Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

>> Tàu chiến Mỹ được đặt tên như thế nào?



Từ tên của các cựu Tổng thống Mỹ cho đến tên gọi các bang, Mỹ đã có hẳn những nguyên tắc riêng cho việc đặt tên cho các loại tàu chiến của mình.


http://nghiadx.blogspot.com

Ray Mabus hiện là Thư ký Hải quân đương nhiệm, giống như các vị tiền nhiệm khác, ông có vai trò quyết định lựa chọn và công bố tên các con tàu.

Theo truyền thống, tên gọi cho tàu của Hải quân sẽ được Thư ký Hải quân Mỹ lựa chọn và công bố, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống và các quy tắc do Quốc hội đề ra.

Trong suốt thế kỷ 19, luật pháp Mỹ chỉ định rất rõ ràng nhiệm vụ này cho Thư ký Hải quân, nhưng dẫn chiếu này đã biến mất từ Đạo Luật Mỹ năm 1925.

Ngày nay, trong Chương 10 Đạo Luật Mỹ (U.S.C 10), quy định về vai trò, nhiệm vụ và tổ chức của các đơn vị thuộc Bộ Quốc Phòng, không nói rõ về việc ai có thẩm quyền đặt tên mới cho tàu Hải quân.

Tuy nhiên, Thư ký Hải quân vẫn khăng khăng bảo lưu quyền tuyệt đối này, dù trong điều 7292 Chương 10 về đặt tên tàu của Hải quân, chỉ nói đến việc Thư ký Hải quân được đổi tên những tàu mua cho Hải quân.

Quy trình lựa chọn tên

Trong quá trình thảo luận việc lựa chọn tên, Hải quân Mỹ trích dẫn từ các nguồn luật trên và tuyên bố như sau:

“Cùng nhiều vấn đề khác, quy trình và thực tiễn liên quan đến việc đặt tên tàu thực sự là sản phẩm của tiến hoá và truyền thông hơn là quy trình lập pháp. Như chúng ta đã thấy, những tên gọi cho những con tàu mới được quyết định riêng bởi Thư ký Hải quân. Thư ký có thể dựa trên nhiều cơ sở để đưa ra quyết định cuối cùng.

Mỗi năm, Trung tâm Lịch sử Hải quân sưu tập những gợi ý về tên tàu (tên chính và lựa chọn thay thế), gửi cho Tư lệnh Hải quân.

Những gợi ý này là kết quả của việc tìm kiếm trong lịch sử của Hải quân và các gợi ý của các thành viên, cựu chiến binh và công chúng.

Các bản ghi tên tàu tại Trung tâm Lịch sử Hải quân phản ánh những nguồn tên phong phú đã từng được dùng trong quá khứ, đặc biệt là từ sau Thế chiến thứ I.

Những gợi ý về tên gọi của tàu do nhiều nhân tố quy định, như tên các nhóm cho từng loại tàu đang được đóng, tên theo địa lý, tên từ những con tàu trước, tên do cá nhân, nhóm gợi ý, tên những vị lãnh đạo hải quân, thành viên quá cố nhưng được vinh danh về chiến tích trong thời chiến và thời bình.

Tại bước cuối, sau khi cân nhắc các mức độ khác nhau của chỉ thị, Tư lệnh Hải quân sẽ ký bản ghi nhớ những cái tên cho chương trình đóng tàu năm đó, gửi tới Thư ký Hải quân.

Trên cơ sở đó, vị thư ký này cân nhắc trong thời gian phù hợp để chọn tên cho những con tàu riêng biệt và công bố chúng. Dù vậy, việc đặt tên này thường hoàn thành trước khi con tàu được đặt tên thánh.

Cách đặt tên cho các loại tàu

Quy tắc đặt những cái tên riêng cho từng loại tàu Hải quân đã phát triển qua thời gian. Ví dụ, đối với tàu ngầm tấn công, từng được đặt tên theo các loài cá, sau đó là thành phố và gần đây là theo các bang. Trong khi, các tàu tuần dương, lúc đầu đặt tên theo thành phố, dần dần theo bang và gần đây là theo các trận đánh.

Phát ngôn của Hải quân Mỹ từng tuyên bố: “Dù chúng tôi đã cố gắng hệ thống hoá việc đặt tên tàu, nhưng giống như các thể chế khác là đối tượng của sự thay đổi tiến hóa, nguồn và tên gọi cho tàu Hải quân không tránh được xu hướng này”.

Tuy nhiên, không phải là không có ngoại lệ. Nhiều nhà quan sát đã nhận thấy sự phá cách trong việc đặt tên. Ví thử như 3 chiếc tàu ngầm tấn công thuộc lớp Seawolf (SSN-21), bao gồm Seawolf (SSN-21), Connecticut (SSN-22) và Jimmy Carter (SSN-23). Các tên gọi tương ứng lần lượt với một loài cá, một bang và một Tổng thống, thể hiện cách đặt tên chẳng có nguyên tắc gì cả.

Tuy nhiên, có thể tổng kết cách đặt tên cho các loại tàu do Hải quân như sau:

Tàu sân bay: đặt tên theo các vị Tổng thống Mỹ. 11 trong số 12 tàu sân bay gần đây đặt tên theo Tổng thống Mỹ (9 chiếc) và thành viên của Quốc hội (2 chiếc).

Chỉ có chiếc thứ 12, gần đây nhất, Nimitz (CVN-68) đặt theo tên của vị Đô đốc Chester Nimitz, người chỉ huy Mỹ và liên quân ở Thái Bình Dương trong Thế chiến II. Ông mất vào năm 1966, cùng năm với việc Quốc Hội thông qua kế hoạch ngân sách FY1967, mang về chiếc CVN-68.

Tàu ngầm tấn công: đặt tên theo các bang, ví dụ như tàu ngầm lớp Virginia (SSN-774). Chỉ có ngoại lệ duy nhất đối với chiếc tàu thứ 12 trong lớp này, khi Thư ký Hải quân Donald Winter thông báo chiếc SSN-785 đặt tên cựu Thượng nghị sĩ John Warner.


http://nghiadx.blogspot.com

11 chiếc tàu ngầm đầu tấn công lớp Virginia đầu tiên đều mang tên các bang của Mỹ như: Texas, Hawaii, New Mexico, New Hampshire...


Tàu khu trục thường được đặt tên theo các vị lãnh đạo hải quân và những vị anh hùng. Hiện tại, Hải quân đang đặt mua tàu khu trục lớp Arleigh Burke (DDG-51), hay trước đó là đơn hàng với 3 chiếc tàu khu trục lớp Zumwalt (DDG-1000).

Chiếc DDG-1000 đầu tiên đặt theo vị Đô đốc Elmo R.”Bud” Zumwalt, cựu Tư lệnh Hải quân từ năm 1970 đến 1974.

Vào ngày 29/10/2008, Hải quân công bố chiếc DDG-1000 thứ hai đặt là Michael Monsoor, thành viên của lực lượng SEAL, được trao Huy chương Danh Dự cho những hành động anh hùng tại Iraq hồi tháng 9/2006.

Về tên gọi của các tàu Hải quân Mỹ thăm Việt Nam


Tàu chiến tuần duyên (LCS): đặt theo các thành phố nhỏ và vừa. Ví dụ, Hải quân vừa đặt cho 2 chiếc LCS là Freedom và Independence (>> xem thêm), và dự định cho 2 chiếc LCS tiếp theo với tên gọi Fort Worth và Coronado.

Tàu chở hàng lớp Lewis and Clark (TAKE-1), được đặt tên theo những nhà thám hiểm và tiên phong trong nhiều lĩnh vực. Mới đây nhất là 9/10/2009, Hải quân Mỹ công bố tên của tàu thứ 13 của lớp này đặt theo nhà hoạt động vì quyền lợi dân sự Medgar Evers.

Tàu chiến cao tốc (JHSV), lực lượng tàu chiến mới đầy tham vọng mới của Hải quân và Lục quân Mỹ, được đặt theo tên của những nét tiêu biểu hay giá trị của nước Mỹ.

Vào ngày 16/7/2009, Thư ký Hải quân Hải quân và Lục quân tuyên bố, 3 chiếc JHSV đầu tiên sẽ là Fortitude (JHSV-1 Sự ngoan cường); Vigilant (JHSV-2 Sự thận trọng) và Spearhead (JHSV-3 Xung kích). Chiếc JHSV 1 và 3 do Lục quân điều hành, còn chiếc JHSV 2 biên chế trong lực lượng hải quân.

Tuy nhiên, có một ngoại lệ duy nhất trong việc đặt tên các con tàu JHSV là với chiếc thứ 4, đặt tên là Fall River, một thành phố ở Massachusetts, nơi đặt bảo tàng ký ức chiến tranh Battleship Cove. Tại đây có nhiều chiếc tàu chiến bỏ đi, trong đó có một chiếc tàu tuần dương từ thời tiền Thế chiến II mang tên Fall River.

Đặt tên tàu theo những người còn sống

Về mặt lịch sử, Hải quân rất hiếm khi đặt tên cho tàu bằng tên gọi của những người còn sống. Tuy nhiên tính từ năm 1970, có ít nhất 11 tàu quân sự của Mỹ đặt theo tên người sống cùng thời điểm tên gọi được công bố.

Một vài ví dụ như: Tàu sân bay CNV-70 Car Vinson, phục vụ năm 1982; tàu ngầm tấn công Hyman G. Rickover SSN-709; tàu sân bay George H.W. Bush CVN-77…

http://nghiadx.blogspot.com

Cựu Tổng thống Mỹ George H.W. Bush cùng phu nhân tại lễ hạ thuỷ và đưa vào phục vụ tàu sân bay mang tên ông.


Vai trò của công chúng trong đặt tên tàu

Công chúng đôi khi quan tâm đến việc có những chiếc tàu Hải quân mang tên của bang, thành phố, cho những trận đánh mà họ hay người thân tham gia, hoặc được nhiều người ngưỡng mộ.

Trong trường hợp này, công dân sẽ liên hệ với Hải quân, Bộ Quốc Phòng hoặc Quốc hội để tìm sự giúp đỡ cho dự định của họ.

Trường hợp mới đây nhất là chiến dịch viét thư của học sinh trường tiểu học ở New Hampshire, bắt đầu từ tháng 1/2004, tác động đến quyết định của TKHQ, đặt tên một chiếc tàu ngầm lớp Virginia theo tên của bang, đó là chiếc New Hampshire SSN-778.

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phản đối. Mới đây, công luận đã bày tỏ ý kiến phản đối quyết định của Hải quân khi đặt tên cho những chiếc tàu vận chuyển lớp San Antonio (>> xem thêm) với tên gọi John P. Murtha, tên một cựu Hạ nghị sĩ.

Vai trò của Quốc hội Mỹ

Tác động tới việc đặt tên tàu Hải quân của Quốc hội thông qua 2 cơ chế: ảnh hưởng mềm và quy trình lập pháp.

Về ảnh hưởng, lấy ví dụ về cuộc tranh đua trong Quốc hội về việc đặt tên cho tàu sân bay CVN-76. Một bên ủng hộ việc lấy tên Tổng thống Truman, một bên là Reagan. Rốt cuộc, vấn đề được giải quyết bằng quyết định của Tổng thống Clinton, rằng chiếc CVN-75 sẽ đặt tên Truman, chiếc CVN-76 đặt tên là Reagan.

Một ví dụ khác, là việc gợi ý của Quốc hội trong việc nên đặt tên tàu sân bay CVN-78 lấy tên Tổng thống H.W. Bush, và rốt cuộc, Hải quân cũng công bố tên gọi này.

Ngoài ra, Quốc hội còn có thể tác động đến quyết định đặt tên của Hải quân theo 2 hướng. Như trong phiên họp Hạ Viện 1022 Kỳ họp 111, các đại biểu ủng hộ quyết định đặt tên Medgar Evers cho tàu chở hàng.

Ngược lại, trong phiên họp 312 Kỳ họp 312, lại phản đối quyết định đặt tên và yêu cầu đổi tên tàu ngầm lớp Los Angeles (SSN-688) với tên gọi Corpus Christi. Sau này, Hải quân phải chỉnh lại tên thành City of Corpus Christi.


>> 6-12 chiếc Yak-130UBS sắp về Việt Nam



TSAMTO của Nga cho biết, Việt Nam sẽ nhận thêm khoảng từ 6-12 chiếc máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS vào năm 2015.



http://nghiadx.blogspot.com
Ngoài chức năng chính là máy bay huấn luyện, Yak-130UBS có khả năng thực hiện các phi vụ tấn công hạng nhẹ một cách xuất sắc (ảnh: Airline.net)

Trong khuôn khổ triển lãm hàng không MAKS-2011, phía Nga đã tiến hành bàn giao máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS cho Syria.

Số máy bay được giao lần này nằm trong số các máy bay trước đó dự định chuyển giao cho Libya thì gặp phải lệnh cấm của Liên Hợp Quốc.

Số lượng máy bay huấn luyện được chuyển giao không được tiết lộ, nhưng theo nhận định của TSAMTO số lượng chuyển giao khoảng 12-16 chiếc. Tương lai không quân Syria có thể mua thêm từ 24-36 chiếc Yak-130UBS nữa.

Ngoài hợp đồng cung cấp Yak-130UBS cho Syria, Nga đang thực hiện hợp đồng cung cấp 16 Yak-130 UBS cho Algeria, cùng với một hợp đồng chưa được xác nhận cung cấp 8 Yak-130UBS cho Việt Nam.

Những khách hàng tiềm năng khác của máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130UBS bao gồm Venezuela, Belarus, Ukraine và Kazakhstan.

Tổng số lượng xuất khẩu của Yak-130UBS đến trước năm 2040 khoảng 500 chiếc. Trong đó số lượng Yak-130UBS sẽ xuất khẩu cho các khách hàng nước ngoài đến năm 2025 khoảng 300 chiếc.

Riêng Việt Nam sẽ bắt đầu mua loạt thứ 2 nhằm thay thế cho các máy bay huấn luyện L-39 giao hàngvào giai đoạn 2015-2025. Số lượng mua dự kiến từ 6-12 chiếc.

Algeria cũng sẽ mua loạt thứ hai nhằm thay thế cho L-39, giao hàng vào giai đoạn từ 2015-2025 số lượng mua dự kiến khoảng 12-16 chiếc. Belarus khoảng từ 6-12 chiếc giai đoạn 2015-2020.

Trong các nước Đông Nam Á, Malaysia sẽ là nước mua số lượng Yak-130UBS nhiều nhất, số lượng mua từ 18-24 chiếc nhằm thay thế máy bay huấn luyện Mk-128 Hawk, giao hàng giai đoạn từ 2025-2030.

Thái Lan cũng sẽ mua 6-12 chiếc nhằm thay thế cho L-39, giao hàng vào giai đoạn từ 2015-2030. Syria sẽ mua số lượng lớn từ 24-36 chiếc, giao hàng giai đoạn từ 20111-2020.

Ngoài ra còn rất nhiều quốc gia khác nữa sẽ mua, số lượng dao động từ 6-12 chiếc và giao hàng trong giai đoạn từ 2015-2030, chưa tính các khách hàng có thể mua Yak-130UBS không nằm trong danh sách khách hàng tiềm năng.

Tính đến giai đoạn năm 2011-2014, kim ngạch xuất khẩu máy bay huấn luyện đạt giá trị 8,241 tỷ USD. Dẫn đầu là Thụy Sỹ với giá trị xuất khẩu đạt 2,622 tỷ USD, thứ 2 là Anh với giá trị 1,31 tỷ USD.

Hàn Quốc sẽ chiếm vị trí thứ 3 của Trung Quốc trong giai đoạn từ 2003-2010. Giá trị xuất khẩu máy bay huấn luyện của Hàn Quốc giai đoạn 2011-2012 tăng khoảng 187 triệu USD, con số này sẽ tăng lên 215 triệu USD vào giai đoạn 2012-2013. Tổng giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này của Hàn Quốc khoảng 805 triệu USD. Thứ 4 là Trung Quốc, tổng giá trị hợp đồng của Trung Quốc trong giai đoạn này khoảng 618 triệu USD.

Nga sẽ đứng vị trí thứ 5 trong thị phần xuất khẩu máy bay huấn luyện với giá trị chiếm khoảng 5,3% tổng kim ngạch, giá trị xuất khẩu đạt 440 triệu USD.



Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

>> Chiến tranh không quân Việt Nam & những bí ẩn được giải mã



Một trong những bí ẩn của cuộc chiến tranh cục bộ tại Việt Nam là cuộc đối đầu giữa hai lực lượng, một lực lượng không quân hùng mạnh nhất thế giới và một lực lượng không quân sinh ra trong khói lửa chiến tranh. Không nói về những khía cạnh chính trị, bài viết cố giải mã những bí ẩn của cuộc chiến tranh có quá nhiều bí ẩn. Ngay cả với những người trực tiếp cầm cần lái và nhấn nút phóng tên lửa.


Bài viết của chuyên gia quân sự độc lập A.I.Trernhusev (А.И.Чернышев)

Ngày 2 tháng 8 năm 1964. Trên vịnh Bắc bộ xảy ra một sự kiện mở màn cho một cuộc chiến tranh khốc liệt. Theo lời phát ngôn của Nhà trắng Mỹ, các xuồng phóng lôi của Hải quân nhân dân Việt Nam đã tấn công 2 tầu khu trục Mỹ là tầu khu trục Maddox và Joy Turner ở ngoài vùng nước tự do hàng hải (Sự kiện nguỵ tạo của Mỹ ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964). Có thể hiểu rõ ràng rằng, sử dụng lực lượng bộ binh để đáp trả là không thể, vì trong trường hợp tốt nhất sẽ xảy ra chiến tranh dạng "Triều Tiên lần II” với hàng triệu chí nguyện quân Trung Quốc, trường hợp xấu hơn sẽ là cuộc đối đầu trực tiếp với quân đội Liên bang Xô Viết.

Từ suy luận đó, Lầu năm góc quyết định chọn phương án: Sử dụng lực lượng không quân hùng mạnh của Mỹ tiêu diệt tiềm lực quân sự và chính trị của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc không tập ngày 5 tháng 8 năm 1964 vào căn cứ của các xuồng phóng lôi ở Vinh bắt đầu cho Cuộc chiến tranh đường không lần đầu tiên trong lịch sử vào miền Bắc Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com

F-4B Phantom I


Do không đủ lực lượng và phương tiện chiến tranh được triển khai trong khu vực, trên lãnh thổ của Miền Bắc Việt Nam chỉ có một số lần tập kích. Nhưng người Mỹ đã xây dựng hàng chục căn cứ không quân ở Miền Nam Việt Nam và ở Thái Lan, các căn cứ này chứa khoảng 330 máy bay tác chiến chiến thuật. Bao gồm máy bay tiêm - cường kích F-105. Thunderchief, máy bay F-100 Super Sabre, máy bay tiêm kích đánh chặn F-4C Phantom II.

Để trinh sát, không quân Mỹ sử dụng máy bay RF-101 Voodoo và RF-4C Phantom P. Để bảo vệ sân bay, người Mỹ sử dụng 2 tiểu đoàn máy bay đánh chặn F-102 Delta Dagger, được gọi là loại máy bay vô tích sự nhất trong chiến trường Đông Dương. Ở Vịnh Bắc bộ, người Mỹ thành lập 2 cụm tầu sân bay và tầu chiến, Cụm tầu sân bay Yankee Station sử dụng hơn 200 máy bay cường kích và tiêm kích ở khu vực bờ biển Miền Bắc, Cụm tầu sân bay Dixy Station khu vực bờ biển phía Nam. Các loại máy bay trên boong tầu chủ yếu là F-4B Phantom I, F-8 Crusaider, cường kích А-4 Skyhawk, A-1 Skyraider.

Trong giai đoạn đó, trong lực lượng phòng không, không quân của Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có 40 đến 60 máy bay chiến đấu. 25 máy bay tiêm kích J-5В (MIG17 bản copy của Trung Quốc) một số không đáng kể máy bay J-2 (MIG15) bản copy của Trung Quốc, và một số máy bay ném bom IL 28.

Để bảo vệ các mục tiêu quan trọng của các cơ quan điều hành, lãnh đạo cấp nhà nước và các mục tiêu quan trọng, lực lượng PKKQ có trong biên chế một số phân đội pháo phòng không cấp tiểu đoàn, người Mỹ dự đoán là khoảng 1000 khẩu súng cỡ nòng các loại.

Tháng 2 đến tháng 6 năm 1965

Ngày 7 tháng 2 năm 1965, Không quân Mỹ thực hiện chiến dịch Flaming Dart (Mũi lao lửa), chiến dịch không tập đầu tiên trong hàng loạt chiến dịch nhằm tiêu diệt các căn cứ quân sự và kinh tế trên Miền Bắc Việt Nam.

Trong giai đoạn này, các máy bay chiến đấu của Mỹ tiến hành các trận ném bom phá hủy dồn dập, sử dụng các chiến thuật tương đối đơn giản. Máy bay cường kích, nhiều khi đạt số lượng đến 80 chiếc, thực hiện chuyến bay đến mục tiêu, lựa chọn độ cao có lợi nhất (khoảng từ 2500 – 4000m), sử dụng kỹ thuật đơn giản ném bom và phóng tên lửa.

http://nghiadx.blogspot.com

Các kỹ thuật ném bom của không quân Mỹ trong 3 giai đoạn chiến tranh,
trước và sau khi Việt Nam sử dụng không quân.


Số lượng đầu đạn đánh trúng mục tiêu rất thấp, do tâm lý là ném hết bom, phóng hết đạn nhiều hơn đánh trúng mục tiêu. Để tránh phải rơi vào lưới lửa phòng không của các hệ thống pháo phòng không đa cỡ nòng dày đặc, kíp lái hầu hết không hạ thấp độ cao vào vùng nguy hiểm.

Phương thức bảo vệ mục tiêu của không quân Việt Nam khá cổ điển: đánh chặn ở khoảng cách trên đường máy bay đối phương bay đến mục tiêu cần bảo vệ.

Các phi công Việt Nam lái MiG-17 đã thực hiện một chiến thuật rất hiệu quả:

Bay ở độ cao thấp và gần với mục tiêu cần bảo vệ, ngụy trang bằng địa hình trên mặt đất, MiG 17 đợi đội hình máy bay cường kích ném bom của không quân Mỹ. Khi phát hiện mục tiêu, cặp đôi MiG 17 bay ra khỏi ổ phục kích, sử dụng ưu thế hơn một chút về tốc độ ở độ cao thấp (200/300 km/h với độ cao 3000m), cơ động trong đội hình những máy bay cường kích ném bom đang mang nặng vũ khí treo dưới cánh và đánh cận chiến, bắn thẳng vào đối phương ở khoảng cách gần.

Sử dụng chiến thuật này ngày 4/4/1965, bốn chiếc máy bay MiG -17 chống lại 8 chiếc F-105D gần vùng trời Thanh Hóa, đại úy phi công Trần Hanh bay số 1 với phi công bay số 2 đã bắn hạ 2 chiếc F105D Thần Sấm do đại úy phi công James Megnesson và thiếu tá Frank Bennet điều khiển. Đây là 2 chiếc đầu tiên trong số 350 máy bay Mỹ bị không quân Việt Nam bắn rơi trên bầu trời miền Bắc.

Sau 5 ngày không quân Mỹ dành được một chiến thắng với cái giá khá đắt: 9 tháng 4 năm 1965, lúc 8h40 phút máy bay F-4B Phantom II số hiệu 151403, kíp lái Trung úy T. Murphy và Robert Fagan từ phi đoàn bay tiêm kích số VF-96 từ tầu sân bay USS Ranger CV-61, tham chiến cùng với 4 chiếc máy bay MiG 17. Tên lửa không đối không tầm trung AIM-7 Sparrow bắn trúng 1 máy bay MiG 17.

Bản thân chiếc F 4 Phantom II rơi vào hỏa lực súng máy của Mig bốc cháy và rơi xuống biển, kíp lái mất tích.

Ngày 3 tháng 5 năm 1965, Trung úy phi công Phạm Ngọc Lan trên Mig 17F bắn cháy 1 chiếc A-4 Skyhawk. Ngày 20 tháng 6 năm 1965 vào lúc 18 giờ 25 phút 2 Mig 17F tấn công 4 chiếc máy bay cường kích hải quân А-1Н Skyraider động cơ pittong cánh quạt của không đoàn cường kích VA-25 cất cánh từ tầu sân bay Midway. Một chiếc MiG 17 khi cơ động không thành công đã rơi vào hỏa lực của súng 20 mm của 2 chiếc A-1H (Phi công C. Hartman và K. Johnson).

http://nghiadx.blogspot.com


Trong toàn bộ giai đoạn đầu tính từ tháng 2 đến tháng 6 năm 1965, theo thông số của Mỹ, Không quân Việt Nam mất 4 chiếc MiG- 17 (hoàn toàn do Hải quân, 3 trong số đó bị bắn rơi bởi F-4B) Mỹ mất 5 máy bay F-105D, 2 máy bay cường kích và 1 F-4.

Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1965

Nhờ sự viện trợ tích cực ngày một tăng cường của Liên bang Xô Viết và Trung Quốc, hệ thống phòng không của Miền Bắc Việt Nam phát triển mạnh mẽ, tháng 7 năm 1965, một hệ thống vũ khí mới xuất hiện, làm thay đổi hoàn toàn tình hình chiến trường, hệ thống tên lửa phòng không S-75.

Ngày 24 tháng 7 năm 1965, tiểu đoàn tên lửa có sự tham gia của cố vấn quân sự Thiếu tá F.Ilinux và cố vấn kíp trắc thủ Việt Nam Thượng úy V. Konstantinov, phóng đạn tiêu diệt 3 máy bay tiêm kích – ném bom F-4C cách Hà Nội 30 – 40 km về phía Đông Nam.

Máy bay bay với tải trọng vũ khí đầy đủ dưới cánh trong đội hình hành tiến. Người Mỹ công nhận bị rơi 1 chiếc F-4, hai chiếc bị thương nặng. Sau 3 ngày, 6 chiếc F-105 liên tục ném bom vào khẩu đội tên lửa, tổn thất tác giả bài viết không có thông số.



http://nghiadx.blogspot.com

Chiến thuật tấn công của MiG 17 phục kích.


Đến ngày 27 tháng 10, không quân Mỹ đã đánh trúng 8 khẩu đội tên lửa S-75 của bộ đội tên lửa phòng không Việt Nam. Đồng thời không lực Mỹ cũng tổn thất (theo thông số Mỹ cung cấp) là 3 F-105 Thunderchief, 2 F-8 Crusaider, 2 F-4 Phantom II và 1 А-4 Skyhawk. Rất nhiều máy bay khác bị thương tổn nặng nề. Theo thông số do Việt Nam cung cấp, trong giai đoạn này bộ đội tên lửa đã bắn rơi hơn 30 máy bay tiêm kích-ném bom.

Trong những trận đánh khốc liệt, lực lượng cố vấn quân sự Liên Xô cũng hy sinh và bị thương rất nhiều, quá trình vừa chiến đấu vừa học tập, huấn luyện, các trắc thủ Việt nam đã nhanh chóng nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật và đã thành công trong điều khiển tên lửa. Trong suốt cả giai đoạn chiến tranh phòng không, các cố vấn quân sự Xô viết luôn sát cánh cùng các cán bộ chiến sỹ lực lượng phòng không – không quân Việt Nam.

Sự tổn thất tăng vọt của các loại máy bay chiến đấu đồng thời trạng thái tâm lý năng nề bao phủ lên lực lượng không quân Mỹ do lưới lửa phòng không dày đặc và sự tham chiến hiệu quả của tên lửa S-75 đã buộc Nhà trắng và Lầu năm góc phải có giải pháp hạn chế. Đồng thời lực lượng không quân Mỹ cũng phải thay đổi chiến thuật tấn công an toàn.

Phi công Mỹ không áp dụng chiến thuật tấn công tầm cao trung bình mà buộc phải thay đổi do tên lửa S-75 tiêu diệt tất cả các máy bay bay ở tầm trung và tầm cao. Máy bay Mỹ buộc phải chọn khả năng đột kích ở tầm thấp và tầm thấp giới hạn.

Các phi công Mỹ đã cố gắng sử dụng sự che khuất của các dãy núi trên địa hình, do đó khả năng phát hiện mục tiêu và bám dính mục tiêu của radar gặp nhiều khó khăn. Sự thay đổi chiến thuật đó đã lập tức ảnh hưởng đến chiến trường không quân.

Các phi công tiêm kích Việt Nam không nhận được những thông tin chính xác, đầy đủ của các phi đoàn máy bay đối phương bay luồn theo sườn núi và sát mặt nước biển. Các ổ phục kích của MiG- 17 trở lên khó khăn hơn, hiệu quả chiến đấu giảm sút trong các cuộc tấn công theo các mục tiêu máy bay Mỹ tự do cơ động.



http://nghiadx.blogspot.com

Chiến thuật tấn công của MiG 17


Nhưng cùng trong thời gian đó, các cuộc không kích của máy bay Mỹ vấp phải hỏa lực dữ dội của pháo phòng không các cỡ nòng và thậm chí súng bắn thẳng như 12,7mm và súng trường.

Đến cuối năm 1965, số lượng pháo phòng không các cỡ nòng của Miền Bắc Việt Nam tăng lên nhanh chóng và vượt con số 2000. Đặc biệt là hỏa lực của pháo phòng không xô viết 57 mm sử dụng radar đường đạn S-60. Hỏa lực pháo 57 có radar dẫn bắn đã phát huy sức mạnh dữ dội của nó khi bảo vệ các mục tiêu trọng yếu như cầu, đường giao thông.

Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh, các chuyên gia quân sự Mỹ nhận ra rằng một nửa số máy bay bị bắn hạ ở Việt nam là do hỏa lực của súng phòng không các cỡ nòng nhỏ như 57mm, 37mm, 14,5mm, 12,7mm và thậm chí súng trường, những loại vũ khí được coi là đã hết khả năng sử dụng trong chiến tranh hiện đại.

Đồng thời, chiến thuật (tầm bay thấp) đã làm giảm đáng kể hiệu quả của các đòn tấn công đường không, do số lượng máy bay trong các phi đội quá nhỏ và đòi hỏi trình độ bay của phi công rất cao.

Tính đến những tổn thất nặng nề của không quân, khi cố gắng tiêu diệt các đơn vị tên lửa, bộ Tổng tham mưu quân đội Mỹ đã ra quyết định áp dụng loại máy bay tác chiến điện tử- máy bay được trang bị thiết bị đặc biệt của không đoàn Wild Weasel . Nhưng máy bay này, thời điểm đầu tiên là F-100F, sau đó là F-105F, đến gần cuối năm 1972 - F-4C và F-105G.

Những máy bay này được trang bị thiết bị phát hiện và chế áp điện tử, sóng của đài phát radar tên lửa, đồng thời sử dụng tên lửa tự dẫn bám theo sóng radar AGM-45 Shrike, sau này hoàn thiện hơn là AGM-78 Standard-ARM giành được quyền chủ động trên không vào ngày 20 tháng 12 năm 1965.

Tính đến ngày 11 tháng 7 năm 1966 bảy máy bay F-100F Wild Weasel đã đánh trúng 9 khẩu đội tên lửa, chỉ có một chiếc bị bắn rơi, 2 chiếc khác đâm vào nhau khi tránh hỏa lực phòng không.

Từ tháng 1 đến tháng 12 năm 1966

Bắt đầu năm 1966 đánh dấu một giai đoạn mới của không quân cả hai bên, ở giai đoạn này, không quân Mỹ sử dụng các phương thức tác chiến kỹ thuật mới và đồng thời không quân và không quân Hải quân Mỹ xuất hiện nhiều loại máy bay tiêm kích mới.

Nhờ có các thiết bị phát hiện, gây nhiễu và chế áp điện tử, không quân Mỹ đã quản lý được tầm bay thấp và có thể tổ chức được các phi đoàn máy bay với số lượng lớn, chọc thủng tuyến phòng không và tấn công ồ ạt các mục tiêu ở tầm trung trong khoảng cách gần mục tiêu.

Cùng với việc nhân được các máy bay MiG-17 từ Liên bang Xô Viết và Trung quốc, từ năm 1966, không quân Việt Nam sử dụng một số máy bay MiG- 17 cải tiến, dù không được phát triển rộng rãi.

Đó là các máy bay MiG-17PF (J-5A) với radar "Emerald" và 3 khẩu pháo HP-23 mm. Theo đơn đặt hàng của Việt Nam, Tiệp Khắc cũng chế tạo mẫu máy bay MiG- 15, trang bị hai khẩu 23mm và tên lửa R-3S ở vị trí của pháo 37mm lắp thiết bị dò tìm hồng ngoại. Sau này, vào năm 1968, Không quân Việt Nam sử dụng MiG 17F với pháo tiêu chuẩn và hai tên lửa tự dẫn R-3S.


http://nghiadx.blogspot.com

Sơ đồ tấn công của máy bay Mỹ và đánh chặn của MiG 17


Sau này, theo các nguồn thông tin không chính thức, tháng 2 năm 1966, không quân Việt Nam tiếp nhận máy bay siêu âm F-6 (MiG -19) sản xuất tại Trung Quốc, có tốc độ cao và trang bị vũ khí mạnh hơn MiG-17. Nhưng không được sử dụng rộng rãi, các hoạt động tích cực của F-6 chỉ bắt đầu vào mùa thu năm 1972 khi chiến tranh trên không đã chấm dứt.

Cú shock thật sự của người Mỹ chỉ bắt đầu khi máy bay MiG- 21 thực sự tham chiến. Từ những năm 1965, Liên bang Xô viết có đề nghị Trung Quốc cho phép triển khai các trung đoàn MiG- 21 ở địa phận Trung Quốc để bảo vệ bầu trời Hà Nội và Hải phòng nhưng bị từ chối.

Máy bay MiG 21 trực tiếp tham gia vào ngày 23 tháng không có kết quả. Ngày 26 tháng 4, không quân Mỹ bắn hạ 1 chiếc MiG 21 đầu tiên. Không quân Việt Nam sử dụng chủ yếu MiG-21PF-V (mẫu số 76-MiG-21PR đã được nhiệt đới hóa, các thiết bị được mạ lớp vật liệu chống rỉ, sau này là MiG-21PFM (Mẫu 94 với ghế phi công kiểu KM-1), trong biên chế của không quân Việt Nam còn có mẫu MiG-21 F-13 ( Mẫu 74 do Tiệp Khắc sản xuất).



http://nghiadx.blogspot.com

Các sơ đồ chiến thuật của MiG 21 khi không chiến với máy bay F-4 Phantom II

http://nghiadx.blogspot.com



Đối thủ quan trọng lúc này của F-4 Phantom II là máy bay siêu âm MiG 21F-13(МиГ-21Ф-13) một phần do Tiệp Khắc sản xuất và MiG 21PF đã được nhiệt đới hóa. Sử dụng radar bám mục tiêu tương tự như máy bay F-4, MiG 21 sử dụng tên lửa có điều khiển và tự dẫn hồng ngoại R-3S hoặc sử dụng các ống phóng rocket không điều khiển S-5.

Bộ tư lệnh không quân và hải quân Mỹ vẫn đặt toàn bộ hy vọng vào máy bay chiến thuật F-4 hiện đại, có vũ khí mạnh, radar điều khiển mạnh, có tốc độ cao và khả năng tăng tốc nhanh cùng với những kỹ chiến thuật chống MiG thành thạo. Về lý thuyết chiến trường, F-4 mạnh hơn MiG-21 nhiều lần.

Nhưng từ khi đối đầu với MiG 21 F-4 mất dần những ưu thế tuyệt đối của nó và bắt đầu chịu các tổn thất nặng nề. từ tháng năm đến tháng 12 năm 1966, lực lượng không quân Mỹ trong các trận đánh trên không đã mất 47 máy bay, phía không quân Việt Nam tổn thất 12 máy bay.

Thông số cơ bản xác định tính cơ động của máy bay tiêm kích là tốc độ bẻ góc, trong đó 85% sự tăng tốc là giảm tải trọng riêng trên cánh, và chỉ có 15% được sử dụng để lấy góc nghiêng. Cơ động là nền tảng của phòng thủ, và phòng thủ tốt là đảm bảo tốt hệ số sống còn trong các trận không chiến.

Tải trọng riêng trên cánh của MiG 21 là 340kg/cm2, còn tải trọng của F-4 là 490kg/cm2. do đó khả năng sống còn của MiG 21 là 0,93 còn của F-4 là 0,83.

Khối lượng tải trọng trên cánh máy bay với tốc độ vòng chậm của máy bay tiêm kích Mỹ, khả năng chịu tải của Phantom so với MiG (6,0 chống lại 8,0 của MiG-21PF) và các góc tấn công của MiG, máy bay F-4 bị bỏ qua. Các chuyên gia không quân Mỹ thừa nhận khả năng bay xoắn lò xo của máy bay Mỹ kém hơn hẳn so với MiG.

Đồng thời, khả năng bay thẳng đúng chiếm độ cao của F-4 cũng kém hơn MiG ( của F-4 là 0,74, của MiG là 0,79). Đồng thời, độ tin cậy bay xoắ ốc của F-4 kém hơn MiG. Khi F-4 đã rơi vào vòng xoắn trôn ốc trên mặt phẳng ngang, các phi công có trình độ trung bình sẽ không thể thoát khỏi.

Theo thông báo của chính bên Mỹ, chỉ riêng năm 1971 do rơi vào vòng xoắn trôn ốc trong các cuộc truy đuổi, Mỹ mất đến 79 Phantom II. Radar của F-4 có khả năng phát hiện mục tiêu rất xa và bám dính, nhưng khả năng chống nhiễu rất kém.

Buồng lái của phi công và hoa tiêu được lắp dầy đặc các bảng điều khiển và nút bấm, công tắc, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của phi công và hoa tiêu. Nhưng F-4 cũng có những điểm nổi trội hơn so với MiG - 21.

Khả năng tăng tốc của F-4 cao hơn, từ tốc độ 600 km/h – 1000 km/h mất 20 s, còn MiG 21 mất 27s. tốc độ cất cánh cao hơn, khả năng nhìn quanh của phi công tốt hơn, sự có mặt của hoa tiêu khi theo dõi bầu trời cũng làm chủ được tình thế, nhanh chóng báo cho phi công biết mối đe dọa từ phía sau.

Đồng thời, lượng vũ khí trên MiG- 21 kém hơn rất nhiều lần so với F-4. Với những máy bay MiG 21 thế hệ đầu tiên, lượng vũ khí ít cộng với radar công suất thấp, không có khả năng chống nhiễu cũng là điểm yếu rất lớn của MiG 21.

Những trận không chiến cho thấy, do nhỏ hơn F-4 về tải trong riêng trên cánh, do đó MiG có khả năng cơ động tốt hơn trên mặt phẳng ngang, đặc biệt trên tầm cao và tầm trung. Các phi công Việt Nam rất dũng cảm lao vào các trận cận chiến. Nhưng máy bay MiG 21 chỉ có 2 tên lửa R-3S, chịu tải trọng rất nhỏ khi phóng ( 1,4 đơn vị) .

http://nghiadx.blogspot.com



Lớn hơn tên lửa không rời khỏi bệ phóng, bộ phận tách tên lửa sẽ khóa an toàn. Chính vì vậy, trong trường hợp cơ động săn đuổi và thoát hiểm, việc phóng R-3S rất khó. Không có súng máy phòng không cũng là điểm rất yếu của MiG 21, sau khi phóng 2 quả tên lửa máy bay MiG không còn vũ khí, và đó cũng là một trong những nguyên nhân khiến MiG bị tổn thất nhiều.

Trong giai đoạn này, MiG 21 ở Liên Xô có phương án cho MiG 21PF/PFM thêm ổ súng treo GP-9 với pháo GS-23 mm. Súng đại bác GP-9 đã được lắp cho máy bay MiG 21 trong cuộc chiến tranh xung đột Ấn Độ với Pakistan năm 1971. Đồng thời cũng vào thời gian này, súng 23 mm G9 mới được trang bị cho MiG -21 PFM

Với vấn đề này, sau khi Phantom F-4B/D/J khi va chạm với MiG 17 vốn không có súng, đã vội vã trang bị cho máy bay các ổ súng máy treo. Giai đoạn cuối MiG 21 cũng được trang bị thêm súng máy ở cánh, loại máy bay MiG -21M. Đồng thời, MiG có radar tương đối yếu, do đó phụ thuộc nhiều vào các trạm điều khiển mặt đất. Nhưng đồng thời không có radar hạng nặng cũng làm cho máy bay cơ động hơn nhiều.

Vào những năm 1965, trên căn cứ không quân Đà Nẵng để đối phó với MiG 21 đã chuẩn bị một không đoàn máy bay tiêm kích nổi tiếng F-104 S Starfighter. Nhưng chưa kịp xuất kích, phi đoàn này đã cho thấy khả năng không hiệu quả của máy bay và chỉ dùng để tấn công mục tiêu mặt đất, cũng chỉ ở Miền Nam.

Trong 4 tháng đầu tiên của năm 1966, các trận không chiến có 11 máy bay của Mỹ bị rơi, không quân Việt Nam tổn thất 9 máy bay MiG. Tỷ lệ là 1,2:1 ( người Mỹ công nhận là có 6 chiếc) nhưng từ khi đưa MiG 21 vào trận, tỷ lệ tổn thất biến đổi hẳn. Từ tháng 5 đến tháng 12 người Mỹ mất đến 47 chiếc máy bay, trong đó Việt Nam mất 12 chiếc MiG, tỷ lệ đã là 4:1.

Nhận thấy những điểm yếu của MiG 21, các phi công Việt Nam đã áp dụng chiến thuật tấn công tên lửa liên tục, đặc biệt hiệu quả khi đối phương có số lượng đông. Lượng vũ khí tên lửa có trên các đời máy bay sau này (MiG 29, Sukhoi) và những tính năng cơ động đã áp dụng chiến thuật này.

Các máy bay MiG 21 từ ổ phục kích sử dụng tốc độ cao tiếp cận mục tiêu, phóng tên lửa tự dẫn hồng ngoại hoặc bán chủ động dẫn đường radar đuổi theo nhằm vào nguồn nhiệt (lửa) phụt ra từ đuôi máy bay. MiG - 21 phóng tên lửa có điều khiển khi bám đuôi với vận tốc lên đến 1,2 M, sau đó máy bay với vận tốc cao như vậy lướt qua đội hình của đối phương và bẻ cần lái rẽ thoát khỏi trận đánh. Chiến thuật này thông thường phá nát đội hình hành tiến của đối phương buộc các máy bay địch phải cơ động làm mồi cận chiến cho máy bay MiG 17.

Chiến thuật này cũng đòi hỏi trình độ lái vô cùng điêu luyện của phi công chiến đấu, có trình độ điều khiển cao, đồng thời trạm radar dẫn đường cũng phải rất thông minh quyết đoán trong tấn công, đảm bảo tính bất ngờ và khả năng khó bán đuổi của đối phương. Lực lượng không quân Việt Nam thường sử dụng chiến thuật đa tiêm kích, phối hợp giữa MiG 17, 19 và 21.

MiG 17 có tốc độ dưới âm, tấn công buộc máy bay cường kích ném bom phải bay lên phía trên, ở đó MiG 21 đã chờ sẵn, thả thùng dầu phụ và đột ngột cơ động tấn công bằng tên lửa. cũng có những trường hợp máy bay MiG 17 đóng vai trò mồi nhử, F-4 khi tấn công MiG 17 đã tự đưa mình vào tầm tấn công của tên lửa MiG 21.

Về lý thuyết, chiến thuật này không mới, nhưng trên địa hình Việt Nam, với 3 tầng lưới lửa phòng không và số lượng máy bay Mỹ tham chiến thông thường gấp 6 lần hoặc hơn nữa thì đó là một vấn đề quá khó khăn đối với các phi công tiêm kích của Mỹ.

Từ tháng 1 năm 1967 đến tháng 3 năm 1968

Tổn thất ngày một tăng của không quân khiến Mỹ phải có giải pháp khẩn cấp. Phi công tiêm kích, nếu có sỗ giờ bay nhỏ 1500 – 2000 giờ bay, buộc phải quay về các căn cứ đặc biệt để tái huấn luyện.

Chương trình huấn luyện dày đặc và nặng nề có bao gồm cả những chiến thuật cận chiến và cơ động nhanh vốn đã bỏ quên từ lâu nay được khởi động lại với những máy bay mẫu có tốc độ tương đương, đồng thời được áp dụng thêm khả năng tránh và chống lại tên lửa và súng phòng không mọi cỡ nòng. Huấn luyện lại các chiến thuật cơ động tự do, tác chiến cơ động trong đội hình phi đội.

http://nghiadx.blogspot.com


Sau các đợt tập huấn, trình độ bay của phi công cao hơn hẳn, và cũng đã có những kết quả khả quan trong không chiến, nhưng với sức mạnh dữ dội của hỏa lực phòng không, đồng thời các phi công Việt Nam cũng tìm ra cách đánh hiệu quả hơn, theo đề xuất của các chuyên gia quân sự Xô Viêt, các phi đội MiG đánh chặn đối phương trên đường bay hành trình vào mục tiêu, khi máy bay mang nặng vũ khí, tấn công và thoát ly chiến trường, buộc máy bay Mỹ phải ném bom sớm và hạ thấp độ cao, dành trận địa cho tên lửa và pháo phòng không các cỡ nòng.

Không quân Mỹ chuyển sang đánh phá các sân bay quân sự của Việt Nam. Nhằm chặn khả năng xuất kích của máy bay MiG, mục tiêu chủ yếu là đường băng và các khu vực kho tàng quân sự.

Mặc dù không quân Mỹ đã rất cố gắng, nhưng tổn thất trên bầu trời Việt Nam tiếp tục tăng. Nếu tuần cuối cùng của tháng 7, 11 máy bay bị bắn hạ, thì tuần đầu tiên của tháng 8 là 13, và sau đó con số 2 máy bay bị bắn rơi một ngày đã trở thành chuyện bình thường trong truyền thông.

Theo những thông số của Bộ Tư lệnh quân chủng phòng không không quân Việt Nam, năm 1967 trong các trận không chiến đã hạ 124 máy bay Mỹ và tổn thất 60 máy bay MiG, theo công báo của không lực Mỹ phía Việt Nam tổn thất 76 máy bay, không quân Mỹ hạ 59, số còn lại do không quân Hải quân Mỹ bắn hạ.

Như vậy, tỷ lệ tổn thất 2:1 được lập ra trong thời kỳ đầu của chiến tranh, lại được thiết lập lại, điều đó khẳng định sự thay đổi thường xuyên về chiến thuật của cả hai bên tham chiến. Với mỗi một phương thức tác chiến mới của không quân Mỹ, lực lượng PKKQ Việt Nam lại nhanh chóng tìm ra giải pháp nhằm khống chế ưu thế trên không của đối phương.

Tháng 6 năm 1971, người Mỹ lại ném bom miền Bắc lần thứ II

Ngày 16 tháng 4 hai chiếc MiG 21MF (đã cải tiến, có thêm pháo GS 23mm) tham chiến cùng với 12 Phantom II, 2 máy bay MiG bị bắn rơi.

Ngày 27 tháng 3 Phi đoàn F4 gặp phi đội 2 chiếc MiG 21 và không chiến, F4 bị bắn hạ một chiếc.

Ngày 6 tháng 5, phi đội F-4 tập kích phi đội MiG 21 đang chuẩn bị tấn công máy bay cường kích A-7. một chiếc MiG 21 bị trúng tên lửa. Cũng trong ngày hôm đó, một phi đoàn F-4 không chiến với phi đội 4 chiếc MiG 21. Một chiếc MiG 21 bị tấn công bởi 6 quả tên lửa, nhưng phi công tránh thoát, sau đó anh quay lại tham chiến và bị tấn công thêm 3 quả tên lửa, máy bay bị thương nặng, nhưng phi công nhẩy dù được.

Ngày 8 tháng 5 Không quân Mỹ bắt đầu chiến dịch Linebacker I, kéo dài đến 23 tháng 10. Trận đánh lớn nhất của không quân Việt Nam là ngày 10 tháng 5 khi không quân Việt Nam thực hiện 64 lần xuất kích, triển khai 15 trận đánh và bắn rơi 7 máy bay F-4. Ngược lại, không quân Việt Nam cũng mất 2 MiG-21, 2 MiG-17 và 1 J-6.

Trong một trận không chiến vào 10 tháng 5 Phi đoàn MiG 17 xuất kích để giải tỏa một sân bay quân sự đang bị không kích. MiG 17 bí mật bay với độ cao thấp, ẩn nấp theo địa hình tiếp cận đối phương và ngay trong lần cận chiến đầu tiên bắn hạ 1 máy bay F-4. Phi đội 2 MiG-17 quần chiến với 4 máy bay F-4 và bị bắn hạ một chiếc.

Nhưng khi F-4 và MiG 17 lăn xả vào vòng xoáy truy đuổi nhau thì từ sân bay đang bị phong tỏa xuất kích 2 MiG 21, nhanh chóng chiếm độ cao, ở khoảng cách 2 km MiG 21 phóng R-3S bắn hạ 2 F-4 với 2 tên lửa.


http://nghiadx.blogspot.com

Sơ đồ tác chiến của MiG 21



Ngày 11 tháng 5 hai máy bay MiG – 21, bay làm mồi nhử kéo 4 chiếc F-4 vào ổ phục kích của 2 chiếc MiG 21 bay ở độ cao thấp, MiG triển khai tấn công và 3 tên lửa tiêu diệt 2 máy bay F-4.

Ngày 13 tháng 6, một phi đoàn MiG21 đánh chặn một nhóm F-4 Phantom II. Lao vào giữa đội hình, 2 máy bay MiG 21 đã làm đội hình chiến đấu của F-4 tan vỡ, các máy bay Phantom hoảng loạn cơ động. Hai máy bay MiG còn lại phóng tên lửa hạ 2 chiếc F-4.

Ngày 18 tháng 5, Không quân Việt nam đã 26 lần xuất kích và triển khai 8 trận đánh, bắn rơi 4 máy bay F-4, phía Việt Nam không có tổn thất. Trong một trận đánh cùng ngày, 2 máy bay MiG 21 đánh chặn một phi đội F-4, chỉ huy trưởng phi đội, đại úy Ngự khi quay nửa vòng xoáy đã phóng tên lửa tiêu diệt một F-4.

Mùa hè năm 1972, tần suất hoạt động của không quân Mỹ giảm xuống. Ngày 12 tháng 6 phi đoàn máy bay Phantom đụng độ với 2 máy bay MiG 21 và bị rơi một chiếc, ngày tiếp sau lại có hai cuộc không chiến giữa F-4 và MiG 21, không quân Mỹ mất thêm 2 chiếc F-4 nữa. Phía Việt nam không có tổn thất.

Như vậy mùa xuân và mùa hè năm 1972, có 360 máy bay Mỹ tham chiến trên chiến trường miền Bắc và 96 máy bay của không quân hải quân, đại đa số là máy bay F-4 mẫu nâng cấp cuối cùng. Chống lại khối lượng vũ khí khổng lồ này là 187 máy bay không quân Việt Nam MiG 17, MiG 21 và J-6. Trong số đó chỉ có 71 máy bay có khả năng tác chiến, trong đó có 31 MiG 21.

Vào tháng 12 năm 1972, không quân Mỹ tiến hành chiến dịch tấn công ồ ạt trên toàn bộ miền Bắc, tập trung vào các thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và các thành phố khác Linebacker II, nhằm mục đích đạt được mục tiêu chính trị trên bàn hội nghị Pari.

Để đạt được mục tiêu tàn phá các trung tâm kinh tế, quân sự của Miền Bắc Việt Nam, không quân Mỹ đã sử dụng hầu hết máy bay chiến lượng B-52 ở châu Á Thái Bình Dương.

Kế hoạch chuẩn bị một chiến dịch lớn với số lượng máy bay khổng lồ đã không giữ được bí mật, lực lượng Phòng không – Không quân Việt Nam đã chuẩn bị cho Không quân Mỹ một đòn đánh quyết liệt. Các máy bay MiG 21 đã được cất giấu trong những sân bay dã chiến và được ngụy trang kỹ càng. Sẵn sàng xuất kích bằng bộ hỗ trợ tăng tốc bằng thuốc phóng.


http://nghiadx.blogspot.com

Sơ đồ tấn công sân bay của máy bay Mỹ



Tháng 9 năm 1972, duy nhất có một trận không chiến có sự tham gia của cố vấn quân sự, phi công Xô Viết. Trên máy bay MiG 21US huấn luyện 2 chỗ ngồi, không được trang bị vũ khí, phi công tiêm kích Việt Nam và cố vấn quân sự Xô Viết thực hiện chuyến bay huấn luyện thường xuyên.

Ở tầm xa 8km cách sân bay họ nhận được thông báo về một tốp F-4 đang tiếp cận ở độ cao thấp. Lúc đó MiG 21 còn lại 800 lít dầu. Thực hiện kỹ thuật thùng trượt, đội bay thoát khỏi đòn tấn công tên lửa thứ nhất, sau đó F-4 liên tục tấn công bằng tên lửa 2 lần liên tiếp, nhưng MiG US với kỹ thuật xoáy vít đã thoát khỏi, tên lửa bay trượt mục tiêu, lần thứ 3 F-4 lại tiếp tục tấn công và cũng không thu được kết quả.

Nhưng những lần cơ động đó đã tiêu hao toàn bộ lượng dầu còn lại của MiG 21. Quyết định thông minh cuối cùng là nhẩy dù, khi MiG 21 lấy độ cao thì động cơ chết máy, 2 phi công bung dù khi chiếc MiG 21US anh dũng trúng tên lửa trong lần tấn công thứ 4. Đội bay Việt Xô tiếp đất an toàn.

Trong 12 ngày chiến dịch Linebacker II trong 8 trận không chiến, người Mỹ đã triệt để sử dụng kỹ thuật gây nhiễu tích cực, kỹ thuật này đã gây rất nhiều khó khăn cho các phi công MiG 21, do không ít lần trên màn hình radar vũ khí của MiG21 hoàn toàn bị tín hiệu nhiễu phủ kín, các phi công Việt Nam phải bắn bằng kính ngắm thường và sử dụng tên lửa tự dẫn hồng ngoại, nhưng khi sử dụng tên lửa tự dẫn hồng ngoại, tầm bắn bị giảm sút và khoảng cách phóng cũng không chính xác.

Đây cũng là điểm yếu nhất của MiG 21 về radar bám và theo dõi mục tiêu. Dù vậy, trong 8 trận không chiến, không quân Mỹ cũng bị mất 7 máy bay, trong đó có 4 F-4. Đồng thời Không quân Việt Nam cũng mất 3 chiếc MiG 21. Dù với lực lượng phi công đã được huấn luyện kỹ về các chiến thuật chống MiG-21, đồng thời với chiến thuật áp dụng nhiễu dày đặc và bay đêm. Người Mỹ vẫn bị tổn thất nặng nề.


http://nghiadx.blogspot.com

MiG 21 tấn công (Mô phỏng 3D)


Để phục vụ cho mục tiêu chiến lược, biết được tâm lý sợ MiG 21 và tên lửa SAM S75 của phi công Mỹ, các máy bay MiG 21 thực hiện chiến thuật không tham gia vào không chiến tay đôi, các máy bay MiG được lệnh đánh chặn từ xa, bất ngờ tấn công phóng tên lửa phá đội hình đối phương (không cần kết quả) sau đó thoát ly chiến trường và trở về sân bay, buộc các máy bay tiêm kích ném bom nặng nề F-4 phải hạ độ cao cho hỏa lực phòng không dày đặc trên mặt đất. Mặc dù chiến thuật như vậy, nhưng MiG 21 vẫn chiến ưu thế về tốc độ và khả năng cơ động trong những tầm bay trung bình và thấp trước F-4E và F-4J.

Ngày 22 tháng 12 năm 1972, đánh chặn cuộc tấn công của máy bay Mỹ, phi đội 2 chiến MiG 21 cất cánh, trong không chiến, một MiG bị bắn hạ. Ngày 23 tháng 12, phi đội 4 chiếc MiG 21 cất cánh và bắn hạ 1 F-4, ngày 27 phi đội MiG 21 lại cất cánh và không chiến với phi đoàn F-4, 2 F4 bị bắn rơi. Ngày 27 tháng 12, 2 máy bay MiG 21 trực chiến trên sân bay Nội Bài, theo thông báo của radar mặt đất phát hiện một phi đoàn F 4. MiG 21 bay ở độ cao thấp 300 m so với mặt đất, bí mật tiếp cận mục tiêu, tăng tốc và lấy độ cao.

Mục tiêu được phát hiện bằng mắt thường ở khoảng cách 8 km, sau khí xin lệnh tấn công, MiG 21 bất ngờ tiếp cận mục tiêu, F-4 không kịp triển khai đội hình phòng thủ, MiG 21 đã áp sát và phóng tên lửa diệt 1 F4. Chỉ huy đội bay khi quay về phát hiện thêm 2 F4 đáng bám phi công số 2, bằng 1 kỹ thuật cơ động điêu luyện số 1 đã phá đội hình đối phương, cắt số 2 khỏi tốp F4.

Vòng xoáy hỗn chiến xảy ra giữa từng đôi MiG và Phantom II, kết quả số 1 thoát khỏi truy đuổi của F-4 hạ cánh an toàn, số 2 khi thực hiện xoáy trôn ốc lên cao đã bắn hạ thêm một F-4, nhưng máy bay cũng bị thương nặng do tên lửa Sidewinder nổ gần với ống xả phản lực. Phi công Việt Nam nhảy dù an toàn.

Trong đợt không kích của B-52, do sợ MiG 21 tấn công, F-4 đã đóng vai trò mục tiêu giả và phục kích, phi đội F-4 bay với tốc độ hành trình và đội hình đi sát với nhau. Trên màn hình radar mục tiêu tương tự như mục tiêu B-52, khi MiG tấn công, F-4 sẽ bay tản ra, cơ động tấn công MiG.

Trong các tài liệu của không quân Việt Nam không có nguồn tài liệu nào ghi lại một trận đánh như vậy. Nhưng 2 máy bay B-52 đã bị MiG-21 bắn hạ, một chiếc bị phi công anh hùng Phạm Tuân bắn hạ ở tầm bắn 2000 m. một chiếc bị phi công anh hùng Vũ Quang Thiều bắn trong tầm bắn gần, máy bay đã lao vào điểm nổ. anh hùng phi công Vũ Quang Thiều hy sinh.

Trong cả năm 1972, giữa không quân Mỹ và không quân Việt Nam xảy ra 201 trận không chiến. Phía Việt Nam mất 54 máy bay, trong đó có 36 máy bay MiG 21 và 1 máy bay huấn luyện MiG 21 US. Phía Mỹ thiệt hại 90 máy bay trong đó có 74 máy bay F-4 và 2 máy bay trinh sát RF-4C. Riêng MiG 21 diệt 67 máy bay đối phương.

http://nghiadx.blogspot.com


Chiến thắng kỳ lạ cuối cùng của người Mỹ trong cuộc chiến tranh không quân ở Việt Nam là máy bay F-4J Phantom II cất cánh từ tầu sân bay MidWay, chỉ huy trung úy Victor Covalevski bằng một tên lửa Sidewinder bắn hạ một máy bay MiG 17, nhưng cũng sau hai ngày, chính chiếc F-4J này cũng bị bắn hạ trên bầu trời Việt Nam, nó cố lết ra biển và rơi, 2 phi công được cứu thoát.

Như vậy, tỷ lệ 2/1 gần như được giữ suốt cuộc chiến tranh trên không giữa không quân Mỹ và không quân Việt Nam. Từ góc độ kỹ chiến thuật, có thể nhận thấy rằng: Mặc dù liên tục thay đổi chiến thuật và phương thức tác chiến, vũ khí trang bị, với những phi công dày dạn kinh nghiệm và có số lượng giờ bay hơn rất nhiều lần, nhưng không quân Mỹ cũng không thể tiêu diệt được lực lượng không quân Việt Nam, mà còn bị tổn thất nặng nề, với không gian thu hẹp của chiến trường Miền Bắc Việt Nam, với gần 4000 máy bay bị tổn thất, có thể nói. Người Mỹ đã thua trên bầu trời Miền Bắc Việt Nam.

Nguyên nhân:

Phi công Mỹ phải chiến đấu trên 2 mặt trận: Vừa phải chống lại những phi công MiG điêu luyện, vừa phải chống lại những khiếm khuyết kỹ thuật của F-4 nặng nề. Nếu phi công được huấn luyện cho phương thức tác chiến năng động, cơ động, nhưng lại phải điều khiển một máy bay kém cơ động.

Đó là một vấn đề, F-4 chỉ có khả năng né tránh một cuộc công kích do quá nặng nề, mà không có khả năng phản kích do máy bay MiG 21 nhẹ hơn, góc ngoặt và khả năng tăng tốc cao hơn để chiếm vị trí thuận lợi cho tấn công.

Trong điều kiện hộ tống máy bay ném bom đến mục tiêu cần đánh phá, nhiệm vụ đặt ra đã làm cho F-4 không có khả năng chủ động tác chiến tự do, cơ động và hỗn chiến cùng với máy bay đối phương, mà chỉ có khả năng chống trả và phòng ngự thụ động.

Khi xuất hiến nhóm tiêm kích "topgun” Tình hình chiến trường có thay đổi, nhưng sức mạnh của tên lửa S-75 và lưới lửa phòng không mặt đất dày đặc đã khóa khả năng tác chiến của những phi công có trình độ chiến thuật cao. Do đó, với sự phối hợp giữa đài radar trinh sát dẫn đường, tên lửa phòng không và pháo phòng không với không quân đã tăng khả năng tác chiến của không quân Việt Nam nhiều lần.

Các phi công Việt Nam đã thành công trong việc áp đặt cách đánh đối với phi công Mỹ, kế hoạch phục kích và tấn công đã buộc không quân Mỹ vào thế phòng thủ bị động, khi chuyển sang tấn công cũng thụ động và kém linh hoạt hơn.

Mặc dù tỷ lệ tổn thất của máy bay Mỹ so với tỷ lệ tổn thất của MiG khá cao 2:1 nhưng rõ ràng khả năng tổn thất sẽ giảm hơn nếu những phi công Việt Nam có số giờ bay cao hơn, kinh nghiệm tác chiến cao hơn và sử dụng triệt để tính năng kỹ chiến thuật của MiG 21.


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ hoạt động tác chiến của không quân Việt Nam


Bài học kinh nghiệm: Cuộc chiến tranh trên không phận Việt Nam để lại nhiều dấu ấn đặc biệt, lực lượng không quân còn non trẻ của Việt Nam đã thành công trong việc đối đầu với lực lượng không quân hùng mạnh, dày dạn kinh nghiệm của Mỹ.

Có nhiều vấn đề còn phải bàn cãi, nhưng nếu lực lượng không quân Việt Nam có được sự đầy đủ về vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh, kinh nghiệm tác chiến cũng như thời gian huấn luyện tác chiến, thì tổn thất của người Mỹ trong cuộc không chiến này sẽ không dừng lại ở tỷ lệ 2/1 và chỉ có 2 B52 bị MiG 21 tiêu diệt trên bầu trời Hà Nội.

Không chiến ở Việt Nam đã khẳng định: tốc độ, sức cơ động với chiến thuật thông minh, nắm chắc tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện, đồng thời với sự chỉ huy năng động, sáng tạo, đồng bộ chặt chẽ từ ban chỉ huy cấp chiến lược, chiến dịch đến sự tuân thủ tuyệt đối của người phi công với người chỉ huy trực tiếp của mình quyết định sự thành bại trên chiến trường.

Sức mạnh của lực lượng không quân trong không chiến phần lớn phụ thuộc vào sự phối kết hợp các phương tiện hỏa lực, phương tiện trinh sát, cảnh báo sớm và khả năng khai thác tuyệt đối tính năng kỹ chiến thuật của phương tiện bay, đồng thời là sự năng động, sáng tạo, trình độ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của phi công trên cánh bay. Phối kết hợp chặt chẽ giữa các thành viên trong đội bay và tuân thủ mệnh lệnh.

Trong chiến tranh hiện đại, những máy bay tiêm kích đa dụng như F 16, F18, MiG 29, SU 30MK có rất nhiều điểm mạnh, hệ thống radar công suất lớn, tên lửa không đối khống có khả năng tấn công từ tầm rất xa, súng máy rất mạnh, tính cơ động rất cao. Nhưng cuộc không chiến dường như không phải đơn thuần là cuộc đối đầu về kỹ thuật.

Và còn là cuộc đối đầu vể năng lực tác chiến, kỹ năng cơ động tấn công và phòng thủ, đặc biệt là kỹ năng phát hiện mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, tránh tên lửa không đối không và các kỹ xảo bay phức tạp, cận chiến và thoát hiểm.

Dù chiến tranh đã qua đi rất lâu, nhưng phân tích những bài học kinh nghiệm của các cuộc không chiến, những kỹ năng mà phi công cả hai bên thực hiện trong cuộc đối đầu không cân sức, những chiến thuật mà hai bên thực hiện, những chiến thắng và tổn thất vẫn là bài học quan trọng trong chiến tranh hiện đại.


>> Nga mất gì nếu ngừng bán vũ khí cho Syria?



Người Mỹ thúc giục Nga chấm dứt bán vũ khí cho chế độ Asad mà không đưa ra điều gì thay thế.



http://nghiadx.blogspot.com

Xe tăng T-72 của Quân đội Syria.


Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố khi trả lời phỏng vấn của báo chí: “Chúng tôi muốn Nga ngừng bán vũ khí cho chế độ của Asad. Trước đây Washington đã nhiều lần đề nghị việc này với ban lãnh đạo Nga".

Giám đốc Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Ruslan Pukhov trả lời phỏng vấn báo Izvestia: “Người Mỹ đã tuyệt đối không đưa ra đề nghị gì bù đắp khi thúc giục Moscow dừng bán vũ khí cho Syria. Một lần nữa họ lấy lí do có vẻ chính đáng định giải quyết vấn đề hoàn toàn của mình – kể cả trong lĩnh vực cạnh tranh trên thị trường vũ khí”.

Syria đứng đầu danh sách mua vũ khí Nga ở Cận Đông về quy mô. Giám đốc Trung tâm phân tích buôn bán vũ khí quốc tế Igor Korotchenko cho biết, giai đoạn từ 2011 đến 2014 Moscow và Damascus đã ký hợp đồng giá trị khoảng 600 triệu USD. Theo ông này, tổng các hợp đồng đang đàm phán cho thời gian trước mắt được đánh giá khoảng 3 – 4 tỷ USD.

Ngoài việc đàm phán về việc mua 2 tàu ngầm diezel, 50 máy bay tiêm kích đa năng MiG-29SMT và 75 máy bay huấn luyện – chiến đấu Yak– 130, Syria bày tỏ nguyện vọng muốn mua tổ hợp tên lửa phòng không S– 300, các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander–E, xe tăng T– 90S và các tàu phóng tên lửa tấn công.

Đồng thời nước này cũng đã đề cập đến các hợp đồng hiện đại hoá số vũ khí thời Liên Xô đã cũ, cụ thể các tổ hợp tên lửa phòng không tầm gần S– 125 Petrora và xe tăng T– 72.

Theo chuyên gia này, hợp tác kỹ thuật quân sự với Syria luôn là mối quan tâm đặc biệt của tình báo Mỹ và Israel. Họ cũng lo lắng vì hiệp định bán 4 tổ hợp tên lửa chống tàu Bastion được ký năm 2007.

Mỹ và Israel cố chứng minh rằng loại vũ khí này phá vỡ cân bằng lực lượng trong khu vực, rằng nó có thể rơi vào tay các tổ chức Hồi giáo cực đoan. Nhưng ông Korotchenko cho rằng điều này không phù hợp với thực tế: "Damascus đã đưa ra văn bản xác nhận người sử dụng cuối cùng – văn bản này đảm bảo là vũ khí này chỉ được khai thác trên lãnh thổ Syria. Ngoài ra, hiệp ước dự kiến Nga có quyền kiểm tra cơ sở triển khai các tổ hợp này".

Nếu thực hiện mong muốn của Wasshington thì theo Pukhov, Nga không chỉ mất mấy cả tỷ USD, mà sẽ đánh mất hẳn uy tín của nhà cung cấp vũ khí tin cậy ở Cận Đông.

Sản phẩm công nghiệp quốc phòng Nga xuất khẩu sang Syria là các vũ khí công nghệ cao cần để kiềm chế Israel. Nếu phương Tây nói về việc ban lãnh đạo vi phạm quyền con người, đàn áp đối lập thì chính xác là những việc này được tiến hành không phải bằng các tổ hợp hiện đại như Bastion hay Iskander–E.

Các nguồn tin của báo Izvestia ở Bộ Ngoại giao Nga cho biết: Trả lời mỗi mong muốn của Hillary Clinton là sự bày tỏ kính trọng quá mức.

Trước đây ít lâu, theo phương pháp chính thức, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov tuyên bố: “Liên quan đến tình hình chính trị nội bộ ở Syria hiện nay, dù đang rất phức tạp, chúng tôi không thấy các dấu hiệu chứng tỏ chính quyền mất sự kiểm soát tình hình chung. Xuất phát từ nhận định đó, Nga tiếp tục hành động phối hợp với nước này. Kể cả trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự, tiếp tục thực hiện các thoả thuận đã đạt được”.

Theo thứ trưởng, khi quyết định bán loại vũ khí nào đó, Nga luôn cân nhắc cả trách nhiệm quốc tế của mình, cả tình hình nước mua và tình hình khu vực nói chung. Điều này hoàn toàn đúng trong trường hợp hợp tác với Syria, sự hợp tác hoàn toàn nhằm củng cố khả năng phòng thủ của nước này.

Cũng về vấn đề này, báo Kommersant viết: Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã kêu gọi các quốc gia tăng áp lực lên chế độ của Tổng thống Syria Bashar Asad đang tiếp tục đàn áp khốc liệt phe đối lập.

Wasshington kêu gọi Moscow dừng bán vũ khí cho Syria. Lời kêu gọi này đặt Moscow trước một lựa chọn khó khăn – Damascus là thị trường lớn nhất cho vũ khí Nga ở Cận Đông và đảm bảo 10% tổng xuất khẩu vũ khí. Theo đánh giá của các chuyên gia, sự phá bỏ hợp tác kỹ thuật quân sự với Syria đe doạ làm Nga mất các hợp đồng trị giá tới 3,8 tỷ USD.

http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander E.


Ngoại trưởng Mỹ hôm thứ 5, khi trả lời hàng truyền hình Mỹ CBS đã tuyên bố cần mở rộng liên minh quốc tế chống Tổng thống Syria Bashar Asad. “Điều chúng ta thật sự phải làm là tăng áp lực lên tổng thống Bashar Asad trong lĩnh vực dầu khí. Châu Âu phải làm nhiều hơn theo hướng này. Chúng tôi muốn Trung Quốc và Ấn Độ có những bước đi của mình, vì những nước này là những nhà đầu tư lớn vào lĩnh vực năng lượng của Syria. Chúng tôi cũng muốn Nga dừng bán vũ khí cho chế độ của Asad," bà Clinton nói.

Khi kêu gọi Nga chấm dứt hợp tác kỹ thuật quân sự với Syria, Ngoại trưởng Clinton đã đụng đến vấn đề rất nhạy cảm đối với Moscow. “Trong điều kiện trừng phạt đã được thực hiện đối với Libya và Iran, hiện nay Syria là thị trường lớn nhất của vũ khí Nga ở Cận Đông”, chuyên gia của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Konstantin Makiyenko giải thích cho báo Kommersant.

Theo ông này, tính đến đầu năm 2011 tổng đặt hàng của chế độ của Tổng thống Asad đối với tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga là 3,5–3,8 tỷ USD. Trung bình Damascus một năm sẵn sàng mua của Nga vũ khí giá 500 triệu USD. Như vậy, Syria đảm bảo cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng khoảng 10% giá trị xuất khẩu và là khách hàng nước ngoài thứ năm sau Ấn Độ, Venezuela, Việt Nam và Angeria.

Theo Konstantin Makienko, gần 40% tổng đặt hàng của Syria là của Tập đoàn MiG. Đó là 24 máy bay sẽ được bán trong các năm 2012– 2013, chuyên gia này bổ sung.

Trong chuyến thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev sang Syria hồi tháng 5 (ngay khi đó cũng đã có tuyên bố về việc hợp đồng mua các tổ hợp pháo – tên lửa phòng không "Áo giáp" 1S, người đứng đầu ngành hợp tác kỹ thuật quân sự liên bang Mikhail Dmitriev đã nói đến hợp đồng mua máy bay MiG– 29 của Damascus).

Trong báo cáo của Tập đoàn MiG về kết quả làm ăn năm 2010 có chỉ rõ, là năm ngoái các hợp đồng với Bộ Quốc phòng Syria đã mang lại hơn 3,483 tỷ Rub– Damascus đã là khách hàng lớn nhất của Hãng, vượt qua Ấn Độ, Yêmen và bộ Quốc phòng Nga.

Đến cuối năm, MiG còn nợ Syria 951,4 triệu Rub. Nhưng nợ tín dụng của Damascus tính đến cuối năm còn 4,08 tỷ. Ngoài ra, trong báo cáo có ghi nhận khoản tín dụng 155 triệu Euro do Ngân hàng Nga Sberbank mở để thực hiện hợp đồng đã ký tháng 11/2006 với Syria.

Trong khuôn khổ các hợp đồng với MiG thì Syria là một trong những khách hàng lớn nhất cả trong các báo cáo của công ty đại chúng (OAO– công ty cổ phần mở) “Phụ tùng máy bay” (Aviazapchast) và nhà sản xuất động cơ công ty đại chúng “Xí nghiệp chế tạo máy Moscow mang tên Vladimir Chernyshov.

Ngoài ra, trong số các văn bản của các nhà xuất khẩu vũ khí Nga là công ty đại chúng và do đó phải công bố báo cáo hàng năm, có dấu vết của các hợp đồng khác với Syria. Cụ thể, trong báo cáo năm 2010 của Tập đoàn vũ khí tên lửa chiến thuật có ghi, là trong các năm 2011– 2012 công ty phải bán cho Syria tên lửa chống tầu Kh–35E (là các tên lửa có thể lắp cho MiG– 29) với tổng giá trị 37,13 triệu USD (khoảng 5,5% giá trị các hợp đồng đã được ký kết).

Báo cáo năm 2010 công ty “Trung tâm khoa học sản xuất liên bang “Viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật vô tuyến Hạgorod”” (Nizhny Novgorod) có ghi đã nhận yêu cầu bán trạm rađa sóng mét cơ động 1L119 (Sky-IED). Cuối cùng trong các báo cáo có đánh giá về các hợp đồng triển vọng với Damascus.

Báo cáo của “Tổ hợp khoa học sản xuất ELARA mang tên G. A. Iliyenko” có nói về triển vọng bán cho Syria 24 máy bay đa năng Su– 35. Báo cáo của công ty “Kamov” về khối lượng thị trường cho máy bay lên thẳng Ka– 226T đến năm 2025 ở Cận Đông được đánh giá là 130 chiếc (Syria là thị trường chính trong khu vực này).

Hợp tác kỹ thuật quân sự của Nga và Syria đã từng dẫn đến bê bối quốc tế. Thực ra, khi đó, Israel là người phản đối chính các vụ làm ăn. Cụ thể, kế hoạch bán cho Damascus các tổ hợp tên lửa bờ “Bastion” trang bị tên lửa chống tầu Yakhont đúng 1 năm trước đã buộc thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi điện thoại cho đồng nghiệp Nga Vladimir Putin đề nghị không thực hiện vụ làm ăn đã dự định.

http://nghiadx.blogspot.com

Israel "ngày đêm mất ăn mất ngủ" vì thương vụ Yakhont giữa Nga và Syria.


Theo giả thiết của Tel– Aviv, vụ làm ăn này dường như đã được phê duyệt trong khuôn khổ hiệp ước giữa Moscow và Damascus về hợp tác kỹ thuật quân sự dự kiến mở rộng cảng Tartous của Syria để phục hồi căn cứ cho các tầu Hải quân Nga. Và năm 2005 trong quan hệ Nga – Israel đã nổ ra vụ bê bối rất giống liên quan dự định của Nga bán cho Syria một vũ khí rất mới – các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật chính xác cao “Iskander– E”. Khi đó, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố là đã ra lệnh cho Bộ Quốc phòng từ bỏ vụ làm ăn này.

Moscow vẫn chưa hề có phản ứng trước lời kêu gọi của Hillary Clinton. Hôm qua 12/8/2011 Bộ Ngoại giao Liên bang Nga và “ Rosoboronexport không bình luận tin này. Cách đây không lâu Nga luôn kiên quyết chống lại bất cứ sự trừng phạt nào đối với Syria.

Tại hội nghị thượng đỉnh G–8 ở Dovila, Tổng thống Dmitry Medvedev đã tuyên bố: “Trong quan hệ với Syria, tôi không ủng hộ nghị quyết tương tự như nghị quyết đã được thông qua đối với Libya, thậm chí ngay cả khi các bạn bè đề nghị”.

Tuy nhiên mấy tháng gần đây lập trường của Nga đã có những thay đổi rõ rệt. Đầu tháng 8, Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc đã khắc phục được sự bế tắc nhiều tháng khi thông qua nghị quyết về Syria lên án hành động của chế độ Bashar Asad. Nghị quyết này là kết quả thoả hiệp giữa phương Tây và nhóm các thành viên Hội đồng Bảo an bao gồm cả Nga kiên trì không để can thiệp vào Syria theo kịch bản Libya.

Và nó đã đạt được sự thoả hiệp sau khi Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây đồng ý theo yêu cầu khẩn khoản của Nga và Trung Quốc chấp nhận phương án “giảm nhẹ” của văn kiện – tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Bảo an, là văn kiện khác với nghị quyết phải bắt buộc thực hiện ở chỗ không nhất thiết đưa ra biện pháp trừng phạt Syria.

Và sau đó Tổng thống Dmitry Medvedev còn đi xa hơn. Trong bài trả lời phỏng vấn báo chí Nga và Gruzia được công bố ngày 0\5/ 8 ông đã cho biết là nếu bạo lực ở Syria không chấm dứt thì sau tuyên bố của Hội đồng Bảo an có thể sẽ có những biện pháp kiên quyết hơn. “Nếu ông ta (Bashar Asad)– chú thích của báo Kommersant) không làm được điều đó, ông ta sẽ gặp phải số phận đáng buồn. Cuối cùng thì chúng tôi cũng buộc phải ra những quyết định nào đó”, Tổng thống Nga nhận định.

Tuy nhiên, các chuyên gia tin chắc rằng quyết định đồng ý với đề xuất của Mỹ và hạn chế bán vũ khí cho Syria đối với Kremli là hết sức không đơn giản. Konstantin Makienko cho rằng: “Do đồng ý trừng phạt Iran tổ hợp công nghiệp quốc phòng đã mất không dưới 5– 7 tỷ USD, nếu tính cả các mất mát gián tiếp thì tổng có thể tới 13 tỷ USD. Đối với Libya chúng ta đã mất thêm 4 tỷ USD nữa. Nếu lại có một đòn tương tự thì ngành này khó mà vượt qua được”.

Tổng biên tập tạp chí “Nga trong chính sách toàn cầu” Fyodor Lukyanov trả lời báo Kommersant: “Việc từ bỏ các hợp đồng với Iran và Syria đã gây nên sự không hài lòng nghiêm trọng của ban lãnh đạo tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga. Thêm vào đó những việc như vậy phá hoại lòng tin đối với Nga của các khách hàng vũ khí tiềm năng, họ sẽ đi tìm những nhà cung cấp có tính nguyên tắc hơn”.


>> Chúng tôi có 284 tàu chiến các loại



Trên website chính thức của Hải quân Mỹ ngày 11/8 đưa tin, trong biên chế của lực lượng này hiện nay có tất cả 284 tàu chiến các loại.


http://nghiadx.blogspot.com

Hải quân Mỹ hiện nay có 284 tàu chiến các loại.


Theo những thông tin mới nhất do chính cơ quan báo chí của Hải quân Mỹ phát hành cho thấy, biên chế tác chiến của Hải quân Mỹ hiện nay có tất cả 284 tàu chiến các loại, trong đó cụ thể có các loại tàu sau:

Có 165 (chiếm 58% tổng số tàu) tàu đang làm nhiệm vụ ngoài căn cứ, trong đó 120 (42%) chiếc đang được triển khai trực tiếp tại các khu vực phía Tây để đảm nhiệm các nhiệm vụ tác chiến khác nhau.

Tàu ngầm tấn công đang được triển khai ngoài căn cứ là 35 (64% tổng số tàu ngầm) chiếc, trong đó có 15 (25%) chiếc đang được triển khai tác chiến trực tiếp và đảm nhiệm các nhiệm vụ tại khu vực phía Tây.


http://nghiadx.blogspot.com

Hải quân Mỹ có 35 tàu ngầm triển khai tác chiến ngoài căn cứ.


Tàu sân bay đang thực thi nhiệm vụ gồm có 5 chiếc (CVN72 Abraham Lincoln – Thái Bình Dương; CVN73 George Washington – ở cảng Thái Lan; CVN74 John C.Stennis – Thái Bình Dương; CVN76 Ronald Reagan – trong biên chế của cụm tàu sân bay số 7; CVN77 George H.W.Bush – trong biên chế của cụm tàu sân bay số 5 Hải quân Mỹ).

Tàu đổ bộ đa năng đang thực thi nhiệm vụ có 5 chiếc (LHD4 Boxer – trong biên chế của Hạm đội số 5; LHD5 Battan – trong biên chế của Hạm đội số 5; LHD6 Bonhomme Richard – Thái Bình Dương; LHD8 Makin Island – Thái Bình Dương).

Ngoài ra, còn có hơn 3.700 máy bay chiến đấu các loại hiện đang được biên chế cho lực lượng không quân Hải quân Mỹ đang làm nhiệm vụ tác chiến hoặc trong tình trạng sẵn sàng sử dụng.


http://nghiadx.blogspot.com

Hải quân Mỹ đang sử dụng 5 chiếc tàu sân bay làm nhiệm vụ.


Trong thông tin chính thức của Hải quân Mỹ cũng đề cập đến số lượng binh lính cụ thể đang phục vụ ở lực lượng này. Cụ thể, có 328.827 binh lính (53.655 sỹ quan và 275.171 binh sỹ), trong đó chỉ có 52.527 binh lính đang trực tiếp làm nhiệm vụ.

Số binh lính dự bị cho Hải quân Mỹ lên tới 101.646 người (số liệu ngày 1/8/2011), trong đó đã gọi nhập ngũ 4.569 vào ngày 2/8/2011. Số nhân viên dân sự hiện đang công tác tại các cơ quan của Hải quân Mỹ cũng lên tới 204.783 người.


>> Tên lửa “Hùng phong-3” của Đài Loan có diệt được tàu sân bay?



Từ lâu, thế giới đã biết đến tên lửa Hsiung Feng III hay còn gọi là “Hùng phong-3” của Đài Loan như một loại vũ khí chuyên “săn” tàu sân bay.



http://nghiadx.blogspot.com

"Hùng phong-3" tại triển lãm quốc phòng năm 2011.


Trong triển lãm quốc phòng tổ chức tại Đài Bắc ngày 11/8, Đài Loan lại một lần nữa đưa ra giới thiệu loại tên lửa đối hạm siêu thanh mới Hsiung Feng III hay “Hùng phong-3” mà họ vẫn gọi là “thợ săn tàu sân bay”.

Khác với những lần giới thiệu trước đó, trong triển lãm quốc phòng lần này, phía Đài Loan còn chứng tỏ cho du khách thấy, tên lửa của mình tiêu diệt tàu sân bay như thế nào.

Biến thể của “Hùng phong-3” đã được cho công bố rộng rãi vào năm 2007 trong buổi lễ diễu binh tại Đài Bắc nhân ngày đảo Đài Loan tuyên bố độc lập. Hiện nay, tên lửa loại này đang được biên chế cho các tàu chiến của Hải quân Đài Loan.


http://nghiadx.blogspot.com

"Hùng phong-3" trong buổi lễ diễu binh.


Tuy nhiên, từ khi đưa vào biên chế cho tới nay, “Hùng phong-3” vẫn chưa thật sự khẳng định được vai trò của mình như một loại vũ khí chuyên săn tàu sân bay.

Liệu khả năng này có đúng như những gì Đài Loan tuyên bố. Điều này rất khó phán đoán, song nếu không có sự trợ giúp từ bên ngoài thì khả năng này là rất khó xảy ra.

Ngay sau khi Trung Quốc đưa tàu sân bay “tái chế” đầu tiên của mình đi thử nghiệm hành trình trên biển, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã ra tuyên bố, sẽ theo dõi sát sao hoạt động này cũng như những động thái khác có liên quan.

Theo đánh giá của các chuyên gia phân tích, sự hiện diện của “Hùng phong-3” trong biên chế tác chiến của Hải quân Đài Loan sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kiềm chế trong trường hợp xuất hiện các mối nguy cơ đe dọa từ phía cụm tàu sân bay của Trung Quốc trong eo biển Đài Loan.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đối hạm "Hùng phong-2" của Đài Loan.


Mặc dù chưa biết khả năng thật sự của “Hùng phong-3” thế nào và liệu nó có thể tiêu diệt tàu sân bay như Đài Loan tuyên bố hay không, song các chuyên gia phân tích vẫn phải thừa nhận những tính năng kỹ-chiến thuật vượt trội của loại tên lửa mới này như: tốc độ bay của đầu đạt có thể đạt tới gần 2M (gấp hai lần vận tốc âm thanh) và có khả năng tiêu diệt mục tiêu trong vòng bán kính 130 km.

Tính đến nay, mới chỉ có Nga nghiên cứu và phát triển loại tên lửa có sức mạnh như “Hùng phong-3” của Đài Loan. Theo dự kiến ban đầu, Đài Loan sẽ trang bị “Hùng phong-3” cho 8 chiến hạm lớp Chenggong và 7 chiếc ca nô tuần tiễu. Mỗi chiếc tàu này sẽ biên chế 4 tên lửa “Hùng phong-3”.

Liên quan đến việc Trung Quốc thành lập hạm đội tàu sân bay, Đài Loan tiết lộ, để đối phó với lực lượng này, Đài Loan sẽ chế tạo hải phòng hạm tàng hình thế hệ mới vào năm 2012 có trang bị tên lửa đối hạm “Hùng phong-3” và “Hùng phong-2” dự kiến sẽ chuyển giao cho Hải quân Đài Loan vào năm 2014.


>> Tổng quan thị trường máy bay chiến đấu



Tại MAKS-2011, TSAMTO có một phân tích về chi phí của thị trường máy bay chiến đấu đa năng trên thế giới trong 8 năm qua (2003-2010) và dự báo cho 4 năm tới (2011-2014).


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ giữ ngôi đầu thị trường xuất khẩu chiến đấu cơ đa năng giai đoạn 2003-2010.


Các nhà phân tích tính tất cả các giá trị từ các nguồn như giao các máy bay mới, các chương trình được cấp phép, sửa chữa, nâng cấp và chuyển giao từ các lực lượng vũ trang của nước xuất khẩu.

Đánh giá thị trường giai đoạn 2003-2010

Theo TSAMTO, giá trị thực tế xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trên toàn thế giới trong thời gian 2003-2010 lên tới hơn 69 tỷ USD.

Kỷ lục cao nhất về xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng được ghi nhận là năm 2007 với giá trị lên đến 10,844 tỷ USD, chiếm 15% của tổng giá trị xuất khẩu máy bay trên thế giới trong vòng 8 năm qua.

Còn năm 2009 lại là năm có giá trị xuất khẩu máy bay thấp nhất, giá trị xuất khẩu trên toàn thế giới chỉ đạt 7,509 tỷ USD. Nguyên nhân giảm giá trị xuất khẩu được cho là có liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009.

Còn trong năm vừa qua, năm 2010 giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu trên thị trường thế giới có tăng so với năm trước 1,172 tỷ USD, tuy nhiên đó là quá ít so với kỷ lục của năm 2007.

Vị trí đầu tiên về mặt giá trị xuất khẩu giai đoạn 2003-2010 đối với các máy bay chiến đấu đa năng thuộc về Mỹ với 36,197 tỷ USD chiếm 52,46% tổng kim ngạch xuất khẩu thể loại này trên thế giới.

Giá trị lớn nhất về xuất khẩu máy bay chiến đấu của Mỹ đã được ghi nhận trong giai đoạn 2005-2007, với giá trị tương ứng là 5,742 tỷ USD, 6,328 tỷ USD và 5,834 tỷ USD.

Trong hai năm tiếp theo, đã có sự sụt giảm mạnh về doanh số bán hàng, chỉ đạt 3,841 tỷ USD cho năm 2008 và 2,108 tỷ USD trong năm 2009, nhưng đến năm 2010, doanh số bán hàng của Mỹ đã vượt lên đến 4,624 tỷ USD, chiếm 53,27% giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu toàn cầu.

Vị trí thứ hai trong giai đoạn 2003-2010 là vẫn là Nga, với tổng giá trị là 14,732 tỷ USD, chiếm 24,35 % thị trường thế giới về phân khúc này.

Trong những năm 2003-2004, Nga phải bù lỗ cho thị trường Trung Quốc. Nhưng đến năm 2010, giá trị xuất khẩu của Nga trong thể loại này lên tới 1,464 tỷ USD chiếm 16,86% thị trường thế giới.

Vị trí thứ ba trong giai đoạn 2003-2010 thuộc về Vương Quốc Anh với tổng giá trị 6,334 tỷ USD chiếm 9,18% thị trường thế giới. Trong năm 2010, Anh xuất khẩu đạt 1,560 tỷ USD chiếm 17,97% thị phần thế giới.

Về vị trí thứ tư trong thời kỳ 2003-2010 là Pháp với giá trị xuất khẩu 5, 551 tỷ USD chiếm 8,04% thị phần. Trong năm 2010, xuất khẩu của Pháp lên tới chỉ 289 triệu USD, và trong năm 2009 đã không xuất khẩu máy bay thể loại này. Do hoạt động xuất khẩu trong ba năm cuối thấp nên Pháp đã mất vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng thế giới về tay Vương quốc Anh.

Đứng vị trí thứ 5 là Thụy Điển, trong giai đoạn 2003-2010 nước này xuất khẩu ở lĩnh vực này được 2,46 tỷ USD chiếm 3,57% thị phần. Trong thực tế, Thụy Điển chỉ bước vào thị trường máy bay chiến đấu thế giới từ năm 2005, nhưng trong năm 2010 lại không xuất khẩu.


http://nghiadx.blogspot.com

Trung Quốc soán ngôi Israel.

Nước mới nổi trong thị trường máy bay chiến đấu đa năng trên thế giới là Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 6 có giá trị xuất khẩu là 1,703 tỷ USD chiếm 1,56% thị phần.

Trung Quốc đã vươn lên nhóm đầu do kết quả xuất khẩu của ba năm cuối và đã bỏ qua Israel. Trong năm 2010 khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc trong thể loại này vào khoảng 300 triệu USD.

Bị Trung Quốc vượt mặt, Israel rơi xuống vị trí thứ bảy với khối lượng xuất khẩu trong 2003-2010 với tổng giá trị 911 triệu USD. Nhưng chỉ trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Israel trong thị trường này đã lên đến 285 triệu USD.

Trên đây là thứ tự xếp hạng một số các nhà xuất khẩu lớn máy bay chiến đấu đa năng trong giai đoạn 2003-2010. Nhưng cũng không quyên một số quốc gia có tiềm lực quốc phòng mạnh cũng có gía trị xuất khẩu không nhỏ trong phân khúc này như Hà Lan 353 triệu USD, Đức 339 triệu USD, Ukraine 334 triệu USD, Bỉ 129 triệu USD, Belarus 123 triệu USD và Thụy Sĩ 110 triệu USD.

Nhìn chung, các loại máy bay chiến đấu đa năng trong giai đoạn 2003-2010 đã được chuyển giao cho 25 nước, trong đó bao gồm cả việc cung cấp máy bay chiến đấu mới, các chương trình cấp giấy phép, chương trình hiện đại hóa, sửa chữa và giao hàng của lực lượng không quân các nước xuất khẩu.

Thứ hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu giai đoạn 2003-2010: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Thụy Điển, Trung Quốc, Israel.
Dự báo thị trường giai đoạn 2011-2014

Theo danh mục đầu tư hiện có của các đơn đặt hàng tính đến ngày 1/6 năm nay, thì trong năm 2011 thế giới sẽ xuất khẩu các máy bay chiến đấu đa năng với giá trị ít nhất là 13,991 tỷ USD, trong năm 2012 sẽ là 12,371 tỷ USD, còn năm 2013 vào khoảng 8,363 tỷ USD và năm cuối 2014 ước tính là 18,756 tỷ USD. Đây là một sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường so với những gì xảy ra trong giai đoạn 2003-2010.

Tính đến ngày 1/6/2011, tổng giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trên toàn thế giới trong giai đoạn 2011-2014 vào khoảng 53,482 tỷ USD. (tính cả hồ sơ dự thầu).

Theo cách tính toán trên, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu về giá trị xuất khẩu, trong năm 2011 sẽ có ít nhất 6,384 tỷ USD, năm 2012 là 5,847 tỷ USD, đến năm 2013 giảm xuống còn 2,665 tỷ USD và năm 2014 lại tăng lên đến 9,848 tỷ USD.

Tính đến ngày 01 tháng 6 năm 2011, tổng giá trị các hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu đa năng của Mỹ với các đối tác và giao trong giai đoạn 2011-2014 là 24,743 tỷ USD, chiếm 46,26% thị phần trên thế giới trong phân khúc này.

Còn Nga, với tổng giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trong gian đoạn 2011-2014 vào khoảng 12,14 tỷ USD, chiếm 22,7% thị phần thế giới và vẫn ở vị trí thứ hai.

http://nghiadx.blogspot.com
Nga vẫn giữ vững vị trí thứ hai trong giai đoạn 2011-2014.


Giá trị xuất khẩu của Nga trong mảng này vào phải giao hàng theo các năm, trong năm 2011 đạt 3,872 tỷ USD, năm 2012 vào khoảng 3,401 tỷ USD, đến năm 2013 có giá trị 1,97 tỷ USD, năm cuối 2014 ở con số 2,897 tỷ USD.

Về vị trí thứ ba trong giá trị xuất khẩu trong thị trường này ở giai đoạn 201-2014 là Vương Quốc Anh với tổng giá trị lên đến 6,975 tỷ USD, chiếm 13,04 % thị phần. Theo các hợp đồng, Vương quốc Anh phải giao các sản phẩm của mình với giá trị hàng hoá là 2,053 tỷ USD cho năm 2011, 1,723 tỷ USD của năm 2012, 1,723 tỷ USD là năm 2013 còn năm 2014 có giá trị 1,477 tỷ USD.

Ở hạng thứ tư, hiện nay là “không rõ”, có tổng giá trị xuất khẩu của thể loại này trong thời gian 2011-2014 vào khoảng 2,837 tỷ USD, chiếm 5,3% thị phần toàn cầu. Giá trị các lô hàng loại này trong năm 2012 ước tính 100 triệu US, trong 2013 khoảng 120 triệu USD và năm 2014 là 2,617 tỷ USD.

Vị trí thứ năm thuộc về Trung quốc, tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng của quốc gia này trong gia đoạn 2011-2014 lên đến 2,6 tỷ USD, chiếm 4,86% thị trường thế giới. Pháp cũng có thể ở vị trí thứ năm, với tổng giá trị việc xuất khẩu phân khúc này là 1,905 tỷ USD Mỹ, chiếm 3,56% thị phần.

Cần lưu ý rằng, trong cách tính này không bao gồm hợp đồng vừa ký kết vào cuối tháng 7/2011 về việc hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Mirage 2000N của Không quân Ấn Độ. Một phần của hợp đồng này được giao trong năm 2014, như vậy vị trí trong bảng xếp hạng của Pháp sẽ có thay đổi.

Không quân Ấn Độ vừa ký một hợp đồng với công ty Dassaultvà Thales về việc hiện đại hóa của 51 máy bay chiến đấu Mirage 2000N cũng như cung cấp hơn 400 tên lửa MICA vào ngày 29/7. Giá trị hợp đồng ước tính khoảng 2,4 tỷ USD.

Tiếp theo là Thụy Điển. Tổng giá trị các hợp đồng tính đến 1/6/2011 và giao hàng trong 2011-2014 của Thuỵ Điển là 1,675 tỷ USD, nắm 3,13% thị phần trên thị trường thế giới ở mặt hàng này.

Còn một số các nước khác trên thế giới cũng có các đơn đặt hàng xuất khẩu của thị trường này như, Israel có 265 triệu USD, Hà Lan là 165 triệu USD, Nam Phi ở con số 80 triệu USD và Thổ Nhĩ Kỳ là 75 triệu USD.

Nếu như kết quả của đấu thầu của chương trình MMRCA không có sự cố và người chiến thắng sẽ là một trong hai là Dassault hoặc Eurofighter, đây sẽ đánh dấu một sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ máy bay chiến đấu đa năng của phương Tây trên thị trường thế giới từ năm 2015 trở đi.

Dự báo thứ hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu giai đoạn 2011-2014: Mỹ, Nga, Anh, Pháp hoặc Trung Quốc, Thụy Điển.


Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

>> Tìm hiểu khinh hạm lớp Gepard



Trong những năm 1980, với mục đích phát triển dòng tàu hộ tống (khinh hạm) mới phục vụ theo yêu cầu của hải quân Nga và xuất khẩu, Viện Thiết kế Zelenodolsk (ZPKB) tại thành phố Zelenodolsk, nước CH Tatarstan, Liên bang Xô viết, đã cho ra mắt khinh hạm đa nhiệm hạng nhẹ mới thuộc đồ án 1166.1 và một vài biến thể của nó.



http://nghiadx.blogspot.com

Toàn cảnh một chiến hạm lớp Gepard

Các chiến hạm thuộc đồ án nói trên được đặt tên theo một loài mãnh thú đồng cỏ là báo đốm châu Phi (Gepard). Trong biên chế hải quân Nga, khinh hạm lớp Gepard sẽ thay thế cho các lớp tàu hộ tống cỡ nhỏ lớp Koni Parchim và Grisha.

Được thiết kế theo phong cách hoàn toàn mới so với các chiến hạm cùng lớp của hải quân Xô viết trước đó, khinh hạm lớp Gepard có tiêu chuẩn tương đương với các tàu hộ tống hiện đại ở khả năng săn ngầm, hải chiến, phòng không một cách tương đối. Thiết kế của lớp tàu chiến này được áp dụng công nghệ “tàng hình” nhằm nâng cao khả năng tác chiến trên biển.

Thiết kế

Khinh hạm lớp Gepard dài 102,2 m, rộng 13,1 m, mớn nước 3,8 m. Lượng choán nước của lớp tàu này đạt gần 2.000 tấn khi trang bị đầy đủ vũ khí, trang bị. Khinh hạm lớp Gepard có kết cấu 10 khoang kín tách biệt để nâng cao khả năng sống sót trong trường hợp một vài khoang bị thủng hoặc ngập nước.

Khả năng “tàng hình” của chiến hạm lớp Gepard nằm ở kết cấu thân tàu được làm từ thép có độ từ tính thấp và hệ thống khung chịu lực của tàu làm từ hợp kim nhôm- magiê không bị ăn mòn bởi nước biển. Cùng với đó, hầu hết trang bị vũ khí được đặt ở các khoang kín phần phía sau của tàu để giảm bề mặt phản xạ radar hiệu dụng ở mặt trước và hai bên.

Ngoài ra, lớp sơn phủ đặc biệt cũng có tác dụng hấp thụ tín hiệu radar và giảm khả năng bị quan sát bởi các thiết bị quan sát hồng ngoại và quang học của đối phương.

Hệ thống động lực

Nhờ hai động cơ gas-turbin M-88 có tổng công suất 10.000 mã lực và một động cơ diesel 61D 8.000 mã lực theo dạng CODOG, khinh hạm lớp Gepard có thể đạt tốc độ tối đa tới 26 hải lý/giờ và cự ly hoạt động tới 5.000 hải lý (với vận tốc 10 hải lý/giờ).

Với dự trữ hành trình trên biển trong 20 ngày đêm, khinh hạm lớp Gepard rất phù hợp với các nhiệm vụ tuần tra lãnh hải, bảo vệ vùng biển đặc quyền kinh tế trong các vùng biển kín, vịnh.

Hệ thống cảm biến và radar

Khinh hạm thuộc đồ án 1166.1 được trang bị radar hoa tiêu Sigma/OC-11661, radar trinh sát-cảnh giới mặt nước Positive/Cross Dome và radar dẫn đường Kivach.

Để điều khiển hệ thống vũ khí trên tàu, khinh hạm thuộc đồ án này sử dụng các hệ thống radar khác như: radar MR-123/176 Vympel/ BASS TILT cho tổ hợp hải pháo, radar dẫn bắn tên lửa đối hạm Harpoon-Ball/BAND STAND, radar dẫn bắn tên lửa phòng không 2R33/POP GROUP.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn 4K33 Osa-MA2


Với nhiệm vụ săn ngầm, chiến hạm lớp Gepard trang bị hệ thống sonar thủy âm tích hợp vào thân tàu MGK-335ME-03 và thiết bị sonar thủy âm rời kéo dưới nước Zmey có thể hoạt động ở nhiều độ sâu khác nhau.

Khả năng đối kháng điện tử và gây nhiễu của chiến hạm lớp Gepard là hệ thống ASOR-11661 và mồi bẫy PK-10.

Hệ thống vũ khí

Sức mạnh tấn công chính của khinh hạm lớp Gepard là 8 đạn tên lửa đối hạm cận âm Kh-35 Uran 3M24UD (tên NATO - SS-N-25 Switchblade) có tầm bắn 250 km. Đây là dòng tên lửa có độ chính xác cao tương đương như dòng tên lửa AGM-84 Harpoon của hải quân Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa đối hạm cận âm Kh-35 Uran


Tên lửa Uran sử dụng phương thức dẫn đường bán chủ động pha đầu, pha giữa dẫn đường quán tính và sử dụng radar chủ động tự thân tìm kiếm và tấn công mục tiêu ở pha cuối. Tốc độ của dòng tên lửa này đạt Mach (tốc độ âm thanh) 0,9 và khả năng bay sát mặt biển ở pha cuối để giảm khả năng bị đánh chặn. Tên lửa Uran có khả năng tiêu diệt và vô hiệu hóa các chiến hạm có lượng choán nước tới 5.000 tấn với đầu nổ lõm phá mảnh nặng 145 kg.

Trang bị hải pháo trên khinh hạm lớp Gepard là pháo bắn nhanh AK-176 76 mm có tốc độ bắn khoảng 60-120 viên/phút để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt nước và trên không. Tầm “hỏa lực” của loại vũ khí này đạt 15 km.



http://nghiadx.blogspot.com

Hải pháo AK-176


Khả năng tác chiến phòng không của lớp tàu chiến này là 2 tổ hợp pháo phòng không bắn nhanh (CIWS) AK-630M tầm bắn đạt 5 km với 2.000 viên đạn và tổ hợp tên lửa phòng không tầm ngắn 4K33 Osa-MA2 (SA-N-4) có tầm bắn từ 200-15.000 m, tầm cao 10-12.000 m với 20 đạn tên lửa 9M33M3. Các tổ hợp phòng không nói trên tạo ra lớp phòng thủ cứng bảo vệ khinh hạm lớp Gepard trước các mục tiêu bay và xuồng cao tốc của đối phương, trong đó gồm cả tên lửa đối hạm.



http://nghiadx.blogspot.com

Pháo CIWS AK-630M


Để phục vụ tác chiến săn ngầm, khinh hạm lớp Gepard được 2 tổ hợp ống phóng lôi cỡ 533 mm trang bị nhiều loại đạn ngư lôi khác nhau, trong đó có ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval.


http://nghiadx.blogspot.com

Ngư lôi siêu khoang Shkval


Đây là dòng ngư lôi tên lửa sử dụng công nghệ siêu bọt khí của Nga với khả năng đạt tốc độ tới 200 hải lý/giờ. Phiên bản phổ thông của ngư lôi Shkval được trang bị đầu nổ nặng 210 kg đảm bảo khả năng tiêu diệt các chiến hạm cỡ lớn của đối phương với chỉ một đạn ngư lôi.

Khả năng phòng thủ và săn ngầm của khinh hạm lớp Gepard còn được củng cố nhờ một tổ hợp rocket chống ngầm, ngư lôi RBU-6000AS (con số 6.000 tương đương với tầm bắn tối đa của tổ hợp này đạt 6 km) với 12 ống phóng.


http://nghiadx.blogspot.com

Rocket chống ngầm RBU-6000AS


Ngoài ra, khinh hạm lớp Gepard còn có thể mang theo 12-20 thủy lôi tùy theo nhiệm vụ tác chiến.


>> Lainer - Tên lửa "siêu khủng" mới của Hải quân Nga



Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeyev (GRTS) đã chế tạo thành công tên lửa chiến lược hải quân Lainer có sức công phá vượt trội hơn tên lửa đạn đạo triển vọng bố trí trên tàu ngầm R-30 Bulava gấp 2 lần.



http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Sineva của Nga (Theo cách gọi của NATO là Skiff)

Báo chí Nga cho biết, tên lửa chiến lược Lainer đã được thử nghiệm lần đầu tiên vào ngày 20/5/2011 và được các chuyên gia đánh giá rất thành công.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, nếu đưa tên lửa Lainer vào trang bị sẽ cho phép gia hạn sử dụng nhóm tàu ngầm dự án 677 BDRM đang trong biên chế hoạt động đến năm 2025-2030.

Về các đặc tính chi tiết của tên lửa Lainer hiện vẫn chưa được công bố. Chỉ biết rằng, tên lửa này có khả năng mang từ 6 đến 12 khối tác chiến với sức công phá nhỏ hoặc 4 khối tác chiến với sức công phá trung bình.

Trong khi đó, theo GRTS, tên lửa Bulava, dự kiến được đưa vào biên chế cuối năm nay cũng chỉ có thể mang đến 6 khối tác chiến với sức công phá nhỏ.

Theo thông báo trước đây, Tên lửa R-30 Bulava có thể được trang bị từ 6 đến 10 khối hạt nhân, mỗi khối có sức công phá đến 15 kilotons. Ngoài ra, Lainer cũng có khả năng mang tải chiến đấu hỗn hợp, gồm các khối tác chiến khác nhau.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Bulava được phóng từ tàu ngầm nguyên tử Dmitry Donskoy


Vụ thử nghiệm đầu tiên tên lửa Lainer được tiến hành ngày 20/5/2011, tuy nhiên khi đó theo thông báo, Hải quân Nga tiến hành phóng kiểm tra tên lửa đạn đạo Sineva, là vũ khí chủ lực của tàu ngầm dự án 667BDRM “Delphin”.

Tên lửa được phóng từ boong tàu ngầm nguyên tử K-84 “Ekaterinburg”. Sau đó mới biết tên lửa được phóng vào ngày 20/5 vừa qua là tên lửa Lainer.

Theo đánh giá của các chuyên gia, rất có thể tên lửa Lainer là biến thể cải tiến của tên lửa Sineva.



http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa Lainer được thử nghiệm ngày 20/5/2011 và được đánh giá rất thành công


Tên lửa Sineva là tên lửa nhiên liệu lỏng, được đưa vào biên chế năm 2007. Chiều dài gần 15m, đường kính 1,9m, trọng lượng phóng hơn 40 tấn.

Tổ hợp tên lửa cho phép tiến hành phóng riên lẻ hoặc đồng thời khi tàu cơ động với tốc độ đến 7 hải ly/h và ở độ sâu đến 55m.

Tên lửa Sineva có khả năng mang từ 4 đến 8 khối chiến đấu, cự ly hoạt động khoảng 8.300km. Theo thông báo trước đây, tên lửa này sẽ được sử dụng trong trong biên chế Hải quân Nga tối thiểu đến năm 2030.


>> Hệ thống tên lửa Bastion-P



Trung tâm tên lửa quốc gia mang tên Makeyev (GRTS) đã chế tạo thành công tên lửa chiến lược hải quân Lainer có sức công phá vượt trội hơn tên lửa đạn đạo triển vọng bố trí trên tàu ngầm R-30 Bulava gấp 2 lần.Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển di động K300P Bastion-P được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến và các mục tiêu trên bờ trong tầm bắn tới 300km.

http://nghiadx.blogspot.com


Sơ đồ, cấu hình của một hệ thống tên lửa phòng thủ ven bờ Bastion-P

Cấu hình cơ bản của một tổ hợp K300P Bastion-P gồm: 4 xe chở bệ phóng tự hành K340P SPU, mỗi xe mang 2 ống phóng TPS chứa đạn tên lửa, 1 tới 2 xe điều khiển K380P MBU có thể chuẩn bị chiến đấu chỉ trong vòng 3 đến 4 phút; một xe đảm bảo sẵn sàng chiến đấu MOBD,

4 xe chở đạn K342P TZM được trang bị cần cẩu có trọng tải 5,9 tấn dùng để tiếp đạn cho xe K340P; các thiết bị hỗ trợ kỹ thuật và huấn luyện chiến đấu.

Ngoài cấu hình cơ bản, khách hàng có thể lựa chọn cấu hình tổ hợp với số lượng xe mang phóng, xe điều khiển và xe chở đạn tùy theo nhu cầu.

Bên cạnh cấu hình tổ hợp nêu trên, khách hàng có thể đặt mua thiết bị hỗ trợ ngắm bắn như hệ thống ra-đa ngắm bắn bờ biển tự hành Monolit-B hay hệ thống ngắm bắn đường không 1K130E (gồm ra-đa Oko băng sóng đề-xi-mét gắn trên máy bay trực thăng Ka-31).


http://nghiadx.blogspot.com

Xe chở dàn phóng tên lửa

Ống phóng TPS dạng kín có chiều dài 8,90m, đường kính 0,71 m, có tổng trọng lượng cả đạn là 3.900 kg.

Đạn tên lửa hành trình siêu âm của hệ thôngK300P Bastion-P dùng động cơ phản lực tĩnh K310 Yakhont có tổng chiều dài tính từ chóp mũi là 8,6 m, đường kính thân 0,67 m, với các cánh ổn hướng/điều hướng gấp gọn trong ống phóng và trọng lượng chờ phóng 3.000 kg.

Khi nhận lệnh phóng, đạn tên lửa K310 kích hoạt buồng đốt thuốc phóng rắn để thoát khỏi ống phóng trước khi mở hệ thống cánh ổn hướng/điều hướng, đồng thời các van điều hướng luồng phụt tại phần đáy đạn và hệ thống tạo luồng phụt tại chóp mũi đạn giúp đạn tên lửa tự ổn định và xoay theo hướng phóng dự kiến.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa


Khi đạn tên lửa đã nằm đúng hướng phóng, phần chóp mũi che cửa thu khí động cơ phản lực tĩnh của đạn sẽ bị loại bỏ và đạn tiếp tục sử dụng buồng đốt thuốc phóng rắn để hành trình cho tới ngưỡng tốc độ đủ để vận hành động cơ phản lực tĩnh.

Khi tới ngưỡng tốc độ này, phần buồng đốt thuốc phóng rắn bố trí trong lòng buồng đốt phản lực tĩnh và hệ thống van điều hướng luồng phụt phía đáy đạn sẽ bị loại bỏ để nhường chỗ cho buồng đốt phản lực tĩnh T6 dùng nhiên liệu Kerosene vận hành.

http://nghiadx.blogspot.com


Tại thời điểm này, đạn tên lửa có chiều dài 8,1m, sải cánh ổn hướng là 1,25m, sải cánh điều hướng là 0,96 m và trọng lượng đầu nổ 200 kg.

Tên lửa đối hạm Yakhont có hiệu quả tác chiến cao nhờ tốc độ nhanh, hành trình bay đa dạng, diện tích phản xạ ra-đa nhỏ do được bọc một lớp vật liệu có tính năng hấp thụ sóng radar, cùng hệ thống dẫn đường quán tính ở pha giữa và đầu tự dẫn ra-đa chủ động/thụ động ở pha cuối.


http://nghiadx.blogspot.com


Với tính năng “bắn rồi quên”, đạn tên lửa công kích mục tiêu hoàn toàn tự động sau khi nhận phần tử bắn từ hệ thống trinh sát/điều khiển của tổ hợp.

http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com


Thông số kỹ thuật cơ bản

Tầm bắn hiệu quả tối đa:
Hành trình cao thấp hỗn hợp: tới 300km
Hành trình toàn thấp: 120km
Độ cao:
Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 14,000m/10-15m
Hành trình toàn thấp: không quá 10-15m
Tốc độ tối đa:
Hành trình cao thấp hỗn hợp (pha phóng/pha cuối): 750m/s / 680m/s
Hành trình toàn thấp: 680m/s
Trọng lượng:
Đạn tên lửa chờ phóng: 3.000 kg
Ống phóng dạng kín đã chứa đạn: 3.900 kg
Kích thước ống phóng:
Dài: 8.900mm
Đường kính: 710mm
Đầu đạn: 200kg
Giãn cách phóng giữa các tên lửa khi bắn loạt: 2,5 giây
Cự ly tự phát hiện mục tiêu bằng ra-đa của đạn tên lửa: 50 km
Hạn sử dụng của đạn tên lửa trong ống phóng: 3 năm
Giá bán ước tính:
Tên lửa Yakhont: 3 triệu USD
Toàn bộ hệ thống (với 12 xe mang phóng, 24 tên lửa):125 triệu USD


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang