Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

>> Tên lửa NLOS-LS - "siêu vũ khí trong thùng gỗ"



Hệ thống tên lửa chiến thuật NLOS-LS là một trong những loại vũ khí đầu tiên thuộc chương trình “Hệ thống tác chiến tương lai” (Future Combat System — FCS), dự kiến sẽ được chuyển giao cho quân đội Mỹ.

Việc nghiên cứu và chế tạo tên lửa chiến đấu của hệ thống NLOS-LS theo đơn đặt hàng của Lầu Năm Góc do Công ty NetFire LLC, công ty liên doanh của Tập đoàn Lockheed Martin và Raytheon đảm nhiệm. Tổng giá trị hợp đồng với thời gian thực hiện trong 6 năm ước tính khoảng 1,1 tỷ USD.

http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống NLOS-LS gồm 16 container phóng


NLOS-LS được viết tắt từ cụm từ Non-Line-of-Sight Launch System, lược dịch là “Hệ thống phóng ngoài tầm nhìn”, có nghĩa là bước đầu cần quan sát sau đó mới tiêu diệt.

NLOS-LS có thể nhanh chóng tấn công mục tiêu ở cự ly lớn (40 km hoặc xa hơn) từ những vị trí phóng được che khuất, cho phép ngắm chính xác và nhanh chóng tấn công các mục tiêu bọc thép hoặc không bọc thép, cơ động hoặc cố định trong mọi điều kiện thời tiết ban ngày cũng như ban đêm và ở các cự ly khác nhau (Mục tiêu của hệ thống này là xe tăng, xe chiến đấu bộ binh BMP-2,3, các công sự chiến đấu…).



http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp có khích thước 114х114х175 cm và nặng khoảng 1,5 tấn


Khái niệm NLOS-LS ban đầu được gọi là “tên lửa trong thùng gỗ”. Đặc tính khác biệt của hệ thống này là các container phóng được tích hợp thành một khối thống nhất mà không liên kết với một thiết bị mang cụ thể nào.

Theo đó, hệ thống này có thể vận chuyển đến trận địa bằng bất kỳ phương tiện vận chuyển nào. Kết cầu này giúp giảm trọng lượng, nâng cao khả năng cơ động và bảo đảm triển khai nhanh chóng trên trận địa.

Tất cả tổ hợp có khích thước 114х114х175 cm và nặng khoảng 1,5 tấn, có thể phóng từ thùng xe tải, boong tàu hay trực tiếp từ ngay mặt đất.

Hệ thống NLOS-LS có khả năng cơ động nhanh hơn cả hệ thống MLRS được lắp đặt trên xe vận tải bánh xích hạng nặng.

Trạm vô tuyến và khối kiểm soát được bố trí ở một trong các container, có thể chuyển thông tin về thực trạng tên lửa, điện áp của ác quy và thực trạng của toàn bộ hệ thống trong bất kỳ thời gian nào.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống NLOS-LS có thể bố trí trên tùng xe tải hoặc boong tàu...


Hệ thống NLOS-LS gồm 16 container phóng. Một trong 16 container lắp đặt thiết bị điện tử ( để liên lạc, kiểm soát và xử lý thông tin nhận được), 15 container còn lại bố trí 2 loại tên lửa PAM và LAM.

Hệ thống có khả năng bảo đảm ngắm bắn và phóng tất cả 15 tên lửa với khoảng thời gian mỗi đợt phóng 5s. Đặc tính này tương tự các đặc tính của hệ thống hỏa lực bắn loạt.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa PAM


Trong trường hợp thực hiện thành công chương trình NLOS-LS, Mỹ sẽ nhận được hệ thống vũ khí tích hợp vừa có khả năng như hệ thống hỏa lực bắn loạt, vừa có khả năng của tên lửa chống tăng có điều khiển hạng nặng.

Tên lửa lớp PAM (Precision Attack Missiles) – loại đạn tác chiến có độ chính xác cao, có thể tấn công mục tiêu với sự hỗ trợ của hệ thống dẫn đường vệ tinh GPS hay hệ thống dẫn đường quán tính riêng của nó (Inertial Navigation System — INS).

Ở giai đoạn cuối quỹ đạo có một vài chế dộ tự dẫn.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa LAM



Tên lửa lớp LAM (Loitering Attack Missiles) có khả năng tiêu diệt các mục tiêu cho trước với sự hỗ trợ của hệ thống GPS / INS và bay trên chiến trường để sục sạo mục tiêu, sau khi phát hiện, theo mệnh lệnh từ mặt đất tiến hành tiêu diệt mục tiêu.

LAM có thể tiến hành trinh sát địa hình, chụp ảnh trên không, chỉ thị mục tiêu và yểm trợ liên lạc. Trước khi nhận lệnh chỉ thị mục tiêu, LAM bay trên chiến trường như là một máy bay không người lái tấn công. Trong điều kiện chiến trường, việc đưa các dữ liệu và phóng tên lửa có thể được tiến hành với sự hỗ trợ của máy tính xách tay.



http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ tên lửa PAM và LAM tiêu diệt mục tiêu


Hệ thống NLOS-LS được chế tạo theo kết cấu module và phụ thuộc vào điều kiện chiến đấu có thể bố trí số lượng tên lửa PAM và LAM sao cho phù hợp.

Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự nước ngoài, nếu dự án này thành công thì đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ nhận được một loại tên lửa chống tăng tự dẫn có điều khiển có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu riêng lẻ như xe tăng ở cự ly lớn đến như vậy.

>> Ông Gaddafi phát tín hiệu đầu hàng?



Ông Gaddafi đã bắn tin muốn từ bỏ vai trò chính trị với cựu tổng thống Croatia khi quân nổi dậy đang dần khép chặt vòng vậy vào khu dinh thự Bab al-Aziziya.


Các cuộc đấu súng dữ dội đã nổ ra tại thủ đô Tripoli chỉ vài giờ sau khí người con trai thứ hai của ông Gaddafi – Seif al-Islam xuất hiện tại khách sạn Rixos và gặp người ủng hộ tại khu dinh thự Bab al-Aziziya.

Hành động anh hùng này của Seif al-Islam đã khích lệ tinh thần của người dân ủng hộ ông Gaddafi.

Đấu súng diễn ra ở nhiều địa điểm trên thành phố. Những đám khói lớn bốc cao trên bầu trời thủ đô Tripoli. Tiếng súng và tiếng nổ lớn làm rung chuyển nhiều khu vực của thành phố 2 triệu dân này. Cuộc chiến dữ dội nhất diễn ra xung quanh khu dinh thự Bab al-Aziziya và trại lính gần đó.

Dù đã bị pháo kích dữ dội, Bab al-Aziziya vẫn là một thành lũy vững chắc của quân chính phủ với nhiều xe tăng và lính bắn tỉa bảo vệ.


http://nghiadx.blogspot.com
Quân nổi loạn đang khép chặt vòng vây vào khu dinh thự Bab al-Aziziya.


Phe nổi dậy đang khép dần vòng vây về phía Bab al-Aziziya. Theo các chiến binh, họ đã bao vây và phong tỏa hoàn toàn khu vực dinh thự Bab al-Aziziya.

“Những người lính cách mạng đang cố gắng xâm nhập vào qua khu Old Gate ở phía tây của Bab al-Aziziya. Nếu thành công, chúng tôi sẽ chuyển vùng chiến sự vào trong các tòa nhà ở dinh thự này”, Muftah Ahman Othman – một chiến binh nổi dậy trả lời phóng viên Reuters.

Ông Gaddafi đang tìm lối thoát?

Từ Zagreb, cựu tổng thống Croatia Stipe Mesic cho biết ông Gaddafi đã sẵn sàng từ bỏ quyền lực nếu NATO ngưng không kích. Ông Stipe Mesic là một người có mối quan hệ mật thiết với Tổng thống Libya.


http://nghiadx.blogspot.com
Cựu tổng thống Croatia Stipe Mesic đã báo tin mật cho Nga, Trung Quốc, Mỹ từ hôm qua.


“Tôi có thể xác nhận rằng đại tá Gaddafi đã sẵn sàng từ bỏ hoàn toàn quyền lực và các hoạt động chính trị. Chúng tôi đã có cam kết rõ ràng về vấn đề này và ông ta đồng ý thành lập một hệ thống đa đảng tại Libya nếu NATO chấm dứt ném bom”, ông Mesic tuyên bố qua đài Hina.

Cựu tổng thống Croatia cho biết ông đã có “cuộc nói chuyện bằng miệng” với ông Gaddafi vào cuối tuần trước và ông đã báo kết quả này với lãnh sự quán Mỹ, Nga, Trung Quốc vào đầu tuần.

“Chính phủ Libya đang cố gắng truyền đạt thông điệp này thông qua những kênh tin tức có quan hệ với quá trình tổ chức và cá hoạt động tại Libya”, ông Mesic tuyên bố.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chiến sự hỗn loạn và nhạy cảm như vậy, mọi thông tin đều khó kiểm chứng và có thể là ngụy tạo. Những ngày đầu chiến dịch "Nàng tiên cá", tin về việc những người con trai Gaddafi bị bắt khiến phe nổi dậy chiến thắng hoàn toàn... trên mặt trận truyền thông.

Thế nhưng, khi phe nổi dậy chưa kịp trưng ra tấm ảnh về việc bắt giữ những người con trai của nhà lãnh đạo Libya thì Saif Al-Islam, con trai thứ của ông Gaddafi lại xuất hiện và cổ vũ lực lượng trung thành với Chính phủ Libya.

Bên cạnh các cuộc đấu súng ác liệt, truyền thông cũng đang được sử dụng như những đòn đánh cực kỳ hiểm hóc trong cuộc chiến ở Libya.

>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1)



Hội tụ những tính năng hiện đại nhất, máy bay tiêm kích thế hệ 5 đã tạo ra “cơn địa chấn” trên thị trường vũ khí. Không chỉ các “đại gia” mà cả “chiếu dưới” cũng tìm cách sở hữu “quả đấm thép” này. Thế nhưng, khả năng tác chiến của tiêm kích thế hệ 5 vẫn còn nhiều điều cần phải bàn.


Kỳ 1: “Người hùng” làm… cảnh

Là máy bay tiêm kích thế hệ 5 với nhiều cái nhất: tối tân nhất, đắt tiền nhất…, song F-22A Raptor lại chưa có “đất dụng võ” và không đáp ứng được một số yêu cầu tác chiến mới.

Tuy chưa từng thực chiến, F-22 Raptor vẫn là máy bay tiêm kích hoàn thiện nhất từng được chế tạo với các tính năng cực kỳ cao.

Đắt như vàng…

Các ưu điểm chính của F-22 trước hết là khả năng tàng hình siêu việt, khả năng cơ động tuyệt vời, tốc độ hành trình siêu âm, khả năng tác chiến đa kênh về mục tiêu và tên lửa, mức độ tự hoạt và tự động hóa chiến đấu rất cao.

F-22 cũng là máy bay phương Tây đầu tiên trang bị động cơ thay đổi vector lực kéo. Raptor là máy bay tàng hình nhất thế giới hiện nay với tiết diện radar chỉ 0,1m2, được trang bị thiết bị điện tử tiên tiến nhất như radar anten mạng pha và hệ thống tác chiến điện tử.

Thiết bị điện tử hiện đại còn cho phép phi công F-22 điều khiển từ xa các máy bay không người lái.


http://nghiadx.blogspot.com
Siêu phẩm F-22 của Không quân Mỹ.


Raptor được thiết kế chủ yếu để tác chiến với tiêm kích đối phương, nhưng cũng có thể tấn công mặt đất, trinh sát và gây nhiễu. Vũ khí tiêu chuẩn của máy bay (toàn bộ bố trí ở các khoang bên trong) gồm 6 tên lửa AIM-120C AMRAAM và 2 AIM-9 Sidewinder, 1 pháo gatling 6 nòng 20 mm M61A2.

Máy bay cũng có thể mang 2 bom có điều khiển GBU-32 JDAM cỡ 450 kg dẫn bằng GPS hoặc 8 bom xuyên GBU-39 SDB. Từ tháng 12/2005, F-22 bắt đầu được nhận vào trang bị không quân Mỹ.

Sở hữu những tính năng vô song, nhưng F-22 lại quá đắt. Đây là loại tiêm kích đắt nhất lịch sử với đơn giá theo các cách tính khác nhau, từ 120 - 350 triệu USD, thậm chí là 411,7 triệu USD.

Bởi thế, F-22 còn được đặt biệt danh là “máy bay bằng vàng” do theo thời giá tháng 2/2006, giá của 19,7 tấn vàng nguyên chất (bằng trọng lượng rỗng của F-22A) cũng là 350 triệu USD.

…nhưng đầy bệnh tật

Một máy bay công nghệ cao có tính chất đột phá, cách mạng, lại sản xuất và trang bị quá ít, mới được một thời gian ngắn, kinh nghiệm sử dụng rất hạn chế, nên F-22 không tránh khỏi những trục trặc, thậm chí trở thành máy bay có tỷ lệ tai nạn cao nhất trong các tiêm kích của USAF. Đến nay, do trục trặc kỹ thuật, đã có 4 máy bay bị tai nạn, làm chết 2 phi công.

Vụ tai nạn cuối cùng (tháng 11/2010) nghi ngờ do lỗi của hệ thống cấp oxy trên khoang OBOGS khiến cuối tháng 3/2011, F-22 bị cấm bay huấn luyện ở độ cao hơn 7.600m và từ ngày 3.5 cấm bay hoàn toàn để điều tra. Hiện chưa rõ siêu phẩm công nghệ cao này bao giờ được cất cánh trở lại. Lệnh cấm bay toàn bộ F-22 là sự kiện đình đám nhất kiểu này trong suốt lịch sử không quân Mỹ.

Từ tháng 6/2008 - 11/2010, đã ghi nhận 14 trường hợp phi công bị giảm oxy huyết. Hãng sản xuất OBOGS là Honeywell nói các trường hợp phi công F-22 ngạt thở không chỉ do trục trặc của OBOGS mà có liên quan đến mặt nạ dưỡng khí, bộ quần áo kháng áp hoặc hệ thống cấp hỗn hợp dưỡng khí... Trong khi đó, lớp vỏ công nghệ cao của F-22 đặc biệt nhạy cảm với ăn mòn, thậm chí mưa cũng gây ra hư hại.

Siêu tiêm kích F-22 còn bị bệnh “chóng mặt” khi gặp một sự cố buồn cười ở máy tính trên khoang. Tháng 2/2007, Không quân Mỹ (USAF) quyết định lần đầu tiên đưa F-22 ra nước ngoài, từ Hawaii tới Okinawa (Nhật Bản). Sau khi vượt qua kinh tuyến 180 độ, đường thay đổi ngày quốc tế, biên đội 6 chiếc F-22 bị mất dẫn đường hoàn toàn và một phần liên lạc. Các phi công buộc phải bám theo máy bay tiếp dầu bằng mắt để trở về Hawaii. Nguyên nhân sự cố là lỗi phần mềm khiến máy tính trục trặc khi thay đổi thời gian.

“Bất lực” với mục tiêu dưới đất

Có một điều lạ là trong suốt 6 năm hoạt động, F-22 chưa một lần tham chiến, khiến dư luận băn khoăn về khả năng thực sự của nó. Không lâu trước khi chiến dịch Bình minh Odyssey không kích Libya bắt đầu, một số nhà phân tích dự đoán F-22 sẽ tham chiến để “hiển lộng thần oai”. Tuy nhiên, Mỹ vẫn không chịu cho F-22 xuất trận.

Cứ tưởng là Mỹ không muốn lấy “đại bác ra bắn chim sẻ”, song hóa ra F-22 lại bị bệnh “bất lực” với xung đột cường độ thấp hay chống nổi dậy. F-22 được thiết kế chủ yếu để giành ưu thế trên không, chứ không phải để tấn công mục tiêu mặt đất. Bom có điều khiển JDAM trên F-22 chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu cố định, chứ không phải mục tiêu di động.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa AIM-120C trên F-22.


Radar của F-22 lại không có khả năng lập bản đồ địa hình như các radar khe tổng hợp, tức là không thể tự lựa chọn mục tiêu mặt đất. Nếu oanh kích mục tiêu mặt đất, F-22 phải được nạp sẵn các thông số về mục tiêu trước khi cất cánh.

Được thiết kế để bí mật đánh lén, F-22 rất hạn chế về khả năng liên lạc, chỉ có thể trao đổi thông tin với các F-22 khác trong biên đội.

Hệ thống liên lạc chuẩn Link 16 “rút bớt tính năng” trên F-22 chỉ có thể thu nhận thông tin tác chiến từ các máy bay, trực thăng khác, chứ không thể truyền dữ liệu. Dẫu sao, để khỏi mang tiếng “vô dụng”, Mỹ đang ráo riết cải tiến F-22 để có thể tấn công mặt đất trong tương lai.

Là tiêm kích thế hệ 5 thứ hai trên thế giới, F-35 Lightning II vừa đem lại hy vọng, vừa tiềm ẩn nguy cơ đe dọa chương trình vũ khí tốn kém nhất lịch sử nước Mỹ.

Tính năng chiến thuật - kỹ thuật của F-22

Tổ lái: 1 người.
Chiều dài: 18,9 m; chiều cao: 5,8 m; sải cánh: 13,56 m.
Trọng lượng rỗng: 19,7 tấn; trọng lượng cất cánh tối đa: 38 tấn.
Động cơ: 2 động cơ Pratt&Whitney F119-PW-100 x 104kN (x 154 kN khi tăng lực).
Mức trang bị sức kéo: 1,08.
Tốc độ tối đa: 2.400 km/h (2,25M); tốc độ hành trình siêu âm: 1.900 km/h (1,82M).
Bán kính chiến đấu: 759 km.
Tầm bay: 3.000 - 3.200 km.
Trần bay: 19.800 m.

>> Việt Nam là khách hàng thứ 2 của Su-T-50



Những chiếc Sukhoi T-50 bay lượn tại triển lãm hàng không MAKS đã cho thấy công nghiệp quốc phòng của nước Nga không đi quá xa sau Mỹ, vốn đã vận hành máy bay thế hệ thứ năm được hơn 10 năm


Hai chiếc Sukhoi T-50 (PAK-FA) đã hoàn thành các bài bay biểu diễn tại MAKS đã chứng minh cho thế giới thấy việc phát triển máy bay thế hệ thứ 5 của Nga đang diễn ra khá trơn tru (mặc dù một chiếc Sukhoi T-50 đã gặp sự cố về động cơ, tuy nhiên đây không phải là động cơ chính thức dùng cho T-50 nên vấn đề này cũng không phải quá lớn). Đồng thời, qua triển lãm này, Nga cũng mở rộng khả năng xuất khẩu Sukhoi T-50 cho những quốc gia có “truyền thống” sử dụng máy bay của nước này.

Sukhoi T-50 ra đời khá muộn so với đối thủ của mình là máy bay F-22 của Mỹ, vốn đã phục vụ trong không quân Mỹ từ năm 2003 và đã được sản xuất hàng loạt. Không những thế, Mỹ còn đang gấp rút hoàn thành F-35, phiên bản hạng nhẹ của máy bay thế hệ thứ 5, rẻ tiền hơn F-22 để phục vụ thị trường xuất khẩu.

Tuy nhiên, Sukhoi T-50 cũng không phải hoàn toàn mất lợi thế trên thị trường khi loại máy bay này hứa hẹn nhiều triển vọng với giá thành rẻ hơn.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã bay thử mẫu phát triển máy bay thế hệ thứ 5 nội địa, tuy nhiên theo ông Ruslan Pukhov, giám đốc Trung tâm phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga (ACT), sản phẩm của Trung Quốc đơn thuần chỉ là “một loại hàng nhái” nhằm mục đích khoe khoang công nghệ và không phải là đối thủ lớn có thể cạnh tranh với hai cường quóc Nga và Mỹ.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay Sukhoi T-50 sẽ được xuất khẩu cho các quốc gia có "truyền thống" sử dụng máy bay Nga với giá rẻ hơn từ 30 - 40% sản phẩm tương tự của Mỹ.



Hiện tại, tiềm năng xuất khẩu của Sukhoi T-50 là rất lớn. Ngoài mẫu T-50 một chỗ ngồi phát triển trong nước, Nga còn phát triển một phiên bản 2 chỗ ngồi của loại máy bay này có tên FGFA với sự hợp tác của công ty HAL (Ấn Độ) để cung cấp cho thị trường này.

Ngoài ra, ông Ruslan Pukhov cũng cho biết thị trường thứ 2 mà Nga hướng tới để bán máy bay Sukhoi T-50 sau Ấn Độ sẽ là Việt Nam.
Giám đốc Trung tâm dự báo quân sự Anatoly Tsyganok cũng cho biết chiếc máy bay này còn có khả năng được xuất khẩu tới Trung Quốc, Mỹ Latinh và thậm chí là Trung Đông. Tuy nhiên cả hai chuyên gia này đèu khẳng định quá trình thử nghiệm chưa kết thúc, máy bay chưa đi vào giai đoạn sản xuất hàng loạt do đó là quá sớm để ký kết các bản ghi nhớ hay hợp đồng ngay từ bây giờ.

Theo nguồn tin từ các chuyên gia quân sự Nga, T-50 là một chiếc máy bay thế hệ thứ 5 với đầy đủ các tiêu chí của thế hệ này. Việc chế tạo thân máy bay sử dụng rất nhiều vật liệu composite tiên tiến khiến giảm khả năng phát hiện của radar.

So với titan, composite không hề thua kém về sức chịu tải, thậm chí còn giúp máy bay hoạt động linh hoạt hơn ở cùng một tải trọng so với vật liệu titan do có khối lượng nhẹ hơn. Ngoài ra, máy bay còn được trang bị các loại radar nằm ở mũi, cánh, đuôi và các cảm biến quang học hiện đại.

Điểm yếu của Su-T-50

Một yếu điểm, có thể coi là “gót chân Asin” của T-50 theo ông Pukhov cho biết chính là động cơ.

Ông Ruslan Pukhov cho rằng các sản phẩm tương tự của phương Tây hoạt động kinh tế và thân thiện môi trường hơn. Theo ông, động cơ của phương Tây xả ít khói hơn, khiến máy bay ít bị nhìn thấy, chúng cũng có tiếng ồn ít hơn và có thời gian hoạt động dài hơn.

Hiện T-50 bay bằng động cơ của các máy bay thế hệ cũ, động cơ mới dùng riêng cho T-50 thuộc dự án 129 đang được phát triển nhưng gặp phải khá nhiều khó khăn.

Về tiến độ của T-50, ông Anatoly Tsyganok cho biết hiện Nga chậm chân sau Mỹ khoảng từ 10 - 12 năm. Do đó, theo đúng tiến độ việc xuất khẩu máy bay Sukhoi T-50 khó thực hiện trước năm 2020.

Tuy nhiên, Tư lệnh lực lượng không quân Nga, Alexander Zelin lại lạc quan hơn nhiều, ông cho rằng chỉ đến khoảng năm 2014 - 2015, Sukhoi T-50 đã có thể có mặt trên thị trường.

Ông Pukhov cũng nhấn mạnh rằng một điểm mạnh nữa của Sukhoi T-50 là giá cả. Nếu như F-22 có hiện có giá trên 140 triệu USD thì Sukhoi T-50 sẽ rẻ hơn từ 30 - 40%, tức chỉ nằm vào khoảng 80 - 100 triệu USD một chiếc.

Ông tin rằng nếu phương Tây không tham gia vào cuộc đua thế hệ thứ 5 này, các máy bay của Nga hoàn toàn có thể chiếm đến 1/3 thị phần xuất khẩu máy bay thế giới.

>> Mìn chống tăng có khả năng hủy diệt xe bọc thép từ trên không



Thành tựu của khoa học công nghệ ngày nay đã cho phép mìn không chỉ thụ động đợi mục tiêu tiếp cận mới phát nổ mà có thế chủ động tấn công mục tiêu từ những hướng bất ngờ nhất như từ trên xuống.


http://nghiadx.blogspot.com
Mìn chống tăng có khả năng tấn công từ trên không.


Một vị tướng tăng nổi tiếng của Đức tên là Guderian đã từng đưa ra nhận định, nguy hiểm nhất đối với xe tăng chính là xe tăng đối phương, tiếp đó là pháo chống tăng, mìn chống tăng và cuối cùng mới là máy bay bởi theo thực tế kinh nghiệm chiến đấu chỉ ra, hiệu quả sát thương xe tăng của không quân chỉ có 4% trong khi mìn chống tăng lại chiếm tới 23%.

Để đối phó với pháo chống tăng, các xe tăng hiện nay đa số đều có kết cấu vỏ thép rất dày (vào những năm đầu chiến tranh thế giới thứ hai, vỏ thép của xe tăng đã dày tới 15-20 mm, đến những năm cuối của cuộc chiến tranh này, lớp vỏ thép xe tăng đã dày tới 200 mm).

Sự phát triển của các loại vỏ thép dành cho xe tăng đã buộc pháo chống tăng cũng như mìn chống tăng cũng phải tăng kích cỡ lên tương ứng. Ban đầu, mìn chống tăng cũng chỉ tập trung tấn công vào các điểm trọng yếu của xe tăng như: động cơ, đáy, thân và khoang chứa nhiên liệu.


http://nghiadx.blogspot.com
Mìn chống tăng TM-83 của Liên Xô có thể tấn công vào sườn xe tăng.


Nhưng sau do hiệu quả sử dụng không cao nên các chuyên gia nghiên cứu đã tìm tòi và phát minh ra loại mìn mới có khả năng chủ động tấn công mục tiêu chứ không thụ động đợi mục tiêu tiếp cận.

Để làm được điều này, các loại mìn hiện đại phải được trang bị thêm hai thiết bị cảm biến mục tiêu. Thiết bị cảm biến thứ nhất là loại cảm biến địa chấn, có khả năng phát hiện hoạt động của xe tăng theo sóng rung hoặc sóng âm tản ra trên mặt đất.

Thiết bị cảm biến thứ hai sẽ kích hoạt nhờ kết quả của thiết bị cảm biến thứ nhất, nó có khả năng phát hiện xe tăng bằng cảm biến nhiệt tỏa ra từ động cơ. Sau khi phát hiện được mục tiêu đang tiến gần, hệ thống điều khiển mìn sẽ lựa chọn thời điểm thuận tiện nhất để kích hoạt thiết bị nổ.


http://nghiadx.blogspot.com
Mìn chống tăng WAM M93 Hornet của Mỹ.


Ngoài khả năng nổ thông thường (nổ trên mặt đất), mìn chống tăng thế hệ mới còn có khả năng phóng đầu nổ lên không trung ở một độ cao nhất định, sau đó sẽ tìm và tiêu diệt xe tăng theo bức xạ nhiệt.

Đây là vị trí lý tưởng nhất để tấn công xe tăng bởi vì lúc này tiết diện của mục tiêu là lớn nhất, nóc xe tăng là nơi có lớp thép mỏng và bức xạ nhiệt của động cơ là ổn định nhất.

Tiêu biểu cho loại mìn tiên tiến này hiện nay có mìn WAM M93 Hornet của Mỹ, nghiên cứu và phát triển năm 1986 với 4 biến thể chính: HE-WAM; HE-Hornet PIP#1; HE-Hornet PIP#2 và DA-Hornet.


http://nghiadx.blogspot.com
Mìn chống tăng M225 của Nga.


Ngoài ra, Nga cũng có những loại mìn tương tự, trong đó đáng chú ý là mìn mang đầu đạn chùm để tiêu hao sinh lực và xe bọc thép hạng nhẹ của đối phương M-225 do Viện nghiên cứu khoa học và chế tạo máy Moscow thiết kế và chế tạo.

M-225 được trang bị thiết bị cảm biến mục tiêu liên hợp bao gồm có cảm biến nhiệt, cảm biến từ và cảm biến địa chấn. Khi ở chế độ trực chiến, mìn 225 có thể phát hiện mục tiêu trong phạm vi 150-250 m và nhanh chóng truyền các thông số cơ bản về mục tiêu như: đối tượng (người, phương tiện), số lượng mục tiêu, tốc độ và hướng vận động về bàn điều khiển trung tâm.


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh hai loại mìn chống tăng hiện đại của Nga và Mỹ.


Sau khi nhận được tín hiệu, bàn điều khiển trung tâm sẽ tiến hành phân tích nhanh và cung cấp các thông số cần thiết cho người điều khiển như: thời điểm hợp lý để kích nổ mìn, lựa chọn loại mìn để kích nổ, số lượng mìn bao nhiêu.

Nhờ các thiết bị cảm biến này mà hiệu quả của các loại mìn chống tăng hiện nay đã được nâng lên rõ rệt. Tuy ngày nay các loại tên lửa hiện đại như tên lửa hành trình có độ chính xác cao đang phát triển rất mạnh song trong trung hạn thì nó vẫn chưa thể thay thế vị trí của các loại mìn chống tăng, chống bộ binh hiện nay.

>> Cornet-EM - Tổ hợp tên lửa đa năng của Nga


Hiện nay, Cornet-EM được coi là một trong những loại loại vũ khí chống tăng tốt nhất và là tổ hợp phòng thủ-đột kích đa năng với hệ thống điều khiển có khả năng chống nhiễu hoàn toàn, cho phép tác chiến hiệu quả chống lại các mục tiêu mặt nước và trên không trong các điều kiện tác chiến khác nhau, kể cả trong thời tiết xấu và khi đối phương tổ chức gây nhiễu vô tuyến điện tử và quang học.



http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp Cornet-EM được lắp đặt trên xe bánh hơi có khả năng vượt
địa hình cao


Theo thông tin từ hàng loạt các phương tiện truyền thông đại chúng, với nhiệm vụ chống tăng, tổ hợp Cornet-EM có khả năng vượt trội so với các tổ hợp tương tự 3-5 lần, đơn giản trong sử dụng, bảo dưỡng và sử dụng các loại đạn có giá thành rẻ hơn gấp 3-4 lần các loại đạn khác, trong khi đó, việc dẫn hướng tên lửa đến mục tiêu được tiến hành bởi hệ thống điều khiển tia lazer tự động có khả năng chống nhiễu cao.

Tổ hợp tên lửa Cornet-EM có khả năng tiêu diệt các loại xe tăng hiện đại, được trang bị hệ thống bảo vệ động học; xe bọc thép hạng nhẹ; lô cốt; công sự; hầm hào cũng như các mục tiêu mặt nước và trên không (máy bay không người lái, trực thăng, máy bay cường kích).


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ hướng tên lửa Cornet-EM tiếp cận mục tiêu


Để thực hiện nhiệm vụ, tổ hợp được trang bị 16 tên lửa, trong đó 8 tên lửa luôn ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Tổ hợp này cũng có thể sử dụng tất cả các loại tên lửa thuộc dòng Cornet-E, bảo đảm tiêu diệt mục tiêu ở cự ly từ 150-10.000m.

Tổ hợp có khả năng tấn công đồng thời 2 mục tiêu, đầu đạn nổ lõm chứa 7kg TNT có khả năng xuyên thép có độ dày đến 1.300mm. Thời gian chuyển từ trạng thái hành quân sang trạng thái chiến đấu là 7s.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp Cornet-EM có thể sử dụng tất cả các loại tên lửa thuộc dòng
Cornet-E

Trong tổ hợp thực hiện nguyên tắc “bắn - quên” nhờ vào việc sử dụng quan sát kỹ thuật tự động theo dõi mục tiêu. Điều này cho phép không cần sử dụng con người trong quá trình dẫn hướng tên lửa, tăng 5 lần độ chính xác bám mục tiêu trong điều kiện chiến đấu thực tế và bảo đảm xác suất tiêu diệt cao trong toàn bộ dải tầm bắn của hệ thống, lớn hơn gấp đôi tầm bắn của thế hệ trước đó Kornet-E.

Ngoài ra, khả năng bắn ở chế độ tự động giúp giảm áp lực tâm lý đối với trắc thủ, yêu cầu về trình độ chuyên môn và thời gian huấn luyện trắc thủ.

Tổ hợp được bố trí 2 bệ phóng tự động bảo đảm bắn loạt đồng thời vào 2 mục tiêu, giúp nâng cao đáng kể vận tốc bắn và sức công phá của hỏa lực. Ngoài ra, Cornet-EM có thể bắn loạt 2 tên lửa vào một mục tiêu, bảo đảm vượt qua các hệ thống bảo vệ chủ động.


http://nghiadx.blogspot.com
Cornet-EM có thể tiêu diệt các mục tiêu mặt đất và trên không


Hệ thống điều khiển cải tiến, kết cấu động cơ của các tên lửa có điều khiển và khả năng tự động bám mục tiêu giúp nâng cao cự ly bắn (khi sử dụng tên lửa chống tăng với đầu nổ lõm cự ly bắn đạt 8km, tên lửa có điều khiển với đầu đạn nổ mảnh – 10km).

Đồng thời, độ chính xác bắn ở cự ly 10km sẽ cao hơn so với tổ hợp cơ sở Cornet-E ở cự ly 5km.

Cự ly và độ chính xác bắn cao, khả năng theo dõi mục tiêu cơ động với tốc độ nhanh, sử dụng tên lửa có điều khiển với đầu đạn áp nhiệt (đầu nổ tiếp xúc và phi tiếp xúc) bảo đảm khả năng sử dụng tổ hợp Cornet-EM hiệu quả để chống lại trực thăng, máy bay không người lái và máy bay cường kích ở cự ly đến 10km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp Strela-10 có thể bị Cornet-EM thế chỗ trong thời gian tới


Như vậy, tổ hợp Cornet-EM khi cần có thể sử dụng như là các phương tiện phòng không tầm ngắn và yểm trợ cho đội hình tác chiến của bộ đội ở tiền duyên trước sự tấn công của các máy bay, trực thăng và máy bay không người lái.

Tổ hợp tên lửa chống tăng Cornet-EM gồm 1 xe chiến đấu với bệ phóng tự động và bàn điều khiển của trắc thủ, tên lửa có điều khiển với các loại đầu đạn khác nhau.

Bệ phóng tự động lắp 4 tên lửa có điều khiển, được trang bị thiết bị ngắm bắn với camera quan sát truyền hình có độ phân giải cao và một thiết bị quan sát nhiệt thế hệ 3, thiết bị đo xa bằng lazer và kênh lazer dẫn hướng tên lửa, cũng như bộ tự động bám mục tiêu với các bộ dẫn động tầm/hướng.

Qua những đặc tính cơ bản trên, nhiều khả năng cho thấy, trong tương lai gần Nga sẽ thay các tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa Strela-10 bằng các tổ hợp Cornet-EM.

>> Sức mạnh khu trục hạm tên lửa Kongo của Nhật Bản



Khu trục hạm Kongo của Hải quân Nhật Bản được sử dụng để làm nhiệm vụ phòng không, săn ngầm và chống tàu chiến mặt nước của đối phương.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Arleign Burke của Hải quân Mỹ.

Xét về mặt kết cấu, chiến hạm Kongo của Hải quân Nhật Bản khá giống với tàu quét mìn Arleign Burke của Mỹ. Tàu được trang bị thiết bị động năng chính hai van với 4 động cơ tuốc bin khí loại LM-2500 có tổng công suất 102.000 mã lực.

Vũ khí trang bị trên tàu gồm: 2 hộp phóng (8 ống phóng) tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon; 2 thiết bị phóng dạng thẳng đứng Mk41 mang 90 tên lửa có điều khiển loại Standard SM2MR và tên lửa chống ngầm ASROC.

Ngoài ra, loại tàu chiến này còn được trang bị 1 khẩu pháo 127 mm loại OTO Melara, 2 tổ hợp pháo phòng không sáu nòng Mk15 Vulcan Phalanx, 4 khẩu súng máy 12,7 mm, 2 thiết bị phóng ngư lôi Mk32 Mod14 mang ngư lôi săn ngầm Mk46 Mod5 và máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk.

Ngoài hệ thống vũ khí đa dạng, hỏa lực mạnh, khu trục hạm Kongo của Hải quân Nhật Bản còn được hệ thống radar hỗn hợp khá hiện đại bao gồm: trạm radar phát hiện mục tiêu trên không SPY-1D; trạm radar phát hiện mục tiêu mặt nước OPS-28C; 3 trạm radar điều khiển hỏa lực SPG-62 và một trạm loại Mk2/21.

Không những thế, khu trục hạm Kongo còn được trang bị trạm radar dẫn đường URN-25, trạm trinh sát kỹ thuật vô tuyến và tác chiến vô tuyến điện tử NOLR-6C, OLR-9C và OLT-3, hệ thống định vị thủy âm QQS-102, hệ thống định vị thủy âm mang an-ten kéo tải QQR-2 và hệ thống chống định vị thủy âm dạng kéo AN/SLQ-25 Nixie.

Chiếc tàu khu trục đầu tiên lớp này của Hải quân Nhật Bản đã được đưa vào biên chế tác chiến từ năm 1993. Tính đến năm 1998, Nhật Bản đã sở hữu tất cả 4 chiếc khu trục hạm loại Kongo. Đến nay, vẫn chưa rõ số lượng tàu chiến này đã được tăng lên hay chưa.



Tên lửa đối hạm RGM-84 Harpoon.


http://nghiadx.blogspot.com

Tổ hợp pháo phòng không sáu nòng Mk15 Vulcan Phalanx.


http://nghiadx.blogspot.com

Thiết bị phóng ngư lôi Mk32 Mod14.


http://nghiadx.blogspot.com

Thiết bị phóng thẳng đứng Mk41.


http://nghiadx.blogspot.com

Ngư lôi săn ngầm Mk46 Mod5.


http://nghiadx.blogspot.com

Pháo 127 mm loại OTO Melara.


http://nghiadx.blogspot.com

Máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk.



http://nghiadx.blogspot.com


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa có điều khiển loại Standard SM2MR.



http://nghiadx.blogspot.com

Trạm radar điều khiển hỏa lực SPG-62.


http://nghiadx.blogspot.com

Radar phát hiện mục tiêu trên không SPY-1D.

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2011

>> Phương án tác chiến của lực lượng ném bom chiến lược Mỹ


Khi tình hình chính trị-quân sự ngày càng leo thang căng thẳng hoặc khi bắt đầu cuộc xung đột vũ trang ở khu vực nào đó trên thế giới có liên quan đến lợi ích sống còn của Mỹ, lực lượng không quân ném bom chiến lược của nước này sẽ triển khai theo ba phương án tác chiến.

Phương án 1


http://nghiadx.blogspot.com
Thành lập nhanh cụm lực lượng không quân ném bom chiến lược tại
các căn cứ tiền phương.


Thành lập nhanh cụm lực lượng không quân ném bom chiến lược tại các căn cứ tiền phương gần khu vực xảy ra xung đột, đồng thời sử dụng các phương tiện tấn công cấp chiến thuật tại chỗ để tiêu diệt và kiềm chế hoạt động của máy bay ném bom chiến lược đối phương trước khi có sự can thiệp kịp thời của cụm không quân ném bom chiến lược nơi gần nhất.

Sự xuất hiện của lực lượng không quân ném bom chiến lược Mỹ tại khu vực xảy ra xung đột sẽ do các chuyên gia quân sự của Mỹ quyết định như một trong những giải pháp tình thế nhằm kiềm chế hoạt động của đối phương tiềm năng.

Trong trường hợp bắt đầu các hoạt động tác chiến thì sự xuất hiện của lực lượng không quân ném bom chiến lược Mỹ sẽ góp phần làm tăng khả năng phản ứng và đối phó, bảo đảm khả năng sử dụng máy bay ném bom kịp thời khi căng thẳng đến mức tột đỉnh, tăng thời gian tìm kiếm mục tiêu và giảm thời gian bay đến khu vực định tác chiến.

Ngoài ra, sự xuất hiện của lực lượng không quân ném bom chiến lược Mỹ còn cho phép tiến hành các hoạt động tác chiến cần thiết mà không cần phải huy động nhiều lực lượng và phương tiện của lực lượng không quân hỗ trợ.

Phương án 2


http://nghiadx.blogspot.com
Sử dụng máy bay ném bom chiến lược tấn công vào đối phương ngay từ điểm bố trí triển khai.


Sử dụng máy bay ném bom chiến lược tấn công vào đối phương ngay từ điểm bố trí triển khai, sau đó mới hạ cánh xuống căn cứ không quân tiền phương nơi gần khu vực xảy ra xung đột nhất. Từ đây, Mỹ sẽ cho áp dụng hàng loạt các hoạt động tác chiến khác nhau nhằm kiểm soát tình hình.

Phương án này được cho là tối ưu nhất khi các hoạt động tác chiến trong khu vực xảy ra bất ngờ, đồng thời nó cũng bảo đảm cho quân đội Mỹ đủ khả năng phản ứng nhanh nhất khi xuất hiện tình huống khủng hoảng.

Theo nhận định của các chuyên gia quân sự Mỹ, đối với các khu vực nằm xa Bắc Mỹ nhất (ví dụ như Đông Nam Á), hàng ngày Mỹ sẽ phải sử dụng tới 45 máy bay ném bom chiến lược đến thay phiên nhau tiến hành các hoạt động tác chiến, trong đó đã tính tới những tiêu chí định mức đối với Không quân.

Cũng theo nhận định này, với tần suất hoạt động như trên thì chỉ cần trong 4-5 ngày đêm kể từ khi bắt đầu nổ ra xung đột, không quân ném bom chiến lược của Mỹ có thể tiêu diệt tới 10 sư đoàn bộ binh của đối phương.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng máy bay ném bom chiến lược, các nhà quân sự Mỹ dự kiến sẽ sử dụng 4 căn cứ không quân tiền phương chủ yếu ở các khu vực: châu Âu; Thái Bình Dương; Trung Á và Cận Đông.

Phương án 3


http://nghiadx.blogspot.com
Sử dụng máy bay chiến lược bay liên tục tới khu vực tác chiến.


Sử dụng máy bay ném bom chiến lược triển khai thường xuyên trên lãnh thổ của Mỹ để bay liên tục tới khu vực xảy ra xung đột. Phương án này sẽ làm tăng thời gian tiếp cận mục tiêu và mức độ căng thẳng cho kíp lái lên tới 2-3 lần và có thể hơn nữa, đồng thời trong quá trình bay cần phải được tiếp nhiên liệu trên không.

Bên cạnh đó, áp dụng phương án này còn làm phức tạp thêm trong quá trình điều hành, chỉ huy cũng như thông tin liên lạc giữa máy bay và trung tâm trong suốt quá trình thực thi nhiệm vụ.

Tuy nhiên, một số chuyên gia quân sự nước ngoài lại cho rằng, đây là phương án cũng có thể được áp dụng khi muốn ra đòn tấn công bất ngờ đầu tiên vào đối phương ngay từ khi bắt đầu xảy ra xung đột hoặc để tăng cường thêm sức mạnh cho lực lượng không quân của Mỹ trong khu vực.

>> Răn đe Trung Quốc: Mỹ sẽ đưa siêu hạm đội đến Biển Đông


Hạm đội có trang bị tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới USS Independence sẽ được Mỹ điều động đến Biển Đông nhằm đối trọng với lực lượng quân sự của Trung Quốc.

Nhật báo Tinh Đảo, Hồng Kông đưa tin, trong thời điểm tranh chấp chủ quyền Biển Đông trầm trọng, tại vùng biển giữa Hồng Kông và Singapore, Mỹ triển khai một đoàn tàu chiến tàng hình tốc độ cao thế hệ mới (hạm đội tàng hình), phản ánh Mỹ muốn phô trương sức mạnh, tiếp tục can thiệp vào tranh chấp chủ quyền Biển Đông, ý đồ cảnh báo nhà cầm quyền Bắc Kinh là khá mạnh.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung tuần tháng 11/2009, tàu USS Independence đã chạy thử ở vịnh Mexico, tốc độ chạy thử tối đa đạt 46 hải lý/giờ.


Tờ “Sunday Times” London cho biết, Mỹ đang điều một hạm đội tàng hình tốc độ cao thế hệ mới đến đồn trú ở đường hàng hải giữa Hồng Kông và Singapore.

Những tàu chiến tiên tiến này có chi phí chế tạo lên tới 440 triệu USD (khoảng 3,43 tỷ đô la Hồng Kông). Chúng giỏi tác chiến ở vùng nước nông, có thể hoạt động ở vùng nước nông tới 6 m, hơn nữa có thể chuyển hướng ở phạm vi rất nhỏ.

Mỗi tàu đều mang theo 3 máy bay trực thăng, lực lượng đặc nhiệm và lực lượng thiết giáp, có thể bước vào thực hiện nhiệm vụ chiến đấu bất cứ lúc nào. Ở đuôi tàu cũng có thể điều tàu tốc độ nhanh tấn công.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 18/12/2009, hải quân Mỹ chính thức tiếp nhận tàu chiến ven biển USS Independence (LCS2).


USS Independence mới nhất của loại tàu chiến này do Công ty General Dynamics phát triển, là “tàu tam thể” chế tạo bằng nhôm, có hình dạng khá nhỏ, nhưng tốc độ chạy nhanh hơn, cần ít thủy thủ, có khả năng tác chiến ở vùng nước nông ven biển, còn có thể lắp ráp các hệ thống tác chiến khác nhau tùy theo yêu cầu nhiệm vụ.

Tàu USS Independence bề ngoài có màu sắc khoa học viễn tưởng, đầu tàu tinh tế, thân tàu và đuôi tàu thoáng rộng, nhìn từ trên không giống như một chiếc đinh ghim lớn.

Hình dáng màu đen bóng loáng của tàu phản ánh công nghệ do thám, tức là “công nghệ tàng hình”, còn thiết kế của “tàu tam thể” (3 thân tàu nằm ngang, được cố định bằng boong tàu) phù hợp với hoạt động ổn định trên Biển Đông – vùng biển thường có mưa bão vào mùa hè.


http://nghiadx.blogspot.com

Lượng choán nước của nó là 2.800 tấn, trang bị 4 tua-bin hơi nước, 2 động cơ diesel và 2 máy chạy xăng dầu, khả năng chạy liên tục có thể đạt 6.500 km.


Trên tàu được trang bị nhiều loại vũ khí, bao gồm hạm pháo tàng hình 57 mm MK11, một hệ thống tên lửa phòng không tầm gần, 4 pháo 50 mm, 2 máy bay trực thăng chống tàu ngầm/chống hạm và nhiều máy bay trực thăng không người lái, có thể tiến hành chống tàu ngầm, quét mìn (gỡ mìn), đưa lực lượng đặc nhiệm đổ bộ và các nhiệm vụ tác chiến khác.

Trên tàu có thể phóng tên lửa đối đất và đối không, cũng có thể phóng tên lửa đối với các mục tiêu dưới nước. Các chuyên gia cho rằng, khả năng chống tàu ngầm, quét mìn, do thám và điều động lực lượng của tàu tàng hình tốc độ nhanh này đều ưu việt hơn các tàu chiến đã biết hiện nay của Trung Quốc.

Từ lâu đã có tin cho biết, Mỹ sẽ xây dựng căn cứ quân sự vĩnh viễn ở Singapore, đồng thời triển khai tàu tàng hình mới USS Independence nhằm đối trọng với lực lượng quân sự của quân đội Trung Quốc trên Biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com


Tháng 6/2011, tại hội nghị an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức ở Singapore, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates cho biết, quân Mỹ sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng ở châu Á, có kế hoạch thường trú một tàu chiến ven bờ ở Singapore, bảo vệ sự ổn định của khu vực.

Ông chỉ ra, Mỹ đặc biệt quan tâm đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, vì vậy điều một tàu chiến ven bờ đến đóng tại Singapore, bảo vệ các nước đồng minh tại khu vực châu Á và bảo vệ an ninh hàng hải tại khu vực.

Tuy Robert Gates không chỉ đích danh những nước nào tạo ra mối đe dọa quân sự, nhưng lời nói của ông rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc. Trung Quốc là nước duy nhất ở châu Á nghiên cứu các loại vũ khí chống can dự như tên lửa chống hạm; gần đây còn bị Philippinese và Việt Nam phê phán hoạt động tới tấp trên Biển Đông.

>> Mỹ dùng tác chiến nhất thể hải-không quân khi xung đột với Trung Quốc



Hải quân Mỹ đang nghiên cứu kinh nghiệm “tác chiến nhất thể hóa hải-không quân” đối phó với cuộc xung đột tiềm tàng có thể xảy ra với Trung Quốc.

Tờ Minh Báo, Hồng Kông đưa tin, chính phủ Mỹ khó khăn về tài chính, Bộ Quốc phòng Mỹ đối mặt với cắt giảm kinh phí. Nhưng có một trang mạng cho rằng, sau khi quân đội Mỹ từng bước rút khỏi Iraq và Afghanistan, sẽ bố trị lại lực lượng quân sự ở châu Á, thúc đẩy chiến lược “chiến tranh nhất thể hải-không quân” mới (AirSea Battle) tại khu vực,

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm của Hải quân Mỹ (ảnh minh hoạ)


chuẩn bị cho cuộc chiến có khả năng xảy ra với Trung Quốc. Một học giả quân sự cho biết, hiện nay rõ ràng thực lực quân sự của Trung Quốc lạc hậu so với Mỹ, Trung Quốc chỉ phát triển công nghệ gây nhiễu điện tử, gây nhiễu thông tin để chống lại đối phương khi chiến tranh xảy ra.

Stephen Glain, tác giả tự do của nhiều tờ báo như "New Republic", "The Wall Street Journal" dẫn lời tờ “Inside the Pentagon” chuyên đưa tin về Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết,

“Tiểu ban Trung Quốc” của hải quân Mỹ đang nghiên cứu kinh nghiệm “tác chiến nhất thể hải-không quân”, sử dụng cho “xung đột tiềm tàng với Trung Quốc” trong tương lai.

Glain nói, Lầu Năm Góc “trên thực tế” đang xem xét sử dụng 2 “vũng lầy quân sự” đổi lấy cái thứ ba. Tháng 5/2011, Jim Amos, chỉ huy lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ từng cho biết, chiến sự vịnh Péc-xích cho thấy quân Mỹ không đủ nguồn lực đối phó với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com


Hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông thách thức Mỹ

"Chiến tranh nhất thể hải-không quân" là tác chiến hiệp đồng giữa hai quân chủng khác nhau hải quân và không quân, nhằm tăng cường ưu thế trong đối kháng quân sự. (Xem thêm:Video: Lính trẻ của Không quân Việt Nam tập luyện với chiến đấu cơ)

Đầu thập niên 90 bắt đầu phát triển, bổ sung cho “Hướng dẫn kế hoạch phòng thủ” (Defense Planning Guidance) năm 1992, dùng để điều động lực lượng quân sự Mỹ, kiểm soát đường thủy,

thềm lục địa và hành lang trên không quan trọng trong thương mại toàn cầu, tiêu diệt mọi đối thủ cạnh tranh có thể thách thức bá quyền của Mỹ, ứng phó với sự mất cân bằng ảnh hưởng có thể xảy ra ở Tây Thái Bình Dương và vịnh Péc-xích, “mũi dùi” nhằm thẳng Trung Quốc và Iran.

http://nghiadx.blogspot.com


Glain chỉ ra, trong những năm gần đây Trung Quốc mở rộng hoạt động ở vùng biển giàu tài nguyên Biển Đông, được coi là thách thức bá quyền của Mỹ.

Glain cho biết, Mỹ đang điều động lực lượng quân sự ở châu Á, phối hợp với kế hoạch “châu Á 2025” của Bộ Quốc phòng, coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh tranh lâu dài của Mỹ”.

Năm 2004, Mỹ công khai xây dựng căn cứ mới tại Trung Á và Trung Đông, một trong những mục tiêu là bao vây Trung Quốc. Chiến lược chuỗi đảo thứ nhất của Mỹ đối với Trung Quốc, phía bắc có Nhật Bản, phía nam có Philippinese, cũng là nhằm vào Trung Quốc.

Glain nói, Mỹ công khai đối đầu với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Khi Trung Quốc nhấn mạnh chủ quyền Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, Nhà Trắng đã nói tự do hàng hải cũng là “lợi ích quốc gia” của Mỹ, thậm chí tiến hành tập trận chung trên biển với một số nước trong khu vực, đồng thời cam kết Mỹ sẽ thực hiệp Hiệp ước phòng thủ với Philippinese.

Biến Guam thành trung tâm lực lượng quân sự tại Thái Bình Dương

http://nghiadx.blogspot.com



Tháng 3/2011 có tin cho biết, quân đội Mỹ đang mở rộng lực lượng quân sự tại châu Á, tăng cường triển khai hải quân, cộng với việc tàu sân bay đầu tiên Thi Lang của Trung Quốc chạy thử thành công, càng khiến cho người ta suy đoán rằng quân đội Mỹ rõ ràng nhằm vào Trung Quốc.

Glain nói, Trung Quốc tích cực phát triển công nghệ quốc phòng, năm 2007 phóng tên lửa phá hủy một vệ tinh khí tượng, là một lời cảnh báo đối với Mỹ. Bộ Quốc phòng Mỹ đang nỗ lực cải tạo căn cứ Guam, làm cho nó trở thành hạt nhân của lực lượng quân sự Mỹ tại Thái Bình Dương.

Trang mạng GlobalSecurity.org dự kiến, Mỹ có ý đồ vào “năm 2015, từ Guam và Diego Garcia (Ấn Độ Dương) kiểm soát toàn cầu”.
Về việc Mỹ có thể sử dụng chiến lược “nhất thể hóa hải-không quân” để đối phó với Trung Quốc, giáo sư Nghê Lạc Hùng, khoa Chính trị học, Học viện Chính trị Thượng Hải cho biết,

Trung Quốc chỉ có thể thông qua phát triển công nghệ gây nhiễu điện tử, gây nhiễu thông tin để đối phó, bởi vì “khi hai nước ở trong trạng thái đối đầu hay chiến tranh, một bên sẽ đánh cho bên kia bị “mù”, bên bị “mù” sẽ bị động và lộ liễu về quân sự, do đó sẽ bị đối phương đánh một cách bị động".

>> Chiến hạm Lý Thái Tổ - Gerpard 3.9 thứ 2 của Hải quân Việt Nam



Sáng 22/8/2011, tại Quân cảng Cam Ranh (Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức lễ tiếp nhận tàu HQ 012-Lý Thái Tổ. Các đồng chí Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tư lệnh Quân chủng Hải quân; Trung tướng Trần Quang Khuê, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cùng đại diện các cơ quan Bộ Quốc phòng, các Tổng cục và Quân chủng Hải quân đã đến dự.


http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Trên tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ


Tàu Hộ vệ tên lửa HQ 012-Lý Thái Tổ do Công ty ROSO BOPNE XPORT/Liên bang Nga sản xuất, có chiều dài 102 mét, chiều rộng 13,7 mét, lượng giãn nước 2.100 tấn, có thể chịu được sóng gió cấp 10 - 12. Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công.
Tại lễ tiếp nhận tàu, Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến phát biểu nhấn mạnh, trong xu thế hội nhập và phát triển, đặc biệt với những tiến bộ của khoa học công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của kinh tế tri thức cũng như những thách thức cả về an ninh truyền thống và phi truyền thống có tính toàn cầu…đã và đang đặt ra những yêu cầu mới đối với sự phát triển ổn định, bền vững của mỗi quốc gia, dân tộc.


http://nghiadx.blogspot.com
Kéo cờ Tổ quốc trên tàu Lý Thái Tổ


Việc tăng cường sức mạnh quân sự, phù hợp với mỗi bước phát triển của kinh tế và yêu cầu của nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là một thực tế khách quan hiện nay và cũng hết sức bình thường của mỗi quốc gia, dân tộc.

Chúng ta chủ trương đầu tư các trang bị quân sự hiện đại, từng bước thay thế các trang bị thế hệ cũ, lạc hậu, theo lộ trình gắn kết với sự phát triển và khả năng đảm bảo của nền kinh tế đất nước là một tất yếu khách quan, phù hợp với xu thế hiện nay…


http://nghiadx.blogspot.com
Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến trao Quốc kỳ và Quyết định cho ban chỉ huy tàu


Phó Đô đốc Nguyễn Văn Hiến căn dặn, mỗi cán bộ chiến sỹ Hải quân nhân dân Việt Nam nói chung, sỹ quan, thủy thủ tàu HQ 012-Lý Thái Tổ nói riêng cần ra sức học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thường xuyên nêu cao tinh thần trách nhiệm để quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả con tàu hiện đại mang tên vị vua nổi tiếng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang