Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc–EU mạnh hơn Mỹ-Nhật?

Global Times đăng loạt bài bình luận nhấn mạnh, thời đại hòa bình có thể được đảm bảo bởi Trung Quốc – EU trong khi liên minh Mỹ - Nhật đang tạo ra nhiều bất ổn hơn cho khu vực.

>> Sẽ đến lúc Trung - Mỹ đối đầu trực tiếp
>> Quan hệ Nga - Mỹ căng như dây đàn ?



http://nghiadx.blogspot.com
Báo Trung Quốc, Global Times nhấn mạnh quan hệ Trung Quốc – EU có thể tạo ra một thế kỷ hòa bình. Ảnh minh họa: thedailybell.

Báo Trung Quốc “vừa đấm vừa xoa” EU

Ngay sau sự kiện Phó Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường công du sang Brussels đầu tháng 5, báo Global Times nhấn mạnh quan hệ Trung Quốc – EU có thể tạo ra một thế kỷ hòa bình. Trong năm qua, thương mại Trung Quốc – EU gặt hái được nhiều thành công và chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trung Quốc được kỳ vọng sẽ mở đường cho sự hợp tác sâu rộng hơn nữa khi hai bên tỏ ra rất có thiện chí và nghiêm túc muốn loại bỏ các trở ngại trong quan hệ song phương.

Giới phân tích nhấn mạnh rằng từ những thành công trong lĩnh vực thương mại, cả Trung Quốc nên đặt ra những mục tiêu cao hơn – tạo ra bước đột phá mới trên lĩnh vực chính trị.

Khác với quan hệ Trung – Mỹ, quan hệ Trung Quốc – EU không bị chi phối bởi quá nhiều nguy cơ, cạnh tranh địa chính trị không quá căng thẳng và gay gắt. Điều này tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho hai bên nhằm xây dựng quan hệ đối tác tốt đẹp để không chỉ đảm bảo tối đa hóa lợi ích song phương mà còn để đảm bảo đời sống chính trị toàn cầu trong thế kỷ 21 không bị nhấn chìm trong hiểu lầm Trung – Mỹ.

Lý do là, trong thế kỷ này, bất chấp việc quan hệ Trung - Mỹ được xác định là mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới, nó vẫn đang và sẽ phải đối mặt với vô vàn các thách thức chưa từng có. Cả Trung Quốc và Mỹ đang ngày càng lún sâu vào cuộc cạnh tranh địa chính trị ngoài những bất đồng truyền thống, gay gắt và sâu sắc bởi sự khác biệt trong các giá trị và bản chất của chế độ chính trị. Do đó, trong tương lai, quan hệ Trung – Mỹ có thể ngày càng phức tạp và căng thẳng hơn.

Theo Global Times, EU có nhiều khả năng chấp nhận hệ thống chính trị Trung Quốc như là một phần của một thế giới đa dạng. Những chỉ trích đối với nền chính trị Trung Quốc đến từ phương Tây chủ yếu là do khác biệt về văn hóa chứ không phải là xuất phát từ ý đồ và khao khát muốn lật đổ Trung Quốc mà giới chính trị gia bảo thủ Mỹ vẫn luôn ấp ủ.

Một câu hỏi được đặt ra là quan hệ Trung Quốc – EU hiện nay thực sự tốt đẹp và hứa hẹn nhiều khởi sắc trong tương lai? Đây rõ ràng không phải là câu hỏi dễ trả lời. Trên thực tế quan hệ giữa con rồng châu Á và đồng minh số 1 của Mỹ hiện nay “nồng ấm” hơn nhiều so với năm 2008 khi quan hệ song phương khá căng bởi các xung đột trên nhiều lĩnh vực.

Ngày nay, những tranh chấp đó, chẳng hạn, vấn đề Dalai Lama, thực trạng nền kinh tế thị trường của Trung Quốc cùng như các lệnh cấm vận buôn bán vũ khí sẽ còn cản trở mối quan hệ Trung QUốc – EU. Tuy nhiên, Global Times khuyến cáo, quan trọng là cả hai bên khôn ngoan và sáng suốt để không đẩy các tranh chấp kia đi quá xa, làm hỏng quan hệ song phương. Việc xây dựng lòng tin giữa Trung Quốc và EU là chìa khóa để giải quyết các vấn đề nan giải nhất của thế kỷ này.

Trong thế kỷ 21, mối nguy hiểm lớn nhất chính là nguy cơ Trung Quốc và Mỹ bị đẩy tới một cuộc đụng độ vũ trang.

Do đó, nếu EU có thể đóng vai trò trung gian trong việc giảm nguy cơ này, họ sẽ không bị đẩy ra ngoài rìa của một thế giới phát triển trong tương lai.

Song nếu EU hùa theo Mỹ trong việc chống Trung Quốc, vai trò, địa vị quốc tế của họ chắc chắn sẽ bị giảm đi. Trung Quốc và EU có một cơ hội để đảm bảo hòa bình và ổn định cho thế kỷ 21 và do đó, đồng minh số 1 của Mỹ không nên bỏ qua nó.

Từ những lời lẽ trên, không khó để nhận ra rằng báo Trung Quốc đang gửi đến EU một thông điệp vừa như cảnh báo vừa như khuyên răn. Tuy nhiên, Global Times đã nhấn mạnh, luận điệu trên không có nghĩa là Trung Quốc đang cố lôi kéo EU đứng về phía họ và quay lại chống Mỹ.

Có lẽ, báo này cũng nhận thức rõ thực tế muốn “cướp” đồng minh số 1 của Mỹ là chuyện không dễ dàng, thậm chí, bất khả thi bởi mâu thuẫn thuộc về hệ tư tưởng truyền thống sâu sắc giữa họ: một bên đại diện cho ý thức hệ phương Đông và một bên đại diện cho ý thức hệ phương Tây. Chính bởi mâu thuẫn ý thức hệ trên mà đối với phương Tây, sự trỗi dậy của Trung Quốc được được mô tả phóng đại như là siêu cường thách thức với họ. Global Times cảnh báo, chính cách nhìn nhận vấn đề sai lầm như trên là nguyên nhân dẫn đến tâm lý quan ngại, cản trở sự phát triển của quan hệ song phương của phương Tây và đồng minh của họ trước con rồng châu Á.

Liên minh Mỹ - Nhật Bản gây bất ổn khu vực?

Trong khi nâng tầm quan trọng của mối quan hệ với EU, báo Trung Quốc đăng bài bình luận cáo buộc liên minh Mỹ - Nhật Bản gây bất ổn khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Global Times cáo buộc liên minh Mỹ - Nhật chỉ đẩy khu vực đến bờ vực bất ổn. Ảnh minh họa: washingtonexaminer.

Bài bình luận được đưa ra trong bối cảnh, Mỹ và Nhật Bản vừa đạt được một thỏa thuận mới trong việc chia sẻ sử dụng các căn cứ của quân đội Mỹ trong khu vực Thái Bình Dương.

Theo thông báo của các phương tiện truyền thông, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ được chào đón tại các căn cứ quân sự của quân đội Mỹ tại Philippines và cùng với Mỹ và Philippines sẽ tổ chức và tham gia các cuộc tập trận chung tại các căn cứ này.

Gần đây, khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines ngày càng gia tăng liên quan đến các tranh chấp lãnh hải trên biển Đông, báo Trung Quốc cáo buộc, Philippines bị thúc đẩy bởi các tham vọng kinh tế, muốn mở rộng ảnh hưởng tại biển Đông, đẩy tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn. Ngoài ra, để đối trọng và ngăn chặn Trung Quốc bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của họ tại biển Đông, Philippines tìm mọi cách lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ và Nhật Bản. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho Washington và Tokyo nhúng tay vào các tranh chấp trong khu vực, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.

Với chiến lược “Hướng Đông”, về mặt quân sự, Mỹ đang tìm kiếm khả năng cung cấp các căn cứ vĩnh viễn tại các căn cứ quân sự trong khu vực. Chẳng hạn, họ vừa yêu cầu quay trở lại căn cứ quân sự Subic (Vịnh Subic) của Philippines và triển khai tàu chiến duyên hải tối tân nhất tại đây.

Ngoài ra, Global Times còn cáo buộc, Mỹ liên tục tăng cường tập trận quân sự với nhiều quốc gia khác nhau trong khu vực và các vùng lãnh hải xung quanh Trung Quốc nhằm ngăn chặn con rồng châu Á và tăng cường sự hiện diện của Mỹ trong khu vực.

Về phía Nhật Bản, Global Times mở đầu bằng việc khen ngợi Tokyo “khôn ngoan” khi không can thiệp vào tranh chấp biển Đông. Tuy nhiên, ngay sau đó, báo này phê phán Nhật dỡ bỏ chính sách hạn chế xuất khẩu vũ khí, được xem như là bước đệm để họ xuất khẩu vũ khí hỗ trợ cho các quốc gia có liên quan đến tranh chấp biển Đông.

Không dừng lại ở đó, Nhật Bản còn lên kế hoạch cung cấp tàu tuần tra đến Philippines và giúp Manila đào tạo lực lượng bảo vệ bờ biển.

Từ những động thái này, báo Trung Quốc kết luận Nhật Bản đang có ý đồ mở rộng hoạt động quân sự tại biển Đông đồng thời cho rằng tình hình phức tạp tại đây có lợi cho Tokyo. Nhật Bản cho rằng việc đối đầu với Trung Quốc tại biển Đông sẽ làm loãng sự chú ý của con rồng châu Á đối với tranh chấp chủ quyền quần đảo Điếu Ngư giữa hai nước.

Ngoài ra, Global Times cáo buộc sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài vào tranh chấp biển Đông chỉ càng làm cho tình hình tại đây trở nên phức tạp hơn khi nhờ có sự hậu thuẫn của liên minh Mỹ-Nhật, các quốc gia như Philippines và Việt Nam ngày càng không biết “trời cao đất dày”. Họ ngày càng có nhiều động thái khiêu khích đối với Trung Quốc bao gồm cả việc bắt giữ cả ngư dân đại lục. Báo này cũng không quên cảnh cáo Philippines rằng các cuộc đối đầu với Trung Quốc gần đây của họ có nguy cơ thổi bùng lên một cuộc chiến tranh khu vực. Ngoài ra, việc các quốc gia trong khu vực đẩy mạnh hiện đại hóa quân đội bằng cách vung tiền mua sắm thêm vũ khí tối tân, dấy lên một cuộc chạy đua vũ trang quyết liệt, đe dọa trực tiếp đến hòa bình và ổn định khu vực.

Cuối cùng, Global Times nhấn mạnh việc hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp cho các quốc gia trong khu vực nhằm kìm chế Trung Quốc của Mỹ - Nhật là chiến lược với tầm nhìn hạn chế. Bởi nó không chỉ đe dọa an ninh khu vực mà còn đe dọa đến quan hệ hữu nghị giữa Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản đồng thời hủy hoại những lợi ích to lơn giữa các bên mà nếu hợp tác chân thành và toàn diện họ có thể giành được.

>> Trung Quốc đóng tàu đổ bộ 25.000 tấn

Tàu đổ bộ Trung Quốc
Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc vừa đưa ra bản thiết kế tiêu chuẩn của tàu đổ bộ trực thăng thế hệ mới có lượng giãn nước lên tới 25.000 tấn.

>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng
>> Xu hướng hải chiến hiện đại



http://nghiadx.blogspot.com
Type 071 đánh dấu bước chuyển trong thiết kế tàu đổ bộ của Trung Quốc.


Theo báo chí phương Tây, đây là thiết kế tàu đổ bộ hạng nặng ấn tượng nhất của Trung Quốc tính cho đến thời điểm này.

Có nghĩa là sau thành công với tàu đổ bộ 13.000 tấn Type-071, Trung Quốc đã có thêm một bước tiến đáng kể nữa trong việc thiết kế tàu đổ bộ.

Theo bình luận của Tạp chí Quốc phòng Khán Hòa (Kanwa), tàu 25.000 tấn này có thể mang được 4 tàu đổ bộ đệm khí lớp Zubr của Ukraine, loại tàu này cũng có thể sẽ được bán cho Thái Lan và Malaysia.

Cũng theo thông tin từ Khán Hòa, tàu đổ bộ mới của Trung Quốc có lượng giãn nước 25.000 tấn, dài 211m, đạt vấn tốc tối đa khoảng 43 km/h.

Tàu có khả năng chở 1.068 binh lính và 8 trực thăng, tàu đáp ứng yêu cầu cất hạ cánh của 4 trực thăng hạng năng trong điều kiện sóng gió cấp 6. Tính năng tăng thể của tàu mới được đánh giá tương đương lớp Hyuga của Nhật Bản.

Hệ thống vũ khí gồm có 4 tổ hợp pháo phòng không tầm thấp Type-730 hoặc Type-1130, 2 hệ thống rocket săn ngầm. Hệ thống điện tử sơ bộ có radar 3D, hệ thống tác chiến điện tử, sonar...

Tàu đổ bộ trực thăng được cải tiến hoàn toàn

Báo chí Đài Loan thì cho rằng, nếu đây thật sự là thiết kế tàu đổ bộ trực thăng mới của Trung Quốc thì trong tương lai, nó sẽ có sẽ tạo ra sự thay đổi chiến lược như J-20 vì sẽ làm thay đổi phương thức tác chiến đổ bộ đường biển của Trung Quốc.

Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) dẫn lời truyền thông thế giới nhận xét, Trung Quốc đã có những thay đổi đáng kinh ngạc trong quá trình hiện đại hóa các lực lượng vũ trang, các mặt thay đổi chủ yếu chủ yếu nằm ở “các phương thức tác chiến chiến lược” và vấn đề “kĩ thuật quân sự; sự chuyển đối từ phương hướng tác chiến chiến lược từ lục địa ra đại dương, từ mặt đất lên không trung, từ nhỏ đến lớn, từ cố định sang di động.

Về mặt kĩ thuật, các sản phẩm của nền công nghiệp quốc phòng nước này đang có những thay đổi mạnh mẽ về chất, đáp ứng được yêu cầu tác chiến trong tình hình mới.

Trong các bài báo mới đây, người ta cho rằng, trước khi tàu đổ bộ Type-071 được đưa vào hoạt động, các tàu đổ bộ Trung Quốc vẫn theo một kiểu mô hình tàu há mồm từ thời thế chiến thứ hai. Nhưng từ sau khi tàu Type-071 ra đời (năm 2004), người ta cho rằng tàu này mô phỏng theo tàu San Antonio của Mỹ và lớn thứ hai về lượng giãn nước trong biên chế Hải quân Trung Quốc, sau tàu sân bay Thi Lang.

Từ khi chỉ có 1 chiếc hoạt động vào tháng 12/2006, trong 1 khoảng thời gian ngắn đến tháng 1/2012, đã có 4 chiếc Type-071 được hạ thủy, điều này cho thấy ngành đóng tàu Trung Quốc rất phát triển cũng như việc họ chú trọng như thế nào đối với việc đóng các tàu đổ bộ và công tác đổ bộ đường biển.

Hiện nay, Hải quân Trung Quốc có hai nhiệm vụ cơ bản là nâng cao khả năng tác chiến độc lập tầm xa cũng như hỗ trợ cho các tranh chấp lãnh thổ, ngoài ra còn có thêm vài nhiệm vụ như chống cướp biển, chống khủng bố và các nhiệm vụ khác

Từ sự thay đổi chiến lược về hình dạng tàu, có thể hiểu rằng Trung Quốc muốn gia tăng năng lực tác chiến đổ bộ đường biển, tạo ra phương án thứ hai trong các hành động tác chiến trong tương lai.

Như vậy, có thể thấy nếu phát triển tàu Type-081, nó phải đảm bảo các yêu cầu: tầm xa, cơ động, hiện đại, vận tải tốt của Trung Quốc.

Học tập chiến lược của Mỹ

Với khả năng mang được nhiều phương tiện cơ giới đường bộ, binh sĩ và trực thăng, tàu đổ bộ thế hệ mới Type 081 của Trung Quốc có thể tạo ra các thay đổi sau đây đối với phương thức tác chiến chiến lược.

- Với sự góp mặt của trực thăng, việc đổ bộ sẽ có thể không cần chi viện hỏa lực của thiết giáp hạng nhẹ và pháo.
- Với khả năng tác chiến tổng hợp, cơ động, hỏa lực hiện đại của trực thăng, giai đoạn vừa đổ bộ việc lập cầu tàu sẽ không còn quá phức tạp nữa.
- Với khả năng tấn công càng ngày càng xa của trực thăng và trong tương lai có thể là các loại máy bay tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng, trong thời gian đổ bộ, cầu tàu đổ bộ sẽ không bị áp chế bởi hỏa lực của pháo mặt đất nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Diện mạo tàu đổ bộ Trung Quốc trong tương lai.

- Với các loại trực thăng hỗn hợp tấn công và vận tải, việc tấn công sẽ diễn ra nhanh chóng và cơ động hơn, có thể dễ dàng chuyển quân từ cầu tàu đổ bộ vào tung thâm đối phương.

- Dù không có hàng không mẫu hạm nhưng với loại tàu đổ bộ trực thăng mới này, năng lực kiểm soát chiến trường vẫn hoàn toàn được bảo đảm và hoàn toàn giống như đặc tính của một nhóm tác chiến tàu sân bay kiểu Mỹ, nhất là khi Trung Quốc có được các loại tiêm kích cất và hạ cánh thẳng đứng. Khi đó, khả năng tác chiến đường biển của nước này sẽ được nâng cao.

- Ngoài trực thăng vận tải và tấn công, trên tàu còn có thể có trực thăng chống ngầm, khi đang hành quân hoặc tiến hành các hành động tiến công đường biển, trực thăng chống ngầm có thể tham gia thám trắc và tiêu diệt tàu ngầm đối phương.

Trung Quốc đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội và có những bước tiến đáng kể trong vấn đề này. Nhờ nền kinh tế phát triển, Trung Quốc đã có sự trợ giúp rất lớn về phát triển quốc phòng.

Hiện nay, các khái niệm tác chiến cũng như sự phát triển của các chiến dịch tác chiến của họ đã dần dần học theo Mỹ.

>> Chiến tranh thế giới thứ 3 xảy ra nếu Mỹ đánh Iran

Chiến tranh thế giới thứ 3
Nếu Mỹ và các đồng minh thực sự muốn tấn công Iran thì một cuộc chiến tranh thế giới thế giới thứ 3 sẽ nổ ra.




http://nghiadx.blogspot.com
Ông Trương Triệu Trung: "Trung Quốc sẽ không để yên cho Mỹ nếu Iran bị tấn công"

Trang web chính thức của Pei Cobb Freed & Partners của Đức mới đây có bài bình luận, nếu Mỹ và các đồng minh thực sự muốn tấn công Iran thì một cuộc chiến tranh thế giới thế giới thứ 3 sẽ nổ ra.

Như vậy, “Tập đoàn phương Đông” là Trung Quốc và Nga sẽ đối đầu với “Tập đoàn phương Tây” do Mỹ dẫn đầu.

Do an ninh quốc gia của Trung Quốc liên quan chặt chẽ với Iran, Thiếu tướng Trung Quốc Trương Triệu Trung cho biết, nếu Mỹ tấn công Iran, Trung Quốc sẽ chuẩn bị cho cuộc chiến tranh thế giới thứ 3.

Năm 1999, ông Trương Triệu Trung đã từng xuất bản một cuốn sách mang tựa đề “Ai là mục tiêu tiếp theo?”. Phải chăng nếu tiến hành một cuộc tấn công Iran, thì mục tiêu tiếp theo của người Mỹ sẽ là Trung Quốc.

Theo Sina, đây không chỉ là đánh giá của riêng cá nhân ông Trương, mà là đánh giá nghiêm túc của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Nếu cuộc chiến tranh thế giới có xảy ra thật thì Trung Quốc sẽ không hành động một mình, mà Nga cũng phải tham gia vào cuộc chiến này.

Trên thực tế hiện này, Trung Quốc đang áp dụng chính sách “dùng tư bản để chống lại chủ nghĩa tư bản” bằng các thủ đoạn cạnh tranh.

Trung Quốc luôn chủ động làm ăn với các nước phương Tây để tìm kiếm lợi ích tại đây, trợ giúp những đối tượng được cho là “kẻ thù” của Mỹ tại Trung Đông và châu Phi. Đồng thời cơ quan tình báo của Trung Quốc luôn tìm cách làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ tại những khu vực này.

>> Thực hư về sức mạnh tàu ngầm Trung Quốc

Hiện tại, Iran và Syria là những đồng minh quan trọng của Trung Quốc và Nga, tương lai của khu vực Trung Đông liên quan chặt chẽ đến lợi ích chiến lược của Trung Quốc và Nga.

Một cuộc chiến tranh sẽ không nổ ra trực tiếp giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc, mà cuộc chiến giữa Mỹ và Iran sẽ tạo ra tiền đề cho một cuộc chiến tranh thế giới trong tương lai.

Năm 2011, Nguyên Tham mưu trưởng Hải quân Nga, ông Victor Kravchenko cũng tuyên bố, nếu nước nào tấn công tàu chiến của Nga tại Syria, thì nước đó là tự phát động một cuộc chiến tranh và Nga sẽ có đủ khả năng để tiến hành một cuộc phản công.

Cuốc sách “Ai là mục tiêu tiếp theo?” của ông Trương được xuất bản năm 1999, cũng tại thời điểm này Mỹ đã đánh bom “nhầm” vào Đại sứ quán Trung Quốc tại Nam Tư.

Tuy nhiên, người Trung Quốc lại cho rằng, tuyên bố đánh bom nhầm của Mỹ chỉ là cái cớ, đó là một "phép thử chiến lược" đối với Trung Quốc.

Với sự phát triển vượt trội về sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc hiện nay, mục tiêu hàng đầu tiếp theo của Mỹ là kiềm chế bằng được Trung Quốc.

>> Biển Đông : Philippines không sợ tàu lớn TQ

Phó đô đốc Alexander Parma xác nhận, chính căng thẳng trên bãi Scarborough đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình tăng cường năng lực phòng thủ và nâng cao đầu tư trang bị cho quân đội của chính phủ Philippines (trước những hành động lấn lướt, đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc – PV), tuy nhiên dù chưa được hiện đại, “hoành tráng” như Bắc Kinh, nhưng vị Tư lệnh này tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Chính phủ trong khả năng có thể.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Hải giám 75 của Trung Quốc cùng với Hải giám 81, Ngư chính 310 "làm mưa làm gió" trên bãi cạn Scarborough những ngày qua, đủ để chiếm quyền kiểm soát bãi Scarborough từ Philippines, nhưng vẫn chưa là gì nếu so với các chiến hạm, tàu ngầm của hạm đội Nam Hải

Trong bối cảnh tranh chấp trên biển Đông leo thang sau khi Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines, Manila ý thức rằng muốn bảo toàn lãnh thổ trước ý đồ bành trướng của Bắc Kinh, tăng cường năng lực phòng thủ cho quân đội là việc không thể không làm, hơn nữa lại phải làm luôn và làm ngay.

>> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á

Tuy nhiên, dư luận giới phân tích cũng như báo giới Philippines có vẻ như không mặn mà lắm với chiếc tàu cũ của Cục Cảnh sát bờ biển Mỹ vừa được Manila sắm về nhằm tăng cường sức mạnh cho hải quân.

Sự hững hờ ấy phần lớn xuất phát từ sự choáng ngợp trước quy mô hoành tráng của lực lượng tàu Hải giám và Ngư chính mà Trung Quốc đang làm mưa làm gió trên biển Đông, nhất là trên bãi Scarborough những ngày qua.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm cũ lớp Hamilton Mỹ vừa bàn giao cho Philippines hôm 22/5 so với các tàu Hải giám, Ngư chính của Trung Quốc trên biển Đông, nhiều người dân Philippines có cảm giác tàu của họ còn "khiêm tốn"

Để trấn an dư luận, hôm thứ 7 ngày 26/5 đã lên tiếng phân tích với báo giới, dưới góc độ quân sự thì kích thước và tuổi tác của chiếc tàu vừa mua từ Mỹ về không phải vấn đề quá quan trọng.

Ông cũng nhấn mạnh thêm, việc nâng cấp năng lực phòng thủ là một kế hoạch lớn đã được khởi động từ vài năm trước đây chứ không phải đến lúc xảy ra vụ Scarborough Manila mới tính đến.

“Tuy nhiên, muốn cải tiến công nghệ, nâng cấp thiết bị hiện đại như hải quân Mỹ cũng phải có thời gian cho sĩ quan, thủy thủ hải quân Philippines làm quen với thiết bị”, Phó đô đốc Alexander Parma cho hay, “ngay cả nếu tôi có tất cả số tiền trên thế giới này, bản thân tôi cũng sẽ không mua các thiết bị quân sự tiên tiến nhất ngay lập tức. Lý do là cái gì cũng phải có quá trình, bạn đang cưỡi một chiếc xe đạp và (không thể) đột nhiên bạn mua và sử dụng ngay một chiếc Mercedes Benz”.

http://nghiadx.blogspot.com
Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó đô đốc Alexander Parma chia sẻ với những băn khoăn của báo giới và công luận về chiếc chiến hạm cũ "bé hạt tiêu" vừa nhập từ Mỹ khi so sánh nó với tàu Trung Quốc

Trong bài phát biểu của mình, Tư lệnh Hải quân Philippines cho biết: “Chúng tôi liên tục phải đối mặt với những thách thức cũng như các lực lượng khác trong quân đội, đó là nhu cầu cấp thiết phải nâng cao năng lực quốc phòng và khả năng ứng phó với các mối đe dọa mang tính khu vực và xuyên quốc gia”.

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam

Ông Alexander Parma cho hay, trong bối cảnh khó khăn kinh tế như hiện nay mà chính phủ đã tìm cách đảm bảo cho hải quân chiến hạm BRP Del Pilar PF-15 và BRP Alcaraz PF-16, trong đó một chiếc sẽ vận hành vào tháng 12 năm nay, đồng thời còn nỗ lực mua thêm các tàu tuần tra nhỏ cung cấp cho lực lượng Cảnh sát biển, đó là một sự cố gắng lớn.

http://nghiadx.blogspot.com
Phó đố đốc Alexander Parma và Ngoại trưởng Philippines cung cấp bằng chứng tàu Hải giám 75, 81 Trung Quốc xâm phạm bãi Scarborough hôm 10/4. Trong lúc căng thẳng leo thang giữa Philippines với Trung Quốc, người ta thấy được sự đồng thuận cao độ giữa người dân - quân đội và chính phủ Philippines

“Cần phải có một giai đoạn chuyển tiếp cho lực lượng của chúng tôi để có được các kiến thức và kỹ năng cần thiết. Điều đó thậm chí còn quan trọng hơn là có được bất cứ điều gì khác”, Tư lệnh Hải quân Philippines nhấn mạnh, “Phải thừa nhận rằng, quân đội đã không nhận được sự quan tâm đúng mức trong một thời gian, điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì Chính phủ còn nhiều mối ưu tiên khác”.

Phó đô đốc Alexander Parma xác nhận, chính căng thẳng trên bãi Scarborough đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình tăng cường năng lực phòng thủ và nâng cao đầu tư trang bị cho quân đội của chính phủ Philippines (trước những hành động lấn lướt, đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc – PV), tuy nhiên dù chưa được hiện đại, “hoành tráng” như Bắc Kinh, nhưng vị Tư lệnh này tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ những nỗ lực của Chính phủ trong khả năng có thể.
Chốt lại những băn khoăn, thắc mắc từ phía các phóng viên khi thấy tàu Trung Quốc to hơn, hoành tráng hơn “tàu nhà”, Phó đô đốc Alexander Parma khẳng định: “Kích thước của tàu phù hợp với nhu cầu hoạt động của chúng tôi. Nó không phải là mới, nhưng sau đó một lần nữa, nó là một bước dễ dàng hơn để chuyển tiếp vào các kỹ năng cần thiết cho hoạt động tàu hiện đại”.

Đòi hỏi nâng cấp vũ khí trang bị, nâng cao sức mạnh phòng thủ trong bối cảnh mối uy hiếp từ Trung Quốc trên biển Đông ngày một gia tăng là yêu cầu chính đáng và tất yếu.

Phát biểu của Tư lệnh Hải quân Philippines, Phó đô đốc Alexander Parma đã cho thấy những nỗ lực rất lớn từ phía chính phủ của Tổng thống Aquino III, nhưng đồng thời cũng thể hiện rõ sự thấu hiểu – cảm thông, đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng giữa quân đội nước này với chính phủ.

http://nghiadx.blogspot.com
5 tàu chiến hiện đại nhất hạm đội Nam Hải kéo theo 48 quả tên lửa áp sát lãnh hải Philippines trong những ngày căng thẳng leo thang vẫn không làm Manila sợ hãi, chính phủ và người dân vẫn giữ bình tĩnh, tỉnh táo để nói chuyện phải trái với Bắc Kinh (hình minh họa: Tàu chiến hạm đội Nam Hải diễn tập trên biển Đông)

Ở một đất nước còn rất nghèo so với Trung Quốc và bối cảnh chính trị cũng khá phức tạp, các đảng phái hoàn toàn có thể lợi dụng cơ hội này (căng thẳng trên bãi Scarborough) để gây sức ép với chính phủ của ông Aquino mà quân đội sẽ là một kênh lợi hại, nhưng những phản ứng vừa qua của Philippines đã thể hiện rõ nét tính thống nhất trên – dưới, chính phủ - người dân trong đối sách chống lại sự bành trướng của Bắc Kinh trên biển Đông là một điểm sáng đáng chú ý.

Về kế hoạch hiện đại hóa quân đội và nâng cao sức mạnh phòng thủ quốc gia không phải việc một sớm một chiều, cứ muốn là được. Trước đó, Trung tá Nerelito Martinez thuộc Hạm đội Philippines cho biết, theo kế hoạch chiến lược 15 năm, hải quân Philippines sẽ cần 500 tỉ peso để nâng cấp hệ thống trang bị, vũ khí khí tài nhằm nâng cao năng lực phòng thủ.

http://nghiadx.blogspot.com
Nỗ lực hiện đại hóa quân đội, nâng cao khả năng phòng thủ của Philippines đã và đang nhận được sự hưởng ứng, tương trợ từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Ảnh: Tàu ngầm tấn công USS North Carolina hải quân Mỹ bất ngờ xuất hiện trên cảng Subic gần Scarborough đúng lúc căng thẳng leo thang là một tín hiệu bảo vệ đối với Philippines?

Chỉ tính riêng Hạm đội Philippines sẽ cần phải trang bị thêm 4 chiến hạm tên lửa chiến lược (SSVs) có khả năng vận chuyển 1 lữ đoàn thủy quân lục chiến, 18 tàu vận tải đổ bộ (LCU), 3 tàu hậu cần hỗ trợ, 3 tàu kéo, 12 tàu tuần tra CPIC, 8 máy bay tuần tra hàng hải lội nước (AMPA), 18 trực thăng hải quân cất hạ cánh trên khu trục hạm và tàu hộ tống, 8 trực thăng đa năng (MPH) đi kèm chiếc SSVs….

Chi phí quân sự luôn là một bài toán nan giải đối với các chính phủ, trong khi những nước nghèo lại đang bị đe dọa, uy hiếp gánh nặng ấy còn lớn hơn gấp bội. Những nỗ lực từ phía Philippines đã và đang nhận được sự ủng hộ từ Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Trong khi Mỹ bán chiến hạm cũ cho Philippines và thúc đẩy viện trợ, Nhật Bản gần đây cũng có những hành động thực tế nhằm giúp Philippines tăng cường khả năng phòng thủ trên biển để đối phó với những mối uy hiếp từ bên ngoài.

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Xe bọc thép chở quân BTR-80, hệ thống phun lửa TOS-1, hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander, hệ thống rocket phóng loạt Smerch.

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)


6. Xe bọc thép chở quân BTR-80


http://nghiadx.blogspot.com
BTR-80 (mil.ru)

Xe bọc thép chở quân bánh lốp BTR-80, được chế tạo vào đầu thập kỷ 1980 để thay thế các xe lạc hậu và không hiệu quả BTR-70, được nhận vào trang bị vào năm 1986. Ngoài Nga, xe này còn có trong trang bị của 25 nước khác, liên tục được hiện đại hóa và vẫn đang được sản xuất.

BTR-80 đôi khi cũng được xuất khẩu. Ví dụ, năm 2010, Bộ Quốc phòng Nga đã tặng cho Palestine 50 xe bọc thép chở quân BTR-80 lấy từ kho.

Hiện nay, BTR-80 là xe bọc thép chở quân chủ lực của quân đội Nga.

BTR-80 có chiều dài 7,7 m, chiều rộng 2,9 m, độ cao 2,5 m và trọng lượng 13,6 tấn. Xe 8 bánh BTR-80 có khả năng chở đến 7 lính, cùng 3 thành viên kíp xe. BTR-80 được trang bị vỏ giáp thép cán, có khả năng chạy với tốc độ đến 80 km/h trên đường nhựa, dự trữ hành trình 600 km.

Trong đa số các trường hợp, BTR-80 được trang bị các súng máy KPVT và PKT cỡ 14,5 và 7,62 mm. Song cũng có các biến thể trang bị vũ khí uy lực hơn, ví dụ như pháo tự động 30 mm 2А72 (BTR-80А).

Trên cơ sở BTR-80, đã chế tạo một số biến thể xe đặc chủng, trong đó có đài chỉ huy-quan sát, trạm gây nhiễu, xe cứu kéo và phục hồi bọc thép, xe trinh sát và xe trinh độc-phóng xạ bọc thép.

BTR-80 từng tham chiến ở Afghanistan, 2 chiến dịch ở Chechnya và cuộc chiến ở Nam Ossetya.

Quân đội Nga hiện đang được cung cấp biến thể hiện đại hóa của BTR-80 là BTR-82А.

Trong tương lai, Nga dự kiến thay thế các xe bọc thép chở quân này bằng các xe bọc thép chở quân được chế tạo trên cơ sở bệ mang thiết giáp vạn năng đang được phát triển.

2. Bão lửa TOS-1 Buratino

http://nghiadx.blogspot.com
TOS-1 (Aleksandr Kotomin)

Hệ thống phun lửa hạng nặng (TOS) Buratino được phát triển trong thập kỷ 1970 trên cơ sở khung gầm xe tăng Т-72.

Ở cấu hình ban đầu, hệ thống gồm 1 xe bệ phóng chạy xích với cụm 30 ống phóng và 1 xe tiếp đạn (TZM) sử dụng khung gầm xe tải KrAZ-255B.

Hiện nay, Bộ đội Phòng chống bức xạ-hóa sinh của Nga sử dụng các xe mang 24 ống phóng, còn có tên gọi Kaunas.

Buratino đã hoàn thành thử nghiệm nhà nước vào năm 1980 và được khuyến nghị đưa vào trang bị quân đội Liên Xô.

Năm 1988-1989, TOS-1 đã tham chiến ở Afghanistan, và chiến dịch Chechnya lần thứ hai vào tháng 3/2000.

Xe chiến đấu Buratino có trọng lượng 46 tấn, kíp xe 3 người, tầm bắn 400-6.000 m (tùy thuộc loại rocket). Diện tích sát thương của Buratino là đến 1.000 m2 khi sử dụng đạn gây cháy và đến 2.000 m2 khi sử dụng rocket nhiệt áp. Để tiêu diệt chính xác mục tiêu, xe được trang bị máy ngắm quang học và máy đo xa laser.

Năm 2001, dựa trên Buratino, Nga đã phát triển hệ thống mới TOS-1А Solntsepek. Xe chiến đấu mang 24 ống phóng và được trang bị các loại đạn uy lực mạnh hơn.

3. Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander

http://nghiadx.blogspot.com
Iskander phóng đạn (mil.ru)

Hệ thống tên lửa chiến dịch-chiến thuật Iskander, được chế tạo trong thập niên 1990 và nhận vào trang bị của quân đội Nga vào năm 2007.

Iskander do Viện thiết kế chế tạo máy Kolomna (KBM) phát triển, được giới thiệu công khai vào năm 1999 tại triển lãm MAKS ở Zhukovsky, ngoại ô Moskva. Mục tiêu chính của Iskander trong chiến đấu là các hỏa điểm, phương tiện phòng không, phòng thủ tên lửa, sân bay, sở chỉ huy, đầu mối liên lạc và các mục tiêu hạ tầng the chốt của đối phương.

Hệ thống Iskander bao gồm xe bệ phóng, xe tiếp đạn, xe chỉ huy-tham mưu, xe bảo dưỡng kỹ thuật, trạm chuẩn bị thông tin và xe bảo đảm sinh hoạt.

Hiện nay, Iskander có 3 biến thể: Iskander-E dùng để xuất khẩu với xe bệ phóng mang 1 tên lửa, Iskander-К trang bị tên lửa hành trình và Iskander-М trang bị tên lửa đường đạn tầm ngắn mới. Tùy chủng loại tên lửa sử dụng, Iskander có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở tầm 280-500 km.

Thời gian chuẩn bị để phóng tên lửa của hệ thống từ 4-16 phút, nhịp phóng là 2 phút (với xe bệ phóng 9P78 trang bị 2 tên lửa).

Tên lửa có thể mang nhiều loại phần chiến đấu khác nhau như: đầu đạn chùm chứa các đạn con tạo mảnh, xuyên lõm, tự dẫn hay nổ khối, phá-gây cháy, tạo mảnh-gây cháy hay xuyên. Ngoài ra, các tên lửa có thể mang cả đầu đạn hạt nhân.

Đến năm 2020, Lục quân Nga dự định nhận vào trang bị 120 hệ thống Iskander. Nga đang sử dụng Iskander như một trong những đối trọng trong cuộc đối thoại chính trị với Mỹ và NATO về vấn đề triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu.

Các đối trọng khác là hiện đại hóa tiềm lực hạt nhân của Nga và xây dựng các trạm radar loại Voronezh mới.

7. Hệ thống rocket phóng loạt Smerch

http://nghiadx.blogspot.com
Smerch (mil.ru)

Hệ thống rocket phóng loạt Smerch được phát triển vào nửa đầu thập niên 1980 và nhận vào trang bị vào năm 1987.

Smerch do Viện TULGOSNIITOCHMASh (nay là GNPP Splav) phát triển.

Đến năm 1990, Smerch với tầm bắn tối đa 90 km được coi là hệ thống rocket phóng loạt có tầm bắn xa nhất thế giới. Hiện nay, đứng đầu về chỉ số này là hệ thống WS-1 của Trung Quốc với tầm bắn đến 180 km.

Tùy thuộc vào biến thể, hệ thống Smerch có thể được trang bị 4, 6 hay 12 ống phóng rocket 300 mm.

Kíp xe chiến đấu Smerch gồm 3 người. Smerch cần hơn 40 giây để thực hiện xong loạt bắn 12 quả đạn rocket, thời gian để khẩn cấp thoát ly trận địa bắn là không quá 3 phút.

Đạn rocket của Smerch có thể được trang bị phần chiến đấu dạng chùm, tự dẫn hay nổ lõm-tạo mảnh, phá-mảnh và nhiệt áp. Ngoài ra, Smerch có thể sử dụng để rải mìn chống tăng hay phóng máy bay không người lái trinh sát.

Một trong những nhược điểm chính của Smerch là giá cao, một trung đoàn Smerch có giá gần 200-220 triệu rúp.
Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga trong khuôn khổ chương trình vũ khí nhà nước giai đoạn 2011-2020 đang mua sắm các hệ thống rocket phóng loạt mới Tornado-S cỡ 300 mm.

Trong tương lai, Tornado-S sẽ thay thế các hệ thống Smerch đã lạc hậu trong quân đội Nga.

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2012

>> Bước tiến trong công nghệ tên lửa chiến thuật Trung Quốc

Tên lửa chiến thuật M20 được dẫn đường bởi máy bay không người lái, có thể thay đổi quỹ đạo bay, độ chính xác bắn trúng 30-50 km.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 của Trung Quốc, dùng cho xuất khẩu.


Tờ “Kanwa Defense Review” Canada đưa tin, gần đây Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Hàng không Trường Chinh Trung Quốc đã 2 lần trưng bày tên lửa chiến dịch chiến thuật tầm ngắn M20 tại triển lãm quốc tế, Công ty Bảo Lợi cũng đang bán giúp hệ thống tên lửa này, nó được thiết kế bởi Viện 9, Tập đoàn Kỹ thuật Hàng không Trung Quốc, viện nghiên cứu này cũng đã thiết kế tên lửa chiến dịch chiến thuật tầm ngắn như DF-15.

>> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander
>> Tìm hiểu gia đình tên lửa đạn đạo Ấn Độ

Trong nhiều cuộc triển lãm, M20 là “tên lửa chiến dịch chiến thuật”, chứ không phảilà “tên lửa đạn đạo” hay “đạn đạo đất đối đất”.

Sự thay đổi của tên gọi tức là có sự thay đổi của công nghệ. Trong triển lãm IDEX 2011 tại Abu Dhabi, Thủ đô Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, đã cho khách hàng xem về đạn đạo (hay: đường bay) của M20, nhìn vào màn hình thấy có ít nhất một chiếc xe mẫu đã sản xuất, có nghĩa là M20 thực sự là hệ thống tên lửa có thể xuất khẩu bất cứ lúc nào.

Tên lửa M20 bước vào trạng thái bay ngang ở đoạn giữa, sau đó tiếp tục lên cao, độ cao bay lớn nhất là 50 km, đoạn cuối tên lửa bay giảm độ cao và quay trở về bầu khí quyển.

Điều này có nghĩa là tên lửa thay đổi đường đạn theo phương thức 2 lần lên cao, hoàn toàn không phải là trạng thái bay đường vòng cung đơn nhất, trong khi đó “tên lửa đạn đạo” truyền thống dùng để chỉ vật thể có trạng thái bay vòng cung.

M20 đã có đường bay đoạn giữa linh hoạt hơn và có khả năng thay đổi quỹ đạo nhất định, đã gây khó khăn cho việc đánh chặn đoạn giữa. Ngoài ra, góc tấn công sau khi quay trở về bầu khí quyển ở đoạn cuối đạt tới 90 độ, hầu như chạm đất theo góc thẳng đứng, nếu đúng là như vậy cũng đã tạo ra khó khăn tương đối lớn cho việc đánh chặn đoạn cuối, đồng thời có nghĩa là tốc độ bay tương đối cao. Phương thức tấn công thẳng đứng này cũng có lợi lớn cho việc tấn công mục tiêu dưới lòng đất.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 Trung Quốc.

M20 áp dụng phương thức phóng nghiêng, góc phóng ngang là 45-65 độ, góc phương vị là +-30 độ, 4 binh sĩ làm nhiệm vụ phóng, thời gian chuẩn bị phóng là 12 phút.

Đã áp dụng phương thức phóng 2 nòng phổ biến hiện nay, một tiểu đoàn phóng có 6 xe phóng, 6 xe nhồi, 1 xe chỉ huy, 36 tên lửa. Như vậy cơ bản có thể thấy được phương thức triển khai tên lửa chiến dịch chiến thuật phiên bản xuất khẩu do Trung Quốc phát triển, đó là 1 xe phóng có thể sử dụng lại 2 lần.

Do M20 áp dụng dẫn đường INS+GPS ở đoạn giữa, vì vậy tấn công có độ chính xác tương đối cao, trong tầm phóng 280 km, độ chính xác dẫn đường đơn INS là 100 m, độ chính xác dùng cả INS+GPS là 50 m, trên màn hình ti vi thì nó được cho là có độ chính xác bắn trúng tới 30 m.

M20 hiện sử dụng GPS dân dụng, trong hình hiển thị tại IDEX 2011, M20 nhận được sự dẫn đường của 3 vệ tinh, một khi mạng vệ tinh định vị Bắc Đẩu (30 chiếc vệ tinh) được xây dựng xong, độ chính xác định vị Bắc Đẩu phiên bản quân sự sẽ cao hơn, tức là độ chính xác tấn công của M20 cũng sẽ cao hơn.

Thiết kế ngoại hình của đầu đạn tương tự như Iskander của Nga, là “mũi dùi” đôi, ưu điểm của kiểu thiết kế này là có thể căn cứ vào nhu cầu, cung cấp không gian hiệu quả để tăng cường dẫn đường đoạn cuối, một khi có thêm dẫn đường đoạn cuối thì độ chính xác chắc chắn cao hơn.

Hệ thống dẫn đường đoạn cuối của Iskander áp dụng quang học, độ chính xác cuối cùng đạt 30 m, hầu như tiến sát độ chính xác của tên lửa hành trình. M20 có chiều dài 7.815 mm, đường kính 750 mm, trọng lượng bay là 4.010 kg.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Iskander của Nga.

Chuyên gia tên lửa đất đối đất Trung Quốc cho rằng, muốn tăng thêm hệ thống dẫn đường đoạn cuối cho đầu đạn của M20 tương đối đơn giản, kỹ thuật có sẵn, chỉ cần xem xét có cần thiết và có muốn chi phí hay không.

Bởi vì, dựa vào dẫn đường đoạn giữa GPS, độ chính xác đã đạt 50 m, đối với vũ khí loại này như vậy là được. Điều này cho thấy, hệ thống dẫn đường đoạn cuối của tên lửa đất đối đất mà Lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc trang bị đã không còn tồn tại vấn đề kỹ thuật/công nghệ.

Tầm phóng của M20 là 100-280 km, vậy làm thế nào để phát hiện mục tiêu tấn công? Trên sơ đồ hiển thị, sử dụng máy bay không người lái làm chỉ thị mục tiêu, sau đó nạp dữ liệu về trung tâm chỉ huy, tên lửa lập tức được phóng đi.

Điều này có thể chính là một nguyên nhân Không quân Trung Quốc triển khai máy bay không người lái ở Mai Châu.

M20 có đặc điểm tác chiến hệ thống như thế nào? Hệ thống tác chiến tổng thể này bao gồm hệ thống tên lửa đa nòng A200 áp dụng công nghệ dẫn đường GPS, tầm phóng 200 km; và tên lửa đa nòng A100 dẫn đường đơn giản, tầm phóng 100 km.

Ngoài ra còn có tên lửa đa nòng WS15 40, tầm phóng 20-45 km, cỡ nòng 122 mm. Được biết, tầm phóng này lớn hơn nhiều BM21 của Nga, vì vậy có triển vọng xuất khẩu thay cho BM21.

Trọng lượng phóng của tên lửa đa nòng A100, A200 lần lượt là 710-727, 726 kg, đường kính đều là 301 mm, trọng lượng đầu đạn không được công khai. Vì vậy, “đối kháng hệ thống” về tầm phóng được M20 và A100, A200 thực hiện.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chiến thuật M20 Trung Quốc.

>> Ấn Độ sẽ trở thành siêu cường tên lửa ?

Thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ phóng thử thành công tên lửa Agni-5


Trang web brahmand dẫn lời Giám đốc điều hành Công ty BrahMos Aerospace ông Sivathanu Pillai mới đây cho hay, thông qua công nghệ chế tạo tên lửa siêu thanh, Ấn Độ sẽ trở thành một siêu cường mới trong lĩnh vực tên lửa trong 5 năm tới.

>> Ấn Độ 'ảo mộng' với tên lửa ?

Ông Pillai cho biết thêm, sau khi nắm vững được kỹ thuật sản xuất tên lửa hành trình, Ấn Độ đã bắt đầu triển khai chương trình nghiên cứu và phát triển tên lửa cỡ lớn, có tốc độ bay tăng từ 2,8 đến 7 Mach.

Theo kế hoạch, khai niệm tên lửa hành trình siêu thanh cao cấp sẽ xuất hiện tại Ấn Độ trong năm 2016



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa siêu thanh BrahMos của Ấn Độ

 Thông qua chương trình nghiên cứu tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos, Ấn Độ đã đạt đến trình độ quốc tế trong lĩnh vực sản xuất tên lửa.

Ông Pillai còn cho rằng, về tốc độ và độ chính xác thì tên lửa của Ấn Độ đứng nhất nhì thế giới hiện nay, trong khi các nước khác hầu hết chỉ sản xuất được các loại tên lửa cận âm.

Hiện tên lửa siêu thanh cao cấp BrahMos của Ấn Độ được đánh giá là có tốc độ bay lớn gấp 3 lần tên lửa Tomahawk và Harpoon của Mỹ.

Ngoai ra, Ấn Độ đã thành công trong việc gắn tên lửa BrahMos trên các máy bay chiến đấu. Hiện động cơ mới cho loại tên lửa này vẫn đang được tiếp tục phát triển.

Trong thời gian tới, Ấn Độ sẽ tiến hành công tác thử nghiệm cuối cùng trong việc phóng tên lửa BrahMos từ máy bay chiến đấu hiện đại Su-30 MKI.

Về trọng lượng của loại tên lửa này, tới đây nó sẽ được thiết kế nhỏ gọn hơn để đảm bảo tốc độ bay nhanh, pham vị và độc chính xác tốt hơn. Đồng thời có thể dễ dàng phối hợp với các loại máy bay chiến đấu.

Ông Pillai tiết lộ, chương trình thử nghiệm phóng tên lửa BrahMos từ tàu ngầm hiện đang bước vào giai đoạn cuối cùng.

Ngoài ra, trong thời gian tới tên lửa BrahMos Block III cũng được quân đội Ấn Độ triển khai tại các khu vực vùng núi cao để tăng cường khả năng phòng thủ mặt đất.

>> Chán 'đồ cũ' của Mỹ, Philippines tậu Su-30K mới từ Nga?

Không quân Philippines đã được bơm tiền để mua sắm các máy bay chiến đấu, nhưng việc lựa chọn mặt hàng phù hợp đôi khi lại là vấn đề không hề đơn giản.


http://nghiadx.blogspot.com
F-16 Fighting Falcon


Bộ Quốc phòng Philippines mới đây đã từ chối mua các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon cũ từ Mỹ. Lý do, theo Tổng thống Philippines Benigno Aquino là chi phí cho vận hành và bảo trì các máy bay chiến đấu này rất tốn kém.

>> Điểm mặt 5 'lưỡi kiếm' của Trung Quốc đang chĩa vào Philippines

Trước đó, Tổng thống Benigno Aquino ngày 16 tháng 5 đã tuyên bố Philippines sẽ chi 1,6 tỉ đô la để mua các loại máy bay quân sự do các quốc gia ngoài Mỹ sản xuất.

Theo ông Aquino, Philippines sẽ chi từ 400 đến 800 triệu đô la cho một phi đội máy bay, và dự kiến nước này sẽ mua hai phi đội máy bay mới (mỗi phi đội gồm 12-13 máy bay).

Mua cũ hay sắm mới?

Tổng thống Benigno Aquino khẳng định rằng, Philippines hoàn toàn có thể mua những thương hiệu máy bay chiến đấu mới và hiện đại của những nước có nền sản xuất tiên tiến khác chứ không nhất thiết phải chạy theo Hoa Kỳ.

Benigno Aquino chưa tiết lộ về danh tính các quốc gia hay thương hiệu máy bay mà nước này định đặt mua. Tuy nhiên, nhiều khả năng sẽ là các công ty của Nga, Nam Phi hay Pakistan hoặc một số nước châu Âu khác.

Cuối năm 2011, Philippine đã đề nghị Mỹ cung cấp miễn phí một loạt chiến đấu cơ F-16 đã qua sử dụng và cũng sẵn sàng chi tiền để sửa chữa và hiện đại hóa các máy bay chiến đấu cũ được lựa chọn từ nghĩa địa máy bay ở Arizona, Hoa Kỳ.

Kết quả những cuộc đàm phán không được công bố chính thức, nhưng trong tháng 2 năm 2012, Bộ Ngoại giao Philippines đã bắt đầu với các cuộc đàm phán về việc cung cấp một đến hai phi đội máy bay chiến đấu F-16 của Hoa Kỳ.

Hiện nay, Philippine là một trong những nước có nhu cầu lớn về máy bay quân sự trong khu vực Đông Nam Á. Nước này rất cần những chiến đấu cơ đủ sức bảo vệ lãnh hải của họ, bao gồm các địa điểm thăm dò và khai thác dầu trước sự “nhòm ngó” từ phía Trung Quốc cũng như những nước khác trong khu vực.


http://nghiadx.blogspot.com
Nghĩa địa máy bay ở Arizona, Hoa Kỳ

Ngoài ra, quân đội Philippines cũng cần những máy bay chiến đấu để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến những cuộc nổi dậy ở khu vực Mindanao.

Đến nay, trong biên chế của Không quân Philippines không có một chiếc tiêm kích phản lực nào có các tính năng hiện đại. Chiếc máy bay tiêm kích siêu âm hạng nhẹ cuối cùng F-5 Freedom Fighter thì đã cho nghỉ hưu từ năm 2005.

>> Philippines chi đậm mua máy bay đối phó Trung Quốc

Theo Flightglobal MiliCAS, Không quân Philippines hiện nay chỉ trông cậy vào 12 máy bay cường kích cánh quạt/tuần tra OV-10 Bronco, 6 máy bay huấn luyện chiến đấu phản lực cận âm Aermacchi S-211 và 21 máy bay huấn luyện cánh quạt SF-260/F. Ngoài ra, trong biên chế Không quân nước này còn có khoảng 20 máy bay trực thăng tấn công MD520.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay cường kích cánh quạt/tuần tra OV-10 Bronco của Không quân Philippine

Trong tất cả các cuộc đàm phán giữa Washington và Manila, phía Mỹ đã đồng ý cung cấp miễn phí cho Philippines các máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng, hoặc bán theo kiểu vừa bán vừa cho.

Ngoài ra, hai nước cũng đã thỏa thuận với nhau về việc cung cấp cho Manila 2 máy bay vận tải quân sự C-130 Hercules, hiện đang trải qua quá trình nâng cấp và sửa chữa nhỏ. Hai máy bay vận tải mới này sẽ được bổ sung vào phi đội máy bay vận tải hiện có của Philippines.

Thông tin chi tiết về những thương vụ này không được tiết lộ, nhưng đã có bằng chứng chứng minh rằng Philippines đã được “đại hạ giá” khi mua các máy bay này, mặc dù nước này đã từ chối mua các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon của Mỹ theo thông báo hôm 16 tháng 5 của Tổng thống Philippine Ninoy Aquino.

http://nghiadx.blogspot.com
Yak-130

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Philippine đang xúc tiến gọi thầu cung cấp 6 máy bay chiến đấu/huấn luyện mới. Trong số những ứng viên tham gia cuộc đua này có Rosoboronexport của Nga, Alenia Aermacchi của Ý, Aero Vodochody của Séc và KAI của Hàn Quốc.

Họ sẽ cung cấp cho Philippine các máy bay quân sự Yak-130, M-346 Master, L-159B ALCA và T/A-50 Golden Eagle. Đây đều là những máy bay hiện đại và đa năng không chỉ dùng để huấn luyện mà còn được sử dụng như một máy bay tiêm kích hay một máy bay cường kích hạng nhẹ.

Theo một số nguồn tin, Bộ quốc phòng Philippine sẵn sàng chi ra 140,6 triệu đôla để có được những cỗ máy chiến đấu, huấn luyện trên không hiện đại này.

Mua gì và mua của ai?

Tuy nhiên, Benigno Aquino chưa chắc chắn về khả năng sẽ mua mới 1 hoặc 2 phi đội máy bay chiến đấu của “những nước tiên tiến” vì thực ra trong thời buổi kinh tế khó khăn này, Philippine cũng không muốn chi tiêu quá tay.

Mặt khác, liên quan đến thái độ của Trung Quốc trong thời gian gần đây, chưa chắc Manila đã từ chối mua các máy bay chiến đấu của Mỹ. Hiện tại, Philippine đang đứng trước rất nhiều sự lựa chọn khác nhau và để tìm ra một giải pháp tối ưu vào lúc này thì quả là không dễ dàng.

Mới đây, Philippines đã từng bày tỏ sự quan tâm đến 18 chiếc máy bay Su-30K trước đây thuộc sở hữu của Không quân Ấn Độ và bây giờ được trao trả lại cho Nga.

Ngày 16 tháng 5 năm 2012, Phó Giám đốc liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự Nga (FSMTC) Alexander Fomin cho biết, các máy này có thể được bán theo từng lô nhỏ. Theo Alexander Fomin, Su-30K sẽ được sửa chữa và nâng cấp tại Belarus để bán sang quốc gia thứ 3.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN

Hợp đồng cung cấp 40 chiến đấu cơ Su-30MKI đầu tiên cho Không quân Ấn Độ đã được Nga và quốc gia Nam Á này ký kết vào ngày 30 tháng 11 năm 1996.

Trong năm 2007, Nga đã cung cấp cho Ấn Độ 18 máy bay chiến đấu Su-30MKI theo hợp đồng trao đổi Su-30K đã được bàn giao trước đó, và không thể được nâng cấp lên phiên bản MKI vì lý do kỹ thuật.

18 chiến đấu cơ Su-30K do phía Ấn Độ trao trả đang được sửa chữa tại nhà máy Baranovichi từ cuối năm 2011. Các máy bay Su-30K này đã được lên kế hoạch để nâng cấp lên phiên bản mới Su-30KN.

Trong trường hợp mua mới các máy bay chiến đấu và với khả năng tài chính hiện tại, thì Nam Phi và Pakistan có thể sẽ là những lựa chọn hợp lý cho Philippine vào lúc này.

Chẳng hạn như công ty Denel của Nam Phi đang quảng bá các máy bay chiến đấu Cheetah, một biến thể sửa đổi và hiện đại hóa từ chiến đấu cơ Mirage III của Pháp ra thị trường thế giới.

Pakistan trong tháng 2 năm 2011 cũng đã bắt đầu sản xuất hàng loạt các máy bay chiến đấu “Thần Sấm” JF-17, một sản phẩm hợp tác với Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Cheetah

Một số quốc gia châu Âu cũng đã tăng cường sức mạnh Không quân của mình bằng máy bay F-16, điển hình là Romania. Năm ngoái, nước này đã mua 24 máy bay chiến đấu F-16 đã qua sử dụng của Mỹ với giá 1,4 tỷ đô la.

Với cùng số tiền đó, Romania có thể có trong tay 24 chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon hoặc Saab JAS 39 Gripen hoàn toàn mới.

Tuy nhiên trên thực tế Romania đã không làm như vậy. Philipine tất nhiên có thể làm theo cái cách mà Romainia đã làm hoặc cũng có thể lựa chọn một giải pháp khác hiệu quả hơn.

Trong bất kỳ trường hợp nào, cũng có thể khẳng định rằng số tiền mà Philippines chi cho việc mua các máy bay chiến đấu sẽ không vượt quá 2 tỉ đô la.

Su-30KN

Sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết, Không quân Nga gần như đã không nhận được nhiều kinh phí để mua trang thiết bị quân sự mới. Bộ quốc phòng Nga đã không đủ khả năng để trang bị những máy bay đắt tiền như Su-35 hay Su-30MK cho Không quân.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-30KN

Vì vậy, theo sáng kiến của các chuyên gia, Không quân Nga đã bắt đầu hiện đại hóa các máy bay Su-30 thành biến thể rẻ tiền hơn đó là Su-30K, và sau này là Su-30KN.

Mục đích chính của chương trình là nhằm tăng cường khả năng tiêu diệt các mục tiêu mặt đất của các máy bay tiêm kích này. Nguyên tắc việc hiện đại hóa là "không thay đổi mà bổ sung thêm". Để giảm chi phí, hầu hết các máy bay khung máy bay vẫn giữ nguyên, và chỉ bổ sung một số điểm sau:

- Hệ thống định vị trên máy bay được mắc song song với máy thu A-737. Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh này có có thể làm việc với NAVSTAR của Mỹ và GLONASS của Nga;

- Radar N001 được cài đặt các chế độ hoạt động mới (theo dõi, bám mục tiêu di động và lập bản đồ bề mặt trái đất);

- Buồng lái (buồng lái hai chỗ ngồi, được thiết kế trên cơ sở máy bay Su-27UB) được trang bị màn hình màu LCD MFI-55 hiện đại (màn hình đa chức năng 5x5 inch). Trong tương lai, màn hình này có thể được thay thế bằng loại tinh vi hơn là MFI-68.

- Hệ thống điều khiển hỏa lực bao gồm máy tính MVK cho phép nó có thể kết nối với các tên lửa điều khiển không đối đất và không đối không mới.

Kết quả là, trọng lượng của máy bay sau khi nâng cấp chỉ tăng thêm khoảng 30 kg. Đồng thời, hiệu quả chiến đấu của nó đã tăng lên nhiều lần.

Theo các nhà thiết kế, Su-30KN có thể so sánh với một trong những máy bay tấn công chiến thuật mạnh mẽ nhất của Mỹ là F-15E Strike Eagle. Ngoài ra, Su-30KN có thể mang các vũ khí hạng nặng chẳng hạn như siêu tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Yakhont.

>> Chuyên gia Nga đánh giá sức mạnh Hải quân Việt Nam

Việt Nam đã đạt được nhiều thành tự trong việc hiện đại hóa hải quân đủ sức để chống lại các mối đe dọa nhằm bảo vệ chủ quền lãnh hải.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình chiến hạm hiện đại do Nga sản xuất (ảnh minh hoạ)


Trang Topwar.ru hôm 21 tháng 5 đã đăng tải bài viết của chuyên gia quân sự Nga Sergei Yuferev bình luận về sức mạnh và quá trình hiện đại hóa của Hải quân nhân dân Việt Nam.

Bài viết rất dài, dưới đây là một số nội dung tóm lược:

Trước đây, Việt Nam không phải là một nước có lực lượng hải quân mạnh. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền an ninh quốc gia. Trong chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã hoàn toàn thống trị các vùng biển miền Bắc Việt Nam và thực hiện đưa quân vào các vùng biển này một cách dễ dàng. Hiện nay, Hải quân Việt Nam có khoảng 33,8 nghìn người, trong đó có 1,7 nghìn cảnh sát biển.

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam
>> Liệu Việt Nam có nên xây dựng Hạm đội Trường Sa
>> Báo Hoàn Cầu : Hải quân Việt Nam đang lớn mạnh nhanh chóng

Lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam được tổ chức thành các vùng hải quân, với các hải đội tàu mặt nước bao gồm các tàu khu trục, tàu tuần tra và tàu hỗ trợ, 2 binh đoàn hải quân đánh bộ, hai lữ đoàn cảnh sát biển.

Trong trang bị của Hải quân Việt Nam vẫn còn các tàu khu trục nhỏ do Liên Xô xây dựng. Các đội tàu của Việt Nam chỉ mới được tổ chức ở qui mô nhỏ với các trang thiết bị đã quá lạc hậu. Tuy nhiên, gần đây, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện các biện pháp tích cực để nâng cấp các tàu chiến cũ và trang bị cho Hải quân các tàu chiến hiện đại.

Các điều kiện tiên quyết để xây dựng lực lượng hải quân hùng mạnh

Hiện nay, khu vực Đông Nam Á là một trong những phát triển nhanh nhất và có vị trí địa chính trị quan trọng bậc nhất trên thế giới.

Đây là khu vực có nguồn nhân lực đồi dào với dân số trên 600 triệu người, là nơi có các tuyến đường biển quan trọng đi qua và đặc biệt là có vị trí chiến lược cho các hoạt động quân sự. Ngoài ra, đây cũng là khu vực rất dễ bùng nổ xung đột.

Xung đột ở đây có thể là xung đột nội bộ (bất ổn khu vực, xung đột giáo phái và sắc tộc dai dẳng), xung đột bên ngoài (vi phạm chủ quyền, tội phạm buôn bán ma túy, khủng bố quốc tế), các mối đe dọa toàn cầu, và xung đột giữa các lực lượng đối lập ở một số quốc gia (cả trong và ngoài khu vực).
Yếu tố quyết định đến chính sách trong khu vực đó là tăng cường vai trò của các vùng biển quốc tế. Biển Đông và eo biển Malacca là những nhân tố đóng góp chủ yếu cho tăng trưởng kinh tế trong khu vực.

Đây cũng là những nơi tập trung các mối đe dọa quốc tế và an ninh quốc gia. Đông Nam Á nằm trên tuyến đường biển nối liền các khu vực có tiềm lực kinh tế, chính trị và quân sự như Đông Bắc Á, Ấn Độ, Trung Đông, Australia và nhiều nước thuộc khu vực Thái Bình Dương.

Đông Nam Á không chỉ trở nên có giá trị chiến lược quan trọng với Mỹ, Trung Quốc mà còn là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng của các nước lớn khác như Ấn Độ, Nhật Bản,…. Vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi mà các nước trong khu vực đều có xu hướng "mở rộng về phía biển" và đang ngày càng tập trung vào chính sách hàng hải.

Báo Nga viết, trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những nước trong khu vực đẩy mạnh chính sách hàng hải. Để đảm bảo an ninh quốc gia và sự thịnh vượng của nền kinh tế đất nước với dân số trên 90 triệu người, Việt Nam đã chú trọng phát triển khả năng hàng hải đặc biệt là Hải quân. Hiện tại, việc phát triển của Hải quân Việt Nam đang trở thành một yếu tố quan trọng trong "trò chơi lớn" của 3 cường quốc Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.

Xây dựng tiềm lực Hải quân là để bảo vệ chủ quyền đất nước
Việt Nam hiểu rằng đất nước không thể tham gia vào một cuộc chạy đua vũ khí hải quân với bất cứ quốc gia nào, đặc biệt là các nước lớn tại châu Á. Tuy nhiên, với kinh nghiệm của các cuộc chiến trước đó và để bảo vệ chủ quyền lãnh hải đất nước, Việt Nam phải xây dựng lực lượng hải quân đủ mạnh. Đó là lý do tại sao Hà Nội đã đi theo con đường xây dựng lực lượng hải quân hiện đại và hiệu quả. Đối tác chính trong việc hiện thực hóa các bước đi này là Nga và Ấn Độ - báo Nga nhận xét.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo

Đến nay, Việt Nam luôn kiên định con đường xây dựng một lực lượng hải quân hùng hậu để bảo vệ các khu đặc quyền kinh tế cung như các khu vực ven biển của đất nước. Việt Nam có kế hoạch tăng cường tiềm lực hải quân để bảo vệ chủ quyền lãnh hải, chứ không phải tìm cách để tạo ra một cuộc xung đột với Trung Quốc, nước được cho là kẻ luôn muốn “thống trị” toàn diện trên biển Đông.

Ngoài việc xây dựng hải quân để bảo vệ chủ quyền đất nước trước các mối đe dọa, Việt Nam cũng không ngừng đẩy mạnh phát triển hải quan đủ sức để chống lại các mối đe dọa bất thường trên biển, trong đó bao gồm tội phạm buôn bán ma túy và buôn lậu. Và cũng để đề phòng trước các cuộc xung đột có thể với các nước trong khu vực, mặc dù khả năng này rất khó xảy ra.

Để đáp ứng các yêu nhiệm vụ đặt ra, Hải quân Việt Nam, từ một nước có các hải đội tàu nhỏ bé và lạc hậu, đến nay đã xây dựng các hải đội, hải đoàn với các tàu khu trục, tàu hộ tống, tàu ngầm và tàu tên lửa hiện đại đủ sức răn đe và sẽ tiếp tục hiện đại hóa hơn nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hộ vệ hạm tên lửa Gepard

Dự án lớn nhất phải kể đến hợp đồng mua sáu chiếc tàu ngầm project 636 Varshavyanka, NATO gọi là Kilo, ký kết trong năm 2009 với chi phí 1,8 tỉ đôla. Chiếc tàu đầu tiên được xay dựng tại nhà máy đóng tàu Admiralty ở St Petersburg tháng 8 năm 2010.

Ngoài ra, Nga cũng đang là đối tác chính trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng liên quan cho Việt Nam chẳng hạn như cơ sở cho tàu ngầm. Giá trị của dự án này ước tính khoảng 1,5 đến 2,1 tỷ đôla. Các tàu ngầm đầu tiên được chuyển giao cho Việt Nam vào năm 2013 và chiếc cuối cùng vào năm 2018.

>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo

Tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại Varshavyanka đóng cho Hải quân Việt Nam sẽ được trang bị hệ thống chống tên lửa Club-S. Thân tàu được thiết kế với 6 khoang kín có vách ngăn chứa nước nằm ngang trong 2 lớp vỏ tàu.

Tàu ngầm lớp Kilo có lượng choán nước 3,95 nghìn tấn, vận tốc tối đa 20 hải lý/giờ và có khả năng bơi tự động liên tục 45 ngày đêm. Tàu có mức độ ồn rất thấp so với độ ồn tự nhiên của đại dương. Trên thân tàu ngầm được phủ một lớp cao su đặc biệt có khả năng giảm phản xạ sóng âm sonar và khả năng bị phát hiện bởi đối phương.

Các tàu ngầm này là một trong những lựa chọn công nghệ hải quân tốt nhất theo quan điểm “chi phí rẻ, hiệu quả cao”. Nếu cần thiết, hải quân Việt Nam sẽ có thể duy trì sự hiện diện thường xuyên của các tàu ngầm này trên biển rằng trong trường hợp xảy ra xung đột trong một thời gian nhất định.

Yếu tố quan trọng thứ hai trong xây dựng hải quân đó là việc hiện đại hóa tàu khu trục hạng nặng/nhẹ. Năm 2011, Nga đã bàn giao cho Việt Nam hai tàu tuần tra Gepard 3,9 project 11661E, được sản xuất tại nhà máy Gorky ở Zelenodolsk.

Hợp đồng trị giá 350 triệu đôla đã được ký kết vào năm 2006. Sau khi nhận được 2 hộ vệ hạm Gepard, Việt Nam lại tiếp tục ký với Nga hợp đồng cung cấp thêm 2 chiếc nữa thuộc lớp tàu khu trục này. Khác với các tàu Gpard trước đó, theo yêu cầu của phía Việt Nam, các tàu sau này phải được trang bị các loại vũ khí chống tàu ngầm mạnh mẽ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển Bastion.

Tàu khu trục nhỏ Gepard 3.9 được phát triển trên nền tảng dự án tàu 11.660 của Nga. Dự án này được thành lập là nhằm để phát triển loại tàu tuần tra mới tìm kiếm cũng như theo dõi và kiểm soát bề mặt, dưới nước và các mục tiêu trên không. Gepard-3.9 có thể săn tìm, theo dõi, tác chiến hiệu quả chống các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, máy bay; tuần tiễu, hộ tống, rải lôi, chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ. Tàu có thể hoạt động tác chiến độc lập hoặc trong đội hình biên đội tàu chiến thuật.

Khu trục hạm Gepard đóng cho Hải quân tại Việt Nam được xây dựng bằng cách sử dụng công nghệ tàng hình hiện đại.

Tàu được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm 4 bệ phóng, mỗi bệ có 16 quả tên lửa chống tàu nổi Kh - 35E, một súng 76,2 mm AK-176M đặt ở mũi tùi dùng để chống mục tiêu trên mặt nước, mặt đất và máy bay tầm thấp có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km, 3 tên lửa pháo phòng không cao tốc Palma-SU có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200 m đến 8 km và bay cao 3,5 km. Ngoài ra, tàu còn được trang bị các ống phóng ngư lôi 533 mm.

Hộ vệ hạm tên lửa Gepard có lượng giãn nước 2.100 tấn, tốc độ tối đa 28 hải lý (52 km/h), bơi ở chế độ tự động liên tục trong 20 ngày đêm. Tàu có thể mang theo trực thăng chóng ngầm Ka-28 hoặc Ka-31.

http://nghiadx.blogspot.com
Khu trục hạm SIGMA.

Mùa thu năm 2011 Việt Nam đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Hà Lan về việc cung cấp 4 tàu hộ tống /tàu khu trục SIGMA. Các nước như Indonesia và Moroc đã mua nhiều tàu hộ tống lớp Sigma từ Hà Lan, quốc gia hàng đầu thế giới về công nghệ đóng tàu.

Các khu trục hạm SIGMA có lượng giãn nước từ 1.700 đến 2.400 tấn tùy thuộc vào từng biến thể. Về trang bị vũ khí và đặc điểm kỹ thuật cũng tương tự như Gepard của Nga.

Nói về sức mạnh của Hải quân Việt Nam trong thời kỳ hiện nay không thể không nhắc tới hệ thống tên lửa di động ven biển Bastion-P mà Việt Nam mua lại từ Nga.

Mỗi tổ hợp tên lửa này được trang bị 36 siêu tên lửa chống tàu siêu âm Yakhont , có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 300 km và luôn đặt các tàu của đối phương vào tình trạng báo động. Giai đoạn 2009-2011, Việt Nam đã nhận được hai hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển K-300P Bastion-P.

Một dự án lớn khác là hợp đồng cung cấp và cấp giấy phép sản xuất các tàu tên lửa Molniya project 1241RE với tổng chi phí khoảng 1 tỷ đôla. Trong những năm 1990, Việt Nam đã được bàn giao 4 tàu Molniya, trang bị tổ hợp tên lửa Termit.

Năm 1993, Việt Nam đã được cấp giấy phép sản xuất các tàu tên lửa này với tổ hợp tên lửa chống hạm Uran. Chiếc Molnya đầu tiên trang bị hệ thống tên lửa Uran đã được chuyển giao cho Việt Nam trong năm 2007, và chiếc thứ hai vào năm 2008.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm Lý Thái Tổ của Hải quân Việt Nam (ảnh SGTT)

Theo hợp đồng đã ký, trong số 12 chiếc Molnya được Việt Nam đặt hàng thì hai chiếc tàu đầu tiên được đóng ở Nga còn10 chiếc còn lại sẽ được cấp phép xây dựng tại Việt Nam.

Hiện nay, tàu đầu tiên đã được khởi đóng tại Việt Nam theo tài liệu thiết kế và công nghệ do Viện thiết kế hải quân trung ương Almaz chuyển giao.

Nhà máy đóng tàu Vympel sẽ hỗ trợ Việt Nam đóng Molnya Project 1241.8 theo giấy phép của Nga. Vympel sẽ chế tạo các bộ phận và linh kiện để lắp ráp 6 tàu tên lửa Molnya Projekt 1241.8 đầu tiên và bắt đầu cung cấp linh kiện từ thành phố Rybinsk sang Việt Nam để lắp ráp 6 tàu trong năm nay theo hợp đồng trị giá 30 triệu đôla và sẽ tiếp tục đến năm 2015.

Ngày nay, Hải quân Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi và phát triển các hải đội tàu từ nhỏ yếu lạc hậu lên các hải đội tàu mạnh mẽ và cực kỳ hiện đại. Đến cuối thập kỷ này, Việt Nam sẽ có một hạm đội hùng hậu đủ sức bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, đặc biệt là đối với chủ quyền tuyên bố trên Biển Đông.

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam

Việt Nam đang từng bước tích cực, chủ động mua dây chuyền chuyển giao công nghệ và tự mua thiết kế để đóng được những tàu quân sự hiện đại


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu HQ-381 của HQNDVN


Chuyên gia quân sự Andrei Bykov, chủ trang chuyên phân tích quân sự chính trị Kính Tiềm Vọng 2 (Periscope 2) của Nga mới đây có một bài viết nói về những chiến lược hợp tác đóng tàu quân sự linh hoạt, mạnh mẽ và những kinh nghiệm, thành tựu của ngành công nghiệp đóng tàu quân sự Việt Nam trong thời gian gần đây.

Việt Nam đang trở nên là một quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu quân sự tiên tiến hơn bằng việc gia tăng mức độ công nghệ đóng tàu phức tạp đối với cả hai loại tàu chiến và tàu hỗ trợ tới các nhà máy đóng tàu cho Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam.

Khởi đầu bằng một tàu tuần tra có thiết kế tương đối đơn giản như dự án của Tập đoàn Damen (Hà Lan) và dự án của Nga/Ukraina, nhà máy đóng tàu bắt đầu để xây dựng thêm các dự án đóng tàu quân sự khác phức tạp hơn.

Tuy nhiên, với những nỗ lực để đóng một tàu tên lửa cỡ lớn đã cho ra đời dự án BPS-500 được khởi công vào cuối những năm 1990.

Được thiết kế bởi viện thiết kế phương Bắc của Nga, tàu tên lửa BPS-500 có chiều dài 62,2 m, tải trọng 609 tấn, được trang bị với động cơ diesel MTU, làm cho con tàu có thể tăng tốc độ tới 32,5 hải lý/giờ, hệ thống vũ khí bao gồm được trang bị với 8 tên lửa chống tàu Kh-35 Uran.

Ban đầu, dự án này đã được Việt Nam lên kế hoạch để đóng tới 10 tàu, nhưng cuối cùng chỉ có một chiếc, mang số hiệu HQ-381 được đóng hoàn thành.

Có lẽ, do nguyên nhân đóng con tàu thứ hai ở nhà máy đóng tàu Ba Son (TP HCM) gặp nhiều trục trặc trong quá trình đóng và thử nghiệm.

Không nghi ngờ gì nữa, rõ ràng Việt Nam đã rút ra một bài học từ sự thất bại của dự án này, họ (Việt Nam) bắt đầu chuẩn bị một thời gian dài để sản xuất một loại tàu mới, tàu pháo TT400TP có trọng tải 400 tấn.

Về thiết kế bề ngoài, con tàu này gần giống với loại tàu Project Lan của Ukraina, và thực tế, đó chính là thiết kế của tàu lớp Lan được Ukraina bán cho Việt Nam với trung gian là công ty Ukrinmash. Một loạt 3 tàu TT400TP đã được khởi đóng tại nhà máy đóng tàu 173, thuộc Công ty đóng tàu Hồng Hà ở gần Hải Phòng.

>> Giải mã thiết kế tàu chiến Việt Nam 


Chiếc tàu TT400TP đầu tiên mang tên HQ-272 đã được đóng từ tháng 4/2009, hơn 2 năm sau đó, tháng 8/2011 con tàu được hạ thủy và bàn giao cho Hải quân Việt Nam vào cuối tháng 9/2011 sau khi đã chạy thử và kiểm tra hệ thống vũ khí thành công.

Tàu HQ-272 đã được Hải quân Việt Nam chính thức giới thiệu vào đầu năm 2012. Trong khi đó, tàu TT400TP thứ hai, mang tên HQ-273 cũng đã bắt đầu thử nghiệm trước thời hạn cách đây 5 tháng (kế hoạch thử nghiệm ban đầu vào tháng 3/2012).

Trước đó, Việt Nam cũng có kế hoạch đóng thêm 3 tàu TT400TP được thiết kế rút gọn cho Cảnh sát biển.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu TT400TP HQ-273 đã thử nghiệm vượt tiến độ tới 5 tháng.

Tàu pháo TT400TP có chiều dài 54,16 m, rộng 9,16 m, mướn nước 2,7 m và có tải trọng 400 tấn, được trang bị 3 động cơ diesel MTU nên có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 32 hải lý/giờ. Tầm hoạt động của tàu là 2.500 hải lý khi di chuyển ở tốc độ 14 hải lý/giờ, khả năng hoạt động độc lập trên biển trong 30 ngày.

Ở phía trước mũi tàu được trang bị một khẩu pháo 76 mm AK-176, ngoài ra phía đuôi còn được lắp đặt thêm hệ thống pháo tự động 6 nòng 30 mm AK-630. Hệ thống radar bao gồm radar kiểm soát hỏa lực MR-123-02 Bagira cũng như radar phát hiện mục tiêu trên không và radar định vị.

Tàu tuần tra bờ biển của Damen

Các nhà thiết kế hãng Damen chuyển giao công nghệ tàu chiến, tàu tầu tra cảnh sát biển loại tàu kích thước 90 mét, cho nhà máy đóng tàu Sông Thu Mới ở Đà Đẵng.

Hợp đồng đang trong quá trình thực hiện ban đầu là 2 chiếc, được Damen thiết kế đã bắt đầu được đóng trong tháng 1/2012 tại nhà máy đóng tàu 189 ở Hải Phòng.

Các biến thể khác và loại tàu khác sẽ được đóng tại nhà máy đóng tàu Sông Thu Mới ở Đà Đẵng, nhà máy đóng tàu 189 cũng tiến hành đóng thêm số lượng lớn các tàu loại này. Rõ ràng, đây là động thái có chủ đích của Việt Nam tăng cường khả năng bảo vệ lãnh hải và bảo vệ ngư dân.

Tàu tuần tra này chủ yếu sử dụng để bảo vệ các ngư trường đánh bắt cá, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển, công tác hậu cần. Theo dự kiến sẽ được hoàn tất bàn giao trong giữa năm 2012.

Tàu tuần tra ven biển sẽ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ khu câu cá, tìm kiếm và cứu nạn, và hậu cần. Báo cáo về các thử nghiệm của tàu này, được dự kiến ​​sẽ giao hàng vào giữa năm 2012.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế đồ họa của tàu DN-2000 tương lai của Việt Nam.

Tàu tải trọng 2.400 tấn, thuộc dự án 9014 (DN-2000), được phát triển bởi Damen, có chiều dài 90 m, chiều rộng 14 mét và nướn nước 4 m, trang bị 4 động cơ đẩy diesel điện Caterpillar C3516C, đạt tốc độ tối đa 21 hải lý/giờ.

Các tàu được trang bị một khẩu súng máy và cả pháo, thiết bị chữa cháy và một bãi hạ cánh cho máy bay trực thăng nặng 14 tấn (chẳng hạn như Ka-27/28).

Ngoài thủy thủ đoàn 40 người, trên tàu có thể mang theo 30 nhân viên cứu hộ và khu vực nghỉ dưỡng của phi hành đoàn được dành riêng cho 50 người.

Các nguồn tin của Nga cho biết rằng, Việt Nam đang đóng 6 (tùy chọn thêm 4) tàu tên lửa Project 1241.8 Molnyia tại nhà máy đóng tàu Ba Son ở TP HCM, sử dụng thiết kế của nhà máy đóng tàu Vympel (Rybinsk), và với sự hỗ trợ kỹ thuật từ CMDB Almaz.

Tuy nhiên, thông tin chi tiết về chương trình đóng tàu này khá ít ỏi. Hải quân Việt Nam đang có hai trong số các tàu thuyền được đóng bởi Rybinsk và 4 tàu tên lửa cao tốc thuộc dự án cũ Project 1241RE.

Tàu hộ tống Sigma và các loại tàu khác

Nhưng khó khăn nhất của chương trình đóng tàu quân sự hứa hẹn là việc đóng 4 tàu hộ tống lớp Sigma, được phát triển bởi Damen.

Theo các báo cáo, Việt Nam đang đàm phán với Damen để đóng cho bốn tàu như vậy (2 tàu đóng ở Hà Lan, và 2 tàu còn lại đóng tại Việt Nam theo phương thức chuyển giao dây chuyền công nghệ).

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ tống lớp Sigma của Hà Lan.

Damen từng cung cấp một số dự án tàu phụ trợ cho Việt Nam. Ngày 24/11/2011, Nhà máy đóng tàu Sông Thu đã bàn giao cho Hải quân Việt Nam tàu HMS 6613, được đặt tên là Giáo Sư, Viện sĩ Trần Đại Nghĩa.

Tàu HMS 6613 được khởi đóng trong tháng 7/2008. Sau đó, tháng 10/2010, họ tiếp tục đóng thêm con tàu cùng loại thứ hai, với thiết kế cấu trúc thượng tầng đã được sửa đổi, dự kiến sẽ ra nhập vào Hải quân Việt Nam trong năm 2014. Các tàu này sẽ được sử dụng để phục vụ thăm dò đáy biển.

Tàu HMS 6613 có chiều dài của 66,35 m, rộng 13,20 m, mướn nước 4 m và có tải trọng 1.550 tấn, được trang bị với bốn động cơ diesel điện Caterpillar 3412C TA. Phạm vi hoạt động - 5.000 hải lý khi di chuyển với tốc độ 10 hải lý/giờ, độc lập hoạt động tới 60 ngày đêm, con tàu này được trang bị sonar khảo sát thủy văn Atlas.
Ngoài ra, ba tàu kéo lớn cũng đã được đóng tại nhà máy đóng tàu Sông Thu cho Lực lượng Cảnh sát biển.

Dự kiến, việc bàn giao tàu thứ tư sẽ diễn ra trong năm 2012. Hai tàu kéo dự án DST 4612 là CSB 9001 và CSB 9002 có chiều dài 45,7 m. Tàu thứ ba (CSB 9003) đã được bàn giao trong tháng 7/2011 - đây là loại tàu lớn, tải trọng 1.400 tấn, dài 52 m, và chuyên hoạt động cứu hộ trên biển và ứng phó sự cố tràn dầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu HQ-571 chạy thử nghiệm trên biển.

Cùng hợp tác đóng tàu cảnh sát biển và chiến trong các dự án với Damen, Việt Nam cũng xúc tiến đóng một số lượng lớn các tàu hỗ trợ trong các dự án quốc gia. Bao gồm một số lượng lớn các tàu dịch vụ hậu cần tàu, cũng như một số tàu đổ bộ.

Gần đây, nhà máy 189 đã bàn giao cho Hải quân tàu vận tải quân sự tải trọng 2.050 tấn tàu HQ 571 Trường Sa (dự án K122 - có lẽ đây cũng là dự án với Damen). Nhà máy 189 cũng đã đóng và bàn giao tàu bệnh viện K123.

Ngoài việc đóng các tàu thuyền tại các nhà máy đóng tàu Hải quân, Việt Nam cũng đã có được một số lượng đáng kể các tàu chiến làm nền tảng, gồm hai tàu khu trục nhỏ Project 11661 Gepard 3.9 của Nga, được xây dựng tại nhà máy Zelenodolsk trong năm 2011, và hai tàu tuần tra Project 10412 Svetlyak mang tên HQ 264 và HQ 265 vào tháng 1/2012.

Việt Nam tiếp tục ký kết hợp đồng đóng thêm 2 tàu Gepard 3.9 sửa đổi tăng cường khả năng chống ngầm, trong khi đóng thêm hai tàu Svetlyak tại nhà máy đóng tàu ở Vladivostok. Nhưng quan trọng nhất là việc đặt mua 6 ngầm Project 636 (lớp Kilo), được xây đóng tại nhà máy đóng tàu Admiralty. Việc giao chiếc tàu ngầm đầu tiên sẽ bắt đầu vào năm 2014.

Giới thiệu về đối tác Damen

Damen Shipyards Group – Tập đoàn đóng tàu Damen, Hà Lan,

Tập đoàn này hiện sở hữu 17 nhà máy đóng tàu ở Hà Lan và 18 nhà máy hợp tác ở nước ngoài (bao gồm Brazil, Romania, Việt Nam và Cuba).

Doanh thu năm 2011 đạt tổng cộng 1,4 tỷ euro, các nhà máy của công ty đang được phục vụ bởi 6 triệu công nhân/kỹ sư (ở Hà Lan là 2.500).

Các lĩnh vực tham gia : Tiếp thị, thiết kế và xây dựng các tùy chọn trong dự án đóng tàu khu trục nhỏ và tàu hộ tống lớp Sigma, tham gia phụ trách của bộ phận trong công ty đóng tàu hải quân đóng tàu Damen Schelde - một công ty con của Tập đoàn đóng tàu Damen.

Hiện nay, Tập đoàn đóng tàu Damen của Hà Lan đã tham gia hợp tác ở bốn nhà máy tại Việt Nam, bao gồm: Nhà máy đóng tàu Damen Vinashin, nhà máy đóng tàu Sông Cấm, Sông Thu và nhà máy 189.

(Nguồn Báo Đất Việt ) 

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 2)

Như các định hướng chiến lược Hải dương đã được vạch ra rất rõ nét của Tổng thống Nga Vladimir Putin, Hải quân Liên bang và bản thân nước Nga, trong gian đoạn tương lai gần, không cần đến những tầu sân bay khổng lồ hạt nhân loại CATOBAR như nước Mỹ.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích Su-33


NHIỆM VỤ TÁC CHIẾN CỦA TẦU SÂN BAY HẢI QUÂN LIÊN BANG.

Trong sự phát triển của vũ khí tấn công, loại tầu sân bay này chi phí bảo vệ nó tốn kém gấp hàng nghìn lần so với việc chế tạo ra vũ khí để tiêu diệt nó, nhưng tầu sân bay- không những tăng cường năng lực tác chiến của hạm đội, mà còn là uy danh của đất nước và là sức mạnh thật sự khi giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu trong nhiệm vụ bảo vệ lợi ích quốc gia. Cũng như, phải thành thực nhận xét – lực lượng hải quân không thể bị kéo vào một chương trình thiết kế tầu sân bay thế hệ mới, đóng tầu và huấn luyện khai thác sử dụng với những dự án và hội thảo bất tận. Đồng thời, lực lượng vũ trang cũng không thể thử nghiệm với một đầu tư kinh phí khổng lồ. (dự án tầu sân bay của Mỹ). Điều đó cũng đòi hỏi phải thắt lưng buộc bụng quá chặt. Trong trường hợp này, PKB Nhevki có thể lôi lại từ kho lưu trữ bản thiết kế tầu sân bay Ulianov, có những tiêu chuẩn thiết kế theo kiểu CATOBAR. Nhưng rõ ràng sẽ gặp phải sự phản đối của các chuyên gia, mô hình CATOBAR có những chuẩn kỹ thuật quá cũ trong công nghệ đóng tầu, và người Mỹ đang phải trả giá cho những tầu sân bay của mình. Điều quan trọng là, liệu nguồn tài chính có thể chịu được trong nhiều năm tới?

Tiếp cận từ một hướng khác, lực lượng Hải quân Liên bang Nga, trên thực tế, để vươn tới đại dương không cần một tầu sân bay đặc chủng – tác chiến trên biển hay chống ngầm- mà là một tầu sân bay đa nhiệm, đa môi trường tác chiến, trên boong tầu có thể cất cánh nhiều loại máy bay chiến đấu khác nhau (avia group) đồng thời, không quân hải quân trên boong tầu phải giải quyết những nhiệm vụ sau:

– Tiêu diệt các tập hợp ( tập đoàn, nhóm) tầu nổi đối phương, tiêu diệt các đoàn tầu vận tại và các tầu thuộc lực lượng đổ bộ đối phương;

– Tìm kiếm, truy quét và tiêu diệt các loại tầu ngầm của đối phương;

– Tấn công phá hủy các mục tiêu quân sự của đối phương dọc bờ biển và trong đất liền.;

– Chiếm lĩnh và giữ vững vai trò làm chủ không phận trong không gian chiến trường và khu vực tác chiến;

– Triển khai các hoạt động yểm trợ đường không trong các hoạt động của hạm đội, các tập đoàn, liên đoàn tầu nổi và các phân đội tầu ngầm, yểm trợ không quân cho hoạt động của lực lượng lĩnh thủy đánh bộ, các tập đoàn quân của lục quân từ hướng biển;

– Triển khai phong tỏa các khu vực và các vùng nước, cũng như căn cứ, hải cảng..

Đối với lực lượng hải quân Liên bang Nga, tầu sân bay phải đảm nhiệm thêm một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, đó là tuần tra, trinh sát và yểm trợ không quân cho các tầu ngầm mang tên lửa chiến lược tại khu vực triển khai lực lượng tầu ngầm, hoặc gần vùng nước ven bờ biển quốc gia, như các vùng nước Bắc băng dương hoặc các khu vực thuộc vùng biển Thái bình dương. Về vấn đề này, Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân liên bang, đô đốc hải quân Masorin trước đây và hiện nay, đô đốc hải quân Vuwsoski đã khẳng định: " Nếu như trên biển Bắc chúng ta không có các tầu sân bay, thì khả năng tác chiến của lực lượng tầu ngầm chiến lược sẽ bằng không ngay trong ngày triển khai tác chiến thứ 2, do kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất của tầu ngầm, đó chính là không quân Hải quân đối phương. Cũng là điều dễ hiểu, tại sao người Trung Quốc mong muốn xây dựng lực lượng tầu sân bay của chính mình.

Từ lịch sử và thực tế, có thể nhận thấy rằng, để cất cánh, các phi công yêu thích hơn đường bằng trên boong cong chéo lên phía trên đằng mũi tầu, vì thực tế. Một là các phi công hải quân có rất nhiều kinh nghiệm khai thác sử dụng và cất cánh từ tầu sân bay Đô đốc Kyznhetsov và cơ cấu tổ chức, cũng như phương án luyện tập và huấn luyện các phi công trên boong khi cất cánh. Thứ hai: đã có những bài học kinh nghiệm rất tốt từ cấu hình model đường băng cong và những đánh giá thuận lợi. Thứ ba: Các kỹ sư đóng tầu sân bay Sermash đã có nhiều kinh nghiệm đóng tầu kiểu này, không phải bắt đầu từ con số không bằng việc đóng tầu sân bay lớp STOBAR Vikramaditya; Thứ tư; phát triển và lắp đặt thiết bị phóng đẩy máy bay lên tầu sân bay thế hệ mới sẽ dẫn đến kéo dài thời gian nghiên cứu giải pháp thiết kế, đồng thời tạo ra những khó khăn phức tạp khi huấn luyện hoặc huấn luyện chuyển loại cho các phi công trên boong tầu.

Vào năm 2007, trong triển lãm quốc tế về trang thiết bị Hải quân, tại khu vực trưng bầy chung của Tổ hợp đóng tầu Sermash và PKV Nhepki có trưng bầy một tấm tranh quảng cáo rất lớn với hình ảnh một chiếc tầu sân bay, như đã khẳng định, một trong những phương án thiết kế tầu sân bay của tương lai với dòng chữ " Thiết kế tầu sân bay và đóng tầu cho tương lai” Mặc dù bản vẽ thiết kế 3D còn thiếu rất nhiều các chi tiết cụ thể nhưng theo như bản vẽ, có thể nhận thấy rất rõ đây là thiết kế tầu sân bay mô hình STOBAR, rất gọn và cách thiết kế đài chỉ huy, điều hành tác chiến khá chi tiết, rõ ràng tầu sẽ chạy bằng năng lượng nguyên tử. Nhưng cũng với nội dung này, tháng 7 năm 2007, chính bản thân đô đốc hải quân tổng tư lệnh Vladimir Vuwsoski đã nói, nhà thiết kế Nhevki đang bơi với bản thiết kế, mà chưa đưa ra được giải pháp đúng đắn do đó, bản thiết kế được giao cho một số các đơn vị liên quan, như Nhevki PKV, Sever PKV…. ». trong giai đoạn này, mọi nội dung vẫn nằm trong các thiết kế, và lực lượng Hải quân cũng như đất nước Nga trông đợi, đến 2020 tầu sân bay Liên bang Nga sẽ sẵn sàng trong vai trò của tầu chỉ huy và vươn tới đại dương.

KHÔNG QUÂN TRÊN BOONG TẦU.

Một vấn đề rất quan trọng song hành cùng với thiết kế tầu sân bay thế hệ mới – đó là lựa chọn các phương tiện tác chiến hàng không trên boong tầu sân bay tương lai của lực lượng không quân Hải quân. Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đối với lực lượng tầu sân bay, trong biên chế của lực lượng không quân trên bong có thể có những biên chế cơ bản như sau:

– Máy bay tiêm kích đa nhiệm, có khả năng không những chiếm lĩnh tầng không và làm chủ không gian chiến trường, mà còn có khả năng tác chiến hiệu quả chống lại các lớp tầu nổi đổi phương, đồng thời có thể tấn công bằng bom điều khiển - tên lửa vào các mục tiêu trên bờ biển và sâu trong nội địa đối phương;

– Máy bay trinh sát hoặc trực thăng trinh sát tiền tiêu, bằng radar hoặc các phương tiện trinh sát khác mở rộng phạm vi trinh sát mục tiêu bằng radar tính từ tâm của đội hình tác chiến cụm tầu sân bay, đồng thời có khả năng chỉ thị mục tiêu cho các tổ hợp vũ khí tên lửa, được trang bị trên các tầu chiến cảnh giới bảo vệ tầu sân bay;

– Máy bay và máy bay trực thăng chống ngầm;

– Máy bay trực thăng đa nhiệm (vận tải đổ bộ hoặc tìm kiếm cứu hộ);

– Máy bay hoặc trực thăng tác chiến điện tử (nhiệm vụ này cũng có thể được giao cho các phương tiện bay khác - robot phương tiện bay);

– Máy bay huấn luyện chiến đấu, phục vụ cho công tác huấn luyện thường xuyên phi công trên tầu và khi có nhiệm vụ tác chiến có thể sử dụng như máy bay tiêm kích hạng nhẹ hoặc cường kích.

Hiện nay, ở Nga có những phương tiện bay, có thể được biên chế trên tầu sân bay tương lai của Hải quân Liên bang. Các phương tiện bay có thể là;

– Máy bay tiêm kích SU – 33, loại máy bay này cần được nâng cấp, cải tiến toàn diện để có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau. Ví dụ, SU 33 cần được nâng cấp để có thể sử dụng các loại vũ khí có độ chính xác cao lớp không – đất. Song song cùng với Su 33, trên boong tầu sân bay có thể biên chế MIG 29K/CUB, MIG 29K là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm hiện đại hơn và có khả năng thực hiện được các nhiệm vụ tác chiến trên biển từ tầu sân bay;


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng trinh sát tiền tiêu Ka-31

– Các loại trực thăng chiến đấu cất hạ cánh trên tầu: máy bay trực thăng radar trinh sát tiền tiêu Ka-31, máy bay vận tải quân sự Ka-29, máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạng Ka-27PS và máy bay trực thăng chống ngầm Ka-27 đồng thời, trên tầu sân bay cũng cần được trang bị trực thăng Ka-52. Máy bay trực thăng Ka-52 sẽ là phương tiện tác chiến đường không hiệu quả yểm trợ hỏa lực khi triển khai các hoạt động tác chiến đổ bộ của lực lượng lính thủy đánh bộ.

http://nghiadx.blogspot.com
MiG -29K

Trong những lựa chọn hiện nay, MiG 29K/CUB được coi là mẫu máy bay tốt nhất đáp ứng được yêu cầu trên boong tầu sân bay, những kinh nghiệm thu được trong quá trình sản xuất MiG 29K/CUB dành cho Ấn Độ đã khẳng định điều đó, đồng thời những ưu điểm của MiG 29K/CUB là các trang thiết bị, hệ thống và các bộ phận trên máy bay đã hoạt động rất ổn định và được tăng cường độ tin cậy. Đồng thời giá thành 1h bay của MiG 29K/CUB được giảm xuống 2,5 lần, tăng cường 2 lần thời gian dự trữ bay, có lượng dầu trên máy bay lớn đồng thời có khả năng tiếp dầu trên không, các tính năng kỹ thuật của máy bay khi cất cánh và hạ cánh cũng được nâng cao, do được cải tiến các hệ thống cánh điều khiển, ứng dụng các trang thiết bị kỹ thuật số điều khiển máy bay kết hợp với các động cơ tuốc bin phản lực mạnh hơn, trên máy bay được lắp đặt các thiết bị điện tử radar thế hệ mới nhất, và đồng thời, khả năng nâng cấp, sử dụng công nghệ mới theo giải pháp module hóa đối với MiG 29 rất dễ dàng.

Dễ nhận thấy rằng, dòng máy máy tiêm kích đa nhiệm thế hệ MiG 29 được sử dụng rất rộng rãi trong các lực lượng vũ trang Liên bang Nga, do đó đối với hạm đội tầu sân bay sẽ có được sự đồng bộ hóa rất cao, có được ưu thế lớn trước nhiệm vụ khai thác sử dụng cũng như công tác huấn luyện phi công và đảm bảo hậu cần kỹ thuật. Khi tầu sân bay đã sẵn sàng, MiG 29 sẽ là loại máy bay tiêm kích đa nhiệm chủ chốt trên tầu sân bay tương lai, về vấn đề này, đại diện của bộ tư lệnh hải quân Liên bang đã khẳng định từ 3 năm về trước, đồng thời cách đây không lâu, trên phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về việc Bộ quốc phòng đến cuối năm 2011 đã dự kiến mua cho Hải quân khoảng 26 máy bay tiêm kích đa nhiệm MiG 29K, nhưng vấn đề đang bị dừng lại bởi giá thành của Hợp đồng. Và Nhà sản xuất MiG có lẽ cùng phải đợi dự án Tầu sân bay tương lai được khẳng định.

Một liên đội tầu có biên chế tầu sân bay hoàn toàn không thể triển khai tác chiến thông thường nếu không có được trong biên chế máy bay Trinh sát và cảnh giới tầm xa, chỉ huy, điều hành tác chiến AWACS (ДРЛО &У) – chính xác là máy bay C3I hoặc C4IRS chứ không phải là trực thăng trinh sát tiền tiêu và cảnh báo sớm Ka-31. Ka-31 có thể trinh sát bao phủ trên diện rộng, nhưng các thông số kỹ thuật không đủ để trở thành tai, mắt và máy tính của chỉ huy trưởng hạm đội hoặc liên đội trên tầm xa và diện rộng. Trên cơ sở của Su-27KUB các nhà thiết kế có đề xuất chế tạo các máy bay trinh sát tầm xa, được trang bị các thiết bị radar, trinh sát điện tử dành riêng cho tầu sân bay hoặc các loại tầu khác trong hạm đội, nhưng không được chấp nhận. Đồng thời dự án máy bay AWACS Yak-44, bắt đầu từ năm 1990, hiện nay vẫn chỉ là một maket trong Triển lãm Kỹ thuật ở khu vực Ngoại ô Moscow. Do đó, trong tương lai gần, hệ thống chỉ huy đường không vẫn phải sử dụng máy bay hỗ trợ của lực lượng Không quân và hy vọng vào Ka-31.

HỆ THỐNG ĐẢM BẢO.

Một vấn đề mang tính sống còn của lực lượng tầu sân bay nữa là: Hệ thống hậu cần kỹ thuật, căn cứ, bến cảng và sân bay. Song hành cũng với hệ thống hậu cần kỹ thuật là hệ thống trang thiết bị huấn luyện cho phi công hải quân trên tầu sân bay. Nhiệm vụ xây dựng hệ thống hậu cần kỹ thuật, căn cứ và cơ sở huấn luyện được đặt ra ngay từ khi chiếc tầu sân bay đầu tiên của liên bang xô viết được đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân- cũng chính vì vậy mà trong thời kỳ trước, tầu sân bay Kiev gần như nhiều thời gian phải đỗ ở hải cảng của Biển Đen, chỉ bảo hành kỹ thuật và khởi động bôi trơn, cho đến khi bị loại ra khỏi biên chế của lực lượng vũ trang. Đồng thời, cũng phải có tầm nhìn xa hơn trong nhiệm vụ lưu trữ, bảo hành bảo dưỡng các máy bay chiến đấu trên boong tầu, trong các giai đoạn tầu neo đậu hoặc thực hiện chế độ kiểm tra kỹ thuật, bảo trì bảo dưỡng máy bay chiến đấu. Để thực hiện được điều đó, song hành cũng với thiết kế, đóng tầu là kho tàng, bến bãi, khu kỹ thuật dành cho không quân hải quân trên boong, khi tầu đỗ trên bến cảng.

Một vấn đề quan trong cuối cùng, cũng là vấn đề khó nhất của không quân hải quân tầu sân bay - công tác huấn luyện thường xuyên của Không quân hải quân và các chuyên gia kỹ thuật không quân Hải quân. Cho đến ngày nay, không quân hải quân liên bang không có được trường đào tạo kỹ thuật của riêng mình, các chuyên gia kỹ thuật hầu như phải lấy từ bên Không quân Liên bang. Nhưng đấy cũng chỉ là ½ cùa thảm họa, Không quân Hải quân Liên bang không có chỗ nào để huấn luyện phi công hải quân trên boong tầu, cất cánh và hạ cánh trên tầu sân bay rất khó, không thể huấn luyện bằng bút, sách, bảng và các thiết bị huấn luyện điện tử, mà phải làm thực. Trường huấn luyện bay NITKA trên boong tầu của Liên bang Xô viết trước đây nằm trong (lãnh thổ) của Ucraina tại Krưm. (Sân bay mô phỏng sân bay trên boong tầu dành cho huấn luyện phi công hải quân). Theo kết quả của những năm gần đây, đây là một xa xỉ phẩm đắt đỏ cho hải quân, mọi cuộc huấn luyện đều phải trả rất nhiều kinh phí và phụ thuộc hoàn toàn vào tâm trạng chính trị của chính phủ Ucraina tại Kiev. Cuối cùng, Bộ quốc phòng Liên bang Nga phải lựa chọn phương án tối hậu, xây dựng trường huấn luyện thường xuyên cho phi công hải quân (NITKA) cho riêng mình. Để làm điều đó, Bộ quốc phòng đã lựa chọn trường Cao đẳng cao cấp kỹ thuật hải quân tại Eisk, ngoại vi thành phố Krasnodar và tiến hành xây dựng trường kỹ thuật bay cao cấp cho không quân hải quân, đây là Trung tâm huấn luyện đa nhiệm, không những chỉ huấn luyện cho không quân Hải quân trên boong tầu, mà huấn luyện tất cả các phương tiện bay có và không có người lái, được biên chế hiện tại và trong tương lai cho không quân hải quân Liên bang.

Các công trình huấn luyện cho không quân Hải quân tại Eisk có giá trị khoảng 24 tỷ rúp, trong đó 8 tỷ được sử dụng để xây dựng hạ tầng kỹ thuật, trong đó có khu vực huấn luyện cất hạ cánh mô phỏng đường băng tầu sân bay với các trang thiết bị chính xác cần thiết để phục vụ cho đường băng trên tầu, khu nhà ở và công trình công cộng, khu quản lý và điều hành kỹ thuật hạ tầng. Khu vực hạ tầng sẽ được đưa vào khai thác sử dụng trong năm 2011, nhà máy Proletarian có trách nhiệm cung cấp các thiết bị bắt và hạ cánh cho máy bay. Chỉ sau khi hạ tầng kỹ thuật được thẩm định và nghiệm thu, các trang thiết bị và phương tiện phục vụ huấn luyện mới được bắt đầu lắp đặt để đưa vào thử nghiệm hệ thống tại Eisk..

KẾT LUẬN

Trong một lần nói chuyện với thủy thủ đoàn tầu sân bay nguyên tử Dwight D. Eisenhower US. Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, tướng John Shalikashvili đã phát biểu " Tôi cảm thấy yên tâm mỗi lần, khi tôi đặt câu hỏi cho sĩ quan tham mưu tác chiến "Ở đâu có tầu sân bay gần nhất?” và viên sĩ quan đó trả lời " Có một tầu sân bay đang hoạt động trong khu vực tác chiến- câu trả lời đó với lợi ích của Hòa Kỳ là tất cả!”
Những lời nói đó, từ hàng chục năm về trước, khi chúng ta nhận xét tầu sân bay – vũ khí của chủ nghĩa đế quốc- không cần có thêm lời bình luận. Nhưng những ước mơ của đô đốc hải quân huyền thoại, Bộ trưởng bộ quốc phòng Nhicolai Kyznhesov, cùng như hàng trăm ngàn đô đốc hải quân, kỹ sư đóng tầu, chiến sĩ hải quân xô viết trước đây và Liên bang Nga ngày này, đến nay vẫn chưa thực hiện được. Phi công hải quân huyền thoại, anh hùng Liên bang Nga thiếu tướng Timur Apakidze cũng nói chính xác như sau: đất nước đã và đang đi trên con đường đau khổ, sự đau đớn tinh thần để đi đến xây dựng những chiếc tầu sân bay, không có nó trong tương lai, Hải quân Liên bang Nga không có ý nghĩa với với chiến lược hải dương..

Cũng có thể khẳng định chắc chắn rằng: sự cần thiết phải có tầu sân bay trong lực lượng hải quân Liên bang Nga trong tương lai gần đã được chứng minh, khẳng định bằng lý thuyết, bằng kết quả nghiên cứu tất cả trên cơ sở khoa học, lý luận quân sự và bằng thực tiễn phát triển chiến lược kinh tế chính trị và khả năng xảy ra chiến tranh trong tương lai.
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang