Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 4 tháng 5, 2013

>> So sánh lực lượng vũ trang Nga - Mỹ

Cách đây không lâu, báo “Bình luận quân sự độc lập” của Nga đã đăng bài “So sánh lực lượng vũ trang Nga- Mỹ“ của tác giả X.Iuferev. Xin được lược dịch để bạn đọc tham khảo.

>> Chiến tranh Nga Mỹ sẽ xảy ra tại Syria?



Trong điều kiện hiện nay khó có thể hình dung là một cuộc xung đột quân sự chỉ giữa hai nước Nga - Mỹ lại có thể xảy ra. Nếu có một cuộc xung đột như vậy thì các quốc gia có chung đường biên giới cũng sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến.

Hơn nữa, Mỹ với tư cách là một nước thành viên NATO có thể trông đợi vào một sự hỗ trợ hoàn toàn, nếu không phải là của toàn khối, thì ít nhất cũng từ một đồng minh Châu Âu chủ chốt là nước Anh. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chúng ta hãy chỉ thử phân tích xem quân đội hai nước có gì trong tay để đối đầu nhau.

Các thông tin để so sánh đều lấy từ các nguồn công khai mà bất cứ ai cũng có thể tiếp cận được nếu muốn. Phần lớn các số liệu về số lượng các loại vũ khí và sinh lực là thuộc loại thông tin bí mật, cho nên nếu có được công bố thì thường bị chậm, chính vì thế mà các con số thực có thể ít hơn hoặc nhiều hơn số liệu được dẫn ra dưới đây.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tăng Т-90

Thứ nhất - về quân số

Có thể bắt đầu việc so sánh tiềm lực quân sự của hai cường quốc bằng so sánh dân số của hai nước. Dân số Nga đến ngày 01/01/2013 là 143.347.059 người, dân số Mỹ đến tháng 12/2012 là 314.895.000 người.

Từ các con số trên có thể thấy là trong trường hợp xảy ra chiến tranh toàn cầu thì Mỹ có thể huy động lực lượng nam giới khỏe mạnh cầm vũ khí nhiều hơn so với Nga.

Tiềm lực lực lượng dự bị động viên của Nga được đánh giá vào khoảng 31 triệu người, còn Mỹ là 56 triệu người (nếu tính toàn bộ nam giới từ 17 đến 49 tuổi thì không ít hơn 109 triệu người).

Tuy nhiên, cũng nên hiểu rằng dĩ nhiên là Mỹ không thể huy động toàn bộ lực lượng trên. Để duy trì một quân đội với quân số như vậy sẽ không đủ vũ khí, đạn dược, lương thực, quân trang và dịch vụ hậu cần vận tải sẽ biến thành một địa ngục thực sự.

Nếu tiến hành chiến tranh tiêu hao thì việc bù đắp tổn thất của Mỹ sẽ hiệu quả và kéo dài được hơn nhiều so với Nga. Nga cũng chưa có lực lượng dự bị chuyên nghiệp. Công việc xây dựng lực lượng dự bị động viên chuyên nghiệp hiện mới chỉ đang trong giai đoạn bắt đầu.

Quân số lực lượng vũ trang Nga có thể tăng đến 1 triệu người, trong đó số quân có trong biên chế là 70.000 người, còn khoảng 300.000 là lính nghĩa vụ. Quân đội Mỹ được chuyên nghiệp hóa hoàn toàn với quân số là 1,4 triệu người và có khoảng 1,1 đến 1,3 triệu người là lực lượng dự bị động viên hoặc quân dự bị.

Tất cả họ (lực lượng dự bị động viên và quân dự bị) đều có hợp đồng với Bộ quốc phòng, thường xuyên được tham gia các cuộc tập trận và huấn luyện tác chiến và trong trường hợp cần thiết có thể được gọi vào đội quân thường trực.

Theo học thuyết quân sự “Duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Các ưu tiên quốc phòng thế kỷ XXI“ được công bố năm 2012 thì quân đội Mỹ chỉ có thể sẵn sàng tiến hành 01 cuộc chiến tranh quy mô lớn và đồng thời kiềm chế các hành động xâm lược của đối phương ở các khu vực khác nhau trên Trái đất.

Trước đó, Mỹ cho rằng nước này có thể tiến hành đồng thời 02 cuộc chiến tranh quy mô lớn. Xuất phát từ học thuyết trên, có thể thấy trong trường hợp tiến hành một cuộc chiến tranh xâm lược chống Nga, Mỹ có thể sử dụng một phần lớn lực lượng vũ trang của mình.

Thứ hai - trang bị kỹ thuật của lục quân

Lực lượng xung kích chủ yếu của lục quân là xe tăng. Trong trang bị của Lục quân Mỹ đến năm 2012 có 1.963 tăng “Abrams” biến thể M1A2, trong số đó có 588 xe tăng đã hiện đại hóa theo phiên bản M1A2SEP. Ngoài ra, Mỹ còn có khoảng 2.400 tăng M1A1 và khoảng 2.385 tăng M1 đang được niêm cất.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tăng "Abrams" М1А2 biên chế Quân đội Mỹ

Loại tăng hiện đại nhất của Lục quân Nga là T-90. Tất cả có 500 xe tăng loại này với 2 phiên bản là T-90A và T-90AK hiện có trong biên chế.

Điều đó có nghĩa là, nếu chỉ tính những loại tăng hiện đại nhất thì giữa hai bên có một sự cân bằng tương đối.

Ngoài loại tăng trên, đến năm 2010 Lục quân Nga còn có 4.500 tăng T-80 với các biến thể khác nhau đã qua sửa chữa lớn (đại tu).

Hiện tại, các đơn vị và các kho bảo quản còn có khoảng 12.500 tăng T-72 nhiều biến thể khác nhau.

Như vậy, chỉ cần 1/3 tất cả các loại xe tăng nói trên được đưa vào sử dụng thì số lượng cũng đã vượt số tăng của Mỹ. Nếu tính đến việc Mỹ không thể triển khai toàn bộ số xe tăng đang có để chống Nga thì ưu thế số lượng của Nga là tuyệt đối. Tính tổng số thì ưu thế về tăng của Nga sẽ vượt Mỹ ít nhất 2,5 lần.

Trong trang bị của Lục quân Mỹ còn có khoảng 6.500 xe chiến đấu bộ binh “Bradly”, còn Nga có khoảng 700 xe chiến đấu bộ binh BMP-3, 4.500 BMP-2 và gần 8.000 BMP-1.

Nga có khoảng 4.900 xe vận tải bọc thép từ BTR-70 đến BTR-80A. Dự định đến năm 2020 tất cả các xe vận tải bọc thép sẽ được hiện đại hóa và nâng cấp lên thành BTR-82A (AM).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo tự hành МСТА-С

Bộ đội đổ bộ đường không Nga sở hữu 1.500 xe chiến đấu đổ bộ tất cả các biến thể và khoảng 700 BTR-D (xe vận tải bọc thép dành cho lính đổ bộ đường không – ND). Quân đội Mỹ sở hữu số lượng xe vận tải bọc thép lớn hơn nhiều- tới gần 16.000 chiếc.

Một trong những thành tố quyết định thắng lợi của các chiến dịch trên bộ vẫn là các đợt pháo bắn chuẩn bị. Hiện nay Lục quân Mỹ có khoảng 2.000 pháo tự hành và 1.500 pháo xe kéo.

Lục quân Nga, theo số liệu năm 2010, có hơn 6.800 pháo tự hành và 7.500 pháo xe kéo. Trong số đó có 4.600 khẩu là pháo 122 mm D-30 sẽ được đưa ra khỏi trang bị cuối năm 2013.

Ngoài ra, Nga còn có gần 3.500 dàn pháo phản lực bắn dàn, trong khi đó Lục quân Mỹ chỉ có khoảng 830 dàn pháo kiểu này.

Như vậy, về mặt lý thuyết Quân đội Nga có ưu thế về pháo tự hành so với Mỹ là 3,4 lần, pháo xe kéo là 5 lần (sẽ là 1,9 lần sau khi thanh lý pháo D-30), còn về pháo phản lực bắn dàn thì Nga hơn Mỹ 4,2 lần.

Tuy nhiên, theo biên chế trực tiếp của các lữ đoàn và các căn cứ quân sự thì trong lực quân Nga chỉ có 2.500 xe tăng. Để khẳng định điều này không khó khăn lắm và chỉ cần làm một phép tính đơn giản. Trong Lục quân Nga chỉ có 4 lữ đoàn tăng độc lập, mỗi lữ đoàn được trang bị từ 91 đến 94 tăng chiến đấu cơ bản. Lục quân Nga cũng có 30 lữ đoàn bộ binh cơ giới, mỗi lữ đoàn có 01 tiểu đoàn tăng với 41 chiếc. Các xe tăng còn lại hiện nằm tại các kho niêm cất và sửa chữa phương tiện kỹ thuật quân sự. Tình hình đối với pháo binh cũng tương tự như vậy.

Ngoài xe tăng và các loại xe thiết giáp nói trên, Lục quân 2 nước có một số lượng lớn các máy bay lên thẳng. Lục quân Mỹ có 2.700 máy bay lên thẳng chiến đấu. Lục quân Nga có ít hơn- 1.368 chiếc (ít hơn 2 lần).

Thứ ba - về không quân

Không quân Mỹ thực sự là một lực lượng đáng gờm, nếu tính theo số lượng máy bay chiến đấu thì Không quân Mỹ đứng đầu thế giới.

Trong thành phần của các đơn vị thường trực (năm 2011) lực lượng này có 144 máy bay ném bom chiến lược (66 B-1, 20 B2 và 58 B-52), 297 máy bay cường kích A-10, 1.629 máy bay tiêm kích (471 F-15, 968 F-16, 179 F-22, 11 F-35).

Cần ghi nhận rằng Mỹ là nước duy nhất trên thế giới có máy bay tiêm kích thế hệ 5 (máy bay F-22 Raptor). Ngoài ra, Hải quân Mỹ (số liệu năm 2008) cũng có 867 máy bay tiêm kích - cường kích F/A-18. Tổng cộng số lượng các máy bay chiến đấu (không tính máy bay dự trữ) – 2.937 chiếc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-22 Raptor

Thành phần của Không quân Nga được giữ bí mật, điều đó có nghĩa là những số liệu dẫn ra dưới đây có chỗ nào đó không chính xác. Lực lượng thường trực của Không quân Nga có 80 máy bay ném bom chiến lược (16 Tu-160, 64 Tu-95MS), 150 máy bay ném bom tầm xa Tu-22M3, 241 máy bay cường kích Su-25, 164 máy bay ném bom chiến trường Su-24M và M2, 26 máy bay ném bom chiến trường Su-34.

Không quân tiêm kích có tổng cộng 953 máy bay (282 MiG-29, 252 MiG-31, 400 Su-27, 9 Su-30 và 10 Su- 35S. Tổng cộng số lượng máy bay chiến đấu của Không quân Nga là 1.614 chiếc (con số tương đối). Như vậy, không quân của đối phương (Mỹ) có ưu thế gấp 2 lần về số lượng.

Tuy vậy, có một thực tế là hiện nay Không quân Nga đang tích cực hiện đại hóa và tái trang bị. Số lượng máy bay chiến đấu hiện đại sẽ nhanh chóng tăng lên, sẽ đưa vào trang bị máy bay thế hệ 5 của Nga – PAK FA (máy bay của không quân chiến trường trong tương lai).

Không những thế, nếu căn cứ vào các khả năng của mình thì Su-35S trên thực tế không thua kém gì các máy bay thế hệ 5 (của Mỹ) và Không quân Nga đã lên kế hoạch sở hữu ít nhất là 48 chiếc máy bay loại này. Đến năm 2012, một nửa sô máy bay Su-27 đã được hiện đại hóa lên phiên bản Su-27 SMZ, và về thực chất thì nó đã là một loại máy bay khác và hoàn toàn có thể tác chiến ngang ngửa với tất cả các loại máy bay thế hệ 4. Các máy bay tiêm kích- đánh chặn MiG-31 cũng đang được nhanh chóng hiện đại hóa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Su-35S

Ngoài những yếu tố trên, Không quân Nga còn có một con bài rất lợi hại. Các tên lửa có điều khiển lớp “không đối không” hiện có trong trang bị của Không quân Nga có cự ly bắn xa nhất so với tất cả các loại tên lửa cùng loại hiện có.

Tên lửa R-37 mà máy bay tiêm kích đánh chặn MiG-31BM và máy bay tiêm kích Su-27, Su-35 được trang bị có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly tới 300 km! Không chỉ có vậy, Nga đang nghiên cứu chế tạo tên lửa KS-172 có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly xa hơn- đến 400 km.

Tên lửa tầm trung RVV-SD có tầm bắn 110 km. Tên lửa có điều khiển bắn trong mọi điều kiện thời tiết của Mỹ hiện đại nhất ATM-120C7 và AIM-120D chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu ở cự ly lần lượt là 120 và 180 km .

Su-35, Su-27 và MiG-31BM với đài rada hiện đại và các tên lửa R-37 có cự ly bắn lớn hơn bất kỳ một loại tên lửa nào cùng loại của Mỹ đã cho phép khắc phục được một cách cơ bản những nhược điểm của mình so với máy bay tiêm kích thế hệ 5 hiện đại nhất của Mỹ là F-22 Raptor có bề mặt phản xạ rada ít hơn.

Còn đối với các loại tiêm kích kiểu F-15, F-15 và F/A-18 thì các loại máy bay trên của Nga dễ dàng đối đầu mà không gặp vấn đề gì lớn.

Và cuối cùng – Lực lượng phòng không

Con bài chủ yếu của Nga trong một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra, ngoài lực lượng không quân không phải là quá yếu kém, chính là hệ thống phòng không- một lực lượng có đủ khả năng làm cho không phận Nga trở thành bất khả xâm phạm đối với lực lượng không quân của bất kỳ đối phương tiềm năng nào. Mà thiếu sự yểm trợ của không quân thì không thể tiến hành thành công bất kỳ một chiến dịch quân sự trên bộ nào để chống lại các cụm lục quân tương đối mạnh của đối phương.

Nếu tính đến việc Lục quân Mỹ trong giai đoạn đầu của chiến dịch phải tiến hành các trận đánh xa căn cứ bàn đạp và tiếp tục phát triển, nếu Mỹ không chiếm được ưu thế trên không thì chiến dịch trên đã cầm chắc thất bại.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống phòng không S-400

Trung tâm phân tích của Úc Air Power Australia đã đưa ra một bản báo cáo, trong đó có mục so sánh Không quân chiến đấu Mỹ với các phương tiện phòng không của Nga và đã nhận xét rằng trong trường hợp xảy ra xung đột quân sự quy mô lớn thì khả năng sống sót của Không quân Mỹ trên thực tế hoàn toàn bị loại trừ vì các phương tiện phòng không như các hệ thống rada và các tổ hợp tên lửa phòng không của Nga đã đạt tới đỉnh phát triển cao nhất.

Hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga nhìn chung không có đối thủ và vượt trội hơn hẳn so với Patriot của Mỹ.

Bên cạnh đó, thành phần xương sống của hệ thống phòng không Nga là các tổ hợp S-300 vẫn còn khả năng trừng trị bất kỳ một đối phương tiềm năng nào. Theo các số liệu của nhiều chuyên gia Châu Âu, hệ thống phòng không của Nga có thể tiêu diệt đến 80% các máy bay bất kỳ loại nào xâm nhập không phận Nga.

Các chuyên gia Nga khiêm tốn hơn và cho rằng con số trên vào khoảng 60 đến 65%, - tuy vậy, trong bất kỳ trường hợp nào (80 % hoặc 60- 65%) thì không quân đối phương cũng đã phải chịu đựng tổn thất không thể bù đắp được và không thể nào hồi phuc lại được.

Đến năm 2010, lực lượng phòng không Nga có khoảng 2.100 tổ hợp phóng S-300 các kiểu khác nhau, 9 tiểu đoàn S-400 với 72 tổ hợp phóng và đến năm 2020 dự định sẽ triển khai 56 tiểu đoàn S-400. Ngoài ra, tại các đơn vị còn có ít nhất 22 tổ hợp phòng không tầm gần – Pantsir-S1.

Chính các hệ thống phòng không Nga với vai trò là con bài chủ chốt và là “cái ô” là lực lượng có thể bảo vệ đất nước trước các cuộc xâm lược có thể xảy ra.

Dưới cái ô của hệ thống phòng không, đến năm 2020 Nga có thể bình tĩnh đổi mới căn bản lực lượng lục quân và không quân, bổ sung vũ khí và phương tiện kỹ thuật mới cho các lực lượng này. Và như vậy, sau năm 2020 xác suất xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp giữa Nga và Mỹ (hiện giờ đang rất thấp) sẽ xuống mức gần như bằng không.


(Lê Hùng - DVO)

>> Trung Quốc: bạn hữu hay kẻ thù tiềm tàng?

Phần lớn giới quân sự và chuyên gia Nga cho rằng, việc cung cấp vũ khí Nga cho Trung Quốc chính là nối giáo cho giặc, là trợ giúp kẻ thù tiềm tàng nhất của nước Nga.

>> Nga sẽ hối tiếc khi bán tàu ngầm Amur cho Trung Quốc
>> Theo báo Nhật : Nga - Trung rút cuộc vẫn đối đầu



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích J-15

Quan hệ Nga-Trung trong lĩnh vực quân sự nhìn từ bên ngoài xem ra gần như êm ả: Bắc Kinh đặt mua vũ khí, Moskva sẵn lòng mang chúng đến. Bởi thế mà những tranh cãi lẻ tẻ xem ra quá bất ngờ đối với người không hiểu chuyện. Nhưng trong những tháng gần đây, giới hạn của những scandal xì ra bên ngoài giữa hai đối tác rõ ràng đã vượt quá mức bình thường: người ta lại một lần nữa “đột ngột” phát hiện ra rằng, đám người Trung Quốc thực dụng hóa ra đang mua vũ khí Nga là để sao chép.

Nhưng đó có phải là sự khám phá gì không?

Cuối tháng 11/2012, quân đội Trung Quốc hể hả báo tin tiêm kích trên hạm J-15 do họ tự thiết kế cuối cùng đã cất và hạ cánh được trên tàu sân bay.

Nhưng các chuyên gia không bỏ qua dịp châm chọc cay độc rằng, chiếc J-15 “nguyên bản” kia là bản sao chép-làm nhái tiêm kích trên hạm thế hệ 4 Su-33 của Nga. Lẽ ra tất cả sẽ êm ở đây. Nhưng bộ quốc phòng Trung Quốc vì quá giận dỗi với những lời bịa đặt vu cáo đã thông qua phát biểu của phát ngôn viên Geng Yansheng bỗng vội vàng tuyên bố rằng, tiêm kích trên hạm J-15 của họ, trước hết hoàn toàn không phải là bản làm nhái Su-33 của Nga và hai là, hoàn toàn vượt trội máy bay Nga về nhiều tính năng.

Điều đó đã khiến một số chuyên gia cười cợt. Những người tác thì phẫn nộ về chuyện Trung Quốc sẽ đưa ra những thành quả hoạt động của các viện thiết kế vũ khí Liên Xô mà họ trắng trợn đánh cắp thành những thiết kế mới của nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc.

Tháng 1/2013, lại có một tin giật gân mới: báo chí Trung Quốc tung tin Bắc Kinh đã thỏa thuận được với Moskva về việc mua dây chuyển sản xuất Tu-22M3. Tu-22M3 là máy bay ném bom tầm xa mang tên lửa có cánh hình tên thay đổi mà NATO gọi là Backfire.
Người ta nói rằng, các máy bay Tu-22M3 được lắp ráp tại Trung Quốc sẽ được đưa vào biên chế hải quân Trung Quốc với ký hiệu Н-10, trị giá hợp đồng Tu-22M3 là 1,5 tỷ USD.

Luồng thông tin khác lại nói đến việc Nga bán một lô lớn gồm 36 Tu-22M3 trị giá 1,5 tỷ USD cho Trung Quốc, còn nước này dự định sử dụng Tu-22M3 cho nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên biển. Nếu như hợp đồng đó trở thành hiện thực, nó sẽ làm thay đổi triệt để cán cân lực lượng trên toàn chiến trường Thái Bình Dương theo hướng có lợi cho Trung Quốc bởi lẽ Tu-22M3 trước hết là phương tiện mang tên lửa hành trình lắp đầu đạn hạt nhân.

Tiếp sau là phản ứng gần như lập tức của Moskva. Quan chức đại diện chính thức của hãng xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronoexport Vyacheslav Davidenko thông qua hãng ITAR-TAS đã tuyên bố rằng, hãng của ông “không có thông tin gì về việc hai bên thảo luận chủ đề này”, “đã và đang không tiến hành bất cứ hoạt động đàm phán nào với Trung Quốc về vấn đề này”. Và nói chung, “bình luận này được đưa ra ở dạng ngoại lệ”, bởi lẽ, như lời ông Davidenko, Rosoboronoexport tuân thủ nghiêm nguyên tắc chỉ bình luận các thông tin từ các nguồn tin chính thức mà các site Trung Quốc nêu trên không thuộc số đó”. Một cách không chính thức, ông ta còn nói thêm rằng, việc xuất khẩu Tu-22M3 ra nước ngoài “về nguyên tắc là không thể bời vì các máy bay này thuộc loại vũ khí chiến lược”.

Nhưng nếu như đây chỉ là tin vịt của báo chí thì việc gì phải quảng bá nó bằng cách phủ nhận ở cấp cao đến thế? Hơn nữa khi nói rằng chưa từng có đàm phán về chủ đề này với Trung Quốc, đại diện của Rosoboronoexport rõ ràng là đã giấu giếm. Vì trước đó, đã có thông tin rò rỉ trên báo chí nói rằng, theo đề xuất của Trung Quốc, vấn đề mua bán Tu-22M3 đã được thảo luận trong những năm 1990-2000. Năm 2005, chủ đề này lại một lần nữa “bất ngờ” được dựng lên trên báo chí để thăm dò, kiểm tra phản ứng của xã hội. Rõ ràng là Trung Quốc cực kỳ muốn có các máy bay ném bom mang tên lửa này. Trong không quân “chiến lược” của họ hiện giờ chỉ có loại máy bay cực kỳ cũ lạc hậu Н-6 vốn cũng là sao chép máy bay ném bom già cỗi Tu-16 của Liên Xô.

Bản thân việc đàm phán cũng đã có thể được tiến hành không thông qua Rosoboronoexport, còn “giá trị chiến lược” của Tu-22M3 tuy đã lạc hậu nhưng chưa chắc làm phiền lòng các chính trị giá trong Điện Kremlin. Có thể dự đoán rằng, điều khiến phía Nga e ngại là mong muốn quen thuộc của Bắc Kinh mua chỉ một lô nhỏ, 3-5 chiếc, thậm chí không phải để sao chép chúng một cách vớ vẩn mà theo các chuyên gia là để kiếm được một cách rẻ tiền các công nghệ và kiến thức cho phép họ tự thiết kế các máy bay ném bom chiến lược.

Ngay từ khi thông tin về khả năng bán Ту-22М3 mới chỉ vừa được tung ra, các nhà quan sát đã không loại trừ khả năng nó được tung ra chỉ để chuẩn bị dư luận cho khả năng bán cho Trung Quốc các máy bay chiến đấu khác, ví dụ như máy bay ném bom Su-34 và/hoặc tiêm kích đa năng Su-35.
Cuối tháng 1/2013, đã có thông báo chính thức đầu tiên: trong cuộc đàm phán ở Bắc Kinh, vấn đề bán Su-35 cho Trung Quốc đã được thảo luận. Tháng 2, điều đó đang trở thành hiện thực: tại triển lãm vũ khí INDEX-2013 khi đó đang diễn ra ở Abu Dhabi, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, trưởng đoàn Nga, Phó Giám đốc Cơ quan liên bang về hợp tác kỹ thuật quân sự FSVTS Vyacheslav Dzirkaln đã thông báo, hiệp định liên chính phủ Nga-Trung về việc bán cho Trung Quốc một lô tiêm kích Su-35 đã được ký kết.

***


Sớm hay muộn, vũ khí Trung Quốc cũng đã nhất định bắt đầu bắn vào những người lính Xô-viết. Hoặc vào các đồng minh của Liên Xô. Điều đó đã xảy ra trong các trận đánh trên biên giới Xô-Trung, trên đảo Damansky và ở khu vực Zhalanashkol, ở đó những tên lính Trung Quốc đã bắn vào các chiến sĩ biên phòng của chúng ta từ những khẩu súng sản xuất sao chép theo giấy phép của Liên Xô. Ở Afghanistan, một tỷ lệ rất lớn vũ khí có trong tay phiến quân Afghanistan cũng mang mác Trung Quốc. Bằng những khẩu súng Trung Quốc sao chép vũ khí Liên Xô, người ta cũng đã chiến đấu chống lại các đồng minh ở châu Phi khi đó của Liên Xô là Angola, Mozambique, Ethiopia…

Trong giới quân sự và chuyên gia Nga tồn tại một luồng ý kiến phổ biến cho rằng, việc cung cấp vũ khí Nga cho Trung Quốc chính là nối giáo cho giặc, là trợ giúp kẻ thù tiềm tàng nhất của nước Nga bất luận những món tiền thu từ các hợp đồng xuất khẩu vũ khí có béo bở đến đâu.


(Nguồn : Vietnamdefence)

>> Quân cảng Cam Ranh - Quân át chủ bài của Việt Nam

Sau chuyến thăm cảng Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, cảng Cam Ranh vốn đã không chỉ một lần trở thành phần thưởng trong cuộc tranh đấu giữa các đại cường một lần nữa lại nằm trong trường nhìn của chúng ta.

>> Quân cảng Cam Ranh, điều ít biết



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Nhiều dấu hiệu chỉ ra rằng, ở hiệp đấu này của ván cờ lớn giữa Nga và Mỹ, người chiến thắng tạm thời là Nga, quốc gia đang nỗ lực đáng kể để xúc tiến lợi ích của mình trong khu vực.

Tuy nhiên, liệu nước Mỹ có từ bỏ mộng báo thù? Xuất phát từ những lợi ích quan trọng sống còn của mình, Việt Nam sẽ ứng xử thế nào? Cuối cùng, khi ầm ĩ lắng xuống, tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng thế nào đến an ninh của Trung Quốc?


Mỹ sẽ thực hiện những hành động ráo riết nhất để giành lấy Cam Ranh

Trên khắp châu Á và cả thế giới này, thật khó tìm được một hải cảng như Cam Ranh: trong vẻn vẹn chưa đầy 100 năm, vịnh này đã kịp nằm trong tay cả người Mỹ, cả trong tay Liên Xô. Trong thập kỷ 1960-1970, trong thời gian chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, đây là căn cứ hậu cần lớn nhất của Mỹ trong khu vực; khi người Mỹ rút quân, tại đây cũng đã thiết lập căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô. Vậy đây là hải cảng như thế nào? Tại sao nó lại có tầm quan trọng như thế?

Chúng ta hãy nhìn lên vị trí địa lý của căn cứ này. Nó nằm ở bờ biển đông nam của Việt Nam, ở chót của doi đất nhô ra Biển Đông. Ngay đối diện, đằng sau nhiều kilômet không gian biển là vịnh Subic của Philippines. Từ Cam Ranh có thể với tay là tới cả eo biển Luzon lẫn eo biển Malacca, hải cảng này nằm trên tuyến đường biển Hongkong-Singapore.

Vịnh Cam Ranh được hai bán đảo bao bọc từ hai mặt, tạo ra một vũng tàu trong và một vũng tàu ngoài tiện lợi. Vũng trong được che chắn tốt cả với gió biển lẫn những con mắt người ngoài. Các hòn đảo nằm ở phần ngoài của vũng như đảo Bình Ba tạo ra vật che chắn tiện lợi, tạo điều kiện cho phòng thủ. Ngay từ thời còn quân Mỹ đồn trú, ở Cam Ranh đã xây dựng một sân bay và một hải cảng hiện đại. Quân đội Liên Xô có mặt ở đây sau đó còn hoàn thiện hơn nữa toàn bộ cơ sở hạ tầng địa phương, biến Cam Ranh trở thành hẳn một cảng lớn có khả năng tiếp nhận cùng lúc hơn 100 quân hạm có lượng giãn nước gần 10.000 tấn, cũng như các tàu sân bay.

Liên quan đến Nga, mong muốn trở lại Cam Ranh được giải thích bởi một số lý do. Một là, Moskva cần trở lại Ấn Độ Dương và châu Á-Thái Bình Dương càng nhanh càng tốt để lấy lại cho mình vinh quang quá khứ khi một lần nữa trở thành cường quốc biển đích thức ở nghĩa đầy đủ của từ này.

Vị trí chiến lược của Cam Ranh và hạ tầng hoàn chỉnh có thể là sự hỗ trợ lớn cho nước Nga khi cho phép Nga bảo vệ các lợi ích địa-chiến lược của mình ở toàn vùng Đông Nam Á. Nếu như Nga thực sự khôi phục được căn cứ hải quân của mình ở đây thì đây sẽ là bước tiến quan trọng nhất trên hướng này.

Hai là, việc triển khai một đồn binh Nga tại Cam Ranh sẽ cho phép Nga hạn chế ảnh hưởng của Mỹ ở Nam Á. Điều chẳng còn là bí mật với ai là đa số các nước ở Đông Nam Á nghiêng về Mỹ và thiết lập sự hợp tác chặt chẽ với Mỹ trong lĩnh vực quân sự. Tuy nhiên, bởi lẽ mũi nhọn của chính trị Mỹ vẫn hướng đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở khu vực sẽ chỉ có tăng lên. Bởi vậy, Moskva cho rằng, chỉ với điều kiện Nga có chỗ đứng vững chắc ở vịnh Cam Ranh, họ sẽ có lực lượng và khả năng đối kháng với Mỹ ở khu vực này.

Ba là, Nga hy vọng bằng cách trở lại Cam Ranh tạo ra cú hích mới cho sự hợp tác giữa Moskva và Hà Nội trong lĩnh vực quân sự, điều đặc biệt quan trọng nếu lưu ý đến tiềm năng hợp tác to lớn trong lĩnh vực mua bán vũ khí. Quy mô mua bán vũ khí giữa Nga và Việt Nam sẽ chỉ có tăng; có thể, trong tương lai, Việt Nam thậm chí sẽ là khách hàng lớn thứ hai của công nghiệp quốc phòng Nga, sau Ấn Độ.

Nếu nói về chuyện tại sao Mỹ muốn quay lại Cam Ranh, thì ở đây, mọi thứ còn đơn giản và rõ ràng hơn nữa. Như vậy, Mỹ sẽ không chỉ gia tăng sự hiện diện quân sự của mình trong khu vực, mà còn có được khả năng kiềm chế sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Một số chuyên gia trong lĩnh vực quân sự thậm chí tuyên bố rằng, toàn bộ thực chất của việc triển khai đồn binh Mỹ ở Cam Ranh chính là bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Biển Đông và eo biển Đài Loan. Chúng ta hãy nhìn lên bản đồ. Các căn cứ quân sự Mỹ ở Yokosuka, Nhật Bản và Pusan, Hàn Quốc hay ở Singapore - tất cả chúng cung cấp cho Mỹ đường tiếp cận đến “các điểm nóng” ở Biển Đông, cho phép cầm giữ cả khu vực trong một nắm đấm. Tuy nhiên, Cam Ranh còn cho phép làm được nhiều hơn thế: nắm giữ căn cứ ở đây, bạn sẽ kiểm soát được tuyến đường biển then chốt nối Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Nếu người Mỹ giành được Cam Ranh, thì chuỗi căn cứ hải quân của họ đang kiểm soát Thái Bình Dương sẽ còn trở nên hoàn thiện hơn nữa. Bởi vậy, hiện nay, khi mà Mỹ đang khua chiêng gõ mõ om xòm về sự trở lại châu Á của mình, họ không chỉ không thể quên Cam Ranh, mà trái lại họ sẽ thực hiện những hành động ráo riết nhất để giành nó vào tay.

Nếu nói về Việt Nam, thì đối với họ, Cam Ranh là khả năng tăng cường sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, là đòn bẩy tác động mà nhờ đó Hà Nội có thể bảo vệ lợi ích biển của mình. Hy vọng thu được không ít lợi ích từ liên minh với Nga, Việt Nam đồng thời tích cực ve vãn các cường quốc khác để cố gắng thu được lợi ích tối đa từ việc ký kết liên minh, lẫn từ sự hợp tác trong lĩnh vực quân sự. Theo các thông tin hiện có, trong mấy năm gần đây, với sự trợ giúp của Nga, Việt Nam đã tăng cường đáng kể Hải quân và Không quân của mình; mũi dùi của chiến lược đó hiển nhiên là hướng ra Biển Đông. Trong chỉ vài năm qua, Hà Nội đã nhận được từ Moskva 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp Gepard, cũng như mua sắm 1 tiểu đoàn tên lửa bờ biển Bastion trang bị tên lửa Oniks. Chỉ trong một năm 2012, Việt Nam đã mua của Nga tổng cộng 24 máy bay tiêm kích Su-30MKV/Su-30MK2, cũng như 12 tiêm kích Su-27SK/Su-27UBK, trở thành khách hàng mua máy bay Sukhoi lớn nhất trên toàn Đông Nam Á.

Ngoài Nga, Việt Nam còn cật lực ve vãn cả Mỹ. Có tin Washington hiện tại đang suy tính khả năng nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam. Các nhà phân tích khẳng định rằng, đây không chỉ là chuyện lợi ích từ việc bán vũ khí Mỹ: nên nhớ rằng, đối với nước Mỹ dưới sự lãnh đạo của Obama đã chọn đường lối “trở lại châu Á”, việc có được Cam Ranh có thể là bộ phận quan trọng nhất của chiến lược quốc gia Mỹ.

Đồng thời, tình thế đó mang lại lợi ích không chỉ có lợi cho Mỹ, mà ở ý nghĩa nào đó là lợi cả cho Việt Nam, bởi lẽ, bằng cách đó, Hà Nội có thể bảo đảm an ninh cho Cam Ranh trong bất kỳ cuộc xung đột nào ở Biển Đông.

Điều mà chúng ta có thể tin chắc là bất kể cụ thể là ai sẽ trở lại Cam Ranh, tất cả điều này sẽ chỉ làm phức tạp hơn nữa tình hình xung quanh cuộc tranh chấp ở Biển Đông bởi lẽ số lượng các yếu tố ảnh hưởng đến việc gia quyết định tăng lên chứ chưa nói đến cả cái giá lẫn sự phức tạp của các chiến dịch bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông cũng sẽ tăng lên. Việc đánh giá cả mức độ đe dọa cũng trở nên khó khăn hơn. Tất cả những điều này cần có sự chú ý sát sao nhất từ phía Trung Quốc.


(Nguồn: Wang Bin // Trung Quốc Thanh niên báo, ngày 12.4.2013, inosmi, 16.4.2013.)

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

>> Su-24MR - "Kẻ" làm giật mình tàu sân bay lớn nhất của Mỹ

Máy bay trinh sát phản lực Su-24MR của Nga đã bất ngờ tiếp cận, phóng "giả" (tên lửa) dọa tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hải quân Mỹ.

>> Tiêm kích Su-35 bị chuyên gia Trung Quốc "dìm hàng"


Ngày 15/11/2000, Quân đội Nga tiết lộ một thông tin gây sốc, tiêm kích đa năng Su-27 và máy bay trinh sát Su-24MR của họ đã qua mặt được hệ thống radar trinh sát trên tàu sân bay USS Kitty Hawk (Mỹ) để thực hiện một cuộc viếng thăm chiếc “siêu hạm” này trên vùng biển Nhật Bản.

Tàu sân bay thông thường lớn nhất thế giới

USS Kitty Hawk (CV-63) là một trong những “siêu hạm” và cũng là chiếc tàu sân bay phục vụ lâu nhất trong Quân đội Mỹ. Nó được hạ thủy năm 1961 và đã trải qua 3 lần đại tu vào năm 1977, 1982 và 1988. Ngoài ra, nó còn được bảo dưỡng trong một thời gian khá dài ở xưởng đóng tàu hải quân ở Philadenphia năm 1987. Kết quả của lần bảo dưỡng này đã kéo dài tuổi thọ của chiếc tàu này từ 30-50 năm.

Tàu Kitty Hawk có lượng giãn nước toàn tải 82.000 tấn, dài 319m. Tàu sử dụng động cơ tuốc bin khí cho phép đạt tốc độ tối đa 61km/h. Có thể nói, trước khi nghỉ hưu năm 2009, Kitty Hawk được xem là “ông vua” về kích thước trong thế giới tàu sân bay thông thường.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay thông thường lớn nhất thế giới USS Kitty Hawk.

Trên tàu Kitty Hawk được trang bị 4 máy phóng thủy lực cùng 4 đường băng cho máy bay cất hạ cánh. Tổng chiều rộng mặt sàn sân bay trên tàu là 76,8 m.

Với thân hình đồ sộ, Kitty Hawk mang được tới 85 máy bay các loại (gồm 40 tiêm kích F/A-18E/F; 4 máy bay tấn công điện EA-6B; 4 máy bay cảnh báo sớm E-2C…) và biên chế thủy thủ đoàn gần 6.000 người.

Những kẻ đột nhập

Su-27 là một loại máy bay tiêm kích hạng nặng do hãng Sukhoi (Nga) sản xuất. Máy bay được tích hợp nhiều trang bị điện tử tối tân gồm radar tầm xa, tổ hợp ngắm quang – điện.

Máy bay có khả năng mang tới 8 tấn vũ khí trên 10 giá treo gồm các loại tên lửa không không tầm ngắn, tầm trung cùng bom và rocket. Ngoài ra, nó còn được trang bị 1 pháo 30 mm với 150 viên đạn dùng cho không chiến tầm cực gần.

Còn Su-24MR là biến thể máy bay làm nhiệm vụ trinh sát của cường kích cánh cụp cánh xòe Su-24.

Trong thân Su-24MR được trang bị một thiết bị trinh sát BKP-1 cùng với các thiết bị chụp ảnh tự động AP-402M nằm ở hai bên thân và bụng máy bay. Sau khoang lái được gắn hệ thống trinh sát hồng ngoại. Với thiết kế hiện đại, Su-24MR có thể trực tiếp xử lý các tin tức thu được sau đó chuyển về trạm tình báo mặt đất.

Su-24MR có một ưu điểm đặc biệt là khả năng duy trì vận tốc siêu âm ở độ cao thấp và năng lực tác chiến trong mọi điều kiện thời tiết. Bên cạnh đó, loại máy bay này cũng có thể mang theo tên lửa và tấn công các mục tiêu mặt đất từ độ cao 1.300m hoặc mang vũ khí hạt nhân chiến thuật.

Với những khả năng này, từ khi chính thức biên chế trong không quân, Su-24MR đã được khối NATO đánh giá là một chiếc máy bay trinh sát nguy hiểm.

Nhận thấy khả năng thâm nhập tầm thấp của Su-24MR, Quân đội Nga đã lên kế hoạch cho máy bay này “viếng thăm” tàu sân bay Mỹ với một chiếc Su-27 hộ tống.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trinh sát phản lực Su-24MR của Không quân Nga.

Theo tài liệu Quân đội Nga: những điều chưa biết, ngày 9/11/2000, một chiếc Su-27 cùng trinh sát cơ Su-24MR được lệnh bí mật cất cánh từ căn cứ không quân của Trung đoàn Không quân Trinh sát độc lập số 11 với nhiệm vụ đặc biệt: “Bất ngờ viếng thăm tàu sân bay USS Kitty Hawk của Hạm đội 7 – Mỹ đang hoạt động trong vùng biển Nhật Bản”.

Để thực hiện chuyến viếng thăm, các máy bay Nga đã sử dụng các thiết bị gây nhiễu và ngụy trang để lặng lẽ tiếp cận tàu sân bay Kitty Hawk. Khi mục tiêu đã có thể nhìn rõ bằng mắt thường, các thiết bị theo dõi, cảnh giới trên tàu sân bay Mỹ vẫn không hề hay biết.

Thấy thời cơ thuận lợi, viên phi công lái Su-24MR cho máy bay lấy độ cao rồi bổ nhào xuống tàu sân bay rồi nhấn nút phóng tên lửa (giả định), sau đó kéo cần điều khiển và thoát ly khỏi vùng nguy hiểm.

Cuộc viếng thăm bất ngờ của 2 chiếc máy bay Nga đã khiến người Mỹ một phen hú vía. Vì họ có tất cả các phương tiện hiện đại để phát hiện đối phương từ xa nhưng đã trở thành mù lòa khi không hề phát hiện được 2 chiếc máy bay lạ đang di chuyển về phía mình.

>> Các nước châu Á tăng sức mạnh hải quân chống TQ?

Các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 20% tổng chi các dự án phát triển hải quân trong vòng 20 năm tới.

Châu Á - Thái Bình Dương tập trung mạnh cho hải quân

Châu Á - Thái Bình Dương sẽ chiếm tới 26% (tương đương với gần 200 tỷ USD) tổng chi cho các dự án hải quân trong vòng 20 năm tới nhằm đối phó với thách thức trong khu vực và đặc biệt là sự đe dọa từ Trung Quốc.

Theo Phó chủ tịch Tổ chức phân tích hải quân AMI International Bob Nugent cho hay, các dự án mới trong khu vực này sẽ gồm: 6 tàu sân bay, 2 tàu tuần dương, 42 tàu khu trục, 115 khinh hạm, 82 tàu tuần tra ven biển, 34 tàu quét mìn, 128 tàu đổ bộ, 21 tàu hậu cần, 255 tàu tuần tra và 116 tàu ngầm.

Cũng theo ông Bob Nugent, thị trường tàu tuần tra ven biển (OPV) sẽ rất sôi động, giai đoạn 2013-2030 có thể đạt mức doanh thu 4,6 tỷ USD.

“Mặc dù các tàu OPV không thể thay thế khu trục trong các hạm đội, nhưng OPV có lượng giãn nước 1.500 tấn trở lên có thể đảm nhận nhiệm vụ của tàu hộ tống và khinh hạm khi thực thi pháp luật trên biển”, ông này nói.

Hiện, các loại tàu OPV rất thịnh hành tại một số quốc gia khu vực Đông Nam Á, nhưng đối với Đông Bắc Á thì ngược lại.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Các nước Đông Bắc Á như Nhật, Hàn tập trung phát triển tàu chiến Aegis. Ảnh minh họa

Theo chuyên viên nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng hải (Đại học Công nghệ Nanyang Singapore) Sam Bateman thì, khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) nhắm tới chế tạo tàu khu trục Aegis, tàu đổ bộ cỡ lớn, tàu ngầm tấn công phi hạt nhân… nhằm đối phó với Hải quân Trung Quốc.

Còn theo ông Nugents quyết định về những chương trình này đã được đưa ra trước khi Hải quân Trung Quốc trở thành mối đe dọa chính. Trước đó, Nhật đã có Nga là mối đe dọa cũng như Hàn Quốc có mối đe dọa từ Triều Tiên.

Chuyên gia tới từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc phòng Singapore Sam Batman nhận định, sự thật là tất cả các tàu chiến đấu mặt nước đều dễ bị không kích khi đi vào tầm hoạt động của các căn cứ máy bay chiến đấu.

“Câu hỏi đặt ra là có nên bỏ nhiều tiền vào lực lượng tác chiến mặt nước, nhưng điều này dường như không được các quốc gia trong khu vực châu Á quan tâm”, ông Bateman nói.

Các nhà phân tích đến từ Washington cho rằng, cuộc chạy đua trang bị hải quân ở châu Á xuất phát từ mối đe dọa ngày càng lớn từ Trung Quốc. Nhưng ông Batman cho rằng, qua xem xét tình hình một số quốc gia như Nhật Bản, Philippines thì vấn đề còn phức tạp hơn nhiều.

“Ngoài mối đe dọa từ Trung Quốc, còn có một số nguyên nhân khác bảo gồm yêu cầu hiện đại hóa quân đội, nhu cầu về tài nguyên biển để phát triển kinh tế (an ninh năng lượng) là những lý do chính khiến các quốc gia tăng cường hải quân”, ông Batman nói.

Nhật Bản quyết bảo vệ tuyến đường biển

Nhật Bản sẽ tăng cường bảo vệ các tuyến đường biển, cùng với việc ngăn chặn mối đe dọa của Trung Quốc trong tương lai đối với quần đảo Nansei kéo tài từ phía Nam Kyushu tới Đài Loan.

Trong ngân sách quốc phòng 2013-2014, Bộ Quốc phòng Nhật Bản chú trọng vào việc bảo vệ quần đảo Nanseil và các vùng biển thuộc lãnh thổ nước này.

Chuyên gia hải quân ở Đại học King’s College London Alessio Patalano nhận định: “Nhật Bản là một quốc gia biển nên việc bảo đảm an ninh hàng hải là yếu tố then chốt đối với sự ổn định của nước này”.

Theo một số nguồn tin, Nhật đã chi khoảng 720 triệu USD để đóng một tàu khu trục đa năng có lượng giãn nước 5.000 tấn nhằm cải thiện khả năng chống tàu ngầm. Loại tàu này có thể là nhằm đối phó với tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 093 của Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Nhật nỗ lực duy trì, đảm bảo đủ số lượng tàu khu trục. Với ngân sách hạn chế hơn một thập kỷ, nước này đã cố kéo dài tuổi thọ 14 tàu trong bốn lớp khác nhau.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Nhật đang chế tạo thêm 2 tàu đổ bộ có boong phóng máy bay. Ảnh minh họa

Ngoài ra, Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản (JMSDF) đã chi 540 triệu USD trong năm nay để chế tạo một tàu ngầm tấn công phi hạt nhân thế hệ mới. Đồng thời, họ cũng nỗ lực kéo dài tuổi thọ hạm đội tàu ngầm và tăng số lượng từ 16 lên 22 chiếc.

“Đây là một trong những tài sản quan trọng nhất của JMSDF, vì nó không chỉ cung cấp khả năng trinh sát trong nhiệm vụ tuần tra, mà còn là vũ khí “tàng hình” trong cuộc chiến thông thường”, ông Patalano nói.

Cùng với đội tàu khu trục đa năng, Nhật Bản cũng đang tích cực triển khai đóng thêm 2 tàu khu trục chở trực thăng có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn. Có những nguồn tin cho rằng, loại tàu này có thể chuyển đổi để thích ứng với việc cất hạ cánh của máy bay tiêm kích tàng hình F-35B.

Quốc gia biển AESAN mua sắm tàu chiến, máy bay

Nhằm bảo vệ vùng biển, đảo rộng lớn, mặc dù gặp không ít khó khăn về ngân sách nhưng nhiều quốc gia biển ở Đông Nam Á cũng nỗ lực phát triển không quân, hải quân.

Năm 2011, Philippines đã thông qua một chiến lược quốc phòng mới, trong đó nhấn mạnh hợp tác an ninh trên biển với quân đội Australia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đối phó với Trung Quốc, Philippines nỗ lực mua sắm thêm tàu chiến, máy bay. Ảnh minh họa

Nước này cũng đang đẩy mạnh hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân vốn dĩ đã rất lạc hậu. Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã quyết định chi ngân sách lên tới 60 triệu USD để mua thêm 1 tàu tuần tra và 6 trực thăng để phục vụ bảo vệ các dự án dầu khí ở Malampaya.

Năm 2012, Manila bổ sung một chương trình hiện đại hóa quân sự trị giá 900 triệu USD nhằm tân trang các khinh hạm, máy bay C-130 và trực thăng.

Philippines đang tiến gần với một hợp đồng mua tiêm kích hạng nhẹ FA-50 của Hàn Quốc. Đây có thể là những chiến đấu cơ phản lực đầu tiên của không quân nước này sau gần 10 năm không có máy bay chiến đấu trong biên chế.

Malaysia đã ký thỏa thuận mua 6 tàu tuần tra ven biển hiện đại lớp Gowind của hãng DCNS Pháp, nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ biển.

Singapore thì đang có toan tính mua tiêm kích tàng hình F-35 tối tân từ Mỹ để tiếp tục nâng cao sức mạnh không quân hiện đại nhất khu vực này.

Việt Nam cũng không ngừng cải thiện khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân và không quân nhằm bảo vệ Biển Đông và các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.

Năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm phi hạt nhân tối tân Kilo Project 636. Loại tàu này được đánh giá là có độ ồn khi hoạt động rất thấp và trang bị tên lửa chống tàu siêu thanh Klub-S có khả năng đánh chìm tàu sân bay. Dự kiến, chiếc đầu tiên sẽ được chuyển cho Hải quân Nhân dân Việt Nam trong năm 2013.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam sẽ nhận tàu ngầm tấn công phi hạt nhân Kilo 636 trong năm nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký thỏa thuận với Nga mua thêm 2 khinh hạm Gepard 3.9 với một số cải tiến.

Đối với lực lượng không quân, năm 2012, phía Nga đã chuyển giao 4 tiêm kích đa năng Su-30MK2 cho Việt Nam. Với 4 chiếc này, Việt Nam đã có trong biên chế 24 tiêm kích Su-30MK2. Những chiếc máy bay có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên mặt đất và đặc biệt là mang được vũ khí chống tàu siêu thanh Kh-31A.

Gần đây, đại diện Tập đoàn Lockheed Martin thông tin rằng, Việt Nam có thể mua các máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3 Orion từ Mỹ.

>> Trận đánh thần tốc giải phóng Trường Sa năm 1975

Sáng 29/4/1975, một ngày trước khi giang sơn liền một mối, Trường Sa - một phần máu thịt của Tổ quốc - được giải phóng. Chỉ với hơn 200 chiến sĩ đặc công đi trên 3 tàu không số, đội quân của những “Yết Kiêu thời đại Hồ Chí Minh” đã làm chủ Trường Sa.

>> Nắm chắc thời cơ tạo thế, lực vững chắc cho Tổ quốc

Với những trận đánh xuất quỷ nhập thần dưới nước từng lập nhiều chiến công, Đoàn 126 đặc công hải quân (HQ) được giao nhiệm vụ giải phóng Trường Sa. Những người lính đặc công xác định khó mấy cũng quyết đi, xa mấy cũng quyết đến và địch có mạnh mấy cũng quyết thắng. “Nếu không giải phóng được Trường Sa, anh em quyết không về!” - họ quả quyết

Mật lệnh khẩn cấp

Ngày 5/4/1975, chấp hành chỉ thị của Bộ Tổng Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân chủng HQ: Tranh thủ thời cơ có lợi nhất để giải phóng các đảo ở Trường Sa, kiên quyết không để lực lượng nào khác đến đánh chiếm trước ta. Cùng lúc, Phó Tư lệnh Quân chủng HQ Hoàng Hữu Thái cũng nhận được mật lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, yêu cầu HQ tổ chức lực lượng, bằng mọi giá đánh chiếm và giải phóng các đảo do quân đội Việt Nam Cộng hòa chiếm giữ trên quần đảo Trường Sa.

Sau khi Quân chủng HQ xác định sử dụng tàu của Đoàn 125 và bộ đội đặc công của Đoàn 126 tiến công giải phóng Trường Sa, một vị chỉ huy ngay lập tức được triệu tập: Đoàn trưởng Đoàn 126 Mai Năng, người dẫn đầu đội quân tinh nhuệ từng đánh hơn 300 trận ở chiến trường Cửa Việt - Quảng Trị.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu của Đoàn 125 đưa lực lượng đặc công hải quân ra giải phóng Trường Sa. Ảnh: TƯ LIỆU

Thiếu tướng Mai Năng nhớ lại: “Ban đầu, tôi không biết sẽ nhận nhiệm vụ giải phóng Trường Sa. Sau khi gặp Phó Tư lệnh Hoàng Hữu Thái, tôi cảm thấy trọng trách rất lớn, rất thiêng liêng”. Lĩnh ấn ra trận tiền trên biển, Đoàn trưởng Mai Năng liền phổ biến nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và khẩn cấp mà Đoàn 126 được giao.

Những người lính đặc công HQ xác định đây là trận đánh cuối cùng, khó mấy cũng quyết đi, xa mấy cũng quyết đến và địch có mạnh mấy cũng quyết thắng. “Nếu không giải phóng được Trường Sa, anh em quyết không về!” - các chiến sĩ dày dạn kinh nghiệm, từng hàng trăm trận vào sinh ra tử, quả quyết với vị chỉ huy.

Dù rất tin ở khả năng của đoàn đặc công HQ nhưng Phó Tư lệnh Hoàng Hữu Thái vẫn băn khoăn bởi đây là nhiệm vụ đột xuất, các chiến sĩ lại chưa từng được huấn luyện phương pháp đổ bộ và đánh đảo. Thiếu tướng Mai Năng nhớ lại: “Tôi nói với anh Thái đặc công HQ từng đánh tàu, cầu, cảng… rất nhiều nhưng đánh đảo thì đây là lần đầu tiên nên nhiệm vụ giải phóng Trường Sa không hề đơn giản. Anh Thái nghe vậy liền trăn trở: “Thế liệu có giải phóng được không?”. Tôi suy nghĩ vài giây rồi quả quyết: “Được, nhưng phải có cách đánh mới”.

Phương pháp mà Đoàn trưởng Mai Năng phổ biến cho các chiến sĩ của mình là vừa trinh sát vừa tấn công hỏa lực. “Thời gian rất gấp nên không thể trinh sát trước rồi đánh sau” - ông giải thích.

Làm chủ quần đảo

Vị chỉ huy cánh quân giải phóng Trường Sa năm nào nay đã sắp bước sang tuổi 90 nhưng vẫn minh mẫn và nhớ từng chi tiết trận đánh. Thiếu tướng Mai Năng cho biết khi đó, ông đã tham mưu cho Bộ Chỉ huy Tiền phương của Quân chủng HQ ra một chỉ thị quan trọng.

“Ban đầu, Bộ Chỉ huy tiền phương yêu cầu đồng thời tấn công giải phóng cùng lúc các đảo. Tuy nhiên, với lực lượng chỉ có 3 tàu lại chưa quen đánh đảo, tôi nhận định việc tấn công cùng lúc là không ổn. Bởi lẽ, ta sẽ không kịp ổn định lực lượng để giữ đảo và địch có thể chiếm lại. Vì thế, tôi đề nghị đánh từng đảo, giữ vững, sau đó tấn công các chỗ khác” - ông nhớ lại.

Sau khi giải phóng Song Tử Tây, lực lượng đặc công HQ tiếp tục lấy đảo này làm bàn đạp để giải phóng các đảo còn lại. Đến 9 giờ ngày 29/4, quân ta làm chủ đảo Trường Sa Lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Quân ủy Trung ương giao cho HQ.

Ngay sau khi Trường Sa giải phóng, Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng đã có bức điện khen thưởng Quân chủng HQ và đơn vị trực tiếp đánh đảo, cho rằng đây là chiến công xuất sắc của lực lượng đặc công. “Một mình đặc công HQ thì chúng tôi có tài giỏi mấy cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ. Những chiếc tàu của Đoàn 125 cũng có công rất lớn, bên cạnh đó là lực lượng bộ binh của Quân khu 5” - vị chỉ huy trận chiến giải phóng Trường Sa năm nào cho biết.

Cuốn Lịch sử Hải quân Nhân dân Việt Nam do NXB Quân đội Nhân dân ấn hành năm 1985 đánh giá: “Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giải phóng vùng biển và hải đảo chẳng những có ý nghĩa quan trọng đối với Chiến dịch Hồ Chí Minh mà còn tạo tiền đề nghiên cứu cho quân chủng về tổ chức, sử dụng lực lượng phòng thủ và bảo vệ vùng biển, hải đảo sau này trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”.

Trận chiến để đời

Sau khi chỉ huy lực lượng đặc công HQ giải phóng Trường Sa, Thiếu tướng Mai Năng tiếp tục chỉ huy lực lượng giải phóng các đảo ở vùng biển phía Nam Tổ quốc. Sau này, ông còn tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc rồi trở thành tư lệnh Binh chủng Đặc công đến đầu những năm 1990.

Trải qua nhiều trận đánh một mất một còn, cùng những người lính của mình cận kề cái chết nhưng vị tướng anh hùng vẫn cho rằng trận chiến giải phóng Trường Sa là đáng nhớ nhất trong đời binh nghiệp của ông. “Chúng ta đã giữ vững chủ quyền ở Trường Sa và làm chủ một vùng biển rộng lớn” - ông tự hào.


(DVO)

>> Nắm chắc thời cơ tạo thế, lực vững chắc cho Tổ quốc

Đã qua rồi là một quân cờ trên bàn cờ chiến lược khu vực, đã qua rồi thời bị người ta “mặc cả trên lưng”, ngày nay, Việt Nam phải là một trong những người chơi cờ và cũng phải là người có quyền “ra giá”.

Ba mươi tám năm, kể từ ngày 30/4/1975 lịch sử, dân tộc Việt Nam đã làm nên chiến thắng vĩ đại để non sông Việt Nam thu về một mối, Bắc Nam sum họp một nhà, trên đất nước không còn bóng tên xâm lược.

Dân tộc Việt Nam từ chỗ bị chia cắt, một nửa nước phụ thuộc vào ngoại bang... đã trở thành một dân tộc độc lập, tư do, làm chủ vận mệnh của chính mình như bao dân tộc khác trên toàn thế giới.

Ba mươi tám năm, thời gian đó, với 2 cuộc chiến tranh phải tiến hành để bảo vệ thành quả của ngày 30/4/1975, với sự cấm vận ngặt nghèo vô nhân đạo của Mỹ và phương Tây, với sự chống phá quyết liệt của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước…đối với một đời người phải gánh chịu là vô cùng gian nan, cực khổ, đối với vận nước là một thách thức hiểm nguy vô cùng to lớn, như “ngàn cân treo sợi tóc”.

Điều đó chứng tỏ rõ ràng là thế lực thù địch chống Việt Nam không ưa một Việt Nam độc lập, thống nhất, hùng mạnh để dễ bề khống chế, điều khiển, không phải chỉ mới bắt đầu bây giờ. Và, dân tộc Việt Nam với một quyết tâm sắt đá dù có “đốt cháy dãy Trường Sơn” cũng phải giành lại giang sơn, thống nhất đất nước, độc lập dân tộc, đã đổ không biết bao xương máu của ba thế hệ, không phải là để làm tay sai cho ai, nô lệ cho ai.

Việt Nam đã đứng vững và phát triển trên đôi chân của chính mình.

Đã qua rồi là một quân cờ trên bàn cờ chiến lược khu vực, đã qua rồi thời bị người ta “mặc cả trên lưng”, ngày nay, Việt Nam phải là một trong những người chơi cờ và cũng phải là người có quyền “ra giá”.

Tình thế mới của khu vực

Có thể nói sự trỗi dậy của Trung Quốc đã thách thức lớn đến tình hình an ninh khu vực châu Á-TBD.

Trên biển Hoa Đông, Trung Quốc đang muốn chiếm Sekaku của Nhật Bản để bảo đảm an toàn cho lối ra phía Đông, chặt đứt mắt xích quan trọng trong chuỗi đảo thứ nhất mà Mỹ và đồng minh triển khai bao vây họ.

Trên Biển Đông, tham vọng của Trung Quốc là muốn chiếm trọn, biến Biển Đông thành “ao nhà” đã được Trung Quốc triển khai chuẩn bị với một động thái ngang ngược, hung hăng, bất chấp tất cả.

Cho đến lúc này, đó là những dấu hiệu cuối cùng của công tác chuẩn bị, tất cả tiềm lực của Hải quân Trung Quốc đã dành cho mục tiêu này. Trung Quốc đã sẵn sàng dùng vũ lực nếu bị quốc gia nào cản trở lối ra phía Nam.

Làm chủ Biển Đông và Hoa Đông, Trung Quốc sẽ có một địa kinh tế, địa quân sự vô cùng thuận lợi và cực kỳ quan trọng trong chiến lược phát triển thành cường quốc biển, thách thức sự bá chủ thế giới của Mỹ.

Như vậy, với ý đồ chiến lược này Trung Quốc sẽ bắt buộc phải gặp một loạt đối tượng tác chiến trực tiếp gồm Nhật Bản, Philipines, Việt Nam, Malaisia, Brunei và có thể là Indonesia, Singapo…tức là những nước bị đường lưỡi bò “liếm”.

Theo các tướng “diều hâu” Trung Quốc thì các nước này là “con gà” mà thôi, chỉ “con khỉ Mỹ” mới đáng sợ vì Mỹ đã “xoay trục” sang châu Á-TBD không chỉ bằng lời nói mà bằng một lực lượng tinh nhuệ hiện đại nhất của một cường quốc quân sự số 1 thế giới.

Mỹ chính là đối tượng tác chiến gián tiếp trong tình hình hiện tại và là trực tiếp trong tương lai của Trung Quốc.

Tại biển Hoa Đông, có Mỹ và Nhật Bản thì Trung Quốc không thể chiếm được Senkaku. Vậy chỉ còn lại Biển Đông, trong khi đối tượng tác chiến của Trung Quốc chỉ là những nước nhỏ, yếu, không đáng gì so với tiềm lực quân sự Trung Quốc thì liệu Trung Quốc có biến thành “ao nhà” được không?


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chẳng lẽ những vũ khí hiện đại này của Nga, Mỹ chỉ dùng để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam thôi sao? Nga, Mỹ không có lợi ích quốc gia trên Biển Đông?

Có 3 vấn đề lớn mà Trung Quốc không thể không tính đến:

Thứ nhất, như chúng ta biết, Biển Đông có một địa kinh tế, địa quân sự rất quan trọng liên quan đến Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Việt Nam…và Nga, Ấn Độ. Biển Đông ai làm chủ sẽ làm chủ toàn bộ khu vực và eo biển Malaca, nó còn quan trọng gấp hàng ngàn lần cái Sekaku. Do đó, Biển Đông không phải là vấn đề của riêng Trung Quốc. Việc Trung Quốc hò hét đừng ai can thiệp vào…là vô ích và Mỹ, Nhật Bản “hiện diện” (sẽ có những ông lớn khác nữa) không có gì là ngạc nhiên.

Thứ hai là hành động của Trung Quốc đã dồn ASEAN vào thế hoặc là mất hết vai trò hoặc sẽ đoàn kết lại. Một liên minh ra đời dưới sự bảo trợ của Mỹ để chống lại tham vọng đường lưỡi bò của Trung Quốc có thể xảy ra khi Trung Quốc quá đà. Lúc này địa chính trị, địa quân sự khu vực sẽ thay đổi nhanh chóng rất bất lợi cho Trung Quốc.

Thứ ba là với Việt Nam. Tham vọng của Trung Quốc trên Biển Đông xâm hại đến chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam là nhiều nhất bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Việt Nam.

Trên Biển Đông, Việt Nam hợp tác chiến lược toàn diện Nga đang “rất sâu”. Với Nhật Bản, Việt Nam chuẩn bị có cuộc hội đàm cấp cao song phương đầu tiên về vấn đề an ninh hàng hải, cung cấp tàu tuần tra biển cho phía Việt Nam và sẽ đối tác chiến lược toàn diện của nhau.

Thông tin việc Mỹ bán cho Việt Nam 6 chiếc máy bay tuần tra, trinh sát, tác chiến chống ngầm hiện đại P-3C Orion cùng với việc Hải quân Mỹ mong muốn hợp tác “sâu hơn” với Hải quân Việt Nam…không phải là những thông tin vô ý.

Tất cả những dấu hiệu đó cho thấy sự hợp tác với Mỹ, Nhật Bản… của Việt Nam cùng chia xẻ lợi ích chung sẽ sâu sắc như thế nào tùy thuộc vào hành động của Trung Quốc ra sao.

Ba vấn đề này đã, đang, sẽ xảy ra và nếu như Trung Quốc có nhu cầu sử dụng vũ lực cho mục tiêu bành trướng của mình thì hoàn toàn bị thất thế.

Theo lý luận quân sự chung, lực sinh ra thế và thế lấy lực làm cơ sở, thì, với lực của Trung Quốc mạnh như họ phô trương, nếu bị đối phương “cân bằng lực”, chắc chắn Trung Quốc không bao giờ dám động thủ. Cho nên xu hướng chung của các quốc gia châu Á-TBD muốn Mỹ cân bằng lực, đối trọng với Trung Quốc là vì vậy.

Và hành động của Việt Nam

Trước diễn biến hiện nay, để tăng cường thế và lực cho quốc gia, hoạt động ngoại giao chính trị và đối ngoại quốc phòng mang tính quyết định, nó phải được ưu tiên và tập trung mọi tinh lực như hoạt động quân sự trong thời chiến. Hoạt động tốt, hiệu quả, có thể răn đe ngăn ngừa chiến tranh, nhưng chủ yếu là tạo cho quốc gia mình một địa chính trị, địa quân sự có lợi nhất trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia.

Đó là nắm chắc thời cơ để vận dụng linh hoạt, quyết đoán, đường lối đối ngoại đa phương hóa, muốn là bạn với tất cả các quốc gia của Đảng CSVN đã đề ra.

Nếu như lợi ích quốc gia là trên hết thì quốc gia nào hỗ trợ, bảo vệ lợi ích quốc gia của Việt Nam đều là bạn của Việt Nam. Vậy, Mỹ là bạn của Việt Nam nếu xảy ra bây giờ thì không phải điều gì đó quá trọng đại, ghê gớm.

Việt Nam có thuận lợi nào hơn khi một cường quốc quân sự số1 thế giới là bạn, tôn trọng, hỗ trợ cho việc bảo vệ độc lập chủ quyền Việt Nam? Phải chăng mối quan hệ Mỹ-Việt đã đến lúc “sâu hơn”?

Việt Nam có thuận lợi nào hơn khi Nhật Bản trở thành một đối tác chiến lược toàn diện, có cùng “quan tâm chung” về an ninh trên Biển Đông?...

Trên thế giới không phải dân tộc nào cũng tự quyết định được số phận của mình bởi không phải dân tộc nào cũng có được độc lập tự chủ. Chẳng phải Việt Nam trước năm 1975 và bán đảo Triều Tiên hiện nay là như vậy sao!

Cảm ơn thế hệ ông cha đã làm nên sự kiện ngày 30/4/1975 vĩ đại. Chỉ có một Việt Nam thống nhất, một dân tộc độc lập mới “tự định vị” mình trên khu vực và thế giới với một vai trò tích cực, chủ động, tự tin và bản lĩnh.


(Theo Lê Ngọc Thống - DVO)

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

>> Thất bại của 054A: Sự sỉ nhục công nghiệp đóng tàu Trung Quốc

Bắc Kinh tự tin mang sang Bangkok “niềm tự hào” của họ là tàu hộ vệ tên lửa lớp 054A mà họ vỗ ngực tự phong là một trong những tàu hộ vệ tiên tiến nhất hiện nay. Thế nhưng, nó đã thất bại thảm hại, đồng thời bóc mẽ cái vẻ ngoài hào nhoáng của các chiến hạm “hàng đầu thế giới” của Trung Quốc.

>> Tham vọng về tàu khu trục của Hải Quân Trung Quốc>> Khu trục Type-54A của Trung Quốc sẽ được xuất ngoại ?

Chất lượng vũ khí trang bị không cao

Người Trung Quốc mang sang chào bán với Thái Lan tàu hộ vệ tên lửa thế hệ mới nhất thuộc lớp 054A. Loại tàu hộ vệ này có chiều dài 134m, rộng 16m, mớn nước 5m, lượng giãn nước 4300 tấn, tốc độ tối đa 29 hải lý/h, phạm vi hoạt động 3800 hải lý, với thủy thủ đoàn 190 người.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa 569 Ngọc Lâm thuộc lớp 054A của Trung Quốc

Hệ thống trang bị, vũ khí chính trên tàu bao gồm: 1 bệ pháo 100 mm, 4 hệ thống pháo bắn nhanh tầm gần Type AK-630, 2 hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83 (C-802), hệ thống phóng tên lửa phòng không thẳng đứng với 32 ống phóng loại HHQ-16 (phiên bản hải quân của loại tên lửa phòng không tầm thấp, cận trung HQ-16), 1 máy bay trực thăng chống ngầm Z-9C, 1 hệ thống sonar MGK-335…

Về cơ bản, 054A có đầy đủ tiêu chí của 1 tàu hộ vệ hiện đại thế, nhưng sao nó lại bị loại “từ vòng gửi xe”?

Nguyên nhân đầu tiên làm 054A thất bại là do hệ thống tên lửa chống hạm quá yếu kém. 054A trang bị hệ thống tên lửa chống hạm YJ-83, được chế tạo trên cơ sở công nghệ thập niên 70 thế kỷ trước của Nga. Loại tên lửa này có chiều dài 6,392m, đường kính 0,36m, trọng lượng 715 kg, tầm bắn tối đa chỉ đạt 120km, với vận tốc hành trình hạ âm, 30 km cuối bay với vận tốc 1,3 – 1,5Mach.
Mặc dù YJ-83 có trọng lượng không phải là nhẹ nhưng riêng tầng đẩy đã nặng tới 530kg, đầu nổ vẻn vẹn 165kg, sức công phá rất thấp, trong khi các loại tên lửa chống hạm hiện đại có đầu nổ thông thường ít nhất là 200kg, thậm chí có loại đầu nổ tới 450kg. Tốc độ bay chậm, tầm bắn ngắn, sức công phá kém là nguyên nhân chính khiến YJ-83 không được chào đón.

Nguyên nhân thứ 2 xuất phát từ hệ thống tên lửa phòng không HHQ-16 (Hải Hồng Kỳ-16), đây là phiên bản trên hạm của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung lục quân HQ-16 (Hồng Kỳ-16). Nó có chiều dài 2,9m, đường kính thân 0,232m, trọng lượng 165kg, đầu nổ 17kg, vận tốc 2,8Mach (Khoảng trên 3000km/h).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa 570 Hoàng Sơn thuộc lớp 054A đang phóng tên lửa

Tuy được mệnh danh là loại tên lửa tầm trung nhưng trên thực tế độ cao đánh chặn của HHQ-16 chỉ có hiệu quả từ 6km trở xuống, tầm bắn hiệu quả 30km, xét thực tế thì nó thuộc dạng tên lửa phòng không tầm gần, cận trung, tính năng chỉ tiệm cận loại tên lửa phòng không hạm cũ kỹ RIM-7 chứ không thể so được với loại RIM-116 do Mỹ chế tạo hiện đang lắp đặt trên các tàu hộ vệ Hàn Quốc.

Không tương thích với các hệ thống chỉ huy và điều khiển hiện đại

Nguyên nhân thứ 3 là các hệ thống vũ khí theo chuẩn Trung Quốc không tương thích với hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin và máy tính theo chuẩn Mỹ và NATO, do yêu cầu bảo mật riêng của mình nên Mỹ và NATO không cho phép các hệ thống vũ khí Trung Quốc được kết nối được với các hệ thống của mình.

Trước đó, cuối tháng 1 vừa qua, tại cuộc đấu thầu hệ thống tên lửa phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 4 tỷ USD, Trung Quốc đã chào giá bán hệ thống phòng không HQ-9 với giá chưa tới 3 tỷ USD, tức là rẻ gần một nửa, thế nhưng Bắc Kinh cũng không thể thắng thầu.

Nguyên nhân do rất nhiều chuyên gia quân sự phương Tây đã đưa ra lời khuyên với Thổ Nhĩ Kỳ là hệ thống phòng không HQ-9 và S-300 của Trung Quốc và Nga không tương thích với hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa theo chuẩn Mỹ và NATO, hơn nữa, do yêu cầu bảo mật riêng của mình nên những hệ thống này sẽ khó mà kết nối được với các hệ thống Patriot.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 Trung Quốc bán giá quá “bèo” nhưng vẫn không thắng thầu

Chỉ cần 1 trong 2 hệ thống của Trung Quốc hoặc của Nga thắng thầu, NATO sẽ phải điều chỉnh lại một số tham số bảo mật kết nối mạng chia sẻ thông tin của Patriot và cũng phải cung cấp các tham số cho Nga hoặc Trung Quốc để cho phép S-300 và HQ-9 tham gia vào hệ thống phòng không/phòng thủ tên lửa Thổ Nhĩ Kỳ, dẫn đến NATO không thể bảo mật các thông tin của mình, đe dọa trực tiếp đến khả năng che chắn của lá chắn phòng thủ tên lửa họ triển khai ở châu Âu.

Cũng như Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan sử dụng chủ yếu là vũ khí Mỹ, hệ thống chỉ huy, thông tin và điều khiển đều rập khuôn theo mô hình Mỹ, hàng năm 2 bên thường tổ chức các cuộc diễn tập chỉ huy và hiệp đồng trong mạng thông tin liên hợp nên Mỹ và các nước này đều hiểu là không thể để vũ khí của Trung Quốc “lạc loài” vào, tạo ra các lỗ hổng bảo mật. Vì vậy, các nước đã sử dụng nhiều vũ khí Mỹ chắc chắn sẽ không mua vũ khí Trung Quốc cho dù có rẻ đến mấy.

Sự sỉ nhục nền công nghiệp đóng tàu Trung Quốc

Trong đợt đấu thầu lần này, Thái Lan đưa ra một điều kiện bắt buộc là yêu cầu công ty trúng thầu phải chế tạo một Hệ thống quản lý chiến đấu (CMS) có khả năng liên kết với các hệ thống đã được trang bị trên các khinh hạm HTMS Naresuan và HTMS Taksin.

Mới nhìn qua, đây là một điều kiện lý tưởng để 054A của Trung Quốc thắng thầu vì 2 tàu hộ vệ này chính là các phiên bản 053H2 (Lớp Giang Hồ III) Trung Quốc xuất khẩu sang Thái Lan. Chiếc HTMS Naresuan được bàn giao tháng 12/1994 và chiếc HTMS Taksin hoàn thành giữa năm 1995.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh hệ thống phóng thẳng đứng trên tàu hộ vệ lớp 054A

Năm 1990, Thái Lan ký hợp đồng với Trung Quốc mua 04 tàu hộ vệ lớp 053H2 với giá cực rẻ là 2 tỷ baht, so với 8 tỷ baht mua của phương Tây (tương đương 69,7 triệu USD/278,7 triệu USD) nhưng ngay khi tiếp nhận 2 chiếc đầu tiên họ đã lên tiếng phàn nàn về chất lượng quá kém.

Hệ thống điện lực của 053H2 thiết kế phi khoa học đã dẫn đến rất nhiều sự cố, hệ thống động lực thiếu tin cậy, hệ thống kiểm soát rủi ro trên tàu cũng có nhiều hạn chế, thiết kế vỏ tàu không chắc chắn, rất dễ gặp sự cố thủng thân tàu hoặc rò rỉ nước.

Chính vì thế, Trung Quốc đã phải cải tạo lại và hải quân Thái Lan cũng mất nhiều công sửa chữa để 2 chiếc tàu này đảm bảo yêu cầu chất lượng, sau đó Trung Quốc tiếp tục bàn giao 2 chiếc tiếp theo là HTMS Naresuan và HTMS Taksin vào các năm 1994 và 1995.

Thế nhưng, mới qua 15 năm sử dụng, hải quân Thái Lan nhận thấy chất lượng tàu không còn bảo đảm, hệ thống vũ khí và chỉ huy, điều khiển trên tàu lạc hậu, không bắt kịp yêu cầu tác chiến hiệp đồng trong các cuộc diễn tập với quân đội Mỹ, nên họ đã quyết định nâng cấp lớn 2 tàu này vào năm 2010-2011, gói thầu cải tạo triệt để do công ty Saab tiến hành.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa HTMS Naresuan chỉ còn mỗi cái vỏ của 053H2

Về vũ khí, 2 khinh hạm này sử dụng pháo hạm 127mm Mk-45 Mod2, 2 súng máy MSI-DSL DS30MR, 8 quả tên lửa phòng không RIM-162 ESSM sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng (nguyên bản 053H2 là phóng nghiêng kiểu cổ điển), 8 quả tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon SSM, 2 hệ thống phóng ngư lôi 324mm Mk-32 Mod5, 1 trực thăng hạm Lynx 300.

Ngoài ra, tất cả các thiết bị điện tử, cảm biến, radar, hệ thống thông tin chỉ huy, kiểm soát, điều khiển hỏa lực… đều chuyển sang dùng loại của châu Âu và Mỹ (chủ yếu của hãng Thales - Pháp và Raytheon - Mỹ). Như vậy, sau khi “đại giải phẫu” nó chẳng còn gì xuất xứ từ Trung Quốc ngoại trừ cái vỏ.

Đố với các nước khác, nâng cấp vũ khí thường do chính công ty sản xuất ra nó tiến hành, nhưng trong gói thầu cải tạo, nâng cấp lớn năm 2010, người Thái Lan đã không thèm nhờ “chính chủ” nâng cấp các tàu của mình và xóa sổ toàn bộ các thiết bị của Trung Quốc đã chứng tỏ một điều, sự tín nhiệm của Bangkok dành cho Bắc Kinh đã hết, đây quả thực là nỗi hổ thẹn đối với nền công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc.

Hiện nay, trên danh mục tàu 053H2 xuất khẩu, ngoài các tàu xuất sang Myanmar vẫn còn tên 2 tàu này của Thái Lan nhưng trên thực tế nó chẳng còn gì thuộc công nghệ Trung Quốc. Vì vậy, sự thất bại của tàu hộ vệ lớp 054A trong gói thầu lần này cũng là điều dễ hiểu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu hộ vệ tên lửa HTMS Taksin được thay thế toàn bộ trang bị, vũ khí Mỹ và châu Âu

Sự thất bại của nó chứng tỏ một điều, ngoài Myanmar cũng đang dần thoát khỏi vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh, các nước Đông nam Á còn lại cũng chẳng còn ai mặn mà với “hàng hiệu Trung Quốc”. Hiện ở châu Á cũng chỉ duy nhất có Pakistan quan tâm đến tàu hộ vệ lớp 054A, nhưng đang chê đắt vì hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không quá kém, đồng thời cũng đòi sử dụng trực thăng của Mỹ chứ không dùng Z-9.

>> Khám phá hệ thống tên lửa lửa phòng không tầm gần Pantsyr-S

9K96 Pantsyr-S (NATO gọi là: SA-22 Greyhound) là hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Pantsyr-S sẽ thay thế toàn bộ các hệ thống pháo-tên lửa phòng không Tunguska trong quân đội Nga.

>> Hệ thống Pantsir-S1 nâng cấp của Nga


Chức năng:

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không Pantsyr-S dùng để phòng không cho các mục tiêu quân sự nhỏ, các mục tiêu và khu vực công nghiệp-hành chính chống máy bay, trực thăng, tên lửa hành trình và vũ khí chính xác cao, bảo vệ các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa như S-300, S-400 và tăng cường cho các lực lượng phòng không đánh trả các đòn tấn công ồ ạt của các phương tiện tiến công đường không. Có thể sử dụng để bắn ứng dụng chống mục tiêu mặt đất và trên biển và sinh lực. Có thể bắn ở tư thế tĩnh tại hoặc trong hành tiến.

Lịch sử phát triển, trang bị:

Hệ thống pháo-tên lửa phòng không 9K96 Pantsyr-S do Viện thiết kế KBP ở thành phố Tula nghiên cứu chế tạo năm 1994 và lần đầu tiên được trưng bày tại triển lãm hàng không Moskva MAKS-1995. Từ đó, hệ thống được hiện đại hoá đáng kể, biến thể mới nhất đã được trưng bày tại MAKS-2007. Pantsyr là một trong những xe chiến đấu được PR rầm rộ nhất trong 20 năm gần đây, tuy số phận của nó cũng nhiều lao đao.

Ban đầu, đã dự kiến Pantsyr sử dụng khung gầm xích vì mục đích là thay thế Tunguska trong các đoàn xe tăng để bảo vệ chúng chống trực thăng và máy bay bay thấp. Nhưng do thiếu tiền nên đã phải thay đổi khái niệm thiết kế để chế tạo biến thể rẻ tiền hơn. Ở dạng này, nó chỉ có thể hộ tống các đoàn xe thiết giáp khi tác chiến ở sa mạc khô nên Nga đã chào bán cho các nước Trung Đông. Xét về giá cả, Pantsyr khá cạnh tranh và không có đối thủ.

Trong những năm tới, theo chương trình trang bị quốc gia đến năm 2015, Không quân Nga sẽ nhận được hơn 20 hệ thống Pantsyr-S. Dự kiến Pantsyr-S dùng bánh lốp sẽ được biên chế cho đại đội bảo vệ trong các đơn vị phòng không tầm xa S-300 và S-400. 10 hệ Pantsyr-S đầu tiên dùng khung gầm xe ô tô KamAZ đã được Không quân Nga đưa vào trang bị cho trung đoàn phòng không ở thành phố Elektrostal ở ngoại ô Moskva để bảo vệ hệ thống TLPK tầm xa S-400 Triumf ngày 18.3.2010. Lô đầu tiên 10 xe Pantsyr-S đã tự cơ động 300 km từ nơi sản xuất ở thành phố Tula, Nga đến bãi đỗ đặc biệt ở Alabino, ngoại ô Moskva để chuẩn bị cho lễ diễu binh ngày Chiến thắng. Pantsyr-S sẽ lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng trên Quảng trường Đỏ ngày 9.5.2010 khi tham gia cuộc diễu binh kỷ niệm 65 năm ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Sau lễ diễu binh, chúng sẽ tới vị trí triển khai trong tháng 5.2010.

Nhu cầu của Không quân Nga ít nhất là 100 hệ thống. Có ý kiến nói cần mua 200-250 hệ thống cho đến năm 2015 và thêm 400-500 cho đến năm 2020. Ngoài ra, Lục quân Nga có thể mua 500-600 xe đến năm 2020 để thay thế Tunguska.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pantsyr-S lên đường về Moskva tham gia diễu binh (RIAN Aleksei Kudenko)

Tháng 5.2000, khách hàng đầu tiên là Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã đặt mua của Nga 50 hệ thống 96K6 Pantsyr-S1 lắp trên xe tải bánh lốp MAN SX 45 8×8, trị giá 734 triệu USD. Lô đầu tiên đã được chuyển giao tháng 11.2004. Song UAE yêu cầu một loại radar mới và các hệ thống hoàn chỉnh đầu tiên được cung cấp năm 2007. Syria đã ký hợp đồng mua 36 hệ thống Pantsyr-S1. Việc chuyển giao bắt đầu tháng 6.2008. Giai đoạn đầu của các hợp đồng với UAE và Syria đã hoàn thành.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Năm 2006, Nga và Algeria cũng đã ký hợp đồng bán cho Algeria 38 hệ thống Pantsyr-S1 trị giá trên 500 triệu USD, việc chuyển giao bắt đầu năm 2010 và hoàn thành năm 2011. Jordanie cũng đã đặt mua hệ thống này, song không rõ số lượng.

Sau khi 10 hệ thống Pantsyr-S đầu tiên được chuyển giao cho Không quân Nga, sự quan tâm đối với hệ thống sẽ tăng lên. Nhiều nước khác như Saudi Arabia và Lybia cũng quan tâm đến hệ thống này. Việc chuẩn bị hợp đồng với Lybia đang ở giai đoạn cuối. Trước đó có tin khối lượng các hợp đồng đặt mua Pantsyr-S1 đã vượt 2,5 tỷ USD và có thể tăng gấp đôi đến năm 2018.




Đặc điểm:

- Kết hợp vũ khí tên lửa và pháo phòng không;

- Sử dụng hệ thống điều khiển radar-quang học trí năng cao;

- Tác chiến ở chế độ tự động;

- Xe chiến đấu cấu trúc theo nguyên lý module.

Thành phần hệ thống:

- Xe chiến đấu (đến 6 xe/1 đại đội);

- Đài điều khiển đại đội;

- Các tên lửa phòng không có điều khiển;

- Đạn pháo phòng không 30 mm;

- Xe vận tải-tiếp đạn (1 xe vận tải-tiếp đạn cho 2 xe chiến đấu);

- Các phương tiện huấn luyện;

- Các khí tài bảo dưỡng kỹ thuật.

Khả năng chiến đấu:

Pantsyr-S thể hiện mọi ý tưởng khái niệm chế tạo hệ thống tên lửa phòng không tầm gần vạn năng, bảo đảm có được ưu thế đối với mọi hệ tương tự của nước ngoài và đưa hệ thống này vào hàng những mẫu vũ khí trí năng cao của thế kỷ XXI.

Pantsyr-S là hệ thống pháo-tên lửa phòng không tầm gần, bố trí trên khung gầm xe tải, bán moóc hoặc lắp cố định. Module chiến đấu Pantsyr-S có thể lắp lên bất cứ phương tiện vận tải có trọng tải phù hợp nào như ô tô, xe xích hoặc đơn giản là một contenơ…. Theo các nhà thiết kế, lần đầu tiên trong lịch sử vũ khí, trên cùng 1 xe đã lắp đặt được cả các hệ thống để phóng tên lửa và các pháo phòng không.

Tổ hợp vũ khí tên lửa và pháo của hệ thống cho phép bắn mục tiêu bay trong suốt chiều sâu khu vực sát thương, kể từ các mục tiêu bay cao ở xa cho đến các mục tiêu nhỏ xuất hiện đột ngột bay ở độ cao cực nhỏ, nhất là tên lửa hành trình và bom liệng - những mối đe dọa chính đối với các mục tiêu phía sau. Tên lửa dùng để bắn mục tiêu ở cự ly tương đối xa và độ cao lớn. Pháo tự động có thể bắn chính xác và mật độ hỏa lực cao ở cự ly đến 3 km, tạo ra màn hỏa lực rộng chống mục tiêu bay thấp ở độ cao tới hàng chục mét. Nó cho phép tiêu diệt tên lửa hành trình dưới âm, xuất hiện bất ngờ ở độ cao chỉ 3-5 m.

Đây là hệ thống phòng không tầm gần (đến 20 km) có tầm bắn xa hơn các hệ thống TLPK mang vác Igla và Strela song chưa bằng hệ Tor. Vai trò của nó là thay thế hệ Tunguska, vốn là loại đã thay thế pháo phòng không tự hành nổi tiếng ZSU-23-4 Shilka. Thực ra thì nó chỉ thực sự thay thế Tunguska khi sử dụng khung gầm xích. Còn hiện tại đây mới chỉ là biến thể tuyến sau dùng bánh lốp , dùng để bảo vệ các mục tiêu quan trọng như sân bay, căn cứ, trận địa phòng không …

Điểm nổi bật là hệ thống vũ khí mới độc đáo này có khả năng tiêu diệt tất cả các loại phương tiện tiến công đường không ở chế độ tự động.

Hệ thống phòng không Pantsyr-S có thể phát hiện và bám đến 20 mục tiêu, có thể tấn công đồng thời 4 mục tiêu trong số đó. Hơn nữa máy móc của hệ thống tự "lựa chọn" sử dụng 1 trong 2 loại vũ khí.

"Trong điều kiện tác chiến hiện đại, với số lượng máy bay tấn công đông đảo và sử dụng vũ khí chính xác cao, trắc thủ có rất ít thời gian để đưa ra quyết định mục tiêu này hay mục tiêu khác. Bởi vậy, máy móc trang bị hoạt động ở chế độ tự động", - Phó Tổng tư lệnh Không quân Nga phụ trách phòng không Sergei Razygrayev nói.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, việc nhận vào trang bị các lực lượng phòng không hệ thống này sẽ cho phép tăng đáng kể hiệu quả và sự vững chắc của hệ thống phòng không trong điều kiện đối kháng hoả lực và đối kháng điện tử, cũng như tăng tối đa tính thích ứng đối với những thay đổi về tính năng kỹ-chiến thuật của các phương tiện tiến công đường không và các phương pháp sử dụng chúng trong tác chiến.

Các hệ thống Pantsyr-S có thể hoạt động trong biên chế đại đội gồm 3-6 xe, 1 xe trong đó làm vai trò xe "chỉ huy" điều phối hoạt động của các xe còn lại. Pantsyr-S vượt trội các hệ tương tự của nước ngoài về nhiều thông số - gấp gần 2 lần về tầm đánh chặn mục tiêu bằng tên lửa, gấp 5 lần về tốc độ bắn của các khẩu pháo.

Hệ thống do kíp trắc thủ gồm 2-3 người điều khiển. Vũ khí phòng không là 2 pháo tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa có điều khiển cỡ 76 hoặc 90 mm, dẫn bằng lệnh vô tuyến. Hệ thống có thể tác chiến chống các mục tiêu bay có bề mặt phản xạ tối thiểu từ 2-3 cm2 và tốc độ đến 1000 m/s, ở cự ly tối đa 20000 m và độ cao đến 15000 m, trong đó có trực thăng, máy bay không người lái, tên lửa hành trình và bom chính xác cao.

Pantsyr-S sử dụng 2 khí tài dẫn độc lập là radar và hệ thống quang-điện tử, cho phép bắt 2 mục tiêu đồng thời. Tốc độ bắt mục tiêu là 10 mục tiêu/phút.

Nằm ở giữa xe là radar bám mục tiêu anten mạng pha. Hệ thống điều khiển hoả lực của Pantsyr-S gồm 1 radar phát hiện và 2 radar bám, 2 pháo phòng không 2 nòng 2A38M 30 mm (tầm bắn 4 km) và 12 tên lửa đất-đối-không siêu vượt âm 57E6-E.

Tính năng kỹ-chiến thuật của hệ thống Pantsyr-S

Vũ khí:

- Tên lửa phòng không có điều khiển siêu vượt âm 57E6E, quả: 12;

- Pháo phòng không tự động 2A38M, viên: 1400;

Khu vực tiêu diệt máy bay:

- Bằng tên lửa:

+ Cự ly, m: 1200-20000;
+ Độ cao, m: 5-15000;

- Bằng pháo:

+ Cự ly, m: 200-4000;
+ Độ cao, m: 0-3000;

Thời gian phản ứng, s: 4-6;

Số mục tiêu có thể bắn đồng thời: 2;

Kíp chiến đấu, người: 3
Tính năng của tên lửa 57E6

Tốc độ tối đa, m/s: Đến 1300;

Tốc độ trung bình ở cự ly bắn 18 km, m/s: Đến 780;

Trọng lượng phóng, kg: 71-74,5.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com



(Nguồn : Vietnamdefence)

>> Có P-3C Orion của Mỹ, Việt Nam sẽ thay đổi cán cân quân sự khu vực

Sự xuất hiện máy bay P-3C Orion của Mỹ sản xuất trên Biển Đông chắc chắn sẽ thay đổi địa chính tri và địa quân sự khu vực nếu như điều đó xảy ra.

>> Tìm hiểu "thần biển" PC3-Orion của Mỹ có thể về Việt Nam


Máy bay P-3 Orion đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu chống ngầm. Qua nhiều lần nâng cấp P-3 Orion trở thành P-3C4 Orion là loại máy bay đời mới nhất trong Hải quân Mỹ và Nhật Bản. Ngoài các nhiệm vụ chống ngầm, một số máy bay P-3C4 được nâng cấp để hỗ trợ mặt đất trên chiến trường gồm radar địa hình, cảm biến quang-điện tử với khả năng kết nối thời gian thực cho các nhiệm vụ trinh sát, tuần tiễu.

Có thể nói, đối tượng tác chiến của loại máy bay này là lực lượng tàu ngầm Nga, trong khi đó nếu như công nghệ tàu ngầm của Trung Quốc đang lạc hậu so với Nga 20 năm thì P-3C4 Orion vẫn dùng tốt, là khắc tinh 20 năm nữa với đối tượng là tàu ngầm của Trung Quốc.

Nhưng hiện nay, trước sự phát triển của tàu ngầm Hải quân Nga, hải quân Mỹ buộc phải nghiên cứu chế tạo ra loại máy bay chống ngầm mới, hiện đại hơn, đó là loại P-8 Poseidon (Thần biển). Nhật Bản cũng tự chế tạo máy bay P-1 để thay thế cho P-3C…cho nên P-3C4 trong hải quân Mỹ, Nhật Bản trở nên không cần thiết. Trong khi đó, máy bay chống ngầm, tuần tra trinh sát loại này Nga, châu Âu không sản xuất, cho nên P-3C của Mỹ, Nhật Bản là sự lựa chọn duy nhất của Việt Nam nếu cần mua.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đây là loại máy bay tuần tra trinh sát, tác chiến chống ngầm P-3C Orion mà sự xuất hiện của nó trên Biển Đông có thể tạo nên một sự thay đổi địa chính tri, địa quân sự khu vực.

Vấn đề quan trọng là bán cho ai, bán như thế nào, bán để làm gì…Mỹ, Nhật Bản đều tính toán.

Nếu Mỹ hoặc Nhật Bản bán cho Việt Nam loại máy bay này dù không trang bị vũ khí thì đó là một chấn động lớn trên địa chính trị và địa quân sự khu vực.

Trước hết là địa chính trị

Ở khu vực châu Á-TBD và ven Biển Đông, mọi quốc gia có tiền đều có thể mua vũ khí Mỹ, trừ Việt Nam và Trung Quốc bị Mỹ cấm vân vũ khí.

Nếu Việt Nam có được vũ khí Mỹ thì có nghĩa Việt Nam được Mỹ coi như không làm hại đến lợi ích an ninh Mỹ. Và do vậy, ở một góc độ nào đó, những ai được Mỹ bán vũ khí thì là có cùng mục đích an ninh chung, có sự tin cậy lẫn nhau. Vì thế, dễ hiểu tại sao Trung Quốc không bán vũ khí cho Việt Nam, Philipines, Nhật Bản…hay nói chung là các nước có tranh chấp với Trung Quốc trên biển và quả thật những quốc gia đó, Trung Quốc có cho không, họ cũng không lấy.

Có thể nói ý định và khả năng mua bán được loan báo từ hãng sản xuất máy bay chiến đấu Lockheed Martin trong một cuộc phỏng vấn với Janes cùng với thời điểm Nhật Bản tuyên bố cứng rắn, không khoan nhượng với Trung Quốc, tập hợp lực lượng có cùng mối quan tâm an ninh chung, bắt tay với Đài Loan…trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường các hành động bành trướng trên Biển Đông là những dấu hiệu cho thấy địa chính trị sẽ thay đổi không có lợi cho Trung Quốc. Trong khu vực sẽ xuất hiện nhiều đồng minh, liên minh tự nhiên chống lại hành động biến Biển Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Liệu những chiếc tàu ngầm này có thể yên tâm không bị phát hiện dưới cánh bay của P-3C Orion?

Tiếp theo là địa quân sự

Việc tuyên bố bản đồ đường lưỡi bò để chiếm trọn Biển Đông vì tài nguyên dầu khí, khoáng sản…chưa phải là mục tiêu chính của Trung Quốc. Mục tiêu chính của Trung Quốc là vì quân sự.

Nếu Biển Đông thành “ao nhà” thì đó là nơi tập kết, xuất phát tấn công của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc đe dọa an ninh Mỹ mà Mỹ, Nhật Bản rất khó phát hiện. Đây chính là lối xuất phát từ phía Nam của tàu ngầm Trung Quốc mà Mỹ, Nhật Bản rất khó kiểm soát và không dễ dàng kiểm soát chặt chẽ như biển Hoa Đông. Đây mới thực sự là con đường “sinh mạng” của tàu ngầm Trung Quốc.

Vì thế, đối với Trung Quốc, khi họ tự cho rằng đã trở nên mạnh mẽ có thể “muốn là được” thì không có chuyện “Tự do hàng hải trên Biển Đông” mà Trung Quốc muốn chiếm tất cả Biển Đông.

Nhưng, muốn Biển Đông thành “ao nhà” để phá vỡ thế bao vây của Mỹ, Nhật Bản thì Trung Quốc trước tiên phải loại bỏ hải quân của các quốc gia có chủ quyền trên Biển Đông, trong đó có Hải quân Việt Nam-một lực lượng không dễ chơi.

Tàu ngầm Trung Quốc với một số lượng lớn, không vùng vẫy ở Biển Đông như trong “ao nhà” thì có nghĩa hơn 70% năng lượng vận chuyển qua Biển Đông sẽ bị cắt bất cứ lúc nào và Mỹ không phải lo lắng nhiều khi nơi trú ngụ và con đường tuần tra của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc bị thu hẹp lại.

Chính lẽ đó, việc Mỹ bán P-3C4 cho Việt Nam, tiền thu được chưa quan trọng bằng lợi ích về quân sự và là điều có thể xảy ra.

Tàu ngầm, bản thân nó là bí mật. Khi không còn là bí mật như đi đâu, ở đâu bị đối phương định vị tọa độ thì coi như hết tác dụng. Vì vậy, khi trên Biển Đông dù không trang bị vũ khí, máy bay tuần tra trinh sát tác chiến chống ngầm loại P-3C4 của Mỹ sản xuất thực hiện nhiêm vụ thì với tính năng kỹ chiến thuật của nó (như quảng cáo) và với khả năng tàng hình của tàu ngầm Trung Quốc (như đã đánh giá), chúng luôn luôn là “khắc tinh”, sát thủ.

Sự xuất hiện của P-3C4 trên Biển Đông sẽ đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn của lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc còn hơn cả hạm đội tàu ngầm Việt Nam sắp tiển khai. Rõ ràng, kế hoạch tác chiến của Hạm đội Nam Hải trên Biển Đông buộc phải hoàn toàn thay đổi.

Đây là điều Trung Quốc không bao giờ muốn, rất lo ngại và theo dõi sát sao tình hình mua bán này.

Chống ngầm trong phòng thủ biển của Việt Nam cực kỳ quan trọng, mang tầm chiến lược. Phải xây dựng 4 lực lượng gồm: mìn, thủy lôi chống ngầm; tàu mặt nước săn ngầm; tàu ngầm chống ngầm và máy bay chống ngầm.

Do vậy, không có gì là ngạc nhiên nếu Việt Nam có ý định mua của Mỹ hay Nhật Bản loại máy bay này và nếu thành công thì chắc chắn đây chẳng phải là lần cuối cùng Mỹ bán vũ khí cho Việt Nam.

Việt Nam có 6 chiếc tàu ngầm là chắc chắn và sẽ có thêm 6 chiếc P-3C4 Orion do Mỹ sản xuất? Tại sao là 6 KILO, 6 P-3C4 mà không phải 5 hay 7…? Do đồng tiền quyết đinh số lượng hay vì lý do gì khác? Chúng cùng loại hay khác loại?...

Nếu như đặt vấn đề rằng, tại sao cái kiềng chỉ có 3 chân mà không nhất thiết phải có 4 hay 6 chân thì phần nào chúng ta không cảm thấy quá khó khi trả lời câu hỏi trên.


(Lê Ngọc Thống)

>> Khám phá sức mạnh tiêm kích F-16

F-16 là loại máy bay tiêm kích được Không quân Mỹ ưa dùng nhất. Nguyên nhân không chỉ nằm ở khả năng tác chiến của F-16 mà còn ở chi phí bay rất thấp của loại máy bay này.

>> F-16 và các biến thể
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2)

Một giờ bay của F-16 được đánh giá tiêu tốn hết 23.000 USD. Trong khi đó, các loại tiêm kích khác có chi phí bay cao hơn nhiều. Ví dụ, chi phí một giờ bay của F-22 là 68.000 USD, F-15C là 42.000 USD và F-15E là 36.000 USD.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
F-16 thực hiện tiếp dầu trên không

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng từng công khai chi phí một giờ bay của một số loại máy bay của nước này. Theo báo cáo chính thức của bộ này thì chi phí một giờ bay của F-16 là khoảng 22.000 USD, F-22 là 20.000 USD hay F-35A là 24.000 USD. Tuy nhiên, có nhiều khúc mắc trong các báo cáo chưa được làm rõ khiến chúng không có độ tin cậy.

Hiện chỉ có một loại máy bay có chi phí bay thấp hơn F-16 là A-10C với khoảng 18.000 USD cho mỗi giờ bay. Tuy nhiên, A-10C lại không phải là tiêm kích và thích hợp nhất với nhiệm vụ yểm trợ lực lượng mặt đất. Trong khi đó, tuy không hiệu quả bằng A-10, song F-16 cũng có thể thực hiện nhiệm vụ này.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Với khả năng sử dung đa dạng các loại vũ khí chính xác cao, F-16 không chỉ giỏi tác chiến trên không mà còn có thể đảm nhiệm các nhiệm vụ cường kích

Mỹ còn có một loại máy bay yểm trợ khác là AC-130U. Tuy nhiên, chi phí một giờ bay của loại máy bay này lên tới 46.000 USD. Chính vì vậy, người Mỹ đã sử dụng máy bay vận tải C-130 với chi phí một giờ bay chỉ 18.000 USD để thay thế. Khi thực hiện nhiệm vụ yểm trợ mặt đất, C-130 được trang bị các khoang chở đặc biệt, các thiết bị cảm ứng và vũ khí tương tự như của AC-130.

F-16 cũng giống như A-10 đều có thể sử dụng các loại bom thông minh. Cộng với chi phí bay rẻ nên chúng thường được sử dụng để thay thế các loại máy bay ném bom có chi phí bay cực khủng như B-52H (70.000 USD), B-1B (58.000 USD) và B-2 (169.000 USD) trong nhiều nhiệm vụ.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong nhiều nhiệm vụ, F-16 hoàn toàn có thể thay thế cả pháo đài bay B-52 với chi phí rẻ hơn rất nhiều

Một lý do khác để Mỹ có thể sử dụng F-16 hay A-10 cho các nhiệm vụ ném bom nhằm tiết kiệm chi phí là với bom thông minh Mỹ không cần tốn quá nhiều. Chỉ một vài quả có thể tiêu diệt chính xác các mục tiêu đã định. Chiến tranh hiện đại gần như không còn chỗ cho kiểu “rải thảm” trước đây.

Ở chiến trường Afghanistan, Mỹ chỉ cần sử dụng F-16 mang một số lượng bom thông minh vừa đủ là có thể tiêu diệt nhiều căn cứ của phiến quân. Những chiếc máy bay ném bom chiến lược với chi phí bay đắt đỏ sẽ chỉ phát huy tối đa hiệu quả trong các đòn tấn công ồ ạt ban đầu, nhằm vào hàng loạt mục tiêu mà trong nhiều trường hợp không phải chọn lựa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Một chiếc F-16 của Mỹ tại chiến trường Afghanistan

Nói về hiệu quả tác chiến, giới quân sự hiện vẫn đánh giá rất cao F-16 với vai trò là máy bay tiêm kích. Dù được sản xuất từ nửa cuối những năm 1970, song cho tới nay F-16 không ngừng được nâng cấp và được trang bị các loại trang bị điện tử, các bộ cảm biến và tên lửa hiện đại.

Ngay cả các chuyên gia Nga cũng phải thừa nhận F-16 có khả năng giành chiến thắng trước hầu hết các đối thủ cùng loại trên không, kể các các máy bay tàng hình. Trong cuộc chiến Kosovo năm 1999, một chiếc F-16AM của Hà Lan đã bắn hạ một chiếc MiG-29 của Serbia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Đến nay, hơn 4.500 chiếc F-16 đã được sản xuất và có trong trang bị của khoảng 26 quốc gia trên thế giới

Ngoài ra, F-16 còn sở hữu những tính năng không kém gì các loại tiêm kích hiện đại. Với một động cơ, F-16 có thể đạt tốc độ tối đa lên tới 2.410 km/h, tức là gấp khoảng 2 lần tốc độ âm thanh. Tầm tác chiến của F-16 là trên 550 km và trần bay cao trên 15 km.

Tính đến nay, đã có trên 4.500 chiếc F-16 với các phiên bản khác nhau được sản xuất. Ngoài Mỹ, F-16 còn được trang bị cho quân đội của khoảng 25 quốc gia khác trên thế giới, trong đó hầu hết là các nước đồng minh của Mỹ.

(Đông Triều)

>> Việt Nam từng "chạm được 1 tay" vào 2 phi đội tiêm kích Mirage-2000 của Pháp ?

Một cuộc thảo luận trên diễn đàn Defence Talk tiết lộ, vào những năm 1990 Việt Nam đã đàm phán mua tiêm kích Mirage-2000 từ Pháp nhưng thương vụ này không thành công.

>> Đối tác hoàn hảo của Su-30 Việt Nam
>> Tìm hiểu sức mạnh của Su-30KN


Sau khi các chiến dịch bảo vệ biên giới kết thúc, Không quân Việt Nam thấy cần phải có một loại máy bay vừa đảm đương nhiệm vụ bảo vệ không phận vừa có khả năng tấn công mặt đất, hay nói cách khác là thiếu một tiêm kích đa nhiệm. MiG-21 thời đó là một tiêm kích xuất sắc nhưng nó không có khả năng đa nhiệm. Do đó, Không quân Việt Nam gặp rất nhiều bất lợi trong việc chi viện hỏa lực đường không.

Bổ sung trang bị loại máy bay đa nhiệm có khả năng tấn công mặt đất là điều cấp thiết đối với Việt Nam để bảo vệ an ninh quốc gia. Trong những tiêm kích đa nhiệm thời đó, Mirage-2000 của hãng Dassault Aviation là một ứng viên xuất sắc.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đã từng chạm được một tay vào việc sở hữu 2 phi đội tiêm kích đa nhiệm Mirage-2000.

Mirage-2000 là một tiêm kích đa nhiệm cánh tam giác rất nhanh nhẹn được sản xuất và đưa vào sử dụng trong Không quân Pháp vào năm 1982. Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa gấp 2,2 lần tốc độ âm thanh (2.530 km/h).

Máy bay được trang bị hệ thống điện tử hiện đại, khả năng mang tải trọng vũ khí tốt, đặc biệt, tiêm kích này tỏ ra xuất sắc trong nhiệm vụ tấn công mặt đất.

Bên cạnh đó, năm 1990 nhà sản xuất Dassault đã giới thiệu biến thể nâng cấp Mirage-2000-5 với nhiều tính năng ưu việt, trang bị radar mới có khả năng phát hiện 24 mục tiêu, theo dõi đồng thời 8 mục tiêu, cung cấp kênh dẫn hướng cho tên lửa tấn công 4 mục tiêu cùng lúc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Mirage-2000 đã có màn trình diễn ấn tượng trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất.

Nếu thương vụ này thành công, Mirage-2000 kết hợp với Su-30MK2 Không quân Việt Nam sẽ có được sức mạnh chiến đấu hàng đầu khu vực.
Vào thời điểm đó, Việt Nam đã tiến hành đàm phán với Chính phủ Pháp và tập đoàn Dassault về việc mua bán 2 phi đội bao gồm 24 chiếc Mirage-2000, hợp đồng dự định sẽ được ký kết vào năm 1996.

Tuy nhiên, khi mọi chuyện gần xong xuôi thì Chính phủ Mỹ đã gây áp lực trong hợp đồng này. Dưới áp lực từ phía Mỹ, Chính phủ Pháp và Dassault từ chối ký hợp đồng bán tiêm kích Mirage-2000 cho Việt Nam.

Đó là do Việt Nam và Mỹ, dù đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1995, một năm trước khi Việt Nam tiến hành đàm phán mua Mirage-2000 nhưng Mỹ vẫn còn áp dụng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam. Về lý thuyết, Pháp vẫn có thể bán Mirage-2000 cho Việt Nam nhưng họ đã không làm điều đó vì lo ngại những áp lực của Mỹ.

Một số chuyên gia quân sự nước ngoài cho rằng, nếu thương vụ Mirage-2000 thành công, Việt Nam mua được Mirage-2000 kết hợp cùng với Su-27/30 của Nga sau này sẽ tạo ra cho Không quân Việt Nam sức mạnh chiến đấu hàng đầu khu vực Đông Nam Á.

Cần lưu ý rằng, Su-30MK2 xuất khẩu dùng rất nhiều thiết bị điện tử có nguồn gốc từ Pháp nên khả năng chia sẽ dữ liệu giữa Su-30MK2 và Mirage-2000 nhiều khả năng sẽ trở nên dễ dàng hơn.


(Theo Infonet)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang