Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

>> Mỹ đầu tư cho các chương trình Internet 'ma'



Mỹ đang đầu tư tiền xây dựng mạng Internet tàng hình nhằm giúp người dùng có thể kết nối Internet mà không thông qua cổng kết nối của các chính phủ.


Chính phủ Mỹ đang đầu tư tiền vào mạng Internet tàng hình và một hệ thống điện thoại di động có thể giúp người dùng vượt qua sự cản trở bằng kiểm duyệt.

Các hạng mục được chính phủ Mỹ đầu tư bao gồm cả những dự án bí mật để xây dựng các mạng di động độc lập trong nội bộ các quốc gia khác cũng như tiền đầu tư cho việc thiết kế các thiết bị có thể bỏ vừa vào 1 chiếc vali để có thể kết nối với các mạng di động này.

The New York Times cho biết một nhóm các chuyên gia trẻ đang làm việc trên tầng 5 một tòa nhà ở đường L, Washington được Bộ ngoại giao Mỹ tài trợ 2 triệu USD để chế tạo các thiết bị chứa trong vali như trên.

Nỗ lực của Mỹ trong việc tạo dựng mạng Internet tàng hình được The New York Times thu thập được qua nhiều cuộc phỏng vấn, và các tài liệu cho thấy khá rõ quy mô, giá thành cũng như sự tinh tế của chương trình mà Chính phủ Mỹ theo đuổi.

Nhiều dự án trong đó liên quan đến các vấn đề kỹ thuật được Mỹ phát triển trong khi một số khác đã và đang được các tin tặc phát triển trong một công nghệ có tên phong trào giải phóng công nghệ toàn cầu.



Các tình nguyên viên xây dựng mạng Internet không dây ở Jalalabad, Afghanistan bằng máy phát điện tự chế và các vật liệu địa phương sử dụng công nghệ phát triển tại Viện Công nghệ Massachusetts. Ảnh: New York Times


Một trong các dự án internet "ma" là mạng di động độc lập ở Afghanistan sử dụng các tháp tín hiệu được bảo vệ trong các quân cứ quân sự. Dự án này được Bộ Ngoại giao và Lầu Năm Góc nước đầu tư 50 triệu USD, lập ra nhằm giảm thiểu khả năng Taliban tấn công các dịch vụ liên quan đến Internet ở Afghanistan.

Không những thế, Chính phủ Mỹ cũng lên kế hoạch chôn giấu điện thoại di động gần biên giới Triều Tiên để những người vượt biên ở quốc gia này có thể sử dụng, The New York Times tiết lộ.

Nỗ lực của Mỹ bắt đầu từ việc Chính phủ của tổng thống Hosni Mubarak cắt hoàn toàn mạng internet ở Ai Cập trong biến cố chính trị của nước này. Trong một động thái tương tự, Chính phủ Syria cũng tạm thời tắt phần lớn mạng internet của đất nước này nhằm hạn chế liên lạc của những người biểu tình.

Các nỗ lực của chính phủ Obama có ý nghĩa trên mặt trận ngoại giao được gọi là để "bảo vệ quyền tự do ngôn luận" cũng như "nuôi dưỡng nền dân chủ". Trước đó, Washington cũng hỗ trợ phát triển các phần mềm giúp người dùng ở các nước như Trung Quốc thoát khỏi khỏi sự điều tra của chính phủ.



Sơ đồ hoạt động của mạng Internet tàng hình: các máy tính sử dụng kết nối từ điện thoại di động của những mạng di động độc lập để kết nối với Internet thay vì sử dụng đường kết nối thông qua các cổng kết nối thông thường vốn bị kiểm soát bởi các chính phủ.


Việc đầu tư xây dựng mạng internet "ma" nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ Bộ trưởng bộ Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton. Bà Clinton cho biết: "Chúng tôi muốn thấy nhiều người hơn nữa trên toàn cầu sử dụng Internet, điện thoại di động và các công nghệ khác để họ có thể nói về các bất công họ gặp phải cũng như tìm cách giúp thực hiện nguyện vọng của họ".

Thế nhưng, việc phát triển các mạng điện thoại độc lập cũng gặp những khuyết điểm khá lớn như các chính phủ có thể dò theo sóng và bắt giữ người sử dụng hoặc đơn giản hơn là bắt họ khi người sử dụng mang các thiết bị này qua biên giới. Nguy hiểm hơn, công nghệ trên có thể bị nhóm khủng bố sử dụng để liên lạc trong các nhiệm vụ.

Tuy nhiên, các chuyên gia tham gia phát triển mạng internet "ma" cho rằng những khuyết điểm này khó có thể so sánh với những ưu điểm mà mạng lưới này đem lại.

Ông Sascha Meinrath, chuyên gia đứng đầu dự án "internet trong chiếc vali", giám đốc dự án Công Nghệ Mở ở quỹ New America cho biết: "Chúng tôi đang xây dựng một cơ sở hạ tầng riêng biệt cho phép công nghệ hầu như không thể bị tắt hay kiểm soát. Việc này giúp con người thực hiện quyền đơn giản nhất của họ là được nói".



Internet trong chiếc vali giúp người sử dụng có thể kết nối Internet qua mạng không dây nhanh chóng.



Mô hình chiếc vali chứa Internet với các thiết bị giúp tạo lập một mạng Wifi tại chỗ và kết nối với Internet mà không qua các cổng kết nối của chính phủ.
Ảnh: New York Times




[BDV news]



>> Mỹ phát triển 'đòn tấn công nhanh toàn cầu'



Phòng thí nghiệm Không quân Mỹ AFRL đã công bố yêu cầu cung cấp thông tin về các dự án phát triển vũ khí động học hoặc phi động học.


Tất cả để thực hiện “đòn tấn công nhanh toàn cầu”.

AFRL chỉ nêu rằng, các hệ thống vũ khí mới phải đem lại khả năng thực hiện các đòn tấn công nhanh, chính xác cao chống các mục tiêu đối phương ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, không phụ thuộc vào việc ở khu vực đó có các căn cứ quân sự Mỹ hay không.

Đơn dự thầu đã được các công ty Northrop Grumman và Boeing của Mỹ nộp. Không loại trừ sẽ có cả sự tham gia của Lockheed Martin. Hiện chưa rõ, các công ty Mỹ sẽ đưa ra các loại vũ khí nào để dự thầu.

Boeing đang hợp tác với Không quân Mỹ phát triển tên lửa siêu vượt âm X-51A Waverider với động cơ phản lực không khí dòng thẳng siêu vượt âm. Lockheed Martin thì đang nghiên cứu chế tạo thiết bị bay siêu vượt âm Falcon HTV-2.



X-51A Waverider chuẩn bị lắp lên B-52 phóng thử nghiệm.


Hơn nữa, do trong bản giới thiệu cuộc thầu của AFRL không hề nhắc đến từ “siêu vượt âm” nên có thể người ta nói đến cả các tên lửa đường đạn mang đầu đạn thông thường.

Tháng 4/2010, có tin dưới sự kiểm soát của Bộ Quốc phòng Mỹ, người ta đang phát triển tên lửa đường đạn xuyên lục địa mang đầu đạn thông thường dùng để tấn công bất cứ vị trí nào trên trái đất trong vòng 1 giờ. Loại vũ khí mới sẽ được triển khai trên lãnh thổ Mỹ, còn các bệ phóng lại có thể mở cửa cho các thanh sát viên nước ngoài.

Dự đoán, loại tên lửa mới có biên dạng bay thay đổi của Mỹ sẽ được nhận vào trang bị sớm nhất là vào năm 2015. Năm 2011, Mỹ chi cho việc chế tạo vũ khí này 240 triệu USD.

Cần lưu ý là Mỹ sẽ phải đàm phán đồng thời với một số nước trước khi đưa tên lửa mới vào trang bị. Bởi lẽ, việc phóng một tên lửa đường đạn mang đầu đạn thông thường trên lãnh thổ Mỹ song bay ra ngoài biên giới nước này có thể đánh động hệ thống báo động tấn công tên lửa trên lãnh thổ Nga và Trung Quốc.


[BDV news]



Thứ Ba, 14 tháng 6, 2011

>> Hải giám - tàu quân sự trá hình



Đó là những tàu được trang bị vũ khí và được huấn luyện bởi hải quân Trung Quốc, chuyên quấy nhiễu vùng biển thuộc chủ quyền nước khác.

Gần hai thập niên trở lại đây, nhằm mở rộng chiến lược năng lượng và tìm mọi cách để bành trướng trên biển Đông, Trung Quốc đã đẩy mạnh đội tàu mang tên Trung Quốc Hải Giám (thuộc cơ quan Giám sát Hàng hải Trung Quốc - China Marine Surveillance). Thực chất đây là phương tiện quân sự giả danh tàu dân sự thực hiện các nhiệm vụ quấy nhiễu và xâm phạm vào vùng biển của các nước khác.

Được trang bị vũ khí và huấn luyện bởi hải quân

Đội tàu hải giám được chính thức thành lập năm 1998 và bắt đầu triển khai các hoạt động quấy nhiễu trên biển từ năm 1999. Đó là loại tàu bán quân sự nhằm mục đích tuần tra các vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và bờ biển của Trung Quốc, bảo vệ môi trường biển, các nguồn tài nguyên, các thiết bị dẫn đường và công trình biển, khảo sát biển và trong trường hợp khẩn cấp tham gia việc tìm kiếm và cứu trợ.

Nếu đội tàu này hoạt động trong các vùng nước của Trung Quốc phù hợp với UNCLOS 1982 thì có lẽ không có gì đáng nói nhưng chúng đã hoạt động ra ngoài phạm vi vùng nước phù hợp UNCLOS 1982, quấy nhiễu và cản trở các hoạt động khai thác tài nguyên biển của các nước khác.


Tàu hải giám 84 đang ở trên đà, sắp hạ thủy.


Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật đóng tàu và sự đầu tư của chính quyền Trung Quốc, đội tàu hải giám đã liên tục tăng trưởng. Tính đến thời điểm năm 2011 có 300 tàu với 30 tàu có trọng tải từ 1.000 đến 4.000 tấn và 10 máy bay (trong đó có bốn máy bay trực thăng). Cơ quan hải giám có mục tiêu tăng thêm 36 tàu trong năm năm tới. Năm 2011, đội tàu hải giám này tuyển thêm 1.000 nhân viên mới nâng số nhân viên làm việc lên tới trên 10.000 người có kỹ năng sử dụng vũ khí.

Lực lượng tàu hải giám được phân thành bốn cấp bao gồm ba đội tàu cấp khu vực, 10 đội tàu cấp tỉnh, 46 đội cấp TP và 142 đội cấp quận, huyện. Ba đội tàu cấp khu vực bao gồm: Đội tàu Bắc Hải (hoạt động trong các vùng biển phía Đông Bắc của Trung Quốc), Đội tàu Đông Hải (hoạt động trong các vùng biển phía Đông và Đông Nam Trung Quốc) và Đội tàu Nam Hải (hoạt động ở vùng biển phía Nam Trung Quốc - biển Đông Việt Nam). Trong đó ba tàu 17, 72, 84 đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, quấy nhiễu và cắt cáp thăm dò tàu Bình Minh 02.

Tàu hải giám 84 được đóng mới năm 2009, lượng dãn nước 1.740 tấn, dài 88 m, rộng 12 m, vận tốc 18 hải lý/giờ. Nó có tầm hoạt động 5.000 hải lý, 40 ngày liên tục. Đây là chiếc tàu có tính năng điều động khá tốt với mũi thon hình quả lê, chân vịt phụ mũi và lái cùng hệ thống vây giảm lắc ngang cho phép hoạt động trong vùng nước có sóng gió lớn.


Tàu hải giám 83 (3.000 tấn) trang bị máy bay trực thăng.


Các tàu hải giám thực chất không phải là tàu dân sự làm nhiệm vụ điều tra, khảo sát và nghiên cứu cũng như tìm kiếm và cứu trợ. Các tàu hải giám được trang bị vũ khí và máy bay trực thăng, làm các nhiệm vụ của một tàu cảnh sát và tuần tra biển. Nhiều tàu có khả năng chạy với tốc độ cao, trên 30 hải lý/giờ. Các tàu cỡ nhỏ 500, 600 tấn được cải trang giống tàu đánh bắt cá nhưng cơ cấu tổ chức trên tàu như là một tiểu đội hải quân, thuyền viên được huấn luyện bởi hải quân Trung Quốc, được trang bị súng AK 59 và 81 và cả súng trường tự động.

Ngoài các tàu mang tên Trung Quốc Hải Giám, Trung Quốc còn có các tàu khác giống hệt tàu dân sự nhưng thực hiện các hoạt động điều tra, giám sát các vùng biển không thuộc về Trung Quốc. Ví dụ các tàu mang tên Hướng Dương Hồng. Trong đó, tàu Hướng Dương Hồng 09 vào điều tra thăm dò vùng biển quần đảo Senkaku thuộc tỉnh Okinawa của Nhật.

Xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền nước khác

Hoạt động của đội tàu hải giám nằm trong chiến lược năng lượng của Trung Quốc và đồng thời với hoạt động của các cơ quan khác. Vì là tàu quân sự trá hình, các tàu hải giám được lệnh đi sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của các nước khác để quấy nhiễu và phá hoại thiết bị khai thác tài nguyên khoáng sản. Chúng hoạt động rộng khắp ở nhiều vùng biển mà Trung Quốc đơn phương cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc. Ví dụ vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku (được cho là có tranh chấp giữa ba nước Nhật, Trung Quốc và Hàn Quốc), đảo Okinotori (Nhật) và vùng biển Đông (Philippines, Việt Nam và các nước khác).




Vũ khí trang bị trên tàu hải giám (súng 14,5 ly).





Binh lính tàu hải giám luyện tập bắn súng.


Tháng 8-2001, tàu Hướng Dương Hồng 09 xâm nhập vào khu vực biển xung quanh quần đảo Senkaku thuộc tỉnh Okinawa của Nhật. Những năm gần đây, các tàu hải giám, ngư chính và đánh cá Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku, gây ra nhiều sự kiện liên tiếp. Mới đây nhất là sự kiện tàu đánh cá Trung Quốc đâm vào tàu tuần duyên của Nhật vào ngày 7-9-2010.

Ở vùng biển Đông Việt Nam, các tàu hải giám Trung Quốc liên tục quấy nhiễu. Ví dụ đầu năm 2011, tàu hải giám Trung Quốc đã ngang nhiên xâm phạm vùng biển của Philippines xung quanh khu vực bãi đá ngầm Iroquois chỉ cách bờ Palawan 125 hải lý. Đội tàu hải giám và ngư chính (kể cả tàu hải quân) Trung Quốc liên tục xâm phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam từ vùng biển vịnh Bắc Bộ cho đến các vùng biển khác thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Trong cuộc tọa đàm giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-La 10, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt cho rằng hai bên phải tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982 và các văn kiện khác. Tuy nói là tuân thủ luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982 nhưng thực tế Trung Quốc đơn phương coi biển Đông như là “ao nhà” và có những hành động gây hấn.

Ông Liệt còn nói thêm: “Chúng tôi xin nói rõ là Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc không có hành động can dự nào vào sự việc vừa diễn ra” (tức sự kiện tàu hải giám Trung Quốc quấy nhiễu và cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 trong khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam). Cách nói này là cách từ chối trách nhiệm của Trung Quốc.

Bằng việc sử dụng các tàu thuyền vỏ bọc dân sự, Trung Quốc dùng thủ thuật tạo một bộ mặt hòa bình để phục vụ những mục đích bành trướng của mình. Những quốc gia liên quan cần có những đối sách thích hợp để tránh sự bất cân xứng khi Trung Quốc lạm dụng đội tàu hải giám cho những mục đích quân sự. Việt Nam cần có những biện pháp đối phó bao gồm cả một chiến lược lâu dài và trước mắt nhằm bảo vệ an ninh quốc phòng, bảo vệ các nhà đầu tư và ngư dân Việt Nam hoạt động trên biển Đông.

Trong các trường hợp như vừa qua, cần đặc biệt chú ý đến việc dùng thiết bị ghi lại các sự xâm phạm vùng biển chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; hồ sơ hóa các vụ xâm phạm của tàu nước ngoài (nhất là các tàu hải giám, quân sự) để dùng cho các công bố quốc tế, đàm phán, tranh cãi, kiện tụng sau đó.


[Vitinfo news]



>> "Hàng khủng""hàng khủng" USS G.Washington dạo Thái Bình Dương



Hôm qua (12/6), tàu sân bay hạt nhân USS George Washington đã rời căn cứ Yokozuka của Hải quân Mỹ ở tỉnh Kanagawa (Nhật Bản) để tham gia cuộc tuần tra quốc tế chung ở Tây Thái Bình Dương.


Hạm trưởng David Lausman cho biết, sứ mệnh lần này của George Washington dự kiến kéo dài trong vài tháng, là hoạt động phối hợp với các nước đồng minh tuần tra các vùng biển Thái Bình Dương, bao gồm cả Biển Đông. Hoạt động diễn ra giữa lúc các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản và Philippines đang đưa ra những cảnh báo gia tăng lo ngại về sự hiện diện của các tàu hải quân Trung Quốc ở khu vực này.



Được mệnh danh là ngôi sao Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ, trở về sau khi tham gia hỗ trợ Nhật Bản khắc phục thảm hoạ kép 11/3, George Washington đã tham gia khoá huấn luyện và liên lạc với các đồng minh, trong đó có Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản.



USS George Washington là tàu sân bay hạt nhân thứ 6 thuộc lớp Nimitz, và là con tàu thứ 4 của Hải quân Hoa Kỳ, được đặt tên theo tên gọi của vị Tổng thống Mỹ đầu tiên.

Con tàu này do hãng Newport News đóng ra và được đưa vào biên chế Hải quân Hoa Kỳ từ ngày 4 tháng 7 năm 1992.




Tàu có chiều dài 333m, rộng 78m, cao 74m, có thể đỗ khoảng 80 máy bay nhờ diện tích lên tới 18.000m². Trên tàu có 4 thang máy để chuyển máy bay từ kho chứa lên sân đỗ, rộng 360m².

Tàu nặng 97.000 tấn và có thể chở tới 6.250 thuỷ thủ. Vào năm 2007, chi phí để sản xuất tàu lên tới 4,7 tỷ USD.











[VTC news]



>> Cách mạng khoa học trong quân sự và sự tác động đến phương thức tác chiến



Sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ vào những năm cuối của thế kỷ 20 và thập niên đầu của thế kỷ 21 đã tác động mạnh mẽ, tạo ra một cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực quân sự. Các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ triệt để ứng dụng các thành tựu của khoa học và công nghệ để phát triển hàng loạt các trang bị quân sự mới, vũ khí công nghệ cao (VKCNC).




Tên lửa hành trình Tô-ma-hốc được phóng lên từ tàu nổi của Anh. Ảnh: Internet

Sự xuất hiện của các loại vũ khí “thông minh” được điều khiển từ xa, có tầm hoạt động xuyên quốc gia, có khả năng tự tìm mục tiêu với độ chính xác cao, có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, được phóng đi từ ngoài vùng hỏa lực đánh trả của đối phương… trong chiến tranh vùng Vịnh-1991 được xem là sự mở đầu của kỷ nguyên chiến tranh VKCNC. Ngoài tên lửa Pa-tri-ốt, tên lửa Tô-ma-hốc là vũ khí phòng không mặt đất kiểu mới, trong chiến tranh vùng Vịnh, lần đầu tiên Mỹ cho “trình làng” loại tên lửa không đối đất Slam... Trong chiến tranh Nam Tư (1999), chiến tranh Áp-ga-ni-xtan (2001), chiến tranh I-rắc (2003) và hiện tại là cuộc chiến tranh Li-bi, các loại VKCNC, nhất là tên lửa hành trình liên tục được cải tiến. Sau cải tiến, mỗi loại tên lửa đều có những tính năng ưu việt hơn, được bổ sung thêm những đầu đạn mới, cự ly phóng xa hơn và độ chính xác cao hơn...

Đáng chú ý, trong số các tên lửa hành trình mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh I-rắc, đa số là mang đầu đạn xuyên phá các công trình ngầm, kiên cố và các phương tiện cơ giới bọc thép... Từ thế hệ tên lửa đầu tiên đến nay, đã xuất hiện nhiều loại tên lửa Tô-ma-hốc. Điển hình phải kể đến là tên lửa hành trình Tô-ma-hốc BGM-109 phóng từ tàu ngầm, tàu nổi dùng để tiến công các mục tiêu trên đất liền. Các tên lửa Tô-ma-hốc chiến thuật, mang nhiều loại đầu đạn khác nhau, được cải tiến và ký hiệu từ A đến D...

Trong các cuộc chiến tranh do Mỹ và liên quân tiến hành gần đây có sự xuất hiện của tên lửa hành trình Tô-ma-hốc nâng cấp từ Block-I đến Block-IV sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS, máy thu vệ tinh có khả năng kháng nhiễu cao, đầu đạn nhẹ hơn, tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn... Mặc dù phía liên quân xác nhận mục tiêu đánh phá không nhằm vào cá nhân nào, nhưng máy bay của họ đã không kích có định vị vào các căn cứ quân sự của chính quyền Ca-đa-phi. Các loại tên lửa được sử dụng trong các cuộc không kích của NATO vào Li-bi đều sử dụng hệ thống định vị GPS. Cuộc không kích trúng nhà con trai út của ông Ca-đa-phi đêm 30-4 vừa qua có thể xem là một minh chứng…

Ngoài tên lửa, một số nước còn nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí tiến công từ xa mới có khả năng tác chiến ban đầu tốt, nhất là độ chính xác và khả năng sát thương. Điển hình như thiết bị tung rải tự động AFDS do Đức và Mỹ phối hợp sản xuất; thiết bị tung rải DWS 24/39 trên máy bay do Đức và Thụy Điển hợp tác sản xuất… Sự ra đời của nhiều loại vũ khí mới đã tạo thành một hệ vũ khí với nhiều tính năng, tác dụng khác nhau.

Sự phát triển nhanh chóng của VKCNC đã tác động làm thay đổi hẳn phương thức tác chiến. Sau chiến tranh vùng Vịnh, Mỹ và một số nước đồng minh đưa ra khái niệm tác chiến mới: Tác chiến phi tiếp xúc. Khái niệm này được hiểu là: Tác chiến thoát ly tiếp xúc, đánh trả gián tiếp, bên tiến công có thể phá hủy các mục tiêu trên lãnh thổ đối phương mà không cần xâm phạm không phận và lãnh thổ của bên bị tiến công…

Qua các cuộc chiến tranh gần đây, tác chiến phi tiếp xúc đã thực sự trở thành biện pháp tác chiến chiến lược quan trọng, phổ biến và được vận dụng trong tất cả các giai đoạn chiến tranh, rõ nhất là trong giai đoạn tiến công hỏa lực. Trong tác chiến truyền thống, muốn tiêu diệt một chiếc xe tăng hoặc một khẩu pháo, một hầm ngầm… phải dội hàng chục tấn bom đạn, thì hiện nay bằng tác chiến phi tiếp xúc chỉ cần một quả tên lửa hoặc một quả đạn pháo được điều khiển với độ chính xác cao là có thể diệt gọn. Tương tự, nếu trong tác chiến truyền thống muốn phá hủy các mục tiêu chiến lược trên lãnh thổ đối phương, bên tiến công phải dùng không quân hoặc bộ binh xâm phạm không phận, lãnh thổ của đối phương. Nhưng trong tác chiến phi tiếp xúc, bằng các loại VKCNC, từ không phận, lãnh thổ của mình bên tiến công có thể tiêu diệt các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ của đối phương… Có thể thấy, ưu điểm nổi bật của tác chiến phi tiếp xúc là, áp dụng được nhiều thủ đoạn, tổn thất sinh lực thấp, nhờ tiến công đối phương từ xa. Mặt khác bằng tác chiến phi tiếp xúc, bên tiến công có thể thoải mái lựa chọn mục tiêu đánh phá, vì thế hiệu quả tác chiến rất cao, mà tổn thất phụ lại thấp; có thể đánh bất cứ lúc nào, trong mọi điều kiện thời tiết…

Tuy đánh trúng tất cả các mục tiêu quan trọng nhưng VKCNC vẫn có những sai số dù rất nhỏ (theo tổng kết của NATO từ 7 đến 9%). Trong cuộc chiến tranh Nam Tư năm 1999, không quân Mỹ và NATO đã tốn khá nhiều bom, đạn do oanh kích vào các mục tiêu giả, trận địa giả do Nam Tư tạo ra. Hay gần đây nhất trong cuộc chiến tranh Li-bi không dưới hai lần máy bay của liên quân không kích nhầm vào mục tiêu của lực lượng nổi dậy… Qua nghiên cứu các cuộc chiến tranh gần đây, đặc biệt là sự chống trả của Nam Tư, I-rắc; Áp-ga-ni-xtan… cho thấy phương thức tác chiến này cũng bộc lộ những hạn chế. Đáng chú ý là, tác chiến phi tiếp xúc khó đạt hiệu quả cao ở địa hình rừng núi; khó phân biệt thật giả nếu không có một hệ thống truyền tin, tình báo, trinh sát tốt, hệ thống định vị và tác chiến điện tử mạnh; các vũ khí, phương tiện tiến công phi tiếp xúc phải bay một quãng đường xa đến hàng nghìn km, tốc độ không lớn và quỹ đạo bay khá ổn định; công tác bảo đảm chiến đấu phức tạp v.v..

Khi đề cập đến giải pháp đối phó với VKCNC và tác chiến phi tiếp xúc, các quốc gia trên thế đã phân tích khá kỹ những hạn chế trên. Đặc biệt là kinh nghiệm phòng tránh, đánh trả của Nam Tư trong cuộc chiến tranh Cô-xô-vô. Bằng chủ động phòng tránh; tăng cường khả năng cơ động; thực hiện ngụy trang, nghi binh và gây nhiễu… kết hợp với tích cực đánh trả bằng màn hỏa lực dày đặc, quân đội Nam Tư đã bắn rơi hơn 40 máy bay, đánh chặn được hơn 180 tên lửa hành trình… của NATO. Khi mà các nước tiến công dựa vào VKCNC đã thay đổi phương thức tác chiến cũ bằng tác chiến phi tiếp xúc, thì các nước bị tiến công cũng phải nghiên cứu tìm phương thức tác chiến mới cho phù hợp với tình hình. Đó là quy luật tất yếu của chiến tranh.


[BDV news]



>> 'Khát dầu', Trung Quốc phiêu lưu ở Biển Đông



Một đất nước với dân số lên đến 1,341 tỷ người, tốc độ tăng trưởng kinh tế thuộc loại nhanh nhất thế giới, năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đạt 10,3%.


Điều đó đã đặt ra những áp lực ghê gớm đối với việc đảm bảo năng lượng cho phát triển kinh tế bền vững cũng như các vấn đề ổn định nền kinh tế vĩ mô, các giải pháp an sinh xã hội.

Để đáp ứng năng lượng cho nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này, Bắc Kinh không ngừng mở rộng và tăng cường khai thác tài nguyên khoáng sản để phục vụ cho nền kinh tế.

Ngoài việc tăng cường hết công suất các dự án khai thác tài nguyên trong nước, Bắc Kinh còn nhanh chóng vươn ra khắp thế giới để tăng cường khai thác tài nguyên, đặc biệt là khu vực châu Phi.

Đầu năm 2011, biến cố chính trị tại Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là cuộc chiến NATO gây ra ở Libya khiến Bắc Kinh chịu nhiều thiệt hại kinh tế to lớn.

Chiến sự biến quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ 4 khu vực châu Phi rơi vào cuộc nội chiến đẫm máu. Đã 3 tháng sau khi chiến dịch không kích Libya được bắt đầu, tình hình ở đây ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Theo số liệu được công bố bởi China Africa Real Story, trước khi xảy cuộc không kích của NATO chống lại chính quyền của Tổng thống Libya Gaddafi: Có khoảng 36.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại Libya cùng với 75 công ty đang triển khai các dự án khai thác dầu mỏ và các dịch vụ liên quan. Tổng cộng có hơn 125 công ty, với 50 dự án lớn cùng với 60.000 lao động Trung Quốc đang làm việc tại các quốc gia Bắc Phi.

Cuộc nội chiến giữa quân đội chính phủ và lực lượng nổi dậy, tiếp đến là chiến dịch không kích Libya khiến toàn bộ dự án đang dang ở của Trung Quốc cũng như một số quốc gia khác phải đóng cửa.

Toàn bộ số lao động nói trên buộc phải sơ tán khỏi Libya để trở về Trung Quốc, tạo thêm áp lực để giải quyết công ăn việc làm cho số lao động này. Hơn 75 công ty Trung Quốc đang làm việc tại Libya buộc phải để lại số tài sản có giá trị tại đây.



Việc phải di tản khỏi Bắc Phi đã tạo ra một cú "sốc" với kinh tế Trung Quốc.


Theo một báo cáo, cuối năm 2010, Trung Quốc hợp tác đầu tư nước ngoài với 16.000 công ty trên khắp thế giới, hơn 1.400.000 lao động đang làm việc, tổng giá trị tài sản nước ngoài đạt hơn 1.200 tỷ USD. Hiện tại, Trung Quốc chưa có biện pháp cụ thể nào để bảo vệ số tài sản này trong trường hợp xảy ra chiến tranh.

Số tài sản này gần như mất trắng bởi chiến tranh tại đây, chưa hết thiệt hại to lớn hơn cả đó là nguồn cung cấp dầu thô từ Libya gần như bị cắt đứt. Các nhà máy lọc dầu tại Trung Quốc bị “đói nguồn cung”

Biến cố này có thể coi là một cú “sốc” đối với nền kinh tế Trung Quốc, cùng với đó, sự can thiệp quân sự ngày càng sâu rộng của NATO tại Libya khiến cơ hội quay trở lại với các dự án khai thác dầu mỏ dang dở tại đây gần như bằng 0.



Việc thiếu kho dự trữ dầu mỏ chiến lược khiến nền kinh tế Trung Quốc dễ bị tổn thương từ việc gián đoạn nguồn cung. Ảnh minh họa

Hiện tại, Trung Quốc là nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhưng khác với Washington, Bắc Kinh thiếu một kho dự trữ dầu mỏ chiến lược đủ để đáp ứng nhu cầu năng lượng trong trường hợp xảy ra khủng hoảng nguồn cung như Mỹ hay EU.

Theo một báo cáo được đăng tải bởi Financial Times, Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng kho dự trữ dầu mỏ chiến lược với trữ lượng khoảng 500 triệu thùng. Đủ dùng cho khoảng 100 ngày sau khi gián đoạn nguồn cung.

Thế nhưng, phải đến tận năm 2020, kho dự trữ chiến lược này mới hoàn thành. Ngay cả vậy, các chuyên gia kinh tế dự đoán, kho dự trữ này cũng chỉ đáp ứng được khoảng 75-85 ngày sau nhập khẩu. Biến cố tại Libya đã làm cho kế hoạch này bị gián đoạn và chưa biết khi nào mới hoàn thành.

Theo Economist, trước khi xảy ra chiến tranh Libya, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 150.000 thùng dầu thô mỗi ngày từ Libya, chiếm 3% tổng sản lượng dầu thô của Libya. Con số này sẽ tăng cao hơn nữa sau khi các dự án mới hoàn thành.

Việc nguồn cung dầu mỏ từ Libya bị cắt đứt càng làm cho áp lực năng lượng cho phát triển kinh tế của Trung Quốc thêm trầm trọng.




Áp lực năng lượng cho phát triển kinh tế khiến Bắc Kinh trở nên liều lĩnh hơn, trong ảnh tàu hải giám Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm lãnh hải Việt Nam.


Việc công bố chủ quyền đường “lưỡi bò” chiếm 80% diện tích biển Đông đang gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của các quốc gia ASEAN đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Bắc Kinh về chủ quyền biển đảo.

Khi tham vọng của mình chưa đạt được, Bắc Kinh trở nên “nóng mặt” khi thấy các quốc gia ASEAN tăng cường các dự án khai thác tài nguyên ở nơi đây.

Tài nguyên khoáng sản trên biển là có giới hạn, Bắc Kinh hiểu rõ điều này, và họ bất chấp thủ đoạn để cản trở hoạt động khai thác hợp pháp của các nước khác, thậm chí sử dụng tới các giải pháp “nhỏ nhen” là phá rối các hoạt động thăm dò dầu khí.Chỉ trong thời gian ngắn, tàu hải giám và tàu cải trang thành tàu đánh cá của Trung Quốc đã 2 lần xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam để phá hoại hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam.

Mưu đồ của Bắc Kinh là quá “thô thiển”, cản trở các hoạt động thăm dò dầu khí của Việt Nam, kéo dài quá trình triển khai khai thác dầu khí. Tạo tâm lý ức chế cho Việt Nam và hòng làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài đang hợp tác với PetroViet Nam.

Bắc Kinh đang cố tình biến phần biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ một vùng biển bình yên thành nơi sóng gió.

Vì vậy, đối phó với “mưu đồ” này của Trung Quốc, ASEAN cần thể hiện tinh thần đoàn kết hơn nữa, hợp tác chặt chẽ với nhau vì lợi ích chung. Cần có các chính sách hợp lý để bảo vệ tài sản của quốc gia cũng như của nhà đầu tư nước ngoài.



[BDV news]



>> Tàu đổ bộ của Trung Quốc mới sử dụng đã xuống cấp



Tàu đổ bộ có sàn đáp cho trực thăng hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc chưa sử dụng được bao lâu đã xuống cấp khá nghiêm trọng.


Tàu đổ bộ Type-071 lớp Ngọc Chiêu (Yuzhao), là loại tàu đổ bộ lớn nhất và hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc, chiếc đầu tiên được khởi đóng vào năm 2006 tại nhà máy đóng tàu Hồ Đông (Hudong), Thượng Hải. Chiếc thứ 2 cũng đang được gấp rút hoàn thành. Chưa đầy 2 năm sau, ngày 12/5/2007, tàu đổ bộ này đã hoàn thành và biên chế vào Hải quân Trung Quốc.

Hoạt động trong Hạm đội Nam Hải, chiếc Ngọc Chiêu thứ nhất mang số hiệu 998 Côn Lôn. Đây được xem là một bước tiến nhảy vọt cả về công nghệ và tốc độ đóng tàu của công nghiệp hàng hải Trung Quốc. Tàu đổ bộ Type-071 có thông số cơ bản như sau: Dài 210 mét, rộng 28 mét, mớn nước 7 mét, tải trọng tiêu chuẩn 20.000 tấn.

Theo nhà sản xuất, Ttàu được đóng theo công nghệ khá hiện đại, có thể chở từ 500-800 binh sỹ, 15-20 xe bọc thép lội nước, được trang bị 4 hệ thống đổ bộ khí đệm, 2 hệ thống đổ bộ cơ giới. Sàn đáp và nhà chứa máy bay có khả chở 2-4 trực thăng hạng nặng Z-8 Super Frelon.

Tàu đổ bộ Type-071 được trang bị hệ thống vũ khí có nguồn gốc từ Nga, 1 pháo hạm AK-176 76mm, 4 pháo bắn nhanh AK-630 30mm, 4 hệ thống phóng mồi bẫy.

Sự ra đời của tàu đổ bộ Type-071 được xem là một nỗ lực lớn của Trung Quốc trong việc tăng cường năng lực đổ bộ cho hải quân nước này. Type-071 được cho là có thể so sánh với tàu đổ bộ lớp San Antonio của Hải quân Mỹ, nhưng chi phí xây dựng chỉ bằng 1/3 so với tàu đổ bộ của Mỹ.

Tuy nhiên, chiếc tàu đổ bộ hiện đại nhất của Hải quân Trung Quốc chưa sử dụng được bao lâu đã bị xuống cấp.

Một số hình ảnh được đăng trên các trang mạng Trung Quốc cho thấy, con tàu này đã bị ăn mòn khá nghiêm trọng cho dù thời giàn hành hải của nó chưa được bao lâu.

Dù lớp sơn ở phía trên từ mặt nước trở lên vẫn còn mới, nhưng phần từ mặt nước trở xuống đã bị ăn mòn khá nghiêm trọng.

Một số thành viên trên các trang mạng Trung Quốc nhận định rằng, do chạy theo tốc độ hiện đại hóa quá nhanh mà vấn đề chất lượng của các con tàu cũng như các trang thiết bị đi kèm chưa được chú trọng một cách triệt để.



Phần đuôi tàu bị ăn mòn khá nghiêm trọng, con tàu hiện đại này được đóng trong vòng chưa đầy 2 năm.



Phần mũi tàu cũng bị ăn mòn tương tự, cho dù phần sơn phía trên còn rất mới.



[BDV news]



>> Hải quân Malaysia: 'Tên lửa hóa' hải quân



Philippines và Mỹ diễn tập hải quân chung vào cuối tháng này trên vùng biển phía tây Philippines, nhưng các quan chức quốc đảo khẳng định việc này không phải do tình hình căng thẳng trên Biển Đông, mà đã có kế hoạch từ trước.Để duy trì môi trường an ninh biển hòa bình và ổn định, cùng hợp tác và phát triển, các nước ASEAN đang từng bước củng cố lực lượng hải quân của mình.


Qua 30 năm, đặc biệt trong giai đoạn 12 năm (từ 1997 – 2009), Malaysia đã hiện đại hóa các đội tàu mặt nước và tàu ngầm làm nòng cốt cho việc bảo vệ vùng biển kéo dài từ eo Malaca, nơi thông thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, đến tận biển Sulu.

Những “quả đấm thép”

Nói tới sức mạnh của Hải quân Malaysia là nói tới bộ ba “quả đấm thép” gồm: tàu ngầm tấn công Scorpene, tàu hộ vệ tên lửa Lekiu và tàu hộ tống Laksamana.

Tháng 9/2009, sau 7 năm ký hợp đồng với Pháp, chiếc tàu ngầm đầu tiên của Malaysia đã được biên chế trong lực lượng hải quân nước này. Vũ khí chủ yếu của Scorpene là 30 tên lửa đối hạm SM-39, tầm bắn 50km, mang đầu đạn nặng 165kg. Ngoài ra, còn phải kể tới 6 ống phóng lôi cỡ 533mm với cơ số 18 quả.

Đứng đầu lực lượng các tàu chiến mặt nước của Malaysia là 2 tàu hộ vệ tên lửa Lekiu (mua của Anh), được trang bị tổ hợp tên lửa chiến thuật chống hạm Exocet MM-40 tầm bắn 70km (loại tên lửa “sáng giá” này từng lập công trong các cuộc xung đột giữa Anh – Argentina (1982), Iraq – Mỹ (1987). Để chống lại các mối nguy hiểm từ trên cao, Lekiu trang bị hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Sea Wolf 16 ống. Ngoài ra, phải kể đến pháo hạm Bofor 57mm, tầm bắn 17km, ngư lôi chống ngầm 324mm và trực thăng chống ngầm Super Lynx, có sàn đáp phía sau tàu.



Tàu ngầm Scorpene trong quá trình đóng.


Thành viên còn lại của “bộ ba” đáng gớm Hải quân Malaysia là tàu hộ tống Laksamana mua của Italy, 4 chiếc được biên chế trong giai đoạn 1997-1999. Laksamana được trang bị tên lửa hành trình đối hạm Otomat Mark 2/Toseo tầm bắn 150km (hơn hẳn tên lửa chống hạm trang bị cho Lekiu, xấp xỉ tên lửa chống hạm trang bị cho Gepard 3.9 nhưng thấp hơn Yakhont). Hệ thống phòng không trang bị cho Laksamana là tổ hợp tên lửa Albatros (tầm bắn 15km). Ngài ra, tàu còn có pháo hạm 76mm và 40mm. Có lượng giãn nước 2.000 tấn nhưng Laksamana di chuyển khá nhanh, tốc độ có thể lên tới 36 hải lý/h, tầm hoạt động của tàu khoảng 4.300km.

Bộ 3 tàu ngầm Scorpene, tàu hộ vệ Lekiu và tàu hộ tống Laksamana là hình ảnh tiêu biểu cho nỗ lực hiện đại hóa của Hải quân Malaysia trong giai đoạn 1997-2009, nhờ nền kinh tế đứng vững trong cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế 1997. Thế nhưng, quan trọng hơn cả vẫn là nền tảng của một lực lượng hải quân có bề dày xây dựng, phát triển gần 60 năm qua.

Phát triển cả chiều rộng và chiều sâu

Hải quân Malaysia được thành lập từ đầu những năm 1950 nhưng phải trải qua một giai đoạn tương đối dài (hơn 10 năm) mới được được đầu tư xứng đáng với vai trò quan trọng trong nền quốc phòng của đất nước. Từ 1952 tới 1958, Hải quân Malaysia được trang bị rất thô sơ, chỉ có 4 tàu quét mình ven bờ. Đến năm 1962, phục vụ hải quân chỉ có 2.000 người với 10 tàu tuần tiễu nhỏ, lượng giãn nước dưới 100 tấn.

Từ năm 1963, do nhận thức “Liên bang Malaysia mới thành lập, có vùng lãnh thổ rộng lớn, dân số tăng nhanh nên phát triển, mở rộng quân đội nói chung, hải quân nói riêng là điều tất yếu”, Bộ Quốc phòng nước này đã trình Quốc hội chương trình phát triển hải quân rất chi tiết để sau đó, chỉ trong vòng 3 năm, từ 1963 tới 1965, Malaysia nhanh chóng sở hữu 14 tàu tuần tiễu xa bờ tốc độ cao, 1 tàu hộ vệ Hang Tuah (nay đưa từ trực chiến sang nhiệm vụ huấn luyện)… Vào lúc đó, Malaysia được coi là có tiềm lực hải quân mạnh trong khu vực.



Chiến hạm hiện đại Lekiu của Hải quân Malaysia.


Những năm sau, Malaysia bắt đầu mua sắm thêm 2 tàu hộ tống tên lửa và nhiều tàu tuần tiễu tấn công trang bị tên lửa chống hạm nổi tiếng Exocet. Đồng thời, trong giai đoạn này, số quân nhân trong lực lượng hải quân phát triển đông đảo. Nếu năm 1973, Hải quân Malaysia có 4.800 người thì tới đầu những năm 1980, con số này là 11.000 người.

Cũng trong lộ trình xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, đủ khả năng đối phó các cuộc chiến tranh thông thường, Malaysia chi hàng trăm triệu USD đầu tư vào các căn cứ hải quân. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thực thi nhiều chính sách phát triển công nghiệp quốc phòng. Nhà máy PSC Naval Dockyard Sdn, BhD (PSC-NDSB) tập trung đóng tàu tuần tiễu xa bờ và Hong Leony Lursssen đóng các tàu tuần tiễu cao cấp. Năm 1985, tàu tuần tiễu nội địa của Malaysia hạ thủy, tiếp đó là 12 tàu tuần giang, 6 tàu tấn công nhanh… được coi là “trái ngọt” đầu tiên của ngành đóng tàu quân sự nước này.

Hiện tại, Hải quân Malaysia có chương trình hợp tac đóng tàu hộ vệ với Anh. Trong tương lai, nước này chủ trương đóng 30 chiếc tàu tuần tiễu thế hệ mới với chi phí lên gần 2 tỷ USD. Đặc biệt, Malaysia có kế hoạch nghiên cứu và cử người học đóng tàu ngầm để tự chủ hơn trong việc trang bị vũ khí tối quan trọng của hải quân này.

Trên đà phát triển, năm 1997, Malaysia thành lập lực lượng không quân hải quân, đánh dấu một bước kiện toàn lực lượng vũ trang trên biển. Thời gian tới, Malaysia sẽ ưu tiên đầu tư hơn nữa cho không quân hải quân. Cụ thể, nước này có chương trình mua các máy bay tuần tra biển (trong giai đoạn 2011-2015).

Ngoài ra, Malaysia đang hợp tác phát triển viễn thông quân sự với Nam Phi, lập hệ thống cảnh giới biển và điều hành giao lưu ở eo biển Malacca với Canada. Có thể thấy, trong những năm gần đây, Hải quân Malaysia không ngừng phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, quan tâm cả số lượng lẫn chất lượng.
Ngày nay, Hải quân Malaysia có 14.000 người, dưới Bộ Tư lệnh Hải quân có 2 vùng hải quân, 1 Bộ tư lệnh tác chiến, 4 căn cứ hải quân, đơn vị biệt kích hải quân và không quân hải quân. Số chiến hạm phục vụ trong lực lượng lên tới 160 chiếc, tất cả đều hiện đại hoặc tương đối hiện đại.

Trong số trên, có 32 tàu chiến đấu, gồm: 2 tàu ngầm, 2 tàu hộ vệ tên lửa, 10 tàu hộ tống tên lửa, 14 tàu tuần tiễu (8 chiếc trong số này là tàu tên lửa), 4 tàu quét mìn, 9 tàu phục vụ, 119 phương tiện độ bộ… và đặc biệt là, máy bay chiến đấu trong lực lượng không quân hải quân là 18 chiếc.


[BDV news]



>> 'Nếu dùng hải quân, Việt Nam sẽ mắc mưu Trung Quốc'



“Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi chúng ta đứng vững thì họ không làm gì được”, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược Bộ Công an nhận xét.

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện chiến lược (Bộ Công an), trao đổi với VnExpress về ý đồ của Trung Quốc và những việc Việt Nam cần làm khi vùng đặc quyền kinh tế bị xâm lấn.

- Chỉ trong 2 tuần, các tàu của Trung Quốc liên tục phá cáp tàu thăm dò dầu khí Việt Nam. Thiếu tướng nhận định như thế nào về những hành động này?

- Tôi cho rằng, Trung Quốc sẽ không dừng lại. Sau vụ 26/5 tôi đã nói là sẽ còn tái diễn và quả thực đúng như vậy. Nếu Việt Nam không có phản ứng thích đáng thì chỉ trong tuần tới sẽ lại xảy ra những sự kiện nghiêm trọng hơn.




Tàu Bình Minh 02 bị một trong 3 tàu hải giám Trung Quốc (ảnh dưới) phá hoại.


Trung Quốc khôn ngoan ở chỗ các vụ việc này đều thuộc chủ trì của cơ quan hành chính nhà nước, quân đội không nhúng tay. Tàu hải giám và ngư chính đều thuộc cơ quan nhà nước Trung Quốc, làm nhiệm vụ quản lý và xua đuổi. Hệ thống quản lý nhà nước trên biển Trung Quốc hùng mạnh như vậy trong khi tương quan Việt Nam chỉ có lực lượng cảnh sát biển mới thành lập.

- Vậy theo thiếu tướng, với tình hình hiện nay, lời giải nào dành cho Việt Nam khi các lực lượng dân sự, cảnh sát biển quá mỏng, trang bị thiếu?

- Nếu ta dùng hải quân đối phó thì mắc mưu của Trung Quốc, sa ngay vào bẫy mà họ giăng sẵn. Họ sẽ hô hoán với cả thế giới cũng như 1,3 tỷ dân Trung Quốc rằng Việt Nam gây xung đột trước.

Sau Hội nghị Shangri La 10, Trung Quốc thấy phản ứng không đủ độ của các nước ASEAN nên lập tức làm tới. Vụ tàu Viking II ngày 9/6 là hậu quả tất yếu. Để ngăn chặn và phòng ngừa hành động tiếp theo của Trung Quốc, Việt Nam phải thông báo cho người dân biết rõ âm mưu và hành động cụ thể của Trung Quốc; thông báo thế giới thông qua các kênh song phương đa phương, kể cả Liên Hợp quốc. Chúng ta không kích động chủ nghĩa dân tộc, nhưng Hiến pháp quy định người dân có quyền được biết thông tin và nhà nước phải có trách nhiệm thông báo rõ khi Tổ quốc bị xâm lấn.

Trong quan hệ Việt - Trung cần nhớ một điều cốt tử: Khi Việt Nam lùi thì Trung Quốc tiến, khi Việt Nam đứng vững thì Trung Quốc không làm gì được. Với Trung Quốc, ở tầm cao chiến lược, ta phải minh định 2 vấn đề: Dân tộc và giai cấp. Khi làm việc với lãnh đạo Việt Nam, Trung Quốc bao giờ cũng đưa vấn đề giai cấp lên trên hết, nhưng trong hành xử, Trung Quốc sử dụng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.





Tàu Viking II và tàu ngư chính Trung Quốc (ảnh dưới).

- Thường xuyên theo dõi những tuyên bố và hành xử của Trung Quốc, điều ông lo ngại là gì?

- Trong khoảng 10 năm nay, từ cấp lãnh đạo cao nhất tới các chính khách học giả Trung Quốc luôn tận dụng mọi cơ hội để quảng bá cái gọi là “Chiến lược phát triển hòa bình” mà lúc đầu họ gọi là chiến lược “Trỗi dậy hòa bình”. Họ gửi thông điệp tới toàn thế giới rằng Trung Quốc phát triển nhanh, mạnh nhưng không đe dọa ai mà chỉ tạo cơ hội phát triển cho các nước khác. Họ ký Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông DOC 2002 với ASEAN trong đó quy định rõ ràng các bên không làm gì gây căng thẳng trên khu vực Biển Đông. Chỉ cách đây vài tháng, lãnh đạo cấp cao của họ cũng vừa nhắc lại thông điệp khẳng định Trung Quốc cam kết hợp tác với các nước đảm bảo Biển Đông hòa bình, phát triển.

Nhưng trên thực tế, họ liên tục có những việc làm phi lý như đối với tàu Bình Minh 02, Viking II, bắt giữ tàu cá của Việt Nam và các nước... Điều đó chứng tỏ họ có chủ đích, nằm trong kế hoạch độc chiếm Biển Đông.

Hai tuần nay tôi theo dõi cả đài truyền hình và phát thanh Trung Quốc, kể cả các trang mạng. Hàng trăm tờ báo, cơ quan phát thanh Trung Quốc nói rằng Việt Nam xâm phạm, gây hấn thậm chí xâm lược trên Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của họ vu cáo Việt Nam trong hai vụ cắt cáp vừa qua. Đây là những hành động không chấp nhận được. Nhà cầm quyền Trung Quốc vừa gây hấn, xâm phạm chủ quyền độc lập Việt Nam vừa vu cáo Việt Nam. Họ bất chấp luật pháp quốc tế, đi ngược lại lời tuyên bố của chính mình.

- Có ý kiến lo ngại quan hệ hợp tác Việt - Trung sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt về lĩnh vực kinh tế nếu tình hình biển Đông tiếp tục căng thẳng?

- Chúng ta không nên nhầm lẫn cũng như lo ngại về quan hệ các mặt hiện có của hai nước. Cần phải lấy chủ quyền quốc gia làm cốt lõi. Chủ quyền là tối thượng, trường tồn, thiêng liêng bất khả xâm phạm. Không ai được có quyền mặc cả chủ quyền quốc gia cả.

Có người đã nói với tôi nếu ta làm căng, Trung Quốc có thể dùng đòn cấm vận kinh tế với Việt Nam. Tôi không loại trừ khả năng này, song cần phải thấy rằng, Trung Quốc cũng có lợi ích kinh tế lớn từ việc hợp tác Việt Nam.



"Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế cũng như chính những tuyên bố của họ" Ảnh: Nguyễn Hưng.


- Về lâu dài, theo ông, đâu là vấn đề cốt lõi để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền biển?

- Trong quá trình phát triển sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển thì lực lượng vũ trang cần củng cố. Nhưng cái cần thiết hơn là tổ chức lại hệ thống quản lý nhà nước trên biển, trong đó có kiểm ngư, quản ngư, tổ chức lại cảnh sát biển. Điều này chúng ta có thể học tập ngay từ Trung Quốc. Chúng ta cũng cần đẩy mạnh chiến lược phát triển kinh tế biển, đầu tư cho ngư dân để tăng số lượng tàu cá, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ.

Còn về đầu tư cho quốc phòng theo tôi dù vẫn phải làm song không phải là thượng sách. Chúng ta ít tiền, cần đầu tư có trọng điểm. Theo tôi tính thì mỗi người Việt Nam bỏ ra khoảng 30 USD thì đã đủ để có hệ thống tên lửa bảo vệ vùng biển. Trên biển, ta nên lựa chọn trang bị phương tiện cần thiết nhất như tàu siêu tốc, ngư lôi. Tất cả trang bị nhằm tạo sức mạnh trước sự gây hấn.


[Vnexpress news]



>> Chiến thuật '2 không' của Trung Quốc ở biển Đông



Việc quấy rối tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam là sự leo thang rất đáng lo ngại trong các chiến thuật “bắt nạt” đặc trưng của Chính phủ Trung Quốc trên biển Đông.


Phóng viên Đất Việt Online (ĐVO) đã liên hệ phỏng vấn với ông David Brown, một nhà ngoại giao Mỹ đã nghỉ hưu. Ông Brown thường xuyên nghiên cứu và có nhiều bài viết về tình hình biển Đông và sông Mekong được đăng tải trên tờ Asia Times.

Sau đây là nội dung phỏng vấn:

ĐVO - Xin ông cho biết quan điểm của mình về việc tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò của tàu thăm dò dầu khí Bình Minh 02 và Viking-II thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam khi hai tàu này đang hoạt động trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam?

Ông David Brown - Sự quấy rối và phá hoại đối với tàu thăm dò dầu khí Binh Minh và Viking II của tàu Trung Quốc là một sự leo thang rất đáng lo ngại. Đây là một phần trong các chiến thuật bắt nạt đặc trưng của Bắc Kinh trên biển Đông.

Những sự kiện này để tại chút nghi ngờ rằng, mục tiêu của Trung Quốc là để đảm bảo kiểm soát lượng dầu mỏ và khí đốt tại biển Đông. Trung Quốc đã không quan tâm đến sự đàm phán với các quốc gia trong khu vực hay những vấn đề khác. Chiến thuật của Trung Quốc là 2 không:

- Không đàm phán đa phương và không có bên thứ 3 để đứng ra hòa giải.
- Không bao giờ phải chờ được phép mới tiến tới một giải pháp về lãnh thổ và lãnh hải.


Hoạt động của lực lượng Hải giám Trung Quốc đang gây quan ngại sâu sắc trong công đồng quốc tế.

- Theo ông, Chính phủ Việt Nam cũng như các nước ASEAN nên làm gì để giảm bớt sự căng thẳng hiện tại cũng như tránh các tình huống tương tự về sau?

- Việt Nam đã đặt hy vọng của mình trong sự tham vấn đa phương phối hợp với ASEAN, thể hiện sự sẵn sàng giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh hải theo công ước về Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982.

Bất chấp những nỗ lực rất tốt của chủ tịch ASEAN hiện tại là Indonesia, đang có những nghi ngờ 10 quốc gia ASEAN có sẵn lòng để đứng lên đối trọng với Trung Quốc hay không? Theo quan điểm của tôi, nên dành thời gian xem xét và đàm phán một cách chân thành nhất giữa 5 nước có tranh chấp chủ quyền trực tiếp với Trung Quốc là Việt Nam, Phillippines, Brunei, Malaysia và Indonesia.

Nếu nhóm 5 này có thể sắp xếp và ra một tuyên bố chung về một quy tắc ứng xử, đó có thể coi là một xuất phát điểm hợp lý cho một cuộc đàm phán chung với Trung Quốc. Hội đàm với Trung Quốc nên nhấn mạnh đến quyền lợi chính đáng và lợi ích hợp pháp của Trung Quốc và sự tham gia vào sự phát triển của khu vực biển Đông.

- Xin ông cho biết quan điểm của mình về vai trò của Mỹ tại ASEAN?

- Mỹ không có vai trò trong ASEAN, Mỹ không phải là một thành viên của tổ chức này, và điều đó là không nên. Nếu ASEAN hoặc một nhóm thành viên của ASEAN cần Mỹ hỗ trợ về kỹ thuật hay các quy phạm pháp luật, Mỹ có thể cung cấp.

Có thể Trung Quốc mong muốn hợp tác quân sự tốt hơn với Mỹ trên toàn cầu, điều đó có thể tránh được nhiều hành động khiêu khích trên biển Đông. Tuy nhiên tôi không lạc quan về khả năng này.

- Xin chân thành cảm ơn ông đã dành thời gian trả lời các câu hỏi phỏng vấn của chúng tôi.


[BĐV news]



Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

>> Philippines sẽ tập trận với hải quân Mỹ



Philippines và Mỹ diễn tập hải quân chung vào cuối tháng này trên vùng biển phía tây Philippines, nhưng các quan chức quốc đảo khẳng định việc này không phải do tình hình căng thẳng trên Biển Đông, mà đã có kế hoạch từ trước.


Quân đội Philippines thông báo việc tập trận trong lúc Trung Quốc cảnh báo Mỹ không nên dính dáng đến tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, bởi "Mỹ không phải là một bên tranh chấp".

"Tập trận sẽ diễn ra từ ngày 28/6 với hải quân quân khu phía tây", phát ngôn viên quân đội Philippines Jose Miguel Rodriguez cho hay. "Cuộc diễn tập được lên kế hoạch từ năm ngoái".

Quân đội Philippines chưa thông báo địa điểm tập trận, nhưng thông thường quân khu phía tây hoạt động trên biển Sulu, ngăn cách với Biển Đông bằng đảo Palawan, và các vùng nước lân cận. Cuộc tập trận này nằm trong khuôn khổ các hoạt động thuộc Hiệp ước phòng thủ chung giữa Mỹ và Philippines.

Tập trận năm nay nhằm kiểm tra khả năng của hai quân đội trong các chiến dịch bảo đảm tự do hàng hải.

Cuộc diễn tập được công bố trong lúc căng thẳng đang lên cao ở Biển Đông do những vụ va chạm của tàu Trung Quốc với tàu của các nước khác có tuyên bố chủ quyền trên vùng biển này.



Tàu khu trục Chung-hoon của Mỹ. Ảnh: US Navy.


Trước đó một ngày, hải quân Mỹ cho biết họ điều động tàu khu trục có tên lửa dẫn đường USS Chung-hoon tới Tây Thái bình dương. Tàu Chung-hoon sẽ tham gia diễn tập với hải quân Philippines. Trung Quốc tuyên bố tập trận cũng ở Tây Thái bình dương.

Hai tuần qua, tàu của Trung Quốc đã hai lần quấy rối các tàu thăm dò của Việt Nam trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam. Philippines cũng tố cáo tàu Trung Quốc nhiều lần quấy phá hoạt động của phía Philippines và xây dựng công trình trên các vùng mà Manila tuyên bố chủ quyền. Tuyên bố qua lại của các bên đang khiến Biển Đông nóng.

Là một trong những con tàu mạnh nhất của hải quân Mỹ, tàu khu trục lớp Arleigh Burke nói trên của Mỹ đã rời cảng nhà ở Hawaii và đang ở trong hải phận quốc tế gần biển Sulu. Tư lệnh quân đội Philippines Eduardo Oban Jr khẳng định việc tàu Chung-hoon tới Philippines không liên quan gì đến các căng thẳng mới đây ở Biển Đông.

Trong khi đó, phủ tổng thống Philippines bày tỏ tin tưởng nước này có thể dựa vào sự hỗ trợ của Mỹ trong việc bảo vệ chủ quyền, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác ngoại giao trong giải quyết tranh chấp. Tờ Inquirer của Philippines dẫn lời phó phát ngôn viên tổng thống Philippines nói rằng: "Chúng tôi cam kết tìm giải pháp hòa bình thông qua ngoại giao đến hết mức có thể. Tôi biết rằng là một đồng minh, Mỹ sẽ giúp chúng tôi nếu cần, bởi chúng tôi có Hiệp ước phòng thủ chung".

Trong khi đó Bắc Kinh cảnh báo Mỹ không nên nhúng tay vào vấn đề tranh chấp hiện nay.

"Những cái cần làm để giải quyết tranh chấp lãnh thổ nên được làm trên cơ sở song phương và Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp", đại sứ Trung Quốc tại Philippines Lưu Kiến Siêu nói tại một hội nghị ở Manila hôm thứ năm.

"Tôi cho rằng mối lo ngại (của Mỹ) là không cần thiết. Nói cho cùng, vùng biển này luôn an toàn và hòa bình", ông Lưu nói.

"Chẳng có lý do nào để can thiệp vào khu vực này. Việc tranh chấp xảy ra giữa các bên tranh chấp, chứ không phải với một bên nào đó không ở khu vực này và không có lý do nào để tham gia".

Ông Lưu còn đe dọa rằng bất kỳ chuyến thăm nào của các nghị sĩ Philippines tới vùng tranh chấp sẽ chỉ khiến tình hình bùng lên mức nguy hiểm.

Sau đó một ngày, Mỹ tuyên bố họ lo ngại trước tình hình căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và yêu cầu các bên hành động vì hòa bình. Các quan chức dân sự và quân sự Mỹ đều nhắc lại rằng Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, mong muốn các bên tuân thủ luật quốc tế và DOC, cũng như quyền tự do hàng hải trong khu vực.


[Vnexpress news]



>> Hải quân Indonesia sẽ bổ sung thêm 30 tàu ngầm



Lực lượng Hải quân Indonesia có nhiệm vụ tuần tra và bảo vệ vùng biển rộng lớn, đảm bảo lợi ích quốc gia trên biển của đất nước.


Hải quân Indonesia hiện có quân số khoảng hơn 70.000 người, 136 tàu (bao gồm cả tàu ngầm), 2 hạm đội chính, 10 cảng, 1 quân đoàn thủy quân lục chiến, lực lượng không quân hải quân và lực lượng vận tải hàng hải.

Một điểm đáng chú ý là Hải quân Indonesia có 2 lực lượng đặc nhiệm: lực lượng đặc nhiệm Komando Pasukan Katak với các thành viên được tuyển chọn tử các thủy thủ; lực lượng đặc nhiệm Detasemen Jala Mangkara được tuyển chọn từ đơn vị người nhái biệt kích và tiểu đoàn trinh sát đổ bộ của Thủy quân lục chiến.

Đa số các tàu của Hải quân Indonesia đều có nguồn gốc từ Anh hoặc Hà Lan. Tuy nhiên, từ năm 2003, Indonesia đã tự sản xuất được nhiều tàu tuần tra, tàu cao tốc loại nhỏ để trang bị cho lực lượng hải quân của mình.

Đối với Không quân hải quân, lực lượng này của Indonesia hiện đang sở hữu 9 máy bay huấn luyện Socata TB mua của Pháp, 41 máy bay vận tải, 20 máy bay trực thăng các loại.

Hải quân Indonesia là một trong số ít lực lượng hải quân tại Đông Nam Á có sở hữu tàu ngầm. Trong biên chế, lực lượng này có 4 chiếc tàu ngầm trong đó có 2 tàu lớp Cakra mua của Đức năm 1981.

Tàu ngầm lớp Cakra được phát triển từ mẫu tàu 209/1400, lượng choán nước 1.810 tấn, chiều dài 64,4m, chiều rộng 6,5m, sử dụng động cơ diesel-điện. Tốc độ tối đa của tàu là 42km/g và tầm hoạt động tối đa là 20.000km, độ lặn sâu khoảng 500m. Tàu được trang bị 8 ống phóng ngư lôi 533mm với 14 quả ngư lôi, tàu có thể trang bị thêm các tên lửa chống hạm UGM-84. Dự kiến, Indonesia sẽ bổ sung vào trang bị thêm 2 chiếc Cakra.

Theo tuyên bố của Phó Tổng Tham mưu trưởng Hải quân Indonesia thì quốc gia này sẽ tiếp tục bổ sung vào biên chế hơn 30 tàu ngầm nữa để bảo vệ quyền lợi trên biển của mình. Hiện tại, Indonesia đang quan tâm đến lớp tàu Kilo và lớp Lada của Nga.




















Trong biên chế, Hải quân Indonesia có 6 tàu khu trục thuộc lớp Van Speijk (Indonesia gọi là lớp Ahmad Yani) mua của Hà Lan từ những năm 1980 và hiện đang đóng mới 1 chiếc thuộc lớp Sigma, dự kiến đưa vào trang bị năm 2014. Các tàu lớp Van Speijk được Indonesia đặt theo tên các vị anh hùng.

Tàu lớp Van Speijk có lượng choán nước tiêu chuẩn là 2.200 tấn, dài 113,4m, rộng 12,5m, tốc độ tối đa đạt 28,5 hải lý/giờ với tầm hoạt động tối đa là 4.500 hải lý. Tàu được trang bị pháo 113mm QF 4,5 inch MkV, 2 hệ thống tên lửa phòng không Seacat, 1 hệ thống vũ khí chống ngầm Limbo ASW, 1 máy bay trực thăng Westland Wasp, 1 pháo 76mm Oto Melara, tên lửa chống hạm P-800 Onik… Ngoài ra, tàu còn được trang bị hệ thống radar, hệ thống thủy âm tương đối hiện đại.

Về tàu hộ tống, Indonesia có 3 chiếc thuộc lớp Fatahillah và 4 chiếc thuộc lớp Diponegoro mua của Hà Lan. Ngoài ra còn có 16 chiếc tàu thuộc lớp Parachim (Indonesia gọi là lớp Kapitan Patimura) được mang số hiệu từ 371 đến 386 và đều được đặt theo tên của các anh hùng.

Parachim là loại tàu hộ tống chống ngầm có lượng choán nước tiêu chuẩn 800 tấn, dài 72,5m, rộng 9,4m, sử dụng động cơ diesel với tốc độ tối đa là 24,7 hải lý/giờ, tầm hoạt động tối đa 2.100 hải lý. Tàu được trang bị 1 pháo 2 nòng 57mm AK-725, 1 pháo 2 nòng 30mm AK-230, 2 hệ thống phóng tên lửa chống ngầm RBU-6000, 2 hệ thống tên lửa phòng không SA-N-5, 4 ống phóng ngư lôi 400mm và một số hệ thống radar, thủy âm.

Trong biên chế, Hải quân Indonesia có 31 tàu tuần tiễu, bao gồm 4 tàu lớp Mandau mua của Hàn Quốc năm 1980, 4 tàu lớp Andau, 2 tàu lớp Pandrong, 4 tàu lớp Todak, 13 tàu lớp Boa, 4 tàu lớp Kakap đều do Indonesia tự sản xuất.

Ngoài ra, Hải quân Indonesia còn sở hữu số lượng lớn các tàu quét mìn, tàu đổ bộ, tàu huấn luyện… Trong tương lai, quốc gia này sẽ tiếp tục bổ sung một số lượng lớn tàu (bao gồm cả tàu ngầm) cho lực lượng Hải quân. Có thể nói, đây là lực lượng hải quân có số lượng tàu thuyền nhiều nhất trong khu vực Đông Nam Á.


[Bee news]



>> Nguy cơ xung đột Việt-Trung có leo thang?



Sự kiện biểu tình chống chính sách của Trung Quốc tại Biển Đông ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hôm Chủ nhật để lại dư âm mạnh mẽ trong dư luận.



Biểu tình hôm 05/06 tại Hà Nội


Hàng trăm người đã xuống đường tuần hành một cách hòa bình để phản đối việc Trung Quốc gây hấn và phá hoại thiết bị tàu khảo sát địa chấn của Việt Nam ngay trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Việt Nam.
Cùng lúc, đại diện của Chính phủ Việt Nam cũng mạnh mẽ đề cập sự kiện này trên các diễn đàn quốc tế.

Hôm thứ Ba 07/06, Trung Quốc đã chính thức phản đối việc mà nước này gọi là "đợt bùng phát" xung quanh tranh chấp chủ quyền ̉ Biển Đông và yêu cầu Việt Nam có hành động xử lý và ngăn chặn những việc làm tương tự.

Liệu hành động của Việt Nam và phản đối của Trung Quốc có dẫn tới một sự leo thang xung đột hay không? BBC đã hỏi chuyện một số học giả và nhà nghiên cứu.

Giáo sư Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Úc châu: Bắc Kinh đang theo đuổi chiến lược ngoại giao nâng cấp nhằm tăng cường tuyên bố chủ quyền Biển Đông, chiến lược này luôn luôn mô tả Trung Quốc như là nạn nhân của các nước khác.

Nay mọi chỉ trích đang được Trung Quốc đổ về Hà Nội và Manila, trong khi Trung Quốc tuyên bố chỉ làm công việc "thực hiện" chủ quyền thông qua các hoạt động bình thường.

Hiện tại các tàu hải giám dân sự, chứ không phải tàu hải quân, tham gia các vụ mới rồi. Các tàu này nhằm vào tàu khảo sát dầu khí không có vũ trang của các quốc gia khác. Tuy nhiên theo Philippines thì hồi tháng Hai tàu tuần tra của Trung Quốc đã bắn cảnh cáo tàu cá của nước này.

Nếu như Trung Quốc tiếp tục khẳng định chủ quyền một cách hung hăng như hiện nay thì hậu quả sẽ là Hà Nội và Manila điều tàu hải quân có vũ trang hộ tống tàu thăm dò. Việt Nam thực tế đã tăng số tàu hộ tống tàu thăm dò Bình Minh 02 sau vụ rắc rối hôm 26/05.

Điều này làm tăng quan ngại và tăng nguy cơ xung đột vũ trang trong khu vực, tuy nhiên tôi vẫn cho rằng hiện khả năng xảy ra đụng độ hải quân là thấp.

TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ: Về sự phản ứng của phía Trung Quốc trước dư luận của người Việt Nam trong và ngoài nước, đánh giá của tôi là không có gì khác so với các lần trước đây. Họ phải nói như vậy thôi.

Biểu lộ của người dân Việt Nam trước các hành động sai trái là tình cảm hết sức chính đáng, với điều kiện sự biểu lộ tình cảm đó tôn trọng luật pháp, không làm gì đáng tiếc để bị lợi dụng gây bất ổn chính trị-xã hội và ảnh hưởng công tác đối ngoại. Tôi theo dõi thì thấy các bạn tham gia biểu tình đã làm được việc đó, tuân thủ luật pháp, không làm xảy ra điều gì đáng ngại.

Có ý kiến cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã lên tiếng hết sức mạnh mẽ trong sự kiện tàu Bình Minh 02, thì nhận xét của tôi là những phát biểu chính thức của Nhà nước và các vị lãnh đạo Bộ Quốc phòng là hết sức hợp lý và đúng đắn trước hành động xâm phạm lần này của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Những gì xảy ra với tàu thăm dò Việt Nam hoàn toàn không ở trong vùng tranh chấp, mà Trung Quốc lại ngang nhiên tuyên bố đây là vùng tranh chấp.

Vậy cho nên, tôi cho rằng, các tuyên bố vừa rồi hết sức hợp lý, đủ mức cần thiết để nói cho Trung Quốc và quốc tế biết là Việt Nam có hoàn toàn đầy đủ cơ sở để bảo vệ chủ quyền. Thêm nữa, trong sự kiện vừa rồi Việt Nam đã hết sức kiềm chế với chủ trương giải quyết hòa bình mọi tranh chấp, để không xảy ra đụng độ, châm ngòi lửa ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định trong khu vực.

Tôi ca ngợi thái độ của Nhà nước chúng tôi trong vụ này.

Những điều cần làm theo tôi là phải tiếp tục tiến hành các hoạt động chính đáng trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Song song cần tiếp tục đấu tranh nếu có vi phạm theo đúng thủ tục luật pháp và thực tiễn quốc tế, sử dụng các công cụ luật pháp để thể hiện quyền của mình.

Đương nhiên Chính phủ cần phải tiếp tục tuyên truyền giải thích tính chất các vụ việc, vi phạm xảy ra và giải pháp ứng xử cho dư luận được biết.

TS Vương Hàn Lĩnh, Viện Luật pháp Quốc tế thuộc ĐH Khoa học Xã hội Trung Quốc: Tôi có được biết về các vụ biểu tình ở Việt Nam hôm Chủ nhật.

Vấn đề Biển Đông gây bức xúc cho cả hai bên, và trên các diễn đàn mạng của Trung Quốc, người dân Trung Quốc cũng tỏ ra rất bất bình trước việc Việt Nam biểu tình.

Tôi cho là nếu không có việc chính phủ bật đèn xanh, thì biểu tình không thể xảy ra được ở Việt Nam. Hãy nhớ sau các cuộc biểu tình cuối năm 2007 Chính phủ Việt Nam đã cố gắng ngăn chặn biểu tình như thế nào.

Quan điểm của tôi là các tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông phải được dàn xếp một cách hòa bình giữa hai nhà nước, thông qua thương lượng. Những cuộc biểu tình như vừa qua sẽ không giúp ích gì cho tiến trình này.


[Vietnamdefence news]



Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang