Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Không quân Việt Nam sử dụng chiến đấu cơ hiện đại Su-27SK/30MK2V, hai quốc gia Indonesia và Malaysia cũng trang bị loại này với những biến thể khác nhau, phù hợp với quân đội mỗi nước.
>> Su-30 và các biến thể
>> F-16 và các biến thể Dưới đây là các biến thể Su-27/30 biên chế trong Không quân Indonesia và Malaysia. Các biến thể này chủ yếu có sự khác biệt trong hệ thống điện tử còn vũ khí và động cơ tương tự nhau. Su-27SKM Su-27SKM là chiến đấu cơ đa năng được cải tiến từ tiêm kích chiếm ưu thế trên không Su-27SK. Hiện nay, Indonesia là nước duy nhất trong khu vực sở hữu 3 chiếc Su-27SKM mua từ Nga năm 2007. Điểm cải tiến chủ yếu đối với biến thể Su-27SKM gồm: radar điều khiển hỏa lực cải tiến có khả năng đáp ứng nhiệm vụ không đối đất bằng vũ khí chính xác cao, hệ thống buồng lái tiên tiến; cải tiến thiết bị định vị dẫn đường; thiết bị đối kháng điện tử tinh vi hơn. Chiến đấu cơ đa năng Su-27SKM của Không quân Indonesia Radar kiểm soát hỏa lực của Su-27SKM hoạt động với hai chế độ chính: - Chế độ không đối không đảm bảo tìm kiếm, phát hiện, nhận dạng mục tiêu; hỗ trợ dẫn đường đường cho tên lửa tấn công mục tiêu bằng tên lửa tầm ngắn/tầm trung; tìm kiếm, khóa trong khi theo dõi mục tiêu trong tầm nhìn. - Chế độ không đối đất đảm bảo bám bắt mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết, xác định tọa độ mục tiêu và cung cấp cho tên lửa chống hạm Kh-31A tấn công. Đây là điểm khác biệt rõ ràng nhất với Su-27SK vốn không có khả năng mang vũ khí chính xác cao. Thiết bị định vị quang học kết hợp giữa hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại (IRST) và chỉ thị - đo xa laze. Nó được sử dụng để đo khoảng cách từ máy bay tới mục tiêu mặt đất và trên không tới máy bay bằng tia laze, hỗ trợ chiếu chùm tia laze vào mục tiêu mặt đất dẫn đường cho tên lửa điều khiển bằng laze tấn công đối phương. Buồng lái phi công được hiện đại hóa với 2 màn hình tinh thể lỏng đa năng hiển thị mục tiêu, màn hình HUD. Đặc biệt, phi công có mũ bay tích hợp hiển thị mục tiêu. Su-27SKM trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31F cho phép đạt tốc độ tối đa gấp hai lần vận tốc âm thanh Mach 2,15, trần bay hơn 17.000m, tầm bay 3.530km. Su-30MK Su-30MK là biến thể xuất khẩu của chiến đấu cơ đa năng Su-30M do Nga thiết kế phát triển từ Su-27. Trong khu vực Đông Nam Á, Không quân Indonesia đang sử dụng 2 chiếc Su-30MK. Su-30MK thiết kế cho nhiệm vụ tiêu diệt mục tiêu trên không, trên bộ và trên biển bằng vũ khí chính xác cao. Máy bay trang bị radar điều khiển hỏa lực đa chế độ Phazotron N-10 Zhuk-27 (tầm phát hiện mục tiêu trên không 130km). Chiến đấu cơ đa năng Su-30MK của Không quân Indonesia Su-30MK trang bị hệ thống ngắm quang điện gồm hệ thống định vị quang học (kết hợp giữa thiết bị tìm kiếm theo dõi hồng ngoại và đo xa laze) và thiết bị hiển thị mục tiêu trên mũ bay của phi công. Buồng lái phi công trang bị hệ thống màn hình tinh thể lỏng và màn hình HUD đem lại sự tiện nghi, thoải mái cho phi công. Su-30MK trang bị hai động cơ AL-31F cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2, trần bay hơn 17.000m, tầm bay 3.000m. Su-30MK là cơ sở để phát tiển một loạt các biến thể phục vụ xuất khẩu tới bạn hàng chiến lược của nước Nga như: Su-30MKK (Trung Quốc), Su-30MKI (Ấn Độ), Su-30MK2V (Việt Nam), Su-30MKM (Malaysia), Su-30MKA (Algeria), Su-30MKV (Venezuela). Su-30MKM Năm 2003, trong nỗ lực hiện đại hóa Không quân, Malaysia đã ký hợp đồng mua 18 máy bay chiến đấu đa năng Su-30MKM từ Nga. Su-30MKM thiết kế dựa trên mẫu Su-30MKI của Ấn Độ, vì thế Su-30MKM có hình dáng tương tự MKI với đặc trưng cánh mũi, động cơ với hệ thống điều khiển véc tơ, hệ thống điều khiển kỹ thuật số fly-by-wire tiên tiến. Điểm khác biệt chủ yếu nằm ở thiết bị điện tử bên trong. Su-30MKM sử dụng hệ thống điện tử kết hợp giữa Pháp - Nam Phi - Nga: màn hình HUD, hệ thống định vị hồng ngoại nhìn phía trước; thiết bị chỉ thị mục tiêu laser (Pháp) và cảm biến cảnh báo sớm/cảm biến cảnh báo laze (Nam Phi); thiết bị đối kháng điện tử, hệ thống ngắm quang – điện (Nga). Chiến đấu cơ đa năng Su-30MKM của Không quân Hoàng gia Malaysia Máy bay lắp loại radar mạng pha quét điện tử bị động N011M, đây là radar rất mạnh có thể theo dõi đồng thời 15 mục tiêu và tấn công 4 trong số đó cùng lúc. Radar tìm kiếm mục tiêu ở cự ly 400km, theo dõi ở tầm 200km hoặc theo dõi mục tiêu phía sau máy bay ở tầm 60km trong chế độ không đối không. Ở chế độ không đối đất, nó có thể phát hiện xe tăng – thiết giáp ở tầm 50km. Su-30MKM trang bị 2 động cơ AL-31FM cho phép đạt tốc độ tối đa Mach 2, tầm bay 3.000km, trần bay hơn 17.000m. Hệ thống vũ khí Su-27SKM/Su-30MK/MKM Các biến thể trên đều thiết kế trong thân một pháo tự động 30mm dùng cho đánh cận chiến, trong tầm mà tên lửa khó phát huy được hiệu quả. Về giá treo vũ khí, riêng Su-27SKM chỉ có 10 giá còn Su-30MK/MKM đều có 12 giá mang được tên lửa, bom, rocket phù hợp cho từng nhiệm vụ khác nhau. Đối với nhiệm vụ đối không, các máy bay đều mang được: tên lửa tầm ngắn R-73, tầm trung R-27, riêng Su-30MKM mang được loại tên lửa tầm xa Novator KS-172 có tầm bắn tới 400km, tốc độ gấp 4 lần vận tốc siêu thanh. Tuy vậy, nhiều khả năng Malaysia không sử dụng loại này. Đối với nhiệm vụ đối đất, đối hạm: tên lửa dẫn đường laze Kh-29T/L, tên lửa chống hạm Kh-31A, tên lửa chống radar Kh-31P, bom dẫn đường laze KAB-500L/1500L. Riêng Su-30MKM còn mang được tên lửa hành trình đối hạm tầm xa Kh-59. Vũ khí không điều khiển cả ba loại đều dùng chung bom FAB-500T, OFAB-250, rocket. (Theo bee.net.vn) |
Thứ Sáu, 9 tháng 3, 2012
>> "Anh em’ của Su-27/30 Việt Nam trong khu vực
>> Mỹ - Trung ngầm đấu kỹ năng 'KillSat'
Báo cáo gần đây của Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ (DIA) chỉ ra Trung Quốc âm thầm phá hoại hoạt động vệ tinh toàn cầu.
Không chỉ vậy, nước này còn phát triển vũ khí diệt vệ tinh (KillSat) gây tranh cãi và phản ứng mạnh mẽ từ phía Mỹ.
DIA phát hiện ra rằng, các chương trình không gian của Trung Quốc, thay vì mang mục đích sử dụng không gian một cách hòa bình như tuyên bố, lại đang âm thầm thực hiện việc gây nhiễn tín hiệu và sử dụng laser phá hoại vệ tinh. Ngoài ra, Trung Quốc còn cố gắng theo dõi vệ tinh trên quy mô thế giới – điều kiện tiên quyết để nước này có thể tiến hành các hoạt động gây hại hoặc phá hủy vệ tinh. Kết luận trên dựa trên kết quả giám sát kỹ lưỡng tỷ mỷ của DIA với chương trình không gian của Trung Quốc từ năm 2007, đặc biệt sau việc nước này thử nghiệm vũ khí diệt vệ tinh (KillSat). Ăn miếng trả miếng Hình ảnh minh họa về vụ phóng vũ khí diệt vệ tinh của Trung quốc năm 2007. Vụ thử của Trung Quốc Ngày 11/1/2007, Trung Quốc đã sử dụng một loại vũ khí diệt vệ tinh (KillSat) để phá hủy vệ tinh thời tiết FY-1C không hoạt động của nước này đang lơ lửng ở độ cao 850 km. Đây là phạm vi hoạt động của hầu hết các vệ tinh trinh sát. KillSat đã bắn trúng vệ tinh, biến nó thành hàng triệu mảnh nhỏ. Tuy nhiên, có ít nhất 817 mảnh có kích thước cỡ 10 cm chiều dài hoặc bán kính, rất nguy hiểm. Vụ thử đã làm rúng động cho giới an ninh vũ trụ Mỹ. Nước này đã báo cho Trung Quốc biết mình đã hiểu thông điệp từ vụ thử "KillSat" này. Các chuyên gia quân sự của Mỹ đã đặt ra hàng loạt giả thuyết về vũ khí Trung Quốc đã sử dụng, đặt tên nó là SC-19 hoặc tên lửa KT-2, với nghi ngờ là một biến thể của tên lửa đạn đạo Đông Phong 21 với hệ thống tìm kiếm hình ảnh hồng ngoại hoặc giống với tên lửa đất đối không HQ-19. Họ nhận định, vũ khí này có thể di chuyển với tốc độ 8 km/s, nằm trong chương trình 863 của Trung Quốc. Mỹ đáp trả Một năm sau đó, Mỹ đáp trả bằng việc bắn hạ vệ tinh do thám USA-93 phóng thất bại của Mỹ. Vệ tinh này được phóng ngày 14/12/2006 bằng tên lửa Delta II từ Căn cứ Không quân Vandenberg, nhưng đã thất bại khi không đi vào quỹ đạo mong muốn. Tên lửa SM-3 phóng đi phá hủy vệ tinh USA-93. Trung Quốc chắc chắn rất ấn tượng bởi sự kiện này. Để tiến hành vụ phá hủy, Hải quân Mỹ điều một tàu tuần dương sử dụng hệ thống radar Aegis của mình để xác định vị trí mục tiêu của USA-93 ở trên cao khoảng 220 km. Tiếp sau đó, tàu đã phóng duy nhất một quả tên lửa SM-3 RIM-161 để tiêu diệt vệ tinh trên với kích thước một xe tải. >> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (Kỳ 1) >> Hồ sơ tên lửa Standard Missile (Kỳ 2) Để hỗ trợ định vị chính xác mục tiêu, tàu Mỹ tận dụng thêm những radar và kính thiên văn lớn. Một vụ tấn công thế này không dễ dàng vì các vệ tinh, một khi đã vượt ra ngoài kiểm soát, sẽ di chuyển thất thường. Quỹ đạo của vệ tinh đã được dự đoán để tàu chiến trang bị Aegis có thể di chuyển tới bên dưới quỹ đạo này. Trung Quốc đã nhận thấy phải dè chừng, nếu hệ thống vũ khí diệt vệ tinh Aegis được sử dụng trong giai đoạn chiến tranh. Họ sẽ phải tính đến việc di chuyển vệ tinh để tránh hỏa lực từ các tàu trang bị Aegis. Vụ bắn hạ vệ tinh năm 2008 của Mỹ đã phải mất tới 6 tuần lập kế hoạch do có quá nhiều ẩn số mà các kỹ thuật viên và chuyên gia phải nghiên cứu. Cho đến nay, nhiều ẩn số đã được giải để có thể tiến hành những vụ bắn hạ nhanh hơn. Tuy nhiên, không ai ngoài chính phủ Mỹ biết được mức độ cải tiến của công nghệ. Một điều bất ngờ nữa về đầu đạn tên lửa SM-3 để phá hủy vệ tinh trên. Với trọng lượng 9 kg, khi chạm tới vệ tinh, đầu đạn sẽ tạo ra vụ nổ do nhiên liệu hydrazine của vệ tinh bắt lửa. Tác động của đầu đạn mang tính phá hủy, khiến vệ tinh vỡ vụn thành nhiều mảnh nhỏ vô hại hơn nếu nó có va phải vật khác. Dù tuyên bố chính thức về nguyên nhân vụ phá hủy vệ tinh là nhằm ngăn 450 kg nhiên liệu hydrazine độc hại gây hại nếu rơi xuống Trái Đất, nhưng chính xác, Mỹ muốn cảnh báo người Trung Quốc về vụ thử năm 2007 rằng, người Mỹ có những vũ khí sẵn có để làm công việc tương tự một cách nhanh và rẻ hơn nhiều. Một điều ngầm định khác mà Mỹ không nói ra, chính xác là không cần nói, Mỹ đang để mắt rất kỹ và gần với khả năng chiến đấu không gian của Trung Quốc. Mối nguy hiểm từ các vụ "KillSat" Về mặt công nghệ, những gì Trung Quốc đã làm là điều Mỹ và Nga đã thực hiện hơn 30 năm trước. Công nghệ này không phải là điều gì quá to tát, trừ việc quốc gia nào thực hiện. Điều nguy hiểm nhất của vụ thử triệt hạ vệ tinh của Trung Quốc là, số lượng mảnh vỡ nguy hiểm tạo ra trong không gian quá cao, khoảng 8%. Vệ mặt lý thuyết và thỏa thuận chung, các quốc gia đưa vệ tinh lên quỹ đạo, để nó hoạt động cho đến khi hết khả năng hữu dụng, rồi sẽ di chuyển chậm dần về gần Trái đất, tự bốc cháy khi tiến vào vùng khí quyển dày. Nguyên lý này đảm bảo không có những mảnh vỡ trôi nổi có thể va chạm với các vệ tinh khác trong quỹ đạo. Dù chỉ là một mảnh vỡ nhỏ, khi đụng phải các vệ tinh khác với tốc độ cao, sẽ phá hủy một phần hoặc toàn bộ vệ tinh đó, và hệ quả là lại tạo thêm những mảnh vỡ khác. Thế nhưng, những vụ "KillSat" này lại để lại hậu quả lớn với nhiều mảnh rác vũ trụ trôi nổi, nguy hiểm tới hoạt động thám hiểm không gian. Một phần tư thế kỷ trước, Nga và Mỹ đã đồng ý cấm các cuộc thử nghiệm tương tự như KillSat để giảm lượng “ô nhiễm không gian” mà có thể đe dọa tất cả các vệ tinh hiện tại và trong tương lai. Ngoài ra, chi phí cũng là vấn đề thực tế lớn. Việc xây dựng bệ phóng và vũ khí diệt vệ tinh Killsat là vô cùng tốn kém. Thế nhưng, Trung Quốc đã bỏ qua những yếu tố trên cùng mọi lời chỉ trích về vụ thử KillSat. Điều này buộc Mỹ cũng thử nghiệm hệ thống vũ khí diệt vệ tinh của riêng mình. Theo nhiều nguồn tin, Trung Quốc đang đi trước và chuẩn bị lắp ráp từ 20-30 tên lửa Killsat - một lực lượng đủ để làm tê liệt mạng lưới vệ tinh quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc phủ nhận tất cả những thông tin này. Một loạt các quốc gia bày tỏ thái độ về vụ thử của Trung Quốc: + Thủ tướng Nhật Bản lúc đó, ông Shinzo Abe nói rằng, các quốc gia cần phải sử dụng không gian một cách hòa bình. + Bộ trưởng Quốc phòng Nga lúc đó, ông Sergei Ivanov tuyên bố, ông xem xét các báo cáo về vụ thử tên lửa diệt vệ tinh của Trung Quốc là “phóng đại và trừu tượng”, còn Nga luôn chống lại các hoạt động quân sự không gian. + Phát ngôn viên của Thủ tướng Anh phát biểu với báo giới: “Chúng tôi lo ngại về ảnh hưởng từ những mảnh vỡ trong không gian. Tuy nhiên, chúng tôi không tin rằng điều này là trái pháp luật quốc tế”. + Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Gordon Johndroe khẳng định, vụ thử đã diễn ra, Mỹ tin rằng việc Trung Quốc phát triển và thử nghiệm thứ vũ khí như vậy là không phù hợp với tinh thần hợp tác mà cả hai nước đều muốn trong khu vực không gian dân sự”. |
Nhãn:
KillSat,
Tên lửa SM-3,
Vũ khí diệt vệ tinh
Thứ Năm, 8 tháng 3, 2012
>> Chiến hạm đổ bộ 071 Trung Quốc có sức mạnh đa năng
Tàu vận tải đổ bộ tổng hợp lớp 071 có nhiều ưu thế trong việc bảo vệ quyền lợi biển cũng như thực hiện các nhiệm vụ khác. Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 Côn Lôn Sơn - Hải quân Trung Quốc. Đầu năm nay, chiếc tàu vận tải đổ bộ tổng hợp lớp 071 thứ tư của Hải quân Trung Quốc đã hạ thủy ở nhà máy đóng tàu Hỗ Đông-Thượng Hải. Tàu vận tải đổ bộ tổng hợp đầu tiên lớp 071 Côn Lôn Sơn hạ thủy tháng 12/2006, tàu đổ bộ lớp 071 thứ hai Tỉnh Cương Sơn hạ thủy ngày 18/11/2010. Chiếc tàu đổ bộ tổng hợp lớp 071 thứ ba hạ thủy ngày 26/9/2011. Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 Tỉnh Cương Sơn - Hải quân Trung Quốc. Có tờ báo quốc tế bình luận, loại tàu chiến này sẽ trở thành hạt nhân của lực lượng đổ bộ Hải quân Trung Quốc, không chỉ là vũ khí lợi hại bảo vệ quyền lợi biển,mà còn có vai trò to lớn thực hiện nhiệm vụ nhân đạo trong thời bình. Hãng Reuters thậm chí cho rằng, Hải quân Trung Quốc dự kiến triển khai tới 8 tàu vận tải đổ bộ lớp 071. Vũ khí ngang với tàu sân bay Về bản chất, tàu vận tải đổ bộ 071 là một loại tàu chiến có khả năng hoạt động ở biển xa, có thể mang theo tàu đổ bộ lưỡng thê và tàu đổ bộ đệm khí. Nó có 1 khoang cỡ lớn chứa tàu đổ bộ lưỡng thê, khi tác chiến, đuôi tàu trút nước mở khoang để tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí ra vào. Đồng thời, tàu vận tải đổ bộ hiện đại còn có kho chứa máy bay trực thăng và đường băng cất/hạ cánh, có thể mang theo máy bay trực thăng vận tải, tiến hành tấn công thẳng đứng dọc tuyến bờ biển của đối phương. So với tàu đổ bộ truyền thống, tàu vận tải đổ bộ chắc chắn là một sự phát triển mang tính cách mạng về phương thức tác chiến và khả năng tác chiến. Tàu vận tải đổ bộ đã áp dụng mô hình đổ bộ “kiểu mẹ con”, tàu mẹ có thể không nhất thiết đến gần bờ, ở cự ly cách khá xa bờ biển có thể phóng tàu đổ bộ và máy bay trực thăng vận tải để phát động tác chiến đổ bộ, tính an toàn của nơi đổ bộ đã được bảo đảm nhất định. Tàu vận tải đổ bộ có lượng choán nước rất lớn, vì vậy nó có không gian trong tàu và khả năng chạy liên tục mà các tàu đổ bộ truyền thống không thể so sánh, điều này mang lại hai lợi ích lớn: Khả năng chạy liên tục lớn và các thuyền viên cảm thấy thoải mái. Khả năng chạy liên tục giúp cho tàu vận tải đổ bộ có thể tiến hành triển khai ở biển xa, thời gian triển khai trên biển cũng dài hơn, tàu vận tải đổ bộ như vậy sẽ có thể tiến hành răn đe liên tục đến vài tháng đối với khu vực điểm nóng. Trong chiến tranh hải quân hiện đại, không có gì thay thế 2 loại mô hình sau: chiến tranh hạn chế trong tranh chấp lãnh thổ trên biển và chiến tranh trên biển quy mô lớn. Mà tàu vận tải đổ bộ có thể đảm nhiệm rất tốt vai trò của mình. Trong “chiến tranh hạn chế” cường độ thấp, lực lượng lính thủy đánh bộ quy mô cấp tiểu đoàn của tàu vận tải đổ bộ hoàn toàn có thể đảm đương được nhiệm vụ đoạt lấy mục tiêu mà đối phương chiếm đóng. Tàu vận tải đổ bộ được lắp đặt hạm pháo và vũ khí áp chế tầm gần với số lượng nhất định, có thể cung cấp chi viện nhất định cho lực lượng chiến đấu trên bộ. Do khả năng vận tải rất lớn, sau khi chiếm lại các đảo đá bị đối phương chiếm đóng, có thể sử dụng dụng cụ và vật tư trên tàu, nhanh chóng xây dựng công sự và cột mốc chủ quyền trên đảo, đá, đưa quân đồn trú lên đảo, tích trữ vật tư và đạn dược cần thiết cho phòng thủ lâu dài. Tàu vận tải đổ bộ lớp 071 - Hải quân Trung Quốc. Trong các cuộc chiến tranh trên biển quy mô lớn tương lai, tác chiến đổ bộ là một khâu không thể xem nhẹ, do việc bố trí chống đổ bộ trên bờ của đối phương kết hợp với kế hoạch hỏa lực, hơn nữa còn kết hợp với các chướng ngại vật nhân tạo và chướng ngại vật tự nhiên, kết hợp giữa bố trí sớm và bố trí lâm thời, tạo thành hệ thống chướng ngại vật cực kỳ dày đặc. Trong tình hình đó, phương thức tác chiến trực tiếp đoạt bến đổ bộ trước đây đã từng bước nhường chỗ cho sử dụng phương thức tác chiến ba chiều (lập thể) của tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn, máy bay trực thăng tiến hành đổ bộ thẳng đứng, đồng thời ra sức phát triển các phương tiện đổ bộ kiểu mới như tàu đệm khí, máy bay bay thấp (sát mặt đất/mặt nước) cỡ lớn, máy bay trực thăng, phá vỡ hình thức tác chiến đổ bộ truyền thống, phát triển khả năng tác chiến đổ bộ liên hợp nhất thể hóa. Ngoài ra, tàu vận tải đổ bộ giúp cho Trung Quốc triển khai quân đội và trang bị trong thời chiến, hoặc thực hiện nhiệm vụ trong các tình huống bất trắc của thời bình, chẳng hạn bảo vệ hơn 800.000 công dân Trung Quốc làm việc ở nước ngoài. Chuyên gia vấn đề hàng hải Kopeck Collins cho rằng: “Nói về vai trò phi chiến đấu, chúng có ý nghĩa hơn so với tàu sân bay. Chúng có thể vận chuyển máy bay trực thăng, binh sĩ, tàu đệm khí, thậm chí xe bọc thép”. Máy bay trực thăng Z-8 trên tàu Côn Lôn Sơn. Có ưu thế rõ rệt so với Nhật Bản, Hàn Quốc Trước khi tàu vận tải đổ bộ của Trung Quốc đi vào hoạt động, tàu vận tải đổ bộ lớp Osumi của Nhật Bản, lớp Dokdo của Hàn Quốc đều đã được trang bị. Mặc dù đều là tàu vận tải đổ bộ, loại tàu của Nhật Bản và Hàn Quốc lại hiện đại hơn, có đường băng thẳng và thang máy, nhìn bên ngoài rất giống tàu sân bay hạng nhẹ, vì vậy những chiếc tàu này thường được gọi là “nửa tàu sân bay”. Tuy nhiên, tàu lớp Osumi chỉ có lượng choán nước 14.000 tấn, không thể đồng thời mang theo nhiều máy bay và tàu đệm khí, đường băng thẳng thực ra là không quan trọng. Trong khi đó, do thiết lập đường băng thẳng, tàu lớp Osumi ngược lại thiếu có không gian để bố trí kho chứa máy bay, khả năng mang theo máy bay thực sự là con số không, thấp hơn một bậc so với tàu vận tải đổ bộ lớp 071 của Trung Quốc và lớp San Antonio của Mỹ - những loại tàu có thể mang theo cả máy bay và tàu thuyền. Tàu vận tải lưỡng thê Osumi - Nhật Bản. Ngoài ra, còn có tàu tấn công lưỡng thê lớp Dokdo của Hàn Quốc. Tàu này đồng thời có đường băng thẳng, kho chứa máy bay và tàu đệm khí LCAC, nhưng do trọng tải quá nhỏ (lượng choán nước 18.000 tấn), kho chứa máy bay trực thăng và kho chứa xe chỉ có thể dồn với nhau, không có khả năng mang theo đồng thời LCAC, xe tăng và máy bay trực thăng; khi đã mang theo nhiều máy bay trực thăng thì không thể mang theo xe tăng nữa. Nhưng, là một nước nhỏ, việc thiết kế tàu đa năng này của Hải quân Hàn Quốc cũng có tính hợp lý, mỗi một loại vũ khí tác chiến đều có thể mang theo một ít, hơn nữa đều không cần quá nhiều, một mặt đã tăng cường khả năng thông thường, mặt khác đã giảm được giá thành sử dụng. Tàu vận tải đổ bộ nội địa là sự thử nghiệm lần đầu tiên tàu tác chiến lưỡng thê viễn dương của Trung Quốc, về công nghệ áp dụng thiết kế bảo thủ là phù hợp, đồng thời là một tàu vận tải đổ bộ, mô-đun chức năng chính của nó (khoang chứa và hệ thống cất/hạ cánh máy bay trực thăng) đều đã đầy đủ, đã có khả năng tác chiến cơ bản nhất, vì vậy về thiết kế là tương đối thành công. Là một mắt khâu trong tác chiến lưỡng thê (cả trên biển và đổ bộ) của Hải quân Trung Quốc, tàu vận tải đổ bộ chủ yếu nổi trội về khả năng mang theo tàu đệm khí, còn máy bay chỉ là trang bị hỗ trợ, hơn nữa 2-3 máy bay và đường băng bay cỡ lớn là đã rất ấn tượng. Tàu tấn công đổ bộ Dokdo - Hàn Quốc. Tàu vận tải đổ bộ lớp San Antonio của Mỹ. |
>> Tính cách mạng trong dự án siêu tăng Armata
Nga sẽ ra mắt xe tăng mới Armata vào năm 2013 và sẽ sử dụng làm "nền tảng" để phát triển tất cả các phương tiện chiến đấu khác cho quân đội.
Thông tin trên nằm trong báo cáo của Bộ Trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov và CEO nhà sản xuất xe tăng Uralvagonzavod Oleg Sienko gửi Thủ tướng Vladimir Putin.i Việc đưa vào sản xuất loạt và cung cấp cho các lực lượng quân đội Nga dự kiến sẽ bắt đầu vào năm 2015.
Theo ông Sienko, Uralvagonzavod và các chuyên gia quân đội đang chạy thử nghiệm các module và bộ phận chính của xe tăng chủ lực mới, nhưng chi tiết khác về các bộ phận của xe tăng không được tiết lộ. Tính đến nay, Bộ Quốc phòng Nga đã ký một hợp đồng với Uralvagonzavod để hiện đại hóa 170 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 với trị giá hơn 6 tỷ rup. T-90MS, bước đệm tiến tới Armata. Nói về dự án chế tạo xe tăng mới, Đại tá Viktor Murakhovsky, Tổng Biên tập tạp chí Arsenal đã đánh giá cao MBT Armata tương lai, ông cho rằng, kíp xe sẽ hoàn toàn tách biệt với khoang đạn và khoang nhiên liệu, điều này sẽ giúp họ có khả năng sống còn cao hơn trên chiến trường, đây cũng là một ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng đối với xe tăng mới. Sự đổi mới khác biệt của dự án là lần đầu tiên trong lịch sử các lực lượng vũ trang Nga, thay vì tồn tại nhiều trường phái thiết kế, Nga sẽ dựa vào một nguyên mẫu Armata để chế tạo các loại xe tăng, thiết giáp khác như xe tăng hạng nặng, xe chiến đấu bộ binh, xe tăng hạng nhẹ, xe cứu kéo, xe phá mìn và xe bắc cầu... Điều này sẽ tiết kiệm kinh phí của chính phủ và nâng cao khả năng linh động. Ý tưởng của việc thống nhất cùng phát triển các phương tiện chiến đấu tương lai đều dựa trên một nền tảng cơ bản đã được Biên tập viên của tờ Báo quân sự độc lập, ông Viktor Litovkin đánh giá cao, bởi tất cả ba loại xe tăng trước đó được Liên Xô phát triển là T-64, T-72 và T-80 đều có những đặc điểm giống nhau, nhưng các bộ phận thiết bị lại không thể thay thế cho nhau. Điều này đã gây tốn kém nhiều cho Bộ Quốc phòng cũng như nhà sản xuất. Dựa trên nguyên mẫu xe tăng Armata, Nga sẽ phát triển hàng loạt các biến thể phương tiện chiến đấu khác nhau cho quân đội. Ông Litovkin tin rằng, trong tương lai gần, quân đội Nga sẽ có thể tiến đến một nền tảng bánh xe chiến đấu đa năng, như cả xe bánh xích và xe bánh hơi đang được quân đội phát triển. Xe tăng Armata sẽ vẫn sử dụng pháo chính cỡ nòng 125 mm nhưng tháp pháo được điều khiển từ xa và sử dụng hệ thống tự động nạp đạn với cơ số đạn 32 viên. Ngoài ra, Armata sẽ kết hợp tất cả những công nghệ tiên tiến từ các dự án khác như Object 195, Black Eagle và xe tăng hiện đại hóa T-90MS. |
Nhãn:
Siêu tăng Armata,
Xe tăng Nga
>> Thái Lan : thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất ĐNA
Chi tiêu mua sắm quốc phòng liên tục tăng trong thời gian qua, Thái Lan được xem là thị trường vũ khí có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á.
Hôm 5/3,tại triển lãm quốc tế về An ninh Quốc phòng châu Á (Defense security guard End - 2012) chính thức được khai mạc tại Thủ đô Bangkok của Thái Lan với sự tham gia của hơn 250 công ty đến từ 30 quốc gia trên thế giới, trong đó có 7 công ty của Nga.
Một đại diện của các công ty tham dự triển lãm lần này nhận định, Thái Lan đang là một trong những thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất Đông Nam Á. Trung tâm phân tích mua sắm vũ khí toàn cầu TSAMTO của Nga đã đưa ra một số thống kê về mua sắm quốc phòng của Thái Lan trong thời gian gần đây. Thống kê chia làm 3 giai đoạn, 2004-2007, 2008-2011 và dự báo 2012-2015. Cụ thể, giai đoạn 2004-2007 tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan chỉ vỏn vẹn 355 triệu USD, đến giai đoạn 2008-2011, tổng giá trị nhập khẩu vũ khí đã tăng lên đến 1,715 tỷ USD, tăng 4,8 lần so với giai đoạn trước đó. Thụy Điển đang "thống trị" thị trường vũ khí tại Thái Lan đặc biệt là phân khúc hàng không quân sự. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích Jas-39 Gripen của Không quân Hoàng gia Thái Lan. Tổng giá trị các đơn hàng mua sắm vũ khí đã được ký trong giai đoạn 2012-2015 dự báo lên đến 2,41 tỷ USD. Tuy là thị trường vũ khí phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, nhưng "miếng bánh" Thái Lan lại không thuộc về những quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Đặc biệt trong lĩnh vực hàng không, thị trường vũ khí Thái Lan bị "thống trị" bởi Thụy Điển, tăng - thiết giáp thuộc về Ukraine, tàu ngầm thuộc về Đức, các phân khúc còn lại thuộc về các quốc gia như: Trung Quốc, Singapore, Indonesia và Brazil... Triển vọng của Nga Nga đang là nhà cung cấp vũ khí lớn cho Đông Nam Á, tuy nhiên, thị phần tại Thái Lan vẫn chưa thực sự phát triển tương xứng với tiềm năng. Năm 2003, trong chuyến thăm của Thủ tướng Putin đến Thái Lan, hai bên đã ký bản ghi nhớ về việc Nga sẽ trợ giúp các vấn đề về hậu cần và kỹ thuật cho Quân đội Hoàng gia Thái Lan. Bản ghi nhớ này là cơ sở quan trọng để tiến tới việc hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước. Trong khuôn khổ chuyến thăm này, Nga và Thái Lan đã nhất trí về việc giải quyết khoản nợ trị giá 36,5 triệu USD từ thời Liên Xô, phương thức trả nợ sẽ được thực hiện bằng cung cấp hàng hóa và dịch vụ trong 5 năm. Dù nỗ lực khá nhiều bằng các biện pháp ngoại giao song Nga vẫn chưa đạt được thành công trong việc xâm nhập thị trường vũ khí Thái Lan. Nga đã nhiều lần cố gắng xúc tiến các hợp đồng mua sắm vũ khí với Thái Lan nhưng chưa thực sự thành công, rất nhiều đề xuất hợp tác, mua sắm đã không thể thực hiện, các thất bại này được nhận định là do thói quen sử dụng các vũ khí nguồn gốc phương Tây và còn có cả những yếu tố liên quan đến chính trị. Hợp đồng mua sắm vũ khí đáng kể nhất giữa hai bên là hợp đồng cung cấp 3 trực thăng vận tải đa năng Mi-17V-5, hợp đồng trị giá 27,5 triệu USD bao gồm cả chi phí đào tạo Hiện tại, công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport đang làm việc với Thái Lan liên quan đến các vũ khí nhỏ, vũ khí chống máy bay và trực thăng , Thái Lan cũng bày tỏ sự quan tâm đến các tàu ngầm điện-diesel và các tàu tên lửa cao tốc của Nga. Thống kê chi tiết cho từng giai đoạn như sau: Giai đoạn 2004-2007 Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan được TSAMTO tổng kết với giá trị là 355 triệu USD, trong đó năm 2004 có giá trị 141 triệu USD, năm 2005 30,6 triệu USD, năm 2006 94 triệu USD và năm 2007 là 89 triệu USD. Đứng đầu về giá trị xuất khẩu trong giai đoạn này là Pháp với kim ngạch đạt 80 triệu USD chiếm 22,56%, vị trí thứ 2 thuộc về Mỹ với kim ngạch đạt 77,5 triệu USD chiếm 21,85%, vị trí thứ 3 và thứ 4 được chia sẽ bởi Trung Quốc và Singapore với kim ngạch đạt 70 triệu USD chiếm 17,74%. Phần còn lại được chia đều cho các quốc gia Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Anh và New Zealand. Giai đoạn 2008-2011 Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí giai đoạn này đạt con số 1,715 tỷ USD, giai đoạn này chứng kiến sự chiếm lĩnh của các quốc gia không thuộc top các quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới. Thống kê chi tiết cho từng năm như sau, năm 2008 đạt giá trị 157 triệu USD, năm 2009 đạt 300 triệu USD, năm 2010 đạt 486 triệu USD và năm 2011 đạt 772 triệu USD. Giai đoạn này chứng kiến sự thành công vượt bậc của Thụy Điển tại Thái Lan, từ một quốc gia chiếm thị phần rất nhỏ bé trong tổng kim ngạch nhập khẩu vũ khí của Thái Lan giai đoạn 2004-2007. Thụy Điển đã vươn lên thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Thái Lan trong giai đoạn 2008-2011, tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí cho Thái Lan đạt giá trị 531 triệu USD chiếm 31%. Ukraine đang chiếm lĩnh phân khúc tăng thiết giáp của quân đội Hoàng gia Thái Lan Ảnh minh họa Vị trí này có được là nhờ Thụy Điển đã giành chiến thắng trong hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu mới cho Không quân Hoàng gia Thái Lan, quốc gia này đã mua 6 tiêm kích Jas-39 Gripen với giá trị khoảng 492 triệu USD. Ngoài ra, Thái Lan còn dự định tăng số đặt hàng lên thêm 6 chiếc Jas-39 cùng với 2 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không Saab-340. Quốc gia thứ 2 có sự tăng trưởng vượt trội là Indonesia, xứ sở vạn đảo đã vượt lên chiếm vị trí thứ 2 trong các quốc gia xuất khẩu vũ khí lớn nhất cho Thái Lan với tổng kim ngạch đạt 220 triệu USD chiếm 12,83%. Vị trí thứ 3 thuộc về Brazil với tổng kim ngạch đạt 180 triệu USD chiếm 10,5%, giai đoạn này chứng kiến sự sụt giảm về giá trị của hai quốc gia xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới là Mỹ và Pháp. Mỹ từ vị trí thứ 2 giai đoạn 2004-2007 rớt xuống vị trí thứ 4, tổng kim ngạch đạt 177,5 triệu USD, Italia đạt giá trị 150 triệu USD, Israel đạt giá trị 132 triệu USD, Ukraine đạt giá trị 115 triệu USD, Pháp đạt giá trị 52 triệu USD, Trung Quốc đạt giá trị 47 triệu USD, Nam Phi 30 triệu USD, Nga đạt giá trị khá khiêm tốn 29,1 triệu USD. Giai đoạn 2012-2015 Tổng giá trị nhập khẩu vũ khí của Thái Lan giai đoạn này đạt giá trị 2,41 tỷ USD, Thụy Điển tiếp tục chiếm lĩnh thị trường vũ khí xứ sở chùa vàng, tổng kim ngạch giai đoạn này qua các đơn hàng đã ký kết đạt con số 1,156 tỷ USD chiếm 48,4%, vị trí thứ hai thuộc về Ukraine với tổng kim ngạch đạt 380 triệu USD chiếm 15,8%. Các hợp đồng đấu thầu chưa xác định được nhà cung cấp trong giai đoạn này ước đạt giá trị 300 triệu USD. |
Thứ Tư, 7 tháng 3, 2012
>> 'Chiến binh' tiêu biểu của tác chiến phi đối xứng
Sự phát triển ồ ạt của công nghệ thông tin, truyền thông khiến quân đội các nước trên thế giới hiểu quá rõ về nhau.
Ngoài bầu khí quyển có hàng ngàn chiếc vệ tinh đang ngày đêm theo dõi nhất cử nhất động trên mặt đất. Bên trong bầu khí quyển cũng có hàng ngàn chiếc máy bay trinh sát, từ có người lái đến không có người lái vẫn ngày đêm xăm xoi từng mét vuông trên mặt đất.
Bất kỳ sự di chuyển quân sự nào trên quy mô lớn đều bị phát hiện từ sớm bởi các phương tiện trinh sát trên không, từ xa. Khi đó, một cuộc chiến tranh quy ước đồng nghĩa với những tổn thất cực kỳ to lớn cho cả đôi bên. Rõ ràng một cuộc chiến tranh quy ước rất khó xảy trong chiến tranh hiện đại. Thêm vào đó, sự mở cửa các nền kinh tế và thương mại hóa toàn cầu khiến các nước xích lại gần nhau hơn, ràng buộc và phụ thuộc lẫn nhau. Bất kỳ cuộc khủng hoảng nào đều ảnh hưởng đến các nước khác, nếu là nước nhỏ sẽ ảnh hưởng ở tầm khu vực. Nếu là nước lớn như Mỹ ảnh hưởng sẽ lan cả thế giới. Trong bối cảnh đó, một thuật ngữ quân sự mới xuất hiện “chiến lược tác chiến phi đối xứng”, sử dụng cách đánh bất ngờ, nhằm tiêu hao lực lượng sinh lực của đối phương. Tạo thuận lợi về mặt chính trị hay tạo thêm tiếng nói trong các cuộc đàm phán. Một trong những yêu cầu quan trọng và có ý nghĩa quyết định là các hệ thống vũ khí phục vụ cho chiến lược tác chiến phi đối xứng phải đảm bảo được các yêu cầu: Hỏa lực mạnh, chi phí thấp, dễ sử dụng, tính linh hoạt cao trong vận chuyển và dễ dàng để ngụy trang. Hiện nay, dù là quốc gia có sức mạnh quân sự thuộc loại hàng đầu thế giới nhưng Nga vẫn chú trọng phát triển các hệ thống vũ khí cho chiến lược này. Các hệ thống vũ khí của Nga có thể không tinh vi bằng các hệ thống cùng loại của phương Tây, tuy nhiên, chi phí rất phải chăng là đặc điểm hấp dẫn các đối tác. Đối phó với chiến lược tác chiến phi đối xứng là rất khó khăn, nhiều nước trên thế giới xem chiến lược này là một thách thức mới của thế kỷ 21. Đã có rất nhiều sự dịch chuyển trong cơ cấu tác chiến để đối phó với chiến lược tác chiến phi đối xứng. Sẽ rất tốn kém và vất vã để tìm ra một lời giải cho bài toán “chiến lược tác chiến phi đối xứng”. Dưới đây, là hai "chiến binh" tiêu biểu của chiến lược tác chiến phi đối xứng: Họ súng chống tăng cá nhân RPG Họ súng chống tăng cá nhân RPG thực sự khiến giới quân sự phương Tây đau đầu. Với hỏa lực rất mạnh, những biến thể hiện đại như RPG-29 hoàn toàn có thể tiêu diệt bất cứ loại tăng nào hiện có. Điểm nổi bật của loại vũ khí này là rất dễ sử dụng, chỉ cần vài hướng dẫn sơ bộ, bất kỳ người lính nào đều có thể làm chủ khí tài này. Trong khi đó, họ súng chống tăng cá nhân này lại rất cơ động, dễ dàng vận chuyển bằng tay hoặc giấu trong các xe dân sự. Súng chống tăng cá nhân RPG-29 là một vũ khí cực kỳ hiệu quả trong chiến lược tác chiến phi đối xứng. Đặc biệt, đơn giá cho họ súng chống tăng cá nhân RPG cũng rất phải chăng, bất kỳ quốc gia nào đều có thể sở hữu RPG với số lượng lớn. Thậm chí với những tổ chức khủng bố như Al-Queda, hay Taliban, du kích Lebanon, Hezbollah luôn bị các chế tài về tài chính vẫn có thể sở hữu loại vũ khí này. Một phép so sánh đơn giản, để trang bị hệ thống phòng vệ chủ động APS Rafale Trophy ASPRO-A cho các xe tăng Merkava 4 tiêu tốn một khoản kinh phí từ 350,000-500,000 USD. Trong khi đó, theo thông tin từ trang warface, đơn giá cho họ súng chống tăng RPG khoảng 500 USD cho ống phóng và 300 USD cho tên lửa. Hệ thống APS Trophy có hiện đại đến mấy cũng khó lòng mà bảo vệ được chiếc xe tăng trước nhiều quả đạn tên lửa đến cùng lúc. Nếu bắn cùng lúc 10 quả RPG tiêu tốn 3000 USD, hoàn toàn có thế tiêu diệt được chiếc Merkava 4 trị giá hàng triệu đô là. Xét về mặt kinh tế thì đây chính là điểm mạnh của tác chiến phi đối xứng, tiêu tốn kinh phí ở mức tối thiểu song vẫn đạt được hiệu quả cao về mặt chiến lược. Hay như hệ thống đánh chặn tên lửa và đạn cối Iron Dome của Israel, mỗi quả đạn tên lửa Tamir có đơn giá lên đến 50000 USD. Nếu đem để đánh chặn một quả đạn pháo thông thường xem ra quá lãng phí, hiệu quả tác chiến không cao. Họ súng chống tăng cá nhân RPG tỏ ra cực kỳ hiệu quả trong môi trường tác chiến đô thị, là nỗi ám ảnh cho lực tăng thiết giáp đối phương. Họ tên lửa diệt hạm Club (NATO gọi là SS-N-27) Sự ra đời của hệ thống tên lửa chống hạm siêu âm này, đặt các tàu chiến của NATO vào tình trạng báo động cao. Tên lửa 3M-54 có tầm bắn lên đến 300km, mang đầu đạn nặng 220kg hoàn toàn có thể tiêu diệt bất cứ mục tiêu nào. Tên lửa có thể tấn công tàu chiến mặt nước hay các căn cứ trên đất liền gần bờ biển. Đặc điểm kỹ thuật nổi bật của 3M-54 là có quỹ đạo bay kiểu “zic-zắc” rất khó để đánh chặn, pha cuối của tên lửa có tốc độ lên đến gần Mach 3. Tên lửa được dẫn đường kết hợp giữa dẫn đường quán tính và radar chủ động. Sự linh hoạt trong bố trí tác chiến biến Club thành một vũ khí tiêu biểu cho chiến lược tác chiến phi đối xứng. Thế nhưng, yếu tố làm nên sự nguy hiểm của họ tên lửa diệt hạm Club là sự linh hoạt trong bố trí tác chiến. Họ tên lửa chống hạm Club có thể được bố trí trên các bệ phóng trên tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, máy bay và quan trọng hơn cả là khả năng bố trí bên trong các container đựng hàng hóa thông thường. Biến thể bố trí bên trong các container này có thể đặt bất cứ nơi đâu, trên xe tải, trên tàu hỏa, hoặc trên các tàu biển chở hàng hóa thông thường. Việc phát hiện ra các container chứa Club là cực kỳ khó khăn, nếu sử dụng các biện pháp trinh sát bằng hình ảnh. Rất khó để nhận ra đâu là container chứa Club và đâu là container thông thường. Ngay cả trong trường hợp sử dụng các khí tài trinh sát ảnh nhiệt, nếu container chứa Club ở trạng thái nằm yên không hoạt động, cũng rất khó để phát hiện ra. Trong trường hợp phóng từ container hàng hóa, tên lửa sẽ được nạp mục tiêu và dẫn đường ban đầu thông qua các phương tiện khác như trạm radar bờ biển, từ trực thăng, hay từ tàu chiến khác trong khu vực. Ở pha cuối tên lửa kích hoạt radar chủ động và lao đến mục tiêu mà không cần sự trợ giúp của các phương tiện dẫn đường khác. Chi phí và hiệu quả Với trường phái và quan điểm tác chiến của phương Tây và NATO là dùng sức mạnh hỏa lực hủy diệt con người, cơ sở vật chất, áp đảo tinh thần và ý chí của đối phương. Chiến tranh Việt Nam la một ví dụ, khi Mỹ cho máy bay B-52 ném bom rải thảm khắp nơi, dường như Lầu Năm Góc không quan tâm là hiệu quả phá hoại như thế nào miễn là khuất phục được tinh thần người Việt Nam. Tuy nhiên, nếu xét riêng từ góc cán cân kinh tế, việc ném những quả bom có giá hàng trăm, hàng ngàn USD để phá hoại với hiệu quả không rõ ràng là vô cùng tốn kém. Gần đây, trong chiến dịch không kích của NATO vào Libya, mỗi quả tên lửa Tomahawk, tên lửa hành trình Storm Shadown có đơn giá trên dưới cả triệu USD được phóng đi để tấn công các mục tiêu trị giá vài ngàn USD thậm chí là vài trăm USD. Chỉ trong một tuần đầu tiên không kích, NATO đã tiêu tốn 600 triệu USD, trong khi đó tiềm lực quân sự của ông Gaddafi suy giảm không như mong đợi của phương Tây. Thậm chí, chiến thuật bảo tồn sức mạnh quân sự của ông Gaddafi khiến NATO "giở võ mồm" gọi đó là "không quân tử". Trong khi đó, một ống phóng RPG-29 và quả đạn có chi phí khoảng 800 USD, nếu sử dụng hợp lý có thể hạ gục 1 chiếc xe tăng Merkava có giá tới 4,5-5 triệu USD. Ngay cả khi phải tăng số lượng RPG-29 để bắn cháy 1 chiếc Merkava, mức giá vẫn còn "hời". Chi phí không đi đôi với hiệu quả, đó là lý do giải thích cho sự thất bại về mặt chiến lược của NATO trên những mặt trận như Iraq, Afghanistan và bây giờ là Libya. Chi phí phải chăng, hiệu quả tác chiến tối ưu đó chính là phương châm mà chiến lược tác chiến phi đối xứng đang hướng tới. |
>> Israel choáng vì Hezbollah có RPG-30
Một số nguồn tin cho biết Hezbollah đang sở hữu một số lượng không xác định súng chống tăng RPG-30. Điều này khiến quan chức Israel "đứng ngồi không yên".
Israel Defense cho biết, các quan chức quốc phòng Nhà nước Do Thái đang cố gắng xác minh thông tin trên.RPG-30
Tên lửa của súng chống tăng RPG-30 được cho là có khả năng vô hiệu hóa lớp áo giáo bảo vệ trang bị trên các loại xe tăng hiện đại như Merkava của Lực lượng vũ trang Israel (IDF), gồm hệ thống lá chắn tên lửa chống tăng Windbreaker (áo gió).
RPG-30 là súng chống tăng sử dụng 1 lần, có cấu tạo độc đáo với 2 ống phóng hình trụ. Ống phóng lớn chứa đạn rocket chính PG-30 cỡ 105 mm; ống phóng nhỏ gắn bên dưới ống phóng chính chứa một quả tên lửa nhỏ đóng vai trò mục tiêu giả, dùng để kích hoạt hệ thống phòng thủ chủ động của xe tăng hoạt động, dọn đường cho quả đạn chính tấn công tiêu diệt xe tăng.RPG-30 Đạn PG-30 dùng đầu đạn liều nổ lõm, thiết kế kiểu tandem (2 lượng nổ xếp nối tiếp nhau, có với khả năng xuyên thủng mọi loại vỏ giáp hiện đại. Nguyên lý hoạt động của hệ thống tên lửa chống tăng RPG-30. Hệ thống Windbreaker thực chất là một cơ chế phòng thủ chủ động của xe tăng được nhà sản xuất Rafael của Israel phát triển. Windbreaker có thể bảo vệ xe tăng trong không gian 360 độ cầu, được IDF tuyên bố là có khả năng phát hiện một vụ phóng tên lửa chống tăng và vô hiệu hóa tên lửa trước khi nó chạm mục tiêu. Ngoài ra một hệ thống APS tương tự có tên là Porcupine Quill, hay còn gọi là Iron Fist cũng do IDF triển khai trên để chống lại các tên lửa chống tăng trong các cuộc xung đột gần đây, kể cả trong chiến tranh với Lebanon lần hai vào năm 2006. Khả năng Hezbollah đã được chuyển giao các hệ thống chống tăng RPG-30 đã làm cho Israel ngày càng lo ngại, họ tin rằng Tổng thống Syria Bashar al-Assad có thể đã ngấm ngầm chuyển giao hệ thống vũ khí "nhạy cảm" cho Hezbollah nếu chính phủ của ông bị lật đổ. Hôm 1/3 vừa qua, một quan chức quốc phòng cấp cao của IDF cho biết, việc chuyển giao vũ khí sinh hóa từ Syria cho Hezbollah đồng nghĩa với hàn động tuyên chiến. Vị quan chức nói thêm, Israel không chấp nhận một động thái như vậy và sẽ có hành động để ngăn chặn điều đó. |
>> Các cụm tàu sân bay tiến công - toàn bộ sức mạnh của Mỹ
Các cụm tàu sân bay tiến công (CSG) là một trong những thành tố quan trọng nhất của hạm đội Mỹ và về bản chất là một binh chủng đặc thù của Hải quân Mỹ. Tàu sân bay - nền tảng sức mạnh toàn cầu của Mỹ Các CSG hợp nhất trong thành phần của mình các tàu sân bay đa nhiệm và các phi đoàn không quân trên hạm, cũng như các chiến hạm (tên lửa) mặt nước và tàu ngầm đa nhiệm với tư cách các lực lượng bảo vệ và bảo đảm chiến đấu. Giới lãnh đạo nước Mỹ và quân đội Mỹ trù tính sự hiện diện trong biên chế chiến đấu của hải quân thường trực không dưới 11 tàu sân bay hạng nặng, kể cả trong tương lai dài hạn (ít nhất trong 30 năm tới). Số lượng tàu sân bay đó, theo tính toán của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ, sẽ bảo đảm cả cho việc triển khai theo kế hoạch cũng như triển khai khẩn cấp các CSG để trực chiến trong thành phần tất cả các hạm đội tác chiến hiện có và bảo đảm cho hải quân hoàn thành toàn bộ tổ hợp các nhiệm vụ đặt ra được quy định bởi học thuyết quân sự quốc gia và chiến lược hải quân hiện hành của Mỹ. (Thời hạn dự kiến đóng và đưa vào biên chế chiến đấu các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford có thể thay đổi do sự cắt giảm chi phí quân sự của Mỹ) Các tàu sân bay đa nhiệm với các máy bay chiến đấu và trực thăng triển khai trên boong (75-85 chiếc) trong thành phần phi đoàn không quân trên hạm là hạt nhân của các binh đoàn tàu sân bay tiến công và các CSG của các hạm đội tác chiến của Hải quân Mỹ triển khai theo kế hoạch và thường xuyên ở Đại Tây Dương, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Trong thế kỷ XXI, cũng như trong quá khứ, các tàu sân bay hiện hữu trong biên chế của các lực lượng hải quân tại các vùng biển và đại dương sẽ vẫn là phương tiện quan trọng nhất để giành quyền thống trị trên biển và ưu thế trê không trong các cuộc xung đột quân sự. Trong 11 tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm hiện có trong biên chế Hải quân Mỹ gồm 10 tàu lớp Nimitz và 1 tàu Enterprise. Tàu sân bay thứ 10 lớp Nimitz là tàu George Bush (CVN-77) đã được bàn giao cho hạm đội Mỹ vào tháng 1.2009. Đồng thời tàu sân bay thông thường cuối cùng Kitty Hawk (CV-63) đã bị loại khỏi biên chế Hải quân Mỹ. Thiết kế của tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm George Bush đã vân dụng những yếu tố kết cấu và công nghệ cho phép xem nó là tàu sân bay quá độ sang đóng các tàu sân bay thế hệ mới CVN-21 trong thế kỷ XXI. Tàu sân bay đầu tiên của thiết kế mới là tàu Gerald R. Ford (CVN-78) đã được khởi đóng vào năm 2008 với thời hạn bàn giao dự định vào cuối năm 2015. Bởi lẽ vào năm 2013 dự định loại khỏi biên chế chiến đấu của Hải quân Mỹ tàu sân bay Enterprise (CVN-65), nên trong thời gian gần 33 tháng (từ năm 2013-2015) sẽ chỉ còn 10 tàu sân bay hạt nhân đa nhiệm. Việc kéo dài thêm 2-3 năm phục vụ của tàu sân bay này, vốn đã hầu như hết hoàn toàn dự trữ khai thác, bị Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ coi là không hợp lý về kinh tế trong khi duy trì thời hạn, nhịp độ và khối lượng tài trợ dự kiến cho việc đóng tàu sân bay CVN-78. Trong tương lai, các tàu lớp Nimitz sẽ lần lượt, khi hết dự trữ khai thác (45-50 năm), sẽ được thay thế bằng các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford, nhờ đó sẽ bảo đảm việc thành lập ổn định trong biên chế chiến đấu của hạm đội Mỹ không dưới 11 CSG. Toàn bộ 11 tàu sân bay lớp Gerald R. Ford dự định đóng và bàn giao cho Hải quân Mỹ cứ 5 năm/1 tàu. Tuy nhiên, các phương án đẩy nhanh nhịp độ đóng tàu sân bay (4 năm/tàu) với tính toán để trong 30 năm tới đóng 7 tàu loại này, để bảo đảm thay thế kịp thời các tàu sân bay mà thời hạn phục vụ đang kết thúc bằng các tàu mới và duy trì tổng số tàu ở mức cần thiết (xét đến thời gian sử dụng 45-50 năm). Đồng thời, theo quy định về sẵn sàng kỹ thuật tàu sân bay của hạm đội Mỹ, mỗi tàu sân bay khi hết khoảng một nửa thời hạn sử dụng (25 năm) lại được đại tu (trong thời gian đến 3,5 năm) có nạp lại nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân và trong thời gian này bị đưa khỏi biên chế chiến đấu của hạm đội. Các tàu đầu tiên được đại tu như vậy từ năn 1998-2005 là tàu Nimitz (CVN-68) và Dwight Eisenhower (CVN-69). Tàu thứ ba, Carl Vinson (CVN-70) được đưa vào đại tu ngày 11.11.2005 và hoàn thành đại tu vào giữa năm 2009. Chi phí sửa chữa tại xưởng đóng tàu Newport News, bang Virginia do công ty Northrop Grumman Shipbuilding tiến hành là hơn 2,89 tỷ USD. Theo các nhà thiết kế, ở tầu sân bay đầu tiên lớp Gerald R. Ford (CVN-78), cấu tạo thân tàu vẫn như ở tàu CVN-77, nhưng nó sẽ được trang bị động cơ hạt nhân mới và các máy phóng máy bay điện từ, bảo đảm tốc độ cất cánh cho máy bay có trọng lượng 45 tấn đến 130 hải lý/h. Boong bay kích thước lớn hơn cho phép bố trí và khai thác chiến đấu bất kỳ máy bay, trực thăng và máy bay không người lái nào trong tương lai sẽ được đưa vào biên chế các phi đoàn trên hạm. Quân số thủy thủ đoàn của các tàu sân bay lớp Gerald R. Ford và lực lượng phi công của các phi đoàn trên các tàu này dự kiến giảm từ 5.500 xuống còn khoảng 4.300 người. Tàu sẽ có lượng giãn nước không dưới 100.000 tấn. Thời gian bắt đầu đóng tàu thứ hai lớp này CVN-79 đã bị lùi từ năm 2011 sang năm 2012 (phải bàn giao nó cho hạm đội vào năm 2020). Cấu trúc thân tàu sẽ có những thay đổi kết cấu lớn. Tàu cũng sẽ được trang bị hệ thống cáp hãm đà điện từ mới bảo đảm cho máy bay hạ cánh lên boong. Trên các tàu sân bay thế hệ mới, công tác tổ chức bảo dưỡng máy bay sẽ có thay đổi đáng kể, cho phép giảm nhiều thời gian chuẩn bị cho máy bay xuất kích chiến đấu. Số lượng phi xuất tối đa cũng sẽ tăng lên từ 120 trên tàu lớp Nimitz lên đến 160 trên tàu lớp Gerald R. Ford. Theo tổ chức hành chính của Hải quân Mỹ, các tàu sân bay nằm trong biên chế các binh đoàn không quân trên hạm của hạm đội - các CSG. Trong cơ cấu của Hạm đội Đại Tây Dương hiện có các CSG 2, 8, 10 và 12, còn Hạm đội Thái Bình Dương có các CSG 1, 3, 5, 7, 9 và 11. Ngoài các tàu sân bay, các CSG còn được biên chế các tàu tuần dương tên lửa (lớp Ticonderoga) từ biên chế lực lượng tàu nổi của hạm đội. Khi xây dựng các CSG nêu trên trước khi triển khai trực chiến hay khi thực hiện quy trình huấn luyện chiến đấu trong các cuộc tập trận, chúng được biên chế các tàu bảo vệ và bảo đảm chiến đấu. Khi ra khơi, các tàu sân bay nhận lên boong các máy bay thuộc các phi đội trong phi đoàn trên tàu. Không quân trên tàu sân bay là lực lượng tấn công quan trọng nhất của không quân hạm đội Mỹ và gồm 1.117 máy bay, trực thăng của lực lượng thường trực và đến 70 của lực lượng dự bị. Ngoài ra, 182 máy bay tiêm-cường kích và 24 máy bay tác chiến điện tử của Thủy quân lục chiến Mỹ (USMC) có thể sử dụng từ boong tàu sân bay (lực lượng dự bị có 48 máy bay). Theo cơ cấu hành chính của Hải quân Mỹ, các phi đội và trực thăng trên hạm nằm trong biên chế các binh đoàn không quân (phi đoàn) không quân của các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. Mỹ đang tiến hành hoàn thiện về chất đội máy bay, trực thăng của không quân hải quân trong khuôn khổ một số chương trình tương lai. Chương trình quan trọng nhất trong số đó là phát triển tiêm kích đa nhiệm F-35C và F-35B Lightning II đang được chế tạo theo chương trình JSF ở biến thể trên tàu sân bay (CV) và biến thể cất cánh đường băng ngắn/hạ cánh thẳng đứng (dành cho USMC). Mỹ dự kiến mu cho Hải quân và USMC tổng cộng 480 máy bay để thay thế các tiêm-cường kích F/A-18 Hornet đời cũ và các cường kích AV-8B Harrier. Điều này được cho là sẽ tạo điều kiện tích hợp không quân Hải quân Mỹ và không quân USMC sau này. Trong khi đó, Mỹ sẽ tiếp tục mua sắm cho không quân Hải quân các máy bay tiêm-cường kích F/A-18 Super Hornet thuộc 2 biến thể (F/A-18C/D). Đến nay, đã có 20 trong số 30 phi đội tiêm-cường kích của không quân trên hạm đã được trang bị lại bằng các máy bay mới (Hải quân Mỹ đã nhận được 280 chiếc F/A-18E/F). Đến năm 2015, dự kiến mua tổng cộng 548 máy bay (260 F/A-18E và 288 F/A-18F). Trên cơ sở F/A-18F, đã phát triển và đưa vào trang bị máy bay tác chiến điện tử mới EF-18G Growler. Hải quân Mỹ dự định mua 90 máy bay này. Vào năm 2015, chúng sẽ thay thế hoàn toàn các máy bay tác chiến điện tử lạc hậu ЕА-6В Prowler. Vào năm 2015, 75 máy bay chỉ huy/báo động sớm biến thể mới E-2D Super Hawkeye sẽ được chuyển giao để thay thế các máy bay cùng loại hiện có Е-2С Hawkeye. Đội trực thăng hải quân dự định cũng được đổi mới cơ bản. Đến năm 2012, dự định mua 237 trực thăng chiến đấu MH-60S Night Hawk (96 chiếc đã được chuyển giao và biên chế cho 10 phi đội thuộc các phi đoàn của các hạm đội Đại Tây Dương và Thái Bình Dương). Trực thăng MH-60S dùng để thay thế nhiều loại trực thăng vận tải (СН-46, HH-1N, UH-3H, НН-60Н) trong biên chế không quân bảo đảm của Hải quân Mỹ và có thể cả các trực thăng quét lôi МН-53Е. Vào năm 2015, không quân Hải quân Mỹ sẽ nhận được 254 trực thăng đa nhiệm MH-60R Striker Hawk để thay thế các trực thăng chống ngầm SH-60F, SH-60B, cũng như các trực thăng bảo đảm chiến đấu НН-60Н. Hiện thời mới chỉ có 12 trực thăng MH-60R đầu tiên được đưa vào biên chế phi đội huấn luyện-chiến đấu số 41 của không quân Hạm đội Thái Bình Dương. Việc đưa vào trang bị các trực thăng MH-60R và MH-60S sẽ mở rộng khả năng chiến đấu và nâng cao hiệu quả của không quân trực thăng hải quân trong giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, cũng như sẽ làm giảm mạnh chủng loại trực thăng. Phân tích các chương trình hoàn thiện về chất đội máy bay và trực thăng hải quân Mỹ cho thấy, trong tương lai gần, sẽ không có các thay đổi đặc biệt trong biên chế chiến đấu và số lượng của không quân hải quân. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia Mỹ, đội máy bay sẽ được đổi mới đáng kể (khoảng 80%) và đội trực thăng sẽ được đổi mới 90-100%. Dự kiến, việc đưa vào trang bị không quân hải quân các máy bay, trang thiết bị vô tuyến điện tử hàng không và vũ khí chính xác cao thế hệ mới sẽ cho phép nâng cao cơ bản khả năng tấn công, kể khả năng tiêu diệt các mục tiêu nhóm trong một lần xuất kích. Các lực lượng tiến công của không quân hải quân và viễn chinh (với lực lượng máy bay của USMC) có thể tấn công mấy trăm mục tiêu. Tiềm lực tấn công của mỗi máy bay sẽ được nâng cao, trong đó có các máy bay tác chiến điện tử thế hệ mới có những khả năng lớn hơn so với các loại máy bay cũ không chỉ trong việc chế áp các phương tiện và hệ thống vô tuyến điện tử của đối phương mà còn tiêu diệt chúng khi cần bằng các đòn tấn công độc lập bằng tên lửa, bom. Việc sử dụng chiến đấu các lực lượng tàu sân bay xung kích của Hải quân Mỹ thường được trù định trong thành phần các CSG (hay các binh đoàn tàu sân bay chiến đấu) của các hạm đội tác chiến được triển khai thường xuyên ở những khu vực khủng hoảng nhất của đại dương thế giới (tại vịnh Persique và biển Arab, Địa Trung Hải và tây Thái Bình Dương). Khi bắt đầu triển khai trực chiến (trong biên chế các hạm đội 5, 6 và 7) hoặc để tiến hành các cuộc tập trận lớn (trong quy trình huấn luyện chiến đấu trong biên chế các hạm đội 2, 3 và 4) trên cơ sở các binh đoàn không quân trên hạm của Hải quân (các CSG-1-3, 5-12) thành lập các CSG tác chiến. Trong thành phần của mỗi CSG ngoài 1 tàu sân bay và 1 tàu tuần dương tên lửa còn có 2 tàu khu trục và 1 tàu frigate tên lửa, cũng như 1 tàu ngầm hạt nhân đa nhiệm (khi cần) và 1 tàu vận tải hậu cần vạn năng. Khi rời căn cứ ra biển, tàu sân bay nhận lên boong phi đoàn được biên chế cho nó. Bởi lẽ, thường xuyên có 1 trong 11 tàu sân bay được đại tu định kỳ, trong hải quân thường trực trù tính thành lập 10 phi đoàn không quân hải quân như vậy (CVW-1, -2, -3, -5, -7, -8, -9, -11, -14 và -17) của Hạm đội Đại Tây Dương triển khai tại các căn cứ không quân Oceana, bang Virginia và của Hạm đội Thái Bình Dương tại căn cứ không quân Lemoore, Califonia), Phi đoàn 5 được biên chế cho căn cứ không quân Atsugi, Nhật Bản. Hiện nay, được triển khai trực chiến theo kiểu luận viên có 2-3 CSG (thời hạn đến 6 tháng): 1-2 CSG trong biên chế Hạm đội 5 ở vịnh Persique/biển Arab và 1 CSG trong biên chế Hạm đội 6 ở Địa Trung Hải. Một CSG (với tàu sân bay George Washington và Phi đoàn 5) từ năm 2009 được biên chế thường xuyên (trong thời hạn 10-11 năm) cho Lực lượng đặc nhiệm 77 của Hạm đội 7 ở tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, 1-3 CSG thỉnh thoảng tham gia các cuộc tập trần lớn theo kế hoạch của Hải quân Mỹ trong biên chế Hạm đội II hay hạm đội tiến công của hải quân liên quân NATO ở Đại Tây Dương, tại khu vực Trung Mỹ (trong biên chế Hạm đội 4) hay ở Thái Bình Dương (trong biên chế Hạm đội 3), cũng như trong các cuộc diễn tập kiểm tra trong chu trình huấn luyện chiến đấu và trong kế hoạch chuẩn bị cho lần triển khai tác chiến mới. Đồng thời, theo kế hoạch triển khai nhanh các lực lượng hải quân (FRP - Fleet Response Plan) do Bộ tham mưu Hải quân Mỹ soạn thảo, có dự kiến triển khai khẩn cấp cùng lúc 6 CSG (trong vòng 30 ngày đêm) và thêm 2 CSG nữa trong 90 ngày đêm tiếp theo. Phương thức triển khai này đã được kiểm tra đầy đủ trong các cuộc tập trận lớn nhất trong những năm gần đây của Hải quân Mỹ có sự tham gia của hải quân NATO Summer Pulse 2004 và từ đó được cấp kinh phí định kỳ theo một mục trong ngân sách của Hải quân Mỹ. Nhằm bảo đảm khả năng sẵn sàng như thế của các CSG, dự kiến giảm thời gian sửa chữa định kỳ và luyện tập toàn bộ tổ hợp các nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu cho lần hành quân mới từ 18 tháng xuống còn 9 tháng cho các tàu sân bay trở về sau khi trực chiến trong biên chế các cụm lực lượng tuyến đầu của hải quân. Trong thời gian này, thường có 3-4 CSG nằm trong biên chế các cụm lực lượng hải quân tuyến đầu, 4 CSG khác có thể được cử khẩn cấp đến bất cứ vùng biển/đại dương nào để làm nhiệm vụ đặt ra hay tăng cường các lực lượng hải quân triển khai ở các khu vực tuyến đầu. Theo yêu cầu của Bộ chỉ huy Hải quân Mỹ, trong điều kiện chiến đấu, mỗi tàu sân bay loại mới Gerald R. Ford khi có phi đoàn với 80 máy bay và trực thăng, trong đó có 44-48 máy bay tiêm-cường kích, sẽ phải bảo đảm được đến 160 phi xuất trong chu trình tác chiến 12 giờ. Trong điều kiện khẩn cấp, sẽ phải bảo đảm được đến 270 phi xuất chiến đấu/ngày đêm, nhưng khi đó trù tính tăng quân số bay-kỹ thuật và bảo đảm của phi đoàn và tàu sân bay. Giới lãnh đạo chính trị-quân sự Mỹ cho rằng, trong tương lai cùng với sự gia tăng đe dọa tiềm tàng đối với lợi ích quốc gia Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cụ thể là từ phía Trung Quốc, cần tăng cường lực lượng hải quân Mỹ ở khu vực này. Thỉnh thoảng, các chương trình hoàn thiện các CSG bị chỉ trích từ phía nhiều nhà phân tích quân sự Mỹ. Họ cho rằng, việc duy trìn trong biên chế chiến đấu của Hải quân Mỹ 11 tàu sân bay hạt nhân và số lượng máy bay chiến đấu và trực thăng tương ứng tốn quá nhiều chi phí và làm hạn chế kinh phí cấp cho các chương trình ưu tiên khác (cụ thể là đóng các tàu ngầm hạt nhân). Họ cho rằng, chỉ cần 7-8 tàu sân bay thế hệ gần đây nhất và số máy bay mới và vũ khí trang bị hiện đại đang được trang bị cho không quân hải quân là đủ để phối hợp với không quân chiến thuật và không quân chiến lược Mỹ hoàn thành các nhiệm vụ chiến đấu đặt ra cho Hải quân Mỹ. Tuy nhiên, các chương trình ngân sách của Hải quân Mỹ những năm gần đây vẫn nhất quán giữ định hướng như cũ. |
Thứ Ba, 6 tháng 3, 2012
>> Tìm hiểu sức mạnh của tên lửa Iskander
Hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn Iskander (phương Tây gọi là SS-26 Stone) - loại tên lửa đường đạn phi chiến lược hiệu quả và đáng sợ nhất hiện nay. Hệ thống tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn Iskander (SS-26 Stone) Hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn Iskander (phương Tây gọi là SS-26 Stone) - loại tên lửa đường đạn phi chiến lược hiệu quả và đáng sợ nhất hiện nay - đang là tâm điểm tranh cãi chính trị-quân sự ở Nga, châu Âu và Trung Đông trong bối cảnh mâu thuẫn Nga-Mỹ gia tăng liên quan đến việc Mỹ xúc tiến các kế hoạch mở rộng NATO, triển khai lá chắn tên lửa tại Ba Lan và Czech. Từ Oka đến Iskander Năm 1980, Liên Xô đưa vào trang bị hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn cơ động 9K714 Oka (SS-23 Spyder). Đây là loại ên lửa 1 tầng, nhiên liệu rắn, có tầm bắn lên tới 450 km, độ chính xác cao, mang 1 đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường. Hệ thống Oka do Viện Thiết kế Chế tạo máy Kolomna (KBM) phát triển để thay thế hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn cơ động tầm bắn 300 km 9K72 Elbrus (SS-3B Scud) nổi tiếng, nhưng đã lạc hậu, có trong trang bị quân đội Liên Xô và khối Varsava. Độ chính xác rất cao của tên lửa Oka (sai số vòng tròn xác suất 30 m) khiến Mỹ rất lo ngại . Năm 1987, lợi dụng chiều hướng thoả hiệp của Mikhail Gorbachev, Mỹ đã tìm cách đưa được Oka (còn có ký hiệu OTR-23) vào danh sách các hệ thống tên lửa phải thủ tiêu theo Hiệp ước thủ tiêu tên lửa tầm trung Mỹ-Xô (INF - Intermediate-Range Nuclear Forces), mặc dù hiệp ước chỉ áp dụng với những tên lửa có tầm bắn trên 500 km. Theo Hiệp ước INF, Liên Xô đã buộc phải phá hủy toàn bộ 106 xe bệ phóng (TEL) cùng 339 tên lửa Oka vào năm 1991. Sau đó, Mỹ cũng đòi các đồng minh cũ của Liên Xô đơn phương phá huỷ các hệ thống tên lửa Oka mà họ nhận được vào giữa thập kỷ 1980: Bulgaria - 8 xe TEL và 25 tên lửa Oka), Cộng hoà Czech - 2 xe TEL và 12 tên lửa Oka; Slovakia - 2 xe TEL và 24 tên lửa Oka. Giới quân sự Liên Xô đã tranh cãi kịch liệt xung quanh việc phá hủy các tên lửa Oka theo Hiệp ước INF và đây bị coi là một ví dụ rõ ràng về “sự phản bội” của của Gorbachev. Bởi như vậy, Liên Xô và Nga đã bị tước bỏ loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn hiệu quả nhất của mình, trong khi loại tên lửa đường đạn tầm ngắn (Nga gọi là tên lửa chiến thuật-chiến dịch) Elbrus R17 (SS-3B Scud) vốn được chế tạo dựa trên thiết kế tên lửa đường đạn nhiên liệu lỏng V-2 của Đức, đã bị loại khỏi trang bị vì có độ chính xác thấp và công nghệ lỗi thời. Trước tình hình đó, Viện KBM đã bắt đầu phát triển loại tên lửa tầm ngắn 1 tầng nhiên liệu rắn cơ động, mới và hiện đại hơn, có độ chính xác cao và tầm bắn tới 500 km để phù hợp với quy định của Hiệp ước INF. Hệ thống tên lửa mới được đặt tên là Iskander - tên của Alexander Đại đế trong tiếng Ba Tư và được dùng để lấp đầy khoảng trống mà các hệ thống Oka và Elbrus bị thủ tiêu để lại. Sau này, Nga quyết định sử dụng Iskander để thay thế các hệ thống tên lửa đạn đạo cơ động tầm ngắn Tochka và Tochka-U (SS-21 Scarab) có tầm bắn lần lượt là 70 và 120 km vì chúng đã hết tuổi thọ khai thác sau năm 2000. Tên lửa đường đạn Iskander có chiều dài 7,3 m; đường kính thân 0,92 m, khối lượng phóng 3.800-4.020 kg tuỳ thuộc loại đầu đạn. Tên lửa lắp động cơ tên lửa 1 tầng nhiên liệu rắn của hãng Soyuz NPO Tốc độ bay cao của tên lửa cho phép nó đột phá các hệ thống phòng thủ chống tên lửa của đối phương. Tên lửa Iskander có thể bay theo một quỹ đạo thấp dưới 50 km và có thể cơ động tránh đạn với quá tải lên tới 30 g ở giai đoạn bay cuối để đối phó với tên lửa đất-đối-không của đối phương. Iskander có thể mang các loại đầu đạn thông thường khác nhau có khối lượng 480-700 kg tuỳ thuộc chủng loại. Người ta cho rằng, các loại đầu đạn của Iskander bao gồm: đầu đạn chùm (cassette) chứa các đạn con phá-mảnh sát thương và chống phương tiện kỹ thuật, chứa đạn con tấn công diện; đầu đạn nổ mạnh đơn khối, đầu đạn nhiên liệu không khí; đầu đạn xuyên nổ mạnh chống boongke và đầu đạn phá-mảnh chống radar. Iskander cũng có thể mang 1 đầu đạn hạt nhân mặc dù khả năng này không được công bố công khai. Tên lửa còn có thể mang các đạn mồi bẫy chiến thuật. Hệ dẫn của tên lửa Iskander do Viện Nghiên cứu khoa học Quốc gia về Tự động hoá và Thuỷ lực (TsNIIAG) phát triển gồm 1 hệ dẫn quán tính và 1 đầu tìm tương quan quang-điện tử giai đoạn cuối sử dụng dữ liệu ảnh mục tiêu số. Tên lửa có độ chính xác (sai số vòng tròn xác suất) 10-30 m, thậm chí còn cao hơn. Một số biến thể được trang bị hệ dẫn có thể cập nhật dữ liệu từ các hệ vệ tinh định vị toàn cầu GPS/GLONASS trong khi bay và thay đổi mục tiêu tấn công trong khi bay. Iskander còn có thể được trang bị các hệ dẫn giai đoạn cuối khác sử dụng đầu tự dẫn radar chủ động hoặc ảnh hồng ngoại. Hệ thống tên lửa đường đạn Iskander có 2 biến thể cơ bản: 9K723 Iskander (còn gọi là Iskander-M hoặc Tender) được chế tạo giành cho quân đội Nga, sử dụng tên lửa đường đạn 9M723 có tầm bắn tối đa lên tới 450-500 km và biến thể xuất khẩu 9K720 Iskander-E sử dụng tên lửa đường đạn 9M720-E lắp đầu đạn nhẹ hơn - đến 480 kg, và có tầm ngắn hơn - đến 280 km để tuân thủ quy định của chế độ cấm phổ biến công nghệ tên lửa MTCR. Mỗi xe bệ phóng 9P78 được lắp 2 tên lửa. Xe 4 cầu 9P78 do Viện Thiết kế Trung ương Titan ở Volgograd thiết kế dựa trên khung gầm xe Minsk MZKT-7930. Xe bệ phóng có chiều dài 13,1 m, chiều rộng 2,6 m và chiều cao 3,55 m, mang 2 tên lửa nằm ở tư thế hành quân. Tổng trọng lượng có tải của xe là 42.850 kg. Xe được lắp 1 động cơ diesel 650 mã lực, có tốc độ tối đa trên đường nhựa là 70 km/h và dự trữ hành trình không tiếp dầu là 1.100 km. Khẩu đội trên xe gồm 3 người. Xe có khả năng phòng chống vũ khí hạt nhân-sinh-hoá và khả năng bơi. Xe bệ phóng còn bao gồm 1 đài chỉ huy với hệ thống điều khiển hoả lực tự động nên mỗi xe bệ phóng có thể hoạt động độc lập nếu cần. Đài chỉ huy có các vị trí thực hiện các nhiệm vụ xử lý dữ liệu mục tiêu và chỉ thị mục tiêu, đạo hàng, kiểm soát thời tiết, cũng như trang bị kiểm thử hệ thống. Xe bệ phóng có thể triển khai ở địa hình nghiêng và cân bằng bằng 4 chân đỡ thuỷ lực trong vòng 30-80 s. Các tên lửa chỉ mất khoảng 20 s để nâng đến góc tầm 85°. Thời gian phản ứng của hệ thống là 5-16 phút, 2 tên lửa có thể phóng loạt cách nhau 60 s. Hệ thống Iskander còn có 1 xe chở-tiếp đạn 9T250 sử dụng khung gầm MZKT-7930 chở 2 tên lửa dự phòng và có 1 cần cẩu. Kíp xe 9T250 gồm 2 người, khối lượng có tải đầy đủ là 40.000 kg. Ngoài ra còn có 4 xe tải 6 cầu KamAZ-43101, gồm: 1 xe chỉ huy/điều khiển 9S552 với 4 vị trí công tác và 1 bộ khí tài liên lạc; 1 xe lập kế hoạch tác chiến 9S920 với 2 vị trí công tác,;1 xe bảo đảm và 1 xe nghỉ ngơi cho khẩu đội. Một đại đội Iskander tác chiến tiêu chuẩn được biên chế 2 xe bệ phóng, 2 xe nạp đạn, 2 xe chỉ huy/điều khiển, 2 xe vạch kế hoạch tác chiến, 1 xe bảo đảm và 1 xe nghỉ ngơi cho khẩu đội. Một tiểu đoàn Iskander gồm 2 đại đội tác chiến. Một lữ đoàn tên lửa Iskander gồm 3 tiểu đoàn tên lửa, với 12 xe bệ phóng TEL và 12 xe tiếp đạn, và tổng cộng 48 tên lửa đường đạn. Hệ thống Iskander bắt đầu được thử nghiệm tại trường bắn Kapustin Yar ở tỉnh Astrakhan từ năm 1995. Các cuộc thử nghiệm quốc gia đã hoàn tất tháng 8/2004 và năm 2007, Iskander chính thức được Bộ Quốc phòng Nga nhận vào trang bị. Hệ thống được sản xuất loạt nhỏ từ năm 2005. Tên lửa đường đạn Iskander được sản xuất tại Nhà máy chế tạo máy Votkinsk ở Udmurtia, còn các động cơ tên lửa nhiên liệu rắn thì do Liên hiệp Soyuz NPO (nay là bộ phận của Tập đoàn Tên lửa Chiến thuật - Tactical Missiles Corporation) ở Dzerzhisky sản xuất. Các xe bệ phóng và tiếp đạn được chế tạo tại Nhà máy Barrikady ở Volgograd. Hệ thống tên lửa đường đạn chiến thuật tầm ngắn Iskander (SS-26 Stone) Hệ thống tên lửa Iskander có thể được hiện đại hoá để nâng cao sức chiến đấu bằng cách trang bị tên lửa hành trình dưới âm chính xác cao R-500 (3M14) do Viện Thiết kế Novator ở Yekaterinburg phát triển. Tên lửa R-500 thực tế là biến thể mang đầu đạn thông thường của tên lửa hành trình tầm xa của Liên Xô 3M10 (RK-55), có tính năng tương đương tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ. 3M10 được sử dụng cho hệ thống tên lửa Granat (SS-N-21) tầm bắn lên tới 2.600 km trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Nga và trước đó được triển khai trong hệ thống tên lửa hành trình cơ động mặt đất tầm xa Relief (SSC-4) đã bị thủ tiêu theo Hiệp ước INF năm 1987. R-500 được trang bị 1 đầu đạn thông thường và có tầm bắn tới 500 km để tuân thủ quy định của Hiệp ước INF. Tuy nhiên, một số nhà quan sát cho rằng, có thể dễ dàng nâng tầm bắn của R-500 lên đến 1.000 km, thậm chí lên tới 2.500 km tuỳ thuộc vào kích cỡ đầu đạn. Tháng 11/2007, Thượng tướng Vladimir Zaritsky, Tư lệnh Bộ đội Tên lửa và Pháo binh của Lục quân Nga, đã nói rằng, “hiện tại, hệ thống tên lửa Iskander-M tuân thủ đầy đủ các quy định của Hiệp ước INF nhưng nếu quyết định chính trị về việc rút khỏi Hiệp ước này được đưa ra thì chúng tôi sẽ nâng cao khả năng tác chiến của hệ thống, kể cả tầm bắn”. Hệ dẫn của tên lửa R-500 gồm 1 hệ dẫn quán tính, 1 hệ đạo hàng vệ tinh GPS/GLONASS và 1 đầu tìm quang-điện tử tương quan giai đoạn cuối sử dụng dữ liệu số về khu vực mục tiêu hoặc 1 đầu tìm radar chủ động. Việc thử nghiệm R-500 tại trường bắn Kapustin Yar đã hoàn tất năm 2007 và Nga đã thông báo đưa tên lửat này vào trang bị cùng hệ thống Iskander vào năm 2009. Hệ thống Iskander trang bị tên lửa R-500 có tên gọi Iskander-K. Mỗi xe bệ phóng tiêu chuẩn 9P78 có thể mang 6 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa R-500 thay cho 2 tên lửa đường đạn. Quá trình đưa Iskander vào trang bị Ngày 1/1/2007, Tiểu đoàn Tên lửa huấn luyện 630 - đơn vị đầu tiên kiểu này - với 4 xe bệ phóng đã được thành lập tại Trung tâm Huấn luyện chiến đấu số 60 của Bộ đội Tên lửa lục quân tại trường bắn Kapustin Yar, đóng tại quân khu Bắc Kavkaz đã được thành lập. Theo Chương trình trang bị vũ khí quốc gia giai đoạn 2007-2015, quân đội Nga sẽ mua sắm 60 hệ thống tên lửa đường đạn sản xuất loạt Iskander (tức là 60 xe bệ phóng) để trang bị cho 5 trong số 10 lữ đoàn tên lửa của Nga. Các lữ đoàn trang bị tên lửa Iskander sẽ được triển khai trên khắp lãnh thổ Nga: Lữ 26 ở Luga, gần St. Petersburg thuộc quân khu Leningrad, Lữ 92 ở Kamenka, gần Penza thuộc quân khu Volga-Urals, Lữ 103 ở Ulan-Ude, quân khu Siberia, Lữ 107 ở Semistochny, gần Birobidzhan thuộc quân khu Viễn Đông, và Lữ 114 ở Znamensk, gần Astrakhan, quân khu Bắc Kavkaz. Các lữ đoàn này đang được trang bị các hệ thống tên lửa đường đạn tầm ngắn Tochka và Tochka-U. Các lữ đoàn tên lửa 92 và 107 sẽ là các lữ đầu tiên được tái trang bị bằng Iskander vào năm 2011, những hệ thống tên lửa Iskander đầu tiên được chuyển giao từ năm 2008. Đáng lưu ý là trong số 5 lữ đoàn sẽ nhận Iskander không có Lữ tên lửa 152 ở Kaliningrad, 2 lữ tên lửa của quân khu Moskva (Lữ 50 ở Shuya và Lữ 448 ở Kursk), và 1 lữ khác của quân khu Bắc Kavkaz (Lữ 1 ở Krasnodar). Ngày 9/5/2008, 4 xe bệ phóng mang tên lửa Iskander của Tiểu đoàn Tên lửa huấn luyện 630 thuộc Trung tâm Huấn luyện chiến đấu số 60 của Bộ đội Tên lửa lục quân đã tham gia diễu binh trên Quảng trưởng Đỏ ở Moskva. Tháng 8/2008, Tiểu đoàn 630 đã tham gia cuộc chiến 5 ngày với Gruzia ở Nam Ossetia. Có tin quân đội Nga đã phóng một số tên lửa 9M723 mang đầu đạn chùm (và đầu đạn nổ mạnh đơn khối vào các mục tiêu quân sự ở Gruzia. Theo các báo cáo chưa được xác nhận thì 1 tên lửa Iskander đã tấn công chính xác vào căn cứ của tiểu đoàn xe tăng độc lập Gruzia ở Gori. Quả tên lửa này đã bắn trúng 1 kho vũ khí làm nổ kho này và gây thiệt hại lớn cho tiểu đoàn tăng Gruzia. Phía Nga không thừa nhận có sử dụng tên lửa Iskander chống Gruzia. Tuy nhiên, các báo cáo không chính thức đã xác nhận hiệu quả cao của các tên lửa Iskander và là một trong những vú khí uy lực và chính xác nhất trong kho vũ khí trang bị của Nga. Hệ thống tên lửa Iskander chuyển sang bước ngoặt mới ngày 5/11/2008 khi Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố trong Thông điệp Liên bang rằng, Nga sẽ triển khai tên lửa Iskander ở tỉnh Kaliningrad để đáp lại kế hoạch triển khai các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở Ba Lan và Czech. Về nguyên tắc, thông báo của Medvedev không phải là điều đáng ngạc nhiên với những ai theo dõi những diễn biến trong lĩnh vực quân sự của Nga. Phó Thủ tướng thứ nhất Sergey Ivanov đã nói đến điều đó từ tháng 7/2007, giới quân sự Nga cũng nhiều lần có những tuyên bố tương tự năm 2008. Thậm chí, tờ báo Sao Đỏ (Krasnaya Zvezda) của Bộ Quốc phòng Nga tháng 9/2008 cũng có 1 bài nói về kế hoạch triển khai Iskander. Thực tế đó chỉ là việc thay thế các tên lửa Tochka-U của Lữ đoàn Tên lửa Cận vệ số 152 đóng ở Chernyakhovsk, tỉnh Kaliningrad, một bộ phận của Đặc khu quân sự Kaliningrad dưới quyền chỉ huy của Bộ Tư lệnh Hải quân Nga. Việc tái trang bị Lữ đoàn Tên lửa 152 bằng tên lửa Iskander sẽ cho phép tên lửa 9M723 tầm bắn 500 km với tới toàn bộ lãnh thổ Ba Lan, phần Đông nước Đức và miền Bắc Cộng hoà Czech, tấn công tất cả các bộ phận của hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ dự kiến triển khai ở khu vực này, kể cả trận địa radar ở Cộng hoà Czech. Độ chính xác của tên lửa 9M723 đủ để tiêu diệt cả những mục tiêu cự kỳ kiên cố, kể cả các tên lửa chống tên lửa GBI bố trí trong giếng phóng của Mỹ, bẳng đầu đạn thông thường. Tên lửa hành trình R-500 sẽ cho phép tiêu diệt hiệu quả hơn các mục tiêu ở châu Âu từ Kaliningrad, cũng như các mục tiêu ở xa hơn. Nga cũng không loại trừ khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân cho hệ thống tên lửa Iskander. Tuy nhiên, quyết định tái trang bị Lữ đoàn Tên lửa Cận vệ 152 bằng tên lửa Iskander chỉ là một phần trong việc xem xét lại tổng thể các kế hoạch ban đầu triển khai các tên lửa này. Hai ngày sau diễn văn của ông Medvedev, một quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Nga đã nói với Thông tấn xã RIA Novosti rằng, một kế hoạch mới sẽ bao gồm việc trang bị hệ thống tên lửa Iskander cho toàn bộ 5 lữ đoàn “đối mặt với phương Tây” vào năm 2015. Điều đó sẽ có nghĩa là thay vì trang bị Iskander cho các lữ đoàn tên lửa 92, 103 và 107, loại vũ khí mới này sẽ được triển khai cho các lữ đoàn tên lửa 50 và 448 của quân khu Moskva, Lữ 152 ở Kaliningrad và Lữ 26 ở quân khu Leningrad, Lữ 114 ở Bắc Kavkaz. Căn cứ vào các tuyên bố chính thức sau đó, có lẽ Lữ tên lửa 152 ở Kaliningrad sẽ được trang bị Iskander không trước năm 2011 và sẽ trùng hợp về thời gian với việc triển khai các tên lửa đánh chặn GBI của Mỹ ở Ba Lan. Rõ ràng là quyết định thay đổi kế hoạch triển khai tên lửa Iskander để tập trung cho việc trang bị lại cho các đơn vị tên lửa ở phần châu Âu của Nga trước tiên phản ánh sự suy giảm đáng kể quan hệ giữa Nga và phương Tây trong vài năm gần đây, nhất là sau cuộc chiến 5 ngày với Gruzia. Về quân sự, việc triển khai các hệ thống Iskander ở Kaliningrad và các khu vực ở phần châu Âu của Nga sẽ nâng cao cơ bản khả năng của các đơn vị chiến đấu Nga thực hiện các đòn tấn công chính xác cao chống bất kỳ mục tiêu nào ở Đông, Trung và Nam Âu. Các hệ thống phòng không dù là hiện đại nhất hiện nay và tương lai của phương Tây sẽ rất khó đánh chặn tên lửa đường đạn Iskander. Các xe bệ phóng tên lửa đã cho thấy chúng khó bị phát hiện và tương đối khó tiêu diệt đối với các lực lượng Mỹ trong 2 cuộc chiến chống Iraq năm 1991 và năm 2003. Việc các nước phương Tây phản ứng quyết liệt đối với tuyên bố triển khai hệ thống Iskander ở Kaliningrad không phải là một điều ngạc nhiên vì nó sẽ tăng cường cơ bản tiềm năng quân sự của Nga tại khu vực này. Nhưng châu Âu cũng không được quên rằng, chính kế hoạch của Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa dọc biên giới Nga đã dẫn đến việc Nga đưa ra quyết định này. Kremlin đã nói rõ rằng, Iskander sẽ là một lý lẽ có trọng lượng cho các cuộc thảo luận ở châu Âu về việc họ có sẵn sàng hy sinh các lợi ích an ninh trực tiếp của chính họ để phục vụ tham vọng chính trị-quân sự của Mỹ hay không. Nói cho cùng thì tên lửa Iskander ở Kaliningrad vừa gần hơn nhiều và vừa thực tế hơn nhiều bất kỳ loại tên lửa tưởng tượng nào của Iran. Cơ hội xuất khẩu Hệ thống tên lửa đường đạn cơ động tầm ngắn Iskander-E đã được công khai chào bán xuất khẩu năm 1999 mặc dù việc bán loại vũ khí nhạy cảm như vậy sẽ gặp phải nhiều trở ngại chính trị. Syria và Iran là những nước đầu tiên bày tỏ sự quan tâm đối với Iskander năm 2000 mặc dù Nga từ chối vì sợ làm tổn hại quan hệ với Mỹ và Israel. Vào cuối năm 2004, Nga đã ký hợp đồng bán 18 hệ thống Iskander cho Syria, nhưng Tổng thống Putin đã huỷ bỏ hợp đồng vào phút cuối. Tuy nhiên, những vụ mua bán tương lai sẽ không thể loại trừ và Nga rõ ràng đang tận dụng khả năng bán Iskander cho Iran làm con bài mặc cả với Mỹ và Iran. Iskander-E đã trở thành lá bài nặng ký trong tay nước Nga trong ván bài phức tạp ở Trung Đông. Các cuộc đàm phán với Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) cũng đã được tiến hành, hãng Rosoborneksport còn nêu tên Algeria, Kuwait, Yemen, Việt Nam, Singapore và Hàn Quốc như các khách hàng tiềm năng của Iskander. Năm 2006, các đại diện của KBM đã thông báo rằng, một hợp đồng bán Iskander-E đã được ký kết nhưng không nêu rõ tên khách hàng mua. Thông tin này đến nay vẫn chưa được tiết lộ. Viện Novator cũng đã chào bán hệ thống tên lửa Club-M trang bị tên lửa hành trình 3M14E và tên lửa chống hạm 3M54E/E1 (SS-N-27). Club-M thực tế là biến thể xuất khẩu của hệ thống Iskander-K. UAE đã bày tỏ sự quan tâm đến hệ thống này. Tuy nhiên, nhiều khả năng Belarus sẽ là nước đầu tiên mua Iskander-E. Tháng 11/2007, Tướng Mikhail Puzikov đã thông báo quyết định của chính phủ Belarus mua hệ thống tên lửa Iskander-E để tái trang bị cho Lữ đoàn Tên lửa 465 của Belarus vào năm 2015-2020. Puzikov nói rằng, kinh phí mua tên lửa đã được cấp và Belarus sẽ mua Ikander với giá nội bộ của Nga căn cứ các điều khoản của Hiệp định Tashkent của Tổ chức An ninh Tập thể ODKB. Những hệ thống Iskander-E đầu tiên sẽ được chuyển giao năm 2010. Iskander-E và Club-M là những loại vũ khí tối tân và hiếm có trên thị trường vũ khí toàn cầu vì những tính năng kỹ thuật và khả năng tác chiến của chúng. Iskander-E, loại vũ khí xuất khẩu tiên tiến nhất của công nghiệp quốc phòng Nga, một khi được bán cho bất kỳ nước nào cũng chắc chắn sẽ tác động đến tương quan lực lượng ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Nguồn: Iskander the Great / Mikhail Barabanov // MDB (Centre for Analysis of Strategies and Technologies - CAST)-N.4/2008. |
Nhãn:
SS-26 Stone,
tên lửa,
Tên lửa Iskander,
Tên lửa Nga
>> Sự dịch chuyển quân sự ở Guam
Đầu thế kỷ 21, cùng với các mối lo ngại gia tăng tại khu vực Đông Á và Trung Đông, Mỹ tiếp tục đầu tư và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng cũng như triển khai quân tới Guam.
Triển khai lực lượng
Quá trình triển khai lực lượng tích cực của Mỹ bắt đầu tăng mạnh từ năm 2000. Mỹ đã thành lập một Lực lượng Không quân Viễn chinh ở Guam cũng như gửi tới đây nhiều máy bay ném bom tàng hình B-2 để mở rộng lựa chọn trong việc chế ngự Triều Tiên. PACOM cũng được chấp thuận để triển khai tên lửa phòng không phóng từ tàu tới Guam lần đầu tiên vào tháng 8/2000. Tàu ngầm và tàu sân bay: Đến đầu năm 2001, Hải quân Mỹ công bố kế hoạch cử 3 tàu ngầm tấn công hạt nhân tới Guam để giảm thiểu thời gian di chuyển từ căn cứ lớn tới Hawaii như trước đây. Lần lượt từ năm 2002 đến 2007, 3 tàu ngầm USS Buffalo, Houston và City of Corpus Christi được điều đến Guam, bảo đảm kế hoạch của Hải quân trong việc duy trì 60% tàu ngầm hạt nhân ở Thái Bình Dương. Đánh giá Quốc Phòng 4 năm một lần (QDR) 2006 kêu gọi tăng cường hiện diện của Mỹ nhiều hơn ở Thái Bình Dương với việc duy trì ít nhất 6 tàu sân bay và 60% số tàu ngầm. Năm 2008, Hải quân xây dựng kế hoạch hiện đại hóa Cảng Apra để hỗ trợ cho tàu sân bay có thể cập cảng trong 3 tuần. Giữa năm 2010, 3 tàu ngầm lớp Ohio trang bị tên lửa dẫn đường (SSGN) là USS Michigan, Ohio và Florida đã hiện diện ở Guam. QDR 2010 tiếp tục kêu gọi duy trì một lực lượng tàu sân bay từ 10-11 chiếc. Mỹ sẽ tăng cường sự hiện diện của tàu sân bay ở Guam cùng với việc hiện đại hóa cảng Apra để đón tàu. Trong ảnh là tàu sân bay USS Ronald Reagan tới thăm đảo. Máy bay: Năm 2002, Bộ chỉ huy Lực lượng Không quân Thái Bình Dương của Mỹ công bố yêu cầu bổ sung máy bay chiến đấu cho căn cứ Guam như chiến đấu cơ F-22, máy bay vận tải C-17, máy bay ném bom và UAV Global Hawk. Tháng 3/2003, Mỹ triển khai máy bay ném bom B-1 và B-52 từ căn cứ không quân ở Texas và Louisiana tới đây để chuẩn bị cho cuộc chiến ở Iraq. Tháng 2/2004, những chiếc B-52 đầu tiên triển khai từ Căn cứ Minot ở Bắc Dakota tới căn cứ Andersen, mang theo 20 tên lửa phòng không thông thường phóng từ tàu AGM-86C/D trên mỗi chiếc cùng nhiều loại vũ khí tầm xa khác. Sự hiện diện của pháo đài bay B-52 tại Guam đã bắt đầu từ các cuộc ném bom Việt Nam. Pháo đài bay B-52 và chiến đấu cơ F-16 Falcon Máy bay B-2 cũng được triển khai tới Guam. Tháng 4/2005, máy bay ném bom B-2 được điều đến Andersen cùng chiến đấu cơ F-15 triển khai từ Idaho. Tháng 5/2007, Không quân tuyên bố việc triển khai tạm thời 18 chiến đấu cơ F-16 trong vòng 4 tháng ở Guam. Mùa hè năm 2008, F-22 lại được điều tới Guam từ căn cứ ở Alaska. Tính đến tháng 9/2010, căn cứ Andersen tiếp nhận thêm 3 chiếc Global Hawk RQ-4 để phục vụ cho Lực lượng Tác chiến Gián điệp, Giám sát (ISR). Tháng 11/2010, Mỹ đã triển khai từ căn cứ không quân Minot, hơn 200 quân nhân gồm phi công và nhân viên bảo dưỡng cho 2 chiếc máy bay ném bom chiến lược B-52 tới căn cứ Andersen. (>> chi tiết) Đây là hoạt động luân phiên lần đầu tiên của phi đội B-52 tại Guam kể từ chiến tranh Việt Nam, khi phi đội ném bom số 69 thay thế đội số 23 hiện tại. Động thái duy trì sự hiện diện của máy bay ném bom nằm trong chính sách của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ trước các động thái gây hấn của chính quyền Bình Nhưỡng. Chuyển quân từ Nhật Bản Tháng 5/2006, Mỹ và Nhật đã ký kết Lộ trình chi tiết nhằm mở rộng hợp tác quân sự nhằm giải quyết vấn đề thay đổi lực lượng Mỹ tại Nhật Bản. Theo đó, trụ sở chính của Lực lượng Viễn chinh Thủy quân Lục chiến III và 8.000 lính sẽ chuyển từ Okinawa tới Guam, hoàn tất vào năm 2014. Chi phí cho việc tái bố trí là 10, 27 tỷ USD với phần đóng góp của Nhật Bản lên tới 6,09 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ tài chính cho xây dựng cơ sở và hạ tầng ở Guam. Tuy nhiên, đến 1/2009, Đô đốc Timothy Keating, lãnh đạo PACOM tuyên bố việc chuyển 8.000 lính Thủy quân Lục chiến bị trì hoãn và tốn kém hơn, nhưng hy vọng sẽ vẫn hoàn thành theo tiến độ. Ngày 8/2 vừa qua, Mỹ và Nhật cũng thảo luận việc di dời 4.700 Thủy quân Lục chiến Mỹ từ căn cứ Futenma ở Okinawa đến đảo Guam. Hiện đại hóa Trong tình thế dịch chuyển trọng tâm quân sự sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ buộc phải tăng cường lực lượng tiền phương tới khu vực và củng cố các liên minh quân sự thông qua các hoạt động hợp tác, tập trận. Dĩ nhiên, Guam trở thành ưu tiên hàng đầu trong danh mục đầu tư này. Tháng 7/2010, Mỹ đầu tư một khoản tài chính trên 11 tỷ USD và tiến hành xây dựng lại căn cứ quân sự trên đảo Guam, dự kiến sẽ trở thành một "siêu căn cứ quân sự" vào năm 2014. Đây sẽ trở thành trung tâm sức mạnh quân sự của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Căn cứ Andersen và cảng Apra là trọng tâm của kế hoạch hiện đại hóa. Ảnh chụp Căn cứ Không quân Andersen từ trên cao. Với vị trí chiến lược đặc biệt, khu căn cứ sẽ đóng vai trò là trung tâm điều động lực lượng linh hoạt trên toàn cầu của Mỹ, đảm bảo luôn sẵn sàng triển khai lực lượng tới bất kỳ nơi nào trong khu vực chỉ trong vài giờ với sự cơ động, tác chiến nhanh nhạy. Đặc biệt, Mỹ hoàn toàn có thể phong tỏa, kiểm soát và kiềm chế toàn khu vực bằng các lực lượng có sẵn tại Guam. Kế hoạch xây dựng khu căn cứ mới sẽ nằm trên diện tích khổng lồ: 16.000 ha, chiếm 30 % diện tích mặt bằng đảo Guam. Theo đó, các hạng mục chính của khu căn cứ sẽ gồm việc xây mới và sửa chữa cầu cảng đáp ứng sự ra vào của tàu sân bay, tổ hợp cảng chiến lược cho hoạt động Hải quân gồm cảng neo đậu tàu chiến lớn cho đến tàu tiến công hạng nhẹ, tàu vận tải, tàu đổ bộ cùng các khu huấn luyện trên bờ cho Hải quân, Không quân và Thủy quân Lục chiến; khu phức hợp trung tâm cung cấp cơ sở cho việc giám sát, tình báo, chỉ huy; các công trình phòng ngự chiến lược với hệ thống tên lửa đạn đạo, tên lửa chiến lược. Những mối đe dọa Trở thành vị trí chiến lược quan trọng của Mỹ tại Thái Bình Dương, Guam lại phải đối mặt với mặt trái của lợi thế đó: việc tăng cường quân sự tại đây lại đẩy cao nguy cơ trở thành mục tiêu chiến lược của khủng bố hay các lực lượng thù địch trong một vụ xung đột. Trung Quốc và Triều Tiên đều có thể tiến hành những cuộc tấn công tên lửa, điều này làm dấy lên yêu cầu về khả năng phòng thủ tên lửa của Guam. Thượng nghĩ sĩ James Webb từng nhấn mạnh: “Chừng nào Mỹ duy trì và tăng cường sự hiện diện và khả năng quân sự ở Guam, chính nó lại rơi vào sự nguy hiểm hơn bao giờ hết so với bất kỳ vùng nào khác của Mỹ. Ví dụ điển hình, các chuyên gia tin rằng Trung Quốc đã triển khai được tên lửa đường đạn có thể phóng tới Guam, nơi là Trung Quốc coi là “Chuỗi đảo thứ 2” trong yêu cầu cần phải phá bỏ nhằm tiêu diệt khả năng của Mỹ. Theo các tài liệu công bố, tên lửa đường đạn tầm trung DF-3A và tên lửa hành trình phóng từ mặt đất tầm mở rộng DH-10, tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) DF-21D có thể tấn công Guam hay các đối tượng như tàu sân bay của Mỹ. Tầm hoạt động của DH-21D ban đầu có thể là 1.500-2.000 km, trong khi biến thể cải tiến có thể mở rộng tới 3.000 km và vươn tới Guam. Triều Tiên cũng là mối lo ngại với Mỹ. Theo Sách trắng Quốc phòng của Hàn Quốc công bố năm 2008, báo cáo nêu rằng Triều Tiên đã triển khai tên lửa đường đạn Taepodong-X với tầm hoạt động có thể vươn tới Guam. |
Nhãn:
"Siêu căn cứ" Guam,
Hải quân Mỹ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
Chuyên mục Quân Sự
Hải quân Trung Quốc
(263)
Hải quân Mỹ
(174)
Hải quân Việt Nam
(171)
Hải quân Nga
(113)
Không quân Mỹ
(94)
Phân tích quân sự
(91)
Không quân Nga
(83)
Hải quân Ấn Độ
(54)
Không quân Trung Quốc
(53)
Xung đột biển Đông
(50)
Không quân Việt Nam
(44)
tàu ngầm
(42)
Hải quân Nhật
(33)
Không quân Ấn Độ
(16)
Tàu ngầm hạt nhân
(15)
Hải quân Singapore
(12)
Xung đột Iran - Israel
(12)
Không quân Đài Loan
(9)
Siêu tên lửa
(8)
Quy tắc ứng xử ở Biển Đông
(7)
Tranh chấp biển Đông
(7)
Xung đột Trung - Mỹ
(4)
Xung đột Việt-Trung
(2)