Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Lầu Năm Góc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Lầu Năm Góc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lầu Năm Góc. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

>> Mỹ kiến nghị tăng cường quan hệ với Việt Nam



Lãnh đạo BQP Mỹ cho rằng cần xây dựng quan hệ đối tác với Việt Nam. Đây là một trọng tâm trong xây dựng mối quan hệ chiến lược tại khu vực châu Á.



Ý kiến trên được bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, phụ trách các chính sách khu vực Châu Á, phát biểu trong một sự kiện tổ chức tại Arlington, bang Virginia, ngày 28/4.

Bên cạnh đó, bà còn nhắc tới việc một số thế lực ở châu Á đang cũng cố và kiểm soát khu vực, điều này làm suy yếu hình ảnh về khu vực Đông Á hòa bình và thịnh vượng. Do đó, Mỹ cần tăng cường sự hiện diện lâu lài tại châu Á, xây dựng các liên minh không truyền thống, răn đe và đối phó hiệu quả với các mối đe dọa tiềm năng, củng cố khả năng đối phó với mọi kịch bản có thể xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.

“Chúng tôi đang làm mọi việc có thể để hiện đại hóa mối quan hệ của liên minh để đạt được mối quan hệ đối tác trên toàn cầu theo một cách tự nhiên nhất”, bà Michèle Flournoy nói.



Bà Michèle Flournoy, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ.


“Chúng ta phải đảm bảo rằng các đồng minh và các đối tác trong khu vực thực sự tin tưởng vào sức mạnh quân sự của chúng ta, trong việc đối phó và ngăn chặn các mối đe dọa tiềm năng” bà bà Michèle Flournoy nhấn mạnh thêm.

Với các hoạt động xây dựng lực lượng và các căn cứ trong khu vực, Lầu Năm Góc đã xây dựng cho mình một lực lượng đủ khả năng ngăn chặn sự xâm lược, bảo vệ các đối tác và lợi ích của Mỹ tại châu Á trong thời gian dài.

Bà Flournoy cho biết, Mỹ đang xúc tiến các hoạt động để tăng cường khả năng phòng thủ tên lửa của các đồng minh trong khu vực. Ngoài việc xây dựng cơ sở hạ tầng, Lầu Năm Góc cũng đã kêu gọi một chương trình phát triển máy bay ném bom mới vào tài khóa 2012.

Trước đó, Lầu Năm Góc đã tăng cường số máy bay không người lái đến hoạt động tại châu Á, thể hiện sự thay đổi về chiến lược tại khu vực.


[BDV news]


Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

>> NATO dìm cả 2 phe ở Libya chìm trong biển lửa



NATO vẫn tiếp tục "đốt cháy" Misrata bất chấp phe nổi dậy tuyên bố đã kiểm soát thành phố.

Ngày 24/4, hãng tin Aljazera cho biết, dù phe nổi dậy tuyên bố chiếm 80% thành phố Misrata, và thông báo cho liên quân rằng lực lượng ủng hộ chính phủ Libya đã tháo lui khỏi thành phố nhưng NATO vẫn tiếp tục oanh kích các mục tiêu tại đây bằng tên lửa hạng nặng và rocket.

Thành phố Misrata đang nằm trong tay phe nổi dậy. Tại một số khu vực trong thành phố, lực lượng nổi dậy đã bắt giữ nhiều thành viên trung thành của đại tá Gaddafi. Trong đó một số người đã bị giết, một số khác đang phải chạy trốn (*).

Tuy nhiên, liên quân NATO và Lầu Năm Góc vẫn tiếp tục sử dụng máy bay để không kích vào các khu vực của thành phố Misrata.

Misrata đã trở thành chiến trường đẫm máu nhất trong những ngày qua. Bác sĩ Khalid Abu Falra làm việc tại một phòng khám tư nhân ở thành phố này cho biết, có 28 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Theo ông, trung bình cứ mỗi ngày ở Misrata có 11 người thiệt mạng.



Nhiều nhà cửa tại khu vực Misrata bị phá huỷ bởi các đợt oanh kích của liên quân NATO.


Không chỉ thành phố Misrata, cùng ngày tại Thủ đô Tripoli, dinh thự của nhà lãnh đạo của Tổng thống Gaddafi đã bị phá hủy trong một trận không kích của liên quân.

Ngoài ra, các máy bay của NATO đã không kích nhiều khu vực quân sự và dân sự ở thủ đô và các thành phố khác, làm nhiều người thiệt mạng và bị thương.

Đặc biệt là ở Tripoli, có ít nhất ba lần máy bay của NATO ném bom. Theo Thứ trưởng Ngoại giao, ông Khlaed Kaim, lực lượng liên quân NATO đã bắn trúng nhiều mục tiêu ở Tripoli, Sirte, Gharyan, Aziziyah và Hira.

Hiện tại, lực lượng của Tổng thống Gaddafi đưa ra thông báo, đã chiếm được một thị trấn của Yafran ở phía Tây Libya và đang chiếm quyền kiểm soát trung tâm thành phố và các ngôi làng gần đó.

(*) Trước đó, Thứ trưởng ngoại giao Libya Khaled Kaim ra thông báo, Quân đội Libya tạm thời ngưng chiến đấu tại Misrata. Tuy nhiên, quân đội chính phủ sẽ không hoàn toàn rút khỏi Misrata, đơn giản họ chỉ tạm dừng hoạt động quân sự. Thay vào đó, đại diện các bộ tộc sẽ tiếp quản chỉ huy khu vực này và thuyết phục quân nổi dậy ở Misrata hạ vũ khí.

Thứ trưởng Ngoại giao Khaled Kaim cho biết, nếu đàm phán thất bại, các tộc trưởng có thể sẽ điều các tay súng thân chính phủ vào thành phố 300.000 dân này để tấn công quân nổi dậy. 6 bộ tộc chính tại khu vực này có thể tập hợp được 60.000 tay súng vũ trang.

Tuy nhiên, khu vực Misrata không có nhiều bộ tộc và cũng chưa rõ quân nổi dậy có sẵn sàng đàm phán hay không. Đặc biệt, sau khi họ tuyên bố đã đẩy lùi được quân chính phủ.



[BDV news]


Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

>> Mỹ điều 'thần chết' giám sát Trung Quốc



Các UAV MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator được điều từ Iraq và Afghanistan tới châu Á - Thái Bình Dương để giám sát các hoạt động quân sự của Triều Tiên, Trung Quốc.

Kế hoạch tăng cường số máy bay không người lái đến khu vực này nhằm đảm bảo khả năng giám sát trên không của Hải quân Mỹ đang đồn trú tại khu vực.

Một báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết, các UAV này sẽ được rút từ chiến trường Iraq và Afghanistan, Pakistan để thực hiện nhiệm vụ trên.



Hiện tại, chưa rõ sẽ có bao nhiêu chiếc UAV được điều động đến khu vực châu Á.


Lầu Năm Góc đang có kế hoạch xây dựng mạng lưới UAV trên toàn thế giới tăng cường thêm 33 chiếc RQ-1 Predator (Thú ăn thịt) và 32 chiếc MQ-9 Reaper (Thần chết), cùng với đội ngũ nhân viên hỗ trợ lên đến 12.000 người, kế hoạch này tiêu tốn khoản ngân sách lên đến 5 tỷ USD.

Đơn giá cho mỗi chiếc RQ-1 Predator khoảng 5 triệu USD, còn MQ-9 Reaper khoảng 10,5 triệu USD. Các UAV này có thể hoạt động liên tục trong 24 giờ, với tốc độ tối đa khoảng 740km/h.

Ngoài chức năng giám sát, cung cấp thông tin tình báo, các UAV này còn được vũ trang các tên lửa không đối đất chính xác, có thể tiêu diệt các mục tiêu trong tình huống khẩn cấp. Dự kiến số UAV được điều động tới đây sẽ đóng quân tại các căn cứ ở Hàn Quốc và Okinawa của Nhật Bản.

Năm 2010, Mỹ đã điều động máy bay không người lái RQ-4 Global Hawk đến căn cứ trên đảo Guam. Cùng với các UAV giám sát toàn cầu RQ-4, MQ-9 Reaper và RQ-1 Predator sẽ nâng cao năng lực giám sát các hoạt động quân sự tại khu vực châu Á.

Một số nhà phân tích cho rằng, việc điều động thêm các UAV đến khu vực này, Mỹ đang muốn kiểm soát chặt chẽ các hoạt động quân sự, đặc biệt là các hoạt động của Hải quân Trung Quốc.


[BDV news]


Thứ Bảy, 2 tháng 4, 2011

>> Dự án quốc phòng Mỹ tăng 135 tỷ USD từ 2008-2011



[BDV news]Ngày 31/3, theo báo cáo của Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ (GAO), kinh phí đầu tư cho các dự án quốc phòng của Mỹ từ năm 2008 đến đầu năm 2011 đã tăng thêm 135 tỷ USD.


Mặc dù hồi tháng 2/2011, Lầu Năm Góc đã đưa ra kế hoạch cắt giảm chi tiêu quân sự, nhưng theo thống kê của GAO, từ năm 2008 những dự án quốc phòng của Mỹ đã tăng từ 96 đến 98 dự án. Và tổng kinh phí để thực hiện những chương trình này ước tính lên tới 1,68 nghìn tỷ USD.

Như vậy, chỉ trong vòng 3 năm, ngân sách đầu tư quốc phòng của Mỹ đã tăng thêm 135 tỷ USD, trong đó bội chi 70 tỷ USD là do của việc mua sắm vũ khí.

Chỉ tính riêng năm 2008, Lầu Năm Góc đưa ra dự tính, giá trị thực hiện các hợp đồng quốc phòng là 407 tỷ USD, tuy nhiên đến năm 2010 con số này đã tăng lên mức 428 tỷ USD.

Cũng trong năm 2008, dự kiến tổng ngân sách mua sắm vũ khí mới và trang thiết bị quân sự sẽ ở mức 1,089 nghìn tỷ USD, nhưng đến năm 2010 đánh giá này đã tăng lên mức 1,219 nghìn tỷ USD.

Đặc biệt dự án chiến đấu cơ thế hệ 5, F-35 Lightning II ký kết với công ty Lockheed Martin nằm trong danh sách những dự án quốc phòng đắt nhất của Mỹ trong giai đoạn này.

Ngày từ khi khởi động chương trình F-35 từ năm 2008, quân đội Mỹ ước tính chi phí cho toàn bộ dự án chỉ ở mức 149,7 tỷ USD, nhưng trong năm 2010 con số này đã lên tới 263,7 tỷ USD. Trong khi đó, dự đoán giá một máy bay F-35 đã tăng từ 101,7 triệu USD lên 115,5 triệu USD.

Tiếp theo là chương trình đóng tàu khu trục thuộc dự án DDG 51 Arleigh Burke cũng là một trong những dự án bội chi. Tổng chi phí cho dự án này tăng từ 77,4 tỷ USD lên 94,3 tỷ USD, giá trị của một chiếc tàu khu trục loại này đã tăng từ 1,2 lên 1,3 tỷ USD.



Mô phỏng tàu khu trục DDG-1000 Zumwal.


Chương trình mua chiến đấu cơ F-22 Raptor cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, tổng giá trị của chương trình này chỉ trong vòng 2 năm (2008-2010) đã tăng từ 75,2 lên 77,4 tỷ USD. Trong khi đó, giá mỗi chiếc F-22 trong giai đoạn này đã tăng từ 408,7 lên 411,7 triệu USD.

Khi đề cập đến giá thành mua mỗi sản phẩm quốc phòng, Cơ quan kiểm soát Chính phủ Mỹ không chỉ tính giá trị thực của sản phẩm mà cả tất cả những trang thiết bị và dịch vụ đi kèm bao gồm mua vũ khí, thiết bị bảo dưỡng, dịch vụ kỹ thuật đi kèm và đào tạo nhân viên.

Trong khi đó, Giám đốc chương trình thu mua và tính toán kinh phí của GAO, Michael Sullivan tuyên bố, trong 2 năm trở lại đây xuất hiện xu hướng gia tăng sự phá vỡ Quy chế Nunn-McCurdy (tổng chi phí thực tế của dự án vượt qua chi phí dự kiến 15%).

Từ năm 1997 tới nay đã ghi nhận 74 trường hợp vi phạm quy chế Nunn-McCurdy, trong đó có tới 47 dự án quân sự. Phần lớn các trường hợp vi phạm do Quốc hội Mỹ nghiên cứu xảy ra trong các năm 2001, 2005, 2006 và 2009.


Chiến đấu cơ thế hệ 5 F-35 Lightning II.


Quy chế Nunn-McCurdy Chính phủ Mỹ ban hành từ năm 1982 và có hiệu lực vào năm 1983. Theo quy chế này, Lầu Năm Góc phải có trách nhiệm giải trình chi tiết cho Quốc hội Mỹ nếu tổng giá trị của dự án quốc phòng tăng lên hoặc giá cuối cùng của mỗi sản phẩm quốc phòng đưa ra tăng quá 15% so với dự kiến ban đầu.

Quy chế Nunn-McCurdy yêu cầu ngừng bất kỳ dự án nào do Lầu Năm Góc và các đơn vị của Lầu Năm Góc tiến hành nếu chi phí chương trình vượt quá 25% so với dự tính ban đầu.

Dự án máy bay chiến đấu F-35 đã vi phạm quy tắc Nunn-McCurdy. Lầu Năm Góc đã dự đoán một sự gia tăng chi phí cho chương trình F-35 tới 51 tỷ USD. Việc chi phí quá cao cho chương trình phát triển máy bay chiến đấu trình F-35 được coi như là một kịch bản bi quan.

Lầu Năm Góc đã tổ chức một loạt các cuộc tham vấn từ Quốc hội Mỹ nhằm tiếp tục hoàn chương trình F-35. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã thành công trong việc tái thiết dự án chiến đấu cơ F-35 bất chấp kinh phí phát triển dự án tăng quá 25% và chương trình này đứng trên bờ vực đóng cửa. Dự án đã được duy trì vì chứng minh được lợi ích của chương trình là quan trọng đối với an ninh quốc gia.



Thứ Sáu, 25 tháng 3, 2011

>> Mỹ bất ngờ đưa 4.000 quân cấp tốc đến Libya



[Vietnamdefence news] Lầu năm góc điều động ngoài kế hoạch đến khu vực này các đơn vị hải quân tăng cường vì “nhu cầu khẩn cấp”.

Tình hình Libya tiếp tục diễn biến theo kịch bản khó lường. Trong khi đó, các nước đồng minh chống Libya chưa quyết định được ai sẽ tiếp nhận quyền chỉ huy chiến dịch chống Libya từ tay Mỹ, và những mục tiêu cuối cùng và thời hạn chiến dịch.

Điều bí ẩn đối với họ vẫn là các kế hoạch của ông Gaddafi và giới thân cận của ông, cũng như những hành động tiếp theo của quân nổi loạn.




Trong bối cảnh bất định đó, Lầu năm góc điều động ngoài kế hoạch đến khu vực này các đơn vị hải quân tăng cường vì “nhu cầu khẩn cấp”.

Theo cổng thông tin DVIDS chuyên về tin tức quân sự, hôm 23.3, Mỹ đã điều động hơn 4.000 thủy binh và lính thủy đánh bộ tới khu vực Địa Trung Hải để chi viện cho chiến dịch Odyssay Dawn.

Số quân này lấy từ biên chế Nhóm đổ bộ Bataan (Bataan Amphibious Ready Group) và Đơn vị viễn chinh (Marine Expeditionary Unit) số 22 của Thủy quân lục chiến Mỹ sử dụng tàu đổ bộ đệm khí.



Đại tá hải quân Steven J. Yoder, chỉ huy nhóm đổ bộ cho biết, “các tàu đổ bộ đệm khí là tối ưu để thực hiện nhiều loại nhiệm vụ, từ trợ giúp nhân đạo đến các chiến dịch quân sự trên bộ và trên biển”.

Số thủy binh và lính thủy đánh bộ này đã trải qua khóa huấn luyện tăng cường trong 1 năm và nay có khả năng “hoàn thành mọi nhiệm vụ” đặt ra.

Hiện nay, chiến dịch chống Libya có sự tham gia ở mức độ khác nhau của 13 nước, nhưng trực tiếp cho máy bay chiến đấu xuất kích và tấn công chủ yếu là Mỹ, Anh và Pháp. Từ khi bắt đầu ngày 19.3.2011, chiến dịch do Bộ chỉ huy châu Phi AFRICOM của Mỹ chỉ huy, song Mỹ dự kiến trao trả lại quyền chỉ huy cho đồng minh.



Các nước NATO đang thảo luận việc chuyển giao quyền chỉ huy chiến dịch ở Libya cho ai, song chưa đạt kết quả. Hiện có 2 phương án là giao cho NATO hoặc cho một số nước NATO nào đó như Anh-Pháp, song NATO chưa quyết định được việc chọn phương án nào.


Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

>> Các vũ khí trong tầm ngắm của Lầu Năm Góc



Trong vòng một thập kỷ ngân sách quốc phòng của Mỹ đã tăng 375 tỷ USD tính từ năm 2001.

Sau khi sự kiện 11/9/2001, Mỹ đã chi gần gấp đôi cho các hoạt động quân sự của Lầu Năm Góc. Trong số đó không bao gồm chi phí trang trải cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan. Tổng số ngân sách quốc phòng đã tăng khoảng 375 tỷ USD, tính từ năm 2001 đến 2010.

Gần đây, Mỹ đã công bố các kế hoạch trong chương trình mua sắm vũ khí của mình. Trong đó, có cả các kế hoạch sẽ được quân đội Mỹ từ bỏ.

Các vũ khí được duyệt chi
Đầu tư 9,7 tỷ USD mua 32 máy bay tàng hình F-35 do Lockheed Martin Corp (LMT.N) sản xuất. Năm 2010 Mỹ đã đầu tư 11,8 tỷ USD để mua 43 máy bay mới.

Nhà trắng còn đầu tư cho quân đội Mỹ 5,4 tỷ USD, phục vụ mua sắm tàu ngầm trong đó chi 4,9 tỷ USD mua tàu ngầm lớp Virginia do General Dynamics Corp (GD.N) và Northrop sản xuất.




Tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia của Mỹ.

Việc này sẽ làm tăng kinh phí từ 1,8 tỷ USD lên 2,2 tỷ USD cho việc mua tàu mới Littoral Combat do Lockheed và Austal (ASB.AX) của Austraylia chế tạo. Tổng chi phí cho công nghiệp đóng tàu sẽ là 14 tỷ USD.

Lockheed Advanced High Frequency sẽ cung cấp cho quân đội mỹ các loại vệ tinh mới tổng trị giá là 975 triệu USD. Ngân sách tài chính trong năm 2012 cho các hệ thống vũ trụ sẽ là 10 tỷ USD.


Vệ tinh mới của Mỹ.

Việc nâng cấp các loại xe bọc thép nhằm bảo vệ các binh lính tổng cộng khoảng 593 triệu USD. Tổng chi phí cho các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo sẽ là khoảng 10,7 tỷ USD. Năm 2010 là 9,45 tỷ USD, năm 2011 là 10,7 tỷ USD.

Không quân cho biết sẽ bắt đầu chế tạo thế hệ máy bay ném bom tầm xa mới dự định năm 2020 sẽ đưa vào hoạt động. Tổng chi phí cho chương trình này khoảng 3,7 tỷ USD.

Các kế hoạch bị hủy bỏ
Không quân quyết định giảm từ 22 xuống còn 11 các phiên bản mới nhất của máy bay Global Hawk không người lái do Northrop Grumman Corp (NOC.N) sản xuất.

Các tàu đổ bộ được thiết kế bởi General Dynamics Corp (GD.N) có tổng chi phí khoảng 14 tỷ USD được loại bỏ ra khỏi danh mục mua sắm của Lầu Năm Góc.

Điều này sẽ tiết kiệm được 293 triệu USD trong ngân sách quốc phòng năm 2012 và 12 tỷ USD trong năm 2013.

Quân đội sẽ hủy bỏ việc mua sắm tên lửa tầm trung đất đối không SLAMRAAM đang được phát triển bởi Raytheon Co (RTN.N). Ngoài ra cũng hủy bỏ việc trang bị tên lửa đất đối không SM-2 IIIB cho Hải quân.


Tên lửa SLAMRAAM bị loại khỏi danh sách mua sắm của Mỹ.

Lầu Năm Góc cho biết, sẽ tạm dừng tài trợ chương trình phòng thủ tên lửa Mỹ - châu Âu trị giá nhiều tỷ USD sau năm 2013. Kể từ năm 2007 Lầu Năm Góc cho biết đang tìm cách chấm dứt sản xuất máy bay vận tải Boeing C-17.

Lầu Năm Góc muốn hủy bỏ kế hoạch chế tạo 180 máy bay loại này tuy nhiên các nhà lập pháp lại liên tục duy trì kinh phí cho chương trình, đưa tổng số đơn đặt hàng đến 223 máy bay.

Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates tái khẳng định sự phản đối của mình với chương trình thay thế động cơ F-35 được phát triển bởi General Electric (GEA.N) và Rolls-Royce Group (RR.L) của Anh.

Ông cho biết sẽ sử dụng tất cả các quyền hạn của mình để kết thúc chương trình này một lần nữa nếu các nhà lập pháp vẫn tài trợ cho chương trình.
(Reuter news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang