Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

>> TSB Trung Quốc dưới góc nhìn người Nhật



Đất Việt xin giới thiệu tới độc giả ý kiến của Phó Đô đốc Hải quân Nhật Bản Fumio Ota về mục đích của Hải quân Trung Quốc trong tương lai.



http://nghiadx.blogspot.com

Thi Lang tiến ra khơi trong sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia láng giềng với Trung Quốc.


Phó Đô đốc Fumio Ota từng là Giám đốc Trung tâm tình báo quốc phòng của Bộ quốc phòng Nhật Bản

Dưới đây là ý kiến của ông Fumio Ota được Wall Street Journal đăng tải:

Hải quân Trung Quốc: Loại 1 sang loại 2

Quá trình thử nghiệm tàu sân bay Thi Lang của Trung Quốc là một sự kiện được Mỹ, Nhật Bản cùng nhiều nước Đông Nam Á chú ý trong thời gian gần đây. Với Thi Lang, Hải quân Trung Quốc đã đạt được bước biến mới trong việc sở hữu những khả năng mà họ chưa từng có trong quá khứ.

Quá trình thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc vào ngày 10/8 đánh dấu một bước chuyển lớn trong học thuyết hải quân của quốc gia đông dân nhất thế giới.

Cách đơn giản nhất phân loại học thuyết hải quân của các quốc gia trên thế giới chia làm 2 loại: Loại 1 - “từ chối đại dương” và loại 2 - “thống trị đại dương”.

Từ trước tới nay, Trung Quốc thuộc vào loại 1, do vậy mục đích của hải quân chỉ là chặn đứng mọi khả năng mà đối phương có thể tận dụng để lấn át họ trên vùng thềm lục địa. Vì vậy, họ chủ yếu sử dụng thủy lôi và tàu ngầm.

Mỹ, Nhật Bản và Anh thuộc vào loại 2, hải quân của họ được thành lập với mục đích thống trị vùng biển mà họ muốn kiểm soát. Nhưng với những động thái mới nhất này, Trung Quốc đang thể hiện rõ quyết tâm muốn gia nhập câu lạc bộ các lực lượng hải quân hùng mạnh nhất.

Tàu ngầm Mỹ dễ dàng xử lý tàu sân bay Trung Quốc

Hàng không mẫu hạm cung cấp cho Trung Quốc nhiều khả năng và công cụ linh hoạt. Từ trước tới nay, tầm kiểm soát trên không của Trung Quốc luôn là một điểm yếu cố hữu vì họ chỉ sử dụng các sân bay trên bộ.

Sự có mặt của “sân bay di động trên biển”, Hải quân Trung Quốc sẽ tạo một thách thức đáng kể đối với Nhật Bản. Hiện nay, máy bay chiến đấu của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản tự do quần thảo trên các giàn khoan dầu của Trung Quốc tại biển Hoa Đông. Nhưng điều đó sẽ chấm dứt khi tàu sân bay Trung Quốc được triển khai.

Các bạn của tôi làm việc trong Hải quân Mỹ không hề lo lắng trước sự kiện này. Theo họ, Trung Quốc đang phí tiền đầu tư vì khi chiến tranh nổ ra, tàu ngầm hạt nhân của Mỹ sẽ dễ dàng “xử lý” các tàu sân bay của Trung Quốc.

Nhưng sự tự tin này không thể làm yên tâm người Nhật. Do Nhật Bản không sở hữu các tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay Trung Quốc sẽ là một hiểm họa lớn khó tiêu diệt. Đây cũng là nỗi lo chung cho các quốc gia láng giềng với Trung Quốc.

Nếu xét trên phương diện chiến thuật, tàu sân bay mới là một lợi thế khắc phục nhược điểm cố hữu của Hải quân Trung Quốc: sự yếu kém trong phòng chống các máy bay tấn công của đối phương. Sự xuất hiện của Thi Lang, máy bay của hải quân Trung Quốc có thể tham chiến trên bầu trời mọi lúc mọi nơi.

Nói chung, dù vẫn còn hạn chế nhưng các tàu sân bay mang lại cho Trung Quốc một lợi thế lớn về mặt chiến thuật quân sự. Do vậy mà quốc gia này không hề dấu diếm dự định thành lập ít nhất 3 nhóm tác chiến tàu sân bay trước năm 2050.

Thay đổi học thuyết hải quân

Chiến lược quân sự của Trung Quốc đã thay đổi từ phòng thủ bờ biển sang phòng thủ thềm lục địa trong những năm 1980. Và lần này, với sự xuất hiện của tàu sân bay, Hải quân Trung Quốc đang hiện thực hóa ước vọng vươn ra vùng biển sâu.

Trong báo cáo “Quốc phòng Trung Quốc” được phát hành vào tháng 3/2011, câu đầu tiên là sự đề cập tới việc Trung Quốc đang hoàn thiện chiến lược “phòng thủ chủ động”. Điều này được dẫn chứng bởi một thay đổi nhỏ nhưng mang ý nghĩa to lớn của hải quân Trung Quốc: cụm từ “chính sách phòng thủ thuần túy” trong văn kiện tương tự vào năm 2008 nay đã được lược bớt từ “thuần túy”.

Những thay đổi mang tính chiến lược này khiến cho Nhật Bản lo ngại. Trung Quốc đã áp đặt quyền sở hữu lên quần đảo Senkaku mà Nhật Bản kiểm soát (Quần đảo Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc) trong văn kiện Luật ranh giới trên biển.

Mốc đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc để ý tới cụm đảo nhỏ ở trên biển Hoa Đông này bắt đầu từ năm 1970, ngay sau khi Liên Hợp Quốc công bố khả năng tồn tại tài nguyên dầu mỏ ở khu vực này.

Kể từ đó, các vụ tàu chiến của Trung Quốc quấy rối lực lượng canh phòng bờ biển Nhật Bản tại khu vực đảo Senkaku luôn là điểm nóng trong quan hệ giữa hai quốc gia này.

Vùng biển Đông cũng là trường hợp tương tự. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền tại vùng biển này tại văn kiện Luật ranh giới trên biển vào năm 1992. Và tàu sân bay Thi Lang cũng sẽ hoạt động chủ yếu trên vùng biển này trong tương lai.

Trung Quốc luôn tỏ ra rất áp đặt trong những vấn đề liên quan tới biển Đông. Vào năm nay, Việt Nam đã tố cáo Trung Quốc cắt cáp của tàu thăm dò và Philippines cũng phải lên tiếng vì Hải quân Trung Quốc liên tục quấy rối các tàu thăm dò của họ.

Hiện nay, sự căng thẳng đã lắng dịu sau khi Trung Quốc giữ cam kết của Đối thoại Shangri-La về vấn đề biển Đông.

Trung Quốc đang đánh mất mất niềm tin

Vấn đề lớn nhất là cách diễn giải các cam kết này “theo cách rất Trung Quốc”: Họ tự cho phép mình quyền được tổ chức thăm dò biển trong vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác, bao gồm cả Nhật Bản nhưng những quốc gia láng riềng thì không được phép làm điều ngược lại.

Điều này tạo ra một viễn cảnh không mấy khả quan cho các quốc gia nằm cạnh Trung Quốc: tiếng tăm của Trung Quốc được tạo dựng bằng sức mạnh. Và các hành động của Trung Quốc đang hiện khiến quốc gia khác mất niềm tin.

Nhật Bản, Mỹ cùng các quốc gia Phương tây cần phải tăng cường khả năng quân sự để kiềm chế tham vọng của Trung Quốc. Đây cũng là điểm chủ đạo trong khái niệm Chiến tranh trên không và trên biển do Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân quĩ Nhật phát hành vào năm 2010. Và việc Trung Quốc thử nghiệm tàu sân bay đầu tiên là một dấu hiệu nữa buộc Nhật Bản và Mỹ phải tăng cường quân sự ngay lập tức.

Thứ Hai, 15 tháng 8, 2011

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 4)



Nhìn tổng thế ở Đông Á, thập kỷ vừa qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của binh chủng tàu ngầm tiếp sau binh chủng tàu mặt nước.

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)
>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 2)

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 3)



http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm "khủng" Dmitry Donskoy của Hải quân Nga.


Thực tế này đã tạo ra nhưng thay đổi về tương quan lực lượng trong khu vực và trên thế giới.

Kỳ 4: Thay đổi về tương quan lực lượng

Nền tảng của sức mạnh biển

Trong 5 binh chủng của một quân chủng hải quân hiện đại: tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, hải quân đánh bộ, pháo tên lửa bờ biển thì tàu ngầm cùng tàu mặt nước hợp thành lực lượng tác chiến cơ bản của hải quân. Tàu ngầm được phân thành 2 lớp chính là lớp chiến lược có tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường, chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN).

Lớp chiến thuật có 2 loại: tàu ngầm động lực hạt nhân (SSN - Tàu ngầm hạt nhân, SSGN – Tàu ngầm hạt nhân có tên lửa hành trình) và tàu ngầm diesel (SSK). Đối với Nga, Mỹ, Pháp, Anh, SSBN là thành phần không thể thiếu trong “bộ ba vũ khí chiến lược”, cùng với tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân đặt trên mặt đất (trên xe, hầm), máy bay ném bom hạt nhân chiến lược.

Trong đó, Nga kế thừa tư duy quân sự Liên Xô, lấy việc xây dựng lực lượng tàu ngầm tiến công làm chiến lược. Hiện Nga sở hữu 67 tàu ngầm gồm 15 SSBN và 52 tàu ngầm chiến thuật (24 SSN, 28 SSK). Tên lửa chiến lược trên SSBN có 253 quả, gồm 96 SS-N-18, 60 SS-N-20, 96 SS-N-23 và 1 SS-N-30. Mỗi tên lửa này mang nhiều đầu đạn. Tàu ngầm Dmitry Donskoy của Nga có lượng giãn nước 50.000 tấn mang 20 tên lửa Akula – Cá mập, mỗi tên lửa mang 10 đầu đạn hạt nhân. Khi đồng thời phóng đánh vào 200 mục tiêu lớn trên diện tích 7.000km2. Ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, Hạm đội Thái Bình Dương của Nga có 24 tàu ngầm thì 4 chiếc là loại SBBN.


Với chủ trương phát triển cụm chiến đấu tàu sân bay làm nòng cốt cho sức mạnh hải quân, Mỹ có tới 12 tàu sân bay nhưng không vì thế nước này quên phát triển tàu ngầm. Hiện Mỹ có 71 tàu ngầm, trong đó có 14 chiếc loại SSBN và 57 tàu ngầm chiến thuật (4 chiếc SSGN, 53 chiếc SSN). Dù tàu ngầm có lượng giãn nước lớn nhất của Mỹ là Ohio 18.700 tấn nhưng tổng số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm SSBN của Mỹ gấp đôi Nga (432 tên lửa), gồm 240 UGM-133A Trident-5, 192 UGM-93A Trident C-4 với 3.616 đầu đạn hạt nhân.

Ngoài Nga, Mỹ các cường quốc quân sự khác như Đức, Pháp, Anh đều xây dựng và phát triển tàu ngầm hiện đại, hùng mạnh. Vai trò của tàu ngầm đối với sức mạnh trên biển của các quốc gia này nếu không phải là “xương sống” cũng làm “nền tảng”, vừa là đội tiên phong, vừa là lực lượng phòng thủ, đảm bảo cho các lực lượng hải quân khác (cụm chiến đấu tàu sân bay) an tâm tung hoành.

Cuộc đua trên đường đua dưới mặt biển khiến các đại gia này tiêu tốn nhiều tiến của nhưng cũng thu được nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu về tàu ngầm. Cũng nhờ vậy mà họ đang làm giàu bằng việc xuất khẩu và chuyển giao công nghệ tàu ngầm cho các nước khác, bởi vai trò của phương tiện này trong tổng thể sức mạnh biển không hề khác nhau với các quốc gia hàng hải dù lớn hay nhỏ.


http://nghiadx.blogspot.com

Minh họa hoạt động phóng tên lửa chiến lược từ tàu ngầm USS Ohio.



Nhận được sự “dìu dắt” của các nước lớn qua nhiều giai đoạn và hình thức hợp tác, khu vực Đông Bắc Á và rộng hơn với Australia, Ấn Độ, đang phát triển và sẽ tăng số lượng lẫn chất lượng tàu ngầm thời gian tới theo cả 2 xu hướng thông thường và hạt nhân.

Trừ Nhật bị ràng buộc bởi hiến pháp hòa bình (không được phát triển vũ khí hạt nhân), sẽ hiện đại hóa SSK hiện có cùng như các căn cứ tàu ngầm Kure và Yokosuka trên đảo Honsu. Các nước khác đều bắt tay xây dựng và hoàn thiện lực lượng tàu ngầm hạt nhân (gồm SSN và SBBN).

Trung Quốc, bên cạnh việc phát triển tàu SSK loại Tống, Nguyên, Kilo để loại bỏ các tàu lớp Romeo, Minh sẽ phát triển SSN lớp Hán, Thương và thử nghiệm loại SSBN Hạ, Tấn, Đường... Lực lượng SSK và SSN của Trung Quốc ngoài tác chiến độc lập sẽ hiệp đồng trong cụm chiến đấu tàu sân bay đang hình thành.

Trung Quốc cũng sẽ nâng cấp hệ thống vũ khí trên tàu ngầm, đặc biệt là tên lửa và tên lửa mang đầu đạn hạt nhân nhằm đánh nhiều mục tiêu. Hàn Quốc chậm hơn một chút, mới có hơn một chục chiếc SSK, đang hoàn thiện kế hoạch đóng SSN trong tương lai.

Australia vốn có 6 chiếc SSK sẽ chi 35 tỷ USD đóng 12 tàu ngầm mới. Nhiều khả năng, loại đóng mới này là SSGN. Dự kiến, đến năm 2020, chiếc đầu tiên loại trang bị tên lửa Tomahawk làm cả nhiệm vụ tự phòng lẫn răn đe trên biển lớn. Ấn Độ ngoài việc hạ thủy thêm 1 tàu sân bay (hiện có 1) sẽ phát triển mạnh mẽ tên lửa trên tàu ngầm để có SSGN. Điểm đáng chú ý, Australia có căn cứ Strirling tiếp giáp Biển Đông và Ấn Độ có căn cứ Colkata đều là những “cánh cửa” hướng tới Đông Nam Á.

Ngoại trừ Lào và chưa tính Đông Timor, 9 quốc gia còn lại ở Đông Nam Á đều có biển nên yêu cầu phát triển hải quân là tất yếu, trong đó có tàu ngầm. Tàu ngầm hiện có hoặc sắp có trong khu vực thuộc loại cỡ vừa, lượng giãn nước trên 1.000 tấn đến 2.000 tấn, lớn nhất là Kilo 4.000 tấn. Các tàu này được trang bị tương đối hiện đại đến hiện đại, ngoài ngư lôi, thủy lôi, có tên lửa tầm bắn 50km như SM-39 Exocet (ở tàu ngầm Scorpene) hay Club-S tầm bắn 220km (trang bị cho tàu ngầm Kilo).

Tuy nhiên, vấn đề lớn mà các quốc gia này phải đối mặt không phải ở các thông số kỹ thuật hay mức độ hiện đại mà là làm thế nào sớm làm chủ công nghệ, bắt phương tiện phục vụ cho chiến thuật của mình. Điều này không phải cứ có tiền là mua được.

Như vậy, tổng thể ở Đông Á, thập kỷ này có sự phát triển mạnh mẽ binh chủng tàu ngầm tiếp sau sự phát triển của binh chủng tàu mặt nước, hải quân các nước có lực lượng đa dạng hơn. Có thể coi đây là giai đoạn thứ 2 về sự phát triển tàu ngầm của toàn khu vực. Giai đoạn này làm cho hoạt động ngầm dưới nước ở biển Đông Bắc Á vốn đã sôi động nhất thế giới nay có sự “tấp nập” ở vùng biển Đông Nam Á. Tag: Hải quân các nước trên thế giới

Thống kê tàu ngầm một số nước trên thế giới

Anh có 12 tàu ngầm: 4 SSBN, 6 SSN;
Pháp có 11 tàu ngầm: 5 SSBN, 6 SSN. Trong đó 5 SSBN mang 64 tên lửa SLBM với 384 đầu đạn hạt nhân;
Đức có 12 SSK: 8 Type 206A, 4 Type 212A;
Ấn Độ có 16 SSK (2 Vela, 4 Shishumar, 10 Shindhugos dạng Kilo) đang thử nghiệm tên lửa tầm 300km bắn từ tàu ngầm;
Iran có 10 SSK: 3 loại 877EKM Kilo, 4SSC Ghadir và 3 SDV Al Sabehat (tàu ngầm mini);
Israel có 3 SSK loại Dolphin;

>> Tìm hiểu lực lượng tình báo Israel



Tình báo Israel là lực lượng có tuổi đời non trẻ so với các bậc đàn anh ở Anh, Liên Xô, Pháp... nhưng tiến bộ rất nhanh và được coi là ngành tình báo thuộc loại hiệu quả nhất thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Ngành tình Israel báo thuộc loại hiệu quả nhất thế giới


Chính nhờ hoạt động có tính nhà nghề cao của tình báo mà quân đội Israel luôn có khả năng sẵn sàng chiến đấu cao và là một trong những yếu tố then chốt giúp Israel luôn giành được thắng lợi trong các cuộc chiến tranh với các nước Arập kể từ năm 1948 khi nhà nước Do Thái ra đời.

Hiện nay, đối tượng chủ yếu của tình báo Israel là chủ nghĩa khủng bố. Dưới đây xin khái quát vài nét về cộng đồng tình báo Israel.

VARASH - Đây là chữ viết tắt của cụm từ “Vaadat rashet ha-Sherutim” trong tiếng Do Thái nghĩa là “Uỷ ban các chỉ huy tình báo”. VARASH về bản chất là cơ quan điều phối duy nhất của các cơ quan tình báo Israel, còn những người đứng đầu các cơ quan này là thành viên thường trực của Uỷ ban.
Nhiệm vụ chủ yếu của Uỷ ban kể từ khi được thành lập vào năm 1949 là bảo đảm hiệu quả cho các chiến dịch của các cơ quan tình báo, khống chế, khoanh vùng sai sót, đổ vỡ và loại trừ, khắc phục những hậu quả tiêu cực khi xảy ra những sai sót, đổ vỡ. Nghị trình và thời gian các phiên họp của VARASH cho đến nay vẫn được giữ tuyệt đối bí mật. Theo truyền thống, Giám đốc Mossad đồng thời là Chủ tịch Uỷ ban.

1. MOSSAD - “Ha-Mossad le teum” - Viện Điều phối Trung ương

Đây là tên chính thức của cơ quan tình báo quan trọng nhất, nổi tiếng nhất của nhà nước Do Thái, đồng thời cũng là cơ quan “trẻ tuổi” nhất so với các cơ quan còn lại vì nó được thành lập vào tháng 4/1951. Bởi vậy, mỗi khi nói về các “hiệp sĩ áo choàng và dao găm” của Israel thì trước tiên người ta nghĩ ngay đến các chiến dịch của Mossad mà gần như không bao giờ nhắc đến các cơ quan tình báo khác của nhà nước Do Thái mặc dù xét về số lượng cơ quan tình báo, Israel chỉ đứng thứ hai thế giới sau nước Mỹ.

Tên đầy đủ của nó là Mossad Merkazi Le-modiin U-letafkidim Meyuhadim, tiếng Do Thái nghĩa là: “Viện Tình báo và An ninh Trung ương”.

Mossad là một trong 5 cơ quan tình báo chủ chốt của Israel, đảm trách tình báo đối ngoại và các chiến dịch chính trị, bán quân sự ngầm ở nước ngoài, bao gồm cả ám sát những người Palestine bị cho là khủng bố và các đối tượng khác.

Chỉ huy Mossad báo cáo trực tiếp cho Thủ tướng Israel. Giám đốc đầu tiên của Mossad là cán bộ tình báo chuyên nghiệp Reuven Shiloy. Chính ông là tác giả của chiến lược hành động của Mossad, theo đó, do quân số cán bộ tình báo biên chế ít nên Mossad chủ yếu dựa vào việc sử dụng cộng đồng người Do Thái ở nước ngoài. Mạng lưới của những người gọi là Sayanim (trợ thủ) được hình thành từ những người chủng tộc Do Thái, một mặt họ trung thành vô điều kiện với nước trú ngụ, đồng thời cũng có sự hậu thuẫn, giúp đỡ nhất định cho lực lượng điệp viên bất hợp pháp của Mossad.

Liên quan đến các cán bộ tình báo trong biên chế thì người ta tập trung tuyển chọn họ trước hết trong số những người Israel đã hết hạn phục vụ trong quân đội, ưu tiên người có trình độ đại học. Nhưng việc tuyển chọn không chỉ dựa vào điều này, người ta còn nghiên cứu lai lịch xuất thân, các phẩm chất cá nhân, cá tính của các ứng viên. Sau đó, họ trải qua một giai đoạn thử thách. Những người vượt qua giai đoạn này được nhận vào Học viện Midhrash của Mossad. Các học viên ngay từ đầu được đặt bí danh và có câu chuyện nguỵ trang riêng mà họ phải tuân thủ trong quá trình học tập.

Chương trình của Midhrash có mục đích đào tạo lực lượng điệp viên nhà nghề trình độ cao có khả năng hoạt động hiệu quả ở bất kỳ khu vực nào trên thế giới, trong những tình huống gay go, ác liệt nhất để tiến hành những chiến dịch đôi khi tưởng chừng như không tưởng.

Một trong những chiến dịch đó là việc chuyển 21 tấn nước nặng từ Nauy thực hiện theo chỉ thị của vị giám đốc thứ hai, nhưng có lẽ là lỗi lạc nhất của Mossad là Isser Harel. Ông được bổ nhiệm giữ chức vụ này vào năm 1952 và trong 11 năm dưới quyền lãnh đạo của ông, Mossad đã thực hiện được không ít những điệp vụ chấn động.

Mossad duy trì một số lượng lớn điệp viên mật ở các nước Arập và các nước khác, các nhân viên hoạt động của Mossad đã tiến hành các chiến dịch ngầm chống các kẻ thù của Israel và các cựu tội phạm chiến tranh quốc xã sống ở nước ngoài.

Điệp vụ nổi tiếng nhất và do Isser Harel đích thân chỉ huy là vụ bắt cóc tên tội phạm chiến tranh Đức quốc xã Adolf Eichmann tại Argentina năm 1960 và đưa ra toà xét xử ở Israel về tội ác chiến tranh. Isser Harel cũng đã tiến hành chiến dịch “đánh vào” Ai Cập và Syria 3 tình báo viên: Ben Jair, Leon Tomas và Elia Cohen. Những người này đã thu thập được các kế hoạch tác chiến của người Arập, các sơ đồ và ảnh chụp nhiều mục tiêu chiến lược. Và tuy Elia Cohen và Leon Tomas cuối cùng cũng bị lộ và bị tử hình nhưng hoạt động của họ đã thể hiện tích cực ở kết quả tác chiến của quân đội Israel trong cuộc chiến 6 ngày năm vào tháng 6/1967.

Người kế nhiệm Isser Harel vào năm 1963 là Thiếu tướng Meyr Amit, người đã tiến hành hàng loại cải cách cơ bản trong cơ cấu và chiến lược hoạt động của Mossad. Chính dưới thời ông, Học viện Midhrash và phòng máy tính được thành lập, biên chế của tổ chức lên tới 1.000 nhân viên và hoạt động của họ đã bảo đảm cho thắng lợi của các lực lượng vũ trang Israel. Ví dụ, họ đã tổ chức cướp những chiếc máy bay tiên tiến nhất của Liên Xô có trong trang bị của không quân các nước Arập.

Năm 1964, điệp viên của Mossad đã tuyển mộ được viên đại uý không quân Ai Cập Abbas Khilmy để anh ta lái chiếc Yak-T bay sang Israel. Mùa hè năm 1966, viên sĩ quan Iraq Mounir Redfa đã cho chiếc MiG-21 của mình hạ cánh xuống một sân bay trong sa mạc Negev, Israel. Viên thiếu tá Ai Cập Bassam Alel lái chiếc MiG-23 cũng đã làm như thế.

Trọng trách triển khai cuộc đấu tranh chống khủng bố Palestine, mà trước hết là với tổ chức “Tháng chín đen”, các phần tử vũ trang của tổ chức này đã giết hại các vận động viên Israel trong thời gian Thế vận hội Olympic 1972 ở Munich, Đức, được giao cho vị giám đốc thứ tư của Mossad - Thiếu tướng Zvi Zamir. Nhóm sát thủ Mitzwa Elohim (Cơn lôi đình của thần thánh) được thành lập theo lệnh của Thủ tướng Golda Meyer đã truy lùng và ám sát 11 tên tổ chức cuộc tàn sát ở Munich năm 1972, kể cả thủ lĩnh “Tháng chín đen” Hassan Salameh cũng đã bị giết chết. Năm 1976, các điệp viên Mossad đã giải cứu các con tin là các hành khách một máy bay hành khách Israel bị bắt cóc và bị giam giữ tại sân bay Entebbe, Uganda. Mossad còn dính líu đến một số vụ ám sát các thủ lĩnh Palestine ở châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi.

Đồng thời, Mossad cũng mắc không ít sai sót nghiêm trọng, trong đó lớn nhất là việc Giám đốc Mossad Zvi Zamir vào mùa thu năm 1973 đã không thể thuyết phục được ban lãnh đạo Israel tin rằng, quân đội Ai Cập và Syria đang sẵn sàng tấn công nhà nước Do Thái, nhất là khi đã có trong tay những tin tức không thể bác bỏ. Zvi Zamir đã biết chính xác đến cả ngày tháng và thời gian bắt đầu cuộc tấn công của người Arập, nhưng người ta đã không tin các báo cáo của Giám đốc Mossad.

Năm 1974, Zvi Zamir được thay thế bằng Thiếu tướng Yitzhak Hofi. Chính dưới thời ông này, các cán bộ hoạt động của Mossad đã bảo đảm cho thắng lợi của chiến dịch có một không hai giải thoát những con tin của chiếc máy bay hành khách Pháp bị bọn khủng bố ở cách xa Israel 2.500 km - tại sân bay thủ đô Uganda.

Một việc làm còn quan trọng hơn của Mossad có lẽ là việc tham gia phá hoại chương trình hạt nhân của Saddam Hussein. Ngày 5/4/1979, tại một kho ở Pháp, các nhân viên Mossad đã nổ phá 2 tổ máy năng lượng đã sẵn sàng gửi sang Iraq cho lò phản ứng hạt nhân đang được xây dựng ở đó. Tháng 7/1981, dựa trên tin tức tình báo của Mossad, các phi công Israel đã tiến hành thành công chiến dịch Sphinx, phá huỷ lò phản ứng Osirak của Iraq.

Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu đối với Mossad đã và vẫn là chủ nghĩa khủng bố Palestine mà tình trạng thắng bại luôn giằng co kéo dài. Một trong những thất bại là việc điệp viên Amina al-Moufti của Israel đã hoạt động trót lọt trong ban lãnh đạo tổ chức PLO gần 3 năm bị phát giác ở Beirut.

Tháng 6/1982, tại thủ đô Li-băng, một người Palestine bắn chết tướng Cotiel Adam, người sắp thay Yitzak Hofi làm giám đốc Mossad. Do đó, cán bộ tình báo chuyên nghiệp Naum Admoni đã trở thành giám đốc Mossad.

Trong số các chiến dịch thành công trong 7 năm Naum Admoni lãnh đạo Mossad có vụ gây nổ chiếc phà Palestine Al Avaz mà người Palestine định sử dụng để đổ bộ quân xuống Gaza, thủ tiêu đại tá PLO Mohammed Tamami, ám sát Abu Jihad, vị phó của Yasir Arafat chuyên trách các chiến dịch khủng bố ngay trong ngôi nhà của ông ta ở Tunis, giết nhà sáng chế Canada Gerald Bull, người đã thiết kế khẩu pháo tầm siêu xa cho Saddam Hussein...

Đồng thời, họ cũng vấp phải những thất bại rất đau đớn. Vụ mưu sát bất thành thủ lĩnh HAMAS Khaled Mashaal ở Jordanie vào năm 1997 đã dẫn đến những hậu quả nặng nề. Kết quả là Israel đã buộc phải thả tự do vị giáo sĩ Palestine Ahmed Yassin và 70 người ủng hộ ông ra khỏi nhà tù.

Tháng 2/1998, cảnh sát Thuỵ Sĩ đã bắt giữ 5 điệp viên Mossad trong khi đang mưu toan máy nghe trộm tại cơ quan đại diện Iran. Trong 2 năm cuối thế kỷ ХХ, ở Li-băng, đã bắt giữ và xét xử hơn 100 điệp viên người Arập địa phương của Mossad.

2. AMAN

Cơ quan tình báo quân sự (TBQS) Aman là cơ quan tình báo lâu đời nhất của Israel, ra đời từ năm 1934 để ngăn chặn những cuộc tiến công liên tục của người Arập địa phương vào các làng Do Thái. Sau khi thành lập nhà nước Israel, TBQS được mang tên Sherut modiin và do Isser Beeri, sau đó là Haim Hertzog lãnh đạo. Haim Hertzog đã cải cách cơ quan này và trong một thời gian ngắn đã biến nó thành một cơ quan tình báo thực thụ có các trung tâm tình báo bình phong công khai ở nhiều nước châu Âu.

Tháng 12/1953, cơ quan TBQS Israel đã được đổi tên thành AMAN (chữ viết tắt của Agaf modiin) và trở thành một cục của Bộ Tổng tham mưu. Trực thuộc cơ quan này có trinh sát bộ đội và tình báo lục quân. Đại tá Benjamin Jibly được bổ nhiệm làm Cục trưởng AMAN.
Ông chủ yếu tập trung chú ý vào Ai Cập vì nước này rõ ràng đang chuẩn bị chiến tranh với Israel. AMAN gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ này bởi vì lực lượng điệp viên trước đây của AMAN ở Ai Cập chủ yếu là người Do Thái mà người Do Thái thì đang ồ ạt rời khỏi nước này. Jibly quyết định triển khai trên nước láng giềng phía Tây một lưới điệp báo-phá hoại mới.

Chiến dịch Susanna bắt đầu vào tháng 5/1951 khi tình báo viên chuyên nghiệp Avraham Dar tới Cai-rô và ông đã xây 2 nhóm điệp báo gồm những thanh niên Do Thái. Nhưng không lâu sau, Dar đã bị một cán bộ điệp báo bất hợp pháp khác là Thiếu tá Meyer Bennet thay thế. Cuối năm 1953, ông này cũng bị gọi về và Đại uý Avri El-Ad được phái đến Cai-rô.

Sự thay đổi xoành xoạch như thế và những sai sót của các nhân viên phá hoại đã làm cho chiến dịch Susanna thất bại hoàn toàn. Bản thân tổ trưởng điệp báo và toàn bộ các điệp viên đều đã bị phản gián Ai Cập tóm gọn và khi bị tra tấn đã khai ra chi tiết hoạt động của mình. Vụ đổ vỡ này đã gây thiệt hại to lớn cho Israel cả về quan hệ với các nước Arập, lẫn ở Tây Âu. Cả cục trưởng AMAN lẫn bộ trưởng quốc phòng đều bị mất chức.

Tướng Jegoshafat Harkabi lên đứng đầu AMAN. Dưới quyền ông, TBQS Israel hoạt động thành công hơn, chẳng hạn đã bảo đảm hiệu quả cho cuộc hành quân đường trường chớp nhoáng của quân đội Israel qua bán đảo Sinai vào mùa thu năm 1956. Các điệp viên AMAN đã thực hiện hàng loạt vụ phá hoại tiêu diệt hàng loạt yếu nhân trong bộ chỉ huy quân sự Ai Cập.

Năm 1959, Haim Hertzog lại lên cầm đầu TBQS, ông đã soạn thảo và thực hiện một kế hoạch quy mô triển khai mạng lưới điệp báo. Một trong những chiến dịch nổi tiếng nhất và hiệu quả nhất là việc cài điệp viên Wolfgang Lotz vào giới thượng lưu Cai-rô vào năm 1960. Lotz đã mở các quan hệ trong giới tướng lĩnh, trở thành nhân vật tin cậy, thân tín trong giới quan chức Ai Cập. Điều đó đã cho phép ông ta thu thập tin tức về biên chế và trang bị, về các kế hoạch tác chiến, tình hình bố trí các căn cứ không quân của quân đội Ai Cập và nhiều tin mật quan trọng khác. Mặc dù bị bắt vào năm 1965 nhưng những tài liệu, tin tức mà Lotz cung cấp đã đóng vai trò không nhỏ trong cuộc chiến 6 ngày.

Trước cuộc chiến tranh này, Thiếu tướng Aaron Jarev được cử làm Cục trưởng TBQS và ông cũng đặc biệt chú trọng nhiệm vụ thu thập tin điệp báo về lực lượng vũ trang Ai Cập, Syria, Jordanie và Li-băng. Kết quả là đến năm 1967, AMAN đã có trong tay những thông tin chân tơ kẽ tóc về quân đội các nước này, đã cung cấp được cho Bộ Tổng tham mưu quân đội Israel những danh sách mục tiêu chi tiết trên lãnh thổ các nước này và dự báo được những vấn đề chính có thể nảy sinh trong quá trình chiến sự.

Tuy vậy, các nhà lãnh đạo Ai Cập và Syria không cam tâm thất bại và nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô họ đã ráo riết chuẩn bị báo thù. Bộ chỉ huy AMAN cũng đã nắm được tin này, song lại nghĩ rằng, người Arập sẽ không dám khai diễn cuộc chiến mới vì biết là một thất bại mới đang chờ đón họ. Ủng hộ quan điểm đó có cả Thiếu tướng Eliahu Zeira, Cục trưởng AMAN từ tháng 11/1972. Bất chấp vô số báo cáo tin tình báo của các điệp viên, không ảnh do thám và tin chặn thu kỹ thuật, Zeira đã thuyết phục được ban lãnh đạo quốc gia và Thủ tướng Golda Meyer tin rằng, Israel không bị đe doạ bởi một cuộc tấn công bất ngờ. Sự trả giá cho sự tự tin đó bắt đầu vào thứ bảy, ngày 6/10/1973... Dĩ nhiên, sau đó là sự trừng phạt, nhiều người ở AMAN, kể cả Zeira đã mất chức.

Trong thập niên 1970, khi một thứ thể chế nhà nước Palestine xuất hiện ở Nam Li-băng, tình báo quân sự Israel do Tướng Shlom Gazit đứng đầu đã xác định được rất chính xác lực lượng và các kế hoạch hành động của lực lượng cực đoan. Tướng Yeoshua Sagui thay thế Tướng Gazit vào năm 1979 về cơ bản đã tổ chức hoạt động một cách đúng đắn cho các nhân viên của mình và các điệp viên trong hàng ngũ PLO nên trong thời kỳ gay cấn năm 1982, khi quân Israel tiến vào Li-băng, họ đã có đầy đủ thông tin về đối phương - không chỉ về người Palestine mà cả về các đội quân Syria trên lãnh thổ Li-băng.

Trong 12 năm gần đây sau khi các thoả thuận Oslo dự định thành lập Nhà nước Palestine được ký kết, tình hình ở Israel đã thay đổi đột biến và cuộc đấu tranh với khủng bố Arập đã cuốn hút những lực lượng và phương tiện chủ yếu của TBQS Israel. Tuy vậy, chất lượng và số lượng tin tình báo về các đối thủ tiềm tàng của Israel không suy giảm, thậm chí còn hơi tăng nhờ việc tích cực áp dụng các phương tiện kỹ thuật. Trong số các phương tiện đó có mạng lưới các trạm quan sát ở cao nguyên Golan được trang bị các khí tài quang-điện tử tiên tiến nhất. Một giai đoạn mới trên hướng này việc phóng các vệ tinh do thám Ofeq bằng tên lửa đẩy vũ trụ.

Hiện nay, AMAN là cơ quan tình báo hàng đầu của nhà nước Do Thái (Cục trưởng từ năm 2003 là Thiếu tướng Aaron Zeavi-Farkash) và đã đẩy Mossad xuống vị trí thứ hai. Quân số nhân viên TBQS Israel hiện là gần 7.000 người. Một số nhà quan sát coi Aman là đối thủ kình địch của Mossad và đã có tin về những xung đột giữa 2 cơ quan này. Chỉ huy Aman là cố vấn tình báo quân sự của bộ trưởng quốc phòng.

3. SHIN BET

Tổng cục An ninh Chung Shin Bet phụ trách phản gián nội địa, tập trung vào các hoạt động phá hoại tiềm tàng, khủng bố và các vấn đề an ninh có tính chất chính trị cao.

Shin Bet được chia thành 3 cục phụ trách các vấn đề Arập, các vấn đề phi Arập và bảo vệ an ninh (bảo vệ các sứ quán Israel, hạ tầng quốc phòng và hãng hàng không quốc gia El Al).
Trong những năm 1980, thanh danh của Shin Bet bị hoen ố khi các điệp viên Shin Bet bị phát hiện đã đánh đến chết 2 người Palestine bị bắt do tham gia vụ bắt cóc 1 xe buýt.

Trong thập kỷ 1990, Shin Bet bị công luận quốc tế theo dõi chặt chẽ vì họ sử dụng tra tấn đối với các tù nhân Palestine và vai trò của nó trong các vụ ám sát những người được cho là phần tử vũ trang Palestine. Shin Bet cũng bị chỉ trích do thất bại trong việc bảo vệ Thủ tướng Yitzhak Rabin vào tháng 11/1995. Sau vụ tai tiếng này, chỉ huy Shin Bet đã buộc phải từ chức.

4. CÁC đơn vị trinh sát/biệt kích

Trước năm 1974, nhiệm vụ thủ tiêu những phần tử khủng bố do các nhóm lính tinh thuệ của các lữ dù do Mossad chỉ huy và các điệp viên của Mossad thực hiện. Nhưng sau chiến dịch chống bọn tội phạm đánh chiếm một trường học làm thiệt mạng cả bọn khủng bố và nhiều con tin, trong đó có 21 trẻ em, Israel đã quyết định thành lập các đơn vị đặc nhiệm chống khủng bố chuyên trách.

Ngay từ đầu, các đơn vị này trực thuộc trực tiếp và hoạt động chủ yếu theo chỉ đạo của Tổng tham mưu trưởng quân đội Israel.Đơn vị đầu tiên là nhóm chiến đấu Yamam. Sau đó, bổ sung cho nhóm này còn có 6 toán đặc biệt nữa. Tất cả các đơn vị này đều đóng tại trường chống khủng bố ở căn cứ quân sự Matkal Adam và qua khoá huấn luyện cường độ cao. Một năm sau, lính đặc nhiệm đã thể hiện tính nhà nghề cao trên thực tiễn. Cộng thêm là các phương pháp hành động được chuẩn bị tuyệt vời cho trường hợp đánh bắt, tiêu diệt bọn cực đoan và giai thoát con tin.

Hiện nay, có 3 đơn vị đặc nhiệm chính: Yamam, Sayeret Matkal và S-13. Yamam chủ yếu chịu trách nhiệm tiến hành các chiến dịch trên lãnh thổ Israel, Sayeret Matkal phụ trách địa bàn ngoài nước, còn S-13 trên biển (ven bờ biển Israel cũng như ngoài hải phận nước này). Các đơn vị đặc nhiệm được chia theo khu vực tương ứng với các quân khu: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Ở quân khu miền Bắc có 2 đơn vị, quân khu miền Trung có 3 đơn vị, quân khu miền Nam có 4 đơn vị.

Nếu chiến dịch được tiến hành ở ngoài nước, thì người ta chọn đơn vị nào phù hợp nhất với nhiệm vụ đặt ra bất kể khu vực trách nhiệm. Được ưu tiên đặc biệt là đơn vị 7149 (tiểu đoàn Kalbia) đóng tại căn cứ không quân Sirkin. Vũ khí của đơn vị này là chó huấn luyện đặc biệt (gần 120 con). Số chó này được chia thành 4 đại đội: tìm-cứu, truy tìm, dò mìn và chiến đấu.

Cần lưu ý rằng, gần như tất cả các đơn vị đặc nhiệm Israel đều nằm trong biên chế quân đội bởi vậy binh sĩ đều là lính nghĩa vụ (công dân Israel có nghĩa vụ quân sự 3 năm). Trường hợp ngoại lệ là đơn vị Yamam với nhân viên gồm hoàn toàn là binh sĩ chuyên nghiệp.

Thuộc về lực lượng đặc nhiệm còn có đơn vị siêu mật Metzada chuyên tuyển mộ và phái điệp viên vào các quốc gia Arập. Các binh sĩ đơn vị này được tuyển chọn hoàn toàn từ người Do Thái đến Israel từ xứ Maghrib của người Arập. Họ rất giỏi ngôn ngữ của những nước mà họ đã từng sinh sống trước khi di cư về Israel và am hiểu về văn hoá Arập, tâm tính của những nơi cư ngụ trước kia bởi vậy họ không có gì khác biệt với những người bản xứ.

Một trong những đơn vị đặc nhiệm hiệu quả nhất là Mistaravim (“trở thành người Arập”) được thành lập năm 1987. Đơn vị này được biên chế không chỉ những người xuất thân từ các nước Arập mà cả người Do Thái châu Âu. Mistaravim hoạt động trên lãnh thổ nhà nước Palestine với nhiệm vụ truy tìm và tiêu diệt những người bị cho là khủng bố.

5. NATIV

NATIV, tên viết tắt của “Văn phòng liên lạc với người Do Thái”, được thành lập năm 1951 với nhiệm vụ kêu gọi người Do Thái di cư ồ ạt từ các nước thuộc khối XHCN. Từ những ngày đầu tiên, NATIV đã là một trong những cơ quan bí mật nhất trong cộng đồng tình báo Israel, chẳng hạn ở Tel Aviv chỉ có 6 người biết về sự tồn tại của nó.
Trụ sở của NATIV đặt tại thôn Saron, không xa Tel Aviv, biên chế nhân viên không bao giờ vượt quá 200 người. Tuy quân số ít, nhưng bù lại nhân viên của Nativ có tính nhà nghề cực kỳ cao và được tuyển chọn rất khắt khe. Họ phải là những người trẻ, cực kỳ khoẻ mạnh về thể chất, bắt buộc đã phải có gia đình để tránh các vấn đề tình dục.

Tất cả các nhân viên NATIV đều rất giỏi tiếng Nga và ít nhất một thứ tiếng Đông Âu nữa. Họ phải nắm vững kiến thức căn bản của đạo Do thái và những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Zion. Tất cả những phẩm chất của họ đều phục vụ cho nhiệm vụ thúc đẩy người Do Thái di cư về Israel.

Tuy vậy, việc thu thập tin tức chính trị, kinh tế và kỹ thuật quân sự ở những nước mà nhân viên NATIV hoạt động cũng không kém phần quan trọng. Thông thường, họ hoạt động dưới bình phong nhân viên các phái bộ ngoại giao, nhưng hoàn toàn ẩn danh và độc lập với các đại sứ.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, hoạt động của NATIV được đẩy mạnh và hiện đang được tiến hành hầu như ở tất cả các nước SNG, đồng thời vai trò của nó như một cơ quan tình báo tăng mạnh. Việc thu thập tin tức được thực hiện bằng các phương pháp mà các cơ quan tình báo Israel khác không sử dụng. Chẳng hạn, NATIV không tuyển điệp viên, không áp dụng hình thức hoạt động mật mà chủ yếu sử dụng các liên hệ công khai hợp pháp. Một ví dụ là phương pháp “đọc báo/nghe đài” khi mà những nhân viên hợp pháp của NATIV thu thập từ các nguồn công khai những tin tức mà họ quan tâm và gửi về cho cán bộ chỉ đạo họ. Phương pháp này cực kỳ ít tốn kém và chỉ tốn không quá 15.000 USD/năm.

Nhưng vào cuối thế kỷ ХХ đã diễn ra một loạt những vụ tai tiếng do các tổ trưởng địa bàn của NATIV thiếu thận trọng đã bắt đầu chỉ đạo nhân viên dưới quyền thu thập tin tức quân sự và lập tức bị các cơ quan an ninh Nga và các nước SNG khác phát hiện. Tuy nhiên, NATIV cho đến nay vẫn tiếp tục tồn tại và vẫn là một trong những nguồn cung cấp thông tin chính từ lãnh thổ Liên Xô trước đây.

6. LEKEM

Văn phòng Quan hệ Khoa học LEKEM là cơ quan tình báo nhỏ và bí mật, tuyển điệp viên ở các nước phương Tây cho đến khi bị giải tán vào năm 1986 sau khi Jonathan Pollard, một nhà phân tích của tình báo Hải quân Mỹ, người đã bán những tài liệu tình báo tuyệt mật của Mỹ cho Israel, bị bắt. (Ngay sau khi Pollard bị bắt, Israel đã xin lỗi chính phủ Mỹ và khẳng định, những tiếp xúc với Pollard đã chưa được các quan chức tình báo cao cấp Israel cho phép).

Sự ra đời của cơ quan tình báo siêu mật này vào năm 1957 có liên hệ trực tiếp với chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Israel. LEKEM là từ viết tắt của Lishka le kishrei mada trong tiếng Do Thái nghĩa là “Văn phòng Quan hệ Khoa học” chuyên trách tình báo KHKT.

Chỉ huy đầu tiên của cơ quan LEKEM, nhà tình báo dày dạn kinh nghiệm Benjamin Blumberg trước hết đã soạn thảo một kế hoạch tung tin giả toàn cầu nhằm che giấu việc xây dựng cơ sở nguyên tử Kamag ở gần khu dân cư Dimona trong sa mạc Negev.

Sau đó, LEKEM tiến hành tìm kiếm ở nước ngoài uranium được làm giàu, các nhân viên của cơ quan này triển khai một cuộc săn tìm thực sự các vật liệu liên quan đến lĩnh vực hạt nhân trên khắp hành tinh và rất thành công. LEKEM đã bí mật đưa được khỏi Mỹ hơn 100 cryotron có thể dùng làm ngòi nổ cho bom đạt hạt nhân.

Tháng 11/1968, các nhân viên LEKEM cùng với Mossad đã tiến hành chiến dịch Plumbat, đưa một cách bất hợp pháp 200 tấn oxit uranium Israel. Nói một cách ngắn gọn là LEKEM đã có công lao không nhỏ trong việc chế tạo quả bom nguyên tử của Israel (năm 1969).

Nhưng các đầu đạn hạt nhân cần phải có phương tiện mang phóng và LEKEM cũng đã phải đảm nhiệm việc này. Kết quả là các công trình sư Israel đã nhận được những thông tin cặn kẽ và tài liệu, cũng như một số tên lửa DM-660 của Pháp. Chỉ vài năm sau, Israel đã thử nghiệm các tên lửa đất-đối-đất Luz và Jericho.

Đỉnh cao sáng tạo và táo bạo của các nhân viên LEKEM là việc đánh cướp 5 tàu tên lửa lớp Jaguar từ cảng Cherbour ngay trước lễ Giáng sinh năm 1969 trong chiến dịch “Con thuyền Nô-ê” do Mordechai Limon chỉ huy. Một chiến dịch thành công khác liên quan đến nhiệm vụ bảo đảm phụ tùng cho các máy bay tiêm kích Mirage của Israel. Vấn đề đã được giải quyết bằng việc tuyển mộ được kỹ sư Thuỵ Sĩ Fraunknecht và điệp viên này đã lấy được hết cả bộ bản vẽ của chiếc máy bay Pháp. Những thành công này đã nâng cao đáng kể uy tín của Benjamin Blumberg. Tuy nhiên, năm 1981, ông dã bị cáo buộc lợi dụng chức vụ để tư lợi và bị cách chức.

Chỉ huy mới của LEKEM là Rafael Eithan và dưới thời ông, số lượng tài liệu thu được đã tăng lên gấp 10 lần - tới 2.000 đầu/năm. Nhưng toàn bộ công lao của cơ quan này đã bị xoá sạch bởi một vụ tai tiếng om xòm khi công dân Mỹ Jonathan Pollard bị phát hiện là điệp viên Israel.
Người tuyển Pollard là Đại tá Аvien Sella, khoản thù lao không nhỏ được trả qua LEKEM. Năm 1985, khi Pollard bị các cơ quan tình báo Mỹ phát giác, Israel đã từ chối đưa Pollard ra khỏi nước Mỹ và cũng không điệp viên này ẩn náu trong sứ quán Israel tại Washington.

Vụ đổ vỡ này đã dẫn LEKEM đến bị giải tán vào năm 1986 và hiện nay không có thông tin chắc chắn về việc cơ quan nào ở Israel hiện nay chịu trách nhiệm cung cấp tin tức tình báo KHKT. Theo một số nguồn tin thì trách nhiệm của Lekem được giao lại cho Bộ Ngoại giao Israel.

MỘT VÀI NHẬN XÉT

Hoạt động của tình báo Israel gắn liền với sự sống còn của dân tộc Do Thái và của bản thân Nhà nước Israel. Tình báo Israel là tinh hoa trí tuệ, đỉnh cao ý chí và chủ nghĩa yêu nước của người Do Thái, do đó lực lượng này được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển; người dân kính trọng, yêu mến, che chở, giúp đỡ cả trong nước lẫn ở nước ngoài.

Nói một cách khái quát, có thể thấy rằng triết lý của tình báo Israel dựa vào các yếu tố căn bản sau:
Ưu tiên chất lượng, chứ không phải số lượng; chú trọng tinh nhuệ chứ không phải số đông.

Coi yếu tố chính trị-yêu nước là phẩm chất quyết định của cán bộ, nhân viên. Lấy lợi ích quốc gia-dân tộc làm mục đích tối thượng, bất chấp thủ đoạn để đạt mục đích.
Tuyển chọn chặt chẽ, huấn luyện bài bản, lập kế hoạch chu đáo, phối hợp chính xác, ra tay quyết liệt, đánh hiểm-diệt gọn.

Tình báo Israel hoạt động có hiệu quả cao là do một số nguyên nhân chính sau đây:

Sự chỉ huy trực tiếp, thống nhất chặt chẽ của lãnh đạo cao nhất Nhà nước và nhận thức rất đúng đắn của họ về vai trò của tình báo. Tình báo luôn là một ưu tiên quốc gia và là một trong những thành tố quyết định trong tiềm lực quốc phòng Israel.

Sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình và hiệu quả của cộng đồng người Do Thái giàu có và đầy thế lực ở các địa bàn hoạt động.

Tài năng tổ chức của các nhà lãnh đạo tình báo và tính nhà nghề cao của đội ngũ cán bộ, nhân viên.Tóm lại, hệ thống tình báo Israel được xây dựng chủ yếu để đối phó với các mối đe doạ từ bên ngoài (các nước Hồi giáo, Arập và người Palestine thù địch), phục vụ nhu cầu phòng vệ thiết yếu của quốc gia. Trong nửa thế kỷ chiến đấu và trưởng thành, tình báo Israel đã phát triển nghệ thuật điệp báo, tình báo quân sự, tình báo KHKT và tình báo hành động lên đến đỉnh cao. Thành công của tình báo Israel xứng đáng là tấm gương cho các cơ quan tình báo trên thế giới học hỏi.

>> Bí ẩn sau tai nạn của tiêm kích J-10



Đối với các nước trên thế giới, thông báo về tai nạn máy bay là điều bình thường, nhưng với Trung Quốc đó là những bí mật không bao giờ công bố.



http://nghiadx.blogspot.com


Một chiếc J-10 bị rơi vào năm 2007 tại Quế Lâm do động cơ đột ngột chết máy.


Đối với sự phát triển của bất kỳ hệ thống vũ khí nào, khó khăn trong phát triển, trục trặc kỹ thuật, thậm chí là tai nạn chết người là điều khó tránh khỏi. Những khó khăn, tai nạn trong quá trình phát triển là kinh nghiệm quý báu để các nhà thiết kế khắc phục các vấn đề tương tự trong tương lai. Đó là điều không cần gì phải che giấu.

Bí ẩn đằng sau những tai nạn

Nhưng đối với sự phát triển của các hệ thống vũ khí của Trung Quốc, đặc biệt là phát triển máy bay. Tai nạn trong quá trình phát triển là bí mật không bao giờ được công bố. Nhất là đối với "tiêm kích con cưng", "xương sống Không quân", chiến đấu cơ J-10 do Trung Quốc phát triển.


Theo thông tin từ trang mạng của Ấn Độ và các diễn đàn quốc phòng như Defence.pk và airline.net, Trung Quốc đã giấu kín thông tin về vụ tai nạn của máy bay J-10 trong năm 2010. Chiếc máy bay gặp nạn này nằm trong số các máy bay sẽ xuất khẩu cho Pakistan.

Vậy tại sao điều khá bình thường đối với các nước trên thế giới lại là điều không bình thường đối với Trung Quốc. Phải chăng đằng sau những tai nạn này chứa đựng những bí mật không thể công bố.

Theo đó vụ tai nạn xảy ra vào ngày 13/4/2010, tại một địa điểm không được công bố gần thành phố cảng Thiên Tân, cách Bắc Kinh 130km về phía Đông. Theo nguồn tin, vụ tai nạn làm đại tá chỉ huy sư đoàn không quân số 9 của Không quân Trung Quốc thiệt mạng.

Tang lễ của ông ta được tổ chức quá long trọng khiến nhà cầm quyền không thể bưng bít được thông tin về tai nạn này. Trang tin địa phương cho biết, có đến 200 chi tiết trong thiết kế của J-10 làm việc không hiệu quả dẫn đến tai nạn thảm khốc này.

Các vụ tai nạn khác

Ban đầu J-10 được dự định sẽ chính thức đưa vào sản xuất loạt vào năm 1998, tuy nhiên, nguyên mẫu đầu tiên đã bị rơi chỉ ít phút sau khi cất cánh. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn được cho là do hệ thống “fly-by-wire” do Trung Quốc chế tạo không hoạt động.

Sự cố này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển của J-10, mãi đến năm 2005, máy bay mới được giới thiệu, đến năm 2007 các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc mới công bố các bức ảnh chính thức đầu tiên về tiêm kích này.

Vụ tai nạn tiếp theo xảy ra vào năm 2007, tại sư đoàn không quân số 2 đóng tại tỉnh Quế Lâm. Vụ tai nạn thứ 3 của J-10 xảy ra vào tháng 8/2009, phi công Meng Fansheng đã buộc phải thoát ra ngoài khi động cơ của máy bay đột ngột chết máy.

Nguyên nhân của tai nạn này được các nguồn tin quân sự Trung Quốc công bố ra bên ngoài dưới dạng không chính thức. Theo đó, hệ thống điện tử kiểm soát động cơ đã không hoạt động, khiến động cơ đột ngột chết máy trong khi phi công đang thực hiện một pha nhào lộn.


http://nghiadx.blogspot.com

Chiếc máy bay bị rơi xuống và gảy làm đôi, rất may phi công đã thoát ra ngoài an toàn.


Cũng trong năm 2009, đã xảy ra một sự cố khác, toàn bộ hệ thống điện tử của chiếc J-10A đột ngột ngưng hoạt động khi phi công đang tiến hành một bài tập chiến thuật. Rất may phi công điều khiển trung tá Li Feng đã hạ cánh an toàn mà không có sự hỗ trợ của bất kỳ thiết bị điện tử nào.

Vụ tai nạn vào năm 2010 được cho là thảm khốc nhất, nguyên nhân của vụ tai nạn sau khi không thể bưng bít được đổ lỗi cho phi công điều khiển. Song các ý kiến hầu hết trên các trang mạng ngoài Trung Quốc đều nghi ngờ về điều này.

Bản thân phi công là một đại tá, chỉ huy của cả một sư đoàn không quân, kinh nghiệm bay của ông ta rõ ràng không ít chút nào. Những lỗi trong thao tác là điều rất khó xảy ra. Có một số nguồn tin cho rằng, nếu nguyên nhân chính của vụ tai nạn được công bố, có thể dẫn đến sự phá sản trong hợp đồng xuất khẩu 36 chiếc tiêm kích J-10 trị giá 1,4 tỷ USD cho Pakistan.

Đốt cháy giai đoạn để chứng minh khả năng?

Có một số nguồn tin cho rằng, sự phát triển của J-10 bị "đốt cháy giai đoạn" do Trung Quốc muốn chứng minh năng lực của nền công nghiệp hàng không với thế giới.

Theo đó, mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 hiện đại do Trung Quốc sản xuất, có thể so sánh với các tiêm kích tiên tiến trên thế giới là một minh chứng hùng hồn cho sự lớn mạnh của công nghiệp hàng không Trung Quốc.

Sự phát triển của tiêm kích J-10 được cho là đã bỏ qua các chỉ số an toàn bay cơ bản để đạt được cột mốc thử nghiệm như dự tính ban đầu.


http://nghiadx.blogspot.com

Số hiệu của máy bay đã bị xóa khi đưa lên mạng.


Trên diễn đàn Defence.pk, một diễn đàn quân sự của Pakistan, đa số các thành viên đều cho rằng, J-10 là một bản thiết kế chắp vá không hoàn hảo. Hình dáng khí động học sao chép lại mẫu tiêm kích Lavi của Israel, động cơ mua từ Nga, các thiết bị điện tử được chắp vá từ nhiều nguồn khác nhau.

Sự không đồng bộ trong vận hành là điều khó tránh khỏi, cùng với đó các sản phẩm mà Trung Quốc sao chép lại từ các mẫu của nước ngoài không hoàn toàn giống với bản gốc. Rủi ro trong các công nghệ sao chép là điều rất dễ xảy ra, đặc biệt đối với những công nghệ hiện đại, độ rủi ro càng cao hơn.

Như thường lệ thông tin và nguyên nhân về các vụ tai nạn của tiêm kích J-10 cũng như các hệ thống vũ khí khác không bao giờ được công bố một cách chính thức. Điều đó cho thấy rằng phía sau những vụ tai nạn, có thể ẩn chứa những bí mật “động trời” liên quan đến công nghệ chế tạo vũ khí của Trung Quốc. Nếu được công bố có thể dẫn đến sự phá sản của các mẫu vũ khí do Trung Quốc sản xuất với thị trường trong và ngoài nước.

Tất cả những gì mà thế giới biết được đều dưới dạng các nguồn tin không chính thức, thực hư của các vấn đề này mãi vẫn là những ẩn số như chính bản thân những hệ thống vũ khí do Trung Quốc sao chép từ các công nghệ bên ngoài.


>> Đối đầu với Mỹ, tàu sân bay Trung Quốc chỉ 'sống' được vài giờ



Những lợi ích, nhược điểm chiến lược của tàu sân bay Trung Quốc, các sứ mệnh tương lai và tác động chiến lược.


http://nghiadx.blogspot.com

Trong cuộc đối đầu cường độ cao với kẻ thù có khả năng về tàu ngầm, không quân và tàu chiến bố trí trên tàu nổi/đất liền, tuổi thọ dự tính của một tàu sân bay Trung Quốc có thể sẽ được tính bằng giờ.


Chương trình đóng tàu sân bay của Trung Quốc tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi trong các nhà quan sát Trung Quốc và nước ngoài. Tàu sân bay Varyag của Liên Xô mà Trung Quốc mua từ Ukraine năm 1998 và cải tạo lại thành tàu sân bay đầu tiên của họ với tên Thi Lang có lẽ là sự khởi đầu khiêm tốn và tập trung cho nhiệm vụ huấn luyện cho một nhóm tàu sân bay chuyên dụng thế hệ 1 của Trung Quốc và sẽ sử dụng các máy bay trên hạm tự phát triển như J-15 Flying Shark.

Trung Quốc có thể sẽ đóng 3-4 tàu sân bay để ít nhất có 1 tàu hoạt động trên biển, trong khi các tàu khác được sử dụng cho huấn luyện hoặc cải tiến, sửa chữa.

Trong bối cảnh đó, một việc có ý nghĩa quan trọng là đưa ra một hình dung chiến lược chân thực và đánh giá những ưu và nhược điểm của việc phát triển và triển khai các tàu sân bay Trung Quốc. Một năng lực tàu sân bay đáng kể chắc chắn sẽ tạo ra những tiền đề đưa khả năng tung sức mạnh lên một cấp độ mới.

Nhận thức rõ những ưu thế và điểm yếu của các tàu sân bay của hải quân Trung Quốc sẽ giúp Mỹ và các cường quốc khu vực khác hoạch định các kế hoạch và chiến lược hiệu quả hơn để đối phó với khả năng tàu sân bay phôi thai của Trung Quốc.

Những lợi ích chiến lược

1) Mở rộng ảnh hưởng ngoại giao trong khu vực.

Một cụm tàu sân bay sẽ mang lại những lợi thế ngoại giao lớn trong việc tạo ra sự hiện diện hải quân dễ thấy của Trung Quốc ở Biển Đông Việt Nam, Đông Nam Á, dọc theo các tuyến đường biển then chốt ở Ấn Độ Dương, và phục vụ các sứ mệnh nhân đạo như phản ứng với trận sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương. Một số cụm tàu sân bay sẽ cần để có sự hiện diện ổn định ở các khu vực này và cho phép thực hiện bảo dưỡng định kỳ.

2) Cải thiện khả năng của Trung Quốc bảo vệ công dân của họ và những lợi ích kinh tế riêng quan trọng tại những khu vực bất ổn giữa Biển Đỏ và Hong Kong.

Tiến lên phía trước, năng lực của Trung Quốc nhiều khả năng sẽ được hoạch định chuyên để đối phó với các mối đe dọa đối với công dân Trung Quốc và các lợi ích của Trung Quốc ở hải ngoại. Chúng bao gồm các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như hải tặc và khủng bố, cũng như rối loạn nội bộ như đang thấy ở Libya.

Quân đội Mỹ, mặt khác, đang nắm giữ năng lực viễn chinh thực sự toàn cầu và mạnh mẽ, giúp họ tiến hành các cuộc chiến tranh lớn hầu như bất cứ đâu trên thế giới.

3) Các tàu sân bay đem lại một tổ hợp những khả năng thay đổi tùy biến để ứng phó với hàng loạt những tình huống bất ngờ.

Các tàu sân bay và hạ tầng hoạt động bảo đảm thực hiện được các sứ mệnh phức tạo cũng có thể vận dụng để ứng phó với các sứ mệnh an ninh phi truyền thống như cứu trợ nhân đạo sau trận sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương hay trấn áp hải tặc ngoài khơi Somalia. Quân đội Trung Quốc đang cải thiện khả năng đối phó với các mối đe dọa quy mô nhỏ hơn, không đòi hỏi phải dùng sức mạnh tiến vào một khu vực thù địch, song vẫn đòi hỏi sự triển khai lực lượng tầm xa. Khả năng thể hiện sự hiện diện được cải thiện và trợ giúp các chiến dịch nhân đạo và các hoạt động quân sự phi tác chiến có khả năng cho phép có được một năng lực viễn chinh quân sự hạn chế để đem lại những lợi ích ngoại giao lớn cho Trung Quốc.

Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rằng, tiềm lực hải quân, không quân và lục quân thực hiện các hoạt động bên ngoài khu vực của Trung Quốc có lẽ vẫn còn phải mất ít nhất 15 năm nữa mới đạt được mức độ phản ứng tùy biến với các mối đe dọa cường độ cao và thấp mà Bộ Quốc phòng Mỹ hiện có.

Những nhược điểm chiến lược

1) Các tàu sân bay vốn dễ bị tấn công và tổn thương.

Trong một cuộc điều trần tại Thượng viện Mỹ, khi được hỏi các tàu sân bay Mỹ sẽ sống sót được bao lâu trong một cuộc chiến tranh lớn chống các lực lượng Soviet, Đô đốc Hyman Rickover đã có câu trả lời trứ danh: “khoảng 2 ngày”.

Trong cuộc đối đầu cường độ cao với kẻ thù có khả năng về tàu ngầm, không quân và tàu chiến bố trí trên tàu nổi/đất liền, tuổi thọ dự tính của một tàu sân bay Trung Quốc có thể sẽ được tính bằng giờ.

Khả năng tác chiến chống ngầm có lẽ là điểm yếu chí mạng nhất mà Trung Quốc cần phải khắc phục để bảo vệ các tàu sân bay tương lai. Nhiều láng giềng của Trung Quốc, trong đó có Việt nam, Indonesia và Malaysia, tất cả đều đã mua hoặc đã ký hợp đồng mua các tàu ngầm diesel tiến công khá hiện đại trong những năm gần đây và hải quân các nước Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia tất cả đều có khả năng tấn công tàu ngầm rất mạnh.

2) Các tàu sân bay cùng các tàu và hạ tầng yểm trợ cho chúng là rất đắt tiền.

Đó một phần là vì tính dễ bị tấn công của tàu sân bay và một phần vì cần có nhiều hệ thống hỗ trợ khác nhau để bảo đảm cho một tàu sân bay có thể hoạt động với hiệu quả tối đa. Nếu hải quân Trung Quốc có ý định tiến hành các hoạt động tàu sân bay đáng kể ở các vùng biển xa, họ chắc chắn sẽ phải mua sắm các tàu phòng không tiên tiến, tăng cường khả năng tiếp vận trên biển và mua sắm nhiều tàu ngầm hạt nhân tiến công hơn và tích hợp tốt hơn các máy bay chỉ huy/báo động sớm (AWACS) và máy bay tiếp dầu với lực lượng máy bay trên tàu sân bay.

3) Khả năng tác chiến bằng tàu sân bay của Trung Quốc chắc chắn sẽ làm các láng giềng của Trung Quốc lo ngại và có khả năng giúp thúc đẩy các liên kết an ninh chính thức hơn nhằm đối trọng với sức mạnh quân sự gia tăng của Trung Quốc.

Các tàu sân bay vốn là công cụ tung sức mạnh. Các láng giềng của Trung Quốc và các đối thủ chiến lược chắc chắn sẽ tìm cách ngăn chặn cái mà họ coi như tín hiệu của tham vọng có được khả năng hải quân hùng mạnh của Trung Quốc vốn có thể nhanh chóng chuyển từ các sứ mệnh mềm sang các sứ mệnh cứng.

4) Quãng thời gian còn dài cho đến lúc các tàu sân bay Trung Quốc có khả năng hoạt động thực sự giúp các địch thủ khu vực của Trung Quốc có thời gian để xây dựng các biện pháp ứng phó mà thường là rẻ tiền hơn và có thể mua sắm tương đối nhanh.

Hạ tầng đóng tàu lớn và tích cực cũng như nền tảng nhân lực của Trung Quốc chắc chắn sẽ làm giảm chi phí đóng và trang bị cho tàu sân bay so với Mỹ chẳng hạn. Tuy vậy, các tàu sân bay tự đóng trong nước vẫn sẽ đắt đỏ với giá cuối cùng chắc chắn sẽ bằng mấy chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Type 071 vốn rất thích hợp để đối phó với các tình huống bất ngờ mà Trung Quốc nhiều khả năng phải đối mặt nhất trong những năm tới và sẽ ít gây lo sợ trong các nước láng giềng của Trung Quốc hơn là một tàu sân bay thực sự.

>> Mỹ nâng cấp máy bay B-1B



Lực lượng không quân Mỹ mới đây đã công bố kế hoạch nâng cấp các máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer của họ trong vòng 8 năm tới.



http://nghiadx.blogspot.com

Buồng lái cũ của B-1B sẽ được trang bị mới gồm nhiều màn hình LCD mầu đa năng.

Trong chương trình nâng cấp, 67 máy bay B-1B sẽ được thay bảng điều khiển (thay thế màn hình đơn sắc thành màn hình LCD màu), các hệ thống liên lạc, datalink giúp máy bay có thể dễ dàng chia sẻ với các máy bay khác và các hệ thống kiểm tra điện tử, giúp người vận hành có thể phát hiện ra lỗi của các bộ phận trong máy bay sớm hơn.


Trong những năm vừa qua, máy bay B-1B cũng được nâng cấp không ít lần. Ba năm trước, lần đầu tiên B-1B được mang bộ chỉ điểm mục tiêu phân giải cao “Sniper”.

Với thiết bị này, máy bay có thể bay cao 6,8 km mà phi công có thể phân biệt được giới tính của người đi dưới dựa vào trang phục.

Quy trình bảo dưỡng máy bay B-1B cũng được nâng cấp sao cho thời gian phải bảo dưỡng ít nhất mà vẫn đạt hiệu quả nhất, nâng khả năng sẵn sàng chiến đấu của máy bay tăng từ dưới 50% lên tới hơn 60%.


http://nghiadx.blogspot.com

Bộ chỉ điểm mục tiêu Sniper có khả năng phát hiện người mang vũ khí từ độ cao 6,8 km.


Máy bay ném bom B-1B có khả năng mang theo 56,7 tấn bom, đạt tốc độ tối đa 1.340 km/h tại độ cao lớn hay 1.130 km/h tại độ cao thấp. Máy bay có tầm chiến đấu hơn 5.500 km, bán kính tuần tiễu gần 12.000 km.

Loại máy bay này thường được sử dụng trong các nhiệm vụ tuần tiễu hay ném bom thông minh tại Afghanistan. Mặc dù chi phí vận hành B-1B đắt gấp đôi chi phí vận hành của máy bay ném bom B-52, tuy nhiên, do chỉ cần vài chiếc B-1B là có thể trực chiến cho cả chiến trường Afghanistan (một chiếc B-1B có thể trực chiến trên không liên tục trong 11 giờ) cùng với tốc độ cao nên B-1B vẫn được ưa chuộng hơn.

Nguyên nhân chính làm giá cả vận hành B-1B đắt đỏ do máy bay này có quá nhiều các phụ kiện không cần thiết cho một cuộc chiến chống khủng bố và tất cả các phụ kiện này đều phải được bảo dưỡng và sửa chữa thường xuyên.

Tuy nhiên, sau khi nâng cấp, các bộ phận không cần thiết sẽ được loại bỏ, ví dụ như bộ dẫn đường địa hình cho phép máy bay bay ở độ cao thấp với tốc độ cao nhằm tránh các tên lửa phòng không của đối phương.



>> Tương quan vũ khí tấn công Mỹ-Trung



Trung Quốc hành động như thể nước này muốn Mỹ đi khỏi khu vực mà họ muốn kiểm soát, giới phân tích nhận định.



http://nghiadx.blogspot.com


Andrew Krepinevich, Giám đốc Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách - một viện nghiên cứu chính sách độc lập nói, Trung Quốc không muốn chiến tranh với Mỹ. "Dường như, điều Trung Quốc muốn là thay đổi sự cân bằng quân sự tại tây Thái Bình Dương để Mỹ không thể trợ giúp quân sự cho các đối tác an ninh lâu dài như Nhật, Hàn và Đài Loan", ông Krepinevich, người có 21 năm trong quân ngũ nhận xét.
Cả hai nước trên và Đài Loan đã cung cấp cho Mỹ những căn cứ, cảng biển quan trọng tại Thái Bình Dương, để Mỹ ngăn không cho Trung Quốc gây sức ép lên 3 khu vực trên và buộc họ phải tuân thủ chính sách ngoại giao của Bắc Kinh vì sợ bị tấn công,
Krepinevich nói. Liên Xô từng cố làm một việc tương tự như vậy ở Tây Âu. Theo Krepinevich, tình huống trên trùm lên vấn đề an ninh quốc gia mà Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta không thể phớt lờ.

Vậy, làm thế nào? Một số nhà phân tích nói, quân đội Mỹ nên lo lắng về việc Trung Quốc phát triển vũ khí có thể cản đường Mỹ ở trong vùng. Đó là tên lửa tầm xa có thể phá hủy tàu sân bay ở biển hoặc được dùng để nhằm vào các căn cứ trên đảo giống như tên lửa mà Mỹ đang đặt ở Guam.

"Phương pháp chặn tiếp cận là một trong những cách buộc Mỹ phải tấn công từ một nơi xa hơn nhiều", Jan van Tol, một nhà phân tích quân sự tại Trung tâm chiến lược và đánh giá ngân sách, đồng thời là một thuyền trưởng hải quân Mỹ đã về hưu nói. "Cần phải đặc biệt chú trọng tới tên lửa đạn đạo chống hạm vì nếu loại vũ khí này được sử dụng một cách hiệu quả, nó sẽ cho phép Trung Quốc sử dụng vũ khí tầm xa chống lại các tàu sân bay của Hải quân".

Tàu sân bay là xương sống sức mạnh của Mỹ ở nước ngoài, nó cho phép các máy bay tấn công hoạt động gần như là bất kỳ một nơi nào trên thế giới. Việc Trung Quốc phát triển vũ khí sẽ cho phép nước này rào một phần của Thái Bình Dương lại, ngăn không cho Mỹ tiếp cận khu vực này và để Bắc Kinh thoải mái hành động chống lại các đồng minh của Mỹ trong khu vực.

"Có đủ thứ mà Trung Quốc dường như đang cố thâu tóm mà không có lý do rõ ràng nào", van Tol nói.

Trung Quốc chưa bao giờ có ý định đe dọa bất kỳ một quốc gia nào, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Liang Guanglie nói với những người đồng nhiệm châu Á tại cuộc họp "Đối thoại Shangri-La" bàn về vấn đề an ninh tại Singapore mới đây.

"Không phải tất cả mọi người tại những nước láng giềng của Trung Quốc đều tin vào điều này", Arthur Ding, chuyên gia về các vấn đề quân sự Trung Quốc tại đại học Chengchi, Đài Loan, người cũng tham dự Đối thoại Shangri-La nói. Khi Bắc Kinh tiếp tục hiện đại hóa quân đội một cách toàn diện, thì nước này không thể thuyết phục các quốc gia láng giềng về ý định hòa bình của họ, Ding nhận xét.

Một manh mối chỉ ra ý định chiến lược của Trung Quốc sẽ nằm ở nơi Bắc Kinh triển khai tàu sân bay đầu tiên vào cuối năm 2011, Ding cho hay. "Nếu nó ở Biển Đông, ngoài khơi Quảng Đông thì cái gọi là mối đe dọa Trung Quốc sẽ lại trỗi dậy vì các nước châu Á và Mỹ sẽ coi đó là một thông điệp gây hấn đối với họ".

Tuy nhiên, Tân Hoa xã mới đây đưa tin, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc khẳng định, tàu sân bay đầu tiên của nước này sẽ được dùng vào mục đích huấn luyện và nghiên cứu. Đã từ lâu, Bắc Kinh đe dọa sẽ thâu tóm lại Đài Loan bằng vũ lực nếu khu vực này chính thức tuyên bố độc lập. Một số nhà phân tích nói, việc Trung Quốc xây dựng lực lượng phần lớn là nhằm lấy lại Đài Loan, và rằng, chỉ có sự can thiệp bằng quân sự của Mỹ mới có thể chặn hành động của Trung Quốc.

Sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc tại Biển Đông gây lo lắng song không phải là sự xâm chiếm, Ding nhận xét. "Điều đó khó xảy ra nhưng có khả năng tuyến đường dầu khí của Đài Loan có thể bị Bắc Kinh đe dọa.

Trong khi đó, Mỹ tiếp tục phát triển máy bay tàng hình tầm xa, có khả năng chọc thủng hệ thống phòng không hiện đại, gồm của cả Trung Quốc. Không quân Mỹ có kế hoạch chi 197 triệu USD trong năm nay để thiết kế một loại máy bay ném bom mới, tránh được radar. Máy bay mới này có thể do phi công lái hoặc điều khiển từ xa, cho phép nó bay trong một thời gian dài mà không cần tiếp nhiên liệu. Không quân hy vọng sẽ triển khai sứ mệnh bay đầu tiên vào giữa năm 2012.

Với việc tiếp nhiên liệu trên không, máy bay chiến đấu Mỹ có thể bay vòng vòng bên ngoài tầm với hệ thống phòng không của Trung Quốc và xác định điểm tấn công. Trong khi đó, Hải quân Mỹ cũng đang thử nghiệm một loại máy bay tấn công không người lái có thể triển khai từ tàu sân bay. Máy bay này được gọi là UCLASS.

Tàu sân bay có thể làm bệ phóng cho những máy bay ném bom không người lái hoạt động ngoài tầm với của các tên lửa mà Trung Quốc đang phát triển, van Tol cho hay. Các oanh tạc cơ này có thể cất cánh từ vùng biển an toàn và được tiếp nhiên liệu trước khi tấn công.

Dù có nhiều lo ngại, Trung Quốc vẫn khẳng định, nước này không nhằm chấm dứt ảnh hưởng của Mỹ tại Đông Á. "Mục đích của chúng tôi là phát triển kinh tế để đảm bảo rằng 1,3 tỷ dân sống khá hơn", tướng Trần Bỉnh Đức, tổng tham mưu trưởng quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc nói trong chuyến thăm Lầu Năm Góc gần đây. "Chúng tôi không muốn dùng tiền để mua thiết bị hoặc các hệ thống vũ khí tiên tiến nhằm thách thức Mỹ".

Tại Bắc Kinh, chủ cửa hàng Zhang Kexin nói, anh ta ủng hộ Trung Quốc xây dựng lực lượng nhưng chỉ với mục đích quốc phòng. "Kinh tế còn chưa phát triển đầy đủ, quân đội còn yếu, nên Trung Quốc dễ bị làm nhục. Nếu chúng tôi mạnh, tôi tự hào về sức mạnh đó". Tuy nhiên, Zhang, 50 tuổi nói, Trung Quốc không cần có tàu sân bay. "Đó là vũ khí tấn công, không cần thiết. Đã tốn hàng triệu USD chỉ để khởi động, số tiền đó dùng vào y tế và giáo dục ở nông thôn còn tốt hơn".


Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

>> Tên lửa siêu âm Brahmos thử nghiệm thành công lần thứ 25



Theo tuyên bố của bộ quốc phòng Ấn Độ, lục quân của quốc gia này đã bắn thử thành công tên lửa siêu thanh BrahMos vào ngày 12/8.



http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa BrahMos.


Đây là lần bắn thử thứ 25 của BrahMos và kết quả đã đáp ứng mọi yêu cầu kỹ thuật. Tên lửa này do công ty BrahMos Aerospace chế tạo dựa trên nguyên mẫu là tên lửa NPO Mashinostroyenie 3M55 Yakhont (SS-N-26) do Nga chế tạo.

BrahMos có tầm bắn là 290km và có khả năng mang đầu đạn có trọng lượng 300kg. Ưu điểm của BrahMos là tấn công hiệu quả các mục tiêu thấp (có độ cao dưới 10m) với tốc độ bắn lên tới 2,8 lần tốc độ âm thanh.

Quân đội Ấn Độ đã thử nghiệm thành công phiên bản BrahMos phóng từ tàu chiến hoặc từ đất liền và sẽ trang bị cho hải quân và lục quân trong thời gian tới.

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 3)



Sau khi chinh phục thế giới nguyên tử, các nước trong khu vực Đông Á như Trung Quốc, Hàn Quốc không chần chừ đưa nguồn năng lượng này vào vận hành tàu ngầm, nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng dưới mặt biển.

>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 1)
>> Hồ sơ tàu ngầm Đông Bắc Á (kỳ 2)


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc, Type 091 (lớp Hán).


Kỳ 3: Giấc mơ đại gia tàu ngầm

20 năm cho bước đi đầu

Tham vọng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc “nhen nhóm” từ cuối những năm 1950 nhưng nước này gặp không ít khó khăn về động lực hạt nhân, yếu tố kỹ thuật, tài chính… Đặc biệt, Trung Quốc đánh mất quan hệ tốt đẹp với Liên Xô nên kế hoạch đề ra bị đầy lùi hơn 10 năm. Năm 1965, lãnh đạo Nhà nước Trung Quốc “bật đèn xanh” tái triển khai chương trình phát triển tàu ngầm hạt nhân. Nhóm nhà khoa học hạt nhân và quan chức cấp cao chính phủ đã được thành lập để chỉ đạo phát triển tàu ngầm hạt nhân. Một loạt các cở sở công nghiệp quốc phòng Trung Quốc được huy động cho dự án này.

Năm 1968, việc đóng tàu ngầm tấn công chạy động cơ hạt nhân đầu tiên của Trung Quốc, Type 091 (lớp Hán) bắn đầu. Năm 1970, lò phản ứng chế tạo trên đất liền sẵn sàng được lắp vào tàu. Tháng 12/1970, tàu ngầm Type 091 hạ thủy và lò phản ứng kích hoạt tháng 7/1971. Quá trình chạy thử nghiệm bắt đầu tháng 8/1971 và đi vào phục vụ trong Hải quân Trung Quốc năm 1974. Trên thực tế, cho đến thời điểm đó Type 091 chỉ là tàu ngầm hạt nhân “vô dụng” bởi nó không có hệ thống vũ khí phù hợp và hệ thống điều khiển hỏa lực. Giữa những năm 1980, mối quan hệ Trung Quốc – phương Tây ấm dần, Trung Quốc mua được công nghệ lò phản ứng, thiết bị điều khiển hỏa lực, sonar từ Pháp. Nhờ vậy, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc đã có “hồn” hơn.

Nếu như Trung Quốc bỏ phí 20 năm cho tàu ngầm hạt nhân Type 091 với nhiều lỗi thiết kế thì với tàu ngầm tấn công hạt nhân thế hệ hai Type 093 (lớp Tống), Trung Quốc chỉ mất nửa thời gian. Đó là nhờ vào sự giúp đỡ đắc lực của Cục thiết kế Rubin – cơ quan chuyên phát triển tàu ngầm Nga, khi quan hệ giữa 2 nước được cải thiện.

Công việc chế tạo Type 093 bắt đầu vào năm 1995 hoặc 1996 ở nhà máy Bột Hải (Bohai). Type 093 chính thức hạ thủy tháng 12/2002 và đi vào hoạt động trong Hải quân Trung Quốc tháng 12/2006. Có nguồn tin cho rằng Type 093 là thiết kế dựa trên tàu ngầm tấn công lớp Victor III của Nga, nhưng giới chức Trung Quốc luôn phản đối điều này. Dù sao, họ không thể phủ nhận việc nhiều công nghệ Nga đã được tích hợp vào Type 093. Nhờ đó, trong suốt quá trình phát triển Trung Quốc không gặp bất kỳ khó khăn nào.

Có "danh" mà chưa có "tiếng"

Tương tự kế hoạch phát triển tàu ngầm tấn công chạy động cơ hạt nhân. Trung Quốc lên chương trình chế tạo tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo từ cuối những năm 1950. Năm 1959, Trung Quốc mua được một tàu ngầm chạy động cơ diesel – điện trang bị tên lửa đạn đạo lớp Golf (project 629) của Liên Xô. Loại tàu này có lượng giãn nước 3.553 tấn mang được 3 ống phóng tên lửa đạn đạo R-11FM.

Trung Quốc không sử dụng lớp Golf để chiến đấu mà để thử nghiệm, đánh giá. Đặc biệt cho dự án phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-1 (Cự Lãng 1) và cũng có thể là dùng cho bắn thử JL-2 (Cự Lãng 2). Tháng 9/1970, Trung Quốc khởi công đóng tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo đầu tiên mang tên Type 092 (lớp Hạ). Con tàu này được chế tạo gần với thời gian Trung Quốc đóng tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 091. Ở đây, thay vì phát triển thiết kế hoàn toàn mới, Trung Quốc quyết định sử dụng khung thân Type 091 để chế tạo, họ đã kéo dài thân tàu dành chỗ chứa cho tên lửa.

Cũng như Type 091, Type 093 cũng gặp phải vấn đề kỹ thuật và chính trị, phải đến năm 1981, Trung Quốc mới hạ thủy Type 093 (lớp Hạ) và đưa vào phục vụ trong hải quân (năm 1983) nhưng thiếu vũ khí chính là tên lửa đạn đạo JL-1, do không hoàn thành đúng như kế hoạch.

Phải tới cuối những năm 1980, tàu ngầm hạt nhân Type 093 (lớp Hạ) mới vận hành đầy đủ theo đúng thiết kế. Giai đoạn 1995-2001, Trung Quốc tiến hành hiện đại hóa Type 092 (lớp Hạ) trang bị cho nó tên lửa đạn JL-1A có tầm bắn 2.500km tăng độ chính xác. Giống hệt giai đoạn phát triển tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân, việc chế tạo thế hệ hai tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo của Trung Quốc cực kỳ suôn sẻ. Tất nhiên, Trung Quốc phải nhờ tới sự giúp đỡ từ cục thiết kế Rubin.

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 (lớn Tấn) bắt đầu chế tạo năm 1999, hạ thủy tháng 7/2004. Type 094 có nhiều điểm tương đồng với tàu ngầm Type 093 (lớp Tống), điều đó cho thấy cả hai lớp tàu được chia sẻ từ một thiết kế cơ sở.Tuy nhiên, kể từ khi hạ thủy tới nay người ta chưa ghi nhận bất kỳ lần phóng thử tên lửa JL-2 nào từ tàu ngầm Type 094. Trong khi, Type 094 vẫn chưa đi vào vận hành đầy đủ trong Hải quân Trung Quốc, đã có tin Trung quốc phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 096 (lớp Đường) có thể mang 24 tên lửa JL-2.

Giấc mơ không chỉ từ phim ảnh

Giống với Trung Quốc đã làm chủ được công nghệ hạt nhân và không chịu những ràng buộc quốc tế như Nhật Bản, Hàn Quốc bắt đầu nghĩ tới việc chế tạo tàu ngầm hạt nhân.

Năm 1999, ở Hàn Quốc xuất hiện bộ phim Yuryeong (có tên tiếng Anh là Phantom: The Submarine), nói về việc hải quân nước này vận hành một tàu ngầm hạt nhân. Ngay lập tức, bộ phim đã giành được 6 giải thưởng cao quý của điện ảnh Hàn Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Giấc mơ tàu ngầm hạt nhân Hàn Quốc xuất hiện trên phim.



http://nghiadx.blogspot.com

Hình ảnh mô phỏng tàu ngầm Chang Bogo III được cho là tàu ngầm tấn công động lực hạt nhân đầu tiên của Hàn Quốc.


Tuy nhiên, đây không phải giấc mơ của riêng đạo diễn Byung-chun Min mà là một chiến lược của giới quân sự Hàn Quốc. Theo một số thông tin đăng trên tờ Choson Ilbo (tháng 1/2004), nhà báo Yu Yong-won đã tiết lộ lãnh đạo quốc phòng Hàn Quốc hoàn toàn nghiêm túc với ý tưởng sở hữu tàu ngầm nguyên tử. Tháng 8/2004, nhà báo Kim Yong-Sam tái khẳng định thông tin trên bằng một bài viết đăng trên tạp chí Wolgan Choson.

Theo đó, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã xúc tiến thiết kế mẫu tàu ngầm nguyên từ từ tháng 6/2003. Trên mạng Global Security cũng nhắc tới dự án chế tạo SSX-N của Hàn Quốc như là một tàu ngầm động lực hạt nhân. Nếu quả thực như vậy, thế độc tôn tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc trong khu vực sẽ bị phá vỡ. Tag: Hải quân các nước trên thế giới.

Tàu ngầm Type 091 (lớp Hán) thiết kế với kiểu dáng “giọt nước”, thân tàu bố trí làm 7 khoang kín nước. Tàu có lượng giãn nước 5.500 tấn (khi lặn). Vũ khí chính của tàu gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (bắn ngư lôi Yu-3 có cự ly 15km) và tên lửa hành trình đối hạm YJ-8 (tầm bắn 40 km, đầu đạn nặng 165kg). Từ 1977-1990, Trung Quốc đóng liên tiếp 4 tàu Type 091 (đánh số hiệu 401-405). Đầu năm 2000, Trung Quốc cho nghỉ hưu 2 chiếc 401 và 402.

Tàu ngầm Type 093 (lớp Tống) có lượng giãn nước 6.000-7.000 tấn (khi lặn). Vũ khí của Type 093 gồm: 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể đáp ứng yêu cầu bắn ngư lôi hoặc tên lửa hành trình đối hạm YJ-82.

Tàu ngầm Type 092 (lớp Hạ) có lượng giãn nước 6.500 tấn. Vũ khí chính gồm: 6 ống phóng lôi 533mm (12 quả Yu-3, tầm bắn 15km) và 12 tên lửa đạn đạo JL-1 (Cự lãng 1) với tầm bắn tối đa 2.150km, mang đầu đạn hạt nhân 25-50 kiloton. Tên lửa JL-1 được phóng lần đầu tiên từ tàu ngầm Type 092 tháng 9/1987.

Type 094 có lượng giãn nước 8.000-9.000 tấn, chiều dài toàn thân 133m. Tàu được vũ trang 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm (12 quả loại Yu-3 có tầm bắn 15km) và tên lửa đạn đạo JL-2 (Cự lãng 2) có tầm bắn lên tới 7.000-8.000km, mang đầu đạn hạt nhân cỡ 1.000 kiloton.

>> Nhật Bản yêu cầu Trung Quốc giải thích về tàu sân bay



Ngày 12/8, bộ trưởng bộ quốc phòng Nhật Bản đã kêu gọi Trung Quốc giải thích lý do quốc gia này cần có sự phục vụ của các tàu sân bay.



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng bộ quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kita yêu cầu Trung Quốc giải thích về động cơ cho ý muốn sở hữu tàu sân bay.


Trước đó, Mỹ cũng có yêu cầu tương tự khi nhiều quốc gia trong khu vực đã thể hiện mối quan ngại trước sự tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Đặc biệt là sau sự kiện tàu sân bay đầu tiên của quốc gia này chính thức đi vào thử nghiệm.

“Là một tàu sân bay, vũ khí này có khả năng cơ động cao và có khả năng tấn công rất mạnh. Chúng tôi muốn Trung Quốc giải thích lý do tại sao họ cần có sự phục vụ của tàu sân bay”, ông Toshimi Kitazawa nói trước báo chí.

“Không còn nghi ngờ gì nữa, sự kiện này đang tạo ra tác động lớn lên cả khu vực”, ông Kitazawa cho biết thêm.

Mới đây, Trung Quốc đã đưa tàu sân bay Varyag ra biển. Mặc dù cố gắng giảm bớt khả năng của tàu sân bay này và nhấn mạnh mục đích “nghiên cứu và huấn luyện”, Trung Quốc vẫn làm dấy lên sự lo ngại trên toàn khu vực.

Trong bản báo cáo quốc phòng thường niên, Nhật Bản đã thể hiện sự quan ngại đối với sự áp đặt ngày càng gia tăng của Trung Quốc cũng như “tầm với” của hải quân Trung Quốc đang được mở rộng nhanh chóng ra Thái Bình Dương.

Nhật Bản kêu gọi sự minh bạch đối với ngân sách mà Trung Quốc dành cho lĩnh vực quốc phòng.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã phản ứng và chỉ trích bản báo cao quốc phòng thường niên của Nhật Bản là “vô trách nhiệm”, đồng thời khẳng định động cơ hiện đại hóa quân đội của họ chỉ nhằm tăng cường tính phòng thủ.

>> 'Cuộc chiến ở Syria sẽ lôi kéo cả khu vực'



Ngày 9/8/2011, bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu có 6 giờ liên tục tranh cãi không nghỉ với các đại diện của chính quyền Syria ở Damascus.


http://nghiadx.blogspot.com
'Cuộc chiến ở Syria sẽ lôi kéo cả khu vực ?


Hai giờ trong đó là trực tiếp với tổng thống Bashar Al-Assad. Ông này đã chuyển “thông điệp cứng rắn” của thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Những yêu cầu chủ yếu là chấm dứt các hành động quân sự chống lại dân thường và xác định chính xác ngày bầu cử quốc hội. Ngược lại, Ankara đe doạ áp dụng những biện pháp khẩn cấp: Coi lãnh đạo Syria là bất hợp pháp như đã từng xảy ra đối với Gaddafi.

Phái viên Thổ Nhĩ Kỳ cũng thông báo, trong trường hợp các cuộc đàn áp quần chúng vẫn tiếp tục, sẽ khởi động kế hoạch can thiệp của NATO vào công việc của Syria. Giới phân tích nhận định, dường như đó không phải sự can thiệp quy mô lớn mà là những cuộc đột kích chính xác vào các mục tiêu.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ không cho biết các cuộc tấn công này chống lại ai, nhằm vào những mục tiêu nào và được tiến hành dưới danh nghĩa gì.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố dứt khoát ủng hộ chuyến công cán này của Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ.

Chuẩn bị chiến tranh?

Ông Assad đã tiếp nhận “sự cảnh báo cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ” một cách bình tĩnh và đã khuyến nghị không can thiệp vào công việc nội bộ của Syria.

Báo chí Lebanon trích dẫn lãnh đạo Syria: “Nếu các ngài muốn chiến tranh thì các ngài sẽ có nó, và đó là cuộc chiến trong toàn khu vực”. Assad cho biết thêm, là quân đội chiến đấu không phải với dân chúng, mà là với “những nhóm khủng bố” đang lật đổ chính quyền hợp pháp.

Thậm chí ông còn ám chỉ rằng những tên cực đoan bị người Syria vô hiệu hoá đã được "ném vào" từ lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ở Thổ Nhĩ Kỳ, phản ứng đối với chuyến thăm của bộ trưởng Ngoại giao là đặc biệt. Một số tờ báo đưa tin Ankara không quá tin vào thành công của chuyến đi của Davutoglu.

Trước đó ở Thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra hội nghị về an ninh của chỉ huy các cơ quan vũ lực với thủ tướng Recep Tayyip Erdogan. Cuộc họp này bàn về chuẩn bị các chiến dịch quân sự ở miền Bắc Syria. Hội nghị cũng đã bàn về những tác động chính trị, kinh tế và quân sự lên chế độ Syria. Đáng lưu ý là ngay lập tức kết quả thảo luận đã được thông báo cho đại sứ Hoa Kỳ.

Người lãnh đạo đoàn đại biểu thường trực của Hội đồng Liên bang của Nga tại Hội đồng nghị viện châu Á Rudick Iskuzhin nói với báo “Tin tức”: “Không loại trừ là người Thổ Nhĩ Kỳ định thừa cơ tấn công đánh người Kurd sinh sống ở phía Bắc và Đông – Bắc Syria. Chính xác hơn là đánh những tổ chức cực đoan đang hoạt động tại đây.

Trong các hoạt động của đối lập Syria được chiếu trên màn hình TV, có thể thấy rõ những người phản đối cầm trong tay vũ khí bộ binh hiện đại. Xem ra, đó không phải là người Syria, mà là những đại diện của các đơn vị quân sự được vũ trang và tổ chức rất tốt của người Kurd.

Trước đây Ankara chưa gặp phải vấn đề gì: Bashar Assad và các cơ quan mật vụ của ông kiểm soát vùng này rất chắc chắn và không để người Kurd tăng áp lực quân sự lên Thổ Nhĩ Kỳ. Đến nay tình hình đã khác: Các lực lượng vũ trang Syria tập trung sang hướng khác, họ tấn công Hama và các thành luỹ khác của phe đối lập. Họ không làm gì các chiến binh người Kurd nữa, và hoạt động của những người này lan sang lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ.

Ngay ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong cuộc bầu cử tháng 6/2011 vừa qua Đảng hoà bình và dân chủ ủng hộ người Kurd đã giành được 36 ghế trong Hạ viện Thổ Nhĩ Kỳ.

Về phần mình, Đảng chính nghĩa và phát triển cầm quyền đã tuyên bố chương trình giải quyết vấn đề người Kurd bằng biện pháp hoà bình. Sau 31 năm lưu đày, nhà chính trị và nhà thơ người Kurd Kemal Burkan đã trở về nước, và trên báo chí Thổ Nhĩ Kỳ đã có tin về việc chính quyền đàm phán với thủ lĩnh đảng công nhân người Kurd cấp tiến bị tù chung thân Abdullah Ocalan.


>> Ấn Độ giúp VN xây dựng hạm đội tàu ngầm



Trong khuôn khổ chương trình xây dựng đối tác chiến lược, Hải quân Ấn Độ sẽ giúp đỡ Hải quân Việt Nam phát triển hạm đội tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com
Với kinh nghiệm phong phú của mình Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm. Trong ảnh, một sĩ quan hải quân Ấn Độ quan sát bên ngoài tàu ngầm Kilo bằng kính tiềm vọng.


Hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng là một phần cơ bản trong khuôn khổ xây dựng đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Cũng giống như Việt Nam, trong biên chế của quân đội Ấn Độ nói chung và hải quân nói riêng có rất nhiều trang thiết bị có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga.

Ấn Độ là một trong nhưng quốc gia nước ngoài sử dụng tàu ngầm Kilo sớm nhất, với những kinh nghiệm phong phú. Hải quân Ấn Độ sẳn sàng chia sẽ điều này với Hải quân Việt Nam cho kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm Kilo trong thời gian tới.

Một quan chức của Hải quân Ấn Độ cho biết: “Chúng tôi đang giúp đỡ Việt Nam trong việc xây dựng hạm đội tàu ngầm của họ. Kinh nghiệm của chúng tôi trong vận hành tàu ngầm Kilo sẽ được chia sẻ với họ”.

Vị quan chức này cũng từ chối cung cấp thông tin, liệu các thủy thủ Việt Nam có được cung cấp kinh nghiệm thực tế trên các tàu ngầm Kilo của Ấn Độ hay không.

Việt Nam đã chính thức công bố việc mua 6 tàu ngầm điện diesel từ Nga vào năm 2009 và gần đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng đã lên tiếng xác nhận việc xây dựng hạm đội tàu ngầm trong khoảng 5-6 năm tới.

Hiện tại trong biên chế Hải quân Ấn Độ đang có 10 tàu ngầm điện diesel lớp Sindhughosh, đây là biến thể xuất khẩu cho Ấn Độ của tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM.

Ông Uday Bhaskar, Giám đốc Viện Hải dương Commodore nhấn mạnh, Việt Nam là một đối tác chiến lược quan trọng của Ấn Độ, chúng tôi có nhiều điểm chung trong các vấn đề lịch sử. “Cả hai chúng tôi có rất nhiều vũ khí trang bị từ Nga, vì thế Ấn Độ có thể mang lại nhiều hỗ trợ kỷ thuật cho phía Việt Nam”, ông nói.

Trước đó trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony đến Việt Nam năm 2010, phía Ấn Độ đã cam kết tăng cường giúp đỡ Việt Nam hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hải quân.

Trong đó có chương trình nâng cấp các chiến hạm có từ thời Liên Xô, cũng trong khuôn khổ chuyến thăm này, phía Ấn Độ đã chuyển giao cho Hải quân Việt Nam rất nhiều trang thiết bị kỹ thuật để nâng cấp các chiến hạm từ thời Liên Xô.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang