Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Không quân Trung Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Không quân Trung Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 4)



Trung Quốc là nước thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Nga, đưa được mẫu chế thử tiêm kích thế hệ 5. Thế nhưng, có nhiều đồn đoán về việc sao chép công nghệ.

>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 1)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 2)
>> Sức mạnh tiêm kích thế hệ 5 (kỳ 3)

Kỳ 4: J-20 “Đại bàng đen” lai lịch bất minh

Ngày 11/1/2011, tiêm kích thế hệ 5 J-20 “Đại bàng đen” của Trung Quốc lần đầu tiên đã bay thử tại sân bay Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên) trong lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang ở Bắc Kinh. Đây gần như là một cú sốc bất ngờ đối với tình báo Mỹ, bởi Washington đinh ninh rằng, Trung Quốc không thể có tiêm kích thế hệ 5 nội địa ít nhất đến năm 2018 - 2020, và chỉ có thể có vài chiếc trong trang bị vào năm 2025.

4+ hay 5-?

Giới chuyên gia đánh giá rất khác nhau về J-20. Tuy nhiên, những đánh giá về chức năng, tính năng kỹ thuật, trang bị, vũ khí của máy bay này đều là phỏng đoán dựa trên hình ảnh, video clip hay thông tin không chính thức trên mạng Trung Quốc. Nhìn chung, giới phân tích thống nhất coi đây là bước tiến bộ lớn của Trung Quốc.

Thậm chí, một số ít người đã vội tung hô J-20 như một kỳ phùng địch thủ của F-22 và T-50, đe dọa các tiền đồn của quân đội Mỹ, và là “sát thủ” tàu sân bay Mỹ ở Thái Bình Dương; hay nó có thể thách thức ưu thế trên không của Mỹ và xuyên thủng mọi hệ thống phòng không ở châu Á-Thái Bình Dương.

Một số ý kiến khác thì thận trọng hơn, từ chê trách kịch liệt cho đến khẳng định đây chỉ là mẫu trình diễn công nghệ. Ông Andrei Chang, Tổng biên tập tạp chí Kanwa Asian Defense, đánh giá máy bay Trung Quốc chưa thể sánh với F-22 và T-50, và nhiều khả năng J-20 chỉ là máy bay thế hệ 4+, song có thể hiện đại hóa lên thế hệ 5 khi công nghệ cho phép.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích J-20 của Trung Quốc.


Về tác động tiềm tàng của J-20, ông Ted Galen Carpenter, Phó chủ tịch Viện Cato ở Washington cho rằng, J-20 “sẽ không có ảnh hưởng gì đến cán cân quân sự trong vòng 10 năm tới hay gần như thế”, nhưng sự xuất hiện của nó “là quan trọng về mặt tâm lý và tượng trưng”.

Căn cứ vào kích thước lớn của máy bay, nhiều chuyên gia phỏng đoán, J-20 có chức năng chính là tiến công mục tiêu mặt đất và tàu chiến mặt nước cỡ lớn, song nó cũng có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn. Từ góc độ kỹ thuật, J-20 cũng gây nên những nghi ngờ lớn, đặc biệt là khả năng của Trung Quốc tự phát triển động cơ thế hệ 5 và radar mạng pha chủ động, hai điều kiện sống còn của tiêm kích thế hệ 5, nhưng cũng là hai điểm yếu cốt tử của Trung Quốc.

Theo giới chuyên gia, J-20 quá cồng kềnh và nặng nề với chiều dài khoảng 21-23m, sải cánh 14-15m, trọng lượng cất cánh tối đa 34-40 tấn. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn không có động cơ nội địa thế hệ 5 cho J-20. Với động cơ nội địa cải tiến WS-10G hoặc AL-31FN của Nga, J-20 không thể có các tính năng bay cần thiết cho một tiêm kích thế hệ 5.

Khó khăn về động cơ cho J-20 có lẽ là thật, vì không phải ngẫu nhiên mà năm 2010, Trung Quốc đã ráo riết đàm phán với Nga để mua động cơ 117S. Bên cạnh đó, khả năng Trung Quốc tự chế tạo các thiết bị điện tử tiên tiến cho tiêm kích thế hệ 5, trước hết là radar mạng pha chủ động, trong tương lai gần vẫn còn là hoài nghi.

Nghi án sao chép công nghệ

Thú vị nhất là những đồn đoán Trung Quốc cóp nhặt, lai tạp các công nghệ máy bay tàng hình của Nga và Mỹ trong thiết kế J-20. Một giả thiết được nhiều người ủng hộ là J-20 được phát triển dựa trên thiết kế tiêm kích thế hệ 5 thử nghiệm MiG 1.44 mà Nga đã “vứt bỏ”.

Tháng 1/2011, nghị sĩ Mỹ Buck McKeon nói rằng, Trung Quốc đã dùng gián điệp mạng trên lãnh thổ Nga đánh cắp công nghệ của Nga để chế tạo J-20. Còn theo các chuyên gia của Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS), Nga đã bán bản vẽ sơ đồ khí động học và phần mềm tính tiết diện radar của MiG-1.44 cho Trung Quốc. Tháng 8/2011, một nguồn tin cao cấp Nga tiết lộ, J-20 được chế tạo theo công nghệ Nga và Trung Quốc có thể đã có được các tài liệu liên quan đến dự án MiG 1.44.

Nga từ bỏ MiG 1.44 để phát triển T-50, vì MiG-1.44 ở trình độ công nghệ lỗi thời của những năm 1980. Thế nhưng “cũ người, mới ta”, Trung Quốc lại rất quan tâm đến MiG-1.44 và có tin, cuối cùng, Trung Quốc đã mua được tài liệu thiết kế MiG-1.44. Ông Mikhail Barabanov, Tổng biên tập tạp chí Moscow Defense Brief thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ TsAST (Nga) bình luận: J-20 trông như một kết cấu lai ghép từ các giải pháp thiết kế học mót từ các mẫu máy bay thế hệ 5 MiG 1.44 và Т-50 của Nga và F-22 của Mỹ.

J-20 có sơ đồ kiểu “vịt”, giống hệt 1.44 và kích thước cũng gần như thế, trừ những khác biệt nhỏ. Sao chép MiG-1.44, J-20 cũng không tránh khỏi các nhược điểm của thiết kế này. Ngoài ra, J-20 còn bị nghi ngờ sao chép một số công nghệ của các máy bay tàng hình Mỹ F-117, F-22 và F-35. J-20 có mũi và buồng lái giống hệ F-22, còn các bộ hút khí có lẽ sao chép từ F-35.

Chuyên gia Richard Aboulafia (Trung tâm Teal Group) lại cho rằng, trong số 11 tiêu chí của tiêm kích thế hệ 5, J-20 may ra chỉ đáp ứng được một: bộc lộ thấp (tàng hình). Có lẽ ông này có lý vì tình báo Trung Quốc từ lâu đã săn lùng và lấy được không ít công nghệ của máy bay tàng hình Mỹ.

Tháng 1/2011, Đô đốc Domazet-Lošo, cựu chỉ huy tình báo quân sự và phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Croatia thời nội chiến Nam Tư cho biết, tình báo Trung Quốc đã mua lại từ các nông dân Serbia những mảnh xác và chi tiết của chiếc F-117 bị bắn rơi tháng 3/1999. Trung Quốc có thể đã sử dụng công nghệ F-117 để chế tạo J-20. Như vậy, có thể thấy rằng, “kỳ quan công nghệ made in China” J-20 hiện chỉ có thể là mẫu trình diễn công nghệ lạc hậu 10-15 năm, chứ chưa phải là một tiêm kích thế hệ 5 thật sự.

Cuộc đua tiêm kích thế hệ 5 tay đôi giữa Mỹ và Liên Xô (Nga) từ cuối thập niên 1970 sang đầu thế kỷ 21 đã sôi nổi hơn rất nhiều với sự tham gia của các đối thủ nặng ký như Trung Quốc Nhật Bản Ấn Độ…

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ các vụ Mỹ do thám Trung Quốc



Máy bay do thám U-2 được xếp vào hàng “lão làng” trong số các phương tiện do thám trên không vẫn được quân đội Mỹ sử dụng để do thám Trung Quốc.


Quân đội Mỹ mới đây tuyên bố rằng họ sẽ tiếp tục sử dụng máy bay do thám U-2 huyền thoại để tiến hành do thám trên không trên lãnh thổ Trung Quốc. Loại máy bay này "sẽ tiếp tục phục vụ cho lợi ích của nền dân chủ Mỹ, ít nhất là cho đến năm 2015," bất chấp việc có ý kiến cho rằng cần "đưa nó vào sổ lưu niệm."

Được biết đến kể từ phi vụ do thám trên bầu trời Liên Xô lần đầu tiên vào năm 1956, máy bay do thám U-2 được xếp vào hàng “lão làng” trong số các phương tiện do thám trên không với tuổi thọ lên đến hàng chục năm.

Nhưng tại sao loại máy bay gián điệp tương đối cũ kỹ, nhiều lần bị bắn hạ như vậy lại được chọn? Và tại sao người Mỹ chấp nhận thực hiện có hành động có mức độ rủi ro cao như vậy, trong khi họ có các vệ tinh gián điệp mới nhất có khả năng cung cấp hình ảnh chất lượng cao?

http://nghiadx.blogspot.com

Cuối tháng 7/2011, Trung Quốc cảnh báo Mỹ là các chuyến bay của máy bay Mỹ gần bờ biển Trung Quốc phá hoại lòng tin giữa 2 quốc gia.

Những câu hỏi này đã được chuyên gia của Hội đồng Chính sách đối ngoại và quốc phòng Nga, Aleksander Mordovin, giải đáp trong một cuộc trả lời phỏng vấn trang Pravda. Cuộc trò chuyện với vị chuyên gia này đã kéo dài hơn dự kiện với rất nhiều thông tin lịch sử thú vị.

Việc do thám của các máy bay Mỹ và Anh từ lâu đã luôn làm nhà trức trách Trung Quốc phải đau đầu. Việc tiến hành trinh sát trên không trên không phận Trung Quốc là một phần của thỏa thuận ký kết giữa Truman và Attlee để "chiến đấu chống lại chủ nghĩa cộng sản".

"Chủ nghĩa cộng sản mang màu sắc Trung Quốc" được xây dựng bởi Mao Trạch Đông và đội ngũ lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc gây nên sự quan ngại lớn đối với họ.

Sự chú ý càng được tăng lên sau khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện chương trình hạt nhân của riêng mình. Và sự tiến bộ của nó đã khiến cho sự lo ngại của Mỹ mỗi năm một nhiều hơn.


http://nghiadx.blogspot.com

Chương trình hạt nhân của Trung Quốc khiến phương Tây phải tò mò.


Các chuyến bay do thám trên lãnh thổ Trung Quốc được bắt đầu vào tháng 1/1951 sau thất bại của quân đội Tưởng Giới Thạch, đồng minh của Mỹ. Trong mọi trường hợp, người Mỹ luôn sẵn sàng bật đèn xanh cho những phi vụ bay do thám, quay phim các căn cứ quân sự của Trung Quốc do đồng minh thân cận Anh thực hiện mỗi tháng 4-5 lần.

Về phần mình, London ngay từ đầu chấp nhận bỏ ra những khoản kinh phí trong trường hợp máy bay của họ hoặc của đồng minh bị đối phương tiêu diệt, với mong muốn chia sẻ gành nặng với Mỹ, khi mà Washington đang bận đối phó với tình hình căng thẳng không lối thoát trong mối quan hệ với Liên Xô.

U-2 và những "người tiền nhiệm"

Nhưng trước khi có U-2, người Mỹ chưa thể giải quyết được những thách thức mà họ phải đối mặt. Việc thu thập thông tin tình báo chủ yếu được thực hiện bởi những chiếc máy bay trinh sát-chống ngầm P2V Neptune của không quân Hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng chúng rất dễ bị bắn hạ không chỉ bởi máy bay tiêm kích mà còn cả với hệ thống phòng không của đối phương. Người Mỹ chỉ thừa nhận bị mất 4 trong số những chiếc máy bay này bởi hệ thống phòng không của Liên Xô và Trung Quốc.

Tuy nhiên, có bằng chứng mạnh mẽ rằng người Mỹ đã cố tình hạ thấp sự tổn thất những chiếc "Neptune" ít nhất 2 lần. Ba trong số đó bị bắn rơi ở vùng Viễn Đông vào những năm 1951-1955, sau đó chúng chủ yếu được sử dụng trong những hoạt động chống Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc P2V Neptune bị bắn rơi ở Liên Xô.


Trong giai đoạn 1953-1964 người Mỹ đã bị mất 7 chiếc "Neptune". Ít nhất 2 trong số đó bị bắn hạ bởi lưới lửa phòng không.

Với mục tiêu thiết lập được bản đồ về các địa điểm chiến lược quan trọng ở các nước như Liên Xô và Trung Quốc, Mỹ và Anh đã đạt được thỏa thuận đưa vào sử dụng loại trinh sát phản lực RB-45C mang lại hiệu quả cao hơn.

Các chuyến bay chủ yếu được thực hiện vào ban đêm. Và để tránh bị đèn pha soi thấy loại máy bay này được sơn màu đen. Không một chiếc nào bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không Liên Xô vào thời điểm đó vẫn còn nhiều hạn chế.

Người ta cũng tính đến trường hợp RB-45C có thể bị rơi trên lãnh thổ của Trung Quốc hay Liên Xô, khi đó Mỹ sẽ tuyên bố rằng không có dấu hiệu nào cho thấy có sự liên quan của họ, còn người Anh sẽ nói rằng họ chưa bao giờ có những chiếc máy bay như vậy.

Những chiếc máy bay gián điệp này đã được sử dụng chống lại Trung Quốc cho đến giữa năm 1953, sau đó, do sự xuất hiện của những hệ thống phòng không tiên tiến hơn, chúng được thay thế bằng những chiếc RB-47 hiện đại hơn.


http://nghiadx.blogspot.com

RB-45C, một trong những "người tiền nhiệm" của U-2


Một thời gian sau người Mỹ quyết định thực hiện nhiệm vụ trinh sát bằng những chiếc RB-57A/D, sau khi bị mất 2 chiếc RB-47 (một chiếc do MiG-17 tiêu diệt, một chiếc khác bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không SA-2).

Tuy nhiên, khi Liên Xô đã nhiều lần thể hiện khả năng đối phó hiệu quả với các thách thức này, Mỹ đã mang đến cho cả Moscow và Bắc Kinh một bất ngờ mới - máy bay do thám tầm cao U-2. Thực tế thành phần các phi đội tham gia vào những điệp vụ trên không này không nằm trong thành phần lực lượng Không quân Mỹ, mà là nhân viên CIA.

Trong gần 4 năm (kể từ mùa hè 1956) những cỗ máy này đã thực hiện các chuyến bay nằm ngoài tầm với của hệ thống phòng không Liên Xô, và có thể bay qua lãnh thổ Liên Xô và Trung Quốc một cách dễ dàng.

Cho đến ngày 1/5/1960, Liên Xô "tặng" cho Mỹ một điều bất ngờ, chiếc U-2B Francis Gary Powers bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không S-75.
Sau khi sự kiện này, U-2 đã không dám bay qua lãnh thổ Liên Xô nữa, nhưng vẫn tiếp tục tiến hành trinh sát các địa điểm mà Mỹ cho rằng có lợi ích địa chính trị tối quan trọng, bao gồm cả Trung Quốc.

Người Mỹ cho rằng Trung Quốc sẽ không có cách nào ngăn chặn chúng. Bởi vì lúc đó quan hệ giữa Bắc Kinh và Moscow đã xấu đi rõ rệt. Đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác quân sự-kỹ thuật.


http://nghiadx.blogspot.com

Tên lửa phòng không S-75, sát thủ của máy bay do thám U-2.


Do đó, sự kiện chiếc U-2 đầu tiên bị bắn hạ trên bầu trời Trung Quốc vào tháng 9/1962 bằng tên lửa S-75, người Mỹ thực sự ngỡ ngàng. Tuy nhiên, họ vẫn quyết định tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám Trung Quốc.

Trước hết, Mỹ đã quan tâm đến các cơ sở hạt nhân Trung Quốc nằm sâu ở bên trong đất liền, dẫu rằng thực hiện việc này sẽ khiến họ bị tổn thất nhiều U-2. Người Mỹ tất nhiên luôn muốn chọn những phương án an toàn nhất cho họ. Do đó, họ cũng quyết định chọn các phi công Đài Loan để thực hiện các nhiệm vụ này.

Theo số liệu của Trung Quốc, quân đội nước này đã bắn rơi 9 chiếc U-2, trong khi người Mỹ chỉ thừa nhận mất 5 chiếc.

Hạ bệ "người kế nhiệm"

Khó khăn chính cho nhiệm vụ trinh sát được cho là do có sự xuất hiện của hệ thống tên lửa phòng không S-75. Để loại bỏ chúng, Mỹ đã thực hiện cùng lúc 2 phương án: Tạo ra các máy bay trinh sát tốc độ cao có khả năng tránh được các loại tên lửa đất - đối - không và không - đối - không một cách hiệu quả, và tạo ra các phương tiện bay không người lái.

Sự thật là vào tháng 1/1966 Không quân Hoa Kỳ đã được trang bị loại máy bay gián điệp mới nhất SR-71, có thể đạt tốc độ lên tới 3.500 km/h. Đặc biệt, chúng đã được sử dụng một cách tích cực cho các chuyến bay do thám Trung Quốc.
SR-71, với chi phí khổng lồ đáp ứng đầy đủ sự mong đợi của người Mỹ. Năm 1967 nó chụp ảnh thành công vụ thử nghiệm bom hạt nhân của Trung Quốc. Sự thành công của chiếc máy bay mới vào năm 1968 đã dẫn đến tạm ngừng hoạt động của U-2. Tuy nhiên, giờ đây đã có những thay đổi đáng kể.


http://nghiadx.blogspot.com

Dù "nghỉ hưu" nhưng SR-71 vẫn giữ danh hiệu máy bay nhanh nhất thế giới.


Những thành công trong việc sử dụng UAV đã không được như mong đợi của giới chức quân sự Mỹ. Từ năm 1969 đến năm 1971, Mỹ đã cố gắng để sử dụng cho máy bay trinh sát không người lái D-21. Tuy nhiên, mọi nỗ lực đã không thu được kết quả nào đáng kể bởi vì những trục trặc trong việc truyền tải các thông tin thu thập được.

Cũng trong khoảng thời gian cuối những năm 1960, đầu những năm 1970, trên bầu trời Trung Quốc xuất hiện loại máy bay trinh sát tầm xa UAV Compass Arrow (Firefly mẫu 154) được thiết kế đặc biệt cho nhiệm vụ trinh sát từ xa Trung tâm thử nghiệm hạt nhân tại Lop Nor của Trung Quốc.

Thế nhưng, vào tháng 7/1971, Mỹ đã bắt tay với Trung Quốc chống lại "mối đe dọa Liên Xô". Gần 20 năm sau người Mỹ lại cố gắng để không làm căng thẳng quan hệ với Trung Quốc bằng những chuyến bay như vậy. Tất nhiên, họ không dừng chúng hoàn toàn, nhưng đã hành động rất thận trọng, cố gắng không vi phạm vùng trời của Trung Quốc.

Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã có nhiều thay đổi mạnh mẽ, các mối đe dọa Liên Xô đã không còn nữa, trong khi đó các lo ngại đến từ Trung Quốc đang ngày càng gia tăng đối với nước Mỹ, do vậy người ta đã quyết định nối lại các chuyến bay trước đó.

Sau sự việc chiếc máy bay do thám EP-3E phải hạ cánh bắt buộc ngày 1/4/2001 người Mỹ đã tránh thực hiện những chuyến bay như vậy trên vùng trời Trung Quốc.

Điều thú vị nhất đó là sự việc này lại làm cho chính người Mỹ phải “điên đầu” bởi vì phía Trung Quốc đã cố tình trì hoãn việc trao trả chiếc máy bay do thám này cũng như phi hành đoàn. Theo các chuyên gia Mỹ, người Trung Quốc đã cố tình lợi dụng thời gian này để sao chép các chi tiết của chiếc EP-3E.


http://nghiadx.blogspot.com

Vụ trinh sát cơ EP-3E bị bắt hạ cánh trên đảo Hải Nam là vụ do thám gây ầm ĩ nhất trong quan hệ Trung - Mỹ. Trong ảnh, phần mũi của EP-3E đã bị tháo tung, cho thấy Trung Quốc đã "mổ xẻ" máy bay này nhân cơ hội "tóm" được nó.



Chuyến bay đầu tiên sau sự kiện này được thực hiện bởi máy bay do thám RC-135 từ căn cứ Kadena ở Okinawa, trong đó tiêm kích đánh chặn Trung Quốc đã thất bại.

Chiếc RC-135V/W có khả năng thực hiện trinh sát tất cả các hệ thống phòng không của đối phương (bao gồm cả máy bay tiêm kích-đánh chặn và tên lửa phòng không) và mạng lưới thông tin hàng không cũng như các phương tiện trinh sát điện tử.

Một biến thể khác là RC-135S "Cobra Ball" được thiết kế đặc biệt để tiến hành do thám các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo.
Tuy nhiên, để giám sát Trung Quốc mà chỉ sử dụng loại máy bay này là không đủ, và người Mỹ đã trở về với U-2. Rõ ràng, một trong những lý do để "tái sinh" chúng trên bầu trời Trung Quốc là hàng loạt các chuyến bay gần đây của nó, cho phép theo dõi các bí mật của Bắc Kinh tại các khu vực thử nghiệm nằm sâu trong lãnh thổ.

Tại sao U-2 vẫn được sử dụng?

Trả lời câu hỏi này, ông Aleksander Mordovin cho biết: "Quân đội Mỹ tất nhiên có lý do để duy trì sự phục vụ của chúng (máy bay do thám U-2). Dựa trên các đặc điểm vốn có, U-2 không thua kém bất kỳ loại máy bay do thám hiện đại nào, ngoại trừ SR-71". Tuy nhiên, xuất hiện sau U-2 gần một thập kỷ nhưng SR-71 đã bị ngưng hoạt động từ 13 năm trước.

"Người Mỹ rõ ràng biết rõ hơn ai hết về vấn đề này. Chi phí cho hoạt động của SR-71 là cực kỳ tốn kém, trong khi U-2 lại vượt trội hơn hẳn nếu so sánh giữa "giá cả và chất lượng", ông Mordovin nói.

Giờ đây không chỉ Nga mà Trung Quốc cũng đã có được khá đầy đủ các phương tiện để đối phó hiệu quả với các loại máy bay như SR-71. Vì vậy, việc duy trì những loại máy bay tốn kém như vậy trở nên không cần thiết.

Đề cập tới lý do tại sao Mỹ mạo hiểm chạm trán với Trung Quốc như vậy, trong khi họ có trong tay hàng tá vệ tinh gián điệp tiện dụng? Chuyên gia Aleksander Mordovin cho rằng, rõ ràng, trong lãnh thổ Trung Quốc có vị trí mà Mỹ quan tâm, nơi đó rất khó để quan sát từ không gian, và điều này đòi hỏi phải được chụp từ máy bay. Trong khi, như chúng ta đã biết, các vệ tinh luôn di chuyển theo một quỹ đạo và vào một thời điểm xác định và lại ở vị trí quá xa.


Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2011

>> Tổng quan thị trường máy bay chiến đấu



Tại MAKS-2011, TSAMTO có một phân tích về chi phí của thị trường máy bay chiến đấu đa năng trên thế giới trong 8 năm qua (2003-2010) và dự báo cho 4 năm tới (2011-2014).


http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ giữ ngôi đầu thị trường xuất khẩu chiến đấu cơ đa năng giai đoạn 2003-2010.


Các nhà phân tích tính tất cả các giá trị từ các nguồn như giao các máy bay mới, các chương trình được cấp phép, sửa chữa, nâng cấp và chuyển giao từ các lực lượng vũ trang của nước xuất khẩu.

Đánh giá thị trường giai đoạn 2003-2010

Theo TSAMTO, giá trị thực tế xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trên toàn thế giới trong thời gian 2003-2010 lên tới hơn 69 tỷ USD.

Kỷ lục cao nhất về xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng được ghi nhận là năm 2007 với giá trị lên đến 10,844 tỷ USD, chiếm 15% của tổng giá trị xuất khẩu máy bay trên thế giới trong vòng 8 năm qua.

Còn năm 2009 lại là năm có giá trị xuất khẩu máy bay thấp nhất, giá trị xuất khẩu trên toàn thế giới chỉ đạt 7,509 tỷ USD. Nguyên nhân giảm giá trị xuất khẩu được cho là có liên quan đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009.

Còn trong năm vừa qua, năm 2010 giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu trên thị trường thế giới có tăng so với năm trước 1,172 tỷ USD, tuy nhiên đó là quá ít so với kỷ lục của năm 2007.

Vị trí đầu tiên về mặt giá trị xuất khẩu giai đoạn 2003-2010 đối với các máy bay chiến đấu đa năng thuộc về Mỹ với 36,197 tỷ USD chiếm 52,46% tổng kim ngạch xuất khẩu thể loại này trên thế giới.

Giá trị lớn nhất về xuất khẩu máy bay chiến đấu của Mỹ đã được ghi nhận trong giai đoạn 2005-2007, với giá trị tương ứng là 5,742 tỷ USD, 6,328 tỷ USD và 5,834 tỷ USD.

Trong hai năm tiếp theo, đã có sự sụt giảm mạnh về doanh số bán hàng, chỉ đạt 3,841 tỷ USD cho năm 2008 và 2,108 tỷ USD trong năm 2009, nhưng đến năm 2010, doanh số bán hàng của Mỹ đã vượt lên đến 4,624 tỷ USD, chiếm 53,27% giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu toàn cầu.

Vị trí thứ hai trong giai đoạn 2003-2010 là vẫn là Nga, với tổng giá trị là 14,732 tỷ USD, chiếm 24,35 % thị trường thế giới về phân khúc này.

Trong những năm 2003-2004, Nga phải bù lỗ cho thị trường Trung Quốc. Nhưng đến năm 2010, giá trị xuất khẩu của Nga trong thể loại này lên tới 1,464 tỷ USD chiếm 16,86% thị trường thế giới.

Vị trí thứ ba trong giai đoạn 2003-2010 thuộc về Vương Quốc Anh với tổng giá trị 6,334 tỷ USD chiếm 9,18% thị trường thế giới. Trong năm 2010, Anh xuất khẩu đạt 1,560 tỷ USD chiếm 17,97% thị phần thế giới.

Về vị trí thứ tư trong thời kỳ 2003-2010 là Pháp với giá trị xuất khẩu 5, 551 tỷ USD chiếm 8,04% thị phần. Trong năm 2010, xuất khẩu của Pháp lên tới chỉ 289 triệu USD, và trong năm 2009 đã không xuất khẩu máy bay thể loại này. Do hoạt động xuất khẩu trong ba năm cuối thấp nên Pháp đã mất vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng thế giới về tay Vương quốc Anh.

Đứng vị trí thứ 5 là Thụy Điển, trong giai đoạn 2003-2010 nước này xuất khẩu ở lĩnh vực này được 2,46 tỷ USD chiếm 3,57% thị phần. Trong thực tế, Thụy Điển chỉ bước vào thị trường máy bay chiến đấu thế giới từ năm 2005, nhưng trong năm 2010 lại không xuất khẩu.


http://nghiadx.blogspot.com

Trung Quốc soán ngôi Israel.

Nước mới nổi trong thị trường máy bay chiến đấu đa năng trên thế giới là Trung Quốc đứng ở vị trí thứ 6 có giá trị xuất khẩu là 1,703 tỷ USD chiếm 1,56% thị phần.

Trung Quốc đã vươn lên nhóm đầu do kết quả xuất khẩu của ba năm cuối và đã bỏ qua Israel. Trong năm 2010 khối lượng xuất khẩu của Trung Quốc trong thể loại này vào khoảng 300 triệu USD.

Bị Trung Quốc vượt mặt, Israel rơi xuống vị trí thứ bảy với khối lượng xuất khẩu trong 2003-2010 với tổng giá trị 911 triệu USD. Nhưng chỉ trong năm 2010 kim ngạch xuất khẩu của Israel trong thị trường này đã lên đến 285 triệu USD.

Trên đây là thứ tự xếp hạng một số các nhà xuất khẩu lớn máy bay chiến đấu đa năng trong giai đoạn 2003-2010. Nhưng cũng không quyên một số quốc gia có tiềm lực quốc phòng mạnh cũng có gía trị xuất khẩu không nhỏ trong phân khúc này như Hà Lan 353 triệu USD, Đức 339 triệu USD, Ukraine 334 triệu USD, Bỉ 129 triệu USD, Belarus 123 triệu USD và Thụy Sĩ 110 triệu USD.

Nhìn chung, các loại máy bay chiến đấu đa năng trong giai đoạn 2003-2010 đã được chuyển giao cho 25 nước, trong đó bao gồm cả việc cung cấp máy bay chiến đấu mới, các chương trình cấp giấy phép, chương trình hiện đại hóa, sửa chữa và giao hàng của lực lượng không quân các nước xuất khẩu.

Thứ hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu giai đoạn 2003-2010: Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Thụy Điển, Trung Quốc, Israel.
Dự báo thị trường giai đoạn 2011-2014

Theo danh mục đầu tư hiện có của các đơn đặt hàng tính đến ngày 1/6 năm nay, thì trong năm 2011 thế giới sẽ xuất khẩu các máy bay chiến đấu đa năng với giá trị ít nhất là 13,991 tỷ USD, trong năm 2012 sẽ là 12,371 tỷ USD, còn năm 2013 vào khoảng 8,363 tỷ USD và năm cuối 2014 ước tính là 18,756 tỷ USD. Đây là một sự gia tăng mạnh mẽ của thị trường so với những gì xảy ra trong giai đoạn 2003-2010.

Tính đến ngày 1/6/2011, tổng giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trên toàn thế giới trong giai đoạn 2011-2014 vào khoảng 53,482 tỷ USD. (tính cả hồ sơ dự thầu).

Theo cách tính toán trên, Mỹ vẫn là nước dẫn đầu về giá trị xuất khẩu, trong năm 2011 sẽ có ít nhất 6,384 tỷ USD, năm 2012 là 5,847 tỷ USD, đến năm 2013 giảm xuống còn 2,665 tỷ USD và năm 2014 lại tăng lên đến 9,848 tỷ USD.

Tính đến ngày 01 tháng 6 năm 2011, tổng giá trị các hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu đa năng của Mỹ với các đối tác và giao trong giai đoạn 2011-2014 là 24,743 tỷ USD, chiếm 46,26% thị phần trên thế giới trong phân khúc này.

Còn Nga, với tổng giá trị xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng trong gian đoạn 2011-2014 vào khoảng 12,14 tỷ USD, chiếm 22,7% thị phần thế giới và vẫn ở vị trí thứ hai.

http://nghiadx.blogspot.com
Nga vẫn giữ vững vị trí thứ hai trong giai đoạn 2011-2014.


Giá trị xuất khẩu của Nga trong mảng này vào phải giao hàng theo các năm, trong năm 2011 đạt 3,872 tỷ USD, năm 2012 vào khoảng 3,401 tỷ USD, đến năm 2013 có giá trị 1,97 tỷ USD, năm cuối 2014 ở con số 2,897 tỷ USD.

Về vị trí thứ ba trong giá trị xuất khẩu trong thị trường này ở giai đoạn 201-2014 là Vương Quốc Anh với tổng giá trị lên đến 6,975 tỷ USD, chiếm 13,04 % thị phần. Theo các hợp đồng, Vương quốc Anh phải giao các sản phẩm của mình với giá trị hàng hoá là 2,053 tỷ USD cho năm 2011, 1,723 tỷ USD của năm 2012, 1,723 tỷ USD là năm 2013 còn năm 2014 có giá trị 1,477 tỷ USD.

Ở hạng thứ tư, hiện nay là “không rõ”, có tổng giá trị xuất khẩu của thể loại này trong thời gian 2011-2014 vào khoảng 2,837 tỷ USD, chiếm 5,3% thị phần toàn cầu. Giá trị các lô hàng loại này trong năm 2012 ước tính 100 triệu US, trong 2013 khoảng 120 triệu USD và năm 2014 là 2,617 tỷ USD.

Vị trí thứ năm thuộc về Trung quốc, tổng giá trị hợp đồng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng của quốc gia này trong gia đoạn 2011-2014 lên đến 2,6 tỷ USD, chiếm 4,86% thị trường thế giới. Pháp cũng có thể ở vị trí thứ năm, với tổng giá trị việc xuất khẩu phân khúc này là 1,905 tỷ USD Mỹ, chiếm 3,56% thị phần.

Cần lưu ý rằng, trong cách tính này không bao gồm hợp đồng vừa ký kết vào cuối tháng 7/2011 về việc hiện đại hóa các máy bay chiến đấu Mirage 2000N của Không quân Ấn Độ. Một phần của hợp đồng này được giao trong năm 2014, như vậy vị trí trong bảng xếp hạng của Pháp sẽ có thay đổi.

Không quân Ấn Độ vừa ký một hợp đồng với công ty Dassaultvà Thales về việc hiện đại hóa của 51 máy bay chiến đấu Mirage 2000N cũng như cung cấp hơn 400 tên lửa MICA vào ngày 29/7. Giá trị hợp đồng ước tính khoảng 2,4 tỷ USD.

Tiếp theo là Thụy Điển. Tổng giá trị các hợp đồng tính đến 1/6/2011 và giao hàng trong 2011-2014 của Thuỵ Điển là 1,675 tỷ USD, nắm 3,13% thị phần trên thị trường thế giới ở mặt hàng này.

Còn một số các nước khác trên thế giới cũng có các đơn đặt hàng xuất khẩu của thị trường này như, Israel có 265 triệu USD, Hà Lan là 165 triệu USD, Nam Phi ở con số 80 triệu USD và Thổ Nhĩ Kỳ là 75 triệu USD.

Nếu như kết quả của đấu thầu của chương trình MMRCA không có sự cố và người chiến thắng sẽ là một trong hai là Dassault hoặc Eurofighter, đây sẽ đánh dấu một sự gia tăng đáng kể trong tỷ lệ máy bay chiến đấu đa năng của phương Tây trên thị trường thế giới từ năm 2015 trở đi.

Dự báo thứ hạng xuất khẩu máy bay chiến đấu giai đoạn 2011-2014: Mỹ, Nga, Anh, Pháp hoặc Trung Quốc, Thụy Điển.


Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

>> Tan giấc mộng 'MiG-23 made in China'



Từng định sao chép MiG-23 và F-111 để tạo ra thiết kế riêng mang tên Q-6 nhưng do năng lực công nghiệp quốc phòng Trung Quốc hạn chế, dự án đã thất bại hoàn toàn.



http://nghiadx.blogspot.com


Những năm 1970, loại cường kích duy nhất có mặt trong Không quân Trung Quốc là Q-5 nhưng chúng có bán kích chiến đấu ngắn, hệ thống điện tử lạc hậu.

Yêu cầu bức thiết

Năm 1974, Hải quân Trung Quốc từng dự định triển khai 115 máy bay để thực hiện 401 phi vụ hỗ trợ chiến đấu. Nhưng thực tế không có bất kỳ máy bay nào đảm đương được nhiệm vụ. Không quân Trung Quốc và Không quân Hải quân Trung Quốc không có khả năng thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đánh biển.

Nguyên nhân được xác định do Trung Quốc thiếu hệ thống điện tử hiện đại và cơ sở hạ tầng để hỗ trợ cuộc chiến tranh trên không hiện đại. Trung Quốc tự nhận ra rằng các chiến đấu cơ trong kho vũ khí của họ không đủ khả tham gia nhiệm vụ hỗ trợ trận đánh trên biển:

- Các máy bay tiêm kích đánh chặn J-5 (sao chép MiG-17), J-6 (sao chép MiG-19), J-7 (sao chép MiG-21) và J-8 thiếu khả năng cường kích mặt đất, bán kính tác chiến ngắn.
- Máy bay cường kích mặt đất Q-5 có bán kính tác chiến ngắn, tải trọng vũ khí nhỏ.
- Máy bay ném bom H-5 (sao chép Il-28) và H-6 (sao chép Tu-16) có tốc độ thấp, thiếu tính năng tự phòng vệ.

Trước tình hình trên, Trung Quốc quyết định phát triển máy bay mới đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đánh biển cho Hải quân Trung Quốc.

Sau năm 1974, Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc đệ trình yêu cầu về cường kích cơ mới lên Bộ số 3 (Cơ quan Trung ương Trung Quốc giám sát công nghiệp hàng không).

Sau khi nghiên cứu chi tiết, dựa theo năng lực hiện có của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, Bộ số 3 nhận thấy không thể phát triển song song 2 kiểu máy bay trong cùng thời gian. Thay vào đó, Bộ số 3 quyết định chỉ phát triển một máy bay nhưng có nhiều biến thể đáp ứng yêu cầu cho Hải quân và Không quân Trung Quốc.

Năm 1976, đại diện các nhà máy chế tạo máy bay của Trung Quốc đã tụ họp ở Bắc Kinh để thảo luận về dự án mới. Theo đó, Nhà máy chế tạo máy bay Thẩm Quyến đưa ra bản thiết kế JH-8 – biến thể J-8II. Nhà máy chế tạo máy bay Nanchang đưa ra thiết kế Q-6 và Nhà máy Tây An đưa ra JH-7.

Cả 2 mẫu thiết kế JH-8 và JH-7 đều không khả thi, cuối cùng Trung Quốc lựa chọn mẫu Q-6 làm ứng cử viên cho chương trình phát triển máy bay cường kích mới trang bị cho Không quân và Không quân Hải quân Trung Quốc.

Vẫn "đi theo" Liên Xô

Nếu như các chiến đấu cơ chủ lực của Trung Quốc J-6, J-7 đều là thiết kế sao chép công nghệ máy bay Liên Xô thì Q-6 không phải là ngoại lệ.

Trước khi chính thức bắt đầu chương trình, Trung Quốc đã thu mua thành công 2 chiếc tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23BN và MiG-23MS từ Ai Cập.

http://nghiadx.blogspot.com

Tiêm kích đánh chặn cánh cụp cánh xòe MiG-23.(*)

Dựa trên kết quả nghiên cứu MiG-23, Trung Quốc quyết định đi theo hướng phát triên máy bay cường kích với kiểu cánh cụp cánh xòe. Nhà thiết kế chính dự án cường kích Q-5 Lục Hiếu Bành (Lu Xiaopeng) được chỉ định đảm nhận dự án Q-6.

Kế hoạch ban đầu thiết kế Q-6 dựa trên MiG-23BN – biến thể cường kích mặt đất của MiG-23. Nhưng Quân đội Trung Quốc lại yêu cầu mẫu cường kích phải có khả năng không chiến, tự phòng vệ. Nếu như vậy, yêu cầu mẫu máy bay không chiến cần phải có radar (biến thể cường kích không cần radar), Nanchang quyết định thiết kế Q-6 dựa theo MiG-23MS.

Ba nhân tố dẫn tới “cái chết” của Q-6

Một trong những bộ phận quan trọng cho chiến đấu cơ mới là động cơ, các nhà khoa học Trung Quốc trong quá trình nghiên cứu chỉ ra rằng động cơ phản lực không đáp ứng yêu cầu cung cấp lực đẩy cần thiết hoạt động không chiến, vì thế họ quyết định phát triển động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy.

Động cơ mới mang tên WS-6 bắt đầu phát triển năm 1964. Sau 17 năm nghiên cứu, tới tháng 10/1980 thì tham số động cơ cơ bản đã đáp ứng yêu cầu. Mặc dù đã được nhận giấy phép sản xuất năm 1981, nhưng dự án này vẫn tiếp tục nghiên cứu. Lý do được nêu ra là, lực đẩy động cơ WS-6 mới chỉ đạt 71 kN chưa đủ sức mạnh cần cho Q-6 trong không chiến.

Năm 1983, biến thể WS-6G xuất hiện, cung cấp lực đẩy khoảng 138 kN, nhưng do hạn chế ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc thời điểm đó, nên động cơ này không đáng tin cậy về mọi mặt, thậm chí tuổi thọ của động cơ chỉ khoảng 50 giờ. Đây là nhân tố thứ nhất dẫn tới sự chết yểu cuả dự án Q-6.

Về hệ thống điện tử trang bị cho Q-6, việc Trung Quốc lựa chọn MiG-23MS là mẫu thiết kế phát triển Q-6 là muốn tận dụng loại radar RP-22 Sapfir-21. Nhưng loại radar này thiếu tính năng hỗ trợ không chiến ngoài tầm nhìn, điều đó tiếp tục cản trở dự án Q-6.

http://nghiadx.blogspot.com

Hình họa mô tả kiểu dáng Nanchang Q-6.

Theo một số nguồn tin, Trung Quốc có thể đã nhận được xác máy bay cường kích cánh cụp cánh xòe F-111 mà quân dân miền bắc Việt Nam bắn hạ trong cuộc chiến tranh phá hoại mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam.

Trong quá trình “mổ xẻ”, các nhà thiết kế Nanchang đã phát hiện ra những ưu điểm về loại radar trang bị trên F-111. Vì thế, họ chế tạo loại radar tương tự loại sử dụng trên F-111 gồm radar quét mặt đất AN/APQ-13 (tích hợp dễ dàng chế độ không đối không) và radar bám bề mặt địa hình AN/APQ-10 (dùng trong tiến công độ cao thấp). Chúng sẽ được đặt trong mũi Q-6 tương tự cách đặt ở F-111 (radar AN/APQ-10 đặt dưới radar AN/APQ-13).

Tuy nhiên, ý tưởng đề ra là rất khả thi nhưng năng lực công nghiệp sản xuất vi mạch điện tử thời điểm đó của Trung Quốc còn hạn chế nhiều. Trung Quốc chưa thể đủ khả năng sản xuất mạch điện tử thể rắn.

Họ tìm kiếm các vật liệu thay thế, cuối cùng Trung Quốc chế tạo được hệ thống radar nhưng khối lượng và kích thước tăng lên. Điều đó ảnh hưởng tới thiết bị điện tử khác: radar cảnh báo sớm, đo xa laze, thiết bị liên lạc và hệ thống hạ cánh.

Vấn đề cuối cùng là vật liệu chế tạo thân máy bay, trình độ Trung Quốc chưa thể sản xuất được vật liệu composite cần thiết cho khung máy bay. Trong giai đoạn phát triển, Trung Quốc sửa đổi thiết kế MiG-23, họ cho rằng cửa hút khí mở ở hai bên máy bay không hiệu quả trong không chiến thay vào đó là dùng cửa hút đặt dưới bụng máy bay (như kiểu F-16 hay J-10) sau này.

Năm 1989, chương trình phát triển Q-6 chính thức hủy bỏ. Giới tướng lĩnh Trung Quốc cho rằng cường kích cánh cụp cánh xòe Q-6 không thích hợp cho cuộc chiến tranh hiện đại, kiểu cánh như vậy sẽ mở rộng tiết diện phản xạ radar nhiều lần và do đó làm cho nó không thể sống sót trên chiến trường.

Thực tế, Trung Quốc bắt buộc hủy bỏ dự án Q-6 do năng lực công nghiệp quốc phòng không đủ sức để phát triển các động cơ, thiết bị điện tử hiện đại. Nanchang đã sản xuất 3 nguyên mẫu và đều dùng để nghiên cứu thử nghiệm nhưng không có chiếc nào cất cánh.

(*) MiG-23 là tiêm kích cánh cụp cánh xòe do cục thiết kế Mikoyan - Gurevich phát triển. MiG-23 đại diện cho lớp máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 của Liên Xô. Kể từ khi bắt đầu sản xuất vào năm 1970, đã có khoảng 5.000 chiếc MiG-23 ra lò. Ngày nay, chúng phục vụ hạn chế ở một số quốc gia trên thế giới với vai trò tiêm kích, cường kích.

MiG-23 trang bị một động cơ tuốc bin phản lực cho phép đạt vận tốc gấp hơn 2 lần vận tốc âm thanh, bán kính chiến đấu khoảng 500-600km. MiG-23 mang các tên lửa đối không tầm ngắn, tầm trung trên 6 giá treo.




Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

>> Bí ẩn sau tai nạn của tiêm kích J-10



Đối với các nước trên thế giới, thông báo về tai nạn máy bay là điều bình thường, nhưng với Trung Quốc đó là những bí mật không bao giờ công bố.



http://nghiadx.blogspot.com


Một chiếc J-10 bị rơi vào năm 2007 tại Quế Lâm do động cơ đột ngột chết máy.


Đối với sự phát triển của bất kỳ hệ thống vũ khí nào, khó khăn trong phát triển, trục trặc kỹ thuật, thậm chí là tai nạn chết người là điều khó tránh khỏi. Những khó khăn, tai nạn trong quá trình phát triển là kinh nghiệm quý báu để các nhà thiết kế khắc phục các vấn đề tương tự trong tương lai. Đó là điều không cần gì phải che giấu.

Bí ẩn đằng sau những tai nạn

Nhưng đối với sự phát triển của các hệ thống vũ khí của Trung Quốc, đặc biệt là phát triển máy bay. Tai nạn trong quá trình phát triển là bí mật không bao giờ được công bố. Nhất là đối với "tiêm kích con cưng", "xương sống Không quân", chiến đấu cơ J-10 do Trung Quốc phát triển.


Theo thông tin từ trang mạng của Ấn Độ và các diễn đàn quốc phòng như Defence.pk và airline.net, Trung Quốc đã giấu kín thông tin về vụ tai nạn của máy bay J-10 trong năm 2010. Chiếc máy bay gặp nạn này nằm trong số các máy bay sẽ xuất khẩu cho Pakistan.

Vậy tại sao điều khá bình thường đối với các nước trên thế giới lại là điều không bình thường đối với Trung Quốc. Phải chăng đằng sau những tai nạn này chứa đựng những bí mật không thể công bố.

Theo đó vụ tai nạn xảy ra vào ngày 13/4/2010, tại một địa điểm không được công bố gần thành phố cảng Thiên Tân, cách Bắc Kinh 130km về phía Đông. Theo nguồn tin, vụ tai nạn làm đại tá chỉ huy sư đoàn không quân số 9 của Không quân Trung Quốc thiệt mạng.

Tang lễ của ông ta được tổ chức quá long trọng khiến nhà cầm quyền không thể bưng bít được thông tin về tai nạn này. Trang tin địa phương cho biết, có đến 200 chi tiết trong thiết kế của J-10 làm việc không hiệu quả dẫn đến tai nạn thảm khốc này.

Các vụ tai nạn khác

Ban đầu J-10 được dự định sẽ chính thức đưa vào sản xuất loạt vào năm 1998, tuy nhiên, nguyên mẫu đầu tiên đã bị rơi chỉ ít phút sau khi cất cánh. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn được cho là do hệ thống “fly-by-wire” do Trung Quốc chế tạo không hoạt động.

Sự cố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của J-10, mãi đến năm 2005, máy bay mới được giới thiệu, đến năm 2007 các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc mới công bố các bức ảnh chính thức đầu tiên về tiêm kích này.

Vụ tai nạn tiếp theo xảy ra vào năm 2007, tại sư đoàn không quân số 2 đóng tại tỉnh Quế Lâm. Vụ tai nạn thứ 3 của J-10 xảy ra vào tháng 8/2009, phi công Meng Fansheng đã buộc phải thoát ra ngoài khi động cơ của máy bay đột ngột chết máy.

Nguyên nhân của tai nạn này được các nguồn tin quân sự Trung Quốc công bố ra bên ngoài dưới dạng không chính thức. Theo đó, hệ thống điện tử kiểm soát động cơ đã không hoạt động, khiến động cơ đột ngột chết máy trong khi phi công đang thực hiện một pha nhào lộn.


http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc máy bay bị rơi xuống và gảy làm đôi, rất may phi công đã thoát ra ngoài an toàn.


Cũng trong năm 2009, đã xảy ra một sự cố khác, toàn bộ hệ thống điện tử của chiếc J-10A đột ngột ngưng hoạt động khi phi công đang tiến hành một bài tập chiến thuật. Rất may phi công điều khiển trung tá Li Feng đã hạ cánh an toàn mà không có sự hỗ trợ của bất kỳ thiết bị điện tử nào.

Vụ tai nạn vào năm 2010 được cho là thảm khốc nhất, nguyên nhân của vụ tai nạn sau khi không thể bưng bít được đổ lỗi cho phi công điều khiển. Song các ý kiến hầu hết trên các trang mạng ngoài Trung Quốc đều nghi ngờ về điều này.

Bản thân phi công là một đại tá, chỉ huy của cả một sư đoàn không quân, kinh nghiệm bay của ông ta rõ ràng không ít chút nào. Những lỗi trong thao tác là điều rất khó xảy ra. Có một số nguồn tin cho rằng, nếu nguyên nhân chính của vụ tai nạn được công bố, có thể dẫn đến sự phá sản trong hợp đồng xuất khẩu 36 chiếc tiêm kích J-10 trị giá 1,4 tỷ USD cho Pakistan.

Đốt cháy giai đoạn để chứng minh khả năng?

Có một số nguồn tin cho rằng, sự phát triển của J-10 bị "đốt cháy giai đoạn" do Trung Quốc muốn chứng minh năng lực của nền công nghiệp hàng không với thế giới.

Theo đó, mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 hiện đại do Trung Quốc sản xuất, có thể so sánh với các tiêm kích tiên tiến trên thế giới là một minh chứng hùng hồn cho sự lớn mạnh của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Sự phát triển của tiêm kích J-10 được cho là đã bỏ qua các chỉ số an toàn bay cơ bản để đạt được cột mốc thử nghiệm như dự tính ban đầu.


http://nghiadx.blogspot.com

Số hiệu của máy bay đã bị xóa khi đưa lên mạng.


Trên diễn đàn Defence.pk, một diễn đàn quân sự của Pakistan, đa số các thành viên đều cho rằng, J-10 là một bản thiết kế chắp vá không hoàn hảo. Hình dáng khí động học sao chép lại mẫu tiêm kích Lavi của Israel, động cơ mua từ Nga, các thiết bị điện tử được chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau.

Sự không đồng bộ trong vận hành là điều khó tránh khỏi, cùng với đó các sản phẩm mà Trung Quốc sao chép lại từ các mẫu của nước ngoài không hoàn toàn giống với bản gốc. Rủi ro trong các công nghệ sao chép là điều rất dễ xảy ra, đặc biệt đối với những công nghệ hiện đại, độ rủi ro càng cao hơn.

Như thường lệ thông tin và nguyên nhân về các vụ tai nạn của tiêm kích J-10 cũng như các hệ thống vũ khí khác không bao giờ được công bố một cách chính thức. Điều đó cho thấy rằng phía sau những vụ tai nạn, có thể ẩn chứa những bí mật “động trời” liên quan đến công nghệ chế tạo vũ khí của Trung Quốc. Nếu được công bố có thể dẫn đến sự phá sản của các mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất với thị trường trong và ngoài nước.

Tất cả những gì mà thế giới biết được đều dưới dạng các nguồn tin không chính thức, thực hư của các vấn đề này mãi vẫn là những ẩn số như chính bản thân những hệ thống vũ khí do Trung Quốc sao chép từ các công nghệ bên ngoài.


Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

>> Trung Quốc nghiên cứu vũ trụ hay do thám quân sự?



Tháng 7/2011 vừa qua, Trung Quốc đã tiếp tục phóng vệ tinh SJ-11-03 thuộc loại vệ tinh Thực Tập (Shi Jian) của nước này với mục đích được công bố là để “Nghiên cứu vũ trụ”.


Vệ tinh SJ-11-03, chế tạo bởi Công ty China Spacesat, một cơ quan trực thuộc Tập đoàn công nghệ và khoa học hàng không Trung Quốc (CASC) được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa Trường Chinh II-C từ bãi phóng vệ tinh Tửu Tuyền thuộc tỉnh Cam Túc.

Ngoài chức năng nghiên cứu khoa học thông thường, CASC còn được biết đến với việc chịu trách nhiệm hỗ trợ Bộ Quốc phòng Trung Quốc chế tạo các hệ thống do thám từ vũ trụ.

http://nghiadx.blogspot.com

Hình ảnh vệ tinh SJ-11-01 trên truyền hình Trung Quốc.

Vệ tinh SJ-11-03 hoạt động ở quỹ đạo hình elip với độ cao cao nhất 723 km và thấp nhất 701 km, gần tương đương với vệ tinh loại Thực Tập được phóng trước đó là SJ-11-01 ( quỹ đạo từ 696 - 711 km).

Dù có khá nhiều vệ tinh Shi Jian đã được phóng lên nhưng Trung Quốc chưa từng công bố bất kỳ nghiên cứu khoa học nào từ các vệ tinh này khiến cho giới quan sát quốc tế cho rằng thực sự Trung Quốc sử dụng những vệ tinh này vào mục đích do thám và thu thập tin tức tình báo. Thậm chí, phương Tây còn nghi ngờ Trung Quốc còn có thể sử dụng vệ tinh để dẫn đường cho loại tên lửa chống tầu tầm siêu xa DF-21D của nước này.

Một bản báo cáo cũng cho thấy các vệ tinh nhóm SJ-6 Trung Quốc phóng từ năm 2006 - 2010 được trang bị công nghệ trí thông minh nhân tạo (ELINT) và làm nhiệm vụ dẫn truyền dữ liệu trinh sát cho Hải quân Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Phương Tây lo ngại Trung Quốc sử dụng các vệ tinh vào mục đích quân sự như do thám hay dẫn đường cho tên lửa chống hạm tầm siêu xa như DF-21D.


Trong khi các thông tin về vệ tinh SJ-11-02 của Trung Quốc vẫn còn rất hạn chế thì vệ tinh SJ-11-03 được Trung Quốc thông báo có khả năng theo dõi những vật thể lớn trên bề mặt trái đất, như các cụm tàu sân bay chiến đấu của Mỹ, đối tượng chính của tên lửa DF-21D.

Về quỹ đạo, vệ tinh SJ-11-03 có quỹ đạo rất giống với vệ tinh Thập Yển 2, là vệ tinh được trang bị khả năng vẽ bản đồ và trinh sát địa hình. Điều này dấy lên những nghi ngờ vệ tinh thuộc loại Thực Tập có khả năng đảm nhận chức năng cảnh báo sớm.

Trung Quốc đã có khá nhiều kinh nghiệm phóng vệ tinh trang bị công nghệ ELINT. Vệ tinh trang bị công nghệ này đầu tiên của Trung Quốc là SJ-1 được phóng vào tháng 3 năm 1971. Tháng 7 năm 1975 và tháng 8 năm 1976, nước này tiếp tục phóng thêm ba vệ tinh SJ-1 và ba vệ tinh SJ-2 vào năm 1981

Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

>> Trung Quốc 'biếu không' 1 phi đội J-10B cho Pakistan



Hãng Greater Kashmir của Pakistan cho hay, Trung Quốc đã thông qua quyết định “biếu không” một phi đội máy bay tiêm kích J-10B gồm 12-16 chiếc cho Pakistan.


Đề xuất này đã được giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc thông qua trong thời gian Tổng Tham mưu trưởng Pakistan, Trung tướng Waheed Arshad đến thăm Trung Quốc.

Theo giới lãnh đạo Trung Quốc, Pakistan là nước đầu tiên được Trung Quốc chuyển giao máy bay tiêm kích chiến đấu J-10B, tiêm kích "con cưng" và là "xương sống" của Không quân Trung Quốc.

Đây là một động thái cho thấy Trung Quốc ngày càng tỏ rõ thái độ muốn tăng cường hợp tác kỹ thuật quân sự với Pakistan. Trong thời gian thăm Trung Quốc, Trung tướng Arshad khẳng định, hợp tác quốc phòng giữa 2 nước sẽ nâng lên một tầm cao mới và Trung Quốc không ngừng nỗ lực bảo đảm an toàn và an ninh cho Pakistan.

Nhà phân tích quân sự Pakistan, ông Usman Shabir cho biết, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ cung cấp cho Pakistan 2 phi đội J-10B (32 máy bay) trong kế hoạch cho vay dài hạn, trong đó phần lớn Trung Quốc sẽ viện trợ.

Cần phải thấy rằng, đề xuất cung cấp máy bay tiêm kích J-10B cho Pakistan của Chính phủ Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh quan hệ hợp tác giữa Pakistan và Mỹ ngày càng trở nên xấu đi.

Trước đó, Pakistan đã mua của Trung Quốc 36 máy bay tiêm kích với tổng giá trị 1,4 tỷ USD. Hợp đồng này được ký vào tháng 11/2009. Sau đó, có thông tin cho rằng, Không quân Pakistan dự định tăng số lượng máy bay tiêm kích J-10 đưa vào biên chế lên đến 150 chiếc.

Ngoài máy bay J-10, Pakistan cũng muốn mua máy bay tiêm kích JF-17 Thunder (JF-17 (Joint Fighter - 17) là sản phẩm nghiên cứu và phát triển chung giữa Tập đoàn xuất-nhập khẩu hàng không của Trung Quốc (CATIC) và Khu liên hợp hàng không Pakistan (PAC).

Cuối tháng 5/2011, Không quân Pakistan đã mua 50 máy bay tiêm kích JF-17, trong đó 36 chiếc đã được đưa vào biên chế. Trong tương lai, số lượng máy bay này trong biên chế của không quân Pakistan sẽ tăng trong khoảng 200-250 chiếc.



Máy bay Cheng Du J-10 trong một căn cứ không quân Trung Quốc


Vài nét về "tiêm kích con cưng"

Tháng 2/2009, Trung Quốc đã cho ra mắt biến thể J-10B được sản xuất trên cơ sở J-10.
J-10 là máy bay tiêm kích đa năng hạng nhẹ một động cơ, có thể tấn công các mục tiêu trên không, mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết. J-10 được Viện thiết kế máy bay Thành Đô hợp tác với Công ty sản xuất máy bay Thành Đô chế tạo. J-10 chính thức được đưa vào biên chế cho Không quân Trung Quốc từ năm 2004.

J-10 được trang bị pháo Type-23 hai nòng 23 mm có tốc độ bắn lên 3.000 - 3.400 phát/phút, có khả năng sử dụng các loại đạn cháy, xuyên giáp và vạch đường.

Ngoài ra, máy bay này còn có 11 điểm treo vũ khí (6 trên cánh và 5 ở dưới thân), có khả năng mang nhiều loại vũ khí khác nhau với tổng trọng lượng tải tác chiến lên đến 4.500 kg.

Khi thực hiện nhiệm vụ không chiến tầm gần, J-10 được trang bị 4 tên lửa tầm trung “không đối không” PL-11 hoặc PL-12, 2 tên lửa tầm ngắn “không đối không” PL-8 và một thùng nhiên liệu bổ sung 800l.

Khi thực hiện nhiệm vụ không chiến tầm xa, J-10 được trang bị 2 tên lửa không tầm trung PL-11/PL-12, 2 tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, hai thùng nhiên liệu bổ sung 1.600l và một thùng nhiên liệu 800l.

Khi thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu mặt đất, J-10 được trang bị 2 tên lửa đối không tầm ngắn PL-8, 6 quả bom dẫn đường laser loại 250 kg hoặc 2 quả loại 500 kg, thiết bị chỉ thị mục tiêu bằng laser…
Vụ việc đang gây một làn sóng giận dữ trong dư luận Hàn Quốc về sự vô trách nhiệm của các sĩ quan này trong việc bảo vệ an ninh quốc gia. Hiện cả 3 người đều bác bỏ các cáo buộc, trong khi công ty Lockheed Martin từ chối bình luận về vụ việc.

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

>> Đảo Hải Nam xuất hiện máy bay quân sự mới?



Các trang mạng quốc phòng Trung Quốc đồng loạt ca ngợi biến thể JH-7B, theo đó, loại máy bay này vượt qua Su-34. Có nguồn tin cho biết, có 6 chiếc JH-7B xuất hiện ở đảo Hải Nam.

Những điểm khác biệt

JH-7B Leopard-III là biến thể được nâng cấp từ JH-7A với nhiều cải tiến quan trọng, trong đó theo trang mạng Milchina JH-7B là một biến thể tiêm kích bom có khả năng tàng hình.

JH-7B được phát triển trên cơ sở bộ khung của JH-7A nhưng được kéo dài hơn để phù hợp với các thiết bị mới. Cụ thể là động cơ mới với lực đẩy tốt hơn cùng hàng loạt các thiết bị điện tử tiên tiến.

Động cơ mới WS-12B cung cấp lực đẩy tăng lên đến 15% so với động cơ cũ được trang bị trên JH-7. Lực đẩy tối đa không được công bố, động cơ này có đường kính lớn hơn nhưng lại ngắn hơn so với động cơ cũ. Động cơ WS-12B được cho là một nâng cấp trở lại của động cơ WS-12 trước đó đã bị hủy bỏ do kém chất lượng.



JH-7B có thực sự vượt trội so với Su-34 hay không?


Thân và cánh của máy bay được thiết gia tăng sử dụng vật liệu composite, chủ yếu ở hai cánh chính và cánh đuôi đứng, mặc dù thân máy bay dài hơn nhưng không làm tăng trọng lượng. Thân máy bay được phủ một lớp sơn đặc biệt có khả năng hấp thu sóng điện từ. Đây chính là điểm nổi bật để JH-7B có khả năng tàng hình.

Cùng với các sửa đổi tại cánh đuôi đứng và cánh tà, các biện pháp che chắn hồng ngoại, diện tích phản hồi radar của JH-7B giảm xuống đáng kể, theo cả chiều dọc và chiều ngang. Mặc dù không công bố chi tiết về RCS của JH-7B nhưng trang mạng Xinjunshi bình luận, đây là một khả năng chưa từng có trong khu vực.

Buồng lái của JH-7B được mở rộng hơn, được trang bị nhiều hơn các thiết bị điện tử tiên tiến. Một radar mãng pha khẩu độ tổng hợp mới cung cấp khả năng giám sát mặt đất tốt hơn. Một số thông tin cho rằng JH-7B được trang bị một radar quét mãng pha điện tử chủ động, radar AESA, cung cấp khả năng giám sát không đối không và không đối đất cùng lúc.



JH-7 thao diễn.


JH-7B được trang bị các thiết bị giám sát và phát hiện mục tiêu đa chức năng, thiết bị gây nhiễu radar toàn diện, máy tính mới với bộ vi xử lý mạnh hơn. Các thiết bị điện tử trên máy bay được nối mạng với nhau thông qua đường truyền cáp quang tốc độ cao.

Bài viết trên trang Xinjunshi tuyên bố, hiệu suất tổng thể của JH-7B tăng đến 5 lần so với biến thể trước, và đây “hoàn toàn không phải là sự cường điệu hóa”.

Còn theo trang mạng Milchina, hiện tại có khoảng 6 mẫu thử nghiệm JH-7B đang đóng quân trên một căn cứ không quân trên đảo Hải Nam.

Theo đó, rất nhiều thiết bị mới đã được trang bị cho 6 chiếc JH-7B này để tiến hành các cuộc thử nghiệm đánh giá cuối cùng. Để đảm bảo JH-7B không xảy ra thiếu sót, Trung Quốc đã đề xuất một cuộc nghiên cứu mới đối với JH-7B với sự tham gia của Ukraine.

"Su-34 của Trung Quốc và hơn thế"

Không quân Trung Quốc được cho là thiếu các máy bay tấn công tầm xa, thiếu các máy bay ném bom mới. JH-7B sẽ là một máy bay tấn công và ném bom chiến thuật, tương tự như vai trò của Su-34 trong không quân Nga.

Trang mạng Milchina gọi JH-7B là "Su-34 của Trung Quốc", ngoài ra còn không tiếc lời so sánh JH-7B với Su-30 và Su-34, theo đó, máy bay của Trung Quốc có tầm bay lớn hơn, tải trọng vũ khí cũng lớn hơn. JH-7B còn có khả năng tàng hình hoàn toàn có thể thực hiện các cuộc xâm nhập mạng lưới phòng không đối phương đối phương.

Trang mạng Michina dẫn lời các chuyên gia quân sự cũng tiết lộ cấu hình vũ khí JH-7B gồm một pháo nòng kép 23mm, với tốc độ bắn 6.000 phát/phút. Dưới cánh và bụng của máy bay được thiết kế tới 15 điểm treo vũ khí, đây là máy bay thứ 2 sau F-15E của Mỹ có 15 điểm treo vũ khí.

JH-7B có khả năng mang theo tất cả các loại vũ khí có trong trang bị hiện nay. Từ tên lửa không đối không PL-8, PL-12, đến tên lửa chống hạm như C-601, C801/802, tên lửa chống tàu Kh-31A của Nga, tên lửa chống radar Kh-31P, bom thông thường, bom có điều khiển (bằng laser). JH-7B có khả năng mang tới 4 tên lửa chống hạm YJ-82, thay vì 2 tên lửa như biến thể cũ.

Đặc biệt JH-7B được trang bị hệ thống chỉ thị và nhắm mục tiêu gắn ngoài tương tự như hệ thống chỉ thị mục tiêu FLIR được trang bị trên các chiến đấu cơ của châu Âu. Cung cấp chỉ thị mục tiêu và dẫn hướng chính xác cho các vũ khí dẫn đường bằng laser, đây là điều khác biệt so với Su-34 của Nga, trang mạng Milchina bình luận.

Phần mềm điều khiển bay fly-by-wire tiên tiến với 4 kênh tín hiệu cùng với một hệ thống kiểm soát dự phòng. Bộ vi xử lý trung tâm đạt tiêu chuẩn MIL-STD -1750A của quân đội Mỹ. Cải thiện đáng kể độ tin cậy và an toàn trong hoạt động.

Theo dự kiến, Trung Quốc sẽ phát triển tiếp các biến thể mới tiếp theo là JH-7C với một số cải tiến ở cánh đuôi đứng. Cuối cùng là biến thể JH-7E đây là biến thể được thiết kế với vai trò tác chiến điện tử chuyên dụng, tương tự như vai trò của E/A-18G của Hải quân Mỹ.

Kết thúc bài viết của mình các trang mạng quốc phòng Trung Quốc bình luận, JH-7B là một nhân tố mới trong cơ cấu tác chiến của không quân Trung Quốc.

Tuy năng lực thực sự của JH-7B vẫn chưa được xác minh rõ ràng nhưng việc đem so sánh với các hệ thống vũ khí của Nga đã trở thành một truyền thống trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Suy cho cùng đó cũng là một cách để khuếch trương lòng tự hào dân tộc, cho dù giữa những tuyên bố và thực tế còn rất khác xa nhau. Không hiểu, khi thiết kế máy bay, người Nga có cảm thấy cần so sánh sản phẩm của mình với may bay Trung Quốc hay không?

[BDV news]


Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

>> Tướng Mỹ nói về chuyến thăm Trung Quốc



Cuộc thảo thuận của chúng tôi là khá thẳng thắn, tuy không thân mật nhưng ít nhất là chúng tôi đang nói chuyện.


Sau chuyến thăm đến Trung Quốc theo lời mời của Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tướng Trần Bỉnh Đức, Đô đốc Mike Mullen chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã có bài phát biểu cảm tưởng sau chuyến thăm của ông.

Bài phát biểu được đăng tải trên trang New York Times, dưới đây là nội dung bài viết:

Mối quan hệ quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất thế giới hiện nay. Tuy nhiên mối quan hệ này đang bị che phủ bởi những hiểu lầm và nghi ngờ, đó vẫn là một thách thức lớn nhất.

Có những vấn đề mà chúng tôi không đồng tình với nhau, những vẫn đề này rất nhạy cảm và dễ dẫn đến sự đối đầu lẫn nhau. Tuy nhiên, có rất nhiều lĩnh vực quan trọng, lợi ích của chúng tôi là trùng với nhau, và chúng tôi cần phải làm việc cùng nhau.

Vì vậy chúng ta cần làm cho mối quan hệ này tốt hơn, bằng cách tìm kiếm những sự tin tưởng chiến lược. Vậy làm thế nào để chúng ta có thể đạt được điều đó?

Đối thoại là quan trọng

Một số các hiểu lầm giữa quân đội chúng ta và Trung Quốc có thể được xóa bỏ bằng cách tiếp cận với nhau. Không phải là chúng ta tiết lộ các bí mật, tuy nhiên để làm cho các ý định của chúng ta trở nên rõ ràng hơn cần phải cởi mở một chút.



Đô đốc Mullen đang mục sở thị một chiếc Su-27 của Trung Quốc.


Đó là lý do tại sao trong chuyến thăm của Tổng tham mưu trưởng Trần Bỉnh Đức đến Mỹ hồi tháng 5, đó cũng là lý do tại sao tôi có chuyến thăm đến Trung Quốc cách đây 2 tuần.

Chúng ta đã cởi mở hơn trong một số lĩnh vực, ví dụ như tôi đã chỉ cho tướng Đức khả năng của máy bay không người lái Predator một cách khá chi tiết và cho ông ta xem Predator bắn đạn thật.

Tôi hiểu mối quan tâm của những người cho rằng, sự hợp tác bất kỳ sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Tôi không đồng ý như vậy, mối quan hệ quân sự này là rất quan trong cho cả 2.

Phía Trung Quốc cũng đã thực hiện các động thái tương tự, tướng Đức đã hướng dẫn tôi tham quan các tàu ngầm mới nhất của họ, một cái nhìn cận cảnh máy bay chiến đấu Su-27 và quan sát một cuộc tập trận chống khủng bố phức tạp.

Trong các cuộc thảo luận của chúng tôi là thẳng thắn và rất thẳng thắn, tướng Đức đã không bày tỏ nhiều quan tâm của ông đến việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Tôi cũng đã cho tướng Đức hiểu rõ quan điểm của quân đội Mỹ sẽ không từ chối các trách nhiệm của mình với các nước đồng minh và đối tác.

Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là xây dựng một quân đội mang tính phòng thủ, tôi cho rằng đó không phải là kỹ năng mà họ đang hoàn thiện, sự đầu tư của họ không hỗ trợ cho lập luận này. Không phải là thân mật, nhưng ít ra là chúng tôi đang nói chuyện.

Tập trung vào những điều chúng ta có điểm chung

Chúng tôi, Mỹ - Trung là hai quốc gia biển với đường bờ biển dài và nền kinh tế phần lớn phụ thuộc vào thương mại tự do. Chúng tôi có chung mối đe dọa đối mặt với nạn buôn bán ma túy, cướp biển, khủng bố, vi phạm bản quyền, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Cả hai bên đều muốn hướng đến một sự ổn định trên bán đảo Triều Tiên và Pakistan, cả hai đều công nhận sự cần thiết phải phối hợp với nhau trong viện trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai.

Đây là những thách thức mà chúng ta có thể làm việc cùng nhau và nhiệm vụ của chúng ta là lập kế hoạch, đào tạo và một ngày nào đó có thể làm việc cùng nhau. Chúng tôi đã cam kết để tiến hành một cuộc tập trận chống cướp biển chung tại vịnh Aden trong năm nay.

Tướng Trần Bỉnh Đức cho biết chiến lược của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) là xây dựng một quân đội mang tính phòng thủ, tôi cho rằng đó không phải là kỹ năng mà họ đang hoàn thiện, sự đầu tư của họ không hỗ trợ cho lập luận này.

Có một chặng đường dài phía trước

Chúng ta vẫn không thể không để mắt đến các hoạt động quân sự của Trung Quốc tại biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Nam Trung Hoa). Tôi vẫn không hiểu một cách đầy đủ về sự biện minh cho chi tiêu và phát triển quốc phòng một cách nhanh chóng của Trung Quốc, hoặc mục tiêu dài hạn cho kế hoạch hiện đại hóa quân sự của họ.

Tôi không tin rằng Trung Quốc sẽ giải quyết các tranh chấp bằng cách ép buộc các quốc gia nhỏ hơn. Thay vào đó, chúng tôi ủng hộ quá trình hợp tác ngoại giao giữa tất cả các bên để giải quyết các tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Chúng ta cần có các cơ chế tốt hơn đối phó với những căng thẳng không thể tránh khỏi.

Trong thực tế đôi khi ngay thẳng và trung thực, chính xác là những gì cần thiết để tạo sự tin tưởng chiến lược, và chúng tôi cần nhiều hơn như thế. Mối quan hệ quân sự giữa chúng tôi chỉ mới tạm qua thời kỳ đóng băng, Chính phủ Trung Quốc luôn sử dụng đó như là một sự thể hiện sự không hài lòng.

Họ không thích những gì chúng ta làm, họ lập tức cắt đứt quan hệ, đó không phải là một mô hình đáng tin cậy. Đó cũng không phải là một phần của chúng ta, tham gia vào các phản ứng.

Đó là lý do cho sự cam kết của Tổng thống Obama và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào để cải thiện quan hệ quân sự là một điều rất quan trọng. Sự tin tưởng cần được bắt đầu từ một cơ sở nào đó, và đó không phải là đối tượng để làm thay đổi luồng gió chính trị.

Tướng Trần Bỉnh Đức và tôi đã xem xét các cuộc thảo luận thường xuyên hơn, các cuộc tập trận chung sẽ nhiều hơn, trao đổi nhân viên nhiều hơn. Cả hai tôi đều tin tưởng rằng, thế hệ sỹ quan trẻ của 2 bên đã sẳn sàng để liên lạc chặt chẽ hơn, khi vai của họ dựa vào nhau sẽ hy vọng sự tin tưởng sâu sắc hơn.

Tôi hiểu mối quan tâm của những người cho rằng, sự hợp tác bất kỳ sẽ mang lại lợi ích cho Trung Quốc nhiều hơn so với Mỹ. Tôi không đồng ý như vậy, mối quan hệ quân sự này là rất quan trong cho cả 2.

Tôi không gợi ý chúng ta nên nhìn theo cách khác trong các vấn đề nghiêm trọng, hoặc chúng ta từ bỏ chủ nghĩa hoài nghi để hướng tới sự minh bạch, hoặc chúng ta thay đổi và tập trung vào lĩnh vực quân sự của chúng ta. Nhưng chúng ta cần phải tiếp tục giao tiếp cởi mở và làm việc chăm chỉ để cải thiện mối quan hệ.

Chúng ta có thể làm thu nhỏ cơ hội này hoặc làm cho nó tăng lên, chúng ta có thể cho lợi ích của một nhóm nhỏ và làm tăng sự nghi ngờ trong xác định mối quan hệ của chúng ta. Hoặc chúng ta làm việc theo một hướng minh bạch hơn, thực dụng hơn trong các kỳ vọng của nhau, tập trung nhiều hơn vào những thách thức chung của chúng ta.

[BDV news]


>> Mỹ - Trung không ai nhượng bộ ai



Vụ việc Su-27 của Trung Quốc đuổi trinh thám cơ U-2 của Mỹ đẩy lùi những nỗ lực cải thiện quan hệ giữa 2 nước được thực hiện từ đầu năm 2011.


Ngày 27/7/2011, Thời báo toàn cầu (Global Times) đã đưa tin, Trung Quốc cảnh báo Mỹ là các chuyến bay của máy bay Mỹ gần bờ biển Trung Quốc phá hoại lòng tin giữa 2 quốc gia và trở thành trở ngại trên con đường thiết lập quan hệ quân sự giữa 2 nước.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố: “Chúng tôi yêu cầu Mỹ tôn trọng chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc”. Cùng ngày Washington đã trả lời dứt khoát: “Không”. Các chuyến bay do thám sẽ vẫn được tiếp tục. Mỹ còn tuyên bố các cam kết ủng hộ Đài Loan sẽ được thực hiện. Thời báo NewYork (New York Times) đăng dẫn lời ông Mullen khẳng định: Mỹ không khước từ trách nhiệm của mình trước các đồng minh và đối tác.

Những mâu thuẫn này đã xoá tan hi vọng của Nhà Trắng muốn mở rộng quan hệ với Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA). Cần nhớ lại, mới 2 tuần trước, khi ở Bắc Kinh hội đàm với Tổng tham mưu trưởng PLA, tướng Trần Bỉnh Đức, Đô đốc Mullen gọi quan hệ với các chỉ huy quân sự Trung Quốc là mở ra nhiều hi vọng.



Máy bay trinh thám U-2 của Mỹ.


Như vậy, các đòi hỏi của 2 bên vẫn như cũ, không ai có ý định nhượng bộ và vụ máy bay Su–27 của Trung Quốc đã định chặn máy bay do thám U–2 của Mỹ, theo như Reuters và báo chí Đài Loan, là biểu hiện của sự đối đầu này. Những vụ việc tương tự chỉ là phần nổi của tảng băng trôi, mối quan hệ giữa Trung – Mỹ còn tồn tại nhiều mâu thuẫn chưa giải quyết được và hai bên chưa đạt được niềm tin cần thiết.

Theo lời quan chức Mỹ, Trung Quốc chuẩn bị đưa ra thách thức với Mỹ ở phần phía Tây Thái Bình dương, nơi hơn nửa thế kỷ Hạm đội 7 của Mỹ thống trị. Chứng minh cho những tham vọng như vậy là việc Bắc Kinh sắp cho hạ thuỷ tàu sân bay đầu tiên, thử nghiệm máy bay tàng hình, thử nghiệm các tàu ngầm hiện đại và chế tạo tên lửa tầm bắn đến 1.000 dặm có khả năng tiêu diệt tàu sân bay Mỹ.

Theo báo cáo của Laura Saalman, cộng tác viên khoa học của chương trình Quỹ Carnegie vì hoà bình thế giới, theo quan điểm của Mỹ, cần phải có được sự ổn định chiến lược trong quan hệ với Trung Quốc. Mà mục tiêu này không thể đạt được, nếu không đảm bảo được sự minh bạch các tiềm năng hạt nhân như trong quan hệ giữa Washington và Moscow. Hiện, người Mỹ có rất ít thông tin về các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Bắc Kinh không chấp nhận cách đặt vấn đề như vậy. Các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc còn kém Mỹ nhiều. Các tướng lĩnh Trung Quốc lo ngại, trong khi Bắc Kinh bị lôi kéo vào các đối thoại nhằm "tăng cường sự minh bạch", thì Mỹ không muốn các tham vọng của mình chịu sự ràng buộc hay hạn chế nào – nhất là trong lĩnh vực vũ khí thông thường tiên tiến dùng để ra “đòn tấn công toàn cầu”.

Vì vậy, “cơ sở học thuyết kiềm chế hạt nhân của Trung Quốc không phải là sự minh bạch, mà là sự bí mật”. Đồng thời giới quân nhân Trung Quốc cho rằng nỗ lực của Hoa Kỳ triển khai hệ thống phòng thủ chống tên lửa (NMD) và hoàn thiện các vũ khí thông thường phá hoại sự ổn định chiến lược mà chính người Mỹ kêu gọi đảm bảo.
[BDV news]


Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

>> Trung Quốc nhập khẩu động cơ số lượng lớn



Trung Quốc đã ký tiếp một hợp đồng mới mua thêm 250 động cơ phản lực AI-222-25F từ Ukraine, để trang bị cho máy bay huấn luyện L-15 do Trung Quốc sản xuất.


Ông Vyacheslav Boguslayev tổng giám đốc của nhà máy OJSC Motor Sich cho biết

“Chúng tôi đã ký một hợp đồng lớn với Trung Quốc cho động cơ phản lực AI-222-25F, đây là bước khởi đầu cho một cuộc hành trình dài trong khuôn khổ chương trình hợp tác của chúng tôi với nhà máy NPO Saturn”.

Theo Trung tâm phân tích mua bán vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga, trước đó Trung Quốc cũng đã ký một hợp đồng cung cấp 200 động cơ AI-222-25F.

Một số động cơ này đã được chuyển giao vào năm 2010, để trang bị trên mẫu thử nghiệm của máy bay huấn luyện L-15. Số động cơ còn lại được lên kế hoạch cho giai đoạn 2011-2013.

Hiện nay các công tác sửa đổi động cơ AI-222-25 thành động cơ AI-222-25F có đốt sau vào máy bay huấn luyện L-15 do Trung Quốc sản xuất đang được tiếp tục.

Chuyến bay trình diễn đầu tiên của L-15 diễn ra vào ngày 20/10/2010. Đây là biến thể sửa đổi của mẫu thử nghiệm L-15 được trang bị động cơ phản lực có đốt sau, buồng lái cải tiến và một radar mới.



Gần như tất cả các mẫu máy bay của Trung Quốc đều phải nhập khẩu động cơ từ nước ngoài.


Thân của biến thể L-15 mới được kéo dài hơn để có thể lắp đặt một radar có ăng ten mảng pha từng giai đoạn. Buồng lái sửa đổi được trang bị thêm 3 màn hình hiển thị đa chức năng, phần đuôi và cánh tà được thiết kế lại bằng vật liệu composite.

Biến thể L-15 mới được trang bị 2 động cơ AI-222-25F có đốt sau của nhà máy OJSC Motor Sich. Một biến thể khác sử dụng một động cơ cũng sẳn sàng sản xuất trong năm 2011.

Động cơ AI-222-25F sửa đổi cung cấp lực đẩy có đốt sau lên đến 4200kg mỗi động cơ, máy bay huấn luyện L-15 được trang bị đông cơ này có khả năng đạt tốc độ đến Mach-1.6.

Động cơ có kích thước dài 2,2 mét, rộng 0,86 mét, cao 1,09 mét, tuổi thọ trung bình của động cơ là 3.000 giờ bay, trọng lượng rỗng 440kg. Động cơ AI-222-25F tích hợp khả năng điều khiển kỹ thuật số hoàn toàn FADEC, giúp giảm khối lượng công việc cho phi công bằng cách thực hiện các hoạt động máy lái tự động.

L-15 là mẫu máy bay huấn luyện cao cấp của Trung Quốc, thân máy bay được thiết kế với 25% vật liệu carbon composite. Tuổi thọ của máy bay khoảng 10.000 giờ bay hoặc 30 năm, dự định làm máy bay huấn luyện cao cấp cho phi công của các tiêm kích J-10, J-11 và một số máy bay khác.

Máy bay dài 12,27 mét, sải cánh 9,48 mét, trọng lượng cất cánh 9.800kg, trần bay 16,5km, tốc độ tối đa khoảng Mach-1,6. Theo các nhà thiết kế, chi phí của L-15 sẽ rẽ hơn nhiều so với các đối thủ.

Các nhà phân tích quân sự dự đoán L-15 sẽ là một đối thủ đầy tiềm năng trên thị trường xuất khẩu máy bay huấn luyện cao cấp. Sự phát triển của L-15 được cho là sao chép từ máy bay huấn luyện cao cấp Yak-130 của Nga.

Như vậy có thể thấy rằng, từ máy bay chiến đấu cho đến máy bay huấn luyện, Trung Quốc vẫn phải phụ thuộc vào nguồn cung động cơ phản lực từ nước ngoài, cụ thể là từ Nga và Ukraine. Một mẫu động cơ phản lực nội địa đủ mạnh và đáng tin cậy vẫn là niềm mơ ước chưa thành của người Trung Quốc.

[BDV news]


>> Mỹ - Trung vẫn căng thẳng sau chuyến thăm của ông Mullen



Chuyến thăm Trung Quốc của Đô đốc Mỹ Mike Mullen dường như đã "thành công tốt đẹp" ở phương diện đáp lễ chuyến thăm Mỹ của tướng Trần Bình Đức.


Sau khi rời Trung Quốc, ông Mike Mullen dường như "trắng tay" vì giữa 2 nước vẫn tồn tại nhiều bất đồng, khoảng cách giữa các quan điểm vẫn còn nhiều chênh lệch. Thậm chí, chuyên gia Trung Quốc còn có những lời lẽ "tiễn khách" không mấy thân thiện.

Chuyến thăm của tướng Trần Bỉnh Đức, tới Mỹ vào tháng 5 và chuyến thăm của đô đốc Mullen tới Trung Quốc vào tháng 7 đã giúp cải thiện nhiều trong mối quan hệ quân sự giữa 2 nước, vốn căng thẳng sau công bố bán vũ khí cho Đài Loan của Mỹ vào đầu năm 2010.

Tuy nhiên, trong bài viết được đăng trên tờ Nhật Báo Trung Quốc số ra ngày 18/7/2011, tác giả Zhang Wenzong đến từ Viện Nghiên cứu Mỹ với Học viện Quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc cho hay nhiều sự kiện liên quan đến tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông gần đây vẫn làm tồn tại những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.



Trong chuyến thăm tới Trung Quốc, đô đốc Mullen có dịp đi thăm nhiều căn cứ quân sự của nước này.


Trong đó, tác giả Zhang Wenzong đề cập đến 3 cuộc xung đột chính giữa 2 bên liên quan đến biển Đông.

Đầu tiên, lập trường khác nhau về "định hướng tự do". Hai quốc gia vẫn không thống nhất được quan điểm về khái niệm “tự do hàng hải” (free navigation). Trung Quốc coi khái niệm “tự do hàng hải” chỉ có hiệu lực đối với các tàu thuyền thương mại còn Mỹ muốn mở rộng khái niệm này để áp dụng cho cả các chiến hạm làm nhiệm vụ tuần tra của mình.

Điều thứ 2, Mỹ củng cố sự hiện diện của nước này trong khu vực Đông Nam Á cũng như tổ chức các hoạt động chung với các nước liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Các hành vi của Mỹ trong những thời điểm nhạy cảm có thể được xem như cách nước này chọn đứng về phe nào. Trong đó, phía Trung Quốc nhận định, hành động tập trận trong thời điểm nhạy cảm như trong thời điểm này có thể coi là Mỹ đặt sự ủng hộ vào một bên tranh chấp.

Điều thứ 3, Trung Quốc luôn quả quyết các vấn đề tranh chấp chủ quyền phải được thỏa thuận qua các cuộc đàm phán song phương, tuy nhiên, Mỹ và các bên còn lại quyết giữ vững lập trường phải giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán đa phương, có sự giám sát của các tổ chức quốc tế.

Cũng trong bài viết của mình, tác giả Zhang Wenzong cũng tiếp tục lặp lại luận điệu nhiều quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam và Philippines đã xâm chiếm Nam Hải (cách Trung Quốc gọi biển Đông) nhưng với sức mạnh ngày càng tăng, Trung Quốc hy vọng sẽ duy trì và giành lại cái gọi là "quyền hợp pháp" của mình.

Zhang Wenzong còn cho rằng Mỹ có kế hoạch tập trung mối quan tâm chiến lược tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương và sử dụng vấn đề "tranh chấp lãnh thổ" làm lý do để nước này quay trở lại khu vực. Bài viết có đoạn: "Một số nước láng giềng Trung Quốc đã chọn giải pháp đứng về phía Mỹ".

Thực tế, với sức mạnh quân sự ngày một gia tăng, Trung Quốc muốn dùng điều này làm áp lực để hòng độc chiếm biển Đông nhưng sự hiện diện của các nước có quyền lợi kinh tế liên quan trong khu vực đã làm Bắc Kinh phải e dè.

Tác giả này cũng cho hay quân đội Trung Quốc đã quyết tâm tăng cường lòng tin giữa Mỹ và Trung Quốc bằng cách đưa Đô đốc Mike Mullen đến thăm trụ sở chính của lực lượng Pháo binh số 2 (lực lượng tên lửa) ở Bắc Kinh, căn cứ không quân cũng như quân sự ở Quảng Đông và mời Đô đốc tham dự cuộc tập trận chống khủng bố của quân đội Trung Quốc ở tỉnh Chiết Giang.

Dù tỏ vẻ cởi mở để tăng cường niềm tin nhưng Trung Quốc vẫn giữ thái độ cương quyết với sự hiện diện của Mỹ trong khu vực, thậm chí, phải "tránh xa khu vực biển Đông". Bài viết của ông Zhang Wenzong có đoạn: "Bằng cách kết thúc tuần tra trinh sát, Mỹ sẽ kết thúc được vấn đề với Trung Quốc tận gốc và ngăn chặn bất kỳ khả năng bùng phát xung đột nào giữa hải quân và không quân của hai nước. "Là một quan chức có kinh nghiệm hoạt động hải quân tại Mỹ, Mullen chắc chắn có một sự hiểu biết sâu sắc về chiến lược hải quân, hải quân và an ninh hàng hải".

Cuối bài viết, tác giả Zhang Wenzong cũng cho hay trong thời đại toàn cầu hóa, Mỹ và Trung Quốc phải phụ thuộc vào nhau để cùng phát triển, sẽ là 1 thảm họa nếu bất kỳ xung đột nào xảy ra giữa 2 nước và sẽ là rất khó để 1 siêu cường như Mỹ chấp nhận sự nổi lên của Trung Quốc.

Tuy nhiên, một khi Mỹ nhận ra các hậu quả của cuộc đối đầu chiến lược và chấp nhận giá trị cốt lõi của 2 bên thì sẽ không có lý do cho hai bên để trở thành đối thủ. Nước Mỹ cần thông minh và tỉnh táo để tạo ra mối quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa 2 bên và quân đội 2 bên có thể nỗ lực để giúp 2 bên giành được "chiến thắng" này.

Trong thời đại toàn cầu hóa, Mỹ và Trung Quốc đều phải dựa vào nhau để duy trì sự phát triển của hai nước và cả thế giới. Vì thế, việc xung đột giữa hai quốc gia có thể là một thảm họa toàn cầu. "Có thể việc phát triển như vũ bão của Trung Quốc khiến Mỹ khó chịu, tuy nhiên, khi nước Mỹ nhận ra hậu quả của việc đối đầu với Trung Quốc và tôn trọng "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc thì sẽ không có lý do gì để hai bên trở thành kẻ thù của nhau. Hai nước cần bình tĩnh và sáng suốt để hai bên cùng có lợi và quân đội hai nước sẽ là lực lượng chủ chốt để đảm bảo điều đó", bài viết của ông Wenzong kết thúc với giọng điệu vừa dụ dỗ lôi kéo Mỹ "hợp tác" ảnh hưởng tới khu vực theo luật chơi của Trung Quốc, lại vừa có ý cảnh cáo nếu Mỹ không hùa theo Bắc Kinh.

[BDV news]


Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

>> Tại sao Nhật Bản chọn F/A-18 đối đầu với J-20?



Báo chí Nhật Bản nhận định: Biến thể mới nhất của tiêm kích F/A-18 là F/A-18 E/F Super Hornet sẽ "đè bẹp" tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc nếu xảy ra cuộc đụng độ giữa 2 nước.


Trang mạng Sankei Shimbun của Nhật Bản cho biết, Không quân Nhật Bản đã xem xét lựa chọn thế hệ máy bay chiến đấu tiếp theo cho chương trình FX.

Căn cứ vào tình hình hiện tại, biến thể mới nhất của Boeing là F/A- 18 E/F Super Hornet là một sự lựa chọn hợp lý.

Theo đó, biến thể mới nhất này hoàn toàn đủ khả năng để "khai tử" J-20 đang được phát triển của Trung Quốc nếu xảy ra một cuộc đụng độ tại bờ biển Nhật Bản.



F/A-18E/F Super Hornet sẽ khai tử tiêm kích J-20 của Trung Quốc?


Tại sao lại là F/A-18 mà không phải F35

Tiêm kích F/A- 18 E/F Super Hornet là biến thể mới nhất được trang bị một số công nghệ của tiêm kích thế hệ 5, khả năng tàng hình trước radar tương đối tốt, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, tầm bay và tải trọng vũ khí tăng đáng kể so với biến thể F/A-18 Hornet. Máy bay được trang bị radar quét mảng pha điện tử APG-79 radar AESA, cho phép máy chiến không đối không và đối đất cùng lúc.

Thực tế Không quân Nhật Bản quan tâm đến tiêm kích thế hệ 5 F-35 nhiều hơn, nhưng chương trình phát triển loại máy bay này chậm trễ làm tăng chi phí đầu tư. Vì vậy, mong muốn sở hữu F-35 vào năm 2017 của Nhật Bản gần như là không thể.

Hơn nữa, Nhật Bản không phải là đối tác chính trong chương trình phát triển, nên nếu muốn sở hữu F-35, Nhật Bản phải nhận sau Không quân Mỹ và các nước tham gia chương trình. Lockheed Martin có quá nhiều việc phải làm trước khi có thể quan tâm đến Nhật Bản. Ngay cả khi chính phủ Nhật Bản xác nhận kiên quyết mua F-35, thời gian để triển khai hoạt động của tiêm kích này chưa thể xác định được. Rất có thể, khi đó, đơn giá của F-35 sẽ cao gấp 2-3 lần so với F/A- 18 E/F Super Hornet.

Với tình hình hiện tại, không quân Nhật Bản cần máy bay chiến đấu mới để tăng cường năng lực tác chiến trước những diễn biến phức tạp của an ninh khu vực trong thời gian qua.

Các chuyên gia quân sự Nhật Bản nhận định, F-35 có lợi thế lớn về khả năng tàng hình, có thể tiến hành các cuộc đột kích vào sâu bên trong lãnh thổ đối phương. Tuy nhiên, mục tiêu hàng đầu của Nhật Bản hiện này là bảo vệ và đảm bảo được ưu thế trên không trên các vùng biển xung quanh Nhật Bản.

Quan trọng hơn cả là Nhật Bản muốn tìm kiếm một sự đối trọng với J-20, tiêm kiêm tiềm tàng sức mạnh mới của Không quân Trung Quốc. Quan hệ giữa 2 nước đang có những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Shenkaku (hay Điếu Ngư theo tên gọi của Trung Quốc)

Bản thân F/A- 18 E/F Super Hornet là tiêm kích được thiết kế để tác chiến biển, hơn nữa nếu sử dụng F/A- 18 E/F Super Hornet, Nhật Bản có thể hội nhập chung với các chương trình tác chiến trên biển của Hải quân Mỹ.

Sự quan tâm tăng cường năng lực tác chiến đường không của Nhật Bản tăng một cách đột biến sau sự xuất hiện của mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc.

Một quan chức phụ trách chương trình phát triển của F/A- 18 E/F Super Hornet tự tin tuyên bố, “J-20 hoàn toàn không phải là đối thủ của F/A- 18 E/F Super Hornet”.

Trung Quốc "phản pháo"

Ngay sau khi bài bình luận của trang Sankei Shimbun được công bố, trang tin Xinjunshi của Trung Quốc lập tức phản pháo và cho rằng đây là một lập luận hoàn toàn không có cơ sở. Khả năng của J-20 vẫn ở phía tương lai, hiện tại J-20 mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm.

J-20 là một tiêm kích thế hệ 5 sự vượt trội về công nghệ là điều đương nhiên, động cơ, hệ thống điện tử hàng không, tốc độ, vũ khí, hiệu suất tổng thể của J-20 vẫn còn là câu chuyện ở phía trước và chưa thể xác nhận.

Trang mạng này bình luận, theo nguyên lý cơ bản trong chiến đấu, dù cả hai đã mất đi khả năng tác chiến từ xa nhưng trước một cuộc không chiến tầm gần, ưu thế của tiêm kích thế hệ 5 vẫn là nỗi bật hơn.
[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang