Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

>> Sukhoi Superjet 100: Hy vọng - Thảm kịch - Hệ lụy

(Theo BDV)Thảm kịch Sukhoi Superjet 100 tại Indonesia đã giáng một cú mạnh vào những nỗ lực của nước Nga khôi phục lại thời huy hoàng công nghiệp hàng không dân dụng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tu-134 từng hoạt động trong hãng Hàng không Việt Nam. Đây là một trong hai loại máy bay dân dụng góp phần tạo dựng nền công nghiệp hàng không huy hoàng của Liên Xô.


Vụ tai nạn máy bay Sukhoi Superjet 100 tại Indonesia cướp đi sinh mạng của gần 50 người là một thảm kịch về nhân mạng nhưng cũng thể hiện những khó khăn của nền công nghiệp hàng không Nga sau một thời gian dài thất thế đang cố gắng tìm lại chính mình.

>>CNQP Nga tìm ánh hào quang xưa
>> Lịch sử không quân VN trên báo nước ngoài

Dưới thời Liên Xô, công nghiệp hàng không được quan tâm đầu tư và phát triển vô cùng lớn mạnh, thời điểm cao nhất quy tụ tới 1,5 triệu người lao động trong các lĩnh vực liên quan và sản xuất tới 2/5 số lượng máy bay quân sự trên toàn thế giới.

>> CNQP Nga tìm ánh hào quang xưa

Có một thời chưa xa những chiếc máy bay do Liên Xô ngang dọc khắp năm châu dưới đủ màu cờ và là niềm tự hào của nền công nghiệp hàng không Xô Viết.

Ở Việt Nam mãi đến cuối những năm 1990, Tupolev-134 vẫn là loại máy bay chủ lực phục vụ vận chuyển hành khách trên các chặng nội địa và quốc tế.

Sau khi Liên Xô sụp đổ, các cơ sở sản xuất của nền công nghiệp hàng không bị phân tán khắp nơi.

Đồng thời với sự thay đổi của cơ chế kinh tế, cũng như nhiều ngành công nghiệp khác (xe hơi, đóng tàu, chế tạo máy…) công nghiệp hàng không Nga phải khó khăn để thích ứng với những đòi hỏi về năng suất và chất lượng và sự cạnh tranh từ các đối thủ nước ngoài, nhất là trong lĩnh vực hàng không dân dụng.

Chỉ riêng lĩnh vực hàng không quân sự nước Nga vẫn phần nào giữ được sức mạnh về kĩ thuật cũng như công nghệ mà ví dụ điển hình là sự thành công của các loại máy bay chiến đấu Sukhoi và MiG trên thị trường quốc phòng thế giới.

Còn trong lĩnh vực sản xuất máy bay dân dụng thì ngay cả hãng hàng không lâu đời và lớn nhất của nước Nga là Aeroflot cũng cho về hưu gần hết các máy bay sản xuất trong nước và chuyển sang sử dụng các dòng máy bay Airbus và Boeing vốn an toàn, tiện nghi và có chi phí khai thác thấp hơn.

Để thoát khỏi sự suy tàn, công nghiệp hàng không dân sự của Nga buộc phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính quyền cũng như sự hợp tác quốc tế.

Đầu những năm 2000, đánh dấu bước ngoặt của sự đổi thay với sự ủng hộ của Tổng thống Vladimir Putin trong việc hình thành một tập đoàn hàng không duy nhất thông qua việc sáp nhập các công ty chế tạo máy bay vốn hoạt động riêng rẽ phân tán trước đây.

Những năm 1950-1960 từng tồn tại tới hơn 20 phòng nghiên cứu và thiết kế hàng không khác nhau gắn liền với các trung tâm thử nghiệm và nhà máy chế tạo, điều này không thích hợp trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gắt gao và phân công lao động sản suất cao độ.

Trong bối cảnh đó, Tập đoàn sản xuất máy bay thống nhất (OAK) được thành lập bởi Tổng thống Putin vào tháng 2/2006 nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong sản xuất, thiết kế và bán các sản phẩm.

Tập đoàn này quy tụ các phòng thiết kế và nhà sản xuất máy bay hàng đầu của Nga như Irkut, Mikoyan, Sukhoi, Ilyushin, Tupolev, Yakovlev.

Superjet - biểu tượng "hồi sinh" hàng không Nga

Một trong những dự án lớn nhất của tập đoàn OAK đã cho ra đời loại máy bay chở khách Superjet 100 nhằm thay thế cho đội bay cũ kỹ đông đúc đã đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn đang hoạt động trên toàn nước Nga và các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô (cũ).

Theo số liệu của Bộ Giao thông, chưa kể các nước SNG, các nước Đông Âu và Phi Châu khác, trên toàn bộ nước Nga có tới 2.500 máy bay chở khách cỡ vừa và nhỏ hoạt động, hơn một nữa trong số đó đã hoạt động quá tuổi đời cho phép, nguy cơ gây thêm những tai nạn hàng không khủng khiếp vốn là chuyện khá phổ biến ở Nga trong những năm gần đây.

Từ nay cho tới năm 2030, theo tính toán, đội bay của Nga cần tới 620 máy bay chở khách cỡ lớn và tầm trung, một thị trường béo bở đáng mơ ước cho bất kỳ nhà chế tạo máy bay nào.

Loại máy bay Superjet 100 được thiết kế và chế tạo bởi hãng máy bay chiến đấu Sukhoi được xem như niềm hi vọng của công nghiệp hàng không dân dụng Nga.

Superjet 100 cất cánh lần đầu tiên vào năm 2008 và bắt đầu các chuyến bay thương mại từ năm 2011.

Loại máy bay có sức chở tối đa 100 hành khách và có hành trình bay 4.500km với giá trung bình khoảng 35 triệu USD.



http://nghiadx.blogspot.com
Superjet - nỗ lực vực dậy công nghiệp hàng không Nga.

Loại máy bay mới nhất này không chỉ là biểu tượng của sự cố gắng tìm lại thời hoàng kim của hàng không dân Nga mà còn là biểu tượng của sự hòa nhập quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế của công nghiệp hàng không Nga. Điều đã được hầu hết các hãng chế tạo máy bay khác thực hiện từ lâu.

Thay cho thiết kế cũ kỹ mộc mạc kiểu Liên Xô trước đây là một hình ảnh tươi mới và hiện đại, Superjet 100 là một chiếc máy bay Nga mang hình hài và dáng vóc phương Tây với sự tham gia của các hãng chế tạo máy bay hàng đầu khác.

Trong đó, Hãng Boeing tham tham gia chương trình với vai trò tư vấn, nhưng đối tác chủ yếu là hãng Alenia của Italia (thuộc tập đoàn Finmeccanica), vốn nắm giữa 51% vốn của công ty Superjet International, để đổi lại chịu trách nhiệm thương mại hóa sản phẩm ở khu vực châu Âu, châu Mỹ, Châu Phi, Úc và Nhật bản. Hãng mẹ tập đoàn Sukhoi nắm giữ 49% cổ phần còn lại.

Về mặt công nghệ, nhiều hãng sản xuất hàng không phương Tây cũng tham gia vào chương trình này: động cơ PowerJet SaM146 được phát triển bởi liên doanh giữa hãng NPO Saturn của Nga và tập đoàn Pháp Snecma, Hãng Thales thiết kế hệ thống điện tử hàng không cho máy bay, hãng Honeywall phát triển hệ thông cung cấp nguồn điện trên máy bay, các hãng Goodrich, Zodiac Aerospace, Liebherr, BE Aeropsace và Hamilton Sundstrand cung cấp một lượng lớn linh kiện quan trọng của máy bay.

Superjet 100 được xem như là kẻ thách đấu trên thị trường loại máy bay dưới 100 chỗ ngồi hiện do 2 hãng Embraer (Brazil) và Bombardier (Canada) chiếm phần lớn thị phần.

Bước tiếp theo của chương trình là máy bay chở khách tầm trung MS-21 của Irkut, một hãng chế tạo khác thuộc OAK, nhằm cạnh tranh với loại A320 và B737 do hai ông lớn Airbus và Boeing nắm giữ, với mục tiêu cho ra đời loại máy bay với 3 lựa chọn khác nhau từ 150 tới 212 chỗ ngồi với mức giá cạnh tranh và chi phí khai thác thấp.

Trước vòng trình diễn ở các nước Đông Nam Á, SuperJet đã được khai thác bởi hai hãng hàng không Aeroflot của Nga và Armavie của Armenia.

Nhiều hãng khác trong đó có hãng Kartika Airlines của Indonesia đã đặt hàng 15 chiếc cho đội bay của mình.

Loại máy bay này cũng đã nhận được chứng chỉ bay của châu Âu vào tháng 2/2012 cho phép nó có thể được bán tại thị trường các nước châu Âu.

Tổng cộng đã có 169 đơn đặt hàng từ nhiều nước khác nhau. Đây là một tín hiệu vô cùng khả quan với một loại máy bay hoàn toàn mới. Giới chức Nga hy vọng sự thành công của nó sẽ đánh dấu một bước ngoặt lịch sử đối với ngành công nghiệp hàng không dân dụng Nga.

Bước khởi đầu không may mắn hay một chiến dịch marketing thất bại?

Tai nạn tại Indonesie vừa qua cướp đi sinh mạng của phi hành đoàn và hơn 40 hành khách, giáng một đòn mạnh vào công nghiệp hàng không của nước này vốn lâm làm khủng hoảng kể từ ngày Liên Xô sụp đổ và sau một loại các tai nạn khủng khiếp.

Hiện thời, còn sớm để các chuyên gia vẫn từ chối đưa ra các kết luận. Họ phải chờ đợi có thêm thông tin từ các cuộc điều tra về nguyên nhân tai nạn, đặc biệt là các thông tin được giải mã từ hai hộp đen của máy bay đã được lực lượng cứu hộ tìm thấy.

Nhưng dù với nguyên nhân nào đi nữa, việc một chiếc máy bay tham dự trình diễn trong chuyến quảng bá một vòng châu Á, đã tác động nghiêm trọng tới danh tiếng của mẫu máy bay mới nhất này của hãng Sukhoi, vốn mang theo nó biết bao niềm hi vọng của nước Nga.

Phát biểu trên đài phát thanh Tiếng vọng Moscow, phi công Magomed Tolboiev đánh giá đây là "một cú giáng mạnh vào danh tiếng của công nghệ hàng không của nước Nga, nó giống như một cái tát trời giáng vậy.

Đất nước chúng tả không ngừng tuyên bố là tạo ra được một kiểu máy bay có một không hai, và đây là những gì đang diễn ra". Ông này không dấu nổi vẻ thất vọng.

http://nghiadx.blogspot.com
Vụ tai nạn Superjet ở Indonesia như cú tát mạnh vào niềm hi vọng số một của công nghiệp hàng không Nga.

Với loại superjet 100, chương trình tiêu tốn khoảng 1 tỉ USD phần lớn được hỗ trợ từ Nhà nước, người Nga cố gắng làm sống lại hình ảnh của nền công nghiệp hàng không vốn lâm vào khủng hoảng trầm trọng từ những năm 1990, cũng như bị phủ bóng bởi danh sách đen các vụ tai nạn hàng không.

"Thảm kịch này cho thấy thêm một sa sút mới của những tham vọng về công nghiệp hàng không dân dụng của nước Nga. Điều này có tác động tiêu cực trước mắt tới các đơn đặt hàng loại máy bay này," Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch bình luận.

Chưa kể thm kịch về con người, tai nạn khủng khiếp trên là một đòn mạnh giáng vào công nghiệp hàng không của Nga, vốn đặt niềm hi vọng ở loại máy bay cỡ nhỏ này như một cuộc tái chinh phục thị trường hàng không dân sự lâu nay bị các đại gia Mỹ và Tây Âu làm mưa làm gió cũng như vai trò không nhỏ của 2 hãng Canada và Brazil.

Hơn cả một loại máy bay mới, Superjet còn là một biểu tượng - chương trình máy bay dân sự đâu tiên của nước Nga kể từ ngày Liên Xô tan rã. Tập đoàn hàng không thống nhất Nga OAK và những nhà chức trách xem đây như là bước khởi đầu để chinh phục lại thị trường vốn đang bị Airbus và Boeing chiếm giữ.

"Không cần phải nghi ngờ gì sự kiện này sẽ làm chậm lại chương trình Superjet và ảnh hưởng tới danh tiếng của nó," ông Rouslan Poukhov - Giám đốc trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ bình luận trên báo Izvestia.

Nhưng điều này không có nghĩa là nó đặt dấu chấm dứt chương trình và người ta vẫn sẽ bán được loại máy bay này ở thị trường trong nước cũng như quốc tế.

"Chương trình có được một sự hỗ trợ chính trị rất quan trọng, đặc biệt là trong các hợp đồng bán hàng vốn không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào các tính năng kỹ thuật và công nghệ của máy bay," chuyên gia Boris Rybak nhận định trên tờ Komersant.

Hãng Aeroflot hiện khai thác 6 chiếc và đã đặt hàng 30 chiếc, họ cũng thông báo là vẫn sử dụng Superjet cho các chuyến bay của mình.

Hi vọng về lâu dài của Sukhoi là sẽ đạt được doanh số bán hàng 1.000 chiếc. Họ hứa hẹn là chi phí khai thác sẽ thấp hơn 15% so với máy bay cùng loại của 2 đối thủ Canada và Braxin.

Liệu tai nạn ở Indonesia về lâu dài có ảnh hưởng tới các chương trình đầy tham vọng của công nghiệp hàng không dân dụng Nga hay không thì cần phải có thời gian trả lời, nhưng trước mắt ở thị trường Đông Nam Á và đặc biệt là Indonesia với gần 250 triệu dân thì rõ ràng đây là một chương trình marketing thất bại.

"Điều này là cực kỳ phiền phức dưới góc độ thương mại nếu biết rằng Indonesia là quốc gia mua rất nhiều máy bay và ở thị trường này hai hãng Boeing và Airbus đã và đang hoạt động rất tích cực, không nói ra nhưng rõ ràng đây lại thêm một lợi thế của hai ông lớn này," chuyên gia phân tích của hãng Kepler Capital Markets nói.

>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P1)

Sơ lược về những loại vũ khí trang bị hàng đầu của quân đội Nga hiện nay: Tăng chủ lực T-90, máy bay ném bom chiến lược Tu-160, tuần dương hạm nguyên tử Piotr Đại đế, xe phá mìn UR-77, trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-24.


>> Điểm mặt những cú đấm thép của Quân đội Nga (P2)

1. Xe tăng chủ lực T-90




http://nghiadx.blogspot.com
T-90 (mil.ru)


Xe tăng chủ lực Т-90 được nghiên cứu chế tạo vào cuối thập niên 1980 và là biến thể hiện đại hóa sâu của Т-72B. Năm 1992, xe được nhận vào trang bị của quân đội Nga với tên gọi Т-90.

>> Hạm đội Mỹ chuẩn bị đối phó với tên lửa Club
>> Sự nguy hiểm ẩn nấp trong các container

Xe có khả năng chạy với tốc độ đến 70 km/h trên đường nhựa và đến 50 km/h trên địa hình chia cắt. T-90 được trang bị các hệ thống dẫn tự động, nhìn đêm, máy đo xa laser.

Vũ khí chính của T-90 là pháo nòng trơn 125 mm có khả năng bắn đạn pháo thông thường và tên lửa chống tăng có điều khiển. Cơ số đạn là 42 viên, 22 viên trong số đó nằm trong máy nạp đạn tự động.

Vũ khí bổ trợ là các súng máy 12,7 và 7,62 mm.

Т-90 được trang bị vỏ giáp tương đương giáp thép dày đến 850 mm. Ngoài ra, xe tăng còn được lắp hệ thống phòng vệ quang-điện tử chủ động Shtora-1, giáp phản ứng nổ Kontakt-5 hoặc Relikt.

Hiện nay, Bộ Quốc phòng Nga không mua sắm Т-90 mà ưu tiên hiện đại hóa các xe tăng lạc hậu T-72 lên chuẩn Т-90.

Từ năm 2015, dự kiến quân đội Nga sẽ nhận được loại tăng chủ lực mới dựa trên bệ mang thiết giáp hạng nặng tiêu chuẩn Armata.

2. Máy bay ném bom chiến lược Tu-160



http://nghiadx.blogspot.com
Tu-160 (mil.ru)

Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 được phát triển vào nửa đầu thập niên 1980 và được nhận vào trang bị vào năm 1987. Trong biên chế Không quân Nga, máy bay nổi tiếng hơn với cái tên “Thiên nga trắng”.

Máy bay ném bom với cánh hình tên thay đổi có khả năng bay với tốc độ đến 2.200 km/h - khả năng bay siêu âm được áp dụng cho Tu-160 nhằm vượt qua hệ thống phòng không đối phương.

Tu-160 có thể bay ở tốc độ hành trình 917 km/h, bán kính chiến đấu là gần 6.000 km, tầm bay cực đại đến 13.900 km.

Máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa 275 tấn, có thể mang đến 40 tấn vũ khí, gồm các loại tên lửa, bom có và không điều khiển hạt nhân và thông thường.

Liên Xô/Nga đã sản xuất tổng cộng 27 chiếc Tu-160, 19 trong số đó nằm lại Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ. 8 chiếc trong số này đã quay lại Nga, một phần với tư cách thanh toán tiền nợ khí đốt của Ukraine, còn 3 chiếc khác bị Ukraine phá bỏ.

Trong trang bị của Không quân Nga hiện có 16 chiếc Tu-160: 13 chiếc chiến đấu và 3 chiếc huấn luyện. Đa số Tu-160 có tên riêng.

Trong mấy năm tới, tất cả các máy bay Tu-160 sẽ được hiện đại hóa lên chuẩn Tu-160М với nhiều tính năng kỹ thuật được cải tiến.

Trong tương lai, Nga dự định thay thế các máy bay ném bom chiến lược này bằng loại máy bay mới là hệ thống máy bay tầm xa tương lai PAK DA. Máy bay này đang được Viện OKB Tupolev phát triển. Mẫu chế thử đầu tiên của PAK DA dự kiến ra đời vào năm 2020.

3. Tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng Piotr Đại đế

http://nghiadx.blogspot.com
Tuần dương hạm nguyên tử Piotr Đại Đế (rosenergoatom.ru)

Tuần dương hạm nguyên tử hạng nặng Piotr Đại đế được đóng theo thiết kế Projekt 1144 Orlan vào năm 1989, hiện là tàu duy nhất thuộc lớp này còn trong biên chế Hải quân Nga, được đưa vào sử dụng năm 1998.

Chức năng chính của tàu tuần dương này là tiêu diệt các cụm tàu sân bay đối phương. Trong thời gian tồn tại, Piotr Đại đế đã hai lần được đổi tên: khi khởi đóng, tàu được gọi là Kuibyshev, sau đó được đổi thành Yuri Andropov. Tàu có tên hiện tại vào tháng 4/1992.

Piotr Đại đế có lượng giãn nước 25.900 tấn, chiều dài 251,1 m, chiều rộng 28,5 m và mớn nước 10,3 m. Tàu được trang bị 2 lò phản ứng hạt nhân KN-3, 2 nồi hơi bổ trợ và 2 turbine công suất 70.000 mã lực mỗi turbine.

Piotr Đại đế có khả năng chạy với tốc độ đến 31 hải lý/h, thời gian hoạt động độc lập là gần 60 ngày đêm.

Thủy thủ đoàn gồm 635 người, trong đó có 105 sĩ quan và 400 thủy thủ.

Piotr Đại đế được trang bị hệ thống pháo АK-130, hệ thống pháo phòng không Kortik, các tên lửa chống hạm P-700 Granit, các hệ thống chống ngầm RBU-1000 và RBU-12000, hệ thống tên lửa phòng không S-300FM và 10 ống phóng lôi 533 mm.

Lực lượng máy bay trên tàu gồm 3 trực thăng chống ngầm Ка-27PL.

Tháng 7/2010, được biết Bộ Quốc phòng Nga dự định đưa các tàu tuần dương tên lửa Projekt 1144 trở lại biên chế Hải quân Nga. Đó là các tàu Đô đốc Nakhimov, Đô đốc Lazarev và Đô đốc Ushakov hiện đang nằm trong lực lượng dự bị.

Nga dự định hiện đại hóa các tàu này theo kiểu như tàu Piotr Đại đế, cụ thể các tàu này sẽ được trang bị thiết bị máy tính mới thay cho thiết bị máy tính kiểu tương tự và vũ khí mới.

4. Xe phá mìn UR-77
http://nghiadx.blogspot.com
Rồng lửa UR-77 (2ch.so)

Xe phá mìn UR-77 Meteorit, còn được gọi là Zmey Gorynyc (rồng phun lửa nhiều đầu trong thần thoại Slavơ, được chế tạo dựa trên khung gầm pháo tự hành 2S1 Gvozdika vào nửa đầu thập niên 1970.

Xe được sản xuất loạt từ năm 1978 và thay thế xe UR-67 trong quân đội Nga.

Với chiều dài 7,9 m, chiều rộng 2,9 m và chiều cao 2,5 m, xe có trọng lượng 15,5 tấn và có khả năng đạt tốc độ 60 km/h.

Dự trữ hành trình đến 500 km trên đường nhựa và đến 250 km trên địa hình chia cắt. Kíp chiến đấu của xe gồm 2 người.

Vũ khí chính của UR-77 là 2 lượng nổ phá mìn UZ-67 hoặc UZP-77. Mỗi lượng nổ có khả năng tạo cửa mở rộng đến 6 m và dài đến 90 m qua bãi mìn. Việc phá mìn thực hiện bằng cách kích nổ lượng nổ tạo sóng nổ kích hoạt các quả mìn trên bãi mìn.

Để phóng 2 lượng nổ, xe cần gần 5 phút còn để nạp lại đầy đủ lượng nổ sau chu trình phá mìn, xe cần đến 40 phút.

Tuy nhiên, sau khi phóng các lượng nổ, vẫn không bảo đảm phá sạch hết mìn bởi lẽ UZ-67 và UZP-77 không thể kích nổ các loại mìn với ngòi nổ kiểu đè nổ, vướng nổ 2 lần, cũng như các thiết bị nổ lắp ngòi nổ hồng ngoại hay nam châm. UR-77 được xem là một trong những xe phá mìn tốt nhất thế giới.

5. Trực thăng chiến đấu Mi-24

http://nghiadx.blogspot.com
Cá sấu Mi-24 (mil.ru)

Trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-24, được phát triển trong thập niên 1960, nhận vào trang bị vào năm 1971.
Nó có tên không chính thức là “Cá sấu”.

Các trực thăng Mi-24 thuộc các serie đầu có tên “Stakan” (Cái cốc) do buồng lái được bọc kính phẳng.

Mi-24 có trọng lượng cất cánh tối đa 11 tấn, trọng tải 2,4 tấn, tổ lái 2-3 người, có thể chở đến 8 lính đổ bộ.

Trực thăng có khả năng bay với tốc độ 270 km/h và tầm bay đến 450 km.

Vũ khí lắp liền của Mi-24 ở các biến thể có thể khác nhau. Ví dụ, Mi-24V được trang bị ụ súng máy di động USPU-24 với 1 súng máy 12,7 mm, còn Mi-24VP được trang bị 1 pháo GSh-23L.

Trực thăng vận tải-chiến đấu có thể trang bị 4-6 điểm treo để treo các container gắn pháo, tên lửa có điều khiển và rocket, tên lửa không đối không, cũng như bom và các bom chùm cỡ 50-500 kg.

Dựa trên Mi-24, người ta đã chế tạo trực thăng vận tải-chiến đấu Mi-35 để trang bị cho Không quân Nga và xuất khẩu.

>> Trận địa tàu ngầm của Trung Quốc ở Tam Á

Trung Quốc có thể đã xây dựng trận địa phóng tên lửa của tàu ngầm hạt nhân 094 tại khu vực vịnh Bắc Bộ và tương lai coi đây là nơi triển khai chính.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 của Hải quân Trung Quốc.


Gần đây, tạp chí “Kanwa Defense Review” Canada cho biết, Quân đội Trung Quốc đã xây dựng xong căn cứ tàu ngầm hạt nhân kiểu mới ở Tam Á, đảo Hải Nam, tàu ngầm hạt nhân tấn công 093 và tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 tiên tiến có thể đã được xây dựng xong trận địa phóng tên lửa chiến lược (phóng từ tàu ngầm) ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai
>> Bí mật siêu tên lửa Nga lọt vào tay ai?
>> Chiến lược 'chống tiếp cận' của Trung Quốc đã bị hóa giải

Ở vùng biển này, tàu ngầm hạt nhân 094 có thể tiến hành các hành động phản kích/đáp trả chiến lược có hiệu quả trong khi vẫn đảm bảo được an toàn cho chúng.

Bài viết cho rằng, căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Quân đội Trung Quốc, được xây dựng trong thời gian dài tới 10 năm, nằm ở Tam Á, đảo Hải Nam, đã cơ bản được xây dựng xong.

Các hình ảnh vệ tinh cho thấy, căn cứ này đã được bố trí nhà kho cỡ lớn tương đối kiên cố, cầu tàu dùng cho tàu ngầm hạt nhân bỏ neo cũng tăng lên tới 4 chiếc (so với 3 chiếc ban đầu), độ dài mỗi cầu tàu đều lên tới 230 m. Điều này có nghĩa là sẽ có tương đối nhiều tàu ngầm hạt nhân đồn trú ở căn cứ này.

Dư luận bên ngoài luôn phỏng đoán về tình hình triển khai của căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á thông qua các hình ảnh vệ tinh và tin tức tình báo khác.

Những bức ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, 2 tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Nam Hải đang cập cảng tại căn cứ Tam Á. Trong đó có một chiếc có thể được xác định là tàu ngầm hạt nhân tấn công 093, chiếc khác có thể là tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm hạt nhân tấn công 093 của Hải quân Trung Quốc.

Sở dĩ có sự phỏng đoán như vậy là do chiếc tàu ngầm hạt nhân này có đặc điểm rõ rệt của tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094: Ở phần đuôi có gắn thiết bị sonar kiểu thu phát, tương tự sonar được trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Liên Xô.

Hệ thống sonar mà Quân đội Trung Quốc sử dụng cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 là kiểu Liên Xô, công nghệ của nó có thể có liên quan đến Belarus.

Theo bài viết, sau khi xây dựng xong căn cứ tàu ngầm hạt nhân Tam Á, việc triển khai lực lượng tàu ngầm của Quân đội Trung Quốc sẽ tập trung cho căn cứ này.

Hiện nay Tam Á mới chỉ xuất hiện 1 tàu ngầm hạt nhân 094, còn tàu ngầm hạt nhân 094 khác của Quân đội Trung Quốc cũng có thể rời căn cứ tàu ngầm hạt nhân Thanh Đảo, đến Tam Á để triển khai.

Ý đồ chiến lược của việc điều chỉnh bố trí này tương đối rõ ràng: Đó chính là tận dụng điều kiện nước sâu ở vịnh Bắc Bộ, biển Đông, gia tăng độ khó cho quân đội nước ngoài như Mỹ khi tiến hành do thám tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc.

Bài viết cho rằng, ở căn cứ tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Quân đội Trung Quốc tại Thanh Đảo, nước sâu bình quân bên ngoài căn cứ này chỉ khoảng 100 m, đối với tàu ngầm hạt nhân có tiếng ồn tương đối lớn, thì việc tránh khỏi sự theo dõi của thiết bị sonar đối phương là tương đối khó.

Khi lặn xuống hoạt động dưới biển, nếu gặp phải tình hình đầy đủ ánh nắng mặt trời, tàu ngầm hạt nhân 094 khổng lồ thậm chí còn bị mắt thường của phi công máy bay tuần tra chống tàu ngầm P-3C của đối phương phát hiện.

http://nghiadx.blogspot.com
Biên đội tàu ngầm Trung Quốc.

Nhưng tình hình của căn cứ tàu ngầm hạt nhân thứ hai của Quân đội Trung Quốc ở Tam Á thì hoàn toàn khác. Nước sâu trước căn cứ này lên tới 200 m, có lợi cho tăng cường “tính tàng hình” của tàu ngầm hạt nhân.

Trước đây, tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc luôn bị dư luận bên ngoài cho là “tàu ngầm hạt nhân vịnh Bột Hải”, bởi vì nó coi vịnh Bột Hải là khu vực triển khai chủ yếu.

Hiện nay, tàu ngầm hạt nhân 094 có thể được gọi là “tàu ngầm hạt nhân vịnh Bắc Bộ”. Bởi vì chúng có thể lấy vịnh Bắc Bộ làm trận địa phóng tên lửa chiến lược.

Ngoài ra, căn cứ Tam Á là cửa ngõ để Hải quân Trung Quốc phóng ra biển Đông. Tàu ngầm hạt nhân tấn công và tàu chiến mặt nước (tàu nổi) triển khai ở đây có lợi cho việc hỗ trợ cho tàu thuyền Trung Quốc đi lại trên các tuyến đường hàng hải ở biển Đông và đòi hỏi nguồn tài nguyên dầu khí tại biển Đông, rất có lợi cho việc Trung Quốc đối phó với các cuộc xung đột bất ngờ xảy ra.

Các nhà phân tích vũ khí phương Tây phỏng đoán, Trung Quốc có thể đã triển khai một tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094, hai tàu ngầm phiên bản cải tiến khác đang ở trong giai đoạn thử nghiệm, còn một chiếc vẫn đang chế tạo. Loại tàu ngầm hạt nhân này có thể mang theo nhiều tên lửa phóng ngầm JL-2.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa phóng ngầm JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc.

Khoảng cách từ duyên hải phía nam Trung Quốc đến căn cứ quân Mỹ ở Guam là 3.930 km. Tên lửa JL-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân 094 triển khai tại đây hoàn toàn có thể tấn công căn cứ Guam.

Nếu muốn tấn công Alaska và Hawaii của Mỹ, tàu ngầm hạt nhân 094 phải rời khỏi vùng biển ven bờ, lặn xuống vùng nước sâu ở biển Đông, đương nhiên tiền đề là phải có sự ẩn náu chiến lược hiệu quả.

Bài viết phỏng đoán, để bảo đảm “an toàn tuyệt đối”, tàu ngầm hạt nhân 094 sẽ hoạt động ở phần biển vịnh Bắc Bộ thuộc về Trung Quốc.

Trong thời chiến, Hải quân Trung Quốc sẽ triển khai 2 tàu ngầm hạt nhân tấn công 093 và 4 tàu ngầm diesel 636M Kilo xây dựng thành mạng lưới phong tỏa nhằm ngăn chặn tàu ngầm quân đội nước ngoài xâm nhập vịnh Bắc Bộ, từ đó bảo đảm cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược 094 có thể thực hiện các hành động đáp trả chiến lược một cách an toàn và hiệu quả.

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

>> Mục đích chuyến thăm Việt Nam của BT Quốc phòng Mỹ

Từ ngày 03 đến 05/06/2012, bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Leon Panetta công du Việt Nam. Sau đây là nhận định của giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, về chuyến đi này.



http://nghiadx.blogspot.com
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta


>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Năm 2003, Việt Nam và Hoa Kỳ đã đồng ý tiến hành trao đổi các chuyến viếng thăm ở cấp bộ trưởng Quốc phòng, ba năm một lần.

Năm 2003, bộ trưởng Quốc phòng, tướng Phạm Văn Trà đã thăm Washington. Năm 2006, bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld công du Hà Nội. Đến năm 2009, bộ trưởng Quốc phòng, tướng Phùng Quang Thanh thăm Washington.

Chuyến công du tới Hà Nội của bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta vào tháng Sáu, nằm trong hướng trao đổi các cuộc viếng thăm đã được thỏa thuận. Có thể giải thích thời điểm chuyến đi lần này của bộ trưởng Panetta là ông kết hợp với việc tham dự Đối thoại thường niên Shangri La, được tổ chức tại Singapore.

Chuyến đi Hà Nội hồi tháng 10 năm 2010 của cựu bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates không nằm trong thỏa thuận trao đổi các cuộc viếng thăm cấp bộ trưởng. Bộ trưởng Gates đã tới Hà Nội để dự lễ khai mạc Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. (ASEAN Defense Ministers Meeting Plus).

>> 'VN nên kết thân với cường quốc bậc trung'

Hoa Kỳ và Việt Nam đã tiến hành đối thoại về quốc phòng trong 8 năm qua. Cùng với thời gian, cuộc đối thoại này đã mở rộng, với sự tham gia của các quan chức cao cấp.

Cuộc đối thoại quốc phòng Mỹ-Việt thường niên đầu tiên diễn ra vào năm 2004. Bốn năm sau, cuộc đối thoại này được nâng lên thành Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng, với sự tham gia của các quan chức cao cấp trong lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng hai nước.

Đến năm 2010, đối thoại quốc phòng Mỹ-Việt được nâng cấp khi cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng đầu tiên được tổ chức giữa các sĩ quan quân đội cao cấp của bộ Quốc phòng Việt Nam và của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ở cấp thứ trưởng.

Hoa Kỳ tiến hành đối thoại chiến lược với Việt Nam như là một phần trong chính sách liên kết chính thức của Mỹ. Hoa Kỳ mong muốn thể chế hóa quan hệ hợp tác quốc phòng qua một số lĩnh vực và để cho Việt Nam làm quen với việc hợp tác với Mỹ. Nói một cách khác, biến đổi một mối quan hệ không nằm trong các thỏa thuận, thành các hoạt động thường xuyên và để cho nó trở thành một phần trong hợp tác lâu dài về quốc phòng. Ví dụ, Việt Nam chấp nhận thực hiện các sửa chữa nhỏ đối với các tàu phi tác chiến của hải quân Mỹ. Đa số các sửa chữa gần đây được tiến hành trong khu vực dân sự của vịnh Cam Ranh. Bộ trưởng Panetta dường như sẽ thúc giục Việt Nam nên linh hoạt hơn khi áp dụng thỏa thuận này.

Tháng 09/2011, tại cuộc Đối thoại về Chính sách Quốc phòng lần thứ hai, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ký biên bản ghi nhớ chính thức đầu tiên ( Memorandum of Understanding – MOU) về hợp tác quốc phòng. Biên bản này bao gồm 5 lĩnh vực ưu tiên : Thiết lập đối thoại cấp cao đều đặn giữa hai bộ Quốc phòng, an ninh hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm về hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc và trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai.

Chuyến công du của bộ trưởng Panetta sẽ có mục đích là thúc đẩy thỏa thuận để đạt được các bước tiến trong những lĩnh vực hợp tác này. Ngoài ra, bộ trưởng Panetta sẽ tìm kiếm một sự cam kết của Việt Nam trong việc thực hiện Tuyên bố hợp tác sơ khởi về quân y, được ký kết hồi tháng 08/2011. Hoa Kỳ đề nghị đưa sang Việt Nam một đơn vị nghiên cứu y tế. Đây sẽ là một bước tiến lớn đối với Việt Nam bởi vì cho đến nay, Việt Nam vẫn chống lại sự hiện diện của các nhân viên mặc quân phục Mỹ, ngoài những người làm việc tại Phòng Tùy viên Quân sự.

Bộ trưởng Panetta cũng sẽ tìm cách thúc đẩy các thỏa thuận hợp tác về trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm họa thiên tai, chống khủng bố, chống buôn lậu ma túy, không phát triển vũ khí hạt nhân và an ninh hàng hải. Việt Nam sẵn sàng đóng góp đầu tiên vào việc giữ gìn hòa bình quốc tế trong khuôn khổ Liên Hiệp Quốc. Dường như bộ trưởng Panetta sẽ nêu vấn đề làm thế nào để Mỹ có thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong tiến trình này.

Gần đây, các Thượng nghị sĩ John McCain và Joe Liberman tiết lộ là trong chuyến viếng thăm của họ, phía Việt Nam đã trình bầy một « danh sách mong muốn » các thiết bị quân sự mà Việt Nam muốn được cung cấp. Các Thượng nghị sĩ đã nói rõ là vấn đề này sẽ không có tiến triển cho đến khi nào Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền. Không có những dấu hiệu cải thiện nào kể từ sau chuyến công du của các Thượng nghị sĩ Mỹ.

Nội bộ Việt Nam bị chia rẽ trong việc làm thế nào xử lý quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Vẫn có một nhóm các nhân vật nặng về ý thức hệ trong Đảng còn cho rằng Hoa Kỳ thúc đẩy âm mưu diễn biến hòa bình để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các lo ngại về ý thức hệ này thỉnh thoảng lại xuất hiện thông qua những cảnh báo nhắm vào Cơ quan hoạt động vì hòa bình – Peace Corps và các trường đại học Mỹ, muốn hoạt động tại Việt Nam. Phe bảo thủ cho rằng Việt Nam có thể xử lý được các tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông mà không cần phải ngả theo Hoa Kỳ. Phe bảo thủ có thể nêu ra là quan hệ với Trung Quốc được cải thiện kể từ sau chuyến công du Bắc Kinh của tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng, hồi tháng 10 năm ngoái. Cuộc viếng thăm của ông Trọng diễn ra sau khi Việt Nam đã cử hai đặc phái viên sang Trung Quốc hồi tháng Giêng và tháng Sáu. Đến tháng 10, Trung Quốc và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về các Nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.

Các thành viên khác của đảng Cộng sản Việt Nam thì lại tiến hành chính sách chủ động hội nhập với thế giới, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ 11 năm 2011. Chính sách này nhằm thúc đẩy Việt Nam có quan hệ đa dạng với tất cả các cường quốc lớn, trong đó có Hoa Kỳ. Hợp tác quốc phòng là một trong những khía cạnh của chính sách « chủ động hội nhập ». Cần ghi nhận là Việt Nam và Anh Quốc đạt được thỏa thuận về « quan hệ đối tác chiến lược ».

Bộ trưởng Panetta sẽ phải chú ý sao cho việc củng cố hợp tác quốc phòng giữa hai nước không bị các nhân vật bảo thủ trong đảng Cộng sản Việt Nam diễn giải như là một ý đồ lôi kéo Việt Nam vào trong chính sách ngăn cản, chống Trung Quốc. Việc này nói thì dễ hơn làm, cho dù Hoa Kỳ liên tục tuyên bố chính thức rằng họ muốn làm việc với Trung Quốc chứ không phải muốn kiềm chế.

Bộ trưởng Panetta cũng sẽ phải đối mặt với tình thế khó xử trong các vấn đề nhân quyền. Ông có thể giảm nhẹ vấn đề và đẩy sang bộ Ngoại giao Mỹ. Thế nhưng, bộ trưởng Panetta không thể không chú ý tới chính sách của Mỹ và các mối quan ngại ở Hoa Kỳ của các các công dân Mỹ và của những thành viên chủ chốt trong Nghị viện. Mặt khác, bộ trưởng Panetta phải rất thận trọng, tránh tạo ra những mong đợi thiếu thực tế liên quan đến đường hướng hợp tác quốc phòng trong tương lai, nơi các quan chức Việt Nam, những người đang thúc đẩy chính sách «chủ động hội nhập ». Cuối cùng, bộ trưởng Panetta cũng phải ý thức được rằng những nhân vật bảo thủ trong Đảng cũng sẵn sàng dùng vấn đề nhân quyền để ngăn cản sự phát triển mối quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ.

>> Thực hư về sức mạnh tàu ngầm Trung Quốc

Chỉ hoạt động gần bờ, phát ra quá nhiều tiếng ồn là những điểm yếu cơ bản của lực lượng tàu ngầm Trung Quốc tưởng chừng như rất mạnh với số lượng đông.


http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay săn ngầm (ASW) Trung Quốc không thể được sử dụng khi tàu ngầm của PLAN hoạt động ở vùng nước nông

5 năm vừa qua đã có quá nhiều các cuộc thảo luận liên quan đến sự phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ của Hải quân Trung Quốc (PLAN). Lực lượng này đã bổ sung thêm nhiều lớp tàu mới thuộc các chủng loại khác nhau: tàu khu trục, tàu ngầm, tàu đổ bộ và thậm chí là tàu sân bay đầu tiên hiện đạng chạy thử trên biển. Có vẻ như Hải quân Trung Quốc đang trên đà phát triển.

>> Tàu ngầm Trung Quốc lọt top 8
>> Chiến lược mới về tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc
>> Điểm yếu chí tử của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

Tuy nhiên, xây dựng lực lượng hải quân và phát triển một khả năng hải quân mạnh là hai câu chuyện hoàn toàn khác nhau. Kỹ năng hải quân là lĩnh vực rất phức tạp và tinh xảo, khó phát triển nhưng lại dễ bị tổn thương. Một trong những kỹ năng đó là tác chiến ngầm.

Ngay từ những năm 1960, Trung Quốc đã có một lực lượng tàu ngầm to lớn. Vì vậy, nhìn bề ngoài đội quân này có vẻ hùng hậu nhưng thực tế lại tiềm ẩn nhiều điểm yếu nghiêm trọng. Những đánh giá chuyên môn gần đây đang chứng minh thực tế đó.

Loanh quanh gần bờ

Để đạt được sự tinh thông trên đại dương rộng lớn, lực lượng tàu ngầm thông thường mới của Trung Quốc phải đối phó được với các kẻ thù tiềm tàng, hạm đội 60 tàu ngầm có vẻ hiện đại ấy phải thực hiện nhiều hơn nữa các hoạt động tuần tra. Thế nhưng đây lại là con dao hai lưỡi.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo mua của Nga là những tàu ngầm tốt nhất của Trung Quốc

Gần đây nhất, giai đoạn 2005 – 2007, lực lượng tàu ngầm của PLAN chẳng làm gì nhiều hơn ngoài huấn luyện cơ bản hàng ngày ở những vùng nước nông ngay ngoài khơi các căn cứ. Theo thống kê, năm 2007, các tàu ngầm hạt nhân và thông thường của PLAN không thực hiện nhiều hơn 7 đợt tuần tra. Còn năm 2005 chỉ đúng 1 lần. Mỗi đợt tuần tra như vậy, tàu ngầm của Trung Quốc đều bị phát hiện và đều bị các tàu đồng minh của Mỹ (cả hạt nhân và thông thường) theo dõi thu thập thông tin tình báo thủy âm (ACINT).

Mặt khác, khi lực lượng tàu ngầm của PLAN hoạt động ở những vùng nước duyên hải gần căn cứ, người ta không thể biết được khả năng thực tế của chúng. Máy bay săn ngầm (ASW), tàu chiến mặt nước, hệ thống giám sát thủy âm (SOSUS) không thể được sử dụng ở những vùng nước như vậy.

Quá nhiều tiếng ồn

Cho tới nay, những tàu ngầm tốt nhất của Trung Quốc là những tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo và những mẫu xuất khẩu này gây nhiều tiếng ồn hơn là loại tàu cùng lớp trang bị cho Hải quân Nga. Tàu ngầm thường bị phát hiện bởi các biện pháp thụ động qua việc lắng nghe âm thanh phát ra từ chúng. Tàu ngầm càng tạo ra nhiều tiếng ồn thì càng dễ phát hiện và một khi đã bị định vị, chiếc tàu phát ra tiếng động rất dễ bị tấn công.

Kết quả là, một số lượng lớn tàu ngầm hoàn toàn mới của PLAN có thể bị phát hiện bằng phương pháp thụ động trong vòng hội tụ đầu tiên, nghĩa là ở khoảng cách 20-30 dặm so với vị trí tàu ngầm. Đó là khu vực các tàu ngầm rất dễ bị phát hiện bởi một tàu nổi hay phao âm. Trong Chiến tranh Lạnh, những tàu ngầm Liên Xô có tiếng ồn lớn thường bị phát hiện ngay ở vùng hội tụ đầu tiên, thứ hai hoặc thậm chí thứ ba.

Hải quân Mỹ hiện nay hoàn toàn có thể phát hiện các tàu ngầm thông thường của Trung Quốc. Tàu ngầm hạt nhân của họ thậm chí còn tồi tệ hơn, có thể kém xa công nghệ hiện tại đến 50 năm và hầu như không tốt hơn thế hệ tàu ngầm hạt nhân thứ nhất của Hải quân Mỹ.

Hậu quả từ một cú lừa ngoại mục

Quay trở lại những năm 1990. Theo Defence Review Asia, khi đó, Trung Quốc đã bí mật tiếp cận các nhà sản xuất động cơ tàu ngầm diesel của Đức với một đề nghị: Họ muốn mua một bộ thiết bị tàu ngầm diesel chạy yên nhất, tiên tiến nhất của Đức và đưa ra một khoản hối lộ hậu hĩnh để đạt được điều đó. Tất nhiên, người Đức nhận ra chiêu thức hoạt động của họ. Trung Quốc muốn mua một bộ thiết bị để rồi sau đó tháo tung, nghiên cứu và bắt chước – một thủ thuật đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và thương mại mà họ vẫn thường làm.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm tấn công chạy bằng điện – diesel lớp Tống (Type 039) của PLAN

Một kịch bản đã được dàn dựng. Người Đức lập tức liên lạc với Hải quân Mỹ về cách tiếp cận này của Trung Quốc. Một kế hoạch hành động được lập ra với sự tham gia của nhiều cơ quan khác nhau nhưng trong đó có lực lượng tàu ngầm Hải quân Mỹ và các chuyên gia tàu ngầm đặc biệt của Văn phòng tình báo Hải quân.

Ban đầu, người Đức từ chối nhưng sau đó lại tỏ ra “dao động”, nói rằng họ sẽ xem xét một đơn hàng lớn hơn, khoản hối lộ lớn hơn nếu Trung Quốc đưa ra mức độ hoạt động thủy âm cụ thể mà họ mong muốn. Sau đó, Đức sẽ chế tạo những động cơ đáp ứng tiêu chí này, tất nhiên với một mức giá khác.

Trung Quốc cảm nhận được điều này. Sau nhiều lần thương thảo bí mật, họ đã đưa ra một yêu cầu về thủy âm mà họ cho là ở mức độ gai góc nhất về vật lý thời đó. Công ty Đức nhận yêu cầu này với những ca thán rằng thật “quá khó” để đáp ứng tiêu chuẩn “quá cao” mà PLAN đặt ra.

Điều mà Trung Quốc đã tiết lộ chính là sự hiểu biết của họ về độ phản âm trong tàu ngầm đương thời. Thế nhưng, thực tế đó lại là công nghệ của những năm 1970! Hải quân Mỹ và đồng minh thì tỏ ra hể hả còn Đức cũng không kiềm chế được sự tức cười. Trung Quốc đã để lộ ra một điểu yếu cực kỳ quan trọng và mang tầm chiến lược dài hạn, điểm yếu chí tử đối với lực lượng tàu ngầm của họ trong bất kỳ cuộc xung đột nào.

Người Đức sau đó đã giới thiệu cho Trung Quốc loại động cơ diesel có sẵn. Rất nhiều thông tin cho rằng đó là những bộ phận rất cơ bản hay những động cơ cũ được nâng cấp trang bị cho các tàu ngầm lớp Type 209 thuộc mẫu cổ điển. Chúng là những động cơ đã lỗi thời so với thời điểm đó 25 năm, chẳng hơn gì hệ thống thủy âm giữa những năm 1960.

Thế nhưng, những thiết bị này lại được chuyển giao cho Trung Quốc một cách rất bí mật, như thể đó là “cuộc đảo chính công nghệ” của PLAN. Giới trong ngành đồn rằng Trung Quốc ngay lập tức sao chép các hệ thống thủy âm đó và đã phải chứng kiến quá nhiều khó khăn. Được biết, vài tàu lớp Tống đầu tiên chạy ồn hơn mong đợi, có thể đã sử dụng thông tin lấy được từ những hệ thống mà người Đức cung cấp.

PLAN không có sự lựa chọn nào khác. Họ phải chung sống với các mẫu thiết kế tàu ngầm hiện tại của mình và điều đó có nghĩa là họ đạng ở trong một cái bẫy mà sẽ rất khó khăn và tốn kém nếu muốn thoát ra, trừ phi họ có thể xâm nhập các bí mật công nghệ của phương Tây vốn được bảo vệ cẩn trọng nhất.

Chẳng cần nói thì cũng biết đây rõ ràng là một lợi thế giành chiến thắng trong chiến tranh. Ở bất kỳ cuộc chiến tranh tương lai nào, các tàu ngầm hạt nhân của Mỹ và tàu ngầm thông thường của đồng minh cũng đủ khả năng gây nên những tổn thất to lớn cho lực lượng tàu ngầm của PLAN ngoài biển khơi. Tàu ngầm Trung Quốc sẽ không thể phát hiện được các tàu ngầm đồng minh, khiến bờ biển Trung Quốc dễ dàng bị tấn công bởi các tên lửa phóng đi từ tàu ngầm và đặt hạm đội mặt nước của họ trước nguy cơ tổn thất cao.

>> Trung Quốc "kết" máy bay EA-18G Growler của Mỹ

Triển khai EA-18G là một quyết sách quan trọng giúp Mỹ tăng cường quyền kiểm soát trên không, trên biển ở Tây Thái Bình Dương.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler của Hải quân Mỹ.

Nổi bật từ chiến dịch không kích Libya

Gần đây, báo giới tiết lộ, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler sẽ triển khai ở Tây Thái Bình Dương. Trong các hoạt động quân sự trên không của quân Mỹ hơn 20 năm qua, đều không thể thiếu bóng dáng của máy bay tác chiến điện tử, chẳng hạn như chiến dịch chống Libya hồi năm 2011, sau khi được cử đi, máy bay Growler đã thể hiện được khả năng xuất sắc, khả năng gây nhiễu mạnh của nó đã gây “mù” cho toàn bộ radar của Libya, tên lửa mặt đất không còn khả năng đánh trả, thực sự trở thành “người mù”.

>> Mổ xẻ điểm khác biệt của chiếc Su-T-50 03
>> Thương vụ bán Su-35 cho Trung Quốc (Kỳ 2)

Thậm chí trong thời gian máy bay này thực hiện nhiệm vụ, điện thoại di động của phóng viên tại Thủ đô Tripoli của Libya cũng đã bị ảnh hưởng. Hiện nay Mỹ lại muốn triển khai máy bay tác chiến điện tử Growler ở châu Á-Thái Bình Dương.

Gần đây, báo chí quốc tế cho biết, Mỹ sẽ triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler kiểu mới ở căn cứ bay hải quân Atsugi của Nhật Bản, thay thế cho EA-6B Prowler đã hoạt động nhiều năm.

Máy bay tác chiến điện tử EA-6B Prowler của Hải quân Mỹ đã thể hiện xuất sắc trong Chiến dịch El Dorado Canyon không kích Libya năm 1986, đã can thiệp điện tử có hiệu quả, áp chế được hỏa lực phòng không mặt đất, đồng thời cũng đều đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh vùng Vịnh và chiến tranh Iraq sau này, từng được gọi là lực lượng xương sống của máy bay tác chiến điện tử Mỹ.

Nhưng, do các yếu tố như tính cơ động dưới âm thanh của nó kém, khả năng không chiến kém, Hải quân Mỹ quyết định sử dụng EA-18G, loại máy bay tác chiến điện tử hoạt động thích hợp với chiến trường hơn, thay cho Prowler cũ.


http://nghiadx.blogspot.com
Sát thủ toàn năng EA-18G Growler, Mỹ

Khác với Prowler có tốc độ bay khá chậm, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng của máy bay chiến đấu F-18, vì vậy đã đảm bảo cho nó duy trì được ưu thế nhất định về tốc độ-tính cơ động trên không.

Growler đã lắm hệ thống triệt tiêu gây nhiễu, giúp nó có thể vừa phóng tín hiệu gây nhiễu, vừa tiến hành liên lạc được với lực lượng, thứ mà Prowler không có. Nó được trang bị tên lửa dẫn đường radar AIM120, đã tăng khả năng phòng thủ tác chiến không đối không.

Là vũ khí then chốt của quân đội, trong chiến dịch quân sự không kích Libya của NATO năm 2011, EA-18G đã lần đầu tiên tham gia chiến đấu thực tế, Growler đã không chỉ dùng thiết bị gây nhiễu điện tử áp chế được tên lửa phòng không của Quân đội Libya, mà cũng đã tấn công lực lượng xe tăng của Libya.

Quân Mỹ cho rằng, tại các khu vực chiến lược có mối đe dọa tên lửa phòng không nghiêm trọng trên không, Growler chắc chắn đã trở thành người tiên phong mở đường không thể thiếu ở trên không.

Hiện nay, do máy bay chiến đấu liên hợp thế hệ mới F-35 của quân Mỹ còn chưa được triển khai vào vị trí, máy bay chiến đấu F-22 còn tồn tại các vấn đề như thiếu khí ô-xy trên cao, không thể hoàn toàn đưa vào chiến đấu thử, lúc này, quyết định triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G ở tiền duyên châu Á-Thái Bình Dương chắc chắn là kế hoãn binh của quân Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com

Các căn cứ của quân Mỹ gồm Guam, Atsugi cùng với tàu sân bay tới lui tuần tra ở Tây Thái Bình Dương, đều có thể được dùng làm nơi triển khai máy bay tác chiến điện tử EA-18G, do đó, các thiết bị điện tử, radar duyên hải của khu vực Tây Thái Bình Dương đều sẽ đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng của Growler.

Growler – sát thủ toàn năng

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, đặc điểm lớn nhất của máy bay tác chiến điện tử EA-18G là một “sát thủ toàn năng”, có cả khả năng “cứng” và “mềm”. Nó kết hợp được 2 chức năng, bởi vì nền tảng của nó là máy bay FA-18E/F, đó là loại máy bay trang bị cho tàu chiến hiện có của Mỹ, cho nên khả năng vận tải lớn.

Đến nay, sau khi được cải tiến thành máy bay tác chiến điện tử, khả năng treo vũ khí bên ngoài, tải trọng vũ khí của nó không hề thay đổi, nên nó vẫn là một loại máy bay chiến đấu.

Theo Đỗ Văn Long, nhìn vào khả năng mềm của EA-18G, nó có hai đột phá so với Prowler. EA-18G có 2 khoang treo lần lượt tên là khoang treo 99 và 218. Khoang treo 99 có hình thù kỳ lạ, mô hình gây nhiễu của nó đã chuyển từ gây nhiễu kiểu rải bom trước đây sang gây nhiễu chính xác.
http://nghiadx.blogspot.com
"Sát thủ toàn năng" - máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler.

Trước đây, khi Mỹ đánh Iran, nếu không đánh được thì đem bom rải để san bằng, hình thức gây nhiễu này chính là gây nhiễu kiểu rải thảm. Nhưng EA-18G lại có thể tìm được chính xác một đoạn băng tần, tiến hành gây nhiễu kiểu “định điểm” chính xác, tức là muốn gây nhiễu ai thì người đó sẽ bị gây nhiễu.

Khoang 218 có thể gây nhiễu thông tin của đối phương ở tàu chiến, có thể chặn và nghe rõ được thông tin, nhưng lại không hề gây nhiễu gì cho thông tin của bên mình (quân Mỹ), cho nên đây là một hình thức gây nhiễu rất thông minh, khả năng này có sự khác biệt về chất so với Prowler.

Chuyên gia quân sự Doãn Trác cho rằng, EA-18G đã được phát triển trong nhiều năm, hiện nay nó đã được xuất hiện công khai, trên thực tế nó đã được triển khai vài năm. EA-18G là một thủ đoạn/quyết sách then chốt trong tác chiến của quân Mỹ. Trước hết, trước khi chiến đấu nó có thể trinh sát, thu thập các loại thông tin, ghi nhớ các loại radar của đối phương, nó có khả năng máy tính rất mạnh, toàn bộ đều có thể lưu trữ.

Sau đó, EA-18G ngắm vào radar thì sẽ chính xác sẽ là radar đó, tức là tất cả những yếu tố thuộc về radar sẽ bị nó thu lại như vị trí triển khai, tần suất… Việc gây nhiễu chính xác của nó chính là một thủ đoạn trinh sát, thủ đoạn sát thương mềm – tức là gây nhiễu chủ động.
Bên trong việc gây nhiễu chủ động có gây nhiễu mang tính áp chế, có gây nhiễu làm tắc nghẽn chính xác, đồng thời còn có gây nhiễu kiểu đánh lừa, nó có thể tạo ra rất nhiều mục tiêu giả, đánh lừa đối phương là lực lượng tấn công đã tới, trên thực tế là không hề có. Sự điều chỉnh máy tính của nó có thể tạo ra các loại hình thức biên đội để tạo ra mục tiêu giả cho đối phương, đây chính là một loại gây nhiễu điện tử.

Ngoài ra còn biện pháp sát thương cứng, tức là nó mang theo tên lửa chống bức xạ, tên lửa này có thể tiến hành tấn công chính xác đối với các cơ sở thông tin radar của đối phương.

Sát thương cứng của nó cũng gồm cả việc không sử dụng thủ đoạn điện tử, như mang theo một số vũ khí gồm AM120 hoặc bom dẫn đường chính xác. Những vũ khí nào mà FA-18E/F có thể mang theo thì EA-18G cũng có thể mang theo, nhưng công suất của EA-18G lớn hơn FA-18E/F, do máy phát điện của nó đã được thay đổi, công suất lớn hơn EA-6B, nên nó mới có thể áp chế đối phương.

Mối đe dọa của Growler chính là tên lửa chống bức xạ

Chuyên gia Doãn Trác cho rằng, mối đe dọa của EA-18G chính là tên lửa chống bức xạ. Lấy Nga làm ví dụ, Nga có máy bay cảnh báo sớm điện tử, tên lửa phòng không có tầm bắn 400 km của họ chuyên để tấn công nguồn bức xạ, đây chính là gây nhiễu điện tử, tên lửa ở phía sau sẽ tìm đến theo nguồn bức xạ của đối phương. Khả năng gây nhiễu của nó rất mạnh, khi tốc độ truyền sóng của máy bay đối phương càng mạnh thì nó càng dễ tìm đến tấn công.

http://nghiadx.blogspot.com

Ngoài ra, một số máy bay chiến đấu cũng mang tên lửa chống bức xạ có tầm phóng 300-400 km, tạo ra mối đe dọa rất lớn cho các máy bay gây nhiễu điện tử, máy bay cảnh báo sớm của đối phương. Bởi vì, các máy bay này gây nhiễu sẽ hỗ trợ cho tốp máy bay của mình, nhưng lại phát xa bức xạ, chính điều này lại bị phát hiện và bị tên lửa chống bức xạ tấn công.

Chuyên gia Đỗ Văn Long cho rằng, EA-18G được triển khai ở Tây Thái Bình Dương là lấp lỗ hổng hiện nay của F-22 và là kế hoãn binh khi F-35 chưa thể đưa vào hoạt động. Triển khai loại máy bay vừa có khả năng tác chiến vừa có khả năng điện tử siêu mạnh này cũng phản ánh phần nào sự coi trọng châu Á của Mỹ, hỗ trợ cho việc chuyển hướng chiến lược sang phương Đông.

Ngoài ra, rất có thể Mỹ triển khai EA-18G cũng nhằm để đối phó với việc CHDCND Triều Tiên gây nhiễu sóng GPS vừa qua như Hàn Quốc đã cáo buộc. Bởi vì, tất cả các vũ khí trang bị công nghệ cao của Mỹ, Hàn Quốc tại khu vực này đều gắn liền với hệ thống GPS, nếu không loại bỏ được những nguồn bức xạ thì toàn bộ những vũ khí này sẽ không thể hoạt động hiệu quả khi xảy ra xung đột hay các hoạt động đối đầu khác trong tương lai.

Mỹ triển khai máy bay tác chiến điện tử Growler ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là để bảo đảm được quyền kiểm soát trên biển và trên không cho hạm đội tàu sân bay và hệ thống căn cứ chuỗi đảo của họ tại khu vực này, đồng thời cũng là một phần trong chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ.

http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình

Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

>> Ấn Độ - Biển Đông, trong bàn cờ địa chính trị Đông Á

Đã có báo cáo rằng Ấn Độ đang có kế hoạch rút khỏi việc khai thác dầu khí với Việt Nam trong vùng biển Đông Việt Nam ( vùng biển phía Nam Trung Hoa).

Mặc dù không có thông báo chính thức phản ảnh lại thông tin trên, các quan chức Ấn Độ đã cho rằng hai lô dầu 127, 128 cho kết quả thương mại không hứa hẹn. Tại một điểm khi mà Biển Đông là tâm điểm của cuộc khủng hoảng khu vực ở Đông Á, Ấn Độ quyết định rút sẽ có ảnh hưởng vượt xa hơn các kết luận đơn thuần về kỹ thuật và thương mại về hydrocarbon.


http://nghiadx.blogspot.com
Ấn Độ và Biển Đông


Thậm chí nếu có thể đây là lô không có dầu để khai thác, thì cách mà phía Ấn Độ tuyên bố rút lui là bằng chứng chứng tỏ rằng Ấn Độ không đủ "lòng dạ" để thách thức Trung Quốc trong sân sau của mình. Hà Nội đã cho rằng quyết định của New Delhi là một phản ứng từ áp lực của Trung Quốc.

>> Chiến hạm Ấn Độ thăm cảng Hải Phòng
>> Tàu đổ bộ cỡ lớn được TQ coi trọng

Chính trong năm ngoái rằng New Delhi đã khẳng định quyền của mình trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông, báo hiệu một sự tham gia chiều sâu của mình với Việt Nam. Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng SM Krishna đã lên tiếng gay gắt với Trung Quốc, và tiếp tục khẳng định rõ ràng rằng Cty ONGC Videsh Ltd (OVL) của Ấn Độ sẽ tiếp tục theo đuổi thăm dò dầu khí trong hai khối của Việt Nam ở Biển Đông.

Với tuyên bố đoạn chín gạch và lô 127 và 128 nằm trong đoạn chín gạch, vậy liệu không có cái đoạn chín gạch đó thì sao mà có thì hoạt động OVL của sẽ được coi là bất hợp pháp ? Trong khi đó Việt Nam, đã nhấn mạnh tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 khẳng định quyền chủ quyền của mình đối với hai khối được khai thác. Ấn Độ đã quyết định đi theo tuyên bố của Việt Nam và bỏ qua sự phản đối của Trung Quốc.

Bước đi táo bạo của Ấn Độ nhằm mục đích khẳng định tranh chấp pháp lý của họ trong vùng biển quốc tế ở Biển Đông cũng như tăng cường mối quan hệ với Việt Nam.Trung Quốc xem sự tham gia ngày càng tăng của Ấn Độ trong khu vực Đông Á là nguyên nhân gây bất ổn.
Quyết định của Ấn Độ để thăm dò khai thác hydrocacbon với Việt Nam được thực hiện sau khi một tàu chiến của Trung Quốc không xác định đã yêu cầu tàu Airavat INS, một tàu tấn công đổ bộ của Ấn Độ, xác định và giải thích sự hiện diện của nó trong vùng biển về phía Nam Trung Quốc nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền sau khi tàu rời khỏi bờ biển Việt Nam. 



Tàu chiến của Ấn Độ đã hoàn thành việc cập cảng dự kiến ​​tại Việt Nam và trong vùng biển quốc tế. Mặc dù Hải quân Ấn Độ ngay lập tức phủ nhận rằng một tàu chiến Trung Quốc đã đối đầu với tàu tấn công theo tin tức của Financial Times của London, họ đã không hoàn toàn phủ nhận cơ sở thực tiễn của báo cáo trên.

Giám hộ Mỹ

Trung Quốc đã va chạm với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philipines và Việt Nam trong những tháng gần đây về các vấn đề liên quan đến việc khai thác biển Đông Trung Quốc và vùng biển phía Nam Trung Quốc nới giàu tài nguyên khoáng sản và dầu. Thời gian trước là dưới sự giám hộ của Mỹ và với những lợi ích chung cho những thập kỷ gần đây đã đưa Trung Quốc nổi lên là một cường quốc kinh tế như ngày nay. Bây giờ Trung Quốc muốn có một hệ thống mới, hệ thống chỉ hoạt động cho Bắc Kinh và không phối hợp với việc cung cấp hàng hoá công cộng hoặc các nguồn tài nguyên chung. Với di chuyển của họ trong biển phía Nam Trung Quốc, Ấn Độ cũng đang thách thức tuyên bố của Trung Quốc.

Nếu nhìn vào cốt lõi của việc Ấn Độ theo đuổi thăm dò dầu khí với Việt Nam, bất chấp phản đối của Trung Quốc, việc đó đã giúp Ấn Độ tăng cường quan hệ với Việt Nam và ép buộc người khác phải thừa nhận Ấn Độ như là một người chơi đáng tin cậy trong khu vực, thông báo không quá kiểu cách rút lui sẽ không chỉ gây ra sự thất vọng của Hà Nội mà còn xoáy sâu vào câu hỏi về toàn bộ ý tưởng của Ấn Độ trong việc thiết lập một cân bằng trong khu vực Indo-Thái Bình Dương. Các nước nhỏ hơn ở phía Đông và Đông Nam châu Á đã tìm đến New Delhi cân bằng sự gia tăng của Trung Quốc. Trừ khi thiết lập một cách cẩn thận, uy tín của Ấn Độ sẽ là câu hỏi.

Để kiểm soát thiệt hại đối với danh tiếng của Ấn Độ từ việc "cua gấp" đột ngột này, Ấn Độ nên làm cho mình rõ ràng đối với Hà Nội, mặc dù với quyết định này, Ấn Độ vẫn sẽ tiếp tục mở rộng quan hệ chiến lược với Việt Nam. Sau tất cả, cả hai quốc gia có trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh tuyến đường biển, cũng như mối quan tâm chia sẻ về Trung Quốc đến Ấn Độ Dương và vùng biển phía Nam Trung Quốc. Như vùng biển phía Nam Trung Quốc đã trở thành một điểm nóng, Hà Nội đã quá bận rộn trong việc tán tỉnh các đối thủ thuở trước của họ, Hoa Kỳ và chính Hoa Kỳ đã yêu cầu Ấn Độ "không chỉ nhìn về phía Đông mà hãy cùng tham và hành động về phía Đông càng tốt." Đoàn kết giữa các nước lớn trên Biển Đông Việt Nam trong tranh chấp là điều cần thiết để buộc Trung Quốc hạ nước và phải theo phe đa số trong vấn đề này.

Trung Quốc quá lớn và quá mạnh mẽ và không bỏ qua các quốc gia trong khu vực. Tuy nhiên, các quốc gia trong vùng lân cận của Trung Quốc đang tìm cách mở rộng không gian chiến lược của họ bằng cách tiếp cận với các cường quốc khác trong khu vực và toàn cầu. Các quốc gia nhỏ hơn trong khu vực đang tìm đến Ấn Độ như một cân bằng trong quan điểm và về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc và sự cắt giảm dự kiến ​​của Mỹ từ các khu vực trong tương lai gần, trong khi các nước lớn coi Ấn Độ như là một công cụ hấp dẫn đối với sự tăng trưởng khu vực. Để tồn tại từ tiềm năng của mình và đáp ứng mong đợi của khu vực, Ấn Độ phải làm một công việc đầy thuyết phục hơn và nổi lên như một đối tác chiến lược đáng tin cậy của khu vực.

Nếu Trung Quốc có thể hoạt động ở sân sau của Ấn Độ và hệ thống mở rộng ảnh hưởng của họ, không có lý do gì Ấn Độ lại cảm thấy thiếu tự tin về hoạt động trong nơi mà Trung Quốc xem xét là phạm vi ảnh hưởng của họ. Thiếu tự tin trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ vẫn là lý do tại sao mặc dù theo đuổi Chính sách "Hướng Đông" trong hai thập kỷ qua, họ vẫn tiếp tục chơi biên rìa của bàn cờ địa chính trị ở Đông Á.

>> Bí mật siêu tên lửa tối tân của Quân đội Nga

Mẫu chế thử tên lửa đường đạn xuyên lục địa (ICBM) mới của Nga được thử nghiệm ngày 23/5/2012 tại sân bay vũ trụ Plesetsk là biến thể của R-30 Bulava.

http://nghiadx.blogspot.com
R-30 Bulava (militaryrussia.ru)

Hai tên lửa này có nhiều thông số gần giống nhau. Vì thế, mẫu chế thử ICBM thế hệ 5 vừa phóng thử được xem là biến thể triển khai trên mặt đất của hệ thống ICBM phóng từ tàu ngầm R-30 Bulava.

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Sau khi chấm dứt chuỗi thất bại khi phóng thử Bulava từ tàu ngầm, bằng vụ phóng thử này, Viện Kỹ thuật nhiệt Moskva (MIT), cơ quan thiết kế các ICBM mới nhất của Nga như RS-12М2 Topol-M, RS-24 Yars và R-30 Bulava, thực tế đã bắt tay vào việc chuẩn hóa các phương tiện mang phóng vũ khí hạt nhân tương lai triển khai trên bộ và trên biển có tính năng cực mạnh để đối phó với hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ.

Tên lửa mới được phóng vào lúc 10 giờ 15 (giờ Moskva) ngày 23/5/2012 tại Plesetsk, tỉnh Arkhangelsk từ xe bệ phóng cơ động bởi kíp phóng hỗn hợp của RVSN và Bộ đội Phòng không-vũ trụ Nga.

Vụ thử được đánh giá là thành công khi đầu đạn tập đã tiêu diệt mục tiêu đã định ở trường thử Kura ở bán đảo Kamchatka sau nửa giờ bay. Các mục tiêu của vụ phóng đã đạt được.

Lần phóng trước của tên lửa này ở Plesetsk vào ngày 28/9/2011 đã thất bại vì tên lửa bị rơi chỉ cách sân bay vũ trụ do trục trặc tầng 1.

Tham dự lần thử mới nhất có Tổng công trình sư MIT Yuri Solomonov, vị phó của ông là Aleksandr Dorofeyev và Tổng giám đốc MIT Sergei Nikulin.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, mục đích chính của lần phóng là nhằm có được thông tin về khả năng làm việc của các hệ thống của ICBM, kiểm tra các giải pháp KHKT và công nghệ được áp dụng. Mấy ngày trước khi phóng, Bộ Quốc phòng Nga đã thông báo cho Bộ Quốc phòng Mỹ về địa điểm và thời gian phóng - đây là điều kiện bắt buộc của hiệp ước song phương. Tuy nhiên, ở Nga kể cả sau khi phóng, tất cả vẫn bị giữ kín, hôm 23/5, các quan chức Bộ Quốc phòng Nga vẫn quyết liệt từ chối tiết lộ với báo chí về tên lửa mà họ đã phóng.

Cùng với vụ phóng này, MIT đã tiến sát đến việc tiến hành các vụ thử biến thể mặt đất của Bulava. Theo các nguồn tin trong ngành tên lửa, Bulava và tên lửa được thử nghiệm rất giống nhau. Chúng đều có trọng lượng gần 36 tấn, chiều dài 12 m và có cùng số tầng (R-30 có 3 tầng). Tên lửa mới cũng sử dụng nhiên liệu rắn cùng loại với Bulava và phần chiến đấu có khả năng mang đến 10 đầu đạn.

“Tên lửa này được chế tạo có sử dụng và phát triển tối đa các kết quả nghiên cứu và giải pháp kỹ thuật mới hiện có có được khi phát triển các hệ thống tên lửa thế hệ 5, nên rút ngắn được nhiều thời gian và giảm được nhiều chi phí chế tạo”, đại diện Bộ Quốc phòng Nga về Bộ đội tên lửa chiến lược (RVSN) Vadim Koval cho biết hôm 23/5. Điều này khẳng định thông tin nói rằng tên lửa mới được chuẩn hóa với các hệ thống Yars, Topol và Bulava.

Để có tính năng chiến đấu cao hơn các hệ thống ICBM mặt đất hiện có Topol-M và Yars, tên lửa mới sử dụng nhiều công nghệ mới. Một là, sử dụng loại nhiên liệu rắn hoàn toàn mới như của Bulava, cho phép rút ngắn thời gian làm việc của động cơ ở giai đoạn bay tích cực. Nhờ vậy mà tăng được đáng kể cơ hội vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa. Hai là, tên lửa sẽ có khả năng mang nhiều đầu đạn hơn (đến 10 đầu đạn). Hiện chỉ có ICBM siêu nặng (trọng lượng hơn 200 tấn), nhiên liệu lỏng, triển khai trong giếng phóng RS-20 (SS-18) do Ukraine phát triển là mang được số lượng đầu đạn như vậy (Nga còn một số tên lửa RS-20, nhưng tuổi thọ của chúng sau nhiều lần tăng hạn cũng đã đến giới hạn).

Tuy nhiên, Nga còn phải thiết kế phần chiến đấu mới cho tên lửa này (lần phóng vừa rồi mới chỉ mang phần chiến đấu giả có trọng lượng-kích thước tương đương), cải tiến thích ứng hệ thống điều khiển tên lửa với điều kiện phóng mặt đất (chứ không phải phóng ngầm từ dưới nước), containe vận chuyển-phóng và một số thiết bị khác. Nếu thành công, Nga sẽ có cơ hội có được một hệ thống tên lửa chiến lược có tính năng cực cao mà đến nay chưa có được.

Tuy nhiên, giới phân tích Nga vẫn chưa thống nhất ý kiến về bản chất của tên lửa mới.

Theo tờ Izvestia, tên lửa vừa thử nghiệm có ứng dụng một số thành phần của hệ thống ICBM tối tân RS-24 Yars (chế tạo dựa trên tên lửa Topol-М RS-12М2).

Một nguồn tin trong tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga cho biết, hệ thống tên lửa mới trong tương lai có thể thay thế các hệ thống Yars và Topol mặc dù nó có những khác biệt thiết kế không lớn so với chúng. Theo nguồn tin, đây là một tên lửa khác, lớn hơn Yars và thể nhận thấy sự khác biệt bằng mắt thường. Nó có đường kính và trọng lượng khác. Nhưng cũng có những bộ phận và hệ thống lấy từ Yard. Các thông số của tên lửa, kể cả tên gọi, sẽ được bảo mật ít nhất trong 6 tháng nữa.

Belarus đang phát triển một khung gầm bánh lốp mới cho loại ICBM mới. Khung gầm này khác với khung gầm MZKT-79221 mà Yars và Topol-M đang sử dụng, mặc dù cũng được sản xuất tại Nhà máy xe kéo bánh lốp Minsk (MZKT). Những khác biệt về khung gầm không được tiết lộ vì qua số lượng trục hay kích thước bánh xe có thể tính ra trọng lượng tên lửa, mà biết trọng lượng sẽ đoán ra tính năng của nó.

Nguồn tin cho hay, những khác biệt chính là ở bên trong. Tên lửa sử dụng nhiên liệu mới, hiệu quả hơn nhiên liệu hỗn hợp của Yars và Topol. Các nguồn tin ở Trung công nghệ lưỡng dụng liên bang Soyuz, nơi sản xuất nhiên liệu cho tên lửa mới, cho hay, đây không phải là hợp chất hoàn toàn mới mà là nâng cao chất lượng của chúng.

Một đại diện của Trung tâm Soyuz nói rằng, các tham số nhiên liệu được cải thiện nhờ hiện đại hóa công nghệ sản xuất các thành phần nhiên liệu và nâng cao chất lượng của chúng. Hiện không thể tạo được đột phá trên hướng này nên họ chỉ cải tiến những gì đang có. Song nguồn tin này cũng không tiết lộ nhiên liệu mới làm tăng được bao nhiêu công suất động cơ. Hiện nay, đa số tên lửa nhiên liệu rắn sử dụng kim loại (nhôm, manhê…) làm chất cháy, kim loại này cháy trong chất oxy hóa.

Cựu Tham mưu trưởng RVSN, Thượng tướng Viktor Esin giải thích rằng, nhờ nhiên liệu mới giai đoạn bay tích cực của tên lửa sẽ ngắn hơn nên nó sẽ có thể vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO một cách hiệu quả hơn và có thể xem như câu trả lời của Nga đối với việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Đó là vì động cơ làm việc càng ít thì càng khó phát hiện tên lửa. Nhưng ông Esin cũng nói thêm rằng, theo các thông tin được công bố thì tên lửa mới không phải là sản phẩm có tính đột phá mà chỉ là một bước tiến bộ mới.

Tháng 3/2011, ông Solomonov lần đầu tiên tiết lộ về việc bắt đầu phát triển ICBM mới và cho biết thời gian phóng thử lần đầu là trong năm 2011 và hoàn thành thiết kế vào năm 2013.

Tháng 9/2011, một số hãng tin Nga cho biết, tại sân bay vũ trụ Plesetsk đã tiến hành thử nghiệm phần chiến đấu mới của hệ thống tên lửa cơ động mặt đất Yars vốn được trang bị tên lửa nhiên liệu rắn RS-24. Phần chiến đấu mới được cho là sẽ có khả năng cao đột phá hệ thống phòng thủ tên lửa.

Một nguồn tin cho hay, vụ phóng vừa qua ban đầu dự kiến tiến hành vào tháng 6/2012, nhưng Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định đổi sang tháng 5 theo ý kiến của lãnh đạo cấp trên vài ngày sau khi hội nghị quốc tế về vấn đề phòng thủ tên lửa châu Âu được tiến hành ở Moskva. Lần phóng tiếp theo dự kiến tiến hành trước tháng 9/2012.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề kiểm soát vũ khí Yevgeny Myasnikov cho rằng, việc Nga đồng thời phát triển mấy loại ICBM như Bulava, ICBM nhiên liệu lỏng hạng nặng và tên lửa vừa phóng sẽ là cực kỳ tốn kém.

Còn ông Vladimir Dvorkin thì tin rằng, hệ thống mới sẽ không “giết chết” các hệ thống Yars và Topol. Vì Topol và Yars là các tên lửa mới nên phát triển loại tên lửa mới để thay thế chúng là vô nghĩa. Không ai đi thay thế các tên lửa vốn có tuổi thọ rất dài.

Một nguồn tin khác trong công nghiệp quốc phòng Nga thì nói rằng, tên lửa mới có các thông số trọng lượng-kích thước gần như giống hệt Toppol và Yars. Người ta đã dùng một bệ phóng của Yars được cải tiến đôi chút để phóng tên lửa mới. Về nguyên tắc, tên lửa mới sẽ tương thích với các xe bệ phóng cũ, mặc dù các giải pháp về điện tử, các hệ thống điều khiển và các hệ thống khác sẽ thay đổi, và có thể sẽ phải sửa đổi lớn đối với bệ phóng.
Hãng thiết kế tên lửa MIT và Nhà máy Votkinsk chế tạo tên lửa đều từ chối tiết lộ gì về tên lửa mới, dù chỉ là cái tên, nhưng đó không phải là Yars hay Avangard.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga gọi tên lửa đang được MIT phát triển là Avangard. Theo các chuyên gia, tên lửa này là sự phát triển của thiết kế Yars, còn Yars được phát triển trực tiếp từ các hệ thống tên lửa Topol (RS-12М Topol và RS-12М2 Topol-M). Tên lửa Bulava vốn được phát triển trên cơ sở Topol cũng được sản xuất theo công nghệ giống như vậy.

>> Thần chiến tranh 'gõ cửa' Iran

Bất chấp các nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình, các phương tiện truyền thông phương Tây luôn dày đặc thông tin về một kế hoạch quân sự nhằm vào các cơ sở hạt nhân của Tehran.



Kể từ khi Mỹ tuyên bố rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, hai cuộc chiến do nước này phát động đã không còn thu hút sự quan tâm của dư luận quốc tế. Trong khi đó, hầu hết mọi con mắt đang hướng tới Iran, đặc biệt khi áp lực mọi mặt kể cả quân sự của Mỹ và Israel nhằm vào Tehran gia tăng nhanh chóng. 

Một mất, một còn

Iran luôn giữ quan điểm cứng rắn trong vấn đề phát triển hạt nhân. Sau khi chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, Mỹ trở thành bá chủ toàn cầu, nỗ lực bành trướng phạm vi thế lực sang khu vực Trung Đông. Mỹ bắt đầu sử dụng biện pháp "cây gậy và củ cà rốt" để âm mưu xâm nhập vào khu vực này. Khi Liên Xô muốn mở rộng ảnh hưởng tại Iran thì Mỹ giúp đỡ Iran, khi Iran trở thành một cường quốc ở khu vực Trung Đông thì Mỹ lại giúp Iraq đánh Iran. Khi Iraq xâm lược Kuwat, thì Mỹ tiến công Iraq, đồng thời lại âm thầm lôi kéo Iran. Khi thực lực của Iraq bị suy yếu nặng nề rồi bị Mỹ chi phối, Mỹ lại coi Iran là cái gai trong mắt.

Trong khi đó, Iran liên tiếp phóng thử tên lửa, tiến hành các cuộc diễn tập quân sự trên mọi quy mô với nhiều khoa mục khác nhau làm cho quan hệ giữa Mỹ và Iran đã trở thành cục diện một mất, một còn. Về vấn đề hạt nhân, khi Iran không ngừng nỗ lực phát triển vũ khí này, Mỹ cũng tăng cường áp lực đối với Iran. Nhưng Iran, với đường lối cứng rắn của tổng thống Ahmadinejah, dường như nước này chưa bao giờ từ bỏ ý đồ tìm kiếm và sở hữu sức mạnh hạt nhân, đối đầu với Mỹ. Như vậy, Washington tuyệt đối không để cho Iran muốn làm gì thì làm và đây chính là điểm mấu chốt có thể dẫn tới chiến tranh liên quan tới vấn đề hạt nhân của Iran. Trên thực tế, trong 3 điểm nóng ở khu vực châu Á và Trung Đông thì nhiệt độ "vấn đề Iran" đang tăng cao.

Trải qua hơn 20 năm, Iran không ngừng nâng cao khả năng tự chủ trong nghiên cứu, phát triển vũ khí, trang bị của mình. Quân đội Iran có thể nói phần nào thoát khỏi tình trạng phải dựa dẫm vào vũ khí, trang bị nhập ngoại. Không khó để nhận ra là, trong các cuộc diễn tập được liên tiếp tổ chức của quân đội Iran mấy năm gần đây, dường như mỗi cuộc diễn tập đều thấy xuất hiện một loại vũ khí mới. Đây chính là chỗ dựa to lớn để nâng cao niềm tin và dũng khí đối đầu với phương Tây của quân đội Iran.



http://nghiadx.blogspot.com
Mỹ có thể sử dụng máy bay không người lái tấn công Iran. Ảnh: AFP
"Cung đã giương?"

Lập trường của Mỹ và đồng minh, đặc biệt là Israel trong vấn đề ngăn chặn Iran phát triển vũ khí hạt nhân là không thể thay đổi, sử dụng vũ lực sẽ là biện pháp cuối cùng. Iran kiên trì quan điểm phát triển vũ khí hạt nhân của mình, Mỹ cũng kiên quyết ngăn cản điều đó, cả 2 bên đều không cho thấy dấu hiệu thỏa hiệp. Điều gì sẽ xảy ra khi hai bên đều kiên trì lập trường của mình, và theo giới phân tích quân sự, khả năng xảy ra xung đột quân sự hoặc chiến tranh quy mô giữa Mỹ và Iran là rất lớn. Mỹ mặc dù tính toán kỹ lưỡng việc sử dụng vũ lực đối với Iran, nhưng nếu đã "đụng binh" thì có lẽ quy mô không thể nhỏ.

Tính toán đến các yếu tố bên ngoài, nếu Mỹ và đồng minh đánh Iran, khả năng Syria phối hợp đối phó là rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu vì Syria đang bị cuốn vào trong vòng xoáy nội chiến, chính phủ Syria chỉ đủ lực để bảo vệ chính quyền của mình, khó có thể sử dụng quân đội để chi viện cho Iran. Không chỉ vậy, môi trường xung quanh Iran rất dễ để Mỹ bao vây, phong tỏa. Quan sát chung quanh Iran ta dễ dàng nhận thấy, Mỹ có thể phát động tiến công vào phía tây Iran từ các bàn đạp ở Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, hoặc có thể dùng các căn cứ ở Afghanistan và Pakistan để tiến vào từ phía đông hoặc là tiến công bằng đường biển vào phía nam.

Ngoài ra Mỹ còn có thể đổ quân vào khu vực Trung Á làm cho Iran hoàn toàn nằm trong vòng vây quân sự của Mỹ, không còn đủ chiều sâu và bề rộng không gian chiến lược để mà xoay xở, điều này làm cho Iran gần như bị cô lập với bên ngoài. Nhìn từ góc độ này, khả năng Mỹ sử dụng các biện pháp quân sự đối với Iran là cao nhất trong 3 điểm nóng quân sự nói trên.

Do Iran làm cho Mỹ có cảm giác bị uy hiếp về mặt quân sự nên khả năng Mỹ sẽ tiến công Iran theo kiểu "điểm huyệt". Thực hiện phương pháp này đạt hiệu quả cao nhất là sử dụng máy bay không người lái, tên lửa hành trình. Một mặt, Mỹ đã có rất nhiều kinh nghiệm trong sử dụng máy bay không người lái tiến công từ trên không vào các phần tử khủng bố trên chiến trường Afghanistan. Mặt khác, việc sử dụng máy bay không người lái và tên lửa hành trình có độ chính xác cao tiến công Iran có thể giúp Washington kiểm soát được mức độ khốc liệt của chiến tranh, chừa lại một lối thoát cho hành động sau này.

Trong diễn biến mới nhất, ngay trước thềm đàm phán giữa phương Tây và Iran nhằm tìm kiếm giải pháp tháo gỡ bế tắc hôm qua (23/5) Mỹ cảnh báo kế hoạch tấn công Iran đã "sẵn sàng". Đại sứ Mỹ tại Israel ông Dan Shapiro trước đó cho biết Mỹ đã sẵn sàng các kế hoạch cho khả năng tấn công quân sự nhằm vào Tehran và để ngỏ lựa chọn này. Tuyên bố trên của quan chức ngoại giao Washington được đưa ra ít ngày trước thời điểm Tehran và các cường quốc thế giới vốn nghi ngờ quốc gia Hồi giáo này đang tìm cách phát triển vũ khí hạt nhân nối lại đàm phán.

Phát biểu trên Đài phát thanh quân đội Israel, Đại sứ Shapiro cho rằng sẽ thích hợp hơn nếu giải quyết vấn đề bằng biện pháp ngoại giao và thông qua gây áp lực, thay vì sử dụng sức mạnh quân sự. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh điều này không có nghĩa là biện pháp quân sự hoàn toàn không được tính đến và Mỹ đã có kế hoạch riêng, đảm bảo lựa chọn này đã sẵn sàng. Và như vậy, không ít ý kiến trong giới quan sát quốc tế cho rằng, cuộc đàm phán hôm nay là cơ hội cuối cùng để tránh khỏi một cuộc chiến mới sắp nổ ra.

>> Thông tin mới nhất về quân đội Triều Tiên

Quân đội Triều Tiên là một lực lượng quân sự đáng chú ý, đứng thứ 4 thế giới về quân số với 1,2 triệu người trên tổng số 23,5 triệu dân.



http://nghiadx.blogspot.com
Lực lượng vũ trang Triều Tiên có vai trò lịch sử quan trọng


Nhiều người biết chắc rằng ông có thể không tới Chicago tham dự hội nghị của NATO, nhưng việc ông từ chối xuất hiện tại Trại David lại là một bất ngờ.

Việc 'không xuất hiện' này có một phần mang tính tượng trưng, nhưng cũng không quá quan trọng. Cho dù nguyên nhân là gì thì thực tế là, ông Putin cũng chẳng có nhiều nội dung để tranh luận trong các cuộc hội nghị này.

Nhưng hẳn nhiên, ai cũng có thể đoán ra nguyên nhân một phần trong đó có thể là vấn đề lá chắn phòng thủ tên lửa của Mỹ và NATO ở châu Âu vẫn đang phủ bóng lên quan hệ giữa Mỹ và phương Tây.

Các cuộc thảo luận diễn ra từ cuối năm 2010 và nửa đầu 2011 về chủ đề này tỏ ra khá hữu ích, nhưng lại mang lại một kết quả tiêu cực - không đưa ra có bất kỳ khả năng phòng thủ tên lửa chung nào. Kể từ sau đó, các cuộc thảo luận đã bị ngưng lại, và lúc này thì không có bất kỳ cuộc đàm phán nào mang lại kết quả khả quan.

Trong một sự cố quên tắt micro, Tổng thống Barack Obama đã hứa hẹn với Thủ tướng Dmitry Medvedev (khi đó còn làm Tổng thống Nga) rằng ông sẽ 'linh hoạt hơn' sau cuộc bầu cử tới đây. Nhưng dù ông Obama có tái đắc cử đi chăng nữa, thì việc 'linh hoạt' này chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế - bởi hệ thống phòng thủ tên lửa này vẫn được phần lớn giới chính trị của Mỹ coi đó là một biểu tượng cho cả sức mạnh về quân sự và an ninh của Mỹ.

Hầu hết các nghị sĩ ở Thượng và Hạ viện của Mỹ đều hiểu rõ vấn đề phức tạp trong tương tác giữa các yếu tố bảo phòng thủ và tấn công của hệ thống chiến lược và ảnh hưởng của nó lên sự ổn định mang tính chiến lược.(Họ chỉ không hiểu tại sao người Nga lại có thể phàn nàn bất kỳ điều gì về một hệ thống tên lửa chỉ đơn thuần mang tính 'phòng thủ').

Đối với Putin, ông có thể mềm mỏng hơn trong một số khía cạnh, nhưng riêng với vấn đề lá chắn tên lửa này thì không ai mong chờ ông sẽ có nhượng bộ. Hy vọng 'tái thiết' quan hệ Nga - Mỹ theo sáng kiến của ông Obama hồi năm 2009 vừa mới được nhen nhóm trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông Medevdev.

Nay, Tổng thư ký NATO tuyên bố giai đoạn đầu của hệ thống đã được lắp đặt và đưa vào hoạt động. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc quá trình 'tái thiết' này sẽ bị đẩy về không xa vạch xuất phát ban đầu, bởi giữa hai 'cựu thù' chẳng có nhiều nền tảng vững chắc để xây dựng niềm tin trên đó.

Hồi tháng 11 năm ngoái, trong một nỗ lực nhằm xoa dịu đối thủ cũ thời Chiến tranh Lạnh, NATO đưa ra lời mời hợp tác với Nga về hệ thống này tại Lisbon, nhưng cả hai phía đã phải rất chật vật để tìm ra một cơ sở chung.

'Đây không phải là một dự án nhằm chống lại Nga, đó là một dự án mà chúng tôi muốn cùng Nga thúc đẩy mối quan tâm về an ninh tại châu Âu" - Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle nói. "Và do đó, cánh cửa với Nga vẫn luôn mở".

Tuy nhiên, cánh cửa đó có mở đủ rộng để Nga bước vào hay không lại là việc khác. Moscow đã kêu gọi cùng kiểm soát hệ thống này với NATO và kêu gọi NATO ký một cam kết mang tính ràng buộc pháp lý rằng hệ thống không nhằm vào Nga.

Nhưng NATO kiên quyết không đồng ý, và khẳng định rằng hệ thống này chỉ nhằm đánh chặn các loại tên lửa của những nước như Iran. Còn Nga lại tin rằng các tên lửa của Iran khó có thể uy hiếp được Mỹ hoặc các mục tiêu của Mỹ ở châu Âu.

Sẽ chẳng còn bất kỳ cơ hội nào cho việc 'tái thiết' nếu như nhìn vào thực tế: Mỹ không bao giờ từ bỏ chương trình phòng thủ tên lửa này, lại càng không bao giờ làm việc đó vì mong muốn của Nga.

Nhưng khi nhìn vào túi tiền và thực trạng kinh tế ảm đạm của cả Mỹ và NATO, Nga có khi cũng chẳng cần phải quá sốt ruột về hệ thống tên lửa phòng thủ có nguy cơ đặt sát nách của mình. Nếu không có tiền, thì hệ thống này sẽ chẳng có động lực để vận hành.

Hội nghị thượng đỉnh của NATO tại Chicago bàn thảo một nội dung vô cùng quan trọng đối với lá chắn tên lửa: ai sẽ phải trả tiền cho toàn bộ kế hoạch?

Sáng kiến "quốc phòng thông minh" là một trong nội dung thảo luận lần này của NATO, nhằm cắt giảm một khoản tiền đáng kể bằng việc nâng cấp độ hợp tác về việc lên kế hoạch ngân sách.

Nếu đi vào chi tiết các bất đồng bên trong NATO, thì có thể tính đến một giả thiết tương đối khả thi. Washington mong châu Âu đóng góp nhiều hơn về mặt tài chính để tạo ra hệ thống phòng thủ tại châu lục này.

Nhưng nếu châu Âu cảm thấy rằng họ chưa cần tới một hệ thống đắt đỏ như vậy, thì người được lợi nhất hẳn sẽ là Nga. Bởi Moscow sẽ chẳng cần phải giương rađa hay đe dọa dùng bất kỳ loại tên lửa tối tân nào để đáp trả, thì tự thân một chiếc túi rỗng cũng là 'sát thủ' đáng gờm nhất cho cả hệ thống tên lửa phòng thủ tối tân nhất thế giới này rồi.

>> Mỹ phát triển UAV tiến công trên hạm

Lầu Năm góc dự định nhận vào trang bị máy bay không người lái (UAV) tàng hình trên hạm vào cuối thập kỷ này.



http://nghiadx.blogspot.com
UAV tiến công tối tân X-47B.


Hải quân Mỹ dự định đẩy nhanh việc đưa vào trang bị UAV tiến công triển khai trên tàu sân bay X-47B. Theo Giám đốc chương trình UAV và vũ khí tiến công của Hải quân Mỹ, Chuẩn đô đốc William E. Shannon, Hải quân Mỹ dự kiến đạt được mục tiêu đưa đó trước hết bằng cách xem xét lại các yêu cầu đối với hệ thống UAV tương lai và đơn giản hóa quá trình mua sắm UAV.

Chắc chắn, các yêu cầu về tính năng của UAV sẽ được hạ thấp đến mức thích hợp để có thể đưa nhanh vào trang bị các UAV dạng như X-47B và Predator С Avenger.

Gần hai tháng trước, các chuyên gia Lầu Năm góc đã bắt đầu thảo luận các yêu cầu đối với UAV trên hạm và đi đến kết luận rằng, trong trường hợp này cần nới lỏng các yêu cầu vốn thường làm chậm tiến độ phát triển và làm tăng giá sản phẩm cuối cùng như trong trường hợp tiêm kích F-35.

Thay vào đó, Quân đội Mỹ sẽ yêu cầu các hãng thiết kế đưa ra một thiết kế UAV đơn giản nhất, có thể giúp giảm chi phí và giảm thiểu tình trạng chậm trễ, đồng thời quá trình mua sắm cũng được đơn giản hóa như đang áp dụng với các UAV thử nghiệm đang được sử dụng hiệu quả ở Afghanistan. Như vậy, chương trình UCLASS với mục tiêu trang bị các UAV tiến công cho các cụm tàu sân bay Mỹ sẽ được đẩy nhanh lên rất nhiều.

Hiện nay, các loại UAV chủ yếu tham gia chương trình UCLASS là X-47B và Predator С Avenger có tất cả những khả năng của các UAV cũ như MQ-9 Reaper. Đồng thời, chúng lại có thể mang vũ khí mạnh hơn, có tốc độ cao hơn và tầm bay xa hơn, tức là hoàn thiện hơn các UAV tiến công trước đó. Predator С Avenger đã được đưa sang Afghanistan.

Rút ra bài học từ các chương trình F-22 và F-35, Quân đội Mỹ đã hiểu ra là không nên tốn thời gian để chờ có sản phẩm tốt nhất mà muốn hệ thống UAV mới càng nhanh càng tốt.

Về mặt quân sự, chương trình UCLASS sẽ mang lại cho các cụm tàu sân bay Mỹ một “cánh tay dài” có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở xa mấy ngàn km. Nó sẽ biến tàu sân bay thành một vũ khí chiến lược và hầu như bất khả xâm phạm trước tên lửa và máy bay đối phương.

Liên quan đến X-47B, vào mùa hè này, UAV tiến công tối tân cUCAS-D (Unmanned Combat Air System Demonstrator - Mẫu trình diễn hệ thống máy bay chiến đấu không người lái) sẽ tiến hành thử nghiệm cường độ cao tại trường thử Patuxent River, bang Maryland.

Hiện nay, đội thử nghiệm đang chuẩn bị cho chuyến bay đầu của X-47B từ sân bay mới và chờ đợi mẫu thử nghiệm X-47B thứ hai bay đến từ căn cứ không quân Edwards, bang California. Trong mấy tháng tới, 2 chiếc X-47B sẽ bắt đầu bay thử ở Patuxent River và dọc theo vịnh Chesapeake.

X-47B là UAV đầu tiên được thiết kế để cất/hạ cánh trên tàu sân bay. Tại Patuxent River có tổ hợp huấn luyện phi công hải quân hoạt động trên tàu sân bay.

Trong khuôn khổ chương trình thử nghiệm, X-47B sẽ thực hành cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh dùng cáp hãm đà. Như vậy, X-47B sẽ lần đầu tiên thực hành vào hạ cánh tự động bằng cáp hãm đà và cất cánh bằng máy phóng mô phỏng điều kiện hoạt động thực tế của UAV trên tàu sân bay.

Trước hết, giống như mọi máy bay quân sự, X-47B sẽ được kiểm tra tính ổn định chống nhiễu và hỏng hóc của thiết bị điện tử. Các thử nghiệm này sẽ bắt đầu sau 6 tuần nữa tại Trung tâm NERF.

Sau khi hoàn tất thử nghiệm mặt đất và chạy thử trên đường băng, sẽ bắt đầu các chuyến bay đầu tiên. Song song sẽ tiến hành các chuyến bay của máy bay phòng thí nghiệm F/A-18 King Air được trang bị thiết bị điện tử hàng không của X-47B, trong đó có hệ thống hạ cánh tự động. Chương trình bay thử này sẽ là giai đoạn cuối cùng trước khi bay thử từ tàu sân bay thật sự dự định vào năm 2013.

Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

>> Bí mật thiết kế tàu sân bay Nga trong tương lai (Phần 1)

Ngày 09 tháng 2 năm 2012. trên các phương tiện thông tin đại chúng, công báo của Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân Vladimir Vysotsky về nội dung thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay sẽ được tiến hành đến năm 2014, triển khai đóng tầu sân bay sẽ bắt đầu sau năm 2020.

Cũng có thông báo từ Hải quân Liên bang: tầu sân bay thế hệ mới sẽ được biên chế vào lực lượng của hạm đội Biển Bắc. Nhiệm vụ đóng tầu được giao cho Tổ hợp công nghiệp đóng tầu "Sevmash" tại thành phố Severodvinsk.



http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình 3D tầu sân bay - tuần dương tên lửa do Semash đề xuất


Theo thông báo của các phương tiện thông tin đại chúng và theo phát biểu của đô đốc Hải quân, Tổng tư lệnh lực lượng hải quân Liên bang Nga V.Kuroedov.

>> Tìm hiểu khu trục hạm F-22P của Hải quân Pakistan

Mẫu thiết kế tầu sân bay trong tương lai bắt đầu vào năm 2005. Kế hoạch đóng tầu sân bay được dự kiến sau năm 2010. Nhiệm vụ thiết kế tầu sân bay được thực hiện bởi Trung tâm thiết kế dự án Nhevki ( thành phố Sant- Peterburg) đồng thời cùng với Trung tâm nghiên cứu khoa học thuộc Viên nghiên cứu khoa học mang tên Viện sĩ Hàn lâm khoa học Krylov. Trong năm 2005 cũng có thông báo từ Hải quân Liên bang: tầu sân bay thế hệ mới sẽ được biên chế vào lực lượng của hạm đội Biển Bắc vào năm 2016 – 2017. Nhiệm vụ đóng tầu được giao cho Tổ hợp công nghiệp đóng tầu "Sevmash" tại thành phố Severodvinsk.

Tháng 5 năm 2007 theo các nguồn thông tin khác nhau, các thông số và tính năng cơ bản của nhiệm vụ đóng tầu sân bay hiện đại mới được tiêu chuẩn hóa. Các thông số kỹ chiến thuật của tầu sân bay mới được đưa ra xem xét, nghiên cứu trong cuộc hội thảo tất các lãnh đạo chủ chốt các Trung tâm nghiên cứu thử nghiệm của Lực lượng Hải quân Liên bang, bộ trưởng bộ Công nghiệm Hàng hải và Đại diện bộ tư lệnh Lực lượng hải quân Liên bang tại thành phố Sant – Peterburg. Nhu cầu của của Hải quân là cần khoảng từ 3-4 chiếc tầu sân bay thế hệ mới. Ngày 4 tháng 4 năm 2008. Tổng tham mưu trưởng lực lượng hải quân Liên bang V.Vuwsosky khi trình bày kế hoạch phát triển Hải quân Liên bang đến năm 2050 đã tuyên bố về kế hoạch triển khai 5-6 cụm tầu sân bay đến năm 2017 với dự kiến bắt đầu xây dựng tầu vào sau năm 2012. 25 tháng 7 năm 2009.

Vẫn Tổng tham mưu trưởng lực lượng Hải quân Liên bang thông báo, đóng những chiếc tầu sân bay theo truyền thống sẽ được coi là không có tiềm năng phát triển, hải quân Nga cần có kế hoạch nghiên cứu đóng những tổ hợp không quân hải quân (MAS). Có lẽ, sự thay đổi các tính chất nhiệm vụ được chuyển sang thế hệ tầu mới, do đó, khả năng đóng những con tầu sân bay đa nhiệm (tổ hợp không quân – hải quân) sẽ thực hiện theo dự án trong tổ hợp đóng tầu Sevmash tại thành phố Severodvinsk hoặc tại nhà máy đóng tầu Ban tích tại Sant – Peterburg. Kế hoạch đặt ra là đóng 3 con tầu sân bay cho hạm đội Biển Bắc và hạm đội Thái bình dương. Trong tương lai, số lượng tầu có thể tăng lên đến 6 chiếc. Cuối tháng 2 năm 2010, thông cáo báo chí cho biết, thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay thế hệ mới Trung tâm thiết kế dự án Nhevki PKB sẽ hoàn thành vào cuối năm 2010, sau đó là các thủ tục văn bản, hồ sơ thiết kế và tài liệu chi tiết thiết kế.

Tổng tham mưu trưởng lực lượng hải quân Liên bang Nga vào năm 2010 đưa ra kế hoạch hạ thủy chiếc tầu sân bay thế hệ mới đầu tiên vào năm 2020. Ngày10 tháng 11 năm 2010. RIA "Novosti" dẫn nguồn từ Bộ Quốc phòng Liên bang Nga thông báo về kế hoạch đóng 4 tầu sân bay đến năm 2020. nhưng sau đó thông báo đó được loại bỏ bởi Bộ trưởng bộ quốc phòng Liên bang ông A.Serdyukovy và ngày 14 tháng 12 năm 2010, Phó thủ tướng Nga S.Ivanov thông báo, trong chương trình mua sắm vũ khí trang bị từ năm 2011 đến 2020, kế hoạch đóng tầu sân bay không được đưa ra thảo luận.

Rõ ràng, việc người Nga đóng tầu sân bay là một thông tin nhạy cảm, đặc biệt với tình hình thế giới hiện nay, sự xuất hiện của tầu sân bay Trung Quốc Thị Lang cũng như ảnh hưởng của quyền lợi và lợi ích quốc tế trên các vùng nước chung. Nhưng có vẻ như Liên bang Nga cũng rất khó dừng lại trước những quyền lợi của quốc gia, dân tộc.

Ngày 29 tháng 6 năm 2011. trên các phượng tiện thông tin đại chúng xuất hiện thông tin có nội dung khẳng định Tập đoàn đóng tầu và nâng cấp sửa chữa tầu Liên bang Nga vào năm 2016 sẽ bắt đầu thiết kế và đóng tầu sân bay cho Hải quân Liên bang. Quá trình đóng tầu theo kế hoạch sẽ bắt đầu vào năm 2018 và kết thức vào năm 2023. 1 tháng 7 năm 2011 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, ông A. Serdiukov loại bỏ thông tin về khả năng đóng các tầu sân bay cho Hải quân Liên bang trong tương lai gần. 2 Tháng 10 năm 2011 trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông tin về kế hoạch của Bộ tham mưu lực lượng hải quân về kế hoạch đóng 2 nhóm tầu sân bay cho hạm đội Thái bình dương và hạm đội Biển Bắc đến năm 2027. Giai đoạn hiện nay là giai đoạn lên khung nội dung kỹ thuật của tầu sân bay. 18 tháng 11 năm 2011, dựa vào công báo của Bộ trưởng bộ quốc phòng Liên bang Nga A. Serdiukov: thiết kế tầu sân bay đã được thực hiện theo lệnh đặt hàng tại Tập đoàn đóng tầu, cải tiến và sửa chữa tầu OSK và sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2012, quyết định đóng tầu sẽ được tiếp nhập cho đến năm 2017. Đồng thời cần phải nhận thấy rằng, phát triển thiết kế tầu sân bay Liên bang Nga có thể không chỉ có Trung tâm thiết kế dự án tầu PKB Nhevki, nhưng các thông tin nói chung đều hướng đến dự án thiết kế tầu sân bay của Trung tâm Nhevki.

Ngày 09 tháng 2 năm 2012. trên các phương tiện thông tin đại chúng, công báo của Tư lệnh trưởng lực lượng Hải quân Vladimir Vysotsky về nội dung thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay sẽ được tiến hành đến năm 2014, triển khai đóng tầu sân bay sẽ bắt đầu sau năm 2020. " tầu sân bay sẽ là một bước tiến vượt bậc. Tầu sân bay phải có khả năng hoạt động tác chiến trong mọi không gian chiến trường – dưới biển, trên biển, trên không, tham gia tác chiến trên vùng ven bờ và thậm chí, tham giá tác chiến trong không gian vũ trụ tầm thấp với các phương tiện hàng không có người lái và không có người lái. Có nghĩa là, tầu sân bay sẽ là phương tiện mang đa nhiệm, cho phép mang trên boong tầu tất cả các phương tiện để giải quyết tất cả các nhiệm vụ tác chiến trong nhiều môi trường chiến đấu khác nhau. Nghiên cứu các nội dung tác chiến trong các không gian chiến trường đã được đặt ra, nhưng cho đến nay, giải pháp kỹ thuật đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ một cách hợp lý vẫn chưa được tìm ra.”.

Chủ trương chế tạo và phát triển lực lượng tầu sân bay chốt lại là một trong những vấn đề nóng bỏng nhất, được nêu lên nhiều nhất trong các cuộc họp, hội thảo nghiên cứu về phương hướng phát triển lực lượng hải quân Liên bang Nga trong tương lai gần và giai đoạn tiếp theo. Các tầu sân bay của Liên bang Nga – đấy không đơn giản chỉ là vấn đề mode của lực lượng Hải quân hùng mạnh hoặc là một nội dung ưa thích của các cuộc hội thảo khoa học. Lực lượng tầu sân bay – đấy là một đặc trưng mang tính sống còn của lực lượng Hải quân Liên bang và lợi ích chính đáng của Liên bang Nga, không có tầu sân bay, Hải quân Liên bang Nga chưa thể nào vươn tới đại dương theo đúng nghĩa của nó.


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình đã hoàn thiện - tàu sân bay Ulianovsk "Military Parity»

NHƯNG YÊU CẦU CƠ BẢN

Cần nhận thức rằng, đến năm 2012 đã là 10 năm tính từ ngày, khi Tổng thống Liên bang Nga phê chuẩn định hướng phát triển kinh tế chính trị nước Nga, cũng đồng thời lập bản đồ xây dựng và phát triển nền công nghiệp quốc phòng trong lĩnh vực hàng hải – hải quân " Những cơ sở căn bản của kinh tế chính trị liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động của lực lượng hải quân trong giai đoạn đến năm 2010”. Chính trong tập văn bản này có nêu lên rõ ràng và cụ thể những yêu cấu bức thiết phải có trong biên chế của lực lượng Hải quân các tầu sân bay chủ lực.

Trong chương "Những giải pháp để thực tế hóa định hướng chính trị hàng đầu của Liên bang Nga trong lĩnh vực hoạt động quân sự hải dương” đặc biệt trong nội dung giữ vững và tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoàn thiện và hiện đại hóa vũ khí trang thiết bị tác chiến trên đại dương … bao gồm cả đóng những tầu sân bay tác chiến chủ lực, với những tính năng kỹ chiến thuật cao và hiện đại, được biên chế các phương tiện bay đa nhiệm, có hiệu năng tác chiến cao trong mọi môi trường chiến đấu”.

Cũng cần phải nói thêm, sự yếu kém về năng lực tài chính của nhà nước dù chỉ là đóng những con tầu chiến đấu loại nhỏ, tầu khu trục hoặc các tầu ngầm phi hạt nhân, chính những khó khăn về tài chính đã làm cho bộ tư lệnh lực lượng Hải quân liên bang hoặc tập đoàn đóng, nâng cấp và sửa chữa tầu thủy Liên bang đã ngần ngừ trước những yêu câu cấp thiết của việc nâng cao năng lực tác chiến của lực lượng. Chỉ những năm gần đây, khi nền kinh tế nước Nga có những nguồn thu từ những hoạt động kinh tế, xuất khẩu. Và ngân sách dành cho quốc phòng được tăng lên. Bộ quốc phòng, các đơn vị nghiên cứu sản xuất và chế tạo bắt đầu có được khoàn tài chính đáng kể.

Từ đó có đủ điều kiện để nghiên cứu phương án thiết kế và đóng các tầu sân bay, đồng thời nghiên cứu xây dựng các đơn vị tầu sân bay cũng như nghệ thuật tác chiến và phương án khai thác, sử dụng tầu sân bay nói chung. Nhưng cùng với lợi ích sống còn của quốc gia, tầu sân bay đối với Liên bang Nga là vô cùng cần thiết – nếu như không nói thẳng ra trong các cuộc họp, thì cũng ngoài hành lang- là nhận xét của gần như tất cả các sĩ quan cao cấp lực lượng hải quân Liên bang. Các ban ngành chức năng cũng đã họp và bàn phương án xây dựng một chương trình quốc gia về việc xây dựng một hạm đội tầu sân bay Liên bang Nga, nhưng cho đến ngày nay, những gì thực hiện được vẫn là các buổi hội thảo mà không có một thực tế nào được triển khai.

Tình hình kinh tế chính trị nước Nga có những thay đổi gần đây- xuất hiện các nguồn thu tài chính từ việc xuất khẩu các loại sản phẩm. Chính phủ Liên bang Nga bắt đầu tăng ngân sách quốc phòng và nền công nghiệp quốc phòng có được ngân sách để hiện đại hóa quân đội. Cuối năm 2007 tại cơ sở của Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ Hải Quân Liên bang Nga số 1 tại Sant- Peterburg dưới sụ chủ tọa trực tiếp đô đốc hải quân Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Liên bang ông Vladimir Masorin đã tiến hành một cuộc hội thảo với các lãnh đạo hàng đầu của các tổ hợp, đơn vị nghiên cứu khoa học của Hải quân Liên bang, trong khuôn khổ cuộc hội thảo đã nghiên cứu và thảo luận kỹ nhu cầu và khả năng đóng các tầu sân bay hiện đại của Nga. Trong cuộc hội thảo, một nội dung đã được thông nhất cao và khẳng định: những cơ sở căn bản về học thuyết quân sự, lý thuyết khoa học quân sự và thực tế tác chiến cho việc biên chế vào lực lượng hải quân tầu sân bay trên các quan điểm kinh tế, chính trị, khoa học công nghệ đã được khẳng định, nhiệm vụ đóng tầu sân bay và đưa vào biên chế trong lực lượng Hải quân là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

Sau đó một tháng, đô đốc hải quân- tổng tư lệnh lực lượng hải quân Liên bang Vladimir Masorin tuyên bố: trên cơ sở nghiên cứu sâu và rộng vấn đề chiến lược hải dương, những lợi ích của quốc gia, dân tộc, sự phát triển trong tương lai của lực lượng hải quân, từ nhiều góc nhìn chiến lược và chiến thuật khác nhau, thống nhất đưa ra kết luận, trong lực lượng Hải quân liên bang cần được biên chế các tầu sân bay thế hệ mới. Khoảng 6 chiếc tầu sân bay trong khoảng thời gian từ 20 – 30 năm trong tương lai gần. « Hiện nay chúng ta đang phát triển mô hình tầu sân bay của tương lai với sự tham gia tích cực của các ngành khoa học và công nghệp quốc phòng. Nhưng có một điều chắc chắn rằng – tầu sân bay sẽ là tầu sử dụng năng lượng nguyên tử, có lượng giãn nước từ 50 đến 80 nghìn tấn – Đô đốc Hải quân Masorin thông báo- tầu có thể mang trên mình khoảng từ 30 đến 40 các phương tiện bay bao gồm cả máy bay chiến thuật, trực thăng chiến đấu và cứu hộ. Các tầu sân bay khổng lổ như tầu sân bay của Hải quân Mỹ, mang trên boong từ 100 – 130 phương tiện bay chiến đấu, chúng ta sẽ không thiết kế và chế tạo.

Môt sự kiện thực tế đã xảy ra, Đô đốc hải quân Vladimir Masorin được về hưu – theo độ tuổi- và những vấn đề liên quan đến đóng tầu sân bay đã chìm lắng một thời gian, đồng thời, Hải quân Nga đã mua 4 chiếc tầu đổ bộ của Pháp Mistral và chi phí vào đó một lượng tài chính không nhỏ.

Chương trình tầu sân bay của Liên bang Nga quay trở lại với công chúng vào tháng 2 năm 2010, khi trong cuộc hội thảo kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đô đốc hải quân Liên bang Xô viết Sergei Gorskov, vấn đề đóng tầu sân bay tương lai cho Hải quân Liên bang lại được đưa ra thảo luận. Sau cuộc hội thảo, Tổng tư lệnh lực lượng Hải quân Liên bang Nga Vladimir Vuwsoski thông báo, theo kế hoạch đã được nghiên cứu và thẩm định, phê chuẩn của Liên bang Nga, đến cuối năm 2010, Trung tâm Nhivki PKB, nơi thiết kế tất cả các tầu sân bay Liên bang Xô viết – cần phải trình bản thiết kế kỹ thuật của tầu sân bay tương lai, với đầy đủ các thông số kỹ chiến thuật như đã yêu cầu.

http://nghiadx.blogspot.com
Sơ đồ thiết kế tầu sân bay Đô đốc Kuznhetsov

Những thông báo của Bộ tư lệnh Hải quân Liên bang Nga, dù sao vẫn còn ẩn dưới đó cả khối lượng khổng lồ những vẫn đề chưa được giải quyết, mà từ đó quyết định sự thành công của toàn bộ chiến dịch đóng tầu sân bay, những câu hỏi quan trọng được đặt ra là:

– Mô hình bản thân tầu sân bay thế hệ mới;

– Xác định cơ cấu biên chế lực lượng không quân trên boong tầu;

– Xây dựng hệ thống căn cứ, hải cảng cho các tầu sân bay, tổ chức huấn luyện và tác chiến cho phi công hải quân trên tầu sân bay và các lực lượng đảm bảo.

Những nhận định về tầu sân bay thế hệ mới.

Hiện nay, trên thế giới phổ biến 3 mô hình lớp tầu sân bay:

– Mô hình CTOL (Conventional Take-Off and Landing), hiện nay các chuyên gia quân sự Hải quân hay gọi là CATOBAR (Catapult Assisted Take Off But Arrested Recovery);

– Mô hình STOBAR (Short Take-Off But Arrested Landing);

– Mô hình STOVL (Short Take-Off and Vertical Landing).

Mô hình thứ nhất: CATOBAR - máy bay khi cất cánh được hỗ trợ bởi máy phóng phi cơ có độ dài là 100m bằng pittong hơi nước, khi hạ cánh, máy bay được giảm tốc bằng thiết bị bắt và hãm máy bay. Các tầu sân bay của Mỹ được lắp đặt 4 hệ thống phóng máy bay bằng hơi nước, trên tầu sân bay của Pháp được lắp 2 máy phóng máy bay bằng hơi nước loại S-13, loại này có khả năng trong vòng 2,5s đẩy máy bay có trọng tải cất cánh 35 tấn đạt tốc độ đến 300km/h. tầu sân bay của Brazin São Paulo, tên gọi khi ở Pháp là Foch cũng sử dụng hệ thống này.

Mô hình thứ 2 STOBAR, Khi phi cơ cất cánh, đồng thời với việc tăng tốc là sử dụng đường băng mũi tầu cong lên phía trên, hoặc máy bay sẽ cất cánh thẳng đứng, như vậy, khi máy bay hạ cánh sử dụng hệ thống bắt và hãm máy bay. Model điển hình của tầu sân bay này là Tầu sân bay đóng trong thời kỳ Liên bang Xô viết Đô đốc hải quân Kuznetsov tầu sân bay của Ấn độ hoặc tầu sân bay Thi Lang của Hải quân Trung Quốc.

Mô hình tầu sân bay thứ 3 STOVL, về cơ bản tương tự như mô hình STOBAR, nhưng máy bay hạ cánh theo chiều thẳng đứng, chứ không sử dụng hệ thống bắt và hãm. Loại mô hình tầu này bao gồm các tầu sân bay của Anh "Invincible" tầu sân bay của Spanish "Prince of Asturias," tầu sân bay của Italian "Cavour" và "Garibaldi," tầu sân bay của Thái lan "Chakri Narubet". Thiết kế tầu thế hệ mới của Anh tầu Nữ hoàng Elisabet bao gồm cả 2, chính thức là STOVL, nhưng có thêm bộ phận phóng đẩy máy bay và thiết bị bắt và hãm. Như vậy, loại tầu sân bay đa nhiệm này có thể nói tương tự như CATOBAR.

http://nghiadx.blogspot.com
http://nghiadx.blogspot.com
Tầu sân bay của Anh - nữ hoàng Elizabeth
Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang