Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

>> Quân đội Iran sẽ bị hạ gục trong ba tuần ?

Các chiến lược gia của Lầu Năm Góc ước tính rằng, chỉ cần chưa đầy một tháng là Mỹ có thể “hạ gục” quân đội Iran nếu xung đột xảy ra.



>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)


Theo Bộ chỉ huy Trung ương Mỹ (CENTCOM), với các cuộc tấn công trên không và trên biển, Washington có thể phá hủy hoặc làm suy giảm đáng kể lực lượng vũ trang "cơ bản" của Iran trong khoảng ba tuần.

“Chúng tôi đã lên kế hoạch cho mọi tình huống và chỉ chờ quyết định cuối cùng của Tổng thống”, trung tá T.G Taylor, phát ngôn viên của CENTCOM cho hay.

Người phát ngôn này nhấn mạnh thêm: “Chúng tôi hành động theo chỉ thị của Bộ trưởng Quốc phòng và các lãnh đạo ở Washington DC. Vì vậy, bất kỳ chỉ thị nào họ đưa ra, đó là những gì chúng tôi sẽ thực hiện”.


http://nghiadx.blogspot.com
Các chiến lược gia của Lầu Năm Góc ước tính, chỉ cần chưa đầy một tháng là Mỹ có thể “hạ gục” quân đội Iran nếu xung đột xảy ra. Ảnh minh họa: RT.

Không chỉ dừng lại ở những tuyên bố hùng hồn, những tuần gần đây, quân đội Mỹ không ngừng tăng cường hiện diện quân sự gần Iran trong bối cảnh căng thẳng về vấn đề hạt nhân giữa Tehran với Washington và Tel Aviv ngày càng leo thang.

Hải quân Mỹ vừa đưa hai tàu sân bay và một số tàu dò phá mìn tới gần Iran. Không quân Mỹ gần đây cũng triển khai một số máy bay chiến đấu F-22 Raptor đến một căn cứ ở Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Loạt động thái này lập tức vấp phải sự phản ứng dữ dội từ phía Iran. Theo họ, sự tăng cường hiện diện của quân đội Mỹ đe dọa trực tiếp đến sự ổn định của khu vực.

Tuy nhiên, bất chấp mọi phản ứng của quốc gia Hồi giáo, Mỹ còn dự tính triển khai một “căn cứ nổi” ở vịnh Pécxich. Đây là một chiếc tàu chở hàng có tên USS Ponce được chuyển đổi mục đích sử dụng thành "căn cứ bán cố định", hỗ trợ cho các chiến dịch của quân đội Mỹ. Theo kế hoạch, USS Ponce sẽ được trang bị trực thăng và tàu cao tốc.

Không chỉ vậy, Lầu Năm Góc còn tăng cường huấn luyện những binh sĩ của các nước đồng minh trong khu vực thành những đội quân tinh nhuệ. Ngoài ra, một đội biệt kích thuộc Hội đồng đặc nhiệm chung vùng Vịnh cũng có thể được điều động đến khu vực này khi tình hình căng thẳng gia tăng.

Theo giới phân tích quân sự, những kế hoạch này được vạch ra nhằm đối phó với khả năng Iran tấn công quân đội Mỹ tại vùng Vịnh hoặc viễn cảnh quốc gia Hồi giáo chặn eo biển Hormuz, tuyến đường huyết mạch để vận chuyển dầu.

Bên cạnh đó, CENTCOM cũng cho biết, khoảng 125.000 binh sĩ Mỹ cũng đã tiến sát Iran. Phần lớn trong số binh sĩ này, khoảng 90.000 người, đã được triển khai trong hoặc xung quanh Afghanistan. 20.000 binh sĩ khác được đưa đến khu vực cận Đông và khoảng từ 15.000 đến 20.000 phục vụ trên các tàu hải quân Mỹ.

Tuy nhiên, theo giới chức Mỹ, các mối đe dọa quân sự chỉ là một phần trong nỗ lực gia tăng sức ép với quốc gia Hồi giáo. Washington cho hay, họ sẽ chỉ sử dụng vũ lực khi các biện pháp trừng phạt kinh tế thất bại và giờ đây, họ dồn mọi áp lực kinh tế lên Tehran.

Ngày 1/5 vừa qua, Tổng thống Obama ký một văn bản trao thêm quyền lực cho Bộ Tài chính Mỹ nhằm siết chặt các lệnh cấm vận tài chính với Iran.

Bên cạnh đó, Washington còn gây sức ép buộc các đồng minh cùng tham gia vào nỗ lực siết chặt nền kinh tế Tehran. Theo tờ Wall Street Journal, sau nhiều lần khước từ thì cuối cùng Ấn Độ cũng phải chấp thuận yêu cầu của Mỹ, theo đó, giảm ít nhất 15% lượng nhập khẩu dầu Iran trong năm tài khóa này.

Theo nguồn tin trên, Chính phủ Ấn Độ yêu cầu hai công ty gồm công ty quốc doanh Mangalore Refinery & Petrochemicals Ltd. và công ty tư nhân Essar Oil Ltd., giảm nhập khẩu dầu Iran từ nay đến tháng 3/2013 theo đề nghị của Mỹ.

Động thái trên cùng với thực tế số liệu sản lượng dầu Iran rơi xuống mức thấp nhất 20 năm, cho thấy nỗ lực cấm vận dầu Iran của Mỹ bắt đầu có hiệu quả.

Theo giới quan sát, Ấn Độ buộc phải chấp nhận yêu cầu của Mỹ bởi các cơ sở lọc dầu của Ấn Độ khó được tiếp cận nguồn vốn bằng USD và khó khăn hơn trong việc nhận được bảo hiệm vận chuyển dầu từ Iran.

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2012

>> Lễ nhậm chức Tổng thống của Putin

Buổi lễ nhậm chức Tổng thống Nga của ông Vladimir Putin vừa kết thúc, sau khi bắt đầu lúc 11h Moscow (tức 14h theo giờ Việt Nam), được tường thuật trực tiếp trên 6 kênh truyền hình Nga.


Buổi lễ diễn ra bên trong và xung quanh điện Kremlin và kéo dài gần hai tiếng. Các hoạt động chính của lễ nhậm chức diễn ra khá đơn giản, hoàn tất trong một giờ. Ông Putin được trao các biểu tượng cho quyền lực Tổng thống như cờ, huy hiệu và một bản Hiến pháp Nga và va ly hạt nhân.

Buổi lễ bắt đầu bằng việc duyệt đội danh dự. Sau đó, ông Putin tuyên thệ ngắn gọn rằng sẽ phục vụ tổ quốc. Ông tuyên bố: “Với quyền lực của Tổng thống Liên bang Nga, tôi xin thề tôn trọng và bảo vệ quyền lợi và sự tự do của nhân dân”.

Cuối buổi lễ là 30 loạt đại bác, đánh dấu sự khởi đầu cho nhiệm kỳ mới của ông Putin.



http://nghiadx.blogspot.com


Buổi lễ ước tính tốn 26 triệu ruble (tương đương 18 tỉ đồng) với 3.000 quan khách tham dự là các lãnh đạo bộ, ngành, các thống đốc, nhà ngoại giao… Đáng chú ý là có cả sự góp mặt của cựu Thủ tướng Italy Berlusconi, cựu Tổng bí thư Gorbachev...

Tham gia buổi lễ, họ được phục vụ rất nhiều cao lương mĩ vị và tất nhiên không thể thiếu rượu vodka, champagne…



Tường thuật trực tiếp lễ nhậm chức.


Tiểu sử tân Tổng thống Nga

Ông Vladimir Putin sinh ngày 7/10/1952 trong gia đình công nhân tại Leningrad (từ năm 1991 đổi tên thành Saint-Peterburg). Từ nhỏ, ông ham thích thể thao và ưa xem những bộ phim về các chiến sĩ tình báo.

Năm 1975, ông tốt nghiệp ngành Luật quốc tế tại ĐH Tổng hợp Quốc gia Leningrad. Theo sự phân công ông nhận công tác trong cơ quan an ninh quốc gia.

Năm 1984, ông học tập tại Trường Cao cấp của KGB (nay là Trường Tình báo đối ngoại), theo chuyên ngành các nước nói tiếng Đức.

Năm 1985, ông công tác tại CHDC Đức cho đến cuối năm 1989, làm Giám đốc Nhà Hữu nghị Xô-Đức ở Dresden.

Trở lại Saint-Peterburg, ông Putin thành cố vấn của Chủ tịch Hội đồng thành phố Anatoly Sobchak, người mà ông quen biết khi còn ở trường ĐH. Từ năm 1994 ông Vladimir Putin là phó Chủ tịch chính quyền Saint-Peterburg. Ở cương vị này, ông phụ trách các vấn đề liên quan đến thu hút đầu tư, hợp tác với các công ty nước ngoài và thành lập các công ty liên doanh.

Năm 1992 ông rời KGB với hàm trung tá quân dự bị.

Tháng 8/1996, ông chuyển đến Moscow, trở thành Phó của ông Pavel Borodin phụ trách công việc trong Phủ Tổng thống Nga, sau đó đứng đầu Cơ quan kiểm soát chính của Phủ Tổng thống Liên bang, thay thế người tiền nhiệm Aleksei Kudrin ở chức vụ này.

Tháng 7/1998, ông được chỉ định làm Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang, đồng thời từ tháng 3/1999 ông trở thành Thư ký Hội đồng An ninh Nga.

Đến tháng 8/1999, ông được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 31/12/1999, sau khi Tổng thống Nga đầu tiên Boris Yeltsin từ chức trước thời hạn, ông Vladimir Putin trở thành Quyền Tổng thống.

Ngày 26/3/2000, nhận được sự ủng hộ của 52,94% cử tri Nga, ông Vladimir Putin được bầu làm Tổng thống LB Nga.

Ông Putin nhậm chức nguyên thủ quốc gia ngày 7/5/2000.

Ngày 14/3/2004 ông Vladimir Putin tái đắc cử Tổng thống Nga nhiệm kỳ thứ 2 với 71,31% số phiếu cử tri.

Tháng 4/2008, ông được bầu làm Chủ tịch đảng “Nước Nga thống nhất”. Tuy nhiên ông Putin chưa bao giờ gia nhập đảng.

Ngày 7/5/2008 ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống Nga.

Từ ngày 8/5/ 2008 cho đến 6/5/2012 ông Putin là Thủ tướng Chính phủ Nga.

Mùa thu 2011 ông Vladimir Putin được đảng “Nước Nga thống nhất” giới thiệu tranh cử Tổng thống.

Trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 4/3/2012, ông Vladimir Putin giành chiến thắng với kết quả nhận được 63,6% phiếu bầu của cử tri Nga.

Ông Vladimir Putin là Tiến sĩ Kinh tế, thông thạo tiếng Đức và tiếng Anh,

Ông Putin là kiện tướng thể thao về võ Sambo và Judo, ưa thích môn trượt tuyết trên núi.

Ông Putin kết hôn và có hai người con gái. Thú cưng của gia đình là chú chó labrador được đặt tên là Koni.


Đây sẽ là nhiệm kỳ Tổng thống thứ ba của ông Putin trong vai trò Tổng thống. Lần này, nhiệm kỳ Tổng thống của ông Putin sẽ kéo dài 6 năm, thay vì 4 năm như trước kia.

Với sự trở lại của "người đàn ông quyền lực nhất nước Nga", nhiều người đặt câu hỏi Vladimir Putin của năm 2012 có gì khác so với hồi 2000-2008?

Câu hỏi này chỉ có câu trả lời xác đáng khi thế giới chứng kiến các quyết sách và hành động của ông Putin trong các động thái cụ thể.

Tuy nhiên, vẫn có điểm mọi người thấy ngay đó là mối quan tâm đặc biệt của ông Putin đối với châu Á trong chính sách đối ngoại hiện nay của mình.

Theo đó, trong nhiệm kỳ tới, Putin chắc chắn sẽ duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, củng cố vị thế của Moscow tại Trung Á, thu xếp những gì còn lại ở chiến trường Afghanistan sau khi Mỹ rút quân, ngăn ngừa một cuộc chiến hoặc khủng hoảng xảy ra tại bán đảo Triều Tiên, và hòa nhập hơn nữa vào mạng lưới Đông Á đầy sôi động về kinh tế.

Cùng lúc đó, ông Putin vẫn rất muốn củng cố vai trò của Nga tại châu Âu, đồng thời, ông không có vẻ gì là sẽ 'nhún nhường' Mỹ và NATO trong kế hoạch đặt hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Âu.

Loạt bài viết của ông Putin trước kỳ bầu cử có tiêu đề "Nước Nga và thế giới đang biến chuyển" đăng trên tờ Moscow News đã dội một gáo nước lạnh lên những người nào nghĩ rằng ông Putin sẽ có quan điểm mềm mỏng về một số vấn đề quốc tế then chốt trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ 3 tới đây.

Hệ quả là, một số nhà phân tích tin rằng sau khi Putin trở lại một cách ngoạn mục, họ sẽ lại nhìn thấy một nhân vật vẫn cứng rắn và không thỏa hiệp như vậy trên chính trường quốc tế như hai nhiệm kỳ trước đó của ông - từ năm 2000-2008.

>> Mỹ sẽ tấn công Nga và Trung Quốc ?

Không lực Mỹ tập dượt chiến thuật tấn công tầm siêu xa trong cuộc tập trận Operation Chimichanga.



http://nghiadx.blogspot.com
Các máy bay ném bom chiến lược siêu âm hạng nặng B-1B Lancer là lực lượng tấn công trong cuộc tập kích đường không tầm siêu xa. Ảnh: USAF

Trong cuộc tập trận quy mô lớn có mật danh Operation Chimichanga, Lầu Năm góc đã cho thế giới thấy một cuộc chiến tranh mới. Có thể, trong tương lai, đây sẽ là một trong phương thức tiến hành chiến tranh tiêu chuẩn của Mỹ.

Ngày 4/4/2012, Lầu Năm góc đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn, kết hợp mô hình hóa trên máy tính và sự tham gia của các máy bay thật từ Fort Yukon (Alaska). Trong cuộc tập trận mật danh Operation Chimichanga, Mỹ đã lần đầu tiên kiểm tra khái niệm tấn công tầm siêu xa có sử dụng tiêm kích thế hệ 5 F-22 và máy bay ném bom chiến lược siêu âm B-1B.

Kịch bản của Chimichanga gợi nhớ chiến dịch El Dorado Canyon năm 1986, khi một lực lượng 150 máy bay Mỹ đã thực hiện hành trình bay siêu xa và tấn công các mục tiêu quân sự và dinh thự của Tổng thống Libya Gaddafi.

Ngày nay, các vũ khí trang bị hiện đại hơn đã ra đời, trong đó có máy bay tàng hình, vũ khí chính xác cao uy lực mạnh và kinh nghiệm chiến dịch này đã được nghiên cứu điều chỉnh, hoàn thiện và phát huy trong cuộc tập trận Chimichanga.

Có thể nói rằng, các cuộc tấn công như thế sẽ trở thành phương thức chính để “trừng phạt” và tiêu diệt hạ tầng của các nước nhỏ, cũng như là phương thức hoàn toàn mới để giành ưu thế quân sự trong chiến tranh với các quốc gia nhỏ có quân đội mạnh và lãnh thổ trải dài.

Operation Chimichanga: Một kịch bản

Nhiệm vụ của cuộc tập trận Chimichanga là thực hiện cuộc tấn công bất ngờ choáng váng nhằm tiêu diệt hoặc làm suy yếu cơ bản phòng không đối phương, phá hủy các cơ sở hạ tầng quan trọng nhất, các bệ phóng tên lửa chiến lược/chiến dịch-chiến thuật, các tàu bè đang neo đậu… Theo ý đồ của giới quân sự Mỹ, cuộc tấn công sẽ mạnh mẽ và bất ngờ đến mức đối phương đơn giản là không kịp có sự kháng cự mạnh. Chính người Mỹ đã trải qua điều tương tự trong cuộc tấn công của Nhật nhằm vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng ngày 7/12/1941.

Mỹ dự định đạt được yếu tố bất ngờ nhờ các máy bay tiêm kích tàng hình F-22. Bản thân cuộc tấn công sẽ được tiến hành từ các sân bay nằm ở xa mục tiêu. Ví dụ, từ Fort Yukon đến Moskva theo đường chim bay là gần 6.400 km. Thoạt nhìn, đây là khoảng cách rất xa, tuy nhiên các cuộc tập trận bay xa 3.500-4.000 km đối với phi công tiêm kích lại là chuyện bình thường, chứ chưa nói đến máy bay ném bom chiến lược xuyên lục địa B-1B. Trong cuộc chiến tranh Libya năm 2011, các máy bay B-1B đã cất cánh từ một căn cứ không quân ở South Dakota và thực hiện các cuộc không kích trên lãnh thổ Libya, sau khi vượt qua quãng đường dài gần 9.000 km. Các máy bay ném bom tàng hình B-2 cũng thực hiện thủ đoạn tác chiến này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tiêm kích tàng hình F-22 Raptor "lĩnh ấn tiên phong" trong chiến thuật tấn công tầm siêu xa. Ảnh: aviationcorner.net)

Các máy bay B-2 không tham gia chiến dịch Chimichanga B-2, nhưng nếu phải tác chiến với một cường quốc hạt nhân như Nga hay Trung Quốc, thì các máy bay này nhất định sẽ được sử dụng, trước hết để tiêu diệt các bệ phóng cơ động và giếng phóng tên lửa đường đường đạn xuyên lục địa (ICBM).

Dấu hiệu đầu tiên cho thấy sự mở màn chiến dịch Chimichanga đối với đối phương sẽ là… những trái bom nổ trên các trận địa phòng không. Cuộc tấn công bất ngờ sẽ do các tiêm kích tàng hình F-22 Raptor thực hiện. Tùy thuộc tình hình, chúng sẽ tiến đến mục tiêu ở độ cao cực nhỏ (dưới 100 m) hay độ cao lớn (đến 15.000 m). Các mục tiêu sẽ bị phát hiện từ trước nhờ hệ thống vệ tinh trinh sát, cũng như bằng các sensor thụ động của F-22.

Các tiêm kích F-22 có thể mang 2 bom chính xác cao hạng nặng cỡ 450 kg JDAM GBU-32 hay 8 bom cỡ 130 kg SDB. Các máy bay mang bom hạng nặng sẽ tiêu diệt các mục tiêu kiên cố lớn: các sở chỉ huy quân đội, nhà máy điện, đường băng của các căn cứ không quân. Các máy bay mang bom SDB sẽ nhằm vào các radar và bệ phóng tên lửa phòng không.

Theo giới quân sự Mỹ, nhờ đặc tính tàng hình của F-22 và tầm bay xa của bom SDB (gần110 km), có thể tiêu diệt thậm chí các hệ thống tên lửa phòng không S-300 mà không chịu rủi ro quá lớn, chứ chưa nói đến các hệ thống tính năng kém hơn như Buk và Tor. Một trái bom SDB mang phần chiến đấu kiểu xuyên nặng 93 kg, có khả năng xuyên qua tấm bê tông dày 1 m và tiêu diệt mọi loại xe thiết giáp. Cần lưu ý là, độ dày của lớp bê tông kín bảo vệ các lò phản ứng hạt nhân vốn chỉ dày 1-1,5 m ở đa số các nhà máy điện hạt nhân.

Sau khi các tiêm kích F-22 thả bom và loại khỏi vòng chiến tất cả các phương tiện phòng không nguy hiểm, giai đoạn giành ưu thế trên không sẽ bắt đầu. Làn sóng không kích thứ hai gồm các tiêm kích F-22 và F-16 (trong tương lai các máy bay này sẽ được thay thế bằng F-35) sẽ tiêu diệt tất cả các máy tiêm kích đối phương vẫn tìm cách cất cánh được từ các sân bay bị hư hỏng. Song song, các tiêm kích F-16 sẽ kịp thời tiêu diệt các phương tiện phòng không “tỉnh giấc” hoặc còn lành lặn sót lại.

http://nghiadx.blogspot.com
Các mồi bẫy kéo theo như ALE-50 có khả năng ‘đánh lừa” các ngòi nổ radar thô sơ của tên lửa phòng không. Ảnh: RND

Để bảo vệ chống tên lửa phòng không và tiêm kích đánh chặn đối phương, Mỹ dự kiến sử dụng các tên lửa MALD làm nhiệm vụ mô phỏng tín hiệu radar của máy bay tiêm kích, cũng như các mồi bẫy kéo theo dạng như ALE-50 dùng để “đánh lừa” ngòi nổ radar của tên lửa khiến chúng kích nổ ở khoảng cách an toàn so với máy bay. Các máy bay F-22 và F-16 sẽ cô lập chiến trường đối với không quân đối phương và đồng minh đối phương, mở đường cho làn sóng thứ ba là các máy bay ném bom B-1B.

Các máy bay ném bom hạng nặng B-1B là lực lượng tấn công chủ lực của chiến dịch Chimichanga, có nhiệm vụ gây tổn thất nghiêm trọng cho quân đội và kinh tế đối phương. Nhờ có tốc độ bay cao và vũ khí chính xác cao, hoạt động chiến đấu của B-1B sẽ kết thúc rất nhanh chóng. Khi bay qua bên trên các mục tiêu, các máy bay ném bom B-1B sẽ rải xuống các quả bom uy lực rất cao cỡ 900 kg GBU-31, mỗi máy bay có thể mang 24 quả bom này.


http://nghiadx.blogspot.com
Các phương án mang vũ khí của máy bay ném bom B-1B. Ảnh: RND

GBU-31 có thể được trang bị phần chiến đấu độc đáo BLU-119/B, có khả năng xuyên qua các lớp bê tông dày nhiều mét và đốt cháy mọi thứ bên trong.

Nhờ có tác động lâu và nhiệt độ cao, loại bom này có hiệu quả cực kỳ cao khi tác chiến chống các kho vũ khí (kể cả vũ khí hóa học và sinh học), các sở chỉ huy ngầm, các cơ sở hạ tầng công nghiệp, các tòa nhà cao tầng...

Để tiêu diệt các mục tiêu đặc biệt “khó nhằn”, các máy bay F-16 và B-1B sẽ sử dụng các tên lửa hành trình tàng hình chính xác cao AGM-158 JASSM có tầm bắn 400 km (biến thể JASSM ER có tầm bắn 900 km). Nhờ vũ khí này, máy bay ném bom B-1B có thể trong một lần bay qua tiêu diệt đến 12 mục tiêu ở xa được phòng không mạnh bảo vệ.

http://nghiadx.blogspot.com
Các phương án trang bị vũ khí của máy bay ném bom B-2. Ảnh: RND

Cần lưu ý rằng, tên lửa JASSM được phát triển chuyên dùng để vượt qua các tuyến phòng không của các hệ thống tên lửa phòng không Liên Xô S-300, Tor và Buk mà hiện nay Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác đang được trang bị. Tên lửa được trang bị phần chiến đấu nổ phá uy lực mạnh 450 kg hoặc phần chiến đấu kiểu xuyên 108, có khả năng xuyên qua mấy mét bê tông và tiêu diệt bệ phóng tên lửa đường đạn nằm dưới mái che bê tông chẳng hạn.

Như vậy, với các tên lửa JASSM, một máy bay ném bom B-1B bay qua trên bầu trời Moskva có thể bắn phá các mục tiêu đến tận Nizhny Novgorod và Smolensk. Nếu sử dụng biến thể JASSM ER có tầm bắn xa hơn, B-1B sẽ có thể với tới Samara và Minsk (thủ đô Belarus).

Sau khi giải phóng hết các khoang bom, các máy bay ném bom sẽ quay trở về căn cứ xuất phát. Đồ dài chiến dịch Chimichanga không được nêu ra mà phụ thuộc vào quãng đường trên lãnh thổ đối phương mà các máy bay sẽ phải vượt qua. Ví dụ, cuộc tập kích đường không chiến dịch El Dorado Canyon chỉ kéo dài dưới 20 phút. Cuộc tấn công bất ngờ và choáng váng đến nỗi quân đội Gaddafi đã hầu như không có sự chống trả nào và Mỹ chỉ mất 1 trong 100 máy bay. Các máy bay đánh chặn Libya hoàn toàn không thể cất cánh, điều đó một lần nữa khẳng định sự cần thiết của việc tuần tra trên không liên tục của không quân phòng không.

Các phương án có thể

Chimichanga tổng hợp nhiều kinh nghiệm của các chiến dịch đường không tích lũy được từ thời Thế chiến II. Đa số các quốc gia sẽ không thể chống chọi nổi một cuộc tập kích của 50 tiêm kích F-22, 20-30 chiếc F-16 và gần 60 chiếc B-1B. Thậm chí các quốc gia có quân đội rất mạnh như Nga và Trung Quốc hiện nay cũng không sẵn sàng cho việc đánh trả một cuộc tấn công như thế. Đặc điểm của công tác hoạch định những chiến dịch như thể giảm thiểu tối đa nguy cơ rò rỉ thông tin vì các máy bay có thể tiếp cận khu vực tấn công từ mấy hướng, còn phi công sẽ chỉ được biết nhiệm vụ chiến đấu khi đã ở trên đường băng hay thậm chí khi đang bay trên không

http://nghiadx.blogspot.com
Radar 55Zh6-1 Nebo-UE. Ảnh: RND

Chúng ta hãy xem xét một kịch bản giả định của chiến dịch Chimichanga. Các khía cạnh chính trị của đòn đánh trả hạt nhân, chúng ta sẽ không để ý đến, cũng như khả năng Mỹ vô hiệu hóa tiềm lực hạt nhân của Nga bằng tên lửa hành trình, bom hạt nhân và vũ khí tấn công toàn cầu siêu vượt âm như AHW.

Như chúng ta đã thấy, các máy bay cất cánh từ lãnh thổ Mỹ phải bay qua quãng đường gần 7.000 km đến Moskva. Các máy bay ném bom B-1B và B-2 có thể vượt qua khoảng cách này mà không cần tiếp dầu trong vòng dưới 10 giờ đồng hồ. Ví dụ, trong cuộc tập trận ngày 4/4/2012, chúng đã thực hiện chuyến bay tầm xa dài 10 giờ (gần 9.000 km) và tấn công vào đối phương tưởng định. Các máy bay tiêm kích F-22 nạp đầy nhiên liệu có thể vượt qua quãng đường 3000 km, nghĩa là trên đường bay tiếp cận mục tiêu, chúng sẽ cần 2 lần tiếp dầu.

Tuy nhiên, các máy bay tiêm kích có thể cất cánh từ lãnh thổ Anh chẳng hạn như đã xảy ra trong chiến dịch El Dorado Canyon hoặc từ một nước châu Âu khác. Yếu tố đó sẽ rút ngắn 2 lần quãng đường bay của các máy bay tiêm kích.

Các máy bay ném bom cũng có thể tiến vào lãnh thổ Nga từ phía Bắc cực (các máy bay B-2 trong năm 2012 đã chứng minh thành công khả năng bay như vậy), còn các tiêm kích F-22 và F-16 có thể bay qua lãnh thổ các nước Baltic, vòng qua Thụy Điển. Ở khu vực này, các máy bay F-22 nằm dưới sự quan sát của vô số radar nên chắc chắn sẽ giảm độ cao bay xuống độ cao cực nhỏ.

Các tiêm kích siêu âm sẽ mất hơn 2 giờ để bay từ Anh đến Nga. Từ lãnh thổ Ba Lan, các máy bay tiêm kích sẽ bay đến Moskva trong vòng hơn 1 giờ một chút, còn từ lãnh thổ Gruzia là trong 1,5 giờ, từ Phần Lan là 1 giờ. Từ khi vượt biên giới quốc gia của Liên bang Nga cho đến khi bay trên Moskva, các máy bay F-22 chỉ mất có nửa giờ.

Các phương tiện phòng không Nga có thể hoạt động hiệu quả đến mức nào? Các hệ thống radar cảnh báo tấn công tên lửa mạnh nhất của Nga sẽ không phát hiện được F-22 vì chúng dùng để phát hiện các cuộc tấn công của tên lửa đường đạn.

Chỉ còn các trạm radar phòng không, chẳng hạn như 55Zh6-1 Nebo-UE vốn mới bắt đầu được trang bị cho các đơn vị phòng không Moskva từ năm 2009. Radar này có thể phát hiện tiêm kích có bề mặt tán xạ hiệu dụng 2,5 m2: bay ở độ cao 3.000 m từ cự ly 170 km và bay ở độ cao 500 m từ cự ly 70 km. Nhưng cái khó là ở chỗ, bề mặt tán xạ hiệu dụng, tức là độ bộc lộ, của F-22 ít nhất cũng nhỏ hơn thế 2 lần. Như vậy, các tiêm kích này có thể bay đến Moskva theo cách hạ thấp dần độ cao và vẫn không bị phát hiện.

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố rằng, một trong các nhiệm vụ của F-22 là tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không tầm xa. Tuy nhiên, chiến thuật tiêu diệt phòng không bằng tiêm kích F-22 được giữ bí mật do có liên quan đến các tham số mật về bề mặt tán xạ hiệu dụng.

Còn theo các chuyên gia của công ty Lockheed Martin, F-22 có thể an toàn tiếp cận hệ thống S-300 đến khoảng cách 24 km. Mà ta thì đã biết là tầm bay của bom SDB là gần 110 km, bởi vậy, F-22 có thể bất ngờ tiến vào không phận Moskva, thực hiện “cú nhảy” từ độ cao cực nhỏ lên độ cao lớn, rồi rải bom về hướng các trận địa radar và tên lửa phòng không. Có thể tiến hành ném bom cả từ độ cao trung bình 1.000-2.000 m. Trong trường hợp đó, phi công F-22 có thể nhanh chóng “nép mình sát mặt đất” khi có tên lửa phòng không phóng lên.

Tầm bắn của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU2 là 200 km, của tên lửa tiên tiến 40N6 của hệ thống S-400 là 450 km, nhưng đó là tầm bắn tối đa. Theo các chuyên gia quân sự Mỹ, trong điều kiện chiến đấu thực tế thì bắn tên lửa phòng không vào máy bay công nghệ cao từ cự ly hơn 70-100 km sẽ ít hiệu quả.

Nhưng thậm chí nếu giả thiết rằng, F-22 sẽ bị các phương tiện phòng không Nga phát hiện, thì chiếc tiêm kích tàng hình này vẫn có một luận chứng tiềm tàng hùng mạnh nữa là tên lửa hành trình tiên tiến dạng SMACM với tầm bắn 460 km và trọng lượng 113 kg - một chiếc F-22 có thể mang 4 quả SMACM trong các khoang trong thân. Khi tiếp cận mục tiêu, SMACM có thể trao đổi dữ liệu từ xa với máy bay mang, nên cho phép tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không đã bắt đầu chuồn khỏi các trận địa. Vũ khí loại này là mối đe dọa nghiêm trọng đối với bất kỳ hệ thống phòng không nào.

Sau khi chế áp phòng không và oanh kích các căn cứ không quân ở khu vực Moskva, các tiêm kích F-22 sẽ vẫn duy trì được ưu thế trên không trong vòng tối đa 15-20 phút, trong khi các máy bay ném bom sẽ tiêu diệt các mục tiêu đã lựa chọn và rút về hướng biên giới.


http://nghiadx.blogspot.com
Trong tương lai, các máy bay không người lái tiến công X-47B sẽ tham gia các cuộc tập kích đường không siêu xa. Ảnh: RND

Chiến dịch Chimichanga không phải là một kịch bản giả định. Ví dụ, đầu tháng 4/2012, ở Karelia, quân đội Nga đã tiến hành cuộc tập trận Ladoga-2012, trong đó có tập dượt khoa mục đánh trả cuộc tập kích ồ ạt của không quân. Trong cuộc tập trận, quân đội Nga đã thực hiện hơn 110 phi xuất và bắn hạ hơn 200 “máy bay” được mô phỏng bằng các quả bom chiếu sáng. Tham gia cuộc tập trận này có gần 50 máy bay, trong đó có 30 chiếc bay đến từ các căn cứ không quân ở các tỉnh Kaliningrad, Kursk, Murmansk và Tver.

Tham gia chiến dịch Chimichanga cũng có chừng ấy máy bay tiêm kích công nghệ cao thế hệ mới nhất, còn trong tương lai là cả các máy bay không người lái tiến công tàng hình kiểu như X-47B và Predator C Avenger. Hơn nữa, yếu tố bất ngờ lại ở phía tấn công, có nghĩa là chắc chắn sẽ không thể điều động tập trung sẵn lực lượng tới các đường bay của các máy bay tấn công.

Bởi vậy, cách duy nhất để bảo vệ chống các chiến dịch dạng Chimichanga là cho các máy bay đánh chặn bay tuần tra trực chiến liên tục trên các đường biên giới quốc gia và ở các khu vực công nghiệp quan trọng nhất của quốc gia và sử dụng các phương tiện quan sát công nghệ cao. Đáng tiếc là đa số các quốc gia không thể cho phép mình có “sự xa xỉ” đó và hầu như bất lực trước đòn tấn công siêu xa của không quân Mỹ.

>> UAV Sentinel RQ-170 và tác chiến điện tử

Sự kiện chiếc máy bay tàng hình không người lái UAV Sentinel RQ-170 bị hạ tại Iran hiện đã trở thành tâm điểm chú ý của tất cả các nước trên thế giới. Sự kiện đã trở thành chìa khóa cho giải pháp chiến tranh phi đối xứng giữa các nước có nền công nghiệp quốc phòng siêu hiện đại và các nước nghèo, đang phát triển. Đống thời, nó cũng có thể đặt dấu chấm hết cho sự làm mưa làm gió của các loại vũ khí, phương tiện chiến tranh thông minh bằng các phương tiện tác chiến điện tử có giá thành không cao nhưng hiệu quả.



http://nghiadx.blogspot.com
Đài trinh sát và gây nhiễu điện tử 1L222 "Avtobaza" (http://www.rusarmy.com).

>> Nghệ thuật quân sự hải quân (kỳ 1)

Sau khi sự kiện chiếc UAV Sentinel RQ-170 bị hạ, mọi nghi ngờ đổ dồn về các thiết bị phương tiện tác chiến điện tử siêu hiện đại của Liên bang Nga. Có rất nhiều ý kiến cho rằng, đó là kết quả của một tổ hợp tác chiến điện tử mà Nga vừa xuất khẩu cho Iran, có thể điều đó đúng, nhưng nếu theo dõi toàn bộ diễn biến và phân tích, có thể phía sau bức màn đối ngoại chính trị là một tình huống chiến trường hoàn toàn khác, và đơn giản hơn rất nhiều lần.

Tổ hợp tác chiến và trinh sát điện tử Avtobasa 1L222 là tổ hợp tác chiến điện tử cơ động với các đài gây nhiễu SPN-2/SPN- 4. Nhiệm vụ chủ yếu của tổ hợp trinh sát – tác chiến điện tử là – phát hiện ở chế độ thụ động các đài phát radar, bao gồm có các đài radar hàng không rà quét mặt phẳng địa hình, radar điều khiển hỏa lực và radar dẫn đường bay trên độ cao thấp và chuyển tải thông tin đến trung tâm điều khiển tự động các radar hoạt động ở chế độ đo tọa độ góc (góc tà, góc phương vị, góc nghiêng của mục tiêu), các lớp radar, dải tần số của chúng trùng với số dải tần số lưu trữ trong các đài gây nhiệu SPN-2 hoặc SPN-4.

Nguyên lý hoạt động của tổ hợp trinh sát – tác chiến điện tử trong chế độ tự động hóa cánh anten radar đài trinh sát điện tử quay tròn đều. Tổ hợp hoạt động trên các dải tần số bước sóng dài và các dải tần số chưa được phát hiện sử dụng. Toàn bộ dải tần số hoạt động được bao trùm bởi 3 dải tần số thứ cấp A, B và V đồng bộ với các dải tần số hoạt động của đài gây nhiễu SPN-2 và SPN-4. Phát hiện các radar đang hoạt động được tiến hành trên tất cả các dải tần số thứ cấp. Xác định góc tà, góc phương vị, các thông số về mục tiêu được tiến hành theo chùm tín hiệu nhận được (15 milli giây, tốc độ quay của anten là 15 vòng hoặc 30 milli giây với tốc độ vòng quay an ten là 6 vòng/phút).

Thông tin đã được xử lý sẽ truyền về đài chỉ huy bằng cáp hữu tuyến có độ dài đến 100m và được đóng gói, chuyển tải với tốc độ là 1200 bốt (đơn vị tốc độ điện báo). Thông tin về tình huống chiến thuật trên không trung chuyển tải đến đài chỉ huy, được thể hiện trên bàn điều khiển của trắc thủ. Theo khả năng của màn hình hiển thị của trắc thủ, trắc thủ có thể xác định được góc tà, góc phương vị, thông số kỹ thuật của ra dar đang phát sóng (tần số , độ dài bước sóng và chu kỳ phát xạ sóng radar của đài radar bị phát hiện và bám đuổi. Kíp chiến đấu của tổ hợp có thể xây dựng và có được một ngân hàng cơ sở dữ liệu các đài phát ra đa các loại để dễ dàng xác định chủng loại radar, giới hạn vùng tìm kiếm mục tiêu theo góc phương vị đối với mỗi một chủng loại radar và phương tiện mang đồng thời đưa ra những giới hạn phát hiện mục tiêu với những thông số tiêu chuẩn quy định như tần số, độ dài bước sóng, tần số lặp phát xung, xác định chủng loại và thông số kỹ thuật của mục tiêu khi xử lý thông tin.

Trong tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử có thiết bị bảo vệ các đài gây nhiễu chống lại các tín hiệu nhiễu xạ liên tục và các tín hiệu gải lập tương đương, hệ thống tự động hóa kiểm soát trạng thái hoạt động của các thiết bị thân xe, các bộ phận và các bloc của tổ hợp. Để có thể huấn luyện kíp chiến đấu trên xe trinh sát, tác chiến điện tử có khả năng mô phỏng các tình huống tác chiến đường không.

Sử dụng tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử IRTR cùng với tổ hợp xe chỉ huy điều hành tác chiến cấp tiểu đoàn cho phép giảm thiểu sác suất nhầm lẫn khi xác định tần số và loại radar mục tiêu, tăng cường hiệu quả chế áp điện tử của cụm thiết bị trinh sát – tác chiến điện tử trung bình khoảng 30%.

Biên chế tổ hợp:
- Xe thiết bị với an ten thu phát trên thân xe Uran – 43203 với thùng xe kín và thiết bị lọc khí, làm mát và chống độc;
- Trạm nguồn cơ động trên thân xe KamAZ-4310;

Thông số kỹ chiến thuật tổ hợp trinh sát, tác chiến điện tử.:
kíp chiến đấu - 4 người.
Bước sóng của các tần số hoạt động: cm
Độ nhạy của các đầu thu radar -88 dB / W.
Tôc độ vòng quay của an ten - 6 / 12 vòng /phút
Công suất nguồn sử dụng – không lớn hơn 12 kW
Khoảng rồng vùng trinh sát, chế áp trong cùng một thời điểm:
- Mặt phẳng góc phương vị xác định mục tiêu - 1,0 ± 0,4 độ
- Trên mặt phẳng nghiêng:
- ở tần số thứ cấp A,B - 18 độ
- ở tần số thứ cấp V - 30 độ
Giới hạn hoạt động theo tọa độ góc:
- theo phương vị - 0-360 độ
- theo góc nghiêng:
- ở tần số thứ cấp А, B - 18 độ
- ở tần số thứ cấp V - 30 độ

Tầm xa hoạt động trinh sát của radar thụ động - 150 km
Độ chính xác khi phát hiện mục tiêu (sai số trong khoảng):
- theo góc phương vị - 0,5 độ
- theo góc nghiêng địa hình - 3 độ
Số lượng mục tiêu ( số lượng mục tiêu có thể tự động phát hiện theo góc phương vị vòng tròn) - 60
Độ chính xác khi xác định tần số của đài phát radar ±30 MHz
Thời gian lưu tình từ thời điểm phát hiện mục tiêu đến thời điểm truyển tải thông tin về xe chỉ huy tự động cấp tiểu đoàn – 50 mili giây.
Điều kiện khai thác sử dụng:
- Nhiệt độ môi trường -45 đến +40 độ.С
- Độ ẩm môi trường – đến 98% với t=+25 °C
- Áp suất khí quyển – đến 60 kPa (450 mm thủy ngân)

Sử dụng : Liên bang Nga
- 2011 . – Có trong biên chế trong hệ thống lá chắn trinh sát - chế áp điện tử chiến trường.

Nước ngoài :
Ngày 26 tháng 10 năm 2011, trên các phương tiện thông tin đại chúng có thông báo về tổ hợp 1L222 được xuất khẩu sang Iran. Ngày 05 tháng 12 năm 2011, trên các phương tiện thông tin của trang website Fightglobal có bản tin về việc người Iran đã sử dụng tổ hợp trinh sát, chế áp điện tử 1L222 để hạ chiếc máy bay không người lái công nghệ tàng hình hiện đại nhất của quân đội Mỹ RQ-170 Sentinel. Với những tính toán thông thường, bản thân sự kiện máy bay không người lái có thể có trục trặc dẫn đến hiện tượng mất điều khiển mà không cần đến tác nhân bên ngoài, những thông tin nắm bắt được hoàn toàn không trùng hợp với thực tế và vượt quá năng lực kỹ thuật của tổ hợp Avtobase theo lý thuyết để có thể hạ được chiếc máy bay không người lái tàng hình.

Dấu vết của Bạch Nga trong những sự kiện tại Iran.

Cùng với thời gian, những sự kiện về việc Iran hạ chiếc máy bay RQ-170 của Mỹ dần dần đi vào quên lãng. Có thể là những người quan tâm đến sự kiện đó bị các sự kiện khác nóng hơn lôi cuốn, hoặc cũng có thể, sự kiện sảy ra với một nguồn thông tin quá hạn hẹp. Nhưng nếu chúng ta nghiên cứu kỹ càng tất cả những thông số kỹ thuật, cũng như các tình huống đặt ra và những thông báo của cơ quan phát ngôn Iran, có thể thấy được rất nhiều các thông tin quan trọng. Việc tìm kiếm và đánh giá thông tin đó trên phương diện công nghệ khá khó khăn, nhưng có thể thấy được những dấu vết quan trọng.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay trinh sát không người lái tàng hình RQ-170

Sau khi bản tin về sự kiện bắt được chiếc máy bay không người lái tàng hình RQ-170 Sentinel gần như nguyên vẹn trừ những xây sước không đáng kể, trên trang The Christian Science Monitor xuất hiện một bài phỏng vấn của phóng viên tờ báo này với một kỹ sư nào đó người Iran, dường như có tham gia trực tiếp vào quá trình hạ chiến máy bay tàng hình. Bài phỏng vấn này được coi là nguồn tin căn bản để giải mã những khả năng có thể xảy ra khi Iran hạ chiếc RQ-170. Theo lời của người kỹ sư này, quá trình hạ chiếc máy bay tàng hình được tiến hành thành hai giai đoạn: Gia đoạn 1 bằng phương pháp sử dụng các tổ hợp kỹ thuật tác chiến điện tử làm nhiễu loạn và bịt hoàn toàn kênh chuyển tải thông tin tín hiệu radio giữa máy bay và trung tâm chỉ huy, điều khiển bay, theo kênh truyền thông này là sự trao đổi và truyền tải mệnh lệnh từ trắc thủ điều khiển bay đến máy bay RQ-170. Khi không nhận được tín hiệu điều khiển, RQ-170 tự động bật chế độ avtopilot.

Cần phải khẳng định rằng, để dẫn đường bay trong điều kiện không có thông tin điều khiển bay, máy bay sẽ tự động bay về căn cứ, để làm được điều đó, máy tính điều khiển máy bay phải định vị và tìm đường bằng hệ thống định vị vệ tinh GPS. Các nhà khoa học Iran biết chắc chắn được điều đó và vào thời điểm cần thiết đã đưa những thông tin giả về tọa độ của máy bay vào hệ thống điều khiển. Kết quả là Sentinel lầm lẫn khi xác định một sân bay trên lãnh thổ Iran là sân bay của Mỹ, được bố trí ở Afganixtan. Sự việc mất thông tin về hệ thống dẫn đường quán tính là yếu tố chính dẫn đến sai lầm của hệ thống máy tính điều khiển máy bay – nếu như người kỹ sư Iran thực sự có tham gia vào chiến dịch hạ RQ-170, thì yếu tố định vị theo hệ thống GPS là chìa khóa then chốt trong toàn bộ chiến dịch này.

Nhưng người Mỹ đã từ chối hoàn toàn giả thiết của tiến trình sự kiện. Theo tuyên bố chính thức từ Lầu năm góc, RQ-170 bị hạ hoàn toàn do hệ thống máy tính trên máy bay bị hỏng, và tại sao máy bay không bị vỡ tan ra từng mảnh là do hệ thống bay an toàn hoặc một nguyên nhân may mắn nào đó. Đồng thời, có nhiều quân nhân Mỹ, trong đó có cả những người có cấp hàm cao, cho rằng đấy chỉ là một maket rất giống thật chứ không phải là chiếc RQ-170. Giả thiết của người kỹ sư Iran giấu tên cũng có thể được loại trừ bởi kiến trúc của hệ thống GPS. 

Chúng ta đều biết, hệ thống GPS có hai cấp độ sử dụng L1 và L2, được dành cho các hoạt động quân sự và dân sự. Tín hiệu vệ tinh trong tần số L1 hoàn toàn mở, còn tín hiệu L2 được mã hóa dành riêng cho các loại vũ khí, trang bị quân sự. Theo lý thuyết có thể phá mã của L2 và đưa các thông tin giả lập vào cho Sentinel, nhưng hoản toàn không có chút thực tế kỹ thuật nào để phá một hệ thống tuyệt đối mật như vậy, và cũng không có khả năng ứng dựng thực tế! Đồng thời cũng hoàn toàn không rõ ràng, tần số tín hiệu nào chiếc RQ -170 đang sử dụng, dân sự hay quân sự. Người Iran có thể gây nhiễu hoàn toàn tần số của GPS, đồng thời đưa các tín hiệu giả dân sự cung cấp cho chiếc Sentinel với những thông số cần thiết. trong trường hợp này, Sentinel theo lập trình giả định sẽ tìm kiếm bất cứ một tín hiệu nào từ vệ tinh, dân sự hay quân sự và đã tiếp nhận nguồn thông tin mà các kỹ sư điện tử viễn thông Iran cung cấp để hạ cánh an toàn xuống sân bay Iran.

Lần theo dấu vết này, chúng ta sẽ tìm đến một góc khuất hay nhất trong vở kịch máy bay tàng hình không người lái. Nền công nghệ của Iran hoàn toàn không có khả năng tạo ra được một hệ thống thiết bị điện tử tầm cỡ thế giới như vậy. Đương nhiên, Iran sẽ phải tìm kiếm sự hỗ trợ từ phía bên ngoài, hoặc sự hỗ trợ tự bản thân nó tự tìm đến. Trong các bản tin về sự kiện Sentinel nhiều lần được nhắc đến tổ hợp gây nhiễu và chế áp điện tử 1L222 Avtobasa của Liên bang Nga, nhưng phải chăng chỉ có Nga tham gia vào tiến trình hạ bệ chiếc máy bay siêu hiện đại này?

Trên thực tế, 1L222 chỉ là một thành phần rất nhỏ trong hệ thống tác chiến điện tử vô cùng phức tạp. Trong thời kỳ Liên bang Xô viết, hệ thống tác chiến điện tử được nghiên cứu và triển khai không chỉ có trên đất nước Nga, mà rộng khắp trên tất cả các nước cộng hòa của Liên bang Xô viết. Sau thảm họa tan rã của CCCP, rất nhiều hệ thống tác chiến điện tử hiện đại có thể còn lại trên lãnh thổ của những quốc gia độc lập, có nhiều cơ sở nghiên cứu không còn tồn tại sau hàng chục năm sóng gió và khó khăn kinh tế, nhưng cũng có những cơ sở vẫn đứng vững, và tiếp tục hoạt động, nghiên cứu phát triển. Thực tế có nhiều các trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Belarusia, nơi mà có thể được coi là đồng sự tham gia bí mật, với lý do là quan điểm đối ngoại của Phương Tây với Belarusia, cũng tương tự như Iran là những nước không thể tin tưởng. Và hoàn toàn không võ đoán, nếu như một hệ thống thiết bị hiện đại trong trường hợp cụ thể này đã tham gia bổ xung vào một hoạt động chính trị nhằm củng cố vị thế của mình cùng như là một cuộc thử nghiệm.

Tập đoàn trang thiết bị điện tử hàng đầu của Belarusia trong lĩnh vực điện tử quân sự là Trung tâm nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm "Radar” tại thành phố Minsk. Các sản phẩm của Bạch Nga tương đối rộng rãi, từ các trạm trinh sát phát hiện nguồn bức xạ radar đến các tổ hợp chế áp điện tử có khả năng gây mất truyền dẫn liên lạc từ hàng trăm nguồn phát xung khác nhau. Trong tất cả các trang thiết bị tác chiến điện tử đó, trong sự kiện Sentinel tổ hợp gây sự chú ý nhiều nhất là "Optima-3" và "Tuman."

Hai tổ hợp ày được chế tạo để chế áp hoàn toàn tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh GPS của Mỹ. Optima – 3 phát ra bức xạ xung hai tần số gây nhiễu có cấu trúc rất phức tạp, cho phép chế áp hoàn toàn tất cả các thành phần của tín hiệu từ vệ tinh, Nhưng cũng có thể người Iran không sử dụng Optima, do các đài chế áp điện tử của Belarusia được chế tạo rất đồng bộ và gọn, cho phép khả năng cơ động nhanh chóng từ vị trí chiến đấu này sang vị trí chiến đấu khác, loại đài chế áp này rất phù hợp cho các hoạt động chế áp vũ khí chính xác trên chiến trường ( tên lửa hành trình, máy bay không người lái tầm thấp và các thiết bị bay tàng hình khác) nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến công suất phát xung. Theo tuyên bố của các chuyên gia, Optima – 3 phát tín hiệu gây nhiễu có công suất lớn hơn 10W. Có thể nói kW lớn hơn hàng chục W, nhưng con số đã nêu không đủ mạnh để chế áp các thiết bị bay trên độ cao lớn, đồng thời tầm xa tác chiến của tín hiệu gây nhiễu chỉ đạt đến 100 km theo mặt phẳng ngang.

Tổ hợp gây nhiễu và chế áp điện tử hệ thống dẫn đường định vị vệ tinh GPS, GLONASS



http://nghiadx.blogspot.com

http://nghiadx.blogspot.com
Optima - 3




Thiết bị gây nhiễu và chế áp điện tử Tuman -2

Nhưng tổ hợp Tuman có vẻ như là đài chế áp điện tử phù hợp hơn để gây nhiễu toàn bộ thiết bị định vị và dẫn đường. Hệ thống Tuman được chế tạo để chế áp hoàn toàn các tần số của hệ thống GPS và GLONASS. Đài chế áp điện tử được phát triển Tuman – 2 để chế ngự các vệ tinh điện thoại Inmarsat và Iridium. Những đặc điểm khác nhau giữa Optima và Tuman là khả năng lắp đặt trên các phương tiện mang, Optima – 3 chỉ có thế lắp đặt trên các trạm mặt đất, còn Tuman có thể lắp đặt trên máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu hoặc vận tải, cũng có thể lắp đặt trên các máy bay không người lái. Theo thiết kế, bức xạ gây nhiễu của thiết bị đặt trên phương tiện bay tương đương như bức xạ gây nhiễu của thiết bị đặt trên mặt đất. Tầm xa gây nhiễu của thiết bị cũng đạt đến 100 km. Khi công tác chuẩn bị tốt thì hiệu quả đạt được của hai loại đài phát tương đương như nhau, mặc dù có những nghi ngờ về các thông số kỹ chiến thuật của các thiết bị.

Như vậy, về hệ thống GPS định vị và dẫn đường quán tính, có thể nói đã được phân tích khá đầy đủ. Nhưng vấn đề hoàn toàn không đơn giản như vậy. Nếu như người kỹ sư ẩn danh Iran thực sự là một kỹ sư điện tử viễn thông và đã tham gia vào chiến dịch hạ chiếc RQ-170 Sentinel, vấn đề còn lại là tìm ra một hệ thống, hệ thống có khả năng đưa các thông tin giả lập về tọa độ vào máy bay không người lái. Về lý thuyết, đài gây nhiễu hoàn toàn có thể không đơn thuần chỉ phát xung gây nhiễu, mà có thể truyển tải thông tin với những thông số nhất định. Đó là về lý thuyết, còn về thực tế, giải pháp này có thể được áp dụng cho các đài phá các tần số từ hệ thống GPS hay không, hoàn toàn không có câu trả lời. Cũng có khả năng các nhà kỹ sư thành phố Minsk có thể nhìn thấy trước được vấn đề, và đã thiết lập hệ thống thu nhập và giả lập các thông số tọa độ tương tự như GPS hoặc GLOLASS hay Bắc đẩu, nhưng cố gắng giữ bí mật không công bố rộng rãi..

Như chúng ta đã thấy, các thiết bị tác chiến điện tử được sản xuất để chế áp hoặc gây nhiều hay giả lập các tín hiệu của hệ thống định vị vệ tinh không chỉ có ở Mỹ hoặc ở Liên bang Nga. Nhưng theo một nguyên nhân nào đó không thể hiểu nổi, tất cả các quân nhân và các nhà phân tích đều ngả về phía các phương tiện tác chiến của Nga. Chỉ có một tổ hợp Avtobasa cũng đã gây nhiều tiếng vang trên các phượng tiện thông tin đại chúng và tốn khá nhiều giấy mực.

Ví dụ: Nguyên đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc, ông John Bolton đã đánh giá rất cao những tính năng kỹ chiến thuật của các trang thiết bị tác chiến điện tử của nền công nghiệp quốc phòng liên bang Nga, mặc dù cách nói của ông cựu đại sứ tương đối gián tiếp – lời phát biểu của ông cựu đại sứ đại khái như sau: nếu như các phương tiện gây nhiễu tác chiến điện tử của Liên bang Nga tiếp cận Iran, thì đối với Mỹ đó là những vấn đề vô cùng nghiêm trọng. Nhưng đối với các phương tiện tác chiến điện tử từ Belarusia, vì sao đó ông ta không nhắc đến, cùng có thể đơn giản là ngài cựu đại sứ không biết. Nhưng Teheran có thế biết, và không những biết, mà có thể khai thác sử dụng nó hiệu quả. Như vậy chiếc máy bay xấu số RQ-170 Sentinel của tháng 12 có thể không phải là chiếc máy bay kém may mắn đầu tiên, và cũng chẳng phải chiếc cuối cùng.

Xét trên góc độ vũ khí trang bị, đại đa số các loại máy bay không người lái và vũ khí chính xác đều dựa trên cơ sở phát xạ sóng radio để dẫn đường, định vị, xác định mục tiêu và tấn công mục tiêu, có nghĩa là phụ thuộc vào các hệ thống GPS, GLONASS hay Bắc Đẩu. Sự phát triển của hệ thống chế áp điện tử GPS giá rẻ sẽ làm thay đổi mọi quan điểm chiến tranh, khi các khí tài vũ khí trang bị có độ chính xác cao bị tách rời khỏi radar và hệ thống định vị, điều đó đồng nghĩa với tên lửa Tomahawk với giá tiền lên đến hơn 1 triệu USD và các trang thiết bị vũ khí thông minh và đắt đỏ sẽ trở thành loại vũ khí, phương tiện phi điều khiển dưới các dụng của nhiễu, chế áp điện tử và hoàn toàn bị vô hiệu hóa nếu các nước nghèo, trong các tuyến phòng thủ có được hệ thống tác chiến điện từ với các trang thiết bị rẻ tiền đến từ Minsko.

>> Indonesia sẽ không có “Cuồng phong” Tornado

Nga đã từ chối tham gia đấu thầu cung cấp các hệ thống Rocket phóng loạt (MLRS) cho Indonesia.

>> Chiến thuật phòng thủ bờ biển và hải đảo của Liên Bang Nga

Tổng Giám các công ty Rosoboronexport Nicholas Dimidyuk cho biết trong một cuộc phỏng vấn được công bố vào thứ tư (02/5) trên trang vpk-news.ru rằng Nga đã từ chối tham gia đấu thầu cung cấp các hệ thống Rocket phóng loạt (MLRS) cho Indonesia, với lý do là Nga đã không đáp ứng được một số điều kiện dự thầu.



http://nghiadx.blogspot.com
"Cuồng phong" Tornado

Được biết, Indonesia đã công bố gói thầu mua các hệ thóng rocket phóng loạt vào cuối tháng 2 năm nay.

"Trong thời gian gần đây chúng tôi đã quyết định không tham gia đấu thầu vì các MLRS Tornado của Nga không đáp ứng được một số chi tiết kỹ thuật trong điều kiện dự thầu. Bạn hiểu rằng không ai muốn để lãng phí thời gian và cũng không ai muốn đối tác của mình hiểu nhầm" - Dimidyuk cho biết .

Ông cho biết rằng Indonesia đã đề nghị Nga cung cấp biến thể MLRS Tornado 6 nòng nặng 22 tấn (biến thể gốc 12 nòng nặng 43 tấn). Dimidyuk cho biết Nga cũng đã được đề xuất thành lập một trung tâm bảo dưỡng kỹ thuật cho MLRS Smerche ở Indonesia và chuyển giao công nghệ sản xuất đạn dược cho quốc gia Đông Nam Á này.

http://nghiadx.blogspot.com
Tornado được thiết kế để thay thế cho các hệ thống MLRS hiện đang phục vụ trong Lục quân Nga là Uragan, Smerche và Grad.


Indonesia là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất của Nga trong khu vực Đông Nam Á. Trước đó, Nga đã cung cấp cho Indonesia 5 máy bay tiêm kích Su-30MK và 5 Su-27SKM, 10 trực thăng Mi-35 và 17 trực thăng Mi-17, 17 xe bọc thép xe chiến đấu bộ binh BMP-3F, 48 BTR-80A và 9000 AK-102.

Mới đây, Phó Tổng Giám đốc của Rosoboronexport Victor Komardin nói với các phóng viên rằng Nga sẽ ký một hợp đồng cung cấp cho Indonesia 37 BMP-3F trị giá 100 triệu đôla.

http://nghiadx.blogspot.com
MLRS 9A52-4 Tornado có thể sử dụng tất cả các loại rocket trang bị trên Smerche

Hệ thống rocket phóng loạt “Cuồng phong” Tornado được thiết kế để thay thế cho các hệ thống MLRS hiện đang phục vụ trong Lục quân Nga là Uragan, Smerche và Grad.

MLRS 9A52-4 Tornado (biến thể gốc 6 ống phóng rocket cỡ 300mm) có thể sử dụng tất cả các loại rocket trang bị trên Smerche, bao gồm loại nổ mảnh, đạn cháy, nhiệt áp hay rocket chứa nhiều mìn chống bộ binh hay chống tăng.


http://nghiadx.blogspot.com
Tornado được xây dựng trên cơ sở khung gầm xe tải KamAZ-63501

Một quả rocket thông thường dài 7,6m và nặng 800kg, tầm bắn tối đa với đạn thông thường là 70km. Một loạt bắn của “Cuồng phong” bao trùm diện tích 320.000 mét vuông.

Tornado được xây dựng trên cơ sở khung gầm xe tải KamAZ-63501 8 bánh, sử dụng động cơ diesel tăng áp giúp tăng công suất lên 360 mã lực. Kíp lái 2 người.

Đạn rocket được điều khiển bắn từ bên trong xe lẫn bên ngoài, bắn phát một, bắn loạt hay bắn tất cả các ống phóng.

http://nghiadx.blogspot.com
Tornado được đánh giá là một trong những rocket phóng loạt hàng đầu thế giới

MLRS mà Indo muốn có được từ Nga đó là biến thể 12 nòng 9A53. Biến thể 9A53 Tornado trên khung xe MZKT-7930 8x8 sử dụng tới hai thùng phóng mang 12 quả rocket loại 220mm hay 300mm.

Nó cũng đã được lên kế hoạch để thay thế cho loại pháo phản lực BM-27 Uragan vốn đã ngừng sản xuất và BM-30 Smerche.

>> Quân đội Singapore: hiện đại và thách thức

Cùng với sự lớn mạnh về kinh tế, Singapore đang chứng tỏ vị thế không hề kém cạnh trong sân chơi quốc phòng khu vực với nhiều thương vụ lớn gần đây. 



http://nghiadx.blogspot.com
Mức chi quốc phòng trên đầu người của Singapore chỉ kém Israel, đối tác chiến lược số 1 của đảo quốc này.

Ryo Hinata-Yamaguchi, nhà phân tích anh ninh đến từ Nhật Bản đã có bài viết bình luận về Quân đội Singapore, đăng tải trên The Diplomat.

Dưới đây là nội dung bài viết:

Hiện đại hóa

Đầu tháng 4/2012, đảo quốc sư tử này đã chính thức khởi động hệ thống chỉ huy, điều khiển, truyền tin, máy tính và tình báo tích hợp (hệ thống C4I), đặt dấu mốc quan trọng trong chương trình hiện đại hóa quân đội mang tên “Dự án Lực lượng Vũ trang Singapore thế hệ 3”.

Với bước tiến này, Singapore tiếp tục khẳng định lực lượng vũ trang nước mình là tiên tiến và công nghệ cao nhất trong số các nước ở khu vực Đông Nam Á.

Ngân sách quốc phòng của Singapore năm 2011 là 9,6 tỷ USD, chiếm khoảng 26% ngân sách chính phủ và bằng 5% GDP.

Nhiều nhà phân tích tính toán, với số dân chỉ khoảng 5 triệu người, quốc gia này chi trả ngân sách quốc phòng trên mỗi đầu người hơn bất kỳ quốc gia nào, ngoại trừ Israel.

Quốc phòng luôn là ưu tiên hàng đầu kể từ khi Singapore giành độc lập vào năm 1965. Khi đó, Thủ tướng Lý Quang Diệu, người khai sinh ra đất nước đã viết trong cuốn sách của mình với tựa đề “Những sự thật khó khăn” rằng: “Không có nền quốc phòng mạnh mẽ thì sẽ không có Singapore, thay vào đó, Singapore chỉ trở thanh một vệ tinh bị hăm dọa bởi những người hàng xóm”.

Singapore có quan hệ quốc phòng gần gũi với Israel. Nó giải thích vì sao những công ty quốc phòng Israel là lựa chọn trong các thương vụ quốc phòng chủ yếu của nước này, ví dụ như những máy bay tiếp dầu trên không và các máy bay chống tàu ngầm cánh cố định.

Bên cạnh dự án C4I, Bộ Quốc Phòng nước này còn tiến hành nhiều thương vụ mua bán khác, đặc biệt là tăng cường khả năng đổ bộ và đột kích chính xác.

Các hợp đồng mua bán với các đối tác nước ngoài là sự cải tiến toàn diện cho mọi lực lượng: lục quân, hải quân và không quân. Một số cái tên nổi bật như tàu đổ bộ có sân đỗ trực thăng (LPDS), các tàu khu trục tàng hình lớp Formidable, chiến đấu cơ đa nhiệm F-15SG và F-16D; Phương tiện chiến đấu bộ binh Bionix II và máy bay cảnh báo sớm trên không (AEW) Gulfstream 550.

Hồi cuối năm 2010, Bộ trưởng Quốc phòng Eng Hen còn tuyên bố, Singapore đang có tính khả năng mua cả chiến đấu cơ F-35.

Trở ngại

Dù có cấu trúc lực lượng khá ấn tượng, vẫn còn 2 vấn đề lớn đối với lực lượng vũ trang của Singapore ở mức chiến lược và chiến thuật.

Thứ nhất, các kế hoạch quốc phòng của nước này thường dựa nhiều trên kịch bản thay vì các mối đe dọa thực tế. Trong khi đó, nước này có có những mối quan hệ bất ổn với hai láng giềng là Malaysia và Indonesia.

Hơn nữa, những quan tâm an ninh của đảo quốc này quá rộng. Ví dụ, Singapore gửi lực lượng tham gia vào Lực lượng Đặc nhiệm Kết hợp 115 nhằm chống cướp biển trên Vịnh Aden.

Nhược điểm của việc tham gia vào quá nhiều vai là, quân đội sẽ phải xem xét quá nhiều kịch bản (trong khi nhiều kịch bản có thể dần trở thành một giả thuyết nguy cơ thay vì xung đột thật sự). Khi đó, năng lực của Singapore bị kéo dãn quá mức.


http://nghiadx.blogspot.com
Tham gia vào nhiều nhiệm vụ, lực lượng của Singapore sẽ bị kéo dãn về năng lực cũng như trọng tâm an ninh.


Trở ngại thứ hai, do thiếu chiều sâu chiến lược, lực lượng vũ trang nước này luôn phải duy trì ở mức độ sẵn sàng cho hoạt động rất cao.

Lợi ích của việc này là tính kỷ luật cho quân đội, sẵn sàng ứng phó trong tình thế nguy cấp chỉ với thời gian ngắn.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là, nước này có khả năng đầy đủ để ngăn chặn một mối đe dọa không? Nếu không, Singapore có đủ sức chịu đựng để duy trì lực lượng của mình trong tình trạng dự phòng kéo dài như thế nào.

Trong cả hai trở ngại này, Singapore không có một lựa chọn giải quyết vẹn đôi đường, xuất phát từ những đặc điểm địa chính trị tự nhiên.

Giải pháp

Do đó, trước mắt Singapore cần thoát khỏi sự loay hoay tìm kiếm, phát triển những năng lực mà tập trung sử dụng "năng lực quân sự” sẵn có.

Nếu không có sự cân bằng thích hợp, những kế hoạch quốc phòng của nước này sẽ trượt vào bẫy “kế hoạch dựa trên công nghệ” - điều chỉ đem lại những gánh nặng kinh tế và tăng nguy cơ tạo ra những bất ổn chiến lược về sau.

Điều này không có nghĩa Singapore cần một cuộc cải tổ trên quy mô rộng tất cả kế hoạch quốc phòng. Thay vào đó, nước này nên tập trung và việc tinh chỉnh và cân bằng những đổi mới công nghệ trong lực lượng vũ trang với những yêu cầu chiến lược, thay vì chỉ quá chú trọng vào công nghệ.

Ví dụ, khi hệ thống C4I đưa vào hoạt động, lực lượng vũ trang nên hoàn chỉnh các quy trình và phương thức làm sao để 3 nhánh quân sự có thể huy động theo một cách thống nhất, gắn kết và hiệu quả.

http://nghiadx.blogspot.com
Singapore nên phát triển theo chiều sâu, kết hợp các lực lượng vũ trang thay vì chỉ dựa quá nhiều vào công nghệ tiên tiến.

Thêm vào đó, đảo quốc này nên khuyến khích và cổ vũ cho một nền văn hóa quân sự, yếu tố mà theo đó mọi nhánh của lực lượng vũ trang đều có thể hòa hợp.

Tiếp cận với cách quản lý khả năng quân sự, nước này có thể cho phép lực lượng vũ trang của mình duy trì mức độ sẵn sàng hoạt động cao.

Điều quan trọng nhất, những khía cạnh hoạt động và chiến thuật quân sự phải cùng tiến thay vì chỉ hướng tới khía cạnh công nghệ.

Đảm bảo thế cân bằng này là chìa khóa cho Singapore giành được lợi thế trong vấn đề an ninh khu vực.

>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 2)

Triệt để lợi dụng thế địa lý để phát triển phương thức chiến tranh du kích hiện đại trên biển, đó là chiến thuật thứ nhất của Hải quân Việt Nam. Tiếp đó, thứ hai là nghệ thuật bố trí và sử dụng lực lượng.


>> Binh pháp Hải quân Việt Nam (Kỳ 1)


Kỳ 2 : Bố trí những quả đấm thép

Trong cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, có rất nhiều sư đoàn thiện chiến của ta luôn nằm trong sự theo dõi gắt gao của CIA, bộ tham mưu Việt Nam Cộng Hòa. Bởi lẽ những sư đoàn như sư 325, sư 10 mà ở đâu thì hướng chính của chiến dịch là ở đấy.

Khu trục hạm tên lửa Gepard 3.9 của Hải quân Việt Nam là lực lượng hiện đại nhất của Hải quân tầm châu lục. Với tính năng kỹ chiến thật mà nó có thì thực sự là một đối thủ nguy hiểm nhất cho bất cứ tàu ngầm, tàu mặt nước nào khi phải đối đầu.

Vì vậy, biết được tàu Gepard 3.9 ở đâu, hoạt động như thế nào trước và khi tác chiến xảy ra, là một yêu cầu bức thiết, sống còn của Bộ Tham mưu địch.

Có lẽ rất nhiều người cho rằng trong thời đại công nghệ cao, vệ tinh quân sự dày đặc trên bầu trời thì việc phát hiện một chiếc xe máy còn dễ dàng, cỡ như Gepard 3.9 có gì là khó khăn.

Đương nhiên đó chỉ là lý thuyết. Một sư đoàn với hàng ngàn con người, phương tiện, được rất nhiều lực lượng như trinh sát, tình báo, điện tử…hiện đại của Mỹ mà vẫn không theo dõi được để đến nỗi có cú điểm huyệt Buôn Ma Thuột thì chưa thể khẳng định được điều gì với Gepard 3.9 nó ở đâu, làm gì…

Vệ tinh quân sự chỉ xác định được những cái giống Gepard 3.9 trong khi đó hàng giả để che mắt đánh lừa vệ tinh còn thật hơn cả hàng thật.

Nga đã từng cho ra đời hàng loạt xe tăng khủng, tên lửa khủng, tàu chiến khủng nhưng giả còn thật hơn cả thật. Nghĩa là người Nga đã sản xuất 1 kho vũ khí đủ lớn các loại mô hình vũ khí có tính năng nhiệt và điện tử tương đương với các vũ khí thật.

Điều này cho phép người Nga có thể ẩn giấu, trộn lẫn trang thiết bị giả tạo và trang thiết bị chiến đấu lừa địch mà vệ tinh quân sự dù kỹ thuật chụp ảnh tân tiến đến mấy cũng không phân biệt được thật giả.

Trong chiến tranh, biết được địch ở đâu chính xác, che giấu được ta là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi. Đặc biệt trong chiến tranh hiện đại với vũ khí công nghệ cao thì đây là yếu tố sống còn.

Phòng thủ Tổ quốc từ hướng biển, yếu tố bí mật che giấu lực lượng này ta có nhiều lợi thế hơn địch. Thời tiết, núi cao, cảng sâu…là những khó khăn ngăn trở, làm cho độ chính xác của vệ tinh địch không cao khi xác định tọa độ, phân biệt mục tiêu (dù chưa có sự ngụy tranh của ta).

Do vậy hiệu suất của vũ khí công nghệ cao như tên lửa, pháo sẽ rất thấp. Ta ở trong vùng tối, địch ở ngoài vùng sáng.


http://nghiadx.blogspot.com
Thủy thủ kiểm tra tàu chuẩn bị đi biển

Kinh nghiệm xương máu trong chiến tranh với Mỹ; thế địa lý Việt Nam và với sự sáng tạo, độc đáo của con người Việt thì chắc chắn những “quả đấm thép” của Hải quân Việt Nam sẽ ở những nơi mà địch biết được khi đã bị trúng huyệt kiểu như Buôn Ma Thuột hay pháo binh ở Điện Biên Phủ.

Bởi vậy, câu trả lời Gepard 3.9 ở đâu, làm gì trước và khi xảy ra tác chiến thì chỉ có Bộ Tham mưu Hải quân Việt Nam mới biết.

Nhưng chắc chắn nó sẽ ở nơi đắc địa thuận lợi mà “một địch muôn người”. Nghĩa là nơi đó ít đánh thắng được nhiều, dễ tấn công và phòng thủ.

Không những Gepard 3.9 mà bất kỳ tàu chiến nào của Hải Quân Việt Nam dù độc lập tác chiến hay hợp đồng tác chiến thì lực lượng này phải nằm trong tầm bảo vệ của lực lượng kia, chúng có trách nhiệm sở trường, sở đoản bổ sung cho nhau và nằm trong thế trận phòng thủ nhiều tầng nhiều lớp có chiều sâu của cả nước.

Nếu như KILO phục kích thì ít nhất cũng không có lực lượng săn ngầm nào của địch có thể gây nguy hiểm cho nó bởi chúng sẽ bị tiêu diệt bởi các lực lượng khác bảo vệ KILO…

Trong nghệ thuật tác chiến chúng ta vẫn và sẽ thực hiện phương châm: “Những gì mà công nghệ không thể làm được thì chiến thuật có thể”.

Vì Việt Nam còn nghèo, khoa học công nghệ chưa phát triển, tuy nhiên, trong tình hình hiện nay khi công nghệ (vũ khí trang bị) của ta đảm bảo cho một số nhiệm vụ tác chiến như có thể tấn công trực tiếp vào căn cứ địch thì việc bố trí, sử dụng lực lượng này sẵn sàng xuất phát tấn công làm cho địch phải co về đối phó, hoang mang, không phải là điều gì quá khó khăn.

Trong chiến tranh, những nước đem quân đi tấn công xâm lược nước khác thì khu vực tác chiến, không gian chiến tranh chỉ tồn tại ngay tại nước bị xâm lược. “Chính quốc” thì hòa bình, êm ắng, dân họ không biết gì mùi khói bom thuốc đạn. Nếu như mở một cuộc chiến mà chính họ cũng sẽ bị những đòn giáng trả liệu họ có dám không?

Mỹ chưa dám tấn công Iran là vì lý do đó. Mỹ chỉ quen đem bom đạn dội vào quốc gia khác nhưng cứ thử xem khi dân Mỹ cũng phải hứng chịu bom đạn khi bị giáng trả thì sẽ như thế nào?

Vì vậy, đòn đánh vào căn cứ địch, nơi chúng xuất phát là một đòn đánh cực hiểm trên cả 3 lĩnh vực chính trị, quân sự và kinh tế, trong đó đòn chính trị là hiểm nhất, hậu quả khủng khiếp nhất, nó có thể đánh sập ý chí xâm lược.

Đương nhiên, Hải quân Việt Nam ngoài việc tăng cường sức mạnh chúng ta phải triệt để lợi dụng thế núi, thế biển để bố trí lực lượng, sẵn sàng cho đòn đánh này.

Chuẩn bị nhiều phương án tác chiến sử dụng lực lượng hiện đại, công nghệ cao đồng thời cả những phương án tác chiến trong điều kiện mà công nghệ không thể để giáng trả quân xâm lược.

Tăng cường sức mạnh cho Hải quân Việt Nam mà không tăng cường để phục vụ cho đòn đánh này là quá ngây thơ, nhút nhát, sợ địch. Nhưng điều này, “nhút nhát, sợ địch” lại không nằm trong từ điển quân sự Việt Nam (Tướng Giáp).

Việt Nam đã qua lâu rồi thời kỳ quân xâm lược có quyền đem bom đạn dội vào, gây ra bao đau thương tang tóc mà không bị giáng trả tại đất nước họ. Bài học cho Hải quân Mỹ ở cảng Sài Gòn, Cửa Việt; bài học cho Không quân Mỹ ở Utapao (Thailand) còn đó.

Ngày nay, sự giáng trả còn khủng khiếp hơn nhiều. Chỉ biết nhao lên tấn công chọc thủng lưới đối phương mà không nghĩ là có lúc mình phải vào lưới nhà nhặt bóng thì chưa phải là trận đấu hiện đại đỉnh cao.

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2012

>> Trung Quốc có thực sở hữu 1800 đầu đạn hạt nhân ?

Mặc dù các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố quy mô hạt nhân của nước này vẫn đang ở mức nhỏ, không thể so sánh với Mỹ, Nga...

Tạp chí “Sứ giả quân sự” của Nga dẫn lời Giáo sư Victor Korablin, nguyên giảng viên Học viện Khoa học Quân sự Nga cho hay, mặc dù các quan chức Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố quy mô hạt nhân của nước này vẫn đang ở mức nhỏ, không thể so sánh với Mỹ, Nga và các cường quốc khác. Tuy nhiên, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể có tới 1.800 đầu đạn hạt nhân.

Hiện Trung Quốc đang có 1.800 đầu đạn hạt nhân?

Ông Korablin cho biết: “Những thống kê hiện nay về số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc đang tồn tại nhiều số liệu khác nhau, từ 240-300 đầu đạn đến 10.000 đầu đạn. Vì vậy, tôi đang có gắng đưa ra một kết luận riêng về số lượng đầu đạn hạt nhân của quốc gia láng giềng này”.

Hiện nay, Trung Quốc đang có một ngành công nghiệp hạt nhân phát triển rất mạnh, hoàn toàn có khả năng tự sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, từ một loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đến bom hạt nhân.

Nhìn vào thực trạng sản xuất vật liệu hạt nhân của Trung Quốc có thể thấy, đến năm 2011, ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc đã sản xuất được tổng cộng 40 tấn vật liệu hạt nhân cấp độ vũ khí, đủ để sản xuất 3.600 đầu đạn hạt nhân (1.600 đầu đạn hạt nhân uranium và 2.000 đầu đạn hạt nhân plutonium).

Tất nhiên, không phải tất cả số vật liệu hạt nhân trên của Trung Quốc đều dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân, mà một nửa trong số này là dành cho việc dự trữ.



http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom tầm xa H-6 của Trung Quốc


Theo ông Korablin, nếu giả thuyết này là đúng thì Trung Quốc có thể có từ 1.600-1.800 đầu đạn hạt nhân. Dự kiến Trung Quốc sẽ đưa 800-900 đầu đạn đi vào hoạt động.

Tuy nhiên, ông Korablin cũng cho biết, đây chỉ là tính toán của riêng mình.

Vũ khí hạt nhân của Trung Quốc được phân chia như sau: bom hạt nhân B-4 chủ yếu được lắp đặt trên máy bay ném boom Q-5 và một số máy bay tấn công chiến thuật khác.

Bom hạt nhân B-5 chủ yếu được lắp đặt trên máy bay ném boom tầm xa H-6.

Ngoài ra, B-5 còn được lắp đặt trên tên lửa đạn đạo tầm trung DF-4, tên đạn đạo xuyên lục địa DF-5A, DF-31.

http://nghiadx.blogspot.com
Tên lửa JL-1 trong một lần phóng thử từ tàu ngầm

Còn tên lửa đạo chiến lược JL-1 và JL-2 thường được lắp đặt trên các tàu ngầm.

Ông Korablin cho biết thêm, tương lai của ngành công nghiệp hạt nhân của Trung Quốc sẽ phủ thuộc chủ yếu vào yếu tố bên ngoài, như việc Mỹ triển khai hệ thống lá chắn tên lửa trên toàn thế giới và việc Ấn Độ tăng cường phát triển vũ khí hạt nhân.

Do Trung Quốc từ chối công khai số lượng đầu đạn hạt nhân của nước mình, bởi vậy, tương lai của năng lực hạt nhân Trung Quốc phải dựa vào đánh giá của các chuyên gia.

Tuy nhiên, có thể thấy hiện nay năng lực hạt nhân của Trung Quốc đang bị đánh giá thấp. Số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể nhiều hơn nhiều so với con số mà các chuyên gia phương Tây đã từng đưa ra.

Ông Korablin cho rằng, thỏa thuận giữa Mỹ và Nga về các hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân hiện nay cần phải tính đến yếu tố Trung Quốc.

Đồng thời hai cường quốc này cần đưa Trung Quốc vào cuộc đàm phán đa phương về việc giải trừ vũ khí hạt nhân. Nếu không quá trình cắt giảm vũ khí hạt nhân sẽ không được thúc đẩy và không có nhiều hiệu quả.

>> Không quân Nga năm 2020 ?

Quân đội Nga đang đẩy nhanh những bước phát triển vượt bậc và hiện đại các loại máy bay tân tiến phục vụ chiến đấu.
Công cuộc hiện đại hóa này còn nhằm tăng cường sức mạnh làm chủ trên không, đối trọng với các cường quốc và sẵn sàng đẩy lui những âm mưu đe doạ tới an ninh quốc gia Nga.

Những số liệu thống kê dưới đây được công bố bới tạp chí Topwar của Nga sẽ cung cấp thông tin một cách cơ bản nhất số lượng và chủng loại máy bay sẽ xuất hiện trên bầu trời nước Nga tính đến năm 2020.

http://nghiadx.blogspot.com


Số liệu này dựa trên những hợp đồng đã được ký kết cho việc hiện đại hóa và phát triển máy bay tính đến thời điểm hiện tại.

Máy bay tiêm kích

Tính đến năm 2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay chiến đấu lên tới 439 chiếc.

Trong đó, máy bay chiến đấu MiG-29SMT/UBT sẽ được tăng lên thành 34 chiếc, máy bay MiG-29K/KUB là 24 (tính đến năm 2015), 100 máy bay MiG-31BM, 96 máy bay Su-27SM, 5 chiếc Su-27SM, Su-27SM3 bằng 12 chiếc, Su-30M2 bằng 12 đơn vị, Su-35 bằng 96 đơn vị.

Riêng máy bay PAK-FA T-50 đến năm 2015 sẽ mua 10 máy bay và đến năm 2020 số lượng máy bay loại này sẽ được nâng lên 60 chiếc.

Máy bay cường kích

Số lượng máy bay tấn công cũng sẽ được nâng lên thành 474 chiếc vào năm 2020, trong đó máy bay Su-24M2 chiếm 150 chiếc, máy bay Su-25SM/UBT là 200 chiếc và 124 máy bay Su-34.

Máy bay vận tải quân sự, số lượng máy bay này cũng sẽ được nâng lên đáng kế với tổng số là 157 chiếc, trong đó có 100 máy bay IL-476, 42 máy bay AN-124-100M và 15 máy bay AN-140.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay tiêm kích hạng nặng Su-35.

Máy bay cảnh báo sớm

Cuối năm 2011, Không quân Nga đã tiếp nhận một máy bay loại này. A-50U là biến thể hiện đại hóa của máy bay cảnh báo sớm A-50. Đến năm 2020 số lượng máy bay này sẽ được tăng lên thành 20 chiếc.

Máy bay A-50U mới được trang bị "các máy tính hiện đại, thiết bị thông tin liên lạc vệ tinh cải tiến, hiệu suất hoạt động và độ tin cậy của hệ thống thiết bị điện tử trên máy bay được tăng lên đáng kể".

Do vậy, tầm phát hiện các mục tiêu trên không như trực thăng, tên lửa hành trình và máy bay siêu âm đã được nâng lên so với máy bay A-50M hiện có.

Máy bay ném bom tầm xa

Theo kế hoạch, máy bay ném bom tầm xa sẽ 65 chiếc. Trong đó máy bay Tu-160M ​​sẽ được tăng lên thành 15 chiếc, Tu-95MSM sẽ là 20 chiếc, Tu-22M3M lên tới 30 chiếc.

Máy bay huấn luyện

Sơ bộ dựa trên các hợp đồng đã ký kết đến năm 2015, Không quân Nga sẽ tăng số lượng máy bay huấn luyện Yak-130 lên tới 65 chiếc.

Như vậy, trong giai đoạn 2008-2020, Quân đội Nga sẽ nâng tổng số máy bay phục vụ chiến đấu các loại lên tới 1220 chiếc, chưa kể đến máy bay trực thăng.

Ngoài ra, có thể có những kế hoạch điều chỉnh khác như mua thêm các loại máy bay mới vào năm 2020. Hầu hết những thống kê trên đều dựa trên những hợp đồng đã được ký kết tính đến thời điểm hiện tại.

Dự kiến, đến năm 2015 Quân đội Nga sẽ có thêm những hợp đồng mới như hợp đồng hiện đại hóa máy bay IL-76, MiG-29, IL-38, cũng như mở rộng các hợp đồng hiện đại hóa của Su-25 và Su-24, thêm nữa là một hợp đồng mới cho hiện đại hoá máy bay Yak-130, máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy trên không (AWACS) phiên bản nâng cấp A-100, các máy bay Su-30 và MiG-29, MiG-35, T-50 (PAK FA), máy bay An-140.

Tổng số máy bay dự kiến sẽ ký cho việc hiện đại hoá khoảng 500 chiếc. Như vậy, đến vào năm 2020 sẽ có khoảng 2000 máy bay phục vụ trong Không quân Nga.

Dưới đây là hình ảnh về những chiến đấu cơ sẽ xuất hiện năm 2020:

http://nghiadx.blogspot.com
MiG-29 là máy bay chiến đấu chủ yếu làm nhiệm vụ đánh chặn.

http://nghiadx.blogspot.com
MiG-29 có khả năng tăng tốc độ lên 2.200 km/h và bay cao tới tầm 15.000m.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay đánh chặn MiG-31BM có thể mang tên lửa đối không và không đối đất tương tự tên lửa chống radar AS-17 Krypton.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-27SM là một biến thể nâng cấp vượt trội của Su-27S, thuộc thế hệ 4+.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay Su-30M2 của Không quân Nga.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-35 được thiết kế để thực hiện như một máy bay chiến đấu thế hệ 4++.

http://nghiadx.blogspot.com
Chiến đấu cơ thế hệ thứ năm Sukhoi PAK FA T-50 được chế tạo để thực hiện nhiều nhiệm vụ trên không, trên bộ, trên biển.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom/tấn công Su-24M2 có khả năng bay với vận tốc 1.700km/h và tầm hoạt động là 2.900km, được trang bị pháo 6 nòng 23mm cũng như có 8 điểm treo bên ngoài mang tên lửa điều khiển và không điều khiển.

http://nghiadx.blogspot.com
Không quân Nga hiện có hơn 30 máy bay Su-25SM đang được sử dụng.

http://nghiadx.blogspot.com
Su-34 Fullback được đánh giá là một trong những chiếc máy bay tiêm kích ném bom hàng đầu thế giới hiện nay.

http://nghiadx.blogspot.com
IL-476 là loại máy bay vận tải cỡ lớn được cải tiến từ phiên bản IL-76.

http://nghiadx.blogspot.com
An-124-100 Ruslan là máy bay vận tải lớn nhất thế giới có khả năng chở đến 130 tấn, do tổ hợp khoa học kỹ thuật hàng không mang tên Antonov chế tạo.

http://nghiadx.blogspot.com
An-140 là một máy bay sử dụng cho hoạt động tuần tra.

http://nghiadx.blogspot.com
A-50U là máy bay cảnh báo sớm đa năng và kiểm soát trên không.

http://nghiadx.blogspot.com
Máy bay ném bom hạng nặng TU-160 có khả năng thực hiện các chiến dịch tầm xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tu-95 MS là máy bay ném bom chiến lược tầm xa.

http://nghiadx.blogspot.com
Tu-22M3 là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh, được quân đội Nga sử dụng để tuần tra bầu trời thuộc vùng biên giới phía nam, Trung Á và Biển Đen.

http://nghiadx.blogspot.com
Yak-130 là loại máy bay có thể được sử dụng như máy bay huấn luyện hoặc như phi cơ cường kích hạng nhẹ.

Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

>> Kịch bản lễ nhậm chức tổng thống Nga

Cung điện Kremlin đang hoàn tất chuẩn bị lễ nhậm chức của Tổng thống Vladimir Putin diễn ra vào 7/5. Buổi lễ long trọng của người đứng đầu đất nước được lên kịch bản từng chi tiết.



http://nghiadx.blogspot.com
Ông Vladimir Putin chuẩn bị nhậm chức tổng thống Nga.

Những chiếc kèn đồng của Dàn nhạc tổng thống được đánh bóng. Các chiến sĩ của Trung đoàn cảnh vệ điện Kremlin luyện giọng chuẩn để hô vang “Ura!”; còn những người đầu bếp kiểm tra lại mọi chi tiết trong thực đơn bữa đại tiệc.

Trong buổi lễ nhậm chức, tân Tổng thống sẽ đọc lời tuyên thệ sau khi đặt tay lên cuốn Hiến pháp Nga. Chứng kiến trực tiếp sẽ là đông đảo đại diện các cơ quan hành pháp, lập pháp và tư pháp Nga; cũng như đại diện những tôn giáo lớn, các nhân vật được nhận huân chương nhà nước, lãnh đạo các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức phi chính phủ và báo giới. Yêu cầu trang phục đối với khách mời của buổi lễ nhậm chức tổng thống Nga khá tự do nhưng họ được khuyến nghị chọn màu sắc thanh nhã và điềm đạm.

Lời tuyên thệ này ngắn, chỉ gồm 33 từ, khẳng định sẽ bảo vệ quyền lợi và tự do của con người; trung thành, phục vụ nhân dân và bảo vệ chủ quyền, an ninh, sự toàn vẹn của đất nước.

Sau khi kết thúc tuyên thệ, Chánh án Tòa án Hiến pháp Nga tuyên bố Tổng thống chính thức nhậm chức, trước khi quốc ca Nga được cử hành, cờ tổng thống được kéo lên trên nóc phủ tổng thống và dàn đại bác bắn chào mừng 30 hồi. Kết thúc buổi lễ, Trung đoàn cảnh vệ sẽ đón chào tân Tổng thống với tư cách vị tổng chỉ huy tối cao.

Cũng trong buổi lễ, tân Tổng thống được trao những biểu trưng đặc biệt gồm Cờ hiệu Tổng thống và Huy hiệu Tổng thống in hình quốc huy. Trên mặt sau của Huy hiệu Tổng thống chạm khắc chữ: “Lợi ích, Danh dự và Vinh quang”.

Lễ nhậm chức của người đứng đầu đất nước được tổ chức năm lần trong lịch sử nước Nga đương đại. Buổi tuyên thệ đầu tiên là của cố Tổng thống Boris Eltsin diễn ra vào năm 1991.

Nhà nghiên cứu chính trị Vladimir Rimsky chia sẻ, dư luận Nga cũng như các nước khác có nhiều ý kiến khác nhau nhưng họ đều thấy sự cần thiết của việc tổ chức nghi lễ đặc biệt này vì nó mang giá trị lớn; để người dân cảm nhận được sự gắn bó, thống nhất với chính quyền, với người giữ chức vụ cao nhất của đất nước. Việc này cũng có ý nghĩa quốc tế, chứng tỏ sự thống nhất của chính quyền và nhân dân.

Lo ngại Trung Quốc trỗi dậy, Putin sẽ lập đại kế hoạch châu Á?

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc thực sự khiến giới lãnh đạo Nga không khỏi “ái ngại”, do đó, Tổng thống kế tiếp Vladimir Putin nhanh chóng đưa ra kế hoạch lớn nhằm gắn kết Moscow với khu vực phát triển có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới này, Diplomat nhận định.

Thách thức đến từ Trung Quốc

Trong vài năm gần đây, Nga thành công trong việc nâng cao vị thế của mình tại châu Á. Quan hệ của Moscow với Bắc Kinh và New Delhi rất khăng khít, trong khi quan hệ với Tehran và Bình Nhưỡng vẫn ổn định bất chấp mọi biến động xoay quanh hai quốc gia này.Nga tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á – hội nghị được cho là quan trọng nhất bàn về thể chế an ninh đa quốc gia ở khu vực này hồi năm ngoái.

Đại diện của Nga cũng thường tham dự vào các cuộc họp và đối thoại của Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng của ASEAN, Đối thoại hợp tác châu Á và các hội nghị quan trọng khu vực mà trước kia họ chưa từng góp mặt. Tuy nhiên, các sáng kiến của Nga vẫn chỉ được coi là các giải pháp tụt hậu, không sáng tạo.

Ngoài ra, khu vực phía Đông của nước Nga cũng ít có sự hội nhập về mặt kinh tế với khu vực năng động của Đông Á, trong khi tính năng động của ngoại giao Nga lại bị ghìm chặt trong xung đột với Nhật, mâu thuẫn với Mỹ trong việc cùng nhau tái thiết tại châu Á và đặc biệt là Nga bối rối trước một Trung Quốc đang trỗi dậy, đồng thời chưa tìm ra được một phương thức hợp lý nhất để hạn chế những tác động tích cực đến từ Bắc Kinh.


http://nghiadx.blogspot.com
Moscow không khỏi quan ngại trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Ảnh: Chinagate.

Quả thực, ông Putin chọn Trung Quốc là điểm đến trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên vào cuối 9 vừa qua, khi ông tuyên bố ra tranh cử lần 3. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng đây là dấu hiệu cho thấy Nga sẽ tiến gần Bắc Kinh hơn trong những năm tới sẽ là một sai lầm. Thực tế ông Putin không hề theo đuổi các chính sách đặc biệt dựa dẫm vào Trung Quốc trong hai nhiệm kỳ trước của mình.

Trong các bài báo hoạch định chính sách hành động của Putin trong chiến dịch tranh cử Tổng thống, ông Putin cũng nêu rõ quan điểm với Trung Quốc. Ông khẳng định hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc.

“Trước hết, tôi cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không phải là một sự đe dọa, nhưng là thách thức đồng thời mang đến tiềm năng to lớn cho sự hợp tác kinh tế, ví dụ như sử dụng các nguồn đầu tư của Trung Quốc để khôi phục khu vực viễn Đông của Nga”, Thủ tướng Nga cho hay.

Ngoài ra, theo ông Putin, Moscow và Bắc Kinh đều đã giải quyết ổn thỏa những vấn đề chính trị nổi cộm trong mối quan hệ song phương, trong đó có vấn đề biên giới gây tranh cãi, đồng thời xây dựng cơ chế hợp tác vững chắc trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.

“Tóm lại, Nga cần một Trung Quốc ổn định và thịnh vượng và tôi tin chắc rằng, Bắc Kinh cũng cần một Moscow vững mạnh”, Thủ tướng Putin quả quyết.

Tuy nhiên, theo Diplomat, bất chấp những lời lẽ bóng bẩy hoa mỹ dành cho mối quan hệ với Trung Quốc này, ông Putin và nhiều quan chức khác của Nga đều đang rất lo sợ bị Trung Quốc bỏ rơi trên chính trường thế giới.

Họ cảm nhận rõ một điều rằng, mọi xu hướng kinh tế, quân sự hay địa chính trị đều đang vận động xoay quanh lợi ích của Bắc Kinh. Trung Quốc từng là đối tác thương mại lớn nhất của Nga, song trong năm 2010, Bắc Kinh không còn cần hầu hết các sản phẩm công nghiệp và công nghệ cao của Moscow nữa.

Không chỉ vậy, dân số Nga ngày càng giảm trong khi người Trung Quốc ngày một đông đảo, giàu có và có tầm ảnh hưởng lớn. Nói thẳng ra, người Nga đang hết sức lo sợ trở thành “miếng mồi” cho “người khổng lồ” Trung Quốc.

Đại kế hoạch châu Á

Nhận thức rõ sự yếu thế này, ông Putin thúc đẩy thành lập một liên minh Âu – Á và nếu được công nhận, Moscow sẽ lại giành được vị thế lãnh đạo trong một khối đa quốc gia gắn kết chặt chẽ từ những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.

Quan trọng hơn, kế hoạch này có thể giúp Moscow thu hẹp ảnh hưởng của Bắc Kinh ở các quốc gia thuộc Liên Xô cũ. Thực tế thời gian gần đây Tổ chức Hợp tác Thượng Hải SCO do Trung Quốc làm chủ trì đang tìm cách để mở rộng ảnh hưởng kinh tế, an ninh và các hoạt động khác lên các khu vực tương tự giống như Liên minh Âu – Á.

http://nghiadx.blogspot.com
Nhiều người Nga hy vọng đại kế hoạch châu Á của ông Putin giúp Moscow đối phó với những thách thức đến từ Bắc Kinh. Ảnh: ripley.

Mới đây Nga phải thẳng thừng phản đối các đề xuất của Bắc Kinh nhằm thiết lập một khu vực thương mại tự do cũng như nhiều hoạt động hội nhập kinh tế khác trong khuôn khổ của SCO bởi thực tế, mục đích thực sự của các đề xuất này là nhằm gia tăng ảnh hưởng về kinh tế của Trung Quốc trong khu vực Âu – Á.

Theo kế hoạch châu Á này, trước mắt, Nga có thể chấp nhận bán cho Trung Quốc một số vũ khí quan trọng mà Bắc Kinh đang khao khát để tái cân bằng lại cán cân thương mại, thúc đẩy kinh tế. Thông tin xung quanh thương vụ bán máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc là minh chứng cho thấy nỗ lực triển khai đại kế hoạch này của ông Putin.

Sau đó, Moscow có thể phối hợp cùng Bắc Kinh trong một số hoạt động nghiên cứu quốc phòng để có thể thăm dò sức mạnh quân sự Trung Quốc hay ít nhất là cùng nhau hạn chế được mối đe dọa từ các vũ khí tối tân của Mỹ.

Bên cạnh mục tiêu đối phó với Trung Quốc, ý tưởng Liên minh Âu-Á của ông Putin còn giúp kiềm chế sự hiện diện của Mỹ tại Trung Á sau khi NATO rời Afghanistan. Theo kế hoạch, ông Putin tiếp tục gây dựng quan hệ thân thiện với Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai và các lãnh đạo khác, hứa hẹn với họ rằng Nga sẽ trợ giúp về quân sự và kinh tế, tận dụng căng thẳng giữa họ với NATO.

Thêm vào đó, đại kế hoạch châu Á của ông Putin cũng bao gồm cả kế hoạch cải thiện quan hệ với Pakistan. Quan hệ giữa Moscow và Islamabad đã căng thẳng suốt vài thập kỷ qua do Pakistan ủng hộ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan, hỗ trợ cho Mỹ và Trung Quốc chống lại Nga, cũng như các chính sách đối đầu với Ấn Độ - đồng minh của Nga.

Tuy nhiên, ông Putin đã đồng ý có chuyến thăm chính thức tới Islamabad vào tháng 9 tới bởi nhận thức được rằng, củng cố quan hệ với Pakistan có thể mang lại cho Nga một tầm ảnh hưởng lớn hơn tại Afghanistan thời hậu NATO, bao gồm cả việc đối thoại với Taliban cũng như tăng cường đòn bẩy của Nga với Ấn Độ.

Như vậy, với một đại kế hoạch liên minh Á – Âu này, ông Putin vừa có thể đối phó những thách thức đến từ Trung Quốc vừa kìm chế được tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang