Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

>> 6 chiến dịch đặc nhiệm nổi tiếng


Trước chiến dịch tiêu diệt Osama bin Laden năm 2011, lịch sử đã biết đến các chiến dịch đặc nhiệm nổi tiếng có những nét tương đồng.


Gần 10 năm sau khi các tòa tháp của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) ở hạ Manhattan sụp đổ, một phân đội biệt kích SEAL của Hải quân Mỹ đã đột kích khu nhà ở Abbottabad, Pakistan và giết chết kẻ cầm đầu al-Qaeda chủ mưu vụ khủng bố Osama bin Laden.

Từ Thế chiến II đến nay, đã có nhiều chiến dịch đặc biệt và chiến dịch nhỏ nổi bật tạo ra những dấu ấn rất kịch tính trong lịch sử quân sự đương đại. Chúng cũng có những nét giống với những gì đã xảy ra ở Pakistan và những bài học giúp chiến dịch tiêu diệt bin Laden thành công. Dưới đây là 6 chiến dịch đặc biệt xuất sắc nhất.

Chiến dịch Chariot (28/3/1942)

Nhiệm vụ: Nỗ lực của quân Anh phá hủy một ụ tàu của phát xít Đức ở St Nazaire, Pháp thời bị Đức tạm chiếm.

Kết quả: Thành công, song tổn thất nặng nề.

Các sử gia đã gọi nó là “Cuộc tập kích vĩ đại nhất”. Quân Anh đã xếp chất nổ tự kích nổ lên tàu khu trục HMS Campbletown, một tàu chiến cổ lỗ thời Thế chiến và nó đã xóa sổ ụ tàu khô của quân Đức ở St. Nazaire, Pháp. Vụ nổ làm cho ụ tàu khô vô dụng trong suốt thời gian còn lại của cuộc chiến, buộc tàu chiến phát xít phải quay về Đức để sửa chữa.

http://nghiadx.blogspot.com


Do thời đó kỹ thuật điều khiển bom còn rất sơ đẳng nên nếu dùng máy bay tấn công phá hủy ụ tàu từ trên không thì có thể san phẳng cả thành phố. Và chiến dịch Chariot cũng xảy ra ở thời kỳ đầu chiến tranh khi mà quân đồng minh quan tâm đến việc giảm thương vong cho dân thường hơn sau này. Vì vậy, người Anh đã phát động một chiến dịch mạo hiểm, phái đi 18 tàu khác (2 tàu khu trục, 16 tàu nhỏ hơn) để hộ tống tàu Campbletown và đưa những người trên tàu này trở về.

Bộc phá trên tàu Campbletown được cài nổ chậm để binh lính Anh sau khi lao tàu vào trong ụ tàu kịp chạy trốn sang các tàu khác. Campbletown chỉ dừng ở đó một lát nên quân Đức không thể biết con tàu chất đầy thuốc nổ, cho đến khi nó nổ tung với tiếng nổ long trời.

Tuy nhiên, do cuộc đột kích không được yểm trợ bằng không quân đủ mạnh nên quân Đức thoải mái bắn vào đội tàu Anh bằng toàn bộ lực lượng pháo binh vây quanh St. Nazaire. Chỉ có 3 tàu sống sót trở về Anh; tổ tấn công sống sót đã phải trốn chạy bằng đường bộ qua nước Pháp. Trong số 622 lính tham gia chiến dịch, cuối cùng chỉ có 228 người trở về nhà.

Đây là chiến dịch có độ rủi ro cao giống như cuộc tập kích tiêu diệt Osama bin Laden. Có tin Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xem xét phương án ném bom khu nhà của bin Laden khi ông biết chắc chắn trùm khủng bố có mặt ở đó. Song Obama lại muốn thử ADN của bin Laden để biết đích xác là trùm al-Qaeda đã chết thực sự nên ông đã phê chuẩn chiến dịch mạo hiểm hơn với sự tham gia của SEAL.

Chiến dịch Eiche (12/9/1943)

Nhiệm vụ: Giải cứu nhà độc tài Italia Benito Mussolini.

Kết quả: Quân Đức giải thoát được Mussolini mà không bị tổn thất nào.

Ngày 25/7/1943, Đại hội đồng phát xít của chính phủ Italia hạ lệnh thay thế và bắt giữ nhà độc tài Italia Benito Mussolini. Không muốn mất một đồng minh quý giá, Adolph Hitler đã hạ lệnh cho lính dù Đức giải cứu hắn.

http://nghiadx.blogspot.com


Phân đội dù Đức do đại úy SS Otto Skorzeny khét tiếng chỉ huy đã dùng tàu lượn đổ bộ vào nơi giam giữ Mussolini là khách sạn Campo Imperatore trên đỉnh núi Gran Sasso.

12 tàu lượn do máy bay kéo đã được thả phía trên Gran Sasso. Một tàu lượn bị tai nạn khi hạ cánh làm binh sĩ trên tàu bị thương. Nhưng đó là cản trở duy nhất trong chiến dịch thành công rực rỡ mà không cần bắn một phát đạn này. Sau khi quân SS đột kích khách sạn, chiến dịch chấm dứt chỉ trong vòng 4 phút. Mussolini sau đó trở lại nắm quyền tại khu vực Đức tạm chiếm ở Italia. Cuối cuộc chiến, Mussolini lại mất quyền lực và bị treo cổ ngày 28/4/1945.

Sử gia chuyên nghiên cứu về SEAL và các chiến dịch đặc nhiệm William McRaven viết rằng, cuộc giải cứu Mussolini thành công vì nó “thể hiện đầy đủ cả ba yếu tố bất ngờ: thời gian, nghi binh và khai thác những điểm yếu trong phòng thủ”. Trong chiến dịch của Mỹ tiêu diệt Osama bin Laden có những tiếng súng. Song việc nó cũng nhấn mạnh vào tính bất ngờ đã giúp không một lính Mỹ nào bị thương tổn.

Cuộc tập kích ở Cabanatuan (30/1/1945)

Nhiệm vụ: Giải cứu hơn 500 tù binh Mỹ khỏi trại tù binh gần thành phố Cabanatuan ở Philippines.

Kết quả: Thành công với tổn thất tối thiểu.

Sau cuộc di chuyển cưỡng bức chết chóc Bataan ở Philippines năm 1942 do quân đội Nhật thực hiện đối với tù binh 76.000 tù binh Mỹ và Philippines sau trận đánh Bataan kéo dài 3 tháng làm chế hàng ngàn tù binh, một số tù binh Mỹ sống sót đã bị giam giữ tại trại tù binh ở gần thành phố Cabanatuan.

Điều kiện ở trại thật kinh khủng, các vụ hành quyết hàng loạt là chuyện thường. Lo ngại các tù binh sẽ bị hành quyết hết giống như ở các trại tù binh khác của Nhật, các nhà lãnh đạo Mỹ đã chấp thuận tiến hành chiến dịch giải cứu.

http://nghiadx.blogspot.com


Đại úy Kenneth Schrieber đã thực hiện một hành động nghi binh độc đáo bằng cách lái một máy bay tiêm kích đánh chặn P-61 Black Widow bay qua trên trại tù binh, bằng cách vừa tắt rồi lại khởi động động cơ tạo ra những tiếng nổ lớn khiến người ta tưởng là chiếc máy bay đang bay thấp của anh bị hỏng và sắp rơi đến nơi.

Thủ đoạn đánh lạc hướng này đã thu hút sự chú ý của lính gác Nhật Bản để đội quân 133 lính Mỹ cùng khoảng 250 người Philippines tấn công trại tù binh. Trong cuộc tập kích, chỉ có 4 người Mỹ gồm 2 tù binh và 2 lính thuộc lực lượng giải cứu bị thiệt mạng.

Giống như chiến dịch hạ sát bin Laden ở Pakistan, công tác lập kế hoạch chiến dịch ở Philippines năm 1945 cũng được thực hiện rất thận trọng và chu đáo. Lực lượng Mỹ đã kiếm được các bức ảnh chụp trại tù binh và tiến hành quan sát trại giam. Trong 5 giờ đồng hồ, họ đã vẽ được sơ đồ trại giam để chuẩn bị trước khi tấn công.

Chiến dịch Kingpin (21/11/1970)

Nhiệm vụ: Chiến dịch giải cứu 61 tù binh phi công Mỹ bị giam ở miền Bắc Việt Nam.

Kết quả: Thành công về chiến thuật (người Mỹ khoe), song thất bại không thể giải cứu được tù binh nào.

Tình báo Mỹ đã định vị được một trại tù binh ở gần Sơn Tây, miền Bắc Việt Nam. Tổng thống Mỹ Nixon đã phê chuẩn chiến dịch và lựa chọn một lực lượng gồm 56 binh lính. Giống như chiến dịch triệt hạ Osama bin Laden, lực lượng tham gia chiến dịch Kingpin đã diễn tập cuộc đột kích trong nhiều tháng tại một mô hình trại giam được xây dựng tại căn cứ không quân Eglin ở Florida. Nhờ được huấn luyện kỹ càng, đội giải cứu tiến vào và rút ra khỏi trại giam mà chỉ có 1 người bị thương.

http://nghiadx.blogspot.com


Dù thành công về chiến thuật, chiến dịch này là thất bại tình báo đau đớn: Toàn bộ tù binh đã được đưa khỏi trại tù binh từ hơn 4 tháng trước khi diễn ra chiến dịch giải cứu. Nguyên nhân không hẳn là tình báo yếu kém mà là do thiếu sự trao đổi, phối hợp giữa các lực lượng, nhóm điều phối kỹ thuật liên quân làm nhiệm vụ lập kế hoạch chiến dịch đã không hợp tác chặt chẽ với các cơ quan tình báo Mỹ khác.

Trái lại, cuộc tập kích hang ổ của bin Laden lại là thành công chói sáng của chia sẻ tình báo. Có tin các cơ quan tình báo hàng đầu như Cục Tình báo Trung ương CIA, Cục An ninh Quốc gia NSA và Cục Tình báo Không gian địa lý Quốc gia (NGA) đều tham gia đóng góp cho chiến dịch.

Chẳng hạn NSA đã phát hiện ra là khu nhà của bin Laden không có kênh liên lạc Internet và điện thoại, còn NGA chịu trách nhiệm về các bản đồ và phần mềm nhận dạng để hỗ trợ cho lực lượng SEAL trong chiến dịch.

Chiến dịch Entebbe (4/7/1976)

Nhiệm vụ: Giải cứu các con tin là hành khách chuyến bay Air France Flight 139.

Kết quả: 103 con tin được giải cứu, 3 con tin và chỉ huy đặc nhiệm Israel giải cứu bị thiệt mạng.

Ngày 27/6/1976, một chuyến bay của hãng Air France bị không tặc trên đường bay từ Tel Aviv đến Paris. Bọn khủng bố bắt các phi công hạ cánh xuống sân bay Entebbe, Uganda, và thả toàn bộ các hành khách không phải là người Do Thái sau khi hạ cánh.

http://nghiadx.blogspot.com


Dưới sự chỉ huy của Trung tá Yonatan Netanyahu (anh trai của Thủ tướng Israel đương nhiệm Benjamin Netanyahu), một chiến dịch giải cứu hơn 100 con tin còn lại bị giam giữ tại nhà ga sân bay Entebbe bắt đầu hôm 4/7/1976.

Một toán biệt kích Israel đi trên các xe Mercedes giống như xe của quan chức Uganda đến nhà ga sân bay, khiến binh lính Uganda bối rối giây lát, sử gia McRaven cho hay. Đặc nhiệm Israel đã gần như thành công trong việc tiếp cận nhà ga mà không bị phát hiện, song họ đã để lọt một sơ xuất tai hại: các quan chức Uganda đi xe Mercedes tay lái thuận. Hai lính gác Uganda đã phát hiện ra sự khác lạ này. Toán đặc nhiệm Israel nhanh chóng tiêu diệt các lính gác, song yếu tố bất ngờ đã mất.

Entebbe được lập kế hoạch tỉ mỉ và giống như cuộc tập kích Sơn Tây năm 1970 và cuộc tập kích khu nhà của bin Laden năm 2011, những người lập kế hoạch đã xây dựng một mô hình để lính đặc nhiệm luyện tập. Bài học của chiến dịch Entebbe là bất kỳ chiến dịch đặc nhiệm nào, dù được chuẩn bị kỹ lưỡng đến đâu cũng là hành động có độ mạo hiểm cao. Biệt kích Israel đã tiêu diệt được toàn bộ 4 tên khủng bố, nhưng chỉ huy lực lượng giải cứu Netanyahu và 3 con tin đã bị bắn chết trong khi đấu súng với binh lính Uganda.

Cuộc tập kích tàu Maersk Alabama (12/4/2009)

Nhiệm vụ: Giải cứu 20 thành viên thủy thủ đoàn tàu Maersk Alabama bị hải tặc Somalia cướp.

Kết quả: Toàn bộ các thành viên thủy thủ đoàn được giải thoát, 3 hải tặc Somalia bị giết bằng súng bắn tỉa.

Cuộc tập kích hạ sát Osama bin Laden không phải là lần đầu tiên Tổng thống Obama sử dụng biệt đội SEAL để tiêu diệt kẻ thù. Ngày 8/4/2009, 4 cướp biển Somalia xông lên tàu chở container Maersk Alabama của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com


Cuộc đối đầu căng thẳng kéo dài 4 ngày bắt đầu giữa bọn hải tặc tàu khu trục USS Bainbridge của Hải quân Mỹ được cử đến để giải cứi thủy thủ đoàn tàu Alabama. Luống cuống và lo sợ vì bị truy đuổi và sự phản kháng của thủy thủ đoàn tàu Alabama vốn được huấn luyện và chuẩn bị tốt cho tình huống bị hải tặc tấn công và mới tham gia một cuộc diễn tập đầy đủ một ngày trước, bọn cướp biển tìm cách chuồn về Somalia trên chiếc xuồng cứu sinh cùng với con tin là thuyền trưởng tàu Alabama Richard Phillips.

Đặc nhiệm SEAL truy kích chiếc xuồng bỏ trốn với mệnh lệnh nổ súng nếu tính mạng của Phillips bị đe dọa. Cảm thấy Phillips đang bị nguy hiểm cận kề và biết rõ hầu như không thể giải cứu được Phillips nếu bọn cướp biển đặt chân được lên mặt đất, đội biệt kích SEAL đã bắn chết 3 tên cướp biển. Tên thứ tư là tên từng lên tàu USS Bainbridge đàm phán với phía Mỹ đã bị bắt và đưa về Mỹ để xét xử.

>> Ấn Độ : hãy học tập Trung Quốc để tự sản xuất vũ khí ?


Hiện tại Ấn Độ vẫn chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu về an ninh quốc phòng quốc gia.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ đang cố gắng thúc đẩy nền công nghiệp quốc phòng trong nước để tiết kiệm ngân sách quốc phòng cho mua sắm, vũ khí trang bị từ nước ngoài

Thời báo Ấn Độ dẫn lời chuyên gia phân tích quân sự Vasu Deva cho hay, Tư lệnh lục quân Ấn Độ Vijay Kumar Singh gần đây đã đánh giá, hiện tại Ấn Độ vẫn chưa đủ khả năng để đáp ứng nhu cầu về an ninh quốc phòng quốc gia.

Mới đây, Tư lệnh lục quân Ấn Độ K. Singh đã có một bức thư gửi lên Thủ tướng Ấn Độ chỉ ra những yếu điểm trong quân đội Ấn Độ như:

Hiện tại, lực lượng tăng, thiết giáp của Ấn Độ vẫn còn thiếu đạn dược, lực lượng phòng không thì có đến 97% vũ khí đã lỗi thời, ngay cả đội quân tinh nhuệ nhất cũng thiếu những loại vũ khí cần thiết.

Sự yếu kém của quân đội Ấn Độ đang khiến cho Chính phủ nước này đang phải đau đầu để giải quyết, đồng thời điều này cũng làm cho hình ảnh một cường quốc quân sự ở châu Á đang trở nên xấu đi.

Ông Singh đồng thời chỉ ra rằng, hiện tại những loại vũ khí trang bị như: thiết bị cơ giới hóa, pháo, trang bị không quân, lục quân và các lực lượng đặc nhiệm đang là vấn đề đáng lo ngại.

Có đến 70% nhu cầu vũ khí của Ấn Độ phải phục thuộc vào nhập khẩu. Và lý do chính dẫn đến tình trạng này là Ấn Độ không có một nền công nghiệp quốc phòng phát triển.

Năm 1993, Ấn Độ đang từng quyết định thành lập một nhà máy sản xuất đạn dược với sự giúp đỡ của Công ty Naland của Israel, nhưng cho đến nay, công tác xây dựng nhà máy này mới chỉ hoàn thành được 27%.

Ngoài ra, Lục quân Ấn Độ còn có kế hoạch trang bị 1.697 xe tăng T-90S cho 59 đơn vị tăng của nước này, trong đó 1.000 xe tăng sẽ được quân đội Ấn Độ tự sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Brahmos là sản phẩm hợp tác giữa Ấn Độ và Nga

Tuy nhiên, kế hoạch này đã không được thực hiện thành công khi các doanh nghiệp của Ấn Độ không đủ khả năng nghiên cứu, sản xuất, đồng thời phía Nga cung chậm trễ trong việc chuyển giao công nghệ.

Chuyên gia quân sự Vasu Deva cho rằng, sự tụt hậu về công nghiệp quốc phòng là lý do Ấn Độ phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu vũ khí.

Ông Deva đồng thời nhấn mạnh, Ấn Độ nên học tập kinh nghiệm của Trung Quốc trong vấn đề này, thúc đẩy “chủ nghĩa dân tộc kỹ thuật”.

Ấn Độ cần có sự quân tâm và đầu tư mạnh mẽ cho ngành công nghiệp quốc phòng của mình.


>> Xe chở tên lửa Triều Tiên có linh kiện của Mỹ, Đức


Theo Asia Times Online, động cơ diesel Mỹ và hệ thống dẫn động của Đức cũng có mặt trong chiếc xe tải, là bệ phóng tên lửa mới của Triều Tiên.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc xe tải mang tên lửa có nguồn gốc từ Trung Quốc? Ảnh: CNN


Thông tin này đặt ra dấu hỏi về tính hiệu quả của các lệnh cấm mà Liên Hợp Quốc áp đặt lên Trie, nhắm vào chương trình tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng.

Chuyên gia quân sự khắp thế giới phân tích, chiếc xe vận tải bệ 16 bánh chở quả tên lửa mới ở Bình Nhưỡng vào ngày 15/4 vừa qua rất giống với xe tải WS-51200 được Viện khoa học số 9, Công ty Công nghiệp và khoa học hàng không Trung Quốc (CASIC) hay còn gọi là Công ty trách nhiệm hữu hạn Hubei Sanjiang Space Wanshan Special Vehicle, sản xuất.

Sản phẩm của công ty này chủ yếu là các xe tải - bệ phóng các loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung DF-11, DF-16 và DF-21. CASIC là một doanh nghiệp nhà nước về công nghệ cao đặt dưới sự kiểm soát của chính phủ trung ương Trung Quốc.

Trong khi phươn Tây "rầm rầm" cáo buộc Trung Quốc đứng sau giúp đỡ Triều Tiên phát triển tên lửa (cung cấp xe - bệ phóng) thì trên trang chủ của CASIC đưa tin, một công ty Mỹ chuyên sản xuất động cơ diesel là Cummins Inc, có đăng ký trên thị trường chứng khoán ở New York Stock, đã cung cấp động cơ diesel KTTA19-C700 cho chiếc xe tải WS-51200.

Đồng thời, Công ty ZF Friedrichshafen của Đức, một trong những nhà cung cấp công nghệ ôtô hàng đầu thế giới chuyên về công nghệ băng truyền và khung xe, đã cung cấp băng truyền ký hiệu WSK440+16S251 cho loại xe tải WS-51200 nói trên.

Narushige Michishita, Phó giáo sư về An ninh và Quan hệ Quốc tế tại Viện nghiên cứu chính sách quốc gia ở Tokyo nói rằng: “Đối với Mỹ sự kiện này như bỗng nhiên bị rút thang dưới chân. Giữa lúc dư luận thế giới bực tức với lập trường của Trung Quốc chống đỡ cho Triều Tiên, Mỹ có chủ trương nhân cơ hội này ép mạnh hơn đối với Trung Quốc. Nhưng giờ đây sự việc trở nên khó khăn”.

Trước đó, không được thông tin về việc nhà sản suất động cơ diesel cho xe tải WS-51200, người phát ngôn bộ Ngoại giao Mỹ, Victoria Nuland nói với phóng viên báo chí ngày 20/4 rằng Mỹ đã nêu vấn đề này ra tại cuộc đối thoại song phương đang tiến hành với Trung Quốc về vấn đề Triều Tiên.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Leon Panetta cũng phát biểu trong cuộc điều trần trước quốc hội ngày 19/4 rằng, “chắc chắn có sự giúp đỡ từ phía Trung Quốc. Tôi không biết chính xác về mức độ … nhưng rõ ràng là có sự trợ giúp theo hướng đó”.

Ông Panetta cũng nói bày tỏ sự lo ngại của Mỹ về “khả năng cơ động của tên lửa được thể hiện trong buổi duyệt binh vừa qua ở Triều Tiên. Vấn đề cốt lõi ở chỗ, nếu họ sở hữu khả năng cơ động cho loại tên lửa xuyên lục địa ICBM như vậy thì càng tăng mức độ đe dọa của Triều Tiên”.

Cung cấp một xe tải-bệ phóng cho Bình Nhưỡng sẽ vi phạm Nghị quyết 1874 của Hội đồng bảo an (UNSC) được thông qua tháng 6/2009 và ngăn cấm việc cung cấp cho Triều Tiên “bất cứ loại vũ khí hay nguyên liệu liên quan, hoặc cung cấp tài chính, đào tạo kỹ thuật, dịch vụ hay các hình thức trợ giúp liên quan đến những loại vũ khí như vậy”.

Loại xe tải có lẽ cũng nằm trong diện bị cấm theo nghị quyết 1718 của UNSC, được thông qua tháng 10/2006 sau khi Triều Tiên thử vũ khí hạt nhân lần đầu. Bởi, những biện pháp trừng phạt đó ngăn cấm việc nhập khẩu bất kỳ “một loại xe nào được thiết kế hoặc cải tiến để vận chuyển, xử lý, điều khiển, kích hoạt và phóng” cho “các hệ thống tên lửa đầy đủ (bao gồm cả hệ thống tên lửa đạn đạo, tên lửa đẩy không gian và tên lửa âm thanh)”.

Bí mật về xe tải WS-51200

Xe tải-bệ phóng WS-51200 giống chiếc xe chở tên lửa mới của Triều Tiên được khai trương ngày 15/4 trong buổi duyệt binh tại Bình Nhưỡng nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lãnh tụ Kim Il Sung.

Chiếc xe có tổng trọng lượng là 122 tấn và nó có trọng tải là 80 tấn, dài 20,11 mét dài, rộng 3,35 mét rộng và cao 3,35 mét với bánh xe có đường kính là 1,6 mét. Chiều dài của quả tên lửa mới trên xe tải vào khoảng 18 mét, lớn hơn quả tên lửa đạn đạo di động tầm trung Musudan (IRBM) của Triểu Tiên, nhưng nhỏ hơn loại tên lửa tầm xa Taepodong-2 đã nổ trong vụ phóng tên lửa thất bại ngày 13/4 vừa qua (>> chi tiết). Các chuyên gia quân sự thế giới đang cố hình dung xem liệu đây có phải là loại ICBM mới, hay chỉ là một mô hình để trưng trong cuộc duyệt binh.

Tháng 10/2010, CASIC công bố tin họ đã đạt được một hợp đồng xuất khẩu loại xe WS-51200 cho một nước nhất định, có thể hiểu rằng đó là Triều Tiên, và giá trị của bản hợp đồng đó là 30 triệu nhân dân tệ (4,75 triệu USD) gồm một khoản ứng trước là 12 triệu nhân dân tệ (gần 50% giá trị hợp đồng).

Sau đó vào tháng 5/2011 CASIC cũng tuyên bố, một chi nhánh của họ đã hoàn thành việc chế tạo loại xe tải-bệ phóng WS-51200.

Nhật báo Mainichi Shimbun của Nhật ngày 16/4 đưa tin từ Bắc Kinh, theo cộng đồng tình báo ở Bắc Kinh, vào khoảng tháng 8/2011, Hubei Sanjiang Space Wanshan Special Vehicle đã chuyển một lô hàng 4 xe tải-bệ phóng WS-51200 lên một tàu vận tải biển mang quốc tịch Cambodia. Chiếc tàu này sau đó đã lên đường đến cảng Namp’o của Triều Tiên.

Phản ứng của Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã phủ định dính líu và vi phạm trừng phạt. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lưu Vi Dân (Liu Weimin) phát biểu trong buổi họp báo thường kỳ ngày 19/4 rằng, Trung Quốc phản đối việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt cũng như các phương tiện chuyên chở các loại vũ khí đó.

Một công ty của Trung Quốc bị nghi ngờ cung cấp các linh kiện cho bệ phóng tên lửa cơ động được trình diễn trong cuộc duyệt binh gần đây tại Triều Tiên.

Hãng Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cho hay: “Chính quyền Obama nghi ngờ nhà sản xuất Trung Quốc đã bán khung xe – không phải toàn bộ chiếc xe – và có lẽ họ đã tin rằng sẽ được sử dụng cho những vấn đề dân sự, nghĩa là không cố ý vi phạm các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc”.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Mỹ tin tưởng ở những bảo đảm của Trung Quốc là Trung Quốc tôn trọng lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Người phát ngôn Mark Toner nói với báo chí ngày 19/4 rằng: “Tôi nghĩ chúng tôi tin vào lời nói của họ”.

>> Ấn Độ: Người khổng lồ chân đất?


Bất chấp việc Ấn Độ thử thành công tên lửa Agni-V, giới phân tích quân sự nước ngoài vẫn nghi ngờ khả năng tác chiến của quân đội nước này.


http://nghiadx.blogspot.com
Năng lực tác chiến của quân đội Ấn Độ vẫn là dấu hỏi lớn.

Izvestia của Nga ngày 19/4 dẫn lời nhiều chuyên gia là tướng lĩnh quân đội cho rằng, tuy Ấn Độ dẫn đầu thế giới về nhập khẩu vũ khí, nhưng trên thực tế, số lượng máy bay chiến đấu cũng như xe tăng của quân đội nước này rất khiêm tốn so với đòi hỏi của các cuộc chiến tranh hiện đại.

Theo Izvestia, nội bộ trong giới quân nhân Ấn Độ vẫn chia rẽ sâu sắc sau tuyên bố của tướng Vijay Kumar Sing, Tư lệnh Lục quân, về khả năng tác chiến yếu kém quân đội nước này.

Trung tuần tháng 4/2012, New Dehli đề nghị Ủy ban Nghị viện về quốc phòng tổ chức phiên điều trần, triệu tập lãnh đạo của tất cả 3 loại quân binh chủng, để tìm kiếm một lời giải đáp cho câu hỏi: vì sao một đất nước chiếm đến 9% lượng nhập khẩu vũ khí toàn thế giới, mà lại đứng trước những nghi vấn về khả năng chiến đấu của lực lượng quân đội?

Ngân sách quốc phòng của Ấn Độ là 32,5 tỷ USD. Trong 5 năm tới, New Delhi có kế hoạch chi tiêu nhiều hơn, tới 50 tỷ USD, để hiện đại hóa lực lượng vũ trang.

Tuy nhiên, phiên điều trần tưởng như “vô tiền khoáng hậu” đã phơi bày hàng loạt sự thật khiến giới chức New Dehli giật mình: Các kho vũ khí của Quân đội Ấn Độ thiếu thốn đạn dược một cách nghiêm trọng. Đáng chú ý, đạn dành cho xe tăng chỉ đủ cung cấp cho hoạt động chiến sự trong vòng 4 ngày, tức là ít hơn mức chuẩn cần thiết của tác chiến hiện đại tới 10 lần.

Về không quân, trong số 42 phi đội tiêm kích hiện hoạt động chỉ có 34. Nhưng con số đó chưa phải chấn động, bởi đến cuối giai đoạn bắt đầu “Kế hoạch 5 năm lần thứ 12”, cơ số phi đội trong biên chế không quân Ấn Độ sẽ giảm xuống còn 31.

Báo cáo tại phiên điều trần cũng cho thấy, trong biên chế của Không quân Ấn Độ vẫn còn các loại máy bay chiến đấu lỗi thời và quá hạn sử dụng từ thời Xô Viết là MiG-21, MiG-27. Hiện Ấn Độ lên kế hoạch thay thế số máy bay trên bằng Su-30MKI, máy bay chiến đấu đa năng hạng trung của Pháp, cũng như các máy bay hạng nhẹ LCA do Ấn Độ sản xuất.

Được chờ đợi hơn cả là phi cơ tiêm kích thế hệ thứ năm. Tuy nhiên, theo Izvestia, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mới chỉ là dự án. Rất khó xác định thời điểm đưa những phi cơ hiện đại này được chuyển vào biên chế của lực lượng không quân.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiềm lực quốc phòng chưa tương xứng với tham vọng của New Dehli.

Tháng 3/2012, trong buổi điều trần trước quốc hội về ngân sách tài khóa 2012-2013, Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ, ông Pranab Mukherjee tuyên bố: New Dehli sẽ tăng 17% cho mua sắm quốc phòng, trong đó, 41% sẽ được sử dụng để mua sắm các hệ thống vũ khí hiện đại và vũ khí hạng nặng.

Tuy nhiên, giới quan sát quốc tế nhận định, trên thực tế, ngân sách quốc phòng của Ấn Độ còn lớn hơn nhiều, bởi số liệu vừa được công bố chưa tính tới chương trình vũ khí hạt nhân, việc trả lương hưu cho quân nhân và các lực lượng bán quân sự.

Ấn Độ đang nỗ lực thực hiện các hợp đồng mua sắm phương tiện quân sự hiện đại của Nga, Pháp, trong đó, ưu tiên tàu ngầm hạt nhân, máy bay và xe tăng hạng nặng. Ngoài ra, Ấn Độ cũng lên kế hoạch mua 145 khẩu pháo hạng nặng, 197 máy bay trực thăng chiến đấu và các loại vũ khí trang bị khác trong năm 2012.

Theo đường hướng của New Dehli, cùng với phát triển kinh tế, tiềm lực quốc phòng hùng mạnh sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc xác lập vị thế một cường quốc của Ấn Độ tại khu vực. Thậm chí, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Antony không dưới một lần thẳng thừng tuyên bố: New Dehli đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh xây dựng các tiềm lực quân sự để chuẩn bị cho những cuộc xung đột hạn chế dọc khu vực biên giới tranh chấp và để cân bằng với sức mạnh của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, theo nhận định của Rajeswari Pillai Rajagopalan, chuyên gia phân tích quốc phòng tại Quỹ Nghiên cứu ở New Dehli, các nỗ lực hiện đại hóa lực lượng của Ấn Độ diễn ra rất chậm chạp.

Cùng với sự thiếu hụt nghiêm trọng về khí tài và phương tiện tác chiến hiện đại, phải mất rất nhiều thời gian nữa, New Dehli mới có thể hy vọng đối đầu một cách sòng phẳng với Trung Quốc tại khu vực.

>> 'Ông trùm' tình báo Iran và cuộc chiến với Mỹ


Trong đối đầu địa chính trị giữa Mỹ và Iran, "ông trùm" tình báo Iran - Thiếu tướng Qasem Soleimani - được coi là một trong những nhân vật lãnh đạo chủ chốt


http://nghiadx.blogspot.com
Ông Qasem Soleimani.

Vào tháng 1/2012, tướng Soleimani - Chỉ huy lực lượng hải ngoại tinh nhuệ của Iran - có nhiều chuyến đi bí mật đến Damascus để gặp gỡ Tổng thống Basharal Assad của Syria.

Theo thông tin từ các quan chức Mỹ và Arập qua cuộc hội đàm với Tổng thống Syria, tướng Soleimani đồng ý tăng cường sự hỗ trợ về quân sự cho nước này và tái khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa Iran và Syria.

Mặc dù khó biết được chính xác hoạt động của người đứng đầu Cơ quan Tình báo Iran, nhưng vai trò của tướng Soleimani ở Syria là dấu hiệu mới nhất cho thấy ông nằm trong số những nhân vật quan trọng điều khiển chính sách của nước Cộng hòa Hồi giáo này.

Theo giới quan chức Mỹ và Arab, Tướng Soleimani là người đề ra kế hoạch vũ trang cho chiến binh Shiite ở Iraq để quấy rối lực lượng Mỹ ở nước này trong nhiều năm qua.

Israel từng công khai lên tiếng chỉ trích lực lượng Qods đứng đằng sau một chuỗi những vụ mưu sát nhằm vào các nhà ngoại giao của Israel, và giới quan chức Mỹ cũng không ngần ngại cáo buộc chính quyền Iran, đặc biệt là Qods - lực lượng binh sĩ và gián điệp tinh nhuệ của Soleimani có sứ mạng giám sát nỗ lực trợ giúp các nhóm đối đầu với Israel, bao gồm Hezbollah và Hamas.

Tháng 10/2011, Bộ Tư pháp Mỹ buộc tội tướng Soleimani có vai trò trong mưu đồ đánh bom mưu sát Đại sứ Saudi Arabia tại một quán cà phê ở Washington D.C.

Ngoài ra, người Mỹ cũng gán cho Qods với các âm mưu đánh bom ở Thái Lan, Ấn Độ và cả Azerbaijan. Mowwafak al-Rubaie - cựu cố vấn an ninh quốc gia Iran được diện kiến Soleimani 3 lần trong những năm gần đây - nhận định Soleimani là nhà tư tưởng chiến lược sâu sắc và cũng là người sẵn sàng tử vì đạo của chính quyền Iran.

Qasem Soleimani thật sự là ai?

Giới quan chức tình báo Mỹ và Anh so sánh vị tướng này với siêu điệp viên Xô VIết hư cấu Karla trong tiểu thuyết về Chiến tranh lạnh của nhà văn John le Carré. Cả hai đều là bậc thầy chơi cờ và đều có chung mục đích là đối đầu với Washington.

Đầu năm 2008, tướng Soleimani gửi một thông điệp đến Chỉ huy các lực lượng Mỹ đóng ở Iraq lúc đó là tướng David Petraeus thông qua chính khách Ahmad Chalabi của Iraq, trong đó nhấn mạnh ông chính là người kiểm soát chính sách của Iran đối với Iraq, Liban, Gaza và Afghanistan.

Theo nhận định của giới quan chức Mỹ và Trung Đông, tướng Soleimani đảm nhận nhiều vai trò như tổ chức chiến dịch tình báo, vạch ra đường lối cho chính sách đối ngoại, chỉ huy mặt trận và cả nhiệm vụ lên kế hoạch khủng bố. Richard Clarke, chuyên gia chống khủng bố từng làm dưới thời Tổng thống Bill Clinton và George W. Bush, cho rằng Soleimani đứng đằng sau mọi hoạt động bí mật của Qods Force cũng như nỗ lực mở rộng ảnh hưởng của Iran ra khu vực Trung Đông.

Qasem Soleimani xuất thân từ gia đình nghèo khó ở tỉnh Kerman phía đông nam Iran, nơi mà chính quyền trung ương không đọ nổi sức mạnh của các bộ tộc địa phương. Trước khi gia nhập lực lượng Vệ binh Cách mạng và sau đó là Qods, Soleimani chỉ là một công nhân xây dựng bình thường.

Trong thời gian phục vụ Qods, chàng thanh niên Soleimani chiến đấu chống bọn buôn lậu ma túy và chính quyền Taliban ở Afghanistan.

Vào cuối thập niên 1990, Soleimani nắm quyền lãnh đạo Qods sau khi gây dựng được tiếng tăm trong cuộc chiến Iran - Iraq (1980-1988) - theo Ali Alfoneh, nhà nghiên cứu về Soleimani thuộc Viện Kinh tế Mỹ ở Washington.

Nhiều tháng sau vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, Qasem Soleimani có tên trong danh sách những người trong Hội đồng An ninh quốc gia Tối cao Iran chủ trương hợp tác với Mỹ lật đổ chế độ Taliban.

Sau đó, các nhà ngoại giao Mỹ và Iran thường xuyên gặp nhau để bàn bạc kế hoạch đưa Hamid Karzai lên nắm quyền lực ở Afghanistan. Nhưng Soleimani chỉ hợp tác với phương Tây nếu điều đó đem lại các lợi ích cho Tehran.

Bắt đầu đối đầu

Nhưng quan hệ đồng minh mỏng manh giữa Mỹ và Iran bắt đầu sụp đổ sau khi lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu tấn công Iraq năm 2003.

Washington và Tehran cùng nhìn thấy Saddam Hussein là mối đe dọa, song cả hai có quan điểm rất khác nhau về Iraq. Iran muốn Mỹ nhanh chóng rút quân khỏi Iraq và dựng lên một chính quyền tạm thời do người Shiite và người Kurd thân Tehran lãnh đạo, song lực lượng Mỹ lại tiếp tục chiếm đóng nước này suốt 7 năm sau đó.

Đầu năm 2004, tình báo Mỹ và Iraq phát hiện những chiến binh vượt biên giới phía đông nam Iraq để vào Iran nhận sự huấn luyện của Qods và điệp viên Hezbollah.

Giới quan chức Mỹ lúc đó bộc lộ sự thất vọng khi thấy nhiều đồng minh của họ bên trong Iraq - gồm cả Tổng thống Jalal Talabani của Iraq - duy trì mối quan hệ khăng khít với tướng Qasem Soleimani.

Trong thời gian đó các đồng minh người Iraq và Hezbollah của tướng Soleimani đã xung đột trực tiếp với lực lượng Mỹ ở Iraq.

Tháng 1/2007, 4 lính Mỹ bị bắt và bị hành hình tại thành phố Karbala, miền Trung Iraq trong một chiến dịch mà Lầu Năm Góc tin là có sự phối hợp của Qods, Hezbollah và chiến binh người Iraq.

Syria, mặt trận mới của Soleimani

Trung tâm của mối xung đột gay gắt giữa Mỹ và Iran hiện nay là Syria, với Tổng thống Basharal Assad là đồng minh thân thiết nhất của Tehran.

Giới quan chức ở Washington tin rằng, một khi chế độ Assad sụp đổ thì Iran sẽ bị yếu đi một phần và mất con đường hỗ trợ vũ trang cho đồng minh ở Liban và vùng lãnh thổ Palestine.

Chính quyền Barack Obama cũng hy vọng biến động ở Syria sẽ giúp nhen nhóm lại phong trào đối kháng ở Iran vốn bị lực lượng an ninh Tehran dập tắt vào năm 2009.

Qods hiện diện từ lâu ở Damascus để vũ trang cho Hezbollah và Hamas. Qods của Qasem Soleimani cũng đang tăng cường những chuyến hàng chở vũ khí và pháo đến hỗ trợ cho chính quyền Assad. Một số vũ khí được vận chuyển vào Syria bằng máy bay Illuyshin của Qods, theo nguồn tình báo Mỹ.

Tiếp nối những người tiền nhiệm, Tổng thống Obama đang cố gắng loại bỏ sức mạnh của Qasem Soleimani để Mỹ mở rộng ảnh hưởng ra khắp khu vực Trung Đông. Bộ Tài chính Mỹ cũng đã 3 lần trừng phạt Soleimani. Mỹ và Liên hiệp châu Âu (EU) cũng đang tìm cách ngăn cản Qods chuyển vũ khí vào Syria.

Mới đây nhất, Bộ Tài chính Mỹ đã có biện pháp trừng phạt Công ty Hàng không Yas Air của Iran do đơn vị này cung cấp phương tiện vận chuyển vũ khí đến Syria và được coi là nằm dưới sự kiểm soát của Qods. Nhưng người phát ngôn của Yas Air tuyên bố những chuyến bay của công ty luôn tuân thủ Luật Hàng không quốc tế.

Tháng 10/2011, cựu điệp viên CIA Reuel Marc Gerecht làm chứng trước Quốc hội Mỹ rằng Qasem Soleimani có liên quan đến vụ mưu sát Đại sứ Saudi Arabia và cần bắt giữ hay giết chết người này.

Đáp lại, Tehran kêu gọi cộng đồng quốc tế và Interpol phát lệnh bắt giữ Gerecht. Hơn 200 nhà lập pháp Iran đồng ký tên vào bản tuyên bố ủng hộ tướng Qasem Soleimani. Và trên trang mạng bằng tiếng Farsi (ngôn ngữ chính thức của Iran), các nhóm Iran phát động một chiến dịch bảo vệ Qasem Soleimani với khẩu hiệu: "Tất cả chúng tôi đều là Qasem Soleimani".

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

>> Những binh đoàn bí mật của Tổng thống Mỹ


Mới đây, cuốn sách “Những lực lượng bí mật của tổng thống” do Marc Ambinder biên soạn mang tới độc giả cái nhìn cận cảnh về các binh đoàn Mỹ hùng mạnh nhất.



Với tấm lá chắn là lực lượng chủ lực của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt, Chính phủ Mỹ đang cố tình giấu nhẹm đi mọi hoạt động của các binh đoàn này.

Theo Ambinder, Tổng thống Obama và cộng sự có một sức mạnh vô hình rất lớn khiến thế giới lãng quên và xóa bỏ dù là chút ít hình ảnh những lực lượng bí mật được công khai.

Ambinder gọi những lực lượng bí mật là “thực thể sống”. Chính quyền Mỹ đã và đang chi một khoản tiền khổng lồ nhằm giữ kín chúng. Không ai có thể tin mọi hoạt động của “thực thể sống” đều thể hiện sức mạnh và nhiều âm mưu toan tính.

Dưới đây là một trong số các lực lượng như vậy:

http://nghiadx.blogspot.com
Toàn cảnh trụ sở Cục An ninh quốc gia Mỹ.

1. Lực lượng F6: Tại các đại sứ quán trên khắp thế giới, các chuyên viên phân tích thuộc NSA kết thành một mạng lưới khổng lồ, lấy thông tin từ CIA nhằm chặn đứng các dấu hiệu nguy hại với Mỹ tại các địa điểm mục tiêu.

Đây là lá bài then chốt Mỹ "cài" để theo dõi tình hình chính trị và sẵn sàng tiến hành mọi động thái quân sự. Đa phần nhân viên F6 được quản lý bởi tổ chức SCS - “đứa con cưng” của CIA và NSA.

Một khi CIA cần thăm dò hoặc đặt máy ghi âm tại văn phòng đại sứ quán nước ngoài, F6 sẽ nhận lệnh từ các chuyên viên được bố trí công tác tại đại sứ quán Mỹ, cài người và thiết bị định vị để xử lý thông tin.

2. Trung tâm điều hành các chương trình ứng dụng mặt đất (GAPO): Đặt trụ sở tại Belvoir với chuyên môn vận hành các công nghệ do thám bí mật và chương trình thu nhận thông tin phục vụ hoạt động tình báo cấp cao của quân đội.

Ambinder cho biết "đại gia tìm kiếm" Google dường như bất lực về mọi tài liệu có liên quan tới GAPO. Tuy nhiên, ông tiết lộ bản báo cáo của một cựu giám đốc GAPO cho biết trung tâm này luôn tuân thủ một tôn chỉ nghề nghiệp chặt chẽ. Ấy là "Trách nhiệm đi đôi với phát triển".

Hoạt động chính của trung tâm là quan sát mục tiêu, giữ bình ổn hơn 190 chương trình xử lý chạy cùng lúc, tiếp nhận dự án tình báo và đánh giá quân trang.

Ngân sách Nhà Trắng chi cho GAPO hàng năm lên tới trên 500 triệu USD. Riêng tư lệnh chỉ huy được tuyển chọn thông qua một ban điều hành quản lý hai chương trình quân sự hàng đầu của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt.

3. Trung tâm thử nghiệm bay thuộc Biệt đội Không quân số 3: Được biết tới với mật danh "Phi đội bay trinh sát thứ 30" nằm vùng tại khu vực 51 gần hồ Groom, căn cứ không quân Creech.

Bấy lâu nay, dư luận vẫn tưởng căn cứ thực của Biệt đội Không quân số 3 ở California, song đó thực chất chỉ là vỏ bọc. Biệt đội này huấn luyện cả nam và nữ quân nhân, đóng vai trò điều hành các trung tâm thí nghiệm quân sự tại hồ Groom theo chỉ đạo của không quân Mỹ và CIA.

Ambinder gọi đó là "miền đất hứa" nằm trong lòng khu vực 51.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái tại căn cứ không quân Creech.

Phi đội trinh sát thứ 30 tiếp tục được chia nhỏ nhằm thí nghiệm các dự án máy bay không người lái và bố trí hoạt động các cảm biến không gian, điển hình là chiếc RQ-170 đã "xới tung" Iran tháng 12/2011.

4. Phi đội trực thăng số 1 USAF: Hoạt động bằng mật danh "Mussel", lực lượng này chịu trách nhiệm thực hiện các chiến dịch tình báo "nhanh và chớp nhoáng" của không quân tại thủ đô Washington. Nơi đây chính là đầu não chi phối hoạt động các cơ quan dân vận và tình báo trên khắp thế giới của Mỹ.

Không quá khó để nhận ra sự hiện diện của các phi cơ chiến đấu UH N1 gần Washington, thậm chí hai chiếc "lơ lửng" trên bầu trờì gần căn cứ chỉ để quan sát tình hình bên dưới mặt đất.


http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc máy bay Boeing 757 là vũ khí tác chiến được Bộ An ninh nội địa và phi đội trực thăng số 1 USAF sử dụng.

5. Lực lượng hải quân tiếp ứng vô danh: Nằm vùng tại sông Potomac, Washington, từng gây xôn xao khi căn cứ hoàn thành năm 2003.

Có thể nói đây là một vị trí đắc địa với các khu nhà cao tầng bí ẩn, có vẻ được bảo mật an ninh rất kín kẽ. Các thành viên Hiệp hội Nghệ thuật Washington bị buộc yêu cầu giữ kín mọi hoạt động và mục tiêu quân sự nếu muốn được sống yên thân.

Một quan chức Mỹ từng khẳng định Nhà Trắng rất chú ý bao bọc nơi đây, tránh để lộ tên đơn vị hải quân đứng sau khu căn cứ cùng bất kỳ mối liên quan nào với phương thức hoạt động tình báo.

Điều này khiến Ambinder kết luận: rõ ràng một "núi" bí mật được cất giấu ngay tại Washington mà chẳng một ai biết.

6. Trung tâm Công nghệ chuyên dụng SCO: Đây là nơi giải quyết mọi vấn đề hóc búa về kỹ thuật công nghệ của Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt hoặc CIA.

SCO được ủy quyền bỏ qua mọi khâu trung gian trong thí nghiệm và đưa vào vận hành các loại vũ khí chiến tranh. Nhà Trắng bí mật thành lập SCO nhằm tìm kiếm, phát triển, áp dụng, thử nghiệm và sản xuất hệ thống vũ khí chiến đấu cho toàn bộ quân đội Mỹ, nhân viên ở đây đa phần là các chuyên gia về đạn dược, súng, pháo hay xe vận chuyển.

Chính nhiều hệ thống quân sự do Mỹ công khai đều "qua tay" SCO, đơn cử như máy bay không người lái Predator được vũ trang hay hệ thống dò tìm RFID.

Trung tâm này hoạt động song song với Phi đội trực thăng số 1 USAF, được coi là "ngân hàng đen" về vũ khí chiến tranh rải rác công nghệ "kinh điển" vào các mặt trận.

Trong sơ đồ tổ chức của Lầu Năm Góc, mọi thông tin SCO phải trình báo lên Phó chánh văn phòng Bộ Quốc phòng về các hệ thống và khái niệm cao cấp.

7. Phi đội bay tác chiến đặc biệt số 227 (SOF): Đóng tại căn cứ không quân McGuire AFB, New Jersey. Thành viên thuộc SOF điều khiển 2 máy bay tác chiến FEST nhằm ứng phó trong các tình huống khẩn cấp. Một điểm đặc biệt là SOF luôn ở chế độ sẵn sàng ngay khi nhận lệnh bố trí các tình báo Mỹ cùng phái đoàn ngoại giao tới hiện trường khủng bố và khu vực chịu ảnh hưởng của khủng hoảng toàn cầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân McGuire AFB là nơi đóng quân của phi đội bay SOF.

8. Đơn vị quân đội chuyên biệt: Gần như không có thông tin gì về đơn vị này tại căn cứ quân sự Fort Bragg.

Người ta vẫn hoài nghi nơi đây chuyên đào tạo và cung cấp tình báo viên làm việc theo thời hạn cho các lực lượng quân đội đặc biệt ở Mỹ.

Ambinder chỉ ra tên Biệt đội BI - một cơ cấu được xây dựng hoàn toàn bởi các điều tra viên và người thẩm vấn là phụ nữ. BI hoạt động riêng lẻ, tập hợp tin tình báo và liên lạc với một số đơn vị ở các căn cứ quân sự khác dưới quyền chỉ đạo từ CIA.

9. Biệt đội Thí nghiệm bay số 486: Đóng trụ sở tại căn cứ không quân Eglin AFB. Một trong 6 biệt đội bay thuộc nhóm 486 luôn ở trạng thái cảnh báo quân sự trong khi tiến hành các chiến dịch đặc biệt cùng các nhiệm vụ tình báo trên toàn cầu.

Là "anh em" với 486, Biệt đội tác chiến chuyên biệt mang số hiệu 427 đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA. Đây được ví như những kế hoạch "sóc bay" bí mật, diễn ra tại Eglin AFB và căn cứ không quân Pope.


http://nghiadx.blogspot.com
Căn cứ không quân Pope là nơi diễn ra hoạt động đào tạo đội ngũ phi công cho các chuyến bay do thám của CIA.

10. Lực lượng hỗ trợ tác chiến (MSA): Là một đơn vị tình báo mang số hiệu 17 "không được công nhận" sau khi tách ra từ quân đội và hợp nhất với một số đơn vị khác thuộc Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt vào năm 2003.

MSA nhận ngân sách hàng năm khoảng 80 triệu USD, tập hợp nhân viên tình báo hỗ trợ quân sự cho các chiến dịch tại các khu vực mà "những cái vòi bạch tuộc" của CIA tỏ ra vô dụng.

MSA liên tiếp được chỉ đạo bởi các chuyên gia, cùng với những trung khu tình báo thông qua hệ thống thông tin cảnh báo tối tân. Lực lượng này từng được CIA bố trí ngầm tại Afghanistan năm 2002 dưới tên gọi Gray Fox (Cáo xám), sau đó bị lộ và buộc phải chuyển thành Intrepid Spear (Những binh sĩ dũng cảm) năm 2005.

MSA được cho là anh em với Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt với tên gọi thân mật là "Biệt đội hành động". Tuy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, không có thông tin nào về mật danh chính thức của lực lượng này vì MSA luôn lấy chiến thuật "thay tên đổi dạng" để bí mật hoạt động

>> Bí mật vụ thử hạt nhân lớn nhất lịch sử


Cách đây gần 50, Liên Xô khiến cả thế giới bàng hoàng bởi một vụ thử hạt nhân được ghi nhận khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người.




http://nghiadx.blogspot.com
Đám mây hình nấm từ vụ nổ có độ cao tới 64km, rộng 40km. Ảnh chụp từ máy bay quan sát Tu-16.

Vụ thử có đương lượng nổ lên đến 50 megaton, một báo cáo của Mỹ cho biết vụ nổ lên đến 57 megaton, tương đương với sức nổ của khoảng từ 50-57 triệu tấn TNT. Năng lượng tỏa ra từ vụ nổ tương đương với 1,4% năng lượng một lần phát xạ của mặt trời.

Thiết kế ban đầu tạo ra một vụ nổ có đương lượng nổ lên đến 100 megaton, tuy nhiên sau đó giảm xuống khoảng 57 megaton để giảm mức độ bụi phóng xạ. Năng lượng từ vụ nổ lớn gấp 10 tổng lượng thuốc nổ được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ hai, bao gồm cả hai quả bom nguyên tử Little Boy và Fat Man được ném xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản.

"Nhân vật chính" của vụ nổ là Tsar- bomba, một quả bom khinh khí ba giai đoạn. Ban đầu một quả bom hạt nhân được kích nổ để tạo ra chuỗi phản ứng nhiệt hạch tiếp theo, sau đó năng lượng từ vụ nổ này tạo ra chuổi phản ứng nhiệt hạch lớn hơn nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tsa-bomba, một kỷ lục trong kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô.

Tsar-bomba đươc đưa đến vùng thử nghiệm bằng một chiếc Tu-95V đã được sửa đổi đặc biệt do thiếu tá Andrei Durnovtsev điều khiển cất cánh từ sân bay trên bán đảo Kola, cùng với một chiếc Tu-16 tiến hành quan sát vụ nổ. Cả 2 máy bay đều được sơn một màu trắng phản quang đặc biệt để hạn chế hư hại do bức xạ nhiệt từ vụ nổ.

Do quả bom có kích thước dài 8 mét, đường kính 2 mét, nặng đến 27 tấn, chiếc Tu-95V buộc phải bỏ bớt khoang chứa bom và các thùng nhiên liệu để có thể mang nó.

Thả từ độ cao 10,5km và có dùng một chiếc dù hãm tốc độ, để đội bay có đủ thời gian rời khỏi vùng nguy hiểm, quả bom được kích nổ lúc 11h30 ngày 30/10/1961 trên trường thử hạt nhân Mityushikha thuộc đảo Novaga Zemlya tại biển Bắc Băng Dương ở độ cao 4km so với mặt đất, 4,2 km so với mực nước biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tsa-bomba rời máy bay.

Sức tàn phá khủng khiếp

Đến nay, dù đã 50 năm trôi qua, nhưng vụ thử hạt nhân của Liên Xô vẫn giữ kỷ lục "bất khả xâm phạm", những thống kê từ vụ nổ vẫn khiến nhân loại rùng mình.

Mặc dù được kích nổ từ độ cao 4km, song năng lượng từ vụ nổ gây ra một cơn địa chấn lên đến 5,7 độ richter. Vụ nổ được thực hiện trên không nên phần lớn năng lượng không được chuyển thành sóng địa. Tuy nhiên, các máy móc đã ghi nhận được ảnh hưởng địa chất của vụ nổ trong lần chạy thứ ba quanh trái đất


http://nghiadx.blogspot.com
So sánh sức công phá của Tsar Bomba với những quả bom khác.


Sóng xung kích tạo ra trong không khí, san bằng mặt đất như một sân bóng với bán kính tới 55km, bán kính phá hủy lên đến 900km từ tâm vụ nổ. Thậm chí, ở Phần Lan và Thụy Điển nhiều nhà đã bị vỡ cửa kính hàng loạt do tác động của vụ nổ.

Theo đo đạc của các chuyên gia, sức nóng từ vụ nổ khiến người ở cách xa 100km có thể bị bỏng cấp độ 3. Ánh sáng phát ra từ vụ nổ có thể nhìn thấy ở khoảng cách 1.000km bất chấp trời nhiều mây, đồng thời hội tụ khí quyển gây thiệt hại ở bán kính 1.000 km. Phản ứng phân hạch trong vụ nổ tạo ra năng lương tương đương 1,4% tổng năng lượng phát ra từ mặt trời.


Video Tsa-bomba Test

Tsar Bomba là bước tiến của nhân loại trong việc chinh phục, chế ngự năng lượng hạt nhân nhưng cũng là sự thử nghiệm mang tính răn đe trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Rất may cho nhân loại chỉ có duy nhất 1 quả bom kiểu này được chế tạo.

Mặc dù hiệp ước cấm thử vũ khí hạt nhân đã được đưa ra từ năm 1996. Song không phải tất cả các quốc gia trên thế giới đều đặt bút ký vào đó. Nhiều nước vẫn âm thầm tiến hành các công tác nghiên cứu để sở hữu loại vũ khí hủy diệt ghê gớm này. Hoạt động nghiên cứu, chế tạo chỉ chấm dứt khi nhân loại xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau, nhưng bao giờ mới đến lúc đó?

>> Sức mạnh của "thần lửa" Agni V


Hệ thống tên lửa Agni V của Ấn Độ mới đây mang trong mình các cải tiến công nghệ quan trọng nhất của Ấn Độ, hứa hẹn sẽ là quân bài chiến lược quan trọng.




http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni V

Được nghiên cứu và phát triển tại Phòng Thí nghiệm các hệ thống quốc phòng tiên tiến (ASH) tại Hyderabad, Agni V có tầm bắn 5.000km. Tuy vậy với khả năng cơ động của mình, nó có thể dễ dàng tấn công các mục tiêu xa hơn con số trên.

Lấy một cuộc chiến giả định, với Thụy Điển chẳng hạn, tên lửa Agni V đặt tại Bangalore sẽ không đủ sức vượt khoảng cách 7.000km tới Stockholm nhưng nếu tên lửa được chuyển tới Amritstar, thủ đô Thụy Điển sẽ rời vào tầm khống chế.

Tương tự như vậy, thành phố xa nhất phía Bắc Trung Quốc là Harbin sẽ nằm trong tầm bắn của Agni V khi tên lửa này được triển khai tại Đông Bắc Ấn Độ. Như vậy, Agni V có thể bắn tới tất cả các châu lục, trừ châu Mỹ.

Trong kho vũ khí Ấn Độ, Agni V sẽ là tên lửa đầu tiên có thể di chuyển trên đường bộ và được bọc kín, giống như loại Đông Phong 31A khiến giới quan sát xôn xao khi Trung Quốc trình diễn trong diễu binh mừng quốc khánh 1/10/2010.

So với Agni III, Agni V sử dụng tối đa các cấu trúc composite để giảm trọng lượng đến mức thấp nhất và có thêm tầng thứ ba, vì vậy Agni V bay xa hơn được 1.500km so với đàn anh của nó.

Avinash Chander, giám đốc phòng thí nghiệm ASL giải thích: “Agni V được thiết kế để cơ động trên đường bộ”, từ nay tất cả các loại tên lửa chiến lược mặt đất của Ấn Độ đều có thể được bao bọc bằng lớp bảo vệ sử dụng trong hệ thống Agni V”.

Lớp bao bọc tên lửa được làm bởi hợp kim sắt-nickel không chứa carbon, giúp tạo ra môi trường kín bảo quản tên lửa trong nhiều năm. Lớp bao bọc sẽ hấp thụ một phần lớn lực ép từ sức đẩy 300-400 tấn sản sinh trong quá trình phóng tên lửa.

Công nghệ bao bọc tên lửa lần đầu tiên được Ấn Độ nghiên cứu cho dòng tên lửa đối hải Brahmos. Công nghệ này được phát triển hoàn chỉnh ở dòng tên lửa phóng ngầm dưới mặt biển K15 được phát triển tại Hyderabad cho tàu ngầm hạt nhân INS Arihant.

Sức mạnh khủng khiếp trong tương lai

Một trong các đột phá công nghệ tiếp theo sau thành công của Agni V là việc phát triển đầu đa đa mục tiêu độc lập (MIRV). Theo đó, Agni V sẽ được trang bị từ 3-10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có thể nhắm đến một mục tiêu độc lập cách nhau hàng trăm kilomet. Có thể đặt chế độ cho hai hoặc nhiều đầu đạn nhắm vào cùng một mục tiêu. Theo Giám đốc ASL Avinash Chander, công nghệ MIRV đã đạt được những bước tiến rất lớn trong 2 năm qua.

Tuy nhiên, công nghệ MIRV sẽ chỉ được áp dụng trên Agni V trong vòng 4-5 năm tới do cần được kiểm tra và thử nghiệm.

Công nghệ MIRV tương tự như kỹ thuật phóng nhiều vệ tinh với cùng một tên lửa đẩy, tuy nhiên đối với vệ tinh, việc phóng chệch một km so với độ cao quỹ đạo dự định vẫn được coi là thành công. Trong khi đó, khi MIRV sử dụng cho mục đích quân sự cần độ chính xác cao hơn nhiều. Mỗi đầu đạn được phóng đi sẽ phải rơi trong vòng 40 mét tính từ mục tiêu dự định. Khoảng cách 40m là đủ để một đầu đạn hạt nhân loại nhỏ có thể phát huy sức mạnh của mình.

Các nhà hoạch định chiến lược của Ấn Độ dù vẫn bảo lưu quan điểm không sử dụng vũ khí hạt nhân trước nhưng cũng đánh giá MIRV là một công nghệ không thể thiếu. Ngay cả nếu Ấn Độ bị tấn công hạt nhân phủ đầu và kho vũ khí chiến lược bị phá hủy phần lớn, chỉ cần một số tên lửa còn lại cũng đủ để trả đũa đối thủ với sức công phá cực lớn. Chỉ cần vài tên lửa Agni V là có thể đạt được năng lực tấn công ở mức yêu cầu.

Với MIRV, chỉ cần một tên lửa Ấn Độ cũng có thể vô hiệu hóa lớp phòng thủ của đối phương. Việc phát hiện và bắn hạ nhiều đầu đạn hạt nhân khó khăn hơn nhiều so với việc can thiệp vào đầu đạn duy nhất. MIRV cũng được trang bị hệ thống điện tử để làm nhiễu radar trong trường hợp đối phương tìm cách bắn hạ.

>> Điểm nhấn của cuộc tập trận hải quân Nga - Trung Quốc


Đây là lần đầu tiên cả Nga và Trung Quốc huy động số tàu chiến lớn như vậy kể cả về số lượng cũng như chủng loại, chất lượng.


http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm Cáp Nhĩ Tân

Ngày 22/4 Tân Hoa Xã đăng bài phân tích của Mạnh Tường Thanh, Phó phòng nghiên cứu chiến lược thuộc đại học Quốc phòng Trung Quốc chỉ ra 3 điểm nổi bật nhất của cuộc tập trận chung "Liên hợp trên biển 2012" đang diễn ra, đó là quy mô lớn, hạng mục nhiều, duyệt binh hoành tráng.

Lần diễn tập hải quân chung này, hai bên đã điều động tổng cộng 25 chiến hạm, 13 máy bay, 9 trực thăng, 2 đơn vị đặc công. Đây là lần đầu tiên cả Nga và Trung Quốc huy động số tàu chiến lớn như vậy kể cả về số lượng cũng như chủng loại, chất lượng.

Đặc biệt trong cuộc tập trận "Liên hợp trên biển 2012", Bắc Kinh điều khu trục hạm Cáp Nhĩ Tân hiện đại nhất của hải quân Trung Quốc ra kề vai sát cánh với tuần dương hạm Varyag của hải quân Nga, có thể coi hai chiến hạm này tiêu biểu cho lực lượng hải quân Moscow và Bắc Kinh hiện nay.

Hạng mục diễn tập lần này rất phong phú và thiết thực. Chủ đề tập trận là "Liên hợp phòng ngự trên biển và tác chiến bảo vệ giao thông trên biển" quyết định tính chất của cuộc tập trận này là phòng ngự.


http://nghiadx.blogspot.com
Mạnh Tường Thanh, chuyên gia phân tích quân sự đại học Quốc phòng Trung Quốc

Theo Mạnh Tường Thanh, điều này có ảnh hưởng tích cực đến việc duy trì ổn định và an ninh khu vực.

Điểm nổi bật thứ 3 mà chuyên gia này chỉ ra, các hoạt động duyệt binh trên biển, giao lưu hội thảo song phương giữa hải quân hai bên rất đáng chú ý.

Do lần diễn tập này, các chiến hạm và máy bay tham gia số lượng nhiều, chủng loại phong phú, trang bị vũ khí đầy đủ và hiện đại nên khung cảnh duyệt binh trên biển vô cùng hoành tráng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tập trận Nga - Trung "Sứ mệnh hòa bình 2005", ảnh tư liệu

Lịch sử các giai đoạn phát triển của hải quân Nga, Trung Quốc không giống nhau nên làm thế nào để 2 bên diễn tập ăn khớp, bổ sung bọc lót cho nhau để tăng cường hiệu quả hợp tác sẽ là một trong những nội dung quan trọng tiếp theo sau cuộc tập trận này.

Mặc dù giới học giả Bắc Kinh cho rằng cuộc tập trận chung Nga - Trung lần này không nhằm vào bất cứ quốc gia, đối tượng nào, nhưng quy mô và tính chất của nó khiến Tokyo và Seoul không khỏi quan ngại.

Tờ Đông Á xuất bản tại Hàn Quốc ngay từ tháng 3 năm nay đã đưa tin, chiến lược quay lại Thái Bình Dương của Mỹ cộng với hoạt động quân sự Mỹ - Nhật, Mỹ - Hàn ngày càng gia tăng khiến Bắc Kinh, Moscow không thể khoanh tay ngồi nhìn.

Cuộc tập trận "Liên hợp trên biển 2012" chính là động thái thể hiện Nga, Trung không chịu "thua kém" Mỹ ở Thái Bình Dương.

Báo Yomiuri, Nhật Bản nhận định, cuộc tập trận chung Nga - Chung này là nhằm hình thành 1 thực thể đối kháng với liên minh quân sự Nhật - Mỹ - Hàn ở Đông Á.

>> Trung Quốc đang bị kẹp chặt từ hai cánh


“Mỹ-Philippines, Mỹ-Ấn đồng thời tổ chức tập trận ở biển Đông và Ấn Độ Dương đã tạo thế tấn công gọng kìm đối với Hải quân Trung Quốc”.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ và Philippines tập trận chung trên biển Đông.

Theo Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), Hải quân Mỹ và Philippines trong tuần này “vai kề vai” tổ chức tập trận chung ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV), kéo dài đến ngày 27/4.

Giới tình báo quân sự phương Tây cho rằng, Hải quân Mỹ và Philippines triển khai diễn tập ở biển Đông lần này là để tăng cường quan hệ hợp tác quân sự song phương, hiệp đồng trang bị, đồng thời Mỹ cũng muốn đưa ra một lời cảnh báo cứng rắn với các nước ở biển Đông như Trung Quốc; còn Philippines cũng muốn thể hiện với Trung Quốc về vai trò hợp tác với Mỹ, thể hiện sức mạnh quân sự của Mỹ, Philippines trong thời điểm tình hình biển Đông căng thẳng.

Tổng thống Philippines còn công khai nói rằng, cuộc diễn tập lần này là nhằm tăng cường sức mạnh chiến đấu thực tế trên biển cho Hải quân Philippines và Mỹ, cùng đối mặt với các thách thức từ Trung Quốc, đồng thời thông qua diễn tập cũng giúp cho Quân đội Mỹ và Philippines tăng cường hiệp đồng sẵn sàng chiến đấu.

Cách đây một tuần, 8 tàu cá của Trung Quốc đánh bắt cá ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham) đã bị tàu chiến cỡ lớn mới nhất của Philippines bao vây một cách công khai, các binh sĩ Philippines còn có ý định bắt giữ ngư dân Trung Quốc mà họ cáo buộc vi phạm.

Khi đó, Trung Quốc đã lập tức điều 3 tàu hải giám có vũ trang tới, tàu thuyền của Trung Quốc và tàu chiến của Philippines đã xảy ra cuộc đối đầu trên biển dài ngày.

http://nghiadx.blogspot.com
Lính thủy đánh bộ Mỹ-Philippinese tập trận đổ bộ tháng 10/2011.


Trong khi đó, chính quyền Philippines đặc biệt nhấn mạnh, cuộc diễn tập Mỹ-Philippines lần này ở biển Đông đã được lên kế hoạch từ sớm, là diễn tập thường lệ, không phải cố ý khiêu khích Trung Quốc, không có liên quan đến sự cố đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines.

Trung Quốc đã đưa các tàu cá về cảng biển ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, nhưng vẫn giữ lại một tàu hải giám để tiếp tục tuần tra ở vùng biển xung quanh bãi cạn Scarborough.

Trong bối cảnh này, Mỹ và Philippines đã tổ chức cuộc diễn tập lớn trên biển nhạy cảm, với sự tham gia của 4.500 binh sĩ Mỹ và 2.300 binh sĩ Philippines.

Địa điểm chủ yếu ở vùng biển đảo Luzon phía bắc Philippines và ở vùng biển xung yếu chiến lược kiểm soát tuyến đường trên biển Đông.

Theo các nguồn tin mới nhất, khoa mục diễn tập trên biển Đông của Hải quân Mỹ và Philippines bao gồm diễn tập sơ tán khẩn cấp nhân viên trên biển, diễn tập bắn đạn thật, diễn tập chiến đấu mô phỏng, diễn tập máy bay chiến đấu, diễn tập tàu chiến, diễn tập đột kích đổ bộ tàu nhỏ và diễn tập đột kích đổ bộ lưỡng thê ở đảo Palawan…

Chuyên gia quân sự Australia cho rằng, Mỹ và Philippines lựa chọn biển Đông để diễn tập đã phát đi tín hiệu cảnh báo nhạy cảm đối với Trung Quốc. Mỹ muốn đóng vai trò thực sự ở biển Đông, lần này Mỹ diễn tập ở biển Đông chính là muốn phát đi một tín hiệu với Trung Quốc, Mỹ sẽ phải giúp các nước có liên quan đối phó với Trung Quốc, đồng thời Mỹ cũng quan tâm đến các hoạt động quân sự của Hải quân Trung Quốc ở biển Đông.

Mỹ muốn cùng các đồng minh trong khu vực tăng cường hiện diện quân sự ở biển Đông.

http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội liên hợp Mỹ-Ấn tập trận chung ở Ấn Độ Dương tháng 4/2012.

Mặt khác, tạp chí “Nhà ngoại giao” Nhật Bản mới tiết lộ, trong cuộc diễn tập Malabar lần thứ 16 giữa Hải quân Mỹ và Ấn Độ đang được tiến hành, Mỹ đã cử cụm chiến đấu tàu sân bay của Hạm đội 7, có tàu sân bay USS Carl Vinson, liên đội máy bay chiến đấu 17, tàu tuần dương, tàu khu trục tên lửa; còn Ấn Độ đã cử 2 tàu khu trục tên lửa, tàu hộ tống tên lửa, tàu tiếp tế viễn dương.

Cuộc diễn tập này diễn ra liên tục ở vịnh Bengal trong thời gian 10 ngày, đồng thời khoa mục diễn tập gồm tác chiến chống tàu ngầm và phòng không trên biển, tác chiến trên tàu chiến, hành động chống cướp biển, tác chiến chống tàu ngầm đặc biệt là tàu ngầm Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ và Mỹ đã triển khai diễn tập lớn trên biển, tính chất chiến đấu thực tế rất mạnh.

Quan chức Mỹ công khai cho rằng, hiện nay ở biển Đông có cuộc diễn tập của Mỹ-Philippinese, còn ở Ấn Độ Dương có cuộc diễn tập của Mỹ-Ấn, đã tạo thành thế tấn công gọng kìm. Mỹ không thể coi thường Hải quân Trung Quốc, đồng thời cũng đang tăng cường đề phòng Hải quân Trung Quốc từ hai cánh.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ-Ấn tập trận chung ở Ấn Độ Dương.

Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

>> Pháo hạm Mk 38 và các biến thể


Công ty BAE Systems của Anh đã cho ra mắt các biến thể mới nhất của pháo hạm tầm xa Mk-38 được phát triển cho Hải quân Mỹ.



Tạp chí Jane's International Defence Review cho hay, tại Hội nghị chuyên đề thường niên Sea Air Space của Hải quân Mỹ (Navy League 2012) diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 4 năm 2012, công ty BAE Systems đã cho ra mắt các biến thể mới nhất của pháo hạm tầm xa Mk-38 được phát triển cho Hải quân Hoa Kỳ.

Một trong những biến thể của pháo hạm MK 38, do Boeing và BAE Systems hợp tác sản xuất đó là Mk 38 Mod 2.

Biến thể này sử dụng phần thân của Mk 38 với pháo tự động 25 mm để gắn thêm một thiết bị phát tia laser có công suất 10 kW theo thiết kế của Boeing.



http://nghiadx.blogspot.com
Pháo hạm Mk 38 Mod 2 với laser 10 kW của Boeing


Các cuộc thử nghiệm với Mk 38 Mod 2 được thực hiện tại căn cứ Không quân Mỹ Eglin vào giữa năm 2011 đã cho thấy được khả năng phá hủy ngư lôi và UAV của thiết bị laser.

Các bài kiểm tra được thực hiện theo hợp đồng của Hải quân Hoa Kỳ trong điều kiện thời tiết bất lợi đối với laser.

Đại diện của BAE Systems cho biết rằng Hải quân Mỹ muốn tiến hành kiểm tra thiết bị laser được lắp đặt trên tàu chiến.

Trong một biến thể khác của Mk38, người ta đã lắp đặt trên tháp pháo của nó một bộ bức xạ vi ba với tần số siêu cao.

Thiết bị này đã trải qua các cuộc thử nghiệm trên bãi thử Dalgrenovskom của Hải quân Mỹ và đã cho “kết quả rất tích cực", thể hiện khả năng vô hiệu hóa hoàn toàn động cơ trên các tàu của đối phương.


Kết quả tương tự cũng đã nhận được khi thực hiện với tên lửa và UAV.


http://nghiadx.blogspot.com
Biến thể của Mk38 với bộ bức xạ vi ba


BAE Systems tuyên bố rằng hệ thống này không gây chết người, và “bạn sẽ không cảm thấy đau ngay cả khi bạn đang ở gần nó”.

Công ty cũng đã tuyên bố rằng sẽ phát triển đầy đủ biến thể này dựa trên pháo hạm Mk 38 trong vòng 18 tháng nếu nhận được hợp đồng.

Biến thể cuối cùng mà BAE Systems ra mắt tại Hội nghị lần này đó là biến thể Mk 38 Mod 3 được phát triển cùng với công ty Rafael của Israel.

Biến thể này thuần túy chỉ là một pháo hạm chứ không có thêm bất cứ các thiết bị nào như laser hay thiết bị bức xạ siêu cao cao tần.

Tuy nhiên, khác với nguyên mẫu, Mk 38 Mod 3 có tính năng vượt trội, và hiệu suất cao hơn rất nhiều. Nó không chỉ có khả năng sử dụng đạn pháo 25 mm mà còn có thể bắn được cả đạn pháo cỡ 30 mm.

Ngoài ra, Mk 38 Mod 3 còn được trang bị súng máy 12,7 mm hoặc có thể có thêm súng máy 7,62 mm hay súng phóng lựu tự động 40 mm, giúp nó linh hoạt hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác nhau.

http://nghiadx.blogspot.com
Mk 38 Mod 3 với pháo hạm 30 mm và súng máy 12 li 7

 Khác với người anh Mk38 của nó, chỉ được trang bị pháo cỡ 25 mm với cơ số đạn khiêm tốn 165 viên, biến thể Mk 38 Mod 3 được trang bị pháo cỡ 30 mm với cơ số 420 hay pháo 25 mm với cơ số đạn 500 viên.

Thử nghiệm trên biển của biến thể này dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2013.

Tạp chí Jane's International Defence Review cho biết rằng, đến nay, Hải quân Hoa Kỳ có hơn 200 pháo hạm Mk38 được trang bị trên các chiến hạm của mình và có kế hoạch thay thế chúng bằng các biến thể hiện đại mà BAE Systems giới thiệu sau khi hoàn thành các cuộc thử nghiệm.

>> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ


Chương trình tên lửa của Ấn Độ gồm 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, trong đó đáng chú ý là các loại tên lửa đạn đạo: tầm gần Prihvi, tầm trung/xa Agni.




http://nghiadx.blogspot.com
So sánh tên lửa đạn đạo các loại của Ấn Độ.

Ngày 19/4, báo giới Ấn Độ đưa tin, tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-5 do nước này tự nghiên cứu chế tạo đã phóng thành công lần đầu tiên vào 8h5’.

Từ thập niên 1970, Ấn Độ đã bắt đầu phát triển tên lửa đạn đạo, khi đó Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã đưa ra “Chương trình phát triển tên lửa tổng hợp”, chương trình này chủ yếu nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa khác nhau thực hiện nhiều nhiệm vụ, yêu cầu cung cấp tính năng toàn diện, tổng hợp, và chú ý tính gần gũi, tính đan cài.

“Chương trình tổng hợp phát triển tên lửa” được hợp thành bởi 5 hệ thống tên lửa cốt lõi, bao gồm tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi, tên lửa đạn đạo tầm trung Agni, tên lửa đất đối không Akash, tên lửa đất đối không Trishul và tên lửa dẫn đường chống tăng Nag.

Năm 1988 và năm 1989, tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi và tên lửa đạn đạo tầm trung Agni dựa trên công nghệ trong nước của Ấn Độ đã lần lượt tiến hành thử nghiệm đầu tiên.

Tên lửa đạn đạo Prihvi là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm gần đất đối đất chi viện chiến thuật đầu tiên được Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu chế tạo từ thập niên 1970, chủ yếu dùng để tấn công các mục tiêu tung thâm của đối phương, tiến hành chi viện hỏa lực chiến trường.

Mục tiêu tấn công chủ yếu của nó gồm: nơi tập kết lực lượng và vũ khí trang bị, trung tâm chỉ huy chiến trường, trung tâm thông tin và các mục tiêu quan trọng khác.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi-2 của Ấn Độ.

Prihvi là tên lửa đạn đạo tầm gần thể lỏng đơn cực, có thể được tiến hành phóng bởi các hệ thống phóng của Lục, Hải, Không quân.

Các loại cỡ gồm: Prihvi-1 có tầm phóng 150 km chế tạo cho Lục quân; Prihvi-2 có tầm phóng 250 km chế tạo cho Không quân; Prihvi-3 có tầm phóng 450 km chế tạo cho cả Lục quân và Hải quân.

Để tăng tầm phóng cho tên lửa Prihvi, ở mức độ nhất định, Ấn Độ đã hy sinh trọng lượng đầu đạn – trọng lượng đầu đạn của tên lửa Prihvi-1 có tầm phóng gần nhất có thể lên tới 1.000 kg, còn đầu đạn của tên lửa Prihvi-3 có tầm phóng xa nhất thì giảm đáng kể.

Nhiên liệu đẩy được tên lửa Prithvi sử dụng là axit nitric bốc khói đỏ và amin hỗn hợp, nhìn vào tình hình phát triển của nhiên liệu đẩy tên lửa trên thế giới hiện nay, tên lửa chiến thuật của các nước phát triển đã không còn sử dụng loại nhiên liệu thể lỏng này nữa.

Tên lửa đạn đạo đất đối đất tầm gần Prithvi là một loại tên lửa có hiệu quả đầu tiên của “Chương trình phát triển tên lửa dẫn đường tổng hợp” của Ấn Độ, nó rất được coi trọng. Trong nhiều cuộc duyệt binh, tên lửa Prihvi luôn được công khai.

Dòng tên lửa Agni

Năm 1989, tên lửa Agni kiểu trình diễn công nghệ đã tiến hành phóng thử thành công lần đầu tiên. Tên lửa này là tên lửa lưỡng cực, dài 21 m, tầm phóng tối đa 2.000 km và chưa phát triển thành hệ thống vũ khí. Năm 1995, bị sức ép của Chính phủ Mỹ, Ấn Độ tạm dừng chương trình phát triển tên lửa Agni.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-1 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Năm 1998, Ấn Độ tiến hành thử hạt nhân thành công và bắt đầu nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-2. Trong vài năm sau đó, bên ngoài luôn coi tên lửa mẫu Agni do Ấn Độ thử năm 1989 là Agni-1.

Trên thực tế, đến năm 1999, xuất phát từ sự tính toán chính trị, Ấn Độ mới quyết định bắt đầu nghiên cứu chế tạo một loại tên lửa đạn đạo có tầm phóng đan xen giữa tên lửa Agni-2 và tên lửa Prihvi và đặt tên nó là Agni-1 để phân biệt với tên lửa mẫu Agni phóng lúc ban đầu của họ.

Agni-1 là tên lửa đạn đạo nhiên liệu đẩy thể rắn đơn cực, có tầm phóng 700-800 km, dài 15 m, đường kính 1 m, nặng 12 tấn, sử dụng hệ thống dẫn đường/kiểm soát mới, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân nặng 1.000 kg. Agni-1 được phóng theo phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, từ đó đã giảm khả năng bị tấn công trước, nâng cao rất lớn tính cơ động tác chiến.

Do áp dụng phương thức đẩy thể rắn đơn cực, vì vậy việc triển khai, phóng sẽ nhanh hơn, vì vậy nó có khả năng tấn công lần 2 hiệu quả.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Agni-2 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Agni-2 là tên lửa đạn đạo thể rắn lưỡng cực, dài 20 m, đường kính lưỡng cực đều là 1 m, trọng lượng phóng 16 tấn, tầm phóng tối đa 3.000 km. Tên lửa áp dụng quán tính cộng với dẫn đường của hệ thống định vị dẫn đường toàn cầu, độ chính xác khoảng 45 m.

Tên lửa này có thể phóng bằng phương thức cơ động đường sắt hoặc cơ động đường bộ, do Ấn Độ tự thiết kế, nghiên cứu chế tạo, ngoài số ít thiết bị cảm biến của hệ thống dẫn đường phải nhập khẩu từ các nước châu Âu, những bộ kiện khác đều được tự sản xuất.

Sau khi phóng thử thành công 2 lần, năm 2002, tên lửa Agni-2 bước vào giai đoạn sản xuất ban đầu với tốc độ thấp.

Tên lửa Agni-3 có tầm phóng 3500-4000 km, dài khoảng 13 m, là tên lửa đẩy thể rắn lưỡng cực. Căn cứ vào thông tin của Cục Nghiên cứu Phát triển Quốc phòng Ấn Độ, lớp thứ nhất và thứ hai của tên lửa này được chế tạo bởi vật liệu carbon tổng hợp tiên tiến, đã giảm được trọng lượng tổng thể của hệ thống, động cơ lưỡng cực cũng đã lắp vòi phun phổ quát.

Hệ thống này có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân 600-1800 kg, theo dự đoán đầu đạn hạt nhân có thể lên tới 200-300 kg. Dẫn đường thiết bị đầu cuối đã sử dụng dẫn đường quang học tiên tiến hoặc dẫn đường radar chủ động, đã nâng cao độ chính xác bắn trúng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Ngày 15/11/2011, Ấn Độ bất ngờ công bố phóng thử thành công tên lửa tầm xa Agni-4. Về tên gọi, Agni-4 thuộc tên lửa dòng Agni của Ấn Độ.

Tên lửa dòng này cơ bản đều sử dụng động cơ nhiên liệu thể rắn, vì vậy thể tích tương đối nhỏ. Có phân tích cho rằng, nó đã sử dụng khung thiết kế của Agni-3. Nhưng nhìn bề ngoài, nó cơ bản bắt chước tư duy thiết kế và công nghệ có liên quan của Agni-2.

Khả năng răn đe chiến lược liên tục nâng lên

Việc nghiên cứu chế tạo tên lửa đạn đạo của Ấn Độ chủ yếu dựa vào sức mạnh công nghệ của nước này, trải qua mấy chục năm phát triển, một số loại đã có khả năng sử dụng tác chiến, trình độ công nghệ của nó cao hơn so với đa số các nước đang phát triển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo tầm xa Agni-4 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo.

Ấn Độ phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo, trước hết chú trọng sử dụng thành quả của công nghệ không gian của họ được phát triển nhanh chóng, như lớp thứ nhất của tên lửa lưỡng cực Agni đã sử dụng phiên bản cải tiến của động cơ lớp thứ nhất “tên lửa đẩy vệ tinh”-3 do Ấn Độ tự nghiên cứu chế tạo;

thứ hai, đã phát triển công nghệ đường đạn bay thay đổi độc đáo, tên lửa Prihvi có thể bay theo nhiều đường đạn khác nhau theo lập trình sẵn, có khả năng đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tương đối mạnh; thứ ba là có thể ứng dụng tương đối nhanh các công nghệ tiên tiến như đẩy thể rắn hoàn toàn, triển khai cơ động đường bộ và đường sắt.

Tên lửa đạn đạo tầm trung Agni (sau phát triển thành tên lửa tầm xa) và tên lửa đạn đạo tầm gần Prihvi đều có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Đặc biệt, sau khi tiến hành thử hạt nhân nhiều lần, Ấn Độ càng lấy tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa làm phương tiện mang theo quan trọng nhất của đầu đạn hạt nhân.

Đồng thời, Ấn Độ cũng dùng tên lửa đạn đạo làm lực lượng tấn công thông thường quan trọng. Tên lửa tầm gần Prihvi có thể tăng cường tấn công hỏa lực của Lục quân, hiệp đồng Lục quân và Không quân tiến hành tấn công tung thâm (chiều sâu), hoàn thành nhiệm vụ chi viện hỏa lực chiến trường.

Tên lửa tầm trung và tầm xa Agni cũng thông qua nâng cao độ chính xác bắn trúng, đổi nhiều loại đầu đạn thông thường phát triển khả năng tấn công thông thường.

http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ vừa phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5.

>> Khắc tinh của máy bay tàng hình (Kỳ 2)


Muốn đấu tranh thì trước hết phải tồn tại. Do đó, để tránh các đòn chí tử từ các chiến dịch chế áp đường không, các trạm radar thụ động được quan tâm và đề cao.

>> Khắc tinh của máy bay tàng hình (Kỳ 1)


‘Mâu’ và ‘thuẫn’ trong thời đại tàng hình

Khác với radar chủ động, radar thụ động không thể xác định được khoảng cách đến mục tiêu. Tuy nhiên, bằng việc sử dụng một ăngten rất cao để thu những sóng dài và sóng viba, nó có thể xác định nguồn của bức xạ một cách chính xác cũng như phân biệt được các mục tiêu gần.




http://nghiadx.blogspot.com
TAMARA-tiền thân của Vera-E. Ảnh: Ausairpower

Thụ động để sống sót

Hiểu rõ bất cập của việc sử dụng radar chủ động, đặc biệt khi công nghệ tàng hình được áp dụng triệt để cho máy bay chiến đấu, các nhà khoa học đã để tâm nghiên cứu radar thụ động, có khả năng thu bắt được những tín hiệu điện từ trường, dù nhỏ nhất của vật thể bay trong khi tăng khả năng sống sót cho hệ thống trinh sát radar trước chiến thuật SEAD.

Không có trạm phát nhưng sử dụng từ 3-4 trạm thu, radar thụ động đo độ chênh lệch về thời gian của các xung điện từ do mục tiêu phát ra, người ta có thể phát hiện và theo dõi mục tiêu cả trên không, trên biển và đất liền.

Tổ hợp radar thụ động đầu tiên xuất hiện là KOPAC, gồm 4 cabin đặt trên xe rơ-mooc, có khả năng theo dõi từ 1-6 mục tiêu cùng lúc. Tiếp sau đó là sự ra đời của RAMONA và các biến thể. Tổ hợp này có khả năng phát hiện mục tiêu trên cạn, trên không và dưới biển bằng việc phân tích các xung điện từ ở tần số từ 0,8-18 GHz. Nó có khả năng phát hiện và theo dõi đến 20 mục tiêu trong vòng 100 độ so với trạm trung tâm của tổ hợp.

Sau đó, TAMARA ra đời đã đáp ứng được yêu cầu chiến thuật và chiến lược của hệ thống phòng không. Tổ hợp này có thể phát hiện ra máy vô tuyến định vị, tổ hợp nhận diện “bạn-thù”, máy phát vô tuyến điện, máy đo khoảng cách DME, hệ thống trao đổi thông tin chiến thuật JTIDS, máy tạo nhiễu… hoạt động ở dải tần từ 0,82-18 GHz.

Thành tựu mới nhất và hứa hẹn nhất của tổ hợp radar bị động là PSS VERA, với biến thể xuất khẩu là VERA -E. Trong báo cáo thực hiện năm 2011 của mình, Barry Watts, thuộc Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách Mỹ, đã gọi VERA-E là giải pháp “đầy hứa hẹn” của công nghệ chống tàng hình.

Khắc tinh của “siêu phẩm” F-22

Theo một số nguồn tin thì Vera-E có khả năng phát hiện được cả những loại máy bay tàng hình tiên tiến như B-2, F-117 và thậm chí là cả F-22 và F-35, có thể tự động theo dõi 300 mục tiêu cùng lúc. Vậy điều gì mang lại khả năng kỳ diệu này cho Vera-E.

Tổ hợp VERA điển hình gồm 3 đài thu ESM bố trí theo hình tam giác đều (trường hợp lý tưởng), mỗi đài bao quát một vùng quạt rộng 120 độ (3 đài là 360 độ) và một đài thu trung tâm được đặt ở giữa (gồm thiết bị xử lý tín hiệu và máy thu ESM thực hiện vai trò như một đài thu thứ cấp, đồng thời cũng là trạm thu tín hiệu tổng hợp do 3 đài thứ cấp truyền về).

VERA có thể phát hiện và theo dõi các xung điện từ phát ra từ mục tiêu dựa vào phương pháp đo khoảng thời gian trễ nhận được xung. Đài thu hoạt động ở dải tần rất rộng, từ 1 - 18 Ghz và thường tận dụng các hệ thống thu phát của radar giám sát thứ cấp (SSR) như, radar trên không, radar thời tiết, hệ thống thu phát dẫn đường chiến thuật hàng không (TACAN), hệ thống dẫn đường có các thiết bị đo xa (DME), tín hiệu truyền thông số và các tín hiệu nhiễu xung do đối phương phát ra để tính toán tọa độ mục tiêu.

http://nghiadx.blogspot.com
Ăng ten trạm thu của Vera-E. Ảnh: Defence Studies

Bằng cách so sánh thời gian tới của tín hiệu thu được ở 3 xung, hệ thống có khả năng tìm ra mục tiêu (lấy giao thoa của các mặt hipeboloite tạo ra từ xung thu được để xác định khoảng cách và góc phương vị cũng như độ cao của mục tiêu; sau đó dùng phương pháp định vị “vi sai thời gian tới của tín hiệu” để xác định toạ độ mục tiêu), đồng thời gửi thông tin đó cho các đài radar hoả lực của tên lửa phòng không để tiêu diệt mục tiêu khi thích hợp.

Ngoài Czech, VERA hiện đã có mặt tại Mỹ, Estonia. Dù tỏ ra rất quan tâm đến tổ hợp này giống như Ai Cập, Malaysia, Pakistan… nhưng Trung Quốc hiện vẫn chưa được toại nguyện dưới sức ép từ Washington. Việt Nam cũng đang tiến hành thảo luận để mua tổ hợp radar thụ động này và theo giới truyền thông Czech, việc mua bán dường như không hề gặp trở ngại gì đáng kể.

Bên cạnh phương pháp dùng radar, người ta còn dùng các sensor hồng ngoại để phát hiện các dấu hiệu hồng ngoại của mục tiêu tàng hình (chủ yếu là tên lửa) ở cự li ngắn và dùng các sensor quang điện trên máy bay tiêm kích để phát hiện các phương tiện bay tàng hình.

Hiện Mỹ đã thử nghiệm hệ thống sử dụng sự hỗn tạp của các loại sóng điện từ có bước sóng dài hiện bao phủ trái đất (gọi chung là tiếng ồn điện tử) để phát hiện mục tiêu di động, thay cho các trạm radar quân sự. Hệ thống này có khả năng phát hiện những mục tiêu di động có kích thước từ 10 m2 trở lên trong phạm vi 190km. Ưu thế của hệ thống này là nó không có máy phát radar của chính mình nên không thể bị phát hiện, do đó, không lo bị đối phương đánh trả hoặc chế áp.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

>> Việt Nam có thể là nước đầu tiên mua Su-35 ?


Các quốc gia Đông Nam Á có thể trở thành khách hàng của loại máy bay chiến đấu tiên tiến Su-35 của Nga.

>> Tiêm kích Su-35s vô đối ?



Tờ “Bình luận quân sự độc lập” của Nga đưa tin, Nga sẽ không bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, mà các quốc gia Đông Nam Á có thể trở thành khách hàng của loại máy bay chiến đấu tiên tiến này.

Theo “Bình luận quân sự độc lập”, Việt Nam có thể trở thành quốc gia đầu tiên mua Su-35 của Nga. Lực lượng Không quân của Việt Nam có thể sử dụng loại máy bay chiến đấu hiện đại này để biên chế cho các phi đội chiến đấu.




http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 của Nga

 Chuyên gia phân tích quân sự Nga ông Maksim Pyatushkin cho rằng, nếu có đủ khả năng, Nga sẽ xem xét việc bán Su-35 cho các nước châu Á khác, chủ yếu là các nước Đông Nam Á.

Bởi đa số những nước này đều đang muốn hiện đại hóa hệ thống vũ khí và quan trọng là họ không có khả năng sao chép công nghệ máy bay chiến đấu.

So với Trung Quốc thì các nước Đông Nam Á đưa ra giá thấp hơn, nhưng có khả năng về bảo mật công nghệ an toàn hơn.

Việt Nam được coi là quốc gia Đông Nam Á có khả năng mua Su-35 đầu tiên.

Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc trích dẫn nguồn tin nói là của “Bình luận quân sự độc lập” cho biết, theo một nguồn tin giấu tên từ giới công nghiệp hàng không Nga, sắp tới Nga sẽ cung cấp cho Việt Nam bản tài liệu giới thiệu về máy bay chiến đấu Su-35 và sự khác biệt giữa máy bay Su-35 và Su-30MK.

Su-35 là máy bay chiến đấu đa năng được nâng cấp và hiện đại hóa một cách toàn diện, được cho là sử dụng công nghệ kỹ thuật của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Do đó, nếu đối đầu với máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, nó sẽ tạo ra một lợi thế khác biệt lớn.

Máy bay chiến đấu Su-35 được lắp đặt 150 bộ cảm biến và ăng-ten khác nhau, có thể cung cấp các thông tin toàn diện qua hệ thống máy tính được lắp đặt trên máy bay.

Trong các dòng máy bay chiến đấu Su mà Không quân Nga đang sử dụng thì Su-35 được thiết kế bình chứa nhiên liệu lớn hơn 20%, do vậy thời gian bay của nó cũng tăng theo và có thể kiểm soát được khu vực rộng lớn hơn.

Tại phần thân của Su-35, ngoài hai tên lửa không đối không, nó còn được lắp đặt thêm hai tên lửa Kh-3, loại tên lửa chống tàu hiện đại.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang