Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

>> Tàu ngầm Ohio của Mỹ làm Trung Quốc "lạnh xương sống"

Mỗi tàu ngầm hạt nhân Ohio mang một lượng vũ khí có sức công phá bằng tất cả số bom đạn trong thế chiến thứ hai, đủ sức hủy diệt hoàn toàn một lục địa.

>> 'Kho tên lửa cơ động' khổng lồ dưới biển Nga
>> Tàu ngầm Trung Quốc lọt top 8

Năm 2012, khi cuộc tranh chấp bãi cạn Scarborough trên Biển Đông giữa Trung Quốc và Philippines diễn biến căng thẳng, Mỹ đã điều động một tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio cập cảng Philippines. Động thái có tính bênh vực này khiến báo chí Trung Quốc la lối om sòm và rõ ràng 'thần kinh' của đại lục cũng căng lên như dây đàn. Tại sao vậy?

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Ohio của hải quân Mỹ (class Ohio SSBN / SSGN) – Là loạt 18 tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Mỹ thế hệ thứ III, được biên chế vào lực lượng hải quân Mỹ trong những năm 1981-1997.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Từ năm 2002, tầu ngầm hạt nhân Ohio là lớp tầu duy nhất mang tên lửa đạn đạo tầm xa phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ. Mỗi tàu ngầm Ohio được trang bị 24 tên lửa đạn đạo "Trident".

Loạt tầu ngầm hạt nhân đầu tiên lớp Ohio bao gồm 8 chiếc được trang bị tên lửa Trident I C-4 và đóng quân tại căn cứ hải quân (HMB), Kitsap, bang Washington, trên bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ. Loạt tầu ngầm thứ hai, 10 chiếc tàu còn lại, được trang bị tên lửa Trident II D-5 đóng quân tại căn cứ hải quân tại Kings Bay, bang Georgia.

Năm 2003, để thực hiện hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược. Hải quân Mỹ đã tiến hành chương trình chuyển đổi bốn tàu ngầm đầu tiên của dự án Ohio sang thành phương tiện mang tên lửa hành trình Tomahawk, chương trình kết thúc vào năm 2008. Mỗi tàu Ohio chuyển đổi mang 154 tên lửa hành trình Tomahawk tầm bắn 2.500 km.

Bốn tàu còn lại của loạt tàu đầu tiên được thay thế bằng tên lửa "Trident-2", tất cả các tên lửa "Trident-1" đã được tháo gỡ và ngừng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu. Theo yêu cầu cắt giảm số lượng tàu mang tên lửa trên Thái Bình Dương, một phần tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio đã được chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương.

Các tàu ngầm lớp "Ohio" hình thành đơn vị chủ lực của lực lượng tấn công hạt nhân chiến lược Mỹ và thường xuyên thực hiện tuần tra sẵn sàng chiến đấu, thời gian các tàu ngầm hạt nhân Ohio có mặt trên biển chiếm 60% tổng thời gian hoạt động.

Tổng thống Mỹ Richard M. Nixon ngày 15.10.1973 đã ký bản ngân sách tài chính năm 1974, trong bản dự toán ngân sách này có một khoản dành cho chế tạo chiếc tàu ngầm hạt nhân mang hệ thống tên lửa chiến lược Trident. Ngày 25.07.1974. Hải quân Mỹ đã ký Hợp đồng với công ty General Dynamics nhằm chế tạo trên xưởng đóng tàu của Electric Boat chiếc SSBN đầu tiên, mang tên Bang Ohio.
Trong năm 1974 Hải quân Mỹ đã có chương trình đóng 10 chiếc tàu lớp Ohio. Đến năm 1981 chương trình được điều chỉnh tăng lên đến 15 chiếc, và tiếp tục tăng đến 20 chiếc tàu ngầm vào năm 1985. Đến năm 1989, hải quân Mỹ dự định sẽ đóng 21 chiếc tàu ngầm hạt nhân Ohio, kế hoạch sẽ đặt hàng đến 24 chiếc SSBN. Nhưng vào năm 1991, Thượng viện đã giới hạn chương trình chỉ được đóng có 18 chiếc tàu ngầm Ohio.

Cơ sở căn bản cho việc giới hạn này là hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START và đề nghị của chính quyền G. Bush Tất cả 18 chiếc tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Ohio được đóng tại xưởng đóng tầu Electric Boat thuộc hãng General Dynamics tính từ năm 1976 đến năm 1997. 8 chiếc đầu tiên được trang bị hệ thống tên lửa Trident I C-4. Sau này 4 chiếc được thay thế bằng tên lửa Tomahawk và tất cả các tàu ngầm còn lại đều mang tên lửa Trident II D-5.

Tính năng kỹ chiến thuật tầu Ohio


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Bên trong con tàu tỷ đô

Tàu ngầm Ohio là một kỳ quan công nghệ hết sức phức tạp gồm 1. Anten cầu của đài sonar; 2. Bồn nước dằn tầu chính; 3. Buồng công tác máy tính trung tâm; 4. Phòng công tác truyền thông tin liên lạc radio; 5. Vị trí công tác của trắc thủ sonar; 6. Trung tâm điều khiển; 7. Trung tâm điều hướng, hoa tiêu và dẫn đường; 8. Vị trí điều khiển phóng tên lửa; 9. Khoang máy động lực ; 10. Khoang lò phàn ứng hạt nhân; 11. Khoang các thiết bị phụ trợ № 1; 12. Đường thuát của thủy thủ đoàn; 13. Khoang các thiết bị phụ trợ № 2; 14. Khoang ống phóng ngư lôi; 15. Khu nghỉ của thủy thủ ; 16. Khu nghỉ của sĩ quan; 17. Khoang tên lửa.

Thân vỏ tầu được cấu tạo vững chắc, chịu được áp lực lớn của nước và chia thành 4 khoang và một vùng kín, được ngăn cách bằng vách ngăn không thấm nước.

Khoang thứ nhất (khoang mũi tầu): Trong khoang được bố trí bốn sàn công tác cho của ba khu vực làm việc có yêu cầu nhiệm vụ khác nhau: Khu vực Tác chiến: Trung tâm điều hành tác chiến, Phòng công tác điều khiển phóng tên lửa, Phòng công tác điều hướng và hoa tiêu dẫn đường, Khoang ống phóng ngư lôi – thủy lôi, Gian công tác truyền thông radio, Khoang trạm sonar thủy âm.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung tâm điều khiển tàu ngầm Ohio

Khu vực Đảm bảo kỹ thuật: Tổ hợp máy tính trên boong, Hệ thống quạt thông gió, Phòng chứa điều hòa không khí và các trang thiết bị phụ trợ, Buồng máy bơm, Buồng chứa bình ac quy. Khu vực sinh hoạt thường xuyên:


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bao gồm Khu phòng riêng của sĩ quan, Phòng nghỉ ngơi sinh hoạt, buffet, Bếp trên tầu, Phòng ăn của thủy thủ đoàn

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cabin sinh hoạt của sĩ quan và quản trị trưởng, Phòng y tế, Các phòng học chuyên dụng, Phòng trang thiết bị cứu hộ tập thể sử dụng (nằm giữa trung tâm điều hành và trạm sonar – thủy âm).

Khoang thứ 2 (khoang tên lửa). Đây là khoang có 4 sàn công tác và chiếm 1/3 không gian thân tầu được gia cố vững chắc. Trong khoang có: 24 ống phòng tên lửa được lắp đặt xuốt chiều cao của thân tầu đi qua cả 4 tầng công tác; Các trang thiết bị phóng tên lửa và hệ thống kiểm tra – kiểm soát phóng đạn; Phòng học chuyên dụng; Phòng ngủ cho kíp trắc thủ tổ hợp tên lửa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Khoang tên lửa từ phía bên ngoài.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Khoang tên lửa Tomahawk chuyển đổi.

Khoang đặc dụng (kỹ thuật máy) Bảng điện phân phối; Thiết bị lọc và làm sạch không khí; Bơm nước và bơm thay đổi góc mũi và đuôi tầu (khi lặn – nổi); Khoang thứ 3 (Lò phản ứng hạt nhân).

Chiều dài của khoang khoảng 10 m, được lắp đặt các thiết bị bao gồm: Lò phản ứng hạt nhân; 2 máy phát điện hơi nước; 2 máy bơm lưu chuyển chất lỏng làm mát (nước); Máy nén tạo áp lực; Thiết bị kiểm soát và điều khiển các hoạt động của lò phản ứng hạt nhân. Khoang thứ tư là khoang động cơ tuabin.

Tầu ngầm Ohio có cấu trúc hình dáng tương đối phức tạp: Thân vỏ tầu ngầm được thiết kế vững chắc theo hình trụ tròn với hai phần đầu và cuối được kết nối liền mạch với hình nón và phần cuối là bán cầu lồi theo hình dáng thủy động học, phía trong gắn các bồn nước dằn tầu, khoang bán cầu lắp đặt anten sonar thủy âm và trục quay chân vịt.

Phía trong của thân vỏ tàu có cấu tạo vững chắc được bao phủ bằng một lớp vật liệu cách nhiệt, cách âm nhẹ, bao bọc và ngăn cách tất cả các khoang trong thân tầu như khoang chứa các ống phóng tên lửa, khoang trang thiết bị động lực đuôi tầu cùng với hệ thống radar anten thủy âm kéo theo đuôi tầu ở phía sau. Với một diện tích không lớn của phía trong thân tàu, tàu ngầm có thể coi là tàu có một khoang chính thông suốt.

Phương pháp thiết kế thân tàu như vậy, theo các chuyên gia đã giảm tối thiểu khả năng tạo tiếng ồn động thủy âm, đạt được tốc độ cơ động dưới ngầm cao nhất với tiếng ồm thấp nhất nếu so sánh cùng với các loại tầu ngầm có hai khoang chính. Các tấm vách ngăn cứng và chịu lực sẽ chia tầu thành các khoang thứ cấp, mỗi khoang thứ cấp sẽ chia khoang tàu ra làm nhiều sàn công tác.
Phần mũi tầu, phần khoang tên lửa và phần khoang đuôi tầu có các nắp cửa đóng mở để cung cấp hàng, cơ sở vật chất, đạn tên lửa và ngư lôi. Phần boong thượng được dịch chuyển lên phía trên mũi tàu, hai bên phía trên của boong thượng được lắp các cánh ổn định dạng cánh máy bay khí động học có hệ thống điều khiển để lái tàu, các cánh ổn định phía đuôi được thiết kế dạng chữ thập, trên các cánh đôi ổn định tàu nằm ngang có lắp các bánh lái điều khiển chuck - rods thẳng đứng.

Vỏ tầu được thiết kế có độ bền vững cao, được hàn từ các bộ phận (vỏ) định dạng hình trụ, hình nón và hình elip bằng thép có độ dày 75 mm. Vật liệu chính - thép cường lực mác HY-80/100 cho phép chịu được lực nén giao động trong khoảng từ 56-84 kgf / mm. Để tăng sức chịu lực nén của vỏ tầu đã gắn kết thêm các khung chịu lực hình khuyên nhau dọc theo chiều dài của thân tầu. Vỏ tầu được phủ lớp vật liệu chống ăn mòn từ nước biển.

Tổ hợp hệ thống động lực trạm nguồn của tàu ngầm Ohio bao gồm hai tổ hợp chính và tổ hợp phụ trợ. Các hệ thống máy và các bộ phận động lực được bố trí trong khoang số 5 và số 6.

Trong tổ hợp hệ thống động lực trạm nguồn bao gồm có: Lò phản ứng hạt nhân; Hai máy bơm đối lưu tuần hoàn; Máy nén tăng áp; Hai máy phát điện hơi nước, Hệ thống bảo vệ sinh học chống nhiễm xạ; Hai máy phát điện tur-bin; Hai bộ phận khí nén tua – bin hơi nước; Động cơ điện quay chân vịt tàu; Trang thiết bị điều khiển và kiểm soát các hoạt động của động lực trạm nguồn.
Lò phản ứng hạt nhân

Lò phản ứng hạt nhân - Là loại lò phản ứng 2 vòng đối ngẫu nước áp lực (PWR) loại S8G được phát triển bởi công ty General Electric, cấu tạo của lò phản ứng ba gồm các bộ phận tiêu chuẩn cho các loại của các lò phản ứng hạt nhân nước nhẹ - áp lực: Vỏ - thân lò phản ứng, vùng phản ứng hạt nhân trung tâm, các tấm phản xạ neutron, thanh điều khiển. Chất lỏng dẫn nhiệt - làm mát và làm chậm các phản ứng dây truyền – là nước tinh khiết (qua hai lần chưng cất).

Các thông số của vòng luân chuyển chính: Áp suất trung bình - 140 kgf / cm ² (14 MPa), nhiệt độ - 300-320 ° C. Lò phản ứng được bao quanh bởi một lớp tấm chắn chống phóng xạ, được thiết kế để bảo vệ thủy thủ đoàn chống lại bức xạ ion hóa và các vật liệu tổng hợp hình thành có khối lượng nguyên tử lớn. Đường kính của khoang lò phản ứng là 12,8 m, chiều dài lò phản ứng - 16,8 m, trọng lượng - 2750 tấn.

Vùng phản ứng hạt nhân chứa nhiên liệu hạt nhân - đồng vị Uranium 235 đã được làm giàu ở mức độ cao, Khối lượng nhiên liệu hạt nhân cho phép 100.000 giờ hoạt động liên tục, tương đương với khoảng 9 -11 năm khai thác sử dụng liên tục lò phản ứng hạt nhân với công suất cao nhất, tàu ngầm có thể cơ động trên khoảng 280 ngàn dặm với tốc độ cao, ở tốc độ tiết kiệm - 800.000 dặm (đối với tầu ngâm SSBN lớp "Lafayette" tương đương với 5 năm bơi liên tục với tốc độ tiết kiệm (trung bình) trên đoạn đường dài 345.000 dặm).

Hệ thống động lực trạm nguồn tuabin hơi nước bao gồm hai động cơ tua-bin hơi với công suất 30.000 mã lực. Bao gồm có: Hộp số giảm tốc, bình ngưng làm mát, bơm tuần hoàn và các đường ống hơi nước.

Hai tổ hợp máy tuabin hơi nước hoạt động trên một trục van, động cơ tua bin tốc độ cao truyền hộp số được giảm xuống còn 100 vòng / phút và thông qua khớp nối li hợp truyền tới trục chân vịt, quay bánh trục chân vịt bảy cánh có cấu tạo hình lưỡi liềm với đường kính 8 m với tốc độ giảm của vòng quay (cấu trúc thiết kế như vậy có thể giảm tối thiểu tiếng ồn thủy âm khi tầu đang chạy với tốc độ tuần kiểm sẵn sàng chiến đấu).

Hai máy phát điện đa cực tuabin tốc độ thấp có công suất 4.000 kW trên mỗi máy, cung cấp nguồn điện với điện áp 450 V và tần số 60 Hz, nguồn điện này thông qua thiết bị nắn dòng chuyển đổi điện xoay chiều thành điện một chiều cung cấp cho động cơ điện quay bánh trục chân vịt (trong trường hợp này, các tổ máy tuabin hơi nước không trực tiếp cung cấp động lực quay trục chân vịt).
Khi phát triển hệ thống động lực trạm nguồn đã áp dụng một số giải pháp để đảm bảo duy trì tiếng ồn thấp nhất ở tốc độ thấp và trung bình. Hệ thống động lực của tàu ngầm có chế độ đặc biệt tiếng ồn thấp do sự tuần hoàn tự nhiên nước hấp thụ nhiệt - làm mát ở vòng tuần hoàn chính trong đó vẫn duy trì tối đa công suất của lò phản ứng, chế độ sử dụng sự tuần hoàn tự nhiên này là chế độ cơ bản trong cơ động tuần tra chiến đấu.

Trong chế độ hoạt động thông thường, nhiệt năng từ lò phản ứng được truyền đến các tổ hợp khí nén hơi nước, hơi nước được đẩy vào các cánh quạt tua-bin, làm quay các cánh quạt và quay trục chính, động lực trục chính thông qua hộp giảm tốc truyền đến trục chân vịt và quay chân vịt. Trong chế độ hoạt động tiếng ồn thấp sơ đồ phức tạp hơn - hơi nước từ tổ hợp khí nén hơi nước được truyền vào trạm máy phát điện tua – bin hơi nước, cung cấp điện cho động cơ điện dẫn động quay trục chân vịt.

Trong trường hợp này đã khóa lại các bộ phận, các trang thiết bị gây tiếng ồn – các máy bơm tuần hoàn của các động cơ tua –bin khí hơi nước và lò phản ứng hạt nhân, nhưng làm giảm công suất của lò phản ứng hạt nhân và tổ hợp khí nén - hơi nước.

Chân vịt được quay bằng động lực của động cơ điện, và động cơ điện tiêu hao điện năng từ các trạm máy phát điện tua bin hơi nước. Do đó có thể loại trừ cả tiếng ồn phát sinh từ bộ giảm tốc, truyền động lực từ động cơ tua bin khí hơi nước ra trục chân vịt trong chế độ chạy hết công suất.

Giải pháp thiết kế Lò phản ứng hạt nhân đã được áp dụng trên tầu ngâm nguyên tử USS Narwhal (SSN 671) với công suất nhỏ hơn hai lần S5G. Các nhà thiết kế cũng tiến hành các nghiên cứu thử nghiệm khả năng tuần hoàn tự nhiên của nước dẫn nhiệt – làm mát trên lò phản ứng loại S6G, được lắp đặt trên tầu ngâm đa chức năng đa nhiệm "Los Angeles"

So với các tàu ngầm khác, lớp tàu ngầm Ohio có những đặc điểm thiết kế riêng biệt, đó là thân vỏ tầu được gắn kết thành một khoang chung đối xứng trục tâm, một đường trục truyền động lực, các bộ phận khác nhau được kết nối và bộ phận cách ly trục quay chân vịt, cách ly các đường ống dẫn, rất nhiều các hệ thống giảm xóc và lớp vật liệu cách âm phía bên trong khoang tầu, trong thiết kế hệ thống động lực thân tầu đã đưa chế độ giảm tiếng ồn vào các thiết bị, loại bỏ hoạt động của các máy bơm tuần hoàn , nghiên cứu chế tạo và đưa vào sử dụng chân vịt tốc độ thấp có cấu trúc đặc biệt. Với thiết kế cánh chân vịt kiểu mới đã giảm độ ồn xuống nếu so với các tàu ngầm SSBN lớp "Lafayette" 134-102 dB.

Hệ thống động lực phụ trợ là trạm nguồn diesel công suất 1400 kW và động cơ điện công suất 325 mã lực được chế tạo bởi công ty "Magnatek". Trạm nguồn diesel được sử dụng như thiết bị dẫn của hệ thống điều khiển lái tầu bằng điện hoặc trong trường hợp sự cố đối với động lực trạm nguồn chính. Hệ thống động lực được cất trong khoang kín của tàu và trong trường hợp cần sử dụng sẽ đẩy ra. Hệ thống nằm trên giá di chuyển và có thể quay 360o trên mặt phẳng ngang.

Theo các thông số kỹ thuật, tàu có thể cơ động dưới nước với tốc độ khoảng hơn 20 knots. Thực tế tàu ngầm Ohio có khả năng tăng tốc đến 25 knots

Một tàu Ohio có thể hủy diệt cả lục địa

Vũ khí chủ yếu của tàu ngầm lớp Ohio là tên lửa đạn đạo, được bố trí trong 24 hầm phóng thẳng đứng, phân ra thành hai hàng dọc theo thân tầu, ngăn cách nhau bằng các vách ngăn trượt. Các tàu đầu tiên được trang bị tên lửa đạn đạo Trident I С-4, trên cơ sở các tên lửa này đã chế tạo 8 chiếc Ohio đầu tiên, (SSBN-726 — SSBN-733), đôi khi còn được gọi là nhóm tàu ngầm thứ 1. Các tàu còn lại được trang bị tên lửa đạn đạo hiện đại hơn lớp Trident II D-5.

Vào năm 2003 theo các điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược, số lượng tàu mang tên lửa đạn đạo giảm xuống còn 14, bốn chiếc tàu thuộc nhóm 1 (SSBN-726 — SSBN-729) được chuyển loại sang mang tên lửa hành trình BGM-109 Tomahawk. Các tàu còn lại thuộc nhóm 1 được lắp đặt tên lửa Trident II D-5.

Trên các tàu tên lửa Trident I, lắp đặt hệ thống niêm cất và phóng tên lửa Mk35 mod 0, các tàu còn lại với tổ hợp Trident II — Mk35 mod 1. Hệ thống lưu giữ và phóng tên lửa bao gồm các hầm phóng, hệ thống thứ cấp đẩy tên lửa SLBM, hệ thống thứ cấp kiểm soát, điều khiển phóng đạn cũng như các thiết bị nạp cho tên lửa.

Hầm phóng đạn là một ống ca hình trụ bằng thép, được gắn chặt với thân của SSBN. Cùng với yêu cầu khả năng lắp đặt các hệ thống tên lửa Trident II , hầm phóng tên lửa trên tàu có kích thước lớn hơn so với các tàu ngầm lớp "Lafayette", (đường kích ống phóng là 2,4m, chiều cao là 14,8m). Hầm phóng có nắp đậy bằng hệ thống thủy lực. Nắp đậy có nhiệm vụ bịt kín, không để lọt nước hoặc không khí vào hầm phóng tên lửa. Nắp đậy cũng được chế tạo để chịu lực nén tương tự như thân tàu. Trên nắp có 4 cửa nhỏ để kiểm soát sự vận hành cũng như kiểm tra bên trong của hầm phóng tên lửa.

Hệ thống cơ khí đặc biệt có nhiệm vụ khóa nắm hầm bảo vệ và chống các xâm nhập trái phép vào hầm phóng, điều khiển đóng mở cửa hầm phóng với những yêu cầu về quyền truy cập mở cửa hầm phóng đạn.

Trong hầm phóng lắp đặt ca (hình trụ tròn) phóng đạn và thiết bị cung cấp hỗn hợp khí gas – hơi nước. Ống phóng đạn được đậy kín bằng lớn màng chắn nước dày, ngăn chặn khả năng lọt nước biển vào hầm phóng khi mở nắp đậy – cửa phóng tên lửa. Lớp màng bảo vệ có hình vòm và được chế tạo từ nhựa phenolic hoặc amiăng cường lực.

Khi phóng tên lửa, nhờ có các quả đạn hình cầu nạp chất nổ thường được lắp ở phía trong lớp màng phát nổ, xé rách tấm màng ở giữa và một số cạnh tấm màn chắn nước. Hầm phóng có các đầu giắc cắm kiểu mới, cho phép kết nối hầm phóng, tên lửa với các thiết bị điểu khiển phóng đạn, giắc cắm này sẽ tự động tuột ra vào thời điểm phóng đạn.

Trên tàu ngầm Ohio lắp hệ thống điều khiển phóng đạn loại Mk 98, hệ thống điều khiển chuẩn bị cho tất cả các tên lửa chuyển trạng thái từ thường xuyên lên tăng cường trong vòng 15 phút.

Trong thời gian trước khi phóng tên lửa, hệ thống điều khiển bắn sẽ tiền hành các tính toán về tầm bắn, nạp thông tin vào bộ nhớ máy tính tên lửa, tiến hành các hoạt động chuẩn bị phóng đạn, kiểm tra đạn trước khi phóng sẵn sàng tiến hành phóng tên lửa, Trong hệ thống điều khiển phóng tên lửa có máy tính đường đạn Mk 98, tổ hợp máy tính này có khả năng trước thời điểm chuẩn bị phóng nạp thông tin mục tiêu cho tất cả các tên lửa trong cùng một lúc.

Trước khi phóng tên lửa, trong hầm tàu được tăng cường áp lực khí nén. Trong mỗi hầm phóng để tạo ra hỗn hợp khí nén đã được lắp đặt bình bột tạo áp lực (PAD). Khí gas, thoát ra từ bình PAD, đi qua thùng chứa nước, một phần đã được làm nguội và tràn vào phía dưới của cốc phóng đạn hình trụ, đẩy tên lửa phóng lên với gia tốc khoảng 10g. Tên lửa bị đẩy ra khỏi hầm phóng với vận tốc 50m/s.

Khi tên lửa chi chuyển lên phía trên sẽ xé tan lớp màn chắn bảo vệ, và nước tràn vào hầm phóng. Cửa phóng tên lửa của hầm phóng tự động đóng lại sau khi tên lửa thoát ra, nước từ hầm phóng được máy bơm hút vào các bể dự bị đặc biệt. Để giữ được thăng bằng và độ sâu của tàu khi phóng tên lửa hệ thống ổn định thân tầu sử dụng tổ hợp con quay hồi chuyển để điều khiển các cánh ổn định đồng thời điều tiết lượng nước trong các bồn nước dằn tầu.

Tên lửa đạn đạo được phóng liên tục với giãn cách từ 15 – 20 s ở độ sâu đến 30m, tốc độ hải trình là 5 knots và biển động đến cấp 6. Tất cả các tên lửa đều có thể phóng trong cùng một loạt có giãn cách (thử nghiệm chưa bao giờ thực hiện phóng hết tất cả cơ số đạn mà thường chỉ thử nghiệm theo phương pháp ngẫu nhiên lựa chọn).

Dưới nước, tên lửa di chuyển không điều khiển, khi tên lửa thoát ra khỏi mặt nước, theo tín hiệu nhận được của sensor cảm biến gia tốc sẽ khởi động động cơ đẩy tầng thứ nhất. Theo chế độ tiêu chuẩn sẽ khởi động động cơ trên độ cao so với mặt nước biển là 10 – 30 m.

Độ chính xác của định vị vị trí tàu ngầm xác định bởi các thống số của hệ thống điều hướng – hoa tiêu dẫn đường từ hệ thông định vị vệ tinh Loran-C and NAVSTAR. Khai thác sử dụng các hệ thống này kết hợp với việc đưa vào sử dụng hệ thống ổn định ESGN con quay hồi chuyển với mô tơ điện treo tự do đã nâng khả năng xác định chính xác tọa độ vị trí của tàu lên từ 4 -6 lần so với các tàu ngầm thế hệ trước.

Tên lửa Trident II D-5 có thể được lắp đặt hai loại đầu đạn hạt nhân — W76 đương lượng nổ 100 kt và W88 đương lượng nổ 475 kt. Trong trường hợp tải trọng cao nhất tên lửa đạn đạo có thể mang tới 8 đầu đạn thứ cấp W88 hoặc 14 đầu đạn W76 trên tầm xa hỏa lực là 7360. Sử dụng các thiết bị định vị hàng không đồng bộ với việc nâng cao hiệu quả của các thiết bị dẫn đường đã giảm độ sai lệch so với trung tâm mục tiêu của W88 КВО còn 90—120 м.

Để tiêu diệt các hầm phóng tên lửa của đối phương, các trắc thủ tên lửa tàu ngầm sử dụng phương pháp xác định tọa độ “2 trong 1” nhằm vào một mục tiêu hầm phóng tên lửa là 2 đầu đạn từ 2 tên lửa Trident II khác nhau. Xác suất trúng mục tiêu đạt đến 0,95. Các đầu đạn thứ cấp W88 được chế tạo là 400 đơn vị. Do đó đại đa số các tên lửa được lắp đặt các đầu đạn W76. Trong trường hợp sử dụng các đầu đạn thứ cấp có đương lượng nổ thấp hơn, xác suất tiêu diệt mục tiêu hầm phóng tên lửa đạt đến 0,84.

Lượng tên lửa tàu Ohio mang theo được đánh giá có sức mạnh bằng tất cả số bom đạn được các phe sử dụng trong đại chiến thế giới thứ hai. Chỉ cần một tàu Ohio khai hỏa vũ khí hạt nhân cũng dư sức hủy diệt toàn bộ một lục địa.

Tại thời điểm hiện này, theo các điều khoản của Hiệp ước cắt giảm vũ khí tiến công chiến lược START trên mỗi tên lửa chỉ được mang không quá 8 đầu đạn thứ cấp. Để đạt được tầm bắn xa nhất trên mỗi tên lửa được lắp 6 đầu đạn W88 hoặc 8 đầu đạn W76. Chính vì vậy vào năm 2007 số lượng đầu đạn thứ cấp được lắp trên các tên lửa đạn đạo là 404 đơn vị W88 và 1712 đầu đạn W760. Theo thông bảo của Chuẩn đô đốc Hải quân Raymond G. Jones các đầu đạn W88 chỉ được lắp trên 4 tàu ngầm nhóm hai của lớp Ohio.

Mỗi chiếc tàu ngầm Ohio trong số 4 tàu nhóm 1 được lắp 154 tên lửa hành trình Tomahawk 22 trong số 24 hầm phóng được thiết kế lại để lắp các ống phóng đạn thẳng đứng của tên lửa hành trình. Mỗi hầm phóng tên lửa được thiết kế lại và lắp đến 7 ống phóng tên lửa hành trình thẳng đứng.

Hai hầm phóng gần với boong thượng được lắp hệ thống khoang đóng mở tự động ngầm. Trong các khoang này được lắp tàu ngầm mini ASDS ( Advanced SEAL Delivery System) hoặc các module thiết bị lặn DDS ( Dry Deck Shelter) để đưa lực lượng đặc biệt ra khỏi tàu ngầm hoặc quay về tàu, khi tàu đang ở trạng thái lặn ngầm.

Các khí tài này có thể được lắp đồng thời 2 chiếc, hoặc mỗi loại một chiếc, số lượng không quá 2. Khi lắp và khai thác sử dụng các thiết bị này, thông thường sẽ phải khóa một phần các hầm phóng tên lửa, đối với tàu ngầm mini, số lượng hầm phóng bị khóa là 3, đối với module khí tài lặn ngầm DDS ngắn hơn, hai hầm phóng đạn sẽ bị khóa.

Tàu ngầm Ohio có thể mang bổ xủng thêm 66 quân nhân thực hiện nhiệm vụ đặc biệt dưới nước của Lực lượng SEAL hoặc lính thủy đánh bộ. Trong các chiến dịch ngắn ngày, thời gian cơ động ngầm không quá dài, có thể tăng cường đến 102 người.

Ngư – thủy lôi

Tất cả các tàu ngầm đều được lắp đặt 4 ống phóng ngư lôi tự bảo vệ. Các ống phóng ngư lôi nằm ở phần mũi tàu với một góc nghiêng nhỏ so với mặt phẳng đường kính của tàu. Trong biên chế, cơ số ngư lôi là 8 đạn Mk-48, được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi.
Đài sonar trên tàu ngầm Ohio

Trong quá trình đóng tàu ngầm lớp Ohio, đã lắp đặt đài radar trinh sát thủy siêu âm AN/BQQ-6, một biến thể nâng cấp hiện đại của sonar AN/BQQ-5 được lắp đặt trong tàu ngầm đa mục đích. Trong các tàu ngầm, đài sonar hoạt động chủ yếu ở chế độ thụ động – thu các tín hiệu thủy siêu âm. Trong tổ hợp đài AN/BQQ-6 đã được lắp đặt một loạt các đài sonar thứ cấp khác.

Cơ sở căn bản của tổ hợp là đài sonar 2 chế độ chủ động và thụ động AN/BQS-13 nhưng có những hạn chế nhất định ở chế độ phát chủ động nếu so sánh với đài sonar AN/BQQ-5. Đài sonar có một anten hình cầu đường kính 4,6 m, được tạo thành bởi 944 hydrophone. Anten thu thụ động AN/BQR-23 là một khối bảo giác bao gjoomf có 104 hydrophones, bao bọc phía bên ngoài của chụp elip mũi tầu. Anten thu thụ động của đài sonar AN/BQR-15 là một an ten kéo theo tầu TB-29 có chiều dài là 47,7 m trên một đoạn cáp dài 670 m.

Các tín hiệu thu được từ đài sonar được xử lý bằng máy tính sonar công suất lớn AN/BQR-23. Khi cơ động hành quân anten được xếp gọn trên thân tầu phía trên về bên trái. Để thực hiện các nhiệu vụ hoa tiêu điều hướng và dẫn đường cho hải trình sử dụng đài sonar chủ động AN/BQR-19.

Trong các tình huống địa hình phức tạp như bơi ngầm dưới nước và các hoạt động chống mìn sử dụng anten chủ động tầm gần AN/BQS-15. Khi bơi trên mặt nước biển tàu ngầm Ohio sử dụng radar AN/BPS-15A (trên tàu ngầm SSBN 741—743 lắp đặt (AN/BPS-16).
Trong quá trình hiện đại hóa theo chương trình A-RCI (Acoustic Rapid COTS Insertion) tất cả các đài sonar của tàu ngầm Mỹ, bao gồm cả AN/BQQ-6 được hiện đại hóa theo phương án AN/BQQ-10. Từ 4 đài sonar riêng biệt đã sử dụng một đài chung COTS (commercial-off-the-shelf) với cấu hình thiết kế mở cho phép dễ dàng nâng cấp bằng các module.

Hệ thống cũng như khả năng như lập bản đồ bằng các tín hiệu thủy siêu âm (PUMA — Precision Underwater Mapping and Navigation), cho phép định dạng bản đồ thủy văn có khả năng xác định cao, khả năng xác định được cả những vật thể nhỏ như các loại thủy lôi, mìn đáy, đồng thời có khả năng hoạt động dạng Net, trao đổi thông tin với các hạm tàu khác. Tiến trình hiện đại hóa lần đầu tiên đã được thực hiện đối với tàu ngầm Alaska vào mùa thu năm 2000.

Để phát hiện khả năng bị chiếu xạ bằng sóng siêu âm sử dụng đài AN/WLR-10. Đồng thời đồng bộ với hoạt động trên tàu là đài trinh sát sonar AN/WLR-8(V)5 trên mặt biển cảnh báo sớm về hiện tượng chiếu xạ radar hoạt động ở dải tần số 0,5—18 GHz. SSBN được bố trí 8 ống phóng đạn gây nhiễu loại Mk2 nhằm chống bức xạ siêu âm và đài gây nhiễu và tác chiến điện tử sonar AN/WLY-1.
Đài hoạt động tự động tìm kiếm xác định chủng loại ngư lôi tấn công đồng thời xác định loại tín hiệu gây nhiễu thủy siêu âm để phá hủy ngư lôi hoặc đánh lạc hướng. Tàu ngầm còn được trang bị đạn giả định dạng tàu ngầm Mk70 MOSS (Mobile Submarine Simulator), được phóng ra từ ống phóng ngư lôi. Hiện nay, các loại đạn giả mô phỏng tàu ngầm được đưa lên lưu kho trên bờ trong thời gian vô hạn định.

Tàu ngầm lớp Ohio được trang bị kính tiềm vọng loại Kollmorgen Type 152 và Type 82.

'Kẻ hủy diệt' lang thang trên đại dương

Để phục vụ cho các tàu ngầm Ohio, đã hiện đại hóa hai căn cứ hải quân - một ở bờ biển Thái Bình Dương (căn cứ hải quân Bangor, bang Washington) và một trên Đại Tây Dương (căn cứ hải quân tại vịnh Kings, Bang Georgia). Mỗi cơ sở được thiết kế để cung cấp dịch vụ cho 10 tàu ngầm. Trên các căn cứ được xây dựng và lắp đặt trang thiết bị để tiếp nhận, cung cấp vũ khí, đạn, dịch vụ kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ các tàu ngầm. Đồng thời cũng xây dựng doanh trại cho các thủy thủ đoàn nghĩ ngơi và học tập.

Trên mỗi căn cứ đều có các trung tâm huấn luyện để tập huấn kỹ chiến thuật các thủy thủ đoàn. Trung tâm có thể tiếp nhận và huấn luyện trong năm đến 25.000 quân nhân. Các mô hình học cụ mô phỏng cho phép thủy thủ đoàn học điều khiển tàu ngầm trong mọi điều kiện thời tiết, môi trường và địa hình thủy văn, bảo gồm cả các tình huống phóng tên lửa và ngư lôi. Huấn luyện sĩ quan hải quân được thực hiện trên thành phố Groton.

Từ năm 1997 tàu ngầm Ohio là loại tàu ngầm duy nhất của Hải quân Mỹ mang tên lửa đạn đạo cấp chiến lược còn nằm trong biên chế sẵn sàng chiến đấu. Tất cả các tàu ngầm khác loại đều được đưa ra khỏi biên chế sẵn sàng chiến đấu của lực lượng Hải quân. Cũng năm 1997, Hải quân Mỹ tiếp nhận chiếc tàu ngầm lớp Ohio cuối cùng được chế tạo — USS Louisiana (SSBN-743).

Với số lượng hiện có là 18 tàu ngầm Ohio, SSBN tiến hành từ 3 -4 chuyến hải tuần trong một năm, chiếm 50 – 60% thời gian ngoài biển lớn theo thống kê số liệu năm 2008. Cũng trong năm 2008 , các tàu ngầm đã thực hiện 31 chuyến hải tuần với thời gian, thời gian mỗi chuyến là 60 – 90 ngày dưới biển.

Nằm trong bộ ba răn đe hạt nhân, để tránh không bị phát hiện, trừ số ít người liên quan, không ai biết các tàu ngầm hạt nhân Ohio đang lang thang ở đâu trên đại dương và chúng có thể nhận lệnh tấn công bất cứ lúc nào nếu Mỹ cảm thấy bị đe dọa.

>> Sức mạnh siêu tăng số 1 châu Á

Ngày 27/04 vừa qua, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đầu đội mũ lính tăng, mình mặc quân phục rằn ri cưỡi trên xe tăng Type-10 của Nhật Bản đã khiến dư luận quan tâm chú ý. Các chuyên gia quân sự cho biết, loại xe tăng này có tính năng hết sức ưu việt, xếp hạng hàng đầu châu Á.

>> Xe tăng sẽ sớm biến mất khỏi lục quân Tây Âu?
>> Hành trình phát triển xe tăng của Ấn Độ

Type-10 là loại xe tăng chủ lực do Nhật Bản tự sản xuất, là sản phẩm của chuyển biến tư duy chiến lược quân sự, khởi nguồn từ thời kỳ chiến tranh lạnh. Thời điểm đó, để ngăn chặn các cụm xe tăng mạnh của Liên Xô đổ bộ lên Hokkaido, Nhật Bản chú trọng phát triển loại xe tăng hạng nặng, thiên về phòng ngự, không có tính năng cơ động chiến lược là Type-90 (tải trọng trên 50 tấn).

Gần đây, tuy Nhật vẫn tuyên bố với cộng đồng quốc tế về chiến lược “phòng thủ để tự vệ” nhưng vẫn âm thầm phát triển một loại xe tăng có kích cỡ nhỏ hơn, trọng lượng thấp hơn nhưng trang bị, vũ khí cực kỳ hiện đại, có khả năng tấn công và tự bảo vệ rất mạnh là xe tăng Type-10. Điều này đã thể hiện rõ ràng sự chuyển mình trong tư duy chiến lược quân sự của họ.

Đầu thế kỷ 21, Nhật Bản bắt đầu tích cực theo đuổi một chiến lược quân sự hướng ngoại, nhấn mạnh mối đe dọa từ các phần tử khủng bố và lực lượng đặc nhiệm, tích cực tìm kiếm cơ hội để luyện quân bên ngoài lãnh thổ. Vì vậy, Nhật đã quyết tâm nghiên cứu, chế tạo thế hệ xe tăng chủ lực hiện đại Type-10 để làm “quả đấm chủ lực” của lực lượng lục quân.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Xe tăng Type 74 (trái) và Type 10 (phải) của Nhật Bản

Theo kế hoạch, Type-10 sẽ bổ sung và dần dần thay thế cho 2 thế hệ xe tăng Type-74 và Type-90 hiện đang sử dụng. Do bản “Hiến pháp Hòa bình”, trong một khoảng thời gian nhất định tới đây, Nhật Bản vẫn sẽ chỉ giới hạn phạm vi hoạt động trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh lãnh thổ.

Tuy nhiên, để đối phó với khả năng xảy ra xung đột quân sự với các nước xung quanh trong tương lai, Nhật Bản vẫn quyết định nâng cao năng lực tác chiến cho lực lượng xe tăng hiện có và nghiên cứu, phát triển thế hệ xe tăng mới bằng những công nghệ tiên tiến hàng đầu thế giới, có khả năng hoàn thành tất cả các yêu cầu nhiệm vụ tác chiến trong và ngoài nước.

Type-10 là sản phẩm của Mitsubishi Heavy Industries, thuộc loại xe tăng chủ chiến nằm giữa thế hệ thứ 3 và thế hệ thứ 4. Nó có trọng lượng không tải 43,25 tấn, đủ trang bị là 48 tấn; chiều dài 9,483m, rộng 3,24m, cao 2,3m; kíp lái gồm 3 người (chỉ huy, pháo thủ và lái xe).


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Type 10 được trang bị hệ thống hỏa lực rất mạnh

Về vũ khí, Type-10 được trang bị pháo nòng trơn 120mm L44 do công ty Steel Works, Ltd của Nhật chế tạo. Ngoài ra nó còn được trang bị súng máy M2HB 12,7mm, súng máy 7,62mm Type 74. Type-10 có khả năng hành trình liên tục 440km mới phải tiếp dầu.

Hệ thống động lực của Type-10 sử dụng động cơ Diezen 4 thì, 8 xi-lanh V8 có lực đẩy 895kW (1200 hp) thế hệ mới nhất do Công ty MHI của Nhật chế tạo, giúp nó đạt vận tốc lên tới 70km/h ngay cả khi hành tiến phía trước hay giật lùi.

Type-10 có thể triển khai cơ động trên toàn phạm vi lãnh thổ Nhật Bản, với trọng lượng nhỏ hơn các loại xe tăng chủ chiến của các quốc gia khác từ 8 - 15 tấn và động cơ cực mạnh, nó có thể tác chiến rất tốt trên các địa hình đồi núi, rừng rậm, đầm lầy, có thể chạy được trên tất cả các địa hình cầu cống, đường sá trên lãnh thổ Nhật Bản và phù hợp với mọi loại xe chở tăng cơ động.

Type-10 được chế tạo dựa trên những thành quả tiên tiến nhất của công nghệ điện tử và tự động hóa trong sản xuất xe tăng. Trên xe trang bị hệ thống chỉ huy, kiểm soát, thông tin, máy tính và tình báo C4I (Command, Control, Communications, Computers, & Intelligence), có thể tự động hóa việc kết nối và trao đổi thông tin giữa các xe tăng trong phân đội, nâng cao rất mạnh khả năng phối hợp tác chiến trên chiến trường.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Type 10 có hệ thống vỏ thép chế tạo trên cơ sở công nghệ Nano, dạng kết cấu Module

Hệ thống điều khiển hỏa lực của Type-10 có thể bảo đảm khả năng tiêu diệt mọi loại mục tiêu. Tính năng này kết hợp với thiết kế hệ thống vỏ thép chế tạo trên cơ sở công nghệ Nano, dạng kết cấu Modul giúp lớp áo giáp có trọng lượng nhẹ nhưng có khả năng chống đạn xuyên, đạn phá, đạn cháy đã nâng cao khả năng tự bảo vệ cho Type-10.

Một quan chức lãnh đạo Bộ Quốc phòng Nhật Bản chỉ ra, bất kể là khi đôi công với xe tăng địch hay lực lượng du kích sử dụng các phương tiện chống tăng, Type-10 đều thể hiện khả năng vượt trội, có thể xếp hạng “Xe tăng số 1 châu Á”.

Hiện nay, lực lượng lục quân Nhật Bản đã trang bị 39 chiếc xe tăng Type-10. Điều đáng ngạc nhiên là việc triển khai nhanh xe tăng Type-10 không chỉ dựa vào xe chuyên chở hoặc khả năng tự cơ động của nó, mà còn được triển khai trên tàu đổ bộ lớp Osumi. Điều này thể hiện rõ sự quyết tâm đột phá vào bản “Hiến pháp hòa bình” của Nhật Bản, để họ có khả năng tiến hành các hoạt động tác chiến bên ngoài lãnh thổ.

Bước vào thế kỷ 21, Nhật Bản bắt đầu điều chuyển quân đội ra nước ngoài để nâng cao tầm ảnh hưởng. Sau khi bùng phát chiến tranh Iraq, lực lượng phòng vệ của Nhật đã cử một đơn vị đến miền nam Iraq tham gia vào công tác gìn giữ hòa bình, đơn vị này chỉ được trang bị một số xe thiết giáp hạng nhẹ kiểu bánh lốp 4x4 Komatsu.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Type 10 được giới quân sự đánh giá là xe tăng số 1 châu Á

Loại xe chiến đấu bộ binh này được trang bị tháp pháo dạng bán khép kín và súng máy 12,7mm, rất phù hợp với nhiệm vụ tuần tiễu ở khu vực giao tranh có mức độ ác liệt thấp. Tuy Nhật Bản đã rút quân khỏi Iraq, Type-10 vẫn chưa được thử lửa ở trên chiến trường, nhưng việc họ tiếp tục gửi quân ra nước ngoài chắc chắn sẽ không dừng lại ở đây.

Một khi lực lượng lục quân Nhật tham dự vào chiến trường có mức độ khốc liệt cao hơn, thường xuyên chịu sự uy hiếp của các loại bom, mìn, rocket hoặc pháo lựu đạn, các loại thiết giáp hạng nhẹ bánh lốp sẽ không đủ khả năng đối phó trong khi xe tăng Type-90 quá cồng kềnh và bất tiện.

Khi đó, chắc chắn loại xe tăng có trọng lượng nhẹ hơn, hỏa lực mạnh hơn như Type-10 sẽ thể hiện được tất cả các phẩm chất ưu việt của nó, thể hiện đúng tính chất là “quả đấm thép” của lục quân, khi đó mọi người sẽ thấy được Type-10 bộc lộ hết tính năng của “xe tăng số 1 châu Á”.

>> Tên lửa Khalije Fars - sát thủ tàu sân bay mới của IRAN làm Mỹ choáng ?

Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, Iran không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.

>> Tên lửa Club: 'Sát thủ giấu mặt' kinh hoàng của tàu chiến mặt nước
Từ ngày 3-5/5 vừa qua, Israel đã liên tiếp tiến hành các cuộc không kích vào Syria để ngăn chặn các đoàn xe chở vũ khí cho lực lượng Hezbollah trên đất Lebanon. Thế nhưng, điều mà người Israel nhằm vào chính là kho tên lửa đạn đạo đất đối đất Conqueror-110 do Iran chế tạo.

Loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn này được chế tạo trên cơ sở tên lửa Đông Phong-11 của Trung Quốc. Nó thuộc dạng tên lửa nhiên liệu rắn, có điều khiển, bắt đầu thử nghiệm năm 2002, hiện nay đã được Iran phát triển đến thế hệ thứ 4.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tàu sân bay luôn là đối tượng tấn công của các loại tên lửa chống hạm khủng

Theo thông tin trên website của Tạp chí “Học giả ngoại giao” (The Diplomat) của Nhật Bản ngày 11/5, loại tên lửa đạn đạo chống hạm có uy lực cực lớn của Iran được đặt tên là Khalije Fars “Persian Gulf” cũng được chế tạo trên cơ sở của Conqueror-110. Theo các phương tiện truyền thông của Iran, loại tên lửa siêu âm đầu đạn 650kg này có khả năng đối phó với mọi phương tiện đánh chặn, có khả năng tấn công chính xác tuyệt vời.

Phiên bản cải tiến của loại tên lửa chống hạm này bắt đầu thử nghiệm đầu năm 2011, sau đó một thời gian ngắm Iran tuyên bố loại tên lửa này đã được sản xuất hàng loạt. Trong 1 vài lần phóng thử sau đó, quan chức quân sự Iran cho biết, khi tấn công các mục tiêu giả chiến hạm trên vịnh Ba Tư (Vịnh Persian), loại tên lửa này đã đạt hiệu suất chính xác tới 100%.

Trong 1 bản báo cáo của Viện nghiên cứu quốc phòng Anh năm 2011, từ rất lâu, Iran đã để tâm nghiên cứu các loại tên lửa chống hạm ưu việt. Bắt đầu nghiên cứu từ đầu thập niên 90 thế kỷ XX, họ không ngừng dựa trên các thiết kế của Trung Quốc để phát triển các thế hệ tên lửa chống hạm và đã có những bước tiến vượt bậc, thậm chí có mặt đã vượt qua Trung Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay Khalije Fars “Persian Gulf” của Iran

Tháng trước, Thứ trưởng Quốc phòng Iran Majid Bokaei tuyên bố: “Iran thiết kế và chế tạo loại tên lửa chống hạm khủng khiếp này trên cơ sở tên lửa đạn đạo đất đối đất. Sau khi phóng thử lần đầu tiên loại tên lửa này, chúng tôi đã tận mắt chứng kiến các tàu chiến của hạm đội Mỹ rút lui khỏi Vịnh Persian”.

Ông cho biết thêm rằng tên lửa vừa được phóng thử là một phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo đất đối đất mà nước này đang sở hữu và được cho là một tên lửa “đạn đạo” chứ không phải là tên lửa “hành trình”.

Tuy có một số chuyên gia quân sự hoài nghi về khả năng tấn công các mục tiêu cơ động của loại tên lửa này nhưng rõ ràng tên lửa chống tàu sân bay Persian đã có rất nhiều cải tiến vượt bậc so với thế hệ tên lửa chống hạm ban đầu. Ví dụ như tầm bắn cao hơn, sử dụng nhiên liệu rắn (hiện trên thế giới rất ít nước chế tạo được tên lửa chống hạm nhiên liệu rắn, mà chủ yếu là tên lửa đạn đạo), đặc biệt là nâng cao độ chính xác cao trên hành trình bay và điều khiển quán tính ở đoạn giữa.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E1 của Nga

Tuy Iran không công bố mục tiêu nhằm vào của các loại tên lửa này nhưng rõ ràng loại tên lửa có đầu đạn nặng tới 650 kg này được chế tạo với mục đích chuyên trị những tàu sân bay khổng lồ của Mỹ, những tuần dương hạm hoặc tàu sân bay khoảng 4 vạn tấn còn quá “nhẹ ký” so với nó.

Quả thực, đầu đạn tên lửa Iran nặng gấp rưỡi trọng lượng đầu đạn của một số “sát thủ tàu sân bay” của một số nước khác như Hùng Phong-3 của Đài Loan (TQ), 3M-54E1 của Nga (đầu đạn 400 - 450kg). Với sức công phá này, những tàu sân bay khổng lồ lớp Nimizt có lượng giãn nước 90.000 tấn của Mỹ hoàn toàn có thể bị đánh đắm bởi chỉ 1 quả tên lửa.
“The Diplomat” cho biết thêm, để đối phó với những tình huống khẩn cấp, thời gian gần đây hải quân Mỹ đã tiến hành một loạt hoạt động quân sự ở khu vực này, ví dụ như cuộc diễn tập rà quét lôi quốc tế trên vịnh Persian ở khu vực duyên hải Bahrain với sự tham gia của 41 quốc gia.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa hành trình chống hạm Hùng Phong - 3 của Đài Loan (TQ)

Để đáp trả lại, Iran cũng đã tiến hành một loạt các hành động trả đũa như liên tiếp phóng thử tên lửa chống hạm, đưa vào biên chế hệ thống rà quét lôi tiên tiên nhất trên chiến hạm… Sau các động thái đó, Iran đã nhiều lần trấn an các nước khác, đặc biệt là các nước láng giềng, rằng sức mạnh quân sự của họ không nhằm đe dọa các nước khác mà chỉ để tự vệ trước sự uy hiếp của Mỹ.


(Soha)

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

>> Tìm hiểu tàu tên lửa đệm khí Bora của Nga

Với tốc độ lên tới 55 hải lý/h và mang theo tới 8 tên lửa chống hạm siêu âm Moskit, tàu tên lửa đệm khi Bora có thể hạ gục bất cứ tàu sân bay nào.

>> Đội tàu chiến Nga đến Syria để làm gì?
>> Điểm khác biệt của Gepard 3.9 Việt Nam và Gepard Nga

Tàu đệm khí mang tàu tên lửa Project 1239 Bora được thiết kế để tiêu diệt các tàu nổi, tàu tiến công cao tốc và tàu vận tải đối phương trong mọi khu vực biển gần và trong bán kính tác chiến gần trên khu vực biển mở một cách độc lập hay như một tàu flagship của biên đội tàu.



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Project 1239

Project 1239 được ngành thiết kế chiến hạm Liên xô (cũ) kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá thực sự trong ngành đóng tàu chiến. Lần đầu tiên trên thế giới, người ta đã đưa được 8 tên lửa chống hạm hạng năng lên một con tàu hộ vệ có độ choán nước chỉ 1.050 tấn nhưng lại có tốc độ như một chiếc thủy phi cơ. Về nguyên tắc, điều này là không thể vì con tàu rất nhỏ và không ổn định.

Tuy nhiên, cục thiết kế Almaz ở Leningrad (nay là St.Peterburg) đã thiết kế Bora là con tàu hai thân hẹp có chiều dài 64 m, rộng 17,2m với vật liệu hợp kim nhôm nhẹ và rất bền và áp dụng nguyên tắc thiết kế của tàu đệm khí. Chính hai ý tưởng này đã tạo nên con tàu chiến có một không hai trên thế giới.

Nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa các loại vũ khí và hệ thống định vị tốt, Bora có khả năng phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu nổi, mục tiêu bay bằng tên lửa hoặc pháo ở tầm bắn hiệu quả xa nhất trong điều kiện nhiễu nặng và biển động mạnh (tới cấp 5). Các thiết bị tác chiến điện tử chủ động và thụ động giúp tàu tự bảo vệ hiệu quả trước đòn tấn công tên lửa của đối phương.

Vũ khí chính trên Bora là 8 tên lửa siêu âm chống tàu hạng nặng Moskit P-270 (tên NATO SS-N-22 Sunburn). Moskit có thể đạt vận tốc cao nhất là 3 mach và vận tốc tối thiểu để duy trì độ cân bằng là 2,2 mach nhanh gấp ba lần tên lửa hành trình Harpoon của Mỹ.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa chống tàu Moskit P-270

Với các tên lửa có tốc độ thấp như Harpoon hay Exocet của Pháp thì theo lý thuyết tên lửa sẽ mất khoảng 120-150 giây để có thể đâm vào tàu chiến đối phương. Với thời gian này các tàu chiến có thể phát hiện và vận hành hệ thống phòng thủ đánh chặn như phát sóng làm nhiễu, vận hành động cơ phóng tên lửa đánh chặn hay vận hành pháo tự động chỉnh với tốc độ cao bắn vào tên lửa.

Nhưng với Moskit thì khác, tốc độ cực cao nó chỉ cho các tàu chiến khoảng 25-30 giây để có thể phát hiện và vận hành hệ thống phòng thủ, hệ thống làm nhiễu sẽ không hiệu quả khi tên lửa đến quá gần, không đủ thời gian để vận hành động cơ phóng tên lửa đánh chặn và tên lửa bay quá nhanh để có thể bắn vào nó với pháo tự động một cách chính xác.

Ngoài ra, Bora còn có hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp Osa-MA và hai sáu súng gatling sáu nòng AK-6-30M 30mm, pháo hạm AK-176 cỡ nòng 76,2 mm. Cho đến khi Liên xô sụp đổ, mới có hai chiếc Bora thuộc dự án 1239 được đóng, hiện nay một chiếc được trang bị cho Hạm đội Baltic, chiếc còn lại thuộc Ham đội biển Đen.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Project 1239

Mặc dù chỉ có một chiếc nhưng theo các chuyên gia quân sự phương Tây, sự ra đời của Bora đã làm thay đổi cán cấn lực lượng trên biển Đen. Cho đến nay, trong kho vũ khí của hải quân NATO không có loại nào đủ sức để năng chặn mục tiêu di động với vận tốc khoảng gần 100 km/h như Bora.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi "Bora" là trọng tâm của tất cả các chuyên gia hải quân tập trung tại triển lãm IDEF-2013 ở Istanbul.


(Quân sự Nga)

>> Vũ khí đánh chặn tên lửa hành trình của Việt Nam

Theo học thuyết tác chiến hiện đại, nhiều khả năng tên lửa hành trình sẽ là vũ khí đầu tiên được bên tấn công sử dụng. Vậy Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng?

>> Hệ thống phòng không tầm thấp của Việt Nam trong tương lai

Ngày nay, tên lửa hành trình tấn công mặt đất phóng từ tàu chiến, bệ phóng di động trên đất liền, tên lửa chiến dịch-chiến thuật đã trở thành vũ khí chủ lực trong các chiến dịch quân sự của bên tấn công. Tốc độ nhanh, hỏa lực mạnh, khả năng tấn công phủ đầu từ xa, tên lửa hành trình là vũ khí tiêu biểu cho chiến thuật áp chế phòng không đối phương SEAD.

Tên lửa hành trình thực sự là một vũ khí rất khó “nhai” đối với bất kỳ lực lượng phòng không nào, nó có khả năng bay men theo địa hình nên việc phát hiện từ xa rất khó khăn. Nói như vậy không có nghĩa là tên lửa hành trình không có điểm yếu. Tốc độ chậm, dễ bị gây nhiễu chính là 2 điểm yếu chí tử của nó.

Ngoài việc gây nhiễu hệ thống dẫn đường bằng GPS làm cho tên lửa bị lệch mục tiêu, bắn hạ tên lửa bằng vũ khí phòng không cũng là một phương pháp rất hiệu quả để vô hiệu hóa khả năng chiến đấu của nó. Vấn đề đang được quan tâm là Việt Nam có những vũ khí nào có thể “điều trị” chúng.

ZSU-23-4

Một trong những vũ khí có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình trong biên chế phòng không Việt Nam là pháo phòng không tự hành tầm thấp ZSU-23-4. ZSU viết tắt của cụm từ Zenitnaya Samokhodnaya Ustanovka (phiên âm tiếng Nga) có nghĩa là (phòng không tự hành gắn kết), 23 là chỉ đường kính nòng pháo 23mm, 4 có nghĩa là số lượng pháo được gắn kết trên hệ thống.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 của Việt Nam khai hỏa tiêu diệt mục tiêu.

Đây là loại pháo phòng không tự hành được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay tầm thấp, ZSU-23-4 thường được triển khai xen kẽ để bảo vệ đội hình tăng-thiết giáp trước máy bay đối phương. ZSU-23-4 có tốc độ bắn từ 800-1000 phát/phút, tầm bắn 2.500 mét.
Hệ thống tích hợp sẵn radar điều khiển hỏa lực và thiết bị ngắm bắn quang học trên khung gầm xe bánh xích TM-575. Biến thể nâng cấp gần đây tích hợp thêm từ 4-6 tên lửa phòng không tầm thấp 9K38 Igla hoặc 9K310 Igla-1 cùng hệ thống điều khiển hỏa lực nâng cấp, máy tính đường đạn thế hệ mới.

Sức mạnh chiến đấu của hệ thống được tăng lên từ 2-2,5 lần so với trước, việc bổ sung thêm tên lửa giúp hệ thống đối phó hiệu quả với những mục tiêu khó xơi như tên lửa hành trình.

Hệ thống phòng không tích hợp Palma

Đây là hệ thống phòng không tích hợp có khả năng “đặc trị” tên lửa hành trình mạnh nhất của Việt Nam. Hệ thống Palma được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa Gepard-3.9 HQ-011 Đinh Tiên Hoàng và HQ-012 Lý Thái Tổ.

Palma bao gồm 2 pháo bắn siêu nhanh AO-18KD 6 nòng x30mm mỗi khẩu, loại pháo này có tốc độ bắn lên đến 6000-10.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Khi bắn hệ thống tạo nên một màn đạn dày đặc đủ sức tiêu diệt bất kỳ loại tên lửa hành trình nào.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Cận cảnh hệ thống phòng không tích hợp Palma trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 của Hải quân Việt Nam.

Ngoài ra, hệ thống còn được tích hợp 8 tên lửa siêu thanh dẫn bằng laser Sosna-R. Palma có thể đánh chặn đồng thời 6 mục tiêu ở cự ly 200-8.000 m và bay ở độ cao tối đa 3.500 m. Palma được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu quang-điện EOC kết hợp với radar trên tàu và hệ thống kiểm soát tự động SRSCU.

Palma được lập trình để tự động bám bắt và tiêu diệt mục tiêu. Bên cạnh đó hệ thống có thể được điều khiển thông qua hệ thống 10-P5 trên tàu chiến trong trường hợp chế độ tự động hoạt động không hiệu quả.

"Lá chắn cuối cùng" AK-630

Một vũ khí khác cũng cực kỳ lợi hại trong việc tiêu diệt tên lửa hành trình là hệ thống phòng thủ tầm cực gần AK-630. Hệ thống này được trang bị trên tàu hộ tống tên lửa lớp Gepard-3.9 , tàu tên lửa cao tốc Tarantul và Molnyia , BPS-500, tàu tuần tra lớp Svetlyak, tàu pháo TT-400TP.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chốt chặn cuối cùng AK-630 trang bị trên tàu tên lửa cao tốc lớp Tarantul của Hải quân Việt Nam.

AK-630 bao gồm một pháo AO-18 6 nòng nhân 30mm với tốc độ bắn lên đến 6.000 phát/phút, tầm bắn hiệu quả từ 3.000-4.000 mét. Hệ thống được điều khiển thông qua radar Vympel MR-123. AK-630 được xem là chốt chặn cuối cùng trên các tàu chiến Việt Nam trước tên lửa hành trình của đối phương.


(Soha)

>> Trung Quốc tự coi mình là bá chủ châu Á?

Vì sao Trung Quốc gây hấn với hầu hết các nước láng giềng? Có lẽ vì Trung Quốc tự coi mình là bá chủ châu Á.

>> Thất bại của 054A: Sự sỉ nhục công nghiệp đóng tàu Trung Quốc


Trong thời gian qua, Trung Quốc đã gây hấn với hầu hết các nước láng giềng. Trên đất liền, Trung Quốc đột nhập sâu vào lãnh thổ Ấn Độ. Trên biển, Trung Quốc đưa tàu tiến sát các hòn đảo và bãi đá ngầm mà Philippines đang chiếm đóng, đưa một đội tàu cá “hùng hổ” tiến tới vùng biển Trường Sa và liên tục đưa tàu công vụ xâm nhập quấy rối ở vùng biển Senkaku/Điếu Ngư. 


Cục Hải dương Nhà nước Trung Quốc có kế hoạch tăng cường tuần tra biển và không loại trừ xung đột quân sự, trong khi giới học giả Trung Quốc đòi cả đảo Okinawa của Nhật Bản…


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao ở Trung Quốc.

Những động thái gây hấn này phản ánh chiến lược quyết đoán liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng của nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình. Điều này cũng cho thấy quân đội Trung Quốc là một thành tố mạnh mẽ trong chiến lược củng cố vị thế của ông Tập trên cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương và Tổng Bí thư ĐCS Trung Quốc.

Qua đó, quân đội Trung Quốc có ảnh hưởng nhiều hơn trong các tính toán chiến lược và phô trương sức mạnh ở những vùng lãnh thổ mà Trung Quốc đang tranh chấp với các nước láng giềng.

Từ nhiều thập kỷ qua, Trung Quốc đã tỏ ra quyết đoán trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Ấn Độ; phản đối đe dọa mọi công ty dầu khí nước ngoài hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông; hành động thô bạo chống Philippines liên quan đến bãi cạn Scarborough và ráo riết trả đũa việc Nhật Bản quốc hữu hóa 3 hòn đảo trong quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

Thế nhưng, khác với trước đây, các hành động xâm phạm lãnh thổ Ấn Độ trên đất liền diễn ra đồng thời với việc Bắc Kinh ráo riết tranh chấp biển đảo và ngang nhiên coi các vùng biển tranh chấp với các nước láng giềng là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc giống như các khu tự trị Tây Tạng, Tân Cương.

Cuộc xâm nhập gần đây của quân lính Trung Quốc vào khu Ladakh là nhằm “nắn gân” quyết tâm bảo vệ lãnh thổ của Ấn Độ, đồng thời nhằm thách thức việc New Delhi tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và triển khai quân đội gần biên giới.

Hành động ngang ngược này xuất phát từ việc Trung Quốc tự coi mình là bá chủ ở châu Á. Nó cũng phản ánh mức độ nghiêm trọng hơn trong tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Quân đội Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng đến tính toán chiến lược và phô trương sức mạnh.

Chiến lược gây hấn với các nước láng giềng của Trung Quốc là một chiến lược phản tác dụng và gây bất lợi cho “giấc mơ Trung Hoa” của ông Tập Cận Bình. Đây là một chiến lược thiển cận và khiến cho các nước láng giềng nghi ngờ về cái gọi là “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc.

Chiến lược thiển cận này đã khiến cho công sức “ve vãn láng giềng” mà Trung Quốc bỏ ra trong nhiều thập kỷ qua “đổ xuống sông, xuống biển” và dẫn đến việc thành lập các liên minh chống Trung Quốc ở trong và ngoài khu vực.

Với việc chỉ còn Pakistan và Triều Tiên là đồng minh, Trung Quốc không thể nào trở thành lãnh đạo châu Á, bất chấp tiềm lực kinh tế và sức mạnh quân sự chiến vị trí số 1 ở châu lục này.

Vụ xâm nhập của binh lính Trung Quốc ở Ladakh sẽ khiến cho Ấn Độ buộc phải lựa chọn đứng về phía các nước chống một Trung Quốc đang ngày càng bị coi là “kẻ bắt nạt” trong khu vực, với các hành vi thiếu kiềm chế chiến lược và ngày càng thô bạo hơn.
Xét theo tất cả các khía cạnh nói trên, Trung Quốc xem ra không phải là một cường quốc thực thụ. Bắc Kinh cần phải suy nghĩ lại về chiến lược khiêu khích đang thúc đẩy các nước láng giềng tham gia liên minh dựa trên chiến lược “kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc”.

Bắc Kinh không nên chỉ đổ lỗi cho phương Tây mưu toan “kiềm chế” Trung Quốc, mà nên nhận thức được rằng chính hành động gây hấn ngày càng độc đoán của mình đang ngày càng khiến cho các nước láng giềng nghi ngờ xa lánh và càng khiến cho Trung Quốc không xứng đáng là một cường quốc có trách nhiệm trên thế giới.

(Phân tích quân sự)

>> Liên Xô từng có ý định tấn công hạt nhân Trung Quốc ? (Phần 1)

Sau một thời gian dài mâu thuẫn, tháng 3/1969, quan hệ giữa Liên Xô (trước đây) và Trung Quốc cuối cùng cũng bùng lên thành xung đột vũ trang.

Trong các ngày 2, 15 và 17/3/1969, quân đội hai nước liên tục nã súng vào nhau. Máu đã đổ và khủng khiếp hơn, nó suýt đặt hai nước trước bờ vực của một cuộc chiến tranh hạt nhân vô tiền khoáng hậu.

>> Nga yếu thế nếu xảy ra chiến tranh với Trung Quốc?
>> Theo báo Nhật : Nga - Trung rút cuộc vẫn đối đầu


Kỳ 1: Nút thắt nguy hiểm

Sau khi xung đột vũ trang bùng phát ở khu vực tranh chấp (đảo Trân Bảo -theo cách gọi của Trung Quốc; đảo Damansky - theo cách gọi của Liên Xô), Mátxcơva đã có những phản ứng hết sức quyết liệt. Thậm chí, phái cứng rắn trong quân đội Liên Xô do Bộ trưởng Quốc phòng, Nguyên soái A. A. Grecho và trợ lý Bộ trưởng, Nguyên soái V. I. Chuikov cầm đầu chủ trương "loại bỏ vĩnh viễn" mối đe dọa Trung Quốc bằng cách sử dụng tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân của quân khu Viễn Đông đánh đòn “phẫu thuật ngoại khoa” nhằm vào các mục tiêu quân sự, chính trị trọng yếu của Trung Quốc.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Khu vực tranh chấp Trung Quốc và Liên Xô năm 1969.

Ngày 20/8, nhận được lệnh từ Mátxcơva, Đại sứ Liên Xô tại Oasinhtơn A. Dobrynin khẩn cấp tới gặp Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ H. A. Kissinger, thông báo ý định sử dụng đòn đánh hạt nhân tấn công Trung Quốc và đề nghị phía Mỹ cho biết ý kiến về vấn đề này. Dụng ý của Cremli đã rõ ràng: nhân lúc quan hệ Trung-Mỹ khi đó cũng rất căng thẳng nếu có ra tay "triệt hạ" Bắc Kinh chí ít là Mỹ cũng giữ vị trí trung lập. Sáng sớm hôm sau, Kissinger vội vã tới Nhà Trắng, vừa gặp Tổng thống Nixon liền rút trong cặp ra mấy tờ giấy viết kín chữ đặt lên bàn nói: "Tổng thống hãy xem. Mátxcơva muốn sử dụng vũ khí hạt nhân tấn công Bắc Kinh. Tối hôm qua, Đại sứ A. Dobrynin đã cùng tôi thảo luận chuyện này suốt đêm. Một số nhân vật ở Cremli quyết định dùng tên lửa hạt nhân để loại trừ mối đe dọa từ Trung Quốc và họ muốn biết ý kiến của chúng ta".

Sau khi tham khảo ý kiến của những quan chức cấp cao của Nhà Trắng, Tổng thống Nixon cho rằng mối uy hiếp lớn nhất đối với các nước phương Tây đến từ Liên Xô, sự tồn tại của một nước Trung Quốc lớn mạnh phù hợp với lợi ích chiến lược của phương Tây. Liên Xô sử dụng tên lửa hạt nhân tấn công Trung Quốc đương nhiên sẽ buộc Bắc Kinh phải ra đòn trả đũa. Lúc đó, ô nhiễm hạt nhân sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới sự an toàn của 250.000 quân Mỹ đóng ở châu Á. Điều đáng sợ nhất là, một khi Liên Xô chứng tỏ được uy lực hạt nhân của mình, "con gấu Bắc cực" này sẽ khiến cả thế giới run sợ, thậm chí là quy thuận và ngọn cờ lãnh đạo thế giới do Mỹ dựng lên sẽ chẳng còn tác dụng tập hợp lực lượng nữa.

Sau khi xem xét thấu đáo, cân nhắc kỹ càng, Oasinhtơn cho rằng chỉ cần Mỹ phản đối, Liên Xô sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân và tình thế này buộc Mỹ phải nhanh chóng thông báo ý đồ của Liên Xô cho Trung Quốc biết. Nhưng đây là một công việc cực kỳ khó khăn. Bởi 20 năm qua, quan hệ Mỹ-Trung vẫn chìm trong căng thẳng, nếu trực tiếp thông báo, chưa chắc Trung Quốc đã tin, thậm chí còn cho rằng người Mỹ lại giở trò gì mới. Cuối cùng, người Mỹ cũng tìm được một biện pháp hữu hiệu vừa có thể gián tiếp thông báo cho Trung Quốc, vừa dễ ăn dễ nói với Liên Xô.
Ngày 28/8, tờ "Ngôi sao Oasinhtơn", một tờ báo thường thường bậc trung của Mỹ đưa tin: Liên Xô có ý định ra đòn tấn công hạt nhân theo kiểu “phẫu thuật ngoại khoa” đối với Trung Quốc. Bài báo viết: "Theo một nguồn tin đáng tin cậy, Liên Xô có ý định sử dụng tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân có sức công phá tương đương vài triệu tấn thuốc nổ TNT tiến hành tấn công kiểu phẫu thuật ngoại khoa nhằm vào căn cứ phóng tên lửa Tửu Tuyền, Tây Xương, căn cứ thử nghiệm hạt nhân La Bố Bạc và những thành phố công nghiệp quan trọng của Trung Quốc như Bắc Kinh, Trường Xuân, Yên Sơn...

Sau khi nghe Chu Ân Lai báo cáo tin này, Mao Trạch Đông nói: "Chẳng phải là Liên Xô muốn có một cuộc đại chiến hạt nhân ư! Bom nguyên tử rất lợi hại, nhưng kẻ hèn này không sợ". Đồng thời, Mao Trạch Đông quả quyết đưa ra phương châm "đào hang sâu, tích lương thực nhiều, không xưng bá". Cả nước nhanh chóng bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, nhiều nhà máy xí nghiệp chuyển sang sản xuất trang thiết bị quân sự, nền kinh tế quốc dân bắt đầu chuyển sang phục vụ chiến tranh, hàng loạt công xưởng chuyển tới khu vực đồi núi hiểm trở, nhân dân các thành phố lớn như Bắc Kinh, Trường Xuân bắt tay đào công sự ngầm... Trung Quốc đã sẵn sàng đối phó với một cuộc chiến tranh hủy diệt.

>> Bí mật kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc

Trung Quốc đang nhanh chóng xây dựng một quân đội lớn hơn, trang bị vũ khí tinh vi hơn. Đây là những gì họ có, những gì họ muốn có, và những gì có ý nghĩa đối với Mỹ.

Ẩn kiếm

Năm 2006, Trung Quốc hé lộ một thiết kế máy bay không người lái (UAV) gọi là Anjian (Ẩn kiếm, Dark Sword), nhưng từ đó nó đã biến mất khỏi con mắt công chúng. Các nhà phân tích phương Tây không chắc liệu máy bay này vẫn còn đang được phát triển hay không. Nếu có, những tính năng thiết kế nhất định, chẳng hạn như một động cơ phản lực-không khí dòng thẳng (ramjet) cho thấy đây là một UAV tốc độ cao, có thể làm nhiệm vụ giám sát và tấn công ở xa bờ biển Trung Quốc.

Dù số phận của Dark Sword ra sao, các kế hoạch UAV của Trung Quốc vẫn đầy tham vọng. Mùa hè 2012, chính phủ Trung Quốc đã công bố các kế hoạch xây dựng 11 căn cứ UAV ở ven biển.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Ẩn kiếm

Dực thủ long I

UAV Dực thủ long I (Pterodactyl I) của Trung Quốc rất giống với UAV Predator của quân đội Mỹ. Dường như, nó được thiết kế cho nhiệm vụ giám sát thời gian dài, ở độ cao trung bình, và tấn công. Một UAV khác của Trung Quốc là Thăng Long (Soaring Dragon) trông giống như một phiên bản nhỏ hơn của RQ-4 Global Hawk của quân đội Mỹ. Các nhà phân tích cho rằng, nó được thiết kế để giám sát trên biển và trinh sát ở độ cao lớn.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Dực thủ long I và Thăng long

J-20

Năm 2011, quân đội Trung Quốc đã bắt đầu thử nghiệm J-20, tiêm kích tàng hình đầu tiên do Trung Quốc tự phát triển. Máy bay này được cho là có thể được đưa vào trang bị sau năm 2017.

Các nhà phân tích cho rằng, J-20 được trang bị lớp phủ làm tán xạ sóng radar và có các khoang vũ khí bên trong thân. Hiện có rất ít thông tin công khai về chương trình về chương trình phát triển máy bay tiêm kích của Trung Quốc, nhưng sự xuất hiện vào tháng 9/2012 của mẫu chế thử tiêm kích tàng hình thứ hai là J-31 Falcon Eagle mà một số nhà quan sát cho là có thể có khả năng cất/hạ cánh trên tàu sân bay cho thấy, J-20 chỉ là loại đầu tiên trong một loạt các tiêm kích tiên tiến của Trung Quốc.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích J-20

DF-21D

Tên lửa đạn đạo triển khai tĩnh tại là mục tiêu dễ dàng cho các lực lượng đối phương để tiêu diệt bằng đòn tấn công phủ đầu. Các tên lửa cơ động DF-21D phóng từ xe ô tô bệ phóng thì không phải như vậy. Sau khi được phóng lên từ gần bờ biển, tên lửa bay vào vũ trụ rồi quay trở lại khí quển với tốc độ hơn 3.000 dặm/h và lao 1.300 kg thuốc nổ vào mục tiêu. Trung Quốc không đặt cho DF-21D biệt danh “sát thủ tàu sân bay”. Các nhà phân tích quân sự Mỹ đã làm như vậy.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa đường đạn đạo chống tàu DF-21D

Thần Long

Với một trạm không gian đang được xây dựng và các kế hoạch cho một chuyến bay vũ trụ có người lái lên mặt trăng, Trung Quốc đang tìm cách làm thay đổi cán cân sức mạnh trên quỹ đạo. Năm 2007, Trung Quốc đã phô trương các tên lửa chống vệ tinh bằng cách bắn hạ một vệ tinh thời tiết bị loại bỏ, tạo ra 40.000 mảnh rác trong vũ trụ.

Hiện nay, họ đang thử nghiệm một phương tiện bay quỹ đạo không người lái quỹ đạo có tên là Thần long (Shenlong). Có thể sánh với máy bay vũ trụ X-37B của Không quân Mỹ, Thần long có thể nhanh chóng đặt các vệ tinh vào quỹ đạo và có tiềm năng mang các vũ khí có thể vô hiệu hóa các vệ tinh thông tin, định vị và giám sát của các quốc gia đối địch.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay vũ trụ Thần Long


(Nguồn : Vietn
amdefence)

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

>> Biển Đông – ‘Tử địa’ của các cường quốc hải quân

Có lẽ hải quân Hoàng gia Anh chưa thể quên bài học về việc tham chiến trên Biển Đông hồi chiến tranh thế giới thứ 2. Ngày 10/12/1941, thiết giáp hạm HMS Prince of Wales cùng với tuần dương hạm HMS Repulse của hải quân Anh vừa lần đầu tham chiến tại khu vực Đông Nam Á đã bị không quân Nhật Bản xuất phát từ một căn cứ trên đất liền đánh chìm ngay ngoài khơi bờ biển Malaysia.

>> Sức mạnh 'lá chắn thép' Bastion trấn giữ biển Đông
>> Bí mật tác chiến tàu ngầm Kilo trên biển Đông



Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Thiết giáp hạm HMS Prince of Wales của hải quân Anh đã bị không quân Nhật đánh chìm trên Biển Đông năm 1941

Thất bại này cùng với hàng loạt tiền lệ khác kể từ chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay cho thấy việc tham chiến và tăng cường quốc phòng trong các vùng biển hẹp như Biển Đông có những đặc điểm hết sức riêng biệt.

Theo chuyên gia về an ninh hàng hải Ristian Atriandi Supriyanto (Học viện nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam), chính địa hình dài và hẹp của Biển Đông đang giúp các quốc gia có tiềm lực hải quân hạn chế ở Đông Nam Á có thể tự tin hơn nhiều khi đối đầu với các lực lượng hải quân mạnh như Trung Quốc, Mỹ… với điều kiện họ phải cải thiện khả năng khống chế biển từ bờ và khống chế bầu trời trên vùng biển của mình.

Theo dự đoán của công ty tư vấn hải quân AMI International có trụ sở tại Mỹ, các quốc gia Đông Nam Á sẽ chi tới 25 tỷ USD cho các trang thiết bị hải quân cho đến năm 2030. Nhưng khác với thông thường, Đông Nam Á sẽ chú trọng mua sắm các hệ thống tên lửa bờ biển, tiêm kích và tàu chiến gần bờ và tàu ngầm.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Việt Nam có thể bắn trúng tàu chiến cách bờ biển 300km

Theo ý kiến của chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, sự thiếu khoảng không vật lý và gần kề các vùng đất sẽ là trở ngại rất lớn cho các lực lượng hải quân của các nước lớn vốn chỉ quen hoạt động trên các đại dương.
Cho dù được hậu thuẫn bởi các tàu chiến cỡ lớn hay thậm chí là tàu sân bay, Biển Đông sẽ là “tử địa” của các cường quốc hải quân bởi chúng vẫn nằm trong tầm khống chế của các vũ khí từ trên bộ đồng thời nằm trong tầm hoạt động của máy bay chiến đấu trên đất liền.

Chính vì thế, một quốc gia ven Biển Đông có tiềm lực hải quân yếu thế hơn cũng có thể thách thức các siêu cường hải quân bằng cách sử dụng khả năng “không tương xứng” như thủy lôi, các khẩu đội tên lửa bờ biển và tàu ngầm.

Bằng chiến thuật này, các nước Đông Nam Á có thể dễ dàng tạo ra thách thức quyền kiểm soát biển và tiến hành các hoạt động chống xâm nhập trên biển mà không cần tăng cường nhiều trang thiết bị chiến đấu trên biển cho hải quân.

Giới chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, trong lúc vấn đề an ninh và chủ quyền trên Biển Đông ngày càng nóng lên cùng với sự ráo riết tăng cường lực lượng hải quân của Trung Quốc, các nước duyên hải dường như đã nhận ra nguy cơ và chuẩn bị để đối mặt với thách thức này.

Các tàu ngầm đã được đưa vào biên chế của Indonesia, Singapore và Malaysia hay đã nằm trong danh sách mua sắm (chuẩn bị tiếp nhận) của hải quân Việt Nam trong khi Thái Lan và Philippines cũng đang suy ngẫm để trang bị.

Bên cạnh đó, để tận dụng ưu thế về địa hình gần bờ, không quân hải quân các nước như Indonesia, Malaysia, đặc biệt là Việt Nam đã trang bị một đội ngũ khá hùng hậu các loại tiêm kích hiện đại trong đó có cả Sukhoi Su-30. Philippines cũng bắt đầu tìm kiếm máy bay chiến đấu trong một phần kế hoạch củng cố khả năng giám sát trên không yếu kém của mình.

Để bảo vệ chủ quyền biển của mình, Việt Nam đã trang bị 2 hệ thống tên lửa bờ biển Bastion –P K300R của Nga có thể bắn trúng tàu chiến cách xa bờ biển 300km. Một số nguồn tin từ Nga cho biết, Việt Nam đang tiến hành đàm phán để mua thêm hệ thống tên lửa Bastion thứ 3 đồng thời sẽ phối hợp với Nga để phát triển một loại tên lửa hành trình mới.

Cũng có tin cho rằng, Việt Nam đang đàm phán về việc triển khai sản xuất tên lửa Yakhont tại Việt Nam song song với việc đàm phán mua tên lửa BrahMos của Ấn Độ và Extra của Israel. Nếu những dự án trên được thực hiện hiệu quả, Việt Nam sẽ sở hữu tiềm lực tên lửa chống hạm hùng mạnh nhất khu vực và là nền tảng để chế tạo các loại tên lửa đối đất tầm xa, có ý nghĩa chiến lược.

Hiện BrahMos chỉ có trong trang bị của quân đội Ấn Độ với các biến thể đã có và đang phát triển trang bị cho tàu nổi, bệ phóng mặt đất, tàu ngầm, máy bay, dùng để tấn công mục tiêu mặt nước và mặt đất. Ấn Độ đang có tham vọng mua sắm và xuất khẩu hàng ngàn quả BrahMos.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đã mua 24 tiêm kích đa năng hiện đại Sukhoi SU-30 của Nga để tăng cường năng lực phòng thủ.

Đối với Indonesia, chiến tranh thủy lôi đã được vạch ra như một yếu tố sống còn trong chiến lược hải quân của họ. Quan trọng hơn, các quốc gia ven Biển Đông cũng có thể sử dụng các hòn đảo trong khu vực này bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng để tăng cường kiểm soát đối với các vùng nước xung quanh. Việc quản lý các trạm kiểm soát và tuyến giao thông trên biển cũng là vấn đề quan trọng khi chúng đảm bảo việc tiếp cận cho các cường quốc hải quân khi di chuyển trong các vùng biển hẹp của khu vực.

Để phần nào hạn chế yếu điểm của mình, các cường quốc hải quân cần có một đội ngũ tàu hộ tống, tàu khu trục nhỏ và tàu chiến ven biển. Nếu không có sự hộ tống đầy đủ, hải quân các nước này sẽ gặp rất nhiều rủi ro khi triển khai tàu tấn công đổ bộ hay tàu sân bay tại Biển Đông.

“Nhưng dù với điều kiện nào, các cường quốc hải quân cũng nên rất cẩn thận với những tham vọng của mình tại Biển Đông nếu không muốn trở thành mục tiêu tập bắn của các lực lượng hải – lục – không quân của cá quốc gia ven biển”, chuyên gia Milan Vego thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ kết luận.


(Sohoa)

>> Nga yếu thế nếu xảy ra chiến tranh với Trung Quốc?

Theo báo chí Nga nhận định, nếu xảy ra chiến tranh trên bộ, Trung Quốc sẽ có lợi thế vì nước này đang sở hữu nhiều loại vũ khí chiến lược tầm trung, có thể bao phủ toàn bộ lãnh thổ Nga, trong khi Nga lại rất hạn chế về loại vũ khí tầm trung để hướng tới lãnh thổ Trung Quốc.

>> Nga không hiểu hay tại Trung Quốc nhiều chiêu ?
>> Trung Quốc: bạn hữu hay kẻ thù tiềm tàng?

Tờ Tiền phong dẫn theo báo Nga nhận định, ở nước Nga, các chuyên gia chiến lược quân sự vẫn đang lo lắng về việc Mỹ và khối quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO đang xây dựng hệ thống đánh chặn tên lửa ở Châu Âu, dù các hệ thống đó chẳng có giá trị gì về mặt tấn công và châu Âu đang hưởng những ngày tháng yên bình tính từ năm 1945, hệ thống đánh chặn tên lửa đó hoàn toàn không có khả năng ngăn chặn được những đầu đạn hạt nhân mà chỉ có giá trị phòng thủ tinh thần cho mùa hè ấm áp của châu Âu.

Mỹ nổi tiếng với hệ thống tên lửa Tomahawk, do tên lửa hành trình Tomahawk có tầm bắn xa, nhưng tốc độ bay của chúng là cận âm, do đó, để tấn công bất cứ một mục tiêu nào sâu trong nội địa với khoảng cách xa nhât, tên lửa tomahawk cần phải bay mất 2 giờ. Đồng thời các phương tiện mang của loại vũ khí này (tàu tuần dương và tàu sân bay) không thể ngụy trang được…

Và thật kỳ lạ là không ai nhận ra rằng, ở nửa phía bên kia của lục địa Á – Âu, một quốc gia đang nỗ lực xây dựng một tiềm lực kinh tế - quân sự ngày càng mạnh hơn, hoàn toàn là lực lượng tiến công, và triển khai các lực lượng đó – một điều khá thú vị - chủ yếu trên biên giới với Liên bang Nga – đó là Trung Quốc.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trung Quốc đang đầu tư mạnh mẽ cho quân sự. Ảnh tên lửa Đông Phong của Trung Quốc.

Trung Quốc đang nổi lên là một siêu cường, với sự đầu tư mạnh mẽ cho quân sự. Nếu trong khối quân sự NATO trong 20 năm trở lại đây, cứ loại bỏ 15 xe tăng cũ sẽ thay thế 1 xe tăng mới thì ở Trung Quốc theo thực tế là một xe thay một xe. Ngoài ra, mỗi năm Trung Quốc xuất xưởng khoảng 200 xe tăng thế hệ mới (có thể là 400 – 500), số lượng 200 xe xuất xưởng mỗi năm đã hơn tổng số xe của tất cả các nước có nền công nghiệp quốc phòng phát triển cùng sản xuất (đặc biệt, ở Châu Âu cũng đã không xuất xưởng các xe tăng với số lượng lớn).

Cũng cần phải nhận xét rằng, nếu quân số phi công của Không quân Mỹ và Nga giảm xuống thì quân số phi công của Trung Quốc lại tăng lên, đồng thời, các máy bay tiêm kích của Trung Quốc cũng mới hơn rất nhiều so với Nga và Mỹ.

Tất cả những lập luận về vũ khí Trung Quốc có điểm yếu, kỹ thuật và công nghệ chưa đạt đến tầm của nền công nghệ Phương Tây và Liên bang Nga không sai.

Nhưng tất cả điều đó đều hoàn toàn không có ý nghĩa với một cuộc xung đột lên tới hàng trăm nghìn quân và hàng chục nghìn phương tiện chiến tranh hiện đại. Sự bùng nổ xung đột có thể diễn ra từ một xung đột biên giới hoặc trên biển, đòn “trừng phạt- theo cách nói của Bắc Kinh” sẽ là của các tập đoàn quân Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) dưới sự yểm trợ của vũ khí thông thường như pháo phản lực, máy bay chiến đấu, pháo binh các cỡ nòng mà số lượng lên tới hàng chục nghìn đơn vị, đồng thời với sự tham chiến của nhiều nghìn xe tăng, xe thiết giáp hiện đại mà PLA sở hữu.

Trung Quốc, như một sự phát triển tất yếu, đang nỗ lực trở thành một siêu cường duy nhất có khả năng lãnh đạo thế giới, cần có quyền kiểm soát các nguồn tài nguyên trên thế giới và các vùng đất rộng lớn. Trung Quốc không đòi hỏi các vùng đất cận biên giới phải trở thành tiểu bang của họ, mà là kiểm soát và quản lý các vùng đất đó. Điều đó cũng có nghĩa là, đối phương chỉ phụ thuộc mà không thuộc địa… vì trên bản đồ thế giới, đường biên giới vẫn tồn tại như đã từng tồn tại.

Theo báo chí Nga, im lặng trước an nguy của đất nước trong giai đoạn ngày nay đồng nghĩa với việc càng làm sâu sắc thêm những vấn đề đang phát triển và sẽ càng khó khăn hơn nữa trong việc ngăn chặn một sự kiện sẽ sảy ra. Hình thái cán cân lực lượng đang ngày càng trở lên nguy hiểm đối với lợi ích chính đáng, an nguy của Liên bang Nga và không thể chấp nhận được. Nhiều kịch bản nặng nề đã xảy ra và sẽ xảy ra tính từ những năm 1960-x đến nay. Việc im lặng và nhượng bộ sẽ giống như một câu chuyện cổ tích.

Bắc Kinh đầu tư hàng tỷ USD phát triển vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh chỉ nhằm mục đích lấy lại Đài Loan. Và sau khi Đài Loan thống nhất với đại lục mà không cần chiến tranh (và điều đó, dù rất chậm cũng đang xảy ra), liệu Trung Quốc có mang toàn bộ xe tăng, tên lửa, máy bay, pháo dàn của mình dìm xuống biển Đông - Hoa Đông và chung sống hòa bình với các nước khác?
Cách đây ít ngày, hôm 6/5, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng đã ra báo cáo về tiềm lực quân sự của Trung Quốc năm 2013, trong đó tiết lộ Trung Quốc đang trong quá trình hiện đại hóa quân đội, đồng thời tăng cường quan hệ, trao đổi với quân đội các nước trên thế giới, trong đó có Mỹ.

Báo cáo cũng nhấn mạnh về việc phát triển ngành không gian vũ trụ của Trung Quốc, về những thành tựu trong việc nghiên cứu, phát triển máy bay tàng hình và về tiến trình phát triển tàu sân bay của Trung Quốc. Ngoài ra, một phần của báo cáo này cũng đưa ra những đánh giá về các loại vũ khí của Trung Quốc như tên lửa tầm trung và tầm ngắn, tên lửa chống tên lửa, vũ khí có khả năng vô hiệu hoá công nghệ không gian của đối thủ, vũ khí tấn công hệ thống mạng máy tính của quân đội.

Đánh giá về Hải quân Trung Quốc, báo cáo cho rằng vào năm 2014 Trung Quốc sẽ đưa vào sử dụng hệ thống tên lửa đối hải, đối đất, chống ngầm, được trang bị trên tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 (052D). Đồng thời, Trung Quốc có kế hoạch đóng 12 tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 (052D) để thay thế cho loại tàu khu trục lớp Lữ Đại.

Hiện nay Trung Quốc cũng đang tiếp tục đóng và nâng cấp tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Khải 2 (054A), theo kế hoạch này thì Trung Quốc sẽ đóng nhiều hơn 6 tàu loại này (hiện nay Trung Quốc có 12 tàu trong biên chế của Hải quân). Ngoài ra, Trung Quốc cũng đang cho đóng loại tàu hộ vệ hạng nhẹ lớp Giang Đảo (056)…


(Sohoa)

>> Việt Nam - Đối thủ đáng ghờm nhất của TQ trên biển Đông

Chinese Today nhận định, trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất và Việt Nam là nước sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.

>> Nhìn lại chiến tranh biên giới Việt - Trung 1979

Tờ Chinese Today tự xem như là phiên bản của tờ Nhân dân nhật báo Trung Quốc và Văn Hối - Hong Kong ở hải ngoại ngày 7/5 đăng bài phân tích với nội dung trên.

Bài báo khẳng định, trong số các bên tranh chấp trên Biển Đông, mặc dù Philippines luôn tỏ ra "cứng đầu" trước Trung Quốc khi công khai khởi kiện đường lưỡi bò phi pháp và những hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng Manila sẽ không dám chủ động gây chiến với Bắc Kinh.

Sở dĩ Philippines "không dám tiến hành chiến tranh với Trung Quốc" ở Biển Đông, theo tờ báo là vì trong lịch sử Manila chưa từng phát động chiến tranh, sự chuẩn bị về mặt thực lực quốc phòng hiện nay lại quá yếu, người dân hoàn toàn lạ lẫm với chiến tranh nên dù có Mỹ chống lưng, Philippines cũng "không dám".

Nhưng Việt Nam thì hoàn toàn khác. Chinese Today cho rằng, trải qua chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, chiến tranh biên giới mấy chục năm liên miên, Việt Nam trở thành quốc gia "thành thục nhất Đông Nam Á" đối với chiến tranh (chống xâm lược), lực lượng quân sự hùng hậu, chuẩn bị đầy đủ, đặc biệt trong lịch sử Việt Nam từng nhiều lần bị Trung Quốc xâm lược nên ý thức cảnh giác rất cao, Chinese Today nhận định.

Không chỉ như vậy, trong những năm gần đây, theo tờ báo này Việt Nam đã không ngừng phát triển quan hệ với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Trong số 5 nước 6 bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông thì Việt Nam là "đối thủ đáng ngại" nhất và Việt Nam là nước sẵn sàng đương đầu với Bắc Kinh trên Biển Đông.

Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 7 (ADMM-7) tại Thủ đô của Brunei, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh đã gặp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn.

Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc khẳng định Trung Quốc và Việt Nam là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều nét tương đồng, nhất là trong lịch sử chống ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc; hai nước đã và đang đẩy mạnh công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, giành được nhiều thành tựu quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Bộ trưởng Thường Vạn Toàn nêu rõ Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc trân trọng mối quan hệ gắn bó, tình đoàn kết hữu nghị giữa hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt nền móng xây dựng. Bộ trưởng đánh giá cao việc Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất và thiết lập cơ chế ADMM+. Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Việt Nam và sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ giữa hai nước nói chung, quan hệ quốc phòng nói riêng lên một bước mới.

 Bộ trưởng Phùng Quang Thanh chúc mừng thành công Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, chúc mừng đồng chí Thường Vạn Toàn được cử giữ chức Ủy viên Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Uỷ viên Quốc vụ viện, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đại tướng bày tỏ niềm xúc động và chia sẻ trước những tổn thất lớn mà thiên tai, thảm họa gây ra đối với nhân dân một số địa phương của Trung Quốc, đặc biệt là hậu quả trận động đất xảy ra tại Tứ Xuyên tháng 4.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh khẳng định: Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân đội nhân dân Việt Nam luôn trân trọng, biết ơn sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Đảng, Chính phủ, nhân dân và quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong hai cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay.

Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ láng giềng hữu nghị tốt đẹp và bền vững lâu dài với Trung Quốc. Việc tăng cường hợp tác, đoàn kết hữu nghị, hiểu biết tin cậy lẫn nhau giữa Việt Nam và Trung Quốc là nhân tố quan trọng để giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu vực.


Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh giữa Việt Nam và Trung Quốc còn một số vấn đề tồn tại trên biển do lịch sử để lại. Hai bên cần nghiêm chỉnh tuân thủ Thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, cùng nhau giải quyết tranh chấp trên biển thông qua đàm phán hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và nỗ lực thúc đẩy xây dựng Bộ Quy tắc về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) giữa ASEAN và Trung Quốc…

Về hợp tác quốc phòng, hai bên cần tiếp tục thúc đẩy chiến lược đối thoại quốc phòng, đẩy mạnh tiếp xúc, giao lưu, tham vấn ở các cấp để tăng cường hiểu biết, tin cậy lẫn nhau; sớm triển khai đường dây nóng ở cấp Bộ Quốc phòng và cấp quân khu, Bộ đội Biên phòng; trao đổi về đào tạo học viên.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh đã trao cho Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thư mời thân nhân gia đình các đồng chí Trần Canh, Vi Quốc Thanh, Nguyễn Sơn và các cựu chiến binh Trung Quốc từng sang giúp đỡ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước trước đây sang thăm Việt Nam.

Bộ trưởng trân trọng mời Bộ trưởng Thường Vạn Toàn cùng phu nhân sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam và đề nghị Bộ trưởng Thường Vạn Toàn chuyển lời mời hai đồng chí Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc: Phạm Trường Long, Hứa Kỳ Lượng và các đồng chí lãnh đạo khác của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc sang thăm Việt Nam.

Bộ trưởng Thường Vạn Toàn vui vẻ nhận lời mời và sẽ sang thăm hữu nghị chính thức Việt Nam vào thời điểm thích hợp.


(Nguồn : Sohoa)

>> Bí mật máy bay Hàn Quốc bị bắn hạ trên bầu trời Liên Xô

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ, đã có một vụ việc chiếc máy bay chở khách của Hàn Quốc bị bắn rơi tại Liên Xô năm 1983 làm xôn xao dư luận thế giới lúc bấy giờ.

>> Bí mật cuộc diễn tập quân sự lớn nhất của Liên Xô năm 1979


Chiếc KAL-007 xấu số

Chuyến bay mang số hiệu 007 của hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc – Korean Airlines (còn được các hãng thông tấn gọi là KAL-007 hoặc KE-007) đã bị 1 chiếc tiêm kích đánh chặn Su-15 của Liên bang Xô Viết (USSR) thuộc không quân USSR bắn hạn khi tiến quá sâu và không phận đảo Moneron, phía tây Sakhalin vào tối ngày 1 tháng 9 năm 1983.

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc Boeing 747 xấu số của Korean Airlines

Người lái chiếc Su-15 và bắn tên lửa hạ chiếc KAL-007 là Đại úy Gennadi Osipovich là một sĩ quan không quân dày dạn kinh nghiệm thuộc lực lượng phòng không phía Đông của không quân Xô Viết. Khi bị bắn hạ, trên KAL-007 có tất cả 246 hành khách và 23 thành viên phi hành đoàn trên máy bay, đáng nói là có cả nghị sĩ Lawrence McDonald, một trong những chính khách nổi bật thuộc Đảng Dân Chủ, thuộc Hạ viện Hoa kỳ. Chiếc máy bay Boeing-747 mang số hiệu KAL-007 bị bắn hạ khi bay từ New York, Hoa Kỳ đến Seoul, Hàn Quốc.

Chiếc KAL-007 xuất phát từ sân bay Quốc tế Kenedy, có dừng tại Anchorage (miền Nam bang Alaska để tiếp nhiên liệu và xử lý một vài trục trặc kĩ thuật của máy bay).

Tin Quân Sự - http://nghiadx.blogspot.com
Chiếc Su-15 Flagon do đại úy Gennadi Osipovich đã hạ chiếc KAL-007

Khi cả thế giới biết đến vụ việc, USSR đã ngay lập tức phủ nhận vụ việc là tai nạn của hệ thống phòng thủ quân đội Xô Viết. Ngay khi chiếc Su-15 xác nhận bắn hạ mục tiêu, Bộ Chính Trị USSR đã lập tức họp khẩn cấp và thông báo vụ việc bắn hạ KAL-007 là lỗi từ phía Hoa Kỳ bởi đây là một trường hợp xâm nhập không phận USSR có chủ ý từ trước với động cơ tổ chức là một cuộc điều tra của Hiệp hội hàng không dân dụng Quốc tế (ICAO), nhằm tuồn lực lượng tình báo CIA vào USSR, bên cạnh đó là khả năng tấn công của Hoa Kỳ dưới lớp vỏ một cuộc điều tra của ICAO. Những báo cáo này đã được công bố chỉ 8 năm sau khi USSR sụp đổ.

Trong thời gian này, căng thẳng giữa USSR và phía NATO, Hoa Kỳ leo thang và đẩy lên đỉnh điểm đến khi vụ việc KAL-007 xảy ra, bên cạnh đó là tầng lớp đối lập và chống lại USSR ở một số quốc gia dân chủ và đặc biệt là Hoa Kỳ. Theo quan điểm từ phe đối lập Đảng Cộng Hòa thì vụ việc chưa bao giờ được giải quyết ổn thỏa giữa 2 bên, bên cạnh đó sau vụ việc liên tục có những chỉ trích từ Hoa Kỳ và NATO nhằm vào USSR.

Tuy nhiên, USSR vẫn giữ lập trường của riêng mình là không cho phép bất kỳ một cuộc điều tra nào từ các phái đoàn hay từ các tổ chức hòa bình trên toàn thế giới. Thế nên vẫn chưa có lời giải đáp nào cho việc KAL-007 đi lạc vào không phận USSR, gây nên rất nhiều tranh cãi cho đến nay và cuối cùng mọi việc đã được giải đáp khi Cơ quan hàng không Liên bang Nga (FKA) và Cơ quan hàng không Hoa Kỳ cùng ICAO thu nhặt các mảnh vỡ và cả hộp đen của chiếc máy bay xấu số. Nguyên nhân được kết luận là từ lỗi kỹ thuật của máy bay và lỗi kỹ thuật từ phi công.

KAL-007 là một chiếc máy bay dân dụng Boeing 747-230B “Jumbo Jet” với khả năng chở được 270 hành khách. Được mua bởi Hãng hàng không quốc gia Hàn Quốc từ Hãng Boeing vào ngày 28 tháng 1 năm 1972 với số hiệu xuất xưởng là CN20559/186, nó được đăng ký tại Cục hàng không quốc gia Hàn quốc với mã hiệu HL7442.

Mọi chuyện từ năm 1972 cho đến năm 1983 khá thuận lợi với chiếc Boeing 747 cỡ lớn này. Nó đã chở được 130 lượt hành khách trong suốt thời gian hoạt động cho đến ngày 1 tháng 9 năm 1983 khi chỉ còn là những mảnh vụn trên không lưu quần đảo Peninsula, Nga.

Ngày định mệnh

Một ngày trước khi bị bắn hạ tại Moneron, Sakhalin, vào lúc 0h theo giờ quốc tế (UTC) tại New York, chiếc KAL-007 rời cửa đón khách số 15 tại sân bay quốc tế Kenedy, thành phố New York, mang theo 246 hành khách, đã có 10 hành khách không lên máy bay vì những lý do như sức khỏe hay hủy lịch bay. Cơ trưởng của KAL-007 là Chun Byung In, cơ phó là Lee Da Hae. Trên chiếc Boeing 747 gồm có 105 người mang quốc tịch Hàn Quốc, 65 người mang quốc tịch Hoa Kỳ, 67 người còn lại mang các quốc tịch khác nhau như Nhật Bản, Đài Loan, Philipines, Hongkong….

Theo lịch trình, KAL-007 sẽ đáp xuống Seoul vào lúc 13h UTC vào ngày 31 tháng 8 năm 1983.

Tuy nhiên, nó đã phải hạ cánh xuống sân bay Anchorage để tiếp nhiên liệu và kiểm tra một số lỗi kỹ thuật từ bộ phận lái tự động. Sau 4 tiếng đồng hồ tại Anchorage, KAL-007 tiến vào đường băng số 2 và nhận được lệnh cho phép cất cánh từ trạm không lưu (ATC) Anchorage:

- Korean 007 sẵn sàng cất cánh

- Korean Airlines Flight 007, các bạn có thể cất cánh ngay, đường băng đã trống. Tôi nhắc lại các bạn có thể cất cánh ngay tại đường bay số 2.

- Đã nghe rõ!

Chiếc KAL-007 đã cất cánh ngay sau đó vào lúc 13:01 theo giờ quốc tế (UTC), nó nhận được thông báo từ đài kiểm soát không lưu Anchorage chuyển hướng 220 độ

- KAL-007. Đây là đài kiểm soát không lưu, lên độ cao 310m và quay sang bên trái hướng thẳng 220 độ.

- Nghe rõ 220 độ, lên 310m và giữ nguyên độ cao.

90 giây sau, đài không lưu đưa ra chỉ dẫn cho KAL-007: “Hướng về phía Bethel ngay khi các bạn có thể”. (Bethel là một thành phố thuộc bang Alaska). Khi bay qua Bethel, nó sẽ được trạm Bethel hướng dẫn bay qua khu vực phía Bắc khoảng 80km trên đường băng hướng thẳng đến Tokyo, đây là khu vực ranh giới giữ 2 bán cầu đông và tây nằm trên biển phía Bắc Thái Bình Dương giữa 2 khu vực Alaska của Hoa Kỳ và quần đảo Sakhalin của USSR.

KAL-007 được trạm không lưu Bethel chỉ dẫn theo hướng R-20 (Romeo-20) và điều chỉ ở chế độ bay tự động. Theo ghi nhận từ hộp đen thì tại thời điểm Cơ trưởng In bật chế độ lái tự động đã kích hoạt kèm theo 3 chế độ khác là HEADING (giữ độ cao và tiến thẳng), VOR/LOC (liên lạc chủ động bằng VHF đa hướng), ILS (hệ thống bánh đáp tự động) và INS (hệ thống dẫn đường quán tính). Ngay khi đó, chế độ HEADING được kích hoạt.

Thông thường, nếu HEADING được kích hoạt, nó sẽ bay theo chỉ dẫn của INS để có thể đổi hướng liên tục theo sự điều khiển của phi công. Và mọi tác động sẽ được hệ thống quản lý INS ghi nhận và chuyển cho bộ phận quản lý hành trình trên chiếc Boeing-747. Nếu như lỗi từ bộ phận INS thì chiếc máy bay sẽ bay thẳng với khoảng cách 13.9km tính từ khi xâm phạm không phận USSR.
Nhưng trên thực tế, nó đã bay vào khá sâu quần đảo Sakhalin và cụ thể là đang ở trên không phận của đảo Monero nên giả thuyết lỗi phát sinh từ hệ thống INS bị bác bỏ. Tuy nhiên, nếu chiếc máy bay bay vào không phận USSR 13.9km do lỗi từ hệ thống INS thì chố độ bay HEADING sẽ ngay lập tức chuyển thành INS để tự động chuyển hướng sang Tokyo nhờ các thiết lập hành trình từ sân bay quốc tế Kennedy. Tại chế độ bay HEADING, hệ thống sẽ tự động kích hoạt ILS để có thể hạ cánh tự động theo các chỉ dẫn từ hệ thống quản lý hành trình bay bởi các vector được thiết lập từ trước.

Khi xảy ra sự cố, hệ thống liên lạc VHF từ sân bay Anchorage đang trong giai đoạn bảo dưỡng nên tạm thời ngừng hoạt động. Thay vào đó, hệ thống NOTAM (hệ thống tự động thông báo cho phi hành đoàn) đã được kích hoạt. Nhưng đây cũng không phải là nguyên do của vụ tai nạn bởi cơ trưởng In có thể liên tục kiểm tra đường bay của KAL-007 và đưa nó trở về đúng đường bay ban đầu nhờ hệ thống kiểm soát hành trình trên Boeing-747.

Vào lúc 13:50 UTC khi KAL-007 cách bờ biển Kamchatka Peninsula 200km về phía Đông Bắc, cơ trưởng In đã liên lạc với đài kiểm soát không lưu Anchorage thông qua trạm Bethel:

- Anchorage, đây là Korean Air 007, bạn có nghe rõ không?

- Rõ, cứ bay thẳng đi KAL-007. Tôi nhắc lại, cứ bay thẳng.

Và cứ thế KAL-007 đã bay thẳng vào khu vực quần đảo Peninsula, lỗi có lẽ từ chế độ HEADING đã không được kiểm soát bởi INS. Trên thực tế đây hoàn toàn là lỗi từ các phi công khi không kiểm tra đường bay khi nó sắp vào vùng cấm bay của USSR. Cứ như vậy, chiếc KAL-007 đã tiến thẳng vào không phận của USSR và vào lúc 18:26 UTC, nó đã tiến đến đảo Monero của USSR...

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang