Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Tàu ngầm Kilo

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Kilo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tàu ngầm Kilo. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

>> Tìm hiểu công nghệ AIP

Khái niệm về AIP hình thành rất sớm từ thế kỷ 19, tuy nhiên rào cản kỹ thuật khiến công nghệ phát triển chậm chạp.

>>Con 'át' của Malaysia trên biển Đông
>> Chiến lược phát triển tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Trung Quốc


http://nghiadx.blogspot.com
Type-XVIIB tàu ngầm AIP đầu tiên của Đức.

Lịch sử hình thành

AIP Air Independent Propulsion (động cơ đẩy sử dụng không khí độc lập), được đề xuất bởi kỹ sư nổi tiếng người Tây Ban Nha, ông Narcís Monturiol i Estarriol. Năm 1867, ông đã phát minh thành công một động cơ đẩy không khí độc lập dựa trên một phản ứng hóa học.

Nhờ vậy, Estarriol được mệnh danh là cha đẻ của công nghệ AIP. Dù khái niệm về AIP được người Tây Ban Nha đưa ra đầu tiên nhưng Nga mới là nước áp dụng công nghệ này vào tàu ngầm.

Năm 1908, Hải quân Đế quốc Nga phát triển thành công tàu ngầm chạy bằng động cơ xăng sử dụng khí nén. Oxy cho động cơ được cung cấp qua 45 chai khí nén, có thể tích tương đương 9,9 m3. Hệ thống khí nén này có thể giúp tàu hoạt động liên tục dưới nước với quãng đường 52km.

Đến năm 1930, tiến sĩ Helmuth Walter, một kỹ sư xuất sắc của Đức đã phát triển một động cơ đẩy AIP mới sử dụng chất hydrogen peroxide (H2O2) tinh khiết làm chất oxy hóa để tạo không khí cho động cơ.

Trong hệ thống mới của Walter, hydrogen peroxide được phân hủy bằng cách sử dụng chất xúc tác có tên là permanganat. Phản ứng hóa học này tạo ra hơi nước ở nhiệt độ cao và oxy tự do.

Buồng phản ứng được bơm thêm nhiên liệu diesel, đốt cháy với oxy tạo ra một hỗn hợp hơi nước và khí nóng làm quay một tuốc bin với tốc độ cao. Khí thải và hơi nước được ngưng tụ lại trước khi được xả ra biển. Thiết kế của Walter nhằm tạo ra một động cơ đẩy tốc độ cao dưới nước chứ không phải là một động cơ độ bền cao. Mẫu tàu ngầm thử nghiệm V80 đạt tốc độ lên đến 28,1 hải lý/giờ ở trạng thái ngập nước, trong khi các tàu ngầm khác chỉ có tốc độ 10 hải lý/h khi lặn.

Dựa trên mẫu thử nghiệm V80, Đức đã phát triển thành công tàu ngầm lớp Type XVIIB, được trang bị hai động cơ tuốc bin công suất 2.500 mã lực. Tàu ngầm này có thể đạt tốc độ tới 20,25 hải lý/giờ. Tuy nhiên, nền công nghiệp của Đức thời đó không thể đảm bảo được số lượng hydrogen peroxide cần thiết.

Một vấn đề nữa là hydrogen peroxide không ổn định trong môi trường khép kín, hệ thống đẩy này tồn tại quá nhiều vấn đề về kỹ thuật và an toàn, do đó, tàu ngầm Type XVIIB không bao giờ được tham chiến.

Sau này, Liên Xô phát triển công nghệ AIP với khái niệm động cơ diesel chu kỳ khép kín, mô hình này tỏ ra khá hiệu quả bởi hệ thống đẩy sử dụng oxy lỏng và nhiên liệu diesel. Thiết kế tiêu biểu là tàu ngầm Project 615 (NATO định danh là lớp Quebec), được trang bị 2 động cơ diesel thông thường và một động cơ diesel chu kỳ khép kín khi ngập nước.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Project 615 là tàu ngầm AIP đầu tiên của Hải quân Liên Xô.

Đã có tới 30 chiếc tàu ngầm lớp Quebec được chế tạo trong giai đoạn 1953-1957, tuy nhiên loại tàu ngầm này không phù hợp để tham chiến.

Hơn nữa nó không thực sự an toàn, hệ thống nhiên liệu oxy lỏng có thể phát nổ bất cứ lúc nào, các thủy thủ tàu ngầm Liên Xô thường gọi những chiếc tàu ngầm này là “cái bật lửa hút thuốc”.

Dù có khả năng hoạt động lâu hơn ở chế độ ngập nước, song vì lý do an toàn, những chiếc tàu ngầm lớp Quebec bị loại khỏi biên chế vào năm 1970.

Năm 1952, Liên Xô đã cố gắng phát triểm tàu ngầm AIP dựa trên khái niệm của tiến sĩ Helmuth Walter và chế tạo tàu ngầm Project 617 đi vào phục vụ năm 1958, tuy nhiên, một vụ nổ lớn đã chấm dứt chương trình vào năm 1959.

Từ đó đến nay, Liên Xô và Nga hiện nay tập trung vào phát triển các tàu ngầm động lực hạt nhân và chỉ phát triển các động cơ AIP ở quy mô nghiên cứu.

Với Mỹ và Anh, sau chiến tranh thế giới thứ 2, hai nước cũng đã thử nghiệm phát triển các động cơ AIP theo khái niệm của tiến sĩ Walter, trong đó có mẫu thử nghiệm X1 của Mỹ. Tuy nhiên, vào năm 1950, Mỹ ngưng toàn bộ sự phát triển các động cơ AIP bởi hệ thống động lực hạt nhân đã được phát triển hoàn thiện. Hơn nữa, quan điểm tác chiến của Hải quân Mỹ là chỉ tập trung phát triển lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược và coi nhẹ tàu ngầm thông thường.

Tại Anh, Hải quân Hoàng gia cũng đã tiến hành thử nghiệm một động cơ đẩy AIP trên tàu ngầm HMS Excalibur nhằm kiểm tra tính khả thi của dự án. Cuối cùng, Anh cũng từ bỏ chương trình phát triển công nghệ AIP để tập trung phát triển tàu ngầm hạt nhân chiến lược.

Tựu chung lại, động cơ AIP mang lại khả năng hoạt động dưới nước lâu hơn, giảm được tiếng ồn khi hoạt động, tuy nhiên, tồn tại quá nhiều vấn đề về kỹ thuật và an toàn nên loại động cơ này không nhận được nhiều sự quan tâm.

Nguyên tắc hoạt động

Có khá nhiều khái niệm quanh công nghệ AIP nhưng có cùng một nguyên tắc là giúp động cơ tàu ngầm hoạt động dưới nước mà không cần đến ống thông hơi.

Trong khi Đức phát triển khái niệm sử dụng hydrogen peroxide làm chất xúc tác cho phản ứng hóa học để tạo ra hơi nước và khí nóng làm quay tuabin thì Liên Xô phát triển động cơ diesel chu kỳ khép kín với oxy lỏng và nhiên liệu diesel.

Pháp phát triển động cơ tuabin chu kỳ đóng MESMA, với quá trình đốt cháy ethanol và oxy, quá trình đốt cháy này tạo ra hơi nước làm quay tuabin. Trong đó, ethanol và oxy được lưu trữ ở áp lực gấp 60 lần áp lực khí quyển, áp lực này cho phép khí thải carbon dioxide thải xuống biển ở độ sâu bất kỳ mà không cần đến máy nén khí. Công nghệ này cho phép tàu ngầm hoạt động liên tục 21 ngày dưới nước, tùy thuộc vào tốc độ, áp suất nước biển…


http://nghiadx.blogspot.com
Mô hình hoạt động của động cơ chu trình Stirling.

Thụy Điển phát triển khái niệm động cơ chu trình Stirling, sử dụng oxy lỏng và nhiên liệu diesel để làm quay máy phát điện công suất 75kW sử dụng cho động cơ đẩy hoặc sạc pin cho tàu. Động cơ chu trình Stirling có khả năng hoạt động liên tục 14 ngày dưới nước với một tàu ngầm tải trọng 1.500 tấn ở tốc độ 5 hải lý/giờ.

Hãng Siemens của Đức phát triển khái niệm tế bào nhiên liệu sử dụng cho các loại tàu ngầm Type-209/214. Theo đó, các tế bào này chuyển đổi hóa năng thành điện năng thông qua phản ứng hóa học với oxy và các khí hydrocarbon. Trong đó, hydrogen được sử dụng nhiều nhất, kế tới là ethanol hoặc methanol .

Điện năng tạo ra từ phản ứng hóa học này sẽ được sử dụng cho động cơ của tàu hoặc sạc pin, ưu điểm của tế bào nhiên liệu là nhiệt độ hoạt động khá thấp khoảng 80 độ C, nhiệt thải tương đối ít.

Đức cũng phát triển một khái niệm động cơ diesel chu kỳ khép kín CCD sử dụng không khí nhân tạo, gồm oxy lỏng, nhiên liệu diesel và khí argon. Khí oxy và argon kết hợp với nhau tạo ra khí nhân tạo cho động cơ diesel. Trong đó, argon là khí trơ, có khả năng tái sử dụng liên tục giúp tàu ngầm hoạt động lâu hơn.

Những triển vọng trong tương lai

Các loại tàu ngầm hạt nhân chiến lược không được phép xuất khẩu, trong khi đó thị trường tàu ngầm thông thường đang trở nên đắt hàng. Bên cạnh đó, các phương tiện trinh sát và chống ngầm hiện đại ngày càng trở nên tinh vi hơn, khiến tàu ngầm điện - diesel đang dần mất đi lợi thế.

Do đó, hải quân các nước trên thế giới đòi hỏi phải có tàu ngầm, hoạt động êm và thời gian hoạt động dưới nước lâu hơn. Với những yêu cầu như vậy, ngoài tàu ngầm động lực hạt nhân chỉ có động cơ AIP mới có thể đáp ứng được.

http://nghiadx.blogspot.com
Trong các khái niệm phát triển của công nghệ AIP, giải pháp sử dụng tế bào nhiên liệu trên cơ sở ứng dụng công nghệ hydrogen được xem là khả thi và an toàn nhất. Trong ảnh, tàu ngầm Type-214 của Đức, tàu ngầm có hệ thống động cơ AIP hiện đại nhất thế giới

Theo dự báo, thị trường tàu ngầm trong 10 năm tới sẽ đạt con số từ 100-150 chiếc, đủ hấp dẫn với các hãng chế tạo tàu ngầm thông thường trên thế giới.

Một số chuyên gia quân sự nhận định rằng, Hải quân Mỹ có thể sẽ phải xem xét lại kế hoạch phát triển các tàu ngầm của mình, việc thiếu các tàu ngầm AIP là bất lợi chiến lược của Mỹ, nhất là ở các khu vực ven bờ.

Các loại tàu ngầm đang được trang bị động cơ AIP trên thế giới gồm có: Tàu ngầm lớp Scorpene của Pháp, Type-209/212/214 của Đức, tàu ngầm lớp Lada, Amur của Nga, tàu ngầm lớp Asashio, Soryu của Nhật Bản , tàu ngầm lớp Gotland, Södermanland, Archer của Thụy Điển, tàu ngầm S-80 của Tây Ban Nha, tàu ngầm lớp Type-041 lớp Nguyên (Yuan) của Trung Quốc.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?

Để định nghĩa một chiếc tàu ngầm hiện đại cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: thời gian chế tạo, công nghệ ứng dụng, vũ khí trang bị và đặc tính kỹ chiến thuật..

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể
>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo của Việt Nam được đánh giá hiện đại nhất Đông Nam Á.

Gần đây xuất hiện một số bài viết trên báo nước ngoài và được một số báo trong nước dẫn nguồn lại cho rằng Việt Nam có hạm đội tàu ngầm mạnh nhất Đông Nam Á. Điều này thật đáng mừng bởi vị thế của Quân đội Nhân dân Việt Nam và Hải quân nói riêng được đánh giá cao. Tuy nhiên, cũng cần có cái nhìn tỉnh táo để tránh được sự lạc quan thái quá.

Việc so sánh tính năng kỹ chiến thuật của các hệ thống vũ khí trong đó có tàu ngầm đã trở thành một thông lệ quen thuộc.Tuy nhiên, để đánh giá một chiếc tàu ngầm hiện đại cần dựa trên nhiều yếu tố khác nhau.

Trước hết là niên đại chế tạo. Tàu ngầm hiện đại có khoảng thời gian chế tạo từ khoảng 1995-đến nay, khoảng thời gian này không có nhiều đột phá về công nghệ, nếu có chắn chắn không nằm trong những sản phẩm được xuất khẩu.

Thứ nữa phải tính đến các công nghệ ứng dụng gồm: công nghệ điện tử, động cơ thế hệ thứ 3, trong đó hệ thống đẩy không khi độc lập AIP được đánh giá cao hơn cả. Tuy nhiên, tàu ngầm Kilo chưa được trang bị công nghệ này.

>> Tìm hiểu công nghệ AIP

Bên cạnh đó là vũ khí trang bị trên tàu ngầm gồm: ngư lôi thế hệ 3 như loại 53-65 của Nga, Mark 48 của Mỹ… Về tên lửa phóng từ tàu ngầm có thể kể đến như UGM-84 Harpoon của Mỹ, Exocet của Pháp, Club của Nga. Theo nhiều nguồn tin, tàu ngầm Kilo xuất khẩu cho Việt Nam sẽ trang bị tên lửa Club, đây sẽ là móng vuốt sắc nhọn của lực lượng tàu ngầm Việt Nam trong tương lai.

Độ ồn khi hoạt động được xem là nhân tố quyết định tới "chất lượng" tàu ngầm. Một tàu ngầm hiện đại phải là loại có độ ồn khi hoạt động rất thấp, con số chính xác về độ ồn của các tàu ngầm thường được bảo mật khá chặt chẽ bởi đây là yếu tố nhạy cảm.

Độ ồn khi hoạt động của các tàu ngầm chủ yếu dựa vào các biện pháp triệt tiêu âm thanh của chân vịt, động cơ nhờ vào các hệ thống che chắn như ngói chống âm... Những tàu ngầm điện diesel theo tiêu chí nói trên gồm có: Kilo của Nga, Archer của Thụy Điển, Type-212/214 của Đức, Scorpene của Pháp, Oyashio của Nhật Bản, trong đó 4 loại được xuất khẩu nhiều nhất là Kilo, Archer, Type-212/214, Scorpene.

Tàu ngầm điện-diesel nào chạy êm nhất thế giới vẫn là một khái niệm mơ hồ và rất khó để có con số chính xác nhất điều đó phụ thuộc nhiều vào hệ thống sonar được sử dụng để phát hiện ra tàu ngầm. Tuy nhiên, điểm đáng nói, tàu ngầm Kilo được chính Hải quân Mỹ đặt cho danh hiệu "hố đen" bởi sự yên lặng của nó trong quá trình hoạt động.

http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Scorpene của Hải quân Hoàng gia Malaysia cũng là tàu ngầm hiện đại còn có nhất ĐNA hay không thì còn phải bàn.

Để phát huy sức mạnh tàu ngầm, đặc tính kỹ chiến thuật của tàu chỉ là yếu tố cần chứ chưa đủ, quan trọng là chiến lược sử dụng tàu ngầm cũng như sự phối hợp giữa nhiều lực lượng liên quan để tạo nên sức mạnh tổng thể.

Nên nhớ rằng trong chiến tranh thế giới thứ 2, Hải quân Đức có hạm đội tàu ngầm đông đảo và hiện đại nhất thời đó nhưng do thiếu chiến lược tổng thể hợp lý nên hạm đội tàu ngầm này vẫn bị đánh bại một cách thảm hại.

Quan trọng hơn cả là mục đích sử dụng để tạo nên sức mạnh tổng thể, một chiếc tàu ngầm cho dù là hiện đại nhất thế giới nhưng nếu đặt nó vào trong một chiến lược không phù hợp thì chẳng mang lại nhiều ý nghĩa, không phải cứ hiện đại nhất thì sẽ có sức mạnh cao nhất.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

>> Sức mạnh tàu ngầm Kilo và các biến thể

Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel được xuất khẩu với hai biến thể Project 877EKM và Project 636, trong đó Project 636 được đánh giá là mạnh hơn về về hỏa lực, hệ thống điện tử.

>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga


Tàu ngầm tấn công chạy động cơ diesel – điện lớp Kilo do Cục thiết kế hàng hải Trung ương Rubin (Nga) nghiên cứu chế tạo, được dành cho vai trò chống ngầm, chống hạm và có thể thực hiện việc tuần tra, trinh sát, rải thủy lôi.

Lớp Kilo là một trong những sản phẩm tàu ngầm xuất khẩu thành công nhất của nước Nga. Có khoảng 37 chiếc được xuất khẩu tới 7 quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Hai biến thể dành cho xuất khẩu tàu Kilo gồm: Project 877EKM và Project 636. Vậy, Project 877EKM so với Project 636 hơn nhau ở điểm nào?

Project 636 to hơn Project 877EKM

Điểm khác biệt đầu tiên giữa hai biến thể nằm ở kích thước tàu. Trong khi, Project 877EKM có chiều dài 72,9m, lượng giãn nước 2.300 tấn-3.950 tấn (trên – dưới mặt nước). Còn Project 636 có kích thước lớn hơn một chút, dài 73,8m, lượng giãn nước 2.350-4.000 tấn.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Kilo 636

Nhìn chung, hai biến thể đều có thiết kế trong thân tàu gần tương tự nhau để giảm tối đa khả năng bị phát hiện bởi hệ thống sonar đối phương. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin từ Nga, Project 636 hoạt động còn êm hơn Project 877EKM.

Tàu được phủ ngói chống phản xạ âm trên vỏ và các cánh ngầm để hấp thu sóng âm, giảm thiểu và làm méo tín hiệu âm học phản xạ. Những ngói này cũng làm giảm tiếng ồn phát ra từ bên trong tàu ngầm. Do đó, làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar đối phương.

Kilo được được đánh giá là một trong những loại tàu ngầm chạy động cơ diesel – điện êm nhất thế giới hiện nay. Cụ thể, tàu có thể phát hiện ra một tàu ngầm khác ở khoảng cách gấp 3-4 lần trước khi bị phát hiện. Đó là lý do, tàu ngầm Kilo được ví như là sát thủ vô hình dưới biển.

Project 636 hiện đại hơn Project 877EKM

Tàu ngầm Kilo Project 877EKM được trang bị hệ thống chỉ huy chiến đấu gồm máy tính đa nhiệm MVU-110EM cho phép theo dõi đồng thời 5 mục tiêu cùng lúc. Hệ thống định vị Andoga, chuyển dữ liệu đường đi và tốc độ vào hệ thống dữ liệu chiến đấu.

>> Tìm hiểu tàu ngầm tấn công lớp Kilo

Trong khi đó, Project 636 được trang bị hệ thống C4ISR hiện đại hơn với máy tính tốc độ cao có khả năng xử lý thông tin từ các cảm biến và đưa lên hiển thị trên màn hình phòng điều khiển.

Máy tính của tàu có thể tự động xác định dữ liệu mục tiêu trên và dưới mặt biển và tính toán phần tử bắn. Nó có thể cung cấp thông tin và khuyến nghị về triển khai vũ khí tấn công đối phương.

Hai biến thể đều lắp đặt hệ thống radar chủ động tìm kiếm mục tiêu trên mặt biển MRK-50.

Hệ thống sonar Project 877EKM lắp loại MGK-400 cung cấp cự ly tiếng dội âm thanh từ mục tiêu, phát hiện tín hiệu sonar chủ động và liên lạc dưới nước. Còn Project 636 dùng sonar MKG-400EM có hiệu suất hoạt động cao hơn.

Project 636 cơ động tốt hơn

Hệ thống động lực tàu Kilo gồm hai động cơ diesel mạnh. Chân vịt của Project 877EKM có 6 cánh, còn Project 636 có 7 cánh.


http://nghiadx.blogspot.com
Phòng điều hành trên tàu Kilo Project 877E.

Hai bộ pin nhiên liệu, mỗi bộ chứa 120 pin trong khoang thứ nhất và thứ ba trên tàu cho phép nó có thời gian hoạt động tối đa lên tới 45 ngày.

Xét về tốc độ, Kilo 877EKM có tốc độ khi nổi 10 hải lý/h, khi lặn 17 hải lý/h. Còn tàu Kilo 636 có tốc độ nhanh hơn hơn 12-20 hải lý/h, đặc biệt tầm hoạt động tăng từ 6.000 hải lý lên 7.500 hải lý, lặn sâu tối đa 300m.

Hỏa lực của Project 636 vượt trội

Cả hai biến thể đều thiết kế với 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533mm ở phía trước mũi tàu. Trong tàu có thể mang 18 ngư lôi, gồm 6 quả nạp sẵn trong ống phóng và 12 quả ở cơ cấu nạp. Ngoài ra, Kilo cũng được dùng để rải thủy lôi với cơ số tối đa 24 quả.

Các loại ngư lôi dành cho Kilo gồm: ngư lôi chống ngầm TEST-71MKE (đầu đạn thuốc nổ mạnh 205kg), 53-65KE (đầu đạn nặng 200kg, tầm bắn 40km, xuyên sâu xuống mặt nước 500m) và ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.

Ngư lôi được sử dụng trên tàu Kilo là loại điều khiển bằng máy tính, có xác suất trúng mục tiêu cao. Kết hợp hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, chỉ mất 2 phút là Kilo có thể phóng lượt thứ nhất và 5 phút phóng lượt thứ hai.

Vượt lên trên Project 877EKM, Project 636 mang được loại vũ khí cực mạnh, tên lửa hành trình đối hạm siêu âm Clus-S.
http://nghiadx.blogspot.com
Đạn tên lửa hành trình đối hạm tầm xa 3M54E1 của hệ thống Club-S.

Tùy biến thể tên lửa được sử dụng, nó có tầm bắn lên tới 200-300km, tốc độ hành trình Mach 2,9.

Với Clus-S, Kilo như “hổ mọc thêm cánh”, không những tiêu diệt được tàu ngầm, mà còn tàu chiến mặt nước ở tầm bắn xa.

Ngoài ra, Kilo cũng trang bị bệ phóng tên lửa phòng không tầm ngắm Strela 3 hoặc Igla. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ được trang bị trên các tàu Kilo của Hải quân Nga, không có mặt trên biến thể xuất khẩu.

Như vậy, với các hệ thống vũ khí trang bị, tàu ngầm Kilo Project 636 có thể làm các nhiệm vụ:

1. Chống hạm bằng tên lửa hành trình Club-S
2. Chống ngầm bằng ngư lôi cỡ 533mm
3. Rải thủy lôi, phong tỏa mục tiêu
4. Bắn hạ các mục tiêu bay tầm thấp với hệ thống phòng không Strela 3 hoặc Igla


Tàu ngầm tấn công Kilo được xuất khẩu cho cho 7 quốc gia trên thế giới gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Lan, Romania, Algerian và Việt Nam.

Trong đó, Trung Quốc biên chế nhiều tàu Kilo nhất gồm cả hai biến thể Project 877EKM (4 chiếc) và Project 636 (8 chiếc). Theo một số nguồn tin, những chiếc Project 877EKM khi đưa vào hoạt động đã gặp phải một loại vấn đề kỹ thuật về động cơ, ắc quy.

Bên cạnh đó, những chiếc Project 636 được Trung Quốc ký mua tháng 7/2002 với tổng trị giá 1,6 tỷ USD, gồm cả việc trang bị thêm hệ thống tên lửa hành trình chống hạm Club-S (cùng đạn 3M54E có tầm bắn 200km).

Ngoài Trung Quốc, Algeria đã đặt hàng 2 tàu ngầm Kilo Project 636. Các quốc gia còn lại chủ yếu dùng biến thể Project 877EKM.

Năm 2010, Việt Nam ký hợp đồng mua 6 tàu Kilo Project 636. Theo Ria Novosti, tàu ngầm Kilo đầu tiên cho Việt nam được hạ thủy vào tháng 8/2012.

Dự kiến, nó sẽ được chuyển vào cuối năm 2012. Cho đến thời điểm hiện, vẫn chưa rõ cấu hình vũ khí Kilo Project 636 dành cho Hải quân Việt Nam.

Nhiều khả năng, Project 636 Việt Nam nhận được sự nâng cấp, cải tiến mới về hệ thống điện tử cũng như hệ thống vũ khí so với các mẫu Project 636 xuất khẩu cho Trung Quốc.

Về vũ khí, Club-S ngoài loại đạn 3M54E, còn có biến thể chống hạm 3M-54E1 mạnh hơn (nâng tầm bắn 300km, đầu đạn nặng 400kg) hoặc biến thể hành trình đối đất 3M-14E (tầm bắn 275km).

Với Kilo Project 636, Hải quân Nhân dân Việt Nam sẽ tăng thêm đáng kể khả năng bảo vệ thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế biển, phòng thủ vững chắc chủ quyền biển đảo.

(Nguồn :: BDV)

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

>> Sức mạnh quốc phòng Việt Nam 2012

Báo cáo Quốc phòng và An ninh Việt Nam của Business Monitor International do các chuyên gia ngành công nghiệp và chiến lược quốc phòng cung cấp, các nhà phân tích của các công ty quốc phòng và các hiệp hội an ninh, cơ quan chính phủ và cơ quan quản lý đưa ra …

>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam
>> Việt Nam sẽ có thêm 2 tàu Gepard 3.9



http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh Quân đội nhân dân Việt Nam dũng mãnh

Tờ báo này viết: Trong số tất cả các nền kinh tế Đông Á mới nổi, Việt Nam có lẽ là dễ bị tổn thương trước tỷ lệ lạm phát cao, mức độ nợ khá cao.

Đối với quốc phòng, bất kỳ khó khăn kinh tế sẽ đặt áp lực giảm ngân sách quân sự của đất nước. Việt Nam chỉ đặt chi tiêu quốc phòng trên một tỷ lệ với GDP và vì vậy Việt Nam sẽ không thể tiếp tục tăng trưởng ngân sách quốc phòng nhanh chóng nếu nền kinh tế bắt đầu chững lại.


http://nghiadx.blogspot.com
Su-30MK2V của Việt Nam

Hà Nội tuyên bố đã tăng 70% ngân sách quốc phòng trong năm 2011 (khoảng 2,5 tỷ đô la). Chính phủ chỉ ra trong tháng 11/2011 rằng sẽ tăng ngân sách quốc phòng năm 2012 khoảng 25%.

Điều rõ ràng là gói tài chính sẽ là một vấn đề đau đầu lớn cho một quân đội khi bắt đầu để chuyển đổi bản thân từ một lực lượng đã có phần lỗi thời thành một quân đội hiện đại với không quân và hải quân có lực lượng mạnh có khả năng bảo vệ lãnh thổ quan trọng của đất nước.

Nga là nhà cung cấp thiết bị quốc phòng chính cho Việt Nam trong một thời gian dài và mối quan hệ này được thiết lập để tiếp tục.

Trong tháng 12 năm 2011, Hà Nội đã ký hợp đồng với cơ quan xuất khẩu quốc phòng của Nga Rosoboronexport mua thêm hai tàu hộ tống lớp Gepard (hai chiếc khác đã được giao).

http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai Việt Nam sắp sở hữu 4 chiếc chiến hạm lớp Gepard 3.9

Hợp đồng này đạt được sau khi Nga chấp nhận bán hai chiếc sau trong số bốn tàu tuần tra lớp Svetlyak cuối cùng trong tháng Mười (2011).

Hà Nội đã đặt mua 6 tàu ngầm lớp Kilo bắt đầu giao hàng trong khoảng thời gian 2013-2016, cùng với 12 máy bay máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MK2V

Tuy nhiên, không kém quan trọng là nỗ lực của Việt Nam để tìm kiếm mua sắm quốc phòng từ một phạm vi rộng lớn hơn. Hàng đã được đặt trong tháng mười năm 2011 là 4 tàu hộ vệ lớp SIGMA từ Hà Lan: Thỏa thuận này đại diện cho việc lần đầu tiên Việt Nam mua sắm vũ khí tối tân từ châu Âu, và việc lắp ráp các tàu này tại Việt Nam sẽ cung cấp bí quyết kỹ thuật quan trọng giúp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu chiến hiện đại của Việt Nam.

Các xưởng đóng tàu hải quân của Việt Nam đã đạt được tiến bộ, ra mắt hai tàu chiến mới trong tháng 10 năm 2011: một tàu chiến hải quân được báo cáo là tàu lớn nhất từng được chế tạo trong nước, và một tàu tuần tra.

http://nghiadx.blogspot.com
Hình ảnh tàu ngầm Kilo 636 của Việt Nam đang được đóng ở Nga

>> Kilo - Tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam

Thương mại quốc phòng cần sớm mở cửa thị trường mới mà Việt Nam có thể mua sắm thiết bị. Trong tháng 8 /2011, Mỹ cho biết đang xem xét dỡ bỏ hạn chế về việc bán các trang thiết bị cho Việt Nam như là một phần để khẳng định lại mối quan hệ hữu nghị trên phạm vi rộng, trong khi Hà Nội đã ký kết thỏa thuận quốc phòng với Ấn Độ, Israel, Đức và Anh trong những tháng cuối năm 2011.

Các mối quan hệ này sẽ không chỉ giúp Việt Nam tìm nguồn vũ khí, mà còn sẽ giúp quân đội Việt Nam đạt được một sự hiểu biết rằng làm thế nào để phát triển học thuyết cho khả năng tiên tiến mà họ đã không sử dụng trước đây.

Nếu chính phủ có thể giữ cho nền kinh tế tiếp tục phát triển vào năm 2012, dự án hiện đại hóa quân đội của Việt Nam sẽ tiến hành và phát triển.

http://nghiadx.blogspot.com
Kilo 636 của Việt Nam trong tương lai

Khi Việt Nam bắt tay vào quá trình tốn kém để hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình, các đối tác từ khắp nơi trên thế giới đã bắt đầu xếp hàng với hy vọng được đảm bảo một suất của những gì có thể trở thành một thị trường công nghệ quốc phòng tăng trưởng hấp dẫn.

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam

Tuy nhiên, nhà cung cấp vũ khí truyền thống của Hà Nội đã báo hiệu rằng họ có tất cả các ý định bảo vệ thị trường của mình ở Việt Nam.

Sau khi đã đồng ý cung cấp cho Việt Nam 6 tàu ngầm lớp Kilo và bán thêm máy bay chiến đấu Sukhoi, Moscow đã thông báo vào tháng 3/2012 rằng họ đã ký một thỏa thuận để cùng nhau phát triển các tên lửa chống tàu và các máy bay không người lái (UAV) với công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Chương trình tên lửa chống tàu được dự kiến sẽ để cho Việt Nam sản xuất phiên bản riêng của loại tên lửa Kh-35 Uran - một hệ thống đã được trang bị cho các tàu tên lửa Việt Nam trong biên chế.

Hợp tác sản xuất UAV tiến hành giữa Công ty Irkut của Nga với Hiệp hội Hàng không Việt Nam để phát triển một UAV mini, quân đội Việt Nam sẽ sử dụng cho mục đích giám sát.

http://nghiadx.blogspot.com

Moscow đã thông báo vào tháng 3/2012 rằng họ đã ký một thỏa thuận để cùng nhau phát triển các tên lửa chống tàu và các máy bay không người lái (UAV) với công nghiệp quốc phòng Việt Nam.

Tuy nhiên, do sự quan tâm quốc tế trong quan hệ đối tác với Việt Nam khiến Nga gần như chắc chắn sẽ mất một số thị phần. Trong tháng 1 năm 2012, Singapore đã đồng ý hợp tác công nghiệp quốc phòng với Hà Nội.

Tháng sau, công ty Rafael của Israel tiết lộ rằng nó đã được nhắm mục tiêu Việt Nam như là một khách hàng tiềm năng cho các UAV của mình, trong khi Israel Aerospace Industries (IAI) công bố vào tháng 2 rằng công ty này đã giành được một thỏa thuận 150 triệu đô la Mỹ để cung cấp vũ khí cho một khách hàng không được tiết lộ châu Á - mà các nhà phân tích suy đoán có khả năng là Việt Nam - với các hệ thống radar mới.

Cũng trong tháng 2, Australia đã tổ chức khai mạc cuộc đối thoại chiến lược với chính phủ Việt Nam. Với Mỹ, đoàn đại biểu cấp cao, dẫn đầu bởi thượng nghị sĩ Joseph Lieberman và John McCain, cũng đã đến thăm Việt Nam vào đầu năm 2012 để theo đuổi các mối quan hệ gần gũi hơn.

Trong khi Hoa Kỳ hiểu rằng có sự hạn chế về việc bán trang thiết bị quốc phòng cho Việt Nam trong tương lai gần bởi vì một số vấn đề của đất nước này, sắp tới Việt Nam có thể thuyết phục Washington khắc phục mối quan tâm của mình vì lợi ích của thương mại và quan hệ chiến lược thiết thực.

http://nghiadx.blogspot.com
Việt Nam đang muốn mua máy bay tuần tra C -295 của Châu Âu

Hà Nội được hiểu là đang quan tâm để mua sắm các trang thiết bị chống tàu ngầm để giúp họ bảo vệ tốt hơn chủ quyền biển đảo mình, và máy bay tuần tra P-3 Orion của hãng Lockheed Martin là 2 ứng cử rõ ràng có thể đáp ứng yêu cầu như vậy, còn lại là C295, được chế tạo bởi công ty Airbus Military của châu Âu.

Nếu các công ty quốc phòng sẵn sàng để chuyển giao bí quyết kỹ thuật cho ngành công nghiệp quốc phòng của Việt Nam, có thể sẽ là chìa khóa để đảm bảo tiếp cận thị trường này.

(Nguồn :: Báo Phụ Nữ VN)

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

>> Thông tin Việt Nam mua tàu ngầm Amur là thiếu cơ sở ?

Đang có những đồn đoán cho rằng Việt Nam sẽ mua tàu ngầm Amur của Nga, vậy khả năng thực tế của thương vụ này ở mức nào?




http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Lada và biến thể xuất khẩu Amur vẫn chỉ là một nguyên mẫu, Hải quân Nga còn chưa chấp nhận sử dụng nó nói chi đến bán cho Việt Nam.


Gần đây, xuất hiện thông tin cho rằng, Việt Nam sẽ mua tàu ngầm Amur của Nga, thông tin này được dẫn nguồn từ bài viết đăng trên trang mạng Epochtimes (Đại kỷ nguyên, một trang thông tin bị chính quyền Trung Quốc coi là phản động).

>> Tiềm lực đóng tàu chiến của Việt Nam
>> Việt Nam có thể mua 18 chiếc Su-30K
>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Epochtimes đăng tải thông tin trên nhưng lại không phỏng vấn chuyên gia hay trích dẫn từ các nguồn tin chính thống và uy tín của Nga hay Việt Nam.

Từ trước tới nay, các tin tức về hợp tác quốc phòng Việt - Nga, thường được lấy nguồn từ quan chức của cơ quan trung gian, công ty quốc phòng của nước sở tại (Nga) hoặc được đăng tải công khai trên các trang mạng của Bộ Quốc phòng, Bộ ngoại giao Nga hoặc trang mạng của nhà sản xuất.

Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào? Việc mua tàu ngầm Amur cũng cần được đánh giá một cách tổng thể từ nhiều góc độ như vấn đề đặc tính kỹ thuật, khả năng vận hành, tài chính của Việt Nam.

Đặc tính kỹ thuật của tàu ngầm Amur

Theo giới thiệu từ Nga, tàu ngầm lớp Amur là biến thể xuất khẩu của tàu ngầm lớp Lada thuộc Project 677.

Về bản chất, tàu ngầm lớp Lada thực ra là bản nâng cấp của tàu ngầm lớp Kilo Project 636, trong đó Amur 1650 là biến thể được hướng tới thị trường xuất khẩu.

Nga đang kỳ vọng tàu ngầm Amur 1650 sẽ tạo ra sự cạnh tranh với Đức và Pháp trong thị phần tàu ngầm điện-diesel trên thế giới.

Tàu ngầm Lada và biến thể xuất khẩu Amur 1650 có lượng giãn nước 1.750 tấn, giảm đáng kể so với 2.300 tấn của tàu ngầm Kilo.

Điểm đặc biệt của tàu ngầm Amur là sử dụng động cơ đẩy không khí độc lập AIP cho phép hoạt động êm hơn và lâu hơn dưới nước.

Tìm hiểu công nghệ AIP

Theo quảng cáo của Nga, Amur được trang bị một hệ thống điện tử cực kỳ hiện đại, hệ thống sonar tinh vi, hệ thống chiến tranh chống ngầm ASW, hệ thống chiến tranh mặt nước AsuW toàn diện.

Đặc biệt, hệ thống sonar Lira được quảng bá là có thể phát hiện tàu ngầm có độ ồn rất thấp từ khoảng cách rất xa. Hệ thống định vị quán tính, hệ thống điều hướng, hệ thống đối phó điện tử toàn diện.

Hệ thống vũ khí của Amur khá mạnh mẽ, tàu ngầm được trang bị hệ thống tên lửa phóng từ tàu ngầm Club-S, tên lửa được phóng từ ống phóng ngư lôi tiêu chuẩn với tầm bắn 300km, cơ số ngư lôi và tên lửa có thể lên đến 18 quả.

Amur được quảng bá là có khả năng tự động hóa rất cao, thủy thủ đoàn giảm xuống chỉ còn khoảng 37 người.

Hệ thống điện tử hiện đại, độ ồn khi hoạt động cực thấp, hệ thống vũ khí mạnh mẽ, Lada và biến thể xuất khẩu của nó từng được ví von là “vua tàu ngầm điện-diesel”.

Sự có mặt của Amur 1650 trong biên chế là niềm mơ ước của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com
Hệ thống điện tử được quảng bá là cực kỳ hiện đại của tàu ngầm Amur.

Dựa trên những đặc tính kỹ thuật sơ bộ này cho thấy Amur 1650 là một "lựa chọn tuyệt vời" để nâng cao năng lực tác chiến cho Hải quân Việt Nam.

Tuy nhiên, từ khi dự án được giới thiệu vào năm 1997 đến nay chỉ có duy nhất một chiếc tàu ngầm lớp Lada mang số hiệu B-585 Saint Petersburg được hoàn thành và chuyển giao cho hạm đội Baltic đánh giá.

Điều đáng nói là các thử nghiệm cho thấy “vua tàu ngầm điện-diesel” không đạt được các yêu cầu cơ bản trong tác chiến hiện đại của Hải quân Nga.

Cụ thể, hệ thống đẩy AIP chỉ đạt một nửa sức mạnh so với quảng cáo, đặc biệt, hệ thống sonar được quảng bá “cực kỳ hiện đại” hoạt động kém hiệu quả.

Ngày 2/5/2012, đô đốc Vladimir Vysotsky, Tư lệnh Hải quân Nga nói: “Hải quân Nga không cần tàu ngầm Lada với cấu hình hiện nay của nó”, hai chiếc đang đóng dở tại nhà máy đóng tàu Admiralty mang số hiệu B-586 và B-587 bị đình chỉ, toàn bộ dự án tàu ngầm Lada bị đóng cửa hoàn toàn, Hải quân Nga chuyển sang phương án nâng cấp tàu ngầm Kilo thay vì chọn tàu ngầm điện-diesel mới.

Việc Hải quân Nga từ chối tiếp nhận tàu ngầm Lada cho thấy bản thân nó là một thiết kế không hoàn hảo như giới thiệu. Kinh nghiệm cho thấy chưa có một hệ thống vũ khí nào sẽ xuất khẩu thành công nếu quân đội nước sở tại không chấp nhận sử dụng nó.

Điều này ảnh hưởng không ít tới khả năng xuất khẩu của Amur vì thường thì tính năng ở biến thể xuất khẩu bao giờ cũng kém hơn so với biến thể nội địa.

Xét khả năng vận hành

Hải quân Việt Nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong vận hành hạm đội tàu ngầm, số tàu ngầm Kilo đã đặt mua trước đó đến năm 2014 mới được chuyển giao chiếc đầu tiên, dự kiến số tàu ngầm này sẽ được chuyển giao hết vào năm 2016.

Trong khi hiệu suất hoạt động của tàu ngầm Kilo còn chưa rõ, nhất là tàu ngầm đầu tiên còn chưa được bàn giao thì khả năng đàm phán mua thêm tàu ngầm mới sẽ không cao, có thể khẳng định là 0%.

Hải quân Việt Nam sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để vận hành hạm đội tàu ngầm Kilo một cách trơn tru. Trong khi đó, Amur hoạt động trên nền tảng tự động hóa cao, đòi hỏi thủy thủ đoàn phải được đào tạo bài bản.

Một thông tin khá quan trọng nhưng rất ít được lưu tâm, xét về tính năng kỹ thuật, Amur nhỉnh hơn so với Kilo ở hệ thống động lực với động cơ đẩy khí độc lập AIP. Điều này cho phép Amur hoạt động dưới nước lâu hơn so với Kilo. Thế nhưng, ít ai biết rằng các động cơ AIP sử dụng pin nhiên liệu hydrogen đòi hỏi quy trình vận hành rất khắt khe.

Theo đó, Hydrogen cần được duy trì ở mức độ tinh khiết ít nhất là 99%. Va để cung cấp nhiên liệu cho tàu ngầm sử dụng động cơ AIP cần có một cơ sở hạ tầng trên bờ cực kỳ hiện đại và tốn kém mới có khả năng chiết xuất và duy trì hydrogen tinh khiết ở mức độ 99%.

Cơ sở hạ tầng hiện nay mà Nga đang xây dựng cho Việt Nam nhiều khả năng không thể đáp ứng vận hành cho tàu ngầm động cơ đẩy không khí độc lập AIP. Năng lực tài chính hiện tại của Việt Nam khó lòng đáp ứng được cho việc xây dựng, vận hành cơ sở hạ tầng hiện đại cho tàu ngầm động cơ AIP.

Bên cạnh đó, việc mua thêm tàu ngầm mới sẽ kéo theo một loạt các vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng, hệ thống kho tàng bến bãi. Các cơ sở hạ tầng cho tàu ngầm hiện nay đang được phía Nga giúp đỡ xây dựng, dù đã được dự trù tính toán cho phát triển về sau nhưng khi đi vào vận hành thực tế sẽ có nhiều vấn đề cần được giải quyết.

Hạm đội tàu ngầm đã đặt mua còn chưa đi vào vận hành nói chi đến việc mua thêm tàu ngầm mới, việc mua tàu ngầm Amur hay không vẫn còn là chuyện của nhiều năm nữa.

Xét khả năng tài chính

Trong giai đoạn 2008- 2011 Việt Nam đã thực hiện một loạt các hợp đồng quân sự lớn, trong đó đáng chú ý là hợp đồng mua 20 máy bay tiêm kích Su-30MK2, 8 chiếc được ký kết vào năm 2009 và 12 chiếc vào năm 2012, hợp đồng mua 6 tàu ngầm điện-diesel Kilo Project 636.

http://nghiadx.blogspot.com
Việc mua 6 tàu ngầm Kilo đã là một gánh nặng lớn đối với ngân sách Ảnh minh họa

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang lan tỏa ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế trong nước, việc thực hiện các hợp đồng quân sự lớn nói trên là một cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao khả năng quốc phòng trong bối cảnh tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp.

Những hợp đồng quân sự lớn nói trên là một gánh nặng rất lớn cho ngân sách, phải mất một thời gian khá dài để hoàn thành việc trả nợ cho phía Nga, việc mua thêm tàu ngầm mới trong bối cảnh hiện tại sẽ tạo thêm nhiều gánh nặng không cần thiết cho ngân sách quốc gia.

Xét về giá cả, hiện nay chưa có thông tin chính thức nào về giá bán của Amur, tuy nhiên theo một số nguồn tin không chính thức giá bán của Amur không thấp hơn 500 triệu USD, so với Kilo Project 636 mà Việt Nam đã ký với Nga thì mức giá này cao hơn nhiều.

Về hợp đồng mua bán tàu ngầm Amur giữa Nga và Ấn Độ đến nay chỉ có phát biểuchung chung của đại diện công ty xuất khẩu vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport, ông Viktor Komardin tại Triển lãm DefExpo 2012, tổ chức ở New Delhi Ấn Độ ngày 27/3/2012. Tại đây, ông này nói: “Cơ hội dành chiến thắng tại Ấn Độ của Amur là rất tốt”.

Tuy nhiên, ông Viktor Komardin phát biểu trước khi Hải quân Nga tuyên bố từ chối tàu ngầm Lada, việc Hải quân Nga từ chối tàu ngầm Lada có thể khiến cho thương vụ Amur giữa Nga và Ấn Độ đỗ vỡ.

Bên cạnh đó, sau khi Hải quân Nga từ chối tàu ngầm Lada, Cục thiết kế trung ương Rubin đã khởi động một dự án khác mang tên Lada M, Project 677M, dự án được cho là sẽ triển khai vào năm 2013.

Như vậy, tàu ngầm Lada sẽ còn khá nhiều việc phải làm trước khi có thể được chấp nhận sử dụng và xuất khẩu, tất nhiên, với mỗi hệ thống vũ khí nào đều có những trục trặc cần phải khắc phục trước khi được chấp nhận, Lada cũng không phải là một ngoại lệ.

Kết luận: Từ việc đánh giá tính năng kỹ thuật, khả năng vận hành, khả năng tài chính cho thấy việc Việt Nam mua tàu ngầm Amur của Nga trong bối cảnh hiện tại là không có cơ sở.

>> Tìm hiểu vua tàu ngầm KILO-AMUR của Nga

Cùng với tàu ngầm KILO, phiên bản nâng cấp của nó AMUR-1650 sẽ biến Việt Nam có “một lực lượng quyền lực trong khu vực”. Việt Nam giảm được áp lực “trên sân nhà” đồng thời buộc đối phương phải co lại phòng thủ nếu như không muốn “thủng lưới” từ Kilo-Amur.

>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?
>> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga


Ngày 31/5/ 2012, Nga đã bắt đầu đến Việt Nam để bán một phiên bản nâng cấp của loại tàu ngầm lớp Kilo – Amur (theo Epochtimes).

Phó tổng giám đốc Công ty xuất khẩu quốc phòng Rosoboronexport, ông Victor Komar cho biết, Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự - kỹ thuật với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở một số nước Đông Nam Á mà Nga coi là tiềm năng lớn nhất cho thị trường xuất khẩu vũ khí.



http://nghiadx.blogspot.com
 Tàu ngầm tấn công DIESEL - Điện mang tên lửa Amur-950/Amur-1650. Có những chiếc tàu ngầm này, Việt Nam sẽ triển khai tại Biển Đông, một lực lượng đáng sợ dưới mặt nước.

Victor Komar cho rằng các "đối tác ở Đông Nam Á, quan trọng nhất là Việt Nam, Việt Nam được Nga coi là một trong những khách hàng quan trọng nhất về quốc phòng. Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tàu ngầm do Cục Thiết kế "Ruby"phát triển, tàu ngầm được đóng ở nhà máy St Petersburg, dự kiến sẽ bắt đầu chuyển giao hoạt động năm 2014.

Tàu ngầm diesel-điện Amur này rất thích hợp cho việc tuần tra và chiến đấu trong vùng Biển Đông. Tàu ngầm được trang bị loại tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công mục tiêu mặt đất, do đó nó hoàn toàn có thể đe dọa tất cả các mục tiêu trên bờ biển và các đảo trên vùng Biển Đông.

Hải quân Việt Nam sẽ có một lực lượng mạnh mẽ dưới nước trong vùng Biển Đông, sẽ bảo vệ chắc chắn Trường Sa trước bất kỳ thách thức nào.

Điểm khác biệt so với các tàu ngầm diesel khác của Amur-1650 là nó được trang bị 10 ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS- Vertical Launch System), sử dụng loại tên lửa Novator Club-S (có tầm bắn 220 km, đầu nổ 450 kg) vốn được trang bị trên Kilo. Nếu như Kilo chỉ phóng từng quả tên lửa qua ống phóng ngư lôi thì Amur-1650 có thể bắn cả loạt 10 quả tên lửa vào nhiều mục tiêu khác nhau.

Tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm Amur-1650 thì đã rõ. Vấn đề quan trọng là Việt Nam sử dụng nó như thế nào? Mục tiêu là đâu? Sự nguy hiểm của nó như thế nào khi nó trong tay của Hải quân Việt Nam?

Trước hết, tư tưởng chỉ đạo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong phòng ngự là phòng ngự chủ động, phòng ngự với tư tưởng tấn công. Tấn công để phòng thủ, bảo vệ mình.

Một quốc gia có nền khoa học quân sự (KHQS) chưa phát triển, chống lại sự tấn công xâm lược của một quốc gia có nền KHQS vượt trội như Trung Quốc, Mỹ…thì giáng trả vào sào huyệt của đối phương là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, nếu như không nói là “bất khả thi”.

Đành rằng, trong nghệ thuật chiến tranh, những gì mà công nghệ không thể thì chiến thuật có thể, Việt Nam đã từng tiến hành thành công không chỉ một lần trong chiến tranh vệ quốc xưa và nay, song đó là sự lựa chọn mạo hiểm, bắt buộc.

Tuy vậy, nhưng điều rõ ràng là tư tưởng, ý đồ tấn công vào sào huyệt của đối phương luôn luôn tồn tại trong đầu của các nhà quân sự Việt Nam khiến đối phương bắt buộc phải quan tâm, lo nghĩ.

Amur-1650 trong tay Việt Nam không phải sử dụng như Kilo là điều chắc chắn. Mục tiêu của Kilo chủ yếu chỉ là tàu ngầm và tàu nổi.

Tàu ngầm Amur-1650 là phương tiện tấn công để giảm áp lực cho phòng thủ. Điều đặc biệt nghiêm trọng là hậu quả mà nó - tên lửa của Amur-1650 gây ra không chỉ là về mặt vật chất quân sự mà là chính trị. Nó sẽ kích hoạt cho nhiều “quả bom” bất ổn, rối ren, mâu thuẫn nội bộ, sắc tộc…tiềm ẩn lâu nay phát nổ.

Và đó mới chính là sự khủng khiếp, giá đắt không thể chịu đựng nổi mà những cái đầu nóng, hiếu chiến phải cân nhắc.

Nghệ thuật quân sự, xem ra cũng như chiến thuật trong bóng đá. Trong bóng đá, khi mới khai cuộc, tưởng rằng sẽ ăn tươi nuốt sống đối phương, nhao lên tấn công. Nếu gặp phải một đối thủ có bản lĩnh, phòng thủ kiên cường và luôn cài tiền đạo cắm, nhanh, mạnh thì chưa biết chừng lưới nhà bị thủng trước. Khi đó cũng chưa biết chừng … vỡ trận.

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

>> Việt Nam sẽ mua vua tàu ngầm Amur của Nga ?

Nga đã bắt đầu đến Việt Nam để chào hàng một phiên bản nâng cấp của loại tàu ngầm lớp Kilo - Amur, loại tàu ngầm này rất thích hợp cho việc tuần tra và chiến đấu trong vùng Biển Đông Việt Nam

>> 7 vũ khí sát thủ của Quân đội Việt Nam
>> Liệu Việt Nam có nên xây dựng Hạm đội Trường Sa
>> Việt Nam sắp mua tàu khu trục tàng hình P28 của Ấn Độ
>> Tàu ngầm lớp Amur, 'vua' tàu ngầm động cơ diesel của Nga


Theo phân tích, nếu Việt Nam có thể mua một đội tàu ngầm Amur, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ thật sự trở thành một lực lượng quyền lực trong khu vực.



http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm Amur950/Amur - 1650

Tàu ngầm lớp Amur cũng có thể được trang bị loại tên lửa phóng từ tàu ngầm để tấn công mục tiêu mặt đất, do đó nó hoàn toàn có thể bảo vệ tất cả các mục tiêu trên bờ biển và các đảo trên vùng biển Đông Việt Nam. Hải quân Việt Nam có thể có một lực lượng mạnh mẽ dưới nước trong vùng biển Đông

Theo thời báo Thượng Hải cho biết Phó Cục trưởng Cục Hợp tác Công nghệ quân sự Liên bang Nga cho rằng cục thiết kế Ruby bắt đầu tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho tàu ngầm diesel-điện Amur của Nga. Là phiên bản của tàu ngầm nội địa với một số lượng tàu ngầm Lada trong Hải quân Nga, sự hình thành của một lực lượng chiến đấu mới dưới nước.

Phó tổng giám đốc của Công ty xuất khẩu quốc phòng Rosoboronexport ông Victor Komar cho biết rằng, Nga cam kết tăng cường hợp tác quân sự-kỹ thuật với các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là ở một số nước Đông Nam Á, Nga coi đây là tiềm năng lớn nhất cho thị trường xuất khẩu vũ khí.

http://nghiadx.blogspot.com
 Với Amur - 1650 sẽ giúp Việt Nam bảo vệ hoàn hảo nhất chủ quyền biển đảo tổ quốc

Victor Komar cho rằng các ‘đối tác ở Đông Nam Á, quan trọng nhất là Việt Nam, Việt Nam được Nga coi là một trong những khách hàng quan trọng nhất về quốc phòng. Việt Nam đã đặt mua từ Nga 6 tàu ngầm do Cục Thiết kế ‘Ruby’ phát triển, tàu ngầm được đóng ở nhà máy St Petersburg, dự kiến sẽ bắt đầu chuyển giao hoạt động năm 2014.

Có những chiếc tàu ngầm Amur này, Việt Nam sẽ triển khai tại Biển Đông, một lực lượng vô cùng đáng sợ dưới mặt nước.

Tuy nhiên, Việt Nam có thể không chỉ đơn thuần cần sáu tàu ngầm Kilo. Ông Komar cho rằng: ‘Hải quân Việt Nam họ cần một sức mạnh chiến đấu của tàu ngầm cao hơn cả loại Kilo và phải được cấp thiết thiết lập trong sáu hoặc bảy năm nữa, họ không thể chỉ dựa vào các tàu ngầm Kilo. Theo phân tích, nếu Việt Nam có thể mua một đội tàu ngầm Amur, lực lượng tàu ngầm của Việt Nam sẽ thật sự trở thành một lực lượng quyền lực trong khu vực ‘.

http://nghiadx.blogspot.com
Công ty Xuất khẩu quốc phòng Nga đang tích cực liên hệ làm việc với Việt Nam. Để kết thúc thỏa thuận này, công ty cho biết rằng Nga sẽ đóng các tàu ngầm Amur, trong khi các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam có thể tham gia dự án sản xuất tàu ngầm. Nga không chỉ trao thiết kế mà còn hợp tác chung trong quá trình sản xuất và cung cấp và đào tạo cho Việt Nam một số công nghệ xây dựng tàu ngầm tiên tiến.
Công ty Xuất khẩu quốc phòng Nga đang tích cực liên hệ làm việc với Việt Nam. Để kết thúc thỏa thuận này, công ty cho biết rằng Nga sẽ đóng các tàu ngầm Amur, trong khi các doanh nghiệp đóng tàu Việt Nam có thể tham gia dự án sản xuất tàu ngầm.

Nga không chỉ trao thiết kế mà còn hợp tác chung trong quá trình sản xuất và cung cấp và đào tạo cho Việt Nam một số công nghệ xây dựng tàu ngầm tiên tiến.

Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

>> Tiết lộ quá trình đào tạo Hải quân Việt Nam


Lần đầu tiên, trên trang ruvr.ru các chuyên gia Nga tiết lộ quá trình đào tạo cho sĩ quan và thủy thủ của Hải quân Việt Nam cách sử dụng các trang thiết bị vũ khí tối tân mới mua từ nước này.




http://nghiadx.blogspot.com
Gepard 3.9

Lấy ví dụ như với chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam mua, chúng tôi đã hoàn thành bản mô phỏng vào tháng 7 để tổ chức huấn luyện cho sĩ quan và thủy thủ Việt Nam trước khi chiến hạm này bàn giao tới khách hàng trước cả tháng trời, khi đó với việc được huấn luyện xong, các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam có thể về làm chủ được thiết bị công nghệ mới ngay mà không phải mò mẫm thực tập trên chiến hạm thật nữa.
Trang web này nói rằng: Là một khách hàng tiềm năng của Nga, Việt Nam luôn đứng vững vàng trong top 10 quốc gia hàng đầu mà Nga có mối quan hệ tích cực nhất về lĩnh vực hợp tác quân sự- kỹ thuật. Nhất là về lĩnh vực Hải quân.

Trong năm 2011 này, Việt Nam đã nhận 2 tàu chiến lớp Gepard 3.9, ngoài ra Hải quân Việt Nam đã nhận được hai tàu tên lửa “Molnya”, và đã ký kết để cấp phép sản xuất ngay tại Việt Nam thêm 10 chiếc tàu loại này. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nhận được cả 6 chiếc tàu ngầm loại diesel-điện.

Tất cả các trang thiết bị vũ khí trên đều được đóng mới hoàn toàn, với các hệ thống kiểm soát định vị, dẫn hướng và chiến đấu hiện đại nhất. Thậm chí cả những thủy thủ lão luyện giàu kinh nghiệm cũng cần qua khóa tái đào tạo, học lại để nắm vững cách sử dụng, đưa những con tàu mới vào qui trình thực hiện nhiệm vụ.

Có ý kiến cho rằng trên con tàu thực như vậy, khóa đào tạo là phương án không thành công. Khóa học kéo dài đến vài tháng, trong khi những con tàu phải làm sao đi vào hoạt động càng sớm càng tốt. Ngoài ra, một khóa đào tạo như vậy đòi hỏi khoản chi phí rất lớn.

Hơn nữa, các thiết bị trên tàu chiến và tàu ngầm bán cho Việt Nam của Nga không phải do 1 công ty sản xuất mà là sản phẩm hợp tác của nhiều công ty khác nhau, vì vậy việc huấn luyện sẽ rất mất thời gian và qua nhiều khâu đào tạo. Do đó, các chuyên gia Nga đã nghĩ ra phương án rất đặc biệt: “tiến hành đào tạo- luyện tập trên thiết bị mô phỏng”. Cơ sở chuyên sản xuất những thiết bị như vậy là Công ty Nga RET Kronstadt .

http://nghiadx.blogspot.com
Molnya biên chế Hải quân Việt Nam

Mấy năm về trước, công ty từng lắp ráp thiết bị mô phỏng đài chỉ huy dành cho một chiếc “Molnya”, rồi tiếp theo nó là tổ hợp tập luyện, mô phỏng toàn bộ hệ thống tích hợp của tàu “Molnya”. Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga.
Theo chuyên gia Evgeni Komrakov cho biết: “Chúng tôi làm một con tàu mô phỏng, bắt chước cấu trúc tổng thể hoặc những hệ thống riêng biệt: như đài chỉ huy, phòng liên lạc vô tuyến điện, khoang máy, hệ thống động cơ điều khiển từ xa, tổ hợp chiến đấu. Chỉ khác là trên tàu thì cần chui xuống khoang máy ở phía dưới, còn ở thiết bị tập của chúng tôi thì khoang máy là căn phòng kế bên. Việc tập huấn có thể tiến hành theo phương pháp riêng biệt từng cá nhân hoặc là trong thành phần một nhóm riêng biệt, hoặc là với toàn bộ thủy thủ đoàn.

Lấy ví dụ như với chiến hạm Gepard 3.9 mà Việt Nam mua, chúng tôi đã hoàn thành bản mô phỏng vào tháng 7 để tổ chức huấn luyện cho sĩ quan và thủy thủ Việt Nam trước khi chiến hạm này bàn giao tới khách hàng trước cả tháng trời, khi đó với việc được huấn luyện xong các sĩ quan và thủy thủ Việt Nam có thể về làm chủ được thiết bị công nghệ mới ngay mà không phải mò mẫm thực tập trên chiến hạm thật nữa.

Công ty của Nga này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm công tác ở Việt Nam. Mấy năm về trước, công ty từng lắp ráp thiết bị mô phỏng đài chỉ huy dành cho một chiếc “Molnya”, rồi tiếp theo nó là tổ hợp tập luyện, mô phỏng toàn bộ hệ thống tích hợp của tàu “Molnya”. Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga.

Ông Evgeni Komrakov tin chắc rằng: “Đào tạo tại thiết bị mô phỏng hoàn chỉnh là công tác hết sức quan trọng, đặc biệt là đối với những con tàu mới. Thủy thủ đoàn được tập hợp từ nhiều đội khác nhau, họ chưa biết làm gì, thậm chí không thể cho phương tiện rời bến.

Còn trên con tàu mô phỏng, trong vài ba tuần lễ có thể đào tạo được thủy thủ đoàn làm trở thành những con người thành thạo công nghệ mới còn không họ sẽ mất đến vài tháng hoặc cả năm trời nếu huấn luyện- thực tập trên con tàu thật” – Tổng giám đốc Công ty RET Kronstadt cho biết thêm.

http://nghiadx.blogspot.com
"Sát thủ tàng hình" Kilo

Trong kế hoạch năm tới, dự trù lắp mô phỏng thiết bị định vị và kính tiềm vọng cho tàu ngầm, do Việt Nam đặt hàng tại Nga.
Thiết bị mô phỏng được chế tạo có tuổi thọ 15 năm. Trong khoảng thời gian này cần cải tiến, chủ yếu là kỹ thuật phần cứng và phần mềm của máy tính, để đảm bảo bắt kịp đà phát triển của công nghệ. Đây là công đoạn không phức tạp và chi phí thấp.

Từ những con tàu mô phỏng sơ khái, các chuyên gia Nga tiến hành nâng cấp mô hình con tàu huấn luyện để nó tiếp tục phục vụ, đào tạo thủy thủ đoàn và các bộ phận chiến đấu trên những hạm tàu mới do Nga sản xuất dành cho lực lượng Hải quân Việt Nam.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

>> Kilo - Tàu ngầm tương lai của Hải quân Việt Nam



Những tàu ngầm này được dùng trong các nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm trong các vùng biển nước nông

Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm 5/6/2011, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho biết: 6 tàu ngầm lớp Kilo chạy năng lượng diesel mà Việt Nam đặt mua từ Nga sẽ chỉ được dùng cho mục đích tự vệ.

"Chúng tôi coi đây là một hoạt động bình thường của Quân đội nhân dân Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nói.


http://nghiadx.blogspot.com
Tàu ngầm lớp Kilo do Nga chế tạo


"Đó là để bảo vệ và tham gia xây dựng đất nước. Chính sách của Việt Nam là hoàn toàn để tự vệ và chúng tôi sẽ không bao giờ làm tổn hại tới chủ quyền của bất kỳ quốc gia nào. Nhưng sẽ phải ngăn chặn bất kỳ ai cố gắng vi phạm chủ quyền của Việt Nam" - Đại tướng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh.

Tiếp đó, theo báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh sáng 3/8/2011, trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội, ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam vừa tái cử, khẳng định việc mua sắm trang thiết bị để hiện đại hóa quân đội của Việt Nam không phải là chạy đua vũ trang.

Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cho biết, trong 5-6 năm tới Việt Nam sẽ có lữ đoàn gồm 6 tàu ngầm lớp kilo và nhiều khí tài hiện đại, nhằm phòng thủ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Theo truyền thông và các chuyên gia Nga, Việt Nam đã ký kết thỏa thuận mua 6 tàu ngầm lớp Kilo (Project 636) của Nga trong năm 2009 với tổng giá trị là 3,2 tỷ USD.

Đặc điểm kỹ chiến thuật cơ bản của tàu ngầm Kilo dự án Project 636

Lớp Kilo là tên gọi trong báo cáo của NATO chỉ một loại tàu ngầm quân sự chạy bằng diesel và điện được chế tạo tại Nga. Phiên bản gốc của những tàu ngầm này được gọi ở Nga là Dự án 877 Paltus (Turbot).

Có một phiên bản tối tân hơn, được gọi ở phương Tây là Kilo cải tiến và ở Nga là Dự án 636 Varshavyanka. Lớp Kilo sẽ được kế tiếp bởi lớp Lada, bắt đầu thử trên biển vào năm 2005.

Những tàu ngầm này được dùng trong các nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm trong các vùng biển nước nông. Tàu ngầm lớp Kilo có thể vận hành rất êm. Dự án 636, đôi khi được Hải quân Mỹ gọi là "Lỗ Đen" vì khả năng "biến mất" của nó, được cho là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel và điện êm nhất trên thế giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Kilo trong trang bị của Hải quân Iran


Ngói chống dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Những ngói này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.

Thông số tham khảo

Thể tích chiếm chỗ: 2,300-2,350 tấn khi nổi, 3,000-4,000 tấn khi lặn

Kích thước: Dài: 70-74 mét, Ngang: 9.9 mét, Draft: 6.2-6.5 mét

Tốc độ tối đa: 10-12 hải lý nổi, 17-25 hải lý lặn

Sức đẩy: Diesel-điện 5900 mã lực (4400kW)

Độ sâu tối đa: 300 meters (hoạt động ở độ sâu 240-250 meters)


http://nghiadx.blogspot.com
Nga bàn giao tàu ngầm Kilo cho Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu)


Sức chịu đựng: 400 hải lý với tốc độ 3 hải lý/giờ (6km/h) lặn ngầm, 6000 hải lý với tốc độ 7 hải lý/giờ sử dụng ống thông hơi (7,500 dặm cho lớp Kilo cải tiến)

Hành trình: 45 ngày trên biển

Vũ khí: Phòng không: 8 Tên lửa (phóng từ mặt nước) SA-N-8 Gremlin hoặc SA-N-10 Gimlet(tàu ngầm xuất khẩu có thể không được trang bị bởi vũ khí phòng không); Sáu ống phóng ngư lôi 533 mm với 18 53-65 ASuW, TEST 71/76 ASW hoặc VA-111 Shkval "tên lửa ngầm", hoặc rải 24 mìn DM-1. Trên Kilo 636 cải tiến các ống phóng này còn được sử dụng phóng tên lửa đối hạm 3M-54 Klub và tên lửa hành trình tấn công đối đất 3M-14E.

Thủy thủ đoàn: 52

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

>> Mạng Trung Quốc:' Việt Nam lo lắng trước tàu sân bay?'



Một bài viết trên mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn trước sự xuất hiện của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.



http://nghiadx.blogspot.com

Dân mạng Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng hơn với tàu sân bay Thi Lang.

http://nghiadx.blogspot.com
Bài viết đăng trên trang mạng Junshijia ngày 11/8/2011.



Thời hạn 6 năm

Tàu sân bay, trở thành chủ đề cho tất cả các cuộc thảo luận và trao đổi trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc. Người Trung Quốc đang mơ về những viễn cảnh tốt đẹp cùng với sự tung hoành của tàu sân bay Thi Lang.

Dù tàu sân bay Thi Lang được cải tạo từ tàu sân bay Varyag của Ukraine mới chỉ rẽ sóng lần đầu tiên sau gần 10 năm cải tạo, dân mạng Trung Quốc đã coi đây như là một sự kiện cực kỳ trọng đại, đánh dấu sự lớn mạnh không ngừng của Hải quân Trung Quốc.

Một trong các luồng thảo luận chính ở mạng quân sự Trung Quốc cho rằng, các nước trong khu vực cần phải xem xét lại hành động của mình trước sự lớn mạnh của Hải quân Trung Quốc. Trong đó, một bài viết trên trang mạng Junshijia cho rằng, Việt Nam đang trở nên lo lắng, bối rối trước sự xuất hiện của tàu sân bay Trung Quốc.

"Việt Nam sẽ làm thế nào để đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của quân đội Trung Quốc? Một trong những động thái gần đây nhất của Việt Nam là công bố sự phát triển của hạm đội tàu ngầm trong khoảng 6 năm tới. Đây được xem là sự công bố xưa nay hiếm đối với chính sách quốc phòng Việt Nam", bài viết đặt vấn đề.

Quan điểm quân sự Trung Quốc đánh giá lực lượng tàu ngầm luôn có ưu thế đối với các hạm đội tàu mặt nước. Trong đó, xây dựng và phát triển hạm đội tàu ngầm là chiến thuật hiệu quả để đối phó với tàu sân bay. Một nhóm tàu sân bay hoạt động trên biển sẽ có rất nhiều mục tiêu cho tàu ngầm hướng tới.

Dù cụm chiến đấu tàu sân bay Trung Quốc đang hình thành có một lực lượng các tàu khu trục và tàu hộ tống, chống ngầm khá đông đảo. Song lực lượng này vẫn còn tồn tại khá nhiều nhược điểm, năng lực chống ngầm của Trung Quốc lại không được đánh giá cao (>> chi tiết). Như vậy, với chiến thuật khéo léo, tàu ngầm hoàn toàn có thể lách qua lực lượng hộ tống để uy hiếp tàu sân bay.

"Đặc biệt, tàu ngầm Kilo được xem là một trong những tàu ngầm có độ ồn khi hoạt động thấp nhất hiện nay. Khả năng mang tải trọng vũ khí lớn, di chuyển yên tĩnh nhẹ nhàng, tàu ngầm Kilo sẽ là một đối thủ đáng gờm đối với tàu sân bay", bài viết có đoạn.

Tuy nhiên, các "chuyên gia quân sự" mạng Junshijia cho rằng dù tàu ngầm Kilo quả là một đối thủ đáng gờm của tàu sân bay nhưng điều này chỉ có ở sự phối hợp sức mạnh mang tính tổng thể. "Hạm đội tàu ngầm của Việt Nam có thể trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc hay không? Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nữa liên quan đến sức mạnh quân sự tổng thể của Việt Nam, nếu chi dựa vào tàu ngầm Kilo e là chưa đủ", bài viết nêu ý kiến.

Theo các đánh giá đó, Việt Nam đã sẵn sàng để xây dựng hạm đội tàu ngầm, nhưng đây vẫn là công việc của tương lai. Hiệu suất hoạt động của hạm đội tàu ngầm này vẫn là một dấu hỏi. Vì vậy để hạm đội tàu ngầm này trở thành mối đe dọa cho tàu sân bay của Trung Quốc vẫn còn một thời gia quá xa, với nhiều vấn đề chưa thể xác định trước.

Họ nhận định, trong khi hạm đội tàu ngầm Việt Nam chưa thực sự hình thành, tàu sân bay Trung Quốc đã bắt đầu chuyến thử nghiệm đầu tiên. 6 năm để Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm, đó cũng là thời gian quá đủ để Trung Quốc xây dựng các biện pháp đối phó. Thậm chí, "6 năm sau, hạm đội tàu ngầm với Việt Nam là điều quá mới mẽ, còn đối với Trung Quốc 6 năm sau, tàu sân bay đã có không ít kinh nghiệm vận hành", tác giả bài viết tự tin khẳng định.

Chống ngầm bằng tàu ngầm

Trung Quốc từng tuyên bố đã phát triển thành công tàu ngầm điện diesel sử dụng hệ thống đẩy không khí độc lập AIP. Theo đó, tàu ngầm AIP của Trung Quốc sẽ có khả năng hoạt động dưới nước lâu hơn, yên tĩnh hơn nhiều so với tàu ngầm Kilo, hoàn toàn có thể sánh được với tàu ngầm lớp Lada của Nga, thậm chí êm hơn gấp 8 lần (>> chi tiết).

Báo mạng Trung Quốc tự tin tuyên bố rằng, với tốc độ đóng mới tàu ngầm hiện nay của Trung Quốc, cùng với hạm đội tàu ngầm hiện tại. 6 năm sau, với sự áp đảo về số lượng và chất lượng.


http://nghiadx.blogspot.com
Hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được hạm đội tàu ngầm AIP của Trung Quốc chăm sóc.


Theo đó, "hạm đội tàu ngầm Việt Nam sẽ được chăm sóc rất kỹ lưỡng bởi hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc". Bên cạnh đó, Trung Quốc đang tăng cường phát triển và hoàn thiện năng lực chống ngầm từ tàu chiến mặt nước. Và "cơ hội để tiến lại gần và đe dọa tàu sân bay gần như bằng không. Hạm đội tàu ngầm Việt Nam có quá nhiều điều phải lo lắng về sự an toàn của chính mình trước khi nghĩ đến việc nhắm một mục tiêu nào đó", một ý kiến nhận xét.

Cuối bài viết có đoạn, "Mỹ tự hào với hệ thống phòng thủ Aegis bất khả chiến bại thì Liên Xô và Nga hiện nay sử dụng cuộc tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa chống hạm trong thời gian ngắn để răn đe đối phương và bù lại cho khuyết điểm ở khâu phòng thủ. Trung Quốc cũng sẽ sử dụng chiến thuật này, tấn công phủ đầu bằng số lượng lớn tên lửa. Vì vậy, Việt Nam cần phải tiếp xúc với các nước lớn trên thế giới để học hỏi kinh nghiệm và phương pháp di chuyển lực lượng chiến đấu, nếu không sẽ trở thành những người thất bại đầu tiên".

http://nghiadx.blogspot.com
GS Carl Thayer

Trả lời phỏng vấn báo chí GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Canberra, Australia cho biết:

6 tàu ngầm mà Việt Nam mua sẽ không hoạt động ngay cùng lúc, nhìn chung thường là bạn sẽ có một tàu ngoài biển, 1 đang được trang bị thêm, 1 đang trên đường quay lại khu vực tuần tiễu. Nhưng cũng phải tính đến hệ thống radar trên đất liền, hệ thống rà soát khu vực... Việc có vũ khí ngăn chặn sẽ giúp Việt Nam tránh khỏi bị bắt nạt... 6 năm tới thì cũng mới chỉ là bắt đầu bởi Việt nam phải mất một thời gian dài để học cách phối hợp và điều khiển các lực lượng này của mình... Chúng ta cũng nhớ là họ đã dùng hệ thống tên lửa Liên Xô như thế nào để chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

>> Ấn Độ giúp VN xây dựng hạm đội tàu ngầm



Trong khuôn khổ chương trình xây dựng đối tác chiến lược, Hải quân Ấn Độ sẽ giúp đỡ Hải quân Việt Nam phát triển hạm đội tàu ngầm.


http://nghiadx.blogspot.com
Với kinh nghiệm phong phú của mình Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam xây dựng hạm đội tàu ngầm. Trong ảnh, một sĩ quan hải quân Ấn Độ quan sát bên ngoài tàu ngầm Kilo bằng kính tiềm vọng.


Hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng là một phần cơ bản trong khuôn khổ xây dựng đối tác chiến lược giữa Ấn Độ và Việt Nam.

Cũng giống như Việt Nam, trong biên chế của quân đội Ấn Độ nói chung và hải quân nói riêng có rất nhiều trang thiết bị có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga.

Ấn Độ là một trong nhưng quốc gia nước ngoài sử dụng tàu ngầm Kilo sớm nhất, với những kinh nghiệm phong phú. Hải quân Ấn Độ sẳn sàng chia sẽ điều này với Hải quân Việt Nam cho kế hoạch xây dựng hạm đội tàu ngầm Kilo trong thời gian tới.

Một quan chức của Hải quân Ấn Độ cho biết: “Chúng tôi đang giúp đỡ Việt Nam trong việc xây dựng hạm đội tàu ngầm của họ. Kinh nghiệm của chúng tôi trong vận hành tàu ngầm Kilo sẽ được chia sẻ với họ”.

Vị quan chức này cũng từ chối cung cấp thông tin, liệu các thủy thủ Việt Nam có được cung cấp kinh nghiệm thực tế trên các tàu ngầm Kilo của Ấn Độ hay không.

Việt Nam đã chính thức công bố việc mua 6 tàu ngầm điện diesel từ Nga vào năm 2009 và gần đây nhất, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng đã lên tiếng xác nhận việc xây dựng hạm đội tàu ngầm trong khoảng 5-6 năm tới.

Hiện tại trong biên chế Hải quân Ấn Độ đang có 10 tàu ngầm điện diesel lớp Sindhughosh, đây là biến thể xuất khẩu cho Ấn Độ của tàu ngầm Kilo thuộc dự án 877EKM.

Ông Uday Bhaskar, Giám đốc Viện Hải dương Commodore nhấn mạnh, Việt Nam là một đối tác chiến lược quan trọng của Ấn Độ, chúng tôi có nhiều điểm chung trong các vấn đề lịch sử. “Cả hai chúng tôi có rất nhiều vũ khí trang bị từ Nga, vì thế Ấn Độ có thể mang lại nhiều hỗ trợ kỷ thuật cho phía Việt Nam”, ông nói.

Trước đó trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ AK Antony đến Việt Nam năm 2010, phía Ấn Độ đã cam kết tăng cường giúp đỡ Việt Nam hiện đại hóa quân đội, đặc biệt là hải quân.

Trong đó có chương trình nâng cấp các chiến hạm có từ thời Liên Xô, cũng trong khuôn khổ chuyến thăm này, phía Ấn Độ đã chuyển giao cho Hải quân Việt Nam rất nhiều trang thiết bị kỹ thuật để nâng cấp các chiến hạm từ thời Liên Xô.

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

>> Dân mạng Trung Quốc đánh giá hạm đội tàu ngầm Việt Nam



"Thiếu kinh nghiệm vận hành, khả năng làm chủ trang bị thấp, thiếu các phương tiện hỗ trợ liên quan"... là những gì mà báo Trung Quốc nhận xét về hạm đội tàu ngầm tương lai của Việt Nam


"Hạm đội 6 tàu ngầm Kilo là lực lượng không nên xem nhẹ"

Ngay sau khi Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố Việt Nam sẽ xây dựng hạm đội tàu ngầm trong 6 năm tới, các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, trong đó sôi nổi nhất là trang Junshijia lên tiếng bàn luận, bình phẩm, đánh giá về hạm đội tàu ngầm tương lai của Việt Nam.

Dù Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh rằng “Hạm đội tàu ngầm của Việt Nam là để tự vệ và không phải là mối đe dọa cho các nước láng giềng” nhưng các thành viên trên mạng của Trung Quốc lại cho rằng "được sử dụng đúng cách hạm đội tàu ngầm này sẽ là một mối đe dọa với tàu sân bay của Trung Quốc.


http://nghiadx.blogspot.com

Tàu ngầm Kilo của Nga thực sự là mối đe dọa lớn đối với bất kỳ tàu chiến nào.


Tàu ngầm Kilo 636 biệt danh là “Hố đen” đây được xem là tàu ngầm có độ ồn khi hoạt động thấp nhất hiện nay. Được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, vũ khí trang bị đi kèm có ít nhất 4 tên lửa chống hạm Club-S, 18 ngư lôi và 24 quả mìn.

Thành viên mạng quân sự Trung Quốc tin rằng, đây là một khả năng không nên bỏ qua, theo quan điểm của họ “nếu các chiến thuật được sử dụng đúng cách, có thể gây rắc rối không nhỏ cho đối thủ”.

Các hệ thống vũ khí của tàu ngầm Kilo được thiết kế cho mục đích chống tàu nổi và tàu ngầm, đặc biệt hệ thống tên lửa chống hạm Club-S, với phạm vi tác chiến rất rộng.

Tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm 3M14E được phóng từ ống phóng ngư lôi 533mm, tương tự như tên lửa chống tàu C-602 của Trung Quốc. Tên lửa có tầm bắn tối đa 300km, tốc độ pha cuối của tên lửa lên đến Mach-2,9, rất khó để đánh chặn. "Nếu các tàu ngầm này được sử dụng cho chiến thuật phục kích, đó là mối đe dọa chết người đối với các tàu mặt nước", một ý kiến được đăng trên mạng quân sự Trung Quốc.

Dân mạng quân sự Trung Quốc đánh giá rất cao năng lực tác chiến của tàu ngầm Kilo, bởi chính Hải quân Trung Quốc cũng đang sử dụng ít nhất là 12 chiếc tàu ngầm Kilo với nhiều biến thể khác nhau. Trung Quốc cũng đã sao chép tàu ngầm Kilo của Nga thành tàu ngầm Type-041 lớp Nguyên (Yuan).

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam: “Chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, chứ không nhằm vào nước khác và không bao giờ đi xâm lấn bờ cõi của nước khác. Chúng tôi xây dựng quân đội mạnh nhằm bảo vệ hòa bình, để ai có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cũng phải tính đến nhân tố này”.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam: "Sức mạnh của chúng ta là chính nghĩa, là tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới, và lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta".

"Trong tay Việt Nam không phải là điều lo ngại"

Tuy nhiên, một bài viết trên trang mạng Junshijia cho rằng, tàu ngầm lớp Kilo ở trong tay Việt Nam không phải là điều quá lo ngại. Tác giả bài viết này tin rằng, Hải quân Việt Nam sẽ phải mất từ 1-2 năm cho công tác đào tạo lái tàu ngầm và các hệ thống vũ khí. "Nhưng điều đó không có nghĩa là các thủy thủ sẽ lái tàu ngầm một cách khéo léo, khó có khả năng để chiến đấu tốt trước một đối thủ hùng mạnh. Để vận hành một hạm đội tàu ngầm không phải là điều đơn giản", một ý kiến trong bài viết.

Bởi theo tác giả, các hệ thống và thiết bị trên tàu ngầm thuộc loại cực kỳ phức tạp, cùng với đó là rất nhiều các vấn đề liên quan. Đầu tiên là xây dựng cơ sở hạ tầng cho tàu ngầm, hệ thống bảo vệ cho các tàu ngầm, hệ thống thông tin truyền thông giữa sở chỉ huy mặt đất và tàu ngầm, hệ thống liên lạc giữa tàu ngầm và tàu mặt nước, hệ thống chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho tàu ngầm trên biển, công tác bảo trì, tiếp tế nhiên liệu, vũ khí.

Tuy nhiên, với "Hải quân Việt Nam hiện nay những yếu tố trên gần như bằng không". Ngoài ra, hệ thống bản đồ định vị cho tàu ngầm dưới nước rất khó mua và sử dụng, hệ thống định vị dưới nước này là cơ sở rất quan trọng để đảm bảo an toàn và khả năng chiến đấu cho các tàu ngầm khi hoạt động ở bất kỳ vùng biển nào trên bản đồ định vị.

"Hiện tại Việt Nam gần như không có khả năng trong lĩnh vực này. Hạm đội tàu ngầm này chẳng những không làm tăng khả năng tấn công mà còn dễ bị tổn thương trước các phương tiện chống ngầm của đối phương", tác giả nhắc lại bình luận về khả năng của Hải quân Việt Nam.


http://nghiadx.blogspot.com

Dân mạng quân sự Trung Quốc cho rằng, tàu ngầm Kilo ở trong tay Việt Nam không phải là điều quá lo ngại.


Cũng theo bài viết, nếu tàu ngầm Kilo muốn phát huy năng lực tối đa của các tên lửa chống hạm Club-S, tên lửa cần thiết phải có sự hỗ trợ dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài sau khi rời khỏi mặt nước, cụ thể là các máy bay trực thăng, nếu không có hệ thống dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu, tên lửa Club-S chỉ có tầm hoạt động tối đa là 30-40km. "Năng lực dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phóng từ tàu ngầm của hải quân Việt Nam gần như không có".

"Hệ thống sonar trang bị trên Kilo do Nga sản xuất không phải là những hệ thống xuất sắc, một khi tàu ngầm Kilo bị mất khả năng chỉ thị mục tiêu và dẫn hướng từ bên ngoài, hoặc sự gián đoạn thông tin liên lạc. Tàu ngầm Kilo rất dễ rơi vào tình trạng “mù mục tiêu” và biến thành mồi ngon cho hệ thống chống ngầm của đối phương. Thậm chí với tình hình như hiện nay, tàu ngầm Kilo còn bị tiêu diệt ngay khi chưa kịp khởi hành", bài viết có đoạn.

Kết thúc bài viết, tác giả này kết luận, 5-6 năm để xây dựng một hạm đội tàu ngầm là có thể. Nhưng việc hình thành khả năng chiến đấu toàn diện là điều rất khó xảy ra trong thời gian tới.

Hệ thống huấn luyện thủy thủ Gepard và Kilo

Theo một số nguồn tin, Công ty R.E.T Kronshtadt (thuộc nhóm công ty Tranzas) đang hoàn tất lắp đặt hệ thống Laguna-11661 dùng để huấn luyện các thủy thủ đoàn, kíp chiến đấu trên các khinh hạm Gepard tại Việt Nam. Dự kiến, năm 2012 hệ thống huấn luyện tàu ngầm Projekt 636 Kilo cho Việt Nam sẽ hoàn thành.

Hệ thống huấn luyện tổng hợp là hệ thống rất đắt tiền và tinh vi, đòi hỏi phỏng tạo được 100% vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật trên tàu. “Chẳng hạn, hệ thống huấn luyện mà chúng tôi đang lắp đặt tại Việt Nam có 56 vị trí làm việc, 7 bộ phận tác chiến làm việc ở 3 chế độ”, - ông Yevgeny Komrakov cho hay.

Việt Nam đánh giặc bằng trí tuệ

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2011

>> Con 'át' của Malaysia trên biển Đông


Trong những đội tàu tác chiến khá hiện đại của Malaysia, bên cạnh lớp tàu Lekiu ngang ngửa với tàu chiến các quốc gia Đông Nam Á, họ còn tàu ngầm Scorpene.

>> Tàu ngầm Kilo của Việt Nam mạnh nhất ở DNA ?

Đây là thứ vũ khí cực kì hiệu quả mà các quốc gia ASEAN chưa có (đã và đang đặt mua).

Scorpene là loại tàu ngầm hiện đại của Pháp, với khả năng “tàng hình” khá tốt cùng hệ thống trang thiết bị tiêu chuẩn. Hiện tại Scorpene cùng với Kilo của Nga và Type 214 của Đức là bộ ba tàu ngầm diesel-điện đắt hàng trên thế giới.

Trang bị vũ khí

Scorpene có 6 ống phóng lôi 21 inch, những ống phóng lôi này có thể bắn ngư lôi điều khiển và tên lửa chống hạm SM-39 Exocet có tầm bắn 50km, được hỗ trợ bởi hệ thống đo xa/tìm kiếm điện tử AR-900. Cơ số tàu ngầm mang theo sẽ là 18 quả ngư lôi hay tên lửa hoặc 30 quả mìn, tất cả cơ chế phân loại vũ khí và nạp ngư lôi đều tự động hóa hoàn toàn.

Nếu sử dụng ngư lôi tấn công thì loại ngư lôi hạng nặng Black Shark (Cá mập đen) sẽ được sử dụng, đây là loại ngư lôi điều khiển bằng dây được tích hợp với đầu dò thủy âm chủ động/ bị động Astra, hệ thống dẫn đường đa mục tiêu và thiết bị điều khiển kết hợp với một hệ thống “chống-đối phó”. Loại ngư lôi này có một động cơ điện là loại ắc-quy hỗn hợp ôxít bạc và nhôm.



Thiết kế tròn trơn láng của Scorpene




Một trong hai chiếc tàu ngầm Scorpene của Malaysia.


Hệ thống điều khiển và giám sát

Hệ thống điều khiển tác chiến SUBTICS có 6 màn hình đa chức năng và một bàn mô phỏng tác chiến trung tâm. Tất cả cả hoạt động của tàu đều được quyết định tại phòng điều khiển, và cũng như những chiếc sản phẩm của Pháp khác (Formidable là một ví dụ), khả năng tự động hóa được đẩy lên mức cao độ, với chế độ điều khiển tự động bánh lái và động cơ, hệ thống giám sát liên tục hệ thống đẩy và thiết bị, giám sát tập trung và liên tục các nguy cơ hiện hữu đối với tàu ngầm (như rò rỉ, hỏa hoạn hay sự xuất hiện các loại khí lạ), cũng như tình trạng của hệ thống máy móc có ảnh hưởng đến sự an toàn của tàu khi đang lặn.

Ở hệ thống giám sát của tàu ngầm Scorpene, thông tin dữ liệu sẽ được kết hợp từ hệ thống định vị toàn cầu GPS, bộ ghi nhật kí, máy đo độ sâu và hệ thống căn chỉnh hướng. Bản thân tàu ngầm sẽ hiển thị môi trường xung quanh lẫn nhiệt độ và độ ồn của con tàu phát ra, qua đó giúp kíp tàu giám sát trạng thái dễ bị phát hiện bởi các hệ thống dò tìm tàu ngầm hay không.




Các màn hình điều khiển trên Scorpene

Thiết kế bí mật cao

Thiết kế của Scorpene hướng đến khả năng trở thành một mẫu tàu ngầm cực kì yên tĩnh với khả năng phát hiện và tấn công mục tiêu tuyệt vời. Hình dáng thân tàu ngầm được chế tạo với mục tiêu là giảm tiếng ồn thủy động học đến mức tối đa. Các thiết bị được lắp đặt trên các mấu đàn hồi tốt, giúp con tàu chống sốc tốt hơn.

Khi lặn Scorpene sẽ tạo ra các tín hiệu thủy âm nhỏ nhất có thể, qua đó giảm tầm phát hiện của các hệ thống theo dõi của đối phương, khả năng này có được nhờ vào thiêt kế tròn thon dài, ít các phần phụ nhô ra ngoài và một chân vịt cải tiến.


Một chiếc Scorpene chuẩn bị hạ thủy


Hình vẽ mặt cắt các khoang tác chiến

Còn ở giữa các khoang, thiết bị được gắn trên các chốt đàn hồi bất cứ chỗ nào có thể, và hệ thống ồn nhất thì sẽ được gắn tới 2 mấu cao su để làm giảm tiếng ồn con tàu.

Việc làm giảm tiếng ồn tàu ngầm, biến con tàu trở thành “tàng hình” và khả năng chịu sốc, vốn là mối nguy hiểm lớn nhất khi các loại vũ khí chủ yếu diệt tàu ngầm bằng sóng xung kích, là ưu điểm lớn giúp Scorpene tác chiến trong tình trạng chiến tranh hay hòa hoãn, cũng như hỗ trợ các nhóm biệt kích người nhái tác chiến tại các vùng ven biển.

Thân thiện với thủy thủ

Việc sử dụng thép cường độ cao giúp làm giảm áp lực thân tàu, đồng thời cho phép mang nhiều dầu và đạn dược hơn. Ngoài ra không gian của kíp tàu 32 người cũng được ở rộng, tạo điều kiện làm việc thoải mái cho các thủy thủ tàu ngầm.

Trên tàu, các không gian nghỉ ngơi và làm việc đều được điều hỏa không khí bởi máy chuyên dụng, Scorpene còn có 6 giường ngủ dành thêm cho các hoạt động đặc biệt.


Mô phỏng không gian sinh hoạt của thủy thủ

Đề đề phòng trường hợp khẩn cấp, hệ thống bảo vệ sẽ kích hoạt, cung cấp nước uống, đồ ăn lẫn áp suất và không khí để đảm bảo toàn bộ thủy thủ tàu sẽ sống trong ít nhất 7 ngày, dĩ nhiên, hệ thống cứu hộ khi tàu ngầm chìm cũng được trang bị kèm theo.

[BDV news]

Thứ Hai, 11 tháng 7, 2011

>> Tàu ngầm Nga ồn hơn tàu ngầm Trung Quốc 8 lần?


Các chuyên gia quân sự Trung Quốc tự tin tuyên bố rằng, tàu ngầm Type-041C lớp Yuan (Nguyên) của họ còn hiện đại hơn cả tàu ngầm lớp Lada của Nga.

Đã trở thành một truyền thống trên các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, mỗi lần có hệ thống vũ khí mới xuất hiện, các chuyên gia quân sự Trung Quốc trên mạng đều đem so sánh với các hệ thống vũ khí tương tự của Nga.

Họ thường lấy vũ khí Nga để "cân, đong, đo, đếm" rồi tự tin tuyên bố trên mạng rằng, các hệ thống vũ khí của mình đã vượt “người thầy” vốn lâu nay dìu dắt nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Lấy đó làm cơ sở để tuyên bố rằng vũ khí của mình đạt đẳng cấp thế giới.

Theo một báo cáo về đợt thử nghiệm trên sông Dương Tử (nhằm tránh sự theo dõi của giới tình báo quân sự Phương Tây) của tàu ngầm lớp Yuan đăng tải trên trang Milchina cho biết: Tàu ngầm lớp này có độ ồn khi hoạt động thấp hơn đến 8 lần so với tàu ngầm mang biệt danh “lỗ đen” của Nga.

Tất nhiên, tuyên bố này không được xác nhận bởi một bên thứ 3. Trong khi biệt danh “lỗ đen” do Hải quân Mỹ đặt cho tàu ngầm lớp Kilo của Nga thì độ ồn khi hoạt động của tàu ngầm lớp Yuan là do các chuyên gia quân sự Trung Quốc tự tuyên bố.



Các chuyên gia quân sự trên mạng Trung Quốc cho rằng, tàu ngầm lớp Yuan của họ còn hiện đại hơn cả tàu ngầm lớp Lada của Nga.


Tháng 9/2010, trên internet Trung Quốc xuất hiện hình ảnh về một tàu ngầm điện diesel mới, Trung Quốc gọi là Type-041C, lớp Yuan. Tàu ngầm này được phát triển từ tàu ngầm Type-039, được cho là sao chép các công nghệ của tàu ngầm lớp Kilo của Nga.

Giới quân sự Trung Quốc tự tin tuyên bố: "Tàu ngầm lớp Yuan của họ hoàn toàn có thể so sánh được với loại tàu ngầm lớp Lada hiện đại nhất của Nga. Có thể nói rằng, tàu ngầm lớp Yuan là một Lada của Trung Quốc".

Nhìn bên ngoài, cấu hình khí động học của tàu ngầm lớp Yuan rất giống với tàu ngầm lớp Lada của Nga. Điều này cho thấy người Trung Quốc vẫn “gặp khó khăn” trong việc tạo ra một mẫu thiết kế mang "màu sắc" Trung Quốc. Dù gì, sao chép y chang nguyên mẫu vẫn là sự lựa chọn ít tốn thời gian và công sức nhất.

Theo trang mạng Sino Defence, tàu ngầm lớp Yuan có vỏ rất dày được thiết kế với các vật liệu đặc biệt có khả năng làm hấp thu tối đa tín hiệu của các sonar âm thanh. Vỏ tàu được bọc một lớp "gạch cao su" để làm giảm tiếng ồn khi hoạt động, làm giảm khả năng bị phát hiện bởi các sonar thủy âm.

Có tin đồn cho rằng, tàu ngầm lớp Yuan không sử dụng chân vịt mà dùng hệ thống bơm phun tương tự như tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei của Nga. Đây được cho là lý do để các chuyên gia quân sự Trung Quốc tự tin tuyên bố, tàu ngầm lớp Yuan có độ ồn khi hoạt động thấp hơn 8 lần so với tàu ngầm Kilo.

Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, thông tin về sự phát triển của hệ thống bơm phun nước này vẫn chưa được xác nhận. Hiện tại chỉ có Nga phát triển được công nghệ này và đưa vào ứng dụng trên tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới nhất lớp Borei.

Các chuyên gia quân sự thế giới nhận định rằng, một hệ thống bơm phun nước được trang bị trên tàu ngầm lớp Yuan gần như là không thể. Thậm chí phải mất nhiều năm nữa.

Tàu ngầm lớp Yuan cũng được cho là sử dụng hệ thống đẩy sử dụng không khí độc lập AIP, được phát triển bởi Viện 711, song chính giới quân sự nước này cũng chưa xác nhận thông tin trên.

Đặc điểm kỹ chiến thuật của tàu ngầm lớp Yuan

Tàu ngầm lớp Yuan được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533 mm, ngoài ra còn có khả năng phóng tên lửa chống tàu YJ-8, hoặc biến thể mới nhất C-705 tầm bắn 170km.

Tàu ngầm này cũng được cho là có khả năng bắn tên lửa chống ngầm CY-1 từ dưới nước, với tầm bắn tối đa là 18km.

Tuy nhiên, thông tin về quá trình sản xuất của loại tên lửa này vẫn chưa được xác nhận. Liệu loại vũ khí này có được trang bị trên tàu ngầm lớp Yuan hay không vẫn là một ẩn số.

Tàu được trang bị hệ thống siêu âm Thales TSM 2233 ELEDONE / DSUV-22, hoặc TSM 2255 / DUUX-5 từ Pháp trong những năm 1980 và đầu những năm 1990. Nó cũng có thể sử dụng công nghệ của các hệ thống sóng siêu âm hiện đại Nga như MG-519 MOUSE Roar hay MGK-500 SHARK Gill thông qua việc mỗ sẻ và nghiên cứu các tàu ngầm Kilo mua từ Nga.

Tàu ngầm lớp Yuan cũng được cho là có thể được trang bị một radar tìm kiếm trên mặt nước và trên không. Tương tự hệ thống TRAY Snoop Mrk-50 được trang bị trên các tàu ngầm của Nga.

[BDV news]


Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang