Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

>> Tìm hiểu pháo tự động A-220M của Nga


Pháo tự động A-220M là biến thể nâng cấp của A-220, là loại pháo hiện đại được sử chủ yếu trên các tàu chiến có tải trọng trên 250 tấn


A-220M (hay AU A-220M) là một biến thể nâng cấp của AU A-220. Trong những năm 1967, pháo A-220 1x57mm bắt đầu được thiết kế.



http://nghiadx.blogspot.com


Đến năm 1968, Viện nghiên cứu trung tâm CRI “Burevestnik” đã hoàn thành xong bản vẽ thiết kế của nguyên mẫu A-220 đầu tiên. Năm 1975 - 1977, nguyên mẫu AU A-220M đã được đem thử nghiệm trên mặt đất.

Các thử nghiệm được xác nhận là không đạt yêu cầu, và nguyên mẫu được tiến hành sửa đổi. Năm 1977 - 1978, AU A-220 được đem thử nghiệm cùng với hệ thống kiểm soát bắn Vimpel-220.

Để thử nghiệm, người ta đã lắp đặt hệ thống pháo này trên tàu lớp 206PE . Lần thử nghiệm này AU A-220 đã thành công, tuy nhiên hệ thống kiểm soát bắn không hoạt động.

Trong những năm 2000 - 2001, CRI “Burevestnik” tiếp tục phát triển và hiện đại hóa AU-220. Các nhà máy đã tiến hành nâng cấp AU-220. Biến thể mới này được gọi là AU A-220M hay A-220M. Mục đích chủ yếu của biến thể A-220M là để lắp đặt trên các tàu có tải trọng trên 250 tấn.

Pháo đa năng AU-220

Pháo đa năng AU-220 được trang bị cho các tàu có tải trọng 250 tấn. AU sử dụng kết hợp với hệ thống kiểm soát bắn Vimpel-220 và radar MR-123. Chúng hỗ trợ việc dẫn hướng và theo dõi các mục tiêu mặt đất và mặt nước ở phạm vi lên đến 5 km.

Cơ số đạn: 400 viên

Chiều cao: 3,2 m

Trọng lượng: 6 tấn

Ngắm đứng: -5 độ đến 80 độ

Ngắm ngang: -180 độ đến 180 độ

Chiều dài nòng pháo: 75 ca líp

Giật: 300 mm

Trọng lượng đạn: 6.5 kg

Vận tốc ban đầu của đầu đạn: 1km/s

Tầm bắn (đối với các mục tiêu mặt nước, mặt đất): lên đến 9 km

Tầm bắn (đối với các mục tiêu trên không): 6 km

Tốc độ bắn trung bình: 300 phát/phút

Một băng đạn: 50 viên

Thời gian chuẩn bị cho loạt bắn tiếp theo: 20-30 giây

AU-220 được lắp đặt trên tàu № 110 lớp 206PE hiện vẫn đang phục vụ trong Hải quân Nga.

Biến thể nâng cấp AU A-220M

Lắp đạt trên các tàu có tải tọng trên 250 tấn. Theo yêu cầu của CRI “Burevestnik ", AU A-220M phải có khả năng lắp đặt trên bất kỳ con tàu hiện đại nào. AU A-220M có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, mặt đất và trên không. Nó hoạt động tốt ở điều kiện nhiệt độ từ -40 đến 50 độ C.

Cấu tạo và tính năng kỹ chiến thuật của AU A-220M:

Tự động

Có giá để lắp đặt các phụ kiện

Hòm chứa đạn

Lớp bảo vệ bằng hợp kim nhôm

Có hệ thống kiểm soát bắn

Sử dụng đạn pháo CFC- 53-UOR-281U

Cơ số đạn: 400 viên

Nguồn: 380 V, 50 Hz

Công suất: 14 kw/h

Hệ thống làm mát bằng nước

Tốc độ bắn trung bình: 300 phát/phút

Tầm bắn (đối với các mục tiêu mặt nước, mặt đất): lên đến 12 km

Tầm bắn (đối với các mục tiêu trên không): 8 km

Ngắm đứng: -5 độ đến 80 độ

Ngắm ngang: -180 độ đến 180 độ

Trọng lượng: 6 tấn

http://nghiadx.blogspot.com


Cải tiến AU-220 với nòng pháo BM-57 57mm

Mục đích chủ yếu là để lắp đặt trên các thiết bị quân sự và các phương tiện chiến đấu hiện đại. AU-220M được phát triển dựa trên khẩu súng chống máy bay tầm trung S-60.

Nó cũng đã từng được đề xuất để lắp đặt trên xe tăng lội nước hạng nhẹ PT-76. Mặc dù không còn phục vụ trong quân đội Nga, tuy nhiên PT-76 vẫn được nước này hiện điện đại hóa để phục vụ nhu cầu của các khách hàng nước ngoài.

http://nghiadx.blogspot.com
PT-76, viết tắt của (Плавающий Танк/Plavajuschij Tank trong tiếng Nga) là kí hiệu loại xe tăng lội nước hạng nhẹ của quân đội Xô Viết nặng khoảng 14 tấn.

Xe tăng PT-76 được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu thập niên 1950, và sớm trở thành mẫu xe tăng trinh sát tiêu chuẩn của quân đội Xô Viết và những lực lượng quân sự thuộc khối Hiệp ước Warszawa.

PT-76 cũng được xuất khẩu rộng rãi đến các nước khác như Việt Nam, Iraq, Bắc Triều Tiên và Cuba Có hơn 25 nước sử dụng PT-76.

Trong Chiến tranh Việt Nam, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đưa PT-76 vào chiến đấu trong các trận Làng Vây, Bến Hét và tham gia chiến đấu hợp đồng binh chủng.

http://nghiadx.blogspot.com
Đặc điểm chính của AU-220M sử dụng pháo BM-57

Cơ số đạn: 92 viên

Tầm bắn (đối với các mục tiêu mặt nước, mặt đất): lên đến 8 km

Tầm bắn (đối với các mục tiêu trên không): 5 km

Có hệ thống kiểm soát bắn

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

>> Trực thăng quân đội Mỹ trong tương lai


Quân đội Mỹ đang lập bản thiết kế cho máy bay trực thăng trong tương lai với mục tiêu đạt tốc độ nhanh hơn, kết cấu vững chắc hơn


Quân đội Mỹ đang lập bản thiết kế cho máy bay trực thăng trong tương lai với mục tiêu đạt tốc độ nhanh hơn, kết cấu vững chắc hơn và có thể vận hành bán tự động.


http://nghiadx.blogspot.com
Trực thăng Boeing AH-64 Apache của Hoa Kỳ.


Lầu Năm góc đặt mục tiêu triển khai các máy bay lên thẳng thế hệ mới này vào năm 2030.

Dự án này hiện đang nhận được sự đóng góp của nhiều cơ quan khác nhau của Mỹ từ Văn phòng Bộ trưởng quốc phòng cho đến Lực lượng giám sát bờ biển, Lực lượng biệt động và thậm chí cả NASA. Các quan chức tham gia chương trình mong muốn đạt được “những cải tiến trên nhiều bình diện” như hệ thống điều khiển điện tử,phạm vi hoạt động, tốc độ, lực đẩy của động cơ, khả năng sống sót, độ cao hoạt động và khả năng chuyên chở.

“Chúng tôi đang cố gắng tạo ra một tầm nhìn xa”, Ned Chase lãnh đạo về khoa học và công nghệ cho chương trình này cho biết.

Mục tiêu chi tiết cho các thiết kế trực thăng mới này của Mỹ:

Chiếc trực thăng có thể duy trì vận tốc trên 170 hải lý/giờ (314 km/giờ), phạm vi hoạt động rộng hơm 800km (bán kính chiến đấu là 424 km) có thể bay khi chở đầy hàng ở độ cao 6.000 feet (1800m) và ở nhiệt độ 350C.

Ngoài ra dự án muốn tạo một chiếc trực thăng “đa dụng” có thể thực hiện nhiều chức năng với các kiểu dáng tương ứng từ tấn công cho đến chở hàng hóa, cứu thương, tìm kiếm, cứu nạn, chống tàu ngầm và các chức năng khác.

Ngoài ra quân đội Mỹ cũng mong thế hệ trực thăng mới có thể sẽ “cần hoặc không cần người lái” , tức là ở một mức độ nào đó có thể bay tự động được.

Vấn đề then chốt để đạt được mục tiêu này là các dữ liệu cảm biến bay không người lái có thể tích hợp được vào buồng lái mà không để vượt quá tầm kiểm soát của phi công và phi hành đoàn. Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ, những chiếc máy bay mô hình đầu tiên sẽ được thiết kế từ năm 2013 và chuyến bay đầu tiên sẽ được thực hiện vào năm 2017.

Quân đội Mỹ có thể sẽ dùng công nghệ Hệ thống phòng vệ hồng ngoại (CIRCM), một hệ thống gây nhiễu lazer có thể làm chệch hướng các tên lửa vác vai và các loại tên lửa khác nhắm bắn vào máy bay.

Công nghệ CIRCM dự kiến được triển khai vào năm 2018.

Đồng thời, các quan chức sẽ sử dụng các công nghệ cảm biến chuẩn đoán để theo dõi sát sao tình hình sử dụng và bảo trì của trực thăng, giúp giảm chi phí và nâng tuổi thọ của chiếc máy bay này.

Dưới đây là một số mẫu thiết kế máy bay trực thăng thế hệ mới của quân đội Hoa Kỳ.

http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng với ý tưởng về quạt và cánh.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng với ý tưởng về quạt ngang và đuôi xẻ.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng giống trực thăng hiện tại nhất.


http://nghiadx.blogspot.com
Thiết kế trực thăng vận tải AVX.


Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

>> Các cường quốc quân sự tăng cường phát triển vũ khí laser


Hiện nay, các cường quốc quân sự trên thế giới đang có xu thế nghiên cứu phát triển vũ khí trang bị laser cho máy bay, tàu chiến và chiến xa rất mạnh.


Vũ khí laser trang bị cho máy bay

Chiếc máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Không quân Mỹ là “Boeing 747-400F”, thuộc căn cứ không quân Edwards của Không quân Mỹ.

Chiếc máy bay này đã được trang bị vũ khí laser hóa học COLL có công suất mạnh, dùng để tiêu diệt các mục tiêu trên không.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trang bị vũ khí laser đầu tiên của Quân đội Mỹ


Hiện nay, nhiệm vụ tác chiến tưởng định của quân đội Mỹ bao gồm: đánh chặn tên lửa đất đối không, tên lửa không đối không và máy bay cánh cố định, máy bay trực thăng;

bắn rơi các mục tiêu như tên lửa hành trình bay ở tầm cao và tầm thấp, máy bay không người lái, khinh khí cầu; theo dõi vệ tinh của đối phương hoạt động trên quỹ đạo, dùng chiếu xạ laser để nó tạm thời mất đi chức năng.

Chương trình laser cho máy bay của Không quân Mỹ đã trải qua hơn 10 năm phát triển, đã giành được một loạt thành tựu to lớn.

Đặc biệt là thử nghiệm đánh chặn sát thương trên không thành công ngày 10/1/2010, làm cho cuộc thử nghiệm phát hiện,

đeo bám và giao chiến của vũ khí laser trang bị cho máy bay có một bước tiến quan trọng, trong tương lai có thể đảm đương nhiệm vụ phòng thủ cuối cùng của tên lửa đạn đạo chiến thuật của quân Mỹ.

Vũ khí laser trang bị cho tàu chiến

Hệ thống “vũ khí laser phòng ngự khu vực trang bị cho tàu chiến” là một hệ thống laser chiến thuật giá rẻ có khả năng phòng thủ cự ly gần, đang được Công ty Raytheon Mỹ nghiên cứu chế tạo.

Hệ thống LADS được cải tiến trên cơ sở hệ thống phòng thủ gần Phalanx hiện có,

chủ yếu đã tận dụng nền tảng của hệ thống cũ và radar kiểm soát hỏa lực, pháo pháo rãnh xoay phóng nhanh 6 nòng 20 mm được thay thế bởi thiết bị laser trạng thái rắn.

http://nghiadx.blogspot.com
Pháo laser trang bị cho tàu chiến của Quân đội Mỹ


Hệ thống LADS chủ yếu dùng cho tác chiến phòng thủ cuối cùng của tàu chiến nổi cỡ lớn và trung bình như tàu khu trục tên lửa Aegis, có thể đối phó với nhiều loại mục tiêu trên biển, trên không, bao gồm tên lửa không đối hạm, tên lửa hạm đối hạm, tên lửa ngầm đối hạm, đạn lửa (đạn hỏa tiễn), đạn pháo, máy bay không người lái, máy bay trực thăng, thủy lôi di động và tàu cỡ nhỏ.

Ngay từ năm 2007, Công ty Raytheon đã tuyên bố, trong thử nghiệm, hệ thống LADS sử dụng một thiết bị laser sợi IP 20 kW, đã bắn rơi thành công một máy bay không người lái giả ở cự ly 1050 m.

Vì vậy, hệ thống vũ khí laser trang bị cho tàu chiến đã thể hiện được tính năng và ưu thế tốt, việc đưa vào sử dụng thực tế sẽ không còn quá lâu.

Vũ khí laser trang bị cho chiến xa

Vũ khí laser chiến thuật Low-Sentinel của Lục quân Mỹ, do Công ty Lockheed Martin nghiên cứu phát triển, có thể dùng container vận chuyển, được kéo bởi xe tải quân sự chiến thuật, thực hiện cơ động nhanh trên chiến trường, đánh chặn có hiệu quả các mục tiêu trên mặt đất và trên không ở tầm thấp, có tính cơ động chiến thuật mạnh.

http://nghiadx.blogspot.com
Vũ khí laser trang bị cho chiến xa

Hệ thống này đã sử dụng thiết bị laser hóa học DF, có công suất cao hơn, đường kính chùm tia sáng lớn hơn,

mật độ năng lượng phân bố đều, ô nhiễm ít, tính năng tổng thể khá tốt, không những có thể phòng thủ tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm gần,

đạn pháo tầm gần, tầm trung và tầm xa, đạn hỏa tiễn, hơn nữa có thể đánh chặn sự tấn công của máy bay trực thăng,

máy bay không người lái, khinh khí cầu và tên lửa hành trình, bảo vệ cho các cơ sở quân sự, khu dân cư hoặc khu công nghiệp, khu vực bảo vệ có thể lên tới 8.000 m2. Công ty Công nghiệp Máy bay Israel cũng đã nghiên cứu phát triển một hệ thống vũ khí laser chiến thuật trạng thái rắn tương tự hệ thống Low-Sentinel.

Được biết, tính năng của thiết bị laser chiến thuật dùng cho chiến xa này ưu việt toàn diện so với Low-Sentinel,

có thể phá hỏng hệ thống kiểm soát hỏa lực quang điện của tên lửa chống tăng, đồng thời có thể bám theo, ngắm chuẩn và tiêu diệt đầu đạn của tên lửa sau khi được phóng đi.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2012

>> Ấn Độ: Không ai ngớ ngẩn dùng vũ khí hạt nhân để tác chiến


“Tôi và quân đội của chúng tôi không lo ngại ai sở hữu vũ khí hạt nhân” - Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ V.K. Singh nói.


Ngày 16/1, tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, phía Ấn Độ vừa bác bỏ mới lo ngại cho rằng Pakistan tiếp tục dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật đe dọa Quân đội Ấn Độ trên chiến trường, cho biết không có ai “ngớ ngẩn” đến mức dùng vũ khí hạt nhân cho tác chiến.

Thông tin này được tờ “Thời báo Ấn Độ” dẫn lời từ Tham mưu trưởng Lục quân Ấn Độ V.K. Singh trong buổi lễ thành lập Lục quân Ấn Độ ngày 15/1/2012.

Singh cho biết: “Cho chúng tôi nói rõ vấn đề này… Vũ khí hạt nhân hoàn toàn không dùng cho tác chiến. Chúng có ý nghĩa chiến lược, đây cũng là ý nghĩa tồn tại của chúng”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo Shaheen-II của Pakistan/

Khi được hỏi về vấn đề có tin cho rằng Trung Quốc và Pakistan đang tăng cường nhanh chóng sức mạnh của kho vũ khí hạt nhân, Singh nói rằng: “Tôi và quân đội của chúng tôi không lo ngại ai sở hữu vũ khí hạt nhân”.

Singh cho biết: “Chúng tôi có nhiệm vụ của mình – làm cho Lục quân Ấn Độ với 1,3 triệu quân trở thành một lực lượng linh hoạt, có sức chiến đấu chí tử và hệ thống hóa”, có thể nhanh chóng tiến hành tập kết ở khu vực biên giới và thực hiện tác chiến thiết giáp.

Singh còn nhấn mạnh: “Từ sau chiến dịch “Operation Parakram” (Năm 2001, Ấn Độ tập kết lực lượng hùng hậu ở biên giới Ấn Độ-Pakistan), tình hình đã có sự thay đổi rất lớn.

Khi đó, chúng tôi cần 15 ngày mới có thể tiến hành được tập kết lực lượng, hiện nay 7 ngày là có thể hoàn thành. Sau 2 năm nữa, chúng tôi có thể hoàn thành trong vòng 3 ngày”.

http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng xe tăng Ấn Độ tập trận


Ngoài ra, Singh thừa nhận Lục quân Ấn Độ đang có sửa đổi nhỏ “chiến lược đánh đòn phủ đầu” của họ. Chiến lược này nhằm phát động cuộc tấn công chớp nhoáng, hơn nữa còn từng được tiến hành thử trong 2 cuộc tập trận năm 2011.

Tờ “Thời báo Ấn Độ” cho biết, chiến lược này của Ấn Độ làm cho Pakistan vô cùng sợ hãi. Đáp trả, Pakistan đã mở rộng kho vũ khí hạt nhân của mình đến 90-100 đầu đạn hạt nhân (Ấn Độ có 80-100 đầu đạn), đồng thời Pakistan còn triển khai tên lửa Nasr mang theo đầu đạn hạt nhân, có tầm phóng tới 60 km, và đề phòng Ấn Độ phát động cuộc tấn công chớp nhoáng.

Chủ Nhật, 22 tháng 1, 2012

>> Vũ khí nào là "sát thủ" tàu sân bay?


Nói chung có 2 cách để tiêu diệt một tàu sân bay, hay bất kì tàu chiến nào. Cách thứ nhất là dùng nước, nghĩa là sử dụng ngư lôi


Nói chung có 2 cách để tiêu diệt một tàu sân bay, hay bất kì tàu chiến nào. Cách thứ nhất là dùng nước, nghĩa là sử dụng ngư lôi.

Và cách thứ hai là dùng lửa, bằng cách dùng bom hoặc tên lửa, vì phần nhiều thiệt hại gây ra bởi những vũ khí này không phải từ bản thân vụ nổ ban đầu mà do đám cháy sau đó.

Nếu không thể kiểm soát được đám cháy này, ngọn lửa sẽ nhanh chóng nhấn chìm cả con tàu.

Một ví dụ là vụ chìm tàu khu trục Sheffield của Anh trong cuộc chiến Falkland khi bị trúng tên lửa diệt hạm Exocet.

Trên thực tế đầu đạn của tên lửa không kích nổ, nhưng số nhiên liệu còn sót lại trong tên lửa đã gây ra đám cháy, nó lan dần ra trước khi thuỷ thủ đoàn phải bỏ tàu.

Trong Thế chiến thứ 2, hải quân Mỹ đánh chìm tổng cộng 17 tàu sân bay của Nhật, trong đó 9 do trúng bom từ máy bay, và 8 do ngư lôi. Điều này cho thấy 2 phương pháp trên có mức độ hiệu quả gần bằng nhau.

Cũng phải nói rằng tàu sân bay là một mục tiêu rất khó bị hạ, kể cả khi đã bị trúng đạn, vì chỉ riêng kích thước lớn của tàu cũng giúp nó có thể chịu đựng được những mức độ thiệt hại mà có thể làm chìm các tàu chiến thông thường khác.

Ví dụ như chiếc USS Yorktown, trong trận chiến Midway (ngày 4-7/6/1942) bị trúng liên tiếp 3 quả bom của máy bay Nhật, nhưng thuỷ thủ đoàn vẫn có thể duy trì hoạt động của con tàu, các máy bay vẫn có thể cất và hạ cánh.

Yorktown sau đó trúng 2 quả ngư lôi được thả từ máy bay, và thuyền trưởng phải ra lệnh bỏ tàu. Tuy nhiên nó vẫn nổi trong suốt 24 tiếng sau đó.

Việc bơm nước ra và chống nghiêng cho tàu diễn ra rất tốt, cho đến khi nọ bị trúng thêm 2 ngư lôi nữa từ 1 tàu ngầm Nhật.

Song lần này nó vẫn không bị chìm ngay mà vẫn nổi trên mặt biển thêm hơn 15 giờ đồng hồ nữa.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Yorktown bốc cháy sau khi các nồi hơi bị trúng bom trong trận Midway


Chiếc USS Yorktown chỉ có lượng choán nước khoảng 25,000 tấn, so với gần 100,000 tấn của các tàu sân bay cỡ lớn hiện nay, và là một trong những kiểu tàu sân bay cổ nhất (được đóng năm 1934).

Song đối phương vẫn cần đến 3 quả bom, 4 ngư lôi để có thể đánh đắm nó. Điều này cho thấy để tiêu diệt được một tàu sân bay hiện đại không phải là chuyện dễ dàng.

1. Ngư lôi

So với các loại vũ khí khác, cùng với 1 lượng chất nổ, ngư lôi là loại vũ khí có khả năng gây nhiều thiệt hại nhất cho một con tàu. Ngư lôi kiểu cũ dùng cơ chế chạm nổ để xuyên thủng thân tàu và cho nước tràn vào qua lỗ thủng đó.

Trong khi đó ngư lôi hiện đại phát nổ bên dưới đáy tàu, cách con tàu vài mét, và bẻ gãy con tàu làm đôi. Nó có thể tạo ra sức tàn phá lớn như vậy là nhờ vào sự kết hợp của 3 tác động khác nhau.

Khi ngư lôi phát nổ, nó tạo ra một ‘bong bóng’ khổng lồ bên dưới con tàu. Bong bóng này giãn nở với tốc độ rất nhanh và đẩy lớp nước giữa nó và con tàu lên.

Phần thân tàu vì vậy cũng bị đẩy lên trên. Do hệ thống dẫn đường của ngư lôi sẽ nhắm vào điểm giữa của mục tiêu, nên phần giữa con tàu sẽ bị đẩy lên cao hơn so với 2 đầu, làm sống tàu bị bẻ cong.

Tác động thứ 2 xảy ra khi bong bóng đã giãn nở tối đa, nó sẽ vỡ và giải phóng toàn bộ năng lượng của vụ nổ ban đầu, mà cho đến lúc này vẫn bị nhốt bên trong bong bóng.

Năng lượng được giải phóng này sẽ ép lớp nước bên trên và bắn xuyên qua các vết nứt ở đáy tàu tạo ra do tác động thứ 1, giống như 1 lưỡi dao bằng nước. Hiệu ứng này gần giống như luồng xuyên kim loại tạo ra bởi các đầu đạn chống tăng.

Và tác động cuối cùng xảy ra khi bong bóng đã vỡ hoàn toàn và bắn tung một khối lượng nước lớn lên không trung, trong một tích tắc nó tạo thành 1 ‘lỗ hổng’ bên dưới con tàu, khi nước chưa kịp lấp vào.

Phần giữa của con tàu sẽ rơi lại vào trong lỗ hổng đó, làm cho sống tàu lại bị bẻ cong 1 lần nữa, ngược hướng với tác động lần thứ 1.

Sự kết hợp của cả 3 tác động này thường là con tàu bị gãy lìa làm đôi và chìm trong nháy mắt. Ví dụ sinh động nhất là vụ tàu Cheonan của Hàn Quốc bị trúng 1 ngư lôi của Bắc Triều Tiên ngày 26/03/2010.

http://nghiadx.blogspot.com
Một tàu chiến bị trúng ngư lôi và gãy làm đôi


Tất nhiên với 1 mục tiêu lớn như tàu sân bay sẽ cần nhiều hơn 1 ngư lôi để đánh chìm nó.

Hải quân Mỹ từng thực hiện nhiều mô phỏng để xem cần bao nhiêu ngư lôi để đánh chìm 1 tàu sân bay cỡ lớn, như lớp Nimitz của Mỹ.

Họ ước tính sẽ cần khoảng 6 ngư lôi hạng nặng, ví dụ như loại Mk-48 với đầu đạn nặng 300kg, để đánh chìm một tàu sân bay hạng nặng.

Như vậy để đánh chìm một tàu sân bay hạng trung, như chiếc mà TQ đang thử nghiệm, có thể sẽ cần khoảng từ 3 đến 4 ngư lôi hạng nặng.

Còn trên thực tế, chiếc tàu sân bay lớn nhất từng bị đánh đắm bởi ngư lôi là chiếc Shinano của hải quân Nhật. Con tàu 60,000 tấn này bị tàu ngầm USS Archerfish đánh chìm bằng 4 ngư lôi, vào ngày 29/11/1944.

Điểm bất lợi của ngư lôi là nó có tầm hoạt động ngắn và tốc độ thấp hơn nhiều so với tên lửa. Do đó các tàu ngầm sẽ phải tìm cách áp sát mục tiêu mà không bị phát hiện.

Tàu ngầm tấn công thường được chia thành 2 loại chính: tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân, và tàu chạy bằng động cơ diesel-điện. Các tàu ngầm diesel-điện có tốc độ rất chậm so với tàu sân bay, tầm hoạt động ngắn, và phải thường xuyên nổi lên để chạy động cơ diesel và nạp lại pin.

Do đó chúng không thích hợp với những chiến trường lớn như khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên ở những vùng biển nhỏ hẹp, như vùng biển Vịnh Ba Tư, các tàu ngầm diesel-điện có thể trở thành những sát thủ thực sự của tàu sân bay khi áp dụng chiến thuật phục kích, ẩn nấp.

2. Bom và tên lửa

Trong Thế chiến thứ 2 chưa có sự xuất hiện của các tên lửa diệt hạm được phóng đi từ tàu chiến và máy bay. Tuy nhiên về bản chất chúng không khác mấy so với việc dùng bom, nghĩa là dùng lửa để tiêu diệt tàu sân bay mục tiêu.

Hiện nay tên lửa này đã hiện nay đã trở thành loại vũ khí chính cho tác chiến trên biển. Chúng có lợi thế là tầm hoạt động xa, có thể lên đến hàng trăm km, thời gian di chuyển đến mục tiêu ngắn nhờ vào tốc độ cao, những loại tên lửa diệt hạm mới có thể đạt vận tốc siêu thanh và nhanh hơn cả vận tốc của một viên đạn.

Ví dụ như tên lửa Brahmos do Nga và Ấn Độ hợp tác phát triển, có thể đạt vận tốc tối đa trên 3000km/h. Vận tốc cao còn khiến đối phương ít có thời gian phát hiện và đối phó, và cũng khiến việc bắn chặn trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra vận tốc cao giúp tăng thêm sức tàn phá của tên lửa khi va chạm vào mục tiêu. Đa số các tên lửa diệt hạm sử dụng cơ chế xuyên phá và nổ chậm để tối đa hoá mức độ thiệt hại, nghĩa là nó dùng động năng của mình để xuyên thủng lớp vỏ ngoài của tàu, và phát nổ khi tên lửa đã ở bên trong con tàu.

Trong thực tế chiến tranh cho đến nay, tàu sân bay chưa từng bị tấn công bởi các tên lửa diệt hạm. Cuộc chiến hiện đại trên biển gần đây nhất là cuộc chiến Falkland 1982, song như đã phân tích ở trên, hải quân Anh đã thành công trong việc bảo vệ các tàu sân bay của mình trước các tên lửa Exocet của Argentina.

Tuy vậy trong giai đoạn cuối của Thế chiến thứ 2, khi phát xít Nhật sử dụng các phi đội kamikaze, các phi công cảm tử lao máy bay vào tàu chiến Mỹ, thì đó cũng có thể xem như 1 loại ‘tên lửa’ diệt hạm, chỉ khác là chúng được con người điều khiển.

Trong nhiều trường hợp, máy bay cảm tử cũng xuyên qua lớp vỏ ngoài của tàu và phát nổ bên trong thân tàu giống các tên lửa. Vì vậy phân tích thiệt hại của các máy bay kamikaze gây ra cho tàu sân bay cũng giúp ta hình dung được phần nào tác dụng của tên lửa diệt hạm lên tàu sân bay.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay kamikaze xuyên thủng boong tàu sân bay USS Intrepid, vào khoang chứa máy bay bên dưới. Đám cháy bị khống chế 1 giờ sau đó.


Tổng cộng có 22 tàu sân bay Mỹ bị các phi đội kamikaze tấn công. Chỉ 3 trong số đó bị chìm, và cả 3 đều là các tàu sân bay hạng nhẹ.

16 trong số 22 tàu là các tàu sân bay hạng nặng, một số bị thiệt hại khá nghiêm trọng, nhưng không chiếc nào bị chìm. Cũng cần lưu ý rằng các tàu sân bay “hạng nặng” của thế chiến thứ 2 chỉ bằng một nửa các tàu sân bay hiện nay của Mỹ, và nhỏ hơn tàu sân bay hiện nay của Trung Quốc.

Hơn nữa, các tàu sân bay Mỹ trong thời kì đó có thiết kế khá kém an toàn. Mặt boong tàu chính, là nơi máy bay cất và hạ cánh, chỉ được làm từ gỗ và khung thép nhẹ.

Thiết kế này giúp việc sửa chữa thiệt hại trên boong nhanh hơn, nhưng khả năng chống xuyên rất kém, bom và máy bay cảm tử có thể dễ dàng xuyên thủng mặt boong và phát nổ bên trong khoang chứa máy bay, kích nổ số nhiên liệu và bom đạn bên trong và gây ra thiệt hại vô cùng lớn.

Ví dụ như ngày 19/3/1945, tàu sân bay USS Franklin bị trúng 2 quả bom, chúng xuyên qua mặt boong chính, qua 2 tầng bên dưới trước khi phát nổ.

724 sĩ quan và thuỷ thủ thiệt mạng, 265 người bị thương. Các tàu sân bay sau này đều dùng thiết kế với mặt boong chính bọc thép.

http://nghiadx.blogspot.com
Ngày 11/3/1945, một máy bay kamikaze mang 750kg bom tấn công tàu sân bay USS Randolph. Trên hình có thể thấy 1 lỗ thủng lớn ở đuôi tàu.


Tuy nhiên, ngay cả với kích thước nhỏ hơn so với tàu sân bay hiện đại và với lớp vỏ bảo vệ khá yếu các tàu sân bay này vẫn không bị đánh chìm bởi những phi đội kamikaze, như đã nói ở trên. Những tàu sân bay hiện đại được bọc thép gần như toàn bộ.

Các khu vực quan trọng được gia cường bằng các lớp Kevlar. Ngoài ra, cấu trúc bên trong tàu được chia thành nhiều khoang với các vách ngăn bọc thép dày, nhằm cô lập sức công phá trong trường hợp tên lửa xuyên được vào trong tàu.

Do đó có thể thấy tên lửa và bom không có sức hủy diệt lớn như ngư lôi. Bên cạnh đó, do phần lớn thiệt hại của bom và tên lửa là từ các đám cháy lan sau đó,

hiệu quả thực tế của chúng còn phụ thuộc vào 1 yếu tố quan trọng khác, đó là khả năng của thuỷ thủ đoàn khi xử lý thiệt hại và ngăn chặn đám cháy.

Hải quân Mỹ tuy đã có vô số kinh nghiệm xử lý thiệt hại trong thế chiến thứ 2, vẫn có thể mắc những sai lầm chết người. Như trong vụ tại nạn trên tàu USS Forrestal trong chiến tranh Việt Nam.

Các thuỷ thủ đã dùng nước biển, thay vì bọt, để dập một đám cháy nhiên liệu trên boong. Do nhiên liệu nhẹ hơn nước nên đám cháy cùng bùng lên dữ dội, kích nổ nhiều bom và tên lửa trên các máy bay, gây ra thiệt hại lớn và vật chất và nhân mạng.

Sau vụ việc này, hải quân Mỹ phải tiến hành nhiều thay đổi lớn, trong đó bao gồm thiết kế các hệ thống phun bọt tự động trên các tàu sân bay mới, cải tiến quy trình huấn luyện việc dập lửa cho thuỷ thủ.

Nhờ vậy nên sau này trên tàu sân bay thế hệ mới USS Nimitz xảy ra 2 vụ tai nạn tương tự, nhưng đã được nhanh chóng khống chế và đảm bảo hoạt động thông suốt trở lại sau vài giờ.

Như vậy có thể thấy năng lực của thuỷ thủ đoàn cũng là 1 ‘lớp giáp bảo vệ’ vô hình nhưng cực kỳ quan trọng của tàu sân bay.

Trong trường hợp này, những nước chưa từng có truyền thống sử dụng tàu sân bay như Trung Quốc chắc chắn sẽ gặp bất lợi vì những năng lực này không thể xây dựng trong thời gian ngắn mà phải thông qua sự tích luỹ kinh nghiệm thực tế, và những kinh nghiệm này thường phải trả bằng rất nhiều xương máu.

3. Vũ khí hạt nhân

Việc sử dụng vũ khí trong hải chiến từng được Mỹ và Liên Xô xem xét nghiêm túc trong chiến tranh lạnh.

Lí luận của họ là khi sử dụng trên biển, vũ khí hạt nhân chỉ gây thương vong cho các đơn vị quân sự mà không ảnh hưởng đến dân thường và các cơ sở kinh tế, dân sự, do vậy sẽ không leo thang lên thành chiến tranh hạt nhân toàn diện.

Trong cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (1962), khi hải quân Mỹ phong toả Cuba để ngăn không cho Liên Xô triển khai các tên lửa hạt nhân tại đảo quốc này, một thuyền trưởng tàu ngầm Liên Xô do bị tàu chiến Mỹ truy lùng quá gắt đã dự tính sử dụng ngư lôi có đầu đạn hạt nhân.

May mắn là 2 sĩ quan cao cấp khác trên tàu không đồng ý, trong khi theo quy định phải có sự đồng thuận của cả 3 trước khi vũ khí hạt nhân được sử dụng.

Ảnh hưởng của vũ khí hạt nhân lên tàu chiến nói chung và tàu sân bay nói riêng có thể rất khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể. Vũ khí hạt nhân có sức huỷ diệt lớn nhất khi được kích nổ dưới mặt nước và khi hạm đội đang tập trung, điều này được chứng minh qua cuộc thử nghiệm ngày 25/7/1946 của Mỹ tại đảo san hô Bikini.

Một quả bom hạt nhân có sức công phá tương đương quả bom thả xuống Nagasaki được kích nổ ở độ sâu 30m. 9 tàu chiến trong vòng bán kính 1km quanh tâm vụ nổ bị chìm. Trong số đó có 1 tàu sân bay 50,000 tấn, chiếc Saratoga.

Sóng chấn động của vụ nổ gây ra nhiều vết nứt khiến cho nước tràn vào, và nó chìm 8 giờ sau đó. Một tàu sân bay khác, chiếc Independence, đậu ở ngoài vùng bán kính huỷ diệt nên không bị chìm, nhưng cũng bị hư hại nghiêm trọng, và bị nhiễm xạ nặng.

http://nghiadx.blogspot.com
Cột nước khổng lồ trong thử nghiệm vũ khí hạt nhân trên biển. Lưu ý những con tàu là những chấm nhỏ màu đen trên mặt biển


Các tàu chiến hiện đại đều được thiết kế để chống chọi lại với sự nhiễm xạ từ các vụ nổ hạt nhân. Chúng có thể duy trì áp suất không khí bên trong cao hơn môi trường bên ngoài để ngăn các vật liệu phóng xạ không lọt vào trong được.

Một số còn được trang bị một hệ thống các vòi phun xung quanh tàu để tự động rửa trôi mọi vật liệu phóng xạ bám vào thành tàu.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay HMS Hermes của hải quân Anh đang diễn tập với các vòi phun tia cao áp năm 1961


4. Vô hiệu hoá tàu sân bay

Trên thực tế, trong chiến tranh không nhất thiết phải đánh chìm tàu sân bay của đối phương, vô hiệu hoá nó cũng là một lựa chọn. Vô hiệu hoá nghĩa là làm tàu sân bay không thể thực hiện nhiệm vụ của mình: phóng và thu hồi các máy bay.

Khi đó tàu sân bay chỉ còn là một khối sắt thép nổi vô dụng. Ngoài ra, đối phương cũng sẽ cần nhiều thời gian để sửa chữa. Về ngắn hạn, việc vô hiệu hoá tàu sân bay cũng có tác dụng như đánh chìm nó.

Trên tàu sân bay, điểm yếu nhất là các thang nâng dùng để đưa máy bay từ khoang chứa máy bay lên boong. Trong giai đoạn cuối của Thế chiến thứ 2, các phi đội cảm tử Kamikaze của Nhật khi tấn công tàu sân bay Mỹ luôn ưu tiên nhắm vào các thang nâng này.

Lí do là vì chúng là thiết bị cơ khí chuyển động lộ thiên duy nhất trên tàu sân bay, nên rất dễ bị đánh hỏng. Và một khi chúng đã bị vô hiệu hoá thì toàn bộ hoạt động của tàu sân bay cũng tê liệt.

http://nghiadx.blogspot.com
Một thang nâng trên tàu sân bay. Ở hậu cảnh là đài chỉ huy


Đài chỉ huy trên boong cũng là 1 điểm yếu, tuy nhiên việc tiêu diệt nó không thể làm gián đoạn hoàn toàn hoạt động của tàu sân bay, vì trung tâm chỉ huy chính nằm sâu bên trong tàu.

Ngoài ra, đối với các tàu sân bay thông thường, không chạy bằng năng lượng hạt nhân, ống khói cũng là một trong những điểm yếu của tàu.

Để có thể chọn đánh vào những điểm yếu này, tên lửa diệt hạm phải là loại được trang bị cảm biến hình ảnh, như tên lửa Kongsberg NSM ở trên.

Hệ thống tên lửa đạn đạo diệt hạm tầm xa mà Trung Quốc đang phát triển để đối trọng với các tàu sân bay của Mỹ được cho là có thể được trang bị loại đầu đạn đặc biệt,

có thể phóng ra hàng trăm đầu đạn xuyên, dùng để phá huỷ đường băng trên boong tàu sân bay.

Tuy nhiên, đường băng nói chung, cả trên bộ và trên tàu, tương đối dễ sửa chữa khi bị hư hỏng, và thường không gây nhiều gián đoạn cho hoạt động của các sân bay quân sự cũng như tàu sân bay.

Có thể kết luận rằng nếu muốn đương đầu với các lực lượng hải quân mạnh có trang bị tàu sân bay, cần đầu tư vào các máy bay trinh sát biển,

kết hợp hoả lực chính xác từ nhiều loại phương tiện khác nhau, đặc biệt là tàu ngầm và chiến đấu cơ trang bị tên lửa diệt hạm hiện đại.

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

>> Tuyên bố chấn động : phương Tây tạo ra virut HIV


Các nước phương Tây đã tạo ra virus HIV để làm suy nhược thế giới thứ 3 và tạo ra thị trường cho các công ty dược.

Trong bài phát biểu ngày 18/1, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad đã đưa ra tuyên bố rằng chính các nước phương Tây đã tạo ra virus HIV để làm suy nhược thế giới thứ 3 và tạo ra thị trường kinh doanh cho các công ty dược phẩm phương Tây.



http://nghiadx.blogspot.com
Tổng thống Ahmadinejad. Ảnh AP


Cũng theo lời Tổng thống Ahmadinejad, các quốc gia châu Phi đã sai lầm khi nói rằng các hành vi vô đạo đức chính là nguồn gốc của căn bệnh thế kỷ này.

Sự hoài nghi về nguồn gốc virus HIV của Tổng thống Ahmadinejad xuất phát từ việc ông cho rằng thật không bình thường khi nhiều nước châu Phi đã cùng một lúc phát hiện ra loại virus này.

Theo Bộ trưởng Y tế Iran Fatemeh Vahid Dastjerdi, lợi nhuận từ sản xuất dầu lửa chỉ chiếm 5% giá bán của chúng, trong khi đó, các công ty dược thu được 20% lợi nhuận từ mỗi loại thuốc mà họ bán ra.

Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Ahmadinejad còn cho biết, những gì Israel đang thể hiện có thể khiến nước này bị xóa khỏi bản đồ và nói rằng cuộc tấn công khủng bố 11/9 tại Mỹ đã được lên kế hoạch từ bên trong.

"Một số phân đoạn trong chính phủ Mỹ đã sắp đặt cuộc tấn công nhằm đảo ngược nền kinh tế Mỹ đang suy giảm và kìm kẹp Trung Đông để cứu chế độ phục quốc Do Thái" - Tổng thống Ahmadinejad nói.

Ngoài ra, ông Ahmadinejad cũng tuyên bố rằng không có người đồng tính ở Iran

>> Tên lửa chống tăng siêu nhỏ của Trung Quốc


Trước xu thế sử dụng UAV cho các nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm trên thế giới, Trung Quốc quyết tâm không tụt hậu.


Mới đây, họ đã thể hiện một bước tiến dài khi giới thiệu loại tên lửa chống tăng cỡ siêu nhỏ chuyên dành để trang bị cho các UAV tấn công (UCAV)

Đi kèm với việc giới thiệu các loại UAV tấn công mặt đất CH-3 hay Wing Loong, Trung Quốc giới thiệu loại tên lửa chống tăng có thể trang bị cho các UAV này.

Năm 2009, Trung Quốc cũng đã giới thiệu tên lửa chống tăng AR-1 dành cho UAV. Tuy nhiên, loại tên lửa dẫn đường laser này có khối lượng tới 45 kg, do đó, chỉ có thể mang được với số lượng hạn chế trên UCAV cỡ lớn như Pterodactyl-I hay Wing Loong.

Để giải quyết bài toán tải trọng vũ khí, mới đây, Trung Quốc cho ra lò tên lửa chống tăng TH MPAM (Mini Precise Attack Missile - Tên lửa tấn công mặt đất chính xác cỡ nhỏ).


http://nghiadx.blogspot.com
UCAV Pterodactyl-I, một trong những UAV tấn công được Trung Quốc đặt nhiều kỳ vọng có thể cạnh tranh với vũ khí tương tự của phương Tây


Tên lửa TH MPAM được thiết kế với mục đích chủ yếu chống lại các mục tiêu di chuyển chậm trên mặt đất như xe bọc giáp nhẹ, binh lính đối phương; công trình nhà cửa,...

Nhờ thiết kế siêu nhỏ và nhẹ, TH MPAM có thể mang trên UCAV cỡ nhỏ, mang trong ống phóng rocket của trực thăng tấn công hay thậm chí sử dụng như một loại tên lửa vác vai.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh tên lửa TH-MPAM trong bản giới thiệu của CASC TH-MPAM có chiều dài 635 mm, đường kính 57 mm tương thích với cả các ống phóng rocket S-5 tiêu chuẩn trên trực thăng hệ Nga - Liên Xô. Toàn bộ khối lượng phóng của loại tên lửa này chỉ nặng 3 kg, thích hợp gắn trên cả các loại UCAV cỡ nhỏ nhất.


Tuy có kích thước nhỏ, TH-MPAM cũng được trang bị đầy đủ các bộ dẫn đường quán tính (INS) và dẫn đường tv nhờ một camera CCD giúp xạ thủ có thể bắn ở chế độ “bắn và quên”.

Tầm bắn tối đa của loại tên lửa này đạt đến 3,2 km với tốc độ tối đa 277m/s (Mach 0,8) nhờ một động cơ nhiên liệu rắn.

Theo số liệu của nhà sản xuất, Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (CASC), TH-MPAM có xác suất tiêu diệt mục tiêu rất cao, lên tới 80% và nếu phóng hai tên lửa liên tiếp xác suất này tăng đến 96%.

Độ chính xác CEP khi bắn mục tiêu xe cộ đang chạy với vân tốc 40 km/h trong vòng 1 km của TH-MPAM đạt 0,8 mét và 3 mét ở tầm bắn tối đa.

http://nghiadx.blogspot.com
UCAV cỡ nhỏ CH-3 được giới thiệu tại triển lãm hàng không Chu Hải, đối tượng sử dụng chính của TH-MPAM


Đầu nổ của TH-MPAM chỉ có khối lượng 0,5 kg nhưng được thiết kế với rất nhiều loại phục vụ cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Đối với các mục tiêu “mềm” như binh sĩ đối phương, xe không bọc giáp, tên lửa sử dụng đầu đạn phá mảnh để đạt được hiệu quả tối đa. Với xe cộ bọc giáp nhẹ, đầu đạn HEAT sẽ giúp TH-MPAM xuyên thủng và phá hủy mục tiêu.

TH-MPAM đang trong giai đoạn hoàn thành nốt các thử nghiệm cuối cùng trước khi đưa vào trang bị trong Quân đội Trung Quốc và có thể chào hàng xuất khẩu ra nước ngoài.

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

>> Nga và Trung Quốc có thể nhảy vào can thiệp nếu Mỹ tấn công Iran


"Để chống lại sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO".


Ngày 8/1/2012, sĩ quan tình báo Hải quân nghỉ hưu Mỹ J.E. Dyer có bài viết cho rằng, Mỹ nếu tiến hành trừng phạt Iran rất có thể dẫn đến sự can thiệp quân sự của Trung Quốc và Nga. Nga đã bắt đầu có hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay đến Địa Trung Hải tổ chức tập trận.

Đồng thời, một tướng lĩnh quân đội Trung Quốc cũng cho biết, Mỹ tấn công Iran sẽ dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ Ba. Ngoài ra, năm 2011 Trung Quốc còn tổ chức tập trận ở Pakistan – tiếp giáp biên giới phía đông Iran, đồng thời đang tiến hành xây dựng quân sự ở phía bắc Pakistan, hơn nữa đã có khả năng tương đối điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương.


http://nghiadx.blogspot.com
Nếu Mỹ trừng phạt Iran, Nga và Trung Quốc có thể can thiệp quân sự. Nga đã bắt đầu có các hành động quân sự đáp trả Mỹ và NATO, bao gồm điều tàu sân bay tới Địa Trung Hải tập trận. Mỹ tấn công Iran cũng có thể gây ra Chiến tranh thế giới thứ Ba.


Bài viết cho rằng, bất kể Mỹ phải chăng có ý định làm bình ổn lại tình hình Iran hay không, sự bất ổn của tình hình nước này chắc chắn sẽ có hậu quả đáng sợ không thể dự đoán. Nga và Trung Quốc đều sẽ không ngồi nhìn Iran dựa vào đối phương hoặc Mỹ.

Báo Phương Đông viết: Hai nước này muốn nuôi dưỡng Iran thành “tay sai”, từ đó chiếm vị trí nhất định ở khu vực xung quanh “ngã tư lớn” Trung Đông, châu Phi, châu Âu.

Hiện nay, Nga và Trung Quốc đã thông qua nhiều cách thức, cho biết họ không có ý định tham gia bất kỳ hành động này của Mỹ đối với Iran, cũng không có hứng thú chờ đợi Obama tái tạo cục diện thế giới cho Nga và Trung Quốc.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran)

Đối với Nga, nước này nằm ở phía bắc Iran, khu vực Caucasus và các nước Trung Á chính là cánh nam “láng giềng” của Nga.

Moscow rất lo ngại Mỹ phát động các chiến dịch quân sự đối với Iran, họ đã bắt đầu tập kết lực lượng ở biên giới Nga ở phía nam, sơ tán gia đình quân nhân ở các chốt quân sự khu vực Caucasus, đồng thời đã tổ chức một cuộc tập trận quy mô lớn ở biển Caspian, mô phỏng tình huống nguồn dầu mỏ và khí đốt của nước này bị phương Tây đe dọa quân sự.

http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu sân bay Kuznetsov của Hải quân Nga

Hạ tầng cơ sở dầu khí biển Caspian thuộc nhiều nước, mà Nga tổ chức tập trận lần này có nghĩa là Moscow có ý xem nhẹ trừng phạt đối với Iran, cùng theo đuổi lợi ích thương mại với Iran.

Nhưng, giả thiết Nga chỉ thông qua bảo vệ hạ tầng cơ sở dầu khí của Iran để “giúp Iran” là quá hạn hẹp. Hiện nay, Nga còn đang cố gắng giảm bớt khả năng Gruzia trở thành căn cứ cho các chiến dịch quân sự của Mỹ đối với Iran, đồng thời bảo đảm cho mình có thể thông qua Gruzia cung cấp sự hỗ trợ quân sự cho quân Nga đóng ở Armenia.

Có tin cho biết, nhà lãnh đạo quân sự Nga từng phàn nàn, hành động phong tỏa một tuyến đường vận chuyển then chốt của Gruzia làm cho những nỗ lực cung cấp hỗ trợ hậu cần cho quân Nga ở Armenia của Nga đã bị cản trở.(tổng quan sức mạnh quân sự của Iran)

Vào trung tuần tháng 12/2011, Chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga cho biết, Moscow lo ngại các phần tử khủng bố sẽ sẵn sàng phát động các cuộc tấn công vào Nga từ lãnh thổ Gruzia.

Ngoài ra, Nga cũng đã tăng cường cơ cấu chỉ huy cho Hạm đội Biển Đen, tăng cường trình độ sẵn sàng chiến đấu cho hạm đội này lên mức cao nhất.

http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Trung Quốc tham gia tập trận chung "Hữu nghị 2011" với Pakistan


Bài viết cho rằng, Nga đã điều lực lượng đặc biệt của Hải quân với hạt nhân là tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov”. Từ ngày 5-6/1/2012, chiếc tàu sân bay này đã tổ chức tập trận ở vùng biển Hy Lạp, sau đó còn đến cảng Tartus của Syria.

Nhìn từ góc độ của điện Kremlin, tàu sân bay “Đô đốc Kuznetsov” chính là lực lượng tiên phong phản đối Mỹ hành động ở biển Đen.

Đương nhiên, động thái này của Nga có ý làm rõ sự hứng thú của họ đối với các vấn đề của Syria và ủng hộ chính phủ Assad. Nhưng, từ trước năm 2007 Tổng thống Nga Putin tuyên bố Nga quay trở lại vũ đài thế giới đến nay, bên ngoài đã không còn coi thường các mục tiêu chiến lược triển khai quân sự của Nga.

Một điều cũng đáng chú ý là, tháng 9/2011, Tổ chức hiệp ước an ninh tập thể do Nga đứng đầu đã tổ chức cuộc tập trận chung quy mô lớn, đã mô phỏng tình huống ngăn cản xây dựng đường ống dẫn khí ở giữa Azerbaijan và Turkmenistan.

Nếu đường ống này thực sự được xây dựng, thì người ủng hộ phía sau chỉ có thể là phương Tây. Như vậy, trong vấn đề quan tâm chiến lược, Nga đang ngày càng tính toán nhiều hơn đến lựa chọn quân sự.

Do đó để phá bỏ sự trừng phạt đối với Iran và nuôi dưỡng chính quyền thân Nga, Moscow có thể sẽ sẵn sàng đáp trả các hành động quân sự của Mỹ và NATO.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận trên biển

Bài viết cho rằng, ngoài Nga, còn có tin cho biết, một tướng lĩnh quân sự Trung Quốc từng cho rằng, nếu Mỹ tấn công Iran sẽ gây ra Chiến tranh thế giới thứ ba.

Đối với vấn đề này, Trung Quốc đã tổ chức cuộc tập trận quy mô lớn ở Pakistan – nước láng giềng Iran vào năm 2011, đồng thời triển khai xây dựng quân sự ở khu vực Gilgit-Baltistan, miền bắc Pakistan, hơn nữa cũng có khả năng nhất định điều động lực lượng tới Ấn Độ Dương.

>> Phong tỏa Trung Quốc ngay tại "CỬA NHÀ"


Các tàu chiến Mỹ được xem là “con chó lớn”, không vào được “cửa nhà”, còn tàu chiến đấu duyên hải được coi là “con chó nhỏ”.

Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” đã đăng bài viết của nhà nghiên cứu Lý Kiệt – Viện nghiên cứu quân sự Hải quân Trung Quốc.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tác chiến duyên hải mới của Mỹ


Bài viết cho rằng, đối với Hải quân Mỹ, lực lượng sở hữu rất nhiều tàu chiến cỡ lớn và vừa, đặc biệt là 11 tàu sân bay có lượng choán nước gần hoặc hơn 100.000 tấn, thì tàu chiến đấu duyên hải (ven bờ) có thể nói là “đồ chơi nhỏ”.

Nhưng, chính những tàu chiến đa năng có lượng choán nước hơn 2.000 tấn này không chỉ sẽ trở thành lực lượng tiên phong trong “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của Mỹ, mà còn sẽ trở thành “đòn sát thủ” của chiến lược quân sự mới sau khi được Mỹ điều chỉnh.

Đặc điểm của tàu chiến đấu duyên hải là mớn nước nông, tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, thích hợp với tác chiến duyên hải.

Trước đây, theo báo Trung Quốc các tàu chiến của Mỹ đều được xem là “con chó lớn”, không vào được “cửa nhà” nước khác, còn tàu chiến đấu duyên hải lại được coi là “con chó nhỏ”, có thể đi vào “nhà” người khác.

Hiện nay, Mỹ đã chế tạo chỉ có 2 chiếc tàu chiến đấu duyên hải, nhưng có kế hoạch chế tạo 5-6 chiếc.

Được biết, Mỹ sẽ nhanh chóng triển khai vài chiếc tàu chiến đấu duyên hải ở Singapore, sau đó còn có thể triển khai đồng loạt ở các nước xung quanh biển Đông như Philippinese.

Vậy, Mỹ ra sức phát triển và triển khai tàu chiến đấu duyên hải ở xung quanh Trung Quốc đã phản ánh điều gì? Điều này rõ ràng là nhằm vào Trung Quốc.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay không người lái X-47B


Các đây không lâu, máy bay không người lái, bom xuyên lòng đất, bom dẫn dường laser, xe tăng M1-A1 từng là vũ khí nổi trội trong cuộc chiến chống khủng bố, nhất là khi lùng bắt Osama Bin Laden, bắt Saddam Hussein, hiện lại đang nhạt dần trong con mắt của dư luận.

Đến nay, tổ hợp vũ khí gây chú ý nhất là tuyến đầu lập thể “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” tam vị nhất thể (dưới mặt biển, trên mặt biển và trên không) được hợp thành bởi tàu ngầm hạt nhân lớp Virginia, tàu chiến đấu duyên hải và máy bay chiến đấu F-35, có thể trực tiếp phong tỏa đối thủ ở “cửa nhà”.

Gần đây có một quan điểm cho rằng, “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” của Mỹ chỉ là một loại “chiến pháp”, tương tự chiến pháp kiểu mới “tác chiến trung tâm mạng”, chứ không phải là “chiến lược”.

Lý Kiệt cho rằng, nếu chỉ giới hạn “tác chiến hợp nhất trên biển-trên không” ở cấp độ xây dựng và sử dụng Quân đội Mỹ, sẽ là một sai lầm, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến việc phân tích chính xác về sự điều chỉnh, thay đổi chiến lược quốc gia của Mỹ và xu hướng tình hình chiến lược thế giới.

http://nghiadx.blogspot.com
Bom xuyên lòng đất BLU-109 của quân Mỹ


Trên thực tế, ngày 5/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược quân sự mới ở Lầu Năm Góc cũng có nội dung giống hệt “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển”, và không có gì mới.

Ngoài việc nhấn mạnh sự thay đổi chiến lược như vậy, thời cơ tuyên bố thống nhất với các bước Mỹ rút quân khỏi Trung Đông và Afghanistan, liên hệ với những diễn biến về vũ khí trang bị của quân đội Mỹ, điều này không phải là sự trùng hợp.

Lúc này, Obama công bố chiến lược quân sự mới cũng là tín hiệu đối với các nước láng giềng Trung Quốc: hiện nay phải chính thức đối phó với Trung Quốc.

Nội hàm cốt lõi của “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” được đưa ra hơn 2 năm trước đã lộ rõ sự thay đổi quan trọng của chiến lược quân sự Mỹ:

Thứ nhất, từ việc coi chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan là mối đe dọa chính gần 10 năm qua, chuyển sang coi nước lớn thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ cả hiện tại và tương lai làm mối đe dọa chủ yếu, như Trung Quốc, Iran.

Về lịch sử, Mỹ luôn lấy các nước cụ thể làm mối đe dọa chiến lược, chẳng hạn đối với Nhật Bản, Đức cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, đối với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. 10 năm chống khủng bố thực sự là một sự lệch lạc trong xây dựng quân đội của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Bom dẫn đường laser GBU-12 do quân Mỹ chế tạo


Thứ hai, Mỹ rút quân toàn diện khỏi 2 chiến trường Iraq và Afghanistan, đánh dấu Mỹ sẽ từ chủ yếu lấy Trung Đông, Nam Á làm khu vực tác chiến chính trong gần 10 năm qua, chuyển sang lấy khu vực duyên hải Tây Thái Bình Dương,

đặc biệt là vùng biển duyên hải Trung Quốc làm chính, bao gồm Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Báo cáo chiến lược quân sự mới của Obama đã nói rất rõ: “Về lâu dài, sự trỗi dậy của Trung Quốc ở châu Á-Thái Bình Dương gây ra ảnh hưởng tiềm tàng cho Mỹ trên rất nhiều phương diện như kinh tế và an ninh”.

Về mô hình tác chiến cụ thể, quân Mỹ sẽ triệt để từ bỏ “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ” đã vận dụng 20-30 năm qua, chuyển sang mô hình tác chiến lấy “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” làm chính.

Mô hình tác chiến “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ” đã phát huy vai trò quan trọng trong giành thắng lợi ở cuộc đối đầu giữa khối NATO và Hiệp ước Warsaw trước đây.

Nhưng, thời thế đổi thay, khi coi các nước lớn ở khu vực Tây Thái Bình Dương làm đối thủ chiến lược chính trong tương lai, mô hình tác chiến truyền thống “tác chiến hợp nhất trên không-trên bộ” chắc chắn sẽ không thích hợp nữa, do đó “tác chiến hợp nhất trên không-trên biển” đã ra đời đúng lúc.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công hạt nhân lớp Virginia


Có thể dự đoán, trong tương lai, về thứ tự phát triển quân chủng, Mỹ cũng sẽ có một loạt bước chuyển ngoặt quan trọng: Lục quân và Lính thủy đánh bộ sẽ nhường vị trí cho Hải quân và Không quân.

Trong tương lai, trọng điểm của Mỹ sẽ là bảo vệ tự do hàng hải của Mỹ ở khu vực Tây Thái Bình Dương hoặc đối phó với chống can dự và phong tỏa khu vực của những nước mới nổi.

Đối với sự chuyển hướng quan trọng và toàn diện này của chiến lược quân đội Mỹ, Trung Quốc cần tiến hành nghiên cứu nghiêm túc và đánh giá, dự đoán đầy đủ, tuyệt đối không thể chỉ coi đó là “chiến pháp mới”.

Cần phải nắm chắc động thái, làm rõ ý đồ, tiến tới căn cứ vào điểm yếu của đối phương, phát triển vũ khí trang bị tương ứng, nghiên cứu mô hình ứng chiến mới.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay chiến đấu F-35B của Mỹ

Chủ Nhật, 15 tháng 1, 2012

>> "Chiến tranh vùng Vịnh lần 3" sắp xảy ra ???


"Trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết", vì vậy các nước vùng Vịnh đang chuẩn bị cho tình huống xấu nhất xảy ra xung đột giữa Mỹ - Iran.

Tăng cường mua sắm quốc phòng

Tình hình tại eo biển Hormuz đang trở nên hết sức căng thẳng với những tuyên bố của các bên liên quan. Sau khi kết thúc cuộc tâp trận hải quân kéo dài 10 ngày, ngày 6/1/2012 Tehran thông báo sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc tập trận mới trong tháng 2/2012.

Cùng với đó, Mỹ và Israel cũng tổ chức một cuộc tập trận phòng thủ tên lửa, diễn biến tình hình tại vùng Vịnh đang đứng trên bờ vực của một cuộc chiến tranh nếu các bên liên quan không kiềm chế.



http://nghiadx.blogspot.com
Rất nhiều hệ thống vũ khí hiện đại trong đó có hệ thống đánh chặn siêu hạng THAAD (ảnh) đã có mặt tại vùng Vịnh nhằm đối phó với mối đe dọa từ Iran.


AFP dẫn lời nhà phân tích quân sự Riad Kahwaji (UAE) cho biết: Các quốc gia vùng Vịnh đang dõi theo từng bước diễn biến mối quan hệ giữa Mỹ - Iran". Bởi, một cuộc xung đột giữa phương Tây và Tehran đồng nghĩa với việc nền kinh tế các nước vùng Vịnh bị tàn phá, khủng hoảng kinh tế toàn cầu thêm trầm trọng. Nỗi quan ngại của các nước vùng Vịnh là có cơ sở khi các bên liên quan chưa cho thấy dấu hiệu nhượng bộ.

Dù vẫn hy vọng vào các biện pháp ngoại giao có thể làm dịu tình hình, song các quốc gia vùng Vịnh đã bắt đầu có những sự chuẩn bị để tăng cường khả năng phòng thủ nhằm đối phó với tình huống xấu nhất, đặc biệt là các quốc gia thân cận với phương Tây. “Không có quốc gia vùng Vịnh nào mong muốn chiến tranh xảy ra, nhưng các nước đều có những chuẩn bị cho khả năng xấu nhất”, ông Riad Kahwaji nói.

Các quốc gia vùng Vịnh đang chờ đợi diễn biến tình hình và đẩy mạnh mua sắm quốc phòng, tháng 12/2011 Saudi Arabia đã ký một thỏa thuận trị giá 29,4 tỷ USD để mua 84 máy bay chiến đấu F-15 và nâng cấp 70 máy bay phản lực khác đang có trong biên chế. Không lâu sau đó UAE cũng ký một thỏa thuận trị giá 3,84 tỷ USD để mua hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD.

Trong năm 2011, Mỹ và Saudi Arabia cũng công bố hợp đồng trị giá 1,7 tỷ USD để mua sắm thêm các hệ thống tên lửa phòng không Patriot. Kuwait cũng đặt mua tới 209 tên lửa Patriot trị giá 900 triệu USD. Hiện, tập đoàn Raytheon hoàn thành việc nâng cấp radar của hệ thống phòng không Patriot cho Kuwait.

Thủ tướng Qatar, ông Sheikh Hamad bin Jassem Al-Thani cho biết, trong quá khứ các nước vùng Vịnh đã cố gắng thu hẹp khoảng cách với Tehran và sẽ góp phần vào việc tham gia giải quyết cuộc khủng hoảng tại đây. “Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều không có lợi ích với một cuộc xung đột tại vùng Vịnh, sự căng thẳng giữa Mỹ và Iran là đáng lo ngại. Chúng ta đã có nhiều kinh nghiệm trong các cuộc xung đột quân sự, tất cả chúng ta đều biết rằng không có người chiến thắng trong các cuộc xung đột như vậy, đặc biệt là đối với các nước vùng Vịnh”, ông nói.

Ngoài việc chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài, các quốc gia vùng Vịnh cũng đang chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ các cơ sở tên lửa của Iran bị nghi ngờ triển khai trong khu vực. Ông Riad Kahwaji nói: “Chúng tôi nghe nói nhiều đến các biện pháp phòng ngừa trong nhiều quốc gia nhằm đối phó với mối đe dọa bằng tên lửa từ Iran”

Muốn tránh chiến tranh cần phải hạn chế ảnh hưởng ngày càng tăng của Iran trong khu vực. Nhà phân tích chính trị người Kuwait Sami al-Faraj nhận định, có hai kịch bản có thể xảy ra ở vùng Vịnh. Thứ nhất: Loại bỏ hoàn toàn các biện pháp dùng đến chiến tranh trừ trường hợp bị bắt buộc phải sử dụng đến vũ lực. Thứ hai: Sự cần thiết phải chống lại việc Iran can thiệp vào Syria, Iraq, Lebanon, Yemen và Sudan nhằm thổi bùng căng thẳng giáo phái. Ông Faraj cho rằng khả năng thứ hai là mạnh mẽ hơn.

Cần lưu ý rằng Kuwait đã xây dựng các cơ sở dầu mỏ chiến lược, các trung tâm tài chính, kinh doanh gần bờ biển Iran. Cơ sở dầu mỏ chiến lược Ras Tanura của Saudi Arabia chỉ cách bờ biển Iran có 180km, trung tâm dầu mỏ chiến lược Abu Dhabi thuộc UAE chỉ cách bờ biển Iran có 220km.

Các quốc gia vùng Vịnh có nhiều lý do để lo ngại, một cuộc xung đột vũ trang giữa Mỹ-Iran sẽ là thảm họa đối với các nước này. Không ai có thể đoán được Tehran sẽ làm gì với những vũ khí mà họ đang sở hữu.

>> Trung Quốc sử dụng STA1600 hoạt động gián điệp ?


Kính viễn vọng không gian có độ phân giải cao STA1600 mua từ Mỹ chắc chắn sẽ được Trung Quốc dùng cho chương trình không gian vũ trụ của họ.

Tờ “Thời báo Washington” cho biết, gần đây Chính phủ Mỹ đã xuất khẩu cho Trung Quốc một loại kính viễn vọng không gian có trang bị thiết bị chụp ảnh cao cấp. Loại thiết bị này có thể được Trung Quốc sử dụng để tiến hành hoạt động gián điệp công nghệ cao.

Các nhà phân tích quân sự cho biết, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng kính viễn vọng không gian có độ phân giải cao STA1600 này theo dõi mục tiêu vệ tinh và tên lửa của đối phương.


http://nghiadx.blogspot.com
Kính viễn vọng STA1600


Tin cho biết, ngày 3/1, tờ “Hoa Nam buổi sáng” Hồng Kông đã tiết lộ giao dịch này. Giao dịch này đã gây ngạc nhiên cho dư luận, trong đó có người Trung Quốc.

Nhà nghiên cứu Lưu Cường của Chính phủ Trung Quốc cho biết: “Thái độ của Chính phủ Mỹ rất không rõ ràng, vì vậy khi chiếc hộp thiết bị được vận chuyển tới nơi, chúng tôi rất vui mừng”.

Độ phân giải cao của thiết bị chụp ảnh dân dụng cao cấp, chẳng hạn như máy ảnh kỹ thuật số, thường không quá 12 triệu điểm ảnh (pixel). Trong khi đó, thiết bị chụp ảnh STA1600 lại có điểm ảnh lên tới 100 triệu, là loại thiết bị chuyên được nghiên cứu chế tạo cho Hải quân Mỹ.

Chính phủ Obama đang cải thiện kiểm soát xuất khẩu của Mỹ, cố gắng nới lỏng xuất khẩu một số hàng hóa lưỡng dụng, nhưng đồng thời lại cho biết muốn tăng cường kiểm soát xuất khẩu đối với hàng hóa lưỡng dụng nhạy cảm.

http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang phát triển hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu


Gần đây, để giành được ưu thế trong không gian, chương trình không gian vũ trụ của Trung Quốc đã thực thi một số biện pháp quan trọng.

Nhưng, về mặt chế tạo ra thiết bị chụp ảnh có độ phân giải cao nhất, Trung Quốc vẫn lạc hậu so với Mỹ. Đây là một trong những lĩnh vực Trung Quốc kém Mỹ.

Với việc Chính phủ Mỹ kiểm soát chặt chẽ xuất khẩu các vật liệu và hàng hóa lưỡng dụng, thì thiết bị chụp ảnh STA1600 đương nhiên cũng thuộc loại này.

Tuy nhiên, chính sách thương mại và năm bầu cử xem ra đã chiến thắng mối lo ngại liên quan đến an ninh quốc gia từ thiết bị chụp ảnh này.

Bộ Thương mại Mỹ và Bộ Ngoại giao đồng cấp phép xuất khẩu cho nhà sản xuất ở bang California - Hiệp hội Công nghệ Bán dẫn, cho phép họ xuất khẩu cho Trung Quốc thiết bị chụp ảnh này.

Trong khi đó, nhìn vào tình hình chương trình không gian vũ trụ Trung Quốc do quân đội tiến hành quản lý, thì thiết bị chụp ảnh này hầu như chắc chắn sẽ được Quân đội Trung Quốc sử dụng, dùng để tăng cường khả năng tình báo trong không gian vũ trụ của họ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa Trường Chinh

>> 3 tàu sân bay Mỹ đều có mặt tại vùng Vịnh


Ba tàu sân bay John C. Stennis, Carl Vinson và Lincoln sẽ tụ hội ở vùng Vịnh – khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ.

Ngày 11/1, Lầu Năm Góc tuyên bố, chiếc tàu sân bay thứ hai của Mỹ là USS Carl Vinson (CVN-70) đã đến khu vực vùng Vịnh, cho rằng đây chỉ là sự điều động “thông thường”, phủ nhận có liên quan đến tình hình liên tục căng thẳng của Iran.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay Carl VinsonTàu sân bay Carl Vinson của Hải quân Mỹ đã đến vùng Vịnh


Tuy nhiên, việc quân Mỹ gia tăng tập kết binh lực ở khu vực vùng Vịnh, khiến cho khu vực vùng Vịnh vốn căng thẳng tiếp tục phủ bóng chiến tranh.

Hạm đội 5 của Mỹ cho biết, cụm chiến đấu tàu sân bay USS Carl Vinson, dưới sự phối hợp của tàu tuần dương, tàu khu trục, mang theo gần 80 máy bay và trực thăng, “ngày 9/1 đến khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ”.

Khu vực phụ trách của Hạm đội 5 Mỹ bao gồm vịnh Péc-xích, biển Hồng Hải, vịnh Oman và một phần Ấn Độ Dương.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, tàu sân bay Carl Vinson “không ở vịnh Péc-xích”, không đi qua eo biển Hormuz.

Ông nói, tàu sân bay Carl Vinson sẽ thay thế tàu sân bay John C. Stennis đang đồn trú tại khu vực này.

Kirby cho biết: “Tàu sân bay Carl Vinson được điều đến khu vực này là sự điều động thông thường, có kế hoạch lâu dài, không có bất cứ sự bất thường nào”.

Theo Kirby: “Tôi không hy vọng tạo một ấn tượng cho người khác, tức là do chúng tôi lo ngại sự việc xảy ra trong nội bộ Iran, 2 chiếc tàu sân bay này mới vội vàng tới khu vực Trung Đông. Sự tình không phải như vậy”.

“Khu vực phụ trách của Hạm đội 5 cùng lúc có sự hiện diện của 2 tàu sân bay hoàn toàn không phản ánh bất cứ quan hệ gì với Iran”. “Tình hình triển khai quân sự của khu vực này không thay đổi”.

Quan chức quân sự Mỹ cho biết, ngày 9/1, tàu sân bay Carl Vinson bắt đầu tới vịnh Ả rập, thay thế cho tàu sân bay Stennis đang quay trở về. Cuối tháng trước, tàu sân bay Stennis đã rời khỏi vịnh Péc-xích, tuần trước Iran cảnh báo nó không cần phải quay trở lại vịnh Péc-xích.

Tàu sân bay John C. Stennis dự kiến quay trở về cảng chính San Diego, nhưng Lầu Năm Góc chưa tiết lộ về thời gian.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay USS Abraham Lincoln


Một cụm tàu sân bay khác dẫn đầu là tàu sân bay Lincoln, ngày 10/1 kết thúc chuyến thăm Thái Lan, hiện đang ở Ấn Độ Dương.

Nó sẽ cùng với tàu sân bay Carl Vinson gia nhập hành động tác chiến của khu vực chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Quân đội Mỹ. Khu vực phụ trách của Bộ Tư lệnh Trung ương bắt đầu từ biển Ả rập lân cận.

Một quan chức quân sự khác cho biết: “Khu vực chiến lược của Bộ Tư lệnh Trung ương đồng thời có 2 tàu sân bay là điều rất bình thường”.

Còn một sĩ quan cho hay, 18 tháng trở lại đây, khu vực vịnh Péc-xích đồng thời có 2 tàu sân bay ít nhất đã có 2 lần.

Hiện nay chưa rõ tàu sân bay khác của Mỹ khi nào tới vịnh Péc-xích. Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ ngầm cho biết, tàu sân bay Mỹ đi qua eo biển Hormuz tới vịnh Péc-xích là một điều sớm muộn.

http://nghiadx.blogspot.com
Iran tập trận ở eo biển Hormuz


Gần đây Iran cảnh báo, nếu xuất khẩu dầu mỏ của họ bị các nước phương Tây trừng phạt, sẽ sử dụng vũ lực phong tỏa eo biển Hormuz, đồng thời cảnh báo tàu sân bay Mỹ không quay trở lại vùng biển vịnh Péc-xích.

Quân đội Mỹ cho biết, có khả năng ngăn chặn bất cứ hành động nào phong tỏa eo biển Hormuz. Ngày 10/1, Bộ trưởng Tác chiến Hải quân Mỹ Jonathan Greenert thẳng thắn thừa ngận, đã sẵn sàng cho cuộc xung đột có khả năng xảy ra và hoạt động gần đây của Iran đã “khiến ông cả đêm khó ngủ”.

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

>> Trung Quốc tăng bất thường các cuộc tập trận đổ bộ


Hạm đội Nam Hải đã tập trung huấn luyện các khoa mục như tác chiến đổ bộ, chống tàu ngầm… tăng cường phản ứng nhanh.

Ngày 11/1, tờ “Đại Công báo” Hồng Kông có bài viết cho rằng, trong thời điểm chuyển giao giữa năm cũ và mới, Hải quân Trung Quốc tăng cường huấn luyện quy mô lớn, các binh chủng và tàu thuyền như tàu ngầm, tàu khu trục, thuyền máy (ca-nô), lực lượng trên không đều tới tấp tăng cường tập trận chung, nâng cao khả năng tác chiến hiệp đồng.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Trung Quốc tập trận đổ bộ

Ba hạm đội lớn gồm Hạm đội Nam Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Bắc Hải đều tăng cường huấn luyện có tính mục đích, đột phá một loạt vấn đề nan giải trong huấn luyện, tăng cường khả năng tác chiến ứng phó khẩn cấp.

Những năm gần đây, tranh chấp các vùng biển như biển Đông giữa Trung Quốc và các nước láng giềng liên tục tăng lên,

nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi trên biển ngày càng nặng nề. Trong bối cảnh đó, việc xây dựng, phát triển hải quân Trung Quốc được quan tâm rộng rãi.

Ngày 6/12/2011, khi hội kiến với các đại biểu Đại hội Đảng bộ Hải quân PLA lần thứ 11,

Chủ tịch Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cho rằng,

đẩy nhanh xây dựng chuyển đổi hải quân, mở rộng và tăng cường chuẩn bị đấu tranh quân sự, thúc đẩy vững chắc hiện đại hải quân,

đóng góp mới và lớn hơn cho việc bảo vệ an ninh quốc gia và hòa bình thế giới.

Hạm đội Nam Hải diễn tập đổ bộ

Từ tháng trước đến nay, các tờ báo quân sự chính của Trung Quốc như báo Giải phóng quân, mạng quân sự chinamil,

trang mạng của Bộ Quốc phòng, CCTV quân sự… đã tiến hành đưa tin rộng rãi về công tác tập trận của Hải quân Trung Quốc.

Cuộc tập trận hàng năm của Hải quân cũng bắt đầu từ tuần trước.

Chi đội thuyền máy của Hạm đội Nam Hải tập trung vào các khoa mục như tác chiến đổ bộ, săn ngầm ở dưới biển sâu…, bám sát thực tiễn chiến đấu, tổ chức huấn luyện có khoa học.

Chú trọng nâng cao khả năng phản ứng nhanh cho bộ đội và khả năng đổ bộ trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và vùng biển mới lạ, gia tăng mức độ huấn luyện hiệp đồng giữa các tàu chiến khác nhau.

Các loại tàu chiến khác nhau như tàu đổ bộ, tàu săn ngầm tổ chức thành biên đội liên hợp, diễn tập tiến hành tấn công liên hợp đối với các mục tiêu trên không, trên mặt biển và dưới mặt biển. Chi đội thuyền máy này hoàn thiện đề án đổ bộ như chạy trong bụi nước, hoạt động tại vùng biển phức tạp và vùng nước nhỏ hẹp giữa các đảo đá,

tổ chức cho bộ đội trải nghiệm thực tế chiến đấu ở vùng biển lạ và trong các khu vực nước chảy xiết phức tạp, tăng cường khả năng tác chiến ứng phó khẩn cấp.

Chi đội tàu đổ bộ của Hạm đội Đông Hải cũng tập trung giải quyết những vấn đề nan giải trong huấn luyện liên hợp.

Đồng thời phá vỡ giới hạn giữa các quân binh chủng, tổ chức tập trận chung cho tập đoàn quân của Lục quân, chi đội tàu khu trục của Hải quân và lực lượng bảo đảm,

đã tổ chức tập trận chiến đấu thực tế (người thật, đạn thật) liên hợp, đã nâng cao hiệu suất huấn luyện, đã kiểm tra trang bị của nhiều quân binh chủng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tập trận cả ngày lẫn đêm

Trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc tiết lộ, lực lượng máy bay của Hạm đội Bắc Hải đã tiến hành dự báo đầy đủ về ảnh hưởng của môi trường như nhiệt độ thấp, khí tượng trên biển phức tạp, tình huống đặc biệt trên không có thể xuất hiện và vấn đề khó trọng điểm trong huấn luyện, ngày 6/1 đã hoàn thành tốt tập trận bay đầu năm mới.

http://nghiadx.blogspot.com


Vào trung tuần tháng 12/2011, nhiều tàu ngầm của một chi đội hải quân đã tập trận với tàu khu trục và máy bay trực thăng chống tàu ngầm, làm thay đổi phương thức huấn luyện tàu ngầm sớm đi tối về trước đây, gia tăng mức độ huấn luyện liên tục cả ngày lẫn đêm với cường độ cao, làm nổi bật huấn luyện hiệp đồng, đã nâng cao hiệu quả huấn luyện tầm xa.

Trong huấn luyện qua đêm đã hoàn thành nhiều khoa mục có độ khó cao như “đột phá khu vực phong tỏa chống tàu ngầm lập thể hải, không quân”, phá giải một loại vấn đề khó trong huấn luyện, đạt mục đích một lần luyện nhiều khả năng.

http://nghiadx.blogspot.com


Năm 2011, chi đội tàu ngầm, sư đoàn hàng không của hải quân, chi đội tàu khu trục, chi đội tàu hỗ trợ đã lần lượt triển khai hơn 20 cuộc tập trận chung.

>> Ấn Độ chi 1,1 tỉ USD mua trang bị vũ khí Israel?


Công ty Israel IAI vừa nhận một hợp đồng có giá trị kỷ lục trong lịch sử tồn tại của công ty để chuyển giao một loạt máy bay chiến đấu, đạn tên lửa....

Công ty Israel IAI vừa nhận một hợp đồng có giá trị kỷ lục trong lịch sử tồn tại của công ty để chuyển giao một loạt máy bay chiến đấu, đạn tên lửa, tổ hợp máy bay không người lái và hệ thống trinh sát.


http://nghiadx.blogspot.com
Tổ hợp tên lửa phòng không Spyder/ Ảnh minh họa

Theo Globes, tổng trị giá của hợp đồng nói trên ước đạt 1,1 tỉ USD. Thông tin về hợp đồng trị giá kỷ lục của IAI đã xuất hiện trên thị trường chứng khoán ở Tel Aviv, nhưng hiện vẫn chưa rõ ai là khách hàng.

Tuy nhiên, Globes dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ đăng tải, quốc gia này đã tích cực đàm phán một hợp đồng vũ khí lớn với phía Israel.

Hiện tại, cả IAI và phía Ấn Độ đều chưa lên tiếng khẳng định sự tồn tại của hợp đồng quân sự nói trên.

Tờ Globes đăng tải, nhiều công ty công nghiệp quốc phòng Israel đang tích cực đàm phán với phía Ấn Độ để nhận một hợp đồng quân sự kỷ lục.

Cần nhấn mạnh rằng, giám đốc IAI Itzhak Nissanm, người không thường xuyên tham gia đàm phán với đối tác nước ngoài, đã có cuộc đàm phán kín với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ.

Thông tin chi tiết về đơn hàng vũ khí Ấn Độ định mua vẫn chưa được công bố.

Trong vài năm gần đây, Ấn Độ đã chi nhiều tỉ USD để mua sắm vũ khí-trang bị do các công ty quốc phòng Israel sản xuất. Cụ thể, năm 2009, Ấn Độ đã chi 1,1 tỉ USD mua tổ hợp tên lửa phòng không trên hạm Barak-8.

Cùng năm, công ty Rafael của Israel cũng nhận được hợp đồng bán cho Ấn Độ 18 tổ hợp tên lửa phòng không Spyder trị giá 1 tỉ USD. Theo nhận định của UPI, trong 10 năm qua, Ấn Độ tổng cộng đã chi ra khoảng 10 tỉ USD để mua vũ khí-trang bị từ Israel.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

>> Tàu 3 thân của Mỹ bị sao chép


Trung Quốc và Ấn Độ đang bắt tay thực hiện chương trình phát triển chiến hạm tương lai cho hải quân lấy ý tưởng từ thiết kế ba thân (Trimaran) của Mỹ.

Thiết kế được nói tới thuộc chiến hạm USS Independence (LCS 2).

Trimaran của Hải quân Ấn Độ

Các nhà thiết kế Ấn Độ đang làm việc để thiết kế một chiến hạm tương lai trong thời gian 10 năm tới, đó là một chiến hạm tàng hình với thiết kế ba thân, và họ thừa nhận việc lấy ý tưởng từ thiết kế của USS Independence.

Theo đó, chiếc Trimaran trong tương lai của Ấn Độ sẽ được thiết kế ưu tiên khả năng tàng hình. Do đó, các loại vũ khí chính như tên lửa, ngư lôi... sẽ được đưa vào trong thân tàu. Đồng thời, phần thân tàu được thiết kế tạo góc cạnh để giảm khả năng phản xạ tín hiệu radar đối phương.

Ông KN Vaidyanathan, trưởng nhóm thiết kế dự án cho biết, ngoài việc giảm tiết diện mặt cắt radar, chiến hạm tương lai còn giảm các dao động sóng âm khi di chuyển dưới nước, đồng thời, giảm độ bộc lộ hồng ngoại và các tín hiệu khác.

Không chỉ vậy, chiến hạm Trimaran tương lai sẽ được trang bị radar đa chức năng và tất cả các ống phóng tên lửa thẳng đứng. Các ống phóng ngư lôi được bố trí ở bên trong của hai bên sườn tàu, giống như ở chiến hạm hộ tống Project 20380 của Hải quân Nga. Tàu còn mang được một trực thăng chống ngầm Kamov.

Ngoài ra, dựa vào thiết kế của tàu LCS 2 của Hải quân Mỹ, các nhà thiết kế Ấn Độ cũng đưa ra ý tưởng sẽ chế tạo chiến hạm tương lai của họ theo kiểu mô đun để có thể nhanh chóng thay đổi vai trò và nhiệm vụ cho con tàu.




Clip mô phỏng chiến hạm Trimaran tương lai của Hải quân Ấn Độ. "Siêu chiến hạm" ba thân Trung Quốc


Đối với Trung Quốc, họ cũng đã đưa ra ý tưởng thiết kế chiến hạm ba thân cho tương lai. Trong trường hợp này, USS Independence (LCS 2) của Hải quân Mỹ chính là ý tưởng để Hải quân Trung Quốc phát triển chiến hạm tương lai của họ.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến hạm USS Independence của Mỹ (trên) và hình mô phỏng chiến hạm LCS tương lai của Hải quân Trung Quốc (dưới).


Tuy nhiên, Trung Quốc lại đi theo một hướng phát triển khác với Ấn Độ. Hải quân Trung Quốc đã chế tạo thành công một chiến hạm dùng cho nhiệm vụ tuần duyên với kích cỡ nhỏ, mục đích chủ yếu để phục vụ cho việc thử nghiệm, từ đó, họ sẽ tìm ra các phương án tối ưu cho thiết kế chiến hạm Trimaran thực thụ của mình trong tương lai.

Trong tháng 11/2011, Trung Quốc đã chạy thử nghiệm lần đầu tiên đối với chiến hạm này, và chuyến thử nghiệm được cho là đã thành công.

Đối với chiến hạm Trimaran tương lai mà Hải quân Trung Quốc đang phát triển, tất cả mới chỉ lộ diện về mặt hình ảnh mô phỏng, các chi tiết về hệ thống vũ khí của tàu chưa được tiết lộ.

Tuy nhiên, với tham vọng tăng cường sức mạnh Hải quân của mình, chiến hạm Trimaran của Trung Quốc chắc chắn sẽ được ưu tiên trang bị những loại vũ khí hiện đại.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh chiến hạm Trimaran mới được Trung Quốc chế tạo thử nghiệm.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu tuần duyên ba thân của Trung Quốc trong chuyến thử nghiệm hồi tháng 11/2011 vừa qua.


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang