Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

>> Trung Quốc mơ mộng siêu pháo điện từ



Pháo điện từ được cho rằng sẽ trở thành vũ khí chủ lực trong tương lai, nếu đạt được công suất tối đa, nó có thể đưa đầu đạn đi xa tới trên 500 km.

Pháo điện từ sẽ phá hủy mục tiêu nhờ động năng thay vì công phá bằng năng lượng nổ như các loại đạn pháo thông thường. Đạn của pháo điện từ sẽ bay khoảng 467 km trong vòng 6 phút - với sơ tốc đầu đạn lên tới 2.500 m/giây và công phá mục tiêu ở vận tốc khoảng khoảng 1.750 m/giây.

Với những ưu điểm siêu việt so với pháo binh hiện nay, các quốc gia đang tiếp cận công nghệ mới, trong đó, có giới kỹ thuật quân sự Trung Quốc.

Cán bộ nghiên cứu ở ĐH Quốc phòng Trung Quốc bày tỏ muốn phát triển chương trình nghiên cứu chế tạo pháo điện từ rãnh ray và đưa ra 6 thuận lợi, 4 ứng dụng của loại vũ khí này. Tuy nhiên kế hoạch này vẫn đang nằm trên giấy tờ.


Ý tưởng về pháo điện từ vốn có từ lâu nhưng điều kiện kỹ thuật chưa cho phép nên chưa được triển khai trên thực tế.


Dưới đây là một số phân tích của Trung Quốc về "giấc mơ" pháo điện từ:

6 Thuận lợi

Thứ nhất: Tốc độ rất lớn, độ chính xác tương đối cao, động năng đầu đạn mạnh mẽ. Thời gian đầu đạn bay tới khu vực sát thương ngắn và mục tiêu bị phá huỷ trực tiếp.

Thứ hai: Nếu như một con tàu chỉ mang được 70 tên lửa, thì khi trang bị pháo điện từ rãnh ray số lượng đạn sẽ lên đến vài trăm. Đầu đạn của pháo điện từ có kích thước 120 mm, nhỏ hơn 8-10 lần so với đầu đạn tương truyền thống ở cỡ nòng tương tự, do đó, có thể tăng đáng kể số lượng đạn trên tàu. Bên cạnh đó, trọng lượng pháo, đạn nhỏ sẽ giảm trọng tải trên hệ thống đảm bảo kỹ thuật và hậu cần.

Thứ ba: Đầu đạn ổn định trong khi bay, cân bằng và dễ kiểm soát và nó có quỹ đạo chính xác cao, gần như hoàn hảo.

Thứ tư: Pháo điện từ có khả năng nguỵ trang cao, khi bắn không tạo ra khói, lửa và không có sóng xung kích, do đó, vị trí bắn rất an toàn.

Thứ năm: Pháo điện từ có thể dễ dàng tuỳ chỉnh công suất để điều chỉnh cự ly tấn công.

Thứ sáu: Vũ khí này có đầu đạn rẻ hơn 10 lần hơn so với việc sử dụng các loại bom đạn thông thường. Việc nghiên cứu chế tạo loại đạn này chỉ vừa mới được tiến hành nhưng trong tương lai nó hứa hẹn sẽ là phương tiện chiến đấu hiệu quả.

Nếu nghiên cứu thành công, pháo điện từ sẽ có ứng dụng rất rộng rãi trong quân sự.



4 ứng dụng

Thứ nhất: Pháo điện từ có thể sử dụng để phòng thủ chống tên lửa từ không trung và có thể đảm bảo tiêu diệt các vệ tinh và tên lửa đẩy ở quỹ đạo thấp.

Thứ hai: Pháo điện từ có thể trở thành một phần của pháo binh chiến trường, tăng đáng kể tầm sát thương mục tiêu lên đến 150 km.

Thứ ba: Pháo này có thể trở thành vũ khí chống tăng hiệu quả. Việc thử nghiệm của Mỹ đã chứng tỏ, đầu đạn điện từ cỡ nòng 25mm và nặng 50g có thể đạt tốc độ 3 km/s, đảm bảo khả năng xuyên giáp cao.

Thứ tư: Trong tương lai pháo điện từ phòng không có thể thay thế tên lửa phòng không, cũng như có thể sử dụng để đánh chặn tên lửa chống tàu tầm xa.

Mỹ quy tụ đội ngũ kỹ thuật quân sự phát triển siêu pháo điện từ

Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ đã khéo thiết lập quan hệ giữa các nhà khoa học hàng đầu và nhiều kỹ sư từ các hãng có tên tuổi như: Boeing, Phòng thí nghiệm Charles Stark Drapper, General Atomics, Khoa Năng lượng (Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livemore), Học viện Hải quân Mỹ, Trường Đào tạo sau đại học Hải quân Mỹ (Naval Postgraduate School), Bộ tư lệnh Hải quân Naval Sea Systems, Trung tâm Chiến tranh Hải quân Naval Surface Warfare - Phân khu Carderdock và Dahlgren, Quân đội Hoa Kỳ và Quân đội Anh để phục vụ cho chương trình pháo điện từ của mình dự định ra mắt vào khoảng 2016- 2018.

(tổng hợp xinhua news)

>> Khu trục hạm Sovremenny, xương sống của Hải quân Trung Quốc



Mặc dù tự thiết kế được những chiến hạm hiện đại của riêng mình, nhưng khu trục hạm Sovremenny đặt mua của Nga vẫn là xương sống của hạm đội Đông Hải, Trung Quốc.

Từ những năm 1960, pháo hạm trở thành vũ khí cần thiết hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ đường biển của lực lượng hải quân nhiều nước. Tuy nhiên, vũ khí này càng ngày càng tỏ ra lỗi thời, không còn đáp ứng được yêu cầu chiến đấu. Cùng lúc đó, Hải quân Mỹ cho ra đời chiếc khu trục hạm đa nhiệm cỡ lớn lớp Spruance, đe dọa trực tiếp về ưu thế hải quân với Liên Xô.

Nguồn gốc ra đời

Đáp trả Mỹ, Liên Xô đã giao cho Cục Thiết kế Severnaya thiết kế mẫu tàu chiến mới, trang bị hai ụ pháo hai nòng 130 mm cho các mẫu khu trục hạm. Đầu những năm 1970, khu trục hạm lớp 956, tiền thân của Sovremenny, được trang bị hệ thống phòng không tối tân, cùng tên lửa 3M80 Moskit đầy uy lực.

Trải qua nhiều cải tiến và nâng cấp, chiếc Sovremmenny đầu tiên được hoàn thiện, hạ thủy năm 1976 và trang bị cho lực lượng Hải quân Liên Xô năm 1980.


Chiến hạmOkrylenny (lớp Sovremenny) của Hải quân Nga.

Trong tổng số 18 chiếc Sovremenny do Severnaya chế tạo và xuất xưởng, chỉ còn 12 chiếc phục vụ trong lực lượng Hải quân Nga. Khu trục hạm Sovremenny hiện có 3 phiên bản: khu trục hạm lớp 956 là mẫu ban đầu được trang bị tên lửa 3M80 Moskit, lớp 956A trang bị tên lửa 3M80M Moskit với tầm bắn xa hơn, nhưng hiện đại nhất là khu trục hạm lớp 956EM - Hải quân Trung Quốc đang sở hữu.

Chiếc Sovremenny trang bị cho Hải quân Trung Quốc có chiều dài 156,5m, lượng giãn nước tối đa 7.940 tấn với thủy thủ đoàn lên tới 344 người. Với 4 động cơ tua bin hơi công suất 50.000 mã lực, Sovremenny có thể đạt đến tốc độ tối đa là 61 km mỗi giờ và có tầm hoạt động tới 26.000 km.


Sovremenny của hải quân Trung Quốc đang diễn tập sử dụng hệ thống phòng thủ PK2.

Trái tim của hệ thống điều khiển khu trục hạm này là 3 hệ thống radar định vị, 1 hệ thống radar bám bắt mục tiêu và một radar kiểm soát hỏa lực cho pháo 130 mm và pháo 120 mm.

Chiến hạm Hangzhou (lớp Sovremenny) của Hải quân Trung Quốc.

Về vũ khí, Sovremenny có 8 tên lửa chống tầu Raduga Moskit, phân thành hai cụm bố trí trong 4 ống phóng đặt nghiêng 15 độ phía trước mũi tầu. Tên lửa Moskit (NATO gọi là SS-N-22 Sunburn) là loại tên lửa siêu thanh hiện đại của Nga với tầm bắn lên đến 220km, mang theo đầu nổ 300kg.


Tên lửa lửa phòng không Shtil.



Tên lửa 3M80 Moskit trang bị trên Sovremenny.


Về phòng không, chiếc khu trục hạm này được trang bị hai hệ thống phòng không Shtil đặt phía sau ụ pháo chính. Hệ thống Shtil (NATO gọi là SA-N-7 Gadfly) được kết hợp với radar quét ba chiều, có thể tấn công các mục tiêu bay với tốc độ 3.000 km mỗi giờ ở khoảng cách 25 km. Số lượng tên lửa Shtil trang bị cho mỗi chiếc Sovremenny có thể lên tới 48 tên lửa.


Ụ pháo phòng không trên tàu Sovremenny.


Pháo chính của tầu là khẩu AK-130 MR184 130 mm, được thiết kế bởi Cục Thiết kế Ametist và Cục Thiết kế Frunze Arsenal tại Saint Peterburg. Khẩu pháo này được dẫn bắn bởi một hệ thống kiểm soát điện tử hiện đại. Nó có thể được dẫn bắn hoàn toàn tự động bởi radar, hoặc hệ thống ngắm quanq học Kondensor với tốc độ từ 20 đến 35 phát mỗi phút và tầm bắn 22 km.

Vũ khí "săn tàu ngầm" hiện đại và hiệu quả cao
Để chống tầu ngầm, Sovremenny được trang bị hai ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và hai hệ thống tên lửa chống ngầm 6 nòng RBU-1000 với 48 tên lửa trang bị đầu nổ 55kg và tầm bắn 1km. Thêm vào đó, tầu còn kèm theo một trực thăng săn ngầm Ka-27, có khả năng hoạt động trong điều kiện biển động cấp 5 và ở khoảng cách 200 km từ tầu mẹ.


Trực thăng săn ngầm Ka-27 Helix


Hệ thống phòng thủ tầm gần của Sovremenny là bốn khẩu AK-630, với 6 nòng pháo 30 mm, có thể bắn tự động nhờ radar ở tốc độ 5.000 phát đạn mỗi phút với tầm bắn từ 4km (chống tên lửa) đến 5km (chống các mục tiêu tầu nổi hạng nhẹ).


Vũ khí chống tàu ngầm RBU-1000.

Hiên nay, ngoài Hải quân Nga, Hải quân Trung Quốc được trang bị bốn chiếc Sovremenny. Trong đó, có hai chiếc lớp 956A và hai chiếc lớp 956EM. Dù tự thiết kế được những chiến hạm khá hiện đại của riêng mình, nhưng Sovremenny vẫn là xương sống của hạm đội Đông Hải, Trung Quốc.

(tổng hợp xinhua news)

>> Mỹ từng hào phóng giao tài liệu cho Trung Quốc



Mô hình cấu trúc phân tử vật liệu composite (ảnh minh họa).


Sự liên doanh với các công ty vật liệu Mỹ là một giả thuyết mới về con đường Trung Quốc sở hữu vật liệu tàng hình.

Theo Thời báo Hoàn Cầu, một số báo cáo của Mỹ cho biết, trong nhiệm kỳ của tổng thống Bill Clinton, các công ty của Mỹ đã hào phóng chia sẻ cho Trung Quốc các tài liệu quan trọng liên quan tới công nghệ trong lĩnh vực vật liệu composite(*), vật liệu chủ chốt tạo nên bước đột phá lớn trong nghiên cứu và phát triển công nghệ tàng hình của Trung Quốc ngày nay.

Mặc dù composite là vật liệu đã có từ lâu, nhưng ngành khoa học về vật liệu composite chỉ mới hình thành gắn với sự xuất hiện trong công nghệ chế tạo vỏ tên lửa, máy bay, tàu vũ trụ ở Mỹ từ những năm 1950.

Từ đó đến nay, khoa học công nghệ vật liệu đã phát triển trên toàn thế giới và không hiếm khi thuật ngữ "vật liệu mới" đồng nghĩa với "vật liệu composite".

Trung Quốc lợi dụng sự liên doanh với các công ty Mỹ, như BP America từ đó lấy đươc những bí quyết và công nghệ vật liệu composite để có được tiền chất (chất hoá học, thành phần nguồn hoặc là một phần vào phản ứng trung gian khi tổng hợp một chất nào đó) và nhựa tổng hợp Hexcel (công nghệ trước khi ngâm tẩm chất composite) và Cikorsky (sản xuất cùng với công nghệ hàng không, cơ sở của công nghệ tàng hình).

Sự kết hợp của các loại hợp chất này đã tạo điều kiện cho Trung Quốc cho ra những vật liệu mới đáp ứng các chương trình quân sự, bao gồm cả việc chế tạo tên lửa, máy bay chiến đấu tàng hình tàu chiến và thiết bị mặt đất có độ bộc lộ radar thấp.

(thời báo hoàn cầu)

>> Các thiết kế sai lầm của J-20





Trước khoảng thòi gian cuối năm 2010, đầu năm 2011, giới quân sự và phân tích từng nhiều lần bàn tán xung quanh việc phát triển tiêm kích thế hệ 5 của Trung Quốc. Đến đầu năm nay, câu chuyện lại tiếp diễn.

Ngày 11/1/2011, video chuyến bay đầu của máy bay mà Trung Quốc gọi là J-20, “Đại bàng đen” lan truyền trên mạng. Khi mà Trung Quốc đưa máy bay ra phô diễn, giới chuyên môn có thêm những bình phẩm cụ thể.

Không hề có sự kỳ diệu nào cả, không hề ra đời đối thủ cạnh tranh nào của Т-50 hay F-22A nào cả. Và sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo tiêm kích thế hệ 5 không phải là 1 năm mà là 12-15 năm. Và máy bay do Trung Quốc làm ra một lần nữa là nhờ đồ cóp nhặt của người khác.

Cắt dán lung tung

J-20 là một máy bay tiêm kích lớn (dài 21-23 m) và nặng (trọng lượng cất cánh 35-40 tấn), có sơ đồ kiểu “vịt”. Cánh nâng hình tam giác với các gờ nổi ở gốc cánh và có cánh ngang phía trước quay toàn phần.

Cánh đứng đuôi kép, quay toàn phần nghiêng ra ngoài và có các tấm đứng dưới thân. Sơ đồ J-20 giống hệt MiG-1.44 và kích thước cũng gần như thế. Nhưng cũng có những khác biệt chi tiết.

Máy bay MiG có cánh diện tích lớn, bảo đảm tải trọng riêng nhỏ hơn lên cánh và khả năng cơ động tốt hơn. Các cánh đứng đuôi của máy bay Trung Quốc ngả ra ngoài, không giống với máy bay Nga. Nhưng những nét đó cũng đã có ở các thiết kế mà hãng MiG đã kiểm nghiệm sau thất bại với dự án MiG-1.44, cụ thể là ở thiết kế 1.46.

Kết cấu các gờ nổi của gốc cánh, cũng như hình dáng các cánh đứng đuôi và cánh ngang phía trước có vẻ là do Trung Quốc thiết kế. Phần mũi xem ra chép lại từ F-22A của Mỹ. Còn các bộ hút khí rõ ràng là nhái của F-35 lận đận.

Vòm kính buồng lái làm theo thiết kế hàng không tiên tiến và sao chép của Mỹ. Kết quả là có được một máy bay rất xấu được cắt dán, chắp nối từ các giải pháp của các thế hệ, các quốc gia và các trường phái thiết kế khác nhau.

Tóm lại, “đại bàng bay” (trước đó là cái tên rất kêu - Mãnh Long) là “cơ thể” Nga được khâu thêm “cái mõm” Mỹ, ở đây, khâu bằng "kim" và "chỉ" của Trung Quốc.

Hậu quả của sự cắt dán

Cùng với sơ đồ khí động của loại máy bay không may mắn 1.44, J-20 cũng ôm lấy những vấn đề của nó mà người Trung Quốc sẽ buộc phải tự mình giải quyết. Sơ đồ khí động với cánh ngang phía trước đối với một máy bay muốn có khả năng tàng hình là sai lầm ngay từ đầu.

Cánh ngang phía trước bản thân nó đã gây khó khăn cho vấn đề tàng hình, hơn nữa lại tăng thêm lực cản không khí và làm giảm tầm bay. Việc sử dụng các cánh đứng dưới thân chỉ có thể làm các đài radar đối phương vui mừng vì chúng cũng làm tăng độ bộc lộ radar của máy bay.

Đặc biệt, là một máy bay hạng nặng, có vai trò lực lượng đột kích chủ yếu của không quân, J-20 lại sử dụng các bộ hút khí sao chép từ F-35 tốc độ chậm, loại máy bay không hề được thiết kế cho tốc độ bay siêu âm cao.

Tuy kích thước của các bộ hút khí cho phép lắp các động cơ mạnh hơn, nhưng hình dáng của nó đơn giản là không cho phép J-20 đạt tốc độ cao quá Mach 1,6. Có lẽ, tốc độ tối đa của nó sẽ chỉ ở khoảng Mach 1,5 ở độ cao lớn, khoảng 1.600 km/h.

Bên cạnh đó, họ cũng phải quên đi tốc độ hành trình siêu âm vì máy bay này dù là với các động cơ mạnh hơn cũng sẽ không thể tăng tốc quá tốc độ âm thanh ở chế độ không tăng lực. Có cảm tưởng là Trung Quốc cứ nhắm mắt sao chép tứ lung tung vì nghĩ rằng, cái gì có ở các đối thủ thì cái đó là tốt và cần làm y xì như thế.

Căn cứ vào các bức ảnh, hệ thống thủy lực của máy bay,không được thiết kế cho các áp lực cao, như được làm ở các tiêm kích thế hệ 5 thực sự là Т-50 và F-22A. Vì thế, các bộ dẫn động thủy lực có được lại to và nặng, làm kết cấu trở nên quá nặng.

Các giải pháp về cánh đứng đuôi quay toàn phần và các khoang thu càng hoàn toàn khiến người ta nghi ngờ trình độ chuyên môn của những người thiết kế. Các chuyên gia Nga công khai cười cợt các giải pháp này.

Hiện tại, chưa nghe và chưa thấy bất kỳ thành tựu thật sự nào của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các radar anten mạng pha có trình độ xứng đáng.

Mấy năm trước, Trung Quốc có hợp tác đôi chút với Nga trong lĩnh vực này, nhưng sau đó, việc này dường như đã đình chỉ. Bởi lẽ, Nga chẳng có lợi lộc gì khi giúp chế tạo radar cho một máy bay đối thủ cạnh tranh của tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của mình mà bản thân muốn bán sang Trung Quốc.

Nhưng đó chưa phải là điều khủng khiếp nhất, đối với Trung Quốc đó là chuyện họ không có động cơ nội địa cho J-20. Động cơ tiên tiến thế hệ 5 WS-15 mới chỉ tồn tại trong giấc mơ và những kế hoạch xa xăm.

Động cơ nội địa thế hệ 4 hiện có WS-10A không có khả năng hoạt động. Nó có đặc tính động học cực kỳ tồi tệ và độ ổn định thấp ở các chế độ làm việc khác nhau mà một máy bay tiêm kích cần có. Và nó có dự trữ làm việc gần như bằng 0 (25-40 giờ, thay vì 400-800 giờ cần thiết). Việc giải quyết các vấn đề của động cơ hiện nằm ngoài khả năng của công nghiệp Trung Quốc.

Trung Quốc hiện không có các lá cánh bình thường cho động cơ máy bay cũng như nhiều thứ khác. Cả hệ thống điều khiển số động cơ cũng không có khả năng tăng dự trữ làm việc. Lắp một động cơ như vậy lên máy bay đơn giản chỉ là là thảm họa. Kết hợp với những vấn đề khác sẽ là dấu gạch chéo cho tương lai của máy bay này.

Hai chiếc J-20 cùng số hiệu

Trung Quốc hiện có 2 mẫu chế thử J-20, nhưng lại đánh số hiệu giống nhau - đây là mưu lược sáng tạo của Trung Quốc để đánh lạc hướng. Một mẫu được lắp các động cơ Trung Quốc và dường như nó đã cất cánh.

Nhưng tải làm việc chính sẽ do máy bay thứ hai lắp các động cơ AL-31FN mà Nga bán cho Trung Quốc để lắp cho tiêm kích J-10, gánh vác. Còn máy bay lắp các động cơ nội địa thì được cất kỹ trong hangar vì nó đã hoàn thành sứ mệnh của mình.

Việc các khoang máy của động cơ AL-31FN được bố trí thấp không cho phép Trung Quốc bố trí các khoang vũ khí có kích thước bình thường ở trong bụng máy bay dưới các động cơ. Nhưng có thể họ sẽ sắp xếp được một khoang vũ khí ở giữa 2 động cơ. Tuy nhiên, trên các mẫu máy bay đầu tiên, ta chẳng thấy khoang vũ khí nào cả.

Mức trang bị sức kéo của J-20 là thấp và nó rõ ràng thua kém cả Т-50, cả F-22A, thậm chí thua cả Su-35S và Su-30.

Cơ hội để Nga bán cho Trung Quốc để lắp trên J-20 các động cơ mạnh hơn, dù là loại động cơ quá độ Nga sang thế hệ mới như 117S là gần như bằng 0.

Có chăng thì là bán cả gói trong một lô Su-35 kha khá. Dĩ nhiên là cũng có những khả năng như Nga có thể bán nhiều động cơ hơn số máy bay nếu như hợp đồng được ký kết và nhắm mắt làm ngơ chuyện một số trong các động cơ đó được dùng không đúng quy định. Nhưng việc đó cũng sẽ không giải quyết được những khó khăn của Trung Quốc. Chừng nào chưa có loại động cơ nội địa mạnh và tin cậy thì mọi dự án máy bay thế hệ 5 chỉ là trò trẻ con.

Kết luận là Trung Quốc làm ra được một máy bay nặng nề, to xác, không tàng hình với khả năng cơ động và mức trang bị sức kéo thấp, thêm nữa là không có khả năng đạt tốc độ cao tới 2 lần tốc độ âm thanh trở lên.

Vì thế tốt nhất nên so sánh J-20 không phải với đại bàng, và thậm chí không phải là với cá voi răng kiếm mà là với con thú to xác Megateri. Thòi cổ xưa, quãng 10.000 năm trước, trên lục địa châu Mỹ từng sống một loại thú dài 6 m và cao hơn con voi, được gọi là Megateri, là họ hàng với con cu li hiện đại và ăn thức ăn cây cỏ.

Vậy thì một máy bay như vậy thì làm được gì? Làm máy bay đánh chặn thì không đủ tốc độ, làm máy bay tiêm kích giành ưu thế trên không thì quá to, nặng và ì ạch, không cơ động. Kích thước phần mũi khá to, nhưng chẳng có radar để lắp vào đó. Có thể làm máy bay tiêm kích, nhưng chỉ có điều chưa rõ là vũ khí tiêu diệt mục tiêu mặt đất có bỏ vừa được vào các khoang vũ khí bên trong hay không?

Show diễn còn tiếp tục

Đặc biệt kinh ngạc là cách tiếp cận của Trung Quốc đối với vấn đề bảo mật J-20.

Ở Nga, khi đang chuẩn bị cho Т-50 cất cánh, không có một bức ảnh nào lọt lên mặt báo và internet, còn đủ thứ rò rỉ thông tin từ những người trong cuộc, như sau đó người ta nhanh chóng tìm hiểu ra, phần lớn lại là thông tin giả về hình dáng bên ngoài của máy bay. Và đó là khi mà sân bay của nhà máy nằm ngay trong thành phố! Loại xe tăng bí mật Objekt 195 (T-95) của Nga tồn tại hơn chục năm cũng chỉ mới đây mới bộc lộ, còn lại là toàn xuất hiện trong các áo bọc và ở biến thể cũ!

Còn ở Trung Quốc, xung quanh sân bay mà J-20 chuẩn bị cất cánh, người ta cắm cả các khu lều trại, dân chúng đi xe đến, mang theo trẻ con, camera và máy ảnh. Tất cả cứ như một sự phô trương cố ý. Để khoe với thiên hạ là: Thấy chưa, chúng tôi cũng làm được như Nga và Mỹ.

Hơn nữa, họ lại phô diễn cho công chúng bình dân vốn luôn sẵn lòng phấn khởi với những thành tựu của đất nước mà chẳng hiểu tí gì những điều tế nhị đằng sau.

Công chúng và cả phần lớn báo chí Trung Quốc tất nhiên là sẽ không thể hiểu được rằng thay vì máy bay thế hệ 5 thật, họ đã bị giúi cho một đồ giả. Nhưng liệu ban lãnh đạo Trung Quốc có thể hiểu ra điều đó hay không?

(báo đất việt)

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

>> Nga triển khai tên lửa Tochka-U bảo vệ Nam Ossetia


Ngoài tiểu đoàn cận vệ trang bị hệ thống hỏa lực bắn giàn Smerch, Nga dự định sẽ triển khai thêm tiểu đoàn tên lửa chiến thuật-chiến dịch Tochka-U để tăng cường bảo vệ cho Nam Ossetia.

Theo thông tin từ cơ quan tình báo Gruzia, Nga đang chuẩn bị triển khai thêm một tiểu đoàn tên lửa chiến thuật-chiến dịch Tochka-U có tầm bắn xa 120 km tại căn cứ quân sự của Nga đóng tại Nam Ossetia.

Tình báo Gruzia cho rằng, sự xuất hiện của Tochka-U trên lãnh thổ của Nam Ossetia sẽ trực tiếp đe dọa đến an ninh của Gruzia vì với tính năng và hiệu quả của tổ hợp tên lửa này sẽ vô hiệu hóa tất cả các đợt tấn công từ phía Tbilisi.

Ngoài hệ thống hỏa lực bắn giàn Smerch, trong thời gian tới Nga sẽ triển khai thêm một tiểu đoàn tên lửa chiến thuật-chiến dịch để tăng cường bảo vệ cho Nam Ossetia.

Không những thế, tổ hợp tên lửa Tochka-U của Nga còn có khả năng tiêu diệt rất hiệu quả các mục tiêu quan trọng cấp chiến thuật ở sâu trong hậu cứ của Gruzia.

Tochka-U được trang bị tên lửa một lớp phóng mang đầu đạn liền khối có thể điều khiển, thay đổi hướng bay trong suốt hành trình, quỹ đạo bay của tên lửa. Loại tổ hợp tên lửa này có độ chính xác bắn rất cao và có thể ứng dụng liên tục trong 10 năm liền.

Như vậy, trong thời gian tới, Nam Ossetia sẽ được tăng cường khả năng phòng vệ bằng hai tổ hợp tên lửa hiện đại của Nga, trong đó hệ thống hỏa lực bắn giàn Smerch hiện đang triển khai quanh thành phố Tskhinvali trong trạng thái luôn sẵn sàng chiến đấu toàn diện để “dập tắt” mọi nguy cơ xâm lược từ phía Gruzia.

Hệ thống hỏa lực bắn giàn Smerch sử dụng loại tên lửa không điều khiển có tầm bắn xa tối thiểu là 20 km và tối đa là 70 km với sai số tiêu diệt mục tiêu là 10 m. Phạm vi tiêu diệt của hệ thống hỏa lực này là 70 ha, thời gian triển khai tác chiến chỉ mất vài phút.

(vtc news)

>> Nữ phi công Trung Quốc với đồng phục mới



Theo cơ quan chuyên môn về trang thiết bị không quân Trung Quốc, trang phục mới cho nữ phi công PLAAF có thiết kế hợp lý và có tính thẩm mỹ cao.

Trong buổi lễ được tổ chức tại một sân bay của thành phố Bắc Hải (Trung Quốc), không quân Trung Quốc (PLAAF) lần đầu tiên giới thiệu thiết kế đồng phục cho các nữ phi công, phù hợp với cấu trúc sinh học cũng như thẩm mỹ và hoạt động của họ.

Lần thay đổi trang phục lần này của được PLAAF tiến hành riêng cho nữ phi công, tập trung vào mũ bảo hiểm, mặt nạ dưỡng khí, áo phao và áo nhảy dù… Đây đều là những thiết bị bảo hộ cần thiết cho các phi công khi tập luyện, tác chiến hay ứng cứu khẩn cấp.

Theo cơ quan chuyên môn về trang thiết bị không quân Trung Quốc, các thiết bị mới này được thiết kế kỹ thuật cao, hệ thống an toàn tốt, thiết kế hợp lý và có tính thẩm mỹ cao, đạt trình độ tiên tiến trên thế giới. 16 nữ phi công được đổi mới trang phục mới lần này đều là những nữ phi công trải qua đào tạo giáo dục cơ bản, đào tạo cơ khí cơ bản và đào tạo cơ khí chuyên ngành sau đó mới đủ điều kiện tham gia vào đội phi công lái phi cơ chiến đấu này.

Dưới đây là hình ảnh những nữ phi công đội phi cơ chiến đấu không quân Trung Quốc mặc đồng phục mới:


Nữ phi công mặc trang phục mới đang chuẩn bị lên máy bay cất cánh.


Các nữ phi công trong buổi lễ ra mắt trang thiết bị mới của không quân Trung Quốc.


Đồng phục mới gồm: mũ bảo hiểm, áo dù và mặt nạ màu xám nhạt.

Đồng phục mới gồm: mũ bảo hiểm, áo dù và mặt nạ màu xám nhạt.


Các nữ phi công đang trên đường ra phi cơ để chuẩn bị tập luyện.


Trang phục mới với kiểu dáng và chất liệu đảm bảo tính thẩm mỹ được PLA đánh giá là bước phát triển tiên tiến trong không quân.

(tổng hợp)

>> Tàu sân bay mang tên Bush 'cha' chuẩn bị tác chiến



Ngày 19/1, Nhóm tác chiến biên đội TSB George H.W. Bush (CVN 77) đã diễn tập COMPTUEX và JTFEX, chuẩn bị cho đợt triển khai hoạt động đầu tiên.

COMPTUEX là huấn luyện thành lập đội hình, JTFEX là diễn tập lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp. Đây là những cuộc diễn tập huấn luyện bắt buộc cuối cùng trước khi tàu sân bay USS George HW Bush được cấp chứng nhận để tiến hành các hoạt động tác chiến lớn.

Chuẩn Đô đốc Nora Tyson, Chỉ huy nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay CVN 77, bày tỏ: “Đây là giây phút tuyệt vời cho cả nhóm tác chiến biên đội và tàu sân bay Mỹ CVN 77. COMPTUEX là một bước quan trọng trong tiến trình triển khai hoạt động tiền phương của biên đội tàu sân bay. Và tôi rất tự hào được triển khai thực hiện nhiệm vụ với những thủy thủ tài năng và tận tâm này”.

Tàu sân bay mới nhất, số hiệu 77 của Hải quân Mỹ mang tên tổng thống George H.W. Bush.

Diễn tập COMPTUEX giúp nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay CVN 77 làm quen với kịnh bản huấn luyện dựa trên điều kiện địa chính trị thực tế trên thế giới. Kịch bản huấn luyện diễn tập sẽ kiểm tra khả năng chiến đấu của các thành phần trong nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay, cũng như giúp các thành phần phối hợp hoạt động trong các chiến dịch hỗn hợp. Những thách thức bao gồm các cuộc tấn công bằng thuyền nhỏ, thủy lôi, di chuyển qua các vùng biển thù địch và các mối đe dọa trên không, trên biển và dưới mặt nước.

Các cán bộ thuộc Phòng Tác huấn biên đội tàu sân bay Đại Tây Dương sẽ tới quan sát các cuộc diễn tập, nhóm cố vấn và lãnh đạo biên đội tàu sân bay sẽ đánh giá kết quả cuộc diễn tập của Nhóm tác chiến biên đội tàu san bay CVN 77.

Sau khi kết thúc diễn tập COMPTUEX, nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay CVN 77 sẽ tiến hành diễn tập JTFEX, một cuộc thử nghiệm tác chiến cuối cùng của biên đội tàu sân bay trước khi được cấp chứng nhận cho các hoạt động tác chiến tiền phương.

JTFEX được xây dựng theo các kịch bản của diễn tập COMPTUEX, nhưng cũng sẽ thử nghiệm khả năng phối hợp tác chiến của biên đội tàu sân bay CVN 77 với các lực lượng khác của Quân đội Mỹ và đồng minh.

Theo đó, Chuẩn Đô đốc Tyson phát biểu: “Chúng tôi sẽ phối hợp tác chiến với các tàu liên quân của Tây Ban Nha, Pháp và Canada trong cuộc diễn tập này. Các tàu đó thuộc lực lượng liên quân của chúng tôi, và chúng tôi mong muốn được phối hợp hoạt động với họ bây giờ và trong quá trình triển khai hoạt động lần đầu tiên của biên đội tàu sân bay CVN 77 vào cuối năm nay”.

Các tàu trong Nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay George H.W. Bush tham gia diễn tập COMPTUEX/JTFEX bao gồm: tàu sân bay USS George HW Bush (CVN 77), tàu khu trục USS Mitscher (DDG 57), tàu tuần dương USS Gettysburg (CG 64), tàu khu trục USS Truxtun (DDG 103), tàu tuần dương USS Anzio (CG 68), các phi đội của Liên đội không quân hạm số 8 (CVW 8), và khinh hạm ESPS Almirante Juan de Borbon (F 102) của Tây Ban Nha.

Nhóm tác chiến biên đội tàu sân bay George H.W. Bush dự kiến sẽ thực hiện đợt triển khai hoạt động ở nước ngoài đầu tiên vào mùa Xuân này.

(theo Defpro)

>> Ấn Độ sẽ phóng thử tên lửa từ tàu ngầm



Tên lửa K-15.

Theo mạng Đông Phương, DRDO sẽ thử nghiệm tên lửa K-15 từ tàu ngầm ở bờ biển Vishakhapatnama, vào ngày 30/1.

DRDO là cơ quan nghiên cứu quốc phòng Ấn Độ.

K-15 là loại tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn hoặc B-05, có chiều dài 10m, nặng 10 tấn bao gồm 500kg trọng lượng đầu đạn và nó có thể mang đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân chiến thuật. Tầm bắn khoảng 700 km có độ chính xác cao.

Tên lửa K-15 trước đây được gọi là dự án Sagarika, được Ấn Độ thử nghiệm 6 lần, tuy nhiên chỉ có 2 lần là thành công còn lại 4 lần là thất bại. Đến nay, Ấn Độ đã sản xuất hàng loạt loại tên lửa này.

Tên lửa này có thể được so sánh với tên lửa Tomahawk của Mỹ, được phát triển nhằm đối trọng với chương trình tên lửa Babur của Pakistan. Theo các nguồn tin khác, Hải quân Ấn Độ chú trọng phát triển phiên bản loại tên lửa này dành cho tàu ngầm.

Trước đó, việc thử nghiệm tên lửa của Ấn Độ đã phải trì hoãn 2 lần do vấn đề chậm chễ trong việc chuẩn bị trang thiết bị. Theo kế hoạch ban đầu, ngày 16/1 Ấn Độ sẽ thử nghiệm loại tên lửa đạn đạo này nhưng lại hoãn tới ngày 20/1 và cuối cùng là tới ngày 30/1. Nếu diễn ra đúng dự định, đây sẽ là lần thử nghiệm lần đầu của tên lửa từ tàu ngầm.

Nếu thử nghiệm này thành công thì Ấn Độ sẽ trở thành nước thứ 6 trong nhóm các quốc gia đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm gồm: Nga, Mỹ, Pháp, Anh và Trung Quốc.

(vtc news)

>> Ấn Độ thiết lập căn cứ trên đảo Lakshadweep



Tin từ New Delhi cho biết: Hải quân Ấn Độ đã bắt đầu thiết lập một căn cứ tại quần đảo Lakshadweep nhằm tăng cường an ninh bờ biển trong 2 năm tới.

Một quan chức cao cấp giấu tên của Hải quân Ấn Độ tiết lộ, việc thiết lập căn cứ quân sự mới ở đảo Lakshadweep là vô cùng cần thiết, đó cũng là một phần nỗ lực của Hải quân Ấn Độ để tăng cường an ninh bờ biển.

Trong bối cảnh các mối đe dọa và hoạt động cướp biển ngày càng gia tăng trong khu vực, căn cứ mới sẽ không chỉ giúp gia tăng sức mạnh và sự hiện diện của Hải quân Ấn Độ, mà còn nhằm tạo hành lang an ninh để ngăn chặn nạn cướp biển.


Khu vực đảo Lakshadweep của Ấn Độ.

Các quan chức quân sự cho biết, căn cứ này sẽ được dần dần mở rộng.

Từ cuối tháng 11/2010, Chính phủ Ấn Độ đã thực hiện nhiều biện pháp để tăng cường an ninh bờ biển bằng cách nâng cao khả năng chiến đấu của Hải quân và lực lượng cảnh sát biển.

Bộ trưởng Quốc phòng AK Antony tháng trước đã bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy các Khu vực An ninh bờ biển ở Kavaratti và một trạm chỉ huy ở Minicoy, cả hai đều thuộc quần đảo Lakshadweep.

Cách đây không lâu, hoạt động của cướp biển gần đảo Lakshadweep đã gia tăng. Toán cướp biển này đã tấn công một tàu buôn của Bangladesh cách đảo Kochi khoảng 90 hải lý và Minicoy khoảng 80 hải lý.

Do sự gia tăng hoạt động cướp biển, hải quân Ấn Độ đã triển khai tàu chiến cùng với tàu cảnh sát biển trong vùng biển Arab và triển khai tàu khu trục trong Vịnh Aden kể từ tháng 11/2008 và duy trì sự hiện diện của nó tại khu vực này.

>> J-20 ám ảnh Đông Nam Á



Trung Quốc có nhiều chiến lược cũng như sự chuẩn bị về trang bị để vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ hai

Dù có nhiều lời chê nhưng J-20 vẫn tạo ra sự e ngại trong cộng đồng quốc tế, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, nơi có những vấn đề chưa được giải quyết với Trung Quốc.

Với nhiều quốc gia, phát triển một vũ khí mới là chuyện hết sức bình thường. Đó là nhu cầu chính đáng cho quốc phòng, hiện đại hóa quân đội, phát triển công nghiệp quân sự và hướng tới xuất khẩu.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, do thể hiện nhiều tham vọng trong thời gian qua, việc Trung Quốc phát triển và giới thiệu J-20 được hiểu ngay là một thông điệp mạnh mẽ gửi tới các quốc gia cạnh tranh tiềm tàng và cả các nước láng giềng.

Tuy Trung Quốc luôn tuyên bố chương trình hiện đại hóa quân đội của họ không nhằm vào bất kỳ ai, song đối chiếu với những việc họ làm và phát ngôn thường thấy điều ngược lại. Thể hiện qua tuyên bố chủ quyền "đường lưỡi bò" chiếm đến 80% diện tích biển Đông, thái độ hung hăng trong cách xử lý các xung đột ngoại giao, kinh tế...

Không dừng lại ở đó, Trung Quốc có nhiều chiến lược cũng như sự chuẩn bị về trang bị để vươn ra "ngoài chuỗi đảo thứ hai".


Trung Quốc có nhiều chiến lược cũng như sự chuẩn bị về trang bị để vươn ra ngoài chuỗi đảo thứ hai
Việc sản xuất thành công mẫu thử nghiệm tiêm kích tàng hình thế hệ 5, có thể mở rộng phạm vi tác chiến, nghĩa là nới rộng giới hạn can thiệp quân sự, cho phép nước này tiếp tục duy trì áp lực chính trị, quân sự lên các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các quốc gia có tranh chấp về lãnh thổ, lãnh hải. Đồng thời, gián tiếp tạo ra áp lực đến quyền lợi Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương.

Với đà phát triển hiện nay của Trung Quốc, siêu cường Mỹ cũng cần phải nghĩ đến Bắc Kinh trước khi quyết định các chiến lược của mình tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.


Sự xuất hiện của J-20 làm cho tình hình an ninh khu vực châu Á càng trở nên phức tạp hơn.


Trong chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc, ASEAN có một vai trò cực kỳ quan trọng, ASEAN án ngữ trước mặt Trung Quốc.
Sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc, đặt ra những thách thức rất lớn với mỗi nước ASEAN. Rõ ràng, các nước trong kh vực cần phải chuẩn bị tìm sự cân bằng với tiêm kích thế hệ 5 này của Trung Quốc. Một cuộc chạy đua mua sắm tiêm kích thế hệ 5 có thể được khởi động trong tương lai nếu như dự án J-20 tiếp tục có những tiến triển rõ rệt.

Mỹ hiểu rất rõ vị trí địa lý của ASEAN đối với chiến lược hướng ra biển lớn của Trung Quốc do đó họ luôn tìm mọi cách để gây ảnh hưởng đến khu vực này.

Sẽ là rất khó khăn để làm hài lòng hai cường quốc này. Từ trước đến nay, các nước trong khu vực vốn đã rất vất vả để "đi dây" trong mối quan hệ với hai nước lớn này. Sự xuất hiện của mẫu nghiên cứu chế tạo J-20 khiến các nước ASEAN phải tìm thế cân bằng động mới.

Với những quốc gia có mối quan hệ thân mật với Washington từ lâu như Singapore, Thái Lan, chắc chắn sẽ đề nghị Mỹ bán tiêm kích F-35.

Các nước có truyền thống mua vũ khí của Nga, chắc chắn cũng yêu cầu Nga bán tiêm kích thế hệ 5 cho mình. Đối với Nga, thực lực hiện tại không cho phép họ có nhiều tham vọng tranh giành ảnh hưởng trên thế giới. Họ xuất hiện tại khu vực châu Á, hiện tại, chỉ để bán vũ khí.

Thế nhưng, bất kỳ cuộc gia nào trong khu vực này tìm kiếm sức mạnh mới, đều đánh động đến ý thức phòng vệ của các nước láng giềng. Do đó, thị trường vũ khí khu vực Đông Nam Á chắc chắn sẽ trở nên sôi động hơn.

Sự xuất hiện của J-20 đã mang lại một hình ảnh mới cho quân đội Trung Quốc. Song điều đó cũng đặt ra những khả năng sau:

+ Không muốn mất vị thế và ảnh hưởng, Mỹ có lý do để hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương. Điều đó càng khiến Trung Quốc tìm mọi cách để đẩy ảnh hưởng của Mỹ ra xa khu vực này, sẽ làm cho tình hình trong khu vực trở nên phức tạp hơn.

+ Mỹ sẽ tránh xa các bờ biển Trung Quốc, nhường cho Trung Quốc nữa phần còn lại của Thái Bình Dương. Đó thực sự là một thảm họa với các nước trong khu vực châu Á, đặc biệt là ASEAN, khi đó biển Đông sẽ là "cái ao nhà" của Trung Quốc.

Đông Nam Á đang đứng trước nguy cơ mất đi hình ảnh về một khu vực ổn định và phát triển thịnh vượng, nếu các vấn đề an ninh trong khu vực không được giải quyết một cách thỏa đáng.

(vtc news)

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2011

>> Nga trả nợ Hàn Quốc bằng vũ khí và công nghệ



Trang bị phòng không Nga là đối tượng quan tâm
của Hàn Quốc (RIA Novosti)

Các quan chức quốc phòng Hàn Quốc và Nga đã bắt đầu giai đoạn đàm phán thứ ba về khả năng chuyển giao cho Seoul các hệ thống và công nghệ quốc phòng trong khuôn khổ thanh toán nợ nhà nước của Nga, hãng Yonhap cho hay.

Đại diện Cơ quan chương trình mua sắm quốc phòng DAPA thuộc Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận, việc đàm phán về vấn đề chuyển giao công nghệ đã diễn ra và sẽ tiếp tục trong thời gian tới, nhưng không nói rõ là các công nghệ nào của Nga. Trị giá thương vụ ước 400 triệu USD.

Hãng tin Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nguồn không nêu tên trong quân đội nước này cho biết, trong danh sách các công nghệ chuyển giao có công nghệ đài radar phát hiện tầm xa và hệ thống bảo vệ chống xung điện từ.

Trong số các trang thiết bị khác mà Hàn Quốc quan tâm có acquy tàu ngầm và động cơ máy bay.

Khoản tín dụng cấp cho Nga ban đầu năm 1991 trị giá 1 tỷ USD, nhưng tính cả lãi nay đã lên tới 1,3 tỷ USD. Hiện tại, khoản nợ của Nga chưa thanh toán cho Hàn Quốc được cho là 560 triệu USD.

Trong hai giai đoạn trước của dự án, Nga đã thanh toán gần 740 triệu USD bằng cung cấp cho Hàn Quốc các xe tăng chủ lực Т-80U, hệ thống tên lửa chống tămng Metis-M, trực thăng Ка-32, các vũ khí khác, nhôm và uranium làm giàu để dùng làm nhiên liệu hạt nhân. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng đang hợp tác với Hàn Quốc tiến hành các chương trình vũ trụ.

Tuy nhiên theo tờ Dni (Nga), thì Hàn Quốc muốn nhận được từ Nga các công nghệ quốc phòng tiên tiến để trừ khoản nợ 1,3 tỷ USD mà Nga nợ họ trong 20 năm qua.

Khoản tín dụng Hàn Quốc cấp cho Nga trong thập niên 1990 trong khuôn khổ hiệp định hợp tác kinh tế đến năm 2025 là 1,5 tỷ USD.

Đầu những năm 2000, hai bên thỏa thuận khoản nợ sẽ được thanh toán vào năm 2010, một nửa trong số đó, Nga sẽ trả bằng tiền mặt, phần còn lại bằng công nghệ quân sự và hàng quân sự thành phẩm.

Nga đã sử dụng phương thức thanh toán này 2 lần. Năm 1998, Nga đã đề nghị thanh toán cho Hàn Quốc một phần khoản tín dụng bằng tàu ngầm diesel Varshavyanka và hệ thống tên lửa phòng S-300.

Năm 2001, nợ tín dụng của Nga tính cả lãi đã lên tới gần 2 tỷ USD. Hai bên đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ quân sự Nga và trong vài năm sau đó, Hàn Quốc đã nhận được vũ khí Nga trị giá 267 triệu USD.

Sau đó, hai nước còn thực hiện một thương vụ nữa, theo đó Seoul đã nhận được các xe tăng Т-80U, xe chiến đấu bộ binh BMP-3, tên lửa phòng không vác vai Igla, trực thăng Ка-32, máy bay Il-103 và các hệ thống tên lửa chống tăng Metis-M.

Hàn Quốc quan tâm nhất là các thành phần của hệ thống phòng không. Seol đang muốn Nga chuyển giao các radar phát hiện tầm xa và hệ thống chống tấn công điện từ.

Một phương án trả nợ khác được xem xét là Nga đầu tư hiện đại hóa đường sắt liên Triều và sau đó liên kết nó với tuyến đường xuyên Siberia.

(vtc news)

>> Nga tức giận với hàng nhái Su-33 của Trung Quốc



Tiêm kích trên hạm Su-33 của Nga

Ngày 1.7.2010, tại cuộc họp báo của công ty Rosoboronoexport ở Moskva, trưởng đoàn Nga A. Emelyanov đã trả lời câu hỏi của phóng viên Kanwa về J-15 như sau: “Chúng tôi đã chú ý tới quá trình phát triển máy bay này. Chúng tôi bất bình với sự việc này và chúng tôi phản đối cách làm đó. Nhưng chúng tôi có thể làm gì?”

Trước đó, khi trả lời câu hỏi này, quan chức Nga cao cấp nhận xét thẳng thừng, rằng “đồ rởm luôn kém hơn đồ thật”.

Ông А. Emelyanov tiếp tục: “Các đại diện công nghiệp quốc phòng nước ngoài cũng thường xuyên nêu lên vấn đề Trung Quốc làm nhái vũ khí Nga. Họ cũng lưu ý tiến độ lan rộng của việc này, nhưng câu trả lời của chúng ta vẫn không thay đổi. Xin mời, hãy chỉ dùng hàng thật”.

Một chuyên gia hàng không của công ty Rosoboronoexport cho biết, ông đã bị sốc khi biết Trung Quốc đã sao chép được Su-33 trong một thời gian ngắn như thế. Ông thực lòng thừa nhận rằng, “chúng tôi đã xử lý rất kém vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chúng tôi. Hiệp định Nga-Trung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ký tháng 12.2008 đã tỏ ra không hiệu quả. Bởi vậy, chúng tôi đã đưa hiệp định này sang hàng thứ yếu. Hiện tại, hiệp định chỉ có vài trang, và các điều khoản nó có tính chung chung. Chúng tôi đang tính cách cụ thể hóa các điều khoản liên quan đến sở hữu trí tuệ của chúng tôi và những bước đi hiệu quả nào cần thực hiện để kiểm soát tình hình”.

Dường như Nga lại sẵn sàng nêu ra vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của họ. “Phía Trung Quốc không bao giờ trao đổi với chúng tôi về vấn đề J-15 và không bao giờ giải thích chuyện đang diễn ra. Không lần nào”. Ông cũng thừa nhận một cách im lặng rằng, việc bán vũ khí Nga cho Trung Quốc ở giai đoạn này đang gần chấm dứt.


Hàng rởm J-15 của Trung Quốc

Cũng tại cuộc họp báo, ông А. Emelyanov cũng nêu ra rằng, “Công ty Rosoboronoexport đã không thảo luận với phía Trung Quốc về tiêm kích J-15, và việc đó cũng không thuộc thẩm quyền của công ty. Chúng tôi chịu trách nhiệm cung cấp thông tin cho các cơ quan liên bang hữu quan về những sự kiện mới nhất và sự tiến triển tình hình, còn vấn đề cần phải được giải quyết ở cấp chính phủ phù hợp của hai nước”.

Trao đổi với Kanwa Asian Defence về tình hình xung quanh J-15, tất cả các chuyên gia vũ khí Nga đều bày tỏ sự thất vọng và bất bình. Theo họ, “khác với câu chuyện tiêm kích J-11B, việc sao chép J-15 lại xảy ra ngay sau khi ký kết hiệp định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ”.

Việc Trung Quốc tiếp tục sao chép tiêm kích trên hạm Su-33 cũng thu hút sự chú ý của công nghiệp quốc phòng Mỹ và châu Âu. Trả lời câu hỏi của Kanwa, một chuyên gia của công ty Mỹ Raytheon nhận xét: “Làm cách nào mà Trung Quốc sao chép được Su-33 trong một thời gian ngắn như thế? Ngay cả Mỹ, với trình độ giáo dục cao, tinh thần đổi mới, kinh nghiệm thiết kế và nền sản xuất hiện đại nhất thì việc sao chép Su-33 cũng không phải là việc dễ dàng. Chuyện là như thế bởi vì công nghiệp quốc phòng Mỹ và châu Âu dựa trên các dự án đổi mới, chứ không dựa trên việc sao chép”.

Sự lo ngại gia tăng của các công ty quốc phòng châu Âu đối với việc Trung Quốc làm nhái J-15 là tín hiệu rõ ràng cho thấy họ đã bắt tay nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các vũ khí của họ. Châu Âu đang trì hoãn việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Trung Quốc. Một trong những yếu tố then chốt cho việc đó là các công ty quốc phòng châu Âu không khả năng vận động mạnh. Một chuyên gia kỹ thuật của Raytheon đặt ra nhiều câu hỏi về J-15 hơn cả các đại diện các công ty quốc phòng Nga.

[…] Sự bất bình của Nga với việc sao chép Su-33 không chỉ dừng ở các tuyên bố. Trước đó Kanwa đưa tin, công nghiệp quốc phòng Nga đang xem xét khả năng đóng băng hoặc thậm chí chấm dứt hoàn toàn hiệu lực của hiệp định chuyển giao công nghệ tiêm kích J-11 (Su-27) cho Trung Quốc. Cho đến tháng 7.2010, hiệp định vẫn còn có hiệu lực và theo các điều khoản của nó, Nga phải cung cấp cho Trung Quốc một số bộ phận, linh kiện, trong đó có các động cơ AL-31F và các hệ thống khác cho máy bay tiêm kích Su-27SK, J-11 và J-11A. Đề nghị “đóng băng hiệu lực của hiệp định” có nghĩa là Nga có thể áp đặt các hạn chế mới đối với việc xuất khẩu các động cơ AL-31F. Nói cách khác, Nga có thể giảm số lượng động cơ AL-31F xuất sang Trung Quốc hoặc đơn giản là ngừng bán.

Theo một nguồn thạo tin trong công nghiệp quốc phòng Nga, “chúng tôi đang xem xét các hình thức có thể thể hiện lập trường của chúng tôi. Chúng tôi biết rằng, theo hiệp định, một số lượng đáng kể động cơ AL-31F mà Trung Quốc mua đã không được sử dụng cho các máy bay được quy định. Thay vào đó, chúng đã được lắp cho các tiêm kích J-11B và cho J-15 tương lai”. Nga đã bắt đầu thi hành các biện pháp trả đũa. Tháng 7.2010, trên một bài báo đăng trên tờ Độc lập (Nga), chủ tịch các công ty Sukhoi và MiG M. Pogosyan đã đề nghị chính phủ Nga đóng băng hợp đồng năm 2005 cung cấp 100 động cơ RD-93 cho Trung Quốc, theo đó đến năm 2010, Nga phải cung cấp 57 động cơ RD-93 cho Trung Quốc.

Một nguồn tin tại công ty Rosoboronoexport nói với Kanwa rằng, việc đình chỉ hợp đồng sẽ không đụng chạm đến các động cơ đã chuyển giao. Logic của bài báo của ông M. Pogosyan là để tránh sự cạnh tranh giữa MiG-29SMT của Nga và JF-17 của Trung Quốc trên các thị trường quốc tế. Ngay khi hiệp định bị đình chỉ, việc xuất khẩu JF-17 sang các nước như Pakistan sẽ cực kỳ khó khăn.

Vì sao phải đóng băng hợp đồng bán RD-93? Trong các bài báo trước đó, Kanwa đã chỉ ra rằng, đó là vì xuất khẩu MiG-29. Nhưng nay Kanwa cho rằng, đó là nỗ lực của công nghiệp quốc phòng Nga bày tỏ sự tức giận của họ đối với J-11B và J-15, hoặc thậm chí là một sự cảnh cáo đối với người Trung Quốc.
(vtc news)

>> Philippines mua tuần duyên hạm lớp Hamilton của Mỹ



Tuần duyên hạm lớp Hamilton của Mỹ

Hãng tin AFP ngày 23/1 đưa tin Philippines đang đàm phán với Mỹ để mua một tuần duyên hạm lớp Hamilton nhằm nâng cấp hạm đội cũ kĩ của nước này.

Tuy nhiên, chiếc tàu mà Philippines muốn mua lại chỉ là một chiếc tuần dương hạm đã qua sử dụng. Tư lệnh Hải quân Philippines, Chuẩn Đô đốc Alexander Pama cho biết tàu tuần duyên lớp Hamilton dài 115 mét sẽ giúp tăng cường đáng kể khả năng tuần tiễu các đảo của nước này, song không cho biết tên của con tàu.

Chuẩn Đô đốc Alexander Pama nói: "Chúng tôi đang thảo luận tích cực với chính phủ Mỹ về khả năng mua tàu lớp Hamilton. Chúng tôi cần tăng cường an ninh trong khu đặc quyền kinh tế của mình". Theo ông Pama, tàu tuần duyên lớp Hamilton là loại tàu lớn nhất hiện được lực lượng bảo vệ bờ biển Mỹ sử dụng.

Dự kiến Mỹ sẽ bàn giao cho Philippines con tàu này trong nửa đầu năm nay để thay cho tàu chỉ huy BRP Raja Humabon của Hải quân Philippines. Tàu BRP Raja Humabon là tàu khu trục hộ tống lớp Cannon, được coi là một trong những chiến hạm cũ nhất thế giới.

(vtc news)

>> Radar Triều Tiên 'bắt bài' máy bay tàng hình Mỹ



>> Triều Tiên triển khai tàu ngầm quái dị

Sau khi xảy ra vụ việc xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, Quân đội Hàn Quốc và Mỹ đã bố trí các loại máy bay tàng hình tại khu vực này nhằm đối phó với Triều Tiên.


Theo tình báo quân sự của Hàn Quốc, Triều Tiên đã bố trí tại khu vực giới tuyến giữa Hàn Quốc và Triều Tiên các loại radar đặc chủng nhằm mục đích theo dõi máy bay tàng hình của Mỹ.

Dẫn lời của người phụ trách tình báo liên minh Mỹ - Hàn, Triều Tiên đã cải tạo một số radar được nhập khẩu từ Nga, và bố trí tại khu vực giới tuyến của Hàn Quốc và Triều Tiên. Theo đó, các radar này sẽ xác định vị trí và tốc độ của máy bay.

Sau khi xảy ra xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, tàu sân bay George Washington và quân đội Mỹ đã cùng quân đội Hàn Quốc diễn tập, máy bay tàng hình F-22 cũng bay từ Nhật Bản sang để tham gia cuộc diễn tập này.

Đài truyền hình MBC cho biết, máy bay tàng hình F-22 Khi bay qua Triều Tiên đã bị các radar chống tàng hình của Triều Tiên phát hiện. Lãnh đạo nước này, ông Kim Jong-il đã có nhiều thông tin về F-22, dựa vào hệ thống radar trên.


Hệ thống radar đi kèm của S-125. Ảnh minh họa

Chuyên gia quân sự Hàn Quốc cho rằng, thông tin Triều Tiên phát triển loại hình radar mới là đáng tin cậy. Bởi hàng tháng Triều Tiên thường công bố số lần máy bay trinh sát của Mỹ và Hàn Quốc vi phạm vào lãnh thổ của Triều Tiên, điều này cho thấy khả năng theo dõi của radar Triều Tiên là rất cao.

Một chuyên gia phân tích Hàn Quốc cho biết, để không bị các radar của Triều Tiên phát hiện, trong lúc làm nhiệm vụ, máy bay tàng hình của Mỹ phải chấm dứt mọi liên lạc, hoặc là phải tắt hoàn toàn các loại radar trên không của mình. Điều này sẽ làm cho sức mạnh tác chiến bị giảm đáng kể.

Ngoài việc nghiên cứu các loại radar chống tàng hình mới, Triều Tiên còn phát triển một kỹ thuật tàng hình của riêng để đối phó với các lực lượng của Mỹ và Hàn Quốc.

Năm 2010, Quân đội Hàn Quốc đã thu thập được rất nhiều thông tin cho rằng, Triều Tiên sẽ trang bị cho tàu chiến, máy bay chiến đấu, các loại xe bọc thép khả năng hấp thụ sóng tàng hình của radar, tới 95%.

Tuy nhiên, cũng có nghi ngờ về khả năng phát hiện máy bay tàng hình của của Triều Tiên.

Nhật báo Trung ương Hàn Quốc cho biết, nếu như F-22 thâm nhập vào Triều Tiên thì các loại radar của Triều Tiên chỉ có thể phát hiện ra trong trường hợp cụ thể, tức là xảy ra xung đột, điều chưa hề diễn ra từ trước đến nay. F-22 phải ở trong cự li 20-30km thì các radar này mới có khả năng phát hiện, nguồn tin khẳng định.

(vtc news)

>> Vì sao Trung Quốc xây đường sắt cao tốc qua Việt Nam?




Để nâng cao khả năng giao thương giữa các tỉnh miền phía Nam, ngày 21/1 Trung Quốc đã công bố kế hoạch xây dựng hệ thống đường sắt cao tốc từ khu tự trị Choang, Quảng Tây tới Singapore, trong đó có đoạn đi qua Việt Nam.

Sự hình thành của “Con đường tơ lụa sắt”

Tại Hội nghị các bộ trưởng Giao thông - Vận tải ASEAN lần thứ 6 ở Brunei hồi tháng 10/2000, các nước trong khu vực và Trung Quốc đã thông qua tuyến đường đi qua bảy nước. Theo đó, tại Việt Nam sẽ có hai đoạn nằm trong dự án hệ thống đường sắt cao tốc.

Một là tuyến nối TP.HCM với Lộc Ninh sang Campuchia, có chiều dài khoảng 130km, đang được nghiên cứu xây dựng theo khổ đường sắt 1m, có 12 ga, với điểm đầu là ga Dĩ An ở Bình Dương và điểm cuối là ga biên giới Hoa Lư. Dự kiến tổng mức đầu tư khoảng 3.918 tỷ đồng. Tuyến đường sắt thứ hai là Vũng Áng - Mụ Gia, Hà Tĩnh với Lào. Tuyến này có chiều dài khoảng 119km, khổ đường 1m, với 12 ga, 7 hầm và 24 cầu, tổng mức đầu tư khoảng 4.523 tỷ đồng.

Hệ thống đường sắt cao tốc nêu trên có tổng chi phí trên 3 tỷ USD sẽ băng ngang qua lãnh thổ Việt Nam. Trong giai đoạn đầu tiên, sẽ được khởi công từ giữa năm 2011, tuyến đường này sẽ nối thủ phủ Nam Ninh của tỉnh Quảng Tây với thành phố Bình Hương của tỉnh Giang Tây, ở gần biên giới Trung - Việt.

Kế hoạch lớn của ASEAN là hy vọng hệ thống đường sắt cao tốc sẽ tạo ra một tuyến đường nhiều hướng vươn tới Trung Quốc. Trong bối cảnh những nền kinh tế châu Á mong muốn hợp tác thương mại với các nước trong khu vực nhiều hơn là với phương Tây để phát triển kinh tế trong tương lai, thì đây là một kế hoạch lớn có thể biến khu vực ASEAN thành một trung tâm kinh tế có khả năng vận chuyển dễ dàng.

Mục đính chính của “Con đường tơ lụa sắt”

Tờ China Daily dẫn nguồn tin từ Ủy ban Cải cách Phát triển, cho biết tuyến đường sắt cao tốc trên là ưu tiên hàng đầu của chính quyền Nam Ninh trong 5 năm tới, sẽ làm tăng lượng trao đổi thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN.

Với mục đích chính là nâng cao khả năng giao thương giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, Bắc Kinh cũng đặt nhiều hy vọng vào việc củng cố vị thế ở khu vực này. Trang mạng FastCompany nhận định Bắc Kinh thông báo tin xây dựng tuyến đường sắt cao tốc vào thời điểm Trung Quốc và Nhật Bản đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực, đặc biệt là đối với Việt Nam.

Báo này cũng cho rằng trong bối cảnh Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa kết thúc, rõ ràng là Trung Quốc muốn duy trì vị trí thống lĩnh của mình trong khu vực, cho dù không phải là thành viên chính thức của hiệp hội này.
(vtc news)

Thứ Hai, 24 tháng 1, 2011

>> Hải quân Thái Lan lạc hậu với tàu ngầm



Hải quân Thái Lan không có nhiều kinh nghiệm làm việc với tàu ngầm.

Hải quân Hoàng gia Thái Lan (RTN) muốn mua 2 tàu ngầm đã qua sử dụng với mức giá khoảng 6 – 7 tỉ baht.

Quyết định này đã được đệ trình lên nội các để chờ phê chuẩn. Hải quân Thái Lan đã thành lập một ủy ban để nghiên cứu tính khả thi của dự án.

Các đặc điểm kỹ thuật của hai chiếc tàu ngầm này chưa được định rõ, nhưng Hải quân Thái Lan dự định sẽ mua tàu từ các nhà cung cấp châu Âu, có thể là Đức.

Hải quân Thái Lan nhấn mạnh đến nhu cầu sở hữu tàu ngầm bởi vì lính hải quân Thái Lan có rất ít kiến thức về công nghệ tàu ngầm, trong khi công nghệ này được nâng cấp liên tục

“Một số nước láng giềng còn thanh lý cả tàu ngầm vậy mà lính hải quân Thái Lan chưa khi nào được tiếp xúc với tàu ngầm. Chúng tôi vẫn lạc hậu về công nghệ tàu ngầm”, nguồn tin cho biết.

Hải quân Thái Lan nhận thấy rằng, hầu hết ngân sách quốc gia cần chi cho lĩnh vực kinh tế, vì thế lực lượng này sẽ đề xuất mua tàu ngầm đã qua sử dụng.

Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan, Đô đốc Kamthorn Phumhiran cho biết, chính phủ phải quyết định xem liệu có chi tiền cho kế hoạch mua tàu ngầm hay không. Dự án này là một phần của kế hoạch 10 năm nhằm tái biên chế lực lượng vũ trang.

Đô đốc Kamthorn cho biết thêm, họ cũng cần mua một hạm đội khinh hạm mới để thay thế số khinh hạm đã sử dụng 15 - 30 năm. Các khinh hạm hiện tại phải tiến hành sửa chữa nhiều lần.

Kế hoạch mua tàu ngầm nhận được sự ủng hộ của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva, người muốn Quân đội Thái Lan cải thiện khả năng tác chiến để đối phó với những đe dọa trong và ngoài nước.

Các Tư lệnh Lục quân, Hải quân và Không quân Thái Lan được yêu cầu chuẩn bị trình kế hoạch mua sắm vũ khí lên chính phủ chờ phê chuẩn. Nguồn tin còn cho biết thêm, các kế hoạch mua sắm vũ khí của Quân đội Thái Lan ước tính sẽ lên tới 400 tỷ baht.

(vtc news)

>> Triều Tiên triển khai tàu ngầm quái dị



Báo chí Hàn Quốc đưa tin, Triều Tiên đã bắt đầu triển khai loại bán tàu ngầm mới trang bị ngư lôi sản xuất trong nước.

Một nguồn thạo tin cho biết, Triều Tiên đã bắt đầu bí mật triển khai các tàu ngầm mới ở căn cứ hải quân Nampho. Ngay lập tức, Hải quân Hàn Quốc đã bắt đầu đẩy mạnh các biện pháp đối phó với "mối đe dọa" mới. Hiện nước này nghiên cứu xem loại tàu mới có thể trang bị loại ngư lôi nào.

Các hình ảnh vệ tinh chụp căn cứ Nampho cho phép xác định rằng, trong trang bị của hải quân Triều Tiên có các tàu kiểu này với tên Harmony-B.

Một bán tàu ngầm đời đầu của Triều Tiên.

Loại tàu này có chiều dài 17m, chiều rộng 4m, mạn phải lắp “các vật thể hình trụ” dài 4m có thể xem là các ống phóng lôi cỡ nhỏ.

Các nguồn tin cũng phỏng đoán rằng, các tàu này đã được cải tiến động cơ và hệ thống đạo hàng (dẫn đường hàng hải).

Các hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy có các tàu ngầm mẹ kiểu như Sea Diamond dài 32-35 m để vận chuyển các tàu ngầm này. Trong lực lượng hải quân của mình, Triều Tiên còn có tàu ngầm mẹ VEGA-1.

Các chuyên gia quân sự Hàn Quốc cho rằng, loại tàu có cấu tạo như thế có thể sử dụng để tấn công tàu chiến của Hàn Quốc.

Một chuyên gia quân sự Hàn Quốc cho biết, cuộc tập trận hải quân “cường độ cao” Mỹ - Hàn mới đây cũng có một mục đích là nghiên cứu các biện pháp phát hiện và ngăn chặn những cuộc tấn công của tàu ngầm này.

(vtc news)

>> Il-78 Midas và A330 MRTT 'đối đầu' ở Ấn Độ



Ấn Độ đang vận hành một phi đội gồm 6 máy bay tiếp nhiên liệu Il-78.

Đơn hàng mua máy bay tiếp nhiên liệu trị giá 2 tỷ USD của không quân Ấn Độ đang đi tới hồi kết với các nhà thầu tới từ Nga và châu Âu.

Theo tạp chí quốc phòng India Strategic, hai mẫu máy bay Il-78 Midas của Nga và A330 MRTT của Airbus là đối thủ cạnh tranh cho hợp đồng đặt mua sáu máy bay tiếp nhiên liệu của không quân Ấn Độ (IAF).

Trước đó, mẫu máy bay mới của Boeing – thế hệ tiếp theo của Boeing 747 cũng được coi là một đối thủ tiềm năng. Tuy nhiên, Boeing đã không kịp nộp hồ sơ thầu vào hạn cuối là ngày 12/1. Theo các chuyên gia, những rắc rối trong hợp đồng chế tạo 179 máy bay tiếp liệu với không quân Mỹ nên Boeing đã bỏ qua vụ thầu trên.

Theo ước tính, hợp đồng mua máy bay của Ấn Độ trị giá 2 tỷ USD.

A330 MRTT được chế tạo dựa trên nguyên mẫu máy bay thương mại A330.

Không quân Ấn Độ đang vận hành một phi đội gồm 6 máy bay tiếp nhiên liệu Il-78 của Nga. Tuy nhiên, phía Ấn Độ tỏ ra không hài lòng với dịch vụ hậu mãi của Nga và gặp nhiều trở ngại trong việc mua phụ tùng thay thế và chi phí bảo dưỡng đắt.

Máy bay A330 MRTT (máy bay vận chuyển nhiên liệu đa nhiệm) được EADS sản xuất dựa trên mẫu máy bay thương mại A330. Trong hợp đồng thắng thầu, EADS sẽ chuyển giao chiếc A330 MRTT đầu tiên sau 3 năm và 5 chiếc còn lại trong vòng 15 tháng sau đó.

(vtc news)

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

>> Ấn Độ đặt phi đội máy bay trinh sát giáp Pakistan



Ngày 17/1, Hải quân Ấn Độ đã biên chế phi đội máy bay không người lái thứ hai tại căn cứ hải quân Porbander, nhằm thực hiện nhiệm vụ trinh sát.

Tiến sĩ Kamla, Thủ hiến bang Gujarat, đã chủ trì lễ biên chế phi đội máy bay không người lái thứ hai của Hải quân Ấn Độ tại căn cứ hải quân Porbander.
Nhiệm vụ chính của phi đội là tiến hành các nhiệm vụ tuần tra và trinh sát trên biển. Phi đội được biên chế hai loại máy bay không người lái (UAV) do Israel sản xuất, gồm Searcher và Heron.

Biên chế một phi đội máy bay không người lái của hải quân ở Porbander trở nên rất quan trọng, vì thị trấn duyên hải này gần với Pakistan và là cơ sở của một căn cứ hải quân và không quân.

Vị trí căn cứ Hải quân ở Porbander, Ấn Độ.

Hải quân Ấn Độ là một trong những lực lượng hải quân tinh nhuệ trên thế giới. Việc triển khai các phi đội máy bay không người lái để thực hiện nhiệm trinh sát và giám sát trên biển.

Phát ngôn viên của Hải quân Ấn Độ phát biểu với báo giới: “Mỗi UAV sẽ được trang bị hệ thống radar, máy ảnh, các thiết bị thông tin liên lạc và tình báo, dựa vào đặc tính của các nhiệm vụ trinh sát trên không được tiến hành dọc bờ biển bang Gujarat”.

UAV Heron.

Khi UAV thực hiện nhiệm vụ, nó sẽ được điều khiển bằng bộ điều khiển lắp đặt trên bờ biển. Đồng thời, tất cả các dữ liệu thu thập được bao gồm cả hình ảnh, âm thanh và những dữ liệu khác sẽ được chuyển trực tiếp vào bờ, nơi đặt bộ điều khiển.

Dựa trên các dữ liệu nhận được từ UAV gửi về, Hải quân Ấn Độ sẽ đối sách thích ứng sau khi phân tích mức độ nhạy cảm của vấn đề, phát ngôn viên hải quân cho biết thêm.
(vtc news)

>> Thực hư quanh chuyện dỡ cột mốc cũ ở biên giới Việt - Trung



Bài viết liên quan đến việc Trung Quốc đào cột mốc biên giới Việt - Trung theo Công ước Pháp - Thanh (1887) đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.

Một bài bài viết đăng trên mạng Hoàn Cầu (Trung Quốc) với nội dung và hình ảnh liên quan đến việc thu hồi các cột mốc biên giới cũ có từ sau Công ước Pháp - Thanh đã dược dịch ra tiếng Việt, đăng tải trên internet. Tuy nhiên, bài viết phản ánh thông tin không chính xác về biên giới, lãnh thổ, không giúp độc giả có cái nhìn rõ ràng và khách quan nhất về tình hình cắm mốc biên giới hiện nay.

Thậm chí, một số phần tử chống đối lợi dụng thông tin chưa đầy đủ, thiếu chính xác trên và sự thiếu thông tin của người dân để tung tin đồn thất thiệt. Một số bài viết và ý kiến cho rằng Trung Quốc đã có hành vi xâm phạm trắng trợn chủ quyền biên giới Việt Nam, còn phía Việt Nam không có động thái phản ứng nào, thậm chí còn giúp phía vận chuyển cột mốc về bảo tàng của Trung Quốc.

Vậy thực hư của vấn đề này ra sao?


Chuyển cột mốc lên vị trí cắm. Ảnh: ngoaivuhagiang.gov.vn.



Một cột mốc Pháp - Thanh. Ảnh: internet


Lịch sử cột mốc theo Công ước Pháp - Thanh

Công ước Pháp - Thanh 1887 hay còn có tên là Công ước Constans 1887 được thực hiện giữa Pháp và nhà Thanh nhằm thi hành Điều khoản 3 của Hòa ước Thiên Tân 1885 mà hai bên đã ký năm 1885. Nội dung của công ước này nhằm phân chia lại đường biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Quốc. Đây cũng là một tiền đề lịch sử để cả Việt Nam và Trung Quốc lấy làm mốc trong công tác phân định biên giới sau này.

Theo Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (ký kết ngày 30/12/2009), hai nước sẽ tiến hành thay thế nhiều cột mốc cũ bố trí theo Công ước Pháp - Thanh 1887.

"Hệ thống mốc giới này chưa thực sự khoa học và có nhiều điểm hạn chế như: các mốc được đánh số theo từng đoạn nhỏ liên tục, không theo một hướng thống nhất, đoạn thì đánh từ Đông sang Tây, đoạn thì đánh từ Tây sang Đông, mẫu thiết kế và kích thước mốc không thống nhất trên toàn tuyến, nội dung chữ khắc trên mốc giữa các đoạn không giống nhau, khoảng cách giữa các mốc giới trên toàn tuyến phân chia không đều nhau…

Mặt khác trải qua hơn 100 năm tồn tại với những biến động của thời gian, thời tiết, biến cố lịch sử, một số mốc giới đã bị hư hỏng, mất mát, thậm chí bị xê dịch không còn phù hợp với tình hình thực tế".

Nguyên nhân thay thế do có cột mốc đã bị hư hại theo thời gian, có cột mốc bố trí không khoa học...

Ngày 20/9/2010, Bộ chỉ huy Biên phòng, Sở Ngoại vụ tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Ban ngoại vụ - Kiều vụ huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc) cùng lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới và chính quyền địa phương hai nước tiến hành dỡ bỏ đập Pạc Chì nằm trên suối biên giới Bá Kết, khu vực mốc Quốc giới 111, thuộc thôn Cốc Phương, xã Bản Lầu, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.

Theo Biên bản Hội đàm ký ngày 27/4/2010 giữa Đoàn đại biểu Uỷ ban liên hợp biên giới hai nước Việt Nam - Trung Quốc và Biên bản Hội đàm ký ngày 26/6/2010 giữa Sở ngoại vụ và Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Lào Cai với Ban Ngoại vụ - Kiều vụ huyện Hà Khẩu (tỉnh Vân Nam, Trung Quốc):

Đập Pạc Chì (tổng chiều dài 29,8m, mặt rộng 2,5m, chiều cao 1,5 m và mái nghiêng ra đến chân đập 3m) sau khi phân giới đã quy thuộc về Việt Nam 9,8 m chiều dài đập. Trước đó, trên toàn tuyến biên giới Lào Cai cũng đã tiến hành triển khai dỡ bỏ mốc cũ có từ Công ước Pháp - Thanh 1887 (Việt Nam dỡ bỏ móc mốc chẵn, Trung Quốc dỡ bỏ mốc lẻ).

Như vậy, cả Việt Nam và Trung Quốc đều nắm giữ 1/2 số lượng cột mốc cũ và không có chuyện Trung Quốc “âm thầm” gỡ bỏ cột mốc mà không thông báo cho Việt Nam như một số trang mạng đưa.

Việt Nam, Trung Quốc đều có triển lãm cột mốc

Đồng thời với việc thu hồi, cả 2 nước đều tiến hành triển lãm các cột mốc cũ, khác với những thông tin không chính xác lan truyền trên internet theo đó, chỉ Trung Quốc mới tổ chức triển lãm các cột mốc.

Tại Việt Nam, triển lãm lần đầu tiên tổ chức ngày 7/4/2009 có tên "Việt - Trung biên giới hòa bình, hữu nghị", giới thiệu gần 300 tư liệu, hiện vật về công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền giữa hai nước.

Triển lãm do Cục Thông tin Đối ngoại (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Bảo tàng Biên phòng, Cục Chính trị (Bộ Tư lệnh Biên phòng) và Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) phối hợp, diễn ra tại 45 Tràng Tiền (Hà Nội).

Triển lãm thứ hai diễn ra từ ngày 6/10/2009, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Bảo tàng cách mạng Việt Nam với tên gọi “Công tác Biên giới lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.



Ảnh trưng bày tại triển lãm "Việt - Trung biên giới hòa bình, hữu nghị" ngày 7/4/2009. Ảnh: Vnexpress.



Cột mốc tại triển lãm “Công tác Biên giới lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” ngày 6/10/2009. Ảnh: Bienphong.com.vn


Có thể nhận thấy, Ủy ban Biên giới quốc gia Việt Nam đã tổ chức những hoạt động hết sức công khai, minh bạch về tình hình biên giới, lãnh thổ và quá trình cắm mốc phân định chủ quyền. Việc thu hồi cột mốc cũ (cắm từ Công ước Pháp - Thanh) để làm hiện vật bảo tàng là hoàn toàn bình thường, và cả hai nước đều đã làm.

Biên giới Việt - Trung hiện tại được phân định bởi 1.970 cột mốc đã ghi rõ trong Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc và không có gì thay đổi.
Theo Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được ký kết ngày 30/12/2009 thì:

- Hai bên đã cắm 1.970 cột mốc, bao gồm 1.627 cột mốc đơn, 232 cột mốc đôi và 111 cột mốc ba. Trong các cột mốc giới đơn chính, cột mốc mang số mốc lẻ do phía Trung Quốc cắn, cột mốc mang số mốc chắc do phía Việt Nam cắm.

- Trong các cột mốc giới đôi và cột mốc giới ba, các cột mốc nằm trong lãnh thổ Việt Nam do phía Việt Nam cắm, các cột mốc nằm trong lãnh thổ Trung Quốc do phía Trung Quốc cắm.

"Hệ thống mốc giới này chưa thực sự khoa học và có nhiều điểm hạn chế như: các mốc được đánh số theo từng đoạn nhỏ liên tục, không theo một hướng thống nhất, đoạn thì đánh từ Đông sang Tây, đoạn thì đánh từ Tây sang Đông, mẫu thiết kế và kích thước mốc không thống nhất trên toàn tuyến, nội dung chữ khắc trên mốc giữa các đoạn không giống nhau, khoảng cách giữa các mốc giới trên toàn tuyến phân chia không đều nhau…

Mặt khác trải qua hơn 100 năm tồn tại với những biến động của thời gian, thời tiết, biến cố lịch sử, một số mốc giới đã bị hư hỏng, mất mát, thậm chí bị xê dịch không còn phù hợp với tình hình thực tế".
(vtc news)

>> Điểm mặt các vũ khí hạng nặng Mỹ đang bố trí tại châu Á



- Các loại vũ khí tấn công chiến lược của Mỹ gồm máy bay F-22, B-52, B-1B, B-2, B-3, tàu ngầm nguyên tử, tàu sân bay nguyên tử USS George Washington, Carl Vinson v.v… đã, đang và sẽ tập trung bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đang tạo vòng kiềm tỏa đối với Trung Quốc và ảnh hưởng lớn đến an ninh khu vực.




Mạng Cri - "World News" đưa tin, những năm gần đây, cùng với việc quân đội Mỹ đẩy nhanh các bước “hướng Đông” trọng tâm chiến lược toàn cầu, các loại vũ khí tấn công chiến lược của quân đội Mỹ cũng bắt đầu được điều động liên tục tới khu vực Tây Thái Bình Dương.

Có thể việc Trung Quốc nghiên cứu chế tạo máy bay thế hệ thứ 5 đã phá vỡ thế cân bằng chiến lược quân sự ở Tây Thái Bình Dương, nhưng trước tiên chính Mỹ đã chủ ý đến và làm thay đổi quy tắc trò chơi.

F-22 tiếp tục xâm nhập Đông Á

Khi báo chí đang xôn xao về máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Trung Quốc, ngày 7/1/2011 Không Quân Mỹ công bố: 15 máy bay tàng hình siêu âm F-22 sẽ được triển khai tạm thời tại căn cứ Kadena của quân Mỹ ở tỉnh Okinawa, Nhật Bản. Tin cho biết, kể từ năm 2007 đến nay, đây là lần thứ 5 quân đội Mỹ bố trí tạm thời máy bay F-22 tại Okinawa.

Thời gian bố trí lần này là 4 tháng. Không quân Mỹ cho biết, việc triển khai tạm thời lần này "là để làm nổi bật sự tham gia của Mỹ đối với (công việc phòng vệ của) đối tác quan trọng Nhật Bản, thể hiện quyết tâm bảo đảm ổn định và an ninh của quân đội Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương".

Máy bay tàng hình siêu âm F-22 của Không quân Mỹ


Các nhà phân tích cho rằng, với tư cách là lực lượng đột kích không chiến của quân Mỹ, máy bay chiến đấu F-22 xuất hiện thường xuyên ở Okinawa, nhằm hình thành sự răn đe chiến lược đối với các nước có liên quan, tiến tới đặt nền tảng cho việc giành lấy quyền kiểm soát châu Á-Thái Bình Dương cho quân đội Mỹ.

Dựa vào tính năng tàng hình và khả năng tuần tra siêu âm của F-22, dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu, F-22 có thể xuyên thẳng tung thâm lục địa châu Á, thực hiện nhiệm vụ của hệ thống tấn công phòng không, trung tâm chỉ huy và trung tâm chính trị.

Tháng 1/2009, 12 máy bay F-22 lần đầu tiên đóng tại Căn cứ không quân Andersen ở Guam. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với việc tăng cường ưu thế sức mạnh quân sự cho Quân đội Mỹ. So với căn cứ Kadena, Guam cách lục địa châu Á xa hơn, ở mức độ lớn có thể tránh được sự tấn công của không quân các nước châu Á.


Máy bay ném bom chiến lược B-1B


Dưới sự chi viện của máy bay tiếp dầu trên không, máy bay F-22 có hành trình gần 4.000 km lại có thể độc lập trực tiếp xâm nhập, trực tiếp tấn công các mục tiêu mặt đất ở lục địa châu Á, từ đó tạo ra ưu thế đối với các nước châu Á.

Ngoài F-22, ba loại máy bay ném bom chiến lược của quân Mỹ gồm B-52, B-1B, B-2 hiện nay đều được bố trí tại căn cứ Không quân Andersen trên đảo Guam. Máy bay ném bom chiến lược với khả năng tấn công tầm xa luôn là vũ khí tác chiến lợi hại quan trọng của Quân đội Mỹ.

Chẳng hạn máy bay ném bom chiến lược B-2 có thể bay liên tục 12.000 km mà không cần tiếp thêm nhiên liệu, có thể mang theo vài chục quả bom dẫn đường chính xác hoặc 8 tên lửa hành trình. Ngoài ra, máy bay ném bom mới B-3 đang được quân đội Mỹ phát triển, cũng có thể sẽ được điều đến Guam.

Quân đội Mỹ từng cho biết, máy bay ném bom chiến lược này có thể mang theo một lượng lớn bom đạn, có thể triển khai hành động 24/24 giờ trong bất kỳ thời tiết nào.

Theo kế hoạch của Không quân Mỹ, B-3 sẽ ra đời vào năm 2018. Các nhà phân tích cho rằng, máy bay ném bom chiến lược và máy bay chiến đấu F-22 đồng thời hiện diện tại khu vực Tây Thái Bình Dương sẽ tăng cường rất lớn cho quân Mỹ khả năng can dự nhanh đối với các vấn đề của châu Á-Thái Bình Dương.

Máy bay ném bom chiến lược B-1B


Trên biển, Mỹ bố trí nhiều tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng nguyên tử tại khu vực Đông Á, đã tạo ra thế bao vây ngăn chặn Hải quân Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương.

Năm 2001, quân đội Mỹ đã thành lập Trung đội tàu ngầm số 15 tại căn cứ hải quân Apra trên đảo Guam, tiếp theo đó trang bị 3 tàu ngầm tấn công nguyên tử "Los Angeles", chúng luôn có khả năng rình rập xung quanh Eo biển Đài Loan, tiến hành do thám dưới nước.

Năm 2008, tàu ngầm nguyên tử trang bị tên lửa hành trình "Ohio" của Mỹ cũng được kéo vào quân cảng Apra. Là tàu ngầm được trang bị nhiều tên lửa hành trình nhất thế giới, tàu ngầm "Ohio" có thể được trang bị 154 quả tên lửa hành trình "Tomahawk", khả năng tấn công chỉ đứng sau hạm đội tàu sân bay.

Chỉ huy tàu ngầm "Ohio", Thượng tá Hale từng khoe rằng, chỉ cần từ tây Guam đi vài trăm km, tàu “Ohio” sẽ có thể tiến hành uy hiếm tầm xa đối với khu vực Eo biển Đài Loan.


Máy bay ném bom chiến lược B2


Cuối tháng 9/2010, quân cảng Apra ở Guam đã đón tiếp một “bảo kiếm” trong đội ngũ tàu ngầm nguyên tử của hải quân Mỹ, đó là tàu ngầm tấn công nguyên tử tiên tiến nhất "Hawaii" lớp Virginia.

Tàu ngầm nguyên tử này có thể lặn sâu tới 243 m, mang theo 24 quả ngư lôi nặng 2 tấn, có thể phóng tên lửa hành trình "Tomahawk". Các nhà phân tích cho rằng, với khả năng trinh sát và cơ động gần bờ mạnh, khi đến chốt giữ tại đây, tàu ngầm nguyên tử này sẽ trở thành một “người lính” bao vây, phong tỏa và do thám các loại tin tức ở vùng biển xung quanh Trung Quốc.

“Nhóm tàu sân bay” có thể đến châu Á-Thái Bình Dương

Ngay từ năm 2004, cựu Tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ Fargo đã đề nghị, tăng cường 1 tàu sân bay thường trú lâu dài ở một nơi nào đó tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương giữa Hawaii và Guam, nhằm duy trì một trạng thái “sẵn sàng chiến đấu cao”.


Máy bay ném bom chiến lược B-52


Trong năm 2010 vừa qua, khái niệm “nhóm tàu sân bay” từ 2 – 3 tàu sân bay, thực sự đã làm căng thẳng “dây thần kinh” an ninh của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Tàu sân bay USS George Washington đóng tại Yokosuka, Nhật Bản đã liên tục tiến hành tập trận với 2 đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản trong năm 2010. Sau khi tình hình bán đảo Triều Tiên lại rơi vào tình trạng căng thẳng bởi sự kiện đấu pháo đảo Yeonpyeong, Hải quân Mỹ đã liên tiếp phát đi tín hiệu tăng cường tàu sân bay tới châu Á-Thái Bình Dương.

Báo chí Mỹ gần đây cho biết, hạm đội tàu sân bay Carl Vinson (có kế hoạch thay thế tàu USS George Washington đang được nghỉ ngơi, tu sửa) đã đến vùng biển Okinawa. Tàu Carl Vinson sẽ tổ chức tập trận chung với Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản và Hải quân Hàn Quốc.


Ý tưởng máy bay ném bom chiến lược B-3


Các nhà quan sát cho rằng, Mỹ giỏi đánh “con bài tàu sân bay”, động thái phức tạp này chủ yếu là để uy hiếp tinh thần, nhằm khẳng định rằng, không thể thách thức địa vị bá chủ của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương.
“Ba tác hại” do quân Mỹ bày binh bố trận ở Đông Á

Các nhà phân tích cho rằng, quân đội Mỹ “gươm súng sẵn sàng” ở khu vực Đông Á đã gây ra tác hại đối với tình hình an ninh khu vực này:

Một là, làm trầm trọng hơn sự đối đầu quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các vấn đề điểm nóng tập trung ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Giải quyết những vấn đề này, các bên cần đối thoại và tham vấn.


Tàu ngầm tấn công nguyên tử "Hawaii"


Mỹ muốn thông qua sức ép vũ lực để tìm cách giải quyết vấn đề, đặc biệt là trực tiếp bố trí vũ khí tấn công chiến lược ở tiền duyên các điểm nóng, cho thấy quyết tâm sẵn sàng can dự bất cứ lúc nào, điều này không chỉ bất lợi cho giải quyết vấn đề, mà còn làm tăng khả năng xảy ra xung đột.

Hai là, có thể gây ra cuộc chạy đua vũ trang mới trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Hiện nay, khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn tồn tại các vấn đề như tranh chấp biên giới, lãnh thổ và tranh giành quyền lợi biển.

Mỹ tăng cường bố trí quân sự tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ làm gia tăng sức ép quân sự đối với một số nước, thúc đẩy những nước này đẩy nhanh phát triển sức mạnh quân sự của mình.


Tàu sân bay nguyên tử USS George Washington

Ba là, đã làm tăng sự ngờ vực giữa một số nước. Quân đội Mỹ tiến hành “bố trí tiền duyên” ở châu Á-Thái Bình Dương, ngoài việc điều động tập trung các loại vũ khí tiên tiến, còn tăng cường quan hệ đồng minh quân sự với một số nước đồng minh, biến họ thành căn cứ tiền duyên để Mỹ can dự vào các vấn đề khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Do có Mỹ đứng sau, những nước này sẽ thừa cơ phát triển sức mạnh quân sự và mở rộng lợi ích của họ, điều này sẽ làm sâu sắc hơn sự ngờ vực của một số nước, không có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

(vtc news)

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang