Tin Quân Sự - Blog tin tức Quân sự Việt Nam: Hải quân Hàn Quốc

Paracel Islands & Spratly Islands Belong to Viet Nam !

Quần Đảo Hoàng Sa - Quần Đảo Trường Sa Thuộc Về Việt Nam !

Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải quân Hàn Quốc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 10 tháng 5, 2011

>> Hàn Quốc hạ thuỷ chiến hạm Inchon đầu tiên



Công ty đóng tàu Hyundai Heavy Industries (HHI) của Hàn Quốc vừa hạ thuỷ chiến hạm đầu tiên của dự án FFX tại thành phố Ulsan.

Chiến hạm này có tên gọi Inchon, sẽ được Hải quân Hàn Quốc sử dụng để thực hiện nhiệm vụ chống hạm nổi.

Theo kế hoạch, chiến hạm Inchon sẽ tiếp tục được hoàn thiện và chạy thử nghiệm trong vòng nửa năm. Sau đó, đến năm 2013 chiến hạm này sẽ được đưa vào biên chế chính thức.

Theo kế hoạch, Hải quân Hàn Quốc sẽ đóng 6 chiến hạm dự án FFX. Hợp đồng đóng chiến hạm đầu tiên của dự án này đã được ký với HHI vào cuối năm 2008. Tổng giá trị của hợp đồng lên tới 129,1 triệu USD.


Chiến hạm Inchon của Hải quân Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Korea Times

Dự kiến, đến năm 2015, tất cả 6 chiến hạm Inchon sẽ được đóng xong. Các chiến hạm mới sẽ được dùng để thay cho 9 chiến hạm lớp Ulsan đã lạc hậu.

Hải quân Hàn Quốc có kế hoạch đến năm 2020 sẽ nâng số lượng chiến hạm thuộc lớp này lên 19 chiếc, trong đó 13 chiến hạm mới sẽ thay thế cho 22 chiến hạm cũ lớp Pohang.

Chiến hạm Inchon được trang bị pháo 127mm Mk-45 Mod 4, tổ hợp pháo phòng không Phalanx CIWS cỡ nòng 20mm, tổ hợp tên lửa phòng không RAM Block 1 CIWS, 4 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung, 4 tên lửa Hyunmoo-3 và ngư lôi K745 LW Blue Shark.

Ngoài ra, trong thành phần của Inchon còn được trang bị trực thăng Westland Super Lynx hoặc Sikorsky SH-60 Seahawk.


[BDV news]


Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

>> Yếu tố ngoại trong việc hiện đại hóa Hải quân Ấn Độ



Ấn Độ đang hợp tác với Nga, Đức, Hàn Quốc nhằm hiện đại hóa hải quân, cân bằng sức mạnh trên biển với Trung Quốc.



Nhờ Nga cải tạo tàu sân bay
Để chuẩn bị điều hành tàu sân bay Gorshkov sẽ được Nga bàn giao vào năm 2012, Hải quân Ấn Độ vừa cử một đoàn 150 người gồm kỹ thuật viên, quản lý và thủ thủ sang Nga để thực tập. Ấn Độ đã chi cho Nga 67,5 triệu USD cho việc huấn luyện thủy thủ của tàu này. Dự kiến có khoảng 1.500 thủ thủy sẽ làm việc trên tàu sân bay Gorshkov.

Theo một quan chức Bộ Quốc phòng Ấn Độ, năm 2004, Nga và Ấn Độ ký một thỏa thuận, theo đó, Nga sẽ sửa chữa và bàn giao con tàu Gorshkov với giá 974 triệu USD cho nước này, nhưng sau đó phía Nga yêu cầu trả thêm. Công việc sửa chữa bị trì hoãn cho đến khi hai bên thỏa thuận một giá mới là 2,33 tỷ USD.



Tàu sân bay Gorshkov, và sắp tới chính thức mang tên INS Vikramaditya.


Hải quân Ấn Độ cũng đã đặt hàng trị giá 526 triệu USD để mua 16 máy bay MiG-29K. Phía Nga đã bắt đầu chuyển giao vào năm 2010 và đang được đỗ gần bờ biển Goa. Dự kiến những chiếc máy bay này sẽ được đưa vào hoạt động trên tàu sân bay do Nga cải tiến, sau khi đổi tên là INS Vikramaditya. Hiện Ấn Độ có một tàu sân bay là INS Viraat, và đang đóng mới một tàu khác là Tàu phòng không (Air Defense Ship) dự kiến sẽ đưa vào sử dụng năm 2014.

Nhờ Đức nâng cấp tàu ngầm
Do công việc đóng tàu ngầm theo thiết kế của Pháp bị chậm. Ấn Độ quay lại quyết định cách đây 11 năm, nhờ Đức nâng cấp 4 tàu ngầm cho hải quân. (*)

Dự kiến, New Delhi phải chi phí khoảng 500 triệu USD để nâng cấp 4 tàu ngầm lớp T-1500 của hãng HDW, trong đó, có trang bị thêm hệ thống điều khiển vũ khí, kết nối dữ liệu, ngư lôi và tên lửa mới.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ muốn những tàu ngầm của Đức được nâng cấp tại các xưởng ở Ấn Độ với sự trợ giúp kỹ thuật từ công ty HDW.

Hải quân Ấn Độ hiện chỉ có 14 chiếc tàu ngầm còn sử dụng được so với 21 chiếc trong những năm 1980. Trong khi đó, đội tàu ngầm của Trung Quốc, kể cả các tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân ngày một tăng nhanh về số lượng.

Ngoài khó khăn về việc đóng tàu Scorpene, hải quân còn gặp phải sự chậm trễ trong việc mua thêm các tàu ngầm có động cơ AIP. Ấn Độ dự kiến sẽ mời các công ty sản xuất tàu ngầm tham gia đấu thầu vào dự án điểm, còn gọi là Dự án 751) trong vòng 3 tháng tới.

Các tàu ngầm lớp T-1500 được đóng theo một thỏa thuận ký năm 1983, trị giá 89 triệu USD. Các xưởng đóng tàu của công ty HDW ở Đức đã đóng 2 tàu, mỗi tàu mất 56 tháng, hai tàu khác họ thuê bên ngoài đóng, một cái mất 96 tháng và cái kia mất116 tháng.

Cuối thập niên 1980, New Delhi đã từng HDW vào "sổ đen" vì có tin đồn xảy ra tham nhũng trong khi ký hợp đồng. Lệnh cấm sau đó được hủy bỏ sau khi quá trình điều tra hoàn tất.

Thuê Hàn quốc đóng tàu quét mìn
Ấn Độ sẽ gửi đơn hàng tới một xưởng đóng tàu Hàn Quốc để đóng 8 tàu quét mìn cho hải quân, nhằm nâng cấp đội tàu hiện tại thành các tàu đặc chủng trong lĩnh vực này.


Tàu quét mìn lớp Pondicherry.


Bộ quốc phòng Ấn Độ đã "chấm" Công ty Kangnam có trụ sở tại Pusan vì có đơn chào thấp nhất và có đủ khả năng về kỹ thuật để thực thi hợp đồng sau khi công ty Intermarine của Italy bị loại cùng với một số công ty khác. Tuy giá cuối cùng chưa được tiết lộ, nhưng rất có thể là giá đóng mỗi tàu vào khoảng 670 triệu USD.

Là một bên đóng tàu quét mìn (MCMV), Kanganam sẽ được yêu cầu đóng mới 2 chiếc đầu tiên. Sau đó Công ty đóng tàu Goa (Ấn Độ) sẽ được phép ủy quyền đóng 6 tàu quét mìn còn lại theo phương thức chuyển giao công nghệ.


Hai căn cứ hải quân chính của Ấn Độ.


Hiện nay Hải quân Ấn Độ chỉ có một đội tàu quét mìn gồm 12 chiếc lớp Pondicherry/Karwar được phân chia đều cho hai khu vực Tư lệnh hải quân phía Tây có căn cứ tại Mumbai và Tư lệnh phía Đông có căn cứ tại Visakhapatnam.

Các tàu quyét mìn lớp Pondicherry/Karwar, được đóng vào những năm 1970 và 1980 hiện sắp hết hạn sử dụng và cần được thay thế trong thập niên này.

Công ty Kangnam sẽ bàn giao cho hải quân Ấn Độ hai tàu đầu tiên trước năm 2016, còn công Công ty đóng tàu Goa sẽ hoàn thành hợp đồng của mình trước năm 2018.

Hải quân Ấn Độ cũng đang cân nhắc mua thêm 2 tàu quét mìn đang sử dụng lớp Osprey của Mỹ, được Hải quân Mỹ bán sau khi được Quốc hội Mỹ cho phép giao thương với “các nước thân thiện.” Tháng 4/2005 Ấn Độ tỏ ý muốn mua lại hai tàu quét mìn này của Mỹ nhưng phải tới năm 2010 chính quyền Obama mới có câu trả lời chính thức.

(*) Năm 2000, Hải quân Ấn Độ đã phải hoãn việc nâng cấp tàu ngầm T-1500 và quyết định mua các tàu ngầm Scorpene. Những tàu ngầm này đã không được sửa chữa trong mấy năm qua.

Các tàu ngầm theo thiết kế của Pháp giờ đây được đặt trong kế hoạch hoặc đang được hãng Mazagon Docks (MDL) có trụ sở ở Mumbai chế tạo theo giấy phép, đã bị chậm hơn kế hoạch ít nhất là 3 năm.

Theo một hợp đồng ký năm 2005 với Pháp có trị giá 3,9 tỷ USD, việc đóng mới 3 tàu ngầm Scorpenes dự kiến được tiến hành vào các thời điểm: chiếc thứ nhất vào tháng 12/2006; chiếc thứ 2 vào tháng 12/2007 và chiếc thứ 3 vào tháng 8/2008.

Theo hợp đồng, mỗi năm MDL sẽ giao cho phía Ấn Độ 1 tàu, bắt đầu từ năm 2012. Nhưng giờ đây chiếc tàu thứ nhất sẽ được bàn giao vào năm 2015.

[BDV news]


Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

>> Tàu ngầm Hàn Quốc sắp có hệ thống VLS



Hàn Quốc đang phát triển một hệ thống phóng thẳng đứng dành cho tên lửa chống hạm hạng nặng để trang bị cho tàu ngầm KSS-III.



Theo đó, hệ thống ống phóng tên lửa thẳng đứng VLS sẽ được trang bị cho các tàu ngầm thuộc chương trình KSS-III, dự kiến sẽ chính thức đưa vào trang bị trong năm 2018.

Chương trình phát triển tàu ngầm tấn công KSS-III sẽ là nòng cốt cho lực lượng tàu ngầm tấn công của Hải quân Hàn Quốc. Tàu ngầm mới này được phát triển dựa vào các công nghệ điện tử và vũ khí trong nước.



Tàu ngầm lớp KSS-III sẽ được trang bị hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng. Ảnh minh họa


Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Daewoo, một trong những nhà máy đóng tàu lớn thứ 2 thế giới cùng với Cơ quan phát triển quốc phòng ADD cùng nhau phát triển hệ thống này.

Daewoo đang phát triển và đóng mới các tàu ngầm Type-209 tải trọng 1.300 tấn với sự trợ giúp kỷ thuật từ HDW của Đức. HDW cũng là nhà thầu phụ trong chương trình phát triển tàu ngầm tấn công hạng nặng KSS-III (hợp tác phát triển với Hyundai, một trong những nhà máy đóng tàu lớn nhất thế giới).

Các ống phóng tên lửa thẳng đứng trang bị cho tàu ngầm KSS-III tải trọng 3.000 tấn là một phần của chương trình phát triển tên lửa phóng từ tàu chiến Cheonryong có tầm bắn đạt tới 500km. Tên lửa Cheonryong là biến thể dùng trên tàu chiến của tên lửa hành trình đối đất Hyunmoo III.


Biến thể phóng từ tàu ngầm của tên lửa hành trình Hyunmoo-III.


Tên lửa hành trình đối đất Hyunmoo-III là sản phẩm hợp tác phát triển giữa ADD và hãng sản xuất điện tử và vũ khí chính xác LIG Nex1.

Một biến thể khác của tên lửa Cheonryong cũng được sửa đổi để sử dụng trên tàu ngầm Type-214 tải trọng 1.800 tấn, được phát triển bởi Hyundai với sự trợ giúp kỹ thuật của HDW của Đức.

Hiện tại, hạm đội tàu ngầm tấn công của Hải quân Hàn Quốc gồm có 9 tàu ngầm điện-diesel Type-209, 3 tàu ngầm điện-diesel Type-214.

[BDV news]


>> Hàn Quốc phát triển tàu ngầm mang tên lửa đường đạn



Các công ty Daewoo Shipbuilding & Marine Engineering và Hyundai Heavy Industries của Hàn Quốc sẽ hợp tác phát triển tàu ngầm lớp KSS-III.



Tàu có lượng giãn nước 3.000 tấn và sẽ được Hải quân Hàn Quốc nhận vào trang bị sau năm 2018. KSS-III sẽ được trang bị các tên lửa đường đạn phóng thẳng đứng, các giếng phóng dành cho chúng đã được chế tạo.



Tàu ngầm Type 214 của Hải quân Hàn Quốc (defencetalk.com)


Giếng phóng tên lửa do Daewoo phát triển với sự hợp tác của Cục Phát triển quốc phòng ADD của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc. Loại giếng phóng này dùng cho tên lửa đường đạn mới Cheonryong có tầm bắn 500 km.

Cheonryong được chế tạo dựa trên tên lửa đường đạn Hyunmoo III-A do ADD và công ty LIG Nex1 sản xuất.

Ngoài KSS-III, Cheonryong còn là vũ khí chính của các tàu ngầm lớp Type 214 do Hyundai đóng theo giấy phép của hãng Đức HDW.

Hải quân Hàn Quốc hiện có 9 tàu ngầm diesel-điện Type 209 và 3 chiếc Type 214. Hiện chưa rõ Hàn Quốc dự định nhận vào trang bị bao nhiêu chiếc tàu ngầm KSS-III. Trước đó có tin, các tàu ngầm mới sẽ sử dụng các hệ thống đạo hàng và chỉ huy chiến đấu do ADD và Samsung Thales hợp tác phát triển.

[VietnamDefence news]


Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

>> Indonesia ký hợp đồng phát triển tiêm kích thế hệ 5



Cơ quan Phát triển quốc phòng ADD của Hàn Quốc và Cục Trang bị Indonesia Balitbang đã ký hợp đồng hợp tác phát triển tiêm kích KF-X.

Trong khuôn khổ hợp đồng này, Indonesia sẽ chi 20% chi phí chương trình KF-X và sẽ cử 30 chuyên gia sang Hàn Quốc để tham gia dự án. Ở giai đoạn đầu chương trình, Indonesia sẽ đóng góp 10 triệu USD.




Maket tiêm kích KF-X (aviationweek.com)


Hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển KF-X vào tháng 7.2010. Theo đánh giá ban đầu, kinh phí đầu tư cho dự án sẽ là gần 5.000 tỷ won (4,1 tỷ USD).

Sau khi bắt đầu sản xuất loạt máy bay mới, Indonesia sẽ mua 50 chiếc KF-X, còn Hàn Quốc sẽ mua 60 chiếc.

Hiện nay, hàn Quốc đang đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất, những nước trước đó đã tỏ ý muốn tham gia chương trình KF-X.

Hàn Quốc tự lực phát triển KF-X từ năm 2001. Theo một số đánh giá, Hàn Quốc chỉ sở hữu 63% các công nghệ cần thiết để chế tạo KF-X. Vì thế, họ dự định đề nghị các công ty nước ngoài cung cấp các công nghệ cần thiết.

Mục tiêu của dự án KF-X là chế tạo loại máy bay chiến đấu có tính năng cao hơn các tiêm kích Rafale của Dassault, Pháp và Typhoon của Eurofighter, châu Âu, nhưng không có nhiều tính năng của F-22 Raptor và F-35 Lightning II.


[Vietnamdefence news]


Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

>> Tàu khu trục mới của Hàn Quốc gây thất vọng



Hàn Quốc đã quyết định đầu tư mạnh cho lực lượng hải quân bằng chương trình tàu khu trục FFX.

Sau khi hạ thủy và đưa vào sử dụng chiếc tàu khu trục Aegis thứ 3 thuộc chương trình KD III hay tàu khu trục lớp Sejiong Đại đế. Được đánh giá là một trong những chiếc tàu khu trục hiện đại bậc nhất khu vực châu Á.

Nhà máy đóng tàu Hyundai Heavy Industries tiếp tục bận rộn với chương trình đóng tàu khu trục đa chức năng lớp FFX. Theo giới thiệu của giới quân sự Hàn Quốc, các tàu khu trục của chương trình FFX sẽ thay thế cho các tàu khu trục thế hệ cũ đang hoạt động trong Hải quân Hàn Quốc.




Thiết kế ban đầu của FFX.


Cụ thể FFX sẽ thay thế cho các tàu khu trục lớp lớp Ulsan, tải trọng 2.200 tấn, tàu khu trục lớp Pohang tải trọng 1.200 tấn, và tàu hộ tống lớp Donghae tải trọng 1.000 tấn. Chiếc đầu tiên của chương trình đang được gấp rút hoàn thành, nhiều khả năng chiếc đầu tiên sẽ được hạ thủy vào đầu tháng 5/2011.

Qua các bức ảnh được công bố trên các trang mạng quân sự của Hàn Quốc, chiếc tàu khu trục đầu tiên của chương trình FFX khiến giới quân sự Hàn Quốc không mấy hài lòng.


Chiếc tàu khu trục FFX đang đóng với thiết kế gây thất vọng.


Ban đầu, giới quân sự Hàn Quốc kỳ vọng, các tàu khu trục FFX sẽ được đóng mới theo công nghệ hiện đại và có khả năng tàng hình. Thế nhưng, khả năng tàng hình của tàu không được như mong đợi.

Tàu được đóng với cấu hình khí động học thông thường, hai bên mạn tàu được thiết kế hơi nghiêng để làm giảm mặt cắt radar theo chiều ngang. Tuy nhiên, cấu trúc thượng tầng lại thiết kế theo kiểu truyền thống. Ngân sách hạn chế là lời giải thích cho những thiết kế bất cập trên.

Hải quân Hàn Quốc cho biết sẽ mở rộng năng lực của chương trình FFX trong các biến thể được phát triển sau.

Theo kế hoạch, Hải quân Hàn Quốc sẽ nhận được lô 6 chiếc sản xuất trong loạt đầu tiên của tàu khu trục lớp FFX vào năm 2015, hơn 14 chiếc sẽ được nhận vào trang bị cho đến năm 2018.

Tổng số của chương trình FFX sẽ vào khoảng 24 chiếc với 3-4 cấu hình khác nhau. Tính năng cơ bản của FFX

Các tàu khu trục trong chương trình FFX có tải trọng đầy tải là 3.200 tấn, được thiết kế dựa trên công nghệ bản địa của Hàn Quốc, trang bị hệ thống vũ khí hiện đại uy lực mạnh, hệ thống điện tử hiện đại với các radar 3D tầm xa.

Hệ thống điện tử dựa trên radar mảng pha đa chức năng 3D LIG Nex-1, radar kiểm soát bắn Saab CEROS 200 hoặc một loại tương tự được sản xuất trong nước. Hệ thống theo dõi mục tiêu quang-điện tử EOTS, hệ thống theo dõi mục tiêu hồng ngoại IRST được sản xuất bởi liên doanh Samsung-Thales.

Các tàu khu trục lớp FFX được trang bị hệ thống hỏa lực mạnh, với pháo hạm WIA KMK-45 126mm, tổ hợp tên lửa đối không đa năng MK31 hay RIM-116.

Tổ hợp 8 tên lửa chống hạm SSM-700K Hae Sung I tầm bắn 150km và hệ thống ngư lôi chống ngầm 324mm.

Đây là tàu khu trục đầu tiên của Hàn Quốc được trang bị hệ thống phòng thủ tầm cực gần cải tiến Phalanx Block 1B.

Các biến thể được xây dựng sau này sẽ thay thế hệ thống RIM-116 bằng hệ thống phóng tên lửa đối không thẳng đứng Aster-15 hoặc Aster-30. Đuôi tàu có sàn đáp và nhà chứa cho một trực thăng chống ngầm.

Tàu được trang bị 2 động cơ đẩy tua bin khí GE LM2500 cùng 2 động cơ diesel MTU-12V 1164 TB83. Tốc độ tối đa 30 hải lý/giờ, tầm hoạt động 4.500 hải lý.

Thông số cơ bản: Dài 114m, rộng 14m, tải trọng 3.200 tấn đầy tải, thủy thủ đoàn 145 người.

Dưới đây là một số hình ảnh về tàu khu trục FFX tại nhà máy đóng tàu Hyundai Heavy Industries:


Cấu trúc thượng tầng của FFX.



Chiếc tàu khu trục FFX đầu tiên đang được gấp rút hoàn thành.



Sàn đáp và nhà chứa máy bay trực thăng phía đuôi tàu.



Các thiết bị quan trọng đang được lắp ráp.



Phần mũi tàu và vị trí lắp đặt pháo chính.



[BDV news]


>> Hàn Quốc mua trực thăng theo dõi Triều Tiên



Chính phủ Hàn Quốc cho biết, nước này có kế hoạch mua 2 máy bay trực thăng trinh sát không người lái mang tên Camcopter S-100

Camcopter S-100 do Công ty Schiebel của Áo chế tạo, để tăng cường khả năng do thám tại vùng biển phía Tây, giáp với Triều Tiên.

Theo kế hoạch, 2 máy bay Camcopter S-100 sẽ được triển khai hoạt động gần với Đường biên giới phía Bắc NLL và trên biển Hoàng Hải để giám sát các hoạt động của Quân đội Triều Tiên.



Máy bay Camcopter S-100 là loại máy bay do thám mà Chính phủ Hàn Quốc đang quan tâm.


Đường biên giới phía Bắc NLL trên biển giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, được vạch ra bởi lực lượng của Liên Hợp Quốc do Mỹ lãnh đạo, sau cuộc nội chiến Triều Tiên kết thúc năm 1953. Triều Tiên không công nhận đường giới tuyến này và yêu cầu phải vẽ một đường ranh giới khác ăn sâu về phía Hàn Quốc.

Trực thăng Camcopter S-100 là loại máy bay do thám có trọng lượng cất cánh tối đa là 200 kg, máy bay có thể hoạt động liên tục trong 6 giờ với tốc độ tối đa lên tới 220 km/h, trần bay 5,5km.

Ngày 19/4, Cơ quan phụ trách các chương trình mua sắm của Hàn Quốc dự định khởi động việc đấu thầu mua máy bay chiến đấu thế hệ mới vào đầu năm 2012 và sẽ đưa ra kết quả ngay sau đó. Tổng giá trị của gói thầu là khoảng 9,1 tỷ USD.

Theo giai đoạn thứ ba của chương trình hiện đại Không quân Hàn Quốc FX-3, Seoul dự định mua 60 chiếc máy bay chiến đấu tàng hình, được đưa vào thay thế các máy bay đã lạc hậu F-4E và F-5E/F F-4.


[BDV news]


Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

>> Cội nguồn những sự cố trên biển Hoàng Hải



Những sự cố đáng tiếc trên biển Hoàng Hải bắt nguồn từ cách giải quyết ranh giới không thỏa đáng trong lịch sử ở vùng biển này.



Lịch sử của sự tranh chấp tại Hoàng Hải



Những đội tàu chiến của cả hai miền Triều Tiên luôn tuần tiễu trên biển Hoàng Hải.


Các chuyên gia quân sự không ngạc nhiên khi những xung đột mới đây trên bán đảo Triều Tiên thường xảy trên tại vùng biển Hoàng Hải.

Cội nguồn của tranh chấp được bắt nguồn từ vị trí của “Đường giới hạn phía bắc”. Năm 1953, sau khi hiệp định đình chiến được ký kết, Liên Hợp Quốc vẽ ra đường ranh giới trên biển nằm bám theo bờ biển của Triều Tiên. Đường giới hạn phía bắc kéo dài hơn 180 km, cách bờ biển 3 hải lý (5,5 km) về phía Nam.

Do chiến tranh vẫn chưa bao giờ kết thúc, đường giới hạn tạm thời này được duy trì tới ngày nay. Triều Tiên cho rằng “Đường giới hạn phía bắc là một sự ăn cướp trắng trợn và trái luật pháp do Mỹ đặt ra” đối với vùng biển thiêng liêng của quốc gia này.

Phía Triều Tiên nhiều lần đưa ra những ranh giới thay thế nhưng vấp phải sự từ chối từ Hàn Quốc.

Lợi ích kinh tế và quân sự

Cảng Haeju là một căn cứ quân sự quan trọng của Triều Tiên.


“Đường ranh giới phía bắc” cho phép Hàn Quốc kiểm soát 5 hòn đảo nằm sát với bờ biển, đồng thời theo dõi cảng Haeju, cảng biển nước sâu duy nhất của Triều Tiên không bị đóng băng trong mùa đông.

Thế nhưng, nếu đường ranh giới bị đẩy lùi xuống phía nam, cảng Incheon – cảng biển lớn thứ 2 của Hàn Quốc lại bị đe dọa. Vì vậy Hàn Quốc luôn kịch liệt phản đối mọi nỗ lực thay đổi biên giới trên biển của Triều Tiên.

Vùng biển Hoàng Hải cũng là ngư trường quan trọng, đặc biệt đối với ngư dân Triều Tiên. Cua biển là nguồn thu chính của ngư dân Triều Tiên trên vùng biển này. Đáng tiếc, loài cua biển này có xu hướng di cư về phía Nam trong mùa thu hoạch kéo dài từ tháng 6 tới tháng 9.

Ngoài ra, đây cũng là một vùng biển thông thương nhộn nhịp với hàng đoàn tàu lớn của Trung Quốc và Hàn Quốc.

Giải quyết tranh chấp bằng vũ lực

Nhiều tàu đánh cá của Hàn Quốc bị hải quân Triều Tiên bắt giữ.


Hoàng Hải luôn là điểm tranh chấp nóng bỏng của hai miền Triều Tiên trong suốt hơn 60 năm qua. Theo lực lượng cảnh sát trên biển của Hàn Quốc, Triều Tiên đã bắt giữ 36 tàu đánh cá trên vùng biển này vào những năm 1990.

Nhiều cuộc giao chiến giữa hai quốc gia đã diễn ra, đặc biệt nghiêm trọng là sự kiện vào năm 1999 và 2002. Sau cuộc giao chiến trên biển năm 1999, hải quân Triều Tiên luôn tránh những cuộc đụng độ lớn do tụt hậu so với hải quân Hàn Quốc.


Hải quân Hàn Quốc hiện đại hơn nhiều so với Triều Tiên.


Năm 2009, một tàu của Triều Tiên đã bốc cháy khi đụng độ với hải quân Hàn Quốc. Và trong năm, là sự kiện bắn chìm tàu chiến Cheonan và pháo kích đảo Yeonpyeong.

Hiện tại, tình hình giao tranh tại Hoàng Hải trở nên nghiêm trọng hơn bao giờ khi Hàn Quốc quyết định thay đổi quy tắc giao chiến và chính sách trên biển. Thay vì hạn chế quân đồn trú tại 5 hòn đảo gần bờ biển Triều Tiên theo lộ trình cải tổ, sự tăng cường khả năng hiện diện quân sự của Hàn Quốc trên vùng biển này sẽ khiến thế giới nghẹt thở theo dõi những diến biến mới có thể xảy ra.


[BDV news]


Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

>> Hàn Quốc nhận hệ thống Phalanx mới nâng cấp



[BDV news] Công ty Raytheon đã chuyển giao hệ thống phòng thủ tầm ngắn Phalanx đầu tiên cho Hải quân Hàn Quốc trang bị trên các tàu chiến lớp Ulsan-1 thuộc chương trình FFX.

Hệ thống Phalanx Block 1B sẽ được lắp đặt trên các tàu hộ tống có lượng giãn nước 2.300 tấn. Raytheon mong đợt sẽ sớm ký kết hợp đồng bổ sung thêm 5 hệ thống Phalanx với Hàn Quốc trong tương lai gần.

“Hệ thống Phalanx có khả năng bảo vệ chống tất cả mối nguy hiểm trên mặt biển và trên không trong tác chiến trên biển,” ông Rick Nelson – phó chủ tịch dây chuyền sản xuất hệ thống vũ khí hải quân của Raytheon nói.



Hệ thống pháo phòng thủ tầm ngắn Phalanx sẽ tạo ra màn đạn dày đặc ngăn cản tên lửa của đối phương tiếp cận tàu.


Phalanx trang bị một pháo 6 nòng cỡ 20mm, có tốc độ bắn lên tới 4.500 viên/phút, sơ tốc đầu đạn 1.100m/s, tầm bắn hiệu quả khoảng 3.600m.

Phalanx Block 1B là bản nâng cấp mới nhất với cấu hình chế độ mặt biển, tăng khả năng chống mục tiêu trên không với việc lắp đặt thêm cảm biến hồng ngoại nhìn phía trước và kiểu nòng pháo tối ưu có từ biến thể Block 1A, cho phép hệ thống sử dụng để đối phó hiệu quả mối nguy hại ven biển như trực thăng hay mục tiêu tốc độ cao.

Chương trình FFX do Hải quân Hàn Quốc quản lý ra đời nhằm mục đích thay thế toàn bộ tàu hộ tống lớp Ulsan và hộ vệ hạm cỡ nhỏ Donghae/Pohang bằng loại hộ tống hạm thế hệ mới Ulsan-1.

Dự kiến, chiếc đầu tiên thuộc FFX sẽ đi vào hoạt động trong năm 2011. Tàu Ulsan-1 được trang bị hệ thống Phalanx, hệ thống tên lửa đối không RIM-116, trực thăng chống ngầm Westland Lynx.


Thứ Sáu, 1 tháng 4, 2011

>> Hàn Quốc phát triển hệ thống phòng vệ cho Báo đen



[BDV news]Cục Phát triển quốc phòng Hàn Quốc ADD mới đây đã tiết lộ kế hoạch phát triển hệ thống phòng vệ chủ động APS (Active Protection System) để lắp cho tăng chủ lực K2 Black Panther (Báo đen) để chống tên lửa chống tăng của đối phương.


APS được phát triển từ năm 2006, dự kiến hoàn thành phát triển APS trước cuối năm 2011, song chưa rõ thời điểm đưa hệ thống vào trang bị cho Lục quân Hàn Quốc. Hàn Quốc đã chi cho dự án này 40 tỷ won (36 triệu USD).

APS bao gồm: radar phát hiện và bám 3 tọa độ, các sensor hồng ngoại phát hiện và bám, máy tính điều khiển, bệ phóng và tên lửa chống tên lửa. Radar làm nhiệm vụ bắt và bám các tên lửa chống tăng, máy tính thì tính toán quỹ đạo bay của chúng, còn các tên lửa chống tên lửa sẽ tiêu diệt các tên lửa đe dọa xe tăng.

APS sẽ sử dụng bệ phóng bắn các tên lửa chống tên lửa LOGIR cỡ 70 mm để tiêu diệt tên lửa chống tăng đối phương bắn vào xe tăng.

Tên lửa LOGIR (Low Cost Guided Imaging Rocket) do Hàn Quốc hợp tác với Mỹ phát triển, được trang bị hệ dẫn ảnh hồng ngoại và hệ thống điều khiển. LOGIR hoạt động theo cơ chế bắn-quên và có thể bay với tốc độ đến Mach-2 (2.300 km/h).

Theo tính toán của ADD, từ thời điểm bắt mục tiêu cho đến khi tiêu diệt mục tiêu bằng tên lửa chống tên lửa sẽ mất 0,2-0,3 giây.

Lục quân, Không quân và Hải quân Hàn Quốc tỏ ra quan tâm đến hệ thống này để trang bị cho các loại xe, máy bay và hạm tàu.



Xe tăng chủ lực K-2 Black Panther của Hàn Quốc. Ảnh: Defpro.



ADD giới thiệu ảnh bệ phóng APS cùng với tên lửa có điều khiển 70 mm trong triển lãm khoa học công nghệ quốc phòng ở Hawaii hôm 15/3/2011. Ảnh: mnd.go.kr.



Xe tăng chủ lực K2 lắp ống thông hơi để vượt vật cản nước. Ảnh: militaryphotos.net.




Copyright 2012 Tin Tức Quân Sự - Blog tin tức Quân Sự Việt Nam
 
Lên đầu trang
Xuống cuối trang