phạt cho hành vi hỗ trợ phiến quân al-Shabab. Nhưng những tuyên bố gần đây của Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, bà Susan Rice và các quan chức chính phủ cho thấy Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không trừng phạt các lực lượng cứu trợ nếu họ phải làm việc với những nhóm khủng bố này miễn là họ cam kết chống lại việc al-Shabab tịch thu hàng viện trợ và thu thuế vận chuyển.

Ngoài ra cung cấp tài chính cho Chương trình Lương thực thế giới, Liên hợp quốc, các tổ chức không trực thuộc chính phủ Mỹ, tổ chức Cứu trợ Hồi giáo cũng là một cách thiết thực để giảm bớt nạn đói ở Somalia.

Bên cạnh đó, một giải pháp quan trọng khác là tiếp cận với tổ chức al-Shabab, kể cả trực tiếp hay gián tiếp thông qua Tổ chức Hội nghị Hồi giáo – một hiệp hội của quốc tế của các quốc gia Hồi giáo. Hoạt động này nhằm tìm kiếm sự an toàn cho các nhân viên cứu trợ nhân đạo, ngăn chặn hay ít nhất cũng giảm thiểu việc chiếm giữ thực phẩm của phiến quân.

Chiến dịch phục hồi Hy vọng không phải là liều thuốc trị bách bệnh, nhưng nó đã chứng minh khả năng các lực lượng bên ngoài có thể giúp đỡ Somalia cải thiện tình hình khủng hoảng.

Tuy nhiên bài học rút ra từ “Black Hawk Down” là: mọi can thiệp vào những nơi hỗn loạn, bất kể là mục đích tốt hay xấu, đều mang tính rủi ro hơn là có lợi. Hôm nay, khi phải đối mặt với nạn đói ở vùng Sừng châu Phi, bài học ấy lại càng hữu ích, sự giúp đỡ nào cũng cần cân nhắc cẩn trọng.

Can thiệp quân sự không phải là một giải pháp, nạn đói là một vấn đề chính trị và cần những biện pháp khéo léo, bền vững dựa trên phục hồi và phát triển kinh tế. Điều này chỉ có thể thực hiện bởi người Somalia, tương lai người dân Somalia nằm trong bàn tay của chính họ.

Cộng đồng quốc tế chỉ có thể trợ giúp bằng cách tách cuộc chiến chống khủng bố ra khỏi nội chiến ở Somalia, tạo điều kiện hòa giải dân tộc đồng thời thuyết phục các quốc gia láng giềng Ethiopia, Eritrea không can thiệp vào cuộc xung đột, định hướng cho Liên minh châu Phi và chính phủ Somalia không để vấn đề trở nên ngày càng trầm trọng.


>> 4 tàu sân bay Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam



Trong chiến tranh Việt Nam, Hải quân Mỹ đã huy động gần 20 tàu sân bay thay nhau làm nhiệm vụ thực hiện các chiến dịch ném bom phá hoại miền Bắc.



http://nghiadx.blogspot.com

USS-Enterprise trong chiến tranh Việt Nam. Dòng chữ E=mc2 ám chỉ tàu sân bay này chạy bằng năng lượng hạt nhân.


Chiến tranh Việt Nam được xem là nơi tập trung nhiều tàu chiến của Mỹ nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Khi đó, 20 tàu sân bay thay nhau làm nhiệm vụ trực chiến.

Vào những lúc cao điểm của các chiến dịch leo thang đánh phá miền Bắc, ngoài khơi vịnh Bắc Bộ có tới 4 tàu sân bay đẳng cấp của Mỹ thay nhau thực hiện các cuộc không kích với cường độ cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Trong số các tàu sân bay đã tham chiến tại chiến trường Việt Nam có 4 tàu sân bay thực hiện nhiệm vụ lâu nhất, thực hiện nhiều cuộc không kích nhất đó là các tàu sân bay USS-Enterprise (CVN-65), USS Coral Sea (CV-43), USS-Oriskany (CV-34), USS-Midway (CV-41).

Đây đều là những tàu sân bay đẳng cấp nhất thời đó, nhất là tàu sân bay USS-Enterprise. Đến nay, ngoại trừ tàu sân bay lớp Nimizt không có tàu sân bay nào trên thế giới có thể so sánh được với tàu sân bay USS-Enterprise.

USS-Enterprise (CVN-65)

USS-Enterprise (CVN-65) lớp Kitty Hawk đây là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên của Mỹ tham gia vào một cuộc chiến tranh thực tế.

Tàu được đưa vào biên chế trong Hải quân Mỹ vào ngày 25/11/1961, tại thời điểm đó, USS-Enterprise (CVN-65) được xem là tàu sân bay số 1 thế giới thời kỳ đó. Đây là nền tảng cho sự ra đời của các siêu tàu sân bay lớp Nimizt.


Tàu sân bay USS-Enterprise có khả năng mang 90 máy bay các loại trong đó có 70 máy bay chiến đấu cánh cố định. USS-Enterprise tham chiến tại chiến trường Việt Nam vào tháng 11/1965, ngay ngày đầu tiên tham chiến, tàu sân bay này đã thực hiện 125 phi vụ tấn công, ném hơn 151 tấn bom đạn vào các căn cứ của quân giải phóng gần khu vực Biên Hòa.

Trong quá trình tham chiến tại Việt Nam, tàu sân bay này gặp phải một tai nạn khá lớn. Một quả tên lửa MK-32 Zuni gắn trên chiếc F-4 Phantom chuẩn bị thực hiện không kích miền Bắc Việt Nam đã bị phát nổ gần khu vực nhà ăn.

Vụ nổ đã thiêu rụi 15 chiếc máy bay, 27 người thiệt mạng và 314 người bị thương, thiệt hại gây ra cho boong tàu khá lớn. Tàu buộc phải kéo đến Trân Châu Cảng để tiến hành sửa chữa, đầu tháng 3/1969 tàu sân bay USS-Enterprise tiếp tục trở lại vịnh Bắc Bộ và tham gia vào các chiến dịch phá hoại miền Bắc

Đến 30/7/1971, tàu sân bay USS-Enterprise đã thực hiện tổng cộng hơn 2001 phi vụ không kích trong các chiến dịch theo lang đánh phá miền Bắc, cũng như thực hiện các phi vụ hỗ trợ cho lực lượng mặt đất của thủy quân lục chiến Mỹ trên chiến trường miền Nam.

Đến cuối năm 1972, tàu sân bay này lại được huy động tham gia chiến dịch Linebacker-II (Điện Biên Phủ trên không).

Những ngày cuối cùng của chiến tranh Việt Nam, tàu sân bay này tiếp tục được huy động tham gia hỗ trợ cho cuộc di tản khỏi Sài Gòn vào cuối tháng 4/1975.

USS-Midway (CV-41)

USS-Midway (CV-41) lớp Midway, là tàu sân bay của Mỹ tham chiến sớm nhất tại chiến trường Việt Nam.

Tháng 3/1965, tàu sân bay USS-Midway được lệnh rời cảng Alameda đến Việt Nam, tháng 4/1965, tàu sân bay này chính thức tham gia vào sự kiện vịnh Bắc Bộ.


http://nghiadx.blogspot.com


Một chiếc A-6 đang cất cánh làm nhiệm vụ ném bom miền Bắc Việt Nam từ tàu sân bay của Mỹ.


Một chiếc F-4B Phantom do Trung tá Batson cất cánh từ tàu sân bay này đã bắn rơi một chiếc MiG-17 của Việt Nam đây được xem là chiến thắng đầu tiên trước máy bay chiến đấu Mig tại chiến trường Việt Nam.

Năm 1969, tàu sân bay USS-Midway quay trở lại cảng Alameda để tiến hành công tác bảo trì và hiện đại hóa. Tháng 4/1971, tàu sân bay này tiếp tục quay trở lại chiến trường Việt Nam.

Trong suốt quá trình tham chiến tại Việt Nam, bay USS-Midway đã thực hiện tổng cộng 11.900 phi vụ tấn công trên khắp Việt Nam. Ngoài việc triển khai máy bay chiến đấu, tàu sân bay này còn tham gia vào các hoạt động rải mìn tại các khu vực cửa biển tại miền Bắc Việt Nam.

Cuối tháng 4/1975, tàu sân bay này tiếp tục được huy động tham gia các hoạt động hỗ trợ di tản khỏi Sài Gòn. Tàu sân bay USS-Midway chính thức ngưng hoạt động vào ngày 11/4/1992.

USS-Oriskany (CV-34)

Tàu sân bay USS-Oriskany thuộc lớp Essex, cũng là một trong những tàu sân bay tham chiến sớm nhất tại chiến trường Việt Nam. USS-Oriskany tham gia các chiến dịch không kích miền Bắc Việt Nam ngay sau sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1965.

Tháng 4/1965, tàu sân bay này đến Việt Nam cùng với số lính thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đến Việt Nam. Nhiệm vụ ban đầu của tàu sân bay này là tiến hành các hoạt động hỗ trợ cho quân lực VNCH đối phó với các hoạt động gia tăng của lực lượng quân giải phóng miền Nam Việt Nam.

Trong suốt chiến tranh Việt Nam, tàu sân bay USS-Oriskany đã thực hiện tổng cộng 12.000 phi vụ không kích trên khắp Việt Nam, với hơn 9.100 tấn bom đạn được ném xuống đất nước ta.

Tàu sân bay USS-Oriskany được đặc biệt chú ý bởi sự kiện trung tá phi công Jonh McCain bị bắn hạ khi lái một chiếc A-4 Skyhawk thực hiện nhiệm vụ ném bom trên bầu trời Hà Nội năm 1967. Ông bị bắt làm tù binh và được trả tự do vào năm 1973 sau hiệp định Paris. Hiện nay ông là một trong những thượng nghị sỹ có uy tín tại Thượng viện Mỹ và có thiện chí với Việt Nam.

Trong quá trình tham gia chiến tranh Viêt Nam, tàu sân bay USS-Oriskany cũng gặp phải sự cố phát nổ vũ khí tương tự như tàu sân bay USS-Enterprise. Vụ nỗ làm 44 người thiệt mạng trong số đó có rất nhiều phi công vừa thực hiện cuộc tấn công ném bom miền Bắc vài giờ trước đó.

Ngày 17/5/2006, tàu sân bay USS-Oriskany bị đánh chìm ngoài khơi bờ biển Florida để tạo dãy san hô nhân tạo, một trong những nỗ lực của chính quyền địa phương trong việc khôi phục các rặng san hô đang ngày một chết dần.



Tàu sân bay Mỹ trong chiến tranh Việt Nam(Nguồn Youtube)
USS Coral Sea (CV 43)

Tàu sân bay USS Coral Sea (CV 43) thuộc lớp Midway, tàu sân bay này chính thức tham chiến tại chiến trường Việt Nam vào tháng 2/1965. Tàu sân bay này đã chứng minh được khả năng thực hiện các nhiệm vụ trong điều kiện thời tiết xấu.

Cuộc không kích đầu tiên của các máy bay trên tàu sân bay này diễn ra gần thành phố Đồng Hới, Quảng Bình trong chiến dịch trả đũa cho cuộc tấn công của quân giải phóng miền Nam Việt Nam vào khu vực đóng quân của Mỹ ở Pleiku.

Ngày 2/3/1965, tàu sân bay USS Coral Sea chính thức mở màn chiến dịch Sấm Rền đánh phá ác liệt các mục tiêu tại miền Bắc Việt Nam. Với sự xuất hiện của máy bay cường kích F-105 Thunderchiefs (Thần Sấm), và biến thể F-105G Wild Weasels “Chồn hoang” đã thực hiện các cuộc không kích với cường độ cao nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ 2.

Nhằm bảo vệ cho phi đội ném bom trước các hệ thống phòng không của Bắc Việt Nam. Không quân Mỹ đã sử dụng chiến thuật SEAD (áp chế phòng không không quân đối phương,) trong chiến tranh hiện đại với sự xuất hiện của F-105G và tên lửa chống radar AGM-45 Shrike tại chiến trường Việt Nam. Từ đó đến này SEAD trở thành một nhiệm vụ chủ đạo trong bất kỳ chiến dịch không kích nào.

Trong chiến dịch Sấm Rền kéo dài từ 2/3/1965-1/11/1968, chỉ tính riêng Hải quân và thủy quân lục chiến Mỹ đã thực hiện tổng cộng 152.399 phi vụ tấn công. Tổng số bom đạn mà Mỹ ném xuống trong chiến dịch này lên đến 643.000 tấn, nhiều hơn bất kỳ cuộc chiến tranh nào từ sau chiến tranh thế giới thứ 2. Tổng cộng có gần 900 máy bay của Mỹ bị bắn hạ trong chiến dịch.


Kể từ sau chiến dịch Sấm Rền, tàu sân bay USS Coral Sea còn quay trở lại nhận nhiệm vụ tại chiến trường Việt Nam thêm 7 lần nữa. Chỉ tính riêng năm 1972, tàu sân bay này đã thực hiện tới 4.833 phi vụ tấn công trên khắp Việt Nam.

Cuối tháng 4/1975, tàu sân bay này tiếp tục tham gia hỗ trợ cuộc di tản khỏi Sài Gòn, ngày 26/4/1990, tàu sân bay USS Coral Sea chính thức ngưng hoạt động. Trung Quốc từng tìm cách để mua lại tàu sân bay này, tuy nhiên Tòa án Liên bang Mỹ đã ra lệnh cấm bán tất cả các tàu sân bay ngưng sử dụng ra nước ngoài. Tàu sân bay USS Coral Sea chính thức bị đánh chìm vào 8/9/2000.

Trong suốt những năm chiến tranh Việt Nam, quân và dân Việt Nam không chỉ phải đối đầu với lực lượng quân sự khổng lồ của Mỹ với hơn nữa triệu thủy quân lục chiến trên chiến trường miền Nam, cùng với hơn 1 triệu binh lính của quân lực VNCH mà còn phải đối đầu với áp lực rất lớn đến từ 20 tàu sân bay đẳng cấp của Mỹ ngoài khơi vịnh Bắc Bộ thay nhau thực hiện các chiến dịch đánh phá ác liệt miền Bắc Việt Nam. Song với tinh thần quả cảm, không hề nao núng quân và dân Việt Nam đã chiến đấu một cách ngoan cường, bẻ gãy sức mạnh quân sự khổng lồ của Mỹ, buộc Mỹ phải ký hiệp định Paris rút quân về nước.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang