Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

>> Tương quan sức mạnh Nga-Nhật Bản ở chiến trường Viễn Đông



Cuộc chiến tranh Nga-Nhật lần thứ 4 (3 lần trước là năm 1904-1905, 1938-1939 và 1945) ít có khả năng xảy ra, tuy gần đây báo chí đã đề cập đến khả năng này.

Lực lượng phòng vệ Nhật Bản Quân số khoảng 300.000 người, lực lượng dự bị gần 50.000. Nguyên tắc tuyển quân là tình nguyện. Dân số hơn 127 triệu người, tương đương với Nga.

Lục quân:

Gần 150.000 quân (năm 2007), 10 sư đoàn (9 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn tăng), 18 lữ đoàn (3 lữ bộ binh, 2 lữ hỗn hợp, 1 lữ đổ bộ đường không, 1 lữ pháo, 2 lữ pháo phòng không, 5 lữ công binh, 1 lữ trực thăng, 3 lữ huấn luyện), 3 cụm phòng không.

Vũ khí trang bị:
Gần 1.000 xe tăng, khoảng 900 xe thiết giáp, gần 2.000 khẩu pháo/cối (kể cả pháo tự hành, pháo phòng không), 100 bệ phóng tên lửa chống hạm, hơn 100 hệ thống rocket phóng loạt, khoảng 700 bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển, 500 phương tiện phòng không lục quân, khoảng 450 trực thăng, trong đó có gần 100 trực thăng tiến công.



Tên lửa bờ đối hạm Type 88 SSM-1

Không quân:
Quân số 43.000-50.000 người, 250 máy bay tiêm kích và tiêm kích-bom 250 (trong đó có 160 F-15 Eagle), 10 máy bay trinh sát F-4 Phantom II(RF-4E), khoảng 50 máy bay tác chiến điện tử, radar và tiếp dầu, 30 máy bay vận tải, 240 máy bay huấn luyện (có thể dùng làm máy bay trinh sát, tiêm kích hạng nhẹ, máy bay ném bom) – ví dụ: 20 tiêm kích-bom F-2B Mitsubishi. Không quân phòng vệ Nhật còn có hơn trực thăng đa năng và vận tải.


Máy bay tiêm kích F-15J Eagle



Máy bay huấn luyện T-4 Kawasaki

Hải quân:
Quân số khoảng 45.000 người. Biên chế hạm đội: 1 tàu khu trục chở trực thăng lớp Hyūga, 4 tàu khu trục chở trực thăng lớp Shirane và Haruna, 8 tàu khu trục tên lửa lớp Atago, Kongo, Hatakaze, 32 tàu khu trục (5 chiếc lớp Takanami, 9 chiếc lớp Murasame, 8 chiếc lớp Asagiri, 10 chiếc lớp Hatsuyuki), 6 chiếc frigate lớp Abukuma, 20 tàu ngầm (2 chiếc lớp Sōryū (2009-2010, đang đóng thêm một số chiếc), 11 chiếc lớp Oyashio, 7 chiếc lớp Harushio.

Tàu đổ bộ lớp Ōsumi

Ngoài ra, còn có 1 tàu rải lôi, 2 căn cứ tàu quét lôi, 3 tàu quét lôi ngoài khơi, 3 tàu đốc đổ bộ cỡ lớn lớp Ōsumi (1 chiếc đang đóng), 2 tàu đổ bộ nhỏ, 7 xuồng tên lửa, 8 xuồng đổ bộ (trong đó có 6 chiếc đệm khí lớp Project 1), 25 xuồng quét lôi, 5 tàu chở dầu, 4 tàu huấn luyện, 2 tàu ngầm huấn luyện, 2 tàu chỉ huy, 2 tàu tìm/cứu.


Tàu ngầm lớp Harushio

Không quân hải quân:

172 máy bay và 133 trực thăng (năm 2007).

Lực lượng bảo vệ bờ biển: Quân số hơn 12.000 người.

Phòng không: Khoảng 150 hệ thống tên lửa phòng không tầm xa Patriot (tương đương S-300 của Nga), hơn 500 hệ thống tên lửa phòng không vác vai và pháo phòng không, khoảng 70 hệ thống phòng không tầm gần Tan-SAM Туре 81. Phòng không được tăng cường bởi các máy bay radar Е-2 Hawkeye và 10 máy bay chỉ huy/báo động sớm Boeing-767 AWAVS. Tất cả được hợp nhất với hệ thống chỉ huy tự động hóa và hệ thống phòng không BADGE của Hải quân.

Đặc điểm của Hải quân Nhật: Tất cả các tàu còn mới, “nhiều tuổi” Nhất là các tàu đưa vào trang bị vào giữa thập niên 1980, phần lớn là tàu mới của những năm 1990, 2000.

Tập đoàn quân phía Bắc: Tập đoàn quân mạnh nhất của Nhật Bản, được thành lập để đối phó với Liên Xô. Hiện nay, Tokyo đang tăng cường cho hướng Nam, nhưng quá trình này mới chỉ bắt đầu.

Tập đoàn quân này gồm có: 1 sư đoàn tăng, 3 lữ bộ binh, 1 lữ pháo binh, 1 lữ tên lửa phòng không, 1 lữ công binh. Các đơn vị này được trang bị: khoảng 90% hệ thống tên lửa bờ biển chống hạm, hơn 50% xe tăng, 90 hệ thống rocket phóng loạt, 1/3 các hệ thống tên lửa phòng không và pháo binh, 1/4 các hệ thống tên lửa chống tăng của toàn bộ quân đội Nhật Bản.


Tàu khu trục Shirane



Lực lượng Nga ở chiến trường Viễn Đông

Hạm đội Thái Bình Dương: Năm 2010, Hạm đội này có 5 tàu ngầm tên lửa chiến lược, 20 tàu ngầm đa năng (12 tàu ngầm nguyên tử), 10 tàu chiến mặt nước viễn dương và ngoài khơi, 32 tàu ven bờ. Nhưng một phần tàu trong biên chế đang được niêm cất hoặc cần phải đại tu – tất cả các tàu đều có từ những năm 1980-đầu những năm 1990, chỉ có 1 xuồng tên lửa lớp Molnya năm 2004. Ví dụ: tàu tuần dương nguyên tử hạng nặng Đô đốc Lazarev đang niêm cất, trong 4 tàu khu trục có 3 tàu đang niêm cất và sửa chữa (tàu được niêm cất hiểm khi quay lại hạm đội).

Tại Vladivostok có 1 lữ lính thủy đánh bộ, 1 trung đoàn độc lập lính thủy đánh bộ và 1 tiểu đoàn công binh, 1 trung đoàn độc lập tên lửa bờ biển. Tại Kamchatka có 1 trung đoàn tên lửa phòng không S-300P.


Tàu tên lửa Projekt 1241 Molnya

Các vấn đề của Hạm đội: Tình báo/trinh sát, chỉ thị mục tiêu, sự cũ nát của các tàu, thiếu yểm trợ từ trên không và khả năng không thám.

Không quân hải quân:
1 trung đoàn độc lập không quân hỗn hợp Kamenny Ruchei (trang bị Tu-22M3, Tu-142M3, Tu-142MR), 1 trung đoàn độc lập không quân chống ngầm (Nikolayevka) trang bị Il-38, Ка-27, Ка-29; 1 phi đội vận tải độc lập (Knevichi) trang bị An-12, An-24, An-26; 1 trung đoàn không quân độc lập hỗn hợp (Elizovo) trang bị Il-38; 1 phi đội độc lập trực thăng chống ngầm (Elizovo) trang bị Ка-27.

Không quân: Trên quần đảo Kurils và Sakhalin không có máy bay, có 1 căn cứ tại Kamchatka với khoảng 30-35 tiêm kích đánh chặn MiG-31, 1 căn cứ không quân ở gần Vladivostok với 24 Su-27SM, 6 Su-27UB (huấn luyện-chiến đấu) và 12 MiG-31 (không biết có bao nhiêu máy bay có khả năng chiến đấu).

Đóng tương đối gần, ở Siberia có 2 căn cứ không quân với 30 Su-27 và 24 máy bay ném bom tầm gần Su-24М, 24 Su-24М2. Nhưng không có máy bay tiếp dầu và máy bay radar. Nghĩa là các máy bay “nhìn không xa” và thời gian ở trên không hạn chế.

Lục quân: Tại Sakhalin có 1 lữ đoàn bộ binh cơ giới, ở quần đảo Kurils có 1 sư đoàn pháo-súng máy, không có sự bảo vệ của Không quân, phòng không lục quân không đủ.

(tổng hợp)

>> Ấn Độ đề phòng Trung Quốc trong năm 2014?



Ngày 15/2, nguồn tin giấu tên từ BQP Ấn Độ cho biết, các chuyên gia nước này tỏ ra lo ngại và cảnh báo Trung Quốc sẽ tấn công Ấn Độ vào năm 2014.


Theo các chuyên gia Ấn Độ, mục đích thực sự của cuộc tấn công là để chuyển hướng chú ý của những người bất đồng chính kiến trong nước khỏi các vấn đề về tài chính, đe doạ đến sự cầm quyền của Đảng Cộng Sản ở Trung Quốc.

Bên cạnh đó, Trung Quốc mong muốn đảm bảo thị uy quyền lực tối cao ở khu vực châu Á. Bởi, Bắc Kinh ngày càng lo lắng về sự hợp tác quân sự thân mật giữa Ấn Độ và Mỹ.

Quân đội Ấn Độ đang phụ thuộc vào mua sắm vũ khí của Nga, sau đó là Israel, nhưng cuối cùng Mỹ mới là nguồn cung quan trọng nhất cho việc mua sắm trang bị quân sự của Ấn Độ.

Trung Quốc lo ngại rằng các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia, và nhiều quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Bởi lẽ, không ít thì nhiều, các quốc gia này có một số xung đột lợi ích với Trung Quốc, đặc biệt là Ấn Độ.



Bản đồ khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc và Ấn Độ.

Ngân sách quân sự của Trung Quốc chính thức được thông báo là khoảng 78 tỷ USD nhưng theo dự đoán của chính phủ Mỹ thì có thể tới 150 tỷ USD. Nhưng điều quan trọng hơn cả là giống Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang không ngừng xây dựng và hiện đại hóa quân đội. Điều này được Ấn Độ coi là vấn đề sống còn.

Trong nhiều năm qua, mối đe doạ từ Trung Quốc đã leo lên mức có khả năng xảy ra xung đột đối với Ấn Độ, do Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền khu vực Arunachal Pradesh. Ấn Độ từng yêu cầu Trung Quốc và Pakistan chấm dứt ngay lập tức sự chiếm đóng lãnh thổ bất hợp pháp.

Vấn đề biên giới khu vực Kashmir và Tây Tạng đã được tiến hành đàm phán nhiều vòng. Nhưng bên cạnh đó, Ấn Độ đã bắt đầu cải thiện cơ sở hạ tầng dọc theo biên giới với Trung Quốc và đang xây dựng nhiều tuyến đường bộ và các sân bay mới.

Đồng thời, New Delhi không ngừng tăng cường binh lính và mua sắm vũ khí trang bị trên tuyến biên giới này. Chính quyền Ấn Độ cũng đã lên tiếng bày tỏ mối quan ngại của mình đối với chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc ngày càng tăng.

Ấn Độ còn yêu cầu minh bạch trong lĩnh vực hợp tác hạt nhân giữa Trung Quốc với Pakistan. Mới đây, thông tin cho rằng Trung Quốc và Pakistan gần đây đã ký kết một hiệp định chung, theo đó Trung Quốc sẽ xây dựng 4 lò phản ứng hạt nhân tại Khushabin thuộc tỉnh Punjab của Pakistan.
(The times of India)

>> Nga xác nhận kế hoạch cung cấp tên lửa Yakhont cho Syria



Ngày 26/2, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho biết nước này không hủy bỏ kế hoạch cung cấp các hệ thống tên lửa đối hạm Yakhont cho Syria.

“Hợp đồng (cung cấp tên lửa cho Syria) đang được thực hiện” Bộ trưởng Quốc phòng Serdyukov nói với phóng viên tại Vladivostok, thuộc vùng Viễn Đông của Nga.

Trước đó, Nga đã công bố họ sẽ tôn trọng hợp đồng cung cấp nhiều hệ thống tên lửa đối hạm Bastion được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh SS-N-26 Yakhont cho Syria.

Tên lửa Yakhont có khả năng bắn ở tầm xa 300 km, có thể mang được đầu đạn hạt nhân nặng tới 200 kg và khả năng vượt trội nhất của nó là có thể hành trình ở tầm cao vài mét so với mực nước biển mà không bị phát hiện và đánh chặn.



Tên lửa chống hạm siêu thanh Yakhont do Nga sản xuất tích hợp nhiều tính năng vượt trội

Theo ông Igor Korrotchenko, một chuyên gia vũ khí thương mại của Nga, hiện trên thế giới chưa có một tàu chiến nào có thể chống đỡ cũng như bắn phá được những tên lửa chống hạm siêu thanh Yakhont.

Tháng 9 năm ngoái, Nga đã khẳng định nước này vẫn tiếp tục bán tên lửa Yakhont cho Syria, bất chấp những lo ngại và phản ứng quyết liệt từ Mỹ và Israel. Hợp đồng mua bán Yakhont giữa Nga và Syria đã được ký từ năm 2007 và theo các quan chức Nga, Moscow sẽ sớm hoàn thành các điều khoản của hợp đồng và tiếp tục cung cấp loại vũ khí này cho Syria.

Hãng tin Interfax trích dẫn các nguồn công nghiệp quốc phòng cho biết, hợp đồng mà hai bên ký với nhau có trị giá ít nhất 300 triệu USD, theo đó Nga sẽ cung cấp cho Syria khoảng 72 tên lửa hành trình.

Washington và Tel Aviv đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc với vấn đề tên lửa Yakhont. Đặc biệt về phía Israel, các quan chức nước này lo ngại sâu sắc việc củng cố khả năng phòng thủ của Syria cũng như về mối đe dọa về việc chuyển giao vũ khí cho Li-băng và các phiến quân Hezbollah.

Cả Mỹ và Israel đều cho rằng, việc Nga cung cấp vũ khí cho Syria hoàn toàn có thể làm gia tăng khủng bố tại khu vực Trung Đông và có thể làm mất ổn định tình hình tại khu vực này.

(RIA, VIT)

Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

>> Người Trung Quốc nghĩ gì về Việt Nam?



Vương Cẩm Tư người Cát Lâm, nay ở Bắc Kinh. Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Đại học Bắc Kinh ngành truyền thông điện ảnh, từng làm nhà báo, ca sĩ. Nay hoạt động tự do. Hội viên Hội Lịch sử Thế chiến II TQ, nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế. Sau đây chúng tôi xin trích dịch bài viết suy nghĩ tìm hiểu về cuộc chiến tranh 1979 của Vương Cẩm Tư khi du lịch sang Việt Nam. Nội dung bài viết chỉ mang tính tham khảo, nó phản ánh quan điểm của một nguời dân Trung Quốc thuộc thế hệ trẻ.


Khác với tư duy quen thuộc của người Trung Quốc, trong mắt người Việt Nam, chiến tranh Trung-Việt không chỉ là cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam” kéo dài nhiều năm sau năm 1979 như dưới góc nhìn của người Trung Quốc, mà còn gồm cả cái gọi là sự “xâm chiếm” Việt Nam do các vương triều Trung Quốc trước đây tiến hành kéo dài tới hai nghìn năm kể từ thời Đông Hán.

Thượng tuần tháng 9 năm 2010, tác giả Vương Cẩm Tư xuất phát từ Bắc Kinh cùng mấy người bạn đến Việt Nam xem tình hình thị trường gỗ hồng mộc. Lúc rảnh rỗi, chúng tôi đã tìm hiểu về cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”.

Đối với một người lớn lên ở vùng Đức Huệ tỉnh Cát Lâm như tôi, Việt Nam là nơi rất xa xôi, hầu như tôi không có quan hệ gì với quốc gia này. Thế nhưng mối liên hệ [với Việt Nam] lại từng gần gũi đến thế, bởi lẽ hồi ở tuổi thiếu niên tôi nhận được sự giáo dục chủ nghĩa yêu nước chính tông và lây nhiễm chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quen thuộc “Phong thái nhuốm máu” và “Vòng hoa dưới núi cao” [bài hát và tiểu thuyết Trung Quốc viết về chiến tranh 1979], từng cùng thày trò toàn trường nghe các anh hùng Lão Sơn [một ngọn núi ở Hà Giang, nơi Trung Quốc tấn công lấn chiếm đất Việt Nam] báo cáo chuyên đề tại Cung Văn hoá công nhân Đức Huệ, tôi lại còn hăng máu đòi ra tiền tuyến Việt Nam liều mạng với quốc gia này mà không ngại hy sinh, cho dù sức mình còn chưa xách nổi ngọn giáo có tua hồng.

Để tìm hiểu cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”, tôi có chủ ý đi thăm Bảo tàng Quân đội Việt Nam tại Hà Nội. Thật may là Bảo tàng này ở ngay chếch phía trước Đại sứ quán Trung Quốc, cách chưa đầy 100 mét, nhà Bảo tàng không lớn.

Tác giả từng thăm Bảo tàng Quân sự cách mạng Trung Quốc tại Bắc Kinh, cảm thấy cực ký hùng vĩ, oách hơn Bảo tàng Việt Nam nhiều. Quy mô và phong thái hai nhà bảo tàng quân sự của hai nước nên là sự thể hiện và hình ảnh thu nhỏ các mặt sức mạnh kinh tế, diện tích lãnh thổ và sức mạnh quân sự của hai nước.

Nhưng vào xem thì căn bản chẳng có trưng bày nội dung về cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam”, chỉ có các tư liệu Trung Quốc giúp Việt Nam chống Mỹ. Máy ảnh tôi mang theo thế là vô dụng, tôi cảm thấy có chút hẫng hụt.

Thỉnh thoảng có du khách Trung Quốc vào xem Bảo tàng, họ đến Việt Nam theo các đoàn du lịch. Khi nhập cảnh họ được [các nhân viên hải quan Trung Quốc] nhắc nhở chớ nói chuyện với người Việt Nam về cuộc chiến tranh này nhằm tránh tổn thương tình cảm của đối phương. Nhưng tôi thì bất chấp cái tình cảm gì gì ấy, xông thẳng tới hai nhân viên đứng ngoài sân Bảo tàng Quân đội Việt Nam hỏi cho ra nhẽ. Họ cũng mặc quân phục, một nam một nữ. Vì không hiểu tiếng Trung Quốc tôi nói nên họ lập tức đi gọi một hướng dẫn viên du lịch Việt Nam đến. Anh này chừng 30 tuổi, nói tiếng Trung rất thạo.

Nghe tôi hỏi đoạn lịch sử ấy, nụ cười của anh trở nên nghiêm trang: “Tôi biết Trung Quốc các ông tuyên truyền đây là cuộc chiến phản kích tự vệ, nhưng ông hãy thử nghĩ xem, có thể như thế được không? Việt Nam chúng tôi một nước nhỏ thế này mà có thể xâm lược nước các ông được sao? Hồi ấy cuộc Cách mạng Văn hoá của các ông vừa mới chấm dứt, rất nhiều mâu thuẫn và nguy cơ chưa giải quyết được, các ông bèn xâm lược Việt Nam để đổ vấy nguy cơ. Dĩ nhiên nguyên nhân không chỉ có vậy.”

Tôi nói, vì Việt Nam quấy nhiễu biên giới và xua đuổi Hoa kiều nên Trung Quốc mới phản kích tự vệ. Anh ta nói, chúng ta hãy tạm chưa tranh cãi ai sai ai đúng. Ai ngờ hướng dẫn viên du lịch Việt Nam này nhắc đến cả chuyện Nhật Bản bắt giữ thuyền trưởng Trung Quốc đi váo vùng biển đảo Điếu Ngư [Nhật gọi là Senkaku]. “Tôi thấy nhiều thành phố Trung Quốc bắt đầu [biểu tình chống Nhật], thực ra đó là kết quả việc chính phủ và giới truyền thông Trung Quốc kích động. Người Trung Quốc các ông quá thù hận. Người Việt Nam chúng tôi xưa nay không bao giờ thù hận nước khác, chúng tôi là một dân tộc hoà bình.” – anh nói.

Điều khiến tôi kinh ngạc không phải ở chỗ anh ta nói có đúng hay không mà là tôi không nghĩ anh hiểu Trung Quốc nhiều như vậy. Bên cạnh còn có một người Việt Nam biết tiếng Trung nói xen vào: Trung Quốc các ông một mặt nói thù hận là không hợp trào lưu của loài người, một mặt lại hết mức thù hằn Nhật Bản và các nước khác. Như thế chẳng phải là tự mâu thuẫn với mình, rất giả dối đó sao? Kinh tế các ông có thành công nữa cũng không được người ta tôn trọng.

Tôi bảo, Nhật Bản có sai, họ cũng từng xâm lược Việt Nam, Trung Quốc căm thù là bình thường, nhưng nhà nước chúng tôi không kích động, người Trung Quốc chúng tôi không căm thù Việt Nam.

Tôi kể, khi lính Trung Quốc gánh nước cho phụ nữ Việt Nam thì bị người phụ nữ ấy bắn lén từ sau lưng mà hy sinh, cả đến trẻ con Việt Nam 11, 12 tuổi cũng bắn giết Giải phóng quân, thật là lấy oán trả ơn. Tôi hỏi hướng dẫn viên du lịch thấy chuyện ấy như thế nào, anh bảo: “Các ông xâm lược vào đây, có thể nào không đánh các ông hay sao?”

Tôi cảm thấy đây là chuyện làm người Trung Quốc chúng ta xấu hổ khó xử. Sau này hướng dẫn viên du lịch ấy có gửi E-mail cho tôi, trình bày quan điểm của Việt Nam đối với cuộc chiến tranh này, viết bằng Trung văn.

Cho dù nhà Bảo tàng Quân đội Việt Nam không có nội dung cuộc chiến “Trung Quốc tự vệ đánh trả Việt Nam” nhưng khi tôi đến Bảo tàng Quốc gia Việt Nam thì lại nhìn thấy cái gọi là ghi chép về việc các vương triều Trung Quốc trước đây xâm lược Việt Nam; tại đây người ta có phân phát các tài liệu tiếng Trung Quốc giới thiệu lịch sử chuyện đó. Lại còn có trưng bày cái gọi là “Trung Quốc chiếm Việt Nam lâu tới 1000 năm”.

[Tài liệu của] Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viết bằng Trung văn giới thiệu thế này: “Nhân dân Việt Nam từng nhiều lần bị nước ngoài xâm lược, gồm các vương triều Trung Quốc trước đây như triều Tống (thế kỷ 11), triều Nguyên (thế kỷ 13), triều Minh (thế kỷ 15) và triều Thanh (thế kỷ 18).” Người Việt Nam tự hào vì đã đánh bại quân Trung Quốc từ phương Bắc đến, lưu lại nhiều cái gọi là sự tích anh hùng “Chống Nguyên”, “Chống Minh” và “Chống Trung Quốc”. Trong thời gian đó liên tiếp xảy ra các cuộc khởi nghĩa anh hùng do Hai Bà Trưng (đời Hán), Triệu Trinh Nương (đời Tam Quốc), Mai Thúc Loan (đời Đường), Dương Đình Nghệ (đời Ngũ đại thập quốc) lãnh đạo chống lại sự thống trị tàn bạo của Trung Quốc, nhưng đều bị đàn áp.” Những nhân vật ấy được người Việt Nam coi là thần minh phù hộ bình yên và mưa thuận gió hòa để thờ cúng.



Chữ trên ảnh: 

Thành phố Hải Phòng Việt Nam dựng tượng Lê Chân, người được gọi là “nữ anh hùng” chống lại sự thống trị của nhà Đông Hán Trung Quốc.

Vương Cẩm Tư chụp. Ngày 10/9/2010 tại Hải Phòng.

Tác giả Vương Cẩm Tư còn thấy tại trung tâm Hải Phòng, một thành phố ở miền Bắc Việt Nam, có dựng một bức tượng đồng cao hơn ba chục mét, theo giới thiệu là “bà Lê Chân nữ anh hùng Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược thời kỳ Đông Hán”.

Tương truyền Lê Chân xinh đẹp, tính tình hiền thục, quan lại Trung Quốc thèm khát muốn lấy làm vợ. Cả gia đình Lê Chân phản đối, kết quả quan Trung Quốc giết người nhà Lê Chân. Quyết tâm trả thù cho gia đình mình, bà Lê Chân vô cùng đau buồn căm phẫn về quê triệu tập binh sĩ tình nguyện chiến đấu anh dũng, cuối cùng bà hy sinh vẻ vang.

Tại Việt Nam, các nơi đều có nhiều nghĩa trang quân nhân, chủ yếu là kết quả chiến tranh với Mỹ, tiếp sau là các binh sĩ Việt Nam chết trong tác chiến với quân đội Trung Quốc; có thể thấy người Việt Nam vẫn rất tôn trọng họ. Nghe nói có phụ nữ trung niên Việt Nam không bán hàng cho người Trung Quốc, nguyên nhân do chồng bà bị quân đội Trung Quốc bắn chết trong cuộc chiến tranh Trung-Việt hồi trước.

“Hiện nay việc hoạch định biên giới trên bộ giữa hai nước Trung-Việt đã được giải quyết. Theo nguồn tin tin cậy, nước ta có một anh hùng chiến đấu năm xưa từng cố thủ trận địa, coi thường cái chết, có thành tích nổi bật, nhưng cuối cùng khi phân chia biên giới thì trận địa đó lại thuộc về Việt Nam; mới đầu tư tưởng người anh hùng ấy rất không thông, về sau anh đã nghĩ thông suốt, lợi ích quốc gia trên hết.”

Nói tới chuyện cách nhìn nhận người Trung Quốc, nhiều người Việt Nam đánh giá còn được, cũng có người nói thẳng: “Thường thôi”, “Không tốt, không bằng Nhật”. Lý do là Trung Quốc còn đe dọa họ, phẩm chất người Trung Quốc không tốt, bịp bợm lừa đảo; chất lượng hàng Trung Quốc không tốt, xe máy dùng 1-2 năm là hỏng; xe máy Nhật cấp cao hơn, dùng lâu bền. Quả vậy, tại Việt Nam tôi thấy xe máy hàng đàn mà hầu như rất ít xe Trung Quốc, tuyệt đại đa số là xe Nhật.

Lần này tôi sang Việt Nam đúng vào dịp đại lễ 1000 năm thủ đô Hà Nội Việt Nam, tại nhiều nơi có thể cảm nhận thấy ảnh hưởng lớn của lịch sử, văn hoá Trung Quốc.

Phụ nữ Việt Nam dung nhan xinh đẹp, thân hình nhỏ nhắn, dáng đi uyển chuyển.

Như có người nói, trong lịch sử mấy nghìn năm của mình, Việt Nam chiến tranh nhiều, hoà bình ít, xáo động nhiều, yên ổn ít, [ngườì Việt Nam] không suy tính quá nhiều những ân oán trong lịch sử và quý trọng hoà bình không dễ đến với mình.

Năm 2010 là dịp kỷ niệm 60 năm Trung Quốc-Việt Nam lập quan hệ ngoại giao, hai nước tận hưởng hoà bình, người buôn bán đi lại ngày càng thân mật, Hữu Nghị Quan thực sự hưởng tình hữu nghị chứ không phải là tranh chấp và khói súng. Phần lớn người Việt Nam rất nhiệt tình với Trung Quốc. Trên đoàn tàu hỏa cũ nát từ Hải Phòng đi thủ đô Hà Nội, tôi trò chuyện với các cô gái Việt Nam bằng thứ tiếng Anh đơn giản. Có một anh chàng chỉ biết nhõn một câu tiếng Trung nói oang oang với tôi trước mặt mọi người trên toa tàu: “Tôi yêu bạn!” Chúng tôi đều cười.

Nguyễn Hải Hoành lược dịch

Các ghi chú trong dấu [ ] là của người dịch

Bối cảnh cuộc chiến tranh 1979.
Năm 1975, Việt Nam thống nhất đất nước, bước ra khỏi cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài 30 năm giành độc lập dân tộc. Nền kinh tế của Việt Nam bị phá hủy hoàn toàn, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn. Thêm vào đó, chế độ diệt chủng PônPốt phát động cuộc chiến gây hấn ở biên giới phía nam của Việt Nam. Lợi dụng tình huống này "người bạn lớn" Trung Quốc, dùng chiến lược biển người, xua quân xâm lấn lãnh thổ Việt Nam ở phần biên giới phía bắc, và sau đó mở cuộc chiến tuyên truyền nhằm cố tình thay đổi lịch sử.


Dọc theo suốt chiều dài biên giới phía bắc của tổ quốc, những tấm bia tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến chống sự xâm lăng của Trung Quốc, vẫn trang nghiêm đứng đó, tạo nên một biên giới tâm linh vĩnh cửu bảo vệ tổ quốc. Trên tất cả các tâm bia này đều ghi rõ tên tuổi của các liệt sĩ, họ đều đã ngã xuống ở tuổi 20.

Nguồn 

- 越南人眼中的中越战争:贫穷落后是中国造成 2010-12-16 光明网
http://military.china.com/history4/62/20101216/16297986.html
- 越南人看中越战争:贫穷落后是中国造成 星岛环球网
www.stnn.cc 2010-12-21
http://history.stnn.cc/war/201012/t20101216_1476515.html
- 越南怎样看待中越战争 (2010-12-14 21:57)
http://blog.sina.com.cn/wangjinsi918



(vitinfo news)

>> Tàu sân bay độc nhất của Nga



Dù đã hoạt động 14 năm nhưng tàu sân bay Admiral Kuznetsov vẫn chưa một lần ngừng nghỉ vì đây là tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga.



Dù là quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới nhưng Hải quân Nga chỉ có duy nhất một tàu sân bay hạng nặng là Kuznetsov Project 1143.5, đóng vào năm 1985 với trọng lượng nước rẽ 55.000 tấn.


Dự án phác thảo được bắt đầu vào năm 1977, hoàn thành vào tháng 7 năm 1980 và dự án được thông qua vào tháng 5/1982.


Việc đóng tàu sân bay hạng nặng được bắt đầu từ ngày 1.09.1982 tại nhà máy đóng tàu Biển Đen số 444 (thành phố Nicolaiev), ngày 26.07.1982, tàu chính thức được liệt vào danh sách các tàu chiến của Hải quân Nga.


Ngày 26.11.1982, tàu được đổi tên thành Leonid Brezhnev, ngày 6.12.1985 tàu được hạ thủy, ngày 11.08.1987 tàu đổi tên thành Tbilisi, còn ngày 4.10.1990 tàu đổi tên thành Đô đốc Hạm đội Liên bang Xô Viết Kuznetsov và mang tên đó đến ngày nay.


Ngày 25.12.1990, tàu đi vào hoạt động trong Hải quân Nga, còn ngày 20.01.1991, tàu chính thức thuộc biên chế của Hạm đội phương Bắc.


Tàu có thể chở được khoảng 50 máy bay gồm 26 máy bay chiến đấu và 24 máy bay trực thăng, ít hơn các tàu sân bay của Mỹ.


Vào năm 1990, các cuộc thử nghiệm quốc gia đối với tàu được tiến hành. Và trong quá trình thử nghiệm, tàu đã đi qua quãng đường dài 16200 hải lý và các máy bay thực hiện 454 chuyến bay từ boong tàu.


Vào tháng 12/1991, tàu đã thực hiện chuyến đi vòng qua châu Âu rồi trở về căn cứ đồn trú của Hạm đội phương Bắc.


Tàu sân bay hạng nặng Project 1143.5 dùng để chiếm ưu thế trên biển và trên không tại những vùng hoạt động của Lực lượng Hải quân, tấn công vào những mục tiêu trên biển và trên mặt đất của kẻ địch từ trên không cũng như yểm trợ lực lượng đổ bộ trên biển và lực lượng trên mặt đất.


Admiral Kuznetsvo là tàu chiến lớn nhất của Hải quân Nga

(Pravda news)

>> Tìm hiểu tàu đổ bộ tấn công



Ngoài các nước có tiềm lực kinh tế quân sự mạnh, một số nước khác cũng đầu tư nguồn lực quốc phòng khan hiếm vào các năng lực đổ bộ với tham vọng khiêm tốn nhất, nhất là tàu phục vụ vận tải đổ bộ (LPD), thông thường với lượng giãn nước trong khoảng 10.000- 20.000 tấn.

Có một số lượng lớn các lớp tàu đổ bộ trên thế giới mà mỗi lớp có chức năng cơ bản riêng của nó, trong đó bao gồm: Tàu chỉ huy đổ bộ (LCC), tàu đổ bộ tấn công thông dụng (LHA) và đa chức năng (LHD), tàu chở hàng đổ bộ (LKA), tàu vận tải đổ bộ (LPA), tàu phục vụ vận tải đổ bộ (LPD), tàu đổ bộ tấn công chở máy bay trực thăng (LPH), tàu đổ bộ có boong hạ cánh máy bay (LSD), và tàu đổ bộ xe tăng (LST).

Ngoài các nước có tiềm lực kinh tế quân sự mạnh, một số nước khác cũng đầu tư nguồn lực quốc phòng khan hiếm của mình vào các năng lực đổ bộ với tham vọng khiêm tốn nhất, nhất là tàu phục vụ vận tải đổ bộ (LPD), thông thường với lượng giãn nước trong khoảng 10.000- 20.000 tấn.

Một số tàu đổ bộ tấn công tiêu biểu trong hải quân các nước:

Mỹ

Các bờ biển đã trở thành một phần quan trọng trong mối quan tâm của Hải quân và Lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ. Các tàu chiến, tàu đổ bộ, máy bay trực thăng, và các hệ thống vũ khí đã được thiết kế riêng để đổ bộ được tới trên 900 quân bao gồm đội hình đổ bộ hàng tiểu đoàn.

Mỹ đã chế tạo 5 chiếc tàu đổ bộ tấn công (LHA) thông thường, 4 chiếc đã được đưa vào hoạt động.

Tàu đổ bộ tấn công đa chức năng (LHD): Đã chế tạo 8 chiếc và đưa vào phục vụ. Đó là các tàu to nhất và có năng lực lớn nhất trong kiểu này, cũng như có số lượng lớn nhất. Trong số này, tàu USS Bataan (LHD-5) là một trong các tàu đổ bộ 40.500 tấn mới hơn, boong rộng, được đưa vào phục vụ năm 1997. Tàu LHA-6 America, bề ngoài tương tự các thiết kế của các tàu LHD và LHA cùng thời, nhưng không có khoang chứa đuôi và khả năng để xếp dỡ thuyền đổ bộ và các xe hạng nặng, nhưng nó có đặc điểm nổi bật là năng lực hàng không lớn hơn đáng kể (2 chiếc F-35B hoặc 3 chiếc MV-22 nhiều hơn, 40% bề mặt khoang lớn hơn).



Tàu LHA-6 America (Ảnh: Globalsecurity)
Anh

Anh chỉ đứng sau Mỹ về năng lực đổ bộ. Hải quân Anh đã trang bị tàu Ocean vào năm 1998, nó là một phiên bản 21.500 tấn của lớp tàu đổ bộ Iwo Jima, mang máy bay trực thăng. Vào năm 2004, tàu Ocean đã kết hợp với 2 tàu vận tải phục vụ đổ bộ (LPD) nhỏ hơn- tàu Albion và tàu Bulwark- để tạo thành Lực lượng đổ bộ sẵn sàng, tương đương với Tổ hợp đổ bộ sẵn sàng Hải quân và Lính thủy đánh bộ của Mỹ.


Tàu Ocean (Ảnh: Naval-technology)
Pháp

Năng lực đổ bộ của hải quân Pháp đã được mở rộng trong những năm 1990 với việc đưa 2 tàu LPD lớp Foudre vào hoạt động, và sau đó trong năm 2006-2007 với 2 tàu LHD (hoặc PBC, theo tiếng Pháp) lớp Mistral (Tàu chỉ huy và đổ bộ).


Ảnh: Tàu Mistral (Ảnh: Naval-technology)
Hàn Quốc
Theo chương trình tàu đổ bộ tấn công LPX, Hàn Quốc có kế hoạch chế tạo các tàu có mã hiệu là LPH hoặc LH, tương tự như LHD và LPD theo các tiêu chuẩn quốc tế. Tàu đầu tiên, được đặt tên là Dokdo, đã được hạ thủy năm 2005, và đưa vào biên chế tháng 7/2007. Hàn Quốc có kế hoạch đóng thêm 3 chiếc vào khoảng 2010-2016.


Tàu Dokdo (Ảnh: Globalsecurity)
Nhật
Tàu chở máy bay lớn nhất 20.000 tấn DDH-161 Hyuga/16DDH của Nhật, không có khả năng đổ bộ, và tàu đổ bộ 13.000 tấn lớn nhất của Nhật là Osumi thì không có khoang chứa bên trong để dùng cho 4 máy bay trực thăng.


Tàu Dokdo Tàu DDH-161 Hyuga/16DDH (Ảnh: globalsecurity)
Italia
Italia đã hoàn thành đóng 2 tàu LPD- San Marco và tàu San Giorgio vào các năm 1988 và 1989.

Ban đầu, tàu chỉ huy của hải quân Italia, Cavour, được thiết kế như một chiếc LHD, sau đó được sửa đổi thành một tàu sân bay thuần túy 27.500 tấn - mặc dù tàu được trang bị tiện nghi cho 325 binh sĩ.


Tàu Cavour (Ảnh: Naval-technology)
Tây Ban Nha
Tàu đổ quân chiến lược của Hải quân Tây Ban Nha, được đặt tên là Juan Carlos I, là tàu LHD có lượng giãn nước đủ tải 24.700 tấn, được đưa vào phục vụ năm 2009. Tính đến nay, đây chiếc tàu chiến lớn nhất được đóng tại Tây Ban Nha.


Ảnh: Tàu Juan Carlos I (Ảnh: naval-technology)
Hà Lan
Tàu LPD 12.800 tấn Rotterdam của hải quân Hà lan có thể chở 600 quân và có thể tới 800 quân trong hành trình ngắn hạn. Đưa vào phục vụ năm 1998, Rotterdam là một bộ phận của Lực lượng đổ bộ Anh/Hà Lan, một liên minh phòng thủ có thể sẽ bao gồm cả Tây Ban Nha.

Tàu LPD Johan de Witt, có lượng giãn nước 16.680 tấn, có thể chở 547 quân, được đưa vào phục vụ năm 2007.


Tàu Johan de Witt (Ảnh: Seaforces)
Australia
Hải quân Hoàng gia Australia có chương trình đóng 2 tàu đổ bộ tấn công HMAS Camberra và HMAS Adelaide, được đưa vào hoạt động lần lượt vào các năm 2014 và 2015.

Nga
Nga đã thông báo có kế hoạch mua một tàu lớp Mistral LHD của Pháp, và đóng 3 chiếc khác theo thiết kế này tại Nga.

Tàu đổ bộ tấn công trong tác chiến
Trong môi trường xung đột cường độ thấp hiện nay, khả năng triển khai sức mạnh từ biển đã mang những chiều hướng mới. Điều đó dẫn tới sự ra đời của các công nghệ mới nhằm triển khai nhanh lực lượng trên bờ biển và đánh thắng đối phương nhờ các học thuyết về binh chủng hợp thành và bao vây thẳng đứng.

Trong suốt các cuộc tấn công và tác chiến đổ bộ, nhu cầu bị hạn chế hoặc không có hỗ trợ hậu cần do khoảng thời gian của các hoạt động đó quá ngắn, máy bay trực thăng thường là phương tiện quan trọng nhất. Máy bay hạ cánh chậm và tác chiến đổ bộ tàu thuyền đã hầu như được thay thế bằng tác chiến vượt tầm, khai thác vận chuyển thẳng đứng hoặc/và phương tiện cao tốc (ví dụ các xe đệm không khí và các tàu tấn công chạy nhanh loại nhỏ). Trong khi vẫn có nhiều tàu đổ bộ truyền thống được chế tạo và hoạt động, hầu hết các tàu đổ bộ tấn công đương thời được thiết kế với năng lực hàng không và có một khoang chứa phía đuôi cho các cầu nối tàu-đối-đất cao tốc hoạt động, nhanh hơn nhiều so với các thế hệ trước.

Các tàu đổ bộ lớn có thể hoạt động như tàu chỉ huy, có khả năng để bố trí một bộ tham mưu đổ bộ và các trang bị thông tin liên lạc rộng rãi cũng như các hệ thống chỉ huy-kiểm soát. Không gian sinh hoạt cho Lực lượng đổ bộ quân sự (EMF) yêu cầu bố trí khác so với các tàu khác, bao gồm không chỉ các tiện nghi (giường ngủ, nhà vệ sinh, nhà bếp, nơi giải trí…) mà còn cơ sở hạ tầng và những khả năng khác nữa. Do có không gian rộng trên tàu, đồng thời có thể bố trí các tàu thuyền nhỏ, các máy bay trực thăng, các tiện nghi, v,v… vai trò của chúng cũng mở rộng sang các hoạt động mới trong tác chiến cứu hộ đến các khu vực xa, vận tải, hoạt động trợ giúp nhân đạo và thiên tai. Các tàu đổ bộ có thể vận chuyển số lượng lớn nhân viên cứu trợ và/hoặc máy móc và trang thiết bị cứu hộ thậm chí không cần cầu cảng.

Các tàu đổ bộ còn được dùng cho mục đích thương mại như các chức năng bốc/dỡ hàng trên tàu chở phương tiện vận tải, tàu container. Mặt hạn chế chủ yếu của các loại tàu kể trên là mỗi loại đó được tối ưu hóa cho một chức năng riêng biệt cụ thể. Trong khi đó, nhiều loại tàu có thể sẽ được yêu cầu thực hiện tất cả các yêu cầu nhất định. Giá bán mỗi tàu cũng như chi phí bảo hành và vận hành có thể là trở ngại cho việc mua và sử dụng tàu.

(Globalsecurity news)

>> Tàu đổ bộ chủ lực của Trung Quốc



Hải quân Trung Quốc hiện có 54 tàu đổ bộ cỡ lớn và cỡ trung, có khả năng đổ bộ khoảng 12.000 quân, hoặc 1 sư đoàn.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Hải quân Trung Quốc có 27 tàu đổ bộ cỡ lớn, bao gồm một tàu phục vụ vận tải đổ bộ (LPD) kiểu 071 lớp Ngọc Chiêu (Yuzhao), 7 chiếc kiểu 072 lớp Ngọc Khang (Yukan), 10 chiếc kiểu 072-II lớp Du Đình (Yuting), và 9 chiếc kiểu 072-III lớp Du Đình II (Yuting-II).

Tàu kiểu 071 Lớp Ngọc Chiêu
Gồm 1 chiếc, được biên chế tại hạm đội Nam Hải.



Tàu kiểu 071 Ngọc Chiêu

Các thông số cơ bản:

Lượng choán nước: 17.000 – 20.000 tấn
Chiều dài: 210 m
Chiều rộng:
26,5 m
Mớn nước:
7 m
Vận tốc:
20 hải lý/h
Tầm hoạt động: 6.000 hải lý (tại 18 hải lý/h)
Khả năng vận tải: 400-800 quân; 2 xuồng đổ bộ chở quân
và phương tiện; 2-4 máy bay trực thăng Z-8
Super Frelon.

Tàu kiểu 072 Ngọc Khang
Gổm 7 chiếc, biên chế tại hạm đội Đông Hải (Số hiệu lần lượt là 927, 928, 929, 930, 931, 932, 933).


Tàu kiểu 072 lớp Ngọc Khang

Lượng choán nước: 3.110 tấn (tiêu chuẩn), 4.170 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 120 m
Chiều rộng:
15,3 m
Mớn nước:
2,9 m
Vận tốc:
Lớn nhất 18 hải lý/h; Tiết kiệm 14 hải lý/h
Tầm hoạt động:
3.000 hải lý (tại 14 hải lý/h)
Thủy thủ đoàn:
130
Khả năng vận tải:
200 quân, 10 xe tăng, 2 xuồng đổ bộ chở quân
và phương tiện (tổng cộng 500 t)

Tàu kiểu 072-II Du Đình
Gồm 10 chiếc: 5 chiếc tại hạm đội Đông Hải (908, 909, 910, 939, 940), 5 chiếc tại hạm đội Nam hải (934, 935, 936, 937, 991).


Tàu kiểu 072-II lớp Du Đình

Lượng choán nước:
4.800 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 119,5 m
Chiều rộng: 16,4 m
Mớn nước:
2,8 m
Vận tốc:
Lớn nhất 17-18 hải lý/h; Tiết kiệm 14 hải lý/h
Tầm hoạt động: 3.000 hải lý (tại 14 hải lý/h)
Thủy thủ đoàn:
130
Khả năng vận tải:
250 quân, hoặc 10 xe tăng, hoặc 500 tấn hàng.

Tàu kiểu 072-III Du Đình II
Gồm 9 chiếc: 6 chiếc tại hạm đội Nam Hải (992, 993, 994, 995, 996, 997), 2 chiếc tại hạm đội Bắc Hải (911, 912), 1 chiếc tại hạm đội Đông Hải (913).


Tàu kiểu 072-III lớp Du Đình II

Lượng choán nước:
4.800 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 119,5 m
Chiều rộng:
16,4 m
Mớn nước: 2,8 m
Vận tốc:
Lớn nhất 17 hải lý/h; Tiết kiệm 14 hải lý/h
Tầm hoạt động:
3.000 hải lý (tại 14 hải lý/h)
Thủy thủ đoàn:
104
Khả năng vận tải:
250 quân, hoặc 10 xe tăng, hoặc 500 tấn hàng.

Tàu đổ bộ cỡ trung
Hải quân Trung Quốc có 27 tàu đổ bộ cỡ trung bao gồm 11 chiếc kiểu 073-III lớp Ngọc Đăng (Yudeng), 10 chiếc kiểu 074 lớp Dục Hải (Yuhai), và 6 chiếc kiểu 074A.

Ngoài ra còn có 31 tàu đổ bộ khác được coi là cỡ trung kiểu 079 lớp Vu Liên (Yulian), hoạt động chủ yếu ở vùng ven bờ và biển Đông.

Tàu kiểu 073-III Ngọc Đăng
Gồm 11 chiếc: 4 chiếc tại hạm đội Đông Hải (941, 942, 943, 944), 7 chiếc tại hạm đội Nam Hải (945, 946, 947, 948, 949, 950, 990).


Tàu kiểu 073-III lớp Ngọc Đăng

Lượng choán nước: 1.460 tấn (tiêu chuẩn), 2.000 tấn (đầy tải)
Chiều dài:
87 m
Chiều rộng: 12,6 m
Mớn nước: 2,25 m
Vận tốc:
Lớn nhất 17 hải lý/h, kinh tế 14 hải lý/h
Tầm hoạt động:
1.500 hải lý (ở 14 hải lý/h)
Thủy thủ đoàn:
74
Khả năng vận tải:
179 quân, hoặc 6 xe tăng, hoặc 8 xe tăng hạng nhẹ,
hoặc 9 xe bọc thép, hoặc 12 xe quân sự, hoặc 250 tấn hàng

Tàu kiểu 074 Dục Hải
Gồm 10 chiếc: 5 chiếc tại hạm đội Bắc Hải (3111, 3113, 3115, 3116, 3117), 2 chiếc tại hạm đội Đông Hải (3229, 3244), 3 chiếc tại hạm đội Nam Hải (7593, 7594, 7595).


Tàu kiểu 074 lớp Dục Hải

Lượng choán nước:
800 tấn (đầy tải)
Chiều dài:
58,4 m
Chiều rộng:
10,4 m
Mớn nước: 2,7 m
Vận tốc:
14 hải lý/h
Tầm hoạt động:
N/A
Thủy thủ đoàn:
56
Khả năng vận tải: . 250 quân và 2 xe tăng, hoặc 100 tấn hàng

Tàu kiểu 074A
Gồm 6 chiếc: 2 chiếc tại hạm đội Bắc Hải (3128, 3129), 4 chiếc tại hạm đội Đông Hải (3232, 3233, 3234, 3235).


Tàu kiểu 074A

Lượng choán nước 800 tấn. Các thông số khác chưa được tiết lộ.

Tàu kiểu 079 Vu Liên
Gồm 31 chiếc được biên chế tại hạm đội Nam Hải.

Tàu kiểu 079 lớp Vu Liên

Lượng choán nước:
730 tấn (tiêu chuẩn), 833,4 tấn (đầy tải)
Chiều dài: 60,3 m
Chiều rộng: 10 m
Mớn nước: 2,36 m
Vận tốc: 12 hải lý/h
Tầm hoạt động:
1.000 hải lý (7 ngày)
Thủy thủ đoàn:
60
Khả năng vận tải:
5 xe tăng, hoặc 8 xe quân sự, hoặc 4 xe vận tải
kéo theo 4 khẩu pháo 85mm, hoặc 200 tấn hàng.


>> Chùm ảnh: T-90C, siêu tăng hiện đại nhất của Lục quân Nga



“Siêu tăng” hiện đại T-90C của Nga có khả năng “bơi”, “bay” và hỏa lực mạnh



“Xe tăng bay” T-90C của Nga có tổng trọng lượng 46,5 tấn, nhẹ hơn nhiều so với các dòng xe tăng cùng loại của nước ngoài và trên thực tế thì cũng khó có thể có chiếc xe tăng nào có thể so sánh với nó về tốc độ bắn.


Không những vậy, xe tăng T-90C của Nga còn có khả năng đặc biệt mà hiếm có loại xe tăng nào trên thế giới hiện nay có thể làm được Nga. Đó là khả năng tiêu diệt bất cứ xe bọc thép nào của đối phương trong phạm vi 5 km.


Theo nhận định của nhà thiết kế, chế tạo xe tăng Vladimir Nevolin, T-90C không hề thua kém bất cứ mẫu xe tăng thế hệ thứ 3 nào của nước ngoài.


Nó được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hoàn toàn tự động nên có thể quan sát, phát hiện mục tiêu cả ngày lẫn đêm mà không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết tốt hay xấu. Kính ngắm của xe tăng được tích hợp với camera cảm ứng nhiệt tiên tiến làm tăng khả năng quan sát.


Bên cạnh đó, tăng T-90C còn được trang bị lớp thép bảo vệ phản lực rất chắc chắn, có khả năng chống được đạn xuyên thép, đồng thời tổ hợp chế áp “Blind” trang bị trên xe sẽ giúp cho T-90C có thể tránh được tên lửa chống tăng có điều khiển của đối phương.


Khả năng vượt trội này của T-90C đã được thực nghiệm tại các sa mạc của Ấn Độ khi nhiệt độ ngoài trời là 50 độ C và nó có thể hoạt động trong phạm vi hàng nghìn km ở các khu rừng nhiệt đới ở Malaysia.


Hiện tại, xe tăng T-90C của Nga đang được coi là một trong những loại xe tăng hiện đại và nguy hiểm nhất thế giới. Ngoài Nga, T-90C còn được biên chế trong lực lượng vũ trang của Ấn Độ, Algeria và Ả Rập Xê út.

(vitinfo news)

>> “Đột nhập” căn cứ hải quân lớn nhất thế giới



Thành phố Norfolk, bang Virginia, Mỹ tự hào vì là quê hương của căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ và cũng là căn cứ hải quân lớn nhất trên thế giới.

“Ngự” trên diện tích rộng khoảng 1.720 hécta, căn cứ Hải quân Norfolk chiếm khu bến cảng dài khoảng 6km và khu bến tàu-cầu tàu trải dài trên 11km trên bán đảo Hampton Roads, thường được biết đến với cái tên Swell’s Point.

Đây là căn cứ hải quân lớn nhất thế giới, phục vụ cho 75 con tàu và 134 máy bay dọc theo 14 bến tàu và 11 nhà chứa máy bay, và là nơi tập trung đông nhất các lực lượng của hải quân Mỹ. Nhiệm vụ của căn cứ này là hỗ trợ và sẵn sàng cho các hoạt động tiếp tế hậu cần cho Hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ. Nơi đây cung cấp các hải cảng, các sân bay, phi đội bay, các dịch vụ phục vụ cuộc sống của nhân viên quân sự và những dịch vụ quản lý nhân sự.



“Dàn” tàu chiến neo đậu ở các bến cảng của Norfolk.

Căn cứ Norfolk là nơi neo đậu của các tàu sân bay, tàu tuần dương, khu trục lớn-nhỏ, các tàu đổ bộ, tàu ngầm, tàu tiếp viện quân nhu, các máy bay. Các phục vụ trên cảng chịu trách nhiệm kiểm soát hơn 3.100 lượt tàu thuyền ra vào mỗi năm.

Về hoạt động trên không, mỗi năm có hơn 100.000 chuyến bay bắt đầu từ đây, tức là trung bình mỗi ngày có 255 chuyến bay cất cánh - hay cứ 6 phút một chuyến. Hơn 150.000 hành khách và 264.000 tấn thư từ và hàng hóa khởi hành mỗi năm trên các chuyến bay của Bộ chỉ huy Hàng không Lưu động hay trên các chuyến bay thuê từ sân bay của Căn cứ Hải quân Norfolk.


Cứ 6 phút có một chuyến cất cánh từ Norfolk.

Đây cũng là trung tâm hậu cần của Hải quân Mỹ phục vụ các hoạt động chiến trường của Bộ Tư lệnh Trung tâm và châu Âu, và cả đến vùng Caribbean.

Đầu thế kỷ 20, các sĩ quan hải quân cấp cao Mỹ đã thống nhất rằng khu vực này là địa điểm lý tưởng cho các hoạt động hải quân. Sau khi Mỹ tham gia Chiến tranh Thế giới thứ I tháng 4/1917, Bộ Hải quân Mỹ đã quyết định mua lại vùng đất này - bắt đầu chỉ là 192 hécta, và dành 16, triệu USD với tham vọng nhanh chóng biến đây thành căn cứ hải quân có một không hai trên thế giới.


Căn cứ Hải quân Norfolk những ngày đầu xây dựng…


… và dần trở thành căn cứ hải quân lớn nhất.

Điều đặc biệt là có tua du lịch thăm thú căn cứ này phục vụ cho các phó thường dân. Chỉ cần 45 phút khởi hành từ Trung tâm Thông tin và Du lịch Hải quân đặt ở 9079 Hampton, đích thân người của lực lượng hải quân sẽ lái xe bus đưa du khách thăm thú các tàu sân bay, tàu khu trục, tàu ngầm, tàu tấn công đổ bộ.

Tua này cũng đưa du khách đến những ngôi nhà lịch sử có từ thời Jamestown Exposition năm 1907. Đây được coi là vùng đất lịch sử của Mỹ, nơi năm 1907 từng diễn ra lễ kỷ niệm rất lớn 300 năm ngày thành lập khu định cư vĩnh viễn đầu tiên của người Anh ở châu Mỹ (năm 1607).


Phiên bản Tòa nhà hành chính của Pennsylvania ở Norfolk.

Có tới 21 bang đã xây dựng những tòa nhà hành chính bang kỷ niệm lịch sử của họ với miền đất này. Tòa nhà hành chính của Pennsylvania lớn bằng 2/3 phiên bản thật của Hội trường Độc lập, là một trong những ngôi nhà thu hút khách du lịch nhiều nhất ở đây. Tuy nhiên, du khách sẽ không được phép lên thăm tàu chiến.

(vitinfo news)

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

>> Quân đội Mỹ tiếp tục 'thắt lưng buộc bụng'



Với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, quân đội Mỹ phải tiến hành nghiên cứu lại và cắt giảm chi phí cho những dự án chế tạo vũ khí "đắt nhất thế giới".

Hải quân Mỹ thông báo đã giảm được chi phí dự kiến cho mỗi tàu ngầm lớp Ohio là 1 tỷ USD. Tuy nhiên, theo các quan chức cấp cao phụ trách vũ khí của Mỹ, mục tiêu cuối cùng của kế hoạch là cắt giảm hơn 2 tỷ USD cho mỗi tàu ngầm lớp Ohio mới.

“Các chuyên gia đã nghiên cứu những vấn đề gây ra chi phí quá lớn trong thiết kế của tàu ngầm, từ đó đưa ra các giải pháp tiết kiệm”,quan chức cấp cao của Mỹ Ashton Carter cho biết.



Tàu ngầm lớp Ohio trị giá lên tới 7 tỷ USD.

Tại hội nghị an ninh quốc gia của Mỹ vào ngày 22/2, ông Carter phát biểu: “Theo thiết kế nguyên bản, mỗi dự án chế tạo tàu ngầm SSBN (X) có chi phí khoảng 7 tỷ USD.

Hiện tại, chi phí này đã được giảm còn 6 tỷ USD và theo dự kiến, con số mong muốn cuối cùng là 4,9 tỷ USD. Nếu chi phí vẫn giữ nguyên ở mức 7 tỷ USD/ 1 tàu ngầm, hải quân Mỹ sẽ không thể chi trả nổi.”

Việc xem xét lại thiết kế vũ khí là một xu hướng mới của các quan chức quân đội để cắt giảm chi phí khi Mỹ vẫn gặp nhiều khó khăn về kinh tế.

Trong tương lai, nhiều chương trình của quân đội Mỹ như: máy bay ném bom thế hệ mới, xe thiết giáp chiến đấu trên bộ cũng như máy bay trực thăng vận tải thế hệ mới dành cho tổng thống Mỹ cũng sẽ được nghiên cứu lại.

(Defense News)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang