Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

>> 2 siêu tiêm kích đối đầu và huyền thoại về MiG-31

Sự xuất hiện của MiG-31 Foxhound đã nhanh chóng buộc người Mỹ phải tiễn đưa SR-71 về nghỉ hưu sớm.

>> MiG-31 - 'Ngôi sao' không quân Nga
>> Không quân Nga năm 2020 ?

http://nghiadx.blogspot.com
Hiện tại,SR-71 Blackbird vẫn đang là máy bay có tốc độ nhanh nhất thế giới.

Cách đây 30 năm, một máy bay chiến đấu mạnh mẽ mới đã xuất hiện trên bầu trời Liên Xô. Đó là một thế hệ máy bay tiêm kích đánh chặn Mikoyan mới, hoàn toàn làm thỏa mãn những kỳ vọng của Quân đội Liên Xô trong việc cố gắng ngăn chặn các phi vụ xâm nhập của máy bay gián điệp Mỹ.

Sự xuất hiện của MiG-31 Foxhound giúp Không quân Liên Xô không phải tốn một viên đạn nào mà vẫn buộc người Mỹ phải đưa SR-71 về "nghỉ hưu" sớm.

Thách thức của “chim hét” SR-71

Từ chuyến bay đầu tiên vào năm 1972 cho tới khi bị loại khỏi biên chế vào năm 1989, SR-71 Blackbird (Chim hét) của CIA đã thống trị bầu trời nhờ tốc độ bay nhanh nhất và trần bay cũng thuộc hàng cao nhất so với tất cả các loại máy bay khác ở cùng thời điểm.

Tốc độ bay cực đại của máy bay mà CIA sử dụng có thể lên tới Mach 3,3 (4.042 km/h). Khi đưa vào hoạt động, SR-71 không gặp phải nhiều vấn đề như ở chiến trường Việt Nam và Trung Đông. Thậm chí, nó thường xuyên bay do thám ở gần biên giới Liên Xô và gián điệp các hoạt động tàu ngầm ở vùng biển Bắc Cực mà không hề lo sợ bị truy đuổi hay bị tấn công.

Trần bay cao (24.000 mét) và tốc độ siêu thanh Mach 3,3 giúp SR-71 ung dung bay lượn trên bầu trời đối phương và thực hiện các hoạt động do thám, trinh sát... Bởi các tên lửa phòng không gần như "vô dụng" do không với tới trần bay cũng như đuổi theo nó. Lúc này, các máy bay tiêm kích đánh chặn được xem là lực lượng nòng cốt cho nhiệm vụ ngăn chặn SR-71.



Thời điểm đó, Không quân Liên Xô đang sở hữu loại máy bay tiêm kích/đánh chặn siêu thanh nhanh nhất thế giới là MiG-25 Foxbat có tốc độ tối đa lên đến Mach 3,2. Về lý thuyết, tốc độ siêu thanh này có thể giúp nó đạt gần tới vận tốc cực đại mà SR-71 có được cũng như dễ dàng trừng phạt nó bằng tên lửa không đối không, nhưng thực tế, Foxbat chỉ có thể duy trì tốc độ Mach 3 trong hành trình ngắn..

Ngoại trừ sự kiện phi công Liên Xô lái MiG-25 đào tẩu sang Nhật Bản và sau đó bị các chuyên gia phương Tây mổ xẻ công nghệ thì Foxbat không thể làm gì SR-71 là yếu tố quan trọng dẫn tới sự ra đời của một loại tiêm kích đánh chặn siêu thanh có tốc độ nhanh và khả năng duy trì tốc độ cao lâu hơn.

Không có đối thủ

Sau vài năm nghiên cứu cải tiến, tới đầu năm 1982, Cục thiết kế Mikoyan-Gurevich đã giới thiệu các máy bay tiêm kích/đánh chặn mới đầu tiên. Máy bay mới được định danh là MiG-31, phát triển dựa trên thiết kế của MiG-25 Foxbat. MiG-31 là tiêm kích đa năng, được trang bị vũ khí với nhiệm vụ chính là "săn tìm" và "hạ gục" các mục tiêu như máy bay ném bom, máy bay tàng hình và các tên lửa hành trình bay thấp phóng từ trên không (ALCMs).

>> 10 máy bay quân sự nhanh nhất thế giới

Theo trang mạng Air Power Australia, khả năng duy trì tốc độ siêu âm trên quãng đường dài tới 722 km (tăng lên 2.200 km khi được tiếp nhiên liệu trên không) của MiG-31 Foxhound làm nên vị thế "không có đối thủ ở phương Tây".

Một trong các nhiệm vụ đầu tiên của MiG-31 gắn liền với một sự kiện nổi tiếng thời Chiến tranh Lạnh.

Tháng 9/1983, khi xâm nhập và sâu bên trong không phận Liên Xô, một chiếc máy bay chở khách Boeing 747 của hãng hàng không Korean Air Lines (Hàn Quốc) bị một chiếc Sukhoi-15 bắn rơi.


http://nghiadx.blogspot.com
MiG-31 Foxhound chính là "sát thủ" mà Liên Xô dành riêng cho SR-71.

Toàn bộ thông tin tiếp theo vụ việc trên được giữ bí mật và mãi tới gần đây mới được hé lộ phần nào. Tạp chí Combat Aircraft số ra tháng 10/2010 đăng tải một bài báo của nhà báo Đức Stefan Buttner hé lộ những thông tin thú vị xảy ra sau đó. Cụ thể, sau sự kiện trên, một biên đội đặc biệt bao gồm 4 máy bay MiG-31 dưới sự chỉ huy của Tư lệnh Vladimir Ivlev được phái tới căn cứ không quân Sokol ở Sakhalin vào cuối tháng đó.

Nhiệm vụ chính của nhóm là ngăn chặn các vụ xâm nhập bất ngờ của máy bay SR-71. Được sự cho phép của Moscow, phi hành đoàn được thực hiện các chuyến bay được trang bị radar hiện đại để ngăn chặn Blackbird bay dọc theo biên giới Liên Xô.

Khi phát hiện sự xâm nhập không phận, phi hành đoàn sẽ bay lên, tiến tới gần mục tiêu ở cự li khoảng 300 – 320 km và sau đó chuyển radar về chế độ bức xạ và báo cáo tới các nhân viên kiểm soát mặt đất là họ đã phát hiện mục tiêu. Sau đó, họ tiếp tục áp sát đối tượng, khi tới cự li 120 – 150 km, mục tiêu hoàn toàn bị khóa.

"Tại thời điểm này, hệ thống cảnh báo phát hiện tên lửa của SR-71 sẽ được kích hoạt, phi hành đoàn sẽ biết họ đang bị săn đuổi và không thể giữ được bình tĩnh, họ không thể làm gì tốt hơn ngoài việc khởi động chế độ đốt sau của động cơ để tăng tốc độ và chạy nhanh về căn cứ", tác giả Buttner viết trong bài báo của ông.

Tuần tra Bắc cực

Trước đó, vào cuối tháng 4/1983, chiếc MiG-31 đầu tiên xuất kích để ngăn chặn một chiếc SR-71. Đại tá Mikhail Myagkiy là một trong số những phi công chiến đấu ưu tú nhất được bay trên những chiếc MiG-31 này. Trong khoảng thời gian 4 năm, ông Myagkiy đã liên tục “đơn độc” đánh chặn thành công 14 vụ xâm nhập của SR-71.

“Khi đó, máy bay gián điệp thường xuyên xuất hiện từ hướng Na Uy, nó xé rách bầu trời lao về phía Biển Trắng và sau đó tiến lên phía Bắc Novaya Zemlya trước khi thực hiện hành trình ngược lại từ phía Tây qua Bắc Băng Dương và về căn cứ”, đại ta Myagkiy nhớ lại.

Ngoài ra, một số nguồn tin từng đề cập, lực lượng phòng thủ tên lửa Liên Xô đã sở hữu khả năng tiêu diệt thành công "kẻ xâm nhập" SR-71. Trong một cuộc phỏng vấn với Valery Romanenko, một chuyên gia hàng không Nga, để làm nội dung cho cuốn sách hấp dẫn có tên "Lockheed Blackbird: Beyond The Secret Missions" (tạm dịch là "Đằng sau nhiệm vụ bí mật của Blackbird"), đại tá Myagkiy cho biết: Cơ quan phản gián Liên Xô luôn hy vọng máy bay Mỹ sẽ vượt qua biên giới và họ chỉ chờ cơ hội đó để có được một lý do hoàn hảo cho phép bắn rơi Blackbird bằng tên lửa phòng không.

(Nguồn :: BDV)

>> Tìm hiểu công nghệ AIP

Khái niệm về AIP hình thành rất sớm từ thế kỷ 19, tuy nhiên rào cản kỹ thuật khiến công nghệ phát triển chậm chạp.

>>Con 'át' của Malaysia trên biển Đông
>> Chiến lược phát triển tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Type-XVIIB tàu ngầm AIP đầu tiên của Đức.

Lịch sử hình thành

AIP Air Independent Propulsion (động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập), được đề xuất bởi kỹ sư nổi tiếng người Tây Ban Nha, ông Narcís Monturiol i Estarriol. Năm 1867, ông đã phát minh thành công một động cơ đẩy không khí độc lập dựa trên một phản ứng hóa học.

Nhờ vậy, Estarriol được mệnh danh là cha đẻ của công nghệ AIP. Dù khái niệm về AIP được người Tây Ban Nha đưa ra đầu tiên nhưng Nga mới là nước áp dụng công nghệ này vào tàu ngầm.

Năm 1908, Hải quân Đế quốc Nga phát triển thành công tàu ngầm chạy bằng động cơ xăng sử dụng khí nén. Oxy cho động cơ được cung cấp qua 45 chai khí nén, có thể tích tương đương 9,9 m3. Hệ thống khí nén này có thể giúp tàu hoạt động liên tục dưới nước với quãng đường 52km.

Đến năm 1930, tiến sĩ Helmuth Walter, một kỹ sư xuất sắc của Đức đã phát triển một động cơ đẩy AIP mới sử dụng chất hydrogen peroxide (H2O2) tinh khiết làm chất oxy hóa để tạo không khí cho động cơ.

Trong hệ thống mới của Walter, hydrogen peroxide được phân hủy bằng cách sử dụng chất xúc tác có tên là permanganat. Phản ứng hóa học này tạo ra hơi nước ở nhiệt độ cao và oxy tự do.

Buồng phản ứng được bơm thêm nhiên liệu diesel, đốt cháy với oxy tạo ra một hỗn hợp hơi nước và khí nóng làm quay một tuốc bin với tốc độ cao. Khí thải và hơi nước được ngưng tụ lại trước khi được xả ra biển. Thiết kế của Walter nhằm tạo ra một động cơ đẩy tốc độ cao dưới nước chứ không phải là một động cơ độ bền cao. Mẫu tàu ngầm thử nghiệm V80 đạt tốc độ lên đến 28,1 hải lý/giờ ở trạng thái ngập nước, trong khi các tàu ngầm khác chỉ có tốc độ 10 hải lý/h khi lặn.

Dựa trên mẫu thử nghiệm V80, Đức đã phát triển thành công tàu ngầm lớp Type XVIIB, được trang bị hai động cơ tuốc bin công suất 2.500 mã lực. Tàu ngầm này có thể đạt tốc độ tới 20,25 hải lý/giờ. Tuy nhiên, nền công nghiệp của Đức thời đó không thể đảm bảo được số lượng hydrogen peroxide cần thiết.

Một vấn đề nữa là hydrogen peroxide không ổn định trong môi trường khép kín, hệ thống đẩy này tồn tại quá nhiều vấn đề về kỹ thuật và an toàn, do đó, tàu ngầm Type XVIIB không bao giờ được tham chiến.

Sau này, Liên Xô phát triển công nghệ AIP với khái niệm động cơ diesel chu kỳ khép kín, mô hình này tỏ ra khá hiệu quả bởi hệ thống đẩy sử dụng oxy lỏng và nhiên liệu diesel. Thiết kế tiêu biểu là tàu ngầm Project 615 (NATO định danh là lớp Quebec), được trang bị 2 động cơ diesel thông thường và một động cơ diesel chu kỳ khép kín khi ngập nước.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Project 615 là tàu ngầm AIP đầu tiên của Hải quân Liên Xô.

Đã có tới 30 chiếc tàu ngầm lớp Quebec được chế tạo trong giai đoạn 1953-1957, tuy nhiên loại tàu ngầm này không phù hợp để tham chiến.

Hơn nữa nó không thực sự an toàn, hệ thống nhiên liệu oxy lỏng có thể phát nổ bất cứ lúc nào, các thủy thủ tàu ngầm Liên Xô thường gọi những chiếc tàu ngầm này là “cái bật lửa hút thuốc”.

Dù có khả năng hoạt động lâu hơn ở chế độ ngập nước, song vì lý do an toàn, những chiếc tàu ngầm lớp Quebec bị loại khỏi biên chế vào năm 1970.

Năm 1952, Liên Xô đã cố gắng phát triểm tàu ngầm AIP dựa trên khái niệm của tiến sĩ Helmuth Walter và chế tạo tàu ngầm Project 617 đi vào phục vụ năm 1958, tuy nhiên, một vụ nổ lớn đã chấm dứt chương trình vào năm 1959.

Từ đó đến nay, Liên Xô và Nga hiện nay tập trung vào phát triển các tàu ngầm động lực hạt nhân và chỉ phát triển các động cơ AIP ở quy mô nghiên cứu.

Với Mỹ và Anh, sau chiến tranh thế giới thứ 2, hai nước cũng đã thử nghiệm phát triển các động cơ AIP theo khái niệm của tiến sĩ Walter, trong đó có mẫu thử nghiệm X1 của Mỹ. Tuy nhiên, vào năm 1950, Mỹ ngưng toàn bộ sự phát triển các động cơ AIP bởi hệ thống động lực hạt nhân đã được phát triển hoàn thiện. Hơn nữa, quan điểm tác chiến của Hải quân Mỹ là chỉ tập trung phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược và coi nhẹ tàu ngầm thông thường.

Tại Anh, Hải quân Hoàng gia cũng đã tiến hành thử nghiệm một động cơ đẩy AIP trên tàu ngầm HMS Excalibur nhằm kiểm tra tính khả thi của dự án. Cuối cùng, Anh cũng từ bỏ chương trình phát triển công nghệ AIP để tập trung phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Tựu chung lại, động cơ AIP mang lại khả năng hoạt động dưới nước lâu hơn, giảm được tiếng ồn khi hoạt động, tuy nhiên, tồn tại quá nhiều vấn đề về kỹ thuật và an toàn nên loại động cơ này không nhận được nhiều sự quan tâm.

Nguyên tắc hoạt động

Có khá nhiều khái niệm quanh công nghệ AIP nhưng có cùng một nguyên tắc là giúp động cơ tàu ngầm hoạt động dưới nước mà không cần đến ống thông hơi.

Trong khi Đức phát triển khái niệm sử dụng hydrogen peroxide làm chất xúc tác cho phản ứng hóa học để tạo ra hơi nước và khí nóng làm quay tuabin thì Liên Xô phát triển động cơ diesel chu kỳ khép kín với oxy lỏng và nhiên liệu diesel.

Pháp phát triển động cơ tuabin chu kỳ đóng MESMA, với quá trình đốt cháy ethanol và oxy, quá trình đốt cháy này tạo ra hơi nước làm quay tuabin. Trong đó, ethanol và oxy được lưu trữ ở áp lực gấp 60 lần áp lực khí quyển, áp lực này cho phép khí thải carbon dioxide thải xuống biển ở độ sâu bất kỳ mà không cần đến máy nén khí. Công nghệ này cho phép tàu ngầm hoạt động liên tục 21 ngày dưới nước, tùy thuộc vào tốc độ, áp suất nước biển…


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình hoạt động của động cơ chu trình Stirling.

Thụy Điển phát triển khái niệm động cơ chu trình Stirling, sử dụng oxy lỏng và nhiên liệu diesel để làm quay máy phát điện công suất 75kW sử dụng cho động cơ đẩy hoặc sạc pin cho tàu. Động cơ chu trình Stirling có khả năng hoạt động liên tục 14 ngày dưới nước với một tàu ngầm tải trọng 1.500 tấn ở tốc độ 5 hải lý/giờ.

Hãng Siemens của Đức phát triển khái niệm tế bào nhiên liệu sử dụng cho các loại tàu ngầm Type-209/214. Theo đó, các tế bào này chuyển đổi hóa năng thành điện năng thông qua phản ứng hóa học với oxy và các khí hydrocarbon. Trong đó, hydrogen được sử dụng nhiều nhất, kế tới là ethanol hoặc methanol .

Điện năng tạo ra từ phản ứng hóa học này sẽ được sử dụng cho động cơ của tàu hoặc sạc pin, ưu điểm của tế bào nhiên liệu là nhiệt độ hoạt động khá thấp khoảng 80 độ C, nhiệt thải tương đối ít.

Đức cũng phát triển một khái niệm động cơ diesel chu kỳ khép kín CCD sử dụng không khí nhân tạo, gồm oxy lỏng, nhiên liệu diesel và khí argon. Khí oxy và argon kết hợp với nhau tạo ra khí nhân tạo cho động cơ diesel. Trong đó, argon là khí trơ, có khả năng tái sử dụng liên tục giúp tàu ngầm hoạt động lâu hơn.

Những triển vọng trong tương lai

Các loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược không được phép xuất khẩu, trong khi đó thị trường tàu ngầm thông thường đang trở nên đắt hàng. Bên cạnh đó, các phương tiện trinh sát và chống ngầm hiện đại ngày càng trở nên tinh vi hơn, khiến tàu ngầm điện - diesel đang dần mất đi lợi thế.

Do đó, hải quân các nước trên thế giới đòi hỏi phải có tàu ngầm, hoạt động êm và thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn. Với những yêu cầu như vậy, ngoài tàu ngầm động lực hạt nhân chỉ có động cơ AIP mới có thể đáp ứng được.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong các khái niệm phát triển của công nghệ AIP, giải pháp sử dụng tế bào nhiên liệu trên cơ sở ứng dụng công nghệ hydrogen được xem là khả thi và an toàn nhất. Trong ảnh, tàu ngầm Type-214 của Đức, tàu ngầm có hệ thống động cơ AIP hiện đại nhất thế giới

Theo dự báo, thị trường tàu ngầm trong 10 năm tới sẽ đạt con số từ 100-150 chiếc, đủ hấp dẫn với các hãng chế tạo tàu ngầm thông thường trên thế giới.

Một số chuyên gia quân sự nhận định rằng, Hải quân Mỹ có thể sẽ phải xem xét lại kế hoạch phát triển các tàu ngầm của mình, việc thiếu các tàu ngầm AIP là bất lợi chiến lược của Mỹ, nhất là ở các khu vực ven bờ.

Các loại tàu ngầm đang được trang bị động cơ AIP trên thế giới gồm có: Tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp, Type-209/212/214 của Đức, tàu ngầm lớp Lada, Amur của Nga, tàu ngầm lớp Asashio, Soryu của Nhật Bản , tàu ngầm lớp Gotland, Södermanland, Archer của Thụy Điển, tàu ngầm S-80 của Tây Ban Nha, tàu ngầm lớp Type-041 lớp Nguyên (Yuan) của Trung Quốc.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?

Để định nghĩa một chiếc tàu ngầm hiện đại cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: thời gian chế tạo, công nghệ ứng dụng, vũ khí trang bị và đặc tính kỹ chiến thuật..

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể
>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo của Việt Nam được đánh giá hiện đại nhất Đông Nam Á.

Gần đây xuất hiện một số bài viết trên báo nước ngoài và được một số báo trong nước dẫn nguồn lại cho rằng Việt Nam có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất Đông Nam Á. Điều này thật đáng mừng bởi vị thế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Hải quân nói riêng được đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng cần có cái nhìn tỉnh táo để tránh được sự lạc quan thái quá.

Việc so sánh tính năng kỹ chiến thuật của các hệ thống vũ khí trong đó có tàu ngầm đã trở thành một thông lệ quen thuộc.Tuy nhiên, để đánh giá một chiếc tàu ngầm hiện đại cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Trước hết là niên đại chế tạo. Tàu ngầm hiện đại có khoảng thời gian chế tạo từ khoảng 1995-đến nay, khoảng thời gian này không có nhiều đột phá về công nghệ, nếu có chắn chắn không nằm trong những sản phẩm được xuất khẩu.

Thứ nữa phải tính đến các công nghệ ứng dụng gồm: công nghệ điện tử, động cơ thế hệ thứ 3, trong đó hệ thống đẩy không khi độc lập AIP được đánh giá cao hơn cả. Tuy nhiên, tàu ngầm Kilo chưa được trang bị công nghệ này.

>> Tìm hiểu công nghệ AIP

Bên cạnh đó là vũ khí trang bị trên tàu ngầm gồm: ngư lôi thế hệ 3 như loại 53-65 của Nga, Mark 48 của Mỹ… Về tên lửa phóng từ tàu ngầm có thể kể đến như UGM-84 Harpoon của Mỹ, Exocet của Pháp, Club của Nga. Theo nhiều nguồn tin, tàu ngầm Kilo xuất khẩu cho Việt Nam sẽ trang bị tên lửa Club, đây sẽ là móng vuốt sắc nhọn của lực lượng tàu ngầm Việt Nam trong tương lai.

Độ ồn khi hoạt động được xem là nhân tố quyết định tới "chất lượng" tàu ngầm. Một tàu ngầm hiện đại phải là loại có độ ồn khi hoạt động rất thấp, con số chính xác về độ ồn của các tàu ngầm thường được bảo mật khá chặt chẽ bởi đây là yếu tố nhạy cảm.

Độ ồn khi hoạt động của các tàu ngầm chủ yếu dựa vào các biện pháp triệt tiêu âm thanh của chân vịt, động cơ nhờ vào các hệ thống che chắn như ngói chống âm... Những tàu ngầm điện diesel theo tiêu chí nói trên gồm có: Kilo của Nga, Archer của Thụy Điển, Type-212/214 của Đức, Scorpene của Pháp, Oyashio của Nhật Bản, trong đó 4 loại được xuất khẩu nhiều nhất là Kilo, Archer, Type-212/214, Scorpene.

Tàu ngầm điện-diesel nào chạy êm nhất thế giới vẫn là một khái niệm mơ hồ và rất khó để có con số chính xác nhất điều đó phụ thuộc nhiều vào hệ thống sonar được sử dụng để phát hiện ra tàu ngầm. Tuy nhiên, điểm đáng nói, tàu ngầm Kilo được chính Hải quân Mỹ đặt cho danh hiệu "hố đen" bởi sự yên lặng của nó trong quá trình hoạt động.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia cũng là tàu ngầm hiện đại còn có nhất ĐNA hay không thì còn phải bàn.

Để phát huy sức mạnh tàu ngầm, đặc tính kỹ chiến thuật của tàu chỉ là yếu tố cần chứ chưa đủ, quan trọng là chiến lược sử dụng tàu ngầm cũng như sự phối hợp giữa nhiều lực lượng liên quan để tạo nên sức mạnh tổng thể.

Nên nhớ rằng trong chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Đức có hạm đội tàu ngầm đông đảo và hiện đại nhất thời đó nhưng do thiếu chiến lược tổng thể hợp lý nên hạm đội tàu ngầm này vẫn bị đánh bại một cách thảm hại.

Quan trọng hơn cả là mục đích sử dụng để tạo nên sức mạnh tổng thể, một chiếc tàu ngầm cho dù là hiện đại nhất thế giới nhưng nếu đặt nó vào trong một chiến lược không phù hợp thì chẳng mang lại nhiều ý nghĩa, không phải cứ hiện đại nhất thì sẽ có sức mạnh cao nhất.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Ba, 4 tháng 9, 2012

>> Chiến tranh Lybia và bài học sử dụng hệ thống phòng không Nga

Dù được đánh giá là lực lượng hàng đầu khu vực song lực lượng phòng không Libya dễ dàng bị đánh bại, đâu là nguyên nhân?

>> Khám phá lưới lửa phòng không Syria


http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ bố trí lực lượng phòng không Libya có quá nhiều lỗ hổng để NATO khai thác. Ảnh: Google Earth.

Trước khi nổ ra chiến dịch Bình minh Odyssey, lực lượng phòng không Libya được đánh giá thuộc hàng “có máu mặt” trong khu vực, lực lượng này được xếp vào hàng Top 4 lực lượng phòng không mạnh nhất Trung Đông.

Tuy đa phần trang bị của phòng không Libya đều đã lạc hậu so với tác chiến hiện đại nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra, nên nhớ rằng những hệ thống được cho là đã lạc hậu từng “quật ngã” máy bay tàng hình F-111A của Mỹ ở Kosovo.

Bên cạnh đó, phòng không Libya có ít kinh nghiệm trong đối đầu với không quân phương Tây qua các cuộc xung đột Arab-Israel, cuộc đụng độ với không quân Mỹ năm 1986.

Tuy nhiên, toàn bộ mạng lưới phòng không đồ sộ của Libya không một lần khai hỏa. Sự thất bại của phòng không Libya đã để lại nhiều bài học quan trọng đặc biệt là các quốc gia có sử dụng vũ khí Liên Xô (Nga)

Sơ đồ bố trí phòng không nghèo nàn, thiếu chiều sâu

Sai lầm lớn nhất của Libya là mạng lưới bố trí phòng không của họ không thay đổi kể từ năm 1986 sau cuộc chạm trán ngắn với Không quân Mỹ.

Bên cạnh đó, thiếu các biện pháp ngụy trang hợp lý cũng như sự hỗ trợ chi phối hỏa lực cho nhau. Yếu tố này đã bị NATO khai thác triệt để. Các vệ tinh gián điệp của Mỹ hoàn toàn có thể định vị được các khu vực bố trí lực lượng phòng không Libya, tầm phát sóng của radar, tầm tác chiến của tên lửa.

Một sai lầm khác là các trạm radar cảnh giới bố trí theo kiểu co cụm do đó không thể hỗ trợ cho nhau và tạo ra nhiều lỗ hổng cho đối phương khai thác.

Các tiêm kích của NATO xuất phát từ Địa Trung Hải bay dọc theo lỗ hổng giữa các trạm radar cảnh giới và bất ngờ tung đòn tập kích khiến lực lượng phòng không Libya không kịp trở tay.

Còn theo báo cáo ngày 20/03/2011, Phó Đô đốc Bill Gortney, Tham mưu trưởng chiến dịch Bình Minh Odyssey cho biết: “Chúng tôi đánh giá các cuộc không kích rất hiệu quả. Hôm nay chúng tôi không phát hiện thấy tín hiệu radar từ bất kỳ khu vực bố trí phòng không nào của Libya. Đã có sự giảm đáng kể việc sử dụng các hệ thống radar giám sát trên không, chỉ có vài tín hiệu radar nhỏ lẻ xuất hiện hạn chế xung quanh Tripolo và Sirte”.

Như vậy toàn bộ các trạm radar và các bệ phóng tên lửa đối không cố định của Libya hầu như bị vô hiệu hóa ngay loạt đạn đầu tiên, thất bại là điều không thể tranh khỏi.

Bất lực trước chiến tranh công nghệ cao

Trong chiến tranh hiện đại, vũ khí công nghệ cao là các loại tên lửa chống radar, tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu chiến và máy bay chính là vũ khí đầu tiên mà bên tấn công tung ra nhằm chế áp lực lượng phòng không và cơ sở hạ tầng của đối phương.

Có vẻ như lực lượng phòng không Libya đã không được chuẩn bị cho một kịch bản chiến tranh công nghệ cao.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk đòn đánh phủ đầu lợi hại. Tuy nhiên, điểm yếu của tên lửa hành trình là buộc phải dựa vào GPS để tấn công mục tiêu chính xác nên rất dễ bị lạc mục tiêu trong môi trường gây nhiễu GPS mạnh và các địa hình hiểm trở. Ngoài ra, tên lửa có độ cao hành trình thấp, tốc độ chậm nên có thể bị bắn hạ bằng các loại pháo phòng không tốc độ cao và tên lửa phòng không vác vai.

Khả năng sống sót sau loạt đạn phủ đầu là nhân tố quyết định sự tồn tại của bất kỳ lực lượng phòng không nào.

>> Hệ thống phòng không hỗn hợp của Trung Quốc

Báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, ngày đầu tiên của chiến dịch Bình Minh Odyssey Hải quân Mỹ đã phóng đi 110 tên lửa hành trình Tomahawk tấn công 20 mục tiêu khác nhau. Tính trung bình 5,5 tên lửa/mục tiêu một con số không phải quá lớn cho một khu vực bố trí phòng không có bán kính vài chục km.

Bên cạnh đó, không phải tất cả các tên lửa đều đến mục tiêu cùng lúc, có sự ngắt quãng nhất định giữa các đợt tấn công và đây chính là khoảng thời gian quý giá cho phòng không Libya xoay xở. Thế nhưng sức phản kháng của lực lượng phòng không Libya là không đáng kể.

New York Times dẫn lời quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, nhiều khả năng Lầu Năm Góc đã tiến hành một cuộc tấn công mạng quy mô lớn vào Libya trước khi diễn ra đợt tấn công quân sự đầu tiên, điều này góp phần quan trọng cho sự sụp đổ nhanh chóng của mạng lưới phòng không Libya.

Sau này, lực lượng nổi dậy Libya phát hiện ngàn tên lửa đối không còn nằm nguyên trong ống bảo quản và chưa được nạp nhiên liệu. Điều này càng củng cố giả thiết lực lượng phòng không Libya không hề được chuẩn bị cho một cuộc tấn công từ bên ngoài.

Trang bị thiếu đồng bộ và không được bảo trì đúng cách

Hình ảnh từ vệ tinh Mỹ cho thấy Libya có đến 31 khu vực triển khai lực lượng phòng không, tuy nhiên, trong số 31 khu vực triển khai này chỉ có 20 khu vực có khả năng chiến đấu, những khu vực còn lại tất cả các trang thiết bị từ radar, bệ phóng, tên lửa đều xuống cấp một cách nghiêm trọng do không nhận được sự bảo trì cần thiết.

http://nghiadx.blogspot.com

Dù được đánh giá là xương sống của lực lượng phòng không của Libya song S-200 không một lần khai hỏa để chứng minh giá trị của nó trong thực chiến.
Những radar cảnh giới như P-12/18, P-14, P-35/37 có tuổi đời sử dụng trên 20 năm sự xuống cấp là điều không tránh khỏi. Bên cạnh đó một thời gian dài từ năm 1986-2011, các radar cảnh giới không được cập nhật các gói nâng cấp cần thiết.

Radar cảnh giới lạc hậu

Sau cuộc chạm trán với Không quân Mỹ trong chiến dịch ELDORADO CANYON năm 1986, Trung tướng nghỉ hưu Vladimir Yaroshenko được điều đến Libya để tìm hiểu về quá trình hoạt động kém hiệu quả của các hệ thống tên lửa đối không Liên Xô tại đây.

Báo cáo của Tướng Yaroshenko cho biết, hệ thống kiểm soát của các radar của Liên Xô bán cho Libya rất nghèo nàn, độ bao phủ tín hiệu kém. Ngoài ra, Libya đã đánh giá thấp vũ khí và chiến thuật chống radar của Mỹ. Đáng tiếc, những điểm yếu này tồn tại đến tận hôm nay.

Trong bối cảnh chiến tranh công nghệ cao, các radar cảnh giới có trong biên chế Libya chỉ phát hiện được các mục tiêu từ độ cao 200m trở lên, tên lửa S-200 chỉ có thể tấn công các mục tiêu có độ cao từ 300m trở lên. Nhìn vào trang bị lực lượng phòng không Libya không có loại radar nào có khả năng bắt thấp và rất thấp.

Trong khi đó các tên lửa hành trình Tomahawk có độ cao hành trình rất thấp dưới 100m nên các radar cảnh giới không thể phát hiện được từ xa, các máy bay chiến đấu NATO xuất phát từ Địa Trung Hải đều bay thấp dưới tầm radar, khi phát hiện thì đã quá muộn.

Kết luận

Sự sụp đổ nhanh chóng của mạng lưới phòng không Libya bộc lộ nhiều vấn đề quan trọng trong tác chiến hiện đại. Để có thể chống lại một cuộc tập kích đường không quy mô lớn bằng vũ khí công nghệ cao đòi hỏi phải xây dựng một mạng lưới phòng không có chiều sâu, nhiều tầng nhiều lớp hỗ trợ cho nhau.

Sức mạnh của NATO là quá lớn so với khả năng của phòng không Libya song điều đáng quan tâm và đánh giá một cách nghiêm túc là sự sụp đỗ quá nhanh của cả một mạng lưới phòng không đồ sộ chỉ trong thời gian ngắn.

Đồng ý là phòng không Libya rất khó để cầm cự trước một cuộc tấn công hội đồng từ những nền quân sự hàng đầu thế giới nhưng điều đáng nói là họ đã thua một cách quá nhanh, không muốn nói là bạc nhược.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

>> Cuộc đua chế tạo tiêm kích thế hệ 6

"Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới".

>> Bốn chiến đấu cơ chủ lực của KQND Việt Nam


Tờ “Hoàn Cầu” Trung Quốc cho rằng, về máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu, rất nhiều người cảm thấy bàn về vấn đề này còn quá sớm. Bởi vì, hiện nay việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm trên toàn cầu còn phổ biến ở trạng thái khắc phục khó khăn về công nghệ.


http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu do hãng Boeing, Mỹ công bố.

Chẳng hạn, máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ đang ở giai đoạn nghiên cứu phát triển quan trọng nhất trước khi sản xuất hàng loạt, cần giải quyết một số vấn đề công nghệ cuối cùng để bảo đảm nhanh chóng đưa vào sản xuất và có thể kiểm soát giá thành có hiệu quả.

Ngoài ra, T-50 của Nga còn ở giai đoạn bay thử máy bay nghiệm chứng công nghệ. Còn một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ, việc nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ năm về cơ bản vẫn còn nằm trên giấy.

>> Tiêm kích thế hệ 5 của Hàn Quốc giống J-20 ?

Như vậy, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm hiện nay vẫn chưa từ nghiên cứu phát triển đi vào trạng thái sản xuất, trang bị toàn diện.

Mặc dù việc nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu vẫn nằm trong giai đoạn thảo luận khái niệm, nhưng thời gian máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu thực sự đi vào nghiên cứu phát triển các kiểu cỡ đã không còn quá lâu.

Nhìn vào chu kỳ nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu tiên tiến, trong 20 năm tới, chúng ta sẽ nhìn thấy máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu bay trên bầu trời.

Cho nên, đối với những nước có tham vọng giành quyền kiểm soát trên không trong tương lai, hành động hiện nay đã chứng minh một câu nói thịnh hành là: không thể thua trên vạch xuất phát.Có lẽ câu nói này luôn đúng trong mọi lĩnh vực cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới, chứ không chỉ đơn thuần là lĩnh vực chế tạo và sử dụng vũ khí quốc phòng.

http://nghiadx.blogspot.com
Ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing Mỹ

Năm 2011, nhà máy của hãng Boeing đã công bố một ý tưởng máy bay chiến đấu “thế hệ thứ sáu” với mục tiêu rõ ràng, đưa ra phản ứng với cuộc tranh chấp máy bay chiến đấu trang bị cho tàu sân bay sau năm 2025.

Đây là máy bay chiến đấu 2 chỗ ngồi, 2 động cơ, không có đuôi buông, dòng chữ “F/A-XX” trên hình ảnh về máy bay này là mã số chương trình nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hải quân Mỹ.

Tháng 5/2012, hãng Boeing đã trưng bày một mô hình máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo với tỷ lệ 1:16. Theo quan chức của hãng Boeing, chương trình mua sắm máy bay chiến đấu kiểu mới của Hải quân và Không quân Mỹ đã bắt đầu, Hải quân đã đổi tên kế hoạch F/A-XX thành kế hoạch “Ưu thế trên không thế hệ tiếp theo” (NGAD), điều này có nghĩa là chương trình này đã bước vào giai đoạn luận chức phân tích. Đồng thời, Không quân cũng bày tỏ quan điểm tìm kiếm người thay thế F-22.

>> Các tiêu chuẩn của tiêm kích thế hệ 6

Tại sao Không quân và Hải quân Mỹ muốn có được máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo? Dẫn trước và độc quyền về công nghệ là một nguyên nhân quan trọng để quân Mỹ có thể tung hoành ngang dọc trên thế giới.

Không chỉ về công nghệ hàng không, tất cả các lĩnh vực quân sự khác như tàu chiến, binh khí/vũ khí, hàng không vũ trụ, mạng, công nghệ hạt nhân…, quân Mỹ đều tìm cách nới rộng khoảng cách với đối thủ, lấy ưu thế dẫn trước đối thủ 1-2 thế hệ để củng cố vị thế bá chủ của mình.

Giành lấy quyền kiểm soát trên không có ý nghĩa mang tính quyết định đối với sự thành bại của chiến tranh, quan điểm này đã được các nước trên thế giới thừa nhận.

Các nước có công nghệ hàng không tự phát triển chắc chắn sẽ coi máy bay chiến đấu tiên tiến là quan trọng hàng đầu của công nghiệp hàng không trong nước.

http://nghiadx.blogspot.com
Hãng Boeing Mỹ công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu

Thời gian trước, Nhật Bản đã đưa ra khái niệm nghiên cứu phát triển máy bay thế hệ thứ sáu “i3”. Hầu như đồng thời, theo tờ “Thời báo Tài chính” Đức, một cơ quan nghiên cứu Ấn Độ đề nghị nghiên cứu phát triển một loại máy bay chiến đấu kiểu mới có tốc độ và độ cao lớn, tốc độ tối đa có thể đạt 5 lần tốc độ âm thanh, độ cao có thể đạt 100 km, tức là tiếp cận bên ngoài bầu khí quyển.

Như vậy, máy bay chiến đấu tiên tiến này của Ấn Độ trên thực tế là một loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Đồng thời, bài báo cho rằng, khi tiếp tục nhìn vào máy bay chiến đấu không người lái X-47, X-37B đã bay thử của Mỹ và máy bay Neuron từng tham gia triển lãm hàng không của Pháp - một loạt thông tin này nhắc nhở Trung Quốc rằng: Rất nhiều nước đã sớm sẵn sàng cho nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu.

Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ sáu do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo sẽ áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và “bắn đám mây”.

Ý tưởng này tương tự “toán đám mây”, sử dụng hệ thống liên kết dữ liệu tiên tiến, sử dụng tốp máy bay như “đám mây”, thông qua các phương thức như chia sẻ thông tin, tạo thành một nhóm phát động tấn công có hiệu quả nhất.

Chẳng hạn, khi biên đội nhiều máy bay chiến đấu tiếp cận đối phương, nếu máy bay A chưa thể phát hiện máy bay địch ở gần đó, trong khi máy bay B thì lại phát hiện được, thì máy bay B có thể thông báo tình hình cho máy bay A, hơn nữa radar trên mặt đất và tàu chiến trên biển cũng có thể truyền số liệu vào hệ thống này.

Điều này có thể làm cho phạm vi tấn công của máy bay chiến đấu được mở rộng rất lớn, đồng thời tăng thêm cơ hội “đánh đòn phủ đầu”, giảm tiêu hao đạn dược.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhật công bố ý tưởng máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu "i3"

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tàng hình thế hệ thứ sáu Nhật Bản áp dụng công nghệ buồng lái tiên tiến và "bắn đám mây"

Mặc dù F-22 có ưu thế về khả năng tàng hình, hành trình siêu âm, siêu cơ động và thông tin, nhưng những các nước lớn về hàng không khác cũng không phải không thể đạt được.

Máy bay chiến đấu tiên tiến của một số nước từng bước xuất hiện, làm cho người Mỹ cảm thấy đứng ngồi không yên. Không thể nới khoảng cách thế hệ về công nghệ với các nước khác làm cho người Mỹ cảm thấy ít nhiều không chắc chắn khi sử dụng F-22 đối với những nước có sở hữu máy bay chiến đấu tiên tiến.

Thứ đi theo công nghệ cao là giá cả cao. Vào thập niên 80 của thế kỷ 20, lúc ban đầu bắt đầu vạch ra chương trình máy bay tàng hình, Mỹ từng có kế hoạch mua hơn 2.400 chiếc, nhưng tình hình hiện nay là F-22 mới sản xuất được 187 chiếc, B-2 cũng mới chỉ sản xuất được 21 chiếc.

Ngoài ra còn có máy bay F-117 đã bị từ bỏ và máy bay F-35 vẫn chưa đi vào hoạt động. Đó là những máy bay chiến đấu có thể tàng hình của Mỹ và Mỹ mới chỉ có thể sở hữu hơn 200 chiếc.

Giá cả đã trở thành gánh nặng không thể đỡ nổi của máy bay chiến đấu công nghệ cao. Một máy bay F-22 có giá gần 200 triệu USD, giá một chiếc máy bay B-2 lên tới 2,2 tỷ USD!

Như vậy, khi quân Mỹ mua sắm máy bay chiến đấu công nghệ cao, câu nói “nhà địa chủ cũng không có lương thực dư” đã không còn là câu nói đùa nữa.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Mỹ muốn có một loại máy bay chiến đấu mới thay thế cho F/A-18E/F vào năm 2031

http://nghiadx.blogspot.com
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Phương án máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Boeing, Mỹ

http://nghiadx.blogspot.com
Khái niệm máy bay thế hệ thứ sáu của hãng Lockheed Martin (trên) và của hãng Boeing (dưới) Mỹ

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

>> Báo Trung Quốc : "Mỹ hãy cư xử công bằng trên biển Đông"

Căng thẳng Biển Đông
"Tàu chiến Hải quân Trung Quốc đang hạn chế tự do hàng hải ở biển Đông, gây cản trở cho hoạt động thu thập tin tức tình báo của Mỹ".

>> Căng thẳng Biển Đông 'làm nóng' thế giới
>> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa


Tờ “Hoàn Cầu” dẫn các nguồn tin cho biết, mặc dù Mỹ nhiều lần tuyên bố duy trì sự trung lập trong vấn đề biển Đông, nhưng vào tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ lại công khai ra tuyên bố chỉ trích Trung Quốc làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng ở biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu chiến của một Chi đội tàu đổ bộ, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc.

Báo Trung Quốc dẫn nguồn tin (chưa xác định) từ Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie Mỹ tuyên truyền cho rằng: “Mỹ chỉ phê phán Trung Quốc, không quan tâm đến việc Việt Nam và Philippines khai thác dầu mỏ ở biển Đông là nguyên nhân làm tăng thái độ bất mãn của Trung Quốc và làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng ở biển Đông”.

Theo báo Trung Quốc, Quỹ Carnegie vừa có bài viết cho rằng, tranh cãi xung quanh vấn đề biển Đông giữa Trung Quốc, các nước láng giềng Đông Á và Mỹ ngày càng kịch liệt. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ thậm chí đã ra tuyên bố cảnh cáo Trung Quốc đơn phương thiết lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại khu vực tranh chấp biển Đông, đã làm cho truyền thông Trung Quốc phản ứng kịch liệt và tiếp tục làm gia tăng thái độ bất mãn của người dân Trung Quốc.

Theo bài viết, nhiệm vụ làm dịu tình hình căng thẳng và giải quyết tranh chấp lãnh thổ sẽ ngày càng trở nên khó khăn. Nhưng mặc dù trong vài năm tới chưa thể hoàn toàn giải quyết tranh chấp, tình hình căng thẳng ở biển Đông sẽ không mất kiểm soát.

Tuy nhiên, bài viết cho rằng, Chính phủ Mỹ hoàn toàn không có ý định để cho tình hình phát triển theo hướng xấu đi. Mỹ không hứng thú trong việc can dự tranh chấp biển Đông, nhưng “kiên trì bảo vệ tự do hàng hải ở biển Đông và giải quyết hòa bình tranh chấp theo luật pháp quốc tế”.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến của một Chi đội tàu đổ bộ, Hạm đội Nam Hải diễn tập hiệp đồng trên biển.

Bài viết còn vô cớ, xuyên tạc rằng: “Philippines, Việt Nam rất muốn Mỹ can thiệp tranh chấp biển Đông, giúp đỡ vô điều kiện cho họ đối đầu với Trung Quốc”. Bài viết còn lên tiếng doạ dẫm: Vì vậy, Mỹ cần thận trọng xem xét trước khi hành động. Chính sách châu Á của Mỹ, mục đích tuy là muốn ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, nhưng đồng thời lại muốn bảo đảm lợi ích của Mỹ ở châu Á, cho nên Mỹ phải nhận rõ môi trường hiện thực không ngừng thay đổi.

Bài viết cho rằng, trong quá trình Mỹ thuyết phục Trung Quốc chấp nhận “nguyên tắc và luật pháp quốc tế”, quan hệ Trung-Mỹ chắc chắn sẽ đối mặt với không ít thách thức.

Trước khi công khai phê phán Trung Quốc vài tuần, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hội kiến với Tổng thống Philippines Aquino tại Nhà Trắng. Khi đó, Aquino cho biết, Philippines muốn Mỹ có sự chi viện nhiều hơn cho nước này trong vấn đề biển Đông.

Đối với vấn đề này, Obama cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục thực hiện “Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ-Philippines”, nhưng hoàn toàn sẽ không can thiệp vấn đề biển Đông. Ông còn nói, Mỹ sẽ hỗ trợ các bên liên quan tiến hành đối thoại, giải quyết hòa bình tranh chấp.

Nhưng, báo Trung Quốc cho rằng, hiện nay, Mỹ chỉ nhằm vào Trung Quốc mà chỉ trích, nên các nhà quan sát Trung Quốc nhận thấy lập trường của Mỹ là đối lập với Trung Quốc. Báo Trung Quốc coi đây là thái độ “thiên vị”, thậm chí nghi ngờ Mỹ muốn sử dụng luật pháp quốc tế để giải quyết tranh chấp biển Đông.

Báo Trung Quốc nhấn mạnh một vấn đề đáng chú ý, đó là: “Mỹ hoàn toàn không có lợi ích trực tiếp gì ở biển Đông, hoàn toàn không liên quan gì tới tranh chấp chủ quyền, hơn nữa lợi ích của người dân và doanh nghiệp Mỹ cũng không bị đe dọa”.


http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội hỗn hợp Hạm đội Nam Hải tiến hành cơ động tầm xa và huấn luyện tác chiến.

Tuy nhiên, “tự do hàng hải” ở biển Đông rất quan trọng đối với Mỹ, trong khi đó tàu chiến của Hải quân Trung Quốc lại hạn chế tự do hàng hải trên phạm vi hầu hết biển Đông, do đó, công việc thu thập tình báo của Mỹ bị hạn chế. Trong khi đó, lãnh đạo hai nước này cũng luôn tích cực ngăn chặn quan hệ Trung-Mỹ xảy ra xung đột vì vấn đề tự do hàng hải ở biển Đông.

Cuối cùng, bài viết chỉ ra, xét tới sự trỗi dậy của Trung Quốc và ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra từ sự phản ứng của các nước láng giềng, việc giải quyết hòa bình vấn đề biển Đông thực sự rất quan trọng đối với Mỹ. Ngoài ra, việc tiếp tục thúc đẩy áp dụng luật pháp quốc tế cũng có lợi cho Mỹ, bởi vì điều này sẽ giúp làm giảm chi phí duy trì sự ổn định và quản lý của Mỹ.

Báo Trung Quốc tuyên truyền với luận điệu hết sức lực cười, đòi hỏi "công bằng" cho rằng: "trong tình hình đó, Mỹ tuyệt đối có thể dùng nguyên tắc nhất quán, sử dụng phương pháp công bằng nhất cho các nước tranh chấp để giải quyết vấn đề. Muốn đạt được mục tiêu này, Chính phủ Mỹ phải duy trì lập trường không thiên vị, không nên tiếp tục phạm sai lầm như việc ra tuyên bố về biển Đông của Bộ Ngoại giao Mỹ"!.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu chiến Hạm đội Nam Hải diễn tập vượt biển đổ bộ.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu cần vụ và tàu ngầm của Hạm đội Nam Hải diễn tập hiệp đồng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu Hải Khẩu tập trận.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

>> Căng thẳng Biển Đông 'làm nóng' thế giới

Tình hình căng thẳng tại Biển Đông đang có dấu hiệu ngày càng nóng hơn bởi những hành động khiêu khích liên tiếp của Trung Quốc, khiến chính giới và báo chí quốc tế quan ngại.

>> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa


Dư luận quốc tế “lo ngại” Trung Quốc

Sức nóng của vấn đề Biển Đông đang lan tỏa trên thế giới, thu hút sự quan tâm của không chỉ các nước trong khu vực mà của giới chức và dân chúng nhiều nước trên khắp thế giới. Dư luận quốc tế tỏ ra quan ngại và lên án mạnh mẽ những hành động có dấu hiệu leo thang, làm gia tăng căng thẳng của Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Lo ngại trước những “hành động khiêu khích thái quá” của Trung Quốc, Mỹ cảnh báo Trung Quốc “chớ có những hành động đơn phương trên Biển Đông”. Tuyên bố này được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland đưa ra trong cuộc họp báo hôm 24/7, ngay sau khi Bắc Kinh tuyên bố thành lập một đơn vị hành chính gọi là “thành phố Tam Sa” quanh các vùng biển đang tranh chấp. Bà Victoria Nuland nhấn mạnh: “Chúng tôi vẫn quan ngại về khả năng có bất kỳ hành động đơn phương nào như vậy”.

Đồng thời, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ cũng cho biết, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến công du châu Á gần đây “thường bày tỏ quan ngại trước mọi tình trạng ép buộc về kinh tế hay quân sự” liên quan tới những tranh chấp giữa Trung Quốc với một số quốc gia Đông Nam Á, thông qua những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb nói Trung Quốc vi phạm luật quốc tế. Ảnh: AP.

Trong một phát biểu gần đây, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cho rằng: “Quyết định của Quân ủy Quân sự Trung ương Trung Quốc triển khai binh sỹ tới các đảo tại khu vực Biển Đông là một quyết định khiêu khích không cần thiết. Tương tự như vậy, việc Trung Quốc bổ nhiệm các nhà lập pháp để quản lý tất cả các đảo và vùng biển mà Trung Quốc đòi chủ quyền tại khu vực Biển Đông chỉ một lần nữa khẳng định tại sao rất nhiều nước châu Á đang ngày càng lo ngại về việc mở rộng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc. Các tuyên bố của Trung Quốc theo luật pháp quốc tế là không có cơ sở”.

Ông John McCain khẳng định, các hành động của Trung Quốc “gây thất vọng và không xứng đáng là một cường quốc lớn có trách nhiệm”. Chính vì thế, Mỹ sẽ thúc giục tất cả các bên có tuyên bố chủ quyền tại khu vực Biển Đông nhanh chóng tìm kiếm giải pháp hòa bình và đa phương để giải quyết tình hình.

Trong một động thái tương tự, trong tuần này, Thượng nghị sỹ Mỹ John Kerry, Chủ tịch Ủy Ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, cùng các Thượng nghị sỹ Jim Webb, Lugar, James Inhofe và Lieberman đã giới thiệu Nghị quyết S.Res 524 ra Thượng viện Mỹ, tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với bản tuyên bố DOC về vấn đề Biển Đông giữa các quốc gia thuộc khối ASEAN và Trung Quốc được ký kết năm 2002. Nghị quyết này cũng thúc giục Trung Quốc và ASEAN hoàn tất việc soạn thảo COC dùng để giải quyết các tranh chấp ở biển Đông trước khi căng thẳng tiếp tục leo thang.

Ngày 25/7, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Webb, chủ tịch tiểu ban Đông Á và Thái Bình Dương của Ủy ban đối ngoại Thượng viện Mỹ, nhận định rằng những hành động đơn phương khẳng định chủ quyền trên biển Đông của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế. Phát biểu tại Thượng viện, ông Webb thúc giục Bộ Ngoại giao Mỹ làm rõ tình hình với Trung Quốc và báo cáo lại Quốc hội.

Ông Webb cũng chính là thượng nghị sĩ đã bảo trợ cho cho một nghị quyết được Thượng viện Mỹ nhất trí thông qua vào tháng 6/2011, trong đó lên án việc sử dụng vũ lực của Trung Quốc ở biển Đông, đồng thời kêu gọi giải pháp hòa bình, đa phương cho các cuộc tranh chấp lãnh thổ trên biển ở Đông Nam Á.

Trong khi đó, ngày 25/7, tờ Philippines Daily Inquirer cho hay, hôm 24/7, Philippines đã lên tiếng phản đối về kế hoạch đồn trú quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao Philippines cũng đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc tại nước này để trao công hàm ngoại giao phản đối việc hạm đội tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá ở khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Không chỉ quan chức các nước lên tiếng bày tỏ quan ngại, nhóm Nghiên cứu khủng hoảng quốc tế (ICG) cũng có những phân tích về tình hình căng thẳng trên Biển Đông. Trong một báo cáo mang tên “Khuấy động Biển Đông: Các phản ứng trong khu vực” được ICG công bố ngày 24/7, các chuyên gia nghiên cứu khủng hoảng quốc tế đều cho rằng, tranh chấp trên Biển Đông đang phức tạp vì những động thái căng thẳng từ phía Trung Quốc. Báo cáo cũng nhấn mạnh: “Sự thiếu đoàn kết giữa các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc, cộng với những điểm yếu trong cơ chế đa phương của khu vực đang gây khó khăn cho việc tìm kiếm một giải pháp”. Từ đó, các chuyên gia của ICG đưa ra quan điểm: mọi động thái căng thẳng có thể sẽ phá hỏng giải pháp lâu dài, bền vững cho vấn đề Biển Đông; và đưa ra giải pháp “các nước đang có tranh chấp với Trung Quốc phải đoàn kết, tìm kiếm một giải pháp với Trung Quốc”.

Những kẻ “đổ thêm dầu vào lửa”

Trong khi một số nước liên quan đến tranh chấp trên Biển Đông và nhiều nước trên thế giới đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế để giải quyết căng thẳng, phía Trung Quốc vẫn liên tục đưa ra các phát ngôn và hành động mang nặng tính “khiêu khích”.

Hãng tin Reuters ngày 26/7 nhận định: Trung Quốc ngày càng hung hăng trong các tranh chấp trên Biển Đông. Điều này được thể hiện qua việc các quan chức trong giới quân sự và giới học giả, bình luận nước này liên tục kêu gọi Bắc Kinh “mạnh tay” hơn, “kiên quyết” hơn với các quốc gia láng giềng. Các phát ngôn “kích động chiến tranh”, mang tính dọa nạt của một số tướng lĩnh “diều hâu” Trung Quốc như La Viện, Bành Quang Khiêm, Kiều Lương… xuất hiện nhiều trong các bài viết và trả lời phỏng vấn trên báo mạng, truyền hình như “đổ thêm dầu vào lửa”.

Sau khi ra quyết định thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” để quản lý gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, ngày 19/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc chính thức quyết định thành lập “Cơ quan chỉ huy quân sự” của cái gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Ngày 21/7 Trung Quốc tổ chức bầu cử đại biểu Đại hội đại biểu Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

Tiếp đó, ngày 23/7, bất chấp sự phản đối của dư luận quốc tế, Trung Quốc đã tiến hành kỳ họp lần thứ nhất Hội đồng Nhân dân khóa I của cái gọi là “thành phố Tam Sa” tại đảo Phú Lâm, để thông qua các chương trình công tác liên quan và bầu ban lãnh đạo chính thức của đơn vị hành chính này.

Cùng ngày 23/7, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã chính thức thông qua quyết định bố trí đơn vị quân sự đồn trú tại cái gọi là “Thành phố Tam Sa” trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra tuyên bố và gửi công hàm phản đối tới Bộ Ngoại giao Trung Quốc về các sự việc trên.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu chiến Trung Quốc di chuyển tới Biển Đông. Ảnh cắt từ clip của CCTV.

Trong một động thái leo thang căng thẳng mới đây nhất, báo giới Trung Quốc đưa tin, hạm đội tàu chiến của quân đội Trung Quốc đang gấp rút đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam để chờ lệnh bắn đạn thật. Đây được xem như một hành động “thể hiện thực lực của hải quân Trung Quốc”" với các nước láng giềng.

Trong khi đó, lợi dụng lúc Bắc Kinh liên tục leo thang gây căng thẳng, Đài Loan cũng tranh thủ củng cố lực lượng chiếm đóng trái phép trên đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Theo thông tin trên báo Giáo dục Việt Nam, tờ Liên Hợp xuất bản tại Singapore ngày 25/7 dẫn nguồn tin Thông tấn xã Đài Loan cho hay, Bộ Quốc phòng và Cục Tuần tra biển của Đài Loan vừa xác nhận, thông tin tăng cường pháo cao xạ 40 mm và pháo truy kích 120 mm cho lực lượng đồn trú (chiếm đóng trái phép) trên đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) là có thật. Phía Đài Loan lên kế hoạch cuối tháng 8 sẽ vận chuyển số hỏa lực mạnh này ra đảo Ba Bình bằng tàu đổ bộ chở tăng thiết giáp lớp Trung Hòa và đội tàu tuần tra biển Vĩ Tinh của Cục Tuần tra biển.

Ngoài ra, theo kế hoạch của Cục Tuần tra biển Đài Loan, lực lượng này sẽ triển khai hoạt động diễn tập bắn đạn thật (trái phép) ngay trên đảo Ba Bình với sự tham gia của 20 súng máy và 40 khẩu lựu pháo. Thậm chí cơ quan này đang đợi phê duyệt của Viện Lập pháp Đài Loan, có thể sẽ công khai hóa hoạt động diễn tập này.

(Nguồn :: BDV )

Chủ Nhật, 19 tháng 8, 2012

>> TQ sẽ bị hủy diệt nếu tấn công tàu sân bay Mỹ bằng tên lửa

"Mỹ sẽ không ngồi yên nhìn Trung Quốc mạnh lên về quân sự, còn nếu Trung Quốc dùng tên lửa tấn công tàu sân bay Mỹ thì họ sẽ bị hủy diệt...".
Trung Quốc bị hủy diệt
>> 'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'


http://nghiadx.blogspot.com
Dân mạng Trung Quốc đưa ra ý tưởng tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21 của Trung Quốc tấn công tàu sân bay hạt nhân Mỹ.

Ngày 13/8, trang mạng “The Australian” có bài viết “Tại sao tôi không tán thành quan điểm của Hugh White về sự trỗi dậy của Trung Quốc” của tác giả Paul Dub, giáo sư Đại học Quốc gia Australia.
Pau Dub đã dẫn quan điểm của chuyên gia an ninh nổi tiếng Australia, Hugh White về cách thức kiểm soát quan hệ Trung-Mỹ, đặc biệt White cho rằng, Mỹ cần cư xử bình đẳng với Trung Quốc, phân/chia quyền với Trung Quốc.

Nhưng tác giả bài viết lại không tán thành với rất nhiều phân tích và kiến nghị chính sách của Hugh White. Ông dẫn ra các nguyên nhân dưới đây:

Trước tiên, Hugh White thổi phồng hai nước đã rơi vào nguy cơ quan hệ căng thẳng. Đặc biệt là nguy cơ xung đột dẫn đến chiến tranh hạt nhân. White nói, cạnh tranh Mỹ-Trung chắc chắn sẽ gây ra đối đầu và xung đột quân sự.

Nhưng, đối đầu Mỹ-Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh càng nguy hiểm hơn, song cuối cùng đã sống yên ổn với nhau. Đây là do hai bên đều hiểu rõ, chiến tranh hạt nhân sẽ gây ra sự phá hoại to lớn.

Thứ hai, Hugh White nhận thức không đầy đủ về tính giới hạn của sức mạnh quân sự Trung Quốc. Học viện Quân sự Hải quân Mỹ cho rằng, tàu sân bay Mỹ dễ bị tên lửa đạn đạo Trung Quốc tấn công. Tán thành lời lẽ khoa trương này không sáng suốt. Quả thật, Trung Quốc đang phát triển những lực lượng quân sự lợi hại, nhưng lẽ nào Mỹ thực sự ngồi nhìn không quan tâm?


http://nghiadx.blogspot.com
Cụm chiến đấu tàu sân bay Mỹ.

Khác với Mỹ, Trung Quốc không có kinh nghiệm chiến tranh hiện đại, rất nhiều công nghệ quân sự hoặc là bản sao từ thiết kế của phương Tây, hoặc là mua của Nga. Nếu Trung Quốc dùng tên lửa tấn công tàu sân bay Mỹ, sẽ gây ra một cuộc tấn công mang tính hủy diệt đối với các mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc.

Về việc Mỹ chia quyền với Trung Quốc và đối xử bình đẳng với Trung Quốc, dựa vào cái gì để Mỹ phải tạo “không gian chiến lược” cho Trung Quốc như cựu Thủ tướng Australia Paul Keating nói? Ý nói ở đây là nhường lại toàn bộ ảnh hưởng ở biển Đông và Đông Nam Á cho Trung Quốc hoặc để cho Trung Quốc đe dọa Nhật Bản mà không bị cản trở?

Thực ra, các nước trong khu vực liên quan lẫn nhau, ngoài Pakistan và CHDCND Triều Tiên, Trung Quốc không có bạn bè thực sự. Trong khi đó, người Trung Quốc hung hăng dọa nạt, hầu như các nước chủ yếu ở khu vực này đều gần gũi với Mỹ.

Cuối cùng Hugh White đề xuất “điều hòa châu Á” trong chia quyền Mỹ-Trung. White thừa nhận, điều này có thể hy sinh an ninh của các nước vừa và nhỏ. Nhưng đừng quên rằng, do ảnh hưởng của “điều hòa châu Âu” ở thế kỷ 19, các nước hạng trung như Ba Lan hoặc bị biến mất hoặc bị chia cắt.

Ngoài ra, “điều hòa châu Âu” sở dĩ được thực hiện có hiệu quả là do có một nền văn hóa châu Âu chung, trong khi đó châu Á hiện nay không có nó.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay hạt nhân Mỹ vẫn tung hoành ở các đại dương trên thế giới.

Trên thực tế, tình hình giữa Mỹ-Trung hiện nay căn bản không giống với nguy cơ theo quan điểm của Keating và White.

Đe dọa hạt nhân và sự phụ thuộc kinh tế ngày càng sâu sắc sẽ giúp ngăn chặn hai bên tiến hành mạo hiểm quân sự. Hơn nữa, Trung Quốc hoàn toàn dựa vào thị trường nước ngoài, là một nước bị ràng buộc rất lớn.

Đồng thời, Trung Quốc cần có sự điều chỉnh, đối mặt với thực tế: 10 năm trước, Mỹ luôn bận rộn với các vấn đề của Trung Đông, hiện nay lại chuyển trọng tâm chiến lược tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Bắc Kinh không thể tiếp tục hưởng đặc quyền “thích làm gì thì làm” ở khu vực này.

(Nguồn :: Báo Giáo Dục VN)

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể

Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel được xuất khẩu với hai biến thể Project 877EKM và Project 636, trong đó Project 636 được đánh giá là mạnh hơn về về hỏa lực, hệ thống điện tử.

>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga


Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel – điện lớp Kilo do Cục thiết kế hàng hải Trung ương Rubin (Nga) nghiên cứu chế tạo, được dành cho vai trò chống ngầm, chống hạm và có thể thực hiện việc tuần tra, trinh sát, rải thủy lôi.

Lớp Kilo là một trong những sản phẩm tàu ngầm xuất khẩu thành công nhất của nước Nga. Có khoảng 37 chiếc được xuất khẩu tới 7 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hai biến thể dành cho xuất khẩu tàu Kilo gồm: Project 877EKM và Project 636. Vậy, Project 877EKM so với Project 636 hơn nhau ở điểm nào?

Project 636 to hơn Project 877EKM

Điểm khác biệt đầu tiên giữa hai biến thể nằm ở kích thước tàu. Trong khi, Project 877EKM có chiều dài 72,9m, lượng giãn nước 2.300 tấn-3.950 tấn (trên – dưới mặt nước). Còn Project 636 có kích thước lớn hơn một chút, dài 73,8m, lượng giãn nước 2.350-4.000 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo 636

Nhìn chung, hai biến thể đều có thiết kế trong thân tàu gần tương tự nhau để giảm tối đa khả năng bị phát hiện bởi hệ thống sonar đối phương. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin từ Nga, Project 636 hoạt động còn êm hơn Project 877EKM.

Tàu được phủ ngói chống phản xạ âm trên vỏ và các cánh ngầm để hấp thu sóng âm, giảm thiểu và làm méo tín hiệu âm học phản xạ. Những ngói này cũng làm giảm tiếng ồn phát ra từ bên trong tàu ngầm. Do đó, làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar đối phương.

Kilo được được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm chạy động cơ diesel – điện êm nhất thế giới hiện nay. Cụ thể, tàu có thể phát hiện ra một tàu ngầm khác ở khoảng cách gấp 3-4 lần trước khi bị phát hiện. Đó là lý do, tàu ngầm Kilo được ví như là sát thủ vô hình dưới biển.

Project 636 hiện đại hơn Project 877EKM

Tàu ngầm Kilo Project 877EKM được trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu gồm máy tính đa nhiệm MVU-110EM cho phép theo dõi đồng thời 5 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống định vị Andoga, chuyển dữ liệu đường đi và tốc độ vào hệ thống dữ liệu chiến đấu.

>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo

Trong khi đó, Project 636 được trang bị hệ thống C4ISR hiện đại hơn với máy tính tốc độ cao có khả năng xử lý thông tin từ các cảm biến và đưa lên hiển thị trên màn hình phòng điều khiển.

Máy tính của tàu có thể tự động xác định dữ liệu mục tiêu trên và dưới mặt biển và tính toán phần tử bắn. Nó có thể cung cấp thông tin và khuyến nghị về triển khai vũ khí tấn công đối phương.

Hai biến thể đều lắp đặt hệ thống radar chủ động tìm kiếm mục tiêu trên mặt biển MRK-50.

Hệ thống sonar Project 877EKM lắp loại MGK-400 cung cấp cự ly tiếng dội âm thanh từ mục tiêu, phát hiện tín hiệu sonar chủ động và liên lạc dưới nước. Còn Project 636 dùng sonar MKG-400EM có hiệu suất hoạt động cao hơn.

Project 636 cơ động tốt hơn

Hệ thống động lực tàu Kilo gồm hai động cơ diesel mạnh. Chân vịt của Project 877EKM có 6 cánh, còn Project 636 có 7 cánh.


http://nghiadx.blogspot.com
Phòng điều hành trên tàu Kilo Project 877E.

Hai bộ pin nhiên liệu, mỗi bộ chứa 120 pin trong khoang thứ nhất và thứ ba trên tàu cho phép nó có thời gian hoạt động tối đa lên tới 45 ngày.

Xét về tốc độ, Kilo 877EKM có tốc độ khi nổi 10 hải lý/h, khi lặn 17 hải lý/h. Còn tàu Kilo 636 có tốc độ nhanh hơn hơn 12-20 hải lý/h, đặc biệt tầm hoạt động tăng từ 6.000 hải lý lên 7.500 hải lý, lặn sâu tối đa 300m.

Hỏa lực của Project 636 vượt trội

Cả hai biến thể đều thiết kế với 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm ở phía trước mũi tàu. Trong tàu có thể mang 18 ngư lôi, gồm 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngoài ra, Kilo cũng được dùng để rải thủy lôi với cơ số tối đa 24 quả.

Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn thuốc nổ mạnh 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.

Ngư lôi được sử dụng trên tàu Kilo là loại điều khiển bằng máy tính, có xác suất trúng mục tiêu cao. Kết hợp hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, chỉ mất 2 phút là Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và 5 phút phóng lượt thứ hai.

Vượt lên trên Project 877EKM, Project 636 mang được loại vũ khí cực mạnh, tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Clus-S.
http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa hành trình đối hạm tầm xa 3M54E1 của hệ thống Club-S.

Tùy biến thể tên lửa được sử dụng, nó có tầm bắn lên tới 200-300km, tốc độ hành trình Mach 2,9.

Với Clus-S, Kilo như “hổ mọc thêm cánh”, không những tiêu diệt được tàu ngầm, mà còn tàu chiến mặt nước ở tầm bắn xa.

Ngoài ra, Kilo cũng trang bị bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắm Strela 3 hoặc Igla. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ được trang bị trên các tàu Kilo của Hải quân Nga, không có mặt trên biến thể xuất khẩu.

Như vậy, với các hệ thống vũ khí trang bị, tàu ngầm Kilo Project 636 có thể làm các nhiệm vụ:

1. Chống hạm bằng tên lửa hành trình Club-S
2. Chống ngầm bằng ngư lôi cỡ 533mm
3. Rải thủy lôi, phong tỏa mục tiêu
4. Bắn hạ các mục tiêu bay tầm thấp với hệ thống phòng không Strela 3 hoặc Igla


Tàu ngầm tấn công Kilo được xuất khẩu cho cho 7 quốc gia trên thế giới gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, Romania, Algerian và Việt Nam.

Trong đó, Trung Quốc biên chế nhiều tàu Kilo nhất gồm cả hai biến thể Project 877EKM (4 chiếc) và Project 636 (8 chiếc). Theo một số nguồn tin, những chiếc Project 877EKM khi đưa vào hoạt động đã gặp phải một loại vấn đề kỹ thuật về động cơ, ắc quy.

Bên cạnh đó, những chiếc Project 636 được Trung Quốc ký mua tháng 7/2002 với tổng trị giá 1,6 tỷ USD, gồm cả việc trang bị thêm hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Club-S (cùng đạn 3M54E có tầm bắn 200km).

Ngoài Trung Quốc, Algeria đã đặt hàng 2 tàu ngầm Kilo Project 636. Các quốc gia còn lại chủ yếu dùng biến thể Project 877EKM.

Năm 2010, Việt Nam ký hợp đồng mua 6 tàu Kilo Project 636. Theo Ria Novosti, tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt nam được hạ thủy vào tháng 8/2012.

Dự kiến, nó sẽ được chuyển vào cuối năm 2012. Cho đến thời điểm hiện, vẫn chưa rõ cấu hình vũ khí Kilo Project 636 dành cho Hải quân Việt Nam.

Nhiều khả năng, Project 636 Việt Nam nhận được sự nâng cấp, cải tiến mới về hệ thống điện tử cũng như hệ thống vũ khí so với các mẫu Project 636 xuất khẩu cho Trung Quốc.

Về vũ khí, Club-S ngoài loại đạn 3M54E, còn có biến thể chống hạm 3M-54E1 mạnh hơn (nâng tầm bắn 300km, đầu đạn nặng 400kg) hoặc biến thể hành trình đối đất 3M-14E (tầm bắn 275km).

Với Kilo Project 636, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tăng thêm đáng kể khả năng bảo vệ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế biển, phòng thủ vững chắc chủ quyền biển đảo.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

>> Tiềm lực quân đội Nhật Bản

Quân đội Nhật được trang bị vũ khí chiến đấu hiện đại và đắt tiền nhưng chưa được thử nghiệm trận mạc do nước này không tham gia các cuộc xung đột vũ trang kể từ khi bị đánh bại hồi Thế chiến II.

>> Đối thủ đáng gờm của Hải quân Trung Quốc
>> Truyền thống hải quân Nhật


Trong sách trắng quốc phòng mới nhất của Nhật công bố hôm 31/7, nước này tỏ ý lo ngại về vai trò của quân đội Trung Quốc trong hoạch định chính sách ngoại giao của Bắc Kinh cũng như mối đe dọa dai dẳng từ Triều Tiên. Dưới đây là một số thông tin về quân đội Nhật.


http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Nhật Bản

Quy mô và năng lực

Nhật có lực lượng quân thường trực gồm 225.000 người, bằng 1/10 so với Trung Quốc và 1/5 so với Triều Tiên, song lại lớn hơn quân đội Anh.

Quân đội Nhật được trang bị vũ khí chiến đấu hiện đại và đắt tiền như tàu khu trục trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, vốn được triển khai vào đầu năm nay để đáp trả vụ phóng tên lửa của Triều Tiên.

Trong lần thu mua vũ khí mới nhất, Nhật đã mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Lockheed Martin với giá 10,2 tỷ yen (123 triệu USD) một chiếc.

Tuy nhiên, quân đội Nhật mà về chính thức được gọi là Lực lượng Phòng vệ (SDF) vẫn chưa được thử nghiệm trong trận mạc do nước này không tham gia các cuộc xung đột vũ trang kể từ khi bị đánh bại hồi Thế chiến II.

Là quốc gia duy nhất phải hứng chịu các cuộc tấn công hạt nhân, Nhật đã tự áp đặt một lệnh cấm sở hữu vũ khí hạt nhân và chỉ dựa vào lá chắn hạt nhân của Mỹ, đồng minh an ninh thân cận. Hoạt động theo một hiến pháp hòa bình, SDF không có tàu sân bay tấn công hay máy bay ném bom tầm xa chuyên dụng.

Ngân sách giới hạn

Ngân sách quốc phòng Nhật đã giảm trong năm thứ 10 liên tiếp, từ 4,65 nghìn tỷ yen (59 tỷ USD) trong năm tài chính hiện thời - kết thúc vào tháng 3/2013, phản ánh sự thúc ép của nợ công khổng lồ, vốn bị coi là tệ nhất trong số các nước công nghiệp hóa.

Ngược lại, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc gần như gấp đôi Nhật, 650 tỷ NDT (102 tỷ USD) trong vòng 5 năm.

Bị kiềm chế bởi hiến pháp

Theo Điều 9, Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản từ bỏ quyền phát động chiến tranh trong việc giải quyết xung đột quốc tế và cấm duy trì quân đội.

Tuy nhiên, điều khoản này không chỉ cho phép duy trì lực lượng vũ trang để phòng vệ mà còn cho phép tiến hành các hoạt động quân sự ở ngoại quốc, gồm cả triển khai quân tham gia các sứ mệnh phi chiến đấu ở Iraq năm 2004.

Các chính trị gia bảo thủ muốn thay đổi các chính sách tránh xa súng đạn của Nhật và mong muốn này ngày càng mạnh do những lo lắng về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên cũng như sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là một sức mạnh trong khu vực.

Washington cũng gây sức ép với Tokyo phải đảm nhiệm vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo an ninh toàn cầu.

Năm ngoái, Nhật đã nới lỏng lệnh cấm tự áp đặt về xuất khẩu vũ khí, trong một động thái nhằm tạo ra thị trường mới cho các nhà thầu quốc phòng của mình và tạo điều kiện cho hợp tác xuyên biên giới nhằm phát triển công nghệ và thiết bị quân sự.

Môi trường an ninh thay đổi

Sau một đợt nâng cấp chính sách phòng thủ quốc gia năm 2010, Nhật đẩy mạnh bố trí phòng thủ ở phía tây nam, nơi nước này chia sẻ biên giới trên biển với Trung Quốc.

Trung Quốc đã mau chóng tăng cường sức mạnh quân đội và đẩy mạnh các hoạt động hải quân tại các vùng biển châu Á như Hoa Đông, nơi Bắc Kinh và Tokyo đều tuyên bố chủ quyền với quần đảo không người ở Senkaku.

Căng thẳng tăng cao kể từ khi Thủ tướng Yoshikiko Noda cho biết trong tháng này rằng, Chính phủ Nhật đang cân nhắc mua quần đảo tranh chấp Sankaku.

Nhật cũng lo ngại về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, do các quần đảo của nước này nằm trong tầm bắn của tên lửa tầm trung Nodong của Triều Tiên.

Tháng 4/2012, Nhật và Mỹ đã nhất trí chuyển 9.000 lính thủy đánh bộ Mỹ từ đảo Okinawa của Nhật sang Guam và các địa điểm khác ở châu Á-Thái Bình Dương như một phần của kế hoạch tái cân bằng chiến lược của Washington ở khu vực này.

Tuy nhiên, trong vài tháng gần đây, kế hoạch triển khai máy bay cánh quạt lật Osprey của Lầu Năm Góc tại Okinawa đã làm dấy lên các cuộc biểu tình của dân chúng địa phương, một trở ngại bất ngờ trong quan hệ an ninh Mỹ Nhật. Chiếc Osprey có thể bay nhanh hơn và xa hơn các trực thăng thông thường, khiến quân Mỹ dễ dàng phản ứng với các sự kiện bất ngờ tại những khu vực cách xa Okinawa như Senkaku.

(Nguồn :: Hoài Linh (Theo Reuters))

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

>> Shivalik Ấn Độ - Khắc tinh Type-052C Trung Quốc

Nếu như tàu khu trục Type-052C được coi là chiến hạm trụ cột của Hải quân Trung Quốc thì Shivalik của Ấn Độ là đối trọng đáng gờm.

>> Hồ sơ các dự án đóng tàu của TQ
>> Tàu ngầm Trung Quốc : quy mô lớn nhưng dễ bị tiêu diệt


Xét ở tiêu chí tốc độ hiện đại hóa quân đội nói chung và hải quân nói riêng thì Ấn Độ đang còn thua Trung Quốc. Tuy nhiên, người phương Đông có câu “dục tốc, bất đạt”. Tuy chậm nhưng Ấn Độ đang có những bước tiến vững chắc trong khẳng định sức mạnh là cường quốc quân sự tại châu Á.

Trong số những dự án hiện đại hóa quân đội nói chung và hải quân nói riêng của Ấn Độ, dự án tàu khu trục Shivalik được xem là một điển hình cho phương châm "chậm nhưng chắc".

Tàu khu trục Shivalik (Project 17) là dự án đóng tàu khu trục nhỏ có khả năng tàng hình, hệ thống điện tử, vũ khí tiên tiến. Tàu này sẽ là lực lượng nòng cốt của Hải quân Ấn Độ trong nửa đầu thế kỷ 21. Dự án được Chính phủ Ấn Độ phê duyệt vào năm 1997. Công việc bắt tay vào đóng mới được thực hiện vào năm 2001.

Như vậy, cả hai dự án phát triển tàu khu trục trọng điểm của Trung Quốc và Ấn Độ đều có cùng thời gian triển khai tương tự nhau. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ mất 2 năm để hoàn thành chiếc tàu khu trục Type-052C đầu tiên. Trong khi đó, Ấn Độ phải mất gần 10 năm mới đưa con tàu đầu tiên của lớp này đi vào hoạt động. Điều đó khiến giới quân sự thế giới hoài nghi về chất lượng chiến hạm Trung Quốc.

Về phía Ấn Độ, sự chậm trễ của dự án là do phía đối tác (Nga) chậm trễ trong việc giao thép cường độ cao D-40S. Bên cạnh đó các kỹ sư Ấn Độ phải sửa đổi thiết kế vũ khí trên tàu để phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, dự án còn vướng mắc một số vấn đề pháp lý với Mỹ liên quan tới một số thiết bị sử dụng trên tàu. (*)

Dù bị chậm tiến độ, song Shivalik được đánh giá là một lớp tàu đẳng cấp với khả năng tàng hình, hệ thống điện tử đa năng hiện đại, hệ thống vũ khí tấn công phòng thủ cực mạnh. Dự kiến, 12 chiếc loại này sẽ trở thành trụ cột cho Hải quân Ấn Độ.

Thiết kế

Điểm đặc biệt của Project 17 là toàn bộ hình dáng khí động học của tàu đều do các kỹ sư của Hải quân Ấn Độ nghiên cứu, thiết kế.

Tàu mang một lối thiết kế rất hiện đại với khả năng tàng hình cao, một xu thế đang thịnh hành trong phát triển các tàu chiến hiện nay trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu khu trục Shivalik có thiết kế khí động học hiên đại. Thông số cơ bản: dài 142,5m, rộng 16,9m, mớn nước 4,5m, tải trọng tiêu chuẩn 4.900 tấn, đầy tải 6.200 tấn, thủy thủ đoàn 257 người trong đó có 35 sĩ quan.

Tính năng tàng hình của tàu dựa trên thiết kế khí động học ưu việt cùng với hệ thống che chắn hồng ngoại và hệ thống triệt tiêu âm thanh của động cơ làm cho tàu khó bị phát hiện bởi các khí tài trinh sát.

Khả năng tàng hình của Shivalik được đánh giá là ngang bằng với tàu khu trục nhỏ Visby của Thụy Điển và Lafayette của Pháp. Thậm chí, mức độ bộc lộ bức xạ hồng ngoại của Shivalik còn thấp hơn 2 loại tàu chiến nói trên.

Trong khi đó, tàu khu trục Type-052C gần như không có khả năng tàng hình, mức độ bộc lộ bức xạ hồng ngoại và bức xạ điện từ được coi là tử huyệt của tàu này.

Giới quân sự Ấn Độ đã nghiên cứu và đánh giá khả năng đánh chìm tàu khu trục Type-052C gần như 100% ngay sau loạt bắn đầu tiên.

Hệ thống điện tử

Hệ thống điện tử trên tàu Shivalik được đánh giá hiện đại hàng đầu thế giới.

Tàu sử dụng hệ thống điện tử kết hợp giữa Nga, Ấn Độ và phương Tây gồm: radar tìm kiếm mục tiêu trên không 3 tọa độ MR-760 Fregat M2EM 3-D, 4 x MR-90 Orekh radar tìm kiếm mục tiêu trên không và mặt nước cho pháo hạm và hệ thống tên lửa đối không do Nga chế tạo; Radar giám sát trên không tầm xa và cảnh báo mối đe dọa ELTA EL/M 2238 STAR; 2 hệ thống radar dẫn hướng cho tên lửa và pháo hạm ELTA EL/M 2221 STGR, (2 loại radar này do tập đoàn IAI của Israel phát triển). Hệ thống tác chiến điện tử Aparna do Bharat Electronics của Ấn Độ sản xuất.

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ bố trí các hệ thống điện tử và vũ khí trên tàu khu trục Shivalik.

Để trinh sát các mục tiêu dưới nước, tàu được trang bị hệ thống sonar mảng pha gắn ở thân tàu HUMSA và sonar mảng pha kéo theo ATAS Sintra do tập đoàn Thales của Pháp phát triển.

Đặc biệt, nhờ sử dụng hệ thống che chắn hồng ngoại IRSS do Davis Engineering của Canada phát triển, tàu khu trục Shivalik có bộc lộ bức xạ hồng ngoại cực thấp. Hệ thống che chắn hồng ngoại IRSS của Canada được đánh giá là hệ thống che chắn hồng ngoại hàng đầu thế giới hiện nay. Ngoài Nga, Mỹ, Pháp không một quốc gia nào có hệ thống che chắn hồng ngoại hiệu quả như vậy.

(*) Việc đưa vào sử dụng hệ thống che chắn hồng ngoại “hiện đại” này từng vấp phải sự phản đối từ phía Mỹ, điều này đã góp phần làm chậm tiến độ của chương trình.

Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống dữ liệu chiến đấu CMS-17 do Ấn Độ phát triển, hệ thống liên kết dữ liệu tích hợp AISDN-17. Hê thống này kết nối tất cả các thiết bị trên tàu thông qua hệ thống cáp quang tốc độ cao dưới dạng Gigabit Ethernet. Nhờ vậy, khả năng phản ứng và xử lý các tình huống của tàu được nâng lên đáng kể.

Trong khi Trung Quốc lựa chọn giải pháp sao chép không giấy phép các hệ thống điện tử, vũ khí của các quốc gia nước ngoài nhằm đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa trang thiết bị quân sự, Ấn Độ lựa chọn giải pháp mua hẳn thiết bị hoặc chế tạo theo giấy phép. Điều này dẫn đến sự chậm trễ và tốn kém nhưng bù lại chất lượng của các hệ thống này tương đương với các hệ thống tại quốc gia chuyển giao công nghệ và tất nhiên vượt trội so với các hệ thống tương tự của Trung Quốc.

Hệ thống vũ khí

Sức mạnh của tàu Shivalik là kết hợp giữa các hệ thống vũ khí đến từ Nga, Italy, Israel, và Ấn Độ gồm:

- Pháo hạm Otobreda 76mm do Italy sản xuất, đây là loại pháo cao tốc (tốc độ bắn trung bình 85-120 phát/phút).
- Hệ thống tên lửa đối không tầm trung đa kênh Shtil-1 với tầm bắn 30km, bố trí ở phía trước mũi tàu, cơ số 24 tên lửa
- Hệ thống tên lửa đối không tầm thấp kiêm phòng thủ tầm cực gần Barak-1 do Israel chế tạo
- Hai pháo cao tốc AK-630 do Nga chế tạo
- Hai hệ thống phóng rocket chống ngầm RBU-6000, 2x2 ống phóng ngư lôi DTA-53-965.

Đặc biệt, tàu khu trục Shivalik có khả năng chống hạm mạnh mẽ nhờ vào hệ thống phóng thẳng đứng (VLS) với 8 tên lửa hành trình chống tàu Klub-N (>> chi tiết) hoặc 8 tên lửa chống tàu siêu thanh BrahMos (>> chi tiết).

Những tên lửa chống hạm có khả năng phóng thẳng đứng luôn có nhiều lợi thế trong việc tấn công mục tiêu so với các tên lửa đặt trong ống phóng nghiêng. Với tốc độ siêu âm của BrahMos, hầu hết các hệ thống phòng thủ trên chiến hạm đều trở nên vô dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhà chứa trực thăng của tàu Shivalik, có thể thấy nội thất của tàu rất hiện đại.

Xét về khả năng chống ngầm,Shivalik cũng rất mạnh mẽ. Ngoài hệ thống sonar gắn trên thân tàu và sonar kéo theo, tàu còn được hỗ trợ bởi 2 trực thăng chống ngầm hoặc HAL Dhruv hoặc Sea King. Theo các thông tin mới nhất, tàu Shivalik sẽ được trang bị 2 trực thăng chống ngầm Ka-31 của Nga.

Trong khi đó, khả năng chống ngầm của tàu khu trục Type-052C khá hạn chế, các hệ thống tác chiến chống ngầm được trang bị trên tàu chỉ mang tính chất phòng vệ. Dù có kích thước lớn hơn song tàu khu trục Type-052C chỉ có thể mang theo 1 trực thăng chống ngầm.

Tuy rằng, tàu khu trục Shivalik không có khả năng phòng không hạm đội như tàu khu trục Type-052C của Trung Quốc, tuy nhiên, trong cuộc chiến trên biển, khả năng phòng không tầm xa chỉ mang tính chất răn đe và cảnh báo hoặc để tấn công các mục tiêu có giá trị như máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm của đối phương. Một khi đối phương đã vượt qua được hệ thống phòng không tầm xa thì những hệ thống phòng không tầm trung mới chính là nhân tố để quyết định sự sống còn của tàu chiến và đó chính là thế mạnh của Shivalik.

Hệ thống động lực

Hệ thống động lực trên tàu khu trục Shivalik kết hợp giữa động cơ diesel và động cơ tuabin khí, thường được gọi là hệ thống động lực CODOG.

Hệ thống này gồm 2 động cơ diesel Pielstick 16 PA6 STC công suất 7600 mã lực, 2 động cơ tuabin khi GE LM2500 công suất 33.600 mã lực. Với hệ thống động lực này, tàu khu trục Shivalik đạt tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tốc độ trung bình 22 hải lý/h.

Xét về khả năng, nhiệm vụ, tàu khu trục Type-052C thiên về khả năng phòng không cấp hạm đội. Điều đó khiến nó dễ bị tổn thương trước một cuộc chạm trán với những tàu khu trục nhanh nhẹn, tàng hình và có khả năng tấn công mạnh mẽ như Shivalik.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

>> Độc chiêu khống chế Trung Quốc của Ấn Độ

Ưu tiên hàng đầu của Hải quân Ấn Độ là Ấn Độ Dương chứ không phải Biển Đông. Đây là khẳng định mới đây của Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma. Phát biểu này dường như nhằm tránh đối đầu trực diện với Trung Quốc, nhưng thực tế lại tiết lộ một độc chiêu “siết cổ” con Rồng châu Á.

>> Tàu hộ tống NS Satpura - "Át chủ bài" của Hải quân Ấn Độ


Làm cao với Mỹ, tránh đối đầu Trung Quốc

Theo tờ Business Standard, phát biểu trên của người đứng đầu Hải quân Ấn Độ được đưa ra 7 tháng sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố chiến lược mới của Mỹ nhằm vào Trung Quốc mang tên "Chiến lược tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương" và coi Ấn Độ như một đồng minh quan trọng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Verma

Phát biểu trong một cuộc họp báo ngày 8/8 tại New Delhi, Đô đốc Nirmal Verma nói: "Bất chấp các tuyên bố về điều chỉnh chính sách của Mỹ, khu vực quan tâm chủ yếu của chúng tôi kéo dài từ Eo biển Malacca đến phía tây Vùng Vịnh và từ phía nam Mũi Hảo Vọng đến Thái Bình Dương. Biển Đông cũng là khu vực quan tâm, nhưng không phải là trọng điểm hoạt động của Hải quân Ấn Độ".

Theo Đô đốc Verman, triển vọng hợp tác hải quân Mỹ-Ấn là không cao và mối quan tâm của Ấn Độ là làm giảm các căng thẳng trên biển. Ông nói: "Chúng tôi không muốn căng thẳng trên Biển Đông gây lo ngại cho việc vận chuyển hàng hóa, vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia. Tôi tin tưởng các cường quốc lớn sẽ nỗ lực can dự ở Biển Đông và họ cũng sẽ áp dụng các biện pháp làm giảm căng thẳng trên Biển Đông".


http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon panetta trong chuyến thăm Ấn Độ hồi tháng 6/2012

Trên thực tế, Mỹ và Ấn Độ đã tổ chức nhiều cuộc thảo luận kéo dài về tình hình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tháng 4/2012, Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự của Mỹ Andrew Shapiro đã hội đàm với các quan chức Ấn Độ nhằm khôi phục đối thoại chính trị-quân sự giữa hai nước sau 6 năm tạm ngừng.

Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ A K Antony. Tháng 6/2012, cuộc Đối thoại Chiến lược Mỹ-Ấn lần thứ ba đã thảo luận chi tiết về tình hình châu Á-Thái Bình Dương.

Tuyên bố chung sau cuộc đối thoại này nhấn mạnh: "Mỹ và Ấn Độ có chung quan điểm về hòa bình, ổn định và thịnh vượng ở châu Á, khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hai bên cam kết hợp tác với nhau và với các nước khác trong khu vực nhằm phát triển một cơ cấu toàn diện, cân bằng và mở cửa. Hai nước nhất trí tăng cường hơn nữa các cuộc tham khảo ý kiến của nhau về tình hình khu vực Ấn Độ Dương".

Lời cảnh báo gián tiếp với Trung Quốc

Những phát biểu của người đứng đầu lực lượng Hải quân Ấn Độ cho thấy Ấn Độ có sự quyết đoán và độc lập riêng. Lời lẽ của Đô đốc Verma thể hiện có vẻ như New Delhi chỉ quan tâm tới “sân nhà” của mình là khu vực Ấn Độ Dương, mà không mấy chú ý tới một Biển Đông đang nóng bỏng.

Điều này cho thấy Ấn Độ khôn khéo về mặt ngoại giao và đang thực thi chính sách cân bằng trong quan hệ với cả Mỹ và Trung Quốc.

Nhưng những tiết lộ của Đô đốc Verma cho thấy Hải quân Ấn Độ tuy không can dự trực tiếp vào Biển Đông song đang thực hiện những bước đi nhằm kiểm soát khu vực này, và đặc biệt là nắm chặt yết hầu của Trung Quốc. Hải quân Ấn Độ không ngừng tăng cường lực lượng, kiểm soát chặt eo biển Malacca và mở rộng tầm hoạt động trong khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Hải quân Ấn Độ không ngừng tăng cường lực lượng trong những năm gần đây

Trong cuộc họp báo tại New Delhi, Đô đốc Verma thông báo chi tiết kết quả thực hiện chương trình xây dựng lực lượng Hải quân Ấn Độ trong thời gian gần đây. Theo đó, trong 5 năm qua, Hải quân Ấn Độ đã được trang bị thêm 15 tàu chiến nổi, một tàu ngầm hạt nhân tấn công (INS Chakra thuê của Nga).

Còn 46 chiếc tàu chiến nữa vẫn đang trong quá trình đóng mới, trong đó có 43 chiếc được đóng tại Ấn Độ và 3 chiếc đang đóng tại Nga.

>> "Chiến tranh kiểu mới" trong mối quan hệ Trung - Ấn

Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng đang tìm mua trực tiếp 49 tàu chiến khác từ các công ty sản xuất trong nước. Trong số đó có 7 tàu khu trục nhỏ sẽ sớm được khởi công tại công ty Mazagon Dock ở Mumbai và Garden Reach Shipbuilders & Engineers (GRSE) ở Kolkata theo dự án 17A; 4 tàu tấn công tốc độ cao được đóng tại GRSE.

Ngoài ra, một tàu huấn luyện sẽ được đóng tại một xưởng đóng tàu của tư nhân; 8 tàu quét thủy lôi, trong đó 2 chiếc đóng tại Hàn Quốc và 6 chiếc được sản xuất trong nước trên cơ sở công nghệ được Hàn Quốc chuyển giao.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm INS Charka của Ấn Độ

Dự án đóng mới 6 tàu ngầm thông thường theo dự án 75 (I) cũng sắp được thông qua. Ấn Độ cũng đang xem xét kinh phí để mua 1 tàu lặn sâu và một tàu cứu hộ để sử dụng trong trường hợp tàu ngầm gặp nạn. Trong vài tháng tới, Ấn Độ cũng sẽ mở gói thầu mua 4 tàu đổ bộ, 16 tàu săn ngầm hoạt động tại các vùng nước nông, 1 tàu huấn luyện tổng hợp và 2 tàu hỗ trợ lặn.

Theo Đô đốc Verma, trong vòng 5 năm tới mỗi năm Hải quân Ấn Độ sẽ đưa vào biên chế ít nhất 5 tàu chiến nổi và 5 tàu ngầm. Phần lớn các tàu mới được tăng cường này sẽ được triển khai ở các quần đảo Andama và Nicobar thuộc Vịnh Bengal, cách đất liền 1.200 km và là nơi kiểm soát các tuyến đường vận chuyển quốc tế dẫn đến Eo biển Malacca. Đây là điểm yết hầu mà tất cả các tàu thuyền từ Tây Á đến Biển Đông phải đi qua.

Chặn yết hầu Trung Quốc

Ngày 31/7, Ấn Độ đã khánh thành căn cứ không quân hải quân INS Baaz trên đảo Great Nicobar gần Eo biển Malacca. Căn cứ này sẽ hỗ trợ cho các máy bay chiến đấu của Không quân Ấn Độ tại Car Nicobar. INS Baaz nằm gần eo biển Malacca hơn 300 km so với Car Nicobar.

Tuy nhiên, INS Baaz chưa có đường băng đủ dài cho máy bay chiến đấu hạ cánh. Hải quân Ấn Độ đang lên kế hoạch xây dựng một sân bay dài khoảng 3.000 m nhằm giải quyết vấn đề này.

Đô đốc Verma cũng cho biết Hải quân Ấn Độ muốn tăng mạnh số lượng tàu chiến tại căn cứ Port Blair, trung tâm đầu não của khu vực Andaman và Nicobar. Đô đốc Verma cũng đánh giá căn cứ INS Baaz có một vị trí chiến lược trọng yếu. Căn cứ này sẽ giúp Hải quân Ấn Độ mở rộng tầm hoạt động cũng như thời gian hoạt động của tàu chiến và máy bay tuần tra trong khu vực.

http://nghiadx.blogspot.com
Eo biển Malacca và đường đi của dầu mỏ về Trung Quốc

Không nói trực tiếp, song có thể hiểu một khi kiểm soát được eo Malacca tức là Ấn Độ đã khống chế được Trung Quốc. Eo Malacca nối liền Biển Đông (rộng hơn là Thái Bình Dương) với Ấn Độ Dương. Trên tuyến vận tải này, có tới 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu và một tỷ lệ hàng hóa tương đương của Trung Quốc phải đi qua.

Nếu nguồn năng lượng này bị cắt, nền kinh tế của Trung Quốc khó mà “sống” nổi. Thêm vào đó, tuyến hàng hải này bị Ấn Độ (hay bất kỳ nước nào khác khống chế), hàng hóa ra vào Trung Quốc sẽ bị đình trệ gần như hoàn toàn.

Người Trung Quốc hiểu rõ điều này hơn ai hết. Có lẽ, chính vì vậy mà họ đã và đang sốt sắng tính tới các phương án nhằm tránh bị phụ thuộc vào eo biển Malacca.

Phương án thứ nhất là thuyết phục Thái Lan mở một kênh đào nối từ biển Andaman thuộc Ấn Độ Dương vào biển Đông. Phương án thứ hai là mở tuyến đường xuyên suốt từ cảng Gwadar của Pakistan về Tân Cương. Phương án thứ ba là “đi nhờ” đường Myanmar rồi chuyển dầu mỏ về các tỉnh Tây Nam.

http://nghiadx.blogspot.com
Các căn cứ trên quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ nằm chặn ngay eo biển Malacca

Tuy nhiên, cả ba phương án trên đều không thực sự khả thi. Con kênh mà Trung Quốc muốn đào vắt qua Thái Lan mang tên Karat có thể cần tới 20 tỷ USD. Còn tuyến đường xuyên Pakistan sẽ khó có thể được bảo đảm vì những trở ngại an ninh mà Islamabad đang phải đối mặt.

Chưa kể đây lại là một nước đồng minh của Mỹ. Khả thi nhất vẫn là con đường đi qua Myanmar với các chặng từ đường biển, đường sông rồi lại lên đường bộ. Nhưng thực tế thời gian qua cho thấy, Myanmar đang “vẫy” khỏi vòng kiểm tỏa của Trung Quốc.

Những tiết lộ của Đô đốc Verma cho thấy Ấn Độ đang áp dụng chính bài miếng của người Trung Quốc. Đó là nguyên tắc giả trá được nêu trong Binh pháp Tôn Tử. Theo đó, người Ấn Độ “có thể đánh mà làm như không thể đánh, muốn đánh mà làm như không cần đánh, muốn đến gần mà làm như lùi ra xa”.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ)
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang